TẠP TẠNG
SỐ 1987B - PHỦ CHÂU TÀO SƠN BỔN TỊCH THIỀN SƯ NGỮ LỤC
SỐ 1987B - PHỦ CHÂU TÀO SƠN BỔN TỊCH THIỀN SƯ NGỮ LỤC
TỰA CỦA TRÙNG TẬP TÀO SƠN NGUYÊN CHỨNG ĐẠI SƯ NGỮ LỤC
CHỦ CHÂN TÀO SƠN BỔN TỊCH THIỀN SƯ NGỮ LỤC
GIẢI THÍCH NGŨ VỊ HIỂN QUYẾT CỦA ĐỘNG SƠN
CHÚ THÍCH NGŨ VỊ TỤNG CỦA ĐỘNG SƠN
Viên ngọc ở Kính Sơn, nếu không gặp được Minh Thế và Hòa Thị thì đã bị lãng quên trong Kinh thạch (nhà đá chứa kinh) rồi, đâu phải phô bày hết vẻ đẹp rực rỡ của nó. Nay ngọc còn đó mà Minh Thế và Hòa Thị khó được gặp nhau thôi.
Ngữ Lục của Đại Sư Hà Ngọc ở Tân Phong, trước khi chưa thịnh hành ở đời thì như mắt cá lẫn với hạt minh châu, vàng lộn với cát. Thượng tọa Mặc Nghi rất đau lòng vì Sự tệ hại đó. Nên từ bộ Ngũ Tông Lục của Quách Ngưng Chi, thu tập các sách, chọn lọc những tinh hoa, bỏ đi những thô thiển rồi viết thành bộ Ngữ Lục này.
Tôi cùng với Thượng tòa giao tiếp nhau rất thâm hậu, nên được Thượng tòa gửi cho tôi đọc bộ sách này. Tôi thầm nghĩ: Thượng tọa Mặc Nghi có lẽ là Hòa Thị của Đại Sư Hà Ngọc ở Tân Phong?
Tuy có Hòa Thị nhưng chẳng được gặp. Còn Minh Thế thì làm sao có thể đến đây được. Vui mừng thay! Đã trưng bày được văn minh của Đại Đông ta, đến đổi có được cái đẹp ngày nay. Môn đệ của Khổng Tử đâu dám đẹp với cái đẹp này, vui với cái vui này.
Ngữ Lục của Tân Phong đã khắc bản xong, thì Ngữ Lục của Hà Ngọc nay cũng hoàn thành. Nay kẻ bất tài này xin giới thiệu cái đẹp và vui đó, giúp cho mọi người khắp nơi biết được trí tuệ chánh pháp của Thượng tọa Mặc Nghi.
Rằm tháng 8 năm Canh Thân-Nguyên văn.
Quận Sơn Liễu Trạch Lý Cung Công Mỹ viết ở Thất Lục Trúc, Nam Song.
------------------------------
Cổ nhân nói: Ý ở ngoài lời".
Lại nói: Được ý quên lời. "Ý" là chỉ, "lời" là tiêu chí. Chỉ khó được, tiêu chí dễ được, cho nên mượn tiêu chí dễ được ý chỉ khó được. Nếu mất ý chỉ thì làm sao lập được cái dụng của tiêu chí. Cho nên cổ nhân chỉ chấp vào tiêu chí.
Lại nói: Nó là "cát đằng", lại gọi là "xao môn ngoã tử" (mượn miếng ngói để gõ cửa). Thiền giả Vân Châu khế hợp với Mặc Nghi, được Đại Sư Hà Ngọc nói trong lục Ngũ Tông của Quách Chánh Trung, lại được Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên với những trước tác biên ra. So sánh về Sự dị đồng, kiểm nghiệm về chân ngụy đề tựa là Tào Sơn Ngữ lục. Phụ vào Đồng Sơn Ngữ Lục rồi truyền bá rộng rãi thật là chí lớn thay! Nhưng tôi chưa từng biết điều đó. Quả thật người đắc ý soán cưỡng ép chấp lời sẽ là người xao môn ngõa tử đó sao. Thỉnh Thiền giả Chất Chi là Tuế Khoan thưa thỉnh hòa nam bảo vào mùa Xuân Tân Dậu, chủ nhân Nhạn Phong Nguyên Quang xin lễ bái soạn.
Không đắm trước hư thuyền, khéo chuyển linh cơ, quạ vàng bay đêm ngựa gỗ hí trong gió, bốn cắm, ba đọa tự nhiên nắm trong tay lại là năm tướng lỗ mũi nhọn chém bùn, rượu Thanh Nguyên của nhà họ Bạch người say mất đồ đạc, mày và mắt không biết nhau. A Sư còn tự mê, quê hương trùng độc từng đi qua. Giọt nước cũng khó thấm, miêu tả cái này, gạt bỏ cái kia, lưu bố rộng vẫn phân biệt đầu mối.
Sa-môn Lâm Tuyên Nguyên Chỉ lễ bái ghi.
---------------------------
Ngữ lục là gì?
Hà Ngọc Đại Cư Nguyên Chứng nói: Những điều được nói từ xưa đến nay. Cái còn của thời nay, với cái còn của người xưa, thì xưa có thể được. Còn nay chưa có thể được. Nếu chọn nay nó gượng lấy xưa mà có thể ư? Còn lấy nay mà có thể ư? Lẽ nào đều lấy kim cổ mà có thể ư?
Than ôi! Lấy cái này bỏ cái gì, chi bằng so sánh kim cổ mà chọn thì có thể. Tóm lại ngữ lục Đại Sư lưu hành ở đời đều là ngụy soạn. Phàm người thượng đường dạy đồ chúng, hoặc Thư tứ cấm tụng thêm trợ từ, để làm thượng đường, điều đó soạn bậy. Có thể biết vậy.
Ngữ Lục Đông tào với đối với Chi Na, tập lục của Quách Lê My cũng là ngày nay, còn xưa thì chưa có. Tuy nhiên, chẳng phải toàn bích. Quang Nhuận cũng chẳng thuộc về Yên Thạch. Vì thế kẻ bất tài rút từ giáo trong Ngũ Tông Lục của Hà Ngọc, lấy những điều đáng lấy, bỏ những điều đáng bỏ, hoặc biên ra để bổ sung chỗ thiếu, Ngữ lục thành rồi, đối với người xưa thích dạy đời sau, mang ơn ấy là trước hết.
Trưng cầu về giáo lý ấy, ở đời sau, người phụ chí ấy sao được Trước. Kẻ bất tài sở dĩ muốn nhặt lấy cổ ngữ của người xưa. So sánh chân ngụy của xưa nay, truyền rộng giáo ấy và gắng gỏi. Mong rằng người sau mang chí này đặt vào hàng đầu để thể hội, nếu được vậy thì chúng ta và Tổ Sư đồng cưỡi con rùa bơi lội trong hồ sâu mênh mông há không vui ư?
Sa-môn Nghi Mặc Huyền Khế người Nhật Bản, Mùa đông năm Canh Thân thứ năm.
Nguyên Văn lễ bái soạn.
----------------------------
Sư húy Bổn Tịch Họ Huỳnh, người Bồ Điền Tuyền Châu. Lúc nhỏ, Sư chuyên học Nho. Năm mười chín tuổi, Sư xuất gia ở Lành Thạch Phúc Châu, năm hai mươi lăm tuổi thọ giới cụ túc. Sau đó tham vấn Thiền Sư Động Sơn Lương giới.
Động Sơn hỏi: Xà-lê tên gì? Sư thưa: Bổn Tịch
Động Sơn hỏi: Lại nói lên trên Sư đáp: Không nói.
Động Sơn hỏi: Vì sao không nói. Sư đáp: Không gọi là Bổn Tịch.
Động Sơn phục chí khí của Sư. Từ đó Sư được vào thất hầu Động Sơn mấy năm. Một hôm Sư đến từ biệt ra đi.
Động Sơn mật truyền tông chỉ lại hỏi: Ông đi đến chỗ nào? Sư thưa: Đi chỗ không biến dị
Động Sơn nói: Chỗ không biến dị lại có đến sao? Sư thưa: Đến cũng không biến dị
Sư đến Tào Khê, lễ tháp Tổ trở về Cát Thủy, chúng nghe danh Sư đến thỉnh khai pháp vì mộ Lục
Tổ nên Sư đặt tên núi là Tào Sơn. Không lâu gặp phải giặc loạn, Sư dời về huyện Nghi Huỳnh. Có người cư sĩ cúng ngôi nhà Hà vương cho Sư trụ trì. Sư đổi tên Hà vương ra Hà Ngọc. Nơi đây giáo hóa hưng thịnh, người học các nơi kéo về rất đông, Tông chỉ Động Sơn được rạng rỡ.
Sư dạy chúng: Tình phàm và kiến Thánh là khóa kín đường huyền, hẳn phải hồi hỗ nhau.
Người lấy chánh mạng thực cần đủ ba thứ đọa:
Phi mao đới giác. Bất đoạn thanh sắc Bất thọ thực.
Lúc ấy Trù-bố-nạp hỏi: Phi mao đới giác là cái gì đọa?
Sư đáp: Là Sa-môn đọa (loại đọa)
Trù-bố-nạp hỏi: Bất đoạn thanh sắc là cái gì đọa?
Sư đáp: Tùy loại đọa.
Trù-bố-nạp hỏi: Bất thọ thực là cái gì đọa? Sư đáp: Tôn quý đọa.
Nhân có vị Tăng hỏi Sư về Ngũ Vị Quân Thần Chỉ Quyết. Sư giải thích: Chánh vị tức không giới, xưa nay không một vật. Thiên vị tức sắc giới, có muôn hình vạn tượng. Chánh Trung Thiên trái lý theo Sự. Thiên Trung Chánh bỏ Sự vào lý. Kiêm đới là thần chánh duyên, không đọa các cõi, chẳng nhiễm, chẳng tịnh, chẳng Chánh, chẳng Thiên nên gọi là hư huyền đại đạo không phân biệt được chân tông. Quân (vua) là chánh vị Thần là Thiên vị. Bầy tôi theo vua là Thiên Trung Chánh. Vua nhìn xuống thần là Chánh Trung Thiên. Đạo Quân Thần hợp là Ngữ Kiêm đới.
Tăng hỏi: Thế nào là quân?
Sư nói:
Diệu đức tôn hoàn vũ,
Cao minh lãng thái hư.
Tăng hỏi: Thế nào là thần?
Sư đáp:
Linh cơ hoằng Thánh đạo
Chân trí lợi quần sinh.
Tăng hỏi: Thế nào là quân?
Sư đáp:
Bất đọa chư dị thú.
Ngưng tình vọng Thánh dung
Tăng hỏi: Thế nào là quân thị thần?
Sư đáp:
Diệu dụng tuy bất động
Quang chúc bổn vô thiên.
Tăng hỏi: Thế nào là đạo Vua thần hợp?
Sư đáp:
Hỗn loạn không trong ngoài,
Dung hòa bình yên trên dưới.
Hồn nhiên vô nội ngoại.
Hòa dung thiên hạ bình.
