TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ CHƯ TÔNG

SỐ 2018 - VĨNH MINH TRÍ GIÁC THIỀN SƯ DUY TÂM QUÁN

MỤC LỤC

SỐ 2018 - VĨNH MINH TRÍ GIÁC THIỀN SƯ DUY TÂM QUÁN

DUY TÂM QUYẾT CỦA VĨNH MINH TRÍ GIÁC THIỀN SƯ-PHỤ ĐỊNH TUỆ TƯƠNG TƯ CA

CẢNH THẾ


Phàm người rõ tâm, chẳng phải biện về chân vọng có không, há chẳng phải là thuật lại văn ngôn cú nghĩa sao? Nhưng chúng Thánh ca vịnh, nêu triết giảng lượng, chẳng phải không rõ ràng, vì là vật vậy.

Do đó mà thiên đồ dị thuyết, tuy thân thuận theo cơ nghi đều quy về một pháp mà thôi. Cho nên kinh Bát Nhã duy chỉ nói không hai. Pháp Hoa chỉ nói Nhất thừa, kinh Tư Ích thì bình đẳng như như, Hoa Nghiêm thì thuần chân pháp giới. Viên Giác thì kiến lập tất cả. Hoa Nghiêm bao hàm cả mười phương. Đại Tập thì nhiễm tịnh dung thông, Bảo Tích thì bao hàm trần miễn, Niết-bàn thì bao hàm an bí tạng. Tịnh danh thì đâu cũng là đạo tràng. Thống nhiếp bao dung không điều gì mà không tận, không lý nào mà không quy. Thế nên một pháp mà cả ngàn tên, ứng duyên mà lập hiệu, không thể mang phương tiện mà nói. Mê tùy theo sự mà lập danh, cho là chúng sinh phi chân, chư Phật là thật. Nếu ngộ một pháp thì vạn pháp viên thông, nhiều kiếp ngưng trệ. Cần nên hạ quyết tâm tiêu trừ, thì diệu nghĩa vô biên nhất thời liền thông đạt. Thâm triệt tận nguồn pháp, thấu tận căn cơ của chư Phật, tơ hào đều bất động, dù không dời đổi mà chu du nơi diệu giới, biến khắp đạo tràng. Vì sao cõi Phật lại không lên, vì sao pháp hội mà không bước. Không có một tướng mà lại phi thật tướng, không một nhân mà phi nhân viên nhân, pháp hằng diệu của Như Lai, rõ ràng ngay trước mắt, phương pháp rõ ràng như nắm trong tay. Sông núi cao thấp, cùng chuyển pháp luân. Lông rồng nhỏ lớn, phổ hiện sắc thân Tam-muội. Ngồi một chỗ mà mười phương đều hiện, diễn một âm mà diệu giới cùng nghe.

Đàm huyền hiển diệu mà không hoại phàm luân, thiên biến dạng hóa mà chưa lìa chân tế, cùng nhất thời thành đạo với ba đời chư Phật, đồng đến Niết-bàn. Tập pháp cổ ở nơi ma cung. Đành pháp nơi thành tà. Trong nghịch mà tự thuận chỗ cương mà thành nhu, lên chỗ cao mà không gặp nguy hiểm, chỗ đầy đủ mà không tràn. Có thể gọi là ở nơi thẳng mà tuyệt học, đến nơi cội nguồn vô vi sâu xa, nhập vào huyền môn vi diệu, du đến cảnh giới nhất thật, không một pháp bổn hữu, không một pháp bắt đầu thành. Trong chỗ tận cùng, trước sau đều bình đẳng. Đến đi dị đồng, vạn cảnh cùng quán, thấy rõ Tam bảo thường hiện nơi Quốc độ, không đốt phạm âm mà hằng nghe tuệ quang thường chiếu nơi đại tịch.

