TẠP TẠNG
SỐ 2007 - NAM TÔNG ĐỐN GIÁO TỐI THƯỢNG ĐẠI THỪA MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT KINH
Tuệ Năng Đại sư ở chùa Đại Phạm tại Thiều châu giảng Pháp Đàn Kinh.
Đệ tử Hoằng pháp thọ Vô tướng giới hiệu Pháp Hải gom góp ghi lại.
Đại sư Tuệ Năng trong giảng đường chùa Đại Phạm lên tòa thuyết Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật và truyền vô tướng giới. Bấy giờ dưới pháp tòa tăng ni đạo tục hơn một vạn người, thứ sử Thiều châu và hơn 30 quan liêu cùng các nho sĩ đồng thỉnh Đại sư thuyết pháp. Thứ sử còn nói môn nhân đệ tử là ngài pháp hải gom góp ghi lại để lưu hành đời sau và người học đạo nương theo tông chỉ này truyền thọ lẫn nhau.
Đại sư Tuệ Năng dạy:
Này Thiên tri thức! Hãy tịnh tâm Ma-ha Bátnhã ba-la-mật!
Lát sau Đại sư nói tiếp:
Các thiện tri thức năng lắng nghe! Phụ thân Tuệ Năng vốn làm quan ở Phạm dương, sau khi giáng chức làm thường dân về Tân Châu phương nam. Ta sớm mồ côi cha, còn lại mẹ già sống vất vả nghèo thiếu với nghề bán củi ở chợ. Một hôm, bỗng có người khách mua củi bảo ta đem đến cửa quan mới nhận củi giao tiền. Lúc lui ra cửa, bỗng nghe có người tụng kinh Kim Cang. Tuệ Năng vừa nghe tâm liền khai ngộ mới hỏi người ấy:
- Làm sao mà ngài biết trí kinh này
- Tôi ở núi Bằng Mộ phía đông huyện Huỳnh Mai, Tân Châu đến lễ bái ngũ Tổ Hoằng nhẫn. Tại đó có hơn một ngàn môn nhân nghe Đại sư bảo hàng tăng tục chỉ cần trí một quyển kinh Kim Cang sẽ được kiến tánh thẳng đến thành Phật.
Tuệ Năng ta nhờ có túc duyên nên vừa nghe xong liền trở về giả thân mẫu, đi đến núi bằng Mộ huyện Huỳnh mai lễ Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Tổ hỏi:
- Người từ đâu đến đây lễ bái ta, cầu cái gì? Tuệ Năng đáp:
- Đệ tử là thường dân ở Tân Châu, Lãnh Nam từ xa đến lễ bái Hòa thượng không cần gì khác chỉ cầu làm Phật.
Đại sư liền hỏi vặn lại:
Ngươi là giống sợ ở lãnh Nam, sao làm Phật được?
Người thì có Nam Bắc chớ Phật tánh đâu có Bắc Nam, thân mọi sợ của con cùng thân Hòa Thượng tuy khác nhau nhưng Phật tánh nào có khác biệt.
Đại sư còn muốn nói nữa nhưng thấy mọi người tu lại nghe nên thôi và bảo ta theo chúng ta làm việc. Có một hành giả sai ta đạp chày giã gạo trải qua tám tháng. Một hôm ngũ tổ bỗng gọi tất cả môn nhân đệ tử lại dạy.
- Này các ông! Đời người sinh tử là việc lớn, các ông ngày làm việc chỉ cầu phước điền, chớ không cầu ra khỏi biển khổ sinh tử. Tự tánh các ông nếu mê nơi phước, thì ai có thể cứu được? Các ông hãy trở về tự xét lại trí tuệ của mình từ bổn tánh Bát-nhã mỗi người làm một bài kệ trình lên ta, nếu đúng đại ý ta sẽ trao cho y bát làm tổ sư đời thứ sáu. Hãy mau lên!
Môn nhân trở về đều nói với nhau: "chúng ta không cần làm kệ trình lên Hòa Thượng, thượng tọa Thần tú là giáo thọ sư của chúng ta, sau khi thượng tọa đắc pháp, chúng ta sẽ y chỉ nơi Ngài? Vì thế mọi người đều không làm kệ.
Bấy giờ trước nhà Đại sư có hành lang ba gian, Đại sư muốn vẻ cúng dường Lăng Già biến tướng và Tổ Đại sư truyền trao y pháp, để lưu truyền đời sau làm tin. Họa nhân là lư Trân đến quan sát vách phòng rồi, hẹn ngày mai sẽ bắt đầu vẽ. Vào hôm ấy, thượng tọa thân ta suy nghĩ: "Mọi người không trình tâm kệ vì nghĩ rằng ta là giáo thọ sư. Còn ta nếu không làm kệ, thì làm sao Ngũ Tổ biết được kiến giải cạn sâu của ta. Ta làm kệ để trình bày pháp lên Hòa Thượng là thiện, còn nếu để cầu làm tổ là bất thiện, lại còn đồng thời với tâm phàm mà mong được thánh vị, nếu không trình bày kệ thì ta mãi không đắc pháp suy nghĩ hồi lâu rồi thốt than thở:
- Khó thay, khó thay! Nếu Ngũ Tổ thấy kệ mà cho tìm ta, thì đó là chướng nghiệp đời trước quá nặng nên không đúng pháp, thánh ý thật khó lường!
Canh 3 đêm đó, thượng tọa Thần Tú đến vách phía nam đốt đuốc viết kệ:
Thân là cội Bồ-đề
Tâm như đài gương sáng
Thường thường siêng lau chùi
Chớ để bám bụi trần.
Thượng tọa Thần Tú viết kệ xong trở về phòng, mọi người không ai hay biết. Sáng sớm, Ngũ Tổ cho gọi Lư cung phụng đến vách phía nam vẽ Lăng Già biến tướng, bỗng thấy bài kệ trên vách bèn nói với quan Cung Phụng.
-Tôi xin gởi Ngài 30000 tiền công lao từ xa đến nay, thôi không vẽ biến tướng nữa, vì kinh Kim Cang có nói: "Phàm cái gì có tướng đều là hư vọng". Chi bằng giữ lại bài kệ này để người còn si mê đọc tụng, y theo đây tu hành sẽ không đọa vào 3 đường ác, y theo các pháp tu hành có lợi ích lớn.
Đại sư cho gọi nhân đến thắp hương trước bài kệ, rồi dạy:
- Các ngươi đều nên đọc tụng bài kệ này mới được kiến tánh, tu hành theo đây sẽ không đọa lạc. Môn nhân tụng bài kệ đều khởi tâm cung kính và khen ngợi: hay thay!
Ngũ Tổ cho gọi Thượng Tọa Thần tú vào phòng hỏi:
- Bài Kệ đó phải ông làm không? Thượng tọa đáp:
- Quả thiệt là con làm nhưng con không dám mong làm Tổ chỉ nguyện Hòa Thượng từ bi xem xét coi đệ tử có được chút trí nào không.
Ngũ Tổ nói:
- Ông làm kệ này chỉ đến trước cửa chớ chưa vào trong, kẻ phàm phu tu hành theo bài kệ của ông sẽ không bị đọa lạc. Với kiến giải như vậy mà muốn cầu vô thượng Bồ-đề thì chưa thể được. Phải vào được cửa mới thấy được tự tánh. Ông về đi, suy nghĩ thêm vài ngày nữa rồi làm một bài kệ khác đến trình ta, nếu vào được cửa thấy được tự tánh ta sẽ trao y bát cho.
Ngài Thân Tú trở về, qua mấy ngày sau vẫn không làm kệ khác được.
Lúc ấy có một đồng tử đi ngang qua nhà giã gạo miệng tụng bài kệ, Tuệ Năng vừa nghe liền biết bài kệ chưa thấy tánh, liền hỏi đồng tử:
- Xin hỏi đó là bài kệ gì? Đồng tử đáp:
- Ngươi không biết Đại sư có dạy: "Sinh tử là việc lớn", nên bảo môn nhân mỗi làm 1 bài kệ trình lên nếu hiểu đại ý, Đại sư sẽ truyền y bát làm Tổ thứ sáu. Thượng tọa Thần Tú đã viết bài kệ vô tướng lên vách phía nam, Ngũ Tổ dạy tất cả môn nhân đều phải đọc tụng, nếu hiểu được kệ này sẽ được thấy tánh, theo đây tu hành sẽ thoát ly sinh tử.
