TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ CHƯ TÔNG

SỐ 1940 - LỜI TỰA PHƯƠNG ĐẲNG TAM-MUỘI HÀNH PHÁP

Đời Tống, Sa-môn Tuân Thức soạn Lời Tựa.

MỤC LỤC

SỐ 1940 - LỜI TỰA PHƯƠNG ĐẲNG TAM-MUỘI HÀNH PHÁP

SỐ 1940 - PHƯƠNG ĐẲNG TAM-MUỘI HÀNH PHÁP


Giáo quyển của Sơn môn từ cuối đời Đường phần nhiều truyền sang nước ngoài (Tây Trúc) hoặc có mục lục mà chưa thấy văn. Người học lo lắng vì xa cách sông biển. Về Phương Đẳng Tammuội Hành pháp này thì vào đời Tống, niên hiệu Hàm Bình năm thứ sáu, do vị tăng Nhật-bản là Tịch Chiếu mang đến. Tuy từ Đông quốc đến nếu Tây Càn mới dịch thì tải phi tải ốc đều dâng đề hồ. Trộm nghĩ Phương Đẳng rất tôn quý, pháp cấm rất nghiêm mật. Nếu chẳng do pháp Thánh sự xuất xứ từ tâm thầy thì đâu chỉ vời lấy lời quở trách là vô ích hay cũng bị trách các tội khác. Ngài Nam Nhạc đã thực hành pháp này trong bảy năm, lý suốt mầu nhiệm, vị tịnh sáu căn, lời nói phù hợp với Phật trước, Đại sư hỏi han còn đó huống phát tổng trì để lại sách này đủ làm phép tắc. Thời nay hoặc đàn tràng rộng lớn hình tượng nguy nga. Hành pháp thì nửa nhậm ức năm, luật phạm thì hoàn toàn do tâm tượng. Nếu bảo giai tiết bảy chung thì càng vượt xa khoa Thượng thủ. Tuy nói tượng nhiều không diệu cần phải hợp tiện biểu pháp, vừa sợ chưa dứt nghiệp cũ lại thêm lo mới, mà nhiễm y thêm cấu, bởi rất đáng thương, vậy hành pháp này có sáu thiên, mà hai thiên sau chẳng chép. Người tu hành đầy đủ Bách Lục Chỉ Quán thọ giới đủ nêu ở kinh này mà chỉ rõ Thiên mục giúp cho biết pháp có đầu cuối.

SỐ 1940 - PHƯƠNG ĐẲNG TAM-MUỘI HÀNH PHÁP

Đại sư Trí Giả Đời Tùy giảng, đệ tử là Quán Đảnh ghi lại.

Sách này gồm có sáu thiên:

1. Phương Đẳng Bí Pháp Đủ Sáu Duyên

2. Phương Đẳng Bí Pháp Biết Già Chướng

3. Phương Đẳng Bí Pháp Cấm Pháp

4. Phương Đẳng Bí Pháp Nội Luật Yếu Quyết

5. Phương Đẳng Bí Pháp Tu Hành 6. Phương Đẳng Bí Pháp Thọ Giới.

I. ĐỦ SÁU DUYÊN: (1/ Pháp duyên; 2/ Thiện tri thức; 3/ Phương tiện trước; 4/ Biện y; 5/ Hành pháp; 6/ Cúng dường).

1/ Pháp duyên: Theo kinh có chung có riêng. Pháp chung: như cuối quyển một, bảy chúng chung làm: Bảy ngày yếu tâm hành pháp, tụng ba bài chú. Kinh nói bấy giờ, Thượng Thủ bảo Hằng-già rằng: Nếu người thiện nam thiện nữ nào muốn nghe, thì ông phải hiện thân trước người ấy ở trong mộng. Nếu người ấy thấy thân ông, thì phải dạy thực hành thật pháp như thế. Nếu khi muốn làm thì phải bảy ngày trường trai, mỗi ngày ba thời tắm gội mặc áo sạch đẹp, ngồi trước hình tượng Phật làm lọng năm mầu, vào ngày rằm tháng tám mà thực hành pháp này. Nếu chúng sinh phạm năm tội nghịch, thân bị bệnh (cùi hủi) mà không hết thì không có việc đó. Nếu Bồ-tát hai mươi bốn giới, mười giới sa-di, giới Thức-xoa-ma-na, Sa-di ni, giới Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, các giới như thế nếu phạm mỗi giới thì phải một lòng sám hối, nếu chẳng sinh lại, thì không có việc ấy, trừ chẳng dốc lòng, đó gọi là pháp tướng chung. Nói pháp tướng riêng, như đầu quyển bảy, bảy chúng hành pháp giai tiết đều khác, tụng chú cũng khác. Như kinh chép: Nếu có Tỳ-kheo phá hủy bộn giới trọng cấm mà tâm nhớ nghĩ chú Đà-la-ni này, thỉnh một Tỳ-kheo làm người chứng minh sám hối. Như kinh tụng chú một ngàn bốn trăm biến xong là một sám hối, trải qua tám mươi bảy ngày, sám hối xong, thì các giới căn ấy nếu chẳng sinh lại thì không có việc ấy. Nếu thấy Tỳ-kheo ni hủy tám trọng cấm, nếu muốn diệt tội tám trọng cấm, thì thỉnh một Tỳ-kheo làm người chứng minh sám hối, tu hành chín mươi bảy ngày tụng bốn mươi chín biến chú là một sám hối, theo thầy tu hành, nếu các nghiệp ác ấy chẳng trừ hết thì không có việc đó. Nếu có Bồ-tát thọ tám trọng cấm sau đó hủy đức, mà tụng sáu trăm biến chú là một sám hối. Khi sám hối phải thỉnh một Tỳ-kheo, đối trước vị đó mà kể rõ tội lỗi, trải qua sáu mươi bảy ngày. Ở trong mộng tưởng như trên đã nói. Nếu Sa-di, Sa-di-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di kém cỏi cũng thỉnh một Tỳ-kheo, tụng bốn mươi biến chú, là một sám hối. Như thế thứ lớp bốn mươi bảy ngày xong như đã nói trên. Trong mộng được hai việc, phải biết là Sa-di, Sa-di ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di ấy trụ giới thanh tịnh, đó gọi là pháp Hành Tướng riêng.

Hỏi: Cuối quyển một nói Thượng Thủ bảy ngày yếu tâm chung cho bảy chúng, mười điều ác, năm tội nghịch đều được tiêu trừ. Vì sao đầu quyển bốn đều là pháp Biệt hành. Ngày có dài ngắn, tụng chú cũng khác? Đáp: Ngài Văn-thù đại bi hỏi Đức Thế tôn khi Phật đã diệt độ rồi, nếu có Tỳ-kheo phạm bốn tội trọng, Tỳ-kheo ni phạm tám tội nặng cho đến giới Bồ-tát. Lại Sa-di, Sa-di-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di mà phạm trọng cấm, các tội như thế làm sao diệt hết. Phật nói: vì ông hỏi nên ta sẽ nói, nếu ông chẳng hỏi ta chẳng bao giờ nói. Nay đã nói sám pháp đều khác, số ngày khác nhau, cho nên biết Thượng Thủ bảy ngày yếu tâm chẳng thể khiến người phạm lỗi nặng tu hành thật pháp này. Vì sao? Vì hiện đời nghiệp chướng đã phạm quá nặng, nếu chẳng thêm công hạnh thì không do đâu mà diệt tội. Cho nên Đức Thế tôn thương xót Vănthù đặt câu hỏi, ở đời ác trược mà cứu bảy chúng tội khổ địa ngục nên lập ra Biệt tướng sám hối.