Sư lại bảo: Lấy Quân, Thần, Thiên, Chánh nói không muốn cho phạm ở. Cho nên thần khen vua, không dám có lời chê bai vậy. Đây là Tông pháp yếu của ta. Kệ rằng
Học giả tiên tu thức tự tông
Mạc tương chân tế nạp ngoan không
Diệu minh thể tận tri thương xúc
Lực tại phùng duyên bất tá trung
Xuất ngữ trực giao thiêu bất trước
Tiềm hành tu dữ cổ nhân đồng
Vô thân hữu Sự siêu kỳ lộ
Vô Sự vô thân lạc thủy chung.
Dịch nghĩa:
Học giả trước cần hiểu tự tông.
Chớ đem chân tế lẫn ngoan không
Tội thể diệu minh biết xúc chạm
Sức tại phùng duyên chẳng mượn trung
Thốt lời cần phải thiêu chẳng đến.
Thầm đi nên với cỗ nhân đồng
Không thân có việc siêu đường tẻ
Không việc không thần lạc thủy chung
* * *
Mạc tương chân tế nạp ngoan không
Diệu minh thể tận tri thương xúc
Lực tại phùng duyên bất tá trung
Xuất ngữ trực giao thiêu bất trước
Tiềm hành tu dữ cổ nhân đồng
Vô thân hữu Sự siêu kỳ lộ
Vô Sự vô thân lạc thủy chung
Học giả trước cần hiểu tự tông
Chớ đem chân tế lẫn ngoan không
Tội thể diệu minh biết xúc chạm
Sức phùng duyên chẳng mượn trung
Thốt lời cần phải thiêu chẳng đến
Thầm đi nên với cổ nhân đồng
Không thân có viện siêu đường tẻ
Không việc không thần lạc thủy chung
Kệ 1:
Bạch y tu bái tướng
Thường dân làm Tễ tướng
Thử Sự bất vi kỳ
Việc ấy chẳng lạ lùng
Tích đại trâm anh giả
Nhiều đời làm quyền quý
Hưu ngôn lạc phách thì
Thôi nói lúc lang thang
Kệ 2 (Dịch):
Tý thời đương chánh vị
(Giờ Tý đang chánh vị
Minh chánh tại quân thần
Rõ chánh vị ở vua tôi
Vi ly Đâu Suất giới
Chưa rời cõi Đâu Suất
Ô kê tuyết thượng hành
Gà đen đi trên tuyết trắng)
Kệ 3: (Dịch)
Diệm lý hàn băng kết
Trong lò băng lạnh kết
Dường hoa cửu nguyệt phi
Tháng chín hoa dương bay
Nê ngưu hống thủy diện
Trâu đất rống trong nước
Mộc mã trục phong tê (tư)
Ngựa gỗ hý, phi dài
Kệ 4: (Dịch)
Vương cung sơ giáng nhật
Vương cung mới giáng sinh
Ngọc thố bất năng ly
Thỏ ngọc chẳng thể rời
Vị đắc vô công chi
Chứa được ý vô công
Nhân thiên hà đại trí.
Trời người sao quá chậm
Kệ 5: (Dịch)
Hồn nhiên tàn lý Sự
Thuần chân chứa Sự lý
Trẫm triệu tốt nan minh
Điềm báo trước khó sánh
Oai âm vương vị hiểu
Oai Âm vương chưa rõ
Di-lặc khởi tinh tinh
Di-lặc há tỉnh tỉnh
Khi Sư hành cước hỏi thiền Sư Ô Thạch Quan: "Thế nào là chủ Pháp Thân Sư Tỳ Lô."
Nếu ta nói với ông tức có khác. Sư nêu giống Động Sơn.
Động Sơn nói: Giống như đầu lưỡi chỉ thiếu lời, sao không hỏi vì sao không nói?
Sư bước lên trước.
Ô Thạch nói: Nếu nói ta không nói tức miệng ta bị câm. Nếu nói ta nói thì khó xử cho lưỡi của ta.
Sư trở về kể cho Động Sơn. Đông Sơn gật đầu chấp nhận.
Vân Môn hỏi: Thế nào là hạnh Sa-môn?
Sư đáp: Ăn lúa mạ của thường trụ.
Vân Môn hỏi: Vậy đi thì thế nào?
Sư đáp: Ông có chứa được không? Vân Môn đáp: Chứa được.
Sư hỏi: Ông làm sao chứa?
Vân Môn đáp: Mặc áo ăn cơm có gì khó.
Sư nói: Sao không nói mang lông đội Sừng? Vân Môn lễ bái.
Sư dạy chúng: Các vị trọn giữ cách thức, sao không nói một chuyển ngữ, để dứt nghi cho ông ta. Vân Môn ở trong chúng bước ra hỏi: Chỗ mật vì sao không biết có?
Sư đáp: Chỉ vì mật, cho nên không biết có. Vân Môn hỏi: Người này làm sao thân cận? Sư nói: Chớ nhằm chỗ mật mật mà thân cận
Vân Môn nói: Không nhằm chỗ mật thì sao?-Mới giỏi thân cận. Vân Môn: Dạ dạ
Vân Môn hỏi: Người không dễ Sửa đổi đến
Sư có tiếp không? Tào Sơn: Không rãnh công phu.
Sư nhân Hòa thượng Mễ đến, chưa thấy nhau.
Mễ bèn ngồi lên giường thiền. Sư không đi ra.
Mễ bỏ đi.
Tri Sự bèn hỏi: Giường thiền của Hòa thượng.
Vì sao là người khác ngồi ròi bỏ đi?
Sư bảo: Đi rồi lại đến.
Mễ quả nhiên trở lại gặp Sư.
Trí Cự đến tham hỏi Sư: Cổ nhân nêu người bên nào, học nhân không biết?
Sư nói: Lùi bước thì đã vạn không không còn một.
Ngay lời nói đó Trí Cự bỗng quên huyền giải.
Sư hỏi Kim Phong Chí: Từ đâu đến? Chí đáp:
Từ nhà đến.
Sư: Hiểu chưa?
Chí đáp: Bên này thì hiểu
Sư hỏi: Việc bên kia thế nào? Ngày hạ công bạch Hòa thượng.
Đúng vậy! Đúng vậy!
Tăng Thanh Nhuệ hỏi: Mỗ giáp con nghèo cùng xin Thầy cứu giúp.
Sư nói: Xà-lê Nhuệ lại gần đây. Thanh nhuệ đến gần.
Sư nói: Kẻ nghèo ở Tuyền Châu uống xong ba chén rượu vẫn nói chưa dính môi.
Cảnh Thanh hỏi: Lối tâm khi rêu phủ thì thế nào?
Sư nói: Điều này khó dẫn dắt Cảnh Thanh hỏi: Đi đến chỗ nào?
Sư đáp: Chỉ thấy rêu phủ không biết đi chỗ nào?
Lại hỏi: Cảnh Thanh hỏi: Lý Thanh hư rốt ráo khi không thân thì thế nào?
Sư đáp: Lý thì như thế còn Sự thì sao? Như lý như Sự.
Dối một người Tào Sơn tức được, nhưng không che được mắt các Thánh.
Thanh Sư nói: Nếu không có mắt các Thánh, đâu soi được cái gì Quan không thể dung tha, tư thông xe ngựa
Sư hỏi: Thượng Tọa Đức Bồ Tát nhập định nghe hương tượng (voi) qua sông rút từ kinh nào?
Tăng: Rút từ kinh Bát-nhã.
Sư nói: Trước định nghe, sau định nghe. Tăng nói: Hòa thượng lanh lợi.
Sư nói: Cũng sát với gió, mới nói được một nửa.
- Hòa thượng thế nào?
- Dưới bãi cát nhận được.
- Chỉ y đạo giả đến tham.
Sư hỏi: Có phải là Chỉ Y Đạo giả không? Chỉ Y thưa: Không dám.
Sư hỏi: Thế nào là việc của Chỉ Y?
Chỉ Y đáp: Áo lông cừu vừa khoác vào thân, muôn pháp thảy đều như.
Sư hỏi: Thế nào là dụng của Chỉ Y? Đạo giả đến gần "dạ" rồi đứng tịch.
Ông chỉ biết đi thế ấy? Sao không biết đến thế ấy?
Đạo giả liền mở mắt hỏi: Một tánh chân linh không nương bào thai thì thế nào?
Sư bảo: Chưa phải là hay. Chỉ Y hỏi: Thế nào là hay?
Sư bảo: Chẳng mượn! Mượn!
Đạo giả: Trân trọng liền tịch. Sư dạy tụng:
Giác tánh viên minh vô tướng thân
Mạc tương tri kiến vọng sơ thân
Niệm dị tiện ư huyền thể muội
Tâm sai bất dữ đạo vi lân
Tình phân vạn pháp trầm tiền cảnh
Thức giám đa đoạn tán bổn chân
Như thị cú trung toàn hiểu hội
Liễu nhiên vô Sự tích thời nhân.
DỊCH NGHĨA:
Tánh giác viên minh không tướng thân
Chớ đem thấy biết đối xa gần
Niệm khác bèn lầm huyền thể ấy
Tâm sai sao được đạo chung thân
Tình phân muôn pháp chìm cảnh trước
Thức biện lăng xăng mất bản chân
Trong câu như thế toàn lãnh hội
Rõ ràng vô Sự tích thời nhân
***
Niệm khác bèn lầm huyền thể ấy
Tâm sai sao được đạo chung thân
Tình phân muôn pháp chìm cảnh trước
Thức biện lăng xăng mất bản chân
Trong câu như thế toàn lãnh hội
Rõ ràng vô Sự tích thời nhân.
Tăng cử: Lục Cắn Đại Phu hỏi Nam Tuyền: Họ gì?
Nam Tuyền đáp: Họ Vương
Lục Cắn hỏi: Vương còn có quyến thuộc không?
Nam Tuyền nói: Bốn thần không mờ mịt Lục Cắn thưa: Vương ở địa nào?
Nam Tuyền nói: Điện ngọc rêu phủ.
Lục Cắn hỏi: Điện ngọc rêu phủ ý chỉ thế nào?
Sư đáp: Không ở chánh vị.
Tăng thưa: Tám phương đến triều cống thì thế nào?
Sư đáp: Ông ta không nhận lễ
Tăng hỏi: Dùng gì đến triều cống Sư đáp: Trái thì chém
Tăng thưa: Trái là về phần của Thần, chưa xét rõ ý vua thế nào?
Sư đáp: Kín đáo không được yếu chỉ
Thế thì công việc điều hòa hoàn toàn trở về tướng thần.
Ông biết ý vua không?
Phương ngoại không dám luận bàn. Đúng vậy! Đúng vậy!
Tăng hỏi: Học nhân toàn thân bị bệnh thỉnh Sư chữa giùm.
- Không chữa trị?
- Dạy ông cầu sinh không được, cầu tử không được.
Tăng hỏi Sư: Cổ nhân nói: Ta có đại bệnh, chẳng phải đời có thể trị được, không biết là bệnh gì?
Bệnh nhóm họp không được.
Tăng hỏi: Tất cả chúng sinh có bệnh này không?
Sư đáp: Mọi người đều có-Hòa thượng có bệnh này không?
- Đang tìm chỗ hiện khởi không được.
- Tất cả chúng sinh vì sao không bệnh
- Tất cả chúng sinh nếu bệnh tức chẳng phải chúng sinh.