- Tôi ở đây giã gạo đã hơn tám tháng, nhưng chưa từng đến đó, vậy mong thượng nhân dẫn tôi đến vách phía nam để lễ bái bài kệ, cũng mong được kết duyên đời sau, được sinh về cõi Phật.
Đồng tử dẫn Tuệ Năng đến vách phía nam, ta liền lễ bái bài kệ. Vì không biết chữ, ta nhờ một người đọc giùm vừa nghe biết đại ý ta liền nói:
- Tuệ Năng cũng có một bài kệ.
Ta lại thỉnh được một người biết viết, trên vách phía tây đề kệ trình bổn tâm không biết bổn tâm thì học đạo vô ích, biết tâm thấy tánh là đại ý của ta.
Tuệ Năng đọc kệ:
Bồ-đề vốn không đài
Gương sáng cũng chẳng đài
Phật tánh thường thanh tịnh
Chỗ nào nhuốm bụi trần.
Lại làm thêm bài kệ:
Tâm là cội Bồ-đề
Thân là đài gương sáng
Gương sáng vốn thanh tịnh
Chỗ nào nhiễm bụi trần.
Đại chúng trong viện thấy Tuệ Năng làm bài kệ này đều lấy làm lạ, ta lui về chỗ giã gạo. Ngũ Tổ đọc bài kệ biết Tuệ Năng đã hiểu đại ý nhưng sợ mọi người biết nên vẫn bảo:
- Bài kệ này cũng chưa được!
Đêm ấy canh ba, Ngũ Tổ gọi Tuệ Năng vào phương trượng giảng kinh Kim Cang ta vừa nghe liền ngộ. Ngay đêm ấy được truyền đến pháp và ý bát rồi mà mọi người không ai hay biết Ngũ Tổ dặn dò:
- Từ nay ông là Tổ thứ sáu, y tổ ta trao lại cho ông để làm tín vật còn đốn pháp hãy đời đời truyền nhau, lấy tâm truyền tâm để tự ngộ. Từ xưa đến nay việc truyền pháp khí như treo tơ, nên nếu ông ở lại đây sẽ bị hại, vậy hãy mau đi đi!
Ngay đêm đắc pháp, Tuệ Năng ra đi, Ngũ Tổ đưa ta đến Dịch Đăng ở Cửu giang bảo:
- Ông nên nỗ lực đem pháp về Nam, trong 3 năm chớ hoằng pháp đợi sau hết nạn rồi hãy giáo pháp hóa người mê, nếu ai được tam giải đều đồng với sở ngộ của ông.
Sau khi từ biệt, Tuệ Năng đi về nam, sau hai tháng đến ngọn Đại Dũ, không biết phía sau có mấy trăm người đuổi theo muốn đoạt y pháp nhưng chỉ được nửa đường thì đều thoái lui, chỉ có tăng họ Trần tên Tuệ Thuận trước kia làm tướng quân bậc tam phẩm, tánh tình thô ác là đuổi theo đến Đại Lãnh. Tuệ Năng liền trao pháp y, nhưng Tuệ Thuận không dám nhận mà thưa:
- Con theo đến đây là vì cầu pháp chớ không phải vì y!
Tuệ Năng liền giảng pháp cho Tuệ Thuận ngay trên Đại Lãnh, tâm ý khai ngộ rồi, ta sai Tuệ Thuận đi về hướng bắc để giáo hóa mọi người.
Này thiện tri thức! Giáo pháp là từ chư Tổ truyền, không phải Tuệ Năng ta tự biết. Ai muốn nghe thánh giáo đều phải tịnh tâm, nghe rồi nguyện phải trừ mê. Trí Bát-nhã Bồ-đề mọi người đề sẵn có, nhưng do tâm mê nên không thể tự pháp tánh kiến. Thiện tri thức! Pháp môn của ta lấy định tuệ làm gốc. Chớ có mê nói định Tuệ khác nhau, định Tuệ là 1 thể chớ không hai. Định là thể của Tuệ, Tuệ là dụng của định. Khi Tuệ thì có định, khi định thì có Tuệ, nghĩa này chính là Tuệ vậy. Người học đạo chớ cho rằng: trước định sau phát Tuệ, hoặc trước tuệ sau đó có định; Định Tuệ khác nhau. Thấy như vậy là pháp có hai, thế thì miệng nói thiện mà tâm không thiện, trong ngoài hợp nhất đó là Định-Tuệ đồng nhau. Phải hiểu rằng tu hành không phải ở chỗ tranh cải, nếu còn tranh cải trước sau thì người này chưa dứt tâm hơn thua còn khởi ngã pháp là chưa lìa bốn tướng. Nhất hạnh tam muội là ở trong tất cả thời đi đứng ngồi nằm vẫn thường chơn. Kinh tịnh danh nói "Chân tâm là đạo tràng, chân tâm là tịnh độ" chẳng phải tâm hạnh trái ngược. Miệng nói pháp, nói nhất hạnh tam muội mà không hành chân tâm thì chẳng phải đệ tử Phật. Nhưng thực hành chân tâm mà đối với pháp vô thượng có chấp trước, thì đó là người mê còn chấp pháp tướng chấp nhất hạnh tam muội.
Thiện tri thức! Đạo thuận thì thông suốt vì sao còn ngăn kệ? Tâm không trụ là thông suốt, trụ thì trói buộc. Nếu cứ chấp phải ngồi yên bất động, thì ngài Duy Ma cật đã không quở trách ngài Xá Lợi Phất ngồi yên quán tịnh, không động đậy không khởi, công phu khởi chấp trước thành điên đảo, dạy đạo như vậy là sai lầm lớn! Này thiện tri thức! Định Tuệ còn như cái gì? Như ánh sáng ngọn đèn. Có đèn thì có sáng, không đèn thì không ánh sáng. Đèn là thể của ánh sáng, ánh sáng là dụng của đèn, đó là có hai nhưng thể không hai. Định Tuệ cũng vậy. Pháp không có đốn tiệm, còn căn cơ của người thì có lợi độn, người sáng thì dần dần khuyên, người ngộ thì liền tu. Ngộ thấy không sai khác, không ngộ muôn kiếp luân hồi.
Này thiện tri thức! Pháp môn của ta từ trước đến nay độn tiệm đều lập, vô niệm, vô tông, vô tướng, vô thể, vô trụ, vô vi.
Thế nào là vô tướng. Là ở nơi tướng mà lìa tướng.
Vô niệm là ở nơi niệm mà không niệm.
Vô trụ là bản tánh của người vốn niệm niệm vô trụ.
Niệm trước niệm hiện tại, niệm sau, niệm niệm niệm nối với pháp thân, đó là lìa sắc thân, nếu một niệm trụ thì niệm niệm liền trụ, gọi là cội trụ là không cột trói nên lấy vô trụ làm gốc. Ngoài lìa tất cả tướng là vô tướng, lìa tướng nên tánh thể thường thanh tịnh, vì thé lấy vô tướng làm thể. Đối với tất cả cảnh không nhiễm gọi là vô niệm, niệm đã lìa cảnh nên không khởi niệm đối với pháp, chẳng phải trăm việc không suy nghĩ không còn thọ sinh. Người học đạo dụng tâm phải dứt ý. Tự mình lầm còn khả dĩ lại còn đem khuyên người khác hành theo mới là tai hại lớn. Vì mê nên không tự thấy mê, lại còn chê bai kinh pháp, vì thế lập vô niệm làm tông. người mê còn khởi niệm trên cảnh, từ niệm khởi lên tà kiến nên tất cả trần lao vọng niệm từ đây sinh ra, vì thế giáo môn này lập vô niệm làm tông. vô là không việc gì, niệm là vật gì. Vô là lìa hai tướng và các trần lao, chân như là thể của niệm, niệm là dụng của chân như. Tánh khởi niệm tuy chính là thấy nghe biết nhưng không nhiễm vẹn cảnh mà thường tự tại.