- Pháp sám hối tám mươi bảy ngày (chỉ có Đại Tỳ-kheo thực hành pháp này)

Chú rằng: Ly bà ly bà đế Cầu ha câu ha đế Đà la ly đế Ni a la đế Tỳ ma ly đế Tá ha.

Sám bốn trọng tội đọc mười ngàn bốn trăm biến là một sám hối.

- Pháp sám hối chín mươi bảy ngày (chỉ có Đại Tỳ-kheo-ni sám hối tám giới cấm)

Chú rằng: A bệ ly bà kỳ la đế La đế bà ma la đế La đế Tá ha. (Sám tám trọng cấm tụng chú hai mươi chín biến là một sám hối).

- Pháp sám hối sáu mươi bảy ngày (chỉ có người thọ giới Bồ-tát thực hành pháp này)

Chú rằng: Bà la lệ Cầu na la lệ Kỳ na la lệ Già na lệ A lệ na lệ A đế na đế A đế na lệ A đế na lệ tá ha.

(Sám tám giới trọng cấm tụng chú sáu trăm biến là một sám hối).

- Pháp sám hối chín mươi bảy ngày (đây chỉ cho Sa-di, Sa-di-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di thực hành pháp này. Thức-xoa tuy chẳng nói nhưng cũng phải thực hành).

Chú rằng: Luật dà la đế Mộ dà la đế A đế ma la đế Đô dà la đế Bà la đế bà tòa la yết đế Tòa la yết đế Đậu la xa yết đế Tỳ xa yết đế Ly bà yết đế Bà la lệ a lệ Tỳ la a lệ tá ha.

(Phạm giới trọng cấm tụng chú này bốn trăm biến là một sám hối). Như trên sám hối đều thỉnh một Tỳ-kheo hiểu rõ luật nghi trong ngoài. Phải tự kể rõ tội, đối trước hình tượng để nghe cho rõ. Cảnh giới chỗ cầu như văn kinh nói. Pháp đạo tràng, y phục đạo cụ tắm gội sạch sẽ, một bề y bảy ngày hành pháp chẳng cầu mộng thấy vương tướng, chẳng hạn số người nhiều ít, vào đạo tràng cũng không nhất định, đủ sức thì làm. Nếu có người tu tự xét văn kinh, ở đây lược bỏ chẳng chép.

- Pháp sám hối chín mươi bảy ngày yếu tâm Thượng thủ.

Chú rằng: Nam-mô Quật quật điệt tả Đới đề dị cần Na dà đa di sa ha Đa điệt tha Bổ kỳ ẩm bà Uất bà đa tỳ da Bổ kỳ lẫm bà Liệt phá la A nậu đa la tha Phục đắc cứu tri Bổ lẫm kỳ bà sa ha.

Nam mô Ma ha Phù đà tỳ Nam-mô Ma ha ly ba Phù đà ha Nam-mô Hoa tụ Đà la ni Tỳ xá xà trất thâu Đô dà lâm Đản tra lâm Cùng dà lâm Đà dà cấm A lệ Na lệ Na la lệ sa ha.

(Chú này chẳng được dùng để trị bệnh và mong cầu).

2/ Thiện tri thức duyên. Có ba thứ: Một là thiện tri thức Ngoại hộ, tức là gánh vác việc chúng, cung cấp chỗ cần, lại giúp đỡ người tu thêm các việc lành, cũng như mẹ hiền nuôi con thơ, chớ để người tu nghĩ ngợi; Hai là thiện tri thức Đồng hành, tức là người hành đạo đồng đi một đường, khuyến phát lẫn nhau, lìa các ngã nhân. Nếu thấy người đồng hành có tình niệm sinh lỗi, liền phải khởi tâm thương xót, đúng pháp mà dẫn dắt, như người bị lửa đốt đầu đốt áo, cứu khiến mau tắt lửa, nếu chưa tắt thì chẳng an. Cũng như tự thân mình bị độc hại, không có niệm gì khác, chỉ làm lợi ích an lạc người tu, giúp thêm lớn pháp thân, khuyên gắng tu tiến, khéo hòa vui không tranh cãi, như nước hợp với sữa, như đồng một thuyền, được mất cùng đi. Người tu cũng như vậy, khuyên phát chưa nghe, đồng được cam lộ, ngồi thuyền phương tiện đến biển Tát-bà-nhã; Ba là thiện tri thức Giáo thọ, nghĩa là hành đạo lâu ngày thân làm rõ ràng, chỗ ấn hơn người, hiểu tướng luật trong ngoài, biết giá chướng, biết thông bít, được mời làm chủ đạo tràng, đón tới đưa đi, ngày ba thời lễ bái, trăm vị ăn uống cúng dường. Phải nghĩ người này như thầy thuốc vua, nghĩ mình như bị bệnh ghẻ nhọt, phải nghĩ người này là trời người, nghĩ mình như ở ba đường ác. Phải nghĩ người này là cầu bến, nghĩ mình như người bị té, xuống nước, phải nghĩ người này như đường chánh, nghĩ mình như kẻ lạc đường. Phải nghĩ người này như người sinh nước An Lạc, nghĩ mình như kẻ bị lao tù. Vì sinh tâm kính trọng nên khiến tất cả tội chướng đạo đều diệt. Nếu không như người trên chỉ khiến giới căn thanh tịnh, phao nổi cứu nhau, tuy chẳng thể nói lời biện rõ, nói rộng pháp tướng thì cũng được làm người kế thiện tri thức.

3/ Duyên phương tiện trước: Bảy ngày hành đạo, tụng chú lanh lợi, chí thành lễ sám. Thỉnh mười hai Mộng Vương cầu xin thấy hình tướng. Nếu cảm thấy mỗi tướng, mới được thực hành sám pháp như thế. Kinh nói: Nếu có nam nữ ở trong mộng tu thần thông bay đi được, có phướn lọng thêu vẽ theo sau người này, người thấy như thế liền gọi là Tổ-trà-la. Nếu có nam nữ ở trong mộng thấy hình tượng tháp miếu xá-lợi có đại chúng tăng nhóm họp, người thấy như thế tức là Càn Trì-la. Nếu có nam nữ ở trong mộng thấy Quốc vương Đại thần mặc áo sạch đẹp cỡi ngựa trắng, người thấy như thế tức là Mầu-trì. Nếu có nam nữ ở trong mộng ngồi trên lạc đà như núi cao, người thấy như thế tức là Đa-lâm-la. Nếu có Tỳ-kheo cầu pháp này, ở trong mộng thấy ngồi trên tòa cao đọc tụng Bát-nhã, người thấy như thế tức là Ba-lâm-la. Nếu có Tỳ-kheo ở trong mộng đến dưới gốc cây, trên giới đàn mà thọ giới Cụ túc, người thấy như thế tức là Đàn-lâm-la. Nếu có Tỳ-kheo ở trong mộng ngồi trước hình tượng Phật thỉnh chúng tăng bày các đồ cúng dường, người thấy như thế tức là thiền Đalâm-la. Nếu có Tỳ-kheo ở trong mộng thấy có một cây hoa trái xinh tươi, ở dưới gốc cây mà nhập thiền Tam-muội, người thấy như thế tức là Cùnggià-lâm-la.