- Không biết Chư Phật có bệnh này không?
- Có
- Đã có vì sao không bệnh?
- Vì y sợ hãi
Tăng hỏi: Sa-môn há không phải là người có đầy đủ từ bi?
- Đúng
- Bỗng gặp sáu giặc đến thì thế nào?
- Cũng cần đầy đủ đại từ bi.
- Thế nào đầy đủ đại từ bi?-Một kiếm vung hết
- Sau khi hết thì thế nào?
- Mới được hòa đồng.
Tăng hỏi: Mày và mắt có biết nhau không?
- Không biết nhau
- Vì sao không biết nhau?
- Vì đồng ở một chỗ
- Thế sao không phân ra
- Mày lại không phải là mắt, mắt không phải là mày.
- Thế nào là mắt?-Bỏ đầu mối-Thế nào là mày?
- Tào Sơn lại nghi
- Hòa thượng tại sao lại nghi-Nếu không nghi tức bỏ đầu mối.
Tăng hỏi: Năm vị đối khách thì thế nào? Nay ông hỏi vị nào?
Con theo Thiên vị trung lai xin Sư hồng hướng đến Chánh vị trung tiếp nhận.
Sư nói: không tiếp Vì sao không tiếp?
Sợ rơi vào Thiên vị trung
Sư lại hỏi Tăng: Nếu không tiếp là đối khách hay không đối khách?
- Là đối khách rồi.
- Đúng vậy đúng vậy
Tăng hỏi: Vạn pháp từ đâu sinh khởi
- Từ điên đảo sinh
Tăng hỏi: Khi không điên đảo thì vạn pháp ở đâu?
- Ở tại chỗ
- Ở chỗ nào?
- Điên đảo làm sao?
Tăng hỏi: Ba cõi nhiều phương, sáu đường mờ mịt, làm sao biện biệt được sắc?
- Không biện được sắc.
- Vì sao không biện được sắc?
- Nếu biện được sắc tức hôn mê
- Sư nghe tiếng chuông bèn nói ada! ada!
Tăng hỏi: Hòa thượng làm gì vậy?-Đánh vào tâm ta.
- Tăng không đáp
- Sư hỏi Duy Na: Từ đâu tới?
Duy Na đáp: Đi kéo bình rượu đến.
Hoặc đến chỗ hiểm làm sao kéo? Không đáp
Ngày nọ Sư vào Tăng đường hơ lửa.
Có một ông Tăng hỏi: Ngày nay rất lạnh Phải biết có người không lạnh
Ai là người không lạnh Sư gắp lửa dạy Tăng
Tăng thưa: Chớ nói không người thích. Sư ném lửa xuống.
Con đến đây lại không hiểu.
Mặt trời chiếu xuống sông lạnh, sáng lại càng sáng.
Tăng hỏi: Người không cùng vạn pháp làm bạn là người nào?
Ông nói trong Châu thành rộng lớn như có nhiều người đi chỗ nào?
Tăng hỏi: Thế nào là kiếm không mũi?-Chẳng phải tôi luyện mà thành được-Việc dùng thế nào?
- Người gặp đều mất mạng.
- Người không gặp thì thế nào?
- Cũng phải đầu rơi
- Người gặp đều chết là cố nhiên, người không gặp vì sao cũng rơi đầu?
- Ông chẳng nghe nói "hay sạch tất cả" sao?
- Sau khi sạch hết thì thế nào?
- Mới biết có kiếm này.
Tăng hỏi: Đối với tướng làm sao chân?
- Tức tướng tức chân.
- Làm sao hiển bày?
- Sư đưa cái khay lên
Tăng hỏi: Huyễn vốn sao chân.
- Huyễn vốn nguyên chân
Tăng nói: Chính khi huyễn sao hiển bày?
- Tức hiển liền hiệp
- Thế thì trước sau chẳng lìa huyễn
- Tìm hướng huyễn không thể được.
Tăng hỏi: Tức tâm tức Phật tức không hỏi.
Thế nào là phi tâm phi Phật?
Sừng thỏ không dùng không, Sừng trâu không dùng có.
Hỏi: Thế nào là người thường tại-Khó được.
Tăng hỏi: Nghĩ suy há không phải là loại?
- Không suy nghĩ cũng là loại Thế nào là dị?
- Không ai không biết đau ốm. Tăng hỏi: Cổ nhân nói:
- Người người đều có, đệ tử đang long đong, còn có không?
- Trao tay cho người đến.
- Tăng trao tay.
- Sư gật đầu đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6 đủ
Tăng hỏi: Lỗ Tổ mặt xây vách biểu thị việc gì? Sư bịt tai lại.
Tăng hỏi: Người xưa có nói: Chưa có người nào té xuống đất mà không chống đất đứng lên-Thế nào là ngã-Trụ thì đúng.
Tăng hỏi: Thế nào là đứng lên? Sư đáp: Đứng lên
Tăng hỏi: Khi con trở về với cha vì sao cha không nhìn con?
Sư nói: Lý hợp như thế
Tăng hỏi: Ân cha con ở đâu? Sư đáp: Mới thành ơn cha con
Tăng hỏi: Thế nào là ân cha con?
Sư đáp: Búa dao chém không đứt
Tăng hỏi: Áo linh y không treo thì thế nào?
Sư đáp: Tào Sơn hiếu xong
Tăng hỏi: Sau khi hiếu xong thì thế nào? Tào Sơn thích say rượu.
Tăng hỏi: Kinh có nói:
-Biển lớn không chứa tử thi. Tăng hỏi: Thế nào là biển lớn?
Sư đáp: Bao hàm vạn hữu.
Tăng hỏi: Đã là bao hàm vạn hữu Tăng hỏi: Vì sao không chứa tử thi? Sư đáp: Người tắt hơi không dính mắc.
Tăng hỏi: Vạn hữu chẳng phải công của chúng, tắt hơi thì có đức của nó.
Tăng hỏi: Hướng thượng còn có việc không?
Nói: Có tức không được, đâu có thể Long Vương võ kiếm.
Hỏi: Sao có thể biết hết, khéo có thể đối chúng khổ nạn.
- Không trình câu Hỏi: Nạn cái gì?
- Dao rìu chặt không vào.
- Thế thì vấn nạn còn không chịu không?
- Có
- Là người nào?
-Tào Sơn
Tăng hỏi: Trên thế gian vật gì quý nhất?
- Đầu mèo chết là quý nhất
- Vì sao đầu mèo chết lại quý nhất?
- Không có người nào mắc vào giá cả Tăng hỏi:
Không nói sao hiển bày
- Chớ hiển bày chỗ nào?
- Hôm qua đầu giường mất đi ba đồng tiền.
Tăng hỏi: Khi mặt trời chưa mọc thì thế nào?
- Tào Sơn cũng từng đâu đến.
- Sau khi mặt trời mọc thì thế nào?
- Còn so với Tào Sơn lộ trình nữa tháng Sư hỏi Tăng: Làm gì?
- Quét sân.
- Trước Phật quét sau Phật quét-Trước sau quét một lúc
- Qua giày vải với Tào Sơn.
Tăng hỏi: Ôm ngọc theo thỉnh Sư gọt giũa
- Không gọt giũa-Vì sao không gọt giũa?
- Phải biết Tào Sơn khéo tay.
Tăng hỏi: Thế nào là quyến thuộc của Tào Sơn? Trên đầu đầy tóc bạc, trên đỉnh một cành hoa.
Tăng hỏi: Cổ Đức nói: Tất cả đại địa chỉ có người này.
Chưa rõ là người nào"?
- Không có thể có mặt trăng thứ hai.-Thế nào là mặt trăng thứ hai
- Cũng cần Lão huynh ổn thỏa.
- Thế nào là mặt trăng thứ nhất.
- Nguy hiểm
Tăng hỏi: Học nhân trong mười hai thời làm sao giữ gìn"
Như qua quê hương trùng độc, nước không được thấm một giọt.
Tăng hỏi: Thế nào là chủ pháp thân?
- Gọi nước Tần không người.
- Cái này chẳng tiện phải không?
- Chém
Tăng hỏi: Thân cận đạo bạn nào để được thường nghe những gì chưa nghe
Đồng cùng một chăn mền.
Còn đây là Hòa thượng được nghe.
Thế nào là từng nghe điều chưa nghe
Sư nói không đồng với gỗ đá
Tăng: Người nào ở trước ở sau?
Sư nói: Không thấy đạo thường nghe điều chưa nghe.
Tăng hỏi: Người trong nước võ kiếm là ai?
- Tào Sơn
- Định giết người nào?
- Tất cả đều giết.
- Bỗng gặp cha mẹ thì thế nào?
- Chọn gì?
- Tự mình đâu làm được
- Ai làm sao được ta
- Sao không tự giết
- Không có chỗ xuống tay
Tăng hỏi: Nhà gặp kiếp nghèo thì thế nào?-Không thể bỏ hết-Vì sao không bỏ hết?
- Giặc là người thân trong nhà
- Một con trâu hống trên mặt nước, năm con ngựa hí đường dài là thế nào?
Tào Sơn biết bịt miệng lại, không nói. Tào Sơn hiếu xong.
Tăng hỏi: Người thường chìm trong biển sinh tử là người nào?
Mặt trăng thứ hai
Còn cầu ra không
Cũng cầu ra chỉ vì không lối.
Xuất ly người nào nhận được y
Người mang gông sắc
Tăng hỏi: "Tuyết phủ ngàn núi, vì sao Cô Phong không trắng"?
- Cần biết có dị trong dị-Thế nào là dị trong dị?
- Không rơi vào sắc núi
Tăng nêu: Dược Sơn hỏi Tăng: Bao nhiêu tuổi?
- Bảy mươi hai tuổi.
- Bảy mươi hai phải không?
- Đúng vậy.
- Sơn bèn dành ý này thế nào?
- Mũi tên trước còn như có thể, mũi tên sau bắn sâu vào người.
Tăng nói: Làm sao tránh được gậy này.
Vua sai đi, chư hầu tránh đường.
Tăng hỏi Hương Nghiêm: Thế nào là đạo?
Hương Nghiêm đáp: Rồng ngâm trong cây khô
(khô mọc lý long ngâm)
Tăng hỏi: Thế nào là người trong đạo?
Hương Nghiêm đáp: Con mắt trong đầu lâu
(độc lâu lý nhãn tình)
Tăng không lãnh hội bèn hỏi Thạch Sương.
Thế nào là rồng ngâm trong cây khô? (khô mọc lý long ngâm)
Thạch Sương đáp: Vẫn mang niềm vui ở trong đó.
Tăng hỏi: Thế nào là con mắt trong đầu lâu?
Còn mang cái thức.
Tăng không lãnh hội bèn hỏi
Sư nói: Lão Thạch Sương nghe tiếng khởi kiến giải.
Nhân đó Sư làm bài tụng:
Khô mộc long ngâm chân kiến đạo
Độc lâu vô thức nhãn sợ minh
Hỷ thức tận thời tiêu tức tận
Đương nhân na biện trọc trung thân
DỊCH:
Cây khô rồng ngâm thật thấy đạo
Đầu lâu không thức mắt rạng ngời
Hỷ, thức hết thời tin tức lặng
Người này biện đục hay trong)
Tăng lại hỏi Sư: Thế nào là Khô mọc lý long ngâm?
