TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ CHƯ TÔNG

SỐ 1952 - QUÁN TỰ TẠI BỒ-TÁT NHƯ Ý LUÂN CHÚ KHÓA PHÁP VÀ LỜI TỰA.


Tổ Trí Giả đời Tùy nói: Ma-ha Chỉ Quán y cứ vào bốn Tam-muội, trình bày các pháp kinh hành, người đọc tuy đông, nhưng người tu không có bao nhiêu. Vì sao? Vì người căn cạn, pháp vị mỏng. Theo sư nhọc nhằn ở danh tướng, thờ Phật biếng nhác ở giúp huân. Cho nên mười quán thành thừa, năm hối giúp đạo cẩn thận giữ gìn lời nói suông. Tôi thiết tha lúc rảnh rang giảng tập, mong cầu lợi ích khóa niệm. Nhân xem kinh tạng phát hiện Như Ý Luân Chú gồm bốn bản. Xem rõ văn thật từ một bản ra, nhưng dịch thì khác. Chương cú đã đơn giản, khuôn phép lại ước. Ngăn ác có thể hết ba chướng, giữ thiện có thể đủ hai nghiêm. Trước pháp sư Thiên Trúc húy là Tuân Thức thường xem kinh này, biệt yếu lợi vật rất thích bản dịch của Nghĩa Tịnh, lời chú rất dễ tụng bèn khắc bản ra tặng cho bốn chúng. Nhưng bản dịch lại quá lược, nói về pháp thức chỉ nói nhiếp tâm miệng tụng, đến sự nghi quán tưởng thì không hề chỉ rõ. Trong lúc thọ trì ý có thiếu, như nay vội nhặt lượm các văn mà giúp đỡ. Từ đầu đến cuối gồm bảy khoa: Một là pháp thức, hai là quán tưởng, ba là lễ tán, bốn là trì tụng, năm là sám nguyện, sáu là chứng nghiệm, bảy là giải thích nghi. Ở đây, đầu tiên nói theo kinh này khiến suối nguồn không bỏ riêng. Cho nên trước chế, quý chỗ nối theo nghiệp trước, biết tội ở tôi còn đợi phân tích.

Về pháp thức: Kinh chép: Nếu có người thiện nam, thiện nữ, Bí-sô, Bí-sô ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca. Người phát tâm mong cầu báo đời này, phải nhất tâm thọ trì chú này. Khi muốn thọ trì bất luận trời trăng, các sao, lành dữ đều khác, tu hành trai giới, cũng chẳng cần tắm gội và mặc áo mới sạch, mà chỉ nhiếp tâm miệng tụng không lười biếng, thì trăm ngàn việc mong ước đều thành. Lại không biết thế lực của chú bằng với Như Ý Chu Vương này. Cho đến hằng ngày tụng một trăm lẻ tám biến, liền thấy Bồ-tát Quán Tự Tại, v.v... Bản dịch của Ngài Thật-xoa số ấy cũng đồng. Cho đến bảy ngày bảy đêm tiếp tục tụng trì. Bản dịch của ngài Chân-na nói rằng: Từ nửa khuya cho đến bình minh trì tụng một ngàn lẻ tám (1.008) biến, cho đến mỗi ngày nửa đêm tụng ba ngàn (3.000) biến. Bản dịch của ngài Lưu-Chí nói mỗi ngày vào canh năm tụng một ngàn tám mươi (1.080) biến. Lại nói sáu thời phân biệt một ngàn lẻ tám mươi (1.080) biến, nối nhau mãi chẳng thôi, mỗi chữ tụng đủ ba lạcxoa (tiếng Phạm là lạc-xoa, Hán dịch cá số mười vạn). Lại nói: Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni tụng một trăm lẻ tám biến. Như người nam tụng một trăm lẻ sáu biến, người nữ tụng một trăm lẻ ba biến, nếu bé trai thì tụng một trăm biến, nếu bé gái thì tụng chín mươi biến. Đây gọi là khóa pháp. Tất cả mọi sự tốt lành đều được thành tựu.

