TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ CHƯ TÔNG

SỐ 1951 - XÍ THẠNH QUANG ĐẠO TRÀNG NIỆM TỤNG NGHI THẬP DI

Sa-môn Linh Giám ở Vân Gian đời Tống soạn

MỤC LỤC

SỐ 1951 - XÍ THẠNH QUANG ĐẠO TRÀNG NIỆM TỤNG NGHI THẬP DI

LỜI TỰA

XÍ THẠNH QUANG ĐẠO TRÀNG TỤNG NIỆM NGHI


LỜI TỰA

Pháp sư Tôn giả Từ Vân người Thiên Trúc đời Tống, vì hành từ quang giáo, thị tịch tại đạo tràng Thiên-trúc ở Tiền Đường, đệ tử là Linh Giám dùng pháp hóa đạo của Pháp sư ở đương thời là Tammuội hành pháp thí cho đến đời sau để mở rộng bốn thứ Tam-muội để vào văn này. Hành pháp đều thạnh nhưng chẳng thể chẳng diệt. Do đó nhặt lượm các văn rơi rớt để biên tập lại. Riêng có Xí Thạnh Quang Đạo Tràng Niệm Tụng Nghi thì chưa lưu hành rộng khắp, bèn góp nhặt các văn mà sửa sang cho đầy đủ trước sau. Vì bản cũ có năm chương, nay thêm thành bảy khoa (tức thêm phương pháp và thích nghi). Bày phương pháp thì dùng lịnh ở kinh này, khiến người tu tạo có nơi y cứ. Còn thích nghi thì Hoa Phạm đều ra công, đạo tục đều gồm Nghi Phạm ở chốn Đàn tràng. Nay Tam Tạng dịch kinh Đại Khanh đương triều Đề tự hành thế đều chẳng rõ ràng, còn các thứ khác thì duyên tập văn xưa nhưng chẳng quên kinh này.

-------------------------------------

THẠNH QUANG ĐẠO TRÀNG TỤNG NIỆM NGHI

Sa-môn Tuân Thức Truyền Thiên Thai Giáo Quán ở chùa Thiên Trúc đời Tống soạn.

Pháp Nghi lập ra thì phải làm chủ. Nếu nói lý có chỗ về, thì đâu phải tranh luận, trừ người truyền là kẻ không ra gì đề hồ sát nhân. Chân Ngôn Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức, là do Đại thánh (Phật) thương xót từ bi riêng bày thần phương, tuy lời có hơi khác nhưng trì niệm thì công sâu khó lường. Người chuyên tâm tạm tụng lập kiến có công phu, há là ở lời nói chi chép.

Thứ nhất lập đàn tràng cúng dường có ba ý: Một là bày chỗ thanh tịnh. Văn kinh chỉ nói ở chỗ thanh tịnh mà chẳng chỉ rõ phương nào, lại nói trong nước, trong nhà, hoặc nơi hoang vắng. Nếu ở chỗ vắng không ồn náo mà tìm riêng đất sạch, hoặc ở tại nhà khi tai nạn xảy ra, kẻ nghèo hèn thì nhà chỉ hơn một tầm, hoặc ở phương trượng, ở gần nhà hàng xóm bốn bên, hoặc ở xa như chùa chiền thì cũng phải tìm đất sạch. Nếu không có thì cũng phải ngồi chịu tai ương ư? Lý mà suy thì quyết định chẳng phải như thế. Nay chia làm hai ý, nếu người nghèo thì chỉ chỗ ở chọn một nơi tốt nhất, hoặc ở nơi đất sạch mà lập đạo tràng. Nếu vua chúa, Đại thần và người giàu sang thì chọn nơi cao ráo, tránh ồn ào, xa chỗ nhơ uế, hoặc nói chỗ không có nhà cửa và không uế nhiễm. Nếu nhà điện mới xây cất thì tốt nhất. Nếu Bí-sô ở tinh xá thì cũng phải biết chọn một nơi làm đạo tràng tụng chú.

Hai là pháp lập đạo tràng. Nếu vua chúa, Đại thần hay người thường thì cũng phải chuẩn bị nhà trống, quét tước sạch sẽ, phun rải nước thơm, tùy rộng hẹp mà đặt đạo tràng. Ở trên đàn thơm bày tượng Thích-ca, các tượng Văn-thù, Phổ Hiền, Quan Âm cũng đặt theo. Ở bốn phương để tượng Thiên Vương Hộ Thế. Ở trong đàn trước Phật để tượng Minh Vương Phẫn Nộ. Các tượng khác thì vây quanh bốn vách. Nêu các sao và trời Tịnh Cư v.v... cúng dường, giữ ý vừa phải.

Ba là cúng dường. Trong các phướn lọng thêu vẽ mới, dâng cúng hoa quả hương thơm và thức ăn các thứ ngon quý để bày tỏ lòng thành.

Nếu người thật nghèo thiếu thì tùy theo khả năng cúng dường, không nên luyến tiếc và lừa dối Thánh Hiền.

