TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ SỬ TRUYỆN

SỐ 2090 - GHI VỀ NHÂN DUYÊN THỜI TƯỢNG PHÁP CỦA ĐỨC THÍCH-CA NHƯ LAI DIỆT TẬN

Thời Tiền Đường, Sa-môn Đại Đức Tam tạng Pháp sư Thích Pháp Thành phiên dịch.


Từ khi có nước Vu Điền trở lại, sáu đời vua đã trải qua đến đời vua thứ bảy tên là Nhật-tỳ-tả-dangật-đa. Đang lúc trị vì đất nước, trong nước có ngôi chùa tên là Tát-ca-bát-la-ha-na. Cách chùa đó không xa có một hang núi tên là Bà-ca-da-kỷ-na. Trong hang núi đó có một vị La-hán tên là Tăng-già-bà-nhĩ-đà-na(1). La-hán ấy có một đệ tử Tỳ-kheo nương theo La-hán để học luật nghi. Sau đó, thấy được kinh "Nguyệt Tạng Bồ-tát sớ vấn" và các Thánh giáo rồi, vị Tỳ-kheo ấy bèn hỏi Tôn sư-tức La-hán rằng: "Sau khi Đức Phật nhập Niếtbàn, ở các nước Vu Điền, Sơ Lặc, cho đến An Tức, tượng pháp và Tốt-đổ-ba của Đức Như Lai hiện trú nơi đời thơi gian bao lâu? Ai là người sẽ phá diệt? Và cuối cùng đưa đến xứ sở nào? Cúi xin nên vì giải nói!"

Khi ấy, La-hán Tăng-già-bà-nhĩ-đà-na... "... sau khi Đức Thích Ca Như Lai diệt độ, kinh pháp, ảnh tượng, cho đến tháp miếu sẽ trụ ở đời 2.000 năm, sau đó sẽ diệt mất. Trong 3 nước Vu Điền v.v... đây thì giặc từ các nước Hán, Xích Diện, Tô Tỳ, Đột Quyết, Hồi Cốt v.v... máy động giáo mác mà lại xâm chiếm tổn hại, cho nên Phật pháp dần dần suy vi, hủy diệt chùa tháp, mọi tư cụ của chúng Tăng cũng bị dứt tuyệt. Trong 3 nước đây thì nước An Tức và Sơ Lặc chẳng hành trì pháp nên giặc phủ trùm xâm chiếm và phá hoại chùa tháp, phần nhiều là thiêu đốt hủy diệt đều hết không bỏ sót chùa nào. Chúng Tăng phần nhiều tan rã dời chuyển đến ở nước Vu Điền. Chùa tháp tại nước Vu Điền có 500 vị Bồ-tát thường luôn hộ trì. Trong đó, 250 với hình nghi của người xuất gia, còn 250 sống trong hình dung thế tục thọ sinh mà hộ trì. Tại chùa núi Ngưu đầu, có 1.005 Đức Phật thường luôn tiếp nối để làm cung điện. Vì các Hiền Thánh có oai đức từ bi gia trì Diệu pháp chùa tháp ở nước Vu Điền, nên người hành pháp phần nhiều ở các nước khác sống lâu nơi đời. Bấy giờ vua các nước khác v.v... vì muốn chiếm lấy nước Vu Điền nên đấu tranh lẫn lộn, vua nào đắc thắng thì cùng nước Vu Điền làm Đại thí chủ, không hủy hoại không phá diệt, thường luôn cúng dường. Khi ấy, vua nước Xích Diện có oai thế lớn, phần nhiều xâm chiếm các nước khác lấy làm cõi nước của chính mình. Lúc đó có một vị Bồ-tát thọ sinh tại nước Xích Diện làm vua, ở trong nước mình rộng hành trì Diệu pháp, đến các nước khác thỉnh mời các vị

Pháp sư và luận sư đến ở trong nước Xích diện, xây dựng tinh xá, tạo lập Tốt-đổ-ba (tháp) độ... đông nhiều Quốc vương Đại thần và dân chúng các nước khác rộng hành trì chánh pháp. Và lúc bấy giờ nước Vu Điền phối thuộc ở nước Xích diện, nên rộng hành trì chánh pháp, xây dựng chùa tháp, tôn thờ Tam bảo nơi vườn ruộng nhà người, thiết bày cúng dường lớn. Vua nước Xích diện qua 7 đời trở lại vì hành trì Diệu pháp. Bảy đời vua ấy đối với trong các nước khác, nơi có Tam bảo và các nơi chùa tháp thì không khởi ác tâm cũng không làm tổn hại. Bấy giờ chúng Tăng trong nước Vu Điền; như điều nói trong kinh "Nguyệt Tạng Bồtát thọ ký" phần nhiều phân tán, tín tâm dần mỏng, chẳng sống theo giới pháp, chuyên cầu lợi dưỡng danh dự thế gian, vào cùng các bậc vua tôi mưu bàn mọi việc bí mật, khiến cho chánh pháp dần dần suy bại. Khi ấy các vua tôi cho đến con cháu thối thất tín tâm thanh tịnh. Đối với mọi vật vốn có của thường trú, các Tỳ-kheo tự dùng tiêu hao, nên mọi vật sở thuộc chánh pháp chùa tháp thường trú tại nước Vu điền chẳng đồng như ngày trước, mà dần suy hao. Các vị Quốc vương đại thần không tâm hoan hỷ đối với chúng xuất gia. Sau đó vào một thời gian khác, có một vị Bồ-tát làm vua đời thứ 7 ở nước Xích diện. Vua ấy lấy công chúa Bồ-tát nước Hán làm Phi, Hoàng hậu dẫn 600 tùy tùng đến nước Xích diện. Bấy giờ công chúa ấy rất mực kính tin Phật pháp đầy đủ phước đức lớn. Vua nước Xích diện cũng có tín tâm thanh tịnh lớn vượt hẳn vua đời trước đó, rộng bày hưng thạnh chánh pháp. Đang lúc như vậy thì vua nước Vu Điền tuổi trẻ, chẳng hành trì chánh pháp của Phật. Các Tỳ-kheo lớn trước bảo rằng: "Không như vậy thì trở về thế tục, không như vậy thì tùy ý ra đến xứ khác". Vì bức bách ruồng đuổi nên hết thảy chúng Tăng nhóm tập tại chùa Tạc Ma cùng nghị bàn việc ấy. Khi ấy trong chùa ngày trước chúng Tăng bỗng nhiên hiện bày 7 phần thức ăn bằng vàng báu 5.000 vị Tỳ-kheo bị vua cắt bỏ thức ăn, quẩn bức bỗng có được vậy liền đổi các thức ăn vàng đó làm lương thực nuôi sống thời gian 3 tháng. Đang lúc ấy, có vị trở về thế tục, có vị không trở về cuộc sống thế tục. Những vì tìm sang các phương khác lìa xa cha mẹ thân thích quyến thuộc và đất nước của chính mình nên rất sinh tâm buồn khổ, tuôn chạy gào khóc. Tăng chúng nhóm tụ lên đường sang đến trong chùa Mâu Hồng. Tại xứ đó có một Tốt-đổ-ba lớn, có vua Bá Thần là người tín tâm thanh tịnh rất lớn, mở phá tháp đó lấy ra một cái bát dựng đầy ngọc ấn đem cúng thí chúng Tăng. Lại có các thí chủ tịnh tín khác thiết bày các thứ tự cụ thể để cúng thí chúng Tăng ấy. Và lần lượt như thế, chúng Tăng đi dần đến sông Nô-lô, lấy ngọc ấn làm lương thực sống trong nửa tháng. Lúc chúng Tăng đến sông Nô-lô ở tại chùa Tống-đa-hột-cung-nương.

