TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠP TẠNG

BỘ SỬ TRUYỆN

SỐ 2101 - TRUYỆN NÚI BỔ ĐÀ LẠC CA

MỤC LỤC

SỐ 2101 - TRUYỆN NÚI BỔ ĐÀ LẠC CA

LỜI MỞ ĐẦU

TRUYỆN NÚI BỔ ĐÀ LẠC CA

PHẨM THỨ NHẤT: CÔNG ĐỨC TỰ TẠI.

PHẨM THỨ HAI: ĐỘNG VŨ PHONG VỰC

PHẨM THỨ BA: ĐIỀM LÀNH CẢM ỨNG

PHẨM THỨ TƯ: TẠO DỰNG VÀ ĐỔI THAY

PHẨM THỨ NĂM: PHỤ LỤC

PHẨM THỨ SÁU: TÁN THÁN ĐẠI SĨ QUÁN THẾ ÂM

PHẨM THỨ BẢY: THƠ VỊNH CỦA CÁC BẬC DANH HIỀN

Tập hiền học sĩ Ngô Hưng Triệu Mạnh Phủ

Giang Chiết Phân Tỉnh Lang Trung Thiên Thai Lưu Nhân Bản

Thạch Hy Minh ở Khâu Tư cùng Đồ trật bát diệp cùng thời đồng đi.

Sa-môn Trúc Đàm ở núi Linh Ẩn đưa tiểu Tăng đến lễ bái núi Bổ Đà.

Sa-môn Bô Am ở Dự Thương làm đường lên trời tán thán Quán Âm phẩm Phổ môn

 


LỜI MỞ ĐẦU

Thời nhà Nguyên, Thạnh Hy Minh ở Khâu Tư soạn thuật

Núi sông của Cửu Châu, biên ghi đủ nơi sách truyện, khác lạ của núi biển, cũng thấy trong Đồ Ký, từ trước đến nay vẫn hiện còn vậy. Kính cẩn xét thấy "Bổ-đà-lạc-ca" vốn là tên gọi theo Phạm ngữ, Trung Hoa phiên dịch nghĩa là "Tiểu Bạch Hoa". Trong kinh "Phương Quảng Hoa Nghiêm" nói: "Thiện Tài Đồng tử đến nơi thứ 28, tham học Bồ-tát Quán tự tại, cùng các đại Bồ-tát vây quanh vì giảng nói "pháp", tức là chỗ đất đây vậy, nhưng người đời không biết. Bắt đầu từ trong thời Tiền Đường, có vị Phạm tăng đến trông thấy thần biến, mà gọi tên là núi "Bổ-đà-lạc-ca, bèn lưu truyền. Lẫn lộn nơi cảnh của Đông Việt, thăm thẳm ở trong cự xâm, động đá, hang hõm, rừng núi trong lành sâu xa, có các đạo giả ở đó, mà A-lan-nhã Triệu Hưng vậy. Nếu chẳng phải kẻ ưa thích kỳ lạ tham tìm sâu xa, cưỡi thuyền nổi bè thì ít hay đến đó vậy. Chỉ có trong triều đại Hoàng Nguyên của chúng ta, phận đồng như chỗ trời che, quân bằng kia hóadục, chỗ thang thuyền đến, linh tích thảy đều biên trước. Đến như núi đây, đến chiêm bái cùng tiếp nối vang dậy chiêu đáp, chẳng thể hơn được biên ghi vậy. Nhưng đồ chí sót lọt, ngôn từ quê kệch sai nhầm, nên bốn phương chẳng truyền, kẻ hèn tôi nhân có thời gian tạ bệnh, chợt ở bên bờ biển, cung kính khấu đầu với vết linh, bên cạnh đó sưu tìm kinh sách. Đầu tiên biên tập công đức của tự tại, tiếp đến khảo xét thắng cảnh của Động Vũ. Như phàm chỗ thấy do tâm, quang cảnh rõ ràng, nhân duyên có thời, tháp miếu tạo dựng, biên ghi đầy đủ trong thiên. Người hay đưa mắt vân du, chẳng rời khỏi chỗ ngồi, mà bay thần đến ngoài phương lớn, phải biết thanh tịnh quang minh, từ bi quảng đại cùng với Bồ-tát không hai, suy cùng đầu mối trắc ẩn, đích thân thực hành trong khoảng thường ngày, chẳng nhọc lời nói trống không vậy. Thân như muốn đến phương nam dò xét, cũng hẳn hỏi bến bờ ở đây, mà cùng Thiện Tài Đồng tử đồng nương thuyền từ Bát nhã, cùng đến nơi cảnh tánh Tỳ-lô, nào Tam-muội của Hải Ấn, chứng pháp môn của đại bi, tròn đầy nhân sâu của giải thoát, mỹ mãn nguyện hải của Phổ Hiền, khắp khiến pháp giới Hàm Sinh, đồng lên đến bờ Bồ-đề kia, há dối lầm ư!

*****

TRUYỆN NÚI BỔ ĐÀ LẠC CA

Phẩm thứ nhất: Công đức Tự Tại.

Phẩm thứ hai: Động Vũ Phong vức.

Phẩm thứ ba: Điềm lành cảm ứng.

Phẩm thứ tư: Tạo dựng và đổi thay.

Phẩm thứ năm: Phụ lục.

Phẩm thứ sáu: Tán thán Đại sĩ Quán Thế Âm.

Phẩm thứ bảy: Thơ vịnh của các bậc danh hiền.

--------------------------------------

PHẨM THỨ NHẤT: CÔNG ĐỨC TỰ TẠI.

Kinh sách Phật giáo biên ghi danh hiệu của Bồtát nhiều như số cát trong sông Hằng chẳng thể tính lường, nhưng chỉ Quán Tự Tại công đức to lớn đẹp đẽ riêng lộ bày ở thế gian. Phàm, gặp phải tai nạn nguy ách, dốc tâm chí thành xưng niệm, cúi đầu cầu thỉnh. Cũng thường luôn như bóng theo hình tợ vang theo tiếng, thật là sức của hạnh nguyện rộng lớn, đại bi vô ngại mà nên vậy, rộng như trong Tạng giáo, nay trình bày tóm lược.

Tiếng Phạm gọi "A-rị-da-bà-lô-cát-đế", Trung Hoa phiên dịch nghĩa là "Thánh Quán Thế Âm", hoặc tiếng Phạm gọi: "A-phạ-lô-chỉ-đế-thấp-phạtla", Trung Hoa phiên dịch nghĩa là "Quán Tự Tại" hoặc xưng gộp là "Quán Thế Âm Tự Tại", kinh Quán Âm Tam-muội, và kinh Đại Bi, kinh Bi Hoa v.v... nói: "Bồ-tát này thành Phật đã lâu, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai". Hoặc nói: "Sau khi thành Chánh giác, hiệu là "Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai". Kinh Lăng Nghiêm nói: "Bồ-tát Quán Thế Âm nói: "Tôi xưa trước cách đây vô số kiếp như cát sông Hằng, có đức Phật xuất hiện nơi đời tên là Quán Thế Âm dạy tôi theo văn tư tu mà nhập Tam ma địa. Từ trong văn (nghe) nhập lưu quản "sở", sở nhập đã vẳng lặng thì hai tướng động tĩnh tự nhiên không khởi sinh. Tăng trưởng dần dần như vậy, Văn và sở văn đều hết, cái hết văn (nghe) cũng chẳng trú, giác và sở giác toàn không, cái không giác tròn đầy, không và sở không đều diệt, sinh diệt đã diệt, tịch diệt hiện tiền, tự nhiên siêu vượt thế gian và xuất thế gian mười phương tròn sáng. Trên hợp với bản giác diệu tâm của chư Phật mười phương đồng một sức từ, dưới hợp với hết thảy chúng sinh trong sáu đường đồng một bi ngưỡng. Do từ cúng dường Đức Quán Thế Âm Như Lai mà được trao cho "Như huyễn văn huân văn tu Kim Cang Tam-muội", thân ứng hiện thành ba mươi hai tướng vào trong các cõi nước, đó tức là: thân Phật, Độc giác, Duyên giác, Thanh văn, Phạm vương, Đế thích, Tự tại, Thiên đại Tự tại thiên, Thiên đại tướng quân, Tứ Thiên vương. Cho đến Thiên vương thái tử, vua cõi người, trưởng giả, cư sĩ, tể quan, Bà-la-môn, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưubà-tắc, Ưu-bà-di, nữ chúa, đồng nam, đồng nữ, Trời rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, người và phi nhân v.v... tôi đối trước các hạng ấy, đều hiện thân hình theo từng hạng đó mà vì giảng nói pháp, khiến được thành tựu, khiến các chúng sinh được 14 thứ công đức vô úy. Đức Phật đó khen ngợi tôi khéo chứng đắc pháp môn Viên Thông, và thọ ký cho tôi tên hiệu Quán Thế Âm. Do tôi quán tưởng mười phương tròn sáng, nên danh hiệu Quán Thế Âm vang khắp mười phương các cõi.

