TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ SỬ TRUYỆN

SỐ 2032 - LUẬN VỀ MƯỜI TÁM BỘ

Hán dịch: Chân Đế. Đời trần


(Phần này căn cứ ngày quyển kinh Văn-thù-sư-lợi vấn, quyển hạ, bộ Phân biệt, phẩm thứ mười lăm).

Lúc bấy giờ, Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Sau khi Phật nhập Niết-bàn, thì ở đời vị lai các đệ tử Phật sẽ phân biệt các bộ như thế nào và căn bản là thế nào?

Phật bảo Văn-thù-sư-lợi:

- Ở đời vị lai các đệ tử của ta có hai mươi bộ, có thể khiến các giáo pháp ta tôn tại trên đời. Người trong các bộ đều chứng được bốn quả Samôn, ba tạng đều ngang nhau không có các hạng hạ, trung thượng. Ví như nước biển cùng một vị mặn không khác. Cũng như người có hai mươi đứa con. Đây là lời nói chân thật của Như Lai.

Này Văn-thù-sư-lợi! Hai bộ căn bản cũng từ Đại thừa mà ra, từ Bát-nhã ba-la-mật mà sinh ra một Thanh văn, Duyên giác và chư Phật đều từ

Bát-nhã ba-la-mật mà ra. Này Văn-thù-sư-lợi, cũng như đất nước gió lửa và hư không là chỗ ở của tất cả chúng sinh. Cũng thế Bát-nhã ba-la-mật và Đại thừa là chỗ sinh ra một Thanh văn, Duyên giác và chư Phật.

Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là bộ? Phật bảo Văn-thù-sư-lợi:

- Hai bộ đầu là: Ma-ha Tăng-kỳ (đây nói là đại chúng gồm cả già trẻ cùng hội họp nhau lại kết tập Luật bộ) và Thế tỳ lý (Hán dịch là Lão túc, tức chỉ gồm các vị lão túc cùng hội họp kết tập Luật bộ). Sau khi ta nhập Niết-bàn một trăm năm thì hai bộ này sẽ khởi lên. Sau đó bộ Ma-ha Tăng-kỳ sinh ra một bảy bộ. Trong trăm năm này lại sinh ra một bộ là Chấp nhất ngữ ngôn (chỗ chấp của bộ này cùng bộ Tăng Kỳ đồng nhau nên gọi là Nhất). Cũng trong trăm năm này, từ bộ Chấp nhất ngữ ngôn lại sinh ra một mật một bộ tên là Xuất thế gian ngữ ngôn (đó là lời khen ngợi). Cũng trong trăm năm này từ bộ Xuất thế gian ngữ ngôn lại sinh ra một bộ tên là Cao câu lê bộ (nêu ra họ của Luật chủ). Cũng trong trăm năm này từ bộ Cao câu lê sinh ra một bộ tên là Đa văn bộ (là nói về Luật chủ có trí đa văn). Ở trong trăm năm này từ bộ Đa văn lại sinh ra một bộ tên là Chỉ để ha (đây là tên núi nói chỗ ở của Luật chủ). Ở trong trăm năm này thì từ bộ Chỉ để ha sinh ra một bộ Đông sơn (cũng chỉ về chỗ ở của Luật chủ). Cũng trong trăm năm này từ bộ Đông sơn sinh ra một bộ Bắc sơn (cũng là nói chỗ ở của Luật chủ). Đây tức là từ bộ Ma-ha Tăngkỳ sinh ra một bộ, cùng bộ Tăng-kỳ thành ra tám bộ vậy.

