TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ CHƯ TÔNG

SỐ 1956 - MẬT CHÚ VIÊN NHÂN VÃNG SINH TẬP

MỤC LỤC

SỐ 1956 - MẬT CHÚ VIÊN NHÂN VÃNG SINH TẬP

LỜI TỰA

MẬT CHÚ VIÊN NHÂN VÃNG SINH TẬP

NGHI THỨC TRÌ TỤNG THẦN CHÚ


LỜI TỰA

Trộm nghĩ Tổng trì không có văn, vượt Trùng Huyền ở Hóa biểu, Bí thuyên mà có tượng, bày đại dụng ở trong vực, ấy là vì Phật chứng ly ngôn, mở rộng chiếu viên cảnh (gương sáng) vô tư mà dạy truyện Mật ngữ. Trình công thần ắt linh hiệu, một chữ bao la, gồm lý mầu ngàn môn, nhiều lời sâu kín gồm chỉ quy năm bộ, các Đức vương về chúng sinh kính ngưỡng. Trì thì thông tâm ở niệm, tụng thì diệt lụy đời này, cao quý thay! Thoát dòng huyễn ba cõi, cứu đường hiểm bảy lớp đưa Liên xã lên Tịnh phương, quét mây mù cho sa giới. Nắm ba kỳ ở khoảnh khắc, năm trí ắt bày, viên sáu độ ở sát-na, mười thân chóng đủ. Ấy công đức lớn tròn. Cao vòi vọi chẳng thể được mà nghĩ bàn, dùng bí này mà điển phương giáo khác thì núi Diệu cao làm bằng các cúi bày, linh diệu mà chiếu khắp. Tông thọ tội lụy xưa đánh chuông bị trói lâu trong bệnh tật, thuốc thang rảnh rang giác hùng là chỗ nương. Lại cầu khấn đấng chân từ mà sám hối lỗi xưa. Làm muôn điều thiện mà rửa sạch khâm linh. Cẩn thận sao lục Thần nghiệm Bí chú, các kinh soạn thành một tập, đề tên là Mật Chú Viên Nhân Vãng Sinh, nhưng muốn sự rộng truyền thông, lợi gồm u hiển. Nên khiến các Cao tăng Tây Vức, các Chân Lữ Đông Hạ khảo sát kỹ ba lần hai sách Hoa Phạm, khác bản in ra, lưu thông làm phép tắc bất hủ.

Đại hạ, năm Canh Dần niên hiệu Thiên Khánh năm thứ bảy, tiết đầu thu (tháng 7) ngày rằm.

Trung Thư Tướng Hạ, Tông Thọ Kính ghi Lời tựa.

MẬT CHÚ VIÊN NHÂN VÃNG SINH TẬP

Cam Tuyền, núi Sư Tử, chùa Dụ Sinh, Thừa Chỉ Sa-môn Trí Quảng biên tập.

Bắc Ngũ Đài Sơn, chùa Đại Thanh Lương, Đề Điểm Sa-môn Tuệ Chân biên tập.

Nam Sơn. Thiền sư Sùng Pháp, Sa-môn Kim Cương Tràng dịch định.

Quy mạng Đại Trí Hải Tỳ-lô-giá-na Phật.

NGHI THỨC TRÌ TỤNG THẦN CHÚ

Muốn tụng trì thần chú thì Đà-la-ni, trước phải quy y Tam bảo, phát tâm Đại Bồ-đề, rồi mới y pháp trì niệm chân ngôn. Nay y năm chữ pháp Đà-la-ni, niệm tụng thần chú, có bốn thứ:

Một là, Tam-ma-địa niệm. Nghĩa là quán Minh chú được niệm từ miệng Thế tôn phát ra ánh sáng mà vào miệng mình xoay vòng sang bên phải rồi bày ở trong tâm Nguyệt luân (vầng trăng tâm) như châu thanh thủy bày trên gương sáng, tâm y theo niệm này.

Hai là, ý niệm, nghĩa là nương tâm trăng trước mà quán các chữ chú, trong miệng phát ra tiếng chẳng cao thấp, chẳng nhanh chậm, như thế mà niệm. Chỗ phát ra tiếng thế như chuông (giọng chuông).

Ba là, Kim Cương niệm, nghĩa là y vào quán chữ trước mà ngậm môi răng, khiến lưỡi động nhẹ mà niệm.

Bốn là, Hàng ma niệm, tức là trong dùng bi tâm làm gốc, ngoài hiện dáng giận dữ, oai vệ trợn mắt mà hét nạt.

Bốn thứ như thế tuy có khác nhau mà chẳng lìa một niệm là không hai.

Lại có hai thứ:

Một là vô số trì niệm, nghĩa là chẳng lần chuỗi, chẳng định thời gian, đi đứng ngồi nằm thường trì niệm.

Hai là số trì niệm, nghĩa là tay lần chuỗi đếm số, có thời gian hạn định, hoặc trăm hoặc ngàn tùy chỗ phải niệm.

Nếu người trì niệm thần chú Bí mật thì phải y kinh Thần Y mà thọ trì. Nhưng phải tìm người biết tiếng Phạm, chỉ rõ chữ câu chẳng sai lầm. Mỗi việc rõ ràng rồi chuyên chí trì niệm. Ở bốn cách niệm trước chọn bất cứ một thứ y pháp nào niệm tụng không đứt quãng, thì thắng quả mong cầu sẽ được thành tựu.

1. Chú Kim Cang Đại Luân Minh Vương:

Nại ma si đắc linh dã Cát nẩm tát lãnh mạt Đát đạt át đát nẩm. Án (úm) mịch la Tinh mịch la tinh ma ha Sao ngật la (ra) Mạt tắc linh Mạt tắc la Tát đát tát đát Tát la đế Tát la đế đắc la. Anh Ma nhĩ đá Tây nại a ngật linh Đắc lãm Dưỡng Tây đắc la Anh mịt nại ma nhĩ Tam mạt sao nhĩ Đắc la minh Dưỡng tá (sa) ha.

2. Pháp niệm tụng của A-súc Như Lai:

Nhờ tụng chân ngôn này
Như lại vào luận đàn
Thật niệm phá Tam-muội
Bồ-tát và Thanh văn
Miệng thân hai luật nghi
Bốn trọng, năm Vô gián
Các tội chướng nặng ấy
Thảy đều được thanh tịnh.

Lại Cam lộ Quân-trà-lợi Bồ-tát Niệm Tụng Nghi chép: Kế là kết Ấn Kim cương Luân Bồ-tát, tụng Mật ngôn mà vào Mạn-trà-la, thì được ba đời không chướng ngại, ba thứ lợi ích của Bồ-tát. Do vào Mạn-trà-la, nên thân tâm đủ mười vi trần sát thế giới, vi trần sô Tam-ma-da. Không làm giới cấm, hoặc do co duỗi, cúi ngước, phát ra tiếng nhã khí khởi tâm động niệm, bỏ quên tâm Bồ-đề, lui mất gốc lành, thì dùng ấn này khế hợp Mật ngôn phương tiện cao siêu. Tụng trì tác ý thì trừ được các tội lỗi trái phạm. Tam-ma-da như cũ, lại càng sáng rực, vì làm tịnh thân, miệng, ý, nên thành vào tất cả Mạn-trà-la, được quán đảnh Tam-ma-da.