Thứ hai là phương pháp. Kinh chép: nay ta nói thời quá khứ có Đức Như Lai Ta-la Vương đã nói Đà-la-ni Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức để trừ các tai nạn. Nếu có vị vua và các Đại thần nói ở trong cõi nước hoặc bị năm sao ép bức, La-hầu, sao chổi các sao yêu quái chiếu vào cung bổn mạng, hoặc các sao vào đế tòa, khi ở trong cõi nước, ở trong nhà, nơi hoang vắng mà ép bức, hoặc lui, hoặc vào làm các chướng nạn, thì chỉ ở chỗ thanh tịnh mà lập đạo tràng, niệm Đà-la-ni một trăm lẻ tám biến, hoặc một ngàn biến, hoặc một ngày, hai ba ngày cho đến bảy ngày, y pháp trang sức đàn tràng, dốc lòng thọ trì đọc tụng, thì tất cả tai nạn đều tiêu tan chẳng thể làm hại. Cho đến nói rằng: Nếu có Bísô, Bí-sô-ni, người nam hay nữ thọ trì đọc tụng Đà-la-ni này thì thành tựu tám muôn thứ tốt lành, trừ diệt tám muôn thứ chẳng tốt lành. Căn cứ vào văn kinh có đủ bốn nghĩa: Một là tiêu ba chướng; hai là tiêu thắng pháp; ba là nói về lực dụng; bốn là hiển Đà-la-ni. Kinh nói: Tất cả tai nạn đều tiêu diệt. Tất cả lời nói bao gồm ba chướng mà nghiệp chướng kinh có nói rõ ràng, nhưng do phiền não cho nên có nghiệp, nghiệp sẽ vời lấy quả báo. Lại nội thân ngoại báo tai nạn các việc là báo chướng. Chuyên nói nội tâm là phiền não chướng. Nếu khởi tâm quyết định động phát thân miệng thì sẽ lôi kéo quả báo đến, ấy là nghiệp chướng. Nếu thế sao xấu, sao tai họa khác đều chẳng quan tâm, vì sao lại là nghiệp chướng?

Đáp: Đây chính là tướng ngoài biểu thị nghiệp sắp khởi, là tướng nghiệp trách báo nghiệp chướng cảm báo, cho nên tướng ấy hiện tiền nghiệp chướng ngoài hiện bày quả báo chẳng lâu, nếu không có phương pháp thì lấy gì mà cầu tai ương tiêu trừ. Do đó thứ hai có phương pháp làm cho tiêu. Nếu một ngày, hai ngày ba ngày cho đến bảy ngày tụng chú Đà-la-ni này một trăm lẻ tám biến biểu thị phá một trăm lẻ tám phiền não, thành tựu một trăm lẻ tám Tam-muội, hoặc tụng mười ngàn biến để thành tựu mười ngàn pháp môn. Cho nên y cứ ba nghiệp trì chú, làm phương pháp ba đức. Dùng sự biểu lý, chỉ ở chỗ thanh tịnh mà lập đàn tràng. Thân phải tắm gội cho thanh tịnh, là dùng ngoài nói trong biểu thị làm pháp thân. Niệm Đàla-ni này. Muốn biết trí ở lời nói biểu thị cho Bátnhã, dốc lòng thọ trì, vì tín lực nhận niệm lực cho nên trì, nghĩ là giải thoát. Nếu tác pháp thành thì điều xấu sẽ diệt, điều lành sẽ sinh.

Cho nên thứ ba là nói về lực dụng. Thân người vốn bất tịnh, hoa sen vốn mọc trong bùn. Nay gần thì làm nhân phép tắc cho ba nghiệp, xa thì thành diệu nghĩa ba đức. Thân nghiệp thành năng nhương báo chướng, khẩu nghiệp thành năng nhương phiền não chướng. Dốc lòng năng nhương nghiệp chướng, ba nghiệp đã tiêu tức thành ba đức. Cho nên thứ tư là hiển bày Đà-la-ni. Thể của ba chướng đã chuyển lý số thành ba đức, Báo chướng chuyển thành đức pháp thân, phiền não chướng chuyển thành Đức Bát-nhã, nghiệp chướng chuyển thành Đức giải thoát. Như ba pháp này tức Đà-lani, ba đức diệu thể chẳng phải không mà không

Tuệ Quang Xí Thạnh, không phải tịch mà tịch, có oai đức lớn. Ngăn ác chín giới, giữ điều thiện của cõi Phật, già trì chẳng hai, nêu một đủ ba, nói ba tức một. Nếu chẳng phải ba đức bí chú, vì sao có thể thành tựu được tám muôn thứ tốt lành trừ diệt được tám muôn thứ chẳng tốt lành. Lược bày như thế, trình rõ hành tướng, như trong Ma-ha Chỉ Quán có nói rõ.