(Bốn tướng trên là tướng xuất gia Tỳ-kheo).

Nếu có vị vua ở trong mộng đeo mang dao kiếm đi khắp bốn phương. Người thấy như thế tức là Ca-lâm-la. Nếu có Đại thần ở trong mộng thấy có những người dùng các bình nước tắm gội thân, thoa các thứ hương thơm, mặc áo sạch đẹp, người thấy như thế tức là Cùng-già-lâm-la. Nếu có phu nhân ở trong mộng thấy ngồi dê trắng đi xuống chỗ nước sâu, ở trong nước ấy có các con rắn độc, người thấy như thế tức là Ba-lâm-la.

(Đây là tướng vua quan, Đại thần và vợ vua, phu nhân) người thấy như thế thì có khả năng nói hành pháp bảy ngày.

4/ Nói về bốn duyên: Người tại gia, xuất gia đều phải chuẩn bị đủ ba thứ y phục, đều phải mới sạch. Nếu không có áo mới thì phải giặt cho sạch dùng hương (nấu nước thơm) mà xông ướp. Cũng có thể dùng áo vải làm thượng phục. Nếu ba y chẳng đầy đủ, phải thỉnh một Tỳ-kheo làm pháp sám hối xả đọa, đúng như pháp thọ trì ba y sáu vật, cho đến tội Đột-cát-la, đều phải phát lồ thì làm thành tựu, như ba thứ tịnh y trên: Một là tối thượng tịnh để mặc vào đạo tràng; hai là y kế tịnh, để mặc từ chỗ tắm mà đến chỗ đạo tràng; ba là y mặc ngồi đứng hàng ngày.

Hỏi: Ba y của người tại gia là áo tục hay y xuất gia?

Đáp: Kinh nói một là y xuất gia. Y này chỉ để mặc khi vào đạo tràng là theo pháp thức của Chư

Phật ba đời. Tuy mặc y phục xuất gia nhưng không cạo tóc, cũng phải đủ nhành dương tháo đậu, bình nước, bát ăn, tọa cụ như Tỳ-kheo. Khi sắp đến đạo tràng, hai áo kia là áo tục, cách dùng đồng như pháp trước. Lại phải có ba đôi giày da mềm mại, lại phải làm mới hai nhà xí, cho khác với cũ.

5/ Hành pháp duyên:

Ngày rằm tháng tám hãy vào đạo tràng, số người tu nhiều nhất khoảng mười người trở lại, nếu hơn thì trái pháp. Nếu người tu nhiều thì phải làm đạo tràng khác. Phải làm đàn hình tròn ngang dọc khoảng một trượng sáu thước, dùng bùn thơm thoa đất. Đặt một tọa trên cao, thỉnh hai mươi bốn tượng để trên tòa, đều cao một thước (40 cm), treo hai mươi bốn phướn lọng, một cái gương xưa để trấn đạo tràng, làm một lọng tròn năm màu treo trên đàn. Người tu có làm giường (nệm) thấp năm tấc ngồi quay mặt về Phật, nệm chiếu đều phải mới sạch, đẹp nhất là trang trí đạo tràng, đốt hương rải hoa đúng pháp mà cúng dường, hằng ngày ngày quét dọn, dùng các hương trầm, các loại thơm nhất, quý nhất. Và để một chậu nước thơm để tẩy uế khi vào tịnh. Cởi bỏ áo cũ, giày cũ để bên ngoài, chỉ mặc áo mới sạch vào tịnh đạo tràng, không được lẫn lộn.

6/ Cúng dường duyên: Tùy khả năng mà bày biện các thứ ăn uống, tất cả đồ đựng phải rửa sạch bằng nước thơm. Nếu trong núi không có chỗ thì phải cúng dường ngày thứ nhất, sau bảy ngày thì mãn một kỳ cúng dường. Ngày giải đạo tràng thì thỉnh chúng tăng chẳng giới hạn nhiều ít, tùy khả năng mà làm không ngại. Nếu có thể lập rộng hai ruộng phước Bi Kính thì càng lợi ích. Nếu có thí chủ mỗi ngày cúng dường nên phải lập riêng tùy chỗ cúng dường.

II. BIẾT GIÁ CHƯỚNG: Có bốn cách điều hòa thích hợp (một là tắm gội, hai là ăn uống, ba là hành đạo, bốn là ngồi thiền).

1) Tắm gội điều thích: Ba thời hành pháp mà điều, mùa thu hạ thì nóng, việc tắm gội không ngại. Xuân đông lạnh thì phải khéo điều hòa cho thích hợp. Nếu người tu thân gầy mà vọc nước nhiều sẽ bị bệnh kiết lỵ, bỏ bê việc hành đạo. Nếu điều hòa thích hợp được thì không bị bệnh hoạn, chẳng ngại phế bỏ hành đạo. Nếu lên nhà xí (đi vệ sinh) mặc áo bất tịnh thì phải lấy nước tro thơm nóng mà giặt ba lần. Khi tắm phải dùng tay xoa nhẹ khiến sạch. Nhà tắm phải thất đúng pháp. Nếu có sức làm thì phải tạo bốn gian nhà đẹp liền nhau, mỗi gian kín đáo, bên trong đều khác, đặt một cửa nhỏ thông nhau. Trang nghiêm một gian để làm đạo tràng, gian kế thoa đất bùn thơm để làm tịnh thất, để y phục thượng tịnh ở đó và tro lửa cúng dường. Gian kế cũng thoa bùn thơm để nước thơm và lò lửa. Một gian cuối để làm nhà tắm và để y phục thường. Khi người tu muốn vào đạo tràng trước phải ở nhà tắm, tắm gội sạch sẽ, dùng ván sạch lót chân mình trần vào tắm, vào rồi đóng cửa, lấy nước thơm xối lên mình, hương thơm xông mình đủ rồi, sau rồi mới lên tịnh thất, vào rồi lại đóng cửa, mới mặc y phục để vào đạo tràng mà vào. Nếu muốn ra đạo tràng, trước phải vào tịnh thất cởi y phục ra, mình trần vào nhà tắm mặc y phục thường vào rồi mới ra, phải thường như thế. Nếu người tu muốn hành đạo, cấp thời không làm được nhà như trên thì phải ở trong một nhà gần đạo tràng, thông với đạo tràng. Nếu không lo được thì phải dùng chiếu sạch, màn sạch mà ngăn che làm nhà cũng thông với đạo tràng, kết tịnh đều dùng bùn thơm mà thoa phết như đạo tràng không khác. Rồi đặt y phục thượng tịnh và y phục thường, hai thứ y này tuy đồng một nhà nhưng phải khác chỗ, chớ khiến chạm vào nhau. Lại trong nhà tắm để một đôi giày sạch, tắm rửa rồi thoa nước thơm xong, đều phải dùng nhành dương làm sạch miệng, mang giày sạch mình trần, kế vào tịnh thất mới mặc y thượng tịnh như đã nói. Tuy chẳng bằng cách trước nhưng hộ tịnh cũng được hành đạo. Nếu chẳng hộ tịnh như thế thì không đúng pháp, uổng làm vô ích, lại vời lấy tội. Cho nên người tu phải cố gắng mà hộ tịnh, mỗi ngày ba thời tắm gội chẳng được thiếu.