Trong kinh Pháp Hoa nói: "Nếu có chúng sinh nhận chịu các thứ khổ não, nhất tâm xưng niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, tức liền được giải thoát. Như trong các nạn nước, lửa, sấm sét, rồng rắn, thú dữ, Dạ-xoa, La sát, phép nước gông cùm, giặc oán quân trận, thì hay ban sự không khiếp sợ. Với các sự khổ não nguy chết thì hay làm nơi nương tựa, Hiện ba mươi hai thứ thân hình, tùy loại mà giảng nói pháp. Với các thứ khổ địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, sinh lão bệnh tử, nhờ đó mà khiến dần diệt hết.

Trong kinh Đại Bi Tâm Tổng Trì nói: "Nếu có người trì tụng chú Đại bi, liền diệt được các thứ trọng tội trong trăm ngàn kiếp sinh tử, chẳng đọa vào đường ác. Đến lúc lâm chung, chư Phật mười phương đều lại tiếp dẫn, tùy nguyện vãng sinh trong các Tịnh Độ, hay được vô lượng đẳng trì biện tài giải thoát tám nạn, diệt trừ ba độc. Hết thảy mọi sự mong cầu, không gì chẳng thành tựu". Đại bi Tổng Trì ghi đủ ở biệt bản.

Trong các kinh Tạng giáo Mật thừa ghi rằng: Bồ-tát Quán Tự tại, là bộ chủ Liên Hoa, hiện các thứ thần biến, như tức giận thì xưng gọi là Mã Đầu Minh Vương, như cứu độ thì gọi là Thánh đa-latôn, như khiến đầy đủ các nguyện thì gọi là Đại Chuẩn Đề tôn, và Như Ý Luân Vương, Bất Không Quyên Sách, cho đến Sư tử Hống, và Tỳ câu chi. Bồ tát hiện thân với búi tóc sau cổ, mặc áo trắng hoặc xanh, ngàn đầu ngàn tay đều có uy nghi quy tắc. Về chân ngôn thì tóm lược nêu tên. Như ở Ấn độ chưa dịch bản gốc, thầy truyền trò tiếp nối y trước, yếu quyết của chân ngôn đâu dễ nghiên cứu hết.

Trên đây là nói vị ban sơ. Thánh sư Đại Bảo Cát Lỗ Ma Ngõa từ Tây vực đến kinh sư (Trung quốc) hiểu, hành Mật rất sâu, phước tuệ đầy đủ, thấu suốt ba đời, xiển dương Nhất thừa, đồng với hạnh từ bi tự tại mà tuyên bày thần lực của sáu chữ, trên thì có vua quan ở các cung đình, dưới các sĩ phu thứ dân, đều được thấm nhuần pháp thí, linh cảm rất nhiều, không thể ghi chép hết. Há không phải là ứng hóa của Đại sĩ ư?! Song, người Giang Nam chưa tin, nên lược tóm ghi sự thật thôi. Như thần chú sáu chữ mà Sư thường tụng là: ÁN MA NI BANĂNG (âm kép) HỒNG (O. M MA NI. PA. DME. HUU. M) Về công đức thì có ghi đầy đủ ở Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương.

----------------------------

PHẨM THỨ HAI: ĐỘNG VŨ PHONG VỰC

Theo thế gian truyền bảo, đây là phương trượng chốn bồng lai, ở giữa dòng nước chảy yếu, không phải thần tiên biết bay thì không thể đến được. Xưa, Tần, Hán, Võ, nhiều năm từ xa mong đến viếng thăm, khổ tâm nhọc xác mà chỉ theo hình bắt bóng, cuối cùng chẳng được bước đến cảnh này. Bây giờ, núi Tiểu Bạch Hoa cách Tứ Minh không xa là nơi Thánh Hiền lưu gửi dấu vết, cung phủ của rừng, nước, non, ánh sáng thần linh hiện tượng, tuy giữa dòng nước sóng chảy dữ dội, nhưng thuyền nương theo chiều gió có thể đến tức khắc trong ngày. Cho nên, nay tạm nêu ra đây đại khái cảnh đẹp đặc thù.

Sách Xương Quốc Chí viết: Châu Xương Quốc ở Đông Đại Hải Tây, kế tiếp Tinh Kỷ ở Khiên Ngưu Vụ Nữ Phân Dã. Khi xưa, Hạ Thiếu Khang phong Thế tử ở Việt, đến Câu Tiễn diệt Ngô bắt Phù Sai, muốn khiến cho ở với dân chúng Dũng Đông. Đỗ Dự nói: Huyện Cú Chương là một châu ở giữa biển Đông. Sách Quốc ngữ cho rằng Dũng Cú Đông. Nay châu này có thôn Dũng Đông là đó vậy. Do từ đời Tần trải đến Hán, thuộc huyện Mậu, đời Đường, niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 26, sắp xếp huyện Mậu ở Châu Minh, địa phận huyện gồm 4 núi Ông (Tứ Ông sơn), nay là Xương Quốc. Sau đời Ngũ Đại đổi Mậu thành Ngân tức thuộc huyện Ngân. Khoảng niên hiệu Hi Ninh đời Tống mới sáng lập thành huyện Xương Quốc, phía Đông kiểm soát Nhật Bản, Bắc tiếp giáp Đăng Diệp, Nam kéo dài đến Âu Mân, Tây thông Ngô Hội. Thật là vách ngăn lớn của Hải Đông. Từ niên hiệu Hoàng Nguyên đến năm thứ 15 đưa Huyện lên thành Châu.

Chùa Bảo Đà ở Mai Sầm Sơn thuộc Đông Hải của Châu, người đời truyền bảo là chỗ của Mai Phúc luyện đơn. Thích Sở nói: Đông là Đại Dương Hải, Tây là Tử Trúc Chiên Đàn Lâm, thực đúng vậy. Từ Tứ Minh đi bộ về phía Đông hơn 90 dặm, đi thuyền xuyên qua núi đến Đại Tạ, rồi đi thuyền qua Cao Tử đến Châu Xương Quốc, đi bộ khoảng 70 dặm dừng lại ở Trầm Môn rồi đi thuyền 1 lần nữa là đến núi. Chu vi núi chỉ khoảng 100 dặm vòng quanh biển lớn, nhờ cao nên nhìn thấy các núi của Xương Quốc, ẩn giấu như những con ốc màu xanh, phía Đông xa tít mịt mờ không thấy đâu là bờ. Mặt trời, mặt trăng mọc lặn rõ thật như gương. Khi gió hiu hiu thổi, sấm nổ râm ran, tuyết rơi lả tả, rất mực là chốn quay về cô tịch, không muốn luyến lưu trần thế nữa. Cây Sơn Trà cao khoảng vài trượng, hoa nở đỏ đầy cành giống như rừng san hô, các loại cỏ Thủy tiên tía, và cỏ thơm mọc đầy đất, cát vàng sỏi ngọc rải rơi sáng loáng.