Sư nói: Huyết mạch không đoạn
Tăng hỏi: Thế nào là Độc lâu lý nhãn tình?
Sư đáp: Càn khôn bất tận.
Tăng: Có người nào được nghe không?
Sư đáp: Khắp đại địa chưa có người nào không nghe.
Tăng hỏi: Khô mọc lý long ngâm là chương cú gì?
- Không biết chương cú gì? Người nghe đều mất mạng.
Tăng hỏi: Thế nào là đại ý Phật pháp?
- Lấp sông ngòi lấp hầm hố. Tăng hỏi: Thế nào là Sư tử?
Sư đáp: Các thú gần không được. Tăng hỏi: Thế nào là con của Sư tử? Sư đáp: Có thể nuốt cha mẹ mình.
Tăng hỏi: Đã là các thú không gần được vì sao lại bị con mình ăn?
Sư đáp: Không phải thấy đạo; Con nếu rống lên, Tổ phụ đều hết.
Tăng hỏi: Sau khi hết thì thế nào?
Sư đáp: Toàn thân về với cha.
Tăng hỏi: Chưa rõ khi Tổ hết, thì cha trở về chỗ nào?
Sư đáp: Chỗ cũng hết.
Tăng hỏi: Trước đây, vì sao nói toàn thân về cha Sư đáp: Ví như việc của Vương tử thành một nước.
Lại nói: Xà-lê! Việc này không được, trí tuệ một mình nên biết cây khô lại nở một đóa hoa.
Tăng hỏi: Mới có thị phi nhưng mất tâm thì thế nào?
Sư đáp: Chém chém
Sư đọc kệ Pháp thân của Phó Đại Sư Đỗ Thuận làm bèn nói:
-Ý ta không muốn nói thế, đệ tử thỉnh chẳng làm kệ, lại giải thích: "Họ không phải là ta, là vốn không phải là họ, họ không có ta tức chết".
Ta không có họ tức ta, họ như ta là Phật, ta như họ là lừa, không ăn không bổng lộc của vua, (Nếu gặp cơm vua phải ói mửa ra) mượn gì ứng truyện thư, ta không nói ngang thân, ông xem lông trên lưng, vừa như vẽ tuyết trắng còn sợ bà la ca
Tăng hỏi: Trăng sáng trên không thì thế nào?
Sư đáp: Còn là kẻ dưới thềm
Tăng nói: Xin Sư nhận bậc trên.
Sư đáp: Sau khi trăng rụng rồi gặp nhau.
Sư lại nói: Có một người nằm vắt trên đầu núi vạn trượng đây là người nào?
Chúng không ai đáp.
Đạo Diên ra thưa: Không còn.
- Không còn cái gì?
- Mới được đánh không bể.
- Sư nhận lời của Đạo Diên.
Tăng nêu: Tây Viên một ngày tự đến khe suối thiêu đáp. Tăng hỏi: Sao không sai Sa Di.
Tây Viên vỗ tay ba cái, hỏi Sư:
Sư đáp: Một giống vỗ tay. Tóm lại Tây Viên làm lạ, đều chỉ là một ngón tay thiền. Bởi vì không rõ chỗ thừa đương.
Tăng lại hỏi Sư: Tây Viên vỗ tay há không phải là việc ngoài của nô tỳ?
- Đúng.
- Có việc không hướng thượng?
- Có
- Thế nào là việc hướng thượng? Sư quát to: Tên nô tỳ này
Nam Soái Bình Chung Vương ở Nam Châu nghe danh Sư.
Nên cho Sứ đến thỉnh nhưng Sư từ chối, chỉ gửi bài kệ của Thiền Sư Đại Mai để trả lời:
Tồi tàn khô mọc ỷ hàn lâm
Kỷ độ phùng xuân bắt biến tâm
Tiều khách ngô chi du bất cố
Dĩnh nhân na đắc khổ truy tầm
DỊCH:
(Cây khô gãy mục tựa rừng xanh
Mấy độ xuân về tâm chẳng sinh
Lão tiều trông thấy nào đoái nghĩ
Dĩnh khách thôi thì chớ hỏi phanh)
Sư làm kệ cấm:
Chẳng có lối hành tâm
Không treo áo xưa nay
Đâu cần chánh là gì
Nhưng kỵ lúc chưa sinh
Kệ dạy học nhân:
Tùng duyên tiến đắc tương ưng tật
Tựu thể tiêu đình đắc lực trì
Miết khởi bổn lai vô Sứ sở
Ngô Sư tạm thuyết bất tư nghì
DỊCH:
(Từ duyên tấn được bệnh tương ứng
Đến thể lặng dừng đắc lực chậm
Chợt khởi từ xưa không chỗ nơi
Thầy ta tạm nói Bất tư nghì)
Sư dạy chúng rằng:
Chư Tăng ở đây cốt dưới y áo hội thông được việc hướng thượng, chớ có rãnh rang qua ngày. Nếu chỗ thừa đương rõ ràng liền chuyển được chư Thánh về sau lưng mình, mới là tự do
Nếu chuyển không được, phải học được hoàn toàn đầy đủ, lại cần đến sau lưng các Ngài khoanh tay, nói lời khoe khoang gì? Nếu chuyển được mình thì tất cả cảnh giới thô trọng đều làm chủ được.
Như có Tăng hỏi Dược Sư: Trong ba thừa giáo còn có ý Tổ không?
- Có
- Đã có, Đạt Ma lại đến làm gì.
- Chỉ vì có cho nên đến. Há chẳng làm chủ được chuyển được về chúng mình?
Như kinh nói: Phật Đại Thông Trí Thắng mười kiếp ngồi đạo tràng, Phật pháp không hiện liền, không được thành Phật đạo
Nói kiếp tức là trì trệ, gọi đầy đủ, cũng gọi là đoan tham lậu. Chỉ là dứt đầu mười đường (mười điều răn) không quên đại quả. Cho nên gọi ôm trụ đam trược gọi là thử kế thừa đương.
Không biệt quý tiện. Ta thường thấy tòng lâm thích luận bàn một hai còn có thể thành lập được việc gì? Điều này chỉ bày bố được việc đã qua ông không thấy Nam Tuyền nói:
- Dù ông đầy đủ trọn vẹn, vẫn còn kém Vương lão Sư một tuyến đường, cũng việc rất khó đến đây cần phải cẩn thận mới được rõ ràng tự tại." Không luận thiên đường, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, chỉ là tất cả chỗ không dời đổi. Vốn là người lúc trước mà không đi đường lúc trước, nếu có tâm vui thích tức thành trệ trước. Nếu thoát được thì chọn cái gì. Cổ Đức nói:
- "Chỉ sợ không được luân hồi" ông cho là thế nào? Chỉ như người nay nói chỗ trong sạch thích nói việc đã qua, bệnh này rất khó trị, nếu là việc thô trong thế gian lại là nhẹ. Bệnh trong sạch là nặng, như vị Phật Tổ đều là trệ trước" Tiên Sư nói:
- "Tâm suy nghĩ là phạm giới". Nếu nói như ngày nay phá trai giới, tức nay ba thời yết ma đã phá rồi. Nếu là thô trọng tham sân si tuy khó đoạn lại nhẹ. Nếu vô vi, vô Sự trong sạch, thì đây chính là trọng không thêm.
Tổ Sư ra đời cũng chỉ vì cái này, cũng không riêng vì ông. Nay chớ làm như rỗi. Mèo nhà trâu trắng (Lê Nô Bạch Cổ) tu hành lại nhanh, không phải là có thiền có đạo. Như ông tìm đủ thứ, tìm Phật, tìm Tổ cho đến Bồ-đề niết bàn bao giờ dứt bao giờ xong, đều là tâm sinh diệt. Cho nên không bằng mèo nhà trâu trắng (Lê Nô Bạch Cổ), mù mờ không biết, không biết Phật, không biết Tổ cho đến Bồ-đề niết bàn và nhân quả thiện ác. Chỉ biết đói thì ăn quả, khác thì uống nước, nếu có thể như thế thì không lo không thành xong. Không thành xong thì không thấy đạo, tính không thành vì thế biết có, mới có thể mang lông đội Sừng, cày bừa được tiện nghi này mới so được một tý, không thấy Phật Dilặc A Tòng và các thế giới như: Diệu hỷ được người hướng lên, gọi là vô tâm, vô quý giải đãi Bồđề, cũng gọi là sinh tử biến dịch; Còn sợ là giãi đãi nhỏ. Về việc bổn phận làm thế nào? Cần phải cẩn thận mới được.
Người người có một chỗ ngồi dù Phật ra đời cũng không lấy được, chỉ cần thể hội việc tu hành, chớ chạy theo danh lợi. Muốn biết việc này thành Phật thành Tổ cũng là chỗ đây. Đọa ba đường, địa ngục, sáu nẻo cũng ở đây. Tuy không có chỗ dùng, nhưng lìa nó không được, cần phải làm chủ nó mới được
Nếu làm chủ không được, tức là không thay đổi. Nếu làm được chủ tể là thay đổi.
Không thấy Vĩnh Gia nói: Phóng đãng lăng xăng chuốc họa ương.
Hỏi: Thế nào là "phóng đãng lăng xăng chuốc họa ương?"
Sư đáp: Chỉ chỉ là cái ấy-Làm sao tránh được?
Đáp: Biết có tức được.
Hỏi: Phải tránh thế nào?
-Chỉ là Bồ-đề niết bàn, phiền não, vô minh luôn luôn không cần phải tránh.
Cho đến việc thô trọng thế gian cũng thế. Hễ biết tức có
Không cần phải tránh, tránh tức đồng với biến dịch. Cho đến thành Phật thành Tổ, Bồ-đề Niết bàn, những cái này đều là ương họa này là không nhỏ. Tại sao như vậy? Chỉ vì biến dịch. Nếu không biến dịch thì cần phải độc xử tự do mới được.
* Đời Đường niên hiệu Thiên Phục (901) mùa hạ Tân Sửu, ban đêm Sư hỏi tri Sự:
-Hôm nay là ngày tháng mấy? Tri Sư thưa: Ngày rằm tháng sáu
Sư bảo: Cuộc đời hành cước của Tào Sơn, đến nơi chỉ biết chín mươi ngày là một hạ. Sáng mai giờ Thìn, ta đi hành cước
Hôm sau đúng giờ Thìn, Sư đốt hương ngồi yên lặng mà thị tịch, thọ 62 tuổi, 37 tuổi hạ an táng ở phía Tây của núi. Thụy hiệu là Thiền Sư Nguyên
Chứng, Tháp hiệu là Phước Viên*
----------------------
Sa-môn Huyền Khế người Nhật biên soạn
Thượng đường Tăng hỏi: Thế nào là người đại xiển đề?
- Không sợ nghiệp
- Thế nào là người vô minh?-Hoàn toàn không giác ngộ-Hai người này ai ở trước?
- Người vô minh.
- Người xiển đề vì sao đứng sau.
- Người hướng về đã qua
- Thế thì người vô minh không đi theo ngày nay?
- Đúng
- Đã là không đi theo ngày nay, vô minh từ đâu đến?