2) Ăn uống điều hòa thích hợp: Người tu phải ăn để sống mà tiến đạo. Nếu quá no thì thân gấp, trăm mạch chẳng thông lại rất buồn ngủ. Nếu đói quá thì tâm thấp thơm chẳng thể quán hạnh, thân yếu chẳng thể hành đạo. Nếu điều hòa thích hợp chẳng no quá đói quá thì thân sẽ dễ hành đạo. Kinh nói: có mạng sống phải có ăn, có thân mới có đạo. Y mạng sống sắc báo mà được tuệ mạng pháp thân. Nếu thân chẳng thích ăn thì không nên ăn, nếu ép ăn thì bệnh phát về đêm. Nếu biết tánh lạnh, tánh nóng, thứ này làm phát bệnh thì không nên ăn thứ này, hổ thì nên ăn. Nếu điều hòa thích hợp được hành pháp thì bảy ngày được thành, nếu trước trong bụng bị bệnh thì phải giữ hành pháp, cố gắng ăn thức ăn hạt, bánh lạt thì hết bệnh trừ các bệnh khác, chớ để cho vì ăn mà bị bệnh hoạn làm ngại.

3) Hành đạo điều hòa thích hợp: đi đường phải nhờ chân mà tiến bước, phải khéo giữ gìn. Có thể dùng giày bố giày da, phải rộng rãi và mềm mại chớ để cọ sát mà phòng ghẻ. Nếu đi quá gấp chân sẽ đau mỏi, nếu đi quá chậm thì pháp không thành. Nếu trước quá gấp sau sinh bệnh. Cho nên khi mới hành đạo thì ba ngày đầu đi từ từ dần dần điều hòa thích hợp, nếu đã nhanh rồi thì không ngại. Nếu mùa lạnh đi mau gió thổi lạnh phần dưới thì bụng sình mà bị kiết lỵ, phải ngồi cho phần dưới ấm lại mà trị cho hết. Người tu phải khéo biết đối trị để làm lợi ích. Nếu đối trị buồn ngủ thì phải đi, nếu đi tán động thì ngồi để đối trị.

4) Ngồi thiền điều hòa thích hợp: Ngồi bán già ngay thẳng, để chân trái lên chân phải, tay trái để trên tay phải, kéo y gần thân đối rún, mở miệng thở ba hơi ra hết uế khí, mở miệng nhả hơi nóng, ngậm miệng nuốt khí lạnh. Sau đó ngậm miệng răng vừa khít nhau, nhắm mắt vừa đủ không thấy ánh sáng, sau mới ngó ngang mà dùng yếu ngôn để trụ, làm cho thân chẳng chậm chẳng gấp, ấy là tướng điều hòa thân, phải điều hòa hơi thở khiến chẳng rít chẳng trơn. Nếu thở ra vào có tiếng và chẳng êm thì là tướng trơn, nếu kết trệ chẳng thông thì là tướng rít. Nếu theo hơi thở liền nhau nhè nhẹ, khắp các lỗ chân lông mà ra thì bổ dưỡng bốn đại dễ được thiền định. Tóm lại có thể tự tại lắng nghe mà chẳng nghe tiếng, ấy là sự điều hòa hơi thở. Phải điều tâm làm cho chẳng phù chẳng trầm. Nếu giác quán phan duyên tức là tướng phù, nếu không hề ghi nhớ gì tức là tướng trầm, phù thì có thể dùng chỉ mà nhiếp tâm tánh, biết tán hoàn cảnh đồng. Trầm thì có thể dùng quyết định mà khởi, khiến niệm lự rõ ràng. Không có năng quán sở quán, pháp tánh bình đẳng, chẳng cấu chẳng tịnh, tức là thật tánh. Nhưng thật tánh này chẳng bị hai mươi lăm hữu sinh tử làm cấu, cũng chẳng bị muôn điều lành làm tịnh, ấy thì cấu tịnh đều mất, chẳng cấu chẳng tịnh cũng như hư không, gọi là rốt ráo thanh tịnh, cũng gọi là tâm tánh chân như, tâm tánh pháp giới là cội nguồn của Chư Phật, là thật tế của tất cả chúng sinh. Chánh quán liễu đạt không hỏi hiện tiền, đó gọi là tư duy nhất thật của Chư Phật.

III. LÀ CẤM PHÁP: (một là bảy ngày yếu tâm và tụng chú; hai là thỉnh sư truyền giới và phát lồ; ba là thấy nghiệp tướng thiện ác và Pháp Vương tử, không được nói với ai).

1. Bảy ngày yếu tâm và tụng chú: Khắp phụng thỉnh ba Tôn ở trong đạo tràng, có bảy ngày là một hạn kỳ, không làm giới pháp sinh khởi, lại chẳng làm các việc khác, giữa chừng chẳng bỏ, một là trái yếu tâm trước làm pháp cấm chẳng thành thì khiến thiện tâm có đứt quãng chẳng nối tiếp; hai là hành pháp chẳng thành. Ở sau nếu có hành đạo thì lại có sự chướng ngại khởi lên. Người tu phải cẩn thận.

-Pháp hành đạo có ba, là thượng trung hạ, bởi người tu có mạnh yếu chẳng bằng nhau nên hành đạo có chậm mau: Một là thượng phẩm hành thì có hai mươi mốt lượt; Hai là trung phẩm hành thì có mười sáu lượt; Ba là hạ phẩm hành thì có mười hai lượt. Một lượt có một trăm hai mươi vòng, tụng chú một trăm hai mươi biến là một lượt, dùng tiếng tù-và làm ghi nhớ, nếu bắt đầu bằng tiếng tù-và thì kết thúc cũng có tiếng tù-và này. Hành đạo và tụng chú bắt đầu một lượt và chấm dứt một lượt, chẳng được dư một bước thiếu một chữ, chẳng được thiếu một bước dư một chữ, phải thường làm và chú có số nhất định. Nếu chỉ số hành đạo thì pháp cũng chẳng thành. Nếu chỉ số chú làm biến thì pháp cũng chẳng thành, làm hư pháp cấm. Nếu người hành đạo cùng làm cùng tụng thì rất tốt. Trong đó, nếu mau chậm chẳng đều thì cấm pháp chẳng thành.

Nếu mọi người đều lần chuỗi tự đếm số thì rất tốt, có thể điều hòa khiến mau chậm đều nhau, thông dong cùng làm một trăm hai mươi biến chẳng cao chẳng thấp chẳng chậm chẳng mau. Tụng chú khiến tự tai nghe rõ ràng không lầm lộn. Chỉ khiến dụng tâm làm chánh thì thực hành pháp thành tựu, chẳng được sinh tạp niệm xen hở, chậm cũng không ngại. Chỉ lấy hai mươi mốt lượt làm thượng (kế là mười sáu và mười hai).

2. Phụng thỉnh sám hối chủ, thọ giới phát lồ: Thỉnh một Tỳ-kheo biết luật trong ngoài làm người nhận sám hối. Nếu khi truyền giới Sư sắp đến thì đại chúng ở trước tượng Phật thọ hai mươi bốn giới trọng, người tu phải khởi tâm ân trọng như khát nghĩ uống, như đói nghĩ ăn, như chết nghĩ thoát. Nếu sinh tâm này thì sẽ phát sinh tịnh giới Phương Đẳng, giới pháp vô tác mặc tình thường trụ, tự hẹn tâm mình hành pháp bảy ngày. Khi thọ giới này thì tâm chí cao xa cho đến Bồ-đề, thọ trì giới này đều phải phát tâm rốt ráo không lui sụt. Nếu người muốn làm pháp này, thì phải biết chân giả chẳng đi đôi, không cần là bạn đạo, đều phải gọi ba lần cùng làm pháp này, phát Đại tinh tấn mạnh mẽ chẳng sợ sệt.

Lập Đại Chí, có sức nhẫn lớn, có thể cùng làm. Từ nay phát tâm đến diệu Bồ-đề, tu học pháp này, nếu chẳng thể phát tâm hoằng thệ, chỉ là thiện nhỏ tùy thời, thì chẳng thể vào tương ưng với thật pháp này. Nếu ở trước ba Tôn trong đạo tràng không được nằm dài, chống gậy, kéo dắt các loài thú, chẳng được cười giỡn ngủ nghỉ vì đều làm cho tác pháp chẳng thành. Chỉ trừ chủ đạo tràng nói pháp khuyến thiện. Người phát lồ phải đem hết các điều nhớ về phạm tội mà phát lồ, y theo phán tướng này mà biết tội đã diệt hết chưa. Cho nên kinh nói: Sám hối có hai thứ: Một là chân thật sám hối, hai là dối trá sám hối, nghĩa là chẳng phát lồ mà che giấu các tội. Tội chuyển càng sâu thì pháp cấm chẳng thành, như muốn nhuộm y chẳng giặt sạch bụi, tuy thêm nhiều nước sắc vẫn dư, như muốn trị ghẻ nhọt mà không nặn phá, trọn ôm bệnh như người đào gốc cây, đổ nhiều cứt đái thì trọn năm xinh tươi. Sám hối như thế thì tội chẳng bao giờ hết.

3. Thấy tướng nghiệp thiện ác và mười Pháp Vương tử, v.v... chẳng được nói với người khác. Chỉ được nói với thầy để quyết nghi. Người tu tuy quá khứ và đời này đã gây ra các hạnh nhưng chẳng ngoài hai nghiệp chung riêng. Một, là hiện nghiệp tướng chung; hai, là hiện nghiệp tướng riêng. Tướng nghiệp chung là chẳng ngoài hai nghiệp thiện ác. Nếu trước nay chẳng hành đạo, giác quán che lấp mắt tâm, nghiệp thiện ác đầu chẳng hiện. Kinh nói tất cả chúng sinh như người giàu đui mù, tuy có các pháp báu mà chẳng thấy. Người tu chẳng thể vì quá khứ tập nhân khó biết, nếu công phu hành đạo thành tựu thì người tu tội cấu đều trừ hết, tâm được thanh tịnh, thiện ác đều hiện. Dụ như nước gương lắng trong các hình cảnh đều hiện ra. Một là nếu nghiệp ác hiện ra thì chẳng ngoài bốn ân, đó là quá khứ, đời này đã phụ ân sư tăng, cha mẹ, quốc vương và tín thí, tướng tiền của hiện ra hoặc tướng năm tội nghịch hiện ra, đó là giết cha mẹ, giết Hòa-thượng, A-xà-lê, làm thân Phật chảy máu, giết A-la-hán, phá tăng chuyển pháp luân, thì hiện đời bị cùi hủi. Nếu dốc lòng sám hối nghiệp chuyển bệnh trừ, tướng ấy hiện ra, hoặc xâm phạm của Tam bảo và kinh tri sự, tướng dùng tài vật của Tam bảo hiện ra. Hoặc làm ruộng Tam bảo mà chẳng trả thuế, hoặc dùng sức của Tịnh nhân và sức trâu xe của Tam bảo, hoặc trộm cắp cây trái của Tam bảo. Khi các tướng như thế hiện ra, Thầy tự phân biệt, văn không ghi hết. Hỏi rằng: Dùng vật của Tam bảo, chẳng thuộc về nhóm hoa vì sao hiện ra.

