TẠP TẠNG
SỐ 1939 - GIÁO QUÁN CƯƠNG TÔNG
(GIỀNG MỐI CỦA GIÁO QUÁN)
SỐ 1939 - GIÁO QUÁN CƯƠNG TÔNG (GIỀNG MỐI CỦA GIÁO QUÁN)
THÔNG BIỆT NGŨ THỜI LUẬN (rất cần biết trước)
PHỤ CHUYỂN TIẾP ĐỒNG HỘI TÁ THUYẾT
Vốn tên là Nhất Đại Thời Giáo Quyền thật Yếu Đồ. Vừa dài vừa rắc rối khó xem, nay thêm bốn giáo mỗi giáo mười thừa quán, đổi thành tên đề của sách này.
Sa-môn Trí Húc Ngẫu Ích ở Bắc Thiên Mục soạn lại.
Yếu chỉ của Phật Tổ chỉ là giáo quán mà thôi. Quán không phải giáo thì không chánh, giáo không phải quán thì chẳng truyền. Có giáo không quán thì mê, có quán không giáo thì nguy. Nhưng luận gồm thời giáo thì đại cương có tám. Nương giáo lập quán số cũng tạm đồng. Tám giáo là: 1. Đốn 2. Tiệm 3. Bí mật 4. Bất định, gọi là Hóa nghi tứ giáo, như phương thuốc ở đời. 5. Tam tạng 6. Thông 7. Biệt 8. Viên, gọi là Hóa pháp tứ giáo, như vị thuốc ở đời. Nên biết chỗ dùng đốn, v.v... đều không ngoài bốn vị Tạng v.v... Tạng lấy phân tích Không làm quán. Thông lấy Thể không làm quán. Biệt lấy thứ lớp làm quán. Viên lấy nhất tâm làm quán. Bốn quán mỗi quán dùng mười pháp thành cỗ xe có thể vận chuyển người đến đất Niết-bàn. Hai loại giáo quán Tạng và Thông, vận chuyển đến mé chân Niết-bàn. Hai loại giáo quán Biệt và Viên vận chuyển đến Trung đế Đại bát Niết-bàn. Ba giáo Tạng, Thông, Biệt đều gọi là Quyền, chỉ Viên giáo quán mới gọi là Chân thật. Theo trong Viên quán lại có ba loại: 1. Đốn 2. Tiệm 3. Bất định. Vì thật mà thi hành thì quyền bao gồm thật. Khai quyền hiển thật thì thật dung chứa quyền. Vì căn tánh chúng sinh khác nhau, đến nỗi khiến Như Lai khéo nói chẳng đồng, hãy y cứ một đời tạm phán định năm thời.
1- Thời Hoa Nghiêm: Chính nói Viên giáo, gồm nói Biệt giáo.
Theo hóa nghi gọi là Đốn.
2- Thời A-hàm: Chỉ nói Ba tạng giáo, theo hóa nghi gọi là Tiệm sơ.
3- Thời Phương đẳng: Đối với Ba tạng giáo bán tự sinh diệt môn, thuyết Thông-Biệt-Viên giáo mãn tự bất sinh bất diệt môn. Theo hóa nghi gọi là Tiệm trung.
4- Thời Bát-nhã: Mang theo hai quyền lý của chung và riêng, còn chính là thuyết thật lý Viên giáo, theo hóa nghi gọi là Tiệm hậu.
5. Thời Pháp Hoa-Niết Bàn: Pháp Hoa khai quyền của Tam tạng, chung, riêng; chỉ hiển thật của Viên giáo. Thầm nói rõ sự đầu đuôi thuyết giáo của Như Lai, phát đủ sự rộng rãi và sâu xa của bổn-tích Như Lai. Theo giáo nghi gọi là hội Tiệm quy Đốn, còn gọi là phi Đốn phi Tiệm. Niết-bàn trọng vì người chưa nhập thật, rộng bàn thường trụ, lại vì căn độn đời mạt, xem trọng phò trợ Tam tạng, cho nên truy nói bốn giáo, truy dẹp bốn giáo. Theo hóa nghi cũng gọi là phi đốn phi tiệm. Mà hai loại hóa nghi Bí mật và Bất định có khắp ở bốn thời trước. Chỉ Pháp Hoa là hiển lộ, nên chẳng phải bí mật mà là quyết định, nên không phải bất định. Nhưng năm thời này có riêng có chung, nên phải dùng riêng định chung, nhiếp chung vào riêng mới khiến cho giáo quán đều gồm, không lẫn lộn. Nay trước chỉ bày bản đồ năm thời tám giáo. Kế nêu ra năm thời chung riêng để luận.
Bản đồ chung 5 thời 8 giáo quyền thật
Quyết Hiển Phi Phi Bất Bí định lộ tiệm đốn định mật
Pháp Hoa Huyền Nghĩa chép: Năm vị bán-mãn luận riêng, Riêng thì có giới hạn. Luận chung, chung ở đầu và cuối. Tôn giả Chương An nói: Có người nói rằng thời thứ hai, trong hai mươi năm thuyết Ba thừa Biệt giáo. Nếu vậy qua hai mươi năm, có người đáng được nghe Tứ đế, Mười hai nhân duyên, sáu độ, có thể không nói hay sao? Nếu nói thì Ba thừa không chỉ trong mười hai năm. Nếu không nói thì một đoạn phía sau, người cần nghe Phật lẽ nào không giáo hóa? Nhất định không có việc này. Kinh chép: Vì người Thanh văn nói Tứ đế, cho đến nói sáu độ, chẳng phải chỉ mười hai năm. Vì trong một đời, tùy người đáng nghe liền nói, như bốn A-hàm, năm bộ luật là vì Thanh văn mà nói, cho đến khi Phật nhập diệt, tức là việc này. Đâu được nói Tiểu thừa chỉ gồm trong mười hai năm. Có người nói: Thời thứ ba, trong ba mươi năm nói Không tông, Bát-nhã, Duy-ma, Tư-Ích. Nương vào văn kinh nào biết ba mươi năm? Luận Đại Trí Độ chép: "Tu-bồ-đề ở trong hội Pháp Hoa, nghe nói giở tay, cúi đầu được thành Phật. Cho nên nay hỏi nghĩa lui sụt." Như vậy, Đại phẩm và Pháp Hoa, trước sau đâu cố định.
Luận nói: Trí Giả, Chương An giải thích văn như thế. Nay người chẳng hề xem qua, còn tự loan bừa thuyết luống dối A-hàm mười hai, Phương đẳng tám, làm hại rất lớn. Nên trước nêu luận chung, kế là nêu luận riêng.
Nói về năm thời chung: Tự có một loại căn cơ lớn, tức ở đất này, thấy thân Phật Xá-na ở thế giới Hoa Tạng, cõi thường trụ bất diệt, thì Hoa Nghiêm chung mé sau. Chỉ cho Hoa Nghiêm có phẩm Nhập Pháp Giới cũng đoán không ở trong hai mươi mốt ngày. Lại có một loại căn cơ nhỏ, bắt đầu từ vườn Nai, kết thúc ở rừng Hạc, chỉ nghe A-hàm, Tỳ-ni đối pháp, thì Tam tạng chung ở mé trước đã rõ. Chương An bác bỏ như thế, người ngu sao còn chấp mê? Lại có một thứ căn cơ nhỏ, cần nghe chê trách hay khen ngợi mà sinh tâm hổ thẹn hay kính mến, Phật liền vì họ nói pháp môn Phương Đẳng, đâu hạn cuộc chỉ trong tám năm sau mười hai năm?
