TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ CHƯ TÔNG

SỐ 1987A - PHỦ CHÂU TÀO SƠN NGUYÊN CHỨNG THIỀN SƯ NGỮ LỤC

Sa-môn (Viễn Tôn) Tuệ ấn hiệu đính.

MỤC LỤC

SỐ 1987A - PHỦ CHÂU TÀO SƠN NGUYÊN CHỨNG THIỀN SƯ NGỮ LỤC

LỜI TỰA CỦA TÀO SƠN ĐẠI SƯ NGỮ LỤC

PHỦ CHÂU TÀO SƠN NGUYÊN CHỨNG THIỀN SƯ NGỮ LỤC

GIẢI THÍCH ĐỘNG SƠN NGŨ VỊ HIỂN QUYẾT

TRỤC VỊ TỤNG CHÚ BIỆT GIẢN

NGŨ VỊ CHỈ QUYẾT

BA LOẠI ĐỌA

BỐN THỨ DỊ LOẠI


LỜI TỰA CỦA TÀO SƠN ĐẠI SƯ NGỮ LỤC

Thiền Sư Bổn Tịch đến Động Sơn vì lẽ tham vấn Thiền tông mà thôi. Từ lúc Sư bỏ bất biến dị đến trụ trì đạo Đại Pháp thì đại và dư đã khác rồi. Nhờ lời thật xướng lên khiến cho người thật chứng chỉ có chân thật mới là tinh túy sâu xa. Vì thế khó có thể thấy được nên người đời cho là bình thản không linh hoạt hùng hồn.

Than ôi! Người thiển cận, đâu biết vì thời thế chân ngụy mà không dẫn con người đến đạo. Thật không hiểu biết điều đó nên mới thốt ra lời bất chánh.

Trong Ngữ lục của Sư, quan trọng là "tam đạo" dạy tu Sữa phần vị. Dị loại thông cả phàm và Thánh nơi về sinh thục của đạo. Lời nói của Tổ Đổng rất hợp người hợp đạo. Sự thể già trẻ vi diệu, đủ biết không thể lầm lẫn. Chỉ có ngày nay mới sai lầm nhiều. Trong nguyên văn có ghi chép cả hành tạng của Động Sơn. Nhưng ở đây không tiện che mắt mọi người.

Mùa thu, năm Canh Thìn, Tăng chúng Cát Tường Thiền tự cùng tôi biên tập và khắc bản bộ Ngữ Lục này, vì muốn làm sáng tỏ lại những sai lầm có thể nói là tâm tốt. Tâm đã tốt thì quả báo nhất định phải tốt. Và đến xin dẫn lời cốt yếu trong bài của Ngũ Lục để đặt vào trong đầu của sách này. Tôi chỉ nhờ vào ý kiến của Tào Sơn, làm mẫu mực cho đạo, cũng đủ phát ra ý này mà thôi.

PHỦ CHÂU TÀO SƠN NGUYÊN CHỨNG THIỀN SƯ NGỮ LỤC

Sa-môn (Viễn Tôn) Tuệ ấn hiệu đính.

Sư huý Bổn Tịch họ Hoàng, người Phủ Điền, Tuyền Châu. Thuở nhỏ theo học nho, năm 19 tuổi xuất gia ở Linh Thạch Phúc Châu, năm 25 tuổi thọ cụ túc giới. Sau đó đến tham yết Động Sơn.

Sơn hỏi: Xà-lê tên gì? Sư đáp: Bổn Tịch

Động Sơn hỏi: Lại hướng lên trên. Sư nói:

Không nói

Đông Sơn hỏi: Vì sao không nói? Sư đáp: Không gọi là Bổn Tịch.

Động Sơn khâm phục tài năng ý chí của Sư. Từ đó Sư được nhập chúng. Sư theo hầu Động Sơn được mấy năm rồi từ tạ ra đi.

Động Sơn thầm trao tông chỉ cho Sư và hỏi:

Ông đi đến chỗ nào?"

Sư thưa: "Đi đến chỗ không biến dị."

Động Sơn nói: Chỗ không biến dị cũng không đến sao?

Sư thưa: "Đến cũng không biến dị." Sau đó Sư đến Tào Khê lễ tháp Tổ rồi về Cát Thủy. Mọi người nghe danh Sư nên đến thỉnh khai pháp. Vì ngưỡng mộ Lục Tổ nên Sư đặt tên núi là Tào Sơn. Thời gian sau bị giặc loạn, Sư dời về huyền Nghi Huỳnh. Có cư sĩ Vương Nhược Nhất, Giao Hà, Vương

Quán thỉnh Sư đến trụ trì.

Sư đổi tên Hà Vương, thành tên Hà Ngọc, từ đó pháp tịch được hưng thịnh. Người đến học ngày một đông, tông chỉ của Động Sơn đến đời Sư được hưng thịnh.

Nhân có tăng hỏi yếu chỉ bí quyết của Ngũ Vị Quân Thần.

Sư đáp:

Chánh vị tức không giới
Xưa nay không có vật.
Thiên vị tức Sắc giới
Có muôn vạn hình tượng.
Chánh trung thiên tức bỏ lý theo Sự.
Thiên trung chánh là bỏ Sự vào lý.
Kiêm đới là rõ ràng ứng với các duyên
Không rơi vào các hữu
Chẳng nhiễm chẳng tịnh
Chẳng chánh chẳng thiên.

Cho nên nói là đại đạo hư huyền vô trước chân tông. Từ trước Tiên đức suy xét một vị này rất diệu huyền, phải xét cho tường tận. Quân là Chánh vị thần là thiên vị. Bầy tôi theo vua là Thiên trung tránh. Vua nhìn xuống thần là Chánh trung thiên.

Đạo quân thần hợp lại là Kiêm đới ngữ.

Lại nói: Thế nào là quân? Sư đáp: Diệu đức tôn hoàn vũ Cao minh lãng thái hư.

Lại hỏi: Thế nào là thần?

Sư đáp: Linh cơ hoằng Thánh đạo.

Chân tri lợi quần sinh.

Lại hỏi: Thế nào là thần hướng quân?

Sư đáp: Bất đọa chư dị thú.

Ngưng tình vọng Thánh dung. Hỏi: Thế nào là Quân thị thần?

-Diệu dụng tuy bất động.

Đuốc sáng vốn không Thiên.

Hỏi: Thế nào là đạo quân thần hợp?-Hỗn loạn nhưng không trong ngoài Dung hòa trên dưới bình.

Sư lại nói: Người lấy quân thần Thiên Chánh để nói không muốn phạm tội trung. Cho nên thần khen vua không dám chê là vậy. Đây là Tông pháp yếu của ta.

Kệ rằng:

Học giả tiên tu thức tự tông
Mạc tương chân tế nạp ngoan không
Diệu minh thể tận tri thương xúc
Lực tại phùng duyên bất tá trung
Xuất ngữ trực giao thiêu bất trước
Tiềm hành tu dữ cổ nhân đồng
Vô thân hữu Sự siêu kỳ lộ
Vô Sự thân lạc thủy chung

Dịch Nghĩa:

Học giả trước cần hiểu tự tông
Chớ đem chân tế lẫn ngoan không
Tội thể diệu minh biết xúc chạm
Sức tai phùng duyên chẳng mượn trung
Thốt lời cần phải thiêu chẳng đến
Thầm đi nên với cỗ nhân đồng
Không thân có việc siêu đường tẻ
Không việc không thần lạc thủy chung

- Kệ rằng:

Bạch y tu bái tướng
Thử Sự bất vi kỳ
Tích đại trâm anh giả
Hưu ngôn lạc phách thì

(Dịch)

(Thường dân làm Tể Tướng
Việc ấy chẳng lạ lùng
Nhiều đời làm quyền quý
Thôi nói lúc lang thang)

- Kệ rằng:

Tý thời đương chánh vị
Minh chánh tại quân thần
Vị ly Đâu Suất giới
Ô kê tuyết thương hành

(Dịch)

(Giờ Tý đang chánh vị
Rõ chánh ở vua tôi
Chưa rời cõi Đâu Suất
Gà đen đi trên tuyết trắng)

- Kệ rằng:

Diệm lý hàn băng kết
Dương hoa cửu nguyệt phi
Nê ngưu hống thủy diện
Mộc mã trục phong tê

(Dịch)

(Trong lò băng lạnh kết
Tháng chín hoa dương bay
Trâu đất rống trong nước
Ngựa gỗ hí phi dài)

- Kệ rằng:

Vương cung sơ giáng nhật
Ngọc thố bất năng ly
Vị đắng vô công chỉ
Nhân thiên hà đại trì

(Dịch)

(Vương cung mới giáng sinh
Thỏ ngọc chẳng để rời
Chưa được ý vô công
Trời người sao quá chậm)

- Kệ rằng:

Hồn nhiên tàng lý Sự
Trẫm triệu tốt nan minh
Oai âm vương vị hiểu
Di-lặc khởi tinh tinh

(Dịch)

(Thuần chân chứa Sự lý
Điềm báo trước khó sinh
Oai âm vương chưa rõ
Di-lặc há tĩnh tĩnh)

Lúc Sư hành cước hỏi Thiền Sư Ô Thạch Quan: "Thế nào là Pháp thân Sư Tỳ Lô?

Ô Thạch đáp: Nếu Ta nói cho ông nghe thì khác.

Sư nêu giống Động Sơn.

Sơn nói: Giống như thoại đầu chỉ thiếu lời, sao không hỏi, vì sao không nói:

Sư lại bỏ đi lời nói trước.

Ô Thạch nói: Nếu nói Ta không nói tức miệng ta lại câm.

Nếu nói ta nói tức lưỡi ta thẳng.

Nêu việc giống Động Sơn. Sơn nói: Cổ Phật.

Vân Môn hỏi: Thế nào là hạnh Sa-môn?

Sư đáp: Người ăn giống lúa của thường trụ.

Vân Môn hỏi: Vậy thì đi thế nào?

Sư đáp: Ông nuôi được không?

Vân Môn đáp: Nuôi được.

Sư nói: Ông làm sao chứa.

Vân Môn thưa: Ăn cơm mặc áo có gì khó.

Sư nói: Sao không nói mang lông đội Sừng.

Vân Môn lễ bái.

Sư dạy chúng: Các vị đem hết cách thức, sao không nói một chuyển ngữ cho họ để họ dứt nghi họ.

Vân Môn ở trong chúng bước ra thưa hỏi: Chỗ mật vì sao không biết có?

Sư đáp: Chỉ vì mật nên không biết có.

Vân Môn thưa: Người này vì sao thân cận?

Sư nói: Chớ thân cận chỗ mật.

Vân Môn thưa: Không đến chỗ mật thì thế nào? Sư nói: Người không dễ Sửa đổi đến Sư có tiếp nhận không?

Tào Sơn: Không gì nhàn rỗi công phu.

