TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ CHƯ TÔNG

SỐ 1959 - QUÁN NIỆM A-DI-ĐÀ PHẬT TƯỚNG HẢI TAM-MUỘI CÔNG ĐỨC PHÁP MÔN

Tỳ-kheo Thiện Đạo tập ghi.


- Y theo Kinh Quán nói pháp Quán Phật Tam-muội.

- Y theo Kinh Ban-chu nói pháp Niệm Phật Tam-muội.

- Y theo Kinh nói pháp Nhập Đạo Tràng Niệm Phật Tam-muội.

- Y theo Kinh nói phát Đạo Tràng Sám Hối Phát Nguyện.

1) Theo Kinh Quán nói Pháp Quán Phật Tam-muội. (Trích trong Kinh Quán, Quán Phật Tam-muội Hải Kinh).

Quán Phật A-di-đà sắc thân vàng ròng ánh sáng suốt chiếu đoan chánh đẹp đẽ không gì sánh. Hành giả mọi lúc mọi nơi ngày đêm thường khởi tưởng này, đi đứng ngồi nằm cũng khởi tưởng này. Thường chú ý hướng về phương Tây và các Thánh chúng, tất cả các báu vật và tướng trang nghiêm như hiện trước mắt, nên biết.

Hành giả khi muốn ngồi trước phải ngồi kiết già, chân trái đặt trên vế phải, chân phải đặt trên vế trái, tay phải đặt trong lòng bàn tay trái, hai đầu ngón tay cái giao nhau. Thân mình thẳng mà ngồi, mắt nửa khép nửa mở. Dùng tâm nhãn nhìn lên đảnh Phật quán loa kế (búi thịt) da đầu màu vàng ròng, tóc màu xanh biếc, mỗi sợi tóc xoắn lại thành trôn ốc xương sọ màu trắng tuyết trong ngoài trong suốt, não như pha lê. Kế tưởng não có mười bốn mạch, mỗi mỗi mạch có mười bốn luồng sáng. Từ chân tóc phát ra có bảy vòng xoắn ốc lại từ đầu lông mà vào. Kế tưởng ánh sáng trước từ hai lông mày phát ra. Lại tưởng trán bằng phẳng rộng ngay. Kế tưởng mày cao mà dài như vành trăng khuyết. Kế tưởng giữa chặn mày có tướng lông trắng cuộn lại. Lông mày ở trong rỗng ruột phóng ra ánh sáng sắc vàng ròng từ đầu lông chiếu thẳng vào mình Như Lai, như kinh Quán Phật Tam-muội nói: Như có người quán tưởng bạch hào (lông trắng) trong chốc lát hoặc thấy hoặc không thấy liền trừ hết chín mươi sáu ức na-do-tha hằng hà sa vi trần số kiếp sinh tử trọng tội. Nếu thường khởi quán tưởng này thì rất hay từ chướng diệt tội. Lại được vô lượng công đức, chư Phật hoan hỷ. Sau đó tưởng hai mắt Phật rộng dài trắng đen rõ ràng sáng rỡ trong suốt. Kế tưởng mũi cao thẳng như lưỡi mát đúc. Lại tưởng mặt đầy đặn không hóp, rồi tưởng tai dài dái tai lớn, lỗ có bảy sợi lông, ánh sáng từ lông phóng ra chiếu sáng thân Phật. Tưởng môi sắc đỏ sáng tươi thắm. Kế tưởng răng trắng đều khít như ngọc kha nguyệt trong ngoài trong suốt. Sau tưởng lưỡi dày rộng dài mềm mại. Cuốn lưỡi có hai đường tiết tân dịch đổ vào yết hầu vào thẳng tim chúa. Tim Phật như hoa sen hồng nửa nở nửa khép. Có tám vạn bốn ngàn lá, lá lá xếp lớp, mỗi lá có tám vạn bốn ngàn mạch, mỗi mạch có tám vạn bốn ngàn ánh sáng, mỗi ánh sáng có trăm sen báu, trên mỗi hoa có Thập Địa Bồ-tát thân vàng ròng tay cầm hương hoa cúng dường Tim chúa... Hành giả khi khởi tưởng này thì diệt trừ tội chướng, được vô lượng công đức, chư Phật Bồ-tát hoan hỷ, thiên thần quỷ thần vui mừng lại kéo tâm hướng lên trên. Kế tưởng có cổ tròn, hai vai tròn trịa. Lại tưởng hai cánh tay tròn dài. Kế tưởng hai bàn tay đầy đặn có ngàn xoắn ốc mười ngón nhọn dài, lóng tay dài, móng màu hồng sáng lại kéo tâm hướng lên. Kế tưởng ngực Phật tròn đầy, chữ Vạn Đức sáng tỏ. Lại tưởng bụng bằng không hiện. Sau tưởng rốn tròn sâu thường có ánh sáng phóng ra. Kế tưởng tướng âm tàng bằng đầy như đêm trăng rằm, phía lưng cũng bằng phẳng không khác. Phật nói nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân nào tham nhiều sắc dục nên tưởng tướng âm tàng của Như Lai thì dục tâm liền ngưng, tội chướng trừ hết được vô lượng công đức, chư Phật hoan hỷ, Thiên thần quỷ thần hảo tâm ủng hộ, sống lâu an lạc vĩnh viễn không tật bệnh. Kế tưởng hai đùi vế đầu gối tròn trịa. Tiếp tưởng hai bắp chân như chân nai. Lại tưởng hai gót chân như mũi (vòi) voi. Lại tưởng hai mu bàn chân cao như lưng rùa. Rồi tưởng mười ngón chân dài có móng màu đồng đỏ tươi. Kế tưởng Phật ngồi kiết già chân trái đặt trên đùi phải, chân phải đặt trên đùi trái. Kế tưởng hai bàn chân bằng phẳng có ngàn xoắn ốc bánh xe đầy đủ có ánh sáng chiếu khắp mười phương cõi. Từ đảnh xuống chân đến ngàn xoáy ốc thì gọi là quán sắc thân Phật đầy đủ trang nghiêm công đức, gọi là quán thuận. Kế lại tưởng hoa tòa rồi tưởng đài hoa. Kế tưởng cánh hoa, cánh xen lớp nhau, tám vạn bốn ngàn lớp. Trên mỗi mỗi cánh tưởng có trăm ức Bảo Vương trang nghiêm. Trên mỗi bảo có tám vạn bốn ngàn ánh sáng chiếu trên thân Phật. Kế tưởng cành hoa báu có tám mặt, mỗi mỗi mặt có trăm ngàn các báu trang nghiêm phóng ánh sáng lớn trên dưới đều chiếu. Kế tưởng dưới cành hoa nương vào đất báu. Trên đất các báu đều phóng tám vạn bốn ngàn ánh sáng. Mỗi mỗi ánh sáng chiếu thân Phật và chiếu cả mười phương sáu đạo. Cũng tưởng tất cả ánh sáng chiếu chạm tự thân hành giả. Khi làm tưởng này thì tội chướng diệt trừ được vô lượng công đức, chư Phật Bồ-tát hoan hỷ các thiên thần quỷ thần cũng vui mừng, ngày đêm theo bảo hộ hành giả, đi đứng ngồi nằm thường được an ổn, sống lâu giàu vui dứt hẳn bệnh tật. Theo lời dạy của Phật được thấy việc Tịnh độ. Nếu thấy chỉ tự biết không được nói với người khác thì có tội lớn, sẽ phải chiêu cảm lấy báo ác bệnh chết non. Nếu thuận theo giáo môn thì khi lâm chung sẽ được vãng sinh nước Phật A-di-đà. Như thế trên dưới đều y theo mười sáu quán trước. Sau mới trụ tâm vào bạch hào giữa chặn mày. Rất cần phải khiến tâm chánh niệm không được tán loạn, tức mất định tâm, Tam-muội khó thành nên biết. Đó gọi là Quán Phật Tam-muội Quán Pháp. Trong mọi lúc thường hồi hướng sinh Tịnh độ. Nhưng chỉ y theo Kinh Quán mười ba quán thì an tâm ắt được không nghi ngờ. Lại xin thưa cùng các hành giả, muốn sinh Tịnh độ chỉ cần trì giới niệm Phật, tụng kinh Di-đà mỗi ngày mười lăm biến, hai năm được một vạn ngày riêng ba mươi biến một năm một vạn ngày riêng niệm một vạn biến Phật. Cũng cần theo thời mà lễ tán. Việc Tịnh độ trang nghiêm phải nên rất tinh tấn. Nếu có người được ba vạn, sáu vạn, mười vạn thì đều là người thượng phẩm thượng sinh. Còn các công đức khác thì đều hồi hướng vãng sinh. Từ trước là nói pháp Quán Phật Tam-muội.

Kinh Ban-chu Tam-muội: Xin hỏi phẩm nói bảy ngày bảy đêm pháp vào đạo tràng niệm Phật Tam-muội (trích Kinh Ban-chu Tam-muội).