Tam-muội này Kim quang định năm xưa nay đều rõ ràng, Thánh phàm đồng đẳng như một giọt nước mà nhuận tánh đầy tràn không khác, như hạt cải ở chỗ không v.v... dung nạp cả thái hư, chẳng phải có biệt tính mà vượt ra nhiều kiếp, tu nơi một trần mà chẳng hợp, ly tán mà chẳng phân, hòa quang mà không quần hợp, đồng trần mà không nhiễm, siêu xuất mà không lìa, minh hợp mà không quy. Nuôi dưỡng phàm Thánh mà không có chất tượng nào có thể quán. Hưng kiến pháp giới mà không lập danh tự. Nương vào cây cỏ xưa nay biến khắp, thường chiếu thì thường hiện, thiết vi không thể che được ánh sánh tỏa diệu đó. Vô trụ mà vô y, trần lao không thể thay được bản tánh đó. Phi thuần phi tạp vạn pháp không thể ẩn được tánh chân đó. Dù không nghe mà thanh âm vẫn vang dội. Rõ ràng vô tướng mà hình tượng đầy trời. Tướng nhập mà vạn cảnh thiên sai, tướng tức là Sum-la cùng một vị không từ sự là mất thể, phi cộng mà phi nhân, không thủ tánh mà nhậm duyên, cũng đồng mà cũng cũng khác, đó là tướng tức tánh. Cho nên không ngại kiến lập, tức sự của lý, nên không che lấp chân thường. Vì là hữu của không há làm hại sự phồn hưng, lấy động của tịnh mà không thiếu sự thâm tịnh. Nói một thì lớn nhỏ đều nhập. Nói khác thì cao thấp đều bình. Nói có thì lý thể tịch nhiên, nói không thì sự dụng không phế. Tuy khởi mà thường diệt thế bao hàm cả hư không, tuy tịch mà pháp giới vẫn hằng xuất hiện. Tuy động mà thường trú, vạn hóa mà không dời. Nhiệm ẩn mà thường hưng khởi, nhất thể cùng tùy ứng. Không giải mà huyễn tướng hòa hợp, không thật mà chân tánh thậm nhiên, không thành mà dị chất cùng tỏa sáng, không hoại mà các duyên cùng tuyệt. Cảnh tuy hiện mà tánh không hiện, trí tuy chiếu mà công không chiếu tịch dụng chẳng sai mà năng sở không ngăn, trang đồng với tịch cảnh, vạn tượng mà không thể trốn hình, tánh như trừng không, chúng tướng mà không lìa thể, vì thường trụ nơi tạng mà tác biến thông ngôn. Sâu xa kiên cố mà hằng tùy vật hóa, phân khởi rõ ràng mà chân như bất động. Thân nam không thân nữ, đông nhập vào phương tây mà khởi, thường tồn mà chánh triệt, nơi bận rộn mà hằng thư thả. Đầy khắp mà không đến, cùng biến mà không thường tại. Nêu nhất trần mà có cả vô biên. Quốc độ chỉ một niệm mà xưa nay vô tận. Nơi một tướng mà chẳng thăng, tức tịnh mà tùy nhiễm. Cùng năm cõi mà không đọa, xứ trược hằng thanh tịnh. Ngoài không vọng điều gì khác, trong nhìn mà không tích tụ, chán mắt mà không thấy, đầy tai mà không nghe, đầy lòng mà không biết. Biến lượng mà phi giác, vốn thành mà chẳng có. Nay hiện ra mà chẳng phải mới, không mài mà tỏ sáng, không giũa tự tịnh. Có thể gọi là thường trụ diệu thể. Linh quang chẳng trệ chí đức vang xa thần tánh độc lập. Chúng diệu quần linh, mà phổ hội làm vua của vạn pháp. Tam thừa ngũ tánh mà lại quy về. Mẹ của ngàn Thánh độc tôn độc quý. Không so sánh không trù lượng, thật là nguồn đại đạo, là chân pháp yếu, dấu tích không định. Nhiệm theo vật tánh mà vuông tròn, diệu ứng mà không tùy. Trục cơ tình mà ẩn hiển, do cuối bổn tánh mà biểu tượng nơi gốc, thể dụng hằng hưng khởi, chân thành tục mà tục lập chân. Phàm Thánh cùng tỏa chiếu, đây hiển với kia mà kia phân ở đây, chủ khách cùng tham khảo, chúng sinh thành Phật mà Phật độ sinh. Nhân quả cùng triệt, cảnh không có tự tánh mà tha tự thành, tâm không có tự tánh mà tự thành tha. Lý không thành tựu mà một tức nhiều. Sự không thành tựu mà nhiều tức một tướng tuy hư mà ngầm nơi nhất thể, tánh tuy thật mà thường ở vạn duyên. tuy hiển lộ mà khó tình cầu, nhậm siêu tuyệt mà vô phương đại dụng. Huyễn cảnh tung hoành từ một tánh mà rõ chân. Tịch