Thứ ba là chọn chung thanh tịnh. Kinh chép: Nếu có cõi nước chẳng yên, tai nạn tranh nhau khởi lên thì thỉnh chúng thanh tịnh chọn chúng, có hai: Một là cựu hạnh thanh tịnh; hai là nhập đạo tràng thanh tịnh. Một là cựu hạnh tức là người xuất gia đã tinh chuyên giới luật, định tuệ đều tu, điểm khắp bảy chi, không hề có một lỗi. Đại Tập Khai có Hối tịnh, còn gọi là Ô đạo. Đời gần đây ba học khó đủ, bốn nghi lễ suy đồi, chỉ lấy tăng tùy phần như pháp chẳng phạm giới trọng từng không hề phát lồ, đànviệt kính tin cũng được thanh tịnh. Sợ chọn chúng qua thanh tịnh thì đời này ít có người dẫn đường tốt. Nếu trần ai quá lỗi ba nghiệp tỏ bày và vì tham cúng dường là dối nói thanh tịnh. Ngài Nam Sơn nói: Người trước giống người, chỗ vắng như quỉ, trời rồng không thích thấy, quỉ mị cười chê, người như thế làm sao có thể trì chú cầu hết tai ương. Lại làm sao có thể khiến thâu lại ánh sáng, yêu quái diệt bóng; hai là nhập đạo tràng hạnh thanh tịnh, chúng cựu hạnh tịnh khiết đáng làm ruộng phước còn nhập đạo tràng thì càng thêm nghiêm túc. Trước phải tắm gội, mặc y phục mới sạch, đủ các oai nghi khiến người đến học hỏi cung kính. Mỗi ngày tắm gội ăn uống súc miệng, chớ nên nói cười, đùa giỡn với thí chủ thấy nhà cửa đạo tràng chưa đủ thì dự trù, tín thí mừng giận nhiều ít, phi thời đòi hỏi ăn uống vô độ, ăn uống ngon dở chớ khởi tâm ưa ghét, chớ biếng nhác ngủ nhiều, cẩn thận chớ ho khạc, nói cười ồn ào chuyện thế tục. Phải để ý chớ để người chê bai, nếu là Quốc vương, Đại thần thì phải rất chí thành, nghiêm túc ba nghiệp. Nên biết.

Thứ tư là pháp tụng chú, tụng chú phải trải xem bộ tụng niệm, các văn lập khuôn phép khác nhau, nay lấy đại ý mà lược bày. Hoặc lễ Phật trước và lễ sau khi tụng chú, mỗi lần tụng phải đủ một trăm lẻ tám biến. Y cứ vào văn này thì phải cố gắng tụng không được bỏ dở. Như phép dùi lửa nếu bỏ dở thì lửa không phát. Lại như tò vò bắt sâu cho con ăn, tiếng tiếng không dứt, chú thành mới thôi. Nay cũng giống như thế. Nếu một lần cất tiếng chú chưa đủ một trăm lẻ tám biến thì công chú chẳng thành, việc làm luống không, sẽ có chướng nạn. Nếu nạn nước lửa xảy ra quá gấp thì phải nghĩ rằng ta đọc chú pháp chưa dứt ắt sẽ tiếp tục. Cho đến tâm liên tục không dứt. Giữa chừng chẳng được tiếp người nói chuyện. Khi có người đến thì phải nghĩ rằng: Ta phải liên tục tụng đủ số chú. Trừ việc gấp này các việc khác thì không khai. Nếu có khai sẽ bị chướng nạn phải rất cẩn thận. Chẳng được vừa đi vừa làm mà tụng, và khi chánh tụng mà phải nói chuyện với người thì phải tụng đủ số rồi mới nói, mới làm. Phải ở trong giới hoặc quì, hoặc ngồi mà tụng, chẳng được ra khỏi giới. Lại ở trong đàn hoặc một ngày hai ngày v.v... cho đến bảy ngày chẳng được trong thời gian búng ngón tay mà thiếu tiếng người tụng chú. Chỉ trừ khi lễ Phật và ăn uống. Phần nhiều thấy thời tăng chẳng biết mà xúc phạm rồi mặc tình nói cười, buông tuồng ăn uống vô độ, mặc tình ăn trái cây, uống thuốc men và ăn đồ cúng dường Tam bảo, quỉ thần, đi đứng ngồi nằm đều tụng chú bất chấp trong giới ngoài giới, tai mắt không cấm sắc thanh, thân tâm không giữ tiết độ, chẳng phải chỉ tự sinh chướng đạo mà còn khiến cho thí chủ lại bị tai ương, nếu chưa hiện ứng thì cũng hoàn toàn vô ích. Luống tiêu của tín thí, chẳng sợ địa ngục. Than ôi khổ thay. Hãy nghĩ thiện mà dứt ác. Lời chẳng tại đọc, ý lỗi ở hành trì. Đời gần đây có nhiều nạn cải cách, người biết việc nên suy nghĩ kỹ.

Thứ năm là ba nghiệp cúng dường. Lễ thỉnh bày ý có bảy phần: Một là ba nghiệp cúng dường; hai là kính thỉnh Tam bảo; ba là khen ngợi Tam bảo; bốn là làm pháp trì chú; năm là lễ Phật; sáu là sám hối; bảy là hành đạo. Đi nhiễu quanh khi sắp vào đạo tràng, trước nhờ một người trì chú kiết giới hộ trì, vì sợ có lưu nạn, kiết giới xong rồi mới làm pháp.

1. Pháp lành giả tu ba nghiệp cúng dường. Đọc lớn:

-Tất cả cung kính, tin lễ Thường Trú Tam Bảo.-Nghiêm dâng hương hoa đúng như pháp cúng dường. Nguyện hương hoa này Chư Phật thọ dụng, đầy khắp trước tất cả Phật, Pháp, Tăng trước các trời tiên và cung trời trăng sao, làm đài Quang minh, làm nhiều Phật sự. Cúng dường xong rồi tất cả kinh tín.

2. Người tu triệu thỉnh Tam bảo (Tất cả quì xuống tay cầm lò hương chuyên tưởng mời vào đạo tràng chứng minh trì chú, ánh sáng chiếu đến đâu tai ương đều diệt hết). Người đứng đầu đọc lớn:

- Nhất tâm kính thỉnh Tổng Trì Giáo Chủ Phật Thích-ca Mâu-ni.