(Tướng của ấn này là hai tay tréo nhau, thẳng hai ngón trỏ vào nhau, dùng hai ngón giữa đè trên lưng ngón trỏ ở mắt đầu, các đầu đều chống vào nhau, hai ngói cái duỗi thẳng. Khi kết ấn này tâm niệm mật ngữ, nếu chưa vào đàn thì chẳng cho làm pháp. Vì chân ngôn này tức làm pháp vào đàn, chẳng thành trộm pháp)

3. Chú tịnh pháp giới: Án lam:

Du-già Liên Hoa Bộ Niệm Tụng Pháp chép: Nếu gặp chỗ nhơ uế phải quán trên đầu, có pháp giới sinh ra chữ, phát ra ánh sáng mầu đỏ, đó là chữ Lam. Đối với thức đều từ chữ này, liền chẳng thành tựu chạm uế. Ở tất cả hương hoa cúng dường đều gia chữ này phát ra ánh sáng trắng thì không chạm uế. Vật cúng dường đều ở khắp pháp giới.

4. Kinh Hộ thần của Văn-thù: An xỉ lam:

Kinh Văn Thù Căn Bản Nhất Tự Đà-la-ni chép: Nếu tụng chú này có thể tiêu trừ tất cả tại chướng, tất cả ác mộng, tất cả oán thù, có công năng thể diệt hết tất cả năm tội nghịch, mười điều ác, đều trừ hết tất cả chú pháp tà ác. Cũng có thể làm nên tất cả việc lành. Các thứ trong chú là tâm chư Phật, có thể khiến cho tất cả ước nguyện đều được đầy đủ. Nếu phát đại tâm mà tụng một biến, thì sẽ giữ gìn (bảo vệ) được thân mình.

Nếu tụng hai biến thì giữ gìn (bảo vệ) được đồng bạn.

Nếu tụng ba biến thì giữ gìn (bảo vệ) được người trong một nhà.

Nếu tụng bốn biến thì giữ gìn (bảo vệ) được người trong một ngôi thành.

Nếu tụng năm biến thì giữ gìn (bảo vệ) được người trong một nước.

Nếu tụng sáu biến thì giữ gìn (bảo vệ) được người trong một thiên hạ.

Nếu tụng bảy biến thì giữ gìn (bảo vệ) được người trong bốn thiên hạ.

5. Chú Nhất Tự Luân Vương: Án bộ lâm Kinh Mạt Pháp Trung Nhất Tự Tâm Chú chép:

Phật bảo các Phật tử:

Các vị hãy lắng nghe
Nay ta nói chú này
Đầy đủ các công đức
Ở đời ác vị lai
Khi pháp ta sắp diệt
Thì lúc đó hãy quên
Bảo vệ Mạt pháp ta
Hay trừ ác thế gian
Các quỉ thần độc hại
Và người, ma, các trời
Tất cả các chú pháp
Nếu nghe tên chú này
Thảy đều tự dẹp bỏ
Sau khi ta diệt độ,
Phân chia xá-lợi xong,
Phải giấu các tướng tốt
Biến thân làm chú này.
Phật có hai thứ thân
Chân thân và hóa thân
Nếu hay cúng dường đó
Thì phước đức chẳng khác
Chú này cũng như thế
Tất cả các trời, người
Sinh ra tâm ít có
Thọ trì và cúng dường
Các công đức nhận được
Như thân ta không khác
Chú này vua công đức
Nay ta chỉ nói lược.

6. Chú ba chữ tổng trì: Án Á Hồng Kinh Du-già Đại Giáo Chủ chép: Chữ Án là Như Lai Đại Biến Chiếu. Chữ Á là Như Lai Vô Lượng Thọ. Chữ Hồng là Như Lai A-súc. Thành Phật Nghi Quĩ chép:

Nhờ tụng chữ Án này,
Và oai lực gia trì
Dẫu quán tưởng chẳng thành
Trong Hải Hội Chư Phật
Các cúng dường Vân Hải
Chân ngôn đủ thành tựu
Do thành đế Chư Phật
Nên Pháp Nhĩ được thành
Do vừa tụng chữ Á
Dẹp hết các tội chướng
Được các duyệt ý lạc
Đồng với tất cả Phật
Vượt hơn các chúng ma
Chẳng thể làm chướng ngại
Đáng nhận các thế gian
Các cúng dường rộng lớn
Do chữ hồng gia trì
Cọp sói các độc trùng
Người tâm ác, phi nhân
Đều không thể làm hại
Như Lai mới thành Phật
Ở dưới cây Bồ-đề.
Dùng mật ấn ngôn này
Dẹp bỏ các chúng ma.

7. Chú Thất-Cu-Chi Phật Mậu Tâm Đại Chuẩn-đề:

Nại ma tát bất đát nẩm Tát diệt lam mạc nại Quang để nẩm Đát niết đạt Án tạt linh túc Linh tôn ninh Sa ha.

Kinh Chuẩn Đề Đà-la-ni chép: Phật nói chú này diệt trừ tất cả tội chướng mười điều ác, năm tội nghịch, thành tựu tất cả công đức Bạch Pháp. Người trì chú này bất luận tại gia hay xuất gia uống rượu ăn thịt có vợ con, v.v... chẳng cần tịnh uế, chỉ y theo pháp ta thì đều thành tựu. Dốc lòng trì tụng thì sẽ khiến cho các chúng sinh yểu mạng được sống lâu và diệt trừ vô lượng bệnh khổ. Bệnh Cama-la còn lành được, huống chi các bệnh khác mà chẳng lành, thì không có việc đó. Nếu tụng chú này một trăm lẻ tám biến. Như thế không dứt suốt bốn mươi chín ngày, mỗi khi có tai biến thiện ác cát tường nào, thì Bồ-tát Chuẩn-đề khiến hai vị Thánh luôn theo người ấy. Nếu có nghĩ tâm thiện ác nào thì sẽ báo đủ bên tai. Lại tụng chú này khiến cho Quốc vương, Đại thần, Trưởng giả, Bà-la-môn, v.v... sinh tâm yêu kính, khi gặp thì rất vui mừng, tùy theo ước nguyện đều được thành tựu. Nếu có người không phước, không tướng, cầu quan chẳng dời, bị nghèo khổ ép bức thường tụng chú này thì khiến cho hiện đời được phước Luân vương, có cầu quan vị sẽ được toại ý. Nếu thường trì tụng chú này thì nước chẳng thể nhận chìm lửa chẳng thể đốt cháy, thuốc độc, đao binh, kẻ thù bệnh khổ đều chẳng hại được. Lại nếu y pháp tụng đủ một trăm vạn biến, thì được sinh về Tịnh độ mười phương, thờ phụng Chư Phật, được nghe Pháp mầu mau chứng Bồ-đề.

