TẠP TẠNG
SỐ 2128 – NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA KINH
SỐ 2128 – NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA KINH
BÀI TỰA ÂM NGHĨA NHẤT THIẾT KINH MỚI THU NHIẾP
BÀI TỰA ÂM NGHĨA NHẤT THIẾT KINH.
BÀI TỰA ĐẠI ĐƯỜNG TAM TẠNG THÁNH GIÁO
SƠ PHẦN DUYÊN KHỞI PHẨM THỨ NHẤT
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT ĐA
KINH ÂM THẮNG THIÊN VƯƠNG BÁT-NHÃ
KINH MỤC ĐẦU BỒ-TÁT VÔ THƯỢNG THANH TỊNH PHÂN VỆ
KINH VĂN THÙ SƯ LỢI THUYẾT MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT ĐA
NHÂN VƯƠNG HỘ QUỐC BÁT-NHÃ BA-LA MẬT ĐA KINH
KIM CANG BÁT NHÃ BA-LA-MẬT KINH (LA THẬP)
KIM CANG BÁT NHÃ BA-LA-MẬT KINH (LƯU CHI)
KIM CANG BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT KINH (CHÂN ĐẾ)
NĂNG ĐOẠN KIM CANG BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT KINH (HUYỀN TRANG)
NĂNG ĐOẠN KIM CANG BÁT-NHÃ BA-LA MẬT ĐA KINH (NGHĨA TẠNG)
HỘI THỨ BA: MẬT TÍCH KIM CANG: CÓ BẢY QUYỂN.
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG TAM GIỚI
KINH VÔ LƯỢNG THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC
KINH VĂN-THÙ-SƯ-LỢI PHẬT ĐỘ NGHIÊM TỊNH
KINH ĐẠI THÁNH VĂN THÙ PHẬT SÁT CÔNG ĐỨC
KINH ÚC-CA-LA VIỆT VẤN BỒ TÁT HẠNH
HẬU DỊCH TAM THẬP NGŨ PHẬT DANH SÁM HỐI
KINH A-XÀ QUÁN VƯƠNG NỮ THUẬT ĐẠT BỒ-TÁT
KINH ĐẮC VÔ CẤU NỮ (KINH LY CẤU THÍ NỮ)
KINH VĂN THÙ SƯ LỢI SỞ THUYẾT BẤT TƯ NGHÌ PHẬT CẢNH GIỚI
KINH HUỆ THƯỢNG BỒ-TÁT VẤN ĐẠI THIỆN HUYỀN
KINH ĐẠI THỪA PHƯƠNG ĐẲNG CHIẾU HUỆ
KINH DI-LẶC BỒ-TÁT SỞ VẤN BỔN NGUYỆN
KINH THẮNG MAN SƯ TỬ HỐNG NHẤT THỪA ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG QUẢNG
KINH ĐẠI THỪA TẬP ĐỊA TẠNG THẬP LUÂN
HỘ QUỐC BẤT THỐI LUÂN TÂM ĐÀ-LA-NI GIẢI THÍCH KINH
KINH ÂM ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG THẬP LUÂN
KINH ĐẠI TẬP ĐẠI HƯ KHÔNG TẠNG
KINH HƯ KHÔNG TẠNG BỒ-TÁT THẦN CHÚ
KINH HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT NĂNG MÃN CHƯ NGUYỆN CẦU VĂN TRÌ PHÁP
KINH QUÁN HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT
KINH HƯ KHÔNG TẠNG BỒ-TÁT VẤN THẤT PHẬT ĐÀ-LA-NI CHÚ
KINH PHẬT THUYẾT BỒ-TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI
KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP BỒ TÁT NIỆM PHẬT TAM MUỘI
KINH PHẤN TẤN VƯƠNG BỒ-TÁT SỞ VẤN
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM
Xử Sĩ Cố Tề Chi
Pháp Sư Tuệ Lâm, họ Bài, người nước Sơ-lặc, xưa vốn theo Nho thuật, tuổi đôi mươi đã xuất gia, thờ Tam Tạng Bất Không làm thầy, học thông kinh, luận; cũng rất tinh thông thế học. Cuối niên hiệu Kiến Trung, Sư soạn Âm Nghĩa Kinh, một trăm quyển, khoảng sáu muôn vạn lời, đầu tiên là bộ kinh Đại Bát-nhã, sau cùng là bộ Tiểu Thừa ký truyện. Ban đầu trong nước có Sa-môn Huyền Ứng và Sa-môn Thái Nguyên Quách Xứ Sĩ, đều viết âm giải thích, xem ra có rất nhiều thiếu sót và sơ lược. Có thượng nhân Huyền Sướng chùa Tây Minh, là người thừa kế các bậc tiền nhân, ngày đêm không biết mỏi mệt, chí tịnh trong sạch như sương thu, tâm đượm nhuần trong suốt như dòng nước lắng động. Ngài dốc lòng tìm kiếm di vật của người xưa để lại, vì trong kinh tạng chứa nhóm ý nghĩa sâu xa, khi tìm ra rồi, Ngài bèn đốt gỗ chiên đàn xông hương, dùng lụa đẹp thêu hoa lấy làm trang sức cho bộ kinh tạng. Ánh sáng phía trước có một không hai, tâm mắt kinh hãi phước đức sinh ra làm lợi ích rộng lớn, truyền bá rộng rãi lợi ích muôn đời.
Tề Chi không sáng suốt, ý muốn xem vào kinh tạng, bèn thưa hỏi với Hòa-thượng Sướng Công và được Hòathượng chỉ dạy âm nghĩa. Tề Chi cho rằng văn chữ có Âm, Nghĩa. Giống như người đi lạc đường tìm được đường. Thắp đèn trí tuệ mà xua tan bóng tối. Thế nhưng trí hiểu biết còn tiềm ẩn mặc nhiên chưa sáng tỏ. Bởi thế xem xét lại nơi thanh loại của tạng kinh, mà nói về âm. Có những âm như là Âm phát ra từ cổ họng, âm hàm ếch, âm răng, âm môi, âm bậc môi, v.v… đều phải xem xét kỹ nơi thanh loại, âm có cung thương, có âm cứng, có âm nhẹ, đưa lên và thanh bằng, thanh trắc, v.v… Khi hiểu ra được rồi thì từng lớp từng lớp nhẹ nhàng, khinh an. Ngoài ra còn phải xem xét thanh trong và thanh đục, mà bốn thanh chuyển đổi phát ra thành năm âm thanh, thay đổi nhau mà dùng. Giữa hai âm thanh trùng điệp với nhau, vận âm tuần tự ngược lại và che lấp lên, như khinh thanh (thanh nhẹ) cùng nhau mà đầu và cuối tham dự vào có kém đối chút nhưng không mất, mà nghĩa lý vẫn hiển nhiên sáng tỏ. Hiểu được âm như vậy thì nghĩa mới thông suốt, nghĩa thông suốt thì lý mới viên dung, lý viên dung thì văn không chấp mắc, văn không chấp mắc ngàn kinh muôn luận cũng giống như đầu các ngón tay nắm lại mà thôi. Sớm là phàm phu chiều là bậc thánh. Khởi đầu là giả sau là chân kết thúc trong một ngày, cho nên không lìa văn tự mà được giải thoát. Mà trí vô sư dồi dào nơi nguồn tâm, tháo bỏ áo giáp nghi ngờ chấp mắc trong lòng, thì bỗng nhiên ánh sáng trí tuệ chợt đến, trừ bỏ đi tối tăm mê mờ. Đây là chân giải thích tục đế, bởi vậy phải từng phần phân ra. Tiếng Phạm đời Đường nói từ từ tự suy nghĩ mà được sáng tỏ. Lại nữa âm điệu tuy có Nam, có Bắc, nhưng nghĩa lý không khác nhau. Người nước Tần phát âm khứ thanh cũng giống như thượng thanh. Người nước Ngô phát âm, thượng thanh cũng giống như khứ thanh, cho nên giữa âm mất là phát ra nhẹ, giật lại nơi thương điệu thành ra nặng mà đục; phần ít là sai lầm như cá lội trong nước, phần nhiều sai lầm truyền ra giống như giọng khàn khàn ôn ột như con lợn. Những đến như bốn mươi hai chữ cái và mười hai chữ âm, đều sanh ra ra từ tâm của Đức Phật Tỳ-lô-giána; như vậy những dấu vết của chim bay không thể nào đuổi theo kịp. Tuy nhiên, từ nguồn lưu xuất có khác, nhưng âm nghĩa không khác. Mở ra cho thấy rằng: nhỏ như hạt cát ở trong sa mạc, hoặc được tôi luyện từ kinh loại mà thành vật dụng; thì cũng từ lý mà chứng tánh, khi đắc được lý tánh rồi, nói rằng có thể trừ bỏ đi, cho rằng có thể trừ bỏ đi mà văn tự cũng quên luôn, đồng trở về với nhất chân, thì tất cả dấu vết đều trừ bỏ. Thượng tọa Minh Tú trụ trì chùa Khế Nguyên, Tỳ-kheo Huyền Trắc làm Đô-duy-na đều tinh thông chân thừa hộ trì thánh điển, văn hoa trau dồi như ngọc sáng lấp lánh, kinh luận dồi dào hoằng khắp đầy đủ, hoặc đạo tình sâu xa, duy trì được hạt châu quý báu, hoặc kinh luật hạnh trí thanh cao, nêu cao giữ giới sáng như mặt trăng. Trên là ý hài lòng của các bậc hiền Thánh, dưới là nêu lên tâm cần khắc ghi thành khẩn, cho nên xin mạn phép trộm kính đề lời tựa.
Ngày 10, tháng 9, niên hiệu Khai Thành năm thứ 5
(Thức Thái Thường tự, phụng Lễ Lang Cảnh phiên thuật).
Người xưa nói: Đức Khổng Tử lập giáo soạn mười Dực mà thông cả âm dương, Ngài Huyền Đế bàn luận kinh, giảng nói hai thiên mà sáng tỏ đạo đức. Nhưng đâu bằng bậc Năng Nhân ra đời một mình đến ở Ca Duy (Catỳ-la-vệ), hội Ba thừa ở núi Linh Thứu, bốn lần xoay bánh xe pháp nơi vườn Nai, do đó có bán tự, mãn tự, bày hoa xâu, hoa rải (Kinh). Vì hàng xuất gia mà từ phương Tây đến, giục ngựa trắng từ phương Đông qua. Thế mới biết, chẳng không, chẳng có, che lấp nẻo tà, tức sắc tức không, sáng rõ đường chánh. Bởi thế, mây chứa đầy nước tuệ, mờ mịt phủ khắp cõi đời ngu; mưa tuôn đều giọt pháp, trải mênh mông thấm đến từng ngọn cỏ. Công ích như đây, không thể nói hết. Lớn lao thay! Giáo pháp của Đấng Giác Hoàng Điều Ngự Sư. Như thế, viết trên lá bối biên tập thành các biển tạng. Sự kết tập bắt đầu từ tâm mong muốn của Ẩm Quang (Ca Diếp), văn nghĩa được trùng tuyên từ miệng Khánh Hỉ (A Nan) lưu truyền ở xứ này (Ấn Độ) hơn bảy trăm năm. Thậm chí văn tự hoặc khó học, ngoài ra còn có sai lầm, tìm trong sách vỡ không có ghi chép, chỗ thanh vận chưa nghe, hoặc là văn thể thế tục hóa không y cứ, hoặc còn tồn tại trong bổn tiếng Phạm. Cho nên không có âm nghĩa thật khó mà nghiên cứu. Bởi vậy muốn khiến được Minh sư mà chẳng mệt tìm, vừa mới nghe mà hiểu sâu tinh túy, thành tựu việc học mà chẳng mệt ở xách cặp, xin được lợi thêm mà chẳng dựa kẻ vén tay. Cho nên mười hai âm tuyên nói ở Niết-bàn áo điển, bốn mươi hai chữ ghi chép nơi Hoa Nghiêm chân kinh (mười hai âm là dịch từ thanh vận của chữ Phạm, xưa gọi là mười bốn âm là sai. Lại có ba mươi bốn chữ, gọi là tự mẫu (chữ cái) mỗi chữ dùng mười hai âm để dịch, bèn thành ra bốn trăm lẻ tám chữ, lại cùng nối nhau mà chuyển thành mười tám chương gọi là “Tất-đàm”. Như trong Tân Niết-bàn kinh Âm Nghĩa có nói rộng và rõ). Cho nên nói, không lìa văn tự mà được giải thoát.
Đến khi triều đình trong nước, đầu tiên có Sa-môn Huyền Ứng trí tuệ bẩm sinh, một mình hiểu biết Tiên Hiền, hiểu rõ ngôn ngữ khác biệt của Đường-Phạm, biết được chữ viết kỳ lạ xưa nay, nên soạn bộ Âm Nghĩa Nhất Thiết Kinh, gồm hai mươi lăm quyển có thể để lại cho đời sau, hiểu thật rõ ràng ý của Tiên Hiền kia, làm chiếc cầu nối đến bờ giác ngộ, là chìa khóa mở bước vào cửa pháp. Kế tiếp có Sa-môn Tuệ Uyển soạn Tân Dịch Hoa Nghiêm Âm Nghĩa, hai quyển, đều có ghi ở Khai Nguyên Thích Giáo Lục. Tuy nhiên, về sau người dịch kinh luận đối với những chỗ trước đây chưa có âm, đến khi mang đọc giảng giải thì văn sai nghĩa trái chỗ có, chỗ không, mắc mướu khó khăn, lại còn ít học, hiểu hẹp, chẳng có chút thông suốt, phần nhiều nhận thức gượng gạo ít ai hiểu biết tận tường. Nếu kẻ sau mình vì sĩ diện biết cạn mà không hỏi, còn hạng ẩn giấu mình giỏi hiểu sâu lại không giải đáp, thì lời Thánh có trở ngại, há có thể nào không khởi tâm từ bi sao? Do đó, có Tuệ Lâm Pháp sư ở chùa Đại Hưng Thiện họ Bài, người nước Sơ Lặc, là đệ tử của Ngài Bất Không Tam Tạng, có trí tuệ rộng lớn; bên trong tinh thông mật giáo, vào cửa tổng trì, bên ngoài tham cứu các nhà, viết sách, soạn thảo, nghiên cứu văn tự tinh túy. Ngài rất tinh thông Thanh minh xứ Ấn-độ, cũng rất tinh thông Kỳ-Na âm vận, thâu nhận nơi Tiên Sư truyền dạy như rót nước vào bình, đây cũng là dòng suối mát để lại cho người hậu học. Xét kỹ lại, phiên dịch, viết văn, hồi ký, tham cứu của Ngài Tuệ Lâm là Thượng thủ (đứng đầu). Ngài chọn lựa kỹ các âm vận, văn tự của tiền bối để lại, rồi than thở rằng, người có bệnh mê hoặc (say sưa thích thú). Xem xét các kinh biên chép văn cổ, cho nên xưa nay phiên âm, phần nhiều dùng thanh loại gần giống mà nối liền giữa hai âm, ban đầu tự khắc phục, các nguyên âm, không có ý chỉ nhất định, cũng như cách phát âm của người nước Ngô và người nước Tần thì không nói. Vận trong và vận đục thật khó phát cho rõ ràng, cho đến như âm 武 vũ và âm 綿 miên là hai thanh, như âm 企 xí và âm 智 là hai vận âm trùng điệp, cho nên xét rõ thanh loại mà có chỗ không dùng. Gần đây có Nguyên Đình Kiên, Vận Anh và Trương Tấn khảo thanh thiết lập vận. Nay chỗ lấy dùng âm thì từ nơi này, đại lược là dùng Tự Thư của bảy nhà (Thất gia tự thư) để giải thích. “Thất thư 七書 là bảy loại sách: Ngọc Biên, Thuyết Văn, Tự Lâm, Tự Thống, Cổ Kim Chánh Tự, Văn Tự Điển Thuyết và Khai Nguyên Văn Tự Âm Nghĩa. Thất thư(七書) không bao gồm sách Bách Thị
Hàm Thảo. Về sau các sách giải thích nói gồm cả Lục thư, ngõ hầu nhân đây mà biết được âm nghĩa kia, nghe một mà biết mười.
Hơn hai mươi năm, Sư luôn tìm kiếm điển tịch, dự thảo kinh luận, chăm chỉ không biết mỏi mệt, chỉnh sửa biên tập đến năm cuối niên hiệu Kiến Trung thì chế tác bản in, đến năm thứ hai niên hiệu Nguyên Hòa mới xong; gồm một trăm bộ, đủ để giải thích các kinh. Bắt đầu ở Đại Bát-nhã, cuối cùng ở Hộ Mạng Pháp, tổng cộng một ngàn ba trăm bộ, hơn năm ngàn bảy trăm quyển. Lấy âm nghĩa của hai nhà xưa hợp lại theo thứ tự. Nêu tên có khác (hai nhà xưa là Ngài Huyền Ứng và Ngài Tuệ Uyển, v.v…) rộng lớn như biển nuốt tất cả các dòng chảy nên thành ra thâm sâu, sáng tỏ như gương chiếu soi các vật không biết mỏi mệt.
Ngày ba mươi tháng hai năm thứ mười hai niên hiệu Nguyên Hòa, ngừng bút tại chùa Tây Minh, xem xét lại văn chữ rất trôi chảy trau chuốt, chọn lựa từ rất khéo léo nét sắc sảo của bài văn, cho phép không thỉnh cầu sự chỉ giáo, tự hổ thẹn chưa thành vật dụng. Do đây xin khải bạch với các bậc tiền bối, trong các tạng quyển còn có rất nhiều thiếu sót, sai lầm, tài mọn còn hèn, công chưa đầy đủ. Phụng vân kính đề, cầu được các bậc thâm uyên chỉ giáo.
-----------------------------------------
Nhà phiên dịch kinh: Sa môn Tuệ Lâm soạn âm “Bài tựa Tam Tạng Thánh giáo và kinh Đại Bát-nhã năm mươi mốt quyển”.
(Thái Tông Văn Hoàng Đế sáng tác, Tuệ Lâm soạn âm).
Nhị nghi 二儀 ngược lại âm 魚羇 ngư ky. Kinh Dịch phần Hệ Từ thiên thượng nói: Dịch có thái cực sanh lưỡng nghi. Cố Dã Vương cho rằng: Nhị nghi là thiên địa, pháp tượng. Mao Thi Truyện cho rằng: Nghi 儀 tức là chánh; Thuyết Văn nói gọi là Độ Chữ viết từ bộ 人 nhân thanh 義 nghĩa. Lại Thuyết Văn nói giải chữ Nghĩa từ bộ 羊 dương đến bộ 我 ngã. Chữ ngã 我 từ bộ 扌 thủ đến bộ 戈 qua. Dưới từ chữ hòa là sai. Âm 羈 ky. Ngược lại là âm phiên thiết cư nghi 居宜.
Phú tải 覆載. Ngược lại âm trên là phiên thiết phu vụ 敷務. Lại thấy trong Vận anh Tần âm 秦. Các Tự Thư âm là phiên thiết phu cứu 敷救, âm của Ngô, Sở. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Phúc 覆 là che đậy, có bóng mát. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ 西 tây thanh, phúc. Âm 西. Ngược lại âm 牙賈 nha giả. Chữ viết từ bộ 冂 quynh, âm 冂 quynh. Trên là 覓 mịch dưới là 覆 phúc, chữ hội ý. Ngược lại âm dưới là 哉愛 tai ái. Khổng An Quốc chú giải sách thượng thư rằng: 載 tải là thành. Theo sách Lễ Ký cho rằng: Trời là không riêng tư nên che, đất cũng không có riêng tư nên chở. Thuyết Văn cho rằng: Phúc 覆 là chuyên chở vận chuyển. Chữ viết từ bộ 車 xa, âm tai từ bộ 戈 thanh 才 tài. Trong kinh viết 載隸 tải lệ, sách lược bớt. Chữ 才 là văn cổ chữ 才 tài chẳng phải bộ 水 thủy.
Tiềm hàn thử 潛寒暑, ở trên phiên thiết là 漸閻 tiệm hãm.
Quảng Nhã giải thích rằng: tiềm là chìm xuống nước, ẩn giấu. Sách Nhĩ Nhã giải thích rằng: Tiềm cũng là chìm dưới nước, sâu xa. Thuyết Văn cho rằng: lội qua nước. Chữ viết từ bộ thủy 冰 thanh 潛 tiềm. Âm 潛 tiềm. Ngược lại âm 參 tham. Ngược lại âm 七敢 thất cảm. Cũng có chỗ viết từ hai bộ 天 thiên. Hoặc là viết từ bộ 伕 phu đều là sai là viết lược. Dưới. Ngược lại âm là 罕安 hãn an. Thương Hiệt giải thích rằng: là lạnh, Thuyết Văn nói là Đóng băng lại, chữ viết từ bộ miên đến bộ 人 nhân, đến bộ nhập dưới từ bộ (冰) băng. Âm mãng (莽) là âm 綿 miên. Âm mãng, là âm 莽 mãng, âm bằng, là âm 冰 băng. Chữ 莽 mang là văn cổ trên dưới hai bộ 草 thảo.
Khuy thiên (窺天). Ngược lại âm 犬現 khuyển hiện. Khảo Thanh cho rằng: Khuy là nhìn trộm. Vận Thiên Tập cho rằng: Khuy là nhìn thấy, Thuyết Văn cho là Nhìn lén. Chữ viết từ bộ 穴 huyệt thanh (規) quy, hoặc là viết (闚) khuy âm, khuy. Ngược lại là âm 青預 thanh dự.
Giám địa (鑑地). Ngược lại âm 賈陷 giả hãm. Quảng Nhã cho rằng: Giám là chiếu soi, sáng suốt, rõ ràng. Ngọc Thiên giải thích rằng: Giám là cái gương soi, Thuyết Văn cho là Bồn lớn, lấy nước trong để bồn dùng gương soi có các mặt trăng chiếu vào. Chữ viết từ bộ (金) Kim thanh lam, hoặc viết là 鋻 này cũng đồng nghĩa.
Khả trưng 可徵. Ngược lại âm (陟陵) trắc lăng. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Trưng là gọi đến, cũng gọi là chứng minh. Theo thanh loại cho rằng: Gọi đến trách phạt, cũng gọi là cầu, trưng cầu. Đỗ Dự chú giải trong Tả Truyện rằng: Khảo xét, xem xét, bằng chứng, chứng cớ. Thuyết Văn nói cho rằng là tượng trưng. Theo việc có tượng trưng có thể khảo xét gọi là (徵) Trưng. Chữ viết từ bộ 任 nhậm đến bộ 徵 trưng, thanh âm 任 nhậm. Ngược lại âm (體郢) Thể dĩnh.
Khống tịch 控寂. Ngược lại âm trên là 苦貢 Khổ cống, Khảo Thanh giải thích rằng: Khống là giữ lại, Thuyết Văn cho là Khống là kéo ra, dẫn ra, cũng gọi là cáo trạng. Chữ viết từ bộ 手 Thủ thanh (空) không. Ngược lại âm dưới là (情亦) tình diệc. Văn thường hay dùng và Thuyết Văn nói viết chữ 宋 Tống là chữ chánh thể Hào ly 毫釐. Ngược lại âm trên là 胡高 hồ cao. Âm dưới là 力馳 lực trì. Theo Kinh Cửu Chương Toán giải thích rằng: Phàm là pháp độ qua khởi đầu là Nhẫn. Mười nhẫn là một sợi tơ, mười sợi tơ là một hào 毫, mười hào là một 釐 ly. Thuyết Văn giải thích rằng: Hai chữ 毫釐 hào ly đều từ bộ 毛 Mao. Chữ hào từ 毫 hào từ 豪 hào thanh 省 tỉnh. Chữ 釐 ly từ chữ 犛 ly nầy thanh 省 tỉnh đều là chữ hình thanh. Nay viết 毫犛 hào ly nầy là chẳng phải bổn chữ giả tá dùng.
Ngưng huyền 凝玄. Ngược lại âm (魚競) ngư cạnh. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Ngưng là thành tựu. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Ngưng là đông cứng lại. Quảng Nhã cho rằng: Ngưng là dừng lại. Vận Anh cho rằng: Ngưng là bất động, không động đậy. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ 冰 băng, là nước đông cứng lại. Từ bộ 冫 băng thanh ghi 疑 nghi, âm 冫 là âm 冰 là nước.
Xuẩn Xuẩn 蠢蠢. Ngược lại âm 春尹 xuân doãn. Theo Mao Thi truyện cho rằng: Xuẩn xuẩn là loài côn trùng sâu bọ ngọ ngậy, nhúc nhích. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: Xuẩn là cựa quậy ngọ nguậy giao động. Chữ viết từ hai bộ 虫 Trùng thanh 春 xuân, hoặc viết là 椿 xuân, hoặc viết là 蠢 xuẩn, cũng viết 脊 tích đều là chữ xưa. trùng là âm 昆 côn.
Dung bỉ 庸鄙. Ngược lại âm trên là 勇從 dũng tùng. Khảo Thanh cho rằng: Dung là ngu. Trịnh Chúng chú giải sách Đại Kỷ Lễ Khổng Tử rằng: Cái gọi là dung 庸 là người mà cái miệng không có thiện đạo, nói rằng: lại không thể chọn lựa người hiền tài thiện sĩ mà gởi gấm tấm thân mình vào đó. Cho rằng: đã thẳng từ một vật mà trôi chảy, không biết quay về nên gọi người này là người ngu. Sách Sở Từ cũng cho rằng: Đó là người, thấp hèn. Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ 庚 canh thanh 用 dụng. Ngược lại âm dưới là 悲美 bi mỹ. Khảo Thanh cho rằng: 鄙 bỉ là người thấp hèn, là người ác, cũng là thuộc hạng người man dã, không có trí tuệ, cũng gọi là bỉ phu, tức là kẻ thất phu. Thuyết Văn cho rằng: Năm nhà làm một bỉ chữ viết từ bộ (邑) ấp thanh, bỉ âm bỉ Âm 鄖 vân. Ngược lại âm (子) tử toàn. Gọi là một trăm nhà, cũng gọi năm trăm nhà là một bỉ 鄙.
Đông vực 東域. Ngược lại âm 為逼 vi bức. Khảo Thanh cho rằng: Vực 域 là nước. Lưu Hy chú giải Mạnh Tử rằng: Là chỗ ở. Thuyết Văn chép gọi là nước, quốc gia. Chữ viết từ bộ 土 thổ thanh 或 hoặc.
Chưng hàm 拯含, âm 拯 chửng là không có trùng điệp. Âm vận lấy chữ 蒸 thanh thượng. Đỗ Dự chú giải Tả truyện rằng: Chửng là giúp đỡ. Vận Thuyên cho: là cứu giúp. Tiếng địa phương cho rằng: Bị chìm trong nước phải kéo nâng lên, đưa lên. Chữ chánh xưa nay chửng 拯 là đưa lên cao, viết từ bộ 手 thủ thanh 氶 chưng, âm Thăng là 升 thăng.
Phân củ 紛糾. Ngược lại âm 拂文 phất văn. Quảng Nhã cho rằng: 紛 phân là lộn xộn, rối loạn. Sở Từ cho rằng: Phân là đông đúc nhốn nháo. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ 糸 mịch thanh 分 phân. Ngược lại âm dưới là 經酉 kinh dậu. Đỗ Dự chú giải Tả truyện rằng: Củ 糾 là nâng lên, nhấc lên. Thuyết Văn chữ viết từ bộ 糸 mịch thanh củ Sách Lệ Thư Tỉnh viết âm 糾 củ, âm 糸 mịch là âm 覓 mịch.
Duyên thời 沿時 âm trên là 緣 duyên. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: duyên là thuận theo dòng nước chảy xuống gọi là 沿 duyên. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Duyên là men theo, lần theo. Thuyết Văn cho là Duyên theo dòng nước mà chảy xuống. Chữ viết từ bộ thanh duyên chữ hình thanh.
Long thế 隆替. Ngược lại âm 六中 lục trung. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: Long 隆 là ở giữa nổi lên cao. Thuyết Văn cho là Nhiều đầy, dồi dào, thịnh Vương. Chữ viết từ bộ 阜 phụ chữ hình thanh. Âm dưới là 天計 thiên kế. Văn thường hay dùng và sách Nhĩ Nhã cho rằng: đối đãi nhau, Giả chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Thế là trừ bỏ. Thuyết Văn nói viết là 普廢 phổ phế, nghĩa là bỏ đi, phế bỏ, đều viết lại hai bộ một bên dưới gọi là 替 thế chữ hội ý. Nay viết chữ 替 thế này cũng là văn thường hay dùng.
Huyền Trang 玄奘. Ngược lại âm 臟浪 tạng lãng. Cũng gọi là giải thích âm thượng thanh. Phương Ngôn cho rằng: Trang là to lớn, có sức mạnh. Khảo Thanh cho rằng: Trang là có nhiều sức mạnh, may mắn, nhanh nhẹn. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ 大 đại thanh 妝 trang.
Cự năng 詎能. Ngược lại âm 詎禦 cự ngự. Vận Anh Tập chép: 詎 cự là thuộc nghi vấn từ Trang Tử cho rằng: Cự 詎 là từ chưa khẳng định, hỏi, sao, vì sao Dưới là khẳng định, chữ chuyển chú.
Hồi xuất 迴出. Ngược lại âm 螢穎 huỳnh dĩnh, chữ thượng thanh. Văn cổ viết 回 hồi là chữ tượng hình, nghĩa là quốc ấp. Chữ viết từ bộ 冂 quynh. Thuyết Văn nói gọi là Ngoài ấp gọi là 郊 giao (cùng quanh ở một ấp). Ngoài giao gọi là dã 野́ (hoang dã). Ngoài dã gọi là lâm 林. Ngoài lâm gọi là 囧 quýnh. Âm 囧 quýnh. Ngược lại âm 癸 quý dinh. Giống như ở vùng biên giới xa xôi. Chữ viết từ bộ 辵 xước. Nay văn thường hay dùng viết 向 hướng là sai.
Chích Thiên Cổ 隻天古. Ngược lại âm 征亦 chinh diệc. Theo văn Thuyết giải thích rằng: chích 隻 là một tấm, một con, một cái. Trong sách Khuê uyển chu tụ đơn và các chữ trong giải thích rằng: Chơi đùa, bỡn cợt với một con chim. Chữ viết từ bộ 隹 chung, chung là con chim. Từ bộ 叉 xoa, xoa là cánh tay, tay nắm giữ một con chim là 隻 chích chữ tượng hình. Trong văn kinh viết từ bộ 又 hựu là sai.
Thê lự 栖慮. Ngược lại âm 先奚 tiên hề. Chữ thường hay dùng viết đúng là 棲 thê. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Thê là dừng lại nghỉ ngơi. Chữ viết từ bộ 木 mộc thanh 妻 thê, âm dưới là 呂御 lữ ngự Khảo Thanh cho rằng: dừng lại suy nghĩ. Thuyết Văn là chữ viết từ bộ 思 tư thanh 虍 hổ, âm 乎 hồ Khái thâm 概深. Ngược lại âm 康愛 khang ái. Cố Dã Vương cho rằng: 慨 Khảng khái, chí không được toại nguyện, phẫn nộ tức giận.
Tráng sĩ vì chí không được toại nguyện nên than thở quá tức giận; hoặc viết là 愾 khái. Thuyết Văn cho rằng:
Chữ 深 thâm là từ bộ Thủy đến bộ huyệt, chữ viết lược.
Ngoa mậu 訛謬. Ngược lại âm trên là 五戈 ngũ qua. Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi truyện rằng: Ngoa là sai lầm, giả dối không chân thật. Ngược lại âm dưới là 眉救 mi cứu. Vận Anh Tập cho rằng: Mậu cũng là sai lầm. Vận Thuyên cho rằng: Dối trá, lừa gạt. Thuyết Văn nói viết từ bộ 言 Ngôn thanh 瞀 mậu, âm mậu. Ngược lại âm 六幼 lục ấu.
Điều tích 條析. Ngược lại âm trên là 亭姚 đình diêu. Quảng Nhã cho rằng: Điều là dạy bảo. Mao Thi Truyện cho rằng: Điều là khoa từng phần, từng phần, lớp có thứ lớp. Thuyết Văn gọi là cành cây nhỏ chữ viết từ bộ 木 mộc thanh liêu. Ngược lại âm dưới là 皇亦 hoàng diệc. Quảng Nhã cho rằng: Tích 析 là phân ra, chẻ ra. Thuyết Văn cho rằng: Tích là chặt, đốn cây. Chữ viết từ bộ 木 đến bộ phiến, hoặc viết 析 Hai chữ tích đều là chữ cổ Kiều Tâm 翹心. Ngược lại âm 衹姚 kỳ diêu. Quảng Nhã cho rằng: Kiều là vểnh lên, đưa cao lên. Chí Đỗ chú giải Tả truyện rằng: Tài năng vượt hơn người, cũng gọi là bay xa. Thuyết Văn chữ viết từ bộ 羽 vũ thanh 蕘 nghiên. Viễn mại 遠邁. Ngược lại âm 理拜 lý bái. Quảng Nhã cho rằng: 邁 mại là đi xa. Chữ viết từ bộ 萬 vạn đến bộ 辵 xước âm xước. Ngược lại âm 丑略 sửu lược.
Bát yên hà 撥煙霞. Ngược lại âm trên là 莆莫 bồ mạc. Quảng Nhã cho rằng: Bác 撥 là trừ bỏ Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng:
Bát là lau chùi. Thuyết Văn rằng: Bát là trị nghĩa là sửa đổi. Chữ viết từ bộ 手 Thủ thanh 發 phát. Âm. Ngược lại là âm 宴賢 yến hiền.
Theo Thuyết Thuyết Văn cho là lửa cháy bốc khói lên. Chữ viết từ bộ thanh 湮 yên, hoặc viết là yên. Khảo Thanh cho rằng: Là nguyên khí tức là khói âm 湮 yên, dưới là 因 nhân. Ngược lại âm 夏 hạ da. Vận Anh Tập cho rằng: Hơi nóng của mặt trời bốc lên. Vương Dật chú giải Sở Từ rằng: Mặt trời bắt đầu mọc có những đám mây màu đỏ màu vàng. Khảo Thanh cho rằng: Một ngày sắp hết có những ráng mây đỏ Chữ chánh xưa nay viết từ bộ vũ 雨 thanh 瑕 hà, hoặc là viết (瑕)này cũng đồng.
Niếp Sương 躡霜. Ngược lại âm 女輒 nữ triếp, theo tiếng địa phương cho rằng: Niếp là đi lên. Quảng Nhã cho rằng: Niếp là chân mang dép. Thuyết Văn cho rằng:
Niếp là đạp lên. Chữ viết từ bộ 足 túc thanh 聶 nhiếp âm nhiếp đồng với âm trên.
Tiền tung 前蹤. Ngược lại âm trên là 俗前 tục tiền. Theo Thuyết Thuyết Văn nói rằng: Tiền là trước. chữ đúng thể từ bộ 止 chỉ đến bộ 舟 chu viết thành chữ 嵩 tung. Theo Thuyết Thuyết Văn cho là không đi mà tiến vào, gọi là dừng lại phía trước, ở trên thuyền, khảo sát, ngăn cấm chữ viết cộng thêm bộ 刂 đao, bộ đao bộ thủy. Quảng Nhã cho rằng: Hai lần tìm kiếm là thâm sâu, hai lần nhẫn 仞 là 刂 đao âm 刂 đao. Ngược lại âm 古外 cổ ngoại. Văn thường hay dùng viết từ bộ 刀 đao là chẳng đúng. Ngược lại âm dưới là 足庸 túc dung. Hoài Nam tử cho rằng: Đi thì có người theo, đuổi theo chân. Sách Nhĩ Nhã cho: là dấu chân. Thuyết Văn cho rằng: là dấu của bánh xe. Chữ viết từ bộ 足 thanh 從 tùng.
Tuẫn cầu 殉求. Ngược lại âm 筍 duẫn tôn. Trong Tả Truyện cho rằng: Hỏi thăm thân mật, gọi là 殉 tuẫn. Vận Thuyên Tập cho rằng:
Tuẫn là xét hỏi các việc. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Tuẫn là tin cậy. Chữ chánh xưa viết từ bộ 言 ngôn thanh 旬 tuần.
San Phong 飧風. Ngược lại âm 倉 sang 單 đơn. Văn thường hay dùng và Thuyết Văn cho rằng: San là nuốt vào, cũng gọi là ăn. Chữ chánh thì viết bộ san cho đến bộ 食 thực viết thành chữ 餐 san âm san. Ngược lại chữ san âm 殘 tàn.
Lộc Uyển 鹿苑. Ngược lại âm trên là 勒木 lặc mộc. Ngược lại âm dưới là 怨遠 oán viễn. Tây Vực ký chép: Tên vườn của nước Bà La-Ni-Tư cũng gọi là vườn Lộc Dã, cũng gọi là Thí Lộc Lâm. Xưa dịch là nước Ba-lanại. Tức là nơi mà Đức Như lai đầu tiên xoay bánh xe pháp.
Thứu phong 鷲夆 Âm trên là 就 tựu, núi ở Tây quốc, núi này rất cao, chỗ chim Thứu ở hoặc tên là núi Linh Thứu, hoặc gọi là Lãnh Thứu, đều là tên một núi, mà khác tên. Đức Như lai ở trong núi này mà xoay bánh xe pháp, có rất nhiều thánh tích ở trên cõi trời.
Thám trách 探賾. Ngược lại âm trên 他含 tha hàm. Chữ thường hay dùng biến thể văn cổ viết từ bộ huyệt, lại viết thành chữ 琛 thám. Âm thám. Ngược lại âm 徒感 đồ cảm. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thu rằng: Thám do xem lấy tin tức. Lại Thuyết Thuyết Văn nói rằng: Lấy tin tức từ xa. Chữ viết từ bộ thanh 探 thám. Ngược lại âm dưới là 柴革 sài cách. Vận Thuyên Tập cho rằng: Là nơi sâu tối. Trong sách Khuê Oán Chu Tòng cho rằng: Là huyền vi. Chữ chánh xưa nay viết từ bộ 夷 di, âm di. Ngược lại là âm 夷 di. Chữ 責 trách viết đúng từ bộ 束 thúc, âm thúc kế đến viết 嘖 sách.
Trì Sậu 馳驟. Ngược lại âm trên là 直黐 trực ly. Văn thường hay dùng vốn viết là 駝 đà, chữ hình thanh. Âm 坨 đà. Ngược lại là âm 夷 di.
Khảo Thanh cho rằng: Trì 馳 là chạy. Quảng Nhã cho rằng: chạy nhanh. Thuyết Văn cho là Ngựa phi nước đại, tức ngựa chạy nhanh. Chữ viết từ bộ 馬 mã thành 它 tha. Ngược lại âm dưới là 愁庾 sầu dữu. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Sậu 驟 là chạy nhanh. Quảng Nhã cho cũng là chạy nhanh. Theo Thuyết Thuyết Văn cho là Ngựa đi nhanh. Chữ viết từ bộ thanh 褎 tụ.
Tam Khiếp 三篋. Ngược lại âm 縑頰 kiêm giáp.
Theo sách Lễ Ký cho rằng: 篋 khiếp là cái rương để đựng đồ vật. Khiếp cũng gọi là nhiều.
Trong kinh sách cho: là rương dụng đựng đồ đạc y phục. Chữ chánh xưa nay cho rằng: Là cái lờ bắt cá. Chữ viết từ bộ thanh 愜 khiếp. Theo Thuyết Thuyết Văn nói chữ khiếp từ bộ 方 phương thành 夾 giáp.
Ba đào 疤濤. Ngược lại âm 唐勞 đường lao. Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử rằng: Thủy triều dâng cao. Còn chữ 濤 tào Thương Hiệt giải thích rằng: Là sóng lớn. Chữ chánh xưa nay viết từ bộ 冰 thủy đến chữ 壔 đảo thanh 省 tỉnh.
Viên Tự 爰自. Ngược lại âm 遠權 viễn quyền. Khảo Thanh cho rằng: 爰 viên là đối với. Theo sách Nhĩ Nhã và Mao Thi Truyện cho rằng: Viên là 為 vi, là, bèn là, rồi, thì. Theo Thuyết Thuyết Văn cho là Viên là dẫn tới. Chữ viết từ bộ 員 viên thanh 于 vu. Âm 員 viên. Ngược lại âm 披表 phi biểu. T. 313
Đông Thùy 東嘩. Ngược lại âm 述危 thuật thúy. Vận Thuyên Tập cho rằng: Thùy 嘩 là biên giới nguy hiểm. Quảng Nhã cho: là biên giới. Trên văn bia trong chùa Hoàng phước viết là thùy 華 là viết lược. Chữ viết từ bộ 阜 phụ thanh thùy.
Khuyết nhi 缺而. Ngược lại âm 犬悅 khuyển duyệt. Thiên Thượng Hiệt giải thích rằng: Khuyết là hao tổn, giảm. Thuyết Văn cho là dụng cụ chứa bị bể. Chữ viết từ bộ Thùy 華 đến bộ 夬 quyết, hoặc là viết tự bộ 正 phủ viết thành chữ 鈌 khuyết này cũng đồng nghĩa.
Đồng trăn 同臻. Ngược lại âm 側巾 trắc cân. Văn chữ cổ viết là trân. Chữ trong sách viết là 臻 trân. Nghĩa là đến, đi. Thanh Tụ và Thuyết Thuyết Văn nói rằng: Chữ viết từ bộ 至 chí thanh 秦 Tần.
Nghiệp trụy 業隤. Ngược lại âm trên là 嚴劫 nghiêm kiếp. Nhĩ Nhã cho rằng: Sự nghiệp. Theo sách Quốc Ngữ cho rằng: Thứ lớp to lớn. Thuyết Văn nói cho rằng chữ viết từ bộ 業 nghiệp đến bộ 巾 cân. Nay theo lệ viết từ bộ 木 mộc là chữ biến thể âm 業 nghiệp. Ngược lại âm 學 sư học. Ngược lại âm dưới 除類 trừ loại. Sách Nhĩ
Nhã cho là rớt xuống, rơi xuống. Quảng Nhã cho rằng: Là mất đi. Theo Thuyết Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ 隤 đồi là từ cao mà rớt xuống. Từ bộ 阜 phụ thanh rơi xuống. hoặc viết từ bộ 石 Thạch, viết thành chữ đọa.
Quế sanh 桂生. Ngược lại âm 圭慧 khuê tuệ Trong Sơn Hải kinh cho rằng: Thừa nhận đây là cây quế, phần nhiều mọc trên núi. Quách Phác cho rằng: Cây quế lá giống như cây tỳ-bà, dài hơn một thước, có mùi vị cay, hoa trắng, vốn là loại cỏ thuốc nên gọi là Quế. Có hai loại cây măng đều mọc ra giao nhau, ở chân núi Quảng Châu và Quế Lâm, ở Giang Nam. Thuyết Văn gọi là cây Mộc Hương, là một trong trăm thứ cỏ thuốc, sống rất lâu. Chữ viết từ bộ 木 mộc thanh 圭 khuê. Chữ 菌 khuẩn âm 郡 quận. Chữ 牡 mẫu là âm 母 mẫu.
Huyễn kỳ 泫其. Ngược lại âm 玄絹 huyền quyên. Vận Thuyên Tập cho rằng: Những giọt sương đọng trên cỏ sáng lấp lánh. Khảo Thanh cho rằng: Vực sâu sóng nước lăn tăn. Thuyết Văn nói giải thích rằng:
Nước chảy. Chữ viết từ bộ thanh 玄 huyền, lại cũng là âm 玄 huyền, chữ uyên 淵 lại âm 淵 uyên.
Hủy mộc 卉木. Ngược lại âm 暉貴 huy quý. Theo Thuyết Văn cho là Hủy là từ gọi chung các loại cỏ Chữ viết từ bộ 屮 triệt đến bộ 草 thảo. Từ ba mươi năm này viết chữ hủy 艹 này là sai, âm triệt 屮. Ngược lại âm 丑列 sửu liệt.
Khuê Chương 珪璋. Ngược lại âm 桂畦 quế huề.
Thuyết Văn nói cho rằng viên ngọc tốt quý giá, trên là tròn dưới là vuông. Các bậc Công, Hầu, Bá nắm giữ. Từ chữ 重土 trọng thổ, nghĩa là, lễ được ân tuệ vua ban, phong đất đai cho các chư Hầu, có ba bậc: Công, Hầu và Bá. Đều có Trọng thổ. Cho nên giữ ngọc 珪 khuê. Còn Tử Nam vì không có ban cho Trọng thổ nên không có giữ ngọc quế (桂) quế là chữ cổ. Ngược lại âm dưới là 止陽 chỉ dương. Nghĩa là chỉ bằng phân nữa viên ngọc. Khuê gọi là (璋) chương. Chữ viết từ bộ (玉) ngọc thanh 章 chương. Âm tuệ ngược lại âm 慧圭 tuệ khuê.
Hàn mặc 翰墨. Ngược lại âm 寒岸 hàn ngạn. Sách Thượng Thư Đại Truyện cho rằng: Hàn 翰 là lông chim dài mà mịn, dùng làm bút, cho nên có thể gọi viết sách bằng cây bút lông. Theo Thuyết Thuyết Văn nói rằng: Lông con vịt trời. Chữ viết từ bộ 羽 vũ thanh 翰 hàn âm hàn. Ngược lại âm 干岸 can ngạn. Ngược lại âm dưới là 母北 mẫu bắc. Khảo Thanh cho rằng: Mặc 墨 là mực đen. Chữ viết từ bộ 土 thổ thanh 黑 hắc.
Phiêu ngõa lịch 慓礫. Ngược lại âm trên là 必遙 tất diêu. Khảo Thanh loại cho rằng: Phiêu 慓 là người nêu lên, Thuyết Văn cho rằng: Là đánh gõ. Chữ viết từ bộ 手 thủ thanh 漂 phiêu, hoặc là viết 彯 phiêu này. Ngược lại âm dưới là 力的 lực đích. Khảo Thanh cho rằng: Lịch 礫 là đá vụn, cát sỏi. Thuyết Văn nói cho rằng chữ viết từ bộ 石 thạch thanh 樂省 lạc tỉnh.
Mậu thừa 謬丞. Ngược lại âm trên 時仍 thời nhưng. Thuyết Văn nói là Thọ nhận. Chữ viết từ bộ 手 thủ thanh 承 thừa.
Bao tán 褎讚. Ngược lại âm 補毛 bổ mao. Cố Dã Vương cho rằng: Chữ 褎 bao cũng giống như chữ 揚 dương, nghĩa là khen ngợi việc làm tốt đẹp của người. Thuyết Văn cho rằng: Vạt áo trước rộng, chữ viết từ bộ 衣 y thanh bao, âm bao là âm 褓 bão. Ngược lại âm dưới là 藏散 tàng tán. Giải thích tên gọi là Khen ngợi việc tốt đẹp của người gọi là Tán. Chữ chánh xưa nay gọi là 讚頌 tán tụng. Các gọi là giải thích vật lý. Chữ viết từ bộ thanh 贊 tán.
Tuần cung 循躬. Ngược lại âm trên là 勻 tùy quân.
Nhĩ Nhã cho rằng: Tuần là thứ lớp. Khảo Thanh cho rằng: Tuần là thuật lại, là nói theo, thuận theo. Thuyết Văn cho là Tuần hành, là đi vòng quanh.
Chữ viết từ bộ 彳 xích thanh 盾 thuẫn. Trong văn kinh viết (循) tuần là sai. Ngược lại âm dưới là 姜隆 khương long. Thuyết Văn cho rằng: Cung 躬 là thân khum xuống, khom lưng. Viết đúng chữ từ bộ 呂 lữ viết thành 鋁 lữ. Nay viết từ bộ 身 thân, thanh 弓 cung.
-Cao Tông Hoàng Đế tại Xuân cung thuật Tam Tạng
Ký-tức là Đại Đế Sùng Xiển 崇闡. Ngược lại là âm (味
隆) vị long. Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện rằng: 崇 sùng là tựa. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Sùng là kính. Trịnh Tiễn chú giải sách Lễ Ký rằng: sùng là tôn trọng. Thuyết Văn nói sùng là cao. Chữ viết từ bộ 山 sơn thanh 宗 tông, hoặc viết là bí 密. Ngược lại âm dưới là 昌演 xương diễn. Hàn Khang Bá chú giải sách Phồn Từ rằng: Xiển là, sáng sủa. Quảng Nhã cho rằng: Xiển là mở ra, theo Thanh loại: gọi là mở lớn ra. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ 門 môn, thanh 單 đơn.
Quỷ trục 軌躅. Ngược lại âm trên là 居洧 cư hựu. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Quỷ 軌 là phép tắc. Quảng Nhã cho rằng: Là tích xưa để lại. Thuyết Văn cho rằng từ bộ 車轍 xa triệt. Từ bộ 車 xa đến bộ 宄 cứu thanh 省 tỉnh. Âm cứu 宄. Ngược lại âm 鬼 quỉ. Ngược lại âm dưới là 重祿 trọng lộc. Hán Thư cho rằng: Âm nghĩa gọi là trục tức là dấu vết. Văn cho rằng: Trục là đi quanh quẫn, giẫm lên đạp lên. Chữ viết từ bộ 足 túc thanh 屬 thuộc, hoặc viết 躅 trục là lược.
Tổng quát 綜括. Ngược lại âm 宗宋 tông tống. Trong Quế Uyển Châu Tụ giải thích rằng: Bộ phận trên dệt đủ, gộp lại giữa các sợi chỉ để không rối loạn nhau nên gọi là tổng. Thuyết Văn cho rằng: Máy dệt vải lụa. Chữ viết từ bộ 糸 mịch thanh 宗 tông. Ngược lại âm dưới là 活 di hoạt. Hàn Khang Bá chú giải kinh Dịch rằng: 括 Quát là kết lại. Theo Hàn Thi Thúc và Khảo Thanh cho rằng: Gôm lại. Thuyết Văn cho rằng: Sạch thanh khiết. Chữ viết từ bộ thủ, thanh 舌 thiệt.
Hoằng viễn 竑遠. Ngược lại âm 獲萌 hoạch manh. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Hoằng là lớn. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Hoằng là rộng lớn. Thuyết Văn cho là Nhà sâu rộng nên có tiếng vang. Chữ viết từ bộ miên âm 竑 hoằng là âm 國弘 Quốc hoằng.
Bí quynh 祕扃. Ngược lại âm 悲媚 bi mị Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện: Là thần bí. Quảng Nhã cho: là lao nhọc. Vận Anh Tập giải thích rằng: Là kín đáo, không lộ ra ngoài. Thuyết Văn nói cho rằng chữ viết từ bộ 示 thị thanh 必 tất, chữ 示 thị lại là âm 柿 thị. Ngược lại âm dưới là 癸榮 quý vinh. Cố Dã Vương giải thích rằng: Thanh kiếm treo trên cánh cửa, chỗ dùng nói ngoài lấy đóng cánh cửa lại. Theo văn nói là đóng cửa ngoài lại. Chữ viết từ bộ 戶 hộ thanh 冂 quynh. Trong văn kinh viết từ bộ 向 hướng viết thành chữ 扃 quynh là sai.
Toại Cổ 遂古. Ngược lại âm tùy loại. Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện rằng: Toại là lâu bền. Sách Quốc Ngữ ghi rằng: Toại là tin theo. Quảng Nhã cho rằng: Toại là đến. Thuyết Văn cho là Toại là mất, chữ hội ý. Từ bộ 辵 xước thanh toại, âm toại đồng với âm trên.
Bài không 排空. Ngược lại âm 敗埋 bại mai. Cố Dã Vương cho rằng: Bài 排 là chống cự. Quảng Nhã cho rằng: Bài là đẩy tới. Thuyết Văn cho là Chèn ép. Chữ viết từ bộ 手 thủ thanh 非 phi.
Kiềm Lê 黔黎. Ngược lại âm 獫廉 kiểm liêm. Trịnh Tiễn chú giải sách Lễ Ký rằng: 黔首 Kiềm thủ là dân đen. Đời nhà Tần dùng từ này để chỉ cho dân chúng. Sách Sử Ký ghi rằng: Tần Thỉ Hoàng trong hai mươi sáu năm cai trị lại đổi tên muôn dân là Kiềm Thủ Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ 黑 hắc thanh 今 kim. Ngược lại âm dưới là 禮提 lễ đề. Không an quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Lê 黎 là dân chúng.
Liễm nhậm 斂任. Ngược lại âm trên là 廉撿 liêm kiểm. Sách Nhĩ Nhã ghi rằng: Liễm tụ 斂褎 là thu góp.
Khảo Thanh cho rằng: Sao chép. Thuyết Văn cho là góp nhặt, gom góp lại. Chữ viết từ bộ 文 thanh liêm. Ngược lại âm dưới là 任枕 nhậm chẩm. Thuyết Văn cho là Vuốt áo sửa áo. Chữ viết từ bộ 衣 y thanh 任 nhậm.
Côn trùng 昆蟲. Ngược lại âm trên là 古魂 cổ hồn. Chữ giã tá. Chữ chánh thể viết là 虫虫. Theo Thanh loại lại viết 琨 côn. Trịnh Tiễn chú giải sách Lễ Ký rằng: Gọi Côn Minh, là thủ phủ của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cũng gọi là 明虫 Minh Trùng, đó là dương mà sinh ra âm, thanh sa tạng phủ. Trong mùa hè sinh ra các côn trùng nhỏ, gọi là tiểu trùng. Thuyết Văn cho rằng là tên chung của côn trùng. Chữ viết từ hai bộ 虫 trùng. Ngược lại âm dưới là 逐融 trục dung. Sách Nhĩ Nhã ghi rằng: Có chân gọi là trùng 蟲, không chân gọi là 豸 trĩ, là loại côn trùng không có chân. Thuyết Văn nói chữ viết từ ba bộ 虫 trùng. Văn chữ thường hay dùng viết 虫 trùng, 豸 trĩ, âm 持 trì 里 lý.
A Nậu Đạt 阿耨達. Ngược lại âm 奴祿 nô lộc, tiếng
Phạm đúng gọi là A-Na-Bà-Đạt-Đa 阿那婆達多. Đời Đường dịch là Ao Vô nhiệt não. Ao này ở Ngũ Ấn-độ phía Bắc có núi tuyết lớn, Nam có núi Bắc Hương, ở giữa hai núi chính có ao tên là Long Trì. Xét thấy trong kinh Khởi Thế Nhân Bổn và Luận Lập Thế A-Tỳ Đàm đều nói là Núi Tuyết lớn ở phía Bắc có ao lớn này, rộng mỗi bề năm mươi du-thiện-na, vuông một ngàn năm trăm dặm, bốn bên mặt ao chảy ra bốn con sông lớn, đều chảy quanh ao một vòng, rồi chảy ra bốn biển Đông. Trên mặt ao chảy ra gọi là bốn sông lớn, tức là sông Tưđa, xưa dịch tên là Tư-đà Hà, tức sông Tư-đà. Ở mặt phía Nam gọi là sông Căng-già, tức sông Căng-già, xưa gọi là sông Hằng. Bên mặt phía Tây đó xuất ra gọi là sông Tín-Độ, xưa gọi là sông Tân-Đầu. Phía Bắc chảy ra gọi là sông Phước-Sô, xưa dịch là sông Bác-Xoa. Hán dịch là sông Quốc Hoàng. Tức là mặt phía Đông gọi là sông Tư-đa, cuối con sông Tư-đa này tiếng địa phương gọi là Vô Nhiệt Não, tức là không nóng bức. Đây là tên gọi phúc đức của Long Vương. Tất cả loài Rồng đều chịu các khổ nóng bức, mà Long Vương ở trong ao này đều không chịu các khổ nóng bức trên, do đó mà gọi tên.
Thần điền 神甸. Ngược lại âm 亭現 đình hiện. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Chữ 甸 điền cũng giống như chữ 田 điền này, tức là ruộng. Nghĩa là ruộng của vua Phục trị. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Quy định vuông là một ngàn dặm, bên trong gọi là 甸 điền, Vua Phục mới dùng bốn mặt thành, mỗi bên là năm trăm dặm. Nay gọi là 畿 Kỳ, tức là đất của nhà vua cai trị. Âm 畿 kỳ là âm 祈 kỳ, Kỳ-xà-quật sơn 耆闇崛山. Âm trên là 祇 kỳ, âm dưới 達律 đạt luật. Chánh âm tiếng âm Phạm là Hột ly 紇哩 (nhị hợp). ĐàLa 馱囉 (nhị hợp). Gọi là Khuất Tóa. Đời Đường dịch là núi Thức Phong. Tức là văn trước đã nói xong rồi.
Tung Hoa 嵩華. Ngược lại âm trên là 相融 tương dung. Ngược lại âm dưới là 獲罵 hoạch mạ. Tức là núi này cao mà to lớn, cùng với núi Thái Hoa, hai núi. Chữ 華 Hoa chánh thể viết từ bộ 山 Sơn đến bộ 華 Hoa. chữ giã tá, hay dùng.
Khẩn Thành 懇誠. Ngược lại âm trên là 康良 khang lương. Quảng Nhã cho rằng: Khẩn là tin thành thật. Theo sách Tập Huấn cho là tốt lành. Chữ viết từ bộ 心 tâm thanh 懇 khẩn. Âm khẩn đồng với âm trên.
Điều sấn 齠齔. Ngược lại âm trên là 亭遙 đình diêu. Văn thường hay dùng và chữ chánh thể viết từ bộ 髟 tiêu, viết thành chữ 髫 Thiều.
Bì Thương giải thích rằng: Thiều là tóc dài. Khảo Thanh cho rằng: Đứa trẻ cắt tóc còn để lại hai bên mảng tóc gọi là Thiều. Nghĩa là trẻ em để hai mảng tóc hai bên đầu (tóc trái đào). Chữ viết từ bộ 髟 tiêu thanh 召 triệu. Trái với âm dưới là 初櫬 sơ sấn. Thuyết Văn nói giải thích rằng: 齔 Sấn là hủy bỏ cái răng. Đứa bé trai tám tháng mọc răng đến tám tuổi bỏ răng gọi là thay răng, gọi là sấn 齔. Bé gái bảy tháng mọc răng đến bảy tuổi thay răng, gọi là hiệt. chữ viết từ bộ 齒 xỉ thanh chủy. Trong văn kinh viết từ bộ 乙 ất là sai. Âm 髦 mao là âm 毛 mao. Âm 髟 tiêu là âm 必姚 tất diêu. Âm 剃 thế. Ngược lại âm 天計 Thiên kế Ca-duy 迦 là Tiếng Phạm. Xưa dịch sai, lược. Chánh âm Phạm là 劫毘羅伐窣赭 kiếp-tỳ-la Phạt-tốt-đổ. Là nơi Phật Đản sanh.
Cửu thực 久植. Ngược lại âm 時力 thời lực. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Thực là lâu dài. Thiên Thương Hiệt cho: Thực là nghỉ ngơi. Khảo Thanh cho rằng:
Dựng, cấm xuống. Chữ viết từ bộ 木 mộc thanh 埴 thực.
Túc nhạc 足岳. Ngược lại âm trên là 將俗 tương tục. Văn thường hay dùng và chữ chánh viết từ bộ 口 Khẩu đến bộ 止, Chỉ viết là 足 túc. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Túc 足 là thành. Vận Anh Tập giải thích rằng: Tăng trưởng và lợi ích, cũng là chữ giã tá. Ngược lại âm dưới là 五角 ngũ giác. Quảng Nhã cho rằng: Núi Nhạc rất cao. Bạch Hổ Thông cho rằng: Giác đồng với công đức, hoặc viết là nhạc 鸑 trong kinh viết 岳 nhạc chữ cổ. Âm 桷 giác ngược lại âm 苦桷 khổ giác.
------------------------------------
Pháp Sư Huyền Trang vâng chiến dịch.
(Giải thích đề Kinh bổn tiếng Phạm).
Bát 般 âm bát, Bổn âm Phạm là bát-la 缽囉 (nhị hợp). Chữ La-Thủ-La (囉取囉) Thượng thanh. Lại bao gồm chuyển lưỡi đọc, tức là hai chữ hợp lại, hai chữ mỗi chữ lấy một nửa âm hợp làm một thanh. Xưa gọi là bát đó là sai là lược.
Nhã 若. Ngược lại âm 而者 nhi giả. Chánh âm Phạm là 枳嚷 chỉ nhương (nhị hợp). Âm 枳 chỉ. Ngược lại âm 雞以 kê dĩ. Chữ 嚷 nhương lấy Thượng thanh, hai chữ hợp lại thành một thanh. Xưa dịch là nhã, cũng là lược.
Ba 波 Chánh âm Phạm nên gọi là Bá 播. Ngược lại âm 波 ba cố đây là dẫn thanh.
La 羅. Chánh âm Phạm lẻ ra gọi là 囉 la. Lấy chuẩn Thanh thượng 羅 la là thượng thanh, chuyển lưỡi đọc gọi là 囉 la.
Mật Đa 密多. Chánh âm Phạm là 弭多弭 nhị đa nhị. Ngược lại nên nói đầy đủ là 迷以 mê dĩ Ma hạ 麼賀 dẫn, tới âm 鉡囉 bát la (nhị hợp), 枳攘 chỉ nhương (nhị hợp) 播 Bá dẫn tới âm 囉 La chuyển lưỡi đọc 弭多 nhị đa. âm Phạm là 麼賀 ma hạ. Đại Đường âm là 缽囉 bát La, cũng là hai âm hợp. 枳攘 chỉ nhương, hai âm hợp lại. Đời Đường gọi là Tuệ 慧, cũng gọi là Trí Tuệ hoặc đọc âm 播 bá dẫn đến âm gọi đúng là rõ biết nghĩa tịnh (hiểu biết nghĩa trong sạch). Đây gọi là giải.
La-Nhị Đa 囉弭多. Đời Đường dịch là bỉ ngạn đáo. Nay hồi văn lại gọi là Đáo bỉ ngạn. Như trên, chỗ nói tuy là bổn chánh Tiếng phạm, lược âm, chỗ hành trì đã khó là cải chánh lại đọc là Bát-nhã Ba-La-Mật-Đa. Như thế truyền lâu rồi ở đời, người trí tuệ ngu muội cùng chỗ nghe ngày nay, soạn ra luận, chỗ giải trong kinh âm, văn chữ và giải thích Tiếng phạm không thể không nói đầy đủ. Nhưng muốn học hỏi kinh hiểu biết cho rộng là tri kiến nghe nhận biết phải là chân thật, chẳng phải sửa đỗi bản dịch trong văn kinh. Như dưới đây các kinh, trong có chánh Tiếng phạm và văn luận, chữ chẳng phải đều đồng. Đây là nêu lấy hay bỏ, xưa nay đều nhận cho rằng tùy theo bổn chí.
Bạc-già-phạm 薄伽梵. Tiếng phạm Ngũ Ấn-độ và Đại Trí Độ cho rằng: Hiệu tôn xưng của Đức Như lai, có vô lượng danh hiệu, nay chỉ lược mà nói, có sáu danh hiệu: Bạc-già-phạm, là tên gọi chung, nghĩa là rất tôn kính tôn xưng mỹ đức của Chư Phật. Xưa dịch là Thế Tôn, thế xuất thế gian, hàm nghĩa tôn trọng. Cho nên trong Luận Phật Địa có kệ tụng rằng:
Tự tạ xí thạnh và đan nghiêm
Danh xưng cát tường và tôn quý
Sáu thứ như thế nghĩ sai khác
Nên biết hiệp chung Bạ-già-phạ.
Đây là bài văn ca tụng chứa đựng nhiều nghĩa, người dịch kinh còn giữ lại tiếng Phạm. Sau này có bổn tiếng phạm và Đà-la-ni cú chuẩn đây nên biết.
Trọng Đảm 重擔. Ngược lại âm trên là 柱勇 trụ dũng, chữ Thương thanh. Ngược lại âm dưới là 耽濫 đam lạm. Quảng Nhã cho rằng: Đảm là gánh vác, dùng cây mà gánh vật gì đó. Thuyết Văn nghĩa là đưa lên, nhắc lên. Chữ viết từ bộ 手 thủ, thanh 擔 đảm. Trong văn kinh có viết từ bộ 木 mộc viết thanh chữ 擔 đảm này là sai.
Đẳng vi 等為. Thuyết Văn viết chữ Đẳng từ bộ 竹 đến bộ 寺 tự. Ngược lại âm dưới là vinh ngụy. Chữ vi trên viết từ bộ 爪 trảo. Trong văn kinh viết 為 vi này là sai lược.
Thôi diệt 摧滅. Ngược lại âm trên là 藏雷 tàng lôi. Cố Dã Vương giải thích rằng: Thôi 摧 là bẽ gãy. Khảo Thanh cho là Chém bị thương. Thuyết Văn cho rằng: Dùng sức mà ép xuống, gạt đẩy ra. Âm 濟 tế, ngược lại âm 精禮 tinh lễ Chữ thôi viết từ bộ 手 thủ thanh 追 truy. Ngược lại âm dưới là 彌鮚 di kiết. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Là tiêu diệt. Ngọc Thiên giải thích rằng: Là chết mất, chìm mất. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ thanh 威 uy, chữ viết 威 uy từ bộ 戌 tuất đến hỏa.
Hi di 熙怡. Ngược lại âm trên 虛飢 hư cơ. Chữ tóm lại gọi là Hi là vui vẻ hòa hợp. Khảo Thanh cho rằng: Hi là tốt đẹp, chữ viết từ bộ hy. Ngược lại âm 必遙 tất diêu. Ngược lại âm dưới là 以之 dĩ chi. Khảo Thanh cho là vui vẻ hòa duyệt. Thuyết Văn giải thích rằng: Hòa hợp. Chữ viết từ bộ 心 tâm thanh 台 đài. Chữ đài vốn là ch cổ, văn lấy từ nơi chữ Tần xúc 嚬蹴. Ngược lại âm trên là 毘寅 tỳ dần. Ngược lại âm dưới là 酒育 tửu dục. Văn chữ nhóm lược cho rằng: Tần 嚬 là cau mày.
Cố Dã Vương cho rằng: Tần xúc là lo lắng ưu sầu không vui. Khảo Thanh cho rằng: Xúc tư, là hổ thẹn, thẹn thùng. Thuyết Văn cho rằng: Lội qua nước thì gọi là Tần xúc. Văn cổ viết là 顰 tần. Nay viết tĩnh lược. Dưới là âm xúc hoặc là viết 蹙 xúc cũng đồng. Văn cổ viết xúc. Trong văn kinh viết 蹙 xúc chẳng phải bổn chữ giải thích. Chữ 蹙 xúc này nghĩa là cùng cực, ép ngặt, là tội ác, là cấp bách thôi thúc. Chẳng phải nghĩa trong kinh.
Quái ngại 罣礙. Ngược lại âm trên là 華寡 hoa quả.
Ngược lại âm dưới là 我蓋 ngã cái. Thuyết Văn cho rằng: Vương phải mảnh lưới giăng nên làm trở ngại. Chữ viết từ bộ 网 võng đến bộ 圭 khuê thanh 省 tỉnh. Ngại 礙 là dừng lại. Chữ viết từ bộ 石 thạch thanh 疑 nghi.
Xả ách 捨軛. Ngược lại âm ư cách. Văn thường hay dùng viết đúng là 軛 ách. Từ bộ 車 xa cho đến bộ 戶 hộ bộ 乙 ất. Trịnh Chúng chú giải Khảo Công Ký rằng: Cái càng lớn thẳng là ách bằng gỗ đè xuống cổ con trâu.
Ni-Sư Đàn 尼師壇 là tiếng phạm nói lược. Nói đúng đầy đủ âm Phạm nên nói rằng: 寧史娜曩 Ninh Sử-NaNẵng. Đời Đường dịch là Phu cụ 莩具. Nay dịch là tọa cụ 具. Âm ninh. Ngược lại âm 寧頂¸ ninh đỉnh.
Lưỡng Phu 兩趺. Ngược lại âm 甫無 phủ vô. Văn thường hay dùng viết cho đúng là phu. Trịnh Huyền chú giải sách Nghi Lễ rằng: Là mu bàn chân. Trong văn kinh viết bất chưa rõ nghĩa chữ này.
Lưỡng cân 兩跟. Ngược lại âm 罔恩 võng ân. Ch thống nhất lại gọi là gót chân sau gọi là 跟 cân. Thuyết Văn cho là Gót chân. Chữ viết từ bộ túc đến chữ 根 căn, thanh 省 tỉnh. Âm 踵 chủng. Ngược lại âm 腫 thũng.
Tứ quả 四蜾. Ngược lại âm 華 hoa ngõa. Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: Mắt cá chân. Theo Thanh Loại cho rằng: Ngoài bàn chân phụ thêm cục xương, bên trong, bên ngoài là bốn cục mắt cá. Thuyết Văn cho là Mắt cá chân. Chữ viết từ bộ 足 túc, thanh khỏa, thanh 省 tỉnh. Âm khỏa đồng với âm trên.
Lưỡng hĩnh 兩脛. Ngược lại âm 形定 hình định. Văn Ngọc Thiên giải thích rằng: Bắp chân nhỏ từ mắt cá lên đến đầu gối. Thuyết Văn giải thích rằng: Chân đi. Âm hành. Ngược lại âm 幸 hạnh. Chữ viết từ bộ 肉 nhục, thanh khinh thanh 省 tỉnh. Âm 腓 phi. Ngược lại âm 肥 phì, nghĩa là cổ chân, bắp chân.
Lưỡng thuyên 兩. Ngược lại âm 遄耎 thuyên nhuyễn. Theo văn Tự Tập lược giải thích là bắp chân. Thuyết Văn cho rằng: Bắp chân to chỗ cục xương, hoặc là viết Chuyên đoán chuyên (塼踹). Bốn chữ tượng hình cũng đồng. Nay viết từ bộ 肉 nhục âm 遄 thuyên âm 船 thuyền.
Lưỡng tất 兩膝. Ngược lại âm cốt dật (骨逸). Ngọc
Thiên chú thích rằng: Tất là từ đầu gối trở lên. Thuyết Văn cho rằng: Là lóng xương đầu cổ chân. Chữ chánh thể viết từ bộ 卩 tiết viết thành chữ tiết, âm 卩 tiết (節) tiết. Âm 桼 tất là âm 七 thất. Trong văn kinh viết từ bộ 月 nhục viết thành chữ 膝 tất, có lúc cũng dùng chữ này.
Lưỡng bễ 兩髀. Ngược lại âm 鼙米 bề mễ Khảo
Thanh cho rằng: Bễ là xương đùi. Thuyết Văn nói ch chánh thể viết 脾 tỳ nghĩa là cổ chân. Thanh 萆 tỳ, hoặc viết là 埤 bì. Văn cổ chữ cổ. Nay trong kinh viết từ bộ 月 nhục viết thành chữ bề là chẳng đúng. Vốn không có chữ này.
Yêu hiếp 葽脅. Ngược lại âm 香業 hương nghiệp, hoặc viết chữ 脅 hiếp này cũng đồng nghĩa. Thuyết Văn nói cho: là hai bên sườn. Chữ viết từ bộ 肉 thanh hiệp 劦 là âm diệp. chữ viết từ ba bộ 力 lực. Trong văn kinh viết ba bộ đao 刀 viết thành hiếp 脅 này là chẳng đúng.
Tề trung 臍中. Ngược lại âm tình hề 情奚. Chữ trong sách giải thích rằng: Cái rốn ở giữa bụng gọi là tề 臍. Thuyết Văn cho: Cái cuống rốn. Chữ viết từ bộ 肉 nhục thanh 齎 tề hoặc âm dưới viết từ bộ 肉 cũng đồng chữ tỳ là âm 毘 tỳ.
Hung ức 臆. Ngược lại âm trên là 香邕 hương ung. Thuyết Văn cho rằng: Hung tùy. Theo chữ tùy tức là cái ngực, hoặc viết là 匈 hung, cũng thông dụng. Ngược lại âm dưới là 應力 ứng lực. Thuyết Văn cho rằng ức cũng là ngực. Chữ viết từ bộ 肉 nhục đến ức 億 thanh tỉnh 省. Trong kinh viết 月 nhục là sai.
Lưỡng dịch 兩腋. Ngược lại âm 盈益 doanh ích. Âm dưới là vưu diệc 尤亦. Đều là chữ thông dụng. Bì Thương cho rằng: Ở phía sau khuỷu tay, tức là dưới nách. Chữ đúng xưa nay viết là dịch cách 腋胳. Chữ viết từ bộ nhục 肉 cho đến chữ dịch 液 thanh tỉnh 省. Âm 胳 là âm các 各.
Lưỡng bác 兩髆. Ngược lại âm 膀莫 bàng mạc. Tự tâm lại là Cái bã vai. Thuyết Văn cho là Cái vai. Chữ viết từ bộ cốt 骨 đến bộ bác 博 thanh tỉnh 省. Trong kinh phần nhiều viết từ bộ nhục 月 viết thành chữ bác 膊 này là sai. Ngược lại. Quách Phác cho rằng: Cắt xé ngũ tạng con bò con dê gọi là bác 膊, chẳng phải nghĩa kinh. Âm 膊 là âm tỳ 卑. Âm từ bộ phủ 甫 đến bộ thốn 寸.
Luỡng trửu 兩肘. Ngược lại âm 張柳 trương liễu. Thuyết Văn cho là Khuỷu tay. Chữ viết từ bộ nhục 肉 đến bộ thốn 寸, hoặc viết 杻杻 nữu nữu đều là chữ cổ.
Lưỡng tý 兩臂. Ngược lại âm 碑寐 bi mi. Thuyết
Văn cho là cánh tay, tức là phía sau tay, phía trước khuỷu tay gọi là cánh tay. Chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh tích 辟.
Lưỡng oản 兩腕. Ngược lại âm 烏灌 ô quán, hoặc viết 捥 oản, đều là văn thường hay dùng. Trịnh Huyền chú giải sách Nghi Lễ cho là sau Bàn tay. Dương Hùng giải thích rằng: Oản là cổ tay. Theo chữ oản viết từ bộ thốn 寸 khẩu 口. Trước và sau nắm tay gọi là 腕 oản.
Hang yêu 項胭. Ngược lại âm trên là 項講 hạng giảng. Thuyết Văn cho là Phía trước gọi là cổ phía sau gọi là gáy. Âm dưới là yến kiên 宴堅. Theo thanh loại cho rằng: Yên 胭 là cổ họng. Thiên thương Hiệt cho rằng: Yên là yết hầu (cổ họng). Chữ đúng xưa nay viết từ bộ nhục 肉 thanh nhân 因. Theo chữ 胭 yên cho rằng: tức là cuống họng, gọi tên khác, hoặc viết là 胭 đều là chữ cổ Trong kinh viết từ bộ khẩu 口 yên là chẳng đúng. Âm 頸 cảnh. Ngược lại âm kinh trình 經酲. Âm 喑 yên. Ngược lại âm 宴 yến. Âm ngõa 項. Ngược lại âm 項江 (hạng giang).
Di hàm 頤頜. Ngược lại âm 以伊 dĩ y. Ngược lại âm dưới là 含朦感 hàm cảm. Tiếng địa phương cho là cái gò má, cái hàm hổ tương nhau. Theo Văn Tự tập lược cho là cái cằm. Thuyết Văn cho là Xương gò má, xương má và xương hàm nương tựa nhau. Chữ viết từ bộ hiệt 頁, hiệt là cái dầu, đều là thanh di hàm 含. Trong kinh viết từ bộ 目 mục là chẳng phải. Âm di là âm 夷 di. Âm hài 頦 là âm hài 孩.
Giáp ngạch (頰額). Ngược lại âm trên là 兼葉 kiêm diệp. Quảng Nhã cho rằng: Giáp (頰) là xương má. Thiên Văn Ngọc cho rằng: con mắt dưới lỗ tai phía trước gọi là giáp 頰 là gò má, hoặc viết từ bộ 肉 viết thành giáp 蛺 cũng là thông dụng. Ngược lại âm dưới là nha cách 牙格. Tiếng địa phương cho: ngạch (額) là cái trán. Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ hiệt 頁 đến chữ cách 格 thanh 省 tỉnh. Trong văn kinh viết từ bộ khách 客 viết thành ngạch 額, cũng là văn thông dụng thường dùng.
Hào tướng 毫相. Ngược lại âm trên là hồ cao 胡高. Theo Tập Huấn cho là lông nhỏ đẹp dài nhọn. Ngược lại âm dưới là 息亮 tức lượng. Nghĩa là lông nhỏ dài ở giữa hai đầu chân mày của Đức Như lai. Trong kinh Quán Phật Tam-muội nói rằng: sợi lông trắng ở giữa hai đầu chân mày của Phật, dài một trượng ba thước năm tấc duỗi thẳng ra uốn vòng theo phía phải thành con ốc. Trong văn giải thích rằng: Đây là ba mươi hai tướng, là tướng tối thượng (trên hết).
Câu chi 俱胝. Âm 知 tri. Ở nước Thiên-trúc gọi là pháp số. Theo phẩm A-tăng-kỳ kinh Hoa Nghiêm chép: Mười vạn là một lạc-xoa.
Nước này lấy số một ức, một trăm lạc-xoa làm một câu-chi. Trong ba cấp pháp số, đây là tên giữa trong pháp số.
Na-dữu-đa (那庾多). Âm dữu 庾. Ngược lại là âm Dương chủ 羊主. Cũng là tên pháp số Xưa gọi là na-dotha (那由他). Trong kinh Hoa Nghiêm nói rằng: Câu chi là A dữu đa, lại trong pháp số là tên của đại số cao nhất, đều là tột cùng đến tận nơi vốn biến hóa không thể nghĩ bàn. Của tánh xưng đồng pháp số này.
Căng-già 兢伽. Là tên con sông ở Tây Thiên-trúc. Ngược lại âm trên là kỳ nghi 其疑. Âm dưới là ngữ khư 語祛. Đây là do âm Phạm viết ra. Tên dịch xưa là sông Hằng, tức là như trước đã nói là một trong bốn con sông lớn, sông ở phía Nam.
Ỷ sức (綺飾). Ngược lại âm trên là khi kỷ 欺紀. Theo sách Phạm Tử Kế Nhiên nói rằng: Lụa hoa đẹp này xuất xứ ở nước Tề. Dùng theo hai màu sắc tơ lụa, dệt thành hoa văn, kế là dùng bông dày cuộn lại. Thuyết Văn nói rằng: Có vân có sọc đường viền. Chữ viết từ bộ mịch 糸 thanh kỳ 奇. Ngược lại âm dưới là thương chức 商織 Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Dùng để trang sức y phục thật lộng lẫy. Khảo Thanh cho rằng: Trang điểm, dọn dẹp rất sạch sẽ Thuyết Văn nói rằng: Là chà rửa quét dọn. Chữ viết từ bộ cân 巾 thanh thực 食.
Tín hoạt 信滑. Ngược lại âm trên tư kế 思計. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư cho là Sợi dây rất nhỏ mịn. Thuyết Văn cho là Rất bé nhỏ. Chữ viết từ bộ mịch 糸 thanh tín 囟, âm mịch 糸 là âm 覓 mịch, âm tín 囟 là âm 信 tín. Ngược lại âm dưới là hoạn bát 患八. Quảng Nhã cho rằng: Hoạt (滑) là rất đẹp. Ngọc Thiên cho rằng: Không trơn tru, rít như sáp. Thuyết Văn nói rằng: Có lợi ích. Chữ viết từ bộ 木 thanh cốt 骨. Âm mỹ 媺 là âm mỹ 美. Chữ mỹ là chữ cổ âm sắc 濇 là âm sắc 色.
Khinh nhuyễn 輕耎. Ngược lại âm 乳忡 nhũ xung. Khảo Thanh cho rằng: 耎 nhuyễn là yếu ớt. Vận Anh Tập cho là Mềm mại. Thuyết Văn thì chữ viết từ bộ nhi 而 đến bộ đại 大. Lại chữ cổ viết nhuyễn. Thuyết Văn cho là Mềm mại như da thú. Chữ viết từ bộ bắc 北 đến bộ cổ 古 hoặc là viết hai chữ nhuyễn. Trong văn kinh viết nhuyễn 軟, là chẳng đúng, đều không phải chữ này. Cực bạo (極爆). Ngược lại âm dưới là bao mạo 包
貌. Quảng Nhã cho rằng: Bao là nóng bức. Khảo Thanh cho rằng: Thiêu đốt củi lửa cháy dữ dội phát ra tiếng nổ. Vận Anh Tập cho rằng: Đốt pháo gây ra tiếng nổ gọi là bạo 爆. Thuyết Văn cho là hun đốt. Chữ viết từ bộ hỏa, thanh bao. Âm trái với âm trai giá. Âm chước 灼. Ngược lại âm chương dược 章藥.
Manh giả 盲者. Ngược lại âm 陌彭 mạch bành. Thuyết Văn rằng: Có con mắt mà không có con ngươi gọi là manh (tức là mù). Chữ viết từ bộ mục 目, thanh vong 亡. Trong văn kinh viết manh 盲, hoặc viết manh 肓, đều là văn chữ thường dùng.
Lung giả 聾者. Ngược lại âm 祿東 lộc đông. Theo Tả truyện cho rằng: Có tai mà không nghe được hòa với năm âm gọi là lung 聾.
Đỗ Dự giải thích rằng: Lung là tối tăm, Thuyết Văn cho là Lung là không nghe được.
Á giả 婭者. Ngược lại âm á giả 亞賈. Khảo Thanh cho rằng: Á là không thể nói được. Theo chữ Á là người tuy có nghe mà không dùng lời nói ra được. Thuyết Văn nói cho: Là người khiếm khuyết, khuyết tật.
Chữ chánh xưa nay viết á ám 啞暗. Từ bộ tật 疒 thanh á 亞. Trong kinh văn viết từ bộ khẩu 口 viết thành á 啞 là chẳng đúng, âm ách 厄 thanh 笑 tiếu. Chẳng phải nghĩa trong kinh. Âm á. Ngược lại âm ô da 烏耶, âm tật. Ngược lại âm nữ ách 女厄.
Tỉnh ngộ (醒悟). Ngược lại âm trên là tinh tịnh 星
淨. Lại âm 星 tinh, Giả Quỳ cho rằng: Giải trừ say mê gọi là tỉnh, chữ hình thanh.
Bì đốn (疲頓). Ngược lại âm trên là 皮 bì. Văn Ngọc Thiên cho rằng: “Bì” là mỏi mệt. Giải thích tên gọi là lao nhọc, chữ chuyển chú. Ngược lại âm dưới là 敦循 đôn tuần. Khảo Thanh cho rằng: Rất là khốn khổ Thuyết Văn cho rằng: dưới cái đầu từ bộ hiệt 頁 thanh là Hiệt thuần.
Lạc tĩnh 樂靜. Ngược lại âm trên là ngũ giáo 五教. Âm dưới là tĩnh 竫. Theo Văn Ngọc Thiên cho rằng: Tịnh là suy nghĩ, cũng gọi là nghỉ ngơi, cũng gọi là an ổn. Theo Văn Chứng Pháp cho rằng: Tịnh là xa lìa nơi ồn ào vọng huyễn gọi là tịnh. Đây là chữ chuyển chú.
Xả huyên 捨諠. Ngược lại âm trên là vu viễn 圩遠. Theo Thanh loại cho rằng: Huyên hoa là ồn ào náo nhiệt. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: cũng gọi là ồn ào náo nhiệt, hoặc viết từ chữ quyền viết thành chữ huyên 諠, chữ hình thanh. Âm quyền là âm quán 灌 có từ bộ khẩu 口 viết thành chữ là văn thường hay dùng chẳng phải chữ chánh.
Diễm nhĩ 剡爾. Ngược lại âm 暉律 huy luật. Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: Huất là bổng nhiên nổi lên. Âm thốt 猝. Ngược lại âm thôn nột 村訥. Từ tổng hợp lại gọi là Bổng nhiên. Thuyết Văn cho là Bổng nhiên có gió nổi lên. Chữ viết từ bộ Khiếm 欠 thanh diễm 剡.
Nhiễu loạn 橈亂. Ngược lại âm trên là nõa giao. Quảng Nhã cho là nối: Loạn lộn xộn. Thuyết Văn cho là quấy rối. Chữ viết từ bộ 手 thủ thanh nhiêu 蕘.
Anh tế 瑛蔽. Ngược lại âm trên là anh kính 英勁. Khảo Thanh cho là Ánh sáng chói chang. Vận Anh Tập cho rằng: Ánh sáng chiếu một bên. Chữ viết từ bộ nhật 日 thanh anh 英. Trong văn kinh viết từ bộ 央 ương viết thành chữ là ương chẳng đúng. Ngược lại âm ô lãng 食烏, không rõ ràng, chẳng phải nghĩa của kinh. Ngược lại âm dưới là tý (卑) kế 計. Quảng Nhã cho rằng: Ẩn dấu, đè nén xuống. Sách Sử Ký cho rằng: Bị ngăn trở chướng ngại. Thuyết Văn nói cho là Cọng cỏ nhỏ. Chữ viết từ bộ 草 thảo, thanh tế 蔽.
Tô mê lô sơn 蘇迷盧山. Tiếng Phạm tên là Bảo Sơn, hoặc gọi là Tu-di sơn 須彌山. Hoặc nói là Di Lâu Sơn 彌樓山. Đều là âm Phạm chuyển thanh không đúng. Đúng âm Phạm là Tô-Mê-Hư-Hư (蘇迷噓噓), chuyển lưỡi đọc. Đời Đường dịch là núi Diệu Cao. Trong luận Câu-xá gọi là Tứ Bảo. Chỗ thành là phía Đông bạch ngân, phía bắc là Hoàng Kim, phía Tây là Pha Lê, phía Nam là lưu ly xanh. Trong Đại Luận gọi là Tứ Bảo sở thành, gọi là diệu, là vì vượt hơn các núi, nên gọi là Cao, hoặc là núi Diệu quang, lấy bốn màu sắc là Bảo, Quang, minh và các màu khác chiếu sáng, nên gọi là “Diệu Quang”
Kỹ nhạc (伎樂). Ngược lại âm kỳ ỷ 其綺. Ngược lại âm dưới là ngũ giác 五角. Theo văn cho là năm thanh, tám âm. Đó là tổng gọi chung các tên, giống như tiếng trống dùng trong triều đại nhà Ngô, để lễ tế người chết có tiếng chuông hòa theo nên gọi là Ngô. Chữ viết từ bộ hổ 虍 đến bộ dị 異 viết thành chữ 彙 vị. Ngược lại âm cừ ngữ.
Bảo Đạc 寶. Trên là chữ Bảo. Thuyết Văn nói chữ bảo 寶 là từ bộ miên bảo. Bối 貝, âm bảo, đồng với âm trên. Ngược lại âm dưới là Đường Lạc 唐洛. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Đạt là cái linh lớn bằng đồng, dùng làm hiệu lịnh.
Nam Thiệm Bộ Châu (南贍部洲). Ngược lại âm thời lương 時梁. Chữ khứ thanh, tiếng Phạm, đây là gọi chung quả đất. Xưa dịch là Diêm-Phù, hoặc nói là DiêmPhù, hoặc gọi là Diêm Phù Đề đều là tiếng Phạm. Chuyện độc sai, đúng âm Phạm gọi là Tiềm-Mô-lập-thế. Trong Luận A-Tỳ Đàm cho rằng: Có cây Thiệm-bộ mọc ở phía Bắc Châu này, ở chánh phía Nam ngạn sông ĐàLa, ở trung tâm Châu này là phía Bắc nước chảy từ trên xuống, nước dưới gốc cây, phía Nam ngạn chảy xuống nữa có cõi Thiệm-bộ Hoàng Kim. Xưa gọi là Diêm Phù Đàn Kim Thọ. Vì màu vàng mà được tên Châu” Vì tên cây mà đặt danh hiệu. Tên âm là thiệm-bộ của như Âm chiêm (譫). Ngược lại âm chi diệp 之葉. Âm chiêm 蠶. Ngược lại âm tàm lãm. Chữ Lãm lấy từ Thượng thanh nên gọi là Lãm.
Đông Thắng Thần Châu 東勝身洲. Xưa gọi là PhấtVu-Đãi, hoặc gọi là Phất-Bà-Đề hoặc gọi là Tỳ Đề Ha, đều là tiếng Phạm, đọc có nặng có nhẹ không đồng. Đọc đúng âm Phạm là Bổ-la-Phược-vĩ-nễ hạ (補羅縛尾賀), dịch nghĩa là thân thắng 身勝. Luận Tỳ Đàm cho rằng:
Vì cõi ấy hình thù của con người vượt hơn, nên thân thể không có tật bịnh, cao đến tám thước, nên gọi tên ấy.
Tây Ngưu Hóa Châu 西牛 () 洲. Xưa dịch là CụGià-Ni (瞿伽尼) hoặc là Câu-Da-Ni (俱耶尼), hoặc nói là Cù Đà Ni 瞿陀尼, đều là âm Phạm. Tiếng nước Sở,
Hạ nói không đồng, đúng âm Phạm là Quá-La-Ni 過囉
坭. Hán dịch nghĩa là Ngưu hóa 牛 (). Trong Tỳ Đàm Luận nói rằng: Vì cõi kia rất nhiều trâu bò, nên dùng chữ 牛 Ngưu Hóa làm tên. Âm cụ (瞿). Ngược lại âm cụ ngu 具愚. Âm La 囉. Ngược lại là âm vô khả 無可. Âm nỉ.
Ngược lại là âm 尼 ni táp.
Bắc Câu Lô Châu (北俱盧洲). Xưa gọi là Uất-ĐơnViệt 鬱單越, hoặc gọi là Uất Đát La 鬱怛囉, hoặc gọi là Uất Đa La Câu Lâu 鬱多囉拘樓, hoặc gọi là Úc Đa La Cưu Lưu 郁多羅鳩留 đều là tiếng Phạm đọc có nặng có nhẹ không đồng. Đúng âm Phạm là Ôn-Đát-La-Cự-Lỗ 塭怛羅炬嚕. Đây dịch là Cao Thắng 高勝. Trong Luận
A-Tỳ Đàm gọi là nơi này con người rất cao lớn sống thọ đến một ngàn năm, không có các khổ thường hưởng thọ sự vui sướng hơn các cõi khác, nên gọi là Cao Thắng. Âm ôn. Ngược lại âm ô cốt 烏骨. Âm Lỗ 嚕 là chữ chuyển đọc. T. 315
Thiệu Tôn (紹尊). Ngược lại âm thời nhiễu 時遶. Sách Nhĩ Nhã giải thích rằng: Thiệu 紹 là thừa kế Giải thích tên gọi là từ xa. Sách Thụy Pháp giải thích rằng: Xa là thừa kế tiên vị gọi là thiệu. Chữ viết từ bộ mịch 糸 thanh triệu 召, âm mịch 糸 là âm mích 覓.
Thiên Hành (千莖). Ngược lại âm thạnh canh 幸庚. Khảo Thanh cho rằng: Hành 莖 là thân cây, thân cây cỏ gọi là hành. Chữ viết từ bộ thảo, thanh tịnh.
Thính Vãng 聽往. Ngược lại âm thể doanh 體盈. Khảo Thanh giải thích rằng: lấy lỗ tai mà nghe cho kỹ, nghe theo, tin. Thuyết Văn cho là Lắng tai nghe. Chữ viết từ bộ đức 德 âm nhĩ 耳 thanh nhậm 任. Âm lịnh, là âm linh 靈, âm đức là âm đức 德. Âm nhậm. Ngược lại âm thể trình 體埕.
Phát dẫn (發引). Ngược lại âm trên là phan bát 番八. Thuyết Văn nói rằng: Bắn mũi tên ra. Chữ viết từ bộ cung 弓 đến bộ thù 殳, bát 癶. Nghĩa là tiếng của mũi tên bắn ra. Âm phan 番. Ngược lại âm phát ban 發班. Âm xa 賒. Ngược lại là âm xà giá 蛇蔗. Âm thù 殳 là âm thù 殊. Âm bát 癶. Ngược lại âm phổ mạt 普末. Dưới là âm dẫn 引. Ngược lại âm dần ấn 寅印. Chữ viết từ bộ cung 弓 đến bộ nhân (人). hoặc từ bộ 仁 (nhân) viết thành dẫn 引. Thuyết Văn nói cho rằng mở cây cung ra, lấp mũi tên vào.
------------------------------------
Ban trướng (脹幛). Ngược lại âm trên là phổ bang 普邦. Ngược lại âm dưới là trương lượng 張亮. Bì Thương cho rằng: Bụng đầy hơi. Chữ viết đều từ bộ nhục 肉, hoặc là viết ban trướng này cũng đồng, đều là chữ cổ Nùng lạn (膿爛). Ngược lại âm trên là nô hồng 奴紅. Chữ đúng xưa nay gọi là Ung thư, mụt ung phún máu ra. Thuyết Văn cho là Cái mụt sưng lên, phù lên tụ máu đỏ Chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh nung. Ngược lại âm dưới là lan đản 闌袒. Tiếng địa phương cho là Lửa cháy nóng. Thuyết Văn cho rằng chữ viết từ bộ hỏa thanh lan 闌.
Thanh ứ (青瘀). Ngược lại âm trên là thích doanh 戚
盈. là văn thường dùng, Thuyết Văn cho rằng: Chữ chánh thể viết từ bộ sanh 生 đến bộ đan 丹, viết thành chữ thanh 青, là theo lệ sách thường hay viết lược. Ngược lại âm dưới là ư cứ 於據. Quảng Nhã cho rằng: Bệnh máu bị ứ không thể lưu thông. Thuyết Văn cho rằng: Bệnh ứ tụ máu. Chữ viết từ bộ tật 疒 thanh ứ Âm tật 疒. Ngược lại âm 女厄 nữ ách. Âm cứ 據. Ngược lại âm cư ngự 居御. Trong văn kinh viết 淤 ứ nầy là chẳng đúng. Chữ ứ (淤) này nghĩa là nước ở trong bùn. Chẳng phải nghĩa trong kinh.
Trác cảm (啄). Âm trên trác 卓. Quảng Nhã cho rằng: Trác (啄) là cắn. Thuyết Văn nói là Chim mổ thức ăn. Chữ viết từ bộ khẩu 口 thanh trác 涿. Âm. Ngược lại âm sủng duyên 寵緣. Trong văn kinh viết từ bộ trúc 筑 viết thành tráo 啄 là chẳng phải. Âm tráo 啄. Ngược lại âm 圩穢 vu uế. Ngược lại âm dưới là đường lãm 唐. Quảng Nhã cho rằng: Cảm là ăn. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết yên 胭 hoặc viết đạm 啖 nghĩa cho ăn, đều là chữ thông dụng. Trong văn kinh viết đạm 淡 này là chẳng đúng. Chữ 淡 đạm này nghĩa là không có mùi vị nghĩa là nhạt nhẽo, chẳng phải ý nghĩa trong kinh.
Ly tán (離散). Ngược lại âm tang tán 桑贊. Quảng Nhã cho rằng: Tán 散 là hư hoại. Thuyết Văn cho là Phân tán. Chữ viết từ bộ 肉 nhục thanh tán. Âm tán đồng với âm trên. Hoặc viết từ bộ duy 隹 viết thành chữ tán.
Trong văn kinh viết từ bộ cộng 共 đến bộ 月 nhục đến bồ thù 殳 viết thành chữ tán 散 này là chẳng đúng.
Hài cốt (骸骨). Ngược lại âm hà giai 遐皆. Văn Ngọc Thiên cho là tên gọi chung các bộ phận thân thể là hài 骸. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ cốt 骨 thanh hài.
Yểm Thực 魘食. Ngược lại âm trên là 伊 y diêm. Khảo Thanh cho rằng: Yểm là no, mỏi mệt. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ nhục 肉 đến bộ viết 曰. Chữ cố là cam 甘, chữ đúng viết từ bộ khuyển 犬. Bộ khuyển cam 犬甘 đến bộ nhục 肉 hoặc viết là yễm nầy cũng đồng.
Xa-Ma-Tha (奢摩他). Là Tiếng Phạm, Hán dịch là chỉ tâm vắng lặng.
Tỳ-bát-xá-na (毘缽舍那). Cũng là tiếng Phạm, Hán dịch là Quán, là quán pháp trí tuệ
Tiệp tốc (捷速). Ngược lại âm tiềm diệp 潛葉. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Tiệp 捷 là nhanh chóng. Vận Anh Tập cho rằng: Là mạnh mẽ nhanh nhẹn. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh kiến 建, hoặc là viết tiệp kiến 疌建 đều thông dụng.
懈廢 Giải Phế. Ngược lại âm giai ích 皆嗌. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: 懈 Giải là mỏi mệt. Quảng Nhã cho là Biếng nhác, làm biếng. Thuyết Văn nói: Đãi 怠 là lười biếng, uể oải. Âm viết từ giá 嫁 là chẳng đúng. Sàng Tháp (床榻). Ngược lại âm trên là trạng trang 狀莊. Theo văn Bát-nhã cho rằng: Chỗ nghỉ ngơi của người, dư tự an ổn. Thuyết Văn thì chữ viết từ bộ mộc 木 thanh tường 爿, âm tường 爿 là âm 牆 tường. Trong văn kinh viết sàng 床 là chẳng đúng. Ngược lại âm dưới là thực đáp 食答. Trong văn Khuê Uyển Chu Tụ ghi là Cái giường dài. Giải thích tên gọi là Cái giường hẹp mà dài gọi là tháp 榻. Quảng Nhã cho rằng: tháp bình 榻枰 là cái bàn cờ Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ mộc 木 thanh tháp. Âm tháp đồng với âm trên. Âm bình 枰 là âm bình 平.
Trì chiểu (池沼). Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Nước đứng yên không chảy gọi là trì 池 tiếc là cái ao. Ngược lại âm dưới là chi nhiễu 之繞. Đỗ Dự giải thích Tả Truyện rằng: Chiểu 沼 cũng giống như trì 池, nghĩa là cái ao mà lại uốn cong. Trì là cái ao tròn.
Bi hồ (陂湖). Âm trên là bi 悲, âm dưới là hồ 胡. Thuyết Văn cho rằng: Cái đầm nước lớn gọi là hồ 湖.
Tích nhất mao (析一毛). Ngược lại âm tinh diệc 星
亦. Quảng Nhã cho rằng: tích (析) là phân ra. Thuyết Văn cho rằng: tích là phá bỏ, chặt cây. Chữ viết từ bộ mộc 木 thanh tường 爿, hoặc viết từ bộ cân 斤 viết thành tích 析.
Khang thô 糠. Ngược lại âm trên là khẩu tức 口即. Quách Phác cho rằng: Là võ của hạt gạo, tức là cám. Thuyết Văn cho rằng: vỏ của hạt ngũ cốc. Chữ viết từ bộ hòa thanh khang 康. Chữ khang 康, viết từ bộ mễ 米 đến bộ canh 庚. Trong văn kinh viết dưới bộ thủy viết thành chữ khang 康 nầy là chẳng đúng. Ngược lại âm dưới là khô ngoại 枯外.
Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: Chữ thô cũng giống như chữ khang 糠. Tóm lại cho rằng: Hạt gạo chưa có chà ra cám còn thô, còn gọi là gạo lức. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ hòa thanh hội 會 âm thô 粗, là âm thô.
Quyên Thủ 絹取. Ngược lại âm 決忡 quyết xung, Khảo Thanh cho rằng: Dùng sợi dây bắt loài cầm thú. Chữ viết từ bộ võng 网 thanh quyên 絹, hoặc viết từ võng quyên, đều đồng nghĩa.
Nhiễu não (擾惱). Ngược lại âm trên là nhi mịch 而
汨. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Nhiễu là gây rối loạn, quấy phá. Thuyết Văn cho rằng: Phiền não. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh ưu 憂憂 Âm ưu. Ngược lại âm nô cao 奴高. Tập Huấn Truyện cho rằng: Trong lòng buồn phiền uất kết, mà sanh ra phiền não buồn rầu. Thuyết Văn cho là. Có chỗ đau khổ, oán hận. Chữ viết từ bộ tâm 心 thanh não. Âm não đồng với âm trên, viết từ chữ 囟 tín, âm tín là âm 信 tín, giống như bộ xuyên 川, phát 髮 là tóc. Trong kinh viết chữ sơn 山 là chẳng đúng. Hung Đảng (兇黨). Ngược lại âm trên là 勗恭 húc cung. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Hung (兇) là tội lỗi. Vận Thuyên Tập cho: là người thô ác. Thuyết Văn cho: là người ác, sợ hãi. Theo người xưa cho rằng: Ở trong điềm không tốt lành, điềm không may là chữ hội ý. Nay trong kinh viết từ chữ ngột 兀 là sai. Ngược lại âm dưới là đương lãng 當朗. Chữ viết đúng là đãng, hoặc là viết từ bộ nhân 人 viết thành chữ đãng.
Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Giúp nhau làm điều chẳng phải gọi là Đảng. Thuyết Văn cho rằng: Là bạn bè đông đảo, chữ viết từ bộ thủ 手 thanh đảng 黨.
Khôi quái (魁膾). Ngược lại âm trên là khổ hoàn 苦
環. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Khôi 魁 là thầy. Quảng Nhã cho rằng: Là người chủ Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký: là người đứng đầu. Theo sách Sử Ký cho rằng: Là người mạnh mẽ cao lớn. Chữ viết từ bộ 鬥 đấu đến bộ quỷ 鬼. Ngược lại âm dưới là hoài ngoại 懷外. Quảng Nhã cho rằng: Quái (膾) là thịt cắt ra, băm nát. Theo chữ Khôi quái (魁膾) nghĩa là người giết mổ hung ác. Chữ viết từ bộ Nhục 肉 thanh hội 會.
Oán địch (怨敵). Ngược lại âm trên là ư viễn 於遠. Khổng An Quốc giải thích sách Thượng Thư cho là Oán cừu với nhau. Khảo Thanh cho là ghét. Cố Dã Vương cho là Hận, oán trách. Thương Hiệt giải thích rằng: Hận thù lâu đời. Thuyết Văn cho là Sân hận. Chữ viết từ bộ 心 thanh oán, hoặc viết là oán. Ngược âm dưới là đình lịch 亭曆. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Chữ địch 敵 cũng giống như chữ đối 對, nghĩa là đối địch nhau. Thuyết Văn nói là cừu địch. Chữ viết từ bộ Truy 夂 thanh địch âm địch là âm đích 樀.
Tứ cầu (伺求). Ngược lại âm trên là 司恣 tư tứ Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Tứ là theo dõi, xem xét, nhìn ngó. Cố Dã Vương cho rằng: Hầu hạ, phục dịch. Chữ trong sách cho rằng: Chú ý, theo dõi, nhìn theo. Ngược lại âm thanh dự 青預. Thiên Thương Hiệt viết chữ tứ 伺, Quảng Nhã viết chữ tư. Nghĩa là ba người cùng nhau hầu hạ phục dịch. Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ Nhị 二 đến bộ Khuyển 犬 đến bộ Thần 臣 viết thành chữ thứ cũng giải thích đồng với âm trên.
Chiên-Trà-La (旃茶羅), Là Tiếng Phạm. Ngược lại âm trên là chi nhiên 之然. Ngược âm kế là trạch da 宅
耶. Chánh âm Phạm là nô nhã 奴雅. Ngược lại trong văn kinh viết âm trà 茶, âm nầy không cần thiết. Xưa gọi là Chiên-Đà-La 旃陀羅 đều sai. Tây vức ký chép: Đồ quái chủ sát 屠膾主殺, là người giữ ngục. Vì nước kia thường chế ra pháp luật dùng roi da để đánh, loại hình phạt nầy khi người đi đường bên trái thì bắt giữ lại chặt cây trúc, hay là lắc cái linh cho nghe tiếng, tự thân run sợ mà tránh đường, vì cho rằng người không sạch sẽ là hạng người thấp kém. Nếu không làm như vậy thì nước nầy không có hình luật nghiêm, Vua thị phạt người này rất rõ ràng để nói lên dơ uế sạch sẽ có khác.
Trúc vi 竹葦. Thuyết Văn cho rằng: Trúc 竹 là chữ tượng hình. Ngược lại âm dưới là vi quỷ 為鬼. Thuyết Văn cho rằng: Cây lau lớn, chữ viết từ bộ Thảo 草 thanh vi 韋. Theo chữ tức là cây mía lớn.
Ô-Ba-Ni-Sát-Đàm Phần (嗚波尼殺曇分). Tiếng
Phạm gọi là số cực lớn trong Pháp số. Người xưa dịch là “Nhân quả không tương tợ, lực có thể vượt qua. Trong Đại luận dịch là Nói phân tích rất nhỏ cũng giống như phân tích sợi lông, cho rằng trăm phần lại phân chia ra một phần trăm ngàn muôn phần, lại nơi chỗ phân tích nhỏ nhít đó trong phần trước chỗ phân tích cực nhỏ cho đến chỗ không còn phân tích được nữa, thì gọi là Ô-BaNi-Sát-Đàm-Phần.
Pha năng 頗能. Ngược lại âm ba khả 波可, hoặc viết là khu 區.
Khảo Thanh cho là không thể. Trong Văn Tự Tập Lược cho rằng: Chữ 頗 cũng giống như chữ 可 khả, đều là từ ngữ.
Huỳnh hỏa (螢). Ngược lại âm huyệt dinh 穴贏, hoặc là viết huỳnh 熒. Nguyệt Linh cho rằng: Cỏ mục hóa thành con đom đóm.
Xí thạnh 熾盛. Ngược lại âm trên là xương chí 昌志. Mao Thi Truyện cho rằng: Xí 熾 cũng giống như Thạnh. Nghĩa là lửa hừng hực. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ hỏa đến bộ thức thanh tỉnh 省. Ngược lại âm dưới là thành chánh 成正. Khảo Thanh cho rằng: là cường thạnh, nhiều đầy, thịnh vượng. Thuyết Văn nói cho rằng chữ viết từ bộ mãnh 皿 thanh thành 成.
-Quyển 4, 5, 6, 7 các quyển này không giải thích.
-------------------------------------------
Manh minh (盲蓂). Ngược lại âm mạc bình 莫瓶.
Khảo Thanh cho là tối tăm, cũng gọi là đêm tối. Thuyết Văn cho rằng: Âm u theo ngày, số ngày mười sáu mỗi tháng mười sáu ngày tháng bắt dầu thiều một ngày cho nên dần dần u tối. Chữ viết từ bộ miên thanh diệc 亦. Âm mịch 冖 là âm mích 覓. Trong kinh viết từ bộ miên, đến bộ cụ 具 viết minh 蓂 nầy là chẳng đúng.
Du Thiện Na (踰繕那). Ngược lại âm trên là dương chu 羊朱. 繕 Thiện là âm thiện 善. Xưa gọi là do-tuần 由旬, hoặc do diên 由延, hoặc 踰硨那 du-xà-na, đều là tiếng Phạm chuyển đọc sai, lược. Gọi đúng là 踰繕那
Du thiện na, như trên. Ngày xưa, Thánh Vương đi hành quân lộ trình một ngày. Trong các Kinh luận phiên dịch trước và sau lẫn nhau nói không đồng, văn cú sinh ra nhiều, có lược bớt mà không nói rõ. Nay lại xét Tây vực ký rằng: Du-thiện-na, đó là từ xưa Thánh Vương lộ trình đi hành quân. Xưa truyền lại rằng: Một du thiện na có bốn mươi dặm, mà nước Ấn-độ thường dùng ba mươi dặm. Trong Thánh Giáo ghi chỉ có mười sáu dặm. Như trên trong các kinh luận chỗ nói có sai khác nhau không đồng. Xét kỹ các kinh luận thì có khác mà cũng có chỗ y cứ dựa theo, hoặc là lấy theo Thánh Vương, hoặc là lấy thước tay, hoặc là lấy theo thước xưa, lấy hay bỏ đều tùy theo nơi chỗ mà có khác, nhưng cuối cùng là lấy theo ngày lộ trình hành quân của Thánh Vương. Trích lấy trong đó là thật. Nay theo Tây Vực ký thì ba mươi dặm là nhất định. Pháp Sư Huyền Trang, đích thân khảo sát chọn lựa xa gần. Đây là viết theo phụng đối của vua Thái Tông, giữa chỗ khảo sát là thật, chân thật, cho nên dựa theo chỗ khác đều theo.
Tát Ca Tà Kiến (薩迦邪見). Ngược lại âm cương khư, là Tiếng Phạm Hán dịch là Thân kiếm ngoại đạo, nghĩa là bất chánh kiến.
Điệu cử (掉舉). Ngược lại âm trên là 亭弔 đình điếu. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Điệu (掉) là lắc lư, đong đưa. Vận Anh Tập cho rằng: Động, lay động, không đứng yên. Quảng Nhã cho là Hăng hái. Thuyết Văn nói viết từ bộ 手 đến bộ điêu thanh tỉnh 省. Ngược lại âm dưới là cư ngữ 居圄. Chữ trong sách giải thích rằng: Nhô lên, nổi lên, khiến cho cao hơn. Thuyết Văn giải thích: Nêu lên, nâng lên. Chữ viết từ bộ Thủ 手 thanh dữ 與.
Lai nhiêu 來嬈. Ngược lại âm nê điểu 泥鳥. Thuyết Văn giải thích rằng: Làm trò vui đùa. Chữ hình Thanh. Trong văn kinh viết nhiễu, nghĩa là chọc ghẹo nhau, cũng là văn thường dùng.
Tổng nhiếp (摠攝). Ngược lại âm tổ đổng 祖董. Khảo Thanh cho rằng: điều bằng nhau, nắm giã lấy.
Ngọc Thiên cho rằng: Tương lịnh, đều ban ra. Thuyết Văn nói gom nhiếp chung, nghĩa gồm nắm lấy tất cả cột lại. Chữ viết từ bộ Mịch 糸 thanh hốt 忽. Trong văn kinh viết từ bộ thủ 手 viết thành chữ nhiếp là văn tự thường dùng. Ngược lại âm dưới là khổ diệp 苦葉. Khảo Thanh cho rằng: Chữ viết từ bộ 手 nhiếp chung, âm nhiếp. Ngược lại âm thất diệp 失葉.
-------------------------------------------
Sơn nhai (山崖). Ngược lại âm nhã giai 雅皆. Vận
Anh Tập giải thích rằng: Vách núi, đường biên cao. Tập
Huấn Truyện giải thích rằng: Núi ở chỗ biên giới. Thuyết
Văn giải thích rằng: Nơi biên giới cao. Chữ viết từ bộ Nhai đến bộ Khuê 圭 thanh tỉnh 省, Âm 岸 ngạn. Ngược lại âm ngũ hại 五割.
Lăng hư 陵虛. Ngược lại âm 力矜 lực căng. Chữ chánh thể viết từ bộ Lực 力 viết thành chữ lăng. Ngọc Thiên giải thích rằng: Lăng là xâm phạm. Thuyết Văn viết chữ 夌 lăng nầy. Lăng là vượt qua, tiến lên, siêu việt. Trong văn kinh viết từ bộ 阜 Phụ viết thành chữ lăng 陵, là chữ mượn dùng chẳng phải chánh thể.
Như Liệu (如燎). Ngược lại âm liệu 鳥 điểu liệu diêu 遠銚, hai âm. Khảo Thanh cho là lửa cháy nhẹ. Tự Thư giải thích rằng: Cây đèn cầy trước sân gọi là liệu 燎. Thuyết Văn cho rằng: Cây đuốc lớn. Chữ viết từ bộ hỏa, thanh liệu, âm liệu.
Vấn Ma 摩. Ngược lại âm vũ phấn 武粉. Quảng Nhã cho là Lau chùi. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ Thủ 手 thanh văn 文.
Hấn Tâm (釁心). Ngược lại âm hân cẩn 欣鄞. Khảo Thanh cho rằng: Hấn là tội lỗi. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Hấn là hiềm khích.
Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Hấn-động nghĩa lấy máu con vật cúng tế Thuyết Văn nói viết từ bộ dậu 酉 đến bộ phân 分, đến hưng thanh tỉnh 省. Trong văn kinh viết hấn 舋 là văn thường dùng là sai.
Kịch Khổ (劇苦). Ngược lại âm kỳ nghịch 奇逆. Tiếng địa phương cho rằng: Bệnh ít từ từ thuyên giảm, mà cọng thâm chữ kịch 劇 nữa.
Cố Dã Vương cho rằng: Kịch là rất nặng, gọi là càng ngày càng thêm nặng như trước. Chữ chánh xưa nay viết từ bộ đao 刀 thanh kịch. Trong kinh viết 劇 là văn thường dùng là sai.
Bất Khứu 不嗅. Ngược lại âm hứa cứu 許救. Vận Anh Tập cho rằng: Dùng mũi mà lấy hơi. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ Tỵ 鼻 thanh xú 臭.
Duy nhiên (唯然). Ngược lại âm duy quý 惟癸. Người xưa nói rằng: Duy là giữ gồm duy trì. Nay nói rằng: Tóm lại các nghĩa. Trịnh Huyền cho rằng: Ứng từ là giữ lại sự cung kính các nơi.
-----------------------------------------
Đại Ẩm Quang (大飲光). Tức là danh xưng tốt đẹp của Ngài Đại Ca-diếp-ba. Trong Luận Đại Tỳ-Bà-Sa giải thích rằng: Thời thượng cổ có một vị Tiên, thân có ánh sáng rực rỡ, có thể nhiếp hết tất cả các ánh sáng khác, làm cho không thể hiện ra được, cho nên hiệu là Ẩm Quang Ma ha Ca-Diếp Ba là. Đây là chủng loại của vị Tiên kia, thân có màu vàng ròng rực rỡ. Thế cho nên người đời mới lấy hiệu là Đại Ẩm Quang.
Loa bối 貝. Ngược lại âm hư hòa 虛. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Con ốc sên, con tò vò, các loại côn trùng. Trong văn kinh viết loa là con ốc. Văn thường dùng. Dưới là chữ bối 貝. Thuyết Văn nói cho rằng dùng chữ tượng hình.
San hô 珊琥. Ngược lại âm trên là tang an 桑安. Âm dưới là hộ cổ 戶牯. Hán Thư cho rằng: Ở nước Kế-tân, sản xuất loại San hô quý báu, màu sắc này đỏ hồng mà chiếu ánh sáng nhỏ ly ti, loại San hô thường mọc dưới biển lớn, hoặc là xuất ra tên của núi giống như loại cây, có nhánh mà không có lá, lớn có thể cao hơn một thước.
Thính Hứa (聽許). Ngược lại âm thể doanh 體盈.
Trước đã giải thích rồi.
------------------------------------
Đầu cảnh (頭頸). Ngược lại âm kinh tỉnh 經井. Đã thấy trước giải thích không trùng lặp.
Huyễn Sự (幻事). Ngược lại âm hoàn quán 還慣. Cỗ Dã Vương giải thích rằng: Huyễn gọi là tướng lừa dối người mắt bị bệnh loạn. Thuyết Văn cho là tướng dối trá, huyễn hoặc. Chữ viết từ bộ yêu 么. Ngược lại âm ư điều 於條, cũng viết từ chữ huyễn 幻.
Mộng cảnh (夢境). Ngược lại âm 蒙洞 mông động.
Thiên Thượng Hiệt giải thích là mộng tưởng. Thuyết Văn cho là Ngủ say không tỉnh giấc. Chữ viết đúng là mộng, nay viết lược. Ngược lại âm dưới cư ảnh 居影. Văn thường dùng. Gọi là cảnh giới. Chữ viết từ bộ thổ thanh cánh 竟.
Tầm Hương Thành (尋香城). Xưa gọi là Càn-ThátBà-Thành 乾闥婆城. Đời Đường tiếng Phạm tuy có đặt biệt khác nhau nhưng thật ra chỉ có một. Luận Du-già giải thích rằng: Lạc âm, là âm thanh vui, ở phía Đông Địa thuộc, Trì Quốc Thiên Vương, ở phía Đông thường cùng với các vị trời tấu nhạc, ở cõi trên vui chơi. Vì năng lực nghiệp cảm, cho nên các cõi trời nhớ nghĩ lúc vui mà tìm thần hương, tức là khi cảm đến lòng lay động, nghe mùi hương cõi trời kia mà tìm đến các Thiên nữ tấu nhạc để tìm thú vui, hoặc gọi là thần Thực hương. Theo đây cõi trời chỗ ở thành quách hoặc ở tầng cao nhất núi Tudi, hoặc ở bảy lớp núi vàng, hoặc ở trên hư không, hoặc ở trong nhân gian. Thành quách của cõi trời này phần nhiều là ở trên đất bằng, hoặc là ao hồ, biển lớn, hoặc ở nơi sa mạc hư không khoáng dã chỗ không có người. Cảnh giới hóa, hiện giống như ngôi thành xa, gần phân ra rõ ràng. Khi xem xét thì liền diệt mất. Giới như ngọn sóng, màu sắc của mây, loại khí dương.
-Quyển 12 đến quyển 35 này không giải thích.
(Kinh từ quyển thứ 12 trở xuống đến hết quyển 35 gồm 24 quyển không cần phải giải thích âm dịch ra văn.)
------------------------------------
Tứ Hệ (四繫). Âm dưới là 計. Tứ hệ nghĩa là mong muốn, vì có vô minh nên thấy là có bốn.
Phấn Tấn (奮迅). Ngược lại âm trên là phân vấn 分
問. Quảng Nhã cho rằng: Phấn chấn. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Là động, chấn-động. Thuyết Văn cho là bay vút lên. Quách Phác chú giải rằng: Huy 翬 là con chim trĩ cũng gọi là dáng mạo bay vút lên cao. Chữ viết từ bộ đại 大 đến bộ chuy 隹, đến bộ 田. Tự Thư giải thích rằng: Con chim lớn ở cánh đồng muốn bay gọi là phấn 奮. Văn kinh viết từ bộ cửu 臼 là chẳng đúng. Ngược lại âm dưới là cẩu tuấn 俊苟. Quảng Nhã cho rằng: Phấn tấn, tâm hồn bay bổng lên mây, như cánh chim. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Tấn 迅 là mau, nhanh như chớp. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ xước thanh tấn 丮. Âm huy 翬 là âm huy 暉. Âm truy là âm tuy 雖. Âm xước. Ngược lại âm sửu lược 丑略. Âm tấn 丮 là âm tín 信.
Khiếm Khứ (欠去) Âm khứ 去. Trong Khuê Uyển Chu Tùng cho rằng: Vì muốn dẫn hơi mà căng cái miệng ra gọi là khiếm khứ 欠去.
Giải thích văn gọi phùng cái miệng để hơi thổi ra, cũng giống như hơi đi lên của người mà phát ra. Chữ tượng hình từ bộ 欠 khiếm thanh khứ 去. Âm ngộ 牾 là âm ngộ 悟. Trong văn kinh viết từ bộ khẩu 口 mà phát ra tiếng chẳng phải nghĩa này.
Đẳng dũng (等涌). Trên là chữ 等 đẳng. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ trúc 竹 từ chữ tự 寺, trải qua từ bộ thảo 草 chữ tục. Ngược lại âm dưới là 容腫 dung thũng. Cố Dã Vương giải thích rằng: Nước suối trong suốt trào lên. Thuyết Văn cho là Nước dâng lên. Chữ viết từ bộ Thủy, thanh dũng 甬, hoặc viết chữ dũng 湧.
----------------------------------
Triền nhiểu (纏擾). Ngược lại âm trên là triệt liên 徹
連. Khảo Thanh cho rằng: Triền là buộc lại. Theo Khuê Uyển Chu Tòng cho rằng: Thiền phược (纏縛) là bị vợ con thân ái ràng buộc, không dứt ra được. Thuyết Văn gọi là buộc chặt. Chữ viết từ bộ Mịch 糸 thanh triền 廛, triền ở đây đồng với âm trên. Trải qua chữ triền 纏 là viết lược. Ngược lại âm dưới là nhi chiểu 而沼. Như trước quyển ba đã giải thích đầy đủ.
-----------------------------------
Siểm cuống (諂誑). Ngược lại âm trên là sửu nhiễm 丑染. Hà Hưu chú giải Công Dương Truyện rằng: Siểm (諂) là nịnh bợ Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ Ngôn 言 thanh siểm, âm siểm là âm hãm 陷. Trong văn kinh viết từ bộ cửu 臼 là sai âm hiểu. Ngược lại âm dương tiểu 羊小. Ngược lại âm dưới là quỷ trầm 鬼沉. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Cuống (誑) là lừa dối hoặc loạn, mê hoặc. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện cho: là khinh khi. Thuyết Văn cho rằng chữ viết từ bộ Ngôn 言 thanh cuồng 狂, hoặc viết từ bộ cuống (誑).
(Quyển 39, 40 không có âm để giải thích)
-----------------------------------
Kiện hành (健行). Ngược lại âm cừ sản. Khảo Thanh cho rằng: Kiện là có sức mạnh. Theo Tập Huấn Truyện cho là Có sức mạnh chống lại kẻ địch. Theo thuyết giải thích là kháng cự lại, chữ viết từ bộ nhân 人 thanh kiến 建. Âm kình 剄 là âm kính 涇. Âm tiệp 倢 là âm tiềm diệp 潛葉. Âm kháng 抗. Ngược lại là âm khẩu lãng 口浪.
Bất Huyễn 不眩. Ngược lại âm huyền quyên 玄絹. Ngọc Thiên cho là đưa mắt ra hiệu, chuyển động. Vương Dật chú giải Sở Từ rằng:
Huyễn là nhìn. Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ Mục 目 thanh tuần 旬, chữ tuần 旬 từ bộ mục 目. Trong văn kinh viết chữ tuần 旬 là âm thuẫn là chẳng đúng, âm tuần 旬 là âm huyền.
Hà Khích (瑕隙). Ngược lại âm trên là hồ da 胡耶. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký là: Vết nứt của ngọc, ngọc có dấu vết. Quảng Nhã cho là Vết nứt. Ngọc Thiên giải thích: là uế dơ xấu. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ 主 đến bộ hà thanh tỉnh 省. Ngược lại âm dưới là hương nghịch 逆. Thuyết Văn cho rằng: Vách tường nứt ra có khe hở lỗ hổng. Chữ viết từ bộ phụ 阜 đến bộ bạch 白. Trên dưới bộ tiểu 小.
Trong văn kinh viết từ bộ tả viết thành khích là chẳng đúng.
Huyên Tránh (諠諍). Ngược lại âm hương viên 香
袁. Trước quyển nhất đã giải thích rồi. Ngược lại âm dưới trách cánh 責更. Quảng Nhã giải thích rằng: Tránh (諍) là khuyên can, can ngăn. Thương Hiệt giải thích là Tranh cãi. Thuyết Văn cho là Dừng lại, ngăn lại. Chữ viết từ bộ Ngôn 言 thanh tranh 爭.
Phiêu tán 飄散. Ngược lại âm trên là 匹遙 thất diêu. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Gió cuốn bốc lên, giống như thổi. Thuyết Văn cho là Gió đàn hồi lại cuốn xoáy tròn. Chữ viết từ bộ 風 Phong thanh phiêu. Âm phiêu đồng với âm trên. Ngược lại âm dưới là tảng tán 嗓贊. Trước quyển thứ ba giải thích đầy đủ.
Ế Ám (翳闇). Ngược lại âm y kế 伊計. Vận Anh Tập cho rằng: Ế là bị ngăn che. Quảng Nhã cho rằng: Bị chướng ngại. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ Vũ 羽 thanh y, âm y đồng với âm trên.
Cự Xí (炬熾). Ngược lại âm cừ lữ 渠呂. Sách Quế Uyển Chu Tòng cho là Bó trúc cháy rực, chiếu sáng. Ngược lại âm dưới là xương chí 昌至
Thuyết Văn cho là Lửa cháy dữ dội, chữ viết đều từ bộ hỏa, đều là chữ hình thanh.
Bất Hỷ (不喜). Ngược lại âm 希記 hy kỷ. Theo sách Toán Vận cho rằng: Hỷ là tốt đẹp, Thuyết Văn cho là Ý vui vẻ.
Chữ hình thanh. Sào huyệt (巢穴). Ngược lại âm sàng hào 床爻. Theo Mao Thi Truyện cho là Có ổ chim Khách. Trịnh Huyền, Trịnh Tiễn chú giải rằng: Con chim Khách làm tổ vào mùa đông đến gần mùa xuân mới xong. Thuyết Văn cho là Con chim ở trên cây, là chữ tượng hình.
Trong văn kinh viết từ bộ quả 果, là chẳng đúng. Ngược lại âm dưới là huyền quyết 玄決. Thuyết Văn cho rằng: Có đất trong nhà, chữ viết từ bộ miên âm miên 綿 thanh bát 八.
Phiêu Xí (慓幟). Ngược lại âm trên là tất diêu 必遙. Sách Quế Uyển Chu Tòng cho là loại cờ phướn. Thuyết Văn cho là 慓 tức là phướn. Chữ viết từ bộ thanh, Âm phiêu, phiêu. Ngược lại âm thất diêu 匹遙. Trong văn kinh viết từ bộ mộc 木 đến bộ thủ 扌 là chẳng phải nghĩa ở đây dùng. Ngược lại âm dưới là xỉ chí 齒志. Quảng Nhã cho rằng: Xí (幟) là phướn, phan. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ cân 巾 thanh tỉnh 省.
Số Thủ Thú (數取趣). Ngược lại âm sương thúc 霜
叔. Tả Truyện cho: là số mà số không có bắt đầu và kết thúc.
(Quyển 42, không có âm giải thích)
-------------------------------------
Đốt Nam (咄男). Ngược lại âm đô cốt 都骨. Thuyết Văn cho rằng: Đốt (咄) là cùng nhau ca hát. Chữ Nam 男 Thuyết Văn viết từ bộ điền 田 đến bộ lực 力.
Hủy Tý 幃眥. Ngược lại âm 暉鬼 huy quỷ. Nhĩ Nhã cho là Hủy hoại, phá hư. Quảng Nhã cho rằng: Hủy là hao tổn. Thuyết Văn cho là thiếu. Người xưa cho rằng: Đào đất làm cái cối, hủy hạt lúa ra làm hạt gạo, lấy gạo giã thành cám trong cối đất. Chữ viết từ bộ Thổ 土 đến Hủy thanh tỉnh 省. Ngược lại âm dưới là tư thử 玆此. Vận Anh Tập cho rằng: Mắng nhiếc, chỉ trích, chê bai. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết tử từ bộ Khẩu 口 thanh thử 此, hoặc viết tử đều đồng nghĩa.
Quỷ Phạm (軌範). Ngược lại âm câu vĩ 俱偉. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Quỷ (軌) là phép tắc. Thuyết Văn cho rằng: Quỷ là cáng xe. Chữ viết từ bộ Xa 車 bộ phạm 笵 thanh tỉnh 省. Ngược lại âm dưới là phò ảm 持黯. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Phạm (範) cũng là phép tắc, thường dùng. Ngọc Thiên cho rằng: Phương pháp đúc kim khí. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ Phạm 笵 thanh tỉnh 省. Âm cứu 宄 là âm quỷ 鬼.
(Quyển 44, 45 hai quyển này không có âm giải thích)-------------------------------------
Ly Ly gián ngữ (離離間語). Trên là chữ ly 離 âm lợi 利, dưới là chữ ly 離 âm lê 梨. Âm gian 間 khứ thanh. Hàng Trướng (洚脹). Ngược lại âm trên là phổ giang 普江. Ngược lại âm dưới là trương lượng 張亮. Quyển trước âm nghĩa đã giải thích đầy đủ Thanh ứ (青瘀). Ngược lại âm ư cứ 於據. Trong kinh viết 瘀 ứ này là chẳng đúng.
Trác cảm (啄敢). Ngược lại âm trên là trác 卓. Dưới là lãm 談. Hài cốt (骸骨). Ngược lại âm hộ giai 戶皆.
Kiểu hại (矯害). Ngược lại âm trên là cư yểu 居夭. Khảo Thanh cho rằng: Kiểu 矯 là dối trá, giã dối. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Kiểu cũng là dối trá lừa gạt. Thuyết Văn chữ viết từ bộ Thủ 手 thành chữ kiêu 嬌. Nghĩa là kiêu căng. Ngược lại âm dưới là hãi cái 駭蓋. Thuyết Văn cho là Bị tổn thương. Chữ viết từ bộ miên 冖 âm miên 綿, từ bộ khẩu 口 thanh phong 丰, âm phong 丰 là âm giới 介.
Tật Khan (嫉慳). Âm trên là tật 疾, Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Hại người hiền gọi là tật 嫉. Ngược lại âm dưới là khanh nhàn 坑閑. Vận Anh Tập giải thích rằng: Tiết kiệm, tằn tiện, bủn xỉn, keo bẩn. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Khan gọi là hà tiện. Tự Điển giải thích: là tham, chữ viết từ bộ Tâm 心 thanh kiên 堅.
---------------------------------
Hoàn Khải (儇鎧). Âm trên là hoạn 患. Quế Uyển Chu Tòng giải thích rằng: Dùng thân mặc áo giáp gọi là hoàn 儇. Nay tương truyền rằng: Là theo thói quen. Ngược lại âm dưới là khai cái 開蓋. Thuyết Văn cho rằng: Khải là có áo giáp. Theo văn Tự Tập Lược cho rằng: Lấy da màu vàng mà che thân gọi là khải 鎧. Nay văn thông dụng là lấy làm âm thanh. Ngược lại âm khổ cải 苦改. Tức giáp trụ (áo giáp mặc đi đánh giặc thời xưa).
Khoáng Dã (壙野). Ngược lại âm khổ hoảng 苦晃. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Ngoài hoang dã là khoảng không mênh mông, bãi tha ma. Khảo Thanh cho: là nơi hoang vắng, mênh mông không người. Quảng Nhã cho là to lớn. Thuyết Văn cho rằng: Nơi một huyệt, nơi an nghỉ của người quá cố. Chữ viết từ bộ Thổ 土 thanh quảng 廣. Trong văn kinh viết khoáng 曠 có bộ nhật 日 là chẳng đúng. 埌 Âm lượng là âm lãng 浪. Âm 塹 tiệm. Ngược lại âm thiếp hãm 妾陷. Ngược lại âm dưới là dĩ giả 以者. Văn Nhĩ Nhã cho rằng: Ngoài ấp gọi là giao 郊, ngoài giao gọi là mẫu, ngoài mẫu gọi là dã 野 ́. Văn cổ viết là âm mộc 木.
Tự Thị (自侍). Ngược lại âm trên là thời chỉ 時止.
Khảo Thanh cho rằng: Thị (侍) là chỗ nương dựa. Thuyết Văn cho rằng: thị là ỷ lại. Chữ viết từ bộ 心 thanh tự 寺.
Kiêu Cử (僑舉). Ngược lại âm cư yểu 居殀. Thương Hiệt giải thích là Kiêu căng, buông lung. Quảng Nhã cho là tự cao. Cố Dã Vương cho rằng: Tự khoe khoang, buông lung, phách lối, khinh nhờn ngạo mạn. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ tâm 心 thanh kiều 喬.
Tự Thực (自殖). Ngược lại âm thời lực 時力. Theo Toán Vận Tập cho rằng: 殖 thực là trồng cây. Phương Ngôn cho rằng: Dựng thẳng lên, cắm thẳng. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ võng 网 viết thành chữ 植 thực. Nay theo lệ sách lược đi bộ võng 罓, hoặc viết từ bộ mộc 木, viết thành chữ thực 植 cũng đồng nghĩa với âm trên.
Kiều Thuyền (橋船). Ngược lại âm tâm kiêu 心驕. Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: Kiều là cây cầu bắt ngang qua. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ mộc 木 thanh kiêu 喬. Trong văn kinh viết chữ kiều 橋 cũng là văn thường hay dùng.
Châu chử (洲渚). Ngược lại âm trên là chi do 之由. Âm dưới là chi dữ 之與. Nhĩ Nhã cho rằng: Hễ trong nước có thể ở được gọi là châu 洲, châu nhỏ thì gọi là chử 渚. Quảng Nhã cho rằng: “Châu” chỗ ở “chử” là dừng lại, hoặc là viết từ bộ Phụ 阜 viết thành chữ chư 諸 cũng đồng nghĩa.
Hữu Giảm (有減). Ngược lại là âm canh trảm 耕斬.
Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: Giảm (減) là ít. Thuyết Văn cho rằng: Giảm là hao tổn. Chữ viết từ bộ thủy thanh hàm 咸.
Tễ hạn (劑限). Ngược lại âm tình tế 情細. Khảo Thanh cho rằng: Tễ (劑) là phân đoạn. Vận Thuyên Tập cho rằng: Phân ra từng tễ thuốc. Vận Anh Tập cho rằng: Cũng là tễ thuốc. Văn kinh viết tề 齊, văn cổ viết tề 齊 đều là một nghĩa, hoặc. Ngược lại âm tình hề 情奚.
------------------------------------------
Sở lận (所吝). Ngược lại âm lân trấn 鄰鎮. Quảng Nhã cho rằng: Lận 吝 là vùng đất ở xa xôi hẻo lánh, ở vùng biên giới, cũng gọi là thấp hèn. Vận Anh Tập cho rằng: Tiếc của, bủn xỉn. Khảo Thanh gọi là Tham. Chữ viết đúng là lận (吝).
Sung dật (充溢). Ngược lại âm xương long 昌隆. Thuyết Văn cho rằng: Sung (充) là đầy đủ Chữ viết từ bộ nhân (人) đến bộ dục 育 thanh tỉnh 省. Ngược lại âm dần nhất 寅一. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Dật (溢)là tràn ra ngoài. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ cho là dư thừa. Thuyết Văn cho rằng: dụng cụ đựng đồ đã đầy tràn. Chữ viết từ bộ thủy thanh ích 益.
Chưng Tế 濟. Chữ chưng là lấy chữ chưng 蒸 nầy. Chữ thượng thanh. Trước quyển nhất đã giải thích đầy đủ. Ngược lại âm dưới là tề kế 齊計. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Tế (濟)là Vượt qua sông. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Có lợi ích. Tiếng địa phương cho rằng: Mãi buồn lo. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng:
Hoàn thành, tốt đẹp. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thủy thanh 濟 tế.
---------------------------------
Sở già 所遮. Ngược lại âm giả xà 者蛇. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Chờ đợi, hỏi thăm. Thuyết Văn cho là Ngăn chặn, ngăn che. Chữ viết từ bộ xước 辵, đến giá 遮 thanh tỉnh 省.
Yết-Lộ-Trà (揭路茶). Tiếng Phạm là Lỗ-chất-bấtdiệu 虜質不妙. Đúng âm Phạm là Nghiệt-lỗ-nã 蘗嚕. Xưa dịch là Ca-Lâu-La 迦婁羅. Tức là kim sí điểu 金翅鳥, (chim cánh vàng), hoặc gọi là diệu sí điểu 妙翅鳥. Theo kinh Khởi Thế Nhân Bản gọi là Kim sí điểu, loài chim nầy cùng các loài rồng, gọi là “Bốn sanh” tức là Noãn, Thai, Thấp, Hóa sanh. (Noãn tức là loài sanh ra trứng, Thai tức là thọ thai sanh ra bằng bào thai. Thấp là sanh ra nơi ẩm ướt. Hóa sanh tức là loài bướm sanh ra). Nhưng loài sanh ra bằng trứng sức mạnh yếu ớt, chỉ ăn loài trứng sinh ra mà thôi. Rồng là loài hóa sanh ra có uy lực rất lớn, có thể ăn cả bốn loài. Loài chim cánh vàng này khi muốn ăn loài rồng, thì dùng hai cánh quạt nước biển cho cạn đi, nó mới mở cái mỏ ra ngậm các con rồng ở cổ nhưng chưa nuốt, khi rồng chưa chết, các con chim lớn vây quanh, rồi bay đến cây Trá-Xà-Ma-Lợi đậu trên cây đó rồi nhả ra, dùng mỏ mà ăn. Khi mỏ nó mổ ăn thịt, tiếng kêu sợ hãi vang khắp, nghe rất khổ sở Loài chim nầy cũng tên là Long Oán, (là loài rồng oán hận chim này). Loài chim nầy trên lưng có hai cánh đều màu vàng, nên gọi là chim cánh vàng.
Khẩn-Nại-Lạc (緊捺洛). Tiếng Phạm cũng tên là Lạc Thiên 樂天. Đúng âm Phạm gọi là Khẩn-na-la-cathần 緊娜囉歌神. Âm này có ý nghĩa nói thân người con gái sạch đẹp. Tên là Thiên Nữ Chu Lệ, có tài múa hát, thường làm chồng vợ với cõi trời Càn-Thát-Bà.
Mạc-Hô-Lạc-Già (莫呼洛咖). Không đúng âm tiếng Phạm. Đúng âm tiếng Phạm gọi là Ma Hộ La Nga 摩護囉涐. Hình người mà đầu rắn, cũng gọi là Mãng Thần 蟒神 (là Thần rắn).
Phụng Cận 奉覲. Ngược lại âm phùng phụng 逢俸. Quảng Nhã cho rằng: Phụng là hiến dâng. Khảo Thanh cho là Tôn kính. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện cho là Nuôi dưỡng. Thuyết Văn cho rằng: Thừa hành.
Chữ viết từ bộ Thủ 手 đến bộ Cung 供, thanh phong diệc 丰亦. Ngược lại âm dưới là 勤靳 cần cận. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ cho rằng: Cận (覲) là nhìn thấy. Theo Mao Thi Truyện cũng cho là nhìn thấy. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ Kiến 見 thanh cẩn 堇. Âm phụng 俸 ngược lại âm phong củng 豐拱. Âm phong. Ngược lại âm phong cận 豐靳. Ngược lại âm cân cận 斤近.
Bẩm Chánh (稟正). Ngược lại âm 彼品 bỉ phẩm. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: ban tặng ngũ cốc cho người. Thuyết Văn chữ viết từ bộ hòa thanh bẩm. Bẩm. Ngược lại âm lực ẩm 力飲.
Tiên Thát (鞭撻). Ngược lại âm trên là tất miên 必
綿. Cố Dã Vương cho rằng: Dùng roi da đánh quất người tội gọi là 鞭. Tự Thư giải thích rằng: Dùng roi da quất ngựa. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ Cách 革 thanh tiện 便. Ngược lại âm dưới là tha yết 他愒. Thuyết Văn cho là Thát (韃) cũng là dùng roi da đánh. Chữ hình thanh.
Khu Bức (驅逼). Ngược lại âm trên là khương vu 羌
于. Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: Chạy theo sau gọi là khu 驅. Thuyết Văn nói là Ngựa chạy nhanh. Chữ viết từ bộ Mã 馬 thanh khu 區. Ngược lại âm dưới là bi lực (悲力). Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Bức (逼) là bức bách khó chịu. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện cho: Là gần gũi. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ xước 辵 thanh bức âm bức. Ngược lại âm phi bức 丕逼.
Tiêu Não (焦惱). Ngược lại âm trên tức diêu 即姚. Thuyết Văn cho rằng: Chỗ lửa thiêu đốt. Trong văn kinh viết tiêu 燋 này là chẳng phải bổn chữ. Ngược lại âm dưới nô lão 奴老. Trước quyển ba đã giải thích đầy đủ.
Phệ Lưu Ly (吠溜璃). Ngược lại âm trên là phù phế 扶廢. Ngược lại âm kế là lực cưu 力鳩. Âm dưới là ly 离. Tiếng Phạm, tên Bảo quý, hoặc gọi là Tỳ-Lưu-Ly 瓷溜璃, hoặc có thể gọi là 溜璃, đều là sai, lược chuyển thanh. Ở núi Tu-di phía Nam có vật báu nầy. Vật báu này màu sắc xanh óng ánh trong suốt, có ánh sáng, hễ có vật khác đem đến gần thì đều đồng có màu sắc như Trời Đế-thích dùng để làm tràng hoa trang sức lên đầu. Gọi là vật báu này là ở cõi trời sanh ra gọi là Thần vật là chẳng đúng, là do người thế gian luyện đá tạo ra, làm nấu trong lửa, mới thành lưu ly.
Hoa Mạn (華曼) Âm trên là chữ hoa 花, âm vô hoa 無花. Âm đúng là dưới âm mạn ban 慢班. Chữ giả tá. Âm gốc. Ngược là âm di nhiên 彌然. Nay không lấy âm theo chữ hoa 花 đó. Người ở xưa Tây Vức làm dụng cụ để trang nghiêm thân, tiếng Phạm gọi là Ma La 麼羅. Âm ma 麼. Ngược lại âm mạc khả 莫可, Hán dịch là hoa mạn 花曼.
Là người ở xứ Thiên-trúc thường dùng phương pháp lấy loại cây cỏ mà lúc sáng tinh sương chỗ hoa có màu sắc đẹp, dùng sợi chỉ xỏ xâu lại kết thành tràng gọi là Hoa mạn. Bất luận sang hèn, dùng để trang nghiêm thân. Họ đội lên đầu làm trang sức đẹp nên gọi là “Ma La” Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ tiêu 髟 thanh mạn 曼. Âm tiêu 髟. Ngược lại âm tất diêu 必姚. Âm mạn 曼. Ngược lại âm miên 綿.
Y Dược (醫藥). Ngược lại âm ư cơ 於基. Thuyết Văn cho rằng: Người thầy thuốc trị bệnh. Chữ viết từ bộ dậu 酉 thanh Y. Ngược lại âm y hề 伊奚. Văn kinh viết chữ Y này cũng là văn thường dùng thông dụng.
Bích Ngọc (壁玉). Ngược lại âm bi diệc 悲亦. Nhĩ Nhã cho rằng: Bên trong đẹp gấp đôi gọi là bích 壁. Quách Phác cho rằng: Nhục biên lớn đẹp gấp đôi. Theo chữ bích 壁 là hình tròn có lỗ là viên ngọc rất đẹp, tròn đầy, khác hơn các viên ngọc khác. Thuyết Văn nói gọi là viên ngọc dùng để làm tin. Chữ viết từ bộ ngọc 玉 thanh tích 辟.
Câu Chi (俱胝) âm tri 知. Tiếng Phạm là pháp số người nước nầy lấy con số giữa thời gian, con số nhỏ nhất là mười triệu gọi là một kinh. Nếu lấy theo lịch toán, trong số tới một ngàn muôn.
Na-du-đa (那庾多). Cũng là pháp số Tiếng Phạm ở phương Tây.
Theo Luận Câu Xá gọi là hai mươi muôn biến. Người nước này lấy con số nhỏ nhất giao nhau là hai mươi triệu gọi là một câu. Nếu lấy theo lịch toán, thì trong số là hai mươi muôn biến gọi là na du đa 那庾多, xứ này gọi là Thiên ức.
Trượng Khối (杖塊). Ngược lại âm trường lưỡng 長
兩. Ngược lại âm dưới là khôi hội 魁潰. Văn cổ viết là giới 界. Chữ tượng hình. Thuyết Văn cho là Đống đất. Âm bức. Ngược lại âm phổ lực 普力. Chữ viết từ bộ Thổ 土 thanh khôi 魁 tỉnh 省.
Cù đạo 衢道. Ngược lại âm cụ vu 具于. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Một con đường thông suốt gọi là lộ 路, bốn con đường thông suốt gọi là cù 衢. Quách Phác cho rằng: bốn con đường giao nhau (gọi là ngã tư). Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ hành 行 thanh cù 瞿.
Cao ác (睪惡). Ngược lại âm trên là bồ mạo 蒲冒. Quảng Nhã cho là Vội vàng, gấp gáp. Khảo Thanh cho là Mạnh mẽ. Vận Anh Tập cho rằng: Xâm chiếm. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ 日 nhật, đến bộ viết 曰 đến chữ củng 拱 đến bộ phong 丰 thanh cao 皋 tỉnh 省. Âm phong 丰 là âm thao 舀. Ngược lại âm dưới là ô các 烏
各. Thuyết Văn cho rằng: ác 惡 là không tốt, có lỗi. Chữ viết từ bộ á 亞 đến bộ tâm 心 là chữ viết đúng. Trong kinh viết từ bộ tây 西 đến bộ 心 tâm viết thành chữ ác 惡, văn thường dùng là sai.
----------------------------------
Vô phược vô giải (無縛無解). Ngược lại âm phòng bác 房博. Khảo Thanh cho rằng: Ràng buộc, cột chặt. Thuyết Văn nói bó lại. Chữ viết từ bộ mịch 糸 đến bộ bác 博, thanh tỉnh 省. Ngược lại âm dưới là giai mại 皆
賣. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký: Giải thích. Thuyết Văn cho rằng: Phán đoán. Chữ viết từ bộ lực 力, ngưu 牛, giác 角. Văn thường dùng âm đó là chẳng đúng.
(Quyển 51, không có âm để giải thích)
Sa-môn phiên dịch kinh Tuệ Lâm soạn.
(Âm kinh Đại Bát-nhã từ quyển 52 đến 301)
Năng biện (能辦). Ngược lại âm bồ mạn 蒲慢. Vận Anh Tập cho rằng: Sắp đặt đầy đủ. Thuyết Văn cho rằng chữ viết từ bộ lực (力) âm mới là bì miễn (疲免).
Thống nhiếp (統攝). Ngược lại âm trên là thông đống 通棟. Khảo Thanh cho là thống lãnh. Ngược lại âm dưới là thương diệp 商葉. Bao
Hàm chú giải sách Luận Ngữ rằng: Nhiếp là gồm tất cả. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký cho: là thay thế. Thuyết Văn cho nắm giữ. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh nhiếp 聶, âm nhiếp ngược lại âm ni triếp 尼輒.
Túng nhậm (縱任). Ngược lại âm trên là tướng dụng 將用. Ngược lại âm dưới là nhậm chẩm. Chữ viết từ bộ nhậm đến bộ nhân 人.
Quyên Trừ (蠲除). Ngược lại âm quyết duyên 決緣. Quách Phác chú giải Phương Ngôn rằng: Quyên là trừ bỏ. Chữ viết từ bộ ích 益 đến bộ độc.
Khuy Tổn (虧損). Ngược lại âm khu vi 驅為. Thuyết Văn cho là hao tổn khí. Chữ viết từ bộ hề, thanh khuy, hoặc viết từ bộ khuy 虧, âm khuy là âm hồ.
Vô biên biện (無邊辯). Ngược lại âm bì miễn 皮免. Quảng Nhã cho: là tranh cãi, trí tuệ. Tự Thư giải thích rằng: Biện là rất nhanh.
Thuyết Văn cho rằng: Biện là trừ, bào chữa, biện hộ. Chữ viết từ bộ ngôn 言 thanh biện 辨.
Thanh lịnh 清令. Ngược lại âm lịch đinh 歷丁. Thuyết Văn chữ viết đều từ bộ thủy. Chữ hình thanh.
Di tẫn 遺燼, ngược lại âm tịch dận 夕胤. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện nói là Lửa cháy hết còn lại tro tàn. Thuyết Văn cho rằng: Cây đuốc dư. Chữ viết từ bộ hỏa, thanh tẫn, âm tẫn đồng với âm trên.
--------------------------------
Bàn-Tăng-Già-Tri (般僧伽胝). Âm dưới là 知 tri, tiếng Phạm. là chiếc y lớn, hoặc gọi là Tăng Già Lê 僧伽梨, là Đức Phật khoát lên chiếc Ca-sa 袈娑. Y hạ chín điều, y thượng đến hai mươi lăm điều.
Trong giữa số có từng điều đều gọi là Thời đại y khoát làm pháp phục. Có thể giảng nói giáo pháp, đầy đủ tướng ruộng phước. Là trên hết trong ba Y.
Thường thực 嘗食. Âm trên là thường 常. Thuyết Văn gọi là thường 嘗. Chữ viết từ bộ cam 甘 thanh thượng 尚.
Xuyết ẩm (歠飲). Ngược lại âm trên là san chuyết 珊拙. Thuyết Văn cho là Xuyết (歠) là uống. Chữ (歠) xuyết nầy là viết lược. Thanh xuyết. Trong văn kinh viết là xuyết này hoặc là viết (啜) xuyết này đều là văn chữ thường dùng. Ngược lại âm dưới là ấp cẩm 邑錦. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ dậu 酉 viết là xuyết, bộ dậu 酉 là văn cổ. Chữ tửu 酒 cũng từ bộ dậu 酉, nghĩa là uống. Nay viết tỉnh lược đi bộ dậu viết thành chữ 飲 ẩm, văn cổ từ bộ thủy đến bộ ẩm.
Ngộ Tẩm (悟寑). Ngược lại âm trên là ngộ 悟. Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: Tẩm là ngủ mà cũng nói ngộ, cũng là ngủ. Chữ giác 覺 là âm giáo. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ tẩm 寑 thanh tỉnh 省, ngô 吾. Ngược lại âm dưới là xâm thẩm 侵審. Quảng Nhã cho rằng: Tẩm 寑 làu tối. Thuyết Văn nói tẩm là nằm. Văn chữ Triện viết từ bộ Đới. Nay lại cũng thuận thông dụng lược bớt đi từ bộ miên thanh thanh 侵, xâm 侵. Âm tẩm 寑 là âm mộng 夢.
Xảo đồ 巧屠. Ngược lại âm đường hồ 唐胡. Khảo Thanh cho là tàn sát. Thuyết Văn cho rằng: Phanh ra, khoét ra. Chữ viết từ bộ thi 尸, giả 者 thanh tỉnh 省.
Phẫu Vi 剖為. Ngược lại âm phổ khẩu 普 口.
Thương Hiệt giải thích rằng: Phẫu 剖 là cắt ra, chẽ ra. Thuyết Văn cho rằng: 剖 Phẫu là phanh ra. Chữ viết từ bộ đao 刀 âm bộ, thanh bộ. Âm bộ ngược lại âm sĩ khẩu 士口.
Triền Khoả 纏裹. Ngược lại âm trên là trực liên 直
連. Âm dưới là cổ hỏa. Thiên Ngọc giải thích rằng: Khoả là gói, bao lại, bọc lại. Thuyết Văn cho rằng: Khoả cũng giống như chữ triền, nghĩa là quấn, bó quanh. Chữ trên dưới đều là bộ y thanh qua.
Phát mao 髮毛. Ngược lại âm phương miệt 方蠛. Cố Dã Vương cho rằng: Trên đầu có lông, tóc. Thuyết Văn rằng: Chữ viết từ bộ tiêu (髟) thanh phát. Âm tiêu 髟, ngược lại âm tất diêu 必姚. Âm phát ngược lại âm bồ mạt 蒲末.
Trảo xỉ 爪齒. Ngược lại âm trên là trắc giảo 側狡. Thuyết Văn cho là Trảo (爪) là móng tay và móng chân, là Chữ tượng hình. Ngược lại âm dưới là xương chỉ 昌
止. Thuyết Văn nói rằng: Xương lợi trong miệng, giống như răng trong miệng, là Chữ tượng hình. Thanh chỉ 止. Âm ngân 齗 là âm ngân 銀.
Cân mạch 筋脈. Ngược lại âm trên là cẩn hân 謹 欣. Theo sách Chu Lễ cho rằng: Người thầy thuốc lấy can tân 辛 nuôi dưỡng gân. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ của 肉 bộ lực 力, từ bộ nhục 肉, từ bộ trúc 竹. Trúc đó 竹 là phần nhiều của vật, từ bộ lực 力, lực giống như sức mạnh của cân 筋, gân. Trong kinh viết từ bộ thảo 草 viết cân 筋 là gân là sai. Ngược lại âm dưới là dục bá 育
伯. Văn thường hay dùng và sách Chu Lễ cho rằng: Lấy chất mặn nuôi dưỡng mạch. Thuyết Văn cho rằng: Phần huyết lý đi trong cơ thể gọi là Mạch. Chữ viết từ bộ huyết 血 đến bộ 脈 mai, viết là mạch, 脈 hoặc viết là 脈 đều là chữ chánh thể.
Cốt tủy 骨. Ngược lại âm tuy thúc 綏涑. Chữ thống nhất lại gọi là Chất mỡ ở trong xương. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ 骨 đến bộ tùy thanh tỉnh 省. Âm trên từ bộ cốt 骨 đến bộ nhục 肉.
Tâm can 心肝. Bạch Hổ Thông cho rằng: Tâm (心) đó là thể, ở phương Nam gọi là tinh của hỏa, giống như màu của lửa đỏ, nhạy bén mà có múi, nhánh, nhưng chữ có phơi bày ra được. Như hoa sen chưa nở, Hình Vương Thúc và Mạch Kinh cho rằng: Tâm (心) cùng với Tiểu trường, Đại trường hợp lại làm phủ. Tim nầy chứa thần, tim cũng từ cổ họng phát ra. Cho nên khi tim (tâm) bị bệnh thì mất đi âm thanh, không thể nói ra lời được. Thuyết Văn cho rằng: Chữ tượng hình. Ngược lại âm dưới là cổ an 古安. Bạch Hổ Thông nói rằng: Can (肝) là lòng nhân. Ở phương Đông cho rằng: tinh của mộc 木. Lòng nhân khéo sanh ra giống như mộc 木, mà có lá màu xanh. Vương Thúc Hòa cho rằng: Can và Đảm (mật) hợp lại thành phủ, can, thần, hồn. Can ở trong mắt, cho nên can nóng thì mắt đỏ mờ không thấy vật. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh can 干. Âm nhuệ 銳. Ngược lại âm duật tuệ 聿惠. Âm biện 瓣. Ngược lại âm bạch mạn 白慢.
Phế Thận 肺腎. Âm trên là phương phế 芳廢. Bạch Hổ Thông cho rằng: Nghĩa của 肺 phế là tinh của kim thuộc phương Tây, giống như màu vàng. Bạch Vương Thúc và Mạch Kinh cho rằng: Phế và bàng quang hợp lại thành phủ tạng. Phế nầy thuộc thần phách, thông với mũi, cho nên phế bị bệnh thì mũi không ngửi được mùi thơm, hôi. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh di 夷. Âm di 夷. Ngược lại âm phì vị 肥́ 味. Ngược lại âm dưới là thần nhẫn 臣忍. Bạch Hổ Thông cho rằng: Thận là trí tuệ. Tinh của thủy, thuộc phương Bắc, màu đen, phế thuộc âm. Ngẫu Mạch Kinh cho rằng: Thận và tam tiêu hợp lại thành phủ tạng, thuộc “chí thần” thông ở tai cho nên thận hư thì tai không nghe được (tai điếc). Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh thần, Âm thần. Ngược lại âm khải huyền 啟絃. Âm ngẫu 偶. Ngược lại âm ngũ cẩu 五苟.
Tì Đảm 睥膽. Ngược lại âm trên là. Bạch Hổ Thông cho rằng: Tì (睥) là tin niềm tin. Tinh của thổ 土 thuộc Trung ương, giống như màu của thổ (đất). Huỳnh Mạch Kinh cho rằng: Tì (睥) và vị (胃) hợp lại thành phủ tạng, thuộc về? Thần ý”. Thông nơi lưỡi, cho nên tì bị nhiệt nóng thì lưỡi sẽ bị bệnh, môi cũng không thể nhận các vật được. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh tì. Ngược lại âm dưới là đáp cảm 答敢. Bạch Hổ Thông cho rằng: Đảm là phủ của can, là chủ nhân, dùng nhân đó làm sức mạnh. Vương Thúc và Mạch Kinh cho rằng: Đảm bị bệnh thì tinh thần không thể giữ được. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh đảm. Âm đảm. Ngược lại âm chỉ kiêm 止兼.
Phao vị 脬胃 Âm trên là phổ bao 普包. Khảo Thanh cho rằng:
Vùng bọng đái khí niệu tiểu tiện thạch quang, thọ nhận chín thăng ba hợp bàng quang chuyển, tức là tiểu tiện không thông. Thuyết Văn nói dụng cụ chứa nước trong bàng quang. Chữ viết từ bộ 肉 nhục thanh nhũ 省 tỉnh. Trong văn kinh viết 咆 bao này là chẳng đúng. Ngược lại âm dưới là vi úy 韋喂. Bạch Hổ Thông cho rằng: Vị (胃) là bao tử chỗ ủy thác chứa các loại ngũ cốc. Vận Anh Tập cho rằng: Vị là cái bụng chứa. Thuyết Văn cho rằng: Vị là phủ chứa ngũ cốc. Chữ viết từ bộ nhục 肉 là chữ tượng hình.
Thỉ Niệu 屎尿. Âm trên là thỉ 始. Chữ chỉ ý nghĩa là phân cứt. Trong kinh văn viết từ bộ mễ 米 cùng là văn thông dụng. Thuyết Văn chữ viết từ bộ vĩ 尾, thanh thỉ 矢. Ngược lại âm dưới là nê điếu 泥弔. Khảo Thanh cho rằng: Nước trong bụng. Thuyết Văn nói viết từ bộ vĩ 尾 đến bộ thủy. Trong văn kinh viết từ bộ 尸 thi là sai, viết lược bớt. Đều là chữ hình thanh.
Thế Thóa 涕唾. Ngược lại âm trên là 拷清 Khảo Thanh cho là nước mắt, mắt khóc chảy nước ra. Mao Thi Truyện cũng cho rằng: Từ trong mắt xuất nước chảy ra. Ngược lại âm dưới là thổ chư 土諸. Thuyết Văn cho là Nước dãi trong miệng. Chữ viết từ bộ 口 đến bộ thóa thanh tỉnh 省, hoặc viết từ thóa nầy cũng đồng nghĩa.
Tiên lệ (涎淚). Ngược lại âm trên là dĩ tiên 以仙. Thuyết Văn cho là nước dãi trong miệng. Ngược lại âm dưới luật đọa 律... Quảng Nhã cho rằng: Khóc ra nước mắt. Thuyết Văn cho rằng: Cũng là khóc chảy nước mắt. Chữ viết từ bộ thủy thanh lệ 戾, âm lệ 戾 ngược với âm lịch đệ 歷弟.
Cấu Hãn (垢汗). Ngược lại âm trên là cổ hậu 古后. Ngược lại âm dưới hàn đán 寒旦.
Đàm nùng (痰膿). Ngược lại âm trên cảm cam 敢甘. Khảo Thanh cho rằng: Bệnh trong phổi có nước. Trong Thuyết Văn nói là chẳng đúng: Đàm trong phổi. Ngược lại âm dưới là nô công 奴公. Gọi là máu mũ đỏ chảy ra.
Phương San (肪姍). Ngược lại âm trên là phương 方. Âm dưới là tảng an 搡安. Vận Anh Tập cho rằng: Ngưng đọng thành mỡ Văn thông dụng cho rằng: mỡ ngang eo lưng bụng gọi là phương 肪. Mỡ trong bao tử gọi là san. Đều là chữ tượng hình.
Não mạc (腦膜). Ngược lại âm trên là nãi đáo 乃到. Thuyết Văn cho rằng: Não (腦) là tủy trong đầu. Chữ viết từ bộ nhục 肉, thanh não. Cũng có chỗ viết não 腦, hoặc là viết 腦 nầy đều chẳng đúng. Âm não 瑙 đồng với âm trên. Ngược lại âm dưới là mạc 莫, tóm lại cho rằng: Da ở bên trong huyệt não, ngoài gọi là mạc 膜 (tức là màng não). Thuyết Văn nói rằng: Xương ở giữa thịt ngoài là màng. Âm hài 骸. Ngược lại âm cổ ai 古哀.
Si ninh (眵寧). Ngược lại âm trên là si chi 眵支. Vận Anh Tập cho rằng: Ghèn trong khóe mắt. Trong văn kinh viết si nầy là chẳng đúng. Kiểm lại các chữ trong sách đều không có chữ si nầy. Thuyết Văn cho là Mắt bị thương tích, bị khoét mắt. Chữ viết từ bộ mục thanh tỉnh di 省移. Âm tí 眥. Ngược lại âm tỳ tứ 疵賜. Ngược lại âm dưới ninh đình (寧亭) là chữ tượng thanh. Theo Văn Tự Tập Lược cho rằng: Lỗ tai bị bệnh, trong lỗ tai dơ Chữ chánh xưa nay cho rằng: Từ bộ 耳, thanh ninh 寧.
Xú vật (殠物). Ngược lại âm xướng huynh (唱兄). Khảo Thanh cho rằng: Mùi rất hôi thối. Thuyết Văn nói rằng: Loại cầm thú chạy mà biết dấu chân của nó. Nói rằng con chó tự biết mùi của nó. Xưa viết ty 畀 là mũi ngửi. Chữ viết từ bộ tự 自 đến bộ khuyển 犬, hoặc. Ngược lại viết xú 殠. Trong văn kinh viết từ chữ tử 死 viết chữ nầy đều chẳng đúng, vì không có chữ này.
Bảo ngoạn 寶玩. Ngược lại âm ngũ quán 五灌. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Ngoạn (玩) là vật làm trò bỡn cợt vui đùa. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ Vương 王 đến bộ nguyên 元 thanh tỉnh 省.
Đam trước (耽著). Ngược lại âm trên là (答南) đáp nam. Vận Anh Tập cho rằng: Đam (耽) là tốt đẹp. Khảo Thanh cho rằng: Trêu đùa, quen nhờn. Chữ viết từ bộ thân 身 đến chữ đam 耽, thanh tỉnh 省. Âm đam 耽 đồng với âm trên.
Đảm Phạ 擔怕. Ngược lại âm trên là đạm lam 啖藍. Âm dưới là phổ bá 普百. Hoài Nam Tử cho rằng: Đảm 擔 là đầy đủ. Phạ 怕 là yên tỉnh. Trong văn kinh viết từ bộ thủy viết thành chữ đạm phạ 淡怕 đều chẳng phải, giải thích nghĩa khác đi. chữ chánh xưa nay cho rằng:
Viết 擔怕 đạm phạ hai chữ đều từ bộ tâm 心, là chữ hình thanh. Bì Xuyên;. Ngược lại là hương duyên, Khảo Thanh nói là huyệt Thuyết Văn giải thích xuyên qua ở trong lỗ.
Điêu Thứu (鵰鷲). Ngược lại âm trên là đinh diêu 丁遙. Mục Thiên Tử Truyện cho rằng: Ở trên núi Xuân có loài bạch điểu, loại chim này lông màu xanh gọi là chim điêu tức là con diều hâu, nó có thể ăn thịt dê chó, giống như con nai. Quách Phác cho rằng: Nay diều hâu cũng có thể ăn thịt nai. Thuyết Văn cho là Chim điêu tức chim Đại bàng. Chữ viết từ bộ điểu 鳥 thanh điêu 彫. Ngược lại âm dưới là 就 tựu.
Theo kinh Sơn Hải cho rằng: Ở trên núi cao có rất nhiều chim Thứu. Chữ trong sách viết từ bộ điểu 鳥 thanh 就 tựu âm bàng. Ngược lại âm đồ quan 徒官.
Ô Thước (烏鵲). Ngược lại âm trên là ô cô 嗚姑. Thuyết Văn cho rằng: Con chim Hiếu. Ngược lại âm dưới là thất tước 七雀. Biết chỗ ở của Thái Tuế, Bác Vật Chí gọi là ổ của chim sẻ. Khi mở cửa ra thường thấy trên lưng hai chữ Thái Tuế. Đây chẳng phải tài trí nhậm vận mà là tự nhiên. Thuyết Văn cho rằng: Hai chữ tượng hình.
Xi Kiêu 鴟梟. Ngược lại âm trên là xỉ chi 齒之. Trụ văn viết chữ xi 鴟. Thuyết Văn nói hoặc viết từ bộ chuy 隹 đến bộ si 鴟. 鴟 si thùy, đều là chim diều hâu. Sách Lễ Ký cho rằng: Trước có bụi trần vì con chim diều hâu mang đến thì có gió nổi lên. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thị 氏 viết thành xi âm khai nguyên 開元. Nghĩa theo thiên 千 viết là thiên, đều là âm duyên 緣. Ngược lại âm dưới là hiêu diêu 嘵姚. Trịnh Tiển chú giải trong Mao Thi Truyện rằng: Con chim có tiếng kêu ác. Thuyết Văn cho là Kiêu 梟 là con chim bất hiếu. Theo chữ viết từ bộ điểu 鳥, ở trên đầu lại viết bộ mộc 木, là Chữ tượng hình. Văn thường dùng gọi là con chim ăn thịt mẹ, nên gọi là con chim bất hiếu.
Hổ Báo (虎豹). Ngược lại âm trên là hô cổ 呼古. Nhĩ Nhã cho rằng: Con Hổ có đốm trắng và đóm đen. Tiếng địa phương ở đời Trần, Tống gọi là con Lý giao; Giang Nam gọi là Lý Nhĩ. Thuyết Văn gọi là Hổ, là đầu đàn của loài cầm thú trên núi, chân giống như chân người. Cho nên người ta cho rằng chữ tượng hình mà cũng là chữ hình thanh. Âm cam là âm hàm 含. Âm điều.
Ngược lại âm hổ 虍. Ngược lại âm dưới là bao giáo 包
教. Thuyết Văn cho rằng: Giống như con Hổ mà tròn có hoa văn đốm đen mà nhỏ hơn con Hổ. Chữ viết từ bộ trĩ 豸 đến bộ bao 包 thanh tỉnh 省. Trĩ (豸) là âm truy.
Hồ Lang (狐狼). Ngược lại âm trên là (何姑) hà cô.
Thuyết Văn nói rằng: Con yêu thú. Có chỗ thừa nhận là con quỷ mà có ba đức. Trong màu của nó trước nhỏ và sau lớn, khi chết cái đầu rất lớn. Chữ viết từ bộ khuyển 犬 đến cô 孤 thanh tỉnh 省. Chữ cô 孤 từ bộ qua 瓜. Ngược lại âm dưới là lãng đương 朗當. Thuyết Văn nói là tên của con thú, giống như con chó, thường gọi là chó sói, rất lanh lợi nhạy bén, đầu màu trắng, trán cao. Trước sau đều to lớn. Chữ viết từ bộ khuyển 犬 thanh lương 良, là loài chó ở trong rừng.
Hoặc trác (或啄) âm trác 卓. Thuyết Văn cho rằng: Con chim mổ thức ăn. Chữ viết từ bộ khẩu 口 thanh thỉ 豕. Âm 豕 thỉ. Ngược lại âm sửu lục 丑錄. Chữ thỉ 豕 tức là chữ thỉ, cộng thêm một nét.
Hoặc quặc (或攫). Ngược lại âm quy lâu 歸簍. Lại âm quy bích 歸碧, cũng thông. Hoài Nam Tử cho rằng: Bắt lấy con chim thì gọi là bác 搏. Bắt con mãnh thú thì gọi là quặc 攫 (vồ lấy, túm lấy). Thương Hiệt cho rằng: Quắc (攫) là bắt lấy. Thuyết Văn nói rằng: Níu lấy, bấu vào. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh quặc. Trong văn kinh viết quặc âm đồng với âm trên. Chữ trong sách đều không có chữ nầy, chữ này xuất xứ từ sách nào. Âm quặc 攫. Ngược lại âm Vương hoạch 王鑊. Âm bác 搏 là âm bác 博, âm tấn. Ngược lại âm sở cân 所巾. Âm. Ngược lại âm lung hoạch.
Đảm Xế 擔掣. Ngược lại âm trên là đản da 但耶. Quảng Nhã cho rằng: Đảm là nắm lấy. Giải thích tên gọi: Đảm là nắm tay lại, là năm ngón tay đủ đưa ra nắm lại giữ lấy, hoặc viết là đảm 擔 này. Thuyết Văn cũng viết chữ đảm này. Từ bộ thủ 手 thanh đảm. Âm đảm. Ngược lại âm tạc hà 咋何. Ngược lại âm dưới là xương chế 昌
制. Vận Anh Tập cho rằng: 掣 xế là níu, kéo lại, níu tay lại. Giải thích tên gọi là Xế tức là chế ra, lập ra, định ra, ngăn cấm. Pháp lịnh đã được chế ra.
Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh 制 chế
Hội lan (潰爛). Ngược lại âm hà ngoại 何外.
Thương Hiệt giải thích rằng: Hội (潰) là vỡ hết phần đê. Vận Anh Tập nói là Tán ra.
Thuyết Văn nói là Nước lọt vào chảy vào. Chữ viết từ bộ thủy thanh quý 貴.
Trùng Thư (蟲咀). Ngược lại âm 逐融 trục dung. Nhĩ Nhã cho rằng: Có chân gọi là trùng 蟲, không chân gọi là thỉ 豕. Trong văn kinh viết trùng 虫 nầy là sai, viết lược. Ngược lại âm dưới là thất dư 七余.
Nghĩa là con ruồi đậu vào thịt trong có vi trùng (giống như con dòi). Chữ viết từ bộ nhục 肉 đến bộ thư, thanh tỉnh 省. Trong văn kinh viết thư 蛆 là văn thường dùng.
Hủ Nhục (腐肉). Ngược lại âm trên là phù phủ (扶
甫). Quảng
Nhã cho rằng: Hủ là hôi thối. Vận Anh Tập cho rằng: Hủ là mục nát. Thuyết Văn nói rằng: Thối nát, nhừ vụng. Chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh phủ 府.
Cốt Tỏa (骨). Ngược lại âm 蘇果 tô quả Quảng Nhã cho rằng: Tỏa là liên kết lại. Chữ trong sách giải thích rằng: Liên hoàn, là vòng tròn. Thuyết Văn nói rằng Cốt Tỏa (骨) là cốt thân của Bồ Tát. Kinh Phật Bổn Hành Tập cho rằng: Lóng xương của phàm phu được nối kết lại với nhau là sức mạnh chống đỡ. Lóng xương của Bồtát đều câu móc lại với nhau, tiếp nối với nhau giống như dây cương con ngựa, tương tợ như cây trục mà thành tựu, rộng lớn, bền chắc. Thuyết Văn cho rằng: Chữ tỏa từ bộ ngọc 玉 thanh tỏa. Âm tỏa đồng với âm trên. Từ bộ 小 tiểu đến bộ 貝 bối. Trong kinh viết tỏa này là chẳng đúng.
Hạo Bạch (皓白). Ngược lại âm hào cáo 毫告. Vận Anh Tập cho rằng: Hạo là nguyên tố trắng, lụa trắng. Nhĩ Nhã cho là Màu trắng. Thuyết Văn cho là Chữ hạo từ bộ bạch 白 đến bộ hạo 浩 thanh tỉnh 省.
Trong kinh cho là chữ thường dùng.
Kha Bối (珂貝). Ngược lại âm khả hà 可何, là loại khoáng thạch, loại ngọc hạng kém. Tỳ Thương cho rằng: Kha (珂) là loại Mã não, hoặc gọi là Khuyết bạch, trắng như tuyết. Cho nên dùng dây da đeo vào cổ con ngựa. Chữ bối 貝 nghĩa là con ốc sên. Một tên gọi khác nữa là châu của răng. Nay lấy màu trắng làm ví dụ: Linh Lạc (零落). Ngược lại âm lịch đinh 歷丁. Ngược lại âm dưới là lang các 郎各. Bổn văn viết từ bộ thảo 草. Trong văn kinh viết từ hai điểm trở xuống. Ngược lại âm dưới viết lạc 落 là chẳng đúng, chữ trong nghĩa của kinh dùng.
Nhuyễn Cốt (耎骨). Ngược lại âm thời nhuyễn 時耎, hoặc là trác 琢.
Trước quyển thứ nhất đã giải thích rồi.
Tiết Cốt (楔骨). Ngược lại âm khẳng dật 肯逸. Trong văn 膝 tất kinh viết, cũng là văn thông dụng. Nghĩa là đầu gối. Chữ chánh thể từ bộ tiết 卩 âm tiết 卩 là âm tiết 節.
Bễ Cốt (髀骨). Ngược lại âm tỳ mễ 毘米. Trong văn kinh viết bễ này, văn thường dùng là chẳng đúng (nghĩa xương đùi).
Khoan Cốt (髖骨). Ngược lại âm khổ quan 苦官. Bì Thương giải thích rằng: Xương sống ở mông đít (xương khu). Thuyết Văn cho rằng: Xương đùi trên. Chữ viết từ bộ cốt 骨 thanh khoan 寬.
Tích Cốt 脊骨. Ngược lại âm trên 精亦 tinh diệc. Khảo Thanh cho là Xương sống. Sách Tập Huấn cũng giải thích là xương sống. Tự Thư cho rằng: Xương sau lưng. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ tích 皙 là chữ tượng hình.
Hiệp Cốt (劦骨). Ngược lại âm hương diệp 香葉. Hoặc là viết hiếp 脅. Từ ba bộ lực 力 đến bộ nhục 肉.
Chữ viết từ ba bộ lực 力 là sai.
Bác Cốt (髆骨). Âm bác 博.
Hàm Cốt (頷骨). Ngược lại âm hồ cảm 胡感. Xương gò má. Giáp Cốt (頰骨). Ngược lại âm kiêm nghiệp 兼業 (xương gò má).
Hài Cốt (骸骨). Ngược lại âm hà giai 遐皆.
Sương Phong (霜封). Ngược lại âm phong cống 風
貢. Vận Anh Tập cho rằng: Đóng kín lại, cũng gọi là cố chấp, cũng gọi là đóng băng lại.
Cáp Sắc (鴿色). Ngược lại âm cam ma 甘麼. Cái xương màu xanh ngọc bích.
Toái mạt (碎末). Ngược lại âm trên là tô đối (蘇對). Khảo Thanh cho rằng: Đập nát, vỡ vụn tản mát ra. Quảng Nhã cho rằng: Cái kho chứa thóc. Vận Anh Tập cho rằng:
Nhỏ nhặt, vụn vặt. Chữ trong sách viết là toái 碎. Thuyết Văn cho rằng: Túy là thuần nhất tinh túy. Chữ viết từ bộ thạch 石 đến bộ toái thanh tỉnh 省. Âm túy là âm mi 眉, âm toái. Ngược lại âm thôi đối 崔對.
Sách Lệ (策勵). Ngược lại âm lực chế 力制. Vận Anh Tập cho rằng: Lệ 勵 là gắng sức. Chữ chánh xưa nay viết từ bộ lực 力 thanh lệ 厲.
Duy Tứ (唯伺). Ngược lại âm ty tự 司字. nghĩa là hầu hạ Thứ Âm Phạm Văn (次音梵文). Kinh này có ba mươi hai chữ âm Phạm đọc có nặng có nhẹ mà khác nhau, không đồng. Vì văn chữ của nước này khó đọc, là đối địch nhau. Chỗ thông đạt giữa tiếng Phạm và tiếng Hán hai nước, văn tự phải vận thanh âm cho khéo mới có thể xem xét ở tai nghe. Nay vì hai thanh vận trùng lắp trái ngược với nhau, tức là cùng âm Phạm trái, mất, không phải âm phiên thiết, nên nói là sai, rốt cuộc là không đúng với âm Phạm.
Ai (哀). Ngược lại âm a khả 阿可.
Lạc (洛) chữ 洛 ở đây cùng với âm Phạm không có tương đương nên trong sách viết chữ La 囉, thượng thanh. Nay chuyển lưỡi đọc là như Bá 簸. Ngược lại âm ba khả 波可. Nghĩa là đúng như Giả 者. Ở nước Thiêntrúc tiếng Phạm gọi là Trung biên 中邊, có khác hơn gọi là trung thiên 中天. Âm tả 左 đọc nhẹ một chút là đúng ở bắc Thiên-trúc. Âm giả 者, Lỗ Chất cho rằng không đúng. Nay lấy âm ở trung Thiên-trúc, nên chữ trong sách là Tả 左. Ngược lại âm tắc khả 則可.
Nã 娜 Chữ này âm Phạm có thanh mũi, nên trong sách viết nẵng 曩. Lấy thượng thanh, bao gồm âm mũi, tức là đã như trên. Năm chữ đúng, nghĩa là năm cái búi tóc. Năm chữ này là chân ngôn của ngài Văn-thù.
Khả 可. Ngược lại âm lặc khả 勒可.
Đà (柁). Chữ này xa với âm Phạm, nên trong sách viết na 娜. Ngược lại âm na khả 那可.
Bà 婆 Chữ này cùng với âm không tương đương, nên trong sách viết ma 麼. Ngược lại âm mạc khả 莫可.
Trà (茶) chữ này cùng trái mất âm nên trong sách viết chữ nã 拿.. Ngược lại âm nã nhã 拿雅. Chữ nã thì đúng âm.
Kiều uế (橋穢). Hai chữ này chẳng phải là chữ Phạm. Ngược lại chữ trên là âm cư yêu 居夭. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Kiều 橋 là dối trá. Thuyết Văn nói là dối trá, lừa gạt. Trong văn kinh chữ 矢 thành chữ kiêu là văn thông dụng.
Sa (沙) thượng thanh, tức là Phược (縛). Ngược lại âm vô khả 無可, hoặc có cộng thêm bộ 口 viết là phược là đúng âm Phạm.
Đa 多. Ngược lại âm đa khả 多可.
Dã Tự (也字) Chữ này là đúng, tương đương với chữ Phạm.
Sắt Trá (瑟吒). Nhị hợp, âm dưới là trá 吒 lấy thượng thanh. Gọi hai chữ là hợp là thanh dưới tên là nhị hợp. Ca (迦). Ngược lại âm cư khư 居去.
Sa (娑). Ngược lại âm tảng khả 桑可.
Ma (磨). Ngược lại âm mạc khả 莫可. Bao gồm có âm mũi. Già (伽). Ngược lại âm cường hà 強何, âm này là khứ thanh. Tha (他). Ngược lại âm tha khả 他可.
Xà (硨). Ngược lại âm thị giá 是遮. Cũng là âm ở
Bắc Thiên-trúc. Âm 旨 chỉ nếu lấy âm ở Trung Thiêntrúc, thì âm Phạm có thể gọi là giả 者. Ngược lại âm từ khả 慈可, Âm khả. Ngược lại âm lặc khả 勒可.
Thấp Phược (溼縛). Ngược lại âm trên là thi nhập 尸入. Ngược lại âm dưới là vô khả 無可, hai chữ này hiệp lại thành một thanh.
Đạt (達). Chữ này cùng với âm Phạm lạ hợp dùng chữ đà 馱.. Ngược lại âm 唐賀 đường hạ.
Xả (捨) cũng tương đương với âm Phạm.
Khư (厶) Lấy thượng thanh, gọi tức là phải như Sản (羼). Ngược lại âm sách giản 策簡. Là chữ nhị hợp. Trong sách cũng có thể viết ngật sản, hai chữ hợp lại thành một thanh.
Tát-Đa (薩多) Hai chữ hợp lại. Ngược lại âm dưới là đa khả 多可. Hai chữ hợp lại thành một thanh.
Nhã. Ngược lại âm nhi giả 而者. Chữ Phạm là nhị hợp, cũng có thể trong sách viết chỉ nương 枳娘, là hai chữ hợp lại, lấy chữ nhương là thượng thanh.
Lạt Tha (辣他). Ngược lại âm trên là lang cát 郎葛. Nhị hợp âm Phạm, có chuyển lưỡi đọc, cũng có thể trong sách viết la tha 囉他. Là hai chữ hợp lại thành một thanh.
Kha (呵). Ngược lại âm hô a 呼阿. là chuẩn xứ số Bổn tiếng Phạm không có chữ kha 呵 này.
Bạc (薄). Ngược lại âm bàng mạc 傍莫. Rất lạ, chữ Phạm là chữ 婆 bà thanh khứ. Ngược lại âm bà hạ 婆賀. Hoặc trong sách viết chữ Bà cũng là thông dụng.
Xước (綽). Ngược lại âm xương ước 昌約, cũng rất trái ngược. Âm Phạm đúng ra tương đương với chữ sa. Ngược lại âm thác khả 錯可. Tức là chữ tha 蹉, thượng thanh, nghĩa là ngã, vấp té.
Táp Ma 颯磨. Ngược lại âm trên là tô hợp 蘇合. Âm dưới lấy chữ ma 磨, thượng thanh. Bao gồm có âm mũi, âm Phạm cũng là nhị hợp.
Hạp phược (嗑縛). Âm trên là hợp 合. Ngược lại âm dưới là vô khả 無可, cũng là hai âm hợp thành một thanh.
Tha (蹉). Ngược lại âm thương khả 倉可. Lấy thượng thanh.
Kiện (鍵). Ngược lại âm cừ sản 渠產, hoặc trong sách viết chữ kiện 健 này cũng thông dụng.
Sĩ Trong truyện viết sai không thành chữ âm Phạm, chữ đúng phải là chữ sá 侘, thượng thanh. Ngược lại âm sách giả 坼賈. Âm 侘 sá. Ngược lại âm lặc già 勒伽. Âm sách 坼. Ngược lại âm lặc cách 勒革.
Nã (拿). Ngược lại âm ninh nha 擰伢. Không phiên thiết nên lấy thượng thanh, hoặc trong sách viết chữ () bao gồm âm mũi. Ngược lại âm nô nhã 奴雅.
Pha (頗). Ngược lại âm phổ ngã 普我, đúng âm tương đương.
Tắc-Ca (塞迦). Âm dưới là 迦 ca. Ngược lại âm khương khư lấy âm khư dùng thượng thanh.
Dật Bà 逸婆. Chữ 婆 bà lấy âm thượng thanh, nhị hợp, hoặc là trong sách viết là dã bà 野́ 婆.
Chước (酌). Ngược lại âm chi dược 之藥, rất trái với âm Phạm. Chữ đúng âm Phạm là thất giả 室者. Âm nhị hợp, hai chữ hợp lại thành một thanh.
Trá (吒). Ngược lại âm trích da 摘 (加. Nay lấy thượng thanh. Cũng có thể trong sách viết mâu 繆. Ngược lại âm trích giả 摘賈 là đúng âm.
Trạch 擇. Âm 宅 trạch. Chữ này cùng với âm Phạm cũng quái lạ, nên trong sách viết trà 搽, lấy thượng thanh.
Âm 宅 trạch. Ngược lại âm trạch giả 宅賈, là đúng âm. Từ đây về sau không phải chữ Phạm nữa.
Sở Thuyên (所詮). Ngược lại âm 取全 thủ toàn. Khảo Thanh cho là thứ lớp rõ ràng. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Có thứ lớp, kế tiếp theo. Tự Thư giải thích rằng: Bình bằng, ngang bằng, cũng gọi là chứng cớ, bằng cớ, có bằng chứng rõ ràng. Thuyết Văn cho là Cân nhắc đắn đo. Chữ viết từ bộ ngôn 言 thanh toàn 全.
Tu Trị (修治) Âm dưới là lý 里. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Là sửa đổi pháp luật, điều chỉnh. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Là chính trị Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thủy thanh đài 台. Ngược lại âm trì 持 cũng là thông dụng.
Ý Lạc (意樂). Ngược lại âm ngũ giáo 五教. Hiến Túc (獻足). Ngược lại âm y hãm 伊餡. Yếm quyện 厭倦. Ngược lại âm y lan 伊爛.
A-Luyện-Nhã 阿練菩 Tiếng Phạm, cũng gọi là A-lan-nhã 阿蘭菩.
Hán dịch là nơi vắng lặng.
Đỗ Đa (杜多) là tiếng Phạm. Xưa gọi là 頭陀. Nghĩa là mười hai hạnh khổ, đầy đủ như trong bổn kinh đã nói.
Cố Luyến (顧戀). Ngược lại âm lực quyển 力卷.
Ngược lại âm công ngộ 公悟.
Mạn Ngạo (慢傲). Ngược lại âm ngũ cáo 五告. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Ngạo là không cung kính. Quảng Nhã cho rằng: khuấy động, buông trôi. Thuyết Văn nói rằng: Ngạo mạn. Chữ viết từ bộ nhân 人 thanh ngạo. Âm cứ 倨 là âm 據 cứ âm ngạo. Ngược lại âm ngũ cao 五高.
Yếm thích (厭慼). Ngược lại âm thanh diệc 青亦. Hà Hưu chú giải Công Dương Truyện rằng: Thích (慼) là đau khổ. Trịnh Huyền chú giải sách Luận Ngữ rằng: Lo buồn sợ hãi. Thuyết Văn cho rằng: Lo buồn. Chữ viết từ bộ tâm 心 thanh thích 戚, âm thích đồng với âm trên, từ bộ mậu 戊 thanh thúc, âm mậu 戊. Ngược lại âm vu nguyệt 于月. Âm thúc là âm thúc 叔.
Dược-Xoa (藥叉). Tiếng Phạm, là nơi ở của chúng Quỷ Thần.
Thuộc bộ phương Bắc gọi là Thiên Vương Tỳ-Samôn, ủng hộ cõi chúng sanh. Thiện thần, hoặc là ở các chỗ núi non.
Kiện Đạt Phược (健達縛). Là Tiếng Phạm, tên của vị trời. Hán dịch là tầm hương. Âm nghĩa quyển trước đã giải thích đầy đủ Đúng âm Phạm gọi là Hiến-Đạt-LaPhược 瓛達囉縛. Ngược lại âm vô khả 無可. Âm 瓛 hiến. Ngược lại âm ngư kiển 魚.
A-Tố-Lạc (阿素洛). Hán dịch là Phi Thiên. Xưa dịch là Thần không uống rượu, thường tranh hơn về sức mạnh với cõi trời ba mươi ba, phụ trách gánh vát một cách khác nhau, nên gọi là Phi Thiên. Lại có vị Thần lớn là Thông Huyễn, năng lực to lớn, hiện thân cao to, tự tại vô ngại.
Biện Thuyết (辯說). Ngược lại âm trên là bì miễn 皮
免. Quảng Nhã cho rằng: Biện là trí tuệ. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ ngôn 言.
Biện (辦). Ngược lại âm trên là bạch mạn 白慢. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Sắp xếp, điều hành công việc. Thuyết Văn nói cho là Phán đoán, chia cắt. Chữ viết từ bộ lực 力, thanh biện 辨, âm biện đồng với âm trên.
Vong Báo 忘報. Ngược lại âm trên là võng phương 网方. Âm dưới là bảo mạo 保冒. Thuyết Văn cho rằng: Chữ báo 報 từ chữ phục võng 伏罓. Đến chữ 卩 tiết đến bộ 又 hựu, âm phục 伏 là âm 伏 phục, âm tiết là âm tiết 節.
Bất Thù (不酬). Ngược lại âm thời chu 時周, là văn thường dùng. Sách Nhĩ Nhã cho: là báo thù. Thuyết Văn nói viết chữ thù 酬 từ bộ dậu 酉 thanh thọ 壽.
Cơ hiềm (譏嫌). Ngược lại âm trên là cư y 居衣, Quảng Nhã cho rằng: Cơ là khuyên can, dùng lời nói để sửa cho người đúng đắn. Khảo Thanh cho rằng: Khiển trách, quở trách, chỉ trích, giễu cợt. Thuyết Văn nói cho là chê bai. Chữ viết từ bộ ngôn 言 thanh cơ 幾. Ngược lại âm dưới là hình kiêm 形兼. Khảo Thanh cho rằng: tâm Ác. Thuyết Văn cho rằng: 疑 nghi ngờ tâm không bình đẳng. Chữ viết từ bộ nữ 女 thanh kiêm 兼. Âm khiển 譴. Ngược lại âm xí kiến 企見.
Thường Dự 常預. Ngược lại âm 羊據 dương cứ. Bì Thương cho rằng: Dự là an ổn, vui vẻ.
(Quyển 55, 56 hai quyển này đều không có âm giải thích)
--------------------------------------
Đoạn Dĩ (斷已). Âm trên là đoạn 段, âm dưới là dĩ 以.
Tử Phiêu (紫縹). Ngược lại âm tư thử 玆此. Thuyết
Văn cho rằng: Mãnh lụa màu trắng xanh, màu tím đỏ Chữ viết từ bộ mịch 糸 thanh thử 此. Ngược lại âm dưới là phiêu miểu 漂眇. Thuyết Văn nói rằng: Tấm vải lụa màu trắng xanh. Chữ viết từ bộ mịch 糸 thanh phiêu. Âm mịch 糸 là âm mịch 覓. Âm phiêu là âm tất diêu 必遙.
(Kinh từ quyển 58 đến quyển 74 gồm trăm mười bảy văn kinh dễ hiểu không có âm, nghỉ giải thích)
--------------------------------------
Vấn Cật (問詰). Ngược lại âm xí dật 企逸. Thượng Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Vấn (問) là hỏi tội. Quảng Nhã cho là Trách phạt. Thuyết Văn nói rằng: Vấn là hỏi. Chữ viết từ bộ ngôn 言, thanh cát tình (吉省).
Tha ác 他惡. Ngược lại âm ô các 烏各. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Xấu ác, hẹp hòi, ích kỷ. Thuyết Văn cho là Ác tâm, tội lỗi. Chữ viết từ bộ tâm 心 thanh á 亞. Trong văn kinh viết từ bộ tây 西 viết thành chữ ác 惡 là sai. Âm á 亞. Ngược lại âm ô giá 烏嫁.
Quyết Trạch (決擇). Ngược lại âm trên là tế duyệt 祭悅. Khảo Thanh cho rằng: Quyết đoán thẳng, ngay lập tức. Thuyết Văn nói cho là Nước đang chảy. Chữ viết từ bộ thủy thanh quyết 夬. Ngược lại âm trên là trì cách 持
格. Thuyết Văn nói là Tuyển chọn. Chữ viết từ bộ thủ 手.
-------------------------------------
Cực Dũng (極踴). Ngược lại âm cự ức 沶億. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Cực (極) là hết, là tận cùng. Trong Mao Thi Truyện cho là đến hết rồi. Quách Phác chú giải Nhĩ Nhã rằng: Rất xa. Quảng Nhã cho là rất cao. Thuyết Văn nói là Từ bộ thủy thanh cực. Trong văn kinh viết từ bộ thủ 手 là chẳng đúng. Âm cực. Ngược lại âm căng lực 矜力. Ngược lại âm dưới là dung thũng 容腫. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Dũng (踴) là nhảy lên, vượt lên. Hà Hưu chú giải Công Dương Truyện rằng: Là ở trên cao. Thuyết Văn nói viết chữ dũng 蛹 này, chữ trong sách viết dũng (勇) từ bộ túc 足 thanh dũng 勇.
Cực Kích (極擊). Ngược lại âm kinh lịch 經歷. Giai
Quế Uyển Tòng giải thích rằng: Kích (擊) là đánh. Khảo Thanh cho là công kích, đánh phá. Thuyết Văn nói cho là đánh. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh kích, âm kích đồng với âm trên. Âm phộc 卜 lại viết âm phộc này. Ngược lại âm phổ bốc 普卜.
Cực Bạo (極爆). Ngược lại âm bao mạo 苞貌. Sách Nhĩ Nhã cho là lá rụng nhiều. Thuyết Văn nói cho là hun đốt. Chữ viết từ bộ hỏa thanh bạo 暴, Chữ bạo 暴 từ bộ xuất 出 đến chữ củng 廾 đến bộ bao, âm bao. Ngược lại là âm thao 滔.
--------------------------------------
Hy Hách (曦赫). Ngược lại âm hỷ ỷ 喜倚. Vận Thuyên Tập giải thích rằng: Ánh mặt trời vừa mọc lúc sáng sớm. Trong Tự Thư là Ánh sáng tròn đầy. Thuyết Văn cho là Ánh nắng ban mai, sắc khí trong lành. Chữ viết từ bộ hề 兮 nhật 日 thanh nghĩa 義. Trong văn kinh viết từ bộ hỏa là chẳng đúng, hoặc viết hy 晞 này cũng đồng nghĩa.
Tế Chư (蔽諸). Ngược lại âm trên ty duệ 卑袂. Quảng Nhã cho rằng: Tế (蔽) là ẩn giấu, che đậy. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Tế là bị chướng ngại. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thảo 草 thanh tế 蔽. Âm tế. Ngược lại âm tỳ duệ 毘袂.
Kiều Thi Ca (僑尸迦) khương yêu 薑妖. Ngược lại âm dưới là cương khư. Tiếng Phạm, tức tên khác của Thiên Chủ
Hạn Cách (限隔). Ngược lại âm canh ngạch 耕額. Quảng Nhã cho là giới hạn. Thuyết Văn nói là Ngăn cách, chướng ngại. Chữ viết từ bộ phụ 阜 thanh cách 鬲.
Như Ung (如雍). Ngược lại âm trên là ung hung 癰
凶. Thuyết Văn nói rằng: Viết chữ ung nghĩa là thủng sưng lên. Chữ viết từ bộ tật thanh ung 雝. Ngược lại âm nữ ách 女厄.
Như Sang (如瘡). Ngược lại âm sở trang 楚莊. Văn thường dùng và Văn Ngọc Thiên cho rằng: Từ bộ qua 戈 đến chữ thương 倉 viết thành chữ sang. Thuyết Văn nói viết chữ sáng 創 viết từ bộ đao 刀, hoặc viết từ bộ chữ sang 倉. Văn cổ viết sang. Vận Thuyên cho rằng:
Nổi mụn nhọt gọi là sang. Vận Anh Tập cho rằng: Sang là nỗi đau khổ, là vết thương. Thuyết Văn nói là bị tổn thương. Chữ viết từ bộ đao 刀 thanh sang 倉.
Bức Thiết (逼切). Ngược lại âm bỉ cước 彼噱. Vận Anh Tập nói: là bức bách khó chịu. Thuyết Văn nói là gần. Chữ viết từ bộ xước 辵 thanh, bức, hoặc là viết từ phúc 愊 xước 辵 âm sửu. Ngược lại âm sửu lược 丑略
Âm bức. Ngược lại âm 披億 phi ức. Âm dưới là thiết 切 từ bộ thất 七.
Suy Hủ (衰朽). Ngược lại âm suất truy 率追. Khảo Thanh cho rằng: Suy là yếu ớt, suy nhược, gầy yếu. Vận Anh Tập cho rằng: Tổn thất, giảm bớt, gầy yếu. Thuyết Văn nói rằng: lấy cỏ kết làm áo mưa, là chữ tượng hình. Ngược lại âm dưới là hưu cửu 休九. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Hủ (朽) là mục nát, thối rữa, nhừ ra. Chữ đúng xưa nay viết từ bộ mộc 木 thanh hủ 朽. Ngược lại âm khảo chi 考之.
Hữu Hoành (有橫). Ngược lại âm hoạch mãnh 獲猛.
Khảo Thanh cho rằng: Không thuận lý. Tự Thư cho rằng: Phi lý mà đến, gọi là hoành 橫. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ mộc 木 thanh hoàng 黃.
Hữu Dịch (有疫). Ngược lại âm doanh bích 營壁. Thuyết Văn nói rằng: Người dân đều bị tật bệnh. Chữ viết từ bộ nạch 疒 đến bộ dịch 役 thanh tỉnh 省.
Hữu Lệ (有癘). Ngược lại âm liệt trệ lực đại nhị 列滯力大二.
Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Bệnh tật khí dịch không ôn hòa. Thuyết Văn nói là loại bệnh ác nghiệt. Chữ viết từ bộ tật 疾 vạn 萬 thanh tỉnh 省.
----------------------------------
Tư Nhuận (滋潤). Ngược lại âm trên là tử tư 子思. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Tư (滋) là lâu dài. Thiên Thượng Hiệt cho là nước tinh dịch. Thuyết Văn nói là Có lợi ích. Chữ viết từ bộ thủy, thanh tư 玆. Ngược lại âm dưới là như thuận 如順. Quảng Nhã cho rằng: Nhuận là ẩm ướt. Thiên Văn Ngọc cho rằng: trang sức bóng láng. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thủy viết thành nhuận 潤 thanh nhuận 閏.
Sung Dật (充溢). Ngược lại âm dư nhất 餘一. Văn Nhĩ Nhã cho rằng: Dật (溢) là tràn ra ngoài, đầy đủ, dư thừa.
An Phủ (安撫). Ngược lại âm phù vũ 孚武. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Phủ (撫) là vỗ về an ủi cũng giống như chữ an 安. Đỗ
Dự chú giải Tả Truyện rằng: Giữ gìn, giúp đỡ, vỗ về giúp đỡ. Thuyết Văn nói là Dựa theo. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh vô 無.
(Quyển 79, 80 không có âm nghĩ giải thích)
---------------------------------------
Thiết Tác (竊作). Ngược lại âm thất kiết 七恝. Khảo Thanh cho rằng: Lấy riêng. Thuyết Văn nói là tự lấy trộm ở trong đưa ra. Chữ viết từ bộ huyệt 穴 đến hai bộ thập 十 đến bộ mễ 米 thanh dữu. Nay thuận theo văn thường dùng lược bớt hai bộ thập 十. Âm nhị thập 二十 là âm tật 疾. Âm dữu là âm tiết 薛.
Giải da (解耶). Ngược lại âm trên hài giới 諧介. Ngược lại âm dưới là dĩ già 以遮.
Bí Sô 毖芻. Ngược lại âm trên là tỳ-dật 毘逸. Ngược lại âm dưới là trắc ngu 測虞. Tiếng Phạm, tên một loại cỏ Pháp sư Tăng Triệu giải thích: Bí sô có bốn nghĩa: Một là thắng đức. Hai là tịnh khất thực. Ba là phá phiền não. Bốn là năng trì giới. Cũng gọi là Bố ma. Nghĩa là làm cho Ma Vương sợ hãi. Trong văn Phạm gọi là khéo léo, một lời nói bao gồm bốn ý nghĩa, đến nay vẫn còn trong Phạm Thuyết Văn nói đầy đủ ý nghĩa.
Bí-Sô-Ni 毖芻尼. Nghĩa là đồng như trên, là tên gọi chung người nữ xuất gia. Nêu ra có ba thanh rõ ràng. Tức là người Thanh nữ.
Ô-Ba-sách-Ca (烏波索迦). Ngược lại âm trên là ô cổ 烏古. Âm dưới là tán khư 贊袪. là tiếng Phạm, đời Đường dịch là Cận sự nam, có thể phát tâm Bồ Đề thọ giữ năm giới cấm của người tại gia v.v gần gũi thân cận với các bậc Tỳ-kheo Tăng, vì vậy mà gọi tên.
Ô-Ba-Tư-Ca (嗚波斯迦. Cũng là đệ tử Phật, có thể phát tâm Bồ
Đề, nghĩa giải ở trước trong có ba loại thanh, trước nói thanh Nam, đây nói là Nữ, tức là người con gái lành.
Hưởng Thanh (響聲). Ngược lại âm hư lưỡng 虛兩. Khảo Thanh cho rằng: Trong hang núi, tiếng vang vội lại là ứng thanh, hoặc viết từ chữ âm 音 đến bộ khẩu 口, đến hướng 向 viết thành chữ hướng đều đồng nghĩa với âm trên.
Dị giải (易解). Ngược lại âm trên là dĩ trí 以智. Ngược lại âm dưới hài giới 諧介. Âm dưới là chẳng đúng.
Trắc độ (測度). Ngược lại âm sở lực 楚力. Theo sách Chu Lễ giải thích rằng: Trắc là đơn vị trọng lượng trong đo đạc, trắc nghiệm dưới lòng đất. Trịnh Huyền cho là đo lường, đánh giá, phán đoán. Âm dưới ngược lại âm đường lạc 唐洛.
----------------------------------
Duy cực (唯極). Ngược lại âm dực thùy 翼睢. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Duy (唯) là độc nhất, duy nhất. Cố Dã Vương cho rằng: Duy là do, là từ ngữ Thực Chúng (植眾). Ngược lại âm thừa chức 承職.
Tiếng địa phương cho rằng: Thực là đứng thẳng. Khổng
An Quốc chú giải sách Thượng Thư là sắp bày. Thuyết Văn nói: là cây cột trước cửa nhà. Chữ viết từ bộ mộc 木 thanh trực 直.
(Quyển 83, không có âm giải thích).
-----------------------------------
Thủy lục 冰陸. Ngược lại âm lưu trúc 流竹. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: Chỗ đất cao bằng chẳng không có nước gọi là lục 陸. Theo Nhĩ Nhã Thuyết Văn nói rằng: Cũng gọi là nơi đất cao, bằng phẳng. Chữ viết từ bộ phục 阜 thanh lục, âm lục đồng với âm trên.
(Từ quyển 85 đến quyển 98 gồm 14 quyển không có âm giải thích)
--------------------------------
Tiên Bối (仙輩). Ngược lại âm bác muội 博妹. Văn Ngọc Thiên cho rằng: Bối là thứ lớp, lớp người đi trước, cũng gọi là bộ số nhiều. Trong kinh Thái Huyền cho rằng: Bối là loại, chủng loại. Thuyết Văn nói rằng: Trong quân trận phát ra một trăm chiếc xe chỗ đi gọi là một bối 輩. Chữ viết đúng chẳng phải từ bộ xa 車. Văn thường dùng viết từ bộ bắc 北 viết thành bối.
Nhữ Tào (汝曹). Trong Hán Thư cho rằng: Bối (輩) là một bọn, một nhóm, một lũ Hư không (虛空). Ngược lại âm hứa cư 許居. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ hổ 虍 đến bộ khưu 邱, hoặc viết là đều 虛 là văn cổ chữ khưu là âm 虍 hổ Trong kinh viết chữ khưu này là không thành chữ Yểm Nê (掩泥). Ngược lại âm ư kiểm 於撿. Trịnh Tiễn chú giải trong Mao Thi Truyện rằng: Yểm (掩) là che đậy. Tự Thư giải thích rằng: Yểm là đóng kín lại. Tiếng địa phương cho là che giấu, ẩn giấu. Thuyết Văn nói viết từ bộ yểm, cũng có nghĩa là che lấp. Trong Quế Uyển Châu Tòng cho rằng: Kiểm duyệt. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh yểm 奄.
------------------------------------
Liêu tá (僚佐). Ngược lại âm lực điêu 力彫. Sách Nhĩ Nhã cho là Quan liêu. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Đồng làm quan với nhau gọi là liêu
僚. Trong Tả Thị Truyện gọi là “Liêu” Ngọc Thiên gọi là người làm quan tới phẩm thứ chín. Vận Anh Tập cho là bạn làm quan với nhau, cũng gọi là trợ giúp. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ nhân 人 thanh liêu, hoặc từ bộ miên viết thành chữ liêu 寮 cũng đồng nghĩa.
Lô Vi (蘆葦). Ngược lại âm trên là lỗ đô 魯都. Âm dưới là ủy.
Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Gia lô nghĩa là loại cỏ lau dùng để làm mành. Quách Cảnh Thuần cho rằng: Lô tức là vi, là bệnh gầy ốm ác nghiệt. Cố Dã Vương cho rằng: Vi (葦) là cây lau lớn, loại cỏ lau dùng để lợp nhà. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thảo 草 đến bộ mãnh 皿 thanh lô 盧. Chữ vi 葦 cũng là thanh vi 韋. Âm 盧 lô. Ngược lại âm lỗ đô 魯都. Từ bộ hổ 虍 đến bộ khối, âm khối. Ngược lại âm khổ ngoại 苦外.
Không Khích (空隙). Ngược lại âm hướng nghịch 鄉逆. Quảng
Nhã cho rằng: Khích là lằn nứt hở ra. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ cho là hiềm khích, tranh chấp. Thuyết Văn nói rằng: Vách tường nứt có lỗ hở nhỏ. Chữ viết từ bộ phụ 阜 đến bộ bạch 白 đến bộ tiểu 小. Trong kinh viết từ bộ khòa (窠) viết thành chữ khích là chẳng đúng.
-------------------------------------
Duy Nhiên (唯然). Ngược lại âm duy quí 唯癸. Sách Chu Lễ cho rằng: Duy (唯) là ứng từ Thiên Thương Hiệt cho rằng: Duy (唯) là cung kính, cũng gọi là vâng, thưa vâng, ừ, là từ để đáp lại. Theo chữ duy tức ngày nay viết là nặc 諾, tức là bằng lòng, chịu.
Thù Khích (讎隙). Ngược lại âm thọ lưu 壽流. Theo Thanh loại cho rằng: Thù là cừu địch. Đỗ Dự chú giải
Tả Truyện rằng: Thù là đối địch nhau. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Thù là oán hận, một mối thù ngẫu nhiên. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ ngôn 言 thanh thù.
Âm thù đồng với âm trên.
Điển diệt (殄滅). Ngược lại âm trên là đình điển 亭
典. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Điển (殄) là hết. Sách Nhĩ Nhã cho là tận diệt. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ ngạt 歺 thanh điển. Trong văn kinh viết từ bộ nhĩ 爾 là sai. Chữ 滅 quyển trước đã giải thích rồi. Âm ngạt 歺 là âm tàn 殘, âm điển. Ngược lại âm chi nhẫn 之忍.
Giải đãi (懈怠). Ngược lại âm trên là giới 戒. Âm dưới là đại 代.
Giải đãi nghĩa là biếng nhác.
Nhiễu loạn (擾亂). Ngược lại âm trên là như chiếu 如炤. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thủ 手 thanh ưu 憂. Âm ưu. Ngược lại âm nô cao 奴高. Trong kinh viết ưu 憂 là chẳng đúng. Ngược lại âm dưới là lạc đoạn 樂段. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Loạn là trị Khảo Thanh cho là phiền não, sai lầm, có lỗi. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ ất 乙 thanh loạn. Âm loạn đồng với âm trên. Từ bộ trảo 爪 đến bộ yêu 幺 bộ quynh hựu. Lý Tư cho rằng: Từ bộ viết 寸 thành chữ loạn. Tóm lại từ bộ phộc viết thành chữ loạn. Văn thường hay dùng viết loạn. Văn cổ viết là loạn. Âm yêu 幺 là âm yêu 腰. Âm quynh 坰. Ngược lại âm quý 季.
Cật Sách (詰嘖). Ngược lại âm trên là xí cát (企吉). Âm dưới là tranh cách 爭革. Thuyết Văn cho là Cầu sự quở trách, cũng gọi là hỏi tội. Chữ viết từ bộ bối 貝 đến bộ sách thanh tỉnh 省. Trong văn kinh viết trách 責 là chữ biến thể, của văn thường dùng.
Vi Cự (違拒). Ngược lại âm trên là chữ vi 韋. Bổn đơn viết vi 韋. Thuyết Văn cho là làm trái. Ngược lại. Chữ viết từ bộ suyển 舛 thanh khẩu 口. Trong Thạch Kinh viết cộng thêm 辵 bộ xước viết thành chữ vi 違. Âm suyển 舛 là âm suyển 喘, âm khẩu 口 là âm vi 韋. Âm xước 辵. Ngược lại âm sửu lược 丑略. Chữ cự 拒 viết từ bộ thủ 手.
Thích Cảm (螫敢). Ngược lại âm trên là 舒亦 thư diệc. Âm dưới là 各 khả các, đều thông dụng. Thuyết Văn nói là loài côn trùng đọc hại. Chữ viết từ bộ trùng 虫 thanh thích, âm thích. Ngược lại âm xa-dạ 賒夜.
Đối trị (對治). Ngược lại âm trên là đô nội 都內. Quảng Nhã cho rằng: Đối (對)là đương thời, cũng là hướng đến. Thuyết Văn nói và văn Hán Thư cho rằng: Vua lấy lời nói nhiều mà chẳng thành thật, tin chắc, cho nên rằng là nói đi nói lại nên vua viết là đối 對. Trong văn kinh viết chí 至 là đến, là chẳng đúng, âm nghiệp 業 là sàng học 床學. Ngược lại âm dưới là trực sử 直史. Lại cũng là âm trực lê 直梨.
Cũng là thông dụng.
------------------------------------
Tiện Tuệ (便慧). Ngược lại âm trên là tỳ miên 毘綿. Trịnh Huyền chú giải sách Luận Ngữ rằng: Sắp xếp thứ lớp. Theo Thanh loại cho là thói quen. Thuyết Văn nói là an ổn, người làm việc có bất tiện lại càng có sự sắp xếp. Chữ viết từ bộ nhân 人, cánh 更. Trong văn kinh viết chữ tiện 便 cũng là văn thông dụng thường dùng. Ngược lại âm dưới là huỳnh giai 熒佳. Vận Anh Tập cho rằng: Tuệ (慧) là giác ngộ. Tiếng địa phương cho rằng: Tuệ là sáng suốt. Khảo Thanh cho là Xác thật, chính xác. Sách Quốc Ngữ cho rằng: Trí thông minh hiểu biết. Chữ viết từ bộ tâm 心 thanh tuệ 彗. Âm tuệ 彗. Ngược lại âm tùy nhuệ 銳.
Vong Mạng 忘命. Ngược lại âm tang hoăng 桑薨. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Vong là mất. Thuyết Văn nói là chết mất. Chữ viết từ chữ khốc 哭 thanh vong 亡. Văn thường dùng là viết từ bộ vong này là chẳng đúng.
Cổ Đạo (蠱道). Ngược lại âm trên là cô ngũ 姑五. Vận Anh Tập cho là Chất độc làm mê hoặc con người. Vận Thuyên Tập cho là loại côn trùng có chất độc gây bệnh cho người và vật khác. Chất độc đó sách Tự Thư cho rằng: con Thần một đục khoét. Thuyết Văn nói rằng: Trong bụng có loài côn trùng. Chữ viết từ bộ trùng 蟲 thanh mãnh 皿, hoặc viết là cổ, hoặc có âm 野́ 道 dã đạo. Tiếng địa phương gọi không đồng. Âm 蟲 trùng. Ngược lại âm trục dung 逐融. Âm đố 蠹. Ngược lại âm đô cố 都固. Âm 皿 mãnh. Ngược lại là âm minh bỉnh 明秉.
Quỷ mị 鬼魅. Ngược lại âm trên là quy vi 歸葦. Thuyết Văn nói rằng: Con người có chỗ để quay về, mà người chết gọi là ma, hồn ma. Chữ viết từ bộ quĩ 鬼 đến bộ nhân 人 đến bộ tư, âm 厶 tư. Ngược lại là âm gian 姦 dối không thật. Theo Truyện Xuân Thu cho rằng: Hễ là hồn ma thì có chỗ để quay về. Không phải là quỷ ác mà đến. Văn cổ viết quỷ, âm quỷ 鬼. Giống như đầu quỷ.
Âm tư (厶) là âm tư 私. Ngược lại âm dưới là mi bí 眉
祕. Trong Kinh Sơn Hải cho rằng: Mị 魅 là vật mà thân người, đầu đen, mắt láo liên. Theo Thanh loại cho rằng: Mị là loại quỷ Thần quái lạ. Thuyết Văn cho là Trinh vật lão luyện. Chữ viết từ bộ quỷ 鬼 thanh vị 未, hoặc viết quỉ 鬼 thanh mị. Theo Thanh loại cho rằng: Chữ viết từ bộ mị đều là chữ cổ Yểm Đảo (厭禱). Ngược lại âm trên là y diễm (伊琰). Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Yểm là đầy đủ. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ cho: là hợp lại. Thuyết Văn nói rằng: Yểm là dối trá. Chữ viết từ bộ hán 厂 thanh yểm. Chữ viết đúng là yểm. Nay lược bớt. Ngược lại âm dưới là đao lão 刀老. Bao Hàm chú giải sách Luận Ngữ rằng: Đảo (禱)là mời gọi đến. Quảng Nhã cho rằng: Cảm tạ cũng gọi là mời gọi phúc đến từ nơi quỷ thần gọi là Đảo. Thuyết Văn nói rằng: Báo cáo việc cầu phúc gọi là Đảo. Chữ viết từ bộ thị 示 thanh đào.
Âm trách 笮 là âm trách 責. Âm hán 厂 là âm hãn 罕.
---------------------------------------
Chế Đa (制多). Xưa dịch là chế để 制底, hoặc dịch là chi đề 支提, đều là tiếng Phạm, chuyển thanh qua tai nghe thật là một. Đây dịch là miếu 廟, tức là chùa, Giàlam, Tháp, Miếu, v.v…
Tốt Đổ Ba (窣堵波). Ngược lại âm trên là tô cốt 蘇
骨. Âm dưới là 都古 đô cổ. Tiếng Phạm gọi là Tháp, xưa dịch là Tô-Thâu-Bà 蘇偷婆, xưa dịch cũng không đúng, tức là Tháp thờ những viên Xá-Lợi thân Phật.
Xưa dịch hoặc gọi là Phù-đồ Bảo Hàm (寶函). Ngược lại âm hà giam 遐緘. Văn thường dùng theo tương truyền dùng sai. Hàm (函) là cái hang núi, đời Tần gọi là quan 關, tức là cửa ải. Thuyết Văn nói viết đúng là từ bộ mộc 木 viết thành chữ giam 椷. Giam nghĩa là cái rương nhỏ Quảng Nhã cho là Cái rương nhỏ gọi là 椷 giam. Vận Thuyên Tập nói là Cất chứa rất nhiều kinh sách đồ vật. Trong kinh gọi là cái tráp, cái hợp chứa đồ quý báu là Xá-Lợi Phật.
Thạnh Trữ (盛貯). Ngược lại âm trên là thành 成. Âm dưới 知 tri 呂 lữ Thuyết Văn nói rằng: Trữ là chứa, chữ viết từ bộ bối 貝 thanh trữ 宁. Ngược lại âm trực lữ 直呂.
Thiết-Lợi-La (設利羅). Là tiếng Phạm, xưa dịch sai, hoặc dịch là Xá-lợi. Tức là linh cốt hạt nhỏ của thân Đức Như lai.
(Quyển 104 không có âm giải thích)
----------------------------------------
Hung Bội (兇悖). Ngược lại âm trên là húc cung 勗
恭. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Hung (兇) là tội lỗi, nói chung gọi là sợ hãi. Thuyết Văn nói là tội ác. Chữ viết từ bộ nhân 人 ở trong chữ hung 凶. Chữ dưới là hội ý, cũng gọi là chữ hình thanh. Ngược lại âm dưới là bồ một 蒲沒. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Bội (悖) là phản nghịch. Thuyết Văn nói là làm loạn. Hoặc viết là bội 誖 cũng đồng. Từ bộ tâm 心 thanh bột 孛.
Yểu Một (殀歿). Ngược lại âm trên là yêu kiều 妖
橋. Khảo Thanh cho rằng: Còn thiếu niên mà chết gọi là yểu 殀. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Bẻ ngắn ra gọi là yểu. Chữ chánh xưa nay từ bộ ngạt 歺 thanh yểu 夭. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Một (沒) tức là chết. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Một là bị cứng đơ. Mao Thi Truyện cho rằng: Một là hết tận. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ ngạt 歹 thanh một, âm một đồng với âm trên.
Khiển Phạt (譴罰). Ngược lại âm trên là xí kiến 企
見. Quảng Nhã cho rằng: Khiển là quở trách. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Mắng nhiếc. Quế Uyển Châu Tòng cho rằng: Giận được ư. Thuyết Văn nói rằng: Khiển là tra hỏi. Chữ viết từ bộ ngôn 言 thanh khiển 遣. Ngược lại âm dưới là phiền miệt 煩蠛. Khảo Thanh cho rằng: Cộng thêm cái tội cho người gọi là phạt 罰. Thuyết Văn nói là tội nhỏ Chữ viết từ bộ đao 刀 đến chữ phạt đồng với chữ trên, hoặc là viết từ bộ võng 罓 bộ thạch 石. Trong kinh viết từ bộ thốn 寸. Trong kinh hoặc viết chữ phạt 罰 này cùng là chữ thường dùng.
Thính Văn (聽聞). Ngược lại âm thể kinh 體涇. Âm dưới là văn 文 cũng đồng với âm trên.
Bổ Yết Sa (補羯娑). Là tiếng Phạm, Hán dịch là đục dơ nước dơ Nghĩa là loại người ở vùng biên địa thấp kém, vùng xa xôi hẻo lánh, nghiệp của họ xấu ác, không tin nhân quả, hoặc gọi là thích làm ác.
Đồ Quái (屠膾). Ngược lại âm trên là đồ 徒. Khảo Thanh cho là tàn sát, giết hại. Thuyết Văn nói rằng: Đồ là mổ moi ra, phanh ra, cắt đứt lìa ra, phân ra từng mãnh thịt, gọi là đồ (屠). Ngược lại âm đô 都 thanh tỉnh 省. Ngược lại âm dưới là cổ ngoại 古外. Quảng Nhã cho rằng: Quái (膾) là cắt ra phân ra. Thuyết Văn nói là xắt thịt nhỏ ra, từ bộ nhục 肉 thanh hội 會. Hoặc là viết quái 鱠 dùng nghĩa cũng đồng âm khô 刳. Ngược lại là âm khô 枯.
Ngư Liệp (漁獵). Âm trên là ngư 魚. Trong kinh viết từ bộ thủy viết thành chữ ngư 漁, gọi là nước, ở Ngư Vương. Chẳng phải chữ ngư liệp 漁獵. Ngược lại âm dưới là liêm diệp 廉葉. Khảo Thanh cho rằng: Đuổi bắt con chó. Nhĩ Nhã cho là Đi săn hổ bắt lấy con thú. Nay thông dụng gọi là đi săn thú ở ngoài đồng ruộng, gọi là liệp 獵. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ khuyển 犬 thanh liệp. Âm liệp đồng với âm trên.
Thú Đạt La (戍達羅). Là tiếng Phạm. Xưa gọi là Thủ Đà-la 首陀羅, hoặc gọi là Thủ đà 首陀, tức là người nông phu cày ruộng, khai khẩn đất đai.
Ma-Yết-Đà (摩揭陀). Là tiếng Phạm, tên của nước Trung Thiên-trúc, hoặc là Ma-kiệt-Đề 摩竭提, đều là chuyển thanh gọi. Nước này ở giữa có tòa Bồ Đề bằng Kim cương ở dưới gốc cây, nay thấy ở đây cũng giống.
(Từ quyển 106 đến quyển 126 gồm 21 quyển không có âm giải thích)
--------------------------------------
Phân Phức (芬馥). Ngược lại âm phương văn 方文.
Tiếng địa Phương gọi là Hòa với hương thơm. Khảo Thanh cho rằng: Phân khí thơm bủa khắp. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thảo 艸 viết thành chữ phân 芬. Trong thạch kinh viết từ bộ thảo 草 dưới. Ngược lại âm bằng biến 馮遍. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: Phức (馥) cũng là mùi thơm bát ngát, khí thơm lam tỏa. Chữ viết từ bộ hòa. Ngược lại âm sỉ liệt 恥列.
Tảo Thức (掃拭). Ngược lại âm trên là tảng lão 嗓
老. Quảng Nhã cho rằng: Tảo (掃) là trừ hoặc từ bộ thổ 土 viết thành tảo 埽 này. Ngược lại âm dưới là cửu thương lực 傷力. Quách Phát chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: dọn dẹp sạch sẽ. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thủ 手 thanh thức 式, hoặc viết từ bộ cân 巾 viết thành thức 拭, cũng thuận dùng đồng nghĩa âm trên.
Hiến Cái (憲蓋). Ngược lại âm 筸偃 can yển. Chữ chánh xưa nay gọi là tấm vải bạt che trên mui xe, để ngăn sức nóng của mặt trời, cũng gọi là màng che phủ lên trên xe, nên gọi là hiến, hoặc viết là can 玕. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Viết chữ này từ bộ 巾 thanh hiến 憲. Ngược lại âm dưới là ca ngải 哥艾. Văn thường dùng và Quảng Nhã cho rằng: Cái (蓋) là che đậy. Thuyết Văn cho là Lấy cỏ lợp lên. Chữ viết từ bộ thảo 草 đến chữ hạp 盍. Âm hạp là âm hợp 合. Chữ cái 蓋 từ bộ thảo 草 đến bộ đại 大 đến bộ mãnh 皿 viết thành chữ 蓋 cái. Nay trong văn kinh viết từ bộ dương 羊 đến bộ mãnh 皿 viết thành chữ cái, cũng là văn thông dụng thường dùng.
Miệt Lệ Xa (篾戾車). Ngược lại âm miên di 眠彌. Âm kế là lê kiết 黎恝. Âm dưới là xỉ-da 齒耶. Là tiếng
Phạm, là sai. Đúng âm Phạm đọc là Tất-lật-sa 畢侇磋, Hán dịch là hà tiện, là hạng người làm nghề dơ uế, không biết lễ nghĩa, dâm dật, phóng đãng, cúng tế quỷ thần, tàn hại lẫn nhau. Âm di 彌. Ngược lại âm miệt nghi 邊蔑. Âm sa 磋. Ngược lại âm thương hà 倉何.
--------------------------------------
Du Ư (踰於). Ngược lại âm du chu 庾朱. Quảng Nhã cho rằng: Du (踰) là vượt qua. Thuyết Văn nói là vượt qua. Chữ viết từ bộ túc 足 thanh du 俞. Chữ du 俞 từ bộ nhập nhất đến bộ chu 舟 đến bộ xuyên, xuyên là dòng nước chảy, âm du đồng với âm trên. Âm nhập. Ngược lại âm tinh nhập 精入. Âm xuyên. Ngược lại âm cổ ngoại 古外. Dưới là chữ ư 於. Thuyết Văn nói viết chữ điển 殄 từ văn cổ. Ngược lại âm ô 烏. Chữ viết lược.
Xà Yết (蛇蠍). Ngược lại âm lại âm trên là xã già 社
遮. Trong văn kinh viết xà 蛇 này là văn thông dụng thường dùng. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ trùng 虫 đến bộ tha 它, âm tha 它. Ngược lại âm đồ hà 徒何. Tha (它) là chữ cổ, nghĩa là nơi ở của loài hoang dã, cũng gọi là cái hang. Cũng gọi là văn nghi vấn để hỏi, gọi là vô tha (không có nó). Ngược lại âm dưới là hương yết 香
謁. Theo Tập Huấn truyện cho là loài côn trùng cắn đốt người. Thuyết Văn nói viết đố 蠹 là con mọt, sâu mọt, chữ tượng hình. Nghĩa là loại côn trùng độc hại. Theo Lê Sách viết từ bộ trùng 虫 thanh yết 歇. Nay văn kinh viết hạt 蝎 là con mọt trong gỗ, là con ấu trùng, con bọ hung, chẳng phải con bò cạp.
Âm đố 蠹. Ngược lại âm sửu giới 丑介. Âm tù 蝤 là âm dậu 酉, âm tề 蠐 là âm tề 齊.
Thân Anh (身嬰). Ngược lại âm ích doanh 益盈.
Khảo Thanh cho rằng: Anh (嬰) là bị trói buộc. Vận Thuyên Tập cho rằng: Gặp gỡ cũng gọi là bao vây, xung quanh. Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ nữ 女 thanh anh, từ hai bộ bối 貝. Trong văn kinh viết tẻ hai bộ mục 目 đến chữ an 安 là chẳng đúng. Âm chấp 縶. Ngược lại âm tri lập 知立. Âm anh đồng với âm trên.
Lại Tật (癩疾). Ngược lại âm lai đại 來大. Văn thường dùng và Quảng Nhã cho rằng: Là bệnh hủi, bị thương tổn. Thiên Thương Hiệt cho là Đau đớn, bệnh tật. Thuyết Văn nói chữ viết đúng là chữ lệ 癘 là bệnh nhọt độc. Chữ viết từ bộ tật lệ thanh tỉnh 省. Thuyết Văn nói rằng chữ lại 賴 từ bộ phụ 負 thanh lại 賴. Chữ lệ 癘. Ngược lại âm lai đại 來大. Âm lại 賴. Ngược lại âm lặc hạt 勒嗐. Âm tật 疾. Ngược lại âm nữ ách 女厄.
Thũng Pháo (腫皰). Ngược lại âm trên là chi dũng 之勇. Thuyết Văn nói rằng: Thũng là sưng lên mụn nhọt u lên, chữ viết từ bộ nhục 肉. Ngược lại âm dưới là bao mạo 庖貌. Thuyết Văn nói cho rằng trên mặt mọc mụt mụn đỏ Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ bì 皮 viết thành chữ pháo 皰 cũng viết chữ pháo 皰 đều đồng, văn thường dùng cũng viết từ trên mặt nên viết là pháo.
Huyễn Y (眩醫). Ngược lại âm trên là huyền quyên 玄絹. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Huyễn hoặc, mê hoặc lẫn lộn. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Nhìn không thấy rõ. Thuyết Văn nói rằng: Mắt không thường làm chủ. Chữ viết từ bộ mục 目 thanh huyễn 玄. Ngược lại âm dưới là ư kế 於計. Quách Phác cho rằng: Y (醫) là bị che khuất.
Khảo Thanh cho rằng: Trong mắt bị bệnh. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ mục 目 thanh y. Âm y. Ngược lại âm nhất hề 一奚.
Khô hạc (枯涸). Ngược lại âm trên là khang hồ 康
胡. Khảo Thanh cho là Cây chết khô. Hoặc từ chữ liệt làm chữ khô là chữ cổ. Ngược lại âm dưới là hà các 何
各. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Hạc(涸) là kiệt quệ hết. Quảng Nhã cho là hết. Thuyết Văn nói là cạn kiệt, khô ráo. Chữ viết từ bộ thủy thanh cố 固.
Sương Khiếp (箱篋). Ngược lại âm trên là tương dương 想羊. Chữ tóm tắt lại là sương 箱 là từ bộ trúc 竹. Là dụng cụ để chứa đồ đạc, cũng gọi là cái thùng. Khảo
Thanh cho rằng: Khiếp (篋) là cái rương nhỏ kín. Thuyết Văn nói là Cái rương bằng tre. Chữ viết từ bộ trúc 竹 thanh khiếp 篋, hoặc viết từ bộ mộc 木 viết thành khiếp 愜. Theo âm loại. Ngược lại là kiêm diệp 兼葉.
----------------------------------------
Chi Điều (枝條). Ngược lại âm trên là chỉ di 紙移, âm dưới định điêu 定彫. Chữ viết đều từ bộ mộc 木.
Hành Cản (莖稈). Ngược lại âm trên là hạnh canh 幸耕. Thuyết Văn nói là nhánh cây. Chữ viết từ bộ thảo 草 thanh hành. Ngược lại âm dưới là ca lại 哥懶. Theo Tập Huấn Truyện gọi là Cây lúa. Quảng Nhã cho là Cọng lúa mềm của thân cây lúa gọi là cản 稈. Thuyết Văn nói là thân cây lúa. Chữ viết từ bộ hòa thanh cãn, hoặc viết là cán. Trong văn kinh viết cán 幹. Âm cán 幹 đều chẳng phải bổn chữ ở đây dùng.
(Từ quyển 130 đến quyển 167 gồm 38 quyển không có âm giải thích).
--------------------------------------
Giả Tạ (假藉). Ngược lại âm tình dạ 情夜. Dịch là dùng chiếu bằng cỏ tranh thì không có lỗi. Thuyết Văn nói rằng: dùng chiếu cỏ để cúng tế Chữ viết từ bộ thảo 草 thanh tích 積. Âm tích. Ngược lại âm tình diệc 情亦 Khuyến Lệ (勸勵). Ngược lại âm trên là khuông nguyện (匡願).
Quảng Nhã cho rằng: khuyến là trợ giúp. Khảo Thanh cho là Khuyên bảo, khen thưởng. Thuyết Văn nói là khích lệ Chữ viết từ bộ lực 力 thanh quyền. Âm quyền là âm hoan 歡. Ngược lại âm dưới là lực đối 力對.
Trong Truyện Quế Uyển Châu Tòng cho rằng: Lệ (勵) là khuyến khích, khích lệ Đỗ Dự chú giải trong Tả Truyện rằng: khuyến khích nhau. Chữ viết từ bộ lực 力 thanh lệ 厲.
Điên Đảo (顛倒). Ngược lại âm trên là đinh kiên 丁
堅. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Điên là bị che đậy, nói trái. Ngược lại. Quảng Nhã cho rằng: Đảo ngược, lộn lại. Mã Dung chú giải sách Luận Ngữ rằng: Té nhào lật ngửa dưới đất. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ điên. Lại cũng từ bộ tẩu 走 viết thành chữ điên 延, hoặc là viết điên 傎 này đều thông dụng. Trong văn kinh viết thông thường chữ điên 顛 văn thường hay dùng là chẳng phải bổn chữ. Ngược lại âm dưới là đương lão 當老. Khảo Thanh cho rằng: Té nhào lộn.
Túc Thực (宿殖). Ngược lại âm trên là tướng dục 相
育. Khảo Thanh cho rằng: Túc (宿) là lâu bền. Thuyết Văn nói rằng: Dừng lại. Chữ viết từ bộ miên 綿 thanh túc đồng với âm trên. Ngược lại âm dưới là thời lực 時
力. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Thực (殖) là mọc lên. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện là Lâu dài. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Nghỉ ngơi. Hoặc là từ bộ mộc 木 viết thành chữ thực 植 này cũng đồng nghĩa. Khủng Nhiếp (恐懾). Ngược lại âm trên là khúc củng 曲拱. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Khủng 恐 là sợ hãi. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ tâm 心 thanh khủng. Văn cổ viết khủng 恐 khủng là âm 拱 củng. Từ bộ công 工 đến bộ phong 丰 đến bộ ất 乙, âm ất 乙 là âm ẩn 隱. Trong văn kinh viết từ bộ thảo 草, trong sách từ biến thể viết thành khủng 恐 là sai. Ngược lại âm dưới là chi nghiệp 之業. Nhĩ Nhã cho: là sợ hãi. Chữ trong sách viết là phạ 怕 cũng là sợ sệt. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ tâm 心 thanh nhiếp 聶
Trong văn kinh viết chiếp cũng là sợ hãi. Chữ này chẳng phải bổn chữ. Âm nhiếp 聶. Ngược lại âm nữ liệp 女獵.
Giới uẩn (戒蘊). Ngược lại âm giai ải 皆隘. Trịnh Huyền chú giải sách Nghi Lễ rằng: Giới là sợ, giật mình. Khảo Thanh cho là Phòng bị. Tự Thư cho là Cẩn thận. Thuyết Văn cho là Bái lạy giữ gìn. Chữ viết từ bộ qua 戈 viết thành chữ giới 戒 là không trái ngược. Ngược lại âm dưới là uy vẫn 威殞. Tiếng địa phương cho rằng: Uẩn (蘊) là chứa nhóm. Mã Hưu chú giải Luận Ngữ rằng: Gói lại cất chứa. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thảo 草 thanh uẩn 縕.
Quyển 170, 171 hai quyển này đều không có âm giải thích.
------------------------------------
Tề Hà 齊何. Ngược lại âm trên là tịch tế 寂細. Tự Thư giải thích là hạn chế. Khảo Thanh cho là phân đoạn ra, dùng chữ giả tá.
Bất miệt (不篾). Ngược lại âm miên kiết 眠恝. Thuyết Văn nói là Khinh thường. Chữ viết từ bộ tâm 心 thanh miệt 蔑. Trong kinh viết chữ 蔑 này là sai, chẳng phải bổn chữ Âm miệt 蔑 đồng với âm 剔 ở trên là âm 易 dị.
(Kinh từ quyển 173 đến quyển 180 gồm tám quyển không có âm giải thích)
------------------------------------
Bất giảm (不減). Ngược lại âm canh trảm 耕斬. Khảo Thanh cho là Tổn giảm, khiến cho mặt trời nhỏ lại, giảm bớt. Thuyết Văn nói là Tổn giảm, từ bộ thủy thanh hàm 咸. Lại viết từ bộ 冫 viết thành chữ giảm 減 này là chẳng phải. Âm 冫 băng là âm 冰 băng.
Bào Thai (胞胎). Ngược lại âm trên là 補交 bổ giao. Văn cổ viết là 包 bao. Chữ tượng hình chữ 胎 là dựa theo Thạch kinh của Thái Ung cộng thêm bộ nhục 肉 viết thành chữ bào 胞. Thuyết Văn cho là Đứa trẻ mới sinh ra. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Gói trong bao. Trang Tử cho rằng: Bào (胞) là cục thịt ở trong bụng, văn thường hay dùng. Ngược lại là âm phổ bao 普包. Ngược lại âm dưới là tha lai 他來. Quảng Nhã cho rằng: Người phụ nữ có thai hai tháng gọi là thai (胎). Thuyết Văn nói là người đàn bà mang thai hai tháng. Thiên Thương Hiệt cho là người nữ mang thai sanh ra yêu mị. Chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh đài 台. Âm quả 寡 là âm quả 果.
Quỷ Chánh Pháp (匱正法). Ngược lại âm trên là cuồng vị 狂位. Quỷ (匱) là cái tráp, cái hộp. Chữ viết từ bộ phương 匚 thanh quý 貴. Hoặc là viết quỷ 櫃. Trong kinh cho rằng: Quỷ (匱) là pháp tắc, quỷ đó cũng gọi là xẻn pháp, keo bẩn pháp, ngăn không vào được thân tâm bí mật không nói, gọi là keo bẩn, tiếc rẻ thánh giáo, không chịu lưu truyền, giấu kín bí mật, giống như cái rương, cái tráp nên gọi là quỷ pháp (匱法). Cái rương cất giấu Phật pháp. Đức Phật nói đây là người đắc tội rất nặng, thà rằng tạo tội Vô gián chứ không làm cái rương cất giấu pháp.
Sảo vi (稍微). Ngược lại âm trên là sương giáo 霜
教. Vận Thuyên Tập cho rằng: Từ từ chút ít. Quảng Nhã cho rằng: Hỏi một chút, trừ bỏ dần dần khiến cho nhỏ lại. Thuyết Văn nói là Vứt vật ra từ từ. Chữ viết từ bộ hòa thanh tiêu 肖. Ngược lại âm dưới là vĩ phi 尾非. Tả Thị Truyện cho rằng: Vi (微) là không. Sách Tự Thư cho rằng: Vi là nhỏ, vi tế. Thuyết Văn nói là Ẩn hạnh. Chữ viết từ bộ xước 辶 thanh vi. Âm xước 辶 ngược lại âm sửu xích 丑尺. Âm vi đồng với âm trên. Trong kinh viết từ bộ sơn 山 đến bộ ngạt 歹 viết thành chữ vi 微. Văn thường dùng là sai.
Hiểm Ác (險惡). Ngược lại âm trên là hương kiểm 香撿. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Hiểm cũng gọi là ác. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ cho là Nguy hiểm. Thuyết Văn cho là hiểm trở, ngăn cách, khó khăn. Chữ viết từ bộ phụ 阜 thanh kiểm. Ngược lại âm dưới là ô các 烏各. Thuyết Văn nói rằng: Bất thiện, là ác. Chữ viết từ bộ á 亞 đến bộ tây 西 là chẳng đúng.
Tam Tai (三災). Ngược lại âm tể lai 宰來. Thuyết Văn cho là lửa cháy thiêu rụi gọi là tai 災. Văn cổ viết xuyên 川 cũng viết tai 災 đều là chữ cổ. Tam tai có hai loại: Lớn và nhỏ. Mỗi thứ đều khác nhau, đều ở trong kiếp giảm. Tiểu tam tai là Đói khát, dịch bệnh, đao binh. Đại tam tai đó là Lửa cháy, gió bảo, nước cuốn trôi. Đều gọi là tai. Ở trong thời mạt kiếp, cũng gọi là kiếp tai.
Tuần hoàn (循環). Ngược lại âm tùy luân 倫. Ba Thương gọi là đi tuần khắp. Nhĩ Nhã cho là theo, là tốt lành. Thuyết Văn nói là đi. Chữ viết từ bộ xước thanh tuần. Âm tuần là thuận. Âm dưới là hoàn 還. Trịnh Tiễn chú giải sách Chu Lễ rằng: Hoàn là đi một vòng. Hà Hưu chú giải Công Dương Truyện rằng: Thống nhất lại, tóm lại. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ ngọc, thanh hoàn.
Hư luy (虛羸). Ngược lại âm lực truy 力追. Thuyết Văn nói thân thể bệnh tật, gầy yếu. Chữ viết từ bộ dương 羊, thanh luy. Âm luy đồng với âm trên.
Ổi tạp (猥雜). Ngược lại âm trên là ô mỗi 烏每.
Quảng Nhã cho rằng: Ổi là tạp loạn. Khảo Thanh cho rằng: bất chánh mà vượt quá mức. Luận Ngữ nói: Người quân tử lúc cùng khốn thì giữ vững hành động, kẻ tiểu nhân lúc cùng khốn thì làm bừa bãi. Nên gọi là ổi 猥. Tự Thư cho rằng: Ổi là dơ uế. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Ổi là tạp loạn. Thuyết Văn nói là bầy chó sủa. Chữ viết từ bộ khuyển 犬 thanh ổi. Ngược lại âm dưới là tài hợp 才合. Tự Thư cho rằng: Tạp loạn hòa lẫn với nhau. Khảo Thanh cho rằng: so le không thẳng hàng. Thuyết Văn cho rằng: Năm món ăn trộn lẫn với nhau. Chữ viết từ bộ y 衣 thanh tập 集. Theo chữ tạp 雜 đúng thể từ bộ y 衣, thanh tập 集. Theo Lệ Sách cho rằng: Lấy cho tiện lợi nên dời đổi thành bộ mộc 木. Trong bộ y 衣 dưới viết tạp 雜. Lại nhân bộ 草 thảo sách viết đổi thành bộ 衣 y là đứng thẳng. Tương truyền rằng viết chữ 雜 tạp này là mất, là xa.
Ung Thư (雍疽). Ngược lại âm trên là ức cung 億恭. Trang Tử gọi là ung thư đó tức là bệnh ghẻ lỡ u nhọt. Tư Mã Bưu chú thích rằng: Trong thân thể con người nhiệt nóng nổi lên mụn nhọt, hoặc là khí huyết không thông là ung là ứ lại. Thuyết Văn nói là sưng lên. Chữ viết từ bộ tật thanh ung 雍, hoặc viết là ung 癰. Âm dưới. Ngược lại là âm thất dư 七余. Thuyết Văn cho là Nổi mụt ung lâu ngày thành ra thư Chữ viết từ bộ tật thanh thư 苴. Âm thư 苴. Ngược lại âm tử dư 子余. Âm thư 苴 Thuyết Văn cho rằng: theo hai cách đọc, một là trong kinh viết theo chữ thư 苴 bày là sai.
Giới Ung (疥雍). Ngược lại âm lại âm trên là 介 giới.
Khảo Thanh cho rằng: Giới ung là cái mụn ghẻ lở hoặc viết chữ giới 玠 này. Thuyết Văn nói cho rằng bệnh ghẻ lở. Quảng Nhã cho rằng: Cái mụt nhọt.
Phong cuồng (風狂). Ngược lại âm phong dương thừa khánh 封楊承慶 hai âm. Tóm lại cho rằng: Vì loài côn trùng sinh ra gió, cho nên chữ phong 風 có bộ trùng 虫. Thuyết Văn nói rằng: Gió lay động, loài côn trùng sinh ra, cho nên loài côn trùng sinh ra tám ngày, mà hóa sanh ra. Chữ viết từ bộ trùng 虫 thanh phàm 凡. Ngược lại âm dưới là cù Vương 衢王. Cố Dã Vương cho là ngu xuẩn, làm cho kinh sợ lo buồn hãi hùng tim đạp mạnh. Khổng An Quốc chú giải sách Luận Ngữ rằng: Cuồng là người bị xúc phạm thần kinh sinh ra cuồng, cũng gọi là người mất bổn tâm. Thuyết Văn nói cuồng là cuồng chế, gọi là con chó điên.
Chữ viết từ bộ khuyển 犬 thanh cuồng. Âm tuấn 駿 ngược lại âm nhai giải 崖解. Âm quý 悸. Ngược lại âm quỳ quý 葵季. Âm là âm cuồng. Đều là âm quỳ Vương 逵王. Âm chiết là âm chế 制.
Điên giản (癲癇). Ngược lại âm đinh kiên 丁堅. Quảng Nhã cho là điên rồ Theo Thanh loại cho rằng: gió lớn, gió mạnh. Thuyết Văn nói lại viết ngu 虞. Ngược lại âm dưới là hạn gian 限姦. Theo Thanh loại cho là bệnh của đứa trẻ động kinh. Thuyết Văn cho rằng: Giản là bệnh phong. Chữ viết từ bộ tật thanh gian 間. Âm gian 姦 là âm giang 間.
Đông Tàn (疼殘). Ngược lại âm trên là lực trung 力
中. Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử là Mụt nhọt độc. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Bệnh lâu ngày. Thuyết Văn cho là Bênh phong kiết. Chữ viết từ bộ long thanh tỉnh 省. Ngược lại âm dưới là tàng an 藏安.
Bối Lũ (背僂). Ngược lại âm lực cự 力炬. Khảo Thanh cho rằng: Ẩu lũ là thân cúi xuống. Quảng Nhã cho là Xương sống cong lại. Thuyết Văn nói rằng: Gầy yếu bệnh hoạn, từ chữ lũ 縷 thanh tỉnh 省. Âm uông 尪. Ngược lại âm vu Vương 紆王.
Tọa Lậu 矬陋. Ngược lại âm trên là tọa tri 矬知. Quảng Nhã cho rằng: Tỏa 矬 là lùn thấp. Ngược lại âm dưới là lô đậu 盧豆. Vương Dật chú giải Sở Từ rằng: Lậu là nhỏ chật hẹp. Nhĩ Nhã cho rằng: Nơi vùng đất xa xôi hẻo lánh, nơi biên giới. Hiếu Thanh cho rằng: Lậu là xấu xa, thấp hèn. Thuyết Văn nói rằng: Chật hẹp, thô sơ, nông cạn, thấp hèn. Chữ viết từ bộ phụ 阜 thanh lậu, âm lậu đồng với âm trên.
Luyến Tích (攣躄). Ngược lại âm trên là lực truyền 力傳. Khảo Thanh cho là bệnh tay chân gầy yếu, co lại. Ngược lại âm dưới là tinh diệc 并亦.
Cố Dã Vương cho là cái chân bị khô, teo lại không thể đi được. Hoặc viết chữ tích 癖 này. Thuyết Văn cho rằng: Chữ luyến viết từ bộ thủ 手. Chữ tích viết từ bộ chỉ 止, đều là chữ hình thanh, hoặc là viết từ bộ túc 足.
Khô Tụy (枯). Ngược lại âm khổ ngô 苦吾. Âm dưới là tình toại 情遂. Sách Tự Thư cho rằng: Khô túy là dáng vẻ ốm gầy xấu xí, hoặc là viết chữ tụy này cũng đồng nghĩa.
Ngoan Ngân (頑嚚). Ngược lại âm trên là 五. Quảng Nhã cho rằng: Ngoan (頑) là ngu độn. Thuyết Văn nói rằng: Đánh tát cái đầu. Chữ viết từ bộ hiệt 頁 thanh ngoan. Ngược lại âm dưới là ngữ cân 語斤.
Theo Tả Thị Truyện cho rằng: Lòng không có nghi tắc nghĩa đức. Trong kinh gọi là ngoan khẩu 頑口. Nghĩa là miệng nói không có đạo trung tín, nên gọi là Ngân. Thiên Thương Hiệt rằng: Ngân (嚚) là xấu ác, láo khoét, ngu xuẩn. Thuyết Văn nói rằng: Chữ viết từ bộ ngân thanh thần 臣. Âm quặc 摑. Ngược lại âm hồ bổn 胡本. Âm ngân. Ngược lại âm trạch lập 澤立.
Phỉ Báng (誹謗). Ngược lại âm trên là phi vị 非味. Âm dưới là bổ lãng 補浪. Sách Đại Đái Lễ cho rằng: chê bai mà nói toạc ra, khuyên can, tranh luận với nhau tốt xấu đều phơi bày ra, trơ trụi ra. Cổ Ứng Thiệu chú giải Hán Thư rằng: Là miếng ván bắt cầu ngang qua. Cho nên sách chính trị nói chê bai là mất đi tất cả. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Chê bai, nguyền rủa, dùng lời nói độc ác mà nguyền rủa người. Thuyết Văn nói rằng: Hai chữ hỗ tương với nhau là chê bai, hủy nhục người, nói đều là chữ hình thanh.
Tự Hãm (自陷). Ngược lại âm hàm lam 咸藍.
Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Hãm (陷) là bị lấp vùi, chìm xuống. Thuyết Văn nói là rớt xuống. Chữ viết từ bộ phụ 阜 thanh hãm. Âm hãm. Ngược lại âm huynh tỉnh 阱兄. Từ bộ nhân 人 ở trong bộ cửu 臼. Trong kinh viết từ bộ trảo 爪 là chẳng đúng. Âm phụ 阜 là âm phụ 負, âm cửu 臼 là âm cựu 舊 là Chữ tượng hình.
Trầm Nịch (沉溺). Ngược lại âm trên là trì lâm 池
林. Cố Dã Vương cho rằng: Trầm (沉) là chìm xuống. Thuyết Văn nói rằng: Chữ viết từ bộ thủy thanh trầm. Âm trầm 沉 là âm dâm 淫. Ngược lại âm dưới là nê lịch 泥歷. Theo sách Lễ Ký, Khổng Tử cho rằng: Người quân tử chìm trong miệng, kẻ tiểu nhân chìm trong nước. Thuyết Văn nói rằng: Chìm trong nước là từ con người, cũng viết là nịch. Nay thông dụng cũng viết nịch 溺, từ bộ thủy viết thành chữ nịch 溺. Thuyết Văn nói gọi là tên nước. Trong sách viết rằng: Đạo yếu mà nước chảy về phía Tây đến là hợp với lòng dân chúng.
Oa Loa (蝸摞). Ngược lại âm trên là quả hoa 寡華.
Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã là con ốc sên. Thuyết Văn nói rằng: Loa là con tò vò. Quế Uyển Châu Tòng cho rằng: Ở trong nước sanh ra loại côn trùng.. Ngược lại âm dưới là lỗ hòa 魯. Nhĩ Nhã cho rằng: Con phù du, con ốc sên. Các loại này đều không phải con tò vò, mà tức là con ốc sên, loại lớn ở dưới biển. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ trùng 虫 thanh loa. Trong kinh viết loa 螺 này cùng là văn thường dùng, là chẳng đúng.
Lan Phẩn (爛糞). Ngược lại âm phân vấn 分問. Thuyết Văn cho là Lan Phấn là trừ bỏ. Chữ viết từ bộ hoa đến bộ củng 廾, âm củng 廾 là âm cung 供, là âm hoa. nghĩa là lấy cái sàng sảy bỏ đi. Là chữ tượng hình. Giống như hạt gạo mà chẳng phải hạt gạo, tức là cám. Dùng chày giã đập ra, bỏ đi, là chữ hội ý. Hoặc viết là phân đều đúng. Trong văn kinh viết từ bộ hắc 黑 hoặc viết từ dị 異, đều là văn thường dùng chẳng phải chữ đúng. Âm thôi 推. Ngược lại âm tha lôi 他雷.
Hình mạo (形貌). Ngược lại âm mao báo 茅豹 là chữ cổ Thuyết Văn nói nhi 兒 giống như mặt người, hoặc viết từ bộ hiệt 頁 viết thành chữ mạo. Chữ mạo 貌 thanh tỉnh 省.
Quán Tập (摜習). Ngược lại âm cổ hoạn 古患.
Thuyết Văn nói hoặc là viết từ bộ xước 辵 viết thành chữ quán 貫, đều gọi là tập 習 nghĩa là thói quen. Nhĩ Nhã cùng đồng cho rằng chữ viết từ bộ thủ 手 thanh quán 貫, hoặc là viết xuyến 串, chữ cổ Trong văn kinh viết từ bộ tâm 心 viết thành chữ quán 慣 là chẳng đúng, đều không có chữ này.
(Từ quyển 182 đến 290 gồm 119 quyển không có âm giải thích)
Cam giá 甘蔗. Ngược lại âm chi dạ 之夜. Tự Thư cho rằng: Cây mổ quạ Cù lao (劬勞). Ngược lại âm cụ ngu 具愚. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Cù lao là bệnh. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Chữ cù 劬 cũng giống như chữ lao 勞. Nghĩa là vất vả, nhọc nhằn.
(Từ quyển 292 đến 299 gồm 8 quyển đều không có âm để giải thích)
---------------------------------------
Thiệp Khoáng (涉壙). Ngược lại âm trên là thời diệp 時葉. Theo Hàn Thi Truyện giải thích rằng: Thiệp (涉) là vượt qua sông. Hán Thư cho là trải qua. Thuyết Văn cho là đi bộ, lội dưới nước. Chữ viết từ bộ 步 đến chữ lâm 林. Chữ hội ý. Nay lược bớt gọi là thiệp 涉. Ngược lại âm dưới là khổ báng 苦謗. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Khoáng (壙) là chỗ đất trống. Quảng Nhã cho là Rộng lớn. Hiếu Thanh cho là cánh đồng hoang dã thật xa. Hoặc viết chữ khoáng 曠, cũng lại viết chữ khoáng 壙 cũng thông dụng, thường dùng.
Phóng mục (放牧). Ngược lại âm mạc bốc 莫. Cố Dã Vương cho rằng: Mục (牧) là tên gọi chung những người chăn nuôi gia súc. Thuyết Văn cho rằng: Người nuôi bò, ngựa. Chữ viết từ bộ ngưu 牛 thanh chi 支.
Hoài dựng (懷孕). Ngược lại âm trên là hồ quai 胡
乖. Khổng An Quốc chú giải sách Luận Ngữ rằng: Hoài là an ổn. Thuyết Văn cho rằng: Hoài là nhớ nghĩ Chữ viết từ bộ tâm 心 thanh hoài 褱. Hoặc là viết từ bộ nữ 女 viết thành hoài. Ngược lại âm dưới là dực chứng 翼證.
Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Mang đứa con. Quảng Nhã cho là mang thai. Thuyết Văn cho là Ôm đứa con trong lòng. Chữ viết từ bộ tử 子 thanh tử 子.
Văn cổ viết hoài.
(Quyển 301 không có âm để giải thích)
Sa-môn phiên dịch kinh Tuệ Lâm soạn.
(Âm kinh Đại Bát-nhã từ quyển 302-349)
Nhiễu não (嬈惱). Ngược lại âm trên là nê ô 泥烏. Thuyết Văn nói rằng: Nhiễu là khắt khe, tàn ác. Một gọi là quấy nhiễu, làm trò. Chữ viết từ bộ nữ 女 thanh nhiêu 蕘. Ngược lại âm dưới là nô lão 奴老.
Trước trong quyển hai đã giải thích.
Năng Trở (能阻). Ngược lại âm trang sở 莊所. Nhĩ Nhã cho rằng:
Trở là ngăn cản khó khăn. Theo Tả Truyện cho là nghi ngờ Thuyết Văn nói là hiểm trở Chữ viết từ bộ phụ 阜, thanh thư Âm thư. Ngược lại âm tử dư 子余.
-------------------------------------
Khiếm Khứ (欠去) Âm khứ 去. Bì Thương cho rằng: Khiếm khứ là há to miệng ra. Theo chữ khiếm khư là há to miệng ra để dẫn hơi vào, hoặc viết khư 厶 này.
Phan chi (攀枝). Ngược lại âm phổ ban 普班.
Thuyết Văn cho là Dẫn dắt, níu kéo. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh phan. Âm phan là âm phiền 煩. Ngược lại âm dưới là chỉ di 止移. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Chi (枝) là nhánh cây. Chữ viết từ bộ mộc 木. Thuyết Văn cho là Tay nắm lấy nữa cành trúc gọi là chi 支. Văn cổ viết chi 吱 này cũng đồng.
Quỷ mô (揆摸). Ngược lại âm quỳ quý 葵癸. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Quỷ (揆) là đánh giá, phán đoán. Gia Uyển Chu Tòng cho rằng: Thương lượng, trắc nghiệm, đánh giá các việc gọi là quỷ 揆. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thủ 手 thanh quý 癸. Ngược lại âm dưới là mạc hồ 莫胡
Tóm tắt lại cho rằng: Mô là học theo phương pháp. Thuyết Văn là Qui tắc. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh mạc 莫.
Hiệt Tuệ (黠慧). Ngược lại âm trên là nhàn ưu 閑憂. Tiếng địa phương cho rằng: Tuệ hiệt là thông minh, nhanh nhẹn. Thuyết Văn cho là Chất xám cứng rắn. Chữ viết từ bộ hắc 黑 thanh kiết. Ngược lại âm dưới là huề giai 攜佳. Quách Phác chú giải tiếng địa phương rằng: Tuệ (慧) là tình ý sáng suốt. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Sáng suốt, xác thật, hiểu biết tường tận. Thuyết Văn cho rằng: Khinh bạc, lanh lợi. Chữ viết từ bộ tâm 心 thanh tuệ 彗. Âm huyên 儇. Ngược lại âm huyết duyên 血緣. Huyên cũng gọi là tuệ. Âm tuệ 彗. Ngược lại âm tùy tuệ 惠.
Ca Già Mạc ni (迦 遮末尼). Ngược lại âm trên là cương già 薑伽. Âm kế là giả xà 者蛇. Âm cuối là mạc bát 莫鉡, là tiếng Phạm tên loại châu báu, loại quý như là Ngọc, Đá, ngọc Tỳ Diêu Miên.
Báo oán (報怨). Ngược lại âm trên là bảo mạo 保冒. Trịnh Tiễn chú giải sách Lễ Ký rằng: Báo (報) là đáp lại. Quảng Nhã cho là phục hồi. Cố Dã Vương cho là Báo đáp, đền đáp. Thuyết Văn cho là Người đương làm tội. Chữ viết từ bộ hạnh 幸 thanh phục âm phục 服 là âm tội 罪. Ngược lại âm dưới là uyển viên 苑袁. Khảo Thanh cho là Oán ghét, hiềm thù, cừu hận. Khảo Thanh cho rằng: Tự đào lấy gốc cỏ mà che đậy lại. Chữ viết từ bộ miên thanh oán 怨. Âm miên 冖 là âm miến 綿, âm phục 服 là âm phục 服.
Đỗ Đa (杜多). Âm trên là độ 度, là tiếng Phạm. Xưa dịch là đầu đà 頭陀, hoặc gọi là Đẩu-tẩu. Nghĩa là tu hạnh ít muốn biết vừa đủ Có mười hai hạnh:
- Một là thường đi khất thực.
- Hai là khất thực theo thứ lớp.
- Ba là ngồi một chỗ mà ăn.
- Bốn là theo thứ lớp mà ăn.
- Năm là khi ăn xong không uống nước trái cây ép.
- Sáu là thương ở chỗ vắng vẽ.
- Bảy là thương ngồi không nằm.
- Tám là hễ được tọa cụ nào thì sử dụng tọa cụ ấy.
- Chín là ngồi ngoài trời.
- Mười là ngồi dưới gốc cây.
- Mười một là chỉ chứa ba y.
- Mười hai là mặc y phẩn tảo.
----------------------------------------
Hôn Trầm (惛沉). Ngược lại âm trên là hồ côn 乎昆. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Hôn là loạn. Quảng Nhã cho: Hôn là ngu si, ngớ ngẫn, đần độn. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ dân 民. Sau các Miếu, Chùa tránh phạm Húy nên đổi lại chữ dân 民 là chữ thị 氏, hoặc là viết từ bộ tâm 心 viết thành chữ hôn 婚, chữ miên 眠 ở dưới y cứ theo đây.
Thùy Miên. Ngược lại âm trên là thùy ngụy. Theo Tập Huấn Truyện cho là ngồi mà ngủ. Sách Tự Thư cho rằng: Ngủ mê, say. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ mục 目 thanh thùy. Ngược lại âm dưới là mạc biên 莫邊. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Miên (眠) là nằm mà ngủ. Thuyết Văn nói chữ viết huyên âm miên 眠 thanh miên 眠. Chữ mục 目 thanh huyên. Chữ đúng xưa nay viết miên 眠 mục 目 huyên từ bộ mục 目thanh miên. Khể Lưu (稽留). Ngược lại âm trên là kinh nghe 經
霓. Khảo Thanh cho rằng: Khể là ngừng lại, chậm lại. Thuyết Văn cho rằng: là Dừng lại, lưu lại, giữ lại. Chữ viết từ bộ chỉ 旨, thanh khể. Âm khể là âm kê 雞. Văn cổ viết là khể 乩, hoặc viết là bốc 卜. Ngược lại âm dưới là lực cứu 力救. Giải thích trước cũng đồng. Khảo Thanh cho là lâu dài. Thuyết Văn cho là dừng lại, lưu lại. Chữ viết từ bộ điền 田 thanh lưu. Nay trong văn kinh viết chữ biến thể thành chữ lưu 留 này, hoặc là viết lưu 留 này, hoặc là viết lưu 留 như vậy lần lần chuyển nên sai đi âm lưu cũng là âm dậu 酉, âm liễu 柳
Tạ Pháp (榭法). Ngược lại âm trên là 夕夜 tịch dạ. Khảo Thanh cho rằng: Lạy tạ ân nghĩa. Thuyết Văn cho là từ biệt. Chữ viết từ bộ ngôn 言 thanh xạ 射. Dưới là chữ pháp 法. chữ đúng thể là chữ pháp 琺 này, hoặc là viết pháp 琺. Nay theo lệ sách viết lược bớt đi, chữ pháp 琺 viết thành chữ pháp 法 này. Âm pháp 琺. Ngược lại âm trạch 宅 độc. Gọi là Thần thú ngày xưa cũng gọi là giải pháp độc. Không thẳng tới mà từ từ bỏ đi, phẳng lặng như nước. Cho nên từ bộ thủy 冰 mà viết pháp 琺 lược đi. Nay lược lại và viết chữ pháp 法 này. Quảng Nhã cho là Pháp lịnh. Nhĩ Nhã cho là Thường. Thuyết Văn nói là hình luật. Cố Dã Vương cho rằng: Pháp là lau chùi, là nghi tắc, phép tắc.
Vô lụy (旡鏍) Chữ trên là vô 旡. Văn cổ viết kỳ 奇 trong chữ vô 旡. Thuyết Văn nói là Hư vô, là sức mạnh. Ngược lại âm dưới là ngụy.
Theo Tả Truyện cho rằng: Con người về sau không có mệt mỏi. Vận Thuyên cho là tội tướng, Tự Thư cho là Liên lụy đến nhà, văn cổ lại viết lụy đều là chữ tượng hình.
Hệ Phược (繫縛). Ngược lại âm trên là kế 計. Sách Tập Huấn Truyện cho rằng: Nối kết lại, tiếp theo. Ngọc Thiên cho rằng: Buộc chặt lại, câu thúc. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ mịch 糸 thanh hệ. Ngược lại âm dưới là phòng bác 房博. Tập Huấn Truyện cho Phược hệ là ràng buộc, trói buộc. Thuyết Văn nói cho là bó lại. Chữ viết từ bộ mịch 糸 bác 博 thanh tỉnh 省.
Gian Tân (艱辛). Ngược lại âm thảo nhàn 草閑. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Khó khăn, gian nan. Thuyết Văn cho là Đất khó trị. Chữ viết từ bộ thổ 土 thanh cấn 艮. Âm cần là âm cẩn 謹. Chữ theo đây là đúng. Nay văn thường dùng loại viết cần 勤 là sai. Chữ tân 辛 trên theo hai cách viết tân 辛.
Vô hạ (無暇). Ngược lại âm trên hà nha 遐伢. Giả Quì chú giải sách Quốc ngữ rằng: Hạ (暇) là sự rảnh rỗi, nhàn rỗi. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ nhật 日 thanh hà.
Da hỗ (祜祜). Ngược lại âm 胡古 hồ cổ Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện rằng: Hỗ 祜 là may mắn, phước lành. Sách Nhĩ Nhã cho là nguồn phước. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thị 示 thanh cổ 古. Trong kinh hoặc là viết hữu 祐 âm hữu 右. Thuyết Văn cho là Hỗ đỡ, giúp sức. Nơi nghĩa cũng thông chữ trên dịch là có liên hệ với nhau. Khổng Tử cho rằng: Từ nơi Trời trợ giúp, là thuận theo con người để trợ giúp, là người có lòng tin. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thị 示 thanh hữu 右. Âm thị 示 là âm kỳ 祇.
Văn manh (蚊懵). Ngược lại âm trên là vật phân 勿
汾. Trong kinh viết văn 文, thường dùng sai. Thuyết Văn nói viết văn 文 là loại côn trùng biết bay cắn đốt chích người. Ngược lại âm dưới là mạc canh莫耕. Theo Thanh loại cho rằng: con muỗi mắt, muỗi kim, giống như con muỗi mà lớn hơn. Thuyết Văn cho là ở trên núi, hồ ao nước đọng, trong cỏ hoa hóa sanh con muỗi này, cũng từ trong thân con nai sanh ra. Thân nó lớn gọi là manh 懵 tức là con ruồi trâu mà sống từng đàn.
Theo văn gọi là loài ký sinh trùng sống trên người và thú vật, hút máu để sống.
Vô giáp (無郟). Ngược lại âm hồ giáp 胡甲. Thuyết Văn cho rằng: Nơi quan ải nhỏ hẹp. Chữ viết từ bộ phụ 阜 thanh giáp. Trong văn kinh viết từ bộ đại 大 viết thành giáp 郟 này là chẳng đúng. Âm giáp. Ngược lại âm hiềm diệp 嫌葉.
(Kinh từ quyển 305 đến quyển 310 đều không có âm giải thích)
----------------------------------------
Thông duệ (聰叡). Ngược lại âm trên là thông 蔥. Theo Hàn Thi Truyện cho là thông minh. Mao Thi Truyện cho là nghe. Thuyết Văn cho là chính xác thật tế Chữ viết từ bộ nhĩ 耳 thanh thông. Ngược lại âm dưới là nhuệ 銳. Văn Bát-nhã cho rằng: Là trí tuệ Sách Thượng Thư cho là Thánh. Tập Huấn Truyện cho là thông tận nơi vi tế nhỏ bé nhất. Thuyết Văn cho là Sâu, trí sáng thâm sâu. Chữ viết từ bộ thông đến mục 目 thanh tỉnh cốc 省谷. Âm thông là âm tàn 殘.
Chúng dụ (眾喻). Ngược lại âm trên là 菸虫 Thuyết Văn cho là chúng là số đông nhiều, từ bộ thỉ 豕, lập là chúng đông. Từ bộ mục 目 viết chữ chúng. Chữ chỉ ý. Âm chúng là âm ngâm 吟. Ngược lại âm dưới là dực chú 翼注 là chữ thường hay dùng. Viết đúng từ bộ ngôn 言 viết thành dụ 諭. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký cho là nói lãi nhãi bên tai. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Khuyên can, dùng thí dụ khuyên can.
Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ ngôn 言 thanh dụ Bất Khiếp (不怯). Ngược lại âm khiếm khiếp 欠怯. Cố Dã Vương cho là khiếp sợ nhát gan. Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ khuyển 犬 viết thành chữ khiếp 怯. Cho rằng nhiều chó nên phải sợ hãi là chữ hội ý.
Bất đạn (不憚). Ngược lại âm trên đường lan 唐闌.
Trịnh Huyền chú giải Mao Thi Truyện cho rằng: Đạn (憚) là khó khăn kiêng sợ Theo Tập Huấn Truyện cho là từ chối, kinh sợ. Thuyết Văn cho là Kiêng kỵ. Chữ viết từ bộ tâm 心 thanh đơn 單.
Giải Quyện (懈倦). Ngược lại âm trên là giới 戒. Âm dưới là cuồng viện 狂院, hoặc là viết quyện 倦. Quảng Nhã cho rằng: quyện là rất. Vận Anh Tập cho rằng: Rất mỏi mệt, hoặc là viết là.
Do dự (猶豫). Ngược lại âm trên là Dực châu 翼州. Âm dưới là dư cứ 餘據. Hiếu Thanh cho rằng: Do dự là không nhất định. Từ Tập Huấn Truyện cho là trong lòng nghi ngờ. Sách Lễ Ký cho là Đoán, dự đoán. Cho nên chỗ quyết còn hiềm nghi, nhất định do dự Tiếng địa phương cho rằng: Ở Lũng Tây gọi con chó là do 猶. Cho nên chữ Do từ bộ khuyển 犬 thanh do. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Dự (豫)là tên một con thú hình dáng giống như con voi. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ tượng 象 thanh dữ 与.
Đổ La miên (堵羅綿). Âm trên là đổ 堵. Âm dưới là di nhiên 彌然. Tiếng Phạm, gọi là loại bông tơ nhẹ mịn. Sa-môn Đạo Tuyên chú giải trong Tứ Phần Luật giới kinh rằng: Loại cây cỏ trổ bông mịn nhẹ. Hoa Bồ Đào, hoa Liễu, hoa trắng, hoa trắng dương, hoa Điệp v.v… Là loại bông nhẹ bay lên, lấy nghĩa nhuyễn mịn làm ví dụ Phiêu dương (飄颺). Âm trên là thất diêu 匹遙. Trong Mao Thi Truyện cho là gió mạnh. Ngược lại âm dưới là dương lượng 揚亮.
Thuyết Văn cho là gió bay phất phới, thanh bình.
-----------------------------------
Phiếm Đại Hải (泛大海). Ngược lại âm phương phạm 芳梵. Thuyết Văn cho: Phiếm (泛) là nổi. Chữ viết từ bộ thủy thanh phạt. Ngược lại âm phạt tức 伐即, là chữ đúng. Ngược lại âm dưới là ha cải 訶改. Cố Dã Vương cho là nước lớn nhiều, nhận nước từ muôn con sông chảy ra. Lão Tử cho rằng: Sông biển cả mênh mông. Cho nên có thể làm vua cả trăm hang nhỏ ngõ ngách trăm muôn con sông lão Tử nói: Sở dĩ sông biển có khả năng đương đầu trăm hang là vì dụ cho Pháp lành, cho nên Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thủy thanh mỗi 每.
Phù nang (浮囊). Âm trên là phù 符. Lại âm phù vưu 符尤. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Trôi nổi gọi là 浮 phù.
Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ cho là nhẹ Thuyết Văn cho là nổi lên trên mặt nước. Chữ viết từ bộ thủy thanh phù 孚. Ngược lại âm dưới là nặc đường 諾唐. Tập Huấn Truyện cho rằng: Cái túi có đáy gọi là nang 囊, không đáy gọi là thác 託. Nay trong kinh nói “Phù nang” đó là cái túi chứa hơi, muốn vượt qua biển lớn phải nương vào cái túi này, cái túi chứa hơi đó là nhẹ nổi lên mặt nước, có sức đưa người qua sông biển lớn.
Bản Phiến (板片). Ngược lại âm trên là ban giản 班
簡. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: dùng cây cưa chẽ gỗ ra làm ván. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ phiến 片 viết thành bản 板 là cắt gỗ ra thành miếng ván.
Trong văn kinh viết từ bộ mộc 木, văn thường dùng thông dụng. Ngược lại âm dưới là thiên biến 篇遍. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Phiến (片) là gỗ được chẻ ra thành miếng ván. Thuyết Văn nói là phân nửa khúc gỗ Tử Thi (死屍). Âm thi 尸. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Người chết gọi là thi 屍. Theo sách Lễ Ký cho rằng: Người chết ở trên giường gọi là thi (屍) xác chết. Bỏ vào quan tài gọi là cửu 柩. Tức là linh cửu, cái hòm liệm xác người chết. Âm tức cửu 柩 là âm cựu 舊. Chữ viết từ bộ phương 匚 đến bộ cửu 久.
Khoáng dã (壙野́). Ngược lại âm trên là 廓廣 khuếch quảng. Trước đã giải thích rồi.
Tư lương 資糧. Thuyết Văn nói: Tư (資) là hàng hóa.
Chữ viết từ bộ bối 貝 thanh tư. Ngược lại âm dưới là lực khương 力姜, hoặc viết là lương 糧. Tập Huấn Truyện cho là Các thứ lương thực, thức ăn. Thuyết Văn nói là Ngũ cốc. Chữ viết từ bộ mễ 米 thanh lương 量. Trong kinh Lục Độ Vạn Hạnh gọi là “Tư lương”
Tao khổ (遭苦). Ngược lại âm tổ lao 祖勞. Thuyết Văn cho là gặp gỡ Phôi bình (坯瓶). Ngược lại âm trên là phổ bôi 普盃. Thuyết Văn cho là Ngói chưa nung nên gọi là phôi. Chữ viết từ bộ thổ 土 thanh bất 不. Ngược lại âm dưới là mãn huyên 滿喧. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: dụng cụ chứa nước. Hiếu Thanh cho rằng: Giống như cái bình mà miệng nhỏ gọi là bình 瓶, cái lọ, cái chai. Âm anh. Ngược lại là âm ô canh 烏耕.
Kham thạnh (堪盛). Ngược lại âm trên là khang cam 康甘.
Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Kham là có thể có khả năng. Âm thạnh 盛 là thành 成. Hiếu Thanh cho là bền chắc. Thuyết Văn cho là nhiều, đầy đủ. Chữ viết từ bộ mãnh 皿 thanh thành 成.
Trang trị (裝治). Âm trên là trang 莊. Hiếu Thanh cho là Trang sức đẹp. Âm dưới là trì 持. Tự Thư cho là Sửa trị pháp lệnh, sửa, tu sửa.
Thôi trước (推著). Ngược lại âm trên là tha lôi 他雷. Thuyết Văn cho là Thôi (推) là sắp bày, âm bài 排. Ngược lại âm bại 敗 mai 埋. Ngược lại âm dưới là trương lược 張略. Chữ viết đúng là từ bộ thảo 草 đến chữ giả 者, hoặc từ bộ 手 thổ viết thành chữ trước 著. Nay trong kinh viết hai chữ điểm 點 dưới viết thành chữ trước 著, vì có bộ thảo 草 là sai.
Tảng thất (嗓失). Ngược lại âm tảng táng 嗓葬. Hiếu Thanh cho rằng: Tảng thất là lạc mất, rời rạt. Thuyết Văn nói cho là chết mất.
Viết chữ từ khốc 哭. Âm khốc 哭. Ngược lại âm khổ 苦 cốc thanh vong. Trong văn kinh viết táng 喪 hoặc là viết tảng đều sai. Âm dưới là thất 失. Thuyết Văn cho rằng: Thất (失) là tung hoành ngang dọc. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh ất 乙. Theo Lệ sách viết chữ thất 失 này là sai.
Phương khiên (方牽). Ngược lại âm xí kiên 企堅. Quảng Nhã cho là liên kết, dẫn dắt. Kéo lôi. Thuyết Văn cho là Dẫn đi trước. Chữ viết từ bộ mịch 冖 giống như ngưu 牛. Âm 麇 quân nghĩa là tụ hợp lại. Lại viết từ bộ ngưu 牛 thanh huyền 玄. Âm miên. Ngược lại âm quý dinh 癸贏. Văn thường dùng viết từ bộ thủ 手 đến bộ khứ 去 viết khiên 牽 này là chẳng đúng. Văn cổ viết từ bộ thủ 手 viết thành chữ khiên.
Xuyên huyệt (穿穴). Ngược lại âm trên là xướng chuyên 昌專.
Vận Anh Tập giải thích rằng: xuyên là cai hang. Thuyết Văn cho là thông suốt. Chữ viết từ bộ thân 身 đến bộ huyệt 穴. Âm dưới là huyền quyết 玄決. Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện cho rằng: Đường dưới đất gọi là cái hang. Thuyết Văn nói cho là Đất ở nhà. Chữ viết từ bộ miên 冖 thanh bát.
Lão mạo (老耄). Ngược lại âm trên là lặc não 勒惱. Nhĩ Nhã giải thích rằng: Lão là thọ tuổi thọ Hiếu Thanh cho rằng: Sống lâu, cựu. Khúc Lễ Kinh cho rằng: Bảy mươi tuổi gọi là lão 老. Thuyết Văn cho là Mạo lão là người cao tuổi. Chữ viết từ bộ mao 毛 đến bộ nhân 人, đến bộ chủy. Âm chủy là âm hóa. Nói rằng người có râu tóc hóa bạc trắng gọi là lão 老. Ngược lại âm dưới là mao bạo 毛暴. Sách Chu Lễ cho rằng: Tám mươi, chín mươi tuổi gọi là mạo 耄. Trịnh Huyền cho: Là người mê muội hay quên. Thuyết Văn nói chữ viết là mạo niên 耄年 là chín mươi tuổi. Chữ viết từ bộ lão 老 đến bộ cao 高 thanh tỉnh 省.
Câu Lô xá (俱盧舍). Là tiếng Phạm. Trong Luận
Đại Bà-sa cho là Một Câu-Lô-Xá, tức là bằng tiếng con bò rống vang ra, tức là nơi rất xa ngoài thành. Vùng A-lan-nhã.
Tức là nơi tịch tịnh yên tỉnh.
(Quyển 313 không có âm giải thích)
------------------------------------
Hộc noãn (觳卵). Ngược lại âm trên là khổ giác 苦
角. Theo Tập
Huấn Truyện cho rằng: Cái trứng của con chim, da ngoài trong rỗng. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ hộc 觳 thanh giác 角. Âm giác 角. Ngược lại âm khẩu giang 口
江. Ngược lại âm dưới là quản 管. Thuyết Văn cho là Phàm vật gì không có vú đều từ trứng sinh ra. Văn cổ viết chữ noãn 卵 nầy, hoặc là viết noãn 卵. Chữ tượng hình.
Ế mục (噎目). Ngược lại âm ư kế 於計. Vận Lược Tập cho rằng: Con mắt bị che. Chữ viết từ bộ mục 目 thanh y. Ngược lại âm ư kế 於計. Trong văn kinh viết ế 曀 này là chẳng đúng. Chữ mục 目 Thuyết Văn cho là con mắt của người. Chữ tượng hình có hai « đồng tử ».
Tướng Soái (將帥). Ngược lại âm tinh dạng 旌樣. Từ Thư cho: là quân chủ. Thuyết Văn cho là Thống lĩnh. Chữ viết từ bộ thốn 寸 đến chữ thanh tỉnh 省. Ngược lại âm dưới là suất loại 率類. Khảo Thanh cho là Thống lĩnh. Tập Huấn Truyện cho rằng: Tướng quân. Hoặc là viết hoặc âm là suất (率) đây cũng thông dụng.
(Quyển 315, không có âm giải thích)
--------------------------------------------
Thuần thục (淳熟). Ngược lại âm trên là thời luân 時倫. Văn thường hay dùng viết là thuần 淳, hoặc là viết thuần 淳. Quảng Nhã cho rằng: Thuần là trong sạch. Hiếu Thanh cho rằng: thuần là sạch trong.
Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ thủy viết thành chữ tức là trong suốt màu xanh. Âm lục là âm 淥 lộc. Ngược lại âm dưới là thường lục 常陸
Theo Hiếu Thanh cho rằng: Trở thành chín mùi. Tiếng địa phương cho rằng: Đã chín nhừ Thuyết Văn nói rằng: Thức ăn đã nấu chín.
Chữ viết từ bộ kích thanh âm cao 高 nhẫm 飪. Ngược lại âm nhi chẩm 而枕. Âm kích là âm kích 戟. Âm cao 高. Ngược lại âm thời luân 時倫. Nay văn thông dụng viết chữ thục 孰, hoặc theo dưới từ bộ hỏa viết thành chữ 熟 thục, đều là theo Lệ Sách viết, từ lược bớt mà biến thể đi, đều thông dụng âm hỏa là.
(Quyển 317 không có âm giải thích).
Đa-Yết-La (多揭羅). Là tiếng Phạm, tên mùi hương. Âm yết 揭 là âm yết 羯, theo âm Phạm là sai. Âm đúng gọi là Đa nghiệt la 多蘗囉. Tức là mùi hương của “linh lăng”. Chữ la 囉 chuyển lưỡi đọc là “Ra” Đa-Ma-La (多摩羅). Cũng là Tiếng Phạm, tên mùi thơm. Đời Đường dịch là mùi thơm của cây Hoắc hương. Xưa gọi là mùi thơm của rễ cây là sai.
Ốt Bát La Hoa (嗢缽羅花). Ngược lại âm trên là ôn cốt 溫骨.
Đại Đường dịch là Hoa sen xanh, hoa này màu xanh, lá nhỏ hẹp mà dài, mùi thơm bay rất xa, người nhân gian khó có thể ngửi được, mùi hoa này giữ cho không nóng bức. Xưa ở ao rồng lớn có, hoặc gọi là Ưu-Bát-La. Thanh chuyển đều là một nghĩa.
Bát Trì Ma Hoa (缽持摩花). Xưa gọi là 缽摩, hoặc gọi là Bát-nỗ-ma 缽弩摩. Đúng âm Phạm gọi là Bátnạp-ma 缽納摩. Đây người đời gọi là hoa sen đỏ Như trên gọi là hoa màu đỏ màu vàng, màu tím.
Câu Mỗ Đà-Hoa 拘某陀花. Xưa gọi là câu-vật-đầu 拘勿頭. Đúng âm Phạm là câu-mâu-na 拘牟那. tức là hoa sen màu tím đỏ đậm, màu son. Người đời không ngửi được mùi hoa kia. Trong ao rất thơm, hoa cũng rất lớn.
Bôn-Trà-Lợi-Ca-Hoa 奔茶利迦花. Xưa gọi là phânđà-lợi 芬陀利. Đúng âm Phạm là Bổn-nỗ-li-ca-hoa 本弩哩迦花. Đại Đường gọi là hoa sen trắng, hoa sen này trắng như tuyết, như màu vàng bạc tỏa sáng, người ta ngửi rất thơm, cũng có nhiều hoa, lớn mọc trong ao rồng kia, người thế gian không có. Âm nô 奴 là âm nô nhã 奴雅.
Tỷ Độ (比度). Ngược lại âm tỳ nhị 卑弭. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: So sánh các loại. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ là So sánh giống như là trao đổi. Ngược lại âm dưới là đường lạc 唐洛. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Độ là đánh giá. Chữ giã tá.
(Quyển 319, 320, 321 ba quyển trên đều không có âm để giải thích)
----------------------------------------
Đông dũng (蛹東). Ngược lại âm dung thũng 容腫. Thấy trước năm mươi hai ở quyển đã giải thích rồi.
Chiên Đàn Hương (栴檀香). Tiếng Phạm là Bạch đàn hương 白檀香. Ngược lại âm trên là chi nhiên 之然. Ngược lại âm dưới là đường lan 唐蘭. Đây gọi là mùi thơm phát ra từ biển Nam Hải, có hai loại, đỏ và trắng. Hoa màu đỏ như trên đã giải thích. Dưới đây trong kinh nói có tên của loài hoa thơm. Như quyển trước đã giải thích đầy đủ rồi.
-------------------------------------
Hữu sí (有翅). Ngược lại âm trên là thí chí, Thuyết Văn nói là cánh chim từ tiếng của chi vũ, hoặc đồng với chữ thiên Đãng: Âm trên là thiên 篇. Âm dưới là đương lãng 當朗. Hà Yến giải thích rằng: Đãng là tộc loại. Khổng An Quốc chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Tương trợ. Nặc (匿) chẳng phải gọi là đãng. Lục Thao cho rằng: Bạn bè, gọi là bằng hữu, gọi bằng tức là đãng. Sách Chu Lễ cho rằng: Năm trăm nhà là một đãng.
Tỷ muội (姊妹). Ngược lại âm trên là tư thử 咨此. Âm dưới là mỗi bối 每背. Bạch Hổ Thông cho rằng: Tỷ là phóng túng, thoải mái. Muội (妹) là mạt (末) là ngọn. Nghĩa là lấy cái trước sau tôn ty thứ lớp. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: Người con trai gọi người con gái là muội, tức anh gọi em gái là muội. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ nữ 女 thanh tỷ. Âm 市 thị là âm tư tử 玆死. Chữ muội 妹 là chữ mạt 末.
Quỷ Phạm (軌範). Ngược lại âm câu vi 俱葦. Ngược lại âm dưới là phàm ảm 凡黯. Xem quyển bốn mươi ba ở trước đã giải thích rồi.
Tà hạnh (邪行). Ngược lại âm trên là tịch sa 夕磋. Âm dưới là hạnh 幸. Trong Đại Luận cho rằng: Làm trái với Chánh giáo, tin theo tà ngụy, gọi là năm thứ lửa thiêu đốt, thân giữ giới gà chó, không có lợi ích, không cần khổ gọi là tà hạnh. Lại nữa làm việc sai quấy, đối với dâm dục lấy vợ người khác làm vợ mình đó là chẳng phải thời lấy chẳng phải đạo làm đạo để theo gọi là tà hạnh.
Ly gián (離間). Ngược lại âm trên là lực tri (力知). Âm dưới là cách hạn 革限.
(Quyển 324 không có âm để giải thích)
----------------------------------------
Phiến-đệ-bán-trạch-ca (扇棣半擇迦. Âm đệ. Ngược lại âm lặc gia 勒加. Trong kinh viết bố là chẳng thành chữ Âm ca 迦. Ngược lại âm cương khư 薑祛. Là tiếng Phạm, đời Đường dịch là huỳnh môn 黃門.
Loại người này có năm thứ Như trong Tỳ Nại Da Đại Luật có nói rộng. Nay Ký lược tụng cho rằng: chính là thiên, kiền, đố, biến, bán.
Ám á 晻啞. Ngược lại âm trên là ẩm kim 飲今. Thuyết Văn cho là Không có thể nói được. Chữ ám giống như là không có tiếng. Ngược lại âm dưới là ô giả 烏賈. Trước quyển thứ nhất đã giải thích chữ viết đều từ bộ tật. Ngược lại âm nữ ách 女厄. Từ bộ viết 口 chữ 啞 á này là chẳng đúng.
Luyến tích điêu giản đoản lậu do dự (攣躄癲癇短陋猶豫) quyển một trăm tám mươi ở trước đã giải thích rồi.------------------------------------
Xú Uế (臭穢). Ngược lại âm trên là xương chú 昌
咒. Thuyết Văn cho là loài thú chạy ngửi mùi mà biết dấu vết đường về đó là loài chó.
Chữ viết từ bộ khuyển 犬 đến bộ tự 自, âm tự 自 là cổ viết tỵ 鼻 là lỗ mũi, là chữ tượng hình. Nay văn thông dụng viết từ bộ tử 死 viết thành chữ tỵ 畀 này là chẳng đúng. Ngược lại âm dưới là uy vệ 威衛. Văn Ngọc Thiên cho rằng: Uế là không sạch sẽ, trong sạch. Vận Anh Tập cho rằng: Uế là xấu ác, hoặc từ bộ thực 食 viết thành chữ uế nghĩa là uống nước dơ. Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ hòa thanh tuế 歲.
Cấu ni (垢膩). Ngược lại âm trên là cổ khẩu 古口.
Cố Dã Vương cho rằng: Cấu (垢) là không sạch sẽ Thuyết Văn cho là nước đục dơ. Ngược lại âm dưới là ni trĩ 尼稚. Thuyết Văn cho: Nị (膩) là béo ngậy. Chữ viết đúng xưa nay từ bộ nhục 肉 thanh nị 貳.
Kỹ sắt (蟣蝨). Ngược lại âm trên là cơ nghi 機擬. Vận Anh Tập cho rằng: sắt 蝨 là trứng của loại ký sinh trùng. Ngược lại âm lỗ quản 魯管, là chữ tượng hình. Ngược lại âm dưới là sở ất 所乙. Thuyết Văn nói chữ 蝨 sắt là viết từ bộ sắt 九 đến bộ trùng 虫虫. Văn thông dụng viết chữ 虱 sắc là chẳng phải âm sắc, là âm 信 tín. Âm trùng 虫虫 là âm côn 昆.
Ma huỳnh (磨螢). Ngược lại âm vinh hồi 榮迴. Vận Anh Tập cho rằng: Là lau chùi. Tự Thư cho là Ngọc mài nhỏ gọi là huỳnh 螢, là sáng óng ánh, hoặc viết chữ huỳnh 滎 này.
Bất tuẫn (不侚). Ngược lại âm trên là tuần tuấn 旬
俊. Tập Huấn Truyện cho rằng: Lấy vật từ hân gọi là tuẫn 侚. Theo Hiếu Thanh cho là quay về Sách Thượng Thư cho là Chạy theo. Thuyết Văn cho là Rất mau. Chữ viết từ bộ nhân 人 thanh tuần 旬, hoặc viết tuẫn 徇 cũng thông dụng.
Giao triệt (交徹). Ngược lại âm triền liệt 纏列. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Triệt là thấu suốt. Trịnh Huyền chú giải sách Luận Ngữ: Cũng cho là thông suốt. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Là đạt tới nơi. Thuyết Văn rằng: Chữ viết từ bộ xước thanh phộc dục (攴谷). Theo văn thông dụng viết từ bộ khứ 去 là chẳng đúng. Âm xước. Ngược lại âm sửu xích 丑尺. Âm phộc phổ bốc 普卜.
Tân toan (辛酸). Ngược lại âm trên là tín tân 信津. Khảo Thanh cho rằng: Tân (辛) là mùi vị ớt cay. Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ nhị 二 đến bộ tân là âm tội 罪. Ngược lại âm thừa canh 丞庚. Giống người cúi xuống. Ngược lại âm lộng quan 哢官. Thuyết Văn cho: Toan (酸) là rót rượu mời. Chữ viết từ bộ 酉 dậu thanh toan.
Âm toan là âm tuấn, hoặc viết toan 酸 nghĩa là đau khổ. Chiết phục (折伏). Ngược lại âm trên là chương phục 章熟. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: chiết (折) là bẽ gãy, đứt lìa ra, gọi là đoạn ngục. Quảng Nhã cho là Bẻ cong lại. Chữ chánh xưa nay từ bộ thủ 手 thanh cân 斤. Ngược lại âm dưới là bằng phúc 馮
福. Hiếu Thanh cho rằng: Khuất phục, chịu theo. Thuyết Văn cho: Phục (伏) là hầu hạ là con chó theo hầu hạ người, tức là phục 伏. Cho nên gọi là theo người. Chữ viết từ bộ khuyển 犬, là chữ hội ý.
Dẫn đoạt (引奪). Ngược lại âm dĩ nhẫn 以忍. Chí Đổ chú giải Tả Truyện cho là người dẫn đường. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Duỗi thẳng ra. Thuyết Văn cho là Mở dây cung. Văn cổ viết từ bộ nhân 人 viết dẫn 引, hoặc viết từ bộ thủ 手 viết thành dẫn, là chữ hội ý. Ngược lại âm dưới là đồ hoạt 徒活. Hiếu Thanh cho rằng: Đoạt là cướp mất. Theo Tự Thư cho rằng: Tay giữ lấy một con chim, sợ bay mất gọi là đoạt 奪. Chữ viết từ bộ đại 大 bộ 隹 truy, bộ hựu 又. Theo Thạch Kinh từ bộ thốn 寸 viết thành chữ đoạt 奪. Văn cổ viết là đoạt 敓. Hai chữ tượng hình. Trong kinh viết từ bộ lục 六 viết thành đoạt 奪 này là chẳng đúng.
Đường thọ (唐壽). Ngược lại âm đồ tức 徒即. Cố Dã Vương cho rằng: Chữ đường 唐 viết từ bộ canh 庚. Theo Tự Thư cho là hư tự. Thuyết Văn cho rằng: Từ bộ canh 庚 đến bộ khẩu 口. Ngược lại âm dưới là thù trửu 酬帚. Tiếng địa phương cho rằng: Thọ là nhiều, đầy đủ chứa nhận. Thuyết Văn cho rằng: Giao cho, đưa cho. Chữ viết từ chữ thọ đến chữ chu 舟 văn tỉnh 省. Chữ giải thích theo đùa nghịch là rằng: Là trên dưới giao phó cho nhau, chữ 冂 là chỗ nhận lấy vật. Hoặc gọi là từ bộ cân 巾, tỉnh 省. Âm thọ. Ngược lại âm phi biểu 披表.
Kịch khổ (劇苦). Ngược lại âm cừ nghịch 渠逆. Ngược lại âm dưới là khô cổ 枯古. Trong quyển thứ chín trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Kiểu trá (撟詐). Ngược lại âm kiều yêu 嬌夭. Cố Dã Vương cho rằng: Giả dạng gọi là kiểu 撟. Tự Thư cho rằng: Lừa dối. Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh kiều 喬. Trong văn kinh viết từ bộ thỉ 矢 viết thành 矯 kiểu này văn thường dùng là chẳng đúng chánh thể.
Tạm xả (暫捨). Ngược lại âm tàm lạm 暫濫. Văn thường dùng, chữ chánh thể viết từ bộ nhật 日 viết là tạm 暫. Quảng Nhã cho là tạm thời trong chốc lát. Vận Anh Tập cho là Chọn thời gian ngắn nhất. Thuyết Văn cho là Không lâu. Chữ viết từ thanh trảm 斬.
Kỹ nghệ (技藝). Ngược lại âm cừ ỷ 渠綺. Thuyết Văn cho là Khéo tay. Chữ viết từ bộ thủ 手. Trong văn kinh viết từ bộ nhân 人 là sai. Ngược lại âm dưới là nghê kế 霓計. Sách Chu Lễ cho rằng: Sáu nghề: Lễ, nhạc, thư, số, xạ, ngự.
- Lễ là nghi hành lễ
- Nhạc là tấu nhạc
- Thư là viết, họa
- Số là tướng số
- Xạ là bắn cung, tên, bắn súng.
- Ngự Đề khiển xe ngựa, cỡi ngựa.
Cố Dã Vương cho rằng: Nghệ giống như tài. Đỗ Dự cho rằng: Nghệ là phương pháp chế ngự. Tự Thư cho rằng: Nghệ là tài năng, năng lực. Chữ viết từ bộ vân 云 thanh nghệ 埶. Âm nghệ đồng với âm trên.
Tà mạng (命邪). Ngược lại âm trên là tịch sa 夕磋, chữ mượn dùng. Thuyết Văn cho là Chữ đúng thể viết là tà 斜 từ bộ 依 thanh nha 牙. Trong sách viết lược bớt đi chữ tà 斜. Nghĩa là đừng có nghi. Cố Dã Vương cho rằng:
Tà giống như người đàn bà ác. Trong kinh cho rằng: Tà mạng là làm việc không đúng, là siểm nịnh, nịnh hót, để cầu danh lợi, làm nghề bằng tứ khẩu, lấy tự cầu để sinh sống, gọi là. Ngược lên trời xem tinh tú, giống như cày ruộng, trồng trọt. Xem bốn hướng khiến cho mạng chú phục quỉ thần, đây là bốn nghề nghiệp gọi là tà mạng.
(Quyển 328 không có âm để giải thích)
-------------------------------------------
Đam dục (耽慾). Ngược lại âm đáp cam 答甘. Quyển 53 trước đã giải thích đầy đủ Kỳ khế (期契). Âm trên là kỳ 其. Tự Thư cho rằng: Lộ trình có kỳ hạn. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Kỳ là tụ hội. Thuyết Văn nói giải thích cũng đồng. Chữ viết từ bộ nguyệt thanh kỳ 其.
Hệ niệm (繫念). Ngược lại âm câu nghệ 俱詣.
Quyển ba trăm lẻ bốn ở trước đã giải thích đầy đủ rồi.--------------------------------------
Thôi trưng (推徵). Âm trên là xuy 吹. Âm dưới là trắc lăng 陟陵. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Trưng là đưa ra bằng chứng. Thuyết Văn cho rằng: Phàm kẻ sĩ ngày xưa đi đến trưng cầu mà nghe triều đình lệnh vua phán quyết, tức là trưng 徵, là đi đến. Cho nên chữ viết từ bộ nhậm 壬 đến bộ vi 微 thanh tỉnh 省. Âm nhậm 壬. Ngược lại âm thể dĩnh 體郢.
Tiêu chú (焦炷). Ngược lại âm chu dụ (朱喻) Xưa viết là chú 澍, hoặc viết là chú 注. Các chữ trong sách đều không có chữ này. Chữ chú 炷 này trong kinh dịch sửa đổi lại viết có bộ thủy. Thành ra bộ hỏa, viết là chú 炷, là chữ tượng thanh.
Toan đáp (酸答). Ngược lại âm dưới là đương nạp 當納. Vận Anh Tập cho là Đối đáp. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ thảo 草 thanh hợp 合. Văn cổ viết từ bộ viết 曰 đến chữ hợp 合, viết thành chữ đáp 答.
Nay không theo cách viết bộ thảo 草 trong sách mà biến thể đi bộ 草 ở trên mà viết đáp 答. Nghĩa là rơi rụng, khiến cho mỏng đi v.v…
Tệ hoại (敝壞). Ngược lại âm trên là tỳ duệ 毘袂. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Tệ là lâm vào hoàn cảnh khó khăn khốn đốn, cũng là kém cõi, thiếu thốn, rách nát. Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: Cực kỳ khổ sở Tự Thư cho là Thua, thất bại, bỏ chạy. Thuyết Văn cho rằng tê, nghĩa là áo rách. Chữ viết từ bộ cân 巾. Giống như cái áo rách tệ hại. Ngược lại âm dưới là hoài hội 懷聵. Hiếu Thanh cho rằng: Hủy hoại phá bỏ, phá diệt. Thuyết Văn cho rằng: Là thua. Chữ viết từ bộ thổ 土 thanh hoài 褱, hoặc là viết là hoại 壞. Chữ cổ. Âm hội 聵. Ngược lại âm ngô quái 吾怪.
Tiều tụy (憔). Ngược lại âm trên là tình diêu 情遙. Âm dưới là tường toại 牆遂. Vận Anh Tập cho rằng: Tiều tụy là dáng gầy ốm, xấu xí, hoặc là viết từ bộ tâm 心 viết thành chữ tiều tụy 憔 này cũng đồng nghĩa.
Phạp tiên (乏僊). Ngược lại âm trên là phàm pháp 凡法. Theo văn Tả Truyện nói rằng: Làm trái với cái đúng gọi là phạp. Ngược lại âm dưới là tức thiển 息淺, hoặc là viết? tiên này. Theo Tập Huấn Truyện cho là Hiếm, ít. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ 是 thị viết thành chữ tiêu 俏 thanh thiếu 少, hoặc là viết chữ tiên 鮮 này cũng đồng nghĩa.
Thô khoáng (觕獷). Ngược lại âm trên là thương tô 倉蘇. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Thô là sơ sài. Quảng Nhã cho là ác, xấu ác. Thuyết Văn nói chữ viết từ ba bộ lộc 鹿. Ngược lại âm dưới là hồ mãnh 琥
猛. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Giống như con chó hung tợn, hung ác, không thể gần gũi. Cho nên chữ viết từ bộ khuyển 犬 là đúng. Trong kinh viết khoáng 礦 bộ thạch 石 là sai vậy, chẳng phải nghĩa này.
Bỉ lý (鄙里). Ngược lại âm trên là bi mỹ 悲美. Xem bài tựa ở trước đã giải thích rồi. Âm dưới là 里 lý. Thiên Thương Hiệt cho là Ấp ở ngoài Thành vùng xa của Kinh đô quốc gia. Thuyết Văn cho rằng: là Tên Đình Nam Dương. Chữ viết từ bộ 邑 ấp thanh 里 lý. Trong văn kinh viết 俚 lý này. Thuyết Văn cho là tạm thời. Quách Phác chú giải tiếng địa phương rằng: Cẩu thả, chẳng phải nghĩa ở đây dùng.
Khối đẳng (塊等). Ngược lại âm khô ngoại 枯外. Nghĩa đống đất, hoặc là viết khối cũng đồng.
Giải đãi (懈怠). Âm trên là giới 戒, giải là mỏi mệt. Âm dưới là 待 đãi. Đãi là rơi rớt xuống.
Lại đọa (懶). Ngược lại âm trên là lặc ẩu 勒慪. Hiếu Thanh cho là không chuyên cần. Thuyết Văn cho là giải đãi, biếng nhác. Chữ viết từ bộ nữ 女 thanh lại 賴. Chữ lại 賴 từ bộ phụ 負 thanh lặc. Trong văn kinh viết từ bộ tâm 心 viết lại 懶, tuy cũng dùng nhưng sai, không có thông dụng. Ngược lại âm dưới là đồ ngọa 徒. Quảng Nhã cho rằng: Đọa lại là biếng nhác, rơi tớt, hời hợt. Thuyết Văn cho là không có cung kính. Chữ viết từ bộ tâm 心 thanh đọa. Xưa viết là đọa.
Phụ phụ (埠阜). Ngược lại âm trên là đô hồi 都迴. Hiếu Thanh cho là Nơi vùng đất cao, chỗ tụ tập đông đảo, gọi là bến tàu. Tập Huấn Truyện cho là nơi gò đất cao. Thuyết Văn cho là gò đất nhỏ Thuyết Văn cho là Vùng đất ở kinh thành tụ hội đông đúc. Chữ viết từ bộ phụ 阜 đến bộ thanh truy 隹. Hoặc viết từ bộ thổ 土 viết thành đồi 堆, cũng đồng nghĩa. Trong văn kinh viết đồi 堆 này cũng là văn thông dụng thường dùng. Âm ngôi 隗. Ngược lại âm ngũ ổi 五猥. Âm dưới là phụ 阜 là âm phụ 負. Nhĩ Nhã cho rằng: Nơi cao mà bằng phẳng, gọi là đại lục 大陸, mà lục gọi là phụ 阜. Quảng Nhã cho rằng: Đại lục. Thuyết Văn nói cũng gọi là Đại lục, là nơi vùng đất cao mà không có đá. Chữ tượng hình viết phụ 阜, giải thích tên gọi là vùng đất cao dày.
Cấu khanh (溝坑). Ngược lại âm trên là cổ hậu 古
候. Sách Chu Lễ cho rằng: Nước chảy thông suốt gọi là 溝 câu. Theo Giai Uyển Chu Tòng cho rằng: Cống rãnh trong thành ấp để thông nước chảy ra. Thuyết Văn cho rằng: Nước chảy theo đường cống rãnh, rộng mà sâu, mỗi ống cống bốn thước. Chữ viết từ bộ thủy thanh 冓 câu. Âm 冓. Ngược lại âm cổ hậu 古候. Âm dưới là khổ canh 苦耕. Nhĩ Nhã cho rằng: Chợ trong thôn làng. Quách Phác chú giải rằng: Cái ao bao quanh thành. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Cái hang sâu, biển lớn, vực sâu. Thuyết Văn cho là Cửa ải. Giải thích chữ cổ, nay giải thích đúng viết từ bộ thổ 土 thanh khanh. Âm khanh là âm cương 岡.
Chu ngột (侏扤). Ngược lại âm trên là tri du 知榆. Theo Hiếu Thanh cho rằng: Chặt bỏ cây dư Thuyết Văn cho là Rễ cây. Chữ viết từ bộ mộc 木 thanh chu 朱. Ngược lại âm dưới là ngũ cốt 五骨. Vận Anh Tập cho rằng: Cây không có cành gọi là ngột 杌. Chữ trong sách viết là chu 株, hoặc viết là ngột 兀 cũng đồng.
Kinh cức (荊棘). Ngược lại âm trên là cảnh ngưỡng 景仰. Quảng Nhã cho rằng: bụi cây có gai, có hai loại trang kinh và mạn kinh. Trang kinh là cây có gai mọc dài, có gai. Mạn kinh là loại dây leo, hai loại khác nhau. Có loại thân lớn màu đỏ, thật chỉ có cây trang kinh mà thôi, và cây có gai này chỉ mọc ở trên núi. Quảng Châu ký chép: Là cây mai, nạp huyền, xuất xứ từ cây gai kim. Thuyết Văn cho là bụi cây gai. Chữ viết từ bộ thảo 草 thanh hình 刑. Ngược lại âm dưới là cạnh lực 競力. Tiếng địa phương cho rằng: Giữa sông giang, Hoài phàm loài cây cỏ có gai làm người ta bị thương đều gọi là cức. Thuyết Văn nói là bó cây gai, mọc um tùm, có gai gốc. Chữ viết từ hai bộ cức 棘 đều nhau. Trong văn kinh viết hai bộ thái 釆 là chẳng đúng.
Bình thản (平坦). Ngược lại âm tha đãn 他但. Quảng Nhã cho rằng: Bình thản là bằng phẳng. Vương Bật chú giải sách Chu Dịch rằng: Thản (坦) là bằng phẳng, không có biên ải nguy hiểm. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thổ 土 thanh đán 旦.
Luyến trước (戀著). Ngược lại âm lực tích 力脊.
Hiếu Thanh cho rằng: luyến là suy nghĩ. Theo sách Sử Ký cho là nhớ. Thuyết Văn cho rằng: Đứng tựa cửa trông ra xa. Chữ chánh xưa nay cho rằng: quan hệChữ viết từ bộ tâm 心 thanh luyến. Âm luyến. Ngược lại là âm lực duyên 力緣. Trong văn kinh viết từ bộ nữ 女 viết thành chữ luyến 孌 cũng thông dụng.
Sát Đế Lợi (剎帝利). Trên là chữ sát 剎. Theo tương truyền rằng: trong sát vận vốn, không có chữ này. 剎 là chữ thanh đọc sai, sách viết lầm. Người xưa dịch kinh dùng chữ 剎 sát này, âm sát 剎. Ngược lại âm sơ tiết 初
櫛. Lấy âm Phạm. Sau này người phiên dịch kinh đem âm sát 剎 này làm âm 察 sát, nó cũng tương cận, từ đó lần lần biến thể. Trong sách xắp xếp có sai lầm. Đây là câu văn của tiếng Phạm. Không đối địch nhau. Ngữ nghĩa phiên dịch rằng: Trải qua nhiều triều đại Vua, trong các triều đại đó cũng tùy theo phúc đức và trí tuệ vượt xa hơn của các bậc tiền bối. Tức là gầy dựng nên nghiệp đế Vương, vì vậy mà cho rằng nhân dân phải phục tùng theo.
Bà La Môn (婆羅門). Là tiếng Phạm, là tên cõi Phạm Thiên.
Đời Đường gọi là Tịnh hạnh, hoặc gọi là Phạm hạnh. Loại người này tự xưng rằng Bổn ngã, là vị Tổ đầu tiên từ miệng Phạm Thiên sanh ra, bèn lấy Phạm làm họ đời đời tương truyền cho nhau, phải học bốn kinh luận Vệ
Đà, đều là bác thức đa tài, thông suốt nhàn nhã. Trong Luận chúng phần nhiều làm Vua, hoặc làm thầy truyền
Cao đạo, không có những kẻ học sĩ nào, hoặc là cầu Tiên Trường Thọ nuôi dưỡng, có khi cũng chứng được năm pháp Thần thông của vị Tiên đó.
Phệ xá (吠舍). Xưa dịch tỳ-xá 毘舍 là sai. Đây là gọi những người giàu có đa tài, thông suốt. Ở những nơi cao quý, hoặc gọi là những nhà thương buôn, chuyên buôn bán các loại hàng hóa, trải qua nhiều nước khác, chứa nhiều tài vật của báu, trong chứa châu báo, hoặc xưng là Trưởng giả, hoặc gọi là được Vua ban cho đất đai.
Thú Đạt La (戍達羅). Xưa gọi là Thủ Đà-Lược 首陀略 là không đúng. Đây gọi là họ của những người làm nghề cày ruộng, khai khẩn đất đai, chọn lựa nơi trồng trọt, những người này phải nộp thuế cho Vua, Quan. Phần nhiều là thường dân, đều là nông phu, cô quả. Đối với bốn học có học thức, thuộc về hạ đẳng.
---------------------------------------
Noãn sanh (卵生). Ngược lại âm trên là loan quản 欒管. Thuyết Văn cho là Phàm loài vật không có vú mà sinh ra gọi là Noãn sanh (卵生). Tức là sinh ra trứng, là chữ tượng hình. Văn cổ viết là noãn 卵, trong Tiểu Triện viết noãn 卵. Theo lệ sách viết noãn 卵 nầy.
Bất cố (不顧). Âm 固 cố Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện rằng: Cố (顧) là nhìn xem. Quảng Nhã cho là hướng đến. Từ Thư cho là Nhớ nghĩ. Thuyết Văn cho là Nhìn lại. Chữ viết từ bộ hiệt 頁 thanh cố 雇. Âm hiệt (頁) là âm hiệt 頡 này. Âm cố 雇 là âm cố 固.
Biến dịch (變易). Ngược lại âm binh biện 兵汴. Giả Quì chú giải sách Quốc ngữ là thay đổi. Trong Luận Duy Thức cho rằng: Lúc thay đổi hình chất gọi là biến 變. Trong Thuyết Văn nói đồng Quốc Ngữ chữ viết từ bộ phộc thanh biến. Âm dưới cũng Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư là sửa đổi. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ cho rằng: Biến dịch là khác đi. Thuyết Văn cho là con rắn mối lột da, ở trong nhà gọi là Thủ cung, ở ngoài ao gọi là tích dịch, tức là con rắn mối, là chữ tượng hình. Một gọi là ngày và tháng là khác nhau. Phàm là chữ có chín nghĩa mới hết. Đây là chữ hội ý.
Đoản xúc (短促). Ngược lại âm trên là đô quản 都
管. Âm dưới là thủ dục 取欲. Quảng Nhã cho: Xúc (促) là đẩy tới gần. Trịnh Tiễn chú giải sách Chu Lễ cho là Mau chóng. Thuyết Văn cho là cấp bách, gấp rút.
Đàm bệnh (痰病). Ngược lại âm trên là Đường Nam 唐男. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Cái màng ngăn trong ngực có nước gọi là bệnh. Trong văn kinh ghi chữ đàm 淡 này là chẳng đúng. Chữ này là khứ thanh không có nghĩa gì hết, người viết lầm.
Khắc già (克伽) là tiếng Phạm. Ngược lại âm trên là ngưng đẳng 凝等. Ngược lại âm dưới là ngư khư 魚袪, là tên một vị sông thần ở Tây Thiên-trúc. Trong kinh Niết-bàn cho là Nữ thần sông Hằng.
Thiên phú (偏富). Âm trên là thiên 篇. Âm dưới là phương vụ 芳務. Nghĩa là che đậy.
Nhất song (一雙). Chữ viết từ hai bộ chuy 隹 đến bộ hựu 又. Trong kinh viết từ bộ văn 文 là đúng.
Thực chúng (植眾). Ngược lại âm thừa chức 承職. Trong Toán Vận Tập cho rằng: Thực (植) là trồng trọt. Tiếng địa phương cho là đứng, thẳng, cây đứng thẳng. Thuyết Văn cho là Hộ thực, (nhà trồng cây). Chữ viết từ bộ mộc 木, thanh trực 直, hoặc viết là thực 植 này cũng đồng.
Hồng bích (紅碧). Ngược lại âm trên là (湖公) Thuyết Văn cho là màu trắng hồng. Ngược lại âm dưới là binh kích 兵戟. Thuyết Văn cho là Loại đá đẹp. Chữ viết từ bộ ngọc 玉 đến bộ thạch 石 thanh bạch 白.
Quảng Nhã cho là Viên ngọc màu trắng xanh.
---------------------------------------
Kỹ thuật (技術). Ngược lại âm thuần luật 純律. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: Thuật là phương pháp. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Là nghệ thuật, nghề nghiệp. Thuyết Văn cho là Thuật là con đường, chữ viết từ bộ hành 行, thanh thực. Âm thực. Ngược lại âm trì luật 馳律.
Hiểm nan (險難). Ngược lại âm hương kiểm 香撿. Thuyết Văn cho là Cản trở khó khăn. Chữ viết từ bộ phụ 阜, thanh kiểm. Trong văn kinh viết từ bộ sơn 山 viết thành chữ kiểm này là chẳng đúng.
Tiềm phục (潛伏). Chữ 潛 hãy xem trong bài tựa đã giải thích rồi. Ngược lại âm dưới là phụ phúc 輔腹. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Phục 伏 là ẩn bên trong. Quảng Nhã cho là giấu kín. Thuyết Văn cho là Hầu hạ là con chó hầu của người chủ Chữ viết từ bộ nhân 人 đến khuyển 犬 là chữ hội ý.
Kinh hoàng (驚惶). Ngược lại âm trên cảnh anh 景
英. Nhĩ Nhã cho rằng kinh là sợ hãi. Quảng Nhã cho rằng: Kinh là nhảy chồm lên. Thuyết Văn cho là con ngựa sợ hãi. Chữ viết từ bộ mã 馬 thanh kính 敬. Âm dưới là hoàng 黃. Theo Tập Huấn Truyện cho lo sợ. Thuyết Văn cho là hoảng sợ. Chữ viết từ bộ tâm 心 thanh hoàng 皇.
Oan gia (怨家). Ngược lại âm trên là uyển viên 菀
袁. Khảo Thanh cho là ghét, hiềm khích. Tự Thư cho rằng: Cừu thù với nhau.
Thuyết Văn cho: Chữ viết từ bộ miên 冖 thanh oán 怨, hoặc viết là oán 冤. Trong kinh viết chữ oán 怨 này là chẳng đúng.
Kiến sí (堅翅). Ngược lại âm thí chí 施至. Khảo Thanh cho là cánh của con chim. Cũng viết là thị sí (是翅).
Cao tường (翱翔). Ngược lại âm trên là nga cao 俄
高. Âm dưới là tương dương 象羊. Trịnh Tiễn chú thích là tường do. Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện cho rằng: Cao cũng giống như tiêu diêu, bay lượn, liệng. Theo Hàn Thi Truyện cho là du ngoạn. Nhĩ Nhã cho là Chim bay cao. Thuyết Văn cho là Bay đảo vòng. Đều là chữ tượng hình.
Câu ngại (拘礙). Âm trên là câu 俱. Vận Anh Tập cho rằng: Nắm giữ chặt. Khảo Thanh cho là hạn cục vo cục lại. Thuyết Văn cho là Dừng lại. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh cú 句.
Xạ thuật (射術). Ngược lại âm trên là thời dạ 時夜. Thuyết Văn cho là Ở trong thật xa. Chữ viết từ bộ thân 身 đến bộ thỉ 矢. Theo Tiểu Triệu viết từ bộ thốn 寸 viết thành xạ 射. Thuyết Văn cho rằng: Vượt qua được một tấc pháp. Thốn (寸) cũng là tay.
Tiễn hoạt (箭活). Ngược lại âm tiên duyên 煎緣. Văn thường hay dùng, chữ chánh thể viết tiễn từ bộ trúc 竹 đến bộ chỉ 止 đến bộ chu 舟. Tế Ung viết cộng thêm bộ đạo 刂. Ngược lại âm cổ ngoại 古外. Nghĩa là cây đao dưới nước có thể đi thuyền mà lấy. Về sau vì viết bộ thảo 草 biến thành bộ chỉ 止, bộ chỉ 止 biến thành bộ chu 舟, bộ chu 舟 lại thành bộ nguyệt 月, từ bộ nguyệt 月 biến thành bộ đao 刂 là bộ đao 刀 này, dần dần là sai lầm. Khảo Thanh cho là Chữ tiễn vốn từ bộ trúc 竹. Theo chữ trúc này là lá của nó giống như lá thông mọc cao, năm sáu thước, thân nhỏ có sức rất mạnh, vả lại thật sự có thể làm mũi tên. Âm khả 可. Ngược lại âm thiên thả 千且. Bởi tên là thỉ 矢 tức là mũi tên. Cho nên Thuyết Văn cho rằng: Tiễn là mũi tên. Chữ viết từ bộ trúc 竹 thanh tiền 前. Ngược lại âm dưới là khang hoạt 康活. Khảo Thanh cho là mũi tên. Theo chữ tiễn hoạt 箭活 đó, nghĩa là nhận từ cái miệng của dây căng cây cung. Theo văn kinh chữ viết từ bộ thủy đến bộ hoạt cũng thông dụng. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ trúc 竹 đến chữ hoạt thanh tỉnh 省. Âm hoạt đồng âm khang hoạt 糠活. Âm kình 剄 là âm kính 逕.
Ngưỡng thĩ (仰矢). Ngược lại âm 食亦 thực diệc. Tự Thư cho rằng: Phát mũi tên ra trước, là bắn mũi tên ra phía trước. Âm thĩ là âm thỉ 矢, văn thường hay dùng viết thỉ 矢 nầy.
Hy hữu (希有). Ngược lại âm hư y 虛依. Nhĩ Nhã cho rằng: Hy là ít, hiếm có. Dương Tử Pháp cho rằng: Gần sát, nghiên cứu. Trong văn kinh viết rằng: Thường làm lau chìu sạch sẽ. Hy 希 là chữ cổ Tứ đảo (四倒). Âm đáo 到. Vận Thuyên Tập cho rằng: Điên đảo. Tứ đảo (四
倒) Kinh Niết-bàn chép: Vô thường chấp là thường, vô lạc chấp là lạc, vô ngã chấp là ngã, vô tịnh chấp là tịnh, tên là bốn đảo.
Cuồng tặc (狂賊). Ngược lại âm cù Vương 劬王. Ngọc Thiên cho rằng: Cuồng (狂) là ngu xuẫn. Theo Hiếu Thanh cho là Vội vàng, nôn nóng, rồ dại, không có luân lý. Thuyết Văn cho là Chữ viết cuồng 狂, hoặc viết từ bộ tâm 心 viết cuồng tích 狂惜, từ bộ 犬 khuyển thanh cuồng 狂. Ngược lại âm dưới là tàng tắc 藏則. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: Nghĩa là tàn hại, giết hại, làm hại gọi là tặc (賊). Thuyết Văn cho là kẻ trộm, phá hoại, làm hỏng nát, tan nát. Chữ viết từ bộ qua 戈, đến bộ đao 刀, đến bộ bối 貝. Nay văn thông dụng viết chữ nhung 戎 tặc này là sai, chẳng phải chánh của thể chữ Nhất hạng (一巷). Ngược lại âm hành giáng 行降. Theo Mao Thi Truyện cho là Ở giữa con đường. Sách Sử Ký cho rằng: Con đường lâu dài đó ở trong thôn ấp, và ở trong nội cung, là đường nhỏ. Thuyết cho rằng: Chữ viết từ hai bộ đến bộ ấp (邑) cộng 共 viết thành chữ 衖 hạng.
Theo Lệ sách viết lược bớt đi. Dư ương (餘殃).
Ngược lại âm ư cương 於薑. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Ương (殃) là tai họa. Quảng Nhã cho là tội lỗi. Thuyết Văn cho là Hung tợn. Chữ viết từ bộ ngạt 歹, thanh ương 央. Âm ngạt 歹 là âm tàn 殘.
Mị trước (魅著). Ngược lại âm mi bí 眉秘. Hiếu Thanh cho là quỷ thần, là yêu quái. Thuyết Văn cho là Vật tinh quái lão luyện, hoặc viết là mị 魅. Theo Thanh loại viết mị 魅, văn thường viết mị 魅. Ngược lại âm dưới là trì lược 持略. Chữ viết từ bộ thảo 草 đến bộ giả 者.
Độ lượng (度量). Ngược lại âm đường lạc 唐洛.
Ngược lại âm dưới là lược khương 略薑. Theo Hiếu Thanh cho rằng: Chữ lượng 量 cũng giống như chữ độ 度, nghĩa là cân lường. Chữ chánh xưa nay viết từ bộ tâm 心, viết thành chữ độ 度, từ bộ viết 曰 viết thành chữ lượng 量. Trong văn kinh viết chữ lượng 量 này, cũng là văn thường dùng. Theo sách Quế Uyển Châu Tòng cho rằng: phân ra xem bao nhiêu, dài, ngắn, gọi là lượng 量.
Cuống hoặc (誑惑). Ngược lại âm trên là câu huống 俱況.
Xem quyển ba mươi chín trước đã giải thích.
Hủy tử. Ngược lại âm trên là 暉鬼 huy quỷ. Âm dưới là 茲此 tư thử. Xem quyển bốn hai trước đã giải thích đầy đủ.
Khinh miệt 輕襪. Ngược lại âm 眠鱉 miên miết. Xem quyển một trăm bảy mươi hai trước đã giải thích đầy đủ.
Trì độn 遲鈍. Ngược lại âm 長尼 trường ni. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Trì 遲 là hoãn lại, thong thả chậm rãi, lâu xa. Theo Hiếu Thanh cho rằng: Từ từ Chữ viết từ bộ 辵 xước thanh trì. Âm 辵 xước. Ngược lại âm 丑略 sửu lược. Âm trì là âm 西 tây, từ bộ 尾 vĩ đến bộ 牛 ngưu. Trong văn kinh viết từ bộ 尸 thi đến bộ 羊 dương, viết thành chữ 遲 trì, là văn thường hay dùng. Trụ văn viết từ bộ 辛 tân viết thành 遲 trì, hoặc là viết trì là chữ cổ. Ngược lại âm dưới là 豚頓 đồn đốn. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Độn 鈍 là ngu. Vận Anh Tập cho rằng: Loại binh đao không bén, là loại đao binh khí để đánh trận nó lụt, không bén. Thuyết Văn nói chữ từ thanh độn. Âm đồn. Ngược lại âm 徒論 đồ luận. Liêm kiệm 廉儉. Ngược lại âm trên là 力兼 lực kiêm. Quảng Nhã cho rằng: Liêm là trong sạch không ham của cải. Theo Hiếu Thanh cho rằng: Không tham lam. Tập Huấn Truyện cho rằng: Liêm là gốc nhà, là gốc vuông. Chữ viết từ bộ 广 nghiễm thanh 兼 kiêm. Ngược lại âm dưới là cự nghiêm. Cố Dã Vương cho rằng: Kiệm là tiết kiệm, đơn giản. Quảng Nhã cho rằng: thiếu thốn. Chữ viết từ bộ 人 nhân thanh kiệm.
Lăng miệt. Ngược lại âm trên là 力矜 lực căng. Trong văn kinh viết 陵 lăng này là chẳng phải bổn chữ. Quyển chín trước đã giải thích rồi. Ngược lại âm dưới là 眠鱉 miên miết. Trong văn kinh viết 蔑 miệt này là sai viết lược. Chữ viết từ bộ 心 tâm.
Hoặc kiều 或橋. Ngược lại âm 夭 cương yêu. Quyển hai mươi sáu trước đã nói rồi và quyển này ban đầu lại nói. Trong kinh viết từ bộ 矢 thỉ chẳng phải bổn chữ Sư phạm 師範. Ngược lại âm trên là 史緇 sử truy. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Dựng nên vị thầy là để giáo huấn, dạy bảo người khác. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Dạy bảo người là lấy đạo đức để dạy, thế mới gọi là thầy. Mà vị thầy phải chứng được cái pháp gọi là tôn nghiêm, kiêng sợ mới có thể gọi là thầy. Vị thầy là phải ôn hòa biết những điều mới lại gọi là thầy. Theo Hiếu Thanh cho rằng: Thầy truyền Pháp, lấy Pháp để giáo huấn người khác. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ 阜 phụ đến bộ 巿 thị bốn bộ 巿 là chúng đồng ý của sư là. Ngược lại âm dưới là 凡黯 phàm ám. Trong quyển bốn mươi ba trước đã giải thích đầy đủ rồi.------------------------------------
Ngạo mạn 傲慢. Ngược lại âm trên là 吾告 ngô cáo. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Mạn là lạnh nhạt, thờ ơ Quảng Nhã cho rằng: Mạn là buông xuôi. Thuyết Văn cho là Dựa vào. Chữ viết từ thanh 敖 ngao chữ 敖 ao. Thuyết Văn cho là Viết từ bộ 出 xuất đến bộ 放 phóng nay văn thường hay dùng từ bộ 土 thổ viết thành chữ 敖 ao là sai. Ngược lại âm dưới là 麻辦 ma biện. Quảng Nhã cho rằng: Mạn là trì hoãn. Theo Thanh loại cho rằng: Dựa vào. Thuyết Văn cho là Lười biếng. Chữ viết từ bộ 心 tâm thanh 曼 mạn. Chữ mạn từ bộ 又 hựu, chữ thường hay dùng là sai vạn lần. Âm 辦 biện là âm 白慢 bạch mạn. Âm vạn là âm 慢 mạn là âm 萬 vạn.
Huyên tạp 諠雜. Ngược lại âm 兄袁 huynh viên. Âm dưới là 才合 tài hợp. Xem trước đã giải thích rồi.
Hội nao 憒. Ngược lại âm trên là 公外 công noại. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Hội là tâm phiền loạn. Thuyết Văn cho là Cũng là loạn. Chữ viết từ bộ 心 tâm đến bộ 潰 thanh hội 省 tỉnh. Ngược lại âm dưới là 鐃效 nao hiệu. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Nhiều người gây nhiễu loạn, quấy nhiễu. Vận Anh Tập cho là quấy nhiễu, tạp loạn. Văn nói chữ viết từ bộ thị 巿 đến bộ nhân 人. Chữ hội ý. Hoặc là viết náo 鬧, cũng là văn chữ thường dùng. Trong văn kinh viết này là sai, không thành chữ. Âm 鐃 là âm ngõa giao 孥交.
Phỉ báng (誹謗). Ngược lại âm trên là phi vị 非味. Âm dưới là bàng lãng 膀浪. Xem quyển một trăm tám mươi mốt trước đã nói đầy đủ.
La Sát Sa (囉剎娑) là tiếng Phạm, đây là Thần ác quỷ. Chữ trên là 逆 nghịch lại phải chuyển lưỡi đọc gọi là dẫn thanh. Kế là sát 剎 âm sát 察. Ngược lại âm dưới là tô hà 蘇何. Đây gọi là nhiều loại quỷ ở trong đảo này, hoặc ở vùng sa mạc đều có, thần thông đạo lực bay đi trong nhân gian. Có thể biến hóa ra cô gái đẹp, dung nghi yêu kiều để mê hoặc, lừa dối người. Thân cận với những vùng địa phương gần đó, để làm hại lừa dối. Chúng ăn những thứ đàm dãi hoặc bắt những loại chim công để ăn. Trong kinh Phật Bổn Hạnh Tập, v.v.. có nói.
(Quyển 334 không có âm để giải thích)
---------------------------------------
Vô yểm (無俺). Ngược lại âm y hãm 伊餡. Văn nói chữ viết từ bộ khuyển 犬, bộ cam 甘, bộ nhục 肉, bộ tâm 心 là không đủ. Từ bộ cam 甘 đến bộ nhục 肉, bộ khuyển 犬, bộ tâm 心, hoặc viết là yểm 俺. Âm yểm là sai, chữ viết từ bộ tâm 心 là đúng.
Huất nhĩ (? 爾). Ngược lại âm huân luật 熏律. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Bỗng nhiên. Nghiệt Tông cho là nhanh chóng như thần. Thuyết Văn là có chỗ thổi tới nổi dậy. Chữ viết từ bộ khiếm 欠 thanh dạm 淡. Hoặc từ bộ phong 風 đến chữ hốt 忽 viết thành chữ huất.
Khái thán (慨歎). Ngược lại âm khổ ái 苦愛, hoặc viết khái 愾 thán 歎, tức là than thở. Bát-nhã cho là Buồn khổ thở than.
Tích tai 惜哉 âm. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Tích (惜) là đau khổ. Quảng Nhã cho là Yêu tiếc. Ngược lại âm dưới là tử lai 子來. Khảo Thanh cho là thanh để trợ ngữ
(Quyển 336, không có âm để giải thích)
---------------------------------------
Năng thiệu (能紹). Ngược lại âm trên là nãi đăng 乃
登. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Có nhiều tài nghệ. Quảng Nhã cho là chủ nhiệm. Sách Lễ Ký cho là Khéo léo, hay. Thuyết Văn cho là con thú, thuộc con gấu, chân giống như con nai. Chữ viết từ bộ chủy trong chữ kiên 堅, cho nên xưng là hiền 賢, nghĩa là có tài năng mà có sức mạnh, cho nên xưng là năng kiệt 能傑. Chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh dĩ. Nay theo Lệ sách viết là năng 能 lần lần sai đi. Chữ dĩ là căn cổ, nay viết chữ dĩ 以 này. Ngược lại âm dưới là thiều nhiễu 韶遶. Thuyết Văn cho là Thừa kế, hoặc viết thiệu 劭 này. Xem quyển thứ nhất ở trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Bạt hữu (拔有). Ngược lại âm bạch bát 白八. Ngọc Thiên cho là Dẫn mà xuất ra, kéo ra. Quảng Nhã cho là Xuất ra. Hiếu Thanh cho là kéo ra, nhổ ra. Thuyết Văn cho rằng: Nhổ, cất lên, cất nhắc. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh bạt 犮, âm bạt 犮 ngược lại âm bàn mạt 盤末.
Hiếp thống 勰痛. Ngược lại âm hư nghiệp 虛業. Hoặc viết chữ hiếp 脅 này từ ba bộ lực 力. Xem quyển thứ nhất đã giải thích rồi.
Thiết (竊) ngược lại âm thiên kiết千絜. Đã giải thích đầy đủ rồi.
Chiến lật (戰慄). Ngược lại âm chí thiện 之善. Âm dưới là lân nhất 嶙一. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Chiến lật là nguy hiểm sợ hãi. Quách Phác cho là lo buồn, cảm thán. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ qua 戈 thanh đơn 單, hoặc viết từ bộ tâm 心 viết thành chiến 戰. Văn cổ viết cũng từ bộ tâm 心 thanh lật 栗.
Trúng độc (中毒). Ngược lại âm trên là trương trung 張中. Vận Anh Tập cho rằng: Trung (中) là đương thời là chữ giả tá. Ngược lại âm dưới là đồng đốc 同篤. Thuyết Văn cho là hại người, ở trong cỏ thường sanh ra những côn trùng độc hại. Âm độc 毒 ngược lại âm viên cải 袁改. Âm triệt 屮 ngược lại âm sửu liệt 丑列.
Thị kỹ (恃己). Ngược lại âm thời chỉ 時止. Hiếu Thanh cho rằng: Thị (侍) là y theo. Vận Anh Tập cho là Ỷ lại. Thuyết Văn cho là ỷ lại. Chữ viết từ bộ tâm 心 viết thành chữ thị 恃 thanh tỉnh 省. Âm dưới là kỷ 己, nghĩa là mấy cái trở lên không hợp.
Nhiễu loạn (擾亂). Ngược lại âm như chiếu 如沼. Thuyết Văn cho là Phiền não. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh ưu 憂. Âm ưu 憂 ngược lại âm nô cao 奴高. Trong văn kinh viết từ bộ 憂 ưu là chẳng đúng. Ngược lại âm dưới là loan đoạn 欒段. Thuyết Văn nói từ bộ ất (乙) thanh loạn.
Tàm quý (慚媿). Ngược lại âm tàng xá 藏舍. Ngược lại âm dưới là cư vị 居位, đều là chữ hình thanh, hoặc viết từ bộ tâm 心 viết thành 愧 quý.
Như bộc (如僕). Ngược lại âm mãn ốc 滿沃. Theo Tả Thị Truyện cho rằng: người làm quan xưng với Vua là bộc, theo Mao Thi Truyện cho rằng: Bộc là phụ giúp. Sách Lễ Ký cho rằng: Người học trò ở chốn công đường gọi là thần 臣, ở nơi nhà xưng là bộc. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Vị quan coi ngựa, đánh xe ngựa, cũng gọi là người phục dịch thấp hèn, Thuyết Văn cho là Cấp cho làm việc. Chữ viết từ bộ nhân 人 thanh bộc. Âm bộc là âm bốc 卜.
Chùy đã (打. Ngược lại âm trên là giai nhụy. Thuyết Văn cho là Lấy cây gậy đánh gõ. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh thùy, hoặc viết từ bộ trúc 竹 viết thành chùy này. Nghĩa là cây roi quất ngựa, hoặc viết từ bộ mộc viết 木 thành chùy. Nghĩa chùy là cái dùi dùng để đánh. Ngược lại âm dưới là đức biền 德姘. Quảng Nhã cho là đánh gõ. Bì Thương cho rằng: Đánh bằng gậy. Chữ chánh xưa nay viết từ bộ thủ 手 thanh đinh 丁, ngược lại âm giang ngoại 江外. Âm đinh 丁 ngược lại âm đình 挺.
Thuyết Văn cho là lầm lỗi.
Lý tiễn (履俴). Ngược lại âm trên là lực kỷ 力几. Hiếu Thanh cho rằng: Lý là thuộc giày dép. Trịnh Tiễn chú giải sách Lễ Ký rằng: Đạp lên. Thuyết Văn cho là chỗ để cái chân nương theo. Thi 尸 đến bộ xước 辶, đến bộ chu 舟, đến bộ văn chu 文舟, giống như chữ lý 履, là chữ tượng hình. Âm xước 辶 ngược lại âm sửu xích 丑尺, âm văn 文. Nhưng trong kinh viết từ chữ phúc 復 là sai. Ngược lại âm tiền diễn 錢演. Khổng An Quốc chú giải sách Luận Ngữ rằng: Theo thứ tự giẫm đạp lên. Theo Mao Thi Truyện cho là dáng đi. sách Lễ Ký cho rằng: Đạp lên địa vị, bước lên địa vị, đi hành lễ. Thuyết Văn cho là giày dép. Chữ viết từ bộ túc 足 thanh tiễn 戔 cũng là thanh tiễn 戔, hoặc viết tiễn này, âm tiễn đều đồng với âm tiễn 戔. Ngược lại âm sát 察 hạn 限.
Như si (如癡). Ngược lại âm sỉ tri 恥知. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Si là ngây ngô đần độn. Tự Thư cho là Ngu đần. Thuyết Văn cho là không có trí tuệ. Chữ viết từ bộ tật thanh nghi 疑. Âm tật là âm nữ ách 女厄.
Như á (如啞). Ngược lại âm á giả 啞賈. Trong kinh viết từ bộ khẩu 口 viết thành á 啞 là chẳng đúng.
Như lung (如聾). Ngược lại âm lỗ đông 魯東. Thuyết Văn cho là Lỗ tai không thông. Chữ viết từ bộ nhĩ 耳 thanh long 龍. Trong kinh viết chữ long này là chẳng đúng.
Như manh (如盲). Ngược lại âm trên là bá bành 百
彭. Ba chữ trên trong quyển nhất đã giải thích rồi.
Đoạn tiệt (斷截). Ngược lại âm trên là đoàn tiết 團
卩. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư là đoạn tuyệt. Thuyết Văn cho là cắt đứt, chữ đoạn cũng giống như chữ tiệt, là cắt đứt. Chữ viết từ bộ cân 斤 đến chữ kế 繼 kế là chữ tuyệt 絕 cổ. Nay trong văn kinh đảo lại 斷 lấy dùng chữ kế này tiện và ổn định, hoặc viết đoạn tuyệt là chữ cổ. Có viết chữ 斷 là văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là tiện tiết 賤節.
Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện cho rằng: Cắt xén đều nhau, bằng nhau. Thuyết Văn cho là Dùng tay sửa lại. Chữ viết từ bộ thổ 土 viết từ chữ tiệt 截. Là văn thông dụng.
Giao thiệp 交涉. Ngược lại âm thời diệp 時葉. Đốt lên gọi là thiệp 涉, gọi là nhập vào. Theo Hán Thư cho rằng: Thiệp là giẫm đạp lên. Thuyết Văn cho rằng chữ viết từ hai bộ thủy, viết chữ thiệp, là chữ cổ. Theo Lệ Sách cho rằng: Viết lược bớt đi một bộ thủy, viết thiệp 涉.
(Quyển 338, 339, 340 đều không có âm giải thích)
----------------------------------------
Miệt Lệ Xa (蔑隸車). Ngược lại âm trên là miên miết 眠瞥. Kế là âm lệ 麗, hoặc gọi là Miệt lệ xa 蔑戾
車. Tiếng Phạm, đều sai, lược, không đúng. Gọi là tất lật 畢栗 (hai âm hợp) sa. Hán dịch là hạ tiện, chủng loại hèn hạ, là nơi biên giới xa xôi, là người không biết lễ nghĩa. Chiên Trà La (旃茶羅). Ngược lại âm trên là chi nhiên 之然.
Quyển 4 ở trước đã giải thích.
Bổ Yết Sa (補羯娑) là tiếng Phạm, đồng với hai chủng loại trên.
Luyến tích (攣躄). Ngược lại âm lực duyên 力緣. Ngược lại âm dưới là bi diệc 卑亦. Quyển 181 ở trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Bối lũ (背僂). Ngược lại âm lực vũ 力禹. Nghĩa là thân cúi xuống.
Điên giản (癲癇). Ngược lại âm trên là đinh kiên 丁堅, âm dưới là nhàn 閑. Hai câu trên, trong quyển một trăm tám mươi mốt đã giải thích đầy đủ rồi.
Đam lạc (抌樂). Ngược lại âm đáp nam 答南. Nhĩ Nhã cho rằng: Lấy cái vui quá độ. Vận Anh Tập cho là tốt đẹp. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ hỏa. Trong văn kinh viết từ bộ thân 身 cũng thông dụng, hoặc viết chữ đam, cũng thông với chữ đam 抌. Dưới là âm lạc 洛.
Ngõa lịch (礫). Ngược lại âm linh đích 零的. Thuyết Văn cho là Đá vụn, cũng gọi là đá nhỏ. Vẫn một (殞歿). Ngược lại âm trên là vân mẫn 雲 敏. Âm dưới là môn cốt 門骨. Hiếu Thanh cho rằng: Vẫn một điều là chết. Sách Lễ Ký cho rằng: Đông cứng lại. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Là hết.
Theo văn cổ viết là vẫn, lại viết vẫn một là chữ tượng hình. Chữ chánh xưa nay gọi là vẫn một 殞歿 là chết, đều từ bộ ngạt 歹, đều từ thanh viên thù 員殳.
Dục khấu (欲扣). Ngược lại âm khổ hậu 苦 ê 厚.
Khổng Tử cho rằng: Lấy cây gậy mà đánh trên cẳng của Nguyên Nhưỡng. Khổng An Quốc chú giải rằng: Khấu là đánh. Quảng Nhã cho rằng: Đưa lên, nâng lên, dơ cao lên. Thuyết Văn nói viết khấu nghĩa là đánh, gõ, cũng viết chữ khấu 扣 này.
Pháp Loa (法摞). Ngược lại âm lỗ hòa 魯. Thuyết Văn cho là Loại ốc sên thêm lớn. Theo chữ loa 螺†, đó là loại nhạc khí, dùng để thổi tiếng nghe rất hay, dùng để hòa theo các âm nhạc, cho nên trong kinh dẫn ra làm ví dụ, cũng viết chữ loa 螺† này, văn thường hay dùng.
Tích vi (析為). Ngược lại âm tinh diệc 星亦. Quảng Nhã cho rằng: tích 析 là phân ra. Thuyết Văn cho là Phá bỏ chặt bỏ cây. Chữ viết từ bộ mộc 木 thanh cân 斤, hoặc viết từ phiên 片 viết thành chữ tích. Trong văn kinh viết từ bộ thủ 手 là chẳng đúng. Ngược lại âm chương liệt 章列, chẳng phải nghĩa này. Dưới là chữ vi 為 viết từ bộ trảo 爪 là đúng. Ngược lại âm vi nguy 葦危. Vương Tiêu chú giải sách Luận Ngữ rằng: Vi là làm.
Triêm bỉ (霑彼). Ngược lại âm Triếp liêm 輒廉. Hàn
Thi Truyện cho rằng: Triêm (霑) là thấm ướt. Hiếu Thanh cho là Ẩm chút ít. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ vũ 雨 thanh triêm 沾. Văn Tự Tập Lược viết triêm 沾 này là viết lược bớt.
Trích số (滴數). Ngược lại âm đinh 丁歷 lịch. Hiếu Thanh cho rằng: Giọt nước rơi xuống. Thuyết Văn cho là Giọt nước chú nguyện. Chữ viết từ bộ thủy thí 啻 thanh tỉnh 省. Chữ thí 啻 viết từ bộ đế 帝 đến bộ khẩu 口. Trong văn kinh viết lược đi bộ khẩu 口 viết là thí, văn thường hay dùng. Âm thí 啻 là âm sí 翅. Ngược lại âm dưới là sương cú 霜句.
Mị trước (魅著). Ngược lại âm mi bí 眉秘. Theo kinh Sơn Hải cho là tinh vật lão luyện. Thuyết Văn nói viết mị từ bộ quỉ 鬼. Nghĩa là quỷ mọc lông, cho nên viết từ bộ sam 彡, giống như lông. Ngược lại âm dưới là trì lược 池略. Chữ viết từ bộ thảo 草 đến chữ giả 者. Trong kinh viết từ bộ thảo 草 viết trước chữ 著 này là chẳng đúng.
Bất khứu (不糗). Ngược lại âm hưu hữu 休右. Thuyết Văn cho là dùng mũi đế ngửi, gọi là khứu. Chữ viết từ bộ tỵ 鼻 thanh xú 臭.
----------------------------------------
Ái Tắng (愛憎). Ngược lại âm tắc đăng 則登. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: Chữ Tắng 憎 cũng giống như chữ ác 惡. Thuyết Văn nói cũng gọi là ác 惡. Chữ viết từ bộ tâm 心 đến bộ bát 八 đến bộ tiểu 小, gọi là tiểu nhân.
Cơ quan (機關). Ngược lại âm trên là ký nghi 記宜. Theo Tập Huấn Truyện cho là bộ phận làm việc, là bộ phận then chốt để phát động, gọi là cơ 機. Thuyết Văn cho rằng là chủ phát động máy nên gọi là cơ. Chữ viết từ bộ mộc 木 thanh cơ 幾. Ngược lại âm dưới là cổ ngoan 古頑. Theo sách Đại Đái Lễ cho rằng: Người quân tử tình gần mà vui thú ở nơi xa, xác thật có một mà quan hệ rất nhiều. Thuyết Văn cho rằng: Lấy cái cây gài ngang giữ cái cửa lại gọi là quan 關. Chữ viết từ bộ môn 門, thanh 清. Âm quan đồng với âm trên. Trong văn kinh viết chữ khai 開, chẳng phải nghĩa của kinh.
(Quyển 343, 344, 345 ba quyển này đều không có âm giải thích)
--------------------------------------
Trở hoại (阻壞). Ngược lại âm trên là trang sở 莊所. Ngược lại âm dưới là hoài quái 懷怪. Quyển ba trăm lẻ hai ở trước đã giải thích đầy đủ chữ trở 阻. Quyển ba trăm ba mươi đã giải thích đầy đủ chữ hoại 壞.
Y hộ (依怙). Ngược lại âm hồ cổ 胡古. Quyển một trăm bảy mươi hai ở trước đã giải thích rồi.
Đầu thú (投趣). Ngược lại âm trên là đồ hậu 徒候. Theo Tả Truyện cho rằng: Khiêu ra, ném, quăng. Vương Dật chú giải sách Sở Từ cho là hợp, đè xuống. Thuyết Văn viết chữ đầu 頭. Xưa viết chữ 投 đầu này. Nghĩa là dùng tay lắc làm vật lay động. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh thù 殳.
Châu chữ (洲渚). Âm trên là châu 州. Ngược lại âm dưới là chư dữ 諸與. Quyển bốn mươi bảy ở trước đã giải thích đầy đủ Ám minh (闇蓂) Âm trên là ám 暗. Quyển một trăm lẻ sáu trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Ngược lại âm dưới là mễ bình 米瓶. Nghĩa là tối tăm, mê muội. Quyển tám ở trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Manh cổ (盲瞽). Chữ trên là manh 盲. Quyển nhất ở trước đã giải thích rồi. Âm dưới là cổ 古. Giải thích tên gọi cổ 瞽 là ngủ thường ngủ hai mắt bằng phẳng như mặt trống, vì giống như vậy mà gọi tên. Thuyết Văn cho rằng: Có mắt mà không có con ngươi, tròng mắt. Chữ viết từ bộ mục 目 đến chữ cổ 鼓, là chữ hội ý.
Phỉ báng (誹謗). Ngược lại âm trên là phi vị 非味. Âm dưới là bổ lãng 補浪. Xem quyển một trăm tám mươi mốt đã giải thích đầy đủ.
Chúc lụy (囑). Ngược lại âm trên là chi dục 之欲. Vận Thuyên Tập cho là phó chúc, là giao phó đối với vật gì. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện là gởi gắm. Sách Sở Từ chú giải là Kế tục, tiếp nối. Văn Ngọc Thiên cho rằng: Gởi gấm cho nhau, phó thác cho nhau, ủy thác giao phó cho nhau. Chữ viết từ bộ vĩ 尾 thanh chúc. Âm vĩ 尾. Ngược lại âm dưới lực ngụy 力. Vương Dật chú giải sách Sở Từ cho là Từng lớp. Theo Tả Truyện cho rằng: Tương thời động không liên lụy đến người sau. Lưu triệu chú giải Công Dương Truyện rằng: Chứa nhóm theo thứ lớp. Quảng Nhã cho rằng: Ủy thác chúc lụy cho nhau. Thuyết
Văn cho rằng: Lụy là tăng thêm. Truyện Bạt Độ Vi Tương cho rằng: Văn cổ viết lụy 纍 lụy đều là chữ tượng hình, hoặc viết ba bộ điền 田 viết thành chữ lụy, hoặc viết 纍 lụy đều đồng.
Hồng phiêu (紅縹). Ngược lại âm phiêu tiểu 漂小.
Xem trong quyển năm mươi sáu ở trước đã giải thích.
--------------------------------------
Thực khoảnh (食頃). Ngược lại âm khuynh dĩnh 傾
穎. Khảo Thanh cho rằng: Ít lựa chọn, nghĩa là ăn trong khoảng thời gian rất ngắn. Thuyết Văn nói rằng: Chữ viết từ bộ chủy. Âm dĩnh 穎. Ngược lại âm dinh đỉnh 贏頂.
Tu du (須臾). Ngược lại âm trên là tương du 相逾. Ngược lại âm dưới là du chu 俞朱. Ở nước Tây Vực chia ra tên, xưa dịch sai, lược. Chính âm Phạm là Mô hộ lật đa 謨護栗多, tức là câu-xá 俱舍, tức trong giây phút. Theo Luận cho rằng: Người xuất gia ràng buộc nơi lạp, người dịch là khắc, hai khắc là một tu du, ba mươi tu du là một ngày một đêm. Thường chia thành sáu mươi khắc, khi mùa Đông và mùa Hạ đến, hai là cực dài và cực ngắn cùng nhau xâm chiếm. Tám khắc tức là ba mươi tám khắc, hai mươi hai khắc, cũng như nước này trải qua ngày đêm, một trăm khắc cùng nhau xâm chiếm. Tức là theo lệ, mười trong sáu mươi bốn. Nếu lấy theo giờ Tý, Sửu, v.v… thì chừng khoảng mười hai tiếng đồng hồ Mỗi giờ thì năm khắc, hai giờ thì mười khắc, cộng chung là năm tu du.
Nga nhĩ (俄爾). Ngược lại âm ngũ ca 五哥. Tức là sự lựa chọn còn thiếu. Nga (俄) tức là bỗng nhiên, tiến gần giống như tu-du.
Thuấn tức (瞬息). Ngược lại âm thức nhuận 式閏[. Vận Anh Tập cho rằng: Con mắt chuyển động. Trong văn kinh viết là thuấn 瞬, cũng là thông dụng, nghĩa là mở mắt ra nháy. Chữ viết từ bộ mục 目 dần 寅. Theo chữ thuấn mục 瞬目 là một nháy mắt, tức là hơi thở nói là rất mau chóng. Theo Lữ Thị Xuân Thu Truyện cho rằng: Muôn đời cũng giống như là một nháy mắt.
Tán Lệ (讚勵). Ngược lại âm uy ngạn 威岸. Vận Anh Tập cho là Khen ngợi, cũng gọi là giải thích. Quách Phác cho rằng: Tán tụng, cho nên phải giải thích vật lý. Giải thích tên gọi là Khen ngợi sự tốt đẹp của người gọi là tán (讚). Ngược lại âm dưới là lực chế 力制. Xem quyển bảy mươi ở trước có giải thích đầy đủ Trọng đảm (重擔). Ngược lại âm đam lãm 耽濫. Quảng Nhã cho rằng: Đảm là gánh vác, phụ trách. Khảo Thanh cho rằng: Dùng khúc gỗ mà gánh vác vật gọi là đảm 擔. Thuyết Văn là Nhấc cao lên. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh đảm 詹. Chữ viết từ bộ mộc 木 chẳng phải âm chiêm 詹 là âm triêm 占.
Đãi đắc (逮得). Ngược lại âm trên là đồ nại 徒奈. Nhĩ Nhã cho rằng: Đãi (逮) là đến kịp. Phương ngôn cho rằng: Tự mình đóng cửa phía đông, phía Tây gọi là kịp đến. Trong văn kinh viết lộc 祿 này là chẳng đúng. Âm lộc 逯 là đi, chẳng phải nghĩa ở đây dùng.
Hoặc trịch (或擲). Ngược lại âm trình trích 呈摘. Vận Anh Tập cho rằng: Bỏ đi. Thuyết Văn cho là Ném. Từ bộ thủ 手, thanh trịch. Văn cổ viết trích 擿.
(Quyển 348, không có âm để giải thích)
--------------------------------------
Khan lận (刊慳). Ngược lại âm trên là khẩu gian 口
間. Quảng Nhã cho là Yêu tiếc tài vật. Ngược lại âm dưới là lân tín 嶙信. Quảng Nhã cho rằng: Lận là thấp hèn. Tự Thư cho là Tham tiếc. Vận Anh Tập cho rằng: Khan lận là keo bẩn, hà tiện, bủn xỉn, hoặc là viết lận là âm lận phán 吝判. Âm khan 慳. Ngược lại âm hạt 瞎.
Cố tích (顧惜). Âm trên là cố 固. Trịnh Tiễn cho rằng: Quay đầu lại gọi là Cố Thuyết Văn cho là nhìn trở lại. Chữ viết từ bộ hiệt 頁, thanh cố 雇. Âm cố 雇 đồng với âm trên. Trong văn kinh viết Cố 顧 này cũng là văn thường dùng. Ngược lại âm dưới là tinh diệc 星亦. Quảng Nhã cho rằng: Tích là yêu tiếc. Sở Từ cho là Tham. Khảo Thanh cho là Keo bẩn, bủn xỉn. Chữ viết từ bộ tâm 心 thanh tích 昔. Xưa viết tích 脊 này.
Tu thừa (須乘). Ngược lại âm trên là tương du 相瑜. Tu (須) là văn thường dùng. Chữ chánh thể viết tu 須 nghĩa là chờ đợi. Thuyết Văn nói đồng với Tự Thư là chữ viết từ bộ lập 立 thanh tu 須. Trong văn kinh viết từ bộ thủy văn thường dùng là chẳng đúng bổn chữ. Ngược lại âm dưới là thừa chứng 承證. Hiếu Thanh cho rằng: chiếc xe bốn ngựa.
Tên thông dụng là chiếc xe. Thuyết Văn cho là Che phủ Xưa viết thừa 乘 từ bộ nhập 入 thanh thừa.
Cạnh lai (競來). Ngược lại âm kình kính 擎敬. Vận Anh Tập cho rằng: Cạnh tranh về biên giới, Hiếu Thanh cho rằng: Theo đuổi, đưa đến, hoặc viết cạnh 競 nghĩa là rộng lớn, hoặc viết cạnh 競 là chữ cổ. Trong văn kinh viết cạnh 競 là văn chữ thường hay dùng.
Nguy thúy. Ngược lại âm dưới là thuyên tuế 詮歲. Quảng Nhã cho rằng: Giòn, dễ gãy. Ngọc Thiên cho là Khinh bạc. Thuyết Văn cho là thịt nhuyễn dễ bằm. Chữ viết từ bộ nhục 肉 đến thanh tuyệt 絕 lại thanh tỉnh 省. Hoặc là viết thúy từ bộ nguy 危 đến viết thúy là chẳng đúng.
Lân mẫn (憐愍). Ngược lại âm trên là luyện niên 練
年. Nhĩ Nhã cho là lòng yêu thương. Hiếu Thanh cho là Đau xót. Trong văn kinh viết lân là văn thường dùng.
Ngược lại âm dưới là văn vẫn 文殞. Hà Hưu chú giải
Công Dương Truyện rằng: Mẫn là thương tâm. Thụy Pháp cho rằng: Khiến cho người ta đau lòng thương cảm gọi là mẫn 愍. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ tâm 心, âm mẫn đồng với âm trên.
Loa bối (摞貝). Ngược lại âm lô hòa. Xem quyển một trăm tám mươi mốt ở trước đã giải thích đầy đủ.
Sa-môn phiên dịch kinh Tuệ Lâm soạn.
(Âm kinh Đại Bát-nhã, từ quyển 350 đến quyển 409)
Tụ mạt (聚沫). Ngược lại âm trên là tình dụ 情喻.
Khảo Thanh cho rằng: Nhóm họp lại. Vận Anh Tập cho là hội hợp lại đông đảo. Thuyết Văn nói rằng: Nhóm hợp. Chữ viết từ bộ phái 派 thanh thủ 取. Âm phái 派 là âm ngâm 吟. Ngược lại âm dưới là ma bát 摩缽. Văn Ngọc Thiên cho là Vật nổi trên mặt nước. Trang Tử cho rằng: Nước sôi tuôn vọt ra nổi lên mặt. Chữ viết từ bộ thủy thanh mạt 末.
Phù bào (浮泡). Ngược lại âm trên phụ vô 輔無. Quảng Nhã cho là trôi nổi. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Vật ở trên gọi là phù 浮(nổi). Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Nhẹ nổi lên trên.
Thuyết Văn cho là trôi theo dòng nước. Chữ viết từ bộ thủy thanh phù 孚. Âm ngô 吳. Ngược lại âm bạc mưu 薄謀. Nay không lấy âm dưới. Ngược lại âm phổ bao 普包. Khảo Thanh cho là Bọt nước nổi lên trên mặt nước. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thủy thanh bao 包. Ba tiêu (芭蕉). Ngược lại âm trên là bổ da 補耶. Âm dưới là tử diêu 子姚. Tiêu (蕉) là loại cây mọc giao nhau như ngón chân, là lớn như chiếc chiếu, có thể nấu thức ăn và dệt đan mền mại võng đưa, làm tấm bố trải ngồi. Cũng có thể nổi bọt nước lên, lá rất rộng, khoảng hai ba thước, dài bảy tám thước. Thuyết Văn nói rằng: Cây mọc rất tươi tốt um tùm, cũng nghĩa là tiều tụy, gầy gò, khốn khổ. Chữ viết từ bộ thảo 草 đến bộ ba 巴 đều thanh thúc. Chữ đúng thể viết tiều. Nay văn thường dùng viết theo tương truyền tiều 蕉, là bổn chữ chẳng phải.
Tấn tốc (迅速). Ngược lại âm duẫn tuấn 尹俊. Theo sách Nhĩ Nhã cho rằng: Tấn (迅) là rất mau. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ xước 辵 thanh tấn 丮, âm tấn 丮 là âm tín 信. Ngược lại âm dưới là tố lộc 素祿. Nhĩ Nhã cho là cũng rất mau chóng. Khảo Thanh cho là Kêu gọi đến. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ xước 辵 thanh tốc âm xước 辵. Ngược lại âm sửu lược 丑略.
Tường bích (牆壁). Ngược lại âm trên là tịnh dương 淨陽, hoặc là viết là tường 墻. Cố Dã Vương cho là bức tường phẳng. Theo Tự Thư cho rằng: Xây đất gọi là tường, bện cây gỗ trúc làm vách tường gọi là bích 壁. Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ tường 薔 thanh tường 爿, âm tường 薔 là âm sắc tường 色爿. Ngược lại âm tương dương 將羊. Trong văn kinh viết từ bộ thổ 土 viết tường 墻 là chẳng đúng. Ngược lại âm dưới là ly mịch 离覓. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Xây một bức tường. Tự Thư cho rằng: lộ ra ngoài gọi là tường, ở trong nhà gọi là bích cũng gọi là tường. Thuyết Văn nói rằng:
Chữ viết từ bộ bích từ nghiễm 广 thanh tích 辟, âm nghiễm 儼.
Như liệu (如燎). Ngược lại âm liệu diêu liệu điểu 遼銚遼鳥, hai âm, đều thông dụng. Theo sách Chu Lễ cho rằng: Cây nến trước phần một đã cháy lan ra trước thềm. Trịnh Chúng cho rằng: lấy cỏ gai làm cây đuốc. Trịnh Huyền cho rằng: do phần mộ lớn, nên cây nến lớn, ở bên ngoài cửa nên gọi là cây nến lớn, bên trong cửa gọi là cây nến trong sân, đều làm cho chiếu sáng qua các phần mộ khác rõ ràng hơn. theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Thiêu đốt củi cúng tế trời. Thuyết Văn nói là Phóng hỏa. Chữ viết từ bộ hỏa thanh liệu 寮.
Chữ liệu 寮 là từ bộ hỏa đến bộ thận, âm thận là âm thận 慎 là chữ cổ Tiêu tuyết (銷雪). Âm trên là 消 tiêu. Vương Dật chú giải sách.
Sở Từ cho là Tiêu diệt. Ngọc Thiên cho là tán thất. Thuyết Văn cho là Nung kim loại cho chảy ra. Chữ viết từ bộ kim 金 thanh tiêu 肖, hoặc viết triêu 梢 này cũng thông dụng đồng nghĩa.
Môn ma (捫摩). Âm trên là môn 門. Theo Thanh Loại cho rằng: Môn (捫) là sờ mó. Tập Huấn Truyện cho rằng: Lấy tay sờ mó lau chùi, chà sát. Thuyết Văn cho là An ủi, vỗ về, gửi lại. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh môn 門.
Ẩn tế (隱蔽). Ngược lại âm trên là ư cẩn 於謹. Quảng Nhã cho rằng: Ẩn là bị che ngăn. Hiếu Thanh cho là Giấu kín, che kín, sâu xa. Theo sách Luận Ngữ cho là ẩn giấu, chứng pháp gọi là chứa trong lòng không dứt gọi là ẩn bên trong. Thuyết Văn cho là Che đậy. Chữ viết từ bộ phụ 阜 thanh ẩn. Trong văn kinh viết từ bộ viết thành chữ ẩn 隱 là sai lầm. Ngược lại âm dưới là ti duệ 卑袂. Cố Dã Vương cho rằng: Tế (蔽) là tối tăm không sáng suốt. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: bị ngăn che. Quảng Nhã cho là Ẩn kín. Khảo Thanh cho là Che đậy. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thảo 草 thanh tế. Âm tế. Ngược lại âm tỳ duệ 毘袂.
Yểm ác (厭惡). Ngược lại âm trên là y diễm 伊焰. Âm dưới là ô cố 烏固.
Hân lạc (欣樂). Âm trên là hương ân 香殷. Âm dưới là ngũ giáo 五教.
Phúng tụng (諷頌). Ngược lại âm trên là phong mộng 風夢. Ngược lại âm dưới là từ dụng 徐用. Sách Chu Lễ cho rằng: Dạy học tròhọc thuộc, đọc tụng sách Quốc ngữ Trịnh Huyền cho rằng: đọc thuộc là văn, gọi là phúng 諷, lấy âm thanh tiết tấu gọi là 頌 tụng, hoặc là viết tụng 誦 này. Thanh Loại cho rằng: Tụng (誦) đó là ca ngâm những bàithơ khen ngợi thạnh đức tốt đẹp, ca ngợi, khen ngợi hình dung Đức Phật. Thuyết Văn nói viết chữ tụng 頌 này.
Trạng mạo (狀藐). Trên là chữ trạng 狀, từ bộ khuyển 犬 thanh phiếm 爿. Vận Anh Tập cho rằng: Hình trạng tướng mạo. Thuyết Văn nói cũng viết từ bộ khuyển 犬 thanh phiếm 爿. Ngược lại âm dưới là mao báo 茅豹. Sách Thượng Thư cho rằng: Có năm việc: 1 Mạo. KhổngAn Quốc chú giải rằng: Mạo là dung nghi. Quảng Nhã cho rằng: Thấy xem thấy rõ ràng. Thuyết Văn nói chữ mạo giống khuôn mặt của người, dưới từ bộ nhân 人. Chữ tượng hình. Theo Trụ Văn chữ viết từ bộ thỉ 豕 viết mạo hoặc là viết mạo 貌, từ bộ hiệt 頁. Âm báo 豹 thanh tỉnh 省. Âm trụ là âm trụ 宙. Âm 豕 là âm truy 騅 Năng thích (能剌). Ngược lại âm trên là nô đăng 奴登. Quảng Nhã cho rằng: Năng là người phụ trách. Bát-nhã cho rằng: Có thể kham nhận trách nhiệm làm các việc. Thuyết Văn cho là Năng thuộc loài gấu, chân giống như chân nai, cho nên chữ viết từ hai bộ chủy đến bộ nhục 肉 thanh dĩ. Dĩ 苡 là chữ cổ. Nay theo Lệ Sách viết theo bộ thảo 草 lược bớt đi, là bộ đao, chẳng những sai lầm lược đi mà còn chẳng phải thể chữ Trong văn kinh viết năng 能 có bộ thảo 草 theo sách là sai, cũng chẳng phải chữ. Ngược lại âm dưới là thanh diệc 青亦. Thuyết Văn nói rằng: Đâm thẳng vào bị thương. Chữ viết từ bộ đao 刀 thanh lạc. Trong văn kinh viết giáp viết thành giáp, văn thường hay dùng là chẳng đúng, là sai lầm. Âm hùng 熊 là âm hùng 雄.
----------------------------------------
Xâm lăng (侵凌). Ngược lại âm trên là thất lâm 七
林. Lưu Triệu chú giải Công Dương truyện rằng: Xâm (侵) là làm hại. Thuyết Văn cho là Lần lần tiến vào. Chữ viết từ bộ nhân 人, tay người cầm giữ cây chổi. Ngược lại âm dưới là chương liễu 章柳. Như cầm cây chổi tiến vào quét sạch. Theo Lệ sách viết tỉnh lược, nên viết là xâm lược 侵略. Ngược lại âm dưới là lực cạnh 力競. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Xâm là làm nhục, khinh lờn. Quảng Nhã cho là Phạm, xâm phạm, chiếm lấy.
Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ lăng 夌 âm lăng 夌.
Tự hoại (沮壞). Ngược lại âm trên là từ dữ 慈與. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Tự (沮) cũng giống như chữ hoại 壞. Quảng Nhã cho là Ẩm ướt. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thủy thanh thả tự âm thả. Ngược lại âm tử dư 子余. Ngược lại âm dưới là hoài quái 懷怪. Quyển ba trăm ba mươi ở trước đã giải thích hoại 壞 đầy đủ
Đăng giáp (鐙¨ 甲). Ngược lại âm khai hạp 開盍. Thuyết Văn cho rằng: Chữ giáp 甲, trong quyển bốn mươi bảy ở trước đã giải thích đầy đủ
Hàm vị (喊味). Ngược lại âm trên là hãm nghiêm 陷嚴, có khi cũng thường hay dùng. Quảng Nhã cho rằng: Mùi vị nước ở phương Bắc. Nhĩ Nhã cho Là khổ Thuyết Văn nói chữ chánh thể từ bộ lỗ 鹵 viết thành chữ hàm 鹹 là chữ hình thanh.
Tướng bảo (將寶). Ngược lại âm tinh dạng 精樣. Khảo Thanh cho là Tướng soái. Theo Văn Tự Tập Lược Cho là Quân chủ. Thuyết Văn nói là Thống lĩnh. Chữ viết từ bộ thốn 寸 đến bộ tướng 醬 thanh tỉnh 省. Âm soái 帥 là âm suy 衰 loại 類̃. Trong kinh Thuyết Văn nói Tướng bảo tức là Vua chuyển luân Thánh Vương, là tương Thần chủ binh.
Giai độn (皆鈍). Âm trên là chữ giai 皆, dưới từ bộ bạch 白. Âm dưới là chữ đôn 鈍. Ngược lại âm đồ côn 徒焜. Thiên Thương Hiệt cho Độn (鈍) là ngu. Thuyết Văn nói rằng chữ viết từ bộ kim 金 thanh độn, âm độn. Ngược lại âm độ luân 度論.
Tâm tủy 心. Ngược lại âm tuy thử 雖論. Thuyết Văn nói rằng: chất mỡ trong xương. Chữ viết từ bộ cốt 骨 viết tủy thanh tỉnh 省.
Trượng khối (杖塊). Ngược lại âm trên là trường lưỡng 長兩. Thuyết Văn nói rằng: Tay cầm cây gậy. Chữ viết từ bộ mộc 木 thanh trượng 丈, chữ trượng 丈 từ bộ thập 十 đến bộ hựu 又. Ngược lại âm dưới là kháng ngoại 康外. Theo văn kinh, trong quyển ba mươi chín trước đã giải thích. Văn cổ viết khối 塊 chữ viết từ bộ thổ 土 là chữ tượng hình.
(Từ quyển 352 đến quyển 355, đều không có âm giải thích)
-----------------------------------------
Án một la quả bán na sa quả 宴沒羅果半娜娑果.
Đều là tiếng Phạm. Là tên của một loại trái ở Tây Vực, ở Trung quốc không có tên loại quả Bán-na-sa 半娜娑. Hình như là tên một loại dưa trồng vào mùa đông, mà mùi vị của nó rất ngon, hoặc tên là Ma-na-sa 麼那娑.
Chủng thực (種植). Ngược lại âm thừa lực 承力. Theo sách Toán Vận Tập cho rằng: Thực (植) là nhiều. Khảo Thanh cho rằng: thực là dài, lâu dài, chứa nhóm nhiều. Thuyết Văn cho rằng: Thực là trồng trọt. Chữ viết từ bộ mộc 木 thanh trực 直, hoặc viết từ bộ đãi 歹, viết thực 殖 này cũng đồng nghĩa.
Khái quán (溉灌). Ngược lại âm trên là cư khí 居氣. Vận Anh Tập cho là tưới nước. Khảo Thanh cho rằng:
Ngâm vào nước. Thuyết Văn cho là tưới nước xuống ruộng. Chữ viết từ bộ thủy, thanh khái.. Ngược lại âm dưới là quan hoán 官換. Quảng Nhã cho là rót nước ra, ngâm vào thấm vàm, cũng gọi là rót nước. Vận Anh Tập cho là Dẫn nước vào tưới ruộng. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thủy thanh quán. Âm quán đồng với âm trên.
Bất tịch (不藉). Ngược lại âm tình dạ 情夜. Vận Anh Tập cho là phủ cỏ lên đất là chữ giã tá.
Nha hành (牙莖). Ngược lại âm trên nhã gia 雅家. Âm dưới là hạnh canh 幸耕. Thuyết Văn nói rằng: gốc của cọng cỏ gọi là hành 莖. Chữ viết từ bộ thảo 草, thanh hành 莖.
Thiện xạ (善射). Ngược lại âm thời dạ 時夜. Theo sách Chu Lễ chép rằng: Lục nghệ tam gọi là Ngũ xạ Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ thỉ 矢 viết thành xạ.
Giải thích tên gọi là giương cây cung ra bắn, từ thân của mình mà trúng nơi xa, gọi là xạ Trong sách Lý Tư Tiểu Triện cho chữ viết từ bộ thốn 寸 viết thành chữ xạ 射. Thốn (寸) cũng là phương pháp để vượt qua, thốn cũng là tấc tay.
Oán địch (怨敵). Ngược lại âm trên là uyển viên 苑
袁. Trong quyển ba trăm lẻ ba ở trước đã giải thích chữ 怨 rồi. Ngược lại âm dưới là đình lịch 亭歷. Theo Văn Tự Điển nói rằng: Địch là cừu thù. Theo Tả Truyện nói là đối địch. Theo Cốc Lương Truyện cho rằng: Gấp đôi, giận nhân lên gấp đôi thì dừng, địch thì chiến đấu, thiếu thì giữ, giữ lại phòng hộ. Chữ viết từ bộ phộc thanh thương âm thương. Ngược lại âm đinh lịch 丁歷.
(Kinh từ quyển 357 đến 362, sáu quyển đều không có âm để giải thích)
----------------------------------------
Mậu thạnh (茂盛). Ngược lại âm trên là mạc hậu 莫
候. Âm của nước Ngô và nước Sở. Vận Anh Tập âm là mạc bố 摸布. Nghĩa là loài thảo mộc, câu cỏ mọc um tùm, xum xuê. Sách Nhĩ Nhã cho là Rất tươi tốt. Mao Thi Truyện cho là Rất đẹp. Vận Thuyên Tập cho rằng: Thắm ướt tươi tốt. Thuyết Văn cho rằng chữ viết từ bộ 草 thảo thanh 茂 mậu. Ngược lại âm dưới là thường chánh 常正. Quảng Nhã cho rằng: Thạnh là nhiều. Khảo Thanh cho rằng: Thạnh là hưng thịnh, mạnh mẽ Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ mãnh 皿, thanh thành 成.
Vô hạ (旡暇). Âm trên là vô 無, xuất ra từ văn cổ chữ rất lạ Chữ vô 無 là chữ cổ. Ngược lại âm dưới là hà giá 遐駕. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Hạ (暇) là an ổn. Thuyết Văn cho là Rảnh rỗi nhàn hạ. Chữ viết từ bộ nhật 日 đến chữ hà thanh tỉnh 省.
(Quyển 364, 365 văn không khác, không có âm để giải thích)
------------------------------------------
Uổng sanh (枉生). Ngược lại âm uy vãng 威往.
Phương Ngôn cho rằng: Âm giữa nước Tề, nước Lỗ gọi là quang cảnh là uổng 枉, là mất đi. Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mộc 木, thanh Vương 王. Văn cổ viết từ bộ văn 文 là uổng.
Hân cầu (忺求). Ngược lại âm ngật ân 迄殷. Khảo Thanh cho rằng: Vui vẻ Thuyết Văn cho là tốt lành, lòng người hân hoan, đón nhận sự tốt lành. Chữ chánh thể viết hân 欣, hoặc viết là hân 訢 đều là thông dụng.
Trào tiếu (嘲誚). Ngược lại âm trên là liệu giao 嘹
交. Âm dưới là thương giảo 嘀狡. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Tào (嘲) là làm trò hài hước, bỡn cợt, chọc ghẹo, hoặc viết từ bộ 言 ngôn viết trào 嘲. Thuyết Văn nói cho rằng từ chữ điệu, âm điệu. Ngược lại âm trúc bao 竹包. Ngược lại âm dưới là tiêu diệu 樵曜. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Tiếu (誚) là cười lớn, cũng là trách phạt. Khảo Thanh cho là trò cười đùa bỡn cợt. Vận Anh Tập cho là Trách. Thuyết Văn cho là Gây rối, tàn ác, tác hại, hoặc viết là tiếu 譙, đều là chữ tượng hình, âm hước 謔. Ngược lại âm hương ước 香約.
Vô khiếp (無怯). Ngược lại âm khiếm nghiệp 欠業. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Khiếp (怯) là sợ hãi, là kém. Theo Tập Huấn Truyện cho là Sợ sệt. Vận Thuyên Tập cho rằng: Yếu ớt. Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ khuyển 犬 viết thành chữ khiếp. Dùng chữ khiếp này nghĩa là nhiều chó nên sợ hãi. Chữ viết từ bộ khuyển 犬 thanh khứ 去, là chữ hình thanh.
Tam ma hý đa 三摩咥多. Âm tứ. Ngược lại âm thanh dĩ 聲以.
Tiếng Phạm, Hán dịch là dừng lại, nói là tâm dừng lại nghỉ ngơi, hoặc gọi là định, có rất nhiều tên, v.v… cũng gọi là đẳng trìm 等持 đẳng dẫn 等引. Đây cũng là một nghĩa.
Thao thiết (饕餮). Ngược lại âm trên là thang cao 湯
高. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Tham tài gọi là thao (饕), hoặc viết là thao 叨 văn thường dùng. Ngược lại âm dưới là thiên kiết 天恝. Thuyết Văn cho rằng: tham ăn gọi là thiết (餮). Bát-nhã viết thiết, hai chữ trên đều là chữ tượng hình, thanh thượng.
Huyên tạp (諠雜). Ngược lại âm trên là huynh viên 兄圓. Quyển thứ nhất ở trước đã giải thích đầy đủ. Ngược lại âm dưới là tài lịnh 才令. Quyển một trăm tám mươi mốt đã giải thích đầy đủ rồi.
Phân nhiễu (紛擾). Ngược lại âm trên là phất văn 拂
文. Quyển thứ nhất ở trước trong bài tựa đã giải thích chữ phân (紛). Ngược lại âm dưới là nhi chiểu 而沼. Trong quyển ba ở trước đã giải thích chữ nhiễu 擾 rồi.
Bất đạn (不憚). Ngược lại âm đàn thả 彈且. Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện cho rằng: Đạn (憚) là khó khăn. Theo Hàn Thi Truyện cho là sợ hãi. Tập Huấn Truyện cho là từ chối. Thiên Thương Hiệt cho là kinh sợ giật mình. Thuyết Văn cho là mau chóng. Chữ viết từ bộ tâm 心 thanh đạn 單.
Cứ ngạo (據傲). Ngược lại âm cư ngự 居御. Mao Thi Truyện cho rằng: Cứ là dựa theo. Khảo Thanh cho là Dựa vào. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện cho là An ổn. Thuyết Văn cho là Phò trì, ủng hộ Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh cứ 豦, hoặc là viết cứ 倨, âm cứ là âm 渠 cự. Ngược lại âm dưới là ngô cáo 吾告. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư cho là Ngạo mạn. Quảng Nhã cho là Buông trôi, quấy động. Thuyết Văn cho là Dựa vào. Chữ viết từ bộ tâm 心 thanh ngạo, hoặc viết từ bộ nhân 人 viết ngạo 傲. Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ xuất đến chữ phóng 放. Nay trong văn kinh viết từ bộ thổ 土 viết ngạo 傲 như vậy lần lần sai, viết lược bỏ bớt. Ư ky (於譏). Trên là chữ ư 於. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ phương, âm phương là âm yển 偃. Trong văn kinh viết từ bộ thủ 手 là chẳng đúng. Ngược lại âm dưới là cư y 居依. Quảng Nhã cho rằng: Ky là khuyên can. Thuyết Văn cho là Chê bai. Chữ viết từ bộ ngôn 言 thanh cơ 幾.
(Quyển 367, 368 hai quyển đều không có âm để giải thích)
------------------------------------------
Cốc hưởng (谷響). Ngược lại âm hương vũ 香雨. Khảo Thanh cho rằng: Hưởng là tiếng vang. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Giống như âm thanh vang ngược trở lại. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ âm 音 thanh hưởng 鄉, hoặc viết là chữ hưởng 響. Hoặc viết từ bộ ngôn 言 viết thành chữ hưởng. Trong văn kinh viết chữ 向 hưởng viết thành chữ hưởng này là chẳng đúng.
(Quyển 370 đến 375, sáu quyển đều không có âm để giải thích).
-----------------------------------------
Xa thừa (車乘). Ngược lại âm trên là xướng giá 昌
遮. Chữ xa 車. Thuyết Văn cho là chữ tượng hình, 車 viết xa là hoành 橫 tức là ngang dọc. Trong sách viết chữ xa 車 là văn cổ Chữ 車 xa là chiếc xe chạy ngang. Ngược lại âm dưới là thực chứng 食證. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Thừa (乘) là thắng hơn, vượt hơn. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Thừa là thăng lên. Trịnh Chúng chú giải sách Chu Lễ rằng: Bốn chiếc xe gọi là Thừa. Thuyết Văn cho là Thừa là che đậy.
Chữ viết từ bộ nhập 入 đến chữ suyển 舛, âm suyển 舛 là kiệt 竭. Kiệt hiệt 桀黠 là người có tài, thông minh, sáng suốt. Quân Pháp cũng gọi là thừa, nghĩa là chuyên chở cỡi lên. Theo Lệ Sách viết chữ thừa 乘 này là chữ biến thể.
Tủy não. 髓惱. Ngược lại âm trên là ủy thử Thuyết Văn cho là Chất mỡ trong xương. Chữ viết từ bộ cốt 骨 đến chữ tùy thanh tỉnh 省. Ngược lại âm dưới là năng lão 能老. Theo Văn Tự Tập Lược cho rằng: Não tủy trong đầu. Chữ này là sai lầm rất nhiều, hoặc là viết từ ba bộ chỉ 止, hoặc viết từ bộ nhục 月, hoặc viết từ bộ 口 khẩu, hoặc viết từ chữ hốt 忽, hoặc viết từ bộ sơn 山 đều chẳng đúng. Thuyết Văn nói chữ chánh thể từ bộ chủy đến chữ tín 囟, âm tín 囟 là âm tín 信. Tín 囟 này tức là não trong đầu. Từ bộ xuyên 川, âm xuyên 川 giống như là tóc trên đầu. Chữ chủy đó là tương đương như chữ trước 著, thanh não. Âm não. Ngược lại âm năng lão 能老, vốn là chữ cổ.
(Kinh từ quyển 377 đến 380 bốn quyển đều không có chữ khó, không có âm để giải thích)
------------------------------------
Liễm để 斂底. Ngược lại âm lực diêm 力鹽. Thiên Thương Hiệt cho là tên vật dụng để đựng đồ Thuyết Văn cho là Cái hộp đựng gương soi. Theo chữ liễm đó là vật đựng đồ trang sức, hương thơm, son phấn, v.v… nó giống như cái hợp dưới đáy bằng phẳng, trên có góc cạnh.
Trong kinh viết từ bộ đại 大 đến bộ phẩm 品 liễm 奩 này là không thành chữ. Trong kinh nói chữ liễm có đáy bằng phẳng là để ví dụ chữ liễm từ bộ phương 匚 đến chữ liễm, âm liễm cùng là thanh. Âm 匚 là âm phương 方.
Sở đạo (所蹈). Ngược lại âm đồ đáo 徒到. Lưu Triệu chú giải Cốc Lương Truyện rằng: Đạo (蹈) là mang giày giẫm đạp lên. Quảng Nhã cho là Đạo là đi. Thuyết Văn cho rằng: Đạo là đạp lên, giẫm lên. Chữ viết từ bộ túc 足 thanh đạo. Âm đạo. Ngược lại âm dương tiểu 羊小.
Thản nhiên (坦然). Ngược lại âm tha lại 他懶. Thiên thương Hiệt cho rằng: 坦 là bằng phẳng, thẳng thắn. Quảng Nhã cho rằng: thản là bằng phẳng. Thuyết Văn cho là An ổn. Chữ viết từ bộ thổ 土 thanh đán 旦, chữ đán 旦 từ bộ nhật 日, dưới là chữ 一 nhất.
Võng cốc (輞轂). Ngược lại âm vọng phong 忘夆. Khảo Thanh cho là Cái đòn ngang trước xe. Âm thức 軾 là âm cự. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Đòn ngang của xe tròn mà dài, hai trượng bảy thước, cho nên thời nay gọi là vành lớp xe, vành xe này đường kính chín thước, đều là thời xưa chế ra, xe thời nay dùng lớp lưới bao xung quanh một trượng tám thước, đường kính sáu thước tức là xe kéo. Ngược lại âm dưới là công ốc 公屋. Thuyết Văn cho là chỗ chụm lại của căm xe. Lão Tử cho rằng: Ba mươi căm xe cộng thêm một bầu gỗ tròn giữa bánh xe. Chữ viết từ bộ xa 車 đến chữ cốc 穀 thanh tỉnh 省.
Đổ la miên (堵羅棉) Tiếng Phạm, ở Tây Vức gọi là bông mịn, xưa dịch là Đâu-la-miên 兜羅綿. Trong kinh quyển ba trăm mười trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Miễn võng 免網. Ngược lại âm trên là mạc bàn 莫
盤. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Cỏ bên đường gọi là miễn. Quảng Nhã cho là Cái áo vá. Ngược lại âm dưới là vũ phảng 武舫, ở đây nói là giữa mười ngón tay của Đức Như lai, giống như màng lưới, gọi khác nữa là Bào Hy Thị cho rằng: Kết lại bằng sợi dây làm võng. Thuyết Văn nói viết chữ la 羅, chữ cổ, cũng đơn viết là võng 罓, chữ tượng hình.
Ỷ họa (綺). Ngược lại âm khi kỷ 欺紀. Phạm Tử Kế Nhiên cho rằng: Tấm lụa thêu hoa xuất xứ từ nước Tề, nay xuất xứ là nước Ngô Việt. Ngược lại âm dưới là hoa mạ 華罵. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Họa là chữ tượng hình.
Quách Phác cho rằng: Đồ họa, là người họa sĩ Cho nên viết chữ tượng hình. Trong Tự Thư cho rằng: Vốn không có chữ này, là chữ giả tá, như mượn chữ họa mà dùng.
Tiêm trượng (纖長). Ngược lại âm tương diêm 相鹽. Quảng Nhã cho rằng: tiêm là nhỏ bé. Phương Ngôn cho rằng: Tiêm là nhỏ Thuyết Văn cho rằng: Cũng rất nhỏ mịn. Chữ viết từ bộ mịch 糸 thanh tiêm 韱. Lại nói rằng chữ Tiêm đó là dưới bộ phi 非 thành tiện 箋 âm tiễn 箋. Ngược lại âm tiếp diêm 接閻. Hai bộ đến bộ? đến bộ qua 戈. Trong văn kinh viết từ bộ thổ 土 đến bộ phi 非 viết thành chữ tiêm này là chẳng thành chữ. Ngược lại âm dưới là trượng lương 丈良. Trịnh Tiễn chú giải Mao Thi Truyện cho rằng: Trường (長) là dài xa. Quảng Nhã cho rằng là thường. Thuyết Văn cho là lâu xa. Chữ viết từ bộ ngột 兀 âm ngột 亓, nghĩa là chỗ cao xa, từ bộ chủy âm hóa. Lâu ngày hóa thành biến đổi chữ viết từ thượng 上 đến thanh sảnh vong. Chữ trong sách đảo. Ngược lại là chữ vong. Trong sách chữ Triện cho rằng thể chữ cổ viết trường. Nay theo Lệ sách viết là trường 長, trên văn thường hay dùng gọi là chữ ngột 兀 hóa ra, trong chữ dưới đều là biến thể, không thể nói được.
Y nê da Lộc Vương suyển (依泥耶漉王喘). Ngược lại âm trên là y hề 伊奚 là tiếng Phạm, Hán dịch là con nai chúa, lông trên mình nó nhiều loại khác nhau, màu sắc óng ánh chói sáng, rất mịn và mướt, đầu gối của nó tròn nhỏ rất thẳng, cho nên lấy làm dụ Âm suyển. Ngược lại âm thuyên nhuyễn 遄耎.
Dung viên (傭圓). Ngược lại âm si long 癡龍. Khảo Thanh cho rằng: Trên dưới quân bình gọi là dung (傭), cũng gọi là lớn. Vận Anh Tập cho rằng: Dung là thẳng. Trong văn kinh viết từ bộ nhục 肉 viết thành chữ dung cũng là văn thường dùng. Thuyết Văn cho là Quân bình, thẳng thắn. Chữ viết từ bộ nhân 人 thanh dung 庸.
Cam thanh (紺青). Ngược lại âm trên là cam ám 甘
暗. Âm dưới là thích doanh 戚盈. Thuyết Văn cho rằng: Mãnh lụa màu trắng nhuộm thành màu xanh mà đưa lên lại màu đỏ thẳm, hoặc viết là thuyên lưu, âm đều đồng với âm trên, đó đều là chỗ của Mã, Trịnh dùng chữ cổ. Dưới là chữ thanh 青. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ sanh 生 đến bộ đan 丹. Theo Lệ sách cho rằng sai lầm, viết lược bớt.
Nhuận hoạt (潤滑). Ngược lại âm trên là như thuận 如順. Theo sách Thượng Thư cho rằng: Nước ướt gọi là nhuận, tức là nhuận dưới nhuận dưới viết là hàm 鹹, âm hàm 鹹 là âm hàm 咸. Quảng Nhã cho rằng: Nhuận là ướt. Ngược lại âm dưới là hoàn quát 還刮. Thuyết Văn cho là Hoạt là lợi. Khảo Thanh cho rằng: Nhân cái lợi, Âm quát 刮. Ngược lại âm khai hoạt 開滑, đều viết từ bộ thủy, chữ hình thanh.
Hoảng diệu (晃燿). Ngược lại âm trên là hoàng quảng 黃廣.
Quảng Nhã cho là Chói sáng. Khảo Thanh cho rằng: Ánh mặt trời, cũng viết là hoảng. Thuyết Văn cho là Sáng. Chữ viết từ bộ nhật 日, thanh quang 光. Ngược lại âm dưới là diêu chiếu 姚照. Quảng Nhã cho rằng: Ánh lửa chiếu sáng rực rỡ Vận Anh Tập cho rằng: Sáng suốt, thấu suốt, hoặc là viết từ bộ diệu 曜 này cũng thông dụng. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ hỏa viết diệu 燿, cũng viết từ bộ quang 光 viết diệu 耀. Văn thường dùng, chẳng phải chữ đúng thể.
Bác dịch 髆腋. Âm trên là bác 博. Âm dưới là diệc thử 亦此, hai chữ này đều từ bộ nhục 肉. Quyển nhất ở trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Nặc cụ Đà (諾瞿陀). Ngược lại âm na-các 那各. Tiếng Phạm, tên một loại cây, hoặc viết là Ni-Câu-Đà 尼俱陀. Dịch là cây thẳng đứng, ung dung, tròn đầy, rất dễ thương. Trung quốc không có gọi cây Liễu là sai.
Hàm ức (頜臆). Ngược lại âm trên là hà cảm 何感. Âm dưới là ư lực 於力. Quyển nhất đều đã giải thích đầy đủ.
Du khả tuyết (逾坷雪). Ngược lại âm trên là dữu câu 萸俱. Vận Thuyên Tập cho rằng: Du là vượt qua, hoặc viết du 踰 này cũng đồng. Ngược lại âm dưới là khả hà 可何. Vận Thuyên Tập cho là Viên ngọc màu trắng, màu trắng như tuyết.
Phong lợi (鋒利). Ngược lại âm trên là phương không 芳空. Khảo Thanh cho rằng: Mũi dao nhọn, hoặc viết là phong 鋒. Thuyết Văn cho là Loại binh khí cây đao ngày xưa, mũi nhọn. Chữ viết từ bộ kim 金 thanh phong 省.
Ung khúc (擁曲). Ngược lại âm dưới là ung cũng 邕
拱. Trịnh Huyền chú giải sách Nghi Lễ rằng: Ung là ôm trong lòng, Khảo Thanh cho rằng: Nắm giữ lấy, bảo hộ che chở Tự Thư cho là Che chở Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ thủ 手, thanh ung 雍, chữ chánh thể viết ung 壅 này, chữ cổ Uyển ước (婉約). Ngược lại âm trên là oán viễn 怨遠. Theo Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Uyển ước là lời nói hoa mỹ. Vận Thuyên Tập cho rằng: Uyển là nịnh hót lấy lòng. Thuyết Văn cho rằng: Uyển là hòa thuận. Chữ viết từ bộ nữ 女 thanh uyển 宛, đều là chữ hình thanh.
Tần-gia-âm (頻伽音), là tiếng Phạm, ở Tây Vực là tên gọi một loài chim. Theo sách Cụ Túc Ứng cho rằng: Ca Lăng Tần Già 迦陵頻伽. Chim này ở trong hang núi, tiếng hót rất hay, khiến cho người nghe cảm thấy vui mừng.
Nhãn tinh (眼睛). Ngược lại âm tích doanh 積盈. Chữ giả tá, vốn không có chữ này. Chữ tình 睛 nghĩa là hạt châu. Theo sách Toán Vận cho là tròng đen con mắt. Người xưa gọi là con người. Văn thường dùng gọi là 瞳子 (đồng tử), cũng là con người, cũng gọi là con người của mắt.
Văn Luận gọi là nhãn căn, do bốn đại tạo ra tịnh sắc căn làm thể Ô-Sắc-Nhị-Sa (烏瑟膩沙) là tiếng Phạm, Hiệu Đảnh tướng của Đức Như lai. Trong kinh Quán Phật Tam-muội nói rằng: Nhục kế trên đảnh đầu của Đức Như lai, nổi lên cục thịt tròn, nhô cao lộ ra trang nghiêm, giống như chiếc lọng ở cõi Trời, lại dịch là “Vô kiến đảnh tướng”, có các nghĩa rất sâu xa.
Giáp trường (岬長). Ngược lại âm hàm giáp 咸甲. Trong quyển ba trăm lẻ bốn ở trước đã giải thích. Chữ viết từ bộ khuyển 犬 là chẳng đúng.
Cân mạch (筋脈). Ngược lại âm trên là cư ngân 居
銀. Chữ viết từ bộ 竹 đến bộ nhục 肉, đến bộ lực 力. Ngược lại âm dưới là ma bách 厤佰. Chữ viết từ bộ huyết 血, bộ mạch, hoặc viết từ bộ nhục 肉. Trong văn kinh viết từ bộ 肉 nhục đến bộ mạch viết thành chữ mạch 脈, văn thường dùng cũng thông dụng. Trong quyển năm mươi ba trước đã giải thích đầy đủ hai chữ Đôn túc (惇
肅). Ngược lại âm trên là đô côn 都昆. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Đôn (惇) là thành thực chất phác, cũng gọi là to lớn. Phương Ngôn cho là Tin tưởng. Sách Nhĩ Nhã và Thuyết Văn đều cho là Sâu dày. Chữ viết từ bộ tâm 心 thanh đài 臺, âm đài 臺 là âm thuần 純. Chữ đài 臺 Thuyết Văn nói cho rằng từ bộ bức 偪, âm 音 bức là âm đôn, dưới là chữ dương 羊. Nay văn kinh từ văn viết chữ đôn 敦, giống như bức bách hối thúc, là chẳng phải nghĩa của kinh. Chữ viết từ bộ tâm 心 viết thành chữ đôn 惇 là đúng. Ngược lại âm dưới là tung dục 嵩
育. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Túc (肅) là cung kính, nghiêm túc. Văn Nhĩ Nhã cho là lặng lẽ, bình yên, thư thái. Văn Chứng Pháp cho rằng: Đức rất mạnh mẽ Văn Khắc Nghĩa cho rằng: Túc là nắm giữ cái tâm. Sách Quyết Đoán cho rằng: Rất nghiêm túc. Thuyết Văn cho là Nắm giữ các việc rất cẩn thận, rất cung kính. Chữ viết từ bộ duật 聿, âm duật 聿 là âm nhiếp 躡 đến túc 肅 là âm uyên 淵, chữ duật ở trong âm uyên 淵 trên là chữ chiến 戰. Âm chiến 戰 là âm cạnh, âm cạnh là âm túc 肅, tuy nhiên vì chỗ sợ hãi mà nghiêm túc, cung kính là chữ hội ý. Văn sau trong quyển bốn trăm bảy mươi cũng đồng với giải thích.
Khiếp nhược (怯弱). Ngược lại âm trên là khi nghiệp 欺業. Vận Anh Tập cho rằng: Khiếp (怯) là sợ hãi. Khảo Thanh cho là Yếu đuối, áy náy lo sợ Cố Dã Vương cho là hèn mọn, sợ hãi. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ khuyển 犬 viết thành chữ khiếp 怯 nghĩa là nhiều sợ hãi, vì nhiều chó mà sợ hãi. Cho nên chữ viết từ bộ khuyển 犬 thanh khứ 去, hoặc là viết từ bộ tâm 心 viết thành chữ khiếp 怯 đều thông dụng. Ngược lại âm dưới là nhương chước 穰灼. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư cho là gầy yếu, bệnh hoạn. Khảo Thanh cho rằng: Không có sức mạnh. Thuyết Văn cho là Yếu ớt, khuất phục, cong lại, co lại. Chữ trên giống như uốn cong lại, nhược (弱) tức là co lại, khúm núm, hễ vật gì co ro, khúm núm là không có sức mạnh, cho nên chữ viết từ hai bộ cung 弓 và bộ sam 彡 giống như là cái lông nhỏ yếu mềm.
Trù mật (稠密). Ngược lại âm trường lưu 長流. Thiên Thượng Hiệt cho rằng: Trù là đặc, nhiều, dày. Quảng Nhã cho là rất khít khao, dày đặc, đông đúc. Thuyết Văn cho là nhiều. Chữ viết từ bộ hòa thanh trù. Ngược lại âm dưới là mân duật 岷聿.
Ly ế (離翳). Âm trên là lợi 利. Ngược lại âm dưới là doãn kế 尹計. Vận Anh Tập cho rằng: Ế là bi ngăn che. Quảng Nhã cho là chướng ngại. Thuyết Văn cho là bị hoa mắt, nên che lại.
Bất oa (不窊). Ngược lại âm ô trảo 烏爪. Vận
Thuyên Tập cho rằng: Đất nơi thấp, ẩm ướt, hoặc viết từ bộ giai 佳 viết thành chữ oa 窪. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ huyệt 穴 thanh qua 瓜, chữ tượng hình.
Bất điệt (不垤). Ngược lại âm điền niết 田涅. Vận Thuyên Tập cho là Cái gò đất nổi cao lên. Thuyết Văn cho là Chữ tượng hình, hoặc viết là chữ điệt 垤, nghĩa là cái ổ kiến nổi lên.
Giới tiên (疥先). Ngược lại âm trên là giai ải 皆隘. Sách Chu Lễ cho rằng: Khi mùa hạ cỏ sanh bệnh ghẻ ngứa. Theo Tập Huấn Truyện cho là bệnh phong hủi. Văn Tự Tập Lược cho là Chữ viết từ bộ 虫 trùng viết thành chữ giới 蚧. Thuyết Văn cho là Ngứa gãi. Chữ viết từ bộ tật thanh giới 介. Ngược lại âm dưới là tiên tiễn 先
剪. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Di chuyển, dời đi, xâm chiếm, nỗi lan ra dời đi, di chuyển, Thuyết Văn cho là Vết thương khô mặt, loại bệnh nấm trên da dần dần lan ra to rất ngứa. Chữ viết từ bộ tật 疾 thanh tiên 鮮. Âm tao 搔 là âm tảo 掃 đao 刀. Âm ải 隘. Ngược lại là âm anh giới 櫻介.
Yểm điểm (黶點). Ngược lại âm trên là y diễm 伊
琰. Khảo Thanh cho là nốt ruồi đen. Thuyết Văn cho là Ở trong thịt nó đen. Chữ viết từ bộ hắc 黑 thanh yểm. Ngược lại âm dưới là 丁琰 đinh diễm. Khảo Thanh cho rằng: Diệt mất. Vương Chú Sở Từ cho là dơ bẩn. Thuyết Văn cho là Đốm đen nhỏ. Chữ viết từ bộ hắc 黑 thanh chiêm 占.
Vưu chuế (疣贅). Ngược lại âm trên là hữu ưu 冇憂. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Vưu chuế là bệnh, hoặc viết từ bộ nhục 肉 viết thành chữ vưu 疣 này, văn cổ viết vưu 疣 này. Ngược lại âm dưới là giai nhuế 佳芮. Văn Bát-nhã cho rằng: Chuế (贅) cũng giống như chữ vưu 疣, nghĩa là bệnh. Tự Thư cho rằng: Phong kết lại bệnh. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ chuế 綴 đến bộ bối 貝.
Trí nhi (緻而). Ngược lại âm trên là trì lợi 池利. Khảo Thanh cho rằng: Vải lụa rất tinh tế Theo Tập Huấn Truyện cho là may áo nạp. Quảng Nhã cho là Vá tay áo, đến, chữ viết từ bộ mịch 糸 thanh trí 致.
Luân đóa (輪). Ngược lại âm dưới đương quả 當果. Văn thông dụng viết đóa cũng thông dụng.
Ngạch quảng (額廣). Ngược lại âm nhã cách 雅格. Từ chữ 客 khách viết thành chữ ngạch 額, văn thường dùng. Tiếng địa phương cho rằng: Ngạch (額) là cái trán. Giải thích tên gọi là Người U Châu gọi ngạch là vùng biên giới, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc, ở giang ngoại thành. Âm người nước Ngô gọi ngạch 額 là lấy làm ngạc nhiên, lấy làm lạ, đều là vùng biên giới là sai. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ hiệt 頁 đến bộ cách 格 thanh tỉnh 省.
Si lạc 刺落. Ngược lại âm trên là trì lý 池里. Khảo Thanh cho rằng: Sĩ (褫) cũng giống như chữ lạc 落, âm sĩ. Ngược lại âm thổ loát 土捋. Thuyết Văn cho là Sĩ nghĩa là bị cướp đoạt cái áo. Trong văn kinh viết loát là không thành chữ Chư khiếu (諸竅). Ngược lại âm khinh kiếu 輕徼. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Khiếu là huyệt lỗ, dương khiếu, thất âm, hai lỗ tai, hai mắt, hai mũi, miệng, và đại tiêu tiện. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Khiếu là cái lỗ Thuyết Văn cho là không. Chữ viết từ bộ huyệt 穴 thanh khiếu tỉnh 省. Âm khiếu 徼 là âm kiếu 徼.
Yểm túc (俺足). Ngược lại âm y diêm 伊閻. Thuyết Văn cho là Từ bộ khuyển 犬, đến bộ cam 甘, bộ nhục 肉 viết thành vô yểm túc 無俺足. Nghĩa là mong cầu không nhàm chán, cho nên từ bộ cam 甘 cam đến bộ nhục 肉 đến bộ khuyển 犬. Trong văn kinh viết nhiều khi từ bộ nhật 日 nguyệt 月 viết thành chữ yểm, hoặc viết từ bộ hán 厂, âm hán 厂 là âm hãn 罕, viết thành chữ yểm đều chẳng đúng.
Uy di (逶迤). Ngược lại âm trên là úy vi 喂韋. Âm dưới là âm dĩ y 以伊. Trong sách Túc Cai Hán Thư âm nghĩa cho rằng: uy di 逶迤 là dòng nước chảy quanh co, ngoằn ngoèo. Chánh chữ xưa nay cho rằng: Uy di là đi đường tà không ngay thật. Hai chữ đều từ bộ 辵 xước, đều từ thanh ủy dã.
(Quyển 382, 383 hai quyển không có âm có để giải thích)
--------------------------------------------
Tích trừ (析除). Ngược lại âm tinh diệc 星亦. Vận Anh Tập cho rằng: tích 析 là phân ra. Thuyết Văn cho là Chặt bỏ cây, hoặc từ bộ cân viết thành chữ thác 柝. Trong Thạch kinh cho rằng: Chữ viết từ bộ cân 斤 viết thành chữ tích 析 này là chữ tượng hình.
Bức bách (逼迫). Ngược lại âm trên là binh cức 兵
棘. Nhĩ Nhã cho rằng: Chữ 逼 bức cũng giống như chữ bách 迫. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Bức 逼 nghĩa là đến gần. Ngược lại âm dưới là bổ cách 補格. Thiên Thương Hiệt cho rằng: bách 迫 cũng là đến gần. Quảng Nhã cho rằng: Chật hẹp, cấp bách, vội vàng.
Nhậm trì (任持). Ngược lại âm nhập châm 入針. Trịnh Tiễn chú giải sách Lễ Ký rằng: Nhậm (任) là người phụ trách. Âm nhậm là âm nhập thậm 入甚, nghĩa là dùng để sai khiến kẻ khác. Khảo Thanh cho rằng: Nhậm là kham nhận lãnh. Quảng Nhã cho rằng: Nhậm là sai khiến. Thuyết Văn cho là giữ gìn, bảo hộ Chữ viết từ bộ nhân 人 thanh nhậm 壬.
(Quyển 385 không có âm để giải thích)
-------------------------------------
Bài ưu (俳優). Ngược lại âm trên là bại mai 稗埋. Thuyết Văn cho là Bày trò cười vui vẻ Chữ viết từ bộ nhân 人 thanh bài, tỉnh 俳省. Ngược lại âm dưới là ức cưu 億鳩. Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: Bài ưu là người làm trò trình diễn hài hước vui vẻ. Cố Dã Vương cho rằng: Người diễn viên làm văn nghệ pha trò cười, lấy sự vui vẻ cho người và tự mình cũng vui. Thuyết Văn cho là Bày trò cười. Thuyết Văn cho rằng: Ưu là sung túc đầy đủ. Chữ viết đều từ bộ nhân 人, chữ hình thanh. Trong văn kinh viết từ bộ thủ 手 hoặc viết từ bộ xước viết thành chữ bài ưu đều chẳng phải.
(Quyển 387 đến quyển 391, năm quyển này đều không có âm để giải thích)
-------------------------------------
Phệ Lưu Ly (吠流璃). Âm trên là lưu 流, âm dưới là ly 离, tiếng Phạm, tên của một viên ngọc màu xanh. Âm nghĩa quyển hai ở trước đến quyển ba mươi chín trong kinh đã giải thích đầy đủ Phả chi ca (頗胝迦) là tiếng Phạm, tên vật báu, đúng Phạn âm là Táp-phá-trí-ca (颯破置迦). Xưa dịch là Thủy tinh, ở đây nói là chẳng đúng, tuy là loại thủy tinh nhưng có pha bốn màu sai khác là màu tím, trắng, hồng, xanh, óng ánh, sạch sẽ, sáng chói trong các vật báu, màu hồng rất đậm, màu xanh thẩm, màu tím rất trân quý, màu trắng trong suốt. Kế là giống như tia sáng mặt trời, trong suốt không có một vết bẩn gọi là tảng băng ngàn năm hóa thành, nói vậy là sai.
Loa bối (摞貝). Ngược lại âm lô hòa. Nhĩ Nhã cho rằng: loài côn trùng này ở trong biển. Quách Phác cho là Loài ốc sên, lớn mà trắng. Trong kinh Thuyết Văn nói viết loa 螺† này cũng là văn thường dùng.
Trong kinh quyển một trăm tám mươi mốt ở trước đã giải thích đầy đủ Y dược (醫藥). Ngược lại âm trên là ư cơ 於飢. Thuyết Văn cho là người thầy thuốc trị bệnh. Chữ viết từ bộ dậu 酉 thanh y. Ngược lại âm dưới là ư kế 於計. Trong văn kinh hoặc viết từ bộ vu 巫 viết thành chữ y, văn thường dùng. Trong quyển hai trước âm nghĩa đã giải thích đầy đủ.
Nha khởi (牙起). Ngược lại âm hồ cố 胡固. Tự Thư cho rằng: nha 牙 là cái răng. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ trúc 竹 viết thành chữ nha, nghĩa là có thể nhận lấy sợi dây để buộc. Theo Lệ sách viết lược đi bộ trúc 竹 viết thành chữ nha 牙, văn thường dùng là sai, cùng với chữ nha 牙 tham cứu là chẳng đúng.
Quỷ phạp (匱乏). Ngược lại âm quỳ vị 逵位. Theo Tự Thư cho rằng: quỹ 匱 là nghèo cùng, phạp 乏 là thiếu thốn. Thuyết Văn nói chữ quỹ viết từ bộ phương 匚 thanh quý 貴, âm phương 匚 là phương 方.
Phẩn nhuế (憤枘). Ngược lại âm trên là phân vẫn 紛
吻. Khảo Thanh cho là tức giận giữ dội, tâm khí phát lên cùng cực. Trịnh Huyền cho là khí tức giận tràn đầy. Thiên Thương Hiệt cho là Căm giận uất ức. Thuyết Văn cho là Hận. Chữ hình thanh, âm muộn 懣. Ngược lại âm một bổn 沒本.
Tầm tứ (尋伺). Ngược lại âm trên là tường dâm 祥
淫. Khảo Thanh cho rằng: Tầm là dò xét danh giá, theo đuổi, tìm kiếm. Thuyết Văn nói viết chữ tầm 尋, giải thích chữ tầm nghĩa là tầm chân lý. Chữ viết từ bộ khẩu 口 đến bộ sam 彡 đến bộ công 工. Chữ khẩu 口 công 工, thành ra loạn, là từ trên, lại dưới là bộ thốn 寸. Nay theo lệ sách tỉnh lược đi bộ sam 彡, âm sam 彡 là âm sam 衫. Viết chữ tầm 尋 là chữ hội ý, văn cổ viết từ bộ trửu 肘 viết thành chữ tầm (財).
Phan duyên (攀緣). Ngược lại âm phổ ban 普班. Chữ chánh xưa nay cho rằng: Phan là dẫn dắt. Văn cổ viết. Ngược lại, từ chữ phản cung 反供 bộ bát là đến bộ thủ 手 thanh phan 攀.
Nhu nhuyễn (柔耎). Ngược lại âm trên là nhi chu 而
周. Thuyết Văn cho là Cây cong uốn cho thẳng gọi là nhu 柔. Chữ viết từ bộ mộc 木 thanh mão. Ngược lại âm dưới là nhi xung 而忡. Thuyết Văn cho rằng: nhuyễn 耎 là mềm yếu. Chữ viết từ bộ đại 大 thanh nhi 而. Trong văn kinh viết nhuyễn 軟 này là chẳng đúng.
(Quyển 393 không có âm để giải thích)
-----------------------------------------
Đạt nô 達
奴. Ngược lại âm nô nhã 奴雅. Tiếng Phạm, nghĩa là loại người hạ tiện, sanh ở vùng biên địa hiểm ác, cùng với văn sau là miệt lệ xa 篾戾車 v.v… cũng đồng loại.
Miệt lệ xa (篾戾車). Ngược lại âm trên là miên miết 眠鱉. Xưa dịch hoặc gọi là mật liệt xa 密列車, đều sai. Đúng âm Phạm là tất lậtngâm sa 畢慄吟磋, dịch là loại nước đục dơ cấu uế thích làm việcác, nghiệp hạ tiện, chủng loại ở vùng biên địa, không tin chánh pháp, là loại người cấu uế, dơ bẩn.
Vô sí (無翅). Ngược lại âm thi dị 詩異. Hai cánh con chim gọi là sí 翅, hoặc là viết hai chữ sí đều là chữ cổ.
(
Quyển 395, 396, 397 ba quyển này đều không có âm để giải thích)
-------------------------------------
Thường đệ (常弟). Ngược lại âm đệ nê 弟泥. Khảo Thanh và Tập Huấn Truyện cho rằng: Khóc cho sự vô thường gọi đệ 睇. Thuyết Văn cho rằng: Đệ là rống lên. Chữ viết từ bộ khẩu 口 thanh đệ, âm đệ đồng với âm trên. Thuyết Văn cho rằng chữ đệ 弟 từ bộ hổ 虎 thanh hán 厂, âm hán 厂. Duệ kinh viết từ bộ đế 帝 viết đề 啼, nghĩa là đau khổ bi thương.
Huất nhiên (? 然. Ngược lại âm huy luật 暉律. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Bổng nhiên. Thuyết Văn cho là Gió thổi nổi lên. Chữ hội ý.
Bì quyện (疲倦). Âm trên là bì 皮. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Bì (疲) là lao nhọc. Quảng Nhã cho là Chữ bì 疲 cũng giống như chữ quyện 倦, nghĩa là rất mỏi mệt. Ngược lại âm dưới là quì nguyện 逵願. Quảng Nhã cho rằng: Quyện cũng là rất mỏi mệt. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Quyện là biếng nhác. Văn Ngọc Thiên cho rằng: Quyện là dừng lại nghỉ ngơi, hoặc từ bộ tâm 心 viết thanh chữ quyện 倦, hoặc từ bộ lực 力 viết thanh chữ quyến 帣.
Tán lệ (讚勵). Ngược lại âm trên là uy đán 威旦. Phương Ngôn cho rằng: Tán là khen ngợi sự tốt đẹp. Quách Phác cho là Ca tụng đức tánh tốt đẹp. Giải thích tên gọi rằng: Tán là khen ngợi, đây là giải thích theo vật lý. Ngược lại âm dưới lực trệ 力滯. Trong Quế Uyển Châu Tòng Truyện giải thích rằng: chữ lệ 勵 là gắng sức. Trong Tả Truyện giải thích rằng: Chữ lệ là gắng hết sức mình, là chữ hình thanh.
Thực chúng (植眾). Ngược lại là âm thừa lực 承力. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Chữ thực 植 là cây mọc lên. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Thực là mọc dài ra, hoặc viết từ bộ ngạt 歹 viết thành chữ thực 殖 cũng là văn thông dụng thường dùng.
Trùy hung. Ngược lại âm đọa truy 追夂. Văn thường hay dùng viết đúng là chùy này là cái chày. Chữ viết từ bộ mộc 木. Ngược lại âm dưới là húc cung 勗恭. Theo Tự Thư cho là Trùy hung nghĩa là trong lòng ôm đau khổ oán hận, tự mình đau khổ, hủy hoại thân thể mình.