Kinh Duy Ma nói: "ngoài hay phân biệt các pháp tướng, trong bất động với đệ tử nhất nghĩa". Pháp môn này ngồi thiền không chấp tâm không chấp tịnh cũng không nói động. Nếu nói quán tâm, thì tâm vốn vọng mà vọng lại như huyễn nên không chỗ quán. Nếu nói quán tịnh thì tánh người vốn tịnh, chỉ vì vọng niệm che lấp chân như, nếu lìa vọng niệm thì bản tính sẽ tịnh. Không thấy tự tánh vốn tịnh, mà đi khởi tâm quán tịnh, sinh ra có tịnh vọng mà vọng không nơi chốn, cho nên biết quán là còn vọng. Tịnh không hình tướng lại lập ra tướng tịnh, rồi nói đó là công phu. Người thấy như vậy là còn chướng ngại. Tự tánh còn bị tịnh ràng buộc nếu được không động sẽ thấy lỗi lầm của tất cả mọi người là tánh bất động, người còn mê mở miệng là nói phải trái của người đó là trái ngược với đạo, thì dù có quán tâm quán tịnh cũng vẫn là nhân duyên chướng đạo. Nay pháp môn này sao gọi là tọa thiền? Pháp môn này đối với tất cả không ngăn ngại, không khởi niệm đối với mọi cảnh giới là tọa, thấy bổn tánh không bạn là thiền. Sao gọi là thiền định? Ngoài lìa tướng là thiền, trong không loạn là định. Nếu ngoài thấy có tướng mà trong tánh không loạn là đã tự tịnh tự định. Chỉ duyên cảnh có xúc có xúc thì loạn lìa tướng không còn loạn thì định. Nên kinh Duy Ma nói: "đó là hoát nhiên trở về bổn tâm". Bồ-tát giới nói: "vốn phải tự tánh thanh tịnh".
Thiện tri thức! Ta sẽ trao vô tướng giới cho tất cả, hãy nói theo Tuệ Năng để thấy ba thân của mình.
Tự sắc thân quy y Thanh Tịnh Pháp Thân Phật
Tự sắc thân quy y Thiên Bách Ức Hóa Thân Phật
Tự sắc thân quy y Đương Lai Viên Mãn Báo Thân Phật. Pháp thân là xá trạch không thể nói quy, ba thân Phật ở ngay pháp tánh, người đời đều có vì sao không thấy? Vì cứ tìm kiếm ba như lai bên ngoài nên không thấy ba tánh Phật trong sắc thân mình. Này thiện tri thức! Ta sẽ nói cho các ông thấy ngay sắc thân này có tự pháp thân Phật? Người đời tánh vốn đã thanh tịnh, muôn pháp ở nơi tự tánh, khi suy nghĩ pháp ác sẽ làm việc ác, suy nghĩ thiện ác sẽ làm việc thiện. Khi biết tất cả pháp đều ở tự tánh mà tự tánh thường thanh tịnh, như mặt trời mặt trăng vẫn thường sáng, chỉ vì mây che nên gọi là tối, nay bỗng trận gió thổi tan hết mây mù thì vạn tượng sum la đồng thời hiện rõ. Cũng vậy tánh thanh tịnh như bầu trời trong, trí như mặt trăng tuệ như mặt trời, trí tuệ thường sáng vọng niệm như mây che lấp tự tánh, cho nên khi gặp được thiện tri thức khai mở chân pháp, như thổi mây mê vọng, khiến trong ngoài sáng suốt, thấy hết vạn pháp trong tự tánh, tất cả pháp từ nơi tánh gọi là thanh tịnh pháp thân.
Từ tánh biến hóa ra rất nhiều mà người mê không biết, thấy 1 niệm thiện thì biết tuệ vừa sinh, một ngọn đèn có thể trừ được tối tăm ngàn năm, một trí tuệ đã qua mà hãy nghĩ việc sắp làm, niệm sau gọi là báo thân, một niệm ác quả báo đến tâm thiện ngàn năm, một niệm thiện ảnh hưởng đến tâm ác ngàn năm. Diệt được vô thường rồi, niệm sau gọi là báo thân từ pháp thân suy nghĩ là hóa thân, niệm niệm thiện là báo thân, tự ngộ tự tu gọi là quy y. da thật là sắc thân là nhà cửa, không phải là chỗ quy y, chỉ ngộ được ba thân là biết được đại ý. Nay đã tự quy y ba thân Phật ta sẽ cùng các thiện tri thức phát bốn đại thệ nguyện. Tất cả hãy nói theo Tuệ Năng.
Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô biên thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô biên thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, không phải là Tuệ Năng độ chúng sinh trong tâm đều là tự tánh tự độ. Sao gọi là tự tánh tự độ? Tà kiến phiền não ngu si trong sắc thân gọi là vọng, tự có bổn tánh giác đem chánh kiến mà độ, đã ngộ chánh kiến trí Bát-nhã trừ được ngu si mê vọng đó là mỗi mỗi chúng sinh tự độ lấy. Khi tà kiến thì lấy chánh kiến độ mê lấy ngộ độ ngu lấy trí độ ác lấy thiện độ, phiền não lấy Bồ-đề độ, độ như vậy gọi là chân thật độ.
Phiền não vô biên thệ nguyện đoạn, tự thân đoạn trừ hư vọng.
Pháp môn vô biên thệ nguyện học, học theo chánh pháp vô thượng.
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành: tâm thường thực hành cung kính với tất cả mọi người, xa rời mê chấp bát nhã trừ hết mê vọng tự giác ngộ để học Phật đạo thành.
Phát bốn hoằng thệ nguyện rồi, ta sẽ cho thiện tri thức sám hối vô tướng những tội chướng của ba đời. Này thiện tri thức! Niệm trước niệm sau, niệm hiện đại, mỗi niệm mỗi niệm không bị nhiễm ngu mê, trừ sạch những ác hạnh trước đây đó là sám hối. Niệm trước, niệm sau, niệm hiện tại, mỗi mỗi niệm không bị nhiễm nghĩa si, trừ sạch tâm kiêu căng lừa dối gọi là sám hối tự tánh. Niệm trước, niệm sau niệm hiện tại, không bị nhiễm tật đố, trừ sạch tật đố trước đây sám hối.
Thiện tri thức! Sao gọi là sám hối? Trọn đời không làm, mãi mãi không làm ác nghiệp nữa gọi là sám hối. Sám hối rồi, giờ đây ta sẽ trao tam quy y vô tướng cho các thiện tri thức.
Quy y giác lưỡng túc tôn
Quy y chánh ly dục tôn
Quy y tịnh chúng trung tôn.
Từ nay về sau gọi là Phật là thầy, không quy y các ngoại đạo tà mạng khác, nguyện đi theo ngọn đèn từ bi của tam bảo. Này thiện tri thức! Quy y tam bảo là gì? Giác là Phật, chánh là pháp, tịnh là tăng. Tự tâm quy y giác thì không tà mạng, thiểu dục tri túc, xa lìa tài sắc nên gọi là lưỡng túc tôn. Tự tâm quy y chánh niệm niệm không là vậy không ái trước nên gọi là ly dục tôn. Tự tâm quy y tịnh, tất cả niệm trần lao tuy ở tự tánh, nhưng tự tánh không nhiễm trước nên gọi là chúng trung tôn. Hàng phàm phu từ hôm nay đã thọ tam quy y giới, nếu nói quy y Phật thì Phật ở đâu? Nếu không thấy Phật là không chỗ quy hướng, đã không nơi quy hướng mà nói quy hướng là nói dối. Mỗi người hãy tự quán chiếu lại, chớ hiểu lầm dụng ý của ta, vì trong kinh chỉ nói quy y tự Phật chớ không nói quy y tha Phật.