Lại, như kinh Phương Đẳng Đà-la-ni, nói sau kinh Pháp Hoa thì Phương Đẳng cũng chung cả trước sau, đã rõ. Lại Ba thừa phải trải qua pháp sắc tâm thế và xuất thế, v.v... Mỗi pháp đều hội quy đạo Ma-ha-diễn, Phật liền vì đó mà nói Bát-nhã. Nên nói: Từ lúc mới đắc đạo cho đến nhập Niết-bàn, ở khoảng giữa thường nói Bát-nhã, thì Bát-nhã cũng chung cả trước sau. Lại có chúng sinh căn cơ thuần thục. Phật liền vì họ khai quyền hiển thật, khai tích hiển bổn. Quyết không có việc lưu lại đợi bốn mươi năm sau. Nhưng Phật dùng thần lực khiến người căn cơ chưa thuần thục không nghe, nên Đại sư Trí Giả nói: Pháp Hoa theo bên hiển lộ, chẳng thấy bên bí mật trước mà luận, lý không chướng ngại. Lại như kinh chép: Xưa tôi theo Phật nghe pháp như thế; thấy các Bồ-tát được thọ ký thành Phật. Pháp như thế chẳng phải là pháp mầu hay sao? Lại kinh Phạm Võng chép: Nay ta đến thế giới này đã tám ngàn lần, ngồi tòa Kim cương Hoa Quang Vương v.v... há không phải cũng là khai tích hiển bổn ư? Lại có chúng sinh, đáng thấy Niếtbàn mà được độ, Phật liền thị hiện nhập Niết-bàn. Nên nói: Trong tám tướng, mỗi tướng lại đủ tám tướng không thể nghĩ lường. Lại kinh Đại bát Niếtbàn, truy từ các duyên vua A-xà-thế sám hối v.v..., đều không phải là việc trong một ngày một đêm.
-Kế, nói về Năm thời riêng: Là nói về một loại Thanh Văn quá ám độn, trải đủ năm phen rèn đúc, mới được nhập thật, chỗ nói Hoa Nghiêm chẳng thấy chẳng nghe toàn sống như sữa. (Trong tám hội trước của Hoa Nghiêm, hoàn toàn không có Thanh văn, nên nói không thấy không nghe. Đến hội thứ chín là phẩm Nhập Pháp Giới tại Kỳ Viên, mới có Thanh văn. Bấy giờ, đã chứng quả Thánh, vẫn ở cảnh giới Bồ-tát, như câm như điếc, nghiệm xem mà biết, lúc đó dù nghe Hoa Nghiêm cũng chẳng có ích gì. Nhưng các vị như Xá-lợi-phất v.v... do nghe Tạng giáo mới chứng quả Thánh, mới dự vào hội Nhập pháp giới. Cho nên biết phẩm Nhập Pháp Giới được đoán là không nói trước A-hàm, người lược bỏ không suy xét kỹ, vọng nói Hoa Nghiêm hạn cuộc trong hai mươi mốt ngày.
Kế đến là A-hàm, nghe pháp nhân duyên sinh diệt, chuyển phàm thành Thánh, như chuyển sữa thành lạc.
Kế đến nghe Phương Đẳng, chê bai, Thiên bài xích Tiểu, khen ngợi Đại, đề cao Viên; bèn hổ thẹn vì Tiểu, kính mến Đại. Tự buồn mình hạt giống bị hư, tuy nghe đủ bốn giáo, nhưng chỉ thầm được Thông ích (ích lợi của Thông giáo), như chuyển lạc thành bơ sống.
Kế là nghe Bát-nhã, hội tất cả pháp đều là Ma-ha-diễn, chuyển dạy Bồ-tát, lãnh biết tất cả bảo tạng Phật pháp, tuy kèm Thông-Biệt mà chính là giải thích Viên giáo, nhưng chỉ thầm được Biệt ích (ích lợi của Biệt giáo), như chuyển bơ sống thành bơ chín.
Kế là nghe Pháp Hoa, bỏ quyền bày thật, mới được ích lợi thực thụ của Viên giáo, như chuyển bơ chín thành đề hồ.
Nhưng chỉ năm thời riêng biệt này, cũng không câu nệ nhất định năm, tháng, ngày, giờ. Chỉ tùy pháp cần nghe, thì liền được nghe. Như Lai nói pháp thần lực tự tại, một âm thanh mà hiểu khác nhau, đâu cho suy nghĩ. Lại người có căn tánh hơi lanh lợi, chẳng cần trải qua đủ năm vị. Hoặc chỉ qua bốn phen, ba phen, hai phen rèn luyện liền được nhập vào chân thật. Nếu người ở A-hàm, Phương đẳng, Bát-nhã ngộ nhập bất cứ một loại nào tức là thuộc về hai loại hóa nghi Bí mật và Bất định.
Lại có chúng sinh chưa nghe nổi kinh Pháp Hoa, hoặc tự rút lui, hay dời đến phương khác. Ở đây lại đợi đến khi xếp vào Niết-bàn, hoặc đợi Phật khác sau khi Phật Thích-ca nhập diệt. Việc chẳng phải nhất luật không đổi. Nếu quen thuộc văn câu huyền nghĩa của Pháp Hoa, thì các nghi vấn tự tan biến.
Thuyết hóa nghi tứ giáo. Đốn có hai nghĩa:
1- Đốn giáo bộ: Là thuyết đốn cho người đại căn lúc mới thành đạo. Chỉ hạn cuộc ở Hoa Nghiêm (trong một đời, đại pháp nói thẳng giới ngoại, không chung với Ba thừa, như các kinh Phạm Võng, Viên Giác đều nên xếp vào bộ này. Đó là lấy riêng định chung, nhiếp chung vào riêng vậy).
2- Đốn giáo tướng là các nghĩa như lúc mới phát tâm liền thành Chánh giác, tánh tu không hai, chúng sinh và Phật đồng một thể v.v... các kinh Phương đẳng, Bát-nhã đều có lý này.
Tiệm có hai nghĩa:
1- Tiệm giáo bộ: Chỉ hạn cuộc A-hàm là Tiệm Sơ (trong một đời, chỗ thuyết Tứ đế sinh diệt, mười hai duyên sinh và sáu độ, Ba thừa quyền pháp đều nên xếp vào bộ này). Phương đẳng là Tiệm Trung (trong một đời, các kinh quở Thiên, trách Tiểu, khen Đại, tán Viên và các kinh chẳng thuộc bốn thời kia đều nên xếp vào bộ này).
2- Tiệm giáo tướng là thứ lớp nhiều kiếp tu hành dứt hoặc chứng vị; thì Hoa Nghiêm cũng có. Pháp Hoa hội Tiệm quy Đốn, chẳng đồng với Hoa Nghiêm thuyết đầu tiên nên chẳng phải Đốn; chẳng đồng A-hàm, Phương đẳng, Bát-nhã cách và trải qua chưa dung thông, nên chẳng phải tiệm. Nhưng vẫn song chiếu hai tướng Đốn và Tiệm.
Bí mật cũng có hai nghĩa:
1- Bí mật giáo: Là trong bốn thời trước hoặc vì người kia nói Đốn, vì người này nói Tiệm v.v... kia đây không biết lẫn nhau, mỗi người tự được lợi ích. (Phật bỏ thẳng phương tiện, nói đạo vô thượng nên chẳng phải Bí mật).
2- Bí mật chú: Tất cả chương cú Đà-la-ni, tức trong năm thời giáo đều có.
Bất định, cũng có hai nghĩa:
1- Bất định giáo là trong bốn thời trước, hoặc vì người kia nói Đốn, vì người này nói Tiệm. Kia đây biết lẫn nhau, mỗi người được ích lợi riêng. Tức là người cần nghe đốn thì nghe đốn, cần nghe Tiệm thì nghe tiệm. (Phật quyết định nói Đại thừa, nên không phải giáo tướng bất định).
2- Bất định ích: là trong bốn thời trước, hoặc nghe Đốn giáo được tiệm ích, hoặc nghe tiệm giáo được đốn ích, tức là dùng đốn giúp tiệm, dùng tiệm giúp đốn. (hễ nghe một câu, một bài kệ Phật đều được thọ ký thành Phật, nên không phải bất định ích).