Phật dạy Bạt-đà-hòa rằng có Tam-muội gọi là mười phương chư Phật đều ở trước. Nếu ngươi làm pháp đó thì mọi hỏi han đều có thể được. Bạt-đàhòa bạch Phật xin vì nói cho nghe. Nhiều khi qua mười phương được an ổn, vì chúng sinh mà hiện tướng sáng lớn. Phật bảo Bạt-đà-hòa có Tam-muội tên là Định Ý. Người học phải thường giữ gìn tu trì, không được làm các pháp khác. Là hạnh bậc nhất trong các công đức. Phẩm hạnh thứ hai nói: Phật bảo Bồ-tát Bạt-đà-hòa, nếu muốn nhanh chóng được Định ấy, thường lập Đại Tín, đúng pháp mà làm thì có thể được, chớ có nghi ngại dù nhỏ như sợi tóc. Pháp Định Ý ấy gọi là Bồ-tát Siêu Chúng Hạnh.

Lập một niệm
Tín là Pháp
Tùy chỗ nghe
Nghĩ phương ấy
Phải một niệm
Dứt các tưởng
Lập định tín
Chớ hồ nghi
Siêng năng làm
Chớ lười biếng
Chớ khởi tưởng
Có và không
Chớ nghĩ tới
Chớ nghĩ lui
Chớ nghĩ trước
Chớ nghĩ sau
Chớ nghĩ trái
Chớ nghĩ phải
Chớ nghĩ không
Chớ nghĩ có
Chớ nghĩ xa
Chớ nghĩ gần
Chớ nghĩ đau
Chớ nghĩ ngứa
Chớ nghĩ đói
Chớ nghĩ khát
Chớ nghĩ lạnh
Chớ nghĩ nóng
Chớ nghĩ khổ
Chớ nghĩ vui
Chớ nghĩ sinh
Chớ nghĩ già
Chớ nghĩ bệnh
Chớ nghĩ chết
Chớ nghĩ mạng
Chớ nghĩ tuổi thọ
Chớ nghĩ nghèo
Chớ nghĩ giàu
Chớ nghĩ sang
Chớ nghĩ hèn
Chớ nghĩ sắc
Chớ nghĩ dục
Chớ nghĩ nhỏ
Chớ nghĩ lớn
Chớ nghĩ dài
Chớ nghĩ ngắn
Chớ nghĩ tốt
Chớ nghĩ xấu
Chớ nghĩ ác
Chớ nghĩ thiện
Chớ nghĩ giận
Chớ nghĩ mừng
Chớ nghĩ ngồi
Chớ nghĩ dậy
Chớ nghĩ đi
Chớ nghĩ dừng
Chớ nghĩ kinh
Chớ nghĩ pháp
Chớ nghĩ phải
Chớ nghĩ quấy
Chớ nghĩ bỏ
Chớ nghĩ lấy
Chớ nghĩ tưởng
Chớ nghĩ thức
Chớ nghĩ đoạn
Chớ nghĩ trước
Chớ nghĩ không
Chớ nghĩ thật
Chớ nghĩ nhẹ
Chớ nghĩ nặng
Chớ nghĩ khó
Chớ nghĩ dễ
Chớ nghĩ sâu
Chớ nghĩ cạn
Chớ nghĩ rộng
Chớ nghĩ hẹp
Chớ nghĩ cha
Chớ nghĩ mẹ
Chớ nghĩ vợ
Chớ nghĩ con
Chớ nghĩ thân
Chớ nghĩ sơ
Chớ nghĩ ghét
Chớ nghĩ yêu
Chớ nghĩ được
Chớ nghĩ mất
Chớ nghĩ thành
Chớ nghĩ bại
Chớ nghĩ trong
Chớ nghĩ đục
Đoạn các niệm
Niệm nhất thời
Ý không loạn
Luôn tinh tấn
Chớ lo năm
Chớ lo ngày
Lập một niệm
Chớ nửa chừng
Trừ ngủ nghỉ
Luôn tinh ý
Thường riêng ngồi
Chớ tụ hội
Lánh kẻ ác
Gần bạn lành
Gần minh sư
Như thấy Phật
Giữ chí mình
Luôn yếu mềm
Quán bình đẳng
Đối tất cả
Ẩn quê nhà
Xa thân tộc
Bỏ ái dục
Tu thanh tịnh
Làm vô vi
Đoạn các dục
Bỏ loạn ý
Rèn định hạnh
Học văn tuệ
Tất như thiền
Trừ ba uế
Bỏ sáu nhập
Dứt dâm sắc
Lìa các ái
Chớ ham tiền
Nhiều chứa nhóm
Nghĩ tri túc
Chớ ham vị
Các sinh mạng
Chớ giết ăn
Mặc đúng pháp
Chớ lòe loẹt
Chớ chọc phá
Chớ kiêu mạn
Chớ tự đại
Chớ cống cao
Nếu nói kinh
Phải đúng pháp
Hiểu gốc thân
Do như huyễn
Chớ chịu ấm
Chớ vào giới
Ấm như giặc
Thứ như rắn
Là vô thường
Là chịu đựng
Luôn vô chủ
Hiểu vốn không
Nhân duyên hội
Nhân duyên tan
Đều là thế
Biết vốn không
Thêm Từ bi
Đối tất cả
Thí bần cùng
Cứu chẳng nhận đền trả
Đó là định
Hạnh Bồ-tát
Tuệ cốt yếu
Vượt các hạnh.

Đức Phật bảo Bạt-đà-hòa rằng trì hạnh pháp ấy liền được Tam-muội, hiện tại chư Phật đều ở trước mắt. Có các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưubà-di đúng pháp tu hành, trì giới đầy đủ riêng ở một chỗ chỉ niệm Tây phương Phật A-di-đà hiện đang ở nước ấy tùy chỗ nghe mà nghĩ rằng cách đây mười vạn ức Phật độ, nước ấy tên là Tu-ma-đề một lòng nghĩ nhớ, một ngày một đêm hoặc bảy ngày bảy đêm, sau bảy ngày bảy đêm trông thấy như thấy trong mộng, không biết đêm ngày cũng chẳng biết trong ngoài chẳng do ngầm bên trong có ngăn ngại cho nên không thấy. Bạt-đà-hòa và bốn chúng thường khởi niệm ấy, trong cảnh giới chư Phật, thì trong các núi lớn hoặc núi Tu-di có chỗ kín đáo đều được mở ra không còn chướng ngại nữa. Bốn chúng ấy không cần thiên nhãn mà thấy suốt, không cần thiên nhĩ mà nghe khắp, không cần thần túc mà đến khắp các Phật sát. Không ở cõi này chết rồi sinh nơi khác, liền ngồi đây mà thấy cả. Phật nói bốn chúng ở cõi này niệm Phật A-di-đà, vì chuyên niệm nên được thấy. Liền hỏi trì pháp nào mà được sinh cõi nước ấy, Phật Adi-đà đáp: Người muốn sinh phải niệm danh hiệu ta không ngừng nghỉ thì liền được vãng sinh. Phật bảo vì chuyên niệm nên được vãng sinh. Tưởng niệm thân Phật ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp sáng rỡ đoan chánh không ai sánh bằng. Ở giữa tăng Bồ-tát nói pháp không lui hoại. Vì sao là sắc không hoại, do niệm sắc thân Phật nên được Tam-muội. Từ trước là nói về pháp niệm Phật Tam-muội.

Khi muốn vào Tam-muội Đạo tràng, y theo phương pháp Phật dạy trước cần phải sửa soạn đạo tràng, bài trí tôn tượng hương nước quét tướt. Nếu không có Phật đường thì phòng sạch cũng được. Quét tướt đúng pháp đặt một tượng Phật vào vách phía Tây. Hành giả trong tháng từ mồng 1 đến mồng 8, hoặc từ ngày mồng 8 đến rằm, hoặc từ rằm đến 23, hoặc từ 23 đến 30. Mỗi tháng bốn lúc tốt nhất. Hành giả tự lượng việc nhà nặng nhẹ mà vào hành đạo Tịnh độ. Hoặc một ngày đến bảy ngày phải luôn ăn mặc sạch sẽ, hài cỏ cũng mới sạch. Trong suốt bảy ngày phải ăn một bữa, trường trai, cơm cháo rau cải sạch nhẹ dễ tiêu và có tiết độ. Ở trong đạo tràng ngày đêm cột tâm, liên tục chuyên tâm niệm Phật A-di-đà. Tâm và tiếng liên tục, chỉ ngồi hoặc đứng trong bảy ngày không được ngủ nghỉ. Cũng chẳng cần đúng lúc lễ Phật tụng kinh lần chuỗi, cũng chẳng cần chỉ biết chắp tay niệm Phật. Niệm niệm phải quán tưởng thấy Phật. Phật nói: Tưởng niệm Phật A-di-đà sắc thân vàng ròng sáng rỡ chiếu khắp, đoan chánh không gì sánh được ở trước tâm nhãn. Ngay khi niệm Phật nếu đứng thì đứng niệm một, hai vạn tiếng, nếu ngồi thì ngồi niệm một, hai vạn tiếng. Trong Đạo Tràng không nên dụm đầu nói lén. Ngày đêm ba hoặc sáu thời. Trình bạch cùng chư Phật tất cả Hiền Thánh, thiên Tào Địa Phủ tất cả nghiệp đạo, phát lồ sám hối. Một đời đến nay thân khẩu ý nghiệp đã tạo ra các tội. Việc phải y thật mà sám hối xong rồi y theo pháp mà niệm Phật. Cảnh giới thấy được không nên vội nói ra. Điều lành thì tự biết, ác thì phải sám hối. Các thứ rượu thịt ngũ tân (hành tỏi...) phát thệ tay không chạm đến, miệng không ăn nuốt. Nếu trái điều này thì nguyện thân miệng sẽ bị ghẻ độc. Hoặc nguyện tụng kinh A-di-đà đủ mười vạn biến. Miệng riêng niệm Phật một vạn biến. Ngày riêng tụng kinh mười lăm biến, hoặc tụng hai mươi biến, ba mươi biến, tùy sức nhiều ít, thề sinh Tịnh độ, nguyện Phật nhiếp thọ. Lại hành giả bệnh hoặc không bệnh khi sắp lâm chung thì cứ y theo pháp niệm Phật Tam-muội thân tâm ngay thẳng xây mặt về hướng Tây. Tâm cũng chuyên chú quán tưởng Phật A-di-đà, tâm miệng tương ưng tiếng tiếng chẳng dứt, quyết định làm tưởng vãng sinh, tưởng hoa đài Thánh chúng đến đón tiếp. Người bệnh nếu thấy cảnh trước liền nói cho người khán bệnh biết. Đã nghe thấy rồi liền theo lời nói mà ghi chép, nếu người bệnh không nói được thì người khán bệnh luôn luôn hỏi han người bệnh thấy cảnh giới nào. Nếu nói toàn các tướng tội ác thì mọi người phải niệm Phật đồng giúp sám hối, tất cả khiến tội diệt. Nếu tội diệt hoa đài Thánh chúng theo niệm hiện ra thì theo trước mà ghi chép. Lại hành giả có quyến thuộc sáu thân đến thăm bệnh chớ nên ăn uống năm tân rượu thịt, nếu có thì chớ ở gần bệnh nhân sẽ khiến mất chánh niệm, quỷ thần giao loạn, bệnh nhân điên cuồng mà chết phải đọa ba đường ác. Xin các hành giả nên rất cẩn thận tuân giữ lời Phật dạy, cùng làm nhân duyên thấy Phật và người thăm bệnh phải đúng pháp rồi mới vào đạo tràng.

