TẠP TẠNG
SỐ 2019A - CHÂN TÂM TRỰC THUYẾT
SỐ 2019A - CHÂN TÂM TRỰC THUYẾT
KHẮC BẢN LẠI BÀI TỰA: CHÂN TÂM TRỰC THUYẾT
CÔNG PHU CHỨNG NGHIỆM CHÂN TÂM
Có người hỏi Tổ sư: đạo mầu nhiệm có thể biết định chăng?
Đáp: Thuở xưa không nói đó sau! Đạo không thuộc cái biết, không thuộc cái (vô tri) chẳng biết, biết là vọng tưởng chẳng biết là không chấp trước. Nếu chân thật hiểu đạt được chỗ không nghi ngờ, cũng như hư không bao la rộng lớn, há có thể giữ cho là phải quấy sao!
Có người hỏi thế thì chư Tổ xuất thế không làm lợi ích gì cho chúng sinh chăng? Đáp Phật Tổ thế chẳng có pháp để trao cho người, chỉ cần chúng sinh tự thấy bản tánh. Kinh Hoa nghiêm chép: biết tất cả pháp tức tự tánh của tâm, thành tựu huệ thân chẳng phải nhờ người khác mà ngộ được, vì thế Phật tổ chẳng dạy rằng, người chấp nê nơi văn tự, điều cốt yếu thôi dứt thấy được bản tâm của mình do đó, người (nhập môn) vào cửa ngài Đức Sơn liền đánh, tổ Lâm Tế liền hét, đã là dò xét thái quá, sao lại lập ngôn ngữ ư!
Hỏi: Thuở xưa nghe ngựa hí bỗng nhiên khởi phát lòng tin, ngài Lục tổ diễn nói Đàn kinh, ngài Huỳnh Mai truyền Bát-nhã, đều là phương pháp tiệm thứ cho người, há riêng không có phương tiện đối với pháp có thể được sao? Đáp trên đảnh Diệu cao xưa nay không chấp nhận lời bàn bạc, đầu ngọn núi thứ hai chư Tổ dừng như cho hội thoại, trên đầu ngọn núi thứ hai dám cầu mong sự chỉ bày phương tiện đại khái chăng! Đáng thay đấy là ngôn ngữ. Ngài vì đại đạo mầu nhiệm rộng lớn chẳng có chẳng không chân tâm vi diệu sâu kín bật dứt suy nghĩ bàn luận, cho nên bất đầu từ cửa kia mà vào. Mặc dù xem xét được năm ngàn tạng giáo chẳng lấy đó cho là nhiều thấu suốt được chân tâm, chỉ phát ra một lời, nghĩ gì so sánh đã thành pháp dư thừa rối rắm rồi. Nay chẳng tiếc để mắt một chút kính cẩn viết vài chương phát minh chân tâm để làm nền tản dần dần vào đạo, bèn ghi bài tựa.
Luận về chân tâm trực thuyết, chư Phật trao tay tổ tổ truyền nhau lại chẳng có pháp riêng. Tâm là cội nguồn của mọi người là giác tánh của chư Phật, tất cả muôn pháp đều ở trong nhất tâm, tám muôn bốn ngàn pháp môn từ tâm này lưu xuất ra ngộ tâm này thời pháp Thánh dụng thấy nhau, mê tâm này thì sinh tử không bờ mé, tâm theo sự chuyển, sự theo lý hiển bày, sự lý dung thông gọi là trực thuyết. Nay thầy Tỳ kheo ở trong rừng được thanh tịnh ban đêm sinh tâm vui mừng gặp được văn này, bèn phát tâm khắc bản lại để lưu truyền. Vâng lệnh tôi làm bài tựa để ở đầu quyển, với tài mọn lời nói thô hèn học vấn kẽm cỏi của tôi, chẳng đủ để phát minh thâm ý đó. Đại khái đặt bài tựa “Trực thuyết chân tâm” để làm nền tảng xin xem nội dung văn bản.
Kẻ hậu hạ viết bài tựa nhân ngày Tết Đoan Ngọ tháng năm năm Kỷ Sửu niên hiệu Thành Hoá.
Kinh Hoa Nghiêm dạy: tin là gốc của đạo là mẹ của tất cả công đức, nuôi lớn các thiện căn. Theo Duy Thức thì lòng tin như viên minh châu làm trong nước và có thể làm cho nước dơ đục thành trong sạch, nên biết muôn việc thiện đều phát sinh được dẫn đầu bằng niềm tin, vì thế trong kinh Phật lời mở đầu của các bộ kinh đều để câu “Như thị ngã văn” gọi là phát sinh lòng tin. Hoặc nói chữ tín bên tổ môn, chữ tín bên giáo môn có gì khác đâu, nhưng có nhiều cách không đồng. Giáo môn dạy người trời tin nhân quả, có người ưa thích phước báo an vui tin thập thiện là nhân mầu nhiệm, được sinh cõi trời người là quả an vui. Có người thích sự không tịch tin nhân duyên sinh diệt là chánh nhân, khổ tập diệt đạo là Thánh quả. Có người thích quả vị Phật tin ba a-tăng-kỳ kiếp, lục độ là nhân đại thừa, Bồ đề Niết bàn là chánh quả.
Bên Tổ môn thì chánh tín không giống như những điều đã nói ở trên, không tin tất cả đều thật có là nhân quả, chỉ cần tin bản thân mình xưa nay là Phật, tự tánh thiên chân mọi người đều có đủ, diệu quả Niết bàn ai ai cũng được thành tựu viên mãn, chẳng nhờ vả tìm cầu từ cái khác, xưa nay vốn tự đầy đủ. Tam Tổ dạy: trọn đồng như hư không không thiếu không dư, bởi do thủ xả nên chẳng như. Theo ngài Chí công thì thân vô tướng ở trong thân hữu tướng, con đường vô sinh ở trên con đường vô minh. Theo ngài Vĩnh Gia thì thật tánh của vô minh tức thật tánh, huyễn hoá không thân tức pháp thân, vì thế biết chúng sinh xưa nay là Phật, đã sinh chánh tín cần phải hiểu được điều này Ngài Ngài Vĩnh Minh dạy: tin mà không hiểu thì vô minh tăng trưởng, hiểu mà không tin thì tăng trưởng tà kiến, biết sự tin hiểu giúp nhau thì mau được vào đạo.