"Đốn giáo bộ" chỉ dùng hai loại hóa pháp là Viên và Biệt. "Tiệm giáo bộ" dùng đủ bốn loại hóa pháp, hiển bày bất định, đã khắp bốn thời, cũng lại dùng bốn loại hóa pháp. "Đốn giáo tướng" cuộc chỉ tại Viên. Thông thì ba giáo trước mỗi giáo cũng tự có nghĩa đốn. Như Thiện lai đắc A-la-hán, v.v... "Tiệm giáo tướng" hạn cuộc tại ba giáo Tạng, Thông, Biệt. Thông thì Viên giáo cũng có nghĩa tiệm, như quán hạnh, Tương Tợ, Phần Chứng, rốt ráo, v.v... "Bí mật giáo" không biết lẫn nhau nên không thể truyền. "Bí mật chú" theo bốn tất-đàn nên có thể truyền. "Bất định giáo", "Bất định ích" đều thuộc về bốn thời trước, nên không có bộ riêng để chỉ. Theo Hóa nghi giáo lại lập ba quán là đốn quán, tiệm quán và bất định quán. Vì Bí mật giáo đã không thể truyền nên không thể theo đó lập quán. Dù muốn lập quán cũng chỉ là ba pháp Đốn, Tiệm, Bất định đều bí mật. Nay ba quán này tên và giáo đồng mà ý chỉ rất khác. Vì sao? Đốn giáo chỉ cho kinh Hoa Nghiêm, nghĩa gồm cả Biệt. Đốn quán chỉ cho người theo Viên giáo; Sơ tâm liền quán thật tướng các pháp, như sự giải thích của Ma-ha Chỉ quán. Tiệm giáo chỉ cho A-hàm, Phương đẳng, Bát-nhã; nghĩa gồm cả bốn giáo, lại chưa khai hiển. Tiệm quán cũng chỉ cho người theo Viên giáo, sự hiểu đã viên mà hành phải theo thứ lớp, như sự giải thích của pháp môn Thích thiền ba-la-mật. Bất định giáo chỉ cho bốn thời trước, cũng gồm bốn giáo nhưng chưa hội họp. Bất định quán cũng chỉ cho người theo Viên giáo, sự hiểu đã viên trước, tùy ở hạnh nào, hoặc siêu vượt, hoặc thứ lớp đều được ngộ nhập. Như sự giải thích của Lục diệu pháp môn (Sách này ở nước Cao ly, ở Thần Châu thất truyền):
Hỏi: Nếu nói Viên-Đốn dùng Chỉ Quán là đủ, vì ý nào lại nói Tiệm và Bất định?
Đáp: Căn tánh mỗi người khác nhau, nếu chỉ nói đốn thì thâu cơ chẳng hết.
Hỏi: Đã gọi là Tiệm và Bất định, vì sao chỉ y cứ theo người Viên giáo?
Đáp: Người Viên giáo thọ pháp, không pháp nào chẳng Viên. Lại, chưa mở hiểu Viên giáo, chẳng nên nói về tu chứng. Dù khiến tu chứng, cũng chưa khỏi cách nhau như ngày với kiếp.
Thuyết hóa pháp tứ giáo.
Pháp một còn không có, làm sao có bốn. Như Lai dùng diệu trí lợi tha, vì chúng sinh bệnh mà bày thuốc. Bệnh tư hoặc nặng thì nói Tam tạng giáo, thấy bệnh tư hoặc nhẹ thì nói Thông giáo. Bệnh vô minh nặng thì nói Biệt giáo. Bệnh vô minh nhẹ thì nói Viên giáo.
I. Tam tạng giáo: Bốn A-hàm là kinh tạng, Tỳ-ni là luật tạng, A-tỳ-đàm là luận tạng. Giáo này nói về Tứ đế sinh diệt (khổ thì ba tướng sinh-dị-diệt đổi dời. Tập thì bốn tâm tham, sân, si đẳng phần lưu động. Đạo thì đối trị dễ đoạt. Diệt thì diệt có trở về không. Cũng nói về mười hai nhân duyên sinh diệt có thể suy nghĩ đến được (vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên già chết, lo buồn, khổ não. Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì sáu nhập diệt, sáu nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sinh diệt, sinh diệt thì già chết, lo buồn, khổ não diệt). Cũng nói về sự hạnh sáu độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ). Cũng cho rằng thật có hai đế (Thật pháp trừ nhập, giới, v.v... là tục. Thật có diệt nên là chân). Khai thị chúng sinh độn căn giới nội, khiến tu phân tích quán Không. (Quán sáu giới đất, nước, gió, lửa, không, thức chẳng có ngã và ngã sở). Ra khỏi sinh tử phần đoạn, chứng Niếtbàn Thiên chân. Chính là giáo hóa Nhị thừa, bên cạnh đó giáo hóa Bồ-tát. Cũng có thể theo giáo này tự nói về sáu tức.
- Lý tức: Thiên chân, các hạnh vô thường, là pháp sinh diệt, sinh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui. Nhân diệt hội chân, diệt chẳng phải chân đế. Diệt còn không phải chân, huống chi khổ, tập, đạo. Chân đế ở ngoài sự tướng nhân quả nên y diễn giáo mà phán định là thiên chân.
- Danh tự tức: Là học danh tự. Biết tất cả pháp từ nhân duyên sinh, không từ thời, phương, Phạm thiên, cực vi, bốn đại, v.v... sinh; cũng chẳng phải không có nhân duyên, tự nhiên mà sinh. Biết các pháp do nhân duyên sinh, đều là vô thường vô ngã.
- Quán hạnh tức:
1. Năm pháp quán dừng tâm,
2. Biệt tướng niệm,
3. Tổng tướng niệm, là vị ngoại phàm tư lương.
* Năm pháp quán dừng:
1/ Chúng sinh nặng về tham, thì quán bất tịnh.
2/ Chúng sinh nặng về sân, thì quán từ bi.
3/ Chúng sinh nặng về tán loạn, thì quán sổ tức.
4/ Chúng sinh nặng về ngu si, thì quán nhân duyên.
5/ Chúng sinh nặng về chướng, thì quán niệm Phật. Dùng năm pháp này làm phương tiện, để điều khiển tâm dừng lặng, khiến tu được niệm xứ, nên gọi là dừng tâm.
* Biệt tướng niệm:
1/ Quán thân bất tịnh.
2/ Quán thọ là khổ.
3/ Quán tâm vô thường.
4/ Quán pháp vô ngã, đối trị dựa vào bốn đảo do năm uẩn khởi.
* Tổng tướng niệm: Quán thân bất tịnh; thọ, tâm, pháp cũng đều bất tịnh. Quán thọ là khổ; tâm, pháp, thân cũng đều khổ. Quán tâm vô thường; pháp, thân, thọ cũng đều vô thường; quán pháp vô ngã, thân-thọ-tâm cũng đều vô ngã.
- Tương tự tức: Là vị nội phàm gia hạnh: 1/ Noãn, 2/ Đảnh, 3/ Nhẫn, 4/ Thế đệ nhất. Được gốc lành hữu lậu cõi Sắc, có thể nhập vào kiến đạo.
- Phần chứng tức: Vị Tam quả hữu học ở trước. 1/ Quả Tu-đà-hoàn, gọi là Dự lưu. Dùng tám nhẫn tám trí, chóng dứt kiến hoặc ba cõi, mới dự vào dòng Thánh, gọi là Kiến đạo vị. 2/ Quả Tư-đà-hàm, gọi là Nhất lai, dứt sáu phẩm kiến hoặc cõi dục; ba phẩm còn lại vẫn còn thấm nhuần một đời. 3/ Quả A-na-hàm, đó gọi là Bất hoàn, dứt sạch hoặc kiến tư cõi Dục, tiến lên dứt tư hoặc của tám địa trên, chẳng còn trở lại cõi dục. Hai quả này gọi là Tu đạo vị.