Nhân Hòa thượng Mễ đến, chưa gặp nhau mà Mễ đã ngồi nơi giường thiền. Sư không ra. Mễ liền bỏ đi.

Tri Sự hỏi: Giường thiền của Hòa thượng vì sao bị người khác ngồi rồi bỏ đi?

Sư nói: Đi rồi lại đến.

Mễ quả nhiên quay lại gặp Sư Trí Cự đến thăm hỏi: Người xưa nêu lên người bên nào?

Học nhân làm sao lãnh hội hết.

Sư đáp: Lui bước chính đã là muôn ngàn không mất một.

Ngay lời nói đó Trí Cự bỗng quên hết huyền giải.

Kim Phong Chí đến. Sư hỏi: Từ đâu đến?

Chí đáp: Từ nhà đến. Sư hỏi: Hiểu chưa?

Phong Chí nói: Bên này thì hiểu Sư hỏi: Việc bên kia thế nào?

Phong Chí nói: Khi hạ công hướng đến Hòa thượng.

Sư nói: Đúng vậy! Đúng vậy!

Tăng Thanh Nhuệ hỏi: Con nghèo cùng xin Thầy cứu giúp.

Sư nói: Xà-lê Nhuệ lại gần đây. Nhuệ đến gần. Sư nói: Kẻ nghèo ở Tuyền Châu, sau khi uống hết ba chén rượu vẫn còn nói chưa mềm môi.

Cảnh Thanh hỏi: Lối tâm khi rêu phủ thì thế nào?

Sư nói: Điều khó dẫn dắt được Cảnh Thanh hỏi: Đi đến chỗ nào?

Sư đáp: Chỉ thấy rêu phủ không biết đi chỗ nào Lại hỏi: Lý thanh hư rốt ráo khi không thân thì thế nào?

Sư nói: Lý như thế, còn Sự thì sao?

Thanh đáp: Như lý, như Sự

Sư nói: Dối một người Tào Sơn thì được, nhưng không che được mắt các Thánh

Thanh nói: Nếu không có mắt các Thánh thì đâu thấy được cái gì

Sư nói: Quan không thể dung tha, tư thông xe ngựa

Sư hỏi: Thượng tọa Đức: Bồ Tát nhập định nghe Hương Tượng (voi) qua sông, rút từ kinh nào?

Tăng thưa: Rút từ kinh Niết Bàn

Sư nói: Trước định nghe hay sau định nghe Tăng thưa: Hòa thượng lanh lợi

Sư nói: Nói cũng rất ghê gớm nhưng chỉ mới được một nửa Tăng thưa: Hòa thượng thế nào?

Sư đáp: Dưới bãi cát nhận được

Sư lại hỏi: Pháp thân chân chánh của Phật còn như hư không, ứng vật hiện hình như trăng đáy nước, thế nào nói ưng đạo lý?

Đức thưa: Như lừa nhìn xuống

Sư nói: Nói thì rất ghê gớm chỉ nói được và thành Đức thưa: Hòa thượng lại ra sao?

Sư đáp: Như lừa coi thường giếng.

Chỉ Y đạo giả đến tham vấn Sư hỏi: Có phải Chỉ Y đạo giả đó không?

-Không dám

Sư nói: Thế nào là việc của Chỉ Y?

Đạo giả thưa: Áo cừu vừa khoác vào thân liền hiểu muôn pháp như nhau

Sư nói: Thế nào là dụng của Chỉ Y? Đạo Giả đến gần đáp dạ rồi đứng yên.

Sư nói: Ông chỉ biết đi thế ấy? Sao không biết đến thế ấy.

Đạo giả liền mở mắt hỏi: Nhất tánh chân linh không nương bào thai thì thế nào?

Sư bảo: Chưa phải là hay? Chỉ Y hỏi: Thế nào là hay? Sư bảo: Chẳng mượn! Mượn! Đạo giả:

Trân trọng liền tịch. Sư dạy tụng:

Giác tánh viên minh vô tướng thân
Mạc tương tri kiến vọng sơ thân
Niệm dị tiện ư huyền thể muội
Tâm sai bất dữ đạo vi lân
Tình phân vạn pháp trầm tiền cảnh
Thức giám đa đoan tán bổn chân
Như thị cú trung toàn hiểu hội
Liễu nhiên vô Sự tích thời nhân

Dịch nghĩa:

Tánh giác viên minh không tướng thân
Chớ đem thấy biết đối xa gần
Niệm khác bèn lầm huyền thể ấy
Tâm sai sao được đạo chung thân
Tình phân muôn pháp chìm cảnh trước
Thức biện lăng xăng mất bản chân
Trong câu như thế toàn lãnh hội
Rõ ràng vô Sự tích thời nhân

Tăng cử: Lục Cắng Đại Phu hỏi Nam Tuyền:

Họ gì?

Nam Tuyền đáp: Họ Vương

Lục Cắng hỏi: Vương còn có quyến thuộc không?

Nam Tuyền nói: Bốn thần không mờ mịt

Lục Cắng thưa: Vương ở địa vị nào?

Nam Tuyền nói: Điện ngọc rêu phủ.

Lục Cắng hỏi: Điện ngọc rêu phủ ý chỉ thế nào?

Sư đáp: Không ở chánh vị.

Tăng thưa: Tám phương đến triều cống thì thế nào?

Sư đáp: Ông ta không nhận lễ.

Tăng hỏi: Dùng gì đến triều cống Sư đáp: Trái thì chém.

Tăng thưa: Trái là về phần của Thần, chưa xét rõ ý vua thế nào?

Sư đáp: Kín đáo không được yếu chỉ.

Tăng thưa: Thế nào là công việc điều hòa trở về tướng Thần

Sư nói: Ông còn biết ý vua không?

Tăng thưa: Phương ngoại không dám luận bàn.

Sư nói: Đúng vậy! Đúng vậy!

Tăng hỏi: Toàn thân con đều bệnh, thỉnh Sư chữa trị.

Sư nói: Không có thuốc chữa trị.

Tăng hỏi: Vì sao không có thuốc trị?

Sư đáp: Dạy ông muốn sống không được, muốn chết không được. Tăng hỏi:

Cổ nhân nói: Ta có đại bệnh, mà thế gian không chữa trị. Không biết đó là bệnh gì?

Sư đáp: Bệnh họp lại không được.

Tăng thưa: "Tất cả chúng sinh có bệnh này không?" Sư đáp: Ai ai cũng đều có hết.

Tăng thưa: Hòa thượng có bệnh này không?

Sư nói: Tìm chỗ khởi không được.

Tăng thưa: Tất cả chúng sinh vì sao không bệnh?

Sư đáp: Tất cả chúng sinh nếu có bệnh, tức chẳng phải chúng sinh.

Tăng thưa: Không biết Chư Phật có bệnh này không?

Sư đáp: Có

Tăng thưa: Đã có vì sao không bệnh?

Sư đáp: Vì y sợ hãi.

Tăng hỏi: Sa-môn há không là người có đại từ bi sao?

Sư đáp: Đúng.

Tăng thưa: Bỗng gặp lục tặc đến thì thế nào?

Sư đáp: Cũng cần có đủ đại từ bi.

Tăng thưa: Thế nào có đủ Đại từ bi Sư đáp: Khoa kiếm thì hết

Tăng hỏi: Sau khi hết thì thế nào? Sư đáp: Mới được hòa đồng.

Tăng hỏi: My và mắt có biết nhau không? Sư đáp: Không biết nhau

Tăng hỏi: Vì sao không biết nhau? Sư đáp: Vì cùng ở một chỗ

Tăng: Sao không chia ra?

Sư đáp: My không phải là mắt, mắt không phải là my Tăng hỏi: Thế nào là mắt?

Sư đáp: Bỏ đầu mối.

Tăng hỏi: Thế nào là mày.

Tào Sơn lại nghi: Hòa thượng vì sao lại nghi? Sư đáp: Nếu không nghi tức bỏ đầu mối.

Tăng hỏi: Ngũ vị đối với khách thì thế nào? Sư đáp: Ông nay hỏi vị nào?

Tăng: Con từ trong thiên vị đến. Xin Sư hướng đến chánh vị tiếp nhận.

Sư nói: Không tiếp. Tăng: Vì sao không tiếp? Sư: Sợ rơi vào Thiên vị.

Sư lại hỏi tăng: Nếu không tiếp là đối với khách hay không đối với khách.

Tăng: Chính là đối với khách rồi. Sư đáp: Đúng vậy! Đúng vậy!

Tăng hỏi: Vạn pháp từ đâu sinh?

Sư đáp: Từ điên đảo sinh.

Tăng: Không điên đảo thì vạn pháp ở đâu?

Sư nói: Tại đây.

Tăng: Ở chỗ nào?

Sư hỏi: Điên đảo là gì?

Tăng hỏi: Có không mầm chồi vì sao có thể cất chứa hương tượng?

Sư nói: Xà-lê mới là Tác giả.

- Lại hỏi Tào Sơn là gì?

Tăng hỏi: Ba cõi nhiều nhương, sáu đường mờ mịt, làm sao phân biệt sắc?

- Nếu biện sắc tức mê mờ.

Sư nghe tiếng chuông bèn nói: a da! a da!

Tăng hỏi: Hòa thượng làm gì vậy?

Sư nói: Đánh vào tâm của ta. Tăng không đáp.

Sư hỏi Duy Na: Từ đâu đến?

- Kéo bình rượu đến.

Hoặc đến chỗ hiểm thì làm sao kéo. Duy Na không đáp.

Ngày nọ Sư vào tăng đường hơ lửa.

Có vị Tăng hỏi: Hôm nay rất lạnh.

Sư nói: Phải biết có người không lạnh. Tăng: Ai là người không lạnh?

Sư gắp lửa dạy tăng

Tăng nói: Chớ nói không ngươi thích. Sư ném lửa xuống.

Tăng thưa: Con đến đây lại không lãnh hội.

Sư hỏi: Mặt trời chiếu xuống đầm lạnh sáng càng sáng.

Tăng hỏi: Người không làm bạn với vạn pháp là người nào?

Sư nói: Ông nói trong châu thành rộng lớn như nhiều người đi chỗ nào?

Tăng hỏi: Thế nào là kiếm không nhọn?

Sư nói: Chẳng phải tôi luyện mà thành được.

Tăng thưa: Dùng nó thế nào?

Sư nói: Người gặp đều mất mạng.

Tăng thưa: Người không gặp thì thế nào?

Sư nói: Cũng phải rơi đầu.

Tăng thưa: Người gặp đều mất mạng thì cố nhiên.

Còn người không gặp vì sao đầu rơi?

Sư nói: Không thấy đạo có thể hết tất cả.

Tăng thưa: Sau khi hết thì thế nào?

Sư đáp: Mới biết có kiếm này Tăng hỏi: Ở tướng nào là chân?

Sư nói: Tức tướng tức chân.