Động Triều Âm, cách chùa 3 dặm là nơi Bồ tát thị hiện, cát vàng trải đường đến động. Động đá cao lớn sừng sững, nhìn xuống biển chẳng thấy mé bờ, cũng chẳng thấy dấu tích người đến. Ở phía trên động có hang như cổng Trời, phía dưới thuộc phần trước động, xưa có cầu đá bắc ngang có thể đứng chiêm ngưỡng lễ bái, nay đã bị sụp bỏ.

Động Thiện Tài, ở bên phải động Triều Âm cũng là nơi điềm lành khác thường hiển hiện. Đá nứt nẻ, cao chót vót, vào giữa động hẹp dần sâu hun hút chẳng thể lường. Ngoài động vách đá dựng đứng, suối chảy như chuỗi châu không dứt, gọi đó là Suối Bồ tát hình dáng như chiếc bình hồ lô chứa đầy nước dùng để chữa bệnh mắt rất hiệu nghiệm. Lại có tảng đá Bàn Đà ngang rộng hơn trăm người ngồi dòm xuống biển. Canh năm nhìn xa thấy nước Phù Tang (Nhật), ánh sáng năm màu xuất hiện, khoảnh khắc như vành bánh xe lớn từ biển vọt lên trông thật kỳ diệu.

Tam ma địa ở phía Tây của chùa, từ đây mà lên được núi. Có chỗ dừng chân rất là sạch sẽ, cây cối sum suê tươi tốt, suối ngọt trong vắt, đá mài loạn xạ, có viên đứng thẳng, có viên nằm phục muôn hình kì dị.

Am Chân Hiết, chỗ sâu trong núi ở phía sau chùa; Thiền sư Chân Hiết Liễu tu đạo trong am này. Sau viên tịch lập tháp tại đây.

Đá Vô Úy ở trước am Chân Hiết, đột nhiên vuông rộng, nhưng cao vút chẳng thể leo trèo lên. Núi Sư Tử ở bên cạnh Đá Vô Úy, hình như sư tử ngồi xổm. Núi Chánh Thú, Núi Linh Thứu, Núi Quan Âm.

------------------------------------

PHẨM THỨ BA: ĐIỀM LÀNH CẢM ỨNG

Từng đọc kinh Lăng Nghiêm nói rằng: Ở thế gian đồng trống núi sâu, đất thánh đạo tràng, đều là chỗ các A-la-hán trú trì, nên chỗ ngồi thô tục ở thế gian chẳng thể thấy được. Núi ấy, từ khi Phạm tăng mở mang đầu mối, mới biết là vườn nhà cung điện của Đại sĩ. Có thể tin được vậy chăng? Hoặc có người nhân gặp phải sóng gió khiếp sợ mà đến cầu đảo, hoặc vì hảo sự tìm đến nơi sâu xa mà có gặp. Hoặc kẻ sứ vâng mạng chí thành cầu khẩn được cảm cách, các hàng tăng tục do nhân duyên xưa trước, tận mắt thấy đạo trường tồn như ảnh tượng trong gương, bóng trăng đáy nước đều do tâm thanh tịnh mà hiện bày, thường luôn chẳng đồng. Từ xưa, phần nhiều thất thoát ghi chép, nay chỉ còn một vài sự việc, đợi người sau biên thuật tiếp vậy.

Niên hiệu Đại Trung (860) thời Tiền Đường, có vị Phạm tăng đến trước động đốt 10 ngón tay, cháy hết liền tự thân được thấy Đại sĩ vì giảng nói pháp, trao cho đá 7 báu, nên sự linh cảm bắt đầu.

Có Sa-môn Tuệ Ngạc người nước Nhật Bản, từ núi Ngũ Đài, được tôn tượng Bồ-tát, bèn thỉnh đem về nước, bị chạm mắc tiêu thạch, thuyền không thể chuyển động, liền hướng về động Triều Âm, im lặng thầm khấn bèn đến được bờ kia, mới đem tượng có được ở động đến bên cạnh nhà họ Trương, từng trông thấy thần dị, bèn xả thí chỗ ở làm thành viện Quán Âm. Quận tướng nghe vậy, thỉnh nghinh tượng vào thành, vì muôn dân mà cầu phước. Sau đó không bao lâu, có vị Tăng chẳng biết vốn người ở xứ nào, đến đòi cần gỗ quí tốt rồi đóng cửa mà khắc chạm, qua hơn một tháng tôn tượng hoàn thành, không biết vị Tăng ấy cũng đã biến đi đâu. Nay tôn tượng Bồ-tát được phụng thờ tức là tượng đó vậy.

Trong khoảng niên hiệu Nguyên Phong (10781086) thời Bắc Tống, yết giả Vương Thuấn Phong đi sứ Tam Hàn gặp phải sóng gió, có rùa lớn đội đỡ thuyền, kinh sợ chí thành khẩn cầu nguyện, bỗng nhiên thấy sắc màu vàng ròng sáng rỡ, hiện tướng vầng nguyệt tròn đầy, châu ngọc anh lạc ánh ngời phát ra từ hang động, rùa bèn ẩn rồi thuyền đi. Kịp đến lúc trở về, đem sự việc ấy tấu trình, nghe vậy vua Thần Tông (Triệu Húc 1068-1086) mới ban sắc biển ngạch chùa đề hiệu là "Quan Âm Bảo Đà", từ đó các xứ man di ở Hải Đông như Tam Hàn, Nhật Bản, Phù Tang, A Lê, Chiêm Thành, Bột Hải cả vài trăm nước, thương buôn thuyền lớn, do theo từ đường ấy mà ra biển cả, nếu gặp sóng gió giặc cướp, trông ngóng về núi quy mạng tức được tiêu tan, cảm ứng rất nhiều.

Trong khoảng niên hiệu Sùng Ninh (11021107) thời Bắc Tống. Hộ bộ thị lang Lưu Quỳ, Cấp sự trung Ngô Thức đi sứ Cao Ly. Đến lúc trở về, từ đảo Quần Sơn, trải qua bốn ngày đêm mây phủ đen tối, nên mặt biển mịt mờ, chẳng biết phương hướng, thuyền sư rất kinh sợ, xa vọng khấu đầu về Bảo Đà, chỉ chốc lát không lâu, ánh sáng thần tỏa chiếu khắp biển, bốn ngọn đèn soi tỏ tợ ban ngày, trải qua thấy núi Chiêu Bảo, bèn được lên bờ.

Trong niên hiệu Hoàng Quy (?) thời nhà Tống, Cấp sự trung cung kính đến lễ bái trước động, thân gần trông thấy Đại sĩ tướng tự tại sắc màu vàng tía, sánh tỏ ngồi trên đá, mọi người đồng đi già trẻ đều thấy, đều có làm các bài tán tụng ngợi ca.