Khi đó vua trời Đa Văn và trời công đức biến hóa làm vợ chồng ở tại xứ đó kính bạch chúng Tăng rằng: "Chúng tôi muốn tu tạo phước, nguyện xin rủ lòng nhận lấy". Suốt nửa tháng trở lại thiết đại thí hội cúng dường chúng Tăng. Trời nữ công đức lấy tiền vàng báu từ trong tay áo ra để cúng thí cho chúng Tăng. Khi ấy chúng Tăng đều từ đất nước Đại Phiên của Xích Diện đi đến Phá Sơn, gặp người canh giữ ải cản ngăn không cho đi mà bảo rằng: "Các xứ khác có đường đi, mỗi tự phải nên sang". Khi ấy vua trời Đa Văn tự biến hóa thân mình làm thành một con trâu bạch mao, trên xương sống có vết thẹo và có dây dàm. Chúng Tăng thấy thế cùng bảo với nhau rằng: "Trâu mao có vết sẹo trên xương sống đây là súc vật của người, nếu nó sang xứ nào thì theo đó cùng đi". Khi ấy, trâu mao đó dẫn thẳng đường đến bốn năm gian, tất cả chúng Tăng đi đến cảnh vức của Tát-tỳ nước Xích Diện. Bấy giờ quân Tát-tỳ đang làm tiết độ ở đường nghe chúng Tăng từ phương Tây đi đến, bèn vội chạy về báo cho vua nước Xích Diện biết. Khi ấy, phu nhân vua đó nghe có nhiều chúng Tăng mất đất Bá Bính nên tâu cùng vua rằng: "Tôi muốn thiết bày các vật nương cưỡi cùng các tư cụ, nguyện xin thỉnh đón chư Tăng đến nước Xích Diện". Vua cũng chấp thuận đó. Bèn bày biện các vật nương cưỡi để tiện nghinh đón chư Tăng đến nước Xích Diện. Bấy giờ vua nước Xích Diện cùng công chúa thị tùng cúng dường lễ bái, hỏi chư vị Đại Đức khéo thấu hiểu Tam tạng trong chúng Tăng rằng: "Trừ các vị đây ra, còn có Ba Bính chăng?". Chư vị Đại Đức Tam tạng kính cẩn đáp rằng: "Các nước Sơ Lặc, An Tức, Bột Luật, Gia-tất-một có chúng Tăng đông nhiều như vậy. Ba Bính di dời hiện ở tại xứ kia". Bèn liền sai sứ nghinh thỉnh chúng Tăng đến nước Xích Diện. Lúc đó trong nước Xích Diện xếp đặt 7 ngôi chùa, thiết bày các cúng cụ. Những vị thường trú đông gấp bội hơn số mới sang, nói rằng: "An đặt chúng Tăng ở tại 7 ngôi chùa ấy". Qua ba bốn năm sau, trên tim công chúa bỗng nhiên nổi mọc mụt nhọt hung độc. Lúc bệnh đau khổ, công chúa tâu cùng vua rằng: "Nhân bịnh này, thiếp ắt chết mất, chẳng thể thoát khỏi. Nếu với các người tôi tớ và mọi của cải, nguyện xin cúng thí Tam bảo". Vua cũng chấp thuận cho đó. Cả thảy 600 tùy tùng đều được xuất gia. Sau đó, công chúa qua đời. Sau khi công chúa qua đời, khắp trong các xứ của vua nước Xích Diện gặp phải dịch bịnh ung nhọt mụt đậu. Đại thần trăm quan và các con cháu bị chết lắm nhiều. Khi đó, các hàng quần thần nhóm tập bàn luận mà tâu cùng vua rằng: "Trong đất nước của vua đây từ trước vốn không dịch bệnh khổ não như thế này. Nay các Ba Bính cùng chúng Tăng mọi rợ đến ở xứ này nên công chúa qua đời. Đại thần trăm quan phần nhiều chết mất. Cho nên đối với các chúng xuất gia đây, không nên lưu giữ trong đất nước của vua. Theo lý nên xua đuổi cả. Ngày trước đúng nên xua đuổi mà vua chẳng xua đuổi, giao phó bàn tính tường tận. Quần thần đồng lòng muốn xua đuổi chúng Tăng nên xin tâu trình cùng vua biết là muốn xua đuổi chúng Tăng ra khỏi đất nước của vua". Bấy giờ trong các xứ của vua nước Xích Diện, những vị Tỳ-kheo sống lâu xưa cũ tức giận mà bảo rằng: "Nếu xua đuổi các vị Tỳ-kheo ấy đi thì chúng tôi cũng đều chẳng ở nơi này". Các quan thần tức giận bảo: "Các ông cũng nên tùy ý mà đi". Sau khi công chúa đến nước Xích Diện, vua nước Hán tôn sùng giáo pháp của Đạo sĩ, nên tất cả chư Tăng ở nước Hán đều đến các nơi trong nước Xích Diện. Đang lúc như thế, chúng Tăng ở các xứ đó đối với mọi thứ xá-lợi, kinh luận Thánh giáo, mọi tư cụ cúng dường, mọi tài vật của thường trú trong nước Xích Diện thảy đều mang giữ đem theo sang phía Tây đến nước Kiền-đà-la. Khi ấy, ở nước Hán cùng nước Xích Diện, nước Bà-là-hạnh, nước Vu Điền v.v... thẳng đến tận sông Hằng, tượng pháp đều diệt mất, không một nơi nào còn. Bên kia bờ sông Hằng là nước Câu-thiểm-di, tượng pháp trụ ở đời được 3 tháng, và cuối cùng cũng diệt mất hết. Tất cả chúng Tăng đến biên giới nước Kiền-đà-la. Vua rồng Y-la-diệp nương ở nơi bờ biển, do oai lực của Tam bảo nên biển đó nổi sóng gió. Vua rồng nghĩ suy cớ sao tại nơi ta ở nổi sóng như vậy. Bèn dùng Thiên nhã quán xét mà biết được Thánh giáo tượng pháp của Đức Thích Ca Như Lai gần đến lúc diệt mất, và cuối cùng khi thấy chư Tăng, vua rồng liền tự biến hóa thân mình làm thành một người già nua từ biển bước ra lễ bái chúng Tăng và thưa hỏi rằng: "Chúng Tăng đông đảo như vầy từ xứ nào đến? Và sẽ đi đến xứ nào?". Chư Tăng đáp rằng: "Chúng tôi vốn ở các xứ trong nước Xích Diện. Do vì thí chủ không còn đức tin, hủy diệt thường trụ và Tinh xá, nên chúng tôi sang đến nước Kiền-đà-la". Vua rồng lại hỏi rằng: "Chúng Tăng rất đông nhiều hiện có những lương thực gì? Nước Kiều-đà-la cách biển đây rất xa phải đi mất hơn 40 ngày mới tới xứ ấy. Hiện nay chúng Tăng chỉ có lương thực đủ dùng trong 20 ngày. Vậy làm sao có thể đến xứ ấy được?". Chư Tăng nghe thế rồi đều buồn bã rống khóc. Vua rồng thấy thế rất sinh tâm lo buồn, nói cùng chư Tăng rằng: "Nơi đây có đường thẳng tắc, có chiếc cầu rắn, có thể giẫm bước lên đó để đi nhanh đến xứ kia". Nói lời ấy xong, người già nua ấy bỗng nhiên ẩn mất. Khi đó, vua rồng ấy biến hiện một đường đi thẳng lên núi và tự biến thân mình hóa thành một con rắn lớn làm cầu bắt ngang trên biển. Và tư duy rằng: "Ta nay nếu độ chư Tăng đây. Trước kia vì tạo nghiệp xấu ác nên nay nhận chịu làm thân Bàng sinh thì cũng có thể được thoát khỏi?". Phát khởi tâm nguyện như vậy rồi bèn đặt cầu rắn. Qua hơn 15 ngày, có nhiều người vật giẫm bước lên đó mà qua.