Tăng thưa: Làm sao hiển bày? Sư đưa cái khay lên.

Tăng hỏi: Huyễn vốn làm sao chân?

Sư nói: Huyễn vốn nguyên chân.

Tăng thưa: Ngay nơi huyễn làm sao hiển bày? Sư nói: Tức huyễn tức hiển.

Tăng hỏi: Thế thì từ đầu đến cuối không lìa huyễn.

Sư nói: Tìm tướng huyễn không thể được.

Tăng hỏi: Tức tâm tức Phật tức không hỏi.

Thế nào là phi tâm phi Phật?

Sư nói: Sừng thỏ không dùng không, Sừng trâu không dùng có.

Thế nào là người không thường tại.

Sư đáp: Khó được.

Tăng hỏi: Suy tính há không phải là loài?

-Thật là không suy tính là loài. Tăng thưa: Thế nào là dị?

- Không ai không biết đau ốm.

Có người hỏi: Người xưa nói: Người người có hết, đệ tử đang long đong còn có không?

- Trao tay cho người đến. Tăng trao tay cho người.

Sư gật đầu nói: 1, 2, 3, 4, 5, chân.

Tăng hỏi: Lỗ Tổ mặt xây vách dùng biểu thị việc gì? Sư bịt tai.

Tăng hỏi: Người xưa có nói:

- Chưa có người nào ngã xuống đất mà không nhờ đất để chống đứng lên."-Thế nào là ngã?

- Chịu tức là đúng.

Tăng: Thế nào là đứng lên?

Sư đáp: Đứng lên.

Tăng hỏi: Khi con trở về với cha sao cha không nhìn con.

Sư nói: Lý hợp như vậy.

Tăng thưa: Ân cha con ở đâu?

Sư đáp: Mới thành ân cha con.

Tăng thưa: Thế nào là ân cha con?

Sư nói: Dao búa chặt không đứt.

Hỏi: Áo linh không treo thì thế nào? Sư nói: Tào Sơn hiếu đầy đủ.

Tăng: Sau khi hiếu xong thì thế nào?

- Tào Sơn thích say rượu.

Hỏi: Kinh giáo nói:

- Biển lớn không dung chứa tử thi. Thế nào là biển?

Sư đáp: Bao hàm vạn hữu.

Tăng hỏi: Vì sao không chứa tử thi?

Sư đáp: Người tắt hơi không dính mắc.

Tăng hỏi: Đã là bao hàm vạn hữu vì sao người tắt hơi không dính mắc.

Sư đáp: Vạn hữu chẳng phải công của chúng, tắt hơi có đức của nó.

Tăng hỏi: Hướng lên còn có việc không?

Sư nói: Nói có nói không tức được, đâu có thể dối chúng vấn nạn.

Không trình câu.

Tăng hỏi: Vấn nạn gì?

Sư đáp: Dao búa chặt không vào.

Tăng thưa: Có thể vấn nạn gì? Còn có người không chịu không?

Sư đáp: Có.

Tăng: Là người nào?

Sư nói: Tào Sơn.

Thế gian này vật gì quý nhất?

Sư đáp: Đầu mèo chết là quý nhất.

Tăng hỏi: Vì sao đầu mèo chết là quý nhất?

Sư đáp: Không có người nào mắc vào giá cả.

Tăng hỏi: Không nói làm sao hiển bày.

Sư nói: Chớ hiển bày ở đây.

Tăng nói: Hướng đến chỗ nào hiển bày?

Sư đáp: Hôm qua trên đầu giường mất ba đồng tiền.

Tăng hỏi: Khi mặt trời chưa mọc thì thế nào?

Sư đáp: Tào Sơn cũng từ đâu đến.

Tăng hỏi: Sau khi mặt trời mọc thì thế nào?

Giống như Tào Sơn nữa tháng trình.

Sư hỏi Tăng: Làm gì? Tăng thưa: Quét sân.

Sư hỏi: Quét trước Phật hay quét sau Phật?

Tăng thưa: Trước sau quét một lúc.

Sư bảo: Đem đôi giày qua cho Tào Sơn.

Tăng hỏi: Ôm ngọc theo Thầy thỉnh Thầy gọt giũa hay không gọt giũa.

Sư nói: Vì sao không gọt giũa?

Tăng: Nên biết Tào Sơn khéo tay.

Tăng hỏi: Thế nào là quyến thuộc của Tào Sơn?

Đầu đầy tóc trắng; trên đỉnh cài một cành hoa. Tăng hỏi:

Cổ Đức nói: Cả đại địa chỉ có người này, chưa rõ là người nào?

Sư: Không thể có mặt trăng thứ hai.

Tăng: Thế nào là mặt trăng thứ hai?

Sư: Cũng cần lão huynh ổn thỏa.

Tăng hỏi: Thế nào là mặt trăng thứ nhất?

Sư nói: Nguy hiểm.

Tăng hỏi: Học nhân trong mười hai thời làm sao giữ gìn?

Sư nói: Như qua quê hương của độc trùng, nước không thấm một giọt.

Tăng hỏi: Thế nào là Chủ Pháp thân?

Sư nói: Cho rằng nước Tần không người.

Tăng hỏi: Đây chẳng tiện phải không?

Sư nói: Chém.

Tăng hỏi: Thân cận bạn đạo tức được thường nghe những gì chưa được nghe?

Sư nói: Đắp cùng một mền, che chung một dù.

Tăng nói: Đây vẫn còn là Hòa thượng được nghe.

Thế nào là thường nghe đối với điều chưa nghe?

Sư nói: Không đồng gỗ đá.

Tăng đáp: Người nào ở trước người nào ở sau? Sư nói: Không thấy đạo thường nghe những điều chưa nghe.

Tăng hỏi: Người trong nước chống kiếm là ai?

Sư nói: Tào Sơn.

Nghĩ định giết người nào?

Sư nói: Tất cả đều giết.

Tăng hỏi: Bỗng gặp cha mẹ mình thì như thế nào?

Sư đáp: Chọn cái gì?

Tăng hỏi: Tự mình đâu làm được?

Sư hỏi: Ai làm gì được ta.

Tăng hỏi: Vì sao không giết?

-Không có chỗ ra tay.

Sư hỏi tăng: Thời tiết nóng thế nào? Hướng đến chỗ nào tránh?

- Tránh trong lò lửa.

- Trong đó làm sao tránh được?

- Các khổ không thể đến. Sư im lặng bỏ qua.

Tăng hỏi: Nhà gặp phải nghèo thì thế nào?

- Không thể bỏ hết.

- Vì sao không thể bỏ hết?

- Giặc là thân trong nhà. Tăng hỏi:

- Nê ngưu hông thủy diện (Trâu đất rống trên mặt nước) Mộc mã trục phong tề (Ngựa gỗ hí đường dài) là thế nào? Tào Sơn: Biết kỵ miệng lại chẳng nói Tào Sơn hiểu xong. Tăng hỏi người thường chìm trong biển sinh tử là ai?

- Tháng thứ hai.

- Lại cầu xuất ly không?

- Cũng cầu xuất ly, chỉ là không đường.

- Xuất ly người nào nhận được y?

- Người mang gông sắt.

Tăng hỏi: Tuyết phủ ngàn núi, vì sao cô phong không trắng?

- Cần biết có dị trong dị.

- Thế nào là dị trong dị?

- Không rơi vào các sắc núi.

Tăng nêu: Dược Sơn hỏi Tăng: Bao nhiêu tuổi?

Tăng đáp: Bảy mươi hai tuổi?

Dược Sơn nói: Bảy mươi hai phải không?

- Phải.

Dược Sơn liền đánh.

- Vậy ý này thế nào?

- Mũi tên trước còn như có thể. Mũi tên sau bắn sâu vào người. Tăng thưa: Làm sao tránh được gậy này.

Vua ra lệnh đi, chư hầu đều tránh đường. Tăng hỏi Hương Nghiêm: Thế nào là đạo?

Hương Nghiêm đáp: Khô mộc lý long ngâm

(Trong cây khô có rồng ngâm)

Tăng hỏi: Thế nào là người trong đạo?

Hương Nghiêm đáp: Độc lâu lý nhân tình

(Trông đầu lâu có con mắt)

Tăng không lãnh hội liền hỏi Thạch Sương:

Thế nào khô mộc lý long ngâm?

Thạch Sương đáp: Vẫn còn mang cái vui.

Tăng hỏi: Thế nào là Độc lâu lý nhãn tình?

Thạch Sương đáp: Còn mang cái thức.

Tăng không lãnh hội bèn cử giống lại cho Sư.

Sư nói: Lão Thạch Sương nghe kiến giải trong tiếng.

Nhân đó Sư làm bài tụng:

Khô mọc lông ngâm chân kiến đạo
Độc lâu vô thức nhãn sợ minh
Hỷ thức tận thời tiêu tức tận
Đương nhân na biện trọc trung thanh

DỊCH:

Cây khô rồng ngâm thật thấy đạo
Đầu lâu không thức mắt rạng người
Hỷ, thức hết thời tin tức lặng
Người biện đục hay trong.

Tăng lại hỏi Sư: Thế nào là Khô mộc lý long ngâm?

Sư nói: Huyết mạch không đoạn.

Tăng hỏi: Thế nào là Độc lâu lý nhân tình?

Sư đáp: Khô bất tận.

Tăng: Có người nào được nghe không?

Sư đáp: Khắp đại địa chưa có người nào không nghe.

Tăng hỏi: Khô mộc lý long ngâm là chương cú gì?

Không biết chương cú gì? Người nghe đều mất.

Tăng hỏi: Thế nào là đại ý Phật Pháp?

- Lấp sông ngòi lấp hầm hố.

Tăng hỏi: Thế nào là Sư tử?

Sư đáp: Các thú khác gần không được.

Tăng hỏi: Thế nào là của Sư Tử con?

Sư đáp: Có thể nuốt cha mẹ.

Tăng: Đã là các thú không gần được vì sao lại bị con nuốt?

Sư: Đâu không thấy đạo.

Tăng: Nếu con sống lên thì Tổ phụ nó đều chết hết.

- Sau khi hết thì thế nào?

- Toàn thân về với cha.

Chưa rõ thì Tổ hết thì cha về chỗ nào?

- Chỗ cũng không hết.

Tăng hỏi: Trước đây vì sao nói toàn thân về với cha? Ví như việc của Vương Tử có thể thành một nước.

Lại nói: Việc này Xà-lê không được trì trệ một mình phải biết trên cây khô lại có thêm một chút hoa.

Tăng hỏi: Mới có thị phi lộn xộn nhưng mất tâm thì thế nào?

Sư: Chém! Chém!

Sư đọc Kệ pháp thân của phó Đại sĩ Đỗ Thuận làm bèn nói: Y ta không muốn nói thế, môn đệ tử xin chớ làm vậy.