- Cứu cánh tức: Là vị Ba thừa Vô học: 1/ Quả A-la-hán thứ tư của Tiểu thừa, ở đây gồm ba nghĩa: Một là Sát tặc, hai là Ứng cúng, ba là Vô sinh. Dứt sạch hết kiến, tư ba cõi. Hạt trói buộc đã dứt mà quả trói buộc vẫn còn, gọi là Niết-bàn Hữu dư. Nếu thân tàn trí hết gọi là Niết-bàn vô dư. 2/ Quả Bíchchi-phật Trung Thừa: Người này căn tánh hơi bén nhạy, quán sát nghịch thuận mười hai nhân duyên, dứt hoặc kiến, tư đồng với A-la-hán. Lại dẹp tập khí, nên ở trên Thanh văn. 3/ Phật quả Đại thừa: Người này căn tánh rất bén nhạy, từ lúc mới phát tâm duyên theo cảnh Tứ đế, phát bốn thệ nguyện rộng lớn, gọi là Bồ-tát tu hành sáu độ. A-tăng-kỳ kiếp đầu tiên, sự hành tuy mạnh, lý quán còn yếu, hướng về Thanh văn, ở vị ngoại phàm. A-tăng-kỳ kiếp thứ hai, hiểu về Tứ đế dần sáng tỏ, ở vị Noãn. A-tăng-kỳ kiếp thứ ba, hiểu về Tứ đế càng sáng, ở vị Đảnh, sáu độ đã mãn. Lại trụ một trăm kiếp, tu nhân tướng tốt, ở vị Hạ nhẫn. Kế nhập bổ xứ, sinh lên cõi trời Đâu-suất, cho đến lúc vào thai, ra thai, xuất gia, hàng ma, ngồi yên bất động là ở vị Trung nhẫn. Kế là một sát-na nhập Thượng nhẫn, một sátna tiếp theo nhập Thế đệ nhất, phát ba mươi bốn tâm vô lậu chân thật, chóng dứt kiến tư, chính tu tập vô dư, ngồi dưới gốc cây đại Bồ-đề, dùng cỏ làm tòa, thành ứng thân hạng thấp (như thân Thíchca một trượng sáu, như thân Di-lặc mười sáu trượng v.v...) nhận lời thỉnh của Phạm Vương, ba lần xoay bánh xe pháp, độ ba căn tánh, duyên hết nhập diệt, cùng La-hán Bích-chi-phật rốt ráo đồng chứng pháp tánh thiên chân, không còn thân trí, y chánh nào thật có.
Giáo này đủ pháp ba thừa, Thanh văn quán Tứ đế, lấy Khổ đế làm cửa đầu tiên. Người lanh lợi nhất thì qua ba đời, độn căn nhất thì sáu mươi kiếp, chứng được tứ quả. Bích Chi quán mười hai nhân duyên, lấy Tập đế làm cửa đầu tiên. Người lanh lợi nhất thì bốn đời, chậm lụt nhất thì một trăm kiếp, chẳng lập phân quả. Ra đời gặp Phật gọi là Duyên giác, không gặp thời Phật gọi là Độc giác. Bồ-tát thệ nguyện rộng, thực hành sáu độ, lấy Đạo đế làm cửa đầu tiên, hàng phục lậu hoặc, lợi ích chúng sinh, phải trải qua ba đại A-tăng-kỳ kiếp, đốn ngộ thành Phật. Nhưng ba người này, tu hành chứng quả tuy khác nhau mà đồng dứt kiến tư, đồng ra khỏi ba cõi, đồng chứng thiên chân, chỉ đi ba trăm do-tuần vào Hóa thành.
Mười pháp thành thừa:
1- Quán cảnh nhân duyên chánh, phá hai thứ điên đảo là tà nhân duyên và vô nhân duyên.
2- Phát tâm chân chánh: Chẳng cần danh lợi, chỉ cầu Niết-bàn (Nhị thừa chí muốn ra khỏi vòng khổ, Bồ-tát gồm thương xót tất cả chúng sinh).
3- Dắt dẫn tu chỉ quán: Năm pháp dừng tâm gọi là Chỉ, bốn niệm là quán.
4- Khắp hết kiến ái phiền não.
5- Biết đạo, diệt hoàn diệt, sáu độ là chung khổ tập trôi lăn, sáu tệ là bít.
6- Điều hòa ba mươi bảy phẩm, nhập ba môn giải thoát.
7- Nếu căn độn không vào được, nên tu đối trị sự thiền, v.v...
8- Chánh-trợ hợp hành hoặc có ít, nhiều. Phải biết thứ vị phàm thánh không xen lẫn.
9- An nhẫn các chướng trong ngoài.
10- Không ở chỗ dường như đạo mà sinh pháp ái. Đó là ý cốt yếu. Người lợi căn từng tiết được vào, người độn căn đủ mười pháp mới ngộ.
II. Độn căn của Thông giáo chung cho Tạng giáo ở trước, lợi căn chung cho Biệt-Viên ở sau, nên gọi là chung. Ở đây không có bộ riêng. Nếu ở trong Phương đẳng, Bát-nhã có sự giải thích Ba thừa cùng hành, tức thuộc về giáo này, giải rõ Tứ đế vô sinh (Khổ không có tướng ép ngặt, Tập không có tướng hòa hợp, Đạo tướng chẳng hai, diệt tướng vô sinh) cũng giải rõ mười hai nhân duyên chẳng sinh diệt, có thể suy nghĩ (si như hư không, cho đến già chết như hư không. Vô minh như huyễn hóa, không thật có, cho đến già chết như huyễn hóa, không thật có), cũng giải rõ lý hành sáu độ (mỗi độ đều ba luân thể không), cũng giải thích rõ hai đế hữu-không huyễn hóa (huyễn có là tục, hữu tức không là chân), cũng giải rõ hai thứ nhị đế hàm Trung (1/ Huyễn hữu là tục, huyễn hữu tức không bất không, cộng chung là chân, là nhị đế chung bao hàm riêng, nên được Biệt giáo tiếp nhận. 2/ Huyễn hữu là tục. Huyễn hữu tức không bất không, tất cả pháp hướng về không bất không là chân, là nhị đế Thông bao hàm Viên nên được Viên giáo tiếp nhận); cũng giải thích rõ Ba đế Biệt nhập Thông (Hữu lậu là tục, Vô lậu là chân, Phi hữu lậu phi vô lậu là Trung); cũng giải thích rõ Ba đế Viên nhập Thông (Nhị đế đồng như ở trên. Điểm phi lậu phi vô lậu, đủ tất cả pháp thì khác với Trung ở trên) khai thị chúng sinh lợi căn giới nội khiến tu quán thể KHÔNG (ấm-giới-nhập đều như huyễn hóa, đương thể không thật có) ra khỏi sinh tử phần đoạn, chứng chân đế Niết-bàn. Việc chính là giáo hóa Bồ-tát, phụ là giáo hóa Nhị thừa. Cũng ở giáo này tự nói về sáu Tức:
- Lý tức: Là vô sinh. Các pháp không tự sinh, cũng không từ thứ khác sinh, không phải cộng sinh, cũng không phải vô nhân sinh. Cho nên biết vô sinh. (Bốn câu này suy xét kỹ thì ba giáo Thông-Biệt-Viên đều dùng làm công phu thực hành. Nếu người trước đã hiểu không chỉ là trung, tức thành cửa đầu tiên của Viên giáo. Người chưa nghe thể Trung đạo chỉ thành pháp môn Thông giáo). Hiểu khổ, không khổ mà có chân đế. Khổ còn tức chân, huống chi Tập-Diệt-Đạo.
- Danh tự tức: Là huyễn hóa. Biết tất cả pháp đương thể hoàn toàn không, chẳng phải diệt rồi mới không. Sinh tử-Niết-bàn đồng là trong cảnh mộng.
- Quán hạnh tức: Là 1/ Càn Tuệ địa, chưa có nước lý nên có tên gọi này, tức vị ngoại phàm của Ba thừa và năm pháp dừng tâm, ngang với tổng tướng, Biệt tướng niệm của Tạng giáo.