1. Thức nghi: tiếng Tây Phạm từ Thiên-trúc truyền sang khác với tiếng Hán dịch ra, cho nên ba Tạng sư tông vốn khác nhau, ở đây chỉ cho Thánh tài, khó thể lấy tình mà lường được. Nên chánh dùng bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh. Xin dùng một trăm lẻ tám biến để làm chuẩn. Vì sao? Vì biểu thị phá một trăm lẻ tám phiền não và thành tựu một trăm lẻ tám Tam-muội. Lại, ngài Nghĩa Tịnh nói: Nếu thông một biến thì các việc như trên đều toại ý. Lại ngài Bảo Tư Duy dịch rằng: Khi thọ trì chẳng nên quá khổ nhọc, chỉ cần tụng chân thành. Theo lời này nếu chẳng đủ một trăm lẻ tám biến tùy số giảm ít thì cũng không có lỗi. Các bản nói thời gian tụng khác nhau, do người có ưa thích khác nhau. Nay bảo nếu y theo bảy ngày bảy đêm mà tụng thì phải sáu thời, mỗi thời có riêng một trăm lẻ tám biến. Như kinh Đại Bi trong hạn hai mươi mốt ngày, Thỉnh Quan Âm trong hạn bốn mươi chín ngày. Nếu y mỗi ngày từ canh năm đến sáng mà tụng thì đây là thường khóa, không ở trong số đó. Nếu nói chẳng phải thế thì làm sao đủ được ba lạc-xoa, há trong bảy ngàn mà có số lớn như thế (ba mươi ngàn (30.000)). Lại nếu chẳng kịp canh năm bình minh, thì cũng tự tùy ý, vì sau đêm là sáng, buổi sáng tâm người sảng khoái cho nên nói riêng: Bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh do đó thích thời rất rộng. Xét bản dịch của ngài Lưu-Chí thì ngày đêm phải ở trong tịnh thất ngồi kiết già xoay mặt về phía Đông, tưởng Bồ-tát Quán Tự Tại hiện ở trước mắt mà tụng, niệm không tán loạn, đốt trầm hương vận tâm cúng dường cung kính lễ bái. Tùy tâm bày hương hoa cúng dường không dứt. Nên biết trước khi tụng chú phải ở trong tịnh thất nhiếp tâm quán tưởng. Kế vào đạo tràng đảnh lễ cúng dường. Phải để hình tưởng quay về hướng Tây, cũng chẳng làm đàn, phải bày giường ngồi chia bậc, bậc trên để pháp bảo tức là Đà-la-ni, bên trái kinh để tượng Phật Thích-ca, bên phải để tượng Phật Di-đà, bậc giữa đặt tượng Quán Tự Tại, hai bên hoặc để hoa đèn. Bậc dưới bày đồ cúng. Nếu không bày biện như trên thì chỉ tùy thường thức đạo tràng, hoặc chỉ giữ lại tượng Bồ-tát tùy khả năng cúng dường. Tuy nói chẳng cần tắm gội mặc áo mới sạch, nêu trong bảy ngày riêng tu thì càng lợi ích. Bản dịch của ngài Giác Hỷ nói: Nếu muốn Thánh Quán Tự Tại hiện thân người nguyện, thì phải tắm gội sạch sẽ thoa hương thơm, mặc áo sạch. Kinh ấy nói rộng về cúng dường, triệu thỉnh, rước mời đều có thần chú. Các bản khác thì thiếu, nay cũng chẳng thực hành.