- Nhất tâm kính thỉnh, Nam-mô Phật Ta-la Vương thời quá khứ.

- Nhất tâm kính thỉnh, Nam-mô bảy Phật Quá Khứ, Di-lặc vị lai, ngàn Phật hiền kiếp, tất cả Chư Phật mười phương ba đời.

- Nhất tâm kính thỉnh, Nam-mô Đà-la-ni Tạng Nhất Thiết Mật Ngôn Thanh Tịnh Pháp Bảo.

- Nhất tâm phụng thỉnh, Nam-mô Minh Vương Phẫn Nộ, Đại Bồ-tát Kim Cang Thủ.

- Nhất tâm kính thỉnh, Nam-mô Đại Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi, Đại Bồ-tát Phổ Hiền, Đại Bồ-tát Quán Thế Âm, Đại Bồ-tát Đại Thế Chí.

- Nhất tâm kính thỉnh, Nam-mô Đại Bồ-tát Tổng Trì Vương, Đại Bồ-tát Kim Cương Tạng và tất cả Đại Bồ-tát mười phương.

- Nhất tâm kính thỉnh, Nam-mô Thanh văn, Duyên giác, tất cả Hiền Thánh Tăng.

- Nhất tâm kính thỉnh, Nam-mô trời Phạm Thích, các trời Tịnh Cư, Hộ Thế Tứ Trần tất cả Thiên Chúng.

(Các vị sau chỉ chúng thế tục làm lễ, Tỳ-kheo thì đứng).

- Nhất tâm kính thỉnh, Nam-mô Du Không Thiên Chúng Cửu Chấp Đại thiên, hai mươi tám sao, mười hai cung thần tất cả thánh chúng.

- Nhất tâm kính thỉnh, chủ vua Diêm-la mười tám ngục, chủ thiện phạt ác, tất cả linh kỳ, các quỉ vương làm bệnh, làm thuốc, làm tai ương, tất cả Thánh chúng.

- Nhất tâm kính thỉnh, các Thần thủ hộ chánh pháp ở chỗ này, ở già-lam này.

- Nhất tâm kính thỉnh, Năm Thánh Vương Tử Linh Đàn Xã Miếu ở một ấp cảnh này, và tất cả Thánh chúng như thần Thành Hoàng, v.v...

- Nhất tâm kính thỉnh, thí chủ trong nhà, Hộ

Trạch Long Thần và các Thủ Hộ Thần phương ngung cấm kỵ phòng vụ khổ điếm, các cung túc Ngươn Thần lớn nhỏ trong nhà, và tất cả các thần trừ tai chú phước, v.v...

Trên chúng con kính thỉnh: Tất cả Tam bảo Thích-ca Mâu-ni, Phật Ta-la Vương, cúi mong chẳng bỏ đại từ đại bi thống lãnh các quyến thuộc đến chỗ chúng con, nhận chúng con cúng dường và các tinh diệu, tất cả linh kỳ đều nương Oai Quang Tam Bảo đến nhóm họp. Chúng con ở chỗ này làm Đại Cát Tường, tụng trì thần chú, cúi mong ủng hộ khiến không lưu nạn, khiến các hữu tình được vô lượng phước.

Như thế pháp triệu thỉnh này chỉ dùng khi mới vào, các thời khác thì lược bỏ. Phải hết sức thành khẩn kính mong giáng lâm.

3. Pháp khen ngợi Tam bảo. Khi thỉnh Tam bảo xong thì quì xuống tay cầm lò hương chí thành miệng đọc lớn rằng:

Như Lai diệu sắc thân
Thế gian không ai bằng
Cao quý không nghĩ bàn
Cho nên con kính lễ
Như Lai sắc vô tận
Trí tuệ cũng như thế
Tất cả pháp thường trú
Cho nên con quy y

4. Y pháp trì chú:

Nam-mô Phật, Nam-mô Pháp, Nam-mô Tăng, Nam-mô Phật Thích-ca Mâu-ni, Nam-mô Phật TA-la Vương ở quá khứ.

Nay con sẽ tụng chú do Phật Ta-la Vương nói ra Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Đà-la-ni rằng:

Nẳng mồ tam mãn đa.

1 -Mẫu đà nẩm.

2 -A bát ra để hạ đa xá.

4 -Ta nẳng nẩm.

5 -Đát điệt tha.

6 -Án khư khư.

7 -Khư hế khư hế.

8 -Hồng hồng.

9 -Nhập phạ ra.

10 -Nhập phạ ra.

11 -Bát ra nhập phạ ra.

12 -Bát ra nhập phạ ra.

13 -Để sắc tra.

14 -Để sắc tra. 15-Sắc trí rị

16 -Sắc trí rị.

17 -Ta phấn tra.

18 -Ta phấn tra.

19 -Phiến để ca.

20 -Thất rị duệ.

21 -Ta phạ hạ.

Đà-la-ni này do tất cả Như Lai đồng nói, nếu có Bí-sô, Bí-sô-ni, người nam, người nữ nào thọ trì đọc tụng Đà-la-ni này, thì sẽ thành tựu tám muôn thứ tốt đẹp, trừ diệt tám muôn thứ chẳng tốt đẹp. Cúng dường tất cả, bốn chúng nghe lời Phật nói đều rất vui mừng.