- Chỗ sáng không dám vào.
- Há không phải là không sáng, không tối?
- Đúng vậy.
- Chính thế thì thế nào?
- Không thọ riêng
Sư lại nói: Xiển đề có nhiều loại:
1. Giết cha mẹ, làm Phật chảy máu, phá hòa hợp Tăng, phá hủy chùa chiền. Những người này nhất định phải chịu nhiều quả báo khổ.
2. Cũng như trên. Đây thì giết cha vô minh, giết mẹ tham ái không tin có Phật Pháp Tăng có thể phá, chùa chiền có thể hoại. Mà cho nghiệp từ tâm mà thành. Cho nên cũng chịu các quả báo hư vọng, hai loại này lên xuống không đồng.
3. Biết có việc xưa nay của mình gọi là cha mẹ, không do bên ngoài mà được, không tu, không chứng, chẳng nhân chẳng quả, không thọ nhận nơi Thầy, không từ chứng mà thành, gặp cha nói giết, gặp mẹ nói hại, tức là tất cả việc bổn phận không giữ, không còn cho nên gọi là sát hại, vừa có một mảy may kính trọng được ý vị thì chẳng thành, biết có việc chính mình, cho nên gọi là xiển đề. Lấy đó khuấy động diệu lực, tức là từ trên tông thừa thể hội thừa nhận việc nhà. Phải cắt đứt huyền đạo phá các quanh co, như chỗ huyền mà Tân Phong Lão nhân dạy.
Trung Quốc Sư Đằng gọi thị giả. Thị giả đến, Quốc Sư cuối đầu thị giả đứng hồi lâu đi ra. Quốc Sư gọi thị giả như vậy ba lần rồi nói:
- Ông bảo ta cô phụ ông nhưng chính ông lại cô phụ ta" Bách Trượng hỏi Triệu Châu Quốc Sư ba lần gọi thị giả, ý chỉ thế nào?
Triệu Châu nói: Như người viết chữ trong bóng tối, chữ tuy không thành mà văn chương đã thành
Sau này có người hỏi Sư: Quốc Sư ba lần hỏi thị giả là ý gì?
Sư đáp: Thị giả lần thứ hai quay lại nói con không tin Hòa thượng gọi.
Nam Tuyền hỏi: Khi bào thai chưa đủ thời có nói không? Có người nêu hỏi Tuyết Phong.
- Nói có, nói không thì cho ăn ba mươi gậy.
Lại hỏi Chiêu Khánh. Khánh đáp: Theo người tự nói
- Lại nêu hỏi Sư
- Có
- Thỉnh Hòa thượng liếc sang.
- Lấy vật gì nghe.
- Người điếc có nghe không?
- Người điếc nếu nghe được thì đủ tai mũi.
- Thế thì người nào được nghe?
- Người chưa đủ bào thai.
Tăng hỏi Sư: Kinh giáo nói: Một câu có thể nuốt trăm ngàn vạn nghĩa" Thế nào là một câu?
Sư đáp: Mũi nhọn không vào.
Tăng hỏi: Có một tọa chủ từ biệt Nam Tuyền, Tuyền hỏi đi đâu? Tọa chủ nói: Xuống dưới núi
Nam Tuyền nói: Thứ nhất không được phỉ báng Vương lão Sư Tọa chủ nói: Đâu dám phỉ báng Hòa thượng.
Nam Tuyền phun nước nói: Bao nhiêu? Tọa chủ bèn đi ra.
- Ỷ nhờ.
Ngày nọ, Quy Sơn gọi viện chủ, viện chủ đến. Quy Sơn nói: Ta gọi viện chủ, ông đến làm gì? Viện chủ không đáp.
Sư thay nói: Cũng biết Hòa thượng không gọi con Lại sai thị giả gọi đệ nhất Tòa. Đệ nhất Tòa đến. Quy Sơn nói: Ta gọi đệ nhất Tòa ông đến làm gì? Sư thay nói: Nếu sai thị giả gọi sợ ông không đến. Có một vị Tăng từ biệt Dược Sơn về quê.
Dược Sơn hỏi: Có một người toàn thân đỏ rực nằm trong gai. Tăng thưa: Thế thì học nhân không về.
- Chỉ biết về, dứt lương thực cho ông Tăng thưa: Thế nào là dứt lương thực?
- Mỗi ngày thượng đường không cắn một hạt gạo.
Sư nói: Chỉ như Cổ đức nói:
- Có một người khắp thân đỏ rực.
Chỉ là người tệ xấu, gần không được, không có chỗ hấp thu. Lại nói nằm trong gai, chỉ nói như dùng hàng ngày. Cũng không làm chỗ hấp thu, giữ gìn việc bên ngoài. Lúc ấy có Tăng hỏi Sư. Toàn thân đỏ rực thời thế nào?
Sư đáp: Gánh vác
- Đỏ rực chớ đến Xà-lê.
Lại hỏi: Người tệ xấu và người toàn thân đỏ rực, người nào là nặng?
- Người tệ xấu là nặng.
Sư lại hỏi Tăng: Người giữ gìn là gìn giữ cái gì?
Sư đáp thay: Suốt ngày ở sau lưng không từng thấy.
Hòa thượng Câu Chi phàm có người cật vấn chỉ dơ một ngón tay. Sau đó có đồng tử cũng đưa một ngón tay. Hòa thượng nghe vậy lấy dao chặt ngón tay đồng tử. Đồng tử đau đớn gào khóc mà đi. Hòa thượng gọi theo, đồng tử quay đầu. Hòa thượng lại dơ một ngón tay, đồng tử bỗng nhiên tỉnh ngộ. Câu Chi lấy dạy chúng: Ta được một ngón tay thiền của Thiên Long, dùng cả đời không hết. Nói xong liền tịch
Sư nói: Chỗ thừa đương của Câu Chi lỗ mãng, chỉ biết được một cơ, một cảnh.
Đồng Sơn Thượng đường nói: Đạo vô tâm hợp với người, người vô tâm hợp với đạo, muốn biết cái trúng ý một già một trẻ Sau đó, Tăng nêu hỏi Sư: Thế nào là một già?-Không nâng đỡ-Thế nào là một trẻ?-Cây khô
Tăng hỏi Sư: Duy Ma im lặng, Văn-thù khen hay. Không biết có xứng được ý Duy Ma không?
- Ông trói được hư không không?
- Thế thì không xứng ý Duy Ma.
- Ông ta lại đâu chịu
- Cuối cùng có chỗ nào về.
- Như có chỗ về tức đồng với hai công kia.
- Hòa thượng thế nào?
- Đợi ông lo Duy Ma bệnh mới được.
Động Sơn đến Tỳ Thọ. Thọ hỏi: Đến làm gì? Động Sơn nói: Thân cận Hòa thượng.
Tỳ Thọ nói: Nếu là thân cận thì động hai miếng da làm gì? Động Sơn không đáp Sư nói: Một người gần được
Tăng hỏi Động Sơn: Trong ba thân, thân nào không rơi vào các con số
Động Sơn: Ta thường ở đời này
Tăng hỏi Sư: Tiên Sư nói: Ta thường ở đời này là ý gì?
Động Sơn nói: Cần đầu thì chém đi
Động Sơn sắp viên tịch gọi chúng bảo ta có tên thế gian, ở đời ai trừ được cho ta. Chúng đều không đáp.
Lúc ấy có Sa Di thưa: Xin pháp hiệu Hòa thượng.
Động Sơn nói: Tên ta đã hết. Từ xưa đến nay không người biện được
Vô trước uống trà, Văn-thù đưa chén bằng pha lê lên hỏi: Phương
Nam có cái này không?
Vô Trước đáp: Không
Văn-thù hỏi: Bình thường lấy gì uống? Không đáp.
Sư thay nói: Lâu nhờ Đại Sư võ kiếm, vì sao ở một hạt bụi
Sư nói: Gọi tiền nhiên đăng có hai loại: Chưa biết có đồng có Sữa máu
-Biết có giống như ý khi chưa manh nha được vật này gọi là tiền nhiên đăng.
Một loại biết có, qua lại, ngôn ngữ, thinh sắc, thị phi, cũng không thuộc về đang chiếu dụng. Cũng không được ghi nhớ. Đồng loại Sữa máu máu là việc vẻ vời, đó gọi là hậu nhiên đăng. Chính là việc ba cõi hết, tinh trong ngoài quên, vĩnh viễn, đây mới được gọi là chánh nhiên đăng mới được gọi là đắc ký.
(Phàm Tiên Sư nói về Thiên Chánh và Kiêm đới đồng dùng với ý này của Tiên Sư, không làm câu kiêm thiệp giáo của vị, nói công tiến tu, chính là cách ngoai huyền đàm, phải dứt diệu chỉ, chỉ rõ từ trên vật thể hiện tiền, rõ ràng là đạo của cổ Thánh. Nay các học sỉ chọn lựa ý của Tiên Sư nếu có đúng sai, làm Tựa không tránh khỏi sai trái, phải thẹn không xen lẫn với công đó. Trong đó hoặc có mượn vị nói công, mượn công nói vị, đầu mối đa đoan, công chỉ tạm thời. Xem khí thế lời nói, không phụ căn cơ đời sau hay ở chỗ tốt đẹp). Chánh vị là thiên, từ thiên biện được là đầy đủ hai ý.
(Chánh vị tức thiên là không đối vật. Tuy không đối vật lại không đối vật tức đủ chánh trung không dùng làm Thiên, toàn dùng làm Thiên là hai ý
Hỏi: Thế nào toàn?
Người không nhìn lại là được. Chánh vị này không nói đến. Nếu Phật ra đời cũng thế, Phật không ra đời cũng thế. Cho nên ngàn Thánh vạn Thánh đều trở về chánh vị thừa đương.
Chánh trung thiên tức có đủ một vị này. Đệ nhất không được động, như học sĩ luyện riêng thoát ngoài vật khởi trước các Thánh nói là chánh vị tức đầy đủ. Kỳ thật bẻ cong chánh vị.
Lời dụ này là cổ nhân nói qua dấu vết còn lại. Vẫn chưa được trong lời không lời, đây lại gọi là phi chánh vị. Vì trong lời có lời đây có thể gọi là có lệnh kiêm đới lai mà thôi).
Thiên vị tuy thiên cũng đủ hai ý, trong duyên biện được là trong lời không lời. (Vì chỗ dùng không lập rõ ràng. Không lập rõ ràng thì chân không thường dùng. Thiên vị tuy thiên cũng viên. Trong dụng không vật không chạm. Hai ý này tuy từ trong dụng mà nói trong lời không Tổn thương. Đây là suốt ngày nói như không nói.
Lại nói: Thiên vị tức viên cũng đủ trong duyên không chạm).
Hoặc có Chánh vị, trung lai là trong không lời có lời (Chánh trung lai. Không kiêm duyên.
Như Dược Sơn nói: Ta có một câu như chưa từng nói với người".
* Như Đạo Ngô nói: Theo nhau đến. Đây là được hiểu biết hay của người. Như Hồ Nam quan sát lời người Sứ. Thí dụ này rất nhiều, việc cần hợp xuất không được lẫn lộn tôn ty gọi là trong không có lời.