Ngày 15 tháng 3 năm Mậu Thìn (1148), thuộc niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1163) thời Nam Tống, Trình Hưu Phủ ở Bà Dương, Sử Hạo ở Tú Minh đến đó giúp, lúc sáng sớm đến trước động, lắng yên không trông thấy gì, vừa đốt hương cúng trà nơi chén bỗng nổi lên hoa quí đẹp, trở về chùa thọ thực xong, quá trưa lại đến nơi cửa động, cúi rạp nơi bậc thềm rêu, ngưng hé mắt nhìn hun hút giữa khoảng không, chỉ thấy đá chất chồng lẫn lộn, hết hứng muốn trở về, bỗng có một vị Tăng chỉ và bảo: "Trên đỉnh hang có lỗ hổng, có thể trông nhìn xuống", bèn men theo mà lên, trông nhìn hết ngằn mé thụy tướng bỗng nhiên ứng hiện sắc màu vàng ròng chói lọi, mày mắt trong sáng, chỗ thấy của hai người chẳng khác nhau. Chỉ có Hạo lại còn trông thấy hai chiếc răng trắng sạch như ngọc. Khi ấy mừng vui, ghi viết nơi vách tường, ngõ hầu người sau đến trông thấy đó mà quên nhọc mệt, chẳng vì một lần thấy mà thấy bèn đã vậy.

Lại có tương truyền, Sử vệ Vương Di Viễn thấy trên cây trà hiện bày một con mắt, bởi điềm xấu 20 năm với nghiệp làm tướng vậy.

Tháng 3 năm Bính Dần (1266) thuộc niên hiệu Hàm Thuần (1265-1275), thời Nam Tống, Phạm Thái Úy mắc bệnh mắt nên sai con đến cầu khấn dưới Động không thấy gặp gì bèn múc nước ở suối đem về tẩy rửa mắt. Thế rồi, sau khi đã lành, lại bảo con đến cảm tạ, thấy Đại sĩ hiện toàn thân hình phía bên tả cửa động, có lớp khói mỏng phảng phất như cách ngăn bởi lớp lụa biếc. Tiếp theo, đến nơi động Thiện Tài, Thiện Tài Đồng tử cũng hiện, Đại sĩ cũng hiện, áo the dải lụa, châu ngọc anh lạc giăng đeo, tinh thần trông nhìn như sắp muốn chỉ bảo.

Tháng mười năm Canh Dần (1230) thuộc niên hiệu Thiệu Định (1228-1234) thời Nam Tống, Khánh Nguyên Xương Quốc giám Hồ Vĩ lên cầu Đại sĩ, kính lễ Động Triều Âm, chợt ứng hiện ánh sáng, bên tả có Trưởng giả Bảo Cái cùng Đồng tử đều đứng, có một vị Tăng ở phía bên hữu, sư tử cuộn tròn nằm, hai mắt sáng như điện chớp. Lúc đến nơi hang Thiện Tài, Thiện Tài Đồng tử lại hiện, mày đen mặt phấn lọng báu chuỗi châu liệt bày ở trước. Bên cạnh có hiện một ngôi tháp, hình thể trong suốt sáng ngời. Chư Tăng nói "chúng tôi nhóm tập trải qua nhiều năm chưa được trông thấy, nay nương nhờ ân lực cùng tận mắt thấy được sắc tướng". Bèn khắc núi đồ họa nơi đá để chỉ bày lâu xa.

Trong khoảng niên hiệu Gia Định (1208-1225) thời Nam Tống, tăng tu đến kính lễ nơi tôn tượng Đại sĩ bằng Chiêu Đàn, chợt nhiên hủy mất một ngón tay, trong tâm rất áo não lo sợ, sau đó đến trước động, giữa gợn sóng nổi lên một đóa hoa, trông nhìn đó thì ngón tay vừa bị mất ở tôn tượng. Mọi người đều rất lấy làm lạ.

Trong khoảng niên hiệu Gia Định (1241-1253) thời Nam Tống, có năm gặt vận khốn khổ hạn hán, Chế Súy Nhan di trọng đến cầu mưa trong động, Đại sĩ và Đồng tử vui vẻ ra nghinh đón. Từ đó tùy sự mong cầu đều được cảm ứng.

Tháng sáu năm Bính Tý (1276) tức năm Chí

Nguyên thứ 13 thời nhà Nguyên. Thừa tướng Bá Nhan Định, Giang Nam Bộ Súy Cáp thứ ngạc đến bái yết dưới động, mịt mờ không trông thấy gì, mới dương cung ráp tên bắn vào động mà trở về, vừa lên thuyền biển, hoa sen nở khắp bể cả, bèn sám hối tạ tội, từ từ trông thấy tôn tượng Đại sĩ mặc bạch y và Đồng tử. Từ đó cúng tế tài vật để trang nghiêm thiết trí tôn tượng và tạo lập điện trên động.

Năm Đại Đức thứ năm (1301) thời nhà Nguyên, Tập hiền học sĩ Trương Phùng Sơn vâng phụng sắc chỉ cầu chúc đến tu sửa động Triều Âm, thấy tướng hảo Đại sĩ phảng phất trên vách động, tiếp theo đến nơi động Thiện Tài, Thiện Tài Đồng tử chợt hiện, trên đảnh búi chóp trong hòa nhã. Đại sĩ lại hiện, đầu đội bảo quan anh lạc, tay cầm cành dương và chén lưu ly biếc, Đại thần Hộ pháp hộ vệ kính đứng phía trước. Giây lâu, như khói trong gió từ từ tan ẩn, chỉ thấy có ánh sáng tốt lành đầy tràn cả động, như ráng sương mốc ánh ngời bóng nguyệt, thấy vài tôn tượng Phật nhỏ, đảnh lễ an ủi vui thỏa mà đi.

Tháng tư năm Mậu Thìn (1328) tức năm Trí Hòa thứ nhất thời nhà Nguyên, Ngự sử trung thừa Tào Lập vâng phụng sắc mạng mang hương và các vật đến động cầu khẩn ứng hiện, bỗng thấy thụy tướng Bạch y, chuỗi châu anh lạc đeo cùng thân thể, tiếp theo lại đến động Thiện Tài, Thiện Tài Đồng tử búi tóc mặc y phục sắc trắng, chấp tay như hiện sống. Vừa vì đợi nước dâng nên chưa đi, lại khấn cầu, lại ứng hiện, mà ở động Thiện Tài, Đại sĩ cũng có, Thiện Tài Đồng tử khom mình kính lễ, mặt mày như họa vẽ, chuỗi châu anh lạc sáng bạch rõ ràng có thể tính đếm mọi người cùng theo thảy đều trông thấy.

Tôi (Thạch Hy Minh) từng hỏi các bậc lão đức, và được bảo rằng từ xa xưa mọi người đến đó, tính đến nay thật đông nhiều, như các bậc danh sư ở Tây Vức, các hàng vương công quý nhân rất mực tinh cần chí thành khẩn thiết, có thấy được Bạch y đang nhập định, hoặc đội mũ đeo chuỗi châu trang nghiêm, hoặc ngàn tay ngàn mắt, hoặc ngồi, hoặc đứng có các tướng khác nhau, hoặc mắt mày nghiễm nhiên thanh nhã, hoặc được thâu gồm chỉ trong thước tấc, hoặc ảnh tượng thăm thẳm như được trông nhìn đối trước vẽ họa trên lụa, cho đến có các La-hán, Trưởng giả, Đồng tử trời rồng, trước sau theo giúp, có bình báu hoa sen, liệt bày lắm nhiều trên sóng biển, các loài chim tần già, Oanh Vũ bay liệng giữa khói hương. Hoặc cùng trông thấy như nhất, hoặc riêng thấy khác thường, biến hóa thị hiện, rất chẳng thể cùng tận. Hoặc có người dốc hết sức lực từ xa tìm đến, chẳng được thấy gặp, hoảng hốt, thường ở nơi cảnh ấy mà trọn chẳng được trông thấy chiêm ngưỡng chút ánh sáng thừa, như vậy cũng có lắm nhiều.