Đã làm kệ lại chú thích, từ ngữ của bài kệ:

Họ vốn không phải là ta
Ta vốn không phải họ.
Họ không có ta thì chết
Ta không có họ thì dư.
Họ như ta là Phật

Ta như Họ tức là lừa (Cả hai đều không lập) không ăn không bổng lộc rỗng của vua, (nếu gặp cơm vua phải ói mửa ra) mượn gì ứng truyền thư.

Ta nói xướng khắp thân
Quân xem long trên vai.
Vừa như vè tuyết trắng
Còn sợ là Ba ca.

Sư vừa nói: Có một người bay lên thẳng lên trên đầu núi vạn trượng là người nào?

Chúng không ai trả lời.

Đạo Diên đi ra thưa: Không còn

- Không còn

- Mới được đánh không bể. Sư chịu lời Đạo

Diên

Tăng nêu: Một hôm Tây Viên tự thiêu khe suối Tăng hỏi: Sao không sai Sa Di Tây Viên vỗ tay ba cái hỏi Sư:

Sư đáp: Một giống vỗ tay vỗ tay.

Tóm lại Tây Viên kỳ quái, đều Thiền một ngón tay.

Bởi vì chỗ thừa đương không rõ.

Tăng lại hỏi Sư: Tây Viên vỗ tay há không phải là việc ngoài của con cháu nô tỳ?

- Đúng vậy.

- Hướng thượng lại có việc không?

- Có.

- Thế nào là việc hướng thượng? Sư quát nói: Con nô tỳ này.

Nam châu Soái Nam Bình Chung Vương nghe danh Sư nên cho Sứ thỉnh, Sư không đến, chỉ biên bài kệ của Đại Mai để đáp:

Tồi tàn khô mộc ỷ hàn lâm
Kỷ độ phùng xuân bắt biến tâm
Tiều khách ngô chi du bất cố
Dĩnh nhân na đắc khổ truy tầm

Dịch:

(Cây khô gãy mục tựa rừng xanh
Mấy độ xuân về tâm chẳng xanh
Lão tiều không thấy nào đoái nghĩ
Dĩnh khách thôi thì chớ hỏi phanh)

Sư làm kệ tứ cấm: Dịch:

Mạc hành tâm xứ lộ
Chẳng có lối hành tâm
Bất quải bản lai y
Không treo áo xưa nay
Hà tu chánh nhậm ma
Đâu cần chánh là gì
Thiết kỵ vị sinh thời"
Quyết định lúc chưa sinh

Kệ dạy học nhân:

Tùng duyên tiến đắc tương ưng tật
Tựu thể tiêu đình đắc lực trì
Miết khởi bổn lai vô xứ sở
Ngô Sư tạm thuyết bất tư nghì

Dịch:

Từ duyên tấn được bệnh tương ứng
Đến thể lặng dừng đắc lực chậm
Chợt khởi từ xưa không chỗ nơi
Thầy ta tạm nói Bất tư nghì

Sư dạy chúng rằng: Chư Tăng ở đây cốt dưới y áo hội thông được việc hướng thượng, chớ có rãnh rang qua ngày. Nếu chỗ thừa đương rõ ràng liền chuyển được chư Thánh về sau lưng mình, mới là tự do.

Nếu chuyển không được, phải học thật đầy đủ, lại cần đến sau lưng các Ngài khoanh tay, nói lời khoe khoang làm gì?

Nếu chuyển được chính mình thì tất cả cảnh thô trọng đến, đều làm được chủ tể. Ví như đi đi trong bùn lầy trợt té cũng làm chủ được.

Như có Tăng hỏi Dược Sơn: Trong giáo lý ba thừa giác còn có ý Tổ không?

Dược Sơn đáp: Có.

Tăng thưa: Đã có Đạt Ma lại đến làm gì?

Dược Sơn bão: Chỉ vì có cho nên đến, há chẳng làm được chủ tể chuyển về mình sao?

Kinh nói: Phật Đại Thông Trí Thắng, mười kiếp ngồi đạo tràng, Phật pháp không hiện tiền, không được thành Phật đạo." Nói kiếp tức còn ngưng trệ. Gọi đó là thập thành, cũng gọi là đoạn sấm lậu. Chỉ là dứt đầu mười đường (mười điều răn) vì không quên đại quả. Cho nên ta nói giữ trụ đắm trước gọi là thủ, thứ đến thừa đương không phân biệt sang hèn.

Ta thường thấy tâm thích luận bàn một thứ, hai thứ. Có thể thành lập được việc hay không? Điều này chỉ nói rõ những việc trước đây. Ông không thấy Nam Tuyền nói:

-Dẫu ông đầy đủ trọn vẹn. Còn so với Vương Lão Sư một tuyến đường, việc rất khó! Đến đây phải tử tế mới được minh bạch tự tại, không luận thiên đường địa ngục, ngạ quỷ súc sinh, vẫn là tất cả chỗ không thay đổi. Vốn là người thuở xưa, cốt yếu không đi đường xưa. Nếu có tâm vui thích còn thành trệ trước, nếu thoát được thì chọn cái gì.

Cổ Đức nói: Chỉ sợ không được luân hồi."

Các ông nói như thế nào? Chỉ như người thời nay nói chỗ trong sạch, thích nói chuyện ấy. Đây là bệnh thật khó trị, nếu là việc thô ở thế gian là nhẹ, thì bệnh trong sạch là nặng. Chỉ như mùi vị của Phật Tổ đều là trì trệ.

Tiên Sư nói: Tâm nghĩ suy là phạm giới, nếu được pháp vị là phá trai". Hãy bảo thế nào là được vị? Chỉ là pháp vị Phật, pháp vị Tổ, vừa có tâm vui mừng, là phạm giới. Như hiện nay nói phá trai giới là khi làm pháp ba lần yết ma, xong là đã phá rồi.

Nếu là thô trọng như: Tham, Sân, Si. Tuy khó đoạn nhưng lại nhẹ. Còn bệnh vô vi vô Sự trong sạch lại nạng, không có gì thêm được. Tổ Sư ra đời cũng vì cái này, chứ không riêng vì các ông. Hiện làm kẻ rãnh rang qua ngày, làm con chồn, con trâu tu hành lại thích không phải có thiền đạo. Như ông cứ kiếm tìm Phật, Tổ cho đến Bồ-đề niết bàn, đến bao giờ mới thôi dứt xong xuôi, đó là tâm sinh diệt. Do đó giống như con chồn, con trâu không biết Phật, không biết Tổ, cho đến Bồ-đề niết bàn và nhân quả thiện ác. Hễ đói thì ăn quả cỏ, khát thì uống nước. Nếu được thế thì, không lo, không thành xong không thấy đạo so sánh không thành. Vì thế biết có. Mới có thể mang lông đội Sừng, kéo cày kéo bừa, được tiện nghi này mới sánh một với những chữ này

Không thấy Di-lặc, A Súc và những thế giới như: Diệu Hỷ v.v… vẫn bị Thượng nhân kia (Duy Ma), gọi là vô tàm, vô quý, giãi đãi, cũng gọi là Biến dịch sinh tử, vẫn e còn một chút giãi đãi.

Về việc bổn phận phải thế nào? Cần phải chính chắn mới được. Mỗi người có một chỗ để ngồi, dù

Phật ra đời xâm chiếm chỗ đó cũng không được.

Thể hội cái ấy tu hành chẳng thích thú lắm sao.

* Muốn biết việc này, chính nó khiến ta thành Phật, thành Tổ, cũng chính nó khiến rơi vào ba nẻo sáu đường. Tuy vẫn không có chỗ dùng, nhưng lại lìa nó cũng chẳng được, cốt phải cùng nó làm chủ tễ mới được. Nếu làm chủ tễ được tức là không còn biến dịch. Nếu làm chủ không được thì phải biến dịch.

Như Ngài Vĩnh Gia đã nói: Phóng đãng lăng xăng chuốc họa ương".

Tăng hỏi: Thế nào là phóng đãng lăng xăng chuốc họa ương? Sư đáp: Chỉ là cái ấy.

Hỏi: Làm sao tránh được?

Đáp: Biết có tức được, dùng tránh khỏi cái gì.

Các thứ Bồ-đề, Niết bàn vô minh, phiền não không cần tránh, cho tránh, cho đến việc thô trọng ở thế gian cũng thế. Miễn biết tức là có, chẳng cần phải tránh. Tránh tức đồng với biến dịch. Cho đến thành Phật thành Tổ, Bồ-đề Niết-bàn những cái ấy đều la "ương họa" không nhỏ. Tại sao như thế. Chỉ vì biến dịch. Nếu không biến dịch thì phải độc xử tự do mới được.

Thượng đường Tăng hỏi: Thế nào là người đại Xiển đề? Sư đáp: Không sợ nghiệp.

Tăng hỏi: Thế nào là người vô minh? Sư đáp: Trước sau không giác ngộ.

Tăng hỏi: Hai người này ai đứng trước? Sư đáp:

Người vô minh.

Tăng hỏi: Người xiển đề vì sao đứng sau? Sư đáp: Người đi trước đó

Tăng thưa: Thế thì người vô minh không từ ngày nay đi. Sư đáp: Đúng vậy.

Tăng thưa: Đã không đi từ ngày nay, thì vô minh từ đâu đến? Sư đáp: Chỗ sáng không dám vào.

Tăng thưa: Há không phải là không sáng không tối. Sư bảo: Đúng vậy.

Tăng thưa: Chính khi ấy thì thế nào? Sư bảo:

Chẳng cho chạm.

Sư lại bảo: Xiển đề có nhiều loại:

1. Giết cha mẹ, làm thân Phật chảy máu, phá hòa hiệp tăng, phá hủy chùa chiền. Những người này nhất định chịu nhiều quả báo khổ.

Cũng làm như trước, đẩy là giết cha vô minh mẹ tham ái không tin có Phật Pháp Tăng có thể phá, có chùa có thể hoại, cho là nghiệp từ tâm mà thành. Cho nên đọa cũng chịu các quả báo hư vọng như trước lên xuống khác nhau.

Biết có việc xưa nay của mình, gọi là cha mẹ, không nhân bên ngoài mà được, không tu không chứng, không nhân không quả, không do thấy mà được, không từ chứng mà thành. Chỗ không chấp cha gọi là "giết", không chấp mẹ, gọi là hại, tức là tất cả việc bổn phận chẳng giữ, chẳng còn, nên gọi là giết hại. Vừa có mảy may kính trọng được ý vị thì chẳng thành, chỉ có việc chính mình, cho nên gọi là đại xiển đề. Vì thế xoay động diệu lực, tức là tông thừa từ trước thể hội, thừa kế việc nhà, phải cắt đứt huyền đạo, phá các quanh co, như Tân Phong Lão nhân khéo dạy.

Trung Quốc Sư Đằng gọi thị giả, thị giả đến đứng bên. Quốc Sư cúi đầu. Thị Giả đứng hồi lâu đi ra.