Lại nói: Ta có một câu chưa từng nói với người". Đây là nhà hỏi đáp, cần ra đi không được trái. Vì trái nên không biết có.
Từng câu không lời, không lập tôn quý, không rơi vào hai bên cho nên gọi là Chánh trung lai. Chánh vi lai. Nói Chánh vị không can thiệp đến duyên. Lại lẫn lời dụ: "như đậu đen chưa sinh mầm thì thế nào lại nói có một người không hít thở ra vào"
Lại nói: Khi chưa đủ bào thai còn có ngôn cú không. Chỗ mười phương Chư Phật xuất thân. Dụ này gọi là trong không lời có lời, lại có. Lại có mượn việc. Chánh vị trung lai nhà một đáp, một vị này phải hướng đến thiên vị trung, rõ về thể vật, không được vào chánh vị minh. Câu này phải biết. Như tiên Sư hỏi Tăng Tân La: Khi chưa qua biển thì ở chỗ nào?
Không đáp.
Sư tự thay nói: Chỉ nay qua biển, cũng ở chỗ nào?
Lại như tiên Sư thay trưởng lão Thận Vi đưa gậy nói: Như nay ra có người biện được không?" Dụ này tuy nhận được trong duyên, không đồng với trước. Biện không được, sợ người sau xếp lạc vào công huân, đem làm việc hướng thượng. Như các học sĩ chọn hỏi ý Tổ Sư
Đáp: Đợi trâu đực sinh con thì nói với ông. Nói đây là Chánh vị trung lai. Dụ này không được gọi là chánh vị trung lai, có thể gọi là vấn đáp trong đường huyền học, đều như vậy cũng khác là một đường. Lại không được gọi là tướng Kiêm đới. Vì hiển bày rõ ràng, dù khách chủ qua lại chỉ được gọi là có bệnh Kiêm đới)
Hoặc có Thiên vị trung lai là có trong lời không lời. (Thiên vị trung lai thì kiêm duyên.
Như nói: Tức nay gọi làm cái gì tức được. Không đáp
Tiên Sư tự thay nói: Không được! Không được!
Dụ này cũng không nhiều, nói cách khác là có trong lời không lời. Nói từ trong tứ đại thanh sắc đến. Không lập chỗ thị phi. Cho nên gọi là trong duyên biện được là thiên vị trung lai Dẫn lời dụ. Vật gì làm sao đến.
Cũng nói: Quang cảnh đều quên, lại là vật gì. Cũng gọi là định tuệ v.v… học rõ kiến tánh Phật, dụ này cũng nhiều, gọi là có trong lời không lời. Thiên vị trung lai chính là vật rõ thể. Như nói vật là gì làm sao đến. Lại quay cảnh đều quên lại là vật gì, dụ này nói kỳ công minh vị. Cũng là dụ cũ trước đây ta nêu. Vật gì làm sao đến, dụ này tuy nhận được trong duyên, không đồng với hương trước. Lại định tuệ học rõ thấy tánh Phật, lý này thế nào? dụ này lúc đầu ta cũng nêu. Lại như quang cảnh đều quên, vì là nguyên tắc trong giáo, không giống huyền học. Chỉ cần đối với giáo khác thì xuất trong tông môn, việc ngoài huyền hoặc. Chỉ như hơi thở ra vào không nhờ các duyên. Thở vào không trụ trong vẫn giới. Lời này toàn là công không đồng nhận được trong duyên cũng là trước đây ta nêu. Chủ nhà kéo vào chánh vị nói có một người không thể thở ra vào làm họ biết có chánh vị lại có chọn công nguyên tắc tịnh khiết vị. Cũng được gọi là thiên vị trung lai. Điều khó biện này cần chọn ra được. Như học sĩ chọn Tăng hỏi Tiên Sư: thế nào là huyền chỉ?
Như lưỡi của người chết.
Lại hỏi: Trong mười hai thời lấy gì phụng hiến? Không vật.
Đây là Thiên vị trung lai, mỗi thứ cần phải chọn lựa.
Nếu là một dụ huyền chỉ có thể đồng công huân.
Hai dụ này không được gọi là Thiên vị và kiêm đới.
Trước đã rõ phá rồi, là mượn công nói vị, mượn vị nói công đồng với đây).
Hoặc có tương kiêm đới lai. Trong đây không nói có lời không lời, trong đây cần phải chánh diện mà đi; trong đây không được không viên chuyển.
(Tương kiêm đới lai là, thế nói không Thiên không Chánh không còn, không mất, như toàn không toàn, dường như thiếu mà không thiếu chỉ được chánh diện mà đi. Đi thì không đứng thì đến lời chí diệu, cảnh không viên việc thường tình như Tiên Sư thay Văn-thù uống trà nói:
Mượn lấy cái này xem được không? Cũng như Thúy Vi mỗi ngày ăn gì?)
Nhưng lời ở đường luôn là bệnh. Phàm đương nhân trước phải biện được ngữ cú, chánh diện mà đi. Có lời là làm sao đến. Không lời là làm sao đi, đều là ngôn ngữ trong tác gia, không can đến có lời không lời. Đây gọi là kiêm đới ngữ. Kiêm đới ngữ toàn không rõ ràng.
(Tương kiêm đới lai không rơi vào có lời không lời.
Như Dược Sơn cầm dao nói: Đây là Kiêm đới ngữ tạm thời xem khí thế lời nói, hoặc đương đầu chánh diện mà đi, hoặc hư trong dị. Đây như không khéo hội thì ngàn dặm vạn dặm. Dẫn dụ Tương Kiêm đới lai.
Như Văn-thù uống trà nói: Người này nay đi đâu? Vân Nham nói: Làm gì, làm gì?
Lại nói: Tức nay là thế nào? Thí dụ này rất nhiều, cũng có Kiêm đới trong công huân. Như việc hướng thượng, tạm thời biện lấy như rơi vào chỗ tịnh diệu thì cần biết có việc còn, cần đi thì đi, cần dừng thì dừng, vạn dặm uyển chuyển không được lỗ mảng. Phàm hai nhà vấn đáp thế nói tương báo đều không ngoài ngữ vị. Nhưng nói có thô tế, đáp có cạn sâu. Cho nên Tiên Sư đối với trong phi ngôn cú, cưỡng dùng lời, đều là đối duyên mà bày điều này. Như người đại vô minh là toàn thể không giống Xiển đề. Xiển đề thì biết có việc, lại căng, tuy căng lại thành hiếu dưỡng. Căng là không còn Tổ Phật và cha mẹ chính minh. Người đỏ rực là không trở về hoàn toàn gánh vác, không lập chí tôn. Người đại giữ gìn là dẫm chân vào bùn, chẳng phải hộ trì chút ít. Phàm Tương kiêm đới lai. Như Văn-thù uống trà nói; và Tiên Sư đáp với Vân Nham đào gừng. Lại sao Hòa thượng nói Pháp đường và Dược Sơn sai Bố Nạp tắm Phật. Trong đó Kiêm đới là vi diệu nhất. Không quá Dược Sơn đáp với Đạo Ngô lời mang dao, và Bách Trượng hạ đường khi đại chúng muốn giải tán nhưng chưa giải tán hỏi:
-Thế nào?
Dược Sơn xa nghe lời này, nói ở đây, bèn nói ám đầu kiêm đới. Mượn công nói vật, mượn vật nói công. Mượn lỗi nói công, mượn công nói lỗi, đều đến như thế. Dược Sơn và Tân Phong cùng với các đại đức vượt ra nhập chánh vị là câu huyền đàm kì đặc. Kế đến người đắc lực ít ít thì kéo vào chánh vị. Lời dụ này thường dùng. Ta cũng duyên trụ trì nhiều mối, không bằng cẩn thận, lược rõ ít phần. Mọi người các ông không dễ khinh mạn, như lại có ngưng trệ, phải giải quyết xong, phải nổ lực tu hành, khiến bờ vị lại không dứt việc này. Không được mạn, hoặc gặp người thuần kiết là chí khí kỳ lạ, cũng có thể ẩn)
Khi Thượng Tọa Tha Trí sắp thị tịch nói với mọi người: Vân Nam không biết có, ta hối hận lúc ấy không nói với y. Tuy nhiên như vậy không trái với con rùa Dược Sơn. Xem Thượng Tọa Tha Trí hợp gì với lão bà.
Nam Tuyền nói: Hành trong dị loại, lại Xà-lê kín đáo không biết.
-------------------------
"Chánh trung thiên": Gật đầu trong tối
"Tam canh sơ dạ nguyệt minh tiền": (Đầu đêm canh ba trăng sáng trước Khi trắng đen chưa giao xen khi mầm chồi chưa sinh, đó là lúc nào. Trong đây không ngày tháng. Không nói trước sau.
"Mạc quái tương phùng bất tương thức" (Chớ lạ gặp nhau không biết nhau): Quên lại vậy. Lại trái với trong kiếp nào đến. Thế thì đều vòng tay đi.
"Ẩn ẩn du hoài cựu thời nghiên" (Ẩn ẩn còn nhớ xưa xinh đẹp): Hai câu này một ý. Cuối cùng không giống nhau. Lại nói viên, lại ngày nay trọng gì, lại thế thì không tự khi được.
Thiên trung chánh: Hội trong viên vậy
"Thất hiểu lão bà phùng cổ cảnh" (Mất biết lão bà gặp gương xưa): Đường vậy, vừa đến lại nhớ được lại là mô phạm gì, như thế thì chớ trình sắc
"Phân minh địch diện cánh vô chân" (Phân minh (rõ ràng) nhìn mặt lại không chân): Tức nay hiểu vậy. Chỉ cái này là cũng mất. Như thế thì lại chưa có thật một tỉ
"Hưu cảnh mê đầu hoàn nhận ảnh" (Dừng lại đầu mê còn nhận bóng): Không phải đầu bổn lai.
Lại chớ nhận bóng tức là hoàn toàn không nhớ được, thế thì đổi không được.
Chánh trung lai: Quá vậy
"Vô trung hữu lộ cách trần ai" (Trong không có đường cách trần ai): Trong câu không có câu đến vậy. Lại việc xưa nay là gì, thế thì không nhớ nhau.
Nhưng có thể không xúc chạm Kiêng ngày nay: Bên cái nay chính là một bên, từ là người thường, thế thì hết cả đại địa không có người thứ hai.
"Dã thắng tiền triều đoạn thiệt tài" (Cũng hơn sáng trước cắt tai lưỡi): Chẳng im lặng. Lại nhất thiết đới với cái này lại hoàn toàn không nhất thiết, thì đinh ninh người không được.
Kiêm trung chí: Có câu trung lai.
Lưỡng nhận giao phong bất tu tịnh (Hai mũi nhọn giao nhau không cần tránh) Chủ khách không chạm nhau, cả hai không Tổn thương: Mũi nhọn chạm nhau, trông nhau đăm đăm không ngừng, không địch nhau lại là không cai quản nhau.
Hảo thủ du như hảo lý liên
(Đẹp giống như sen trong lửa): Hoại không được, ai là người được tiện, yếu với người nào.
Như thế không phải là người thứ hai.
Uyển nhiên tự hữu hành thiên khí.