Tu hành các pháp này không phải chỉ nói suông nơi cửa miệng miệng nói mà tâm không hành, chẳng khác gì chuyển hóa, còn người có tu hành pháp thân đồng thời với Phật. Sao gọi là "ma ha"? "Ma-ha là đại" tâm lượng quảng đại như hư không. Tâm chẳng an định mà ngồi thiền sẽ lạc vào không vô ký, có thể bao hàm tất cả mặt trời, mặt trăng, sao, đại địa, núi sông, cỏ cây, người ác, người thiện, pháp ác pháp thiện, thiên đường địa ngục ở trong hư không. Tánh của người đời cũng cũng lại như vậy bao hàm vạn pháp đại, vạn pháp đều là tự tánh, thấy tất cả nhân và phi nhân, pháp thiện và pháp ác đều không xả cũng không nhiễm trước vì như hư không nên gọi là đại. Đây là hạnh Ma ha, người mê miệng niệm người trí tâm hành. Lại có người mê tâm trống rỗng không suy nghĩ cho đó là đại, như vậy không đúng, tâm lượng đại mà không hành là thiếu, miệng nói mà không tu hành này cũng chẳng phải đệ tử ta.
Sao gọi là Bát-nhã? Niệm niệm không ngu mê thường hành trí tuệ gọi là Bát-nhã, một niệm ngu là mất Bát-nhã một niệm trí là Bát-nhã sinh.
Thế nào là Ba-la-mật? Ba-la-mật là tiếng lìa sinh diệt. Như nước có sóng mới là bờ bên này, lìa cảnh không còn sinh diệt như nước xuôi dòng là đến bờ kia, gọi là Ba-la-mật. Người mê niệm suông, người trí tâm hành theo. Niệm vọng thì chẳng phải chơn hữu, niệm niệm nếu hành theo gọi là chơn hữu, người ngộ pháp này là ngộ pháp Bátnhã, tu hạnh Bát-nhã một niệm tu hành thì pháp thân đồng với Phật. Thiện tri thức! Phiền não là Bồ-đề, niệm trước mê là phàm, niệm sau ngộ là Phật, Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật là tối tôn tối thượng, là không trụ không đến không đi, ba đời chư Phật từ đây sinh ra, đại trí tuệ đáo bỉ ngạn phá vỡ phiền não trần lao năm ấm, tu theo pháp tối thượng thừa này nhất định thành Phật, không trụ không đến không đi là định tuệ, đồng với không nhiễm tất cả pháp, biến ba độc thành giới, định, tuệ. Pháp môn này của ta là từ 84000 trí tuệ. Vì sao? Vì thế gian có 84000 trần lao, nếu không có trần lao thì Bát-nhã thượng trụ không lìa tự tánh. Ngộ được pháp này thì không nghĩ không nhớ không dính mắc, trí tuệ quán chiếu tất cả pháp không thủ không xả, là kiến tánh thành Phật.
Thiện tri thức! Nếu muốn vào pháp giới thậm thâm, chỉ nên tu hạnh, Bát-nhã Ba-la-mật, chỉ cần trì mọt kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật là được kiến tánh, là nhập Bát-nhã tam muội, nên biết người này có công đức vô thượng, trong kinh đã khen ngợi rõ ràng rất nhiều không thể nói hết. Đây là pháp tối thượng thừa, nói cho người thượng căn đại trí, còn người hạ căn thiểu trí nghe pháp này tâm không kính tín. Vì sao? Ví như long vương tuôn mưa lớn xuống Diêm phù đề thì cả cây nghiêng ngã còn mưa xuống biển thì không thêm bớt, nếu hàng Đại thừa nghe kinh Kim Cang sẽ tâm khai ngộ giải, đó là bổn tánh tự có trí Bát-nhã, dùng trí tuệ quán chiếu, không cần nhờ văn tự, như nước mưa không phải tự nhiêm có mà do long vương mưa xuống, khiến cho tất cả chúng sinh cây cỏ, vô tình hữu tình đều được nhuần thấm. Các dòng sông đều chảy vào biển, rồi dung hợp lại thành một thể mặn, trí Bát-nhã của chúng sinh cũng lại như thế, người tiểu căn nghe đến giáo này thì như cỏ cây gốc rễ yếu nếu gặp mưa tao gió lớn ắt sẽ ngã đổ không thể tăng trưởng được. Trí Bát-nhã của người tiểu căn cùng người đại trí vốn chẳng khác nhau, vì sao nghe pháp không ngộ? Vì tà kiến chướng nặng phiền não sâu dày, như đám mây lớn che khuất mặt trời nếu không có gió thổi tan mây cũng không có thể hiện ra. Trí Bát-nhã cũng không có lớn nhỏ vì tất cả đều có sẵn người mê thì ngoài tâm tính Phật nên chưa ngộ tự tánh đó là người tiểu căn nghe đốn giáo không tín. Chỉ cần tự tâm bản tánh thường khởi chánh kiến thì trần lao phiền não đều tiêu trừ, như biển lớn thu nạp các dòng sông hợp lại thành một thể đó là kiến tánh không trụ trong ngoài, tới lui tự do trừ được tâm chấp, thông đạt không ngăn ngại. Tu theo hạnh này là đúng với kinh Bát-nhã ba-la-mật, tất cả văn tự kinh sách, Đại thừa tiểu thừa, 12 bộ kinh đều do trí tuệ người sắp bày, cố nhiên có thể kiến lập ngã, hể là người vô trí thì tất cả vạn pháp không phải không có. Cho nên vạn pháp vốn từ người mà có, tất cả kinh sách do người nói ra, vì trong loài người có kẻ ngu, ngu là tiểu nhân trí là đại nhân người trí thuyết pháp người ngu nghe để khai mở tâm ý, khai ngộ rồi thì người ngu không khác người trí. Cho nên biết chưa ngộ thì Phật là chúng sinh đến khi ngộ chúng sinh là Phật tất cả vạn pháp đều ở trong thân tâm ta, vậy sao không từ tự tâm mà hiển hiện chân như bản tánh. Bồ-tát giới kinh nói: "ta vốn lập nguyện: từ tánh thanh tịnh thấy được tâm tánh thành tựu Phật đạo" là tức thời hoát nhiên hoàn đắc bổn tâm. Này thiện tri thức, ta ở chỗ hòa thượng Hoằng Nhẫn vừa nghe qua chỗ này liền dại ngộ, thấy ngay chân như bản tánh. Nay người học đạo muốn đốn giáo Bồđề, mỗi người hãy tự ngộ hãy mau tìm đại thiện tri thức chỉ bày pháp kiến tánh. Vì sao gọi là đại tri thức? Đó là bậc thấu suốt pháp tối thượng thừa là đường chánh là đại nhân duyên, thì những pháp đại thiện tri thức giáo hóa sẽ đưa đến kiến tánh tất cả thiện pháp đều nhờ thiện tri thức mà được phát khởi, chư Phật ba đời và 12 bộ kinh đều có sẵn đủ trong bản tánh mọi người nếu không ngộ tự tánh thì cần có thiện tri thức bày đạo kiến tánh, nếu tự ngộ được thì không cần thiện tri thức bên ngoài, nếu chỉ cậy thiện tri thức bên ngoài để mong được giải thoát thì không thể có, mà phải biết được thiện tri thức trong tâm mới được giải thoát, nếu tâm là bên ngoài có giáo hóa cũng không ngộ được, phải khởi trí tuệ quán chiếu, trong sát na vọng niệm tiêu diệt đó mới là thiện trí thức chân chánh vừa ngộ liền biết Phật. Dùng trí tuệ quán chiếu trong ngoài thấu suốt biết được được tự tâm là giải thoát đó là Bát-nhã tam muội, ngộ Bát-nhã tam muội đó chính là vô niệm. Sao gọi là vô niệm? Là thấy tất cả pháp mà không dính mắc trùm khắp nhát thiết xứ mà không chấp trước thiết xứ, thường tịnh tự tánh khiến lục tặc ra ngoài 6 cửa ở trong 6 trần mà bất ly bất nhiễm, tới lui tự do, là Bát-nhã tam muội tự tại giải thoát, là hạnh vô niệm. Nếu trăm việc không suy nghĩ để cho dứt niệm đó là bị pháp trói buộc là biên kiến. Ngộ được pháp vô niệm thì thông suốt vạn pháp, thấy cảnh giới chư Phật là đến Phật vị.