Hiệt tuệ (黠慧). Ngược lại âm trên là nhàn kiết 閑戛. Phương Ngôn cho là Chủ quan, mà âm giữa Đông Triệu và Ngụy cho rằng: Tuệ (慧) là hiệt 黠, âm dưới là tuệ 惠. Giả Quỳ cho là Sát, Quách Phác cho rằng: Tinh ý. Âm nghĩa kinh quyển ba trăm lẻ ba đã giải thích đầy đủ. Viên tường (垣牆). Ngược lại âm trên là viễn nguyên 遠元. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Viên (垣) cũng giống như chữ tường 牆. Ngược lại âm dưới là tương dương 匠羊. Theo Thanh Loại cho rằng: Tường (牆) cũng giống như chữ 垣. Sách Thượng Thư cho rằng: Không dám vượt qua bức tường cao là. Thuyết Văn cho là viên tương 垣牆 là che lại. Chữ viết từ bộ tương thành tường 爿. Chữ tường là chữ lại 來, đến bộ. Trong văn kinh viết tương 墻 là tường 墻, tường 牆 này đều là văn thường dùng.
Lan thuẫn (欄楯). Ngược lại âm trên là lặc đơn 勒
單. Âm dưới là thùy nhuận. Thuyết Văn cho rằng: lan can là chuồng nuôi thú. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Chiều dọc gọi là lan can, chiều ngang gọi thành gác ngang, giữa thành gác ngang gọi là hạm 檻, là chuồng nuôi gia súc.
Bảo tiệm (寶塹). Ngược lại âm thất diễm 七艷. Thuyết Văn cho là Tiệm (塹) tiệm là cái ao bao quanh thành. Chữ viết từ bộ thổ 土 thanh trảm 斬. Khảo Thanh cho là cái hầm dài. Vận Anh Tập cho rằng: Cái hầm nhỏ Văn Ngọc Thiên cho rằng: Cái ao bao quanh thành gọi là tiệm 塹, hoặc viết là tiệm 漸 cũng thông dụng.
Nhai hạng (街巷). Âm trên là giai 皆. Khảo Thanh cho là con đường lớn ở trong thành ấp. Ngược lại âm dưới là học giáng 學降. Theo Mao Thi Truyện cho là con đường giữa ở trong, tức là đường hẻm. Vận Anh Tập cho là con đường nhỏ Hoặc là viết hạng 衖, đều là chữ cổ. Nay lược đi nên viết là hạng 巷.
Thị triền (市廛). Ngược lại âm trường liên 長連. Trịnh Chúng chú giải sách Chu Lễ rằng: Triền là nơi ở. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Triền là cái chợ, nơi buôn bán, là thị xá, hàng quán. Ngọc Thiên cho là trong thành thị khoảng nữa mẫu đất trống, nơi tụ tập đông đúc, gọi là 廛 triền. Trong văn kinh viết triền này cũng là văn thường dùng, chữ viết lược bớt đi.
Cắng dĩ (亙以). Ngược lại âm khả đăng 可鐙. Vận Anh Tập cho rằng: Cắng 亙 là thông suốt. Khảo Thanh cho là rất xa. Mao Thi Truyện cho là trùm khắp. Phương Ngôn cho là đến cùng tột. Hoặc viết cánh là chữ cổ Bảo phảng (寶舫). Ngược lại âm phúc vọng 福望. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Phảng là chiếc thuyền. Quách Phác cho là hai chiếc thuyền hai bên gọi là phảng 舫.
Kiếp địch (劫敵). Ngược lại âm đề đích 提的. Khảo Thanh cho rằng: Địch (敵) là đối đầu. Theo chữ địch 敵 cũng giống như là oán thù với nhau. Kiếp địch, nghĩa là ở trên thành phục binh phòng ngự chờ kẻ thù địch tới để đối địch nhau.
Trĩ điệp (雉堞). Ngược lại âm trên là trì lý 池履. Tự Thư cho rằng: Trĩ (雉) là sắp bày ra. Công Dương Truyện cho rằng: Năm miếng ván gọi là bức tường, năm Bức tường gọi là trĩ (雉) (Bức tường cao), một trăm Bức tường cao gọi là thành. Hà Hưu cho là Dài hai mươi ngàn thước. Khảo Thanh cho là Thành dài ba trượng, cao một trượng, gọi là trĩ 雉, sách Lễ Ký cho rằng: Thành của vua là một trĩ che khắp một trọi là thành, một ngàn thành, thành của Công và Hầu là một trăm bức tường, thành của Bá là bảy mươi bức tường, thành của Tử, Nam là năm mươi bức tường. Nhưng thành của các Chư Hầu đều thiếu bề mặt thành, nên thọ nhận cho qua, nhưng chỗ ở mà không vững chắc. Ngược lại âm dưới là đồ giáp 徒
頰. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Điệp (堞) cũng là thành. Trên tường rất an ổn, yên tĩnh. Thuyết Văn cho là Bức tường cao của các cung nữ ở Chữ viết từ bộ thổ 土 đến bộ diệp thanh tỉnh 省.
Huỳnh dĩ (滎以). Ngược lại âm 贏伻 dinh bình, âm dinh 贏. Ngược lại âm nhuế tịnh 枘并. Vận Thuyên Tập cho là Mài hạt châu, lau chùi gương cho sáng. Vận Anh Tập cho là Huỳnh 滎 cũng giống như mài ngọc, hoặc là viết huỳnh.
Xuyết dĩ 綴以. Ngược lại âm truy vệ 追衛. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Xuyết là nối kết lại. Vương Dật chú giải sách Sở Từ là Bó buộc lại. Thuyết Văn cho là Kết hợp lại, hoặc viết là trệ 彘 đều là chữ cổ Bảo đạc (寶鐸). Ngược lại âm đồ các 徒各. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Đạc 鐸 là cái linh lớn bằng đồng dùng để hiệu lịnh.
Khổng An Quốc chú giải sách Luận Ngữ rằng: Cái mỏ cái linh bằng vàng, cũng nghĩa là lưỡi cứng như gỗ dùng lời văn mà khuyên bảo. Trong văn kinh nói Bảo đạc là “giảng nói pháp âm” Trong quyển nhất ở trước đã giải thích.
Lãnh noãn (冷煖). Ngược lại âm trên là lõ canh 魯
粳. Quảng Nhã cho rằng: Tiểu hàn. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ băng 冫 âm băng 冰 thanh lĩnh 令. Ngược lại âm dưới là nô quản 奴管. Theo sách Quần Thư Tự yếu cho rằng: Noãn là ấm. Chữ viết từ bộ hỏa thanh nhuyễn 耎. Cũng có viết từ bộ noãn 暖 hai chữ noãn đều là văn chữ thường dùng.
Phiếm dạng (泛漾). Ngược lại âm trên là phương phạm 芳梵, theo Tự Thư cho rằng: Phiếm là nổi trên mặt nước. Trong văn kinh viết phiếm 汎 này, văn thường dùng, chữ phiếm 汎 này đều chẳng phải nghĩa trong kinh dùng. Ngược lại âm dưới là dương lượng 陽亮, hoặc là viết dạng, nghĩa đều khác nhau, chữ chánh thể hợp nên viết là dương 颺. Theo chữ phiếm dạng 泛漾 đó, nghĩa là tự bơi lội trong nước, mà chữ dưỡng là sóng nước. Nghĩa tuy cũng đồng nhưng hơi lạ. Bổn ý của kinh đổi lại là viết chữ dương 颺, nghĩa là gió cuốn tung lên.
(嗢鉡羅花, 特摩花. 拘陀花, 奔茶利花). Bốn câu
Liên Hoa trên, quyển ba trăm mươi tám trước đã giải thích đầy đủ rồi. (Ốt bát la hoa, Đặc ma hoa-Câu mưu đà hoa-Bôn-trà-lợi-hoa).
Tiên úc (鮮郁). Ngược lại âm trên là tương diên 相
延. Quảng Nhã cho rằng: Tiên (鮮) là rất tươi tốt. Thanh Loại cho là rất mới. Theo chữ tiên, là rất sáng sủa. Ngược lại âm dưới là ư lục 於六. Theo chữ tiên úc 鮮郁 đó nghĩa là loài hoa tươi rất thơm, rất đẹp sáng sủa, rực rỡ, rất tròn đầy. Theo sách Luận Ngữ cho rằng: Úc là văn chương bóng bẫy, súc tích.
Chu hoàn (周寰). Âm hoàn 還. Cốc Lương Truyện cho rằng: Hoàn là các chư hầu bên trong. Lưu Triệu cho rằng: Hoàn là đất nghìn dặm. Quế Uyển Châu Tòng cho rằng: Đất ngàn dặm đó là vua ban cho các nước chư hầu.
Tung quảng (縱廣). Ngược lại âm túc dung 足容. Tự Thư cho rằng: Đường thẳng là tung 縱, đường ngang gọi là quảng 廣, lại gọi là Nam Bắc là dọc, Đông Tây là ngang.
Câu Lô Xá (俱盧舍). Dịch nghĩa là tiếng rống của con bò lớn.
Chỗ gọi là rất xa. Dựa theo Luận Câu-Xá cho rằng: Một khuỷu tay vươn dây cung bắn ra tính ra là một câulô-xá, gồm có hai dặm, đây là dựa theo giữa đất bằng. Nếu nơi cao thì cũng có thể trong vòng năm dặm, đều được nghe thấy thì gọi là Câu-lô-xá.
Ánh tế (映蔽). Ngược lại âm trên là ư kính 於敬. Khảo Thanh cho rằng: Ánh sáng chói chang, cũng gọi là bị che ẩn mất. Vận Anh Tập cho rằng: Chiếu sáng một bên, hoặc là viết ánh 映 là chữ cổ cũng rất thông dụng. Ngược lại âm dưới là bi duệ 裨袂. Vận Anh Tập cho là Bị ngăn che. Khảo Thanh cho là Bị ngăn che. Trong kinh quyển thứ nhất trước đã giải thích đầy đủ hai chữ rồi.
Khổng tước (孔雀). Ngược lại âm tức dược 即藥.
Trong truyện Xuân Thu Nguyên Mạng Bao gọi là Xa lìa hố lửa gọi là khổng tước 孔雀.
Lại cho rằng: Nước Kế-Tâm có rất nhiều chim Khổng tước, chẳng những một con mà hợp lại thành một bầy, chính là lấy âm ảnh tướng, kế là nghe tiếng sấm sét mà mang thai.
Anh vũ (鸚鵡). Ngược lại âm trên là điểu canh 鳥耕. Âm dưới là vũ 武, hoặc là viết cốt 鶻, hai thể cũng đồng. Trong kinh Sơn Hãi cho rằng: Ở núi Hoàng Sơn có loại chim này, lông màu xanh, mỏ đỏ có thể nói tiếng người, nên gọi là Anh Vũ Theo kinh Khúc Lễ cho rằng: Chim Anh Vũ có thể nói được tiếng người nhưng không thể bay xa được.
Phù ê (鳧鷖). Ngược lại âm trên là bổ vu 哺于. Nhĩ Nhã cho là các loài chim, âm mộc (木) Quách Phác chú giải cho là con vịt. Khảo Thanh cho là con le le nhỏ Tự Thư cho rằng: Chữ viết từ bộ điểu 鳥 đến bộ kỷ 几, âm kỷ 几. Có loài chim tên là thù kỷ 殊几, lông ngắn, bay chỉ mấy dặm. Chữ trên là hình, chữ dưới là thanh. Ngược lại âm dậu hề 脰兮.
Khảo Thanh cho rằng: 鷖 là loài chim phụng, lông màu xanh đen, là loài chim sống dưới nước. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Phù ê là loài chim phụng. Trong Kinh Truyện cho là thuộc loài le le. Thuyết Văn nói cũng đồng. Chữ viết từ bộ điểu 鳥, thanh ê. Chữ dưới tượng hình, chữ trên hình thanh.
Hồng nhạn (鴻鴈). Ngược lại âm trên là hồ công 胡
公. Vận Anh Tập cho là Thuộc loài thủy điểu. Khảo Thanh cho rằng: Chim hồng, loài chim thuộc giống nhạn, nhưng rất lớn, cánh dài, đầu cổ đều có màu vàng sẫm, cánh màu đen, thuộc loại chim lớn. Quách Phác cho rằng: Loại chim hồng biết vận chuyển, thay thế người để đưa tin, hoặc viết là hồng (鴻) hồng (鴻) đều là chữ cổ. Ngược lại âm dưới là nhan gián 顏諫), hoặc là viết nhạn 鴈 này cũng đồng. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Lớn gọi là hồng 鴻, nhỏ gọi là nhạn 鴈. Theo chữ Hồng nhạn đó, là loài chim hướng theo mặt trời. Sách Lễ Ký cho rằng: Theo mặt trăng gọi là mùa thu, Hồng nhạn theo mùa thu tới gọi là Khách, Khách tức là nhạn. Mỗi mùa thu tới, loài chim nầy dẫn con bay về hướng Nam để tránh giá lạnh, đầu mùa xuân lần lần bay về hướng Bắc để tránh ánh nắng thiêu đốt của mặt trời. Thuyết Văn cho là loài Nhạn thuộc loài ngỗng, cũng tên là lợi da, nghĩa là con chim đem đến điều vui mừng. Phương Ngôn cho rằng: Tự đóng cửa mà hướng về phía Bắc gọi là Nhạn, là hải âu, ngoài hướng Nam Sở gọi là Thương Âu. Nay người ở Giang Đông gọi Nhạn là chim Hải âu, hoặc viết ca 歌 là chữ cổ hoặc viết Giá tử hư phú 駕子虛賦. Gọi là con chim bồ câu liên lạc với chỗ đóng quân, cũng gọi là con ngỗng trời.
Hoàng mục (黃目). Ngược lại âm thất dư 七餘. Hoặc là viết mục 目 này cũng đồng. Tên là loài chim Tu hú. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Đứng trong cửa mà nhìn con chim Tu hú là vậy, cũng tên con chim Chú. Nhĩ Nhã cho rằng: Con chim Tu hú đầu đèn. Ở Quảng Đông gọi là con chim hỷ, là con chim mang điềm lành, nó thường ở cồn bãi.
Thương canh (鶬鶊). Âm trên là thương 倉, âm dưới là 庚 canh. Sách Nhĩ Nhã cho là chim Thương quát 鶬
鴰. Loại chim này giống như nhạn mà màu đen, cũng giống như chim hạc. Âm quát 鴰. Ngược lại âm cổ hoạt 古活. Quách Phác cho rằng: Nay gọi loài chim này là Thương Quát (tức là chim Hạc). Lại cũng gọi là Thương Canh (鶬鶊). Nghĩa là nó mở đường đến, dẫn đến đồng ruộng, thì nơi đó rất dồi dào, giàu có.
Cũng gọi là con chim đầu đàn có cánh to bằng cái trống, chim Thương canh tiếng kêu rất buồn áo não, cổ nó giống như con chim Tu hú. Âm cưu 鳩. Ngược lại âm hồ lãng 胡浪, tiếng kêu oang oang, quát quát là. Bạch Hạc (白鶴). Ngược lại âm hà các (何各). Trong văn kinh viết hộc 鵠 là sai. Âm hộc 鵠. Ngược lại âm hồ mộc 胡
木. Loại chim này có màu vàng xanh, mà mỏ nó lại ngắn. Chỗ nào cũng đều có loại chim này. Thuyết Văn cho là chim Hồng hạc. Ngọc Thiên cho rằng: Chim 鵠 hộc là loại ngỗng trời, mỏ màu vàng, cũng giống như chim hạc 鶴, lông màu xanh vàng, cho nên biết chẳng phải chim hạc. Chim hạc màu trắng mà mỏ nó lại dài, sống lâu một ngàn năm, trên đầu nó có chấm đỏ. Tự Thư cho rằng: Chim Hạc cũng giống như con ngỗng trời mà mỏ dài, là loại chim Thần Tiên. Thấy được chim này là điều tốt lành may mắn. Bao Phác Tử cho rằng: Tiếng kêu của con chim vang đến chín tầng mây, các cõi trời đều nghe tới. Hoài Nam Tử cho rằng: Con gà biết gáy sáng, con chim Hạc biết trời sắp tối tới nữa đêm. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ 鳥 điểu thanh hạc. Ngược lại âm 何各 hà các. Thuyết Văn nói lại giải thích chữ hạc, chữ viết từ bộ quynh 冂. Ngược lại âm quý dinh 癸贏, từ chữ chuy 隹, chuy 隹 là con chim, là con chim bay cao vượt lên trên, ý muốn nói ra khởi (quynh 冂).
Xuân oanh (春鶯). Ngược lại âm ư canh 於耕. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Ở ngoài cửa có tiếng hót trong trẻo, yểu điệu, uyển chuyển là con chim Oanh, lông nó màu vàng. Theo truyện cho rằng: Chim Oanh là loại chim văn, nghĩa là uyển chuyển văn tháu nhẹ nhàng, rất êm tai. Khảo Thanh cho rằng: Lông Chim Oanh có chồm văn. Trong kinh viết anh 嚶 này là sai. Tỳ Thương cho rằng: Thê anh, âm thê 妻.
Đông Di cho là loài chim. Quảng Nhã cho rằng: Con chim quái lạ chẳng phải chim Xuân oanh.
Thu lộ (鶖鷺). Âm trên là thu 秋, âm dưới là lộ 路. Hoặc viết là thúc lô 菽鸕 đều là chữ cổ. Cố Dã Vương cho là loại chim to lớn, lông nó rất đẹp màu trắng, dùng làm tấm thảm. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Có loài chim Thu ở là có lương thực. Theo Truyện cho rằng: ngốc thu 禿鶖, là chim Phò lão, giống Thủy điểu như chim Hạc mà lớn, lông màu xanh, cánh dang rộng, cổ cao. Đầu và cổ đều không có lông, da đầu đỏ mỏ dẹp, dưới túi đựng như Bồ nông, chân móng như gà, tính tham ăn, ăn các loài cá, chim con, rắn v.v… Lại cũng gọi là chim Chấn lộ bay tới. Nhĩ Nhã cho rằng: Chim Lộ tức là con cò, nó thường đến chỗ giã gạo, chỗ cuốc đất để tìm thức ăn. Quách Phác cho là con cò trắng, trên đầu cánh trên lưng đều có lông dài. Nay người ở Giang Đông lấy làm lông mi, gọi tên là lông con cò trắng làm sợi tơ, âm tô 穌. Ngược lại âm tô ổi 穌隈, này gọi con chim Phò lão là con cò trắng, đều là một loại chim.
Uyên ương (鴛). Ngược lại âm trên là 於袁, Âm dưới là ư cương (於僵). Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Chim uyên ương bay tới, nói loài chim này khi dừng nghỉ đậu lại thì con khác thành ngẫu bay tới thì là một đôi song bay. Giáo tinh: trên là âm giao, dưới là âm tinh. Kinh sơn Hải chép: núi mạn Liên có loài chim tên Giao tinh, giống như con vịt mà bay thành bầy.
Phỉ thúy (翡). Ngược lại âm trên là phì vị 肥味. Nam Châu Chí cho rằng: Con chim Trả lớn bằng con cú mèo, loài nhỏ giống con quạ, màu đỏ. Người dân ở Quảng Châu bắt ăn thịt, không biết quý lông của loài chim này. Khảo Thanh cho rằng: Lông nó màu đỏ giống như lông con gà trống, nên gọi là chim Phỉ. Thuyết Văn cho là Lông màu đỏ là chim sẻ. Chữ viết từ bộ vũ 羽 thanh phi 非. Ngược lại âm dưới là sanh tụy. Theo Nam Châu Ký cho rằng: Chim thúy sáu cọng lông dài một tấc hơn, màu xanh lục, khi bay ra khỏi rừng rậm, thì màu xanh biến thành màu hồng, nên gọi là Thúy. Thuyết Văn cho rằng: Con sẻ lông xanh. Chữ viết từ bộ vũ 羽 thanh tốt 卒
Tinh vệ (精衛). Trong kinh Sơn Hải cho là tên cô gái vợ của Vua Diêm Đế, gọi là Nữ Oa. Phương Ngôn thì gọi. Ngược lại, là tên của cô gái đẹp, gọi là Nữ Oa. Dạo chơi trên biển Đông Hải bị chìm xuống nước nên không trở về được, nên hóa thành con chim tên là Tinh vệ Vua bèn bắt đem về ở trên núi Tây, dùng gỗ đá mà lấp biển Đông Hải để báo oán cho con gái. Một gọi là tự kêu lên, tức là tự gọi là Tinh vệ Côn kê. Ngược lại âm trên là côn 昆. Cố Dã Vương giải thích rằng: Chim Côn giống như chim Hạc màu vàng nhạt, thân to lớn. Tự Thư hoặc là viết quân cũng đồng. Sở Từ cho rằng: chim Côn kê biết hót vào lúc sáng sớm, tiếng hót của nó rất buồn. Âm dưới hoặc là viết kê 雞 cũng thông với chữ trên.
Xúc lục (歜琭). Ngược lại âm trên là chi dục 之欲. Ngược lại âm dưới là. Ngược lộc 虐祿. Trong kinh Sơn Hải nói rằng: Ở trong vùng hoang dã rộng lớn có loại chim này, đầu vàng chân đỏ chân có sáu ngón, tên gọi “ Xúc lục” Nhĩ Nhã cho rằng: Là con quạ trên núi. Quách Phác cho rằng: Giống như con quạ mà nhỏ hơn, mỏ nó màu đỏ, ở vùng Lục Như Tây Trúc. Quách Phác cho rằng: Con chim “Xúc lục” giống như con vịt mà lớn hơn, dài hơn, chim lục mắt màu đỏ mỏ đều màu vàng cam.
Viện cư (媛居). Âm trên là viên 袁. Ngược lại âm dưới là cư 居.
Sách Quốc Ngữ cho rằng: Con Hải Điểu. Thời Hán Nguyên Đế Trịnh Lang có loại chim lớn, giống như con ngựa khỏe mạnh chạy ngàn dặm. Thời đó người ta gọi là chim “Viện cư”. Nhĩ Nhã cho rằng: “Viện cư” là hỗn loạn, tạp loạn. Trang Tử cho rằng: Viện cư là chim biển, thường dừng ở nước Lỗ Côn phụng (崑俸). Ngược lại âm dưới là phòng phúng 房諷.
Truyện Mao Thi, Nghĩa Lưu cho rằng: Con gà trống gọi là Phụng, con gà mái gọi là Hoàng là chẳng đúng. Chim Phụng hoàng đậu trên cây ngô đồng, chẳng phải đậu trên cành trúc, chẳng thật thức ăn là không ăn. Trong kinh Sơn Hải chép: Ở núi Đan Huyệt, có loài chim hình dạng giống như chim Hạc có lông ngũ sắc, lại có hoa văn nữa, tên là Phụng hoàng. Quảng Nhã cho là Phụng hoàng, đều giống con gà, hàm én, cổ rắn, thân chim hồng, đuôi cá. Giống chim mà con trống gọi là Phụng, là tinh của hỏa, con cái là Hoàng, sinh ở Đan Huyệt, không phải cây ngô đồng thì không đậu, không phải trái trúc thì không ăn, không phải nước suối ngọt thì không uống. Thân có năm màu, kêu đúng năm âm. Không phải người đạt đạo thì không thể thấy được, khi bay thì các loài chim khác bay theo. Theo sách Nhĩ Nhã ghi rằng: Loài chim này là chỗ sinh ra người tài, như đầu văn gọi là đức, cánh văn gọi là thuận, lưng văn gọi là nghĩa, bụng văn gọi là tin, ức văn gọi là hùng, tiếng kêu gọi là tiết tấu. Con mái hót gọi là túc, túc tức buổi tối, thường hót vào buổi trưa, buổi tối và buổi sáng. Khi phát hiện ra ban ngày nó cũng hót, để bảo đảm lâu dài, tiếng đưa cao lên, gọi là trên cánh tập trung lại hót gọi là quay về, khi thấy được chim Phụng hoàng thì trong thiên hạ thái bình.
Thuyết Văn cho là loài Chim Thần, thường ở phương Đông, là nước có người quân tử. Chữ viết từ bộ điểu 鳥 thanh phàm 凡.
Diệu sí (妙翅). Ngược lại âm thi chí 尸至. Tức là chim cánh vàng, hoặc gọi là Ca-lâu-la 迦婁羅, hoặc tên là Át-lộ-trà 椏路茶, đều là tiếng Phạm, gọi là sai. Đúng âm Phạm là nghiệt lỗ nã 孽嚕拿. Trong kinh gọi là Diệu sí, chính là hình trạng của nó, mà tên là chẳng đúng chẳng dịch là đối địch.
Đế hồ (諦胡). Ngược lại âm trên là đồ kê 徒雞. Âm dưới là hồ 胡, hoặc là viết thế di 剃夷. Nhĩ Nhã ghi rằng: Nay gọi là thế hồ 剃胡 là một bầy chim bay tới vào uống nước bắt cá ăn gọi là ở ao hồ Văn thường dùng gọi là ở sông hồ hồ ao của chim. Mao Thi Truyện cho rằng: Chỉ có chim di ở Lương Cốc Lương Truyện cho rằng: Chim ao hồ Yết La Tần Ca (羯羅頻迦), là tiếng Phạm, tên một loài chim, cũng gọi là Ca-lăng-tần-già. Hán dịch là (tiếng hót mỹ miều thanh hay. Khi tuyết rơi nhiều loài chim này ở trong hang núi đẻ trứng, cũng có thể hót tiếng hay thanh tao, hòa nhã, người nghe rất vui mừng.
Mạng mạng điểu 命命鳥. Âm Phạm gọi là Bà kỳ bà điểu 婆耆婆鳥. Hán dịch là 命命據 mạng mạng cứ Đây tức là theo tiếng mà lập tên, khi nó hót tức là tự nó kêu lên, kỳ bà, kỳ bà.
Pháp dũng 法涌. Ngược lại âm 羊腫 dương thũng. Thuyết Văn cho là Dũng là vượt hơn, sức mạnh thắng hơn, hoặc viết chữ 勇 dũng này cũng đồng.
Yết Kê Đô Bảo 羯雞都寶. Tiếng Phạm, tên một loại châu báu, đây là thủy tinh, tên khác của loại thủy tinh này quý báu nhỏ màu trắng giống như trứng ngỗng, rất nhiều.
Kỳ đăng (其蹬). Ngược lại âm đăng đặng 登鄧. Quảng Nhã ghi rằng: Đăng 蹬 là giày dép, tức là mang dép, giày, giẫm đạp lên thềm bậc trên đường.
Phô ỷ ba (鋪綺粑). Phô. Ngược lại âm phổ hồ 普胡. Quảng Nhã cho rằng: Phô là bày ra, giăng ra, nghĩa là khoe khoang. Vận Thuyên Tập cho rằng: Sắp bày giường nệm. Khảo Thanh cho rằng: Trải khắp lụa thêu hoa. Âm ỷ. Ngược lại âm hư ỷ 墟倚. Nghĩa là lấy hai màu sắc tơ mà dệt thành hoa văn, xuất xứ từ nước Ngô
Việt, kế là gấm thêu. Âm ba 粑. Ngược lại âm phổ bá 普
霸. Khảo Thanh cho rằng: Ba là cái chăn lớn, hoặc viết từ bộ y 衣 viết thành chữ ba 粑.
Bạch điệp (白疊). Ngược lại âm đồ giáp 徒頰. Ở Tây Vực là tên một loại cỏ, loại cỏ này hoa của nó rất mịn có thể dệt làm vải.
Đan chậm (丹枕). Ngược lại âm châm nhậm 針荏. Phong tục ở nước Thiên-trúc, không dùng gỗ đá làm gối, đều dùng da hoặc vải màu đỏ, mà làm gối kê hai bên chỗ dựa. Lấy bông Đổ La Miên và lấy loại lông mịn mà làm gối, hoặc dùng làm gối kê đầu, hoặc là gối dựa, pha màu sắc đỏ, hồng, tím hòa trộn mà dùng.
Vi đái (幃帶). Ngược lại âm tự uy 字威. Theo Tự Thư cho rằng: Vi là màn che, bức trướng, hoặc làm lụa vải viết lời chúc tốt đẹp gọi là vi. Hoặc là viết từ bộ cân 巾 viết thành chữ duy 帷. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ cân 巾 thanh vi 韋.
Uyển diên (尪宛). Ngược lại âm trên là uyên viễn 鴛
遠. Ngược lại âm dưới là 餘旃 dư chiên. Trong kinh nói “Uyển diên” đó tức là loại lụa quý giá rất đẹp, loại cẩm thêu, chăn nệm thêu, cũng là loại áo thêu sặc sỡ của cung nữ ca múa trong cung vua.
Ỷ mạn (綺幔). Ngược lại âm trên là khư ỷ 袪倚. Âm dưới là mưu bạn 謀伴. Khảo Thanh cho rằng: Mạn là loại rèm che. Chữ chánh thể viết từ bộ cân 巾 dưới từ bộ hựu 又 viết thành chữ mạn 幔. Trong văn kinh viết từ bộ tâm 心 viết thành chữ mạn 慢, là văn thường dùng là chẳng đúng.
Trung độc (中毒). Ngược lại âm trương trung 張忠. Khảo Thanh cho là Đang ngộ độc.
Phấn tấn (奮迅). Ngược lại âm trên là phủ vấn 府問. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Phấn là động.
Vận Anh Tập chép là Chấn vũ. Quảng Nhã cho là Chấn. Khảo Thanh cho là Mở ra. Ngược lại âm dưới là tuần tuấn 詢俊. Âm nghĩa kinh quyển hai ở trước và quyển ba mươi sáu đã giải thích đầy đủ.
Sở bẩm (所稟). Ngược lại âm 彼錦 bỉ cẩm. Thuyết Văn là chữ viết từ bộ bẩm 稟 đến bộ hòa. Trong văn kinh viết bẩm 稟 này là sai.
Thủ lượng (取量). Ngược lại âm lực cường 力強: hai thanh bình khứ đều thông dụng.
Trù trướng (惆悵). Ngược lại âm trên là sắc chu 敕
周. Âm dưới là sắc lượng 敕亮. Quảng Nhã cho rằng: Trù (惆) là đau khổ Thuyết Văn cho rằng: Trướng là buồn bã, thất vọng. Sở Từ cho rằng: Trù trướng là đau khổ, buồn rầu. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: Trù trướng là thất chí. Quách Phác cho rằng: Trù trướng giống như áo não, hai chữ đều từ bộ tâm 心.
Tuần hoàn (巡環). Ngược lại âm trên là tùy tuân. Theo Khảo Thanh cho rằng: tuân 巡 là trải qua. Theo Tả Truyện cho rằng: Tuần là biến khắp. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ cho là Chỗ nắm giữ. Lý Tư cho là theo xe làm tuần tra. Âm dưới là hoàn 還. Công Dương Truyện cho rằng: Hoàn 環 là đi nhiễu quanh.
Bất thụ (不售). Ngược lại âm thời chú 時咒. Khảo Thanh cho là Vật bán ra. Chữ chánh xưa nay cho rằng: Thụ 售 là đi khắp nơi. Cố Dã Vương cho là Bán vật ra được người mua lấy giữ lại hoặc đem đi gọi là «Thụ». Trong văn kinh viết từ bộ khư 厶 viết thành chữ thụ 售 là chẳng đúng. Chữ chánh xưa nay viết từ bộ chuy 隹 đến bộ khẩu 口.
Trữ lập (佇立). Ngược lại âm trừ lữ 除呂. Nhĩ Nhã cho rằng: Trữ (佇) là đứng lâu. Khảo Thanh cho rằng: Trừ là nắm giữ. Chữ viết từ bộ nhân 人 thanh trừ 宁, âm trừ 宁 đồng với âm trên, hoặc là viết trừ 佇 này cũng đồng nghĩa.
Nhân tủy (人). Ngược lại âm ủy chủy. Chữ thống nhất cho rằng: Chất mỡ trong xương. Thuyết Văn nói chữ Tủy viết từ bộ cốt 骨 đến chữ tùy thanh tỉnh 省 là chữ hình thanh.
Hữu bễ (右髀). Ngược lại âm bộ mễ 步米. Thuyết Văn cho là Xương đùi, bắp vế ngoài. Chữ viết từ bộ cốt 骨 thành ty 卑 thanh tỉnh 省. Chữ cổ viết bễ 媲, hoặc là viết bễ 髀 cũng thông dụng. Trong kinh viết chữ bễ 髀 cũng là văn thường hay dùng.
Dục phẩu (欲剖). Ngược lại âm phổ khẩu 普口.
Khảo Thanh cho rằng: Phẫu là mổ moi ra phá ra. Vận Thuyên Tập cho rằng: Phẩu là mổ phanh ra. Chữ viết từ bộ đao 刀 thanh bộ. Ngược lại âm tha khẩu 他口.
----------------------------------------
Chi khiên (之愆). Ngược lại âm át yên 揠焉. Khảo Thanh cho rằng: khiên 愆 là mất đi. Thuyết Văn cho là tội lỗi. Chữ viết từ bộ tâm 心 thanh diễn 衍, hoặc là viết khiên 岍 này đều đồng nghĩa. Trong văn kinh phần nhiều viết từ hai bộ thiên 天 viết thành chữ khiên 岍, cũng là văn thường dùng, hoặc là viết khiên 岍, khiên 岍 đều là chữ cổ.
Nãn nhiên (? 然.). Ngược lại âm trên là nã giản 拿
簡. Phương Ngôn cho rằng: Nãn là hổ thẹn. Tiểu Nhã cho rằng: Vì hổ thẹn gọi là Nãn Thanh cho là Mắc cỡ xấu hỗ đỏ mặt. Theo Tự Thư cho rằng: Chữ nãn, viết từ bộ xích 赤 đến bộ phục, âm phục thanh diệc 亦. Âm phục. Ngược lại âm ni triển 尼展, cũng viết từ bộ bì 皮 viết thành chữ nãn, văn thường dùng.
Hữu quý sanh tàm (有愧生慚). Ngược lại âm trên là quỷ vị 軌位. Ngược lại âm dưới là tồ hàm 徂含. Thuyết Văn ghi rằng: Chữ quý 愧 cũng giống như chữ tàm 慚. Sách Lễ Ký ghi rằng: Người quân tử không lấy làm hổ thẹn chỗ là có thể giúp đỡ cho người bệnh. Ở nơi người không hổ thẹn khi giúp người, đáng hỗ thẹn chăng là không giúp gì được cho người. Quảng Nhã cho rằng: Tàm là bị sỉ nhục xấu hỗ. Nhĩ Nhã cho rằng: Quý cũng giống như tàm, hổ thẹn, xấu hỗ. Thuyết Văn nói viết chữ quý 愧, hoặc là viết quý 瞶, quý 瞶, hai thể chữ trên đều là chữ cổ Sang ngấn (瘡痕). Ngược lại âm trắc sương 惻
霜. Vận Anh Tập cho rằng: Sang là vết thương lở loét ra, hoặc là viết chữ sang 創 này cũng thông dụng, cũng viết chữ sang 倉 này cũng đồng. Ngược lại âm dưới là hồ căn 胡根. Tự Thư cho rằng: Vết thương lành rồi để lại sẹo gọi là ngấn 痕. Thuyết Văn cho rằng: Ngấn 痕 là vết thương sưng lên thành cái sẹo. Chữ viết từ bộ tật thanh cấn 艮. Âm tật. Ngược lại âm nữ ách 女厄.
Kinh hãi (驚駭). Ngược lại âm trên là cư anh 居英. Quảng Nhã cho rằng: Kinh là nổi lên. Thuyết Văn cho rằng: Con ngựa sợ hãi nhảy chồm lên. Ngược lại âm dưới là hài biền 諧駢. Thiên Thương Hiệt cho là con ngựa sợ hãi giựt mình. Quảng Nhã cho là nhảy chồm lên. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ mã 馬 thành hợi.
Nhất hàm (一函). Ngược lại âm (霞緘) hà giam. Tự Thư cho rằng: Sách vở quá nhiều, vật dụng quá nhiều.
Này người ta gọi là Hàm thư, biểu thị hàm là bao gồm v.v…
Nhẫm nhiễm (荏苒). Ngược lại âm nhi chẫm 而枕. Khảo Thanh cho là loại cỏ tương tốt sum suê, mềm mại, cũng chỉ cho thời gian dần dần trôi qua. Bởi vậy trong kinh cho rằng: Thời gian trải qua gọi là nhẫm nhiễm. Trong kinh viết chữ nhiễm 苒 là văn thường dùng.
----------------------------------------------
Không hầu (箜篌). Âm trên là không 空, âm dưới là hầu 侯, là một loại đàn cổ gồm hai mươi lăm dây. Giải thích tên gọi là Người nhạc sĩ vui theo tiếng đàn ủy mị lã lướt theo, rồi mới bày ra trò sông bộc nương dâu, trên trời dưới đất mà che đậy, các hầu thiếp của vua cũng giữ tồn tại như. Cho nên người thầy đánh đàn cuốn theo điệu nhạc, phổ ra âm: Bình, công, cổ hòa theo tiếng trống. Trịnh Vệ cho rằng: Phân ra kim, mộc, thủy, hỏa, thổ mà có, lần lần theo hiệu âm của Trịnh Vệ gọi là dâm lạc. Nghĩa là vui theo dâm dục, trụy lạc.
Tao cảnh (槽頸). Ngược lại âm trên là tạo lao 造勞. Ngược lại âm dưới là kinh tỉnh 經井. Tức là tạo cảnh của đàn Không hầu và hạng mục của điệu đàn.
Thằng ảo (繩媼). Ngược lại âm thường nhưng 常仍. Khảo Thanh cho rằng: Sợi dây to vốn là sợi dây để làm nẩy mực làm chuẩn của nghề thợ mộc. Tống Trung cho là Các phép tắc chuẩn mực của các quan đại thần thời vua Thuấn. Thằng là sợi dây, cho nên lấy sợi dây thẳng. Quảng Nhã cho là Sợi dây thẳng. Thuyết Văn cho là Sợi dây to.
Chữ viết từ bộ mịch 糸 âm mịch 覓, đến chữ thằng 繩 thanh tỉnh 省. Ngược âm dưới là biện kiết 忭鮚. Khảo Thanh cho rằng: Âm ảo. Ngược lại âm ách giao 厄絞. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Tay cầm vật. Trong văn kinh viết bề 鎞, cũng thông dụng. Trịnh Huyền chú giải sách Thượng Thư Đại Truyện rằng: Bề 鎞 là đẩy vật ra, âm thôi 推. Ngược lại âm tha lôi 他雷. Quảng Nhã cho rằng: Bồ lệ tức là khóc, chuyển từ từ hoặc viết từ bộ cân 巾 viết bề cũng thông. Thuyết Văn nói từ bộ thủ 手 thanh bí 祕.
Phụng chúc (奉屬). Ngược lại âm trên là bằng dũng 馮勇. Thuyết Văn cho là Phụng thừa, vâng làm. Chữ viết từ bộ 廾 cũng âm cũng 拱, từ bộ phong 丰 thanh phong 丰, âm phong 丰 là âm phong. Ngược lại âm dưới là chung dục 鍾欲. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Chúc (屬) là phó thác. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Chúc là buộc vào. Thuyết Văn cho là Liên hệ. Chữ viết từ bộ vĩ 尾 thanh thục 蜀. Trong văn kinh viết chữ chúc 屬 này văn thường hay dùng là sai.
Ẩn tế (隱蔽). Ngược lại âm trên là ân cẩn 殷謹. Quảng Nhã cho rằng: Ẩn là che lấp. Ích Pháp cho rằng: Trong lòng mong nhớ không dứt gọi là ẩn. Bao Hàm chú giải sách Luận Ngữ cho là Trốn tránh. Khảo Thanh cho là Ẩn giấu. Thuyết Văn cho là Ẩn, cũng giống như chữ tế.
Theo chữ ẩn 隱 thanh phụ 阝, ẩn là che khuất, chìm xuống. Quảng Nhã cho là Che đậy, ẩn giấu bên trong. Nhĩ Nhã cho là Bỏ trốn, ẩn náu.
Quách Phác cho rằng: Tế là che giấu bên ngoài. Thuyết Văn cho là loài cỏ nhỏ nhít. Chữ viết từ bộ thảo 草 thanh tế 蔽. Âm tế. Ngược lại âm tỳ duệ 毘袂.
Luy liệt (羸劣). Ngược lại âm trên là lực truy 力追. Khảo Thanh cho rằng: luy là rất ốm yếu. Thuyết Văn cho rằng: Bị liệt gân thịt mềm nhũn không thể cử động được. Chữ viết từ bộ dương 羊 thanh luy 羸. Âm luy. Ngược lại âm lực ngọa. Ngược lại âm dưới là lực xuyết 力輟. Gọi là liệt tức là mềm yếu. Chữ viết từ bộ thiểu 少 thanh lực 力, là chữ hội ý. Âm nghĩa kinh quyển thứ ba ở trước, quyển một trăm tám mươi mốt đã giải thích đầy đủ.
Sái đưa (灑地). Ngược lại âm sa giả 沙賈. Thiên ghi Văn Ngọc rằng: Chỗ mua và. Ngược lại. Vương Dật chú giải Sở Từ rằng: Giống như rưới nước dưới đất. Thuyết Văn nói:. Ngược lại âm sơn ỷ 山綺. Chữ sái nghĩa là nổi trên mặt nước, chữ viết từ bộ thủy thanh lệ 麗.
Bộn ngã (坌我). Ngược lại âm bồn muộn 盆悶. Vận
Anh Tập cho rằng: bộn 坌 là bụi trần dơ bẩn. Khảo Thanh cho là Bụi bặm tạp loạn. Thuyết Văn cho là chữ viết từ bộ thổ 土 viết thành buộn, là bụi trần, cũng từ bộ 土 thổ viết 坌 buộn thanh phân 分. Ngược lại âm dưới là ngã 我. Thuyết Văn cho là Từ nơi thân mình gọi là ngã 我. Chữ viết từ bộ thủ 手 đến bộ qua 戈. Trong văn kinh viết từ bộ hòa viết thành chữ ngã 我 là chẳng đúng. Thuần tịnh (淳淨). Ngược lại âm trên là thường luân 常倫. Trong văn kinh viết chữ thuần 淳 này là văn thường hay dùng. Khảo Thanh cho rằng: Thuần sạch.
Trịnh Huyền chú giải sách Nghi Lễ rằng: Thuần là tưới nước. Quảng Nhã cho là Sạch sẽ. Ngược lại âm tư tứ 玆
四. Thuyết Văn nói cho rằng âm lục là âm lục 彔, từ bộ thủy thanh tất, âm tất là âm thuần 純.
Quỹ phạm (軌範). Ngược lại âm qui vi 龜葦. Khảo Thanh cho là Dấu vết của chiếc xe. Thuyết Văn cho là Vết bánh xe. Chữ viết từ bộ xa 車 đến bộ quỷ 宄 thanh tỉnh 省. Âm quỷ 宄 là âm quỷ 鬼. Ngược lại âm dưới là kỷ ám 几黯. Nhĩ Nhã cho rằng: Phạm 範 là phép tắc, thường dùng. Khảo Thanh cho là mô phạm, qui tắc.
Thuyết Văn cho là gương soi. Ngược lại âm bàn mạt 盤
末. Chữ viết từ bộ 車 xa đến bộ phạm 范 thanh tỉnh 省, hoặc là viết phạm 笵 này cũng thông dụng. Âm nghĩa kinh quyển thứ bốn mươi sáu ở trước đã giải thích đầy đủ.
----------------------------------------
Thứu Phong Sơn (鷲夆山). Ngược lại âm tề tụ 齊袖. Trong bài tựa kinh Thánh Giáo ở trước đã giải thích đầy đủ
Trọng đảm (重擔). Ngược lại âm trực dũng 直勇. Ngược lại âm 除用 trừ dụng, hai âm đều thông dụng. Ngược lại âm dưới là đam lạm 抌濫. Quảng Nhã cho rằng: Đảm là gánh vác. Khảo Thanh cho rằng: Dùng cây gánh vật gọi là đảm 擔. Thuyết Văn cho là Dùng tay mà nhấc vật lên gọi là đảm. Chữ viết từ bộ thủ 扌 thanh đảm.
Trong văn kinh viết từ bộ mộc 木 viết thành đảm, âm 擔. Ngược lại âm hãm xá 陷舍. Chữ đảm này dùng đồng nghĩa.
Đãi đắc (逮得). Ngược lại âm đài nại 臺耐. Nhĩ Nhã cho rằng: Đãi là đến kịp. Vận Anh Tập cho rằng: Đến kịp lúc. Khảo Thanh cho rằng: Viết chữ đãi 逮 cũng giống như chữ đắc 得. Nghĩa là đồng đến kịp lúc, đến trước. Âm nghĩa trong Tự Điển nói rằng: Đến đời Đường. Thuyết Văn cho là Đúng là viết chữ đãi là đến kịp. Theo Văn Tự Tập Lược cho rằng: Âm là đồ nại 徒耐, cũng là kịp thời. Trong kinh viết lục 逯 là chẳng đúng. Âm 逯 lục là âm lục 綠. Ngược lại âm dưới là đăng lặc 登勒. Khảo Thanh cho rằng: Đắc 得 là đạt được, cũng viết là đắc 得, đắc 得 này nghĩa là lấy được. Thuyết Văn cho là Có đi mới có được.
Chữ viết từ bộ xước thanh đắc. Văn cổ viết ba? chữ thể chữ đắc đều đồng âm đắc 得. Này văn thường hay dùng viết chữ đắc này viết thành chữ đắc 得 này là sai.
Kiều cần (翹勤). Ngược lại âm trên là kỳ diêu 祇遙. Nhĩ Nhã cho rằng: 翹 kiều là nguy hiểm. Khảo Thanh cho rằng: Kiều là vểnh lên, đưa cao lên. Thuyết Văn cho rằng: Lông dài trên đuôi chim. Chữ viết từ bộ vũ 羽 thanh nhiêu. Ngược lại âm dưới là cận ngân 近銀. Theo Mao Trường Thi Truyện cho rằng: Cần 勤 là lao nhọc. Khảo Thanh cho rằng: Làm việc không biết mỏi mệt. Thuyết Văn cho là Lao nhọc, vất vả. Chữ viết từ bộ lực 力 thanh cẩn 堇 âm cẩn 謹. Trong bài tựa kinh Thánh Giáo trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Xưng cơ (稱機). Ngược lại âm trên là xướng chứng 昌證. Trịnh Tiễn chú giải sách Lễ Ký rằng: Xứng (稱) là bằng nhau, bình đẳng. Vận Anh Tập cho rằng: Xưng là mức độ. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ cho là Mức độ hạn lượng, giới hạn. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã cho là người có ý tốt. Theo Văn Tự Tập Lược cho rằng: Xưng là biết nhẹ hay nặng. Thuyết Văn cho là Xét rõ kỹ càng. Chữ viết từ bộ hòa thanh xưng. Âm xưng. Ngược lại âm xướng chửng 昌拯. Ngược lại âm dưới là cư y 居依. gọi khác đi là xu cơ (樞機) nghĩa là chủ chốt, then khóa cửa, cũng nghĩa là chủ chốt của vinh nhục. Khổng Thị chú giải sách Thượng Thư cho rằng: Cơ là cái răng của dây cung bắn ra phát ra. Trang Tử giải thích là cây được đục đẽo bào gọt, làm chốt cửa, cũng dùng làm hàng rào ngăn cấm, phải có trung tâm phát ra, cũng gọi là bộ máy phát ra, động cơ đề phát ra. Thuyết Văn cho là chủ động cơ phát ra gọi là cơ 機, chữ viết từ bộ mộc 木 thanh cơ 幾.
Xả ách (捨軛). Ngược lại là âm ư cách 於革. Trong văn kinh viết là ách 軛, cũng là văn thường dùng. Trong kinh quyển nhất trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Kham thiệu di duyệt đẳng tự (堪紹怡悅等字). Từ chữ xả ách 捨軛 về sau và chỉ các tướng tốt của Đức Như lai. Chữ đẳng 等 là thẳng đến. Chữ Nguyện, hàm, giáp, ngạch, xem trước kinh hơn ba mươi chữ, quyển đầu thứ nhất đã giải thích đầy đủ ở đây không thuật lại nữa.
Thân phân (身分). Ngược lại âm phù gian 扶間. Ngọc Thiên giải thích rằng: Phân (分) là chia hạn quả Thuyết Văn cho là Phân biệt. Chữ viết từ bộ bát 八 đến bộ đao 刀 là Chữ hội ý.
Hy di (熙怡). Ngược lại âm trên là hư cơ 虛飢. Ngược lại âm dưới là dĩ chi 以之. Quyển nhất ở trước đã giải thích đầy đủ.
Cực bộc (極爆). Âm dưới là bổ giao 補交. Quảng Nhã cho rằng: Cực nóng. Nhĩ Nhã cho rằng: Rơi rụng. Khảo Thanh cho là Thiêu đốt củi lửa cháy dữ dội. Vận Anh Tập cho là Nổ tung ra lửa gọi là bộc 爆, âm thác. Ngược lại âm trích giá 摘稼. Thuyết Văn cho là Bộc là hung đốt. Chữ viết từ bộ hỏa thanh bộc 暴. Nay lại nói rằng: Âm bạo 暴. Ngược lại âm bổ mạo 蒲冒. Quyển nhất ở trước đã giải thích.
Tín nhuyễn (信耎). Ngược lại âm trên là tây tế 西祭. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư cho là Nhỏ bé. Thuyết Văn cho là rất nhỏ bé, suy yếu. Chữ viết từ bộ mịch 糸 thanh tín 囟. Âm mịch 糸 là âm mịch 覓, âm tín 囟 là âm tín 信. Ngược lại âm dưới là nhi xung 而充. Các sách viết chữ 要 yếu là chữ nhuyễn 耎 là yếu mềm, nhu nhược. Chữ viết từ bộ 而 nhi đến bộ hỏa, viết 耎 nhuyễn. Trong văn kinh viết từ bộ 車 xa viết 軟 nhuyễn này là chẳng đúng. Trong quyển thứ nhất trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Manh giả 盲者. Ngược lại âm mạc canh 莫庚. Trịnh Chúng giải thích rằng: Không có mắt, gọi là mù lòa, cũng gọi là manh. Âm giao 交. Ngược lại âm tô tẩu 蘇
走. Nghĩa là mù lòa. Thuyết Văn cho rằng: Nghĩa là có con mắt mà không có con người gọi là mù. Chữ viết từ bộ mục 目 thanh vong 亡. Lại giải thích chữ vong 亡, vong 亡 giống như là chạy trốn. Chữ viết từ bộ nhân 人 đến bộ ất 乙 là ẩn 隱, ẩn giống như trốn tránh. Người ở ẩn gọi là vong 亡. Trong văn kinh viết chữ vong 亡 này là chẳng đúng. Trong kinh quyển thứ nhất trước đã giải thích đầy đủ.
Lung giả (聾者). Ngược lại âm lộc đông 祿東. Tả Truyện cho rằng: Tai không nghe được, hòa điệu của năm âm thanh gọi là lung, tức là điếc. Đỗ Dự cho rằng: Lung là tối tăm, hoặc viết chữ lung 聾.
Thiên Thương Hiệt cho là Có tai mà không nghe được.
Thuyết Văn cho là Không nghe thấy gì gọi là lung.
Chữ viết từ bộ nhĩ 耳 thanh long 龍.
Trong kinh quyển thứ nhất đã giải thích đầy đủ rồi.
Năng thính (能聽). Ngược lại âm trên là nãi đăng 乃
登. Quảng Nhã cho rằng: Năng là người có chức vụ Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ cho là người có nhiều tài nghệ. Thuyết Văn cho rằng: Năng là loài thú dữ thuộc loài gấu. Theo Tả Truyện cho rằng: Hoàng năng, âm năng. Ngược lại âm nãi lai 乃來. Tức là loài cầm thú thuộc loại gấu.
Loài thú này bên trong có nhiều năng lực vững chắc, cho nên người có nhiều tài nghệ được gọi là Hiền năng (賢能). Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ nhục 肉 đến hai bộ chủy, thanh đài 台. Ngược lại âm dưới là thể kính 體
勁. Sách Thượng Thư cho rằng: Nghe bốn năm việc gọi là “thính” Khổng Thị cho rằng xét là chẳng đúng. Sách Chu Lễ cho rằng: Lấy năm âm thanh để nghe, trong ngục tụng cầu tình dân, tức là khí, sắc, hình, tai, mắt là năm cái nghe. Thuyết Văn cho rằng: Tai lắng nghe từ âm trực tiếp, đức là từ tai để nhận biết, mà nhận biết là âm thanh.
Trong văn kinh viết chữ thính 聽 là văn thường dùng.
Á giả (亞者). Ngược lại âm lưu giả 流賈. Khảo Thanh cho là miệng không thể nói được. Theo chữ á 亞 đó, người tuy nghe được mà không thể nói nên lời. Thuyết Văn cho rằng thiếu cái lưỡi. Xưa nay chữ đúng cho rằng: Á là câm. Chữ viết từ bộ tật 疾, âm 疒 tật. Ngược lại âm nữ ách 女厄 thanh á 亞. Trong văn kinh viết từ bộ khẩu 口 viết thành chữ á 啞 này là chẳng đúng, âm á 啞 là âm ách 厄. Sách Chu Dịch cho rằng: Nói cười á á, đây chẳng phải nghĩa kinh. Quyển thứ nhất trước đã giải thích đầy đủ.
Tỉnh ngộ (醒悟). Ngược lại âm tinh tịnh 星淨. Sách Quốc Ngữ ghi rằng: Say mà sực tỉnh lấy làm vui mừng. Giả Quỳ ghi rằng: Bỏ đi cái say gọi là tỉnh. Chữ viết từ bộ dậu 酉 thanh tỉnh 星.
Hảo tịnh (好淨). Ngược lại âm cao báo 蒿報.
Huất nhĩ. Ngược lại âm Thiên Thương Hiệt cho rằng: Huất là thốt nhiên nổi lên. Nghiệt Tông cho rằng: Bổng nhiên. Thuyết Văn cho rằng: Có chỗ thổi nổi lên. Quyển nhất ở trước đã giải thích đầy đủ.
Nhiễu não (擾惱). Ngược lại âm trên là nhi chiếu 而
沼. Khảo Thanh cho rằng: Nhiễu là khấy phá gây rối loạn. Khổng Thị chú giải sách Thượng Thư là nhiễu loạn làm rối tung lên. Thuyết Văn cho là phiền não. Chữ viết từ bộ thủ 手 đến bộ ưu 憂, âm ưu 憂. Ngược lại âm nô cao 奴高. Trong văn kinh viết từ chữ ưu 憂 viết thành chữ 擾 nhiễu là chẳng đúng. Trong quyển 2 trước đã giải thích đầy đủ.
-----------------------------------------------
Phong trướng nùng lan thanh ứ trác cảm hài cốt (膿
脹蜂爛青瘀啄敢骸骨). Mười chữ trên xem quyển kinh thứ ba. Trong quyển âm nghĩa thứ nhất trước đã giải thích đầy đủ, không phiền nói lại.
Yểm thực (厭食). Ngược lại âm y diêm 伊焰. Cố Dã Vương ghi rằng: Yểm là no đủ Thuyết Văn cho là Yểm là no đầy. Sách Lễ Ký cho rằng: Riêng mình chí vui không nhàm chán đối với đạo Pháp. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ cam 甘 đến bộ nhục 肉 đến bộ khuyển 犬. Chữ hội ý. Âm hán 厂 là âm hãn 罕. Trong quyển 3 trước đã giải thích rồi.
Sàng tháp (床榻). Ngược lại âm trên là sài trang 柴
莊. Quảng Nhã cho là dụng cụ nghỉ ngơi tự an ổn. Thuyết Văn nói chỗ thân an ổn. Chữ viết từ bộ mộc 木 đến bộ tường 爿 âm tường 牆. Cũng có chỗ viết sàng 床 này, văn thường dùng. Ngược âm dưới là thổ đáp 土答. Tháp (榻) cũng là sàng. Giải thích tên gọi là sàng, là hẹp mà dài gọi là tháp 榻. Kinh quyển thứ nhất trước đã giải thích đầy đủ.
Dục thiệu (欲紹). Ngược lại âm thời nhiễu 時遶. Nhĩ Nhã cho rằng: Thiệu là nối tiếp theo. Ích Pháp Lưu cho rằng: Từ xa nối tiếp theo sự nghiệp của các vị Tiên Vương gọi là thiệu 紹. Trong kinh quyển thứ nhất ở trước đã giải thích đầy đủ.
Phiếu kích (搮擊). Ngược lại âm trên là thất diêu 匹
遙. Mao Thi Truyện cho rằng: Phiếu là rơi rụng, Tập Huấn Truyện cho rằng: Phiếu là tổn thất. Hoặc là viết từ bộ phộc viết thành chữ phiếu nghĩa trừ bỏ đi.
Âm phộc. Ngược lại âm phổ bốc 普卜. Thuyết Văn cho là Phiếu là đánh gõ. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh phiêu 票. Âm phiêu 票. Ngược lại âm 必消 tất tiêu. Trong văn kinh viết chữ phiêu này là chẳng phải nghĩa của kinh. Theo Quách Phác cho rằng: Chữ phiêu này là gió xoáy vòng. Thuyết Văn cho là gió đàn hồi. Tự Thư cho rằng: Gió thổi đong đưa.
Khang quái (糠儈). Ngược lại âm trên khẩu tức 口
即. Quách Phác giải thích rằng: Khang là vỏ trấu. Theo Thanh Loại chữ viết từ bộ hòa đến bộ mễ 米 đến chữ khang 康 thanh tỉnh 省. Ngược lại âm dưới là khô ngoại 枯外. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: Cái sàng bằng tre. Trong kinh quyển 3 trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Quyến thủ (罥取). Ngược lại âm quý quyên 癸娟. Quế Uyển Châu Tòng cho rằng: Lấy sợi dây quấn lấy vật cột lại giăng bắt lấy vật gọi là quyến, hoặc viết quyến 罥 này cũng đồng nghĩa. Trong quyển 3 ở trước đã giải thích đầy đủ ở đây không nói lại nữa.
Giải đãi (懈怠). Ngược lại âm trên là cách mại 革賣, âm dưới là tùng nại 從奈. Quảng Nhã cho là biếng nhác. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: sớm tối nhác nhớm, giải đãi, uể oải. Theo Tự Thư cho rằng: Giải cũng như chữ Đãi. Trong quyển 3 ở trước đã giải thích chữ Giải rồi.
Cực tác (亟作). Ngược lại âm cơ lực 飢力.
Hung đảng (兇黨). Ngược lại âm 許邕 hứa ung. Khảo Thanh cho rằng: 兇 hung là ác. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ nhân 人 ở trong chữ hung 凶. Ngược lại âm dưới là đương lãng 當朗. Khảo Thanh cho rằng: Đảng là loại. Trong kinh quyển 4 trước đã giải thích rồi hai chữ Khôi quái (魁膾). Ngược lại âm khổ khôi 苦魁. Khổng Thị cho rằng: Khôi (魁) là tướng soái. Quảng Nhã cho rằng: Là chủ Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký cho là đứng đầu. Vương Dật chú giải sách Sở Từ cho là người lớn. Ngược lại âm dưới là khổ ngoại 苦外. Quảng Nhã cho rằng: Quái (膾) là cắt ra. Theo chữ quái là người chuyên giết mổ, các con vật, cắt lầy thịt thì gọi là “khôi quái”. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ quỉ 鬼 thanh đấu 斗. Trong kinh quyển 4 ở trước đã giải thích hai chữ đầy đủ.
Thuyên trừ (痊除). Ngược lại âm trên là thất toàn 七
全. Khảo Thanh cho rằng: Bệnh dần dần khỏi gọi là thuyên 痊. Quách Tượng chú giải sách Trang Tử cho rằng: hết bệnh gọi là thuyên.
(Quyển 403 không có âm để giải thích)
-------------------------------------
Vô khuyết (無缺). Ngược lại âm khuyển duyệt 犬悅. Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: khuyết 缺 là thiếu, lỗ vốn. Thuyết Văn cho là Dụng cụ chứa bị phá vỡ Chữ viết từ bộ phữu 缶 đến bộ quyết 決 thanh tỉnh 省.
Chu lãm (周覽). Ngược lại âm lai cảm 來敢. Khảo Thanh cho rằng: Đã trải qua xem xét kỹ lưỡng khắp hết gọi là lãm.
Manh minh 盲溟. Ngược lại âm mạc tinh 莫并. Khảo Thanh cho là Tối tăm u ám. Thuyết Văn cho là Chữ minh viết từ bộ nhật 日 đến bộ mịch 冖 đến bộ lục 六. Âm mịch 冖 là âm mích 覓. Phàm số mười ngày trong tháng, đến ngày mười sáu là mặt trăng bắt đầu khuyết dần dần, nên trở thành u tối. Cho nên chữ viết từ bộ nhật 日 đến bộ lục 六. Theo Quách Cảnh Thuần cho rằng: minh 明 là tối. Trong kinh phần nhiều viết từ chữ cụ 具 đến bộ miên viết thành chữ minh là chẳng đúng. Trong kinh quyển tám trước đã giải thích chữ 俱 đầy đủ rồi.
Trạo cử (棹舉). Ngược lại âm trên là đình điếu 亭吊. Vận Anh Tập cho rằng: Trạo (棹) là lay động. Quảng Nhã cho là Chấn động. Khảo Thanh cho là Lay động. Hoặc viết chữ tiêu 杓. Ngược lại âm dưới là khương ngữ 薑語. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh dữ 與. Trong kinh quyển tám ở trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Sơn nhai (山崖). Ngược lại âm nha giai 牙皆. Thuyết Văn cho là Núi cao có vách. Trong quyển chín ở trước đã giải thích.
Như liệu (如燎). Ngược lại âm lực điếu 力吊. Theo sách Lễ Ký cho là Cây nến trước sân gọi là liệu.
Vấn ma (抆摩). Ngược lại âm vũ phần 舞紛. Quảng Nhã cho rằng: Vấn (抆) là lau chùi. Sở Từ cho rằng: Trong đoạn văn Cô Tử ngâm, mà lau lệ Xưa nay chữ đúng viết là chữ vấn 抆, từ bộ thủ 手 thanh văn 文. Hoặc viết là hôn 惛 xem trong Khảo Thanh.
Hấn tâm (釁心). Ngược lại âm hương cân 香靳.
Theo Tả Truyện cho rằng: quán sát mà hành động. Đỗ Dự chú giải rằng: Hấn là tội ác. Khảo Thanh cho là Hiềm khích tranh chấp, hoặc viết là hấn 璺 chữ cổ. Trong văn kinh cho chữ hấn 舋 này là văn thường dùng. Trong kinh quyển chín ở trước đã giải thích đầy đủ.
---------------------------------------
Tâm khoảnh (心頃). Ngược lại âm khuy lệ 窺隸. Khảo Thanh cho rằng: Khoảnh tức là chọn lựa khoảng thời gian ít nhất.
Bất khứu (不嗅). Ngược lại âm hứa cứu 許救. Thuyết Văn cho là Dùng mũi mà ngửi hơi gọi là khứu. Quyển chín ở trước đã giải thích đầy đủ.
-------------------------------------------
Giả danh (假名). Ngược lại âm canh nhã 耕雅. Tự Thư cho là Không chân thật. Khảo Thanh cho là ngụy tạo, là giả Đầu cảnh (頭頸). Ngược lại âm kinh dĩnh 經
郢. Vận Thuyên Tập cho là Phần của cái đầu. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Phía trước gọi là cổ, phía sau gọi là hạng (là gáy). Âm nghĩa kinh quyển 2 ở trước và quyển 11 Kinh Đại bát nhã có giải thích đầy đủ
(Quyển 407 không có âm để giải thích)
-------------------------------------
Ách thủ (軛取). Ngược lại âm ô cách 烏革. Tự Thư cho rằng: Ách là ngăn lại, là lấy dây buộc ách.
Bảo khiếp (寶篋). Ngược lại âm khinh giáp 輕頰. Văn Tự Tập Lược cho là Loại rương chứa đồ đạc. Xưa nay chữ đúng gọi là cái rương, cái hòm làm bằng tre. Vận Anh Tập cho rằng: Cái rương, thùng chứa trong xe, vốn viết là hạo 昊, nghĩa là cái hợp, nay cộng thêm bộ trúc 竹.
Sách Chu Lễ cho rằng: Chứa nhiều đồ đạc mà kín đáo. Âm giam 椷 là âm hàm 咸. Âm nghĩa quyển thứ ba trước và quyển một trăm tám mươi hai dã giải thích đầy đủ chữ khiếp 篋.
Nhược giảm (若減). Ngược lại âm canh trảm 耕斬. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: Giảm thiểu là ít nhất. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Giảm là hao tổn. Lại là âm hành lam 行籃, cũng thông dụng.
Cật ngôn (詰言). Ngược lại âm xí cát 企吉. Trịnh Chúng chú giải sách Lễ Ký rằng: 詰 là hỏi, xét hỏi, hỏi cho rõ, tra hỏi người có tội.
Quảng Nhã cho là Trách phạt, chỉ trích.
--------------------------------------
Trưng cật (徵詰). Ngược lại âm trên là trắc lăng 陟
陵. Ngược lại âm dưới là xí cát 企吉.
Hành tướng (行相). Ngược lại âm trên là hạ mãnh 下孟. Ngược lại âm dưới là tức lượng 息亮.
Kiện hành (健行). Ngược lại âm trên là cự kiến 渠
建. Sách Chu Dịch cho rằng: Rất cứng rắn. Thuyết Văn cho là Rất cứng cỏi. Âm khãn 侃. Ngược lại âm khổ lãng 苦浪. Vương Bật cho là Sức mạnh không ngừng nghĩ thường khỏe mạnh. Trong kinh quyển 41 ở trước đã giải thích đầy đủ.
Bất huyễn (不眩). Ngược lại âm huyền quyến 玄絹. Vương Dật chú giải sách Sở Từ cho là đưa mắt nhìn. Khảo Thanh cho là mắt chuyển động. Thuyết Văn cho rằng: Mắt liếc qua liếc lại. Chữ viết từ bộ mục 目, thành huyễn 幻. Trong kinh viết chữ 幻 này là sai. Ngọc Thiên giải thích rằng: Giống như ngày nay người ta ra dấu hiệu bằng mắt, mà thành lời gọi là huyễn, vốn viết chữ huyễn 幻. Vi Hoằng viết chữ đều thông dụng. Âm nghĩa kinh quyển 2 ở trước và quyển 41 Đại bát nhã đã giải thích đầy đủ rồi.
Hà khích (瑕隙). Ngược lại âm trên là? 加 Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Hà (瑕) là viên ngọc có tỳ vết. Quảng Nhã cho rằng:
Hà là viên ngọc bị nứt. Ngọc Thiên cho rằng: Hà là viên ngọc nhớp, dơ bẩn. Ngược lại âm dưới là hương nghịch 鄉逆. Thuyết Văn cho rằng: Bức tường che có lổ hở. Chữ viết từ bộ phụ 阝, bộ hựu 又, đến bộ bạch 白 trên dưới bộ tiểu 小. Âm phụ 阝 là âm phụ 負. Trong kinh viết chữ sào 巢 là sai. Trong quyển kinh bốn mươi ở trước đã giải thích đầy đủ.
Ế ám (翳暗). Ngược lại âm anh kế 纓計. Phương Ngôn cho là mắt bị bệnh. Vận Anh Tập cho là Bị ngăn che. Theo Quảng Nhã cho là Bị chướng ngại. Thuyết Văn cho rằng: Bị hoa mắt, ngăn che.
Sào huyệt (巢穴). Ngược lại âm sài diêu 柴遙. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Chỉ có ổ chim khách. Thuyết Văn cho rằng: Con chim đang đậu trên cây. Trịnh Chúng chú giải sách Lễ Ký rằng: Cái ổ chim ở trên cao là chữ tượng hình. Trong kinh từ bộ quả 果 viết thành sào 巢 là sai. Ngược lại âm dưới là huyền huyết 玄血. Thuyết Văn cho là Thổ thất (土室) dịch là Thời thượng cổ chỗ ở là trong hang, mà ở ngoài hoang dã. Âm nghĩa kinh quyển 2 ở trước và quyển 41 Đại bát nhã có giải thích đầy đủ.
Phiếu xí (嘌幟). Ngược lại âm trên là tất diêu 必遙. Ngọc Thiên cho rằng: Phiêu là đưa lên cao, cũng gọi là tấm biển vẽ bảng hiệu, biểu hiện cho người ta biết. Vận Thuyên Tập cho là Dựng đứng lên làm ký hiệu, cũng gọi là nơi chỗ. Khảo Thanh cho là Cờ treo trên đầu.
Thuyết Văn cho là trên ngọn cây. Chữ viết từ bộ mộc 木 thanh phiêu 票, âm phiêu 票. Ngược lại âm tất tiêu 必消. Hoặc viết từ bộ cân 巾 viết thành chữ phiêu cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm dưới là xỉ chí 齒至. Theo
Mao Thi Truyện cho rằng: Xí thạnh nghĩa là rất đầy đủ tràn đầy. Đúng là viết chữ 幟 này là thuộc loại cờ xí treo trên để biểu thị trang sức.
Bát-Nhã giải thích là phướn, cái phướn. Thuyết Văn cho là chữ viết từ bộ cân 巾 thanh xí.
Sa-môn phiên dịch kinh Tuệ Lâm soạn.
(Âm kinh Đại Bát-nhã, từ quyển 410 đến 460)
Hân lạc (炘樂). Ngược lại âm trên là hứa cân 許– 斤. Tư Mã Pháp giải thích rằng: Sự hân hoan tốt đẹp đến với người, tốt càng thêm tốt đẹp hơn lên. Hoặc viết là 欣, 訢 ba thể chữ hân đều đồng. Tỳ Thương cho rằng: Hân là xem sát.
-------------------------------------
Hài cốt (骸骨). Ngược lại âm trên là hành giai 行皆. Theo Công Dương Truyện cho rằng: Hài cốt là tên gọi tổng thể xương thân thể của mình. Chữ hài 骸, trong quyển thứ nhất ở trước đã giải thích đầy đủ Công đức khải (功德鎧). Ngược lại âm dưới là khổ đại 苦代.
Thuyết Văn cho rằng: Khải là cái áo giáp. Chữ viết từ bộ kim 金 đến chữ khải 愷 thanh tỉnh 省. Âm khải. Ngược lại âm khổ cải 苦改.
------------------------------------
Chưng tế (拯濟). Ngược lại âm vô bễ 無髀. Lấy chữ chửng 蒸 này làm thanh thượng, chửng 拯 nghĩa là cứu giúp người bị chìm đắm.
(Quyển 413, văn dễ không giải thích)
------------------------------------------
Quyên trừ (蠲除). Ngược lại âm trên là quyết duyên 決緣. Khảo Thanh cho rằng: quyên 蠲 là sạch. Phương Ngôn cho rằng: Người của nam nước Sở cho rằng: Bệnh lần lần giảm gọi là quyên. Quách Phác cho rằng: Quyên là trừ bỏ Tuần thân quán (循身觀). Ngược lại âm trên là tịch tuân 夕遵.
Quảng Nhã cho rằng: Tuần là theo, tuân theo. Tự Thư cho rằng: Tuần là đi quanh. Khảo Thanh cho rằng: Tuần là thuật lại điều hay, khéo léo, thuận theo. Trong kinh có viết tuần thân 循身 là sai. Dưới là chữ quán 觀, thanh khứ Ngộ mị (悟寐). Ngược lại âm trên là ngô cố 吾故. Khảo Thanh cho rằng: Trong lúc ngủ mà có chỗ thấy biết âm giáo nên sanh lòng tin. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: Trong khi ngủ mà nói biết gọi là ngộ, tức là tỉnh dậy. Thuyết Văn nói chữ viết từ ngộ nay lược bớt đi. Từ chữ tường 爿 âm tương 牆 thanh ngô 吾. Ngược lại âm dưới là di tí 彌庇.
Khảo Thanh cho rằng: Mị là ngủ say. Cố Dã Vương cho rằng: Mị là ngủ mê. Thuyết Văn cho là Nằm ngủ. Chữ viết từ bộ miên, âm là âm miên 綿, đến chữ ngộ nay lược bớt đi, thanh vị 未. Trong văn kinh có viết từ bộ huyệt 穴 dưới viết ngộ mị 悟寐. Hoặc viết từ bộ tiểu 小 âm tâm 心. Viết ngộ mị 悟寐 từ bộ kiếu 徼. Ngược lại âm kinh do 經由. Viết chữ ngộ mị 悟寐 đều chẳng đúng, chữ chánh thể Phẫu vi (剖為). Ngược lại âm phổ khẩu 普口. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Phẫu 剖 là chẻ ra. Âm tích 析 là âm tích 昔. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Ở trong phân ra gọi là phẫu 剖. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ đao 刀, thanh phẫu, âm bộ. Ngược lại âm thổ khẩu 土口.
Triền quả (纏寡). Ngược lại âm trên là triệt liên 徹
連. Khảo Thanh cho rằng: Triền là sợi dây quấn lại, bó lại. Thuyết Văn cho là Triền là ràng buộc. Chữ viết từ bộ mịch 糸 thanh triền 廛. Ngược lại âm dưới là quang hỏa. Khảo Thanh cho rằng: quả 寡 là bao gói lại. Thuyết Văn cho là gói lại. Chữ viết từ bộ y 衣 thanh quả 果, hoặc viết là quả 果 văn thường dùng viết lược bớt.
Cân mạch (筋脈). Ngược lại âm trên là (居銀) cư ngân. Sách Chu Lễ cho là thầy thuốc lấy Can chi tân (辛) mà nuôi dưỡng gân. Thuyết Văn cho là sức mạnh của cơ bắp. Chữ viết từ bộ nhục 肉 đến bộ trúc 竹, mà trúc có nghĩa là nhiều vật tượng trưng cho sức mạnh, bụi trúc có nhiều cây, nên cân 筋 là gân cốt để tạo cho con người có sức mạnh. Từ bộ lực 力 mà lực là sức mạnh giống như voi, cũng có viết từ bộ thảo 草, viết thành chữ cân, hoặc viết từ bộ giác 角 viết thành chữ cân, những chữ này đều chẳng đúng. Theo sách Lễ Ký cho rằng: Người già không lấy gân làm sức mạnh hay năng lực là. Ngược lại âm dưới là ma bách 厤佰. Theo sách Chu Lễ cho rằng: Lấy chất muối để nuôi dưỡng mạch. Thuyết Văn cho là Phần huyết lý đi trong cơ thể gọi là mạch. Chữ viết từ bộ huyết 血 đến bộ 衣 (phái). Ngược lại âm phổ mại 普賣, viết chữ mạch 脈, hoặc viết là 脈 (mạch), cũng viết mạch 脈 đều đúng. Nay trong văn viết từ bộ nhục 月 đến bộ 永 vĩnh, viết thành chữ mạch 脈 đều chẳng phải chánh thể của chữ văn thường dùng.
Tâm can (心肝). Là chủ của trái tim, thuộc về hướng Nam là hỏa, màu đỏ, nên có biện luận. Ngược lại âm bạch mạn 白慢. Thuyết Văn cho rằng là Thổ tạng là chủ nơi lưỡi. Ngược lại âm dưới là cổ an 古安. Theo Quế Uyển Châu Tòng cho rằng: Can 肝 là chủ ở phương Đông thuộc về mộc 木. Can này hình sắc màu xanh, mà có lá. Thuyết Văn cho là thuộc kim tạng. Chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh can 干. Vương Thúc cho rằng: Mạch hòa với kinh gọi là can 肝, là chủ ở mắt, cho nên khi căn bệnh là con mắt thấy không rõ.
Phế thận (肺腎). Ngược lại âm trên là phương phệ 芳吠, thuộc tính của tim, màu trắng. Thuyết Văn cho là Thuộc hỏa tạng. Chữ viết từ bộ nhục 肉 đến bộ thị 市. Ngược lại âm phi vị 非未. Vương Thúc Hòa cho rằng: Mạch kinh gọi là phế 肺, chủ nơi mũi, nên phổi bị bệnh thì mũi ngửi không thông. Ngược lại âm dưới là thần nhẫn 辰忍. Thuộc về thủy tạng, màu đen, tạng này thuộc âm, hình sắc phối ngẫu. Ngược lại âm ngũ câu 五苟, nên nói là hai trái thận. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ nhục 肉 đến thần. Ngược lại âm khẩu thiên 口千 thanh tỉnh 省. Vương Thúc Hòa cho rằng: Mạch kinh gọi là thận, chủ về tai, cho nên thận hư thì tai sẽ điếc. Lấy chỗ làm chủ sau này.
Tỳ đảm (脾膽). Âm trên là tỳ 毘. Là tinh của thổ màu vàng. Thuyết Văn cho rằng: Thuộc tạng mộc. Chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh tỳ 卑. Không Vương Thị chú giải rằng: Mạch kinh gọi là tỳ 脾, là chủ của thần (脣) tức môi. Ngược lại âm dưới là đô cảm 都敢. Bạch Hổ Thông cho rằng: Đổm đó thuộc phủ của can, can này chủ của lòng nhân từ là lấy lòng nhân đó, thì phải có sức mạnh, cho nên biết phủ của can, mạch quyết gọi là đổm, nên khi đổm (mật) có bệnh, thì tinh thần không giữ được.
Phù vị (喟脬). Ngược lại âm trên là phổ bao 普包. Thuyết Văn cho là Phao (脬) là bàng quang, là cái túi chứa nước. Khảo Thanh cho rằng: Là niệu phao (tức là bọng đái), là túi chứa chất đại tiểu tiện. Vương Thúc Hòa cho rằng: Phao là cái túi không có đáy, thọ nhận năm thăng ba hợp, khi phao bệnh thì tiểu tiện không thông. Trong văn kinh viết chữ bào 胞 này là chẳng đúng. Chữ bào 胞 đó là bào thai, thai nhi, dựa theo đây là chẳng phải ý nghĩa của kinh. Ngược lại âm dưới là vi úy 韋喂. Vận Anh Tập cho: Là trường vị (tức bao tử). Bạch Hổ Thông cho rằng: Vị đó là phủ của tỳ tức là lá lách. Thuyết Văn cho là Phủ cốc (tức cái hang) chứa thức ăn. Chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh vị 胃 là chữ tượng hình.
Đại trường (大腸). Ngược lại âm trừ lương 除良. Bạch Hổ Thông cho rằng: Có đại trường, có tiểu trường đó là phủ của tâm. Đại trường là phủ của phế. Giải thích tên gọi là trường tức là phủ của chứa khí trong bụng. Xưa nay chữ đúng viết là trường 腸. Chữ viết từ bộ nhục 肉 đến thanh dương 昜. Trong lục phủ, ngũ tạng có chỗ để quay về Thỉ niệu 屎尿. Âm trên là thỉ 始. Tự Thư cho là phân cứt. Xưa này chữ đúng viết là thỉ 屎 này, là văn thường dùng. Xưa viết thỉ 矢 này là khác thể, từ chữ vĩ 尾 tỉnh lược thanh 矢 thỉ. Ngược lại âm dưới là nê điếu 泥伄. Thuyết Văn cho: Là chữ chánh thể Từ chữ vĩ 尾 từ bộ thủy.
Lại cho rằng: Là bộ phận tiểu tiện của con người. Khảo Thanh cho là Nước chìm trong bụng. Trong văn kinh viết niệu 尿 là văn thường dùng tĩnh lược bớt đi. Văn thông dụng cho là Xuất ra ở đường ruột gọi là thỉ, tức là phân cứt, xuất ra bọng đái gọi là nước tiểu.
Thế thóa 涕. Ngược lại âm trên là thiên lê 天麗. Thuyết Văn cho là nước mũi. Âm dịch 液 là âm diệc 亦. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Nước từ trong mũi chảy ra gọi là thế 涕, hoặc là viết 涕洩 Thế di, duệ, tỵ, bốn chữ tượng hình đều đồng nghĩa. Ngược lại âm dưới là thổ khóa. Thuyết Văn cho là Nước dãi trong miệng. Chữ viết từ bộ khẩu 口 đến chữ thóa thanh tỉnh 省. Hoặc là viết từ bộ thủy viết thành chữ thóa này cũng thông dụng.
Diên lệ 涎淚. Ngược lại âm trên là 仙 tộ tiên. Thuyết Văn cho là Cũng là nước dãi trong miệng. Ngược lại âm dưới là lữ trụy 呂. Quảng Nhã cho rằng: Khóc ra nước mắt. Thuyết Văn cho là Nước mắt, nước mũi.
Đàm nùng 痰膿. Ngược lại âm đồ nam 徒南. Theo Tự Thư cho là Bệnh nên trong ngực có đàm. Trong văn kinh viết từ bộ thủy, viết chữ đàm 淡 này, chữ này nghĩa là không có mùi vị gì, lạt lẻo, lại là thanh khứ. Ngược lại âm dưới là nô công 奴工. Thuyết Văn cho là Bệnh ung thư nên máu mủ chảy ra. Chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh nông 農. Trong kinh viết chữ đạm 淡 này là chẳng phải nghĩa của kinh.
Phương san 肪跚. Âm trên là phương 方, âm dưới là tảng 桑 an 安. Thuyết Văn cho rằng: Phương 肪 là chất mỡ béo phì. Vận Anh Tập cho rằng: Mỡ tụ lại. Quảng Nhã, Thương Hiệt cho rằng: Chất mỡ đông lại. Tự Ngữ cho rằng: Chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh san. Văn thông dụng cho rằng: Ở trong eo bụng có mỡ gọi là phương 肪, ở trong bao tử có mỡ gọi là san.
Não mạc (腦膜). Ngược lại âm trên là nãi đáo 乃倒. Thuyết Văn cho là Tủy trong đầu. Văn cổ viết não, hoặc là viết não 瑙, lại viết não, não 惱 đều sai. Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ 肉 nhục thanh não. Ngược lại âm dưới là 忙博 mang bác. Thuyết Văn cho là cái màng giữa cái đầu. Chữ tóm lại cho rằng: Da ngoài trong thịt gọi là mạc 膜. Chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh mạc 莫.
Si ninh (眵嚀). Ngược lại âm trên xích chi 尺支. Vận Thuyên Tập cho rằng: Nước ngưng đọng trong mắt. Trong văn kinh viết tuy. Kiểm lại tất cả các chữ trong sách đều không có chữ này, chữ tuy này chưa biết xuất xứ từ đâu không rõ. Bởi vậy người sau này xuất ỷ mà quên đi viết bộ nhĩ 耳. Thuyết Văn cho là Chữ 眵 si viết từ bộ 目 mục đến chữ di thanh tỉnh 省. Ngược lại âm dưới là ninh đảnh 寧頂. Vận Anh Tập cho rằng: Cũng viết ba chữ ninh tượng hình, đều có nghĩa là tai bị dơ Đảm phách 膽珀. Ngược lại âm trên là đồ lãm 徒濫. Âm dưới là 魄 phách. Vận Anh Tập cho rằng: Đạm phách là yên tịnh. Trong văn kinh cho rằng: Đạm phách là lộ ra chỗ nhàn tĩnh, đều từ bộ tâm 心 âm Đảm. Âm chiêm 占 đến thanh bạch 白.
Điêu thứu 鵰鷲. Ngược lại âm trên là đinh diêu 丁遙, âm dưới là 就 tựu. Thuyết Văn cho là giống diều hâu, giống như con ó, cánh dài hơn hai thước, lưng nâu đen, bụng trắng, chân dài, đầu có mào, bay lượn trên biển bắt cá ăn. Âm ngạc. Là loại chim ó. Quảng Nhã cho rằng: Con diều hâu. Trong kinh Sơn Hải nói rằng: Cảnh sắc trên núi phần nhiều là có loài chim diều hâu này. Tỳ Thương cho rằng: Chim Thứu giống như chim diều hâu mà thân nó lớn hơn, thường ăn thịt thây chết, người ta cho là con chim quái lạ.
Si kiêu 鴟梟. Ngược lại âm trên là xướng chi 昌之 âm duyên 緣 là loại chim diều hâu. Ngược lại âm dưới là 擊姚 kích diêu. Trịnh Huyền, chú giải Mao Thi Truyện cho rằng: Kiêu (梟) là giống chim hung ác. Văn cho là loài chim bất hiếu, là ăn thịt mẹ Hổ báo 虎豹. Ngược lại âm trên là hô cổ 呼古. Thuyết Văn cho là Hổ là loài cầm thú ở trên núi sống có bầy. Ngược lại âm dưới là bổ giáo 補教. Con báo giống như con hổ mà nhỏ hơn, thân tròn, có đóm đen, có vằn, giống như hổ.
Hồ lang (狐狼). Âm trên là hồ 胡. Thuyết Văn cho là con yêu thú, giống như con quỉ Chỗ thừa nhận là có ba đức dưới đây, âm tức 即. Thuyết Văn cho rằng: Đầu giống như đầu chó, trên trán có đóm trắng, thân màu trắng, nên nói là điềm lành.
Hoặc trác (或啄). Ngược lại âm đinh giác 丁角. Thuyết Văn cho là Chim đang ăn. Quảng Nhã cho rằng: Cái mỏ chim. niết. Ngược lại âm nghê kiết 霓絜.
Hoặc quốc 或國. Ngược lại âm câu bề 俱篦, âm dưới là 五約 ngũ ước. Theo Tự Thư cho rằng: Âm quặc bác 攫搏 là âm bác 博. Theo Văn Tự Âm Nghĩa cho rằng: Là chim cùng, mỏ nó giống con cùng thú vồ bắt mồi. Âm quặc 攫. Ngược lại âm 俱簍 câu lâu. Cái móng vuốt nắm giữ gọi là bác. Lại âm cư bích 居碧 cũng thông dụng.
Tra xiết 楂掣. Ngược lại âm trên là trắc da 側耶. Quảng Nhã cho rằng: Tra là nắm giữ lấy. Lại cho rằng: Tra đâm vào, hoặc là viết tra. Ngược lại âm dưới là xích chế 尺制. Vận Anh Tập cho là Đánh, lôi kéo.
Hội lan (潰爛). Ngược lại âm hoàng ngoại 黃外. Thuyết Văn cho rằng: Hội là rỉ nước. Vận Anh Tập cho là Tan vỡ, quân thua trận chạy tán loạn. Ngược lại âm dưới là lặc đán 勒旦. Phương Ngôn cho rằng: Nấu thức ăn chín nhừ gọi là lan 爛.
Trùng thư 蟲咀. Ngược lại âm trên trục dung 逐融. Nhĩ Nhã cho rằng: Có chân gọi là trùng. Nay trong văn kinh viết chữ trùng 虫 là lược bớt. Ngược lại âm dưới là thất dư 七余. Tự Thư cho là Con ruồi, con nhặng. Âm dăng 蠅. Ngược lại âm dĩ chưng 以烝. Loài sâu có vú. Thuyết Văn cho là Chữ thư, từ bộ nhục 肉 thanh thư.
Hủ nhục 腐肉. Ngược lại âm phò phủ 枎甫. Khảo Thanh cho là Thịt đã rữa ra, thối rữa. Văn nói chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh phủ 府. Cốt tỏa 骨瑣. Ngược lại âm tô quả 蘇果. Quảng Nhã cho rằng: Tỏa là liên kết với nhau, nghĩa là các lóng xương câu móc liên kết lại với nhau. Tóm lại cho rằng: Tỏa là liên kết thành vòng tròn. Thuyết Văn nói cho là Chữ viết từ bộ Vương 王 thanh tỏa. Ngược lại âm tô quả 蘇果. Trong kinh có viết từ bộ tỏa 瑣 viết chữ tỏa 嗩, hoặc là chữ tỏa đều chẳng phải.
Khoan cốt 髖骨, âm khoan 寬. Bì Thương cho rằng: Khoan là cái mông đít. Ngược lại âm khổ cao 苦高. Thuyết Văn cho là Xương bắp đùi trên. Chữ viết từ bộ cốt 骨 thanh khoan 寬.
Hiếp cốt 脅骨. Ngược lại âm trên là 虛業 hư nghiệp, hoặc là viết 脅 hiếp này cũng đồng nghĩa. Thuyết Văn cho là xương hai bên bụng, là xương sườn. Chữ viết từ ba bộ 力 lực.
Bác cốt 髆骨. Ngược lại âm 補各 bổ các. Thuyết Văn cho là Xương bả vai. Chữ viết từ bộ cốt 骨 thanh bác. Ngược lại âm phương vô 芳無. Trong văn kinh có viết từ bộ 肉 nhục, viết thành chữ 膊 bác. Ngược lại âm 普各 phổ các, đều là chẳng phải chữ.
Hàm cốt 頜骨. Ngược lại âm 胡感 hồ cảm. Tiếng địa phương cho rằng: Hàm là xương gò má. Quách Phác cho rằng: Hàm là đòn áp hai bên xe.
Độc lâu 髑髏. Âm trên là 獨 độc, âm dưới là 婁 lâu. Thuyết Văn cho là Độc lâu là xương đảnh đầu. Tỳ Thương cho rằng: Xương đầu. Tự Thư cho rằng: Não che đậy, hoặc là viết 髑髏 độc lâu, hoặc gọi là 頭顱 đầu lô, hoặc gọi là thác 飥. Ngược lại âm 徒各 đồ các. Âm 顱 lô là âm 盧 lô, đều là một nghĩa, cũng do nơi nước Sở, nước Hạ mà đọc âm riêng biệt có nặng có nhẹ, mà sai đi lần lần.
Nhật bạo 日暴. Ngược lại âm 蒲胃 bồ vị Vận Anh
Tập cho rằng: Phơi, hong cho khô ráo dưới nắng mặt trời, Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ 日 nhật đến bộ 出 xuất, đến bộ 大 đại, âm 代 đại, từ chữ 米 mễ Chữ hội ý. Trong văn kinh viết từ bộ 田 điền đến bộ 恭 cung là chẳng đúng.
----------------------------------------
Kế đây lại là âm bốn mươi ba chữ Phạm. Trong kinh trước, quyển năm mươi ba, tuy rằng đã lược, nói là không sửa đổi thể chữ trong kinh. Nay sửa đổi văn xưa, lấy theo văn phiên dịch mới đúng. Trong kinh vốn có chú giải đầy đủ, người trí khéo xem xét mà hiểu rõ. Trong kinh sau này người viết theo bổn mới.
Nhập suy tự 入衰字. Ngược lại âm 烏可 ô khả La tự 囉字. Chữ 羅 la, thượng thanh, bao gồm đọc là đàn cái lưỡi lên, nên tức là như. Trong kinh ghi sót lại nên chữ không tương đương, là chẳng đúng.
Bá tự 跛字. Ngược lại âm 波可 ba khả, âm đúng tương đương.
Tả tự 左字. Ngược lại âm 咸可 hàm khả Chữ trong kinh sách người viết không đúng âm chữ.
Nãng tự 曩字. Ngược lại âm 褒朗 bao lãng. Đọc bao gồm âm mũi. Trong kinh đọc là 娜 nã không tương đương.
Khả tự 砢字. Ngược lại âm 勒可 lặc khả, âm đúng là như Nã tự 娜字. Ngược lại âm 那可. Chữ trong kinh là 陀 đà, không tương xứng với chữ 娜 là đúng.
Ma tự 麼字. Ngược lại âm 莫可 mạc khả. Chữ trong kinh là chữ bà 婆, không tương đương nên sửa lại.
Nhứ tự 絮字. Ngược lại âm 奴雅 nô nhã. Trong kinh là 茶 trà, là chẳng đúng.
Kiêu uế 矯穢. Hai chữ này chẳng phải chữ Phạm. Ngược lại âm trên là 居夭 cư yêu, viết đúng là chữ 撟 kiêu này. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Kiêu 撟 là dối trá lừa gạt. Chữ trong sách viết 矯 kiêu này, nghĩa là đùa nghịch, chơi đùa, trêu chọc. Trong văn kinh lại viết chữ 矯 kiêu này là văn thường dùng. Ngược lại âm dưới là 洿衛 ô vệ. Âm ô. Ngược lại âm ư vũ 於雨. Vận Anh Tập cho rằng: Uế 穢 là xấu ác, dơ uế. Khảo Thanh cho rằng: Hoang đường.
Sa tự 沙字. Lấy thượng thanh là đúng. Chữ trong sách là 灑 sái, cũng được, âm tương đương.
Phược tự 縛字. Ngược lại âm 無可 vô khả Chữ sau này là chuẩn.
Đa tự 哆字. Ngược lại âm 多可 đa khả. Chữ đúng âm Phạm là 著 trước.
Dã tự 野字. Chữ dã này là đúng, tương đương với âm Phạm.
Sắc lăng tự 瑟綾字. Hai âm hiệp một, âm trên là 所乙 sở ất. Ngược lại âm dưới là 摘賈 trích giả Hai chữ hiệp lại làm một tranh đọc. Trong kinh viết 瑟吒 sắt trá, hai âm hiệp một, xưa dùng cũng thông.
Ca tự 迦字. Ngược lại âm cư khư 居厶. Thượng thanh, và các chữ trong sách đều không có âm chữ này, lấy đây nên xem xét lại là đúng.
Sa tự 娑字. Lấy thượng thanh đọc âm là đúng. Ngược lại âm 桑可 tảng khả.
Ma tự 麼字. Ngược lại âm mạc khả 莫 gồm có âm mũi, có hơi khác với chữ trước.
Nga tự 字. Ngược lại âm ngư khư 魚厶. Độc thượng thanh, và chữ trong kinh sách là da, đọc rất nặng.
Tha tự 他字. Đọc lấy thượng thanh. Ngược lại âm 他可 tha khả Nhạ tự 惹字. Ngược lại âm 慈砢勒可 từ khả lặc khả. Chữ trong kinh viết là xà, âm xa, không liên quan.
Thấp phược 溼縛 hai âm hiệp lại làm một 字 tự. Ngược lại âm 尸入 thi nhập, âm dưới là 無可 vô khả, hai chữ hợp lại làm một thanh đọc.
Đà tự 馱字. Ngược lại âm 徒駕 đồ giá. Trong kinh viết là 達 đạt, cũng hơi đúng, mà khác.
Xả tự 捨字. Ngược lại âm 尸也 thi dã. Đồng với Phạm âm. Khư tự 厶字, lấy đọc thượng thanh, tức là đúng.
Khất sái tự 乞灑字, hai âm hiệp một, hai chữ này hiệp làm một thanh. Trong kinh sách các chữ thanh chuyển đọc lần lần ra.
Tát đa tự 薩哆字, hai chữ hiệp một 字 tự. Ngược lại âm dưới là 可 đa khả, hai chữ hiệp lại thành một thanh đọc.
Cát nương tự 吉娘字, hai âm hiệp một, hai chữ hiệp lại thành một thanh đọc. Trong kinh sách chữ 若 nhược là sai lược không đúng.
La tha tự 囉他字, hai chữ hiệp một 字 thanh. Trong kinh sách viết chữ 若 nhược là sai, lược, không đúng.
La tha tự 囉他字, hai âm hiệp một, chữ trên là 羅 thượng thanh, bao gồm chuyển lưỡi đọc, cùng với chữ 他 tha, hợp thành một thanh, tức là đúng. Trong văn kinh viết là la. Ngược lại âm 盧割 lô cát. Chữ 剌他 lạt tha, thanh này lớn nhưng cũng đồng.
Hạ tự 賀字. Ngược lại âm 胡固 hồ cố Trong kinh viết 呵 ha, quá nhẹ, bổn tiếng Phạm không có chữ này.
Bà tự 婆字. Ngược lại âm 婆賀 bà hạ Trong văn kinh viết chữ 薄 bạc, thật rất là không đúng.
Sa tự 字. Ngược lại âm 磋可 sa khả Tức là chữ 磋 sa thượng thanh. Trong kinh viết chữ xước 綽. Ngược lại âm 處| 藥 xứ dược, không đúng. Táp ma tự 颯麼字, hai âm hiệp 字. Hai chữ hợp lại làm một thanh, bao gồm âm mũi. Trong kinh viết táp ma 颯摩. Truyền nhau viết sai.
Hạp phược tự 嗑, hai âm hiệp lại 字, âm trên là 合 hợp. Ngược lại âm dưới là 無可 vô khả, hai chữ hiệp lại thành một thanh đọc.
Đa sa tự 哆娑字, hai âm hiệp lại đọc là 字. Ngược lại âm trên 多可 đa khả. Âm dưới 娑可 sa khả, hai chữ hiệp lại thành một thanh.
Trong kinh viết sa, thanh này không đủ.
Già tự 伽字. Lấy khứ thanh, đúng âm Phạm tương đương.
Thác tự 奼字. Lấy thượng thanh. Ngược lại âm 勒賈 lặc giá. Trong văn kinh viết sủy. Ngược lại âm 勒皆 lặc giai, rất quái lạ chữ không tương đương.
Nã tự 拿字. Ngược lại âm 奴雅 nô nhã, bao gồm âm mũi, có khác với chữ 絮 nhứ trước. Trong kinh viết chữ 絮 nhứ, nên lấy thương thanh.
Pha tự 頗字. Ngược lại âm trên là 普我 phổ ngã. Âm đúng tương đương bổn âm Phạm.
Tắc ca 塞迦, hai âm hợp, tự 字. Âm dưới là 迦 ca. Ngược lại âm 居厶 cư khư. Lấy thượng thanh, hai âm hợp lại đọc một thanh.
Duệ sa 拽娑, hai âm hợp, tự 字. Ngược lại âm trên là 延恝 diên kiết, âm dưới là chữ 娑 sa, lấy thượng thanh, hai chữ hợp lại đọc thành một thanh.
Thất giả 室者, hai âm hợp, tự 字. Hai chữ hợp thành một thanh.
Trong kinh viết là 酌 chước.
Lăng tự 綾字. Ngược lại âm 竹賈 trúc giả. Trong kinh viết chữ thác, nên lấy thượng thanh.
Trà tự 搽字. Lấy thượng thanh. Ngược lại âm 宅賈 thác giả Trong kinh viết là 擇 trạch, sai không tương đương.
Như trên các chữ sửa đổi trong sách, rất đích đáng, tuy đã xem qua, nhưng xét lại cho rõ âm chú thích nơi bốn thanh lấy rất nhỏ và hãy xem lại, tức là đọc. Ngược là bổn tiếng Phạm. Về sau, trong quyển một trăm chín mươi, lại nói về bốn mươi ba chữ Phạm, không khác với đây.
Bất tuấn 不徇. Ngược lại âm 旬後 tuần hậu. Khảo Thanh cho rằng: Tuẫn 徇 là cầu. Vận Anh Tập cho là Lấy thân theo vật gọi là 徇 tuẫn. Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ xước. Ngược lại là âm 丑尺 sửu xích. Đến chữ quân 勻. Ngược lại âm 聿圴 duật quân. Trong văn kinh viết từ bộ 人 nhân đến bộ 旬 tuần là chẳng phải.
A luyện nhã 阿練雅. Hoặc gọi là 阿蘭雅 A lan nhã. Hoặc gọi là 阿蘭那 A lan na, hoặc cũng gọi là 蘭雅 Lan nhã, đều là âm Phạm chuyển đọc sai. Đúng Tiếng phạm nên gọi là 阿蘭 A-lan, chuyển cong lưỡi lên lấy thượng thanh, tùy theo địa phương này, dịch nghĩa là Chỗ vắng lặng, hoặc gọi là chỗ vô tranh, nhưng chỗ ở chẳng phải một nơi, hoặc trụ ở, vùng sa mạc, núi, rừng, nơi hoang dã, hoặc ở giữa đất trũng thấp, nơi rừng vắng lạnh lẽo, hoặc là ở bãi tha ma, là rất xa nơi tụ hội đông đúc, xóm làng, nhà cửa, chỗ huyên náo, chỗ nuôi gia súc, bò, chim, chó. Phải ở chỗ thanh vắng yên tịnh cái tâm, để tu tập thiền định.
Ngạo mạn 傲慢. Ngược lại âm trên là 我告 ngã cáo. Khảo Thanh cho là Kiêu cứ Đỗ Dự chú giải Tả Truyện cho là Không cung kính. Quảng Nhã cho là Mạn, lơ đễnh, phóng đãng. Hoặc là viết 媲 bề nghĩa là làm trò bỡn cợt.
Thu thích 秋慼. Ngược lại âm dưới là 青幘 thanh trách. Đúng viết là 慼 thích. Luận Ngữ cho rằng: Kẻ tiểu nhân buồn lo lâu dài, gọi là 慼 thích. Trịnh Huyền cho rằng: Thích là lo buồn nhiều ưu tư sợ hãi. Hà Hưu chú giải Công Dương Truyện rằng: Thích là đau khổ Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Thích là buồn bã. Thuyết Văn cho rằng: Chữ thích viết từ bộ 戉 việt (âm 越 việt), đến bộ 心 tâm, đến bộ 宋 tống thanh 省 tỉnh. Âm 宋 là âm 寂 tịch.
Kiêu cuống 矯誑. Ngược lại âm trên là 居夭 cư yêu. Kiêu nghĩa là dối trá không chân thật. Chữ đúng viết từ bộ 夭 yêu viết thành chữ 矯 kiêu. Trong kinh viết từ bộ 右 hữu viết thành chữ 矯 kiêu, văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là 俱況 câu huống. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Chữ 誑 cuống cũng giống như chữ 惑 hoặc, nịnh hót, mê hoặc. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Cuống là khinh khi. Theo Thanh Loại: Hoặc là viết chữ cuống này là chữ cổ Huyên tạp 諠雜. Ngược lại âm 虛袁 hư viên. Theo Thanh Loại cho rằng: Ồn ào, ầm ĩ lừa dối, quên. Chữ viết đúng là 諼 huyên. Trong văn kinh viết 喧 huyên, cũng là văn thường hay dùng.
Bách trách 迫迮. Ngược lại âm trên là 伯補格 bá bộ cách. Ngọc Thiên cho rằng: Bách cũng giống như chữ 逼 bức, nghĩa là bức bách.
Vương Dật chú giải Sở Từ rằng: Bách là gần sát bên cạnh. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Bách là gần. Quảng Nhã cho rằng: Bách là chật hẹp, cấp bách. Hoặc là viết bách 佰 chữ cổ. Xem lại Thanh Loại. Ngược lại âm dưới là 阻格 trở cách. Theo Thanh Loại cho rằng: 迮 trách là bách mau chóng ép bức. Thuyết Văn cho là Thiếu, khuyết. Hoặc là viết 窄 trách, nghĩa là chật hẹp, nhà nhỏ chật hẹp. Tỳ Thương cho rằng: 窄 trách, hoặc là viết hai chữ trách tượng hình này nghĩa là rượu đã đủ rồi, đều chẳng phải nghĩa đây dùng.
Tài nhất 纔一. Ngược lại âm 在栽 tại tài. Khảo
Thanh cho rằng: Tài là đi qua đi lại, hoặc là viết 栽 tài.
Trong kinh viết chữ 纔 tài, cũng là văn thường dùng. Thuyết Văn cho là Viết chữ 才 tài.
-------------------------------------
Đổ đa 杜多. Tiếng Phạm, cũng gọi là 頭陀 đầu đà. Hán dịch là 斗藪 đẩu tẩu, nghĩa là tu hạnh viễn ly, có mười hai thứ Âm nghĩa quyển 53 đã giải thích đầy đủ.
Tu phát 鬚髮. Ngược lại âm trên là 相瑜 tương du. Vốn viết chữ 須 tu này. Nay văn thường dùng viết từ bộ thủy viết 須 tu này là chẳng đúng. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ cho rằng: 須 Tu đó là phần đầu dưới là râu tóc. Thuyết Văn cho rằng: Trên mặt có lông. Xưa nay chữ đúng viết từ bộ 髟 tiêu viết thành chữ 鬚 tu là chánh thể. Ngược lại âm dưới là 番襪 phan miệt. Tự Thư cho rằng: Phát 髮 là lông tóc trên đảnh đầu. Vận Anh Tập cho rằng: Âm phát là lông tóc, hoặc là viết hai chữ 髮髮 phát này đều là chữ cổ. Chữ 髮 phát Thuyết Văn cho là Phát là lông tóc trên đầu, chữ viết từ bộ 髟 tiêu thanh phát.
---------------------------------------
Vô biến vô dị 無變無易. Ngược lại âm trên là 無 vô, âm dưới là 亦 diệc. Văn sau đây có biến đổi, có khác, y cứ âm này.
---------------------------------------
Bích lục 碧綠. Ngược lại âm 兵戟 binh kích. Quảng Nhã cho rằng: Viên ngọc màu trắng xanh. Thuyết Văn cho là Viên đá đẹp. Cho nên chữ viết từ bộ 玉 ngọc đến bộ 石 thạch thanh 白 bạch. Ngược lại âm dưới là 力足 lực túc. Thuyết Văn cho là Màu trắng xanh, hoặc là viết 碌 lục, là loại đá màu xanh lục. Lại viết lục này là chữ cổ.
Phiếu đẳng 縹等. Ngược lại âm 失僥 thất nhiêu. Thuyết Văn cho rằng: Phiêu 縹 là lục màu trắng, nhuộm thành màu xanh, màu vàng.
Vận Tập Đời Đường cũng gọi là vải lụa màu xanh, vàng.
(Quyển 419 đến quyển 423, gồm năm quyển, đều không có âm để giải thích)
--------------------------------------
Cực bộc 極爆. Ngược lại âm bố giáo. Thuyết Văn cho rằng: Bộc là hun đốt. Quảng Nhã cho rằng: Hơi nóng dữ dội. Nhĩ Nhã cho là Bộc là rơi xuống. Khảo Thanh cho là Thiêu đốt củi phát ra tiếng nỗ dữ dội.
Vận Anh Tập cho rằng: Tiếng nổ Âm trác. Ngược lại âm 陟嫁 trắc giá.
Vận Thuyên Tập cho rằng: Tiếng nổ làm nứt ra. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ hỏa thanh 暴 bộc.
------------------------------------
Như ung 如癰. Ngược lại âm 擁恭 ung cung. Trang
Tử cho là Ung thư bệnh ghẻ lở vết thương đã loét ra. Tư Mã Bưu cho là Nóng nổi lên đỏ làm ung thư, không thông làm ung thư. Thuyết Văn cho rằng: Ung làm sưng lên. Chữ viết từ bộ tật, âm tật. Ngược lại âm 女厄 nữ ách, thanh ung.
Thiết tác 竊作. Ngược lại âm 千恝 thiên kiết. Trịnh Huyền cho rằng: Chữ 竊 thiết cũng giống như chữ thâu, nghĩa là ăn trộm. Khảo Thanh cho là lấy làm của riêng, trộm chút ít.
--------------------------------
Ca đa diễn na 迦多衍那. Tiếng Phạm là 阿羅漢 A-la-hán. Xưa dịch là 迦旃延 Ca chiên diên.
--------------------------------------
Yểm nê 掩泥. Ngược lại âm 於撿 ư kiểm, hoặc viết là yểm. Tự Thư cho rằng: Yểm là che giấu, ẩn giấu, che đậy. Thuyết Văn cho rằng: Yểm là thu lại, co rút lại. Vận Anh Tập cho rằng: Yểm là che đậy.
Cố mạng 顧命. Ngược lại âm 光戶 quang hộ Theo Mao Thi Truyện cho là Cố là xem xét chung quanh cho chu đáo. Trịnh Huyền cho rằng: Nhĩn mãi. Quảng Nhã cho rằng: Cố là hướng theo. Thuyết Văn cho là Quan tâm, chiếu cố Thiên Thương Hiệt cho rằng: Cố là nhìn quay lại, quay lại nhìn, quay lại nhìn xem xét thân mình. Chữ 顧 cố sách Thượng Thư chú giải rằng: Khi trở thành vua, là phải xem xét thân mạng mình cũng viết chữ 顧 cố là văn thường hay dùng.
Binh qua 兵戈. Ngược lại âm cổ hòa. Thuyết Văn cho là Cây kích đầu bằng. Vận Anh Tập cho rằng: Cây kích mâu đầu cong móc câu.
Liêu tá 僚佐. Ngược lại âm trên là 力碉 lực điêu. Khổng An Quốc chú giải rằng: Liêu là làm quan. Nhĩ Nhã cho rằng cũng đồng trong Tả Truyện: Làm quan là một người đầy tớ, lại gọi là đồng làm quan gọi là 僚 liêu. Lại viết 笆寮寮 ba chữ liêu, âm 釆 thái. Ngược lại âm dưới là 子崮 tử cố Theo sách Chu Lễ cho rằng: Các nước đều dùng người phò tá vua. Trịnh Huyền cho rằng: Tá 佐 là trợ giúp. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Khi vua xuất chinh, dùng người phò tá vua là.
Cam giá 甘蔗. Ngược lại âm 支夜 chi dạ, âm sau y cứ theo đây. Lô vi 蘆葦. Ngược lại âm trên là 盧 lô, âm dưới là 于鬼 vu quỉ Lô vi là một loại mía, cũng là loại lau sậy, giống như trúc, tre, mọc trong rừng, loại mía ma v.v… Trong kinh lấy làm ví dụ số nhiều, đều là ví như lau, sậy, lúa ma v.v…
Vi cự 韋拒. Ngược lại âm trên là 羽危 vũ nguy. Trong văn kinh viết 違 vi là văn thường dùng. Người sau vốn viết chữ 韋 vi này cộng thêm ba bộ 辵 xước. Ngược lại âm 丑略 sửu lược. Nghĩa là làm trái lại trên dưới, trong ngoài, làm cho xáo trộn khổ sở. Âm 困 khổn thanh 韋 vi. Ngược lại âm dưới là 渠吾 cự ngô. Thuyết Văn cho rằng: Cự 拒 là chống lại. Ngược lại âm 麼浪 ma lãng. Quảng Nhã cho rằng: Cự là chống giữ âm 捍 hãn. Ngược lại âm 何旦 hà đán. Vận Anh Tập cho rằng: Tìm cách chống cự lại trên. Vận Anh Tập cho rằng: Cự là trái lại, làm. Ngược lại.
Mạc kỳ 莫耆. Là tiếng Phạm, nghĩa là có thể trừ bỏ đi thần thuốc độc dược, cũng gọi là công lực thần thuốc độc. Như trong kinh tự nói rằng: Như trong nước này Lãnh Nam Trần Gia giải độc, loại bạch dược, hoàng dược, hắc dược.
Độc trùng 毒蟲. Ngược lại âm 逐融 trục dung. Chữ đúng thể. Trong văn kinh viết 虫 trùng này là văn thường hay dùng, tĩnh lược bớt đi.
Thích cảm 螫澉. Ngược lại âm trên là 舒亦 thư diệc, âm dưới là 訶各 ha các, hai âm đều thông dụng.
Uy túc 威肅. Ngược lại âm. Theo sách Lễ Ký cho rằng: Túc là hàng rào ngăn cấm. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Túc là cung kính. Vận Anh Tập cho rằng: Túc là cung. Khảo Thanh cho rằng: Túc là sợ hãi, kinh sợ. Ngược lại âm 息勇 túc dũng, kinh sợ cung kính. Theo Tự Thư cho là Nghiêm chỉnh. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ 聿 duật. Ngược lại âm 女輒 nữ triếp, viết ở trong tường phiếu, âm uyên, âm là chiến chiến, cạnh cạnh, âm uyên là âm 淵 uyên.
-------------------------------------
Cổ đạo 蠱道. Ngược lại âm trên là 古 cổ. Lại âm 野或 dã hoặc, gọi là dã đạo. Trong quyển một trăm lẻ hai trước đã giải thích đầy đủ.
Quỷ mị 鬼魅. Âm dưới 眉秘 mi bí. Quyển một trăm lẻ hai ở trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Yểm đảo 俺禱. Ngược lại âm trên là 伊琰 y diễm. Âm dưới là 當者 đương giả. Quyển một trăm lẻ hai trước đã giải thích đầy đủ.
Hương nang 香尨 Âm trên là 香 hương, là chữ chánh thể Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ tất 桼, đến bộ 甘 cam. Ngược lại âm dưới là 諾當 nặc đương: dụng cụ đốt hương. Chữ chánh xưa nay cho rằng: Có đáy gọi là cái túi, không đáy gọi là 囊 nang. Chữ viết từ chữ nang thanh 省 tỉnh.
Thiệm bộ châu 贍部洲. Ngược lại âm 常焰 thường diễm. Tiếng Phạm, là tên gọi chung đại địa (quả địa cầu). Bởi vì nhân kim, nhân thọ mà đặt tên này.
Tốt đổ ba 窣堵波. Là Tiếng Phạm. Ngược lại âm trên là 蘇骨 tô cốt, âm dưới là đổ 睹. Đây gọi là cao hiển bày ra, tức là ngôi tháp Phù Đồ v.v…-------------------------------------
Phiêu nịch 漂溺. Ngược lại âm 匹遙 thất diêu. Thuyết Văn cho rằng: 漂 Phiêu là nổi lên. Quảng Nhã cho là Phiêu là bọt nước. Ngược lại âm 篇蔑 thiên miệt. Ngược lại âm dưới là 泥的 nê đích. Thuyết Văn cho là Nịch là chìm xuống, hoặc là viết nịch, là chữ cổ.
Khiển phạt 譴罰. Ngược lại âm trên là 企見 xí kiến. Quảng Nhã cho rằng: Khiển là trách. Thuyết Văn cho rằng: Khiển là chỉ trích, tra hỏi. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Khiển là la rầy. Quế Uyển Châu.
Tòng cho rằng: Khiển là phẩn nộ, giận dữ. Ngược lại âm dưới là 煩罰 phiền phạt. Phạt nghĩa là quở trách.
Đồ quái 屠膾. Ngược lại âm trên là 唐胡 đường hồ. Thuyết Văn cho là Đồ 屠 là nổ banh ra. Ngược lại âm 枯 khô, nghĩa là cắt ra, phanh ra. Khảo Thanh cho rằng:
Phân ra cắt ra, dùng dao cắt thịt con vật hy sinh gọi là đồ 屠. Ngược lại âm dưới là 古外 cổ ngoại. Quảng Nhã cho rằng: Quái là cắt lìa ra. Tự Thư cho rằng: Là xắt thịt mỏng ra.
Bổ yết sa 補羯娑. Ngược lại âm trên là 博母 bác mẫu. Kế là âm 居謁 cư yết, âm dưới là 桑何 tảng hà. Tiếng Phạm, đây dịch là biên địa, là vùng xa xôi hẻo lánh, là hạ tiện loại người không tin nhân quả, sát sanh, trộm cướp, ái lại, tà kiến.
Thú Đạt La 戌達羅. Là tiếng Phạm, hoặc gọi là 首
陀羅 Thủ-đà-la, hoặc là gọi 首陀 Thủ Đà. Đều là âm Phạm chuyển đọc sai, lược.
Gọi đúng là người cày ruộng, trồng trọt, là nghề trong bốn họ của Bà La Môn, là nghề thấp hèn nhất.
Mậu dịch 貿易. Trong kinh viết 貿 mậu, là văn thường dùng. Ngược lại âm 莫候 mạc hậu. Khảo Thanh cho rằng: Đổi tài vật gọi là 貿 mậu, nghĩa là mua bán đổi chác.
Tự cầu 伺求. Ngược lại âm trên là 司恣 ty tứ. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Tự 伺 là chính xác. Vận Anh Tập cho rằng: Tự là hầu hạ, cũng gọi la chính xác được hay mất.
Bột ác 勃惡. Ngược lại âm 蒲沒 bồ một. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Bột 勃 là nghịch lại. Thuyết Văn cho rằng: Bột là loạn, làm loạn lên. Ngược lại âm dưới là 阿各 a các. Thuyết Văn cho rằng: Quá ác. Chữ viết từ bộ 心 tâm thanh 亞 á. Trong văn kinh nhiều khi viết từ bộ 西 tây viết thành chữ 惡 ác này, cũng là văn thường dùng.
Lật niếp tỷ chủng 栗聶仳種. Ngược lại âm trên là 齒葉 xỉ diệp, âm dưới là 婢夷 tỳ di. Xưa tên là chủng loại thuộc tên là Lợi xa tỳ đồng tử, Sát đế lợi Vương, là quyến thuộc Đào tộc, chủng đệ tử của Phật.
Khiếp bố 怯佈. Ngược lại âm trên là 匡業 khuông nghiệp, hoặc viết chữ khiếp này. Thuyết Văn cho rằng: Lo sợ nhiều. Sách Lễ Ký cho rằng: Người dõng mãnh lo sợ khổ Ngọc Thiên cho là Lo sợ thua kém, lo sợ mất đi. Ngược lại âm dưới là 普布 phổ bố, hoặc viết bố này. Quảng Nhã cho rằng: 怖 bố cũng là sợ hãi, lo sợ. Khảo Thanh cho rằng: Bố cứ là sợ theo. Ngược lại âm cự ngư, nghĩa là quá khiếp sợ. Chữ viết đúng là chữ 遽 cứ này. Thuyết Văn cho rằng: Lo sợ giống như bị khủng hoảng tinh thần. Chữ viết từ bộ 心 tâm thanh 布 bố.
Phước hữu 福祐. Ngược lại âm 尤救 vưu cứu. Theo sách Chu dịch cho rằng: Phước từ trời ban cho. Khổng Tử cho rằng: Hậu 祐 là giúp đỡ. Khảo Thanh cho rằng: Phước được giúp đỡ hoặc viết 佑 hữu này, xưa viết hữu 佑 đều đồng nghĩa.
------------------------------------------
Phân phức 芬馥. Ngược lại âm 芳文 phương văn. Trịnh Huyền chú giải Mao Thi Truyện cho rằng: Phân 芬 là hương thơm. Phương Ngôn cho rằng: Phân là hương hòa theo. Quách Phác cho rằng: Hương thơm mà hòa điệu theo gọi là 芬 phân. Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ 屮 triệt thanh 分 phân. Ngược lại âm dưới là 為目 vi mục. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: Phức 馥 là khí thơm.
Đồ trị 塗治. Ngược lại âm trì ly. Nghĩa là sửa đổi, tu sửa.
Phan đạt 幡鐸. Ngược lại âm 唐洛 đường lạc, giống như là cái chuông, mà bên trong có lưỡi. Theo chữ đạt nghĩa là cái linh lớn gọi là 鐸 đạt.
Kỹ nhạc 妓樂. Ngược lại âm 渠綺 cừ ỷ, hoặc là viết 技 kỹ này, nghĩa là người thợ khéo léo, hoặc là viết chữ 伎 kỹ này, tức là kỹ nghệ. Theo Tự Thư cho rằng: Người con gái biết đàn hát. Chữ viết từ bộ 女 nữ viết thành chữ 妓 kỹ Trong văn kinh viết từ bộ 人 nhân, hoặc viết từ bộ 扌 thủ, đều chẳng đúng. Ngược lại âm dưới là 五角 ngũ giác.
Biên bỉ 邊鄙. Ngược lại âm 悲美 bi mỹ Theo sách Sử Ký cho rằng: Bỉ lậu, xấu ác. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Bỉ là nơi biên giới gọi là biên ấp đó là ngoài hoang dã xa nơi kinh đô của nước, gọi là bỉ lậu, nghĩa là người hèn hạ thấp kém, không thông đạt thi, thơ lễ nhạc, gọi là bỉ phu. Thuyết Văn cho rằng: Năm tổ làm một bỉ, nghĩa là năm trăm nhà làm một làng. Chữ viết từ bộ 邑 ấp thanh bỉ Âm tổ. Ngược lại âm 祖短 tổ đoản.
Đạt nhứ 達絮. Ngược lại âm 奴雅 nô nhã. Trong văn kinh có viết 絮 nhứ. Ngược lại âm 思預 tư dự Trong sách người ta viết sai. Đây là tiếng Phạm, cũng gọi là 邊夷戎羯 biên di nhung yết. Nghĩa là loại người hạ tiện, không biết lễ nghĩa, giống như loài cầm thú.
Miệt lệ xa 蔑戾車. Âm trên là 眠鱉 miên miết, âm kế là 蓮結 liên kết, âm dưới là 齒遮 xỉ giá. Đây gọi là biên địa, tiếng Phạm đọc sai, lược, không đúng. Đúng âm Phạm nên gọi là Tốt lật, hai âm hiệp sa, dịch là tham vui dơ uế, vật nơi địa phương hạ tiện, là người không tin chánh pháp.
Hoặc đàm 或痰. Ngược lại âm 徒含 đồ hàm. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ 疒 tật thanh đạm, âm 疒 là âm 搦 nạch.
Thủng bao 腫刨. Ngược lại âm là 之勇 chi dũng. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Mụn ghẻ mọc lâu ngày thành ung. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Sưng lên thành mụt u, âm quý là âm 會 hội. Thuyết Văn cho là Mụn ung sưng lên. Ngược lại âm 於恭 ư cung. Chữ viết từ bộ 肉 nhục đến bộ 疒 tật thanh 重雍 trùng ung.
Mục huyễn y 目眩依. Ngược lại âm 慧絹 tuệ quyên. Giả Quỳ cho rằng: Huyễn hoặc là bị hoa mắt. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Nhìn không thấy rõ. Ngược lại âm dưới là 嬰曳 anh duệ Trong văn kinh viết y này là không thành chữ.
Khô cố 枯固. Ngược lại âm 康姑 khang cô. Khảo Thanh cho rằng: Cây khô chết, hoặc là viết khô 枯, là chữ cổ.
Tương khiếp 箱篋. Ngược lại âm trên là 息羊 tức dương. Vận Anh Tập cho rằng: Tương đó hoặc gọi là dụng cụ đựng sách, y phục gọi là rương. Khảo Thanh cho rằng: Tương khiếp là cái rương, cái hòm.. Ngược lại âm 輕頰 khinh giáp. Thuyết Văn cho rằng: Khiếp là cái rương bằng tre. Âm 笥 tứ là âm 四 tứ Tự Thư cho rằng: Khiếp tương đều nghĩa là loại rương chứa sách, hoặc y phục.
Hành cản 莖稈. Ngược lại âm trên là 幸耕 hạnh canh. Khảo Thanh cho rằng: Hành 莖 là cái gốc, gốc cỏ gọi là 莖 hành. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Cọng cuống của cây cỏ Thuyết Văn cho là Chủ của cành. Chữ viết từ bộ thảo thanh hành. Ngược lại âm dưới là 干瀨 can lại. Theo Tả Truyện giải thích rằng: Thân cây lúa. Quảng Nhã cho rằng: Nhánh cây lúa gọi là 稈 cản. Khảo Thanh cho rằng: Cọng mềm của cây lúa. Thuyết Văn cho rằng:
Cũng là cọng cây lúa. Chữ viết từ bộ hòa thanh 旱 hãn, hoặc là viết cản 稈 cũng đồng nghĩa. Trong văn kinh viết cản 桿, lại viết cản 稈, tuy cũng thông, nhưng chẳng phải nghĩa của kinh.
Toái kim 碎金. Ngược lại âm 蘇對 tô đối. Nghĩa là đập phá vỡ vụn. Khảo Thanh cho rằng: Toái 碎 là vỡ vụn vặt, hư hoại, hoặc là viết toái 碎, là loại bình chai, do bộ ngõa. Toái đây chẳng phải nghĩa đây dùng.
(Quyển 431, 432 không có âm giải thích)
--------------------------------------
Giả tịch 假藉. Ngược lại âm 情夜 tình dạ văn ở dưới đây là y cứ Khảo Thanh cho rằng: Tịch là loại cỏ cho thú vật ăn.
(Quyển 434 không có âm giải thích)
-------------------------------------
Ổi tạp 猥雜. Ngược lại âm 烏賄 ô hối, âm dưới là 呼每 hồ mỗi. Quảng Nhã cho rằng: Đông đúc. Theo Tự Thư cho rằng: Cũng là tạp loạn, dơ uế, hỗn tạp.
Lê thậm 黧葚. Ngược lại âm trên là 力遲 lực trì. Theo văn thông tục cho rằng: Đóm đen gọi là 黧 lê. Khảo Thanh cho rằng: Chấm đen trên gò má. Ngược lại âm 青旬 thanh tuần. Màu đen đó cũng gọi là già cỗi, mà vàng đó nghĩa là gọi cho một thời kỳ mở đầu cho văn tự âm nghĩa. Ngược lại âm 力奚 lực hề Nay không lấy âm dưới. Ngược lại là âm 他感 tha cảm. Sở Từ chú giải rằng: Y theo ngày tháng kia sẽ biết rõ vết nhơ, điều xấu xa đó mà có. Vương Dật chú giải rằng: Viên ngọc không có sáng sạch. Thuyết Văn cho rằng: Chấm đen đó khắc trên trán. Khảo Thanh cho rằng: Loại sơn.
Cùng tụy 窮. Ngược lại âm tường túy. Quyển thứ một trăm tám mươi đã giải thích rồi. Lại gọi là tiều. Ngược lại là âm 淨遙 tịnh diêu, nghĩa là ốm o tiều tụy, hốc hác, xơ xác, khốn khổ. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: Tụy là lo buồn, hoặc là viết tụy, là tụy, tụy, ba thể chữ cổ Sau này chỉ dùng hai chữ trên.
Ngoan ngân 頑嚚. Ngược lại âm trên 關 ngõa quan. Âm dưới là 語斤 ngữ cân. Quyển một trăm lẻ tám trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Khinh tiêu 輕誚. Ngược lại âm 情笑 tình tiếu. Khảo Thanh cho rằng: Trách phạt, chỉ trích, chê cười. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: Quở mắng, trách. Thuyết Văn cho rằng: Phiền nhiễu, rắc rối. Hoặc là viết 譙 tiều, nghĩa là chê trách. Văn cổ viết tiêu 瞧.
Oa loa 蝸摞. Ngược lại âm trên là 果華 quả hoa. Nhĩ Nhã cho là Con ốc sên nhỏ. Ngược lại âm dưới là hư hòa. Trong kinh viết 螺 loa này là văn thường dùng.
(Quyển 436, không có âm giải thích)
---------------------------------------
Hoạn khải 擐鎧. Âm trên là 患 hoạn. Theo Quế Uyển Châu Tòng cho rằng: Lấy áo giáp mặc vào người gọi là 擐 hoạn. Ngược lại âm dưới là 苦代 khổ dại. Thuyết Văn cho rằng: Khải là cái áo giáp. Theo Văn Tự Tập Lược cho rằng: Lấy kim loại làm da, che thân gọi là 鎧 khải.
Cù lao 劬勞. Ngược lại âm 其驅 kỳ khu. Theo Mao Thi Truyện cho là Vất vả, nhọc nhằn ngoài đồng, cũng gọi là bệnh.
Suy mạo 衰耄. Ngược lại âm trên là 率追 suất truy. Vận Anh Tập cho rằng: Suy là nhỏ bé, yếu mềm. Ngược lại âm dưới là 莫報 mạc báo.
Vận Anh Tập cho rằng: Mạo là già. Theo sách Lễ
Ký cho rằng: Tám mươi, chín mươi tuổi gọi là 旄 mạo (là âm 耄 mạo này). Trịnh Huyền chú giải rằng: Mạo lão đó là mê muội hay quên, hoặc là viết chữ 耄 mạo này, mao đều là chữ cổ.
Khu khiển 驅遣. Ngược lại âm 去于 khứ vu. Thuyết Văn cho rằng: Đánh cho ngựa chạy đi. Theo Văn Tự Tập Lược viết chữ cận 僅, là văn thường hay dùng. Lại cũng viết 敺 khu là chữ cổ lại là thanh khứ.
---------------------------------
Hủy tý. Ngược lại âm dưới là 子爾 tử nhĩ. Lại cũng là âm 子移 tử di, lại cũng là âm 茲此 tư thử, ba âm, đều thông dụng, hoặc là viết chữ bốn chữ tượng hình này đều là chữ cổ. Vận Anh Tập cho rằng: Tử là lời nói trách móc. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Tử là lời hủy nhục, thô ác, mắng nhiếc.
Phú tế 富蔽. Ngược lại âm 芳務 phương vụ, cũng là âm 卑袂 ti duệ, cũng gọi là che giấu.
Quán tập 慣習. Ngược lại âm 開患 khai hoạn. Khảo Thanh cho rằng: Gọi là thói quen. Tả Truyện viết chữ 貫 quán là chữ giả tá. Thuyết Văn viết chữ quán 串 này là cũng thông dụng. Trong văn kinh viết 串 xuyến, chữ cổ cũng thông dụng.
Mục nhân 牧人. Ngược lại âm 蒙卜 mông bốc. Ngọc Thiên cho rằng: Mục là tên gọi chung của người nuôi gia súc, chẳng phải chỉ riêng chữ mục là chỉ nuôi trâu bò, ngựa mà thôi. Nhĩ Nhã cho rằng: Ở ấp ngoài là nơi biên giới chỗ xa xôi hẻo lánh cũng gọi là 牧 mục.
Hoài dựng 懷孕. Ngược lại âm 胡乖 hồ quái. Khổng An Quốc chú giải sách Luận Ngữ rằng: Hoài là an ổn. Ngược lại âm dưới là 艅證 dư chứng. Trịnh Huyền chú giải rằng: Người con gái mang thai gọi là 孕 dựng. Thuyết Văn cho rằng: Ôm đứa con trong lòng. Quảng Nhã cho rằng: Ôm trên người. Âm thân, là âm 身 thân.
(Quyển 439, không có âm để giải thích)
------------------------------------
Khiếm khứ 欠砝 âm dưới là 去 khứ. Tỳ Thương cho rằng: Khiếm khứ là há miệng ra. Trong văn kinh viết từ bộ khẩu viết? khứ Theo Quế Uyển Châu Tòng cho rằng: khứ 砝 là ngọa thanh (thanh ngang). Vận Thuyên Tập cho là vòng biên giới, giáp với nước khác, chẳng phải nghĩa này, nên đổi lại từ bộ 欠 khiếm viết thành khứ 砝. Theo hai chữ này đều hắc hơi ra, văn dùng rất thông dụng.
Táo nhiễu 躁擾. Ngược lại âm 歲告 tuế cáo. Khảo Thanh cho rằng: Táo là tính nóng nảy, giao động, mau chóng, hoặc viết là chữ táo 躁 này cũng thông dụng. Ngược lại âm dưới là 如沼 như chiếu. Thuyết Văn cho là Nhiễu là phiền. Khổng An Quốc chú giải rằng: Nhiễu loạn. Thuyết Văn cho rằng: Chữ nhiễu từ bộ 手 thủ viết thành chữ 憂 ưu. Ngược lại âm 奴刀 nô đao, thanh nhiễu. Treo trong văn kinh viết từ bộ 忄 tâm, âm 心 tâm viết thành chữ nhiễu này là chẳng đúng.
Huất nhiên. Ngược lại âm 輝筆 huy duật. Nghiệt Tông cho rằng: Huất là cấp bách, vội vàng. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Huất là thốt nhiên, bổng nhiên nổi dậy. Thuyết Văn cho rằng: Gió thổi nổi dậy.
Vi ảm 為黯. Ngược lại âm 遐軋 hà yết. Phương
Ngôn cho rằng; Từ cửa nhìn ra mà giữa Đông nước Triệu, Ngụy gọi là trí tuệ, là thông minh. Khảo Thanh cho là Thông minh, lanh lợi, gian dối. Âm 姦 gian là âm gian. Vận Anh Tập cho là gian trá không thật thà. Âm 軋 yết. Ngược lại âm 烏八 ô bát.
Quỉ mô 揆模. Ngược lại âm trên là 葵癸 quý quỉ. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: quỉ là đánh giá, đoán, phán đoán, âm 度 độ. Ngược lại âm 徒各 đồ các. Theo Quế Uyển Châu Tòng cho rằng: Thương lượng, đánh giá đối với việc gọi là 揆 quỉ. Ngược lại âm dưới là 莫胡 mạc hồ. Tóm tắt cho rằng: Mô là khuôn mẫu phép tắc. Chữ viết từ bộ 木 mộc thanh 莫 mạc. Khảo Thanh cho rằng: Là mô hình, qui tắc. Tự Thư cho là Khuôn mẫu, gương mẫu. Cũng có viết từ bộ 扌 thủ âm 手 thủ, viết chữ 摸 mô. Chữ 摸 mô này là chẳng phải nghĩa ở đây dùng, hoặc là viết 憮 vũ, chữ 憮 vũ này đều là chữ cổ.
Đề bại 稊稗. Ngược lại âm trên là 徒奚 đồ hề. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Giống như loại lúa ma, mọc hoang. Nhĩ Nhã cho rằng: Đồng với Khảo Thanh cho là tên của một loại cỏ Vi Hoằng lại viết theo chữ đề 荑 này, hoặc là viết 秩 trật 種 chủng, đều là chữ cổ. Ngược lại âm dưới là 蒲賣 bổ mại. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Nó giống như loại ngũ cốc mà khác. Thuyết Văn cho rằng: Giống lúa khác, hoặc là viết 粺 bại, là loại hạt gạo nhỏ.
Quỉ phạm 軌範. Ngược lại âm trên là 俱葦 câu vi.
Vận Anh Tập cho rằng: Vết bánh xe. Khảo Thanh cho rằng: Dấu vết của chiếc xe. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ 車 xa đến bộ 宄 quỷ, âm 鬼 quỉ, thanh 省 tỉnh. Ngược lại âm dưới là 凡黯 phàm ảm. Nhĩ Nhã cho rằng: Là khuôn pháp thường. Tự Thư cho phạm là mô phỏng bắt chước. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ 車 xa đến bộ 笵 phạm thanh 省 tỉnh.
Phân tảo 糞掃. Ngược lại âm trên là 分問 phân vấn. Vận Anh Tập cho là Đồ bỏ đi, vứt đi, hoặc viết là bốn chữ phân tượng hình này đều đồng. Ngược lại âm dưới là 蘇到 tô đáo. Vận Anh Tập cho là Tảo trừ, hoặc là viết chữ 掃 tảo. Theo chữ phân tảo đó là khác của áo nạp.
Khan lận 慳吝. Ngược lại âm 口閑 khẩu nhàn. Vận Thuyên Tập cho rằng: Khan là bền chắc. Quế Uyển Châu Tòng cho rằng: Yêu tiếc tài vật, không muốn xả bỏ gọi là 慳 khan, hoặc là viết chữ, hai chữ khan này đều là chữ cổ. Ngược lại âm dưới là 遴信 lân tín. Quảng Nhã cho rằng: Lận là thô bỉ hèn hạ. Vận Anh Tập cho rằng: Lận là tiếc là keo kiệt, hoặc viết chữ cổ.
Điệu cử 掉舉. Ngược lại âm trên là 庭曜 đình diệu. Trong quyển thứ tám trước đã giải thích rồi. Ngược lại âm dưới là 居圖 cư đồ Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ 手 thủ thanh 與 dữ Trong văn kinh viết 舉 cử này là văn thường dùng.
----------------------------------
Khiểm hận 慊恨. Ngược lại âm trên là 刑兼 hình kiêm. Vận Anh Tập cho là hiềm nghi. Vương Bật chú giải sách Chu Dịch rằng: Tâm không bình lặng, không vừa lòng, bất mãn. Khảo Thanh cho rằng: Tâm xấu ác. Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ 女 nữ đến bộ 兼 kiêm, thanh 兼 kiêm, cũng viết 慊 khiểm này đều đồng nghĩa.
(Quyển 442, 443 đều không có âm để giải thích)
-----------------------------------
Phù nang 浮囊. Ngược lại âm trên là 附無 phụ vô. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Trôi nổi gọi là 浮 phù. Chữ phù. Ngược lại âm 芳劍 phương kiếm. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Phù đó là nhẹ. Ngược lại âm dưới là 奴即 nô tức. Thuyết Văn cho là cái túi. Âm 託 thác, theo nghĩa là cái túi da chứa hơi, dựa theo chữ phù nang là cái túi chứa hơi để qua sông lớn. Trong kinh lấy chữ 浮 phù là nổi lên nhẹ nhàng để làm ví dụ.
Phôi ngõa 坯. Ngược lại âm trên là 普抔 phổ bồi. Vận Anh Tập cho rằng: Gạch ngói chưa nung gọi là phôi. Ngược lại âm dưới là 五寡 ngũ quả. Đất đem đi nung làm gạch xây nhà, hoặc là làm bình, dụng cụ đựng đồ.
Lan hoại 爛壞. Ngược lại âm 郎旦 lang đán. Phương Ngôn cho rằng: Hầm lửa chín nhừ gọi là 爛 lan. Ngược lại âm dưới là 胡怪 hồ quái. Hoại nghĩa là phá hư, hư hoại.
Suy hao 衰. Ngược lại âm trên là 霜歸 sương quy. Vận Anh Tập cho rằng: Suy là yếu đi, nhỏ nhắn, mềm mại. Chữ suy cũng giống như chữ nghĩa là tổn giảm. Ngược lại âm dưới là 高奧 cao áo. Thiên thượng Hiệt cho rằng: Hao là tiêu mất. Vận Anh Tập cho rằng: Hao là giảm bớt, hao hụt.
----------------------------------------
Tướng soái 將帥. Ngược lại âm trên là 精漾 tinh dạng. Ngược là âm 半匠 bán tương. Khảo Thanh cho rằng: Quân, vua, là thầy. Ngược lại âm dưới là 衰類̃ suy loại. Tự Thư cho rằng: Lãnh, hoặc là viết 衛 vệ, âm này cũng đồng.
----------------------------------
Thuần thục 淳熟. Ngược lại âm 乘倫 thùy luân. Vận Anh Tập cho rằng: Thuần là tưới nước. Khảo Thanh cho rằng: Thuần sạch, lại cũng gọi là thuần phác, nghĩa là thật thà chất phác. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng:
Tưới nước đều hòa gọi là 淳 thuần.
Hà mạo 何藐. Ngược lại âm 茅豹 mao báo. Vận Anh Tập cho rằng: Dung nghi, hoặc viết chữ 兒 nhi. Theo sách Thượng Thư Hồng Phạm cho rằng: Gọi là một dáng mạo. Khổng An Quốc cho rằng: Dung nghi, hoặc viết mạo 藐, chữ cổ.
---------------------------------------
Ốt-Bát-Ba-Hoa 嗢鉡羅花. Ngược lại âm 烏骨 ô cốt.
Là tiếng Phạm, tên một loài hoa, Sen màu xanh lá nhỏ. Xưa gọi là 漚鉡羅 Âu bát la, hoặc tên là 優羅 Ưu Bát
La, đều sai. Đây là loài hoa rất thơm, rất lớn, ở nhân gian không hề có, hoa này có trong ao Vô Nhiệt Não, ở núi Tuyết.
Bát-đắc-Ma Hoa 鉡特摩花. Cũng là Tiếng Phạm, tên một loài hoa, hoặc gọi là 鉡頭摩 Bát Đầu Ma, hoặc gọi là 鉡弩摩 Bát Nỗ Ma. Đúng gọi là 納摩 Bát Nạp Ma, tức là hoa Sen hồng, cũng gọi tên là hoa sen vàng.
Câu-Mưu-Đà-Hoa 拘牟陀花. Tiếng Phạm, tên là hoa Sen đỏ, hoặc gọi là 拘勿頭 Câu Vật Đầu. Gọi đúng là 拘牟那 Câu Mâu Na, tức là hoa Sen đỏ đậm. Ở nhân gian cũng ít có, phần nhiều là ở ao Vô Nhiệt Não.
Bôn trà lợi hoa 奔茶利花. Cũng là tiếng Phạm, tên là Bạch Liên Hoa, hoa Sen trắng. Xưa gọi là 芬陀利 Phân Đà Lợi. Gọi cho đúng là 奔孥 Bôn Nô, thanh khứ Âm là âm 奴雅 nô nhã. Cũng gọi là 嘿迦 Hắc ca. Đây gọi là hoa Sen trắng, ở nhân gian cũng ít có, chỉ có trong ao Vô Nhiệt Não.
----------------------------------
Phiến đệ 娣扇. Ngược lại âm lặc da. Tiếng Phạm. Đây gọi là người Huỳnh môn, có năm loại. Âm nghĩa quyển thứ tư trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Manh lung ám á 盲聾晻亞 v.v… đều như trước âm trong quyển thứ năm đã giải thích đầy đủ.
Vô hà 無暇. Ngược lại âm 行駕 hành giá. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Hà 暇 là an nhàn rãnh rỗi. Vận Anh Tập cho rằng: Hà là nhàn nhã, thong dong.
Khổng An Quốc cho rằng: Hà là rộng rãi.
Du ư 踰於. Ngược lại âm 庾朱 du chu. Quảng Nhã cho rằng: Du là xa. Lại gọi du là vượt qua sông. Thuyết Văn cho rằng: Du là vượt qua. Chữ viết từ bộ 足 túc âm túc thanh 俞 du.
--------------------------------------
Vi Đản 為但. Ngược lại âm trên là 葦危 vi nguy. Văn dưới là đều đồng. Ngược lại âm dưới là đường đán 唐旦. Khảo Thanh cho rằng: Đản 但 là loại từ ngữ
Yểm bối 背. Ngược lại âm trên là 伊焰 y diêm. Khảo Thanh cho rằng: No đủ rồi. Vận Anh Tập cho rằng: Yểm là mỏi mệt. Tự Thư cho rằng: Yểm là khổ Thuyết Văn cho là Chữ viết từ bộ 厂 hán âm 罕 hãn, đến bộ 犬 khuyển, đến bộ 甘 cam, đến bộ 肉 nhục, hoặc viết là 俺食 yểm thực cũng thông dụng, là chữ cổ Đường thọ 唐壽. Ngọc Thiên cho là Đường đồ. Tự Thư cho rằng:
Đường hư. Thuyết Văn cho rằng: Nên nói là Đường Đại ngôn.
Hoan đối 擐對. Trên vốn là âm 患 hoạn. Theo Tả Truyện cho rằng: Hoạn là xuyên qua. Quế Uyển Châu Tòng cho rằng: áo giáp mặc vào thân, gọi là 擐 hoan. Khảo Thanh cho rằng: Mặc áo thanh giáp. Ngược lại âm dưới là 當蓋 đương cái. Tự Thư cho rằng: Đối là buộc vào. Theo chữ “Hoạn đối” là trang nghiêm, mặc áo giáp, buộc thắt dây sửa cho trang nghiêm, oai vệ Thuyết Văn cho rằng: Đối là dây thắt lưng. Y phục của người nam đó thắt lưng bằng dây da, y phục của người nữ thắt lưng bằng dây tơ lụa. Giống như đồ trang sức đeo trên mình vậy, mà cũng giống như cái khăn. Cho nên chữ đối 對 viết từ bộ 巾 cân. Nay trong văn kinh viết chữ đối này là chẳng đúng.
Giáp trụ 甲冑. Ngược lại là âm 稠又 trù hựu. Khảo Thanh cho rằng: 冑鎧 trụ khải, là áo giáp. Ngày xưa dùng da làm áo giáp nên gọi là 甲 giáp. Ngày nay dùng kim loại làm áo giáp nên gọi là 鎧 khải. Ngược lại âm 口代 khẩu đại. Khải cung là áo giáp, trụ cũng là áo giáp. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ 曰 viết. Ngược lại âm 莫保 mạc bảo. Viết chữ 冑, trong văn kinh viết từ bộ 月 nguyệt là chẳng đúng.
Khuyết giảm 缺減. Ngược lại âm trên là 犬悅 khuyển duyệt.
Thiên Thương Hiệt cho rằng: Khuyết là hao tổn. Thuyết Văn cho rằng: Dụng cụ chứa đã bể Chữ viết từ bộ 缶 phữu đến 決 quyết thanh 省 tỉnh. Ngược lại âm dưới là 咸黯 hàm ảm. Ngược lại âm 甲咸 giáp hàm. Tự Điển giải thích: Tự hao tổn, thiếu thốn. Âm dưới gọi là 減 giảm. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Giảm la hao hụt bớt đi. Chữ viết từ bộ thủy thanh 咸 hàm.
Kỹ nghệ 技藝. Ngược lại âm trên là 渠綺 cừ ỷ. Thuyết Văn cho rằng: Kỹ 技 là khéo léo. Cố Dã Vương cho rằng: Chữ kỹ giống như chữ nghệ. Trong văn kinh viết từ bộ 人 nhân, viết thành chữ 伎 kỹ là chẳng đúng. Vận Thuyên Tập cho rằng: Chữ 伎 kỹ này giống như là chữ 傷 thương, nghĩa là tổn hại. Cùng với chữ 全 toàn có phần trái. Nên trong văn kinh đổi ý viết từ bộ 扌 thủ âm 手 thủ viết thành chữ 技 kỹ này nghĩa là tài năng khéo léo.
-----------------------------------
Tiêu chú 焦炷. Ngược lại âm trên là 即姚 tức diêu. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Tiêu 焦 là mùi hôi. Quảng Nhã cho rằng:
Tiêu là màu đen. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ truy, chuy đến bộ hỏa. Trong văn kinh phần nhiều viết chữ 燋 tiêu này. Ngược lại âm 即藥 tức dược. Theo chữ 燋 tiêu này là nghĩa cây nến trên lưng con rùa gỗ, chẳng phải nghĩa trong kinh. Ngược lại âm dưới là 炷 chú là âm 注 chú. Theo chữ 炷 chú đó là cái tim đèn. Văn dưới viết 焦炷 tiêu chú, thời gần đây rút ra. Trong kinh Thuyết Văn nói: Trong văn kinh không có, cũng là chữ hình thanh.
------------------------------------
Tệ hoại 弊壞. Ngược lại âm trên là 毘袂 tỳ duệ Vận Thuyên Tập cho là tệ ác. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện cho rằng: Tệ là suy giảm hư hoại. Thiên Thương Hiệt cho là Rất tệ Khảo Thanh cho rằng: Tệ liệt quá kém. Xưa nay chữ đúng viết từ bộ 廾 củng, âm 廾 củng là âm 供 cung thanh 敝 tệ, âm 敝 tệ. Ngược lại âm 婢世 tỳ thế. Ngược lại âm dưới là 胡怪 hồ quái. Vận Thuyên Tập cho rằng: Tự phá hư hoại gọi là 壞 hoại. Khảo Thanh cho rằng: Hủy hoại 壞 phá bỏ, bại hoại. Lại viết hoại là chữ cổ Cố luyến 顧戀. Ngược lại âm 光戶 quang hộ. Trịnh Huyền, chú giải Mao Thi Truyện cho rằng: Quay đầu lại gọi là 顧 cố. Lại gọi là cố nghĩa là nhìn, nhớ nghĩ. Thiên Thương Hiệt chép: Cố bao quanh vòng tròn. Quảng Nhã cho rằng: Cố là hướng theo, hoặc viết là cố là văn thông dụng thường dùng. Thuyết Văn cho rằng: Cố là còn nhìn mãi. Chữ viết từ bộ 頁 hiệt thanh 故 cố. Ngược lại âm dưới là 力眷 lực quyến. Khảo Thanh cho là luyến là nhớ. Sách Sử Ký cho là luyến mến nhớ nghĩ Chữ viết từ bộ 心 tâm âm luyến, thanh luyến. Trong văn kinh cũng có viết 孌 luyến này là sai, chẳng phải nghĩa của kinh.
Cánh tương 哽相. Ngược lại âm trên là 古莖 cổ hành. Nay thông dụng viết 更 cánh. Theo văn thông dụng nghĩa là đã lâu rồi. Ngược lại âm dưới là 相羊 tương dương.
Tiều tụy. Ngược lại âm trên là 情遙 tình diêu, âm dưới là 情 tình trụy. Vận Anh Tập cho rằng: Tiều tụy là ốm yếu, hốc hác, xấu xí, hoặc là viết 燋 tiều tụy này. Khảo Thanh cho rằng: Lo âu, buồn rầu. Ngược lại âm 體亦 thể diệc. Trong Ban Cố Hán Thư viết là tiều tụy này, nghĩa là cây chuối mềm. Theo Mao Thi Truyện viết chữ 譙 tiều. Trong Hán Thư Vua Vũ viết tiều tụy, đều là đại đồng lớn nhỏ khác nhau, chẳng phải chánh thể Bỉ uế 鄙
穢. Ngược lại âm trên là 悲美 bi mỹ. Theo Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Bỉ đó là biên giới thuộc vùng đất ấp xa đô thành. Theo sách Sử Ký cho rằng: Gọi là biên giới, ngoài hoang dã, vùng đất hẻo lánh, cũng gọi là “bỉ lậu” nghĩa là xấu ác tồi tệ cũng gọi là “Bỉ phu” là hèn hạ. Ngược lại âm dưới là 於衛 ư vệ Vận Anh Tập cho rằng: Uế là ác, dơ uế xấu ác. Tự Thư cho là không sạch sẽ là Chữ tượng hình.
Mâu tán 矛撒. Ngược lại âm trên là 莫候 mạc hậu. Xưa nay chữ viết đúng là 矛撒 dậu mâu, nghĩa là đến kịp với binh xa, loại vũ khí ngày xưa, dài hai trượng năm thước. Chữ tượng hình. Hoặc viết là 撒 mâu, chữ cổ, hoặc là viết 撒 mâu này cũng thông dụng. Ngược lại âm dưới là 倉亂 thương loạn. Khảo Thanh cho là dùng cây mâu đâm thẳng vào, ném thẳng. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ 矛 mâu thanh 贊 tán.
Xú lậu 醜陋. Ngược lại âm trên là 昌首 xướng thủ Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Xú 醜 là đáng ghét, ghét cay, ghét đắng. Chữ viết từ bộ 鬼 quỉ thanh 酉 dậu. Ngược lại âm dưới là 郎豆 lang đậu. Vương Dật chú giải Sở Từ rằng: Lậu là nhỏ chật hẹp, nói rằng cái nhà nhỏ chật hẹp đáng ghét. Thuyết Văn cho là Nơi vùng biên cương, hiểm hốc, chật hẹp. Chữ viết từ bộ 阜 phụ thanh lậu. Ngược lại âm 勒豆 lặc đậu.
Thống nhiếp 統攝. Ngược lại âm trên là 他貢 tha cống. Ngược lại âm dưới là 商業 thương nghiệp.
Đoản xúc 短促. Ngược lại âm thanh 青欲 thanh dục.
--------------------------------------------
Cao tường 翱翔. Ngược lại âm trên là 吾高 ngô cao, âm dưới là 夕羊 tịch dương. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Mặc áo da cừu thật quý phái, cao quý. Trịnh Tiễn cho rằng: 翔 cao tương cũng giống như tiêu diêu tự tại. Nhĩ Nhã cho là Con diều hâu đáng ghét nó bay lượn trên không gọi là 翔 tường. Quách Phác cho rằng: Cánh chim bay lượn.
Tóm tắt cho rằng: Bay mà cánh không động gọi là tường. Thuyết Văn cho rằng: Bay lượn vòng quanh. Hai chữ này đều từ bộ 羽 vũ âm 皋 cao. Chữ 高 cao, chữ 羊 dương thanh đều bằng nhau, chữ đều tả hình hữu thanh. Câu ngại 拘礙. Ngược lại âm trên là 俱 câu, âm dưới là 五蓋 ngũ cái.
Dẫn đoạt 奪. Ngược lại âm 徒活 đồ hoạt. Tự Thư cho rằng: Đoạt mất. Khảo Thanh và Mao Thi Truyện cho rằng: Mất một con chim gọi là 奪 đoạt, vốn viết chữ đoạt 奪 này. Trong Thạch kinh lại viết đoạt 奪, hoặc viết chữ 稅 thuế đều là chữ cổ Có khi viết từ bộ 六 lục viết thành chữ 奪 đoạt đó là chẳng đúng, nên đổi lại chữ này.
Đằng dũng 騰踴. Ngược lại âm trên là 徒登 đồ đăng. Trang Tử cho rằng: Đằng là nhảy vượt qua, âm 躍 dược là âm 藥 dược. Mà âm trên Ngọc Thiên cho rằng: Chữ đằng cũng giống như chữ diêu dước 佻躍 nghĩa là vượt lên. Vương Dật chú giải Sở Từ rằng: Là con ngựa chạy nhanh. Quảng Nhã cho là đuổi theo phía trước, vượt qua. Thuyết Văn cho rằng: Đằng là duyên. Chữ viết từ bộ 舟 chu, đến bộ 馬 mã, âm quyển là âm 卷 quyển, thanh 卷 quyển. Ngược lại âm dưới là 羊種 dương chủng. Hà Hưu chú giải Công Dương Truyện rằng: Dũng là nhảy lên. Theo Hán Thư cho rằng: Vật ngoài chợ như là gạo, đường, các thứ tăng vọt lên, một muôn đồng tiền. Thuyết Văn cho rằng: Dũng là nhảy lên. Chữ viết từ bộ 足« túc thanh 勇 dũng, hoặc là viết 踴避踴 dũng tỵ dũng, đều là chữ cổ Bàng sanh 傍生. Ngược lại âm 蒲忙 bổ mang. Chữ bàng sanh nghĩa là, trên từ rồng, loài cầm thú gia súc dưới đến như loài thủy lục côn trùng, âm 昆 côn 蟲 trùng. Ngược lại là âm 涿融 trục dung. Nghĩa là theo nghiệp mà luân hồi trong vòng đường ác chẳng phải chánh đạo của con đường của trời người, gọi là Bàng sanh.
Tý hủy. Ngược lại âm trên là 茲此 tư thử Âm của nước Ngô là 子耳 tử nhĩ. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Miệng hủy nhục gọi là tử Thuyết Văn cho rằng: tử 訾 là mắng nhiếc. Chữ viết từ bộ 口 khẩu thanh 此 thử. Trong kinh văn có khi viết 訾 tử cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm dưới là 暉鬼 huy quỷ Theo Nhĩ Nhã cho là hủy hoại.
Thiên Thương Hiệt cho rằng: Phá hủy. Cố Dã Vương cho rằng: Hủy cũng giống như tổn hại, bên trong tổn hại gọi là hủy, bên ngoài tổn hại gọi là 傷 thương. Thuyết Văn cho là Hủy là thiếu. Chữ viết từ bộ 土 thổ đến 殺 sát, thanh 省 tỉnh, hoặc viết từ bộ 王 Vương.
Ngược lại âm 體鄭 thể trịnh. Viết chữ hủy này là chữ cổ.
Khinh miệt 輕襪. Ngược lại âm 眠鱉 miên miết. Thuyết Văn cho rằng: Miệt khinh xem thường. Nên chữ viết từ bộ 心 tâm âm 心 tâm, viết thanh chữ miệt. Trong văn kinh đơn viết 蔑 miệt này, nghĩa là con mắt lao nhọc không tinh tường sáng suốt mỏi mệt muốn đi ngủ đây chẳng phải nghĩa trong kinh. Âm dị 易. Ngược lại âm 移智 di trí. Trong đây giữa nguyên bổn, thoát ra một nghĩa nhân và duyên, vốn ở trên núi, đều đồng.
Đam nhiễm 耽染. Ngược lại âm 答南 đáp nam.
Khảo Thanh cho rằng: Đam là sở thích mê say, chơi đùa, nhàn nhã. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ 身 thân, đến bộ đam thanh 省 tỉnh. Ngược lại âm dưới là 而琰 nhi diễm. Khảo Thanh cho là Nhiễm ô, mê đắm. Thuyết Văn nói là chữ viết từ bộ thủy thanh nhiễm.
Vi Sư vi đạo 為師為導. Ngược lại âm 葦危 vi nguy, trở lên trong văn kinh đều đồng trên.
Châu chử 洲渚. Ngược lại âm trên là 章由 chương do. Trong nước có thể chữ gọi là 洲 châu. Ngược lại âm dưới là 章暑 chương thử. Bến nước gọi là 渚 chử.
(Quyển 453 không có âm giải thích)
-------------------------------------
Thông mẫn 聰敏. Ngược lại âm trên là 倉公 thương công. Hàn Thi Truyện cho là thông minh. Khảo Thanh cho rằng: Tai nghe phán xét rõ ràng. Thuyết Văn cho rằng: Thông suốt chính xát. Chữ viết từ bộ 耳 nhĩ thanh thông. Ngược lại âm dưới là 眉殞 mi vẫn.
Khảo Thanh cho rằng: Tai nghe ồn ào, inh ỏi. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Mẫn là được sáng suốt đối với sự việc. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Mẫn đạt, lại cũng gọi là xác thật. Theo Thanh Loại cho rằng: Mẫn là cung kính. Thuyết Văn cho rằng: Mẫn là rất mau. Chữ viết từ bộ phộc, đến bộ 每 mỗi thanh 母 mẫu. Ngược lại là âm 母改 mẫu cải. Chữ mỗi 每 cũng là thanh.
-------------------------------------
Nguyên để 源底. Ngược lại âm 愚素 ngu tố Quảng Nhã cho rằng: Nguồn gốc của vạn vật gọi là 源 nguyên. Ngọc Thiên cho rằng: Gốc của vật. Sách Lễ Ký cho rằng: Là nguồn gốc đạt tới nơi “Lễ Nhạc”. Trịnh Huyền chú giải rằng: Nguyên là nguồn gốc. Thuyết Văn cho rằng: Viết chữ 原 nguyên là chữ tượng hình. Từ chữ 泉 tuyền, hoặc viết 源 nguyên, chữ này cũng đồng nghĩa.
Giáp trụ 甲冑. Ngược lại âm 持右 trì hữu. Quyển thứ bốn mươi chín trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Chùy đả 打. Ngược lại âm 章纍 chương lũy. Khảo Thanh cho rằng: Chùy là đánh, hoặc là viết chùy, chữ cổ, hoặc viết là chùy cũng thông dụng.
Thiêu nhãn 挑眼. Ngược lại âm 體遙 thể diêu. Khảo Thanh cho rằng: Thiêu 挑 là chọn lựa ra. Ngược lại âm là 悅 dinh duyệt. Chữ 淵 uyên, thanh 入 nhập, từ bộ 扌 thủ âm 手 thủ thanh thiêu. Cũng có khi viết từ bộ 木 là chẳng đúng.
Nghị tị 劓鼻. Ngược lại âm 魚器 ngư khí. Khổng
Thị chú giải rằng: Nghị là bị cắt mũi. Người bị thương là bị dùng hình phạt cắt mũi.
Trịnh Chúng chú giải sách Chu Lễ rằng: Hình phạt cắt mũi. Thuyết Văn cho rằng: Nghị là quyết định cắt bỏ đi mũi, hoặc là viết 劓 nghị này cũng thông dụng.
Diêm ma quỉ giới 爓魔‚ 鬼界. Ngược lại âm trên là 閻漸 diêm tiệm. 爛魔‚ Lan ma là tiếng Phạm. Tên là quỷ thú. Trong văn kinh viết 剡魔‚ Diệm ma, âm 剡 diệm. Ngược lại âm 揚染 dương nhiễm, là sai lược, không đúng. Trong âm Phạm gọi là 爓魔‚ diệm ma, dịch nghĩa là bình đẳng. Nghĩa là vị Vua này là chủ quản trong coi về chỗ thát sanh đối với tội phước mà quyết định đoạt số phận, giữ nơi Địa Ngục, tám chỗ nóng, tám chỗ lạnh và lấy làm quyến thuộc với các địa ngục nhỏ khác, và ném các quỉ tốt vào nơi trong năm đường. Nắm lấy người có tội đánh đập khảo tra, trị tội. Quyết đoán thiện ác, lại không có ngừng nghĩ Cho nên trong Tam Thụ Kinh nói rằng: giao phó người tội cho Diêm Vương, rộng mà phán xét tùy theo nghiệp mà thọ quả báo, nhân tốt thì sanh vào con đường thiện, nghiệp ác thì theo con đường bùn lầy mà đọa vào Địa ngục, tức là làm việc ấy.
----------------------------------
Tát ca da kiến 薩迦耶見. Âm 迦 là âm 僵厶 cương khư, âm 耶 da là lấy âm 遮 giá. Là tiếng Phạm. Hán dịch là 身見迦耶 Thân kiến ca da, tên là 身薩 Thân tát, gọi là di chuyển, không thật nghĩa. Đây gọi là nơi thân của ngoại đạo, khởi nên chỗ thấy thân không thận, thấy không đúng. Nên gọi 薩迦耶見 Tát ca da kiến.
Dục khấu 欲扣, âm 口 khẩu. Khổng An Quốc cho rằng: 扣 khấu là đánh gõ. Quảng Nhã cho rằng: Khấu là nắm giữ. Khảo Thanh cho rằng: Cây roi da quất ngựa. Câu 拘 chữ viết từ bộ 扌 thủ.
Tích vi 析為. Ngược lại âm 星亦 tinh diệc. Vận Anh Tập cho rằng: tích là phân ra. Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ 扌 Thủ âm 手 thủ, đến bộ 片 phiến âm 片 phiến là 破 phá, nghĩa là chặt cây, hoặc là viết từ bộ 木 mộc, đến bộ 斤 cân viết thành chữ 析 tích, cũng thông dụng.
Trích số 滴數. Ngược lại âm 丁歷 đinh lịch, âm dưới là 霜句 sương cú. Thuyết Văn cho rằng: Giọt nước nhỏ xuống. Trong văn kinh viết từ bộ 帝 đế viết thành chữ đệ, âm đế. Ngược lại âm 丁計 đinh kế cũng có nghĩa là giọt nước chảy xuống, chẳng phải nghĩa trong kinh, người viết sách viết sai ý.
Bất khứu 不溴. Ngược lại âm 休右 hưu hữu. Vận Anh Tập cho là Lấy mũi ngửi hơi. Thuyết Văn cho rằng: Mũi chính là ngửi, nên gọi là khứu 嗅, âm 咒 chú. Ngược lại âm 昌咒 xương chú.
-------------------------------------
Y hộ 依岵. Ngược lại âm 胡故 hồ cố. Khảo Thanh cho rằng: Hộ nghĩa là chỗ nương tựa.
Đầu thú 投趣. Ngược lại âm 徒侯 đồ hầu. Khảo Thanh cho rằng: 投 đầu là ném, cũng gọi là đi đến, hợp thời, kịp lúc. Thuyết Văn cho là Đánh gõ lắc lư, đong đưa, hoặc là viết là đầu 頭, là chữ cổ.
Châu chử 洲渚. Trong nước có chỗ có thể ở được gọi là 洲 châu.. Ngược lại âm dưới là 之與 chi dữ, nghĩa là bến nước.
Căng Già 殑伽. Ngược lại âm Ngư Cảnh 漁景, là tên một con sông ở Ấn độ. Sông này bắt nguồn từ ao Vô Nhiệt Não. Vì cát nhỏ rất nhiều nên lấy làm thí dụ Kháng Đối 抗對. Ngược lại là Khổ Lãng 苦浪. Khảo Thanh nói là Kháng Già. Vận Anh nói là Kháng Hãn nghĩa là cất nhắc. Văn Kinh viết theo bộ nhân là Kháng Lệ nghĩa là đôi lứa chứ không phải Kháng là chống đỡ.
Lượng Thuận 諒順. Ngược lại là Lực Trượng 力仗. Mao Thi Truyện nói là Lượng Tín. Phương Ngôn nói Chúng tín là Lượng, nghĩa là xét biết. Khảo Thanh nói tự mình giữ lấy điều Tín gọi là Lượng. Thuyết Văn nói chữ viết từ bộ Ngôn 言 và chữ Lượng 涼 được lược bớt.
-----------------------------------
Năng Biện 能辦. Ngược lại là Bạch Mạn 白慢
Trở Hoại 阻壞. Ngược lại là Trang Sở 莊所. Khảo Thanh nói là Trở Nạn nghĩa là nghi ngờ Quảng Nhã nói là Trở Hiểm.
Chữ Hoại ngược lại là Xan. Vận Thuyên nói tự mình phá là Hoại.
Thực Đa 殖多. Ngược lại là Thời Đa. Khổng Chú Thượng Thư nói Thực là sinh ra. Đổ Chú Tả Truyện nói Thực là lớn lên. Thương Hiệt thiên nói Thực là dứt là nhiều. Khảo Thanh nói Thực là trồng. Quảng Nhã cũng nói nghĩa là trồng.
Yếm Quyện 厭倦. Ngược lại là Y Diệm 伊焰 Dũng Lệ 勇勵. Ngược lại là Lực Trệ 力滯 Đỗ Chú Tả truyện nói cùng siêng năng là Lệ Ngọc Thiên nói Lệ như là Miễn 勉 nghĩa là gắng sức vậy.
Tu Du 須臾 là tiếng Phạm. Xưa dịch sai do lược. Đúng tiếng Phạm âm là Mô 謨. Hộ Luật Đa Câu xá Luận nói một ngày một đêm có 30 Tu du cộng phân thành 60 khắc Nga Nhĩ 俄爾. Ngược lại là Ngũ Ca 五哥 nghĩa là một ít thời gian trốn lánh.
Thuấn Tức 瞬息. Ngược lại là Thức Nhuận 式. Thuyết Văn nói mở mắt nhắm mắt thường dao động. Chữ Tức 息 là không ngừng hơi thở(liên tục).
Trọng Đảm 重擔. Ngược lại là Đương Lạm 當濫, nghĩa là gánh vác.
Phiền Oan 煩冤. Ngược lại là Ư Viên 於袁. Hoặc làm chữ Oán 惌 cũng đồng. Quảng Nhã nói Oan Uổng, Khảo Thanh nói Oan Khuất, Oan Khổ. Kinh văn nói Oán là sai.
Trà Độc 荼毒. Ngược lại là Đỗ Hồ 杜胡. Mao Thi nói, thà làm ác như Trà độc, chứ ai nói Trà độc ngọt như rau má. Nhĩ Nhã nói là loại rau đắng. Xưa nay Chánh tự nói từ âm Thảo và Dư 草余 hợp thành.
Tư Cầu 伺求. Ngược lại là Tư Tứ 思恣. Vận Anh nói là Tư Hầu nghĩa là tra xét.
--------------------------------------
Tốn Tạ 遜謝. Ngược lại là Tô Đốn 蘇頓. Vận Anh nói Tốn là nghĩa cung kính, tuân phục. Khảo Thanh nói là nghĩa thuận, cũng có nghĩa tránh.
Nguy Thúy 危脆. Ngược lại là Thuyên Tuế 筌歲. Khảo Thanh nói Nguy là nghĩa yếu ớt.
Nhục Phì 肉肥 hoặc từ chữ Thuế 毳 mà làm thành chữ Thuế 膬 cũng dùng chung được.
Trầm Nịch 沈溺. Ngược lại chữ Trầm là Trực Lâm 直林. Chữ dưới là Nê Lịch 泥歷
Giải Tức 懈息. Ngược lại là Gia Ải 家隘 là Giải Đãi nghĩa là lười biếng. Tương truyền âm Giá 嫁 là sai.
Khối Đẳng 塊等. Ngược lại là Khổ Hối 苦悔 Thư Âm Nghĩa nói là Thổ Khối Đả Trịch 打擲. Ngược lại là Trụ Thạch 住石. Thuyết Văn nói là Đầu (gieo xuống). Thể đúng là Đả Trích 打擿.
Phân Giải 分解. Ngược lại là Giai Mại 皆買. Đọc
Cổ 賈 là sai Kịch Khổ 劇苦. Ngược lại là Kỳ Nghịch 其
逆. Thương Hiệt Thiên nói Kịch là dốc sức. Khảo Thanh nói Kịch là nghĩa rất. Xưa nay Chánh tự nói phàm có bệnh chữa trị ít, ắt bệnh nặng hơn trước là nghĩa Kịch.
Phấn Tấn 奮迅. Ngược lại là Phân Vấn 分問. Khảo Thanh nói Phấn Tiến 奮進 là nghĩa động. Trịnh Huyền chua sách Mao Thi nói là Phấn chấn, nghĩa khởi dậy. Tư Mã chú thích sách Trang Tử nói Phấn là dáng mạo võ, nghĩa như là loài chim lớn ở giữa ruộng muốn vỗ cánh bay.
-----------------------------------
Kỷ Sự 已事 đồng với âm Ky 幾 ở sau.
Dị Vi 易為. Ngược lại Dị là Di Trí 移智. Ngược lại Vi là Vi Nguy 葦危.
Khởi Trượng 鎧仗. Ngược lại là Khẩu Đại 口代 Thuyết Văn nói Khởi là áo giáp. Từ nghĩa vàng, niềm vui chiến thắng mà tỉnh lược phiên âm.
Oan Địch 惌敵. Ngược lại là Ư Viên 於袁 Kinh văn làm chữ Oán 怨 là sai.
Giai Độn 皆鈍. Ngược lại là Đồ Thấu 徒, Nô Tốn 奴巽. Vận Anh nói nghĩa là dao không sắc.
Tâm Tủy 心髓. Ngược lại là Tuy Tủy 雖觜 Thuyết Văn nói là chất mỡ trong xương cốt.
Năng Biện 能辦. Ngược lại là Bạch Mạn 白慢.
Am Một La Quả 菴沒羅果 (Tên tiếng Phạm của một loại quả hoặc nói Am Bà La, đây tức quả Am la).
Bán Na Sa Quả 半娜娑果 (cũng là tên tiếng Phạm của một loại quả ở Ấn độ, hình dạng như quả dưa. Trung Hoa đều không có).
Sa-môn phiên dịch kinh Tuệ Lâm soạn
(Âm kinh Đại Bát Nhã từ quyển 461 đến 519)
Điêu lạc (凋落) trái với Đinh diêu 丁遙 Đỗ Chú Tả Truyện nói là Điêu thương 凋傷. Cổ chú quốc ngữ nói là Tệ 弊 Thuyết Văn nói là Bán thương. Chữ thanh chu (周) âm băng 冰. Văn kinh viết chữ 彫 là sai. Lạc tức trái với Các. Thuyết Văn nói là Thảo mộc điêu nhượng thuộc chữ âm thảo thanh lạc. Kinh từ hai điểm viết thành lạc thảo đây là lược sai.
Hư ngụy 虛偽 là giả dối. Chữ Hư, Thuyết Văn nói thuộc chữ 虍虍 âm hô 呼 thuộc khâu 丘 Kinh nói từ bộ vũ 雨 viết thành chữ Linh 靈 thì không thành chữ. Chữ Ngụy ngược lại là Nguy Vị 危位 Quảng Nhã nói là nghĩa giả dối. Trịnh Chú Lễ Ký cho là giả. Thuyết Văn nói là trá; thuộc bộ nhân thanh vi.
Vu võng 誣罔 nói là lừa dối, trái với Võ phù 武扶. Đỗ Chú Tả Truyện nói là vu khi. Trịnh Chú Lễ Ký nói là vọng. Thụy pháp nói, đối với việc không tin gọi là vu.
Khảo thanh nói là uổng. Thuyết Văn nói là gia, thuộc chữ ngôn, thanh vu. Vô phương phiên thiết là chữ, tượng hình thường viết là võng.
Bất đạn 不憚 nói là không sợ, trái với Đường lạn 唐爛 Trịnh Huyền chú thích Mao Thi viết nói là úy nạn 畏難 Hàn Thi là nói là ố. Quảng nhã là kinh. Văn xưa viết nói là Nghĩa giải thích giống như Thuyết Văn nói là đạn vong tật, thuộc chữ tâm thanh đan.
Tỷ khứu 鼻嗅 mũi ngửi mùi trái với Hưu cứu 休救 Vận Anh nói là
Tỷ thủ khí. Thuyết Văn nói là Dĩ tỉ tựu xú viết, thuộc chữ tỷ, thanh xu, người xưa chỉ dùng chữ xú.
(Quyển 462, 463, 464, 465, không có âm giải thích)
--------------------------------------
Tứ song 四雙 Trái với Sóc song 朔雙 Cố Dã vương nói song cũng như lưỡng. Phương ngôn nói là chim hai cánh.
Bát chích 八隻 trái với chinh dịch 征懌. Giải nghĩa như chữ song, tay cầm một con chim gọi là chích. Kinh viết khác với chữ 隻 là không đúng.
Hành tiệm thứ hành 行漸次行: chữ Hành ở trên, trái với hạnh canh 幸耕; chữ Hành dưới trái với hành mãnh 行孟; chữ Thứ, Thuyết Văn chép nói là Bất tiền bất tinh từ thanh Nhị, Khiếm 欠二. Chữ Thứ từ Nhị.
(Quyển 467-468, hai quyển này không có âm giải thích)
--------------------------------------
Văn kinh trong quyển này thường đồng với văn trong quyển 381 ở trước.
Giao lạc 交絡 nói là trái với Lang các 郎各. Quách Chú Sơn Hải
Kinh nói là lạc nhiễu. Giữa phương ngôn và Hàn Ngụy nói là nhiễu lạc. Nhĩ Nhã nói là lạc luân. Quách Bộc nói là Luân Thằng hoặc viết là đây là chữ xưa.
Ỷ họa 綺畫 là Tranh lụa, trái với hoạch ma 獲罵. Thuyết Văn nói là Họa giới, tượng điền tứ giới duật cho nên là chữ họa. Sở gọi là duật. Ngô gọi là luật. Yên, Triệu gọi là phất, Tần gọi là bút, Chữ thư thanh nhất âm nhiếp.
Tiêm trường 纖長: Tiêm trái với Tương diệm 相閻 đã giải thích quyển trước; Trượng trái với Trượng lương 丈良. Thuyết Văn chép nói là Lâu xa còn mang ý nghĩa cao xa.
Dữ phu 與趺: Dữ trái với Dư chữ 餘渚. Thuyết Văn nói là chữ thanh dữ hoặc viết đây là chữ xưa. Phu trái với Phủ vô 府無 Xưa nay Chánh tự nói là trên chữ túc 足 Thuyết Văn nói chánh thể từ chữ phó 付; Kinh viết từ chữ phu 夫
Nhãn tiệp 眼睫 là Lông mi mắt; trái với Tinh diệp 精葉. Thuyết Văn chánh thể viết lai mục bàng mao, thuộc chữ mục thanh giáp. Giáp âm giáp, án nhãn tiệp nhãn kiểm mao giải thích tên, đây chữ thường viết. Giải thích nói là tiệp tráp cũng là tiếp, mọc liền nhau bên vành mắt, văn thông tục thuộc chữ tiếp nên viết giải thích mục mao mục tiệp. Sử ký nói là Mục kiến hào mao nhưng không thấy lai, âm sở.
---------------------------------------
Đôn túc 惇肅: Túc trái với Tung dục 嵩育. Khổng chú thượng thư nói là Túc kính là nghiêm. Nhĩ Nhã nói là Túc túc kính. Thụy pháp nói là cường đức; Khắc nghĩa nói là túc. Chấp tâm quyết đoán nói là túc. Thuyết Văn là trì sự cẩn, thuộc chữ duật nằm trong hai chữ chiến, cẩn thận cung kính nhưng sợ mà cung kính, cũng là chữ hội ý.
Na-la-diên 那羅延 là tiếng Phạm tên một vị trời trong cõi dục còn gọi là Tỳ-nữu Thiên. Người muốn cầu có nhiều năng lực thì thờ phụng cúng dường hoặc chí thành cầu khẩn sẽ được nhiều thần lực bảo hộ.
(Quyển 471 không có âm giải thích)
---------------------------------------
Tứ cù 四衢 là ngã tư đường, trái với Cụ ngu 具隅
Nhĩ Nhã nói Tứ đạt gọi là Cù. Quách chú nói là giao đạo tứ xuất. Thuyết Văn cho là thuộc chữ hành thanh cù.
Biến dịch 變易 là thay đổi, Biến trái với Binh quyến 兵眷. Bạch Hổ Thông gọi là Biến cải thường, là hóa. Thuyết Văn cho là thuộc chữ văn thanh biến. Dịch trái với Doanh ích. Thuyết Văn chữ tượng hình; như Tích Dịch thuyết nói là trên bộ Nhật dưới bộ Nguyệt ghép lại thành chữ Dịch 易 tổng cộng chín nét số dương, là chữ hội ý.
Tương vô 將無 trái với Tức dương 即羊. Mao Thi truyện nói là Tương thả, là từ ngữ nghi lễ. Quảng Nhã nói là dục. Thuyết Văn nói thuộc chữ nhục, hai chữ thốn thốn khuôn phép, thanh tường, âm tường không phải chữ ngưu.
Quái pháp giới 怪法界 nói là chữ quái âm thượng từ chữ văn 文 viết thành.
Đại tộc 大族 là họ hàng, trái với Tùng đấu 叢斛. Lễ ký nói là Ngũ gia cũng là tỷ tỷ lân,, Ngũ tỷ, lữ lữ lý, Tây lữ là những tộc sứ giúp đỡ nhau. Nhĩ Nhã nói là từ cha, tổ tiên, con em gọi là Tộc. Trịnh chú cho là Tộc tụ. Tập huấn nói là Thân cũng là chung họ. Thuyết Văn nói là Thỉ phong, trái với Tử lục là chữ giả tá, từ âm ngọa, trái với Yên dưỡng.
Đà-lư 駝驢 là lừa chạy nhanh. Đà trái với Đường na 唐那 đây là thường viết. Chánh thể viết là đà. Ngọc Thiên nói, trên lưng có yên có thể chở nặng, đi xa đến phương Bắc, loài súc vật này có nhiều lợi ích. Quách chú Sơn Hải kinh nói: một ngày đi ba trăm dặm, chở nặng một ngàn cân, biết được suối nước. Xưa nay chánh tự là hai chữ thác đà 託駝 đều thuộc chữ mã thanh hình, cũng âm thác là âm thác đà âm đà, trái với Lư chữ Nghi lễ nói là vua đi săn ngoại ô dùng lừa trúng tên. Thuyết Văn nói là giống ngựa nhưng tai dài nhỏ, đuôi trâu, thuộc chữ mã thanh lư.
(Quyển 473, 474, 475, 476 bốn quyển này không có âm giải thích)
-------------------------------------
Đạt-nô 達奴 trái với Nô-nhã 奴雅, là tiếng Phạm. Hán không có chánh thể, là người thấp hèn, giết mỗ, hốt phân.
Vô sí 無翅 trái với Thi chí 施至. Khảo thanh nói là Điểu dực 鳥翼. Thuyết Văn nói thuộc bộ vũ thanh chi, hoặc viết hoàn toàn là chữ cổ.
-------------------------------------
Thái Thúc Thị: xưa dịch từ tiếng Phạm nói là Đại
Mục-kiền-liên là lược sai. Không đúng với chánh bản Phạm nói là Ma-ha-mộc-đặt-ca-la. Đường là họ Thái Thúc. Thế tục nói là Lục Đậu Tử là tên vị tiên. Mụckiền-liên là họ tiên cũng tên Câu-lợi-ca, hoặc là Câu-lệđa, hoặc là Câu-luật-đà đều là tên một người.
-----------------------------------------
Tuẫn mạng 殉命 là liều chết, trái với Tuần tuấn 巡
俊. Tả Truyện Tấn Văn Công nói là tốt hậu. Bồ Thỉ dùng tuẫn. Đỗ dự nói là người đưa người chết đi chôn sống gọi là "tuẫn", xưa nay chánh tự gọi là thuộc vật gọi là tuẫn. Thuyết Văn nói là chữ ngạt thanh tuân, trái với Ngũ hạt, trái với Minh bính. Khảo Thanh có chín lối giải thích nói là Bẩm, sanh, cáo. Thuyết Văn nói là Sử, đạo, đô, tín, thanh tịnh, cáo. Thuyết Văn nói là Sử, thuộc bộ khẩu thanh lệnh.
Kiêu cuống là trái với khương yêu. Cổ chú Quốc ngữ nói là không đúng phép tắc của tiên vương, gọi là kiêu. Tập huấn nói là kiêu trá. Thuyết Văn nói là kiêu đàn. Khảo Thanh nói là vọng. Cố Dã Ngọc nói là giả dối gọi là kiêu, thuộc bộ thủ thanh kiều. Văn kinh thuộc chữ tử bộ viết thường dùng chẳng phải chữ xưa.
Túc mục nói là cung kính. Chữ túc quyển 470 đã giải thích. Trái với mạc. Nhĩ Nhã nói là Mục kính. Mao Thi Truyện nói là mỹ. Ích pháp nói là bố. Đức chấp nghĩa nói là Mục là trong tình thấy được tướng mạo gọi là mục. Thuyết Văn nói là mục hòa, thuộc chữ hòa, thanh mục cũng âm mục giống như chữ mục trên. Thuyết Văn nói là chữ bạch, chữ tiểu, chữ soạn "âm sam".
Viên lâm nói là vườn rừng. Thuyết Văn nói chữ thảo hoặc hai điển đều là chữ thường viết không đúng. Thuyết Văn nói chữ khẩu thanh viên, chữ này hình bên ngoài thanh bên trong, âm khẩu sai. Hỗ vô. hồ cố. Thuyết Văn chép nói là trái với hỗ giao. Kinh viết là sai, khác với chữ thông thường. Chữ vô văn xưa là chữ kỳ trong chữ vô. Ngày xưa dịch kinh phần nhiều dùng chữ vô này, Đỗng nhiên nói là sáng rực. Trái với Động đông. Bia thương nói là đỗng đỗng nhiệt mạo. Vị thủ nói là Hạn nhiệt. Âm động không đúng. Tiêu kích nói là đánh, ném, trái với Thất phiêu. Mao Thi truyện nói là Tiên lạc. Thuyết Văn nói là kích, thuộc chữ thủ, thanh tiêu, hoặc là tấc diêu, hoặc từ chữ. Chữ kích giải thích này giống như trên, chữ cũng là. Còn văn kinh thuộc chữ phong viết phiêu sai dùng phiêu hồi phong cũng là toàn phong, không đúng với nghĩa kinh. Kinh ở dưới cũng trái, Cố Dã Vương nói kích chùy đả. Thuyết Văn chữ chi thuộc chữ thủ thanh vật âm thông giống như trên, phổ bối.
Phúng tụng nói là phong tụng trái với. Từ phụng. Trịnh chú chu lễ gọi là nói là bội, văn gọi phúng dùng thanh hết gọi là tụng. Tựa Mao Thi nói là trên dùng phong hóa dưới, dưới dùng phóng thích lên. Trong Thuyết Văn hai chữ này giải thích lẫn nhau, phong tức là tụng cũng là phong, đều là hình tả thanh hữu. Văn kinh thuộc chữ công viết tụng dù là thường dùng nhưng không phải chữ gốc và âm gốc, cho nên hôm nay không chấp nhận. U minh nói là trái với u liêu. Trịnh chú lễ ký nói là u ám. Thuyết Văn nói là Ẩn, thuộc chữ sơn âm yêu giống như chữ trên. Chữ minh trước đã giải thích âm mục, trái với Kinh du.
--------------------------------
Hung đảng nói là trái với hạn cung. Nhĩ Nhã nói là hung cửu. Quyển 50 và 323 đã giải thích. Thuyết Văn thuộc chữ nhân trong chữ hung. Chữ sau là chữ hội ý.
Khôi khoái nói là trái với khổ hoàn trái với hoàn ngoại quyển 105 đã giải thích.
Bất tương vi nói là không trái nhau. Theo nghĩa kinh, hợp, phải, chữ văn kinh thuộc chữ viết, không thành chữ, không được dùng.
Tài xuất nói là trái với Tàng lai. Khảo Thanh nói là tài đầu. Cổ Dã Vương nói là tài du cận. Trịnh chú lễ ký là chữ tài. Hán thư và Đông Quán hán ký chư sử thư và cổ Quy chú quốc ngữ đều là chữ tài. Thuyết Văn âm là sàm nay không chấp nhận chữ này, thuộc chữ mịch âm mịch, chữ sửu lược. Chữ tức là giảo thố nói là trái với Tha cố. Kinh nói hai chữ thố là không đúng.
Ủng vệ nói là bảo vệ, giữ gìn. trái với Ung cung nói Thiên Thương Hiệt nói là Ủng trì. Khảo Thanh nói là hộ. Chữ thủ nói là giá. Thuyết Văn nói là ủng bảo, thuộc chữ thủ thanh ủng, hiện nay viết thành chữ ủng. trái với Vinh uế. Vương Chúc chú dị nói là vệ hộ. Thuyết Văn nói là túc vệ, thuộc hai chữ hành chữ vi, chữ táp thủ ngự, nay trái với Lệ thư lược.
Thuyên trừ, trái với thất toàn. Tựa Trang Tử bệnh giảm. Tư Mã Sưu nói là thuyên cũng là trừ. Tập huấn nói là bệnh sưu. Khảo Thanh nói là bệnh sai. Thuyết Văn thuộc chữ nạch, trái với nữ ách viết thành, thanh toàn.
-----------------------------------
Số số đều trái với sương xúc.
Lai nhiễu nói là đến quấy rối, trái với Minh điểu.
Thuyết Văn nói là nhiễu lộng, thuộc chữ nữ thanh nhiêu.--------------------------------
Sơn nhai nói là trái với Nha giai. Quế uyển châu tùng nói là Sơn biên cao hiểm. Khảo Thanh nói là Sơn giản hiếm ngạn. Thuyết Văn nói cao biên xứ, thuộc chữ ngạn nói là trái với Ngũ hạt viết thành, chữ giai thanh tĩnh.
Lăng hư nói là vượt lên hư không. trái với Lực trưng viết thành chữ. Ngọc Thiên chép nói là Lăng xâm vũ hoặc viết đơn giản thành. Thuyết Văn nói là lăng việt, thuộc chữ lực, thanh lăng. Văn kinh phần nhiều viết chữ phụ thành chữ, hoặc thuộc bộ băng, đều không đúng với bản tự.
Như liệu nói là như lửa đốt. Liêu điêu. Chu Lễ nói là phần chúc đình liêu. Trịnh Huyền nói là phần đại cũng là địa chúc. Cây ở ngoài cửa gọi là "phần chúc" ở trong cửa gọi là "đình liêu", cho nên làm sáng các thứ. Thuyết Văn nói là phóng hỏa, thuộc chữ hỏa, thanh liêu âm liêu, đây là ba chữ trên. Kinh quyển chín Âm nghĩa, quyển một chưa giải thích.
Vẫn ma nói là trái với văn phấn.
Hấn tâm nói là mối hiềm kích trong lòng. Trái với
Hân cận. Tả truyện nói là Hân tội, hà khích. Thuyết Văn nói là tượng sát táo, chữ dậu, dậu là tửu, chữ phần, thanh phân. Kinh nói chữ thả viết trí thường dùng không thành chữ.
Cốc hưởng nói là tiếng vang trong hang. Trái với Hương lưỡng viết thành chữ. Khổng chú thượng thư nói là vang theo tiếng. Thuyết Văn nói thanh, hương chữ âm, thanh hưởng. Chữ hương thuộc chữ âm hạng, từ đạo âm tạo ham chữ là chữ hương xưa.
Nhược thuộc. Thù dục nói là trái với Thuyết Văn nói là thuộc liên, chữ vĩ thanh thục. Văn kinh viết không thành chữ. Văn cổ viết cũng như chữ thuộc.
-Quyển 483 (không có âm).
--------------------------------------
Tràng tướng nói là trái với Trọc giang. Quảng Nhã nói là tràng nghĩa là cờ múa. Tẩu đao. Phương ngôn nói là tràng ế. Quách Bộc chú nói là cho nên người vũ tự dùng quạt che thân. Nan sở gọi Ế nghĩa là tức là tràng. Thuyết Văn chữ căn, âm đồng, âm cân tức là cân.
---------------------------------
Khai xiển nói là trái với Khang nhậm. Văn tự điển nói là thuyết khai thông. Quảng Nhã nói là minh. Thuyết Văn nói là trương. Chữ môn thanh tịnh, trái với Xương diễn. Hàn Khang Bách chú hệ từ nói là khai minh. Thương Hiệt Thiên nói là xiển cũng là khai. Thuyết Văn nói thuộc chữ môn thanh đan. Chế tạo nói là phiên thiết chinh lệ. Khảo Thanh nói là chế đoạn. Vận anh nói là tài tác y thường. Thiên Thương Hiệt nói là chánh. Thuyết Văn nói là chế tài y, thuộc chữ y thanh hà.
Truy cứu nói là tìm nghiên cứu, trái với Xuất giai. Khảo Thanh nói là cùng cật. Thuyết Văn nói là Suy cứu, thuộc chữ thủ thanh giai cũng là chữ giả tá. Phiên thiết Cưu Hựu. Mao Thi truyện nói là Cứu thâm. Thuyết Văn nói là cùng. Thuộc chữ huyệt thanh cửu, hoặc viết cứu cửu nhẫn thù đều là chữ xưa.
Tầm tứ nói là (tìm quan sát). Phiên thiết tường dâm. Khảo Thanh nói là tầm độ, trục. Thuyết Văn nói là dịch, lý. Chữ hựu chữ thủ, chữ ký, theo lý phân chia hai thốn, độ người có hai cánh tay gọi tầm. Chữ xưa viết, chữ hội ý, phiên thiết Tư tứ. Khảo Thanh nói là sát. Thuyết Văn nói là Hậu, thuộc chữ nhân, thanh tư. Kinh viết là từ mượn âm.
-Quyển 486 không có âm.
-------------------------------------
Sung dật nói là thêm nhiều phiên thiết Dẫn nhất. Nhĩ Nhã nói là ích danh. Quảng Nhã nói là thịnh. Cổ chú quốc ngữ nói là dư. Thuyết Văn nói là khí mãn. Thuộc chữ thủy, thanh ích.
Tế tuất nói là cứu tế, thương xót phiên thiết Duẫn duật. Thượng thư nói chỉ cho những hình phạt đáng thương. Phạm Mật tập nói là giải là tuất ưu. Quách chú chu lễ nói là chấn tuất ưu bần. Thuyết Văn nói là tuất tuất ưu, thuộc chữ huyết thanh tiết. Kinh thuộc chữ tuất này cũng thông dụng.
-Quyển 488 không có chữ âm.
--------------------------------------
Trong quyển này từ tuẫn thân gân mạch đến si ninh v.v…
Quyển 53 đã giải thích và quyển 414 giải thích lại.-------------------------------------
Hiến hột nói là (chợt hiện ra), phiên thiết Thôn nột. Châu Thư nói là tốt nang cấp. Khảo Thanh nói là thương mang, hoặc viết? lược bớt viết. Vận anh nói là hốt. Thuyết Văn nói là chữ khuyển, ở trong cỏ ra đuổi theo người gọi là tốt, thuộc chữ khuyển, thanh tốt. Chữ trước đã giải thích.
Bất tuần nói là không tuân theo. Phiên thiết Tuân tuất. Thượng thư nói là tuần vu hóa sắc. Khổng An Quốc nói là tuẫn tân. Bằng điểu võ nói là Tham phu tuẫn tài. Liệt sĩ nói là tuẫn danh. Quảng Nhã nói là thuật. Vận Anh nói tự huyền danh hành gọi là "tuẫn". Thuyết Văn chánh thể viết, thuộc chữ sách, thanh quân, hoặc viết cũng được. Phiên thiết Sưu xích, duật quân.
Bách tác nói là bức bách. Phiên thiết Bổ cách cố Dã vương nói bách giống như bức, thiên Thương Hiệt nói là gần, gấp, từ bộ xước, thanh bạch, phiên thiết chữ trở cách, viết. Quyển bốn trăm chín mươi mốt.
Sở bẩm nói là Phiên thiết bỉ cẩm, Khổng chú thượng thư nói là bẩm thọ. Chẩm uyển chu tùng nói là đem lúa gạo ban cho người gọi là "bẩm". Thuyết Văn nói là thuộc chữ hòa thanh lẩm, lực chẩm. Chữ thị viết thành không đúng.
Cơ hiềm nói là xem xét nghi ngờ. Cơ y. Quảng Nhã nói là cơ gián, vấn. Trịnh chú lễ ký nói là hạ sát. Khảo Thanh nói là oán thích. Thuyết Văn nói là hiềm. Chữ ngôn thanh cơ. Hình kiêm. Xưa nay chánh tự nói là hiềm nghi. Khảo Thanh nói là tâm ác. Thuyết Văn nói là Bất bình trong lòng. Chữ nữ thanh kiêm, hoặc chữ tâm viết. Thế trừ nói là cắt bỏ. Thệ đế. Khảo Thanh nói là Thế tiêu phát. Thuyết Văn nói là lợi phát. Chữ tiêu thanh đệ. Người lớn gọi là khôn, trẻ con gọi là thế, chữ đao viết thành chữ thế đây là chữ thường viết. Thể hề viết thành, âm lợi, âm dịch khôn, chữ kỷ. Tấc diêu.
Tề thứ nói là tề tế viết thành? Hoặc bộ. Khảo Thanh nói là phân đoạn. Vận Thuyên nói là Phân tế, hoặc viết, âm tế giống như trên.
-Quyển 491, 492 không âm.
-----------------------------------
Vô dị nói là không thay đổi nói là Doanh ích. Cổ chú quốc ngữ nói là Biến dị. Dị. Khổng chú thượng thư nói là cải. Tự thư nói là dị. Quảng Nhã nói là chuyển. Cỏ văn tượng hình, như là hình thằn lằn. Thuyết Văn cố bí thư nói là chữ dị do chữ + thành, ở đây lược bớt chữ nguyệt thì không đúng.
Biến động nói là Thiển tiên. Mao thi truyện nói là Thiên khứ. Cổ chú quốc ngữ nói là dị. Trịnh chú lễ ký nói là biến cải. Thuyết Văn nói là đăng chữ xước âm thiên. Cổ văn nói là chữ thủ viết. Văn kinh viết nói là thiên chữ này thường viết. Âm thiên như chữ thiên, chữ động. Lý Kỳ Thư dịch Sơn bia nói là chữ động viết. Cỏ văn thuộc chữ viết. Thuyết Văn nói là chữ viết đều giống nhau.
Lục phiêu nói là xanh và màu xanh trắng. Lực yên. Thuyết Văn nói là lụa xanh vàng. Cổ văn viết chữ mịch thanh lục. Phiêu tiêu. Thuyết
Văn nói là lụa mà xanh và trắng cũng là hai mau xanh và xanh pha trắng, giống như hai màu ở Đại Thanh, đều là chữ tả hình hữu thanh, phiên thiết Trung Duyên.
-Từ quyển 494, 495-496, 497 không có âm giải thích.
-------------------------------------
Thập nhị kinh nói là phiên thiết cảnh nghinh. Thuyết Văn nói từ nói là chữ. Nay thường viết không đúng. Thập nhị kinh là tên pháp số. Cận Án Lưu Hồng nói là Cửu kinh toán. Nhất chí chép trong pháp số có mười lăm kinh sẽ có tạm muôn ức triệu kinh.
Bại hoại nói là (Suy đồi mất hết phẩm chất). Phiên thiết Bài mại. Thuyết Văn nói là nói bại hủy, thuộc chữ phộc thanh bối. Nay theo văn lược bớt chữ phộc. Văn cổ viết. Phiên thiết Hoài quái. Thuyết Văn nói là tự phá là hoại, thuộc chữ thổ, thanh hoài. Âm hoài thuộc chữ y. Phiên thiết Đại hợp.
Suy hủ nói là Suy tàn. Phiên thiết Suất quy. Khảo
Thanh nói là Suy nhược. Vận Anh nói là vi, Mao. Thuyết
Văn nói là nói tháo vũ y, là chữ tượng hình. Phiên thiết
Hưu liễu. Khổng chú thượng thư nói là hư hư. Thuyết Văn nói chữ ngạt viết giống với chữ. văn kinh viết chữ mộc là chữ thường dụng cũng được.
-------------------------------------
Tư nhuận nói là làm tươi tốt. Phiên thiết Tử tư viết thành, phiên thiết như thuận. Quyển 78 đã giải thích.
Nhân uân nói là mịt mờ dày đặc. Uy uân viết thành uân. Nói khác hơn trời đất đều lẫn lộn với muôn vật. Quảng Nhã nói là nguyên khí ùn ùn đầy rẫy, y cứ theo khí biết được điềm, giống như mây nhưng chẳng phải mây. Uyển chuyển như khói xanh, thuộc âm khí nhân uẩn đều là thanh, hoặc viết thành âm nhân uân ôn, từ bộ viết mà thành mãnh là chữ hội ý.
Phân thức nói là thơm ngào ngạt. Phiên thiết Phương văn. Khảo Thanh nói là phân phân hương khí mạo. Thuyết Văn nói là cỏ cây mới mọc lan tỏa mùi hương. Chữ gốc. Phiên thiết Sửu liệt. Nay thuộc chữ thanh phân. Văn kinh thuộc bộ khí viết thành chữ khí, phần tường khí, không đúng nghĩa kinh thuộc chữ hương viết không thành chữ, không đáng. Phiên thiết Phùng phúc. Vi Hàn nói là phương phức, hương khí mạo, thuộc chữ hương thanh phức.
Suy trưng nói là Suy xét ký bổ nhiệm, âm Suy nói là Khảo Thanh nói là cật vấn. Tập huấn nói là thẩm, vấn. Thuyết Văn nói là bài, thuộc chữ thủ thanh chuy, có thuyết chữ chuẩn. Phiên thiết Trắc lăng. Quảng Nhã nói là trưng triệu. Khảo Thanh nói là trách. Tập huấn nói là tâm. Thuyết Văn thuộc chữ vi lược thanh, chữ vương. Văn tự hưng thuyết nói là dụ cho người có đức ở giữa người hèn hạ cho nên được triều đình bổ nhiệm, thuộc chữ nhậm chữ vi.
----------------------------------
Tốt-đổ-ba nói là phiên thiết tôn cốt viết thành đây là tiếng Phạm. Đời Đường nói là cao hiển xứ cũng gọi là phương hiển tức là nơi an trí xá-lợi của Như Lai. Xưa dịch là Tô-thâu-bà hoặc dịch là Tháp-bà đều là tiếng Phạm chuyển sai.
Yểm nê nói là che đậy. Phiên thiết Yểm liễn viết thành, viết đúng. Khảo Thanh nói là yểm tạng. Vận Anh nói là tập. Thuyết Văn nói là phú. Chữ thủ thanh yểm âm giống nhau.
Binh qua nói là Binh lính. Phiên thiết Bính minh. Thiên Hiệt Thiên nói là Binh nạp. Quảng Nhã nói là phòng. Thế bản nói xi vu. Tống trung chú nói là xi vu là quân thần của Nhị Đế. Lữ Thi Xuân Thu nói là xi vu là khí giới bén. Án binh là uy, uy là đao, thuộc chữ củng, cung trì cận đao. Trứu văn thuộc chữ nhân chữ can, thường viết thành chữ xưa Quả hòa phiên thiết. Trịnh chú câu mâu lễ nói là Câu mâu chiến. Phương ngôn giữa Ngô và Dương viết thành chiến là qua. Thuyết Văn nói bình đầu chiến, thuộc thanh dực, cánh nằm ngang chữ tượng hình.
Liêu tả nói là phụ tả. Lịch điệu phiên thiết. Cam giá nói là mía ngọt. Chi dạ phiên thiết.
---------------------------------------
Bạo ác nói là Bổ mạo phiên thiết. Trịnh chú lễ ký nói là xâm lăng. Nhĩ Nhã nói là cường. Quảng Nhã nói là hiến. Khảo Thanh nói là phạm, tốc. Tự thư nói là mãnh, hại vô thiện. Thuyết Văn nói là tật có chỗ hướng đến. Chữ phong chữ bạo lược thanh âm thao. A cách phiên thiết. Khảo Thanh nói là bất thiện. Tập huấn nói là lậu. Thuyết Văn nói là quá, thuốc á á xấu thuộc chữ tâm. Văn kinh chữ á viết chữ tư chữ nhân thảo lệ thư sái.
Điển diệt nói là tiêu hết. Đình điển phiên thiết. Khổng chú thượng thư nói là điển tuyệt. Trịnh chú chu lễ nói là Bệnh. Nhĩ nhã. Thuyết Văn nói là đều là tân, thuộc chữ ngạt thanh chẩn. Âm tàn, âm chẩn thuộc chữ nhĩ không đúng. Miên kết phiên thiết. Khảo Thanh nói là diệt vong. Vận Thuyên nói là tiêu. Thuyết Văn nói là tận, thuộc chữ thủy, tuất, hỏa, hoặc viết chữ hội ý.
Huyên động nói là ồn ào. Hương yêu phiên thiết. Trịnh chú chu lễ nói là Huyên thuyên. Thuyết Văn nói là Huyên động không được an ổn, khí xuất đầu, chữ gọi là, chữ lược thang, nên gọi "khí xuất đầu" âm hiệt.
Triền nhiễu nói là Triệt liên phiên thiết, phiên thiết như thiệu, giải thích trong quyển 37.
Thiện quyền Đạt viên phiên thiết. Cổ chú quốc ngữ nói: Quyền bính, nắm thế lực gọi là quyền. Khảo Thanh nói là biến. Hà chú công dương truyện nói là xưng, cho nên nặng nhẹ có khác. Nhĩ Nhã nói là thỉ. Xưa nay chánh tự nói là xưng chùy, thuộc chữ thủ, thanh quán, âm quán, trực truy phiên thiết, xương chứng phiên thiết.
Vi cự đã giải thích trong quyển 101.
Mạc kỳ tiếng Phạm là thuốc. Quyển 427 đã giải thích.
Uy túc: uy đáng cung kính. Tương dục phiên thiết. Khổng chú thượng thư nói là túc lạc kính còn gọi nghiêm chỉnh. Quách chú lễ ký nói là giới. Nhĩ Nhã nói là túc túc kính, ích pháp nói là cường. Đức Khắc nghĩa nói là túc. Chấp tâm quyết đoán nói là túc. Thuyết Văn nói là trì sự cẩn kính. Thuộc chữ duật ở trong hai chữ luôn cẩn thận, cung kính nhưng sợ và nghiêm kính, chữ hội ý, nhuế duyên phiên thiết.
Quân lữ: quân đội. Lực cử phiên thiết. Khổng chú thượng thư nói là lữ chúng. Chu lễ nói là năm người gọi là một ngũ, một ngũ là lưỡng, bốn lưỡng là tốt, năm tốt là một lữ. Thuyết Văn nói là quân là năm trăm người, thuộc chữ ư, tùng, tật dung phiên thiết, xưa thuộc chữ, chữ quân, thuộc âm bao.
Cổ đạo: mê hoặc. Cổ ngọ phiên thiết. Vương bách chú chu dị nói là cổ sự. Tự thư nói là cổ là thần hư hỏng. Thuyết Văn nói là phức tương trùng nói là trùng trong bụng, bệnh hại đến con người nghĩa là mê hoặc. Âm Dã cũng gọi là Dã đạo.