Y kinh nói về năm thứ Tăng Thượng Duyên-

19 quyển

1) Y Kinh Vô Lượng Thọ.

2) Y Kinh Thập Lục Quán.

3) Y Kinh Tứ chỉ A-di-đà. 4) Y Kinh Ban-chu Tam-muội 5) Y Kinh Thập Vãng Sinh.

6) Y kinh Tịnh độ Tam-muội.

Trân trọng theo lời dạy của Phật Thích-ca trong sáu bộ kinh Vãng Sinh nói rõ việc xưng niệm Phật A-di-đà để nguyện sinh Tịnh độ, thì hiện đời được sống lâu không bị chín thứ hoạnh nạn, mỗi mỗi đều đầy đủ như nghĩa năm duyên sau có nói.

Hỏi: Phật khuyên tất cả chúng sinh phát tâm Bồ-đề nguyện sinh nước Phật A-di-đà ở Tây phương, lại khuyên tạo tượng Phật A-di-đà, xưng dương lễ bái, hương hoa cúng dường, ngày đêm quán tưởng chẳng dứt. Lại khuyên chuyên niệm danh Phật A-di-đà một vạn, hai vạn, ba vạn, năm vạn cho đến mười vạn tiếng. Hoặc khuyên tụng kinh Di-đà mười lăm, hai mươi, ba mươi, năm mươi đến một trăm hoặc mười vạn biến thì hiện đời được công đức gì, một trăm tuổi bỏ báo thân này rồi thì có lợi ích gì mà được sinh Tịnh độ.

Đáp: Hiện đời và khi bỏ báo thân quyết định có công đức lợi ích lớn theo lời Phật dạy nói rõ năm thứ nhân duyên tăng thượng lợi ích:

- Tăng thượng duyên diệt tội.

- Tăng thượng duyên hộ niệm được sống lâu.

- Tăng thượng duyên thấy Phật.

- Tăng thượng duyên nhiếp sinh.

- Tăng thượng duyên chứng sinh.

1) Tăng thượng duyên diệt tội: Tức như trong Kinh Quán người hạ phẩm thượng sinh một đời tạo đủ mười ác trọng tội, người ấy khi bị bệnh sắp chết gặp Thiện tri thức dạy xưng niệm danh hiệu Phật A-di-đà một tiếng thì diệt trừ được năm mươi ức kiếp sinh tử trọng tội, tức đó là tăng thượng duyên hiện đời diệt tội.

Lại như người hạ phẩm trung sinh một đời đối với Phật pháp tạo đủ các tội phá giới, phá trai, ăn dùng các vật của Phật, Pháp, Tăng không biết xấu hổ sám hối. Người này khi bệnh sắp chết, lửa địa ngục một lúc hiện ra. Nhưng gặp Thiện tri thức vì nói Phật A-di-đà có thân tướng công đức, cõi nước trang nghiêm. Người tội nghe xong liền trừ được tám mươi ức kiếp sinh tử trọng tội, địa ngục liền mất. Đây cũng là hiện đời diệt tội tăng thượng duyên.

Lại như người hạ phẩm hạ sinh một đời tạo đủ tội ngũ nghịch cực nặng phải trải qua các địa ngục chịu khổ vô cùng. Tội nhân bị bệnh sắp chết gặp Thiện tri thức dạy xưng niệm danh hiệu Phật A-diđà mười tiếng, trong các tiếng trừ diệt được tám mươi ức kiếp sinh tử trọng tội. Đây cũng là tăng thượng duyên hiện đời diệt tội.

Lại như có người y theo Kinh Quán, vẽ tạo cảnh Tịnh độ trang nghiêm ngày đêm quán tưởng bảo địa, thì hiện đời niệm niệm trừ diệt tám mươi ức kiếp tội sinh tử.

Lại y theo kinh mà vẽ tạo quán tưởng cây báu, ao báu, lầu báu trang nghiêm thì hiện đời diệt trừ được vô lượng ức tăng kỳ kiếp sinh tử tội.

Lại y theo Hoa Tọa Trang Nghiêm Quán ngày đêm quán tưởng thì hiện đời niệm niệm trừ diệt được năm mươi ức kiếp tội sinh tử.

Lại y theo kinh quán tưởng tượng mà quán tưởng chân thân, quán quán Âm Thế Chí v.v... thì hiện đời trong niệm niệm diệt trừ được vô lượng ức kiếp sinh tử tội.

Như trên đã dẫn đều là tăng thượng duyên hiện đời diệt tội.

2) Lại nói tăng thượng duyên hộ niệm, tức như trong quán thứ mười hai nói rằng: Nếu có người trong mọi lúc mọi nơi ngày đêm chí tâm quán tưởng Di-đà Tịnh độ hai báo trang nghiêm, hoặc thấy hoặc không thấy Phật Vô Lượng Thọ hóa làm vô số hóa Phật Quán Âm Thế Chí cũng có vô số hóa thân thường đến chỗ người này. Cũng là hiện tại hộ niệm tăng thượng duyên.

Lại như Kinh Quán văn sau nói: Nếu có người chí tâm luôn niệm A-di-đà Phật và hai vị Bồ-tát Quán Âm Thế Chí thường cùng hành giả kết bạn tốt Thiện tri thức thì thường theo ủng hộ. Đây cũng là tăng thượng duyên hiện đời hộ niệm.

Lại như Quán chân thân thứ chín có nói: Kim sắc thân Phật A-di-đà có hào tướng (lông trắng) sáng suốt khắp chiếu thân chúng sinh ở mười phương, ánh sáng chân lông cũng khắp chiếu chúng sinh, viên quang cũng khắp chiếu chúng sinh, ánh sáng tám vạn bốn ngàn tướng đẹp cũng khắp chiếu chúng sinh. Lại như trước các ánh sáng của thân tướng mỗi mỗi đều khắp mười phương thế giới, chỉ có chúng sinh chuyên niệm Phật A-di-đà thì ánh sáng tâm Phật ấy thường chiếu người ấy mà nhiếp hộ không bỏ. Nói chung bất luận chiếu nhiếp các hạnh nghiệp tạp khác. Đây cũng là tăng thượng duyên hiện đời hộ niệm.

Lại như kinh Thập Vãng Sinh nói: Phật bảo Bồtát Sơn Hải Huệ và A-nan rằng: Nếu có người chuyên niệm Tây phương A-di-đà Phật nguyện vãng sinh, ta từ nay trở đi sẽ khiến hai mươi lăm Bồ-tát luôn ủng hộ hành giả, chẳng khiến ác quỷ ác thần não loạn hành giả, ngày đêm thường ủng hộ an ổn. Đây cũng là tăng thượng duyên hiện đời hộ niệm.

Lại như kinh Di-đà nói: Nếu có thiện nam, thiện nữ nào bảy ngày bảy đêm và hết cả một đời nhất tâm chuyên niệm Phật A-di-đà nguyện vãng sinh, thì người này thường được sáu phương hằng hà sa chư Phật cùng đến hộ niệm nên gọi là kinh Hộ niệm. Ý kinh Hộ niệm cũng không khiến các ác quỷ thần được tùy tiện cũng không bị bệnh ngang chết ngang. Nếu có các ách nạn thì tất cả tai chướng đều tự nhiên tiêu tan, trừ những người không chí tâm. Đây cũng là tăng thượng duyên hiện đời hộ niệm.