Quốc Sư gọi thị giả ba lần rồi nói: Ông bảo ta cô phụ ông, nhưng chính ông lại phụ ta." Bách Trượng nêu hỏi Triệu Châu Quốc Sư ba lần gọi thị giả, ý thế nào?

Triệu Châu đáp: Như người viết chữ trong tối, chữ tuy không thành mà văn thể chương đã thành." Sau này có người hỏi Sư: Quốc Sư ba lần gọi thị giả ý thế nào? Sư đáp: thị giả lần thứ hai quay lại nói: Con không tin Hòa thượng gọi."

Nam Tuyền nói: Khi bào thai chưa đủ hình thời có nói không? Có người nêu việc này hỏi Vân Phong.

Vân Phong đáp: Nói có, nói không, cũng đều cho ăn ba mươi gậy.

Lại hỏi Chiêu Khánh. Khánh đáp: Theo người tự nói. Lại nêu hỏi Sư: Sư nói có

Thỉnh Hòa thượng liếc nhìn bên Sư nói: Lấy vật gì nghe?

Tăng hỏi: Người điếc còn nghe không?

Sư nói: Nếu người điếc nghe được thì đủ tai mắt Tăng hỏi: Người nào được nghe?

Sư nói: Người chưa đủ bào thai

Tăng hỏi Sư: Kinh giáo dạy rằng "Một câu có thể nuốt được trăm ngàn vạn nghĩa". Vậy thế nào là một câu?

Sư đáp: Kim nhọn không vào

Có một tòa chủ từ biệt Nam Tuyền. Nam Tuyền hỏi: Đi đâu?

Tọa chủ đáp: Dưới núi

Sư nói: Thứ nhất không được phỉ báng Vương lảo

Sư Tọa chủ đáp: Đâu dám phỉ báng Hòa thượng Nam Tuyền phun nước nói: Bao nhiêu? Tọa chủ bèn đi ra.

Sư nói: Lợi

Ngày nọ Quy Sơn gọi viện chủ viện chủ đến.

Sư nói thay: Cũng biết Hòa thượng không gọi con.

Quy Sơn lại sai thị giả gọi đệ nhất tòa. Đệ nhất tòa đến.

Quy Sơn nói: Ta gọi đệ nhất tòa, ông đến làm gì?

Sư nói thay: Nếu sai thị giả gọi sợ ông không đến

Sư nêu: Có vị Tăng từ biệt Dược Sơn về quê.

Dược Sơn nói: Có một người toàn thân đỏ rực nằm trong (rừng) gai góc.

Tăng thưa: Thế thì học nhân không trở về.

Dược Sơn nói: Chỉ biết trở về, ngưng lương thực của ông Tăng hỏi: Thế nào là ngưng lương thực

Dược Sơn nói: Mỗi ngày thượng đường không cắn bể một hạt gạo

Sư nói: Như Cổ Phật nói:

(Người toàn thân đỏ rực) Là người tệ lậu, mọi người không được gần, không có chỗ bám víu, lại nói nằm trong gai, chỉ nói như ngày nay dùng vậy, cũng không niêm chỗ vụng về, hộ trì bảo nhậm bên Sự.

Khi ấy có tăng hỏi: Toàn thân đỏ rực thì thế nào?

-Gánh vác.

Tăng hỏi: Gánh vác người như thế nào? Sư đáp: Gánh vác.

Tăng hỏi: Gánh vác người như thế nào? Sư đáp: Chớ đỏ rực đến Xà-lê.

Lại hỏi: Người tệ xấu và người toàn thân đỏ rực, người nào là trọng. Người đại xấu tệ trọng hơn.

Sư lại hỏi Tăng: Người giữ gìn là giữ gìn cái gì?

Tăng không đáp: Sư đáp thay: Suốt ngày ở sau lưng mà không từng thấy.

Hòa thượng Câu Chi phàm có ai cật vấn, Hòa thượng chỉ đưa một ngón tay.

Về sau có một đồng tử, nhân có người ngoài hỏi: Hòa thượng nói Pháp yếu gì?" Đồng Tử cũng đưa một ngón tay, Sư nghe thấy bèn lấy dao chặt ngón tay đồng tử, đồng tử đau đớn gào khóc mà đi. Câu Chi gọi đồng tử, đồng tử quay đầu, Chi lại đưa ngón tay lên đồng tử hoát nhiên lãnh ngộ. Câu Chi tùy thuận đời, bảo chúng. Ta được một ngón tay thiền của Thiên Long, cả đời dùng không hết. Nói xong rồi tịch.

Sư nói: Chỗ thừa nhận của Câu Chi còn lỗ mãng.

Câu Chi chỉ nhận được một cơ một cảnh.

Tăng hỏi: Duy Ma im lặng, Văn-thù khen hay, chưa rõ có đúng ý Duy Ma không?

Sư nói: Ông có trói buộc được hư không chăng?

Tăng: Thế thì không xứng ý Duy Ma.

Sư nói: Ông ta đâu chịu.

Tăng hỏi: Cuối cùng có chỗ nào về?

Sư nói: Nếu có chỗ về tức đồng hai công kia.

Tăng hỏi: Hòa thượng lại thế nào?

Sư nói: Đợi ông lo bệnh Duy Ma mới được.

Đời Đường niên hiệu Thiên Phục mùa Ha năm Tân Sửu, ban đêm Sư hỏi tri Sự: Hôm nay là ngày tháng mấy?

Tri Sư thưa: Ngày rằm tháng sáu.

Sư bảo: Cuộc đời hành cước của Tào Sơn, đến nơi chỉ biết chín mươi ngày là một hạ. Sáng mai giờ Thìn, ta đi hành cước.

Hôm sau đúng giờ Thìn, Sư đốt hương ngồi yên lặng mà thị tịch, thọ 62 tuổi, 37 tuổi hạ an táng ở phía Tây của núi. Thụy hiệu là Thiền Sư Nguyên Chứng, Tháp hiệu là Phước Viên.

------------------------

GIẢI THÍCH ĐỘNG SƠN NGŨ VỊ HIỂN QUYẾT

(Tổng Hội Các Giản Trạch)

Dưới đây đây là biên tập lại các lời giản trạch khác: Tiên Sư nói về Thiên chánh và Kiêm đới, đồng dùng bổn ý của Tiên Sư. Không vì câu kiêm thiệp giáo về công vi tiến tu, diệu chỉ cần phải dứt cách ngoại huyền đàm cần, chỉ rõ từ trên vật thể hiện tiền, thầm hiệp với đạo của cổ Thánh. Nay thấy các học sĩ giảng nói chọn lựa ý đạt của tiên nhân, dường như có chỗ sai lầm. Không tránh khỏi làm lời tựa sai, nên quý ở chỗ không lộn xộn công của họ, trong đó hoặc có mượn Vị nói công, mượn Công nói Vị, nhiều đầu mối, công ở lâm thời, xem lời lại thế không, phụ lai cơ. Hay đẹp đến như vậy. Chánh vị tức thiên. Từ Thiên phân biệt được đầy đủ hai ý theo vị chọn ra: Chánh vị tức thiên, là không đối vật. Không đối vật tức đủ. Biệt giản: Chánh vị tức thiên, trong chánh không có dụng là thiên, toàn dụng là đủ hai ý. Hỏi thế nào là toàn?

Người không phát huy được.

Vị này không nói lai vậy. Nếu Phật ra đời cũng như thế, không ra đời cũng như thế. Cho nên ngàn Thánh vạn Thánh đều quy về thừa đương chánh vị. Biệt thời giản: Chánh trung thiên tức cụ; một vị này thứ nhất không được động.

Thiên vị tuy thiên cũng viên. Trong duyên phân biệt được là có trong lời nói không lời nói. Biệt giản: Thiên vị tuy thiên cũng viên, trong dụng không lập rõ ràng. Rõ ràng thật không thường dùng. Biệt giản: Thiên vị tuy thiên cũng viên trong dụng không vật, không xúc chạm. Hai ý này tuy trong dụng nói là trong lời nói không Tổn thương. Đây là suốt ngày nói mà không nói.

Biệt thời giản: Thiên vị tức viên cũng trong cụ duyên không xúc chạm. Hoặc có Chánh vị trung lai. Trục vị giản: Chánh vị Trung lai là không gồm duyên.

Như Dược Sơn nói: Ta có một câu, chưa từng nói với người, Đạo Ngô nói:

- Theo nhau đến. Đây là ông ta hiểu được tốt đẹp. Như quan Hồ Nam xét lời của người Sứ: Thí dụ này rất nhiều, cần khế hợp chứ nói ra không được hỗn loạn tôn ty, gọi là không có trong lời nói có lời. Biệt giản nói rằng: Chánh vị trung lai, từng câu không lời, không lập tôn không rơi vào hai bên cho nên gọi Chánh trung lai vậy. Lại dẫn Chánh trung lai ngữ lê. Như đậu đen chưa nảy mầm thì thế nào?

Lại dẫn một câu chưa từng đến người nói lại như nói có một người không thở ra vào. Lại nói chưa đủ bào thai còn có câu nói không. Thí dụ này cũng nhiều. Nói cách khác là có lời trong không.

Biệt thời giản nói: Chánh vị để nói Chánh vị không thiệp với duyên, cũng có Chánh vị trung lai. Trong không lời có lời. Như nói:

- Khi đậu đen chưa sinh mầm", chỗ mười phương Chư Phật xuất thân. Còn ta có một câu chưa từng nói với người đáp câu này cần phải đi ra không được trái, vì trái cho nên không biết có lý do Hoặc có người thiên vị trung lai là có trong lời nói không có lời nói. Theo vị giản rằng: Thiên Trung lai thì gồm duyên. Như nói:

- Tức nay qua lại gọi là gì thì được Động Sơn nói:

- Không được, không được lệ này rất nhiều, gọi là có lời không có lời.

Biệt giản: Thiên vị trung lai, lời nói theo tứ đại trong sắc thinh đến, không xứ sở thị phi.

Cho nên nói:-Trong duyên biện được là Thiên vị trung lai. Cũng nói:

- Ánh sáng cảnh vật đều quên lại là vật gì? Cũng nói Định huệ học rõ thấy tánh Phật. Ví dụ này cũng nhiều gọi là Có lời không lời. Lại có lấy công rất nguyên tắc thì gọi là Thiên trung vị lai. Điều khó biện này cần chọn lựa ra được. Biệt thời giản: Thiên vị lai nói thiên vị can thiệp duyên. Duyên tánh vô thể đồng Chánh vị. Thiên vị trung lai thì vật rõ thể.

Như nói: Vật làm gì sao đến.