Hỏi ban đầu phát khởi lòng tin chưa có thể nhập đạo thì có lợi ích gì không? Theo Luận khởi tín thì nếu người nghe pháp này rồi mà không sinh tâm sợ sệt, phải biết rằng người này nhất định nối dõi dòng Phật, chắc chắn được chư Phật thọ ký. Giả sử có người có thể giáo hoá chúng sinh đầy trong ba ngàn đại thiên thế giới dạy họ tu thập thiện, chẳng bằng người trong khoảng một niệm mà suy nghĩ đúng pháp này, công đức ấy vượt trội hơn công đức đã nói ở trước chẳng phải có thể nào dùng thí dụ nói được. Theo kinh Bát-nhã thì người nào nhẫn đến một niệm sinh lòng tin thanh tịnh thì Đức Như Lai đều biết đều thấy, các chúng sinh đó được vô lượng phước đức như thế. Nên biết muốn đi đường dài ngàn dặm bước đầu tiên phải đi đúng hướng, bước đầu tiên nếu lệch hướng thì ngàn dặm điều đi lầm đường. Vào nước vô vi trước tiên phải có lòng tin đúng đắn, lòng tin ban đầu đã mất thì muôn điều thiện đều lùi sụt. Cho nên Tổ sư dạy: sai lầm một hào ly thì cách xa như trời-đất, đó là lý nầy vậy.
Có người hỏi đã phát sinh lòng tin chân chánh, chưa biết sao gọi là chân tâm? Đáp lìa vọng gọi là chân linh giám gọi là tâm. Trong kinh Lăng Nghiêm chép phát tâm này hoặc nói chỉ gọi là chân tâm có tên riêng khác chăng? Phật Tổ dạy đặt tên không đồng. Vả lại Phật dạy trong Bồ-tát giới gọi là “Tâm địa” và phát sinh muôn pháp lành, theo kinh Bồ-nhã gọi là “Bồ đề”, vì làm thể cho giác, theo kinh Hoa Nghiêm lập tên “Pháp giới” vì giao triệt dung nhiếp, theo kinh Kim cang gọi là “Như Lai” vì không từ đâu đến, kinh Bát-nhã gọi là “Niết bàn” vì là chỗ quy về của chư Thánh, kinh Kim Quang Minh gọi là “Như Lai” vì nó chân thường bất biến, kinh Tịnh danh gọi là “Pháp thân” vì là chỗ nương dựa của báo thân, hoá thân. Theo khởi tín luận gọi là “chân như” vì nó không sinh không diệt, kinh Niết bàn gọi là Phật tánh vì nó là bổn thể của ba thân (pháp thân, báo thân, ứng hoá thân). Trong viên giác gọi “tổng trì” vì lưu phát ra công đức, theo kinh Thắng man gọi là “Như lai tạng” vì nó che đậy hàm chứa, kinh Liễu nghĩa gọi là “Viên giác” vì phá tối tăm riêng chiếu soi. Do đó Thọ thiền sư duy tâm quyết dạy chúng một pháp ngàn tên ứng duyên lập hiệu, có chép đầy đủ trong các kinh không thể dẫn chứng ra hết được.
Theo lời Phật dạy đã biết, còn Tổ sao dạy là “Như” và môn đồ của Tổ sư ngăn dứt danh ngôn. Tên không đặt tại sao có nhiều tên, vì tuỳ theo căn cơ cảm ứng tên kia cũng nhiều. Có lúc gọi là “Tự kỷ” vì nó là bản tánh của chúng sinh, có khi gọi là “chánh nhãn” vì soi xét pháp hữu tướng, có lúc còn gọi là “diệu tâm” vì nó hư linh tịch chiếu, có lúc gọi là “chư chân ông” vì từ xưa đến nay có công năng gánh vát, có khi gọi là một ngàn bát không đáy vì tuỳ chỗ nơi mà sinh lờ né, có lúc gọi là cây đàn cầm không dây và âm vang phát ra đến ngày nay, có khi gọi là ngọn đèn vô tận vì chiếu phá mê tình, có lúc gọi là cây không có gốc vì gốc cành vững chắc, có lúc gọi là cây gươm rất bén vì nó cắt dứt căn trần, có lúc gọi nước vô vi vì biển chuyển hoá mé sông được trong, có lúc gọi là ma ni châu, vì nó cứu giúp làm lợi ích cho kẻ bần cùng. Có lúc gọi là không phải (chìa khoá) then chốt vì đáng bít cửa lục tình, nhẫn đến còn có tên là trâu đất, ngựa gỗ, tâm nguyên, tâm ấn, tâm cảnh (gương) tâm nguyệt, tâm châu, nhiều tên khác không thể nghi chép đầy đủ. Nếu liễu đạt được chân tâm thì các tên gọi đều hiểu, mê muội chân tâm này thì các tên gọi đều bị ngưng trệ. Cho nên đối với chân tâm rất cần thiết nên phải kỹ lưỡng.
Hỏi: đã biết danh tự của chân tâm còn diệu thể của nó thì như thế nào? Theo lành phóng quang Bát-nhã thì Bát-nhã không có tướng sở hữu chẳng có tướng sinh diệt, theo luận Khởi Tín là tự thể của chân như thì tất cả phàm phu Thanh văn, Duyên giác Bồ-tát chư Phật không có tăng giảm mé trước sinh mé sau diệt rốt ráo thường hằng, từ xưa đến nay tánh tự đầy đủ tất cả công đức. Căn cứ vào kinh luận này thì chân tâm bản thể siêu xuất nhân quả thông suốt xưa nay, chẳng lập phàm Thánh không có các sự đối đãi, như hư không trải khắp tất cả chỗ, diệu thể ngưng tịch tuyệt dứt các hý luận, không sinh không diệt chẳng có chẳng không, không động không lay chuyển trạm nhiên thường trụ gọi là ông chủ ngày xưa, gọi là người trước thời Phật Oai âm, lại gọi bản thân mình từ kiếp không trở về trước (chỉ bản lai diện mục Phật tại tâm). Trọn một bình đẳng không có một mảy may tỳ vết, tất cả sơn hà đại địa có cây rừng rậm sâm la vạn tượng, các pháp nhiễm tịnh đều lưu xuất ra từ đó.
Theo kinh Viên giác dạy: Này Thiện nam tử đấng pháp vương Vô Thượng có Đại đà-la-ni môn tên là Viên giác lưu xuất ra tất cả chân như thanh tịnh, Bồ-đề, Niết bàn, Ba-la-mật dạy bảo trao truyền cho Bồ-tát.