Võng lượng yêu quái gỗ đá. Cổ chú quốc ngữ nói là Thủy quái yêu quỷ. Hoài Nam Tử nói là võng lưỡng dáng giống trẻ con ba tuổi đỏ chói, mắt đỏ, móng đỏ, tai nhỏ, tóc đẹp, hoặc chữ trùng viết võng lượng cũng viết vọng lượng.
Tài hoành nói là tai ương hoành hành. Tổ lai phiên thiết. Tập huấn nói là trời làm trái mùa màng gọi là "tai". Tự thư nói là thiên tai. Luận Câu-xá nói là cơ cẩn tật ôn đạo, binh. Thuyết Văn thuộc chữ hỏa, thanh xuyên. Xưa nay chánh tự nói là chữ hội ý hữu vật ủng lưu. Hoài mãnh phiên thiết. Vận Thuyên nói là phi lý lại gọi là hoành phi, họa đến gọi là hoành. Thuyết Văn chữ mộc, thanh hoàng.
Hương nang nói là túi hương. Nãi đang phiên thiết. Khảo Thanh nói là hương tai cũng án hương tai là đốt hương bằng bình tròn cũng là cơ quan tài trí, không đảo lệnh bên trong thường bình yên. Tập huấn nói là hữu để tai. Thuyết Văn nói là chữ tương, ược tương cũng là thanh, âm ninh, hồn muội phiên thiết.
Bằng đảng: bè bạn. Bức năng phiên thiết. Khảo Thanh nói là đông sư môn cũng là đồng loại. Thái công lục thao nói là bạn của bạn nghĩa là bằng, bằng của bằng là đảng. Trịnh chú lễ ký nói là Đảng thân. Khổng chú thượng thư nói là trợ còn gọi là tương trợ. Mặc phi nói là Đảng. Thuyết Văn nói là chữ hắc, thanh thượng.
Phấn uy ra oai. Phấn vấn phiên thiết. Quảng Nhã nói là phấn chấn. Lễ ký nói là động. Vận Anh nói là phấn vũ. Khảo Thanh nói là Điểu dục phấn tiến, thuộc chữ đại, chuy giống như chim muông dang cánh bay.
Dung nhuệ nói là hùng mạnh, nhanh nhẹn. Dục thũng phiên thiết. Thuyết Văn nói là dũng khí, chữ lực, thanh dũng. Âm dũng giống như trên, chữ gốc viết, truyền đến nay viết, văn xưa thuộc chữ tâm viết, hoặc chữ, chữ viết đều là chữ hội ý. Duệ huệ. Bát-nhã nói là Duệ tiên, tức diệm phiên thiết. Tiểu Nhĩ Nhã nói là Duyệt lợi phiên thiết. Khảo Thanh nói là truy lực phong. Thuyết Văn nói là man thuộc chữ kim, thanh đoái.
Ma-kiệt-đà quốc: cư yết phiên thiết. Tiếng Phạm là Trung Thiên Trúc.
Đức Như Lai ở nước nầy thị hiện tám tướng thành đạo có tòa kim cương cây Bồ-đề và nhiều thánh tích du hóa các nước).
Kiều-tát-la quốc: Trung Thiên-trúc gần Nam Thùy có nhiều thánh tích hoằng hóa của ngài Long Thọ và dẫn Chánh vương xây chùa và các tịnh xá, đúc nhiều tượng Phật bằng vàng cho Bồ-tát Long Thọ hiện nay vẫn còn.
Nước Kiếp-tỳ-la nói là đúng âm tiếng Phạm nước Kiếp-tỳ-la-phạt-tốt-để, tên trước kia là nước Ca-tỳ-la-vệ, hoặc là Ca-la đều là tiếng Phạm lược sai, tức là nơi trị nước của vua Tịnh Phạn và Đức Thích-ca Như Lai giáng sanh. Trong nước này có hang động Ty-bát-la ở núi Câutúc-tỳ-phú-la là nơi Đại Ca-diếp-ba và một ngàn vị Lahán kết tập kinh điển.
Nước Phệ-xá-ly nói là ly lâm ân, khi xưa gọi là Tỳxá-ly cũng là Tỳ-da-ly đều sai. Nước này có nhà cư sĩ Duy-ma-cật và phương trượng nói pháp và nhiều thánh tích lộc nữ thiên tử cũng là nơi kết tập của bảy trăm vị A-la-hán.
Lật-xiêm-tỳ-xương nói là lăng nhất viết thành, xương diệp. Tiếng Phạm nước ấy thuộc hào tộc. Kinh Niết-bàn và Duy-ma xưa kia gọi Ly-xà-tỳ đồng tử là chủng hệ Sát-đế-lợi.
Kiết tường mâu quốc nói là khi xưa gọi Vương-xá thành tức là trung tâm chính của nước Ma-kiệt-đà. Khi xưa là nơi đóng đô của tiên quốc vương, nhiều lần du thuyền đánh thắng ở Kiến tường hương mao, từ đây đặt tên Mao thành. xung quanh Sùng Sơn ngoài Quách Thây thông với Thiểm Kinh nhiều cây yết-ni-ca xanh tốt, ở đó về dương xuân nở hoa vàng rực rỡ. Vườn trúc Lan-đà ở bên Phủ Lâm phía Bắc Sơn thành môn, núi Kỳ-xà-quật ở ngoài thành Vương và trong thành Sơn.
---------------------------------------
Phân úc nói là khí ngào ngạt. Phương văn. Thuyết Văn nói là tường khí, hương khí, thụy khí, hoặc viết. Ư lục viết thành, úc cũng là mùi hương lan tỏa khắp, thuộc chữ thành hữu.
Phiên đạc nói là Cờ, mõ. Phan lượng. Vận Anh nói là tên của tất cả loại cờ xí, nay dùng năm lụa sặc sở là sai, hoặc họa hoa quả chim muông treo lên là sai. Thuyết Văn nói là phiên hồ, thuộc chữ thanh phiên. Phiên vạn viết thành, vô phiền. Đường lạc. Khi xưa quân pháp Naity-mã cầm "đạc". Văn sự đưa mõ gỗ chuông vàng lên và lưỡi gỗ, võ sự đưa chuông vàng linh vàng lưỡi sắc lên. Thuyết Văn nói là linh lớn, thuộc chữ kim, thanh cao.
Phụ trái nói là mắc nợ. Phụ vũ. Trịnh chú lễ ký nói là phụ thị. Thuyết văn, người giữ của tài có chỗ ý lại, còn gọi cho vay không thuộc họ hàng cho nên người dưới còn nợ, đây là chữ hội ý, thuộc chữ lực hoặc chữ đao, đều không phải ý nghĩa của chữ, trắc giới. Vận Anh nói là bối tài.
Xăng hoán nói là sáng sủa. Hoan quán. Hà chú luận ngữ nói là hoán minh. Thuộc chữ hỏa, thanh hoán giống âm trên.
Thũng pháo nói là sưng mụt nước. Chung dũng viết thành, Thiên mạo. Khảo Thanh nói là trên mặt có tí sẹo. Thuyết Văn nói là mặt nổi giận. Thương Hiệt nói là chữ bì thanh bao. Kinh chữ viết, hoặc chữ viết đều là chữ thường viết. Nữ Ách Huyền mục khô cá sương kháp kinh cán. Quyển 3 và 128 đã giải thích. Âm ảnh nói là bóng.
Ấm kim viết thành, anh ánh.
Nhất lạp nói là một hạt. Lâm ấp viết thành, hổ lạp đều đếm thành hạt.
-----------------------------------
Mê mậu nói là sai lầm. Mi cứu. Trịnh chú lễ ký nói là mậu ngộ. Phương ngôn nói là trá. Quảng Nhã nói là khi. Ích pháp nói là danh dự. Thật quai nói là mậu. Thuyết Văn nói là cuồng là vọng ngôn. Chữ ngôn, chữ lục, lục cũng là thanh. Lực âu. Kinh thuộc chữ nhĩ không đúng.
--------------------------------
Hô-đổ-sử-đa nói là tang an viết thành đây là tiếng Phạm cũng là phương trên Cõi dục Trung Thiên. Xưa gọi là Đâu-suất-đà hoặc là Đâu-thuật đều sai. Đường nói là tri túc trở xuống Thiên đa phóng dật lên trời nhiều ám độn hưởng lạc không được tiến bộ, cho nên nói tri túc nhất sanh bổ xứ là thân sau cùng của Bồ-tát, phần nhiều làm vua cõi trời này, tương lai gặp Bồ-tát Di-lặc làm vua cõi trời đó.
-------------------------------------
Địa ngục. Ngược lục. Cấp cựu chương nói là cao đào thỉ tạo ngục diêu thần. Ngọc Thiên nói là trói buộc tù nhân vì vậy nên gọi. Đỗ dự chú chu lễ nói là tranh tài gọi là tụng, tranh tội gọi là tụng. phong tục thông nói là Tam vương là ngục, Hạ gọi là hạ đài, Ân gọi là khương lý, Chu gọi là linh ngô, từ Hán Tần đến Hoàng Thông gọi là ngục. Thuyết Văn nói là ngục xác. Khổ giác. Chữ ngư cận viết thành, hai con chó cắn nhau chữ ngôn ở giữa là tụng, hai chữ khuyển là chữ hội ý, cho nên gọi là thủ. Kinh nói địa ngục là âm ty u tối, ở dưới thế giới cho nên gọi là địa ngục. Câu-xá luận tụng nói là xuống dưới sâu rộng qua hai vạn thăm thẳm, lên đến bảy nại lạc ca, tám tằng đều là mười sáu. Nghĩa là đường ôi thi phấn phong đao ao nước sôi, mỗi chỗ ở bốn phương ấy còn có Bát hàm địa ngục, đều là tên đại địa ngục.
Tác quảng tác hiệp nói là tạo rộng tạo hẹp. Hà giáp. Lễ ký nói là rộng thì dung gian hẹp thì tư dục. Khảo Thanh nói là hiệp ải (hẹp hòi). Ngọc Thiên nói là Bách ải không rộng lớn. Văn kinh thuộc chữ viết sai. Chính là học viết chữ. Hễ có thói quen hẹp hòi. Chữ lại là khinh thương. Thật trái với ý kinh, hoặc chữ âm viết không đúng. Thức nhiễm viết thành thiểm châu. Thuyết Văn viết âm, chữ âm thanh giáp.
Bào thai nói là dĩ giao. Cổ văn chữ tượng hình. Kinh khắc trên đá viết tương truyền là phổ bao viết thành thì không đúng. Thuyết Văn nói là phụ nhân hoài nhân, nhi thận viết thành, áo của trẻ sơ sinh. Thuộc chữ âm bao, như trẻ con chưa thành hình ở trong bao. Khổng chú thượng thư là nói là bao lý. Tha lai. Thuyết Văn nói là người nữ mang thai chưa sanh, thuộc chữ nhục, thanh đài.
Quỷ pháp. Viễn vị. Khảo Thanh nói là di cùng. Quyển 391 đã giải thích.
Khủng bách nói là sợ hãi. Khúc hồng. Nhĩ Nhã nói là khủng cụ.
Văn kinh chữ thường viết. Thuyết Văn nói là chánh thể thuộc chữ I, chữ, chữ, chữ tâm viết. Nay Lệ thư nhân thảo viết sai. Viết chữ khủng dần sai mất đi chánh thể. Cổ văn viết. Ban bách. Thương Hiệt Thiên nói là Bách cận. Quảng Nhã nói là bạc hiệp. Khảo Thanh nói là bách bức, ải.
Bị tào được gặp. Bình mi. Cố Dã Vương nói là bị phòng. Tinh huyền nói là bị cứu. Cổ chú quốc ngữ nói là bị cụ. Thuyết Văn nói là bị thận. Thuộc chữ nhân, chữ dụng, chữ tuần lược thanh, hoặc viết bị. Văn kinh viết chữ thường viết. Tố Cao. Khảo Thanh nói là Tào phùng cũng là hoành cập. Thuyết Văn nói là tao ngộ. Thuộc chữ sướt, thanh tao, hoặc viết cũng giống nhau, cũng viết.
Tuần hoàn. Tịch tuân. Vận Anh nói là án hành. Khảo Thanh nói là thuận. Thuyết Văn nói là tuần hoàn. Nữu xích viết thành, âm thuẫn, than thuận. Kinh văn chữ viết ngang, thuộc chữ viết không đúng. Hoa quan. Trịnh chúng chú chu lễ nói là hoàn toàn. Trịnh huyền nói là hoàn vi. Hà hưu chú công dương truyện nói là hoàn nhiễu. Thuyết Văn nói là thuộc chữ, thanh hoàn.
Bạc liệt. Bàng mạc. Tự thư nói là bất hậu. Thuyết Văn nói là thuộc chữ, am mạc. Lực xuyết. Quảng Nhã nói là liệt thiếu. Thuyết Văn nói là liệt nhược, hoặc thuộc âm tâm viết đây là chữ xưa.
Cơ suy đói ốm. Có nghi. Khảo Thanh nói là phúc trung không nói là bụng đói. Vận Anh nói là phạp thực. Thương Hiệt Thiên nói là cơ ủy. Thuyết Văn nói là cơ ngạ, thuộc chữ thực, thanh ky, hoặc chữ xưa viết. Lực truy viết. Khảo Thanh nói là luy là người quá ốm yếu. Thuộc chữ thanh luy. Chữ,, thuộc chữ phương, chữ khẩu, chữ nhục, chữ dương âm loạn, âm ẩn viết, lực truy.
Công tượng. Tình dạng. Thuyết Văn nói là mộc công. Khảo Thanh nói là xảo nhân. Thuộc chữ là cấn phụ, chữ âm phượng, viết thành khí. Văn kinh viết không đúng.
Ôi tạp nói là tạp nhạp. Ô hối viết thành, tài hợp viết thành quyển đã giải thích.
Manh hạt nói là đui mù. Mạc canh. Thuyết Văn nói là mắt không có con ngươi gọi là manh. Hô bát. Tự thư nói là mắt không thấy vật, hoặc gọi là mắt không có nhãn cầu, hoặc theo chữ xưa viết.
Lê thảm nói là đen sạm. Lực trệ viết thành, văn thông thường viết nói là đen loang lỗ gọi là "lê". Khảo Thanh nói là diện thuẫn. Thất tuần viết thành là đen vậy, lại nói là đen mà có màu vàng. Quyển 430 đã giải thích. tha cảm. Sớ từ nói là ô cảm viết thành nói là không được trong sáng. Thuyết Văn viết màu đen. Thanh loại nói là như màu sơn. quyển 435 đã giải thích.
Cùng tụy nói là tiều tụy. Tình toại. Quyển 181 đã giải thích.
Ngoan ngôn nói là ngu đần. Ngõa quan. Quảng nghĩa nói là ngoan độn. Quyển 181 đã giải thích.
Khinh tiếu nói là chê trách, coi thường. Tình diệu. Khảo Thanh nói là trách nhượng, tiếu. Thương Hiệt Thiên nói là ha. Thuyết Văn nói là nhiễu, hoặc viết, thuộc chữ ngôn, thanh tiêu.
Hiểm trở. Hương yểm. Ngọc Thiên nói là hiểm nạn. Đổ dữ chú tả truyện nói là hiểm ác. Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là hiểm nguy. Phương ngôn nói là hiểm cao. Nhĩ Nhã nói là hiểm tà. Thuyết Văn nói là hiểm, chữ phụ thanh thất liên. Trang sớ. Vương Trúc trở nạn. Hàn Thi nói là Trở ưu còn gọi trở hiểm. Đỗ dự chú tả truyện nói là trở nghi. Thuyết Văn nói là thuộc chữ phụ, chữ tư lược thanh.
Cự nghịch nói là chống cự, phản đối. Cự ngộ. Vận Anh nói là cự cách. Quảng Nhã nói là cự hãm, âm hạn. Thuyết Văn nói là cự kháng. Khổ lãng. Vận Thuyên nói là cự vi.
Oa loa nói là ốc sên và tò vò. Cổ hoa viết thành, tiểu loa. Lỗ hòa. Lỗ hòa. Trong kinh chữ thường viết thành không đúng với chánh thể. Nhĩ Nhã nói là phụ loa, âm di dũ. Quách Bộc nói là loa ngưu. Thuyết Văn nói là loa oa ngưu loài có thêm hình lớn khi ra biển có nhiều hình dạng khác nhau.
Lan phấn. Ca đán. Phương ngôn nói là hỏa thục gọi là lan. Phu vân. Vận Anh nói là phấn vân hoặc viết. Văn kinh viết đây là chữ thường viết.
Quán tập nói là thói quen. Quái hoán. Quyển 438 đã giải thích. Nhĩ Nhã nói là quán tập, nghĩa là đối với việc lâu thành thói quen gọi là "quán". Thuyết Văn nói là viết. Sửu lược viết thành, thanh quán. Văn kinh viết đây là chữ thường viết, không đúng với chánh thể.
Đam trước nói là đam mê. Đa cam. Quyển 311 đã giải thích. khinh miệt nói là xem thường. Miên miệt. Thuyết Văn nói là miệt kinh thương, thuộc chữ tâm, thanh miệt. Văn kinh viết tắt, mắt nhọc không còn tỏ muốn ngủ, không đúng với nghĩa kinh.
----------------------------------
Tương trước nói là trì lược.
Cam giá nói là mía. Chi dạ. Văn tự thích huấn nói là cam giá mỹ thảo, chất nước có thể nấu thành đường cát. Thuyết Văn nói là thự, thuộc chữ thảo, chữ giá lược thanh.
Cù lao nói là cần cù, nhọc nhằn. Cường vu. Khảo Thanh nói là cù cần, cù cũng là cao, lặc đao. Cổ quỳ nói là lao nhọc. Nhĩ Nhã nói là lao cần. Thuyết Văn nói là lao kịch. Chữ lực người dùng sức mệt nhọc.
--------------------------------------
Thiệp khoáng nói là lội qua đồng trống. Thời diệp. Vận Anh nói là thiệp lịch. Khảo Thanh nói là Thiệp độ thủy. Xưa viết. Thuyết Văn nói là đồ hành lệ thủy nói là lội qua nước. Thuộc chữ bộ, chữ thủy. Khổ hoảng viết thành khoảng. Mao thi truyện nói là khoáng không viết sai, hoặc viết bộ tâm hoặc viết. Chữ khoáng mất hết ý cũng giống.
Hiểm đạo nói là đường hiểm, hương yểm. Quốc ngữ quyển 506 đã giải thích.
Phóng mục nói là chăn thả. Mạc bốc. Quách Bộc chú phương ngôn nói là mục nghĩa là nuôi dưỡng bò, ngựa. Cố Dã Vương nói là mục là nuôi dưỡng tất cả không chỉ nuôi dưỡng trâu, ngựa. Thuyết Văn nói là người nuôi trâu ngựa. Phổ bốc viết thành phộc, chữ ngưu, chữ nay viết. Hoài dựng nói là mang thai. Hồ quai viết thành, dương chứng.
Quyển 438 đã giải thích.
Nhiễu não. Minh điểu. Thuyết Văn nói là nữ làm mê nam giới.
Chữ xưa viết.
-----------------------------------
Năng trở nói là hay làm cản trở. Trang sở. Trở nạn vậy.
Tán lệ nói là kích lệ. Lực hạ viết thành cố gắng. Biện cửu. Bỉ miễn. Biện vẫn là huệ.
Thốt sanh. Thương nốt. Chủ lễ nói là bạo cấp. Khảo Thanh nói là Thương man. Âm cứ cũng là cự. Chánh thể viết hoặc viết đều giống nhau. Văn kinh viết và không được đầy đủ. Viết cùng với binh, tốt, tướng tham gia cho nên gọi là tốt sanh.
Khiến khứ. Hư cứ. Quyển 480 đã giải thích. Bi thương nói là há miệng hà hơi. Văn kinh nói là thuộc chữ khẩu viết đều sai.
Táo nhiễu nói là xáo động, không yên. Tai cao viết thành, nhương thiếu. Quyển 460 đã giải thích.
Kiếu dật nói là kiêu căng phóng đãng. Cư bạt. Quảng Nhã nói là kiêu là tự cao. Ngọc Thiên nói là kiêu mạn. Văn kinh nói là chữ hữu viết thường viết không đúng.
Bộc lệ nói là đầy tớ. Yểm mộc. Mao thi truyện nói là Bộc phụ. Khảo Thanh nói là Bộc Sử cũng là bộc đồng. Cố Dã Vương nói là người đánh xe. Thuyết Văn nói là người cấp sự. Thuộc chữ nhân, chữ bộc cũng là thanh. Bốc cổ viết thành, văn cổ viết. Lực kế. Khảo Thanh nói là thuộc nô lệ hèn hạ. Bộc cũng căn cứ theo lệ là tàn thần. Thuyết Văn nói là phụ trước. Chánh thể nói là chữ đãi âm đệ thanh nại. Văn kinh thuộc chữ nhập chữ viết sai cũng thường viết.
Hiệt bất, hà sát. Quyển 440 đã giải thích.
Quy mô. Câu duy. Cố Dã Vương nói là quy viên là thước vẽ vuông. Mạnh tư nói là không có quy cũ thì không được vuông tròn. Trịnh huyền nói là Quy chánh viên khí. Khảo Thanh nói là Quy viên chánh, cũng là độ. Đồ các. Thuyết Văn nói là Quy hữu. Thuộc chữ phu, thanh kiến. Kỳ hồ. Quyển 430 đã giải thích.
Ca-giá-mạt-ni nói là tiếng Phạm gọi báu. Báu này không phải loại thạch ngọc thù thắng chỉ là tên khác của "châu".
Thâm áo nói là sâu xa huyền diệu. Khảo Thanh nói là sâu xa không sao lường được. Thuyết Văn nói là thuộc chữ thủy thanh thâm. Ô các. Nhĩ Nhã nói là Tây nam ngu nghĩa là áo. Thuyết Văn nói là cũng là. Thuộc chữ biện, chữ đại.
Tiệm túc nói là y diệm. Đản súc nói là hứa lục.
Khan lẫn nói là bỏn xẻn, keo kiệt. Khẩu nhàn viết thành, ly trấn. Vô hà nói là không rảnh rỗi. Hà giá. Tự thư nói là Hà nhàm.
Hiềm hận. Hình kim. Vận Anh nói là thiền hận. Kinh nói là quyển 441 đã giải thích.
---------------------------------------
Y liệu nói là chữa trị. Ư cơ viết thành, lực triệu viết thành, có khi dùng chữ biến thể. Thuyết Văn nói là chánh thể chữ dược viết giải thích giống như chữ dưới. Trịnh huyền chú chu lễ nói là dừng bệnh gọi là liệu. Đổ chú tả truyện là liệu trị. Xưa nay viết đúng là trị liệu. Nữ ách viết thành, lực triệu viết thành cũng là thanh liêu.
Bệnh dư; dư thứ. Vận Anh nói là hòa duyệt. Khảo Thanh nói là thứ an. Vận Anh nói là Thiên tử bệnh gọi là bất thư. Thượng thư nói là Hữu tật bất dư. Khổng gọi là bất duyệt dự. Thuyết Văn nói là thư dự. Thuộc chữ tâm, thanh dư?. Văn kinh nói là hoặc là bệnh lành cũng được. Tập huấn nói là dụ tật sai, ích. Khổng an quốc chú luận ngữ nói là dũ thắng. Ngọc Thiên nói là bệnh lành là dũ. Thuyết Văn nói là chữ dũ, thuộc chữ chu, cổ ngoại viết thành đây là chữ hội ý.
Văn manh nói là muỗi và nhặng. Văn phân. Thuyết Văn nói là viết. Cổ văn viết chữ lỳ. Thuộc chữ hôn viết vi trách miếu húy của Thái Tông nên viết chữ thành chữ. Trong kinh thường viết. Thuyết Văn nói là nghê kết viết cũng là nhân phi trùng tử. Nhĩ Nhã âm, điền manh mẫu. Quách Bộc nói là giống như chữ nên viết âm ngãi nhưng lớn màu vàng trắng. Tạp văn nói là tiếng kêu của nó như bồ câu, nay Giang Đông gọi là văn mẫu. Theo truyền thuyết loài chim này thường nở ra muỗi con cho nên gọi là văn mẫu. Dị uyển nói là gọi côn trùng hóa sanh trong nước là "văn tử". Mổ canh. Thinh loại nói là côn trùng cắn người giống như nhặng. Dĩ tăng viết thành, nhưng lớn hơn, căn cứ theo nhặng thì kỳ thực giống như ong, nhưng khi lớn và nhỏ đều giống như nhặng. Thuyết Văn nói là côn trùng có cánh cắn người, và sống ở núi, sông, hang và hóa sanh trong hoa cỏ, hoặc hóa sanh trong đầu con hươu (chữ dịch là hươu) từ trong mũi con hươu hỉ ra. Thân hình to lớn gọi là manh, còn gọi là "mộc manh", còn gọi là con gián, không phải manh, con nhặng, thân hình nhỏ vằn vệnh gọi là tằm (âm) hoa tằm giống con nhặng.
Xà mai nói là bò cạp độc. Thời giá. Mao thi nói là duy hủy, âm đổi thành duy tha, gọi là long tha, là loại vật ngủ về mùa đông. Trì lập. Cổ văn chữ tượng hình viết. Tiểu triệt viết. Thuyết Văn nói là viết. Lệ triện viết vì tướng thay đổi dần. Sát ấp thạch kinh thêm chữ nên viết. Chữ thư nói là tha hủy độc trùng. Văn kinh biến chuyển thường viết. Cõi sắc. Khảo Thanh nói là bò cạp, âm hiết hoặc viết. Thuyết Văn nói là mại trùng độc.
Thuộc chữ trùng chữ miêu là chữ tượng hình. Triệt thư nói là giống hình chữ hiết.
Phi giáp không hẹp, hồ giáp viết thành đã giải thích trong quyển 511.
Phiêu chuyển nói là bay phất phới. Thất diêu. Quách Bộc chí Nhĩ Nhã nói là phiêu toàn phong. Mao thì truyện nói là gió bay phất phới.
Như phiếm; lênh đênh, rộng. Phu yểm. Xưa nay chánh tự nói là phiếm sắc cũng là phổ. Thuyết Văn cũng như vậy. Thuộc chữ thủy, chữ phiếm, lược thanh, hoặc viết, hoặc viết đại đồng nhưng tiểu dị, cũng đều là nước chảy mênh mông.
Sắc nang nói là khí cầu, túi hơi. Phụ vô. Vận Anh nói là Sắc phiếm. Quảng Nhã nói là Sắc phiêu. Trịnh huyền chú lễ nói là ở trên gọi là "sắc". Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là Sắc khinh. Thuyết Văn nói là Sắc phiếm. Thuộc chữ, thanh phù. Mặc tức. Vận Anh gọi là Nang thác cũng là âm thác. Tập huấn nói là có đáy gọi là nang không đáy gọi là thác, còn gọi lớn nang, nhỏ là thác đều là đựng đầy vật. Tiểu triện nói là chữ thác, âm con. Nữ canh viết thành chữ y. Theo kinh nói là sắc nang là khí nang, cũng là muốn qua biển cả bằng sắc khí cầu này.
Hoại bình nói là Bình hư. Phổ mai. Quyển 444 đã giải thích. am minh. Tập huấn nói là đồ để múc và chứa nước. Khảo Thanh nói là giống như lọ dài cổ (ô canh viết thành) nhưng mộng nhỏ.
------------------------------------
相嘬 Tướng soái. Tinh tương. Khảo Thanh nói là tướng quân. Tự thư nói là quân chủ cũng là binh soái, còn lục quân cảnh gọi phu là “tướng” phải có sáu hàng ngũ, mới có đủ “Tam thao nhất thủ?. Đầy đủ hàng gọi là “lương tướng” Thuyết Văn nói là tướng suất. Thuộc chữ thủ chữ y lược thanh. Tương loại. Vận Anh nói là tướng suất. Khảo Thanh nói là thống lãnh. Tập huấn nói là quân tướng, hoặc viết. Thuyết Văn nói là Sơn duật viết thành cũng giống.
卵愨 Noãn xác nói là vỏ trứng. Lạc quản. Thuyết Văn nói là Hễ con vật gì không có sữa đều sinh bằng trứng. Chữ tượng hình văn cổ viết. Tiểu triện viết. Triệt thư viết. Khổ giác. Tập huấn nói là vỏ trứng chim gọi là xác. Khảo Thanh nói là noãn không (vỏ không) âm noãn, khổ giác viết thành lược thanh.
淳孰 Thuần thục. Thời luân. Quyển 146 đã giải thích.
Thời lục. Khảo Thanh nói là thục thành lan. Phương Ngôn văn tự tập lục nói là hợp thực, cũng giống chữ Thuyết Văn nói là chữ … Âm phiêu thanh thục.
潙貌 Vi mạo. Mạc bao. Quyển 446 đã giải thích.
牽引 Khiên dẫn nói là lôi kéo. Liên lụy. Khải hiền. Khảo Thanh nói là khiên liên. Quảng Nhã nói là khiên vãng. Thuyết Văn nói là khiên dẫn, thuộc chữ ngưu, chữ miên âm huyền thanh huyền. Đỗ dự chú tả truyện nói là dẫn đạo. Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là dẫn thân. Nhĩ Nhã nói là dẫn trần. Thuyết Văn nói là dẫn khai cung. Thuộc chữ cung, âm hán, thanh duệ. Văn cổ chữ thủ, chữ cung viết.
-------------------------------------
Có cánh hữu xí. Thi chí. Thuyết Văn nói là điếu dực hoặc chữ xưa viết. Nay trong kinh thường viết cũng được. 蕕豫 Do dự nói là không quyết định. Dự độ. Lễ ký nói là bói vu do đó quyết giải được Thiền nghi và ổn định không còn do dự. Tự thư nói là người do dự không dứt khoát quyết định, giải thích như quyển 325.
----------------------------------------
扇搋半擇迦 Phiến trỉ bán trạch ca là tiếng Phạm. Trung Hoa dịch là nói là Huỳnh môn. Sắc ca viết thành, như âm trạch, cư khứ Người huỳnh môn là nam căn không đủ Giả sử có đủ cũng không thể sanh con. Loại này có năm như âm nghĩa quyển ba đã giải thích. 癫癎 Điên gian nói là bệnh động kinh. Đinh kiên. Quảng Nhã nói là điên cuồng. Mao thi giải thích nói là bệnh điên. Thinh loại nói là bệnh phong điên, hoặc viết cũng viết. Cũng như chữ. Tập huấn nói là Tiểu nhi điên. Thuyết Văn nói là bệnh phong. Nữ Ách viết thành, thanh gian, hoặc viết cũng được.
鞿濇 Cơ sắt nói là con rận. Cư nghi. Thuyết Văn nói là sắt tử Vận Anh nói là trứng rận, tức đoản. Sở sắt. Tự yếu nói là con vật trong áo cắn người. Thuyết Văn nói là chữ rận, chữ hoàn, âm tín, âm côn. Nay văn kinh truyền nhau nửa chữ phong viết không đúng.
不侚 Bất tuẫn nói là không theo. Tuân nhuận. Tập huấn nói là thân theo vật gọi là tuẫn. Khảo Thanh nói là tuẫn viễn. Văn nói là tuẫn tật, chữ nhân, thanh tuẫn, hoặc viết.
恃虎 Thị hổ nói là nương tựa. Thời chủ Khảo Thanh nói là thị nương. Tập huấn nói là thị phụ, cũng là thừa phụ ỷ bằng. Thuyết Văn nói là thị lại. Chữ tâm thanh tự hồ cô viết thành chữ Thuyết Văn nói là hổ thị. Chữ tâm, thanh tâm. Hô cô viết thành lược thanh.
--------------------------------------------
呵諫 Ha gián nói là can ngăn quở trách. Ca nhạn. Trịnh huyền chú chu lễ nói là gián chánh cũng là người dùng chánh đạo. Thượng Thư nói là hậu, gián thì Thách Bách Hổ Thông nói là gián là gian, làm đổi mới giữa phải trái, người thực hiện phải nhớ Ngũ thường. Thế nên gián có năm nói là phúng gián, tùng gián, gián chỉ, gián nhượng, gián đẳng. Thuyết Văn nói là cũng gián chánh.
Chữ ngôn âm gián, thanh gian.
Bị đai. Đương nại. Quyển 449 đã giải thích.
剎那 Sát-na nói là tiếng Phạm gọi là giờ. Câu-xá luận nói là một trăm hai mươi lăm sát-na là hằng sát-na lượng liệp phược sáu mươi nay và ba mươi tu du nay, cộng lại thành một ngày, một đêm. Theo bài tụng này một ngày một đêm có ba mươi tu du, mỗi một tu du tính ra ba mươi liệp phược. Trong một liệp phược tính ra sáu mươi hằng sát-na, trong một hằng sát-na chia thành một trăm hai mươi sát-na, trong một gồm nút ngắn không bằng một sát-na. Nay theo lịch phép nước này hễ một ngày một đêm có mười hai giờ cộng lại chia ra thành một trăm khắc. Mỗi một giờ chia được tám khắc. Khoảng mạnh hay yếu phần lớn phân chia ra từ dần đến, trong một giờ tính ra có năm mươi bốn vạn sát-na. Ngoài ra một giờ chuẩn theo đây tính một giờ một đêm tổng cộng có sáu trăm bốn mươi tám vạn sát-na. Nếu mỗi một khắc phân chia thì trong một khắc ước chừng bảy vạn sát-na giờ, nếu nói thật nhanh nữa thì chỉ trong nháy mắt. 筹量 Trù lượng nói là tính toán. Trường lực. Trịnh huyền chú nghi lễ nói là trù toán. Thuyết Văn nói là trù đài thỉ. Chữ trúc thanh trù.
---------------------------------------
測度 Trắc độ nói là đo lường. Sở lực. Trịnh huyền chú chu lễ nói là trắc du độ Bất tri quảng thâm nói là trắc. Thuyết Văn nói là chữ thủy, thanh trắc. Đồ lạc.
焦炷 Tiêu chú nói là tiêu hết. Tình diêu. Quyển 490 đã giải thích.
顦雖 Tiều tụy nói là tình diêu viết thành, tình toại.
- Quyển 451 đã giải thích.
矛攥 Mâu toán. Mạc hầu viết thành, thương loạn.
- Quyển 451 đã giải thích.
Lại đọa nói là lười biếng, lặt đoán viết thành, đồ ngọa.
Khảo Thanh nói là bất cần, không siêng năng.
Thuyết Văn nói là bất kính.
Chữ tâm, thanh tùy.
潑無 Bát vô nói là bát không có. Bổ mạt. Quảng Nhã nói là bát trừ Trịnh huyền nói là bát phất. Thuyết Văn nói là chữ thủ âm thủ, thanh phát.
------------------------------------
堆阜 Đôi phụ nói là đồi nhỏ, gò. Đô lôi. Vương dật chú sở trừ nói là đôi cao. Khảo Thanh nói là dáng đất cao còn gọi đôi tụ Tập huấn nói là khâu phụ cao trạng. Thuyết Văn viết nói là bá bá khôi, ngu đôi viết thành, kinh cũng là chữ phụ chữ chuy, lược thanh. Văn kinh viết đây là chữ thường viết, âm phụ như chữ. Nhĩ Nhã nói là cao bằng gọi là lục, đại lục gọi là phụ Quảng Nhã nói là gò không đá gọi là phụ Thuyết Văn nói là núi không đá gọi là non. Cổ văn chữ tượng hình viết. 溝坑 Câu khanh nói là hầm hố, rãnh cống. Cổ hậu. Chu lễ thông nước gọi là câu. Quế châu châu tùng nói là trong ấp nước chảy thông hết. Thuyết Văn nói là thủy cũng là rộng bốn thước, sâu bốn thước, chữ thủy, thành câu, câu hậu. Khổ canh. Nhĩ Nhã nói là khanh hư Khảo Thanh nói là khanh khẩm. Xưa nay chánh tự nói là khanh tiệm thanh hảm viết thành, hoặc viết, chữ thổ, thanh khanh. 株杭 Chu hàng, tri du. Khảo Thanh nói là cây chất gọi là chu.
Thuyết Văn nói là mộc căn. Chữ mộc, thanh chu. Ngũ cốt. Vận Anh nói là cây không cành gọi là tiếp, hoặc viết.
平坦 Bình thản. Tha đán. Quảng Nhã nói là Thản bình, còn gọi thản minh. Vương chúc chú chu dị nói là bình an không gặp nguy hiểm khó khăn, ô giới. Thương Hiệt Thiên nói là thản trước. Thuyết Văn nói là thản an, chữ thổ, thanh đán.
治沼 Trì chiểu nói là đầm ao. Trực ly. Khổng an quốc chú thượng thư nói là nước không chảy gọi là trì. Thuyết Văn nói là trì pha, chữ thủy, chữ trì, lược thanh. Chi nhiễu. Tả truyện nói là chiểu cũng là trì. Tự thư nói là ao hồ gọi là chiểu. Thuyết Văn nói là chiểu trì, chữ thủy, thanh triệu, chữ đao, chữ khẩu. Trong kinh viết sai. 佤躒 Ngõa lịch nói là gạch vụn. Ngũ ngõa. Thuyết Văn nói là ngõa thổ khí, tượng hình dùng cật cứng để che nhà, tỳ dẫn viết thành còn gọi là, âm bản đồ là âm mẫu gọi là giống âm trên. Lực đích. Thuyết Văn nói là lịch tiểu thạch cũng là đá nhuyễn, cũng là đá vụn. Nay trong kinh viết “ngõa lịch” dụ cho hạng người bỏ đi như đá gạch bị đập nát không dùng được.
統攝 Thống nhiếp nói là thâu tất cả. Tha cống. Khảo Thanh nói là thống lãnh cũng là tự. Xưa nay chánh tự nói là thống ký, thuộc chữ mịch, âm mích. Mịch là loại tơ nhuyễn, thanh thống. Thí diệp. Khảo Thanh nói là kiêm thống cũng là liễm. Thuyết Văn nói là dẫn trì. Chữ thủ, âm thủ, thanh nhiếp, nê thiệp.
爇痰 Nhiệt đàm nói là nhiệt triết. Khảo Thanh nói là nhiệt thủ. Thích danh nói là nhiệt, như lửa cháy rực. Thuyết Văn nói là nhiệt ôn. Chữ hỏa, âm nghệ thanh nhiệt. Đường lam viết thành chữ Khảo Thanh nói là bệnh nước trong màng ngực. Tập huấn cũng là bệnh nước trong màng ngực. Xưa nay chánh tự nói là nạch ách viết thành, chữ đàn lược thanh.
前伏 Tiền phục nói là mai phục. Tịch diệm. Nhĩ Nhã nói là tiền trầm. Quảng Nhã nói là tiềm một. Thuyết Văn nói là thiệp thủy, chữ thủy, chữ tâm. Kinh nói là hai chữ thiên viết sai. Phụng phúc. Tập huấn nói là phục ẩn. Quảng Nhã nói là phục tùng. Thuyết Văn nói là phục tứ nghĩa là người mai phục, chữ nhân, chữ khuyển đều là chữ hội ý.
翱翔 Cao tường nói là bay liệng. Ngã cao. Trịnh huyền giải thích và Mao thi nói là bay liệng ung dung. Hàn thì nói là bay liệng tự do. Nhĩ Nhã nói là chim bay liệng. Khảo Thanh nói là chim bay qua lại thong thả Văn cổ viết. Thuyết Văn nói là cao tường hồi phi, đều là chữ vũ âm cao thanh dương.
箭鴰 Tiễn quát nói là đuôi mũi tên. tương tuyền. Khảo Thanh nói là trú danh, giống như âm tiểu, nhưng lá nhỏ có thể làm mũi tên (âm thủ), vì âm thỉ là tiễn. Thuyết Văn nói là tiễn thỉ. Chữ trúc thanh tiền. Quát. Khảo Thanh nói là tiễn khẩu, theo tiễn quát là chịu dây nỏ Văn kinh nói là viết chữ mộc cũng được. Chánh thể chữ trúc chữ quát lược thanh.
--------------------------------------
一巷 Nhất hạng nói là hẻm. Học giáng. Mao thi nói là Lý gian đạo. Sử ký nói là vĩnh hạng là đường nhỏ trong cung. Thuyết Văn nói là đường nhỏ trong ấp. Nghĩa là ở trong ấp cho nên hai chữ ấy viết đây là chữ hội ý. Tự triện văn viết. Nhĩ Nhã viết. Cổ văn viết nói là đường quyên nói là hoang đường. Đồ tức. Tự thư nói là đường hư Ngọc Thiên nói là đường đồ Khảo Thanh nói là nói mà không làm. Thuyết Văn nói là đường đại ngôn. Chữ khẩu, thanh canh. Duyệt uyên.
禀性 Bẩm tánh. Bỉ cẩm. Khổng chú Thượng Thư nói là bẩm thọ Thuyết Văn nói là tứ cốc, chữ hòa thanh cẩm. 眛鈍 Muội độn nói là đần độn. Mạc bôi. Tập huấn nói là muội minh. Quảng Nhã nói là muội ám. Hàn Khang Bách nói là mặt trời lặn là muội. Vận Anh nói là đen tối không sáng. Thuyết Văn nói là chữ nhật, chư chu, lược thanh. Đồ độn. Thiên Hiệt Thiên nói là độn ngoan. Theo chữ ngoan sự hiểu biết mờ ám. Vận Anh nói là binh đao không bén. Thuyết Văn nói là độn đao, đao ngoan độn. Chữ kim, âm đồn, thanh đồn.
塚間 Trũng gian nói là giữa đỉnh. Tri lủng. Quyển 453 đã giải thích.
廉儉 Liêm kiểm, lực diệm viết thành, cự nghiệm.
Quyển 513 đã giải thích.
睡相 Thụy tướng nói là tướng tốt. Thời ngụy. Chu lễ điển nói là thụy chưởng ngọc thụy. Trịnh huyền nói là thụy phù tín. Theo điển thụy hoặc là ấn phù bảo của ngày nay. Thương Hiệt nói là thụy ứng. Cổ Dã Vương nói là vua có đức cảm càn khôn cho nên trời đất hiện tin lành. Đức cảm đến núi sông non nước thì trồng được cỏ thơm. Hà lễ viết nhạc gió lành đến đều là điềm lành. Thuyết Văn nói là thụy tín ngọc, chữ ngọc, chữ chuyên không thanh.
礄現 Kiều biện nói là cư yêu. Quyển 415 đã giải thích. tiếng Phạm La-sát-bà tên một loài quỷ. Biến lưỡi dài, tiếng hô to. Khi xưa dịch chỉ là La-sát. Loài quỷ này có thần thông bay đi tự do, ăn thịt máu của chúng sanh, nó rất lớn và hung dữ. La-sát nữ này có một quốc độ riêng ở biển cả châu đảo, dùng thần biến ra hình tướng ủy mị làm mê hoặc và dụ người lương thiện, như trong kinh Bản Hạnh đã nói.
-------------------------------------
能紹 Năng thiệu nói là có khả năng tiếp nối. Thị nhiêu.
Thuyết Văn nói là khẩn cư. Quyển 454 đã giải thích.--------------------------------
戰慄 Chiến lật nói là run sợ Chiên thiện. Cố Dã Vương nói là chiến cụ. Mao thi nói là chiến chiến căng căng, theo chiến chiến căng căng là sợ hãi. Nhĩ Nhã nói là chiến động. Quách Bộc nói là khủng động vu bộ sợ hãi động bước vội. Hoặc viết. Cổ văn viết. Hạ lăng nhất. Tập huấn nói là chiến lật cụ. Tự thư nói là ưa thích. Khảo Thanh nói là cẩn kính. Chữ tâm thanh lật, âm tâm. 源底 Nguyên để nói là tận nguồn. Ngu viên. Lễ ký nói là đạt được nguồn cội trong lễ nhạc. Trịnh huyền nói là nguyên bản. Quảng Nhã nói là gốc của vạn vật gọi là “nguyên”. Thuyết Văn nói là viết, hoặc chữ xưa viết. 伴侶 Bạn lữ nói là bạn trăm năm. Bạn mạn. Vương dật chú sở trừ nói là bạn lữ Vận Anh nói là bạn thị lữ Thuyết Văn viết nói là Đại nhi. Chữ nhân, thanh bạn. Chữ bạn chữ bát chữ ngưu viết thành bạn là sai. Trường lưu. Lực cử Quảng Nhã nói là Lữ bạn, hoặc viết chữ lữ Xưa nay chánh tự viết nói là lữ lệ. Chữ nhân, thanh lữ, hình nó giống như xương sống. Chữ lệ là âm lệ 勃惡 Bột ác nói là hừng hừng hung dữ. Yểm một. Quyển 429 đã giải thích. 鯉跣 Lý tiễn nói là giẫm đạp. Lệ chi viết thành, tiền diễn. Quyển 455 đã giải thích.
挑目 Thiên mục nói là khâu chọc. Thể diêu. Vận Thuyên nói là Thiêu bát. Khảo Thanh nói là Thiêu quyết. Tự thư nói là âm thủ thanh triệu. Trong kinh chữ mộc viết đào không đúng, hoặc chữ đao cũng viết cũng được.
Nghiết tỷ. Ngư khí. Quyển 455 đã giải thích.
Cứ giải nói là cưa xẻ Cư ngự Quốc ngữ nói là trong hình phạt dùng dao cưa. Cổ quỳ nói là dùng dao có chỗ dùng cưa để cắt, nghĩa là một án tử hình trong cung. Âm nghĩa là chặt chân, âm nguyệt đều là hình phạt. Thương Hiệt Thiên nói là Tiệt vật cứ. Thuyết Văn nói là thương dường, cũng là âm đường. Chữ kim, thanh cư Khảo Thanh nói là thương đường là cứ. Phương Ngôn nói là tên khác của chữ cứ. Giai mại. Khảo Thanh nói là giải thích, phán, phân.
交涉 Giao thiệp. Thường nghiệp. Thương Hiệt
Thiên nói là lội trong nước là thiệp lịch, lội qua nước gọi là thiệp.
琰磨王 Diệm ma Vương nói là tiếng Phạm minh ty quỷ Vương.
Xưa là Diêm ma Vương. Văn kinh nói là kiếp. Ma người xưa dịch là bình đẳng.
黧黑 Lê hắc nói là đen sạm. Lực tri. Văn thông tục viết nói là đen lóm đóm là lê. Khảo Thanh nói là diện tuẫn, hắc. Chữ hắc, chữ lược thanh.
繆誤 Mậu ngộ nói là sai lầm. Mai cứu. Vận Anh nói là mậu ngộ Vận thuyên nói là trá vọng. Quảng Nhã nói là mậu khi. Ích pháp nói là danh dự. Thật sảng gọi là mậu. Thuyết Văn nói là cuồng là người nói dối. Chữ ngôn, thanh lục. Hoặc viết. Ngũ cố Tự thư nói là quái ngộ. Hán thư nói là những điều sai lầm đều tha thứ Tả thi truyện nói là người mắc tội đều gọi là lầm. Thuyết Văn nói là ngộ mậu, chữ ngôn, thanh ngộ 欲扣 Dục khấu nói là khổ hậu. Quyển 456 đã giải thích.
Sa-môn phiên dịch kinh Tuệ Lâm soạn
(Âm kinh Đại Bát Nhã từ quyển 521 đến 562)
浙潙 T ích vi nói là Trinh tích. Quyển 456 đã giải thích.
Triêm bỉ tiếp liêm. Hàn hồi xả nói là nhược. Khảo Thanh nói là tiểu thấp. Thi ký Khổng Tử nói là Mưa ướt y phục mất hết hình dung. Cố Dã Vương nói là triêm lục. Văn tự tập lược viết. Thuyết Văn nói là triêm nhiễm, âm nhiễm, chữ vũ, thanh triêm.
谪數 Trích số nói là đinh lịch. Khảo Thanh nói là thủy lạc, hoặc viết. Thuyết Văn nói là thủy biến chú. Nước chảy. Tự thư nói là thủy đích. Văn kinh viết.
Sương câu.
不硨 Bất xa. Hưu cứu. Quyển 456 đã giải thích.
-Quyển 522-523 không có chữ giải thích.
嫌害 Hiềm hại nói là hình diệm. Khảo Thanh nói là tâm ác.
Thuyết Văn nói là bất bình trong lòng, còn gọi là hiềm nghi. Chữ nữ thanh hiềm. Hà lại. Thương Hiệt Thiên nói là hại tặc. Quảng Nhã nói là hại hại. Khảo Thanh nói là hại phương, hoặc viết ngăn cản xâm hại phải là bình phong, tên phòng đình. Thuyết Văn nói là hại thương, chữ âm miên, chữ khẩu lược thanh.
遜謝 Tốn tạ nói là khiêm tốn, cảm tạ. Tôn thốn. Vận Anh nói là tôn kính. Khảo Thanh nói là tốn thanh tịnh. Tập huấn nói là thanh tịnh vị, trốn khỏi chỗ ra đi. Thuyết Văn nói là tốn độn. Thuộc chữ sướt, thanh tốn, hoặc chữ tâm viết cũng giống. Tịch dạ. Khảo Thanh nói là tạ ân, tai, cáo. Thuộc chữ ngôn, thanh tạ.
危邃 Nguy thúy nói là giòn tan, dễ vỡ. Thanh tuế. Quảng Nhã nói là thúy nhược. Cố Dã Vương nói là nguy noa, hoặc viết. Khảo Thanh nói là phục phì, nhuyễn, duyển. Thuyết Văn nói là thịt mềm dễ cắt. Thuộc chữ nhục, chữ tuyệt, lược thanh. Kinh chữ nguy viết thành chữ không đúng.
Khối đăng nói là khoảnh đất. Khôi đôi. Nghi lễ nói là tẩm chiếm chấm khôi. Vận Anh nói là thổ khôi. Thuyết Văn nói là thổ thục. Thuộc chữ thổ, chữ quỷ, lược thanh. Ngũ khôi viết thành, hoặc viết chữ tượng hình, hoặc nói húc. Bức là tên khác của khôi.
------------------------------------
Trở hoại nói là bại hoại. Tường cung. Quảng Nhã nói là trở đồ. Mao thư truyện nói là trở cũng là hoại. Còn viết trở chỉ. Thuộc chữ thủy thanh thả. Hoại hội. Tập huấn nói là hội bại. Vận thuyên nói là tự phá gọi là hoại. Thuộc chữ thổ, chữ hoại, lược thanh. Am-một-la quả là trên trái cây viết bằng tiếng Phạm. Cũng gọi là Am-bàla tức trái am-la. 牟娜娑果 Mâu-na-sa quả là tên gọi của tiếng Phạm.
Trái này hình thù giống như dưa mùa đông, nước này không có.
溉瓘 Khái quán nói là tưới. Ky ý. Vận Anh nói là nhiễu quanh. Thuyết Văn nói là chữ khái cũng là chữ quán. Cố Dã Vương nói là khái vẫn là quán chú. Thuộc chữ thủy, thanh ký.
-Quyển 525-528 không có âm giải thích.
----------------------------------------
酥片多 Tô phiến đa nói là tên Phật phiên âm theo tiếng Phạm.
Đời đường nói là Diệu tức tai.
撞繫 Chàng kích nói là đánh, đôm. Cố Dã Vương nói là chàng là kích. Quảng Nhã nói là chàng thích thê. Thuyết Văn nói là chàng chú. Chữ âm thủ thanh đồng. 诃責 Ha trách nói là quở mắng. Hổ kha. Khảo Thanh nói là Ha niết, âm hủy nộ. Tập huấn nói là ba trách, Vận Anh nói là Sất nộ. Kinh viết cũng được. Trang cách. Thuyết Văn nói là trách tâm. Thuộc chữ, chữ thúc, âm thích, lược thanh. Thuyết Văn nói là chữ cổ viết.
----------------------------------------
慚愧 Tàm quý nói là hổ thẹn. Tàng hàm. Quy úy. Hai chữ này giải thích hỗ tương nhau.
酖著 Đam trước nói là đam mê. Đô cam. Vận Anh nói là đam hảo.
Khảo Thanh nói là đam ngoan, trước. Thuộc chữ thân, chữ đam, lược thanh.
笆憔 Ba tiêu nói là chuối. Bổ ba viết thành, tức tiêu. Tên một loại thảo thọ đã có từ lâu, xuất xứ tại giao chỉ chữ chỉ loài cỏ này có thể ăn được, là như chiếu có thể làm vải. Quyển 530-532 nói về ba mươi hai tướng của bậc đại nhân. Quyển 401 của quyển thứ nhất và 479 đã giải thích.
-
Quyển 531-535 không có chữ giải thích.
-----------------------------------
獵者 Liệp giả nói là người đi săn. Lực diệp. Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là Liệp thủ. Nhĩ Nhã nói là liệp ngược. Quách Bộc nói là lăng liệp bạo ngược. Theo chữ điền, âm điền thủ là liệp. Chữ khuyển, thanh liệp. Âm là âm điền liệp.
劇苦 Kịch khổ nói là đau nặng. Ký nghịch. Thương Hiệt Thiên nói là kịch bệnh đốc. Tập huấn nói là bệnh trầm trọng sắp từ giã. Phương Ngôn nói là bệnh giảm ít gọi là “kịch” Xưa nay viết đúng nói là chư đao thanh cứ. Văn kinh thường viết, không đúng với chánh thể, chữ âm cư. 懶稬 Lại nọa nói là lười biếng. Lặt cán. Khảo Thanh nói là bất cần. Thuyết Văn nói là giải đãi. Thuộc chữ tâm, thanh lại, hoặc chữ viết. Có thuyết nằm ăn gọi là “lại” Đồ ngọa. Quảng Nhã nói là nọa lại. Thuyết Văn nói là nọa bát kỉnh. Thuộc chữ tâm, thanh nọc. Vận Anh nói là đọa giải, hoặc viết đọa ngộ, hoặc viết đây là chữ xưa.
無翼 Vô dực nói là không cánh. Dương thức. Khổng chú thượng thư nói là dực phủ. Thuyết Văn nói là dực xi. Thuộc chữ vũ, thanh dị 胥糧 Tư lương nói là tiền của, lương thực. Lực cường. Tập huấn nói là lương trữ thực. Thuyết Văn nói là lương cốc. Thuộc chữ mễ, thanh lương. Văn kinh nói là tư lương Bồ đề. Bồ đề là Vô thượng đạo tư lương, là lục độ vạn hạnh.
----------------------------------------
贍篰洲 Thiệm bộ châu. Thương diệm viết thành, Nam châu, xưa dịch là Diệm sắc đề không đúng.
賸身洲 Thắng thân châu là Đông châu. 牛嘩洲 Ngưu hóa châu là Tây châu. 俱盧洲 Câu lô châu là Bắc châu.
毘柰耶 Tỳ-nại-da nói là tiếng Phạm là tạng giới, luật cũng gọi là Tạng điều phục. Chữ hưởng. Hư lưỡng viết thành hưởng, chiền van trong hang rỗng. Dương diễm nói là khi nóng từ xa mong có khí dương trên nhà và đất, giống như lửa cháy nhưng không phải lửa cháy, cho nên gọi là “dương diệm” như huyễn như hóa.
噚香城 Tầm hương thành nói là khi xưa tiếng Phạm là thành Càn-thát-bà. Quyển thứ nhất đã giải thích. 惔怕 Đàm-phạ nói là lo buồn. Đường lãm. Phổ bá. Hoài Nam Tử nói là đảm mãn cũng là phạ tỉnh. Quế uyển châu trụ nói là đảm phạ là tâm chí đầy đủ. Tự thư nói là vô hý luận. Vận Anh nói là an tỉnh. Văn kinh viết nói là ngôn bạc, hoặc viết nói là đạm bạc hoàn toàn không đúng.
Xưa nay viết đúng chữ đảm, thuộc chữ tâm thanh đảm.
Chữ pa cũng là chữ tâm, thanh bạch.
-Quyển 538 không có chữ giải thích.
-----------------------------------
問詰 Vấn cật nói là gạn hỏi. Khinh dật. Trịnh huyền chú lễ ký nói là cật tức là hạch tội. Quảng Nhã nói là hội trách. Thuyết Văn nói là cật vấn. Thuộc chữ ngôn, thanh kiết.
詶荅 Thù đáp nói là báo thù. Thời lưu. Mao thi truyện nói là thù báo. Trịnh huyền nói là thù hận. Thuyết Văn nói là thù khuyến. Thuộc chữ dậu, thanh châu. Dương nạp. Vận Anh nói là đáp đối. Khảo Thanh nói là đáp nhiên. Xưa nay chữ chân phương viết nói là chữ.
Thuộc chữ thảo, thanh lập. Chánh thể viết. Chữ hợp, thiên nguyệt viết thành đây là chữ xưa. Nay thường viết mất đi bản thể.
滯礙 Trệ ngại nói là ứ đọng cản ngăn. Trực lệ. Vương dật chú sở từ nói là trệ lưu. Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là trệ cứu. Thuyết Văn nói là trệ ngại. Thuộc chữ thủy, thanh đai. Ngã cái. Quảng Nhã nói là ngại cự.
Thuyết Văn nói là ngại chỉ. Thuộc chữ thạch, thanh nghi. 四衢 Tứ cù nói là ngã tư đường. Cụ vu viết thành nói là thông một đường gọi là lộ, bốn đường đều thông gọi là cù. Quách Bộc nói là giao thông nhau bốn đường. Thuyết Văn cũng giống như vậy, chữ hành thanh cù. 俺泥 Yểm nê nói là ẩn giấu, hoặc viết cũng giống chữ yểm. Tập huấn nói là yểm tàng. Vận Anh nói là yểm phú. Thuyết Văn nói là yểm liễm, chữ âm thủ, thanh yểm cũng viết.
窣堵波 Tốt-đổ-ba là tiếng Phạm. Theo Trung Hoa tức là xá-lợi và linh cốt của Đức Phật. xưa gọi là Sắc đồ. 谫滅 Tiễn diệt nói là mất hết. Điền hiện. Khổng an quốc ngữ nói là điển tuyệt. Nhĩ Nhã nói là điển tận. Thuyết Văn cũng như vậy, thuộc chữ ngạt, tham sam. miên kết. Khảo Thanh nói là diệt vong. Vận Anh nói là diệt một. Tập huấn nói là diệt tuyệt. Vận Anh nói là diệt tiêu. Thuyết Văn nói là diệt tân. Thuộc chữ thủy, chữ mậu, chữ hỏa mậu là hỏa nằm trong mậu có tướng tức là nước diệt lửa, cho nên thuộc chữ thủy chữ mậu hoặc viết cũng được. 莫耆 Mạc-kỳ là tiếng Phạm tức là tên của một loại thuốc giải độc.
Loại thuốc này phần lớn đều xuất phát từ núi Đại sơn, có thể giải hết tất cả loại độc, nước này không có. 螫噉 Thích đạm nói là bò cạp cắn. Thơ chích viết thành và ha cáp hai thanh nay đều được. Thuyết Văn nói là loài côn trùng có chất độc lan khắp nên gọi là bò cạp, cũng viết. Thuộc chữ trùng thanh xá. Đạm cảm. Khảo Thanh nói là khiết. Nhĩ Nhã nói là Đạm thôn. Xưa nay chân phương nói là đạm thực. Thuộc chữ khẩu thanh cảm. Thuyết Văn nói là đạm tiêu. Hoặc viết đều được.
-----------------------------------
蠱道 Cổ đạo nói là làm mê hoặc. Công ngũ Tự thư nói là mục cổ thần cũng là âm cô. Xuân thu truyện nói là mãnh trùng là nơi tối tăm mê mờ Sanh dị nói là mất đi tài năng. Vương Bách Chi nói là mê du sự, còn có âm là dã, cũng gọi là, đều thuộc loại hiểm chú.
魍魎 Vong lương nói là một giống yêu quái. Vong phương viết thành, lực hưởng. Khảo Thanh nói là võng lưỡng là một loại thần dưới nước, cũng là tà quỷ Hoài Nam Tử nói là hình thù quỷ giống như trẻ ba tuổi đỏ hỏm, mắt đỏ, móng đỏ, lỗ tai dài tóc đẹp. Quốc ngữ nói là loài yêu quái dưới nước, hoặc viết đều thông dụng.
香儾 Hương nang nói là túi đựng hương. Nãi đường. Khảo Thanh nói là túi hương miệng bị lệch. Theo “hương mang” tức là vật đốt hương cũng dùng sắt, đồng, vàng, bạc, linh, long làm thành hình tròn, bên trong có túi hương cơ quan khéo léo, mặc dù bên ngoài hình dọc, ngang tròn tùy theo uyển chuyển. Nhưng bên trong luôn bằng để cho không bị ngã, đó là đồ dùng của phái quý của hoàng hậu, cung phi.
盛貯 Thạnh trữ nói là dự trữ, chứa đựng. Âm thành là chữ thanh bằng. Trương lữ Khảo Thanh nói là tích tài. Thuyết Văn nói là trữ tích. Thuộc chữ bối, thanh đình, hoặc viết là vật chứa được một mét.
寳函 Bảo hàm hộp chứa của báu. Hà nham viết thành chữ. Văn xưa viết. Khảo Thanh nói là mộc hiệp. Thuyết Văn viết là hàm hiệp. Mục uyển châu trụ nói là thạnh. Kinh thị nói là thanh là vật đựng trân báu. Văn kinh viết nói là hàm cũng thông dụng.
竭诚 Kiệt thành nói là chí thành. cự triệt. Tập huấn nói là kiệt thủy tận. Nhĩ Nhã nói là kiệt tận. Khổng an quốc chú luận ngữ nói là dốc lòng trung tiết không đoái hoài đến thân này. Thuyết Văn nói là chữ thanh yết. Chữ thành. Nhĩ Nhã nói là thành tín. Bát-nhã nói là thành kính cũng là thành thật.
殀歿 Yểu một nói là chết yểu. Kiều yểu. Khảo Thanh nói là chết nhỏ tuổi gọi là yểu. Đỗ dự chú tả truyện. Đoản triết nói là gọi là yểu. Xưa nay chữ chân phương thanh yểu. Mộ cốt. Khổng an quốc chú Thượng Thư nói là một tử Trịnh huyền chú lễ ký nói là một điển. Mao thi truyện nói là một tận. Thuyết Văn nói là chữ thành.
譴罰 Khiền phạt. Xí kiến. Quảng Nhã nói là khiển trách. Thương Hiệt Thiên nói là khiển ha. Mục uyển chu tung nói là khiển trích vấn. Thuộc chữ ngôn, thanh khiển.
Phiền cách. Thượng Thư nói là hình phạt bôi mực lên mặt là thuộc một ngàn, năm trăm thuộc hình phạt chặt chân. Khảo Thanh nói là thêm tội cho người là phạt Thuyết Văn nói là tiểu tội. Thuộc chữ đạo, chữ lỵ, âm lợi, chữ, chữ, chữ ngôn, chánh kinh chữ tứ sai. Sát ấp thạch kinh nói là chủ thần viết sai.
鹁惡 Bột ác nói là bỗng nhiên giận dữ. Yểm một. Quảng Nhã nói là bột thạnh. Ngọc Thiên nói là bột bộc thạnh. Vận Anh nói là bột khởi. Thuyết Văn nói là bột bài. Chữ lực, thanh bột.
糞威 Phấn uy nói là ra oai. Phân vấn. Quảng Nhã nói là phấn khởi, tiến. Chữ đại chữ chuy, là đuôi chim, chữ điền. Tự thư nói là loài chim lớn ở ruộng dang cánh muốn bay gọi là phấn.
勇銳 Dũng nhuệ nói là hùng mạnh. Doanh huệ. Bát-nhã nói là duệ chiếm lợi. Khảo Thanh nói là chùy nói là mũi nhọn. Thuyết Văn nói là phong nam. Thuộc chữ kim, chữ nhuệ, lược thanh.
-----------------------------------
缺減 Khuyết giám nói là thiếu kém. Khuyển duyệt. Thinh loại chữ nói là chữ thùy viết. Thuyết Văn nói là vật đựng bằng sành, đất bình bụng to miệng nhỏ Thuyết Văn viết. Tự chánh nói là chữ viết. Quách Bộc chú Nhĩ Nhã nói là phữu mãnh nói là chậu sành. Thương Hiệt
Thiên nói là khuyết khuy. Cố Dã Vương nói là khuyết vẫn là điếm. Thuyết Văn nói là khí pháp. Chữ phữu chữ quyết, lược thanh. Chữ giảm có hai âm đều là thượng thanh. Thuộc chữ thủy, chữ hàm, gạch một gạch, âm giải thích đã dùng, về ý nghĩa khác với âm gốc. Khảo Thanh nói là tổn một ít gọi là giảm. Thuyết Văn nói là giảm tổn, nay không được, lại âm hàm ám. Tự điển nói là tự hao thiếu, giảm. Tập huấn nói là cũng giảm hao. Tự thư nói là khiếm thiếu, hiện nay chấp nhận, sau này hàm ám viết thành cũng ổn thỏa.
瘐極 Sấu cực nói là quá gầy ốm. Sắc sầu. Nhĩ Nhã nói là sấu tích mượn âm văn Tự Tập Lược nói là cơ thịt giảm thiếu. Thuyết Văn nói là sấu cù. Chánh thể viết, nay viết. Nhĩ Nhã nói là cù tích. Thuyết Văn nói là gầy ốm ít thịt. Chữ nạch, thanh.
氛郁 Phân úc nói là mùi thơm lan tỏa ngào ngạt. Phân văn. Thuyết Văn nói là tường khí, hoặc viết mùi lan tỏa khắp nơi, hoặc viết phân. Ư lục viết. Khảo Thanh nói là hương khí úc úc nói là mùi thơm ngào ngạt. 鮮淨 Tiên tịnh nói là tươi sạch. Tinh tiễn viết thành hoặc Khảo Thanh nói là tiên hảo. Tự thư nói là tiên tôn. Thuyết Văn nói là tiên thiện, lại viết. Thuyết Văn nói là tiên trinh. 巘蓋 Hiến cái nói là phướn lọng che. Hương yển. Thích danh nói là phướn và màn trên xe che lại chống nắng nóng. Thinh loại nói là lọng trên xe. Ngọc Thiên nói là vải căng trên xe gọi là hiến. Thuyết Văn nói là khuyết.
幡鐸 Phiên đạc nói là cờ phước, chuông lắc. Phương phiên. Thuyết Văn nói là tên của tất cả cờ xí, nay là cờ nghi vệ và cờ xí, ở giữa năm màu treo trên đầu cờ nên có tên là phan kỳ Đường lạc. Thuyết Văn nói là đại linh, chữ kim, thanh dịch. Quân pháp năm người gọi là một ngũ, một ngũ là một lưỡng, hai ty mã cầm chuông và linh vàng.
腫泡 Thũng pháo nói là mụn nước sừng phù. Chúc dũng. Khảo Thanh nói là thũng bệnh. Thuyết Văn nói là thũng ung. Thuộc chữ nhục thanh trọng. Bạch nhi. Quế uyển châu trụ nói là khí hậu nóng trên mặt người nổi mụn gọi là pháo. Thuyết Văn nói là khí hậu có gió mặt nổi mụn. Chữ nạch, thanh bao, hoặc chữ diện viết đều giống nhau, còn gọi trên mặt có mụn nhỏ.
枯涸 Khô hạc nói là khô hết nước. Khang cô viết.
Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là khô cảo. Thuyết Văn nói là mộc cảo cảo, mộc khô (cây tàn úa cây khô), chữ mộc, thanh cổ. Hà đạc. Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là cá kiệt. Quảng Nhã nói là cá tận. Thuyết Văn nói là cá kiệt. Theo chữ tức là nước khô hết. Chữ thủy thanh cá.
依裏 Y lý nói là áo lót. Qua hỏa. Khảo Thanh nói là lý bao.
箱篋 Tương khiếp nói là rương tre. Tước tương. tự lâm nói là tương trúc khí (vật bằng tre). Vận Anh nói là rương đựng sách đựng vở. Khảo Thanh nói là khiếp. Theo nghĩa cạn là tương, nghĩa sâu gọi là khiếp. khiêm hiệp. Khảo Thanh nói là hiệp giam, âm. Tự thư nói là tương. Thuyết Văn nói là hiệp tứ. Thanh hiệp, chữ viết đều được.
拔濟 Bạt tế nói là cứu giúp. Biện bát. Khảo Thanh nói là bạt trục, cứu. Mục uyển châu trụ nói là dẫn xuất (dẫn ra). Thuyết Văn nói là bạt trạc. Chữ thủ, thanh. Tinh duệ. Khổng chú Thượng Thư nói là tế độ Đỏ chú tả truyện nói là tế ích. Chữ thủy, thanh tế.
迷謬 Mê mậu nói là sai lầm. Mi hữu viết. Trịnh huyền nói là mậu ngộ. Quảng Nhã nói là mậu khi. Phương Ngôn nói là mậu trá. Ích pháp nói là danh dự trái với sự thật gọi là “mậu” Lưu hy nói là mậu sai. Thuyết Văn nói là mậu, thuộc chữ ngôn thanh lục. Văn kinh nói là viết thường viết, không đúng với chánh thể.
陕劣 Hiệp liệt nói là hẹp nhỏ nói là hàm giáo. Lễ ký nói là rộng thì dung chứa gian tà, hẹp thì tư dục. Thuyết Văn nói là hiệp ải. Ngọc Thiên nói là hẹp không được rộng lớn. Văn kinh nói là chữ viết, hoặc thuộc chữ viết đều không đúng. Thuyết Văn nói là chánh thể nói là chữ thanh hiệp cũng là ngoài biên ải bị quấy rầy. Lực xuyết viết. Quảng Nhã nói là sức yếu kém. Thuyết Văn nói là liệt nhược đây là chữ hội ý, hoặc thuộc chữ viết, thời chữ cổ thông dùng.
----------------------------------------
秉法炬 Bỉnh pháp bát nói là nắm được tám phép. Bỉ mãnh. Khảo Thanh nói là thủ chấp hòa. Tập huấn nói là bỏ hòa thúc. Vưn tự thích yếu nói là tay cầm một bó lúa. Chữ thủ, chữ hòa. Thuyết Văn nói là bó tre lại đốt gọi là bát. Xưa viết.
法驘 Pháp lỏa nói là cách hàm tổ tò vò. Lỗ hòa. Nhĩ Nhã nói là phó lỏa đệ thâu. Quách Bộc chú nói là để thâu oa ngưu, theo chữ lỏa đây là nhạc khí của Sắc Bạch Thái Thường, khi thổi lên âm thanh hay tiếng vang đến mấy dặm, giống như nhan Thị tự Chánh thể viết, thanh. Văn kinh phần nhiều thường viết. Chữ lỏa này có ba âm nói là bình, thượng, khứ, ngày nay không chấp nhận.
雙足 Song túc nói là đủ đôi. Sóc song. Cố Dã Vương nói là song là hai con. Thuyết Văn nói là song là hai cành. Phương Ngôn nói là hai con chim bay gọi là “song quần”. Thư tự yếu nói là chữ thuộc chữ chuy là đuôi chim. Chữ thủ, tay cầm hai con chim gọi là song. Kinh văn nói là chữ viết thành không đúng.
-----------------------------------
地獄 Địa ngục. Ngu cục. Ngọc Thiên nói là nơi trói người trong tù đều gọi là ngục. Trịnh chú chu lễ nói là tranh tài gọi là tụng, tranh tội gọi là ngục. Thuyết Văn nói là ngục xác. Chữ, âm ngôn. Chữ nói là hai con chó cắn nhau. Chữ nói là kiện tụng. Địa ngục nói là nơi âm ty đen tối.
昏翳 Hôn ế nói là tối tăm. Hô côn. Khổng an quốc chú Thượng Thư nói là hôn ám. Khảo Thanh nói là hôn loạn. Thuyết Văn nói là hôn đán minh. Chữ nhật chữ thị Tự thư nói là chữ ở dưới chữ thành nhật hôn. Anh kế.
Vận Anh nói là ế tế. Quảng Nhã nói là ế chướng. Thuyết Văn nói là hoa cái. Chữ vũ, nhế 涉晻 Thiệp ám nói là đi vào nơi tối tăm. Vận Anh nói là thiệp lịch. Khảo Thanh nói là thiệp độ thủy. Thuyết Văn nói là đồ hành thủy. Thuộc chữ thủy chữ bộ đây là chữ hội ý. Ô cam. Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là mặt trời không có ánh sáng là nhật ám.
薩婆若 Tát-bà-nhã nói là sai với tiếng Phạm. Đúng với tiếng Phạm nói là Tát kiết nhương nhị hợp. Đường ngôn nói là Nhất thiết trí, trí tức là tên khác của Bát-nhã Ba-la-mật.
輕梢 Khinh tiêu nói là coi thường trách mắng. Tình diệu. Khảo Thanh nói là trách nhường, tiều. Thương Hiệt Thiên nói là ha. Thuyết Văn nói là nhiễu, hoặc viết. Thuộc chữ ngôn, chữ tiêu.
柜逆 Cự nghịch nói là chống cự Cự ngộ Vận Anh nói là cự cách. Quảng Nhã nói là cự hãn, âm hạn. Thuyết Văn nói là kháng. Vận thuyên nói là cự vi.
他溺 Tha nịch nói là chết đuối. Ninh đích. Tự thư nói là một thủy, không còn sắc khí gọi là “nịch”. Khảo Thanh nói là trầm, hoặc viết ưu. Thuyết Văn viết.
形貌 Hình mạo. Nai pháo viết thành đây là lối chữ trứu ngày xưa.
Thuyết Văn viết dung nghi. Thuộc chữ nhân voi trắng mặt người. Tự thư nói là mạo hình. Hoặc chữ hiệt viết. là đầu, chữ bao, lương thanh. Hiệt là âm hiệt.
Khô tụy nói là tiều tụy. Khổ hồ. Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là khô cảo. Khảo Thanh nói là mộc càn tử Thuyết Văn nói là mộc cảo. Chánh thể viết xương thịt đều khô. Tình toại. Thuyết Văn nói là tiều tụy. Vận Anh nói là tiều tụy xấu ác, hoặc viết. Xưa nay chánh tự nói là chữ hiệt chữ tốt.
-----------------------------------
暗鈍 Ám độn nói là ngu đần. Đồ hận. Thương Hiệt Thiên nói là độn ngoan. Theo ám độn là sự hiểu biết đen tối không được tỏ Thuyết Văn nói là độn đao, đao ngoan độn. Thuộc chữ kim thanh độn. âm độn.
怯喂 Khiếp ủy sợ hãi. Khương kiếp viết thành, hoặc viết. Thuyết Văn nói là Đa úy lễ ký nói là dũng là khổ khiếp. Khiếp là úy liệt. Uy vi viết thành úy. Khảo Thanh nói là tâm đã phục. Nhĩ Nhã nói là úy cụ cũng là úy kính. Luận ngữ nói là có bao điều phải sợ nói là úy thiên mệnh, úy đại nhân, úy Thánh nhân. Trịnh chú lễ ký nói là phụ gọi là úy. Tự thư nói là úy nạn. Thuyết Văn nói là úy ác. Chữ là nanh vuốt của cọp đáng sợ. Thuộc chữ nhân âm quỷ 懷孕 Hoài dựng nói là mang thai. Hoành quai. Khổng chú luận ngữ nói là hoài an còn gọi là hoài quy. Trịnh chú lễ ký nói là hoài lai. Cổ văn chánh thể chữ nữ viết. Dĩ chứng viết thành dựng. Trịnh huyền lễ ký nói là:, âm nhân, mang thai gọi là dựng. Quảng Nhã nói là dựng hoài thân. Thuyết Văn nói là hoài tử. Chữ nãi, thanh tử, âm thân.
-----------------------------------
欠砝 Khiếm khứ nói là khâu khứ Bi thương nói là Há miệng rộng hơi ra hết. Văn kinh chữ viết, không đúng chính là thanh thùy.
嗤笑 Xuy tiếu nói là cười chê. Xích chi. Hàn thi nói là ý chí hòa duyệt. Khảo Thanh nói là xuy tiếu. Tự thư nói là xuy hý tiếu. Thuyết Văn viết lại viết hý tiếu. Chữ khiếm thanh, âm. Táo nhiễu nói là xao động. Tảo đáo viết thành, Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là táo cũng là nhiễu. Trịnh chú lễ ký nói là không được an tỉnh. Cố Dã Vương nói là táo động. Tự thư nói là nóng tính. Thuyết Văn nói là thuộc chữ túc, thanh cảo, âm táo. Nhi thiếu. Khảo Thanh nói là nhiễu loạn. Thuyết Văn nói là nhiễu phiền. Chữ âm thủ thanh nhiễu. Trong kinh viết viết không đúng.
咖枷茉那 Ca-giá-mạt-na nói là phiên âm tiếng Phạm tên một loại báu. Loại thạch báu này không phải loại báu thù thắng. Nước này không có, cũng như loại ngọc thạch.
憑郘 Bằng lữ nói là bạn trăm năm. Am hoằng. Thái công lục thao nói là bằng của hữu gọi là bằng, hữu của bằng gọi là đảng. Khảo Thanh nói là đồng sư môn. Tự thư nói là bằng loại. Người xưa gọi là số pháp. Người xưa dùng hàng hóa quý đem trao đổi, năm quý là một “bằng”. Ở đây cũng tạm mượn chữ phụng xưa. Mượn chữ phụng gọi là bằng. Phụng bay thì bầy chim hàng vạn con, cho nên mượn chữ phụng xưa viết thành chữ “bằng đảng”. Thuyết Văn viết, thuộc chữ nhân, thanh bằng. Lực cử. Thương Hiệt Thiên nói là lữ lệ. Quảng Nhã, Ngọc thiên nói là lữ bạn. Xưa nay chánh tự viết nói là chữ nhân, thanh lữ, âm lệ.
深芺 Thâm áo nói là sâu xa nhiệm mầu. Ô cáo viết thành, ư lục viết thành hai chữ giải thích đều giống. Quảng Nhã nói là áo tạng. Phương Ngôn nói là chỗ sâu kín trong nhà. Thuyết Văn nói là cứu, ở phía Tây, Nam ngung của nhà. Thuộc chữ viết, âm. Ở dưới âm cung ở trên xưa là chữ lục, âm miên, chữ mễ viết thành không đúng.
-----------------------------------
玁恨 Hiềm hận nói là Hiếp thiểm. Vận Anh nói là hiềm nghi Vương chúc chú dị nói là tâm không được bình an. Khảo Thanh nói là tâm ố Thuyết Văn nói là chữ tâm, thanh hiềm. Kinh thuộc chữ nữ viết, cũng giống như âm ố.
倥炔 Không khuyết. Khổ công viết thành, khuynh duyệt. Ngọc Thiên viết nói là khuyết điểm. Mao thi nói là nai kêu và tiếng hòa với nhạc tiếng nghe văng vẳng. Thuyết Văn nói là khí phá. Thương Hiệt Thiên nói là khuyết khuy. Chữ phữu thanh quyết, hoặc viết chữ thùy viết dùng như là âm điểm. Phữu, âm quyết.
除臾 Trừ du nói là trừ hết bệnh. dĩ chủ Tập huấn nói là du tậc sai nói là trừ lành bệnh, thắng ích. Thuộc chữ tâm thanh du. Chữ du thuộc chữ chu.
-------------------------------------
端供 Đoan cung nói là chấp tay. Đỗ quan. Khảo Thanh nói là đoan chánh. Chu lễ nói là y phục chỉnh tề có huyền đoan, tố đoan. Trịnh chúng nói là đoan bỏn. Phương Ngôn nói là đoan tự. Thuyết Văn nói là đoan trực. Thuộc chữ lập thanh đoan. Khương ủng. Đỗ dự chú tả truyện nói là chấp tay là cung. Lễ ký nói là chấp tay thẳng ngay ngắn. Thượng Thư nói là cong xuống chí thành. Mao thi truyện nói là cung pháp. Thuyết Văn nói là liễm thủ, thuộc chữ thanh cộng.
善軛 Thiện ách nói là ư cách. Khảo công ký nói là người xe làm đường xe sáu thước. Trịnh chúng nói là Ách xe ngay áp vào cổ trâu để kéo ách xe. Thuyết Văn nói là viên tiền. Thuộc chữ xa chữ ách nói là âm ách. Văn kinh viết đây là lối chữ thường viết.
卵愨 Noãn xác nói là vỏ trứng. Lang quản. Thuyết Văn nói là phàm loài động vật nào không có sữa thì sanh bằng trứng, người đi sanh bằng thai. Có người hỏi nói là “Cá há là loài vật bay, sao lại sanh bằng trứng” Đáp nói là “Chim ở trên mây, cá ở dưới nước cũng là một loại”. Văn cổ viết. Triện thư thuộc chữ tượng hình viết. Khổ nhục. Tập huấn nói là vỏ trứng chim gọi là xác. Khảo Thanh nói là noãn không bì. Chữ noãn thanh xác. 敵對 Địch đổi. Đồ lịch. Đỗ dự chú tả truyện nói là địch đối còn gọi là địch đương. Nhĩ Nhã nói là địch thất. Thuyết Văn nói là địch cứu. Thuộc chữ phộc, chữ trích lược thanh. Đương nội. Khảo Thanh nói là đối đáp, thất.
Thuyết Văn nói là biện đối vô phương. Sô học. Chữ khẩu, chữ thốn. Văn kinh nói là chữ âm thảo, chữ chí viết thành là sai.
蹊徑 Hề kính nói là đường đi. Hình câu. Đỗ dự chú tả truyện nói là hề kính. Trịnh huyền chú lễ ký nói là hề kính là đường của cầm thú. Thuộc chữ túc, thanh hề cũng viết. Kinh định. Chu di lương nói là kính lộ Cố Dã Vương nói là kính tiểu lộ Quảng Nhã nói là kính là đường tà. Thuộc chữ sách thành hành. Theo kinh âm sách âm hành.
咨作 Tác nói là bỗng nhiên. Huân luật. Tiết công chú tây kinh phú nói là húc hốt. Thiên Hiệt Thiên nói là húc hiến, khởi. Thuyết Văn nói là hữu sở xuy khởi. Thuộc chữ khiếm thanh nhị
-----------------------------------
柔耎 Nhu nhuyễn nói là mềm mại, dịu dàng. Nhi chuyển. Trịnh chúng chu lễ nói là nhi hậu chỉ vi hì. Thuyết Văn nói là hơi mỏng, nhuyễn nhược. Thuộc chữ đại thanh nhi, hoặc viết cũng được.
迷繆 Mê mậu nói là sai lầm. Mi thạch. Trịnh huyền chú lễ ký nói là mậu ngộ Phương Ngôn nói là mậu trá. Quảng Nhã nói là mậu khí. Ích pháp nói là danh dự. Thật quai nói là mậu. Lưu hý nói là mậu sai. Thuyết Văn nói là mậu. Thuộc chữ ngôn, thanh lục. Văn kinh nói là thuộc chữ viết không đúng với chánh thể. Lục ấu.
宪 Hiến nói là bất ngờ hiện. Thôn nạp viết thành, đúng là chữ viết. Thinh loại nói là thương hiến bạo tậc. Khảo Thanh nói là thượng man, cứ hoặc viết. Am mạo. Khảo Thanh nói là bạo mãnh, tốc, vô thiện. Thuyết Văn nói là chữ bạo. Thuộc chữ phong đây là chữ hội ý. Chữ âm củng, âm thao. Kinh bản viết đây là chữ thường viết. 桥逛 Kiều cuống nói là lừa dối, lật lọng, cư yêu. Tập huấn nói là kiêu trá. Tự thư nói là kiêu vọng. Văn kinh truyền nhau thuộc chữ viết không đúng cách dùng này. Câu nhục. Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là cuống hoặc. Đỗ dự chú xuân thu nói là cướng khi. Khảo Thanh nói là tướng khi dùng chữ ngôn. Thuyết Văn nói là thuộc chữ ngôn, thanh cuống, hoặc viết, lại viết đều là chữ cổ nay không dùng nữa.
愆失 Khiến thất nói là tội lỗi. Kiệt yên. Khảo Thanh nói là khiên quá. Tự thư nói là khiên. Thuộc chữ nhân, chữ tâm, thanh khiên. âm khiên. Trong kinh phần nhiều chữ nhân hai chữ thiên viết đây là chữ thường viết. Hoặc viết cũng như chữ đều là chữ cổ, âm khiết.
偟懼 Hoàng cụ nói là sợ hãi. Tập huấn nói là hoàng tủng. Khảo Thanh nói là hoàng khủng. Bát-nhã nói là hoàng cứ Tự thư nói là thuộc chữ tâm, thanh hoàng, âm cứ?. Chữ là âm. Cù ngụ Tự thư nói là úy. Phương Ngôn nói là cụ kính. Thuyết Văn nói là cụ khủng, thuộc chữ tâm, thanh cụ. Văn cổ viết.
親昵 Thân nặc nói là rất thân mật. Ni lật. Chánh thể viết nói là nặc. Mao thi nói là ni cận. Đỗ dự nói là nặc thân. Thuyết Văn nói là thuộc chữ nhật chữ nặc lược thanh.
沌質 Thuần chất nói là không lẫn lộn. Thừa luân.
Chánh hợp viết.
Khảo Thanh viết nói là thuần thanh. Thuyết Văn viết. Thuộc chữ thủy thanh. Chân nhật. Trịnh chú nghi lễ nói là chất chánh. Đỗ dự chú tả truyện nói là chất tín. Cố Dã Vương nói là chất thuần phác. Quảng Nhã nói là chất cận khu, chất định. Ích pháp nói là thực danh không sai gọi là “chất” chánh trực không mất gọi là “chất” Thuyết Văn nói là dĩ vật tương chuế. Thuộc chữ bối, chữ sở, âm chuế.
技藝 Kỹ nghệ nói là tài nghệ. Cự nghĩ. Khảo Thanh nói là công xảo. Tập huấn nói là kỹ cũng như nghệ Thuyết Văn nói là kỹ xảo. Thuộc chữ thủ thanh chi, chữ âm thủ Nghê kế Chu lễ nói là có sáu nghệ, lễ, nhạc, sạ, ngự, thư số. Cố Dã Vương nói là nghệ cũng như tài. Đỗ dự nói là nghệ là cách nhân hạ Cổ chú quốc ngữ nói là nghệ cực. Tự thư nói là nghệ năng. Thuộc chữ vân, thanh nghệ âm giống như trên.
Tiếng Phạm là Sa-sát-bà, xưa là La-sát-ngoa. Chữ la là thượng thanh, khi kêu lên dùng lưỡi dẫn tiếng, đây là tên một loài quỷ bạo ác. Nam thì cực xấu nhưng nữ thì rất đẹp. Chúng hay ăn thịt người khác. Nước của La-sát nữ ở hải đảo. Như trong kinh Phật Bản Hạnh đã giải thích.
滄賈 Thương cổ nói là buôn bán. Thi chương viết thành, cổ khổ.
Chu lễ cửu chức lục nói là thương mại. Trịnh huyền nói là hành mại gọi là thương, bán ngồi gọi là cổ. Khảo công ký nói là trân bảo được thông bốn phương dùng làm tài của gọi là "thương lữ". Trịnh huyền gọi là khách lái buôn. Thuyết Văn nói là hành cổ. Thuộc chữ bối, chữ thương lược thanh. Trong kinh thường viết là sai. Phải thân chữ mới đúng. Trịnh huyền nói là vật thông phương gọi là "thương", bán tại chỗ gọi là cổ. Đỗ dự nói là cổ mại. Khảo Thanh nói là ngồi bán cũng là cổ giá. Nói là cổ thị, hoặc gọi âm giả không đúng.
戲謔 Hý hước nói là hài hước. Hư ký. Hương hước. Mao thi nói là vô cám hý dự. Truyện nói là hý dự miễn dự. Thuyết Văn nói là thiên của Tam Quân. Thuộc chữ hư thanh qua. Kinh thuộc chữ viết không đúng. Mao thi truyện nói là hước hước hý lạc còn gọi là thiện hý hước hước hề. Thuyết Văn nói là hý cũng là hước. Thuộc chữ ngôn, thanh ngược.
船撥 Thuyền bát nói là quay đầu thuyền. Thuật chuyên. Thế Bản cộng cổ hóa nhung nói là chu thuyền. Tống Trung nói là tên của hai vị thần hoàng đế. Phương ngôn nói là từ quan Quan tây gọi ghe là thuyền. Thuyết Văn nói là thuyền chu. Thuộc chữ chu chữ công, lược thanh. Phiền miệt. Khảo Thanh nói là cột cây trê dưới nước gọi là "bát" âm đại. Tập huấn nói là mộc bát. Thuyết Văn nói là thuyền lớn trong biển. Thuộc chữ mộc, thanh phát, hoặc thường viết chữ phiệt. Quảng Nhã viết. Văn kinh viết sai. Tát để nhã tâm nói là tiếng Phạm lược sai không đúng. Đúng tiếng Phạm nói là Tát phược kiết nhương nhị hiệp. Đời Đường nói là Nhất thiết trí tâm tức là tên khác của "Bát-nhã"
--------------------------------------
顧吝 Cố lận nói là quan tâm tiếc rẻ. Cổ khố. Trịnh chú tiên mao thi nói là hồi đầu gọi là "cố", còn gọi là cố cũng như thị, còn gọi cố niệm, thuộc chữ hiệt, thanh cố. Hiệt âm hiệt, âm cố. Lực trận. Khổng an quốc chú thượng thư nói là hào tiết. Phương ngôn nói là tham không cho gọi là hào. Thuyết Văn nói là chánh thể viết nói là lận lận hận. Thuộc chữ khẩu thanh văn. Hoặc thường viết, hoặc viết đều thuộc chữ cổ.
繽紛 Tân phân nói là sặc sỡ. Thất tâm viết thành, phương phân.
Khảo Thanh nói là Tân phân loạn đều thuộc chữ, xưa là mích tân phân đều là thanh. Trong kinh chữ tâm, thuộc chữ viết không đúng.
勇捍 Dũng hãm nói là chống cự. Dung thũng. Cố Dã Vương nói là hùng còn gọi quả quyết. Ích pháp nói là treo mạng vì nhân gọi là “dũng”. Bỏ mình vì nghĩa gọi là “dũng”. Giữ nghĩa không cúi lòn gọi là “dũng” biết chết không tránh gọi là “dũng” Thuyết Văn nói là hiệu là giữa bản nguyên này thoát được Tứ Diệp Tử, tình gần nhưng thông với xa, quán sát một nhưng thuộc về nhiều. Thuyết Văn nói là cây nằm ngang cửa, thanh. Hộ quan viết thành, âm giống như trên. Trữ thư viết nói là quan. Trong kinh viết quan không đúng, âm biển.
Quyển 551-554 không âm.
-----------------------------------
宜澍 Nghi chú nói là mưa đúng mùa. Chi thụ. Hoài Nam Tử nói là mưa xuân tưới muôn vật, khắp nơi đều thấm nhuần muôn vật đều sinh sôi nảy nở. Thuyết Văn nói là mưa đúng mùa cho nên tưới mát vạn vật sinh trưởng. Thuộc chữ thảy, chữ chú. Chánh thể viết nói là chú. Trừu văn viết nói là chú.
Quyển 556 không có chữ
-----------------------------------
殄滅 Điển diệt nói là không còn. Điền tiễn. Quyển 539 đã giải thích.
譴罸 Khiển phạt nói là chịu hình phạt. Khinh kiến viết thành, phiền miệt. Quyển 540 đã giải thích.
疲極 Bì cực nói là mệt lã người, âm bỉ. Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là lao cũng là bệnh. Quảng Nhã nói là bì quyện. Kỳ nghi. Khảo Thanh nói là cực cùng, cánh. Thuộc chữ mộc, thanh cực.
怯怖 Khiếp bố nói là sợ hãi. Khi nghiệp. Cố Dã Vương nói là khiếp úy liệt. Thuyết Văn nói là chữ viết.
Thuộc chữ thanh khứ-
Quyển 558 không âm.
-----------------------------------
梢散 Sao tán nói là dần phân ly. Sở giao. Ngọc Thiên nói là sao sao xâm tiệm. Quảng Nhã nói là sao sao tiểu. Khảo Thanh nói là sao tận. Thuyết Văn nói là vật ra từ từ. Tang tán. Thuyết Văn nói là phân ly, hoặc chữ viết đuôi chim. Thuyết Văn nói là phi tán. Quảng Nhã nói là phi hoại còn gọi phi bố. Thuyết Văn nói là chữ tán, chữ nhục thanh tán âm cũng như vậy.
拒逆 Cự nghịch nói là chống cự. Cự trữ. Quảng Nhã nói là cự hãng.
Thuyết Văn nói là cự kháng. Vận Anh nói là cự vi. Thuộc chữ thủ thanh cự. chữ âm hãn. Ngư chiến. Nhĩ Nhã nói là nghinh. Phương ngôn nói là từ quan đến đông gọi nghinh là nghịch. Thương Hiệt Thiên nói là nghịch là không theo. Khổng an quốc nói là khóc chống đối lại. Tả truyện nói là nghịch có sáu nói là triện phương, quý tiểu toa, giữa tưởng viễn, giữa thân tân, cựu tiểu thêm đại dâm, phá nghĩa gọi là lục "nghịch". Trịnh chú khảo công ký nói là nghịch cũng là bất thuận. Quan đông gọi "nghịch". Quan tây gọi "nghinh". Thuyết Văn nói là nghịch nghinh đều thuộc chữ sướt thanh nghịch. Kinh viết theo chữ thường viết. Phu vật viết thành, sưu lược viết thành âm nghịch âu nhiệt huyết. Âu khẩu. Tả truyện nói là phục trao âu huyết, thao cung đái. Thuyết Văn nói là âu thổ. Thuộc chữ khiếm, chữ âu lược thanh. Như thiết. Khảo Thanh nói là nhiệt thử. Quế uyển châu tụ nói là nắng ấm gọi là "nhiệt". Thuyết Văn nói là nhiệt ôn. Thuộc chữ hóa, thanh chấp. Ô câu viết thành, tha lao viết thành, chữ âm nhiệt.
-----------------------------------
規模 Quy mô nói là khuôn mẫu, quy định. Quý duy. Cố Dã Vương nói là khuôn tròn thì là khuôn vuông. Mạnh Tử nói là không có không có khuôn phép thì không thể được đến đoan chính hoàn mỹ Khảo Thanh nói là quy viên, chánh, độ Trịnh huyền nói là quy chánh viên khí. Thuyết Văn nói là quy có mực đo. Thuộc chữ phu chữ kiến, có khi thuộc chữ đều sai. Đồ lạc. Mẫu am. Trịnh huyền tiên mao thì nói là mô pháp còn gọi mô phạm. Khảo Thanh nói là mô hình, mô dạng. Văn cổ viết, âm cũng giống như trên.
-----------------------------------
稱量 Xứng lượng nói là đo lường đúng. Xích chững. Vận Anh nói là xứng trình. Khảo Thanh nói là định kỳ nặng nhẹ, bình. Quảng Nhã nói là xứng độ. Thuyết Văn nói là xứng thuyên. Thuộc chữ hòa thanh xưng. lực khương. Khảo Thanh nói là lượng độ, xứng. Thuộc chữ viết, thanh đồng. Cổ văn viết.
數量 Số lượng. Sương lâu viết thành, lực trượng viết thành, giải thích như chữ lượng trên, thường viết lượng. 數量 Số lượng. Tương lâu viết thành, lực trượng viết thành, giải thích giống như chữ lượng trên, thường viết chữ lượng.
堵羅綿 Đỗ-la-mích nói là tiếng Phạm là loại bông mềm nhẹ. Sa-môn Đạo Tuyên chú giới nói là bông hoa liễu, bông hoa am đài, bông hoa dương trắng, bông hoa bạch điệp v.v… lấy loại bông mềm nhẹ này làm ví dụ. 飄轉 Phiêu chuyển nói là gió thổi mạnh. Thất diêu. Quách Bộc chú Nhĩ Nhã nói là phiêu là hồi phong. Mao thi truyện gió thổi mạnh. Kinh Điển Mục Đức Minh nói là tỳ diêu. Lão Tử nói là gió không cùng chiều, hoặc viết, thuộc chữ viết đây là chữ xưa.
遊泛 Du phiếm nói là du thuyền nói là phương hiểm. Cổ chú quốc ngữ nói là phiếm sắc. Thi truyện nói là phiếm lưu nhi.
卒破 Thốt phá nói là binh lính rối loạn. Vật nạp viết thành thường viết như vậy. Ngọc Thiên nói là chữ này cùng với binh tốt lộn xộn, nhưng dùng khác. Khảo Thanh nói là hiến thương man, cứ. Kỳ ngự Sắc nang nói là phụ vô. Ngọc Thiên nói là phù vưu. Lục pháp nói là bạc mưu. Hai âm nay đều là âm Ngô và Sở, nay không chấp nhận. Quảng Nhã nói là phù phiêu. Ở trên Trịnh chú lễ ký gọi là Sắc. Cổ quỳ nói là sắc khinh. Thuyết Văn nói là sắc phiếm, thuộc chữ thủy thanh phù. Nải lang. Tập huấn nói là có đáy gọi là “nang”, không đáy gọi là thác đều là đồ đựng vật. Tự thư nói là lớn gọi là nang, nhỏ gọi là thác, thuyết này không đúng. Tiểu truyện chữ nang bỏ chữ thác. Thuộc chữ thanh. Nay văn kinh viết sắc nang là khí nang. Muốn qua nước lớn mượn sức khí cầu này qua, cho nên lấy làm ví dụ Chữ âm thác, chữ âm hỗn, nữ canh.
善軶 Thiện ách. Anh cách. Quyển 548 đã giải thích. Sàng tà. Trạng trang. Quảng Nhã nói là dụng cụ an thân nghĩ ngợi của người. Thuyết Văn nói là thân sở an, chữ mộc thanh tường. Văn kinh viết không đúng, kiểm. Tự thư đều không phải chữ này. Tình dương.
一腋 Nhất dịch nói là nách. Dương ích viết thành còn gọi là chương diệu. Hai âm này đều được. Bi thương nói là dịch cách là ở phía sau khủy tay và dưới vai, xưa nay viết đúng. Thuộc chữ nhục chữ dịch. Chữ là âm các dịch.
洲諸 Châu chư nói là cù lao. Âm châu, chương dữ Nhĩ Nhã nói là giữa nước ở được gọi là châu. Mao thi truyện nói là chữ là cù lao nhỏ. Vương dật chú sớ từ nói là bờ nước gọi là chữ, hoặc viết chữ, hoặc có thuyết nói là lớn gọi là châu nhỏ gọi là chữ 翅羽 Xí vũ nói là cánh chim. Thi dị Chánh thể viết. Vận Anh nói là điểu vũ. Thuyết Văn nói là xí dực. Thuộc chữ vũ, chữ phộc lược thanh.
欻作 Huất tác nói là bỗng nhiên. Huân luật. Triết tông nói là huất bỗng. Thiên Hiệt Thiên nói là Hốt tốt khởi. Thuyết Văn nói là hữu sở suy khởi. Thuộc chữ khiếm.
------------------------------------
侮傲 Vũ ngạo nói là tự cao tự đại. Ngũ cáo. Thượng Thư nói là ngạo mạn. Thuyết Văn nói là ngạo cứ Thuộc chữ nhân thanh ngao. Chữ viết đúng. Thuộc chữ xuất chữ phương chữ phộc.
親暱 Thân mặc nói là thân thiết. Mi lật. Văn kinh nói là thuộc chữ viết đây là chữ thường viết.
羅剎娑 La-sát bà nói là thuộc tiếng Phạm, đây là tên một loài quỷ dữ uống máu, ăn thịt chúng sanh, khi xưa dịch là La-sát.
商賈 Thương cổ nói là lái buôn. Thỉ dương viết thành, cô hô viết thành, đã giải thích đầy đủ ở trước.
俳優 Bài ưu nói là đào kép kịch. Am mai viết thành, ức cừu.
Thương Hiệt Thiên nói là bài ưu nhạc nhân, văn trước đã giải thích. ma hoài.
戲謔 Hý hước nói là đùa. Hư khí viết thành, hương ngược viết thành đã giải thích văn trước.
邀栔 Yêu khế nói là cầu mong. Y nhiêu. Khảo
Thanh nói là yêu giá. Đỗ dự chú tả truyện nói là yêu yêu. Tự thư nói là yêu tuần, thuộc chữ tâm, hoặc chữ sách viết, giải thích cũng như trên. Khinh khế Vận Anh nói là khế ước, yêu. Trịnh chúng nói là yêu phù thư. Trịnh huyền từ là khoán ngày nay, chữ lục. Khảo Thanh nói là lớn gọi là khoán, nhỏ gọi là khiết. Đỗ dự nói là danh từ của yêu khiết. Người xưa hợp hai lễ dựa theo đây để phê bình mỗi bên tin theo quan điểm của mình. Thuộc chữ khát chữ củng đây là chữ hội ý và chuyển chú. Khuôn nguyện viết thành, khẩu bát viết thành, chữ làm âm củng.
根栽 Căn tài nói là trồng cây. Tể sai. Trịnh huyền chú lễ ký nói là tài thực. Theo tài chủng là trồng các thứ cây cỏ gọi là tài, thuộc chữ mộc chữ tai lược thanh. Chữ âm tai.
-Quyển 564-565 không có âm để giải thích.
--------------------------------
呵難拖 A-nan-đà nói là đời Đường nói là Khánh Hỷ.
Khi xưa tiếng Phạm nói là A-nan.
橋陳那 Kiều-trần-na nói là Khi xưa là Kiều-trần-như. Khi buổi đầu Phật thành đạo độ năm câu luân một trong năm người này. 笈防鉢底 Cấp-phòng-bát-để nói là bản xưa nói là Kiều-phạm-ba-đề.
揭厲筏多 Yết-lệ-phiệt-đa nói là xưa lược nói là Ly-bà-đa.
Họ Đại Thái Thúc nói là bản phản ngữ xưa vẫn còn nói là Đại Mục-kiền-liên, hoặc gọi nói là Câu-luật-đà, Câu-lệ-đa, Câu-lợi-ca đều lược thuật sai. Đúng Phạm âm là Ma-giá-đa-mạo (dẫn). Long nghiệt (nhị hợp) La (dẫn thượng thanh) là vị thần tiên xa xưa ở trong rừng ăn rau và đậu xanh cho nên họ nắc, âm. 大迦 Đại-ca nói là cương khư 多衍 Đa-diễn nói là diên điển. 那 Na nói là xưa tiếng Phạm lược là Ca-chiên-diên. 畢藺 Tất lận.
佗筏蹉 Đà-phiệt-la nói là thương kha. Khi xưa gọi Tất-lăng-già-bà-la. 隖波離 Đổ-ba-ly nói là xưa gọi nói là Thương Ba Ly, khác là nhẹ và nặng.
羅怙羅 La-hổ-la nói là xưa gọi là La-hầu-la.
珊覩史多 San-đổ-sử đa. Tô an. tiếng Phạm là một trong những tên Cõi dục Trung Lục Thiên. Đời Đường nói là Tri Trúc Thiên là nơi Bồ-tát Nhất Sanh bổ xứ làm vua.
礫石 Lịch thạch nói là đá vụn. Lực đích.
谿谷 Khê cốc nói là khe nước trong hang. Khải câu. Nhĩ Nhã nói là nước chảy ra sông. Thuyết Văn nói là hang núi không thông. Thuộc chữ viết, chữ viết là chữ bàn khê thấy trong toán vận không đúng với nghĩa này. Công khóc. Thuyết Văn nói là suối chảy thông thương là cốc, nước thấy chảy ra ở miếng đây là chữ hội ý. 三愆 Tam khiên nói là kiết yên. Khảo Thanh nói là khiên ngộ Vận thuyên nói là khiên tội. Thuộc chữ tâm, chữ nhân thanh nghiên. Khải liên viết thành âm. Kinh thuộc hai chữ thiện viết sai. Văn cổ viết vân viết. Thuyết Văn nói là viết khiên lại viết đều là chữ xưa.
慙竢 Tàm sĩ nói là hổ thẹn. Tàng nam. Thượng Thư nói là chỉ có Đức hổ thẹn. Thuyết Văn nói là tàm quý. Thuộc chữ tâm, thanh trảm. Si lý. Khảo Thanh nói là sỉ nhục. Tự thư nói là tu sĩ cũng là vệ hoằng. Thuộc chữ ngôn viết đây là chữ xưa. Sửu chi viết thành âm.
樝打 Tra đả nói là tra đánh. Trót qua. Thinh loại viết nói là sách chùy. Khảo Thanh nói là tra kích, giục ngựa. Thuộc chữ mộc thanh quá. Đức cảnh. Quảng Nhã nói là đả cũng là kích. Bi thương nói là bội. Thuyết Văn nói là chữ thủ thanh định. Lục pháp nói là âm ngộ nay không chấp nhận.
盲瞖 Manh ế nói là mắt mù. Mạc bành. Ngọc Thiên nói là manh minh. Thuyết Văn nói là mắt không có con ngươi gọi là “manh”. Khảo Thanh nói là mắt không thấy. Thuộc chữ mục thanh vong. Ư kế Khảo Thanh nói là mục trung ế Tự thư nói là mắt bị màng che. Thuộc chữ mục thanh nam giống như trên. Chữ viết không đúng. 瑩飾 Oánh sức nói là trang sức rực rỡ. Oanh oánh. Khảo Thanh nói là phát khí tam vật quang. Thuộc chữ kim chữ oanh lược thanh. Kinh chữ viết chữ thường viết. Thăng lực. Khảo Thanh nói là sức khắc, tu. Tập huấn nói là phục trước, thanh khiết. Thuyết Văn nói là loát. Thuộc chữ thực chữ nhân thanh căn.
如矟 Như số Sơn trác. Quảng Nhã nói là sảo mâu. Bi thương” mâu dài tám trượng. Thuộc chữ thanh mâu. 如衝 Như xung nói là xông ra. Xương cung. Quảng Nhã nói là xung đương xung đột. Chu dịch nói là xung hành. Khảo Thanh nói là kích. Thuyết Văn nói là bốn con đường giao thông nhau. Thuộc chữ hành, thanh đồng. 簨名 Tuấn danh. Tuần tuấn.
憤蜹 Phẫn nhuế nói là sân giận. Phù vẫn. Khảo Thanh nói là chứa đầy tâm giận phát sanh. Trịnh huyền nói là tăng thêm giận dữ. Thương Hiệt Thiên nói là phẫn muội. Thuyết Văn nói là phẫn nhuế hận, hoặc viết đây là chữ xưa.
嫌恨 Hiềm hận nói là căm thù. Hiệp diệm. Vận Thuyên nói là hiềm hận, nghi. Khảo Thanh nói là tâm ác. Thuyết Văn nói là tâm bất bình. Thuộc chữ nữ thanh kiêm. Kinh chữ viết cũng được. Hà lương. Thương Hiệt Thiên nói là hận oán, thuộc chữ tâm thanh lương. 賦罩 Phú tráo nói là che phủ. Phương vụ viết thành đã giải thích văn trước. Trác giao. Mao thi truyện nói là báo khuếch. Quách Bộc chú Nhĩ Nhã nói là cái nơm đánh cá. Thuyết Văn nói là đồ đánh cá bằng tre. Thuộc chữ võng thanh trác, hoặc viết đều thuộc chữ cổ.
鯈曶 Du hốt nói là thoáng qua. thức chúc. Vương dật chú sở từ nói là thấy thoáng qua, còn gọi thoáng qua như điện chớp. Quảng Nhã nói là du hốt quang. Thuộc chữ hắc thanh du, hoặc chữ viết những chữ này đều thuộc chữ xưa.
肨脹 Bang trướng nói là bụng sưng to. Phổ giang viết thành, trương lượng.
---------------------------------
坑坎 Khanh khẩm nói là hầm hố. Khách canh viết thành, khang cảm.
鬱熱 Uất nhiệt nói là ủy luật viết thành, nhiệt thiết.
飄颺 Phiêu dương nói là tung bay. Thất diêu viết thành, dương lượng.
淤泥 Ứ nê nói là phù sa. Ư cứ Vô thường. Tự thư nói là bùn xanh trong nước. Thuyết Văn nói là ứ tế Ngọc Thiên nói là cỏ bùn trong nước ứ đọng là thành bùn hôi.
Nê khê. Ngọc Thiên nói là đất nhừ trong nước gọi là nê. 始浙 Thủy đích nói là giọt nước. Đinh lịch. Kinh.
芬馥 Phân phức nói là thơm ngào ngạt. Khảo Thanh nói là hương khí. Cổ văn nói là chữ viết âm triệt. Thuyết Văn nói là cỏ mới mọc mùi hương lan tỏa. Thuộc chữ triệt thanh phân. Nay Lê Thư nói là chữ viết. Kinh chữ viết không đúng. Phùng mục. Hàn Thi nói là hương thơm ngào ngạt.
嚬蹙 Tần túc nói là nhăn mày. Tỳ dần viết thành, tửu dục viết thành vi ngụy nói là hành vi dối trá. Nguy vị. Vận Anh nói là trá vọng cũng là không thật. Khảo Thanh nói là kiêu trá, khi, hoặc chữ viết.
鬼言 Quỷ ngôn nói là lời gian trá. Cư ủy. Tự thư nói là nguy trá.
Quảng Nhã nói là nguy tùy ác. Thuyết Văn nói là ngụy trách, hoặc chữ viết quái.
懷感 Hoài cảm nói là nhớ lại ăn năn. Hộ quai. Mao thi truyện nói là hoài tư. Khổng thị nói là hoài an. Ích pháp nói là nhân từ bị đứt đoạn gọi là "hoài". Chấp nghĩa dương thiện là "hoài". Thuyết Văn nói là niệm tư, chữ tâm thanh hoài. Văn cổ viết hoặc viết. Kinh nói là hiệp tàng viết thành không đúng với nghĩa này. Hướng đạm. Khổng thị chú luận ngữ nói là hàm hận, chữ tâm thanh cảm.
鰭喝辯 Kỳ hát biện nói là luận bàn sôi nổi. Tiên táng.
Khảo Thanh nói là nói nhưng tiếng đau thương. Thuyết Văn nói là bi thinh. Thuộc chữ ngôn thanh. Kinh nói là chữ viết chữ này thường viết. Bi thương nói là tê là âm thanh tản mác. Ất giới. Khảo Thanh nói là thanh ế. Quảng Nhã nói là tiếng ở vùng sâu. Tự thư nói là viết, hoặc viết đều là chữ cổ 拙澀 Chuyết sáp nói là kém cỏi. Chuyên nhiệt. Khảo Thanh nói là không nghệ thuật. Sương tập. Khảo Thanh nói là không trơn. Kinh ba chữ thường viết chữ không được.
降澍 Giáng chú nói là mưa rơi. Giang hãng. Nhĩ Nhã nói là giáng hạ Tập huấn nói là lạc. Thương Hiệt Thiên viết, có thuyết giải thích giống nhữ nhĩ nhã, thuộc chữ phụ thanh giáng. Chú thú. Hoài Nam Tử nói là mưa xuân thấm nhuần, khắp nơi đều sinh sôi nảy nở Thuyết Văn cũng nói là mưa đúng mùa sanh sa vạn vật. Thuộc chữ thủy thanh chú.
霑濡 Triêm nhu nói là thấm ướt trên đất. Triếp liêm. Hàn Thi nói là triêm nịch. Khảo Thanh nói là tiểu thấp. Lễ ký Khổng Tử nói là mưa ướt y phục mất dung nghi. Thuyết Văn nói là triêm nhiễm. Tự thư nói là thấm ướt nhẹ. Thuộc chữ vũ thanh chiêm. Nhi thù. Tập huấn nói là triêm trách. Tự thống nói là thấm ướt ít, còn gọi chữ cũng là. Thuộc chữ thủy thanh âm tu.
赫弈 Hách dịch nói là Hưởng cách. Nhĩ Nhã nói là hách hách tấn. Quách Bộc nói là thạnh tậc nhi. Phương ngôn nói là phát. Quảng Nhã nói là hách hách minh. Thuyết Văn nói là đại xích nhi, hai chữ xích. Dương ích viết thành, hoặc chữ viết. Mao thi truyện nói là nhi.
Thuyết Văn nói là cũng giống. Thuộc chữ hỏa thanh xích. 睛臊 Tinh tao nói là khai và tanh. Tánh tinh viết thành hoặc viết. Khổng chú Thượng Thư nói là thắng xú. Đỗ Tử Xuân nói là nhỉ xao xú. Thuyết Văn nói là thái cao xú. Thuộc chữ nhục thanh tao, hoặc viết. Chu lễ nói là thiên cao hội. Kinh viết đây là chữ thường viết. 臭穢 Xú uế nói là nhơ uế Xương thú. Vương thiên nói là xú là tên chung của vật khí. Thuyết Văn nói là cầm thú đi qua thì biết được dấu vết của nó đó là khuyển. Thuộc chữ khuyển chữ tự đó cổ văn là chữ tỷ. Kinh nói là chữ tử viết, dấu tích không đúng. Ư chuế Cố Dã Vương nói là uế không được trong sạch. Vận Anh nói là uế ác. Khảo Thanh nói là hoang vu, hoặc viết uế. Thuyết Văn nói là thuộc chữ hòa thanh tuế.
盥洗 Quán tẩy nói là thau rửa mặt. Cổ đoản. Thuyết Văn nói là tháo thủ Chữ cựu chữ thủy chữ mãnh, mãnh là đồ vật. Xuân thu truyện nói là phụng di ốc mãnh, có khi viết thành khứ thanh cũng được. tiễn lễ. Thuyết Văn nói là trạc túc nói là rửa chân.
巖穴 Nham huyệt nói là hang đá. Nhã hàm. Khảo Thanh nói là nham ngạn, sơn ngạn. Huyền quyết. Tự thư nói là huyệt Khổng Tử nói là không.
罕人 Hãn nhân nói là ít người. Ha đàn mao thi truyện nói là hãn ly.
Thuyết Văn nói là võng. Thuộc chữ võng thanh can. 罨惡 Yểm ác nói là y diện viết thành, ô cố 無齁 Vô câu nói là không móc câu. Cẩu hậu. Khảo Thanh nói là câu thủ, dẫn. Thuyết Văn nói là khúc thiết. Thuộc chữ kim thanh câu.
辔勒 Bí lặc nói là ghìm dây cương. Bí bỉ. Thuyết Văn nói là mã bí, chữ âm chuyên có liên quan và cùng một ý, chữ ty. Thuyết Văn nói là đầu ngựa buột hàm thiết.
Thuộc chữ cách thanh lực.
嫉妬 Tật đố nói là tình dật viết thành, đương cố. Vương dật chú Sớ từ nói là hại hiền đức gọi là “tật” hại nhan sắc gọi là « đố ». Trịnh chú mao thi tựa nói là dùng sắc gọi là “đố” dùng hành vi gọi là “kỵ”. Thuyết Văn nói là thuộc chữ tùy thanh hộ 誘 Dụ nói là dạy dỗ Dự thủ Thuyết Văn viết nói là dữu dữu đạo, giáo, dẫn, tấn, cùng nhau khuyến khích, chữ ngôn, thanh tự 鬄落 Thế lạc nói là cạo tóc. Thiên đế Thuyết Văn nói là tu tỳ tu. Phiên miệt. Khảo Thanh nói là đảnh mao. Thuyết Văn nói là phát căn. Thuộc chữ tiêu thanh bạt, hoặc viết đều là chữ cổ 糙浴 Tháo dục nói là tắm gội. Tử lão. Quảng Nhã nói là táo trị Thương Hiệt Thiên nói là táo quán. Cố Dã Vương nói là táo cũng là tẩy cho sạch, âm dục. Thuyết Văn nói là tắm rửa thân. Thuộc chữ thủy chữ cốc lược thanh.
Quyển 568 không có âm để giải thích.
------------------------------------------
Sánh trị nói là sửa lại cho sáng. Oanh oánh. Vận Anh nói là ma thức, hoặc thuộc chữ viết. Trừ ly viết. Khảo Thanh nói là trị lý, tu cố. Thuộc chữ thủy thanh đài. 皎锲 Kiểu khiết nói là trong sáng. Kinh hiểu. Mao thi truyện nói là kiểu quang. Phương Ngôn nói là minh. Thuyết Văn nói là chữ viết. Khiên khiết. Khảo Thanh nói là thanh, tỉnh. Thuộc chữ thanh khiết.
塊擲 Khối trịch nói là ném đá. Khang hội. Tự thư nói là thổ khôi.
Nghi lễ nói là gối cỏ ngủ. Thuyết Văn nói là thổ thác, chữ thổ chữ ngôn, lược thanh. Âm khôi hoặc viết đây là chữ xưa tượng hình. Trình thạch. Quảng Nhã nói là trịch thượng. Thuyết Văn nói là tróc. Chánh thể viết. Kinh thường viết trịnh.
磣匵 Sầm độc. Sương bẩm. Khảo Thanh nói là Sa thổ ô. Thuộc chữ thạch thanh sam, hoặc chữ viết. Đồ đấu. Khổng chú thượng thư nói là độc hại. Khảo Thanh nói là ác, thống. Căn cứ theo tham độc là đố hại, nhẫn nhân. Thuyết Văn nói là cỏ hại người. Thuộc chữ thanh độc, âm ái. Kinh viết nói là độc. Lệ thư nói là sai.
不憚 Bất đan nói là không e ngại. Đương hãn. Trịnh tiên mao thi nói là đan nan, úy. Tập huấn nói là từ còn gọi là kinh. Thuyết Văn nói là đan thật thuộc chữ tâm thanh đan.
劬鐒 Cù lao nói là cực nhọc cần cù. Câu vu. Cổ mục nói là bì lao. Nhĩ Nhã nói là cần. Thuyết Văn nói là cứ chữ lực, căn cứ theo dùng sức thì rất nhọc.
親狎 Thân hiệp nói là thân mật xem thường. Luận ngữ nói là người nhỏ xem thường người lớn. Khổng thị nói là hiệp cận. Đỗ chú tả truyện nói là hiệp tập, hoặc viết đều giống. Thuộc chữ khuyển chữ giáp lược thanh.
Bá phụ. Đô hồi viết thành, phù vụ.
----------------------------------------
根株 Căn chu nói là gốc cây. cương âm. Vương Bá Chu Lão Tử nói là căn thỉ. Khảo Thanh nói là căn bản. Trắc thù. Khảo Thanh nói là cây trụi lá gọi là "chu". Thuyết Văn nói là mộc căn. Thuộc chữ mộc thanh chu.
Ức tỏa nói là dìm xuống. Ư lực. Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là ức chỉ. Đỗ chú tả truyện nói là ức tổn cũng như Thuần chú sử ký nói là ức khuất. Sớ từ nói là trái ý nhưng vẫn có ý chí chịu đựng. Thuyết Văn viết, chữ ấn. nhất lực. Kinh khắc trên đá thêm chữ thủ chữ ấn viết là chữ biến thể. Tổ quá. Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là triết phong nói là bẻ gãy ngọn gọi là "tỏa". Thuyết Văn nói là tỏa tồi. Thuộc chữ thủ thanh tỏa.
先折 Tiên triết. tinh diên. Thuyết Văn nói là tiền tiến, chữ cổ viết thuộc chữ nhân. Chương nhiệt. Khảo Thanh nói là chiết tỏa cũng là ảo thủ. Thuyết Văn chánh thể nói là chữ trùng chữ nhị chữ triệt chữ viết. Giải thích hai chữ là chữ thảo, lấy rìu cắt cỏ gọi là triết. Tiểu triện vì hai chữ có liên quan nhau là sai. Xưa là chữ thì chữ viết thành, chữ âm thủ.
禀性 Bẩm tánh nói là bản tánh sẵn có. Bỉ cẩm. Khổng chú thượng thư nói là bẩm thọ. Thuyết Văn nói là trứ cốc. Thuộc chữ lẫm thanh hòa. Kinh nói là chữ viết sai.
亡衣 Vong y nói là áo bằng cỏ Vỏ phòng. Khảo Thanh nói là ngọn cỏ nhưng khác lá cỏ Như kiếm đao chạm vào thì hại người. Ngoại đạo muốn ra khỏi ràng buộc làm cho y phục rách chỉ còn da, cho là khổ hạnh.
茅衣 Mao y nói là áo cỏ. Chu dị nói là đùng đệm bằng cỏ trắng.
Thuyết Văn nói là cỏ tranh tức là cỏ mây. Thuộc chữ thảo thanh mâu. Cổ ngoan viết thành, mạc hầu viết thành, âm bại. Cổ chú tà truyện nói là giống như cỏ Chữ? Như Thuân gọi là gạo nhỏ là chữ hoặc viết cũng được. 或芋 Hoặc vu nói là hoặc là khoai sọ Vu ngụ Vận Anh nói là vu tồn châm thảo, tô kích vốn là cỏ, thuốc tỳ đổng có sáu thứ sai khác nói là thanh vu, tử tử vu, chân vu, bạch vu, liên thiền vu, dã vu đều có chất độc, trong đó chỉ có dã vu nấu ăn rất ngon, nhưng lấy lục thủy nấu ăn được. Sử ký nói là ở dưới dân sơn, tồn châm đến già cũng không đói. Thuyết Văn nói là trồng cây lá lớn đến kinh người cho nên gọi là vu, chữ thảo thanh vu.
Hoặc ngâu nói là có khi gọi là củ sen. Ngũ câu. Khảo Thanh nói là liên căn. Nhĩ Nhã nói là liên, hà, phu, cự gốc của nó gọi là ngâu. Ngọc Thiên viết là tên của một loài cỏ và thủy chi đơn, củ sen ngọt có thể ăn được. Thuyết Văn nói là chữ viết du cự căn, thuộc chữ thảo chữ thủy thanh quả.
牧牛女 Mục ngưu nữ nói là cô gái chăn bò. Mạc bốc.
Đỗ chú tả truyện nói là nuôi bò gọi là “mục”. Nhĩ Nhã nói là chăn ở ngoài thành. quách Bộc chú phương Ngôn nói là mục sát. Thuyết Văn cũng nuôi trâu ngựa. Thuộc chữ ngưu thanh phộc.
篝百 Câu bách nói là câu ngâu viết thành, thường dùng chữ giả tá. Chánh thể viết. Khảo Thanh nói là lấy sữa trâu dê. Thuộc chữ cổ thanh thủ, hoặc chữ dương viết. Kinh viết nói là câu là câu giá tài chữ mộc không đúng với nghĩa kinh.
軍敵 Quân địch. thượng quân viết thành, đình đích.
迦履迦 Ca-lý-ca. Khương khư viết thành, âm này giả tá dùng âm hưởng của tiếng Phạm. Trong tiếng Phạm có chữ đồng với âm này.
髒持 Táng trì. Tề tây viết thành đây là chữ thường viết. Khảo Thanh nói là giữ của cho người. Thuyết Văn nói là Tề trì di. Thuộc chữ bối thanh tề. Kinh viết nhân thảo là sai. nói là Anh kính viết thành, tỳ quyết.
疵鉢羅夀 Tỳ-bát-la-thọ nói là cây tỳ-bát-la. Tỷ mị viết thành, tiếng Phạm là tên cây, hoặc là tên tết-bà-ca là một loài cây Bồ-đề có thuyết cây Bồ đề.
重曡 Trùng điệp nói là chồng chất tiếp nhau. Trường long viết thành, đình hiệp. Thương Hiệt Thiên nói là trùng điệp. Quảng Nhã nói là hậu. Tống trung chú thái huyền kinh nói là điệp tích. Cố Dã Vương nói là điệp minh. Thuyết Văn nói là khi xưa quan lý ngục quyết tội Tam viết đúng với điều này mới thi hành, cho nên viết thành ba chữ nghi. Vương Mãn lấy ba chữ Thái Thạch đổi thành chữ nên viết. Kinh viết nói là chữ điệp biến thể.
---------------------------------------
護珐阤羅尼 Hộ pháp đà-la-ni nói là trong này các chữ vẫn lấy âm Phạm, chữ không đúng với nghĩa chữ tâm.
颤 Đản hiếp nói là đau đớn nói là nhị hợp. Tha nói là khứ dẫn một câu. A nói là thượng thanh đồng với dưới đây. Hộ là nói chữ la là thượng thanh, đọc uống lưỡi giống như hai dưới. Cự nói là câu vu. là theo chuẩn trước. Vô hại viết thành giống như dưới đây. Đinh dĩ. Hộ nói là dẫn là nhứ là dùng âm mũi. Sa là khứ thanh, hô dẫn. những chữ lỗ uốn lưỡi giống như dưới. Nhứ là chuẩn theo trên. Tắc khả viết thành giống như dưới. Tà tá tả tả ni nói là ni chỉnh viết thành theo chuẩn dưới đây. A là thượng. Ngu vu. Nô nhã viết thành đây là âm mũi. Ngật sái là nhị hợp, sư giả viết thành, đa ngật sái là nhị hợp, ngật sái là nhị hợp, diễn đa ngật sái là nhị hợp. Dã-sa-va là nhị hợp dẫn. Giá là dẫn. Xá-ma nói là man kha viết thành là âm mũi. Ni theo âm trước. Ca chuẩn theo trước. La uống lưỡi. Ô dẫn. Lỗ dẫn, uống lưỡi, chư lỗ. Vô khả. Đinh dĩ. Cư khứ viết thành giống như dưới. Va-la-để-ca nói là chuẩn theo trước. A nói là thượng, giai xả. Để ninh, Sa là khứ dẫn. La-ni nói là ni chỉnh. Từ la. Dã-ma nói là mục kha viết thành âm mũi. Va để. Va thỉ ninh nói là chuẩn theo trước. Va thỉ. Vô khả viết thành giống như trước đa và đa. Nổ là âm mũi. Sa là khứ thanh. Lỵ ni. Bộ nói là dẫn. Đa nổ là âm mũi. Sa một lật nói là tam hợp và uốn lưỡi. Đinh dĩ viết thành giống như 15 dưới. Nô lễ. Va đa nô là âm mũi. Sa một lật là tam hợp, để là chuẩn theo trên. Sa va là nhị hợp, giá là dẫn câu 16.
標灭 Tiêu diệt nói là tiểu triệt viết thành cũng.
量財 Lượng tài nói là lượng vừa. Tạng tai. Khảo Thanh nói là tài trảm. Tập huấn nói là cân nặng. Thuyết Văn nói là thiển. Thuộc mịch hai âm sướt. Chữ kinh thuộc hai chữ viết.
鹯犮阤华 Chiên-bạt-la hoa nói là tiếng Phạm tên cây hoa, xưa gọi chiêm-bật là sai. Hoa này có mùi hương thơm ngào ngạt tỏa khắp mấy dặm, lớn như hoa thu màu vàng rực rỡ cũng tên hương.
門蜨 Môn điệp nói là điềm hiệp. Tả truyện nói là hoàn thành xây thêm tường ngắn. Đỗ chú nói là trên thành tường nữ Xưa nay chánh tự. Thành thượng nữ viên. Thuộc chữ thổ thanh diệp, người thời nay âm thông là tế sai.
夫雁 Phù nhạn nói là vịt trời. Phu vô. Quách chú Nhĩ Nhã nói là phù áp. Khảo Thanh nói là nhỏ là giả áp. Tự thư nói là chữ điểu thanh thù cánh chim ngắn, nhưng là tượng hình. Nhan hiện viết thành, hoặc viết. Mao thi nói là lớn gọi là ngỗng trời, nhỏ là nhạn, chim theo hướng mặt trời. Thuyết Văn nói là nhạn thuộc ngỗng trời. 白坛 Bạch đàn. Đường lan viết thành tên của cây thơm, bạch xích đều là hương xích. Tiếng Phạm nói là tán nước nang xưa dịch nói là chiên-đàn hương, xuất xứ ở hải đảo nước ngoài.
鼭利 Thi-lợi-sa đây là tên tiếng Phạm. Trung Hoa dịch là kiết tường tức là cây hợp hôn, thường gọi là cây dạ hợp.
鸚鵡 Anh vũ nói là ô canh viết thành, vô phụ viết thành hoặc viết.
Sơn hải kinh nói là hoàng sơn có chim cánh xanh, mỏ đỏ, lưỡi người thường kêu là anh vũ. Khúc lễ nói là anh vũ hay nói, không bay rời khỏi chim.
Tiếng Phạm nói là hoa ưu-đàm, xưa lược dịch sai. Đúng với tiếng Phạm nói là ô-đàm-bát-la. Trung Hoa dịch mây báo điềm lành, hoa trời lạ. Ở đời không có hoa này, nhưng Như Lai hạ sanh, kim luân vương xuất hiện ở đời dùng sức phước đức lớn cảm đến hoa này xuất hiện. 栴檀 Chiên-đàn nói là chương yết viết thành, đường hàn viết thành tức là hương chiên-đàn trắng đỏ ở trước. 頗钼伽 Phả-mục-ca nói là đây là tiếng Phạm tên của báu. Ở đây không phiên đúng thuộc loại thủy tinh sáng ngời trong suốt không một dấu vết, hơi lẫn màu trắng xanh hoặc khác biệt với hồng tía cũng thuộc loại báu thần linh.
----------------------------------------
掩遏 Yểm át nói là ngăn che. Ư liên. Khảo Thanh nói là tàng. An át. Khảo Thanh nói là át giá.
辜負 Cô phụ nói là phụ lòng. Cô khô. Chu lễ nói là cô lục chi chức, phàm sát Vương chi thân là cô. Trịnh gọi cô là ngôn khô. Thuyết Văn nói là cô tội. Chữ tân thanh khổ. Kinh chữ viết sai. Sắc vũ. Cố Dã Vương nói là trái ân quên đức gọi là phụ Thuyết Văn nói là phụ thị. Trên thuộc chữ dưới thuộc chữ là người giữ của báu có chỗ nương tựa, còn gọi là cho vay không bù lại, cho nên chữ dưới thành chữ có khi thuộc chữ viết đây là chữ thường viết. 怯篛 Khiếp nhược nói là khương nghiệp viết thành, cuồng viện.
砟阱 Tạc tỉnh nói là đào giếng. Thinh loại nói là tạc tạm. Từ hãm. Thuyết Văn nói là xuyên mộc. Chữ kim chữ tạc lược thanh.
莖幹 Hành cán nói là gốc cây cỏ. Hạnh canh. Thuyết Văn nói là chi chủ Bát-nhã gốc cỏ gọi là “hành” Cương lại. Thuyết Văn nói là thọ chi. Chữ mộc thanh cán.
竹荻 Trúc dịch nói là lau sậy, nứa. Đô lịch. Hứa thứa chú trọng hoài Nam Tử nói là địch hoắc.
蘆湋 Lô vi nói là lau sậy. Lãng đô viết thành, vu quỷ Nhĩ Nhã nói là gia vi. Quách Bộc nói là nay gọi là lô còn gọi là gia lô tức là vi. Theo đây hai chữ thảo thuộc chủng loại giống nhau, lớn gọi là lô, nhỏ là vi. Ngọc Thiên nói là vi lớn là gia. Thuyết Văn nói là chữ lô. Thuộc chữ thảo, chữ mãnh thanh lư, hoặc viết. Kinh thường viết.
甘蔗 Cam giá, chi dạ viết thành là loài cỏ đẹp.
馱都 Đà-đô là tiếng Phạm, Trung Hoa dịch nói là pháp giới, giới tức thể. Dưới này từ liễm để sở thao về sau đến uy thi hung ức về trước đều là nói về ba mươi hai tướng của Phật. Âm nghĩa quyển 5 thì quyển 381 đã giải thích, ở đây chỉ nói đến âm không chú trọng nghĩa. 襝诋 Liễm để nói là lực diệm viết thành, kinh viết không đúng.
所噪 Sở thao nói là đường hào viết thành hoặc chữ. 坦然 Thản nhiên nói là tha lại. 福輪 Phước luân. 輞轂 Võng cốc nói là nhữ chữ, như chữ.
柔耎 Nhu nhuyến nói là mềm mại. Nhi sung viết thành, kinh viết không đúng.
纖長 Tiêm trường nói là nhọn và dài. Tương diệm. 漫網 Mạn cương nói là giềng mạn giây. Mạc an. 交絡 Giao lạc nói là kết giao rộng lớn. Chữ như chữ.
綺書. Kỹ họa nói là tranh lụa. Hư kỹ viết thành, hoa quai.
足根 Túc căn nói là gót chân, chữ âm. 嶼夫 Dữ phu nói là mu gót chân, chữ âm.
雙诠 Song thuyễn nói là sở giang viết thành, thời nhuyễn. Ế nê nói là ngọc vùi trong bùn, anh hề.
瑢圓 Dung viên nói là tròn đầy. Sắc long.
甘清 Cam thanh nói là đỏ tía. Cao am viết thành, chữ thuộc chữ sanh chữ đơn.
潤滑 Nhuận hoạt nói là ướt trơn. Nhi thuận viết thành, hoàn bát. 晃曜 Quan diệu nói là sáng rỡ. Hồ quảng viết thành, dương yêu.
頸及 Cảnh cập nói là cổ, câu trình. 肩倖 Kiên hãng nói là vai ót, chữ âm kiên, hà giảng. 髆腋 Bác dịch nói là cánh tay, nách. Bổ các viết thành, dương ích.
锘矍阤 Nặc-cù-đà nói là nang các viết thành, cường vu. Trước dịch nói là Ni-câu-lâu-đà.
頜臆 Hàm ức nói là ngực mã não. Dương chu viết thành, khô hà.
烽利 Phong lợi nói là mũi nhọn bén. Phòng phong. 婉雀 Uyển tước nói là uyển chuyển hàm súc. Ư viễn. 眼睫 Nhãn tiệp nói là mắt. Tinh diệp. 白女 Bạch nữ nói là hồ cao.
烏髭二紗 Ô-tỳ-nhị-sa là từ tiếng Phạm, Trung Hoa dịch nói là Đỉnh tướng Phật đảnh.
筋脉 Cân mạch nói là gân mạch. Cư thinh viết thành, mạc bách.
两骻 Lưỡng khóa nói là hai gót chân. Hồ ngỏa. 膝掄 Tất luân nói là đầu gối. Cốt dật. 炖肅 Đốn túc nói là thành kính. Đô ôn.
怯弱 Khiếp nhược nói là như nhược sợ hãi. Khương nghiệp.
篱翳 Ly ế nói là ư kế. 臍深 Tề thâm nói là rốn sâu. Tường hề. 不凹 Bất ao nói là không lõm. Ô qua. 不凸 Bất đọt nói là không lồi. Điền hiệt.
皮膚 Bì phu nói là da bổ vô. 疥谫 Giới tiễn nói là ghẻ lỡ. Tiên tiễn.
魘點 Yểm điểm nói là nốt ruồi. Y diễm viết thành, đinh diệm.
疣贅 Vừu chuế nói là bướu ngoài da. Hữu tâm viết thành, chuyên thuế.
清辙 Thanh triệt nói là trong suốt. Triền liệt. 侜宓 Chu mật nói là đông đúc. Trường lưu. 弃縻 Khí mi nói là lụa đẹp. 輪 Luân đỏa nói là đất rắn. Đô quả. 癌藐 Nham mạo nói là vẻ mặt. Miêu bao.
臭穢 Xú uế nói là nhơ. Xương chú viết thành, ương vệ tiếng Phạm là Đạt-ma tức là nhục kế của Như Lai. 逶宧 Uy di nói là ngoằn ngoèo.
兴臆 Hưng ức nói là ngực. Hứa cung viết thành, ư lực.
踴鑰 Dũng dược nói là reo mừng. Dương thủng. Đỗ dự nói là đào Dược. Dực ước. Quảng Nhã nói là đào, tiến giải thích qua lại. Chi trù nói là loại, bậc. Trì lực.
Sở sanh nói là đã Vương vấn. Nhuế oánh. Khảo Thanh nói là triền nhiễu.
Hà đảm nói là gánh vác. Đa cam viết thành, phu, trợ cũng viết.
Trọng đảm nói là gánh nặng. Đương cam. Khảo Thanh nói là dùng cây gánh vật.
持髻 Trì kế nói là tên của Phạm Thiên Vương.
Quyển 573 không có âm để giải thích.
------------------------------------
善餩 Thiện ách nói là ách tốt. Ư cách. Quế uyển châu tùng nói là càng xe có cây ngang. Thuyết Văn nói là xa ách. Chữ xa thanh ách. Tự thư nói là chữ ách thuộc chữ hộ chữ ất. Kinh thường viết cũng là tên của Bồ-tát Bất Xả Thiện Ách. Thiện Ách dụ cho đại bi.
迦多衍那 Ca-đa-diễn-na nói là tiếng Phạm tên của Đại A-la-hán, xưa gọi là Ca-chiên-diên là sai. Khương khư viết thành, chữ diễn là âm diễn.
------------------------------------
善射 Thiện xạ nói là bắn giỏi. Thường dạ Thuyết Văn nói là bắn cung từ xa cũng trúng. Thuộc chữ thân chữ thỉ. tiểu triện chữ viết. Thuyết Văn nói là thốn pháp độ, còn gọi chữ thốn cũng là thủ, hai thể chữ đều đúng. 麤的 Thô đích nói là thô sơ. Thương cô. Trịnh chú lễ ký nói là thô cũng như sơ. Quảng Nhã nói là thô đại. Chánh thể viết nói là thô. Thuyết Văn nói là ba chữ lộc, nay đơn giản lại viết. Cố Dã Vương nói là thô không khéo. Đinh lịch. Mao thi truyện nói là đích xạ chất, hoặc chữ cung viết. Thuyết Văn nói là chữ viết là đích minh. Chữ bạch thanh.
鍛金 Đoán kim nói là luyện vàng. Đô quán. Thương Hiệt Thiên nói là đoán chùy. Trịnh chú lễ ký nói là đoán chùy đả. Thuyết Văn nói là tiểu trị 然鍊 Nhiên luyện nói là đúc. Lịch điện. Thuyết Văn nói là trị kim, hoặc viết. Kinh viết không đúng.
金璞 Kim phác nói là vàng ngọc trong đá. Phổ bộc. Vương bá chú Khổng Tử nói là phát trực. Y văn tử gọi người của trịnh nhân là ngọc chưa tôi luyện là phác. 稱量 Xứng lượng nói là đúng với đo lường. Xứ chưng. Khảo Thanh nói là định kỳ nặng nhẹ Quảng Nhã nói là độ Tự thư nói là lượng bình. Vận Anh nói là trình. Thuyết Văn nói là thuyên. Chữ hòa thanh xưng. Cổ văn viết. Kim thường viết.
胞初生 Bào sơ sanh nói là thai mới sanh. Bao nhi viết thành nói là màng bọc thai của hoa cây. hoa cây Bachất-đa trên trời Đao-lợi khi muốn nở trước tiên mọc sa bào. Thuyết Văn nói là phụ nữ mang thai. Tự thư chánh thể viết hoặc có khi viết nghĩa này cũng được.
氛雲 Phân vân nói là mịt mù. Phu vân. Vạn vân. Văn tự tập lược nói là khí mịt mù. Tự thống nói là khí âm dương mịt mù lẫn lộn, thuộc chữ thương hình hạ thanh.
刱見 Sáng kiến nói là sơ tắng. Vận Anh nói là sáng sơ Khảo Thanh nói là sáng thỉ. Kinh thường viết.
分薺 Phân tề nói là chia đều. Phòng vấn viết thành, tịch lệ viết thành, hoặc viết.
治寳 Trị bảo nói là tái tạo của báu. Trừ ly. Khảo Thanh nói là trị lý cũng là tái tạo đồ cũ lại.
磨瑩 Ma oánh nói là mài cho sáng. Ô oanh viết thành tức là chùi cho bóng, hoặc viết. 映辙 Ánh triệt nói là sáng trong suốt. Ánh kính viết thành, trì chiết. Kinh viết.
Hủy mộc nói là hoa cỏ. Huân quý. Thuyết Văn nói là tên chung của cỏ. Tiểu truyện viết, thuộc ba chữ triệt. 樷林 Tùng lâm nói là rừng rậm, nhà chùa. Tổ hồng viết thành, cỏ cây mọc nhiều. Thuộc chữ nghiệp thanh thủ. Kinh viết.
Năng đãi nói là đến kịp. Đường nại viết thành là đến kịp.
Như huyễn nói là hàn biện. Xưa viết chữ cũng viết đều là chữ xưa.
---------------------------------
眷綱 Quyến cương nói là giăng lưới. Quyết thái. Chánh thể viết cũng viết. Khảo Thanh nói là dùng dây bắt. Vận Anh nói là hệ thủ. Theo chữ quyến nghĩa là quyến sách. Vô phóng. Cố Dã Vương nói là võng là lưới thả sớ. Chu dịch nói là khi xưa là họ Bao Hy kết dây làm lưới để bắt cá dùng nghề này nuôi vạn dân. Thế bản la võng. Chu Trung nói là họ Phục Hy, hoặc viết la võng hoặc viết là chữ tượng hình của văn xưa.
Tiếng Phạm nói là Vô-ni-diên-để nói là đời Đường nói là Bạch Tịnh thức.
帝特 Đế-dặc nói là dư tức viết thành, đại quyết. Nhĩ Nhã nói là thức nghĩa là dặc. Quách Cảnh Thuần nói là dặc mi còn gọi là bắn cá trên đất.
行有所得 Hành hữu sở đắc nói là thực hành thì có sở đắc nói là hành mãnh viết thành, giống văn dưới. 悟時 Ngộ thời nói là lúc trước. Ngô khố. Khảo Thanh nói là trong lúc ngủ thấy tỉnh nhưng tin được. Thương Hiệt Thiên nói là mị giác nói là ngủ mà nói gọi là "ngộ". Thuyết Văn nói là cũng giống như vậy. Thuộc chữ miên chữ tường chữ mộng thanh ngộ. Tự thư nói là mộng thùy giác.
踴禴 Dũng dược nói là reo mừng. Dũng thũng. Công dương thiện nói là dũng thượng. Ngọc Thiên nói là dũng đăng. Đỗ dự nói là đào dược. Thuộc chữ túc thanh dũng dực ước. Nhĩ Nhã nói là dược tấn. Quảng Nhã nói là dược đào, tấn. Thuộc chữ túc thanh trược.
户牖 Hộ dũ nói là cửa sổ Dư cựu. Thuyết Văn nói là dùng cây xuyên qua tường làm cửa sổ Thuộc chữ phiến chữ hộ thanh bổ Quảng Nhã nói là dũ đạo. Tự thư nói là minh.
傾搖 Khuynh diêu nói là nghiêng ngửa đổ Khoảng vinh. Khảo Thanh nói là khuynh trắc. Thuyết Văn viết. Dương kiều. Tập huấn nói là dao động, chữ thủ thanh diêu. 棻壤 Phân nhưỡng nói là quét sạch đất. Phân vấn. Khảo Thanh nói là khuynh tảo trừ, hoặc viết. Kinh thường viết. Thuyết Văn nói là phân tảo trừ, thuộc chữ thổ thanh biện. Nhi chưởng. Khổng thị nói là không thành khối gọi là "nhưỡng". Trịnh gọi là nhưỡng thổ cũng biến ngôn. Quảng Nhã nói là hoại trần cũng là phì nhu. Thuyết Văn nói là nhu thổ, chữ thổ thanh nhương. 渰久 Yểm cửu nói là Ở lại lâu. Ư nhị Đỗ chú tả truyện nói là yểm cửu còn gọi là yểm lưu. Quách Bộc chú sơn hải kinh nói là yểm trệ khể cửu. Thuyết Văn nói là chữ thủy thanh yểm.
------------------------------------
咖砆 Giá phu nói là ngồi xếp bằng. Chánh thể viết nói là già phụ. Trịnh chú nghi lễ nói là phụ túc thượng. Cố Dã Vương nói là trên mặt chân. Theo Kim cang nói là đến đỉnh Tỳ-lô-giá-na. Cách ngồi trong kinh có sai khác không đúng nhau. Nay đưa ra hai ba cách nói lên bốn oai nghi có ý sâu xa. Ngồi kiết-già có hai thứ nói là một là kiết tường, hai là hàng ma. Nếu ngồi trước hết lấy chân phải áp lên đùi trái, sau đó lấy chân trái áp lên đùi phải, ở đây tức là phải đặt lên tay phải cũng ở bên rái gọi là hàng ma. Chư Thiền tông phần nhiều truyền kiểu ngồi này. Nếu theo pháp môn Minh Tạng giáo Du-già thì truyền kiết-già là kiểu ngồi hàng ma, có khi dùng kiểu ngồi kiết tường này. Trước hết chân trái đặt lên đùi phải, sau đó chân phải đặt lên đùi trái làm chi hai lòng bàn chân ngửa lên ở trên hai đùi, tay cũng đặt lên chân trái và phải nằm ngửa trên hai chân kiết-già, gọi là kiết tường. Khi xưa Như Lai khi thành Chánh giác ngồi dưới cội Bồđề thân an lạc ngồi kiết tường, tay bắt ấn hàng ma. Thế nên Như Lai thường an lạc ngồi kiểu này chuyển pháp luân. Hoặc theo bí mật Du-già thân, ngữ, ý nghiệp cử động oai nghi đều là phương pháp ngồi mật ấn sai khác, hoàn toàn phải do thầy truyền hoặc gọi là bán già hoặc là hiền tọa, thực hành Luân vương, ở điều phục và cách này tương ứng với sự truyền dạy ngồi này đều là mật ý chỉ dạy của Phật. Ma-nạp-bà đây là tiếng Phạm. Dịch chỉ đại Đường Tam Tạng nói là nhu đồng án thiện vô úy Tam Tạng dịch đại Tỳ-lô-giá-na kinh và cùng với hạnh Sa-môn là một xuất phát nghi ký nói là Ma-nạp-sa. Chánh phiên ứng nói là thắng xứ ta và người, tông ngoại đạo tự nói có thần, ngã ở trong thân, tâm, họ là tối thắng vi diệu nhất thường ở trong tự thân, quán ngã hoặc cao một tấc rất to. Luận Đại Trí Độ cũng nói là suy ra có thần ngã hoặc như hạt cải, hạt đậu, mè là tính sắc, hoặc giải thích là nho đồng. Tiếng Phạm đáp nói là Ma-noa-bà hai bên dịch khác nhau chưa biết ai đúng, xin trắc nghiệm lại bản Phạm.
撥誘 Bát di phiền miệt. Khảo Thanh nói là cột tre nổi trên nước gọi là “bát”. Thuyết Văn nói là chữ mộc thanh phát. Quảng Nhã nói là chữ viết đều đúng. Kinh viết có khi viết đều là chữ cổ không đúng. Du chú. Quảng Nhã nói là du gián. Trịnh chú chu lễ nói là cáo hiểu. Thương Hiệt Thiên nói là dụ thí. Luận ngữ nói là chỉ dụ của quân tử là đối với nghĩa. Chỉ dụ của tiểu nhân là đối với lợi. Thuyết Văn nói là dụ cáo, chữ ngôn thanh dụ, chữ tập chữ đao. Kinh chữ viết.
免镪 Miễn cưỡng nói là cúi ngước. Minh biện. Đỗ chú tả truyện nói là miễn phụ. Thuyết Văn nói là đê đầu. Chánh thể nói là chữ biệt chữ viết, âm ngưỡng. Dịch nói là ngước xem thiên văn. Thuyết Văn nói là ngẩng đầu, thuộc chữ nhân thanh ngưỡng.
捫悷 Môn lệ nói là mạc bôn. Mao thi truyện nói là môn trì. Vận thuyên nói là môn tôn hoặc mạc sách. Thuyết Văn nói là môn mạc, chữ thủ thanh môn. Lượng trụy. Vận thuyên nói là nhục khắp lệ. Thuyết Văn nói là nhục khắp, chữ một thanh phệ.
曾爲羯利王 Tằng-vi-yết Lợi Vương nói là từng làm Yết Lợi Vương.
Tàng năng. Vinh ngụy. tiếng Phạm Yết Lợi Vương. Trung Hoa nói là đấu tranh cũng gọi là vô đạo ác Vương, xưa dịch là Ca Lợi Vương sai, khi xưa làm vua nước Ba-la-nại.
希氣 Hy khí nói là hy vọng. Hương y. Vận thuyết nói là hy mộ.
Khảo Thanh nói là hãn. Pháp ngôn nói là hy ký. Kinh thường viết, cổ văn viết. Âm ký. Vận thuyên nói là ký vọng. Kinh viết. Thuyết Văn nói là châu phương Bắc, chữ bắc thanh dị.
荷擔 Hà đảm nói là gánh vác. Hằng ngã. Tự thư nói là Hà phụ Đương tham viết thành, hoặc chữ nhân viết. Quảng Nhã nói là đảm trợ. Khảo Thanh nói là đảm phụ. Tự thư nói là đảm hà, chữ thủ thanh đạm. Trong kinh nói là có khi chữ viết không đúng. Vì âm là diêm xá đảm không đúng với nghĩa này.
------------------------------------
交映 Giao hóa nói là tiếp xúc với ánh sáng. Vận Anh nói là huân. Khảo Thanh nói là bàng chiếu. Ẩn trong văn tự âm nghĩa, chữ nhật thanh anh.
氣葢 Khỉ cái nói là lụa làng tề cái, hư khỉ. Thuyết Văn nói là lụa có hoa văn. Theo lụa này khi xưa xuất phát ở quận Tề, nay xuất phát ở Giang Đông, dùng hai màu tơ sặc sỡ dệt thành gấm.
Kỹ trích nói là tha thướt. Khảo Thanh nói là độc mỹ, gia. Nhĩ Nhã nói là từ khen đẹp.
Đại lạc nói là rất vui. Lang các. Khảo Thanh nói là hỷ dương thậm, chữ giả tá, âm gốc nhạc. Ba cõi tự do luôn vững bền lợi ích cho hữu tình. Bấy giờ Như Lai kiền nói thần chú nói là:
Nẵng mồ bà nói là khứ. Nga nói là lấy thượng thanh. Va nói là đồng với văn sau. Đới nói là dẫn một. Bát la nói là nhị hợp uốn lưỡi.
Chỉ nhưỡng nói là nhị hợp dẫn, nhương lấy thượng thanh. Ba nói là dẫn. La nói là thượng thanh và uốn lưỡi. Nhĩ đa nói là dẫn thượng thanh. Dĩ uế viết thành dẫn cũng đồng với sau này nhị. Bác ngật để nói là nhị hợp. Va sát. Lặc hạ viết thành dẫn. Duệ nói là suy ra âm trước bình thanh tam. A nói là thượng. Ba lý nói là uốn lưỡi. Nhĩ đa ngự. Mã nói là dẫn âm mũi. Dĩ hề viết thành dẫn tứ. Tát va đát tha nói là khứ dẫn. Tiết đa nói là ngũ. Bố nói là dẫn. Tề dĩ viết thành giống văn sau. Đa nói là dẫn thượng thanh. Duệ nói là dẫn thượng khứ lục. Tát va đát ha nói là khứ dẫn. Tiết nói là chuẩn theo âm trước thượng thanh. Đa nói là thượng thanh dẫn thất. Nổ nói là thanh mũi. Chỉ nhương nói là nhị hợp đều là thượng thanh dẫn giống như phía dưới. Nổ nói là thanh mũi. Chỉ nhương nói là nhị hợp dẫm. Đa nói là thượng thanh bát. Tích chỉ nhương nói là nhị hợp dẫn. Đa nói là thượng thanh dẫn. Duệ nói là dẫn cửu. Đát hiếp dã nói là nhị hợp. Tha nói là khứ tranh dẫn 10. bát la nói là nhị hợp. Chỉ ninh nói là nhị hợp dẫn 12. Bát la nói là nhị hợp. Chỉ nhương nói là dẫn, nhị hợp. Va sa nói là khứ dẫn. Sách ca nói là thủ thượng thanh. Lệ nói là uốn lưỡi dẫn 13. Bát la nói là nhị hợp. Chỉ nhương nói là nhị hợp dẫn. Lệ nói là dẫn. Ca ca lệ nói là uốn lưỡi dẫn 14. Án nói là thượng. Đà ca nói là dẫn. La nói là uốn lưỡi 15. Vĩ đà ma nói là thanh mũi. Ninh nói là 16. Tất để nói là dẫn. Tố tất để nói là dẫn 17. Tất điền đô mạn nói là dẫn 18. Ba nói là khứ nga va để 19. Tát võng nga tôn na lệ nói là uốn lưỡi dẫn 20. Bạc ngật để nói là nhị hợp. Vô hại viết thành, thương át. Lê nói là dẫn 21. Bát la nói là nhị hợp. Sa nói là khứ dẫn. Lỵ nói là uốn lưỡi. Đa át sa để nói là nhị hợp dẫn 22. Tang cam. Ma nói là thanh mũi dẫn. Thấp va nói là nhị hợp thượng dẫn. Sách yết lê nói là uốn lưỡi 23. Một để nói là dẫn. Một để nói là dẫn 24. Tất để nói là dẫn. Tất để nói là dẫn 25. Kiếm ba kiếm ba nói là 26. Ta la tả la nói là 27. Đường ngạ viết thành nói là dẫn giống nhau dưới. Vô kha. Đà nói là dẫn. Va nói là 28. A nói là khứ dẫn. Tiết sa. A nói là khứ dẫn. Tiết sa nói là 29. Bà nói là khứ thanh dẫn. Nga va để nói là câu 30. Ma nói là dẫn theo âm trước vĩ lãm. Ma nói là âm mũi dẫn. Duệ ba hạ nói là nhị hợp dẫn. Hạ nói là dẫn 31.
Bấy giờ Đức Như Lai lại nói thần chú nói là:
Nẵng mồ nói là dẫn. Bà nói là khứ dẫn. Nga va đới nói là dẫn
1. Bát la nói là nhị hợp. Chỉ nhương nói là nhị hợp. Ba nói là dẫn. La nói là thượng thanh và uốn lưỡi. Nhĩ đa nói là thượng thanh dẫn. Duệ nói là dẫn như trên nhị. Đát hiếp dã nói là nhị hợp. Tha nói là khứ dẫn tam. Mẫu nói là tỷ thinh. Ninh đinh. Đạt nói là uốn lưỡi, mể nói là dẫn tứ. Tăng nói là khứ thanh. Ngật la nói là nhị hợp uốn lưỡi. Hạ đạt nói là uốn lưỡi. Mể nói là giống như trước. A nói là thượng. Nổ nói là âm mũi. Ngật la nói là nhị hợp. Hạ đạt nói là uốn lưỡi. Mể nói là dẫn, bát. Ví vế viết thành nói là dẫn. Thất la nói là nhị hợp. Ma nói là thanh mũi. Nô nhã viết thành âm mũi. Đạt nói là uốn lưỡi. Mê nói là dẫn cửu. Tô cam. Mãn đa noa nói là âm mũi. Ba lý nói là uốn lưỡi. Đa nói là thượng thanh. Nẵng đạt nói là uốn lưỡi. Mê nói là dẫn 10. Ngư cự. Mã nói là thanh mũi. Tăng nói là khứ. Ngật la nói là nhị hợp, uốn lưỡi. Hạ đạt nói là uốn lưỡi. Mê nói là dẫn 11. Tát phược ca nói là dẫn. La nói là thập nhị. Ba lý nói là uốn lưỡi. Ba nói là dẫn. Sa va nói là nhị hợp dẫn. Hạ nói là dẫn 13. Bấy giờ Như Lai lại nói thần chú nói là: Nẵng mồ nói là dẫn. Sa nói là khứ dẫn. Nga va. Đai nói là dẫn 1. Bát la nói là nhị hợp. Chỉ nhưỡng nói là nhị hợp. Ba nói là dẫn. La nói là uốn lưỡi. Nhĩ đa nói là thượng thanh dẫn. Duệ nói là dẫn nhị. Đát hiếp dã nói là nhị hợp. Tha nói là khứ dẫn 3. Thất lỵ nói là nhị hợp, uốn lưỡi. Duệ nói là bình. Thất lỵ nói là nhị hợp. Duệ nói là bình tứ. Thất lỵ nói là nhị hợp. Dã vương nói là dẫn. Sa va nói là nhị hợp. Hạ nói là dẫn ngủ. Thực chúng nói là trồng nhiều. Thừa lực. Toán vận nói là thực chủng. Khảo Thanh nói là thực đa. Phương ngôn nói là thực lập, thọ. Tự thư nói là thức bá. Chỉ cao cửa thức, không đúng với nghĩa này. Chung trung. Nhĩ Nhã nói là chúng đa. Quốc ngữ nói là ba con thú là một bầy ba người là một chúng. Thuyết Văn nói là cũng chúng đa, âm ngâm, ba chữ thành chữ, chữ viết ngang thành nhiều ý.
Kê lưu nói là ngừng lại. Kính khê. Khảo Thanh nói là kê trệ, cổ văn viết lại viết, vốn là chữ viết. Thuyết Văn nói là kê lưu chỉ, chữ chỉ thanh tựu nói là cây cỏ mới mọc đầu cong chưa thể thẳng được, còn có âm ngại giải thích cũng giống. Lực trù. Khảo Thanh nói là lưu chỉ. Thuyết Văn nói là chỉ điền, chữ điền, thanh liễu. Kinh viết hoặc viết còn viết những chữ này đều sai.
---------------------------------------
鏞鍊 Dung luyện. Nấu đúc. Khảo Thanh nói là cách đúc vàng. Hán thư nói là vàng còn phải nấu đúc lại. Thuyết Văn nói là trị kim khí pháp. Thuộc chữ thanh dung. Lực điền. Cổ văn viết cũng viết. Khảo Thanh nói là tinh trạch. Vân tập nói là thước kim. Thuyết Văn nói là trị kim, chữ kim thanh luyện. Kinh nói là chữ viết không đúng với chữ.
Ma oánh nói là mài cho sáng. Mực là. Tập huấn nói là trị thạch. Khảo Thanh nói là nghiêng thạch, hoặc viết. Thuyết Văn viết. Oanh oánh viết thành phát ra khí sáng, hoặc chữ kim viết. Vận Anh nói là ma thức, chữ ngọc chữ lược thanh.
---------------------------------------
Phỉ duy nói là không chỉ. Phi vĩ. Trịnh tiên mao thi nói là phi phi, cũng viết, văn cổ viết. Thuyết Văn nói là chữ phương thanh phi.
Đa tê nói là nhiều của cải. Tinh tê. chánh thể viết. Khảo Thanh nói là giữ của cho người. Quảng Nhã nói là tề tống. Thuyết Văn nói là giữ vật ở đường đi, chữ bối thanh tề.
Phóng quát nói là sưu tầm. Quan quát. Khảo Thanh nói là quát kiểm. Chu dị nói là bao quát hết không có lỗi với Bá Vương gọi là quát kết. Quách Bộc chú sơn hải kinh nói là vẫn còn kiết phược, chữ thiệt, chữ khổ. Thuyết Văn nói là chữ lấp chữ viết.
Thị triền nói là cửa hành. Trực liên. Khảo Thanh nói là thành phố giữa đất trống còn gọi cư, hoặc viết.
Cầm trấp nói là bắt trói lại. Cập lâm. Khảo Thanh nói là cầm tróc, hoặc viết. Thuyết Văn viết cấp trì, chữ thủ thanh kim. Trương ấp. Mao thi truyện nói là trấp bạn. Đỗ chú tả truyện nói là câu chấp, chữ mịch thanh chấp.
Trư câu nói là suy nghĩ liên lụy. Trức tư viết thành, câu ngâu. Khảo Thanh nói là cấu thành. tự thư nói là cấu giá. Văn tự âm nghĩa nói là cấu hợp. Thuyết Văn viết hình tượng qua lại, chữ mộc thanh câu.
Hân nhạo nói là vui mừng. Ngũ giáo.
Cốc võng trục nói là trục xe đạp. Công hốc. Ngọc Thiên nói là căm xe tập trung lại gọi là "cốc". Chữ võng. Thuyết Văn nói là xa lô. Trung lục. Mao thi truyện nói là trục tiến.
Ngoa duệ nói là sai lầm và nhanh nhẹn. Ngô hòa viết thành, cũng viết. Khổng chú thượng thư nói là ngoa hóa. Doanh tuệ. Đỗ chú tả truyện nói là mũi nhọn nhỏ. Quảng Nhã nói là duệ lợi. Kinh nói là ngoa duệ, xe chạy đường xa, vành lệch trục nhanh.
Quyển 581 không chữ để giải thích.
--------------------------------------------
二枲 Nhị tỷ nói là hình phạt cắt mũi. Ngư kỵ viết thành đây là tên hình phạt ngày xưa. Trịnh chú chu lễ nói là nhị tiệt tỷ. Khổng chú Thượng Thư nói là nhị cát. Thuyết Văn nói là chữ đao thanh tỷ hoặc chữ viết. 月足 Nguyệt túc nói là cắt chân. Ngụy quyết viết thành cũng tên hình phạt thời xưa. Kinh sử nói là không giống nhau, hoặc gọi là phỉ hình, hoặc gọi hình đều là một. Người dân vượt quan ải vào thành quách lương trộm cướp thì chặt chân họ. Khảo Thanh nói là đoạn túc, hoặc viết hình phạt này đều thuộc ngũ bách.
--------------------------------------
Lụy liệt nói là ốm yếu. Lực thùy viết thành, rất ốm. Lực xuyết viết thành, nhược.
Câu chấp nói là giữ chặt. Cự tử viết thành, châm lập.
Tập huấn nói là câu chấp, mã cạm cũng là người bị trói trong tù, chữ mịch thanh chấp.
牽掣 Khiên xế nói là lôi kéo. Khải kiên. Khảo Thanh nói là khiên liên. Quảng Nhã nói là khiên võng. Thuyết Văn nói là dẫn trước, chữ ngưu âm miên, hoặc viết. Xích nhiệt. Khảo Thanh nói là đốn duệ, súc cũng viết.
Tỏa nhục nói là khuất nhục. Thô ngọa. Trịnh chú khảo công ký nói là tỏa chiết. Cổ quỳ nói là bẻ gãy ngọt gọi là tỏa. Khảo Thanh nói là tỏa ngưỡng. Thuyết Văn nói là tỏa tồi, chữ thủ thanh tọa. Tiểu truyện nói là chữ tọa, chữ thổ chữ lưu lược thanh. Cổ văn hai chữ viết. Nhi chúc. Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là nhục sỉ. Khảo Thanh nói là nhục ác cùng tu. Thuyết Văn nói là chữ, chữ dưới chữ. Khi mất cày ruộng ở phong điền thì giờ thìn trăng lặng thì làm nông, cho nên phong tinh là thìn là điền hầu. 螺蝸 Lỏa oa nói là ốc sên. Lư hòa viết thành, viết đúng. Nhĩ Nhã nói là phu nay hổ, thâu. Quả hoa. Quách Bộc chú nói là sò nhỏ gọi là oa ngưu.
出礦 Xuất khoáng nói là ra khỏi quặng. Quảng Nhã nói là thiết phát. Thuyết Văn nói là đồng thạch phác. Tự thư nói là chưa từng nấu gọi là khoáng, hoặc viết hoặc viết đều giống nhau.
---------------------------------------
弓驽 Cung nổ nói là cung nỏ Cúc cung. Chu lễ ty nói là phép sáu cung bốn nỏ tám tên trong tay cung tên.
Thế bản nói là huy làm cung mâu di làm tên, Tông trung đều là thần của hoàng đế. Thuyết Văn nói là từ gần đến xa cùng tột cho nên gọi là cung. Nô cổ. Quách phác chú và phương Ngôn nói là nô cũng như nộ Thuyết Văn nói là cung có cánh tay gọi là nổ, chữ cung thanh nô. 棑饡 Bài tán nói là am mai. Khảo Thanh nói là tên binh khí gọi là "mâu". Thuyết Văn nói là chữ bài, chữ mộc chữ phi lược thanh hoặc viết. Tổng toán. Quảng Nhã nói là tán diên, thương đi nhanh là tiểu mâu. Khảo Thanh nói là diêu đầu mâu. Xưa nay chánh tự nói là tán đoản mâu, chữ mâu thanh tán.
刃標 Nhận tiêu nói là nhân thận. Khảo công ký nói là nấu vàng làm đao cho Thánh nhân. Quốc ngữ nói là yên ngũ nhẫn. Cổ quỳ nói là có năm thứ nói là đao kiếm, mâu, kích, tên, giả mạo mũi nhọn đao binh. Thuyết Văn nói là nhận kiên, hình tượng dao có đao. Quảng Nhã nói là tiêu mâu, đao mâu trượng tán, hoặc viết.
咷踯 Đào trịch nói là nhảy tự do. Đình lưu. Vận Anh nói là đào dược. Vận Thuyên nói là dược hận. Thương Hiệt nói là dũng. Quảng Nhã nói là thượng. Thuyết Văn nói là quyết, chữ túc thanh triệu, hoặc viết. Trình kịch. Cố Dã Vương nói là trị cu trục, sâu, cất bước nhưng chưa đi. Sử ký nói là ngựa hay chạy không biết ngựa xấu chạy nhanh. Thuyết Văn nói là trịch trục chủ túc, hoặc viết ly, chữ túc chữ trịch.
Ngỏa bình nói là bình đất. Am nghi. Thuyết Văn nói là đồ múc nước, hoặc chữ phữu, hoặc viết nói là bình nhỏ là phữu, chữ ngõa thanh tịnh. Tân nhị nói là nước bọt trơn. Nữ trí. Vương dật xương sớ từ nói là nhị hoạt.
Khảo Thanh nói là phì cũng là chỉ cấu. Thuyết Văn nói là cũng phì, chữ nhục thanh nhị. Kinh văn nói là chữ viết sai.
Trữ tô nói là chứa tía tô. Trương lữ. Đỗ chú tả truyện nói là trữ sắc. Tự thủ nói là chứa trong kho để chuẩn bị. Khảo Thanh nói là trữ tài. Thuyết Văn nói là trữ tích, chữ bối thanh trữ.
Số số nói là liên tiếp. Song tróc viết thành nói là số số tầng phồn nói là liên tiếp dồn dập.
Nhiêu luyện nói là nấu đúc. Lịch điện. Vận Anh nói là thước kim, thương chước. Thuyết Văn nói là chữ viết trị kim, chữ kim thanh luyện. Cổ văn nói là chữ luyện là chữ viết thành có khi viết thì không đúng.
Tượng oánh thức nói là thợ chùi bóng. Tường dạng. Khảo công ký nói là người thợ mộc. Khảo Thanh nói là công xảo nhân. Phàm hễ việc thuộc tượng đều gọi là "tượng". Thuyết Văn nói là mộc công, âm phương, chữ cấn chữ phương là đã tạo ra đồ vật. Oánh oánh. Quảng Nhã nói là oánh ma, nghĩa là chùi ngọc châu phát sáng. Vận Anh nói là ma thức, chữ ngọc chữ lược thanh. Thăng chức. Quách phác chú Nhĩ Nhã nói là chùi nhiều cho nên trong sáng. Trịnh chú lễ ký nói là thức tịnh, xưa nay là một chữ, chữ thủ thanh thức, hoặc viết thức oánh. Tác mô nói là làm thành khuôn. Mạc am. Trịnh tuyển mao thi nói là mô dạng, hoặc viết nói là mô mô quy hình cũng là yển thủ tượng. Thuyết Văn nói là mô pháp. Chữ mộc chữ mạc lược thanh.
填布 Trấn bố nói là lấp khắp nơi. Chưởng niên. Quảng Nhã nói là trấn tắc. Trịnh chú lễ ký nói là mãn.
Thuyết Văn nói là chữ thổ thanh chân.
Hỏa lịch nói là tảo lao viết thành Thương Hiệt Thiên nói là lửa đốt cây. Quảng Nhã nói là lịch thiên, lịch âm là tao. Thuyết Văn nói là lịch tiêu, chữ hỏa thanh tao. 標鑛 Tiêu khoáng nói là nấu quặng. Tinh diêu. Cố Dã Vương nói là tiêu cũng như tán. Thuyết Văn nói là thước, kim. Thuộc chữ kim thanh tiêu, hoặc viết tiêu. Bát-nhã nói là tiêu càn. Qua mãnh. Quảng Nhã nói là thiết phác. Thuyết Văn nói là đồng sắt còn nguyên trong quặng. Tự thư nói là chưa từng nung nấu gọi là khoáng hoặc viết đều được.
Quyển 585 không có âm giải thích.
--------------------------------------
徵詰 Trưng cật nói là hỏi. Trắc lăng. Trịnh chú lễ ký nói là trưng triệu còn gọi là minh. Đỗ chú tả truyện nói là kiểm còn gọi là thẩm. Ích pháp nói là oai nhưng không dữ gọi là trưng. Khảo Thanh nói là trách, tâm. Thuyết Văn nói là tượng, theo việc có hình tượng kiểm nghiệm được gọi là trưng. Chữ nhâm chữ vi lược thanh. Cổ văn viết. Khinh kết. Trịnh chú chu lễ nói là cật là (vấn) hỏi tội. Quảng Nhã nói là trách. Thuyết Văn nói là cật vấn, chữ ngôn chữ kết lược thanh.
高梯 Cao thê nói là thang cao. Thiên đề. Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là thê giai. Khảo Thanh nói là thê đăng, đăng hằng là khứ thanh có thể đăng trắc. Thuyết Văn nói là mộc giai, chữ mộc chữ đệ lược thanh.
儵忽 Thúc hốt nói là bỗng chợt. Thương nhục. Sớ từ nói là qua lại thoáng chốc. Vương dật chú nói là hình bóng quá mau còn gọi là thoáng như điện chớp, hoặc viết, hoặc chữ viết cũng viết đều giống nhau.
中的 Trung đích. Đinh lích. Mao thi truyện nói là đích xạ chất.
Khảo Thanh nói là minh mạo, định. Thuyết Văn nói là chữ viết. Kinh chữ viết không đúng.
---------------------------------------
難敵 Nan địch nói là khó chống lại với địch. Đồ đích.
Đỗ mục tả truyện nói là đích đối còn gọi là đương. Nhĩ Nhã nói là thất. Quảng Nhã nói là bối, địch thuật. Chữ văn chữ trích lược thanh.
俯峻 Kiểu trúc nói là cất chân. Thị diêu. Quảng Nhã nói là kiều cử. Quách phác chú Nhĩ Nhã nói là kiểu huyền nguy. Mao thi nói là giống. Thuyết Văn nói là kiều trường vũ, vũ. Chữ vũ thanh nhiêu. Xưa viết nói là phủ tuấn nói là trên cao nhìn xuống. Phường vũ. Trịnh huyền chú lễ ký nói là phủ miễn. Cố Dã Vương nói là phủ nghĩa là hạ đầu xuống. Nói khác hơn nghĩa là cúi xuống quan sát địa lý. Khảo Thanh nói là phủ tiểu yên, miễn thủ. Chữ tuấn. Khảo Thanh nói là đứng trên núi cao. Khổng thị nói là tuấn cao đại hoặc đều là chỗ nguy hiểm chót vót còn gọi là cao nguy.
峯巖 Phong nham nói là vách núi cao. Phụng phong. Khảo Thanh nói là núi cao nhưng nhọn. Vận Anh nói là đỉnh núi, hoặc viết phong. Thuộc chữ sơn chữ phong. Ngô hàm. Đỗ chú tả truyện nói là nham hiểm. Mao thi truyện nói là nham nham tích thạch. Thuyết Văn nói là bờ đá, hoặc chữ viết đây là chữ xưa.
---------------------------------------
莖榦 Hành cán nói là gốc cỏ. Hạnh canh. Quảng Nhã nói là gốc cỏ gọi là hành. Thuyết Văn nói là cánh chính. Thuộc chữ thảo âm hành thanh kinh. Cán hãn. Thuyết Văn nói là cành cây, chữ mộc chữ càn. Khảo Thanh nói là cọc cây, còn gọi là khứ thanh không đúng với ý văn không chấp nhận. Trong kinh có khi chữ viết, hoặc chữ thảo viết.
採摘 Thái trích nói là hái. Thương tể. Quảng Nhã nói là thu còn gọi là thái. Thuyết Văn nói là thái thủ. Chữ thủ chữ biện. Trương cách. Khảo Thanh nói là thác thủ. Đường vận nói là thủ thủ. Thuyết Văn nói là hái trái cây thật. Thuộc chữ thủ chữ trích lược thanh.
-------------------------------------
鏵鐵 Hoa thiết nói là họa hoa. Giữa phương ngôn và Tống ngụy nói là sáp nghĩa là hoa. Thuyết Văn nói là lưỡng nhận sáp, chữ kim chư hoa lược thanh, hoặc viết. Thiện niết. Sơn hải kinh viết, chữ kim thanh tiệt, nay xuất phát thiết này từ núi Thái nguyên.
虛費 Hư phí nói là hao tổn. Phi vị. Vận Anh nói là hao tài. Quảng Nhã nói là phí tổn. Thuyết Văn nói là phí tán tài, dụng. Chữ bối thanh phốt.
--------------------------------------
營搆 Doanh cấu nói là xây dựng. Cổ hậu. Ngọc Thiên nói là hợp. Thuyết Văn nói là kết giá, nguyên liệu kết hợp lại, chê. Thuyết Văn nói là chứa tài vật, hình tượng kết hợp nhau. Chữ mộc thanh nhiếm, hoặc cũng được.
怯懼 Khiếp cụ nói là sợ hãi. Khương khiếp. Cố Dã Vương nói là khiếp úy liệt. Phương ngôn nói là khiếp khứ. Thuyết Văn viết. Đỗ lâm nói là chữ khiếp, chữ viết cũng viết đều giống nhau. Cù ngộ. Khảo Thanh nói là cự ưu, úy. Thuyết Văn nói là cụ khủng. Chữ tâm thanh cù. 萎歇 Nuy hiết nói là chết mất. Nhị mao. Khảo Thanh nói là nuy oán. Tự thư nói là bệnh vàng da, nhược. Hiên yết. Khảo Thanh nói là Suyển tức, đình chỉ.
------------------------------------
秔米 Canh mễ nói là gạo tẻ. Tập huấn nói là tiên đạo.
Thinh loại nói là không nhựa. Thuyết Văn nói là đạo cũng viết. Thuộc chữ mộc thanh cương. Kinh viết. 躭染 Đam nhiễm nói là suy đắm. Đương cam. Khảo Thanh nói là đam thị, vui chơi. Thuyết Văn nói là chữ trầm lược thanh. Nhi diệm. Khảo Thanh nói là nhiễm ô, trước.
-------------------------------------
被帯 Bị đái nói là áo khoác. Bì mi. Quảng Nhã nói là bỉ gia. Hán thư nói là cụ Đổ gọi là bào. Thuyết Văn nói là áo ngủ dài một thân có khi nửa. Chữ y thanh bì. Đức nại. Quảng Nhã nói là đái thúc. Tự thư nói là hệ. Thuyết Văn nói là đai áo chầu. Áo giáp của người nam, dáng tơ của người phụ nữ cột.
齊何 Tề hà nói là bào chế thuốc gì. Tinh duệ viết thành là chữ giả tá. Tự thư nói là phân đều thuốc, hoặc viết chuẩn theo đây.
慣習 Quán tập nói là thói quen. Quan hoạn. Nhĩ Nhã nói là quán tập, huân tập việc lâu gọi là quán. Chữ tâm thanh quán. Tả truyện viết. Thuyết Văn nói là chữ viết. Kinh thường viết.
荏`苒 Nhẫn nhiễm nói là thấm thoát trôi qua. Nhi chẩm. Khảo Thanh nói là có mềm yếu. Nhi diệm. Quận tự thư yếu nói là cỏ mơn mởn. Căn cứ theo nhẫn nhiễm là thứ lớp làm nhân cho nhau, trải qua ngày giờ gọi là nhẫn nhiễm. Kinh viết.
欻然 Huất nhiên nói là đột nhiên. Động uất. Thương Hiệt Thiên nói là huất hiến khởi. Tiết tông nói là hốt. Thuyết Văn nói là vụt lên. Thuộc chữ khiếm thinh nhị.------------------------------------
白鷺 Bạch lộ nói là con cò trắng. Chữ lộ nói là Mao thi truyện nói là chim trắng. Nhĩ Nhã nói là bạch lộ thung nì. Phương ngôn nói giữa Tề và Lỗ gọi là Thung sừ, Ngô địa dương châu rõ ràng bạch lộ lục cơ. Mao thi nói là chim, thú, trùng, cá. Sớ nói là bạch lộ lớn như chân câu thanh, chân dài một thước bảy, tám đuôi như đuôi nhạn, miệng dài hơn tám tấc. Đỉnh và trên lưng có lông dài hơn một thước. Nghiên cứu rõ trong Quách phác nói là ngày nay người Giang châu cho rằng tên Tiệp ly là phất tang bạch lộ bên sông Bạch lộ. Kinh nói là trong sông có nhiều chim này, cho nên gọi tên sông ở phía Bức thành Vương-xá, yết-lang-dịch-ca trong vườn Trúc lâm.
磨羂 Ma quyến nói là Sự chướng ngại của ma. Quyết huyện viết thành, cũng viết và viết. Không thể dùng dây bắt chim muông. Vận Anh nói là hệ thủ. Căn cứ theo chữ quyến tức là quyến sách. Xưa nay chánh tự viết nói là hệ thủ. Chữ võng âm quyên, thanh.
所縶 Sở trập nói là đã Vương vấn. Chiếm ấp. Mao thi truyện nói là Vương vấn. Đỗ chú tả truyện nói là câu trập. Thuộc thanh mịch thanh chấp.
绮貿 Ỷ mậu nói là nói thêu dệt. Kỳ kỷ viết thành, minh cứu.
積磨 Tích na nói là viết. Kinh diệc. Khảo Thanh nói là nước chảy nhanh chiết nói là hao một góc. Thần nhiệt. Tả thị truyện nói là triết tổn. Khảo Thanh nói là tồi triết. Chữ thủ thanh cân. Hồng nhạc. Thú hạc, ngung. Chánh thể nói là chữ đao chữ nhục. Kinh viết sai. Đại đảm nói là gánh nhiều. Đam cam.
----------------------------------------
睬疑 Thái nghi nói là ngờ vực. Thái tai. Đỗ chú tả truyện nói là thái nghi. Phương ngôn nói là thái hận. Thuyết Văn nói là nghi ngờ hận giặc. Chữ khuyển thanh thanh. Ngư kỳ. Khảo Thanh nói là chỉ, nhị, chưa nhất định. Xưa viết cũng viết, ngô sớ thanh.
函鹵 Hàm lỗ nói là muối mặn. Hà nham. thượng thư nói là hồng phạm gọi là nhuận hạ viết hàm. Nhĩ Nhã nói là hàm khổ. Thuyết Văn nói là vị của phương Bắc. Thuộc âm lỗ chữ hàm. Kinh chữ dậu viết không đúng, hàm diệm địa. Lư cổ. Đỗ chú tả truyện nói là tưới bằng muối đất cằn cỗi. Thuyết Văn nói là muối phương Tây. Chữ lỗ lược thanh, chữ xưa là chữ tây.
衒賣 Huyễn nại nói là khoe khoang. Huyền quyên. Vận Anh nói là đi bán, tự kiêu căng, hoặc viết và viết nghĩa đều giống với tự làm mối. Thuyết Văn nói là hành thả mại. Chữ hành thanh huyền. Mô giải. Tập huấn nói là đưa hàng hóa ra để giao dịch. Chánh thể nói là chữ viết, nay viết.
-Quyển 595 không có âm giải thích.
----------------------------------------
葓蜺 Hồng nghê nói là cầu vồng. Hồ đồng. Nhĩ Nhã nói là đế đồng hồng. Nguyệt lệnh quý xuân mới thấy được cầu vồng, mạnh đông cầu vồng lặng không thấy. Hán thư viết âm phùng. Thuyết Văn nói là giống cho nên thuộc chữ âm hủy thanh công. Cổ văn viết. Triện văn, chữ. ngũ kê. Quách phác chú Nhĩ Nhã nói là nhạn nghê, thấy rực rỡ rối ren, hoặc viết. Nhĩ Nhã nói là cầu vồng nghĩa là tế cầu mưa, còn gọi là nghê là khiết nhị. Quách Bộc nói là tên khác của khiết nhị là thấy thi tử.
Hộ tàng nói là tạc lang.
-----------------------------------
凳 Đăng nói là lên thang. Thiên đệ. Cổ quỳ chú quốc ngữ nói là thê giai. Thuyết Văn nói là mộc giai. Chữ mộc thanh đệ Đẳng lang. Khảo Thanh nói là đăng lý. Vận Anh nói là tiễn. Thuyết Văn nói là chữ viết, đăng cung, chữ túc thanh đăng.
-------------------------------------
撮磨 Toát ma nói là nắm lấy. Lang quát viết. Khảo Thanh nói là thủ toát thủ là chữ giả tá. Mực ba. Khảo Thanh nói là tôi luyện, nghiền. Thuyết Văn viết.
空拳 Không quyền nói là nắm tay không. Quỳ viên.
Khảo Thanh nói là thủ quyền.
---------------------------------------
六荩 Lục tẫn nói là nạn binh lửa. Hô ôi. Thuyết Văn nói là chết vì lửa. Chữ hỏa thanh hựu. Tịch dẫn. Chánh thể viết. Đỗ chú tả truyện nói là lửa cháy còn sót lại gốc cây. Thuyết Văn nói là tàn lửa, thuộc chữ hỏa thanh luật. 竫琰 Yên diệm nói là khói lửa. Yên hiền. Quảng thất nói là yên xú. Khảo Thanh nói là khói lửa. Thuyết Văn nói là hỏa khí, chữ hỏa thanh yên, hoặc viết. Cổ văn viết. Triện văn viết. Dực niệm. Thuyết Văn nói là hỏa vi hành. Chánh thể viết, nay lược hết viết hỏa quang. Hán thư viết hai chữ giả tá.
作瘻 Tác lũ nói là áo rách nát. Tang lạc. Khảo Thanh nói là tác thằng, chữ thị chữ mịch viết không đúng. Lương chí viết thành, người Nam sở nghèo mặc áo rách xấu gọi là lam lũ. Thuyết Văn nói là lũ tuyến. Chữ mịch chữ lũ lược thanh.
Tiếng Phạm nói là A-la-trà-ca-la-ma-tử là tên của tiên nhân ngoại đạo, Trung Hoa không dịch đúng.
---------------------------------------
原隰 Nguyên thấp nói là đồng bằng. Âm tập. Nhĩ Nhã nói là cao bằng gọi là nguyên ẩm ướt gọi là thấp. Thượng thư đại truyện nói là chữ là chữ, hoặc viết. Thuyết Văn nói là sườn núi ở dưới thấp, chữ phụ thanh thấp. 兇鹁 Hung bột nói là sắc mặt hung dữ Hứa cung. Vận nói là người thô ác. Khảo Thanh nói là hung ác, khủng, còn gọi là thượng thanh. Thuyết Văn nói là ưu khủng, chữ nhân thanh hung. Xuân thu tả truyện nói là người mũ sắt hung đáng sợ Yêm một. Lễ ký nói là bọt nghịch. Thuyết Văn nói là bột loạn, chữ tâm thanh bột. Kinh nói là chữ viết là hùng tráng, kiện cũng được.
啄長 Trác trường nói là hu vệ. Thuyết Văn nói là trác khẩu. 堰遣 Yển khiển nói là kiêu mạn. Ư khiển viết thành, kiện hiến.
Theo nghĩa chữ yển tức là kiêu mãn, cứ ngạo.
拘廾 Câu chấp nói là bắt trói, âm câu, tri lập viết thành, là người bị trói trong tù.
Cương giới nói là cự cường. Mao thi truyện nói là cương giới. Thuyết Văn viết nói là cương cương giới. Hai chữ ở giữa nó, giống như họa ba cõi này, hoặc viết cũng được.
愛羅閥 Ái-la-phiệt, Noa long vương nói là tiếng Phạm chuyển sai, đúng với tiếng Phạm" Ái-la uốn lưỡi thượng thanh, va-noa nói là thanh mũi là tên đại long vương ở đây không dịch đúng.
- Kinh Âm Phóng Quang Bát-nhã ba mươi quyển.
- Kinh Ma-ha Bát-nhã bốn mươi quyển.
- Kinh Quang Tán Bát-nhã mười lăm quyển.
- Bát-nhã Sao năm quyển.
- Kinh Đạo Hành Bát-nhã mười quyển.
- Kinh Tiểu Phẩm Bát-nhã mười quyển.
- Thạch lục bộ kinh cộng lại một trăm mười quyển (quyển này âm do Huyền Ứng soạn).
Huyền Ứng soạn.
羅悅 La duyệt nói là dĩ chuyết. Căn cứ theo kinh Axà-thế vương nói là La-duyệt chỉ tấn gọi là thành Vươngxá, ở đây đáp sai. Chánh ngôn nói là La-duyệt-yết-lê-hê là duyệt, nghĩa là đoạn lý dùng vương đại, nghĩa là đoạn lý nhân dân. Yết-lê-hê ở đây gọi tên chung trong nhà, thành Vương-xá là tên thành trong nước Ma-già-đà. 磨鉥 Ma thuật nói là kinh viết này. Thực duật viết thành, hoặc gọi là na-do-tha. Chánh ngôn nói là ma-dữuđa tương đương với mười vạn Trung Quốc. Quang Tán kinh nói là ức na-thuật kiếp. Theo Bản Hạnh kinh nói là một trăm vạn là danh câu-chí, ở đây tương đương với ngàn ức trăm câu-chí. A-do-đa ở tương đương với ngàn ức trăm a-do-đa. Na-do-tha ở đây tương đương với vạn ức, ở đây là tính như trên vậy.
颇我 Phả ngã nói là nghiêng về ngã. Phổ ngã viết thành, nghĩa là nghiêng dao động bất an. Kinh văn nói là viết hai hình thức, hoặc viết đều chưa thấy chỗ xuất xứ.
髧然 Đạm nhiên nói là lặng lẽ. Đồ lạm. Quảng Nhã nói là đạm an.
Kinh văn nói là viết nói hai dạng nhưng viết thì giống nhau.
爸呵 Bà-ha nói là còn gọi là Bà-ha-lâu-đà, hoặc gọi là Sa-bà đều không đúng. Chánh ngôn nói là tố ha, đây gọi là hay nhẫn, hoặc gọi là kham nhẫn, một lời phức tạp trong thế giới.
襍寺 Tập tự nói là thói quen còn sót lại. Từ cung viết thanh. Nhĩ Nhã nói là tự dư, nghiệp. Đại Tập kinh nói là dứt những tập khí cũ. 咖羅钺 Ca-la-việt nói là trong kinh đại phẩm nói là đây là tên cư sĩ.
甫當 Phủ đương nói là vừa mới. Phu vũ viết thành, phủ thỉ, đương chung nghĩa là buổi đầu mới phát tâm cuối cùng đạt được Nhất chủng trí.
我句 Ngã câu nói là ta hướng dẫn, còn viết. Mao thi truyện nói là câu quần. Như thuần chú sử ký nói là bối.
呵修綸 A-tu-luân nói là lại viết A-tu-la hoặc viết A-tu-la đều sai.
Chánh ngôn nói là A-tố-lạc. Tố lạc gọi là tửu, ở đây dịch là A, vô cũng gọi là phi cũng gọi là thiên, tên một vị thần Vô Tửu cũng tên Phi Thiên, trong kinh cũng gọi vị thần Vô Thiện. 呵隹罝佛 A-duy-tan-phật nói là ở đây nói sai. Chánh ngôn nói là A-tỳ-tam-phật. A-tỳ đây gọi là hiện, tam đây là đẳng, Phật-đà gọi là giác danh hiệu Đẳng giác. Trường An phẩm kinh nói là chí thành. Phật Đại phẩm kinh nói là Nhất thiết pháp, Nhất thiết chủng đồng một nghĩa.
Lục tài nói là tác tài. Trong kinh cũng gọi là xúc. Theo xúc thì có thể nuôi lớn tâm số pháp. Tài có khả năng nuôi lớn hoa lá cành nhỏ, nghĩa này giống như nhân dùng danh. Thất thống nói là bảy sự đau khổ, còn viết thống dương. Trong kinh nói là danh thọ, nghĩa là có thể lãnh chịu những khổ vui cho nên gọi là danh thọ.
Ỷ pháp nói là nương pháp. Ư nghị viết thành, trụ. Thuyết Văn nói là ỷ cũng là y ỷ. Quảng thất nói là nương nhân. Kinh văn chữ viết không đúng thể.
Tát-vân-nhã nói là còn gọi là Tát-vân-nhiên, hoặc Tát-bà-nhã đều sai. Chánh ngôn nói là Tát-đại-nhã, ở đây dịch Nhất thiết trí.
Du-tuần nói là dữu chu viết thành còn gọi do-tuần, hoặc do-diên, du-xà-na đều là một và không đúng. Chánh ngôn nói là Du-thiện-na, ở đây dịch là hợp, ứng, kế hợp ứng nhĩ hứa độ lượng giống với phương này là dịch là. Căn cứ theo năm trăm cung là một câu-lô-xá, tám câu-lô-xá là một du-thiện-na, thì phương này là ba mươi dặm. Người xưa nói Thánh vương một ngày đi mấy dặm.
Châu-ky nói là ngọc trai. Cư y. Thuyết Văn nói là ngọc chưa được tròn. Tự thư nói là tiểu châu.
Dũ hướng nói là hướng ra cửa sổ. Hứa lượng. Thi nói là trát lấp tu cửa. Truyện nói là trổ cửa sổ hướng tây. Quảng thất nói là hướng cửa sổ. Thương Hiệt giải cột nói là chứ dũ chính là chữ, dũ bàng dũ do đó giúp sáng thêm.
-Quyển 2 nói là không âm giải thích.
------------------------------------------
Bất oan nói là không ân hận, hối tiết. Ô hoán. Tự lược nói là than oán đáng sợ.
------------------------------------------
Kỷ tha nói là ở lại nơi khác nói là cư kỳ viết thành, giải thích bắt được, cho nên ở lại rảnh rỗi.
Đát-tát-a-kiệt-a-la tam gia tam Phật. Đại phẩm kinh viết nói là Đa-tha-a-già-độ-a-la-ha Tam-miệu Tam-phậtđà giống nhau. Trung Hoa nói là tức là ba danh hiệu trong mười hiệu, nhưng cũng là Phạm âm nghe nặng hoặc nhẹ A-đà-a-già-độ. Trung Hoa dịch nói là Như Lai. A-la-ha, Trung Hoa dịch nói là Ứng Cúng, Tam-miệu Tam-phật-đà dịch nói là Chánh Biến Tri.
Tiết lệ nói là yêm kế viết thành, lực kế viết thành, hoặc gọi là Tỳ-đế-lê, hoặc là Tỳ-đế-lệ-đa, Bế-lệ-đa.
Trung Hoa dịch nói là Tổ phụ quỷ, xưa dịch nói là ngạ quỷ, trong ngạ quỷ là tối liệt.
Phân mậu vân đà ni tử nói là bút phần viết thành, còn viết phần nậu, hoặc viết phần nậu. Vân đà phất nói là phú ma mạn đà, Phất đa la, Trung Hoa dịch nói là Mãn nghiêm sức nữ tử. Minh độ kinh nói là Mãn kiến tử.
Tăng na tăng niết nói là đáp nói là Ma Ha Tăng Na Tăng Niết Đà, xưa dịch Ma Ha gọi là Đại Tăng Na, Khải Tăng Niết, trước tác gọi là trang sức, cho nên những tác phẩm nổi tiếng là Đại Khải. Đại phẩm kinh nói là Đại Thệ Trang Nghiêm. Có thuyết nói là Tăng Na Đại Thệ Tăng Niết Tự Thệ đều sai. Chánh ngôn nói là Phu Na Ha, dịch nói là giáp Phu Na Đà, hoặc viết bỉ, hoặc y gọi là bỉ giáp y bỉ.
--------------------------------------
Duyệt xoa nói là dĩ xuyết viết thành, hoặc viết dạxoa đều sai. Chánh ngôn nói là dược-xoa, Trung Hoa dịch nói là quỷ hay ăn thịt người, còn viết thương nghĩa là làm tổn hại người.
Giá-ca-việt-la nói là gọi đúng nói là Thước-ca-laphiệt-lạt-đổ-yết-la-xà, Trung Hoa dịch nói là chuyển luân vương.
Đích mạc nói là đô dịch viết thành, mộ các viết thành nghĩa là không nhân không tướng. Đích cũng như chữ địch, địch thất, chữ mạc cũng như chữ, còn gọi mộ dục.
Vô thái nói là tên tha phục Tam-muội.
Khoa quật nói là hang động, hoặc khổ hòa. Tiểu Nhĩ Nhã nói là gà chim trĩ còn sữa nghĩa là khoa, chỗ nghỉ của thỏ, gọi là quật, có khi không ở hang nhưng nghỉ ngơi. Chiến quốc sách nói là thỏ khôn xây ba chỗ, cũng viết niết Tam-muội.
Yểm cai nói là thỏa mãn. Cổ lai viết thành, đầy đủ. Phương ngôn nói là cai hàm. Quách phác nói là cai hàm bị, cũng là Tam-muội.
Chủng kê nói là giống hạt kê. Cổ văn nói là tử lực viết thành, kê túc, anh trưởng ngũ cốc.
Kiêu tán nói là tướng vấy ướt, chữ còn viết. Thuyết Văn nói là dẫn nước để tưới. Chữ có hai kiểu viết. Thuyết Văn nói là tám tương hu lệ. Sử ký nói là nội trong năm bước dùng máu vẩy ướt cả áo Đại vương, tung tóc cả vật dương tuyền. Lý luận nói là e không biết nếm vào nhổ tung tóe. Giang nam hành, âm này là Sơn đông.
--------------------------------------
Bạc hà viết thành đây là họ người. Thô hà viết thành sai lầm.
Ngũ ca viết thành tên núi Sĩ hà viết thành cao chót vót.
Lỗ hổ nói là ương ngạnh ngạo mạn. Lực tổ viết thành, bồ cổ. Lỗ hổ tự tại nghĩa là tha hồ tung hoành ngang dọc. Hán thư âm nghĩa. Hổ bạt hổ nghĩa là tự do buông lung. Kinh văn viết nói là khô thị, chữ không đúng với nghĩa này. Trong kinh nói là kiêu mạn hoặc viết cống cao.
Kiền-đà-la nói là cự yên. Trung Hoa dịch nói là tìm hương thần tức là Càn-đạt-bà.
Giai ngẫu nói là hòa hợp. Hồ giai. Quảng Nhã nói là giai hóa, ngẫu hợp. Văn kinh viết sai. Thượng thư nói là xứng đôi cho là hiếu, chú là giai hòa, ngẫu hợp.
-------------------------------------
Vô ngẫu nói là không xứng đôi nói là Ngô khẩu viết thành, ngâu xứng đôi. Đại phẩm viết nói là đẳng bất đẳng là đúng. Kinh văn viết sai.
Tu nhị nói là hai chữ tu, hoặc viết nói là Tu-ma-xoa thiên, Trung Hoa dịch nói là Diệu Thiện Thiên còn gọi là nhị ma, đây dịch nói là thời phân Tu-nhị-ma, Thiện thời phân tức là Thiên chủ.
Câu dực nói là lược sai, họ Kiều-thi-ca tức là Thíchđề-hoàn cùng với Thiên Đế-thích là một tên.
Đạo kiểm nói là cứ nghiêm viết thành, nghĩa là dùng đạo để buộc tâm cho nên gọi là đạo kiểm. Đại phẩm kinh nói là hoặc nhập thất văn chánh vị. Thương Hiệt Thiên nói là nắm được luật phép cũng như nhiếp.
Tứ kiêu nói là khắp nơi biên giới. Cổ điếu viết thành, bốn phố nhỏ, trong lịch tứ kiêu là việc này.
Át tuyệt nói là ngăn chặn. Ư át. Nhĩ Nhã nói là át chỉ, nay dùng những điều nghịch nhau để ngăn chặn là át. Thương Hiệt Thiên nói là át giá.
-
Quyển 8 nói là không âm giải thích.
--------------------------------------
Đề-hòa-kiệt nói là hoặc gọi là Đề-hòa-kiệt-la, dịch nói là Định Quang cũng gọi là Nhiên Đăng Phật.
Ni-ma-la thiên nói là hoặc viết Phần-mật-đà thiên, dịch nói là Tha hóa tự tại thiên.
A-ba-hội thiên nói là dịch nói là Quang Âm thiên, còn gọi Cực Quang Tịnh thiên, tức là đệ Nhị thiền và Tam thiền. Văn kinh nói là chữ viết hội.
Thủ-ha-ký-ma thiên nói là dịch nói là Thiên Tịnh thiên là đệ Nhị thiền trong đệ Tam thiền, dùng an lạc thanh tịnh chan rải khắp gọi là Biến Tịnh.
Duy-vu-phả-la thiên nói là dịch nói là Quảng Quả thiên tức là đệ Tam thiền. Trong phàm phu quả đây là quả tối thắng nhất, cho nên gọi là Quảng quả.
Hạng hận nói là bướng bỉnh. Hồ giảng viết thành, nghĩa là người cang cường, bướng bỉnh khó hồi đầu vì bị danh lợi. Út-già-la viết vấn kinh nói là người cang cường. Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác kinh nói là bướng bỉnh ngu si. Trong kinh nói là viết Tăng thượng mạn. Văn kinh chữ viết, ngoan độn, chữ ngoan không đúng bản tự.
Bạt trác nói là đề bạt. Tràng trác. Thương Hiệt Thiên nói là trác du bạt dẫn, cũng là trác xuất nói là đưa ra.
Ma nhị nói là Trường An phẩm viết nói là Ma-đà. Tiểu phẩm kinh nói là Ma-hê đều là âm tiếng Phạm sai.
Minh Độ kinh nói là Thần Đan.
---------------------------------------
Mâu tiễn nói là cổ văn nói là ba kiểu chữ nói là đều là âm mâu phương ngôn sớ nói là kích là mâu. Thuyết Văn nói là mâu dài hai trượng đặt ở Binh xa.
Bát duy vô nói là hoặc viết Bát duy vu tức là Bát bối xã.
Bình sa nói là yêm kinh viết thành đáp sai. Đúng nói là Tần-bà-sa-la vương hoặc viết Tần-tỳ, dịch nói là hình lao, một thuyết nói là Tần-tỳ, dịch nói là Tần-sắc-ba-la, dịch nói là đoan chánh, hoặc gọi Sắc tượng thù diệu.
Tùy-da-lê, hoặc viết nói là đọa-xá-lê, luật sa, lê xướng đều là chuyển tiếng Phạm sai. Chánh ngôn nói là lật xiêm bà, dịch nói là Tiên Tộc vương chủng. Trong kinh, luận viết nói là ly xa, hoặc luật xa đều giống nhau. Chi triệu nói là điềm báo trước. Trừ kiêu viết thành, triệu cũng như cơ, thấy được việc trước cũng là hình triệu. Đại phẩm kinh nói là pháp mật.
Kiền-đạp-hòa nói là còn gọi Kiền-đạt-la, hoặc gọi Càn-đạp-bà, Kiền-đạt-bà, Càn-thát-bà tên xưa, gọi đúng nói là Kiền-đạt-va đều là âm khác nhau của một nước, dịch nói là xú hương, cũng gọi là lạc thần, còn gọi thực hương xưa gọi là hương thần cũng là cận. Trong kinh cũng viết hương âm thần, dịch nghĩa nói là tìm hương thần, đây dịch đúng.
Chân-đà-la nói là chi nhân viết thành, còn viết chânđà-la, hoặc viết Phồn-na-la đều sai, gọi đúng nói là Phồn-nại-lạc, dịch là người, còn gọi là phi nhân.
Ma-hầu-lặc nói là còn gọi là Ma-hưu-lặc, hoặc viết Ma-hầu-la-già đều sai, gọi đúng nói là Mâu-hô-lạc-ca, dịch nói là Đại Hữu hành long.
Chân việt nói là chữ viết chấn việt, đây đáp nói là ngọa cụ.
Quyển 11 không âm đế giải thích.
---------------------------------------
Phạn-ca-di thiên nói là đây gọi là Tịnh Thân thiên, Phạn Tịnh, tức là Sơ thiền Phạn thiên.
Quyển 13-14 không có âm để giải thích.
----------------------------------------
Canh sáp nói là trở ngại. Canh hạnh. Vương dật chú sở từ nói là canh cường cũng là hại, bệnh, sáp còn viết, nghĩa là không trơn. Chữ tứ chỉ tứ chỉ tức là không thông. Phi lũy nói là sảy mụn, còn viết bộc, lực tội viết thành, sảy mụn hơi sưng, nay lấy nghĩa này.
Dĩ thự nói là đã bố trí. Thời khứ. Thự vị thự nghĩa là sắp đặt vị trí cung kính. Quốc ngữ nói là xây dựng vị trí chính phủ. Biểu nghĩa là biểu thức.
Quyển 16 không âm.
-----------------------------------
Tương giả nói là còn viết là tường, tự lân cột buồn, đi Giang Nam, âm này quan trung phần nhiều gọi là can. Sưởng lạp nói là mở cửa tù. Cô đao viết thành, kiên lao, chữ viết hai kiểu đồng với trưởng tiên trưởng hành. Tam thương nói là sướng chàng, văn thường viết nói là xông ra gọi là đinh, nay dùng gỗ hoặc thiếc đâm vào trúng vá thêm gọi là sưởng. Văn kinh viết không đúng với thể chữ. Trang toán nói là thừa nhận trang nghiêm. Thô dương. Thinh loại nói là trang nghiêm. Chữ cổ văn viết. Nhĩ Nhã nói là toán số, tính được dài sáu tấc. Thuộc chữ chữ, thường nói không sai.
---------------------------------------
Giảo hý nói là giễu cợt xảo trá. Cổ xảo. Phương ngôn nói là con nít phần đông là xảo trá nhưng quỷ quyệt cũng gọi là xảo trá.
-------------------------------------
Hòa di là hoàn duyệt xoa nói là tức là thần Kim cang nghĩa là tay cầm chày Kim cang, nhân đây đặt tên.
Quyển 20 không âm giải thích.