5. Lễ Phật: Người tu đã có ý trì chú, phải nhất tâm chánh thân, oai nghi thứ lớp. Lễ pháp thân Chư Phật cũng như hư không. Ứng vật mà hiện hình như ở trước mắt mỗi mỗi đều như thế. Người tu tự biết thân tâm mình vắng lặng, ảnh hiện trước mỗi Đức Phật, pháp giới đều có thân này đầu trán đảnh lễ, khiến cho thí chủ cũng lạy theo trang nghiêm không mất oai nghi.

- Nhất tâm đảnh lễ Phật Bổn Sư Thích-ca Mâuni, Chư Phật khắp pháp giới.

- Nhất tâm đảnh lễ Phật Ta-La Vương ở quá khứ, Chư Phật khắp pháp giới.

- Nhất tâm đảnh lễ Phật Tỳ-bà-thi ở quá khứ, Chư Phật khắp pháp giới.

- Nhất tâm đảnh lễ Phật Thi-Khí ở quá khứ, Chư Phật khắp pháp giới.

- Nhất tâm đảnh lễ Phật Tỳ-Thủ-Thi ở quá khứ, Chư Phật khắp pháp giới.

- Nhất tâm đảnh lễ Phật Ca-câu-thôn, Chư Phật khắp pháp giới.

- Nhất tâm đảnh lễ Phật Ca-na-hàm Mâu-ni, Chư Phật khắp pháp giới.

- Nhất tâm đảnh lễ Phật Ca-diếp, Chư Phật khắp pháp giới.

- Nhất tâm đảnh lễ Phật Di-lặc, Chư Phật khắp pháp giới.

- Nhất tâm đảnh lễ Chư Phật mười phương ba đời, ngàn Phật hiền kiếp, Chư Phật khắp pháp giới.

- Nhất tâm đảnh lễ, xá-lợi, hình tượng Chi, Tháp báu Chi-đề của Chư Phật mười phương.

- Nhất tâm đảnh lễ Tổng Trì Pháp Tạng Đại Oai Đức Thần Chú Nhất Thiết Tôn Kính Thanh Tịnh Diệu Pháp.

- Nhất tâm đảnh lễ Minh Vương Phẫn Nộ, Đại Bồ-tát Kim Cương Thủ.

- Nhất tâm đảnh lễ Bồ-tát Tổng Trì Vương, Đại Bồ-tát Kim Cương.

- Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ-tát Quán Thế Âm, Đại Bồ-tát Đại Thế Chí.

- Nhất tâm đảnh lễ tất cả các Đại Bồ-tát ở mười phương.

- Nhất tâm đảnh lễ Thanh văn, Duyên giác, Đắc Đạo Hiền Thánh tăng.

Khắp vì Phạm Thích, Tứ Vương, Du Không thiên và tất cả chúng sinh đều nguyện tiêu trừ ba chướng mà quy mạng sám hối.

6. Sám hối: Người tu đã lễ Phật xong liền ở trước pháp tòa chánh thân oai nghi, đốt hương rải hoa, tướng Tam bảo đầy khắp hư không như ở trước mặt, một tâm một ý cùng khắp chúng sinh, vô cùng hổ thẹn phát lồ, vô lượng kiếp đến nay cho đến đời này, cùng tất cả chúng sinh, ba nghiệp tạo ra các nghiệp ác, dứt tâm tiếp nối từ ngày nay cho đến hết đời vị lai không bao giờ còn tạo ra tất cả nghiệp ác. Vì sao? Vì nghiệp tánh tuy không mà quả báo chẳng mất. Người rõ Không còn chẳng làm lành huống chi gây tội, nếu tạo tội không ngừng thì đó là nhân duyên điên đảo, thì chịu vọng quả. Cho nên người tu phải biết không mà rất hổ thẹn phát lồ sám hối.

-Dốc lòng sám hối, con là Tỳ-kheo pháp danh... quy mạng đảnh lễ tất cả Thường Trụ Tam bảo mười phương, Phật Thích-ca Mâu-ni, Phật TA-la Vương, Đại Bồ-tát, Mạn-thù-thất-lợi, Minh Vương Phẫn Nộ, Đại Bồ-tát Kim Cương Thủ, v.v... nguyện khởi thương xót hiện tiền chứng minh cho con cùng tất cả chúng sinh trong pháp giới, tâm tánh bình đẳng, oai đức rạng rỡ, đầy đủ Tổng trì đồng chỗ chứng của Phật, thanh tịnh Niết-bàn, an lạc tối thượng. Con từ vô thỉ đến nay mê lầm chẳng biết trôi theo vô minh, ở trong sinh tử chịu các nóng bức, vì thân miệng ý gây ra các nghiệp ác, mười bất thiện, năm tội nghịch, bảy giá, phá luật nghi Phật, làm hao tổn của Thường Trụ, chê pháp chê người, bác không nhân quả. Tội chướng vô lượng vô biên như thế, phải đọa địa ngục A-tỳ và các địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, chịu thân đường ác trăm kiếp nghìn kiếp không có ngày ra. Vì nghiệp ác nên hiện chiêu cảm tai ương, năm sao ép bức, Bổn mạng cung tú (sao Bổn mạng) và các tinh vị La hầu sao chổi, yêu quái sao xấu gây các chướng nạn, hoặc hiện thân bệnh tật, phép vua xử tội, các nạn lửa nước, cướp giật trôi nổi, kẻ thù mưu hại và các việc ác, bị bùa chú thư ếm, tất cả bất tường. Nay vâng lời Bổn sư Thích-ca dạy con tụng trì oai đức thần chú, như thế tai nạn thảy đều tiêu trừ, tất cả cát tường đều được thành tựu. Cúi mong Thế tôn, các Đại Bồ-tát nhận con sám hối đầy mãn tất cả mong cầu cho con, khiến con huân tu trang nghiêm phước tuệ, mở mang Phật pháp, khai hóa chúng sinh, Tam bảo sáng tỏ, đèn pháp tiếp nối, các trời các sao tăng thêm oai quyền, mưa gió đúng mùa, giữ gìn cõi nước. Thánh quân Thánh hóa, Thần tể trung hiền, nhân dân đều được phước thọ, mười phương tín thí, cha mẹ sư tăng, chúng sinh trong pháp giới tất cả hàm thức, ba chướng tiêu trừ, đồng thành Phật đạo.