Lại như kinh Ban-chu Tam-muội, phẩm Hạnh có nói: Phật bảo Bạt-đà-hòa rằng nếu có người bảy ngày bảy đêm ở trong đạo tràng bỏ hết duyên sự dẹp các ngủ nghỉ nhất tâm chuyên niệm sắc thân chân kim của Phật A-di-đà hoặc một ngày ba ngày bảy ngày hoặc mười bốn ngày, ba mươi ngày, bốn mươi chín ngày hoặc đến trăm ngày hoặc hết cả một đời chí tâm quán Phật và niệm xưng tâm niệm thì Phật liền nhiếp thọ. Đã được nhiếp thọ thì nhất định biết tội diệt được sinh Tịnh độ. Phật nói nếu có người chuyên hành niệm Di-đà Phật Tam-muội này thì thường được tất cả các trời và Tứ Đại Thiên Vương Long Thần Bát Bộ theo ủng hộ yêu thích thấy nhau, không bị các ác quỷ thần tai chướng ách nạn gây thêm não loạn đủ như trong phẩm hộ trì có nói. Đây cũng gọi là tăng thượng duyên hiện đời hộ niệm.

Lại y theo kinh Quán Đảnh quyển ba có nói: Nếu người thọ trì Tam quy ngũ giới thì Phật ra lệnh cho Thiên đế ngươi sai thiên thần sáu mươi mốt người ngày, đêm, tháng, năm theo ủng hộ người thọ giới, khiến các ác quỷ thần hoạnh tướng không não hại. Đây cũng gọi là tăng thượng duyên hiện đời hộ niệm.

Lại như kinh Tịnh độ Tam-muội nói Phật bảo vua Bình Sa rằng nếu có thiện nam, thiện nữ nào tháng tháng giữ ngày lục trai và ngày Bát vương hướng về Thiên tào Địa phủ tất cả nghiệp đạo luôn luôn lấy người đứng đầu thọ trì trai giới. Phật ra lệnh cho sáu vua trời cõi Dục đều sai hai mươi lăm thiện thần thường đến ủng hộ người trì giới khiến các ác quỷ thần không đến não hại, cũng không có bệnh chết ngang, các tai chướng luôn được an ổn. Đây cũng gọi là tăng thượng duyên hiện đời hộ niệm.

Lại xin thưa các hành giả chỉ muốn đời này ngày đêm liên tục chuyên niệm Di-đà, chuyên tụng kinh Di-đà, xưng dương lễ tán Tịnh độ Thánh chúng trang nghiêm mà nguyện sinh. Ngày riêng tụng kinh mười lăm, hai mươi, ba mươi biến trở lên hoặc tụng bốn mươi, năm mươi, một trăm biến trở lên. Nguyện đủ mười vạn biến. Lại xưng dương lễ tán Di-đà Tịnh độ, Y, Chánh hai báo trang nghiêm. Lại trừ khi vào Tam-muội Đạo Tràng, ngày riêng niệm A-di-đà Phật một vạn tiếng nối tiếp mãi cho đến chết, liền được Di-đà gia niệm, được trừ tội chướng, lại được Phật cùng các Thánh chúng thường đến hộ niệm. Đã được hộ niệm thì tuổi đời sẽ được sống lâu, nhân duyên an lạc mỗi mỗi đều đầy đủ như kinh Thí Dụ. Chỉ không có kinh Tam-muội.

Kinh Tịnh độ Tam-muội nói đến. Đây cũng là tăng thượng duyên hiện đời hộ niệm.

3) Lại nói tăng thượng duyên của Tam-muội Thấy Phật, tức như Kinh Quán nói phu nhân vua nước Ma-kiệt-đề là Vi-đề-hy mỗi khi ở trong cung nguyện thường thấy Phật, xa hướng về núi Kỳ-xàquật khóc lóc kính lễ. Phật xa biết ý niệm ấy liền ở núi Kỳ xà quật biến mất mà xuất hiện tại vương cung. Phu nhân ngước đầu liền thấy Thế Tôn thân sắc vàng tía ngồi hoa sen báu, Mục-liên, A-nan đứng hầu hai bên, Thích, Phạm trên không tung hoa cúng dường. Phu nhân thấy Phật liền gieo mình xuống đất gào khóc hướng về Phật ai cầu sám hối cúi mong Như Lai dạy con quán luôn ở nghiệp thanh tịnh. Lại như kinh này chứng tỏ rằng không phải chỉ ngay tâm phu nhân thấy Phật mà còn dạy cho hàng phàm phu ở vị lai nếu có tâm nguyện muốn thấy thì phải y theo phu nhân chí tâm nhớ Phật nhất định được thấy vô ngại. Đây tức là ba niệm nguyện lực của Phật A-di-đà gia bị thêm bên ngoài mà được thấy Phật. Nói ba lực, tức như kinh Ban-chu Tam-muội nói:

1) Do sức thệ nguyện lớn gia niệm nên được thấy.

2) Do định lực Tam-muội gia niệm nên được thấy Phật.

3) Do bản công đức lực gia niệm nên được thấy Phật.

Trở đi trong duyên thấy Phật đều nên đồng với nghĩa này, nên gọi là tăng thượng duyên của Tam-muội thấy Phật.

Hỏi: Phu nhân phước lực mạnh mẽ cao quý được Phật gia niệm nên thấy Phật, còn các chúng sinh đời mạt pháp tội lỗi sâu nặng do đâu mà được cùng phu nhân đồng nêu. Lại nghĩa này rất sâu xa rộng lớn, mỗi mỗi đều dẫn đủ kinh Phật để chứng minh?

Đáp: Phật là bậc Thánh nhân đạt ba pháp, sáu thần không chướng, quán cơ bị giáo không chọn cạn sâu chỉ khiến quy thành thì còn nghi ngờ chẳng thấy.

Tức như kinh Quán nói: Phật khen Vi-đề-hy sớm hỏi việc này, A-nan hãy nhớ lấy rộng vì nhiều người má nói lại.

Phật bảo: Nay Như Lai dạy Vi-đề-hy và tất cả chúng sinh đời vị lai quán tưởng Tây phương Cực lạc thế giới do nguyện lực của Phật thấy cõi nước ấy như cầm gương sáng tự soi mặt mình. Lại kinh này làm chứng cũng là do Phật A-di-đà ba lực ngoại gia, mà được thấy Phật nên gọi là tăng thượng duyên Tam-muội thấy Phật Tịnh độ.

Lại như kinh sau có nói: Phật bảo Vi-đề-hy ngươi là kẻ phàm phu, tâm tưởng lại yếu kém chẳng thể thấy xa, nên khiến chư Phật Như Lai có phương tiện lạ để khiến các ngươi được thấy. Phu nhân bạch Phật rằng con nay nhờ sức Phật nên thấy được cõi nước ấy, nếu Phật diệt độ rồi, chúng sinh ác trược bất thiện, năm khổ bức hiếp thì làm sao thấy được thế giới Cực lạc.

Phật bảo Vi-đề-hy rằng:

- Ngươi và chúng sinh hãy chuyên tâm mẫn niệm, tưởng ở Tây phương dưới có đất báu lưu ly, trên có tràng phang báu trong lầu các báu có các báu trang nghiêm mà chuyên tâm chú ý thì cũng đồng với phu nhân trên mà được thấy. Lại nói mỗi mỗi quán thấy rất rõ ràng, nhắm mắt mở mắt đều thấy rõ. Người tưởng như thế gọi là Thô Kiến. Đây gọi là trong giác tưởng mà thấy, nên nói là Thô Kiến. Nếu được định tâm Tam-muội và khẩu xưng

Tam-muội thì tâm nhãn mở ra là thấy cõi Tịnh độ ấy tất cả trang nghiêm nói ra vô cùng tận. Lại do kinh này làm chứng rằng tất cả phàm phu chỉ cốt chú tâm là nhất định thấy. Nghĩa nên biết nếu có người thấy nghe không nên sợ hãi, lạ lùng là vì sao, là do Di-đà Tam-muội lực ngoại gia mà được thấy. Nên gọi là tăng thượng duyên Tam-muội thấy Phật Tịnh độ.

Lại như trong Hoa Tòa Quán nói: Phật bảo A-nan, Vi-đề-hy, Phật sẽ vì ngươi nói pháp trừ khổ não, ngươi phải vì đại chúng phân biệt giải nói. Khi nói lời này, Phật Vô Lượng Thọ và Quán Âm, Thế Chí ứng tiếng hiện ra đứng giữa không trung. Viđề-hy thấy Phật liền kính lạy. Lạy xong bạch Phật Thích-ca rằng:

- Nay nhân sức Phật nên được thấy Phật Vô Lượng Thọ và hai vị Bồ-tát. Khi Phật diệt độ rồi thì các chúng sinh làm sao quán được Phật A-di-đà và hai vị Bồ-tát?

Phật bảo: Ngươi và chúng sinh muốn thấy Phật ấy, phải khởi tưởng niệm trên đất bảy báu mà tưởng hoa sen. Tưởng hoa thành rồi kế mới tưởng Phật. Khi tưởng Phật thì tâm liền tưởng ba mươi hai tướng tốt, từ trên đảnh xuống đến ngồi kiết già xong, mỗi mỗi phần của thân cũng đều tưởng tùy tâm tưởng đủ. Khi đó thân Phật liền hiện. Đây là do Di-đà Phật ba lực ngoại gia liền được thấy Phật. Cũng gọi là tăng thượng duyên Tam-muội thấy Phật Tịnh độ.