---------------------------------------
Tạp nhẩu nói là lẫn lộn. Cổ văn viết hai kiểu. Thuyết Văn nói là tạp phạn nay những vật khác màu tập hợp lại gọi là nhữu.
Chiên-đà-la nói là hoặc gọi là chiên-trà-la, đây dịch nói là Nghiêm Xí nghĩa là Đồ sát tên của chủng loại, gọi nói là ngục tốt là chủ sát nhân. Theo Tây Vức ký nói là người này nếu đi thì lắc chuông tự nêu hoặc cây tre đập vào đầu, nếu không làm như vậy thì vua bắt tội người này.
Ba khiển nói là khập khiễng, còn viết. Cư miễn. Tự lâm nói là đi khập khiễng không được trang nghiêm.
Dục trang nói là muốn đâm nói là trọc giang. Quảng Nhã nói là tràng thích, tràng độc kích.
---------------------------------------
A duy nhan nói là Đại Phẩm kinh nói là Nhất sanh bổ xứ, thập trụ kinh, gọi đệ thập a duy nhan Bồ-tát pháp trụ.
Minh thệ nói là thề. Mi cảnh. Lễ ký nói là chư hầu đem súc vật đến gọi là thề. Chu lễ ty nói là pháp của minh chiến. Trịnh huyền nói là viết lời này trên mắt, giết súc vật lấy máu uống viết thêm trên súc vật rồi chôn, ghi vào đây để làm tin. Việc lớn gọi là “minh” việc nhỏ gọi là thệ.
-------------------------------------
Khinh dị nói là tùy tiện. Tự thể viết hoặc viết nay viết. Thương Hiệt Thiên nói là dị mạn, gọi là dị cũng là khinh. Văn kinh viết nói là hiệp. Thuyết Văn nói là đồng lực, cũng là cấp, hiệp không đúng với nghĩa này.
Dã mã nói là du dương nhị. Theo Trang Tử nói là trần ai, chỗ dừng nghỉ của sinh vật. Chú nói là chỗ tựa của chim bằng để bay, chính là du khí. Đại luận nói là đói khát oai bức thấy hơi nóng nghĩa là nước.
Ngũ binh nói là Chu lễ chu nói là Binh chưởng lễ binh. Trịnh chúng nói là ngũ binh nói là qua, giáo, mâu, kích, vô di. Bộ tốt ngũ binh nói là không có vô di nhưng có cung tên.
- Quyển 24-25 không âm giải thích.
-------------------------------------------
Tu-diên-đầu-phật nói là hoặc gọi Tu-phiến-đa-phật. Tần nói là rất thanh tịnh.
Đổng nhiên nói là rỗng rang. Đồ cống. Thuyết Văn nói là đổng tật lưu cũng là cảnh thâm thúy. Văn kinh viết, cảnh nóng cũng là cảnh hạn hán.
- Quyển 27 không âm giải thích.
--------------------------------------
Khuyết thuật nói là khuyến dụ. Tư duật. Thuyết Văn nói là thuật dụ. Quảng Nhã nói là vị sưu. Văn kinh viết, còn viết tư duật viết thành, còn viết tuất ưu, không đúng với cách dùng này.
---------------------------------------
Ba luân nói là còn viết ba luận. Đây gọi là Thường đế minh. Độ kinh nói là chan rải lòng từ đều là một nghĩa. Phê nghê nói là có hai kiểu viết. Tự lâm nói là phổ mê viết thành, ngũ lễ. Quảng Nhã nói là phê nghê điệp nữ tường, giải thích tuấn bội kinh tiểu hoàn, trong lỗ hổng làm cho nhỏ là việc phi thường.
Ba đàm nói là còn viết nói là Ba mộ, hoặc Ba đầu ma, Bát đàm ma. gọi đúng nói là Bát trì ma. Trung Hoa dịch nói là Sen đỏ.
Câu văn là nói là còn viết Câu vạt la, Câu mâu đầu, Câu vật đầu.
Dịch nói là Câu là địa vật đà, tên Thiện hỷ, hoa hỷ.
Ưu bát chiêu nói là còn viết nói là Âu bát la, dịch nói là hoa đen.
Giao tinh nói là tên chim tinh, một tên với giao lự, loài chim này khi ra khỏi núi Man liền bay từng bầy như nhạn kê giống như vịt trời chân cao là loài súc vật ở giang hoài có thể dập tắt lửa.
-----------------------------------------
Khiêm khác nói là cung kính. Cổ văn nói là khổ các. Tự lâm nói là khác cung, cũng là kính, cung kính nhún nhường.
Khốc độc nói là cực kỳ độc nói là viết hai cách. Thuyết Văn nói là khốc cấp thậm, bạo ngược.
Bảo anh nói là bình báu dài cổ. Ư canh. Phương ngôn nói là phẫu lâu cương anh. Từ cửa đông giữa Triệu Ngụy, nghĩa là anh cũng là Thông ngữ.
*******
Huyền Ứng soạn.
Bà-già-bà nói là xưa dịch nói là có công đức lớn tên của chí thánh. Già nói là Bạt-già-phạm, Bạt-già đây dịch nói là Đức phạn, đây gọi tên Thành Tựu nghĩa chúng đức thành mãn. Bạt-già-phạm nói là còn một tên Tổng nghiệp chúng đức. không như vậy cho nên các đầu kinh đều để tên này.
Na-già nói là Trung Hoa dịch nói là Long, Tượng gọi là đại lực, cho nên dụ vậy.
Tam-muội nói là hoặc Tam-ma-đề, Tam-ma-đế đều sai. Đúng nói là Tam-ma-địa. Trung Hoa dịch nói là Đẳng trì đẳng, chánh, chánh trì tâm nghĩa là giữ gìn các công đức, chánh định nghĩa là mặc tình lìa một cảnh và các tà loạn.
Hy vọng nói là Thuyết Văn nói là hư y viết thành, hy vọng, giữa biển núi nghĩa là hy. Quảng Nhã nói là hiếm thấy. Vô phương. Thuyết Văn nói là đi ra ngoài nhìn lại. Chữ lược thanh. Thuyết Văn nói là trăng tròn vọng nhìn mặt trời. Chữ nguyệt chữ thần, nhậm; nhưng chữ này âm thể phần đông không biết được, cho nên chữ không thể giải thích được hai điều này.
Tâm hành nói là tâm vọng đi lén lút. Hạ canh viết thành nghĩa là ngao du. Kinh phóng quang nói là chỗ ý hướng đến. Kinh Quang Tán nói là sở thú sở hành. Đại luận hỏi nói là làm sao biết được tâm hành của chúng sanh Bồ-tát biết được chúng sanh đi khắp nơi trong chủng chủng ngũ báo. Kinh Duy-ma nói là khen biết được tâm qua lại của chúng sanh và tâm sở hành là một nghĩa này. Nay có người đọc hạ mãnh viết thành là sai.
Quái ngại nói là ngăn ngại nói là hoặc hồ quái. Tự thư nói là võng ngại, ngại chỉ, giới hạn quá mức gọi là ngại.
Thích na nói là kinh Quang Tán nói là Bồ-tát Lalăng-ma-kiệt, Trung Hoa dịch nói là Bảo Tích. Kinh Duy-ma nói là khen đây là việc quý hóa. Kinh Phóng Quang Bảo Lai. Theo bản Phạm nói là Át Thích Đát Na Yết Bà, Trung Hoa nói là Bảo Đài hoặc Bảo Tạng đều là một nghĩa. Văn kinh viết không đúng.
Mãn tử nói là Tam thương nói là giải đồ, đây là chữ dư. Trong kinh nói là mãn lục, hoặc Văn Thù Sư Lợi, Mạn Thù Thi Lợi, dịch nói là Diệu Đức, Kính Thủ. Xưa kinh Duy-ma Hán nói là Lục Thủ. Kinh Phóng Quang nói là ai nhã hàm đều sai. Chánh ngôn nói là Mạn Thù Thất Lợi, đây nói là Diệu Cát Tường. Trong kinh viết nói là Bạc thủ, chữ cổ văn chữ nghi là sai. Đáp nói là nhi chu viết thành, nhưng kiểu chữ lẫn lộn nhiều người nghi ngờ.
Hệ niệm nói là buộc niệm nói là cổ văn nói là hai cách viết, nay cổ đế. Thuyết Văn nói là hệ kết thúc cũng là liên tiếp không ngừng lưỡng đoán nói là giậm hai chân nói là còn viết. Thuyết Văn nói là khinh đoán trường. Tam thương nói là bắp chân. Kinh văn nói là đinh quán viết, điệp túc, đoán không đúng.
Lưỡng bễ nói là hai bắp đùi. Cổ văn viết. Thuyết Văn nói là cổ ngoại, người phương Bắc đi. Phương nhĩ viết thành, âm này đi Giang nam. Văn kinh chữ thường viết lục.
Nhục kế nói là cổ đế. Âm Phạm nói là Ôn-tầm-ni-la, đây nói là Kế tức là Vô thượng y. Kinh viết tai-sa đỉnh nổi lên xương tự nhiên thành búi tóc. Văn kinh nói là chữ viết không đúng.
Hy di nói là hớn hở vui hòa. Hy chi viết thành, dư chi. Thuyết Văn nói là hy di hòa duyệt. Phương ngôn nói là di hỷ, giữa Tương Đạm gọi là phân di hoặc hy di. Văn kinh nói là hư chi. Thuyết Văn nói là hỷ lạc. Thương Hiệt Thiên nói là tiếu, hỷ không đúng, nay sử dụng chữ hý.
Đắc dũ nói là được tốt. Cổ văn nói là giũ nhũ viết. Phương ngôn nói là sai gian dũ. Thuyết Văn nói là lành bệnh.
Điềm nhiên nói là thản nhiên. Đồ kiêm. Phương ngôn nói là điềm tĩnh, an ổn. Đại luận nói là đồ lãm viết thành, cũng gọi là “an”, giải thích giống nhau. Văn kinh nói là dư chi viết thành sai.
Bất nhiễu nói là không quấy rầy. Tự lâm nói là nãi liễu. Tam thương nói là nhiễu lộng. Thuyết Văn nói là nhiễu hà, hà phiền, nghĩa là đùa giỡn làm phiền. Nhiễu cũng là não, hà khả. Tân phân nói là rực rỡ. Thất viết thành, phu vân. Quảng Nhã nói là tân phân thạnh nhi.
A bể nói là Tự thư nói là bệ hề. Trung Hoa dịch nói là Bất thối trụ thập trụ. Kinh nói là đệ thất trụ.
Cưu ma nói là gọi đúng là Cưu ma la sắc cứu ma la đây là tên chung của họ tám tuổi trở lên đến khi chưa kết hôn. Xưa gọi là Đồng tử Sắc Đa, xưa dịch là chân ngôn giống như chân địa, hoặc gọi là thật cũng là một nghĩa. Nay đáp là tướng gọi đồng tướng, thuận theo thế tục đồng phiêu bất địa trở lên Bồ-tát, hoặc hiệu khác là Pháp vương tử.
Số tri nói là sơn lâu viết thành, số kế, xem xét số này gọi là số.
Thiêu thời nói là thiêu đúng lúc. Thị chiêu viết. Theo thiêu cũng là đốt, thiên nhiên là lửa thiêu đốt cho người.-----------------------------------
Đạo mạo nói là lúa và cỏ tranh. Đồ lão viết thành, mao bao. Đạo nghĩa là lúa có sâu. Kinh văn nói là vu giá nói là mía. Văn thường viết mía này xuất phát tại Kinh châu, hoặc viết nói là cam chá nhất vật.
Tắng ố nói là căm ghét. Ô cố. Lễ ký nói là ta xấu mà dùng ta biết được tình hình. Ố cũng như tắng. Thi nói là ố vô lễ đều đúng.
-----------------------------------
Ma môn nói là sờ mó. Mạc bôn. Thinh loại nói là Môn mạc. Tự lâm nói là môn vỗ trì. Theo môn trì nghĩa là tay cầm vật, thế nên trong các kinh tay sờ mặt trời, mặt trăng.
-Quyển 4-6 không có âm để giải thích.
--------------------------------------
Mông muội nói là ngu muội. Tự thư nói là mạc công viết thành, mạc đối. Dịch nói là chữ nghĩa là che mờ không sáng. Quảng Nhã nói là muội là ám nghĩa là che mờ không biết. Nói khác hơn nghĩa là còn nhỏ mê mờ không có ngã và tâm.
---------------------------------------
Tuần thân nói là tuân theo thân. Tam thương cổ văn nói là tợ tuân. Nhĩ Nhã nói là tuần tự. Quách phác nói là tuần hành, cũng là biến, tuần lịch.
Thị chiêm nói là xem coi, đoán. Chi diệm. Phương ngôn nói là chiêm thị, chiếm cũng là hậu. Hễ vật gì có tướng sau đều gọi là chiêm cũng là chữ.
Tuyền sư nói là thợ con lặn. Tự quyến. Thuyết Văn nói là tuyền viên lư. Thu Thanh Nan Tự nói là hoàn nghĩa là dùng dây quay trục để xẻ gỗ làm đồ vật. Kinh văn viết chữ không đúng thể.
Vị phù nói là bọng dạ dày. Phổ giao. Thương Hiệt giải thích nói là bọng đái. Thuyết Văn nói là phù bàng. Văn kinh viết nói là bào, bào lý. Chữ không thể dùng vào đây.
Lệ nhục nói là cổ văn nói là lặc kế. Tam thương nói là nước mũi. Chu dị tề tư nói là nhục thế từ mắt gọi là nhục, từ mũi gọi là thế. Văn kinh nói là chữ đệ chữ nhục, nhục lệ chẳng phải nay chấp nhận.
Ngôn ẩm nói là nói về uống. Ư cấm viết thành, nghĩa là nước trong ngực. Kinh văn nói là viết âm.
Phương tan nói là mở. Phủ phàng. Quảng Nhã nói là phương tan chỉ. Văn thường viết yêu gọi là, vị gọi là tan. Phù trướng nói là sưng phù, phổ giang. Tỷ thương nói là bán trương phúc mãn. Chữ hoặc viết.
Thanh ứ nói là lóng trong. Ư dự. Thuyết Văn nói là chứng ứ máu.
Thuyết Văn nói là nước đọng trong bùn cũng là lóng cho trong.
Sài lang nói là kẻ xấu. Sĩ giai. Nhĩ Nhã nói là sài câu túc. Thương Hiệt Thiên huấn cật nói là sói giống chó nhưng nanh vuốt màu trắng, có tài vồ cắn người.
Quắc liệt nói là quắp xé nát. Chữ viết đúng. Thuyết Văn nói là quắc trảo trì, quắc. Thương Hiệt Thiên nói là quắc bác. Hoài Nam Tử nói là chim cùng đường thì bắt cầm thú, thì vồ lấy.
Lặc cốt nói là xương sườn. Lang đắc. Thuyết Văn nói là hiệp cốt cũng là xương sườn, thuộc chữ. Văn kinh nói là chữ viết là hàm sắt buộc ngựa.
Nhật bộc nói là phơi nắng. Yêm quyến. Tiểu Nhĩ Nhã nói là bộc sái còn gọi là phơi khô sương. Thuộc chữ nhật chữ xuấy chữ mễ chữ nô. Chữ viết thành nghĩa là hai tay dâng lên.
Như bối nói là sò hến quý. Bổ cái. Thuyết Văn nói là sò ở biển, nghĩa là loài ốc quý, giới giáp.
La tự nói là lực giá.
Chữ khư nói là khâu thứ. Chữ nói là tài hà.
Ngoại dị nói là dĩ kích viết thành, gọi là không khó.
-Quyển 9-11 không có âm để giải thích.
------------------------------------------
Tan đâu nói là tiên an viết thành, tức là Thiên chủ, đây gọi là Chánh hỷ, có thuyết chánh tri túc Đâu-suất, đây gọi là Diệu trúc.
Vô ương nói là ư lương. tiếng Phạm nói là A-tăngkỳ, Trung Hoa nói là vô ương số, ương tận. Văn kinh viết. Thuyết Văn nói là cảnh đát. Chữ không đúng với nghĩa này.
-------------------------------------------
Tỳ-đa-giá-la-ma nói là Trung Hoa dịch nói là Minh Hạnh Túc.
Ca bị nói là còn hai cách viết. Kinh vua A-xà-thế, Trung Hoa gọi nói là Thế Gian Giải. Thích sanh nói là mới sống. Tam thương cổ văn có hai cách viết. Quảng Nhã nói là thị thích, nghĩa là mới, cũng là thủ.
Khất hung nói là cổ lại. Thương Hiệt Thiên nói là hung khất hành thỉnh tâm. Văn thường viết nói là tâm nguyện gọi là hung, thể chữ nghĩa là người mất khuôn phép trong lòng.
---------------------------------------
Cổ đạo nói là mê hoặc. Công hộ. Thinh loại nói là dực. Thuyết Văn nói là cổn trung trong bụng, nghĩa là vi trùng độc phát triển.
Khiển trách nói là khiên chiến. Thương Hiệt Thiên nói là khiển ha. Quảng Nhã nói là khiển nộ. Kinh văn nói là cật trách. Quảng Nhã nói là cật vấn. Manh cổ nói là mù. Cổ hộ. Không mắt nghĩa là cổ. Giải thích tên nói là mắt mù tự nhiên nhắm bình thường như xa trống.
--------------------------------------
Độc thích nói là bồ cạp độc. Thức diệc. Tự lâm nói là sinh vật có nọc độc lan khắp, quan tây hành âm này hô cách viết thành, âm này Sơn đông hành nói là tri liệt. Nam bắc gọi chung, âm sai.
Hồng phiêu nói là lụa hồng. Thất thiêu viết thành nghĩa là trời xanh, như lụa, màu trắng, xanh, ngọc, xanh biếc. Còn trời xanh, xanh biếc đều dùng màu này giống nhau.
-Từ quyển 16-18, ba quyển này không âm giải thích.
--------------------------------------
Bất ô nói là không nhơ. Ô cố. Tự lâm nói là ô uế. Tự thư nói là ô đồ.
Thích danh nói là ô ô, như nước bẩn không lưu thông. Suy mao nói là già yếu. Tự thể viết. Thuyết Văn nói là suy giảm.
Lễ ký nói là tuổi 50 mới gọi suy suy. Chữ có hai kiểu, nay cổ văn.
Lễ ký nói là 80 là mao, chú nói là mao nghĩa là lẫn, quên, cũng là loạn.
------------------------------------------
Phóng mục nói là thả trâu. Mạc lục. Tam thương nói là mục dưỡng. Phương ngôn nói là mục. Quách phác nói là nghĩa là chăn nuôi trâu ngựa. Hán thư Công Tôn Hoằng nói là nuôi heo thì gọi là “mục” đó là gọi chung nuôi dưỡng súc vật, chẳng phải chỉ nuôi trâu ngựa.
Trợ hoài nói là bại hoại. Tài dữ. Thương Hiệt Thiên nói là trợ tiệm bại hoại. Thi nói là ngày nào bại hoại. Truyện nói là bại hoại. Văn kinh sử nói là trắc lữ viết thành, phi, nhục cơ, cũng là đồ để đựng rượu. Chữ không đúng với nghĩa.
Yên khiển nói là cư miễn, kỷ yên, cự yên. Tả truyện nói là hiên ngang ngạo mạn. Quảng Nhã nói là yên khiển yêu kiều, nghĩa là còn nhỏ tự cao tự đại. Thích danh nói là yển nghỉ nhưng nằm không làm việc, yển ba khiển, bệnh không thể làm việc, nay mượn giống như đây. Cơ tiểu. Văn kinh chữ viết sai.
Ngạo mạn nói là ngũ đáo viết thành nghĩa là không cung kính.
Quảng Nhã nói là ngạo dị, nghĩa là khinh dị, mạn, chữ nhân.
Tự vị nói là mùi vị, vị ngon. Cổ văn hai cách viết, tư ích, nhuận.
Văn kinh chữ viết. Thuyết Văn nói là tư tha.
Quỹ tắc nói là tiêu chuẩn. Tập quý. Thi nói là Quỹ còn gọi là truyền, là quỹ độ, nghĩa là độ lưỡng đúng.
--------------------------------------
Đản tam nói là đồ đàn. Thinh loại nói là đản, luống suông.
Hựu trợ nói là giúp đỡ. Cổ văn hai cách viết. Chu Dịch nói là Sự giúp đỡ của trời. Khổng Tử nói là hựu cũng là trợ, trời giúp đỡ.
-Quyển 22-23 không có âm giải thích.
---------------------------------------
Hữu sĩ nói là có cánh. Cổ văn viết hai cách. Thuyết Văn nói là cánh chim.
Bị phục nói là bì kỳ viết thành, nghĩa là bao chăn màn, nghĩa là quần áo sử dụng.
---------------------------------------
Đường thọ nói là chịu sự hoang đường. Đồ lang viết thành, đường đồ là rỗng không.
Lăng dịch nói là xâm phạm. Lực tăng. Tam thương nói là lăng là xâm lăng, thuộc chữ băng. Chữ hoặc viết, nay viết. Thuyết Văn nói là dị khinh. Thương Hiệt Thiên nói là dị mạn.
Lỗ lược nói là bắt tù binh. Cổ văn nói là lỗ cổ viết, lực trước. Lỗ hoạch, phục, chiến thắng và bắt được tù binh, nghĩa là cướp đoạt. Phương vu viết thành, nghĩa là quân bắt được.
---------------------------------------
Kinh phu nói là người hùng mạnh. Kinh thịnh. Thuyết Văn nói là kinh cường. Tự thể nói là chữ lực thanh kinh.
Khổng cứ nói là sợ hãi. Cự thứ viết thành, cự úy cụ cũng là cấp.
-------------------------------------------
Cấp kỳ nói là thủ cấp của giặc. Lỳ lập. Lễ ký nói là cấp là thứ bậc. Tả truyện nói là cực nhọc được ban thưởng, tăng thêm cấp bậc, còn gọi chặt hai mươi ba thủ cấp. Theo Sư Lữ chặt đầu một người thì được ban thưởng tăng thêm một cấp, nhân đây gọi đầu giặc là cấp. Giác dĩ nói là đã tỉnh thức, nghĩa là giác ngộ, sau khi ngủ dậy. Thương Hiệt Thiên nói là giấc có khi gọi là ngụ. Thuyết Văn viết cách hai, gần với chữ thường viết.
Thị thị nói là nương tựa. Hàn thi nói là không có mẹ biết nương vào đâu. Thị cũng là lại.
Hội thị nói là ồn náo. Công đối viết thành, nữ hào. Thuyết Văn nói là hội loạn. Vận tập nói là náo ổi, nhiều người quấy nhiễu. Chữ náo thuộc chữ nhân. Văn kinh chữ thường viết.
-Quyển 28 không âm giải thích.
--------------------------------------
Oán thù nói là thị du viết thành, thù đối. Nhĩ Nhã nói là cựu thù thất. Xuân thu nói là oán hận gặp nhau là thù.----------------------------------------
Giá tứ nói là xe ngựa. Tương nhị. Thuyết Văn nói là tứ nhất thừa. Mục thiên từ truyện nói là dâng một con ngựa hay bằng mười ngựa. Quách phác nói là bốn con mã tứ nghĩa là bốn mươi con.
-Quyển 31-33 không âm giải thích.
-------------------------------------
Bào thai nói là bổ giao. Thuyết Văn nói là em bé sống trong bọc gọi là bào.
-------------------------------------
Liễm để nói là đáp hộp. Nay lực chiêm. Thương Hiệt Thiên nói là đồ đựng kiến gọi là “liêm” nghĩa là đáp vuông.
Văn nhuế nói là muỗi và ve. Nhi thuế. Muỗi nhỏ gọi là nhuế. Thuyết Văn nói là người nước Tần gọi là nhuế, người nước Sở gọi là văn. Văn thường viết nói là con ngọ nguậy hóa thành muỗi. Muỗi nhỏ gọi là nhuế quyên. Cám lưu nói là lưu ly màu tím. Cổ am viết thành, màu xanh, đỏ. Thích danh nói là cám hàm, nghĩa là màu xanh bao hàm cả màu đỏ. Luân đóa nói là đinh quả. Nay chịu nghĩa này. Văn kinh chữ, viết không đúng.
Kiên trước nói là vững chắc. Trì lược. Tự thư nói là kiên nghĩa là kiên lao, trước là tướng phụ trước.
Ủy đà nói là uốn khúc, còn viết nói là ủy di. Đồ hà. Quảng Nhã nói là ủy tha ảo tà. Thi truyện nói là bình dị. Hàn thi nói là đẹp của đức gọi là ủy mị. Ô qua.
Bất náo nói là không làm cản trở. Não bao. Thuyết Văn nói là náo nhiễu. Quảng Nhã nói là náo loạn, chữ mộc.
------------------------------------
Hào lý nói là mảy tơ. Hồ cao. Cổ văn viết hai kiểu, nay lực chi. Hán thư nói là không để lỡ một li. Mạnh khang chú nói là hào thố hào, mười cái 110 gọi là một ly. Nay đều viết cũng thông dụng như chữ xưa, nhưng không thông dụng, chẳng phải tự thể.
Lư quán nói là quán trọ. Lực cư viết thành, tên khác của xá. Thích danh nói là ở trọ gọi là lư. Căn cứ theo hoàng đế “lư” là để tránh mưa, nắng, xuân, thu, đến đông hạ, cho nên gọi là ký chỉ. Cổ ngoan viết thành, nhà khách. Chu lễ nói là năm mươi dặm có một quán, quán phải dự trữ để đãi triều sính. Tự thể nói là chữ thực thanh quan. Nay thường viết quán. Kinh văn viết nói là quán thành môn song quyết. Chữ không phải nghĩa.
Dĩ lạc nói là vui vẻ. Lực các viết thành nghĩa là hoan duyệt. Văn dưới niềm vui Phật và chúng tăng vui với nhiều người, âm đọc đều giống nhau.
-Quyển 37-38 không âm giải thích.
--------------------------------------
Túng quảng nói là dọc và ngang. Túc dung. Tiểu Nhĩ Nhã nói là cầu túng trường, quảng khoáng. Thi nói là ngang dọc là một mẫu. Hàn thi truyện nói là Nam bắc gọi là tùng, đông tây gọi là ngang. Chu lễ nói là khu vực chín châu là số của Quảng luân. Trịnh huyền nói là luân tùng. Quảng là rộng.
Giải hạng nói là đường làng. Cổ giai. Thuyết Văn nói là đường thông nhau ngã tư. Hồ giáng. Tam thương nói là giai giao đạo, đường trong làng.
Liên miên nói là cổ văn nói là lực tiền. Quảng Nhã nói là liên tục, hợp, miên cũng là liên, nghĩa là liên tục không ngừng. Hai lỗ tai ngay bên má, nhiều dây tơ nối nhau không ngừng.
Tương họa nói là cùng nhau họa. Hồ ngọa viết thành, tương ưng. Thi nói là ông Mâu Hòa xướng. Chu dịch nói là nhạn kêu dưới bóng râm.
Đích vô nói là không phải chính. Đô lịch viết thành, nghĩa là chủ đích mai côi nói là ngọc đỏ. Tự lâm nói là mạc hồi viết thành, hồ khôi viết thành, ngọc đá, tròn đẹp là ngọc thứ. Thuyết Văn nói là hỏa tề châu. Thuyết Văn nói là đá đẹp gọi là mai, đẹp tròn gọi là côi. Văn kinh viết không đúng.
Uyển diên nói là vành treo mũ. Nhất viên. Chữ Tam thương nói là dĩ diên viết thành, tương truyền là đệm trải giường, chưa biết nói ở đâu.
Nhàn nhục nói là đệm xe. Ư nhân. Thuyết Văn nói là chiều dày trong xe. Thích danh nói là nệm ngồi trong xe, làm bằng da ép có hoa văn ở dưới liên kết nhau. Nhi dục. Tam thương nói là nhục tiên vi đai nói là mang túi thơm. Âm vi. Thương Hiệt Thiên nói là vi khiêm, cũng là khăn. Văn kinh viết. Tự lâm nói là ở bên cạnh gọi là duy, nghĩa là màn lụa che một bên. Thích danh nói là màn bao quanh, nghĩa là tự che xung quanh.
Trù trướng nói là Buồn rầu. Sắc chu viết thành, sắc lượng. Thuyết Văn nói là buồn rầu mất ý chí, cũng là bi sầu.
---------------------------------------
Từ thiên nói là cúng tế trời. Tợ tư viết thành, từ tế. Nhĩ Nhã nói là mùa xuân cũng gọi là “từ”. Tôn nhị nói là từ thực.
Bách thừa nói là trăm xe. Cổ văn viết hai cách. Quảng Nhã nói là thừa giá. Tam thương nói là thừa tải. Chu lễ nói là tứ mã làm xe, kiểu này gọi là một xe, số này gọi là “thừa”.
Kiều tân nói là cầu. Tử lân. Luận ngữ tử lộ vấn tân trịnh huyền nói là tân nghĩa là nơi cứu qua sông.
Kim điệp nói là công văn khắc trên đồng. Đồ hiệp viết thành, giản điệp. Thuyết Văn nói là điệp loan. Tiểu phẩm kinh chữ viết.
Ngu lạc nói là giải trí, vui chơi. Tự cổ cổ văn nói là ngu nay ngưu câu. lực các. Tự lâm nói là ngu cũng là lạc. Bạch Hổ Thông nói là ngu lạc gọi là thiên hạ, dân đều có niềm vui. Thích danh nói là ngu lạc là nhạc của thần hoàn.
Hữu côn nói là que, gậy. Cô bổn viết thành, nghĩa là uốn dây đàn. Nay gọi khai là côn tử.
Kê lưu nói là dừng lại. Cổ khê. Thuyết Văn nói là kê lưu chỉ. Nhĩ thất nói là lưu cửu.
Lai bộn nói là tro bụi. Am độn. Văn thường viết nói là đất bột gọi là bộn. Thuyết Văn nói là bộn trần.
Di trất nói là di trất da ni tử, hoặc viết nói là Phú lâu na di đa la ni tử, gọi đúng nói là La noa mai để lê dạ, Trung Hoa nói là từ là họ của mẹ Ngài, Phú đa là là tử đều là họ mẹ là tên, cho nên Trung Hoa nói là Mãn Từ Tử, hoặc dịch nói là Mãn Nguyện tử đều là một nghĩa, cùng ngày sanh với Phật.
******
Huyền Ứng soạn.
Độ vô cực nói là hoặc gọi là Đáo bỉ ngạn đều một nghĩa. tiếng Phạm nói là Ba-la-mật-đa.
Bất kiểu nói là không gặp may. Cổ nhiêu viết. Hán thư Tấn ước nói là kiểu ngộ, kiểu cũng là ký tâm.
Cai kiếp nói là vạn vạn kiếp. Cổ văn viết hai cách. Nay cổ tài viết thành nói là tên số. Theo phong tục mười ức là triệu, mười triệu gọi là kinh, mười kinh gọi là cai, cai cũng là số lớn.
Phó sức nói là trang điểm. Vạn vụ viết thành, phó cũng là đồ phụ.
Bôi thuốc bôi trắng đều đúng.
Phù dung nói là phụ câu viết thành, du trung. Thuyết Văn nói là hoa phù cự, khi chưa nở hoa là hoa hàm đàm. Phân ba nói là hoa nhiều. Phổ ba viết thành, nhiều đẹp, hoa văn rực rỡ.
Phiêu dương nói là thổi phất phới. Dư thượng viết thành, nghĩa là gió bay.
Hoảng dục nói là chiếu sáng nói là du cúc. Thuyết Văn nói là hoảng minh, dục diệu. Bia thương nói là chói sáng rực rỡ.
Bát du hành nói là còn viết du hành, đạo hành, hoặc trực hành, bát trức hành cũng gọi là Bát chánh đạo, chánh đạo nghĩa này là một.
Tiệm tiệm nói là dần dần. Tài nhận viết thành, tiệm tiệm cũng như sảo sảo. Văn kinh nói là tiệm tiệm sai.
Lý miệt nói là giày vớ. Cổ văn nói là hoặc viết, túc y. Văn kinh chữ viết, đan bị, ba, không đúng với nghĩa chữ.
Nghiên tận nói là một loại cỏ. Tài hằng. Tự lâm nói là tên cỏ, gốc cỏ gọi là cỏ tận có thể nhiễm lưu huỳnh thành màu vàng chói, sống ở đất Thục.
Chi nghị nói là Tự cô cổ văn nói là nghị. Nay nghi kỳ. Lễ ký nói là nghị là, lúc nhàn rỗi làm bạn nhau, nghi cũng là thiện.
--------------------------------------
Bần quỹ nói là nghèo thiếu thốn. Cự quỹ. Trịnh huyền chú lễ nói là quỹ cũng là phạp. Mao thi truyện nói là quỹ kiệt.
Tung cao nói là núi cao. Tư lung. Nhĩ Nhã nói là núi lớn nhưng cao gọi là tung, nay Trung Nhạc Tung Cao đều nương vào tên này.
Kỳ hành nói là bò ngoằn ngoèo. Cự chi viết thành, nghĩa là côn trùng bò. Chu thư nói là kỳ hanh suyển tức. Quyên phi nói là sâu ăn lúa. Nhất tuyền. Tự lâm nói là trùng nhi, động, hoặc viết huyên. Cổ văn nói là hô tuyền viết thành, phi nhi. Chữ nói là cổ thư nói là phi đều viết. Phi nghĩa là phi dương. Theo Hán thư chú nói là tháng giêng Đại tước với chim gáy bay về năm màu, sau tháng hai bay qua trì dương.
Hoảng hốt nói là hô hoảng viết thành, hư vãng viết thành nghĩa là thấy hư vọng, chỉ mơ hồ mập mờ dường như có mà không. Hàn thư âm nghĩa nói là mắt thấy lờ mờ.
Lưỡng tẫn nói là hai xương bánh chè. Tần nhẫn. Thuyết Văn nói là tẫn tất cốt. Thương Hiệt Thiên nói là tất cái.
--------------------------------------
Tứ hung nói là bốn điều xấu. Hứa cung. Kinh Phóng Quang nói là Tứ kết cũng là tứ phược, nghĩa là muốn ăn sân giận bị giới kiến thủ bó buộc thân. Hán Thư Vương Mãn truyện nói là vì xưa hành đều là. Hoàng hoảng nói là hô quang viết thành nghĩa là thấy lờ mờ, hoang đường. Quảng Nhã nói là hoàng cụ, cứ. Thương Hiệt Thiên nói là hoàng khủng cũng là trong tâm lo sợ.
------------------------------------
Môn khổn nói là cổng thành ngoài. Khổ bổn. Trịnh huyền chú lễ nói là khổn môn hạn. Thuyết Văn nói là môn khuyết.
Bất thuấn nói là không nháy. Liệt tử viết. Văn thường viết thi nhuận viết. Phục kiền nói là động. Thuyết Văn nói là mắt luôn nhắm mở dao động.
Ác sư nói là thầy xấu. Ư lạc viết thành lỗi xấu, đã làm điều không lành. Văn kinh chữ viết, chữ viết đều không đúng.
----------------------------------------
Lê uế nói là cây lê, cỏ dại. Lực di. Phương ngôn nói là màu giống đông lê. Đại phẩm kinh nói là thanh tưởng hoài tưởng.
Khôi đại nói là rộng lớn. Hoặc khổ hồi viết. Thương Hiệt giải cô nói là khôi cũng là đại.
Tam bạt chí nói là hoặc am mạc. Tiến gọi là phát thú.-
Quyển 6 không âm
------------------------------------
Đầu cô nói là đầu sọ, hoặc lực hồ viết thành, não cái. Văn kinh nói là lư cư viết thành, phúc lư, bì, lư không đúng với nghĩa này.
Tra chi nói là trúc gia. Trung kinh chữ viết thành không đúng, đinh tá viết thành, thả hà viết thành không đúng.
Yên tọa nói là ngồi nghỉ. Còn viết. kinh khắc trên đá bằng văn cổ nói là nhất kiến. Thuyết Văn nói là yến an, nghĩa là nghỉ ngơi.
- Quyển 8-9 trước không âm.--------------------------------------
Trù thất nói là trừ lưu. Sớ từ nói là ai có thể cùng ta chừ. Thất trù vương dật nói là hai người là “thất”, bốn người là trù, trù cũng là loại. Nay viết.
Ngũ tuần nói là hoặc viết Bát giá tuần tức là ngũ thần thông. Theo A-lan-nhã Thế Vương Nữ A Thuật Đạt kinh nói là đều được ngũ tuần. Ngũ thần Đại Phẩm Đăng kinh nói là Ngũ thần thông đều giống nhau.
Phược thị nói là Nhất đẳng thư chân dư kinh nói là gia Tu-đà-hoàn mạng chung.
- Từ quyển 11-15 không có chữ để đoán âm nghĩa giải thích.
*******
Dĩ sách nói là dứt hết. Sở cách. Thương Hiệt giải cô nói là sách tận. Kinh viết sai.
- Quyển 2-3 không âm giải thích.
-----------------------------------
Vô tảo nói là không sớm. Âm nghĩa giống như tảo của sớm muộn.
Chữ cổ thông dụng như lễ ký nói là Khổng Tử làm sớm.
Ba ma việt nói là đề tử thiền.
Hằng già nói là cổ nha viết thành, hoặc viết hằng viết đề. tiếng Phạm chuyển sai.
------------------------------------
Khiếp khổ nói là thỏa mãn. Khổ đàm viết thành, khiếp yểm túc, khoái.
Bất xí nói là không chỉ. Thí cổ. Thương Hiệt Thiên nói là không chỉ nhiều.
*******
Hô dự nói là chao ôi. Hứa vu. Thuyết Văn nói là kinh ngữ. Quảng Nhã nói là tiếng kêu. Hu cũng là từ nghi ngờ, ngạc nhiên. Văn kinh nói là thuyết dự.
Bân kỳ văn đà phất nói là Bì bần viết thành, hoặc gọi Phú lâu na di đa ni tử.
Biên bức nói là biên giới. Bổ cúc. Bức cũng là biên tế, nghĩa là biên bạn.
Vô đề nói là không đáy. Đô lễ viết thành cũng là vô biên, vô biên cũng là vô hạn. Văn kinh viết lẫn lộn không đúng.
----------------------------------
Nhân để nói là trực thi viết thành, hoặc gọi nhân đề, hoặc là nhân-đà-la. Dịch đúng là Thiên chủ dùng thay tên “đề”, cho nên trong kinh gọi Thiên chủ hoặc Thiên đế đều là địa vị gọi tên Ngài.
Ba-la-na-đề thiên nói là kinh Tân Đạo hạnh nói là Tự tại thiên cũng là Phạm thiên.
Y-sa thiên nói là đây gọi chúng sanh chủ Na-đề-càn thiên, đây gọi nói là Thiên nữ.
A-hội-nghi-tu thiên. Trường An phẩm nói là A-ba hằng-sa thiên tức là Quang Âm. Trong kinh chữ thuộc chữ nên viết không đúng.
Tích ôi nói là khúc quanh vắng vẻ. Thất diệc viết thành, tích tà tích, cũng là tỉ. Trong kinh viết nói là tỉ tí khứ. Ô khôi viết thành, nghĩa là nơi ẩn khuất. Trong kinh viết. Khóc còn tiếng. Chữ không đúng nghĩa này.
Phạm ma tam bát thiên nói là đây gọi là Thiên chủ. Kinh Tân Đạo Hạnh nói là Phạm Thiên vương.
Tát Hòa Tát nói là đây gọi là hữu tình cũng là chúng sanh, cũng là Tát Bà Tát Đỏa Tát Giá Tuân nói là Bát giá đây gọi ngũ cũng là Ngũ thần thông. Trong kinh viết nói là Ngũ tuân.
Hạp thiên nói là Ô hợp. Tấn nói là Hữu quang thiên là Sơ thiên trong đệ Nhị thiền, cũng gọi Thiểu quang thiên dùng ít ánh sáng. Hạp Ba Ma Na Tấn gọi vô lượng quang thiên tức là đệ Nhị thiên trong Nhị thiền, từ trước ánh sáng chuyển thắng chuyển diệu. Trong các kinh nói là A Ba Ma Ba Ma Na Thiên, cũng là A Bát La Ma Na Ba Bát Lê Đà Bà.
Tu đái thiên nói là Tam thương nói là đế. Quách huấn cổ văn nói là chữ kỳ, cổ văn chữ thệ. Hán thư nói là vi chiêu. Theo Trung Ấm kinh nói là tu đới thiên, hoặc viết Tu đái thiên cũng là Thiện kiến thiên, có sức định chướng thưa dần, thấy thật thông suốt cho nên gọi là Thiên quan. Lâu Bách kinh nói là Tư đề thiên. Tu đạt lợi xá ma đây gọi là Thiện quan thiên. Đinh kế viết thành, đế y. Theo phong tục họ cũng là họ hàng. Văn kinh thuộc chữ, viết nói là âm đọc vũ không đúng.
Chi dịch nói là dĩ thạch viết thành tương tợ. Dịch cũng là diệp, đây là tiếng nước ngoài sai. Trường An phẩm viết chi dịch Bát-nhã.
-----------------------------------
Hiệp tập nói là quen lời. Cổ văn nói là hiệp thư, hoặc hồ giáp. Khổng chú thượng thư nói là hiệp cận, hiệp dị nghĩa là dễ. Văn kinh chữ viết không đúng.
-Quyển 4 không âm giải thích.
------------------------------------
Chí tấu nói là tâu lên. Tử lậu. Tấu tiến, làm. Minh độ kinh nói là tam nhất kiếp nói là một kiếp. tiếng Phạm kiếp ba, Trung Hoa dịch thời tiết khác. Văn kinh Tử diệp viết thành, ở đây gọi sai.
Nhược tường nói là tài dương viết thành, trụ. Quan trung nói là tường can.
Mẫn niệm nói là nhớ thương. Chữ giải thích văn cổ nói là mẫn, nay mi vẫn viết thành, mẫn lân.
------------------------------------
Bùi phục nói là Am lai viết thành đây gọi sai, cũng là bị phục nói là áo khoác, đai áo ca-sa. Văn kinh chữ viết.
Quỷ nam nói là dối trá. Cư hủy viết. Thuyết Văn nói là nguy biến trá, nghĩa là biến dị, trá vọng. Văn kinh chữ viết không đúng. Chữ còn viết. Tam thương nói là nặc tử, nữ lộng, não.
-------------------------------------
Dũng hạn nói là bà đản. Thương Hiệt Thiên nói là hạn kiệt. Thuyết Văn nói là hạn dũng, có sức, thuộc chữ. Vi xá đa là nói là Đại phẩm kinh là cha mẹ.
-
Quyển 8 không âm giải thích.
----------------------------------
Kiền đà ha trú Bồ-tát nói là Tân Đạo Hạnh Bồ-tát Hương Tượng.
Đề man nói là lụa trơn màu vàng hơi đỏ. Đà lễ. Thuyết Văn nói là lụa màu vàng đỏ tức là màu nguyên.
Nhĩ thất nói là nhộn lại nghĩa là nguyên. Thuyên quyên. Tự huyễn nói là tự khoe khoang khoác lác. Cổ văn hai cách viết.
Quảng Nhã nói là huyễn tư.
Kiền-đà-việt quốc nói là hoặc viết kiền. Đáp nói là Kiền-đà-bà-na, đây dịch là Hương lâm. Minh độ kinh nói là Hương tịnh quốc. A-xà-thế nữ kinh nói là Hương khiết, có thuyết Hương phong đều được.
----------------------------------
Hoàn kiện nói là khỏe mạnh. Hồ quan. Thuyết Văn nói là hoàng kim, hoàn cũng như bảo thủ.
Trữ thủy nói là chứa nước. Trực ư viết thành, trữ trữ. Thuyết Văn nói là trữ đãi. Đãi cũng là bị, nghĩa là chứa vật dùng đầy đủ. Bị gọi là trữ.
Mạn thù nhan hoa nói là còn gọi là Mạn-thù-sa, đây dịch nói là hoa lam.
Cưu hoàn nói là các kinh viết cưu hoàn, cửu hoàn đều sai với tiếng Phạm, đây dịch là đại thân.
Võ chúc nói là vũ cân viết thành, chi dục viết thành không hình, việc của quỷ thần là vu tế. Chủ tán từ nói là chúc. Thuyết Văn nói là ở người nữ gọi là vu, đối với người nam là hung.
Phản dị nói là còn sót lại, dư quý. Nhĩ thất nói là di di. Di cũng là tặng, thêm.
Hữu viên nói là cổ văn quan thư có hai chữ đồng với thể phù cưu, nghĩa là dùi trống. Thuyết Văn nói là viên kích cổ bính.
Phu phu nói là vỗ về. Phương chủ viết thành, phu vũ. Phủ cũng là phách. Phu trì, án, còn tức. Thích danh nói là phủ phu, xoa tay đế đánh.
*******
Huyền Cơ soạn.
-
Quyển 1, 2 không có chữ để đoán âm nghĩa giải thích
Tao phách nói là bã rượu, cặn bã. Lưu văn viết, không có rượu đục. Phổ các. Hoài Nam Tử nói là cặn bã của người xưa. Hứa Thúc Trọng nói là bã rượu có cặn, rượu đục. Cặn bã gọi là phách. Tứ lễ.
Viên lâm nói là tường rừng. Vu phiền viết thành, viên là xung quanh bốn vách tường. Thích danh nói là viên viên. Người đã có chỗ nương tựa cho là viên vệ.
Quyển 4, 5 không âm giải thích.
-----------------------------------
Giám sát ngại nói là bị giám sát. Cổ văn nói là công sam. Phương ngôn nói là giám sát, nói phụ nữ có Tam giám ngũ ngại.
Chí đốn nói là thất bại tại chỗ. Trắc lợi viết thành, nghĩa là bị trắc trở. Quảng Nhã nói là bị chà đạp, đạp chân giẫm tay.
Tướng trụ nói là trương chủ viết thành, nghĩa là cảnh chính.
---------------------------------------
Ca thi nói là còn viết ca thi. Đây dịch là quang có nghĩa là quan trạch.
Sang ban nói là vết sẹo. Bạc hàng. Thương Hiệt
Thiên nói là ban sang. Văn kinh viết ban không đúng thể. Kim điệp nói là đồng vàng. Dư nhiếp viết thành nói là vàng mỏng. Đại phẩm kinh viết nói là kim điệp đúng không sai.
-
Quyển 9, 10 không có chữ để đoán âm nghĩa giải thích
* Sáu bộ kinh trên tổng cộng 110 quyển. Quyển này âm do ngài Huyền Ứng soạn.
Kinh Âm Thắng Thiên Vương Bát-nhã bảy quyển.
Kinh Lục Thủ Bồ-tát Phân Vệ hai quyển.
Kinh Đại Minh Độ Vô Cực bốn quyển.
Kinh Văn Thù Sở thuyết Bát-nhã hai quyển.
Kinh Văn Thù Bát-nhã một quyển-dịch quyển hai.
Kinh Nhân Vương Bát-nhã hai quyển.
Kinh Tân Dịch Nhân Vương hai quyển-Đại Quảng Trí.
Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Kết Đàn một quyển.
Kinh Kim Cang Bát-nhã một quyển-La-thập.
Kinh Kim Cang Bát-nhã một quyển-Lưu-chi.
Kinh Kim Cang Bát-nhã một quyển-Chân Đế.
Kinh Năng Kim Cang một quyển-Nghĩa Tịnh.
Kinh Thật Tướng Bát-nhã một quyển.
Kinh Lý Thú Bát-nhã một quyển-Kim Cang trí dịch.
Kinh Đại Lạc Lý Thú một quyển-Đại Quảng Trí dịch.
Kinh Đại Minh Chú một quyển-Dịch trước Bát-nhã tâm.
Kinh Bát-nhã Tâm một quyển-La-thập.
Kinh Bát-nhã Tâm một quyển-Khắc Tân Tân dịch.
Kinh Hữu Thập Cửu ba mươi hai quyển giống nhau âm quyển này.
Huyền Ứng soạn âm.
Mi đề nói là còn viết hai cách.
Trị tập nói là chữa, tu bổ lại. Xâm lập. Che lợp lại gọi là“tập”.
Tập cũng là bổ trị, lụy, thiêm. Thuộc chữ thảo thanh tập.
Huyên náo nói là Ầm ĩ. Nãi bao, nãi giáo. Thuyết Văn nói là náo nhiễu. Quảng Nhã nói là náo loạn.
Tam khiên nói là văn cổ viết hai kiểu. Triện viết nay viết. Thuyết Văn nói là khiến quá, thất.
Như sao nói là Sơn trảo. Bì thương nói là sao cũng như mâu. Văn kinh thường viết sóc.
Như xung nói là sung dung. Quảng thương nói là giáo ngắn, hoặc viết thích.
Phẫn nhuế nói là sân giận. Phu nhân. Thuyết Văn nói là phẫn muộn, muộn phiền, khí đầy giận dữ, tình cảm xáo động.
Phú tráo nói là cái ụp cá. Trắc giáo viết, lồng bắt cá gọi tráo, nay lấy nghĩa này.
Thúc hốt nói là thoáng chốc. Còn viết hai cách, thoáng qua thật nhanh.
Viên khảm nói là hầm hố. Khổ cảm viết. Bi thương nói là khảm cũng như viên.
Phu khải nói là mở rộng. Còn viết. Khổng chú thượng thư cho rằng văn cổ nói là Khổ lễ. Thuyết Văn nói là khải khai.
Hoài cảm nói là hối hận. Hồ cám. Luận ngữ nói là cùng chịu khó khăn nhưng không hối hận. Khổng An Quốc nói là Cảm hận.
Tê hát nói là gào hét. Tiên kê còn viết, ất giới viết. Phương ngôn nói là tê cái đài. Sở gọi tê. Tầng tấn nói là cái. Bi thương nói là tiếng hét vang. Thuyết Văn nói là than đau khổ. Quảng Nhã nói là tiếng u buồn.
Khi vũ nói là khinh lờn. Cổ văn nói là vong bổ. Vũ cũng như khinh mạn.
------------------------------------
Triêm lục nói là thấm ướt đất. Trí liên. Quảng Nhã nói là triêm ti, lục thấp.
Tư tài nói là tiền chuộc. Tử di. Thuyết Văn nói là tư hóa tư tài. Văn kinh nói là tư kỳ. Thuyết Văn nói là tiểu phạt đem kiền chuộc gọi là “ti” văn thường viết nói là bình thường đem tiền hối lộ gọi là “ti”. Căn cứ theo ty cũng đồng với nghĩa tư.
Tinh tao nói là khai và tanh. Tiên đinh viết thành, tang đao viết thành, mùi hôi và tanh. Văn thông thường nói là cá hôi gọi là tinh thú hôi gọi là tao.
Cô tửu nói là mua rượu. Công hồ. Thuyết Văn nói là nại tửu. Văn kinh nói là cô thủy.
Bác dịch nói là đánh cờ vây. Cổ văn nói là bổ mạc. Phương ngôn nói là bác, hoặc gọi là kỳ. Dư thạch. Tề lỗ đánh cờ vậy gọi là dịch.
Lê ách nói là ách cày nói là ư cách còn viết thành, nghĩa là càng xe đặt ngay cổ trâu.
Quán tửu nói là chậu rượu. Công mãn. Thuyết Văn nói là chậu rửa tay. Bể vật rửa bằng rượu đều gọi là quán. Hãn nói là ít. Hô hạn viết thành, hiếm có nghĩa là ít thưa. Thuộc chữ võng thanh can.
Bí lặc nói là ghìm dây cương ngựa. Bi quỷ. Tự thư nói là mã mi, do đó lúc nhàn rỗi đánh xe ngựa, thuộc chữ ti chữ huệ. Thinh loại nói là ghìm hàm thiết đầu ngựa.------------------------------------
Khôi trịch nói là ném đất. Văn nói là khẩu đối viết thành, tức là đóng đất.
Thảm độc nói là độc ác. Sơ miên còn viết. Thuyết Văn nói là tham độc, thống.
Nhĩ Nhã nói là tham ưu.
Túng đản nói là phóng đãng. Đồ đàn viết thành, đản mạn cũng là khi, không thật.
Bất đạn nói là không sợ. Đồ đản viết thành nói là đạn nan cũng là úy. Quảng Nhã nói là đạn khinh.
Thu hoạch nói là gặt lúa. Hồ quách. Thuyết Văn nói là cắt lúa. Cỏ gọi là (cắt) ngải, lúa gọi là hoạch.----------------------------------
Ngận lệ nói là ngang ngược. Hồ khẩn viết thành, lực kế. Rận vi, lệ khúc. Thuộc chữ khuyển chữ hộ.
Ức tỏa nói là dìm xuống. Tổ ngọa. Thuyết Văn nói là tỏa rồi cũng là ức.
Vong y nói là Áo bằng cỏ, cỏ tranh. Nhĩ Nhã nói là vong đỗ. Vinh chú nói là giống như da cỏ tranh có thể bện dây đan giày.
Thực vu nói là ăn khoai sọ. Vu phụ. Thinh loại nói là lá nói là lớn gốc rau thấy kinh người cho nên gọi là “vu” gọt để chưng ăn.
Vạn cốc nói là nếu lúa. Cổ văn nói là Sơ giao. Phương ngôn nói là nấu đến khô nước. Thuyết Văn nói là sao.
Sông Ni-liên-thiền nói là Ni liên thiền na, hoặc gọi Hi liên thiền, đây dịch là Ni, bất. Ni liên thiền na là lục trước. Sông danh bất lạc trước.
Ca lê ca long nói là còn gọi ca la ca long, đây dịch là Hắc long.
Đảo phó nói là ngã gục. Cổ văn nói là Am bắc.
Thuyết Văn nói là thập đốn, nghĩa là đổ xuống trước.--------------------------------------
Chân để nói là trúc thi. Phần chân nói là đây dịch nói là Thiện tư duy.
Thiếu bộc nói là đầy tớ bán lúa. Cổ văn nói là Am mộc. Quảng Nhã nói là đầy tớ sai việc nhà, bộc phụ.
Sưu đa nói là sơ cứu. Nhu sa nói là nô cấu.
Bâu đa nói là tu tập. Am câu.
Tu ma na nói là hoặc gọi Tô ma na hoa, màu này trắng và vàng cũng rất thơm. Không phải đại thọ. Vừa cao khoảng ba, bốn thước rủ xuống như dù và lộng.
Chiêm bặc già nói là hoặc gọi Chiên ba ca thọ, gọi đúng Chiêm bắc ca thọ, thân hình cao, to, hoa màu đỏ, rất thơm, mùi hương này bay rất xa. Nhĩ Nhã nói là đa. Môn điệp nói là cổng trường. Đồ hiệp. Quảng Nhã nói là diệp nữ tường.
Tinh tinh nói là đười ươi nói là sở kinh viết thành, biết tên người, như heo, mặt người còn sủa như chó vàng. Đầu như gà trống, xuất xứ ở Giao Chỉ phong khê. Tiếng như trẻ con khóc, biết đi không biết lại, chó sủa thì đi.
Thi lợi sa nói là đây gọi là cây gian hợp thôn, loại cây này có hai tên nói là Thi lợi sa lá và trái lớn, Thi lợi sử lá và trái nhỏ. Khi cây này mọc ở đời ở làng Quan đông là sai. Tên Ba la là đúng.
-Quyển thứ sáu, không âm.
-----------------------------------
Dịch lâm nói là rừng lau sậy nói là Đồ lịch viết thành, cỏ lau cũng là lau trúc. A tát xà bệnh nói là nghĩa là không trị được.
Ca lâu na ma ha nói là đây gọi là Đại Ca câu na. Đây gọi là bi, gọi là công đức của Như Lai dùng Na hoặc đại bi nhị pháp làm thể.
Yên ni nói là ư kiên hay ư kiến viết thành, đây dịch là lộc vương.
Na câu đà nói là đáp nói là ni câu lâu đà, đây dịch là vô tiếc cũng là cây Túng quảng.
Ma na đà quả nói là đây dịch nói là túy quả. Quả tầnbà nói là đây dịch là tương tư.
Sở oánh nói là đã vương vấn. Nhất oanh viết thành, oánh toàn, triền. Văn thường viết đánh sợi gọi là oánh.
Bất khiếp nói là không hài lòng. Khổ hiệp. Quảng Nhã nói là thật vừa lòng. Tự lâm nói là thật khoái.
Kịp nói là vừa đến kịp. Cự khí. Hán thư nói là kịp tiền. Thất quận tấn ước nói là kịp chí.
Trí hoài nói là để trong lòng. Chi thị. thi nói là trí bỉ. Chu hành truyện tri trí.
Kỳ thỉnh nói là cầu xin. Cự y. thỉ nói là dĩ kỳ. Nhĩ tước truyện nói là kỳ tâm phủ nhĩ nói là vừa mới. Phương vũ. Thích danh nói là phủ thỉ. Quảng Nhã nói là phủ chúng.
Tập mục nói là thân thiện. Thứ nhập. Nhĩ Nhã nói là tập hòa. Mạc đấu viết thành, mục kính, mỹ hỷ.
Phụ cập nói là kỳ cấp. Phong thổ ký nói là cập nghĩa là học sĩ, cho nên có rương đựng sách như rương mũ nhưng người thấp hơn. Tạ thừa Hậu Hán thư nói là phụ cấp tùy sư.
Khu truyền nói là truyền tin. Tri huyện viết thành nghĩa là chuyển đi theo thứ tự. Nhĩ Nhã nói là truyền thư bằng xe ngựa. Quách Bộc nói là đều truyền thư bằng xe ngựa.
Tích khuê nói là ban ngọc khuê. Tư lịch. Khổ huề. Nhĩ Nhã nói là tích nghĩa là ban cho. Thư vẽ nói là tích là ngọc màu đen huyền.
Phân thiểm nói là hoặc nhiễm. Công dương truyện nói là từ Thiểm đến Đông chu công chủ, từ Thiểm đến Tây triệu công chủ. Thuyết Văn nói là nay là huyện Hoằng Nông thiểm, xưa là chi hiệu quốc điều này đúng.
Thạc nan nói là quá khó. Thị diệc viết. Thi nói là Thạc nhân.
Truyện nói là thạc đại. Tiểu Nhĩ Nhã nói là thạc viễn. Trí tích nói là trí sáng. Hư ân. Tiểu nhã nói là hân minh. Nhĩ Nhã nói là tích sát.
Bành hôi nói là hồ tội. Thượng thư nói là Đông hội trạch là bành.
Khổng an quốc nói là hội hồi. Tam thương nói là nước chảy về.
Vạn nhân nói là ư thân viết thành nói là tên người.
Thai yên nói là nghi ngờ. Văn cổ viết hai cách. nay lộc lai viết. Căn cứ theo thai cũng gọi là nghi. Quảng Nhã nói là thai cụ.
*******
Huệ Y soạn
Để hoằng nói là rộng sâu nhất hoằng. Thuyết Văn nói là chữ sâu rộng. Quảng Nhã nói là hoằng thâm.
Xuy khiếu nói là kêu hét. Viết hai cách. Kiếu hoán, hô, minh.
Thích trùng nói là loài bò cạp độc. Thuyết Văn nói là loài sinh vật có nọc độc lang khắp thân. Văn kinh viết không đắc thể.
Trừ bộ nói là bước chần chừ. Tràng ư. Thuyết Văn nói là trù trừ do dự, trịch trục.
Đĩnh chúc nói là có hai âm nói là điện định. Thinh loại nói là có chân gọi là đỉnh, không chân gọi là đăng.
Lộc tụ nói là họ lộc hội tụ. Cổ văn viết. Nay tài câu. Quảng Nhã nói là tụ cư, nghĩa là mọi người tụ về ở trong thôn ấp.
Hưu sừ nói là nhổ và cuốc nói là còn viết hai cách. Triện văn viết, hoặc hô hào. Thuyết Văn nói là nhổ cỏ gọi là hưu. Văn kinh viết không đúng.
-----------------------------------------
Khảng khái nói là hăng hái. Viết đúng khẩu bồ. Khổ đại viết thành, hoảng khái đại tức cũng là kẻ bất đắc chí. Vị nhiên nói là thở dài. Khẩu quỷ. Tam thương nói là vị than tức. Thuyết Văn nói là đại tức. Luận ngữ nói là than thở gọi là hà yên, vị thán thinh.
Hoa phu nói là hoặc viết. Thuyết Văn nói là phương câu. Phương ngôn nói là hoa phu thạnh. Giữa Tề và Sở nói là hoặc gọi là hoa, hay gọi là phu.
Đích lịch nói là Ánh ngọc. Đinh lịch. Tự thư viết. Thuyết Văn nói là dích trước minh châu nói là màu ánh của minh châu. Kinh viết chữ không đắc thể. Cảo nhiên nói là sáng chói nói là cố đáo. Bì thương nói là bạch nhi nói là cũng là minh, sáng chói lọi. Văn kinh nói là cổ cánh viết không đúng.
Kỳ nghi nói là cự nghi viết thành, ngữ. Thi truyện nói là ý biết khác, nghi là hiểu khác. Nói là đi lại khúm núm, ý khác nhưng đã biết, cảnh này là hiểu khác, cũng gọi là sáu bảy tuổi. Thuyết Văn nói là không đắc thể.
*******
Huyền Cơ soạn
Thiện nghiệp nói là nghiệp lành. tiếng Phạm nói là Tu-bồ-đề hoặc gọi là Lâu sắc đế, Tô bộ để, đây dịch là Thiện thật, hoặc Thiện nghiệp, Thiện kết đều là một nghĩa. Không sanh. Đời Tấn kinh tạp thí dụ của Sa-môn Khang pháp thúy. Xá-vệ quốc có ông trưởng giả tên Cưu-lưu sanh được người con tự Tu-bồ-đề. Có phước báo tự nhiên, bát đựng thức ăn đều không, nhân đây gọi tên Ngài, Ngài muốn gì thì có đầy đủ, về sau xuất gia đắc quả A-la-hán.
Thu lộ tử nói là tiếng Phạm nói là Xá-lợi-phất, xưa là Xá-lợi-tử, hoặc gọi Xá-lợi-phú-đa-la nói là con chim bồ câu. Mẫu là tên, vì mắt của mẹ giống như chim bồ câu, hoặc như mắt chim Thu tử, nhân đây gọi tên Ngài. Khi xưa gọi là Thân tử là sai. Thân là xá lê cùng với âm xá-lợi này có dài ngắn cho nên có sự ngộ nhận như thế, hoặc gọi Ưu-ba-đề-xá thuộc tên cha.
Bất đạn nói là không sợ. Đô hạt. Văn thường viết bên cạnh kinh sợ gọi là “đạn”. Văn kinh viết nói là thảm đát, chữ đát không đúng.
Tị hóa nói là đút lót tiền của. Tử di. Thương Hiệt Thiên nói là ti tài. Quảng Nhã nói là tư hóa. Chu lễ thông nói là của hối lộ. Trịnh huyền nói là vàng ngọc gọi là hóa, vải lụa gọi là hối cũng là do của cải. Văn kinh viết nói là ti là tính toán không đúng.
Hoằng dục nói là giàu có, sung túc. Cổ văn nói là dụ câu. Quảng Nhã nói là dụ khoản hoãn.
Côn đệ nói là anh em. Cổ hồn viết. Nhĩ Nhã nói là côn hậu. Quách chú nói là nghĩa là huynh hậu, theo phong tục từng địa phương nên tên gọi có sai khác.
Câu hãng nói là cổ hạng. Tự lược nói là hạng thủy phân lưu. Nay tiếng Phạm nói là Tu-đà-hoàn, đây gọi là chí lưu hoặc gọi là nhập lưu. Trong kinh nói là Đạo tích, phân bố, nay nói là câu hạng. Hạng không đúng với nghĩa này. Văn kinh viết.
Khai sĩ nói là nghĩa là người đem pháp giáo hóa. tiếng Phạm phu tót, hoặc viết phu tát, âm tát đúng với việc này.
Tần lai nói là Từ-đà-hàm, đây gọi là một lần đến, đáp sai. Viết đúng nói là đốn.
Duyên nhất giác nói là Độc giác, Duyên giác. Xưa văn kinh nói là cổ Phật, còn gọi Bích chi Phật đều là tiếng Phạm chuyển sai. Đây gọi là
Bích-chi-ca, hoặc gọi Câu-chi-ca, đây là Độc giác đúng.
Ứng nghĩa đạo nói là còn gọi là Ứng chân, hoặc là Chân chân. Xưa Vô Trước quả cũng gọi là A-la-ha, nay A-la-hán đều là một người.
Mãn chúc tử nói là chi dục viết thành tức là Phú-lâuna.
Trừ cơ nói là trừ được đói. Cự trấn. Xưa trong kinh viết nói là trừ sĩ trừ nữ hoặc là đảng sĩ đảng nữ. Nay Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni. Theo phân biệt công đức luận nói là người đời nghèo túng đối với sắc dục mong cầu, Tỳ-kheo trừ được sự đói khát này, cho nên gọi là “trừ cẩn”. Theo tiếng Phạm là Tỳ-kheo, đây gọi là Khất sĩ tức là trừ bỏ được sự đói khát. Khang tăng hội chú pháp kính kinh nói là phàm phu tham nhiễm sáu trần cũng gọi kẻ đói mộng được ăn cơm không biết chán. Thánh nhân dứt bỏ tham nhiễm, trừ lục tình đói, cho nên hiệu là xuất gia là bỏ được đói khát.
---------------------------------------
Nịnh chúng nói là nô định viết thành, siểm mị, ngụy thiện. Thuyết Văn nói là khẩu tài, cũng gọi là đức, chữ nữ. Nhân luận ngữ nói là Ác phu nịnh tức là nghĩa của người nữ. Ngu kiệt. Thuyết Văn nói là những loài cầm thú côn trùng lạ nghĩa là chúng. Văn kinh nói là lộc tử, còn viết cận xuất.
-----------------------------------------
Dật phu nói là kẻ phóng đảng. Cổ văn viết. Nay dữ nhất. Thương Hiệt Thiên nói là dật thương. Dật cũng là dâm.
Tương tục nói là lật đật. Tứ lục viết thành, cũng kính không yên, nghĩa là trẻ con cung kính.
Thô thô nói là thưa sơ. Hán thư nói là ban. Cổ tự truyện nói là thô cử. Thức liêu mạnh khanh chú nói là thô. Cổ văn nói là tài chiêm. Vi thiện nói là thô lược.------------------------------------
A bao nói là theo văn tự bao là vô tương thừa, những kinh khác viết vô nộ cũng gọi là vô động, hoặc vô nộ giác cũng là tên gọi này.
Kiểu hãnh nói là may mắn nói là có hai kiểu viết.
Chữ âm hạnh, thường gọi hạnh là may mắn không phải làm mà được. Tiểu Nhĩ Nhã nói là không có phần mà được may mắn là do cầu mong mà được. Kiểu ngộ, ngộ hạnh đắc. Sở từ nói là cầu mong đợi thời được may mắn nghĩa là quy tâm thân, tâm thân ngộ. Tiểu ký Khổng tử nói là tiểu nhân làm việc tiết kiệm để cầu may.
Ai động nói là thảm thiết nói là đồ cống. Luận ngữ nhan hồi Khổng Tử nói là cổ quan gọi là động. Mã dung nói là động ai quá.
Duy man nói là màn che. Mạc đán. Ở hai bên gọi là Duy, ở trên gọi là mạc. Thuyết Văn nói là man mạc.
Lục hoàng nói là sáng sủa. Hồ diện. Chữ còn viết. Sáng khắp nơi.
Thuyết Văn nói là lục huy, hoàng quang.
Pháp lai nói là tiếng Phạm Đàm vô kiệt, hoặc dịch nói là Pháp thượng, cũng gọi Pháp cảnh đều là một nghĩa. Tháp bích nói là tha đáp viết thành nói là chiếu lông, để ở vách cho nên gọi tên này. Thuyết Văn nói là viết không đắc thể.
*******
Âm của Sa-môn Huệ Lâm.
Kim hoàng nói là quặng vàng. Cổ mãnh. Quảng Nhã nói là hoành cường, thiết bộc nghĩa là chì trong quặng là chì chưa nấu. Thiết văn nói là đồng thiết, bộc, chữ thạch, thanh huỳnh, hoặc viết cũng viết đều là chữ thường viết. Trùy đả nói là cái vồ đánh. Trụy truy. Vận Anh nói là phẫu kích. Thái công lục thao nói là đầu vuông bằng sắt cân nặng tám cân, cán dài năm thước cho nên Cố Dã Vương nói là gọi là vật để đánh. Thuyết Văn nói là kích, chữ mộc thanh giai. Kinh viết, gọi là kích vật. Chữ thường viết.
Pháo sơ sanh nói là đây gọi là Hao lợi thiên ba lợi chất đa la thọ.
Khi hoa muốn nở, giữa lá mọc lên các hoa pháo, chư Thiên thấy rất vui.
----------------------------------------
Tề diệu nói là tế tề viết thành nói là đem vật cho người, hoặc thường viết.
Triệt quá nói là thấu suốt. Triền liệt. Khảo Thanh nói là triệt thông. Tích nói là đạo duệ. Thường viết, xưa viết, là chữ viết không đúng với nghĩa này.
Sanh pháo thời nói là cũng viết nói là pháo thọ cây mới mọc hoa.
Quán kiến nói là thấy quen. Quan hoạn. Nhĩ Nhã nói là quán tập, hoặc viết. Tả truyện viết dùng mượn.
*******
Hậu Tần Cưu-ma-la-thập dịch Sa-môn Huệ Lâm soạn.
Cửu cấp nói là kim cấp. Khảo Thanh nói là giai đẳng. Cổ chú quốc ngữ nói là đẳng sai. Trịnh chú lễ ký nói là thứ. Thuyết Văn nói là chữ mịch, thanh cập.
Thôn nói là nhiên nói là đều như vậy. thiếp liêm. Tiểu Nhĩ Nhã nói là thiêm đồng. Quảng Nhã nói là đa. Thuyết Văn nói là giai, chữ tùng, âm thuyên đều là hai chữ tức là chữ xưa, chữ hội ý.
Ba-tư-nặc vương nói là tiếng Phạm, Đường nói là Nguyệt Quang vương, đây là vương. Theo kinh đã chứng vô sanh pháp nhẫn, giúp Phật hoằng hóa, thưa hỏi Hộ Thân Hộ Quốc Bồ-tát thực hành cho đến hộ Phật quả là pháp yếu thậm thâm.
Tiếng Phạm nói là Ma-ha-diễn. Đường nói là Đại thừa. Nhĩ Nhã nói là Dĩ Hỷ đại.
Hống âm nói là hộ công. Khổng chú thượng thư nói là hống đại, chữ hình thanh.
Thành tiệm nói là hào thành nói là thôn diệm nói là hào thành nghĩa là thành trì, là tiện. Cố Dã Vương nói là thành ngoài hầm hào. Tự thư nói là thành hoàng. Thuyết Văn nói là khâm chữ sĩ chữ trảm, hoặc chữ viết.
Tường tích nói là tượng dương. Như trong tựa Hậu Hộ Quốc Đạo tràng đã giải thích. Bính mích. Quảng Nhã nói là bích viên. Ngọc Thiên nói là tường trong nhà. Thuyết Văn nói là chữ thổ thanh tích.
Mâu thuẫn nói là mạc hầu. Trịnh chú ký nói là tù mâu. Thuyết Văn nói là hài hai trượng xây dựng ở binh xa. Tự thư nói là tịnh vô. Thuật duẫn. Trịnh chú chu lễ nói là Ngũ thuẫn cam lỗ thuộc tên này. Vị tận văn phương ngôn nói là từ cửa ải sang đông hoặc gọi là can quan, tây gọi là thuẫn. Thuyết Văn nói là thuộc chữ tượng hình chữ. Chữ nay kinh thay chữ viết không đúng, lan lam không đúng với hai chữ đều sai và không đúng chữ.
---------------------------------------
Thập vật nói là Âm xưa dịch và giải thích là thập chúng, tạp, tên số hội. Vật tư sanh nghĩa là thập vật. Tự cảnh nói là vật tức là vạn vật. Trâu là vật lớn nhất của trời đất đem đến, cho nên chữ, thuộc chữ ngưu thanh vật. Vong táng nói là mất không còn. Mao thi truyện nói là vong cô. Cố Dã Vương nói là thất. Thuyết Văn nói là:. Chữ, âm ẩn, ẩn nghĩa là nặc tàng. Kinh thường viết vong, tang lãng. Thượng thư nói là bá tánh như táng. Khảo tỳ lễ ký nói là người xem thường mất đức, xem thường vật mất chí. Trịch chú nói là vong thất vị. Thuyết Văn nói là:. Chữ khóc thanh vong. Chữ chữ khuyển chữ, chữ âm thuyên chữ hội ý.
Nữu giới gù tỏa sang vưu nói là sáu chữ trên trong kinh Hậu Tân dịch Nhân vương đã nói đủ.
Càn khôn nói là tinh Tùy của vũ trụ. Cường yên viết thành, khổ còn viết thành gọi là nhị nghi, thiên địa.
Cự hải nói là biển cả. Cự ngữ. Phương ngôn nói là cự du đại.
Thượng vấn nói là còn vận mạng. Tự thư nói là thượng du. Vân mẫn. Khảo Thanh nói là vận tử, hoặc viết. Khổng chú thượng thư nói là trụy. Nhĩ Nhã nói là lạc. Thuyết Văn nói là từ trời rơi xuống. Dịch nói là vận tự thiên. Chữ phụ thanh vân.
Xuẩn xuẩn nói là lúc nhúc nói là xuân duẫn. Mao thi truyện nói là động vật lúc nhúc. Quách chú Nhĩ Nhã nói là dao động. Chữ côn thanh xuân. Chữ viết.
Ba tha ưu ba tha nói là tiếng Phạm nói là cực lỗ chất bất thiết đương, đúng âm Phạm nói là Đổ ba sách ca đổ ba tư ca. Đường nói là cận sự nam cận sự nữ, thọ trì năm giới, thập giới, gần gũi việc lành sư trưởng và Thiện tri thức.
Ngôn bạc nói là lời vô vị. Am mạc. Theo ngôn là vô vị nói là tịch diệt, vô vi.
Tuệ tinh nói là Sao chổi. Tùy duệ viết thành, tuệ yêu tinh. Tả truyện nói là tuệ, do đó trừ cũ có hiện tượng mới. Ất kỷ chiêm nói là tia sáng giống như sao chổi, nhưng hình như bông phấn đều là khí nghịch loạn hung dữ. Khảo Thanh nói là tiễn thảo, thủ trì sân sân, hoặc chữ viết sao này giống như sao chổi, cho nên gọi tên như vậy cũng là chữ hội ý.
Phiêu một nói là chìm nổi. Thất diêu. Khảo Thanh nói là phiêu sắc, một trầm. Thuyết Văn nói là chữ thủy thanh phiêu. Trong kinh thêm chữ viết kẻ ngu vọng thêm không thành chữ. Tất cả tự thư đều không có chữ.
Khảng dương nói là chân dương thái quá. Khảng lãng. Khảo Thanh nói là khảng cực. Sức nóng của hai mặt trời, khảng hạn. Thuyết Văn nói là chữ khảng là cô người, chữ đại lược chữ khảng. Mạch hình. Thuyết Văn viết nói là khảng cổ.
*******
Huệ Lâm soạn âm Đường
Đại Tống Hoàng đế chế.
Hoàng hỷ nói là Mao thi truyện nói là hoàng đại, khuông, mỹ. Nhĩ Nhã nói là hoàng quân vương. Thuyết Văn nói là hỷ, ngữ, từ. Chữ hỷ thanh thượng để chữ thỉ ở dưới.
Tiễn trụ nói là trừ hết. Tinh diễn. Khảo Thanh nói là tiễn tiệt, chữ đao thanh tiền. Trường lưu. Tự thư nói là chữ viết, đa, chữ hòa chữ chu lược thanh.
Miên lạc nói là cuốn tơ. Mi biến. Chữ âm lạc võng tạp.
La tráo nói là lưới đánh cá. Trào giáo. Thuyết Văn nói là đồ bắt cá. Chữ võng thanh trác. hai chữ “la tráo” đều thuộc chữ võng.
Quyền dự nói là Quỳ viện. Khảo Thanh nói là thường hợp đạo. Cổ chú quốc ngữ nói là quyền bính, chữ thủ thanh quán. Dư chư viết thành, ở trong chữ xa. Nhĩ Nhã nói là Quyền dự thi. Chữ âm quán là biết vĩnh mạc nói là lặn. Chữ âm vịnh Nhĩ Nhã nói là vịnh du. Quách Bộc nói là lặn xuống đáy nước. Mãn bát. Khảo Thanh nói là mạc chỉ. Bọt trên nước, chung, sao là chữ hình thanh.
Du viễn nói là càng xa. Du chu. Quảng Nhã nói là du cũng là viễn. Khổng chú thượng thư nói là việt. Thuyết Văn nói là tiến, hoặc viết du.
Tịch thích nói là đêm tối, tịch dạ. Thể diệc. Khổng chú thượng thư nói là thích cụ nói là cẩn thận. Mao thi nói là tâm yêu thích thích. Truyện nói là thích thích cũng là thiết thiết.
Triệt chẩm nói là bỏ gối. Triền liệt. Tự thư nói là triệt khứ, trừ. Khảo Thanh nói là triệt trừu. Thuyết Văn nói là thông. Thuộc chữ sách chữ chi thanh dục. chi nhận. Vận thuyên nói là gối kê đầu, chữ mộc thanh dâm.
Giả mị nói là ngủ giả vờ. Mi tỳ. Mao thi truyện nói là mi tẩm. Cố Dã Vương nói là giả mị nghĩa là áo mão sẵn sàng nhưng chưa ngủ thật mùi. Thuyết Văn nói là chữ mị thuộc bộ nên viết.
Át khấu nói là ngăn chặn giặc. An cát. Thương Hiệt Thiên nói là át giá. Mao thi truyện nói là chỉ. Khổng chú thượng thư nói là át tuyệt. Khẩu cấu. Khảo Thanh nói là khấu tặc. Vận thuyên nói là thạnh đa. Thuyết Văn nói là bạo. Văn tự thích yêu nói là khấu thuộc chữ chi chữ hoàn.
Trứ tinh thìn nói là giờ thìn sao sáng. Trương lự. Dịch nói là hiện tượng nhiệm mầu sáng lớn giống như mặt trời, mặt trăng. Trịnh chú lễ ký nói là sáng nhưng không ngừng đó là trời, sáng nhưng bất động đó là đất. Còn gọi trứ cũng là minh bạch, lập thành. Thuyết Văn nói là khuyết tỏ, nay viết đúng chữ thảo chữ giả. Thường táo nói là từng tắm. Tao lão. Tự chỉ nói là thao tắm, tẩy. Thuyết Văn nói là rửa tay, chữ thủy thanh tao.
Miến tầm nói là tưởng nhớ. Miên điển. Cổ chú quốc ngữ nói là miễn tư. Thuyết Văn nói là vi ti, chữ mịch thanh diện. Thấy trước là chữ tầm, thuộc chữ dùng để nói.
Ý phụ nói là người tốt. Ư ký. Khảo Thanh nói là tiếng đau đớn bi ai, chữ chữ khiến viết. Nay trong văn chữ viết thường dùng không đúng. Giải thích nghĩa không giống với bản tự.
Triết cảnh hành nói là thiên kết. Khảo Thanh nói là tư thủ. Trịch huyền chú lễ ký nói là đạo. Vi Anh nói là Tiểu nhân trộm từ trong ra. Thuộc chữ chữ thanh ly. Nay ệ thư lược đi chữ âm ly, chữ âm tậc.
Ba-tư-nặc nói là Phạn ngữ tức nước phía Tây Ba-tưnặc vương. Thỉnh Phật nói pháp ở nước hộ quốc và thỉnh thuyết kinh chú. Đời đường nói là Nhật Nguyệt.
Vĩnh khư nói là luôn lạy, khứ ngư. Khảo Thanh nói là trứu. Tập huấn nói là cử. Vi hàn nói là khư khứ. Thuyết Văn nói là chữ y thanh khứ.
Thật duy nói là chỉ có sự thật. Thời chức. Mao thi truyện nói là thật thị. Thuyết Văn nói là chỉ, âm miên. Chữ thuộc chữ viết chữ thất.
Nãi tân nói là:. Nô cải viết thành, cũng như chữ nãi của cổ văn, cũng là từ ngữ. Canh dần. Trịnh chú lễ ký nói là tân nhuận. Quách chú Nhĩ Nhã nói là tân lương. Quảng Nhã nói là đồng.
Cộng trăn nói là cùng nhau tới. Tiết tiên. Nhĩ Nhã nói là trăn chí. Khảo Thanh nói là tụ. Tập huấn nói là đáo, trương tập giải thích chữ viết. Thuộc hai chữ cho rằng cổ văn chữ, chữ tượng hình.
Đề du nói là lụa trơn màu vàng hơi đỏ. Đề hề. Trịnh chú chu lễ nói là màu xanh, màu hồng nhạt. Thuyết Văn nói là lụa màu đỏ vàng. Du là lụa trơn. Người xưa dùng vào việc ghi chép.
Sâm sai nói là không đều. Sâm sâm. Xí sư viết thành, chữ giả tá. Vận thuyên nói là sâm sai là không đều. Chữ cổ văn viết. Kinh thường viết.
Đại lộ nói là xe ngựa lớn. Lỗ cố. Bạch Hổ Thông nói là xe ngựa của Thiên tử. Tự thư nói là xưa là xe ngựa lớn có trục tròn nay thêm vào xe để trang trí cho đẹp.
Tam phú nói là phú mục. Khảo Thanh nói là phú thẩm. Tập huấn nói là trọng tế. Ngôn ngữ nói là phú.
Khái nhiên nói là bùi ngùi. Khang ái. Khảo Thanh nói là thương thán.
Đảm lự nói là trầm ngâm suy nghĩ. Đường lãm. Hứa Thúc Trùng chú Hoài Nam Tử nói là mãn nguyện tâm chí. Cố Dã Vương nói là điềm tĩnh. Thuyết Văn nói là An. Chữ tâm, thanh đạm. Lự trữ. Nhĩ Nhã nói là lự tư. Thuyết Văn nói là tư, chữ tư thanh hổ, xuyết nói là nối liền.
Sắc trâu. Khảo Thanh nói là tâm sách, truy vệ. Cổ mục quốc ngữ nói là xuyết liên, tục, chữ mịch, chữ triệt thanh chi.
Khiếm thường nói là vén quần áo. Khương ngôn. Khảo Thanh nói là khu y, chữ y chữ kinh lược thanh.
Ốc trẩm nói là ô cốc. Thượng thư nói là lạc nãi tâm ốc trẩm tâm. Cổ chú quốc ngữ nói là ốc mỹ. Quảng Nhã nói là thanh. Thuyết Văn nói là khái quán, trẩm ngã.
Tập dư nói là ta nên đánh úp. Tầm tập. Quảng Nhã nói là tập cập. Ty mã sưu chú Trang Tử nói là tập nhập. Quách chú Nhĩ Nhã nói là trọng. Thuyết Văn nói là chữ y chữ cong.
Viễn tế nói là tặng cho người đi xa. Tinh hề. Ngọc Thiên nói là lại trì. Quảng Nhã nói là tống. Thuyết Văn nói là trì di, chữ bối thanh tề. trong văn thường viết.
Đãi khấu nói là bắt giữ lại. Chữ âm khấu. Quảng Nhã nói là khấu đả. Khổng chú luận ngữ nói là khấu kích. Thuyết Văn nói là chữ thủ thanh khẩu.
Đình diên nói là đứng lên. Trừ lữ. Quảng Nhã nói là trữ lập. Mao thi truyện nói là giữa cửa có bức bình phong gọi là trứ. Quách chú Nhĩ Nhã nói là nhân quân nhìn chỗ đứng lâu, chữ nhân thanh trứ.
Chi lại nói là ống tiêu. Lang đại. Quảng Nhã nói là nghĩa là tiêu, lớn hai mươi ống, nhỏ mười sáu ống có hai đáy. Thuyết Văn nói là Tam khổng thược, chữ trúc thanh lại.
Loan táo nói là cây loan, cây táo. Lư hoàn. lễ ký nói là mộ thiên tử là mộ Thọ tùng, chư hầu bá, đại phu cây loan, kẻ sĩ cây dương. Thuyết Văn nói là cây loan giống cây lan, chữ mộc chữ loan lược thanh. Căng lực. Mao thi truyện nói là táo là táo chua. Quách chú Nhĩ Nhã nói là đầu lá táo nhỏ có gai, có người bán táo, mã táo, ngưu táo. Thuyết Văn nói là giống như táo mọc thành lùm, hai chữ thuê. Quảng Nhã nói là táo táo châm.
Bậc ngã nói là chỉnh cho ngay. Bần mật. Khổng chú thượng thư nói là bậc bổ. Nhĩ Nhã nói là trọng. Thượng thư đại truyện nói là thiên tử có thiên hạ tả chuyển hữu bậc, trước nghi hậu thừa. Quảng Nhã nói là bậc bị. Nhĩ Nhã nói là trọng. Đại tải lễ nói là liêm minh nhưng ngay thẳng can gián tà đó là bậc. Thuyết Văn nói là chữ bậc thuộc hai chữ. Thiên niệm. Cổ văn hoặc chữ viết, còn viết.
Viên lệnh nói là liền ra lệnh. Chữ viên. Mao thi truyện nói là viên vi, vu. Nhĩ Nhã nói là viên viết. Thuyết Văn nói là dẫn, chữ phiếu thanh vu.
Cổn thường nói là nắm bản in. tài cám. Thích danh nói là tạm bản dài sáu thước. Vận thuyên nói là dùng bảng để viết. Thuyết Văn nói là độc phát, chữ mộc thanh trảm, còn gọi là thiêm. Tập huấn nói là chữa bản in và ký sự.
Thúy trách nói là sâu xa. Tuy thúy. Vương dật chủ sớ từ nói là thúy thâm. Sài cách. lưu hiến chú chu dịch nói là trách là u thâm. Thuyết Văn nói là chữ thần thanh trách. Xem định nói là đính chính. Khẩu can. Trịnh chú lễ ký nói là xan tước. Đỗ chú tả truyện nói là trừ. Quảng Nhã nói là san định. Thuyết Văn nói là xuyết, chuyết cũng là tước, cụ túc.
Giảo nhiên nói là rõ ràng. Âm giảo. Khảo Thanh nói là giảo lược. Quảng Nhã nói là minh. Nhĩ Nhã nói là nghi. Thượng thư đại truyện nói là rõ được chí mình thì thấy được việc. Thái huyền kinh nói là nói về đạo quân tử và tiểu nhân thấy được rõ ràng. Hán thư nói là cũng là rõ ràng dễ biết, hoặc viết cũng được.
Điếu sách nói là tìm tòi. Sớ cách. Thuyết Văn nói là vào nhà tìm kiếm, chữ miên thanh sách. Khảo Thanh nói là tâm, thủ, chữ thi, mịch, không viết không đúng.
Huýnh xuất nói là vượt ra. Nhĩ Nhã nói là huýnh viễn, chữ sướt thanh và đồng với kinh chữ viết không đúng.
Nhiếp kim nói là lẫn với vàng. Niêm thiếp. Phương ngôn nói là niếp đăng. Quảng Nhã nói là lý. Thuyết Văn nói là đồng trao, chữ túc thanh nhiếp.
Oan phủ nói là sợ hãi vỗ về. Ô quán. Khảo Thanh nói là oán hận. Quế uyển châu tụ nói là sợ hãi nhưng vẫn còn giấu kín trong lòng. Phương vũ viết thành, chữ thủ thanh vô.
Liêu kỷ nói là tạm ghi. Liễu điêu. Mao thi truyện nói là liêu thả.
Thuyết Văn nói là chữ nhĩ thanh mao. Âm mao chữ sai.
Chiên mông tuế nói là chi nhiên. Nhĩ Nhã nói là tại ất là chiên mông, tại kỷ là đại chiên mang lạc thời Vĩnh Thái Nguyên niên ắt kỷ tiết đầu hạ tháng tư.
Mộc cẩn vinh nguyệt nói là cắn ổn viết thành, tên của cây hoa, lúc đầu kiến đã tháng tư hạ tuần.
*******
Tam Tạng Đại Quảng Trí Bất Không Phụng chiếu dịch.
Di biện nói là đã rõ ràng. Âm, bạch man. Trịnh chú lễ nói là biện cụ. Thuyết Văn nói là phán, chữ lực thanh biện.
Kỹ nghệ nói là kỳ nghi. Vận Anh nói là kỹ nghệ tài năng. Thuyết Văn nói là xảo chữ thủ thanh chi.
Nhất đích nói là một giọt. Khảo Thanh nói là nước rơi. Thuyết Văn nói là nước biến chú, chữ thanh đích.
Noãn tánh nói là ôn hòa. Nô quán. Cổ quỳ quốc ngữ nói là noãn ôn, hoặc thường viết không đúng.
---------------------------------------
Nữu giới nói là gông cùm. Du liễu. Khảo Thanh nói là nữu trất, cùm tay gọi là nứu, chữ mộc thanh sửu. Giả giới. Khảo Thanh nói là cốc. Vận thuyên nói là đeo gông bằng gỗ vào chân gọi là giới, chữ mộc thanh giới. Già tỏa nói là gông cùm, xiền xích. Âm già. Khảo Thanh nói là cốc. Già đục gỗ thành lỗ làm gông đeo vào cổ tội nhân. Tang quả viết thành, hoặc thường viết. tiếng Phạm nói là Ma-ha-ca-la. Đời Đường nói là đại hắc thiên thần. Có thần lực lớn tuổi thọ vô lượng ngàn tuổi, tám tay, thân màu mây xanh, đen. Hai tay ôm một hoặc hai cái kích xoa. Tay thứ hai bên phải nắm một con dê đen xanh, hai tay bên trái nắm một đầu lâu của ngạ quỷ, tay thứ ba bên phải cầm kiếm, tay thứ ba bên trái cầm yết tra túc ca, tức là một cờ đầu lâu, hai tay sau mỗi vai một con bạch tượng đều há, da có hình dạng như nứt ra dùng chất độc của nó xỏ xâu đầu lâu để làm anh lạc. Trên răng hổ phát ra luồng khí giận dữ sấm chớp khói lửa để tạo thành uy quang. Thân hình to lớn, dưới chân có địa thần nữ thiên đỡ chân bằng hai tay.
Sang vưu nói là vết thương. Trắc trang. Vận Anh nói là sang đi, hoặc viết. Cổ văn viết. Hữu ưu viết thành, sang. Thương Hiệt Thiên nói là bệnh bướu, hoặc viết cũng được, chữ cổ viết.
Nghiệp phiêu nói là nghề lang thang. Nghiêm kiếp. Cổ chú quốc ngữ nói là nghiệp thứ, thủ. Nhĩ Nhã nói là sự. Quách chú nói là nghiệp thứ sá, đoan chữ. Thuyết Văn nói là chữ hoa chữ căn. Thất diêu. Quảng Nhã nói là phiếu tế. Cố Dã Vương nói là lưu. Thuyết Văn nói là sắc, chữ thủy thanh phiếu.
Tuệ tinh nói là sao chổi. Tùy duệ. Khảo Thanh nói là yêu tinh. Tia sáng giống như chổi, chổi hình dáng như cỏ tiễn. Sách xem bói nói là Quan trung gọi là cỏ kỹ nữ. Sao yêu này tia sáng như cỏ kỹ nữ. Sách xem bói chỉ như vậy có phần tai họa, hoặc viết, xưa viết.
Sao lịch nói là ngói vụn. Linh đích viết thành, đá vụn, thô sao, chữ thạch chữ lạc lược thanh.
Phiếm trướng nói là nước dâng cao. Phương phạn. Cổ quỳ quốc ngữ nói là phiếm phiếm. Mao thi truyện nói là cảnh trôi nổi bồng bềnh. Thuyết Văn nói là chữ viết. Xưa nay đều đúng thuộc chữ thanh phạt trương lượng. Khảo Thanh nói là nước dâng cao lỡ bờ sụp đất nước tràn vào gọi là “trướng” thuộc chữ thủy thanh trương, gọi là thượng thanh không đúng.
Khảng dương nói là chân dương thái quá. Khang lãng. Khảo Thanh nói là khang cực.
Kiệt hạc nói là khô cạn hà các. Cổ chú quốc ngữ nói là hạc, kiệt cùng là hạc. Quảng Nhã nói là hạc tận.
Thương Hiệt Thiên nói là viết theo chữ xưa.
Giáng chú nói là mưa đúng mùa. Chu mâu. Tập huấn nói là mưa đúng mùa đã thấm ướt vạn vật nảy sinh. Văn kinh chữ viết sai, phần nhiều theo vọng tình tiết không thành chữ. Kiểm tra lại tất cả đều không có chữ này, không đúng.
Hàm thạch nói là chứa đầy. Hà nghiêm. Khảo Thanh nói là tráp bằng gỗ. Vận thuyên nói là sách đựng đầy hộp gỗ, hoặc viết cũng viết. Kinh thường viết. Vốn là tên của Hàm Cốc Quan. Khiêm diệp viết thành, chữ âm thành. Trịnh chú chu lễ nói là đồ đựng ở trong gọi là “thanh”. Thuyết Văn nói là hạt kê đựng ở trong, thuộc chữ mãnh thanh thành.
Đa la ni trung tự nói là nhưng lấy thanh này thì không phải thanh của chữ tâm.
Lộ nói là gọi uốn lưỡi.
Na nói là thanh mũi.
Nghiệt nói là ngôn kiệt.
Nại la nói là nhị hợp. Nhị hợp hai chữ trước và sau, mỗi chữ đều nhận là bán thanh hợp thành một chữ. Nổ ất. Chữ trước nhận chữ. Thượng thanh uốn lưỡi thì đúng. Văn dưới mỗi mỗi đều có nhị hợp đều giống với chữ này cũng chuẩn theo đây.
Chỉ nương nói là nhị hợp. Câu dĩ. Nương thượng thanh. Kinh viết chữ là sai, văn chuẩn theo đây.
Bà nói là khứ thanh bình dẫn.
Nói là vô khả. Mặc nói là tự la. Sái nói là sở giới.
Ninh nói là ni chỉnh viết thành cũng viết. Niết nói là ninh miễn viết thành uốn lưỡi.
Mười sáu nước lớn nói là khi Phật còn tại thế, mỗi nước đều rất cường thạnh nên gọi là đại quốc. Từ đó về sau tùy theo phước của vua mỗi nước thôn tính lẫn nhau, nay thành nước nhỏ, hoặc phục hưng rồi diệt không còn tên nước này, vương đúng.
Nước Tỳ-xá-ly nói là khi xưa gọi là Tỳ-da-ly tức là chỗ ở của Duy-ma Đại Sĩ và bảy trăm vị La-hán kết tập kinh điển ở nước này.
Nước Kiều-tát-la nói là đời Đường nói là vô cấu chiến là nơi ngài Long Mãnh giáo hóa.
Nước Thát-la-phiệt nói là tức là nơi khi Phật còn tại thế nói kinh cũng là chỗ vua Ba-tư-nặc trị vì thiên hạ.
Ba-na-sở nói là noa hiệt.
Kỳ quốc nói là xưa gọi là Ba la nai thi lộc lâm ở nước này.
Nước Ca-tỳ-la-vệ nói là tức là nơi đản sanh Đức Như Lai, là cảnh giới của vua Tịnh Phạn thống trị.
Nước Câu-thi-na nói là nơi song thọ Phật thị hiện nhập Niết-bàn. Kiều thiệm nói là thi nhiễm.
Di quốc nói là hoặc gọi Kiều thượng di, khi xưa là nơi thống trị của vua Ưu Điền. Buổi đầu khắc tượng Phật bằng gỗ chiên-đàn thấy ở nước này, tức là nơi Bồ-tát Hộ Pháp hàng phục ngoại đạo, hình ảnh này rất rõ.
Ba-sất-la quốc nói là cung là Ba-sất-ly, hoặc là Thượng Mâu thành, hoặc là Vương-xá thành núi Thứu phong ở nước này.
*******
(Tam Tạng Đại Quảng Trí Không phụng chiếu dịch. Sa-môn Huê Lâm âm)
Toán lịch nói là lịch tính. tổ quản. Khảo Thanh nói là toán tổ. Quế uyển châu nói là tụ tụ. Thuyết Văn nói là chữ mịch thanh toán. Lực đích. Khổng chú thượng thư nói là tính khí hậu thời tiết. Đại tái lễ nói là Thánh nhân giữ cẩn thận tính ngày tháng để quan sát sự vận hành của sao. phân theo thứ tự bốn mùa, ngược lại cho nên gọi là lịch trị, chữ viết thanh ma.
Pháp lỏa nói là lô hào. Nhĩ Nhã nói là ốc sên, tò vò. Quách phác nói là giống như ốc sên nhưng lớn hơn. Căn cứ theo chữ đây là một nhạc khí, thổi lên tiếng rất hay để hòa nhạc, chữ trùng thanh loa. Kinh viết đây là dùng sai, không đúng với bản tự. Gọi tên pháp loa đó nghĩa là tiếng thuyết pháp như trống ốc nhân đây đặt tên là “pháp loa”.
Khan phạp ngôn nói là khẩu can. Đỗ chú tả truyện nói là khan trừ. Quách chú đỗ ký; khan tước. Quảng Nhã nói là khan định. Thuyết Văn nói là xuyết. Chữ đao thanh can, xuyết cũng là can.
Vĩ hỷ nói là vi quý viết thành, Khảo Thanh nói là vĩ đại, trọng.
Thuyết Văn nói là vĩ kỳ. Chữ nhân thanh vi.
Nãi tích nói là âm nãi là từ ngữ. Tỷ diệc. Khảo Thanh nói là tích chiêm. Tự thư nói là vấn. Thuyết Văn nói là pháp. Cách viết chữ thi, tân “”, khẩu âm tiết.
Tường đổ nói là tường ngăn chặn. Tượng dương.
Thuyết Văn nói là tường viên tế. Chữ tường thanh tường. Kinh chữ viết không đúng.
Kê tung y nói là nghiên cứu áo đen. Kế hề. Khổng chú thượng thư nói là kê khảo. Quảng Nhã nói là kê vấn. Thuyết Văn nói là chữ chỉ thanh kê. Chữ chữ vựu thanh hòa khúc đầu. Tể sư. Mao thi truyện nói là màu đen. Chữ mịch thanh truy. Chữ. Thuyết Văn nói là âm tai, khổ ngoại. Thường viết chữ là không đúng.
Kinh giả nói là gò cao do người đắp. Cảnh anh. Quảng Nhã nói là cánh đại. Khảo Thanh nói là khâu là gò thật cao. Thuyết Văn nói là người đã đắp gò thật cao, cao tỉnh tượng cao bình. Kinh chữ nhật chữ viết.
Tâu trạch nói là đầm. Chữ đầm không nước có cỏ gọi là lậu. Nhĩ Nhã nói là mười đầm. Thuyết Văn nói là đại trạch, chữ thảo thanh lâu. Chữ, Khổng chú thượng thư nói là thấm nhuần đức. Trịnh chú chu lễ; nước trũng là “trạch”. Thương Hiệt Thiên nói là trạch ân. Thuyết Văn nói là quang nhuận, chữ thủy chữ trạch lược thanh. Tích nhĩ nói là khiến cho mày. Tỷ tích. Khổng chú thượng thư nói là tỷ sử. Nhĩ Nhã nói là tùng. Vận thuyên nói là dữ. Xưa nay viết đúng tích ích, chữ tỷ thanh nhân. Bối đa nói là tên cây của Tây quốc. Lá này có thể cắt ra làm sách Phạm hiệp, viết sổ sách. Lá này thô dày cứng khó dùng, nếu viết thì phần đông khắc bằng dao. Về sau dùng mực viết vì là dày không giống như lá cây đa-la to, mềm, trơn trắng bóng, mịn và tốt hơn lá bối đa. Cây Đa-la-ny cao hơn các loại cây khác, nếu chặt cây non của nó thì không thể mọc lại, cho nên các kinh phần nhiều dẫn ra làm ví dụ. Hình dáng hơi giống cây tuấn cũng của Ngũ thiên đều có, nhưng chưa đến ở Nam Ấn Độ. Trong Tây Vức ký có nói đầy đủ. Những loại lá Phạm diệp này khác nhau, tùy theo lãnh thổ của từng địa phương, hoặc dùng da cây của cây hoa đỏ để làm giấy, hoặc da cầm thú, hoặc lá vàng đồng bạc để làm vì các nước không có giấy. Mộng yên nói là hồ đồ. Mực băng. Vận Anh nói là mộng muội, tiệm. Chữ tâm thanh mộng.
Giải viết nói là giải thích. Giai ải viết thành, gọi là giả thì không đúng.
Ma-hê nói là tiếng Phạm nói là tên của thượng giới Thiên vương.
Đời Đường nói là Đại tự tại thiên.
Tiết-lệ-đa nói là tiếng Phạm nói là ngạ quỷ chúng. Quỷ mị nói là mi bị viết thành, hoặc viết lão vật tinh.
Mạn-trà-la đây là tiếng Phạm. Thuyết Văn nói là chỗ thánh chúng tụ họp, tức là đàn tràng tụng niệm.
Nham khuất nói là hang núi. Nhã hàm viết thành, vách núi. Khổ cốt viết thành, hang đá, chữ huyệt thanh quật.
Quật địa nói là đào đất. Quỳ duật viết thành, xuyên qua mây khói.
Ngõa thạch nói là ngói vụn. Lực đích viết thành đá vụn.
Khước điền nói là chữ. Thuyết Văn nói là chữ huyệt chữ chân.
Trong kinh chữ? viết không đúng. Kinh trước đã giải thích.
Thừa tối nói là quá dư. Thừa chứng. Khảo Thanh nói là thừa dư. Thuyết Văn nói là vật tướng tăng thêm, chữ bối thanh trẩm. Kinh viết hai chữ sai. Viết nhiễm là. Vận thuyên nói là thậm. Thuyết Văn nói là chữ nhật thanh thủ chữ viết.
Trúc bình nói là đắp bằng, dùng đầm để xây đắp. Tất ly nói là hai chữ đều uốn lưỡi đọc thành một âm. Thể nói là thệ dĩ. Âm mượn dùng theo âm chữ Phạm.
Cù-ma-di nói là tiếng Phạm. Ngưu phấn. Gián đoạn nói là không được liên tục.
Đảo dĩ nói là đương lão. Khảo Thanh nói là tay giã gạo. Chữ đảo lược thanh. Kinh văn chữ viết không đúng với chánh thể.
Tam trùng nói là nhiều lớp. Trực lọng. Nói Tam trọng cao thấp đúng sai bện vào thành ba tầng mới là trung tâm của đàn, bên ngoài có vòng ba lớp là địa vị của Thánh nhân. Đàn này cao bốn ngón tay, trên mặt bằng như bàn vuông tất cả đều tụng niệm trong đàn tràng đều như thế mà làm.
Bì giao nói là nấu giao chảy ra thành nước đóng cứng lại thành keo.
Nho mễ nói là gạo tẻ. No qua. Tam cổ nói là ba bộ phận.
Không hầu nói là sáo thổi. Sáo của ứng hoạch Bà-lamôn không phải người thương dùng.
Sáp chi nói là trồng cây. sơ hợp. Đinh nói là khứ thanh. Định kính.
Mộc quyết nói là que củi. Quyền nguyệt. Một đồng nhọn đóng vào trên đàn, hoặc gọi là dặc.
Tiếng Phạm ư già nói là tức là đồ đựng nước thơm, hoặc dùng đồ bằng vàng bạc. Hoặc dùng ly bằng vỏ ốc để đựng nước thơm.
Tiễn đạp nói là giẫm đạp. Tiền diễn. Trịnh chú lễ ký nói là tiễn lý. Thuyết Văn nói là chữ túc thanh tàn, chữ, chữ túc thanh đáp. Kinh viết. Hồ đáp. Thuyết Văn nói là đạp cũng là tiễn.
Già phu nói là trong Đại Bát-nhã trước đã giải thích. Thâu nói là chuyên chở. Thi duật viết thành, âm mượn. Đạc nói là cái mõ, quả chuông lắc.
Mô hàm.
Kháp số nói là bấm tay. Khẩu giáp viết thành, bấm ngón tay để tính.
Sử lưu nói là chảy nhanh. Am sứ là nước chảy từ trên cao xuống, chữ mã thanh sử. Ninh đinh.
Thập lúc phúc nói là mười sáu căm xe. Phong mục. Trung tâm đàn tràng họa trang trí văn Đà-la-ni, vẽ một bánh xe dùng căm bằng Kim cang, giữa căm viết chữ Phạm.
*******
Hậu Tần La-thập dịch. Huệ Lâm âm
Kim cang nói là Kim cang bảo là dụ cho trí tuệ của người cứng chắc nhất. Chữ. Thuyết Văn nói là vàng năm màu. Màu vàng lâu bền chôn không đổi thành màu trắng, tôi luyện không dễ gì biến đổi. Chẳng bao lâu sang Tây phương, sống chung quanh đất chảy ra thành hai chấm vàng trong đất, đất nay vẫn còn nghe tiếng. Chữ Thuyết Văn nói là cứng, chữ đao thanh cương.
Xá-vệ quốc nói là tiếng Phạm sai. Theo Thập nhị du kinh dịch nghĩa nói là Vô vật bất hữu quốc, hoặc gọi là Xá-bà-đề thành, Xá-la-ba-tất-đề-dạ thành đều sai. Đúng âm Phạm Thất-la-phạt-tất-đề quốc đây dịch nói là văn. Thành pháp kính kinh dịch nói là văn vật quốc còn gọi là Thiện kiến luật vân Xá-vệ đó là tên người. Ông Xá-vệ ở đất này, bấy giờ có vị vua thấy đất này đẹp trong lòng yêu mến, Xá-vệ liền mời vua ở lại đây, vua bằng lòng, về sau lấy tên Xá-vệ đặt quốc hiệu. Còn gọi tên nước là Đa hữu quốc. Các nước thấy nước này có nhiều trân bảo lạ, cho nên về nước này lấy tên.
Tiếng Phạm nói là kỳ thọ, hoặc gọi là kỳ đà, kỳ hoàn, kỳ viên đều là một tên. đúng với tiếng Phạm là Thệ đa, đây dịch là thành vua Ba-tư-nặc cai trị. Thái tử cũng tên Thắng. Trưởng giả Cấp Cô Độc đến ép thái tử Thắng mua vườn đất xây ngôi tinh xá cho Phật. Thái tử phát tâm cúng dường cây cho Phật và tăng, cho nên gọi tắt là “kỳ thọ”.
Cấp Cô Độc cũng là dịch nghĩa. Tiếng Phạm nói là A-na-đà, đây dịch nói là không thân thuộc nhưng rất giàu. Ông nguyện đem của cải ra giúp người mồ côi nghèo khó, bấy giờ lấy biệt hiệu này đặt tên cho ông. Kinh xưa nói là A-na-phần-để, hoặc gọi A-lam đều là một hiệu.
Duy nhiên nói là đúng như vậy. duy quỹ. Theo “duy” nghĩa là một từ trả lời tôn xưng. Lễ ký nói là cha gọi không vâng dạ, tiên sinh không vâng dạ nhưng đứng dậy.
Trịnh huyền nói là chỉ trả lời một cách cung kính. Thuyết Văn nói là duy tức là nặc, chữ khẩu thanh chuy.
Tứ duy nói là bốn góc. Dực chuy. Quảng Nhã nói là duy ngung.
Hoài Nam nói là giờ tý mặt trời có bốn góc.
Phả hữu nói là hơi có. Phổ ngã viết thành, hoặc viết là từ ngữ, phả.
Phiệt du nói là dụ cho chiếc bè. Phu miệt. Chánh thể chữ viết. Tập huấn nói là buộc gỗ tre lại nổi trên nước, hoặc tên là vận tải. Phát người Ngô ở Nam Thổ gọi cũng là phiệt. Trong kinh chữ viết hoặc chữ viết đều không đúng. Chữ chữ viết.
A-lan-na hạnh nói là tiếng Phạm. Chánh tự nói là A-lan-noa, đây dịch là vô tránh tức là không tranh cãi. Hoặc gọi lan nhã cũng là hạnh vô tranh. Hoặc gọi là A-lan-nhã. Số như thị sa đẳng hằng cập kinh vị nói là tính theo thế giới của Phật nói là hai chữ số này đều thuộc câu dưới. Kinh gọi thượng đa vô số thứ vân nhĩ sở hằng hà sa số nói là hai chữ này đều là sương cú viết thành, đều là khứ thanh, thuộc chữ số câu trên. Thuyết Văn nói là chữ âm phộc.
Ca lợi vương nói là cũng là tiếng Phạm, hoặc gọi là Ca lợi vương, trong luận viết Ca la sắc vương đều sai. Viết đúng nói là Yết lợi vương, đây dịch là Đấu tranh vương.
Tây Vức ký nói là ở nước Ô Trượng Na, thành Mộng yết ly về phía Đông bốn, năm dặm là xứ này. Xưa dịch là Ác Thế Vô Đạo Vương tức là vua nước Ba-la-nại. *******
Hậu Ngụy Bồ-đề Lưu-chi dịch Huệ Lâm soạn.
Tu-già-đa nói là hoặc gọi Tu-già độ đều là chuyển âm từ tiếng Phạm. Chánh Phạm nói là Tô-tát-đa, đây gọi là Thiện Thệ tức là một trong mười hiệu của Như Lai.
Môn lệ nói là lau nước mắt. Mạc bôn. Thinh loại nói là môn mô. Mao thi truyện nói là môn trì. Kinh văn nói là vũ phân. Tự lâm thông nói là vân thức. Khảo Thanh nói là nhục khắp.
Hà đảm nói là gánh vác. Hồ ca viết thành, âm giá. Quảng Nhã nói là hà đản yết. Cổ văn viết. Đương lãm. Tự thư nói là đàm phụ. Thuyết Văn nói là chữ thủ thanh chiêm.
Ma-na-ba đây là tiếng Phạm nói là hoặc gọi Ma-nạpbà, Ma-nạp đều là tiếng Phạm chuyển sai, đây dịch là Niên thiếu tịnh hạnh.
Ca-la phận nói là tiếng Phạm danh số. Phan vấn. Văn sau chuẩn theo âm này tự luận giải nói là ví như chia chẻ một sợi lông thành trăm phần, một phần. Ca-la phần luận dùng nghĩa này phiên tên là lực Thắng ngôn vô lậu vô lượng thiện pháp. Nhất ca là phần thắng ngàn hữu lậu. Số phần nói là sương là viết thành cũng là số nhỏ nhiệm nhất, cho đến ít nhất cũng thắng được kia, hoặc gọi bất tương tợ thắng.
Ưu-ba-ni-sa-đà phần nói là trong luận giải thích danh nói là nhỏ đến như lăng hư thì gọi là Ưu-ba-ni-sađà phần.
Mao đạo nói là đây dịch sai. Theo tiếng Phạm nói là Sa-la, đây gọi là Mao-bà-la, đây gọi Ngu dĩ mao dự ngu, âm Phạm lẫn lộn nên sai. Đây mao phiên theo nghĩa là mao đạo hoặc gọi là mao đầu đều không đúng. Đây dịch là thất chí. Chánh Phạm nói là Bà-la-tất-lỵ-tha-ất-na-la, đây gọi là Ngu tất cật tra, đây gọi dị Ất na đây gọi là Sanh. Đời Đường nói là Ngu Sanh là đúng. Mao đạo phàm phu là nghĩa không được rõ ràng.
*******
Trần Triều Chân Đế Tam Tạng dịch Huệ Lâm soạn.
Thiên đản nói là che một bên vai. Đàn lan viết thành, thuận theo thời đây là chữ vay mượn. Thuyết Văn nói là hở áo. Theo văn kinh nói là thiên đản là để hở vai phải. Ở phương ấy là nghi lễ chào nhau rất cung kính, chữ y thanh đán. Thuyết Văn nói là chữ viết. Thi viết nói là đản tích bộc hổ, chữ thanh dàn.
Hữu khiên nói là vai phải. Âm khiên. Thuyết Văn nói là khiên khiên phụ, chữ thuộc chữ tượng hình.
Thấp sanh nói là sanh chỗ ẩm ướt. Thi nhập. Khảo Thanh nói là thấp lục. Thuyết Văn nói là u thấp, mỗi mỗi đều che phủ. Che đất nhưng có nước gọi thấp. Hai chữ chữ thổ. Kinh văn phần nhiều viết không đúng. Tha trấp viết thành, tên là thấp thủy. Ở Đông quận đông vũ dương trần bình nguyên chảy đến ngàn xe vào biển.
Hư không khả số lượng nói là chữ hư âm hổ chữ khâu. Chữ hoặc viết. Văn kinh viết không đúng. Chữ thượng thanh. Lực trường. Thuyết Văn nói là bằng bao nhiêu cân nặng nhẹ gọi là lượng đúng. Chữ chữ viết. Nay Lệ Thư lược bỏ.
Sa số nói là sương cú. tiếng Phạm chi đề nói là hoặc gọi là chi đế sắc đô, hoặc sắc đồ đều sai. Đúng âm Phạm nói là tế đa, hoặc giả đa. Đây gọi là tụ tướng nghĩa là nhiều lớp báo và gạch đá bằng cao chồng lên nhau.
Ca-lăng-già vương nói là tiếng Phạm đây là tên một vị vua ngày xưa. Đây gọi là đấu tranh tức là trong kinh trước giải thích là Vô vương đạo nước Ba-la-nại.
Hà phụ nói là gánh vác nói là âm hà còn gọi âm giá. Tự thư nói là hà đảm phụ. Chữ. Thuyết Văn nói là trên chữ dưới chữ bối, trên là chữ nhân xưa. Không phải chữ lực cũng không phải đao?. Phần nhiều viết chữ lực chữ đao đều không đúng.
*******
Tam Tạng Huyền Trang dịch-Huệ Lâm âm
Năng đoạn nói là đoạn cắt được. Đoàn mao viết thành, là chữ thượng thanh, hoặc khứ thanh cũng được dễ chặt cây làm chày. Khổng chú thượng thư nói là đoạn tuyệt. Thuyết Văn nói là tiệt. Chữ chữ tuyệt. Cổ văn nói là chữ tuyệt. Nay văn kinh viết đều là Lệ thư lược bỏ. Hoặc lấy bỏ và viết không đúng chánh thể. Đúng với chánh thể chữ tiệt. Hoặc kinh Kim Cang này tức là đại Ba nhã. Trong quyển 577 là năng đoạn Kim cang phần. Nhập vào mục lục của tạng gọi là cùng với danh mục sau kinh lẫn lộn đâu thể liệt kê ra lại. Âm nghĩa này đã có trong bản đại kinh trước, cho nên không đưa ra nữa, xin xem văn trước.
*******
Đại Châu Nghĩa Tạng Tam Tạng dịch
-Huệ Lâm âm
Nan lượng nói là khó lường, lực trường.
Tri lượng nói là lường biết được. lượng trượng viết thành, thường viết.
Tiếng Phạm kinh già nói là Tây Vức tên sông. Đây là đời Đường mượn âm Phạm cũng chưa hoàn toàn chuẩn. Âm Phạm ngưng là, thượng thanh. Ngư ca viết thành là đúng. Xưa kinh viết nói là sông Hằng-già, hoặc sông Hà biên, hoặc Căng-già đều là một, không nhất thiết là đúng.
Tâm Đà-la-ni nói là tiếng Phạm Đà-la-ni, đây gọi là Tổng trì tức là tâm giữ gìn pháp.
Tiếng Phạm Bạt-già bạn nói là hoặc gọi Bạt-già Phạm, Bà-già-bà, Bạt-già-phạt-đế đều là mười hiệu của Phật.
Kinh Kim Cang này có nơi dịch trong luận Kim Cang Bát-nhã nói là Bồ-tát Vô Trước tạo luận vào triều Tùy-cấp-đa dịch kinh văn có đủ trong văn luận.
*******
Huê Lâm soạn.
Giao ánh nói là Anh kính. Vận Anh nói là bàng chiếu. Khảo Thanh nói là huy. Thuyết Văn nói là chữ nhật thanh anh. Văn kinh chữ viết không đúng âm của ý kinh. Du tiễn nói là tiên tiễn. Khổng chú luận ngữ nói là tiền tuần.
Trịnh chú lễ ký nói là lý. Chữ túc thanh tàn.
Hà cám viết thành, đoản thanh tự hạ, chỉ viết một chữ đều đúng. Chân ngôn chỉ chấp nhận thanh này, dùng âm Phạm không đúng nghĩa với chữ tâm.
Ô cố viết thành, dẫn thanh liền hợp khẩu.
Hàm cám. Dẫn thanh ba chữ này đều là chân ngôn.
Ư nê nói là bùn non. Ư cứ. Tự thư nói là đáy nước có bùn xanh.
Vận Anh nói là điện tể, chữ thủy thanh ư.
Cát lợi nói là nhị hợp. Hiền kiết viết thành, chữ hai chữ đều uốn lưỡi, hợp thành một tiếng. Dưới đây hai chữ nhị hợp đều chuẩn theo nghĩa này.
Đát lãm nói là nhị hợp. Lãm đạm viết thành uốn lưỡi dẫn thanh.
Sa-môn Tuệ Lâm tu hạnh dịch kinh thời Đại Đường soạn.
Tựa kinh và kinh Đại Bảo Tích pho thứ nhất gồm mười quyển (đồng âm với quyển này) Hoàng đế Duệ Tông chế.
Tung hoành: Chữ trước là túc dung phiên thiết, chữ sau là hoạch manh phiên thiết. Thuyết Văn gọi là tùng, Khảo Thanh Nhĩ Nhã gọi tung là chiều dài, hoành là chiều ngang, là bên trái bên phải vậy.
Hàn thi nói: Nam Bắc là tung, Đông Tây là hoành. Thuyết Văn gọi hoành là lan mộc, thuộc bộ mộc âm hoàng.
Chi số: Sương cú phiên thiết
Chửng: chi cảnh phiên thiết, âm thủ, chữ chửng thuộc thượng thanh. Vận Anh nói chẩn tức là tế bạt (cứu giúp). Đỗ Dự Chú Tả truyện nói: chẩn nghĩa là cứu trợ. Thanh Loại nói: chẩn là vớt lên. Quảng Nhã nói chẩn là cứu.
Trầm luân: Tập Huấn nói trầm là chìm, Trang Tử nói là người chìm nổi (người dấu họ tên). Cố Dã Vương nói: con người ẩn giấu tên mình không muốn nổi tiếng trong chốn triều đình gọi là trầm lục. Chữ luân ở dưới Khảo Thanh nói là luận trích, tư tứ phiên thiết, Thuyết Văn gọi là chìm thuộc bộ thủy âm luận.
Phàn chước: Thuyết Văn gọi là lửa đồng, thuộc bộ hỏa âm phiền. Chước, Thiên Thương Hiệt nói chước là đốt, Thuyết Văn gọi là nướng, thuộc bộ hỏa âm ước thành chữ chước.
Đạn kỳ: họ Quách chú thích Thi nói đạn là khó. Thuyết Văn gọi là sợ. Quảng Nhả gọi là kinh thuộc bộ tâm âm đan.
Hào mao: Chữ trên là hồ cao phiên thiết, mượn dùng chứ không phải chữ chính, thể chính là từ bộ mao và chữ cao viết thành hào. Toán kinh nói: mười ti là một hào. Hào mao là đồng sợi lông, nhỏ bé vậy.
Đào Quân: Chữ trước là Đường lao phiên thiết Tập Huấn gọi là ngói nung, Quảng Nhã gọi là sự giác hóa, Thế Bản nói anh em ta làm Đào Tống trung nhật hạ lượt thần. Thuyết Văn nói từ bộ phụ âm đào. Huấn, Khảo Thanh gọi là đều, đều đặn không hơn kém. Hứa Thúc Trọng chú Nam Tử nói là phép đong tính. Thuyết Văn cho là thuộc bộ kim âm quan. Theo chữ đào quân nghĩa là hun đúc, giáo hóa, tạo hóa.
Hán nhật: Nhi nhất phiên thiết Hán pháp bản nội truyện nói: “Vua Hán Minh ban đêm nằm mộng thấy người vàng bay đến sân điện, sáng hôm sau ông hỏi người đoán mộng, người ấy bảo: ở phương Tây có bậc Đại Thánh, do đó ông cho người tìm giáo Phật pháp bắt đầu nghe thuyết giáo”.
Thứu đầu: Tình tụ phiên thiết nghĩa là chim thứu: là tên núi Thứu đầu, ở bên cạnh thành Vương xá cũng gọi là núi Thứu phong, cũng gọi là Linh thứu sơn. Tiếng Phạn gọi là Kỳ-xà-quật cũng là một ngọn núi này.
Ngọc hào: Hồ cao phiên thiết là chữ giả tá, chánh thể là bộ mao mà viết thành chữ hào. Ngọc hào là giữa hai hàng chân mày của Đức Như Lai có sợi lông trắng, chiếu ánh sáng trắng giống như bạch ngọc Phật phát ra ánh sáng từ tướng lông trắng chiếu khắp các thế giới ở mười phương cho nên gọi là ngọc mao đan sắc.
Can qua: Chữ trên là cương an phiên thiết, Thi truyện nói can là chiếc cán, âm hạn cái côn. Thuyết Văn viết là chữ can nghĩa là can phạm.
Qua: Chu Lễ Ty nói qua là cái mác, là thứ đồ binh khí. Trịnh Huyền nói: như cái mâu, thuẫn bây giờ vậy. Thi truyện nói qua dài sáu thước sáu tấc. Phương ngôn nói giữa vùng Ngô Dương gọi kích là qua. Thuyết Văn nói vật đầu bằng là kích.
Tồi phong: Chữ trên là tạng lôi phiên thiết, Thuyết Văn gọi chữ tồi là bẻ gãy, thuộc bộ thủ âm thôi, chữ dưới là phương phong phiên thiết. Khảo Thanh gọi là mũi nhọn, Thuyết Văn nói là mũi nhọn của binh khí, thuộc bộ kim âm phong.
Hội lữ: Chữ trên là Hồi ngoại phiên thiết, Mao Thi truyện nói: hội là loạn. Công Dương truyện nói: là vỡ bờ. Cốc Lương truyện nói: trên dưới không hợp nhau gọi là hội. Tả truyện nói: dân trốn người cai trị cũng gọi là hội, ở trên gọi là hội, ở dưới gọi là đào. Thuyết Văn gọi là rơi lọt, chữ dưới là lữ, Không chú Thượng thư nói: lữ là số đông. Chu Lễ nói năm trăm người là một lữ. Trịnh Huyền nói: hễ Sư đi ra gọi là trị binh sư vào gọi là an trấn lữ.
Tịch Viên: Tần Thuyết Văn nói tịch là mở, thuộc bộ môn âm tỵ.
Chu Lễ Phồn Từ nói: tịch bộ nghĩa là mở cửa.
Tuệ quỹ: Quy lụy phiên thiết, Thuyết Văn gọi là bóng mặt trời, bộ nhật âm cửu.
Triệu xiển: Nhĩ Nhã gọi là bắt đầu, chữ dưới gọi là xiễn. Thanh Loại gọi là mở toang. Hàn Khang Bá Chú Phồn Từ nói: xiển là làm tỏ rõ.
Quỳnh biên: Quý doang phiên thiết, Thi truyện nói: là vẻ đẹp của ngọc có thuyết gọi là cây ngọc. Thuyết Văn gọi là ngọc đỏ, bộ vương âm quỳnh, chữ dưới là tất niên phiên thiết. Lưu Triệu chú Công Dương truyện nói: đan xen. Thương Hiệt nói biên là lề sách, Thuyết Văn gọi là biên thứ giản. Từ chữ nịch âm mích, bí niên phiên thiết. Cự tức: Cường ngự phiên thiết, khứ thanh, chữ thường dùng Dã Quỳ chú Quốc ngữ nói: cự là mau chóng. Cố Dã Vương, cự là vội vã. Trịnh Huyền chú Chu Lễ nói: đưa tin (chuyển). Thuyết Văn cũng giải thích giống Chu Lễ, bộ xước, âm cự.
Duệ thánh: Doanh nhuệ phiên thiết, Quảng Nhã nói duệ là thông minh, sáng suốt. Tập Huấn nói: duệ là thánh là thông triết. Thuyết Văn gọi rất tỏ rõ.
Tĩnh nghiệt: Ngư yết phiên thiết, tả truyện nói: khi trái trời gọi là tại đất loạn gọi là nghiệt. Khảo Thanh nói: nghiệt là tai họa. Loài trùng quái dị gọi là nghiệt. Y phục thảo mộc kỳ lạ gọi là trật. Nay tục dùng chung nghiệt là lữ tịnh. Vận Tập cho rằng từ bộ trùng âm hủy viết thành chữ nghiệt chánh thể từ bộ thị viết thành chữ nghiệt, thanh phiệt. Thuyết Văn nói chữ Nghiệt từ chữ cũng âm thảo, từ bộ trung, sửu liệt phiên thiết, từ bộ thảo âm hiệt, từ bộ dương viết, nay tương truyền chữ sơn viết chữ là lần lượt không đầy đủ.
Sào toại: Bào Phó Tử nói: Hoàng đế thời Thượng cổ có tộc là Sào Thị. Thời ấy cầm thú phần nhiều ở chung với người, vì lánh nạn nên gọi là sào thị. Phồn Từ nói: thời Thượng cổ ở trong hang và chỗ hoang dã. Các thánh nhân đời sau đổi lại làm phòng thất. Bào Phác Tử nói: vào thời xưa con người ăn thịt sống uống máu tươi của các loài chim thú và các loại rau quả để trừ bịnh đói. Vì thế các Thánh nhân tìm cách lấy lửa để nấu chín thức ăn, vì thế nên gọi là người họ Toại.
Ủng Tuệ: Thiên Thương Hiệt nói: ủng là nắm giữ. Thuyết Văn gọi là ôm ấp, thuộc bộ tộc âm ủng. Chữ dưới là tùy nhuệ phiên thiết, tức chổi tre. Phương ngôn nói từ cửa đến phía tây hoặc cho là chổi quét, tùy túy phiên thiết cũng gọi là chổi quét, chi tây phiên thiết hoặc từ bộ thảo viết chữ tuệ.
Chánh sóc: Chữ trên là chương doanh phiên thiết, khảo Thanh gọi là đầu tiên, là mới là ngày mồng một của tháng.
Bàn đào: Bàn an phiên thiết, sơn Hải kinh nói: ở biển Đông có ngọn núi Đào độ, trên núi có một cây đào rất lớn gọi là đào đô. Gốc của nó lan tỏa cả ba trăm dặm, cành bủa xa khoảng ba ngàn dặm. Trên ấy có gà trời sắc vàng, khi mặt trời mới mọc chiếu lên ánh nắng lên cây này thì thiên kê liền kêu lên. Lúc đó các con gà trong cả nước đều kêu theo. Kinh Sơn Hải cũng nói: có cây hoa đào lớn gốc nó tỏa kết ba trăm dặm, cành tỏa hơn ba ngàn dặm. Trong Bảo Suy Thần Ký và phong tục thông nghĩa đều dẫn sách của Hoàng đế rằng: thời Thượng cổ có hai vị thần, một là Đồ, hai là Tước Lũy. Lại một vị là Tước Luật lên núi Sốc, trên núi có hai cây đào lớn, hai người nương ở dưới gốc cây, phía đông bắc của cây có cái hang lớn, các loại quỷ thường ra vào hang này: hai vị thần này làm chủ thống lĩnh loài quỷ này, trong bọn chúng có kẻ làm hại người, chúng dùng dây trắng buộc lại đem dâng cho hổ. Cho nên Hoàng đế bèn làm lễ thì con hổ ói ra chỗ gốc đào. Người kia ở chỗ cửa vẽ tượng hai vị thần và chú hổ để tượng trưng. Ngày nay theo phong tục mỗi lần cuối tháng chạp trong đêm giao thừa thì vẽ một người đào rũ xuống rơi dây trắng, vẽ tranh hổ ở hai bên cổng, đặt hai bóng đèn tượng trưng cho mắt hổ, để loại trừ điềm bất tường.
Hỗn xa thư: Chữ trước là hồn ẩn, phiên thiết Thuyết Văn gọi là phong lưu, theo từ phong lưu là hỗn, hỗn giống như lưu không khác. Xa, nghĩa là vết bánh xe. Thư gọi là dấu ấn của chữ nghĩa. Hỗn xa thư nghĩa là dấu vết của thiên hạ cũng giống ký hiệu của văn tự cũng như một vua cai trị, giáo hóa thiên hạ đồng một nhà.
Tế liễu: Kinh Sơn Hải nói: ở biển Tây gần chữ mặt trời lặn tên của một tiểu châu, có một ngọn Thường thương, chỗ lặn của mặt trời mặt trăng chính là châu này, có tên là Tế liễu cũng gọi là Dương liễu đảo.
Ca-diếp: là tiếng Phạn, âm chính của Phạn là Ca, khương khư phiên thiết, Nhiếp-ba là một dòng họ lớn ở Ấn Độ.
Niên du: Dương chu phiên thiết, Quảng Nhã nói du là vượt qua. Mao Thi truyện nói du là vượt lên, Thuyết Văn giải thích là từ bộ túc âm du.
Ấp ký: Thiên Thương Hiệt nói ấy là tổn (bớt đi). Mao Thi truyện nói ấp là châm (rót). Thuyết Văn gọi là trì (nắm giữ), chữ này thuộc bộ thủ âm ấp.
Vĩnh thuần: Thời luân phiên thiết, đây là niên hiệu của Đại đế Thiên Hoàng đời Đường thuộc năm Quý mùi. Đương trữ: Trực lữ phiên thiết, Nhĩ Nhã nói: trữ là giữa khoảng cái bình phong với cửa. Quế Uyển Châu Tự nói: là chỗ vua nhận sự triều bái.
Tuần cơ: Nhĩ Nhã gọi là tự mình, Quách Phác cho rằng tự mình noi theo, Khảo Thanh nói tuần là thuận theo, Thuyết Văn cho rằng tuần là tuần hành, Cơ Khổng chú Thượng thư nói: kỵ là cái nỏ, cái máy phát động. Thuyết Văn nói máy móc là kỵ.
Đăng xu: Xương châu phiên thiết, tập Huấn nói chỗ phát động gọi là xu cơ, Khảo Thanh nói: xu cơ là ngôn từ, Thuyết Văn cho đó là chốt cửa từ bộ mộc âm phu.
Khuy trưng: Khu truy phiên thiết, khảo Thanh nói: Khuy là rơi rụng là tổn thương. Trịnh huyền chú thích Mao Thi nói: Khuy là hủy hoại, Vương Dật chú sở từ nói khuy là thuyết. Quảng Nhã nói khuy là thiếu. Thuyết Văn thì giải thích là khí tổn. Trưng, Đỗ Dự chú tả truyện nói trưng là nghiệm. Thuyết Văn gọi là tượng, từ chữ Nhậm, thiên đảnh phiên thiết, từ chữ thanh tĩnh.
Miên khu: Chữ trên là di nhiên phiên thiết, chữ dưới là Khương Vu phiên thiết.
Phi cấu: Thuyết Văn nói phi là lớn thuộc bộ nhất và âm bất văn kinh cho rằng từ bộ thập viết thành chữ phi. Chữ dưới là cấu, Cố Dũ Vương nói: cấu là hợp lại. Mao Thi truyện nói: cấu là tạo thành. Thuyết Văn nói cấu là xây đắp, bộ mộc âm câu, cổ hầu phiên thiết.
Tầm địch: Phương ngôn nói dịch là diễn giải sự lý, là nói liền không dứt, Quảng Nhã nói dịch là làm rõ sự.
Thuyết Văn nói là gỡ mối tơ, thuộc bộ mịch âm mích.
Bất giải: Cách nại phiên thiết là lười biếng.
Vọng bì: Quốc ngữ nói bì sĩ không chức vị, bì nữ không gia thất, Giả Quỳ nói bì là bệnh. Quảng Nhã nói bì là mệt mỏi. Thuyết Văn cho đó là lao nhọc.
Bộ trật: Trần lật phiên thiết Thuyết Văn gọi là thư y, thuộc bộ cân âm thất.
Tại ác: Nhĩ Nhã nói ác là đầy đủ, Thuyết Văn nói là âm ải nguy trí.
Chi tộ: Dã Quỳ chú Quốc ngữ nói: Tộ là ngôi lộc, xưa nay đều dùng chữ chính như tộ phước, từ ngữ diệc.
Chi manh: Sử ký nói: Manh là người đất Dĩnh. Quảng Nhã nói manh là dân không nghề nghiệp là ngu si, Thiên Thương Hiệt nói là người dân dã, Thuyết Văn gọi là dân làm ruộng.
Hằng dật: Dần nhất phiên thiết Khảo Thanh nói đó là ý thích đủ, vui vẻ. Khổng An Quốc chú Thượng thư nói dật là trốn, Thiên Thương Hiệt dật là thảnh thơi từ bộ nhơn âm thất vậy.
Minh mật: Di tất phiên thiết Nhĩ Nhã nói mật là yên tịnh, Khảo Thanh nói mật là không có tiếng động, Tập Huấn nói mật là an ổn.
Kiêu tục: Khảo Thanh nói kiêu là mỏng manh, là tưới ướt. Theo nghĩa kiêu ốc tức là vị nhạt.
Thuần nguyên: Khảo Thanh nói thuần là trong trẻo. Trịnh Huyền chú nghi lễ nói thuần là bón tưới. Quảng Nhã nói thuần là rót vào. Thuyết Văn nói thuần là tốt đẹp.
Trịnh Huyền chú lễ ký nói nguyên là nguồn gốc. Cố Dã Vương nói đầu nguồn nước gọi là nguyên.
Tạm thừa: Khảo Thanh nói: tạm là không lâu.
Liêu đề: Lực điêu phiên thiết Tập Huấn gọi là thả, tạm.
Tương trật: Tự thư nói kiêm là tương (lụa nhũn ngày xưa dùng để viết nên gọi là kiêm tương), chữ dưới là trần lật phiên thiết. Tập Huấn nói, túi đựng sách gọi là thư trật, thuộc bộ cân đọc tất âm thất.
--------------------------------------
Đại Đường Tam tạng Bồ-đề Lưu, Chí Tập dịch Tam luật nghi, hội thứ nhất ba quyển.
Cao Tuấn: chữ thông dụng, Thuyết Văn giải thích chính thể có bộ sơn, Khảo Thanh gọi là núi cao, Khổng An Quốc chú Thượng thư nói: tuấn là cao lớn, Thuyết Văn gọi là cao.
Hủy mộc: Thuyết Văn nói đó là tên chung của loại cỏ, nay lệ thư tóm lược từ ba mươi thành hủy, lại âm là huy quỷ phiên thiết cũng được.
Kỳ lân: Thiên Thương Hiệt nói: con cái gọi là kỳ, con đực gọi là lân. Mao Thi điểu thú trùng ngư sớ nói: kỳ lân là giống thú mang điềm lành. Vương là chí nhân cho nên xuất hiện con vật khôn ngoan, có âm là quân. Đuôi trâu chân ngựa móng màu vàng một sừng thẳng có thịt nhưng không làm hại vật. Nó sống rất có khuôn pháp, khi ngao du thì chọn đất lành, chỗ nó ở không làm tổn hại trùng sống, không phá cỏ cây, không ở theo đàn, không đi từng bầy, không rớt hầm, không vướng lưới. Thuyết Văn cũng gọi là thú nhân từ. Chữ mi, con này đuôi giống đuôi trâu một sừng từ bộ lộc âm hy, văn kinh có khi từ bộ ….
Hùng bi: Chữ trên là thư cùng phiên thiết, chữ dưới là bỉ mi phiên thiết Mao Thi nói: duy bị duy hùng. Thuyết Văn gọi là tên của loài cầm thú nó giống như con heo nhưng to và màu đen, nó ở trên núi, tay nó giống tay người. Nhĩ Nhã nói: beo giống như gấu nhưng da nó trắng vàng. Quách Phác nói: loài beo cũng giống như loài gấu nhưng to hơn, đầu dài, cao và rất mạnh, sức nó có thể quật gãy cây cối. Tiếng địa phương ở Quan tây gọi là giả.
Anh vũ: hoặc gọi là điêu, hai cách đó dùng chung, kinh Sơn Hải nói: Hoàng sơn có loài chim, dáng nó giống chim ưng biển cánh xanh mỏ đỏ, có thể bắt chước nói tiếng người nên gọi là anh vũ. Quách Phác nói: anh vũ bây giờ lưỡi nó giống trẻ con, ngón chân trước sau của nó đều có hai dấu nổi ra ngoài lộ năm sắc. Cũng có loại toàn màu trắng, con lớn giống như nhạn, Khúc Lễ nói: anh vũ có thể nói không rời các loài chim. Thuyết Văn nói hai chữ anh vũ đều thuộc bộ điểu âm vũ anh. Thuyết Văn lại nói chữ anh là từ bộ nữ, âm anh có hai bộ bối. Nay theo văn kinh là hai bộ mục dưới thuộc chữ an viết thành anh, chẳng đúng vậy. Chữ vũ là bộ chỉ, bộ qua.
Cù-chỉ-la-điểu: là tiếng Phạn, một giống chim ở Ấn Độ, hoặc gọi là Cù-xí-la, hoặc gọi là Cụ-xá-la đều là âm nặng nhẹ của tiếng Phạn, kinh Niết-bàn nói là loài chim này hót rất hay, đặt tên theo âm thanh của nó, tánh nó rất thích sang trọng không chịu ở trên những cây khô héo.
Phù nhạn: Chữ trước là phụ vô phiên thiết Nhĩ Nhã nói dã phù có âm vụ. Mộc Quách Phác chú thích rằng: thuộc giống vịt. Ô áp phiên thiết, Khảo Thanh nói: vịt hoang dã, văn tự giải thích yếu nói: nó thuộc bộ điểu âm kỷ. Kỷ là con chim cánh ngắn bay mấy bận, trên là bình dưới là thanh. Chữ dưới là nhạn, Mao Hứa truyện nói loại lớn là hồng, nhỏ là nhạn. Thuyết Văn nói nó thuộc loài ngỗng, thuộc bộ điểu âm nhạn. Theo chữ phù nhạn tức là loài chim bay theo ánh dương. Lễ ký Nguyệt Linh nói vào những tháng thuộc mùa thu chim phù chim nhạn bay đến.
Nhự thực: Như thử phiên thiết Khảo Thanh nói: nhự là ăn, chữ dưới là thực. Chánh thể của nó là bộ tập, nay văn kinh viết bộ nhơn và chữ lương mà viết thành chữ thực, đó là chữ thông dụng, chẳng phải chánh thể.
Ông-uất: Chữ trước là ốc khổng phiên thiết chữ xưa nay gọi ông là lớn, anh tài uyển châu nói là cỏ rậm, từ bộ thảo âm ông, chữ dưới là uất là chữ thông dụng. Khảo Thanh nói uất là hơi không thoát ra. Nhĩ Nhã nói uất là khí tụ. Quế Uyển Châu Lâm nói uất nhiên là hơi thoát ra. Quảng Nhã nói uất là u uất nghĩa là cây cối rậm rạp. Thuyết Văn nói đó là cây nghệ. Theo Thuyết Văn uất thuộc lâm và phữu...
An-ma-la-thọ: là tên của giống cây ăn quả. Trung Hoa không có giống này. Cổ dịch là Am-bà-la hoặc Amla-thọ đều là một kinh Niết-bàn nó thí như cây am-mA-la một năm thay đổi ba lần. Có khi ra hoa ánh sáng lóng lánh, có héo ra lá xanh um, có khi lá rụng trụi sạch như cây khô. Lại nói thí như cây am-la hoa nhiều quả ít.
Chân-thúc-ca-thọ: chữ trên là kinh diên phiên thiết, chữ dưới là khương như phiên thiết, vì là tiếng phạm nên không truy tìm tự nghĩa. Nó là giống hoa của Ấn Độ, Trung Quốc không có giống hoa này, Đại Đường Tây vực ký nói ở Ấn Độ có rất nhiều cây kiên-thúc-ca cũng gọi là cây vô ưu, hoa của nó màu đỏ, thuyết này chính xác nhất.
Do-đề-ca-hoa: là chữ vay mượn, nó thuộc Phạn ngữ, đọc trại là chữ đa-chấp-bổn là âm ca. Ngay đến Đức Bổn sư Thích-ca cũng gọi là ca, thì thật ngu hoặc. Trong văn này đoạn trước có hoa bà-sư-ca sau có hoa ca-la-bà đều đồng với âm này.
Phổ hợp: nghĩa là thấm, hòa, nhuần vậy.
Tuy mỹ: Vận Thuyên nói tuy mỹ là cỏ lan tỏa. Vương Dật chú Sở Từ nói: lan ra theo gió.
Huy anh: Chữ trước là hủy vi phiên thiết, chữ dưới là anh kính, phiên thiết là màu xanh lục cùng nhau phát tỏa.
Như khổng tước yên: Khảo Thanh gọi là yết hầu là cần cổ. Văn kinh viết thuộc bộ khẩu, chữ yết, chữ khứ thanh là sai, chánh thể của nó là bộ nhục.
Đâu-la-môn: là tiếng Phạn là sợi tơ mềm mại hoặc gọi là bông liễu, bông lau vậy.
Chỉ bộ: Đỗ Dự chú tả truyện nói: chỉ là bàn chân, Nhĩ Nhã cũng giải thích như vậy. Chữ bộ Thuyết Văn gọi là đi, bộ chỉ tha mạt phiên thiết tương bối trùng thư tức là chữ bộ, nay thông dụng, dưới chữ chánh theo chữ thiểu là lần lượt.
Bỉ tuyền: Trịnh Huyền chú lễ ký nói: vũng chứa nước gọi là bi, đào đất để giữ nước gọi là ao.
Thanh linh: hai chữ thanh linh đều từ bộ thủy, hai chữ này nghĩa là trong suốt, thuộc chữ hình thanh.
Du-thiện-na: Du-thiện-na là tiếng Phạn, các bậc Thánh vương ngày xưa hành quân một ngày. Trong các kinh luận phiên dịch trước sau, xa gần khác nhau, hoặc gọi là bốn mươi dặm. Câu-xá luận nói mười sáu dặm. Đường Tây vực ký nói: theo thói quen ở Ấn Độ một chi, thiện na là ba mươi dặm. Thuyết này đúng nhất, nay văn căn cứ theo thuyết này.
Kỳ hành: hạnh canh phiên thiết thiên Thương Hiệt nói: gốc của cây cỏ gọi là hanh Thuyết Văn cho là nhánh chính.
Phệ-lưu-ly: Tên vật báu (tiếng Phạn) tự thể của chữ không nhất định, là loại thần bảo thời sinh, màu xanh ngọc ánh sáng lấp lánh, chẳng phải loại đá nhơn tạo tôi luyện lưu ly.
Bảo đạc: chữ bảo, chánh thể là bộ mịch, bộ vương bộ phữu, bộ bối kết hợp lại. Nay văn kinh nói từ chữ thân viết thành bảo, chữ thông dụng, nhưng chẳng phải thể chính. Chữ dưới là đạc, Trịnh huyền chú thích Chu Lễ nói đó là cái linh lớn. Khổng An Quốc nói thứ chuông lưỡi bằng gỗ, dùng để tuyên lời dạy.
Thiêm-bộ-đàn kim: là tên của một loại kim bảo vô cùng thù thắng (tiếng Phạn), là loài thần bảo thiên sanh, chẳng phải loại khoáng sản của thế gian tôi thành.
Kỳ an: Tương du phiên thiết tua bông sen, chánh thể là bộ triệt, là cái đầu kèm theo bộ sam, chữ tượng hình nay lệ thư lại thêm bộ mười ty, nên viết thành chữ này cũng thông dụng.
Khẩu hàm: Áp giám phiên thiết, khảo thịnh nói miệng giữ mà ăn, Thuyết Văn nói dây vàm trong miệng ngựa.
Xí điền: Khảo Thanh gọi xí là chỗ tạp uế, Thiên Thương Hiệt nói xí là thứ lớp, Quảng Nhã gọi là khoảng. Chữ dưới là điền, Giả Quỳ chú Quốc ngữ nói điền là lấp vào, Quảng Nhã nói điền là tắc, Trịnh Chú lễ ký nói điền là đầy.
A-thấp-bà-nhị-đa: là tiếng Phạn, Đường dịch là mã thắng.
Ly-ế: Phương ngôn nói ế là vướng vít, Vận Anh nói ế là che lấp, Quảng Nhã nói chướng ngại, Thuyết Văn nói ế là lộng hoa.
Trừu lâm: Thiên Thương Hiệt nói trù là vỏ lúa, Thuyết Văn nói trù là nhiều, bộ hóa đọc tắc âm chu.
Trù sính: là chữ thông dụng, chữ này tuy là chánh thể nhưng có hai âm, có âm đà, nay chữ thường dùng là tù. Cố Dã Vương nói tù là đi, Quảng Nhã nói tù là chạy. Chữ sính: Đỗ Dự chú tả truyện nói: sính là tù, đi, Quảng Nhã nhớ sính là chạy, Thuyết Văn gọi là chạy thẳng một mạch, bộ mã âm sinh.
Lưu chú: Thuyết Văn nói: mưa thuận thời nên cây cố sinh trưởng tươi tốt, bộ thủy âm thự.
Khuyết giảm: thanh loại nói thuộc bộ thùy, Thuyết Văn gọi là đồ sành, cái vô miệng nhỏ, Thuyết Văn nói chữ thuyết chánh thể bộ phữu, Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói đó là bình bị mẻ. Bộ phữu đọc là quyệt, chữ giảm có hai âm, đều là thượng thanh, bộ thủy chữ giảm thể một nhưng cách dùng ấy nghĩa khác biệt, âm chính là giam, Khảo Thanh nói sự tổn hại làm cho bớt đi gọi là giảm, Thuyết Văn nói giảm là tổn.
Điền liệp: Thuyết Văn nói là làm ruộng, Khảo Thanh nói điền cũng như lạp. Chữ dưới là lực nghiệp phiên thiết Khảo Thanh nói đó là giống hao chó, nay dùng chung điền thành hiệp.
Khôi hội: Chữ trước là khổ hoàn phiên thiết Khổng An Quốc chú Thượng thư nói: khôi là thầy, Quảng Nhã nói khôi là chủ vậy. Trịnh Huyền chú lễ ký nói khôi là đứng đầu, Vương Dật chú sở từ nói: khôi là lớn. Chữ dưới là hội, Quảng Nhã nói hội là cắt, người làm nghề đồ tể gọi là khôi hội.
Miêu thố: âm ngô là giang ngoại cho là chữ miêu nay không lấy chữ mà nói chung là tên của loài thú. Cố Dã Vương nói: nó giống như hổ nhưng nhỏ hơn, là loài gia cầm dùng để bắt chuột. Thuyết Văn thiếu chữ này. Chữ thố: Cố Dã Vương nói: lông của nó có thể làm bút để viết. Thuyết Văn gọi là tên của loài thú, chân của voi có chấm đen giống đuôi voi, đầu thỏ đầu voi giống nhau cho nên chữ thố đọc từ âm tượng mà tỉnh lược.
-Yểm ác: Chữ trước là y diễm phiên thiết, chữ dưới là ô cố phiên thiết.
-------------------------------------
Bất khả trị: Trĩ ly phiên thiết. Sớ dĩ: sương tróc phiên thiết.
Hy vọng. Vũ phường phiên thiết.
Phấn tảo y: y này của các vị Tỳ-kheo này vì chế tiết lòng tham, không thọ của tín thí cúng dường, xả bỏ và xem thường những loại y tốt đẹp thượng hạng, thường lượm nhặt những mảnh vải mà người đời vứt bỏ rồi đem ra sông suối giặt sạch, sau đó đem về vá lại hết thành y nên gọi là y phấn tảo. Nay dùng chung với từ nạp y, luật gọi là y vô úy, không bị giặc cướp và kẻ xấu cướp đoạt. Trong kinh cũng gọi là y công đức, được tất cả Như Lai khen ngợi. Người đắp y này các vị trời thường đến lễ bái cúng dường, cho nên Như Lai tán thán Ngài Đại Ca diếp và bảo ông ngồi chung tòa rồi cởi y đắp cho ông, nên gọi là công đức y.
Khê giản: Quảng Nhã nói khê là cái hang, Thuyết Văn gọi là cái khe suối. Bộ cốc âm khê. Giản: Mao Thi truyện nói đó là dòng nước chảy trong khe núi. Thượng thư nói: y lại triền giản đã vào sông, Khổng An Quốc nói: khe chảy ra ao thẳng ở núi Bắc, nước chảy giữa hai khe núi gọi là giản, Thuyết Văn cũng gọi là nước trong núi, bộ thủy âm gian.
Chùy đả: Chữ trước là giai nhị phiên thiết Hứa Thúc chú Hoài Nam Tử nói: chùy là lửa ra (đoán), Khảo Thanh gọi là chọn lấy (trích), Thuyết Văn nói chùy là lấy gậy đánh, bộ thủ âm thùy, hoặc bộ mộc. Chữ dưới là đức lãnh phiên thiết, Quảng Nhã nói đả là đánh, Tỳ Thương nói đả là đập vỡ.
Quyên võng: chánh thể là chữ cốt, Khảo Thanh nói dùng lưới bắt chim muông, Vận Anh nói là trói buộc, chữ la là dây tơ, chữ dưới là võng. Cố Dã Vương nói: võng là tên chung của các loại lưới. Dịch nói: thuở xưa Bào Hy Thị kết dây làm lưới để bắt cá nuôi sống muôn dân. Thế Bản nói chữ võng là lưới. Tống Trung nói: đại thần phục hy có khi viết chữ võng có khi viết chữ vọng đều là chữ cổ.
Tạng cử: Chữ trước là tạc lang phiên thiết, chữ dưới là khương ngô phiên thiết, có bản kinh hoặc viết là lộng, hư ngô phiên thiết, cũng âm cử.
-Trì sính, Chữ trên là trương ly phiên thiết, Thuyết Văn viết là đà, Quảng Nhã nói là trì bôn, cố Dã vương nói trì tẩu, Thuyết Văn nói đại đà, từ chữ mã âm Đà, thanh tha. Văn kinh nói từ chữ tha, là chữ thường dùng. Chữ sau là sắc lãnh phiên thiết, Quảng Nhã nói sính bôn. Đỗ Dự chú Tả truyện nói là trì đẩu, Thuyết Văn nói là trực xa, từ chữ mã, thanh thất hạ phiên thiết.
Thô khoáng: Chữ trên là thương hồ phiên thiết thô là chữ tỉnh lược, đã truyền dụng từ lâu. Trong Thuyết Văn viết chữ chính thể là ba bộ lộc. Tự Thư nói vật không tinh tế. Quảng Nhã nói thô là to vậy. Trịnh Huyền chú lễ ký nói: thô là thô sơ, chữ dưới là hoành. Tập Huấn nói loài chó hung dữ không thể gần gũi. Văn kinh có chỗ viết chữ khoáng bộ thạch là sai vậy. Vì nó là đồng thiết, than đá chứ không phải chữ này vậy.
Kế hà mô: Chữ mô là mạch ba phiên thiết, Khảo Thanh nói: đó là loài vật dưới nước. Nhĩ Nhã nói: âm thắng, bỏ âm thắng thành thiềm. Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói nó giống như con cóc trên đất liền. Hoài Nam gọi nó là ếch, Nhĩ Nhã lại nói nó ở dưới nước gọi là mãn, Quách Phác chú gọi là canh, giống con ễnh ương mà bụng nó lớn. Bổn thảo nói: Hà mô một tên là thiềm dư, một tên là quy thắng, một tên khứ văn, một tên là điền phụ, một tên là hồ mạnh, một tên là thanh oa, một tên là cảnh mãnh, một tên là trường cổ, đều là tên khác của các địa phương nói về Hà mô.
Di hầu thủ: Thuyết Văn gọi là con khỉ lớn hoặc là khỉ cái. Dị lực phiên thiết, Hán Thư nói: đó là mộc hầu. Nay gọi nó là hầu tôn, Vương Diên Thọ làm bài phú gọi nó là Vương tôn, nay tục gọi là hồ tân. Căn cứ theo loại thú này có rất nhiều loại. Nói tóm lược chừng mười loại. Nay tạm đơn cử tên của nó chứ không thể kể tường tận tường loại một, tức là di hầu, bạch viên.
Huyên tạp: chánh thể của nó viết như chữ hoan. Thanh Loại giải thích huyên là hoa vậy. Trịnh Huyền chú lễ ký nói: huyên là tiếng ồn, chữ tạp ở dưới là chữ thông dụng. Chánh thể của nó bộ y Thuyết Văn gọi là y năm màu, bộ y âm tập. Nay viết chữ tạp này là biến thể. Trung gian: Trương dũng phiên thiết, Thuyết Văn gọi cái mồ cao là trũng chữ trung thuộc bộ bao âm bào, bộ thỉ trong kinh viết bộ môn âm mích, bộ thỉ chẳng đúng vậy.
Như xu: bao hàm chú luận ngữ nói: xu là đi nhanh, Nhĩ Nhã môn ngoại cũng gọi đó là xu, Thuyết Văn gọi là địa y, chánh thể là bộ tẩu âm sô. Văn kinh từ bộ đa viết thành chữ xu.
Thương lâm: Thất dương phiên thiết trên đầu hai thanh gỗ bọc sắc nhọn, nay chữ thương là một thứ binh trượng. Trượng là hai đầu bọc sắc nhọn, Thuyết Văn gọi là cự, bộ mộc âm thương.
Hiểm khoáng: Hư nghiễm phiên thiết, Quảng Nhã nói hiểm là trở ngại, Phương ngôn nói hiểm là cao giá, Quỳ chú Quốc ngữ nói: hiểm là ngụy, Vương Bật chú Chu Dịch nói: hiểm là hiểm nạn, Thuyết Văn gọi là trở nạn, bộ phụ âm thiểm. Văn kinh nói nó là bộ sơn viết thành hiểm là sai. Vì chữ hiểm này là chỉ đất đai nhỏ hẹp không bằng phẳng là chữ khiểm, chữ nghĩa và âm đều trái với ý kinh, phải sửa lại thành bộ phụ. Chữ dưới là khoáng, Khảo Thanh nói khoáng là mênh mông vô bờ. Thiên Thương Hiệt nói: khoáng là xa xôi (thưa thớt). Quảng Nhã nói khoáng là rộng lớn, Thuyết Văn gọi là cái hào. Bộ thổ âm quảng, văn kinh viết bộ nhật là nhầm, vì chữ này là chỉ cho sự sáng suốt, khoáng đảng chứ không phải ý kinh.
Ti tài: Chữ trước là tử tư phiên thiết, Quảng Nhã nói tư là vốn liếng, Cố Dã Vương gọi là tài sản. Viết đúng là chữ tự, còn chữ này không đúng nghĩa. Thuyết Văn nói người bị phạt nhẹ, đem tài sản để chuộc tội gọi là ti, chữ này bộ bối âm thử.
Sở nhị: Tha đắc phiên thiết, Trịnh Huyền chú Chu lễ nói: từ chữ quan tạm mượn dùng như chữ giá. Tập Huấn nói đó là người thừa tả, Thuyết Văn nói là theo người cầu vật. Bộ bối âm dực, trong kinh bộ đại viết thành chữ thái là rất lầm, cần phải bỏ bộ nhơn.
Tiêu diệt: Chữ trên là tức tập phiên thiết Trịnh Huyền chú lễ ký nói tiêu tán, Thuyết Văn gọi là nung kim loại bộ kim âm tiêu. Chữ dưới là di diệt phiên thiết Thuyết Văn gọi là diệt tận, bộ thủy, chữ nhung, nước diệt hỏa là chữ hội ý.
Đệ hổ: chữ đệ này cũng giống chữ đệ bộ xước. Khảo Thanh nói: đệ là thay thế. Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói là biến đổi. Sở từ nói: bốn mùa lần lượt trôi qua dần đến tuổi già chết. Vượng Dật nói: thay đổi cho nhau, sách gọi là trao cho bộ xước âm đệ văn kinh viết chữ đệ này, chữ dưới theo vận thuyên nói: hỗ là đắp đổi.
Du xiểm: Thiên Thương Hiệt nói: xiểm là nịnh hót. Trang Tử nói: không phân biệt phải trái mà nói thì gọi đó là du, Thuyết Văn gọi là xiểm nịnh. Bộ ngôn âm du: chữ dưới là sửu nhiễm phiên thiết, dịch viết: bậc quân tử trên giao tiếp, không xiểm, dưới giao du không nịnh hót. Hà, Hà Hưu chú Công Dương truyện nói xiểm cũng như nịnh, Trang tử gọi lời nói có ý nhã cợt là xiểm, Thuyết Văn gọi là nịnh bợ.
Dũng dược: Chữ trước là dương chủng phiên thiết Thụy Pháp nói: coi thường mạng sống để làm việc nhân gọi là dùng. Biết sự việc dẫn đến cái chết mà không sợ gọi là dũng, Thuyết Văn gọi là dũng khí, bộ lực âm dũng hoặc bộ qua, hoặc viết thêm bộ túc chữ dưới là dược, dương ước phiên thiết, Quảng Nhã nói dược là nhảy lên là lên, tiến, Thuyết Văn gọi là chạy, bộ túc âm tước.
Ánh tế: Chữ trước là anh kính phiên thiết, Vận Anh nói: ánh là chiếu khắp một liên. Sách gọi là cùng che nhau. Chấn thể là bộ anh, văn kinh viết bộ ương là sai vậy. Ngọc Thiên nói anh là mờ mịt không sáng, chẳng phải nghĩa trong kinh, chữ tế Đỗ Dự chú tả truyện nói: tế là chướng, Quảng Nhã nói tế là ẩm, Khảo Thanh nói: tế là yêm, bộ thảo âm tỷ duệ phiên thiết.
Tham lệ: Tập Huấn nói tham là não hận. Vận Anh nói: buồn bực, lại còn âm là sân, Khảo Thanh nói tham là rất, Thuyết Văn gọi là hại, bộ tâm âm tham, chữ tham thuộc chữ lụy, chữ chẩn nay viết là chữ tham() này là biến thể. Chữ dưới là lệ, Vân Anh nói là mao thi truyện gọi là ác, Trịnh Huyền chú lễ ký nói lệ là nghiêm ngặt. Khảo Thanh gọi là khí không hòa. Đỗ dự chú tả truyện nói: lệ là mạnh mẽ, bộ Hán âm vạn văn kinh viết bộ lực thành chữ lệ là sai, vì chữ lệ ấy là cố gắng, chẳng phải nghĩa kinh, hoặc bộ rất viết thành chữ lệ, chữ này nghĩa là bệnh nặng càng sai xa ý kinh.
Tần thích: Khảo Thanh nói tần là muộn, buồn phiền. Sách gọi là nhăn mày. Thuyết Văn nói người lội qua nước là tần thích. Cố Dã Vương nói: tần thích là tâm tư áo não lo buồn không vui. Thuyết Văn nói chánh thể là bộ ty âm tần, nay lệ thư từ bộ lịch lại bỏ bộ ti và bộ khẩu viết thành chữ tần. Khảo Thanh gọi chữ thích là tần sách gọi là vẻ thẹn thùng. Văn kinh viết bộ xúc chẳng phải chữ này.
Phiến dịch: Chữ trước là khiêm giáp phiên thiết Vận Anh nói: mua rẻ bán đắt, chữ dưới là dịch, Khảo Thanh gọi là thay đổi, hoán đổi, biến đổi là chữ tượng hình.
Khiếp từ: Khảo Thanh nói khiếp là loại giỏ. Thuyết Văn gọi là cái rương nhỏ, bộ túc bộ uông âm hiệp chữ dưới âm tứ, Khảo Thanh gọi tứ cũng là khiếp bộ trúc âm dư.
Khổ đảm: Bạch Hổ Thông nói là tạng phủ của gan, gan là chủ nhân, nhân mà không nhẫn được khổ thì gan vỡ. Vì thế nhân nhất định phải có dũng khí vương phúc và mạch kinh nói: mật là chủ thần mật, nếu mật bịnh thì tinh thần không yên được.
Khiếp liết: Chữ trên là khương nghiệp phiên thiết, Khảo Thanh nói khiếp là sợ. Ngọc Thiên nói khiếp là rất sợ, Vận Anh nói khiếp là hoảng sợ, bộ tâm âm khứ, chữ dưới là liệt, nghĩa là sức yếu là chữ hội ý.
Trữ tụ: Chữ trên là Trương lữ phiên thiết, Đỗ Dự chú tả truyện nói: trữ là chứa đựng, cất giữ. Thuyết Văn gọi là tích lũy tài sản, bộ bối âm trữ, chữ dưới là tụ, lại có âm là tựu thương thanh cũng giải thích, như Vận Anh vậy, nghĩa là tập hội, Khảo Thanh nói: tán, tụ. Hà Hưu chú Công Dương truyện nói: Đồng bạt: Bàn mạt phiên thiết, Khảo Thanh nói là tên của một loại nhạc cụ, đúc thành hai thẻ giống như lọ nhỏ có miệng, tay cầm hai cái miệng cọ xát nhau tạo ra âm thanh để tấu nhạc. Thuyết Văn từ bộ kim âm bạt văn kinh viết bộ túc thành chữ bạt, chữ này không đúng.
Hội náo: Chữ trên là công ngoại phiên thiết, là hồi ngoại phiên thiết hội là tâm phiền loạn. Thuyết Văn nói hội là loạn Thuyết Văn nói từ bộ tâm, âm hội, chữ dưới là náo, Tập Huấn nói là nhiều, văn kinh viết chữ náo bộ môn, đây là chữ thông dụng.
Chỉ trọc: Khảo Thanh nói chỉ là dơ uế, Thuyết Văn nói chỉ là đốn (cặn đục) bộ thủy âm tể.
Loa bối: loa là chữ thông dụng, chánh thể viết là chữ luy. Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói luy tức là con sên. Thuyết Văn cũng nói là thuộc loài ốc sên, hình nó to nhưng ra khỏi biển thì hình dáng nó bình thường.
Giác ngộ: Khảo Thanh nói: thùy là giác, Tập Huấn nói: miên là ngộ, Thuyết Văn nói giác là ngộ. Văn kinh là từ bộ huyệt, chữ tung và các mà viết thành ngộ là sai lầm. Khảo tra tất cả sách vở và giáo tự vận đều không có chữ này, phần nhiều là từ bút thọ hoặc truyền tả, con người theo vọng tinh mà viết sai vậy. Ngụ là ngộ, Thiên Thương Hiệt nói mỵ là giác mà có chỗ gọi là ngụ, Khảo Thanh nói trong mộng thấy điều gì tỉnh dậy liền trôi theo. Tản cứ: Ngọc Thiên nói tản cũng chính là cái theo từ thông dụng dùng tấm lụa che mưa gọi là tản, thuộc bộ mịch âm mích. Lại nữa chữ tản vốn là chữ có bộ lâm, rừng chia thành từng tán. Nay Lệ thư viết chữ tán là sai vậy. Trong kinh viết chữ tản bộ nhơn đó là chữ thông dụng. Chữ dưới là cái, cái cũng là cái dù, tán cái là một vật. Thuyết Văn nói chữ này thuộc bộ thảo, âm cái hợp lại, văn kinh viết bộ dương thành thảo là sai.
Xú uế: Ngọc Thiên nói, xú là tên chung của vật hôi thúi. Thuyết Văn nói con vật đi ngửi thấy mùi hôi thì biết là chó, cho nên chữ xú là bộ khuyển và chữ tự, chữ dưới là uế. Cố Dã Vương nói: là uế nhiễm, Vận Anh gọi là ác, Khảo Thanh gọi là hoang vô, Thuyết Văn nói nó thuộc bộ hòa âm tuế.
Tiền lõa: Tiểu trùng:
Suy đạt: đạt là đo lường.
Diên thóa: là chữ thông dụng, chánh thể viết bộ khiếm, nghĩa là nước dãi, bộ thủy, bộ khiếm, Khảo Thanh nói đó là nước miếng, chữ thóa cũng là nước miếng.
Lưu dật: chánh thể viết bộ dật hoặc chữ tứ cũng đều là chữ cổ, Nhĩ Nhã nói dật là đầy, Quảng Nhã nói dật là tràn ra, Thuyết Văn gọi là đầy bình, bộ thủy âm ích.
Phê niết: chữ thệ nghĩa là cắn, Thuyết Văn nói phệ cũng là nghiết, thanh khẩu bát phiên thiết, phán thích khéo léo.
Trách phạt: là chữ thông dụng. Mao Thi truyện nói: trích là trách, Đỗ Dự chú tả truyện nói là trách phạt, phương ngôn nói là phẫn nộ, Quách Phác nói giận trách lẫn nhau. Thuyết Văn gọi trách là phạt. Chánh thể viết chữ đề, bộ ngôn khẩu âm đề. Nay văn kinh viết bộ thích thành chữ trích, là chữ thông dụng, chữ dưới là phạt. Thượng thư nói là hình phạt tội nhân, người tội nhỏ thì chỉ cầm dao mắng.
Quan la: Quách Huyền chú Chu Lễ nói: quan là cửa ải, Thanh loại nói quan là đóng, Thuyết Văn nói cho nước vào để chắn ngang cửa nhà, bộ môn âm quan, chữ dưới là la. Khảo Thanh nói là ngăn lại, Tập Huấn gọi là lính đi tuần canh.
----------------------------------------
Thanh ứ: ứ Thuyết Văn gọi là máu ứ, bộ tột âm ư. Người đời ấy gọi tột là chân bịnh, đó là cách nói bình thường chẳng phải sách vở. Văn kinh viết bộ thủy là sai ứ là bùn xanh vậy.
Trạo nùng: Khảo Thanh nói trạo là lay động.
Cơ hiềm: Trịnh Huyền chú lễ ký nói: cơ là mắng.
Phân nhiễu: Quảng Nhã nói phân là náo loạn, Thuyết
Văn viết bộ mịch âm phân, chữ dưới là nhiễu, Khảo Thanh nói nhân việc này mà phiền chuyện khác gọi là nhiễu, là buông thả, Thuyết Văn nói nhiễu là phiền, bộ thủ âm ưu.
Kiểu loạn: Tập Huấn nói kiểu là giả bộ, Cố Dã Vương nói giả xưng gọi là kiêu, Thuyết Văn gọi là chiếm cứ, bộ thủy âm kiều. Chữ dưới là loạn, Khảo Thanh gọi là lẫn lộn.
Thảm nhiên: Mao Thi truyện nói tham là buồn, Nhĩ Nhã gọi là lo lắng.
Thất-phiệt-để thành: là tiếng Phạn tức là cung điện của Đa Văn Thiên vương hoặc gọi là thành A-noa-vãnđa.
Hậu đào: Đỗ chú tả truyện nói hào là than khóc, Nhĩ Nhã giải là gọi, Thuyết Văn gọi là gào khóc. Chữ dưới là đào, theo nghĩa hai chữ này nghĩa là khóc lớn, dịch nói: trước gào, khóc rồi sau đó cười vậy.
Đầu thoan: Huyền Tiên Thi nói: đầu là ném, Khảo Thanh nói đầu là đến, Thuyết Văn ghi bộ đậu, chữ dưới là thoan. Cố Dã Vương nói thoán là chạy trốn, giả chú Quốc ngữ nói thoán là ẩn, Đỗ chú tả truyện nói thoán là dấu giếm. Chữ thông dụng xưa nay viết nghĩa chữ thoán là tạng, bộ huyệt, bộ thử (chuột trong hang).
Yêu xúc: Đỗ chú tả truyện nói chết non gọi là yểu, Khảo Thanh nói tuổi nhỏ mà chết. Chữ dưới là xúc, Quảng Nhã nói xúc là gần, Thuyết Văn nói xúc là vội, Đỗ chú tả truyện nói xúc là nhanh chóng.
Hoàng trùng: Nhĩ Nhã nói đó là thứ sâu ăn nhầm lúa gọi là minh, ăn lá lúa gọi là đặc, ăn thóc lúa gọi là mâu, ăn thân lúa gọi là tặc. Bốn loại này đều gọi là hoàng trùng. Bất á: Khảo Thanh nói: không nói được (câm). Chữ chánh xưa nay viết thành âm câm. Thanh á, kinh viết bộ khẩu là sai vậy.
Bất ngật: Khảo Thanh nói: ngật là nói cà lăm, vận thuyên gọi là trọng, Thuyết Văn gọi là nan, bộ khẩu âm khất.
Phụ sô: Tập Huấn nói sô là tên chung của loại cỏ.
Đảm phụ: Tập Huấn nói: đảm cũng như phụ nghĩa là gánh vác đồ vật, bộ thủ âm đảm. Văn tự thích yếu nói: chữ đảm là bộ nghiễn, thêm bộ huyệt bộ ngôn. Văn kinh viết bộ mộc viết thành đảm là sai, vì không đúng nghĩa kinh, chữ dưới là phụ, Cố Dã Vương nói: phụ ơn ác tức gọi là phụ. Vận thuyên nói: vay mà không trả gọi là phụ. Thuyết Văn nói phụ là nương nhờ. Trên từ cổ nhân dưới đến bối nhơn giữ của báu để nương nhờ, văn kinh viết bộ đao là sai.
Độc tha: Tập Huấn nói: tha là loài sâu nép dưới đất, loài sâu độc, dịch nói: Tặng di: Tập Huấn nói: tặng là nghịch, đem vật gởi theo người chết, Vận Anh nói lấy vật tặng nhau. Chữ dưới là di, Vận Anh nói di là cho vậy, lấy vật cho người đó cũng như tặng.
Manh khu: mắt không có đồng tử gọi là manh, chữ dưới là khu. Tập Huấn nói xu là không ngay thẳng, Quảng Nhã nói xu là cong vạy, lưng cong gọi là ủ lủ.
Biên phục: Nhĩ Nhã nói biên phục là hai cách. Quách Phác nói: người Tề gọi là tiệt mặt cũng là tên một vị tiên đầu như đầu chuột, cánh như cánh chim. Phương ngôn nói: từ cửa ải đến giữa vùng tần lủng gọi là dơi chuột, mùa đông lẫn trốn, mùa hạ bay ra, ban ngày lánh, ban đêm bay ra kiếm ăn.
Mô câu: Trịnh Huyền nói mô là lời mai mối làm cho hai họ thành vợ chồng. Chữ dưới là câu, Quốc ngữ nói kim cương gọi là môi câu, giá quỳ nói tái hôn gọi là môi.
Mãnh lệ: Khảo Thanh nói: rất ác, chữ lệ theo Khảo Thanh nói phạm chánh mà ác, hiểm nguy, nghiêm ngặt. Cọng trữ: tả truyện nói trữ là tích chứa, Thuyết Văn nói trữ là gom góp, bộ bối âm trữ.
Thạc nang: Khảo Thanh nói: túi không đáy. Theo nghĩa này là thác dược là cái bể thợ rèn. Lão Tử nói khoảng giữa trời đất nó giống như bể thợ hàn, tục gọi là bị là cái túi vậy, dùng ống gió để thổi lửa.
Đao châm: Quảng Nhã nói châm là thứ. Thuyết Văn gọi là cây kim để may đồ. Sách nói vật để xỏ chỉ gọi là kim. Văn kinh viết chữ hàm, bộ kim, có khi viết thành
().
Trường chùy: nghĩa là đầu bọc sắt nặng tám cân, cái chuôi dài ba bốn thước dùng để rèn sắt, bộ mộc âm chuy. Văn kinh viết bộ thủ là sai vậy.
Trâm tiền: Khảo Thanh nói là cái chày đá. Kinh viết chữ trâm là chữ thông dụng.
Đoán thiết: Thiên Thương Hiệt nói: đoán là cái chày. Trịnh chú lễ ký nói: đoán là giọt sắt.
Liêm trùy: tự thư gọi là cái liềm gắp. Thuyết Văn gọi là niêm. Thiên Thương Hiệt nói: cầm chiếc kềm. Văn kinh viết bộ cam nghĩa là lấy sắt kẹp vào cổ, chẳng phải nghĩa kinh, chữ trùy ở dưới đã giải thích rồi vậy.
Lại nọa: Khảo Thanh nói lại không cử động, Thuyết Văn nói là giải đải, bộ tâm âm lại, hoặc bộ nữ viết thành chữ lại giống như chữ dưới. Quảng Nhã nói nọa là lười biếng, vận tinh gọi là giải đãi, Thuyết Văn gọi là bất kính.
Yểm ố: là không vui vẻ.
Nhiệm túc: Thuyết Văn nói: như con chó thấy miếng thịt ngon tham lam không biết chán, cho nên viết bộ cam, bộ nhục bộ khuyển là chữ hội ý.
-----------------------------------
(Hội Vô Biên Trang Nghiêm, quyển bốn).
Vô minh xác: tự như nói trứng chim nứt ra. Khảo Thanh nói vỏ trứng ngoài của chim. Kinh nói vỏ vô minh dụ cho căn bản vô minh và dùng tham ái bao hàm vô lượng viết sử phiền não nung nấu hữu tình mạng nghiệp luân chuyển trong đó không thể lìa khỏi hang ở vô minh như chim non ở trong vỏ trứng cho nên nêu ra để làm thí dụ.
Giáng chú: Nhĩ Nhã nói giáng là xuống. Tập Huấn nói giáng là rơi xuống. Thiên Thương Hiệt viết thành khuất. Thuyết Văn và Nhĩ Nhã cũng viết bộ phụ âm giáng. Chữ chú theo Hoài Nam Tử: mưa xuân thấm nhuần đất đai, Thuyết Văn cũng nói mưa phải trời khiến cho cây cối sinh sôi nảy nở, bộ thủy đọc lược âm phụ.
A-tự-vi-sơ: chữ A lấy thượng thanh của chữ Phạn (chữ A đầu tiên) kinh Tỳ-lô-giá-na nói: chữ A nghĩa là môn tất cả pháp vốn không sanh mà có thể sanh tất cả chữ nghĩa ở đời.
Chữ A-đệ nhứt cú.
Hiển rõ tất cả chữ
Nhiễu quanh Thế Tôn kia
Vì lấy nghĩa này
Cho nên đương đầu trong các chữ lần lượt trở xuống lại có bốn mươi chín chữ gọi chung là mẹ của tất cả văn tự, nghĩa là chữ Phạn vốn có năm mươi chữ.
Chữ hà là sau cùng: cũng là chữ Phạn. Bất thiết đáng hà âm cũng phải viết chữ giá. Giá tức là cận kinh nói: chữ A là đầu tiên, chữ hà là sau cùng. Chữ này ở cuối tự mẫu, ý Phật nêu hai tiêu chí đầu và cuối để làm pháp dụ, đoạn cuối của quyển kế có một bài châm ngôn khoảng ba bốn trang, âm tự chẳng rõ ràng cần phải dịch lại.
---------------------------------------
Trọng đảm: chữ trọng cũng như chữ trùng, chữ đảm quyển trước đã giải thích Quảng Nhã nói có thể gánh vác trách nhiệm gọi là đảm, Thuyết Văn nói đảm là nâng lên, bộ thủ chứ không phải bộ mộc âm chiếm, văn kinh viết bộ mốc thành chữ chiêm là sai, vì chữ đó nghĩa là chái tranh.
Bộc lưu: Quế Uyển Châu Tụ nói: nước mưa lớn hợp thành dòng gọi là bộc lưu.
Đâu suất: là tiếng Phạn, là tên đọc nhầm cửa cõi trời dục giới. Âm chính tiếng Phạn là Đỗ Sử Đa. Đường dịch là tri túc là thân rốt sau của Bồ-tát, phần đông làm vị Thiên vương trong cõi này. Như Bồ-tát Di Lặc hiện làm Thiên vương vậy.
Đề hồ: đây là loại ván sữa, tinh chất của sữa gọi là tô, tinh chất của tô gọi là đề hồ.
Đường quyên: Khảo Thanh gọi là vứt bỏ.
Giáng sái: Vương Dật chú sở từ nói: như nước thấm vào lòng đất, nghĩa là thấm đượm.
Nhuận hợp: Thượng thư Thủy nói nhuận là xuống, Quảng Nhã nói nhuận là thấm đượm Khảo Thanh gọi là hòa, Thuyết Văn nói hợp là thấm nhuần.
Khô cảo: Thuyết Văn gọi là cây khô, khô khan vậy. Tam ma Tứ đa: là tên khác của định theo tiếng Phạn vậy. Đường dịch: đẳng dẫn, nghĩa là bình đẳng, vì có thể dẫn đến các công đức do thiền định, nên gọi là đẳng dẫn. Sử lưu: Khảo Thanh gọi đi nhanh là sử, nước chảy mạnh là sử.
Thiên Thương Hiệt nói sử là nhanh, bộ mã âm sử.
Tiêu giảm: Khảo Thanh nói tiêu là nung chảy, hoặc tiêu là diệt hết. Thiên Thương Hiệt nói tiêu là diệt, Thuyết Văn gọi là diệt tận vậy.
Đãi đắc: Thuyết Văn gọi là tiến về phía trước.
----------------------------------
(Trong chơn ngôn có người nghi là sai lầm nên dịch vậy)
A-di Khất-túng-di, âm chữ túng này sử kinh viết túng là sai. Bà-phệ.
Ta-thiết-nhĩ.
Tát-bà-nhã: chữ nhã tương truyền viết là chữ nhược, truyền thừa sao chép sai thành chữ nhã. Tát-phược-nhã, Đường dịch là nhất thiết trí.
Phân tích: Thuyết Văn nói tích là chẻ gồ, bộ mộc. Khổng chú Thượng thư gọi là phân chia. Trong kinh viết bộ thủ là sai.
Hứu địa ngục hương: văn kinh viết bộ khẩu thành chữ khứu. Quán sai: vận thuyên gọi là tưới nước trên đất gọi là sai. Khảo Thanh gọi là bảy nước.
Khiếp nhược: Đỗ Lâm nói: khiếp là rất sợ. Thuyết Văn viết bộ khuyển âm chú. Chữ dưới là nhược, Khổng chú Thượng thư nói nhược là yếu đuối, lễ ký nói con trai hai mươi tuổi gọi là nhược quan. Theo Thuyết Văn là chữ hình tượng.
-----------------------------------------
Áo-phan: tương truyền sách viết là chữ việt là sai vậy. Minh-đề.
Ngật-lợi Đọa-nạ.
Ca-lợi-để-ca-nguyệt (là tiếng Phạn) Đường nói: Sao mão mỗi năm vào ngày rằm tháng chín, khi trăng mọc thì sao mão lặn. Cho nên lấy ngôi sao này làm tháng chín, tên ải là Ca-đề là sai vậy. Kinh dẫn vào mùa thu trăng tròn sáng trong để dụ chân ngôn diệu tịnh vậy.
-------------------------------------
Triệu cai: là pháp số, Hoàng đế cửu chương toán pháp số có 1, 10, v.v... gọi là một, mười, trăm, nghìn, vạn, ức triệu...
Câu tỏa: Khảo Thanh nói: câu là cầu tìm, là lấy Thuyết Văn gọi là khúc khuỷu, Quảng Nhã gọi là dẫn dắt, chữ dưới là tỏa. Khảo Thanh gọi là cái vòng.
Đắc ngộ: Thiên Thương Hiệt nói: ngộ là tỉnh dậy.
Ô-ác: Đỗ chú tả truyện nói ô là vẩn đục, Hàn Thi nói ô là dơ bẩn. Chữ ác, Thi truyện nói ác là dày. Tiển nói là tưới thấm, Thuyết Văn gọi là thấm nhuần. Bộ thủy âm ốc.
Trường thảm: Nhĩ Nhã gọi là buồn phiền, bực tức. Thuyết Văn gọi là độc, bộ tâm âm sam.
Bất huyên: Ngọc Thiên nói máy mắt là huyên. Thuyết Văn gọi là mắt lay động, bộ bào, bộ mục. Kinh viết bộ nhật thành chữ tuần là sai, rất trái ý kinh. Quyển thứ mười ở dưới nói bất thuấn cũng y cứ theo đây mà giải thích.
A-tu-luân: là tiếng Phạn (tên của vị trời) chánh âm phạm là A-tố-la. Chữ la là thượng thanh. Đọc chuyển lưỡi là A-tu-la đều là một. Có bốn loại khác, ở dưới biển hoặc ở trong các núi.
Ca-lưu-la: (tiếng Phạn sai âm) chánh âm tiếng Phạn là ngạ lỗ, đọc chuyển lưỡi là nõa. Âm cổ gọi là Ca-lâula. Đường gọi là loài chim cánh vàng, cũng gọi là diệu xí điểu.
Chơn-đà-la: cổ gọi là khẩn-na-la, một loại nhạc trời, có âm thanh vi diệu, có thể làm người ca múa thì đầu ngựa thân người. Ai có thể làm ca nữ thì thân đoan chánh, có thể sánh với thiên nữ, phần nhiều là làm vợ của trời càn thát bà.
Ma-hưu-lặc: cổ dịch là chất phác, cũng gọi là mahầu-la-già cũng là một loại nhạc thần hoặc gọi là phi nhơn, hoặc gọi là đại mãng thần, thân nó giống như thân người mà đầu rắn.
Kiện đạp hứa: (tiếng Phạn) là tên của một loại nhạc trời, là bắt thỏ, không hay, chánh âm Phạn là sản đạt phượt, người có tài năng khảy tấu các thứ âm nhạc vi diệu cũng có thể cùng với các chư thiên tấu nhạc, cũng gọi là tầm hương thần. Dục hành thiên, sắc hành thiên.
Hà uế: Ngọc Thiên nói đó là vết ngọc, chữ uế nghĩa là vẩn đục. Thô cữ: Tập Huấn nói thô là sơ sài, Trịnh chú lễ là nói thô kệch.
Cố Dã Vương gọi là sơ lược.
Dũng lược: Đỗ Chú tả truyện nói dũng dược là nhảy lên tiến đến là chữ hình thanh.
Bội ấp: Khổng chú Thượng thư nói gấp đôi của hai trăm năm mươi là năm trăm vậy. Thuyết Văn nói bội là trái lại. Chữ ấp ở dưới theo Khảo Thanh gọi là tổn, là khiêm hạ. Văn kinh viết là chữ báo thì sai vì rất trái ý kinh.
Cung lạc: Khổng chú Thượng thư gọi là cung kính.
Đạm phác: Vận Anh gọi là yên tĩnh, chữ bình thanh, kinh viết chữ đạm có bộ hỏa là sai vậy.
Nặc-đà: Quảng Nhã nói: nặc là ẩn, chữ đà theo Cố Dã Vương gọi là nói dối ai cũng không tin, Thuyết Văn sung châu gọi khi là đá, là tiếng nước Lỗ ngay gọi là ha. Đạt ngai: Thiên Thương Hiệt nói là vô trí. Chữ đạt nghĩa là trí, ngai nghĩa là ngu, dùng để so sánh, đều là chữ thượng thanh.
Cơ nhục: Khảo Thanh gọi là thịt trong lớp da. Sách nói, mở trong thịt, bộ nhục âm cơ.
Tủy não: Thuyết Văn gọi chất mỡ trong xương, văn tự tập lược nói chất tỷ trong đầu.
Giới thượng: sách gọi là vạt áo.
Điệp quả: là tên của loại vải gen bố của Ấn Độ, văn kinh viết chữ điệp bộ điền là sai. Chữ quả theo Cố Dã Vương gọi là cái bao, Thuyết Văn gọi là lõa.
Hòa la: là tiếng Phạn, Đường dịch là oai đức.
Luy sấu: Đỗ chú tả truyện nói luy là yếu. Dã chú Quốc ngữ gọi là bịnh. Hứa Thận chú Hoài Nam Tử gọi là gầy, Quảng Nhã gọi là rất, Thuyết Văn gọi là môn, bộ dương âm lõa.
Thược thương: Thiên Thương Hiệt nói bịnh trâu, gọi là thược. Thuyết Văn cũng nói giống chữ liệu. Nay vì không cùng âm này nên không lấy.
Thư bịnh: bịnh lâu ngày gọi là thư.
Tê lai: Cố Dã Vương gọi là cầm giữ, Thuyết Văn gọi là đem đi. Nó thuộc bộ bối âm tề Quảng Nhã nói tê là tặng, chữ lai là gồm hai bộ nhơn.
Đắc sưu: Khổng chú Thượng thư gọi là sai, thi truyện gọi là ốm khỏi.
Định quang là danh hiệu của một vị Phật trong tiền kiếp.
Thiêm nhiên: Khảo Thanh gọi là đông.
Hộc nhạn: là loài chim dưới nước. Xích tử: là loài chim mỏ két.
Á âm: là một loài quạ, thân hình nhỏ mà chân và mỏ đều có màu đỏ.
Côn kê: Cố Dã Vương nói con kê giống như hạc mà cổ lớn.
Mi lộc: Thuyết Văn nói nó thuộc loại hưu nai.
Chữ lộc theo Thuyết Văn thì giống thú này có sừng như nhác cây, bốn chân của nó như chim, giống như cái muỗng cho nên viết hai bộ chủy. Chu Công thời huốm chú nói hưu ở trên núi rừng. Cho nên tháng năm cảm được một âm thì sừng gãy. Nai ở dưới nước nơi ao đầm thuộc âm cho nên tháng mười một cảm nhận ánh dương thì sừng nó thay. Nay văn kinh viết chữ nghê là sai, vì nghê là sư tử.
Bả kiển: Chu Dịch nói bả nghĩa là chân có tật nên đi khập khểnh.
Cố Dã Vương nói: bả là khập khểnh, hoặc viết là chữ bị.
----------------------------------------
Kỳ khu: Quảng Nhã nói kỳ khu là nghiêng đổ, gập ghềnh. Tỷ Thương gọi là không an, kinh nói: lời không kỳ khu là lời uyển chuyển.
Bài thuyết: thích người vui đùa, chữ thuyết có khi gọi là thuế. Kiên ngạnh:
Tứ đà: chữ này viết nhầm.
Phú tế: Trịnh chú lễ ký nói là che vậy. Vận Anh nói tế là che đậy.
Khảo Thanh gọi là che chướng.
Bất nhiêu: Khảo Thanh gọi là cùng vui đùa với nhau. Sầu hội: Vận Anh gọi là loạn tâm rối ruột. Bộ tâm đọc lược âm quý, có âm hội là sai.
Gân cốt: Thuyết Văn gọi là sức mạnh của cơ bắp, bộ trúc, bộ nhục, bộ lực. Trong kinh viết bộ trúc là sai vậy. Hoảng hốt: hoặc viết là chữ hoàng giống như chữ hoảng. Hoảng hốt nghĩa là tinh thần bấn loạn vậy.
Lượng đạc:
Cô hữu: là chữ dùng lẫn lộn, cô là vật lễ chẳng phải ý kinh, chánh thể là bộ mộc, kinh nói một cây cô có năm cành, vận thuyên nói cô là loại cây có nhánh tỏa xuống xung quanh. Bộ mộc âm cô.
Như chỉ chưởng: Khổng chú Thượng thư nói chỉ là đá mài nhỏ, đá mài to gọi là lệ. Chỉ là bằng đều.
Kinh cức: tả truyện nói bẻ cành kinh để cùng nhau ăn. Cố Dã Vương nói là cây sở (vì ngày xưa nước Sở nhiều loại cây này). Quảng Nhã nói cức là tùng, Thuyết Văn nói nó giống như cây táo nhưng nhỏ hơn và mọc từng bụi.
Uyển diên: là chữ giả tá. Nếu lấy nghĩa chữ thì trái với ý kinh. Chữ này nghĩa là tấm nệm, tức là vũ diên, chiếu trúc trải trên đất. Tục gọi là tấm thảm trải nền vậy. Tông vĩ: tông nghĩa là trên cổ ngựa có một sợi lông dài. Vận Thuyên nói là ngựa, văn kinh viết bộ mao là sai, Thi truyện nói mao là tài giỏi, kén chọn chẳng phải ý kinh.
Lan thuẩn: Thuyết Văn nói lan là cái lan can. Vương Chú Sở Từ nói tung là lan, hoành là thuẩn. Thuẩn giống tử gọi là chữ linh, tục gọi là cái chấn song.
Thâm tiệm: Thuyết Văn nói tiệm là cái hố, bộ thổ âm tạm, Khảo Thanh gọi là cái hố lớn. Vận Anh gọi là cái hào nhỏ. Ngọc Thiên nói là cái ao trong thành.
Bảo mạn: chữ bảo gồm bộ miên, bộ bối và bộ phữu hợp lại. Chữ dưới là mạn chữ này vốn từ bộ cân gọi là mạn chữ này vốn từ bộ cân gọi là cái màng che. Văn kinh viết bộ mịch chính là các đồ tơ lụa không có vằng bông, chẳng phải là màn che vậy.
Khí quyên: đồng âm với chứ duyên.
Bảo khiết: Bì Thương nói khiết là vật đựng một đấu. Người Bắc Yến gọi cái bình to là khiết.
Đảo hương: là mạt hương, người xưa nói lời chất phác cho nên gọi là đảo hương.
A-hấn: Đỗ chú tả truyện nói hấn là tội lỗi. Khảo
Thanh gọi là tỳ vết, văn kinh viết chữ cốm là sai lầm vậy. Lầu do: cũng gọi là lâu chí đều đọc trại từ tiếng Phạn, nghĩa là trong hiền kiếp thân rốt sau của Bồ-tát sắp thành Phật. kinh tự giải rằng: lâu do đời Tấn gọi là lệ khấp tức là mật tích kim cang.
Chất phác: Khảo Thanh nói phàm vật gì chưa điêu khắc gọi là phác.
---------------------------------------
Gian quan: quyển hai phần cuối đã giải. Khanh nhiên: sách gọi là tiếng kim loại.
Thô hoành: Thuyết Văn viết ba bộ lộc, nay lược thành chữ này.
Tập Huấn nói hoành là ác, Thuyết Văn viết từ bộ khuyển âm quảng.
Kiên tí: kinh viết chữ này thuộc bộ hộ và bộ nguyệt là sai, Thuyết Văn viết chữ kiên là bộ nhục, là chữ tượng hình, Thuyết Văn nói tì bà là cánh tay, oản là cổ tay, trửu khuỷu tay, bộ nhục âm tì.
Tất thoan: trong là từ bộ tiết nhưng nay quen dùng chữ tất bộ nhục âm thất. Chữ thoan này là chữ thông dụng xưa nay viết bộ túc. Thuyết Văn gọi là mu bàn chân. Da phu: âm nghĩa đã dịch đầy đủ trong phần đại bát nhã năng đoạn kim cang.
Chư nhẫn: Khảo Thanh nói độ sâu là nhẫn, Khổng chú Thượng thư nói tám thước là một nhẫn bao hàm chú luận ngữ nói bảy thước là một nhẫn. Thuyết Văn nói duỗi thẳng tay một khuỷu là một nhẫn.
Hồi viễn: chữ hồi là bộ suyển âm hồi. Văn kinh viết như chữ hướng là sai.
Từ đây trở xuống có hai mươi lăm bài chơn ngôn của chư thiên. Người xưa dịch ra Hán ngữ sai sót thánh ý, văn từ lẫn lộn thật khó đọc tụng. Nay muốn dịch lại thì thiếu thốn bổn Phạn khó định rõ, tạm nương vào kinh để cho bậc hậu hiền làm chỗ y cứ.
Vu điền: Đại Đường Tây vực ký dịch là Cù Bồ-tát nước đó, Đường gọi là đất đai có nhiều lỗ hổng cho nên gọi là khoát đán. Ấn Độ gọi là Khuất đan, xưa gọi là Vu điền, đều là nhầm vậy. Theo nước này, nay thuộc thành của tứ trấn ở An tây, Vu điền là một trấn vậy. Ở trong thành nọ có một ngôi miếu thờ Tỳ Sa-môn thiên thần, gác gỗ bảy tầng, phần ở tầng trên và rất linh nghiệm. Nước ấy có núi ngưu đầu, khi thiên thần đến ngự núi này thì trong núi có con suối ngọc, trong suối ngọc luôn phả ra ngọc đẹp. Quốc vương nước kia thường chọn lấy để đi sang cống nạp cho Quốc vương ở Trường an, đường sá hơn một vạn hai ngàn dặm.
Sa-môn Tuệ Lâm tu hạnh dịch kinh thời Đại Đường soạn.
Từ quyển mười một đến hết quyển ba mươi sáu gồm có hai mươi sáu quyển.
Kinh Đại Bảo Tích quyển thứ mười một. Sa-môn đời Trúc Pháp hộ đời Tây Tấn dịch.
純淑 Thuần thục: giá quỳ chú quốc ngữ nói thuần là chuyên, phương ngôn nói thuần là tốt đẹp. Cố Dã Vương nói thuần là đẹp. Khổng chú Thượng thư nói thuần là việc làm duy nhất, Thuyết Văn từ bộ mịch âm truân, chữ dưới là thục, là chữ thông dụng, Mao Thi truyện nói thục là hiền lành, Thuyết Văn nói thục là trong trẻo. Sách viết thực là thuận theo.
劈裂 Phách liệt: Quảng Nhã nói phách là bửa ra. Tỳ Thương gọi là mổ ra. Thuyết Văn gọi là bửa ra, bộ đạo âm tý. Chữ dưới là liệt, Quảng Nhã nói liệt là chia ra, Thuyết Văn nói liệt là bội dư. Theo nghĩa bội dư là phân đoạn màu sắc.
車釭 Xa công: Thuyết Văn gọi là cái ống ngang trong bánh xe hoặc viết chữ hồng bộ xa.
始滴 Thủy tích: văn kinh viết bộ đế âm đề, là chữ thường dùng, Thuyết Văn viết bộ thủy âm đích.
翼草 Dực thảo: Khảo Thanh gọi là vỏ lúa vậy.
Chữ y: Quách Phác chú phương ngôn nói. Đó là áo màu đỏ.
Lõa hình: Thuyết Văn gọi là cỡi trần, để lộ hình thể. Lưỡng nhã gọi là đản. Quách Phác nói: cởi áo để thấy hình thể. Nay đọc âm là khỏa hay lõa cũng được.
羅蔔 La bặc: là tên của một loại rau quả.
沌種 Thuần chủng: Thuyết Văn gọi là nước sữa. Người Giang nam thời nay gọi nhủ trấp gọi là chủng. 斧銚 Phủ Diêu: Nhan Sư Cổ Chú Cấp Tựu Chương nói: là cái đồ đựng nước để nấu nướng. Lớn thì gọi là phủ, nhỏ thì gọi là phúc, chữ dưới là miêu. Khảo Thanh gọi là cái ấm, cạn hơn cái chảo, Nhan Kim gọi cái ấm nước nóng có quai xách gọi là diêu.
薺往 Tê vãng: là chữ thông dụng: chánh thể là bộ tề viết thành tê, Khảo Thanh gọi là cầm đồ đưa cho người gọi là tê, bộ bối âm tề.
彌迦 Di-ca: là tiếng Phạn, khi Phật mới thành đạo cô gái đến dâng bát sữa bò gọi là di-ca. Trung Quốc dịch không đúng.
謙恪 Khiêm khác: Khảo Thanh nói khiêm là nhường là lui, Thuyết Văn gọi là kinh bộ ngôn âm khiêm, chữ khác sách gọi là cung kính, Thuyết Văn gọi là các. 瓌琦 Khôi kỳ: hoặc viết chữ khôi bộ ngọc, bộ nhơn bốn mặt bằng nhau, Khảo Thanh nói khôi kỳ là biểu đồ rất đẹp, văn kinh viết từ chủ quán là không phải chánh thể là tên của một người thanh niên hùng hồn mạnh dạn. Chẳng phải chữ này, chữ kỳ nay từ bộ Vương.
閡心 Ngại tâm: Khảo Thanh gọi là lấy cây chắn cửa gọi là ngại.
Thuyết Văn gọi là ngoại nhân hoặc viết là trở ngại. 欲踖 Dục tích: tích là té ngã.
曾喧 Tằng huyên: hoặc viết là tuần cũng giống như Vương Dật chú sở từ nói Thuấn là ghé mắt nhìn, Thuyết Văn gọi là liếc mắt, bộ mục âm huyên, văn kinh viết bộ nhật là sai.
----------------------------------------
鐾哉 Tí tai: Trịnh chú lễ ký nói: tí là suy tư giá chú quốc nói lý là đo lường, Khảo Thanh gọi là khen ngợi, thuyết pháp gọi là người chăn nuôi. Chữ dưới là tai, Cố Dã Vương gọi là lời cuối câu. Thuyết Văn nói tai, bộ khẩu âm tai.
稽顙 Khể tảng: nó là chữ tả dụng trong Công Dương truyện, chánh thể viết bộ chỉ thủ và chữ cổ Nay viết quen là chữ khổ này Chu Lễ nói y bái mà đầu sát đất, lễ ký: lễ bái mà lòng hết sức bi thương.
Phương ngôn nói tảng là ngạc. Công Dương truyện nói thêm, gọi là khổ tảng. Hà Hưu nói: như bây giờ khấu đầu sát đất.
之誼 Chi nghi: Trịnh Chú chu lễ ký nói: có thể chế định sự kiện gì gọi là nghi. Khảo Thanh nói điều người nên làm. Dật Pháp nói: khéo chế pháp mệnh, luận bàn không gấp gọi là nghi, bộ ngôn âm nghi.
諷誦 Phúng tụng: Trịnh Huyền chú lễ ký nói: xếp sách lại mà đọc gọi là phúng, tụng theo nhịp âm tiết gọi là tụng. Thanh Loại nói: những câu thơ ca ngợi công đức sâu dày. Khen tặng tướng hảo xinh gọi là trọng.
憺怕 Đảm phạ: tử hư phú nói: đảm hề tự trí, phạ hề vô vi vậy. Cố Dã Vương nói là lặng lẽ, Tự Thư nói đảm phạ là tâm chí trọn vẹn, đều là chữ hình thanh.
根株 Căn chu: Khảo Thanh gọi là cây chết, Thuyết Văn gọi là gốc cây, bộ mộc âm chu.
相揩 Tương khai: Quảng Nhã nói khai là lau, Thuyết Văn viết bộ thủ âm giai, Khảo Thanh gọi khai là chùi.
滑哉 Hoạt tai: Thuyết Văn nói hoạt là lanh lợi. 之罔 Chi võng: là chữ hình thanh.
Phẩu phán: Khổng An quốc chú Thượng Thư nói phẩu là chặt phanh ra, Đỗ chú tả truyện nói chia đôi gọi là phẩu. Thuyết Văn gọi là phán, bộ đao âm thâu. Chữ dưới là phán, Mao Thi truyện nói phán là phân ra, Trịnh chú chu lễ nói phán là một nửa, Thuyết Văn gọi là bộ đao âm bán.
Hy vọng: ý luôn mong muốn. 罪釁 Tội hấn: Đỗ chú tả truyện nói chấn là dấu vết, là tội lỗi giá chú quốc ngữ gọi là điềm. 蠲去 Quyên khứ: Quách Phác chú Phương Ngôn nói quyên là túi, bỏ, từ chữ thục và ích ghép lại.
瑕疵 Hà tỳ: Quảng Nhã nói: hà là vết nhơ, Ngọc Thiên gọi là xé, Cố Dã Vương nói hà là lầm lỗi. Chữ dưới là tỳ, Khổng chú Thượng Thư nói tỳ là bệnh, Thuyết Văn viết từ bộ mạch âm thử.
琬緬 Uyển diên (trên đã giải thích).
瘖痖 Âm á: Thuyết Văn giải thích âm là không thể nói được. Ty thường nói á là cân văn Tự Tập Lược nói: miệng không thể nói được vậy. Những từ này đều lẫn lộn không rõ ràng. Theo chữ âm là thinh lặng không có tiếng động. Á là có tiếng mà không nói được vì lưỡi không chuyển được vậy. Nay văn kinh viết rất nhiều chữ á bộ khẩu là sai.
Anh thủng: Thuyết Văn nói anh là bướu cổ Chữ dưới là thủng, Vận Anh nói chân bịnh phù, Vận Thuyên nói không đi được, Thuyết Văn nói chân bị phù thủng. Bộ nạch, bộ đồng, nay văn kinh viết chữ trọng là sai.
妖魅 Yêu mị: chánh thể viết bộ thị và âm yêu, nay viết chữ yêu là bộ nữ là sai. Tả truyện nói trời trái thời gọi là tai, đất trái vật gọi là yêu, nghĩa là yêu là tai hại. Chữ mị Sơn Hải kinh nói: mị là con vật có thân người đầu đen, Thuyết Văn gọi là tinh của vật già. Bộ quỷ đọc lược âm vị.
反足鬼 Phản túc quỷ: là tên của một loại quỷ, Quát Địa Chí nói: nước Nhu Lợi ở phía đông nước Nhất Mục có một người có một tay một chân, đầu gối cong ở trên chân chú nói là một tay một chân Đông Phương Sóc gọi là vị thần, kinh khác nói: ở Tây hoang có một con thú hình nó như con hưu mặt giống người có răng như vượn tay như gấu chân thẳng mắt to, lỗ mũi xếch ngược, chân to sức rất mạnh gọi là ác thú, đây là loại quỷ.
暐哗 Vĩ hoa: Khảo Thanh nói vi hoa là ánh sáng rực rỡ đều là bộ nhật âm vi hoa.
甘任 Cam nhiệm: Chu lễ nói thiện là hai kẻ nấu ăn cho ma. Trịnh Huyền nói thiện là lời nói khéo léo. Nay thì nói vật đẹp gọi là lời khéo. Thiện Phu là chức quan trưởng coi việc nấu nướng. Khảo Thanh nói năm vị đều ngon gọi là thiện. Thuyết Văn nói là đủ ăn, bộ nhục âm thiện, văn kinh viết thực là chữ thông dụng nhưng chẳng phải chánh thể.