-------------------------------------

PHẨM THỨ TƯ: TẠO DỰNG VÀ ĐỔI THAY

Núi biển cô tuyệt, rồng rắn hung dữ gìn giữ, nếu chẳng phải các bậc cao vết còn lại nơi đời, thì đâu có thể đến dừng ở đó được, dùng tranh cỏ làm am chòi, dùng thuật chi làm thức ăn, năm tháng đã lâu dài, ánh sáng tỏa phát, đến nỗi cảm kích sự sùng quý kính trọng của các bậc vua tôi, sự qui hướng kính ngưỡng của các hàng sĩ thức, cung thất cao lớn, đất ruộng rộng rãi, để có lương thực ẩn dưỡng đồ chúng đồng bạn, tụ tập chỉ đạo, giúp cùng núi sông thêm trọng, hỗ trợ ích lợi phong hóa vô cùng.

Năm Trinh Minh thứ hai (916) thời Hậu Lương, Sa-môn Tuệ Ngạc người nước Nhật Bản đầu tiên tạo lập viện Quán Âm tại phía bắc núi Mai Sầm.

Năm Nguyên Phong thứ ba (1080) thời Bắc Tống, Vương Thuấn Phong đi sứ Tam Hàn, gặp gió bão mà được cảm ứng, đem sự việc ấy tấu trình, được vua (Thần Tông-triệu Húc 1068-1086) ban sắc biển ngạch là "Chùa Bảo Đà Quán Âm" thiết đặt ruộng đất, tích chứa lương thực để an ổn chúng tăng tu đạo, mỗi năm đều hứa độ một vị Tăng.

Năm Tân Hợi (1131) tức năm Thiện Hưng thứ nhất thời Nam Tống, Thiền sư Thanh Liễu-chân

Hiết từ Trường Lô theo hướng nam vân du bằng đường biển trôi nổi đến đó, dựng Am Sơn Tiêu, biên viết rằng: "Bờ biển cô tuyết rừng thiền, các bậc anh tú phần nhiều ẩn náu tại đó". Quận xin triều đình đổi luật thành thiền.

Tháng tám năm Canh Ngọ (1210) tức năm Gia Định thứ ba thời Bắc Tống. Vì gió mưa lớn, điện Viên Thông bị sụp đổ, có Sa-môn Đức Thiều ở núi tấu trình về triều đình, sắc ban vạn xâu tiền, chỉ sau bảy năm điện tu tạo hoàn thành. Động Triều Âm không đất đặt chân, đục tạc đá, giá cầu. Qua sau sáu năm, ngự thư "Viên thông Bảo Điện" và "Cầu Đại sĩ" mà ban tặng. Tạo dựng các long chương để tôn trí tại đó, trồng 10 vạn cây sam. Lúc ấy ruộng có 567 mẫu, núi rộng 1607 mẫu.

Năm đó, thừa tướng Sử đi viễn tiếp thừa chỉ ý của cha, xả thí của cải để trang nghiêm, Điệu vũ lang hiên thảy đều hoàn bị, cúng dường hương đèn, vua (Ninh Tông-triệu Khuếch 1195-1225) nghe vậy, bèn tặng thần Hàn và pháp y bằng kim tuyến, bình bát bằng bạc, chuỗi châu bằng mã não, tùng nai gấm phương, Trần Súy Cơ cúng thí 106 vạn tiền thiết đặt Đèn Trường Minh (Đốt sáng mãi).

Năm Mậu Thân (1248) tức năm Thuần Hựu thứ tám thời Nam tống, Chế Súy Nhan di trọng cầu mưa có được cảm ứng. Cúng thí 2 vạn tiền, 50 thạch gạo, thiết đặt kho trường sinh để tiếp đãi. Với trang điền, bèn xin triều đình miễn khỏi tô thuế.

Mùa xuân năm Mậu Tuất (1298) tức năm Đại Đức thứ hai thời nhà Nguyên Trung Cung ban sắc lệnh nội thị Lý Anh mang hương vật đến cúng dưỡng tu sửa chùa vũ, thiết đặt tôn tượng, mùa xuân năm sau (1299), Túc Vệ Bột La vâng phụng sắc chỉ ban hương và tặng trăm lượng vàng, và bảo Giang Chiết Tỉnh thần đốc trách công việc ấy, tạo 1 đống vũ mới, cúng dường trang nghiêm mọi thứ, vàng ngọc ánh ngời. Mùa xuân năm Đại Đức thứ tư (1300) thời nhà Nguyên, lại sai sứ ngụy Dã Tiên… thiết trai phạm cúng dường Tăng chúng thì tụng kinh. Đến lúc trở về, dùng ngọc giũa tạo Thánh tượng hiến dâng, sau đó bốn năm lại sai xuất đem các thứ lụa phan hương ngậm, ban xuất từ nội kho 2000 xâu, xây dựng Diễn Pháp Đường, lại tu sửa theo Hiên vũ. Khiến Chiết Tỉnh cắt 2000 mẫu ruộng quan để cúng dường chúng Tăng. Từ đó cứ vào tháng giêng, tháng 5, tháng 9, phụng tụng kinh chú mà cầu đảo. Đặc biệt ban ấn thư để hộ trì. Từ đó, dâng hương cúng dường trai vật mỗi năm lấy làm lệ thường. Ban sắc Hàn Lâm Trực học sĩ Lưu Canh chế soạn văn, Tập hiền trực học sĩ Triệu Mạnh Phủ viết son khắc đá để hiển bày thánh hóa. Mùa Đông năm Hoàng Khánh thứ hai (1393) thời nhà Nguyên, Hoàng Thái Hậu sai sứ Pháp Hoa nô… ban dâng hương, tặng vị Tăng chủ sự pháp y ca-sa, cúng dường trai phạn chư tăng ở mười phương, ban sắc Chiết Tỉnh tặng 868 chén bạc, mua ba khoảnh ruộng để cấp đèn Trường minh cúng Phật.

Mùa Hạ năm Thái Định 4 (1327) thời nhà Nguyên, Trung Cung sai Trung Chính đồng tri phụ lòng ban ngàn chóe bạc, 108 bộ y phục chư Tăng, dùng vàng ròng dệt vân phan, tơ vàng ròng dệt gấm cúng Thánh và thiết trai phạn cúng tăng, mua hai khoảnh ruộng gồm 26 mẫu để cúng vào lo việc tạo dựng tu sửa.

Tháng 4 năm Trí Hòa thứ nhất (1328) thời nhà Nguyên, Trung Thừa Tào lập ban dâng hương các vật và trăm chóe bạc.

Năm Nguyên Thống thứ hai (1334) thời nhà Nguyên, Tuyên Nhượng Vương cúng thí ngàn chóe bạc, dựng xây thạch tháp cao 9 trượng 6 thước.

Năm Chí Thuận thứ hai (1331) thời nhà Nguyên, Trần Giác Hòa ở Vạn An thuộc Tây Giang dẫn chúng hóa duyên quyên góp tài vật trải mất tám năm làm khuôn đồng chú đúc tôn tượng Đại sĩ, ngàn tôn tượng Phật, tạo các thứ chuông khánh phan lọng cúng cụ, hiện nay thiết đặt tại trên các.

Liệt thánh trong triều đại nhà Nguyên chúng ta tiếp nối tín sùng Phật pháp, sai sứ ban tặng, Thạch Hy Minh tôi không thể biên ghi đầy đủ.

Từ lúc lên ngôi đến nay, các Hoàng thượng rất gia tâm tôn dị, dâng hương cúng dường tu đạo phước, để ban cấp hạ dân, tiếp nối không ngưng dứt.