8. Đại Phật Đảnh Bạch Tán Cái Tâm Chú:

Nại ma Sí đản đạt Tu ác đát Dã a la ha Đính tát diệt Tam mạt nại tiết đát đạt. Án A nại linh mịch chiết ninh Mịch la (ra) mạt tắt la (ra). Cấm linh mạt nại mạt Cấm nhĩ mạt tắc la Bát-nễ Hồng năng long Sa la.

Kinh Vạn Hạnh Thủ-lăng-nghiêm chép: Phật bảo A-nan: Phật Đảnh chương cú ấy sinh ra tất cả Chư Phật mười phương. Như Lai mười phương nhờ tâm chú này mà được thành Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác. Như Lai mười phương dùng tâm chú này hàng phục các ma, chế trừ các ngoại đạo. Như Lai mười phương nương tâm chú này mà ngồi hoa sen báu ở vi cõi trần, xoay bánh xe đại pháp, xoa đầu Tỳ-kheo, cứu độ các khổ, đó là địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, mà điếc câm ngọng, năm khổ các nạn đồng thời giải thoát, các nạn giặc cướp binh đao, vua chúa ngục tù, đói khát nghèo khổ trong một niệm liền tiêu tan. Nếu ta nói công đức chú ấy từ sáng đến chiều, tiếng tiếng liền nhau, ở khoảng giữa câu chữ cũng chẳng trùng lắp trải hằng sa kiếp cũng chẳng thể hết. Nếu các chúng sinh dùng giấy trắng lụa bạch điệp viết chép chú này để trong túi thơm. Người này tâm tối chưa thể tụng nhớ hoặc đẹp chú trong mình, hoặc để trong nhà, thì phải biết người ấy trọn đời không bị tất cả độc làm hại. Này A-nan, nếu sau khi Phật diệt độ rồi mà chúng sinh đời mạt pháp tự mình tụng, hoặc dạy người khác tụng, thì nước chẳng thể nhận chìm, lửa chẳng thể đốt cháy. Khí độc lớn nhỏ vào miệng người này đều thành vị cam lồ. Tất cả sao ác, quỉ thần, người độc đều chẳng khởi ác. Phải biết chú ấy thường có tám muôn bốn ngàn na-do-tha hằng hà sa cu-chi Bồ-tát Kim Cương Tạng Vương, mỗi vị đều có các chúng Kim Cương làm quyến thuộc, ngày đêm theo hầu. Nếu có chúng sinh tâm bị tán loạn, chẳng phải Tam-ma-địa tâm nhớ miệng trì, thì Kim Cương Vương ấy thường theo các người thiện nam ấy, huống chi tâm Bồ-đề quyết định. Các Kim Cương Tạng Vương này ấm tinh tâm mau phát thần thức kia. Người ấy đúng lúc tâm hay ghi nhớ tám mươi bốn ngàn hằng hà sa kiếp hiểu biết cùng khắp, không có nghi hoặc, kiếp kiếp chẳng sinh làm người nghèo cùng hạ tiện ở chỗ chẳng vui. Các chúng sinh này dẫu tự thân chẳng làm nghiệp phước phước, các Đức. Như Lai mười phương có các công đức đều cho người này. Do đó mà được hằng sa hằng sa A-tăng-kỳ không thể nói không thể nói kiếp thường với sinh một chỗ Chư Phật, vô lượng công đức như chùm trái ác-xoa, đồng chỗ huân tu, không bao giờ phân tán. Thế nên khiến cho người phá giới giới căn thanh tịnh. Người chưa được giới thì khiến cho được giới, người chưa tinh tấn thì khiến cho tinh tấn, người không có trí tuệ thì khiến được trí tuệ, người chẳng thanh tịnh thì mau được thanh tịnh, người chẳng trì giới thì tự thành trai giới. Người Thiện nam ấy khi trì chú này nếu có phạm giới cấm khi chưa thọ. Sau khi trì chú thì các tội phá giới vô gián nặng nhẹ cùng lúc tiêu hết. Nếu có lỡ ăn thịt uống rượu, ăn năm thứ rau cay, các thứ bất tịnh thì tất cả Chư Phật, Bồ-tát, thần tiên, quỉ thần chẳng cho là tội. Nếu chẳng làm đàn chẳng vào đạo tràng, cũng chẳng hành đạo mà tụng trì chú này thì đồng với công đức vào đàn hành đạo. Nếu tạo tội nặng năm nghịch Vô gián và phạm bốn khí, tám khí của Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni mà tụng chú này thì nghiệp nặng như thế cũng như gió mạnh thổi tan đống cát, thảy đều diệt trừ, không còn mảy may. Nếu có chúng sinh từ vô lượng kiếp đến nay có bao nhiêu tội chướng nặng nhẹ, từ đời trước đến nay chưa kịp sám hối, nếu tụng đọc, viết chép chú này đeo giữ trên thân, để trong nhà cửa, vườn tược, thì các nghiệp dữ chứa góp kia sẽ tan nhanh như tuyết gặp nước sôi. Chẳng bao lâu đều được ngộ Vô Sinh nhẫn. Nếu có người nữ chưa sinh con, muốn cầu có thai thì dốc lòng nhớ nghĩ hoặc đeo chú trên thân thì liền sinh con trai con gái trí tuệ. Người cầu sống lâu liền được sống lâu. Chết rồi sẽ tùy nguyện mà vãng sinh về cõi Phật mười phương. Nếu các cõi nước bị các tai ương mất mùa ôn dịch đao binh giặc cướp mà viết thần chú này để trên bổn cửa thành, hoặc thờ trên tháp cao khiến người trong nước đón rước lễ bái, cung kính cúng dường thì tất cả tai ách đều tiêu hết, mưa thuận gió hòa, lúa thóc trúng mùa, an vui hiện ra, tai chướng chẳng khởi. Nếu sao dữ xuất hiện các thứ tai ách lạ mà đất có chú này thì đều tiêu hết, bao quanh mười hai do-tuần các tai ác chẳng thể vào. Cho nên Như Lai nói chú này, các ông và các người tu hành ở đời vị lai, đối với chú này tâm chẳng sinh nghi ngờ hối hận, người thiện nam ấy với thân của cha mẹ sinh không được tâm thông thì Chư Phật mười phương phạm tội nói dối.

9. Đại bảo lầu các căn bản chú:

Nại ma tát linh mạt đát đạt át đát nẩm Án mịch bố lạt át linh mang Ma nhĩ bất lả mạng đát đạt Át đát Nhĩ nại linh chiết nhĩ Ma nhĩ ma nhĩ Tu bất la linh Mịch ma linh tát Át la át mịch linh hồng hồng Toát lạt toát lạt mạt nại diệt oát lãng kê đính Ngộ hiệt nịch thật đề đát át linh mạng sa la.