Này thiện tri thức! Đời sau người đắc pháp của ta, thường thấy pháp thân ta không rời người ấy. Các ông hãy đem pháp đốn giáo này đến người đồng kiến đồng hạnh, cùng phát nguyện suốt đời thọ trì quyết không lui sụt đạo Bồ-đề, nếu gặp người không đồng kiến giải không có chí nguyện thì bất cứ nơi nào cũng chớ vọng tuyên truyền làm tổn hại tiền nhân cuối cùng vô ích, có khi gặp người không hiểu còn khinh mạn pháp môn này, thì trăm kiếp ngàn đời đoạn trừ chủng tánh Phật. Hãy nghe ta nói bài tụng vô tướng, để những người mê diệt được tội, nên cũng gọi là tụng Diệt tội:
Người ngu tu phước không tu đạo
Cho rằng tu phước ấy là đạo
Bố thí cúng dường phước vô biên
Ba nghiệp trung tâm vẫn còn nguyên
Nếu làm việc phước mong hết tội
Đời sau hưởng phước, tội vẫn còn
Nếu biết hồi tâm trừ nhân tội
Mỗi người khởi tâm chân sám hối
Trừ hết tà hạnh là vô tội
Người học đạo phải thường tự quán
Mới được ngang đồng người đã ngộ
Đại sư truyền bá đốn giáo này
Nếu muốn tìm được bản tâm mình
Ba độc, ác duyên phải tẩy sạch
Nổ lực tu đạo chớ dần dà
Hớt nhiên rỗng rang trong đời này
Gặp được pháp Đại thừa đốn giáo
Chắp ta kiến thành chí tâm nguyện.
Đại sư thuyết pháp xong, vi thứ sử và các quan liêu tăng tục khen ngợi vô cùng từ xưa đến nay chưa từng được nghe thứ sử đảnh lễ bạch.
- Hòa Thượng thuyết pháp thật bất tư nghì, nay đệ tử có chút nghi, mong hòa thượng đại từ bi giảng giải.
Đại sư nói:
- Có nghi cứ hỏi, không cần rườm rà.
- Pháp này có phải là tông chỉ của đệ tử nhất Tổ Sư Đạt-ma ở Tây Vức không?
- Đại sư đáp: "Đúng"!
- Đệ tử được nghe "Tổ sư Đạt-ma giáo hóa Lương Vũ đế, Đế hỏi: "trẫm một đời dựng chùa bố thí cúng dường vậy có công đức không?" Sư Tổ đáp: "hoàn toàn không có công đức!" Vũ đế thất vọng nản lòng, Tổ sư bèn qua nước khác giáo hóa". Con chưa rõ chỗ này, thỉnh Hòa Thượng giảng dạy. Lục Tổ đáp:
- Quả thật không có công đức, sứ quân chớ nghi ngờ lời của Đại sư Đạt-ma, vì Vũ đế chấp trước tà đạo, không biết chánh pháp.
- Thưa vì sao không có công đức?
- Xây chùa bố thí cúng dường chỉ là tu phước, không thể đem phước đó cho là công đức, công đức ở pháp thân chớ chẳng phải ở phước điền. Bình trực là đức, nếu khinh mọi người còn chấp ngã nhân thì không công đức, phải niệm niệm chân tâm bình đẳng, cung kính tất cả mọi người. Tự tu thân là công, tu tâm là đức, cho nên phước đức và công đức khác nhau. Lương Vũ đế không biết chánh lý chớ chẳng phải Sư Tổ nói sai.
Thứ sử lại lễ bái hỏi tiếp:
- Đệ tử thấy hàng tăng-tục thường niệm A di Đà Phật, nguyện vãng sinh tây phương. Xin Hòa thượng giảng dạy, niệm như vậy có được vãng sinh không?
- Thứ sử hãy nghe đây: đức Thế Tôn nói ở nước Xá Vệ chỉ bày cõi tây phương, điều này văn kinh đã nói rõ ràng. Kinh nói: "cách đây không xa" là nói cho hàng hạ văn, còn người đã ngộ đâu thấy xa gần. Người mê niệm Phật cầu sinh tây phương, người ngộ tự tịnh tâm mình. Cho nên nói: "Tùy tâm tịnh thì cõi Phật tịnh". Này sứ quân! người ở đông phương chỉ cần tịnh tâm là không tội, còn về Tây Phương mà tâm không tịnh là có tội, chỉ cần tịnh tâm thì tây Phương cách đây không xa, nếu tâm không tịnh dù niệm Phật cầu vãng sinh cũng khó đến chỉ cần hành thập thiện, đâu cần nguyện vãng sinh, tâm không đoạn thập ác thì Phật nào đến nghinh tiếp, nếu ngộ đốn pháp vô sinh sẽ thấy Tây Phương trong sát na, còn không ngộ Đại thừa đốn giáo, thì đường niệm Phật cũng vãng sinh rất xa, làm sao đến được. Ngay bây giờ ta sẽ dời tây Phương đến đây, sứ quân muốn thấy không?
Sứ quân lễ bái thưa:
- Nếu ở đây mà được thấy thì đâu cần vãng sinh nữa. Xin hòa thượng từ bi thị hiện cõi tây phương cho chúng con.
- Đại chúng lắng tâm nghe đây: sắc thân người là thành quách, mắt tai mũi lưỡi là cửa thành, ngoài có sáu cửa, trong có cửa ý, tâm là đất, tánh là vua, tánh trụ thì vua còn tánh mất thì thân hoại. Phật là tự tánh nên chẳng thể tìm ngoài thân tự tánh nếu mê thì Phật là chúng sinh, tự tánh ngộ thì chúng sinh là Phật, từ bi là quán âm, hỉ xả là thế chí, thanh tịnh là Thích ca, chân chánh là di lặc nhân ngã là tu di, tà tâm là biển lớn, phiền não là sóng mòi, tâm độc là ác long, trần lao là cá rùa, hư vọng là quỷ thần. Không ngã nhân thí tu di dỗ, trừ tâm là thì nước biển khô, không phiền não thì sóng mòi lặng, trừ độc hại thì cá rồng tuyệt, trên đất tự tâm giác thánh Như Lai hiển bày đại trí tuệ quang minh chiếu diệu sáu căn thanh tịnh chiếu phá sáu dục, ba độc trừ sạch thì địa ngục tức khắc tiêu diệt, trong ngoài sáng suốt không khác tây phương. Không tu như vậy làm sao đến cõi tây được?
Sứ quân hỏi:
- Tại gia tu thế nào, xin hòa thượng chỉ dạy.
- Ta sẽ nói bài tụng vô tướng cho các ông, ai y theo đây tu hành, sẽ thường cùng ta ở một chỗ.
Tụng rằng:
Thuyết thông và tâm thông
Như mặt trời tới hư không
Chỉ cần pháp đốn giáo
Ra đời phá tà tông
Pháp không có đốn tiệm
Vì mê ngộ có chậm mau
Nếu học pháp đốn giáo
Người ngu không còn mê
Thuyết pháp có muôn cách
Hợp ly trở về một
Trong nhà tối phiền não
Thường phải có tuệ nhật
Tà đến, do phiền não
Chánh đến phiền não trừ
Tà chánh đều không màng
Thanh tịnh đến vô sư
Bồ-đề vốn thanh tịnh
Khởi tâm chính là vọng
Tánh tịnh ở trong vọng
Chỉ cần trừ ba chưởng
Thế gian nếu tu tập
Tất cả đều không màng
Thường tương ưng với đạo
Lìa đạo riêng tìm đạo
Đáo đầu lại tự não
Làm chánh ấy là đạo
Hạnh tối không thấy đạo
Không thấy người khác ngu
Chính mình cũng có quấy
Phá tan hết phiền não
Cần phải có phương tiện
Đó là giác ngộ hiện
Không lìa thế gian giác
Tìm cầu xuất thế gian
Chánh kiến xuất thế gian
Đây là pháp đốn giáo
Mê trải qua nhiều kiếp
Với hiện tại, quá khứ
Sắc tướng tự có đạo
Tìm đạo không thấy đạo
Nếu muốn tìm kiếm đạo
Nếu người không chánh tâm
Nếu người thật tu đạo
Nếu thấy lỗi thế gian
Chỉ tự trừ tâm quấy
Nếu muốn dạy người ngu
Chớ khiến người nghi ngờ
Phật pháp ở thế gian
Chớ lìa ngoài thế gian
Tà kiến là thế gian
Tà chánh đều phá trừ
Cũng gọi là Đại thừa
Ngộ chỉ trong sát na.