Kính cẩn xét kỹ về chùa ấy, từ khi Sa-môn Tuệ Ngạc, người Nhật Bản mở đầu tạo dựng nền móng, Thiền sư Thanh liễu-chân Hiết là bậc đạo phong nổi bật, cải đổi giảng truyền thành thiền pháp, tiếp nối vậy tự được ngời sáng hoàn thành đến lan rộng mà khôi phục cơ nghiệp lớn, ân cần theo thứ lớp tương tục, đáng nói: phòng tuyết lập, nhà bằng xong, am sâu thành, lại am sâu, soi am bàn, am nhỏ cao, khoảng mây đẹp, sông lớn giúp, chân sắt sạch, xưa xằng bậy, cốc sâu sáng, tốt không lỗi, hang lạnh ngộ, mộng cửa trong, phòng đá vòng, hang lạnh khắp, nền tùng Châu, ngày đông nham, lẫn khe trong, mây trắng cung, ngu khê trí, tin trong phu, châm đảnh cổ, sính phương lớn, Phác ông thuần, nguyên hư chiếu, trúc thơm liền, chỗ am sáng.

---------------------------------

PHẨM THỨ NĂM: PHỤ LỤC

Từ Trường An theo hướng Nam đến Ngũ Đài, là nơi Quán Âm nhiếp hóa rồng lửa, các điều linh dị lắm nhiều, khó thể biên ghi đầy đủ.

Từ Tây Sơn: Võ lâm lên chùa Thiên Trúc, từ xưa tương truyền là trên biển có cây hương thơm nổi hiện ánh sáng nơi nước xoáy. Nhân đó mà khắc làm tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, phần nhiều hay hiện các điều lành khác lạ, các hàng sĩ dân qui y kính hưởng, quanh năm từ mùa xuân đến mùa đông, đốt hương kính lễ khẩn cầu, mưa tạnh cấp nạn cảm ứng như vang theo tiếng có nhiều năm vậy.

Năm Canh Tý (1360) tức năm Chí Chánh thứ 20 thời nhà Nguyên, Hàng Thành lưới có gặp phải binh lửa, đền vũ ở Tây Sơn đều bị thiêu hủy, thánh tượng chẳng biết biến ở đâu, mọi người đều kính mộ truy tìm, Thừa tướng Thái úy Khai phủ Khương Lý Công ra rong ruổi tìm cầu, mới có được từ trong cỏ rậm, bèn chọn ngày thiết trai giới, đi chân trần dẫn các hàng liêu tá sĩ thứ, từ bắc quan cung kính nghinh thỉnh thánh tượng về tôn trí an đặt nơi Thừa tướng công tạo dựng như hiện nay. Trong chùa Tây Thiên ở núi Thanh Bình, khi ấy trên thánh tượng tỏa phóng ánh sáng lớn soi chiếu khắp mây trời, phân làm ba luồng, một luồng xa đến phương đông như đáp hưởng đến núi Bồ Đà, một luồng soi đến chùa Thiên Trúc, một luồng thẳng soi đến chùa Tây Thiên hiện nay. Mọi người lúc ấy đều thấy càng tăng thêm sự kính ngưỡng.

Nơi cảnh vức của Đại Đô Kế Châu tiếp liền với Thiền Châu, có chùa Vụ Linh, núi Cốc cao sâu, rừng rú tĩnh lặng. Xưa trước tương truyền, đó là đạo tràng của Bồ-tát trên và dưới núi xưa trước đều có chùa vũ, mỗi năm các hàng sĩ thứ đến kính lễ cầu hiện, đang lúc ấy có dãi mây dài nổi hiện từ trong cốc trắng sạch khắp đầu ngưng che mặt nhật, hoặc biến thành cảnh giới lưu ly, giữa hư không rỗng suốt một màu xanh biếc. Tiếp đến, hiện một lũy bồ bặc rủ trải khắp, ánh ngời xa gần, chợt thấy tôn tượng Bạch y đoan chánh vút giữa hư không mà đứng, có thể trông thấy được cả mặt mắt, nhưng cũng luôn có khác. Ban đêm có đèn trời, hoặc như muôn sao liệt bày, hoặc như đốt lửa, tiếp liền sáng rỡ, vượt giữa hư không xa đến, rất chẳng thể nghĩ bàn. Đỉnh núi rất lạnh, khe có suối nước, nối rơi ứng trào, tương truyền là ngầm thông với biển lớn vậy.

Kẻ hèn tôi từng đến núi Ngũ Đài theo Mật-đắcrị-thất-lợi-sư, được hiểu phiên bản: "Bồ-đặc-lạc-ca sơn hành trình ký" bắt đầu từ Thiên Trúc đến nước Cát-thích-tạc-ca-la có ngôi Tháp Linh, ngay đó suốt đêm ngày nhiễu quanh kính lễ, tự có đem đường dặm nơi chốn mà chỉ bảo mới có thể tiến tới được, giữa đường trải qua nước quỷ La Sát dùng các thứ thanh, sắc, ăn uống mà dẫn dụ, cẩn thận chớ xúc phạm lấy, đến nơi có các thứ ma chướng ngại, chỉ dõng mãnh bước đi không thối lùi. Lại gặp có ao báu, được uống cam lồ, thân lực mạnh khỏe gấp bội, đủ khả năng đạt đến thắng cảnh, cũng không tham luyến, nhất tâm đi thẳng, dần gần đến thánh địa, đang có Mã đầu Kim Cang từ xa đến nghinh dẫn. Đến nơi dưới hang, Thánh Đa-la-tôn, nhiếp nhận an ủy. Sau đó đến trong hang, Chiênđàn Trúc biếc sầm uất che râm, suối chảy trong sạch, màu cỏ như nấm, Bồ-tát sung mãn, Bồ-tát Quán tự tại thường trú trong đó, Trời rồng vây quanh, Hành giả đến đó mong tuyên giảng diệu pháp, tức được khai ngộ. Phàm có sự mong cầu, đều tùy nguyện được viên mãn. Đó là đại khái chẳng thể ghi lục đủ cả. Lấy đó mà xét thì thật chẳng phải cảnh phàm, đâu hấp tấp mà có thể đến được ư, tợ chẳng phải xứ này mà sánh phỏng đó. Sau đến Tứ Minh từng có người khêu gợi tôi đến núi Bổ Đà, trong tâm tôi lén tự nghi ngờ đó, chưa quả quyết hẳn đi. Một đêm nọ bỗng mộng thấy có người đến bảo rằng: "Trong kinh há chẳng nói ư? Bồ-tát khéo ứng các nơi chốn, bởi chỗ hướng của chúng sinh có tâm tin, tức là nơi Bồ-tát ứng hiện thân, tợ như đào giếng thấy suối, nhưng suối không đâu chẳng có huống gì động ấy, Thần biến tự tại, Linh tích xưa trước hiển bày, chẳng thể lấy phàm tình mà nghĩ lường được". Sau khi tỉnh giấc tôi mới than rằng: "Ôi! Phàm, Trú xứ của Chư Phật, gọi là Thường Tịch Quang, biến khắp pháp giới, vốn tuyệt nghĩ bàn, sao đi mà chẳng phải là cảnh giới của Bồ-tát ư? Quyết đoạn không nên nghi ngờ vậy". Khi đã biên tập thành truyện, phụ lấy thêm sự tích ở chùa Thiên Trúc và chùa Vụ Linh đều do xưa trước đã từng nghe, ngõ hầu hiển bày cái chẳng đồng chẳng khác, không biệt không đoạn, dùng làm mê hoặc mọi người đi lại vậy.

Ngày 15 tháng 4 năm Tân Sửu (1361) thuộc niên hiệu Chí Chánh thời nhà Nguyên, ngụ tại Bàn Cốc ở Tứ Minh, Huyền Nhất Đạo Nhân Thạch Hy Minh biên ghi.