Ngài Khuê phong dạy tâm ấy vắng lặng chuyên nhứt, rõ ràng sáng suốt, chẳng đến chẳng đi thông suốt ba đời, không ở trong không ở ngoài xuyên suốt mười phương, chẳng sinh chẳng diệt. Há bốn núi có thể hại được, lìa tánh ly tướng năm sắc đâu thể làm mờ mắt được. Vì thế, trong Duy tâm quyết của ngài Vĩnh minh dạy: Tâm này tánh thể sáng suốt mầu nhiệm thể hội cùng khắp là vua của muôn pháp, ba thừa năm tánh đồng quy về, là mẹ của ngàn bậc Thánh độc tôn độc quý chẳng có gì sánh kịp. Thật là cội gốc của Đại đạo là chân pháp yếu, tin thì ba đời Bồ-tát đồng học nào có học tâm này, chư Phật ba đời đồng chứng nào có chứng tâm này. Diễn nói hiển bày một đại tạng giáo nào có hiển bày tâm này, tất cả chúng sinh mê vọng nào có mê tâm này, tất cả người tu hành được khai ngộ đâu có ngộ tâm này, tất cả chư tổ truyền nhau nào có truyền tâm này, nạp tăng trong thiên hạ tham vấn nào có tham tâm này. Liễu đạt được tâm này đâu đâu cũng đều đúng mọi vật tràn hiển bày, mê tâm này thì chốn chốn điên đảo niệm niệm cuồng si Thể hội được điều này là Phật tánh vốn có của tất cả chúng sinh, chính là cội nguồn phát sinh của tất cả thế giới. Cho nên Đức Thế Tôn ở non Linh Thứu lâu ngày, ngài Thiện Hiện nghiễm nhiên quên lời, tổ Đạt Ma nhìn vách nơi, Thiếu thất, cư sĩ Tỳ Da ngậm miệng, thảy đều phát minh được diệu thể tâm này. Dó đó, người mới vào môn đình của tổ, điều cốt yếu phải biết tâm thể này là trước tiên.
Đã biết diệu thể còn thế nào gọi là diệu dụng? Cổ nhân nói gió thổi tâm lay động, mây bay tánh khởi trần, nếu rõ việc hôm nay mê mờ lại con người xưa nay chính là diệu thể khởi dụng. Chân tâm diệu thể xưa nay bất động, yên tĩnh chân thường, trên cái chân thể có diệu dụng hiện tiền, chẳng ngăn ngại theo dòng được mầu nhiệm. Vì thế, Tổ sư có bài tụng.
“Tâm tuỳ muôn cảnh chuyển.
Chỗ chuyển thật u huyền.
Tuỳ dòng nhận được tánh.
Không mừng cũng chẳng lo.”
Cho nên trong tất cả thời động dụng thi vi, đi đông đến tây ăn cơm mặc áo, cầm muỗng co duỗi nhìn phải liếc trái đều là diệu dụng chân tâm hiện tiền. Phàm phu mê muội điên đảo trong lúc mặc áo chỉ khởi hiểu là mặc áo, lúc ăn cơm chỉ hiểu ăn cơm, tất cả sự nghiệp chỉ chuyển theo nhau. Do đó, ở trong nhật dụng mà không hay ở trước mắt mà không biết, như là người ở dưới thức tánh động dụng thi vi mà chưa từng mê muội. Vì thế tổ sư nói:
Ở trong thai gọi là thần.
Ở thế gian gọi là người.
Ở mắt gọi là quán chiếu.
Ở tai là nghe âm thanh.
Ở mũi thì ngửi mùi thơm.
Ở miệng gọi là nói bàn.
Ở nơi tay thì cầm nắm.
Ở nơi chân đi chạy.
Hiện khắp như nhiều bao gồm pháp giới lại thâu nhiếp trong một vi trần, biết đó là Phật tánh, người không biết gọi là linh hồn. Sở dĩ đưa ra các công án “Đạo Ngô Vũ hốt” “Thạch củng niêm cung” “Bí ma kình xoa” “Câu chi thụ chỉ” “Hân châu đả địa” “Vân Nham sư tử” chẳng phải không phát minh ra đại dụng này. nếu trong nhựt dụng không mê muội, tự nhiên tung hoành vô ngại.
Diệu dụng của chân tâm chưa xét là đồng hay dị? Xét về tướng thì chẳng phải đồng, xét theo tánh thì chẳng khác, cho nên thể dụng này chẳng phải một chẳng phải khác. Làm sao biết được như vậy? Thử bàn về đều ấy. Diệu thể bất động tuyệt các đối đãi lìa tất cả tướng, chẳng phải liễu đạt tánh khế tướng, không có gì so sánh lý kia được, diệu dụng tuỳ duyên ứng với muôn loại. Vọng lập tướng hư vọng dừng như có hình trạng, xét điều này hữu tướng vô tướng nên chẳng phải một. Lại dụng từ thể phát khởi nhưng dụng không lìa thể, thể hay phát dụng mà thể chẳng rời dụng, xét về điều này thì lý không rời nhau nên chẳng phải khác. Như nước lấy tánh ướt lâm thể vì thể không lay động, sóng lấy động làm tướng vì nhờ gió mà nổi sóng. Tánh nước tướng sóng động cùng không động nên chẳng phải một, song ngoài sóng không có nước ngoài nước không có sóng, tánh ước là đồng nên chẳng khác. Thể dụng đồng khác như các thí dụng trên có thể biết.
Thể dụng của chân tâm mọi người đều có, tại sao nói Thánh phàm không đồng? Chân tâm của Thánh phàm vốn đồng nhau, nhưng phàm phu với vọng tâm nhân vật mất đi tự tánh thanh tịnh bị những việc này làm ngăn trở, vì thế chân tâm không được hiện tiền, như trong tối bóng cây im xuống dòng suối có mà không biết. Cho nên trong kinh chép: Này thiện nam tử! Thí như hạt châu báu ma ni trong sáng chiếu ra năm màu tuy nơi đều hiện, những người ngu si thấy ma ni thật có năm màu. Này thiện nam tử! Tịnh tánh viên giác hiện nơi thân tâm tuỳ loại đều ứng, với người ngu si cho rằng tánh viên giác thanh tịnh thật có thân tâm như vậy, tự tánh cũng lại như thế.
Triệu luận cho rằng vũ trụ trong càn khôn có một vật báu hình ngọn núi ẩn kính trong đó, đây chính là chân tâm tại triền. Theo Ngài Từ Ân dạy thì pháp thân bổn hữu chư Phật đồng nhau, phàm phu bị vọng tình che lấp có mà chẳng biết, ở trong phiền não trói buộc được cái tôn Như Lai tạng. Ngài Bùi Công nói trọn ngày viên giác mà chưa từng viên giác ấy là phàm phu. Vì thế biết chân tâm tuy ở trong trần lao mà chẳng bị trần lao làm nhiễm ô, như bạch ngọc bỏ vào bùn mà màu sắc nó không thay đổi.