Thiện tri thức! Các ngươi đều nên thuộc bài kệ này, y theo đây tu hành dù cách ta ngàn dặm cũng thường ở bên ta, còn không theo đây tu hành, dù ở trước mặt cũng cách ta ngàn dặm. Mỗi người hãy tự lo tu chớ chần chờ ta sẽ về tào khê. Nếu ai có nghi ngờ, hãy lên núi tìm ta sẽ phá nghi cho, để cùng thấy Phật tại thế gian.
Tất cả quan liêu đạo tục đều lễ bái Đại sư và tiếc nuối than thở.
- Lành thay bậc đại ngộ, từ xưa đến nay chưa được nghe. Đất lãnh Nam có phước sinh được
Phật.
Thế rồi mọi người giải tán Đại sư về Tào Khê hành hóa ở Thiều Châu Quảng Châu hơn bốn mươi năm, độ được 15000 người cả xuất gia lẫn tại gia, người không học đàn kinh thì chẳng phải đệ tử của Nam Tông thí dù có nói pháp đốn giáo cũng chưa biết cội gốc không tránh khỏi sự tranh cãi còn người học được pháp này chỉ lo tu hành, vì tranh cải là tâm thắng bại, trái ngược với đạo.
Người đời thường truyền miệng câu "Nam Năng Bắc Tú" mà chẳng rõ nguyên do. Vốn là thiền sư Thần Tú ở chùa Ngọc Tuyền huyện Đường Dương Phú Nam Kinh còn Đại sư Tuệ Năng núi Tào Khê cách thành Thiều Châu về phía đông ba mươi lăm dặm, pháp chỉ một mà truyền có Nam bắc, do đây mới lập ra hai tông. pháp mào đốn tiệm? Pháp chỉ có một thể, nhưng thấy có chậm mau thấy chậm là tiệm, thấy mau là đốn. Pháp không đốn tiệm, nhưng căn cơ có lợi độn nên gọi là đốn tiệm. Đại sư Thần Tú nghe người ta thường truyền nhau pháp của Tổ Tuệ Năng là pháp trực chỉ, bèn bảo đệ tử là chí Thành:
- Ngươi thông minh đa trí, vậy hãy đến núi Tào Khê chỗ Tuệ Năng lễ bái nhưng chớ nói ta sai đi nghe ý chỉ xong trở về nói lại ta nghe xem kiến giải ai cao hơn. Hãy đi mau rồi trở về chớ để ta trông đợi.
Chí Thành vâng mệnh ra đi, trong vòng nửa tháng đến Tào Khê lễ bái Hòa Thượng mà chẳng nói từ đâu đến. Nơi pháp hội vừa nghe pháp, chí Thanh liền có chỗ ngộ Khế hợp bản tâm bèn lễ bái tự thưa:
- Bạch hòa thượng! Đệ tử ở chùa Ngọc Tuyền chỗ Đại sư Thần Tú nghe pháp không ngộ, nay đến đây nghe pháp của Hòa thượng liền hợp với bản tâm, cúi xin Hòa thượng từ bi khai thị.
Đại sư nói:
- Ông từ đó đến đây ắt là kẻ dọ thám!
- Thưa Hòa thượng lúc chưa nói thì đúng nói ra thì không đúng.
- Phiền não là Bồ-đề cũng lại như vậy, ta nghe nói Tú Đại sư chuyên dạy người giới định tuệ, so với giới định tuệ của ta có gì khác?
Chí thành thưa:
- Các việc ác không làm, là giới việc thiện vâng làm là tuệ tự tịnh tâm ý là định, đây là giới định tuệ của ngài Thần Tú, còn giới định tuệ của hòa thượng thì con chưa biết.
- Thật là pháp bất tư nghì, nhưng sở kiến của ta lại khác.
- Thỉnh hòa thượng nói chỗ khác đó. Đại sư đáp:
- Tâm không nghĩ quấy là tự tánh giới, tâm không tán loạn là tự tánh định, tâm không si mê là tự tánh tuệ. Giới định tuệ của hòa thượng Tú chỉ để dạy kẻ tiểu căn, di định tuệ của ta là dạy hàng thượng nhân nhưng ngộ được tánh rồi cũng không cần lập giới định tuệ nữa.
- Xin hòa thượng giảng không cần lập như thế nào?
- Tự tánh không nghĩ quấy, không tán loạn, không si mê, mỗi niệm đều quán chiếu Bát-nhã xa lìa các pháp tướng thì còn gì để lập. Tự tánh còn phải tu nên lập thứ lớp, Khế ngộ rồi không cần lập nữa.
Chí Thành cung kính lễ bái rồi ở lại làm đệ tử Tào Khê, không rời Đại sư nữa bước.
Có vị tăng tên Pháp Đạt tụng kinh Pháp Hoa suốt bảy năm nhưng không có sử ngộ, nghi ngờ văn kinh có chỗ sai lầm đến thỉnh Đại sư Khai Thị. Đại sư nói:
- Ông tên Pháp Đạt nghĩa là thâm đạt giáo pháp, thế mà ông không đạt lại còn nghi ngờ văn kinh vì ông đem tâm tà đi cầu chánh pháp tâm phải chánh định mới là trì kinh. Ta vốn không biết chữ, ông hãy đem kinh Pháp Hoa đến đây đọc ta sẽ nói cho ông.
Pháp Đạt đem kinh đến đọc, Đại sư nghe qua một lần liền biết ngay ý Phật bèn dạy:
- Này Pháp Đạt! Kinh Pháp Hoa không dạy gì nhiều, cả bảy quyển đều là nhân duyên thí dụ. Văn kinh rất sáng tỏ không có thừa nào khác, chỉ có một Phật thừa thôi, không có hai cũng không ba. Trong kinh chỗ nào nói chỉ một Phật thừa? Đó là đoạn kinh: "Chư Phật Thế Tôn chỉ vì Đại sự nhân duyên nên xuất hiện ra đời". Vậy phải hiểu thế nào phải tu thế nào? Bản nguyên tịch tịnh xa lìa tà kiến, trong ngoài không mê là lìa nhị biên. Ngoài mê thấy có tướng trong mê chấp không. Nay tướng lìa tướng nơi không lìa không đó là bất không nay pháp này một niệm tâm khai, tâm khai gì? Khai tri kiến Phật, Phật chính là giác, khai ra bốn: khai tri kiến Phật chỉ bày tri kiến Phật, ngộ tri kiến Phật, nhập tri kiến Phật. Khai-thị-ngộ-nhập hợp lại làm một là tri kiến Phật, thấy được bản tánh ra khỏi thế gian. Pháp Đạt! Ta thường thấy tất cả mọi người khai được tri kiến Phật, đừng khai tri kiến chúng sinh. Người đời ngu mê tạo ác nên khai tri kiến chúng sinh, nếu tâm chánh khởi quán chiếu trí tuệ là khai tri kiến Phật. Đây là pháp Nhất thừa của kinh Pháp Hoa, sau đó chia làm ba thừa là vì người còn mê. Nếu ông hành theo pháp Nhất thừa là chuyển Pháp Hoa nếu không hành theo là Pháp Hoa chuyển, tâm chính là chuyển Pháp Hoa, tâm tà là Pháp Hoa chuyển. Khai tri kiến Phật là chuyển Pháp Hoa, khai tri kiến chúng sinh là Pháp Hoa chuyển. Hãy nổ lực tu hành theo chánh pháp là chuyển được kinh.
