TẠP TẠNG
SỐ 2091 - ĐÔN HOÀNG LỤC
Thành Hiệu Cốc vốn là đầm đánh bắt cá. Vào thời Hiếu Đế nhà Hán (?), thôi bất ý dạy người dốc sức làm ruộng có được lúa thóc (cốc), nhân đó mà gọi tên như vậy, về sau làm thành huyện. Suối Nhị sư cách xa thành 3 trình về hướng Đông. Cũng trong thời nhà Hán, Lý Quảng Lợi dẫn quân đi rất khát thiếu bèn cầu khấn thần núi, dùng kiếm rạch núi, nhân đó có nước chảy xuống xuôi dòng về hướng Tây cách vài mươi dặm đến bờ Hoàng chướng. Về sau, có vệ tướng khát nước rất lắm nên chết bên cạnh dòng suối, nước bèn không xuôi chảy nữa. Vừa đến đất bằng phẳng, từ sau đi lại nếu người nhìn thì nước nhiều, người ít thì nước ít. Như quận đông lớn uống dòng nước thì mạnh xuống. Đến nay vẫn như vậy. Miếu thờ Nhị sư ở bên mé đường, trải qua thời gian lâu dài nên hoang phế, chỉ còn đống là chất chồng, là nơi lạc đà, ngựa, người đi qua lại cầu phước. Tiếp theo về hướng Đông vào biên giới Qua Châu. Từ châu ấy về hướng Nam có hang mạc cao. Cách châu 25 dặm vào trong ngang qua bãi sa mạc men theo sườn núi thì đến đó. Xuống đầu vào trong hang về phía Đông tức là núi Tam nguy, về phía Tây tức là núi Minh Sa, bên trong có dòng nước từ hướng Nam gọi tên là Đảng Tuyền, chùa xưa, Tăng xá có lắm nhiều, cũng có Đại Hồng chung. Hai đầu Nam Bắc hang đó có Thiên vương đường và đền thờ thần. Vách tường vẽ họa Thổ phiên tán phổ bộ tùng. Vách tường phía Tây núi ấy về hai mặt Nam-bắc cách hai dặm đều là đục khắc hang cát cao lớn, đắp họa hình tượng Đức Phật. Mỗi hang động tính về phí thuế có đến trăm vạn. Phía trước thiết đặt lầu các vài tầng, có điện đường tôn tượng lớn. Tượng ấy cao 160 thước. Ở đó những khám nhỏ nhiều vô số, đều có ngạch cửa thông liền với nhau để tuần lễ rảo bước trông xem các cảnh. Tiếp về phía Nam có núi là nơi có Bồ-tát Quán Thế Âm tụ hiện. Người trong quận mỗi lúc đến đó hẳn đi thông qua lại, họ cung kính đến mức như thế. Núi Minh sa cách châu 10 dặm. Hai phía Đông-tây núi ấy dài 80 dặm, hai phía Nam-bắc rộng 80 dặm, nơi cao đến 500 thước, thuần toàn bằng cát nhóm tụ nổi lên, núi đó rất thần dị, đỉnh núi như vót thành. Giữa khoảng đó có cái giếng, cát không thể lấp vùi, vào giữa mùa hạ tự có tiếng kêu vang, người ngựa giẫm đạp lên đó, tiếng kêu vang động vài mươi dặm. Ở đó có phong tục vào ngày Đoan ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch), các hàng trai gái trong thành đều kéo nhau giẫm đạp lên núi cao, đồng một lúc tụt xuống, cát đó cất tiếng kêu như sấm động, qua sáng sớm hôm sau ra trông xem thì đỉnh núi cát cao vút lại như cũ, xưa kia gọi là "Minh sa", "thần sa" mà lập đền thờ vậy. Gần đó về hướng Nam có dòng suối ngọt. Từ núi cát (sa sơn) về hướng Nam, thượng nguồn lưu xuất ra núi tuyết lớn, và về hướng Tây nam là biên giới của huyện Thọ Xương rồi vào Đôn Hoàng, vì công sức của sự đượm nhuần nên ở đời xưng gọi đó là Cam Tuyền (dòng suối mát ngọt).