Trong trăm năm này, từ Thể tỳ lý bộ sinh ra một mười một bộ. Trong trăm năm đó sinh ra một bộ tên là tên là Nhất thiết ngữ ngôn (Luật chủ chấp ba đời là có cho nên gọi là Nhất thiết ngữ ngôn). Trong trăm năm này từ bộ Nhất thiết ngữ ngôn sinh ra một bộ Tuyết sơn (cũng là nói về nơi tu hành của Luật chủ). Trong trăm năm này từ Tuyết Sơn sinh ra một bộ tên là tử (là họ của Luật chủ). Ở trăm năm này bộ tên là tử sinh ra một bộ Pháp thắng (tên của Luật chủ). Trong trăm năm này bộ Pháp thắng sinh ra một Hiền bộ (tên của Luật chủ). Cũng trong trăm năm này Hiền bộ sinh ra một bộ tên là Nhất thiết sở quý (nói Luật chủ được mọi người đều kính trọng). Ở trăm năm này bộ Nhất thiết sở quý lại sinh ra một bộ Nhưng Sơn (nói chỗ ở của Luật chủ). Trong trăm năm này bộ Nhưng sơn sinh ra một bộ Đại bất khả khí (nói việc Luật chủ lúc mới sinh ra một bị mẹ đem bỏ xuống giếng, cha tìm cứu được mà không chết, nên gọi là Bất Khí, lại có tên là Năng Xạ). Ở trăm năm này từ bộ Đại bất khả khí lại sinh ra một bộ Pháp hộ (tên Luật chủ). Trong trăm năm này từ bộ Pháp hộ lại sinh ra một bộ Ca-diếp-tỳ (họ Luật chủ). Cũng trong trăm năm này bộ Ca-diếp-tỳ lại sinh ra một bộ Tu thạch lộ cú (chỉ việc Luật chủ chấp nghĩa tu Thạch Lộ). Đây tức là từ bộ Thể tỳ lý sinh ra mười một bộ và bộ Tỳ lý gốc thì thành mười hai bộ.

Đức Phật nói kệ rằng:

Bộ Ma-ha tăng-kỳ
Phân ra thành bảy bộ Thể
Tỳ lý mười một
Thành ra hai mươi bộ
Mười tám ngọn hai gốc
Đều sinh từ Đại thừa
Không phải cũng không trái
Ta nói vị lai khởi
Pháp sư La-thập tập
Sau khi Phật Niết-bàn
Mới hơn một trăm năm
Khi ấy dị luận khởi
Chánh pháp dần suy diệt
Mỗi mỗi sinh dị kiến
Lập ra các chúng riêng
Nguy hiểm rất đáng sợ
Nên sinh tâm chán lìa
Nay đối Tu-đa-la
Quan sát chánh giáo Phật
Nương Chân đế mà nói
Tìm nơi nghĩa vững chắc
Cũng như trong cát sỏi
Tìm cầu được vàng ròng
Từ trước ta nghe
Như Lai thật chính là
Mặt trời trong loài người.

Sau khi Đức Phật diệt độ được một trăm mười sáu năm tại thành ba liên phất, ngày thời vua A Dục trị vì thiên hạ ở cõi Diêm-phù-đề. Tại thành Baliên-phất, lúc đó các đại Tăng lập bộ pháp riêng khác. Bấy giờ có vị Tỳ-kheo, một gọi là Năng, hai gọi là Nhân duyên, ba gọi đa vẳng nói có năm điều để dạy dỗ chúng sinh. Đó là được lợi ích từ người khác, có việc không biết còn hoài nghi, nhờ quán sát do ngôn thuyết mà, đắc đạo. Đây là hai bộ đầu tiên mới sinh ra một từ Phật:

1. Ma-ha tăng-kỳ.

2. Tha-tỳ-la (đời Tần gọi là Thượng tọa bộ).

Trong thời gian hơn trăm năm nay thì bộ Ma-ha tăng-kỳ lại sinh ra một bộ khác:

1. Nhất thuyết bộ.

2. Xuất thế gian thuyết bộ.

3. Quật cư bộ.

Lại trong khoảng hơn trăm năm này thì từ bộ Ma-ha tăng-kỳ lại sinh thêm bộ khác tên là Thi thiết luận. Lại trong khoảng hai trăm năm thì có một ngoại đạo tên là Ma-ha Đề-bà xuất gia châu núi Chi-đề ở trong, bộ Ma-ha tăng-kỳ lập ra ba bộ mới:

1. Chi-đề-gia bộ.

2. Phật-bà-la bộ.

3. Uất-đa-la Thi-la bộ.

Như thế là từ bộ Ma-ha tăng-kỳ đã chia ra làm chín bộ:

1. Ma-ha tăng-kỳ bộ.

2. Nhất thuyết bộ.

3. Xuất thế gian thuyết bộ.

4. Quật cư bộ.

5. Đa văn bộ.