2. Quán tưởng: chúng sinh từ vô thỉ chỉ vì mê mờ tán loạn, chướng ở minh tịnh, cho nên trần lao bên ngoài sai khiến, đạo tuệ bên trong đen tối, tám khổ bức não chẳng dừng, tướng hai nghiêm tiều tụy không gì nắm giữ, do đó nhiều kiếp lạc loài trôi nổi, mà không tự tỉnh, ấy đầu do tâm gây ra. Bậc Thánh thương xót dùng lời sâu kín nói pháp mầu nhiệm, dạy khiến thọ trì. Trước vì vui ở thế gian, kế lại vì Như Lai tánh. Chăm chú như tò vò bắt sâu làm tổ, miệng tụng mà gia tâm quán tưởng thì cũng chẳng lâu. Bản dịch Lưu-Chí nói: Nếu chân thật thành tựu Thắng Pháp Đà-la-ni này thì ở tất cả chỗ nêu ăn hay chẳng ăn, nếu tịnh hay bất tịnh, nhất tâm quán tưởng Thánh Quán Tự Tại có tướng tốt tròn đầy như mặt trời mới mọc, ánh sáng chói lòa, rồi tụng chú Đà-la-ni này không có vọng niệm, luôn trì tụng không bỏ dở, không phạm một lỗi nhỏ, thì được Bồ-tát hiện thân sắc vàng, trừ chướng cấu thần lực che chở, tâm có mong cầu gì đều được đầy đủ. Bản dịch Chân Na nói: Khi tụng niệm phải nhớ nghĩ Bồ-tát Quán Thế Âm cầu làm chỗ nương cậy. Cho nên tâm niệm tương ưng, tụng niệm song vận (tụng và tưởng việc cùng làm) mà thọ trì hết mức. Nhưng tâm mới đầu còn tán loạn khó nhiếp. Cho nên ở trong tịnh thất ngồi kiết già, trước quán tướng bậc Thánh. Văn kinh đã tóm lược nay giúp hiển sáng. Vả lại, Bồ-tát vốn đã chứng Diệu giác (thành Phật) hiệu là Chánh Pháp Minh, tích ở Bổ xứ hiệu là Quán Tự Tại. Tích Bản tuy khác nhưng đều tùy thể chân như mà khởi dụng ưng hóa. Thể ấy như gương, dụng ấy như hình ảnh. Cho nên chân chẳng tự ứng, mà ứng là do cơ. Cũng như gương chẳng ở hình ảnh, hình ảnh là do thân. Lại cơ có hơn kém, ứng có lớn nhỏ. Ứng lớn thì thân cao tám mươi muôn ức na-do-tha do-tuần. Ứng nhỏ thì ở tất cả chỗ thân đều đồng với chúng sinh ở đó, (ứng lớn) như ở Cực Lạc, còn ứng nhỏ thì đi khắp các cõi uế. Mà kinh nói Bồ-tát ấy ở núi Bổđát-la, tức là chỉ chỗ tới lui ở cõi này. Nay thì lập tâm tu quán, tâm tường kém yếu phải quán ứng nhỏ. Tướng nó như thế nào? Theo bản dịch của Lưu-Chi nói vẽ tượng Quán Tự Tại, nay vẽ hoa sen nở bày ba mươi hai cánh, ở trên hoa đài vẽ Bồ-tát Như Ý Luân Thánh Quán Tự Tại ngồi kiết già quay mặt về hướng Tây, nhan sắc vui vẻ thân tướng sắc vàng, đầu đội mão báu, có hóa Phật. Tay trái Bồtát cầm hoa sen nở. Trên đài ấy vẽ bảo châu Như ý, tay phải làm tướng nói pháp y phục trời đẹp đẽ, đeo vòng ngọc châu bảy báu anh lạc các thứ trang nghiêm, thân phát ra ánh sáng. Người tu nương theo Thánh tướng này hệ niệm quán sát. Phải biết tướng này từ tâm tưởng sinh. Như hoa đốm vốn không thật có. Tướng này và tâm vốn là Thể diệu tịnh minh của Quán Âm. Không hoa tức là giả, vốn không tức không, diệu thể tức trung, ba đế viên dung, chẳng phải một, chẳng phải khác, chẳng thể nghĩ bàn. Không phải chỉ có tướng Thánh như thế, hay cũng nói pháp đều như thế. Bởi chúng sinh tánh đủ các pháp, cho nên tùy duyên mà phát sinh. Bồ-tát tu chứng các pháp, cho nên có khả năng Phổ môn thị hiện. Các pháp tuy khác, hư không là đồng. Nếu chỉ khác chẳng phải đồng thì mất lý cảm ứng. Nếu chỉ đồng chẳng phải khác thì mất sự cảm ứng. Mất lý thì như băng lạnh và than nóng chẳng thể hợp. Mất ở sự thì như tiếng vang trong hang sâu chẳng thể gọi mời. Sự lý đã đủ thì cảm ứng liền thành. Lại phải biết pháp ba đế tức là Minh chú nghĩa nói ra (nghĩa Minh quán nói ra), nên Nghĩa Tịnh dịch là Đà-la-ni Vô Chướng Ngại Quán Tự