龚恪 Cung khác: Thượng Thư là nghiêm trang vậy. Khổng An Quốc chú nói cung là phụng sự Khảo Thanh gọi là cung kính, chí thành. Thuyết Văn gọi là cung cấp, bộ tâm âm cọng, chữ khác theo Thuyết Văn gọi là kính trọng.
魔鬼 Ma quỷ: âm trên là ma chính là đọc tắt của tiếng Phạn, Đường dịch là sức mạnh chính là tên khác của Ma-ba-tuần trong cõi tha hóa tự tại thiên. Loài quỷ thần này có sức mạnh lớn có thể gây ra mọi chướng nạn cho người tu hạnh xuất thế nên gọi là ma-la. Vì lấy sức mạnh mà đặt tên, nay lược bỏ chữ la.
標鄹 Tiêu tụ: Nhĩ Nhã nói lay động gọi là phiêu, Quách Phác nói gió mạnh thổi từ trên xuống, hoặc viết ba bộ khuyển. Chữ dưới là tu, Đỗ Dự chú tả truyện nói: tụ là đông, Thuyết Văn gọi là hội.
Bôn trì: Khảo Thanh nói đó là đàn trâu chạy, hoặc viết chữ bôn là bộ đại cũng được.
Sở thấu: Khảo Thanh nói thấu là nước giao hội, là chảy về cũng viết là sấu nghĩa là tụ hội đông đúc.
Câu dực là tiếng Phạn, là tên của trời Đế Thích, hoặc gọi là Kiều Thi La.
-------------------------------------
沃曰 Ốc viết: Quảng Nhã nói: ốc là rót vào (âm tì), Khảo Thanh gọi là tẩm phán, Thuyết Văn gọi là khác quán (rót).
小艹 Tiểu thảo: Dã Quỳ chú Quốc ngữ nói trạo là lay động, Quảng Nhã gọi là chấn, là động, ném vứt.
難頭华難頭 Nan-đầu-hóa-nan-đầu: tiếng Phạn là trai tên của Long Vương, thân thể chúng xấu xí chánh âm tiếng Phạn là na nỏ chữ nan trên là tên của rồng anh. Bát-nan-nô, chữ nan thượng thanh là tên người em, chính là hai huynh đệ Nan-đà-bạt Nan-đà trong các kinh. 大溷 Đại hỗn: Thiên Thương Hiệt nói hỗn là chuồng heo, Thuyết Văn gọi hỗn là nhà xí, tức là chỗ dơ uế vậy. 飢饉 Cơ cẩn: Thuyết Văn nói cơ là đó, Khảo Thanh gọi là bụng rỗng. Chữ dưới là cẩn, Thuyết Văn gọi là rau không chín, mất mùa không có gạo ăn gọi là cơ không có rau ăn gọi là cẩn, đều là chữ hình thanh.
Khuy khuyết:
能暢 Năng sướng: thuộc bộ thân và bộ dịch kết hợp.
訢逮 Hân đãi: Dã Quỳ chú Quốc ngữ nói hân là vui
(âm lạc),
Thuyết Văn gọi là hỷ, hoặc viết như chữ hân bộ cân.
Cám sắc: Khảo Thanh nói cám là màu xanh sẩm mà pha sắc đỏ gọi là cám.
朱黠 Chu hiệp: Cố Dã Vương nói: trên cổ ngựa có cọng lông dài, nay văn kinh viết chữ mao là sai vì sai với ý kinh.
Quái ngại: Giáng chế:
儔失 Trù thất: Khảo Thanh nói trù cũng như thất, nghĩa là đây đấy cùng hằng vai xứng đôi.
------------------------------------
(Tịnh Cư Thiên tử hội thứ năm hai quyển.)
Chẩn cấp: Nhĩ Nhã nói chẩn là giàu, Khảo Thanh gọi là cấp giúp, nghĩa là cấp cho người nghèo thiếu vậy.
Cấu nị: Thuyết Văn gọi là bắp thịt, bộ nhục âm nhị.
Cách tí: Mao Thi truyện nói cách là da, Khảo Thanh nói là giày không dính gót, Tử Kinh nó cách tí tức là dép da của Bà-la-môn xứ Ấn vậy.
豺狼 Sài lang: Thuyết Văn nói sài cũng thuộc họ sói, bộ trảo âm tài. Văn kinh viết bộ khuyển viết chữ sài là sai không có chữ này. Nhĩ Nhã nói: sài là chân của chó, chữ này có hai loại, loài thường dạo chơi chốn hang núi mà lớn gọi là sài lang, nhỏ gọi là sài nô. Cùng đi với loài chó săn, hưu đã bị chết rồi mà không dám ăn, chúng đợi sài lang, sài lang tới ăn rồi, thì sài nô mới dám ăn những thứ còn lại. Lỗ ký Nguyệt kinh nói: này sương giáng của tháng cuối thu sài bèn bắt thú là kẻ hầu cho mình.
Thuyết Văn nói lang là loài giống chó đầu nhọn cổ trắng là loài dã thú, thuộc họ sài báo.
日蝕 Nhựt thực: Lý Thuần Phong Ất Kỷ Chiêm nói luận về nhật thực vẫn đúng chu kỳ khi trăng lên che khuất mặt trời, mặt trời vận hành chậm một ngày thì một tháng đi hai mươi chín vòng. Tháng dư thì nhanh thì tháng hai mươi bảy này, một vòng hai mươi chín ngày khi đuổi kịp mặt trời thì nó cùng quỹ đạo với mặt trăng, nó ở trong ánh sáng của mặt trời nên gọi nhật thực.
------------------------------------
打治 Đả trị: âm nhà Ngô là đỉnh, nay không lấy âm đó. Tập Huấn gọi là đỉnh, Quảng Nhã nói đả là đánh, Tỷ Thương gọi là bổ ra. Đây là chữ thông dụng xưa nay, bộ thủ âm đinh. Chữ dưới là trị, Vận Thuyên nói trị là sửa sanh, Quế Uyển Châu Lâm nói là tà tu bổ vậy.
淤泥 Ứ nê: nghĩa là bùn xanh đọng trong ao nước.
Phược phạt: chánh thể viết bộ mộc thành chữ phác, Quế Uyển Châu Lâm nói là buộc cây trúc thả trên mặt nước gọi là phác.
白癩 Bạch lại: Khảo Thanh gọi là bệnh hủi, hoặc viết chữ lệ 喜釂 Hỷ tiếu: tiếu là cuốn lưỡi lộn lên nóc họng rồi thổi ra khiến cho hơi bật ra thành tiếng dài.
------------------------------------
(Hồi thứ năm vô lượng thọ, gồm hai quyển).
蘋澤 Tần trạch là đọc nhầm của tiếng Phạn. Hữu hiệp: là bả vai vậy.
擅美 Thiện mỹ: Vận Thuyên gọi là chuyên, hoặc viết chữ thiền đều là bộ thủ, bộ mộc là sai. Quyên xả: Vận Anh nói là vứt bỏ. Ca-thi-ca:
法皼 Pháp cổ: chữ cổ trong văn kinh có nhiều khởi nguồn sai lầm hoặc viết bộ bì, hoặc viết bộ dư chính là chữ nước Thục đều sai. Thuyết Văn viết chữ cổ âm chỉ nghĩa giương cờ gióng trống lên.
法皷 Pháp loa: loa là chữ thông dụng, chánh văn viết chữ luy.
Pháp tràng: chữ tràng bộ cân, là chữ chánh thể, kinh viết bộ tâm là sai.
雨大法雨 Vũ đại pháp vũ: chữ vũ trên là động từ Khảo Thanh gọi là từ trên mưa xuống, chữ vũ dưới như chữ bổn thượng thanh.
Hà đảm: Thuyết Văn đều viết hai chữ này bộ nhơn, Ngọc Thiên nói gánh vác trách nhiệm gọi là hà đảm. Nay văn kinh viết chữ hà bộ thảo, chữ đảm bộ thủ là chữ thông dụng không phải chữ chính.
Chiết nhất: Vận Thuyên nói chiết là phân chia, Thuyết Văn gọi là chẻ cây, viết đúng là bộ mộc, bộ cân, hoặc viết chữ phiến.
-----------------------------------------
Phong nẫm: Dã Quỳ chú quốc ngữ nói: nẫm là chín, Tự Thống nói là lúa chín gọi là nẫm.
Phân phức: Thuyết Văn viết bộ thào, khi cỏ mới mọc mùi thơm lan khắp, chữ phức ở dưới cũng là mùi thơm, có trong Hân Thi.
Kim tỏa: Khảo Thanh gọi là vòng tròn, Tự Thư nói là vòng xích nối nhau.
盧蔗迦 Lô-giá-ca-bảo. Mạc-sai bảo: đều chưa rõ sắc mạo, tra khảo trong bổn phạn chưa được.
Giáp giả: chánh thể viết bộ phụ chữ này nghĩa là nơi biên giới hiểm trở Ngọc Thiên gọi là chỗ không rộng rãi, kinh viết bộ khuyển là sai, chữ này chính là thói quen khuyển mã, chữ quân là trái ý kinh.
清浄 Thanh tịnh: văn tự âm nghĩa nói: nước lóng rất trong sạch, Thuyết Văn viết bộ thủy âm kinh.
浚流 Tuấn lưu: Vận Anh nói: tuấn là sâu, chữ lưu Thuyết Văn viết bộ thủy âm lược ở trên có dấu chấm.
沿流 Duyên lưu: Thuyết Văn gọi là thuận dòng chảy xuống, bộ thủy âm duyên.
戳流 Trạc lưu: âm trọc, Quảng Nhã nói trạch là giặt, Nhĩ Nhã gọi là ban đầu, to lớn. Thuyết Văn gọi là sáng sủa, bộ thủy âm trạch.
Đồng túy: Tập Huấn nói túy là tụ là tập. 何濱 Hà tân: là bốn sống.
半擇迦 Bán-trạch-ca: là tiếng Phạn là loại người Nam hoàng môn hai hình.
Khả du: Thuyết Văn viết bộ ngôn hoặc bộ khẩu, viết chữ dụ Tập Huấn gọi là tỏ rõ là thí dụ làm rõ.
Bi hồ: Quế Uyển Châu Lâm nói: Bi là hồ chứa nước nghĩa là lấy đất đắp lại thành hồ chứa. Theo Thảo Trạch là cái ao có nước gọi là bi, chữ hồ theo Thuyết Văn nói đại bi là hồ. Theo Ngô Việt thì động đình có cỏ xanh đều gọi là hồ lớn.
標式 Tiêu thức: Tập Huấn nói: tiêu là nêu, là viết, bảng sách là bảng. Thuyết Văn viết bộ mộc, hoặc viết bộ càn, chữ thức theo Thuyết Văn gọi là cách thức, là dụng. Thuấn tức: Vận Anh gọi là nháy mắt, văn kinh viết chữ thuấn là chữ thông dụng, Thuyết Văn viết chữ dần khai là mắt động mấy lần, bộ mục âm dần. Theo nghĩa chữ thuấn là một cái chớp mắt. Tức là một hơi thở, nghĩa là khoảnh khắc rất nhanh, Lã Thị Xuân Thu nói: muôn đời giống như một nháy mắt.
層樓 Tầng lầu Quách Chú Sơn Hải kinh nói: tầng là lớp Thuyết Văn nói tầng là tầng nhà, bộ hộ âm tằng.
Nhân nhục: Trịnh Huyền chú lễ ký nói: nhân cũng là nhục, Cố Dã Vương nói lấy da hổ làm nệm.
抮溺 Chẩn nịch: chữ chẩn là thượng thanh, là chữ thông dụng của Lệ Thư Thuyết Văn viết chánh thể là bộ thủ âm biện hoặc viết chữ đăng, Thuyết Văn gọi là đưa lên, Đỗ Dự nói: chẩn là cứu trợ phương Ngôn gọi là vớt ra khỏi vũng bùn, Quảng Nhã nói chẩn là thu lấy, bộ thủ âm chẩn.
疇昔 Trù tích: Nhĩ Nhã nói trù tích là ngày xưa, Như Thuần chú lễ ký nói: gia nghiệp đời đời tương truyền gọi là trù, Khảo Thanh gọi là túc, là chữ hình thanh.-----------------------------------------
(Bất động Như Lai hội thứ sáu).
輕躁 Khinh táo: Ngọc Thiên nói: táo là động, giá chú quốc ngữ gọi là miễu, Tịnh Chú luận ngữ nói táo là bất động chẳng an, tự thư gọi là tánh nóng nảy, bộ túc âm táo.
Sở tiết: Tập Huấn nói tiết là rỉ ra, là hiệt, giảm. Tỷ não: (đã giải ở trước).
Hộ dũ: Quảng Nhã nói dũ là cửa sổ khoét giữa vách. Vận Thuyên nói: bên song cửa sổ gọi là dũ Thuyết Văn nói xuyên qua vách lấy cây làm chấn song.
Lại đoạ: Khảo Thanh gọi là không nhúc nhích, Thuyết Văn gọi là giải đãi, bộ nữ âm lại, có thuyết nói nằm ăn gọi là nọa. Chữ đọa theo Quảng Nhã nói đọa cũng như lại, Vận Anh gọi là giải đãi, Thuyết Văn gọi là bất bình, bộ tâm âm đọa.
------------------------------------------
Kim hoàng: Quảng Nhã nói chất phép chưa luyện gọi là hoàng còn gọi là khoáng. Thuyết Văn chất đồng sắt còn nguyên gọi là hoàng, thuộc bộ mộc âm hoàng.
Chú luyện: Khảo Thanh nói: chú là nung chảy, âm dung. Thuyết Văn gọi là đúc kim loại, chữ luyện theo Vận Thuyên gọi là tôi luyện kim loại. Thuyết Văn gọi là nung kim loại, bộ kim âm đông hoặc bộ hỏa.
Sa lịch: Thuyết Văn gọi là đá nhỏ, Khảo Thanh gọi là các thô, là đá vụn.
Nhai tế: Vận Thuyên nói: nhai là bến sông, Khảo Thanh cũng gọi là giếng nước, Khổng chú Thượng Thư nói nhai cũng như tế Thuyết Văn viết chữ nhai bên cạnh có bộ sơn, chữ tế theo Quảng Nhã gọi là hợp, góc, Đỗ chú tả truyện nói. Khảo Thanh gọi là bờ, cõi. Thuyết Văn gọi là hội.
Văn của chữ vạn: Phạn gọi là thất ký nhị hợp mạt tha. Đường dịch là tướng kiết tường, có thuyết nói chữ vạn bộ thảo là sai. Trang quyển thứ tám kinh Hoa Nghiêm nói đủ tướng này, nhưng cũng không phải chữ này vậy. Đúng là trên thân Như Lai có mấy chỗ có tướng đại phước đức tốt lành này.
倉廪 Thương lẫm: Chu lễ gọi là thương nhơn mang gạo vào kho, Thuyết Văn gọi là kho lúa. Bộ thực, bộ khẩu giống như hình chiếc gươm. Chữ lẫm theo Thuyết Văn là từ bọ ngạch, chữ hồi.
盈儲 Doanh trữ: Quảng Nhã nói: doanh là đầy, Thuyết Văn gọi là bình đầy. Chữ trữ, Khảo Thanh gọi là tích chứa, trữ lại.
Cơ cẩn: cơ là lúa không chín, cẩn là rau người chín, đều là chữ hình thanh.
Vũ bào: Thuyết Văn gọi là nước mưa, bộ thủy âm bào.
Tích lịch: chữ chánh xưa nay gọi là tích lịch là sét đánh thình lình, trên hình dưới thanh.-----------------------------------
(Bị giáp trang nghiêm hội thứ bảy năm quyển.)
Tán phong: lễ ký gọi là chất lúa, Bát nhã gọi là ngoan. Nghĩa là dáng núi cao, Khảo Thanh gọi là quần thể núi nhỏ nhóm chất gỗ, Thuyết Văn viết bộ mộc âm tán, hoặc bộ sơn. Phong nghĩa là núi cao mà nhọn, ở đây viết bộ sơn trong kinh viết bộ kim cũng được.
-------------------------------------
防禦 Phòng ngự: Trịnh chú chu lễ nói ngự là cấm. Đỗ Chú tả truyện gọi là cấm chỉ, Thuyết Văn gọi là đế lỗ, bộ thị âm ngự
Nghi nhiên: Khảo Thanh gọi là dáng núi đứng, chữ nhiên theo Thuyết Văn từ bộ nhục và bộ khuyển.
-------------------------------------
炊然 Xuy nhiên: Nghệ Tông nói: xuy là chợt, Thiên
Thương Hiệt gọi là tốt (chết), Thuyết Văn gọi là thổi lên.
悚慄 Tủng lật: Tiểu Nhĩ Nhã nói: tủng lật là dáng vẻ hết sức sợ hãi, đều là chữ trái hình phải thanh.
梃特 Đĩnh đặc: Quảng Nhã nói đĩnh là rút ra, Khảo Thanh gọi là trực, Thuyết Văn gọi là bạt (nhổ lên) bộ thủ âm đình. Chữ đặc theo Khảo Thanh gọi là hùng độc nhất, Khảo Thanh gọi là con trâu đực, bộ ngưu âm tự Chú dĩ: Tập Huấn nói: mưa thuận thời nên muôn vật sinh sôi.
-----------------------------------------
筳裔 Diên duệ: Thuyết Văn gọi là đi đường xa, chữ duệ theo Đỗ chú tả truyện nói duệ là xa, Quảng Nhã nói duệ là tứ biểu. Thuyết Văn nói duệ là gấu áo.
階砌 Giai thiết: Cố Dã Vương nói: gia là lối lên, Lưu Hi nói giai là bực thềm, Thuyết Văn nói giai là bậc thang. Chữ thiết theo Khảo Thanh gọi là xếp chồng chất, thiết cũng như giai, chữ này bộ thạch âm thiết.
Oánh đổi: Mao Thi truyện nói cánh là uốn quanh, Vận Anh gọi là nhiễu quanh, Khảo Thanh gọi là cuốn lại, bộ mịch.
-----------------------------------
提塘 Đề đường: Tô làm gọi là bờ đê, Vệ Chiêu nói: chứa đất lại để làm bờ ngăn hoặc viết chữ đề bộ phụ, chữ dưới là đường. Vận Anh nói: đường là cái đê hoặc viết bộ phụ cũng được.
爲榦 Vi cán: Khảo Thanh gọi là lễ chánh, an, chất là thân cây Bồ đề, là chánh gốc.
阿呵 A A: hai chữ đồng âm, trong kinh đã rõ âm.
澄蟫 Trừng đàm: đàm là lắng trong, chữ đàm theo Khảo Thanh là chỗ nước sâu thăm thẳm.
Hoa nhị: trong kinh viết chữ hoa lúa là sai, Tập Huấn nói nhị là nhụy của hoa.
Diêu duệ: là dáng gió bay. Biên phiên: là kiểu chao hiện.
-------------------------------------
(Pháp tư thể tánh hội thứ tám hai quyển.)
Đồi phụ: Khảo Thanh gọi là đống đất cao. Thuyết Văn gọi là gò nhỏ bộ thể âm chuy, cổ văn viết bộ phụ Chữ dưới là phụ là âm đọc của Ngô Sở. Vận Anh gọi là âm phụ, Nhĩ Nhã nói đất liền là phụ. Mao thi truyện nói: phụ là lớn, Khảo Thanh gọi là loại gò. Giá quỳ quốc ngữ nói phụ là sâu. Quảng Nhã nói gò không có đá gọi là phụ 棖触 Tranh xúc: Quảng Nhã viết tranh là thích Khảo Thanh gọi là đồng, bộ thủ âm trường. Chữ xúc theo Quảng Nhã xúc là đột xuất, Tự Thư viết chữ để là sai, hoặc viết chữ xúc bộ ngưu là chữ hội ý.
-----------------------------------
(Đại thừa thập pháp hội thứ chín)
捔塍 Giác thăng: Khảo Thanh nói giác là tiếp, chánh thể viết bộ đẩu, âm cấu. Thuyết Văn gọi đấu là đong lường, chữ thăng bộ lực âm thắng.
奢麻那 Xa-lợi-da: Phạn ngữ là tên của một bộ lạc của Bà-la-môn.
Đức Thế Tôn ở trong ấp này khất thực không được mà mang bát không trở về 遮摩那 Già-ma-na: là tên của nữ ngoại đạo tên là Tôn-đà-lợi. Vì chậu gỗ chuột cắn nên lấy đồ rịt lại rồi lấy đi, thân còn sống mà rơi vào vô gián địa ngục. Ở trong hầm ấy thấy trong thành Xá vệ.
Tỳ-lan-đa: là tên của trưởng giả thỉnh Phật an cư trưởng giả quên không biết Như Lai đến, Như Lai trong ba tháng chỉ ăn dé của ngựa.
Thổ thôi:
Thuần bị: Khổng chú Thượng Thư nói: thuần là hạnh thuần nhất, Phương Ngôn gọi là tốt, chữ bị theo Thuyết Văn gọi là đủ, bộ nhơn âm bồ nay văn kinh viết chữ bị bộ nhơn là chữ thông dụng.
Trảo chướng:
Ba-ti-chuyện: tiếng Phạn, là tên của Thiên ma, tương truyền lầm là ba tuần, tiếng Phạn không có chữ ba tuần. Cổ dịch là ba thuấn âm huyện, người sau viết nhầm chữ thuấn là tuần.
Qua đả: qua là đánh ngựa. Khảo Thanh gọi là đốt cây cỏ, bộ mộc âm quá. Thanh Loại gọi là chùy, chữ dưới là đả là đánh, đập, bộ thủ âm đinh.
Thiêu khước: Khảo Thanh nói thiêu là kén chọn, có âm là thao, Vận Thuyên nói thiêu là gạt ra, loại bỏ bộ thủ âm diêu.
--------------------------------------
(Văn Thù Phổ Môn hội thứ mười, một quyển) 唯然 Duy nhiên: Tự Thư nói: duy là cung kính vâng dạ tên giả vâng mệnh mà nghe theo lời dạy.
聚沫 Tụ mạt: gọi là bọt nước.
常鵂 Thường hưu: lấy mũi để ngửi, văn kinh viết bộ khẩu là chữ thông dụng.
鹹酢 Hàm tạc: Nhĩ Nhã nói hàm gọi là mặn, Khảo Thanh nói đó vị của nước, Thuyết Văn nói hàm là ngậm (bộ kim), văn kinh viết bộ dậu là sai, Thiên Thương Hiệt nói tạc là chua. Từ bộ dậu âm tạc, nay tục dùng như chữ thù tạc. Văn kinh viết chữ tích theo truyện dùng như chữ toan, chữ tụ bộ nhật, hai chữ dùng lẫn lộn nhau. Thuyết văn, Ngọc Thiên, Tự Thống đều viết chữ tạc bộ dậu. 细滑 Tế hoạt: Khổng chú Thượng Thư nói: tế là nhỏ, Thuyết Văn gọi là tinh vi, bộ mịch âm tín, văn kinh viết theo thói quen là bộ điềm là sai. Chữ hoạt, Khảo Thanh gọi là mỹ, trơn. Thuyết Văn gọi là lưu loát, thuộc bộ mộc âm cốt.
興澍 Hưng chú: Trịnh Tiển Thi nói hưng là thạnh, Trịnh chú Khảo Công ký nói: hưng là động, Thuyết Văn gọi hưng là khởi. Chữ chú còn âm là chú bộ Vương, Khảo Thanh nói mưa phải thời gọi là chú, bộ thủy, bộ thốn.
橐龠 Thác dược: Ngự chú Lão Tử nói: Thác dược là cái túi không đáy, tục gọi là cái túi da. Thược là ống sáo, là tên của loại nhạc cụ đều là loại chứa không khí và thoát ra thành tiếng.
捷疾 Tiệp tật: Khảo Thanh gọi là luận tiện, Thuyết Văn gọi làtiệp, bộ thủ âm tiệp.
諸冥 Chư minh: Mao Thi truyện nói minh là sâu xa. Trịnh Tiễn nói: minh là tối tăm, Thuyết Văn gọi là u tối. Nó thuộc bộ khuynh bao lại. Tiếp đó là bộ nhật và chữ lục, mỗi khi đến ngày mười sáu mặt trăng bắt đầu mờ dần đến khi tối hẳn, là chữ hội ý. Văn kinh phần nhiều viết bộ miên, chữ cụ viết thành chữ minh là sai.
---------------------------------------
(Xuất hiện Quang Minh hội thứ mười một, năm quyển.)
燈漻 Đăng liêu: Khảo Thanh nói liêu là khinh nhiễu, Tự Thư nói đốt đuốc gọi là liệu, Thuyết Văn gọi là phóng hỏa, bộ hỏa âm liêu.
Hà cấu: hà là vết ngọc, cấu là dơ uế.
Chiêm-bặc-la: là một loại cây hoa của Ấn Độ.
拘律陀 Câu-luật-đà: phải nói là Ni-câu-luật kinh là lặc tụng lướt bỏ chữ ni hoặc nói là ni cấu loại, hoặc nói Ni-câu-đà, là đọc lược của âm Phạn. Tàu dịch là vô tiết thọ nói giống cây ngô đồng, da không xanh không có ngấn nhăn, thân cao thẳng tròn trịa.
Kiên-phúc-ca: (Phạn ngữ) là tên của loại công hoa ở Ấn Độ Đại Đường Tây vực ký nói: Ấn Độ có rất nhiều cây kiên-phúc-ca hoa của nó màu đỏ hình như bàn tay người, âm nghĩa trước hoặc gọi là A-thúc-ca. Xứ này gọi là tây-vô-ưu hoa của nó cũng màu đỏ.
優曇鉢羅 Ưu-đàm-bát-la: hoặc gọi là Ô-đàm-bạt hoặc chỉ gọi là Ưu-đàm đều là tiếng Phạn.
Thi-lợi-sa: đây gọi là kiết tường, nghĩa là cây hợp hôn, tục gọi la ban đêm hoa nó khéo loại rất thơm. 阿提目多 A-đề-mục-đa: là tiếng Phạn, chính Phạn âm là tên của loại A-địa-mục-đắc-ca hoa. Ở Ấn Độ có loại cây này nhưng Trung Hoa không có.
Mục-chơn-lân-đà: là đọc trại âm Phạn. Đọc đúng là mẫu chơn lân thủ (thượng thanh) đó là tên loại cây hoa. Cũng là tên của Long Vương.
磨罥 Ma quyến: âm trên là Ma là đọc lược của âm Phạn, chính phạn âm là Ma-la, đường gọi là sức mạnh. Loại quỷ thần này có sức mạnh lớn có thể làm chướng ngại sự tu hành thập thiện nên lấy đó mà đặt tên, quyến là lưới, quyến cũng gọi là buộc, bộ võng âm quyên.
Kỳ chú: chú nghĩa là tim đèn, là chỗ dẫn dầu.
Kim sáng: bộ mộc âm dương, văn kinh viết bộ hán và bộ mộc là sai.
---------------------------------------
Chú Cam Vũ: Huấn giải như văn kinh đã giải ở trước.
Chích liêu: chích là đốt lửa, kinh viết âm cũng là sai. Liêu là mồi lửa. Trong kinh viết chữ liệu là bịnh, chữ này e rằng sai nghĩa kinh.
------------------------------------
拘枳羅 Câu chỉ la: (Phạn ngữ) là tên của loài chim, câu chỉ là lấy âm thanh mà đặt tên, loài chim này tính thích chỗ rừng rậm không thích ở nơi rừng cây trụi lá.
Bễ phước: sách nói bễ là da trước đùi. Thuyết Văn viết bộ cốt âm tỳ, văn kinh viết bộ nhục chữ dưới là bác. Tự Lâm nói bác là bắp tay, Văn tự tập lược nói là kiên giáp (chỗ giữa hai vai liền nhau). Thuyết Văn viết bộ cốt âm bác. Chữ bác là từ bộ bổ, bộ thốn, văn kinh viết bộ nhục để vay chữ, chẳng phải chữ này, vì rất trái với nghĩa kinh.
傭滿 Dong mãn: Vận Anh nói: dong là thẳng, Khảo Thanh gọi là trên dưới bằng nhau, Thuyết Văn viết bộ nhơn âm dung, chữ mãn là từ bộ thủy âm man, là chữ hình thanh. 足跟 Túc cấn: tự thống nói cân là gót chân, chữ này là bộ túc âm cấn.
紺青 Cám thanh: cám là màu xanh thẩm, Thuyết Văn gọi là bạch đem nhuộm màu xanh mà pha sắc đỏ bộ mịch âm cam, chữ thanh là bộ sanh và chu kết hợp nay viết chữ thanh biến thể
芬轼 Phân thức: Khảo Thanh nói là mùi thơm, Thuyết Văn nói héo cỏ mới mọc tỏa ra mùi thơm, thuộc bộ triệt âm phân, nay lệ thư viết bộ thảo. 螺文 Loa văn: là chữ thông dụng, chánh thể viết chữ luy, loài hải sản có vỏ, vết vằn xoay bên trái. 漥曲 Oa khúc: Vân Thuyên nói: gọi là chỗ đất ẩm thấp, Thuyết Văn gọi là bộ huyệt âm cao.
炳著 Bính trước: Thiên Thương Hiệt nói bính là sáng, Khảo Thanhgọi là lửa sáng, Thuyết Văn viết bộ hỏa âm bính, hoặc viết giống như chữ trứ, nghĩa là sáng. 膊傭 Bác dong: hoặc viết chữ phác, thoan, toan bốn kiểu đều là một, là xương đùi, Thuyết Văn viết bộ nhục âm chuyên, chữ chuyên là bộ thốn.
迦陀洚 Ca-lan-đà-hồng: là tiếng Phạn, tên của một loài chim, cũng là tên cái ao, cũng là tên của vườn trúc, cũng là tên của tụ lạc.
恨戾 Hận lệ: Tự Thư gọi là rất ác, bộ nhơn âm cấn.
詭異 Quỷ dị: Khảo Thanh nói: ngụy là dối trá, lừa bịp, quỷ kiệt.
Cố Dã Vương nói quỷ là kỳ lạ, hoặc viết bộ tâm. 耎草 Nhuyễn thảo: Thuyết Văn gọi là yếu, bộ nhị bộ đại. Văn kinh viết bộ xa là sai, tất cả sách đều không viết chữ nhuyễn có bộ xa này.
瘡疣 Sang vưu: là chữ thông dụng, Khảo Thanh nói: sang là bệnh nhọt. Thuyết Văn gọi là bị thương, Cổ văn viết bộ qua. Chữ vưu, Thiên Thương Hiệt nói vưu là bệnh bướu, Khảo Thanh nói bướu mọc ngoài da.
阿那婆伽 A-thác-phược-ca: là tiếng Phạn là tên của đại tướng quỷ thần nơi hoang dã, hoặc gọi là yết tra bạc, tục gọi là đại tướng nguyên soái, là một trong mười sáu đại dược xoa tướng.
摩那婆伽 Ma-na-bà-già: (tiếng Phạn) là tên của Long Vương cũng là tên của đại thần.
牟廬 Mâu-lư: tiếng Phạn là tên của loài trời, vị trời này anh của bốn chị em thiên nữ, đều là quyến thuộc của chư thiên trong cõi dục.
尸棄碁 Thi-khí-kỳ: (tiếng Phạn) là tên của Trì Quốc Thiên Vương ở phương Đông.
鳩槃茶 Cưu-bàn-trà: là tên của họ quỷ Thiên Vương ở phương Nam, mặt giống như quả dưa mùa đông. 毘盧擇伽 Tỳ-lô-trạch-ca: âm trạch trong kinh viết chữ thích là sai, là một trong Tứ đại thiên Vương, Thiên Vương ở phương Nam thống lãnh, như các chúng Cưubàn-trà ở trước.
Tam-mộ-đa: (tiếng Phạn) là thần gió, cũng là tên khác của phong thiên.
綵幔 Thái mạn: Quảng Nhã nói mạn là tấm màn là che đậy, Thuyết Văn gọi là mạc, bộ cân âm man. 叢廁 Tùng xí: Khảo Thanh gọi tòng là tụ, xí theo Quảng Nhã gọi là khoảng, Thiên Thương Hiệt gọi là bế đến là chỗ tạp, bộ nghiễm âm tắc.
Thác nhữu: Khảo Thanh gọi là lẫn lộn. 瞻菩 Chiêm bồ-ca: là tên một loài hoa.
Tất-lực-ca: tiếng Phạn là tên của một loài hương.
Hoài nhâm: cổ văn viết bộ nữ thành chữ hoài, Thiên Thương Hiệt viết chữ hoài là ôm ấp. Chữ nhậm, Quảng
Nhã gọi là có thai. Có âm thân hoặc chữ nhâm, Thuyết Văn gọi là bào thai, Khảo Thanh nói người phụ nữ có thai, bộ nữ âm nhậm.
鐶釧 Hoàn xuyến: Nhĩ Nhã nói thịt ngon như một gọi là hoàn.
Quách Chú nói: vòng có lỗ chữ xuyến theo Vận Anh nói xuyến là vòng tay, là chữ hình thanh.
樊謄 Phàn đằng: Thuyết Văn nói phàn là dẫn đằng, theo Khảo Thanh đằng là loại dây leo tràn lan, bộ thảo âm đằng.
蠲勞 Quyên lao: Quách Phác chú Phương Ngôn nói: quyên là trừ bỏ.
--------------------------------------
Đổi hận: Thuyết Văn nói: đổi là oán. Văn kinh viết chữ đối bỏ chữ tâm.
抮漈 Chẩn tế: không phản âm, lấy chữ chẩn, thượng thanh, Phương Ngôn nói: chẩn là cứu trợ, bộ thủ âm chẩn. Đà-la-nhị-noa-chú: chữ trong chú này chỉ lấy thanh vận, do ảnh hưởng chữ Phạn nên không tiện giải thích. 瞖羅 Ế-la: bộ mục âm ế văn kinh viết nhầm bộ dậu, thành chữ y là sai, chữ la ở dưới là âm bật của lưỡi.
Mang nang. Nhưỡng.
Nghiệt.
Những câu chơn ngôn này không phải chính Phạn bổn, chỉ dịch nhờ vào bản cũ 皆挾 Giai hiệp: Khảo Thanh nói hiệp là giữ, là dấu riêng.
沍橖觸 Hỗng xúc: Khảo Thanh nói tranh là cái trụ.
金柄 Kim bính: Khảo Thanh nói bính là đồ vật có chuôi cầm.
--------------------------------------
補特伽羅 Bổ-đặc-già-la: (tiếng Phạn) Đường dịch là pháp vô ngã.
Quảng hiểm: Khảo Thanh nói hiểm là nơi hiểm trở, gồm bộ hán, bộ phụ âm hiệp, văn kinh viết bộ khuyển là sai.
Đà-la-ni-đế-thế 喉腭 Hầu ngạc: là chữ thông dụng, chánh thể viết bộ nhục, hai bộ khẩu, âm huyên.
賷持 Tê trì: là chữ thông dụng, Cố Dã Vương nói tê cũng giống như trí, Quảng Nhã gọi là tặng, Thuyết Văn gọi là đem đi, chánh thể viết chữ tê bộ bối âm tề.
--------------------------------------
(Bồ-tát Tạng hội thứ mười hai, trước có nói về ý nghĩa nay chỉnh thêm, hai quyển)
Bạt-già-phạm: (Phạn ngữ) là danh hiệu tôn xưng của Như Lai, đây là tên hay trong các Đức Phật Địa Luận kệ nói: Tự tại xí thạnh và đoan nghiêm. Gọi là kiết tường và tôn quý Như vậy lục chủng nghĩa sai biệt
Nên biết gọi chung Bạc-già-phạm. Câu văn này bao hàm nhiều nghĩa.
Người dịch kinh vì sợ không lột tả hết sự mầu nhiệm đó nên vẫn giữ nguyên chữ Phạn.
Thất-la-phiệt: (tiếng Phạn) là tên của một quốc gia ở
Ấn Độ, cổ dịch là thành Xá vệ hoặc gọi là xá-bà-đề Nghĩa là nước này xuất hiện nhiều bậc nhân tài, có nhiều tài nguyên quý giá. Thiện kiến luật cũng gọi là nước giàu có, nghĩa là nước đó có rất nhiều bậc thông minh, trí tuệ xuất hiện. Trân bảo các nước đều cống nạp về nước này. Vì có nhiều tài sản quí giá nên gọi là “đa hữu”. Thời xưa có người Xá vệ ở đất này, vì thế đặt tên là Xá-vệ, nó thuộc miền Trung Ấn.
魔王 Ma Vương: Tự thư vốn không có chữ ma này. Dịch giả chuyển chữ ma thành ma-la, cổ dịch là hay làm chướng ngại người tu hành. Lại nói vì làm mất tuệ mạng, cho nên khởi kinh nói: cõi trời tha hóa dưới cõi sơ thiền có cung điện của ma ba-tuần, sắc thân và tuổi thọ của ma trội hơn các trời tha hóa tự tại. Nó thường so tài với Phật Nhiếp thuộc Nhĩ hóa thiên, Phạn ngữ gọi là Ba-tất-duyện, Đường gọi là ác dục, đa ái dục.
阿素洛 A-tố-lạc: cựu dịch là A-tu-luân, hoặc gọi là A-tu-la đều đọc trại âm của tiếng Phạn, chánh âm là Atố-la chuyển lưỡi. Tàu gọi là phi thiên, nó là loài có phước đức lớn nhất trong các loại quỷ thần chướng ngại phong tục ở Ấn Độ phàm các loại quỷ thần đều gọi chung là thiên. Loại này thường hay tranh giành phần hơn với chư thiên, cho nên gọi tắt là phi thiên. Khởi thế nhân bản kinh nói: loài này có bốn loại: một loại cung điện ở dưới biển, bốn phía núi Tu-di đều có mỗi cõi, phương Đông là của Tỳ-ma-chất-đa, phương Nam của dũng dược, phương Tây là của huyễn hóa, phương Bắc của La-hầu, trên cách mặt biển cả vạn du thiện na, khi cảm tứ phong luân chuyển mang bước khiến cho ở được. Một là trụ, hai là an trụ, ba là bất đọa, bốn là kiên cố hoặc ở trong các núi, hải đảo luôn nghe có hang A-tu-la. Các truyện ký đã nói là Bồ-tát Thanh Biện đã vào những nơi này.
Dược xoa: cựu dịch duyệt xoa hoặc gọi là dạ-xoa, hoặc gọi là dã-xoa đều đọc trại, chính là chúng của Đavăn Thiên Vương cai trị 摩揠佗 Ma-yết-đà: hoặc gọi là Ma-kiệt-đà, hoặc gọi là Ma-kiệt-đề đều là một. Tây Vực ký nói: ở nước Trung Ấn gọi là Ba-liên-phất-ấp vùng đất ấy ẩm ướt sinh sản nhiều loại lúa gạo, là lãnh thổ của vua Vô-ưu cai trị, xứ này có rất nhiều thánh tích.
鷲峰 Thứu phong: âm tựu hoặc gọi là linh thứu, hoặc gọi là thứu đầu, hoặc thứu tố Đều tùy theo thói quen mà nói. Cổ gọi là Kỳ-xà-quật, chính là đọc lược âm tiếng Phạn, chánh gọi là hợp hai âm hột lý và đà-la. Đọc chuyển lưỡi là củ thác sơn là nơi chim thứu ở, là loại cao đài nên đặt tên là thứu đài, vì loại chim này ở trên đỉnh núi cho nên gọi là thứu phong hột.
僧伽觝 Tăng-già-để: Âm tri, cực gọi là tăng-già-lê, tàu gọi là do kép, tức là đại y của chư tăng ngày nay. Dưới là cửu điều, trên là hai mươi lăm điều, chỉ lấy kỳ số chín loại sai biệt, đầy đủ như trong văn luật đã nói, Phật chế khi vào cung vua, khi vào tụ lạc, khi chiết phục ngoại đạo, khi thấy thú dữ thì phải mặc y này.
Nghiêm chỉnh: Khảo Thanh nói: chỉnh là tề, chánh lý.
Siêu đỉnh: phương Ngôn nói siêu là xa, Thiên
Thương Hiệt gọi là vượt qua. Quảng Nhã gọi là băng qua, Vương Dật chú sở từ gọi siêu là việt. Thuyết Văn gọi là khiêu. Bộ tẩu âm chiêu. Chữ chiêu gồm bộ đao bộ khẩu, chữ dưới là nị, Vương Dật chú sở từ nói: nị là trơn.
An-thiện-na: (tiếng Phạn) là tên của loại thuốc nhỏ mắt. Đây gọi là loại thạch dược, màu xanh sẩm và pha lẫn sắc đỏ cũng giống kim tinh.
Đề thanh: là tên bảo bối, chỉ có thiên đế mới có loại ngọc xanh này, vì thế đặt tên là đế thanh.
Thiên cung: hoặc gọi là đế cung, tức là cầu vồng, tục gọi chữ hồng là giáng, thi nói đế đông và hồng nhi đều là một.
Hà uế: Ngọc Thiên nói hà là vết của ngọc, uế là không sạch sẽ.
鑄金 Chú kim: Cố Dã Vương nói nung đồng làm đồ dùng gọi là chú Thuyết Văn gọi là nung chảy kim loại, bộ kim và chữ thọ kết hợp.
奢摩呵 Xa-ma-ha: (Phạn ngữ) Đường gọi là định hoặc gọi là tịch tịnh đều một nghĩa.
鴈行 Nhạn hành: Mao Thi truyện nói: con lớn là hồng, con nhỏ là nhạn.
Kiều-đáp-ma: (tiếng Phạn) Ngài Nghĩa Tịnh dịch là loại trâu phẩn, là chủng tộc cam giá hoặc gọi là loại đất bùn (nê thổ chủng) cổ gọi là cù-đàm.
Toan-nghê-hạm: Nhĩ Nhã nói toan nghê như loài sư tử ăn thịt hổ báo. Quách Phác nói: chính là sư tử, xuất hiện ở Ấn Độ, vào thời Hán Vũ Đế vua Sơ-lặc nuôi.
Tiêm tạp: tiêm là nhỏ, chữ tạp gồm bộ y âm tập, tạp nghĩa là ác năm mày.
Kiên bác: đã giải ở trước.
Bể thoán: Thuyết Văn gọi là đùi ngoài, bên trong gọi là cổ ngoài gọi là bể, bộ nhục âm tỳ. Chữ dưới là thoan, hoặc viết là đoán, Thuyết Văn gọi là gót chân, bộ nhục âm đoan.
Võng man: Quảng Nhã gọi là căng da. Trong mười ngón tay của Như Lai có chỉ thịt nổi giống như chân thiên nga.
Song chích: hoặc gọi là tích, Thuyết Văn gọi là bàn chân. Cù-lạp-pha: (Phạn ngữ) Tàu gọi là hai bên hông.
Đạo không: Lưu Triệu chú Công Dương truyện nói: đạo là thực hành, Thuyết Văn gọi là dẫm đạp.
Khiếm hoài: Khảo Thanh gọi là nghĩ thầm, là dòm lén, Thuyết Văn gọi là ăn trộm. Từ trong hang ra, thuộc bộ huyệt.
Na-du-đa: (tiếng Phạn) là danh từ pháp số của Ấn Độ, cổ gọi là Na-do-tha, kinh Hoa Nghiêm, phẩm A-tăng kỳ nói là câu chi. Câu chi là một A-du-đa, A-du-đa là một na-du-đa. Trong ba tầng pháp số đây chính là tầng lớn nhất.
Câu chi: cũng là pháp số của phương kia, phẩm Atăng kỳ trong kinh Hoa Nghiêm nói: mười vạn là một lạc xoa, một trăm lạc xoa là một câu chi. Đây là số trung bình.
Sử lưu: Thiên Thương Hiệt nói sử là nhanh chóng. Quế Uyển Châu Tụ nói: là vội vã, bộ mã âm sử. Văn kinh viết bộ quyết là sai, chữ lưu gồm bộ thủy, bộ thốt, bộ xuyên bỏ dấu chấm thành chữ lưu.
Phiêu một: Thuyết Văn gọi phiêu là nổi, Quảng Nhã nói phiêu là tẩy, chữ một theo Đỗ chú tả truyện gọi là chìm. Thượng loại gọi là nịch, Thuyết Văn gọi là trạm.
Mạc-ma: (Phạn ngữ) Tàu gọi là tử tiết nghĩa là lóng đốt của con người như bị đánh bị đập rồi chết sớm gọi là tử tiết.
Độc diễm: Thuyết Văn nói lửa đốt cháy sáng rực, Vận Anh gọi là ánh lửa.
Si cổ: Thuyết Văn nói si là ngu si không có trí tuệ, Trịnh Chúng chú chu lễ nói: không có mắt gọi là cổ, mang mang như da trống.
Diệm ma: trong phần âm nghĩa của Đại Bát-nhã đã nói rõ.
Hồi phục: chữ hồi văn tự âm nghĩa nói: trong nước xoáy, chữ phục theo Khảo Thanh gọi là dòng nước cuồn cuộn.
Ba đào: Hứa Thúc Trọng chú Hoài Nam Tử nói: nước thủy triều vọt lên gọi là đào, Thiên Thương Hiệt nói sóng lớn gọi là đạo.
Chẩm trước: Vận Anh nói: chẩm là đam mê, Khảo
Thanh gọi là ngoạn mục, đắm trước. Trước theo Quế Uyển Châu Tòng nói: trước là gần Hán Thư gọi là chí (đến) bộ thảo và chữ giả văn kinh viết bộ mục là chữ thông dụng trong sách vở.
Luy liệt: Khảo Thanh nói luy là gầy ốm, Thuyết Văn gọi là môn. Chính là chữ sấu, chữ liệt tự như nói liệt là yếu, bộ thiểu trên bộ lực là chữ hội ý vậy.
Lục xứ: theo Phạn ngữ gọi là A-đát-na. Tàu phiên là xứ xứ nghĩa là xứ sở, là chỗ sanh ra cựu dịch là lục nhập thất. Phạn bổn là Bát-la-phiệt-xá, Tàu gọi là nhập.
Hôn mao: Thuyết Văn nói hôn là vọng, Quảng Nhã nói hôn là si mê. Chữ mao, tự thư gọi là loạn, bộ lão âm mao.
Bì hoãn: Nhĩ Nhã nói hoãn là thong thả Cố Dã Vương nói là khoan thai, theo nghĩa bì hoãn là khoan mang (chậm rãi) bộ mịch âm viên.
Ma-nạp-bà (Phạn ngữ) hoặc gọi ma-na-bà hoặc gọi na-la-ma-nạp hoặc gọi là ma-nap-phược-ca, hoặc gọi là na-la-ma-na, hoặc chỉ gọi là ma-nạp đều là lời đọc trại âm, cùng chung một nghĩa, Tàu gọi là nho đồng nghĩa là đồng tử.
Toát-ma: Khảo Thanh nói: túm lấy. Quảng Nhã nói toát là cầm giữ
Bị sanh: hoặc nó ngu dị sanh, nghĩa là ngu si ám chướng không sinh vô lậu, cổ dịch là tiểu nhi biệt sinh, vì khờ như đứa trẻ hoặc nói tiểu nhi phàm phu hoặc viết anh ngu phàm phu, hoặc nói là mao đạo phàm phu, hoặc nói mao đầu phàm phu, nghĩa tuy là một nhưng cách nhau rất xa nghĩa đầu là đúng.
Chiên-trà-la: (tiếng Phạn) chính là người chủ quả ngục hoặc kẻ hốt phân dơ
Bị cương: Khảo Thanh nói: lấy cung tên bắn chim, tự thư gọi là bỏ thân ngoài đường, hình ấy giống như cây cung, chữ này bộ cung âm canh.
Ma-quyến: Khảo Thanh nói: dùng lưới giăng bắt, hoặc bó buộc, Vận Anh nói: bắt giữ, bộ võng âm quyên.
Kinh nói: ma-quyến là ngũ dục, Ma Vương do đây mà trói buộc chúng sanh.
Bất giác: nghĩa là ngủ nghỉ
Thính bất: tự thư nói thính là cho phép, thuận theo.--------------------------------------
(Phẩm thọ ký Kim tỳ-la thiên, Bồ-tát Tạng hết quyển này).
Kiền đạt phược: (Phạn ngữ) lỗ chất. Đường gọi là thưởng thức mùi hương, lấy hương để nuôi thân cũng gọi là thần hương hành, hoặc nói là xú hương, còn gọi là tầm hương thần hoặc nói ở trên núi hương, hoặc nói thân có mùi thơm lạ Có thuyết nói đó là thần âm nhạc là nghĩa dịch vậy. Cựu gọi là càn-thát-bà, cũng gọi là càn-đạphòa đều là âm khinh trọng bất đồng của các nước.
Yết-lộ-trà: cũng là thứ đề không đẹp. Cựu gọi là calâu-la hoặc gọi là kim sí điểu.
Mạc-hô-lạc-ca: hoặc gọi là mây-hô-lạc đều đọc trại âm, Tàu gọi là đại phúc hạnh tức là thần mãng xà. Có sức thần lớn có khả năng biến thành người.
Khẩn-nại-lạc: là thần múa, thân người mà đầu ngựa hễ là nữ thì như người đoan chánh khép ca múa, phần đông làm thê thiếp với Càn-thát-bà.
Ôn-bát-la-hoa: (Phạn ngữ) Đường gọi là hoa sen xanh, hoa màu xanh, là mềm rộng, dài, mùi thơm lan khắp, thế gian này không có hoặc gọi là Ưu-bát-la.
Bát-đặc-ma-hoa: hoặc gọi là bát-đầu-ma, hoặc gọi bát-nỏa-ma, chính Phạn âm là bát-nạp-ma, Tàu dịch là hoa sen hồng, hoặc gọi là màu vàng tía.
Câu-hóa-đà: hoặc gọi câu-mễ-đà, hoặc gọi câu vật đầu, chính Phạn âm là câu-mâu-na tức là hoa sen màu đỏ thẩm, có thuyết nói màu sắc như ánh lửa.
Bôn-trà-lợi-ca hoặc gọi là Phương-đà-lợi, chính Phạn âm là Bô-nô-nỏa. Lợi-da Tàu dịch là hoa sen tuyết, loại này không có ở nhân sản sinh ở ao đại long, cũng gọi là A-nâu-liên-trì.
Y hổ: Nhĩ Nhã gọi là cậy nhờ
Đỗ-sử-đa: (tiếng Phạn) là tên của trời Không Cư Thiên trong cõi dục giới. Cựu dịch: Đâu-suất-đà hoặc gọi là Đâu Thuật hoặc gọi Đâu Sử Đa, đều đọc trại từ âm Phạn, Đường gọi là tri túc, hoặc gọi là diệu túc, phàm thánh giới địa phương nói: cõi phàm thì đa phảng dật, cõi trời thì nhiều ấm độn, cho nên gọi là tri túc, đa số các vị Bồ-tát Nhứt Sanh Bổ Xứ làm Thiên Vương ở cõi này. Tuy đầy đủ muôn hạnh và công đức thập độ nhưng vẫn chuyên ròng tinh tấn. Luận Bà-sa và chánh pháp niệm kinh nói: cõi kia lấy mây báu làm đất, dưới cách mặt biển ba mươi hai vạn du thiện na. Bốn trăm năm ở cõi nhân gian bằng một ngày một đêm ở cõi kia, tuổi thọ bốn ngàn tuổi. Thân cao hai dặm.
Tứ châu: Nhĩ Nhã nói: có thể ở trong lãnh địa bình thường gọi là châu. Nói tứ châu trong biển cả bốn phía núi Diệu cao đều có một châu. Phía Đông gọi là Thân thắng, Nam là Thiệm bộ, Tây gọi là Ngưu hóa, Bắc gọi là Cao thắng. Thân hình và tuổi thọ trong mỗi châu đều khác nhau, rộng như trong khởi thế câu xá đã nói:
Khắc-già-sa: (tiếng Phạn) là tên của một con sông ở Ấn Độ, thượng nguồn của con sông này xuất phát từ sông Vô nhiệt não, cát của nó nhuyễn mịn như bụi trần, vì không thể đếm xiết cho nên nêu ra để làm thí dụ.
Chuyên ngõa:
Lịch thạch: Khảo Thanh gọi là đá vụn, Thuyết Văn viết bộ thạch, đọc lược từ âm lạc.
Tru ngõa: tru Thuyết Văn gọi là gốc cây, chữ dưới theo Tự Thư gọi là tên khác của sát thọ.
Độc thích: Chu lễ nói thích là giết, bộ đao âm thúc. Đố-đơn-na: tiếng Phạn là tên của loài quỷ gọi là phúđơn-na, hoặc gọi phú-đà-na, đều đọc trại chứ không đúng, Tàu gọi là xú uế. Tuy thân hình nó hôi thúi nhưng nó là loài cá phước báo lớn nhất trong các loài ngạ quỷ.
Mục-kiền-liên: (đọc nhầm tiếng Phạn) chính âm Phạn gọi là Một-hùng-nô-đắc-lạc-lạ, Đường gọi là họ Thái thúc. Tổ tiên của vị đại A-la-hán này thuộc chủng tộc Thái thục lục đậu (hái đậu xanh) lấy đó mà đặt họ
Uất-đa-la tăng già: (tiếng Phạn) là tên của ca-sa bảy điều mà chúng tăng thường đắp cũng gọi là y cắt sọc.
Tứ nhữ: Vận Anh nói tứ là buông lung.
Nhiễu chuyển: Tập Huấn nói: Nhiễu là đùa giỡn nhiều loạn nhau, Tam thương nói: nhiễu là nô đùa, là ngược.
Vi nhứt thiết: Vận Anh gọi là trợ giúp. Từ bộ trảo viết thành chữ vi là đứng. Văn kinh viết chữ vi tắc.
Vi phổ: Khảo Thanh nói là làm.
Đệ đăng: Vận Anh nói đệ là thềm bằng gỗ, bục gỗ, bộ mộc, âm đệ. Chữ đăng, Quách Chú Mục Thiên tử nói đăng là cái bệ. Vận Anh nói đăng cũng như đệ, Tự Thư nói đăng là hiểm hóc, chữ này bộ phụ.
Vi kiều: Khảo Thanh nói kiều là cái cầu. Tự Thư nói kiều là cái cầu để bắt qua sông, bộ mộc âm kiều.
Lao cố: Quảng Nhã nói: lao là bền vững, Thuyết Văn nói bốn mặt đều bao bọc, Cố Dã Vương nói lao cũng như Cố Thuyết Văn gọi là xây chuồng nuôi trâu dê.
Quyết nhất: Mao Thi truyện nói: quyết là động, Dã Quỳ chú Quốc ngữ nói quyết là đi, Cố Dã Vương nói quyết cũng giống như kinh hãi, nghĩa là mau chóng. Quảng Nhã nói quyết là đạp dẫm, hoặc viết là thú quyết đều giống như chữ nhất. Thuyết Văn gọi là túng.
Xuyên triệt: Vận Anh nói: xuyên là cái hang, Thuyết Văn gọi là thông suốt, gồm bộ huyệt bộ nha. Chữ triệt theo Đỗ chú tả truyện nói: triệt là thấu đạt, Thuyết Văn gọi là thông thạo, bộ xích.
Tĩnh lự: Cổ gọi là thiền định, Thuyết Văn gọi tĩnh là thẩm sát, Khảo Thanh gọi là an ổn tĩnh mịch. Tập Huấn nói lự là suy nghĩ bộ tâm và âm lư
Quỹ phạp: Mao Thi truyện nói: quỹ là cạn kiệt, Khảo Thanh nói quỹ là nghèo thiếu, Thuyết Văn gọi là cái hộp, bộ phương âm quý, hoặc có khi viết thêm bộ mộc chữ phạp, Thượng Thư đại truyện nói đi đường mà không có tài sản gọi là phạp, Tả Thi truyện nói trái với chánh gọi là phạp.
Tam-ma địa: (Phạn ngữ) Đường gọi là định, hoặc gọi là đẳng trì hoặc gọi là đẳng chí đều có nghĩa là định.
Bát-la-nhã: âm bát là đọc nhầm âm Phạn, chánh Phạn âm là hợp hai chữ bát la, và chỉ nhưỡng. Đời Đường gọi là tuệ, cổ dịch là trí tuệ, nghĩa là sáng suốt.
Tát-đỏa: (tiếng Phạn) Đường gọi là hữu tình, cổ dịch là chúng sanh.
Táo động: Trịnh Huyền chú luận ngữ nói là không an tịnh, Giả Quỳ nói: táo là nhiễu nhương. Mật pháp nói: thích biến động gọi là táo. Thuyết Văn nói táo là tánh vội vã, bộ túc âm táo.
Tha-na: là đọc nhầm âm Phạn, chính âm là đà-nang, Tàu dịch là thí.
Mãnh lệ: Mao Thi truyện nói: lệ là ác, Trịnh Huyền nói: phạm tội làm ác gọi là lệ. Đỗ chú tả truyện nói: lệ là mãnh, Mật Pháp nói: tàn bạo (bạo mạn) không có ai thân gọi là lệ, giết hại không còn ai gọi là lệ, văn kinh viết bộ lực là sai, Thuyết Văn viết bộ hán và chữ vạn.
Sa-môn Thích Tuệ Lâm nhà dịch kinh đời Đường soạn.
(Âm từ quyển ba mươi bảy đến hết quyển năm mươi lăm gồm mười chín quyển.)
尸羅 Thi la: Đường gọi là giới, hoặc gọi là luật, hoặc gọi chung là tạng giới luật.
不怯 Bất khiếp: Cố Dã Vương nói: khiếp là sợ khiếp, Khảo Thanh nói khiếp là nhát, Thuyết Văn viết bộ khuyển, nghĩa là rất sợ, chữ hội ý.
异唾 Di thóa: Chánh thể viết bộ tỷ và chữ đệ, hoặc viết chữ đồ. Vận Anh gọi là nước mũi. Trong kinh viết chữ di, Thuyết Văn viết nhầm vi trong sách chữ di và chữ đệ lẫn lộn nên có sự nhầm lẫn này, song có công dụng như nhau. Nay Ngọc Thiên, Khảo Thanh và Vận Anh đều giống. Các nhà soạn sách đều lấy âm di, Chu Dịch Túy Quái nói: than khổ khóc lóc lấy chữ đó làm chứng minh, đó cũng là nước dãi, chữ dưới là thóa, Thuyết Văn gọi là nước miếng, Khảo Thanh gọi là nước dịch trong miệng.
犛牛 Mao ngưu: kinh Hải Sơn nói núi Phan hầu có giống thú hình giống như con trâu bốn ngón, chân nó mọc lông nên gọi là mao ngưu. Quách Phác chú nói: lưng, chân, bụng và đuôi trâu đều có lông dài. Thuyết Văn nói dân tộc Di ở Tây Nam có sâu dài gọi mao ngưu. Ô-ba-tố-ca: (tiếng Phạn) cổ dịch: Ưu-ba-bà-ca hoặc gọi là Ưu-bà-tắc đều đọc nhầm, Đường gọi là cận thiện nam, Luật hữu bộ gọi là cận sự nam, cũng gọi là cận túc nam là người gần gũi Tam bảo ở gần để phụng sự, hoặc gọi là thanh tín sĩ, thiện túc nam là nghĩa dịch.
嗚疤斯伽 Ô-ba-tư-ca: Đường dịch là cận thiện nữ hoặc gọi là cận sự nữ, nghĩa giống như trước đã giải, vì mang theo bộ nữ nên gọi là Tư-ca. Cổ dịch là Ưu-ba-dica, hoặc gọi Ưu-bà-di-ca. Cổ dịch là Ưu-ba-di-ca hoặc gọi Ưu-bà-di.
Bất ngạnh: Vận Anh nói: ngạnh là cứng cỏi. Tục viết chữ ngạnh bộ thạch cũng như chữ này.
Bất sáp: Vương Dật chú sở từ nói: sáp là khó, Quách Phác chú Phương ngôn nói sáp là rít, Thuyết Văn gọi là không trơn. Bốn bộ chỉ, viết ngược hai chữ, viết ngay hai chữ là chữ hội ý. Văn kinh chỉ viết hai bộ phận là sai, có chữ hai bộ chỉ và bộ thủy là chữ thông dụng nhưng không phải chánh thể.
Dị giải: Dị thức:
Yết-la-tần-ca: hoặc gọi A-lăng-tần-ca, Tàu dịch là chim có tiếng hót rất hay.
流湧 Lưu dũng: Thuyết Văn gọi là nước chảy bộ thủy âm thốt.
Thuyết Văn viết hai bộ thủy và chữ lâm. Nay viết chữ lưu này là sai chữ dũng. Theo Cố Dã Vương nói: sóng vỗ gọi là dũng, Thuyết Văn nói dũng là vọt lên.
Hanh cán: Bát Nhã thảo mộc nói: hanh, Thuyết Văn gọi là nhánh chính. Bộ thảo âm bình. Cán, Thuyết Văn gọi là nhánh cây, bộ can và chữ ngạn, hoặc bộ mộc và bộ can, hai chữ này đều là khứ thanh, nay lấy âm trên.
Phân tích: hoặc viết bộ phiến.
Phả tri: hoặc viết chữ phả bộ hiệt. Cố Dã Vương nói: phả là không thể, là từ ngữ. Thuyết Văn gọi là lời răn dạy trong nhà.
Nhất đích: hoặc viết bộ xước.
洄復 Hồi phục: Tự Thư nói hồi phục là dáng nước xoáy.
Huỳnh hỏa: là tên côn trùng, Nhĩ Nhã viết bộ hỏa là tia lửa. Quách Phác nói loài côn trùng ban đêm bay thì dưới bụng phát ra ánh sáng. Lễ ký Nguyệt Lệnh nói: ngày đại thử cỏ rục biến thành đom đóm. Vận Anh viết chữ huỳnh ở bộ hỏa.
Đinh liệu: Chu Lễ chú nói: ở ngoài cửa gọi là hỏa chúc, trong cửa gọi là đinh liệu. Vì nó đốt lửa chiếu sáng cho mọi người. Trịnh Huyền nói: địa chúc. Bộ hỏa âm liệu.
Thiệm-bộ Nại-đà-kim: (tiếng Phạn) chữ thiệm gồm bộ bối âm chiêm, chữ nại là bộ thủ âm nại. Tiếng Phạn gọi là tên của màu vàng ròng, cổ gọi là diêm phù đàn kim. Khởi thế nhân bổn kinh nói: nước ở bờ biển của Châu thiệm bộ này có vàng ròng. Trên bờ biển có cây thiệm bộ. Chuyển Luân Thánh Vương ra đời sai quỷ thần lấy vàng này sử dụng cho nên nhân gian thường có vàng này, nó vô cùng quý giá hơn tất cả các loại vàng khác.
Y khâm: Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói: cổ ác, cũng gọi là vạt áo.
Thuyết Văn gọi là chỗ kết khuy áo. Bộ y âm cấm.
Tô-yết-đa: tiếng Phạn, là một trong những tôn hiệu của Đức Như Lai, Tàu dịch là Thiện thệ, cựu gọi là Tugià-độ, cũng gọi là Tu-già-đa, lại gọi Tu-già-đà. Ở đây có ba nghĩa, một là tán đức, hai là bất hồi, ba là viên mãn, đều một.
Mục-chỉ-lân-đà: (tiếng Phạn) là tên một ngọn núi. Ngọn núi này có lớn nhỏ khác nhau. Cổ gọi là mục chơn lâm đà đều là biến chất. Chính Phạn âm là mẫu chỉ lân na, Tàu gọi là thoát, ngọn núi này có rồng cũng tên này. Nhứt sát na khoảnh, Mâu hô-đa-la khoảnh, Nhất labà khoảnh: khoảnh, Khảo Thanh gọi là chút ít, Tập Huấn gọi là cận trong phút chốc, sát-na la-bà mâu-hô la-đa đều là danh từ thời phần của Ấn Độ. Sát-na có hai thuyết nói đến, Câu-xá luận nói một trăm hai mươi sát-na là bằng sát-na lượng hiệp, kỳ thật là vậy. Mâu-hô-la-đa hoặc gọi mô-hô-luật-đa, luận gọi là tu duệ diêm, sách nói mô là chợt, đều là một tên. Các bộ luận như câu-xá, bà-sa đều nói rõ âm nghĩa này. Trong quyển ba và mười nói rất đầy đủ.
Hiển xưởng: Khảo Thanh nói xưởng là khai, là sáng, là lộ rõ, là đứng ở chỗ đất cao mà trông.
Thanh thúy: Khảo Thanh gọi là màu xanh ngọc, bộ vũ âm tốt.
Ca-giá-lân địa (tiếng Phạn) Đường gọi là chiếc áo mịn màng nhẹ mỏng.
Cà-sa: Khảo Thanh gọi là áo lông mà kết hoa văn, nó vốn âm của người hồ, xứ này không có, chánh dịch là áo tơ lụa.
Miên nhục: là cái nệm cỏ, bộ y. Chi bì: Ỷ chẩm: chẩm là cái gối lớn, lấy vải kết thành vật mềm để ngồi dựa.
Ôn-bát-la-hoa: hoa sen xanh, cựu gọi là ưu-bát-la.
Bát-đặt-ma-hoa: hoa sen hồng hoặc gọi là hoa sen vàng.
Câu-mẩu-na-hoa: hoa sen đỏ, màu đỏ thẩm, màu như ánh lửa. Bôn-trà-lợi hoa: là hoa sen trắng, màu như tuyết, cựu gọi là phân-đà-lợi.
Anh phát:
A-để-mục-đa-ca: cựu gọi là A-đề-mục-đa-gia, chánh gọi là A-địa mục đắc-ca, kỳ thật là một loại hoa thôi. Trung Quốc không có hoa này.
Chiêm-bác-ca: cựu gọi là phủ tư-ca, hoặc gọi là chiêm-ba, cũng gọi là chiêm bồ, hoặc gọi là hoa chiêm ba, đều là tiếng khác của tiếng địa phương. Đây gọi là hoa sắc vàng, Đại luận nói: cây hoa vàng, thêm cao lớn, hoa cũng rất thơm, mùi hương của nó bay theo gió rất xa.
Tô-mạt-xa: mạt, cựu gọi là Tô-ma-na, hoa của nó màu vàng trắng đỏ rất thơm, mới cao ba bốn thước thì xung quanh rũ lá xuống giống như cái lông.
Bà-sử-ca: cựu gọi là bà-sư-ca. A-bu-ca-ba Thát-la-ca La-ni.
Đát-la-ni: các loại hoa trên đều ở xứ Ấn Độ hoa rất thơm, kinh nói sơ lược thôi. Trung Quốc không có hoa này.
Ủy-túy: Khảo Thanh gọi là buồn phiền.
Câu-chi: tiếng Phạn là tên pháp số, kinh Hoa Nghiêm nói một trăm lạc-xoa là một câu tư.
Tăng khứ phần, ca-la phần, già-nô-na phần, khu bama phần, ưu-ba thi thương phần, năm đoạn Phạn ngữ trên đều là danh từ pháp số, nhiều lần, rộng dần cho đến nhiều vô lượng, lấy số đó để thí dụ cho các vị tiểu nhân. Thanh văn dù có thần thông vô lượng cũng không thể bì kịp với một phần thần lực của Như Lai.
Phiêu nhiên: âm nghĩa cũ gọi là mau chóng. Quảng Nhã gọi là gió vù vù, là tiếng gió thổi lá rụng.
Phệ phong tăng-già: là danh từ chỉ cho phong tai nổi lên, sức gió mạnh này có thể hủy hoại thế gian.
----------------------------------------
Tiêu thức: văn thông dụng mới: bày tỏ, ra hiệu gọi là tiêu. Thuyết Văn gọi tiêu là thức. Quế Uyển Châu Tùng nói: thức là dáng cờ bay, bộ cân âm tiêu. Văn kinh viết bộ hỏa là sai, là kiểu lửa bay vậy. Chữ dưới là thức, Quảng Nhã nói thức là cờ hiệu, sử ký nói: người cầm cờ đỏ, Khảo Thanh nói làm dấu trên đầu cờ, văn thông dụng nói: làm dấu riêng gọi là thực, Thuyết Văn là giải thích giống như Quảng Nhã, bộ cân âm thí hoặc viết chữ chí, cũng như văn kinh viết bộ hỏa, là xí nghĩa là lửa cháy mạnh, chẳng phải nghĩa kinh.
Hiệp hệt: Cố Dã Vương nói: hiệp là hẹp, không rộng. Văn kinh viết bộ khuyển thành chữ hiệp là sai, chính là thói quen của chó ngựa. Chẳng phải ý kinh, chánh âm viết bộ phụ, bộ phương âm hiệp vậy, chữ liệt Khảo Thanh gọi là yếu là nhỏ, chữ hội ý.
Tuần hoàn: Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói: tuần là theo, Khảo Thanh gọi là thuận, thiện. Quách phác lại nói tuần là bộ xước. Thuyết Văn gọi tuần là tuần hành, bộ xước âm thuẫn. Lại nói chữ thuẫn gồm bộ hán, bộ thập và bộ mục kết hợp văn kinh viết bộ nhơn là sai rất nhiều. Chữ hoàn, Quách Chú Chu lễ nói: hoàn là xoay vòng, Trịnh huyền gọi là vây quanh nhiễu vòng.
Độn căn: Thiên Thương Hiệt nói, độn là ngơ ngáo, như thuần chú sử ký nói: ngu độn giống như không biết phân biệt. Thanh Loại gọi là không linh lợi là chữ hình thanh.
Tam-ma bát-để: (tiếng Phạn) Đường gọi là định hoặc gọi là đẳng chí, là mới nhập định.
Hỗn loạn: hỗn, Khảo Thanh gọi là nước chảy mạnh. Loạn, Tả truyện nói: con người phân lại đạo đức làm loạn, loạn khởi thì tai họa xảy ra, Khảo Thanh gọi là lẫn lộn, làm nghịch. Lý Tư Thư Đàm Sơn Bi viết bộ thốn, Thuyết Văn viết bộ hựu, loạn là loạn trị, bộ ất là ất trị.
Anh đoạt: kinh viết từ bộ ương viết chữ anh là sai, âm ương là không sáng, vì không phải nghĩa kinh.
Độc thích:
Hôi tểnh: phương ngôn gọi từ cửa ải đi về cùng Tây Tần Tấn, đốt củi không hết gọi là tẩn, Thuyết Văn nói tẩn là đốt củi còn sót lại, tổn là bộ duệ bộ hỏa, nay viết chữ âm tận là sai.
----------------------------------------
Di thích: Khảo Thanh gọi là vui vẻ, hòa hợp, thích là an lạc, thiện.
Ngạo mạn: Khảo Thanh gọi là kiêu căng, phóng đảng, hoặc viết bộ nữ.
Đồ bính: Trịnh chú lễ ký nói: đào là đi, Vương Dật chú sở từ nói đào là trốn, Thuyết Văn gọi là vong, Ngọc Thiên nói bính là chạy tứ tán, hoặc viết bộ túc.
Chư kính:
Hoàng trì: Thiên Thương Hiệt nói: thành dưới hào. Thuyết Văn gọi là thành trì, có nước gọi là trì, không có nước gọi là hoàng. Bộ phụ âm hoàng.
Ủng bế: Thiên Thương Hiệt nói ủng là giữ gìn, là chữ hình thanh, chữ bế bộ môn và chữ tài.
----------------------------------------
Tẩn khiển: Tư Mã Mưu chú Trang Tử nói: tẩn là bỏ sử ký nói tẩn là bài trừ. Khảo Thanh nói là rơi rụng, chữ hình thanh.
Bì quyện: dã quỳ chú quốc ngữ bịnh mỏi mệt. Khảo Thanh nói bì là rất, nộn. Chữ quyện theo Khổng chú Thượng thư nói: quyện là giải đãi, Cố Dã Vương gọi là ngừng.
Kiển ngật: Thượng nói: kiển là nhỏ, phương ngôn nói kiển cũng như ngật, hoặc viết bộ hổ, hoặc viết bộ liễu, hoặc viết chữ khiển bộ ngôn một bên dùng như chữ ngật. Khảo Thanh gọi là khó nói, ngượng ngịu, mới nói ra được. Văn thông thường gọi là nói không lưu loát gọi đó là kiển ngật hoặc bộ khiếm.
Động tật: toán văn nói: đồng là mau lẹ, thông tục văn gọi là nói quá gọi là dư đồng. Khảo Thanh gọi là lời nói đùa, lời và khí đều mau lẹ, kinh viết bộ chu thành chữ đều là sai.
Trần độc: Thiên Thương Hiệt nói độc là cấu uế. Quảng Nhã gọi là mông, hoặc viết bộ nữ, hoặc viết bộ xước, nghĩa đồng nhau.
Tài uế:
Khiếp đạn: hoặc viết chữ khiếp bộ khuyển. Trịnh Tiễn Thi nói: khiếp là khó, Hàn Thi nói: ố, Quảng Nhã gọi là kinh hãi, Thuyết Văn gọi là rất sợ bộ tâm âm khứ. Hoàng ly: Phương ngôn nói hoàng ly là con vàng anh. Từ Quan trung đi về phương Tây gọi là hoàng li. Tục gọi là vàng anh, hoặc nói là chim sẻ tước, Quảng Chí gọi là hoàng li lưu.
Tiệp đối: tiệp là nhanh.
--------------------------------------
Huyên hoa: hoặc viết huyên bộ khẩu, cổ viết hai bộ khẩu, Quảng Nhã nói huyên là tiếng chim kêu, Thanh Loại nói huyên cũng như hoa, Ngọc Thiên gọi là chí, chữ hoa cũng như huyên, cùng sách răn nhau.
Du siểm: đã giải ở trước, cựu dịch là không phân biệt phải trái mà nói gọi là du, nói ra những lời dự tính trong lòng gọi là siểm.
Kiêu sức: là chữ thông dụng, chính là bộ thủ. Trịnh Chú lễ ký nói hiệu là giả dối, vọng sức. Khảo Thanh gọi là dĩnh, là cẩn thận.
Căng phạt: Trịnh Chú Lễ ký nói: căng là tự tôn tự đại, Hề Pháp nói tự hiền gọi là căng, Thuyết Văn viết bộ mâu, nay văn kinh viết chữ lịnh là sai.
Quyên xả: Khảo Thanh nói quyên là bỏ, Thuyết Văn nói bộ thủ âm quyên.
Bác trục: Quảng Nhã nói bác là đánh, Vận Thuyên gọi là nắm tay, Thiên Thương Hiệt gọi là đến. Thanh Loại gọi là bắt, Thuyết Văn gọi là tố trí, bộ thủ đọc lược âm bác, chữ chuyên, chữ phổ, chữ thốn. Văn kinh viết chữ chuyên là sai.
Chữ tục theo Cố Dã Vương nói: trục là đuổi theo, xua đuổi, Thuyết Văn gọi là đi.
Đào bính: đã giải ở trước.
Cao khiếu: tả truyện gọi là tiếng rú của loài sói, báo. Khảo Thanh gọi là tiếng kêu của loài cầm thú, Thuyết Văn gọi cao là bao, bộ khẩu âm cao, chữ khiếu, Vận Anh gọi là hô lớn.
Đồn trữ: Thiên Thương Hiệt nói đồng là chỗ ở của heo. Thuyết Văn nói đồn là nhà xí. Chữ hội ý, trữ theo Thuyết Văn là heo mọc nhiều lông, chữ hình thanh, văn kinh viết bộ khuyển là chữ thông dụng.
Vô trí mô: Thuyết Văn gọi là gân nằm trong thịt, bộ nhục âm mô.
Chi ngưỡng: Mao Thi truyện nói: chi là kinh, bộ y âm thị ngưỡng, Thuyết Văn gọi là trông ngóng, bộ chủy âm tiết.
Quan kiện: Thuyết Văn gọi là lấy cây chắn cửa bộ môn âm quan, Ngọc Thiên nói: nay gọi là các chốt cửa, chữ kiện Trịnh chúng Chu Lễ nói: kiện là cái then khóa, Thuyết Văn gọi là các xuyên tai đỉnh, hoặc viết chữ kiện có bộ mộc cũng tương đương, phương ngôn nói từ cửa đi về phía đông gọi là kiện. Từ cửa đi về Tây gọi là thược. Nật cận: Nhĩ Nhã nói nật cũng như cận, Đỗ chú tả truyện nói nật là thân, Nhĩ Nhã nói ni là cực, Khảo Thanh nói cực là số kinh.
Khôi hội: khôi là sư, hội là cắt, đều là chữ hình thanh.
Linh ngữ: là tên của nhà ngục thời Chu.
Trất cốc: Trịnh chú chu Lễ nói: ở dưới chân gọi là đất, trói ở tay gọi là cốc. Nhĩ Nhã nói cốc là thẳng. Thuyết Văn gọi trất là cái cùm chân, cho nên nói ở sát đất. Cốc là cái cùm tay, cho nên để cáo trời, đều là chữ hữu hình, tả thanh. Trịnh Huyền nói: người bị cáo nêu tên và tội lên để làm sáng tỏ.
Như cầu: sách nói cầu là quả bóng da, hoặc đi bộ hoặc cỡi ngựa lấy gậy đánh qua lại để tranh nhau, để giải trí, là chữ hình thanh, văn kinh viết chữ cúc.
Khai tịch: chữ khai là bộ bái, chữ tịch, Thuyết Văn gọi là mở cửa, bộ tỵ, đều là chữ hình thanh.
Kiêu cao: bộ tâm, âm kiêu, là chữ thông dụng.
Khiếp hạ: Ngọc Thiên nói: khiếp là sợ hãi, hoặc viết theo bộ khuyển, Đỗ lâm nói: vì rất sợ chó nên gọi là bộ khuyển.
Thiêu nhãn: Thanh Loại nói thiêu là quyết (móc), Vận Anh gọi là phế bỏ, loại trừ, Thuyết Văn từ bộ thủ âm diêu.
Nguyệt túc: là tên của loại hình ngày xưa, kinh sử cùng nói khác nhau, hoặc gọi là phì, là bắt chuối chân, hình đều là một, có người dân vượt tường leo vào cổng ăn trộm, hình phạt bị cắt chân, Khảo Thanh gọi là chặt chân, hoặc viết thêm bộ túc, Thuyết Văn viết bộ đao, bộ nguyệt.
Tần túc: quyển hai đã dịch.
A-già-lợi-da: (Phạn ngữ) Đường gọi là quỹ phạm sư hoặc gọi là giáo thọ sự, cựu gọi là A-xà-lê.
U-uất: Khảo Thanh nói: quanh co, Thuyết Văn gọi là khuất, chữ hình thanh, chữ uất. Khổng chú Thượng thư nói: uất là buồn bả. Quảng Nhã gọi là u uất, Khảo Thanh gọi là suy nghĩ miên man, bộ lâm và uất kết hợp.
Biếm thối: Trịnh Chú Chu Lễ nói biếm là giảm. Hà Hưu chú Công Dương truyện gọi là tổn, Mao Thi truyện gọi là trụy lạc, hoặc viết chữ ti.
Đà-na: (Phạn ngữ) Đường dịch là nhẫn nhục, hoặc gọi là an nhẫn.
Tỳ-lợi-da: Đường dịch là tinh tấn hoặc gọi là dũng tiến.
Bát-la-nhã: đọc lầm từ âm Phạn, chính âm Phạn là hợp âm của bát-la và chỉ nương, Đường gọi là tuệ hoặc trí tuệ.
Hào thiện: giá chú quốc ngữ nói hào là ngon. Mao Thi truyện nói: là hạt đậu. Tiên gọi hèm rượu. Khảo Thanh gọi là thuộc loại bánh trái. Thuyết Văn viết như chữ đạm, chữ này thuộc bộ nhục âm hào. Chữ thiền theo Trịnh Huyền nói thiện là tốt. Nay, thức ăn sang trọng gọi là thiện, Thuyết Văn viết bộ nhục.
Xa thừa:
Xa lộ: Thích Danh nói: người xưa nói âm xa như trong lời nói và việc làm là lý do đối xử với người. Chữ lệ, Thích Danh nói: lộ cương như xa, nói và thực hành ở nơi con đường.
Yêu thỉnh: Đỗ chú tả truyện nói yêu là yêu cầu, giá chú Quốc ngữ nói: yêu là cầu, Hán Thư ngữ nghĩa nói: yêu là giá, Thuyết Văn viết bộ xước.
Dũng lệ: Dương Hùng Thái Huyền kinh nói: quyết chí dứt khoát gọi là dũng. Hễ pháp nói: quân thân vì nhân nghĩa gọi là dũng, biết sẽ chết mà không tránh né gọi là dũng, Thuyết Văn gọi là dũng khí, bộ lực âm dũng. Chữ lệ theo Đỗ chú tả truyện nói: cùng sách tấn lẫn nhau gọi là lệ, chữ thông dụng xưa nay nói lệ là khuyến khích. Bộ lực âm lệ.
Tát phiệt nhã (âm Phạn): không đúng, chánh Phạn âm là tác phược chỉ nhương. Đường dịch là nhất thiết trí, cựu dịch là tát-bà-nhã.
Tủy não: Thuyết Văn gọi chất mỡ trong xương. Chữ hình thanh, não nghĩa là chất tủy trong đầu, hình tượng cũng như chữ hình thanh, bộ nhục âm não.
Đề hồ: bộ thực âm để, kinh viết chữ hổ là sai. Đề hồ tức là chất tinh trong tô, bất luận mùa đông mùa hạ thường trong vắt không đóng rết, có thể dính vào da thịt người, hoặc viết bộ dậu thành chữ đề hồ cũng được.
Hạo xỉ: Nhĩ Nhã nói hạo là trắng, bộ tự âm cáo kinh viết bộ hạch, chữ thông dụng chữ xỉ là chữ hình thanh.
Phưởng: Khảo Thanh nói các thứ dệt bằng tơ đông đặc mềm nhũn gọi là phưởng. Tích Nhĩ Nhã nói tích là kết. Tích lủy Thuyết Văn gọi là tiếp tục, lụa sông là chữ hình thanh.
Phưởng tiển: Trịnh chú lễ nói: tiển là sợi tơ gai hoặc viết chữ tuyến.
Nhất lũ: lũ cũng như tuyến.
Đố tâm: Trịnh Huyền Chú Mao Thi nói: tỏ vẻ ra bên ngoài gọi là đố. Thuyết Văn gọi là vợ ghen chồng, bộ nữ âm hộ. Văn kinh viết bộ thạch là sai.
-----------------------------------
Ô-ba-đà-na: (tiếng Phạn) Đường dịch là Thâm giáo sư. Cổ dịch là Hòa thượng, vốn là âm Hồ, Tàu dịch là Bác sĩ.
Trữ thủy: Đỗ chú tả truyện nói trữ là chủ, chứa cất, Thuyết Văn gọi là tích bộ bối âm trữ.
Điên cuồng: Vận Anh nói: bịnh điên, văn tự tập lược nói cơ thể trúng gió, nhập vào tạng nên mắc bịnh, hoặc viết bộ nạch.
Ung tiết: văn Tự Tập Lược nói: bịnh nhọt, máu huyết trong người không thông gọi là ủng, còn gọi là tiết, nghĩa là bị rôm sảy, Khảo Thanh gọi là tọa tiết.
Thư tiển: Tập Lược nói: bịnh lâu ngày thành ung thư. Tiển, Thuyết Văn gọi là hắc là o. Nhan Nhị nói: nay có hai loại hắc là o, lang ben.
Ác lệ: Trịnh Chú chu lễ nói: dịch khí bất hòa mà thành bịnh, Quách Phác chú Sơn Hải kinh nói: quá khốc liệt. Tự Thư gọi là bịnh phong hủi, tục viết chữ lại là sai, Thuyết Văn gọi là bịnh nan y, bộ nạch, chữ vạn. Có chỗ viết bộ hán, là chữ thông dụng nhưng không khớp nghĩa kinh.
Tẩy trạc: Mao Thi truyện nói: trạc là giặt rửa, Thuyết Văn gọi là giặt địa, bộ thủy âm trạch.
Đào sư: Tập Huấn nói đào là cái lò nung, âm diêu, nghĩa là cái lò nung vôi, ngói và các thứ đồ dùng, chính là âm đào. Khảo Thanh gọi là nặn đất làm bếp. Trong kinh viết bộ phụ, phụ là cái gì, đây là chữ dùng truyền thống.
Đình thực: Tống Trung chú Thái Huyền kinh nói đình là hòa hợp như thuần hóa, Chú Hán Thư nói: cầm lên, bộ thủ âm đình. Còn viết bộ thổ là sai, thực Khổng chú Thượng thư nói: đất mầu mỡ gọi là thực thích danh nói đất màu vàng mà mịn gọi là thực. Thực là bùn nhuyễn, ngự chú Lão Tử cũng nói: đình là hòa, thực là đất thợ gốm trộn đất làm đồ gốm, bộ thổ âm trực.
Ngưng đích: Khổng chú Thượng thư nói ngưng là thành, Trịnh chú lễ ký gọi là kiên cố. Địch nói: sương đóng thành băng (sương phủ dày nước dưới âm độ thì ngưng tụ). Thuyết Văn gọi là nước đá, bộ băng âm nghi, chữ nghi bao gồm bộ chảy, bộ thỉ bộ sở. Chữ đích, Thuyết Văn gọi là giọt nước, bộ thủy âm tích.
Bào mạt: là bọt nước.
Đôn xúc: hoặc viết chữ đôn, từ hình cũng giống vậy. Thanh Loại nói đôn là đồng, Tự Thư viết bộ thủ, Thuyết Văn viết chữ khuyết bộ chi âm hưởng.
Mậu dịch: Cố Dã Vương nói: mậu là giao dịch. Nhĩ Nhã gọi là chợ, thương trường, chỗ mua bán. Kinh viết chữ tư là sai. Thuyết Văn gọi là trao đổi hàng hóa, bộ bối âm mâu.
Phôi thành: Thuyết Văn nói phôi là ngói nung chưa chín, bộ thổ âm phủ.
Phi phế: phế là trừ bỏ.
Lạc đà: còn gọi thác đà, sách viết chữ thác, văn kinh viết chữ trác là sai. Đà là tên loài gia súc của phương Bắc. Quách Phác chú kinh Sơn Hải nói trên lưng của lạc đà có cục thịt nổi, sức nó gánh một ngàn cân, một ngày đi ba mươi bảy dặm, có thể biết chỗ có nước suối. Hai chữ này đều là chữ hình thanh.
Ha hiết: hoặc viết chữ ha bộ ngôn, Chu Lễ nói: người bất bình sợ quở trách và phạt. Cổ văn viết bộ chỉ trên chữ khả. Chữ hiết, văn kinh viết chữ khát là sai, Quảng Thương nói hiết cũng như ha, Quảng Nhã gọi là phẫn nộ, Thuyết Văn gọi là lớn tiếng quát tháo giận dữ, bộ khẩu âm yết.
Nhất hoạch: Hoàng Quách chú Chu Lễ nói: hoạch là cái chảo kho thịt. Quảng Nhã gọi là cái vạc. Thuyết Văn gọi là cái đỉnh âm huề, bộ kim và đọc lược chữ hoạch.
Tỏa quái: Ngọc Thiên nói tỏa là chặt đứt. Quái, Quảng Nhã gọi là nan, Tự Thống gọi là thái nhỏ thịt sống, Thuyết Văn cũng vậy, bộ nhục âm hội.
Cứ giải: Thiên Thương Hiệt nói: cái cưa, Thuyết Văn gọi là cái đẽo gỗ, chữ cứ gần bộ kim âm cư. Còn chữ thương và chữ đường.
Giáp trá: Khảo Thanh nói giáp là đê (trấn) bộ thổ âm yểm. Chữ trá: hoặc viết chữ sạ, Thuyết Văn gọi là cấp bách, bộ trúc âm sạ, âm nghĩa cũ gọi là ống trúc.
Tiên trượng: Vương Ngọc nói: dùng roi da để đánh người mắc tội. Khảo Thanh gọi là noa (bắt kẻ có tội), Thuyết Văn gọi là xua đuổi, bộ cách âm tiện, Quảng Nhã nói tiên là cứng cáp, cổ văn viết bộ nhơn và chữ văn là chữ hội ý.
Mị ngôn: Khảo Thanh nói: lời nói trong giấc ngủ, văn thông tục viết: lời nói trong mộng gọi là mị, Thuyết Văn gọi là lời nói mờ.
Ngu tráng: còn gọi là trảng. Tập Huấn nói: ngu đần gọi là tráng, Khảo Thanh nói tinh thần không sảng khoái, Thuyết Văn gọi là ngu, bộ tâm âm tráng.
Phẩn loạn.
Ngu ngãi: Thiên Thương Hiệt nói: không có thì gọi là ngãi, Phương ngôn gọi là lần thần.
Ngươn ngôn: âm nghĩa quyển ba trong phẩm một trăm tám mươi mốt của kinh Bát-nhã đã dịch.
Khu dịch: Thiên Thương Hiệt nói: đi theo sau gọi là khu, Quảng Nhã nói khu chạy vạy.
Tàu dịch: Khảo Thanh nói: tịch là một bên, là tránh là lầm lẫn, bộ nhơn âm tị.
----------------------------------------
Nghịch lữ: Thuyết Văn gọi là ngưỡng, bộ xước âm nghịch. Chữ trữ, Dã Quỳ chú Quốc ngữ nói lữ là khác. Đỗ chú tả truyện nói nghịch lữ là quán trọ, Thuyết Văn gọi lữ là ân đội năm trăm người.
Trung yểu: Đỗ chú tả truyện nói chặt ngắn lại gọi là yểu, âm nghĩa cũ gọi không hết số gọi là yểu, Thuyết Văn gọi là ủy khuất, đầu lớn, mình cong, bộ tân, âm yêu. Luy trái: Thuyết Văn nói luy là bịnh, bộ dương âm luy, chữ trái theo Thiên Thương Hiệt nói trái là phiền nhiễu, hoặc viết.
Tiệp tuệ: Khảo Thanh nói tiệp là hiện, là nhanh chóng, tiệp cũng như tuệ, Thuyết Văn viết bộ thủ âm kiến.
Nghĩ nhiên: Tự chỉ nói: gọi là đỉnh núi cao ngất, bộ sơn âm nghi, chữ ngật chữ nghi bộ chủy âm thỉ.
Liêu lệ:
Bất ủ: Quảng Nhã nói ủ là cong, Khảo Thanh gọi là còng lưng.
Nhĩ Nhã viết chữ lũ gọi là ủ lũ, bộ nhơn âm khu.
Tài ngạt: Nhĩ Nhã nói ngạt là dư, Thuyết Văn gọi là chặt cây còn sót, bộ mộc bộ dương. Văn kinh viết bộ dương là sai hoặc bộ mộc thành chữ cổ, cây không đầu là chữ hình thanh.
----------------------------------------
Bi yết: Thuyết Văn gọi là phòng ăn, Tự Thư nói khí nghẽn trong cuống hầu ăn không xuống, Vệ Hoành viết bộ thực.
Kỵ đăng: nghĩa là cái đồ ngồi nhỏ.
Hắc bác: gọi là lang lỗ, trên thân con vật có vằn đen, vằn trắng. Trọng đảm: bộ thủ âm đảm, nếu viết bộ mộc là sai.
Sơn dứu: Tập Huấn nói: giống loài khỉ vượn. Sở Từ nói: chỗ ở của khỉ vượn. Thiên Thương Hiệt nói: giống như con ly có thể bắt chuột, xứ Hà tây chưa rõ thuyết này.
Viên hầu: Sơn Hải Kinh Vương nói núi ở Đường, đình có nhiều vượn trắng. Quách Phác nói: giống như loài khỉ nhưng lớn hơn, cánh tay dài và kêu rất bi ai. Còn con hầu tức là vượn, nay gọi là hầu tôn gọi là hồ tôn.
Côn trùng: côn chính là viết hai bộ trùng, văn Tự Tập Lược nói: côn Tập Huấn nói côn là tên chung của loài côn trùng. Trùng, Nhĩ Nhã nói loài có chân gọi là trùng, nay văn kinh viết tắt một bộ trùng là sai. Bất tiếu: Quảng Nhã nói: tiếu là tựa như, loại. Thuyết Văn nói xương thịt giống nhau gọi là tiếu. Lễ ký nói: người không có nhân đức gọi là bất tiếu, văn kinh viết bộ tiểu bộ nhục.
Toát ma: Vận Thuyên nói: nắm tay lại, bộ thủ âm toát, loát. Thô hoành: đã giải ở trước.
Khỉ hội: Thuyết Văn nói: vải có thêu hoa văn, chữ hội, theo Khổng chú Thượng thư nói hội là năm sắc.
Trịnh chú luận ngữ nói hội là hội họa, hoặc viết chữ hội.
Bất tí: là chê trách, xỉa mói.
----------------------------------------
Tha hiết: chánh thể viết chữ đà, chữ dưới là hiết, kinh viết chữ hạt là sai, âm hạt ở trước đã giải.
Văn mang: ở trước đã giải thích.
Phần đổi: Khảo Thanh nói đổi là oán mà còn giận tức.
Tiên sác: Nhĩ Nhã nói tiển là tên của loại trúc. Quách Phác nói: giống như ống tiêu mà nhỏ có thể dùng để thả. Phương ngôn nói: từ cửa ải đi về hướng tây gọi binh là tiển. Chữ sác ở dưới, Quảng Nhã gọi là (thuẫn) mâu. Ty Thương nói: mâu dài trượng tám.
Sanh nhai: nhai là bờ ruộng.
----------------------------------------
Nhi huề: Ngọc Thiên nói: huề là nắm. Thuyết Văn nói huề là nhấc lên, bộ thủy âm huê, âm đồng như Khảo Thanh, chữ huề bộ triệt giống như chữ quan.
Kiêu dũng: Quảng Nhã nói kiêu là mạnh. Hứa Thúc Trọng chú Hoài Nam Tử nói: kiêu là nhanh nhẹn, Thuyết Văn viết bộ mã âm nhiêu.
Kháng cự: Khảo Thanh nói kháng là chống cự là ngăn đón, kháng là cực. Trương cưỡng cao, Thuyết Văn gọi là cán, chữ cự Khảo Thanh gọi là hãn, chống lại bộ thủ âm cự.
Kinh địch: Quảng Nhã nói kinh là vũ, Khảo Thanh gọi là rất mạnh, Thuyết Văn gọi là lực lưỡng, bộ lực âm kinh, chữ địch đã giải ở trước.
Thân nhân: Nhĩ Nhã nói tình cha gọi là nhân, lại nói tình thân thuộc của anh em. Bạch Hổ Thông nói: người phụ nữ do chồng mà thành, cho nên gọi phu là nhân, chữ hội ý.
Đoàn vãng: Trịnh chú lễ ký nói: đoàn là giữ kỹ, vo tròn, Quảng Nhã gọi là nắm lấy, bộ thủ âm đoàn. Chữ dưới là vãng, Thanh Loại nói vãn là dẫn, héo hoặc viết chữ văn bộ xa.
Tỏa nhục: Trịnh Chú Lễ ký nói tỏa là bẻ, Thuyết Văn gọi là dẫn dắt, bộ thủ âm tọa, chữ nhục, giá chú Quốc ngữ nói: nhục là sĩ nhục. Thuyết Văn viết bộ thốn, như thời nông dân xưa, dưới thời mất mùa bị túng quẩn trên thì bị đinh đao tàn sát nên bị nhục.
Phẩn nhuế: Trịnh Chú Lễ ký nói: tràn đầy uất hận, Thuyết Văn gọi là muộn (buồn phiền) đầy tràn, bộ tâm âm quý, chữ muộn âm muộn, chữ phần âm bôn.
Thương khứ: (tiếng Phạn) cổ dịch là sương khứ, hoặc thương khứ, hoặc viết hoài khứ đều đọc nhầm âm Phạn. Đường gọi là doanh bối (buôn bán đồ quý) hoặc vết là hà, là tên khác.
Táp thực: Khảo Thanh viết chữ tế, đưa vào miệng nếm, bộ khẩu âm táp, âm táp Thuyết Văn viết chữ tạm. Văn kinh viết chữ án, chữ này có hai âm, Ngọc Thiên phiên âm sáp, chẳng phải ý kinh, nay không lấy, chữ thực viết bộ cao, kinh viết bộ cấn.
Bất hoàng, hoặc viết chữ hoàng là rộng rãi, cúp giúp ý nói không nhàn rỗi.
Cưu-bàn-trà: (Phạn ngữ) tên loại quỷ, hoặc gọi cungbàn-trà, hoặc viết cung-bàn-trà đều là một, Tàu dịch thân hình giống như đông qua (dưa đông). Loại quỷ này âm nhưỡng to lớn thường vác trên lưng để đi.
Kinh ngạc: chữ thông dụng, hoặc viết chữ ngạc không có bộ tâm, hoặc viết chữ ngạc có bộ ngôn, nghĩa là lời nói ngay thẳng. Bộ tâm âm ngạc, Thuyết Văn viết chữ ngạc hai bộ khẩu và bộ hồ.
Ô-đàm-bạt-la: (tiếng Phạn) là tên một loại hoa, cựu gọi là hoa ư-đàm-ba-la, hoặc gọi hoa ưu-đàm-bà-la, lá giống như lá lê, quả như nắm tay, vị của nó ngọt, không có hoa mà kết trái, có khi có hoa mà khó thấy được, cho nên trong kinh lấy đó làm thí dụ cho những vật gì hiếm có vậy.
Hà-la-hổ-la: cổ dịch là yết-la-hổ-la, hoặc gọi là khổng-la, hoặc gọi la khổng, hoặc nói là đàm, hoặc nói là hầu la, đều là tiếng Phạn gọi là chướng, lấy ngày sanh để đặt tên, lại gọi là phú chướng. Vì sáu năm nằm trong bụng mẹ bị bào thai che chường. Kinh nói bảy năm ở trong thai mẹ, một là do nghiệp đời trước, hai là do duyên đời này, da-du-đà-la mang thai thì Thái tử xuất gia sáu năm khổ hạnh mới chứng quả. Trong sáu năm đó da-du buồn khổ, thân thể mỏi mệt không thể sanh được. Khi Thái tử thành đạo rồi da-du-đà-la vui mừng nên thân thể bình phục, mới có sức sinh con. Cho nên từ đầu đến cuối trải qua bảy năm Như Lai trở về nước bảy ngày, trước tiên là độ la-hầu-la xuất gia.
Pháp tự: Hà Hưu chú Công Dương truyện nói: tự là ăn, Bạch Hổ Thông nói tự là nối dõi. Nhĩ Nhã nói tự là tế lễ, Thi Bách Thần Miêu đều nói là tự, Thuyết Văn nói tế mùa xuân là tự, bộ thị âm tư.
Ô-cầm-nị-sa: (Phạn ngữ) là đỉnh đầu của Như Lai, cổ gọi là Ôn-cầm-ni-sa, hoặc gọi uất-cầm-ni-sa. Tàu dịch là búi tóc, theo Vô Thượng Y kinh nói: thịt trên đỉnh đầu tự nhiên nhô lên thành búi tóc.
Giải phế: Hoặc viết chữ giải là giải đãi, âm giá là sai, chữ phế theo Vận Anh nói: phế là ngừng, nghỉ, bỏ, dừng lại, bộ nghiễm, kinh viết bộ nạch là sai.
-------------------------------------
Sư phó: Cố Dã Vương nói: phó là phụ là gần gũi nhau. Thẩm xét đạo cha con, vua tôi để dạy bảo gọi là phó, Thuyết Văn gọi là giúp nhau, bộ nhơn âm phủ.
Kỳ thỉnh: Trịnh Chú chu lễ nói: kỳ là cầu đảo. Mao Thi truyện nói kỳ là cầu, là báo Nhĩ Nhã gọi là bảo, Thuyết Văn viết bộ thị âm cân đọc tắt.
Quán xá: Cố Dã Vương nói là tên của quán trọ. Chu lễ nói năm mươi dặm có một hầu, hầu là quán, trong quán có người tiếp đãi, đưa đơn, Thuyết Văn viết bộ thực âm quan, hoặc viết chữ quán bộ xá.
Tặng cầu: Cố Dã Vương nói: cất chứa của cải gọi là tàng Thuyết Văn nói tạng là thiện, bộ thần âm tụng, chữ cầu, Vận Thuyên nói: nhận của cải một cách bất chính gọi là cầu. Thuyết Văn nói lấy của cải đút lót pháp gọi là cầu, bộ bối âm cầu.
Tỏa cốt: Quảng Nhã nói tỏa là liên, Tự Thư nói là vòng tròn, Thuyết Văn gọi là tiếng ngọc, bộ ngọc âm tỏa.
Tiên lưu: Giá Nghi Tân Thư viết chữ này, Thuyết Văn viết chữ khiếm, là nước dãi, chữ hình thanh.
Hoặc nghiêu: Thuyết Văn viết chữ niết (cắn đứt) hoặc viết chữ giảo cũng được.
Hoặc niết: Thuyết Văn nói niết là cắn. Bộ xỉ âm khiếp.
Điều hước: Quảng Nhã nói điều là lừa dối, là cầu mong, là túi (tiếng kêu). Hước Mao Thi truyện nói hước là vui vẻ, Nhĩ Nhã gọi là đùa giỡn, Quách Phác nói vui đùa với nhau, Thuyết Văn nói hước tức là hí, đều là chữ hình thanh.
Vị khích: cái lỗ hổng trên tường, trên vách gọi là khích. Bộ phụ hai bộ tiểu ghép với một chữ viết, là chữ hội ý.
Đạm bạc: Khổng chú Thượng thư nói: đạm là an phương ngôn nói đạm là tĩnh, Thuyết Văn bộ tập và đọc lược chữ cam, chữ dưới là bạt. Quảng Nhã nói bạc là tĩnh Thuyết Văn gọi là vô vi, bộ tâm âm bạch.
Oánh sức: Vân Anh nói: mài giũa gọi là oánh, Khảo Thanh gọi là vật phát sáng. Tục dùng bộ ngọc là sai, Thuyết Văn gọi là khí cụ, bộ kim đọc lược âm oánh.
Bảo kịch: Khảo Thanh nói cái guốc gỗ, Thiên Thương Hiệt nói giày đan bằng gai. Nay dép cỏ dưới có gai, Thuyết Văn gọi là lược, bộ ký âm chi.
Thuần nùng: Quảng Nhã nói: thuần là tưới, Trịnh Chú Lễ ký nói thuần là rót, Khảo Thanh gọi là thấm nhuần, lộ ra rất nhiều, chữ nùng là chữ hình thanh.
Năng quyên: quyên là vứt bỏ.
Tồn cứ: hai chữ có nghĩa như nhau, tồn là ngồi bình chữ bát, cứ là ngồi xoạc chân ra.
Nhất đoàn: Thanh Loại nói đoàn là nắm, Khảo Thanh gọi là nắm lấy, nương cậy. Chữ chính của cổ kim là đoàn có bộ vi.
Tốt-đỗ-ba: cổ dịch là sổ-đầu-bà, còn gọi là thâu-bà, hoặc gọi là suất bà, tháp bà đều đọc trại từ âm Phạn chứ không đúng. Đây chính là tháp thờ xá lợi Phật, hoặc đệ tử Phật như Thanh văn, Duyên giác và Chuyển Luân Thánh Vương khi chết được nhập tháp đều gọi là tháp. Tháp xây bằng đá hoặc bằng gạch hoặc tháp gỗ, hoặc gọi cái mã vuông, hoặc gọi là miếu đều một nghĩa mà thôi.
Cơ thích: Quảng Nhã nói cơ là can ngăn, là hỏi, Trịnh chú lễ ký nói cơ là thăm dò, Thuyết Văn gọi là chê bai, bộ ngôn âm cơ. Chữ dưới là thứ: Mao Thi truyện nói thứ là trách. Hàn Thi nói thử là sai, Quảng Nhã nói thứ là oán, là sách, thích danh gọi sách viết tên họ để trình lên vua gọi là thử Thuyết Văn nói vua giết đại phu gọi là thứ. Bộ đao âm thúc, âm thúc và chữ thích giống nhau, tự như nói cây táo hoang có gai nhọn.
Y bạc: Vương Dật chú sở từ nói: bạc là dừng, Cố Dã Vương nói nay chỗ thuyền đổ bến gọi bạc.
----------------------------------------
Thời phược-ca: (tiếng Phạn) Tàu dịch là, năng hoạt, hoặc nói cánh hoạt. Cổ dịch là thời bà, hoặc gọi là già-bà đều là một.
Tụy tiết: Văn Tự Tập Huấn nói: bên trong bị sưng mủ, còn gọi là nhọt.
Hào tố: Khảo Thanh nói: khóc lớn, tiếng thống thiết, Thuyết Văn nói bào là kêu gọi, bộ hào âm hổ. Văn kinh viết chữ hiệu là chữ thông dụng. Chữ tố, là chữ thông dụng, Ngọc Thiên nói tố là kêu oan, Thuyết Văn gọi là tố cáo, bộ ngôn âm mật.
Tư súc: Khảo Thanh nói súc là tích lũy. Âm nghĩa xưa dịch là hàng hóa. Tài sản chữ đúng xưa nay sử dụng là tích tụ. Bộ hòa âm súc, có khi viết chữ súc bộ thảo.
Phương tu: Chu Lễ nói: dùng đồ ăn ngon lên cho vua gọi là tu, Trịnh Chu nói: thức ăn ngon gọi là tu. Quách Phác chú Phương ngôn nói: thức ăn chín, Thuyết Văn gọi là dâng lên bộ dương, dương là dâng lên, bộ sửu, sửu cũng là âm.
Cừu nhất: là chữ tạm dùng, chánh thể viết chữ cừu có bộ xước và chữ cầu. Mao thi nói: quân tử thảo cầu vỏ hiền của người quân tử. Truyện nói: cầu thất, Nhĩ Nhã gọi là thuật hợp, Quách Phác gọi là đối hợp. Thuyết Văn gọi là tụ hiểm, bộ xước âm cầu, văn kinh viết chữ cừu, nghĩa là oán thù, cừu oán, chẳng hợp nghĩa. Chữ thất Khảo Thanh gọi là đôi, bối. Vận Anh nói là phối hợp, Thuyết Văn nói bốn trượng là một thất, bộ phương âm thất là hợp với nghĩa trong tạng.
Khổ luân: Quách Phác chú Phương ngôn nói: luân là sợi tơ trắng, nay vùng Giang đông gọi chung là luân. Tống Trung chú Thái Huyền kinh nói: luân là luân lạc, Thuyết Văn gọi là sợi tơ màu xanh sẫm, bộ mịch âm luân. Khương-yết-la: (Phạn ngữ) là danh từ pháp số, căn cứ Câu-xá luận: trong sáu mươi loại pháp số, có chỗ gọi căng yết la. Vì nước này cửu chương hợp lại để tính thì tương đương với một trăm vạn ức. Nếu lấy tiểu số ở nhân gian để tính thì thật là khó.
Tỳ-già-ma: là tên thuốc quý ở núi Tuyết sơn.
Đình quán: Hán vì Tần chế mười dặm đặt một cái đình để người đi đường dừng nghỉ.
Tài xuất: Quảng Nhã nói tài là tạm, Cố Dã Vương nói chỉ có thể, không lâu.
Thôn khư: Tập Huấn nói: thôn là tụ lạc, chữ chính xưa nay viết bộ mộc âm thốn. Chữ khư, Quảng Nhã nói khư là ở, phong tục thường gọi khư là hư, Chu Lễ nói khư là lư, bộ thổ âm hư.
Hoát nhiên: Quảng Nhã nói hoát là rỗng không. Tự Thư nói hoát là lớn. Ngọc Thiên nói hoát là độ lượng lớn, Thuyết Văn nói hoát là chữ hình thanh, Khảo Thanh nói hoát là rộng mở, Thuyết Văn gọi là hư không, bao la, chữ đại bộ tuế, chữ hình thanh.
Khai sích: đều là chữ thông dụng, văn kinh viết chữ tích là sai, đã có chữ khai tức là hợp, Khảo Thanh viết chữ xích, xích là khai mở.
----------------------------------------
Lỗ phác: Khảo Thanh nói: lỗ là vụng về, Quảng Nhã gọi là thông. Luận ngữ gọi là ngu độn, Thuyết Văn viết bộ ngư, bộ bạch. Chữ phác: Vương Dật chú Lão Tử nói: phác là chơn chất, Khổng chú Thượng thư gọi là trì, Thuyết Văn gọi là gỗ nguyên, bộ mộc âm bốc. Khảo Thanh nói: phàm vật gì chưa điêu khắc chạm trổ đều gọi là phác.
Ma-ha-nặc-già-na lực: âm xưa gọi là tên của thần sức mạnh lộ thân hình.
A-mạt-la-quả: cựu dịch đó là quả A-ma-la cũng gọi là quả A-ma-lặc, lá giống như lá táo. Hoa của nó trắng, quả nhỏ như hồ đào. Vị nó chua chua ngọt ngọt, có thể dùng làm thuốc. Trong kinh nói như quả am-ma-lặc trong tay.
Tam-ma hất-đa: Tàu dịch là đẳng dẫn, nghĩa là bình đẳng dẫn các công đức để khiến cho đệ tử chứng nhập.
Tam-ba bán-na: vừa muốn nhập định gọi là tam-ma bát-để, đang ở trong định gọi là tam-ma bán-na, là tên khác của trước sau khi vào định.
Ca-ha-phệ-la: tiếng Phạn là danh từ thời phần.
----------------------------------------
Muôn nhãn: Khảo Thanh nói: mở mắt nhắm mắt là đã thay đổi, tục gọi chữ thuấn, hoặc chữ huyên.
Vô nhiễu: cổ văn viết chữ vô có bộ hỏa ở dưới, Khảo Thanh nói nhiễu là nắm quyền, phiền não, vì việc này mà phiền việc xưa do tham muốn nên như vậy.
Thuyết Văn gọi là loạn, bộ thủ âm ma. Văn kinh viết bộ ưu là sai.
----------------------------------------
Ế-mộc: ế là mắt bịnh, kinh viết bộ vũ cũng được, nhưng không phải chữ này. Khảo Thanh nói ế là che, đây chữ mạc tức là mạc của mắt.
Thủy bào: là bọt nước. Ba tiêu:
Hứu-hương: Thuyết Văn nói lấy mũi để ngửi gọi là hưu.
Trù nghị: Khảo Thanh nói trù là đo, lường, nghị. Khảo Thanh gọi là thương lượng, bàn bạc.
Nột-độn: bao hàm chú Luận ngữ nói: nột là chậm chạm, Thuyết Văn gọi là nói không ra lời. Thiên Thương Hiệt nói độn là ngu đần, Thanh Loại gọi là không lanh lợi, bộ kim âm độn.
Ngạnh-sáp: Khảo Thanh nói ngạnh là cứng rắn..., bộ mộc âm canh, chữ sáp đã giải ở trước.
Quan-thược: Khảo Thanh nói quan là cách, trở ngại là đóng, Thuyết Văn nói lấy cây chắn cửa, bộ môn âm quan, chữ thược. Khảo Thanh nói thược là cái khóa, Thuyết Văn gọi là khóa, là chốt cửa, bộ môn âm dược, chữ nẫu.
----------------------------------------
Tài phẩn: Khảo Thanh nói tài là trồng trọt, là nguy hiểm là bắt đầu, bộ mộc âm tai.
Quỷ trá: Quảng Nhã nói: quỷ là lừa dối, quỷ quyệt, Thuyết Văn gọi là trách. Chữ trá Tự Thư nói trá là giả dối, vọng không thật.
Doanh xưng: Cố Dã Vương nói doanh là hợp tác, Thuyết Văn gọi là kinh doanh, Khảo Thanh gọi là kết giá để lợp nhà, chữ hội ý.
Chế đa: (tiếng Phạn) Tàu gọi là tụ tướng nghĩa là chất đá xây lên cao làm tướng, cựu gọi là chi đề, hoặc gọi là chế để hoặc gọi là chỉ đề, hoặc gọi là phù đồ đều phiên dịch theo Phạn ngữ. Đây chính là nơi ghi lại dấu vết Như Lai giáo hóa, mỗi nơi như vậy đặt một cái tháp, hoặc gọi là tốt-đỗ-ba.
Thao thiết: Đỗ chú tả truyện nói: tham của gọi là thao, tham ăn gọi là thiết.
----------------------------------------
Sách lệ: Khảo Thanh nói: sách là roi, gậy. Tự Thư gọi là các thẻ, Thuyết Văn gọi là roi ngựa, bộ trúc âm thúc.
Lượng nạn: Phương ngôn nói làm cho nhiều người tin gọi là lượng, Khảo Thanh nói: do niềm tin mà vươn lên, lượng là sáng suốt, Thuyết Văn gọi là tín, bộ ngôn đọc tắt âm lương.
----------------------------------------
Thông duệ: Bát-nhã nói: duệ là biết, Tập Huấn gọi là thánh, tuệ.
Thuyết Văn gọi là hiểu thấu đáo.
Đề-khấp: Vận Thuyên nói đề khóc ra nước mắt. Ngạnh yết: Ni-kiện-trà thư-uế-la-bà luận (Trí luận ngoại đạo thế tục). Mê-già-phạt-sai-tất-già.
Yết-lợ-xa Bát-na: tên của kim loại, uể ra nó tương đương với bốn trăm đồng một hạt. Trong luật Nhất Thiết Hữu Bộ nói cũng giống như gọi vàng này. Viên nó tròn như đâu giang.
Tê-trì: đã giải thích.
Tạ Như Lai: Khảo Thanh nói tạ là cái chiếu của Như Lai.
Sy-trách: Quảng Nhã nói: sy là nhẹ, loạn. Thích danh gọi là si, Thanh Loại gọi là ngây ngô, Khảo Thanh gọi là xú ác, Thuyết Văn nói sy là buồn cười, tên của côn trùng, bộ trùng âm hủy. Trong kinh viết chữ sy đó là sai. Trách, Khảo Thanh gọi là trưng, cầu, kinh viết chữ trách, chính thể viết bộ bối âm thúc.
Đạo niếp: Quảng Nhã nói đạo là đi. Lưu Triệu chú Công Dương truyện nói: thực hành Thuyết Văn gọi là dẫm đạp, bộ túc âm điểu, chữ niếp gọi là xen bước, phương ngôn gọi là leo lên, Thiên Thương Hiệt gọi là bước gần, Thuyết Văn nói dẫm xéo, bộ túc âm niếp.
Công cự: Khảo Thanh gọi là nhanh chóng, sợ hãi. Thuyết Văn gọi là truyện, quẩn bách, bộ xước âm cừ.
Đà-đô: (Phạn ngữ) Đường nói pháp giới sinh ra tạp thân Như Lai, linh cốt xá lợi sinh ra từ pháp giới tánh.----------------------------------------
(xuất Thai Tạng hội thứ mười ba, gồm hai quyển, đây là quyển Thượng).
Bộ thời: giờ thân là xế chiều.
Hàm tật: sách nói nhuận, hàm là mùi vị, chữ hình thanh.
Nghĩ yêu: Tập Huấn nói: nghị lớn là nhện nước, nhỏ là phù du.
Thuyết Văn gọi là khơi, chữ hình thanh hoặc viết là nga.
Đà khẩu: là tên của loài súc vật, tục gọi là lạc đà, có thể cõng một ngàn cân.
Xa viên: chữ viên là tượng hình, âm viên.
Xa trục: hai đầu trục gắn hai cái chốt có thể chế làm bánh xe, văn Tự Tập Lược nói trục để giữ bánh xe.
Đăng duẫn: các loài mọc rậm như trúc.
Mạch mang: Thuyết Văn gọi là lúa mọc hoang, mùa thu trồng sâu, cho nên gọi là mạch.
Đa thế: thế là rơi.
Lưu dận: Thuyết Văn nói: con cháu nối dõi, dọi là dận, bộ nhục, chữ lưu âm thốt.
Ca-la-la: (Phạn ngữ) khi mới thọ thai, đó là tinh dịch của người cha.
Sanh trùng: Nhĩ Nhã nói con có chân gọi là trùng, văn kinh viết bộ trùng là sai, chữ mượn dùng, chánh âm hủy.
Càn xiêu: Quảng Nhã nói xiêu là ăn, Ty Thương nói rang lúa mạch gọi là xiêu, chánh thể viết bộ dậu, Quế Uyển Châu Sùng nói chở lương thực gọi là xiêu.
Nhuận ốc: là rót vào.
Tư mô
Trù lạc: lạc là cao sữa.
Chư pháo: Vận Thuyên nói: trên mặt mọc những nốt đỏ. Khai phẩu: Tập Huấn gọi là chia cắt.
Chưởng man: kinh viết từ chữ vạn viết thành man, chánh thể viết chữ văn bộ xa.
Kiên ngạnh Tràng mãn
Ngẫu ti: ngó san, chữ ti gồm hai bộ mịch. Khẩn phưởng tuyến.
Hư lụy.
Bách cấn: Thuyết Văn gọi là sức mạnh của cơ bắp.
Giao lạc: Quách Phác nói: lạc là vòng quanh, Nhĩ Nhã nói lạc là quấn cuộn, luân là dây thao, chữ hình thanh.
Chi phái:
Thương khiếp: (Phạn ngữ) Đường gọi là doanh, tức là tên nhạc cụ thái thường, giống như sừng trâu, thổi lớp thành tiếng.
Diêu sư: diêu là thợ gốm, diêu là lò nung. Mao ngưu: là loại trâu của xứ Di tây nam.
Chuyên Phú tế Túc căn
Bác hữu: Thuyết Văn gọi là giáp vai, bộ nhục âm bác, văn kinh viết bộ nhục là sai.
Lặc nhị thập tứ: Thuyết Văn gọi là hai mươi bốn cái xương sườn, bộ nhục âm lực.
Xúc lâu: Thuyết Văn gọi là xương trên đỉnh đầu. Hai chữ đều bộ cốt âm thục và lâu, đều chữ hình thanh.
Bì phu: Thuyết Văn nói da người. Điều quân: quân là điều, chữ hội ý. Lung manh Ấm á:
Luyên tích: sách nói, chân tay bị khèo.
Hữu hiếp: Thuyết Văn gọi là xương sườn, ba bộ lực, kinh viết ba bộ đao là sai.
Cách nang: cách là da, nang là cái túi.
Sàng tháp: sàng là cái giường để nằm, bộ mộc âm phiến, tháp là cái giường hẹp mà dài.
Bác ngưu: Thuyết Văn gọi là bóc, lột. Quảng Nhã nói là lột da. Văn manh: Thuyết Văn nói con nhặng gọi là côn trùng cắn người, bộ dân, bộ trùng.
Trượng chùy: Quảng Nhã nói chùy là đánh, vỗ. Chữ trượng là bộ mộc, chữ chùy là bộ thủ.
Tiên thát: tiên là cái roi giục ngựa. Quảng Nhã nói thát là đánh, Thượng Thư nói không siêng năng đối với đạo nghiệp thì lấy tay đánh.
Thỉ kế: là tên của côn trùng trong thân người. Thuyết Văn gọi là lấy lưỡi liếm thức ăn âm kế, Trịnh chú lễ ký nói: kết búi tóc.
Hữu ngạc: chữ biến thể, chính là viết chữ ngạc bộ nhục. Vận Thuyên nói: ngạc là đoạn trên nóc dộng gọi là ngạc.
Y đảm: đảm là mật ở nép trong lá gan, bộ nhục âm đảm. Y chỉ: nem có lẫn xương.
Vi địch: bộ thảo và bộ hỏa kết hợp với bộ khuyển.
Y tỳ:
Thố phúc: Thuyết Văn nói đó là tên của một giống thú, đầu nó giống như đầu con voi, vì đọc lược chữ tượng, phía sau là đuôi thỏ. Chữ phúc, Cố Dã Vương nói: phúc bao gồm ngũ tạng, Thuyết Văn gọi là cái bụng, bộ nhục âm phức.
Ức trức: ức là trước ngực, trứu Khảo Thanh gọi da nhăn. Phong gian: bệnh phong.
Thế thóa: Thuyết Văn nói: từ trong mắt chảy ra gọi là thế, chính là viết bộ tỷ, bộ đệ. Thóa Thuyết Văn gọi là chất dịch từ trong mộng tiết ra.
Lâm lịch: tiện khó vì bệnh khó đi cầu. Giới lại: vì bệnh phong hủi.
Ung thu: bịnh ung thư.
Huyền thích: bệnh phong hàn thấm vào trong tạng. Trỉ lũ: một thứ nhọt loét ở trong ngoài hậu môn.
Đàm bệnh: bệnh đờm, khí lạnh tụ trong cổ. Qua đả: soi ngựa, đánh, gỗ, bộ mộc bộ thỏ.
Sở phát: thát là đánh bằng roi vọt, bộ thủ và âm đạt. Sửu giới: Khảo Thanh nói sửu là cái cùm tay, cái cùm tay gọi là sửu, cái cùm chân gọi là giới, đều là bộ mộc.
Già tỏa: Ngọc Thiên nói già là trong cổ, bộ mộc chữ tỏa, Khảo Thanh gọi là xiềng xích, lấy vòng móc liền nhau, bộ kim âm tỏa, văn kinh viết chữ quả là sai.
Nhị nhĩ: Vận Anh nói: nhị là cắt xéo, lỗ mũi, lỗ tai. Thuyết Văn gọi là bộ tỉ, bộ đao.
Nguyệt thủ: Thuyết Văn gọi nguyệt là tuyệt, cắt tay chân, bộ đao âm nguyệt.
Tường tiệm: Khảo Thanh nói tường là tường thấp ngăn lại, bộ phiến, văn kinh viết bộ thổ, chữ tiệm. Vận Anh gọi là cái hầm nhỏ, xung quanh xây thành bao lại, Thuyết Văn viết bộ thổ âm tâm.
Sa-môn Thích Tuệ Lâm nhà dịch kinh đời Đường biên soạn. (Từ quyển năm mươi sáu hết quyển chín mươi mốt tổng cộng ba mươi sáu quyển).
(Thai Tạng hội thứ mười bốn, hai quyển, đây là Quyển hạ).
Kiếp-tỳ-la: (tiếng Phạn) là tên của một thành phố, cựu gọi là ca-duy, hoặc gọi ca-tỳ-la, hoặc gọi là ca-tỳ-la vệ đều đọc nhầm không đúng, phải nói một cách đầy đủ “kiếp-tỷ-la-phược tốt đỗ” tức là thành do vua Tịnh Phạn cai trị.
Hãn hữu: Thuyết Văn gọi là lưới đánh chim, bộ võng âm can, sách gọi là hiếm có, ít văn kinh viết bộ huyệt, chữ hãn là sai.
Nhữ oản: oản là cổ tay, bộ nhục âm oản.
Quả thâu: Thuyết Văn nói bộ y âm quả, chữ thâm gồm bộ khâu, bộ hựu, văn kinh viết bộ thủ là sai.
Phóng chiêu: là cái đồ quét phân rác, Thuyết Văn viết bộ hựu, bộ cân, bộ khuynh.
Túng tặc.
Tỳ xá khư: Phạn ngữ là tên của một nữ thí chú.
Cố miện: Vận Anh nói: miện là trông, liếc, bộ mục chữ cái hai chữ này cùng nghĩa.
Hạt di hầu: Khảo Thanh nói: hạt là mắt mù lòa, hoặc viết chữ ha.
Sàng duy: Khảo Thanh nói duy là cái màn, Thuyết Văn nói ở một bên gọi là duy, bộ câm âm duy, có chữ bộ tâm là sai.
Phùng phủ: Thuyết Văn gọi là lấy kim khâu áo, bộ mịch âm phùng, chữ phủ cũng bộ y.
Nại-lạc-ca: tiếng Phạn là tên của một địa ngục, chữ này có nhiều tên, nay lược nêu một hai tên. Đường gọi là bất khả ái lạc, hoặc gọi là bất khả cứu tế, hoặc nói vô hưu tức, hoặc gọi là vô gián.
Phẩn niệu: Thuyết Văn gọi là dẹp trừ phân nhỏ. Vận Anh nói là dơ uế, Khảo Thanh gọi là phẩn.
Chiêm bạt: Khảo Thanh gọi là bôn, hoặc viết bộ hiệp, lấy cái kẹp gắp đồ, văn kinh viết bộ cam âm kiêm là cái gông vào cổ. Chữ bạt, Khảo Thanh nói bạt là rút, nhổ. Cố Dã Vương nói: lôi ra. Quảng Nhã gọi là phát xuất, Thuyết Văn gọi là cất lên, bộ thủ, âm bạt. Thuyết Văn viết bộ khuyển âm tẩu.
Liệt xỉ: Vận Anh nói: liệt là quay, vặn. Bộ thủ âm niết. Liếc mục: Khảo Thanh nói liếc là dao động, gạt ra.
Dĩ cứ: đã dịch ở trước.
Li giải: Khảo Thanh nói li là cắt. Tự Lâm viết chữ ly hai bộ lực, văn kinh viết chữ bì là sai, kiểm tra trong tất cả sách đều không có chữ này, chỉ có chữ li này hợp với nghĩa kinh.
Thoán sàm: Tì Thương nói thoán là cái mâu ngắn. Chữ sàm, Khảo Thanh gọi là cái dầm, Quảng Nhã nói sàm là cây kim to, Thiên Thương Hiệt nói sàm là cái đục, Thuyết Văn nói lời văn sắc bén gọi là sàm, bộ kim.
Sáo thích: Khảo Thanh nói, sáo là cái mâu dài, thích gồm bộ đao âm thúc.
Bổng đả: chữ thông dụng, sách nói bổng là đánh gậy, chánh thể viết chữ bội, Khảo Thanh gọi là cái gậy lớn, Thuyết Văn gọi là công kích.
Thiết chùy: hoặc viết chữ chùy bộ mộc, Tập Huấn nói chùy là đánh, hoặc viết chữ chùy (nện, đánh), Khảo Thanh viết chữ kích (đánh, đập) chính thể là bộ mộc âm chuy, văn kinh viết bộ kim là nhầm.
Dung đồng: nung đồng.
Thiết hoạch: Khảo Thanh nói: giống như cái vạc mà không có chân, bộ kim đọc lược âm hoạch.
Á khâu.
Ao dột: đều là chữ tượng hình trong cổ văn. Ly gian: hàng rào trồng bằng gai.
Yết-la-lam: Phạn ngữ, hoặc gọi là ca-la-la.
Bình toản: Toản là cái đồ đong rượu, văn kinh viết bộ thủ là sai, phải sửa lại bộ kim mới đứng.
Như tiệt: Tập Huấn nói: gỗ tiệt.
Oa-tung: cái nồi hông, sách nói là cái chảo nhỏ.
Át-bộ-tha: (Phạn ngữ) đã dịch ở trước. Đao tiêu khẩu: sách gọi là phòng đao.
Thiết trừ: Khảo Thanh nói cái muỗng là trừ.
Khâu dẫn: căn cứ theo Chu Công Thời Huấn nói: ngày lập hạ mồng năm con giun bò ra, ngày đông chí con giun rút vào lại. Nhĩ Nhã cũng gọi là cẩn dần, vùng Giang đông gọi là ca nữ.
Kiền nam:
Hài viên: Tập Huấn nói: hài là đôi giày, mẫu giống như viên. Di thảo: cắt cỏ.
Tụ mạt: bọt nước gom lại. Thủy đài: rêu xanh trong nước. Xuy trướng.
Đoạn sư.
Thác phiến: phiên là cánh cửa, cái quạt, đồ thổi lửa.
Tùng tê: Thuyết Văn gọi là tỳ nhục.
Tạ dĩ: tạ là bằng cờ.
Tuyến khẩu: hoặc viết chữ tuyến bộ tiển.
Thiên cân: Thuyết Văn viết bộ trúc, bộ nhục bộ lực, văn kinh viết bộ thảo là sai.
Khổng khích: Thuyết Văn viết bộ phụ, bộ hạch trên bộ tiểu ở dưới, văn kinh viết bộ quả là sai.
Sai suyển: sai là chữ chánh thể, Thuyết Văn viết chữ nhị nghĩa là chênh lệch không ăn khớp, chánh thể viết chữ thùy. Chữ suyển Quảng Nhã nói suyển là ngan thái, Cố Dã Vương nói: lẫn lộn không đều, Thuyết Văn gọi là trái nhau.
Sảng thất: Mao Thi truyện nói: sảng là sai, Quách chú Nhĩ Nhã: dụng tâm sai lầm không chuyên nhất. Giá chú Quốc ngữ nói sảng là nhị, Quách chú Phương ngôn gọi là lỗi lầm. Bô li, bộ đại. Văn kinh viết bộ nhơn là sai, chữ thất là bộ thủ bộ ất, ất cũng là thanh, Quảng Nhã viết chữ thỉ là sai, Ngọc Thiên nói thất là khóc vậy.
Xảo tượng: Vận Thuyên nói: người khéo léo đối với công việc gọi là tượng, Thuyết Văn gọi là thợ mộc, bộ phương và bộ cân kết hợp, vật đã thành đồ dùng, là chữ hội ý.
Trần ế: Thuyết Văn nói trần là bụi bậm, bộ lộc và bộ thổ. Chữ ế, Quách chú Phương ngôn nói ế là che. Quảng Nhã gọi là chướng, Khảo Thanh gọi là đậy, Thuyết Văn viết bộ vũ âm ế.
Giai thúc: Quảng Nhã nói: giai là lau chùi, Thuyết Văn viết bộ thủ âm giai. Chữ thức, Quách chú Nghi lễ nói thức là sạch sẽ. Lễ ký gọi là thanh tịnh, Thuyết Văn từ bộ thủ, âm thức.
Yêu khỏa: Khảo Thanh nói khỏa là xương trên. Vận Anh nói yêu là xương dưới.
Kiên sáp: chữ sáp gồm bộ thủy, bốn bộ chỉ, chữ hai bộ chỉ là chữ hội ý, kinh viết ba bộ chỉ là sai.
Tráp tại: Khảo Thanh nói: tráp là cắm giữ, Thuyết Văn viết bộ thủ chữ sáp, văn kinh viết bộ thiên và bộ cựu là sai, Thuyết Văn nói tại là tồn tại, bộ thổ và bộ tài.
Tiêm tiêu: tiêm là chữ hội ý, chữ tiêu. Thuyết Văn tiêu là cờ hiệu, Tự Thư gọi là đầu sào, chánh thể viết bộ cân âm tiêu.
Can táo: Khảo Thanh nói táo là khô, Thuyết Văn viết bộ hỏa âm táo.
Lê hắc: Khảo Thanh nói lê là đen mà hơi vàng, Thuyết Văn gọi là khuyết, chánh tự xưa nay gọi là đen, bộ hắc đọc lược âm lê.
Hoán tô: Vận Thuyên nói hoán là ấm, hoặc viết là noãn. Du bì: lên của nước.
Phong vương: là đầu của binh đao, hoặc viết chữ phong có bộ xước. Chữ vương, Tự Thư gọi là chuôi đao, ngọn lá cỏ.
Phủ lạn: Khảo Thanh nói: thịt thối, nát, bộ nhục, âm phả, chữ lạn đã dịch.
Thôi thủ: Vận Anh nói thôi là đẩy ra, bộ thủ âm chuy, hoặc có khi viết đồi.
Luyến hoạt: Khảo Thanh nói: thịt thái từng miếng, bộ nhục âm luyến. Quảng Nhã nói: hoạt là cắt, Thuyết Văn gọi là hại, bộ đao chữ hại.
----------------------------------------
Điêu xa: Thuyết văn: diêu là động, bộ thủ âm diêu.
Cưỡng bảo: Thuyết Văn gọi cái địu con trỏ sau lưng, bộ y âm cường. Chữ bảo, Thiên Thương Hiệt nói bảo là cái tả, Thanh Loại nói: cái địu của trẻ.
Hủ mại:
Ngạnh khái: Vương Chú Sở Từ nói: ngạnh là ngang ngạnh, Nhĩ Nhã gọi là thẳng, Quảng Nhã gọi là lược, bộ mọc. Khái, Khảo Thanh nói khái là tiết tháo. Chu Lễ Trịnh chú nói: khái là đo lường, Nghệ Tông nói: ngạnh khái là nói tóm tắt, bộ mộc âm ký.
Triệu hí: Quảng Nhã nói triệu là nhấc lên, chấn chỉnh.
Thuyết Văn là bộ thủ âm trác, chữ dưới là hí. Mao Thi truyện nói: hí là đùa giỡn, Nhĩ Nhã nói hí là giỡn cợt.
Khái thấu: Thuyết Văn nói khái là ho, chữ dưới là thấu là chữ thông tục, Khảo Thanh nói khí xông ngực lên là ho, Tự Thư gọi là bệnh đàm ở cổ.
Đàm ấm:
Khảo sở: là đánh đập.
Trớ tước: Quảng Nhã nói: nhấm nuốt, Thiên Thương Hiệt nói trớ là tiếu là cắn, Thuyết Văn gọi là nhai nuốt, bộ khẩu âm thả. Thanh Loại viết bộ xỉ, chữ tước. Quảng Nhã nói tước là nhấm, Tự Thư gọi là nhai.
Thấp dĩ: Khảo Thanh nói thấp là đất ướt. Thuyết Văn gọi là thấm ướt, chữ này bộ thủy, bô ti, bộ thổ và một chữ phú. Phú là đậy đất lại nên đất ẩm ướt, chữ hội ý, kinh viết bộ nhật bộ ti là sai, thấp là âm là tên của nước ở Vũ dương đông quận.
Diên thóa: Thuyết Văn gọi là nước miếng. Chánh thể bộ thủy bộ khiếm. Chữ thóa là nước dịch trong miệng.
Ẩu nghịch: Thuyết Văn ẩu là mửa, chánh viết là âu. Hỏa chiếc: bộ nhục, chữ này là hội ý, thịt ở trong lửa.
Quyền súc: giá chú Quốc ngữ nói: súc là lùi lại, sụt lại. Tống trung chú Thái Huyền kinh nói: súc là dừng lại, Hàn Thi nói: tự xét lại mình, là chữ hình thanh.
Phong điệp: Khảo Thanh gọi là tên của loài côn trùng, làm tổ trên cây, ở dưới đất thì làm hang, có rất nhiều loại, Thuyết Văn gọi là loại có cánh và cắn người. Bộ tùng âm phùng, kinh viết chữ phong, Tư Mã Sấn chú Trang Tử nói điệp là con bướm.
Tảo sắt: Thuyết Văn gọi là con muỗi cắn người, chữ này bộ trùng âm trảo. Văn kinh viết bộ khiếm, viết tắt không thành chữ. Sất, Thuyết Văn nói côn trùng trong áo quần cắn người, bộ tùng âm tân, văn kinh viết phân nửa chữ phong là sai.
Thư trùng: chánh thể viết bộ nhục âm thư, Khảo Thanh nói con vòi trong thịt muối, Thuyết Văn gọi là con nhặng trong sữa thịt, bộ nhục âm thả. Văn kinh viết chữ thư gồm bộ trùng và chữ thả. Chữ trùng có ba bộ trùng: Nhĩ Nhã gọi là loại côn trùng có chân.
Ngư yết: Trôn, chánh thể viết chữ ngư, Thuyết Văn viết bộ đao, chữ tượng hình, bộ hỏa giống đuôi cá, đuôi cá giống đuôi ngựa, chợt giống như bộ hỏa, nhưng chẳng phải chữ hỏa, chữ yết, Khảo Thanh nói loại vật dưới nước.
Ngoan đà: Thuyết Văn gọi là con rùa, bộ mãnh con ngươn, chữ đà Thuyết Văn gọi là loại, giống như cá sấu mà to hơn. Bộ mãnh âm đơn, Thuyết Văn nói chữ đơn là chữ khấu và chữ lý, tục dùng như ngoan.
Thiền điệt: Sơn Hải kinh nói: cá hoạt hình tựa như con lươn, Quách Cảnh Thuần chú Nhĩ Nhã nói: cá thiện giống như con rắn có vằn, Thuyết Văn gọi là cá, da nó có thể làm trống, là chữ hình thanh. Chữ điệt, Nhĩ Nhã nói điệt là con đỉa, Quách Chú nói con đỉa ở nước hay hút máu người.
Bạng cáp: Lã Nhị Xuân Thu nói: bạng là con trai, loài côn trùng âm, ngày rằm con trai bạng và cáp tương cảm nhau. Thuyết Văn nói hợp có ba loại đều sống ở biển, nó sống ngàn năm thì biến hóa, gọi là đổ lệ hải, con này một trăm tuổi thì biến hóa. Khôi cáp một là phục loa là nó già biến thành cánh, bộ trùng âm hợp.
Hà mô:
Hồ hạc: hồ là loài dã can, Thuyết Văn gọi là giống thú có tài cám dỗ, còn gọi là quỷ mị. Chữ dưới là hạc, một giống thú giống như con cầy nhưng nhỏ, tính thích ngủ. Trong kinh viết bộ khuyển, Thuyết Văn là chữ đúng thể của xưa nay, kinh và thuyết đều viết bộ hàng, chánh thể viết chữ hàng, Khảo Thanh cũng viết chữ huống tức làm bằng cứ. Hoặc viết chữ hạc cũng được.
Điêu thứu:
Khương lang: Nhĩ Nhã nói khương lang là con bọ hung, Quách Phác nói loài ăn phẩn, Thuyết Văn nói khương lang là chữ hình thanh.
Hạm xa: hạm là cái cằm, hoặc viết chữ hạm cũng được.
Thối túc: chánh thể viết bộ cốt, Khảo Thanh nói thối là bắp đùi.
Tự Thư gọi là bắp chân, chánh thể xưa nay viết bộ cốt âm nỏa.
Câu chuyết: Giá chú Quốc ngữ nói xuyết, Thuyết Văn gọi là nối lại, bộ mịch âm xuyết.
Thúy hiểm: Quảng Nhã nói thúy là yếu, Thuyết Văn gọi là giòn xốp dễ vỡ, bộ nhục âm tuyệt. Lại nói chữ tuyệt là bộ mịch bộ đao, bộ tiết, là chữ hội ý.
Vô sao: cây sác, bộ mộc hoặc bộ thủ.
Dữ thoan: chữ thoan theo Hứa Thúc Trạng chú Trang Tử gọi là ái ví tre. Tập huấn gọi là thương, Thuyết Văn gọi là lấy đồ chẻ trúc đan bồ ví lúa.
Thế thóa: thế là nước miếng, đều dịch ở trước.
Cường bạt: tương truyền là chữ vay mượn chứ chẳng phải chánh thể. Chữ chánh viết hạt bộ cung lại có âm là cưỡng. Nghĩa cũng tương tự, Trịnh Huyền chú Chu Lễ nói cường là cứng rắn, khuyến hóa. Quách chú Nhĩ Nhã nói là siêng năng, Thiên Thương Hiệt nói: khỏe mạnh. Thụy Pháp nói: rộng lượng khoan thứ gọn cường, Thuyết Văn viết bộ cung bộ lực. Chữ dưới là bạt, Tự Thư nói lấy tay nắm, bạt là lấy. Nghĩa trong kinh là cứu giúp, cứu bạt, Thuyết Văn nói là bộ thủ âm bạt.
Sâm tủng: Thuyết Văn nói rừng rậm, ba bộ mộc. Chữ tủng, Khảo Thanh gọi là thượng, Trang Tử nói tủng là cao, Thuyết Văn nói bộ lập và bộ thúc, chữ hội ý.
Giới bỉ: Khổng chú Thượng thư nói: giới là đến, Trịnh Tiển Mao Thi nói: giới là nhà, Thuyết Văn gọi là đi không tiện, rất, bộ hộ âm du.
Tốt đỗ ba: âm đỗ là tiếng Phạn, tức là tháp thờ xá lợi, cựu gọi là phù đồ.
Bà-la-ni-tư: tiếng Phạn là tên của một thành phố, cựu gọi là Ba-la-nại.
----------------------------------------
(Văn Thù Thọ ký hội thứ mười lăm ba quyển).
Tân phân: Chữ tân gồm bộ mịch bộ bối âm tân. Chữ phân, Quảng Nhã nói hoa trời rơi tán loạn.
Đạm bạc: Khổng chú Thượng thư nói: đạm là an, Phương ngôn nói đạm là tĩnh, Thuyết Văn viết bộ tâm đọc lược âm cam, bạc theo Quảng Nhã nói bạc là an tịnh, Thuyết Văn gọi là vô ư, bộ tâm âm bạch.
Các tê: Thuyết Văn nói tê là cầm đi, bộ bối âm tề.
Môn khổn: Trịnh chú lễ ký nói: khổn là cổng thành ngoài. Thuyết Văn gọi là khuyết. Chữ khổn mà có chốt và chữ niếp là vật tuy một nhưng nhiều tên. Môn quắc là ngưỡng cửa. Môn niếp, môn thiết đều là các chốt cửa. Tục gọi môn thiết là lấy đá chắn lại.
Quả giả: chữ vay mượn, vốn là âm lõa, Cố Dã Vương nói: cỡi đồ để trần, bộ nhơn âm quả, văn kinh viết chữ lõa cũng được, hoặc viết bộ thân cũng có nghĩa là lộ hình.
Manh cổ: Thuyết Văn nói: mắt không có đồng tử. Chữ cổ, Thuyết Văn nói mắt mù, vì có màng che, chữ man giống như da trống nên gọi là cổ, bộ mục âm cổ.
Lung hội: lung là tai không nghe, chữ hội, Khảo Thanh có nghĩa là rất điếc, bộ nhĩ âm quý. Văn kinh viết bộ mục là sai.
Bần cũ: chữ cụ Thượng thanh, Thuyết Văn gọi là nghèo túng không có của để theo lễ.
Tồi quá cửu: Khảo Thanh nói cửu là tội lỗi, phẩn nộ, bịnh. Trích trong văn cổ, chữ cửu là bộ bốc, bộc khẩu âm cửu.
Trừng túy: Quảng Nhã nói túy là thuần. Chu Dịch nói: túy là tinh túy. Văn tự nói tinh vi, Thuyết Văn viết bộ mễ âm túy.
Triền tứ: Ngọc Thiên nói: đất trống trong chợ, chữ tứ theo Khổng chú Thượng thư nói: tứ là vạch trần. Đỗ chú tả truyện nói tứ là bày ra, bày hàng hóa ra chợ, Tự Thư gọi là cư xá. Bộ trường âm duật.
Châm chước: Dã Quỳ chú Quốc ngữ nói châm là lấy chước là đi, Thuyết Văn nói châm là cái móc câu, chữ châm gồm bộ đâu âm thậm.
Cự ty sàng: Khảo Thanh nói cự là an, chỗ nương tựa. Vận Anh gọi là dựa vào, bộ thủ âm cừ, Thuyết Văn viết bộ hổ, bộ trỉ. Văn kinh viết chữ cừ là nhầm. Lại nói chữ ty là từ bộ giáp bộ tả, Tự Thống nói: xưng một cách nhún nhường với người bên cạnh. Chữ sàng bộ mộc và bộ tường.
Giám triệt: Ngọc Thiên nói giám là soi, Quảng Nhã nói giám là chiếu, Khảo Thanh cũng dùng như vậy, Thuyết Văn viết bộ sách, bộ dục, bộ chi, kinh viết bộ khứ bộ viết là sai.
Khánh khái: là tiếng nói thoát ra từ cuống hầu. Tiếng nhẹ là khánh tiếng mạnh là khái.
Kỵ hồ: Vận Anh nói kỵ là đến cũng có nghĩa là quở trách, bộ thả và chữ ký.
Hiểm bì: Thiên Thương Hiệt nói: cong vạy, Quảng Nhã gọi là sống chết, Thuyết Văn gọi là biện luận.
Hy vọng.
Khủng khiếp: Quảng Nhã nói khiếp là khiếp nhược, Cố Dã Vương nói dùng sức mạnh để uy hiếp ba bộ lực, kinh viết ba bộ đao là sai.
----------------------------------------
Thán tiện: Hàn Thi nói tiện là tham muốn, Khảo Thanh gọi là yêu thích, ái mộ. Thuyết Văn gọi là tham dục, bộ mỹ âm my, bộ sấu, sấu là nước súc miệng.
Súc dụng: Khảo Thanh nói: súc là tích chứa, bộ hòa âm súc, kinh viết chỉ có bộ súc.
Trọng đảm: chữ chính của cổ văn là nhất tên (cử), Thuyết Văn gọi là gánh vác, bộ thủ âm đảm.
Như tây: tên của loài thú, Nhĩ Nhã nói: con này giống như heo, Quách Phác chú nói: thân hình như trâu nước, đầu to bụng phệ chân nó có ba móng đen, nó có ba sừng, một trên đỉnh, một ở trên mũi, cái trên mũi gọi là sừng ăn, thức ăn đưa vào thì chiếc sừng nhai lại. Cũng có loại một cái sừng, kinh dụ một sừng. Thuyết Văn bộ ngưu.
Lăng nghiệt: là chữ mượn dùng, bộ thủy, tên một loại nước, phải viết bộ lực mới đúng, chữ dưới là miệt, Khảo Thanh gọi là khi dễ, bộ tâm âm miệt văn kinh chỉ viết chữ miệt là sai, Thuyết Văn lại nói chữ miệt có âm là miết.
Hạp liệt: bộ phụ âm hiệp văn kinh viết bộ khuyển là sai, chữ này ở trước đã giải thích.
QUYỂN 60: không có âm nào khó.
----------------------------------------
(Bồ-tát Kiến Thật Tam-muội hội thứ mười sáu, mười sáu quyển)
Ca-lô-đà-di: chánh Phạn âm: ca-dẫn-lộ-na, dẫn theo cựu gọi là ca-lưu-đà-di, là tên của một vị A-la-hán.
Thiên tải: xe chở gọi là tải, có khi đọc nhầm thành chữ tại. Ký quản:
Cức thích: Thuyết Văn viết hai chữ thúc, âm kế kinh viết hai chữ thúc là sai, chữ dưới bộ thúc bộ đao.
Ưng bình: Thiên Thương Hiệt nói: hai cái vú ở trên bộ xương Hán Thư Vệ Chiêu nói: bốn bên ngực cao lên, ở giữa thấp xuống gọi là ưng. Thuyết Văn nói ưng là ngực, bộ nhục âm ưng, hoặc viết bộ cốt.
Dung tiêm: Khảo Thanh nói: trên dưới đều nhau, Vận Anh gọi là thẳng, Thuyết Văn gọi là ngay ngắn, bộ nhơn âm dung, kinh viết bộ nguyệt là chữ thông dụng, chữ tiêm Quảng Nhã nói tiêm là nhỏ, Thuyết Văn gọi là nhuyễn, bộ mịch hoặc viết bộ nữ, kinh viết chữ tiệt là sai. Kiếm sác: Khảo Thanh nói sác là cái mâu dài. Tế chư: Thuyết Văn nói tế là cơ nhuyễn.
Nguyên thấp: Nhĩ Nhã nói: chỗ trũng ướt gọi là thấp, hoặc viết chữ tập có bộ thủy.
Ông tước: chữ thông dụng, Khảo Thanh gọi là cây cỏ xum xuê.
Bảo tranh: Trịnh Chú lễ ký nói: vàng ngọc chưa thành đồ trang sức, Khảo Thanh cũng nói đồng thiết chưa tôi luyện, hoặc viết chữ khoáng. Khoáng, Thuyết Văn viết bộ kim âm cũng.
Túi vũ: Quảng Nhã nói trù là triền, dây thao Khảo Thanh gọi là buột thắt, bộ mịch âm chu, hoặc viết chữ trù của hy trù.
Tinh cổ: tinh hoặc viết chữ lăng, Nhĩ Nhã chú rằng cầm cờ đi hàng đầu, Quách Phác nói thứ cờ trên đầu có cắm lông. Đỗ chú tả truyện nói: cờ là tiêu biểu, Giá chú Quốc ngữ nói: cờ là nêu. Cố Dã Vương nói: hổ, người cầm cờ mao gọi là cờ đuôi trâu, cắm thẳng trên, như nay có một thứ cờ điểm. Âm mao, theo Thuyết Văn ngồi trên xe cầm cờ tiến về phía trước để dẫn đầu binh lính. Chữ cổ là để nhóm họp mọi người. Chu Lễ nói có sáu thứ trống lôi lính lệ (phù văn), (công lao)...
Dịch nói: trống là cổ động. Trịnh chú nói nghi lễ cử hành thì đánh trống là tuyền âm đi.
Ấp thích: Thiên Thương Hiệt nói: ấp là không thoải mái. Thuyết Văn gọi là bất an, chữ hình thanh. Chữ dưới là thích, Hà Hưu chú Công Dương truyện nói thích là đau. Quách Chú Luận ngữ nói nhiều ưu buồn. Thuyết Văn gọi là lo lắng sợ hãi.
Tự duyên và duyên pha: kinh viết rất nhiều chữ dục tù. Sách viết bộ nhơn là sai, mà phải viết chữ pha mới đúng.
Tiên kim: hoặc viết chữ tuyến. Thuyết Văn gọi là sợi, bộ mịch âm tiền.
----------------------------------------
Đạm mỹ: Khảo Thanh gọi là ngọt, Thuyết Văn gọi là ngon, bộ thiệt, bộ cam, chữ hội ý, hoặc viết chữ cám cũng được. Mỹ, theo Thuyết Văn gọi là vị ngon, bộ dương, bộ đại, chữ dương trong âm này. Đưa vào bếp nấu thật ngon, cho nên viết bộ dương, bộ đại là chữ hội ý.
An tiên: cái đệm lót trên yên ngựa.
Thu bí: thu là dây da trắng vào vế sau ngựa, hoặc viết chữ thu bộ mịch cũng vậy. Bí là dây cương ngựa.
Ngoa mão: Vận Thuyên nói ngoa là giày ủng, sách nói: giày của người Hồ, Mão theo Khảo Thanh gọi là cái nón đội đầu. Thuyết Văn nói trẻ em và người Man-di đội mũ này. Nay Lệ Thư viết bộ cân âm mạo.
Thần quy: là loài ở dưới nước, Chu Lễ có lục quy, Nhĩ Nhã có mười quy. Đây chính là thần quy thứ nhất, Thuyết Văn nói đó là loài xương ngoài mà thịt bên trong, đây là chữ tượng hình.
Cựu miết: tên của một loài vật dưới nước. Thuyết Văn viết bộ mãnh âm tế. Kinh viết phần nhiều là bộ ngư, hoặc bộ mãnh thành ngư miết là sai.
Kế tông: kế còn gọi là kết, Trịnh Huyền nói là kết tóc. Nay văn kinh gọi là thắt buộc đuôi ngựa, chữ tông theo Khảo Thanh gọi là bờm ngựa.
Xa cừ: Quảng Nhã nói xa cừ là đá quý.
Thạch phát chi đại: Khảo Thanh gọi là cái túi bộ cân, kinh viết chữ đới.
Môn khổn: Trịnh chú lễ ký nói: khổn là cái chốt cửa, Thuyết Văn viết bộ mộc.
Môn xu: Khảo Thanh nói: chỗ cánh cửa xoay. Nay gọi là bản lề cửa, cũng gọi là chuyển tấc, cựu gọi là cửa cũ, e rằng nghĩa này sai. Quảng Nhã nói xu là chính. Hàn Thi nói xu là mấu chốt, là chỗ xuất phát động cơ.
Hoàng bính: Trịnh chú chu lễ nói: bính là chỗ cắm, Giả Quỳ nói: quyền bính, Thuyết Văn nói bính là cái cán búa. Thiên Thương Hiệt nói bính là cái cột, bộ mộc âm bính.
Lô củng: Thuyết Văn nói phết một lớp sơn mỏng lên trụ, Thiên Thương Hiệt nói: cây cột làm trụ, cũng là trên cây trụ che một cây gỗ cong, giống như người khom xuống. Nhân đó mà đặt tên.
Đoạt thình: Khảo Thanh nói thính là tai nghe. Thuyết Văn gọi là nghe.
Đương cừ: Ti Thương nói đương là bấm lỗ tai, Thích
Danh gọi là xỏ lỗ tai để đeo vàng gọi là đương. Khảo Thanh nói cừ là bánh xe, nhưng theo nghĩa của chữ này thì người Ấn Độ các bậc vua chúa và quý tộc đều lấy vàng bạc hảo hạng đúc thành khuy đeo tai, vàng ngọc đeo vào chỗ thủng giống như bảo luân dùng các món báu đeo vào để trang điểm.
Bạt-trì: cựu gọi là bà-trỉ đều là âm Phạn đọc nhầm. Đây chính là tên của A-tu-la vương, chính Phạn âm là phược nê, không thể dịch đúng được nên để nguyên Phạn âm, cựu ghi là loài này dẫn đầu hàng A-tu-la vì đánh nhau với Đế Thích bị thất bại nên bị bắt. Vì mong được thoát nên lấy đó đặt tên.
Tri tru: Khảo Thanh nói: tri trù cũng giống như bồi hồi hoặc viết chữ trù trừ, Quảng Nhã nói trù trừ là do dự. Khảo Thanh nói trù trừ không chịu đi liền. Mao Thi truyện nói: trù trừ cũng như trịch trục (lẫn thẩn) tri trù và trù trừ là âm thinh trong của tiếng địa phương. Tâm nghi chưa quyết định, hai chữ đều bộ túc là chữ hình thanh.
----------------------------------------
Tam-ma bạt-đế: tiếng Phạn, Tàu dịch là thiện định. Diệu định hoặc gọi là Tam-ma bát-để, hoặc gọi là Tamma bát-đa, đều đọc nhầm âm Phạn.
Thù ngụ: Thiên Thương Hiệt nói: sắp ngủ, Thuyết Văn gọi là ngủ gục, chữ hình thanh. Mao Thi nói ngụ là tỉnh dậy, Thuyết Văn nói mỵ là ngủ mà mớ. Văn kinh viết bộ huyệt, bộ tâm là sai. Chánh thể viết bộ mịch.
Yểm túc. Câu lạn:
Tầm lương: chữ tầm đã giải thích trong văn trước. Lương, người tìm cầu, hay chữ câu lan, ở trên chỉ người cầm cây gậy gỗ, Thuyết Văn nói chữ lương là bộ thủy bộ nhân bộ mộc, văn cổ là bộ thủy.
Khúc linh: Thuyết Văn nói thuẩn là chấn song cửa còn linh là cái chốt cửa. Tục gọi chung là móc khóa.
Mã não: là một loại đá quý thượng bảo, đứng sau ngọc, hoặc thuộc loại ngọc có vằn, chữ hình thanh.
Xa cừ: cũng là một loại đá quý, màu trắng trong suốt, đứng kế ngọc trắng, chữ hình thanh.
Yên-la-bà-na: tiếng Phạn là tên gọi của một loại bạch tượng vương. Trời Đế Thích cỡi nó thì có đầy đủ thần thông tùy cơ biến hóa, theo ý của thiên chủ.
Cương không: Thuyết Văn nói cương là dây cương ngựa bộ mịch âm vương, hoặc viết bộ cách làm dây cương cũng được. Chữ khống, Ty Thương gọi là dòm ngựa.
Thương hộc: Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói: thương là chim quát. Thanh Loại gọi là con dong. Chữ dưới là hộc, còn có tên là hoàng hạc, mỗi khi cất cánh bay ngàn dặm, hoặc gọi là hồng hộc. Tục gọi là chim cắt. Chữ hình thanh.
----------------------------------------
Chuyên chú: Khảo Thanh nói chuyên là cây rui nhà. Thuyết Văn gọi là ai. Tần gọi đó là cây rui. Chu gọi là cây ai. Tề Lỗ gọi là giác (cây xà vuông) bộ mộc âm chuyên.
Bát-trù-giam bà-la thạch: tên một loại đá quý ở trời Đao Lợi. Loại đá này trơn láng sáng bóng làm đồ trang sức ở cung trời.
Nhị Nhĩ: Khổng chú Thượng thư nói: nhị là cắt. Trịnh chú Chu Lễ nói: cắt lỗ mũi.
Tuấn tột: Vận Anh nói: tuấn là ngựa quý. Khảo Thanh gọi là ngựa chạy nhanh, dài. Nhĩ Nhã nói tuấn là mau lẹ. Quách Phác chú Mục Thiên tử truyện nói: tên gọi cho loài ngựa đẹp, Thuyết Văn có ý nói người tài giỏi, bộ mã âm tuấn.
Tham sử: Thiên Thương Hiệt nói: sử là mau, Vận Anh gọi là cấp tốc, Khảo Thanh gọi là ngựa chạy nhanh, chữ chính xưa nay viết bộ mã và bộ sử.
QUYỂN 65: Không có âm nghĩa khó để giải
----------------------------------------
Kỳ lân: Thiên Thương Hiệt nói con đực gọi là kỳ, con cái gọi là lân. Thuyết Văn gọi đó là giống thú nhân từ. Thân của con lân như con trâu, đuôi nó có một sừng. Kinh nêu ra thí dụ một sừng, trong kinh viết hai chữ đều là bộ mã là hết sức sai lầm. Đó chính là loài ngựa vằn. Nay tục gọi chuy là ngựa nhiều vằn, chẳng phải là giống thú có điềm lành. Loại trong sách nói đến không phải chữ này, phải viết bộ lộc và chữ lận mới đúng.
----------------------------------------
Tự hoại: tự là đất trũng, Thuyết Văn nói hoại là hư bại. Đối trị: trị là sửa đổi, chỉnh lý.
San thực: Thuyết Văn gọi là nuốt, bộ thực âm sán.
Hào thiện: chữ thông dụng, chánh là chữ hào. Trịnh Tiên Thi nói: thịt ướp, chẳng phải lúa mà ăn gọi là hào. Cố Dã Vương nói: quả dưa ngon. Thuyết Văn gọi là ăn bộ nhục âm hào. Chữ thiện, Trịnh Huyền nói: thiện là tốt, thiện là thức ăn ngon, là dâng hiến, Thuyết Văn gọi là ăn, bộ nhục âm thiện.
Cổ tha: tiếng thông.
----------------------------------------
Ngoạt tỷ: Trịnh chú Chu lễ nói: nguyệt là cắt chân, căn cứ theo nhục hình cắt chân thời xưa của nước này. Người dịch kinh viết nhầm. Quyển sáu mươi tư ở trước đã viết lộn thành nhị nhĩ (cắt tai). Căn cứ theo văn này thì phải hợp với chữ nhị là loại hình xẻo lỗ tai. Sách viết mà người không phân định rõ xẻo tai cắt chân là chữ này.
Tiên đả: sách gọi là đánh, đập. Trượng thích:
Thiết hội: hội là cắt, là thái thịt.
Chùy đảo: Khảo Thanh nói chùy là đánh, cầm đập sắt ném. Chữ đảo, Khảo Thanh gọi là cái chày. Thuyết Văn gọi là lấy tay đánh, bộ thủ âm trù.
Tha đạp: tha là lần lửa, sách gọi là vấp ngã, đạp. Quảng Nhã gọi là bước đi. Thuyết Văn gọi là dẫn đạp.
Nghiêm tạc: nghiêm là chữ vay mượn, chính là viết chữ nghiệm.
Tạc là chua, có khi viết chữ thế (giấm).
Hỏa chích: Quảng Nhã nói chích là nướng, Hán Thư gọi là chỗ rất nóng, Thuyết Văn gọi là hầm thịt, thịt ở trong lửa.
Diêu mục: Thanh Loại nói diêu là móc, Thuyết Văn gọi là mạo (dùng da) bộ thủ âm diêu.
Mâu sáo: Vận Anh nói: sáo là binh trượng. Thuyết Văn gọi là mâu, dùng trong quân trận, dài hai trượng, chữ hình thanh. Văn kinh viết chữ mâu bộ kim là nhầm. Chánh viết chữ mâu là bộ mâu, sách đều không có hai chữ này. Chữ dưới là sáo, Khảo Thanh gọi là mâu dài, bộ mâu âm sáo.
----------------------------------------
Nghệ ngữ: Tập Huấn nói: lời nói trong lúc ngủ. Thanh Loại nói: trong lúc ngủ mê man nói bậy. Quảng Nhã nói, ngủ mà giật mình, Thuyết Văn gọi là mớ.
Mị ngộ: Hàn Thi nói: Mị là nghỉ. Ngọc Thiên nói ngủ say. Thiên Thương Hiệt nói: ngủ mà nói lời gì đó gọi là mị. Chữ ngộ ở trước đã giải.
Giao niêm: Khảo Công ký nói: có nhiều loại keo. Keo trắng của hưu, keo đỏ của ngựa, của trâu trắng, keo đen của chuột lớn, keo vàng của tê giác. Trịnh nói: các loại keo này đều nấu từ da của chúng. Cố Dã Vương nói: sở dĩ gọi là giao vì dùng nó dán đồ. Chữ dưới là niêm, Khảo Thanh gọi là cứng, Thiên Thương Hiệt nói niêm là dính, Thuyết Văn gọi là dính vào nhau, bộ thử âm chiêm, kinh viết bộ mễ.
Ư ác: sách gọi là vỏ trứng.
----------------------------------------
Bất huyên: Khảo Thanh nói: huyên là nhìn, bộ mục âm tuần, kinh viết chữ tuần, sai. Có kẻ không hiểu viết âm thuấn là sai, đều không đạt ý của văn này.
Vũ yêm: Khảo Thanh nói: yêm là tưới, hủ, bộ thủy âm am. Táo động: Trịnh chú Luận ngữ nói: táo là không an tịnh, động.
----------------------------------------
(Bồ-tát Kiến Thật Tam-muội hội).
Tinh xú: hoặc viết là thắng, Khổng chú Thượng thư gọi tinh là tanh, Thuyết Văn gọi là thịt chó sống, bộ nhục chữ tinh.
Chi mạn: Mao Thi nói: mạn là dài, Quảng Nhã gọi là mầm sanh trưởng. Thuyết Văn nói nó thuộc giống dây sắn, bộ thảo âm man.
----------------------------------------
Trị sai
Vị đãi: Nhĩ Nhã nói, đãi là đến. Tê phá: tê cũng là phá.
Chiên tủng: Khảo Thanh gọi là tâm bất an, kinh sợ, bộ tâm, âm thúc.
Phủ hoạch: phủ là cái chảo, hoạch theo Quảng Nhã nói hoạt là cái vạc, vật này có chân gọi là đỉnh, không chân gọi là chảo. Bộ kim âm hoạt.
Mâu sáo: chữ chính là mâu bộ mâu, chữ bình thanh, Khảo Công ký nói nó giống như cái mâu. Thuyết Văn nói nó dài hai trượng đặt trong quân trận. Quảng Nhã nói đồ dài trượng tám gọi là mâu.
Hỷ dĩ: Vận Anh nói hỷ là thích
Oản quật: Ty Thương nói: oản là khoét, Quảng Nhã nói quật là chặt, đục. Khảo Thanh gọi là đẻo.
Khiếm khứ: Ty Thương nói khứ là há miệng đánh hơi dài.
Không tiếu: Ngọc Thiên nói: tiếu là nhấm, Thiên Thương Hiệt nói: nhấm nuốt, phàm người gào không còn một ai, gọi là tiếu.
Lõa hình: đã giải ở trước.
Hiệp oán: Nhĩ Nhã nói: hiệp là cất dấu riêng. Khảo Thanh gọi là xốc vào nách, Thuyết Văn gọi cố chấp, nghĩa là tâm luôn ôm ấp mối hận không nguôi, bộ thủ âm hiệp.
----------------------------------------
Thâm thúy: Tự Thư nói: thâm là đi chiều sâu, Thuyết Văn viết bộ thủy âm thâm. Chữ thúy Thuyết Văn nói thúy là sâu xa, bộ huyệt âm toại.
Phao mộc: bọng đái, văn kinh viết chữ bào là sai, mộc là màng nhầy trong thịt, bộ nhục âm mạc.
Não cai: cọng lông trên ngón cái.
Chí khỏa: chánh thể viết bộ nhục, bộ quả. Văn Tự Tập Lược nói thịt trên đầu gối. Cổ văn viết chữ lõa. Thiên Thương Hiệt nói: hai bắp vế, Thuyết Văn gọi là đùi vế, bộ cốt âm quả.
Chí đoàn: sách nói đoàn là dọi ngón chân xuống đất và bị thương.
Dương bô: Khảo Thanh nói: Dương là kẹo mạch nha, bô là mễ phiên, cũng gọi chữ bô bộ khẩu, nghĩa là mớm cơm trong miệng đút cho trẻ ăn. Thuyết Văn cũng viết âm bô là bữa cơm quá trưa, bộ thực âm phả.
Khổng khiếu: Khảo Thanh nói: khiếu cũng là khổng. Thuyết Văn gọi là lỗ hổng, cái lỗ hỏng trên tường, bộ huyệt.
----------------------------------------
Vị soạn: chánh thể tuy viết bộ thực, chữ cổ nhưng không dùng, Mã Dung chú luận ngữ nói: soạn là ăn uống, Trịnh Huyền chú lễ nghi nói: soạn là bày ra, Quảng Nhã gọi là tiến, Thuyết Văn gọi là đủ ăn, bộ thực.
Khổ hồ: Khảo Thanh nói: hồ là quả bầu, Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói hồ là trái khổ qua, vị đắng, có độc không thể ăn được, có thể dùng làm thuốc. Thuyết Văn gọi là bào, bộ qua âm hồ.
Câu-xà-đắc-tử cập-nhâm-bà-tử: những cây này đều là tiếng Phạn, lá nó đắng có thể nấu làm thức uống trị bịnh đau đầu, tức là loại khổ đàn ở trong sự khổ luyện của nước này.
QUYỂN 75: không có từ khó
----------------------------------------
Ma văn: Vận Anh nói: văn là lau, chùi.
Khang hội: Quách Phác chú Nhĩ Nhã nói: khang là vỏ lúa, Thuyết Văn gọi là vỏ trấu, bộ hòa âm khang, hoặc viết bộ mễ cũng được. Hội, sách gọi là da sần sùi. Tự thống cũng nói: vỏ trấu, chữ này bộ hòa âm hội.
Đồng diệp: Khảo Thanh nói: đập dẹp, Ngọc Thiện nói đưa cho người đập dẹp thành lá. Điển Thuyết nói: vàng, bạc, đồng, thiết đều đáp thành dát mỏng.
QUYỂN 77: Quyển này không có âm khó.
(Phú-Lâu-na hội thứ mười bảy, ba quyển do Ngài La Thập dịch).
----------------------------------------
Lủng lệ: trong các sách đều không thấy ai viết chữ này, mà do người dịch mượn âm để lấy ý. Tuy trong kỳ vận viết bộ tâm thành chữ này. Chữ lệ ở dưới, nghĩa thuyết nói Lủng lệ là người quật cường, dù khóc lóc cũng khó mà lay chuyển họ, hai chữ này đều bộ tâm, kinh viết bộ nhân là sai.
Hội nọa: chữ dưới là bộ thị, bộ nhơn, kinh viết bộ nhục là không thành chữ.
Tu phát: chữ này chỉ viết bộ hiệt là cái đầu và bộ sam. Thời ấy dùng chữ tu bộ thủy và bộ hiệt là sai. Chữ tu trong văn cổ hai chữ thủy âm hải. Chữ phát, Cố Dã Vương nói phát là tóc, Thuyết Văn gọi là tóc.
Ky phi:
Đề khấp: chánh viết... Ngọc Thiên nói khóc không ra nước mắt, Thuyết Văn gọi là hào.
----------------------------------------
Cố khách: Đỗ chú tả truyện nói: cổ là mua, Trịnh Huyền chú nói: ở trong thị trường, ngồi bán gọi là cố.
Ải đạo: Quảng Nhã nói ải là hiểm trở, vội vàng. Trịnh chú lễ ký nói: ải là hẹp hòi, bộ phù âm ích. Đỗ Dự nói: chỗ đất hiểm trở không bằng.
Triền lõa: Khảo Thanh nói: triền là nhiễu quanh, câu thúc, Thuyết Văn gọi là bó buộc, dưới là lõa, Cố Dã Vương nói lõa giống như cái bao, Thuyết Văn gọi là cái bọc, trên dưới đều bộ y, ở giữa là bộ quả.
Thương bàn: Khảo Thanh nói: Bị Thương, Thuyết Văn viết bộ nhận, chữ ban theo Khảo Thanh gọi là sẹo, bộ mạch âm bàn.
Tiên sóc
Khiển tha đạt đa: tiếng Phạn gọi là tên một trong năm trăm Tỳ-kheo quyến thuộc đề-bà-đạt-đa.
----------------------------------------
(Hộ quốc Bồ-tát hội mười tám, hai quyển. Tam-tạng Quật-đa dịch.)
Dung tiêm: Khảo Thanh nói: trên dưới đều nhau, Vận Anh nói: dung là thẳng, bộ nhơn âm dung, kinh viết bộ nguyệt là sai, tiêm là nhỏ bé.
Hận lệ:
Tẩn xuất: Trang Chu nói: tẩn là bỏ, rơi rớt, đuổi ra, bộ thủ âm tần, kinh viết bộ nhơn là sai.
Kịch khổ:
Bất xan: Khảo Thanh nói: xan là nuốt, Thuyết Văn gọi là nhai.
Hồng hạc: hồng là loài chim bay theo bóng mặt trời. Mao Thi nói con lớn gọi là hồng, con nhỏ gọi là nhạn, đều là loài chim dưới nước, thuộc loại ngỗng, hạc trắng là chim lành, tiên nhơn cỡi nó thì sống hơn ngàn năm, lại có loại hồng hạc là loại bình thường, đều là loại màu xanh hồng, gọi là hồng hộc, thân hình như con vẹt mà nhỏ, cũng là loài chim nước.
Câu-khẩn-la: cựu gọi là câu-chỉ-la, là tên của một loại chim ở Ấn, Trung Hoa không có.
Tiều toái: là tiều tụy, hốc hác.
Trướng khiếp: Thiên Thương Hiệt nói: trù trướng là thất chí, Thuyết Văn nói trướng là buồn bã, Quảng Nhã nói khiếp là mạnh, Thuyết Văn gọi là bất phục, đều là chữ hình thanh.
Bì nang: là cái túi có đáy.
Gân cốt: ôm cân, bộ trúc, bộ nhục, bộ lực. Thuyết Văn gọi là sức mạnh của cơ bắp, có sách viết bộ thảo bộ nguyệt là sai.
Tuấn lưu: Khảo Thanh nói: nước chảy gấp. Phiêu hồi:
Thuyết Văn nói phiêu là nổi.
Tý sủng: sủng là đều, thẳng.
QUYỂN 81: không có âm khó.
----------------------------------------
(Úc-Già trưởng giả hội mười chín, một quyển, Khương Tăng Hội nhà Ngụy.)
Thường thình
Úc-già: tiếng Phạn là tên của một vị trưởng giả. Hà đảm: đảm là gánh.
Kiều thuyền: kiều là cầu, bộ mộc.
Hồ hoa: hồ còn gọi là hước, Quế uyển nói hoa là ầm ỷ.
Khẩn chế: Thuyết Văn nói khẩn là dẫn, bộ huyền dưới ngưu, chế theo Cố Dã Vương chế cũng như khẩn, Thuyết Văn nói dẫn mà túy, hoặc viết chữ chế bộ thủ. Nay văn kinh viết chữ thế là sai.
Tài hối: Khảo Thanh nói hối là của cải, hoặc viết chữ hối bộ nhật.
Trịch trục: trịch trục cũng như bồi bồi, không tiến không lùi.
Miêu từ: âm chính là tên của con mèo, Khảo Thanh nói một loại trùng lông nhạt, hình nó như con vật người ta nuôi để bắt chuột, Thuyết Văn viết bộ trỉ, văn kinh viết bộ khuyển.
Trách phạt: Mao Thi truyện nói: trích là trách, Quách chú Phương ngôn nói: giận trách lẫn nhau, lỗi lầm, bộ ngôn âm thích. Chữ dưới là âm phạt, bộ võng, bộ ngôn bộ thốn.
Thế đăng: Khảo Thanh nói thế là thềm, có thể leo lên, chữ đăng theo Khảo Thanh gọi là bực tam cấp.
A-luyện-nhi: tiếng Phạn, chết không đẹp. Cựu gọi là A-lan-nhã, Đường gọi là chỗ thanh tịnh.
----------------------------------------
(Vô Tận Phục tạng hội hai mươi. Hai quyển,
Tam-tạng Bồ-tát Lưu Chi dịch.)
Khẩn trắc: Quảng Nhã nói khẩn là chí thành, tin chắc, bộ tâm. Trắc, Quảng Nhã gọi là xót xa, Thuyết Văn gọi là bi thống, bộ tâm âm tắc.
Tâm kiên: Chu lễ Trọng Xuân Chiêu Hậu sư nội ngoại mệnh chu nuôi tằm ở Bắc giao. Khảo Thanh gọi là loại tằm nhả tơ, Thuyết Văn gọi là kén tằm, bộ trùng âm tạm. Kiên, lễ ký nói thế phụ mất, tâm phụng luôn để tỏ bày lòng mình với chồng, tằm làm xong đem dâng kiên. Thuyết Văn gọi là áo tàm kiên, bộ mục, bộ trùng.
Tống tập: Khảo Thanh nói: hợp lại, kết tơ lại. Thuyết Văn nói, người dệt tơ gọi là tống, bộ mịch âm tôn.
Tài kiến: Thuyết Văn gọi là vừa thấy.
----------------------------------------
Tật đố: Thiên Thương Hiệt nói: đó là dua vạy, Thuyết Văn gọi là lén lút.
Chế thằng: còn có âm là xế, nay lấy âm đầu, Thuyết Văn gọi là héo, bộ thủ âm chế. Thằng là sợi dây.
----------------------------------------
(Huyễn sư Bạt-đà hội hai mươi mốt, một quyển do Ngài Bồ-đề Lưu Chi dịch.)
Giảo thức: Khảo Thanh nói: giảo là sơ lược, Trịnh Huyền nói: giảo là thấy, Nhĩ Nhã nói là phải nên, Quảng Nhã gọi là hiểu, hoặc viết chữ có bộ thủ.
Biến chú: Khảo Thanh nói: mưa rưới khắp gọi là chú, đọc lược âm thụ. Văn kinh viết chữ chú có bộ vũ là sai, chính là người viết nhầm. Theo vọng tưởng của mình, chứ chữ này hoàn toàn không có.
----------------------------------------
Đại thần biến, hội thứ hai mươi hai, hai quyển, Tam tạng
Bồ-tát Lưu Chi dịch.
Niếp kiêm tỉ: Phương ngôn nói niếp là leo lên, Thuyết Văn gọi là dẫm đạp. Khảo Thanh nói đi mà không bén gót, cũng gọi là tỉ nghĩa là giây.
QUYỂN 87: không có âm khó.
----------------------------------------
Ma-ha Ca-diếp hội hai mươi ba, hai quyển, nguyệt Bà-thư-na dịch.
Nhất tiên thủy: mượn dùng, chánh thể viết bộ ngọc âm tiển. Lễ Ký nói tước, dùng chén ngọc, hạ hậu thị gọi là tiển. Ân gọi là tiểu, Chu gọi là tước, phương ngôn nói trản là cái chén, Quách Phác cũng nói cái chén nhỏ nhất, văn kinh viết bộ dậu là sai. Tập Huấn nói: tiên là chén gạn rượu đục và rượu trong, không phải nghĩa kinh.
Đoạt thủ: Quần Thư tự yếu nói: chữ đoạt là bộ đại, âm đoạt là ý nói con chim lớn có chân, tay cầm con chim mà bị giựt mất gọi là đoạt. Văn kinh viết chữ đoạt có bộ thốn ở dưới và bộ lục ở trên là rất sai. Lại có sách viết bộ khuyển là không thành chữ.
Qua đả:
Tê trì: Khảo Thanh nói: cầm của cải đưa cho người, Thuyết Văn gọi là đưa đi, bộ bối âm tề.
Ngạt tử bào phê: đều là chữ tạm mượn, chánh thể viết bộ xỉ. Tập Huấn nói chân răng. Lại nói há miệng thấy răng, Ngọc Thiên nói: răng khít, Khảo Thanh nói ngai tỉ là chó cắn lộn, răn không đều. Chữ ngai là bộ xỉ âm nhai, chữ phệ bộ khẩu và bộ khuyển, Thuyết Văn gọi là chó sủa.
Tật đố: bộ nữ âm nạch, văn trước đã giải thích, văn kinh viết một bên chữ hậu là sai. Chữ cấu là đúng, chữ hậu trong dịch là sai ý kinh.
Điên đảo: Khảo Thanh nói điên cũng như đảo, bộ nhơn âm điền, văn kinh viết chữ điên bộ sơn là sai. Sơn là đỉnh núi nên trái ý kinh.
Nhan mạo: Khảo Thanh nói mạo là dung nghi xem, hoặc viết chữ mạo bộ hiệt. Nay kinh viết bộ khuyển viết chữ lang là sai. Ngọc Thiên nói: Ngan. Thuyết Văn gọi là lang là tiếng chó tru, rất trái ý kinh.----------------------------------------
Thiết diệp: Văn kinh trước đã giải.
Dương phất: Tập Huấn nói: dòng sông, Mao Thi truyện nói bể cả mênh mông.
Huyễn nại: Thuyết Văn nói kẻ làm trò tự khoe mình nơi đường sá, bộ hành âm huyền. Mại, Thuyết Văn gọi là bán, bỏ của ra, bộ xuất âm mại. Văn kinh viết bộ thổ, bộ từ, tục dụng nhầm. Chữ mại là bộ võng.
Bạch điệp: Khảo Thanh nói: áo lông, áo hoa cỏ, bộ mao âm điệp, văn kinh chỉ viết chữ điệp là sai, chữ này là vật đựng đồ.
Chiêm miến: Mao Thi truyện nói: chiêm là ngắm nhìn. Miến,
Khảo Thanh gọi là liếc.
Thế thóa: đều là nước dịch trong miệng.
Phi hữu: Thuyết Văn nói dùng mũi để ngửi gọi là hứu. Vận Anh nói: mũi ngửi hơi, bộ tỉ âm xú. Văn kinh viết bộ khẩu là sai.
Di-đề-lệ: tiếng Phạn. Cổ gọi là Di-lặc đều đọc lược sai. Chính Phạn âm, mỗi đát lý gọi là Từ Thị Bồ-tát.
----------------------------------------
Ưu-ba-ly hội hai mươi bốn, một quyển, Bồ-đề Lưu Chi dịch.
Trắc lượng: Thuyết Văn viết chữ đồng là đúng, kinh viết bộ lý là giản lược.
Hạn hoại:
Hào khổng: chánh thể nói khiếu. Tập Huấn nói: tiếng gầm của hổ, bộ cửu bộ hổ.
Cao tướng: bay xa, âm trước đã dịch ở trước.
----------------------------------------
(Phát Thắng Chí Lạc Hội thứ 25, hai quyển này do Bồ-đề Lưu-chi dịch.)
Văn lệ: văn là lau.
Huyễn diệu: Thuyết Văn nói huyền cũng là diệu. Quảng Nhã nói huyễn huyễn là lửa rực sáng Giả chú Quốc Ngữ nói diệu là tỏ bày. Khảo Thanh nói nguyền rủa.
Triền hãn: Khảo Thanh nói: một thửa ruộng của người dân trong thành thị. Thương Hiệt Thiên nói, hãn là cái tường thấp. Thuyết Văn nói hãn là cái cổng làng.
Cỏ tiếu: Trịnh chú Lễ Ký nói: ky là quở trách Quảng Nhã nói. Xướng kỹ: Thương Hiệt Thiên nói: xướng là phường chèo. Thanh Loại nói xướng là ưu. Thuyết Văn nói là lạc Khảo Thanh nói kỹ là công xảo. Tự Thư gọi là kỹ nghệ, tài năng bộ thủ.
Sa-môn Tuệ Lâm đời Đường soạn.
(Âm Kinh Đại Bảo Tích từ quyển 92 đến 120 gồm 29 quyển).
白法臝 Bạch pháp luy: Vận Anh nói luy là gầy. 韻詮 Vận Thuyên gọi là yếu, bộ dương.
Nghị tạp:
世話 Thế thoại: Thuyết Văn nói: Bàn điều hay, Khảo Thanh nói thoại là điều hòa.
Kiêu ngạo.
噪擾 Táo nhiễu: Cố Dã Vương nói: Táo là náo động, Khảo Thanh nói táo là tánh nóng nảy. Trịnh Huyền gọi là không an tịnh. Thuyết Văn nói là mau chóng, ngọc thiên viết bộ túc. Trong kinh viết chữ sâm là sai, nhiễu, Khảo Thanh gọi là nhiễu nhương, do cái này mà phiền cái kia, bộ thủ âm nào, nay văn kinh viết chữ ưu là sai.
Cam giá.
Hận lệ là không thuận phục.
樊籠 Phiền lung: Khảo Thanh nói phần là lồng chim.
Thuyết Văn gọi chữ Thứu là không đúng.
儘齣 Tẩn xích: Tư Mã Bưu chú Trang tử nói: Tẩn là vứt bỏ. Sử ký nói gạt ra, chữ dưới là xích. Lưu Triệu Chú Công Dương Truyện nói, xích là chỉ lời nói. Quảng Nhã gọi là suy ra, Vương Dật chú Sở Từ nói mắng đuổi. Hứa Thúc Trọng Hoài Nam Tử nói: xích là gạt ra.
Khiển sáp: Chu Dịch nói khiển là khó nói, phương ngôn nói khiển là ăn, chữ sáp như Trọng Huấn giải đã nói ở trước.
-----------------------------------------
(Thiện Ký Bồ-tát Hội thứ 20.
Sáu quyển ngài La-thập dịch.)
Cách tý: Tập Huấn nói đi không bén gót gọi là tý. 屁牀 Thí sầng: Thuyết Văn nói là đồ dùng an thân, kinh viết là sai.
澡罐 Táo quán: Vận Anh nói tác là rửa. Thuyết Văn gọi là rửa tay, bộ thủy âm hào. Nay văn kinh viết chữ sâm là sai, chữ này chẳng phải nghĩa kinh. Quán là bình đựng đầy nước sạch. Tập Huấn gọi là bình múc nước, bộ phữu âm quán, trong kinh viết bộ thủy là sai. Vì chữ này nghĩa là tưới chẳng phải nghĩa kinh. Bút mặc: kinh viết chữ là sai. Tiệp tật.
親刾 Thân thích: Thích nghĩa là thân, gần. Văn kinh viết bộ nhân là sai.
形僇 Hình lục: Trịnh chú Chu Lễ nói: Lục là nhục. Giả chú Quốc Ngữ nói: Lục là giết, Khảo Thanh gọi là gia hình. Thuyết Văn viết bộ qua hoặc hộ đao, nay văn kinh viết bộ ti là sai.
文辭 Văn từ: Khảo Thanh nói: Nói lý bằng lời. Cổ văn viết, Thuyết
Văn giải tụng, viết bộ từ và bộ dương. Nay văn kinh viết bộ là sai.
Khổ não: Thuyết Văn nói: Não là, đau khổ, kinh văn viết chữ là sai, chẳng phải ý kinh, vọng tình của kẻ hạ ngu vọng viết như vậy.
Thiên nhãn
Đầu nhiên: trong kinh viết là sai vậy.
---------------------------------------
Nhục đoàn: hoặc viết chữ, văn kinh viết chữ là sai, sủy chẳng phải nghĩa kinh.
Giả tá: Văn kinh viết chữ là sai. Vì chữ giả này là họ người. Tịch tịnh
-------------------------------------
(Thiện Thuận Bồ-tát Hội thứ 20. Bảy quyển do Tam Tạng Lưu-chi dịch.)
Trướng nhiên:
Thức luyện: Chẳng phải chữ luyện có bộ ngôn mà viết là, Khảo Thanh nói là lựa chọn tinh xảo hoặc viết chữ có bộ thủ. Nay văn kinh viết chữ có bộ kim, nghĩa là nung luyện đồng, vàng, sắt, chẳng phải chữ này.
Biến thái: Khảo Thanh nói, thái là không thường hằng. Tập Huấn nói là dung mạo yểu điệu, bộ tâm âm năng.
Hối Hóa: Khảo Thanh nói hối là tài sản hoặc viết chữ hối.
Tư mạn: Khổng chú Thượng Thư nói: Tư lả tràn, Khảo Thanh nói là nhiều.
Hằng quải: (quái) đều là chữ thông thường, Khảo Thanh nói quải là treo, dừng.
Tương khiêm.
Túc đạp: Là chữ thông tục, âm này là thạp, nghĩa là giẫm trên đất dính là viết chữ. Khảo Thanh nói thạp là nhón lên.
---------------------------------------
Du yến: Khảo Thanh nói, yến là tiệc rượu, Vận Anh nói: lời nói chuyện lúc uống rượu hoặc viết chữ.
Nội ngõa: Nghĩa là bình sành chưa nung, thấy trong văn Tự Tập Lược nói, hễ bình chưa nung mà gặp mưa thì sà ra, văn kinh dùng nghĩa chữ thúy (giòn, rã)
Thanh xí: Tự Thư nói Thanh là chuồng, Khảo Thanh nói Thanh cũng là xí, bộ vi âm thanh.
Khôi hội
Như tích: Tích là phân chia, vốn từ bộ mặc và bộ phiến.
Sứ hà: Vận Anh nói sứ là nhanh gấp, bộ mã âm sứ hoặc viết chữ nay văn kinh viết chữ thành là sai, âm quyết là tên của loài ngựa, chẳng phải nghĩa kinh.
Đoàn thực: Trịnh chú Chu Lễ nói: Đoàn là tròn, Khảo Thanh nói đoàn là nắm bắt. Mao Thi Truyện nói đoàn là hội tụ, bộ thủ âm đoàn, nay theo nghĩa đoàn thực nghĩa là các vị hòa nhau.
Đàm ấm.
Biên lạc: Lưu Triệu Chú Công Dương Truyện nói biên là đan xen Thương Hiệt Thiên nói biên là sắp xếp. Thuyết Văn gọi là thư giản. Loại Thanh nói là lấy dây nối vật lại.
Song khích: Là chữ thông tục, chính là viết bộ Tự Thư gọi là giúp cho nhà có ánh sáng. Song ở trên tường gọi là cửa sổ, ở trong phòng gọi là song, chữ cổ tượng hình, nay lệ thư viết chung chữ song. Lại nói chung với, Khảo Thanh nói nay ở phòng có hai song thẳng, chữ hích...
七竅 Thất khiếu: Trịnh chú Lễ Ký nói: Khiếu là lỗ,
Trịnh chú Chu
Lễ nói: Thuyết Văn nói khiếu là khoảng không. Bì khỏa 繢籣 Hội lan: Vận Anh nói hội là thịt vữa, bộ tịch đọc lược chữ.
中洟 Trung di: Vận Anh nói, di là nước mũi.
眼眵 Nhãn si: Vận Thuyên nói si là ghèn. Thuyết Văn gọi là nước dịch trong mắt.
磨瑩 Ma oánh: Vận Anh nói: mài châu ngọc, oánh là làm cho nó sáng.
慰狐狼 Ủy hồ lang: Vận Anh nói ủy là trâu nằm, Khảo Thanh gọi là cho ăn.
Khóa huyển: Khổng chú Thượng Thư nói: ngạo nghễ quá mức. Mật pháp gọi là lời hoa mỹ không thật, bộ ngôn và văn kinh viết chữ chữ thông tục là sai, chữ dưới (đã giải) thích.
---------------------------------------
(Ưu-đà-diên Vương Hội thứ 29.
Một quyển do Tam Tạng Lưu-chi dịch)
Câu-diệm-di: Câu này là tiếng Phạm, không tìm chữ nghĩa. Tên của một nước thuộc Trung Ấn Độ. Lúc Phật tại thế, nước này có vua tên Ô-đà-na, Đường dịch là xuất ái, Cổ dịch là Ưu-đà-diên, hoặc Ưu-điền Vương.
Cảnh hạng: Thương Hiệt Thiên nói: Cảnh là trước cổ, hạng là ở sau cổ. Thuyết Văn gọi là cổ, đều từ bộ hiệt. Bị ách: Ách là cái vai xe, ách là trở ngại, kinh viết chữ là chữ thông tục chánh thể phải viết bộ ho và.
Nhủ bổ: Hứa Thúc Trọng chú Hoài Nam Tử nói trong miệng mớm thức ăn cho trẻ. Khảo Thanh nói thức ăn ngậm trong miệng như chim con nó ăn, bộ khẩu âm bổ, văn kinh viết bộ thực là sai, chữ vốn âm bộ.
Mậu dịch: Nhĩ Nhã nói mậu là chợ, Cố Dã Vương gọi là giao dịch.
Hào khiếu: Tả Truyện nói tiếng gầm của loài lang sói. Thuyết
Văn nói hào là gầm hét, khiếu, Quảng Nhã gọi là kêu, Tự Thư nói là hô, Thuyết Văn gọi là hống.
翳茶迦 Ế-trà-ca (tiếng Phạm) một loại trùng, ăn phân như bọ hung. 注膊 Chú bạc: Văn kinh viết chữ là sai. Tự Thư đều không có chữ này.
Diêu sư.
Thiên thế: Tiên là nước miếng, văn kinh viết chữ di là sai.
Thương lẫm: chữ sử dụng lúc bấy giờ. Thuyết Văn viết chữ là thương, chữ tượng hình, chữ thập và, như cửa sổ, cửa chính trong nhà nay lệ thư thêm bộ hòa.
稉轼 Canh thức: canh: Thương Hiệt Thiên nói là vỏ trấu. Thuyết Văn nói là cám bộ hòa âm quảng. Khảo Thanh nói thức là ủ thóc.
顛仆 Điên phó: Tự Thư nói điên là đổ xuống, cử chân chữ hiệt, hoặc bộ nhân viết là điên đảo kinh viết hai chữ chân là sai lầm, chữ phó ở dưới, cùng âm với chữ phó bộ tẩu, Khảo Thanh nói phó là nằm ngửa.
游泳 Du vịnh: Du, Khảo Thanh nói trôi theo dòng nước, bộ thủy.
Vịnh, Mao Thi Truyện nói lặn, Nhĩ Nhã nói vịnh là du. Quách Phác nói ẩn tánh dưới đáy sông, bộ thủy âm vịnh.
跳蹢 Khiêu trịch: khiêu là nhảy, trịch cũng nhảy. 謊湯 Hoạch thang, (đã giải) ở đầu.
Thiết táo: Tự Thư nói táo là cái máng ngựa.
鐵 Thiết tủy: Vận Anh nói tủy là mỏ chim, Vận Thuyên cũng nói là mỏ chim. Thám trác 溏喂 Đường úy: nghĩa là lửa than nóng.
銛利 Tiêm lợi: 洋獞 Dương đồng:
(Quyển này có hai hội. Diệu Tuệ Đồng Tử thứ 30.
Hằng Hà Thượng Thư 31 đều do Bồ-đề Lưu-chi dịch.)
Tự hoại: còn có âm là tử. Tự Thư gọi là tưới, thấm vậy. Xu xiểm.
Phổ hợp: Khảo Thanh nói hợp là hòa vậy. Trang hiệu: là trang sức.
Xuyên tạc: Thuyết Văn nói xuyên là thấu qua bộ nha ở dưới bộ huyệt, là chữ hội ý tạc, Khảo Thanh nói đẽo gỗ làm đồ dùng Thuyết Văn nói là đẽo gỗ.
---------------------------------------
(Vô Úy Bồ-tát Hội thứ 31, hai quyển nay do ngài Phật Đà-phiến-đa dịch.)
寳屩 Bảo cược: Thuyết Văn nói cược là giày đan bằng gai, là từ chữ lý. Nay văn kinh viết bộ túc là sai. 陕劣 Hiệp liệt: Hiệp là nơi hiểm trở, bộ phụ âm hiệp, văn kinh viết bộ khuyển là dùng sai, hiệp tập là chữ nói về chó ngựa, chẳng phải nghĩa kinh.
篦厤 Bề-ma: Khảo Thanh nói Bề là tên của loại cỏ cây nó giống loài trùng trong thân trâu nên lấy đó đặt tên, bộ thảo, nay văn kinh viết bộ trùng, đều chẳng phải chữ này.
躑斶 Trịch xúc: (đã giải) ở quyển 82.
小髮 Tiểu phát: Tự Thư nói, cột tre thả trôi trên mặt nước.
Văn kinh viết chữ phiệt là chữ thông tục chẳng phải chánh thể.
大鲌 Đại bạc: Thuyền lớn đi trên biển gọi là bạc. 一靮 Nhất đích 女得 Nữ đắc: Văn ba đoạn sau đều viết chữ nhữ đều nói là 若舐. Nhược thỉ: Thuyết Văn nói lấy lưỡi gắp vật, hoặc viết, đều là chữ cổ. Kinh viết chữ là sai, chưa rõ xuất xứ. Nhược hứu: (đã giải).
---------------------------------------
(Vô Cấu Thí Bồ-tát thứ 33.
Một quyển năm phẩm do Trúc Pháp Hội dịch.)
Thế phát: Thuyết Văn nói thế là râu ria, bộ tu âm đệ, lớn là râu nhỏ là ria. 眼絢 Nhãn huyền: Kiểu nháy mắt gọi là huyền.
Lủng giai.
Bác trông: Bác là bắp chân, bộ túc âm duyên. Thuyết Văn nói chữ chuyên viết bộ thốn ở dưới hoặc viết, chữ dưới là trông.
Kỳ lân: Là loài thú có điềm lành, trên đầu có sừng,
(ở trước đã giải thích).
---------------------------------------
(Công Đức bảo Hoa Bồ-tát Hội, thứ 34 và Nhập Thiện Trụ ý hội thứ 39 cùng một quyển).
射術 Xạ thuật: Xạ: Thuyết Văn nói bắn cung, tên vào thân từ tầm xa, bộ thân và thốn. Thốn là pháp độ hoặc viết bộ. Chữ thuật theo Hàn Thi nói: Thuật là pháp thuật. Trịnh chú Lễ Ký nói thuật là đạo thuật kỹ nghệ. Thuyết Văn nói là đạo trong ấp bộ hành âm thuật. 鬱多羅僧伽 Uất-đa-la Tăng-già: (tiếng Phạm) tên của chiếc y Tăng. Tức là y bảy điều, là chiếc y thường mặc trong ba y. Cũng gọi là thượng y thấy trong Nam Hải Ký Quy Truyện.
欄楯 Lan thuận: Thuyết Văn nói lan là lan can. Tung gọi là lan, hoành gọi là thuẫn. 乞匃 Khất cái: Vận Anh nói cái cũng như khất. Thuyết Văn viết trên bộ nhân dưới, người xin của cải gọi là khất cái, văn kinh viết chữ miến là trái ý kinh.---------------------------------------
(Thiện Trụ Ý Thiên Tử hội thứ 3 quyển)
剜身 Oan thân: Ngọc Thiên nói oan là khoét vậy. Thương Hiệt Thiên quyên là lấy. Quảng Nhã nói quyên, oan đều đồng nghĩa.
割股 Cát cổ: Khổng chú Thượng Thư nói cát là cắt, Nhĩ Nhã nói lát là xé ra. Quảng Nhã nói cát là đoạn lìa, cắt đứt, chữ hình thanh. Cổ, Trịnh Tiễn Mao Thi nói: vốn là Thuyết Văn nói Cổ là đùi vế, bộ nhục âm thù, hoặc bộ cốt. 紡流 Phương lưu: Vương Dật chú Sở Từ nói:
Phương là dòng sông.
Quảng Nhã nói phương là chảy ràn rụa. Thuyết Văn gọi là mưa rào, đó là chữ hình thanh.
羈羅 Ki-la: Vương Dật chú Sở Từ nói: Ky là cái dàm đầu ngựa. Tự Thư nói: Ràng giữ. Khảo Thanh nói cái dàm đầu ngựa. Từ bộ vòng bộ cách và mã, đây là chữ hội ý. Văn kinh viết chữ là dùng sai chữ nay là trái nghĩa kinh. Hai chữ Ky-la đều bộ võng.
---------------------------------------
輦軒 Liễn hiên: Chu Lễ Hoàng hậu ngồi xe năm đường liền. Trịnh Huyền nói: Làm bánh nhẹ người ta kéo đi, chữ Hiên, Khảo Thanh nói là an xa. Đõ Chú Tả Truyện nói là xe của Đại phu. Thuyết Văn nói là cái xe uốn hình cong hai bên có màn che.
迫迮 Bách trách.
Hôn mạo: Thuyết Văn nói mạo là già, Đỗ chú Tả Truyện gọi là loạn. Khúc Lễ nói tám mươi, chín mươi gọi là mạo, là chữ chuyển chú.
羸瘠 Luy tích: Tự Thư nói luy là yếu, gầy, chữ tích ở dưới. Theo Hà Hưu Chú Công Dương Truyện nói: Tích là bệnh, ngôn ngữ người Tề Khảo Thanh gọi là xấu, hoặc viết bộ nhục.
离妒 Ly đố: đố trong kinh viết là sai.
諠猥 Huyên ổi: Huyên hoặc viết là đều đúng. Trịnh chú Lễ Ký nói: Huyên là rầm rĩ, Quảng Nhã nói là tiếng chim kêu. Văn kinh viết chữ là chữ thông tục, cổ văn viết là chữ hội ý. Ổi, Quảng Nhã nói ổi là nhiều, Thương Hiệt Thiên nói ổi là tạp nhạp, Thuyết Văn gọi là tiếng chó, bộ khẩu âm úy.
冇髆 Hữu bác: Văn Tự Tập Lược nói Bác là bả vai. Thuyết Văn viết bộ cốt. Văn kinh viết bộ nguyệt là sai âm bô là nem chẳng phải nghĩa kinh.
---------------------------------------
鬚髮 Tu phát: Khảo Thanh nói, phát là tóc. Thuyết Văn nói là tu là lông mặt, bộ hiệt là cái đầu bộ sam giống như lông, phát là lông dài trên đầu.
世除 Thế trừ: (đã giải) thích đủ trong quyển 100.
阿蘭 A-lan-noa: là cách đọc trại của tiếng Phạm, đời
Đường dịch là nơi thanh vắng cách thôn xóm năm dặm.
拂去 Phất khứ: Khảo Thanh nói phất là phủi là trừ bỏ
---------------------------------------
Bã bậu: Khảo Thanh nói bậu là cây gậy lớn, xúc khôi: Thuyết Văn nói khôi là đống đất. Phóng quyên: Thuyết
Văn nói quyên là vứt bỏ. Văn kinh viết là chữ thông tục. 蘧告 Cừ cáo: Đỗ chú Tả Truyện nói: Cừ là sợ hãi. Cố Dã Vương nói: cừ là vội vàng. Thương Hiệt Thiên gọi là nhanh chóng, Giả chú Quốc Ngữ gọi là mau lẹ Trịnh chú Lễ Ký gọi là chết. Từ bộ cự văn kinh viết chữ xứ là sai. Thuyết Văn viết bộ hổ bộ trĩ.
昔愆 Tích khiên: Khảo Thanh nói khiên là lỗi lầm. Từ bộ xích bộ tâm âm khiên. Văn kinh viết là sai. 枌馥 Phần phức: Thuyết Văn nói loại cỏ mới mọc mùi thơm tỏa khắp, bộ thảo âm phân. Văn kinh viết là sai, chính là điềm lành, chẳng phải nghĩa kinh phức, Hàn Thi nói phần phức là vẻ thơm tho, bộ hương đọc lược âm phức.
---------------------------------------
A-xà-thế Vương hội, hội Đại thừa phương tiện thứ 37, ba trăm tám mươi ba quyển.
Năng quyên.
Thính hứa Phật tinh. Thinh cũng là cho phép.
Đế thính nhi thính: Chữ thính là chữ thanh, nghĩa là cung kính lãnh thọ lời dạy. Ở văn sau y theo âm này không giải thích lại.
一摶食 Nhất đoàn thực: đoàn ở trước đã nói.
蹐地 Tích địa: Tập Huấn nói tích là khèo cả hai chân bộ túc âm tích, văn kinh viết bộ nhân là sai, chính là chữ, Khảo Thanh nói không dài không ngắn, cử chỉ khinh dị chẳng phải chữ tích là ngã. Thật trái với nghĩa kinh.
頓世 Đốn thế: Bộ hiệt âm đồn, đốn đình đốn, kéo lôi
Vận Thuyên nói, vật kéo nằm, bộ thủ âm thế 瞿夷 Cù-di: (tiếng Phạm) không cầu chữ nghĩa là tên mẹ của La-hầu-la, hoặc nói là Da-thâu-đà-la, nay nói là Cù-di cổ dịch nhấn.
窟中 Quật trung: Văn tự âm nghĩa nói quật là cái thất trong lòng đất, bộ huyệt, là chữ hình thanh, hoặc viết bộ thể
Quỷ tích: Tập Huấn nói quỷ là cái hòm lớn, là cái hộp, bộ phương âm quý, chữ dưới là tích bằng xan tiếc.
所虧 Sở khuy: Khảo Thanh nói khuy là thương tổn, là rơi rụng.
Thuyết Văn gọi là khí tổn từ bộ và, kinh viết chữ hứ là không thành chữ.
祝術 Chúc thuật: Cố Dã Vương nói: Thệ chúc chủ yếu thờ quỷ thần để cầu gia hộ. Thuyết Văn viết bộ thị bộ nhân và khẩu.
肉團 Nhục đoàn: Mao Thi Truyện nói đoàn là hội tụ Thuyết Văn nói là tròn trịa, bộ vi bên ngoài, bên trong là chữ chuyên. Văn kinh viết chữ suy là sai nghĩa kinh. 爪齒 Trảo xỉ: Vận Thuyên nói trảo là móng chân, tay. Thuyết Văn gọi là ngọn. Lại nói cho tay là trảo. Văn kinh viết thêm bộ thủ là sai chính là chữ hình thanh, chữ xỉ, Thuyết Văn gọi là xương hàm trong miệng, giống hình răng, là thượng thanh.---------------------------------------
Nhân đẳng khả lai. Văn kinh viết là nhầm chữ lại từ hai bộ nhân, vốn đọc lược chữ túc.
Bảng bi: Chính là từ bộ phiến viết thành. Khảo Thanh nói tấm gỗ trơn láng bằng phẳng, chữ bài cũng từ bộ viết thành.