Kinh Thiện Trụ Đà-la-ni chép: Nếu có chúng sinh nghe Đà-la-ni này mà thọ trì đọc tụng tu tập nhớ nghĩ cầu đại thành tựu cho đến nghe tên hoặc tay chạm, hoặc đeo trong mình, hoặc mắt nhìn thấy hay viết quyển kinh, hoặc viết trên lụa trắng, hoặc viết trên vách. Tất cả chúng sinh nếu ai thấy, thì năm tội nghịch, bốn tội trọng, chê bai chánh pháp, chê bai bậc Thánh, săn bắt làm nem chả, mù điếc câm ngọng lưng gù cùi hủi, nghèo hèn lưới ma, tà kiến sao dữ làm hại, các người như thế cho đến bốn loài chúng sinh nghe tên Đà-la-ni này thì quyết định chứng được Vô thượng Bồ-đề. Nếu trong sách trong ao (viết trong áo) hoặc để trên cột cờ và bia bản cho đến nghe tiếng chạm tay, bóng của thân chuyển động chạm vào người khác thì quyết định chẳng lui sụt Vô Thượng Bồ-đề. Hay ở hiện đời được các công đức, xa lìa các tội, ở các thế gian đều được yêu kính, ở tất cả chỗ đều được cúng dường, tất cả Quốc vương, Vương tử, Tể quan, hậu cung cùng các quyến thuộc đều được vui vẻ lìa các nghèo hèn, chẳng bị đời khổ, các nạn thuốc độc, dao gậy, nước lửa, các thú dữ, v.v... đều chẳng thể làm hại, lìa các sợ sệt, không bị tất cả bệnh. Khi chết tâm không tán động. Tất cả Chư Phật hiện (ra) an ủi, ngủ yên thức yên, cho đến trong mộng thấy trăm ngàn cõi Phật và thấy Chư Phật, Bồ-tát vây quanh, tất cả các ma chẳng thể làm chướng ngại, tất cả kẻ oán thú chẳng được dịp làm hại, thêm lớn gốc lành, được vô lượng phước, huống chi là trì tụng lâu dài thì phước chẳng thể tính lường. Lại chẳng chờ ngày giờ, chẳng hạn trai giới, thường vào buổi sáng tụng một trăm lẻ tám biến thì mạng căn đều được thành tựu. Đại Bảo Lầu Các Tâm chú: Án ma nhĩ mạt tắc linh hồng.

Nếu tâm chú này tụng mười muôn biến, thì liền thấy tất cả Như Lai. Tụng hai mươi muôn biến thì được thấy tất cả cõi Phật. Nếu tụng ba mươi muôn biến thì được thành tựu tất cả Mạn-trà-la. Tất cả pháp chân ngôn đều được thành tựu. Cho đến nếu tụng một trăm muôn biến thì được tất cả Như Lai Quán Đảnh Phật Địa, cùng tất cả Như Lai đồng hội hợp. Nếu gây ra năm tội nghịch, hoặc chê bai bậc Thánh, chê bai chánh pháp, phải vào địa ngục Atỳ, mà tụng chú này một ngàn biến thì tội nghiệp đã tạo thảy đều tiêu hết, được vị bất thối, ngộ túc mạng trí, được sáu căn thanh tịnh, gồm được các thứ sự nghiệp thế gian tùy ý thành tựu.

- Đại Bảo Lầu Các Tùy Tâm Chú: Án ma nhĩ nại lý (xị) Hồng Phát.

Nếu tụng tùy tâm chú này đủ một muôn biến, thì chỗ có thần quỉ làm chướng ngại thảy đều xoa chân lễ bái bạch rằng: Xin trì minh giả (xin người trì minh) cứu hộ con! Chớ giết chết con! Khiến con được quyết định biết rõ đều thành tựu. Cho đến tụng mười muôn biến thì được thấy tất cả Như Lai. Các Như Lai ấy đều bảo: Này người thiện nam, ông muốn đến các cõi Phật đều được tùy ý, không có chướng ngại, và được các pháp thế gian, xuất thế gian, tâm mong cầu gì đều được thành tựu.

- Công Đức Sơn Đà-la-ni Chú:

Nại ma, Mạc nại dã Nại na nại Linh ma dã Nại ma san át dã Tây ninh Hô lỗ lỗ (rô rô) Tây nại lỗ Cát lặc bát Cát lặc bát Tây nại linh Bố lỗ linh Sa ha.

Kinh Đại Tập chép: Nếu người tụng chú này một biến thì như lễ kinh Phật Danh bốn mươi lăm ngàn bốn trăm (45.400) lạy, lại như tụng Đại Tạng Kinh sáu mươi lăm ngàn bốn trăm (65.400) biến. Tạo tội quá mười cõi nước, vào Đại địa ngục A-tỳ, chịu các tội khổ, hết kiếp lại sinh. Niệm chú này một biến tội ấy đều được tiêu diệt mà không vào địa ngục. Khi chết rồi thì quyết định vãng sinh thế giới Tây phương, được thượng phẩm thượng sinh, thấy Phật A-di-đà.

- Chú Bất Động Như Lai Tịnh Trừ Nghiệp Chướng:

Nại ma la nại đắc la dã Án cát cát nhĩ cát cát nễ, sao tạt nễ, sao tạt nễ Đát nhĩ đắc Đát nễ đắc la Tát nhĩ đắc la Tát nhĩ đắc la Đế la nại bất la Đế la nại bất la Tát linh mạt Cát linh ma bát la bát la Nhĩ minh Sa ha.

Kinh Bạt Tế Khổ Nạn Đà-la-ni chép: Nếu có người thiện nam người thiện nữ nào chí thành lễ kính Bất Động Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thọ trì chú này. Từ trước đã gây ra năm nghiệp Vô gián, bốn tội trọng, mười điều ác chê bai Thánh hiền, chê bai chánh pháp, các tội ấy đều tiêu hết. Khi qua đời thì Phật Bất Động cùng các Bồ-tát đều hiện ra khen ngợi, an ủi khiến họ vui mừng. Lại bảo rằng: Ta đến rước ngươi, hãy theo ta về cõi Phật. Người ấy khi chết rồi thì chắc chắn vãng sinh về cõi Phật thanh tịnh của Bất Động Như Lai.

- Chú Thích-ca Mâu-ni Diệt Ác Thú Vương Căn Bản:

Án nại ma Mạt át cán Đính Tát linh mạt Ninh linh át Đế bát lý thương nại nhĩ nhĩ la sao dã Đát đạt Át đát dã A la ha đính Tát điệt Tam mạc nại Dã đát niết đạt Án thương nại nhĩ Thương nại nhĩ Tát linh mạt bát lang Mịt thương nại nhĩ Thục ninh mịch thục ninh Tát linh mạt Cát linh ma a cán la nại Mịch thục minh cô lỗ Sa ha.