Lại như kinh sau nói: Người tưởng Phật ấy trước phải tưởng tượng. Thấy một tượng vàng ngồi trên hoa. Tưởng thấy rồi thì tâm nhãn liền mở sáng suốt rõ ràng và thấy tất cả nước ấy trang nghiêm. Đây cũng là Di-đà Phật ba lực ngoại gia mà thấy Phật. Nên gọi là tăng thượng duyên Tam muội thấy Phật.

Lại như kinh sau nói: Kế tưởng hai vị Bồ-tát và các ánh sáng đều thấy rõ ràng. Khi thấy việc này hành giả ở trong Định Tam-muội sẽ nghe tiếng chảy, ánh sáng trang nghiêm v.v... các tiếng nói pháp. Xuất Định nhập Định hành giả thường nghe Diệu Pháp. Đây cũng là Phật A-di-đà ba lực ngoại gia mà thấy Phật. Nên gọi là tăng thượng duyên Tam-muội thấy Phật.

Lại như trong Quán Chân Thân nói: Phật bảo A-nan khi quán tượng thành rồi, kế lại quán Phật Vô Lượng Thọ thân sắc vàng ròng, giữa mày có tướng bạch hào viên quang hóa Phật và các tướng đẹp đẽ sáng suốt, chỉ phải nhớ tưởng khiến tâm nhãn thấy rõ. Thấy rồi liền thấy mười phương tất cả chư Phật, nên gọi là niệm Phật Tam-muội. Lấy văn này làm chứng cũng là Phật A-di-đà ba lực ngoại gia mà thấy Phật. Nên gọi là tăng thượng duyên Tam-muội thấy Phật.

Lại như kinh sau nói:

Phật bảo: Thế nên người trí nhất tâm quán kỹ Phật Vô Lượng Thọ từ một tướng đẹp mà vào. Chỉ quán giữa chặn mày tướng bạch hào phải thật rõ ràng thì tám vạn bốn ngàn tướng đẹp tự nhiên thấy rõ. Thấy rồi thì liền thấy mười phương tất cả chư Phật. Ở trước Phật thứ lớp thọ ký. Lại lấy kinh này làm chứng thì cũng là Phật A-di-đà ba lực ngoại gia mà thấy Phật, khiến kẻ phàm phu chuyên tâm tưởng thì nhất định được thấy Phật. Nên gọi là tăng thượng duyên Tam-muội thấy Phật.

Lại như Quán Âm, Thế Chí... quán khắp và người chín phẩm dưới một đời khởi làm cho đến bảy ngày, một ngày, mười tiếng, một tiếng khi lâm chung nguyện thấy Phật. Nếu hiện đời gặp được Thiện tri thức, hành giả tự hay tâm miệng xưng niệm Phật A-di-đà, thì Phật liền cùng Thánh chúng hoa đài đến hiện. Hành giả thấy Phật cũng thấy cả Thánh chúng hoa đài v.v... Lại lấy kinh này làm chứng thì cũng là Phật A-di-đà ba lực ngoại gia mà thấy Phật. Nên gọi là tăng thượng duyên Tam-muội thấy Phật.

Lại như kinh sau nói: Phật bảo A-nan, kinh này gọi là kinh quán Cực lạc Quốc Độ Vô Lượng Thọ Phật và Quán Thế Âm, Đại Thế Chí Bồ-tát. Ông nên thọ trì khiến không quên mất. Người hành Tam-muội này hiện đời được thấy Phật Vô Lượng Thọ và hai vị Bồ-tát. Lại lấy kinh này làm chứng thì cũng là Phật A-di-đà ba lực ngoại gia, đến nổi khiến phàm phu niệm đến thì nhân ba lực tâm mình mà được thấy Phật. Do tâm chí thành, tâm tin, tâm nguyện làm nội nhân, lại nhờ ba nguyện lực của Di-đà làm ngoại duyên, nhân duyên trong ngoài hòa hợp mà liền được thấy Phật, nên gọi là tăng thượng duyên Tam muội thấy Phật.

Lại như kinh Ban-chu Tam-muội nói: Phật bảo Bạt-đà-hòa Bồ-tát rằng: Có Tam-muội gọi là mười phương chư Phật đều đứng trước. Nếu người muốn chóng được Tam-muội này thì thường phải giữ tập thọ trì không chút nghi ngờ như lông tốc. Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di muốn học hạnh Tam-muội ấy, thì bảy ngày bảy đêm trừ khi ngủ nghỉ, bỏ các loạn tưởng, ở riêng một mình mà quán tưởng Tây phương Phật A-diđà thân sắc vàng ròng ba mươi hai tướng ánh sáng chiếu suốt đoan chánh không gì sánh một lòng quán tưởng, tâm nghĩ miệng đọc niệm niệm không dứt Phật nói sau bảy ngày thì thấy. Ví như có người đêm nhìn sao trời, một sao tức là một Phật. Nếu có bốn chúng làm quán tưởng, thấy tất cả sao tức thấy tất cả Phật. Lại lấy kinh này làm chứng thì cũng là Phật A-di-đà ba lực ngoại gia nên thấy Phật. Nói Tam-muội tức là người niệm Phật tâm miệng xưng niệm không có tạp tưởng, niệm niệm trụ tâm, tiếng tiếng liên tục, tâm nhãn liền khai được thấy Phật ấy rõ ràng hiện ra. Nên gọi là định, cũng gọi là Tam-muội. Chính lúc thấy Phật cũng thấy Thánh chúng và các trang nghiêm. Nên gọi là tăng thượng duyên Tam muội thấy Phật Tịnh-độ.

Lại như kinh Nguyệt Đăng Tam-muội nói: Nghĩ tướng tướng đẹp và đức hạnh của Phật thì hay khiến các căn không loạn động, tâm không mê hoặc cùng pháp họp nhau, được nghe được trí như biển lớn. Người trí ở trong Tam-muội đó mà nhiếp niệm đi kinh hành thì có thể thấy được ngàn ức các Như Lai, cũng gặp vô lượng hằng sa Phật. Lại lấy kinh này làm chứng cũng gọi là tăng thượng duyên Tam muội thấy Phật.

Lại như kinh Văn-thù Bát-nhã nói: Văn-thù bạch Phật rằng: Thế nào gọi là Nhất hạnh Tam-muội? Phật bảo nam tử nữ nhân nào ở chỗ vắng vẻ bỏ hết các loạn ý, tùy chỗ Phật thẳng mình ngồi ngay không tưởng hình tướng chỉ chuyên xưng niệm danh hiệu Phật không ngừng nghỉ thì liền ở trong niệm hay thấy ba đời chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai. Lại lấy kinh này làm chứng, tức là chư Phật đồng thể đại bi niệm lực gia bị mà khiến thấy. Đây cũng là phàm phu được tăng thượng duyên Tam muội thấy Phật.

4) Lại nói tăng thượng duyên nhiếp sinh nhiếp sinh tức như kinh Vô Lượng Thọ trong bốn mươi tám nguyện nói: Phật bảo nếu khi ta thành Phật, mười phương chúng sinh nguyện sinh nước ta, xưng niệm danh tự ta ít nhất mười tiếng nhờ nguyện lực ta nếu không sinh thì ta không thành

Chánh giác. Đây tức là người nguyện vãng sinh khi lâm chung nhờ nguyện lực nhiếp mà được vãng sinh, nên gọi là tăng thượng duyên nhiếp sinh.

Lại kinh này quyển thượng nói: Nếu có chúng sinh được sinh nước Phật Vô Lượng Thọ ở Tây phương đều nhờ các nghiệp lực của Đại Nguyện Phật A-di-đà làm tăng thượng duyên tức làm chứng cũng là tăng thượng duyên nhiếp sinh.

Lại kinh sau quyển đầu nói: Phật bảo tất cả chúng sinh căn tánh không đồng có thượng trung hạ, tùy theo căn tánh họ, Phật đều khuyên chuyên niệm danh hiệu Phật Vô Lượng Thọ. Người ấy khi sắp lâm chung, Phật cùng Thánh chúng sẽ đến đón tiếp đều được vãng sinh. Đây cũng là tăng thượng duyên nhiếp sinh.

Lại như Kinh Quán, Pháp quán thứ 11 và chín phẩm dưới đều là Phật tự nói tu định tán. Hành giả khi sắp chết thì mỗi mỗi đều là Phật Thế Tôn cùng Thánh chúng đài hoa trao tay đón tiếp vãng sinh. Đây cũng là tăng thượng duyên nhiếp sinh.

Lại như trong kinh Tứ Chỉ Di-đà nói: Phật nói có nam tử nữ nhân nào hoặc một ngày, bảy ngày nhất tâm chuyên niệm danh hiệu Phật A-di-đà, người này khi mạng chung Phật A-di-đà và các Thánh chúng sẽ đến đón tiếp liền được vãng sinh Cực lạc thế giới ở Tây phương. Phật Thích-ca nói ta thấy lợi ấy nên nói lời này, tức làm chứng cũng là tăng thượng duyên nhiếp sinh.

Lại như trong bốn mươi tám nguyện nói: Nếu tôi được thành Phật, chúng sinh mười phương phát tâm Bồ-đề, tu các công đức, chí tâm phát nguyện muốn sinh nước ta. Khi lâm chung tôi không cùng đại chúng hiện ra trước người ấy, thì tôi không thành Chánh giác. Đây cũng là tăng thượng duyên nhiếp sinh.