Cũng nói: Ánh sáng cảnh vật đều quên là vật gì. Một ví dụ này nói kỳ công vị ta trước đây nêu: Lại vật gì làm sao đến. Một ví dụ này nói tuy được trong duyên, không giống trước đây. Lại như Định huệ học rõ thấy tánh Phật. Một lời ví dụ này cũng trước đây ta nêu lời ví dụ. Lại như ánh sáng quang cảnh đều quên, vì là nguyên tắc trong giáo pháp không giống với huyền học. Chỉ cần đối với giáo khác thì việc ngoài huyền học trong tông môn.

Như hơi thở ra không nhờ các duyên, hơi thở vào không ở trong uẩn giới mà trụ. Lời này toàn là công không đồng trong duyên nhận được. Cũng là trước đây ta nêu ví dụ. Cũng chủ nhà kéo vào Chánh vị nói:

- Có một người không hít thở ra vào, khiến họ biết có Chánh vị. Lại có người nhờ việc Chánh vị trung lai. Một vị này trả lời nhà cần hướng đến thiên vị trung rõ vật thể ấy, không được vào Chánh vị rõ vậy. Một câu này phải như: Tiên Sư hỏi Tăng Tân La chưa qua biển thì ở đâu?

Không đáp.

Sư Tự thay nói: Chỉ nay qua biển cũng chỗ nào Lại như tiên Sư Đại Thận Trưng Trưởng lão chống gậy đi ra nói: Như nay ra cũng có người biện được không?

Dụ này tuy nhận được trong duyên, không đồng với lúc trước, phân biệt không được, sợ người sau xếp rơi vào Công huân cho là việc hướng thượng.

Hoặc có người tưởng Kiêm đới lai trong đây không nói có lời có không lời. Trong lời cần phải chánh diện mà đi, trong đây không được chuyển tròn đầy. Sự phải chuyển tròn đầy. Nhưng trong lời nói luôn là bệnh. Phàm đương nhân phải biện được ngữ cú chánh diện mà đi, có lời nói thì làm sao đến, không lời thì làm sao đi. Trong tác gia đều là ngôn ngữ, không liên can đến có lời không lời. Đây gọi là kiêm đới ngữ toàn thân không rõ ràng vậy.

Thượng Tọa Tha Trí lúc sắp tịch nói với người: Vân Nham không biết có. Ta hối hận lúc đó không nói với y. Tuy nhiên như thế lại không trái với con rùa Dược Sơn. Xem Thượng Tọa Tha Trí với lão bà. Nam Tuyền gọi là Dị loại trung hành hợp.

Lại Xà-lê Mật không biết. Theo vị chọn rằng: Tương Kiêm đới lai là nói thế không Thiên, không Chánh, không Có, Không không, như toàn không toàn, tợ thiếu không thiếu. Chỉ được chánh diện mà đi, thì rõ ràng không lập, rõ ràng không lập thì ngôn ngữ chí diệu, cảnh không tràn đầy, Sự thường tình. Như tiên Sư đối diện Văn-thù uống trà nói, nhờ lấy cái này xem được không?

Cũng như Thúy Vi nói: Thường ngày ăn gì cũng có kiêm đới trong công huân, giống như việc hướng thượng, tạm thời làm lấy. Như rơi vào chỗ tịnh diệu, thì cần biết có việc ở đây còn cần đi thì đi, cần dừng thì dừng, ngàn vạn chuyển đầy đủ không được lỗ mãng. Như người đại vô minh, người rực đỏ vì không trở về gánh vác, không lập chí tôn. Người giữ gìn là dẫm chân vào trong bùn, chẳng một chút hộ trì

Biệt thời giản: Người Tương Kiêm đới đến, không rơi vào có lời không lời, như Dược Sơn mang dao nói:

-Đây là Kiêm đới ngữ tạm thời xem khí thế lời nói, hoặc đương đầu chánh diện mà đi. Hoặc câu hư trong dị. Câu này nếu không lãnh hội tốt đẹp thì ngàn dặm vạn dặm. Lại dẫn lời đầy đủ của Tương kiêm đới đến. Như Văn-thù uống trà nói Kiêm người này đi chỗ nào.

Vân Nam nói: Làm gì! Làm gì!

Lại nói: Hôm nay là thế nào? Dụ này rất nhiều

Biệt thời giản: Tương Kiêm đới không liên can đến hai đường Thiên Chánh. Một vị này như tuyệt dứt. Diệu chỉ khó luận gọi là Kiêm đới đều là rõ một đoạn việc này. Huống lại Chánh vị không đồng.

Học sĩ Giản: Hỏi ý Tổ Sư.

Đáp: Đợi trâu đực sinh con thì nói với ông. Giản: Đây là Chánh vị trung lai. Một lời dụ này đều không được gọi là Chánh vị trung lai. Có thể nói Hỏi Đáp trong Đạo Huyền học đều như vậy, chẳng phải là một đạo. Lại không được gọi là Tương Kiêm đới vì quá rõ ràng, dù khách chủ về qua lại cũng chỉ được gọi là có Bệnh Kiêm đới Lại hỏi huyền chỉ có thể đồng với ý Tổ Sư.

Lại như trong mười hai thời lấy gì phụng hiến gọi là không vật.

Hai dụ này không được gọi là Thiên vị trung lai. Mỗi mỗi phải chọn.

Nếu là một lời dụ huyền chỉ có thể đồng với ý Tổ Sư

Lại như: Trong mười hai thời lấy gì phụng hiến đáp: Không vật Một lời dụ này có thể đồng với

Công huân. Hai lời dụ này đều không được gọi là Thiên vị và Kiêm đới, trước đã phá rồi, là Tá mượn công nói vị, Tá mượn vị nói công đồng ở đây.

Lại một mình thích ngoại vật, khởi các Thánh trước nói là chánh vị tức viên. Thật ra chịu khuất Chánh vị vậy. Dụ này là cổ nhân nói có dấu vết vẫn còn, vẫn chưa được trong lời không lời. Đây lại gọi là phi chánh vị, vị trong lời nói có lời nói, không được gọi là Tương Kiêm đới đến. Phàm người Tương Kiêm đới lai cần phải như Văn-thù uống trà ngữ và tiên Sư đáp Vân Nham không hợp Tịnh An Hòa thượng pháp đường ngữ và Dược Sơn Bố nạp Tẩy Phật ngữ. Ở trong tối diệu Kiêm đới không hơn Dược Sơn đáp Vân Nham đới đao ngữ và Bách Trượng xuống đường.

Khi đại chúng muốn giải tán mà chưa giải tán Sách nói: Là gì?

Dược Sơn từ xa nghe lời này nói bèn nói ám đầu Kiêm đới mượn vật nói công, mượn vật nói công, mượn lỗi nói công, mượn công nói lỗi, đồng đến. Nếu là Dược Sơn và Tân Phong đều sinh ra trước Cổ Đức, vược qua Chánh vị, là câu huyền đàm kỳ đặc rồi. Kế đến người được Sức nho nhỏ, tức được kéo vào Chánh vị. Dụ này ta thường dùng. Duyên ta trụ trì nhiều mối, không bằng cẩn thận lược rõ phần ít. Mọi người các ông không dễ khinh mạn; Nếu lại có nghi trệ hoàn toàn quyết định rồi, cần phải gắng Sức tu hành khiến bờ vị lai không đoạn đứt. Việc này không được vui Sướng ngạo mạn. Hoặc gặp người suy nghĩ thuần chân là chí khí đặc biệt cũng không được ẩn.

TRỤC VỊ TỤNG CHÚ BIỆT GIẢN

Chánh trung thiên. Giản là Trong tối gật đầu Tam Canh sơ dạ nguyệt minh tiền.

Giản là: Khi sáng tối chưa giao thì phân biệt lấy.

Lại nói: Khi mầm mộng chưa sinh, lại Biệt giản: Chỉ nay là lúc nào.

Lại nói: Trong đó ngày tháng, không nói đi trước sau

Chớ có gặp nhau không biết nhau. Giản quên đi vậy.

Lại nói nên Biệt giản: Trái với trong kiếp nào, thế thì vòng tay đi ẩn ẩn. Còn nhớ ngày xưa xinh đẹp. Giản hai câu này một ý hoàn toàn không giống nhau.

Lại nói: Viên thì không tự lừa dối được lại Biệt giản: Ngày nay trọng cái gì? Lại nói thế nào?

Thiên trung chánh. Giản: Hội trong duyên.

Không hiểu lão bà gặp gương xưa. Giản: Lộ. Vừa đến lại nhớ được, lại Biệt giản: Là gương mẫu gì.

Lại nói: Thế thì không trình sắc. Phân trăng thấy mặt chớ không thật chân. Giản: Tức nay hội vậy. Chỉ cái này tiện như vậy lại Biệt giản là mất.

Thế thì khi chưa có thật so sánh một chút nào

Dừng bên đầu mê lại nhận bóng; Giản: Không phải đầu xưa nay.

Lại nói: Chớ nhận bóng tức đúng. Lại Biệt giản: Hoàn toàn không nhớ được lại nói thế thì đổi không được

Chánh trung lai: Giản: Qua

Vô trung hữu lộ cách trần ai (Trong không có đường cách bụi trần).

Giản: Trong không câu có câu.

Lại nói: Theo nhau đến, lại Biệt giản: Việt xưa nay thế nào. Lại nói thế thì không nhờ nhau.

Nhưng có thể không xúc phạm húy ngày nay.

Giản: Bên cái này lại nói chính là một bên.

Lại nói: Thế thì hết đại địa không có người thứ hai.

Cũng hơn buổi sáng cắt tàn lưỡi. Giản: Chẳng im lặng.

Lại nói lại tất cả đối với cái này. Lại Biệt giản:

Hoàn toàn không răng.

Lại nói: Thế thì dặn dò người không được.

Thiên Trung Chí: Giản: Có đến trong câu.

Lưỡng nhận giao phùng bất tương tị (Hai mũi nhọn giao nhau không gặp nhau) Giản: Chữ khách không chạm nhau.

Tất cả không Tổn thương những mũi tên, trông nhau đăm đăm không dứt. Lại Biệt giản:

Không thù địch nhau.

Lại nói: Thế thì lại không quản lý nhau.

Hảo thu du như hỏa lý liên (Tay đẹp như hoa sen trong lửa)

Giản: Hoại không được. Ai là người không được tiện.

Lại Biệt giản: Yếu với ai

Lại nói: Thế thì hoàn toàn không làm người thứ hai

Uyển nhiên tự hữu hành thiên khí (Y nhiên tự có thời tiết xông pha) Giản: Không theo người được.

Lại nói: Thế thì mình cũng không còn. Lại nói: Chẳng phải mình có.

Kiêm trung đáo: Khéo nhờ cậy

Bất lạc hữu vô thùy cảm hóa (Không rơi có không ai dám hòa)

Giản: Không đương đầu.

Lại nói: Ông ta là tác gia.

Lại Biệt giản: Vừa lúc, luận bàn gọi luận bàn gì, nói tương lai.

Hỏi: Nhân nhân tận lực xuất thường lưu (Người người đều muốn ra không dòng thường) Giản: Đều muốn loài ra khỏi.