Vì thí chủ phải tụng văn này, dốc lòng sám hối. Con là đệ tử tại gia pháp danh... cúi đầu quy mạng Tam bảo mười phương ba đời, Phật Bổn Sư Thíchca Mâu-ni, Phật Ta-la Vương, bảy Phật Thế tôn. Cúi mong đại từ đại bi nhận con sám hối. Con cùng tất cả chúng sinh trong pháp giới từ vô thỉ mê vọng theo tham sân si gây ra các nghiệp ác. Do nghiệp ác mà theo ba đường, chịu các khổ báo. Tội hết được ra lại làm thân người, thói xấu khó bỏ, vẫn còn báo nhẹ. Cho đến đời này lại tạo, sát sinh trộm cướp ăn thịt uống rượu, lừa dối vô đạo, kiếm tiền trái lý. Vì các nhân duyên ấy, ác báo vị lai hiện cảm tai ương, việc ác bao vây. Hoặc năm sao bức ép, La hầu Kế đô sao chổi yêu quái trấn giữ túc cung, tai nạn đều khởi các thứ xâm lấn, kẻ thù gia đời trước tranh nhau mưu hại. Các việc ác ngang trái miệng lưỡi ếm bùa thư chú thuốc độc việc quan bắt bớ gông cùm giam nhốt chịu các khổ sở. Các nạn lửa nước giặc cướp phá hoại tiền của nhà cửa, quyến thuộc chia lìa, đấu tranh tàn hại lẫn nhau. Như thế các thứ báo ác, do tâm sinh ra, xấu hổ quở trách. Ngày nay nghiêm tịnh đạo tràng, quy mạng Tam Bảo, Chư Phật Hiền Thánh, cúi mong cùng đến nhận con sám hối, phát lồ các tội chẳng hề giấu giếm. Đốt hương dâng hoa, tụng trì thần chú. Làm pháp trừ chướng nạn cầu sự tốt lành. Tất cả sao ác tai, bàng lâm chánh chiếu, kẻ thù thư ếm, các thứ chẳng tốt lành, đều được tiêu trừ không còn xâm hại. Lại nguyện mười phương Tam bảo Bồ-tát trời Tiên, Oai Đức Chú Vương gia trì che chở, biến họa thành phước, đều được tốt đẹp, giàu có tiền của, đầy đủ quyến thuộc, tất cả mong cầu đều được tùy tâm, ăn uống dồi dào, tuổi thọ lâu dài, sáu thân hòa hợp, vượn ruộng mầu mỡ, lớn nhỏ đồng tâm thờ kính Tam bảo, tin sâu nhân quả không dám làm quấy, đọc tụng Đại thừa nguyện cầu báo tịnh, đời đời thường ở nhà Phật, nhận các thân đều thực hành hạnh Bồ-tát. Lại nguyện Hoàng đế Thánh chủ, nhân từ rộng lớn, nuôi dạy chúng dân, mưa thuận gió hòa, ngoài an trong tĩnh, các quan Châu huyện thường được ân sủng càng thêm trong sạch. Trong làng xã dân chúng đều yên ổn, sao chổi và các sao xấu chẳng gây tai họa. Cùng tất cả hư không pháp giới sáu đường bốn loài ở đạo tràng này có bao nhiêu phước đều xin hồi hướng, đồng thành Phật đạo.

7. Pháp hành đạo. Đi nhiễu Tam bảo, cùng đọc lớn rằng:

Nam-mô Phật, Nam-mô Pháp, Nam-mô Tăng,

Nam-mô Phật Thích-ca Mâu-ni, Nam-mô Phật TA-la Vương ở quá khứ. Nam-mô bảy Phật quá khứ, Nam-mô Chư Phật mười phương, Nam-mô Chư Phật mười phương, Nam-mô Đà-la-ni Xí Thạnh Quang, Nam-mô Bồ-tát Tổng Trì Vương, Nam-mô Bồ-tát Kim Cương Thủ, Nam-mô Bồ-tát Mạn-thùthất-lợi, Nam-mô Bồ-tát Phổ Hiền, Nam-mô Bồtát Quán Thế Âm, Nam-mô Bồ-tát Đại Thế Chí, Nam-mô tất cả Đại Bồ-tát mười phương.