Lại như nguyện sau nói: Nếu tôi thành Phật, chúng sinh mười phương nghe danh hiệu tôi mà nghĩ đến nước tôi, chí tâm hồi hướng nguyện sinh nước tôi nếu không toại nguyện thì tôi không thành Chánh giác. Đây cũng là tăng thượng duyên nhiếp sinh.

Lại như nguyện sau nói: Nếu tôi thành Phật, mười phương thế giới có người nữ nào nghe danh hiệu tôi vui mừng tin ưa, phát tâm Bồ-đề, chán ghét thân nữ, sau khi chết lại làm thân nữ thì tôi không thành Chánh giác. Nghĩa là chính do bổn nguyện lực Di-đà, nên người nữ xưng niệm danh hiệu Phật, ngay khi mạng chung liền chuyển thân nữ thành thân nam. Phật A-di-đà dắt tay Bồ-tát đỡ thân, ngồi trên hoa báu theo Phật vãng sinh vào Đại hội Phật chứng ngộ vô sinh. Lại tất cả người nữ không do nguyện lực danh hiệu Di-đà thì ngàn kiếp muôn kiếp và hằng hà sa kiếp trọn không thể chuyển được thân nữ, nên biết thế. Nay hoặc có đạo tục bảo rằng người nữ không được sinh Tịnh độ, đây là nói dối không nên tin. Lại lấy kinh này làm chứng cũng là tăng thượng duyên nhiếp sinh.

5) Lại nói tăng thượng duyên chứng sinh.

Hỏi: Nay đã thấy bốn mươi tám nguyện Di-đà đã nhiếp tất cả chúng sinh được sinh Tịnh độ, chưa biết nhiếp những chúng sinh nào được sinh lại là người nào bảo chứng được sinh?

Đáp: Tức như Kinh Quán nói, Phật bảo Vi-đềhy ngươi nay có biết Di-đà cách đây không xa, ngươi phải kế niệm quán kỹ nước ấy, tịnh nghiệp đã thành thì cũng khiến tất cả phàm phu ở đời vị lai được sinh Tây phương Cực lạc quốc độ. Nay lấy kinh này làm chứng, chỉ là sau khi Phật diệt độ, phàm phu nhờ nguyện lực Phật thì nhất định được vãng sinh, tức là tăng thượng duyên chứng sinh.

Lại hỏi rằng đức Thích-ca nói giáo chỉ bày chúng sinh vì sao cùng một thứ Phật pháp mà có người tin và không tin chê trách nhau là do nguyên nhân gì?

Đáp: Phàm phu cơ tánh có hai thứ: Một là tánh thiện; hai là tánh ác.

Người tánh thiện:

1) Khi nghe liền bỏ ác làm thiện, là người thiện.

2) Bỏ tà làm chánh là người thiện.

3) Bỏ dối làm thật là người thiện.

4) Bỏ quấy làm phải là người thiện.

5) Bỏ ngụy làm chân là người thiện.

Năm thứ người này hay về với Phật, tức hay tự lợi, lợi tha, tại nhà thì hiếu để, ở ngoài cũng lợi tha. Người ở chỗ mong mỏi thì có uy tín, ở triều gọi là quân tử, thờ vua tận trung nên gọi là người tự tánh thiện.

Người tánh ác:

1) Chê chân làm ngụy là người ác.

2) Chê chánh làm tà là người ác.

3) Chê phải làm quấy là người ác.

4) Chê thật làm dối là người ác.

5) Chê thiện làm ác là người ác.

Lại năm thứ người ác này nếu muốn nguyện về với Phật thì không thể tự lợi cũng chẳng lợi tha. Lại ở nhà chẳng hiếu để ở chỗ trông mong thì không có uy tín, ở triều gọi là tiểu nhi thờ vua thì thường ôm lòng gian nịnh gọi là bất trung. Lại các người này chỉ hay phá hại các người hiền đức lấy quấy làm phải, chỉ thấy ác đó nên gọi là người tự tánh ác. Lại trên từ chư Phật Hiền Thánh, trời người sáu đạo lương thiện thì người ác này khinh ghét làm nhục. Người trí nên biết. Như nay mỗi mỗi đều dẫn đủ người thiện ác hai tánh, đạo lý rõ ràng lời đáp đã xong.

Lại kinh sau nói: Phật bảo Vi-đề-hy người và chúng sinh chuyên tâm xưng niệm tưởng một chỗ ở đất Tây phương dưới có tràng phang vàng trên có các báu trang nghiêm. Dưới đến mười ba Quán đã đáp chung hai lời thỉnh của Vi-đề để làm minh chứng là muốn khiến các phàm phu thiện ác đều hồi tâm khởi làm cùng được vãng sinh. Đây cũng là tăng thượng duyên chứng sinh.

Lại như kinh sau nói: Các cõi nước báu có năm trăm ức lầu báu. Trong các lầu báu có vô lượng trời người tấu trỗi các thứ âm nhạc đều nói niệm Phật Pháp Tăng. Tưởng này thành rồi thì khi mạng chung nhất định sinh vào nước ấy. Lại kinh này làm chứng cũng là tăng thượng duyên chứng sinh.

Lại như kinh sau nói Phật bảo A-nan: Như Diệu Hoa này vốn là nguyện lực của Pháp Tạng Tỳ-kheo mà thành. Nếu muốn niệm Phật ấy thì trước phải quán tưởng hoa tòa này, mỗi mỗi đều quán rõ ràng. Khi tưởng này thành rồi nhất định vãng sinh thế giới Cực lạc. Lấy kinh này làm chứng cũng là tăng thượng duyên chứng sinh.

Lại như kinh Vô Lượng Thọ nói: Phật bảo Anan: Nếu có chúng sinh sinh vào nước ấy thì đều trụ ở Chánh Định. Mười phương chư Phật đều cùng khen ngợi Phật ấy. Nếu có chúng sinh nghe danh hiệu Phật ấy mà tin tưởng vui mừng cho đến một niệm nguyện sinh nước ấy thì liền được vãng sinh trụ bất thoái chuyển. Lại lấy kinh này làm chứng cũng là tăng thượng duyên chứng sinh.

Lại như Kinh Quán phẩm chín nói: trong mỗi phẩm đều dạy chúng sinh rằng nếu Phật đang ở đời hoặc đã diệt độ rồi thì phàm phu ngũ trược gặp được Thiện tri thức khuyên khiến tin tưởng trì giới niệm Phật tụng kinh lễ tán thì quyết định đều vãng sinh, toàn nhờ nguyện lực của Phật mà được vãng sinh. Đây cũng là tăng thượng duyên chứng sinh.

Lại như kinh Di-đà nói: Sáu phương đều có hằng hà sa chư Phật đều duỗi lưỡi che khắp tam thiên thế giới nói lời thành thật nếu Phật ở đời hoặc Phật đã diệt độ tất cả phàm phu tạo tội chỉ hồi tâm niệm A-di-đà Phật nguyện sinh Tịnh độ thì trên từ trăm năm cho đến bảy ngày, một ngày, mười tiếng, ba tiếng, một tiếng thì khi mạng chung Phật cùng Thánh chúng tự đến đón tiếp liền được vãng sinh. Như trên sáu phương chư Phật đều nói vì phàm phu làm chứng, tội diệt được sinh. Nếu không đúng theo chứng này được sinh, thì sáu phương chư Phật một lần duỗi lưỡi nói ra tất trọn không trở vào mà lại bị hư nát. Đây cũng là tăng thượng duyên chứng sinh.

Lại xin kính thưa tất cả người vãng sinh nếu nghe lời này liền ứng tiếng buồn thương khóc lóc dù nhiều kiếp phải tan xương nát thịt để báo đáp ân đức Phật mới xứng được bổn tâm há dám có tâm tóc tơ chán nản. Lại xin thưa cùng các hành giả tất cả phàm phu tội ác còn được hết tội mà chứng nhiếp được sinh. Huống là Thánh nhân nguyện sinh mà chẳng được ư? Trên là đáp chung lời hỏi những chúng sinh nào được sinh Tịnh độ.

Năm nghĩa tăng thượng duyên đã xong.

Hỏi: Đức Thích-ca ra đời vì độ phàm phu năm trược tức dùng Từ bi khai thị nhân mười ác thì bị báo quả khổ Tam đồ. Lại dùng bình đẳng trí tuệ mà ngộ nhập nhân thiên hồi sinh về nước Phật A-diđà. Các kinh Đốn giáo văn nghĩa rõ ràng. Nay lại có người công nhiên chẳng tin cùng nhau hủy báng. Chưa biết người này hiện đời và sau khi chết thì bị tội báo gì xin dẫn đủ kinh Phật để làm chứng khiến chúng sinh cải hối tin Phật Đại thừa hồi nguyện sinh Tịnh độ tức làm lợi ích.