匍鳆 Bồ phục: Khảo Thanh nói: Tay chống đất đứng dậy. Thuyết Văn nói đi bằng tay (bò), bộ bao, chữ hình thanh.
勇鋭 Dũng duệ: Cố Dã Vương nói: Duệ là lanh lẹ Quảng Nhã nói duệ là bén. Thuyết Văn gọi là nhọn, bộ kim âm duyệt, chữ dũng nghĩa là sức mạnh.
右脇 Hữu hiếp: bộ nhục, ba bộ lực.
Đâu thuật: tiếng Phạm: Lỗ chất bất thiết, chánh Phạm âm là đổ sử đa, Đường dịch là tri túc (trước đã dịch rồi).
炔慢 Kiêu mạn: Tự Thư nói ngạo mạn không cung kính xa-nặc là tên người hầu Thái tử Tất-đạt.
犍陟 Kiền-trắc: tên của chú ngựa trắng mà Thái tử cởi, hai chữ đó đều là tiếng Phạm.
障閡 Chướng ngại: Thuyết Văn nói chướng là ngăn trở, bộ phụ, chữ hình thanh. Văn kinh viết bộ ấp thành là sai. Vì chữ này là tên của quận ấp, lại là chữ bình thanh (chương), chữ ngại là chữ thông tục, chính là viết bộ thạch Khảo Thanh nói ngại là ngăn ngại là dừng lại, là cự bộ Thạch âm nghi.
---------------------------------------
修舍佉女 Tu-xá-khư nữ: (tiếng Phạm) là tên của cô gái chăn trâu, lúc Như Lai mới thành đạo, nàng dâng một bát sữa.
涴綖 Uyển diên, văn kinh trong quyển 9 (đã giải) thích đầy đủ là loại áo múa.
Phác địa: Nghĩa là vỗ tay phải xuống đất cảnh tỉnh địa thần làm họ biết được những khổ hạnh thuở xưa của Như Lai là chân thật bất hư.
蹙渲 Xúc huyên: Khảo Thanh nói, nhắm mắt lại, phóng tầm nhìn ra xa, bộ mục âm tuần. Văn kinh viết chữ Thuấn cũng được.
洨服 Hào phục, Khảo Thanh viết chữ Tập Huấn nói hào là phỏng theo bộ nhân âm giao, văn kinh viết chữ là nhầm.
賈人 Cổ nhân: Văn y theo sách này đọc là Cổ. Tọa bản gọi là giả sai.
逡茅 Thoan mao: Vận Anh nói thoan là cái dùi, văn kinh ở đoạn trong quyển 6 đã dịch đủ rồi. Mà văn kinh này viết hai chữ đều sai, văn sau có chữ thoan nghĩa là cầm dùi nhọn cũng giống âm này.
刺殺 Thích sát: Khảo Thanh nói thích là đâm chém bằng dao, cũng có âm là thứ Tự Thư gọi là giết, là gây tổn thương, bộ đao âm thích, chữ sát theo Thuyết Văn gọi là tàn sát là cách thức. Từ bộ âm, văn kinh viết là nhầm.
Khư-đạt-la Thích: (tiếng Phạm) là tên của loại cây gai độc.
腳蹋 Cước đạp: Thuyết Văn nói cước là cẳng chân, từ bộ nhục âm khước, văn kinh viết chữ khứ là chữ thông tục, chữ đạp ở dưới Khảo Thanh gọi đạp: giẫm lên, bộ túc âm thạp. Văn kinh viết là sai. Chẳng phải chữ đạp là giẫm lên.
木雩 Mộc vu: Khảo Thanh nói vu là cái chén lớn. Một là loại chén không có chân, kinh viết chữ là sai, là loại bồn rửa, ngày xưa có nữ ngoại đạo đem buộc vào bụng để phỉ báng Phật, không nên dùng loại chậu lớn để tắm rửa.
Kỳ-hoàn: (tiếng Phạm) là tên của một tinh xá ở Tây phương. Tiệm trung: Tiệm là cái nương nhỏ xung quanh vườn. 彰露 Chương lộ: Khổng chú Thượng Thư nói:
Chương là tỏ rõ, Giả chú Quốc Ngữ nói là rõ rệt. Khảo
Thanh gọi là hiển lộ Mao Thi Truyện gọi là biểu. Thuyết Văn viết bộ sam, là chữ hình thanh, văn kinh viết bộ ấp, ấp là tên truyện, chẳng phải chữ này.
---------------------------------------
(Hiền Hộ Trưởng Giả Hội thứ 39) 嫩花 Nộn hoa: Khảo Thanh nói, nộn là nhỏ, yếu ớt hoặc viết. 牀溻 Sàng Thạp: bộ mộc bộ tường. Thạp là ghế xếp mà dài.
Thuyết Văn viết âm.
被褥 Bị nhục: Luận ngữ nói: Bị là áo ngủ dài nửa người, Khổng An Quốc nói: Nay bị là tấm mền. Cố Dã Vương gọi là cái áo đắp, Khảo Thanh nói nhục là tấm áo bông thêu, bị nhục đều là chữ hình thanh.
倚枕 Ỷ chẩm: Theo chữ này nghĩa là dùng gấm thêu làm cho vật mềm, đặt xung quanh hoặc dựa hoặc nương vào nên gọi là ỷ chẩm.
Hỏa hoàn bố: Hoàn là chữ thông tục, chính là viết. Khảo Thanh nói: Hoàn là tắm rửa, dùng chân gọi là cán, bằng tay gọi là sấu, Lưu Triệu Chú Công Dương Truyện nói: Trạc gọi là xấu, bỏ đi cái xấu bẩn cũ gọi là cán. Văn kinh viết chữ là sai. Khảo Sát Kỷ trong Sơn Hải Kinh, Quát Địa Chí Thập Châu Ký. Thần Dị Kinh. Bác Vật Chí Bào Phác Tử v.v... đều nói Diệm Châu Phương Nam có núi Hỏa Lâm mọc cây không linh, đêm ngày lửa lớn luôn thiêu đốt, gió mạnh không thổi tắt, mưa lớn không dập nổi. Vỏ và hoa của giống cây này đều có thể làm vải, mà vải bện bằng cỏ thì thô mà được làm bằng hoa thì mịn. Lại có hỏa hoàn thú, hình nó giống như con chuột, nặng đến một trăm cân, lông dài 3, 4 tấc, màu trắng mịn như tơ, thường ở trong đống lửa và đỏ như lửa, chốc lát chạy ra ngoài, kinh nói có cấu bẩn, nếu giặt bằng nước tro, cả ngày vẫn không sạch được. Nếu để vào lửa đốt thì đỏ giống như lửa, trải qua dừng chốc lát rồi lấy ra thì sạch hết bụi bặm trắng như mới, nhân đó gọi là hỏa hoàn. Bào Phác Tử nói hỏa hoàn bố gồm ba loại vỏ cây, hoa và lông thú.
Ma trử: Trử là vải mịn, chữ hình thanh.
姿態 Tư thái: Tập Huấn nói: Tư là dung nghi. Tự Thư nói Tư là thùy mị Thương Hiệt Thiên nói Tư là dung mạo. Thuyết Văn gọi là thái độ, bộ nữ âm thứ. Văn kinh viết bộ tâm là sai, lại là khứ thanh, chữ tứ nghĩa là phóng túng, trái với nghĩa kinh. Chữ thái, theo Lã Thị Xuân Thu nói: Thái độ tình kiến. Khảo Thanh thì gọi là ý thay đổi bất thường. Thuyết Văn nói thái là bước đi chậm rãi. Thuyết Văn đều viết bộ xước, chữ hình thanh.
或憑 Hoặc bằng: Âm bằng, bằng là khứ thanh, bằng là tựa ghế hoặc viết, kinh viết là giả tá, chẳng phải chữ này.
匹偶 Thất ngẫu: Trịnh chú Lễ Ký nói Thất là đôi. Quảng Nhã gọi là xe ngựa. Nhĩ Nhã gọi là hợp. Hoài Nam Tử nói năm thước là số đo thông thường của một người. Lấy năm thừa tám mươi lăm, tám mươi bốn thành thất. Thuyết Văn nói là bốn trượng. Chữ ngẫu, Quảng Nhã nói ngẫu là đôi là hai, là số âm. Trịnh chú Lễ Ký nói song, Giả chú Quốc Ngữ nói là một đôi. Thuyết Văn gọi là đồng nhân. 嫡婦 Đích phụ: Khảo Thanh nói, đích là chánh là trưởng là quân.
Tự Thư nói chánh vĩnh. Thuyết Văn gọi là chúc, bộ nữ âm thích.
寬壙 Khoan khoáng: Thuyết Văn nói khoan là nhà rộng bộ miên âm khoan. Mao Thi Truyện nói khoang là hư không. Thuyết Văn nói là lớn, bộ Thổ âm quảng. Văn kinh viết bộ nhựt là nhầm.
羹臛 Canh hoắc: Nhĩ Nhã nói mai muối gọi là canh. Cố Dã Vương nói điều hòa năm vị gọi là canh, Vương Dật chú Sở Từ nói có rau gọi là canh, không rau gọi là hoắc. Thuyết Văn viết có bộ nhục âm hoắc.
秔量 Canh lượng: Thanh Loại nói, loại lúa không có nhựa. Thuyết Văn nói canh là thuộc loại lúa, bộ hòa âm hàng. Văn kinh viết chữ là chữ thông tục. Chữ Lương ở dưới theo Khổng chú Thượng Thư nói cất chứa lương thực. Thuyết Văn gọi là lúa, bộ mễ âm lượng, hoặc viết đều là chữ thông tục.
塵埃 Trần ai: Trang Tử nói trần là bụi bặm. Thuyết Văn nói là đất Hành Dương, bộ lộc bộ thổ vốn là viết ba bộ lộc, là chữ cổ Nay Lệ Thư bỏ đi hai bộ lộc thêm vào bộ thổ, chữ Ai, Vương Dật chú Sở Từ nói ai cũng là bụi bặm, Thương Hiệt Thiên nói bụi bay tung mù. Thuyết Văn cũng viết là bụi bộ Thổ âm hý.
樓櫓 Lâu lỗ: Nhĩ Nhã nói hình bốn cạnh vuông cao gọi là đái giáp, uốn khúc gọi là lâu. Thuyết Văn gọi là nhà tầng. Đỗ chú Tả Truyện nói Lỗ là cây giác lớn dùng để chống đánh với địch.
填噎 Điền ế: Văn kinh viết chữ điền bộ thổ, hoặc từ bộ nhân viết chữ yết, hai chữ, đó đều sai. Thuyết Văn nói điền là bế tắc, bộ huyệt âm chân. Thuyết Văn nói ế là ngọn cơm. Khảo Thanh nói, hơi tắt ngay cuốn hầu, bộ khẩu âm ế, hoặc viết bộ thực.
卑顨 Ty tốn: Thuyết Văn nói từ chữ giáp và chữ tả Tự Thống nói gọi giáp đứng bên trái là ty vậy, chữ hội ý. Thuyết Văn nói tốn là thuận, bộ tâm âm tôn.
不完 Bất hoàn: Thuyết Văn nói hoàn là hoàn toàn.
鞵 Hài vạt: Thông thương chẳng dùng chữ này, chánh thể viết chữ
鞾理 Ngoa lý, ngoa là loại giày ủng, Quảng Nhã nói giáp sa, hoặc gọi là hài, đều là ngôn ngữ địa phương của người đi.
Thân súc: Hàn Thi nói súc là tự kiểm lại mình Giả chú Quốc Ngữ nói súc là lui lại. Thái Huyền Kinh nói là dừng lại. Thuyết Văn nói là co rụt lại bộ mịch âm túc.
Noãn hác: là vỏ trứng.
Tý bác: Chữ chánh thể viết bộ cốt, văn kinh viết bộ nguyệt là sai.
Yêu khế: Văn kinh viết chữ chánh thể viết. Tập Huấn viết, hoặc, Vận Anh viết.
Tác kiên: Thuyết Văn nói kiên là ác tơ tằm, bộ mịch bộ trùng và miết. Văn kinh viết chữ nhĩ là không thành chữ
Tiểu táo: Là tên của loại trái cây, kinh gọi là táo tây. Thuyết Văn viết hai chữ.
Tiên-ma-phù-tri: (tiếng Phạm) Trong kinh tự chú giải tùy ngôn chân nguyệt.
Chỉ tan: Là mở trong bụng.
Tủy huyết: Thuyết Văn gọi là mở trong xương. Tư tiêu.
Lao canh: Tự Thư nói lao là kiên cố. Bộ cách chữ, văn kinh viết Hy nhụ, văn kinh viết chữ là sai.
Chỉ nị:
Hữu trám: Trám là ngon ngọt Ông uất là rừng cây rậm rạp.
Không bị: Mao Thi Truyện nói dùng ngựa gọi là không, lại nói là dẫn bộ thủ âm không Biển kỵ---------------------------------------
(Hiền Hộ trưởng giả)
崩倒 Băng đảo: Băng là sụp, đảo là ngã.
箭鏃 Tiễn thốc: Thuyết Văn nói tiễn là thất, vốn là tên của một loại trúc. Vì lấy loại trúc này làm mũi tên nên gọi thất là tiễn. Quảng Nhã nói thốc là cái mũi tên bịt sắt, thốc là bén.
Độc đích: Theo từ độc đích nghĩa là giọt thuốc độc. Thuyết Văn nói là giọt nước rơi. Thuyết Văn viết bộ thủy âm thích. Văn kinh viết chữ đế là sai.
Xuyến tức: Xuyến là hơi thở ra vào, Quảng Nhã nói sự vận chuyển.
Thuyết Văn nói hơi thở mạnh.
Tha-đà: (tiếng Phạm) trong kinh Tự Chú Giải.
Nhĩ đáng: Tỷ Thương nói xỏ tai. Thích Danh nói: Xỏ lỗ tai để đeo trang sức.
Tý xuyến: Xuyến nghĩa là lấy vàng bạc để làm vòng trang sức đeo vào tay chân. Tự Thư nói đeo vào chân gọi là vòng, đeo ở tay gọi là xuyến.
Oa lệ: Oa, Khảo Thanh gọi là méo miệng. Lệ là uốn khúc, con chó ra khỏi nhà hạ thân uốn lại, trong đại kinh viết chữ hệ là sai là kết, buộc sai với nghĩa kinh.
Cúc mẫn: Cúc là chữ thông tục, chính là viết chữ Tự Thư nói ở trong tay là cúc. Thuyết Văn nói làm hai tay đối nhau là chữ tượng hình.
Tháp tọa: Thích Danh nói cái giường hẹp mà dài.
Tương khai: Khảo Thanh nói khai là xoa.
Ký tuấn mã: Quách Chú Mục Thiên Tử Truyện nói: là tên xưng tốt đẹp của loại ngựa còn gọi là nhanh chóng. Thuyết Văn gọi là ngựa hiền là chữ hình thanh.
Đao sóc: Chữ này là chữ thông tục chánh thể là cái mâu dài, là loại binh khí tinh nhuệ. Trong kinh viết chữ người cận đại tự tạo ra. Tự Thư không có chữ này.
Bang giảo: Thuyết Văn nói bang là viết, thanh loại đọc lược chữ. Ngọc Thiên nói là nhiều sắc, chữ giảo nghĩa là màu đen trắng xen nhau.
Dung đồng: là lò nung luyện kim loại. Du thạch: là một chất kim loại.
Tích liệt: Quảng Nhã nói tích là phân ra. Trịnh chú Lễ Ký nói tích là bủa ra. Cố Dã Vương nói là lấy tay vỗ kêu lên tiếng.
Lợi phủ: Tự Thư nói phủ là cái rìu. Thuyết Văn nói là cái búa bửa củi, bộ cân âm phụ Nay văn kinh viết chữ này có hai âm hình thanh và thượng thanh, Thuyết Văn nói là cỏ rơm băm ngắn. Tự Thống nói cắt, Thương Hiệt Thiên nói cũng như đều chẳng phải nghĩa này y theo kinh phải viết.
Khiên vãn: Thuyết Văn viết bộ mịch, bộ ngưu và bộ huyền. Khảo Thanh nói vãn là lôi kéo, bộ ngưu và chữ miễn. Văn kinh viết bộ thủ là sai.
Oản đậu: Trong kinh không đúng chữ này nên không đáng y cứ.
---------------------------------------
諛諂 Du siểm, giải thích rồi 犛瘐 Luy sấu: giải thích rồi 乞匃 Khất cái 髦牛 Mao ngưu: Ở trong (đã giải) 白挑 Bạch thiêu 度量 Độ lượng
棻以 Phân dĩ: Thuyết Văn nói phân là bụi trần hoặc viết là trần ô.
Hà đảm: Thuyết Văn nói đảm là gánh vác.
---------------------------------------
A-duy-việt-trí: (tiếng Phạm) Cổ dịch là chất văn, hoặc nói là A-tỳ-bạt-trí. Đường dịch là bất thối chuyển. Tự loại.
路迦勁 Lộ-ca-da kinh: (tiếng Phạm) Hán gọi là ác luận nghị chính Phạm âm Lộ-dà-da-để-da. Ở đây chính là thuận thế ngoại đạo tùy thuận pháp chấp trước mà phàm tình thế gian đã nói là thường là có v.v....
Qua đả là roi ngựa. 易與 Dị dữ: 擾動 Nhiễu động: Nhiễu là loạn, bộ thủ âm nác.
悲嚎 Bi hào: Thuyết Văn nói hào là gầm rống, chữ hào cũng có nghĩa là khóc lớn, chữ này từ bộ khẩu âm hào, chữ là bộ bạch âm bổn, văn kinh viết chữ tự và tân là sai, chính là chữ tội trong văn cổ Chùy trung.
紹尊 Thiệu tôn: Nhĩ Nhã nói Thiệu là kế tiếp. Mật Pháp Công nói: Kế thừa địa vị của người xưa gọi là Thiệu, bộ mịch âm chiêu.
蒼蠅 Thương dăng: Chữ văn kinh viết là sai, không có chữ này, chữ băng, Phương Ngôn nói là tự buộc mình lại. Thuyết Văn nói là loài trùng có bụng lớn, bộ trùng âm mãnh.
栲掠 Khảo lược: Khảo Thanh nói: Khảo là giả, đập, Khảo Thanh nói là đánh đòn, là cướp lấy, bộ thư chữ Lương, hoặc viết.
馳骋 Trì sính: Đỗ chú Tả Truyện nói: Sính là rong ruổi. Quảng Nhã đuổi chạy. Thuyết Văn nói là thân ngay thẳng (chạy thẳng một mạch) bộ mã âm thinh.
逐塊 Trục, khối: 曀塞 Ế tắc: 曾恶 Tăng ố 癰瘡 Ung sang; 除鬄 Trừ thế: Thông thương viết chữ, nghĩa là cạo tóc.
修髮 Tu phát: Thuyết Văn viết là chữ hội ý, hai chữ đều từ bộ tiêu, là chữ chuyển chú. Xứng thử 薸没 Phiêu một: Trôi trên dòng sông. 藥囊 Dược nang: Nang là cái túi, có đáy.
坏船 Phôi thuyền: Chén sành chưa nung.
---------------------------------------
Bảo Lương Hội 龚恪 Cung khác: Thuyết Văn nói cung là thành khẩn, bộ tâm âm cung, Khổng chú Thượng Thư nói khác là kính cẩn. Thuyết Văn viết bộ tâm âm khách.
聽著 Thính trước: Thính là trên cho phép dưới. Văn sau có chữ thính phục, ngã thính v.v... y theo âm này.
Tọa lậu: Quảng Nhã nói tọa là ngắn. Vương Dật chú Sở Từ nói lậu là nhỏ, Cố Dã Vương nói lậu là xấu. Thuyết Văn gọi là chỗ đất hiểm.
Sy tiêu: Quảng Nhã nói sy là khinh, loạn. Hàn Thi nói là chí ý hòa vui, bộ trùng và kinh viết bộ là sai. Thuyết Văn viết là hý tiếu, chữ tiếu xưa nay đều nói tiếu là vui vẻ Thuyết Văn nói chữ Văn Tự Thích Yếu nói: Bộ trúc âm yêu. Thế thóa:
離阨 Ly ách: Thuyết Văn nói ách là hạn ngại, hiểm trở Từ bộ phụ, chữ là bộ hộ và ất, nay tục viết bộ Hán và là sai. Sai nhầm đã lâu. Văn kinh phần nhiều viết bộ hoặc thành. Tự Thư gọi là giữ đầu, chẳng phải nghĩa này. 捫淚 Môn lệ: Khảo Thanh nói: Môn là sờ bắt, mò, là phủi, bộ thủ âm môn. Quảng Nhã nói lệ là khóc ra nước mắt, bộ thủy âm lệ.
摶如 Tồn như: Trịnh chú Lễ Ký nói bác là chắc chắn, Khảo Thanh gọi là nắm lấy. Quảng Nhã nói là cầm. Thanh loại nói là bắt.
艚滓 Tào chỉ: Trịnh chú Lễ Ký nói tào là hèm rượu ủ trong gọi là thanh không trong là tào. Thuyết Văn gọi là cặn rượu, bộ mễ âm tào, Khảo Thanh nói tể là dơ uế, cặn. 門箚 Môn tráp: Là cái rương đựng kinh sách, bộ trúc âm giáp.
拘攔茶 Câu-lan-trà: là tên loài hoa ở Thiên Trúc, hoa này màu đỏ tươi sáng. Thân nó cứng cáp như gỗ đá, mùi nó hôi, dính vào không chịu nỗi.
生稗 Sanh bại: tên một loại cỏ, giống lúa mà chẳng phải lúa.
檖生 Toại sinh: Vận Anh nói toại là bông lúa hoặc viết chữ Bộ sinh: Cố Dã Vương nói: Hậu sanh chậm trễ. Cơ phì: Khảo Thanh nói cơ là da thịt. Tự Thư nói phì là thịt nhiều.
Sang vưu: Khảo Thanh nói. Bướu mọc ngoài da, cục thịt lồi, hoặc viết, tục xưng là Long hầu tử.
倩他 Thanh tha: Vận Anh nói: mượn công sức của người khác, nên gọi là thanh tha.
修治 Tu trị: Có khi cũng viết là 鞭打 Tiên đả: Quế Uyển Châu Lâm nói: Đánh người tội bằng roi da. Thuyết Văn nói là cái roi.
Trách phạt: Khảo Thanh nói trách cũng như phạt.
Đinh lân: căn cứ theo kinh hợp với chữ này. Nay trong kinh không viết những chữ này chưa rõ âm nó.
Phấn hoàn: hoặc viết chữ như chữ hoàng, trong kinh viết chữ là sai. Thuyết Văn viết hai chữ này đều là chữ cổ, do người bấy giờ dùng ít. Ngọc Thiên nói phẩn là phân, dơ uế.
---------------------------------------
(Bảo Lương-Quyển Hạ) Tề cơ:
Chương lộc: có sừng gọi là nai, không có sừng gọi là chương, nai nhỏ.
Du xiểm: văn kinh phần nhiều viết là sai, âm dụ-Khứ thanh. Sấu khẩu: đều chung với Vận Anh, nghĩa là lấy nước súc miệng, bộ thủy âm tấu, tịnh điều.
Phấn tảo: Là tên của y nạp, văn kinh viết chữ là tạm dùng.
Chương phong: ngăn giữ sự chướng ngại của phong địa.
Viết bạo: ánh mặt trời. Thuyết Văn viết.
Văn mạnh: Đều là loại trùng cắn người biết bay.
Mạc tử: là loại trùng biết bay ở trong phân hoàn trọc.
Thiện xuyết: Giả chú Quốc Ngữ nói xuyết là liên tiếp.
Thuyết Văn gọi là kết lại.
Thiện phùng: Thuyết Văn nói lấy kim khâu áo, bộ mịch âm phùng.
Trán: Khảo Thanh nói: áo sứt chỉ, hoặc viết bộ Thuyết Văn viết.
Kim lũ: Thuyết Văn nói lũ là rơi tơ, sợi gai.
Khinh tháo: Giả chú Quốc Ngữ nói tháo là nhiễu nhương. Cố Dã Vương nói là loạn động. Trịnh chú Luận Ngữ nói là không an tĩnh.
Thuyết Văn viết chữ này với bộ âm táo.
Giải đãi...
---------------------------------------
(Hội Vô Tận Giới Bồ-tát)
跋跎婆羅 Bạt-đà-bà-la (tiếng Phạm) là danh hiệu của một vị Bồ-tát trong hiền kiếp. Đời Đường dịch là Hiền Hộ. 波利質多拘毘阤羅 Ba-lợi-chất-đa Câu-tỳ-đà-la:
(tiếng Phạm).
Đường dịch là Viên Sanh. Theo Câu-xá Luận nói: phía Đông bắc ngoại thành Đao-lợi thiên cung có cây viên sanh, cao một trăm do-tuần, là chốn thù thắng để vua Tam Thập Tam Thiên thọ hưởng dục lạc. Hoa cây này nở hương thơm theo gió có thể bay đến hơn một trăm du-thiện-na, ngược gió còn có thể xông khắp năm mươi do-tuần, vì nhánh cây này tỏa rộng khắp.
紬林 Trừu lâm: Quảng Nhã nói trừu là đặc, Thương Hiệt Thiên nói là đồng. Thuyết Văn nói là nhiều. Bộ hòa âm chu. Còn có tên các loài hoa, mà ở nước này không dịch ra nhiều.
---------------------------------------
(Hội Văn-thù-sư-lợi)
金曠 Kim khoáng: Thuyết Văn nói là nguyên chất của đồng sắt.
Chùy đả. 孢初生 Bào sơ sanh. Thuyết Văn nói là sinh khí trên nét mặt.
Theo kinh nói, bào là vỏ trồi lên sắp ra hoa, kinh viết chữ, là sai.
Ánh triệt: Khảo Thanh nói triệt là nước trong thấy thấu đáy, bộ bộ và, kinh viết bộ xích chữ thanh là sai.---------------------------------------
(Bảo Kiết Bồ-tát Hội-Trúc Pháp Hộ dịch) 淳菽 Thuần thúc: (đã giải) ở trước.
逯成 Đãi thành: Vận Anh nói đãi là đến, kinh viết là sai, âm lục là đi gấp với nghĩa kinh.
那沭 Na-thuật: (tiếng Phạm) lỗ chất, chính là nói pháp số Na-dũ-da.
瘳愈 Sưu dũ: Khổng chú Thượng Thư nói: Sưu là bịnh khỏi.
Khảo Thanh nói: Hết bịnh gọi là dũ. Câu-tỏa: là danh hiệu của một vị Bồ-tát.
溥首 Phổ đầu: cũng là danh hiệu của Bồ-tát.
柔美 Nhu mỹ: Khảo Thanh nói nhu là mềm yếu, tục viết là sai.
Văn kinh viết là dùng sai trái với nghĩa kinh.
Đạt-đạp-hòa: Càn-hoạt-bà.
呵修倫 A-tu-luân: A-tu-la. 伽留羅 Ca-lưu-la: Chim cánh vàng.
摩陀羅 Ma-đà-la: Khẩn-na-la 羅睺勒 La-hầu-lặc: Ma-hầu-la-dà như tên của chư thiên. Từ khi Phật pháp được truyền sang phương Đông, trong quá trình phiên dịch, đời Tây Tấn, dịch rất vụng về 無央 Vô ương: kinh viết là sai.
寶髻 Bảo kế: Trịnh chú Nghi Lễ nói: búi tóc. Nay văn kinh viết chữ là sai.
焦冥 Tiêu minh: Thuyết Văn viết bộ bộ và kinh viết chữ là sai.
閑葭 Nhàn hạ: Tự Thư nói Hạ cũng như nhàn, bộ nhựt âm giả Khí quyên: Vận Thuyên nói quyên cũng như khí (vứt bỏ).
饐瑕 Ý hà: Khảo Thanh nói ý là tiếng kêu bi thương.
憺鉑 Đảm bạc: Khảo Thanh nói đảnh là đỉnh, bạc là an, túc, đều từ bộ Tâm kinh viết bộ Thủy là sai nghĩa kinh.
Tộc tánh: kinh viết bộ thủ chữ là sai.
侚侚 Tuẫn tuẫn: Vương Tiêu Chú Luận Ngữ nói, tuẫn là dáng cung kính. Vận Thuyên nói là thuận. Quách Chú Nhĩ Nhã nói luôn tỏ vẻ lo sợ.
不洨 Bất hào: Khảo Thanh nói: hào là học, bắt chước hoặc viết tục viết, văn kinh viết là nhầm. Hiệu là tên chức quan ủy nhung. Tiết tiết giải: âm giả là sai.
扆著 Ỷ trước: y cứ theo văn kinh trước sau, đúng là chữ y, kinh nói thân tâm không có nơi nương tựa. Lại nói không có chỗ y trước. Lại nói bất y, nay đời còn nói bất y ngôn từ, đều là sách nương vào chữ hết sức sai lầm. Thuyết Văn viết là con chó, hoàn toàn chẳng phải nghĩa này, phần nhiều do sự truyền thừa của bút tích, ít y cứ vào văn tự sách vở, lạm viết chữ này, phải sửa theo chữ mới đúng. 駛始 Sử thủy: Vận Anh nói: Sử là nhanh chóng, bộ mã âm sử.
乏流 Phạp lưu: phạp là trôi, hoặc viết, chữ lưu viết bộ thủy bộ và xuyên, kinh viết lược.
殃嚫 Ương sấn: Vận Anh nói sấn là tội lỗi, Khảo
Thanh nói sấn là hiềm khích. Thuyết Văn nói là tế 創疾 Sang tật:
這起 Giá khởi: một âm là nghiện. Tự Thư nói nghiện là đón.
薄谫 Bạc tiễn: Vận Anh nói tiễn là ít.
短命 Đoản mệnh: Nay văn kinh viết bộ là sai, chữ, Thuyết Văn gọi là đồ đựng lễ cúng, nhiều chỗ trong kinh đều hợp với chữ 跂行 Xí hành:
Suyển tức. Quy bái
Thao thiết: Đỗ chú Tả Truyện rằng: Tham của gọi là thao, tham ăn gọi là thiết hoặc viết chữ
Tịch giả: Thương Hiệt Thiên nói tịch là đi không nổi.---------------------------------------
楡旬 Du-tuần: đọc nhầm tiếng Phạm, không âm hay, xưa nói là do-tuần, do-diên, hoặc nói du nhàn na, đều không đúng. Âm Phạm là du-thiện-na, Tây Vức ký chép, xa giá vua đi một ngày ba mươi dặm.
玄泂 Huyền quýnh: Nhĩ Nhã nói quýnh là xa.
阻邃 Trở thúy: Khảo Thanh nói trở là đá núi gập ghềnh, cũng viết là hiểm trở. Vận Anh nói thúy là sâu xa. 抄掠 Sao lược: Sao là sao chép chữ, lược là đoạt lấy.
食啗 Thực đạm: đạm là mớm thức ăn cho người. Trong kinh viết chữ là chữ thông thường không phải chánh thể.
門閫 Môn khổn: Trịnh chú Lễ Ký viết: khổn là cái then cửa, văn kinh viết bộ. Thuyết Văn nói là chốt cửa, trái với ý kinh.
窓嶼 Song dữ 茵蓐 Nhân nhục: Trịnh chú Lễ Ký nói nhân cũng như nhục. Ngọc thiên nói da hổ làm nên. Thuyết Văn nói lót tấm chiếu trên xe. Bộ thảo âm nhân, hoặc viết bộ. Quách Phác nói nhục là da hổ. Thanh loại nói nhục là loại cỏ.
涴筵 Uyển diên: kinh nói uyển diên là loại áo gấm của vũ công. Tự Thư nói uyển diên chính là đầu đội mũ trang sức. Thật trái với nghĩa kinh, phải sửa hai chữ thành để hợp với nghĩa kinh. 粗擧 Thô cử: Trịnh chú Lễ Ký nói: Thô là to, Cố Dã Vương nói thô là sơ lược.
撮上 Toát thượng: Toát là bóc lấy. 分之 Phẩn chi: Tự Thư nói phẩn là bụi bặm.
捷辯 Tiệp biện: Khảo Thanh nói tiệp là thông mẫn là mau lẹ nhanh chóng, khỏe mạnh.
僽匹 Trừu thất: Trừu cũng là thất, bộ nhân âm thọ văn kinh viết bộ, chữ thất lại viết bộ hai chữ đều sai.---------------------------------------
(Thắng Man Phu Nhân Hội-Đường, Lưu-chi dịch.)
Kiều-tát-la-quốc, (tiếng Phạm) không tìm chữ nghĩa tự dịch là vô đấu chiến thành, tức vùng Trung Thiên. 荨燚 Tầm diệc: Quảng Nhã nói diệc là cuối cùng. Thuyết Văn nói diệc là kéo tơ, pháp ngôn nói diệc là kinh, co duỗi.
Tế ư 输彼 Du Bỉ: Tự Thư nói du là đi xa, cũng viết.
---------------------------------------
Quảng Bác Tiên Nhân Hội-Đường-Lưu-chi dịch 拘枳羅鳥 Câu-chỉ-la-điểu: đã giải thốt 伽陵伽鳥 Ca-lăng-già-điểu: tiếng Phạm.
林藪 Lâm-tẩu: Tự Thư nói đầm cỏ Trịnh chú Lễ Ký nói đầm không có nước gọi là tẩu.
那刺佗 Na-thích-đà: Tên của một vị tiên nhân.
蓬髮 Bồng phát: Phát là rối như chữ bồng.
卻垃 Khước lạp: Thuyết Văn viết bộ tiết và chữ cốc, văn kinh viết bộ, là chữ thông tục. Thuyết Văn nói lạp là hạt gạo. Tồn xứ: 傾慄 Khuynh lật: lật là lo sợ. 白繩 Bạch thằng: chỉ trắng. 枯燥 Khô táo: táo là khô rom.
三拒木 Tam cự mộc: còn gọi là Tam kỳ trượng, dài chừng hai thước, một đầu như cây cọc, một đầu có ba góc, góc cạnh dài hai, ba tấc, là đạo cụ đem theo bên mình, để bình nước. Căn cứ theo các Bà-la-môn tịnh hạnh ở Ấn Độ đều tôn phụng giới hạnh Vi-đà ấy. Mỗi khi cầm bình để gột rửa thân thể lấy cái tam cự mộc này cắm vào đất chỗ không bằng mà để bình nước vào, để nó đứng vững rồi rửa tay. Những kẻ du phương học đạo ở nước ấy đem Tam kỳ mộc bình bát theo bên mình. 賒谒羅 Xa-yết-la: (đọc nhầm tiếng Phạm) chính Phạm âm là lạc Yết-la, là tên khác của Thiên Đế Thích là chủ vị đi theo tên giác chủ. 擡眉 Đài mi: Vì có Tôn giả lông mi dài che cả mắt nên lấy tay trái đỡ lên.
携持 Huề trì: Huề là chữ thông tục.
鍺漠 Giả mô: loại trùng dưới nước, thuộc họ ếch. 鴟鳥 Si điểu: là loại chim cú mèo.
甘痄 Cam chá: chá là loại mía ép ra để nấu thành đường.
尼拘多 Ni-câu-đa (tiếng Phạm) là tên của loại cây ở xứ Ấn, cây này thân thẳng không có nhánh nhiều, tròn trịa dễ thương. Cách đất ba trượng có nhánh hoa nó giống như liễu, ở đời Đường không có cây này nên nói nó là liễu thì sai.
雲涵 Vân hàm: Hàm là thấm ướt, mây dày bủa khắp.
壕聻 Hào tiệm: Khảo Thanh nói có cạnh quanh thành. Tiệm là con hào dưới thành 糧聹 Lương ninh: Thuyết Văn gọi là chứa thức ăn. Đỗ chú Truyện nói ninh là cất chứa. Thuyết Văn nói ninh là tích giữ Đề phòng.
風濤 Phong đào: đào là sóng lớn.
Ngươn-đà: ngươn là con ba ba. Sơn Hải Kinh nói Giang Thủy nhiều con đà này. Quách Phác nói nó giống con thằn lằn mà dài, lớn thì có vảy, da nó có thể làm trống.
黥兒 Kình nhi: Thuyết Văn nói: kình là loại cá lớn dưới biển. Hoài Nam Tử nói, cá kình chết thì sao chổi xuất hiện. Tả Truyện nói là loại cá lớn. Hứa Thúc Trọng nói nó là ma trong loài cá. Đỗ chú Tả Truyện nói nhi cá kình cái. Thuyết Văn gọi là đâm cá, chữ hình thanh. 作掔 Tác kiên: Thuyết Văn gọi là áo tơ tằm. 纔七日 Tài thất nhựt: Vận Thuyên nói tài là chỉ 裈繩 Côn thằng: Mặt đen xạm gọi là thằng. Khảo Thanh nói là vết đen trên mặt.
Yểm địa: Khảo Thanh nói là trấn.
Xu lệ. Mao Thi Truyện nói xu là sắc đẹp. Thuyết Văn gọi là hảo, phương Ngôn nói vào khoảng Triệu Ngụy, Yến nói hảo là xu.
Phức hạt: Khảo Thanh nói phúc là cái tay hoa của xe. Cố Dã Vương nói hạt là trục xe bằng sắt. Thuyết Văn gọi âm thanh của xe chạy.
轅軛 Viên ách: Hai càng ở phía trước xe, Thuyết
Văn gọi là cái đòn xe. Trịnh Huyền chú Khảo Công Ký nói: Cái đòn xe, phương Ngôn nói giữa Sở Vệ gọi viên là chú. Kinh viết là chữ thông tục. Trịnh chú Khảo Công nói Viên: Cáng xe để trâu kéo.
Lạc thằng:
牘嶁 Độc lũ, là xương đầu của con người.
腸废 Trường phế: Tràng, Bạch Hổ Thông nói vùng chính giữa ruột non và ruột già. Thương Hiệt Thiên nói là đường ruột. Bạch Hổ Thông gọi là tinh kinh tạng
(phổi).
心脾 Tâm tỳ: Tỳ là lá lách. 肝媦 Can vị: 嗤吻 Xi vẫn:
Táo sức: Khảo Thanh nói táo là màu sắc, là văn chương. Khảo Thanh nói sức là trang điểm là khắc họa, chỉnh sửa. Quảng Nhã gọi là dán vào. Thuyết Văn gọi là ấn loát.
眺望 Thiếu vọng. Vận Thuyên nói, thiếu là nhìn xa. Ứng Chiêu Chú Hán Thư nói thiếu cũng như vọng. Thuyết Văn gọi là lườm. 軒崡 Hiên Hàm: Vi Chiếu Chú Hán Thư nói Hiên là xe có hình cong hình mái hiên.
Điêu tụy: Đỗ chú Tả Truyện nói điêu là tan thương, Giả chú Quốc Ngữ nói điêu là tồi tệ. Thuyết Văn gọi là bán thương: Khảo Thanh nói tụy là ốm xấu.
蠐破 Tề phá: Khảo Thanh nói tiếng đập phá.
勘室 Khám thất: Khảo Thanh nói khoét vách đá trên núi làm cái thất.
剎住 Sát trụ: là cột cờ 吟哨 Ngâm tiêu: Trịnh Tiễn Thi nói: Uốn lưỡi thổi ra tiếng. Hàn Thi nói: ca hát mà không có chương khúc gọi là tiêu.
燕會 Yến hội: Khảo Thanh nói, hội tiệc vui vẻ hoặc viết là tụ hội.
Háo hý.
流涎 Lưu tiên: Tiên là nước dãi.
麼捼 Ma noa: Thuyết Văn nói noa là phát cỏ lại nói là hai tay xoa chà, bộ thủ, nữ, hòa.
聳然 Tủng nhiên: Quách Chú nói, tủng là sừng sững Tự Thư gọi là lông dựng đứng bộ nhĩ âm tùng.
傭長 Dung trường: Văn kinh viết bộ thành là 谁皺 Thùy trửu: Vận Thuyên gọi là da ngăn, Thuyết Văn nói da dúm lại.
黧嫩 Lê nộn: Khảo Thanh nói, màu đen mà hơi vàng.
耏毛 Nhi mao: Khảo Thanh nói, lông bên má, hoặc viết, bộ sam âm nhi.
皇毯 Hoàng thảm: Khảo Thanh gọi là bện lông thành tấm thảm, xuất xứ Thổ Phiên, thanh linh.
合惽 Hợp hôn: là tên của loại cây, lá cây này về chiều tối thì tự nhiên khép lại, tới sáng mai nở ra, ngày mở đêm khép lại, cho nên gọi là hợp hôn. (402) 雜糅 Tạp nhu. Ngược lại âm ni trụ 尼冑. Theo vận Thuyên tạp giải thích rằng: Chữ nhu 糅 cũng giống như tạp 雜 nghĩa là lộn xộn, lung tung. Theo văn nói cho rằng chữ viết từ bộ mễ 米, thanh nhu 柔.
彌摟山 Di lâu sơn tức là tu di lô sơn 須彌盧山. Điều là tiếng phạm, chuyển âm sai. Đời Đường gọi là diệu cao sơn 妙膏山, hoặc gọi là Diệu quang sơn 妙光山.
鎮壓 Trấn áp. Ngược lại âm trên là tri cân 知斤 trong kinh văn viết trấn 鎮 này Thanh khứ là sai. Ngược lại âm dưới là ảm giáp 黯甲 hoặc là viết giáp 柙 này cũng thông. Hô hấp 呼翕. Ngược lại âm danh ấp?. 邑 theo khảo thanh cho rằng: Hơi bên trong, uống vào hoặc viết hấp 吸 này, hoặc viết hấp 歙. Này đều thông dụng.
碼瑙 Mã não tên của loại đá quý, âm trên là mã 馬 âm dưới là não 惱 鞞鐃蠃鼓 Bề nao loa cổ. Ngược lại âm trên là Bề mê 陛迷. Âm nao 鐃. Ngược lại âm nã hào 爻拏. Âm kế là lô hòa 盧禾 trong kinh văn viết luyến 蠡戀 văn thông dụng chẳng phải là chánh thể.
幰綱 Hiến cương. Ngược lại âm trên là hương yển 香偃. Giải thích tên gọi là. Màn xe chỗ gọi là phòng ngăn của sức nóng. Theo thanh loại cho rằng. Màn trơn không có hoa văn, che xe, màn che xe.
方整 Phương chỉnh. Ngược lại âm chinh lĩnh 征郢 nghĩa rằng đều nhau.
臺榭 Đài xạ. Ngược lại âm tịch dạ 夕夜. Quách phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: Là bậc thềm cao trong nhà. Lại gọi là trong phòng không kín. Gọi là xạ 榭.
花朵 Hoa đóa trên là chữ hoa 花 trong kinh văn viết hoa 華 này là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là đa quả 多果. Theo khảo thanh cho rằng: không giải thích nữa, quyển trước bên cạnh giải thích chữ thùy 垂. Hoặc là viết chữ đóa 朵 đã giải thích rồi.
Cương lưu 綱旒:. Ngược lại âm liễu chu 柳舟. Miễn giải thích.
Trước và sau. Thùy chu gọi là lưu 鎏, là loại ngọc quí. Trong kinh văn viết lưu 旒. là viết lược. Chữ viết từ bộ ngọc 玉 thanh lưu 流. 跣踏 Tiển đạp. Ngược lại âm trên là tiền điền 前田. Âm dưới là đàm nạp 談納.
壚珙 Lô củng. Ngược lại âm trên là lô 盧, âm dưới là hội dũng 會勇繪以 Hội dĩ Âm trên là hội 會. Khổng an quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Hội là vẽ lấy năm màu sắc, gọi là Hội 繪. Trịnh Huyền chú giải sách Luận Ngữ rằng: Hội là vẽ hoặc là viết chữ hội 繢 này.
因陀羅 Nhân Đà La Tiếng Phạm. Tên khác của trời đế thích. 肚不亞 Đỗ bất Á. Ngược lại âm trên là đồ hộ 陡戶. Nghĩa là cái bụng.. Ngược lại âm dưới là ô giá 烏嫁. trong kinh văn viết tư thảo 孳草. sách cho rằng không thành chữ. 伊跋羅象 Y bạt la tượng Tiếng phạm. Tên là Tượng Vương, là vị Thiên Đế Thích. Chỗ thường nhận là có đại thần thông.
暉艷 Huy diễm. Ngược lại âm diêm yễm 閻猒 văn thường hay dùng, chữ đúng thể là từ bộ, bộ hạp? viết thành chữ diễm 豔. Chữ hạp? viết từ bộ đại 大 đến bộ huyết 血 cân hợp 合.
Thúy thảo? 草. Ngược lại âm thuyên tuế 詮歲. Chữ viết từ bộ nhục 肉. Đến bộ tuyệt 絕. Thanh tỉnh 省.
Trong kinh văn viết từ bộ nguy 危 là chẳng phải. 旒鎖 Lưu tõa. Ngược lại âm lảng quả 桑果.
嚬妒 Tần đố. Ngược lại âm tỳ dân 毘民. Nghĩa là cau mày. Âm đố 妒. Ngược lại âm đô cố 都固. Trịnh Huyền cho rằng: sắc hại ganh tỵ gọi là đố 妒. Chữ viết từ bộ nữ 女. đến bộ hộ 戶. Trong kinh văn viết từ bộ thạch 石 hoặc là chữ đố 后 này là chẳng phải.
驕倨 Kiêu cứ. Ngược lại âm cư ngự 居御. Nghĩa là ngạo mạn.
惶遽 Hoảng cứ. Ngược lại âm cư ngự 渠御. Theo vận thuyên tập cho rằng: Gấp rút, cấp tốc.
颯便. Táp tiện. Ngược lại âm tam tráp 三匝. Gọi là gió mạnh, hoặc là viết táp 颯.
Uỷ tụy 萎. Ngược lại âm trên là ủy vi 委為, âm dưới là tình trụy 情遂.
銜啄 Hàm trác Âm trác 卓. Theo văn nói cho rằng: chữ viết từ bộ khẩu 口. đến bộ thỉ 豕. Ngược lại âm sửu duyên 緣丑. Tức là cái mõ con chim. Trong kinh viết bộ thỉ 豕. là chẳng phải.
掉舉. Điệu cử. Ngược lại âm trên là đình diệu 亭曜. Trong kinh văn viết chữ Đào 桃 là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là cử 舉 tự 字. Dưới là bộ thủ 手. Trong kinh viết thủ 才, cũng là chữ thủ 手 này.
歔欷 Hư hy Âm trên là hư 虛, âm dưới là hy 希. Vương Dật chú giải sở từ rằng: Dáng mạo đang khóc. Hà Hưu chú giải công dương truyện rằng: rất khổ sở buồn bã, đều là chữ tượng hình.
Kinh Âm Đại Phương Quảng Tam giới ba quyển. Huệ Lâm soạn.
Kinh Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác hai quyển-Huyền Ứng.
Kinh A Di Đà, hai quyển-Huyền Ứng.
Kinh Vô Lượng Thọ hai quyển. Huyền Ứng một pho sắp lên.
Kinh A các Phật Quốc, hai quyển-Huyền ứng.
Kinh Đại Thừa Thập Pháp, một quyển Huệ Lâm. Kinh Phổ Môn phẩm, một quyển, Huyền ứng.
Kinh Phật thuyết Bào thai, một quyển. Huệ Lâm.
Kinh Văn Thù Sư Lợi Phật Độ Nghiêm tịnh, hai quyển-Huyền ứng.
Kinh Đại Thánh Văn Thù Phật sát công Đức, ba quyển.
Huệ Lâm. Một pho sắp lên.
Kinh Pháp Cảnh, hai quyển. Huyền ứng.
Kinh Úc Ca La Việt vấn, một quyển.
Kinh Huyền Sĩ Nhân Hiền, một quyển. Huyền ứng.
Kinh Quyết Định Tỳ Ni, một quyển. Huệ Lâm.
Hậu Dịch ba mươi lăm Phật danh sám Hối, một quyển. Huệ lâm.
Kinh Phát Giác Tịnh Tâm, hai quyển. Huệ Lâm.
Kinh Tu Ma Đề Nữ, một quyển. Huệ Lâm.
Kinh Tu Ma Đề Bồ-tát, một quyển.
Kinh A Các quán nữ thuật Đạt, một quyển. Huệ Lâm. Kinh Đắc Vô Cấu nữ (Kinh Ly Cấu Thí nữ) một quyển. Huyền ứng.
Kinh Ưu Trấn Vương, một quyển. Huyền ứng.
Kinh Văn Thù Sở thuyết Phật cảnh giới, một quyển. Huệ Lâm Hai mươi ba kinh trên ba mươi bốn quyển đồng âm quyển nầy.
Huệ Lâm soạn.
雜穀 Tạp cốc. Ngược lại âm trên là tài hợp 才合. Âm nghĩa quyển thứ tám trước đã giải thích đầy đủ rồi. Đây nói âm dưới. Ngược lại âm dưới là công ốc 公屋. Theo chữ tóm tắt cho rằng: cốc 穀. là tích chứa nhiều loại, cốc là tên một trăm loại thực vật quy về “ngũ”, tức là năm loại: Tắc thử, đậu, mạch, ma. Thuộc về tắc 稷. đó gọi là lúa dẻo, tức là bông lúa nếp là Huệ cốc”. Thuộc về thử đó gọi là “Tán cốc”. Thuộc về đậu gọi là Giác cốc. Thuộc về mạch gọi là Mang cốc. Thuộc về va gọi là thọ cốc, cho nên gọi là ngũ cốc. Theo văn nói cho rằng: Cốc đó là một trăm vật gọi là cốc chữ viết từ bộ hòa? thanh cốc 穀.
膜豹 Mạc Báo Âm trên là mạch 陌. Trong kinh sơn Hải nói rằng: con Mạc Báo. Quách Phác cho rằng: Mạc 膜. là loài động vật có vú, giống như con Gấu, mà nhỏ hơn, lông nó màu vàng, đen sáng và rất mịn bóng, đuôi ngắn, mũi lộ ra ngoài rất dài, có thể tự cho có duỗi da dày lông ít, chân trước bốn ngón, chân sau ba ngón, sinh sống ở vùng nhiệt đới, thường hay ăn măng tre trúc. Nhĩ Nhã cho rằng: Mạc là con báo trắng. Theo văn nói cho rằng: chữ viết từ bộ trỉ 豸. Trong kinh văn phần nhiều thoát đi. Chữ mạc 膜. đây. Nay bổn tiếng phạm sửa chữa lại, nên có cộng thêm văn chuẩn cho hợp thế văn. Ngược lại âm dưới là bao mạo 包貌. Theo văn nói cho rằng là loài thú, giống như con Hổ Có đóm có vần đen, mà lại nhỏ hơn con hổ cũng viết từ bộ trĩ 豸. âm trĩ 豸. là âm trĩ 豸. Chữ báo báo 豹. đều là chữ hình thanh.
昜馬 Dương Mã. Ngược lại âm trên là tường dưỡng 祥養. Trong kinh Sơn Hải cho rằng: Ở núi Đảo qua, có rất nhiều con tê dương. Quách Phác cho rằng: Là loại thú rất lớn, có màu sắc, hoặc là xanh, hoặc là trắng, mũi của nó dài giống như mũi heo mà lớn. Răng nó dài một trượng mà nhỏ, thân nó dài năm thước. Loại thú này tánh hay ghen tỵ. Theo văn nói cho rằng: Là loại thú có vú, tuổi thọ sống ba tuổi. Chữ tượng hình.
原羱 Nguyên Hỗ:. Ngược lại âm trên là ngô viên 虞
袁, ngữ quan hai âm, đều thông dụng Nhi Nhã cho rằng: con Nguyên dương, giống như con Ngô dương. Quách Phác cho rằng: nó giống như con Ngô dương mà cái sừng lớn hơn con Sơn dương. Trong kinh viết Nguyên 沅. Này là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là đinh hề 丁
奚. Trong Mao Thi Truyện cho rằng: con đẻ dương can dê cái. Quảng phà cho rằng: con gà trống, con Ngô dương khi được ba năm tuổi thì gọi là Hổ dương đều chữ tượng hình.
俱鵒 Cụ dục:. Ngược lại âm trên là cụ ngu 具. hoặc viết câu 鴝. Âm dưới là dục 欲. theo chữ cụ? 鵒. Ngược lại âm dục tợ 鵒似. cái lưỡi của chim và cái mõ. Trước con mắt sừng có lông, có hai cánh có đóm trắng có tên gọi khác là hàn cao 寒皋.
鴝之羅 Câu chỉ la. Âm trên là câu 俱. Ngược lại âm dưới là kinh dĩ 經以. Câu chỉ la 俱羅 đó là tiếng Phạm. Ở tây vực gọi là tên của một loài chim. Loài chim nầy tiếng hót rất hay, khiến cho người ta nghe cảm thấy rất vui mừng, văn thường hay dùng gọi là loại chim hót hay. 鶡雞 Hạt kê. Ngược lại âm trên là át 曷. Trong kinh Sơn Hải cho rằng: ở núi Huy chu có rất nhiều loại chim Hạt kê này. Quách Phác cho rằng: Giống chim trĩ, mà lớn hơn, trên đầu màu xanh, có màu trên đầu tính thích đá nhau cho đến chết, cũng gọi là con dẻo kê. Chữ hình thanh.
鵰鷲 Điêu thứu Âm trên là điêu 鵰. Âm dưới là tựu 就. Trong kinh âm nghĩa quyển thứ hai trước kinh đại
Bát Nhã, đã giải thích đầy đủ 這沙. Giá sa Tiếng phạm Ở tây vực gọi là tên của một loài chim.
Nước nầy không có loại chim nầy.
茹食. Như thực. Ngược lại âm Như hạp 如翥. theo sách Lễ Ký cho rằng: Loài chim ăn thịt thú. Cũng gọi là như ẩm, nghĩa là loài chim uống máu. Loại chim này lông nó mịn mà mềm.
Khẩu chúc ca 緊祝迦: Tiếng Phạm, tên của vật quý báu. Ngược lại âm trên là kinh dẫn 經引, âm dưới là chung lục 終彔. Xưa dịch hoặc gọi là kiên thúc ca 堅叔迦.
毘醯勒: Tỳ ế lặc hinh hề 馨奚. Ở tây vực gọi tên là cây Mạc. Nay gọi là tỳ lê lặc 毘梨勒.
豫樟. Dự chương Âm dưới là chương 章. Dự chương là cây lớn.
Trong Nam Trung Dị Vật Chú cho rằng: Sinh ra đến bảy tuổi mới biết. Nếu viết chữ chuyên 船 tức là cùng loại cây long não.
牛棘 Ngưu cước. Ngược lại âm 矜力 căng lực. Ở
Tây Trúc cho rằng: Tên của loài hoa lạ Theo văn nói cho rằng: Chữ viết từ hai bộ 束 thúc. Trong kinh văn viết từ bộ 來 lai là chẳng phải.
搆牛. Cấu ngưu. Ngược lại âm 古候 cổ hậu. Nghĩa dùng tay mà vắt sữa bò. Âm loát 捋. Ngược lại âm phồn quát 繁括. Theo Mao Thi
Truyện cho rằng: Lấy tay gỡ lấy vật rất mỏng đem ra. Chữ cấu loát 搆捋. Hai chữ đều từ bộ thủ 手.
花鬘. Hoa mạn. Ngược lại âm mã ban 馬班. Chữ giả tá. Ngược lại vốn là âm di nhiên 彌然. Nay mượn chữ làm Hoa mạn, chữ mạn đó là ở nước Tây Trúc dùng làm dụng cụ trang nghiêm thân. Lấy sợi chỉ xỏ qua loại thảo mộc đó là hoa đàm, dùng năm màu sắc, không cần phải hỏi người con trai, người con gái cùng nhau làm trang sức trên đầu, giống như sợi dây thao buộc con dấu vậy. 柔耎. Nhu nhuyễn. Ngược lại âm nhi viên 而袁. Trong kinh viết nhuyễn? này là chẳng phải, văn dưới theo đây đều chuẩn.
清泠. Thanh linh Âm dưới là lịch đinh 歷丁. Thanh linh là nước trong sạch vậy. Theo văn nói chữ viết từ bộ thủy 水, thanh lịnh 令. Trong kinh viết từ bộ băng 冰 là chẳng phải, nếu âm chữ băng 冰 là lặc đả 勒打 là chẳng phải ý nghĩa trong kinh.
其鬚. Kỳ tu. Ngược lại âm tương du 相臾. Nghĩa là loại hoa Sen, chữ viết đúng là từ bộ sam 彡 viết thành chữ tu 須.
巢窟. Sào quật. Ngược lại âm trên là sài hào 柴爻. Theo văn nói cho rằng: Con chim đậu trên cành cây. Chữ tượng hình. Trong kinh viết từ bộ 果 là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là khốn cốt 困骨. Đổ Dự chú giải Tả truyện rằng: Quật là đào đất làm nhà. Theo văn nói chữ viết từ bộ huyệt 穴 thanh khuất 屈, cũng có từ bộ mịch là chẳng phải.
傢靜: Gia tịnh. Ngược lại âm trên là tình diệc 情亦. Chữ cổ Theo văn nói chữ viết gia?.
馳騁. Trì sính. Ngược lại âm dưới là sỉ dĩnh 恥郢. Đổ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Sính là chạy nhanh. Theo văn nói giải thích rằng: Là chạy thẳng. Chữ viết từ bộ mã 馬 thanh sính?, âm sính. Ngược lại âm thất binh 匹笄.
戲弄. Hý lộng. Ngược lại âm trên là hư ký 虛記. Theo văn nói cho rằng: Chữ viết từ bộ qua 戈 thanh hý?, âm hý. Ngược lại âm hứa nghi 許宜. Trong kinh viết từ bộ hư 虛 là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là lộc đỗng 祿慟. Theo văn nói cho rằng: Giỡn cợt vui đùa. Chữ viết từ bộ củng 廾 đến bộ ngọc 玉, âm củng 廾 là âm củng 拱.
--------------------------------------
撾打. Qua đả. Ngược lại âm trên là trúc qua 竹瓜. Theo văn nói cho rằng: Qua là đánh nện. Chữ viết từ bộ mộc 木 quá 過. Ngược lại âm dưới là đắc lịnh 得泠. Theo văn nói cho rằng: Là đánh gõ, đánh phá.
伽鎖. Già tỏa Âm trên là da 加, âm dưới là tảng quả 桑果. Ngọc Thiên cho rằng: Liên kết với nhau. Theo văn nói cho rằng: Tỏa 鎖錮 là cái khóa móc xích. Chữ viết từ bộ kim 金 thanh tỏa âm tỏa đồng với âm trên. Trong kinh văn viết chữ da tỏa 加璅, hai chữ đều là trong sách viết sai.
生释地獄. Sanh Thích Địa ngục. Ngược lại âm trên là thư hội 雌潰. Theo Vận Anh Tập cho rằng: Là đầu nhọn của cây, văn thường hay dùng, chữ chánh thể viết là thúc 束. Quảng Nhã cho rằng: Răn cưa nhọn, cũng viết là chữ thích 剌 này, đều đúng, hoặc là viết sách 策, cũng viết giáp?, những chữ này đều sai, chẳng phải chánh thể Chữ viết từ bộ đao 刀 thanh sách?.
老耄. Lão mạo. Ngược lại âm mao bao 毛抱. Theo Vận Anh Tập cho rằng: Mạo 耄 là già. Theo sách Lễ Ký cho rằng: Tám mươi, chín mươi tuổi gọi là mạo 旄. Âm mạo đồng với âm trên. Trịnh Huyền chú giải rằng: Mạo đó là mê muội hay quên. Theo văn nói cho rằng: Chữ viết từ bộ lão 老 thanh mao 毛.
貸財. Thải tài. Ngược lại âm trên là thang lặc 湯勒. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Người vay mượn gọi là thải 貸. Theo văn nói cho rằng: Người cầu xin vật. Chữ viết từ bộ bối 貝 thanh vực 弋, âm vực là âm dực 翼 này.
嚬蹙. Tần xúc. Ngược lại âm trên là tỳ dần 毘寅, âm dưới là tửu dục 酒育. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Cau mày, mà xúc là bức bách sân giận, nổi giận khiến nét nhăn trên trán. Theo Khảo Thanh cho rằng: Nét nhăn trên mày, nghĩa là đôi mày châu lại, dúm lại, xúc là nổi giận khiến mũi co rút lại, mắt trợn ra. Theo văn nói cho rằng: Chữ xúc 蹙, viết từ bộ thích 戚. Ngược lại âm thanh diệc 青亦. Thanh túc 足, âm trứu 皺. Ngược lại âm tắc cứu 則救. Âm ngạch 額. Ngược lại âm an khác 安葛.
販̀賣. Phiến mại. Ngược lại âm trên là phát vạn 發
万. Chữ thống nhất cho rằng: Dùng tiền mua bán vật quí, gọi là sớm mua tối bán.
嫉妒. Tật đố Âm trên là tật 疾. Ngược lại âm dưới là đô cố 都固. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Hại người hiền gọi là tật 嫉, hại sắc gọi là đố 妒. Theo văn nói cho rằng: Người phụ nữ ghen chồng. Chữ viết đều từ bộ Nữ 女 thanh tật hộ 疾戶. Trong kinh văn viết đố 后 viết thành chữ đố 姤 này là chẳng phải.
貯聚. Trữ tụ. Ngược lại âm chư lữ 豬呂. Đổ Dự chú giải Tả truyện rằng: Trữ 貯 là chứa, là tàng trử cất giấu. Theo văn nói cho rằng: Là chứa nhiều. Chữ viết từ bộ bối 貝 thanh trữ 宁. Ngược lại âm dưới là tùng dụ 從裕. Hà Hưu chú giải Công Dương Truyện rằng: Tụ? là gom lại. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Tập hợp lại. Theo văn nói cho rằng: Hội hợp. Chữ viết từ bộ chúng? thanh thủ 取, âm chúng? là âm ngâm 吟 từ ba bộ nhơn 人.
箱篋. Tương khiếp. Ngược lại âm dưới là khiêm diệp 謙葉. Trịnh Tiển chú giải sách Lễ Ký rằng: Khiếp 篋 là cái rương rất kín. Âm giam? là âm hàm 咸. Theo văn nói cho rằng: Tương 箱 là loại rương lớn. Kháp 愜 cũng là loại rương nhỏ bằng tre. Văn cổ viết khiếp? này, từ bộ phương 匚, âm phương 方 thanh giáp 夾.
矛刺. Mâu thích. Ngược lại âm trên là mẫu hậu 母
候. Theo văn nói cho rằng: Mâu là cây thương, dài hai trượng. Nói theo đây là dùng loại thước cổ, tức là ngày nay nói thước đó là một trượng sáu tấc. Theo chữ mâu 矛 tức là chữ tượng hình. Ngày nay gọi là cây giáo dài, hoặc gọi là ngọn mâu. Âm dưới là thử tứ 此恣. Quyển trước đã giải thích rồi.
阿練兒. A luyện nhi Tiếng Phạm. Xưa dịch là chất thô không mịn mềm, cũng gọi là A lan nhã 阿蘭若. Đời Đường gọi là chỗ vắng lặng tịch tịnh yên tĩnh.
滓穢. Tử uế. Ngược lại âm trên là ty sử 緇史. Bì Thương lại viết tử 滓 này. Theo văn nói cho rằng: Là cặn bã rượu. Ngược lại âm dưới là ư vệ 於衛. Bác Nhã cho rằng: Loài cỏ dại mọc hoang. Chữ viết từ bộ 禾 hòa.
Theo văn nói cho rằng: Chữ viết từ bộ thảo 草. 財賄. Tài hối. Ngược lại âm dưới là khôi ổi 陸猥.
Nhĩ Nhã cho rằng: Hối là của cải tài vật.
罵詈. Mạ lỵ. Ngược lại âm trên là ma giá 麻嫁. Ngược lại âm dưới là ly trĩ 理稚. Theo văn nói cho rằng: Hai chữ đều cùng nhau hỗ tương nghĩa là răn dại nhắc nhở, đều bộ võng 网, võng là giống là kẻ có tội.
椎鍾. Chùy chung. Ngược lại âm trên là lương truy 良追. Theo văn nói cho rằng: Là cái dùi đánh gõ. Chữ viết từ bộ mộc 木 thanh trĩ 佳.
唌唾: Diên thóa. Ngược lại âm trên là tường diên 祥
延. Văn thường hay dùng cũng thông dụng. Chữ chánh thể viết từ bộ thủy? đến bộ khiếm 欠, viết thanh chữ khiếm?. Theo văn nói cho rằng: Nước dãi trong miệng, hoặc viết từ bộ Thủy 水, viết thành chữ diên 涎, cũng là văn thông dụng thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là thổ ngọa 土臥. Giải thích chuẩn âm trên từ bộ thủy 水 thanh thóa 垂.
視睞. Thị lai. Ngược lại âm dưới là lai đại 來岱. Còn nghi ngờ chữ này, trong truyện viết sai, nghĩa đúng hợp trong kinh viết là thuấn 瞬. Ngược lại âm thủy nhuận 水潤.
濃厚. Nùng hậu. Ngược lại âm nặc long 匿龍. Theo văn nói cho rằng: Nước đầy tràn ra ngoài, hoặc viết từ bộ dậu 酉, viết thành chữ nùng 醲. Theo văn nói cho rằng: Rượu đậm đặc. Chữ tượng hình.
謫罰. Trích phạt. Ngược lại âm trên là trắc cách 陟
革. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Tương trách, chê trách. Đổ Dự chú giải Tả truyện rằng: Trích là chỉ trích, khiển trách. Phương Ngôn cho rằng: Phẫn nộ giận dữ Theo văn nói cho rằng: Là phạt, trị tội. Chữ viết từ bộ ngôn 言 đến bộ thương 商, thanh tỉnh 省. Ngược lại âm dưới là phiền miệt 煩.
Theo văn nói cho rằng: Phạt tội, tội nhỏ thì phạt, chưa có dùng đao mà giết, nhưng cầm đao mà mắng nhiếc dọa nên gọi là phạt. Chữ viết từ bộ đao 刀 đến phạt 詈. Chữ hội ý.
關邏. Quan la. Ngược lại âm trên là cổ ngoan 古頑. Trịnh Tiển chú giải sách Lễ Ký rằng: Quan đó là cửa ải. Theo văn nói cho rằng: Lấy cây gỗ ngang trấn giữ cửa nhà. Quảng Nhã cho rằng: Đóng cửa lại.
Chữ viết từ bộ môn 門 thanh quan?, âm quan đồng với âm trên. Trong kinh văn viết từ bộ khai 開 viết thành chữ khai 開 này là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là la yểm 羅厭. Tự Thư cho rằng: La 邏 là che lại.
Theo Văn Tự Tập Lược cho rằng: Dạo chơi chỗ trấn giữ đường nguy hiểm có binh khí, chuẩn bị đánh với nhau.
------------------------------------------
阿耆利. A Kỳ Lợi Âm kỳ 耆 là âm kỳ 祈 này. Tiếng Phạm, gọi là chất thô cứng không mềm mại, hoặc gọi là A xà lê 阿闍梨. Đời Đường gọi là Giáo thọ sư.
胞想. Thúy tưởng. Ngược lại âm thuyên tuế 詮歲. Quảng Nhã cho rằng: Thúy 胞 là yếu, mềm mại. Theo văn nói cho rằng: Thịt nhuyễn dễ đoạn, xắt. Chữ viết từ bộ nhục 肉 đến tuyệt 絕, thanh tỉnh 省. Trong kinh văn viết từ bộ nguy 危 viết thành chữ thúy 胞 này là chẳng phải.
捫摸. Môn mạc Âm trên là môn 門, âm dưới là mạc
莫. Theo
Mao Thi Truyện cho rằng: Chữ môn mạc đó cũng giống như lấy tay vỗ về an ủi. Chữ viết đều từ bộ thủ 手. Chữ hình thanh.
我弄. Ngã lộng Âm trên là ngã 我, viết từ bộ thủ 手 đến bộ qua 戈. Chữ hội ý. Viết từ bộ hòa 禾 đó là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là lung đỗng 籠慟. Quyển thượng trước đã giải thích đầy đủ rồi. Trong kinh viết từ bộ thủ 手 viết thành chữ biện 抃 là chẳng phải nghĩa trong kinh.
蝗蟲. Hoàng trùng. Ngược lại âm trên là hồ quang 胡光. Văn Nhĩ Nhã cho rằng: Loại châu chấu ăn mầm non, mạ non, cũng gọi là minh 螟, tức là con ấu trùng, ăn lá non, gọi là đằng 螣 ăn rễ cây, gọi là mâu 蝥, tức là sâu đục gốc, gọi là thường hay ăn gốc lúa, gọi là loại côn trùng. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Có bốn loại, tuy có khác nhau về tên gọi, nhưng cũng gọi là Hoàng trùng 蝗
蟲. Quảng Nhã cho rằng: Trùng hoàng 螽蝗 tức là con châu chấu, hình như con châu chấu này trên lưng cũng có khác biệt về màu sắc, lớn, nhỏ không đồng, cho nên có tên gọi là hoàng, minh, mao, ngã 蝗螟蟊蛾. Hoàng 蝗 là con châu chấu, minh 螟 là con ấu trùng, mao 蟊 là con sâu đục gốc lúa, ngã 蛾 là con bướm ngài. Hoàng 蝗 là âm nhất điển 一殄, âm yển 偃 là âm thị mao 侍蟊. Ngược lại âm mạc hậu 莫候. Âm trung 螽 là âm chung 終, âm minh 螟 là âm minh 螟, âm? 蠈 là âm tặc 賊.
Vực 蜮 là âm quắc 虢. Ngược lại là âm lâu quặc 螻蟈. 不懈, Bất giải âm giới 戒. Các chữ trong sách đều không có âm giá 嫁.
礱亞. Lung á. Ngược lại âm trên là lộc đông 祿東. Âm dưới là ô giá 烏賈. Trong quyển kinh âm nghĩa trước đã giải thích đầy đủ rồi, không thuật lại nữa. Trong kinh viết từ bộ khẩu 口 viết á 啞 này là chẳng phải.
應擔. Ứng đảm. Ngược lại âm đáp cam 答甘. Quảng Nhã cho rằng: Đảm là nhấc lên, đưa lên. Văn Tự Thư cho rằng: Đảm là gánh vác, hoặc là viết đảm? từ bộ nhơn 人 đều thông dụng. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh đảm?, âm đảm là âm chiêm 占. Chữ viết từ bộ mộc 木 là chẳng phải.
離搏. Ly bác. Ngược lại âm bổ các 補各. Sách Bác Nhã ghi rằng: bác 搏 là đánh gõ. Trịnh Huyền chú giải sách Khảo Công Ký rằng: Bác là vỗ nhịp theo âm nhạc. Ngọc Thiên cho rằng: Bác là vỗ về an ủi. Sách Thuyết Văn cho rằng: Nắm lấy sợi dây. Chữ viết từ bộ Thủ 手 đến bộ bác?, thanh tỉnh 省. Chữ bác? từ bộ phủ 甫, đến bộ Thốn 寸, viết bác? này là chẳng phải.
疽惡. Thư ác. Ngược lại âm thanh dư 青余. Tư Mã Bưu chú giải sách Trang Tử rằng: Nóng nhiệt nổi lên làm mụt nhọt, không thông làm mụt ung. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Chữ viết từ bộ tật?, thanh thư?, âm thư?. Ngược lại âm tử dư 子余. Chữ viết từ bộ nhựt 日 dưới chữ nhất 一.
繚欐. Liêu lệ. Ngược lại âm trên là lực ô 力烏, âm dưới là liên kiết 蓮. Theo Kinh Văn ghi rằng: Quấn vòng cái chân lại, cái chân của người bẻ cong lại, không được thẳng. (Theo phong tục của người
Trung Hoa là con gái nhà khuê các phải bó chân lại). Cũng gọi là làm như vậy không đúng. Chữ viết đều từ bộ mịch 糸. Chữ tượng hình. Âm mịch 糸 là âm mích 覓.
聾哀. Lung ai. Ngược lại âm nhai giải 崖解. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: Ai? là ngu si. Theo Tập Huấn Truyện cho rằng: Si mê. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Chữ viết từ bộ mã 馬, ai?, thanh tỉnh 省.
勿觸. Vật xúc. Ngược lại âm vệ chúc 衛燭. Quảng Nhã cho rằng: Va chạm, xung đột. Trong Kinh văn viết từ bộ ngưu 牛, viết xúc? cũng là văn thông dụng thường hay dùng.
輕躁. Khinh táo. Ngược lại âm dưới là tao lao 遭勞. Theo Khảo Thanh cho rằng: Tính nóng nảy, dao động, quấy nhiễu, mau chóng, đi vội vàng, hoặc là viết táo? cũng đồng. Chữ viết từ bộ túc 足, thanh táo?.
沬拌. Muội bạn. Ngược lại âm trên là mạn bát 漫. Ngược lại âm dưới là bàn mãn 盤滿. Theo Khảo Thanh cho rằng: Lưu lại, giữ lại, dừng nghỉ Lấy đây và kia hòa trộn lại gọi là bạn 拌. Chữ viết từ bộ thủ 手, thanh bán 半.
裨囊 Bài nang. Âm trên là bại 敗. Ngược lại âm dưới là nặc lang. 諾郎.Thiên Thương Hiệt và Ngọc Thiên cho rằng: Thác nang là cáidụng cụ thổi lửa, hoặc viết từ bộ cách 革, viết bài?, hoặc viết từ bộ khao 靠, viết thành chữ? đều thông dụng. Trong Kinh văn viết bài 排 này là chẳng phải.
以鍛. Dĩ đoạn. Ngược lại âm đô loạn 都亂. Trịnh Tiển chú giải sách Lễ Ký rằng: Đoạn 鍛 là dùng chày để rèn thép, tôi luyện. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: Là cái dùi để đánh nện. Sách Thuyết Văn cho rằng: Đúc kim loại, nhỏ, rèn luyện. Chữ viết từ bộ Kim 金, thanh đoạn 段. Chữ đoạn 段 từ bộ thù 殳, đến chữ lập?, thanh tỉnh
省. Âm toát 撮. Ngược lại âm đinh ũy 丁.
Trùy toàn. Ngược lại âm trên là trực truy 直追. Sách Khảo Thanh cho rằng: Quả trùy đập sắt, hoặc viết trùy? này, cũng viết chữ trùy? này đều thông dụng. Ngược lại âm dưới là liễm nghiêm? 嚴. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Dùng vật kẹp lại lấy dùi khoan. Chữ viết từ bộ kim 金 đến bộ chiêm 占, thanh tỉnh 省. Trong Kinh Văn viết từ bộ cam 甘, viết thành chữ kiềm 鉗, tức là thiết già 鐵枷, là cái gông cùm xiềng xích, là chẳng phải nghĩa đây dùng vậy.
Xu đặc 姝特. Ngược lại âm xướng chu 昌朱. Mao Thi Truyện cho rằng: Xu 姝 là người con gái đẹp. Sách Thuyết Văn ghi chữ từ bộ nữ 女 thanh chu 朱. Ngược lại âm dưới là đằng đắc 騰得. Văn Dĩnh chú giải Hán Thư rằng: Đặc 特 là ngọn nến chiếu sáng. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Đặc là con bò đực. Chữ viết từ bộ ngưu 牛 đến bộ tự 寺, thanh tỉnh 省.
痌黠 Thông hiệt. Ngược lại âm trên là thương hồng 倉紅. Sách Thượng Thư cho rằng: Nghe gọi là thông?, tất nhiên là nghe rất rõ ràng, rất kỹ gọi là thông. Tất nhiên là làm mưu tính, chỗ nghĩ một việc định một kế xét rõ mới thành. Trong Kinh Văn viết từ bộ Thông? viết thành chữ Thông?, văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là nhàn bát. Theo Khảo Thanh cho rằng: Hiệt là thông minh, lanh lợi. Phương Ngôn cho rằng: Là người đứng đầu, cũng gọi là người có trí tuệ, gọi là hiệt.
Sách Thuyết Văn viết từ bộ hắc 黑 đến bộ kiết? thanh kiết?.
*******
Ngưu tự 牛飼, âm tự 寺. Giai Uyển Chu Tòng cho rằng: Tự 飼 là cho ăn cùng với sự nuôi dưỡng. Xưa nay chữ chánh viết từ bộ thực 食 thanh tự 司. Trong Kinh Văn viết từ bộ khẩu 口 viết thành chữ tự? này, văn thường hay dùng là chẳng phải. 瘦短. Sấu đoản. Ngược lại âm đoan quản 端管. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: Đoản 短 là thúc giục, thôi thúc. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Đoản là không dài. Chữ viết từ bộ thỉ 矢 thanh đậu tỉnh 豆省. Kinh Văn viết từ bộ thủ 手, viết thành chữ đoản? này là chẳng phải, không thành chữ.
寶珥. Bảo nhĩ. Ngược lại âm như chí 如志. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: Cái vòng hoa tai, bông tai, gọi là nhĩ 珥, tức là châu ngọc trang sức cho nơi tai. Sách Thuyết Văn ghi chữ viết từ bộ ngọc 玉 thanh nhĩ 耳. Âm đang? là âm đương 當.
擐飛. Hoàn phi. Ngược lại âm trên là huyết duyên 血緣, cũng viết chữ duyên? này, đều là chữ chánh thể. Công Dương Truyện cho rằng: Duyên?, tức là hoàn?, tức là con châu chấu. Bắt đầu sinh ra gọi là duyên?, là ấu trùng, đến dài lớn ra gọi là hoàn?. Lưu Tán nói rằng: Con kiến con. Đổng Trọng Thư cho rằng: Con châu chấu. Theo Thanh Loại cho rằng: Cũng là con châu chấu. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Loài côn trùng bò dưới đất. Chữ viết từ bộ trùng 虫 thanh hoàn?. T 405 蝡動. Nhuyễn động. Ngược lại âm nhuận Doãn 閏
尹. Cố Dã Vương cho rằng: Loài côn trùng nhỏ bò lúc nhúc. Nhuyễn 蝡 cũng giống như chữ động 動. Sách Tự Thư cho rằng: Loài côn trùng không có chân, mà đi được gọi là nhuyễn động. Sách Thuyết Văn viết từ bộ trùng 虫, thanh nhuyễn 耎 錠光. Đỉnh quang Âm trên là định 定.
崖底. Nhai để. Ngược lại âm nhã giai 雅皆. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Bên vách núi cao. Chữ viết từ bộ Sơn hán 山厂. Ngược lại âm ngũ đáo 五到. Giai Thanh và Kinh Văn lại viết ngâm 崟, nghĩa là núi cao vút. Sách cho rằng sai chẳng phải.
焜煌. Hỗn hoàng. Ngược lại âm trên là hồ bổn 胡本, âm dưới là hoàng 皇. Sách Thuyết Văn cho rằng: Hổn hoàng là ánh sáng mặt trời chiếu rực rỡ, chói lọi. Chữ tả hình, hữu thanh.
征銃 Chinh sung. Ngược lại âm trên là chi doanh 之
盈. Ngược lại âm dưới là chi dung 之容. Sách Phương Ngôn cho rằng: Cuống lên vì sợ, sợ hãi quá mức. Quảng Nhã cho rằng: Vội vàng chạy Đông chạy Tây, hấp tấp, cũng là chữ hình thanh.
項很. Hạng ngận. Ngược lại âm trên là học giảng 學
講, âm dưới là ngận khẩn 痕墾. Hai chữ đều là chữ Thượng thanh. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Ngang ngạnh, oán hận, nói là người rất là bướng bỉnh, ngang tàng khó mà quay lại gọi là hạng 項. Chữ ngận 很 từ bộ xước? thanh cấn 艮.
青廋. Thanh sưu. Ngược lại âm trên là sanh cảnh 生
耿. Đổ Dự chú giải Tả truyện rằng: Thanh 青 là tai họa. Giả Quỳ cho rằng: Là bệnh. Giải Thích Tên gọi là Sưu thanh? 青, giống như là bệnh ốm gầy tiều tụy.
Kinh Văn viết lược, mượn dùng chẳng phải bổn chữ. 糜盡. Mi tận. Ngược lại âm vẫn bi? 悲. Văn thường hay dùng. Cố Dã Vương chú giải Kinh Dịch rằng: Mi là tán nhỏ ra. Quảng Nhã cho rằng: Hư hoại. Sách Thuyết Văn cho rằng: Mi là vụn vặt. Chữ chánh thể viết từ bộ mễ 米, viết thành chữ mi?. Chữ hình thanh.
天拘喒 Thiên câu tàm. Âm trên là câu 俱, âm dưới là tàng hàm 藏含. Tiếng Phạm, tên của loài hoa Trời.
Kỳ bính 其柄. Ngược lại âm binh mạng 兵. Cố Dã Vương cho rằng: Bính 柄 là cái gốc. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Nắm quyền. Sách Thuyết Văn cho rằng: Cành cây. Chữ viết từ bộ mộc 木 thanh bính 丙 Chữ chánh thể từ bộ bĩnh 秉 viết thành chữ bĩnh?này.
Chữ hình thanh.
合樓恒. Hạp lâu hằng Âm trên là hợp 合, dưới là võng khải 罔鎧.
Tiếng Phạm. Chữ nghĩa không cầu, tên của vị Bồ Tát.-------------------------------------------
有鉉. Hữu huyền. Ngược lại âm huyền khuyển 玄犬. Vương Cường chú giải Kinh Dịch rằng: Đồ vật ngày xưa bằng kim loại gồm có ba chân, hai tai, lớn nhỏ khác nhau.
Giai Uyển Chu Tòng cho rằng:
Huyền 鉉 là cái đỉnh, cái đỉnh có tai (tức là có quai hai bên).
戾亮. Lệ lượng. Ngược lại âm trên là lực kế 力計. Ngược lại âm dưới là lực trượng 力丈. Nghĩa là từ trên cao, lược xuống thấp, từ mấy, bao nhiêu, chữ của người xưa.
駛给. Sử cấp. Ngược lại âm trên là sư sử 師史. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Sử 駛 là chạy nhanh, phóng nhanh, ngựa phi nhanh. Chữ hình thanh. Trong Kinh Văn viết từ bộ quyết 夬 là chẳng phải nghĩa đây dùng. Ngược dưới là chữ cấp 急. Sách Thuyết Văn cho rằng: Sắp xếp, thúc giục, gấp gáp, vội vã. Chữ viết từ bộ tâm 心 thanh cấp 及.
拷跌. Khảo trật. Ngược lại âm trên là xí sư 廁師, lại là âm Thương Hà 倉何 hai âm đều thông dụng. Ngược lại âm dưới là điền hiệt 田頡.
Theo Khảo Thanh cho rằng: Tham khảo, tra xét, thấy không đồng đều. Vương Dật chú giải Sở Từ rằng: Vấp ngã không thể đứng dậy được, hết sức lực, cố gắng gượng. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Thiếu kém, nghi ngờ, không thể thẳng thắng. Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử rằng: Vấp chơn té ngã ngửa. Sách Phương Ngôn cho rằng: Té ngã ngửa xuống đất gọi là trật 跌. Hai chữ đều là chữ tượng hình.
世事譊譊. Thế sự nao nao. Ngược lại âm nữ giao 女
交. Nghĩa là chất chứa lời nói lao xao, lao xao tiếng học bài. Cố Dã Vương cho rằng: Chữ “nao nao” giống như tiếng la hét ồn ào. Sách Thuyết Văn cho rằng: sân giận gào thét to lên. Chữ viết từ bộ ngôn 言 thanh nao?. Cũng cho rằng nói ấp úng không thành lời.
屏营. Binh dinh. Ngược lại âm trên là tinh minh?. Ngược lại âm dưới là duy huỳnh 唯熒. Theo chữ “binh dinh” cũng giống như là bồi hồi. Quảng Nhã cho rằng: Binh dinh là rối rắm không biết xoay xuở sợ hãi, cuống lên vì sợ hãi.
蹜氣. Súc khí. Ngược lại âm sửu lục 丑六. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Súc? là tích chứa. Cố Dã Vương cho rằng: Súc là gom tụ lại. Chữ hình thanh. Trong Kinh Văn có viết từ bộ tâm 心, viết thành chữ Súc? này là chẳng phải. Âm súc. Ngược lại âm hứa lục 許六.
各勵. Các lệ. Ngược lại âm lực trệ 力滯. Quảng Nhã cho rằng:
Lệ là khuyến khích. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Gắng sức, cố sức vượt qua Bức tường ngăn chặn. Sách Thuyết Văn cho rằng: Nỗ lực, tận lực. Chữ viết từ bộ lực 力, đến chữ lệ 厲, thanh tỉnh 省. Chữ lệ 厲 từ chữ li?, âm li. Ngược lại âm lặc giới? 介.
抵突. Để đột. Ngược lại âm trên là đinh lễ 丁. Theo sách Đại Đái Lễ ghi rằng: Chữ để 抵 cũng giống như chữ Thôi 推 vậy, nghĩa là đẩy ra. Theo Khảo Thanh cho rằng: Chống cự Sách Thuyết Văn ghi rằng: Va chạm. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh để 氐, âm để đồng với âm trên. Ngược lại âm dưới là đồ cô 徒骷. Vương Dật chú giải Sở Từ rằng: Vượt qua, trải qua. Theo Vận Thuyên Tập cho rằng: Xung đột. Sách Thuyết Văn viết từ bộ khuyển 犬, đến bộ huyệt 穴, ở trong bổng nhiên chạy ra, con chó trong hang chạy ra ngoài. Chữ hội ý.
摠猥. Tổng ổi. Ngược lại âm Tông đổng 宗董. Theo Khảo Thanh cho rằng: Tổng là bao gồm, đều nhau, tổng nhiếp. Kinh Văn viết tổng? này, văn thông dụng thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là Ô hối 烏賄. Âm hối. Ngược lại âm Khôi mỗi? 每. Chữ Ổi nghĩa là nước đục. Chữ viết từ bộ Khuyển 犬, thanh ổi?.
洒除. Sái trừ. Ngược lại âm tiên lễ 先禮. Quảng Nhã cho rằng: Chữ sái 洒 cũng giống như chữ tẩy 洗, nghĩa đồng nhau, là tẩy rửa cho sạch sẽ. Âm ẩm 飲 là không lấy. 尪狂. Uông cuồng. Ngược lại âm uổng Vương 枉王. Chữ chánh thể vốn viết Vưu 尤, chữ tượng hình. Nay thông dụng cộng thêm bộ Vương 王, viết thành chữ Uông 尪, chữ hình thanh. Theo Vận Thuyên Tập cho rằng: Uông 尪 là yếu, gầy yếu. Văn thông dụng gọi là: Ngắn, nhỏ gọi là uông 尪. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Bắp đùi chân bị cong lại. Văn thường hay dùng âm là điễu hoàng 鳥黃. Âm này sai chẳng phải nghĩa đây dùng. 眄睞. Miến lai. Ngược lại âm miên kiến 眠見. Sách Thuyết Văn cho rằng: Miến 眄 là nhìn nghiêng. Chữ viết từ bộ mục 目, âm miến 丏 đồng với âm trên. Ngược lại âm dưới là lai đại 來岱. Thiên thượng Hiệt ghi rằng: Đồng tử nhìn bên trong không đúng, nghĩa là liếc nhìn, trộm nhìn. Chữ viết từ bộ mục 目 thanh lai 來, hoặc là viết lai? cũng đồng.
辜搉. Cô xác. Ngược lại âm trên là Cô hồ 辜胡. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Chữ Cô 辜 từ bộ tân 辛 thanh cổ 古. Trong Kinh Văn viết từ bộ dương 羊, viết thành chữ Cô 辜 này là không thành chữ. Theo chữ Cô 辜 cũng giống như chữ Cố 固, nghĩa là chắc chắn. Âm dưới là giác 角, hoặc viết giao 較. Theo Khảo Thanh cho rằng: Chuyên quyền, nêu lên, dẫn ra, trị tội. Sách Hán Thư ghi rằng: Cao Hậu cho chặt đứt chân tay của Thích phu nhơn, đục khoét mắt để làm thành người lợn. Chữ viết từ bộ thủ 手 đến bộ Xác?. Trong kinh văn viết giao 較 cũng đồng, thông dụng.
喫酒. Khiết tửu. Ngược lại âm Khinh diệc 輕亦.
Gọi là khiết cảm 喫, nghĩa ăn uống. Chữ viết từ bộ Khẩu 口 thanh khiết 契.
魯扈. Lỗ Hỗ Trên là chữ lỗ 魯. Chữ viết từ trên là chữ ngư 魚, dưới là chữ nhựt 日. Ngược lại âm dưới là hồ cổ 胡古. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Hỗ 扈 là ngã ngửa, cũng gọi là kiêu ngạo, tự cao, tự đại, tiêu xài phung phí của cải, cũng gọi là tung hoành ngang dọc. Sách Hán Thư ghi rằng: Hỗ tất 扈蹕. Là theo Xa giá của Thiên Tử gọi là Hỗ, là hống hách. Sách Thuyết Văn viết từ bộ ấp 邑, Thanh hộ?.
睢鼷 Tuy Hề. Ngược lại âm huyết bế 血閉. Ngược lại âm dưới là húc câu 勗俱. Theo Thanh Loại cho rằng:
Tuy 睢 là nhìn nhớn nhác.
Cố Dã Vương giải thích rằng: Tuy Hề là liết nhìn rất nhanh. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Ngước nhìn. Hai chữ đều từ bộ mục 目 Thanh giai hề 佳, đều là chữ hình thanh.
鄞. Cẩn hống. Ngược lại âm mạc cẩn 莫堇. Âm dưới là hồ khổng. Gọi là vô tri, không biết gì. Văn Thông dụng cho rằng: Lẫn lộn trong đất bùn gọi là “Cẩn Hống”. Kinh Văn viết là mông không 蒙空 là chẳng phải vậy. 湔洒. Tiên sái. Ngược lại là âm tử tiên 子仙. Ngược lại âm dưới là Sái lễ? 禮. Chữ Thống nhất cho rằng: Tiên 湔 đó gọi Tẩy hoán, gột rửa. Chữ Sái 洒 là tưới nước rửa sạch sẽ, hai chữ đều từ bộ thủy. Chữ hình thanh. 滴蹇. Tích kiển. Ngược lại âm trên là tất diệc 必亦. Theo Vận Lược Tập giải thích rằng: Què chân không đi được. Sách Thuyết Văn viết từ bộ chỉ 止, thanh tích 辟. Ngược lại âm dưới là Kiên yển? 偃. Sách Thuyết Văn giải thích: Kiển 蹇 cũng là thọt chân, què chân. Chữ viết từ bộ túc 足 đến bộ khiển 騫 thanh tỉnh 省.
*******
Huyền Ứng soạn.
阿彌陀. A Di Đà Tiếng Phạm. Là tên của vị Phật. Thời Đường nói là Vô lượng quang, là ánh sáng chiếu không có lường được, phổ khắp tất cả cõi nước.
Mạc để. Ngược lại âm trên là bổ bát 蒲, dưới là âm để?. Ngược lại âm đinh lễ 丁禮. Kinh Văn viết hỗ 互 là chẳng phải, không đúng.
不遒. Bất tù. Ngược lại âm nãi diệc 乃亦. Tiếng Phạm.
揭質. Yết chất. Ngược lại âm trên là cư nghiệt 居孽. Tiếng Phạm.
肩悲骶 Kiên bi để Âm trên là kiên 堅, âm kế là bi? di 彌. Cũng là tiếng Phạm.
須瘋. Tu Phong. Ngược lại âm trên là tương du 相
俞, âm dưới là phong 風. Tiếng Phạm. 羅倪. La nghê Âm dược diệc 藥亦. Tiếng Phạm, cũng gọi là nghê, nghĩa là cầu vồng.
鳩鳢. Cưu Lễ Âm lễ 禮 tiếng Phạm, âm dưới đồng.
犮陀. Bạt Đà. Ngược lại âm bàn muội 盤沬. Tiếng Phạm. 扈斯. Hỗ tư. Ngược lại âm hồ cổ 胡古. Đều tiếng Phạm.
滑淇 Hoạt kỳ. Ngược lại âm trên là la kỹ 羅技, âm dưới là kỳ 祇. Tiếng Phạm.
賓侯. Tân hầu Âm hậu 候. 陀透. Đà thấu. Ngược lại âm đồ mộc 途木.
篩邪. Sư Tà Âm là sử 史. Tiếng Phạm, chữ viết từ bộ trúc 竹. 薜荔. Bệ lệ. Ngược lại âm trên là tỳ duệ 毘袂, âm dưới là Lê Đệ 黎第. Tiếng Phạm. Tên của loài Ngã quỉ 雄傑. Hùng kiệt. Ngược lại âm yết nghiệt 軋蘗.
Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Đứng riêng biệt gọi là Kiệt. Sách Hoài Nam Tử ghi rằng: Trí vượt quá hơn ngàn người gọi là Kiệt. Kinh Văn viết chữ kiệt 桀 này hơi quái lạ, chẳng phải nghĩa của kinh.
乞隑. Khất cái Âm dưới là cái 蓋. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Cái? là người ăn xin. Chữ viết từ bộ vong?, đến bộ nhơn 人. Theo chữ nhơn vong 人 đó, nghĩa là của cải tài sản bị tiêu tan hết thì phải đi ăn xin. Kinh Văn viết cái 丐 này là chẳng phải.
食纔. Thực tài. Ngược lại âm tại lai 在來. Theo Vận Thuyên Tập ghi rằng: Tài nghĩa là chẳng qua chỉ là nói suông mà thôi. Theo Khảo Thanh cho rằng: Tài là vượt qua. Chữ viết từ bộ mịch 糸 đến sàm?. Âm sàm. Ngược lại âm sĩ hà 仕咸.
牚住 Sanh Trụ. Ngược lại âm trên là sửu canh 丑耕. Theo Khảo Thanh giải thích rằng: Là cây cột trụ để buộc bò, heo, cũng gọi là trụ cột chống đỡ. Âm trĩ?. Ngược lại âm tịch sa 夕. Âm phương? là âm phương 方. 迢迢 Điều điều. Ngược lại âm đồ điêu 徒彫. Trong Kinh Văn viết điều 苕 này là chẳng phải. Theo Khảo Thanh cho rằng: Điều 迢 là xa xôi, xa vời vợi. Theo văn Tự Điển nói: Điều là con đường dài mà lại xa, rất xa. Chữ viết từ bộ xước (sước?) 辵, thanh triệu 召, Âm xước 辵. Ngược lại âm sửu lược 丑略.
貪餮 Tham thiết. Ngược lại âm thiên kiết 天. Đổ Dự chú giải Tả truyện rằng: Tham ăn gọi là san 餐. Mà tham của cải tài vật sam?.
Trong kinh văn viết hao? cũng là thông dụng, văn thường hay dùng.
-------------------------------------------
所眩 Sở Huyễn. Ngược lại âm huyền quyên 玄絹. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: Huyễn hoặc, lại nhìn không thấy rõ, hoặc là viết huyễn 炫 này. Trong Kinh văn viết từ bộ huyền 玄 viết thành chữ huyễn 鉉 này là chẳng phải. Xưa âm nghĩa giải thích là nảy sinh ra quá nhiều, nên chữ huyễn 鉉 chẳng phải nghĩa kinh này vậy. 祝祝 Chúc chúc. Ngược lại âm chi dục 之育. Đây tức là sách Phương Ngôn ghi khác đi, chữ chúc 祝 là chuẩn đúng. Lại giải thích cùng với ý của kinh không đồng. Nay giải thích là cần cần thủ hộ là đúng theo ý nghĩa của kinh.
Tổng đồng??. Ngược lại âm trên là tổng lộng? 弄, âm dưới là đồng lộng 同弄. Văn thông dụng ghi rằng: Nói nhiều quá gọi là Tổng đồng. Sách Toán Văn giải thích rằng: Tổng Đồng là lười biếng.
* 蔬 Thái sơ Âm trên là thái 采. Ngược lại âm dưới là thương sơ 蒼. Câu này là tiếng Phạm. Xưa dịch không phân rõ, nên cũng không đúng.
*******
Huyền Ứng soạn.
微瀾 Vi Lan. Ngược lại âm lạc hàn 洛寒. Văn Nhĩ Nhã ghi rằng: Sóng lớn gọi là Lan 瀾, sóng nhỏ gọi là du 渝. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủy?.
享玆 Hưởng Tư. Ngược lại âm hương lưỡng 香兩. Hưởng là đương thời, cũng gọi là thọ nhận. Kinh văn viết thọ? này là dùng vào nghĩa khác. Ngược lại âm dưới là tử tư 子思.
煜龠. Dục Dược. Ngược lại âm do cúc 由鞠. Ngược lại âm dưới là dực tích??. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Dục 煜 là ngọn lửa rực rỡ, Dược là ngọn lửa cháy sáng chói lọi. Trong kinh văn viết dục 昱 dược? này là chẳng phải bổn chữ 該羅 Cai la. Ngược lại âm cổ lai 古來. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Cai là chuẩn bị Sách Phương Ngôn ghi rằng: Bao gồm, bao quát.
吞噬 Thôn Phệ. Ngược lại âm nhị ngận 貳痕. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Thôn 吞 là nuốt. Ngược lại âm dưới là thời chế 時制. Vương Bật chú giải sách Chu Dịch rằng: Phệ là cắn, cũng gọi là ăn, chữ viết từ bộ khẩu 口 thanh phệ 筮.
Đam Tửu 酖酒. Ngược lại âm đô hàm 都含. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Đam là ham vui. Tự Thư cho rằng: Đam mê, nghiện, hoặc viết ba chữ đam 耽 đều đồng thể 糾举 Củ cử. Ngược lại âm kinh dậu 經酉. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Củ là đúng. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: Củ là xem xét xác thật. Đổ Dự chú giải Tả truyện rằng: Củ cũng là cử. T406 Chữ viết từ bộ mịch 糸, thanh củ?. Ngược lại cư 居幽. chữ cử? viết từ bộ thủ 手. 漢瀁 Hoàng Dưỡng. Ngược lại âm hồ quảng 胡廣. Ngược lại âm dưới là dương dưỡng 羊?. Sách Sở Từ cho rằng: Hoàng dưỡng cũng giống như hạo đãng 浩蕩, nghĩa là to lớn rộng thênh thang. Trong Kinh văn viết thang dạng 湯漾, cũng là thông dụng.
-Quyển sau này (Quyển hạ không có âm chữ để giải thích.
*******
羅閱 La duyệt. Ngược lại âm dưới là duyệt 悅. Tiếng Phạm. Xưa dịch là Thành Vương Xá, ở nước Ma Kiệt Đà.
賬跽 Trướng kỵ. Ngược lại âm trực lương 直良. Tự Thư cho rằng: Đông Quận gọi là quỳ lâu nên mỏi đầu gối té quỵ xuống đất gọi là Trướng, quỳ lâu. Ngược lại âm dưới là kỳ ký 其記. Âm nghệ cho rằng: quỳ lạy mà sau đó quỳ lâu quá thành ra quỵ Sách Thuyết Văn ghi rằng: Chữ viết từ bộ túc 足 thanh kỵ 忌.
蜎飛 Quyên phi. Ngược lại âm Ế duyên? 緣. Mao Thi Truyện ghi rằng: Quyên là loài côn trùng, bò lúc nhúc, giống như con bọ gậy, cung quăng. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Là con châu chấu mới sinh ra chưa có cánh ở trong giếng nhỏ, loài côn trùng màu đỏ Nhuyễn Động 蝡動. Ngược lại âm nhuận doãn 閏尹. Theo Khảo Thanh cho rằng: Có chân gọi là trùng 蟲, không chân gọi là nhuyễn 蝡.
Sách Thuyết Văn ghi rằng: Là loài ấu trùng nhỏ nhít. Chữ viết từ bộ trùng 虫 thanh nhuyễn 耎. Kinh văn viết nhuyễn 蠕 này là sai. Thiên Thương Hiệt viết? nhuyễn này cũng đồng nghĩa.
央數 Ương số:. Ngược lại âm ước khương 約姜 Văn kinh viết Ương 鞅 thượng thanh là chẳng phải.
謗讒 Báng sàm:. Ngược lại âm Bổ lãng 補浪 Đổ Dự chú giải Tả truyện rằng: Hủy báng, nói xấu, chê bai. Lại nói là nguyền rủa. Giả Quỳ chú giải sách Quốc Ngữ rằng: Chê mà nói toát ra gọi là báng, mà nói tỉ mỉ sâu sắc gọi là phỉ. Lại gọi là đối với người mà nói điều xấu ác. Ngược lại âm dưới là sĩ hàm. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Sàm là lấy lời nói hủy nhục người. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Chữ viết từ bộ ngôn thanh sàm. Âm sàm. Ngược lại âm sĩ hàm.
上胳 Thượng cách. Ngược lại âm cổ hạch. Theo Văn Tự Tập Lược ghi rằng: Cách là ngực bên trong. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Chữ viết từ bộ nhục, thanh cách, âm cách là âm cách. Trong Kinh văn viết từ bộ phụ viết chữ cách. Chữ cách này chẳng phải nghĩa đây dùng vậy. 右脅 Hữu hiếp:. Ngược lại âm hương nghiệp. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Hiếp là dưới nách. Chữ viết từ bộ nhục thanh hiệp, âm hiệp là âm hiệp, hoặc là viết hiệp này, từ ba bộ lực.
諛 Du siễm. Ngược lại âm du chu. Sách Trang Tử ghi rằng: Không chọn lựa phải quấy mà nói gọi là Du. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: Chữ du cũng giống như chữ siễm. Kinh văn viết Du này là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là sĩ nhiễm. Hà Hưu chú giải Công Dương Truyện rằng: Siễm là nịnh hót. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Nịnh hót tâng bốc. Chữ viết từ bộ ngôn thanh siễm, âm siễm. Ngược lại âm sĩ chiêm. Kinh văn viết chữ siễm này, chữ siễm này là văn thông dụng viết lược bớt bộ môn vậy, nghĩa cũng đồng vậy.
往嬈 Vãng nao:. Ngược lại âm nô ô 奴鳥. Sách Thuyết Văn ghi rằng: nao 嬈 đó là cùng nhau làm trò cười, vui đùa bỡn cợt, hoặc là viết chữ nao 嬲 này. 薜荔多 Bệ lệ đa:. Ngược lại âm trên là bồ bế 菴閉. Ngược lại âm dưới là lễ đế 禮帝, tiếng Phạn. Tên của loài ngã quỉ 礫石 Lịch thạch:. Ngược lại âm lữ đích 呂的. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Lịch là đá vụn, sách Tự Thư viết liệu này.
綩綖 Uyển diên:. Ngược lại âm ư viển 於遠, âm dưới là diên 延. Trong kinh văn dùng sai lầm chữ chữ chánh thể tâm bộ thảo 草 viết thành chữ uyển diên 苑. Nghĩa là loại áo dài mặc vào để ca múa.
珠璣 Chu ky:. Ngược lại âm cư cân 居沂. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: là loại hạt châu ngọc không được tròn, hạt châu méo. Sách Tự Thư cho rằng: hạt châu nhỏ. Sách Thuyết Văn cho rằng: hạt châu không được tròn. Chữ viết từ bộ ngọc 玉 thanh ky 幾. 之態 Chi thái:. Ngược lại âm tha đại 他岱. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: tư thái phong cách. Sách Thuyết Văn ghi rằng: là thường nắm giữ ý không sửa đổi, cũng biết chữ thái này.
梯梐 Thê bệ:. Ngược lại âm thể đê 體堤. Tỳ Thương cho rằng: 梯 là nấc thang đi lên lầu. Sách Thuyết Văn ghi rằng: bậc thềm bằng gỗ. Chữ viết từ bộ mộc木, thanh đệ 弟. Ngược lại âm dưới là tỳ lễ 禮梐.
Trịnh chúng chú giải Chu Lễ rằng: là tấm thảm trải dưới bậc thềm. Sách Thuyết Văn viết bệ này.
疲極 Bì cực:. Ngược lại âm bị bì 被陂. Giã Quì chú giải sách Quốc ngữ rằng: bì 疲 là lao nhọc. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: “biếng nhác. Kinh văn viết bãi 罷 là thôi nghỉ là mượn dùng. Người xưa cho rằng là chất phác, quê kệch.
--------------------------------------
是這 Thị giá:. Ngược lại âm ngôn kiện 言件. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: đón tiếp, nghinh giá. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ xước, thanh ngôn 言. Âm xước. Ngược lại âm sửu 丑 lược.
坻彌羅 Để-di-la:. Ngược lại âm trên là đế hề 帝奚, tiếng Phạn.
Tên của loài cây chiên đàn.
*******
Huệ Lâm soạn.
綺語 Ỷ ngữ:. Ngược lại âm khi kỹ 欺紀. Theo chữ ỷ ngữ nghĩa là lời nói hoa mỹ thêu dệt ca ngợi tán thán quá mức, thật sự không có thật.
犁耬 Lê lâu:. Ngược lại âm lực hề 力奚. Nghĩa là dụng cụ cày ruộng tức là lưỡi cày. Ngược lại âm dưới là Lỗ Hầu 魯候. Bì Thương cho rằng: lâu là duỗi thẳng ra. Người xưa cho rằng: kéo ra mà được thẳng, dưới là loại dụng cụ. Nay đều dùng trâu bò mà kéo. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ lỗi 耒 thanh lâu 婁, âm lâu.
Ngược lại âm lực đối.
力對, âm vãn 輓 là âm vãn 晚.
貯積 Trữ tích:. Ngược lại âm trắc lữ 陟呂. Sách Thuyết Văn cho rằng: trữ 貯 cũng giống như chữ tích 積, nghĩa là tích tụ, gom lại chứa nhóm, chữ viết từ bộ bối 貝 thanh trữ 宁. 床榻 Sàng tháp:. Ngược lại âm trạng trang??. Sách
Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ tường đến bộ mộc, âm tường, ngược lại âm tương dương. Ngược lại âm dưới là tham đáp. Giải thích tên gọi là sàng, là cái giường hẹp mà dài. Gọi là tháp theo sách Thuyết Văn viết từ bộ mộc thanh tháp.
枷壓 Gia áp:. Ngược lại âm lưu giáp 甲. Sách Tự Thư cho rằng: Áp là tối tăm chật hẹp. Sách Thuyết Văn cho rằng: cũng viết chữ áp.
撾打 Qua đã:. Ngược lại âm trắc qua 陟瓜. Nghĩa là trên vai, đầu gối, đánh qua đánh lại. Theo Khảo Thanh cho rằng: là đánh xưa nay chữ đúng viết tâm bộ mộc, thanh quá.
富伽羅 Phú-già-la: Tiếng Phạn. Đây dịch là số thủ thú. Số nghĩa là trong ba cõi qua lại, hoặc dịch là: Bổđặc-ca-la.
蚊邙 Văn manh:. Ngược lại âm khuất phân, âm dưới là mạch canh. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết tâm bộ trùng thanh manh. Kinh văn viết manh này là chẳng phải âm trùng là âm côn.
蟒佘 Mãng xà:. Ngược lại âm trên là mạc thắng. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: là vua rắn. Quách Phác chú giải rằng: Trong loài rắn lớn nhất gọi là mãng xà. Kinh văn viết võng xà là chẳng phải.
*******
Huyền ứng
溥首 Phổ Thủ: Âm trên phổ, chữ phổ trên từ bộ bổ đến bộ thủy, đến bộ thốn. Phổ đầu đó xưa dịch là chất phác không dịu dàng. Tức là tên của Bồ tát Văn Thù. 億垓 Ức hài:. Ngược lại âm cải hài 改孩. Danh pháp số Ngạnh quỷ:. Ngược lại âm ngũ cánh 五更. Sách Tự Thư cho rằng: tiên là roi bằng da dùng để hình phạt trong nhà lao. Theo Khảo Thanh cho rằng: chắc chắn kiên cố Lại có viết ngạnh 硬 là cứng rắn.
Văn thông dụng thường hay dùng. Theo Văn Tự Tập Lược rằng: chữ viết noãn 卯 viết thành chữ noãn. Chữ dưới là quỷ chuẩn. Nghĩa kinh hợp là chữ cương 岡. Âm nghĩa xưa là hồ lãng 胡浪, e rằng không phải, không thành chữ, các chữ trong sách đều không có chữ này. Chưa rõ chữ này xuất phát nơi sách nào. Vả lại văn bổn còn tồn tại về sau nên xét lại.
滿脬 Mãn phao: Âm trên là chữ mãn 滿, từ bộ cũng đến bộ lưỡng 兩, cũng là âm mãn 滿 đến bộ thủy khi dùng chữ. Ngược lại âm dưới là phổ bao 普包. Đây tức là bàng quang trong bụng là dụng cụ chứa nước, phao niệu, tức là bàng quang (bọng đái), nay gọi là túi chứa hơi là vậy. Sách Thuyết Văn ghi rằng: bàng quang (tức là niệu phao 脬) chữ viết từ bộ nhục 肉 phù 孚 thanh tĩnh 省.
*******
Huệ Lâm soạn.
Bào Thai: Âm trên là bao 包. Tư Mã Bưu chú giải sách Trang Tử rằng: Bào là cái áo bọc đứa con trong bụng phệ xuống. Sách Hán Thư giải thích rằng: đồng bào nghĩa là cùng một bọc sinh ra, ruột thịt, gọi là bào, tức là thân thích anh em một nhà. Sách Thuyết Văn cho rằng: sinh đứa con ra ở bao gói lại. Chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh bao 包. Ngược lại âm dưới là tha lai 他來. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: thai 胎 là cái bào thai.
Quảng Nhã cho rằng: người phụ nữ mang thai ba tháng. Chữ viết từ bộ nhục 肉 thanh đài 台.
懿沙 Ê sa:. Ngược lại âm y ký 依寄. Tiếng Phạm.
Đây dịch không đúng.
Nhãn đồng tử 眼瞳子:. Ngược lại âm động đông 勤
冬. Bì Thương cho rằng: hạt châu của con mắt gọi là đồng 瞳. Quảng Nhã cho rằng: hạt châu của con mắt gọi là con ngươi. Văn thường dùng gọi là mục đồng là con mắt của người. Sách Thuyết Văn cho rằng: giải thích còn thiếu.
成醅 Thành phôi:. Ngược lại âm phối mai 配梅. Sách Thuyết Văn cho rằng: người phụ nữ mang thai một tháng gọi là phôi. Chữ viết từ bộ nhục, bộ bất 不 thanh tĩnh 省.
Táo ngưu khí 燥牛. Ngược lại âm trên là tang đáo 桑到. Sách Chu Dịch ghi rằng: lửa chính là từ nơi táo 燥. Sách Thuyết Văn ghi rằng: táo là làm cho khô ráo. Chữ viết tâm bộ hỏa 火 thanh táo 喿. Âm táo đồng với âm trên. Ngược lại âm dưới là phân gian 分問. Văn thường dùng viết từ bộ khí 棄. Sách Thuyết Văn viết phân khí?棄 là trừ bỏ đi, quét bỏ đi phân dơ. Theo Vận Anh Tập cho rằng: phân cũng là uế dơ uế hoặc là viết hai chữ khí tượng hình. Trong kinh văn viết từ bộ thổ 土 viết thành chữ này không thành chữ 兩津 Lưỡng tân:. Ngược lại âm tần mân 頻泯, theo Vận Thuyên Tập cho rằng: tân 臏 là cẳng từ chân đến đầu gối. Sách Thuyết Văn ghi rằng: là xương đầu gối. Chữ viết dùng là từ bộ cốt 骨 viết thành chữ tân 臏, chữ hình thanh.
樹荄 Thụ cai:. Ngược lại âm cổ lai 古來. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: cai là rễ cây. Quách Phác cho rằng: tục dùng là rễ cây hẹ gọi là cai 荄. Phương Ngôn cho rằng: Đông Tề gọi rễ cây là cai 荄. Sách Thuyết Văn ghi rằng: rễ cỏ. Chữ viết từ bộ thảo 草 thanh cai 亥.
樹觚杸 Thọ cô đầu:. Ngược lại âm cổ hồ 古胡. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ giác 角 đến bộ qua 瓜, âm qua là. Ngược lại âm quả hoa 寡華.
躁擾 Táo nhiễu:. Ngược lại âm tảo đáo 早到. Trịnh Huyền chú giải sách Luận ngữ rằng: không an tịnh. Sách Ích Pháp cho rằng: trong lòng người dân hay biến động gọi là táo 躁. Ngọc Thiên cho rằng: táo là động. Theo sách Thuyết Văn viết chữ táo 趮 này cũng đồng nghĩa. 鍜師 Đoạn sư:. Ngược lại âm đoan loạn 端亂 Khổng An Quốc chú giải. Sách Thượng Thư rằng: đoạn là rèn luyện loại binh khí như cây mâu, cây giáo. Trịnh Chúng chú giải sách Lỗ Ký rằng: là rèn, đập, nện. Thiên Thương Hiệt cho rằng: đẩy ra đánh. Sách Thuyết Văn cho rằng: lò đúc kim loại nhỏ. Chữ viết từ bộ kim 金 thanh đoạn 暇.
髲囊 Bị nang:. Ngược lại âm trên là bài bái 排拜. Sách Thuyết Văn ghi rằng: dụng cụ thổi lửa hoặc là viết từ bộ vi viết thành chữ bị. Cũng viết chữ nang đều đồng với âm trên, đồng cũng gọi là chữ nang. Sách Tự Thư giải thích rằng: là cái túi không có đáy chữ chuyển chú, âm nang là âm thác. Ngược lại âm dưới là nặc lang. 或縹 Hoặc phiêu:. Ngược lại âm thất miễu 匹眇. Sách Thuyết Văn ghi rằng: tấm lụa màu trắng xanh. Chữ viết từ bộ mịch thanh phiêu.
如窯 Như diêu: Âm diêu 姚. Sách Thuyết Văn ghi rằng: diêu là lògốm, lò nung ngói, gạch. Chữ viết từ bộ huyệt đến bộ diêu, hoặc là viết đào cùng đồng nghĩa. 刮治 Quát trị:. Ngược lại âm quan hoạt 關滑 văn thường hay dùng, chuyên dùng đã lâu. Nên viết lược. Sách Triện Thư viết đúng là quát này. Từ bộ quát viết thành chữ quát; Trịnh Huyền chú giải Lễ Ký rằng: quát là mài. Quảng Nhã cho rằng: là mài giảm bớt, mài lưỡi kiếm, trừ bỏ đi vật xấu ác. Sách Thuyết Văn ghi rằng: gọt cạo bỏ đi, cắt bỏ đi vết thương phần thịt thối nát. Chữ viết từ bộ đao thanh quát chi, âm quát. Ngược lại âm hoàn quát, cùng với âm trì. Ngược lại âm tư đài. Theo Khảo Thanh cho rằng: trị lý nghĩa sửa đổi sắp xếp lại, tu sửa bồi đắp thêm vào. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủy thanh đài.
揩摩 Giai ma:. Ngược lại âm khách giai 客皆. Theo Khảo Thanh cho rằng: ma là lau chùi, chữ viết tâm bộ thủ.
尪信 Uông tín:. Ngược lại âm trên là uổng Vương
枉王. Sách Thuyết Văn cho rằng: cái cẳng bị cong, tức là thọt chân. Chữ từ tượng là vưu yển. Hình là khúc chi. Văn cổ viết uông này. Nay các sách viết tĩnh lược. Ngược lại âm dưới là tẩy tế Sách Thuyết Văn ghi rằng: tơ lụa mịn, chữ viết từ bộ mịch, thanh tín, âm mịch là âm mịch. Âm tín là âm tín.
跛蹇 Bá kiển:. Ngược lại âm trên là ba ngã 波我. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: bá là đi không có ngay ngắn, là bị thọt chân. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ túc, bì thanh tĩnh. Ngược lại âm dưới là tiệp yển. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ kiển cũng giống như chữ bá. Nghĩa là bị què chân, chữ viết từ bộ túc đến bộ kiển thanh tĩnh.
禿篓 Ngốc lâu: Âm lậu 陋. Theo Khảo Thanh cho rằng bệnh ung thư gọi là lậu, lâu ngày không giảm gọi là thư, ung thư. Chữ viết từ bộ tật thanh lâu.
舌舐 Thiệt thỉ:. Ngược lại âm trên là thiện nhiệt 善
熱. Sách Thuyết Văn ghi rằng: lưỡi trong miệng cho nên nói: chữ viết tâm bộ thiên đến bộ khẩu thanh thiên diệt, thành ra chữ thiệt. Ngược lại âm dưới là thực nhĩ, văn thường hay dùng. Sách Thuyết Văn ghi rằng: thỉ đó là lấy lưỡi mà liếm lấy vật: chữ viết từ bộ thiệt, thanh thị viết đúng là dị, kinh văn viết từ bộ khẩu, viết thành chữ thị này là chẳng phải. Theo Khảo Thanh cho rằng: hoặc viết thỉ năm thể chữ này đều là chữ cổ, rút ra theo các sử sách thư tịch. 欬逆 Khái nghịch:. Ngược lại âm khai ái 開愛. Bát Nhã cho rằng:
Khái là hắc hơi, ho, chữ viết từ bộ khiếm, thanh cai. Trong kinh văn viết từ bộ khẩu viết thành khái cũng thông dụng thường hay dùng.
癡惷 Si hạng:. Ngược lại âm trên là sĩ trì 恥持. Văn thường hay dùng. Chữ viết từ bộ tâm viết thành chữ si. Theo Khảo Thanh cho rằng: thằng bé con ngu ngốc, hoặc viết từ bộ kiến viết hạng, lại cũng viết hạng. Tục dùng âm trách giáng e rằng chẳng phải.
疣癃 Vưu giáng: Âm trên là vưu 尤, âm dưới là giáng 隆. Cố Dã Vương cho rằng: bệnh trúng phong, cũng gọi là thịt thừa, tức là nốt ruồi. Chữ vưu cũng có nghĩa là khỏi bệnh, hay là nốt ruồi nổi to lên.
盧脹 Lô trướng:. Ngược lại âm trên là lữ trư 呂豬. Theo sách Khảo Thanh cho rằng: da ngoài trình bày, phô bày ra, người trên dùng lời truyền xuống kẻ dưới. Giải thích tên gọi là phúc là cái bụng trước gọi là lô. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ nhục thanh lô. Ngược lại âm dưới là trương lượng. Theo Tả Truyện ghi rằng: bụng đầy hơi nên trướng lên, chữ viết từ bộ nhục, chữ hình thanh.
搒笞 Bàng si:. Ngược lại âm bạch manh 白盲. Cố
Dã Vương cho rằng: bàng là đánh bằng roi. Sách Tự Thư cho rằng: là đánh. Sách Thuyết Văn viết tâm bộ thủ thanh bàng. Ngược lại âm dưới là sĩ trì. Sách Thuyết Văn cho rằng: si cũng là đánh bằng roi chữ viết từ bộ trúc, thanh đài.
考掠: Khảo lược sách Tự Thư cho rằng: tra khảo đánh đập. Chữ viết từ bộ thủ thanh lược tĩnh. Sách Phương Ngôn cho rằng: âm lược cũng là thông dụng.
*******
恪恭 Khác cung: Văn cổ viết khác cũng đồng. Ngược lại âm khổ các. Sách Thượng Thư cho rằng: khác là thành kính và cẩn thận nơi thiên mạng. Khổng An Quốc cho rằng: Khác là rất cung kính.
相棠 Tương đường: Âm mượn. Ngược lại âm văn canh. Chữ viết đúng nghi là bốn chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm văn hoành. Gọi là va chạm với nhau, xúc chạm.
恬惔 Điềm đạm:. Ngược lại âm đồ bồn 徒兼. Sách Phương Ngôn cho rằng: điền là an tịnh, âm dưới viết đúng nghi tắc là đạm. Ngược lại âm đồ lam. Sách Hán Thư cho rằng: gọi là an tịnh. Kinh văn viết từ bộ tâm viết thành chữ đạm. Ngược lại âm đồ cam. Nghĩa là trong lòng lo buồn, giống như đạm ưu lo lắng, chữ đoạn này chẳng phải nghĩa đây dùng.
白著 Bạch trước: lại viết ba chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm bích mãnh. Quảng Nhã cho rằng: trắng sạch rõ ràng.
億妊 Ức khái: văn cổ viết hai chữ khái tượng hình. Nay viết chữ khái này cũng đồng. Ngược lại âm cổ tài. Gọi là danh số phong tục thông gọi là mười ức là triệu, mười triệu là kinh, mười kinh gọi là khái, giống như con số lớn.
拜謁 Bái yết:. Ngược lại âm ư hiết 於歇. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: yết là thỉnh cầu, cũng gọi là cáo bạch. 侜張 Chu trương: Lại viết chữ lưu 譸 cũng đồng. Ngược lại âm trắc lưu. Ngược lại âm dưới là tri lương. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Chu trương là lừa dối, đánh lừa. Quách Phác cho rằng: Chu trương là huyễn hoặc, mê hoặc, khinh khi, lừa dối người. Kinh văn viết chu. Ngược lại âm chi nhu, chữ nhu là người lùn thấp bé. 開士 Khai sĩ: Tiếng Phạn, là vị Bồ tát dùng pháp khai đạo cho kẻ học đạo cho nên gọi là khai sĩ.
潭然 Đàm nhiên:. Ngược lại âm đồ đam 徒耽. Đàm là đầm nước sâu. Người nước Sở gọi là vực sâu là đàm, chữ viết nghi là đấm. Ngược lại âm đồ lãm, chữ đảm nghĩa là an tịnh vậy.
塵埃 Trần ai:. Ngược lại âm ô lai 烏來. Thiên Thương Hiệt cho rằng: ai đó là gió cuống lốc bay bụi trần lên.
-------------------------------------
交趺 Giao phu: Lại viết phụ cũng đồng. Ngược lại âm phủ vu. Tam Thương cho rằng: là cái mu bàn chân, trên gọi là giao đó nghĩa là ngồi chéo chân. Trong kinh văn phần nhiều viết cộng thêm phu, Sơn đông gọi là giáp mu bàn chân. Trong kinh văn viết từ bộ viết giao này chẳng phải nghĩa đây dùng.
至湊 Chí thấu:. Ngược lại âm thả đậu 且豆. Quảng Nhã cho rằng: rất may đến kịp, cũng gọi là cạnh tranh tiến tới.
景則 Cảnh tắc:. Ngược lại âm ky ảnh 羈影. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: cảnh sắc màu xanh biếc, gọi là phúc cảnh. Theo truyện cho rằng: cảnh lớn, to lớn vĩ đại, pháp tắc.
*******
Huệ Lâm soạn.
門閫 Môn khổn:. Ngược lại âm khôn ổn 坤穩. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ ký rằng: cửa có giới hạn, chữ hình thanh. 嫉妒 Tật đố:. Ngược lại âm đô cố 都故. Vương Dật chú giải sách
Sở Từ rằng: hại người hiền gọi là tật. Hại sắc gọi là đố Sách Thuyết Văn viết đều từ bộ nữ thanh tật hộ cũng có viết tâm chữ hậu viết thành chữ đố này là chẳng phải. 裸者 Khoả giả:. Ngược lại âm hoa ngõa 華瓦. Mượn âm để dùng, vốn là âm lỗ quả. Cố Dã Vương giải thích rằng: cởi áo để lộ thân trần truồng ra ngoài. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thanh quả, hoặc viết từ bộ nhơn viết thành chữ khỏa, hoặc viết tâm bộ thân viết thành chữ khỏa đều đồng nghĩa.
澄睟 Trừng túy:. Ngược lại âm trường lăng 長陵. Sách Thuyết Văn ghi rằng: trừng là lóng trong. Ngược lại âm dưới là tuy thúy. Theo Khảo Thanh cho rằng: nhìn thẳng đúng. Ngọc Thiên cho rằng: nhìn một cách trong sáng, hòa nhã dịu dàng. Xưa nay chữ đúng viết tâm bộ mục, túy, thanh tĩnh. Âm túy là âm y. Từ âm viết âm túy. Ngược lại âm thiên miệt.
斟酌 Châm chước:. Ngược lại âm chấp nhận. Ngược lại âm dưới là chương nhược, nghĩa là rót rượu.
披擐 Phi hoạn:. Ngược lại âm hoàn mạn. Chí Đỗ chú giải Tả Truyện rằng: hoạn là mặc áo giáp vào. Chữ hoạn sách Thuyết Văn viết tâm bộ thủ thanh hoàn.
透徹: Thấu triệt. Ngược lại âm thâu hậu. Theo Khảo Thanh cho rằng: chữ viết từ bộ tẩu viết thành chữ thấu. Ngược lại âm dưới là sĩ liệt. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: triệt là sáng suốt. Sách Thuyết Văn ghi rằng: triệt là thông suốt, chữ viết tâm bộ xước. Ngược lại âm sửu lịch, từ bộ triệt âm triệt đồng với âm trên.
慶欬 Khánh khái:. Ngược lại âm khinh dĩnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ khánh cũng giống chữ khái.
Chữ viết từ bộ ngôn thanh khánh. Ngược lại âm khổ giác.
Ngược lại âm dưới là khổ ái. Sách Bát Nhã cho rằng: bệnh ho, hắc hơi.
遍捫 Biến môn:. Ngược lại âm bác kiến. Sách Tự Thư cho rằng: biến là quanh một vòng. Ngược lại âm dưới là mạc bôn. Theo Mao Thi truyện cho rằng: môn là nắm giữ Theo Thanh Loại cho rằng: môn là sờ mó. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủ thanh môn.
險詖: Hiểm bị. Ngược lại âm bỉ ký 彼寄. Thiên Thương Hiệt cho rằng: bỉ là nói lời nịnh hót, tâng bốc, lừa dối. Sách Thuyết Văn cho rằng: biện luận, nịnh hót, hùa theo.
--------------------------------------
占吝 Chiêm lận:. Ngược lại âm trên là chi diệm 之
燄. Ngược lại âm dưới là lân chấn. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: lận là tiếc. Sách Phương Ngôn ghi rằng: bọn các ông là sâu mọt loài cỏ dại trong nước thàm mà không tâm thí cho dân gọi là lận. Quách Phác chú giải rằng: keo kiệt phần nhiều là tiếc của. Sách Thuyết Văn viết từ bộ khẩu thanh văn. Trong kinh viết từ bộ tâm viết thành lận cũng thông dụng. Văn cổ viết từ bộ văn viết thành chữ lận.
準繩 Chuẩn thắng:. Ngược lại âm trên là giai duẫn 佳尹. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: chuẩn cũng như là bình là cân bằng: Quảng Nhã cho rằng: quân đều. Sách Thuyết Văn cho rằng: bằng cân bằng. Chữ viết từ bộ thủy thanh chuẩn. Văn thông dụng viết từ bộ truy viết thành chữ chuẩn này là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là thực dăng.
Ở đời vốn cho rằng: khi gần gũi thân cận nhưng cũng phải có sợi dây chuẩn mực làm cự ly đo. Tống Trung cho rằng: là tôi thần của vua Thuấn. Sách Thượng Thư cho rằng: sợi dây quấn lấy để ngăn ngừa sai lầm lừa dối, phong cách của người, chẳng phải tâm của người theo Sư sai lầm sao? Lại gọi là sợ dây theo cây mà chẳng thẳng chính là người quân tử, rèn luyện mà trở thành thánh nhơn. Theo chữ thắng đó là lấy sợi dây để đo cân bằng, thẳng. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: sợi dây làm hàng rào ngăn chặn, cẩn thận. Sách Thuyết Văn ghi rằng: sợi dây to, chữ viết từ bộ mịch đến bộ mãnh thanh tĩnh. 媿恥 Quý sĩ:. Ngược lại âm trên là quỹ vị 軌位. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: tàm quý, là hổ thẹn. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: quý cũng giống như chữ sỉ, nghĩa là xấu hổ. Sách Thuyết Văn cũng đồng với Tả Truyện rằng: chữ viết tâm bộ nữ thanh quỷ hoặc là viết từ bộ tâm, viết thành chữ quý cũng thông dụng. Ngược lại âm dưới là si lý. Sách Tự Thư cho rằng: sỉ mắc cỡ. Theo Khảo Thanh cho rằng: xấu hổ tâm thẹn. Sách Thuyết Văn cho rằng: nhục nhã. Chữ viết từ bộ tâm thanh nhĩ, cũng có viết từ bộ chỉ viết thành chữ sỉ văn thông dụng cho rằng không đúng thể.
捶打 Chùy đả:. Ngược lại âm truy hoa. Sách Thuyết Văn cho rằng: chùy là lấy cây gậy đánh, chữ viết từ bộ thủ thanh thùy.
輕懱 Khinh miệt:. Ngược lại âm miên kiết 眠結 Theo Mao Thi Truyện cho rằng: chữ miệt cũng giống như chữ khinh. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: trừ bỏ đi. Lại gọi là diệt, sách Thuyết Văn cho rằng: khinh dễ, xem thường, coi nhẹ. Chữ viết từ bộ tâm, thanh miệt.
窣睹波 Tốt-đỗ-ba:. Ngược lại âm tôn cốt 孫骨 Phạn ngữ. Thời Đường nói rằng: chỗ hiển ra cao tột, cũng gọi là phương phần, tức là nơi an trí Xá lợi. Hoặc gọi là tháp bà 塔婆, hoặc gọi là thâu bà 偷婆. Cũng gọi là tô thâu bà 蘇偷婆, đều sai, nói lược vậy. 補特伽羅 Bổ-đặc-già-la: tiếng Phạn. Đời Đường gọi là số thủ thú tức là pháp số.
偬遽 Tổng cứ:. Ngược lại âm cư ngự 渠御. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: cứ là gấp rút, vội vàng, mau chóng. Cũng gọi là khốn khổ, bức bách, làm khốn khổ Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ xước, thanh cứ âm cứ là âm cự, âm quẩn. Ngược lại âm quân vẫn. 遷易 Thiên dịch:. Ngược lại âm thất tiên 七仙. Mao Thi Truyện cho rằng: thiên là chuyển đổi, lại gọi là biến đổi, viết đúng là thiên. Ngược lại âm dưới là dương ích 羊益. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: dịch là đổi.
--------------------------------------
纔發 Tài phát:. Ngược lại âm tại lai 在來. Theo Khảo Thanh cho rằng: tài là tạm thời vừa mới. Ngược lại âm dưới là phiên mạt. Quảng Nhã cho rằng: phát ra phát đi.
頗虎迦 Pha-hổ-ca: Tiếng Phạn, tên của vật quí.
仰蘗羅 Ngưỡng-nghiệt-la: Tiếng Phạn, danh số.
Ngược lại âm ngư liệt.
泯末羅 Mẫn-mạt-la: Xưa dịch là tần-sa-la 頻婆羅, cũng là danh số. Ngược lại âm di nhẫn. Âm mạt. Ngược lại âm ma bát. 阿磕婆 A-khái-bà:. Ngược lại âm sơ lục 初六, cũng gọi là danh số.
*******
Huyền Ứng.
聞物國 Văn vật quốc: Gọi là Xá vệ quốc. Trong kinh Thập Nhị Du nói rằng: vô vật nghĩa là không có cõi nước quốc gia.
胜氏樹 Thắng thị thọ: gọi là rừng Kỳ đà, hoặc gọi là kỳ hoàn, đều sai. Nói cho đúng là tích đa.
憍薩羅國 Kiều-tát-la Quốc: con của vua nước Ba Tư.
除饉 Trừ cẩn:. Ngược lại âm cần cận 勤靳. Trong kinh xưa hoặc nói là trừ sĩ trừ nữ Cũng nói là cẩn sĩ cẩn nữ Nay gọi là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni. Theo tiếng Phạn gọi Tỳ-kheo đây là người Khất sĩ tức là cũng trừ bỏ sự đói khát, đồng nghĩa gọi là trừ có sáu: tình, cơ đoạn, tham, dục, nhiễm. Lấy pháp lành cần tu, tức là nói là Cẩn tu sĩ. Cẩn tu sĩ nữ vậy.
多惡 Đa ác:. Ngược lại âm A-các 阿各. Gọi là quá ác. Kinh văn viết ác này, hoặc viết ác đều chẳng phải vậy.
除剔 Trừ thích:. Ngược lại âm tha lịch 他歷. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: cạo bỏ râu tóc, vất bỏ chữ đúng viết là thích. Văn cổ viết thích.
汝迺 Nhữ nãi:. Ngược lại âm nô cải. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: nãi là nãi tức là của ông, anh, chữ nãi. Theo Thanh loại giải thích: là sinh ra sách Thuyết Văn cho rằng: trở lại.
樂法 Lạc pháp:. Ngược lại âm ngũ giáo 五教. Ái dục gọi là lạc vui.
Trong kinh văn viết chữ lạc này là chẳng phải.
昆弟 Côn đệ:. Ngược lại âm cô hồn 孤魂. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: côn là anh lớn. Sách Thuyết Văn giải thích rằng: người nước Chu gọi anh là côn.
磋切 Tha thiết:. Ngược lại âm thất hà 七何. Chữ viết đúng là tha.
Sách Luận ngữ gọi là cốt, là thiết trượng, là lão luyện. Nói cốt, thiết tượng tha. Tức là mài dũa cho sắt bén, tức là người đời lấy thành khí học vấn, người tu sĩ lấy thành đạo làm sự nghiệp.
---------------------------------------
蟆子 Mạc tử: Âm trên là mạc 莫. Theo chữ mạc 蟆 là con muỗi. Ở Sơn nam phần nhiều gọi đây là loại côn trùng cắn đốt người để lại dấu vết, biết bay, chúng tụ hợp dưới bóng mát bóng tối, thường cắn nơi tay có nhiều vết sẹo lớn.
Phì du:. Ngược lại âm giáp chu 珠. Sách Thuyết Văn ghi rằng: du là cái bụng phệ xuống mập, có mỡ Lại gọi du cũng là cái bụng. Chữ viết từ bộ nhục.
煆玃 Hà cụ:. Ngược lại âm cổ hà 古霞. Sách Tự Thư cho rằng: hà cũng giống như cụ vậy. Chữ đúng viết là ca, cũng viết là gia. Ngược lại âm dưới là câu phược. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: cụ giống như loài khỉ mà lại lớn hơn, lông của nó màu xanh đen, thường hay chụp nắm bắt người, nhìn liếc. Sách Thuyết Văn ghi rằng: là con khỉ cái. Trong kinh viết da phù là chẳng phải. 尤贅 Vưu chuế:. Ngược lại âm hữu lưu 有流. Quảng Nhã cho rằng: vưu là bị sưng lên, phù lên. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: là bệnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: bệnh bướu chữ viết từ bộ nhục thanh vưu, hoặc là viết vưu này cũng đồng. Ngược lại âm dưới là chi nhuế Sách Bát Nhã ghi rằng: chuế cũng giống như chữ vưu. Bệnh bướu nhỏ gọi vưu, bệnh bướu lớn gọi là chuế Trong kinh văn viết vưu suyển là chẳng phải vậy.
玷缺 Điếm khuyết:. Ngược lại âm đinh nghiệt 丁簞.
Sách Thuyết Văn ghi rằng: Điếm cũng giống như khuyết. Chữ viết từ bộ ngọc đến bộ chiêm. Ngược lại âm dưới là khuyển duyệt. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: khuyết là thiếu là viên ngọc có tì vết. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ thùy viết thành chữ khuyết, cũng là văn thông dụng. Chữ viết từ bộ ngọc viết thành chữ khuyết, âm khuyết. Ngược lại là âm cổ huyệt chẳng phải nghĩa đây dùng.
墜文 Trụy văn:. Ngược lại âm trực lệ 直淚. Sách Thuyết Văn ghi rằng: trụy là rơi xuống rớt xuống bùn nhơ. Trong kinh văn viết quật là chẳng phải vậy. (T408) 刺得 Thứ đắc:. Ngược lại âm thư dự 舒預. Theo chữ thứ cũng giống như chữ ký. Nghĩa là hy vọng được. Trong kinh văn viết từ bộ ngôn viết thành chữ thứ. Ngược lại âm chi nặc chẳng phải nghĩa đây dùng vậy.
*******
強項 Cường hạng:. Ngược lại âm hồ giảng 胡講. Theo chữ hạng đó gọi là người ngang bướng, cứng cõi khó mà quay đầu trở lại. Trong kinh Vô lượng Thanh Tịnh Giác nói rằng: loại người hạng cường là ngu si vậy. Kinh Đại Phẩm viết: là loại người Tăng thượng mạn. Nghĩa này cũng là một vậy.
主塵 Chủ lộc:. Ngược lại âm chu nhũ 朱乳. Trong kinh Sơn Hải nói rằng: ở núi Hình phần có con thú này, giống như con hươu. Trịnh Tiển chú giải rằng: loại thú này giống như nai mà lớn hơn nai, cái đuôi nó có thể làm chổi quét được.
郁迦 Úc-ca: đây dịch là uy đức.
譁 Trêu hoa: Nay viết điệu 啁 cũng đồng. Ngược lại âm trúc bao.
Sách Bát Nhã giải thích rằng: trêu là lời bỡn cợt vui đùa, pha trò. Chữ hoa còn nghi nên viết chữ thoại. Ngược lại âm hồ khoái 胡快. Sách Bát Nhã ghi rằng: thoại 話 là lời nói hài hước, làm trò vui cười. Sách Thuyết Văn ghi rằng: là lời nói hay. 牽抴 Khiên duệ:. Ngược lại âm đạo kiên 遣肩. Quảng Nhã ghi rằng: khiên là dẫn dắt. Sách Thuyết Văn ghi rằng: dẫn đi tới phía trước. Chữ viết từ bộ miên đến bộ ngưu, thanh huyền, giống như là dắt trâu bò, hươu đi vậy. Âm dưới lại viết duệ cũng đồng. Ngược lại âm dĩ thế. Tự Lâm cho rằng: duệ là kéo lôi vật nằm. Sách Bát Nhã ghi rằng: cùng nhau dẫn dắt lôi kéo, hoặc viết chữ duệ này âm miên. Ngược lại âm quý dinh.
財賄 Tài hối: Văn cổ viết hối này cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm hồ tội. Sách Nhĩ Nhã ghi rằng: hối cũng là tài. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: vàng ngọc gọi là hóa, vải vóc gọi là tài.
躑躅 Trịnh xúc: hoặc viết chữ trích này cũng đồng. Ngược lại âm trình diệc. Âm dưới hoặc viết chữ xúc này. Ngược lại âm trực lục. Tự Lâm cho rằng cái chân đứng dùng dằng không chịu tiến tới. Quảng Nhã cho rằng: chần chừ, trù trừ.
*******
Huyền Ứng soạn
陀婆羅 Bạt-đà-bà-la: Trong kinh viết ba thể chữ bạt đều đồng nghĩa. Ngược lại âm bàn mạt. Đây dịch là hiền nhân, hoặc gọi là hiền hộ, hoặc là lân cận với bậc thánh. 普徽 Phổ huy:. Ngược lại âm hổ quy. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: huy là tốt đẹp, sách Thượng Thư cho rằng: Vương Tư có huy hiệu là ngũ điển, cũng gọi là mỹ hiệu, huy hiệu đẹp.
瓶瑛 Bình Anh:. Ngược lại âm ô canh. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Anh là cái bình có cổ dài, hoặc gọi là đảm. Ngược lại âm cam, hoặc là viết anh này mà cũng viết chữ anh này đều đồng.
自韙 Tự vỹ: Sách toán văn viết chữ vỹ này cũng đồng. Ngược lại âm vu quỷ. Theo Tả Truyện cho rằng: phạm năm điều sai lầm. Đỗ Dư chú giải rằng: vỹ là đúng phải.
*******
Huệ Lâm soạn
犮陀婆羅 Bạt-đà-bà-la: Tên của vị Bồ tát. Đời Đường gọi là Bồ tát tên Hiền Hộ Nam-mô Hiện Vô Ngu Phật. Đây là danh hiệu Phật chuẩn Phạn âm. Bổn hợp là chưa xem xét lại, bổn dịch viết đây là tên riêng không có tương đương.
一摶 Nhất bác:. Ngược lại âm đoạn loan. Sách Bát Nhã cho rằng: dùng tay nắm vật khiến cho không vuột ra. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh chuyên. Kinh văn viết sủy là chẳng phải.
逮無 Đãi vô:. Ngược lại âm đồ đái. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đãi là đến kịp. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ xước thanh đãi, âm đãi là âm đệ 矛塑 Mâu sóc:. Ngược lại âm mạc hậu. Âm dưới là song tróc.
Quảng Nhã cho rằng: cũng là chữ mâu là một loại binh khí thời xưa có cán dài mũi nhọn, gọi là cây mâu hoặc là cây giáo. Chữ viết bộ mâu thanh tiêu.
捲誘 Quyển dụ:. Ngược lại âm diên viên. Ngược lại âm dưới là dĩ hữu. Trịnh Chúng chú giải sách Lễ Ký rằng: dụ là dẫn dắt. Trịnh Huyền chú giải sách Nghi Lễ rằng: dạy dỗ Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư và sách Nhĩ Nhã rằng: trải qua. Sách Thuyết Văn hoặc viết dụ.
*******
Huệ Lâm soạn.
懺悔 Sám hối. Ngược lại âm trên là sách hãm. Theo sách Tập Huấn cho rằng: tự bày ra lỗi của mình. Sách Vận Anh cho rằng: tự bày ra là hối lỗi. Chữ viết từ bộ tâm sám thanh tĩnh. Văn thường hay dùng viết từ bộ tiệt viết thành chữ sám này là chẳng phải, âm sám. Ngược lại âm tinh liêm. Từ hai bộ nhơn đến bộ cửu đến bộ qua.
Bất không kiến như lai 不空見如來: Xưa chú giải rằng: hiện vô ngu Phật là sai lầm.
遊戲 Du hý:. Ngược lại âm hy hy 希義. Theo sách Tập Huấn giải thích rằng: nhàn nhã dạo chơi. Sách Thuyết Văn cho rằng: biến khắp trong ba quân. Chữ viết từ bộ thanh hý. Am hy. Ngược lại âm hứa nghi.
卑栗蹉 Ty lật tha:. Ngược lại âm thượng hà 倉何. Tiếng Phạn gọi là người tà kiến không tin chánh pháp. Xưa dịch là đi lệ xa, cũng không đúng tương đương sai lược.
補羯娑 Bổ-yết-sa: Tiếng Phạn cũng gọi là người làm nghiệt ác.
一摶 Nhất bác:. Ngược lại âm đoạn lạc 段欒. Sách Tập Huấn ghi rằng: bác là đẩy tới dùng tay đánh. Khiến người ta phải chịu. Chữ viết từ bộ thủ thanh truyền, hoặc là viết đoàn cũng là thông dụng.
*******
Huệ Lâm soạn.
談話 Đàm thoại:. Ngược lại âm đạm cam 言甘. Cố Dã Vương giải thích rằng: đàm là bàn luận. Quảng Nhã cho rằng: bỡn cợt, chọc ghẹo. Ngược lại âm dưới là hồ khoái. Sách Bác ghi rằng: thoại nói lời hài hước vui cười. Sách Thuyết Văn cho rằng lời nói hay. Sách Tự Thư ghi rằng: viết từ bộ thoại này. Trụ văn viết chữ hội cũng đồng nghĩa.
捫淚 Môn lệ:. Ngược lại âm mạc bôn 莫. Theo Thanh Loại cho rằng: môn là sở mó. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: môn là nắm giữ. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủ thanh môn. 迭相 Điệt tương:. Ngược lại âm điền kiết 田結. Đỗ Dự chú giải Tả
Truyện rằng: điệt là nhiều lần, càng thêm. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: thay đổi, thay phiên nhau.
毀呰 Hủy tử:. Ngược lại âm huy ủy 暉委. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: hư hoại. Sách Khảo Thanh viết hủy này. Ngược lại âm dưới là tư thử. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: tử đó là lấy lời nói hủy nhục người. Sách Thuyết Văn cho rằng: mắng nhiếc quyển trước và sau, không nói ra đó đều viết chữ tử này, đều đồng nghĩa.
嬉戲 Hy hý:. Ngược lại âm hỷ kỳ Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: hy hý là cười đùa. Sách Thuyết Văn ghi rằng: là vui. Sách Thuyết Văn viết chữ nô nghĩa là trêu đùa. Ngược lại âm dưới là hy nghĩa. Sách Nhĩ Nhã ghi rằng: hý là làm trò hài hước. Sách Thuyết Văn giải thích là nhàn nhã vui chơi, chữ viết từ bộ qua thanh hý. Âm lý. Ngược lại âm hứa nghi.
犀牛 Tê ngưu:. Ngược lại âm tẩy kê. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: tê giống như con trâu nước, đầu giống con heo, bụng to, chân nhỏ, chân có ba ngón màu sắc đen, có hai sừng, một sừng ở đỉnh đầu, một sừng ở nơi mũi, gọi là ăn thịt. Tê giác con không thích bùn đất mà lại thích ăn loại cỏ gai. Sách Thuyết Văn viết từ bộ ngưu đến bộ vĩ.
-------------------------------------
莖稈 Hành căn:. Ngược lại âm hộ canh 戶耕, âm dưới là cổ can. Tả
Truyện viết chữ căn này. Nghĩa là thân nhánh của cây lúa.
創皰 Sang pháo:. Ngược lại âm sở sương 楚霜. Nay vẫn thông dụng viết chữ sang, sách Thuyết Văn viết sanh này. Văn cổ viết sang này, văn cổ viết sang. Ngược lại âm dưới bổ nhi. Sách Thuyết Văn ghi rằng: pháo là trên mặt nóng nhiệt mọc mụt nụm, cũng gọi là nốt phồng trên da. Chữ viết từ bộ bì thành bao, hoặc viết pháo. Nay kinh văn viết pháo này là chẳng phải.
籠罩 Lung tráo:. Ngược lại âm lô hồng 盧紅. Sách Trang Tử cho rằng: lung là cái lồng chim. Sách Thuyết Văn viết từ bộ trúc thanh long. Ngược lại âm dưới là trào giáo. Sách Thuyết Văn ghi rằng: trúc là cái nơm bắt cá, gọi khác là sát.
Chữ viết từ bộ võng thanh trác.
財購 Tài cấu:. Ngược lại âm cổ hầu 古候. Sách Thuyết Văn ghi rằng: cấu là mua chuộc đem về, từ bộ bối thanh cấu. Cấu cũng là âm cổ hầu.
*******
Huệ Lâm soạn.
信擣 Tín đảo:. Ngược lại âm tây kế 西計. Ngược lại âm dưới là đao lão. Khảo Thanh cho rằng đảo là đập giả, đâm. Sách Thuyết Văn ghi rằng: dùng tay mà đẩy ra, chữ viết từ bộ thủ thanh đảo, hoặc viết đảo. Cổ văn viết xuân đảo.
耎妙 Nhuyễn diệu:. Ngược lại âm nhi sung 而 viết đúng là nhuyễn, hoặc viết nhuyễn. Trong kinh văn viết từ bộ thạch viết nhuyễn này là chẳng phải.
諛諂 Du siễm:. Ngược lại âm dương chu 羊朱. Sách Trang Tử cho rằng: không chọn lựa phải quấy mà nói gọi là du. Ngược lại âm dưới là sửu nhiễm. Nói lời nịnh hót trái với lẻ phải gọi là siễm. Hà Hưu chú giải Công Dương truyện rằng: siễm là nịnh hót nói tâng bốc lên. Sách Thuyết Văn ghi rằng: cũng là nịnh hót nói hùa theo. Kinh văn viết siễm này cũng thông dụng thường hay dùng.
*******
Huệ Lâm soạn.
羅閱祇 La-duyệt-kỳ: âm trên là duyệt, tiếng Phạn.
優迦 Ưu-ca: Tiếng Phạn, tên của vị trưởng giả cũng gọi là Úc-già.
多陀竭 Đa-đà-kiệt: Tiếng Phạn gọi là chất phác thô kệch không bóng loáng. Chánh Phạn âm gọi là Đát-thanghiệt-đa 怛他蘗多.
Đời Đường dịch là Như Lai.
拘文花 Câu văn hoa: Cũng gọi là câu-mâu-đa 拘牟
那.
Xưa cũng gọi là câu vật đầu hoa, tiếng Phạn.
滿匊 Mãn cúc:. Ngược lại âm cung lục 弓六. Theo Khảo Thanh cho rằng: cúc là giữ lấy. Sách Thuyết Văn ghi rằng: cong ngón tay lại bệ lấy vật, bưng lấy vật. Xưa viết là cửa, nay thông dụng viết là cúc. Kinh văn viết chữ cúc này.
埤助 Bì trợ:. Ngược lại âm ty di 婢彌. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: bì tăng thêm dày. Lại gọi là có ích. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: bù thêm vào, lại cũng gọi là hỗ trợ giúp sức. Sách Thuyết Văn cho rằng: tăng thêm vào. Chữ viết từ bộ thổ thanh bi. Kinh văn viết bì này cũng thông dụng.
--------------------------------------
缺減 Khuyết giảm:. Ngược lại âm khuyển duyệt 犬
悅. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: khuyết là tổn giảm. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ phữu đến bộ quyết, thanh tĩnh hoặc viết từ bộ thùy viết khuyết, khuyết này cũng thông dụng. Ngược lại âm dưới là giáp trảm. Sách Thuyết Văn ghi rằng: giảm là tổn thất hao hụt, chữ viết từ bộ thủy thanh hành.
揈致 Oanh trí:. Ngược lại âm hô hoằng 呼泓 dựa theo chữ giải thích thì chữ oanh cũng giống như chữ quảng, rộng lớn, tiếng nổ ầm ầm.
探識 Thám thức:. Ngược lại âm tha cam 他甘. Sách Thuyết Văn ghi rằng: thám là chữ thăm dò, lấy ý thăm dò người khác, chữ viết từ bộ thủ 別時 Biệt thời:. Ngược lại âm bỉ liệt 彼列. Kinh văn viết từ bộ thảo viết thành chữ biệt là chẳng phải vậy.
漚和 Âu hòa:. Ngược lại âm ô hậu 烏候. Âm dưới là hòa 和, tiếng Phạn, tên của vị Bồ tát.
*******
Huệ Lâm soạn.
五旬 Ngũ tuần: Hoặc là nói là huyền đi ngược nước. Chữ tuần đó Đường Huyền Trang nói ngũ tức là năm thần thông. 因堤 Nhân Đề:. Ngược lại âm đinh lê 丁. Tiếng Phạn, tên của vị Bồ-tát.
澧越 Lễ việt:. Ngược lại âm lựu để 力底. Trong kinh hoặc nói li việt, đều đồng một nghĩa.
干蔗 Can giá: Trong kinh hoặc viết can gián cũng đồng. Ngược lại âm dưới là chi dạ văn thông dụng thường hay dùng. Ở Kinh Châu có cây can gián, hoặc nói là cam giá 甘蔗 đều đồng một vật là loại cây mía. Trong kinh văn viết từ bộ xước viết thành chữ giá này là chẳng phải vậy. 蠱狐 Cổ cô:. Ngược lại âm trên là dư giả 餘者, cũng viết chữ dã.
Sách Thuyết Văn ghi rằng: Dã cô là con yêu thú, cũng gọi là quỷ có chỗ nhận rằng có đức, trong thần sắc của nó hòa nhau nhỏ trước lớn sau. Sau khi chết thì đầu nó đứt lìa ra gọi là thú dã can.
*******
Huệ Lâm soạn.
遞共 Đệ cộng:. Ngược lại âm đề lễ 提禮. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đệ là đưa đi. Quách Phác cho rằng: dễ dàng tiện lợi. Theo Khảo Thanh cho rằng: thay thế, chuyển. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ xước đến bộ đệ. Kinh văn viết đệ này văn thường hay dùng là sai lầm. Ngược lại âm đồ tư.
符佤 Phù ngõa:. Ngược lại âm đồ cổ 徒古. Sách Bát Nhã cho rằng: ngõa là cái bình. Bì Thương giải thích rằng: là cái bình lớn.
Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ ngõa thanh thổ, âm vĩ. Ngược lại âm đề lễ.
解奏 Giải tấu:. Ngược lại âm cổ mại 古賣. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: giải là tháo gỡ trừ bỏ đi. Quảng Nhã cho rằng: giải tán. Sách Thuyết Văn cho rằng: phán ra, chữ viết từ bộ giác đến bộ đao, đến bộ ngưu. Ngược lại âm là tắc hậu. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: tấu là tiến vào. Lại nữa văn trên theo chữ giải tấu đó là đi dã ngoại cúng tế thần
鹿塼 Lộc chuyên:. Ngược lại âm dưới là hạng nhuyễn 舡. Sách Thuyết Văn cho rằng: bắp chân, hoặc viết là uyên phi. Ngược lại âm phì vị.
從輿 Tùng dư:. Ngược lại âm dư nhữ 余絮. Quảng Nhã cho rằng: dư là nhấc lên đưa lên. Sách Bát Nhã cho rằng: khiên kiệu bằng cây đòn. Sách Thuyết Văn viết từ bộ xa thanh dư. Trong kinh văn viết cử, cũng là thông dụng. 危脆 Nguy thúy:. Ngược lại âm thất tuế 七歲. Quảng Nhã cho rằng: thúy là yếu mền, yếu gầy. Sách Thuyết Văn cho rằng: ít mềm mại, giòn dễ gãy. Chữ viết từ bộ nhục đến bộ sắc, tuyệt. Trong kinh văn viết chữ thúy này là văn thường hay dùng.
一瓢 Nhất biều:. Ngược lại âm tỳ diêu 毘遙. Sách
Phương Ngôn cho rằng: biều là tên của cái bầu đựng nước. Theo Khảo Thanh cho rằng: biều là trái bầu. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ qua thanh biều.
*******
Huyền Ứng soạn.
皮韜 Bì thao:. Ngược lại âm thổ lao 吐勞. Theo Tả Truyện cho rằng: lấy cái vui mà làm lo buồn. Đỗ Dự cho rằng: thao là cất chứa. Sách Thuyết Văn cho rằng: là cái bao kiếm.
避從 Tỵ tùng:. Ngược lại âm tỳ xích 脾尺. Hàn Thi truyện cho rằng: hoặc là viết tích 辟. Bốn phương đều tránh khỏi, trừ bỏ đi, cũng gọi là đi theo.
不計 Bất kế:. Ngược lại âm cư nghệ 居詣, gọi là tính toán. Sách Quốc ngữ cho rằng: tính mưu kế thành mà sau đó mới hành động. Giả Quỳ cho rằng: mưu kế. Trong kinh văn viết hệ là chẳng phải thể.
倱伅 Côn thuần: Lại viết cô thuần này hai chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm hồ bổn. Ngược lại âm đồ tổn. Gọi là loại không thông. Văn thông dụng cho rằng: lớn mà không có hình dáng gọi là côn thuần.
茌其 Trì kỳ:. Ngược lại âm trừ mai 除致. Theo chữ trì là mong muốn cho việc được nhanh chóng. Chữ trì cũng giống như chữ vọng, là hy vọng mong chờ. Kinh văn viết ấu trĩ, nghĩa là non nớt trẻ con, chữ trĩ là chẳng phải.
鴆毒 Trậm độc:. Ngược lại âm trừ cấm 除禁. Trong kinh Sơn Hải ghi rằng: phàm người nữ cũng có chất độc giết người giống như loại chim này vậy, loại chim trậm này lông nó rất độc, phần nhiều trên núi. Quách Phác cho rằng: giống chim trậm lớn như con diều hâu, lông đỏ, mỏ dài, cổ cũng dài, thường hay ăn loài rắn, lông của nó mà ngâm với rượu tức là uống vào chấm dứt cuộc đời liền (tức là chết liền).
仆僵 Phó cương:. Ngược lại âm bồ lặc 菴勒. Ngược lại âm dưới là cư lương. Sách Thuyết Văn ghi rằng: phố là đốn ngã, cũng gọi là che phía trước tức là té ngã ngửa phía trước, cũng gọi là vấp chân té ngã ngửa.
身冒 Thân mạo:. Ngược lại âm mao báo 毛報 nghĩa là che đậy, thô sơ. Theo chữ mong cũng giống chữ hạ, là nhận chịu ơn huệ. Sách Hán Thư cho rằng: nghe thấu trên Thượng Đế
*******
Huệ Lâm soạn.
貪瞋癡: Tham sân si. Ngược lại âm xướng trân. Sách Khảo Thanh cho rằng: sân là nổi giận. Sách Thuyết Văn cho rằng: trương con mắt nhìn oán hận. chữ hình thanh. Ngược lại âm dưới là sĩ tri. Sách Khảo Thanh cho rằng: không có trí huệ, chữ viết từ bộ tật.
酸鹹 Toan hàm:. Ngược lại âm trên là tô 蘇端. Sách Khảo Thanh cho rằng: chữ toan cũng giống chữ thố: nghĩa là một giấm chua, mà cũng chỉ sự ghen tuông. Ngược lại âm dưới là hãm giam. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: hàm là khổ Quách Phác chú giải rằng: khổ tức đại hàm là nước mặn. Sách Thuyết Văn viết từ bộ lỗ 粗淺 Thô thiển:. Ngược lại âm thương hồ 倉胡, chữ viết là thô.. Ngược lại âm dưới là thất tiễn 七剪.
射師 Xạ sư:. Ngược lại âm thực dạ 食夜. Sách Thuyết Văn ghi rằng: xạ là cây cung nỏ phát ra từ nơi thân, mà trong đó đi rất xa. Chữ viết bộ thân, đến bộ thốn. Chữ thốn đó là pháp độ cũng là từ nơi tay người, hoặc là viết từ bộ thỉ viết thành chữ thỉ này cũng thông dụng. 特鍾 Đặc chung:. Ngược lại âm đường lặc 唐勒. Ngược lại âm dưới là chúc long 燭龍. Trong kinh nói rằng: đặc chung là thương xót nhớ nghĩ sâu xa.
惌讎 Oán thù:. Ngược lại âm ư viên 於袁. Sách Khảo Thanh giải thích rằng: oán cừu với nhau. Thiên Thương Hiệt giải thích: oán hận lâu đời, tội lỗi. Sách Thuyết Văn ghi rằng: oán trách, oán giận. Chữ viết từ bộ tâm thanh oán. Ngược lại âm dưới là thọ lưu. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: thù là ghét thù ghét căm giận Cố Dã Vương cho rằng: gọi là oán giận, không hài lòng, buồn giận, lại gọi là cựu thù. Sách Tập Huấn cho rằng: nên cởi mở lấy chánh pháp mà cởi mở khi oán thù gặp nhau. Sách Thuyết Văn viết từ bộ ngôn thanh thù, âm thù đồng với âm trên.
控弦 Khống huyền:. Ngược lại âm không cống 空貢.
Mao Thi Truyện cho rằng: khống là dẫn ra, dẫn dây cung gọi là khống. Huyền là vươn dây cung lên để bắn. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh không.
巧捷 Xảo tiệp:. Ngược lại âm tiềm nghiệp 潛業. Sách Giai Uyển chu Tòng cho rằng: tiệp là thắng hơn. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: là trí huệ khéo léo. Sách Bát Nhã giải thích rằng: là mau chóng. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ thủ đến bộ tiệp.
色泡 Phù phao:. Ngược lại âm dưới là phổ bao 普包.
Sách khảo Thanh cho rằng: bọt nước nổi trên mặt nước. 彫 Điêu song:. Ngược lại âm trên là đa nhiêu 多堯. Ngược lại âm dưới là sở song 楚雙. Quảng Nhã cho rằng: song là cửa sổ. Sách Vận
Thuyên cho rằng: đúng một bên cửa sổ gọi là dũ.
Sách Thuyết Văn ghi rằng: cửa sổ khoét trên vách tường, ở ngoài cửa gọi là song. Văn cổ viết song.
拴櫨 Toàn lô:. Ngược lại âm tạc loan 昨巒. Thiên Thương Hiệt giải thích: toàn là gom lại. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: gom tụ lại. Sách Thuyết Văn viết từ bộ mộc, đến bộ tán. Ngược lại âm dưới là lộc phu 鹿夫. Sách Thuyết Văn ghi rằng: đòn kê nằm trên cây cột, theo kiến trúc nhà cổ, âm xuyên. Ngược lại âm khiên kiến 牽見.
疊栱 Điệp kỳ:. Ngược lại âm đồ hiệp 徒協. Cố Dã Vương cho rằng: chữ điệp cũng giống như chữ lụy 累, nghĩa là trói buộc. Tống Trung chú giải kinh Thái Huyền rằng: chứa nhóm. Thương Hiệt Thiên ghi rằng: trùng lập nhiều lần, nhiều tầng. Sách Thuyết Văn viết từ bộ tinh 晶, đến bộ 宜 Dương Hùng giải thích rằng: người xưa định tội từ ba ngày, mới quyết định đem ra xử đoán tội nhân. Cho nên từ ba ngày vua mới đem ra hành quyết, lấy ba ngày là quá nhiều, cho nên sửa đổi lại làm ba bộ điền 田.
磊砢 Lỗi kha:. Ngược lại âm lôi tội 雷. Ngược lại âm dưới là lặc khả 勒可. Sách Thuyết Văn ghi rằng: lỗi kha là rất nhiều đá.
柔耎 Nhu nhuyến:. Ngược lại âm nhi sung 而. Kinh văn viết nhuyễn này cũng thông dụng văn thường hay dùng.
觸嬈 Xúc nhiễu:. Ngược lại âm xung chúc 衝燭. Âm dưới là nô điểu 奴鳥. Sách Thuyết Văn ghi rằng: nhiễu là cùng nhau làm trò vui đùa giải trí, hoặc viết niễu là chọc ghẹo nhau.
------------------------------------
儔黨 Trù Đảng:. Ngược lại âm trực lưu 直留. Sách Vận Âm Tập Lược cho rằng: trù là cô đơn. Quảng Nhã cho rằng: dựa, nương dựa theo. Ngược lại âm dưới là đương lãng 當朗. Khổng An Quốc chú giải sách.
Luận ngữ rằng: đảng loại. Trịnh Huyền chú giải sách Luận ngữ rằng: gần gũi thân thiết. Sách Thuyết Văn viết từ bộ hắc 黑, thanh thượng 尚.
瑕垢 Hà cấu:. Ngược lại âm hạ da 夏加. Quảng Nhã cho rằng: hà là viên ngọc bi dơ uế. Ngược lại âm dưới là cổ hậu 古后.
淤泥 Ứ nê:. Ngược lại âm ư cứ 於據. Cố Dã Vương cho rằng: nay trong nước có bùn là ứ 淤.
Sách Thuyết Văn cho rằng: cặn bã Âm đoạn 澱. Ngược lại âm điền luyện 田練.
Đại Đường phiên dịch kinh Sa môn
– Huệ Lâm soạn.
Kinh Âm Như Huyễn Tam muội – hai quyển – Huệ Lâm soạn.
Kinh Thiện Trụ Ý Thiên Tử – ba quyển – Huệ Lâm soạn.
Kinh Thái Tử Loát Hộ – một quyển – Huệ Lâm soạn. Kinh Thái Tử Hòa Hưu – một quyển – Huệ Lâm soạn.
Kinh Đại thừa Hiển Thức – hai quyển – Huệ Lâm soạn.
Kinh Huệ Thượng Bồ tát Vấn Đại Thiện Quyền – hai quyển Huyền Ứng soạn.
Kinh Đại thừa Phương Đẳng Chiếu Huệ – một quyển – Huệ Lâm soạn.
Kinh Di Lặc Bồ tát Sở Vấn Bổn Nguyện – một quyển – Huệ Lâm soạn.
Kinh Phật Di Nhật Ma Ni Bảo – một quyển – Huyền Ứng soạn.
Kinh Thắng Man Sư Tử Hống Nhứt Thừa Đại Phương Tiện, Phương Quảng – một quyển – Huyền Ứng soạn.
Kinh Tỳ-da-sa Vấn – hai quyển – Huyền Ứng soạn.
Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập-ba mươi quyển-Huyền Ứng soạn
Đại Tập Nhựt Tạng Phần – mười quyển – Huyền Ứng soạn.
Đại Tập Nguyệt Tạng Phần – mười quyển – Huyền Ứng soạn. Bên phải mười lăm kinh trên – sáu mươi quyển.
Huệ Lâm soạn.
德鎧 Đức Khải:. Ngược lại âm khai đại 開代. Sách Khảo Thanh cho rằng: khải là mũ trụ dùng khi ra trận. Sách Văn Tự Tập Lược cho rằng: dùng kim loại làm da che thân gọi là khải 鎧. Sách Thuyết Văn ghi rằng: là áo giáp. Chữ viết từ bộ kim 金, đến bộ khải 愷, thanh tĩnh 省.
宴居 Yến cư:. Ngược lại âm yên kiến 煙見. Trịnh Huyền chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: yến 宴 là nhàn nhã. Sách Thuyết Văn cho rằng: yến là an, cũng gọi là tịnh. Chữ viết từ bộ mịch, thanh yến. Kinh văn viết yến 燕 này, người xưa mượn âm dùng. Nghĩa cũng thông dụng. 愚戇 Ngu tráng:. Ngược lại âm trác hàng 卓降. Sách Khảo Thanh cho rằng: tinh thần không sảng khoái. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: theo Quản Trọng nhìn Bá Di thì gọi là tráng vậy, là tính thẳng thắn, cương trực nóng nảy. Sách Thuyết Văn ghi rằng: tráng là ngu muội. Chữ viết từ bộ tâm thanh tráng, âm tráng là âm cống 貢.
悌牴 Đễ đột:. Ngược lại âm trên là đinh thể 丁禮. Sách Chiến Quốc sách ghi rằng: đễ 抵 là xúc chạm, va chạm. Sách Thuyết Văn ghi rằng: điều hòa, đồng nhau. Chữ viết từ bộ ngưu, thanh đễ 氏, âm để đồng với âm trên. Ngược lại âm dưới là đồ cốt. Quảng Nhã cho rằng: đột là xung đột với nhau. Theo sách văn Tự Dũ Thuyết cho rằng: chữ viết từ bộ thủ 手, thanh đột 突 Kinh văn viết đột này cũng thông dụng.
恭恪 Cung khác:. Ngược lại âm khang các 康各. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: khác là cung kính, thành kính. Sách Thuyết Văn viết từ bộ khách đến bộ tâm viết thành chữ khác là chữ cổ, hoặc là viết khác. Xưa nay chữ viết đúng là tự bộ tâm 心, thanh các 各.
憺怕 Đạm phạ:. Ngược lại âm trên là đàm cảm 談敢. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: đạm là yên tĩnh, điềm tĩnh. Quảng Nhã cho rằng: thản nhiên. Sách Thuyết Văn cho rằng: an nhiên, chữ viết từ bộ tâm, thanh đảm. Ngược lại âm dưới là phổ bá. Quảng Nhã cho rằng: phạ là an tịnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: không lo nghĩ. Chữ viết từ bộ thanh bạch. Kinh văn viết bá là chẳng phải vậy.
Ngu ai 愚騃:. Ngược lại âm nhai giải 崖解. Chữ thượng thanh.
Thiên Thương Hiệt cho rằng: ai là không biết, Bì Thương cho rằng: là ngu ngốc. Sách Thuyết Văn cho rằng: con ngựa đi có sức mạnh lực lưỡng. Chữ viết bộ mã thanh ai. Âm ngật. Ngược lại âm thố ngật.
千妊 Thiên khái:. Ngược lại âm cải hài 改孩. Toán kinh nói rằng: mười vạn gọi là ức, mười ức gọi là triệu, mười triệu gọi là kinh, mười kinh khái; danh pháp số Xưa nay chữ đúng cho rằng: con số lớn, chữ viết từ bộ nữ thanh khái. Kinh văn viết từ bộ thổ là dùng sai vậy. 汲引 Cấp dẫn:. Ngược lại âm trên là kim cấp 金岌. Quảng Nhã cho rằng: cấp là lấy nước, múc nước. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ cấp cũng giống như chữ dẫn. Nghĩa là dẫn nước, lấy nước. Chữ viết từ bộ thủy thanh cấp. 以檛 Dĩ quá:. Ngược lại âm trên là trắc qua 陟瓜. Sách Khảo Thanh cho rằng quá là đánh, gõ, dùng chày đánh nện. Theo Thanh Loại cho rằng: dùng chày đập. Xưa nay Chánh Tự ghi rằng: chữ viết từ bộ mộc thanh quá. Sách Thuyết Văn viết từ bộ trúc viết thành chữ quá là chữ cổ.
傀琦 Quỷ kỳ:. Ngược lại âm trên là cổ huýnh 古迴. Sách Tập Huấn ghi rằng: là sức mạnh vĩ đại. Sách Giai Uyển Chu Tông cho rằng: đầy đủ. Chữ quỷ kỳ đó là viên ngọc đẹp. Sách Thuyết Văn ghi rằng: to lớn vĩ đại.
Chữ viết từ bộ nhơn 人 đến bộ quỷ 鬼, thanh tĩnh 省. Trong kinh văn viết từ bộ ngọc viết thành chữ quỷ 瑰, là chẳng phải nghĩa đây dùng vậy. Ngược lại âm dưới là kỳ 奇. Bì Thương cho rằng: quỷ là to lớn kỳ lạ tráng kiện, khôi ngô. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ ngọc 玉 thanh kỳ 奇.
姿豔 Tư diễm:. Ngược lại âm thị tư 姊私. Sách Tự Thư cho rằng: tư dáng vẻ, dung mạo. Thiên Thương Hiệt cho rằng: dung mạo xinh đẹp.
Sách Thuyết Văn cho rằng: thể cách dáng vẻ. Chữ viết từ bộ nữ thanh tư 次. Ngược lại âm dưới là quán chiêm 鹽贍.
Sách Văn Tự TậpLược cho rằng: diễm là nhan sắc đẹp.
Sách Thuyết Văn cho rằng: tốt tươi, lâu dài.
Chữ viết từ bộ hạp. Văn kinh viết từ bộ sắc viết thành chữ điềm này cũng là văn thường hay dùng. Âm hạp là âm hợp 合, từ bộ đại 大 đến bộ huyết 血.
兜術天 Đâu thuật thiên: đây là tiếng Phạn nói sai, lược.
Chánh Phạn âm gọi là 睹史多天 Đỗ-sử đa thiên. Đường Huyền Trang giải thích rằng: Tri Túc Thiên vị vua trời này đã nhiều lần, nhất sanh bổ xứ làm Bồ tát. 馳騁 Trì sính:. Ngược lại âm trực tri 直知. Ngược lại âm dưới là sắc dĩnh 郢. Cố Dã Vương cho rằng: trì là chạy. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: chữ sính cũng giống như chữ trì. Quảng Nhã cho rằng: trì sính đều chạy mau. Sách Thuyết Văn đều viết từ bộ mã 馬 n, viết thành chữ trì 馳, thanh tĩnh 省, âm sính. Ngược lại âm thất đinh 匹丁 thanh sính 甹.
疇匹 Trù thất:. Ngược lại âm trực lưu 直留. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: trù là các loại, các thứ Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: bốn người gọi là trù, hai người gọi là thất, chữ viết từ bộ điền 田, thanh trù 壽.
妍好 Xu hảo:. Ngược lại âm trên là xương chu 昌朱.
Mao Thi Truyện cho rằng: xu 妍 là người con gái đẹp. Sách Phương Ngôn cho rằng: con khỉ mặt người. Giữa thời đại nước Ngụy, Yến gọi người con gái đẹp là xu 妍. Sách Thuyết Văn cũng đồng với sách Phương Ngôn, chữ viết từ bộ nữ 女 thanh chu 朱.
床榻 Sàng tháp:. Ngược lại âm trên là trạng trang 狀
莊. Ngược lại âm dưới là thổ hợp 吐合. Giải thích tên gọi là sàng 床, nghĩa là cái giường hẹp mà dài. Gọi là tháp 榻. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ mộc 木 thanh tháp, âm tháp đồng với âm trên.
棚閣 Bằng các:. Ngược lại âm tự minh 白萌. Quảng Nhã cho rằng: bằng cũng giống như chữ các. Sách Thuyết Văn cho rằng: quán trọ, khách sạn.
蠲除 Quyên trừ:. Ngược lại âm quyết huyền 決玄. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: quyên là sạch, thanh khiết. Quách Phác chú giải sách Phương Ngôn rằng: quyên cũng giống như là trừ là tẩy trừ sạch sẽ Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ xúc 蜀, thanh ích 益. Chữ hội ý bộ trùng ở trong, ích 益 đúng là chữ ích 益. 稽顙 Khể tảng:. Ngược lại âm khê lễ 溪禮. Mượn chữ dùng. Khổng
An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: khể là cái đầu, đầu sát tận đất, cúi đầu sát đất. Trịnh Tiển chú giải sách Chu Lễ rằng: cúi đầu sát đất để mà lạy, lễ bái. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủ 首, thanh mẫu văn cổ viết đúng thể là khể thủ Trong kinh văn viết chữ khể vốn là âm kê, theo tương truyền mượn dùng lâu ngày thành quen vậy. Ngược lại âm dưới là tảng lang. sách Phương Ngôn cho rằng: tảng là cái trán. Hà Hưu chú giải Công Dương Truyện rằng: chữ khể tảng nghĩa là dập đầu sát đất lễ bái. 老耄 Lão mạo:. Ngược lại âm dưới là mạc báo 莫. Theo Vận Anh Tập cho rằng: chữ mạo cũng giống như chữ lão. Đỗ Dự chú giải tả Truyện rằng: mạo là loạn. Sách Lễ Ký cho rằng: tám mươi tuổi chín mươi tuổi gọi là mạo. Trịnh Huyền chú giải rằng: mạo cũng giống như mê muội, hay quên. Cổ văn viết chữ mao. Sách Thuyết Văn viết từ bộ lão đến chữ cao thanh tĩnh. Nay văn thông dụng viết từ bộ lão.
女氂 Cao ly:. Ngược lại âm trên là tạng cao 號高. Âm dưới là lực tri 力知. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: hào là cái lông nhỏ dài mà nhọn bén rất cứng. Theo kinh Cửu Chương Toán nói rằng: phàm là trọng lượng để đo lường, đầu tiên là hốt 忽, mười hốt là ty, mười ty là hào, mười hào là ly. Hai chữ đều từ bộ mao. Chữ hình thanh.
------------------------------------------
悒悒 Ấp ấp:. Ngược lại âm trên là thai lai. Ngược lại âm dưới là ngã cái. Sách Khảo Thanh cho rằng: thai ngai 佁礙 là ngu si. Quách
Phác chú giải sách Phương Ngôn rằng: đần độn ngu ngốc. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nhơn thanh đài, chữ ngại từ bộ thạch thanh nghi. Kinh văn viết thái ngại đó là mượn âm để dùng.
損秏 Tổn hao:. Ngược lại âm hồ đáo 呼到 Thiên Thương Hiệt ghi rằng: hao là đồ vật bị bể chảy ra nên hao. Sách Vận Thuyên cho rằng: giảm bớt. Sách Thuyết Văn cho rằng: thuộc giống lúa dẻo. Chữ viết từ bộ hòa, thanh mao. 狂悖 Cuồng bội:. Ngược lại âm khuông Vương 劬
王. Ngược lại âm dưới là bộ một. Cố Dã Vương cho rằng: cuồng là ngu si đần độn, một con người vạm vỡ lực lưỡng mà không biết luân lý. Khổng An Quốc chú giải sách Luận ngữ rằng: cuồng vọng, dối gạt, xúc chạm, va chạm. Trịnh Huyền chú giải Lễ Ký rằng: bội là phản nghịch. Quảng Nhã cho rằng: bội là loạn sách. Thuyết Văn viết từ bộ khuyển thanh Vương. Chữ bội từ bộ tâm thanh bội, âm bội là âm bối.
所漂 Sở phiêu:. Ngược lại âm thất diêu 匹遙 Cố Dã Vương cho rằng: chữ phiêu cũng giống như chữ lưu, nghĩa là trôi nổi trên mặt nước. Sách Thuyết Văn ghi rằng: phiêu cũng là nổi trên mặt nước. Chữ viết từ bộ thủy thanh phiêu. Kinh văn viết chữ phiêu này là sai. Âm phiêu. Ngược lại âm tất diêu.
弘雅 Hoằng nhã. Ngược lại âm trên là hồ hoằng 胡
肱. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: chữ hoằng cũng giống như chữ quảng. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: hoằng cũng là to lớn. Sách Thuyết Văn viết từ bộ cung, thanh tư âm tư. Ngược lại âm cổ hoằng.
霑污 Triêm-ô:. Ngược lại âm triếp liêm 輒廉. Sách không thể cho rằng thấm ướt. Quảng Nhã cho rằng: triêm là ngâm vào nước. Cố Dã Vương cho rằng: chữ triêm cũng giống như nhu nghĩa là thấm ướt. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ vũ thanh triêm. Kinh văn viết triêm này cũng là văn thường hay dùng.
霍然 Hoắc nhiên:. Ngược lại âm hoang quách 荒郭. Sách Khảo Thanh cho rằng: nhanh chóng. Cố Dã Vương cho rằng: bỗng nhiên vụt đến. Sách Thuyết Văn viết hoắc, hoặc là viết hoắc này. Kinh văn viết chữ hoắc này là chẳng phải.
矛戟 Mâu kích:. Ngược lại âm mạc hậu 莫. Ngược lại âm dưới là kinh nghịch 京逆. Sách Thuyết Văn ghi rằng: mâu là loại cây giáo dài hai trượng, làm nơi phía trước kinh xa, hoặc viết cao là cây lau. Sách Phương Ngôn cho rằng: nay trong cây kích có mũi nhọn, gọi là cây hùng kích. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ mâu là tượng hình, của chữ kích, nghĩa từ cái cán của cây mâu, vót nhọn. Chữ viết từ bộ qua, âm cán. Ngược lại âm cổ đản.
痛蛘 Thống dương:. Ngược lại âm dưới là dương chưởng 羊掌.
Quảng Nhã cho rằng: trên da rất ngứa. Sách Khảo Thanh cho rằng: hơi đau. Sách Lễ Ký viết chữ dương này gọi là dương là không có cảm giác là con bọ chét cắn lúc sáng sớm. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: trên da có bệnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: con bọ chét cắn ngứa. Chữ viết từ bộ trùng, thanh dương.
班宣 Ban tuyên:. Ngược lại âm trên là bát loan 八蠻. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: ban bố trải khắp. Lại nói rằng kế tiếp Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: ban cho tước vị. Sách Phương Ngôn cho rằng: xếp hàng. Sách Thuyết Văn cho rằng: phân định viên ngọc tốt, chữ viết từ bộ đao là phân ban, cùng với âm ngoan đồng. 煌煌 Hoàng hoàng:. Ngược lại âm hoẳng quang 晃
光. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: hoàng hoàng là sáng tỏ. Thiên Thương Hiệt cho rằng: ánh sáng. Sách Thuyết Văn cho rằng: ánh sáng chói lọi. Chữ viết từ bộ hỏa thanh hoàng. 亙然 Hằng nhiên:. Ngược lại âm kha đặng 柯鄧. Sách Phương Ngôn cho rằng: hằng là đến tột cùng. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: hằng là biến khắp. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: dẫn dắt mau chóng, vượt qua thông suốt. Chữ viết từ bộ nhị đến bộ chu. Nay viết chữ hằng cũng là thông dụng thường hay dùng.
鮮薄 Tiên bạc:. Ngược lại âm tiên tiển 仙剪. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: tiên là ít, hiếm có. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: cũng là hiếm thấy, ít có. Chữ viết từ bộ thậm. Chữ Chánh Thể là từ bộ thị đến bộ thiếu, viết thành chữ tiên, hoặc viết từ bộ ngư đến bộ dương viết thành chữ tiên. Âm nghĩa đều đồng nhau. Ngược lại âm dưới là bàng bác. Thiên Thương Hiệt cho rằng: bạc là nhỏ. Giải thích tên gọi là vật thô sơ. Quảng Nhã cho rằng: xuyên suốt qua. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thảo, thanh bạc.
報償 Báo thương:. Ngược lại âm thương lượng 商
亮. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: chữ thương cũng giống như chữ báo. Quảng Nhã cho rằng: đáp lại, báo đáp. Sách Thuyết Văn ghi rằng: trở lại, còn lại, hãy còn. Chữ viết từ bộ nhơn thanh thường.
擣香 Đảo hương:. Ngược lại âm đao lão 刀老. Theo Thanh Loại cho rằng: đắp đất, nên đất cho cứng. Theo Khảo Thanh cho rằng: bỏ vào cối giã. Sách Thuyết Văn ghi rằng: tay nắm chày mà đập, nện. Chữ viết từ bộ thủ 手 thanh đảo 壽.
僥倖 Kiêu hãnh:. Ngược lại âm trên là kiểu nhiêu 皎
堯. Ngược lại âm dưới là hành cảnh 行耿. Sách Khảo Thanh cho rằng: kiêu là chẳng phải phân mà cầu mong. Sách Lỗ Ký cho rằng: hy vọng. Sách Tế Ung Độc Đoạn cho rằng: ngăn ngừa thân ái yêu mến, thân đó gọi nắm giữ. Sách Lễ Ký Khổng Tử nói rằng: kẻ tiểu nhân làm việc mạo hiểm lấy sự kiêu ngạo làm nơi bảo thủ Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ tâm thanh kiêu âm kiêu là âm sái, hoặc viết từ bộ xước viết thành chữ kiêu. Trong kinh văn viết từ bộ nhơn viết thành chữ kiêu văn thường hay dùng là chẳng phải bổn chữ đúng. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: chữ hãnh từ bộ nhơn thanh hãnh hoặc viết từ bộ nữ viết thành chữ hãnh, hoặc là viết hãnh này cũng thông dụng.
*******
Huệ Lâm soạn.
皆樂 Giai Lạc:. Ngược lại âm ngũ giáo 五教. Sách Khảo Thanh cho rằng: nguyện.
坑澗 Khanh giản:. Ngược lại âm khách canh 客耕. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: khanh 坑 là gò đất lớn, đất hoang. Trịnh Tiển chú giải sách Lễ Ký rằng: khanh là ao nước, hố sâu. Thiên Thương Hiệt cho rằng: vực sâu, cũng gọi là cái hầm. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thổ thanh khanh. Âm khanh là âm cang. Ngược lại âm dưới là gian án. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: khe nước nhỏ trên núi gọi là giản. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủy thanh gian.
Phụ cửu:. Ngược lại âm trên là đô hồi 都回. Ngược lại âm dưới là phù vụ. Theo sách Thanh Loại cho rằng: phụ là đống đất nhỏ Sách Thuyết Văn ghi rằng: cũng là ụ đất nhỏ Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đất cao bằng phẳng gọi là phụ Quảng Nhã cho rằng: đống đất không có đá gọi là phụ. Sách Thuyết Văn cho rằng: đều là chữ tượng hình. Kinh văn viết chữ phụ này, lại cũng viết chữ phụ này đều là văn thông dụng thường hay dùng.
黠慧 Hiệt huệ:. Ngược lại âm nhàn bát 閑八. Sách Phương Ngôn cho rằng: chữ hiệt 黠 cũng giống như chữ huệ 慧. Sách Khảo Thanh cho rằng: lanh lợi, thông minh. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hắc 黑 thanh kiết 吉. Ngược lại âm dưới là huynh giai 熒桂.
輦輿 Liễn dư:. Ngược lại âm trên là lực triển 力展. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: trong hậu cung của vua, vua ngồi xe kéo từ từ đi ra khỏi cung. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: xe kéo có người kéo gọi là liễn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ phu đến bộ xa, chữ xa trong chữ phu dẫn trước. Âm phu là âm bán. Ngược lại âm dưới là dư chư. Theo Tả Truyện cho rằng: là việc gánh vác trách nhiệm của những kẻ sĩ và tôi thần đối với vua, cũng gọi là dư luận. Đỗ Dư chú giải rằng: dư là số đông, đám đông. Tô Lâm chú giải Hán Thư rằng: dư là cây đòn xe, khiên kiệu xe đi, ý nói dư là xe kéo. Sách Thuyết Văn chữ viết từ bộ xa đến bộ dư. Thanh âm dữ là âm dư 稱稱 Xưng xứng:. Ngược lại âm trên là xỉ chứng 齒
證. Ngược lại âm dưới là xỉ chưng. Chữ trên là khứ thanh, chữ dưới là bình thanh. Quảng Nhã cho rằng: xưng là đo lường cân lường. Sách Thuyết Văn cho rằng: cân nhắc, tuyển chọn quan lại ngày xưa. Chữ viết từ bộ hòa 禾 thanh xưng. Kinh văn viết bình 秤 là văn thường hay dùng. 擲杖處 Trịch trượng xứ:. Ngược lại âm trên là trình kích 呈戟.
Quảng Nhã cho rằng: là cứu giúp. Sách Thuyết Văn cho rằng: là ném, chữ viết từ bộ thủ 手 thanh trịnh 鄭. 覺寤 Giác ngộ:. Ngược lại âm trên là giác 角, âm dưới là ngũ 五, cố 故. Sách Bát Nhã cho rằng: giác là biết. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: ngộ cũng là giác. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: ngũ mà vẫn biết nói ra gọi ra gọi là ngộ Sách Thuyết Văn viết ngộ thanh tĩnh, thanh ngộ. Trong kinh văn viết từ bộ huyệt viết thành chữ ngộ là chẳng phải vậy.
-----------------------------------
柱杖 Trụ trượng:. Ngược lại âm trên là chu lâu 誅
縷. Sách Thuyết Văn cho rằng: là cây cột chống đỡ. Chữ viết từ bộ mộc thanh chủ Sách Khảo Thanh cho rằng: chữ chủ là lấy một điểm làm âm cùng với âm trên đồng. 跳故 Khiêu cố:. Ngược lại âm thích diêu 逖遙. Trịnh Tiển chú giải sách Lễ Ký rằng: Khiêu là cái chân bước không kịp. Thiên Thương Hiệt cho rằng: chân bước thông suốt. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ túc thanh thanh khiêu.
恥媿 Sĩ quý:. Ngược lại âm quỉ vị 鬼位. Đỗ Dư chú giải sách Tả Truyện rằng: quí là hổ thẹn, xấu hổ. Sách Bát Nhã cho rằng: chữ quý cũng giống như chữ sĩ là hổ thẹn. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nữ thanh quỉ. Kinh văn viết từ bộ tâm, viết thành chữ quí này cũng thông dụng, hoặc là viết chữ quý này cũng viết chữ quý này cũng thông dụng; hoặc là viết chữ quý này cũng viết chữ quý đều chẳng phải. 娛樂 Ngô lạc:. Ngược lại âm trên là ngộ câu 遇俱. Đỗ Dự chú giải
Tả Truyện rằng: ngô cũng là lạc. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nữ thanh ngô. Ngược lại âm dưới là ngũ giáo. 戲樂 Hý lạc:. Ngược lại âm trên là hy ký 希寄. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: hý là làm trò hài hước. Quách Phác chú giải rằng: gọi là làm trò đùa cợt, tiếng nói ríu rít. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ qua thanh hý. Trong kinh văn viết từ hý viết thành chữ hý này là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là lạc hy, là âm hy.
嫉妒 Tật đố:. Ngược lại âm trên là tần tất. Ngược lại âm dưới là đô cố. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: hại người liền gọi là tật, hại sắc gọi là đố Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ nữ thanh hộ âm hộ. Có từ bộ thạch đến bộ hậu đều là chẳng phải vậy.
不缺戒 Bất thuyết giới:. Ngược lại âm khuyển duyệt 犬悅. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: khuyết là hao tổn. Sách Thuyết Văn cho rằng chữ viết từ bộ phữu thanh quyết. Trong kinh văn viết từ bộ thùy 垂 viết thành chữ khuyết 缺 cũng thông dụng.
羸劣 Luy liệt:. Ngược lại âm trên là lực truy 力追. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: luy là bệnh gầy yếu. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: ốm yếu suy nhược. Sách Thuyết Văn ghi rằng: là mỏi mệt. Chữ viết từ bộ dương thanh luy âm luy. Ngược lại âm lực quả 遞互 Đệ hỗ:. Ngược lại âm trên là đề lễ 提禮. Trịnh
Huyền chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: đệ là thay phiên nhau. Sách Khảo Thanh cho rằng: thay thế. Sách Thuyết Văn cho rằng: chuyển đổi. Chữ viết từ bộ xước thành đệ âm xước. Ngược lại âm sửu lược, âm đệ. Ngược lại âm thiên y. Trong kinh văn viết chữ đệ này cũng là văn thông dụng thường hay dùng chẳng phải.
無秉作 Vô bỉnh tác:. Ngược lại âm binh vĩnh 兵永. Mao Thi Truyện cho rằng: bỉnh là nắm giữ cũng là coi giữ Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: giữ lấy thi hành, cầm bắt Quảng Nhã cho rằng: cầm nắm, trợ giúp, coi sóc lo liệu. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hựu đến bộ hòa. Chữ hội ý tuy nắm giữ một bông lúa gọi là bỉnh.
-----------------------------------
糞埽 Phân tảo: Âm trên là phân vấn 分問. Sách Tập Huấn cho rằng: tảo trừ quét dọn sạch sẽ vật dơ uế dưới đất gọi phân. Sách Thuyết Văn ghi rằng: trừ bỏ. Chữ viết từ bộ cũng, nghĩa là hai tay đẩy ra dọn dẹp phân dơ gọi là phân. Hứa Thúc Trọng cho rằng: giống như hạt gạo mà chẳng phải hạt gạo văn cổ viết chữ thỉ Hai chữ thập, âm tảo, âm thôi. Ngược lại âm thổ lôi, âm khí. Ngược lại âm bán mạn, hoặc viết từ bộ thổ đến bộ khí viết chữ khí này là chữ cổ Cũng viết chữ hoặc là viết phân. Kinh văn viết từ bộ dị hoặc là viết từ bộ hắc viết thành chữ phân đều là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là tảng đáo. Quảng Nhã cho rằng: tảo là quét dọn trừ bỏ. Chữ viết từ bộ thổ trửu thanh tĩnh, hoặc là viết từ bộ thủ viết thành chữ tảo cũng là chữ thượng thanh, âm trữu. Ngược lại âm chu tửu.
抖藪 Đẩu tẩu:. Ngược lại âm trên là đắc cửu 得. Âm dưới là tảng hậu 桑厚. Sách Khảo Thanh cho rằng: đẩu tẩu là người hăng hái phấn chấn. Sách Thuyết Văn cho rằng: hất tung lên, rũ bụi trên chiếc áo. Chữ viết từ bộ thủ thanh đẩu. Âm Phạn gọi là đỗ-ba, hoặc gọi là đầu-đà. Đường Huyền Trang cho rằng: đẩu-tẩu là Sa môn Thích Tử hành hạnh viễn ly, ít muốn biết đủ, không tham, không chấp trước, không vướng mắc nơi thân thông trang sức, hành hạnh khổ kinh văn viết giản là chọn lựa là chẳng phải, chữ viết từ bộ thủ, chữ hình thanh. 檬钝 Mong độn:. Ngược lại âm trên là mong khổng. Sách Khảo Thanh cho rằng: mong cũng như là người không có trí huệ chữ viết từ bộ tâm thanh mong. Chữ mong từ bộ bội, đến bộ thỉ. Kinh văn viết mong hoặc là viết mong đều là văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là đồ đốn. Như Thuần chú giải sách Sử Ký rằng: chữ thuần cũng giống như chữ ngoan. Độn là người không có sắc bén không có tư chất thông minh. Thiên Thương Hiệt cho rằng: độn tức là ngu si. Theo Thanh Loại cho rằng: độn là không có nhạy bén. Sách Thuyết Văn viết từ bộ kim thanh độn, âm động. Ngược lại âm đồ hồn.
刀塊 Đao khối:. Ngược lại âm khôi ngoại. Sách Khảo Thanh cho rằng: đống đất, hoặc là viết khối này là chữ cổ, âm cũng đồng đất cao, âm bức là âm bị bức.
*******
Huyền Ứng soạn.
刷護. Loát hộ:. Ngược lại âm huyên bát. Sách không thể cho rằng: loát? là cạo. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: loát là chà sạch. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ đao loát thanh tĩnh. Âm loát đồng với âm trên, âm thuyên.
Ngược lại âm loát quan.
羅阅 La duyệt:. Ngược lại âm duyên tuyết.
頦頰 Hài giáp:. Ngược lại âm dưới là kiêm diệp. Cố Dã Vương cho rằng: bên mặt dưới mắt trước lỗ tai tức là gò má. Sách Thuyết Văn viết từ bộ giáp thanh hiệt. 蟻飛 Nghị phi:. Ngược lại âm trên là nghi ỷ Sách Nhĩ Nhã cho rằng: lớn thì gọi là con phù du, nhỏ gọi là con kiến. Loại kiến này chẳng phải là một lại có nhiều tên gọi khác nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ trùng, thanh nghị, hoặc là viết khải này.
蝡動 Nhuyễn động: Uyên duẩn: Kinh Sơn Hải cho rằng: ởtrên núi nơi chỗ ẩm ướt loại côn trùng màu đỏ ở trên cây gọi tên là nhuyễn. Sách Trang Tử nói rằng: nhuyễn là loài côn trùng bò lúc nhúc. Sách Thuyết Văn cũng đồng với sách Trang Tử, chữ viết từ bộ trùng, thanh nhuyễn.
囉駝 La-đà:. Ngược lại âm thang lạc. Âm dưới là đạt-hà. Tên là hồ súc. Nay gọi là lạc đà vậy. Kinh Sơn Hải nói rằng: hiệu là sơn đa lạc đà. Cố Dã Vương cho rằng: cái túi thịt của con lạc đà có thể cõng nặng mà đi rất xa. Quách Phác chú giải rằng: đi ba trăm dặm có thể biết chỗ có nước suối. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: ở đất Hồ có nuôi rất nhiều con lạc đà. Chữ viết đều từ bộ mã. Thác đà đều là thanh, chữ thác từ chữ thác nay tĩnh lược âm thác. Ngược lại âm hồn khổn, âm thác là âm thác.
*******
Huệ Lâm soạn.
馓蓋 Tản cái: âm đình tảng. Cố Dã Vương giải thích rằng: tản tức là câu. Sách Hán Thư cho rằng: khi trời mưa lớn, cầm vươn ra mà che. Tản cái tức là cây dù che mưa. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mịch thanh tán. Ngược lại âm dưới là cai hại, sách Thuyết Văn cho rằng khổ chữ viết bộ thảo, thanh hạp, âm hạp là âm hợp. Chữ viết từ bộ đại đến bộ huyết. Kinh văn viết từ bộ dương viết thành chữ cái là văn thường hay dùng. 蜎飛 Quyên phi: âm trên là huyết duyên. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: con bọ gậy, là loài ấu trùng bò lúc nhúc. Cũng là loài ấu trùng của giống bướm, ngài. Sách Thuyết Văn viết từ bộ trùng thanh quyên âm quyên. Ngược lại âm nhất quyên.
諷誦 Phúng tụng: âm trên là phu phong. Âm dưới là từ dụng.
Quyển trước trong kinh Bảo Tích đã giải thích đầy đủ rồi.
囉矑 La lô: âm trên là lực qua. Ngược lại âm dưới là lực tru. Sách Thuyết Văn cho rằng: là tức là con lừa đực, con ngựa cái sinh ra. Lại gọi là giống như con ngựa mà tai nó dài hơn, hai chữ đều từ bộ mã đều là thanh lụy lô.
*******
Huệ Lâm soạn.
醒悟 Tỉnh ngộ: âm tinh đình. Sách Khảo Thanh cho rằng: hết say. Cố Dã Vương cho rằng: trừ bỏ cái say. Sách Quốc ngữ cho rằng: tỉnh mà vui mừng. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ dậu, thanh tỉnh. Ngược lại âm dưới là ngữ cố
轟鬱 Oanh Uất: âm trên là hồ manh. Sách Sử Ký cho rằng: tiếng nổ đoành đoành, ầm ầm, oành oành như ở số đông trong ba quân. Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: tiếng nổ đoành đoành của đạn bắn ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: tiếng la hét của đám quân xa. Chữ viết từ ba bộ xa cũng viết oan oanh hoành, ba chữ tượng thanh. Ngược lại âm dưới huy húc. Sách Nhĩ Nhã cho rằng chữ uất cũng giống như chữ Hỷ. Quách Phác chú giải sách Phương Ngôn rằng: Đại tráng sĩ sức mạnh phi thường. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây ở trong rừng mọc um tùm, chữ viết từ bộ lâm uất, thanh tĩnh.
鹯褥 Chiên nhục: âm chi nhiên. Ngược lại âm dưới là như chúc.
Nghĩa là loại mền bằng lông len.
繒其 Tăng kỳ: âm trên là tình dang. Ngược lại âm dưới khứ ỷ Bốn chữ trên đây văn trước đã giải thích rồi.
犄枕 Ỷ chẩm: âm trên là y hỷ. Ngược lại âm dưới là chương nhậm.
Gọi là tơ lụa có màu sắc dùng làm cái gối chuyển mền, vật dùng làm cho người quí phái dựa hai bên phải và trái là cái gối dựa. 惟莫 Duy Mạc: Âm trên là vi, âm dưới là mạc, hai chữ đều từ bộ cân. 擐欄 Hoán lan: âm trên là hoan quán. Ngược lại âm dưới là lặc thả.
Hoán lan cũng giống như ánh sáng ngọn lửa rực rỡ chói lọi.
Anh sức: âm trên là y doanh. Sách Thuyết Văn viết anh này tức là người phụ nữ hiển lộ vật trang sức cho đẹp. Chữ viết từ hai bộ bối. Kinh văn viết từ bộ y viết thành chữ anh. Sách Tự Thư cho rằng không vò chữ này, chẳng phải chữ. Ngược lại âm dưới là thặng chức. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: sức đó là biểu lộ tình cảm. Sách Thuyết viết sức từ bộ cân thanh thức. Một gọi là tượng trưng cho trang nhã, đẹp của người phụ nữ. Kinh văn viết từ bộ thị viết thành chữ sức là chẳng phải. Âm loát. Ngược lại âm sương quát, âm tượng là âm tượng.
衒欐 Huyền lệ: Âm trên là huyền quyên. Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử rằng: huyền là cái áo màu đen. Sách Khảo Thanh cho rằng: huyền đẹp. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: cái áo dài để mặc cho xác chết gọi là huyền. Cái áo sợi dây buộc lại, chữ viết từ bộ y thanh huyền.
嫻婉 Nhàn uyển:. Ngược lại âm uy viễn. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: uyển là theo. Chữ uyển cũng giống như là hâm mộ Sách Thuyết Văn cho rằng: hòa thuận, nhịn nhượng. Chữ viết từ bộ nữ thanh uyển.
間碘 Gian điền: Âm điền, hoặc là khứ thanh cũng thông dụng.
Sách Giai Uyển Chu Tòng cho rằng: đồ trang sức của phụ nữ hình hoa bằng kim loại, trên có khảm vàng. Sách Văn Tự Tập Lược cho rằng: đồ trang sức mạ vàng của phụ nữ để đội trên đầu. Sách Khảo Thanh cho rằng: lấy cái vòng báu để trang sức, chữ hình thanh.
颻颺 Diêu dương: Âm trên là diêu. Sách Khảo Thanh cho rằng: gió làm rung động vật, gió cuốn bay đi, vật lay động. Ngược lại âm dưới là dương. Sách Tập Huấn cho rằng: cũng là gió trốc lên, tung lên, bay lên đều là chữ hình thanh. Âm phong là âm phù.
峒舶 Đồng bạc:. Ngược lại âm bàn mạt. Sách chữ cổ là không có chữ bạc này. Thời gần đây mới có xuất hiện. Thống Tự cho rằng: tên của loại nhạc cụ, giống như là cái bình có miệng nhỏ, đối với nhau mà đánh gõ. Sách Khảo Thanh cho rằng: giống như là cái điệp tử chồng chất lên nhiều miếng, trên lưng có mũi, lấy hai cái miệng mà đánh gõ ra tiếng, là sự hòa chúng đây mà làm nhạc vui. Chữ hình thanh, âm bạc đồng với âm trên.
躥囂 Thoan hiêu:. Ngược lại âm trên là hương biểu. Trong kinh Đại Bát Nhã âm nghĩa quyển trước đã giải thích đầy đủ rồi. Cũng viết là huyên. Trong kinh văn viết từ bộ khẩu viết thành chữ huyên này là văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là hương yêu. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: hiêu là gây ồn ào. Tiếng ồn chỗ đông người. Quảng Nhã cho rằng: hiêu hiêu là hình dung từ Sách Thuyết Văn cho rằng: tiếng phát ra từ loại nhạc cụ Chữ viết từ bộ hiệt thanh khí âm khí là âm trang lập, văn cổ viết từ hai bộ khẩu, viết thành chữ hiêu.
鮮葩 Tiên ba:. Ngược lại âm bạch ba. Sách Thuyết Văn cho rằng: ba là loại hoa của cây cỏ hoặc viết là ba. Sách Hán Thư viết chữ ba này là tĩnh lược. Chữ hình thanh.
昭磧 Chiêu tích:. Ngược lại âm chiến nhiệt. Sách Khảo Thanh cho rằng: ánh sáng mặt trời làm sáng tỏ. Cũng viết chữ tích. Sách Thuyết Văn giải thích: sáng rõ ràng, nỗi oan ức được làm rõ ràng, sáng tỏ Chữ viết từ bộ nhựt thanh tích.
峻搋 Tuấn trỉ:. Ngược lại âm trên là điêu tuấn. Khảo Thanh cho rằng: ở trên núi cao gọi là tuấn, viết đúng là chữ tuấn này, hoặc viết từ bộ nhơn. Ngược lại âm dưới là trì lý. Sách Khảo Thanh cho rằng: núi đứng riêng cao sừng sững. Sách Ngọc Thiên cho rằng: dừng chân lại núi phía trước, âm trù là âm trừ 楼櫓 Lâu lỗ: Âm trên là lâu, âm dưới là lỗ. Theo chữ lâu đó vách tường thành trên cao gọi chiến lâu, là để ngăn chặn giặc. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Lỗ đó là cây thuẫn lớn, nay gọi là chiến cách vậy, chữ hình thanh.