- Tự quy y Phật xin nguyện chúng sinh, hiểu rõ đại đạo, phát tâm vô thượng.

- Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh, vào sâu kinh tạng, trí tuệ như biển.

- Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh, quản lý đại chúng, tất cả vô ngại.

Sáu là giải thích nghi-Nghi rằng tác pháp của kinh này chỉ lấy trì chú làm chính. Gần đây, Pháp sư Cô Sơn trong thỉnh Quán Âm ký chẳng cho Phạm tụng, cho nên khiến tiếng Hoa chẳng theo Phạm tụng. Có Phạm tụng thì chê tiếng Hoa kia, nghi đã ở tâm, công sao thành tựu? Giải thích rằng: Hoa Phạm mưa còn thay đổi hợp thời, y vào Pháp Hoa trì tụng công lực chẳng khác, nếu có nghiêng hoằng sợ ngại thông luận, không có Phạm học đâu chỉ dạy theo tiếng Hoa, nếu chỉ y cứ vào tiếng Hoa không cho Phạm tụng (tụng tiếng Phạm) thì lệ hai hợp, ba hợp, vì không dùng nên không dịch. Kinh Khê nói: Phải biết Tây Trúc có ba hợp thanh. Như phiên dịch lưu loại thì đều có đủ âm và chữ, dịch tôi nghe như vầy v.v... là các hiển giáo năng thuyên (các lời có ý nghĩa). Nếu dịch chữ mà không dịch âm như Đà-la-ni, hoặc câu mất chỗ dẫn, hoặc có lời nói gấp, đây đều là người dịch chỉ bày thế tiếng của xứ này. Cho nên Tăng Truyền mười khoa dịch là Đầu. Trí Giả biết mà không nhọc công mê lầm. Có người nói: Biến tai thành phước, thuyết Báo Ứng là xuất phát từ sách Phật, Nho giáo thì tin theo Thiên mạng, sao lại có việc cầu khỏi tai ương. Giải thích rằng: Thượng Thư Kim Đằng Lịch Đại Sở Bảo đã gặp có tai biến bèn mở ra pháp ấy mà cầu hết tai ương. Lại nói: Làm lành thì giáng xuống trăm điều tốt, làm điều chẳng lành thì giáng xuống trăm tai ương. Chu Dịch nói: Một lời lành thì ngoài ngàn dặm theo, một lời chẳng lành thì ngoài ngàn dặm trái, huống chi như thế ư? Như Tống Cảnh nói: Một lời lành sao huỳnh hoặc ba lần dời, đặt ở phương sách sáng như mặt trời. Có người thấy làm pháp trì chú liền dẫn lời Trọng Ni nói: Ta cầu nguyện đã lâu, vả lại Trọng Ni là bậc Thánh, bậc Thánh không nói quá huống chi là nói suông. Học trò của Trọng Ni đều là đệ tử thì đồng với thống nhiếp, không lỗi há khỏi lạm vào lỗi Thánh. Lại Tử Hạ lúc chết bèn nói: Trời ơi, tôi vô tội. Bạn bảo ông ở trên sông, người nghi ông như Phu Tử mà tội một. Đích thân thờ Thánh sư mà còn mê lầm. Đám tuẩn danh chấp chặt thiên kiến, tuy nói bài Phật mà thật là phá Nho. Có người nói: Pháp này chỉ vì quốc chủ Đại thần, tất cả thứ dân và các quyến thuộc trừ các tai nạn, được những việc tốt đẹp. Người xuất gia thấy thân như sống gởi. Tiểu thừa là vô thường, khổ, không, niệm niệm sinh diệt. Đại thừa thì tâm an thật tướng, tạo cảnh tức trung, thì tai nào để tiêu, phước nào để cầu? Nay nói chẳng đúng. Kinh nói: Nếu có Bí-sô, Bí-sô-ni, người nam, người nữ nào thọ trì đọc tụng Đà-la-ni này thì thành tựu được tám muôn thứ tốt lành, trừ diệt tám muôn thứ chẳng tốt lành. Y cứ vào Văn kinh sao cách đạo tục. Bậc Thánh dùng lời Bí mật mà nói pháp mầu nhiệm, phàm phu chẳng biết được, huống chi là người tu ba thừa dẫn dắt tu hành. Nếu gặp phạm mạng và các tai nạn làm chướng đạo pháp chẳng thể huân tu, kẻ ngu chống cự chẳng vâng theo pháp cao quý. Đời có bọn cẩu danh theo tà chống chánh, như kinh đã nói miệng tuy nói không mà làm ở có, thấy có tai biến thì nói là phước. Lại chẳng tìm kỹ ý kinh liền nói sự tục há chẳng phải thiên chấp? Lại sinh thiện diệt ác các kinh đều đồng, sao chẳng phải đây mà là đó ư? Như trong Kim Quang Minh các sao xấu tai dị khiến phải nghe kinh ấy, kinh thỉnh Quan Âm sinh thân. Bậc Thập Địa chưa khỏi nạn sư tử cọp sói, cần phải xưng danh trì chú, ở Thánh còn thế huống là ở phàm làm sao bỏ. Nếu là trong có thật đức thì ngoài phải nhờ huân tu. Nhân duyên chướng đạo do đó vắng lặng, cho nên kinh nói công đức không ai bằng, là do đây.