- Tương tự tức: Là 2/ Tánh địa tương tợ, được nước lý của pháp tánh, hàng phục hoặc kiến tư, tức vị nội phàm của Ba thừa, bằng với Bốn gia hạnh của Tạng giáo (Tạng và Thông chỉ cho chân đế, là pháp tánh khác với Biệt-Viên).
- Phần chứng tức: Từ Bát nhân địa đến Bồ-tát địa có bảy giai vị. 3/ Bát nhân địa là nhập Tammuội vô gián, tám nhẫn đầy đủ, thiếu một phần trí. 4/ Kiến địa là tám trí đầy đủ, chóng dứt kiến hoặc ba cõi, phát vô lậu chân thật, thấy lý chân đế, tức vị kiến đạo của Ba thừa, ngang với Tu-đà-hoàn của Ba thừa. 5/ Bạc địa là Ba thừa dứt sáu phẩm tư hoặc của cõi dục, phiền não dần mỏng, ngang với Tưđà-hàm của Tạng giáo. 6/ Ly dục địa, Ba thừa dứt sạch Tư hoặc cõi dục, ngang với A-na-hàm của Tạng giáo. 7/ Dĩ Biện địa, Ba thừa dứt hết phiền não của ba cõi, như đốt cây thành tro, ngang với A-la-hán của Tạng giáo. Người Thanh văn thừa dừng ở đây. 8/ Bích-chi-phật địa, Trung thừa căn tánh lanh lợi, trừ cả tập khí như đốt cây thành tro, ngang với Bích-chi-phật của Tạng giáo. 9/ Bồ-tát địa, căn tánh Đại thừa, tối thắng tối lợi, dứt hết phiền não đồng với Nhị thừa, mà không trụ Niếtbàn, tu tập để nhuận sinh, đạo quán song lưu, du hí thần thông làm thành thục chúng sinh, thanh tịnh cõi nước Phật. Ở đây khác với Bồ-tát của Tạng giáo. Tạng giáo vì giáo hóa Nhị thừa, nên tạm nói Bồ-tát hàng phục lậu hoặc chứ chẳng dứt bỏ, chính bị giáo này phá, đâu có bình độc mà lấy đựng đề hồ.
- Cứu cánh tức: Phật địa thứ mười, nếu cơ duyên chín muồi, dùng một niệm tuệ tương ưng, dứt tập khí còn sót lại, ngồi dưới cây Bồ-đề bảy báu, lấy áo trời làm tòa, hiện ứng thân hơn kém (sinh thân phần đoạn cho nên kém, như núi Tu-di cho nên hơn) vì căn tánh ba thừa, xoay bánh xe pháp Tứ đế vô sinh, duyên hết thì nhập diệt. Chính tập đều dứt, như kiếp hỏa thiêu đốt tro than đều sạch, ngang với quả Phật của Tạng giáo.
Giáo này cũng đủ căn tánh ba thừa, đồng lấy Diệt đế làm cửa đầu tiên. Nhưng Nhị thừa độn căn, chỉ thấy "Không" mà chẳng thấy "Bất không", vẫn cùng Tạng giáo đồng quy về đoạn diệt, nên gọi là Thông tiền. Ba thừa lợi căn, chẳng những thấy "Không", còn thấy cả "Bất không". Bất không tức là Trung đạo, sẽ được Biệt-Viên đến tiếp, nên gọi là Thông hậu. Trung đạo lại chia làm hai. Một là đản trung, chỉ có lý tánh, không đủ các pháp. Người thấy đản trung được xếp vào Biệt giáo. Hai là Viên trung, lý này viên diệu đủ tất cả pháp. Người thấy Viên trung tiếp nhập Viên giáo, theo sự tiếp nhập này lại y cứ có ba vị.
1/ Thượng căn: Bát nhân kiến địa được tiếp.
2/ Trung căn: Bạc địa-Ly dục địa được tiếp.
3/ Hạ căn: Dĩ Biện địa-Bích-chi-phật được tiếp.
Theo ba vị được tiếp này, mỗi vị lại có hai nghĩa tiếp vị và thắng tấn. Nếu Tiếp vị tiếp thì hoặc đồng với Thập Hồi hướng của Biệt giáo, hoặc đồng với Thập Tín của Viên giáo. Nếu Thắng tấn tiếp thì hoặc lên Sơ địa của Biệt giáo, hoặc lên Sơ trụ của Viên giáo. Đã được tiếp rồi, thật là Bồ-tát Biệt giáo và Viên giáo. Ở trong giáo này, vẫn còn gọi là Bồtát địa thứ chín. Đến lúc cơ duyên chín muồi, thị hiện thành Phật, là Biệt địa Viên trụ, đến thị hiện thân lớn cao nhất trên thế gian. Chẳng phải do Thông giáo dạy đạo được thành Phật. Thông giáo vẫn không có nghĩa thành Phật thật, huống chi là Tạng giáo ư? Quả Phật của Tạng giáo cũng đều là chỗ hiện ứng thân kém cỏi của Biệt Địa Viên Trụ.
Mười pháp thành thừa:
1- Nói về cảnh quán, sáu đường ấm nhập, năng quán sở quán đều như huyễn hóa.
2- Nói về phát tâm, Nhị thừa Duyên giác tự hành, Bồ-tát thể huyễn nên gồm cả người, ban vui cứu khổ giống như bóng trong gương.
3- Chỉ quán an tâm như không.
4- Dùng tuệ huyễn hóa phá kiến-tư huyễn hóa.
5- Tuy biết KHỔ-TẬP trôi lăn sáu tệ v.v... đều như huyễn hóa mà cũng dùng ĐẠO-DIỆT huyễn hóa hoàn diệt sáu độ v.v...
6- Dùng tâm không thật có đắc tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
7- Thể theo pháp vô thường, khổ, không của Tam tạng giáo, như huyễn mà trị.
8- Biết Càn tuệ v.v... vị thứ như huyễn mà không lẫn lộn.
9- An nhẫn vị trí càn tuệ, dẹp các tướng trong ngoài mà nhập tánh địa.
10- Không dính mắc Tánh địa tương tợ pháp ái, mà nhập Bát Nhân kiến địa chứng chân, lợi độn phân biệt như trước đã nói.
III. Biệt giáo nói Giáo-lý, trí-đoạn, hạnh-vị, nhân-quả khác với hai giáo Thông và Tạng ở trước, khác với Viên giáo ở sau nên gọi là Biệt. (Giáo thì dành riêng cho Bồ-tát; Lý thì cách lịch ba đế; Trí thì ba trí thứ lớp; Đoạn thì ba hoặc trước sau; Hạnh thì năm hạnh khác nhau; Vị thì vị chẳng thâu nhau; Nhân thì một nhân phát xuất riêng, không tức hai bên; Quả thì một quả không dung các vị khác nhau). Giáo này giải thích Tứ đế vô lượng (Khổ có tướng vô lượng, vì mười pháp giới khác nhau. Tập có tướng vô lượng vì ngũ trụ phiền não khác nhau. Đạo có tướng vô lượng vì Hằng sa Phật pháp khác nhau. Diệt có tướng vô lượng vì các pháp ba-la-mật khác nhau), cũng giải thích mười hai nhân duyên sinh diệt không thể nghĩ bàn (chi mạt vô minh là sinh nhân phần đoạn, căn bản vô minh là sinh nhân biến dịch), cũng giải thích sáu độ, mười độ không thể nghĩ bàn (trong Bát-nhã thứ sáu, lại mở bốn thứ quyền trí trí, phương tiện, nguyện lực, cộng thành mười độ. Trong mỗi độ nhiếp tất cả pháp, sinh tất cả pháp, thành tất cả pháp, nhiều như cát sông Hằng), cũng giải thích hai đế trong hiển (huyễn hữu, huyễn hữu tức Không, đều gọi là tục. Bất hữu, bất không là chân), cũng giải thích hai đế Viên nhập Biệt (huyễn hữu, huyễn hữu tức không, đều gọi là Tục, bất hữu, bất không; tất cả pháp thú hướng chẳng phải có chẳng phải không là chân), cũng giải thích ba đế Biệt (khai tục là hai đế, đối chân là Trung. Lý trung mà thôi), cũng giải thích ba đế Viên nhập Biệt (Nhị đế đồng như trên, điểm chân Trung đạo, đầy đủ Phật pháp) khai thị Bồ-tát độn căn giới ngoại, khiến tu thứ lớp Ba quán (trước KHÔNG, kế GIẢ, sau TRUNG) ra khỏi hai thứ sinh tử phần đoạn và biến dịch; chứng Niết-bàn vô trụ Trung đạo. Cũng ở giáo này tự nói về sáu tức.