Kinh Bạt Tế Khổ Nạn Đà-la-ni chép: Nếu có người thiện nam người thiện nữ nào chí thành lễ kính Như Lai Diệt Ác Thú Vương mà thọ trì chú này thì mười bốn ngàn (14.000) kiếp thường nhớ túc mạng, sinh ở chỗ nào đều được thân trượng phu đầy đủ các căn, tin sâu nhân quả, khéo biết kỹ thuật, hiểu rõ các luận, ưa bố thí chán bỏ các dục, chẳng gây ra nghiệp ác, lìa các nguy ách sợ hãi, có tuệ chánh niệm, mọi người đều yêu trọng, thường gần các bạn lành, thường nghe chánh pháp, tâm cầu Bồ-đề không hể tạm bỏ, dùng các công đức mà tự trang nghiêm, đủ luật nghi thiện, sợ các nghiệp ác, thường không thiếu thốn, điều nhu lạc tịnh. Ở trong trời người thường được vui sướng, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, chẳng hề lui sụt đối với mười Đáo bỉ ngạn, thường nguyện lợi lạc tất cả hữu tình, các chỗ tu hành không phải tự lợi. Sinh ở chỗ nào thường được thấy Phật, giữ gìn chánh pháp dự vào bậc Thánh hiền.

- Chú Phật Đảnh Vô Cấu Tịnh Quang:

Mạt đát đạt Át đát ngật linh Nại dã át linh mạng Toát lại nại linh ma Nại đổ Ái linh mạng Sam ha la A dư san thương Nại dã bát Bang tát linh mạt Đát đạt Át đát tát mãn đa thật nhĩ Chiết mịch ma lạt Mịch thục ninh Sa la.

Kinh Phật Đảnh Phóng Quang Nhất Thiết Như Lai Tâm Đà-la-ni chép: Đà-la-ni này là do chín mươi chín trăm ngàn cu-chi na-do-tha khắcgià-sa (Hằng hà sa) Như Lai đồng nói. Nếu có chúng sinh thấy nghe tùy hỷ, thì dù có tất cả tội nghiệp ba đời, phải đọa địa ngục, đường ác cho đến bàng sinh thì đều tiêu trừ hết. Nếu viết chú này để thờ trong tháp thì như chín mươi chín trăm ngàn cu-chi na-do-tha Khắc-già-sa, v.v... Như Lai, toàn thân xá-lợi mỗi Đức Như Lai để trong tháp đó không khác. Nếu có tháp này mà sinh tâm cung kính thì có bao nhiêu nghiệp chết yểu ở quá khứ đều được tiêu tan, lại thêm sống lâu, được các trời che chở. Người này khi chết bỏ thân này rồi liền được vãng sinh về thế giới An Lạc. Nếu tụng một biến thì đồng ở chỗ, Khắc-già-sa Như Lai mà gieo trồng gốc lành, được phước báo lớn, năm nghiệp Vô gián đều tiêu tan hết. Cho đến địa ngục, Bàng sinh cõi Diêm-ma-la, tất cả tội chướng đều được giải thoát, lại được sống lâu. Chết rồi liền sinh về thế giới An Lạc. Cho đến nếu có người chuyên chú tụng niệm thì bệnh ghẻ lâu ngày đều được lành, ý cầu đều được. Nếu có người nghe tiếng tụng niệm, có các tội chướng đều được giải thoát. Tiếng tụng niệm ấy chạm vào bàng sinh và các mối mọt sâu kiến tất cả nghiệp đạo đều được giải thoát. Nếu ở gò mả đào lấy hài cột, đọc chú vào cát hai mươi mốt biến mà rải vào xương, nếu thần thức người ấy đọa vào địa ngục thì đều được giải thoát mà sinh lên cõi trời Thiện Thệ. Nếu tụng trăm ngàn biến, khi chết bị vua Diêm-ma khiến cột dây vào cổ lôi vào cõi Diệm-ma-la, thì trong cõi ấy tất cả địa ngục đều bị phá tan mà lại sợ hãi, liền khiến trở về mà được giải thoát. Nghĩa là người tu là Sứ giả của Pháp Vương, trụ đạo Tĩnh lự không có nghi ngờ, muốn sinh về thế giới An Lạc thì tùy nguyện vãng sinh.

- Chú Phật Đảnh Tôn Thắng: Tôn Thắng Tổng Trì chú Tôn Thắng Tâm của kinh này: Án một long Sa ha.

Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà-la-ni chép: Chú này phá tan tất cả khổ địa ngục, cõi vua Diêmma (ngạ quỉ) và Bàng sinh mà trở về đường lành. Chú này có thần lực rộng lớn chẳng thể nghĩ bàn. Nếu có người nghe qua tai, thì các nghiệp ác tạo ra từ đời trước đều tiêu diệt, sẽ được thân thanh tịnh tốt đẹp, tùy chỗ sinh về cõi Phật, sinh về chỗ các vị trời đều nhớ nghĩ chẳng quên. Nếu người trong phút chốc nhớ niệm chú này thì được tăng thêm tuổi thọ. Thân miệng ý thanh tịnh, cũng không có đau khổ, tùy theo phước lợi được an ổn, cũng khiến thấy được tất cả Như Lai. Tất cả thiên thần thường theo hộ vệ, được người yêu kính, ác chướng tiêu trừ, tất cả Bồ-tát đồng che chở. Các Tịnh độ Phật và các cung trời, tất cả hạnh nguyện Bồ-tát sâu xa tùy ý đến được đều không chướng ngại. Bỏ thân này rồi liền được vãng sinh về các cõi Phật, có các thứ mầu nhiệm.

- Lục Tự Đại Minh Tâm Chú của Quán Tự Tại Bồ-tát: Án Ma nhĩ bát nẳng minh hồng.

Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương chép: Sáu chữ Đại minh này là Bổn tâm mầu nhiệm của Bồtát Quán Tự Tại. Nếu người trì tụng chú này. Khi trì tụng có chín mươi Khắc-già hà số Như Lai, vi trần Bồ-tát nhóm họp. Trời rồng, Dược-xoa, Thần Hư Không, v.v... cùng đến hộ vệ. Chủng tộc bảy đời đều được giải thoát, các sán lãi trong bụng đều được vị Bồ-tát Bất Thối. Lại nếu y pháp niệm tụng thì người ấy được biện tài vô tận, thanh tịnh trí tụ và đại từ bi, hằng ngày được sáu Ba-la-mật viên mãn công đức. Trong miệng người ấy phát ra hơi thở chạm vào thân ai thì người ấy khởi tâm từ bi, lìa các sân độc, sẽ được Bồ-tát Bất Thối, mau chứng A-nậu Bồ-đề. Nếu đội chú này mà trì thì đồng với thân Kim cương của Như Lai, tay chạm vào thân ai thì người ấy hữu tình được thấy đều mau được vị Bồ-tát, mà chẳng bao giờ còn chịu sinh già bệnh chết và khổ ái biệt ly. Lại như nam nữ đầy khắp bốn đại châu, tất cả đều được địa vị Bồ-tát Thất Địa. Bồ-tát ấy có bao nhiêu công đức thì công đức không khác với người tụng một biến chú này. Nếu ai viết chép sáu chữ Đại Minh Đà-lani này thì giống như công đức viết chép tám mươi bốn ngàn (84.000) pháp tạng không khác. Nếu ai dùng vàng ngọc cõi trời tạo tác hình tượng Như Lai nhiều như số cát bụi thì chẳng bằng công đức viết chép một chữ trong sáu chữ này. Nếu ai có được sáu chữ Đại Minh này thì các độc tham sân si chẳng đắm nhiễm. Nếu ai mang chú ấy trong mình thì người ấy cũng không đắm nhiễm bệnh tham sân si.