Pháp Đạt nghe xong liền đại ngộ cảm thán rơi lệ thưa:
- Bạch Hòa thượng quả thật con đã bị Pháp Hoa chuyển bảy năm từ nay về sau sẽ chuyển Pháp Hoa, mỗi niệm tu Phật hạnh.
Lại có vị tăng lên trí thường đến Tào Khê lễ Đại sư hỏi:
- Phật nói Tam Thừa rồi lại nói tối thượng thừa, chỗ này đệ tử không hiểu, xin hòa thượng giảng dạy.
Đại sư Tuệ Năng đáp:
- Nhìn lại Tâm mình chớ chấp pháp tướng bên ngoài. Thật ra không có pháp tứ thừa, chỉ vì tâm người có sai biệt nên có pháp có tứ thừa. Thấy nghe đọc tụng là tiểu thừa, ngộ rồi hiểu nghĩa là trung thừa, y theo pháp tu hành là Đại thừa, thông suốt vạn pháp đầy đủ vạn hạnh, không lìa tất cả chỉ lìa pháp tướng được vô sở đắc là đối tượng thừa là tối thượng hạnh. Nghĩa này không ở nơi cửa miệng ông nên tự tu chớ hỏi ta nữa.
Lại có tăng tên Thần Hội người Nam Dương đến Tào Khê lễ bái sư hỏi:
- Hòa Thượng tọa thiền, thấy hay không thấy?
Đại sư đứng dậy cầm gậy đánh Thần Hội ba cái rồi hỏi:
- Ta đánh ngươi đau hay không đau? Đáp: cũng đau, cũng không đau?
- Thế thì ta cũng thấy cũng không thấy. Thần hội lại hỏi:
- Đại sư cũng thấy cũng không thấy thế nào?
- Ta thấy lỗi lầm của mình, không thấy lỗi lầm người khác, nên nói cũng thấy cũng không thấy. Còn ngươi cũng đau không đau như thế nào?
Thần hội: Nếu nói không đau là đồng với gỗ đá vô tình, nếu nói đau là đồng với phàm phu khởi sân giận?
- Cũng không cũng không thấy là còn chấp nhị biên, cũng đau không đau là còn sinh diệt. Ông chưa thấy tánh mà dám đến đây thử ta à? Tâm ông còn mê sao không tự tu mà đế đây hỏi ta thấy hay không thấy?
Thần Hội lễ bái ở lại làm đệ tử Tào Khê
Một hôm, Lục Tổ cho gọi các ngài Pháp Hải, chí thành, pháp Đạt, Trí Thường, Chí Thông, Chí Triệt, Chí Đạo, Pháp Trân, Pháp Như, Thần hội đến dạy:
- Các ông là đệ tử thân cận của ta, vậy sau khi ta diệt độ hãy chia nhau đi giáo hóa các nơi. Ta sẽ dạy cách thuyết pháp để không làm mất đi tông chỉ. Khi dạy pháp môn nào cũng không rời 36 pháp đối để không rơi vào nhị biên, mà vẫn không ngoài pháp tướng. Có người hỏi pháp, điều này lấy pháp đối để trở thành cuối cùng hai pháp đều trừ cho đến không có chỗ để trừ.
Ba khoa pháp môn là ấm, giới, nhập. Ấm có 5 là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, giới có 18 giới bên ngoài và cửa 6 thức, từ pháp tánh khởi ra 6 thức là: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Sáu cửa 6 trần từ tánh bao hàm vạn pháp nên gọi là hàm tàng thức, tư lương là chuyển thức sinh ra sáu thức phát ra ở cửa và sáu trần, ba lần sáu là mười tám giới từ tánh ác khởi lên 18 tà, từ tánh thiện khởi lên 18 chánh, ác thì thành chúng sinh thiện trì thành Phật.
Ngoại cảnh vô tình có năm pháp đối: trời đối đất, mặt trời đối mặt trăng tối đối sáng, âm đối dương nước đôi lứa.
Pháp tướng có mười hai đối: hữu vi vi đối vô vi, hữu sắc đối vô sắc, hữu tướng đối vô tướng, hữu lậu đối vô lậu, sắc đối không tăng đối tịnh, thanh đối trược phàm đối thánh tăng đối tục già đối trẻ, lớn đối nhỏ, dài đối ngắn, cao đối thấp.
Tự tánh khởi dụng có 19 đối: là đối chánh si đối tuệ, ngu đối trí, loạn đối trị giới đối phá giới thẳng đối cong, thật đối hư, hiển đối bằng, phiền não đối Bồ-đề, từ đối không hỉ đối thường đối vô thường, pháp thân đối sắc thân, hóa thân đối với thân.
Ba mươi sáu pháp đối này suốt tất cả kinh điển khi giảng nói cho người, ngoài đối với tướng mà lìa tướng, trong đối với không mà lìa không vì nếu chấp không thì tăng trưởng vô minh, nếu chấp tướng thì chỉ tà kiến báng pháp. Nói thẳng thì chẳng dùng văn tự, đã nói "chẳng dùng văn tự: thì người cũng không nên nói năng, vì nói năng cũng là bản văn tự, trên tự tánh nói không ngay nói năng bản tánh không phải không, vì mê nên sai lầm, phải dẹp bỏ ngôn ngữ đi. Như nói tối không tự tối, vì sáng cho nên có tối tối không tự tối, đem sáng để hiển tối, dùng tối để hiển bày sáng qua lại làm nhân cho nhau, 36 pháp đối cũng lại như vậy. Các ông từ nay về sau truyền pháp nên y theo Đàn Kinh này sẽ không mất bản tông nếu không y theo thì chẳng phải tông chỉ của ta. Ai đã được rồi nên lựu hành đời đời sau, người nào nghe pháp Bảo Đàn Kinh sẽ như được chính ta giảng dạy sẽ được Kiến Tánh.
Đại chúng đồng lẽ bái thỉnh Đại sư kệ Đại sư nói:
Tất cả không có chân
Nếu thấy y vào chân
Nếu hay tự có chân
Tự tâm không lìa giả
Hữu tình thì biết động
Nếu tu hạnh bất động
Không động là không động
Nếu khéo phân biệt tướng
Nếu ngộ chỗ thấy này
Bảo những người học đạo
Chớ ở pháp Đại thừa
Nếu gặp người tương ưng
Pháp này không tranh cải
Tranh cải chấp pháp môn
Không do thấy nơi chân
Thấy đó trọn chẳng chân
Lìa giả tâm là chân
Không chân chỗ nào chân
Không chân chỗ nào chân
Vô tình không biết động
Trên động có không động
Vô tình không Phật tánh
Đệ nhất nghĩa bất động
Là dụng của chân như
Nổ lực phải có ý
Lại khởi trí sinh tử
Hãy luận bàn nghĩa Phật
Chấp ta khiến hoan hỷ
Tranh cải mất ý đạo
Tự tánh vào sinh tử.
Chúng tăng nghe xong hiểu ý Đại sư đồng thời lễ bái nguyện y pháp tu hành, không dám thỉnh Đại sư ở lại thế gian, cũng không còn tranh cải nữa.
Thượng tọa Pháp Hải bước ra thưa hỏi:
- Sau khi Đại sư ra đi, y pháp sẽ phó chúc cho ai?
- Pháp trì ta đã phó truyền rồi không cần hỏi nữa. Hơn 20 năm sau khi ta diệt độ, tà pháp sẽ nhiễu loạn nghi ngờ tông chỉ của ta. Sẽ có người xuất hiện xả thân mạng để xác lập lại Phật giáo, dựng lên tông chỉ đó là chánh pháp pháp của sơ Tổ Đạt-ma thì không nên truyền nữa. Hãy nghe ta nói về bài tụng ấy:
Ta đến vào đời đường
Một hoa nở năm cánh
Truyền pháp cứu mê tình
Kết quả tự nhiên thành.