Chân tâm bị vọng tưởng thì là phàm phu, làm cách nào để ra khỏi vọng Thánh? Theo xưa thì vọng tâm không có chỗ nơi tức Bồ đề, sinh tử Niết bàn vốn bình đẳng. Trong kinh dạy huyễn thân của chúng sinh đó diệt thì huyễn tâm cũng diệt, huyễn tâm diệt nên huyễn trần cũng diệt, huyễn trần đã diệt nên cái diệt huyễn cũng diệt, huyễn diệt diệt rồi nên nên cái chẳng phải huyễn không diệt, thì như lau gương bụi cấu hết thì ánh sánh hiện. Ngài Vĩnh gia cũng dạy tâm là căn pháp là trần, cả hai cũng như vết dơ trên gương, khi vết dơ hết thì ánh sáng mới hiển bày, tâm pháp đều vọng tánh tức chân, đây chính là ra khỏi vọng mà thành chân.
Theo Trang Sinh thì tâm gặp nóng bốc lửa, gặp lạnh thì đóng băng, mau chong trong khoảng cúi ngước, lại bao trùm ngoài bốn biển, ở ao vực yên tĩnh, động kia cách xa như trời duy có tâm người chăng! Đây là Ngài Trang Sinh trước tiên nói tâm phàm phu không thể trị phục như thế, chưa xem xét theo tông môn thì dùng pháp gì để trị vọng tâm? Đáp dùng pháp vô tâm để trị vọng tâm, nếu có người vô tâm thì đồng với cỏ cây, nói về vô tâm xin cho một thí dụ. Nay nói về tâm chẳng phải thể vô tâm gọi là vô tâm, hể trong tâm không có vật gọi là vô tâm, như nói cái bình không, trong bình không có vật thì gọi là bình không, chẳng phải thể của bình không có gọi là bình không.
Tổ sư dạy: ông chỉ đối với tâm vô sư, đối với sự vô tâm thì tự nhiên rỗng rang mà sáng suốt vắng lặng mà lại mầu nhiệm, đó là ý chỉ của tâm. Căn cứ vào đây thì lấy cái không có vọng tâm chẳng phải không có chân tâm diệu dụng, xưa nay chư Tổ dạy phương pháp công phu vô tâm đều chẳng giống nhau. Nay nói chung đại nghĩa lược có mười loại.
1. Xét biết là lúc công phu bình thường tuyệt niệm đề phòng niệm khởi, một niệm vừa sinh liền cùng giác phá, vọng niệm phá giác biết thì niệm sau không sinh, giác trí này cũng chẳng cần dùng, vọng giác đều vọng gọi là vô tâm. Nên Tổ sư dạy không sợ niệm khởi chỉ sợ giác (biết) chậm, lại có bài kệ chẳng cần cầu chân chỉ cần dứt chấp, đây là công phu dứt vọng.
2. Thôi dứt là lúc công phu không nghĩ hiện không nghĩ ác, tâm khởi liền dứt gặp duyên liền dừng. Cổ nhân dạy.? Lư hương trong miếu xưa ngay đó đoạn tuyệt được không còn mảy may ràng buộc xa lìa sự phân biệt, ngu ngơ như người ngu si mới có một chút phần tương ưng. Đây là công phu thôi dứt vọng tâm.
3. Dứt tâm còn cảnh là lúc công phu, đối với tất cả vọng niệm đều dứt, chẳng quan tâm cảnh bên ngoài chỉ tự dứt tâm, vọng niệm đã dứt lo gì có canh, tức là pháp môn cứu người xưa đoạt nhân không đoạt cảnh. Vì thế có câu ngạn ngữ: nơi ấy có cỏ thơm mọc đầy khắp thành mà lại không có (người xưa) cố nhân.
Theo Lung Công thì tự minh vô tâm đối với muôn vật, nào có ngại muôn vật thường vây quanh, đây là dứt tâm tồn cảnh công phu dứt vọng.
4. Dứt cảnh tồn tâm là lúc công phu lấy tất cả các cảnh trong ngoài đều quán thành không tịch, chỉ còn nhứt tâm lẻ loi đập lập. Sở dĩ người xưa nói chẳng làm bạn với muôn pháp, không cùng các trần đối đãi, nếu tâm đắm trước cảnh thì tâm tức vọng. Nay đã không có cảnh thì vọng nào có, chính là chân tâm riêng chiếu soi chẳng ngăn ngại nơi đạo, tức cổ nhân đoạt cảnh không đoạt người, cho nên có câu ngạn ngữ hoa trong vườn đã tàn mà ngựa xe vẫn còn chen chúc. Lại có câu “Ba ngàn kiếm khách nay ở đâu, độc kế Trang chu định thái bình, đây là dứt cảnh tồn tâm công phu dứt vọng.
5. Dứt cảnh dứt tâm là khi công phu trước tiên ngoại cảnh phải vắng lặng, kế đến diệt nội tâm, tâm cảnh trong ngoài đã vắng lặng, cuối cùng vọng từ đâu mà có. Nên ngài Quán Khê nói mười phương không có vách ngăn rơi vào bốn hướng cũng chẳng có cửa, sạch làu làu đỏ chói chói, tức Tổ sư đoạt pháp môn cả hai tâm, cảnh. Nên có câu ngạn ngữ mây bay nước chảy qua rồi tịch nhiên trời đất rỗng không. Lại nói người trâu đều không thấy chính là lúc trăng sáng, đây là cách dứt tâm dứt cảnh công phu dứt vọng.
6. Tồn cảnh tồn tâm là lúc công phu tâm trụ tâm vị cảnh trụ cảnh vị, có lúc tâm cảnh đối nhau, thì tâm không chấp cảnh, cảnh chẳng tới tâm đều không đến nhau, tự nhiên vọng niệm không sinh vì đối với đạo vô ngại. Theo lành gọi là pháp trụ pháp vị tướng thế gian thường trụ, tức tổ sư Nhân cảnh đều không đoạt pháp môn. Nên có câu ngạn ngữ? Lại nói trong núi ngàn muôn đoá hoa du tử không biết lối về, đây là công phu diệt vọng tồn cảnh tồn tâm.
7. Toàn thể trong ngoài là lúc công phu đối với sơn hà đại địa mặt trời và mặt trăng ngôi sao trong thân căn ngoài khí thế gian, tất cả các pháp đồng một thể chân tâm, trạm nhiên rỗng rang sáng suốt, không khác nhau một mảy may, đại thiên sa giới đã thành một khối, lại ở chỗ nào vọng tâm đến được. Cho nên ngài Triệu pháp sư dạy trời đất cùng ta đồng căn, muôn vật cùng ta đồng thể, đây là công phu diệt vọng trong ngoài toàn thể.