6. Thi thiết bộ.

7. Du-ca bộ.

8. A-la thuyết bộ.

9. Uất-đa-la Thi-la bộ.

Cho đến (ba trăm năm sau) thì trong Thượng tọa bộ nhân có việc tranh luận nên lập ra bộ mới:

1. Tát-bà-đa bộ cũng gọi là Nhân luận tiên thượng tọa bộ.

2. Tuyết sơn bộ.

Cũng trong vòng ba trăm năm này thì từ Tát-bà-đa bộ lại chia ra bộ mới là Độc tử bộ. Cũng trong vòng ba trăm năm này thì Độc tử bộ lại chia thành các bộ mới là:

1. Đạt-ma uất-đa-lê bộ.

2. Bạt-đà-la gia-ni bộ.

3. Di ly bộ cũng gọi là Tam di để.

4. Lục thành bộ.

Tức trong ba trăm năm này thì từ Tát-bà-đa lại lập ra bộ mới là Di-sa bộ và Di-sa bộ lại sinh ra một bộ mới. Nhân vì chủ Sư gọi là Đàm-vô-đức bộ. Trong khoảng ba trăm năm này Tát-bà-đa bộ lập ra bộ mới tên Ưu-lê-sa, cũng gọi là Ca-diếpduy. Ở trong bốn trăm năm thì Tát-bà-sa bộ lại lập ra bộ mới, do Đại sư Uất-đa-la đặt tên là Tăng-cA-lan-đa, cũng gọi là Tu-đa-la luận. Như thế là từ Thượng tọa bộ chia thành mười hai bộ là:

1. Thượng tọa bộ.

2. Tuyết sơn bộ.

3. Tát-bà-đa bộ.

4. Độc tử bộ.

5. Đạt-ma uất-đa-lê bộ.