diệt linh không dựa vào sum-ma mà hiển tướng, đế trí cùng phát, nhiễm tịnh cùng huân, tùy theo hữu lực vô lực mà ra vào vô tận, trục duyên thành duyên mà mệt mỏi thư thả không định. Tương nhiếp thì mảy trần không hiện, tương trợ thì vạn cảnh cùng sinh. Đến như quá trình của trăng nước, đi như mây huyễn chợt tan, Động tịnh vô ngại mà thiệp nhập vào hư dụng. Cùng đoạt cùng tồn mà linh thông chẳng lường. Không xuất không tồn tại mà diện tánh vô phương. Biển trí mênh mông đều bao nạp mà không sót một hạt cải. Linh châu tỏ sáng không nơi nào không chiếu, như chân kim tùy theo dị khí mà phân hình. Thiên sai không ngại, như nước mạnh tạo thành sóng, mà hiển tướng nhất thể không thiếu. Cùng phải cùng trái, cũng tà mà cũng chánh, cũng phải mà cũng trái, không có mà thị hiện thành có. Tợ như mộng, không thành mà tợ như thành, như huyễn trụ, y vào nguồn không mà khởi tận pháp pháp không biết, tùy biển hóa mà hưng vong. Duyên duyên tuyệt đãi, dù lên ngũ nhạc mà không cao, vào sông rạch mà không sâu. Tam độc tứ đảo mà phi phàm tám giải lục thông mà phi Thánh. Thảy đều trụ nơi chân như tịch diệt. Tận nhập vô sinh mà bất nhị. Thí ở trong đại giải thoát, trùng trùng vô tận, hiển hiện trong bất tư nghì mênh mông khó tận. Há có thể lập trước sau mà định khi vực. Vì sao lại sùng chân xích vọng, nhàm dị mà thích đồng. Muốn hoại thân huyễn hóa, không biết niệm là Thích-ca xuất thế, thiệp thiệp là Di-lặc bất sinh. Do phân biệt mà hiện tâm Văn Thù. Từ động dừng mà vận hạnh Phổ Hiền, môn môn đều khai cam lộ, vi vi đều là đề hồ, không ra khỏi cội Bồđề, mà trường xứ tạng nơi Liên Hoa. Thoáng soi mà không trần nào không thấu, đâu cần phải diệu biện phu diễn, không ai đợi mà hiển thị thần thông, động chỉ thường gặp, tối sáng không lìa chẳng phải xưa thạnh mà nay suy, há vì quên ngu mà trí hiện nói im cùng hợp, sau trước ngầm thông. Sơ tổ nào phải từ phương Tây đến, thất Phật đâu thường xuất thế. Vì tâm không thì thiên địa đều hư tịch. Tâm có thì Quốc độ đều rõ ràng. Niệm khởi thì núi gò dao động. Niệm mặc thì sông nước yên hòa. Căn cơ cao mà nói nói cùng liễu nghĩa. Chí triệt thì niệm niệm hư huyền. Khí rỗng mà pháp pháp chi viên, lượng lớn mà trần trần không bờ cõi. Ý đất thanh mà thế giới tận. Nước tâm trược mà cảnh tượng tối. Nêu một mà toàn thâu, thản nhiên bình đẳng. Đầy đủ như thế, tuy tại chánh quán, vạn pháp vốn chỉ do người chân như bao hàm chúng đức, vô niệm mà thù công đầy đủ. Vô tác mà diệu hạnh đều viên. Không vận mà thành linh trí. Pháp nhĩ vô cầu mà tự đắc, diệu tánh thiên chân mới biết. Lý trí viên dung không ngoài đại đạo. Tuyệt nhất trần mà độc lập vì sao các tướng rõ ràng mà thanh xứ đều toàn nghe thấy ngoài không pháp, há là huyền hoặc. Như vi biển đủ cả trăm sông, dụ như sắc tu-di nuốt cả bầy chim. Không có một tên nào không khuyết trương danh hiệu Như Lai, không có một vật nào không xiển hình giá-na, cùng diệu tướng vô biên. Chim kêu vượn hú, đều luận đàm pháp viên âm bất nhị, si ai thành chân nguyên giải thoát. Tham sân vận đại dụng Bồ-đề. Vọng tưởng mạnh thì Niếtbàn hiện. Trần lao khởi mà Phật đạo thành. Từ thể thí mà làm báo hóa, chưa từng không tịch tịnh, tùy duyên mà hiển hiện ra pháp thân cùng tận pháp giới, thật là sở duy của giáo pháp, bẩm thọ Thánh hiền. Thật tế của quần sinh là căn do của vạn vật, đại cương của chánh hóa, là bổn ý xuất thế là chánh giáo Tam thừa, là yếu bộ nhập đạo, là linh nguyên Bát-nhã là hang huyệt Niết-bàn. Bởi lẽ nếu mong cầu diệu lý huyền cao, là cuồng tuệ lao thần si thiền càng thân trói buộc. Thật là ngôn tư tuyệt lộ, phân biệt ý cùng.