8. Trong ngoài toàn dụng là lúc công phu đem tất cả các pháp thân tâm ở trong và khí giới bên ngoài và hết thảy sự động dụng thi vi 1001 C đều khởi quán diệu dụng hiện tiền, tất cả đều là diệu dụng trì vọng tâm hướng đến chỗ nào mà an ở!
Ngài Vĩnh Gia dạy chúng thật tánh vô minh tức phật tánh huyễn hóa không thân tức pháp thân, theo ngài chí công trong mười hai thời có bài ca là thường ngày diễn nói, căn cơ cuồng loạn trong ẩn thân đạo nhân, ngồi nằm không biết gốc là đạo, chỉ cái gì vội chịu khổ vui. Đây là công phu dứt vọng trong ngoài toàn dụng.
9. Tức thể tức dụng là lúc công phu mặc dù thần khế hớp chân thể một vị vắng lặng, mà trong đó nội ẩn chứa sự vắng lặng của dụng tức thể nên ngài Vĩnh Gia nói:
Sáng suốt vọng tưởng giấy
Vắng lặng sáng suốt phải
Vô ký vắng lặng quấy.
Trong sự vắng lạng đã không dung chứa vô ký, trong sự sáng suốt không có dụng loạn tưởng, tất cả vọng tâm làm sao sinh khởi được. Đây là công phu diệt vọng ngay nơi thể là dụng.
10. Thấu suốt ra ngoài ngoài thể dụng là lúc công phu chẳng phân biệt trong ngoài, cũng không biện đông, tây, nam, bắc, đem bốn phương tám hướng chỉ khởi một niệm là đại giải thoát môn viên đà đà địa. Không phân biệt thể dụng, không có mẩy phần thấm qua, toàn thân đã thành một khối thì vọng tưởng kia ở chỗ nào khởi lên được. Cổ nhân dạy toàn thân không có vết khâu rạn nứt trên dưới thay đổi thành khối tròn xoe. Đây chính là công phu diệt vọng thâu rõ ra ngoài thể dụng.
Trên đây đã kể mười loại công phu, thập pháp môn thì không cần cận dụng toàn bộ, chỉ cần thực hành công phu được một môn thì công phu đã thành tựu. Vọng tưởng tự diệt chân tâm ngay nơi đó hiển hiện, tùy theo căn cơ và thói quen nhiều đời từng có duyên với pháp nào thì nên tu tập theo cách đó. Công phu này chính là công vô công dụng, chẳng phải công sức có tâm. Vì đây là pháp môn thôi dứt vọng tâm khẩn yếu nhất, chỉ có văn nói nhiều, kia văn viết không nhiều.
Đoạn văn trước nói dứt vọng chưa xét nhưng chỉ ngồi thiền tu tập cũng chung cho cả oai nghi đi, đứng... hay sao? Theo kinh luận phần nhiều cách tu tập toạ thiền vì dễ thành công, cũng chung cho cả oai nghi đi, đứng... vì lâu dần sẽ thành thuận thục. Theo khởi tín luận nếu tu chỉ quán trụ tâm chỗ vắng lặng ngồi ngay thẳng chánh niệm, không nương hơi thở, chẳng dựa vào hình sắc, không y nơi hư không, chẳng nương đất, nước, gió, lửa, cho đến không nương vào sự thấy nghe hay biết. Tất tả các vọng tưởng tùy niệm đều trừ, cũng trừ bỏ luôn cái trừ tưởng, do tất cả pháp xưa nay không có tưởng, niệm niệm không sinh niệm niệm không phật, 1002 a cũng không được theo tâm bên ngoài nghĩ nhớ cảnh giới rồi sau mới dùng tâm trừ tâm. Nếu tâm rong ruổi tán loạn liền phải thau lại trụ ở chánh niệm, chánh niệm đó phải biết chỉ ở trong tâm không có ở ngoài cảnh giới, vả lại tâm này cũng không có tự tướng, niệm niệm bất khả đắc. Hoặc từ trạng thái ngồi đứng dạy đi tới trước hoặc dừng lại có hoạt động làm việc, đối với tất cả thời thường nghĩ phương tiện tùy thuận quán sát, lâu ngày thành thói quen thuần thục thì tâm được an trụ nhờ tâm an trụ nên dần dần mạnh mẽ lanh lợi, tùy thuận đắc nhập chân như tam muội, càng hành phục được phiền não tin tâm tăng trưởng mau thành tựu ngôi vị bất thối. Chỉ trừ người nghi hoặc không tin chê bai tội nặng nghiệp chướng ngã mạn giãi đãi, những người như thế không thể vào được. Căn cứ vào những điều này thì thông cho cả bốn oai nghi.
Theo kinh Viên Giác thì trước thì trước tiên phải nương vào đức Như Lai thực hành Xa-ma-tha, kiên trì cấm giới an ở trong chúng nhập thất toạ thiền đây là bước đầu tu tập. Ngài Vĩnh Gia dạy chúng đi cũng thiền ngồi cũng thiền, nói nén động tĩnh thể an nhiên xét theo đây cũng chung cả bốn oai nghi. Luận chung thì công sức toạ thiền còn không thể dứt tâm, huống chi đi, đứng... đâu có thể nhập đạo ư! Nếu người dụng công được thuần thục thì ngàn vị Thánh kinh sợ không xuất hiện, muôn loại yêu ma không dám quay đầu, huống chi trong các oai nghi đi, đứng, ngồi mà không có công phu. Như người muốn báo hận người khác đến trong lúc đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, uống động dụng trong tất cả thời không thể nào quên được, muốn thương mến người khác cũng như vậy. Vả lại trong tâm có chuyện thương ghét còn có tâm dung chứa được, nay công phu là việc vô tâm, tại sao lại nghi ngờ trong bốn oai nghi không được hiện tiền? Chỉ sợ rằng chẳng tin thực hành, hoặc làm hoặc tin thì trong oai nghi đạo chắc chắn không mất.
Có người hỏi:
Dứt vọng tâm thì chân tâm được hiện tiền, thế thì thể dụng của chân tâm nay ở chỗ nào?
Đáp: Diệu thể của chân tâm ở khắp tất cả chỗ. Ngài Vĩnh Gia dạy: Chẳng lìa đương xứ thường vắng lặng, tìm kiếm liền biết ông không thấy. Theo kinh thì vì tánh như hư không, và thường bất động, vì trong Như Lai tạng không sinh diệt. Ngoại đạo pháp nhãn dạy: Khắp nơi là đường Bồ-đề, chốn chốn rừng công đức, đây tức là chỗ của thể. Chân tâm diệu dụng tùy cảm hiện như tiếng vang trong háng núi. Ngài pháp Đăng xưa ứng không đọa lạc rõ ràng ở trước mắt ().