(Y như cũ tự có khí trời xông): Không từ người mà được, thế thì không nhờ, chẳng vốn có, lại thế thì mình cũng không còn. Chẳng phải mình có.
Kiêm trung đáo: Khéo chọn.
Bất lạc hữu vô thùy cảm hòa (Không rơi có không ai dám hòa): Không đương đầu. Ông ta là tác gia, vừa lúc bàn luận, gọi là bàn luận gì, nói đem đến hỏi.
Nhân nhân tận dục xuất thường lưu (Người người muốn ra khỏi thường lưu): Đều muốn ra khỏi loài, có chỗ nào xuất đầu, lại động thì chết, thế thì tùy chỗ vui sống.
Triết hợp hoàn quy khôi lý tọa (Tách hợp trở về ngồi trong đống tro): Một vậy, tức có thể biết sẽ biết hợp như thế, khi người không được. Thế thì nhờ được tôi. Việc vị trung này đều lấy chánh vị làm chủ
Nếu là trong chánh vị, gồm không lời nói, cũng không phải đạo lý đối tân đối tân. Thiên vị cực tắc, gọi là đối tân. Nếu là kiêm đới, chính là tạm thời, gọi không đồng. Hoặc khi đối, hoặc khi không đối, cũng gọi là có trong lời không lời. Không trong lời có lời, rộng như thiên chánh vị đã nói. Lại có câu nói không vào thiên chánh vị mới khó làm người, thì phải là người mắt sáng mới được, không bị chỉ đông vạch tây
Phàm Sa-môn lấy thức ăn có ba loại đọa. Làm con trâu đực là Sa-môn đọa. Không thọ thức ăn là tôn quý đọa. Không đoạn thinh sắc là Tùy loại đọa. Chỉ đọa đi là việc phần trên của người nào: (Muốn biết thì vào trong dị loại. Không nhận việc ngoài Sa-môn
Cho nên cổ nhân mượn trâu đực làm dị loại, chỉ là dị loại về thương Sự, chẳng phải dị loại về ngôn ngữ.)
Nếu là dị loại trong ngôn ngữ thì qua lại ngôn ngữ đều là loại. Cho nên Nam Tuyền nói: Trí không đến nơi phải nhất định nói, nói thì đầu mọc Sừng gọi là như như. Chính là biến đổi vậy. Phải đi trong dị loại, như nay cần nói trong dị loại, chọn việc trong dị loại. Phàm trong lời không lời mới được.
Như khi Nam Tuyền bệnh.
Có người hỏi: Khi trăm tuổi Hòa thượng đi về đâu?
- Ta xuống núi làm còn trâu đực trong nhà đàn việt.
- Con muốn theo Hòa thượng được không?
- Nếu theo ta thì ngậm một cọng cỏ đến (Đây là Sa-môn chuyển thân ngữ.
Cho nên nói: Ông nghĩ gần. Ngậm cọng cỏ đến thân cận ông ta gọi là vô lậu mới kham cúng dường ông ta).
Lại nói: Tùy loại đọa: Chỉ nay đối với tất cả thinh sắc vật vật.
Chuyển thân thì không rơi vào giai cấp gọi là Tùy loại đọa.
Lại nói: Tôn quý đọa, Pháp thân pháp tánh là việc tôn quý bên ngoài. Cũng cần chuyến đi là Tôn quý đọa, như trâu trắng sờ sờ là cực tắc pháp thân. Cũng cần chuyển đi tránh chỗ ông ta ngồi một sắc không biện được đều là gọi đoạn dứt việc cúng dường bên ngoài.
Muốn cần cúng dường, phải được thức ăn này. Cho nên vị của không vị, cũng gọi là vô lậu là kham cúng dường. Ngoài ra thức ăn ô nhiễm khác không phải là thức ăn vô lậu giải thoát.
Có người hỏi Bách Trượng: Thế nào là thức ăn?
Bách Trượng đáp: Vô lậu là thức ăn.
Vân Nham nói: Chỉ lấy vị làm cúng dường.
Đạo Ngô nói: Biết có chỗ giữ gìn đều là cúng dường. Phàm người lấy thức ăn chánh mạng cần đủ ba loại đọa.
Lúc ấy có vị Tăng hỏi: Phi mạo đới giác là đọa gì? Không đoạn thinh sắc là đọa gì? Không thọ thức ăn là đọa gì?
Ta nói (phi mao) đới giác mang lông đội Sừng là Sa-môn đọa. Không đoạn thinh sắc là Tùy loại đọa.
Không thọ thức ăn là Tôn quý đọa.
Không thọ thức ăn là tôn quý đọa là việc bổn phận, biết có không lấy cho nên gọi là Tôn quý đọa.
Mang lông đội Sừng là Sa-môn đọa: Không chấp việc ngoài Sa-môn và báo vị các Thánh.
Không đoạn thinh sắc Tùy loại đọa là tâm ban đầu bất có việc bổn phận, khi hồi quang xua đuổi các sắc thinh hương vị xúc pháp, được yên ổn thì thành công, sau đó không chấp lục trần. Đọa mà không mờ mịt, mặc tình vô ngại.
Cho nên nói: Lục Sư ngoại đạo là Thầy ông. Thầy ông bị đọa ông cũng đọa theo. Có thể ăn. Thức ăn là thức ăn chánh mạng. Cũng là việc bổn phận, chỉ là thấy nghe biết từ cửa lục căn. Không bị ô nhiễm ô gọi là đọa, không giống với cái sợ trước đây. Việc bổn phận còn không lấy huống hồ là những gì khác.
Sa-môn lấy thức ăn có ba loại đọa.
(Làm trâu đực là đọa gì? Thay nói: Không ở chánh vị, không chọn thân đó mới gọi là Sa-môn đọa.
Không đoạn thinh sắc là đọa gì?
Thay nói: Phàm tình hết, Thánh lượng cũng quên.
Trong thinh sắc trần không ứng bèn đoạn mới có thể lấy thức ăn ấy tà tùy loại đọa.
Lại nói: Thầy kia bị đọa, ông cũng đọa theo mới có thể lấy thức ăn. Sa-môn đọa cũng không phải không hành, cũng không phải không nhàn. Tuy có nhàn, thường không nhàn.
Tuy có hành thường không hành. Tóm lại việc phải biết thời tiết chẳng Đông Tây.)
Hỏi: Thế nào là Thầy kia bị đọa?
Đáp: Ông Điền Xá vào tụ lạc. Mắt, tai, mũi, lưỡi thân ý đều mất đi.
Hỏi: Thế nào là tùy loại đọa?
Đáp: Không đoạn thinh, sắc. Lại nói: Không mất hương, vị.
Hỏi: Thế nào là Thầy kia?
Đáp: Lục xúc.
Hỏi: Thế nào là ông cũng đọa theo?
Đáp: Còn.
Hỏi: Còn cái gì?
Đáp: Không được động lại không lìa thinh sắc.
Hỏi: Không thọ thực ăn là đọa gì?
Đáp: Hiểu rõ chánh nhân, không còn thắng giải nên gọi là Tôn quý đọa.
Loại Quy Sơn nói: Sau trăm năm ta làm con trâu đực bên hông trái có viết một hàng chữ Quy Sơn Tăng Linh Hựu.
Ông nói: Lúc đó gọi là gì? Không đáp.
Sư thay nói: Gọi là con trâu đực.
Hỏi: Chưa rõ con trâu đực này có biết cày bừa không?
Sư nói: Tất nhiên.
Hỏi: Là loài gì?
Sư đáp: Loài mang lông đội Sừng.
Hỏi: Bốn mùa ăn cỏ nước gì?
Sư đáp: Không vào miệng.
Hỏi: Thế nào là con trâu đực?
Sư đáp: Không chứng Thánh.
Hỏi: Thế nào ngậm một cọng cỏ? Sư đáp: Lông vũ tương tự
Hỏi: Là siêu Thánh là siêu loại? Sư đáp: Siêu Thánh.
Hỏi: Thế nào trâu đực? Sư đáp: Mịt mù.
Hỏi: Thế nào là ngậm cỏ đến?
- Chỉ là nói được không thay đổi.
Ta nói: Tổ Phật không biết có mèo nhà trâu trắng (Ly Nô Bạch Cổ) lại biết có.
- Vì sao mèo nhà trâu trắng (Ly Nô Bạch Cổ) lại biết có?
- Vì trăm điều không hiểu.
- Chỉ như Phật, Tổ sao không biết có?
- Tổ vì chấp ấn, Phật làm tương tợ.
- Chỉ như mèo nhà trâu trắng (Ly nô bạch cổ) biết có cái gì?
- Chỉ biết có mèo nhà trâu trắng (Ly nô bạch cổ)
- Thế nào là việc mèo nhà trâu trắng (Ly nô bạch cổ) biết có?
- Không từ Đông Tây đến, không theo ba mươi hai tướng.
- Thế nào là Tổ?
- Trên có.
- Thế nào là Phật?
- Tương tợ đi.
Vãng lại dị loại: Như nay tất cả thanh sắc, ngôn ngữ, giai cấp, địa vị bỏ Tổ phụ trốn đi, đều trái, tức hướng thượng Tổ, lại được làm dị loại. Lại thiên đường, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A-tu-la, đều là dị loại.
Bồ Tát đồng dị loại: Trước rõ chính mình, sau vào trong dị loại sinh tử cứu chúng sinh. Đã chứng quả niết bàn không xã loại sinh tử, tự lợi lợi tha, nguyện tất cả chúng sinh đều thành Phật. Cho nên Bồ Tát Đại quyền nếu không độ chúng sinh trước, thì việc mình không do đâu được thành xong.
Cho nên Nam Tuyền nói: Trước qua bên kia biết có, lại đến hành lý bên này. Bồ Tát có đủ lục độ vạn hạnh.
Kinh giáo nói: Nếu có một chúng sinh chưa được độ thì ta không thành chánh giác, thệ nguyện vô biên, chúng sinh vô tận. Thệ nguyện như thế nên gọi là Bồ Tát đồng dị loại.
Sa-môn dị loại: Trước biết có việc bổn phận rồi, lúc này mất hết nhân quả công hạnh. Phàm Thánh mới được thể hội, gọi là người độc lập. Cũng gọi là Sa-môn xứng đoán Sự, mới được tình trong ngoài quen, việc ba đời hết, được vô di lậu gọi là việc ngoài Phật, cũng nói một tay chỉ trời đất. Cũng nói cụ đại Sa-môn. Chuyến đi Sa-môn xứng đoạn việc bên ngoài, không vào báo vị chư Thánh mới được gọi là Sa-môn hạnh. Cũng gọi Samôn chuyển thân, cũng gọi phi mao đới giác, cũng gọi con trâu đực. Thế thì lúc nào mới được vào dị loại. Cũng nói việc ngoài sắc loại.
Cho nên cổ nhân nói: Đầu dài ba thước, cổ ngắn hai tấc chỉ là đạo lý này, không được biết khác.
Tông Môn trung Dị loại: Nam Tuyền nói: Trí không đến chỗ hãy kiêng nói, nói thì đầu Sừng sinh, gọi là như như là biến đổi vậy. Phải hành đạo trong dị loại, chọn việc trong dị loại, chọn việc trong dị loại.