Có chỗ nào xuất đầu. Lại Biệt giản:

Động thì chết. Lại nói: Như thế thì theo chỗ sống vui.

Chiếc hợp hoan lai khôi lý tọa (Trách hợp còn trở về ngồi trong cho lửa) Giản: Tức có thể biết cũng sẽ biết. Hợp là gì? Lại Biệt giản: Chê người không được.

Lại nói: Thế thì nhờ được tôi.

---------------------------

NGŨ VỊ CHỈ QUYẾT

Chánh Trung Lai là thái quá.

Toàn thân độc lộ vạn pháp căn nguyên vô cựu vô dự (Toàn thân riêng bày, nguồn gốc vạn pháp, không lỗi không khen) Thiên trung chí: Trung phù tùy vật không ngại, thuyền gỗ rỗng không, hư không tự tại. Chánh trung thiên la tốn, phá mãnh hư không, xứ xứ viên thông, căn trần tịch nhiên. Thiên Trung Chánh là đoài như bóng trong gương trăng đáy nước, vốn không sinh diệt, há có tung tích. Kiêm trung đáo là trùng ly. Chánh không hẳn hư. Thiên không hẳn thật, không bỏ không theo.

Lại nói: Cơ tâm dứt hết, sắc không đều quên (chánh) đến đầu không kiên biết không biến động (trung) lại không che dấu toàn thể lộ hiện (thiên). Đây gọi là Chánh Trung Thiên. Núi là núi, sông là sông, không người đâu danh tự, không vật sao luận bàn. Đây là Thiên Trung Chánh, sạch trần trụi, đỏ như say rượu, mặt mày rạng rỡ, khắp cùng trời đất độc nhất không hai. Gọi là Chánh trung lai.

Giống như thiên tử Hoàn Trung, không nhờ Vũ, Thang, Nghiêu, Thuấn sai, mắt thấy tai nghe, hoàn toàn không nhờ tha lực. Tai không vào trong tiếng, tiếng không lấp nhĩ căn, bên trong mới chuyển thân, trong trần chưa mang danh gọi là Thiên Trung Chí. Không phải tâm không phải cảnh, không phải Sự, không phải lý, xưa nay lìa danh trạng, thiên chân quên tánh tướng gọi là Kiêm Trung đáo.

--------------------------

BA LOẠI ĐỌA

Sư nói: Tình phàm kiến Thánh là khóa kín đường huyền hẳn phải hồi hỗ.

Người lấy chánh mạng thực phải đủ ba thứ đọa Trâu đực không chịu ăn, không đoạn thinh sắc, chỉ đọa đi là việc phần trên của người nào. Giản: Muốn biết thì vào trong dị loại không cho là việc bên Sa-môn. Cho nên cổ nhân phương tiện mượn con trâu đực làm Dị loại, chỉ dị loại về Sự, chẳng phải dị loại trong ngôn ngữ (Nên xem 4 thứ Dị loại).

Bây giờ Trù-bố-nạp hỏi: Trâu đực gọi là cái gì đọa? Sư nói: Mang lông đội Sừng là Sa-môn đọa

Trù-bố-nạp: Không chịu ăn là cái gì đọa? Sư đáp: Là Tôn quý đọa Trù-bố-nạp: Không đoạn thanh sắc là đọa là gì? Sư đáp: Là tùy loại đọa

Sư lại nói: Nếu là dị loại trong ngôn ngữ, thì qua lại ngôn ngữ đều là loại.

Cho nên Nam Tuyền nói: Trí không khắp nơi phải kiêng nhất chấp lời nói thì đầu mọc Sừng, gọi là như như. Chính biến đổi, cần phải hành trong dị. Như nay cần phải đến dị trung loại nói lấy dị trung Sự Phàm lời nói, không lời nói. Mới được như vậy. Khi Nam Tuyền bệnh, có người hỏi: Sau khi trăm tuổi, Hòa thượng đến nơi nào?

Nam Tuyền đáp: Ta xuống làm con trâu nhà trong đàn việc dưới núi.

Tăng hỏi: Con muốn theo Hòa thượng được không?

Nam Tuyền đáp: Nếu theo ta thì phải ngậm đến một cọng cỏ.

Giản: Đây là Sa-môn chuyển thân ngữ.

Cho nên nói: Ông phải mang một cọng cỏ đến hầu ông ta.

Đây gọi là vô lậu mới kham cúng dường ông ta.

Lại nói: Tùy loại đọa. Chỉ nay đối với tất cả thanh sắc, Sự vật chuyển thân không đọa vào giai cấp, gọi là tùy loại đọa.

Lại nói: Tôn quý đọa, pháp thân pháp tánh là việc tôn quý cũng cần chuyển kiếp ấy là Tôn quý đọa. Chỉ như trâu trắng sờ sờ là cùng cực pháp thân, thì cũng cần chuyển kiếp tránh chỗ khác ngồi của pháp thân bạch ngưu. Đây gọi là chấm dứt việc cúng dường. Muốn cần cúng dường, cần được thức ăn này. Cho nên vị của không vị, cũng gọi là vô lậu, là kham cúng dường. Ngoài ra đều là thức ăn ô nhiễm chẳng phải thức ăn vô lậu giải thoát.

Có người hỏi Bách Trượng: Lấy gì làm thức ăn? Lấy vô lậu làm thức ăn.

Vân Nham nói: Chớ lấy vị làm cúng dường

Đạo Ngô nói: Biết có chỗ bảo nhậm, đều là cúng dường.

Lại nói: Bất thọ thực Tôn quý tọa: Thức ăn là bổn phận Sự, có không lấy. Cho nên gọi là Tôn quý đọa. Phi mao đới giác Sa-môn đọa: Không chấp việc ngoài Sa-môn và báo vị thù thắng (Nên xem: Dị loại khai thị) Bất đoạn thanh sắc Tùy loại đọa, là tâm ban đầu biết có việc phận Sự của mình, khi hồi quang đuôi sắc, thinh, hương, vị xúc, pháp, được yên ổn. Tức là sau khi thành tựu công huân, tức không chấp lục trần, đọa mà không mê muội.

Mặc tình vô ngại, nên nói Lục Sư Ngoại đạo là Thầy của ông. Vị Thầy kia đã đọa thì ông cũng đọa theo. Mới có thể chọn thức ăn, thức ăn đó là chánh mạng thực: Cũng là việc bổn phận. Chính là kiến, văn giác tri từ cửa của lục căn không bị nhiễm ô khác, gọi là đọa, không đồng với cái sợ trước, việc bổn phận còn không chọn, huống gì những cái khác. Cho nên nói cẩn thận cẩn thận. Giản: Làm con trâu chọn đực là đọa thế nào?

Sư thay nói: Không ở Chánh vị, không chọn thân mình, mới gọi là Sa-môn đọa.

Không đoạn sắc thân gọi là đọa gì?

Sư nói thay: Phàm tình được hết sạch, Thánh Lượng cũng quên, trong thanh, sắc, trần không ứng mà còn đoạn, mới có thể lấy làm thức ăn. Đó tùy loại đọa

Bất thọ thực là đọa nào?

Sư đáp thay: Liễu đạt chánh nhân. Không giữ thắng giải.

Nên gọi là Tôn quý đọa.

Lại nói: Sa-môn đọa, cũng không phải không hành, việc đó cũng không phải không nhàn, tuy có nhàn thường không nhàn, tuy có hành thường không hành. Việc này cần biết thời tiết chẳng phải Đông Tây.

Hỏi: Thế nào là Tùy loại đọa?

Đáp: Bất đoạn thanh sắc, lại không mất hương vị.

Hỏi: Vị Thầy của chúng là ai?

Đáp: Lục Trần.

Hỏi: Thế nào là vị Thầy của chúng bị đọa?

Đáp: Ông điền xá, ông lão vào tụ lạc, mắt tai mũi lưỡi đều mất.

Hỏi: Thế nào là ông cũng đọa theo? Đáp: Còn

Hỏi: Còn cái gì?

Đáp: Không được động đến, lại không lìa sắc thanh.

Quy Sơn nói: Sau khi lão tăng trăm tuổi, sẽ đến núi làm con trâu, hông bên trái có ghi hàng chữ Quy Sơn Tăng tên Linh Hựu. Khi ấy gọi là gì?

Không đáp.

Sau đó Tào Sơn thay nói: Gọi là con trâu.

Hỏi: Con trâu này có biết cày bừa không?

- Hiển nhiên Hỏi: là loại gì?

- Mang lông đội Sừng Hỏi: Bốn mùa ăn uống gì?

- Không ăn gì cả. Hỏi: Thế nào là trâu?

- Không chứng Thánh. Hỏi: Thế nào là ngậm cọng cỏ-Lông căn tương tợ.

Hỏi: Là siêu Thánh hay là siêu loại?

- Là siêu Thánh

Hỏi: Thế nào là con trâu?

- Mịt mờ mênh mang

Hỏi: Thế nào là ngậm một cọng cỏ đến?

- Cổ nhân nói rõ rồi là tông vũ tương tợ

Lại nói: Một cọng cỏ chỉ là rõ được không biến đổi

Ta nói: Tổ Phật không biết có (Ly Nô bạch cỏ) mèo nhà trâu trắng lại biết có.

- Vì sao mèo nhà trâu trắng (Ly Nô bạch cổ) lại biết có?

- Chỉ trăm điều không biết

- Như Tổ Phật vì sao không biết có

- Tổ là chấp ấn Phật là tương tợ

- Chỉ như mèo nhà trâu trắng là (Ly Nô bạch cổ) biết có cái gì?

- Chỉ biết có mèo nhà trâu trắng (Ly Nô bạch cổ)

- Thế nào là việc mèo nhà trâu trắng (Ly Nô bạch cộ) biết có?

- Không từ Đông Tây đến, không từ ba mươi hai tướng mà được.

- Thế nào Tổ?

- Trên có

- Thế nào là Phật?

- Tương tợ.

--------------------------

BỐN THỨ DỊ LOẠI

Vãng lai Dị loại: Như nay tất cả thinh sắc, ngôn ngữ, giai cấp địa vị, bỏ cha trốn đi. Hết thảy đều lại là hướng lên Tổ, lại được là dị loại. Còn thiên đường, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, tu la đều là dị loại.

Bồ Tát đồng Dị loại: Nghĩa là mất đi Sự sáng suốt chính mình. Sau đó lại vào trong sinh tử dị loại nhiếp thọ người khác. Đã chứng quả niết bàn, không bỏ loài sinh tử, tự lợi tha. Nguyện tất cả chúng sinh đều thành Phật, ta thành Phật sau cùng. Cho nên Quyền thừa Bồ Tát nếu không hóa độ chúng sinh trước, thì việc của mình không do đâu thành tựu.

Cho nên Nam Tuyền nói: Trước qua bên kia biết có, tức đến hành lý bên này.