6. Bạt-đà-la gia-ni bộ.

7. Di-ly để bộ 8. Lục thành bộ.

9. Di-sa tắc bộ.

10. Đàm-vô-đức bộ

11. Ca-diếp-duy bộ.

12. Tu-đa-la luận bộ.

Nay sẽ nói về các bộ căn bản và. Về các bộ Ma-ha tăng-kỳ, Nhất thuyết, Xuất thế gian thuyết, Quật cư... những bộ này đều căn bản nói: Tất cả Phật Thế Tôn đều xuất thế gian. không Như Lai nào là pháp thế gian. Tất cả điều Như Lai nói ra đều là chuyển pháp luân và nói hết tất cả sự việc, tất cả tướng, tất cả nghĩa. Sắc thân của Như Lai là vô biên, ánh sáng vô lượng và thọ mạng vô cùng. Niệm tín lạc sinh ra một không hề biết chán đủ. Đức Phật không hề ngủ. Không có việc khi hỏi phải suy nghĩ rồi mới trả lời. Khi không có việc nói năng thì luôn giữ một tâm bình thản. Vô số Loài quần sinh không kể chủng loại nào, nghe Như Lai nói mới hiểu. Như Lai chỉ một tâm mà biết tất cả pháp, một niệm tương ưng với huệ thì biết tất cả pháp. Trong mọi lúc Tận trí và Vô sinh trí của Như Lai luôn hiện tiền cho đến khi nhập Niết-bàn. Bồtát không do ái mà ngày thai mẹ, dùng hình bạch tượng giáng thần ngày thai mẹ. Tất cả Bồ-tát đều sinh ra một từ hông phải. Bồ-tát không có các tưởng ái, giận hại. Vì chúng sinh nên nguyện sinh đường ngày ác và thành tựu đủ tất cả phiền não của chúng sinh. Tất cả do nghe, biết, quán sát sinh ra một các Thánh đế. Nói có cõi Dục cõi ly dục cõi, Sắc, Vô sắc. Có đủ sáu thân thức, năm căn chỉ là những khối thịt. Mắt không thấy sắc... cho đến thân không biết chạm xúc trong. Thiền định cũng có nói năng, cũng có điều phục, cũng có nhiếp thọ tư duy. Tất cả pháp tạo tác đều không có nơi chốn. Bậc Tu-đà-hoàn biết được có tâm số và tâm của mình. Về A-la-hán thì có việc từ người khác được lợi ích, có điều không biết có nghi ngờ, người khác quán sát nhờ nói năng mà đắc đạo. Nhờ trí huệ phương tiện khiến lìa được sinh tử, cũng được an lạc. Từ Địa thứ tám vẫn còn lui sụt, cho đến pháp chủng tánh cũng nói là có lui sụt. Tu-đà-hoàn có lui sụt, A-la-hán không có lui sụt, không có chánh kiến thế tục nhưng có tín căn thế tục không. Có pháp thọ ký, siêu thăng ly sinh. Không có việc một lần đoạn dứt tất cả các kiết. Bậc Tu-đà-hoàn vẫn có thể còn tạo ra tất cả ác hạnh, chỉ trừ tội Vô gián. Tất cả Tu-đa-la đều nương ngày liễu nghĩa. Có chín thứ pháp vô vi là:

1. Số diệt.

2. Phi số diệt.

3. Hư không.

4. Hư không xứ.

5. Thức xứ.

6. Vô sở hữu xứ.

7. Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

8. Mười hai chi duyên khởi.

9. Đạo chi.

Tâm tánh vốn tự thanh tịnh. Phật còn bị phiền não làm nhiễm ô. Các sử không phải tâm và không duyên với tâm pháp. Sử khác triền, triền khác sử, vì không tương ưng với tâm. Không có đời quá khứ, vị lai. Các pháp nhập không phải trí biết nhưng cũng không phải không có đối trị. Bậc Tuđà-hoàn đắc Thiền định. Những điều như thế là nhận thức của căn bản. Còn nhận thức của trung gian thì tùy chỗ quán sát riêng rẽ, một ít do mình tạo ra, một ít do người khác làm, một ít do nhân duyên khởi lên. Trong một lúc có hai tâm cùng sinh ra. Đạo tức là nghiệp phiền não, chủng tử của tưởng chính là thủ. Các căn bốn đại biến đổi tương tục không phải tâm tâm pháp. Tâm có mặt khắp thân thể. Đều có thể được như thế, đều nhiếp thọ dục... đó là chỗ thấy của trung gian.

Về bộ Đa văn thuộc căn bản, nhận thức rằng: Phật nói năm pháp xuất thế gian là vô thường, khổ, không, vô ngã, tịch diệt Niết-bàn là đạo xuất thế. Còn các thứ khác đều là thế tục. Bậc A-la-hán có được lợi ích từ người khác, có điều không biết có nghi ngờ, do người khác quán sát các thứ khác mà do nói năng đắc đạo. Còn các thứ khác đều nhận thức giống như Tát-bà-đa.

Về bộ Thi thiết về căn bản có nhận thức rằng: Nếu nói các ấm tức là không phải nghiệp. Các thứ không thành các hành thì lần lượt đặt ra. Không có việc kẻ vô trí, sĩ phu không chết vô cớ. Do nghiệp xưa nuôi dưỡng lớn lên. Nghiệp căn sinh ra một tất cả khổ. Từ nghiệp sinh ra một phước đức, phước đức sinh Thánh đạo. Đạo không tu thì cũng không mất… Còn tất cả do người khác đều nhận thức giống như bộ Ma-ha tăng-kỳ.