Tại Liên Hoa Như Ý Bảo Luân Vương. Nói Vô Chướng Ngại tức là Bồ-tát đủ trí ba đế, không ngại ba hoặc. Quán Tự Tại nhờ dùng trí này quán chúng sinh mà được tự tại. Đây là vì người hay nói khiến chú được nói như thế. Liên Hoa là sinh mà có thật, dụ cho đức pháp thân xưa nay đầy đủ. Như ý là châu. Kinh nói: Mưa châu báu đẹp cũng như cây Như ý. Bảo châu như ý, dụ cho đức giải thoát, năng sinh ra các pháp. Bảo luân là có năng lực phá dẹp, dụ cho Đức Bát-nhã có công năng phá các pháp. Lại hoa sen mọc từ nước mà lìa nhiễm, thanh tịnh, dụ cho Bát-nhã. Nhụy hoa sen thơm ngát dụ cho chân giải thoát. Thể hoa vốn tròn dụ cho pháp thân, sắc hoa tươi đẹp dụ cho Bát-nhã. Luân thể là báu như pháp thân, dụng nó quay tròn như giải thoát.

Vì ba thứ này đều có ba nghĩa, dụ cho ba đức. Nêu một đủ ba, nói ba tức một. Do nói nghĩa này mà gồm nhiếp các pháp vượt hơn tất cả, nên gọi là Vương (vua). Ngăn điều ác ở chín cõi, khéo giữ giới Phật, nên gọi là Đà-la-ni lại dịch là Thần chú Bí Mật Tạng. Nếu chẳng phải pháp ba đức ba đế làm sao được tên gọi này. Bồ-tát tự hành chỉ ở không trung, hóa tha từ giả phó vật chúng sinh ở giả thọ quá, hóa rốt cũng chỉ không trung. Cho nên Luận Khởi Tín chép: Nếu lìa nghiệp thức thì không thấy tướng, vì pháp thân Chư Phật không thật có, sắc tướng kia đây lần lượt thấy nhau. Lược phân biệt như thế, nếu muốn biết rõ hành tướng thì phải tìm Ngọc Tuyền Chỉ Quán.

3. Lễ tán:

-Tất cả cung kính nhất tâm đảnh lễ mười phương thường trụ ba quán, lễ xong quì cầm lò đốt hương (cầm ba cây hương nói): nay con đúng pháp nghiêm dâng hoa hương cúng dường Chư Phật, Thế tôn trong mười phương vô biên pháp giới, mười hai bộ kinh, ba thừa Thánh chúng (dâng hương hoa tưởng khắp rồi nói) cúng dường đã xong, tất cả cung kính (đứng dậy lễ một lạy rồi khen rằng):

Trong Như Lai tạng
Có chân pháp bảo
Tùy tánh chúng sinh
Cảm thì liền thông
Đại bi đại sĩ
Thánh Quán Tự Tại
Nói ra minh chú
Tên Như Ý Luân
Khiến cho dứt trừ
Vô lượng khổ ách
Cũng thành tựu được
Tất cả mong cầu
Cho nên Thích-ca
Hết lời khen ngợi
Các Đà-la-ni
Đều là vô vi.

- Nhất tâm đảnh lễ Thế Tôn Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni.

- Nhất tâm đảnh lễ Thế Tôn A-di-đà ở thế giới Cực Lạc.

- Nhất tâm đảnh lễ Đà-la-ni Vô Chướng Ngại Tự Tại Liên Hoa Như Ý Bảo Luân vương.

- Nhất tâm đảnh lễ pháp giới mười phương, mười hai bộ kinh.

- Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ-tát Quán Tự Tại.

- Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ-tát Đại Thế Chí.

- Nhất tâm đảnh lễ Viên Mãn Ý Nguyện Minh Vương các Đại Bồ-tát.

- Nhất tâm đảnh lễ ba thừa Thánh chúng khắp pháp giới mười phương.