Cho nên Ngụy Phủ Nguyên Hoa nghiêm chép: Phật pháp ở chỗ nhật dụng, ở nơi bốn oai nghi đi đứng ngồi nằm, ở nơi nói bàn hỏi thăm nhau, mới tạo tác thi vị cử động niệm, lại không phải vậy. Do đó, biết thể thời ở khắp tất cả, đều có thể khởi dụng bất định chứ chẳng phải không có diệu dụng, người tu tâm muốn vào biển vô vi, vượt qua bể sinh tử, chớ mê mờ thể dụng của chân tâm hiện tiền.
Hỏi: Từng nghe có người kiến tánh xuất ly sinh tử, nhưng thuở xưa chư tổ là người kiến tánh đều có sinh có tử. Hiện nay thấy nhưng người tu hành ở thế gian đều có việc sinh tử, tại sao nói ra khỏi sinh tử?
Đáp: Sinh tử vốn không thật có vọng chấp cho là có, như người nhậm mắt thấy hoa đốm trong hư không thì người đỏ mắt chẳng tin, linh đỏ mắt nếu không có thì hoa đốm trong hư không tự diệt, mới tin là không có hoa đốm. Nhưng bệnh hoa mắt chưa diệt thì hoa đốm, kia cũng rỗng không, chỉ có người bệnh vọng chấp cho là hoa đốm, nó chẳng có thật thể. Như người nhận lầm sinh tử có thật, nếu có người không sinh tử bảo rằng: Vốn không có sinh tử, người kia một khi dứt vọng tưởng thì sinh tử tự trừ, mới biết sinh tử xưa nay không thật có, nhưng lúc chưa dứt được sinh tử thì sinh tử cũng chẳng thật có, do vì nhận thức sai lầm nên cho sinh tử là thật có.
Trong kinh dạy: Này thiện nam tử! Tát cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay có nhiều thứ điên đảo cũng như người dễ lầm chỗ thay đổi của bốn phương, vọng nhận bốn đại làm tự thân tướng, trần duyên bóng dáng sáu trần làm tự tâm tướng. Thì như bệnh nhậm mắt kia thấy hoa đốm trong hư không, nhẫn đến như các hoa đốm diệt trong hư không, thể nói nhất định có chỗ diệt. Vì sao? Vì không có chỗ sinh khởi. Tất cả chúng sinh ở trong vô sinh thấy có sinh diệt, vì vậy mới gọi là luân hồi trong sinh tử.
Căn cứ vào kinh văn này tin hiểu biết rõ Viên Giác chân tâm vốn không có sinh tử. Nay biết không có sinh tử mà chẳng thể thoát khỏi sinh tử, vì công phu chưa đến nơi đến chốn. Cho nên trong giáo lý có dạy: Am-bà-nữ hỏi ngài Văn-thù biết rõ pháp sinh là không sinh tại sao còn bị lưu chuyển trong sinh tử?
Ngài Văn-thù trả lời:
Vì sức công phu ấy chưa rốt ráo.
Sau đó có người tiến vào chỗ ngài sơn chủ hỏi Tu Sơn chủ:
Biết rõ pháp sinh là không sinh tại sao lại còn bị lưu chuyển trong sinh tử?
Ngài Tu đáp: Măng cuối cùng thành tre, như nay lấy cật để làm gì, sở dĩ biết không có sinh tử nhưng không bằng thể hội được cái không sinh tử. Thể hội được điều không sinh tử chẳng bằng khế ngộ điều không sinh tử, khế ngộ không sinh tử chẳng bằng sử dụng được cái không sinh tử. Người thời nay còn chẳng biết cái không sinh tử, 1002c huống chi thể hội cái không sinh tử khế ngộ cái không sinh tử và dụng được cái không sinh tử ư! Vì vậy, người nhận sinh tử chẳng tin pháp không sinh tử, cũng không nên chăng?
Như đoạn kinh văn trước dạy dứt vọng tưởng thì chân tâm hiện tiền, vả lại như lúc chưa dứt vọng, chi cần hết vọng là công phu vô tâm, lại có phương pháp gì khác có thể đối trị các vọng tượng được?
Đáp: Có chánh, trợ không đồng, dùng vô tâm dứt vọng là chánh, nhờ tu tập các việc thiện là trợ giúp. Thí như gương sáng bị bụi trần che mờ, mặc dù dùng sức của cánh tay lau chùi, cần phải có diệu (thuốc hay) chà mài thì ánh sáng mới xuất hiện. Bụi cấu là phiền não, sức của cánh tay là công phu vô tâm, thuốc hay để kì cọ là các điều kiện, gương sáng là chân tâm.
Theo đuổi tính luận tin thành tựu phát tâm là phát những tâm gì?
Đại khái có ba loại:
1. Trực tâm: Vì nghĩ đúng pháp chân như.
2. Thâm tâm: Vì tu tập tất cả điều thiện.
3. Đại bi tâm: Vì muốn cứu giúp cái khổ cho tất cả chúng sinh.
Hỏi: Đoạn văn trên nói một tướng đồng cả pháp giới, phật thể không hai, tại sao không nghĩ đến chân như, lại nhờ cậy cầu học các điều thiện?
Đáp: Thí như thể tánh của hạt đại ma ni báu sáng sạch lại không có cấu dơ của quặng. Nếu người tuy nghĩ nhớ bảo tánh nhưng không dùng phương tiện nhiều lần mài giũa đối trị thì cuối cùng chẳng sạch được, do vì lượng cấu dơ ở khắp tất cả pháp. Tu tất cả hạnh thiện, pháp chân như thể tánh rỗng rang sáng sạch như thế mà có vô lượng phiền não làm nhiễm dơ. Nếu người tuy nghĩ nhớ chân như mà không dùng phương tiện huân tập cũng không sạch được, vì vô số cấu dơ trùm tất cả pháp khắp, tu hết thảy hạnh thiện dùng để đối trị. Nếu người tu hạnh tất cả pháp thiện thì tự nhiên quy thuận về pháp chân như.