Các bộ Chi-đề-la A-bà, Uất-đa-la, Thi-la về căn bản mà nhận thức rằng: Bồ-tát thì lìa bỏ ác cúng dường thâu bà thì không có quả báo lớn. Bậc A-lahán có được lợi ích từ người khác, có vô tri, có nghi ngờ, do quán sát các thứ khác mà nói năng có đắc đạo... Còn tất cả các thứ khác thì nhận thức giống như bộ Ma-ha tăng-kỳ.

Bộ Tát-bà-đa về căn bản có nhận thức rằng: Nói về tất cả tánh thì có hai thứ bao gồm tất cả pháp. Đó là danh và sắc. Có đạo cùng với đời vị lai, có pháp nhập biết pháp thức. Nói rõ rằng pháp sinh trụ diệt là tướng hữu vi, có ba thứ vô vi. Ba Đế là tướng hữu vi, một đế có tướng vô vi. Bốn Thánh đế thứ lớp vô gián… Không, Vô tướng, Vô nguyện là siêu thăng ly sinh. Tư duy thuộc cõi Dục, nếu siêu thăng thì siêu thăng ly sinh. Cả mười lăm tâm là hướng, còn tâm thứ mười sáu thì gọi là Trụ quả. Pháp đệ nhất thế gian là Nhất tâm, ba phương tiện trước thì có lui sụt, còn pháp đệ nhất thế gian thì không lui sụt. Quả Tu-đà-hoàn là pháp không có lui sụt, còn pháp thì có pháp lui sụt. Không phải là tất cả A-la-hán đều được Vô sinh trí. Hàng phàm phu cũng đắc lìa hết dục và sân khuể. Ngoại đạo cũng có được năm thông. Hàng trời cũng được tu phạm hạnh. Ở Địa thất chánh thì có được Giác chi mà không phải thuộc các thiền khác. Niệm xứ không thể nương ngày thiền mà được. Khi đã siêu thăng ly sinh thì chứng được quả A-la-hán. Người ở cõi Sắc thì chứng được A-la-hán mà không được siêu thăng ly sinh. Không có việc người ở Bắc Uấtđơn-việt (Bắc Câu-lô châu) lìa dục, họ cũng không chứng được Thánh đạo. Trời Vô tưởng cũng không cần phải theo thứ lớp mà được bốn quả Sa-môn và siêu thăng ly sinh. Có thể dùng trí thế tục mà chứng được Tư-đà-hàm, A-na-hàm. Bốn Niệm xứ là tất cả pháp. Về các sử thì tâm tương ưng với tất cả sử, ấn là triền mà không phải sử. Duyên khởi chi là hữu vi. Cho rằng A-la-hán có duyên khởi chi, A-la-hán có công đức tăng trưởng. Ở cõi Dục và cõi Sắc thì có năm ấm và năm thức thân, ấy là có năm thức thân ở cõi Dục lại tự tương ưng với nhau. Không phải tư duy, không phải tâm số pháp. Tâm và tâm là duyên tự tánh, nhưng tự tánh không tương ưng với tự tánh, tâm không tương ưng với tâm. Có chánh kiến thế tục, có tín căn thế tục. Có A-la-hán vô nguyện nhưng khống có A-la-hán Hữu học. Tất cả A-la-hán đều được thiền nhưng bất tất phải hiện tiền. A-la-hán vẫn phải chịu báo của nghiệp đời trước. Có tâm bất thiện ngay khi mạng chung. Chánh thọ có mạng chung, Trung ấm không có mạng chung. Bồ-tát là phàm phu còn kiết sử chưa siêu thăng ly sinh, vì còn chịu thân chưa thoát khỏi địa vị phàm phu. Các chúng sinh đặt ra tất cả các hành, không có pháp ma diệt. Nói theo thế tục thì có đời này đến đời khác. Khi mạng sống chưa chết nhưng các hành thủ đã hết thì không có pháp chuyển biến. Có thiền xuất thế, có giác có quán. Có loại thiện vô lậu là nhân của thiền định trong đó không có nói năng, chỉ tám Thánh đạo là pháp luân mà không phải tất cả lời nói của Như Lai là chuyển pháp luân. Phật không nói tất cả mọi sự việc.