5. Trì tụng:

Kinh nói: Bồ-tát Quán Tự Tại bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế tôn, nay con có Minh Chú Đại Đàla-ni, gọi là Vô Chướng Ngại Quán Tự Tại Liên Hoa Như Ý Bảo Luân Vương ít có bậc nhất, đối với tất cả sự mong cầu tùy tâm lợi ích đều được thành tựu. Thế Tôn Đại Từ nghe con nói: Con sẽ nương oai lực Phật thí cho chúng sinh, cho đến Thế tôn khen ngợi Bồ-tát rằng: Đúng thế đúng thế! Các ông hãy thương xót các loài hữu tình, ta sẽ che chở cho ông. Bồ-tát đã được Phật hứa dùng bi nguyện bảo bọc, liền ở trước Phật mà nói chú rằng:

Nam mô Phật-đà-da, Nam mô Đạt-mạ-da, Nam mô Quán Tự Tại Bồ-tát Ma-ha-tát Cụ Đại Bi Tâm Giả. Đát-điệt-tha. Án, Chước-yết-la (ra) phạt-để, Chấn-đa-mạt-ni Mạc Ha bát chứng mê rô rô rô rô

(?) để-sắt-sả (?) A (?) lợi (rị) Sa-dã (?) Phát-sa-ha. Án Bát (?) (?) Chấn-đa Mạt-ni (?) (?) Hồng. Án, Bạt (?) Đà-bát-đàn Mế hồng.

Bấy giờ, Bồ-tát Quán Tự Tại nói Đà-la-ni rồi, mặt đất rung chuyển sáu cách, trời rồng, Dược-xoa, Càn-thát-bà có các cung điện đều xoay quanh mê hoặc, chỗ nương nhờ bị tất cả ác ma làm chướng ngại, tự thấy cung điện mình đều bốc cháy, đều sợ hãi. Cho đến các chúng sinh chịu khổ địa ngục đều thoát khổ mà sinh lên cõi trời.

6. Sám nguyện:

Khắp vì bốn ân ba hữu chúng sinh trong pháp giới, đều nguyện dứt trừ ba chướng quy mạng sám hối, dốc lòng quý mạng mười phương Thường Trụ Tam bảo, Phật Thích-ca Mâu-ni, Phật A-di-đà, Thánh Quán Tự Tại đầy đủ đại bi, nguyện thương xót chứng minh. Con vì tất cả chúng sinh trong pháp giới từ vô thỉ tâm tánh như báu Ma-ni, tự thể thanh tịnh, thần dụng vốn như thế. Vì các Như Lai đồng một Bí tạng. Vì vọng tưởng xáo động mà huyễn có luân hồi, ở trong sinh tử chịu các nóng bức. Đó là do quá khứ, hiện tại gây ra các nghiệp bốn tội trọng, năm tội nghịch, mười điều ác phải đọa vào ngục A-tỳ. Vì nghiệp ác nên hiện đời bị tất cả bệnh tật tai ách trói buộc. Rộng như kinh nói các nhân duyên ác. Nay vâng lời dạy của Đại Bi Thánh Quán Tự Tại con tụng trì Như Ý Bảo Luân khiến diệt trừ các tội chướng như thế trăm ngàn sự ước nguyện đều thành. Cúi mong Bồ-tát nhận con sám hối, theo chỗ mong cầu của con mà cho ma-ni, mưa các châu báu thế và xuất thế, các phước nghiệp tư lương đều tùy tâm được đầy đủ. Cho đến chết rồi chẳng đi vào bào thai, hoa sen hóa sinh ở thế giới Cực Lạc, thấy Phật A-di-đà, Bồ-tát Quán Tự Tại sắc thân chân thật, nghe Pháp Âm mầu, chứng tánh viên thông. Sau sẽ Phổ môn thị hiện lợi ích hữu tình, hết các trần lao, đồng thành chủng trí.

Nam-mô mười phương Phật

Nam-mô mười phương Pháp

Nam-mô mười phương Tăng

Nam-mô Phật Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni

Nam-mô Phật A-di-đà

Nam-mô Đà-la-ni Như Ý Luân

Nam-mô Bồ-tát Quan Thế Âm

Nam-mô Bồ-tát Đại Thế Chí

Nam mô Viên Mãn Nguyện tất cả Đại Bồ-tát (hoặc ba biến hoặc bảy biến).

-Hết-


[Đầu trang][Mục lục bộ Chư Tông][Mục lục tổng quát]