Theo những điều đã luận bàn này thì dùng thôi dứt vọng tâm làm chánh, tu các pháp lành là trợ giúp. Nếu lúc tu các pháp thiện mà tương ưng với vô tâm thì không nên chấp trước nhân quả, nếu chấp nhân qua liền rơi vào quả báo nhân thiên phàm phu, khó chứng được chân như thì không giải thoát sinh tử. Nếu tương ưng với tâm chính là (thuật) phương pháp để chứng nhân như nghệ thuật khéo thoát sinh tử. Đồng thời được phước đức vô lượng. Kinh Kim Cang Bát-nhã chép đức phật dạy ngài Tu bồ-đề nếu Bồ-tát không chấp tướng bố thí thì phước đức ấy không thể suy lường. Nay thấy có người tham học ở thể gian vừa mới biết xưa nay có phật tánh bèn ỷ vào tánh thiên chân chẳng chịu tu tập các điều thiện không chỉ đối với chân tâm không liễu đạt mà còn cũng chính là trở thành giãi đãi 1003 a thì đường ác còn không thể tránh khỏi, huống chi thoát sinh tử. Thấy điều này sai lầm lớn.
Hữu tâm tu nhân thì công đức ấy không nghi ngờ, còn vô tâm tu nhân thì công đức từ đâu đến?
Đáp: Hữu tâm tu nhân được cái có làm quả, còn vô tâm làm nhân thì hiển bày tánh công đức. Các công đức này xưa nay vốn tự đầy đủ nhưng bị vọng tưởng che lấp không hiển bày rõ, nay đã diệt trừ vọng thì công đức hiện tiền. Vì vậy ngài Vĩnh Gia dạy tánh viên giác ở trong ba thân bốn trí, tám pháp giải thoát, sáu phép thần thông tâm địa ẩn khả chính là trong thể tuệ đầy đủ tánh công đức.
Xưa có bài tụng:
Nếu người ngồi tĩnh lặng
Trong khoảng một sát na
Vượt trội hơn xây tạo
Hằng sa tháp bảy báu
Tháp báu cuối cùng hóa bụi trần
Một niệm tịnh tâm thành chánh giác.
Nên biết công đức vô tâm đối với hữu tâm như vậy.
Hòa thượng Thủy Sạo ở Hồng Châu đến tham vấn ngài Mã Tổ: Như thế nào là đại ý tổ sư từ Ấn Độ sang? Sư bị Mã Tổ đạp cho một đạp ngã nhào, ngay đó hốt nhiên phát ngộ đứng dậy vỗ tay, cười lớn kỳ lạ! Kỳ lạ! Trăm ngàn tam muội vô lượng diệu nghĩa, chỉ hướng đến trên đầu một sợ lông công đức biết được căn nguyên, rồi sư bèn lạy tạ lui ra, bét theo lời nói này thì công đức không từ bên ngoài đến, vốn tự đầy đủ. Ngài Tứ tổ bảo Thiền sư Lại dung: phàm trăm ngàn pháp môn đồng quy về trong gang tấc, hằng sa công đức đều ở nơi nguồn tâm. Tất cả giới môn định môn và tuệ môn thần thông biến hóa, đều tự đầy đủ không lìa tâm ông, theo lời tổ sư dạy công đức vô tâm rất nhiều. Nhưng người ưa thích công đức sự tướng thì đối với công đức vô tâm bản thân không sinh lòng tin.
Chân tâm hiện tiền làm sao biết được chân tâm thành thục không bị chướng ngại? Người học đạo khi đã được chân tâm hiện tiền, nhưng tập khí chưa trừ, nếu gặp cảnh thuần thục có lúc cũng thất niệm, như chăn trâu tuy đã điều phục được và dắt trâu đến nơi nào tùy ý mình nhưng còn chưa dám buông dây mũi, ắt phải giữ tâm điều phục bước chân cho ổn thỏa gặp lúc dẫm vào ruộng lúa không làm hại đến lúa mạ, lúc ấy mới buông tay. Đến chỗ này thì bước đi được tiện lợi không cần dùng người chăn và dây mũi, tự nhiên không làm tổn hại đến lúc mạ nữa. Như đạo nhân sau khi đắc được chân tâm, trước tiên phải dụng công giữ gìn nuôi dưỡng, có đại lực dụng mới có thể lợi sinh nếu lúc chứng nghiệm được tâm này, trước tiên phải đem cảnh ưa thích lúc bình sinh luôn luôn tưởng ở trước mặt, của như trước khởi tâm thương ghét thì đạo tâm chưa thuần thục. 1003 b Nếu không sinh tâm thương ghét là đạo tâm đã thuần thục, mặc dù đã thuần thục như vậy cũng chưa phải tự nhiên chẳng khởi tâm tắng ái. Còn phải nghiệm lại tâm nếu lúc gặp cảnh tắng ái, đặc biệt khởi tâm thương ghét chấp lấy tượng thương ghét, nếu tâm không khởi đó là tâm không ngăn ngại, như con trâu trắng sờ sờ không làm hại lúa mạ.
Xưa có người trách phật mắn tổ là tương ưng với tâm này, nay thấy họ vừa vào tông môn, chưa biết đạo gần xa liền học cách chê phật mắng tổ, là kẻ chấp sai lầm lắm.
Chân tâm cùng vọng tâm lúc đối cảnh, làm sao phân biệt được chân vọng? Vọng tâm đối cảnh có biết, mà cái biết đó đối với cảnh thuận nghịch khởi tâm tham sân, còn đối cảnh bình thường sinh tâm si, đối với các cảnh trên đã khởi lên ba độc tham sân, si, đủ thấy là vọng tâm rồi.
Tổ sư dạy: Thuận nghịch tranh nhau là bệnh tâm. Nếu chân tâm không biết mà biết là tâm bình đẳng tự nhiên chiếu khắp, cho nên khác cỏ cây, không sinh thương ghét nên khác với vọng tâm, tức đối cảnh rỗng sinh sánh suốt chẳng ghét chẳng thương, vò chân tâm vô tri mà tri (biết).
Theo Triệu Luận bàn về tâm Thánh vi diệu vô tướng không thể cho là có, dụng càng động chẳng thể cho là không, cho đến chẳng phải có nên biết mà chẳng biết, chẳng phải không nên không biết mà lại biết. Do đó vô tri tức tri, không thể dùng ngôn ngữ khác so sánh tâm Thánh nhân. Còn vọng tâm ở nơi có chấp có ở nơi không chấp không, thưởng ở hai bên không biết trung đạo.
Ngài Vĩnh Gia dạy: Bỏ vọng tâm chấp chân lý, tâm thủ xả thành dối trá, người học không rõ dụng tu hành thì càng ngày thành ra nhận giặc làm con. Nếu là chân tâm ở nơi có không mà rơi vào có không vì thường ở nơi trung đạo.