Không phải tất cả lời nói đều đúng nghĩa. Không phải tất cả các kinh đều là liễu nghĩa... Như thế có vô số các nhận thức của trung gian.

Bộ Tuyết sơn về căn bản có nhận thức rằng: Bồ-tát là phàm phu đã lìa hết vô minh, Bồ-tát làm tịnh cõi nước Phật và giáng thần ngày thai mẹ. Ngoại đạo không có năm thông. Các trời không tu được phạm hạnh. Có bậc A-la-hán từ người khác mà được lợi ích, có vô tri, có nghi ngờ, có do quán sát các thứ khác mà nói năng, có đắc đạo… Còn tất cả các thứ khác đều nhận thức giống bộ Tát-bà-đa.

Bộ tên là tử về căn bản có nhận thức rằng: Không phải là người ấy cũng không phải lìa bỏ các ấm giới nhập vì hòa hợp nhau nên đặt ra là người. Tất cả các ấm không dừng trong từng sát-na, nếu lìa người thì pháp không có. Từ đời này đến đời khác phải nói đó là người. Ngoại đạo cũng có năm thông, năm thức thân không phải có dục cũng không phải lìa dục. Các kiết sử thuộc cõi dục khi tu đạo đoạn dứt thì được lìa dục, không phải do thấy Đế mà đoạn dứt. Nhẫn gọi là tướng pháp đệ nhất thế gian, có siêu thăng ly sinh. Mười hai tâm khởi lên thì gọi là hướng. Tâm thứ mười ba thì gọi là Trụ quả. Các nhận thức phần lớn đều có giống với các bộ Lê-la-da-ni, Tam-di-để, Lục thành hữu, các thứ khác nói kệ riêng. Phân biệt nói đắc mà lại bị đọa, đọa rồi thì lại càng tham đắm, vì từ nghiệp này mà bị các nghiệp khác.

Bộ Di sa tắc về căn bản có nhận thức rằng: Không có đời quá khứ, vị lai mà chỉ có hiện tại và vô vi. Đối với bốn Chân đế cứ một mực không gián đoạn, thì thấy khổ liền gọi là thấy Đế. Thấy Khổ đế tức gọi là thấy Chân đế. Các sử không phải là tâm và tâm sở, các pháp không phải duyên. Sử khác với triền, triền cũng khác với sử, vì tâm không tương ưng còn triền thì tương ưng với tâm. Hàng phàm phu không có dục, sân nhuế, ngoại đạo không có năm thông. Các trời không tu được phạm hạnh, không có trung ấm. Bậc A-la-hán không có công đức tăng nhiều. Năm thức thân có dục mà cũng lìa dục. Sáu thức thân thì tương ưng với giác quán. Không có chánh kiến thế tục, cũng không có tín căn thế tục, không có thiền xuất thế gian, không biết được pháp xuất thế gian, không có thiện làm nhân. Quả Tu-đà-hoàn thì có pháp lui sụt, bậc A-la-hán cũng có pháp lui sụt. Đạo chi thuộc về Niệm xứ. Có chín thứ vô vi, đó là số diệt, phi số diệt, hư không... là thuộc về thiện pháp. Còn thuộc bất thiện pháp thì như pháp vô ký, như đạo duyên khởi, như từ bào thai cho đến chết. Các căn bốn đại luôn chuyển biến rồi tự diệt mất. Tâm và tâm số pháp cũng chuyển biến rồi tự diệt mất. Phật ở trong Tăng, cho nên có thể cúng thí Tăng thì được quả báo lớn mà không cần phải cúng thí Phật. Đức Phật và Thanh văn đồng một thứ đạo, một thứ giải thoát và tất cả các hạnh trong từng sát-na. Không có pháp từ đời này đến đời khác... như thế là các nhận thức căn bản đồng nhau. Sau đây là những nhận thức trung gian là có đời quá khứ vị lai có Trung ấm. Pháp nhập biết pháp thức, pháp tư là nghiệp, không có thân nghiệp và khẩu nghiệp. Giác quán tương ưng với tâm. Đại địa là kiếp trụ. Cúng dường thâu-bà thì có quả báo ít. Pháp hiện ra trước thì gọi là sử ấm giới nhập hiện ra trước. Pháp chủng tử hay sinh ra một các khổ gọi là Vô minh khát ái kiến nghiệp. Đó gọi là pháp nhận thức của Trung gian.