Động Sơn nói: Việc này cần khéo hội, Sự ở chỗ vi diệu, thể ở chỗ vi diệu.
Ta tự nói: Sự này cần hư nhất vị hoàn toàn không rõ ràng, nhìn mặt Kiêm đới mới được như thế. Tác gia nói không thiên, không chánh, không có, không không, gọi là Sự này dị loại trung hư phải là tác gia hoành thân gặp cây dính cây gỗ, gặp tre dính tre, phải giữ gìn xúc phạm, dặn dò, dặn dò, dặn dò, dặn dò.
(Có người hỏi ta: Thế nào là dị?
Ta nói với ông năm lừa được dị không? Cho nên có người hỏi Nam Tuyền: Sau khi trăm tuổi Ngài đi đâu?
Nam Tuyền nói: Xuống núi làm con trâu đực trong nhà đàn việc. Tăng hỏi: Con theo Hòa thượng đi được không?
Nam Tuyền nói: Nếu theo ta, ông phải ngậm cọng cỏ đến.
Ta nói: Trâu đực này không giống trâu đực Samôn, cần phải cẩn thận mới được, khi không mê)
Hỏi: Thế nào là vãng lai dị loại? Ta nói: Chưa biết có mình.
Lại nói: Tất cả ngôn ngữ, thinh sắc, thị phi, chính là vãng lai dị loại.
- Thế nào là đồng dị loại?
- Ta nói:
- Không chọn thân mình.
- Thế nào là mang lông đội Sừng?
- Ta nói:
- Không lập xúc tịnh
Càn phi thời đáp: Xúc, tức xúc gặp tịnh tức tịnh
- Thế nào là Tông môn trung dị loại? Ta đáp:
Cần đầu thì chặt đem đi.
Tiên Sư Đồng Sơn nhân Tăng hỏi hạnh Samôn, Tiên Sư đáp:
- Đầu dài ba thước, cổ ngắn hai tấc Lại hỏi ta:
Ý này thế nào?
Ta nói: Thắng cú diệu cú.
Tăng hỏi: Thế nào là Thắng cú diệu cú?
Đáp: Thắng cú diệu cú có ba loại.
Chư Phật ra đời bốn mươi chín năm thì thiết phương tiện, mười hai phần giáo, trăm ngàn tam muội. Mỗi diệu môn nghiên cứu xuyên qua đều là Thắng cú thắng diệu. Đây là nói bên xuất thế.
Từ Phàm nhập Thánh, hiểu thông suốt mình và Phật không khác, được vô dị lậu mới được thông thân, mới gọi là một trần, một niệm, con đường mười phương Chư Phật, cánh cửa Niết Bàn. Đến thời tiết như thế không ở chánh vị, không chọn thân mình, lại vào trong dị loại, mang lông đội Sừng, không niệm khác nên tất cả loài vật so ra là không được, Chư Phật Chư Tổ tính không thành nên cổ nhân nói:
- Ngữ diệu môn không được đem thước tất nói với người. Cho nên gọi là Thắng cú diệu. Đây là lời ngoài sắc loại.
Tất cả vật không thể so sánh được mới gọi là Thắng cú diệu cú.
Nên cổ nhân nói: Ngàn thứ so sánh không được, vạn vật tính không thành. Trí giả không thể biết, thượng căn cũng không biết, cũng nói:
- Bổn lại không tương tợ nên gọi Thắng cú diệu cú. Thắng cú diệu cú là việc trời người lường không được. Cổ nhân nói gọi là cú vượt thỉ chung (tất cả) nhờ đây nói là ngoài ngữ loại.
Trù-bố nạp hỏi: Thế nào là sắc loại? Sư đáp:
Mang lông đội Sừng.
- Thế nào là ngữ loại?
- Tào Sơn chỉ có một mắt.
- Thế nào là trâu đực?
- Mịt mù mênh mông, ý này thế nào?
Sư nói: Không biết có trời đất
Thượng tòa hỏi Vân Cư: Tiên Sư có nói: Từ nhỏ nuôi một đứa trẻ đầu dài ba thước, cổ ngắn hai tấc.
- Thế nào là từ nhỏ nuôi một đứa trẻ?
- Ngày cho khó quên
- Thế nào là đầu dài ba thước?
- Không làm sao được?
- Thế nào cổ ngắn hai tấc?
- Đến nay còn làm sao được không?
- Thế nào là ngày cho khó quên?-Thường tại là thế-Thế nào là thường tại?
- Không trái là đúng
- Thế nào là không làm sao được?
- Đến khi nào người nào không làm sao được?
- Đến nay còn làm sao được. Ý thế nào?
- Ba đời Chư Phật không làm sao được.
Hỏi ta: Thế nào là đầu dài ba thước, cổ ngắn hai tấc?
- Không phải là việc xưa nay-Thế nào là việc xưa nay?
- Gọi là gì?
Hỏi: Hạnh Sa-môn là hạnh gì?
- Hạnh phúc sinh
- Thế nào là hạnh phúc sinh?-Mang lông đội Sừng-Thế nào là Sa-môn?
- Vật vật không gián đoạn
- Việc không gián đoạn là thế nào?
- Mới được đi
- Thế nào là người mang lông đội Sừng?-Không sợ nghiệp-Vì sao đến nơi nào?
- Nếu không sợ nghiệp, chỗ nào lại không đến
- Từ Phàm đến Thánh thì không hỏi, từ Thánh đến Phàm thì thế nào?
- Con trâu đực
- Con trâu đực thì thế nào?-Mịt mù mênh mang-Ý này thế nào?
- Chỉ nghĩ đến cỏ nước, ngoài ra không biết gì cả.
- Thành được việc bên nào?
- Chỉ gặp cỏ ăn cỏ, gặp nước uống nước
Lại nói: Lời này có lực, muốn biết có lực người này không chấp việc ngoài Sa-môn, cũng không vào báo vị Chư Thánh mà vào dị loại. Dị loại là mang lông đội Sừng, gọi là hạnh Sa-môn, cũng gọi là đầu dài ba thước, cổ ngắn hai tấc. Muốn biết ý này khi đến hạnh Sa-môn, không muốn đem thước tấc, phân thân sở, không được nói Trương ba Lý bốn. Lại đầu dài ba thước: Chỉ được từ nhỏ đến lớn ngày nay công thành, được đến khi nào, gọi là Thắng cú diệu cú. Cổ ngắn hai tấc là không ngồi vị trí Sa-môn, cũng không ở báo vị của Chư Thánh nên gọi là cổ ngắn hai tấc. Khi nào thì không được nói xứng hay không xứng. Cho nên nói, không đem thước tấc bàn luận ở đây. Tuy nhiên như thế, còn là việc ngoài loại. Không thấy đạo, trí không đến nơi, không được nói. Nói tức đầu mọc Sừng gọi là như như chính là biến đổi.
Cần phải hành trong dị loại gọi là Hư nhất vị, gọi là nhìn mặt Kiêm đới, toàn không rõ ràng.
Thế nào là loại?
Ta nói: Mang lông đội Sừng.
- Thế nào là dị?
- Làm gì làm gì?
- Thế nào là hạnh?
- Cần đầu thì chém đem đi.
- Nó chỉ như dị loại, thành được việc ngoài cái gì?
Ta nói: Việc này có hai thứ dị loại: Dị loại Samôn và Dị loại thượng Sư.
- Dị loại thượng Sư là ly nô bạch cổ.
- Dị loại Sa-môn là độc xử được tự do mới được không thay đổi, không đồng cái kia.
Tiên Sư hỏi ta: Đi đâu?
- Đến chỗ không biến dịch Không biến dịch có hai loại:
- Người người đều có việc bổn phận.
- Người biết có không, bỏ tất cả thinh sắc, thị phi.
Không ngưng trệ với tất cả vật, gọi là tất cả vật chỗ không thay đổi cũng gọi là mang lông đội Sừng, cũng gọi là mang trong bùn lầy. Cũng gọi là kẻ hành lý.
Hỏi: Thế nào là vào trong bùn lầy?-Không thay đổi-Chuyển thân không?
- Không chuyển thân.
- Việc trong nhà người này thế nào?-Chư Thánh lường không được-Vì sao lường không được?
- Y không đồng Chư Thánh
- Đây còn là việc ngoài loại, còn có việc hướng thượng không?
- Có
- Thế nào là việc hướng thượng
- Nói với ông thì sợ rơi vào ngoài loại
Hồi hỗ, Bất hồi hỗ, uyển chuyển, bàng tham, xu cơ, mật dụng, chánh án, bàng đề.
Chánh trung lai là thái quá, toàn thân lộ riêng cội nguồn vạn pháp, không lỗi không khen.
Thiên trung chí là trung phù, theo vật không ngại, thuyền gỗ rỗng không thông tự tại.
Chánh trung thiên là Tốn hư không phá từng mảnh xứ xứ viên thông, căn trần tịch nhiên.
Thiên trung chánh là Đoài, bóng trong gương, trăng đáy nước vốn không sinh diệt đâu có tung tích.
Kiêm Kiêm trung đáo là trùng ly. Chánh không cần hư, Thiên không cần thật, không trái, không hướng.
Lại nói: Cơ tâm hết, sắc không quên lại không che dấu toàn thể hiển lộ gọi là Chánh trung thiên. Núi là núi, sông là sông, không người đâu có tên, không vật so sánh gọi là thiên trung chánh sạch trọi trơn. (Tịnh lõa lõa)
Mặt mày chững chạc oai nghi, hết cả trời đất, độc tôn không hai là Chánh trung lai.
Giống như thiên tử Hoàn Trung (trong trời đất) không nhờ Vũ, Thang, Nghiêu Thuấn, khiến mắt thấy tai nghe hoàn toàn không nhờ tha lực. Tai không vào trong tiếng, tiếng không lấp nhĩ căn, bên ngoài mới chuyển thân, trong trần chưa trệ danh, là Kiêm Trung Chí. Không phải tâm không phải cảnh, không phải Sự, không phải lý. Xưa nay là danh tướng hình trạng, thiên chân quên tánh tướng là Kiêm trung đáo.
Tào Sơn Bổn Tịch Thiền Sư ngữ lục hết.
Cư sĩ Từ Trạm tự Thiền Hải, người thôn Dã Dã Đan Châu họ Gian Nguyên. Giả Tự Thanh Tả Vệ Môn, Nguyên danh Quảng Thứ. Lúc nhỏ ở Kinh Sư. Sau đó đến lễ bái làm đệ tử Hòa thượng Nhạn Thanh Giác Thành. Trước kia cư sĩ xin tôi san định Động Sơn Ngữ Lục, làm xong. Nay cũng san định Tào Sơn Ngữ Lục. Phụ vào việc khắc bản trước kia để làm một pho sách, pháp bảo lưu hành rộng rãi, để tiến cử cho vợ con, lại dự tu thầm cho mình đó ư!
Vợ tên Từ Chiếu Thiền Ni, con là Trí Trinh Thiện Nữ danh thơm được ghi bên phải, ghi việc này mà truyền cư sĩ dõng mạnh là lưu thông ở nơi bất hủ vây.
Xuân Tân Dậu niên hiệu Khoan Bảo thứ nhất.
Tại Vân Châu, Sa-môn Nghi Mặc Huyền Khế
Kính Cẩn