Ngũ Tự Tâm Chú của Văn-thù Bồ-tát: A Ra (la) bát sao nại Kinh Kim Cương Đảnh Ngũ Tự Chân Ngôn Thắng Tướng chép: Nếu ai vừa tụng một biến thì như đã tụng tám mươi bốn ngàn (84.000) mười hai tạng kinh Vi-đà. Nếu tụng hai biến thì Văn-thù, Phổ Hiền liền theo che chở, Hộ Pháp Thiện thần ở trước người ấy. Lại người thiện nam nhẫn nhục nào trì tụng chân ngôn này, vừa tụng một biến liền vào tất cả pháp bình đẳng của Như Lai, tất cả văn tự cũng đều bình đẳng, mau được thành tựu Ma-ha Bát-nhã. Lại nếu tụng một biến thì sẽ trừ hết tất cả khổ nạn cho người tụng. Nếu tụng hai biến thì trừ hết tội nặng sinh tử trong ức kiếp. Nếu tụng ba biến thì Tam-muội hiện tiền, nếu tụng bốn biến thì tổng trì chẳng quên, nếu tụng năm biến thì mau thành Vô thượng Bồ-đề. Nếu ai nhất tâm riêng ở chỗ vắng (Viết chữ Phạm) năm chữ Luân Đàn, y pháp tụng niệm suốt một tháng, thì Bồ-tát Văn-thù liền hiện thân, hoặc ở trên hư không giảng nói pháp yếu. Lúc đó, người tụng được trí Túc mạng, biện tài vô ngại, thần túc tự tại, thắng nguyện thành tựu, phước trí đầy đủ, sẽ mau chứng pháp thân Như Lai. Chỉ cần tâm tin nhận trải mười sáu đời quyết thành Chánh giác.

- Cam Lồ Chú của Quán Tự Tại Bồ-tát:

Nại ma ra nại Đắc ra Dã dã Nại ma a Linh duệ Oát lãng kê Đính Thuyết Ra dã Ma đế tát đốt Dã ma ha tát đốt Dã ma ha Cát lỗ nhĩ cát Dã đát niết đạt Án ninh Nhĩ ninh nhĩ cát ninh nhĩ Cát ninh nhĩ Sa ha.

Kinh Quan Âm Đà-la-ni chép: Nếu ai tụng chú này, ở quá khứ và hiện tại có bao nhiêu tội về bốn tội trọng năm tội nghịch, nhất xiển-đề, chê bai kinh Phương Đẳng thì đều tiêu hết không còn. Thân tâm nhẹ nhàng, trí tuệ thông suốt, hoặc thân hoặc ngữ đều làm lợi lạc tất cả chúng sinh. Nếu có chúng sinh nào gây ra tất cả các tội về vô gián (địa ngục), nếu được gặp người trì chú này có ảnh tạm chiếu vào thân, bỗng được cùng nói hoặc nghe tiếng nói thì tội chướng người ấy đều tiêu hết. Lại nếu ai muốn lợi ích tất cả hữu tình, mỗi khi trời mưa, khởi tâm đại bi ngước mặt lên hư không tụng chân ngôn này hai mươi mốt biến, thì giọt mưa thấm vào tất cả hữu tình cũng diệt hết tất cả nghiệp ác tội nặng mà đều được lợi lạc.

Chú của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Nại ma mạt át cán đính Mạng chiết tinh ngộ lỗ mạng ninh Linh tuệ Bất ra Mạt ra Sao dã Đát đạt Át đát dã A ra ha đính Tát diệt tam mạc nại Dã đát niết đạt Án Linh chiết tinh mạng Chiết tinh ma ha Mạng đính tinh mạng chiết tinh ra Sao tát mẫu át đính Sa ha.

Kinh Dược Sư Thất Phật Công Đức chép: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai chứng được Bồđề là nhờ năng lực bản nguyện quán các hữu tình gặp các bệnh khổ ốm gầy, sốt rét, khô khan, huỳnh nhiệt (bệnh gan), hoặc bị trúng ma mị giữa đường hoặc bị chết yểu, chết ngang, muốn cho các bệnh khổ ấy tiêu trừ, điều mong cầu được đầy đủ trong ánh sáng giảng nói Đà-la-ni này. Nếu thấy có người thiện nam tử thiện nữ nào bị bệnh khổ, thì phải một lòng vì người bệnh mà tắm gội, súc miệng sạch sẽ, hoặc thức ăn, hoặc thuộc, hoặc nước không vi trùng mà đọc chú một trăm lẻ tám biến rồi cho người ấy ăn, uống thì bệnh khổ đều sẽ tiêu trừ. Nếu có điều mong cầu, dốc lòng niệm tụng thì đều được như ý suốt năm không bệnh. Khi chết rồi thì sinh về thế giới ấy mà được không lui sụt cho đến Bồ-đề.

- Chú Căn Bản của Phật A-di-đà:

Nại ma Ra nại đắc ra Dã dã Nại ma a Linh duệ A di đát Mạt dã đát đạt Át đát Dã a ra ha Đính tát diệt tam mạc nại dã Đát niết đạt Án a mật lật Đính a mật lật Đa nạp mạt vĩnh A mật lật Đát tam mạt vĩnh A mật lật đát át linh mạng A mật lật Đát tây ninh A mật lật Đát đính tinh A mật lật Đát mịch hối lân đính A mật lật Đát mịch ngật lân Đát át Di nhĩ A mật lật Đát át Át nại Kê linh đế Cát linh A mật lật Đát nộn nổ mịch Si oát linh Tát linh mạt Linh đạt Tát Nại nhĩ Tát linh mạt Cát Linh ma Ngật linh Chiết Ngật chiết Dưỡng Cát linh Sa ha.