- Lý tức: Là đản trung. Chân như pháp tánh, tùy duyên bất biến. Ở trong sinh tử mà chẳng nhiễm, chứng Niết-bàn mà chẳng phải tịnh. Vượt khỏi hai bên, chẳng tức các pháp, nên y theo Viên giáo, phán định là "đản trung".
- Danh tự tức: Là giải nghĩa. Kính tin chân như pháp tánh, ở phàm không bớt, ở Thánh không thêm. Chỉ vì khách trần che đậy mà không chứng đắc, trước phải nhờ duyên tu giúp pháp chân tu, mới có thể khắc chứng.
- Quán hạnh tức: Vị ngoại phàm Thập Tín: 1. Tín tâm, 2. Niệm tâm, 3. Tinh tấn tâm, 4. Tuệ tâm, 5. Định tâm, 6. Bất thối tâm, 7. Hồi hướng tâm, 8. Hộ pháp tâm, 9. Giới tâm, 10. Nguyện tâm.
Trước đã tín ngưỡng Trung đạo, dùng để quán nhân duyên sinh diệt, hàng phục phiền não Kiến-tư của ba cõi, nên gọi là Phục nhẫn. Ngang với Càn Tuệ Tánh Địa của Thông giáo.
- Tương tợ tức: Vị nội phàm ba mươi tâm là vị Tam hiền. Thập trụ đầu tiên là:
1- Phát tâm trụ: dứt kiến hoặc ba cõi, ngang với Kiến địa của Thông giáo.
2- Trị địa trụ
3- Tu hành trụ
4- Sinh quý trụ
5- Phương tiện cụ túc trụ 6-Chánh tâm trụ.
7- Bất Thối trụ, dứt sạch tư hoặc ba cõi, ngang với Dĩ Biện địa của Thông giáo.
8- Đồng Chân trụ.
9- Pháp Vương Tử trụ.
10- Quán đảnh trụ: dứt hoặc trần sa giới nội, ngang với Phật địa của Thông giáo.
Thập trụ này gọi là "Tập chủng tánh" (Nghiên cứu tu tập tánh KHÔNG). Dùng pháp quán từ giả nhập KHÔNG, thấy chân đế, khai mở mắt tuệ thành Nhất thiết trí. Đi ba trăm do-tuần chứng vị Bất thối.
Kế đó là Thập Hạnh:
1-Hoan hỷ hạnh 2-Nhiêu ích hạnh
3-Vô sân hận hạnh 4-Vô tận hạnh
5-Ly si loạn hạnh 6-Thiện hiện hạnh 7-Vô Trước hạnh 8-Tôn Trọng hạnh 9-Thiện Pháp hạnh 10-Chân Thật hạnh.
Thập Hạnh này gọi là "Tánh chủng tánh" (Phân biệt giả tánh). Dùng quán từ KHÔNG vào GIẢ, học khắp bốn môn giáo, dứt hoặc trần sa giới ngoại, thấy tục đế, khai mở mắt pháp, thành "Đạo chủng trí".
Kế, là Thập Hồi Hướng:
1- Cứu hộ chúng sinh ly chúng sinh Tướng hồi hướng.
2- Bất hoại hồi hướng.
3- Đẳng nhất thiết Phật hồi hướng.
4- Chí nhất thiết xứ hồi hướng.
5- Vô Tận công đức tạng hồi hướng.
6- Tùy thuận Bình đẳng thiện căn hồi hướng.
7- Tùy thuận đẳng quán nhất thiết Chúng sinh hồi hướng.
8- Chân như Tướng hồi hướng.
9- Vô phược giải thoát hồi hướng.
10- Pháp giới vô lượng hồi hướng.
Thập Hướng này gọi là "Đạo chủng tánh" (Trung đạo năng thông), tu tập quán TRUNG, hàng phục vô minh. Đi bốn trăm do tuần, ở cõi Phương Tiện Hữu Dư, chứng hạnh bất thối.
-Phần chứng tức Phật. Thập địa Thánh chủng tánh (chứng nhập Thánh địa) và Đẳng giác tánh (dưới Phật một bậc).
1- Sơ hoan hỷ địa: Vị kiến đạo, dùng quán Trung đạo thấy Đệ nhất Nghĩa đế, khai mở mắt Phật thành Nhất thiết Chủng trí. Đi năm trăm dotuần, mới vào cõi Thật Báo Vô Chướng Ngại; mới đến đảo châu báu, chứng niệm bất thối, được đạo vô công dụng, tùy cơ duyên đáng giáo hóa, có khả năng thành Phật ở một trăm cõi, tám tướng thành đạo, lợi ích chúng sinh.
2- Ly Cấu địa 3-Phát quang địa
4-Diệm Tuệ địa 5-Nan Thắng địa
6-Hiện tiền địa 7-Viễn hành địa
8-Bất động địa 9-Thiện Tuệ địa 10-Pháp Vân địa.
Mỗi địa dứt một phẩm vô minh, chứng một phần Trung đạo, lại phá một phẩm vô minh, nhập vị Đẳng giác, còn gọi là Kim Cương Tâm, cũng gọi là Nhất sinh Bổ xứ, cũng gọi là Hữu Thượng sĩ.
-Cứu cánh tức Phật: Diệu Giác tánh (diệu cùng, giác đủ) từ hậu tâm Kim Cương lại một phẩm vô minh. Nhập vị Diệu giác, ngồi tòa đại bảo hoa vương, dưới gốc cây Bồ-đề bằng bảy báu, trong thế giới Liên Hoa Tạng, hiện Báo thân viên mãn, (lượng đồng với trần sát, tướng tốt nhiều như cát bụi) vì Bồ-tát độn căn, xoay bánh xe pháp Tứ đế vô lượng.
Tên giáo này vì dành riêng cho pháp Bồ-tát, lấy Đạo đế của giới ngoại làm cửa đầu tiên (Đạo đế của Tạng và Thông, tức Tập của giới ngoại. Diệt đế của Tạng và Thông, tức Khổ của giới ngoại. Nên dùng Đạo đế giới ngoại để trị). Không còn Nhị thừa mà có thể tiếp thông. Ba thừa Thông giáo sau khi đã được tiếp đều gọi là Bồ-tát, chẳng còn gọi là Nhị thừa. Mười pháp thành thừa là:
1- Duyên cảnh Trung đạo đăng địa làm Sở quán, vượt ngoài có-không.
2- Chân chính phát tâm khắp vì pháp giới. 3-An tâm chỉ quán, định ái, tuệ sách.
4- Thứ lớp phá khắp ba hoặc.
5- Biết thứ lớp ba quán là thông, Kiến hoặc, tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc là bít. Truyền truyền xem xét thì bít khiến thông.
6- Điều hòa ba mươi đạo phẩm là đuốc báu đàla-ni của Bồ-tát vào ba cửa giải thoát. Chứng trung vô lậu.
7- Dùng pháp môn Tạng và Thông ở trước, giúp cho khai thật tướng.
8- Khéo biết bảy vị khác nhau: Tín, Trụ, Hạnh, Hồi Hướng, Địa, Đẳng giác và Diệu giác, chẳng hề nói ta được vị Thánh tột cùng.
9- Lìa hai giặc nghịch, thuận, mạnh, yếu, thúc đẩy địa vị Tín thứ mười vào Thập Trụ.