Đáp: Y theo kinh Phật mà đáp. Lại người ác này thuộc năm phần tánh ác trên đã nói xong. Nay dẫn thẳng kinh Phật để minh chứng. Tức như kinh Thập Vãng Sinh nói:

Phật bảo Bồ-tát Sơn Hải Tuệ:

- Ông nay vì độ tất cả chúng sinh phải nên thọ trì kinh ấy. Phật lại bảo Sơn Hải Tuệ kinh ấy gọi là kinh Quán A-di-đà Phật sắc thân chánh niệm giải thoát Tam-muội, cũng gọi là kinh Độ Chư Hữu Lưu Sinh Tử Bát Nạn Hữu Duyên Chúng Sinh. Như thế chúng sinh thọ trì chưa có duyên niệm Phật Tam-muội. Kinh ấy hay mở lớn môn Tam-muội, kinh ấy hay vì chúng sinh đóng kín cửa địa ngục, kinh ấy hay vì chúng sinh trừ ác quỷ hại người hướng đều an ổn. Phật bảo Sơn Hải Tuệ rằng như ta đã nói nghĩa đó như thế.

Sơn Hải Tuệ bạch Phật:

- Chúng sinh đời vị lai nhiều người hay hủy báng, người như thế sau này thế nào?

Phật bảo sau này ở Diêm-phù-đề hoặc có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni hoặc nam hay nữ thấy có người đọc tụng khen ngợi kinh ấy mà sân giận chê bai tức là chê bai chánh pháp, nên người ấy hiện đời bị các ác bệnh, thân căn không đầy đủ hoặc bị điếc, mù, thất âm, quỷ mị điên cuồng phong tà lạnh nóng, thủy thủng, thất tâm... như thế các ác bệnh đời đời đeo theo luôn chịu khổ, nằm ngồi không an đại tiểu tiện không thông muốn sống muốn chết cũng chẳng được. Vì chê bai kinh ấy nên phải chịu khổ như thế. Hoặc chết rồi phải đọa vào địa ngục trong tám vạn kiếp chịu khổ não lớn trăm ngàn vạn đời chưa từng nghe tiếng cơm nước, vì chê bai kinh ấy nên bị tội như thế. Hoặc lúc được ra khi sinh trong loài người thì phải làm trâu ngựa heo dê bị người giết hại chịu khổ não lớn. Vì chê bai kinh ấy, nên sau được thân người thì thường sinh vào hàng hạ tiện trăm ngàn vạn đời không được tự tại, trăm ngàn vạn đời không thấy tên Tam bảo, vì chê bai kinh ấy nên chịu khổ như thế. Thế nên trong người không trí chớ nói kinh ấy. Người chánh quán, chánh niệm, sau đó mới nói. Người không kính kinh ấy thì đọa địa ngục, nếu người ấy kính trọng thì được chánh giải thoát, vãng sinh nước Phật Adi-đà. Nay lại lấy kinh này làm chứng cho nên biết người chê và kính, Phật ghi tổn và ích không dối. Nên biết đáp đủ lời hỏi trước đã xong.

Hỏi: Sau khi Phật diệt độ tất cả phàm phu thiện ác đều phát tâm Bồ-đề nguyện sinh nước Phật Adi-đà ngày đêm chú tâm lấy một đời này xưng quán lễ tán hương hoa cúng dường Phật A-di-đà và Quán Âm Thánh chúng Tịnh độ trang nghiêm, niệm niệm quán tưởng Tam-muội hoặc thành chưa thành thì hiện đời được công đức gì, xin dẫn đủ kinh Phật để minh chứng, vì muốn kẻ tu học hoan hỷ ham thích tin nhận vâng làm?

Đáp: Quyết hỏi nghĩa này là đóng dứt nhân hạnh sinh tử sáu đạo, mở hẳn yếu môn Thường lạc Tịnh độ, chẳng phải chỉ đúng nguyện Di-đà mà chính chư Phật đều khắp mừng. Nay y kinh đáp đủ.

Tức như kinh Ban-chu Tam-muội nói.

Phật bảo Bồ-tát Bạt-đà-hòa rằng:

- Đối trong niệm Phật Tam-muội có bốn việc cúng dường là ăn uống, y phục ngọa cụ, thuốc men giúp chư Phật quá khứ hoan hỷ trì niệm A-di-đà Phật Tam-muội, bốn việc giúp hoan hỷ đều được thành Phật. mười phương chư Phật hiện tại cũng trì niệm Phật Tam-muội bốn việc giúp hoan hỷ đều được làm Phật. Chư Phật vị lai cũng trì niệm Phật Tam-muội bốn việc giúp hoan hỷ đều được làm Phật. Phật bảo Bạt-đà-hòa rằng niệm A-di-đà Phật Tam-muội bốn việc giúp hoan hỷ, ta đối Tam-muội ấy mà nói ít dụ để so sánh công đức niệm Phật. Thí như người sống trăm tuổi suốt đời đi chạy nhanh hơn gió cho đến già chết, có người nào tính được khoảng đường đi của người ấy chăng?

Bạt-đà-hòa thưa:

- Không tính được.

Phật nói: Nên ta bảo ông và các Bồ-tát nếu có người nam người nữ nào lấy số trân bảo bằng khoảng đường đi lại của người ấy mà bố thí được bao nhiêu công đức thì không bằng có người nghe qua niệm A-di-đà Phật Tam-muội bốn việc cúng dường giúp hoan hỷ, công đức còn hơn bố thí trên gấp ngàn vạn ức lần cũng không thể so sánh được. Phật bảo từ thuở lâu xa không thể kể tính số Atăng-kỳ kiếp có Phật hiệu là Tư-ha-đề ở nước Bạtđà-hòa, có vua Chuyển luân tên là Tư Kim đến Phật. Phật biết ý vua liền vì nói niệm Phật Tam-muội bốn việc gi-úp hoan hỷ. Vua nghe xong rất vui mừng đem tất ca trân bảo rải cúng lên Phật. Vua tự nguyện rằng đem công đức ấy khiến mười phương trời người đều được an ổn. Phật nói vua chết rồi sẽ lại sinh nhà ấy làm thái tử tên là Phạmma-đạt. Lúc ấy có Tỳ-kheo tên là Trân Bảo thường vì bốn bộ đệ tử nói Niệm Phật Tam-muội ấy. Lúc ấy vua nghe bốn việc giúp hoan hỷ liền đem bảo vật rải cúng Tỳ-kheo, lại đem y phục cúng dường. Vua cùng ngàn người đến chỗ Tỳ-kheo mà xuất gia cầu học Niệm Phật Tam-muội ấy. Lại thường cùng ngàn người hầu hạ thầy trải qua tám ngàn năm ngày đêm không hề lười nhác. Chỉ được một lần nghe qua niệm Phật Tam-muội ấy liền vào trí cao minh, sau đó thấy được sáu vạn tám ngàn chư Phật. Ở mỗi mỗi chỗ Phật đều nghe Niệm Phật Tam-muội ấy mà được thành quả Phật. Phật nói như người ở cách trăm dặm, ngàn dặm, bốn ngàn dặm muốn nghe Niệm Phật Tam-muội ấy còn ắt đến huống là gần mà chẳng cầu học ư? Lại kính thưa các người vãng sinh. Từ trước đã dẫn lời Phật dạy để chứng minh. Mỗi mỗi đều đầy đủ như trong phẩm tứ sự cúng dường công đức nói.

Hỏi: Theo lời Phật dạy tinh cần khổ hạnh ngày đêm sáu thời lễ niệm hành đạo quán tưởng chuyển tụng trai giới, một lòng nhàm chán hoạn nạn sinh tử, sợ khổ tam đồ, trọn đời này nguyện sinh Tịnh độ nước Phật A-di-đà. Lại sợ tai ương bất ngờ hiện ra cùng với tướng mười ác. Nên biết người có chướng này làm sao trừ diệt được. Xin dẫn đủ kinh Phật chỉ rõ phương pháp.

Đáp: Y theo kinh Phật mà đáp, tức như kinh Quán Phật Tam-muội hải nói: Phật vì phụ vương và các đại chúng nói ở quá khứ có Phật tên Không Vương Tượng Pháp Trụ Thế. Lúc đó có bốn Tỳ-kheo phá giới phạm trọng tội. Khi ấy Phật Không Vương đêm ở trên không trung lên tiếng bảo bốn Tỳ-kheo rằng:

- Các ông đã phạm điều không thể cứu. Nếu muốn diệt hết tội phải vào trong tháp ta mà quán hình tượng ta chí tâm sám hối thì mới hết tội này.