-------------------------------

PHẨM THỨ SÁU: TÁN THÁN ĐẠI SĨ QUÁN THẾ ÂM

Thời Tiền Đường, Vương Bột chế thuật

Trộm nghe: Đại sĩ Viên Thông, hiệu là Quán Âm. Tùy cơ ứng hiện, đến bờ phía Đông Càn khôn, trong đất Bà Kiệt, mây sóng vọt núi sắc vàng, thánh các nổi cõi lưu ly, vời vợi tòa báu, ngưng nhiên ở thân tự tại, mênh mông từ dung ánh ngời như hiện tướng Bạch y, thân mang tố phục lưới mây tợ sen dệt mà sắc ánh ngời sương lạnh, thể nghiệm đồng tâm anh lạc áo lụa cuộn mà sáng trong tuyết trắng. Đẹp nghinh tiên đảo lọng báu mây năm sắc lung linh, xinh đến ma ni, hoa quan trăm vật báu rực rỡ, mây giăng màu biếc như trăng thu mới mọc trên cửa biển, mắt xanh ngươi ánh tợ sen xanh chớm hé nơi mặt nước, răng bày kha ngọc, lưỡi ánh tử đàn. Châu son một điểm Tần Bà xinh, Hai má mông lung tợ hổ phách hướng trên sóng duyên lắng. Viên tướng buông mà có kim hào ngọc hào rỗng trong sáng trắng. Thẳng cảnh hiện mà có cõi Phật cõi tiên. Từ đó, mây sấm nhả bày tuyên dương chư Phật lời vàng bí mật, Thích Phạm mưa hoa tán thán thánh đức việc diệu hy kỳ. Dâng vật báu có một Long vương Long nữ, tấu âm nhạc có tiên trời tiên đất. Đến nơi quạnh quẻ hết lùi làm bờ bến. Vào trong sóng cả dập vùi cứu cấp nạn. Tìm theo tiếng cứu khổ, đến ứng cảm tùy duyên, như muôn sông in vầng trăng lẽ, tợ hồng chung ứng vọng ngàn cốc. Do đó, trong kinh nói: Như bị pháp vua giặc cướp, nước lửa trôi chảy, rồng ác quỷ ác, rắn độc thuốc độc. Hoặc bị người xô đẩy rớt xuống núi Kim Cang, hoặc bị gió hung ác thổi đưa vào nước La Sát, hoặc vào trong chiến trận, hoặc gặp phải sấm sét, nếu hay kính ngưỡng khẩn cầu Quán Âm, ứng thời tức liền được giải thoát, Bồ tát có thể nguyện sâu rộng chẳng thể nghĩ bàn. Thần thông của vô tận ý. Tâm bi nguyện cứu ở Ta Bà, Di giáo khắp đến nơi cõi uế, thật là khắp nơi khắp chốn, ứng cùng quán cùng. Không xa không gần thảy đều quy y, có nguyện có cầu đồng được cảm. Công đức như hằng sa, ức kiếp khó nghĩ lường, xa hướng vọng về núi Lạc Già, cúi đầu tạm bày lời ca thán:

Nam Hải biển sâu nơi u tuyệt
Xanh biếc cao vời liền thủy phủ
Gọi tên bảy báu núi Lạc già
Tự tại Quán Âm trú ở đó
Bảo Đà tùy ý dây vàng chuyển
Mây hiện Đâu la thế giới bạc
Ngọc quý chế thành đài bảy báu
Chân châu xếp đến lọng ngàn hoa
Dưới chân mây lành năm sắc đỡ
Trên đảnh tiên bay ca vạn thứ
Tần già, Khổng tước đều đến chầu
Vua rồng các biển đồng hiến cúng
Bảo quan ngời ánh xếp viên quang
Anh lạc khắp thân sáng sạch làu
Má như mặt nước sen quý tỏa
Mày tợ bên trời trăng đêm thu
Ao thu vàng dệt phủ yếm ráng
Tổ phục thăm thẳm cánh tay bày
Ngọc quí đeo mang vang lẻng kẻng
Lưới mây buộc dãi châu nối liền
Tơ hồng mười ngón tay mập sữa
Sen xanh hai mắt sáng thu dịu
Ngấn cổ như đồng ngọc xếp thành
Vân lưới đen nhiễm xanh núi biếc
Môi son đẹp ánh răng bày ngọc
Đoan tọa ngang ngang bao nhiêu kiếp
Hóa sinh trăm ức độ quần sinh
Phát vô lượng nguyện cứu A tỳ
Tôi hổ tôi thẹn không đến được
Xa ngóng Quán Âm buồn thán ca
Đại thánh đại từ duỗi thương xót
Nguyện duỗi tay vàng xoa đảnh tôi
Quán Âm mãn nguyện lời chân ngôn
Án A lỗ lực già sa bà ha

----------------------------------

PHẨM THỨ BẢY: THƠ VỊNH CỦA CÁC BẬC DANH HIỀN

"Thăm thẳm mây bay núi trên biển
Treo buồm ba ngày đến sằn nhan
Hai cung phước đức bằng ngàn Phật
Muôn dặm ân sáng chiếu trăm loan
Khe cỏ núi hoa nhiều khí tốt
Đá rừng thủy phủ cách trần hoàn
Kẻ mọn tài nhỏ gặp thật vinh
Sao mong thân phàm đến xứ ấy!"

Tập hiền học sĩ Ngô Hưng Triệu Mạnh Phủ

"Vàng ngọc lung linh ảnh tháp đôi
Dệt ráng hương thơm thấm cửa thông
Người giao dệt đủ làm hoa lọng
Long nữ dâng châu cầm phan báu
Biển động mây sấm vang thăm thẳm
Khắp núi sóng vỗ vọng cối khua
Nguyện cầu thị hiện hình tướng quân
Gióng trống, quần ma đều hàng phục".
"Một vầng trăng báu sóng biển ngưng
Trên biển Quán Âm hiện Đại thừa
Kiếm đeo quỉ thần lại bén nhọn
Ráng khói lầu quán nổi tầng tầng
Sứ giả đốt hương, khách Thiên Thai
Cao nhân thuyết pháp, tăng Nhật Bản
Sao được thân này mọc lông cánh
Lại đến bờ kia vui trước lên!".

Giang Chiết Phân Tỉnh Lang Trung Thiên Thai Lưu Nhân Bản

"Thăm thẳm bồng lai chưa đủ khoe
Núi biển cô tuyệt lại chẳng thêm
Vào cửa đã đến Tam ma địa
Dẫn tay đồng đi ngàn bước sải
Ngọc biếc gương bày hoa sen vàng
Cây San hô trước Tần ca trắng
Ân cần Đồng tử hay vời ẩn
Cùng thể chi anh hòa ráng tía".

*****

"Kinh nổi đông hoa mộng bụi trần
Thương châu đến nơi tức là nhà,
Người núi tự trồng cây tam châu
Sứ trời lớn cưỡi bè bát nguyệt
Mai Phúc lưu đan đỏ tợ quýt
Sao mong đưa táo lớn bằng dưa
Tiên vàng đối mặt không lời nói
Xuân đầy non thẳm Tiểu Bạch Hoa"

Thạch Hy Minh ở Khâu Tư cùng Đồ trật bát diệp cùng thời đồng đi.

"Bảo Đà bờ phẩm lễ từ dung
Đầy áo hương thổi gió hoa sen
Biển chợ chướng trời sương đen phủ
Đất xoay đẩy nhật trên sóng hồng
Ngộ mê chẳng hẳn phân tối sáng
Quán chiếu nào phải rõ sắc không
Chẳng bén tiếng, nghe ba thời dứt
Đại thiên các cõi đều viên thông".