寶輅 Bảo lộ: âm lô cố Sách Sử Ký cho rằng: lộ là chiếc xe có người kéo. Sách Tự Thư cho rằng: có người đẩy. Sách Thuyết Văn cho rằng: là chiếc xe có cái linh ở phía trước có cây đòn khiên. Lộ cũng là loại xe quí báu. Âm thôi. Ngược lại âm sĩ lôi.
剖淅 Phẩu tích: âm trên là phổ hiệu. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: phẩu là mỗ phá ra. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: phân ở trong ra, phanh ra. Sách Thuyết Văn viết từ bộ đao thanh phẩu, âm phẩu. Ngược lại âm khẩu luân. Ngược lại âm dưới là tinh diệc. Khổng Anh Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: tích cũng là phân ra. Sách Thuyết Văn cho rằng dùng cây đập phá ra, chữ hội ý hoặc là viết chữ tích này văn thông dụng thường hay dùng.
屣履 Tỷ Lý:. Ngược lại âm trên là sư tử, âm dưới là lý. Văn trước đã giải thích đầy đủ rồi. 視瞬 Thị thuấn: Âm thuấn.
竅穴 Khiếu huyệt:. Ngược lại âm khinh điếu. Trịnh Huyền chú giải sách lễ ký rằng: khiếu là cái lỗ. Trịnh Tiển chú giải sách Chu Lễ rằng: Dương Khiếu có bảy, âm khiếu có hai. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ huyệt, thanh âm khiếu là âm khiêu.
肩髆 Kiên bác:. Ngược lại âm bổ mạc. Trịnh Huyền chú giải sách Nghi Lễ rằng: bộ xương, âm cách là âm cách tức là bộ xương đùi, cũng là xương cánh tay. Sách Thuyết Văn ghi rằng: ở giữa giáp xương vai. Chữ viết từ bộ cốt đến bộ bác, thanh tĩnh.
譫謔 Đàm hước:. Ngược lại âm dưới là hư ngược. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đàm là nói chuyện tiếu vui cười pha trò hài hước. Quách Phác chú giải rằng: cùng nhau làm trò hài, khéo nói hài mà không có ác ý. Sách Thuyết Văn viết từ bộ ngôn thanh hước.
譅遁 Sáp thuẫn:. Ngược lại âm sở giáp. Ngược lại âm tợ sung. Cố Dã Vương cho rằng: mỏ chim đang mổ thức ăn. Sách Sử ký cho rằng: mụt nhọt hút mủ ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ khẩu thanh duẫn. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: sáp thuẫn hai chữ đều từ bộ khẩu thanh sáp duẫn.
作繭 Tác kiển:. Ngược lại âm kiên hiển. Sách Khảo Thanh cho rằng: là cái kén của con tằm. Sách Lễ ký cho rằng: ở đời người phụ nữ bình thường nuôi tằm kéo kén dệt lụa nuôi chồng. Sách Thuyết Văn cho rằng: kéo tơ tằm dệt áo, chữ viết từ bộ mịch đến bộ trùng đến bộ miên âm miên là âm miên.
纏菓 Triền quả:. Ngược lại âm qua khuyển. Cố Dã Vương cho rằng: chữ quả cũng giống như chữ bao. Sách Thuyết Văn cho rằng: gói lại quấn chặt, cột chặt chữ viết từ bộ y thanh quả.
或甜 Hoặc điềm:. Ngược lại là âm thiểm điệm. Sách Gia Ngữ nói rằng: mổ ra mà ăn chất ngọt ngào như là mật ong. Quảng Nhã cho rằng: điềm là ngọt. Sách Thuyết Văn nói rằng: là ngon. Chữ viết từ bộ thiệt, thanh cam.
-----------------------------------
删液 San dịch:. Ngược lại âm trên là tô quán. Quảng Nhã, Thương Hiệt cho rằng: chất mỡ. Sách Tự Lâm cho rằng: cũng là mỡ. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ nhục san thanh tĩnh.
堅哽 Kiên cánh:. Ngược lại âm ngạch cánh. Sách Khảo Thanh cho rằng: kiên là bền chắc. Sách Giai Uyển Chu Tòng cho rằng: cánh là kiên cố lâu bền. Xưa nay Chánh Tự cho rằng chữ viết từ bộ cách thanh cánh. 及樲 Cập nhị:. Ngược lại âm ni trí. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: nhị là có nhiều chất béo. Sách Thuyết Văn cho rằng là chất mỡ. Chữ viết từ bộ nhục, thanh nhị.
植之 Thực chi:. Ngược lại là âm thừa chức. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: thực là đặt bày, sắp xếp. Sách Phương Ngôn cho rằng: trồng cây, dựng đứng thẳng. Lại sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mộc thanh trực.
蚊蜹 Văn nhuế:. Ngược lại âm trên là vật phân.
Ngược lại âm dưới nhu nhuệ. Cố Dã Vương cho rằng: là loài ấu trùng nó hay vào ở trong rượu. Sách Thuyết Văn cho rằng: nước Tần gọi là nhuế tức là con bọ mắc, muỗi kim. Lại nói rằng nó bay tới cắn chích người rồi bay đi. chữ viết từ bộ trùng văn. nhuế, đều là thanh nhuế đồng với âm trên.
捲搐 Quyển súc:. Ngược lại âm trên là cự viên. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: quyển là sức cuộn cuốn tròn vật lại. Theo Hàn Thi Ngoại Truyện cho rằng: rút thanh kiếm lại, co rút lại. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủ thanh quyển. Ngược lại âm dưới là sở lục. Sách Thuyết Văn viết từ bộ mịch thanh túc.
寳璫 Bảo đang:. Ngược lại âm huân lang. Giải thích tên gọi là cái vòng châu ngọc đeo nơi tai gọi là đang. Sách Thuyết Văn viết từ bộ ngọc thanh đang.
炫煥 Huyễn hoán:. Ngược lại âm trên là huyền quyên. Quảng Nhã cho rằng: huyễn là sáng. Bi Thương cho rằng: ánh sáng chiếu. Sách Thuyết Văn cho rằng: huyễn cũng giống như chữ hoán, nghĩa sáng rực rỡ, chữ viết từ bộ hỏa thanh huyền.
瑢恫 Dung đồng:. Ngược lại âm đồ dung. Sách Hán Thư cho rằng: khuôn đúc kim loại, giống như lò luyện kim làm cho nóng chảy ra, có chỗ cũng gọi là chú. Âm nghĩa gọi là đúc tiền. Sách Thuyết Văn viết từ bộ kim thanh dung.
掬中 Cúc trung:. Ngược lại âm cung lục. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: trong tay bưng đầy đủ gọi là cúc. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: cúc là bưng trong tay. Sách Thuyết Văn cho rằng chữ viết từ bộ mễ thanh bao, âm bao là âm bao. Tự Thư cho rằng: chữ viết đúng là chữ cúc này. Kinh văn viết từ bộ thủ viết thành chữ cúc này cũng là văn thường hay dùng.
爆裂 bộc liệt:. Ngược lại âm trên là bao nhi. Quảng Nhã cho rằng: chữ bộc cũng giống như chữ nhiệt. Sách Khảo Thanh cho rằng: thiêu đốt củi tre phát ra tiếng nổ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hỏa thanh bộc. Ngược lại âm dưới là liên triết. Quảng Nhã cho rằng: liệt phân ra mức ra. Cố Dã Vương cho rằng: liệt cũng giống như chữ tích, nghĩa là phá ra. Sách Thuyết Văn viết từ bộ y thanh liệt, hoặc là viết chữ liệt. Kinh văn viết từ bộ lực viết thành chữ liệt là chữ lệ chữ lệ cũng giống như chữ cường, chữ này chẳng phải nghĩa của kinh.
斬截 Trảm tiệt:. Ngược lại âm tiền sức. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: là cắt, xén gọt bớt cho bằng đều nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: tiệt là đoạn ra, chữ viết từ bộ qua thanh tước. Trong kinh văn viết từ bộ thổ, viết thành chữ tiệt này là văn thường hay dùng. 齧脣 Khiết thần:. Ngược lại âm nghiên kiết. Sách Lễ Ký cho rằng: không có xương để cắn. Sách Thuyết Văn ghi rằng: khiết là cắn. Chữ viết từ bộ xỉ thanh kiếp. Âm kiếp. Ngược lại là âm khan kiết.
羂索 Quyến tác:. Ngược lại âm quyên sung. Theo Thanh Loại cho rằng: quyến là giăng lưới bắt. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: giăng lưới bắt thỏ. Chữ viết từ thanh võng, hoặc là viết từ bộ mịch viết thành chữ quyến âm quyến. Ngược lại âm nhuế duyên, cũng viết từ bộ khẩu. 貯而 Trữ nhi:. Ngược lại là âm tru lữ. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: trữ là cái kho cất chứa đồ vật. Cố Dã Vương cho rằng: trữ là chỗ chứa rất nhiều đồ vật, đầy đủ Sách Thuyết Văn cho rằng: trữ là cất chứa. Chữ viết từ bộ bối thanh trữ, âm là âm chữ 韋盧 Vi lô:. Ngược lại âm vi quỹ Theo Mao Thi Truyện cho rằng: cây lau gọi vi. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây lau lớn, chữ viết từ bộ thảo, thanh vĩ. Ngược lại âm dưới là lữ tru. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: lô là cái nhà. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nghiễm thanh lô.
*******
Huyền Ứng soạn.
振于 Chấn vu: cổ văn viết hai chữ chấn tượng hình cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm chư dẫn. Sách Tiểu Nhỉ Thất ghi rằng: chấn là cứu giúp. Sách Thuyết Văn cho rằng: chấn là nâng lên, đưa lên, cũng gọi là đi lên, chữ viết từ bộ thủ.
蟾及 Thiềm cập: Theo Thanh Loại cho rằng hoặc là viết chữ thiềm này cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm thời diệm. Theo Thanh Loại cho rằng: thiềm là trợ giúp. Sách Tự Thư cho rằng: thiềm là đầy đủ gọi là chung quanh đều đầy đủ.
過闋 Quá khuyết: Tam Thương cho rằng: cổ văn viết chữ khuyết này cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm khổ huyệt. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Tất cả mọi việc đều xong xuôi kết thúc gọi là khuyết. Khuyết cũng gọi là dừng lại nghỉ ngơi. Kết cuộc sau dung.
雨濟 Vũ tế: âm tử nghệ. Văn thông dụng cho rằng: mưa đã tạnh, đã dứt gọi là tế. Nay người ở Nam dương gọi mưa dừng là tích.
殚盡 Đàn tận: âm đa an. Sách Thượng Thư cho rằng: cố hết sức lực. Văn Tổ chú giải rằng: đàn tận là hết sạch. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngạt, âm ngạt. Ngược lại âm ngũ cát.
Lụy tiết: âm lực truy. Ngược lại âm dưới là tức diệt. Lụy đó nghĩa là phiền lụy. Tiết nghĩa là câu thúc tội nhân lại, là lấy dây trói lại. 摧拉 Tồi lạp: hoặc là viết tồi cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm lực đáp. Quảng Nhã cho rằng: tồi là bỏ ra, phá ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: lạp là bại, thất bại, bẻ gãy. 蔭庇 Âm tí: Lại viết ngược, cũng đồng. Ngược lại âm ư cấm.. Ngược lại âm dưới là tất lợi. Chữ âm nghĩa là che đậy cỏ. Tí là tự che đậy thêm. Sách Thuyết Văn cho rằng: tự che đậy.
堪偕 Kham giai:. Ngược lại âm cổ hài. Mao Thi Truyện cho rằng: cùng sống với con cho đến già. Mao
Thi Truyện cũng cho rằng: đều cùng, sức mạnh đều nhau.
迄今 Hất kim:. Ngược lại âm hư khất. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: hất là đến.
Tứ định: Âm định. Lại cũng là âm điện. Theo sách Thanh Loại cho rằng: là loại nồi đồng có chân gọi là đình không có chân gọi là đăng.-------------------------------------
半粒 Bán lạp: Âm lập. Văn thông dụng cho rằng: là loại ngũ cốc gọi là lạp, đậu gọi là tạo, âm tạo. Ngược lại âm bức cấp, kinh văn viết tạo này là chẳng phải vậy.
*******
Huệ Lâm soạn.
逮敎 Đãi giáo:. Ngược lại âm đường nại. Sách Khảo Thanh cho rằng: kịp đến trước. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: theo thói quen đến chỗ giàu sang mà hôi. Sách Thuyết Văn viết từ bộ xước, Âm xước. Ngược lại âm sửu lược. Thanh đãi, âm đãi. Ngược lại âm đại nội. 偸於 Du ư:. Ngược lại âm dương chu. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: du là vượt qua Quảng Nhã cho rằng: du là vượt qua sông lớn. Sách Thuyết Văn cũng cho rằng: vượt qua. Chữ viết từ bộ túc thanh du.
善權 Thiện quyền:. Ngược lại âm viễn viên. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: nắm quyền bính trong tay, cũng gọi là bằng. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: quyền là quả cân, chữ viết từ bộ thủ thanh quyền, âm quyền là âm hoàn.
*******
Huệ Lâm soạn.
牛齒 Ngưu xỉ:. Ngược lại âm thủy chi. Sách Nhỉ Thất cho rằng: xỉ ngưu là nhai. Sách Thuyết Văn cho rằng: nhổ ra mà nhai lại. Chữ viết từ bộ xỉ thanh đài. 如嗃 Như hạc:. Ngược lại âm hàn khác là loại mãnh điểu. Kinh Sơn Hải cho rằng: ở trên núi Thuy chư có rất nhiều chim hạc. Quách Phác chú giải rằng: giống như chim trỉ mà lớn hơn, lông màu xanh đều có lông sừng cứng. Tính thích đá nhau cho đến chết mới dừng, trên có lông đen. Sách Hán Thư cho rằng: âm nghĩa gọi là chim hạc. Có thể lấy lông đuôi của nó làm mũ đội cho các võ sĩ làm tượng trưng cho sức mạnh. Sách Thuyết Văn viết từ bộ điểu thanh hạc.
Tủy não:. Ngược lại âm trên là tuy chủy. Sách Khảo Thanh cho rằng: chất mỡ trong xương. Xưa nay Chánh Tự hoặc là viết từ bộ cốt đến bộ tùy, thanh tĩnh.
Qua phốc:. Ngược lại âm trên là trúc qua. Ngược lại âm dưới là khổ bốc. Quảng Nhã cho rằng: phốc là đánh. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh phốc, âm phốc là âm bốc.
*******
Huyền Ứng soạn.
儌覬 Kiêu ký: Lại viết chữ kiêu này. Sách Thuyết Văn lại viết chữ kiêu này đều đồng. Ngược lại là âm cổ nhiêu. Nghĩa là nhiêu là hy vọng khác đi, hy vọng hoàn tất, xong việc.
天晴 Thiên tình: Lại viết chữ tinh sinh, hai chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm tật doanh. Nghĩa là trời mưa đã tạnh. Trong kinh văn viết là chẳng phải thể chữ 蟲虫 Đố trùng:. Ngược lại âm đinh cố Sách Thuyết Văn cho rằng: con mọt trong gỗ đục khoét khúc gỗ giống như con mọt trắng nó ăn xuyên qua các đồ vật của người phá cho hư hoại.
譁名 Hoa danh:. Ngược lại âm hồ qua. Gọi là nói ầm ỷ lời nói huyên náo, nói là hét làm ồn, âm nao. Ngược lại âm nả giao.
遊 Du thi:. Ngược lại là âm dĩ chu. Không lựa chọn phải quấy mà nói gọi là du. Ngược lại âm dưới là đại khả. Sách Toán Văn cho rằng: người ở Sung châu lấy sự lừa dối, dương dương tự đắc gọi là tha. Âm tha là âm thang hòa, cũng là trốn tránh.
Tích dịch:. Ngược lại âm thất diệc. Trốn tránh nơi hẻo lánh. Cũng gọi là lạ hiếm thấy, quái lạ.
*******
Huệ Lâm soạn.
調疑 Điều nghi:. Ngược lại âm tinh hý. Thiên Thương Hiệt cho rằng: nghi là khinh khi. Quảng Nhã cho rằng: điều nghi. Cố Dã Vương cho rằng: là tiếng nói ríu rít, líu lo. Sách Thuyết Văn viết từ bộ ngôn thanh nghi, âm trù là âm trắc giao.
絞人 Giảo nhơn:. Ngược lại âm giao xảo. Sách Khảo Thanh cho rằng: buộc cuộn tròn lại. Sách Sử Ký ghi rằng: lấy vải buộc mũ dây tua mũ, sợi tơ để buộc xử giảo người. Sách Thuyết Văn cho rằng: sợi dây ngũ sắc, chữ viết từ bộ mịch thanh giao.
剌除 Thích trừ:. Ngược lại âm đinh lịch. Theo Thanh Loại cho rằng: thích là vất bỏ cởi ra. Lại gọi là cạo tóc cạo bỏ râu tóc. Theo văn Tự Điển nói chữ viết từ bộ đao thanh dịch. 誼計 Nghị kế:. Ngược lại âm nghi kỷ. Trịnh Huyền chú giải sách
Lễ Ký rằng: nghị là chế ra các việc thích nghi. Sách Ích Pháp cho rằng: điều con người không có mau chóng gọi là nghị. Sách Thuyết Văn viết từ bộ ngôn thanh nghi, hoặc là viết chữ nghi này, ý nghĩa cũng thông dụng.
*******
Huyền Ứng soạn.
尒炎 Nhĩ viêm: Chánh Tự viết là diêm. Ngược lại âm dĩ thiềm. Tiếng Phạn, đây dịch là sở tri, chỗ biết. 莫利 Mạc lợi:. Ngược lại âm mạc bát. Theo sách Tây vức ghi. Đây dịch là nhân như thế nào, mà được quả báo như thế ấy.
阿歈阇 A-du-xà:. Ngược lại âm qua chu. Đây dịch là không thể đánh nước kia.
*******
Huyền Ứng soạn.
訓狐 Huấn ha: Người ở Quảng tây gọi là huấn hầu. Ở Sơn đông gọi là huấn cô tức là con chim tu hú, cũng gọi là chim câu khách, ban ngày núp trong bụi rậm, ban đêm thì đi ăn, cho rằng giống chim quái lạ. Kinh văn viết tận hồ là chẳng thể vậy.
訐蠅 Can dăng:. Ngược lại âm cổ hãn. Ngược lại âm dưới là dữ chứng. Văn thông dụng cho rằng: trên mặt có nổi nốt đen gọi là can dăng, là điểm đen, Quảng Nhã cho rằng: mặt đen. Kinh văn viết can dăng này là chẳng phải.---------------------------------
兇譍 Hung ưng: Lại viết chữ ưng này cũng đồng. Ngược lại âm ư ngưng. Sách Thuyết Văn cho rằng là ngực, gọi xương phần trên của vú.
Ủy điểu:. Ngược lại âm ư nguy. Ngược lại âm dưới là ư ngôn. Loại dây leo có gai. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây thuốc lá, mọc chằng chịt um tùm. Quảng Nhã cho rằng: rất tươi tốt.
耳噱 Nhĩ cự: Loại vòng ngọc đeo tai. Kinh văn viết hoàn, là tên của loại ngọc.
纎長· Tiêm trưởng:. Ngược lại âm tưởng liêm, nói tiêm tức là nhỏ bé mịn, rất nhỏ li ti gọi là tiêm. Kinh văn viết chữ tiêm. Ngược lại sở hàm tức liêm, hai âm. Sách Thuyết Văn cho rằng: tay cầm nắm giữ lấy, cầm một tay gọi là bả. Kinh văn viết chữ phì chữ này chẳng phải nghĩa đây dùng, cận tự vậy.
*******
Huyền Ứng soạn.
(Ở đây chỉ có 29 quyển)
降注 Giáng chú:. Ngược lại âm chi dụ Sách Thuyết Văn cho rằng: chú là tưới, đất có nước mặn, có muối. Trong kinh văn viết từ bộ vũ viết thành chữ chú này là chẳng phải.
靥人 Yểm nhơn:. Ngược lại âm ư nhiễm. Tên của loài quỉ. Tiếng Phạn gọi là ô tô mạn. Đây dịch là chữ yểm là uyển, cũng gọi là yểm miên, nghĩa là bên trong không may mắn tốt đẹp. Thiên Thương Hiệt cho rằng: tay đè ấn tâm của người hợp gọi là yểm. Chữ viết từ bộ Hán âm Hán. Ngược lại âm hồ cán. Thanh âm của người Sơn đông là ư diệp.
-Quyển 2, 3, trước không có âm.
---------------------------------------
迦蘋伽 Ca-lăng-tần-già: Trong kinh hoặc là viết Calăng-tần-già; hoặc gọi là da-lan-già, hoặc gọi là yết-latần-ca, hoặc nói là tỳ-già. Đều là Phạn âm, chuyển đọc sai. Chữ ca-lăng đó là tốt, chữ tùy đó gọi là âm thanh hay, là con chim hót rất hay. 命命 Mạng mạng: Tiếng Phạn nói đó ba điểu. Đây dịch là con chim mạng mạng.
Lương hữu:. Ngược lại âm lực trương, gọi là lương tức thiện, mà lương cũng gọi là hiền. Ngược lại âm dưới là cổ văn viết là hữu hữu hai chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm vưu cứu. Tâm Tự cho rằng hữu là trợ giúp. Đa-già-la-lương: Đây dịch là căn bản, cội gốc mùi hương, gọi là ma la bạt hương. Đây dịch cửu diệp hương, nhữu để hoa để. Ngược lại âm trực thi, đây dịch là hoa tương ưng.
-Quyển 5, trước không có âm.
-----------------------------------
七卓 Thất trác:. Ngược lại âm tri giác. Gọi là trác việt: là siêu việt, lỗi lạc, cao siêu. Giải thích tên gọi là nhấc cao lên tức là chân nhấc cao lên có chỗ cao siêu, lỗi lạc vậy.
庭燎 Đình liệu:. Ngược lại âm đao điếu. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: liệu là cây nêu ở trước cửa, cũng gọi là cây đuốc, ở bên trong cổng gọi đình là sân. Cây nêu chỗ chiếu sáng, giống như là sáng rõ ràng.
Trong kinh văn viết định liệu, hai chữ tượng hình, lại viết định đều chẳng phải vậy.
摩洟 Ma-di: Gọi đúng là ma-đát-lý-ca. Đây gọi là bổn mẫu, là giác bổn, cho nên lấy tên vậy thôi.
-Quyển 7, trước không có âm.
不肖 Bất tiêu:. Ngược lại âm tiên diệu. Sách tiểu Nhĩ Nhã cho rằng: bất tiếu là không giống, gọi là không giống như trước gọi là bất tiếu, gọi là loại quá ác. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nhục thanh tiểu.
Vỹ hoa:. Ngược lại âm tử quỷ Âm dưới là vi liệp. Sách Thuyết Văn cho rằng: vỹ là ánh sáng đỏ rực. Sách Phương Ngôn cho rằng: rất khô ráo. Kinh văn viết chữ vỹ hoa là chẳng phải thể chữ vậy. (T413).
耐磨 Nại-ma:. Ngược lại âm nô đại, gọi là có thể kham nhận chịu.
Cố Dã Vương cho rằng: nại giống như có thể. Thiên Thương Hiệt cho rằng: nại là nhẫn nhịn.
穿押 Xuyên áp:. Ngược lại âm cổ giáp. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: áp là bổ thêm vào. Gọi là áp là đè xuống câu thúc, ép. Trong kinh viết giáp này là chẳng phải.
-----------------------------------
援助 Viện trợ:. Ngược lại âm vu quyến. Gọi là dựa vào sự cứu giúp. Nên nói là viện trợ nâng đỡ lên cứu giúp người thiếu thốn, khổ gặp lúc khổ ngặt.
窯師 Diêu sư:. Ngược lại âm dư chiêu. Sách Thuyết Văn cho rằng: diêu là lò gốm, nung đốt gạch ngói. Văn thông dụng cho rằng: lò gốm gọi là diêu.
-Quyển 10 không có âm giải thích.
-----------------------------------
村同 Thôn đồng:. Ngược lại âm đồ côn. Tự Thư cho rằng: chữ đồng cũng giống như chữ thốn. Quảng Nhã cho rằng: đồng là nơi tụ tập đông đảo. Ngược lại âm tường câu.
Ma-nạp: Hoặc gọi là ma-nạp-bà, hoặc gọi là ma-nabà, hoặc gọi là na-la-ma-na, đều là tiếng Phạn, chuyển đọc sai vậy. Đây dịch là Mâu thiếu tịnh hạnh, cũng gọi là người vậy.
-----------------------------------
輜锥 Truy trùy:. Ngược lại âm trực truy. Trong kinh hoặc là viết truy trì. Theo bổn tiếng Phạn gọi là tý-tháctruy-trĩ Chữ trùy trĩ là dùng cái chày mà đánh, hoặc gọi là đàn, hoặc gọi là đồng. Đây người phiên dịch không đúng, giống như kia không có lấy đá mà ném vào chuông được, cho nên chữ trùy trĩ lẫn lộn với nhau, lấy làm sai vậy đã lâu rồi.
羅差 La-sai: hoặc nói là lạc-sa, là sai. Nên gọi lặc-xoa. Đây dịch là màu sắc, hoặc gọi là sắc trà.
Kêu-xà-da: đây dịch là trùng y, gọi là dùng bông tơ tằm hoang dã mà làm y đắp mặc, nên gọi là câu xá. Đây gọi tạng, gọi là chứa trong con tằm, trong cái kén. Đây tức là hoang dã, tằm hoang dã.
趍走 Xu-tẩu: Lại viết xu này cũng đồng nghĩa. Ngược lại là âm xúc du. Giải thích tên: đi mau gọi là xu, chạy nhanh gọi là tẩu.
圊廁 Thanh xí:. Ngược lại âm thất anh. Quảng Nhã cho rằng: thanh là cái chuồng heo, nhà xí (nhà vệ sinh) đều là tên riêng của nhà xí.
瓌異 Khôi dị: Lại viết chữ hai chữ khôi đều đồng nghĩa. Ngược lại là âm cổ huýnh. Nghĩa đẹp kỳ lạ gọi là. Quảng Nhã cho rằng: viên ngọc to lớn lạ lùng.
禦之 Ngự chi: văn cổ viết ngự, cũng đồng. Ngược lại âm ngư cử nghĩa là cản ngăn. Theo Tả Truyện: cũng gọi dừng lại ngăn lại. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: ngăn cấm. 娑咩 Sa-mị:. Ngược lại âm di nhĩ.
喽洺 Lâu minh:. Ngược lại âm lạc khẩu. Ngược lại âm dưới là nô định.
婆娢 Bà-đễ:. Ngược lại âm đinh lễ. La-đề:. Ngược lại âm tiên lễ.
婆鯔 Bà-tri:. Ngược lại âm trực tri.
-Quyển 13, 14, trước không có âm để giải thích.-----------------------------------
劫波育 Kiếp ba dục: Hoặc nói kiếp bối đó là sai, nói cho đúng là ca-ba-la tên là cao xương, là loại lông len có thể lấy làm vải. Ở nước Kế Tân lấy phía Nam, lớn đó trở thành cây đại thọ, lấy phía Bắc hình trạng nhỏ, như là đất có cỏ có ngũ cốc, mỗ lấy ra như là cây liễu, cây bông, mà lấy tơ có thể dệt làm vải. Âm. Ngược lại âm nữ trân. 搂積 Lâu tích:. Ngược lại âm lực cự, lâu là cong lại. Ngược lại âm dưới là bi mịch. Tích nghĩa là què chân không có thể đi được, chữ viết từ bộ chỉ 跛蹇 Bả kiển: Lại viết bả cũng đồng. Ngược lại âm bổ ngã. Ngược lại âm dưới là cư miễn. Sách Tự Tâm cho rằng: Bả kiển: là thọt chân đi không có ngay được. 搲面 Oa diện:. Ngược lại âm nhất qua. Quảng Nhã cho rằng: oa là chỗ thấp trũng. Kinh văn viết. Ngược lại âm nhất hồ chữ ô nghĩa là cái ao hồ, chẳng phải nghĩa đây dùng.
櫨欂 Lô bạc:. Ngược lại âm lai đô. Ngược lại âm dưới là bình bích. Sách Thuyết Văn cho rằng: bạc lô là cây cột trụ trên xà nhà. Tam Thương cho rằng: cây cột trên xà nhà. Tam Thương cho rằng: cây cột vuông ở trên. Người ở Sơn đông, Giang nam đều gọi là cây đà ngang. Chỗ mộng bộ phận được dục đề ráp vào lỗ, mộng tròn lỗ vuông, ý nói không ăn khớp với nhau. Âm nhuế. Ngược lại âm cổ hề 贻懌 Di dịch: cổ văn viết di, cũng đồng. Ngược lại âm vực chi.. Ngược lại âm dưới là dĩ ích. Sách Nhĩ Thất cho rằng: di dịch là vui vẻ, đẹp lòng. Trong kinh văn viết là tân dịch, chữ dịch đây chẳng phải nghĩa đây dùng vậy. 鋻領̀ Giám lĩnh: văn cổ viết giam cũng đồng. Ngược lại âm công sam. Sách Phương Ngôn cho rằng: giám sát, cũng gọi là xem duyệt xét. Kinh văn viết giám là chẳng phải nghĩa đây cùng.
脘轄 Quản hạt:. Ngược lại âm cổ hoản, dưới lại viết vũ hạt hai chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm hồ hạt. Sách Phương Ngôn ghi rằng: mở cánh cửa bên qua bên tây gọi là quản, cũng gọi là hạt, gọi là chốt đầu trụ xe, lấy chốt gài đầu trục xe. Kinh văn viết từ bộ trúc viết thành chữ quản là chẳng phải thể vậy.
鞧靷 Thu dẫn: Lại viết thi trĩ hai chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm trực nhẫn. Gọi là sợi dây cột mũi trâu.
旒幢 Lưu tràng: Sách Tự Thư viết chữ lưu này cũng đồng. Ngược lại âm lữ chu. Gọi là loại cờ có cắm lông chim ở đầu cân, mà người đi sứ ngày xưa thường cầm theo để tỏ ý tôn kính. Cờ của vua có mười hai tua, cờ của các chư hầu có chín tua.
-----------------------------------
憔季 Tiều quý: văn cổ viết chữ quý này cũng đồng. Ngược lại âm kỳ quý. Sách Tự Lâm cho rằng: quý là tim đập mạnh vì sợ hãi. Sách Thuyết Văn cho rằng: hơi thở không định.
蚩笑 Xi tiếu:. Ngược lại âm xích chi. Sách Thiên Thương Hiệt cho rằng: khinh nhờn, xem thường. Kinh văn viết từ bộ khẩu viết thành chữ xi là chẳng phải thở.-----------------------------------
郁鳩 Úc-cưu:. Ngược lại âm ư lục. 鳩氂 Cưu-ly:. Ngược lại âm lực tri. 腲期 Ủy-kỳ:. Ngược lại âm ư phí. 曬婆 Sái-bà:.
Ngược lại âm lực tri.
-Quyển 18, 19, trước không có âm.
-----------------------------------
唏涤 Hy địch:. Ngược lại âm hồ kỷ 喽梨 Lâu lê:. Ngược lại âm lực khẩu. Kinh văn viết lâu là chẳng phải.
斫愀 Chước thu:. Ngược lại âm tửu do.
畢伽 Tất-già:. Ngược lại âm tư thất. Kinh văn viết tất, là chẳng phải thể
Đề thương:. Ngược lại âm nhi dương.
Tát-đà:. Ngược lại âm đồ đa. Kinh văn viết đà này là chẳng phải.
茂阤 Mậu-đà:. Ngược lại âm thổ hồ Trong kinh văn viết đà là chẳng phải.
遯奔 Độn bôn: Nay lại viết độn lộc, hai chữ tượng hình. Ngược lại âm đồ đốn. Độn nghĩa là chạy trốn. Quảng Nhã cho rằng: độn là trốn tránh lánh nạn.
-----------------------------------
刀戟 Đao kích:. Ngược lại âm cự nghịch. Sách Tự Lâm cho rằng: kích là có cán dài sáu thước loại binh khí ngày xưa. 确藎 Xác tận:. Ngược lại âm khổ giác. Sách Mạnh Tử cho rằng: xác là cái tháp mỏng nổi trên đất. Nay cũng lấy đây làm thí dụ Xác là bệnh ốm gầy. Ngược lại âm khổ giác. Văn thông dụng gọi là vật cứng chắc bền gọi là xác. Nay lấy đây đề chí nghĩa trên.
奎星 Khuê tinh:. Ngược lại âm khẩu thôi. 婁星 Lâu tinh:. Ngược lại âm lực hậu. 昂星 Ngang tinh:. Ngược lại âm vong bào.
Chủy tinh:. Ngược lại âm tử di. Âm Ngô lại là túy duy. Âm Tần là tham tinh, là trên đầu có ba ngôi sao nhỏ.-----------------------------------
嘻涤 Hy địch:. Ngược lại âm hư cơ. Cứu chu:.
Ngược lại âm trúc lưu.
婆柨 Bà thị:. Ngược lại âm xương thị 阤阤 Đà đà:. Ngược lại âm thử hề 淫婆 Dâm bà:. Ngược lại âm dĩ châm. Trong kinh văn viết dâm, là chẳng phải vậy.
至酖 Chí Đam:. Ngược lại âm hồ đam. Trong kinh văn hàm là chẳng phải.
比他 Tỷ tha:. Ngược lại âm bì mỹ.
薜荔 Bệ lệ:. Ngược lại âm bổ tế Âm dưới là lực kế Nói cho đúng là bế lệ đa. Đây dịch là tổ phụ, hoặc nói là ngạ quỷ, là trong loài ngạ quỷ rất kém.
尼旐 Ni triệu:. Ngược lại âm đồ đao (T414). 籃廁 Lam xí:. Ngược lại âm ư lục.
酡男 Đà nam: Hoặc là viết hai chữ nam tượng hình cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm nữ hàm.
將那 Tướng na:. Ngược lại âm sửu thượng. Trong kinh văn viết từ bộ khẩu viết thành chữ trướng là chẳng phải vậy.
兵革 Binh cách:. Ngược lại âm cổ hoạch. Việc trong quân lữ gọi là: binh cách cũng gọi là binh khí, có nhiều phức tạp lộn xộn, da dậy bao kiếm v.v...
-----------------------------------
桌桌 Trác trác:. Ngược lại âm trắc giác.
兜仇 Đâu cừu:. Ngược lại âm đô hậu. Ngược lại âm dưới cự ngưu.
羅异 La-di:. Ngược lại âm thi tử.
薜扶 Bệ phù:. Ngược lại âm thất duẫn.
Du nam:. Ngược lại âm ư lục.
伽恨 Già hận:. Ngược lại âm lực thượng.
Đê la:. Ngược lại âm đinh hề. Kinh văn viết cẩn là chẳng phải.
Diên thực:. Ngược lại âm thi diên. Âm dưới là thời lực. Diên là đất mền dùng đem hòa trộn trong nước. Thực là đất sét, chỉ vùng hoang vắng xa xôi, nơi làm đồ gốm.
- Quyển 24, 25, trước không có âm giải thích.-----------------------------------
手探 Thủ thám:. Ngược lại âm tha hàm. Sách Thuyết Văn ghi rằng: dùng tay từ xa để lấy tin tức gọi là thám. 苓裎 Linh sính:. Ngược lại âm lịnh đinh. Âm dưới là thất đinh, Tam Thương cho rằng: linh sính cũng như chữ liên hệ nghĩa là cô độc không nơi nương tựa.
- Quyển 27, không có âm giải thích.
-----------------------------------
贻蘘 Di nhương:. Ngược lại âm việc chi, âm dưới là nhi dương.
Hãm khứ:. Ngược lại âm ư lục. Âm dưới là khương giá. Kinh văn viết từ bộ đậu viết thành chữ hãm này là chẳng phải.
榲磨 Ốt ma:. Ngược lại âm nhất ngột.
勩比 Duệ tỷ:. Ngược lại âm cự mục.
-----------------------------------
迦睇 Ca-đệ:. Ngược lại âm tha đệ Một âm nữa là đồ kế Dựa theo chữ hé mắt mắt nhìn gọi là đệ 霖雨 Lâm vũ:. Ngược lại âm lực kim, nghĩa là mưa dầm từ ba ngày sắp lên gọi là lâm.
係心 Hệ tâm: Văn cổ viết là hệ kế Hai chữ tượng hình, cũng đồng. Ngược lại âm khể nghệ nghĩa là nối kết lại, buộc, bó lại, cột chặt lại.
*******
Huyền Ứng soạn.
僧伽藍 Tăng-già-lam: Xưa dịch là thôn. Đây gọi là sai. Nói đúng là Tăng-già-la-ma. Cũng gọi là chúng viên, nghĩa là nơi tăng chúng ở 生挑 Sanh thiêu:. Ngược lại âm tha nhiêu. Theo Thanh Loại cho rằng: thiêu là gánh, chọn lựa. Cũng gọi là dùng tay cầm nắm giữ lấy vật, âm quyết. Ngược lại âm ô huyệt.
俱蘭吒花 Câu-lan-trá hoa: Hoặc nói là câu-lan-trà hoa. Đây dịch là hoa có màu sắc hồng.
------------------------------------
逋沙 Bô-sa:. Ngược lại âm thị ngũ. Lại cũng viết bổ-câu-sa, hoặc nói là phú-lưu-sa đều sai. Nói cho đúng là phú-lô-sa. Đây gọi là Sĩ phu, hoặc nói là Đại phu. Trong kinh luận viết là bổ là sai vậy.
仳必 Tỷ-tất:. Ngược lại âm thất thị. 羅磨 La-ma:. Ngược lại là âm ngô-khả. 羅迷 La-mê:. Ngược lại âm ngô-hạ. 復哆 Phục-đa:. Ngược lại âm đô-ngã. 級跛 Cấpbả:. Ngược lại âm tô-hợp. 娑谁 Sa-thùy:. Ngược lại âm vu-cưu.
咽鋧 Yên hiện:. Ngược lại âm nhân hiền.
鉢多 Bát-đa:. Ngược lại âm đồ-khả. 拨斤 Bát-cân:. Ngược lại âm lực khả. 波异 Ba-di:. Ngược lại âm thị hề. 三妈 Tam mụ:. Ngược lại âm vong cổ.
庢价 Chí giới:. Ngược lại âm sĩ nhất, âm dưới là hồ giới.
惡期 Ác-kỳ:. Ngược lại âm cư-khỉ 捽侜 Tốt-chu:. Ngược lại âm tảng một.
诂娄 Hỗ-lâu:. Ngược lại âm nhất vũ, âm dưới là lặc khẩu.
Y-la:. Ngược lại âm lực-ca. Hệ-tỳ:. Ngược lại âm bình đệ.
------------------------------------
Yểm-câu:. Ngược lại âm ô-căm. Si-đề:. Ngược lại âm sung-chi. Na-đề:. Ngược lại âm tha-lệ
Tần-bà-nhân: Theo kinh Phật bổn hành nói là tầnbà-la. Đây dịch là số đương thập thế
Bồi-bi:. Ngược lại âm bồ khẩu, bồ lai, hai âm. Anhẫn:. Ngược lại âm nữ chẩn.
Bệ điệt:. Ngược lại âm phò tất. Âm dưới là đồ kiết.
Gian quỹ:. Ngược lại âm cư mỹ. Quảng Nhã cho rằng: quỷ là kẻ trộm. Theo Tả Truyện cho rằng: ở trong lấy gọi là gian, ở ngoài lấy gọi là quỷ.------------------------------------
螻嗛 Lâu hàm: Lại viết lâu cũng đồng. Ngược lại âm lực hậu. Bì Thương cho rằng: lâu là xương đầu. Ngược lại âm dưới là hồ cảm. Sách Phương Ngôn cho rằng: hàm là xương gò má, xương hàm.
腥臊 Tinh tao: Lại viết chữ tinh cũng đồng. Ngược lại âm tiên đinh. Dưới lại viết táo cũng đồng. Ngược lại là âm thừa lao, văn thông dung cho rằng: mùi tanh của cá gọi là tinh, mùi tanh của thú gọi là tao, âm giả là âm da. Tinh tao hai chữ đều từ bộ nhục. Trong kinh văn viết từ bộ nguyệt đó là người viết sách viết sai lầm.
------------------------------------
缧晰 Luy tích: văn cổ viết chữ dục cũng đồng. Ngược lại âm tài diệc. Sách Thuyết Văn ghi rằng: tích là gầy ốm cũng gọi là mỏng manh.
Dăng thư:. Ngược lại âm thất dư. Tam Thương cho rằng: con ruồi con nhặng rút rỉa trong thịt gọi là thư tức là con giòi. Trong văn kinh viết từ bộ trùng viết thành chữ thú. Ngược lại âm tử dư Con giòi, con nhặng, con kiến, con rít. Lại viết chữ thư này lâu ngày thành ung.
Hai chữ tượng hình đều chẳng phải nghĩa của kinh vậy. 得臛 Đắc hoắc:. Ngược lại là âm hồ các. Dương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: nấu canh có rau gọi là canh, không có rau gọi là hoắc tức là canh thịt.
蔔擠 Bặc tê:. Ngược lại âm trên là bằng bắc. Ngược lại âm dưới là từ tây. Lại viết chữ tê này cũng đồng. Đây thuộc về loại nước tương, xì dầu, tương giấm, chỗ gọi là hòa với gia vị rất nhỏ gọi là tô, bao gồm các loại thực vật. Nay ở Trung Quốc đều gọi là tê là gia vị Ở Giang nam nói tóm tắt là thực vật.
昔剽 Tích phiêu:. Ngược lại là âm tương truyền lực thậm hai âm.
Nói cho đúng là cây cột chống đỡ trong nhà gọi là đông cũng gọi là lương, là cây cột chính giữa nhà, hoặc nói là cực là cây đòn dông, đòn tay chính giữa nốc nhà. 稉住 Canh trụ:. Ngược lại âm trên là lặc canh. Cũng là âm sĩ mạnh. Nay gọi là cây cột phụ cây xuyên nhà.
Trong kinh viết chữ trường là chẳng phải thể 任振 Nhậm chấn:. Ngược lại là âm thư lân. Người phụ nữ mang thai gọi là chấn. Sách Hán Thư Mạnh Khang cho rằng: âm chấn tức là thân. Nay phần nhiều lấy chữ chấn viết thành chữ thân cả hai chữ đều thông dụng.
------------------------------------
凍愒 Đống yết: Lại viết hai chữ yết tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm ư hiết. Gọi là bị thương nhiệt, phiền muộn mà chết.
石捞 Thạch liệu:. Ngược lại âm lực điêu. Liêu là ném quăng. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ sào, tương với chữ kích là đánh gõ.------------------------------------
刪刪 San san:. Ngược lại là âm sở gian. Tên của Long Vương. Dựa theo chữ và thanh loại cho rằng: san định. 抃中 Biện trung:. Ngược lại âm, bổ định, ty biện hai âm. Quảng
Nhã cho rằng: chuồng heo, nhà xí (nhà vệ sinh). 乳哺 Nhũ bộ:. Ngược lại âm bồ lộ Tự Lâm cho rằng: bộ là bú nhai thức ăn. Cũng gọi là nhai thức ăn trong miệng.
不憚 Bất đạn:. Ngược lại âm đồ thả. Mao Thi Truyện cho rằng: lẽ nào dám phóng túng, nên chăm chú vào một chỗ nên e dè cẩn thận gặp việc khó, cũng gọi là sợ sệt.
------------------------------------
Nhơn yểm:. Ngược lại âm ô nghiệt. Nốt ruồi đen. Sách Thuyết Văn cho rằng: nốt đen bên trong.
翌軫 Dực chẩn:. Ngược lại âm di chức. Âm dưới là chi nhẫn. Ởphương Bắc gọi là túc, tức là sao túc. Chữ vực cũng gọi là vực là cánh chim. 嗟訐 Ta kiết:. Ngược lại tô kế, tảng nga hai âm. Đây là thiên hỏa, họ Ta-kiết-lợi-đa-tà-ni.
拓地 Thác địa: văn cổ viết can thác. Hai chữ tượng hình. Nay viết là thác cũng đồng. Ngược lại âm tha các, nghĩa là khai thác đất đai.
剛毅 Cương nghị:. Ngược lại âm ngư ký. Sách
Thuyết Văn cho rằng: nghị là có quyết định, cương quyết. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: là đích xác, hết lòng, quả quyết, gọi là nghị 親暱 Thân nặc: Lại viết chữ nặc này, cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm nữ lật. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: thân cận, gần gũi. Lại gọi là quá thân mật, thân mật cũng giống như thân cận nhiều lần.
秒綆 Sao cảnh: Văn cổ viết ngao, tiên, thủ trâu bốn chữ tượng hình. Nay người dân chính xác thực là muốn hong khô dưới ánh nắng mặt trời, hoặc là ráng cho khô. Cổ văn viết chữ này cảm thấy rất kỳ lạ. Viết chữ yên này cũng đồng. Ngược lại âm sơ giảo. Sách Phương Ngôn cho rằng: rang nướng sào, dưới lửa làm cho khô. Âm luân. Ngược lại âm bì bức.
愼儆 Thận cảnh: Văn cổ viết chữ cảnh cảnh. Hai chữ tượng hình đều đồng. Ngược lại là âm cư ảnh. Gọi là răn bảo, trách phạt đối với người có lỗi, cũng gọi là canh phòng thận trọng. Quảng Nhã cho rằng: cảnh giác, không an.
嘲戲 Trào lý: Lại cũng viết là trù, cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm trúc bao. Thiên Thương Hiệt ghi rằng: trù là đùa cợt, chọc ghẹo, cùng nhau bỡn cợt làm trò đùa vui.------------------------------------
蜎飛 ̣Quyên phi:. Ngược lại âm ư toàn. Sách Tự Lâm cho rằng: loài côn trùng, bò lúc nhúc, hoặc là viết mân. Ngược lại là âm hô toàn, loài côn trùng biết bay.
桁悈 Hành giới:. Ngược lại âm hồ lang. Ngược lại âm dưới là hồ giới. Văn thông dụng cho rằng: câu thúc người có tội lại gọi là hành giới. Nghĩa là cột xuyên qua cây, cộng thêm chân vào gọi là cùm chân, cây càm lớn gọi là hành.
他扅 Tha di: Âm thị. Ngược lại âm thị di. Dựa theo chữ sách Nhĩ Thất cho rằng: di là chỗ nương dựa. 慬 Cần cần:. Ngược lại âm tích cốt. Quảng Nhã cho rằng: là chuyên cần, siêng năng Bì Thương cho rằng: là sức mạnh, gắng sức lực. 喫趕 Khiết cảm:. Ngược lại âm khẩu tích, gọi là cắn thức ăn, nhai thức ăn mà ăn.
------------------------------------
壜身 Đàm thân: Theo Thanh Loại viết chữ hai chữ đàm, tượng hình. Giải thích chữ cổ văn cổ viết chích hoán, cũng hai chữ tượng hình. Nay lại viết chữ đàm cũng đồng. Ngược lại âm tường liêm. Văn thông dụng giải thích rằng: lấy nước sôi nhổ bỏ đi cái lông gọi là đàm. Kinh văn viết hãm. Theo sách Thuyết Văn cho rằng các âm trên đầu là âm dư thiềm. Lại là âm dương chiêm, gọi là phóng hỏa đốt cháy, âm hãm là chẳng phải nghĩa trong kinh dùng vậy.
嗽於 Thấu ư: Lại viết thấu này đồng. Ngược lại âm sơn giác. Gọi là hấu huẫn nghĩa là súc miệng, ho. Kinh văn viết từ bộ khẩu viết chữ thấu này là văn thường hay dùng.
刀臜 Đao trâm: Lại viết chữ khâm khâm hai chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm tru kim gọi là cái chày đá đập sắt thép.
珞口 Lạc khẩu:. Ngược lại âm lực các. Gọi là người nấu nướng, giũ giặt các vật gọi là lạc.
Trong kinh văn viết lạc. Ngược lại âm thức chước là chẳng phải nghĩa của kinh dùng vậy.
*******
Huyền Ứng soạn.
La đề:. Ngược lại âm ô lễ Lại viết chữ hề dựa theo chữ nghĩa Quảng Nhã cho rằng: ứng thanh.
Trường xúc: Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ đường trụ là cây cột chống đỡ. Ngược lại âm trụ canh. Theo chữ tóm tắt viết chữ trường. Ngược lại âm trường canh, gọi trường va chạm, xúc chạm. Lại gọi là trong lòng lân lân cảm xúc, âm xúc. Ngược lại là âm nữ xung.----------------------------------
Tề cổ: Nay ở trong Thanh Lạc có loại trống này. Mặt trống rất phẳng bằng, cho nên gọi là tế cổ
劍皷 Kiếm cổ: ợc lại âm lực chiêm. Gọi là lấy ngói làm da bịt hai mặt trống, dùng cây gậy đánh, gõ. Trong kinh văn viết hợp, nghĩa là cái chậu lớn.
矛躦 Mâu toàn: Lại viết hai chữ mâu tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm mạc hậu. Sách Thuyết Văn ghi rằng: cây mâu dài hai trượng, làm nơi binh xa quân lính đánh giặc. Ngược lại âm dưới là thất loạn. Quảng Nhã cho rằng: toàn gọi là cây thương kích nhỏ hơn cây mâu. Nay ở Giang nam lấy làm thấm nước mài đá cho bén, người thợ dùng làm rèn thép, âm diên là âm dăng, âm hề. Ngược lại là âm khẩu hề Trong kinh văn viết hề này là chẳng phải thể vậy.
咀佞 Tha nịnh:. Ngược lại là âm thất dư. Gọi là thư nghĩa ghen tỵ. Ngược lại âm dưới là nô định. Gọi là nịnh hót nói lời mê hoặc không chân thật. Chữ viết từ bộ nữ đến bộ nhân. Sách Luận ngữ cho rằng: là người ác, gian nịnh, nghĩa đây tức là từ bộ nữ. Theo Tả Truyện cho rằng: là người cô quả cô đơn không có vợ không thể làm việc cha, anh được, nghĩa đây tức là từ bộ nhơn.
凳祚 Đăng tộ:. Ngược lại âm tổ cố. Tộ tức địa vị, phước lộc, cũng gọi là phúc lành, điều may mắn tốt lành. 狡猾 Giảo hoạt:. Ngược lại âm cổ ảo. Ngược lại âm dưới là hồ quát. Sách Phương Ngôn cho rằng: phàm là đứa trẻ nhỏ mà có nhiều nghịch ngợm. Gọi là giảo hoạt, hoạt cũng gọi là loạn. Tam Thương cho rằng: thông minh mà ác xấu ác.
Phật nhưng: Lại viết hai chữ nhưng tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm nhi lăng. Quảng Nhã cho rằng: nhưng là nhiều lớp. Là nguyên nhân là chính vì vậy.
----------------------------------
塵曀 Trần ế: Cổ văn viết chữ ế này cũng đồng. Ngược lại âm ư kế Sách Nhĩ Nhã cho rằng: trời âm u mờ mịt, tối lờ mờ Giải thích tên gọi là đó cũng gọi là bị ngăn che. Cũng gọi là không có sáng sủa sạch sẽ 怨讎 Oán thù:. Ngược lại âm thị chu. Tam Thương cho rằng: tình cờ gặp nhau gọi là thù. Thù là đối địch với nhau. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: thù nhiều kiếp.
鼕鼠 Đông thử: Trụ văn viết chữ đông cũng đồng. Ngược lại âm chi cung. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đông cũng giống như thử nghĩa là con chuột. Sách Thuyết Văn cho rằng: tức là con văn báo, giống chuột. Kinh văn viết trung, âm chung, tên của loài côn trùng là chẳng phải nghĩa đây dùng vậy.
訓狐 Huấn cô:. Ngược lại âm dưới là hộ cô, tức là loài chim tu hú, tên khác nữa là con chim cú mèo. Binh văn viết huân hồ là chẳng phải thể vậy.
土枭 Thổ kiêu:. Ngược lại âm cổ điêu là con chim có tiếng kêu quái ác. Sách Thuyết Văn cho rằng: là loài chim bất hiếu, vì giống chim này ăn thịt mẹ nên gọi là bất hiếu. Kinh văn viết thố diều, hoặc là viết ngốc diều là chẳng phải vậy.
痿茂 Ủy mậu:. Ngược lại âm ư vị Thiên Thương Hiệt ghi rằng: ủy là loài cây cỏ mọc sum suê. Ủy cũng gọi mậu bị che kín rậm rạp.
期尅 Kỳ khắc: ợc lại âm cự tắc. Âm dưới là khẩu lặc. Nói là lúc đương thời, tất nhiên vậy. Kinh văn viết là kỵ là chẳng phải.
----------------------------------
蕃息 Phiền tức:. Ngược lại âm phụ viên. Phiền tức là ẩm ướt sanh sôi nảy nở ra rất nhiều, tràn đầy tắc nghẽn. Nay ở Trung Quốc gọi là sanh nở không ngừng con đàn cháu đống. Ngược lại là âm thất vạn. Đồng thời sanh sôi nảy nở cũng viết chữ nhậm này.
----------------------------------
羅陛 La bệ:. Ngược lại âm phổ nghệ
Hệ cán:. Ngược lại âm hồ kế, âm dưới là công danh. 海島 Hải đảo: Văn cổ viết đảo này cũng đồng. Ngược lại âm, đô đạo, đô giao hai âm. Sách Thuyết Văn ghi rằng: Ở trong biển mà có cái núi mọc lên có thể nương dựa dừng nghỉ gọi là đảo. Giải thích tên gọi là đảo, là người có thể chạy đến nơi này, cũng nói rằng nơi đảo có rất nhiều chim, nhân vật đến vui thú cùng với chim vậy.
迦利 Ca-lợi: Hoặc tên là Ca-lợi Vương. Trong luận hoặc là viết già-lam-phù, nói cho đúng là yết-lợi-Vương. Đây dịch là Hích Tránh Vương (vua thích gây chiến tranh đánh nhau).
----------------------------------
佉伽 Khư-già: Lại viết khát già, đều sai. Nói cho đúng là yết-già. Đây dịch là con bò lang lỗ là con bò có nhiều đám lông khác nhau. Âm yết. Ngược lại là âm khư yết.
裡訶 Lý ha: Lại viết chữ lý này cũng đồng. Ngược lại âm tức lý.
Tên là Thiên đồng nữ, đồng nữ ở cõi trời.
疲灤 Bì lạc:. Ngược lại là âm tân bì. Ngược lại âm dưới là phổ mạt là ao lớn lạc là tên của một con sông ở tỉnh Sơn đông Trung Quốc, cũng là tên của một con sông ở U châu Trung Quốc, tên của sông ở tỉnh Hà bắc điện. Âm điện là điện, nay thông dụng cũng gọi là tên của con sông vậy. Kinh văn viết bạc là ao hồ. Đây là mượn âm, chẳng phải thể.
----------------------------------
純浄 Thuần tịnh:. Ngược lại âm thời quân gọi là chuyên nhất, không có khó khăn. Sách Phương Ngôn cho rằng: thuần là tốt đẹp, là rộng lớn. Kinh văn viết thuần này. Sách Thuyết Văn cho rằng: rót rượu. Lại viết thuần nông: là chất phác, hiền lành thật thà. Nghĩa là chữ thuần này vẫn là một nghĩa.
尸托 Thi thác: Lại viết thác xà hai chữ tượng hình đồng. Ngược lại lặc giá tên là Càn-thát-bà. Ngược lại là âm việc chu vực cứu hai âm. đây gọi là tên của loài rồng. 嘣懼 Băng cụ: ợc lại âm mạc quang.
悾伽 Không già:. Ngược lại âm, vong hội, hoắc hòa hai âm.
憩婆 Điềm bà:. Ngược lại âm cửu nghiêm. 里河 Lý hà:. Ngược lại âm tức lý. 黟罰 Y-càn:. Ngược lại âm nhất hề 讁罰 Trích phạt:. Ngược lại âm đô cách. Văn thông dụng cho rằng: phạt tội gọi là trích. Lâm Tự cho rằng: tội lỗi đáng quở trách. Sách Thuyết Văn cho rằng: tội nhỏ gọi là phạt, phạt cũng gọi là chiết phục cho chừa bỏ vậy.
----------------------------------
婆速 Bà tốc:. Ngược lại âm tảng hậu, tảng cốc, hai âm. Dựa theo chữ gọi là tưới nước cho cỏ cây mọc sanh tốt gọi là tốc.
蕾皷 Lôi cổ:. Ngược lại âm lực hồi. Sách Chu Lễ cho rằng: lôi cổ là loại trống để cúng tế thần. Trịnh Huyền cho rằng: lôi cổ có tám mặt trống vậy.
----------------------------------
闔薜 Hạp bệ:. Ngược lại âm thị giám. Ngược lại âm dưới là bồ mê, tên của nước.
鳣善 Thiện thiện:. Ngược lại âm thời chiến. Sách Hán Thư cho rằng: vốn tên nước là Lâu Xà. Bởi vì tương truyền rằng: ông vua nước này chém đầu con mình, về sau lại dựng nước lấy tên là thiện thiện. Lại lấy quốc hiệu là Ô Kỳ, gọi là nước Nam Dương rồi sau đó mở mang ra ngoài rất rộng lớn.
Di-la:. Ngược lại âm Ô-hề. Tên của vua A-tu-la.----------------------------------
Giá đạt:. Ngược lại âm Lai hạt. Tên của nước. Dựa theo chữ sách Vận Tập cho rằng: tự đát, nói không đúng. 日葓 Nhựt hồng:. Ngược lại âm hồ công. Âm theo Giang đông là phùng. Sách Nhĩ Nhã âm nghĩa rằng: nổi lên hai đường màu sắc rất đẹp, gọi là hùng hùng gọi là hồng, đó là âm hùng hùng là điện chớp tên đới đông, tức là cầu vồng. 皮鷁 Bì nghịch:. Ngược lại âm bì mỹ. Ngược lại âm dưới là sĩ cách.
Sách Nhĩ Nhã cho rằng: bì là hủy hoại nghịch là nứt ra. Quảng Nhã cho rằng: nghịch là phân ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thổ đến nghịch, âm xích.
Đời Đường phiên dịch kinh Sa môn Huệ Lâm soạn.
(Từ quyển thứ nhất đến quyển thứ mười.) 旭照 Húc chiếu:. Ngược lại âm trên là hứa ngục. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Húc là mặt trời mới bắt đầu mọc. Sách Thuyết Văn cho rằng: Húc là sáng rõ ràng, mặt trời mới mọc ánh rõ ràng. Chữ viết từ bộ nhựt thanh cửu.
原隰 Nguyên thấp:. Ngược lại âm trên là nguy viên. Âm dưới là tầm lập. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: nơi đất cao bằng phẳng gọi là nguyên, âm dưới là thấp, gọi là thấp theo Công Dương Truyện cho rằng: đất dưới bằng phẳng gọi thấp. Sách Thuyết Văn cho rằng: dưới dốc núi thấp, chữ viết từ bộ phụ thanh thấp, âm thấp. Ngược lại là âm tha đáp.
發軫 Phát chẩn:. Ngược lại âm trên là phương miệt. Theo sách
Khảo Thanh cho rằng: phát động, khởi lên, đưa lên, phát đi. Theo sách Thuyết Văn cho rằng: mũi tên phát ra từ cây cung, nghe tiếng mũi tên bay vù vù. Âm thù. Ngược lại âm phổ mạt. Ngược lại âm dưới là chi nhẫn. Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử rằng: chẩn là chuyển đi, lấy nghĩa là chiếc xe bắt đầu lăn bánh, tức là phân ra, chia ra, vết bánh xe lăn. Chữ viết từ bộ điền viết thành chữ chẩn. Sách Sở Từ cho rằng: điền ruộng đất ấp một ngàn. Chẩn Vương Dật chú giải rằng: chẩn là đường trong ruộng đất phân ra từng thửa ruộng. Trong bài tựa văn bao hàm hai ý nghĩa, cho nên nêu lên hai ý trong bài văn này, nghĩa theo văn nói cho rằng: những đường phân chia ranh giới của bờ ruộng, là chữ tượng hình, cũng là chữ hội ý.
分逵 Phân quỳ:. Ngược lại âm quỹ vi. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: giao lộ có chín đường thông đạt tới gọi là quỳ Quách Phác chú giải rằng: giao lộ có bốn đường thông ra lại có bên cạnh con đường thông nữa gọi là quỳ. Theo Tả Truyện cho rằng: cùng với đại lộ lớn mà không cùng với con đường nhỏ giống như trên lưng con rùa những đường nứt có văn vậy.
普洽 Phổ hiệp:. Ngược lại âm hàm giáp. Thiên Thương Hiệt cho rằng: hiệp là thấu suốt. Sách Thuyết Văn cho rằng: hiệp là thấm ướt.
醕化 Thuần hóa:. Ngược lại âm thuận luận. Gọi khác là vạn vật được thuần hóa. Văn thường hay dùng viết thuần này. Tam Thương cho rằng: thuần là thật thà chất phác, mộc mạc, nồng đặc, đậm. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: thuần túy sách Thuyết Văn cho rằng: thuần túy không xen tạp. Theo văn tự điền nói rằng: không rót rượu, thuần mỹ tốt đẹp. Chữ viết từ bộ dậu thanh thuần. Âm thuần đồng với âm trên, âm túy. Ngược lại âm tuy túy.
澆風 Kiêu phong:. Ngược lại âm kiểu nhiêu. Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử rằng: không thuần hậu bạc bẽo, mỏng manh.
Trầm cố: Âm cố, hoặc là viết cố. Sách Lễ Ký cho rằng: thân có tật bịnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: bệnh lâu ngày gọi là cố, chữ viết từ bộ tất thanh cố 沉遠 Tẩm viễn:. Ngược lại âm tĩnh cấm, chữ khứ thanh. Lại cũng viết thâm. Cố Dã Vương cho rằng: tẩm là thấm ướt từ từ gọi khác đi tẩm là câu dài. Vương Dật chú giải sách sở từ rằng: hơi một chút, hơi hơi, cũng gọi là thời gian lâu dài chìm xuống nước từ từ. Văn Tự Điển cho rằng: tẩm cũng gọi là dẫn từ từ, tưới nước ươm cây. Chữ viết từ bộ thủy, đến xâm thanh tĩnh.
陶坏器 Đào phôi khí:. Ngược lại âm trên là đường lao. Quảng Nhã cho rằng: đào, phân hóa, hoặc là viết chữ đào. Lại là âm diêu cũng thông dụng chữ hội ý. Ngược lại âm dưới là phổ bội. Sách Thuyết Văn cho rằng: ngói gạch chưa có nung trong lò gọi là phôi, chữ viết từ bộ thổ đến bộ bôi, thanh tĩnh.
饫石田 Ốc thạch điền:. Ngược lại âm Ô cốc. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: ốc là màu mỡ phì nhiêu tốt đẹp. Sách Thuyết Văn cho rằng: tưới nước vào ruộng. Chữ viết từ bộ thủy thanh yêu.
譜弟 Phổ đệ: hoặc là viết chữ phổ này cũng đồng. Ngược lại âm bù cổ Giải thích tên gọi là phổ là truyền ra khắp. Văn Tự Điển nói rằng: xếp hàng cúi đầu để nghe ban truyền, phổ biến ra hiệu lịnh, bản luận, xem thấy sự việc để nói ra cho mọi người biết. Chữ viết từ bộ ngôn thanh phổ.
失魄 Thất phách: Trên là chữ thất. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủ đến bộ ất. Nay sách Địch Thư viết biến thể Vì thư viết vội nên chữ thất này. Ngược lại âm dưới là phổ bách. Theo Tả Truyện cho rằng: tâm tinh thần sảng khoái, thoải mái trong sáng gọi là hồn phách, tinh của đương là hồn, chất âm là phách. Gọi khác là tinh khí là vật theo hồn làm biến hóa. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: phách là hình. Sách Thượng Thư cho rằng: tái sanh là phách. Khổng An Quốc chú giải rằng: phách khi chết sanh ra sáng suốt. Lại gọi là bắt đầu sanh ra phách, từ một tháng sáu mươi ngày. Theo văn Tự Điển nói rằng: phách là thần thuộc âm, phách bị bức bách đó là do con người. Cố Dã Vương cho rằng: phách đó gọi là hình của mặt trăng, không có chỗ nương tựa tối tăm, mờ mịt. Sách Thuyết Văn cho rằng: mặt trăng bắt đầu mọc phách mới hiển lộ, bởi vì mặt trăng lớn ngày thứ hai, thân vì mặt trăng nhỏ ngày thứ ba. Văn cổ viết phách. Xưa nay Chánh Tự viết hồn phách hai chữ đều từ bộ quỉ chữ hình thanh.
淪滯 Luân trệ:. Ngược lại âm trên là luật quân. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: luân là chìm. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: nước dưới sông sạch gọi luân. Sách Thuyết Văn cho rằng: nước sóng sóng nước là luân. Chữ viết từ bộ thủy thanh lãm, âm luân đồng với âm trên.
鍼石 Châm thạch:. Ngược lại âm trên là chẩm nhâm.
Theo chữ châm đó là người thầy thuốc dùng kim để châm cứu và ngãi để cứu trong Đông y. Cũng không thể khiến sai sót một hào ly nào mất. Thạch đó là chỗ để phục nhũ như là thạch dược. Phục là vốn cầu cho năm tháng dài ra, có lợi ích cho tuổi thọ. Nếu đem dừng nghỉ sẽ mất chỗ độ lượng mà sanh ra ưu não buồn rầu bộc phát mãi về sau vậy.
纎毫 Tiêm hào:. Ngược lại âm trên là tương diêm. Quảng Nhã cho rằng: tiêm là rất nhỏ Sách Phương Ngôn cho rằng: nhỏ nhít như sợi lông, hào tức là một phần của sợi lông. 易乎 Dịch hồ: Âm trên là di địa. Âm dưới là hồ. Chữ chánh thể.
属有 Chúc hữu:. Ngược lại âm chung nhục. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: chúc là hiểu biết, cũng gọi là phó thác. Sách Thuyết Văn cho rằng: chúc là liên hệ Trong bài tựa kinh đó là tự vui mừng vâng theo Tam Tạng dự phần trong pháp hội. Dịch kinh đây có thể phó thác riêng huệ mạng liên hệ pháp viên dung, hòa theo đèn chiếu sáng mà chưa tỏ ngộ.
學架 Học giá:. Ngược lại âm ngõa giác. Theo Khảo Thanh cho rằng: đặt để tập theo, hiểu biết. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: dạy học. Cố Dã
Vương cho rằng: Người thọ nhận sự dạy dỗ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chỗ trên bày ra thí cho dưới chỗ có hiệu quả. Chữ học này là văn cổ. Nghĩa là chỗ nghe mà được giác ngộ. Chỗ nghe theo giáo pháp. Sự chỉ dạy mà được giác ngộ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ học là từ bộ phộc thanh học. Nay viết chữ học từ bộ nhất tới bộ miên âm miên là âm mịch âm là hiểu biết, từ học này là tĩnh lược bớt đi bộ phộc đến bộ cửu, đến bộ mịch thanh tử chữ chuyển chú, cũng là chữ hội ý. Âm dưới là chữ giá.
Ngược lại là âm da nhạ 溟浡 Minh bột:. Ngược lại âm trên mịch bình. Sách Tập Huấn cho rằng: minh là mờ tối, u ám. Minh bột là tên riêng của biển lớn, chữ viết từ bộ thủy, chữ hình thanh.
以索亡侏 Dĩ tác vong chu:. Ngược lại là âm sở cách. Sách văn thường hay dùng. Viết đúng là chữ tác này. Sách Phương Ngôn cho rằng: tác là lấy mượn âm chữ vốn là âm tăng lạc. Nay không dùng nữa. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây cỏ có cọng có lá, có thể lấy làm dây to, cho nên từ bộ mạt. Ngược lại là âm phổ mạt. Chữ từ bộ mịch, chữ tượng hình. Nay theo lệ sách thông dụng viết chữ tác này biến thể của sách vậy.
Đạo Long cung:. Ngược lại âm trên là đường đáo. Sách Thuyết Văn cho rằng: đạo là dẫm đạp lên. Chữ viết từ bộ túc thanh đạo.
Cánh phức:. Ngược lại âm phòng phúc. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng mùi hương.
Tam Lượng:. Ngược lại âm lượng trượng nghĩa đây là thân cận với đời. Trước đã lập ra tam lượng: hiện lượng, tỷ lượng đến giáo lượng, gọi là trần na. Về sau đến giáo lượng nhiếp vào trong tỷ lượng nên chỉ lập ra nhị lượng.
仿以 Phảng dĩ:. Ngược lại âm phương võng. Tên của người soạn tựa kinh, tức là Đại Đường Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang, âm dưới là tên người phiên dịch kinh: là Đại Đức Pháp sư Tăng Phảng. Tự nói ra là khi soạn bài tựa cho dịch kinh vậy.
反魂 Phản hồn: Sách Thập Châu Ký ghi rằng: Ở trong biển Tụ-oa Châu, trên châu này có cây đại thọ. Nó giống như cây phong của nước này, mùi thơm bay xa trăm ngàn dặm. Tên là phản hồn, chặt cây này xuống lấy trong cây ra có ngọc đục trong ngọc đem đốt lấy chất nước tinh dầu, lại dùng lửa nhỏ đem hơ cho nóng cháy đen khiến cho thành những hoàn nhỏ, có tên hỏa vụ tinh hương; cũng có tên hoắc tinh hoàn, cũng có tên là phản sanh hương, cũng có tên là nhơn điểu tinh, cũng có tên là kiếp tử hương. Phàm có năm tên, mùi hương này đốt lên hơi nghe rất xa. Thây chết nằm dưới đất nghe mùi hương nà cũng sống dậy mạng kéo dài đến ba năm. Vua Vũ Đế an định ở trong cung may mắn nghe được mùi hương này ở Tây Vức, Vương Nguyệt Chi cũng theo con đường tìm tới, loài thú khi nghe mùi phản hồn hương, loài hai chân bốn chân cũng đều tụ tập tới, cảm thấy thần hồn ngây ngất, loài mãnh thú, người huỳnh sắc, rất nhỏ cũng uy phục trăm tà vọng lượng cũng đều say mê, vua nghe thân hành đến thử cảm thấy có hiệu nghiệm và cảm thấy nhẹ nhàng, và sau đó rất lâu không mất mùi hương này, và cũng khiến cho người và loài thú v.v... không biết chỗ tiềm ẩn mà quay về với Tây Vức.
染翰 Nhiễm hàn:. Ngược lại âm hàn ngạn hoặc từ bộ mao viết thành chữ hàn. Theo sách Khảo Thanh cho rằng: cái lông nhỏ của con thú, có thể chế ra làm cây bút cho nên gọi là hàn. Sách Chu Lượng nói rằng: hàn văn, như có màu sắc của lông con gà nói văn chương kỳ diệu sáng sủa, mà cây bút có thể là làm cây cầu bắt ngang để đưa người sĩ tử đến đài danh vọng. Xưa nói rằng gọi cây bút là đảo hàm.
慥扺 Tháo kỳ:. Ngược lại âm thảo đao. Sách Thuyết Văn cho rằng: tháo là cầm nắm giữ, hoặc viết là chữ tháo này là chữ cổ 疇泗 Trù tứ:. Ngược lại âm trụ lưu. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: trù là phát ra. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: hai người là trù, trù cũng là thất nghĩa là “ai”. Ngược lại âm dưới là thị tư Sách Nhĩ Nhã cho rằng: tú là mưu tính. Sách Thuyết Văn cho rằng: mưu sự gọi là tứ, chữ hình thanh.
伉談 Kháng đàm:. Ngược lại âm trên là khang lãng. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: kháng là cung kính, cũng gọi là một cặp vợ chồng. Sách Giai Uyển Chu Tòng cho rằng: đối địch, sách Luận ngữ cho rằng: kháng là đàm luận.
熒暉 Huỳnh huy:. Ngược lại âm trên là huệ cao. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: huỳnh là con đom đóm, tức là chiếu sáng. Quách Phác chú giải rằng: con đom đóm bay vào ban đêm và dưới bụng cho ánh sáng. Sách Lễ Ký cho rằng: loài côn trùng hóa sanh trong cỏ mục là con đom đóm. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: chữ viết từ bộ trùng đến bộ huỳnh thanh tĩnh.
--------------------------------
祛羅帝耶山 Khư-la-đế-da-sơn:. Ngược lại âm trên là khương-già. Tiếng Phạn, tên của núi, hoặc dịch là Luy lâm sơn, Thập bảo sơn (núi Luy lâm, núi Thập bảo) cũng là một tên núi, cũng gọi là núi Thất kim, nhiều lần tiếp cận với núi Tu-di. Cao đến bốn vạn du thiện na, quả núi có ánh sáng có mùi thơm, có các vị tiên nhơn ở đây. Núi này có các vị tiên tu tập pháp làm chấn động sấm sét, làm phép huyền ảo.
毖蒭 Bí sô:. Ngược lại âm trên là tỳ lực. Âm dưới sở câu. Nay lấy chữ này là sai. Âm Phạm không cầu chữ nghĩa, tiếng Phạn gọi là Bí sô. Đường Huyền Trang dịch. Khất sĩ cũng là tên có thể phá, phá giống như là hủy bỏ, phá đây có nhiều nghĩa, hoặc là phá ác nghiệp, hoặc là phá phiền não. Đây dịch không đúng, cho nên còn tồn tại trong Phạm ngữ vậy. (T417).
Đại vũ hương vũ: Trên là chữ vũ khứ thanh. Ngược lại âm vu cú, dưới là chữ vũ thượng thanh. Ngược lại âm vu cự Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ vũ là chữ tượng hình.
三界 Tam giới:. Ngược lại âm giai giới. Hoặc là trong sách viết chữ giới này giải thích dùng một loại. Tiếng Phạm gọi là đát tần (hai âm hợp lại chuyển lưỡi đọc). Lộ (dẫn) chỉ (hai âm hợp lạ). Đường Huyền Trang dịch là: tam giới tức là dục giới, sắc giới thuộc trên cõi trời, dưới tuần tự tổng có hai mươi tám tầng chư thiên, hoặc là nương theo đất, núi, hoặc nương theo hư không, tùy theo nghiệp mà trụ ở. Hết kiếp ba ngàn đại thiên, trăm ức Tu-di thiết vi, tận cùng trên có đảnh minh không, tận cùng dưới là có phong luân không giới. Tổng gọi chung Sa-ha. Xưa dịch là thế giới Ta-bà vậy.
浮泡 Phù bào:. Ngược lại âm phổ bao. Sách Phương Ngôn cho rằng: bào là pha chế nhiều loại. Lời nói của người thuộc lưu vực sông Hoài. Quách Phác chú giải rằng: bào là nước thủy triều dâng cao, là lụt lớn, lũ lụt tràn về. Phù là bọt nước nổi trên mặt nước.
欻然 Huất nhiên:. Ngược lại âm huân tiết. Thiên Thương Hiệt cho rằng: bỗng nhiên nổi lên âm thốt. Ngược lại âm thương nột. Sách Tây Kinh Phú cho rằng: Huất là nhìn thấy phía sau lưng. Bách Tông cho rằng: bỗng nhiên, thốt nhiên.
增彊 Tăng cương:. Ngược lại âm cự lương. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: cương là gánh vác đảm nhiệm. Quách Phác cho rằng: cương là tốt đẹp, cùng với vật tương đương. Chữ viết từ bộ cung, thanh cương.
帝釋 Đế Thích: Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang giải thích rằng: đế là nơi đời Đường thích là tiếng Phạn âm là lạc-yết-la đường. Đây là lời phiên dịch mà nghĩa dịch xưa là dỏng mãnh quyết định. Văn xưa dịch lược nên nói rằng: Đế thích. Nay theo bản dịch xưa, cho nên haibản xưa và nay đồng nêu lên.
以頌 Dĩ tụng:. Ngược lại âm từ dụng. Trịnh Huyền chú giải sách lược Chu Lễ rằng: tụng là đọc có âm điệu, tiếp nhịp, dung hòa theo điệu, nhịp điệu. Sách Khảo Thanh cho rằng: tụng đó là khen ngợi, ca ngợi công đức hiện tại, dùng lời tao nhã, từ trong sáng mạnh mẽ Tinh thần trong sáng, hình dung ca ngợi công đức của thần minh, cho nên gọi là tụng.
不測 Bất trắc:. Ngược lại âm sở trắc. Sách Lễ Ký cho rằng: không lường được những việc chưa đến. Trịnh Huyền cho rằng: trắc là ý đo lường, hoặc là trong kinh văn viết, sai chữ viết bộ tâm viết thành chữ trắc này là chẳng phải nghĩa đây dùng vậy.
大刧 Đại kiếp:. Ngược lại là âm kiếm nghiệp tiếng Phạn. Đường Huyền Trang giải thích rằng: Thời gian dài không giới hạn tháng năm vậy.
盛貯 Thạnh trữ: Âm trên là thành. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: chứa đựng đồ vật gọi là thạnh. Ngược lại âm dưới là trương lữ. Sách Thuyết Văn cho rằng: trữ là tích chứa. Chữ viết từ bộ bối thanh thử. 車乘 Xa thừa:. Ngược lại âm thừa chứng. Quảng Nhã cho rằng: thừa là cổ xe chở Trịnh Huyền chú giải rằng: bốn con ngựa là một cỗ xe gọi là thừa, gọi là hai cặp song song với nhau. Xưa hiệu là xe tứ mã (là bốn con ngựa).
所憑 Sở bằng:. Ngược lại âm bị băng. Sách Chu Lễ nói rằng là chiếc ghế dựa của vua. Sách Thuyết Văn cho rằng: bàn chỗ dựa vào sân hận nỗi giận, tức giận. Kinh văn lấy chữ nộ mãn. Nghĩa là tức giận tràn đầy (tức chết đi được).
船撥 Thuyền bát:. Ngược lại âm phiền miết. Sách Phương Ngôn cho rằng: cái bè làm bằng tre gọi là bài. Bài cũng gọi là cái bè. Cái bè đó giữa nước Tần, và Tấn gọi thông dụng với nhau. Vương Dật Chú giải sách Sở Từ rằng: bện trúc làm bè gỗ trên mặt nước gọi là bè gỗ, người nước Sở gọi là bài, âm bài. Ngược lại là âm bại mai. tức là cái bè, hai chữ phù phù âm thông dụng đều đồng nhau. Ngược lại là âm phương du, cũng gọi là cái bè qua sông. Trong kinh văn viết phạt là cái bè cũng là văn thông dụng thường hay dùng. Chữ chánh thể từ bộ mộc thanh phát.
如塹 Như tiệm:. Ngược lại thiếp diễm. Quảng Nhã cho rằng: tiệm là cái hào bao quanh thành, cũng gọi là cái hố sâu. Sách Ngọc Thiên cho rằng: cái ao bao quanh thành. Sách Chu Lễ gọi là không cóc ống rãnh là cái hào, bao quanh để giữ được thành là vậy. Cũng gọi là Thành Hoàng. Tên của vị thần, ban đầu trong mỗi thành đều có đền thờ gọi là miếu Thần Hoàng.
清令 Thanh lịnh:. Ngược lại âm lịch đinh. Vương Dật Chú giải sách Sở Từ rằng: lịnh sạch, là mát mẻ Cố Dã Vương cho rằng: lịnh là ý giải ngộ tự nhiên. Trong kinh văn viết từ bộ băng là chẳng phải.
貧匭 Bần Quỹ:. Ngược lại âm quỳ vị. Trịnh Huyền Chú giải sách Lễ Ký rằng: Quỹ là thiếu thốn. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: quỹ là hết sạch. Sách Thuyết Văn cho rằng: không còn của cải, chữ viết từ bộ phương âm phương thanh quý.
稼穑 Giá sắc:. Ngược lại âm trên là da nhạ. Ngược lại âm dưới là sắc lực. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: không có cấy lúa thì không có lúa để mà gặt. Theo Mao Thi Truyện cũng cho rằng: trồng lúa cũng gọi là giá. Thu hoạch gọi là sắc. Sách Thuyết Văn viết từ bộ hòa, thanh sắc, cũng viết từ bộ lai thanh mẫu bộ lai đó là mẫu mà gọi là chứa, cho nên người làm ruộng gọi là sắc phu. 水激 Thủy kích:. Ngược lại âm kinh diệc. Vương
Dật chú giải sách Sở Từ rằng: là cảm kích. Sách Trang Tử chú giải rằng: kích là nước bắn lên, rót nước. Tư Mã Bưu cho rằng: nước chảy ẩn dưới gọi là kích. Sách Thuyết Văn cho rằng: nước bị ngăn cản bởi vật gì. Quảng Nhã cho rằng: nước chảy mau có những làn sóng nhỏ. Chữ tượng hình.
硝釋 Tiêu Thích: Âm trên là tiêu. Cố Dã Vương cho rằng: tiêu tán. Sách Sở Từ cho rằng: giảm bớt, hủy hoại. Sách Thuyết Văn cho rằng: nung kim loại chảy ra, chữ tượng hình.
悚懼 Tủng cụ:. Ngược lại âm trên là lật dũng. Âm dưới là cụ. Tự Thư cho rằng: Tủng cụ là khi chiến trận đánh nhau run sợ sợ hãi. Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang giải thích rằng: ý của Phạm văn là lấy cái tâm hoảng sợ nên lông dựng đứng lên gọi là cụ.
儼然 Nghiễm nhiên:. Ngược lại âm trên là ngư liễm. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: nghiêm là cung kính, khom người đảnh lễ gọi là nghiêm. Nghiêm cũng như là suy nghĩ Trịnh Huyền cho rằng: thương xót tự tôn, tự khoe, có sức mạnh, người ngồi suy tư khoe, có sức mạnh, người ngồi suy tư dung mạo nghiễm thiên là nghĩa đây vậy.
Thủ Lăng Già-na: tiếng Phạm. Đường Huyền Trang dịch là: kiên hạnh, là sức mạnh.
三厤地 Tam ma địa: Đường Huyền Trang gọi là đẳng trì, là giữ lấy các vật, cũng gọi định.
徯閒 Khê gian:. Ngược lại là âm khinh kê. Ngược lại âm dưới là gian cánh. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: nước chảy dưới sông, gọi là khê, nước chảy trong khe núi hẹp gọi là gian đều là chữ tượng hình.
呴郝 Cấu hác:. Ngược lại âm trên là cổ hậu. Trịnh Huyền chú giải Sách Lễ rằng: cấu là đường dẫn nước thông ra sông. Gọi là cống rộng bốn thước, sâu bốn thước, gọi là cấu. Ngược lại âm dưới là ha các. Trịnh Tiển chú giải sách Lễ Ký rằng: hác là khe, hang, hốc, vực. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: Hác lang trống rỗng. Quách Phác chú giải rằng: gọi là hố sâu, cái hào bao quanh, cũng gọi là vùng đất hoang vu. Sách Thuyết Văn cho rằng: hác cấu là cống rãnh dẫn nước. Chữ viết bộ hác đến bộ thổ.
古匵 Cổ độc:. Ngược lại âm trên là cổ Lại cũng là âm dã. Nay lấy âm trên là cổ. Sách Tự Lâm cho rằng: trong bụng có trùng. Loại trùng gây bệnh hại người. Chữ viết từ bộ mãnh đến bộ trùng. Chữ hội ý.
災橫 Tai hoành:. Ngược lại âm trên là tể lai. Theo Tả Truyện cho rằng: khi mà trời phản trở lại gọi là tai. Bạch Hổ Thông cho rằng: tai là nói làm thương tổn. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ xuyên, mà chữ xuyên này có nghĩa là hại. Chữ viết bộ nhất đến bộ ung đến bộ xuyên hoặc là viết từ bộ hỏa viết tai. Kinh văn viết tai cũng là văn thông dụng thường hay dùng.
杻悈 Nữu giới:. Ngược lại âm trên là lặc liễu, hoặc là viết nữu này. Ngược lại âm dưới là hài giới. Nắm vật trong tay gọi là nữu. Trong chân gọi giới. Giới là cái cùm, gông cùm, cùm chân gọi là giới. Cho nên chất là nơi đất. Cốc đó là cùm nơi tay, cũng là giới là chỗ gọi là bảo với trồi lấy đây mà nói thì nữu không ắt nơi tay, mà giới không ắt biến khắp nơi chân, chữ nữu giới. Chất cốc, già tỏa. Gọi chung là gông cùm xiềng xích trói buộc theo lời nói thông dụng. Âm chất là âm chất, âm cốc là âm cốc tù bộ cáo.
伽鏁 Già tỏa: Âm trên là da, âm dưới là tảng quả. Theo văn Tự Tập Lược cho rằng: cổ bị đeo cái gông, nên khiến cho không được tự tại. Sách Lâm Tự cho rằng: Tỏa là liên hoàn với nhau. Theo văn Tự Tập Lược cho rằng: liên kết thành một vòng tròn. Câu thúc thân lại bó buộc thân lại. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ kim thanh tỏa. 襝繫 Liễm hệ:. Ngược lại âm trên là cẩm nghiễm. Giải thích tên gọi là liễm là cấm ngăn. Ngược lại âm dưới là kinh duệ. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lê rằng: hệ là nối kết lại. Chữ viết từ bộ mịch. Chữ tượng hình. 鞭箨 Tiên thác:. Ngược lại âm trên là tất miên. Sách Thuyết Văn cho rằng: tiên là đánh, chữ viết từ bộ cách, thanh tiện, văn cổ viết tiên. Ngược lại âm dưới là khôi hạt. Quảng Nhã cho rằng: thác là đánh. Sách Chu Lễ cho rằng: đánh trị tội những người giải đãi, ngã mạn, kiêu mạn, lười biếng. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh đạt. Văn cổ viết thác cứ kiểm. Sách Thuyết Văn cho rằng chữ thác từ bộ xước thanh thác. Âm thác đồng với âm trên.
臝惙 Luy chuyết:. Ngược lại âm chuyển liệt. Theo Thanh Loại cho rằng: chuyết là lo lắng, chuyết gọi là hơi ngắn.
暢滴 Sướng trích:. Ngược lại âm lai lượng. Quảng Nhã cho rằng: Sướng là thông suốt đạt tới giác ngộ. Sách Khảo Thanh cho rằng: trong đông vạn vật còn hàm ẩn trốn cho nên gọi là sương. Sướng cũng gọi là thông suốt. Xưa nay Chánh Tự cho rằng: sướng là ý tốt là người thiện. Chữ viết từ bộ thân thanh dương, âm dương. 癲狂 Điên cuồng:. Ngược lại âm điển niên. Quảng Nhã cho rằng: điên cũng giống như là cuồng. Theo Thanh Loại cho rằng: là mắc bệnh phong, hoặc viết chữ điên này cũng thông dụng, cũng đồng.
崖岸 Nhai ngạn:. Ngược lại âm trên là ngũ giai. Sách Thuyết Uyển cho rằng: bên vách núi cao hiểm trở gọi là nhai. Sách Thuyết Văn cho rằng: bên vách núi cao, chữ viết từ bộ nhai. Ngược lại là âm ngũ hạt. Thanh giai. Ngược lại âm dưới là ngã cán. Bên vách núi cao vút lại có vực sâu gọi là ngạn. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: từng lớp là nhai ngạn. Quách Phác chú giải rằng: hai vách núi liên kết lại là ngạn.
顚墜 Điên trụy:. Ngược lại âm đinh kiên. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: điên cũng giống như chữ trụy vậy. Nghĩa là đổ ngã ập xuống. Hoặc là viết từ bộ nhơn viết thành chữ điên. Ngược lại âm dưới là trường loại. Sách Thuyết Văn cho rằng: từ trên cao rơi xuống.
Tốt xá giá quỉ: Đường Huyền Trang giải thích rằng: loại quỉ ăn máu thịt. Tức là loại quỉ La sát.
布單那 Bố-đơn-na: Đường Huyền Trang giải thích rằng: Loài quỉ quái làm ra tai nạn, hoặc là cùng với người, sùng bái loài súc sanh.
Cưu-bàn-trà: Trong kinh hoặc là viết bàn trà, là chuyển thanh. Đường Huyền Trang dịch là: loài quỉ Đông Qua nói rằng cái mặt giống như trái bí đao hoặc là cái bụng của nó giống như trái bí đao.
Yết-trà-bố-đản-na quỉ: âm trá. Ngược lại là âm trích da. Đường Huyền Trang nói rằng: kêu là con quỉ nó làm thao tác tai họa quái vị. Âm thao. Ngược là âm tảng đáo.
Hấp tinh khí: trong kinh văn hoặc là có viết háp. Ngược lại âm hư cấp. Sách Thuyết Văn nói rằng: hấp là hút nhập vào trong hơi thở nghĩa là hít vào.
Yểm đảo:. Ngược lại âm đao lão. Tự Lâm cho rằng: đảo đó là báo cáo việc cầu phước. Quảng Nhã cho rằng: đảo đó là lời tạ ơn, chữ viết từ bộ thị âm thị là kỳ
Căn tu:. Ngược lại âm tương du hoặc là viết chữ tu này.
Áo-xà-ha-lạc quỷ: Đường Huyền Trang nói rằng: là con quỉ hấp tinh khí.
Diễm ma Vương:. Ngược lại âm trên là diệm nhiễm. Đường Huyền Trang cho rằng: hoặc gọi là khả bố úy cũng tên là thâm nặng tịnh tức hoặc nói là: bình đẳng kế sau đó là kinh Địa Tạng Bồ tát Đà-la-ni, trong bổn kinh vốn là xưa dịch, hoặc là có âm không tương đương chính xác, dùng chữ khác lạ Nay tự thọ trì bổn tiếng Phạn, bởi vì sửa chữa âm nghĩa phải dựa bổn văn. Lại dịch theo tiên đoán, bản Phạn văn đó xin mời, xem lại chữa giảo chính, trước và sau hai bản dịch mới biết xác thật chân mật nghĩa, nên nói rằng như vậy.
Nang mạc: dẫn đến la. Chữ la lấy thượng thanh, bao gồm chuyển lưỡi đọc tức là hải vậy. Đát nang, hai âm hợp. Đát la, hai âm hợp da-dẫn tới chữ dã một âm. Namạc-a, khứ-dẫn ly dã. Hai âm hợp, chữ lỵ trên chuyển lưỡi đọc thanh hai âm. ngật sử hai âm hợp để. Ngược lại âm đinh dị. Nghiệt bà, khứ-dẫn. Dã tâm, tam mạo-dẫn địa tát đát phước, hợp ba âm-dẫn dã. Ma hạ-dẫn táđát-phược tam hợp-dẫn dã, ngũ ma-hạ-dẫn ca-dẫn lỗ nỉ. Ngược lại âm nặc chỉnh. Văn sau đồng ca-dẫn dã, lục đát nhĩ dã. Hai âm hợp lại tha, khứ-dẫn. Thất ngật tham, hai âm hợp. Ngược lại âm dưới sở cẩm, chữ chánh thể viết từ bộ sam. Hưu, cửu A, khứ-dẫn ca-dẫn xá ngật tham, hai âm hợp mưu, thập phược ca-la-ngật tham, hai âm hợp, thập nhất (mười một) ám ma. Ngược lại âm mạc khả la-ngật tham hai âm hợp. Mưu (mười hai). Phệ. Ngược lại âm phì phế-dẫn. La-ngật tháp, nhị hợp mưu (mười ba). Phược-nhật-la, nhị hợp ngật tham, nhị hợp, mưu (mười bốn). Lộ-dẫn ca-ngật-tham, nhị hợp, mưu (mười lăm). Đạm ma, âm mũi. ngật tham, nhị hợp mưu (mười sáu). Tát-đễ-dã, nhị hợp ma, âm mũi ngật tham, nhị hợp mưu (mười bảy). Tát-để dã, nhị hợp mưu (mười tám). A, thượng minh. Ngược lại âm minh dật, âm dưới đồng, đễ-dã, nhị hợp (mười chín). Nhĩ dật, nhị hợp, hạ-dẫn la, chuyển lưỡi đọc thượng thanh, ngật tham, nhị hợp (hai mươi) (T418). Nhĩ dã, nhị hợp, mưu (hai mươi mốt). Ngật sái, nhị hợp ma, âm mũi, ngật tham, nhị hợp mưu (hai mươi hai). Ô-bả-xá-ma-ngật-tham, nhị hợp, mưu (hai mươi ba). Nãng-dã nãng-ngật, tham, nhị hợp, mưu (hai mươi bốn). Bát-la, nhị hợp, chỉ phương, nhị hợp dẫn, tam, khứ thanh. Mẫu-đễ. Ngược lại âm đinh dĩ, dẫn la, chuyển lưỡi đọc nã âm mũi. Tham, nhị hợp, mưu (hai mươi lăm). Ngật sái, nhị hợp, mưu (hai mươi sáu). Vĩ thất dần, ly dã, nhị hợp, ngật tham, nhị hợp, mưu (hai mươi bảy). xá-dẫn sa đóa, nhị hợp, phược tham nhị hợp. mưu (hai mươi tám). Nhĩ dã, nhị hợp, A, khứ-dẫn tố lai. Ngược lại âm trích giai (hai mươi chín). Ma tứ. Ngược lại âm hinh dị âm dưới đồng lê-dẫn (ba mươi). Na-mễxả-mê (ba mươi mốt). Nhị hợp, tổng (ba mươi hai). Tác-ngật-la, nhị hợp ma âm mũi, tỷ. Ngược lại âm tinh dĩ văn dưới đồng, địch, chuyển lưỡi đọc (ba mươi ba). Ngật sử, nhị hợp. Địch tứ địch (ba mươi bốn). Già la, nhị hợp sama-la bát-la, nhị hợp. Bệ (ba mươi lăm). Tứ địch, dẫn bát-la, nhị hợp bệ (ba mươi sáu). Bát la, nhị hợp tát. Ngược lại âm tán lạt, la miết, chuyển lưỡi đọc đa, thượng thanh ninh (ba mươi bảy). Bà la tả tả tả tả (ba mươi tám). Tứ lê nhĩ lê (ba mươi chín). Yết tha thác khiết (bốn mươi) thác khủ. Ngược lại âm tụ vu lô thác địch, chuyển lưỡi đọc (bốn mươi mốt). Âm mũi, dẫn trải. Ngược lại âm trạch giới, đơn. Ngược lại âm đa cố, dẫn trải (bốn mươi hai), cự lê nhĩ lê (bốn mươi ba). Ảnh cự tử đóa, dẫn (bốn mươi bốn). A thượng thanh lý nghi. Ngược lại âm mịt dĩ lị (bốn mươi lăm). Bả-la-dẫn nghi lỵ (bốn mươi sáu). Cự-trá-chiêm-ma-lê (bốn mươi bảy). Nông. Ngược lại âm nhược giảng, văn dưới đồng nghê nung nghê (bốn mươi tám). Nông, dẫn ngu. Ngược lại âm ngu cự lê (bốn mươi chín). hộ lỗ hộ lỗ hộ lỗ (năm mươi). Cự lỗ thốt đỗ nhị hợp nhĩ địch (năm mươi mốt). Nhĩ lị đệ (năm mươi hai). Nhĩ lị trải. Ngược lại âm trạch mại (năm mươi ba). Bàn nả thượng thanh, đà (năm mươi tư). Hạ la tư lội (năm mươi lăm). Hộ lỗ, hộ lỗ hộ lỗ, chuyển lưỡi đọc lô (năm mươi sáu). Tát-phược-dẫn la-tha nhị hợp, vĩ thú-dẫn đà minh sa phược, nhị hợp, dẫn hạ-dẫn (năm mươi bảy). Ca-ly-du-dẫn phát-vĩ-thú, dẫn đà-minh sa-phược, hai âm hợp – dẫn, hạ-dẫn (năm mươi tám).
Lỗ-sái-ma, âm mũi nặc vĩ thú-dẫn. Đà ninh sa phược – nhị hợp dẫn hạ dẫn (năm mươi chín). Ca-lỗ-sama-hạ – dẫn-nạp-bộ hai âm hợp – dẫn, đa (sáu mươi). Vĩ thú – dẫn đà ninh (sáu mươi mốt). Ca-lỗ-sa-áo-nhạ. Ngược lại âm tàn hoàn, vĩ thú – dẫn (sáu mươi hai). Đàninh-sa-phược, hai âm hợp – dẫn hạ (sáu mươi ba). Tát phược – dẫn. La-tha, nhị hợp, bả-lị-bố – dẫn la-ni-saphược, nhị hợp dẫn-hạ – dẫn (sáu mươi tư). Tát-phượctát-tả (sáu mươi lăm). Tam, khứ dẫn bá – dẫn. Mã-ninhsa-phược, nhị hợp dẫn, dẫn (sáu mươi sáu). Tát-phượcđát-tha, khứ thanh – dẫn. Nga-đa (sáu mươi bảy). địa sắt sĩ nhị hợp đế-sa-phược nhị hợp – dẫn. Hạ – dẫn (sáu mươi tám). Tát phược mạo – dẫn tát-đát-phược, nhị hợp (sáu mươi chín). Địa-sắc-sĩ nhị hợp đa (bảy mươi). A thượng thanh, nổ, âm mũi. mộ – dẫn nhĩ. Ngược lại âm nê-dĩ. đế-sa phược, nhị hợp – dẫn hạ dẫn (bảy mươi mốt câu thần chú).
馳騁 Trì sính. Ngược lại âm dưới là lại dĩnh. Tả Truyện cho rằng: trì là mặt trái và phải. Đỗ Dự cho rằng: trì là chạy, Quảng Nhã cho rằng: sính là phi nhanh, ngựa phi nhanh.
Kinh dược:. Ngược lại âm dương quân. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: dược là vụt qua mau chóng. Quách Phác cho rằng: vội vàng mau lẹ, Quảng Nhã cho rằng: dược là nhảy qua.
-------------------------------------
劬勞 Cù lao:. Ngược lại âm trên là cụ ngu. Sách Khảo Thanh cho rằng: cần cù, siêng năng. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: cù cũng giống như chữ lao. Chữ viết từ bộ lực thanh ai. Ngược lại âm dưới là lão đao. Sách Chu Lễ cho rằng: làm công việc gọi là lao. Sách Tự Thư cho rằng: lao là mỏi mệt. Sách Thuyết Văn cho rằng: dùng sức lực đó là lao. Chữ viết từ bộ lực đến bộ lao. Thanh tĩnh.
Duy nhiên:. Ngược lại âm trên là duy quý. Sách Lễ Ký cho rằng: cha gọi đến không đáp là nặc, mà các bậc tiên sinh gọi đến cũng không đáp là nặc (tức vâng, ư) mà phải đứng dậy đáp là duy. Trịnh Huyền chú giải rằng: duy là từ cung kính, còn nặc thì là chậm chạp mà coi thường. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ khẩu thanh duy.
乘馭 Thừa ngự:. Ngược lại âm ngư cứ Sách Thượng Thư cho rằng: giống như hủ tố điều khiển chiếc xe sáu con ngựa. Cố Dã Vương cho rằng: gọi là chỉ huy điều khiển con ngựa. Sách Chu Lễ cho rằng: nắm giữ tám cán đao, theo lệnh vua, điều khiển quần, một gọi là tước, hai gọi là lộc, ba gọi là dữ, bốn gọi là trí, năm gọi là sanh, sáu gọi là đoạt, bảy gọi là phế Tám gọi là chu. Sáu nghề thứ tự gọi là điều khiển. Sách Thuyết Văn cho rằng: làm nghề điều khiển. Sách Thuyết Văn cho rằng: làm nghề điều khiển ngựa, chữ ngự này là văn cổ, cũng viết chữ ngự này, từ bộ xước đến bộ ngự. Xưa nay Chánh Tự viết từ bộ mã thanh xoa, chữ hội ý, âm ngự. Ngược lại âm tinh dạ, Âm xước. Ngược lại âm sửu xích.
欺淩 Khi lăng:. Ngược lại âm lực trừng. Sách Ngọc Thiên cho rằng: xâm phạm khinh nhờn. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ lăng là vượt qua, chữ viết từ bộ truy, thanh lục, văn cổ viết chữ lục.
誣网 Vu võng:. Ngược lại âm trên là vũ phu. Đỗ Dự chú giải Tả truyện rằng: là khinh khi nói bậy. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: không phải là pháp của Tiên Vương. Gọi là đưa lên cộng thêm tội để giết chết kẻ tội đồ gọi là vu. Lại cũng gọi là lấy ác làm thiện gọi là vu. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: vu là nói dối, lại gọi là nơi việc không tin, gọi vu. Sách Thuyết Văn cho rằng: nói thêm vào, chữ viết từ bộ ngôn, thanh vu. Ngược lại âm dưới là vũ mang. Sách Luận ngữ cho rằng: Người quân tử có thể khinh khi nhưng không thể lừa dối dung hòa với con ngựa được. Lại chú giải rằng: không thể nói dối, vu khống được. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: võng là không có. Sách Thuyết Văn cho rằng: võng là lưới vong đang vào nhau, chữ viết từ bộ mịch âm mịch là âm mịch.
Kiểu loạn:. Ngược lại âm khương yêu cũng viết từ bộ thủ viết thành chữ kiêu, kiêu là lừa dối không chân thật, nói lời lừa dối gạt không chân thật, nói lời lừa dối gạt gẫm người khác. Âm dưới văn cổ viết chữ loạn này. 籌策 Trù sách:. Ngược lại âm trên là trường lưu.
Trịnh Huyền chú giải sách Nghi Lễ rằng: Trù là tính toán. Trịnh Tiển chú giải sách Lễ Ký rằng: trù là cái mũi tên. Sách Sử Ký cho rằng: mượn trước thẻ tre làm sư trù tính cho vua, cũng gọi là vận dụng kế sách mưu kế cũng gọi là bện tre làm màng sáo. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ trúc. Thanh trù. Ngược lại âm dưới là sở cách hoặc là viết chữ sách này. Theo Thanh Loại cho rằng: sách là mưu tính kế sách. Trịnh Huyền cho rằng: cái thẻ tre, cũng gọi là bàn toán. Sách Phương Ngôn cho rằng: giữa triệu đại bắc yến, nước Tiên Liệt, gọi là những hạt châu bằng gỗ nhỏ tròn làm bàn toán để tính, dùng làm phép tính toán. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: sách là tính toán. Tự Thự cho rằng: sách là mưu tính kế sách. Khổng Tử cho rằng: tiên liệu dự tính trước bày ra mưu kế hoặc là viết chữ sách này. Chữ viết từ bộ thủ Sách Thuyết Văn viết từ bộ trúc, đến bộ thúc âm thúc là âm thử tư, âm giáp là âm giáp này, cũng từ bộ trúc. 稟性 Bẩm tính:. Ngược lại âm trên là bỉ cẩm. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: bẩm là thọ nhận. Quảng Nhã cho rằng: bẩm cùng nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: ban tặng ngũ cốc, chữ viết từ bộ hòa tâm hanh bẩm, âm bẩm. Ngược lại âm lực cẩm.
嫡子 Đích tử:. Ngược lại âm trên là đinh lịch. Sách Tự Thư cho rằng: đích là vợ chánh. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đích là con trưởng. Công Dương Truyện cho rằng: đích là con của phu nhân, gọi là đích tôn, không phải chữ đích này vậy.
珥璫 Nhĩ đang: Âm trên là nhĩ âm dưới là đáng. Giải thích tên gọi là hạt châu xuyên qua tai gọi là đang. Chữ tượng hình.
Tăng cái:. Ngược lại âm trên tảng đán hoặc viết tảng chữ cổ dùng đồng với chữ tảng, tức cây dù che mưa. Chữ viết từ bộ mịch đến bộ nhục, thanh lâm.
Khấu kích:. Ngược lại âm trên là khang cẩu. Quảng Nhã cho rằng: là nắm giữ trong tay. Ngược lại âm dưới là kinh diệc. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: khấu là đánh, gõ.
San hô:. Ngược lại âm trên là tảng an, âm dưới là hồ Tên vật báu, vật báu này sản xuất nước ngoài, trong biển lớn màu đỏ trong suốt, hình nó giống như sừng con nai, có nhánh tủa ra, có cựa, lớn cao hơn một thước, nhỏ đó cao khoảng mấy tấc, tên gọi là cây san hô, hoặc là cắt ra lấy làm những hạt châu nhỏ.
Lưu ly: Âm trên là lưu, âm dưới là ly. Vật báu màu xanh, cũng có giả có thật. Thật đó khó được, giả đó sản xuất ở nước ngoài, tức là nước này luyện đá nhuộm làm năm màu sắc.
羯烙伽猻馱 Yết-lạc-ca tôn-đà: Đường Huyền Trang nói rằng: thành tựu tốt đẹp là trong hiền kiếp. Ban đầu là Phật xuất thế
Ca-diệp-ba: Đường Huyền Trang dịch là đại ẩm quang là trong hiền kiếp, tên của vị Phật thứ ba gọi là Ca-nhiếp.
羯諾伽侔尼 Yết-nặc-ca Mâu-ni: Đường Huyền
Trang nói là: kim tịch tịnh, là trong tiền kiếp, vị Phật thứ hai tên là Câu-na-hàm.
奢厤他 Xa-ma-tha: Đường Huyền Trang gọi là chỉ, tức là dừng lại.
毘钵舍那 Tỳ-bát-xá-na: Đường Huyền Trang tịch là quán, tức là quán sát.
Di-lê-đa:. Ngược lại âm trên là biên kiết, âm kế là lệ chữ này hoặc là chuyển lưỡi đọc. Tiếng Phạn tên là loài quỉ, tên là ngã quỉ.
Liêu tá:. Ngược lại âm trên là lịch biêu. Trăm người đồng làm quan gọi là liêu.
A-kíp-ma: Âm kíp. Ngược lại âm kiềm nghiệp. Tiếng Phạn, Đường Huyền Trang gọi là truyền giáo.
A-tỳ-đạt-ma: tiếng Phạn, tên của bộ luận. Đường Huyền Trang cho rằng: trong bộ luận này nói rất rộng, cũng gọi tên là thắng thuyết, hoặc gọi là dị thuyết. 軌範 Quỹ phạm:. Ngược lại âm trên là quy chương. Quỹ là cái trục xe, phạm là pháp tắc, văn trước đều đã giải thích đầy đủ rồi.
氙簿 Tiên bạc:. Ngược lại âm trên là tương diễn, hoặc là viết tiên này. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: xem xét, sửa chữa chỗ còn thiếu sót.
缜恤 Chẩn tuất:. Ngược lại âm chi dẫn. Cứu giúp người nghèo, người bị tai ương. Đỗ Dự cho rằng: phân phát của cứu giúp. Ngược lại âm dưới là tuẩn duật. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: chẩn tuất là lo lắng thương xót cứu giúp cho người nghèo.
謫罰 Trích phạt:. Ngược lại âm trên là trá cách. Tam Thương cho rằng: khiến trách. Sách Phương Ngôn cho rằng: giận dữ, Quách Phác cho rằng: oán trách. Ngược lại âm dưới là phiền miệt, chữ viết từ bộ đao đến chữ ngôn, chữ hội ý.
Lương lệ: trên là hận, âm dưới là cấn lệ Sách Thuyết Văn cho rằng: cấn gọi là không nghe theo. Sách Ích pháp cho rằng: không sám hối lỗi trước gọi là lệ. Chữ viết từ bộ hộ tranh khuyển, chữ hội ý.
驅儘 Khu tẩn:. Ngược lại âm bi ấn. Tư Mã Bưu chú giải sách Trang
Tử rằng: tẩn là trừ bỏ đi. Sách Sử Ký cho rằng: cùng nhau bài trừ, đuổi đi là vậy, chữ viết từ bộ thủ thanh tân. 折洑 Chiết phục:. Ngược lại âm trên là chương nhiệt. Âm dưới là phục chữ viết từ bộ khuyển đến bộ nhơn, chữ hội ý.
嘉餚 Gia hào: Âm hào, văn thường hay dùng. Chữ Chánh Thể viết là hào. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: hào là loại thịt ướp. Cố Dã Vương cho rằng: phàm là chẳng phải loại ngũ cốc, mà ăn được gọi là hào. Gọi là đậu, thật ra là loại thịt ướp muối, hoặc là dưa muối. Ướp thịt, để nhiều ngày không hư Khảo Thanh cho rằng: thuộc loại, thịt phơi khô dưa muối phơi khô, thịt bày ra mỗ ra ướp đậu. Sách Thuyết Văn cho rằng: có chất đạm, chữ viết từ bộ nhục thanh hào.
猜貳 Sai nhị:. Ngược lại âm trên là thương lai. Quảng Nhã cho rằng: sai là lo sợ Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: sai đoán ra, suy đoán, nghi ngờ. Sách Phương Ngôn cho rằng: hận, chữ viết từ bộ khuyển chữ hình thanh. Ngược lại âm dưới là nhị. Theo Tả Truyện cho rằng: làm quan mà không dám nói gọi là nhị. Đỗ dự chú giải rằng: nhị là làm trái lịnh. Theo sách Khảo Thanh cho rằng: cũng gọi là nghi ngờ Chữ viết từ bộ nhị đến bộ bối thanh nhị. Văn cổ viết chữ nhị này.
疇赐 Trù tứ: Âm trên là trực lưu. Trong bài tựa âm nghĩa trước đã giải thích rồi.
瑜伽 Du-già:. Ngược lại âm trên là du chu. Tiếng Phạn. Đường Huyền Trang giải thích là tương ưng. Đây tức là nghĩa thứ nhất, lại còn có nghĩa nữa còn trong bản tiếng Phạn.
眈染 Đam nhiễm:. Ngược lại âm trên là đáp hàm. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ đúng hợp nên viết chữ đam. Sách Thượng Thư cho rằng: chạy theo vui thú, ham thích vui. Khổng An Quốc chú giải rằng: quá vui thích gọi đam. Mao Thi Truyện cho rằng: Than ôi! Người con gái không cùng với kẻ sĩ đam mê. Văn thường hay dùng viết từ bộ thân viết thành chữ đam. Sách Thuyết Văn viết từ bộ nữ thanh kham.
戌羅 Thú-la:. Ngược lại âm du chú. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: thú là trấn giữ, ngăn chặn. Quách Phác chú giải rằng: chữ thú là chỗ ngăn chặn kẻ trộm, kẻ giặc cướp. Sách Thuyết Văn cho rằng: phòng thủ biên cương. Chữ viết từ bộ nhơn đến bộ qua. Ngược lại âm dưới là lặc-hạ. Sách Khảo Thanh cho rằng: la là ngăn trở che đi tuần binh, ngăn kẻ phản nghịch vậy. 舍羅 Xá-la: tiếng Phạn. Đường Huyền Trang giải thích là cái lưỡi của con chim.
Phữu soạn: Âm trên là phữu là chánh thể âm dưới là soạn. Khổng An Quốc chú giải sách Quốc ngữ rằng: soan là thức ăn uống ngon.
大坑 Đại khanh:. Ngược lại âm khổ canh. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: khanh là gò đất cao lớn, đất hoang. Thiên Thương Hiệt cho rằng: là hào bao quanh, cái hầm lớn, chữ viết từ bộ thổ thanh kháng.
Hoặc thôi:. Ngược lại âm tha lôi. Sách Thuyết Văn cho rằng: xô, đẩy ra.
Tán buộn:. Ngược lại âm trên là tảng tán. Ngược lại âm dưới bồn muộn. Văn thông dụng cho rằng: rác bụi gọi là buộn, hoặc là viết buộn này dùng cũng đồng. Sách Thuyết Văn cho rằng: bụi trần, chữ viết từ bộ thổ thanh phần.
婬慾 Dâm dục:. Ngược lại âm trên dữ châm, chữ tóm tắt cho rằng: buông thả phóng túng. Quảng Nhã cho rằng: Làm trò vui, buông thả bừa bải. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: dạo chơi vui đùa sách Thuyết Đồng với Thống Tự cho rằng: chữ viết từ bộ nữ thanh dâm, âm dâm đồng với âm trên, từ bộ trảo đến bộ nhậm. Trong kinh văn viết từ bộ thủy viết thành chữ dâm này là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là dung túc. Sách Khảo Thanh cho rằng: là tình cảm chỗ đưa đến ham thích. Chữ viết từ bộ tâm.
悲河 Bi hà:. Ngược lại âm trên là bỉ bì. Trịnh Huyền cho rằng: chỗ chứa nước gọi là bi. Chữ viết từ bộ phụ thanh bì, âm phụ là âm phụ Trì chiểu:. Ngược lại âm chi nhiêu. Sách Thuyết Văn nói rằng: chiểu là tên gọi khác của cái ao vậy.
Hiểm trở:. Ngược lại âm trên là khảm liễm. Âm dưới là trang sở.
头竄 Đầu thoán:. Ngược lại là âm thương loạn. Sách Quảng Nhã cho rằng: Thám là ẩn náu, bỏ trốn. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: thoán, che giấu, ngầm bên trong. Sách văn tự điển nói rằng: che khuất, chữ viết từ bộ huyệt đến bộ thoán. Chữ hội ý.
乳哺 Nhũ bộ:. Ngược lại âm bổ mộ. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: bú sữa ngậm trong miệng, mà dạo chơi. Hứa Thúc Trọng chú giải rằng: cho ăn, nhai thức ăn trong miệng, đứa trẻ nhai thức ăn trong miệng. Sách Thuyết Văn cho rằng: nhai nghiền ngẫm, chữ viết từ bộ khẩu thanh bộ.
桉磨 An-ma:. Ngược lại âm trên là an thả Chữ ma nghĩa là lấy, nắm giữ Thanh khứ Phàm là con người tay chân tự co duỗi, tự xoa bóp, trừ bỏ đi sự lao nhọc phiền muộn gọi là dẫn tới con đường tự do mà đi. Nếu để cho người khác cầm nắm ấn xuống thân thể của mình, hoặc là chà xát, hoặc là nắn bóp, tức gọi là xoa bóp đó là còn bị ràng buộc vậy.
棲泊 Thê bạc:. Ngược lại âm trên là tiên hề Sách Nhĩ Nhã cho rằng: thê tức là dừng lại nghỉ ngơi, lưu lại. Quảng Nhã cho rằng: lưu lại nghỉ ngơi, cũng gọi là ở trong rừng cây. Chữ đúng viết từ bộ thê, đến bộ mộc, viết thành chữ thê. Trong kinh văn viết từ bộ Á, viết thành chữ thê là văn thường hay dùng. Sách Thuyết Văn cho rằng: con chim ở trong ổ, chữ tượng hình viết thê. Văn cổ ghi là chữ Á. Tức mặt trời đã ngã về hướng Tây cho nên con chim dừng lại đậu trên cây nghỉ ngơi. Cũng cho rằng từ đó mà có chữ đông và chữ tây. Ngược lại âm dưới là bàng mạc. Sách Sở Từ cho rằng: giống như con chim từ đất Lăng dương đến dừng lại uống chút nước rồi bay gọi là thê bạc. Vương Dật chú giải rằng: bạc cũng giống như là dừng nghỉ. Nước ngưng chảy gọi là bạc. 遞相 Đệ tương:. Ngược lại âm trên là đề lễ Sách Khảo Thanh cho rằng: đệ là thay thế Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đệ là thay phiên nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: đệ là thay đổi, hoặc là viết đệ này là văn thường hay dùng. 棰楚 Chùy sở:. Ngược lại âm giai nghiệt. Sách Quốc ngữ cho rằng: sai khiến đánh đập bằng roi. Sách Thuyết Văn cho rằng: dùng cây gậy mà đánh, gõ. Chữ viết từ bộ thủ thanh thùy, hoặc là viết từ bộ mộc cũng thông dụng, hoặc là viết từ chữ trích, nghĩa là chọn lựa, ngắt, hái bẻ. Ngược lại âm dưới là sơ sở. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Sở là tên của loại cây. Chữ viết từ bộ lâm thanh sơ, âm sơ lại là âm sơ âm sở.
囹圄 Linh ngữ:. Ngược lại âm trên là lịch đinh. Ngược lại âm dưới là ngư cữ. Là tên của nhà tù nhà lao ngục. Sách Chu Lễ nói rằng: bắt đầu từ đời vua thứ ba là đã có nhà lao ngục. Giải thích tên gọi là linh đó là thống lãnh. Ngữ là chế ngự ngăn ngừa. Gọi là thống lãnh người tù tội, ngăn cấm người từ nhân. Sách Thuyết Văn cho rằng: linh là nhà lao từ. ngữ là cầm giữ, chữ ngoài là tượng hình, bên trong là hình thanh.
U chấp:. Ngược lại âm trên là ấu do. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng. U là tối tăm, không sáng suốt. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: nhỏ vi tế, sâu xa. Sách Thuyết Văn cho rằng: u là ẩn náu. Chữ viết từ bộ sơn trong dữ. U âm u đồng với âm trên. Từ hai chữ yêu, âm yêu. Ngược lại là âm y diêu. Ngược lại âm dưới là trâm lập. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: chấp là bó buộc cái chân lại. Theo Cốc Lương Truyện cho rằng: hai chân không cùng bước qua được gọi là bị bó buộc. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ mịch, thanh chấp.
Âu kích:. Ngược lại âm trên là âu khẩu. Sách Sử Ký ghi rằng: Ngạc nhiên muốn đánh gõ. Sách Hán Thư ghi rằng: quan tàn bạo, đánh đập đến trọng thương. Quan Thị Lang, sách Thuyết Văn ghi rằng: đánh đập bằng chày, bằng gậy. Chữ viết từ bộ chi thanh âu. Ngược lại âm dưới là kinh diệc. Cố Dã Vương cho rằng: cũng giống như là đánh đập. Sách Trang Tử ghi rằng: đánh mà còn giữ lại con đường. Tư Mã Bưu cho rằng: cần phải đánh dạy bảo. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ chi đến bộ thủ, thanh kích, âm kích đồng với âm trên.
Đam miện:. Ngược lại âm miên biến. Sách Khảo Thanh cho rằng: say sưa trong men rượu. Sách Thượng Thư ghi rằng: vui với men rượu phóng đãng. Khổng An Quốc chú giải rằng: chìm đắm trong sự say rượu, làm cho con người gây nhiều tội lỗi quá mức độ.
Kết phẩn:. Ngược lại âm phân vấn. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Phẩn là tức giận tràn đầy căm phẫn, âm phẫn là âm phần.
Đống tệ:. Ngược lại âm trên là đôn độn. Sách Khảo Thanh cho rằng: khó khăn cùng khổ khốn đốn cùng cực. Sách Thuyết Văn cho rằng: đầu cúi xuống sát đất, chữ viết từ bộ hiệt, thanh đốn. Trong kinh văn viết chữ đốn này là văn thường hay dùng, hoặc là viết chữ đốn này. Ngược lại âm dưới là tỳ duệ Sách Khảo Thanh cho rằng: hư hoại, kém, liệt. Sách Thuyết Văn cho rằng: bù đắp, một gọi là cái áo đã rách. Chữ viết từ bộ tệ âm tệ. Ngược lại âm tứ duệ Trong kinh văn viết chữ tệ này là văn thường hay dùng.
Danh dự: Âm dự. Sách Khảo Thanh cho rằng: danh xưng tốt đẹp. Sách Thuyết Văn cho rằng: danh xưng. Chữ viết từ bộ ngôn thanh dữ.
Khóa Vương:. Ngược lại âm khoa hóa. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: khóa cũng giống như là đoạn ra vậy. Sách Khảo Thanh cho rằng: lui lại ngồi xuống. Sách Thuyết Văn cho rằng: vượt qua chữ viết từ bộ túc thanh khóa âm khóa. Ngược lại âm khẩu quả từ bộ đại, đến bộ vu viết thành chữ khóa này là chẳng phải. Ngược lại âm khô hộ Khóa này nghĩa là ngồi xổm chẳng phải nghĩa trong kinh. Ngược lại dưới là chữ Vương, thanh khứ Sách Thuyết Văn ghi rằng: trong thiên hạ còn có chỗ để quay về, qua lại, dạo đi trong thiên hạ.
Hằng cùng:. Ngược lại âm trên là cang đặng. Theo sách Khảo Thanh cho rằng: hằng là xa xôi. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: hằng là biến khắp. Sách Phương Ngôn cho rằng: còn mãi lâu dài, hoặc là viết từ bộ mộc viết thành chữ hằng này. Sách Thuyết Văn viết từ hai bộ nhựt viết thành chữ hằng. Thời nay có chỗ không dùng hằng này là chữ cổ. Sách Dĩnh Thư viết bộ nhựt, đến bộ nhị.
Viên cập:. Ngược lại âm viễn nguyên. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: viên là nói rằng, bèn, rồi. Sách Khảo Thanh cho rằng: đối với, nơi đó là lời nói phát ra, nói thẳng. Sách Thuyết Văn cho rằng: dẫn dắt, chữ viết từ bộ trảo thanh vu. Âm biểu. Ngược lại âm phi biểu. Ngược lại âm dưới là chữ cập. Sách Thuyết Văn cho rằng: cập là đến kịp lúc, chữ viết từ bộ nhơn đến bộ liễu, văn cổ viết chữ cập này.
A-nhược-đa: Âm nhược. Ngược lại âm nhi giả tiếng Phạn. Đường Huyền Trang nói là giải thoát, cởi mở ra.
Kiều-trần-na: Cũng là tiếng Phạn, là họ của một vị Tỳ-kheo. Nếu giải thích ra là rất sáng sủa, rực rỡ tốt đẹp. Cũng gọi là đức tánh tốt đẹp. Cũng gọi là họ Thiên che trùm hết tất cả Dòng họ tộc cao quý, đức tánh hợp nhãn. Vì vậy mà lấy tên, Đức Phật đầu tiên ra đời độ cho hàng Thánh đệ tử
Tô-bạc-đà-la: Tiếng Phạn. Tên của một vị A-la-hán. Đường Huyền Trang gọi là Thiện Hiền, là Đức Phật trong đời sau cùng, độ cho hàng Thánh đệ tử, tức là trong kinh Niết-bàn có nói là ông Tu-bạc-đà-la vậy.
Tô-thích-đa: cũng là tên của một vị A-la-hán. Đường Huyền Trang gọi là Thiện Lạc, cũng là trong giáo pháp của Đức Phật di chúc lại cho hàng Thánh đệ tử. Tức là trong Đại Tập Nguyệt Tạng kinh, ông Thúc-đa-la vậy.
Minh hải:. Ngược lại âm mịch bình. Sách Bốc Châu ghi rằng: núi Bồng lai đối diện biển lớn, ở phía đông bắc, bao xung quanh vách núi năm ngàn dặm. Ngoài ra các núi khác có biển Viên hải bao quanh núi.
Nước trong biển viên hải có màu sắc rất đen, gọi là Minh hải, nước trong biển vọt lên không trung. Chơn kinh và Nam Hoa chơn kinh đều nói rằng: ở cuối cùng phía bắc có biển Minh hải, có các ao Thiên trì, cũng có các loại chim tên điêu thứu, cánh của nó che phủ bầu trời giống như là mây. Như có các núi lớn để phò trợ, mà trên chín vạn dặm. Sau này ở hướng Nam sẽ có thêm một cái biển tên là Minh hải.
-------------------------------------
Nghi trệ:. Ngược lại âm trực lệ Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: là nghi hoặc, trệ là lưu lại ngưng trệ. Sách Khảo Thanh cho rằng: chìm đắm ngưng lại. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: trệ là lâu. Sách Thuyết Văn ghi rằng: trệ là ngưng đọng lại, chữ hình thanh.
Khinh táo:. Ngược lại âm tao cáo. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: táo là quấy nhiễu. Trịnh Huyền chú giải sách Luận ngữ rằng: táo là không an tịnh, dời đổi gọi là táo, là người từ bỏ sự tốt lành nhiều người bạn tốt, để chuốc lấy phiền muộn đau khổ Sách Thuyết Văn viết chữ táo này từ bộ tẩu. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ túc thanh táo.
Diễm sắc: Âm trên là diêm. Sách Phương Ngôn cho rằng: diễm là đẹp. Giữa nước Tần và Tấn thì gọi là màu sắc đẹp rực rỡ gọi là diễm. Sách Thuyết Văn cho rằng: diễm là tốt đẹp lâu dài. Trong kinh văn viết từ bộ khứ viết thành chữ diễm cũng là chữ thường hay dùng.
Ốt-đạt-lạc-ca: tiếng Phạn. Đường Huyền Trang nói rằng: hùng kiệt là người tài giỏi, tức là trong kinh nói ông Uất-đầu-lam-phất là vậy.
A-la-trà: Đường Huyền Trang nói là tự diên cựu.
Trong kinh nói là A-lan-ca-lan là nơi tịch tịnh, yên lặng.
Đễ-sa:. Ngược lại âm đinh dĩ hoặc gọi là bổ-sa. Đường Huyền Trang gọi là quỷ túc, tức là ngày sinh của con người. Túc đây tức là mãi cho tới ngày sinh. Ở nước Tây Vức lấy ngày 28 ghi là ngày túc. Nhưng vì chỗ Thánh đến nên gọi là túc, vì vậy mà lấy làm cái tên. Trong kinh xưa nói rằng: chất số.
Cụ-ba-lý-ca: Đường Huyền Trang nói rằng: bán chủ Xưa dịch câu ca lợi là sai vậy.
Đề-bà-đạt-đa: Đường Huyền Trang nói là « thiện thọ
».
Phi phiến:. Ngược lại âm bì bi. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Ở trên lưng gọi phi. Đọc cũng không đồng, âm bì là khứ thanh.
Hủ bại:. Ngược lại âm phò bộ Sách Khảo Thanh cho rằng: thịt lần lần thối rửa. Quảng Nhã cho rằng: hủ là mùi hôi thối. Sách Thuyết Văn cho rằng: đã chín nhừ, chữ viết từ bộ nhục thanh phủ, hoặc tự bộ mộc viết thành chữ hủ.
Ngưu xạ:. Ngược lại âm tha dạ Trong kinh Sơn hải nói rằng: ở trên núi Thúy có rất nhiều con xạ hương. Quách Phác chú giải rằng: giống như con hươu mà đều có mùi thơm. Trong Ngưu Tự Kinh nói rằng: con xạ hương sữa của nó làm thuốc trị bịnh rất hay.
Cổ khách:. Ngược lại âm trên là công ngọ. Đi mua bán gọi là lái buôn, cũng gọi là nhà buôn. Hoặc viết chữ cổ này.
Thiêu thủ:. Ngược lại âm trên là thể điêu. Theo Thanh Loại cho rằng: thiếu quyết nhặt ra, chọn lựa.
Ngược lại âm uyên quyết, chữ viết từ bộ thủ, thanh thiêu. Mạc-đạt-na quả: tiếng Phạn. Ở nước Tây Vức gọi là tên của loại quả Nước này không có loại trái này, nó lớn giống như trái tân na, người ta ăn quả này vào khiến cho say sưa phiền muộn, cũng tên là người ăn quả say. Loại quả này có thể chế ra các loại thuốc rất hay.
Đảo sư:. Ngược lại âm trên là đương lão. Quảng Nhã cho rằng: đảo là giả đập. Sách Thuyết Văn cho rằng: đảo là nện cho cứng. Âm dưới là chữ sư đồng với chữ trong sách gọi là sư-la, là dụng cụ giống như cái sàng, cái nia làm bằng trúc để đựng thuốc đem ra phơi nắng, chữ viết từ bộ trúc thanh sư.
Chiêm-bác-ca hoa: Xưa dịch là chiêm bặc. Loài hoa này màu sắc đỏ, hương thơm ngào ngạt, mùi thơm rất lâu, giống như loại nước hoa lâu ngày.
Thiết bác:. Ngược lại âm đoạn nghiệt, hoặc là viết chữ đoàn này. Theo Khảo Thanh cho rằng: bác là bắt lấy, nắm lấy. Theo sách Thuyết Văn cuộn tròn lại. Âm viên là âm viên chữ viết từ bộ thủ thanh truyền.
Duyên tích:. Ngược lại âm duyệt truyền. Ngược lại âm dưới là tiên lịch. Theo sách Chu Lễ cho rằng: duyên là chất kim loại, hóa chất chì, khai thác ở tỉnh Dương châu. Trịnh Huyền chú giải rằng: tích loại que hàn, một loại hợp chất chì và thiếc dùng trong hàn xì. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: tích là dẫn chì hàn. Quách Phác cho rằng: loại chì màu trắng. Nay người ta gọi là bạch chì. Theo chữ duyên tích cùng với bạch lạp, ba vật thể này hòa lẫn với nhau gọi là cái tên khác, kỳ thật không phải là một. Tích là loại màu sắc xanh đen. Lạp là màu rất trắng. duyên là màu vàng và trắng, chỗ dùng không đồng nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: duyên là xanh vàng óng ánh. Giữa tích và duyên hòa lẫn với nhau đủ có ánh sáng khác biệt vậy. (T420)
Thành biện:. Ngược lại âm bành mạn. Sách Khảo Công Ký ghi rằng: trang sức đủ mãn màu mới lấy ra phân biệt người dân dùng làm khí cụ Trịnh Huyền chú giải rằng: biện là đầy đủ Sách Thuyết Văn cho rằng: phân ra, phán đoán chữ viết từ bộ lực thanh biện.
Hủy mộc:. Ngược lại âm trên là huy quí. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: là tên chung của một trăm loại cỏ. Sách Phương Ngôn cho rằng: giữa nước Ngô Dương và Hải Đại gọi loại cỏ là hủy. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ ba chữ trung.
Tể quan:. Ngược lại âm tai tại. Sách Chu Lễ ghi rằng: Thiên Quan gọi là Thái Tể. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: Tể đó là người giết heo giết gia súc. Chủ trị bá quan. Trịnh Tiển chú giải sách Lễ Nghi rằng: Tể là có tư chủ chánh giáo. Theo sách Khảo Thanh cho rằng: là to lớn, có quyền sửa sang sắp xếp lại, chế ra các luật pháp, đoạn trừ những tệ nạn xấu. Văn cổ viết tể này.
Thô quảng:. Ngược lại âm cổ mãnh. Sách Nhĩ Nhã ghi rằng: quảng là cường bạo. Sách Thuyết Văn ghi rằng: quảng là con chó hung tợn không thể đến gần được. Trong kinh dịch là lấy ý nói là từ bỏ thô tháo, cường bạo. Giống như con chó hung hãn không thể đến gần được vậy.
Liễm vấn:. Ngược lại âm trên là kiếm nghiêm. Quảng Nhã cho rằng: liễm là khảo xét, xem xét. Thiên Thương Hiệt cho rằng: liễm là phương pháp để độ, lấy ý nghĩa là dựa vào giáp pháp chỉ dạy, hỏi tội khiến cho hợp phương pháp để độ Sách Nhĩ Nhã cho rằng: liễm là đồng đều. Quách Phác chú giải rằng: mô phạm phương cách đồng nhau. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủ thanh liễm.
Ma-đát-lý-ca: tiếng Phạn. Đường Huyền Trang cho rằng: bổn mẫu cũng gọi là luận.
Dung túng:. Ngược lại âm túc dụng. Sách Khảo Thanh cho rằng: túng là thong thả, chậm chạp, thoải mái, phóng túng, loạn, buông thả. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: buông thả. Sách Thuyết Văn viết từ bộ túng thanh mịch.
Yến mạch:. Ngược lại âm trên là yên kiến. Theo chữ “yến mạch” đó là mạch mà chẳng phải lúa mạch, cái mần của nó rất yếu ớt mà không có thật, cũng giống như cây lúa có hạt nhỏ, là loại lúa ma mọc hoang có hạt rất nhỏ. Sách Thuyết Văn viết từ bộ điểu thanh yến.
Kỳ huệ:. Ngược lại âm tùy túy. Tức là trước đã giải thích chữ yến mạch, là loại bông lúa ma, chữ hình thanh.
Tiển bạt:. Ngược lại âm trên là tiên diễn. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: tiển là cây kéo, cắt bỏ
Đỗ Dư chú giải Tả Truyện rằng: là hết sạch. Sách Thuyết Văn viết từ bộ đao thanh tiền. Ngược lại âm dưới là biện bát. Quảng Nhã cho rằng: bạt là ra khỏi. Sách Thuyết Văn cho rằng: bạt là nhổ lên, cất lên, đề bạt, chữ viết từ bộ thủ thanh bạt.
-------------------------------------
Pha ma:. Ngược lại âm phá ma. Sách Tự Thư cho rằng: pha giống như là có thể, hoặc gọi là không có thể. Cũng viết chữ pha này.
Sa môn: tiếng Phạn nói là sai. Chánh Phạn âm gọi là thất-la-mạt-nã. Đường Huyền Trang cho rằng: siêng năng, cầu khẩn.
Thương cổ:. Ngược lại âm trên là thức dương. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: đi buôn bán gọi là thương. Sách Khảo Công ký ghi rằng: tìm mua vật trân quí khắp bốn phương gọi là thương. Trịnh Huyền Chú giải rằng: gọi là người khách buôn bán, nên gọi là thương buôn, thương khách. Sách Thuyết Văn ghi rằng: chữ viết từ bộ bối đến bộ thương, thanh tĩnh, âm phiến. Ngược lại âm phiên dương. Ngược lại âm dưới là công ngũ. Trong kinh văn viết chữ cổ là văn thường hay dùng. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: ở một chỗ bán ra gọi là cổ. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: cổ là cái chợ. Trịnh Huyền chú giải rằng: ngồi bán ra các vật quí hiếm vật thường đắc tiền, rẽ tiền gọi là cổ. Âm nghĩa sách Hán Thư cho rằng: bán ra thì đắc mua vào để cầu lợi, có âm là da nhã, đó là chẳng phải.
Phệ lưu ly: tiếng Phạn. Tên của báu vật có màu sắc xanh. Trong kinh viết phạt lưu ly, âm phạt là âm phạt này không đúng.
Ca-giá: âm dưới là sắc giả Tên của báu vật giả xấu tệ chẳng phải đồ thật, tên của loại ngọc.
Kiêu ngạo:. Ngược lại âm trên là kiêu kiều. Sách Khảo Thanh cho rằng: khinh thường, kiêu căng. Quảng Nhã cho rằng: ngạo mạn. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: ngạo mạn nên gọi là kiêu. Chữ hình thanh. Ngược lại âm dưới là ngã cáo. Sách Khảo Thanh cho rằng: ngạo mạn, xem thường, phóng đãng, buông lung, hoặc viết từ bộ nữ viết thành chữ ngạo. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: khinh nhờn, ngạo mạn gọi là ngạo, chữ viết từ bộ nhơn, thanh ao.
Khôi tẩn:. Ngược lại âm tịch dẫn. Lâm Tự giải thích rằng: đốt lửa cháy hết còn dư lại tro tàn, hoặc là viết chữ tẩn này cũng đồng nghĩa.
Phàm ổi:. Ngược lại âm ô hối. Sách Khảo Thanh cho rằng: bầy chó cắn người. Giải thích như vậy không đúng, là tràn ngập là nhiều. Quảng Nhã cho rằng: ổi là đông nhiều. Thiên Thương Hiệt cho rằng: ổi là phiền muộn. Sách Thuyết Văn viết từ bộ khuyển đến bộ ổi, thanh tĩnh, âm hối. Ngược lại âm khôi mỗi.
Tẩn truất:. Ngược lại âm tân tẩn. Sách Vận Anh giải thích rằng: tẩn là lôi kéo ra. Sách Khảo Thanh cho rằng: bỏ đi, trừ bỏ đi, rơi rụng. Chữ viết từ bộ thủ thanh tân. Ngược lại âm dưới là bỗng luật. Quảng Nhã cho rằng: truất là đuổi đi. giải thích Chánh Tự xưa nay cho rằng: biếm xuống, dìm xuống. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: xưa cũ rồi không dùng nữa. Phạm Ninh Tập giải thích rằng: Truất là thối lui. Sách Thuyết Văn cho rằng: truất là biếm xuống, chữ viết từ bộ hắc thanh xuất, hoặc là viết chữ truất này, âm xuân. Ngược lại là âm lặc luân.
Tốt-đổ-ba: tiếng Phạn, gọi là tháp Cao thắng. Sách Phương Ngôn cho rằng: giữa nước U Yến gọi là phàm vật ở trên cao, mà cao lớn đó gọi là phần một được xây cao gọi là tháp.
Ca-xà quốc: tiếng Phạn. Đường Huyền Trang nói là loại cỏ lau. Niết-tiển:. Ngược lại âm niệm diệp. Sách Khảo Thanh cho rằng: niết là nắn, nặn ra. Sách Thuyết Văn viết chữ thủ này. Ngược lại âm nải thiệp. Lại giải thích rằng: thủ là thắp hương niệm hương, chữ viết từ bộ thủ thanh thủ, âm thủ chữ cổ viết thủ này.
Thị siêm:. Ngược lại âm siểm diêm. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: siêm là đồng nhau. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: nhìn trộm. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ kiến thanh chiêm.
Loan cung:. Ngược lại âm oản quan. Sách Khảo Thanh cho rằng: nắm dây cung. Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: dẫn sợi dây cung, vươn dây cung ra. Sách Thuyết Văn ghi rằng: căng dây cung chuẩn bị bắn mũi tên. Chữ viết từ bộ cung đến bộ loan thanh tĩnh.
Xạ trung:. Ngược lại âm trên là xà dạ lại là âm thạch hạ, âm dưới là âm thạch hạ, âm dưới là trung khứ thanh. Hiệu cú:. Ngược lại âm trên hiệu cao sách Nhĩ Nhã cho rằng: hiệu là tiếng chim hót. Sách Khảo Thanh cho rằng: tiếng khóc lớn, âm thanh có bệnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: gọi to. Chữ viết từ bộ hổ thanh hiệu. Trong kinh văn viết chữ hiệu này là sai. Ngược lại âm dưới là khổng cấu. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: cú là mắng nhiếc, hoặc là viết khổng cú ngưu cấu; bốn chữ cũng thông dụng đều là thượng thanh. Ngược lại âm hồ cẩu. Theo các chữ trong sách đều giải thích rằng: tiếng chim hót. Ý trong kinh cũng bao gồm hai nghĩa: cú là mắng nhiếc, cũng gọi là không phòng ngừa, từ chữ cú nghĩa là đúng vậy.
Cánh ế:. Ngược lại âm trên là cánh hạnh. Theo sách Tập Huấn giải thích rằng: cánh cũng giống chữ ế Nghĩa là nghẹn. Sách Thuyết Văn nói rằng: bị bế tắc là chỗ cái lưỡi bị ngăn chặn bị nghẹn, từ bộ khẩu thanh cánh, hoặc là viết từ bộ cốt viết thành chữ cánh, nghĩa là ăn xương mắc cổ họng, lấy hết hơi để phun ra, trong cổ họng bị mắc xương. Ngược lại âm dưới là yên kết. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: trong lòng giống như bị nghẹn lại.
Trong truyện cũng cho rằng: tùy theo sự ưu phiền lo nghĩ không dừng nghỉ. Sách Thuyết Văn cho rằng: ăn cơm bị nghẹn. Chữ viết từ bộ khẩu thanh ế. Trong kinh văn cũng có viết từ bộ nhân viết thành chữ yết là chẳng phải.
Ứng tốc tháp:. Ngược lại âm đàm đáp. Sách Thuyết Văn cho rằng: tháp là dẫm đạp lên, chữ viết từ bộ túc, thanh tháp. Âm tháp là âm tháp.
Vô hà:. Ngược lại âm hà giá. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: hà là nhàn nhã rãnh rang, an tịnh. Trong kinh xưa dịch là có tám việc không nhàn hoặc gọi là tám điều khó đều là một nghĩa, chữ viết từ bộ nhựt thanh hà. Bát-giá-la:. Ngược lại âm trên là bán an. Tiếng Phạn gọi là bát-giá. Đường Huyền Trang cho rằng: tên ngũ số, cũng tên là la, là chấp đây là tên danh xưng tốt đẹp của vua một nước. Nói rằng vua nước kia tính nhiều từ ái, khi người có phạm tội chết bị gia hình, mà không chịu giết, bắt buộc trói lại năm vóc tay chân đầu, đưa vào trong rừng hoang dã mà chúc phúc tốt lành cho người. Bởi vậy mà có quốc hiệu “Bát-giá-la”
Khưu khoáng:. Ngược lại âm khổ hoảng. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: Khoáng là khoảng đất hoang trống rỗng, đồng trống, hoang dã bãi tha ma. Theo sách Tập Huấn cho rằng: khoảng đất rộng lớn. Sách Thuyết Văn cho rằng: hố sâu, mộ huyệt, khoảng đất trống. Chữ viết từ bộ thổ thanh quảng.
Yết-lam-già:. Ngược lại âm trên kiển-yết, tiếng Phạn. Đường Huyền Trang cho rằng: phục cang cường xứ, không cấu chữ nghĩa đại danh.
Ninh ninh phát: Âm trên là tranh. Ngược lại âm dưới là phiến hành. Chánh Tự xưa nay và văn Tự Điển nói rằng: đều là tranh Ninh Phát nghĩa là râu tóc mọc loạn, hai chữ đều từ bộ tiêu, chữ hình thanh. Sách Thuyết Văn đều viết từ bộ thảo.
Sở lai:. Ngược lại âm lai đại. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: lai là của cải tài vật đem hiến tặng. Sách Thượng Thư cho rằng: cho tài sản rất lớn. Sách Nhĩ Nhã Khổng An Quốc chú giải rằng: lai là ban tặng cho nhau. Chữ viết từ bộ bối thanh lai.
Khôi quái:. Ngược lại âm trên là khối hồi. Ngược lại âm dưới là cổ ngoại. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: khôi là tướng soái, thống lãnh đứng đầu, cũng gọi là sức mạnh to lớn. Sách Tập Huấn cho rằng: quái là cắt bỏ, cũng gọi là người đồ tể băm thịt nhỏ
Dục phốc:. Ngược lại âm lung giảo. Sách Khảo Thanh cho rằng: chụp bắt lấy ném xuống đất. Sách Thuyết Văn cho rằng: theo thứ tự lần lượt. Chữ từ bộ thủ thanh phốc, âm ai. Ngược là âm nhất khái.
Quỵ phục:. Ngược lại âm quỳ vị. Gọi là quỳ lại, quỳ cũng là lạy.
Nghĩa là cong hai chân lại quỳ sát đất gọi là quỵ
Vấn túc:. Ngược lại âm trên là văn phần Quảng Nhã cho rằng: vấn là lau chùi hoặc cũng có viết sai. Chữ sách viết là môn. Giải thích chữ này đồng với chữ môn mạc, nghĩa là sờ mó vậy.
Hỷ ngạc:. Ngược lại âm ngũ các, văn thường hay dùng. Sách Khảo Thanh cho rằng: kinh ngạc, sách Vận Thuyên cho rằng: sợ hãi. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ dính thể viết từ bộ tinh viết thành chữ ngạc, từ bộ tâm, đến hai bộ khẩu đến chữ tinh ngạc cũng đều thanh diệc. Trong kinh văn viết từ cái là chẳng phải vậy.
Áp dầu:. Ngược lại âm lưu giáp. Quảng Nhã cho rằng: áp là đè nén, ép. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: áp là nan tre. Sách Thuyết Văn cho rằng: hư hoại. Chữ viết từ bộ thổ, thanh yểm.
--------------------------------------
Trầm luân:. Ngược lại âm là trường lâm. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: trầm là chìm đắm vậy. Sách Tự
Thư cho rằng: chìm dưới nước gọi là trầm. Sách Thuyết Văn cho rằng: nước đục dơ. Trong Phạn văn bao hàm hai ý nghĩa. Lấy chữ trầm nghĩa chìm, lấy chữ luân, nghĩa chuyển đổi, cho nên chữ dưới trong văn kinh cho rằng: luân chuyển trong ngũ thú, chìm đắm trong sông sanh tử, là nghĩa này vậy. Cho nên chữ luân viết từ bộ xa là bánh xe lăn.
Khấu địch:. Ngược lại âm trên là khẩu cấu. Quảng Nhã cho rằng: khấu là cướp đoạt. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: cả bọn đi đánh phá cướp bóc gọi khấu. Theo Tả Truyện cho rằng: binh lính làm nội loạn bên trong bên ngoài gọi là khấu. Sách Thuyết Văn cho rằng: là một đám đông cướp bóc. Chữ viết từ bộ chi đến bộ hoàn, âm hoàn đương luận là làm xong mọi việc, cũng có nghĩa kết tụ nhóm lại, cũng gọi là khấu cướp bóc, hoàn cũng là thanh.
Khản dương:. Ngược lại âm trên là không yên, cũng viết chữ khản. Theo Tả Truyện cho rằng: mùa đông không có ánh nắng mặt trời đi qua. Đỗ Dự chú giải rằng: khản là đã qua đi qua, cũng gọi là mùa đông ấm áp. Văn cổ viết bốn chữ khăn này đều xuất phát từ chữ khản. Sách hoằng quan viết từ bộ tâm thanh khản, chữ khản từ bộ vu, hoặc viết từ bộ tinh.
Kháng hản:. Ngược lại âm khang lãng. Sách Thuyết Văn cho rằng: kháng là dùng lửa hơ sấy cho khô. Sách Khảo Thanh cho rằng: dùng đất làm cái giường hẹp dùng lửa hơ cho ấm gọi là kháng, chữ viết từ bộ hỏa thanh kháng, hoặc viết từ kháng này cũng đồng.
Sương bạo:. Ngược lại âm lung mạc. Sách Tập Huấn cho rằng: mưa đá gọi là bạo.
Giai phiêu:. Ngược lại âm thất diêu. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: phiêu là cũng giống như thổi hơi bay. Quảng Nhã cho rằng: phiêu là che đậy, nổi lên mặt nước. Sách Thuyết Văn cho rằng: nổi trên mặt nước rất nhẹ, chữ viết từ bộ thủy, thanh phiêu, âm phiêu đồng với âm trên, âm tệ. Ngược lại âm thiên miệt.
********
Đát-nể-dã: Hai âm hợp lại, tha, khứ dẫn – mộ Mẫunễ-mạo – dẫn địch – chuyển lưỡi đọc – hai. Mẫu mã yết lạp bế hai âm hợp – ba. Mẫu-nễ-ngật-ly, hai âm hợp đàduệ – bốn. Mẫu-nễ-lỗ-hạ-phê. Ngược lại âm tỳ-dật tát. Ngược lại âm tán-lặc dĩnh – năm. Mẫu-na khác lật-nại, hai âm hợp – sáu mẫu-nễ-nghiệp-mễ – bảy. Thúc-ngậtla, hai âm hợp bác-ngật-sái – hai âm hợp – tám. Bát-la xả-bác-ngật-sái – hai âm hợp – chín. Phệ-la-bác-ngật-sái – hai âm hợp – mười. Là chuyển lưỡi đọc, ngật-sái, hai âm hợp ngật-ly, hai âm hợp đế – mười một. Đô-la-nãngật-ly, hai âm hợp tả địch, hai âm hợp bát-đát-la – hai âm hợp. lạc-ngật-sái – hai âm hợp ngật-ly – hai âm hợp đế – mười ba. Khứu-khứ-nã, âm mũi nhĩ lê – mười bốn. Ám-phược-khất-xoa, hai âm hợp tát-dĩnh – mười lăm. A-nổ, âm mũi hạ-nghi-lỵ-phệ – mười sáu – dẫn. Mẫunễ-bát-nạp-minh – hai âm hợp sa-phược – hai âm hợp – dẫn hạ dẫn – mười bảy.
Á dương:. Ngược lại âm âm lưu giả. Bì Thương giải thích rằng: á là câm không nói được. Theo chữ á đó là tuy có tiếng mà nói không nên lời, lưỡi không chuyển động được, cũng gọi là chuyển cái lưỡi. (T421)
Tráng ngu:. Ngược lại âm trác giáng: Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: mới sinh ra mà đã ngu si, hôn ám rồi. Sách Thuyết Văn cho rằng: ngu. Chữ viết từ bộ tâm thanh tráng. Trong kinh văn viết từ chữ cửu viết thành chữ tráp này là sai. Ngược lại âm sửu giáng. Giải thích nghĩa tuy đồng là ngu, nhưng giữa văn ngữ nghĩa cũng không ổn, mà cũng không lấy làm sửa đổi. Từ chữ chuyển đọc, giảng thuyết đó cần phải xem xét lại mà biết vậy.
Sử lưu:. Ngược lại âm trên là sư sự Theo sách Vận Anh cho rằng: rất nhanh, cấp tốc. Sách Khảo Thanh cho rằng: trúc mọc nhanh, rất nhanh, phóng nhanh. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ quyết viết thành chữ quyết âm quyết là chẳng phải nghĩa khác lạ, nghĩa của kinh văn vậy.
Giáng trướng:. Ngược lại âm trên là phổ bang. Ngược lại âm dưới là trương lượng. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: giáng trướng là trong bụng rất đầy. Sách Tự Uyển ghi rằng: đã thối rửa bụng sưng căng lên, phình lên. Chữ viết đều từ bộ nhục, chữ hình thanh.
Lạn xú:. Ngược lại âm trên là lan thả. Ngược lại âm dưới là xương chú. Sách Thuyết Văn ghi rằng: loài cầm thú chạy mà biết được dấu tích là nhờ ngửi được mùi này, mà biết đường về đó là con chó. Chữ viết từ bộ khuyển đến bộ tự, chữ tự tức là văn cổ viết chữ hội ý.
Giao ngoạn:. Ngược lại âm ngũ quán. Sách Thuyết Văn ghi rằng: ngoạn là thói quen.
--------------------------------------
Tủy não:. Ngược lại âm trên là tuy thử. Ngược lại âm dưới là song đáo. Âm nghĩa quyển thứ mười bảy trước. Trong kinh Di Lặc sở vấn đã giải thích rồi.
Hung bột: Âm trên là hung. Sách Khảo Thanh cho rằng: hung ác, dọa nạt, đe dọa. Chữ viết từ bộ nhơn ở trong chữ hung dưới là chữ tượng hình. Ngược lại âm dưới là bồn một. Sách Khảo Thanh cho rằng: bột là sức mạnh to lớn, hoặc là viết từ bộ viết thành chữ bộ âm bột, cũng là sức mạnh bạo ác. Sách Thuyết Văn viết từ bộ ngôn viết thành chữ bột chữ bột này giống như là loại văn cổ viết chữ bột này. Sách Luận ngữ cho rằng: giống như là sắc bột yếu ớt. Chữ viết từ bộ tử đến bộ thị âm thị. Ngược lại âm phì vị
Thảm lệ:. Ngược lại âm trên là thương cảm. Sách Khảo Thanh cho rằng: thảm là cảm xúc, buồn thảm. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: thảm là buồn lo âu. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: ưu thảm buồn bã lo lắng. Mao Thi Truyện cũng cho rằng: thảm sầu cũng giống như lo lo buồn buồn. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: buồn thương sầu hận của người hiền. Sách Thuyết Văn cho rằng: đọc hại, chữ viết từ bộ tâm thanh thảm.
Hoặc lãm:. Ngược lại âm lam đảm. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: lãm là mất vậy.
Khẩn thiết:. Ngược lại âm trên là dục ngận. Theo sách Lễ Ký ghi rằng: cúi đầu mà sau đó mới lạy, chí rất thành khẩn. Quảng Nhã cho rằng: khẩn là thành thật. Theo văn Tự Điển nói rằng: khẩn thiết, tha thiết, hoặc là viết chữ khẩn từ bộ thanh khẩn âm khẩn. Ngược lại âm khôn ẩn từ bộ thỉ thanh cấn.
Cự năng:. Ngược lại âm cự ngự Thống Tự cho rằng: chưa biết mà nghi thuộc từ ngữ nghi vấn. Nói rằng sao có thể đó, cùng với từ khải năng; nghĩa là tại sao? Ý nói tại sao? Chữ hình thanh.
Hãm đoạn:. Ngược lại âm trên hàm lam. Quảng Nhã cho rằng: hãm là từ trên cao rơi xuống, sa vào. Cố Dã Vương cho rằng ngã xuống, rời vào hố sâu. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: rơi xuống chìm vào trong bùn. Sách Thuyết Văn cho rằng: trụy lạc, sa đọa. Chữ viết từ bộ phụ thanh hãm. Chữ hãm trên từ nhơn dưới từ bộ cửu, chữ tượng hình. Ngược lại âm dưới là đoàn loạn. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: đoạn tuyệt, cắt đứt lìa. Sách Chu Dịch cho rằng: đoạn cây để làm chày. Sách Thuyết Văn cho rằng: đoạn cây trồng chữ viết từ bộ cân thanh đoạn. Văn cỗ cho rằng chữ tuyệt đó là nay theo lệ sách lấy bèn có ẩn có hiện nên viết chữ đoạn là vậy.
Anh triền:. Ngược lại âm trên là ích doanh. Sách Hán Thư cho rằng: là thành cố thủ Âm nghĩa ghi rằng: tự bao vây lấy thành. Thay thế cho hợp nghĩa viết là uynh triền. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: uynh triền là bao vậy, bao vòng tròn lại. Nay kinh văn viết từ bộ nữ, viết thành chữ anh, nghĩa là đứa bé gái, đứa trẻ con, chẳng phải nghĩa này vậy.
Tỏa xú:. Ngược lại âm trên ràng lõa. Quảng Nhã cho rằng: tỏa là ngắn. Sách Khảo Thanh cho rằng: tỏa là thấp lùn. Sách Thuyết Văn cho rằng: lầm lỗi, Chánh Tự xưa nay đúng thể chữ là viết tỏa này. Sách Tập Huấn cho rằng: ngắn, chữ viết từ bộ thỉ thanh tọa. Trong kinh văn viết tỏa này tuy văn thường hay dùng là chữ cổ. Ngược lại âm dưới là trừu trữu. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: xú là xấu ác. Theo chữ xú là không đoan nghiêm, tướng mạo xấu, không có đoan chánh. Sách Thuyết Văn cho rằng: có thể là ác. Chữ viết từ bộ quỉ thanh dậu, âm ải. Ngược lại âm anh giải, âm thải. Ngược lại âm trang giải, âm trừu. Ngược lại âm xỉ chu. Văn cổ giải thích chữ tọa viết từ chữ tùng âm tùng một gọi là: theo lưu lại. Chữ viết tĩnh lược.
Chuyết nột:. Ngược lại âm trên chuyên duyệt. Ngược lại âm dưới nô cốt. Bao hàm chú giải sách Luận ngữ rằng: nột là trì trệ chậm chạp. Có câu: người quân tử muốn thủng thẳng về lời nói mà nhanh chóng về việc làm.
Sâm lậu:. Ngược lại âm trên là tham cấm. Quảng Nhã cho rằng: sâm thấm ướt hết. Tư Mã Bưu chú giải sách Tương Như Phong Thần Tụng rằng: ẩm ướt mềm nhũn. Sách Thuyết Văn cho rằng: nước chảy xuống ướt sũng hết, chữ hình thanh. Ngược lại âm dưới là lâu đậu. Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử rằng: lậu là thấm rĩ dột xuyên qua. Cố Dã Vương cho rằng: lậu cũng giống như là chữ tiết, nghĩa là thấm ướt, thoát ra, mất mát. Sách Thuyết Văn cho rằng: ống đồng dụng cụ chứa nước đã rĩ sét, nước chảy thoát ra, để phân thời gian đêm ngày, cộng làm một trăm khắc. Sách Chu Lễ cho rằng: dùng làm như vậy nắm giữ lấy thời gian cho bá tánh. Chữ hình thanh, hoặc là viết chữ lậu này, chữ tượng hình, chữ lậu này là nghĩa nhà bị dột mưa.
Hội huyệt:. Ngược lại âm tuy lôi. Sách Vân Anh cho rằng: hội là rớt xuống. Sách Khảo Thanh cho rằng: vật bị rơi xuống thấp, quái lạ, không ngay thẳng. Quảng Nhã cho rằng: hư hoại, hoặc là viết từ bộ thổ viết thành chữ hội. Trong kinh văn viết từ chữ bộ hiệt viết thành chữ đồi là chẳng phải. Chữ đồi này là nghĩa đầu trọc không có tóc gọi là đồi, đây chẳng phải nghĩa của kinh văn.
Phiếm ư:. Ngược lại âm trên là phương phạm. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: phiếm là nổi lên mặt nước. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy thanh phạt. Trong kinh văn hoặc có viết chữ phiếm này, cũng thông dụng là văn thường hay dùng.
Manh cổ: Âm dưới là cổ Giải thích tên gọi là: con mắt bị mù, hố mắt bằng phẳng giống như da mặt trống, bởi vậy cho nên gọi là cổ là mù.
Thạch điền: Theo Tả Truyện cho rằng: giống như nước Tề thu hoạch ruộng đá không có chỗ dùng. Đỗ Dự chú giải rằng: thạch điền là ruộng đá không có thể cấy được.
Dinh nậu:. Ngược lại âm trên là tình cao. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: dinh là nơi trú đóng của quân đội, cũng gọi là sắp xếp. Ngược lại âm dưới là nô đậu. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: nậu là cây cuốc, hoặc là viết từ bộ kim viết thành chữ nậu, văn thường hay dùng là chẳng phải.
Ung khí:. Ngược lại âm trên là ô cống. Tự Thư cho rằng: ung là cái chai đồ đựng chứa, cái hủ lớn.
Bi trắc:. Ngược lại âm sở lực. Sách Khảo Thanh cho rằng: trắc là xót xa bùi ngùi, thương cảm, đau khổ. Sách Mạnh Tử cho rằng: nếu trong lòng không có trắc ẩn thì không phải là người vậy. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: đến chia xẻ đau khổ. Sách Thuyết Văn viết từ bộ tâm, thanh tắc, hoặc là viết trắc này là chữ cổ.
----------------------------------------
Thảm độc:. Ngược lại âm sở cẩm. Chữ mượn âm. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: thảm là hiểu ra, tĩnh ra, ghét bỏ. Sách Khảo Thanh cho rằng: thảm là rất buồn. Sách Thuyết Văn cho rằng: thảm cũng giống như chữ độc, độc hại. Chữ viết từ bộ tâm thanh tham. Trong kinh văn viết từ bộ thạch, viết thành chữ sâm này, nghĩa là sỏi đá. Chữ thảm chẳng phải nghĩa này.
Tài đắc:. Ngược lại âm tại lai. Sách Khảo Thanh cho rằng: tài là vừa mới, hoặc là viết chữ tài các văn sử sách cũng viết chữ tài này là mượn dùng. Chánh Tự xưa nay hoặc là viết từ bộ mịch đến bộ tài, âm tài. Ngược lại âm sửu lược, từ bộ thố âm thố. Ngược lại âm thổ cố
Ha sất:. Ngược lại âm trên là kiên ca. Sách Khảo Thanh cho rằng: ha là lớn tiếng, quát mắng, giận dữ tra hỏi, trách mắng. Văn cổ viết từ bộ chỉ đến bộ khả viết thành chữ ha. Trong kinh văn viết ha là văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là sĩ lật. Sách Lễ Ký ghi rằng: trước mặt khách phải tôn trọng không la mắng chó. Theo văn Tự Điển cho rằng: chữ viết từ bộ khẩu thanh thất.
Nhai quỉ:. Ngược lại âm trên là điêu la. Sách Khảo Thanh cho rằng: bến nước ven bờ. Ngược lại âm nhã giai. Theo sách Tập Huấn cho rằng: ven bờ vách núi hiểm trở, hoặc là viết chữ nhai nầy. Chánh Tự xưa nay cho rằng: bên sườn núi. Chữ viết từ bộ hán thanh giai, âm hán là âm hản. Ngược lại âm dưới là quí quí. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: quỷ là đánh giá, phán đoán. Âm độ. Ngược lại âm đường lộ. Độ cũng gọi lượng, lượng xét, đo lường mức độ. Sách Thuyết Văn cho rằng: xem xét đánh giá. Chữ viết từ bộ thủ thanh quỳ, chữ quỳ dưới là chữ thiên.
Thiệt cấm:. Ngược lại âm cầm cấm. Sách Vận Anh cho rằng: cấm là miệng mở không ra. Sách Vận Thuyên cho rằng: miệng lắp bắp không mở miệng nói được. Hoặc viết từ bộ kim viết thành chữ ngậm, hoặc viết từ bộ ngưu viết thành chữ ngậm đều là, cái lưỡi của con trâu không noi được đây là chữ lưỡi sai sót chẳng phải nghĩa của kinh văn.
Tỳ-bát-thi: Hoặc gọi là tỳ bà thi, tiếng Phạn. Tên của vị Phật trong tiền kiếp. Đường Huyền Trang gọi là thắng quán. Hoặc gọi là huy bát thi.
Tỳ-nhiếp-phù: Đây cũng là tiếng Phạn, cũng là tên của vị Phật trong kiếp trang nghiêm. Đường Huyền Trang gọi là năng biến hiện. Xưa dịch là: Tỳ-xá-phù.
Yết-lạc-ca-tôn-đà Như Lai xưa gọi là Câu-lưu-tôn, đều là tiếng Phạn, chuyển ngữ sai, đúng Phạn âm gọi là yết cú thôn na.
Khinh tiếu: Hoặc viết tiếu. Giải thích nghĩa cũng đồng. Ngược lại âm tề diệu. Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: tiếu là trách chê trách. Sách Thuyết Văn ghi rằng: rắc rối phiền nhiễu, chữ viết từ bộ ngôn thanh tiếu.
Bức hiếp:. Ngược lại âm khảm nghiệp. Sách Thượng Thư cho rằng: dùng sức mạnh tiêu diệt sào huyệt của bọn cướp, bắt kẻ cầm đầu mà trị tội. Cố Dã Vương cho rằng: lấy uy lực để mà dọa nạt đe dọa. Lưu Triệu chú giải Công Dương Truyện rằng: lo sợ sợ sệt, bức bách. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: lo sợ cướp bóc. Quảng Nhã cho rằng: khiếp sợ. Theo sách Thanh Loại cho rằng: phụ cận. Sách Vận Thuyên Tập cho rằng: gần Vận Anh Tập cho rằng: gấp gáp, vội vàng. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ tâm thanh hiếp. Trong kinh văn phần nhiều viết đơn giản là hiếp, nghĩa là hai bên trong sườn, đây là chẳng phải nghĩa của kinh. Lại viết từ ba bộ đến bộ nguyệt là chẳng phải, không thành chữ, viết đúng là từ ba bộ lực đến bộ nhục.
Đã bổng:. Ngược lại âm bạch hạng. Trong kinh viết từ bộ phụng viết thành chữ bổng, văn thường hay dùng là chẳng phải.
Lô chí Như Lai: tiếng Phạn. Tên của vị Phật. Xưa dịch là lâu chí. Đường Huyền Trang gọi là: ái lạc, tức là trong hiền kiếp. Vị Phật thứ một ngàn sau kiếp mạt sẽ thành Phật, tức là nay gọi là “chấp kim cang thần” là vậy, cũng có tên là Mật tích kim cang.
----------------------------------------
Xa lộ:. Ngược lại âm trên là cử ngư chữ tượng hình. Âm dưới là lộ. Sách Chu Lễ cho rằng: vua có năm loại xe, xe ngọc, xe vàng, xe tượng, xe cách, xe mộc. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: xe lớn, xe ngọc đều là loại xe cúng tế trời. Sách Thuyết Văn cho rằng: chiếc xe có gắn cái chuông phía trước có cây trụ ngang. Chữ viết từ bộ xa đến bộ lộ thanh tĩnh.
Thổ khối: Văn cổ viết chữ khối này. Chữ tượng hình.
Ngược lại âm khổ ngoại. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đồi cỏ xanh, âm cách. Ngược lại âm phi lực, nghĩa là hòn đất.
Sở nhuyễn:. Ngược lại âm ni triển. Sách Vận Thuyên cho rằng: bánh xe lăn nghiền nát, âm lịch là âm lịch là chiếc xe nghiền cán lên dẫm lên. Các sử sách âm nhuyễn là âm nhuyễn, viết là nhu nhuyễn, nghĩa dùng người khéo léo, đầy đủ. Nay không dùng âm này. Sách Thuyết Văn cũng cho rằng: nhuyễn là xe nghiền nát, chữ viết từ bộ xa thanh cập âm cập. Trong kinh văn phần nhiều viết từ bộ triển, viết thành chữ triển này là chẳng phải, âm triển là âm triển. Văn Ngọc Thiên cho rằng: trong tự có tám điều giải thích đều chẳng phải. Trong nghĩa kinh giải thích rằng: triển là chuyển, nghĩa là lần lần từ từ chuyển là chuyển, nghĩa là lần lần từ từ chuyển, sắp bày, tin theo, thoải mái, thong thả, duỗi thẳng, từng lớp, khó, thành thật, các nghĩa này đều chẳng phải ý của kinh. Nay lại không lấy nghĩa này, cần phải sửa đổi chỗ còn thiếu sót. Đầu xế:. Ngược lại âm trên là đậu lâu. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: đầu là ném quăng. Sách Thuyết Văn cho rằng: khêu ra, trích ra. Chữ viết từ bộ thủ thanh thù, âm thù là âm thù. Ngược lại âm dưới là xiển thục. Sách Vận Anh cho rằng: xế là lôi kéo. Tự Kính Bỉ cho rằng: dẫn, kéo. Sách Chu Dịch cho rằng: thấy người dẫn dắt lôi kéo bầy bò đi qua. Chánh Tự xưa nay hoặc là viết khiết, cũng viết chữ xế. Ngược lại âm xung thế. Dẫn đi tung hoành ngang dọc gọi là xế chữ viết từ bộ thủ thanh xế hoặc là viết chí đến chữ nhiệt, âm bỉ ngược lại âm sửu liệt.
Hống thanh:. Ngược lại âm hô cẩu, văn thường hay dùng. Chữ đúng viết từ bộ ngưu viết thành chữ hống. Văn cổ viết hống. Sách Khảo Thanh cho rằng: hống là tiếng rống, gầm thét lớn, đó là tiếng của con hổ, con bò v.v... nó gầm thét. Tiếng chó sủa gọi là phệ. Tiếng ngựa hý gọi là tư, tê. Tiếng chim hót gọi là hào. Các loại tiếng đó, Quảng Nhã cho rằng: tiếng kêu lớn. Theo chữ hống nghĩa là kêu gọi. Chánh Tự xưa nay, viết là ngưu là tiếng kêu của con gấu. Chữ viết từ bộ đều là chữ hình thanh.
Thù kháng:. Ngược lại âm trên là thọ lưu, hoặc viết chữ thù này giải nghĩa phần nhiều cũng không đồng. Quách Phác cho rằng: chữ thù thông với gọi là cùng nhau báo đáp, không phải riêng người chủ rót rượu mồi khách uống, mà người khách cũng có thể rót rượu mời người chủ nên gọi là "thù tạc" là qua lại. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: thù là đối địch với nhau. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: ngang nhau, bằng nhau. Chữ viết từ bộ dậu. Thanh châu, thù là chữ hội ý. Ngược lại âm dưới là khổ lãng. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: kháng là chống lại kẻ địch, đương đầu với nhau. Tử Hạ cho rằng: chống cự quyết liệt. Sách Tập Huấn cho rằng: phòng ngự Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: cầu cứu. Sách Thuyết Văn cho rằng: nắm cái cán. Chữ viết từ bộ thủ thanh kháng. Trong kinh văn viết từ bộ nhơn viết thành chữ kháng này cũng thông dụng.
Uất chưng:. Ngược lại âm hy luận. Bì Thương giải thích rằng: Uất là khói tỏa bay ra. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: uất hơi, hơi bị nghẹt, hơi nóng bốc ra. (T422) Theo Mao Thi Truyện cho rằng: uất là tích chứa. Trịnh Huyền chú giải sách Khảo Công Ký rằng: uất uất không thoải mái.
Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: Uất là bị ngưng trệ. Quảng Nhã cho rằng: u uất trong lòng. Sách Thuyết Văn cho rằng: là một loại cỏ thơm, tên gọi là uất kim hương, hòa hợp với các lá thuốc khác, nấu lấy nước ngâm với rượu, có thể làm thuốc an thần. Chữ viết từ bộ cửu, âm cửu ngược lại âm cung lục, âm mịch là âm mịch đến âm phữu, ngược lại âm bất cẩu, đến âm quan đến âm dương, âm sam là âm sam là loại áo lông cừu mặc trang sức. Trong kinh văn phần nhiều viết từ bộ lâm đến bộ cấn đến bộ thốn viết thành chữ uất là chẳng phải, không nói đến chỗ sai mất lâu đời. Ngược lại âm dưới là chức lăng. Sách Khảo Thanh cho rằng: chưng là bốc hơi lên, hun cho nóng, cũng là bụi trần. Sách Thuyết Văn cho rằng: đốt lửa hun khí bốc lên. Chữ viết từ bộ thảo thanh chưng hoặc là viết chữ này cũng đồng.
Thê đăng:. Ngược lại âm trên là thể đê. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: Thê là bậc thần, nấc thang trình tự tiến bộ. Sách Thuyết Văn cho rằng: nấc thang bằng gỗ, chữ viết từ bộ mộc thanh đệ. Ngược lại âm dưới là đăng đặng. Hoặc là viết chữ đăng là bước đi, bước lên từng bậc thang cấp trên con đường đạo.
Kinh Thập Luận-quyển thứ mười.
Táo nhiễu:. Ngược lại âm trên là tao áo. Sách Vận Anh cho rằng: táo là động. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: cũng là quấy nhiễu. Trịnh Huyền chú giải sách Luận ngữ rằng: không yên tịnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: cũng viết chữ táo này, từ bộ tẩu thanh táo. Trong kinh văn viết từ bộ túc. Chữ hình thanh, ngược lại âm dưới là nhi chiểu. Trong kinh Đại Bảo Tích, âm nghĩa trước quyển thứ một trăm mười hai đã giải thích rồi.
Y hộ:. Ngược lại âm hồ cổ. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: hộ là nương dựa vào. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: không có cha nương dựa vào đâu? Chỉ biết nương dựa vào người mẹ. Chữ hình thanh, cũng là thượng thanh.
Lận tích:. Ngược lại âm lân trần, âm dưới là tích.
Trạc dĩ:. Ngược lại âm trên là tràng giác. Quảng Nhã cho rằng: trạc là tẩy rửa. Sách Thuyết Văn cho rằng: giặt giũ, chữ viết từ bộ thủy thanh trạc âm thác.
Lại-da: tiếng Phạn, nghĩa là tên của thức thứ tám. Đường Huyền Trang cho rằng: Tàng thức có thể bao hàm chứa chấp giữ lấy các chủng tử thiện ác, cho nên tên là tàng thức, cũng tên là Lương Tịnh Thức, hoặc gọi là A-đà-na-thức. Thức này rất nghiêm mật. Kinh nói rằng: thức A-đà-na rất vi tế, chứa tất cả hạt giống thiện ác, giống như dòng nước chảy mạnh cuống ta theo hàng phàm phu, không phải mở diễn biến, mà lo sợ kia phân biệt chấp làm ngã của ta.
Tẩm lạn:. Ngược lại âm trên là tinh nhậm. Chữ khứ thanh. Theo Vận Anh Tập cho rằng: tẩm là ngâm nước sạch, dần dần chìm xuống nước. Sách Thuyết Văn cho rằng: xưa gọi là lỗi lầm. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ thủy thanh sâm, âm sâm ngược lại âm thất dâm, hoặc là từ bộ miên viết thành chữ tẩm. Ngược lại âm dưới là lan thả. Sách Tập Huấn cho rằng: đốt lửa cháy quá nóng gọi là lạn, sáng rực. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hỏa.
Yến nhiên:. Ngược lại âm yên kiến. Sách Khảo
Thanh cho rằng: yến là an ổn. Sách Vận Thuyên cho rằng: nằm ngửa nghỉ ngơi, hoặc là mượn âm. Ngược lại âm ư luyện, thuận theo tục ngữ, nghĩa là an nghỉ.
Sương dịch:. Ngược lại âm doanh ích. Sách Thuyết Văn cho rằng: nước dãi, nước miếng, chỉ chung các chất nước trong người như máu, nước dãi, mồ hôi, nước mắt v.v...
Ngang tinh:. Ngược lại âm mao bào. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: tên của một ngôi sao ở hướng Tây. Quảng Nhã cho rằng: ngang, đó gọi là loại cờ có cấm lông của con ly ngưu. Theo chữ ngang đó nghĩa là tên của ngôi sao ở hướng tây, gọi là bạch hổ tinh. Chánh là đương ở hướng Tây, cho nên trong sách lục nhận thức có quẻ gọi là âm dương gọi là con hổ nhìn, có cúi ngước nằm xuống khác nhau. Sách Chiêm Truyện nói rằng: cũng khác với ngày nay dùng là sai. Văn thường hay dùng lấy ra chọn lựa gọi ngang là tiếng Phạn cho rằng: "Sao-yết-đễ-ca" gọi là ngày 15 tháng 09. Tháng này tối gọi là sao Túc, cho nên từ ngày 16 tháng 08 về sau đến ngày 15 tháng 09 này. Tháng giêng gọi là cọng thêm một tháng. Người xưa nói là tiếng Phạn chuyển ngữ có sai, dịch lược bớt. Nay trong luật tứ phần, ngũ phần, các bộ văn luật lấy ngày 16 tháng 07 nước này cộng thêm tháng là sai. Lấy thêm một tháng này thì quá sớm, người dịch luật sai lầm, trong truyện cũng có thói quen sai lầm nên ngày an cư kiết hạ quá nhanh.
Đại Đường Phiên Dịch Kinh Sa môn – Huệ Lâm soạn.
Kinh Âm Đại Phương quảng Thập Luân – tám quyển – Huệ Lâm.
Kinh Đại Tập Tu Di Tạng – hai quyển – Huệ Lâm
Kinh Đại Tập Đại Hư Không Tạng – tám quyển – Huệ Lâm
Kinh Hư Không Dựng Bồ tát – hai quyển – Huyền Ứng.
Kinh Hư Không Tạng Bồ tát – một quyển – Huyền Ứng.
Kinh Hư Không Tạng Bồ tát Thần Chú – một quyển –Huyền Ứng.
Kinh Hư Không Tạng Bồ tát Văn Trì – một quyển – Huệ Lâm.
Kinh Quán Hư Không Tạng Bồ tát – một quyển – Huệ Lâm.
Kinh Hư Không Tạng Bồ tát Vấn Thất Phật – một quyển – Huệ Lâm.
Kinh Bồ tát Niệm Phật Tam muội – sáu quyển – Huyền Ứng.
Kinh Phương Đẳng Niệm Phật Tam muội – mười quyển –Huệ Lâm.
Kinh Bát Chu Tam muội – ba quyển – Huệ Lâm. Kinh Đại Tập Hiền Hộ – năm quyển – Huệ Lâm.
Kinh Vô Ngôn Đồng Tử – hai quyển – Huyền Ứng.
Kinh Đại Tập Thí Dụ Vương – hai quyển – Huệ Lâm.
Kinh Đại Bi – tám quyển – Huệ Lâm.
Kinh A-sai-mạt – bảy quyển – Huệ Lâm.
Kinh Bảo Nữ Sở Vấn – ba quyển – Huệ Lâm.
Kinh Vô Tận Ý Bồ tát – sáu quyển – Huệ Lâm.
Kinh Tự Tại Vương Bồ tát – hai quyển – Huyền Ứng.
Kinh Phấn Tấn Vương Sở Vấn – hai quyển – Huyền Ứng.
Bên phải là hai mươi mốt kinh bảy mươi mốt quyển.
Huệ Lâm soạn.
Tuấn lưu:. Ngược lại âm tuân tuấn. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: tuấn là cống rảnh. Quảng Nhã cho rằng: đầy tràn ra ngoài. Sách Tập Huấn cho rằng: nước chảy mạnh sách Thuyết Văn cho rằng: nước tuôn ra, bắn ra, thoát ra. Chữ viết từ bộ đến bộ tuấn thanh tĩnh. Hoặc là viết chữ tuấn này, cũng viết chữ tuấn này cũng đồng.
Sử lưu:. Ngược lại âm sư lợi Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: nước chảy mau. Sách Khảo Thanh cho rằng: quá mau. Sách Thuyết Văn viết từ bộ mã thanh sử
Chẩn cấp:. Ngược lại âm chơn nhẫn, chơn nhận, hai âm. Tóm lại cũng thông dụng. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: chẩn là giàu có. Quách Phác chú giải rằng: giàu có của cải cứu giúp. Sách Khảo Thanh cho rằng: đem của ra cứu giúp, cho, cứu tế người nghèo. Sách Vận Thuyên cho rằng: ban tặng, hoặc viết chữ chẩn này, chữ tượng hình. A-ba-ma-la: tiếng Phạn đọc sai, lược bớt, không đúng. Đúng Phạn âm gọi là A-bả-bà-ma-hai âm hợp lại. Tổng gọi tên của quỉ Hàm-ngược-la.
Ký biệt:. Ngược lại âm bỉ liệt, là việc của Đức Phật tuần tự thọ ký cho các hàng đệ tử.
-------------------------------------
Đang hoàn: Âm trên là đang. Bông tai. Ngược lại âm dưới là hoàn. Vận Anh Tập cho rằng: loại ngọc bội, tức là cái khuyên tai, hình như giống cái vòng tròn của bánh xe. Tức báu vật để trang sức nơi tai.
Hoàn xuyến: Âm trên là hoàn, nghĩa là vòng xuyến đeo nơi tay, hoặc là lấy răng của con voi làm cái vòng, hoặc là lấy bảy báu làm như là đồng, hoặc là dùng kim, ngân, vàng bạc làm các vòng xuyến. Ngược lại âm dưới là xuyên huệ. Xuyến cũng gọi là cái vòng, đều vật báu dùng làm trang sức đeo nơi tay.
Trí mật:. Ngược lại trì lợi. Sách Khảo Thanh cho rằng: vẽ lên bức họa trắng rất tỉ mỉ tinh mật. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: chữ trí cũng giống như chữ mật, tinh tế kỹ càng. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: sợi dây tơ nhỏ mịn gọi là trí. Quách Phác chú giải rằng: dùng dây tơ lụa nhỏ viền tay áo rất đẹp, tỉ mỉ, sợi tơ trắng mịn, chữ hình thanh.
Thôi sơn:. Ngược lại âm tha lợi. Sách Khảo Thanh cho rằng: thôi là đẩy ra trừ bỏ đi. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ đến bộ chuy, thanh tĩnh.
Dục áp: âm giáp. Sách Tập Huấn cho rằng: trấn áp, đè xuống.
Chữ hội ý.
-------------------------------------
Tam-ma-bạt-đề: Tiếng Phạn hoặc gọi là Tam-mabạt-đề. Đường Huyền Trang cho rằng: tên gọi khác nhau của từng bước đến với định tâm.
Hào thiện:. Ngược lại âm trên là hiệu giao, văn thường hay dùng viết đúng là chữ hào này. Theo sách Vận Thuyên cho rằng: hào là thịt băm chín để khô. Sách Khảo Thanh cho rằng: thuộc loại quả phơi khô. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: cái thớt, cái mân để tam sinh (bò, heo, dê) lúc cúng tế. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: mâm cúng tế rất linh đình thịnh soạn. Trịnh Huyền chú giải rằng: thức ăn ngon, thịnh soạn. Sách Thuyết Văn cho rằng: cho ăn. Chữ viết từ bộ nhục thanh hào. Âm dưới là thiện. Văn thường hay dùng, viết đúng là chữ thiện này. Cố Dã Vương cho rằng: nay vật gì đẹp gọi là chân thiện. Sách Vận Anh cho rằng: giết con vật lấy thịt. Sách Thuyết Văn cho rằng: thức ăn đầy đủ, chữ viết từ bộ nhục thanh thiện.
Xạ hương:. Ngược lại âm thời dạ. Quách Phác chú giải kinh Sơn hải rằng: loài thú tên xạ hương, giống như con hoẵng, mà nó ở sâu trong núi hiểm trở, dưới bụng nó có cái túi, trong miệng nói có răng bằng đều, trong túi này có mùi thơm, không có răng thì không có mùi thơm. Trong kinh văn viết hương này là chẳng phải vậy.
Cổ khách: âm trên là cổ. Trịnh Tiển chú giải sách Chu Lễ rằng: bán các vật gọi là mãi. Ở một chỗ bán gọi là cổ. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: ngồi mua đi bán lại. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: cổ là mua bán các vật quí, rẽ tiền. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: cổ là chợ. Bạch hổ thông cho rằng: cổ là bền chắc, giữ lấy vật chắc chắn đợi người dân đến bán cầu lấy lợi. Chánh Tự xưa nay cho rằng: ngồi mua bán tiêu thụ các vật. Chữ viết từ bộ bối, thanh cổ, âm cổ là âm cổ. Sách Thuyết Văn cho rằng, chữ cổ là người tự có bệnh ung tế, giống như bên phải, bên trái che dấu hình thể của mình. Trong kinh văn viết hộ là chẳng phải. Đảo sư:. Ngược lại âm trên đao lão. Sách Vận Anh cho rằng: đảo là xây dựng thiết lập. Xưa viết đảo, văn thường hay dùng viết đảo này là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là sư trạch. Lại âm sở mại. Sách Vận Anh cho rằng: sư là lưới võng. Sách Khảo Thanh cho rằng: dụng cụ làm bằng trúc dùng đựng thuốc. Chữ viết từ bộ trúc thanh sư.
Cứ mạch:. Ngược lại âm cụ can. Sách Vận Anh cho rằng: cứ mạch là loại cỏ. Tức là loại cỏ mọc um tùm. Chữ viết từ bộ thảo thanh cứ, hoặc là viết chữ cứ này cũng thông dụng.
Bại hựu:. Ngược lại âm trên là bài mãi. Đỗ Dự chú giải tả truyện rằng: cỏ giống như lúa ma mà chẳng phải lúa ma. Âm dưới là dậu. Mao Thi Truyện cho rằng: hựu giống như cây lúa mà chẳng phải lúa, đợi đến chà vỏ ra mới biết là khác. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ hình thanh. (T423)
Toại ký:. Ngược lại âm tùy túy. Sách Vận Anh cho rằng: bông lúa theo Mao Thi Truyện cho rằng: bông lúa tươi tốt. Thống Tự cho rằng: bông lúa mạch tươi tốt sum suê, hoặc là viết huệ, cũng viết toại. Vệ Hoằng viết huệ, cũng viết toại. Vệ Hoằng viết toại. Phan Cung viết quyển thứ tư chữ toại này đều thông dụng.
Điền tuấn:. Ngược lại âm tôn tuấn. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: xưa người dạy dân làm ruộng gọi là tuấn. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: tuấn là người làm ruộng, quan trông coi ruộng đất chữ hình thanh.
Vãn tiển:. Ngược lại âm vạn phản, dẫn dây cung bắn, chữ viết từ bộ thủ.
Tháp bỉ:. Ngược lại âm đàm hạp, nghĩa là dẫm đạp lên.
Kha-lam-trủng-gian: tiếng Phạn. Đông nhiều quá thành loạn, nơi phần mộ.
Dục-phốc: lộc mạc. Sách Vận Anh cho rằng: hai tay đánh ném xuống đất gọi là phốc.
Thỉ-tức:. Ngược lại âm thời nhĩ. Sách Vận Thuyên cho rằng: dùng lưỡi liếm lấy vật. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thiệt thanh thị, hoặc là viết, lại viết năm thể chữ thỉ này đều là người xưa tùy theo tự ý mà viết vậy.
Bổng lộc:. Ngược lại âm trên là phùng dụng. Sách
Khảo Thanh cho rằng: bổng là tiền lương, vâng lệnh. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ nhơn thanh phụng, chữ phụng sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ phong đến bộ thủ. Nay theo lệ sách viết sai, lược bớt âm phong là âm phong.-Quyển 4 không có âm để giải thích
-------------------------------------
Biên truyền:. Ngược lại âm trên là tất miên, âm dưới là truyện.
Cước thúc:. Ngược lại âm trên là cạnh ức. Ngược lại âm dưới là thử tích. Trên là thuộc loại nhị chủng, thuộc tà kiến ngoại đạo.
Tróc lãm mã nhất mao. Ngược lại âm lặc cảm. Trong biển lớn có nước tên La Sát. Nước La Sát kia, quỉ rất đông, thường ăn thịt sát hại sinh mạng con người. Bồ tát vì có lòng từ bi lớn, hóa làm thiên mã bay đến nước kia để cứu độ con người kia thoát khỏi cảnh bị sát hại ăn thịt, việc này thuật đầy đủ trong kinh Phật bổn hạnh tập, và trong kinh Chánh Pháp Niệm v.v... đều đồng nói. Đây chỉ nói sơ lược vậy.
-------------------------------------
Thiệt cấm:. Ngược lại âm cầm cấm. Âm nghĩa trước đây trong kinh Địa Tạng Thập Luận đã giải thích đầy đủ rồi. Trong đây không lập lại nữa vậy.
-------------------------------------
Triển đoạn:. Ngược lại âm nữ triển cũng trong âm nghĩa trước đã giải thích đầy đủ rồi. Âm dưới đoạn, đoạn tức là cắt đứt lìa đoạn tuyệt. Triển trừ: Cũng là âm nữ triển. Tư Mã Bưu chú giải Trang Tử rằng: triển là đạp lên. Quảng Nhã cho rằng: bước đi, đạp lên, cũng với chữ triển trước nghĩa thông dụng cho nên không nói lại nữa.-Quyển 8, văn không khác có thể giải thích.
*******
Huệ Lâm soạn.
Văn manh:. Ngược lại âm trên là vật phân. Ngược lại âm dưới mãnh canh. Sách Khảo Thanh cho rằng: tên của loài côn trùng. Theo Thanh Loại cho rằng: manh giống như con ruồi mà lớn hơn. Sách Thuyết Văn cho rằng: văn manh là ruồi muỗi chích người, loại côn trùng biết bay. Văn hoặc từ bộ trùng viết thành chữ văn. Lại viết văn, hoặc viết văn đều là chữ cổ. Chữ manh từ bộ trùng thanh manh. Trong kinh văn viết manh văn thường hay dùng cũng thông dụng lưu hanh lâu rồi vậy, nên khó mà sửa đổi âm côn là âm côn.
Hoàng trùng:. Ngược lại âm trên là độ quang. Sách Khảo Thanh cho rằng: loài côn trùng ăn bông lúa. Sách Lễ Ký cho rằng: hoàng là loài châu chấu sâu bọ gây tai hại cho mùa màng. Thiên Thương Hiệt cho rằng: hoàng là loài châu chấu sinh sản rất nhiều. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ trùng thanh hoàng. Ngược lại âm dưới trục dung. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: có chân gọi là trùng, không chân gọi là trỉ, loại côn trùng không có chân. Sách Thuyết Văn viết bộ trùng từ ba bộ trùng âm trùng. Ngược lại âm huy quỷ, âm trung là âm chung âm trỉ là âm trỉ.
Hiểm khoáng:. Ngược lại âm trên là khảm liễm. Sách Khảo Thanh cho rằng: hiểm trở, nguy hiểm, chữ viết từ bộ phụ thanh hiểm. Ngược lại âm dưới là khổ hoảng. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: khoảng đất trống, nơi đồng hoang. Thiên Thương Hiệt cho rằng: nơi hoang dã, bãi tha ma. Quảng Nhã cho rằng: rộng lớn chữ viết từ bộ thổ thanh quảng, cũng có viết từ bộ nhựt cũng thông dụng.
Ông úy:. Ngược lại âm trên ốc khổng. Ngược lại âm dưới vĩ luật. Thiên Thương Hiệt cho rằng: Ông là cây cỏ mọc xanh tốt xum xuê. Chánh Tự xưa nay đều viết từ bộ thảo. Ông ủy đều là thanh vậy.
Quảng hiệp:. Ngược lại âm hàm giáp Cố Dã Vương cho rằng: Hiệp là khe núi, vùng đất hẹp giữa hai ngọn núi Chánh Tự xưa nay viết từ bộ phụ thanh hiệp. Ngược lại âm kiêm hiệp, hoặc là viết thiển là địa danh ở vùng đất gọi là Thiểm tây Trung Quốc, dùng chữ sai lầm. Trong kinh viết từ bộ khuyển viết thành chữ hiệp cũng sai dùng chẳng phải bổn chữ này.
Nhập nhứt đậu quái:. Ngược lại âm khẩu ngoại. Lâm Tự cho rằng: quái là một cây thô cứng, chắc chắn. Sách
Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hòa thanh hội.
Thô quảng: hổ mãnh. Theo chữ quảng đó cũng giống như tính hung ác dữ dằn. Sách Thuyết Văn cho rằng: con chó hung tợn, dữ dằn, không có thể đến gần được, chữ viết từ bộ khuyển thanh quảng.
Tao ế:. Ngược lại âm trên tảng đáo. Ngược lại âm dưới khải kê.
Câu chú Đà-la-ni.
Tai bạo:. Ngược lại lợi. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: khí dương làm khí âm bức bách làm cho ngưng trệ cho nên làm ra mưa đá. Sách Thuyết Văn cho rằng: mưa tuyết, chữ viết từ bộ vũ thanh bao chữ tai. Trong kinh văn viết tai này cũng là văn thông dụng thường hay dùng.
Đễ chế:. Ngược lại âm dưới là xương chế. Bi khảm:.
Ngược lại âm kham lâm.
Kiện tha: Tiếng Phạn kiến tha. Xưa dịch là chất phác.
Chánh Phạn âm gọi là hiến đà cũng là câu chú chơn ngôn. Tỳ mê kỷ: Âm dưới là khi, cũng là tiếng Phạn, không đúng âm.
-------------------------------------
Khiết độc:. Ngược lại âm nghiên kiết. Sách Lễ Ký cho rằng: không được nhai xương. Sách Thuyết Văn cho rằng: cắn nhai trong miệng, chữ viết từ bộ xỉ thanh khiết, âm kiết. Ngược lại âm khan sách.
Diêm bộ sư:. Ngược lại âm trên là thời diệm, âm dưới là sử chơn câu trong chữ.
Khê cốc:. Ngược lại âm khải kê. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: nước chảy bắn lên gọi khê. Sách Thuyết Văn cho rằng: khe nước trên núi không có chỗ thông chảy gọi là khe chữ viết từ bộ cốc thanh khê.
Lạo dật:. Ngược lại âm lao đáo. Sách Khảo Thanh cho rằng: nước mưa rơi xuống tràn ngập lụt. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: lạo là nước chảy cuồn cuộn. Theo sách Lễ ký cho rằng: nước mưa, chữ viết từ bộ thủy thanh liệu. Phạn âm. Ngược lại âm lực chiêu.
Bệ ma dầu:. Ngược lại âm trên bế mê. Sách Khảo Thanh cho rằng: bệ ma tên của loại thuốc, giống như hạt trang chuế dài như mỏ con chó, cho nên gọi là tên, hoặc là viết bề Trong kinh viết từ bộ đậu viết thành chữ bề này. Sách Thuyết Văn cho rằng: hạt đậu lưu. Đây chẳng phải nghĩa của kinh vậy.
Ái quyến:. Ngược lại âm quyết hiển. Theo Thanh Loại cho rằng: giăng lưới để bắt. Sách Khảo Thanh cho rằng: lấy dây bắt. Văn Tự Điển nói chữ viết từ bộ võng thanh quyến hoặc là viết chữ quyến này nghĩa cũng đồng. Chất đốn:. Ngược lại âm tri lợi. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: chất đốn giống như vấp té ngã ngửa. Quảng Nhã cho rằng: chất là đạp lên. Sách Thuyết Văn viết từ bộ túc thanh chất, hoặc là viết từ bộ chuyên viết thành chuyên, âm chuyên.
*******
Chùa Hưng Thiện, Tam Tạng Bất Không dịch Sa môn
Huệ Lâm soạn.
Bất yểm:. Ngược lại âm nhất sái. Sách Khảo Thanh cho rằng: yểm là mệt mỏi, buồn khổ. Sách Thuyết Văn viết từ bộ hán thanh yểm, âm hán là âm hạn. Chữ yêm từ bộ cam đến bộ nhục, đến bộ khuyển có nghĩa là con chó thấy thịt ngọt không bao giờ nhàm chán.
Phấn tấn:. Ngược lại âm trên là phân vấn. Trịnh
Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: phấn lay động. Quảng Nhã cho rằng: phấn chấn, thư thái. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: vật có nhiều sức mạnh phấn tấn, hưng phấn lên, cho nên cho rằng tên gọi vậy. Sách Thuyết Văn cho rằng: trác nghĩa là giống như bay lên. Chữ viết từ bộ chuy trong chữ điền, chữ chuy ngược lại âm nhung duy chuy gọi là con chim mở bộ lông cánh ra tự bay lên. Cho nên chữ phấn từ bộ duy.
Tô-mê-lô-sơn: Tiếng Phạn. Đường Huyền Trang cho rằng: núi Diệu cao, hoặc gọi là núi Diệu quang, lại cũng gọi là núi Tu-di. Cũng là tiếng Phạn đều tên của một quả núi.
Dũng xuất:. Ngược lại âm trên là dung thũng. Lưu Triệu chú giải Công Dương Truyện rằng: nước bắn vọt lên. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủy thanh dũng âm dũng đồng với âm trên. Trong kinh văn viết từ bộ túc viết thành chữ dũng này, nghĩa là vượt lên chẳng phải nghĩa của kinh.
Trụ đối diện niệm. Xưa dịch kinh ý trong tiếng Phạn. Tên Bát Chu Tam muội hoặc dịch là: chư Phật thành tựu hiện tiền, lời nói này của chư Phật nhanh chóng tương ưng, tức là trong khoảnh sát na, giây phút ngắn, nhập vào thần thông hiện tiền thắng định, dùng trong Phạn văn gọi là khéo léo, có thể bao quát nhiều nghĩa. Quốc độ này khó là người phiên dịch kinh không đủ, hoặc gọi là thần thông Tam muội, hoặc gọi là nhất hạnh Tam muội, mỗi mỗi nghĩa đều gọi là phần ít vậy.
Vô hạnh thần thông: âm hành là âm hạnh canh. Tên gọi khác nghĩa là không trói buộc, không nhanh chóng mà mau chóng, không đi mà tới. Tức là nghĩa này vậy.
Tam-ma-bát-đễ: tiếng Phạn. Đường Huyền Trang dịch là đẳng chí, tức là tên khác của định vậy.
Duy nhiên:. Ngược lại âm trên là di quí. Chữ mượn âm, sách Điển Lễ cho rằng: duy là ứng từ. Thiên Thương Hiệt cho rằng: duy là cung kính tất cả.
Ni-dạ-ma-vị: Tiếng Phạn gọi là cõi của Bồ tát Bất Thối Chuyển.
-----------------------------------------
Môn khổn:. Ngược lại âm khổ bổn. Trịnh Tiển chú giải sách Lễ Ký rằng: giới hạn của cửa, cửa hẹp. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ môn thanh khổn.
Ô-đà-nam: Tiếng Phạn. Đường Huyền Trang gọi là câu kệ hoặc là dấu chân để lại.
Bạo lưu:. Ngược lại âm trên bổ vị. Sách Giai Uyển Chu Tòng cho rằng: nước mưa rơi xuống tụ hợp lại bạo lưu. Sách Thuyết Văn cho rằng: đột nhiên mưa đến nhanh chóng, chữ viết từ bộ thủy đến bộ bạo thanh bạo.
Âm thốt. Ngược lại âm thôn nột.
-----------------------------------------
Vô ế:. Ngược lại âm ư kế Sách Phương Ngôn cho rằng: ế là ngăn đậy. Sách Vận Anh cho rằng: ngăn che. Quảng Nhã cho rằng: bị chướng ngại. Sách Thuyết Văn cho rằng: đậy lên phủ lên. Chữ viết từ bộ vũ thanh y, âm ế đồng với âm trên.
Ca-chỉ-lật-na-miên: cũng gọi là ca-chân-lân-đễ. Tên loài chim ca thụy. Thân của nó nhỏ, lông mềm mại, chẳng phải loại lông thường, lông rất nhẹ tốt đẹp, giống như bông tơ lụa, mỏng có thể lấy làm áo hoặc làm màn xe giá cho vua Chuyển Luân Thánh Vương ngự giá. Đây là loại trang phục. Nay tuy có chim này, nhưng chẳng phải loại chim kia. Lông của nó thô xấu, không thể dùng làm bông sợi.
Phân phúc:. Ngược lại âm trên phương văn. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: phân là loại cỏ thơm. Sách Phương Ngôn cho rằng: hòa với mùi thơm. Quách Phác chú giải rằng: hòa điệu theo mùi thơm gọi là phân hương cỏ thơm. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thảo thanh phân. Ngược lại âm dưới là bằng mục. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: phúc là hương thơm. Chánh Tự xưa nay viết tự hương thanh phục âm phúc đồng với âm trên.
Pha tri ca: Tiếng Phạn. Tên của vật báu. Đây người phiên dịch không đúng. Gọi là loại nước rất tinh khiết, sách trong suốt sáng lấp lánh, không có chút cấu bẩn, có bốn màu sắc khác nhau, màu xanh, hoặc màu hồng, hoặc màu tím khác biệt, đây là vật quí của thần linh. (T424).
Bần quỹ:. Ngược lại âm quỳ vị. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: quỹ phạt, thiếu thốn. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: quỹ là cạn kiệt hết sạch. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ phương thanh quí, âm phương là âm phương. Trong kinh văn viết từ bộ thực viết thành chữ quĩ, nghĩa khác biệt chẳng nghĩa của kinh văn vậy.
Khoả hình:. Ngược lại âm tân ngỏa, chữ mượn âm. Cố Dã Vương cho rằng: khỏa cởi áo ra để lộ cánh tay trần, vốn âm hư quả. Nay không lấy âm này.
Anh chư tật bệnh:. Ngược lại âm trên là y doanh. Sách Vận Thuyên cho rằng: Anh là gặp gỡ, trói buộc. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nữ, thanh anh, âm anh đồng với âm trên. Trong kinh văn viết từ bộ tật là chẳng phải.
Nại-lạc-ca: Tiếng Phạn. Ngược lại âm trên nô cát, tên của địa ngục.
Song dũ:. Ngược lại âm sở song. Sách Khảo Công Ký cho rằng: cửa sổ khoét trên tường gọi là dủ, cửa sổ khoét trong nhà gọi là song. Sách Thuyết Văn cho rằng chữ tượng hình. Viết bộ võng hựu viết song.
Văn thường hay dùng viết từ bộ phiến viết thành chữ dũ. Trong kinh văn viết từ bộ huyệt đều chẳng phải chánh thể.
Mâu kích:. Ngược lại âm trên là mạc hậu. Sách Khảo Thanh cho rằng: viết đúng là chữ mâu, là loại cây giáo cán dài, chữ tượng hình. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây giáo dài một trượng hai thước, dùng làm binh xa đánh giặc hoặc là viết mâu này, lại viết mâu này. Trong kinh văn viết chữ mâu là văn thường hay dùng. Ngược lại âm dưới là song thúc. Quảng Nhã cho rằng: cây kích cũng giống cây mâu. Chánh Tự xưa nay cho rằng: cây kích dài một trượng tám thước. Chữ viết từ bộ mâu thanh tiêu. Trong kinh văn viết từ bộ mộc viết thành chữ kích. Văn thường hay dùng là chẳng phải.-----------------------------------------
Bất huyển:. Ngược lại âm huyền quyên. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: huyễn là nhìn. Cố Dã Vương cho rằng: ngày nay người ta liếc mắt cùng nhau ra mật hiệu gọi là huyển. Sách Thuyết Văn cho rằng: con mắt dao động. Chữ viết từ bộ mục thanh huyển, âm huyễn đồng với âm trên.
Câu trả:. Ngược lại âm trên cẩu hậu. Quảng Nhã cho rằng: Câu là móc lấy ra dẫn ra. Ngược lại âm dưới là tảng quả Sách Khảo Thanh cho rằng: tỏa liên kết vòng tròn sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết đều từ bộ kim đều thanh câu tỏa. Đồng với âm trên.
Hoàn bỉ:. Ngược lại âm trên là hoàn mạn. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: hoàn là xâu xuyên suốt qua. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ đến bộ hoàn thanh tĩnh.
-----------------------------------------
Kiêu cuống:. Ngược lại âm trên kiêu yêu. Sách Tập Huấn cho rằng: kiêu là dối trá, lừa dối. Cố Dã Vương cho rằng: giả danh xưng gọi là kiêu. Sách Thuyết Văn cho rằng: kiêu là chuyên quyền. Chữ viết từ bộ thỉ thanh kiêu. Chữ kiêu từ bộ yêu. Nay văn thường hay dùng, từ bên phải viết chữ kiêu này là sai vậy.
-----------------------------------------
Bất thuyết:. Ngược lại âm khuyển duyệt. Thiên Thương Hiệt cho rằng: khuyết là hao tổn, tổn giảm. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ phữu đến bộ quyết thanh tĩnh. Âm phữu. Ngược lại âm phủ cẩu.
Táo động:. Ngược lại âm tao áo. Cố Dã Vương cho rằng: táo cũng giống như chữ động. Trịnh Huyền chú giải sách Luận Ngữ rằng: táo đó là không yên tịnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ túc thanh táo âm táo. Ngược lại âm tao đáo.
Tích vi:. Ngược lại âm tinh tích. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: phân tích. Sách Thuyết Văn viết từ bộ mộc thanh cân.
Nhất trích:. Ngược lại âm đinh lịch. Sách Thuyết Văn cho rằng: giọt nước nhỏ xuống gọi là trích. Chữ viết từ bộ thủy thanh thí. Hoặc là viết từ trích này. Trong kinh văn viết từ bộ đế viết thành chữ đế. Ngược lại âm đinh kế Đế nghĩa là dòng nước chảy xuống chẳng phải nghĩa của kinh. E rằng người viết sai lầm vậy.
Khổng khích:. Ngược lại âm ngự nghịch. Quảng Nhã cho rằng: khích là khe nức. Sách Thuyết Văn cho rằng: trên vách tường có lỗ hở nhỏ đường nức nhỏ. Chữ viết từ bộ phụ thanh khích chữ khích từ hai bộ tiểu kẹp lại bộ bạch. