TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ SỬ TRUYỆN

SỐ 2074 - TRUYỆN CẢM ỨNG VỀ KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM

Đại Phương Quảng Vô Sinh Cư sĩ Hồ U Trinh Núi Tứ Minh ở biên tập.


Truyện này do học trò của Hoa Nghiêm Sớ Chủ Tạng Công là Tăng Tuệ Anh biên tập, có hai quyển thượng hạ, nay lượt bớt văn tự rườm rà đối với điềm lành cảm ứng nên tôi rút gọn lại còn một quyển, khiến có người thấy nghe Bí thừa này mà sinh ý tưởng khó gặp, đều cố gắng vâng làm.

1. Ngài Thiên Thân em của Bồ-tát Vô Trước ở Tây Vực, tuổi nhỏ học trong dòng họ, lớn lên thông suốt năm Bộ. Trước theo nghiệp Tiểu thừa, soạn năm trăm bộ luận Tiểu thừa Vô Trước thương ông thông minh nhưng chưa phát Đại tâm, nói đẹp của Tiểu thừa mà không nói Đại giáo, bèn phương tiện chỉ bày thói xấu nói rộng nghiệp nhân của bệnh. Thiên Thân vì anh mà thọ trì các kinh Duy-ma, Pháp Hoa, Niết-bàn, Hoa Nghiêm v.v…, lớn tiếng tụng đọc. Vô Trước nghe thấy thế vừa mừng vừa thương. Thiên Thân đọc kinh mấy hôm liền được tin ngộ, rất kính Hoa Nghiêm Nhất Thừa là cảnh giới của Chư Phật. Bèn bỏ Tiểu thừa mà rất hối lỗi muốn lấy dao bén cắt lưỡi để tạ lỗi trước. Vô Trước ngăn lại nói: Ông đã dùng miệng khen ngợi Quyền giáo chê bai chân thừa, thì nay cũng dùng miệng mà khen ngợi Chân thừa từ bỏ các lời luận xưa đâu cần phải cắt lưỡi Thiên Thân do đó vào núi thọ trì Hoa Nghiêm, sau soạn Luận Thập Địa. Có chỗ chẳng hiểu đến hỏi Vô Trước, Vô Trước cũng chưa thông bèn bay lên cõi trời Tri Túc thưa hỏi ngài Di-lặc. Luận vừa viết xong thì mặt đất rung chuyển, luận phát ra ánh sáng chiếu xa mấy trăm dặm. Cả nước đều mừng lạ. Rộng như trong truyện về Vô Trước có nói.

2. Tăng Linh Biện: Đời Ngụy ở Tính Châu. Xuất gia từ thuở nhỏ, tinh tâm Phật thừa chuyên dùng Hoa Nghiêm làm nghiệp. Lúc đó chưa có Sớ Luận, khi nghĩ về huyền chỉ không có nơi học hỏi. Do đó trang hoàng đạo tràng thọ trì Hoa Nghiêm, ngày đêm hành đạo sáu năm. Có lúc từng bước chảy máu thỉnh cầu ngài Văn-thù che chở, thề thông hiểu sách sâu kín không hề lui bước. Bỗng một đêm thấy Đồng chân, thông suốt Hoa Nghiêm pháp giới bảy xứ chín hội. Liền nhập Vi Định rõ ràng như đang lúc ấy, cũng trải qua mắt thấy tai nghe tâm hiểu. Xưa chưa hiểu nay đều thông, bèn ở trong núi ung huyện Tây thuộc châu ấy mà soạn Luận Hoa Nghiêm một trăm quyển.

3. Sa-môn Chi Pháp Lãnh đời Đông Tấn: Xuất gia từ thuở nhỏ, tâm chí siêng năng. Buồn than Thích-ca diệt rồi chánh giáo chìm mất. Bèn đến Tây Thiên học hỏi Thánh điển. Đến nước Vuđiền bỗng gặp Tam tạng Thiên-trúc Nhất Thừa Pháp Chủ là Phật-đà Bạt-đà-la, Hán gọi là Giác Hiền, họ Thích-ca, con cháu của vua Cam lộ Phạm vương, là người chứng ba quả Đại thừa, tức là Bồtát địa thứ ba, đem Hoa Nghiêm bản tiếng Phạm hơn ba vạn sáu ngàn bài kệ đến, nếu ở trong kinh có chỗ nào không hiểu thì bay lên cõi trời Đâu-suất thưa hỏi Thế tôn Di-lặc. Pháp Lãnh bèn cầu Tam tạng đến nước Trung Hoa truyền bá kinh Hoa Nghiêm. Bèn y lời thỉnh mà đến ở Kinh đô, ngồi nằm khác phàm, hoặc ở cửa sổ ra vào vô ngại. Các vị Tăng ở chung đều rất kinh lạ, đều gọi là ma. Chúng Tăng hỏi Tam tạng rằng: Pháp sư có được pháp hơn người chăng? Tam tạng đáp: Ta đã được. Các Sư bèn nhóm học Tăng chúng ở kinh thành làm pháp Yết-ma muốn đuổi Tam tạng đi. Tam tạng bèn cầm y bát bay lên hư không hiện bày các thần biến, rồi ngồi bay về Nam đến Dương Châu như chim bay trên hư không. Các vị Tăng đều kinh lạ hối lỗi nhưng chẳng thể đuổi kịp. Đến ngày 14 tháng 03 niên hiệu Nghĩa Hy năm thứ 14. Chùa Tạ Tư Không thuộc Kiến Nghiệp xây Hộ tịnh pháp đường mà dịch Hoa Nghiêm. Khi đang dịch kinh trước thì nhà bỗng hóa ra một cái ao, mỗi ngày sáng sớm có hai thanh y từ dưới ao lên ở trong nhà dịch kinh mà quét tước mài mực hầu hạ, đến tối thì trở về ao. Tương truyền rằng: Kinh này ở lâu dưới cung rồng. Long vương mừng kinh này được dịch nên cấp hai trẻ hầu hạ, Sau do đó đổi chùa này là chùa Hưng Nghiêm. Đồng phiên dịch có các Samôn Tuệ Nghiệp, Tuệ Nghiêm, Tuệ Quán v.v... theo Tam tạng làm người ghi chép. Thái thú quận Ngô là Mạnh Khải, Hữu vệ tướng quân là Trư Thúc Độ v.v… làm Đàn-việt. Đến ngày 10 tháng 06 niên hiệu Nguyên Hy năm thứ hai dịch xong. Sau đến 20 tháng 01 niên hiệu Vĩnh Sơ-Đại Tông năm thứ 2 thì cùng bàn tiếng Phạm khảo xét xong. Vua Tống thỉnh Tam tạng cầu Na-bạt-đà-la giảng kinh này. Tam tạng tiếc vì tiếng Hoa chưa thông không thể giảng hết ý kinh, bèn vào đạo tràng thỉnh niệm Quán Thế Âm. Chưa đầy bảy ngày thì mộng thấy đổi đầu Hán thay cho đầu Phạm nhân đó mà biết rõ tiếng Tần người lúc đó gọi là Tam tạng Đổi Đầu. Tam tạng Phật-đà Bạt-đà-la, xưa đến Quan Trung hỏi Pháp sư Cưu-ma-la-thập rằng: ngài dịch kinh luận nào? Thập nói: Dịch các kinh như Pháp Hoa, Duy-ma và Trung luận, Thập nhị môn. Tam tạng nói: Như chỗ Ngài dịch chưa vượt hẳn mọi người đâu đủ rộng đặt tên Đại. Lúc đó Quan Trung đều gọi Tam tạng là Đại Luận Sư. Một hôm, vua Tần là Diệu Hưng thỉnh Tam tạng vào Đông cung chủ trì về luận bàn Học sĩ trong đó học có hơn ba ngàn người, Thích tử thì có Sinh Triệu Dung Duệ, về Nho có Tạ Linh Vận, Phí Trường Phòng đều chẳng dám hỏi. La-thập bèn lớn tiếng hỏi: Ngài lấy gì làm chánh kiến. Tam tạng nói tức là thấy tất cả pháp là Không. Thập hỏi: Đã không làm sao thấy? Đáp: Thấy Không chẳng thể chẳng thấy. Thập hỏi: Không có thể thấy chăng? Tam tạng nói: Không chẳng thể thấy. Thập lại hỏi: ngài dùng cái gì để phá Sắc Không? Tam tạng nói: Sắc chẳng có tự thể, nhóm các thứ bé nhỏ mà thành sắc, nghiền Sắc đến nhỏ do đó sắc là không. Thập nói Ngài nghiền Sắc đến nhỏ khiến Sắc thành Không, làm sao phá đến cực nhỏ thành không? Tam tạng nói mọi người đều dùng phương pháp phân tích, chia ra cực nhỏ là không, ý ta chẳng thế Thập hỏi ý Ngài như thế nào? Tam tạng nói: Do một nhỏ nên có các nhỏ, do các nhỏ nên có một nhỏ. Nhỏ không có tự tánh làm sao có nghiền nát. La-thập nghe nói thế thì mịt mù chẳng biết nói gì nên chẳng hỏi nữa. Lúc đó chúng đều không hiểu ý Nhất thừa của Tam tạng. Lại Tông phụ Thập Công nói Tam tạng chẳng đáp. Do đó mà thôi luận, Tam tạng về viện rồi, Sinh Triệu Bảo Vân v.v... lại đến hỏi muốn hiểu rõ nghĩa trước. La-thập chưa hiểu điều nói đó. Tam tạng nói: Nghĩa này khó hiểu ta nói rất dễ. Thập tự mịt mờ. Sau Thập lại tự hỏi như trước thì đáp cũng không đến cùng tận. U Trinh hỏi: Luận này của Lathập ghi vào Nhất thừa. Có Sa-môn Đạo hình, muốn đồng xem luận Nhất thừa đều nghe lời Tam tạng nói, phụ nêu vào đây.

4. Pháp sư Tuệ Cự, thời Bắc Tề, còn Nhỏ đã nhàm chán thế tục, lớn lên theo nghiệp Hoa Nghiêm. Năm mười lăm, mười sáu tuổi ở trong đạo tràng sáu thời lễ sám, ngày đêm tụng trì, trước chẳng hiểu gì, sau nằm mộng thấy một cậu bé tự gọi là Thiện Tài bảo Tuệ Cự rằng: Sư đã nghiên cứu Hoa Nghiêm muốn thấu hiểu cảnh giới Phật, sáng mai hãy đi về Nam, sẽ cho Sư thuốc thông minh, khiến sư ngộ được ý kinh. Tuệ Cự sáng hôm sau trình rõ với chư Tăng. Bèn tắm gội bằng nước thơm, thân mặc áo sạch tay bưng lư hương nhất tâm hướng về Tam Bảo nguyện sẽ tìm cầu ắt được như mộng. Liền cùng cậu bé đi về Nam, tâm miệng chuyên chí luôn niệm Văn-thù. Đi được mấy dặm bỗng thấy một ao vuông rộng mỗi bề nửa dặm, tạp hoa mọc đầy bờ, có cây xương bồ, ý bảo xương bồ là thuốc thông minh bèn cùng cậu bé lội xuống nước mà hái về. Bỗng được một rễ lớn như trục xe. Bèn trở về chùa mà làm hoàn. Vừa uống vào thì cảm thấy tinh thần sảng khoái nhẹ nhàng, ngày tụng vạn lời. Nhân đó hiểu nghĩa Hoa Nghiêm, bèn viết sớ kinh này hơn mười quyển giảng kinh này hơn năm mươi lần.

5. Cư sĩ Phàn Huyền Trí đời Đường: Trong niên hiệu Vĩnh Huy, đồng học với Hoa Nghiêm Tạng Công. Tuổi trương thành tham hỏi đạo, năm kinh ba tạng đều thông suốt, chỉ lấy Hoa Nghiêm làm nghiệp. Ở trong núi Phương Châu ăn lá thông, hơn sáu mươi năm trì tụng không ngớt. Năm mươi năm trước cảm đất phun lên một suối nước ngọt cung cấp đầy đủ nước, rừng sinh trái tốt cây cối sum suê, xa gần đến hái vô ngại. Bỗng mưa nhiều tuyết, hành lý đi lại chẳng thông, lương ăn khô cạn. Lúc đó có Thần núi đưa thuốc giống như đề hồ, vị ngọt như sữa, ăn vào một muỗng bảy ngày chẳng đói, nên càng cố gắng, thân nhẹ mắt sáng. Đêm lễ tụng như có đèn sáng. Ngày tụng kinh thì các chim tụ họp đến nghe. Bà con Thần núi hiện hình người vây quanh, mùi hương lạ thơm phức, trái lạ hiện ra. Có lúc đêm tụng thì miệng phát ra ánh sáng chiếu xa bốn mươi dặm. Ánh sáng như vàng, xa gần đều kinh lạ, có người đến tìm thì chỉ thấy Cư sĩ ngồi tụng kinh miệng phát ra ánh sáng. Lúc chín mươi hai tuổi không bệnh mà chết. Khi trà tỳ thì răng biến thành xá-lợi được mấy trăm hạt, đều phóng ánh sáng suốt mấy ngày chẳng hết. Lúc đó Tăng tục thâu lấy xá-lợi xây tháp cúng dường.

6. Hai vị Tăng tên là Đạo Tường và Tuệ Ngộ: Trú tại chùa Thiền Định trong niên hiệu Vĩnh Huy, đều ở ẩn trong núi Thái Bạch. Đạo Tường thì trì tụng kinh Niết-bàn, còn Tuệ Ngộ thì trì tụng kinh Hoa Nghiêm, ăn uống rau cỏ, sáu thời lễ sám ngày đêm tụng trì, nhiều năm như thế. Bỗng thấy một cư sĩ râu tóc bạc trắng, mặc áo trắng sạch, nghi dung đẹp đẽ đến trước chào hỏi rồi thưa rằng: Nhà con có thiết trai muốn thỉnh một Tăng. Tăng nói: Đây chỉ có hai vị Tăng, cùng đến được chăng? Cư sĩ nói: Đệ tử nhà nghèo chỉ thỉnh một vị Tăng. Tăng hỏi ý muốn thỉnh ai, bèn nói: Thỉnh Pháp sư Hoa Nghiêm. Tuệ Ngộ bèn đi theo hơn trăm bước. Cư sĩ bèn bay lên hư không hỏi Tuệ Ngộ rằng: Sao sư không bay lên hư không. Ngộ nói bần đạo không có cánh chẳng bay lên không được. Cư sĩ bèn xuống đất, để ngộ ngồi trong tay áo lại bảo nhắm mắt. Lúc đó chỉ nghe bên tai tiếng gió vù vù. Được nửa bữa ăn, thì đáp xuống. Bèn bảo mở mắt, chẳng biết chỗ nào chỉ thấy núi non cao vút. Lại thấy nhà cửa đều từ dưới đất mọc lên. Bèn mời Ngộ vào Phật Đường lễ Phật vừa xong bỗng thấy năm trăm vị Tăng lạ cầm tích trượng ôm bát từ trên hư không mà đến. Ngộ kính trọng vị Tăng lạ chẳng dám ngồi trên, bèn ngồi hàng dưới. Cư sĩ đến nói: Sư thọ trì kinh Hoa Nghiêm là cảnh giới Phật, đâu được ngồi dưới Tiểu Thánh. Bèn dẫn ngộ ngồi trên năm trăm vị Thánh thọ trai súc miệng xong. Các vị Thánh liền bay lên hư không mà về. Cư sĩ bèn sai người đưa một chiếc giường báu vật sắp đem tặng Ngộ nhờ chú nguyện. Ngộ nói bần đạo đến chẳng đi trên đất, Cư sĩ đưa đến đây tự trở về không được, xin đưa về giùm, tụng kinh mà báo ân. Cư sĩ nói: Trai đàn này ý chỉ muốn thỉnh một mình sư thôi, còn năm trăm vị La-hán đến ăn, cũng chỉ mới thỉnh. Sư lại chú nguyện. Liền sai người đưa Sư trở về. Trước sân có năm-ba đứa trẻ sáu-bảy tuổi Cư sĩ gọi thì đưa một cậu bé đến. Cư sĩ bảo: Con nên hầu hạ Pháp sư. Cậu bé mời sư hả miệng. Sư hả miệng cậu bé nhìn qua, bảo Sư có nhiều bệnh. Cậu bé dùng tay xoa trên mình rồi lấy ít thuốc to bằng hạt mè chia làm ba hoàn đưa cho Ngộ nuốt. Lại bảo mở miệng cậu bé liền bay vào miệng. Lúc đó ngộ bèn bay lên hư không mà về chốn cũ, đứng trên hư không bảo Đạo Tường rằng: Vừa được Cư sĩ Thần núi thỉnh trai, nên được thần thông. Nay muốn tam về các cung Bồng Lai Kim Khuyết Tử Vi v.v... để trì tụng nghiệp xưa. Nói xong thì từ tạ Đạo Tường, xếp ba y bình bát và kinh rồi bay lên hư không mà đi.

7. Có một Ni Sư ở núi Cửu Lũng: Trong niên hiệu Hiển Khánh. Chí tinh thông Phật thừa, Hoa Nghiêm Bí tạng. Vào núi thọ trì hơn hai mươi năm, lễ tụng không ngớt. Y giáo tu hành tánh định tâm tịch, bèn chứng Tuệ nhãn, được cảnh giới như mạng lưới Nhân-đà-la, đạo tràng chín hội trong vi trần sát hải thế giới khắp mười phương nhìn thấy rõ ràng trước mắt như cảnh tượng trong gương.

8. Niên hiệu Tổng Chương năm thứ nhất: Có Tam tạng là ở Vị Tăng Tây Vực đến Kinh Lạc. Vua Cao Tông thờ như thầy, Đạo tục đều quy kính. Hoa Nghiêm Tạng Công khi còn là cậu bé đến đảnh lễ Tam tạng xin thọ giới Bồ-tát. Lúc đó chúng bạch

Tam tạng rằng: Cậu bé này tụng được Hoa Nghiêm Đại kinh lại hiểu cả nghĩa Tam tạng ngạc nhiên khen rằng: Hoa Nghiêm Nhất Thừa là Bí tạng của Chư Phật khó thể gặp được, huống chi là hiểu nghĩa. Nếu có người tụng được một phẩm Tịnh Hạnh của kinh Hoa Nghiêm thì người ấy đã được đầy đủ Tịnh giới Bồ-tát, chẳng cần phải thọ giới Bồ-tát nữa. Trong Tây Vực Truyện Ký có nói: Có người tụng kinh Hoa Nghiêm, lấy nước rửa tay, một giọt rơi vào con kiến, con kiến này chết rồi liền sinh lên cõi trời Đao-lợi, huống chi lại có người thọ trì, thì phải biết cậu bé này ở đời sau sẽ được lợi ích rộng nhiều, có thể bố thí cho chúng sinh vô sinh cam lộ.

9. Trong niên hiệu Thượng Nguyên: Chùa Kính Ái ở Lạc Châu, có vị Tăng, sống ở Trịnh Châu, trở về thăm cha mẹ. Khi đến Trịnh Châu thì gặp trời tối, phải ngủ đêm ở quán trọ. Lát sau có Tăng khác đến, chẳng biết họ cũng vào đó ngủ đêm. Ai nấy đều ở phòng mình. Vị Tăng đến sau bảo chủ quán rằng: Bần đạo ở xa đến rất mệt nhọc và đói, hãy đem lên đây ba thăng rượu tốt một cân thịt ngon, nhanh lên chớ chậm. Rồi ăn uống hết. Vị Tăng đến trước rất trọng giới luật, nổi giận trách rằng: Thân mặc pháp phục mà tệ hơn người tục, ăn uống rượu thịt chẳng biết hổ thẹn. Vị Tăng kia làm thinh chẳng đáp. Đến đầu hôm thì xin nước súc miệng, ngồi thẳng phát ra tiếng Phạm mà tụng kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Trước nêu tên phẩm, kế tụng Ta nghe như vầy một thuở nọ Phật ngự tại nước Ma-kiệt-đề, tại Đạo Tràng Vắng lặng v.v... "thì miệng vị Tăng ấy phát ra ánh sáng như màu vàng ròng. Người nghe ứa lệ, kẻ thấy phát tâm, Luật sư cũng sinh tâm vui mừng mến mộ, tự nghĩ rằng: "Vị sư rượu thịt kia tụng được Đại kinh này. Cho đến canh ba vẫn nghe tiếng tụng không ngớt. Cuốn bốn sắp xong thì ánh sáng trong miệng lại càng sáng rỡ chiếu sáng khắp nhà. Bèn vạch lỗ dòm thì chiếu sáng hai phòng. Luật sư trước chẳng biết là ánh sáng mà bảo sao vị khách ấy không tắt đèn làm hao tổn dầu của chủ. Luật sư nhón chân nhìn thấy ánh sáng vàng từ miệng vị Tăng phát ra tụng đến pho thứ năm trở lên, thì ánh sáng dần thu trở vào miệng. Đến canh năm tụng hết pho thứ sáu thì vị Tăng ấy nằm xuống, phút chốc trời sáng. Luật sư khóc lóc, đến mọp lạy cầu xin sám hối tội chê bai thánh Hiền, xin tội được tiêu trừ.

10. Trong niên hiệu Nghi Phụng: Có hai vị Tăng ở Ấn-độ Tây Vực đến núi Ngũ Đài mang theo hoa sen và lư hương, vừa đi vừa quì lạy đến núi đảnh lễ Đại Thánh Văn-thù, thì gặp một Ni sư ở trong hang núi ngồi trên giường dây ở dưới cây thông. Ngồi thẳng tụng kinh Hoa Nghiêm. Lúc đó đã chiều tối, Ni bảo vị Tăng rằng Ấn độ: Ni chẳng thể cùng Đại Tăng ngủ đêm, Đại đức nên đi, sáng rồi hãy đến. Tăng nói: Đêm sâu đường xa không có chỗ nghỉ xin chớ thấy trái. Ni nói các ông không đi thì ta chẳng thể ở. Rồi vào núi sâu. Lúc đó vị Tăng bồi hồi hổ thẹn mà chẳng biết đi đâu. Ni nói dưới kia có hang Thiền Tăng nên đến đó mà ở. Đến tìm thì quả có hang Thiền cách đó hơn năm dặm. Hai vị Tăng một lòng chắp tay cầm lò hương mà quay về hướng Bắc lễ xa chí thành nghe kinh rõ ràng bên tai. Mới mở đề kinh đọc ta nghe như vầy thì ở xa thấy vị ni ngồi trên giường mặt quy về phía Nam, từ miệng phát ra ánh sáng rực rỡ màu vàng chói lòa cả ngọn núi. Tụng kinh hai pho trở lên thì ánh sáng càng mạnh ở hang phía Nam xa đến khoảng mười dặm, chẳng khác ban ngày. Tụng đến pho thứ tư thì ánh sáng ấy dần dần thu lại, đến pho thứ sáu vừa hết thì ánh sáng ấy thu vào miệng Ni. Trong phẩm Bồ-tát Trụ Xứ của kinh Hoa Nghiêm nói: Nước Trung quốc ở phương Đông Bắc có chỗ ở của Bồ-tát gọi là núi Thanh Lương, các Bồ-tát quá khứ thường ở đó. Nay có Bồ-tát tên là Vănthù-sư-lợi cùng vạn vị Bồ-tát đều an trụ. "Núi ấy ở phía Nam vùng Đại Châu, ở phía Đông Bắc vùng Triết Châu tên là núi Ngũ Đài. Kinh Thủ-lăngnghiêm Tam-muội nói Văn-thù là Phật Long Chủng Thượng Tôn Vương ở thế giới bình Đẳng thời quá khứ". Lại kinh Ương-quật-ma-la nói: Văn-thù là Phật Ma-ni Bảo Tích ở thế giới Hoan Hỷ Đông Phương. Cảnh giới của thần ni ấy là do Văn-thù phân hóa để chỉ bày cho Vị Tăng.

11. Đầu niên hiệu Thùy Củng có Tam tạng Pháp sư Nhật Chiếu: Là người Thiên-trúc, ở xa đem sách tiếng Phạm đến đây truyền dịch. Vua Cao Tông ra chiếu mời trú tại chùa Thái Nguyên, rồi nhóm hợp các Đại đức Tăng ở Kinh thành cùng dịch Đại Hoa Nghiêm Mật Nghiêm, v.v... hơn mười Bộ kinh. Tăng Đạo Thành, Bạc Trần, Viên Trắc, Ý Ứng v.v... làm người Chứng Nghĩa, Phức Lễ, Tư Huyền v.v... làm người ghi chép Tuệ Trí v.v... dịch lời. Lúc đó Hoa Nghiêm Tạng Công trú tại chùa ấy, nhân phiên dịch mà hỏi Tam tạng rằng: Ở Tây Vực có người thọ trì Nhất thừa có được cảm ứng chăng? Tam tạng nói: Bần đạo đến tìm thầy khi đến Nam thì trời tối phải ngủ đêm ở một ngôi chùa có hơn sáu mươi ở Đại đức Tăng đều tụng Hoa Nghiêm làm chánh nghiệp, tôn Văn-thù làm Thượng Thủ. Chùa có vị Tăng đã mất, vì tụng được kinh Hoa Nghiêm nên bổ túc vào chỗ ấy, mỗi khi mặt trời lặn đều nhóm hội đốt hương lễ sám, đều tụng một quyển Hoa Nghiêm làm việc thường ngày. Chùa này vốn do chim Luân già bỏ của báu ra tạo nên, vì chúng Tăng tụng kinh Hoa Nghiêm nên chim được cảm sinh lên cõi trời, các cảm ứng khác rất nhiều chẳng thể kể hết. Tháng tư niên hiệu Thùy Củng năm thứ 3. Hoa Nghiêm Tạng Công trú tại chùa Đại Từ Ân giảng kinh Hoa Nghiêm. Tăng trong chùa là Đàm Diễn làm giảng chủ khi tan giảng đã lập hội Vô-già. Sau Tạng Công đến chùa Sùng Phước đến yết kiến hai Luật sư Đại đức Thành Trần. Lúc đó Luật sư Trần bảo Tạng Công rằng: Nay mùa Hạ, ở phường Hiền An có Đàn-việt Quách Thần Lượng chết đã bảy ngày sống lại mà vào chùa lễ bái, thấy Bạc Trần tự bảo: "Nhanh lên. Bỗng nhiên chết đi, rồi sống lại. Lúc đó có ba Sứ giả đến bắt tới chỗ Bình Đẳng Vương hỏi tội phước xong, bèn giao Sứ giả dẫn vào địa ngục chịu tội. Khi sắp vào ngục, bỗng thấy một vị Tăng bảo: Ta muốn cứu ông tội khổ địa ngục, dạy ông tụng một bài kệ. Thần Lượng sợ sệt thỉnh Tăng cứu hộ, liền ban cho bài kệ, Tăng tụng kệ rằng:

Nếu người muốn biết rõ
Tất cả Phật ba đời
Phải nên như vậy quán,
Tâm tạo các Như lai.

Thần Lượng bèn dốc tâm tụng kệ này mấy lượt, thì Thần Lượng và số người cùng chịu tội hơn ngàn vạn người nhờ đây đều được thoát khổ mà chẳng vào địa ngục. Đây đều nói các Đàn-việt phải biết kệ này có công năng phá tan địa ngục, thật không thể nghĩ bàn. Tạng đáp Trần rằng: Kệ này là văn kệ trong Hội thứ tư của kinh Hoa Nghiêm. Lúc đầu Trần chẳng nhớ là kinh Hoa Nghiêm, cũng chưa hoàn toàn tin lời Tạng nói bèn tìm phẩm Thập Hạnh mà tra cứu thì quả đó là kệ sau cùng của kệ Thập Hạnh. Trần Công vui mừng khen rằng: Vừa nghe một bài kệ, ngàn muôn người cùng lúc thoát khổ, huống chi là thọ trì toàn bộ lại giảng thông nghĩa sâu ư? Niên hiệu Thùy Củng năm thứ 3, Tỳ-kheo Tuệ Anh, từ dưới tòa của Tạng Công trú tại chùa Từ Ân nghe giảng Hoa Nghiêm rồi lần lượt đi kinh hành đến viện phiên dịch thì cùng đi với Pháp sư Hoằng Chí ở chùa Từ Ân, Pháp sư Quang ở chùa Sở Quốc. Tạng Công bảo các Đại đức rằng: Tây Vực có Tam tạng Pháp sư Lặc-na, đời Đường dịch là Bảo Ý giảng kinh Hoa Nghiêm, người nghe số ngàn, bỗng có hai vị Tăng, hình dáng đoan nghiêm thân quang rực sáng, ở trước đại chúng đảnh lễ Tam tạng thưa rằng: Đệ tử từ cõi trời Đaolợi, Đế-thích sai đến đây thỉnh Pháp sư lên cõi trời để giảng kinh Hoa Nghiêm, xin mời đi ngay. Tam tạng nói: Bần đạo giảng chưa xong chưa thể đi được, xong rồi sẽ đi. Sứ giả nói: Khi nào thì xong. Tam tạng nói: Chỉ còn hai pho. Sứ giả lại nói: Xin xong sớm sẽ đến rước. Tam tạng hứa rồi thì không thấy hai vị ấy nữa. Khi giảng gần xong vừa xếp kinh thì Sứ giả lại đến. Lúc đó đều giảng Phạm Âm, Duy-na v.v... Pháp sư ở trên tòa cao cũng vừa hóa, theo Sứ giả mà đến, cung trời Đế thích. Giảng khen ý sâu Đại thừa. Phải biết Hoa Nghiêm Bí Tạng trên cõi trời ở cõi người đều tôn trọng.

12. Thiên Thọ niên hiệu năm đầu: Hoa Nghiêm Tạng Công về thăm bà nội. Khi đến Tăng Châu thì các quan hương hoa ra đón. Đến năm thứ hai thỉnh giảng Hoa Nghiêm. Nói pháp kế bàn đến tà chánh. Lúc đó có Đạo sĩ trẻ ở bên cạnh về báo lại với Quán chủ Hoằng Đạo là Sư ở chùa Bắc chê bai Đạo Tôn. Quán chủ nghe nói nổi giận. Sáng hôm sau dắt hơn ba mươi Đạo sĩ đến chỗ giảng, mặt đỏ phừng miệng chửi rủa bảo Tạng Công rằng: Chỉ nên giảng kinh sao lại nói việc của Đạo môn? Tạng Công nói: Bần đạo tự giảng Hoa Nghiêm, không luận bàn chê bai ai khác. Quán Chủ hỏi: Tất cả các pháp đều bình đẳng chăng. Tạng đáp: Các pháp vừa bình đẳng vừa chẳng bình đẳng. Quán chủ lại hỏi: Pháp nào bình đẳng, pháp nào chẳng bình đẳng. Đáp rằng: Tất cả pháp chẳng ngoài hai loại: Một là Chân đế, hai là Tục đế. Nếu theo Chân đế thì không đây không kia, không mình không người, không sạch không nhơ tất cả đều lìa, cho nên bình đẳng. Nếu theo Tục đế thì có thiện có ác, có cao có thấp, có tà có chánh, đâu được bình đẳng? Đạo sĩ im lặng không đối đáp được nhưng cũng còn tức giận, ở chỗ Như lai mà nói lời độc hại. Về Quán ngủ một đêm, sáng ra khi rửa mặt bỗng tóc mày đều rụng, toàn thân ghẻ chốc mọc đầy bèn sinh tâm hối lỗi, quy kính Tam bảo, cầu xin Tạng Công thệ nguyện thọ trì kinh Hoa Nghiêm một trăm biến, tụng khoảng hai năm còn mười biến chưa xong, bỗng cảm được tóc tai mọc lại ghẻ chốc đều lành, đạo tục ở Tăng châu đều nghe thấy.

13. Niên hiệu Thánh Lịch năm thứ nhất: Thời Võ Tắc Thiên, có chiếu thỉnh Tam tạng Thật-xoanan-đà nước Vu-điền cùng hơn mười Đại đức phiên dịch kinh Hoa Nghiêm tại chùa Phật Thọ Ký ở Đông Đô. Tăng Phục Lễ nối văn, Tạng Công ghi chép, Sa-môn Chiến-đà-đề-bà v.v... dịch lời, Tăng Pháp Bảo, Hoằng Cảnh, Ba Luân, Tuệ Nghiễm Khứ Trần v.v... xem xét chứng nghĩa. Thái sử Thái tử Trung Xá Ưng Phước Vệ Sự Tham Quân Vu Sự Dật, v.v... thân đến chiếu pháp viết lời tựa san định. Đêm ấy Tắc Thiên mộng thấy trời mưa cam lộ. Cho đến canh năm bỗng có gió nhẹ nước thơm mưa xuống. Lại ở trong ao trong vườn mọc hoa sen trăm cánh lá xanh hoa hồng mùi hương thơm phức. Hoa sen có ba loại: Một là hoa nhân gian có mười cánh, hai là hoa cõi trời có một trăm cánh, ba là hoa Tịnh độ có một ngàn cánh. Nay trong vườn mọc hoa trăm cánh, ấy là hoa cõi trời. Tắc Thiên vui mừng cho là điềm lành phiên dịch, ra chiếu cho Hoa Lộc Sứ Trung Quan đưa về chỗ phiên dịch trú tại chùa Phật Thọ Ký. Tăng chúng cả chùa và Pháp sư Thập chùa Đại Vân ở Hoài Châu đều thấy khen là ít có. Đến ngày mồng 08 tháng 10 niên hiệu Thánh Lịch năm thứ 2 thì dịch xong kinh mới, ban chiếu thỉnh Tạng Công trú tại chùa Phật Thọ Ký giảng kinh mới này đến phẩm Hoa Tạng Thế Giới thì giảng đường và chùa viện đất đều rúng chuyển, cả chúng kinh dị Đô-duy-na là Tuệ Biểu Tăng Hoằng Trí v.v... cùng tâm bày sự việc. Sắc phê rằng: Hôm qua phô bày lời sâu xa, mở rộng tạng bí mật, ngày bắt đầu dịch mộng thấy điềm lành cam lộ, sáng sớm bắt đầu giảng cảm được đất rung chuyển mà nêu điều lạ. Nay chính là Như lai giáng tích hợp với văn chín hội. Trẫm đâu dám coi thường sáu thứ rung chuyển, mở xem tấu văn, vui mừng vô cùng.

14. Trong niên hiệu Thánh Lịch: Tam tạng Thật-xoa-nan-đà người nước Vu-điền: Trú tại chùa

Phật Thọ Ký phiên dịch kinh Hoa Nghiêm bảo Tạng Công rằng: Nước tôi có Sa-di tên là Di-giàbạt, giữ mười giới, tuy chưa thọ Cụ túc giới mà thân ý thanh tịnh chuyên tụng Hoa Nghiêm. Một hôm có hai Sứ giả đến đảnh lễ hình dạng rất đẹp đẽ cao lớn, thân có ánh sáng. Di-già-bạt lấy làm lạ hỏi từ đâu đến. Sứ giả đáp: Đệ tử từ cõi trời Đao-lợi, Đế-thích sai đến đây thỉnh Sư tụng kinh Hoa

Nghiêm, xin đi ngay cho. Già hỏi: Chẳng hay vì sao Thiên-đế mời tụng kinh ấy. Sứ giả nói: Thiênđế đánh nhau với Tu-la, bị thua trận. Thiên-đế dùng Thiên nhãn xem khắp Diêm-phù, muốn cầu niệm tụng che chở, tuy có bốn La-hán mà chưa nói rõ việc này, chỉ thấy Pháp sư chuyên tinh Hoa Nghiêm, tâm sống trong cảnh Phật, có thể làm ruộng phước cho trời người, do đó mà đến mời. Sư nói: Bần đạo có thể làm lợi ích há lại từ chối ư? Do đó nhận lời thỉnh. Nhắm mắt chốc lát liền đến cõi trời. Thiên đế vui mừng nói: Vì bị Tu-la quấy nhiễu nên mời Sư đến, Sư thọ trì kinh Hoa Nghiêm được các trời hộ trì, Thiện thần bảo vệ, xin thỉnh tụng kinh để cầu thắng địch. Thiên đế liền cởi áo mão đứng trên hư không, bỗng nhiên hóa ra Điện đường do bảy báu làm thành, bốn cửa vào ra, dùng ma-ni các báu để trang nghiêm, treo cờ phướn lọng báu xen lẫn các hoa thơm để cúng dường, thỉnh Sư vào điện ngồi tòa Hoa sen tụng kinh Hoa Nghiêm, tiếng rất cao thấu các cung trời. Đế Thích liền thống lãnh trời ba mươi ba bốn binh hộ vệ, vạn chúng vây quanh. Ngồi trong đài báu bay trên hư không mà đi đến chỗ đánh nhau, quân chúng Tu-la thấy oai linh này đều rút lui, đồng bọn trốn trong các lỗ. Đế Thích liền thỉnh Sư về Thiên cung bày bảy báu quý lạ mà cúng dường. Đế Thích lại bạch sư rằng: Nếu có thuốc sống lâu thì cũng phải dâng lên thỉnh sư ở lại cõi trời xin chớ từ chối. Sư nói: Cắt ái xuất gia là để cầu đạo Vô thượng, các châu báu ở thế gian và việc sống lâu không phải là chí nguyện của tôi. Do đó Thiên đế năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa rằng: Nguyện khi Sư thành đạo Bồ-đề thì độ thoát cho chúng tôi. Bèn sai Sứ giả đưa Sư về Diêm-phù. Áo quần Sư đều dính hương trời trọn đời không mất. Sau cùng nguyện sinh về Tịnh độ.

Tam tạng Thật-xoa biết rõ Sa-di này.

15. Trong niên hiệu Thánh Lịch: Tam tạng Thật-xoa-nan-đà nước Vu-điền bảo rằng: Trong nước Quy-tư chỉ tu tập Tiểu thừa, chẳng biết Thích-ca hóa thân trăm ức, hiện đủ loại thân hiện bày cảnh giới mới. Có người chẳng tin Đại kinh Hoa Nghiêm, có vị Tăng Ấn Độ từ Thiên-trúc đem kinh Hoa Nghiêm bản tiếng Phạm đến nước Trung quốc, các vị Sư Tiểu thừa đều không tin nhận. Vị Tăng bèn để kinh lại mà về. Các Sư Tiểu thừa bèn đem bỏ vào giếng, thì kinh phát ra ánh sáng rực rỡ như đống lửa. Ban đêm các sư thấy nghi là vàng báu, sáng đến liền nhóm họp bàn nhau sai người lặn lấy lên thì chính là bộ kinh Hoa Nghiêm ấy. Các Sư rất kinh lạ bèn đặt kinh ấy vào khám trong kho. Một hôm, bỗng thấy bản tiếng Phạm trên cao ở trong kho. Các sư nghĩ rằng: Đây không phải là Phật Thích-ca ta nói, ta thấy hơi lạ, mới thâu kinh để vào kho, người nào đem kinh này để lên trên. Lại đem bản tiếng Phạm để dưới khám, chúng Tăng khóa cửa, tự tay bóp khóa. Nhưng sáng hôm sau mở kho thì lại thấy bản kinh Hoa Nghiêm ở trên. Các sư mới biết Nhất Thừa Đại Giáo oai linh như thế, bèn hổ thẹn tự hối lỗi trước mà dần sinh kính tin.

16-Trong niên hiệu Chứng Thánh: Đặng Nguyên Anh (cũng gọi là Nguyên Sảng) ở Hoa Âm có một bạn thân, bỗng bị bệnh chết bảy ngày thì sống lại, bảo Nguyên Sảng rằng: Thấy quan ở Diêm vương đến bắt cha ông, văn luận tội sắp thành, phải gấp tu công đức để cầu hết nạn. Nguyên Anh sợ hãi hỏi: Tu công đức gì mà mau được khỏi. Người ấy bảo: Gấp viết một bộ kinh Hoa Nghiêm, nếu chậm thì sẽ chết. Nguyên Anh bèn ra chợ mua lụa rồi đến ngôi chùa gần của Thiền sư Phục thỉnh Thiền sư và mời người viết kinh đúng pháp Hộ Tịnh cùng lúc viết chép. Chưa đầy một tuần thì kinh đã viết xong, bèn thiết trai ăn mừng. Sau đó thì được khỏi ách nạn. Nguyên Anh vẫn còn tang mẹ, lòng dạ rất xót xa, đến tháng mười một mùa Đông ở phần mộ của mẹ các cành hoa đã lạnh khô bỗng mọc hoa lá đẹp đẽ thơm phức, nhụy hoa năm màu. Đây là do viết kinh mà cảm được. Châu huyện tâu lên vua thì Tắc Thiên khen kỳ lạ, bèn ban cho lập Hiếu môn, giáng sắc khen thưởng.

17. Niên hiệu Như Ý năm thứ nhất: Ở Hàng Châu có hai cô gái nhỏ đều có tánh hiểu biết đoan chánh, nương Sư cô tụng kinh Hoa Nghiêm được hơn ba mươi quyển. Sư cô giới hạnh tinh khổ thường tụng Hoa Nghiêm làm chánh nghiệp, muốn dạy hai cô bèn khiến cạo tóc. Không bao lâu sư cô ngồi thẳng mà tịch, hai cô gái mỗi sáng đến mộ gào khóc. Ba năm sau thì trên mộ mọc lên đóa hoa sen đỏ. Hai cô gái thấy cảm hoa lạ thì càng gào khóc. Bỗng thấy một vị Tăng Ấn độ thần nghi rất cao lớn đến hỏi cô gái rằng: Vì sao các con gào khóc như thế? Hai cô gái đáp: Ở chỗ Hòa-thượng tụng tập Hoa Nghiêm chí cầu xuất gia không mong vô cảm Sư cô sớm mất. Vị Tăng nói: Các con đã khẩn cầu cạo tóc, vì sao lo chẳng kết quả. Vị Tăng bèn lấy ra từ trong bụng một tượng gốm vuông cao khoảng sáu, bảy tấc trao cho hai cô gái bảo rằng: Con hãy đem tượng này về nhà cúng dường, chẳng bao lâu thì được xuất gia. Cô gái được tượng bèn lễ tạ vị Tăng. Phút chốc bỗng biến mất. Cô gái đem tượng về nhà đúng pháp cúng dường, siêng năng kính tín, nhất tâm không biếng lười. Tượng vuông ấy mỗi ngày cao thêm một tấc, trong mười ngày chẳng ngày nào không cao thêm, sau cao hơn một trượng. Châu huyện biết được, đem hoa cúng dường và tâu lên vua. Tắc Thiên lấy làm lạ, ban chiếu mời hai cô gái cùng đem rễ thân hoa vào cung. Bèn đào mộ lấy hoa thì thấy hoa từ quan tài mọc lên. Phá quan tài lấy rễ, thì rễ mọc từ lưỡi của Sư cô, màu sắc tươi đẹp, huyện châu đồng thấy. Hai cô gái vào cung, Tắc Thiên tự tay cầm dao xuống tóc, ban cho ba y và bình bát, phân cho trú tại chùa Thiên Nữ. Do đây bèn ban sắc các chùa trong nước mỗi chùa độ hai vị Tăng Ni.

18-Trong niên hiệu Đại Túc: Ở Đại Vân thuộc Dương Châu có vị Tăng là Hoằng Bảo: Nghi mạo đẹp đẽ tụng kinh rất giỏi, thường khinh chê người. Bỗng nhiên một hôm ở mí tóc trên chân mày mọc ra một cái bướu lớn bằng trái đào, khoảng một tuần thì dài ba tấc. Vị Tăng ấy hổ thẹn chẳng ra khỏi phòng. Ở trong chùa trị bệnh mà ngày càng nặng hơn. Nhân tự suy nghĩ bệnh này có hai nguyên nhân: Một là nghiệp cảm quá khứ, hai là do khinh mạn Hiền Thánh. Bèn phát nguyện ở trong phòng tụng đọc kinh Hoa Nghiêm một trăm biến, ngày đêm hương hoa tinh tấn, tha thiết lễ sám, tụng kinh đến sáu mươi biến. Một đêm bỗng mộng thấy có người đến bảo rằng: Ông muốn hết bệnh, ta cho ông thuốc, bèn tay cầm dao cắt ngang cái bướu. Kinh sợ bèn thức dậy. Đến sáng thì kể lại với chư Tăng. Do đó trên bướu sinh nhọt, nhọt bèn vỡ chảy mủ, một tháng sau thì bệnh lành không có dấu vết. Tăng Quân ở Dương Châu đến đất Lạc nói việc này với Hoa Nghiêm Tạng Công.

19. Pháp sư Đại đức Tuệ Chiêu: Trú tại chùa Sùng Phước ở Tây Kinh, có chỗ gọi là Tuệ Hựu, là đồng học với Hoa Nghiêm Tạng Công. Học hạnh tinh khổ, từ nhỏ thờ Hòa-thượng Nghiễm làm thầy, chuyên nghiệp Hoa Nghiêm. Riêng tụng một phẩm Tánh Khởi ba quyển. Kinh mới gọi là Như lai Xuất Hiện Phẩm, coi là nghiệp thường. Vị Tăng ấy rất ưa tịnh, khi chưa ở chùa Sùng Phước đã từng tu thiền trong núi từ lâu, những đêm thanh tịnh thường rửa mặt súc miệng đốt hương ngồi trên giường dây mà tụng phẩm ấy. Bỗng một đêm khi đang tụng kinh thì có hơn mười vị Bồ-tát từ đất vọt lên ngồi trên đài hoa sen, thân tướng màu vàng chiếu sáng rực rỡ, chắp tay quì mà nghe kinh. Tụng kinh vừa xong thì biến mất. Tuệ Chiêu lén đến chỗ Tạng Công nói rõ linh cảm này. Tạng Công bèn kể lại cho đệ tử của mình là Tuệ Lượng, Tuệ Vân, Huyền Quán, Như Tông, v.v... nghe

20. Trong niên hiệu Vĩnh Huy: Ở Định Châu có Thiền sư tên là Tu Đức, học trò đông đến số vạn, là lãnh tụ về thiền, chuyên tu nghiệp Hoa Nghiêm, muốn viết chép kinh này kính làm tông. Trước dùng nước trầm hương mà trồng các cây, cây lớn thì lấy vỏ làm giấy để viết kinh. Kẻ viết kinh, người làm bút, người làm giấy, khi đại tiểu tiện rồi đều phải tắm gội hộ tịnh. Hễ xong một quyển thì cho mười xấp lụa tốt giặt nhuộm đầy đủ. Thiết trai mà mừng dùng hộp thơm đựng đầy, dốc lòng lễ bái.