Đáp: Kinh tuy chẳng nói, nhưng do tâm hành đạo thanh tịnh nên hiện ra. Nếu người tu thấy tướng ấy biết là thiếu nợ của Tam bảo. Nên hồi tâm hướng về Tam bảo mà sám hối xin bồi thường. Nếu nhiều ít tướng chẳng hiện ra tức là tội đã diệt. Nếu tuy ít mà tướng còn hiện, là biết người tu ở quá khứ và đời này đã thiếu nợ Tam bảo quá nhiều chẳng thể đền bồi đủ. Cho nên kinh Cứu Tật nói: Lấy vật của Phật phải đền bồi gấp mười lần, lấy của pháp phải đền bồi bảy lần, lấy của tăng phải đền bồi năm lần, nếu nhiều năm chẳng thể nhớ, thì người tu đời này không có y báo, lại rộng cầu xin thì ngại hành đạo, lại làm não hại tín thí. Lúc ấy người tu phải biết chuyển tâm từ đời này đến hết đời Bồ-đề, phải xin Tam bảo khoan dung, thề sẽ chẳng phụ, nguyện không chướng đạo, cho đến thành tựu pháp thân, cùng lúc báo đền. Lại nữa, nếu vì Tam bảo trồng được mười ngàn cây trái thì diệt tất cả tội. Nếu vì Tam bảo trồng mà tâm này hẹp hòi, thì người sau lấy ăn sẽ bị tội lớn. Nếu khi trồng mà nguyện khắp tất cả chúng sinh ai ăn đều phát tâm Bồ-đề, người sau ăn thì được công đức lớn. Lại nữa, nếu giáo hóa được một ngàn người phát tâm Bồ-đề thì tất cả các tội đều tiêu diệt. Nếu giáo hóa được một trăm người tà kiến thì cũng được diệt tội. Nếu chỉ giáo hóa được một nhất-xiển-đề phát tâm Bồ-đề thì tất cả các tội đều tiêu diệt; Hai là tướng thiện hiện ra. Thiện có hai thứ: Một là tán thiện, hai là định thiện. Nếu tán thiện, phần nhiều là người tu ở quá khứ và đời này tập báo hai nghiệp. Nếu người trong lúc hành đạo và khi ngồi thấy giải thích giới luật thiện tụ khinh trọng, tức là nghiệp tập báo ở quá khứ hiện ra. Nếu trong định mà niệm niệm muốn thanh tịnh, giữ gìn giới cấm, suy nghĩ tội lỗi, sinh tâm sợ hãi tự biết nặng nhẹ, đổi xưa tu mới phát lồ sám hối, tức là tập nghiệp hiện ra. Hoặc thấy đời này nghiệp báo bố thí hiện ra, trong tâm niệm niệm muốn làm bố thí, đây ra tập nghiệp hiện ra. Hoặc thấy cúng dường Tam bảo, cha mẹ, sư tăng, lập hội cúng trai, xây chùa dựng tháp đều là tướng tập nghiệp hiện ra. Hoặc thấy giảng nói Nghĩa kinh Đại Tiểu Thừa, người học đọc tụng, đây là tập nghiệp hiện ra. Hoặc ý muốn nghe tập Đại Tiểu thừa, suy nghĩ nghĩa lý hỏi đáp vô cùng tận. Đây là quá khứ đời này nghe học văn tư tu nghiệp tướng hiện ra. Nếu tướng định thiện hiện, hoặc người tu ở quá khứ và đời này tạo thiền sám hối, hoặc tu A-na-ban-na. cõi Dục tán tâm được phát vị đáo địa cõi Dục, căn bản sơ thiền định, tướng nghiệp thiện hiện ra, hoặc căn bản tịnh thiện đặc thắng thông minh, nghiệp tướng định tập, định thiện ở quá khứ hiện ra. Hoặc ý muốn tu Ana-ban-na, tự nhiên dứt đạo điều thích, thân tâm nhẹ nhàng điều hòa khoan khoái. Đây là tập định thiện nghiệp tướng đời này hiện ra. Hoặc thấy thây chết bừa bãi, hoặc thấy xương người của thân mình và thân người, đều là xương người, các xương cốt gá vào nhau, chỉ thấy máu mủ sâu bọ bất tịnh, không có nhân ngã, chán ghét thế gian. Đây là tập định thiện nghiệp tướng quá khứ hiện ra. Hoặc trong tâm niệm niệm muốn hệ tâm tu chín tướng, tám Bối xả, v.v... các quán phá được tham dục, niệm niệm tiếp nối, chán ghét thế gian, tất cả đều xả. An tâm tu đạo không có các niệm khác. Đây là tướng thiện nghiệp tu định đời này hiện ra. Hai môn cam lộ này phá được lợi sử hạ địa chúng sinh, giác quán tâm bệnh độn sử tham dục tâm bệnh đã trừ, Tam-muội hiện tiền, tuệ giải khai phát. Đây là định thiện thế gian, xuất thế gian trong ba tạng, hai nghiệp tập báo tướng hiện ra. Nếu người tu quá khứ đời nay đã từng học Bồ-tát tạng, nay nhờ sám hối nên định tuệ thiện nghiệp thế gian và xuất thế gian đều hiện ra. Hoặc vì đối trị giác quán thì tùy chỉ phần mà thuộc về. Hoặc ý niệm niệm tự muốn chỉ tâm một duyên, nhân tu định quá khứ đời nay nên công đức thiện nghiệp khai phát tướng hiện. Hoặc vì đối trị hôn trầm, tùy phần quán sát khởi ám tâm. Hoặc ý niệm niệm tụ muốn tùy quán, quán tâm rõ ràng là tập tuệ công đức nghiệp lành quá khứ đời này hiện ra. Hoặc hiện tại đối trị ái kiến hai hoặc chỉ quán, nên gọi là Câu phần. Hỏi: Vì sao trước chỉ không quán, kế quán không chỉ, vì Câu phần nên chỉ quán biến sáng? Đáp rằng: Vì trị nghiêng nặng về kiến ái. Nay vì trị hai bệnh kiến ái cho nên đều nói: Hai phần đồng loại là chỉ quán điều thích cùng làm phương tiện, dứt tâm ngoại thô phương tiện tu quán ấy thì chỉ làm phương tiện. Nếu muốn tu chỉ, trước phải dùng quán phá tâm tối tăm, liễu đạt tâm tánh rõ ràng, phương tiện an tâm tâm tánh. Ấy thì quán làm chỉ phương tiện, nên gọi là hai phần đồng loại. Đây là Bồ-tát Tạng Thế Gian Định Thiện, hai nghiệp tập báo tướng hiện ra. Nếu người tu do đây điều tâm định lực đã mạnh, phiền não đã yếu mỏng, thì phát được tất cả thiền. Tất cả thiền có ba thứ: Một là Hiện pháp lạc trụ thiền; hai là xuất sinh Tam-muội thiền; ba là lợi ích chúng sinh thiền, tức nhiếp chân đế Tam-muội, xuất sinh Tam-muội thiền, tức là nhiếp Chân đế Tam-muội. Được ba đế Tam-muội này gọi là Tam-muội Vương. Tất cả Tam-muội đều vào trong ấy, đủ hai mươi lăm Tam-muội, cũng gọi là Thủ-lăngnghiêm Tam-muội, đầy đủ một trăm lẻ tám Tammuội, thấy được Phật tánh trụ Đại Niết-bàn, đây là nghiệp định thiện xuất thế gian của Bồ-tát khai phát.

Ba là nếu ở trong bảy ngày đạo tràng, nếu thấy chủ bảy ngày đạo tràng và thấy mười Pháp Vương tử, hễ thấy bất cứ một Vương tử nào đều chẳng được nói với người khác liền bị tội chướng đạo, đui mù si mê các bệnh. Từ trên đến đây pháp tướng đều chẳng được nói vì làm hoại pháp cấm, chỉ trừ thầy quyết nghi.

Hỏi: Vì sao có tướng biết được, có tướng chẳng thể biết?

Đáp: Tướng có hai thứ: một là tiêu tướng, hai là hiện tướng. Nếu là quá khứ cách đời quên mất phần nhiều là tiêu tướng hiện, vừa khiến biết thì chẳng thể biết. Nếu là tướng hiện tại phần nhiều là hiện tướng thì sự gần, người tu cũng thấy liền biết. Nếu chẳng biết thì thầy sẽ phân tích. Nếu mê đắm mà sám hối thì liền hết.

IV. NỘI LUẬT YẾU QUYẾT có hai ý: (Một là nói tướng diệt và chẳng diệt của năm thiên giới; hai là nói tướng diệt và chẳng diệt của nghiệp mười điều ác mười điều thiện).

Là nói nghiệp thiện thiện ác hiện ra: Người tu hệ tâm suy nghĩ thật pháp của Chư Phật. Dốc lòng siêng năng gia thêm công đức có các thứ nghiệp thiện ác hiện ra.