Bài tụng của Nhị Tổ Tuệ Khả:
Xưa nay nhờ có đất
Bản nguyên nếu không đất
Gieo trồng mới nở hoa
Hoa tâm từ đậu nở?
Bài tụng của Tứ Tổ Đạo tín:
Hoa thuộc loại hữu sinh
Các duyên không hòa hợp
Từ đất trồng ra hoa
Trồng trọt không kết quả.
Bài tụng của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn:
Hữu tình gieo giống xuống
Vô tình không gieo xuống
Vô tình không ra hoa
Tân địa cũng không sinh.
Bài tụng của Lục Tổ Tuệ Năng:
Đất tâm chứa hữu tình
Ngộ được hoa hữu tình
Mưa pháp liền ra hoa
Quả Bồ-đề tự thành.
Đại sư nói tiếp:
-Lấy ý bài tụng của Sơ tổ Đạt-ma ta sẽ nói hai bài tụng nữa, ai vẫn mê mờ y theo tụng này tu hành sẽ được kiến tánh. Tụng thứ nhất:
Tâm địa chánh gieo hoa
Cùng tu Bát-nhã tuệ
Năm cành theo gốc mọc
Đương lai Phật Bồ-đề.
Lục Tổ nói tụng xong, chúng tăng giải tán suy nghĩ biệt Đại sư trụ thế chẳng còn lâu. Đến ngày mùng ba tháng tám sau buổi thọ trai Đại sư nói:
Các ông ngồi yên chỗ, ta từ biệt các ông. Ngài Pháp Hải liền hỏi.
Bạch hòa thượng! Sự truyền thọ pháp đốn giáo này từ trước đến nay để bao nhiêu đời?
Đầu tiên truyền thọ qua bảy Đức Phật đến Phật Thích-ca Mâu-ni là thứ bảy.
Thứ 8: Tôn giả Ca-diếp
Thứ 9: Ngài A-nan
Thứ 10: Mạt Điền Địa
Thứ 11: Thương Na hòa tu
Thứ 12: Ưu ba Cúc Đa
Thứ 13: Đề Đa Ca
Thứ 14: Phật-đà Nan-đề
Thứ 15: Phật-đà Mật-đa
Thứ 16: Hiếp Tôn giả
Thứ 17: Phú Na Dạ Xa
Thứ 18: Mã Minh
Thứ 19: Trưởng giả Tỳ la
Thứ 20: Long thọ
Thứ 21: Ca Na đề La
Thứ 22: La hầu la đa
Thứ 23: Tăng già na đề
Thứ 24: Tăng già na xá
Thứ 25: Cửu ma la đa
Thứ 26: Xà da đa
Thứ 27: Bà tu bàn đa
Thứ 28: Ma noa la
Thứ 29: Hạc lặc na
Thứ 30: Tôn giả sư tử Thứ
31: Bà xá tư na
Thứ 32: Ưu là quật
Thứ 33: Tăng già la
Thứ 34: Tu bà mật đa
Thứ 35: Bồ-đề Đạt-ma
Thứ 36: Tuệ Khả: Cao tăng đời thường Thứ 37: Tăng Xán
Thứ 38: Đạo tín
Thứ 39: Hoằng Nhẫn
Thứ 40: Tuệ Năng
Từ nay về sau truyền dạy lẫn nhau phải có chỗ y cứ, chớ để mất tông chỉ.
Ngài pháp hải lại hỏi:
Nay Đại sư ra đi sẽ lưu lại pháp gì, để người mê đời sau được thấy Phật tánh.
Các ông lắng nghe, người mê đời sau chỉ cần biết chúng sinh thì có thể Phật tánh còn không biết chúng sinh mà cứ đi tìm Phật tánh thì muôn kiếp không thấy được. Nay ta dạy các ông: biết chúng sinh là thấy được Phật tánh. Người đời sau nếu muốn tìm Phật chỉ cần biết Phật tâm chúng sinh thì sẽ tìm Phật nếu lìa chúng sinh hoàn toàn không thấy Phật tâm:
Khi mê Phật là chúng sinh
Khi ngộ chúng sinh là Phật
Ngục si Phật là chúng sinh
Trí tuệ chúng sinh là Phật
Tâm hiểm Phật là chúng sinh
Bình đẳng chúng sinh là Phật
Vừa khởi sinh tâm khởi
Phật ẩn trong chúng sinh
Tâm niệm luôn bình đẳng
Chúng sinh liền có Phật
Tâm ta tự có Phật
Phật đây là chân Phật
Nếu tâm không có Phật
Tìm Phật ở nơi đâu?
Đại sư nói tiếp:
Ta sẽ nói thêm bài tụng "Tự tánh chân Phật giải thoát: Người đời sau nếu hiểu ý sẽ thấy chân Phật trong tâm tánh mình.
Chân như Tịnh tánh là chân Phật
Tà kiến ba độc là ma vương
Người tà kiến ma ở trong nhà
Người chánh kiến Phật đến trong nhà
Tà kiến trong tâm ba độc sinh
Tức là ma vương đến nhà ở
Chánh kiến đến ba độc tự trừ
Ma kiến thành Phật thật không giả
Hóa thân báo thân và tịnh thân
Ba thân bản lai là một thân
Nếu hướng trong thân mong tự thấy
Là nhân Bồ-đề sẽ thành Phật
Vốn từ háo thân sinh tánh tịnh
Tánh tịnh thường ở trong hóa thân
Tánh kiến hóa thân thành chánh đạo
Về sau viên mãn đến tối chân
Tánh khiến hóa thân hành thanh tịnh
Trừ dâm vốn là thân tịnh tánh
Trong tánh chỉ tự lìa ngũ dục
Kiến tánh sát na chính là chân
Đời này nếu ngộ pháp đốn giáo
Ngộ rồi trước mắt thấy Thế Tôn
Nếu muốn tu hành tìm Phật tánh
Không biết nơi nào để cầu chân
Nếu ở trong thân tự có chân
Có chân tức là nhân thành Phật
Không tìm cầu Phật ở ngoài chân
Tìm kiếm đều là người dại si
Pháp môn đốn giáo từ tây truyền
Muốn độ người đời phải tự tu
Nay bảo người học đạo trên đời
Không thể dần dà nơi thế gian.
Nói kệ xong đai sư bảo môn nhân:
Sau khi ta đi rồi các ông chớ khóc than như phàm tình, chớ mặc trang phục và nhận lễ điếu vì đó chẳng phải là thánh pháp, chẳng phải là đệ tử của ta. Tất cả hãy ngồi lại, không khởi động tĩnh, sinh diệt, khứ lai, phải trái chỉ có tịch tĩnh mới là đại đạo. Nếu ta ở đời mà các ông làm trái giáo pháp thì ta sống cũng vô ích.
Đến canh ba Đại sư yên lặng thi tịch, lúc đó có hương thơm lạ lan khắp chùa kéo dài đến mấy ngày mới hết, rừng cây biến thành màu trắng.
Đến tháng 11, cung nghinh nhục thân Đại sư về Tào Khê táng trong long Khám, lúc đó có luồng bạch quang xông thẳng lên trời mấy ngày mới tan. Thứ sử Thiều Châu lập bia cúng dường Pháp Bảo Đàn Kinh được thượng tọa pháp Hải ghi chép lại để lưu truyền, khi thượng tọa vô thượng truyền lại cho đổng học là đạo đế, đạo đế vô thường trao lại cho đệ tử là ngộ chơn.
Đại sư vốn là người huyện Khúc Giang. Thiều Châu sau khi Thế Tôn Niết-bàn giáo pháp truyền về đông độ đến Trung Hoa ngài là bậc chân Bồ-tát thuyết chân pháp, thị hiện chân hạnh, để dụ cho bậc đại trí tu hành gặp nguy nan không thoái lui gặp gian khổ Kham nhẫn thì phước đức mới sâu dày, mới thọ không nên truyền dạy pháp Bảo Đàn Kinh đây chính là mật ý của kinh.