TẠP TẠNG
SỐ 2081 - LƯỠNG BỘ ĐẠI PHÁP TƯƠNG THỪA THẦY TRÒ PHÓ PHÁP KÝ
Sa-môn Hải Vân biên ghi
SỐ 2081 - LƯỠNG BỘ ĐẠI PHÁP TƯƠNG THỪA THẦY TRÒ PHÓ PHÁP KÝ
Tam Tạng Pháp sư Kim cang trí nói: "Ta từ nước xứ Nam Thiên trúc, thân gần bên cạnh A-xàlê Long Trí, được truyền kinh Kim cang giới này gần cả trăm ngàn bài kệ tụng. A-xà-lê Long Trí tự bảo: "Từ Đức Như Lai Tỳ-lô-giá-na (tức Thích-ca Như Lai. Đây là ước về pháp tánh thân mà gọi tên) còn ở đời, đem pháp Kim cang giới tối thượng thừa này giao phó cho Phổ Hiền Kim Cang Tát Đỏa, Phổ Hiền Kim Cang Tát Đỏa lại giao phó cho Diệu Cát Tường Bồ-tát. Qua sau mười hai đời, Diệu Cát Tường Bồ-tát lại đem giao phó cho Long Mãnh Bồ-tát (Long Mãnh Bồ-tát tức Long Thọ Bồ-tát, lúc sinh Bồ-tát dưới gốc cây Long Thọ nên gọi tên là Long Thọ vậy). Lại trải qua vài trăm năm sau, Long Mãnh Bồ-tát đem pháp này giao phó cho Axà-lê Long Trí. Lại trải qua hơn trăm năm, A-xà-lê Long Trí (hai Thánh giả này thành tựu Đạo quả đều sống thọ vài trăm năm) đem pháp này giao phó cho Tam Tạng Pháp sư Kim Cang Trí (tiếng Phạm là Chuyển-viết-la-cát-nương-nẳng, Trung Hoa phiên dịch nghĩa là Kim Cang Trí). Hòa thượng Tam Tạng Pháp sư Kim Cang Trí tích nhóm các pháp Đại Tiểu thừa, Chư Nhất Thiết Hữu Bộ, trú giới nghiêm khiết như băng sương, luật làm dẫn đường, là con thứ ba của vua nước xứ Nam Thiên trúc, vì hoằng pháp, nên chống tích trượng đi khắp năm xứ Thiên trúc, vân du đến nước Chấn Đán (Trung Hoa). Bấy giờ có Tam Tạng Pháp sư; người nước xứ Trung Thiên trúc, vốn dòng họ Thích-ca, cháu chắt đời thứ năm mươi hai của vua Hộc Phạn. Nhân phụ vương bảo đi đánh trận, bèn thấy giết chết tàn hại lắm nhiều người, nên chẳng thích ngôi vị Đế vương, nhàm chán thế tục, mà xuất gia, phát nguyện truyền pháp đến nước phương Đông. Khoảng trong đời vua Huyền Tông (Lý Long Cơ 712-756) thời Tiền Đường, cùng Tam Tạng Pháp sư Kim Cang Trí đồng làm Quốc sư. Biết Tam Tạng Pháp sư Kim Cang Trí giải được pháp Kim cang giới, nên bèn cầu thỉnh Tam Tạng Pháp sư Kim Cang Trí truyền trao Ngũ bộ pháp Kim cang giới.
Bấy giờ Tam Tạng Pháp sư Kim Cang Trí biết Tam Tạng Pháp sư Vô Úy người nước xứ Trung Thiên trúc hiểu giải giáo pháp đại Tỳ-lô-giá-na, mới than rằng: "Pháp này rất sâu mầu khó gặp, xưa trước ở nước xứ Nam Thiên trúc, nghe có tên pháp đại Tỳ-lô-giá-na, bèn vân du khắp năm xứ Thiên trúc phỏng hỏi tìm cầu, mà đều không có người giải được. Nay đến Đại Đường (Trung Hoa) đây, mừng gặp pháp này". Bèn thỉnh mời Tam Tạng Pháp sư Vô Úy, cầu xin trao truyền cho Đại giáo Tỳ-lô-giá-na, bày làm thầy trò truyền trao hai đại giáo. Tam Tạng Pháp sư A-xà-lê Kim Cang Trí lại đem Kim cang giới đại giáo vương này truyền trao cho Tam Tạng Pháp sư A-xà-lê Bất Không Trí ở chùa Đại hưng thiện. Hòa thượng Tam Tạng Pháp sư Bất Không Trí lại đem pháp này truyền trao cho A-xà-lê Hàm Quang v.v... cả thảy năm vị đệ tử, đó là: 1. A-xà-lê Hàm Quang (vì vua Đại Tông (Lý Dự 763-780 thời Tiền Đường) có ban sắc tu sửa chùa Kim các ở Bắc ngũ đài, nên không rãnh để truyền pháp); 2. A-xà-lê Huệ Lãng ở chùa Đại hưng thiện (truyền trao cho A-xà-lê Thiên Trúc ở chùa Sùng phước. A-xà-lê Thiên Trúc lại truyền trao cho Đức Mỹ, Tuệ Cẩn, cư sĩ Triệu Cửu); 3. Axà-lê Đàm Trinh ở chùa Thanh long (chẳng truyền trao đệ tử, mỗi lúc có người đến học pháp thì bảo: "Tại viện Đồng tháp có A-xà-lê Huệ quả khéo thông giáo tướng, nên đến đó học; 4. A-xà-lê Giác Siêu ở chùa Bảo thọ (truyền trao cho A-xà-lê Khế Như, Huệ Đức); 5. A-xà-lê Huệ Quả ở viện Đông tháp tại chùa Thanh long, khéo thông rành thanh luận, rõ suốt Hoa ngôn Phạm ngữ, thường gá tâm nơi môn thật tướng, khéo ngộ giải nơi Lý như như, thường trì tụng kinh Duy-ma. Lại những lúc rảnh rỗi lại mở bày đọc tụng các kinh Niết-bàn, Hoa Nghiêm, Bát-nhã, Lăng Già, Tư Ích v.v... Lại gặp Hòa thượng Tam Tạng Pháp sư ở chùa Đại hưng thiện truyền trao cho Kim cang giới. Mới bảo "Giáo pháp này tối thượng tối diệu, nhưng chỗ ngộ tâm địa Đại thừa ngày xưa cũng là chí cực chỉ diệu. Nay gặp pháp môn Kim cang giới, lại là tối thượng, do đó gọi là cùng cực không gì trên. Vả lại, với hiển giáo tâm địa chỉ rõ được Lý quán. Còn Du già giáo đây thông cả lý sự hai môn, trú Kim cang giới, một niệm tương ưng, bèn thành Chánh giác, nhẫn nhục cùng cực không có gì đó vậy.
Truyền pháp Kim Cang Giới thì có truyền quán đảnh giáo Đồng học A-xà-lê Huệ Ứng, A-xà-lê Huệ Tắc ở chùa Đại hưng thiện. A-xà-lê Duy Thượng ở phủ Thành đô. A-xà-lê Biện Hoằng ở Biện lâm. A-xà-lê Huệ nhật ở nước Tân La, A-xàlê Không Hải ở nước Nhật Bản, A-xà-lê Nghĩa Mãn, A-xà-lê Nghĩa Minh, A-xà-lê Nghĩa Tháo, A-xà-lê Nghĩa Chiếu, A-xà-lê Nghĩa Mẫn, A-xà-lê Nghĩa Chính, A-xà-lê Nghĩa Nhất, cư sĩ Linh Ân, ở viện Đông tháp chùa Thanh long (mười bốn vị trên đều được truyền trao đại pháp). Tiếp đến, Axà-lê Nghĩa Tháo ở viện Đông tháp chùa Thanh long truyền trao pháp Kim Cang Giới, thì có chư Tăng đồng học ở tại viện như A-xà-lê Pháp Nhuận, Nghĩa Trinh, Nghĩa Chu, Nghĩa Viên, Sa-môn Thâm Đạt ở chùa Cảnh công. Sa-môn Hải Vân ở chùa Tịnh trụ, Sa-môn Đại Ngộ ở chùa Sùng phước, Sa-môn Tùng Hạ, Sa-môn Văn Uyển ở chùa Lễ truyền, Sa-môn Quân Lượng ở nước Tân La, Sa-môn Thường kiên ở tại viện, Sa-môn Trí Thâm, Sa-môn Pháp Toàn và đệ tử là Sa-môn Văn
Bí ở chùa Huyền Pháp (mười bốn vị trên đều trao Đại pháp Kim Cang Giới, lần lượt giữ ngôi vị Axà-lê). Được Đại pháp Kim Cang Giới, lưu hành khắp hải nội, cành lá chẳng dứt tuyệt, Biển giáo Ưu-đàm-bát mãn tự đã tròn đầy. Những vị có được truyền pháp Kim cang giới, chóng thấy Bồ-tát, vào Mạn-trà-la, được trao vị A-xà-lê Quán đảnh, như trao ngôi vị Chuyển pháp luân vương.
Đại giáo vương này tên là Kim Cang Giới. Kim cang nghĩa là kiên cố, vì tiêu biểu cho pháp thân của Đức Như Lai kiên cố bất hoại, không sinh không diệt, không thủy không chung, bền chắc thường còn vậy. Giới nghĩa là tánh, rõ tánh Kim cang của Đức Như Lai biến khắp trong thân hữu tình xưa nay vốn có đầy đủ viên mãn Phổ Hiền Tỳlô-giá-na đại dụng tự tánh thân, hải tánh công đức. Nên người tu pháp Du già lại dùng Đại lạc Phổ
Hiền Kim cang dục tiễn Tam-ma-địa phá hạt giống hai chướng vô minh trú địa, hiện cả hạt giống Nhị thừa đều phá nát không còn thừa, ngay trong khoảng một niệm chứng đắc ngôi vị Đại nhật Tỳlô-giá-na, kinh đây lại có tên gọi là "Kim Cang đảnh". Như thân con người, đảnh đầu là cao quý ưu thắng hơn cả. Giáo pháp này đối với tất cả giáo pháp Đại thừa rất là tôn quý cao thượng, nên gọi là "Kim Cang Đảnh" (Tiếng Phạm gọi là Phược-viếtlỗ-sắc-ni-sa, Trung Hoa phiên dịch nghĩa là "Kim Cang Đảnh"). Lại là Kim cang giới Quang minh biến chiếu Như Lai hiện Đẳng giác thân, thị hiện Tam mật Ngũ trí, khiến tất cả hữu tình chứng Đại viên cảnh trí, Thành đại Bồ-đề.
Kinh này nguyên Phạm bản có mười vạn kệ tụng, lược bản có bốn ngàn kệ tụng, Quảng bản thì có vô lượng trăm ngàn Câu-chi-na-sưu-đa vi trần số kệ tụng. Như trong "Kim Cang Đảnh Nghĩa Quyết" nói: "Tại xứ Nam Thiên trúc có tháp sắt lớn, phía trong có Kim cang giới Mạn-trà-la. Hình tượng Thánh giả được đúc bằng sắt. Trong tháp có Phạm giáp (Bản Kinh) như sàn giường rộng khoảng tám-chín thước, từ cao xuống thấp khoảng năm-sáu thước, đều là "Kim Cang Giới Đại Giáo Vương" là kinh thuộc Quảng Bản Bằng Phạm Ngữ. Vậy thì biết Quảng Bản kinh này có vô lượng trăm ngàn Câu-chi-na-sưu-đa vi trần số kệ tụng, không thể dùng phàm tâm mà lường biết được. Như trong phẩm "Hóa thành dụ" của kinh "Pháp Hoa" nói: "Kinh Pháp Hoa có kệ tụng như số cát sông Hằng". Lại như trong phẩm "Dược Vương Bản Sự" nói: "Chân-ca-la, Tần-bà-la, A-sơ-bà v.v... kệ tụng". Tùy căn cơ diễn giảng giáo pháp, quảng lược chẳng đồng. Tức như kinh Hoa Nghiêm có ba bản: Thượng bản có mười ba ngàn đại thiên thế giới vi trần số kệ tụng, bốn thiên hạ vi trần số phẩm. Trung bản có bốn thiên hạ vi trần số kệ tụng, tiếp bản thứ ba có mười vạn kệ tụng (tức kinh Hoa Nghiêm tám mươi quyển v.v... ấy vậy). Tức như kinh "Kim Cang Đảnh" bản Phạm giáp, lược bản có bốn ngàn kệ tụng, trung bản có mười vạn kệ tụng, Quảng bản có vô lượng trăm ngàn Câu-chi-na-sưu-đa vi trần số kệ tụng. Lại như kinh Hoa Nghiêm thuyết Phổ Hiền Tu-đa-la, cõi Phật như số vi trần Tu-đa-la mà làm quyến thuộc. Xưa kia trong thời Diêu Tần, Tam Tạng Pháp sư La-thập đem Phạm bản kinh này nói: "Đó là Đại bản Bồ-tát giới kinh", lược dịch thành hai quyển, gọi đó là Hành tướng thiển lược trong kình này. Đến trong niên hiệu Khai Nguyên (713-742) thời Tiền Đường, Tam Tạng Pháp sư Kim Cang Trí từ nước xứ Nam Thiên trúc đem được kinh "Kim Cang Giới" bằng Phạm giáp có mười kệ tụng, bấy giờ ngang trong biển có gió bão dữ, các vật báu xá-lợi công đức có trong ba chiếc thuyền đều ném bỏ xuống biển. Phạm bản mười vạn kệ tụng kinh này bị lầm quên cũng ném xuống biển. Khi ấy Tam Tạng Pháp sư Kim Cang Trí tác phát "dứt tai", bèn được lắng gió, nên biết mười vạn kệ tụng kinh ấy cùng với đất nước này cơ duyên còn cạn mỏng nên kinh ấy lắng chìm trong biển lớn. Tiếp đến năm Thiên Bảo thứ chín (750) thời Tiền Đường, Tam Tạng Pháp sư A-xàlê Bất Không tự đến năm xứ Thiên trúc, đi khắp mong cầu thắng pháp. Đến nước xứ Nam Thiên trúc, gặp được Trưởng lão A-xà-lê Phổ Hiền, bèn lại thưa hỏi cầu học lại pháp Kim Cang Giới gần được mười vạn kệ tụng của kinh (nên pháp Kim cang giới học được trước và sau có chút ít chẳng đồng. Do đó Hòa thượng Tam Tạng Pháp sư ở chùa Đại hưng thiện là bậc thầy quán đảnh của Hoàng đế Đại Tông (Lý Dự 763-780) thời Tiền Đường. Mỗi lúc cùng Hoàng đế giảng pháp Kim Cang Giới, nghĩa vị rất sâu mầu. Thường ở tại nội Đạo tràng phiên dịch Thánh giáo, đồ chúng tập học trì minh quán đảnh có cả ngàn vạn người, lên pháp đường cùng dự phiên dịch có ba mươi vị, vào thất truyền ngôi vị A-xà-lê Quán đảnh, chỉ có năm vị (như trong văn trước đã nói).
Kinh Kim Cang Giới Tỳ-lô-giá-na bằng Phạm bản có trăm ngàn kệ tụng (tức mười vạn kệ tụng). Nơi giảng nói kinh có mười tám hội (danh mục nêu số thứ tự như mười tám hội chỉ quy nói vậy). Có bốn phẩm lớn, đó là: 1. Kim Cang Giới; 2. Giáng Tam Thế; 3. Biến Điều Phục; 4. Nhất Thiết Nghĩa
Thành Tựu (bốn phẩm này đều nhiếp thuộc trong Kim Cang Giới. Hết thảy pháp yếu dùng bốn trí ấn ấn nhiếp, chỗ gọi là Đại ấn, Tam-ma-da ấn, Pháp trí ấn, Yết ma trí ấn. Lại nữa, mỗi một Mạn-trà-la đều đủ sáu Mạn-noa-la, đó là: 1. Đại Mạn-noa-la; 2. Tam-muội Mạn-trà-la; 3. Phạm Mạn-trà-la; 4. Yết ma Mạn-trà-la; 5. Tứ ấn Mạn-trà-la; 6. Nhất ấn Mạn-trà-la. Chỉ trừ Giáng Tam Thế Mạn-trà-la đủ mười Mạn-trà-la, ngoài ra chỉ có sáu Mạn-trà-la. Kinh đó giảng nói năm bộ, đó là: 1. Phật bộ (Tỳlô-giá-na Phật làm bộ chủ, bốn Ba-la-mật Bồ-tát làm quyến thuộc); 2. Kim Cang bộ (A-sơ Phật làm bộ chủ, bốn Đại Bồ-tát làm quyến thuộc); 3. Bảo Bộ (Bảo sinh Phật làm bộ chủ, bốn Bồ-tát làm quyến thuộc); 4. Liên Hoa bộ (A-di-đà Phật làm bộ chủ, bốn Đại Bồ-tát làm quyến thuộc); 5. Yết Ma bộ (Bất Không Thành Tựu Phật làm bộ chủ, bốn Đại Bồ-tát làm quyến thuộc), cúng dường trong ngoài và bốn nhiếp thành ba mươi bảy. Lại nói bốn thứ pháp thân, đó là: 1. Tự tánh thân; 2. Thọ dụng; 3 Biến hóa thân; 4. Đẳng lưu thân. Lại có bốn thứ địa vị, đó là: 1. Tháng giải hạnh địa; 2. Phổ Hiền hạnh nguyện địa; 3. Đại Phổ Hiền địa; 4. Phổ biến chiếu huy địa. Từ đó địa trở về trước thuộc hàng Tam hiền là Thắng giải hạnh địa, từ Sơ địa đến Thập địa là Phổ Hiền hạnh nguyện địa, Bồtát Đẳng giác là Đại Phổ Hiền địa, Phật địa gọi là Phổ biến chiếu huy địa. Lại có bốn thứ niệm tụng, đó là: 1. Thanh niệm tụng; 2. Ngữ niệm tụng (cũng gọi là Kim cang niệm tụng, nghĩa là đầu lưỡi hơi máy động, môi răng ngậm kín); 3. Tam-ma-địa niệm tụng (nghĩa là Trú Định cùng Quán trí tương ưng); 4. Thắng nghĩa niệm tụng (tư duy Đệ nhất nghĩa đế như lý lâu xa vậy). Lại có bốn thứ pháp cầu nguyện (nghĩa là Dứt tai, Tăng ích, Hàng phục, Kính ái cùng với Nhiếp triệu thành năm vậy).
Lại nữa, trong kinh Du Già nói có bốn thứ Nhãn (như kinh nói) bốn thứ tòa pháp (như kinh nói), năm thứ đại nguyện (như kinh nói). Lại nữa, trong "Nhất Thiết Như Lai Giáo Tập Du già" nói có một trăm hai mươi thứ lò hộ ma, trong lò nắm ấn, cắm cờ mỗi mỗi khác nhau, minh châu nhanh chóng thành rõ biết quả báo thế gian và xuất thế gian, các hội mênh mông, ba mươi bảy tôn vị ở nội Mạn-tràla và mười sáu Đại Bồ-tát ở hiền kiếp tiêu biểu một ngàn Đức Phật trong hiền kiếp. Hoặc ngàn Đức Phật ở hiền kiếp đều ở tại bốn góc Mạn-trà-la, bao quanh Đại Mạn-trà-la thành năm mươi ba. Và phía ngoài có hai mươi trời, thành bảy mươi ba. Tại nội viện có các trời đất, nước, gió, lửa, thành bảy mươi bảy, bốn góc có bốn Minh vương giận dữ (hoặc đặt cắm hình cờ) thành tám mươi mốt thân Thánh giả. Trên đây, gọi chung là "Kim cang giới Đại Mạntrà-la vương" (năm mươi ba Thánh giả phía trong thuộc Quán đảnh tôn, ngoài ra, các trời v.v... đều là Kim cang bộ phía ngoài không vào Quán đảnh vị). Tên thân Kim Cang Giới Mạn-trà-la và Kim Cang Bộ phía ngoài cộng chung cả thảy là tám mươi mốt vị, đều là quyến thuộc của Kim Cang Giới Quang Minh Biến Chiếu Như Lai, tiêu biểu cho thân của khắp mười phương ba đời tận hư không biến pháp giới vi trần sát hải hết thảy Như Lai. Bởi vì thế đó cũng là chư Phật ở khắp mười phương ba đời, Bát-nhã Ba-la-mật mẫu đều có thể xuất sinh hết thảy chư Phật Bồ-tát Kim Cang Tát Đỏa Tánh, nơi thành tựu chư Phật, Bồ-tát v.v... cũng hay xuất sinh trăm ngàn muôn ức tạng Tu-Đa-la bí mật thậm thâm, đều là tánh biển công đức của Đức Tỳ-lô-giá-na Như Lai cũng hay xuất sinh hữu tình thế gian và khí thế gian trong biển thế giới Hoa tạng trang nghiêm thể tánh của Đức Tỳ-lô-giá-na Như Lai biến tỏa khắp cùng, nên một thân sung mãn hết thảy cõi nước, nên giáo môn này rất là khó gặp.
Từ xưa trước truyền trao pháp này phải trải qua ngoài vài trăm năm mới truyền trao cho một người. Hòa thượng Tam Tạng Pháp sư ở chùa Đại hưng thiện chúng ta đích thân đi kính lễ khắp năm xứ Thiên trúc lại cầu học thắng pháp, giáo hóa lưu truyền trong thiên hạ, đại pháp hưng thạnh hoằng truyền. Do đó vua các nước Tân La vượt qua vài vạn dặm thuyền biển, quên cả thân mạng, đến đất Trung Hoa chúng ta kính cầu thắng pháp nên được Kim cang giới đời đời tương thừa. Thường năm có sắc ban ở các chùa Đại hưng thiện, chùa Thanh long, chùa Bảo thọ, chùa Hưng đường, chùa Sùng phước, chùa Lễ tuyền Đại khai quán đảnh, truyền pháp độ người, đó đều là con cháu của Hòa thượng Tam Tạng Pháp sư ở chùa Đại hưng thiện chúng ta truyền pháp hoằng giáo, cành lá bèn cùng truyền trì, vĩnh viễn không dứt.
Tỳ-kheo Hải Vân tôi nhân lúc nhàn rỗi, đang tháng trọng thu, kính cẩn y theo Bản giáo, lược biên tập Kim cang giới Đại giáo vương thầy trò tương thừa thứ lớp truyền pháp. Từ Phổ Hiền Kim Cang Tát Đỏa đến nay, lưu truyền tiếp nối đã được tám đời.
Kính lễ Kim cang giới tự tại, Phổ Hiền Tát Đỏa trì minh vương. Hồi hướng tán thán diễn giảng này đến các quần sinh, nguyện khắp đồng sinh vào thế giới Hoa tạng.
Thời Tiền Đường, năm Thái Hòa thứ tám, ngày hai mươi tháng tám năm giáp dần (834).
Chùa Tịnh trụ, truyền giáo Phạm Tự, Sa-môn Hải Vân biên tập.
(Tựa đề kinh tên là "Đại Tỳ-lô-giá-na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh". Tiếng Phạm gọi là "Ma-ha", Trung Hoa phiên dịch nghĩa là "Đại" "Tỳ-lô-giá-na", Trung Hoa phiên dịch nghĩa là "Quang Minh Biến Chiếu", hoặc là "Đại Nhật Biến Chiếu")
Nguyên chánh Phạm ngữ, nên nói là "Phệ-lôtả-nẳng" ("Tỳ-lô-giá-na" là theo cổ dịch, y cứ theo trong "Kim Cang Đảnh Nghĩa Quyết" giải thích thì "Tỳ-lô-giá-na", phiên dịch nghĩa là "Vô Biên Quảng Nhãn Tụ Như Lai", "nhãn" nghĩa là "Trí". Nói pháp thân Như Lai đây trí tuệ thiên nhãn vô biên ngằn mé. Phước đức trí tuệ, muôn đức tròn đầy, như Hư không giới lượng không ngằn mé quá số lượng nên vậy). Hoặc nói: "Tỳ-lô-giá-na thành Phật kinh". Tiếng Phạm gọi là "Phệ-lô-tả-nẳngtam-mẫu-đệ-bà-lệ-đa-tố-đắc-lãm" (Trung Hoa phiên dịch nghĩa là "Nhật biến chiếu tôn kinh"), kinh này nguyên Phạm giáp có ba bản. Quảng bản gồm mười vạn kệ tụng, nếu y theo Phạm bản phiên dịch đủ tất cả có thể có hơn ba trăm quyển. Kinh này chưa lưu truyền đến, Quảng bản hiện ở nước Tây vức chưa đến xứ này. Phạm kinh lược bản có bốn ngàn kệ tụng, lại có lược bản khác có hai ngàn năm trăm kệ tụng. Do Đại A-xà-lê ở nước Trung Thiên trúc biên tập, lưu truyền hiện nay gồm có bốn ngàn kệ tụng. Năm Khai Nguyên thứ bảy (719) thời Tiền Đường, Sa-môn Thích Tử Tam Tạng Pháp sư Thiện Vô Úy vâng phụng sắc chiếu phiên dịch, Sa-môn Nhất Hạnh bút thọ", tức là kinh "Đại Tỳ-lô-giá-na Thành Phật Thần Biến Gia Trì" đó vậy. Nói kinh này là do Đức Tỳ-lô-giá-na Như Lai hiện sức thần thông bố thí gia trì vậy. Y cứ theo Phạm bản, phiên dịch thành sáu quyển, lại tổng tập một bộ giáo trì niệm thứ đệ, thành bảy quyển, cộng thành một bộ.
Bấy giờ, Đức Tỳ-lô-giá-na Như Lai ở tại cung Kim cang pháp giới, cùng với Phổ Hiền v.v... các Đại Bồ-tát, mười cõi Phật số vi trần Kim cang ngưu bí mật chủ v.v... mười cõi Phật số vi trần các chấp Kim cang Hộ đời chủ trời v.v... số đó đông nhiều vô lượng không thể xưng kể, đều là do sự gia trì của Đức Tỳ-lô-giá-na Như Lai tự thọ dụng thân quảng hải đại pháp giới, kinh nói rõ Bồ-tát tu hạnh chân ngôn tu Vô thượng Bồ-đề tâm, siêu vượt một trăm sáu mươi thứ tâm vọng niệm, trú tâm Đại Bồđề, một niệm tương ưng vượt qua ba A-tăng-kỳ kiếp, lúc mới phát tâm, tức đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề tâm, kinh đây y cứ hai thứ tu hành. Tâm Bồ-đề làm nhân, đại bi làm căn, phương tiện làm cứu cánh, tiếp nói rõ về câu mười duyên sinh, có nghĩa là nói rõ Bồ-tát tu hạnh chân ngôn rõ biết các pháp như huyễn, theo duyên mà sinh. Lại y cứ theo Thắng Nghĩa Đế và Thế Tục Đế. Nếu y cứ theo Thắng Nghĩa Đế tu hành kiến lập pháp thân Mạn-trà-la, cho nên trong kinh nói trước tiên đánh Mạn-trà-la giữa hư không, cho nên pháp thân bản tôn xa lìa hình sắc giống như hư không, trụ Tamma-địa như vậy. Nếu y cứ theo thế tục đế tu hành, y cứ Tứ luân lấy làm Mạn-trà-la, Thánh giả Bản tôn, nếu sắc vàng thì trụ Địa luân Mạn-trà-la (hình vuông, tên là kim luân), Thánh giả nếu sắc trắng thì trụ Thủy luân Mạn-trà-la (hình tròn, tên là thủy luân). Thánh giả nếu sắc đỏ thì trụ Hỏa luân Mạntrà-la (Hình tam giác). Thánh giả nếu sắc xanh hoặc sắc đen thì trụ phong luân Mạn-trà-la (hình như bán nguyệt). Đại Mạn-trà-la an đặt nơi đài sen tám cánh, năm Đức Phật, bốn vị Bồ-tát an đặt trong cánh đài. Ngoài Mạn-trà-la lại có ba thứ Mạn-tràla, đó là: 1. Hết thảy Như Lai Mạn-trà-la; 2. Thíchca Mâu-ni Mạn-trà-la; 3. Văn-thù-sư-lợi Mạn-tràla, gọi tên chung là Đại Bi Thai Tạng Mạn-trà-la.
Đệ tử thọ pháp Quán đảnh thiếu Mạn-trà-la rất nhỏ nhiệm ủy khúc, chỗ các bộ khác chẳng thay thế. Trong đây, tu hạnh cúng dường gồm có hai thứ, đó là sự và lý vậy. Trong kinh nói có một trăm hai mươi lăm thứ lò Hộ ma, lửa trời Hộ ma có bốn mươi bốn thứ, tựu trung có mười hai thứ lửa làm ưu thắng. Trong đó, cực diệu có năm thứ lửa trí, làm đầu là hình lò đến cây gỗ có quả sữa khổ luyện, chỗ dùng chẳng đồng, Đông Tây Nam Bắc mong nguyện mỗi khác, trong ngoài Hộ ma cũng y cứ theo ngũ luân, cầu bốn thứ sự mau chóng thành tựu Dứt trai, Tăng ích, Hàng phục, Kính ái, đó gọi là lửa trời, mỗi mỗi chẳng đồng, lặng yên, sáng suốt, tức giận, mừng vui lần lượt ứng trí. Khổ y theo Quảng giáo về Hành tướng có lắm nhiều. Nay tạm lược thuật phần ít ý thú ở trong "Đại Tỳ-lô-giá-na Đại giáo vương kinh" vậy.
Tiếp theo nói về từ trước thầy trò tương thừa, thứ lớp truyền pháp. Chỉ vì Hải Vân tôi lo sợ thầy trò truyền trì Đại Giáo tiếp nối Đại pháp lắng chìm nhiều năm bị phế bỏ quên mất vậy.
Tam Tạng Pháp sư Thiện Vô Úy nói: "Pháp này từ Đức Phật Tỳ-lô-giá-na giao phó cho Bồ-tát Kim Cang Thủ, qua vài trăm năm sau, Bồ-tát trao cho A-xà-lê Đạt-ma-cúc-đa ở chùa Na-lan-đà tại xứ Trung Ấn Độ. Tiếp đến A-xà-lê Đạt-ma-cúc-đa truyền trao cho Tam Tạng Pháp sư vốn chủng tộc Thích-ca-Thiện Vô Úy ở nước xứ Trung Ấn Độ (tiếng Phạm gọi là "Luân-bà-ca-la Tăng ha", Trung Hoa phiên dịch nghĩa là "Thiện Vô Úy"). Tam Tạng học hết, ngũ nghịch thông rành, với các thứ nghề nghiệp ở năm xứ Thiên trúc, không gì chẳng có khả năng hoàn bị, là cháu đời thứ năm mươi hai của vua Hộc Phạn, xả bỏ tiếp nối ngôi vua, xuất gia vào đạo. Năm Khai Nguyên thứ bảy (719) thời Tiền Đường, từ Tây vức, đem các kinh Đại Tỳ-lôgiá-na v.v... bằng Phạm bản đến Trung Hoa, Hoàng Đế Huyền Tông (Lý Long Cơ 712-756) kính lễ thỉnh mời Quốc sư. Theo giá vào ở hai kinh, phiên dịch các kinh Đại Tỳ-lô-giá-na v.v... làm Đại Tỳ-lô-giá-na Mạn-trà-la quán đảnh đại A-xàlê. Hòa thượng Tam Tạng Pháp sư Thiện Vô Úy lại đem "Đại Tỳ-lô-giá-na Đại Giáo Vương Kinh" này truyền trao cho thật tướng Pháp sư Kim Cang Trí người nước xứ Nam Thiên trúc. Tam Tạng Pháp sư Kim Cang Trí lại đem Kim Cang Giới Đại Giáo Vương truyền trao cho Tam Tạng Pháp sư Thiện Vô Úy, hỗ tương cùng làm A-xà-lê cho nhau, bèn cùng truyền trao. Thật tướng Pháp sư Kim Cang Trí (tiếng Phạm gọi là Phược-viết-lacát-nương-nẳng, tiếng Trung Hoa phiên dịch nghĩa là Kim Cang Trí), rất khéo giỏi các pháp Đại thừa lẫn Tiểu thừa, hiểu thông luận Thanh Minh, ở trong Nhất thiết hữu bộ, xuất gia tại nước xứ Nam Thiên trúc, vốn con của vua nước đó, cũng xả bỏ ngôi vị Đế vương mà xuất gia, vân du đến nước Chấn Đán (Trung Hoa), thệ nguyện hoằng truyền Thánh giáo, Hoàng đế Huyền Tông cũng lễ kính thỉnh mời làm Quốc sư, theo giáo vào ở hai kinh, phiên dịch các kinh "Kim Cang Đảnh Đại Giáo Vương" v.v... làm Kim cang giới Mạn-trà-la Quán đảnh A-xà-lê. Tam Tạng Pháp sư Kim Cang Trí lại đem "Đại Tỳ-lôgiá-na Đại Giáo Vương Kinh". Truyền trao cho Tam Tạng Pháp sư A-xà-lê Bất Không Trí ở chùa Đại hưng thiện (tiếng Phạm là A-mục-khư-cátnương-na, Trung Hoa phiên dịch nghĩa là Bất Không Trí). Hòa thượng Tam Tạng Pháp sư Bất Không Trích chứa nhóm ngũ bộ Bí ý, nhập tâm biển tánh của Phổ Hiền, Trú Du già thì chóng vào Phật thừa, diễn nói chân ngôn, thì Thiên ma đều nát toái. Làm quán sát cả ba triều, từ vua Huyền Tông (Lý Long Cơ 712-756) vua Túc Tông (Lý Hanh 756-763) đến vua Đại Tông (Lý Dự 763780) thời Tiền Đường thảy đều cúi đầu kính lễ, tỏ tâm trân quý kính ngưỡng như Phật, Hoàng đế Đại Tông thỉnh cầu làm Đại A-xà-lê tác pháp quán đảnh, hoằng truyền Đại giáo hơn bốn mươi năm, phiên dịch kinh luận có hơn trăm bộ.
Hòa thượng Tam Tạng Pháp sư (Bất Không Trí) ở chùa Đại hưng thiện theo Đại Hòa thượng Tam Tạng Pháp sư Kim Cang Trí được truyền trao pháp Kim Cang Giới, thế rồi lại sợ Đại pháp chưa tròn đầy, nên tự đến nước xứ Nam Thiên trúc, thân gần kính lễ Trưởng lão A-xà-lê Phổ Hiền, lại thưa hỏi cầu thọ Ngũ bộ Kim cang giới có cả trăm ngàn bài kệ tụng, đem được kinh mười vạn kệ tụng, nên hai bản Đại giáo vương tối thắng bí mật sâu xa này, người kham nhận truyền trao hiếm ít, nên trải qua vài trăm năm mới truyền được một người. Từ khi Phật pháp lưu truyền đến Thần châu-Trung Hoa qua thời gian dài hơn ngàn năm, mà giáo môn Trì niệm tâm địa lưu hành không qua hai bản Đại giáo vương (tức là "Đại Tỳ-lô-giá-na Đại Giáo Vương" và "Kim Cang Giới Đại Giáo Vương" vậy), tổng nhiếp tất cả các giáo môn trì niệm.
Tiếp nữa, có "Tô-tất-địa (Trung Hoa dịch nghĩa là Diệu thành tựu) giáo" rộng nói về ba bộ, cũng nhiếp thuộc pháp luận trì niệm. Trong đó chỉ nói rõ sự thành tựu cùng với Kim cang giới và Đại Tỳlô-giá-na, nghĩa vị tương quan lẫn nhau. Đó cũng là pháp yếu diệu rất cùng cực. Tam Tạng Pháp sư Thiện Vô Úy phiên dịch gồm cả hai bộ Đại giáo trước và Tô-tất-địa, cộng thành ba bộ Đại giáo, Hòa thượng Tam Tạng Pháp sư (Bất Không Trí) ở chùa Đại hưng thiện lại pháp đường lưu truyền. Bấy giờ, Tam Tạng Pháp sư Thiện Vô Úy lại đem "Đại Tỳ-lô-giá-na Đại Giáo Vương" này truyền trao cho Sa-môn Nhất Hạnh ở chùa Đại hưng thiện, và Sa-môn Huyền Siêu người nước Tân La ở chùa Bảo thọ. Sa-môn Nhất Hạnh đã được Đại giáo rồi, bèn tạo thuật "Đại Tỳ-lô-giá-na Nghĩa Thích" bảy quyển (hoặc phân làm mười bốn quyển), lược dịch hai quyển "Đại Tỳ-lô-giá-na Hình Tượng Đồ Dạng Đàn Nghi" một quyển. "Tiêu Xí Đàn Nghi Pháp" một quyển. "Khế Ấn Pháp" một quyển, "Kim Cang Đảnh Kinh Nghĩa Quyết" ba quyển (quyển Thượng hiện có bản, hai quyển trung, hạ khuyết mất bản). Hòa thượng Nhất Hạnh ở chùa Đại hưng thiện thông rành chiêm đoán thiên văn, học thông nội ngoại. Các kinh sử bằng Hoa ngôn Phạm ngữ không gì chẳng thông rành, thường cùng Hoàng đế Huyền Tông theo nhau đi đứng ngồi nằm luận bàn việc nước và dự việc phiên dịch kinh, chẳng rãnh để truyền pháp. Tiếp đến, Sa-môn A-xà-lê Huyền Siêu lại đem "Đại Tỳ-lô-giá-na Đại Giáo Vương" và "Tô-tất-địa Giáo" truyền trao cho A-xà-lê Huệ Quả ở viện Đông tháp tại chùa Thanh long. A-xàlê lại truyền trao cho Sa-môn Duy Thượng (còn gọi là Duy Minh) ở phủ Thành đô, Sa-môn Biện Hoằng ở Biện châu, Sa-môn Tuệ Nhật, Sa-môn Ngộ Chân ở nước Tân La, Sa-môn Không Hải ở nước Nhật Bản, Sa-môn Nghĩa Mãn, Sa-môn Nghĩa Minh, Sa-môn Nghĩa Chứng, Sa-môn Nghĩa Chiếu, Sa-môn Nghĩa Tháo, Sa-môn Nghĩa Mẫn,
Sa-môn Pháp Nhuận ở viện Đông tháp tại chùa Thanh long (số được phú pháp truyền ngôi vị Axà-lê có cả thảy mười hai người), trong đó hoặc có vị ở tại Kinh đô truyền trì, hoặc có vị ra phương ngoài hoằng truyền giáo hóa. Tiếp theo, A-xà-lê nghĩa tháo viện Đông tháp tại chùa Thanh long truyền trao cho Đồng học là Sa-môn Nghĩa Chân, Sa-môn Thâm Đạt ở viện Đông tháp tại chùa Thanh long, đệ tử Hải Vân ở chùa Tịnh trụ, Samôn Đại Ngộ ở chùa Sùng phước, Sa-môn Văn Uyển ở chùa Lễ truyền (năm vị này đều truyền giáo) truyền lần lượt ngôi vị A-xà-lê. Tiếp theo, Axà-lê Pháp Nhuận ở viện Đông tháp lại truyền trao cho Sa-môn Đạo Thăng ở chùa Tịnh pháp, Sa-môn Pháp Toàn, Sa-môn Duy Cẩn ở chùa Huyền pháp.
"Đại Tỳ-lô-giá-na Đại Giáo Vương" này còn có tên gọi là "Đại Bi Thai Tạng Tỳ-lô-giá-na", từ căn bản đại bi của Đức Như Lai phát sinh tâm Đại Bồđề, từ tâm Đại Bồ-đề thành Hạnh Bồ-đề, tiếp chứng Đại Bồ-đề và Bát Niết-bàn, đều từ thân đầy đủ phương tiện thành tựu năm trí tức là trưởng ác tự môn, nên kinh nói phương tiện là cứu cánh, hay thành các Phật sự, như Chuyển luân Thánh vương sắp muốn thọ sinh, gá vào bụng mẹ Thánh hậu, phải biết Thánh vương không lâu sẽ ra đời vậy. Người tu Du già, phát tâm Bồ-đề, trú quán chữ A "?", quán pháp bất sinh tức là trú Tỳ-lô-giá-na thai tạng. Như "Đại Thừa Nhân Vương Bát-nhã" ở Hiển giáo nói: "Phục nhẫn Thánh thai ba mươi người, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng đây gọi là ba mươi tâm trước sơ địa, gọi là Trụ Thánh thai". Đó là ước về Bồ-tát tu hành trước sơ địa tiệm ngộ theo Hiển giáo, trải qua một Đại A-tăng-kỳ kiếp, mới gọi là Bồ-tát Trụ Thánh Thai, còn gọi là ngoại phàm. Bồ-tát tu hạnh chân ngôn thì không như vậy, chỉ trong khoảng một niệm đầy đủ thân năm trí, trụ ngôi vị Phật Đại Tỳ-lô-giá-na, rỗng rang đồng với pháp giới làm Mạn-trà-la thể mới trụ tâm, lúc ấy gọi là vào Thánh thai, quán đến cứu cánh gọi là thành ngôi vị Phật. Đó gọi là siêu vượt ba A-tăng-kỳ kiếp mà chứng Bồ-đề.
Trên đây, nói rõ đầy đủ ý Thai tạng giáo, kính cẩn y theo Hiển giáo và Mật giáo lược thuật nguyên do, Ý giáo sâu rộng khó cùng đến đáy. Chỉ bởi Hải Vân tôi nhục đội ân Phật, được gặp Thánh giáo, thân gần tiếp thừa pháp nhãn. Hoằng truyền Đại Tỳ-lô-giá-na, Tô-tất-địa, từ trước đến nay đã tám đời, thô thuật về Tông chỉ tùy theo chỗ thấy nghe, lược ghi thứ tự, kính cùng các bậc Trí giả mong xin chỉ bày. Cúi đầu kính lễ hết thảy chư Phật ba đời, Phổ Hiền bí mật trì Kim cang, hồi hướng tán thán diễn giải này tạo phước cho quần sinh, đều nguyện đồng sinh về cõi nước An lạc.
Thời Tiền Đường, năm Thái Hòa thứ tám, ngày mồng 4 tháng 10 năm Giáp dần (834).
Chùa Tịnh trụ, truyền giáo Sa-môn Hải Vân biên tập.
Ngày 28 tháng 3 năm Khoan Hỷ thứ nhất, phụng biên tả xong.
Kim cang Phật tử.
Tế Biện giao xong. Sách này có vài ba bản khác vậy.
Ngày 30 tháng 11 năm Vĩnh Nhân thứ năm, đem kiện bản ngự thư biên tả kiểm hiệu xong thì là kinh sợ Tiên sư ngự danh, lấn vượt tuyết lạnh quên cả gió rét biên tả xong. Từ Tâm Biên ghi đó.
Năm Khương An thứ nhất ngày 30 tháng 3, Diên văn lục cải đổi đó. Ngày mồng 7 tháng 4, đến viện Quán trí ở chùa Đông, đem bản sách do từ tâm biên tả xong chỉ sai nhầm chữ nhiều nhiều, có thể chỉnh sửa đó, Kim Cang, Tư Hiền, Bảo Sinh v.v... cả thảy hai mươi chín đồng chung mười ngày biên tả bản và kiểm hiệu hợp xong. Văn ký này thật sự có các bản khác, như bản của Viên Nhân, Viên Tải, Viên Trân, Tông Duệ, Biến Chiếu v.v... biên ghi tuy có ngay bản triều. Riêng bản này không biên ghi, sợ là cỗi rễ ư? Văn ký này đã soạn tập từ năm Thái Hòa thứ tám (834) thời Tiền Đường, sau đó đưa vào Đường học pháp. Từ niên hiệu Thái Hòa trở về sau, Sương sao hơi cách biệt, sao có thể biên ghi danh tự kia ư? Vì biết chỗ người sau đặt để nên biên tả lưu lại bản này vậy.