10- Lìa tương tự pháp ái, thúc đẩy ba mươi tâm khiến vào Thập địa.
IV. Viên Giáo: Là Viên diệu (Ba đế viên dung, không thể suy lượng), Viên dung (cả ba là một tướng tức không có khuyết giảm, Viên túc (thấy tròn vẹn sự lý một niệm đầy đủ), Viên đốn (thể không phải dần thành) nên gọi là Viên giáo, cái gọi là Viên phục (hàng phục trọn vẹn năm Trụ), Viên tín (viên thường chánh tín), Viên đoạn (một dứt tất cả dứt), Viên hạnh (một hạnh tất cả hạnh), Viên vị (một vị tất cả vị), Viên tự tại trang nghiêm (một tâm ba đế là sở trang nghiêm, một tâm ba quán là năng trang nghiêm), Viên kiến lập chúng sinh (cả bốn đều được lợi ích). Giáo này nói về Tứ đế vô tác (Ấm nhập đều như. Không có khổ để bỏ; vô minh, trần lao tức là Bồ-đề. Không có Tập để dứt, biên tà đều trung chính. Không có đạo để tu, sinh tử tức Niếtbàn. Không có diệt để chứng) cũng nói về mười hai nhân duyên bất sinh diệt không thể nghĩ bàn. (Vô minh, ái, thủ, phiền não tức Bồ-đề. Bồ-đề thông đạt không còn phiền não nữa, tức rốt ráo thanh tịnh, là Liễu nhân Phật tánh. Hành, hữu nghiệp tức giải thoát. Giải thoát tự tại là duyên nhân Phật tánh. Thức, danh sắc, sáu nhập, xúc, thọ, sinh, già chết, khổ tức Pháp thân. Pháp thân không khổ không vui là an vui rộng lớn, bất sinh bất tử là thường, tức chính nhân Phật tánh. Nên Đại kinh chép: Mười hai nhân duyên gọi là Phật tánh), cũng nói rõ sáu độ, mười độ xứng tánh (Thí là pháp giới. Tất cả pháp thú hướng thí. Sự thú hướng này không gì bằng), cũng nói về nhị đế không thể nghĩ bàn (huyễn hữu, huyễn hữu tức không đều là tục. Tất cả các pháp hướng về có, hướng về không, hướng về chẳng phải có chẳng phải không là chân. Chân tức là tục, tục tức là chân. Như châu như ý, châu dụ cho chân, dụng dụ cho tục. Tức châu là dụng, tức dụng là châu. Không hai mà hai, phân ra chân tục), cũng nói về Ba đế viên diệu (Chẳng những Trung đạo đầy đủ Phật pháp, mà chân-tục cũng vậy. Ba đế viên dung, một ba, ba một. Như chỉ quán nói). Khai thị Bồ-tát lợi căn giới ngoại, khiến tu một tâm ba quán (chiếu tánh thành tu, xứng tánh viên diệu. Chẳng dọc chẳng ngang, chẳng trước chẳng sau, cũng không cùng một lúc), vượt ngoài hai thứ sinh tử, viên chứng ba đức Niết-bàn. Chính theo giáo này mới nói về sáu tức. (Ba giáo trước tuy theo ngay mỗi giáo mà nói sáu tức nhưng đều chưa rốt ráo, vì cực quả của Tạng Thông chỉ đồng như tương tự tức Phật của giáo này. Diệu giác của Biệt giáo chỉ đồng với Phần chân tức Phật của giáo này. Lại theo những giáo kia, chỉ có sáu nghĩa chưa có nghĩa tức, vì chưa biết tâm, Phật và chúng sinh ba pháp không khác nhau. Nên đoạt mà nói. Cực quả của Tạng-Thông, Thập hồi hướng của Biệt đều gọi là Lý tức. Vì chưa hiểu Viên-Trung. Đăng địa đồng với Viên, mới thành phần chứng).
1- Lý tức Phật: Lý tánh không thể nghĩ bàn, Như Lai tạng bất biến tùy duyên, tùy duyên bất biến. Hễ nêu bất cứ một pháp nào, không gì chẳng phải là pháp giới. Tâm-Phật-chúng sinh ba pháp không khác nhau. Ở phàm không bớt, ở Thánh chẳng thêm.
2- Danh tự tức Phật: Nghe hiểu, rõ biết một sắc một hương không gì chẳng phải Trung đạo. Lý đủ hai lớp sự, tạo, Tam thiên đồng ở trong một niệm. Như một niệm, tất cả các niệm cũng giống như thế. Như pháp tâm, tất cả pháp Phật và pháp chúng sinh cũng giống như thế.
3- Quán hạnh tức Phật: Vị ngũ phẩm ngoại phàm. (1) Tùy hỉ, (2) Đọc tụng, (3) Giảng nói, (4) Kiêm hành sáu độ, (5) Chánh hành sáu độ. Viên phục năm trụ phiền não, ngang với Thập Tín của Biệt giáo, lại rất cao siêu.
4- Tương tự tức Phật: Vị Thập Tín nội phàm. (Danh đồng với Thập Tín của Biệt giáo mà nghĩa thì khác xa). Sơ Tín nhậm vận, trước dứt kiến hoặc, chứng vị bất thối, ngang với Sơ Trụ của Biệt giáo, Kiến địa của Thông giáo, sơ quả của Tạng giáo. Từ tâm thứ hai đến tâm thứ bảy, nhậm vận dứt sạch kiến tư, ngang với Thất trụ của Biệt giáo, Dĩ biện của Thông giáo, Tứ quả của Tạng giáo, lại rất cao siêu. Nên Vĩnh Gia nói: Đồng trừ Tứ trụ, chỗ này thì bằng; nếu hàng phục vô minh thì Ba tạng kém hơn. Từ tâm thứ tám đến thứ mười, nhậm vận dứt hoặc trần sa của giới nội và giới ngoại. Đi bốn trăm do-tuần, chứng hành bất thối, ngang với Thập Hồi Hướng của Biệt giáo.
5- Phần chứng tức Phật: Là Thánh vị Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác (tên cũng đồng với Biệt giáo mà nghĩa khác xa).
Sơ Trụ dứt một phần vô minh, chứng một phần ba đức (Chính do lý tâm mà phát sinh, gọi là đức pháp thân. Liễu nhân do tuệ tâm phát sinh, gọi là đức Bát-nhã. Duyên nhân do thiện tâm phát sinh, gọi là đức giải thoát). Một tâm ba quán, hồn nhiên hiện tiền, đủ năm nhãn của Phật, thành tựu một tâm ba trí. Đi năm trăm do tuần, vừa đến đảo châu báu, mới ở Thật Báo Tịnh độ, cũng lại phần chứng Thường Tịch Quang Tịnh độ. Chứng niệm bất thối vô công dụng đạo, hiện thân ở một trăm cõi, tám tướng thành Phật; ngang với Sơ địa của Biệt giáo.
Từ Trụ thứ hai đến Trụ thứ mười, ngang với Thập địa của Biệt giáo.
Sơ Hạnh ngang với Đẳng giác của Biệt giáo. Nhị Hạnh ngang với Diệu giác của Biệt giáo. Tam Hạnh trở lên đoạn trí đã có, người Biệt giáo không biết danh tự.
6-Cứu cánh tức Phật: Cực quả Diệu giác dứt bốn mươi hai phẩm vô minh sâu kín hết hẳn, rốt ráo lên đỉnh núi Niết-bàn, lấy hư không làm tòa, thành pháp thân thanh tịnh (mỗi tướng tốt bằng với pháp giới chân thật) ở phẩm thượng thượng tại Thường Tịch Quang Tịnh độ, cũng gọi phẩm thượng thượng ở Thật Báo Vô Chướng Ngại Tịnh độ, tánh tu bất nhị, lý sự bình đẳng.