Khi ấy bốn Tỳ-kheo muôn sự đều bỏ, một lòng tuân lời dạy vào tháp đối trước tượng Phật phát lồ sám hối, như núi lỡ lăn lộn khóc lóc, hướng về Phật ngày đêm tiếp nối nhau đến suốt đời. Sau khi mạng chung được sinh về nước Phật Không Vương. Nay dùng kinh này làm chứng. Các hành giả khi muốn sám hối cũng y theo giáo pháp môn này. Phật nói nếu khi ta diệt độ rồi, các đệ tử Phật lìa bỏ các ác, ưa thích pháp ít nói, ngày đêm sáu thời. Hay ở một thời mà phân làm các thời nhỏ, trong phần nhỏ này trong phút chốc quán tưởng bạch hào của Phật thấy hoặc không thấy thì những người này trừ được tội chín mươi sáu ức na-do-tha hằng hà sa vi trần kiếp sinh tử. Nếu sau có người nghe tiếng Bạch hào mà không kinh sợ nghi ngờ, vui mừng tin nhận thì người này cũng trừ được tội tám mươi ức kiếp sinh tử. Nếu các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, hoặc nam hoặc nữ phạm bốn tội căn bản mười ác, tội ngũ nghịch và chê bai Đại thừa v.v... Như thế các người này nếu hay sám hối ngày đêm sáu thời thân tâm không ngưng nghỉ, năm thể sát đất như núi lỡ, gào khóc như mưa chắp tay hướng về Phật quán tưởng tướng sáng bạch hào một ngày đến bảy ngày thì bốn tội trước mới có thể giảm nhẹ. Người quán tưởng bạch hào tối không thấy, phải vào tháp quán tướng bạch hào một ngày đến ba ngày chắp tay khóc lóc lại tạm nghe thì cũng trừ được ba kiếp tội. Phật bảo Phụ Vương và ra lệnh cho A-nan: Ta nay vì mọi người hiện thân tướng sáng suốt. Nếu có kẻ tâm bất thiện hoặc kẻ hủy cấm giới Phật thấy Phật đều không đồng. Lúc đó năm trăm Thích Tử thấy thân tướng Phật cũng như người tro, Tỳ-kheo ngàn người thấy Phật như đất đỏ, mười sáu cư sĩ hai mươi bốn người nữ thấy Phật toàn màu đen. Các Tỳ-kheo-ni thấy Phật như sắc bạc. Lúc đó tứ chúng bạch Phật rằng chúng con nay không thấy được tướng đẹp của Phật, tự bứt tóc nhào lăn xuống đất khóc như mưa tự đày đọa mình. Phật bảo này thiện nam tử, Như Lai xuất hiện chính vì trừ diệt hết tội cho các ông. Các ông nay hãy xưng niệm đảnh lễ bảy Phật quá khứ Phật nói các ông đời trước vì tội tà kiến, nay các ông hãy hướng trước các Đại đức Tăng chúng phát lồ sám hối, theo lời Phật dạy đối trước Phật pháp chúng mà năm thể sát đất như núi lớn lỡ sụp hướng về Phật sám hối. Sám hối xong thì tâm nhãn khai mở thấy sắc thân Phật, tâm rất vui mừng. Phật bảo Tỳ-kheo các ông đời trước vô lượng kiếp đã tà kiến nghi sư không giữ giới luống thọ của tín thí. Vì nhân duyên đó nên đọa vào ngạ quỷ địa ngục tám vạn năm chịu khổ. Nay tuy được ra nhưng ở vô lượng đời không thấy được chư Phật, chỉ nghe tên Phật. Nay thấy sắc thân Như Lai như đất đỏ, dài thẳng năm thước. Phật nói xong thì ngàn Tỳ-kheo hướng về Phật sám hối năm thể sát đất như núi lớn lỡ sụp gào khóc như mưa. Cũng như gió thổi mây đen bay tứ tán hiện dung mạo vàng. Đã thấy Phật rồi các Tỳ-kheo vui mừng phát tâm Bồ-đề.

Phật bảo phụ vương:

- Ngàn Tỳ-kheo này ân cần cầu pháp, tâm không lười biếng, ngưng nghỉ. Phật thọ ký cho đồng hiệu là Nam-mô Quang Chiếu Như Lai. Từ trước là pháp Sám hối xuất hiện Quán Phật Tam-muội Hải kinh quyển hai và ba. Phật nói kinh Quán Phật Tam-muội Hải, phẩm Mật Hạnh thứ mười hai quyển mười.

Phật bảo A-nan:

- Chúng sinh vị lai nếu có người được niệm Phật Tam-muội ấy, quán các tướng hảo Phật, được chư Phật hiện tiền Tam-muội thì phải dạy người ấy giữ kín thân, khẩu, ý chớ khởi tà mạng, chớ sinh cống cao. Nếu khởi pháp tà mạng và cống cao, phải biết người này là tăng thượng mạn, phá diệt Phật pháp, phần nhiều khiến chúng sinh khởi tâm bất thiện, làm loạn hòa hợp tăng, bày điều lạ mê hoặc chúng, là bạn của ác ma. Như thế người ác này dầu niệm Phật nhưng mất vị cam lộ. Vì người này sinh chỗ cống cao nên thân luôn bé nhỏ, sinh nhà hạ tiện, bần cùng, thường lấy vô lượng ác nghiệp để trang sức. Chúng sinh phải tự giữ gìn khiến vĩnh viễn không sinh các việc ác này. Nếu người khởi nghiệp tà mạng như thế thì nghiệp tà mạng này cũng như voi điên phá hoại ao hoa sen. Nghiệp tà mang này cũng như thế, phá hoại các thiện căn.

Phật bảo A-nan:

- Có người niệm Phật phải tự giữ gìn chớ nên buông lung. Người niệm Phật Tam-muội nếu không phòng hộ giữ gìn mà sinh cống cao thì gió độc tà mạng sẽ thổi lửa kiêu mạn đốt cháy pháp lành.

Pháp lành là tất cả vô lượng Thiền định, các pháp niệm Phật từ tâm tưởng sinh ra, đó gọi là công đức tạng.

Phật bảo A-nan:

- Kinh này tên là "Hệ tưởng bất động" như thế mà thọ trì; cũng gọi là "Quán Phật bạch hào tướng" như thế mà thọ trì; cũng gọi là "Nghịch thuận quán Như Lai"; cũng gọi là "Nhất nhất mao khổng phân biệt Như Lai thân phần"; cũng gọi là "Quán Tam thập nhị tướng bát thập tùy hình hảo chư trí tuệ quang minh"; cũng gọi là "Quán Phật Tam-muội hải"; cũng gọi là "Niệm Phật Tam-muội môn"; cũng gọi là "Chư Phật Diệu Hoa Trang Nghiêm sắc thân kinh". Các ông khéo thọ trì cẩn thận chớ quên. Lại như kinh Đại Tập, phẩm Tế Long nói: "Khi đó Bà-già-la Long vương thỉnh Phật vào cung, thiết lễ cúng Phật. Phật nhận lời Long vương cùng Thánh chúng ăn xong. Khi đó Đại Long vương lại thỉnh Phật nói pháp. Bấy giờ Long vương thái tử tên là Hoa Diện đứng trước Phật cúi đầu sát đất khóc than sám hối ở quá khứ đã tạo tội nghiệp gì phải làm thân rồng này. Lại lấy kinh này làm chứng thì cũng là phương pháp chí thành sám hối, nên biết.

Tất cả trong kinh đều có văn này, không thể rộng chép, nay chỉ lược sao ba bộ kinh để chỉ cho người học sau. Trừ người làm không chí tâm. Đều biết Phật không nói dối. Như Mộc Hoàn kinh nói: Khi đó có vua nước Nan Đà tên là Ba Lưu Ly sai sứ đến chỗ Phật đảnh lễ Phật rồi bạch Phật rằng: "Thưa Thế Tôn, nước tôi đã nhỏ lại ở biên địa, nhiều năm bị giặt cướp, ngũ cốc đắt đỏ, tật bệnh lan tràn... nhân dân khốn khổ tôi luôn đâu được nằm yên, Như Lai pháp tạng đa phần sâu rộng nhưng tôi có việc lo buồn chẳng được tu hành. Cúi mong Thế Tôn vô cùng từ mẫn ban cho tôi pháp yếu để tôi đêm ngày dễ tu hành, đời sau lìa các khổ. Phật bảo sứ giả: "Nói với đại vương của ngươi, đại vương nếu muốn diệt hết phiền não chướng, báo chướng thì phải xỏ một trăm lẻ tám hạt gỗ thường mang theo người, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc nằm, luôn phải chí tâm, ý không phân tán, miện niệm tên Phật-đà, Đạt-ma, Tăng-già, mới qua một hạt, như thế hoặc mười, hoặc hai mươi hoặc trăm hoặc ngàn cho đến trăm ngàn vạn, nếu có thể đủ hai mươi vạn biến, thân tâm không loạn, không có các siểm khúc. Khi chết rồi thì được sinh trời Viêm Ma thứ ba, y thực tự nhiên thường được an lạc, được trừ hết một trăm lẻ tám kết nghiệp, ngược dòng sinh tử, được đạo Niết-bàn chứng quả Vô thượng." Sứ trở về tâu vua, vua rất hoan hỷ cung kính lễ Phật, ở xa bạch Thế Tôn: "Con xin đầu đội nhận lời dạy của Thế Tôn, con nguyện tuân lời Phật dạy", rồi ra lệnh cho quan dân làm đủ ngàn mộc hoàn, dù hoàng thân quốc thích đều cho một cái. Vua luôn tụng niệm. Dù làm việc quân hay đi xa cũng không phế bỏ. Lại nghĩ Thế Tôn Đại từ khắp ứng tất cả, nếu ta đây khéo được ra khỏi chìm đắm mãi trong biển khổ thì Như Lai sẽ hiện ra vì ta nói pháp. Vua do nguyện mà tâm vui ba ngày không ăn. Phật liền hiện thân cùng Thánh chúng vào cung vì vua nói pháp. Lại lấy đây làm chứng là lòng vua chân thật, niệm niệm chướng hết. Phật biết tội đã hết liền ứng niệm mà hiện. Nên biết.

Quán Niệm A-di-đà Phật Tướng Hải Tam-muội Công Đức Pháp Môn Kinh.


[Đầu trang][Mục lục bộ Chư Tông][Mục lục tổng quát]