7. Khuyên nhắc đàn-việt: Tu phước tuệ mà bỏ đạo Bồ-đề thì thật khó mà thật dễ, được thì dễ mà mất thì khó. Như khéo khuấy thì được đề hồ, nếu chẳng khéo thì nước tương cũng chẳng được. Ở đây cũng như thế, người dụng tâm thì một hoa một hương cũng bằng hư không, một kệ một câu quả diệt đạo thành. Còn người không khéo thì quả gần trời người còn mất, huống chi thắng nhân Bồ-tát. Sa-môn được gọi là mắt của thế gian, thế gian mù thì phải dắt dẫn. Nếu chẳng như thế thì chẳng phải

Sa-môn. Như Lai di chúc khiến người không tiếc tài và pháp thí đã vâng lời Thánh, nên có lời khuyên này. Gần đây thấy có nhiều đàn-việt rất có tín tâm mời tăng về nhà, thiết trai tụng kinh cầu phước tuệ, thế lực tốn tiền mà không đúng nghi tắc, kính nhờn chẳng phân, đúng sai nào khác, hoặc dựa theo người giàu có, hoặc buông lung kiêu mạn, lại nói cơm áo nuôi tăng, mời gọi đạo tràng liền nói ân nghĩa, a dua mất nhân cách, quở trách rõ ràng. Phô bày chiếu pháp. liền chạy theo người, khiến môn tăng không biết sợ mất chỗ nương. Việc khổ trước vì khỏi nhọc thí chủ, nếu có phép tắc đâu dám vội nói. Đàn-việt chẳng hỏi môn tăng chẳng nói. Dầu lầm lạc từ đây tỏ bày, chẳng quét sảnh đường liền trái chiếu pháp, chưa dứt rượu thịt, vội thỉnh Thánh hiền. Cho đến rước tượng, đón tôn, rất chẳng tránh tòa, quay gót chí kính. Sách Nho bảo là ở vị quá cao sẽ xu hướng, huống chi Tam bảo, Đại sư Kinh Khê nói: Hễ lập đạo tràng, trước phải trang nghiêm thành tịnh sau mới thỉnh tượng. Người đời nói cầu đạo diệt chướng, khi đặt đạo tràng khiến trẻ nít giỡn hớt, hoặc trần truồng bảo đem tượng đến, lấy tượng đi, thây thế thật đáng buồn. Lại nói: Tuy bày đạo tràng mà coi thường tôn tượng, lại gây thêm tội thì diệt chướng sẽ khó. Lại kinh nói: Phật diệt độ rồi cúng dường tôn tượng thì cũng như Phật còn tại thế không khác, vì sao người đời xem tượng đồng với gỗ đất, đón tiếp một cách vô lễ. Người lấy làm lạ hỏi vì sao không có phước báo nên nghĩ qua. Lại Đại sư Thạch Bích nói: Đoạn điện trai diên chẳng bằng lễ tích. Thành thật thay lời nói, ai chịu tạm nghe. Uổng phí tiền của mà thật không phước báo. Cho nên khiến thế gian người nghèo thì nhiều mà kẻ giàu thì ít là do đó. Nay xem người đàn-việt thường gần kẻ biết thưa hỏi Phật pháp, sâu xa phước tuệ làm sao tu hành, bỏ hết kiêu căng cúi đầu rạp mình mà kính làm thầy, hễ lập chiếu pháp (pháp tòa) thì trước phải đúng phép tắc, trang hoàng giảng đường sạch sẽ, trai giới thân tâm, hương quý hoa đẹp các thức ăn ngon chuẩn bị cúng dâng, đón rước hết lòng, hầu hạ chúng tăng, chính thanh tưởng mười phương Tam bảo Thánh chúng đón vào nhà mình mà kính cẩn sợ sệt, như tớ thờ chủ lớn, như Bà-lamôn thờ lửa. Y theo pháp thức sợ chẳng được lòng thầy, chớ sợ cực nhọc mà mọi sự cúng dường đều được vừa ý. Việc này ngàn điều chẳng thể nói hết. Nay lược nêu năm việc có thể hành trì: Một là muốn lập bày pháp hội thì trong nhà lớn nhỏ đều phải đồng tâm dứt bỏ rượu thịt và ngũ vị tân. Thí chủ mỗi ngày theo tăng lễ Phật phát lồ sám hối; Hai là phải trai tăng, hầu hạ kỹ lưỡng, chẳng được ngồi trên tăng xưng là chủ nhân mặc tình cười nói; Ba là trước Phật cúng dường bồi dưỡng cho tăng. Phàm thánh đẳng tâm, sự sự tinh tế; Bốn là đem hết ra cúng thí Phật và tăng, không được bày dở xấu, giấu ngon tốt, mà đời đời bị quả báo chẳng vừa ý; Năm là đạo tràng chậm gấp chẳng được sai khiến tăng. Đây là ruộng phước lại làm tôi tớ thì đâu được. Tôi nói điều này người trí biết rõ. Có người ngu làm đàn-việt e khó vâng lời. Môn tăng ngu muội thấy có lời khuyên chúng, sợ là thô lậu mà chẳng làm theo. Tôi biết văn này sẽ bị đốt bỏ.

Nguyện mười phương Tam bảo và người trí thức hết sức giữ gìn.

-Hết-


[Đầu trang][Mục lục bộ Chư Tông][Mục lục tổng quát]