*****

"Xoay nhìn nào ngại lại xoay nghe
Phải biết hết vọng tức đồng chân
Hư không ảnh hiện cõi trần sa
Muôn tượng ánh ngậm thân đất nước
Chuyển vật mỗi mỗi đều cảnh diệu
Cùng nguồn chốn chốn thảy bờ thông
Phổ môn rỗng suốt bày vô biên
Trúc biếc sen hồng riêng là xuân".

Sa-môn Trúc Đàm ở núi Linh Ẩn đưa tiểu Tăng đến lễ bái núi Bổ Đà.

"Đại sĩ" Bổ Đà trấn Nam Hải
Hoằng từ rộng độ cõi Ta Bà
Ba mươi hai tướng ứng quần cơ
Mắt nghe tai nhìn thường tự tại
Hòa nhã xuân hành lục
Sáng như trăng giữa trời
Một niệm vượt đến đi
Xúc cảnh đều viên thông
Sa môn Đông Ngô nhân nguyện khởi
Bút nhọn ngã chấm nước chín sông
Nơi đầu sợi lông chuyển pháp hoa
Trăm ức đầu lông hiện chân đế
Trong một văn hiện vô tận thân
Trong một câu hàm vô lượng nghĩa
Một văn một câu diệu khó lường
Rõ tâm chứng nhập Tam Ma Địa
Thân ấy phi tướng không tên dáng
Lưỡi hoa sen nhỏ hương đề hồ
Thấy vượt câu văn hợp chân thuyết
Phổ môn có lối lên đường trời".

Sa-môn Bô Am ở Dự Thương làm đường lên trời tán thán Quán Âm phẩm Phổ môn

"Đầu sợi lông hiện thân Bồ-tát
Tướng sáng đại bi lìa các trần
Trong vô lượng câu vô lượng nghĩa
Đốt sáng thường nói mở trầm mê
Viên âm khắp pháp giới
Muôn tượng đều huyền văn
Tai quán vào cảnh chân
Mắt nghe thông nghe thật
Ngôn từ tỉnh lắng, tướng chẳng có
Tâm vốn vô sinh, pháp không lỗi
Gió hương thư thả rải sen hồng
Cam lồ mờ tỏa rưới liễu xanh
Phổ môn cảnh diệu gồm đại thiên
Mỗi vật hiền bày vượt hư huyền
Tôi nguyện nương trông phát nguyện lớn
Lợi sinh đồng chứng, Bồ-tát duyên".

Sa-môn Toàn Thất ở Thiên Thai tán thán Quán Âm phẩm Phổ môn Thượng tuần tháng giêng năm Hồng Võ thứ 17 (1384) thời nhà Minh, tôi (Tánh Triệt) nổi trôi theo đường biển đến núi, tham quan cảnh thánh chợt thấy được nước và bầu trời thuần chỉ một màu, sạch như lưu ly, muôn tượng sum la, sáng ngời đều hiện. Thấy đều linh dị, khó thể nêu bày đủ. Cho nên, mừng vui nhảy nhót, tự chẳng biết thân hình đang ở đời nhân gian vậy. Tin biết, lúc Đức Như Lai giảng nói kinh Hoa Nghiêm, nhập Hải An Tam-muội, đâu khinh thường chúng ta ư? Chợt nhiên trong tháng tám năm Ất Hợi (1395) thuộc niên hiệu Hồng Võ (1368-1399) thời nhà Minh, mộng đến cảnh ấy, cùng với xưa trước không khác, bèn mới đốt hương xa kính lễ, liền tỏ sự thấy biết hẹp hòi, nói bài kệ tụng mà tán thán rằng:

"Bồ-tát thường ở biển Sa Kiệt
Bi nguyện rộng sâu không hướng trái,
Rõ ràng biến hóa khắp biển đông
Ứng hiện các phương đều đủ cả
Chỗ đắc Tam ma địa
Không phân đông cùng tây
Đột xuất mắt ma hê
Tám mặt rỗng lung linh
Hải ấn phát huy sáng rõ hiện
Huyền hà bốn biện rõ chân Tông
Hoa nở non tiểu bạch
Hương trời thổi khắp nơi
Trúc biếc chiên-đàn thảy làm rừng
Khổng tước Tần già ca kinh Phạm
Năm xưa từng đi trên biển đến
Núi bày cao ngả nổi mặt sóng
Đáng là Viên Thông cảnh giới thật
Bạch y tượng diệu cưỡi thuyền sen
Bốn phía trông tất cả
Mênh mông khó thể cùng
Trên cùng thông Tiêu Hán
Dưới nhìn cung Long Bá
Gợn trước sóng sánh nhả âm Hỏa (trăng)
Tiếng sóng ngày đêm gọi gió trời
Mây bày cõi bạc trắng
Đất trải cát vàng ròng
Lưu ly đan xen rải
Có như hoa Ưu đàm
Trên Bàn Đà nhìn vầng nhật Phù Tang
Vầng hồng vọt hiện tợ xe trời
Nhìn cảnh diệu đây phi thật tướng
Phổ Môn thị hiện như mộng tưởng
Ảo hiện lâu đài thấp thoáng đây
Lưới báu châu sáng xoay ánh ngời
Nghe tiếng đâu phải tiếng
Thấy sắc vốn phi sắc riêng là
Trời tạo hóa trí thức ai hay lường
Kinh hành yên tọa cung Thủy Tinh
Thọ dụng gió lành cùng trăng tỏ
Mười thánh và ba hiền
Đến đó ứng khó qua
Muôn dòng chảy quanh mặt sen hồ
Ngầm chảy dày kín bốn thần châu
Thấm nhuần các mầm làm mưa móc
Tôi nay thân tán lễ
Chỉ mong xa xét biết
Bặt dứt thấy, nghe, hay, hiết
Quét trừ nói, im, lìa, vi
Thấu triệt giơ, lật biển sinh tử
Khiến khắp mau chứng Phật Bồ-đề.

Cổ Tinh Sùng Thiện Trúc Sơn, Sa-môn Tánh Triệt Đổng Nhiên ở Am Dã Nạp tử tại Nhạn Môn kính bái tán thán.

Truyện núi Bổ-đà-lạc-ca một quyển, Thạnh Hy Minh ở thời nhà Nguyên biên soạn. Căn cứ theo "Thư sử hội yếu" của Đào Cửu Thành nói: Thạnh Hy Minh xưa trước vốn người xứ Khúc Tiên, sau đến ở Dự Chương tu hành thanh tịnh kham khổ tiết chế, dốc chí tập học lắm tài, khéo giỏi về văn chương bút mực, cũng có khả năng thông rành sách của sáu nước, nay bản sách này đề là: "Thạnh Hy Minh ở Quy Tư biên thuật" đúng hợp với quê quán. Thạnh Hy Minh còn có biên soạn "Pháp thư khảo" tám quyển, xét đưa vào Tứ Khố toàn thư tứ bộ thuộc loại nghệ thuật. Nguyên truyện này của Thạnh Hy Minh chỉ có năm phần (thiên), còn Tán Thán Quán Âm của Vương Bột và Thơ Vịnh của Danh Hiền đều là Thích Sở thời nhà Nguyên ghi thêm. Tán Thán Quán Âm của Vương Bột, văn bút chán tục, hẳn chẳng phải chế thuật của Tử An.

Khâm định toàn Đường văn, phàm lệ chỉ đó là ngụy trá. Tin như vậy, người xuất gia không biết, gần hết đều nhập vào văn thế tục. May nguyên sách của Thạnh Hy Minh chưa trải qua sửa đổi sai loạn. Người đọc phân biệt xem xét đó có thể biết vậy.

Tháng mười năm Giáp Thân (1884) thuộc niên hiệu Quang Tự (1875-1909) thời nhà Thanh, Tương Thanh Dực ở huyện Ngô biên ghi.

-HẾT-

 


[Đầu trang][Mục lục bộ Sử Truyện][Mục lục tổng quát]