Bộ Đàm-vô-đức về căn bản có nhận thức rằng: Phật không phải ở trong Tăng cho nên nếu cúng thí Phật thì được quả báo lớn, chứ không phải cúng thí Tăng. Đạo của Phật khác với đạo của Thanh văn. Ngoại đạo không có năm thông. Thân của A-la-hán là vô lậu. Còn tất cả các thứ khác thì nhận thức đồng với bộ Ma-ha tăng-kỳ.

Bộ Ca-diếp về căn bản có nhận thức rằng: Có pháp đoạn dứt và trí đoạn dứt, chứ không có pháp không đoạn dứt mà trí đoạn dứt. Nếu nghiệp đã thục thì thọ báo, nếu không thục thì không thọ báo. Có nhân quả đời quá khứ mà không có nhân quả ở vị lai. Có tất cả các pháp sát-na. Có pháp giác quả báo. Ngoài ra tất cả đều nhận thức giống như bộ Đàm-vô-đức.

Bộ Tương tục về căn bản có nhận thức rằng: Ấm là từ đời này đến đời khác. Không phải là khi lìa Thánh đạo mà ấm diệt mất. Ấm có ước định căn bản. Có người thứ nhất. Còn tất cả nhận thức khác đều giống với bộ Tát-bà-đa.

Đó là lược nói về nhận thức của tất cả bộ.

Xét quyển luận này thì thấy trong tạng đời nhà Tống lầm chép hai lần, đó là bộ Dị Chấp Luận, lại gọi là Thập Bát Bộ Luận. Nay lấy tên bản nước Tần làm chánh.

Khai Nguyên Lục bảo rằng: Thập Bát Bộ Luận nói trên thì các lục đều nói: "Đời nhà Lương ngài Tam Tạng Chân Đế đã dịch". Nay biết rõ ngài Tam tạng Chân Đế đã dịch bộ Thập Bát Bộ Luận, nhưng không chịu hợp chung, lại đi dịch bộ Dị chấp luận một lần nữa. Ở đầu bộ Thập Bát Bộ Luận có trích dẫn bộ phẩm Phân Biệt của kinh Văn-thù Vấn. Kế đó nói ngài La-thập Pháp sư Tập, sau đó mới gọi là luận. Nếu ngài La-thập dịch ra thì đời Tần chưa có kinh Văn-thù Vấn thì lấy gì dẫn ra để ở đầu luận này. Hoặc có thể căn cứ ngày việc chép riêng đoạn kinh Văn Thù Vấn rồi ghi mất tên người dịch. Ngày đời Tần thì việc dẫn chứng này không có gì phải nghi ngờ. Nếu là ngài Chân Đế dịch lại. Vì trong luận có những chữ nhỏ ghi chú không khớp với các chữ dùng ở đời. Rõ ràng văn lý thuộc đời Tần do ngài La-thập dịch ra. Các bản sao chép ngoài bản chánh rất có thể đáng nghi ngờ vậy. Còn ngài Chân Đế làm lời sớ cho Thập Bát Bộ Luận tức lời sớ cho Dị Bộ chấp luận thì dù thật có lý nhưng chưa dám tin chắc là đúng. Rất mong những bậc học rộng sau này tìm ra sự thật.

 


[Đầu trang][Mục lục bộ Sử Truyện][Mục lục tổng quát]