1. Là tướng diệt, không diệt do phạm năm thiên giới: Nếu nghiệp tướng hiện. Nếu người tu ở trong mộng và khi đi ngồi, nếu thấy không đầu, không tay, không chân, hoặc thấy không áo, ở hầm sâu, và các phá khí khác, phải biết là tướng Phạm thiên giới đầu. Nếu người tu ở trong mộng và khi đi khi ngồi nếu thấy người không tai mũi thân thể, thiếu phá, các căn chẳng đủ và các uất khí, hoặc thấy nam nữ nặng về dục, sinh tâm nhiễm ô chung tướng ôm giữ. Phải biết là Phạm thiên giới thứ hai tướng hiện. Nếu người tu ở trong mộng và lúc đi ngồi, nếu thầy hình dung tiều tụy, mặc áo dơ bẩn và ngồi trên xe hư sợ bị té Xa-nặc. Thấy rồi u sầu. Hoặc thấy thân thể không áo, rách rưới bẩn thỉu, phải biết là hiện tướng Phạm thiên giới thứ ba. Nếu người tu ở trong mộng, hoặc khi đi ngồi, nếu thấy bát bể, bát không, quần áo đen đúa, hoặc thấy uống rượu ăn phi thời, lại bày chậu rửa. Phải biết là phạm mười sự giới tướng trong thiên thứ ba. Nếu người ở trong mộng và khi đi ngồi, hoặc thấy có cảnh giới mịt mờ chẳng sáng sủa, tâm chẳng vui, thân nặng nề, việc làm chẳng được tư vị (hiếm thú), phải biết đó là phạm giới Đề-xá-ni của thiên thứ tư và phương tiện trước sau, tướng phá giới sáu tụ bảy tụ hiện ra. Tướng thiện hiện là nếu thấy tướng ác hiện rồi dốc lòng sám hối, tội phá giới diệt rồi thì tướng thiện liền hiện ra. Hễ muốn tu đạo thọ pháp thì trước phải giữ tịnh giới, nếu giới thanh tịnh thì pháp mới thường trụ, tuy tướng nặng nhẹ đều hiện ra trước. Nếu người tu ở trong mộng và khi đi ngồi nếu thấy đầu đội nón báu, thân đeo chuỗi anh lạc, thân tướng mầu nhiệm. Phải biết tức là người tu sám hối thiên thứ nhất tướng giới tịnh hiện. Nếu người tu ở trong mộng và khi đi ngồi nếu thấy tóc báu ở trên đầu người tu, hoặc thấy người đẹp đẽ các căn đầy đủ, phải biết là tướng sám hối tịnh giới thiên thứ hai hiện ra. Nếu người tu ở trong mộng và khi đi ngồi nếu thấy mặc áo mỏng trơn láng, hoặc thấy người tu nghiêm chỉnh, cầm y bát oai nghi thanh tịnh. Phải biết là tướng sám hối tịnh giới thiên thứ ba hiện ra. Nếu người tu ở trong mộng và khi đi ngồi nếu thấy đồ đựng lành lặn sạch đẹp, sắc áo tăng sự hòa hợp, hoặc thấy thanh tịnh cúng cơm Phật và Tăng thì phải biết người tu sám hối thiên thứ ba, chín mươi sự giới tịnh hiện tướng. Nếu người tu ở trong mộng và khi đi ngồi nếu tự biết thân mềm mại cử động nhẹ nhàng, đối với chỗ học tâm sinh vui mừng, phải biết là tướng sám hối tịnh giới thiên thứ tư hiện ra và phương tiện trước sau.

Thứ sáu, thứ bảy tướng giới thanh tịnh hiện ra lược nêu ngoài năm thiên, một thiên tướng thiện ác, trong đó tử tế tư, chẳng phải hạnh chứng khẩu quyết, há văn chép được hay sao?