Giáo này gọi là Phật pháp tối thượng, cũng gọi là pháp Vô phân biệt, lấy Diệt đế của giới ngoại làm cửa đầu tiên, đương thể tức Phật, mà hay tiếp Biệt, tiếp Thông. Tiếp Biệt là tiếp người Thập Trụ thượng căn, người Thập Hạnh Trung căn, người Thập Hồi hướng hạ căn được tiếp. Theo vị mà tiếp tức thành Thập Tín; thắng tấn tiếp tức lên Sơ Trụ. Tiếp Thông thì giống như trong Thông giáo đã nói. Nên nói: Biệt giáo tiếp Hiền, không tiếp Thánh. Thông giáo tiếp Thánh chẳng tiếp Hiền, vì Biệt nếu đăng địa thì gọi là Thánh, chứng đạo đồng Viên; không bàn về tiếp nữa. Bát nhân trở lên của Thông giáo được gọi là Thánh mới có thể nhận tiếp. Như hai bậc Hiền ở Càn Tuệ Tánh và Càn Tuệ Địa chỉ có thể gọi là chuyển nhập Biệt Viên, chưa được gọi là Tiếp.
Nếu Tạng giáo chưa nhập vị Thánh, cho nên có nghĩa chuyển nhập Thông-Biệt-Viên. Sau khi nhập vị Thánh rồi, bảo vệ quả không tiến tới trước thì trọng không có nghĩa tiếp, đợi đến Pháp Hoa mới được hội nhập vào Viên.
Mười pháp thành thừa là:
1- Quán cảnh không thể nghĩ bàn (xe này cao rộng).
2- Chân chính phát tâm Bồ-đề (lại ở trên xe có trưng bày cờ phướn, lọng báu).
3- Khéo léo an tâm chỉ quán (trong xe có đặt gối đỏ).
4- Dùng viên ba quán phá hết ba hoặc (xe nhanh như gió).
5- Khéo biết thông-bít (ngoài xe gối cũng lót lưng làm vách ngăn).
6- Điều hòa đạo phẩm vô tác, bảy khoa ba mươi bảy phần (có trâu trắng lớn béo mập sức mạnh, v.v...).
7- Dùng pháp môn sự tướng của Tạng-Thông-Biệt để giúp khai mở lý Viên (lại có nhiều tôi tớ theo hầu hạ canh gác).
8- Biết vị thứ để không sinh tâm tăng thượng mạn.
9- An nhẫn, sách tấn năm phẩm mà vào Thập Tín.
10-Lìa pháp ái, khích lệ Thập Tín khiến nhập Thập Trụ cho đến Đẳng giác, Diệu giác (xe là xe báu, dạo khắp bốn phương, thẳng đến đạo tràng). Bậc thượng căn quán cảnh tức đối với cảnh đầy đủ mười pháp. Trung căn từ hai lần lượt đến sáu. Theo mỗi thứ được đủ mười pháp. Hạ căn phải dùng đủ mười. Lại nên biết, nói ba giáo trước vì để ngăn ngừa nghiêng lệch. Chỗ nhắm của ý văn chính là nhắm vào đây.
* Chuyển:
- Bảy Hiền của Tạng giáo được chuyển nhập vào Thông-Biệt-Viên.
- Càn Tuệ Tánh và Càn Tuệ Địa của Thông giáo, được chuyển nhập vào Biệt-Viên.
- Thập Tín của Biệt giáo được chuyển nhập vào Viên, ba dạng trên đều không gọi là Tiếp, vì chỉ ở Sơ tâm, gót chân chưa cứng, nên chỉ gọi là chuyển. * Tiếp:
- Bát nhân kiến địa, Bạc địa, Ly dục, Dĩ biện, Bích-chi-phật của Thông giáo được tiếp nhập vào Biệt-Viên.
- Trụ, Hạnh, Hồi hướng của Biệt giáo được tiếp nhập vào Viên.
Vì căn có lợi-độn nên tiếp có chậm-mau. Như đem đào lý tốt tiếp đào lý bình thường kia, nên gọi là Tiếp.
* Đồng:
- Thập Địa của Biệt giáo chứng đạo đồng viên không còn gọi là tiếp. Chỉ còn cái thô của giáo đạo. Vì đợi Pháp Hoa khai hội thành Diệu Giác.
- Sơ trụ của Biệt giáo, Kiến địa của Thông giáo, Sơ quả của Tạng giáo cũng được theo hoặc bị dứt bỏ gọi là Đồng.
* Hội:
- Khai bảy Hiền của Tạng, Càn Tuệ Tánh, Địa của Thông, Thập Tín của Biệt tức Ngũ phẩm của Viên.
- Khai Sơ quả của Tạng, Kiến địa của Thông, Sơ trụ của Biệt tức Sơ Tín của Viên.
- Khai bốn quả của Tạng, Dĩ biện của Thông, Thất Trụ của Biệt tức Thất Tín của Viên.
- Khai Thập Hồi hướng của Biệt, tức Thập tín của Viên.
- Khai Thập Địa của Biệt tức Thập Trụ của Viên (bắt đầu ở kinh Pháp Hoa).
* Tá:
- Muốn tiếp Thông nhập Biệt thì trước dùng Biệt để rõ Thông.
Như nói Hoan hỷ địa dứt kiến hoặc; Viễn Hành địa dứt tư hoặc, v.v...
- Muốn bao gồm Biệt ở Thông, thì mượn Thông để nói Biệt. Như nói Tu-đà-hoàn hoặc trí, hoặc đoạn, là pháp nhẫn vô sinh của Bồ-tát, v.v...
- Muốn tiếp Biệt nhập Viên, trước mượn Viên để nói Biệt, như nói Sơ Trụ có khả năng hiện tám tướng, còn có khổ nhỏ nhiệm.
- Muốn bao gồm Viên ở Biệt, thì trước mượn biệt để rõ Viên, như nói ba Hiền mười Thánh trụ quả báo, v.v...
Hỏi: Chỉ y theo Viên giáo chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, há chẳng thỏa thích thẳng tắt, đâu cần dây dưa như thế này làm gì?
Đáp: Lục Tổ Đại sư chẳng nói hay sao? Pháp pháp đều thông, pháp pháp đều đủ, mà không một pháp nào thật có, gọi là Tối thượng thừa.
Còn có một pháp chưa thông là bị pháp này cột, còn có một pháp chưa đủ là bị pháp này dẫn dắt. Đã bị cột bị dắt nên đối với pháp mầu không thể được, nhận lầm là dây dưa. Lâm Tế nói: Biết giữ cương tông, vốn không có pháp thật. Nếu ông muốn bỏ dây dưa mà riêng cầu pháp thật ư? Đại sư Vĩnh Minh nói: Bắt được chim là từ một mắt lưới, chẳng thể lấy một mắt này mà phế bỏ các mắt còn lại. Lấy được công là nhờ một nước cờ. Không thể lấy một nước cờ mà bỏ các nước cờ khác. Pháp và dụ đã rõ ràng, sao chẳng suy nghĩ?
Hỏi: Tạng và Thông giáo đồng giảng rõ Chân đế, vì sao Tạng lấy bốn quả làm rốt ráo, Thông thì lấy Phật địa làm rốt ráo?
Đáp: Tạng giáo là vì Nhị thừa, Thông giáo là vì Bồ-tát.
Hỏi: Cũng đều dứt hoặc kiến-tư, vì sao Tạng, Thông gọi là Thánh, và Biệt-Viên lại gọi là Hiền? Đáp: Tạng và Thông nói chân, nên thấy chân thì được gọi là Thánh. Biệt và Viên nói Trung, nên thấy Trung thì được gọi là Thánh, thấy chân chỉ có thể gọi là Hiền.
Hỏi: Bốn Gia hạnh của Tạng tánh và địa của Thông, đã gọi là tương tợ, vì sao chỉ bằng quán hạnh của Biệt-Viên?
Đáp: Thánh vị của Tạng và Thông đã thành nội phàm của Biệt và Viên, thì nội phàm của Tạng và
Thông chỉ thành ngoại phàm của Biệt và Viên, còn nghi gì nữa?