Tổ sư dạy: Không theo duyên có chớ trụ không nhẫn trọn một bình đẳng bật dứt tự nhiên cùng tột. Theo triệu luận do vì Thánh nhân ở nơi có mà chẳng có, ở nơi không mà chẳng phải không tuy không chấp có không nhưng chẳng bỏ cái có, không. Do vậy hào quang chiếu khắp trần lao bao trùm trong năm đường, tịch nhân mà đến, e ngại như vậy mà đến, điềm đạm không làm mà không phải không làm. Đây là nói Thánh nhân duỗi tay vì người ra vào khắp năm đường tiếp dẫn giáo hóa chúng sinh. Mặc dù qua lại mà không có tướng qua lại, vọng tâm thì chẳng được như thế, cho nên nhân tâm, vọng tâm không giống nhau. Lại nữa, chân tâm chính là tâm bình đẳng thường, vọng tâm chính là tâm không bình thường. Thế nào là tâm không bình thường? 1003c Mọi người đều có đủ một tánh linh quang sáng suốt, vắng lặng như hư không trùm khắp tất cả chỗ, đối với việc thế tục mượn tên là lý tánh, với vọng thức tạm gọi chân tâm, không có một mảy may phân biệt, gặp duyên chẳng mê mờ, một niệm thủ xả chạm vật đều trùm khắp, chẳng thay đổi theo muôn cảnh trần. Giả sử theo dòng được vi diệu không lìa đương xứ mà vắng lặng, tìm kiếm liền biết y chẳng thấy chính là chân tâm.
Tại sao gọi là tâm không bình thường? Cảnh có Thánh và phàm, cảnh có nhiễm và tịnh, cảnh có đoạn và thường, cảnh có lý và sự, cảnh có sinh có diệt, cảnh có động có tĩnh, cảnh đến có đi, cảnh có tốt có xấu, cảnh có thiện có ác, cảnh có nhân có quả, bàn sơ qua thì có ngàn muôn sai khác, nay nói nêu mười cặp đều gọi là cảnh không bình thường ở đoạn trước, vì vậy gọi là vọng tâm không bình thường. Chân tâm vốn đầy đủ không theo cánh bất thường mà sinh khởi nhiều thứ sai khác. Cho nên gọi là chân tâm bình thường.
Chân tâm bình thường không có các nhân khác, ngặt vì phật dạy nhân quả thiện ác báo ứng là sao? Vì vọng tâm theo đủ thứ cảnh mà không rõ được các cảnh bèn khởi lên nhiều tâm, nên phật dạy nhiều pháp phân quả, để đối trị hàng phục các vọng tâm phải lập nhân quả. Nếu chân tâm này không theo các cảnh, do đó không khởi các tâm, thì phật sẽ không nói các pháp làm nào có nhân quả. Chân tâm bình thường không sinh chăng? Có lúc chân tâm xuất (ứng) dụng mà chẳng sinh khởi theo cảnh, nhưng diệu du hý mà không mê muội nhân quả.
Người chưa liễu đạt được chân tâm, do mê chân tâm cho nên tạo nhân thiện ác, nhờ tạo nhân thiện nên sinh trong đường thiện, vì gây nhân ác phải vào đường ác, theo nghiệp thọ sinh lý đó chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Nếu người liễu đạt chân tâm dứt hết vọng tình, khế chứng chân tâm không có nhân thiện ác thì một thân sau nương gá vào chỗ nào? Chớ cho rằng có chỗ nương gá vượt qua chỗ không nương gá. Lại toan cho là không nương gá đồng như những kẻ bơ vơ ở thế gian hoặc giống cô hồn vô chủ trong đường ngạ quỷ, đặc biệt vì câu hỏi này cầu có chỗ nương gá, liễu đạt được tánh thì không như thế, vì tất cả chúng sinh mê giác tánh, niệm ái vọng tình kết nghiệp làm nhân, 1004 a sinh trong sáu đường chịu quả báo thiện ác. Giả sử như nghiệp ở cõi trời làm nhân chỉ được quả sinh thiên, ngoài trừ chỗ sinh thích hợp còn lại đều không được thọ dụng, các đường thọ sinh đều như vậy. Vì đã theo nghiệp của mình sinh chỗ thích hợp thú vui, còn sinh chỗ không thích hợp thì chẳng vui, lấy chỗ nương cho người khác. Do đó, vó vọng tình thì có vọng nhân, có nhân hư vọng thì có quả dối trá, có quả hư vọng thì có sư nương gá, có nương gá thì phân biệt kia đây, phân biệt kia đây thì có điều đáng ưa và không đáng ưa.
Nay đã liễu đạt được chân tâm, khế hợp tánh giác không sinh diệt phát khởi diệu dụng không sinh không diệt, còn diệu dụng tùy duyên dường như có sinh diệt. Song từ thể sang dụng, dụng tức là thể, nào đáng có cái sinh diệt, người liễu đạt liền chứng chân thể, cái sinh diệt đó nào có can dự gì chứ! Như nước lấy tánh ướt làm thể và sóng làm dụng, vì tánh ướt vốn không sinh diệt tánh ướt thì riêng chẳng có sóng, sóng cũng không sinh diệt.
Cho nên cổ nhân nói: “Hết” cả đại địa là sa môn một đôi chánh nhãn, “tận” là chỗ an thân lập mạng cầu người ngộ lý. Đã liễu đạt chân tâm thì bốn loài sáu đường đồng thời tiêu mất, sân hà đại địa đều là chân tâm. Không thể lìa ngoài chân tâm này riêng có chỗ nương gá, đã không có vọng nhân ba cõi nương gá chỗ nào? Ắt hẳn chẳng có kia đây đã không có kia đây thì làm sao có việc đáng ưa và chẳng đáng ưa, tức mười phương thế giới chỉ có tâm, toàn thân thọ dụng không có sự nương gá khác. Lại trong môn thị ôn tháo thượng thư hỏi ngài Khuê phong: Người ngộ lý một thời kỳ tiễn thọ đã hết mạng chung thác sinh vào chỗ nào?
Ngài Khuê Phong đáp: Tất cả chúng sinh đều có đầy đủ giác tánh linh minh chẳng khác phật. Nếu có thể ngộ được tánh này tức là pháp thân, vốn tự không sinh nào có nương gá, tánh kinh minh không mê muội rõ ràng thường biết, không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu. Chỉ lấy hư không làm tự thể chớ nhận sắc thân, lấy kinh tri làm tự tâm, chớ nhận vọng niệm. Vọng niệm nếu khởi đều chẳng theo, thì lúc sắc mạng chung tự nhiên nghiệp không thể ràng buộc. Tuy có thân trung ấm mà hoàn toàn được tự do, thiên thượng nhân gian tùy ý gá sinh. Đây là chân tâm trước thân đến sau!
-------------------------------------------