Đức Vô Lượng Thọ Như Lai Niệm Tụng Nghi chép: Đà-la-ni này vừa tụng một biến thì diệt hết tội mười điều ác, bốn tội trọng. Nếu Bí-sô, Bí-sôni phạm tội căn bản mà tụng bảy biến xong thì liền lại được giới phẩm thanh tịnh. Tụng đủ mười ngàn (10.000) biến thì chẳng quên tâm Bồ-đề Tam-mađịa, tâm Bồ-đề hiển hiện trong thân, sáng sạch tròn đầy cũng như ánh trăng thanh tịnh. Khi qua đời liền thấy Đức Như Lai Vô Lượng Thọ cùng vô lượng cu-chi Bồ-tát chúng hội vây quanh. Đến đón người tụng, an ủi thân tâm, sinh về thế giới Cực Lạc, thượng phẩm thượng sinh, chứng vị Bồ-tát.-Tâm Chú của A-di-đà Phật:

Án a mật lật Đát Đính tinh Hạt ra hồng.

Tụng đủ một trăm ngàn (100.000) biến thì được thấy A-di-đà Phật.

- Nhất Tự Chú của A-di-đà Phật: Hột rị

Đại Lạc Kim Cương Tam-muội Kinh Bát-nhã Lý Thú giải thích rằng: bốn chữ Hột Rị Vũ Cụ thành một chân ngôn. Hạ tự môn nghĩa là nhân tất cả pháp chẳng thật có. Tự môn ra (la) nghĩa là tất cả pháp lìa trần, trần là năm trần, cũng gọi là năng thủ sở thủ hai thứ chấp trước y tự môn là tự tại, chẳng thật có nghĩa hai điểm chữ ác gọi là Niếtbàn. Do giác ngộ các pháp vốn bất sinh, nên hai thứ chấp trước đều xa lìa, mà chứng được pháp giới thanh tịnh. Chữ Hột Rị cũng nói nghĩa hổ thẹn, nếu có hổ thẹn thì chẳng có tất cả bất thiện, đủ tất cả pháp lành vô lậu. Cho nên Liên Hoa Bộ cũng gọi là Pháp Bộ. Do chữ này gia trì nên ở thế giới Cực Lạc nước chim cây rừng đều giảng nói tiếng pháp, như trong kinh đã rộng nói. Nếu người trì một chữ chân ngôn này thì trừ được các tai họa bệnh tật. Chết rồi được sinh về cõi nước An lạc, được thượng phẩm thượng sinh. Người cũng tu quán tự tại tâm chân ngôn thì sẽ giúp người tu Du-già của các bộ khác.

- Vô Lượng Thọ Như Lai một trăm lẻ tám Đảnh Đà-la-ni:

Nại ma Mạt át oát đính A bát rị di đát Dư linh Yết nại Tu di di thật da Đát đính tá ra Sao Dã Đát đạt Át đát Dã A ra ha đính Tát diệt tam mạt nại dã Đát niết đạt Án Tát linh mạt Xan si cát ra Bát rị thục nại Nại linh ma đính Át át nại Tát mẫu át đính Sa mạt oát Mịch nhiệt ninh Ma ha Nại dã Bát ri oát linh Sa ha.

Kinh Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai chép: Nếu có chúng sinh thấy và nghe danh hiệu Đà-la-ni này mà dốc lòng viết chép, thọ trì, đọc tụng, cúng dường, lễ bái, người sống yểu thì thêm tuổi thọ đủ một trăm tuổi. Nếu có người tự viết chép hoặc dạy người khác viết chép thì sau không đọa địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh trong cõi Diêm-la nghiệp đạo minh quan, không bao giờ thọ ác báo trong các đường ác. Nếu viết chép chú này thì giống như viết chép tám mươi bốn ngàn (84.000) pháp tạng, cũng như đồng tạo lập, sửa chữa tám mươi bốn ngàn (84.000) tháp báu. Nếu có năm nghiệp địa ngục vô gián thì nhờ năng lực công đức ấy nghiệp chướng kia đều được tiêu trừ. Khi chết rồi thì chín mươi chín cu-chi Phật hiện ra trước mặt đón rước người ấy, vãng sinh về cõi nước Phật ấy. Lại viết chép chú này ở đương lai chẳng bao giờ làm thân nữ, Bốn vị thiên vương ngầm hộ vệ. Nếu nghe chú này thì không bao giờ làm thân chim bay, bốn chân hay nhiều chân, mau thành Vô thượng Bồ-đề. Khi ấy, Đức Thế tôn nói Già-đà rằng:

Nếu vào trong tinh thất
Đại bi Tai vừa nghe
Đà-la-ni này Nếu
như sáu độ chưa viên
mãn Người ấy mau chứng
Thầy trời người.

- Chú Tâm Phá Địa Ngục của Như la Trí Cự:

Nại ma A thật đát Thạch để nẩm Tát diệt tam mạc nại quang để nẩm Án yết nại Oát mạt tây Nịch rị Nịch rị hồng.

Kinh Biệt Hành chép: Nếu tụng một biến chú này thì địa ngục Vô gián nát ra như bụi. Chúng sinh chịu khổ trong đó đều sinh về thế giới Cực Lạc. Nếu viết chữ Phạm chú này trên chuông trống chuông mõ mà đánh gõ lên (hoặc bản gỗ đánh gõ lên), mà các chúng sinh được nghe tiếng ấy, thì dù có tội mười điều ác, năm tội nghịch, v.v... cũng đều tiêu tan mà chẳng đọa vào đường ác.

- Đại Quán Đảnh Quang Chú của Tỳ-lô-giá-na Phật:

Án ma át muội lãng sao nại ma ha mẫu năng ra ma nhĩ bát năng ma toát lạt bất ra oát linh đát dã hồng.

Kinh Bất Không Quyên Tác chép: Nếu có ai đúng pháp thọ trì đọc tụng đủ một ngàn muôn biến thì được bảy mộng lành lớn, vào Đại hội Mạn-noA-la, nếu ở quá khứ có tất cả mười tội ác, năm tội nghịch, bốn tội trọng thì đều tiêu hết. Nếu nghe chú này, hai, ba, bảy biển qua tai thì liền được dứt trừ hết tất cả tội chướng. Nếu các chúng sinh tạo đủ mười tội ác, năm tội nghịch, bốn tội trọng số như cát bụi, đầy khắp thế giới này, khi chết rồi đọa vào các đường ác, dùng chân ngôn này mà gia trì vào cát đất một trăm lẻ tám biến. Tán vong là đem rải trên hài cốt hoặc rải trên mộ, trên tháp thì người chết ấy nếu ở trong địa ngục, ngạ quỉ, tu-la, bàng sinh, v.v... dùng chân ngôn này làm năng lực gia trì, đúng lúc liền được ánh sáng đến thân thì trừ các tội báo, thân xả bỏ các khổ mà vãng sinh về cõi Cực lạc Tây phương, hoa sen hóa sinh, thẳng đến thành Phật, chẳng còn đọa lạc. Lại có chúng sinh nhiều năm nhiều tháng bệnh tật khổ sở muôn mối. Người bệnh ấy đời trước có nghiệp báo, dùng chân ngôn này ở trước người bệnh một, hai, ba ngày, mỗi ngày lớn tiếng tụng chân ngôn này một ngàn đến tám ngàn biến thì được trừ hết bệnh chướng nghiệp xưa. Nếu bị quỷ khuấy phá thần thức mê loạn, mất tiếng chẳng nói, mà gia trì chân ngôn này vào tay một trăm lẻ tám biến, dùng tay này xoa lên đầu mặt, xoa lên tim lên trán, gia trì một ngàn không trăm tám mươi (1.080) biến thì bệnh liền hết. Nếu bị các quỉ thần vọng lượng làm bệnh, mà gia trì vào chỉ năm mầu cột gút một trăm lẻ tám gút, rồi cột vào eo, vào cánh tay, vào cổ và gia trì vào áo thì sẽ hết bệnh.