Núi Kim Por nằm về phía Tây nam của Sa sơn, qua mùa Hạ thường luôn có tuyết, trong núi có đền thờ thần rất linh, mọi người chẳng dám đến gần. Mỗi năm, chủ đất hướng vọng hiến dâng ngựa giỏi, xua đuổi vào trong núi. Đứng hơi gần đó có thể xảy ra hoạn nạn sấm sét gió bão. Về phía Tây nam của châu có miếu Lý Tiên Vương, tức là triều đời trước của Chiêu Vương ở Tây Lương. Trong khoảng niên hiệu Càn Phong (666-668 thời Tiền Đường?), bên cạnh miếu có được một tảng đá tốt lành sắc màu xanh biếc, có đường văn màu đỏ viết chữ xưa rằng: "Bói đời 30, bói tuổi 700". Người đời nay xưng gọi đó là "Lý miếu". Từ châu ấy về hướng Tây có Dương quan, tức Ngọc môn quan xưa trước. Nhân Sa Châu Thứ sử Dương Minh Chiếu đuổi chống mạng chạy ra ải (quan) đó, nên người đời sau gọi là Dương quan. Tiếp liền với thành Thiện Thiện, xứ đó hiểm trở hiếm thiếu cỏ nước, đường đi chẳng thông. Ải đó về sau dời đến phía Đông của châu ấy. Từ thành đó về phía Tây cách 85 dặm có suối Ngọc nữ, người đời tương truyền có lắm linh dị. Mỗi năm trong quận dẫn đưa một nam một nữ trẻ nhỏ sung vào cúng tế tiểu thần, thì năm đó thuận thành, không như vậy thì tổn hại lúa mạ. Cha mẹ tuy chịu khổ sống cách biệt con cái, nhưng vì ghi lục của thần nên vui vẻ nắm tay mà đưa vào trong rồng thần. Quan Thứ sử Trương Hiếu Tung xuống xe tìm cầu, người ở quận đó mách báo như thế. Thái thú tức giận bảo: "Há có dòng sông yêu quái hại sinh linh chúng ta như vậy ư?". Bèn thiết lập Đàn dự bị tánh sẵn bên cạnh suối mà nói rằng: "Xin nguyện được thấy bản thân, muốn thân gần cúng dâng!". Thần mới hóa làm thành một con rồng từ trong dòng nước mà ra. Thái thú liền ứng trong cổ họng, rút kiếm chém đầu, đích thân đưa đến nói cung quyết tấu trình, vua Huyền Tông (Lý Long có 712-756 thời Tiền Đường?) vui mừng ngợi khen vài ba phen, ban tặng cho lưỡi rồng, ban sắc hiệu là Long Thiệt (Lưỡi rồng). Trương Hiếu Tung biên ghi nơi lề sách. Từ thành quận về phía Tây bắc cách một dặm có ngôi chùa, cây cối xưa cũ che phủ, bên trong có thành nhỏ, phía trên thiết bày mái hiên điện, trưng bày cụ thể. Trước kia có Sa thối Trương cầu mang tâm từ xa đến ngụ ở trên đó. Tuy chẳng phải là bậc học rộng mà cũng rất khổ tâm, vì trải qua thời loạn nhiều năm, mà thiếu người tập, bèn nhóm tập hàng hậu tấn để xiển dương Đạo lớn. Trời chẳng xót thương để lại đó, dân chúng nhận sự ban tặng ấy. Núi Thạch cao tại phía Bắc Châu, cách 256 dặm là Ô sơn, Phong sơn, giữa khoảng đá lưu xuất ra loại cao (mở) đó. Vào năm Khai hoàng thứ 19 (599) thời nhà Tùy, Ô sơn (núi quạ) biến thành sắc trắng, bên trong nghiệm xét chẳng hư, bèn sai phái đạo sĩ Hoàng Phủ Đức Tông v.v... cả thày 7 người đến đó cúng tế. Từ đó về sau trông tợ như núi tuyết vậy. Thành Hà Thương ở phía Tây-Bắc Châu, cách 230 dặm, ngày xưa Quân Trử ở tại đó. Trường Thành ở phía Bắc Châu, thành ấy dài 63 dặm, phía chánh Tây vào bãi sa mạc. Tức chỗ bói đặt trong thời Tiền Hán vậy. Về phía Bắc là vào biên giới của Y Châu.