Nhằm ngày trai thì đạo tục đến rất đông. Khi mở hộp kinh thì ánh sáng vàng chiếu xa thấu đến cả trăm dặm. Cả năm mươi châu ở Sơn Đông đều đến lễ kinh, ngoại đạo-thế tục đều nghe biết. Lúc đo có hoạn quan là Lưu Khiêm Chi và Vương Tử thứ ba của Bắc Tề cũng theo.

21. Trong niên hiệu Thái Hòa đời Tề: Có Vương Tử thiêu thân để cúng dường Bồ-tát Vănthù, Khiêm Chi thấy mình tàn khuyết bèn phát tâm ở núi Ngũ Đài chuyên tu nghiệp Hoa Nghiêm, ngày đêm thọ trì, sáu thời lễ sám trải qua nhiều năm khẩn thiết không biếng lười, nên cảm được Vănthù che chở. Bỗng nhiên râu tóc mọc lại, căn thể đầy đủ, tiếng nói rõ ràng ít người sánh kịp. Đã trở lại thân hình-râu tóc như đàn ông, chỉ khẩn thiết tìm hiểu ý kinh mà viết thành luận Hoa Nghiêm được sáu trăm quyển.

22- U Trinh: Tôi thầm nghe trong núi nước Tây Tát-giá-câu-bàn có đầy đủ bản Hạ, mười vạn bài kệ kinh Bất Tư Nghị Giải Thoát Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, chỉ nguyện kinh này sớm được đầy đủ truyền dịch ở cõi này mà lợi ích khắp cho tất cả hữu tình. U Trinh từ trong niên hiệu Kiến Trung đời Đường vào năm Quý hợi kính phát nguyện này, lấy đây làm văn quy mạng, để lễ trong các thời lễ Phật và mười hai bộ kinh, khi chẳng lễ Phật thì trì niệm văn quy mạng này. Kinh Hoa Nghiêm có sát hải vi trần số kệ phẩm, không thể nói hết lá bối viết truyền được đều là do năng lực Đà-la-ni của các Đại Bồ-tát. Tỳ-kheo Hải Vân thọ trì kinh đã dùng lượng mực nhiều như biển lớn, lượng bút nhiều như núi Tu-di để viết chép còn chẳng thể hết một phần nhỏ của một phẩm. Tổ sư Long Thọ ở cung rồng thấy văn tự kết tập truyền kinh này có ba bản Thượng-Trung-Hạ. Bản thượng thì có số kệ nhiều bằng số bụi của mười Tam thiên đại thiên thế giới, một Tứ thiên hạ. Bản Trung thì có bốn mươi chín vạn tám trăm tám mươi bài kệ và một ngàn hai trăm phẩm. Bản Hạ thì có mười vạn bài kệ và bốn mươi tám phẩm. Hai bản thượngtrung thí sức người Diêm-phù không có thể thọ trì. Do đó ở Tây Vực chỉ có kinh bản Hạ gồm mười vạn bài kệ, nay ở trong núi nước ấy. Ở cõi này chỉ dịch tám mươi quyển kinh. Phạm kệ chỉ có bốn vạn năm ngàn là lược lấy ra trong mười vạn bài kệ. U Trinh cho kinh cõi này chưa đủ nên rộng phát nguyện ấy phụ nêu truyện này. Bởi muốn khuyên các người đạo khi thấy kinh này thì đồng lễ niệm cầu thỉnh cho kinh bản Hạ được đầy đủ sớm truyền đến cõi này. Tăng trong truyện đã dạy thí chủ là Thần Lượng tụng kệ là bản kinh đã dịch trước kia sau dịch kệ rằng:

Nếu người muốn hiểu rõ,
Tất cả Phật ba đời,
Phải quán tánh pháp giới,
Tất cả chỉ tâm tạo.

23- Trong niên hiệu Thượng Nguyên: Tôn Tư Mạc uống Lưu Châu Đơn và Vân Mẫu Phấn thì sống một trăm năm mươi, tuổi nhan sắc như trẻ nhỏ, đến Trường An nói việc trong khoảng Tề Ngụy rõ như trước mắt, viết chép kinh này bảy trăm năm mươi bộ.

24- Vua Thái Tông muốn đọc kinh Phật: Bèn hỏi Mạc: Kinh nào là lớn? Mạc nói kinh Hoa Nghiêm được Phật tôn trọng là lớn. Vua nói: Gần đây Tam tạng Huyền Trang dịch Đại Bát-nhã được sáu trăm quyển thì sao không cho là lớn, mà Hoa Nghiêm tám mươi quyển kia lại cho là lớn. Mạc đáp: Pháp giới Hoa Nghiêm đủ tất cả, từ trong một môn có thể giảng nói ra Đại thiên kinh quyển kinh Bát-nhã chỉ là một môn trong Hoa Nghiêm mà thôi. Vua Thái Tông mới ngộ, bèn thọ trì Hoa Nghiêm Nhất Thừa Bí Giáo, cũng gọi là kinh Đại Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát, công dụng rất lớn, cảm ứng cũng lớn. Người đạo muốn học tâm tuệ Phật, hiểu rõ cảnh giới Phật, chứng địa vị Phật dựa vào thừa pháp tánh này mà tu hành, không trải qua địa vị, khi mới phát tâm liền thành chánh giác, đều giống như các đức Như lai trong ba đời. Ví như một giọt nước ở các sông vừa mới vào biển thì liền gọi là nước biển. Nếu y theo Đại thừa thì Nhị thừa quyền giáo tu đầy đủ vạn hạnh liên tục trải qua nhiều kiếp thì chẳng bằng nghe kinh ấy cho đến dùng chút ít phương tiện mà mau chóng được Bồđề. Kinh nói: Kinh này chẳng nên vào tay tất cả chúng sinh, chỉ trừ Bồ-tát Ma-ha-tát, tất cả Thanh văn, Duyên giác đều chẳng được kinh, huống chi là thọ trì. Như Bồ-tát trong ức na-do-tha kiếp, thực hành sáu Ba-la-mật còn chẳng nghe kinh này, hoặc tuy nghe kinh này mà chẳng tin, thì đó còn là Bồtát giả danh. Nếu đất có quyển kinh mà xem như tháp miếu Như lai, lễ bái cúng dường thì chúng sinh đó đầy đủ căn thiện, dứt hết hoạn nạn phiền não, được vui Hiền thánh. Hạng chúng ta phải cố gắng. Thầy tôi thờ Thiền Tổ Vô Danh Công Tắc, nghe Phổ Hiền Đại Hạnh Hải Ấn Thâm Định Pháp Giới Thể tánh, mới biết Hoa Nghiêm là Cực Tông của Đức Thích-ca. Do đó mà phán tu truyện này rộng bày những điều chưa nghe.

 


[Đầu trang][Mục lục bộ Sử Truyện][Mục lục tổng quát]