Như vậy nên thức trí càng rõ ràng. Thần Thánh càng tỏ sáng. Không hữu càng rộng mở, căn trần khai phát, như nhìn thấy cõi tịnh thiên, không có pháp môn nào mà không hiện, không lý nào mà không rõ. Há động đến thần tình, ao xuân mà ẩn sâu chân bảo, chẳng cần lao tâm lực, nước đó mà có được huyền châu. Quán diệu giới trước mắt, chỉ đại thiên ở nơi bản thân, thâu quần sinh nơi bàn tay, nạp vạn loại trong tâm não. Thi nhất cộng mà thành tựu đại định Lăng Nghiêm. Không nêu một chữ, mà thấy hết chân kinh trước mắt. Đốn dụng nghĩa tứ cú, tuyệt lộ cả bách phi. Dọc ngang cả mười phương ba cõi, vì nhất tổng trì hiệu là đại tự tại. Thiền quang rộng mở y đức cao ngời, phiền não dứt sạch, sinh tử cũng không còn, sông ái khô cạn mà núi tình mạn cũng băng lỡ tiêu diêu ngoại vật mà vô đắc vô cầu. Hư không bao la, nhật nguyệt dần tỏ rạng. Nhưng về sau thì nhật nguyệt càng du hý, bi trí đều vận. Việc cứu thế như huyễn, độ sinh đồng như hư không, nói có mà không trái với không. Lý chân mà không phá tục, như trời đất đeo ngang, như nhật nguyệt cùng tu. Thị hiện Thánh phàm, vào sinh ra tử, trí ấn thật tướng, kiến tại pháp tràng, đạo tác một loại quang minh, làm bến bờ cho vạn đồ, làm cho tro lạnh thành lửa nóng, đốt thiêu tất cả, vĩnh viễn ra khỏi biển khổ làm bậc minh đạo cho chúng mê đồ, lần lửa ngăn chiêu, tùy trí thư thả nhọc mệt. Tuy vô trí mà vạn pháp đều viên thông. Tuy không thấy mà tất cả đều tỏa hiện. Nhưng khế hợp chỉ thể này vốn là tự nhiên. Như mùa xuân cây cỏ nảy mầm, đốn hiện mười thân, hưng khởi tứ trí, cũng như ý tràng, như đại bảo trụ. Pháp tài phong phú, lợi vật làm sao cùng, cho nên gọi là rừng cây công đức, bèn tự xưng là tạng vô tận, lẽ nào lại không tỏa chiếu, đêm tối không ánh đèn ư?