Lại nói: Bồ Tát đủ lục độ vạn hạnh.

Kinh giáo nói: Nếu còn một chúng sinh chưa được độ, ta hoàn toàn không thành Chánh giác (Sau này gọi là Phi Mạo Đới Giác), thệ nguyện vô biên, chúng sinh vô cùng. Thệ nguyện như thế nên gọi là Bồ Tát đồng dị loại. (Sau này nói Đồng trung Dị loại là Đồng)

Sa-môn dị loại nghĩa là trước biết có việc bổn phận rồi thời nay mất hết tất cả đức hạnh nhân quả phàm Thánh mới được, như thể hội gọi là người độc lập, cũng gọi là Sa-môn xứng đoạn Sự, mới được trong ngoài tình quên, việc ba đời hết, được vô lậu, được gọi là việc bên ngoài Phật.

Cũng nói: một ngón tay chỉ trời đất, cũng nói có đại Sa-môn. Chuyển lại Sa-môn xứng đoạn việc ngoài, không nhập báo vị chư Thánh mới được gọi là hạnh Sa-môn, cũng gọi là chuyển thân Sa-môn. Cũng gọi là mang lông đội Sừng, cũng gọi là con trâu.

Thời tiết nào mới được gọi nhập dị loại. Cũng nói việc bên ngoài sắc loại.

Cho nên cổ nhân nói: Đầu dài ba thước, cổ ngắn hai tấc. Chỉ là đạo lý này không được hiểu khác.

Dị loại trong tông môn (Trong sạch thủ của Tổ Tông Cát tường không gọi là Trường (dài).

Như Nam Tuyền nói: Trí không đến nơi hãy kiêng nói, nói thì đầu mọc Sừng, gọi là như như, chính là biến đổi. Cần phải hành đạo trong dị loại. Chọn việc trong dị loại.

Động Sơn nói: Việc này cần lãnh hội khéo léo việc ở trong cái vi diệu. Thể ở trong cái vi diệu.

Ta tự nói: Sự này cần một vị hư rộng tính toán không rõ ràng, nhìn mặt Kiêm đới mới được như thế. Tác gia nói không thiên không Chánh, không có, không không gọi là hư trong dị. Việc này phải làm tác gia ngang ngạnh, gặp cây chấp cây, gặp tre chấp tre phải giữ gìn xúc phạm, dặn đi dặn lại.

Tăng hỏi: Thế nào là dị?

Ta nói: Ta nếu nói với ông năm con lừa được dị không?

Cho nên có người hỏi Nam Tuyền: Khi trăm tuổi Hòa thượng đến chỗ nào?

Nam Tuyền đáp: Xuống núi làm con trâu trong nhà đàn việt.

Hỏi: Con theo Hòa thượng được không?

Nam Tuyền đáp: Ông theo ta thì ngậm một cọng cỏ đến.

Sư nói: Con trâu này không giống trâu Sa-môn, cần phải cẩn thận mới được, khi không mê.

Hỏi: Thế nào là vãng lai dị loại? Ta nói: Chưa biết có mình.

Lại nói: Tất cả ngôn ngữ thinh sắc thị phi đều là Dị loại qua loại Tăng hỏi: Thế nào là Đồng dị loại

Ta nói: Không chọn lựa thân mình

Tăng hỏi: Thế nào là dị loại mang lông đội Sừng (Sa-môn)?

Ta nói: Không lập tịnh riêng, lại chẳng thời đáp. Cũng là gặp tức xúc, gặp tịnh tức tịnh.

Tăng hỏi: Thế nào là dị loại trong tông môn Ta nói: Muốn đầu thì chặt đem đi.

Tăng nêu tương tự

Đại Sư Động Sơn nhân vị tăng hỏi về hạnh Samôn Đại Sư đáp: Đầu dài ba thước, cổ ngắn hai tấc là nghĩa gì?

(Hai bản Tân cổ giống nhau) Ta nói: Thắng cú diệu cú.

Tăng hỏi: Gọi thắng cú diệu cú là gì? Ta nói: Thắng cú diệu cú có ba loại.

Thế Tôn xuất thế, bốn mươi chín năm thí thiết phương tiện, mười hai phần giáo, trăm ngàn diệu môn tam muội. Từng cửa đi vào hang đều là Thắng cú diệu cú. Đây là nói ngoài xuất thế.

Từ phàm nhập Thánh thấu suốt chính mình, cũng Phật không khác được vô dị lậu, mới được thông thân, mới được gọi là một trần, một niệm mười phương Chư Phật, một cửa Niết-bàn. Đến lúc nào thì không ở Chánh vị, không chọn lựa thân lại vào trong dị loại, mang lông đội Sừng không một niệm khác.

Cho nên nói: Tất cả loài vật so sánh không được, Chư Phật Chư Tổ sánh cũng không thành.

Cho nên cổ nhân nói:

Sa-môn nói: Không được đem thước tất nói với người". Cho nên gọi là Thắng cú diệu cú. Đây là lời nói về phía sắc loại.

Tất cả vật so sánh không được mới gọi là Thắng cú diệu cú. Cho nên cổ nhân nói ngàn thứ so sánh không được, vạn vật càng không thành, kẻ trí không thể biết, bậc thượng căn cũng không biết. Cũng nói:

- "Xưa nay không giống nhau". Cho nên gọi Thắng cú diệu cú, việc trời người không lường được. Cho nên cổ nhân gọi là cú vượt đầu đuôi, nhân đây thuyết hành về ngữ loại.

Trù-bố-nạp hỏi: Thế nào là sắc loại? Ta nói:

Mang lông đội Sừng.

- Thế nào là ngữ loại?

- Tào sơn chỉ có một lông mày-Thế nào là con trâu?

- Mù lòa

- Ý này là thế nào?

- Không biết có trời đất

- Thượng tòa hỏi Vân Cư: Cổ Phật Động Sơn có nói: Từ nhỏ nuôi một đứa trẻ đầu dài ba thước, cổ ngắn hai tấc. Thế nào là từ nhỏ nuôi một con?

Vân Cư đáp: Ngày gấp khó quên.

- Thế nào là đầu dài ba thước?-Không làm sao được

- Thế nào là cổ ngắn hai tấc?

- Đến nay còn làm sao được không?

Hỏi: Thế nào là ngày gấp khó quên? Ta nói:

Thường tại thì đúng.

- Thế nào là không làm sao được?-Đến lúc nào người làm sao được

- Đến nay còn làm sao được không. Ý này thế nào?

- Ba đời Chư Phật không làm sao được.

- Thế nào là đầu dài ba thước, cổ ngắn hai tấc?

- Không phải việc xưa nay.

- Thế nào là việc xưa nay?

- Gọi là gì?

Hỏi: Hạnh Sa-môn là hạnh gì?

- Hạnh súc sinh.

- Thế nào là hạnh súc sinh?

- Mang lông đội Sừng.

Thế nào là mang lông đội Sừng (hạnh Sa-môn)

- Vật vật không gián đoạn.

- Việc không gián đoạn thế nào?

- Mới được hạnh.

- Thế nào là người mang lông đội Sừng?-Không sợ nghiệp

- Vì sao đến chỗ như thế?

- Nếu không sợ nghiệp, chỗ nào mà không đến.

Hỏi: Từ Phàm nhập Thánh thì không hỏi, từ

Thánh nhập

- Phàm thì thế nào?

- Con trâu.

- Thế nào là trâu đực?

- Mịt mù. Ý này thế nào?

- Chỉ nhớ nước cỏ ngoài ra không biết gì được việc gì?

- Chỉ gặp cỏ ăn cỏ, gặp nước uống nước.

Sư lại nói: Điều này có lực, muốn biết có lực, người này không bèn nhập dị loại. Dị loại này mang lông đội Sừng, gọi là hạnh Sa-môn cũng gọi là chỗ hành lý của Sa-môn, cũng gọi là đầu dài ba thước cổ ngắn hai tấc. Muốn biết ý này, khi đến hạnh Sa-môn, không muốn đem thước tấc phân thân rõ, cũng không được nói Trương tam lý tứ.

Lại đầu dài ba thước chỉ từ nhỏ đến lớn. Ngày nay công thành được đến khi nào gọi là Thắng cú diệu cú.

Cổ ngắn hai tấc là không tọa vị Sa-môn. Cũng không ở vị chư Thánh. Lúc nào không được nói xứng và không xứng, cho nên nói không đem thước tấc ra để suy lường. Tuy vẫn là việc loại bên phải biết có việc trong dị loại, không thấy đạo, trí không đến nơi không được nói. Nói tức đầu mọc Sừng gọi là "như như", chính là thay đổi phải hướng đến hành trong dị loại gọi là Hư nhất vị, gọi là nhìn mắt Kiêm đới, hoàn toàn không chính xác. Hỏi: Thế nào là loại?

- Mang lông đội Sừng

- Thế nào là dị

- Thế nào là hạnh

- Cần đầu thì chặt đem đi

- Chỉ như dị loại thành được việc gì?-Việc này có hai thứ dị loại 1) Dị loại Sa-môn.

2) Dị loại Sự thượng.

Dị loại Sư thượng chính là mèo nhà trâu trắng

(Lê Nô bạch cổ)

Dị loại Sa-môn một mình tự do mới được, không biến dịch không đồng cái kia Tiên Sư hỏi ta: Đi đâu?

- Đi đến chỗ không biến dịch

- Việc không biến dịch này có hai thứ

- Mọi người có bổn phận Sự hết

Người biết có, không xã thanh sắc thị phi, đối với tất cả vật không trì trệ gọi là tất cả chỗ không đổi, cũng gọi là mang lông đội Sừng, cũng gọi là bùn vào nước. Cũng gọi là kẻ hành lý.

Hỏi: Thế nào là vào bùn, vào nước?

- Không biến đổi sau chuyển thân không?

- Không chuyển thân

- Việc trong nhà người này thế nào?-Chư Thánh lường không được-Vì sao lường không được?

- Là y không đồng chư Thánh

- Đây còn là việc loại biên, còn có việc hướng thượng không?

- Có

- Thế nào là việc hướng thượng?-Nói với ông thì sợ rơi vào loại biến-Sư nói:

- Gọi là tiền nhiên đăng có hai loại Chưa biết có. Đồng loại Sữa máu.

Biết có, giống như ý khi chưa manh nha được vật này đó gọi là Tiền nhiên đăng

Một loại biết có, qua lại, ngôn ngữ, thinh sắc, thị phi, cũng không thuộc về đang chiếu dụng, cũng không được ghi nhớ. Đồng loài Sữa máu là việc vẻ vời, đó gọi là Hậu nhiên đăng. Chính là việc ba cõi đã hết, tình trong ngoài quên vĩnh viễn. Đây mới được gọi là "chánh nhiên đăng", mới gọi là "đức ký".


[Đầu trang][Mục lục bộ Chư Tông][Mục lục tổng quát]