Lúc người vật đi ngang qua trên cầu rắn, hoặc có người rơi xuống nước mà chết. Người vật lui tới qua lại như thế, nên xương sống lưng rắn rách nát hủy hoại máu đổ như mưa, biển biến thành máu. Chư Tăng đông nhiều nhân trên cầu rắn ấy mà đi qua. Đến lúc cuối cùng những vị còn lại mắc nạn ở nước Xích Diện, chẳng qua được. Sau đó, rắn lớn ngã đổ vào trong biển mà qua đời rồi tâm thức được sinh lên cung trời Đâu-suất-đà, và biển cũng khô cạn. Bấy giờ chư Tăng đến nước Kiền-đà-la, vua nước đó bày biện các thứ cùng cụ cúng dường suốt 2 năm mỗi mỗi đều khiến được an lạc. Qua 2 năm rồi, vua ấy băng hà, vua có 2 người con; một người kính tin Phật pháp và một người thực hành theo pháp của ngoại đạo. Về sau tranh giành ngôi vua, khi ấy chúng Tăng vì Vương tử kính tin Phật pháp mà kết làm bạn đảng, nên Vương tử ấy được ưu thắng rồi kế nghiệp ngôi vua. Đang lúc thống trị, vua đó tăng thêm bổng lộc mọi duyên đầy đủ cho chúng Tăng. Trải qua được nửa năm rồi, có một vị Tỳ-kheo giết hại vua ấy, và tự kế tiếp ngôi vua. Tất cả dân chúng trong nước Kiền-đà-la đồng một lúc phản lại giết vua Tỳ-kheo ấy. Và đối với các hàng chúng Tăng khác đều xua đuổi tất cả ra khỏi các xứ của vua. Nên tượng pháp ở nước Kiềnđà-la cũng diệt mất. Hết thảy chúng Tăng Ba Bính rã tan đi đến các nước khác. Đang lúc như thế, vua nước Tây phương, vua nước Bắc phương, vua Diệp-ba-na v.v... phước lộc ưu thắng hơn trước.

Vua ba nước ấy nhóm họp thề kết thành một nhà. Bấy giờ, 3 vua ấy cải hóa trị vì Tây phương và Bắc phương v.v... và 3 vua ấy mỗi mỗi đem 10 vạn binh lính khơi chiến cùng đánh đến nước Câuthiểm-di. Vua nước Câu-thiểm-di giết chết 30 vạn binh lính và các vua ấy chẳng còn sót lại một ai. Bấy giờ, vì muốn sám hối tội giết chết binh lính đông nhiều như thế, nên vua nước Câu-thiểm-di lại thỉnh mời tất cả chúng Tăng trong cõi Diêm Phù đến nước Câu-thiểm-di. Sau đó, lại nhân nội trong chúng Tăng tự đấu tranh nên bèn giết hại lẫn nhau không sót một người. Nên trong cõi Diêm-phù-đề tượng pháp của Phật nhân đó diệt mất hết. Mỗi mỗi đều rõ ràng như nói trong kinh "Nguyệt tạng Bồtát Tỳ-kheo". Sau khi Đức Thích Ca Như Lai diệt độ trải qua 57 câu chi 6 triệu năm thì đức Từ Thị Thế Tôn xuất hiện nơi đời, giáo hóa chúng sinh".

 


[Đầu trang][Mục lục bộ Sử Truyện][Mục lục tổng quát]