Vì sao khởi tâm hạn lượng mà suy xét, chỗ sâu cạn của thái hư. Định ra biên cương của pháp giới, khiến cho tình sinh phân biệt mà không vượt qua cảnh trần, hướng trên cảnh chân như mà cổ động tâm cơ, trong biển tịch diệt mà sóng thức dậy tràn. Không quản sự tồn kiến hướng vách mà trộm quang, lập ra trí năng sở, khởi giải thắng liệt lấy văn mà định chỉ, dùng lời mà phân tông. Há lại thâu nạp mười phương hư không trong lỗ chân lông, một sát-na hiện ra thế giới ức Phật mỗi mỗi thân biết hiện khắp cả cõi, mỗi cõi bao hàm vô biên thân, nương vào cổ xe cao lớn mà mang đi cả kinh quyển Đại thiên. Bước lên pháp tòa của Đăng Vương, ăn cơm hương tích, mặc thượng y Ca-diếp vào nhà Thích-ca. Trong khoảnh khắc sinh ra nhiều đời khắp cả thế giới. Bụng nuốt phong luân miệng thổi kiếp lửa. Biến gò núi thành đất báo, dời tịnh độ về cõi uế. Trong lỗ chân lông phóng ra vô lượng hào quang, một lời mà diễn cả biển giáo tư nghì. Đây bèn thường phân theo quần sinh, cùng làm bạn với chúng Thánh, không có pháp nào mà không rõ ràng. Người có tâm đều như thế, chẳng phải dựa vào lực biến thông. Không từ nhân tu chứng, đức lượng đầy đủ trong vi trần. Một hương một vị, đồng với diệt tận định môn. Loài côn trùng vi tế, không muội nơi linh tri tịch chiếu, như vậy đâu thể cho mình tâm chí hẹp hòi mà khuất phục dù có thần châu mà lại làm kẻ xin ăn, giữ kho vàng mà chịu nghèo hèn, làm cô phụ tánh linh, mai một gia bảo. Hoặc xa lìa mà bảo trì thiên chánh, hoặc tuyệt phần mà cam chịu trần lao. Không nhận trần lao, hoặc nhân vọng mà theo tà tông. Hoặc chấp quyền mà lao tu tiệm hạnh. Hoặc cho quả vị cao mà suy đến cực Thánh. Hoặc tích đức đầy trong ba tăng kỳ. Không biết toàn thể hiện tiền, còn mong cầu diệu ngộ. Há biết từ xưa vốn đầy đủ, vẫn đợi công thành, không nhập vào viên thường, cuối cùng thành luân chuyển. Chỉ vì mê muội nơi Thánh đức mà vọng biện chân tông, bỏ giác theo trần, bỏ gốc lấy ngọn. Mang ma chướng hữu vô, vào rừng tà nhất nhị, cắt bỏ chân như phân la pháp tánh. Y vào trần sinh diệt mà tùy cảnh hữu vô, chấp đoạn mê thường theo duyên rồi bỏ tánh, lầm theo trí giác rồi điên đảo tu hành. Hoặc hòa thần dưỡng khí mà bảo thủ tự nhiên. Hoặc chất suy hình mà làm chí đạo. Hoặc chấp vào không mà mạo lập hiền cảnh. Hoặc cầu tịnh lự mà theo vọng trần, hoặc dựa vào cảnh duyên mà ôm giữ tướng. Hoặc làm mất linh nguyên chân chiếu. Hoặc làm tổn chánh nhân Phật pháp, hoặc tuyệt thức ngưng thần thọ báo ở nơi đất vô tình. Hoặc ngưng tâm tuyệt sắc, trụ quả ở nơi trời Bát nạn. Hoặc chấp có mà giữ thành khô. Hoặc bát không mà đồng với sừng thỏ. Hoặc tuyết thấy mà ở nhà tối. Hoặc lập chiếu sáng mà còn sở tri. Hoặc nhân hữu giác là hình của chân Phật, hoặc vô tri đồng với cây cỏ. Hoặc chấp vọng mà đồng với quả cứu cánh. Hoặc giữ ngu si vô phân biệt mà làm đại đạo. Hoặc thấy không, bài thiện ác, mà làm chân tu, hoặc hiểu tánh ngoan không bất tư nghì, hoặc thể hội chân thiện, lấy diệu sắc làm thật có, hoặc trầm cơ tuyệt tưởng đồng với thời hữu lậu. Hoặc tư duy giác quán rơi vào nơi tình lượng. Hoặc vọng tánh không cùng mà ba đầu ngầm hiểu. Hoặc mê muội nơi huyễn thể lập tông không vô, hoặc nhận ảnh làm chân. Hoặc chấp vọng mà cầu thật. Hoặc cho tánh thấy nghe là vật sống. Hoặc chỉ cảnh huyễn hóa mà làm vô tình. Hoặc khởi ý mà trái với tịch tri. Hoặc đoạn niệm mà thiếu vật dụng, hoặc mê nơi công đức tánh, mà khởi thấy sắc tâm. Hoặc căn cứ vào cứu cánh không mà tâm sinh đoạn diệt. Hoặc chấp đại lý mà đốn bỏ trang nghiêm. Hoặc mê theo tiệm thuyết mà nhất hướng tạo tác. Hoặc căn cứ vào thể tùy duyên mà kiên trì ngã chấp. Hoặc định vào nhân pháp mà rơi vào vô nhân. Hoặc chấp cảnh trí hòa hợp mà cùng thấy. Hoặc chấp tâm cảnh hổn tạp, loạn pháp năng sở. Hoặc chấp phân biệt chân tục, buộc ngu chướng trí. Hoặc giữ nhất như mà đọa vào thường. Hoặc định ra bốn tướng rơi vào trầm đoạn. Hoặc chấp vo tu mà bỏ Thánh vị. Hoặc nói có chứng mà trái với thiên chân hoặc chấp vào y chánh mà luân hồi đọa thế. Hoặc nhàm sinh tử mà táng chân giải thoát. Hoặc mê chân không mà sùng nhân chấp quả. Hoặc muội chân tế. Hoặc vui Phật chán ma. Hoặc chấp tùy nghi sở thuyết, mà giữ lời làm chân. Hoặc làm mất âm thanh thật tướng, mà ly ngôn cầu mặc. Hoặc sùng giáo thừa, mà hủy định tự tánh. Hoặc hoằng thiền quán mà bỏ nghĩa thuyên. Hoặc khởi trí giải thù thắng mà cắt thịt làm thương tổn. Hoặc trụ nơi bổn tánh thanh tịnh, mà chấp thuốc thành bịnh. Hoặc tìm văn dò nghĩa mà uống nước khách. Hoặc thủ tịnh cư nhàn, mà ngồi ở pháp trần. Hoặc khởi có mà đắc tâm, đàm luận Đại thừa vô tướng. Hoặc khởi thân tâm tinh tấn mà chấp hữu vô, hoặc giữ nhậm chân vô sự mà trầm nơi tuệ phược. Hoặc chuyên buộc niệm cần tư mà mất nơi chánh thọ. Hoặc duyên vào vô ngại tự tại, mà buông xả tu hành. Hoặc tùy mà dựa vào bổn tánh không. Không chấp triền cái, mà càng vọng trừ đoạn. Hoặc bảo trọng mà sinh pháp ái. Hoặc khinh mạn mà hủy Phật nhân, hoặc tiến cầu mà trái bổn tâm. Hoặc thoái đọa mà thành phóng dật. Hoặc nói chứng tương trái mà thiếu thật địa. Hoặc nói chứng tương trái mà trái với thật địa. Hoặc thủ tịch mà trụ không làm mất tánh đại bi. Hoặc chấp ngã kiến mà muội nhân không. Hoặc mê hiện lượng mà giữ chặt pháp chấp. Hoặc hiểu mà không tin càng sinh tà kiến. Hoặc tin mà không hiểu càng dài vô minh. Hoặc nói người phải pháp trái. Hoặc cho cảnh sâu mà trí cạn. Không thủ chấp mà mê pháp tánh. Hoặc xả mà trái với tức chân. Hoặc lìa mà trái chân. Hoặc tức mà quên quả. Hoặc phi mà báng thật. Hoặc phải mà báng quyền. Hoặc ác vô minh mà trái với bất động trí môn. Hoặc ghét dị cảnh mà hoại pháp tánh Tam-muội. Hoặc căn cứ vào đồng lý mà khởi tăng thượng mạn. Hoặc thiếu biệt tướng mà phá phương tiện môn. Hoặc lấy Bồ-đề mà báng chánh pháp luân. Hoặc phi chúng sinh mà hủy chân thể Phật. Hoặc chấp bổn trí mà phi quyền tuệ. Hoặc mê chánh tông mà chấp hóa môn. Hoặc bảo tồn chánh mà làm mất ý phương tiện. Hoặc hạnh nguyện không tròn mà mai một hạt giống Phật. Hoặc hành tác vô tác tri Bồ-đề hữu vô. Hoặc chấp tâm vô trước mà học tương tợ Bát-nhã. Hoặc thú cầu tịch tướng mà mê tánh cấu thật. Hoặc trụ vào chánh vị mà mất tự bổn không. Hoặc lập tướng vô quán mà che lấp mất chân như. Hoặc khởi tâm liễu tri mà trái với pháp tánh. Hoặc giữ vào chân thuyên mà sinh ngữ kiến. Hoặc thuần theo viên lý mà khởi chấp tâm, uống đề hồ mà thành khí độc.

Trên đã lược nêu một trăm hai mươi loại kiến giải tà tông, đều là mê tông biến chỉ. Tất cả đều không thể dùng pháp tánh dung thông, hòa hợp nhất chỉ. Tận mê nơi phương tiện mà trầm mịch nơi sông tà. Chướng ở nơi bổn tâm không nhập vào trung đạo. Ôm lòng trói buộc nơi thủ xả. Đem pháp không mà làm cảnh ái chấp, phản chân trí mà tưởng ngại tình. Điên đảo nơi gió bát phong, khó ra khởi tứ biên, không biết trí lý tức là sinh tử. Vọng mê nơi bổn đạo. Bồ-đề từ đó mà hợp giác. Rõ thường trụ biết nước không lìa băng, linh trí thường tồn mà diệu dụng vô tận, vì sao bỏ tưởng niệm mà cầu tịch tịnh, đoạn tưởng niệm mà cầu tịch tịnh, đoạn phiền não mà chứng chân như, vọng làm vọng tu tự khó tự dễ. Vả lại tánh linh giác, vốn chẳng phải là bí mật. Tạng giáo của Như Lai thật không có che lấp. Cho nên biết lý viên thường không thiếu, căn cơ tín giải khó mà đầy đủ.

Chưa đạt được bổn tâm, vọng thức phù trầm duyên tâm xảo ngụy. Biến kế sở chấp hiện tợ như ngoại ma, người chấp giây cho là rắn mà sinh thấy không, thật không biết vạn pháp là vô thể, tất cả là vô danh. Từ ý hiện hình, nhân lời nói mà lập hiệu, ý từ tưởng mà khởi lời nói theo niệm mà ra. Tưởng niệm đều là hư, gốc ngọn đều phi hữu. Vì Tam giới, vạn vật hữu vô đều không. Tà chánh đồng luân, thiện ác đồng yếu chỉ. Hoàn toàn bỏ đại nghĩa chẳng trái với nguồn gốc ban đầu. Ở trong vô tâm mà vọng lập vị đồng, chính nơi nhất thể mà cưỡng phân ly hợp. Tự tha vừa lập, nghịch thuận liền tùy sinh, gây ra đầu mối tranh chấp, bắt đầu kết hoặc nghiệp. Trái tâm hành hóa người chấp chặt huyễn vật. Năng sở song tịch, sự lý đều không. Đã tạo ra hoặc nhân, không đâu không là quả huyễn. Muốn biết diệu lý, duy ở tại quán tâm. Một niệm nghiệp hằng sa mà năng tiêu. Một ngọn đèn sáng sáng tỏa cả ngàn năm tăm tối. Tự nhiên không lập danh tướng, giải hoặc tịch nhiên, há có vật nên tình, vạn cảnh cùng tác tối. Thủ xả đều mất, phải trái đốn dung. Tăm tối chợt tan, khoát nhiên thanh tịnh, không đâu chẳng phải là bất tư nghì giải thoát, tận cùng là đạo tràng đại tịch diệt, thấy nghe đều quên, thân tâm không nương tựa, tùy duyên dưỡng tánh, theo chỗ mà tự tiêu, như sóng đánh vào thuyền huyễn.

Nay khuyên chư hậu hiền, nên chỉ đi theo con đường này. Nếu nghe mà không tin, còn kết nhân Phật chủng. Học mà chưa thành, vân tăng phước nhân thiên.