2. Nói nghiệp mười điều thiện, mười điều ác diệt và chẳng diệt: Người tu nghiệp tướng tuy nhiều nhưng không ngoài mười điều ác, mười điều thiện. Người tu nhờ sứ sám hối đều hiện ra trước. Về mười nghiệp ác, nếu người tu ở trong mộng và khi đi ngồi mà thấy cảnh giới thô ác như mọi người cầm dao gây tàn hại nhau, hoặc thấy người, súc sinh đến đòi mạng, hoặc thấy giữa đường tức giận chửi mắng, hoặc thấy người nhiều bệnh chết yểu, phải biết nghiệp tướng sát sinh hiện ra. Nếu người tu ở trong mộng, hoặc thấy cặn rượu dơ bẩn, quần áo diêm dúa, hoặc thấy tạp y báu vật ở dưới chân, hoặc thấy kho đụn bị phá hoại, hoặc thấy thân mình ở chỗ hoang vu sợ hãi, hoặc ở trong hang núi đen, hoặc thấy có người nghèo hèn đến hoặc thấy thiếu nợ người khác, phải biết đó là tướng nghiệp trộm cắp hiện ra. Nếu người tu ở trong mộng và khi đi ngồi nếu thấy ngọn núi lớn mầu xanh sụp đổ, cắt đứt đường đi, hoặc thấy nước lớn mênh mông, hoặc thấy cảnh nhiễm vào lòng, ngăn dứt chẳng được thông, hoặc thấy đối cảnh liền khởi tâm nhiễm, hoặc thấy quyến thuộc làm việc phi pháp. Phải biết đó là tướng dâm dục hiện ra. Nếu người tu hành ở trong mộng và khi đi ngồi nếu thấy sự thô ác, cùng nhau chê bai, hoặc bị người khác lừa gạt, quên mất đường chánh, tuy tự có lý oan ức chẳng trình bày được, phải biết tướng nghiệp nói dối hiện ra. Nếu người tu ở trong mộng và khi đi ngồi nếu thấy hai núi chướng ngại, tin tức chẳng thông, hoặc thấy bạn thân lìa cách, quyến thuộc chẳng hòa, phải biết là tướng hai lưỡi hiện ra. Nếu người tu ở trong mộng và khi đi ngồi mà nghe tiếng dữ gầm thét, tâm sợ sệt chẳng an, hoặc thấy có người mắng chửi, ngươi dối gạt mình, nay mình trả báo ngươi. Hoặc thấy có người tranh đấu (đánh nhau). Phải biết đó là tướng nói hung ác hiện ra. Nếu người tu ở trong mộng và khi đi ngồi nếu thấy nhả ra cặn rượu, hoặc thấy từ miệng phát ra lời rít rấm chẳng nói được, nếu có tiếng lời cũng không rõ ràng, nói với mọi người, mọi người đều chẳng tin nhận. Phải biết đó là tướng nghiệp thêu dệt hiện ra. Nếu người tu ở trong mộng và khi đi ngồi mà thấy sấm dậy cũng như gió bảo dữ dội, hoặc thấy người nặng về dục, tham đắm quả báo, hoặc thấy cảnh giới năm trần lăng xăng hiện ra, hoặc thấy thân mình bị trói buộc chẳng thể thoát ra, phải biết là tướng tham dục hiện ra. Nếu người tu ở trong mộng và khi đi ngồi mà thấy núi bảy báu bị mây che khuất, biến thành đất đá, tâm rất sợ hãi, hoặc thấy có người huơ tay đánh tát mà nổi giận, hoặc thấy người đến phá rối, hoặc thấy có người đến kéo dắt đi, năn nỉ chẳng buông, hoặc thấy rắn độc đầy đất, phun nọc độc vào mọi người, phải biết đó là tướng sân nhuế hiện ra. Nếu người tu ở trong mộng và khi đi ngồi nếu thấy cát đá dính làm dơ người đi, hoặc thấy cảnh phía trước như mây che tối, người tu tâm bị mịt mờ chẳng biết chỗ đến, hoặc thấy voi đen chặn đường, hoặc thấy người biên địa chẳng tin Tam bảo, tâm ôm ấp dua nịnh do dự, hoặc thấy bỏ giới hoàn tục phải biết đó là tướng tà kiến hiện ra. Đây là nói lược mười việc thô là tướng mười nghiệp ác hiện ra. Nếu người tu thấy những việc ác như thế mà dốc lòng sám hối thì mười nghiệp ác diệt hết. Bấy giờ, tướng thiện tự hiện, nếu người tu thấy mầu đen biến thành mầu trắng, mầu vàng, chúng sinh thấy tướng thì vui mừng kính yêu không chán, phải biết đó là sám hối nghiệp sát sinh hết mà tướng hiện ra. Nếu thấy cây báu hoa trái đầy đủ, hoặc thấy tiền của mọi người tặng biếu nhau. Phải biết đó là sám hối nghiệp trộm cắp hết mà tướng hiện ra. Nếu thấy hoa sen đầy khắp cõi Diêm-phù-đề, hoặc thấy mọi người đều từ hoa sen hóa sinh, hoặc thấy trước người mà nói pháp trong sạch rõ ràng thì phải biết là sám hối nghiệp dâm đã hết, tướng hiện ra như thế. Nếu thấy có người bày thành bảy báu, trong thành nhân dân bày nhà cửa đẹp đẽ, tâm rất vui mừng quay mặt về các phương cũng thấy, phải biết đó là sám hối nghiệp nói dối đã hết mà tướng hiện như thế. Nếu người tu thấy mọi người nhóm họp nói pháp hòa hợp, tụ hội vui vẻ. Phải biết đó là sám hối nghiệp hai lưỡi đã hết mà tướng hiện ra như thế. Nếu thấy đường lớn sạch đẹp, người đi xa trở về từ tâm thăm hỏi như cha như mẹ. Hoặc nghe tiếng khen ngợi Tam bảo, phải biết là nghiệp mắng chửi đã hết mà tướng hiện như thế. Nếu người tu thấy thiện tri thức thật khuyên tinh tấn, nói chân pháp yếu, sinh tâm tin ưa như nói tu hành, phải biết là nghiệp thêu dệt đã hết mà tướng hiện như thế. Nếu người tu thấy thân bị khổ não lớn chợt tự cảnh ngộ đều là chấp có thân tâm là gốc các khổ, xương gân giả dối có các thứ giòi trùng, tự thấy thân mình như địa ngục lớn, tất cả lửa cháy thiêu đốt hết sạch, phải biết đó là nghiệp tham dục đã hết mà tướng hiện như thế. Nếu người tu thấy tất cả chúng sinh tiều tụy biến thành đẹp đẽ cùng nhìn ngắm nhau. Trong mặt trời hiện tất cả sáng suốt, hoặc thấy cây khô lại xinh tươi, phải biết là nghiệp sân nhuế hết mà tướng hiện như thế. Nếu người tu thấy bảo châu như ý mưa xuống tất cả báu, chúng sinh lượm dùng vô tận. Hoặc thấy Tỳ-kheo cầm ôm y bát mà sinh tâm ưa thích. Hoặc thấy Tỳ-kheo vì nói thắng pháp gọi cùng vào Tam-muội, phải biết đó là nghiệp tà kiến hết mà tướng hiện ra như thế. Bởi người tu sám hối công thành tiêu tướng mười điều thiện hiện ra vô lượng, huống chi trong đó hiện tướng trăm ngàn muôn thứ không thể kể hết. Hỏi: Tướng mạo vô lượng, người tu hành đều khác, được pháp cũng khác đâu chỉ một loại? Đáp: Trước nói lược bày, người tu khiến biết hàn đạo mà có cảnh giới này, nói thẳng tướng phạm bảy chi một giới trong năm thiên, hoặc vì duyên tham mà khởi lên, hoặc cõi duyên sân mà khởi, hoặc duyên si mà khởi, ba lần bảy, hai mươi mốt tướng phạm có hai mươi mốt tướng trì, cũng hai mươi mốt khi mới thọ giới, trước từ ngục A-tỳ lên đến thân Phật, khắp Tam thiên Đại thiên thế giới hữu tình vô tình, đều phát giới vô tác. Y cứ một giới nói trì phạm nhiều thứ, cho đến Đại Tiểu thừa chẳng thể nói, chẳng thể kể vô biên số như hạt bụi, tướng trì phạm cũng vô biên. Hoặc tiêu tướng, hoặc hiện tướng, văn chẳng chép hết. Nếu người tu làm lâu hoặc dạy người khác làm, như phương pháp trên, mỗi pháp đều thành tựu tụ tha đã sáng, đều hợp với kinh. Phật chẳng nói dối. Chỉ trừ chẳng dốc lòng và đều không đủ, chẳng có gì khác, pháp cứu cấp này nhất định diệt tội, tăng thọ, tăng phước. Nếu không biết như thế và kẻ mới học Tam-muội, người tu cưỡng ép tâm, ở đây như trong kinh nói là bị pháp ngăn đạo, như đọc chú bất thiện mà bắt rắn độc mười thiện mười ác và pháp chướng đạo cũng chẳng thể kể. Khi ấy người tu tự dùng sức trí mà châm chước, hoặc vì quyết nghi khác, chẳng thấy một tương ưng sinh tà kiến, vì sao? Vì các tướng khác nhau, ẩn hiển nặng nhẹ có tâm khác. Nếu sáng rõ như gương sạch thì xấu tốt tự hiện.

Hỏi: Các pháp thật tướng không có tướng thiện ác, vì sao thực hành thật pháp của Chư Phật mà có tướng hiện.

Đáp: thật tướng các pháp không có tướng, hay bày tướng thế gian. Người tu hành đạo chẳng nghĩ có tướng, chẳng nghĩ không tướng, chỉ quán thật tánh của tâm. Tâm tịnh thì tất cả pháp tịnh, tâm hết thì tất cả pháp hết. Chỉ có tâm tâm tăng thượng công thành thì tướng hiện. Dụ như chậu nước để trong nhà kín, tuy không có tâm phân biệt mà các tướng tụ hiện.

Hỏi: Khi tướng hiện thì thật giả khó biết, làm sao biết được để lấy bỏ?

Đáp: Thật giả thật khó biết, hoặc có tri thức tốt tự quyết định cho. Tuy nhiên người tu bốn nghi tất cả tướng chẳng được lấy, chẳng được bỏ. Nếu niệm tướng quán trừ thì thấy được Bát-nhã. Nếu lấy như người lấy hư không, nếu bỏ như người bỏ hư không, bình đẳng pháp giới cũng giống như thế. Trong phần tu hành nói rộng như điều giáo, ở đây chẳng thể ghi hết.


[Đầu trang][Mục lục bộ Chư Tông][Mục lục tổng quát]