- Bách Tự Chú của Kim Cương Tát-đỏa:

Án Mạt tắt ra Tát đốt Tát ma dã Ma ninh Bát lạt dã Mạt tắt ra Tát đốt Đắc vĩnh Na Bát đế Thật đạt Năng linh Năng minh mạt oát Tu đa thương minh mạt oát Tu ba thương minh mạt oát A Ra ngật Đa minh mạt oát Tát linh mạt Tây Minh bất ra dã sao Tát linh mạt Cát linh ma Tu sao minh tức đát Thật vị dưỡng Cô lô hồng Ha ha ha ha Hòa mạt át Hoàn tát linh mạt Đát đạt Át đát Mạt tắc ra Ma minh muộn sao Mạt tắc rị Mạt oát Ma ha Tát ma dã Tát đốt Á.

Chú này cầu nguyện bổ khuyết công đức vô lượng rải rác ở các kinh. Lại danh cú tùy tông hồi chuyển, người tụng nên biết.

- Chú Thập Nhị Nhân Duyên:

Án Anh nại linh ma Hình các Bất ra mạt oát Hình các đính thiện Đát đạt Át đa hiệt mạt nại đát Đính thiện sao Dưỡng nhĩ Lang nại Ánh hoán Oát nịch Ma ha Thật ra Ma nại anh Sa ha.

Câu chú này y theo kinh phiên dịch tức tụng rằng:

Các pháp từ duyên khởi
Như Lai nói là nhân
Pháp ấy nhân duyên trùm
Là Đại Sa-môn nói.

Nếu tạo tượng Phật để xá-lợi như hạt cải hoặc viết chép pháp tụng để trong đó thì như ta hiện thân chẳng khác, nếu tu các công đức thì tụng chú này để khánh thành.

- Chú của Ma-lợi-chi Thiên Mẫu:

Đát niết đạt Án Bả đính ngật thích mã tư Ba ra ngật thích mã tu Minh đính da mã tu Nhĩ ra mã tu Á lập cả mã tu Mã rị cả mã tu Minh ma mã tu Mạt nại mã tu Cổ lổ ma mã tu Tinh ba ra mã tu Mã họp chấp ba ra mã tu Ám nại nại nạp mã tư Tiễn yết.

- Chú cầu mưa: Vì thật lực của Phật nên các Đại Long vương mau đến cõi Diêm-phù-đề này, theo chỗ cầu mưa lớn liền trút xuống mà nói chú rằng:

Chỉ ra chỉ ra Chí rị chí rĩ Túc linh túc linh. Vì thật lực của Phật nên gọi các Long vương ở cõi Diêm-phù-đề cầu mưa, ở trong cõi nước mà mưa lốn trút xuống, bèn nói chú rằng:

Bát ra Bát ra Tỳ rị Tỳ rị Phất rị Phất rị Đát niết đạt phát Ra phát Ra Tứ rị Tứ rị Tô lỗ tô lỗ (tố rô tố rô) Á cả nẩm Chỉ phát chỉ phát Thạch tỳ Thạch tỳ thu phất thu phất.

- Chú dứt mưa: Án Tát linh mạt Ma mà họp ra ma đế Ngật linh đế Hồng.

Ai nguyện ủng hộ như thần chú này, hoặc tụng ba biến, bảy biến, hai mươi mốt biến.

- Chú dứt mưa đá: Án Tát linh Oát hại rị ma.

- Tâm chú: Án Mã họp đát lạt hạt dã Ma nhĩ ra sao nại. Tát ma dã Tát linh oát Hồng phát đát.

Thần chú này hoặc tụng ba biến, bảy biến, hai mươi mốt biến.

- Sổ Châu Công Đức Pháp (công đức lần chuỗi).

Sổ châu là thuật lạ ghi vào tâm (khiến tâm nhớ) là kẻ sơ cơ chứa nhóm công đức. Người trì thì thành đức, người đeo thì diệt cấu, quả thế, xuất thế đều do đây. Cho nên nay y kinh lược bày tướng ấy.

Theo kinh Kim Cương Đảnh Du-già Niệm Châu chép:

Châu biểu thị thắng quả Bồ-đề
Ở khoảng giữa dứt là dứt lậu
Dây xỏ chuỗi biểu thị Quán Âm
Châu lớn biểu thị Vô Lượng Thọ
Cẩn thận chớ phạm tội vượt pháp
Đều do hạt chuỗi chứa công đức
Xa cừ niệm châu phước gấp bội
Hạt bằng Mộc hoạn phước gấp hai
Dùng sắt làm hạt phước gấp ba
Thục đồng làm hạt phước gấp bốn
Thủy tinh chân châu và các báu
Các hạt chuỗi này phước gấp trăm
Gấp ngàn công đức hạt Đế-thích
Hạt châu Kim Cương cu-chi phước
Niệm châu hạt sen ngàn cu-chi
Hạt châu Bồ-đề vô số phước
Phật bộ niệm tụng hạt Bồ-đề
Kim Cương Bộ Pháp: hạt kim cương
Bảo Bộ Niệm Tụng dùng các báu
Châu Liên Hoa Bộ dùng hạt sen,
Trong Yết-ma Bộ làm hạt chuỗi
Các châu xen kẽ xỏ vào nhau
Niệm châu phân biệt có bốn thứ
Thượng phẩm, tối thắng và trung, hạ
Ngàn không trăm tám mươi là thượng
Một trăm lẻ tám là tối thắng
Năm mươi bốn hạt ấy là trung
Hai mươi bảy hạt ấy là hạ
Hai tay giữ châu ở trên tim
Lắng lự lìa niệm tâm chuyên chú
Bổn tôn Du-già tâm một cảnh
Đều được thành tựu pháp lý sự
Nếu để trên đầu, mang trong mình
Hoặc đeo ở cổ, hoặc ở tay
Thay việc luận nói bằng niệm tụng
Dùng niệm tụng này tịnh ba nghiệp
Do để trên đầu tịnh Vô gián
Do đeo ở cổ tịnh bốn trọng
Đeo ở trên tay trừ các tội
Khiến cho người tu mau thanh tịnh
Nếu tu chân ngôn Đà-la-ni
Niệm danh hiệu các Như Lai, Bồ tát
Sẽ được vô lượng thắng công đức
Thắng nguyện chỗ cầu đều thành tựu.


[Đầu trang][Mục lục bộ Chư Tông][Mục lục tổng quát]