DUY TÂM QUYẾT CỦA VĨNH MINH TRÍ GIÁC THIỀN SƯ-PHỤ ĐỊNH TUỆ TƯƠNG TƯ CA

Trong tổ giáo tông có hai môn. Mười độ vạn hạnh xưng là tôn. Tên đầu tiên là chỉ quán trợ tân học, sau thành định tuệ Bồ-đề căn. Duy nhất pháp mà tợ cùng phân. Pháp tánh tịch nhiên thể là chân chỉ. Tịch mà thường chiếu còn diệu quán. Định là cha, tuệ là mẹ, mang thai nhà cửa ngàn Thánh, tăng trưởng căn lực dưỡng Thánh thai. Niệm niệm ra đời thành Phật tổ. Định làm tướng tuệ làm tướng. Năng chúc tâm vương thành vô thượng, làm cho quần sinh chứng đạo môn. Cũng là đạo Bồ-đề cổ Phật. Định như nguyệt quang chiếu đạo tà. Có thể chuyển đèn trí phân minh. Huân nhuần mầm đạo trừ ái kết. Tuệ như mặt trời phá nhà tối vô minh, khiến cho thần ngu phu tà kiến. Tận thành Bát-nhã Ba-la-mật thiểu thời mặc sát-na tịnh dần dần tiến tu thành chánh định. Chư Thánh so lường công không nhiều. Trọn thấy diệu Thánh nơi đài linh. Tợ như mới vừa nghe pháp. Năng huân thức tạng khởi giác chủng. Một niệm hồi quang chánh trí khai khoảng khắc thành Phật pháp. Như thế lực thiền định bất tư nghì.

Biến phàm thành Thánh lúc sát-na vô biên sinh tử căn.

Do đoạn hang huyệt trần lao nhiều kiếp. Giòng nước tâm định ý châu ánh sáng che khắp vạn trượng ngàn đường. Quyết khai mắt sáng không tùy vết ba cõi, nguyên không một pháp câu. Giặc giác quán ứng thời khắc. Bịnh phan duyên tinh điều nhiên, tẩu niệm cấu hề rửa hoặc trần Hiển pháp thân hề, kiên tuệ mạng như đoạn núi như dừng biển. Trong trời đất trọn không thay đổi. Đóm tợ lưu ly hàm trăng báo. Điều nhiên không dựa mà không đợi. Tuệ Bát-nhã chẳng thể lường, tự nhiên tỏa hiện tâm quang, dẫn đạo theo cửa vạn hạnh. Trong tất cả thời xưng pháp vương tát biển khổ, đạp núi tà. Mây vọng nguyện tận phiến thời gian, bần nữ trong nhà vàng chợt hiện tráng sĩ trên cổ đeo vòng châu chặt si mê không còn dòng đục. Uy mãnh đại hùng càng vô tận, làm cho giường sắt cột đồng tan. Lại khiến ma oán nghiệp quả tiêu và tranh tụng thành hiếu nghĩa, phổ hiện quần sinh trí chư Phật. Bên tà ác tuệ tận triều tông.

Muỗi kiến côn trùng đều được thọ ký. Thiên tu định đốn âm, vật tỏa hề chánh mạng. Như đem chánh tuệ chiếu thiền na, vạn pháp tự nhiên rõ như gương. Biến tu tuệ thuần dương vật khô thành ngưng trệ.

Cần dựa diệu định trợ quán môn. Như trăng tỏa sáng trừ tăm tối, khuyên chúng học chớ nên tu. Từ đây một thể không hai lối, tợ thú hai chân bay giữa trời. Như xe hai bánh nương trăm trâu, tức hướng phàm đồ lên giác ngạn. Nơi biển nghiệp thiếu thuyền từ. Hoặc sự định chế một nơi không xong. Hoặc lý định, hoặc lý định duy nên thẳng tới quán, tâm tánh. Hoặc sự quán nói rõ các pháp tướng sinh ra trù toán. Hoặc lý quán đốn liễu không một pháp nào mà không có bờ kia. Định tức tuệ mà phi nhất phi nhị phi tâm kế. Tuệ tức định không đồng không khác, tuyệt cả quán nghe. Hoặc song vận tức tịch mà chiếu thông chân huân. Hoặc cùng tận phi định phi tuệ siêu lên thường chuẩn. Một trần nhập định các trần cùng khởi. trong môn Bát-nhã thành ra pháp nhĩ. Tam-muội trong thân đồng tử, thân lão nhân phân đàm về chân quỹ, nếu quán một cảnh thì vạn cảnh đều đồng, gần thì trần, xa thí Quốc độ đều thông cả, trên đường chân như luận về sinh tử, biển vô minh viễn nói viên tông, nhãn căn có thể làm Phật sự. Sắc trần nhập đinh thì hương trần khởi. Tâm cảnh thì đồng với cái thấy. Ai nói không tin sóng nguyên mà nước phi tịch phi chiếu tuyệt hết ngôn từ suy tưởng. Mà tịch mà chiếu không gì sánh. Quyền thật song hành mà xiển dương chánh đạo, thể dụng lại bao hàm cả diệu chỉ. Xin khuyên chư vị chớ hư bỏ tháng ngày qua mau, tán loạn đều nhân nơi khuyết định môn. Kẻ ngu vì thiếu chân trí. Lời chân thật phải nhập vào tai. Thiên kinh vạn luận đồng với tiêu ký. Định tuệ toàn tu không thể quên. Một niệm đốn quy về đất chân giác. Định cần tu tập tuệ cần lắng nghe, chớ để cho một điểm linh đài mê muội, dần thành tựu tôn bảo, học định di hầu sinh về thiên giới, người nữ vừa nghĩ nhập đạo thì tư lợi, lợi tha nhân quả đều đầy đủ. Nếu trừ định tuệ, nếu trừ thì không thể luận.

CẢNH THẾ

(Cảnh tỉnh đời)

Phàm không thể nhập bổn đạo, không trầm tịch sinh tử, không rơi vào chỗ sinh tử của thai; noãn, thấp, hóa, các loại phi trần làm mất thân người, như đất nơi đại địa. Được thân người như hạt bụi nơi móng tay. Trong thân người sinh ra nơi tiện nhân và nơi trung quốc. Hoặc thọ nữ nhân, nếu là nam tử trăm, thứ bịnh tật. Như đầy đủ mười tướng trượng phu. Chỉ sở nhiều đời sinh trong ngũ trược, lấy nhục thân làm mạng, một báo oán như lửa đá gió đèn, che mất ánh sáng mà thôi. Ở trong cõi người được thọ mạng, được phú quý thì vạn người không được một. Trong đó thì đầy sự tai hoạ bịnh hoạn khổ não. Nếu có chút sự vui thì cũng lo sợ phiêu trầm. Lo sinh xứ, lo già bịnh, lo chết mất thần linh. Người có vinh hiển thì kiêu sa, có nhục bại thì thất ý. Có vui động đến tình địa, có khổ thì thông não tinh thần... cho đến khi trời nóng thì bức não thân thể, lạnh thì phiền muộn không thôi, đói khát sợ hãi làm não hại ý chí. Thuận thì yêu thích, nghịch thì oán ghét. Thân thì ràng buộc sơ thì oán ghét, hại thì tổn thể buồn thì hại ruột... cho đến gặp cảnh sinh tâm, tùy tình mà động niệm. Dù tốt dù xấu lòng không mong cầu, đều là nhân kéo dài nghiệp trầm luân làm táng tận đạo khổ.

Như nay không đắc sát-na tại thế, cần nuôi dưỡng nhân từ, hành thiện tu tâm trừ quấy bỏ ác.

Sách nói: Làm thiện có trăm điều lành, làm ác sinh ra tai ương đều là các loại nhân duyên nghịch thuận ở thế gian. Không thọ thân tâm vọng khổ đều như thế. Không biết Tam giới duy là nhất tâm. Vì năm thức trước và thức tám đều là hiện lượng sở đắc. Ngoài pháp không tâm, lấy thức thứ sáu mà rõ ý thức, so lường tính toán mà thành ngoại cảnh, là do tưởng sinh tùy niệm mà đến. Như không tưởng niệm vạn pháp là vô hình, cho nên kinh nói:

-Tưởng diệt thì tịnh thức dừng.

Lại nói: Các pháp không kiên cố, duy lập ở nơi niệm.

Khéo giải kiến, không là tất cả vô tưởng niệm. Nếu rõ yếu chỉ nhất tâm ngoài tâm không có một pháp nào để bàn, há lại có thị phi yêu ghét.

Bài tụng nói:

Chưa đạt cảnh duy tâm.
Khởi chủng chủng phân biệt.
Đạt cảnh duy tâm rồi.
Phân biệt liền không sinh.
Đã rõ cảnh duy tâm.
Liền bỏ tướng ngoại trần.
Từ đây dứt phân biệt.
Ngộ bình đẳng chân không.

Cho nên luận Khởi Tín nói: Tất cả cảnh giới do tâm vọng động. Tâm nếu không khởi thì tất cả cảnh giới đều diệt. Duy một chân tâm mà biến tất cả xứ. Cho nên Tam giới là hư ngụy, duy tâm tạo tác, lìa tâm tức không cảnh giới lục trần. Cho đến tất cả phân biệt, tức là do tự tâm phân biệt, tâm không thấy tâm, không có tướng có thể đắc. Tiên đức nói: Ngoài tâm có pháp, sinh tử luận hồi. Ngoài không có pháp, xa lìa sinh tử vĩnh viễn. Kinh nói: Các pháp sinh ra là do duy thức sở hiện.

Luận nói: Tam giới không có pháp khác, chỉ do tâm tạo ra. Đã tin vào một tâm, cần khế hợp thiền định. Như kinh nói: Như giáo hóa chúng sinh khắc Tam thiện đại thiên này làm thiện, không bằng nhất tâm tịnh niệm nhập pháp môn nhất tướng trong, khoảng bữa ăn, như hiểu rõ tự tâm, tương ưng với định tuệ này, thì bất động trước trần lao, Tiểu thừa chánh giác.


[Đầu trang][Mục lục bộ Chư Tông][Mục lục tổng quát]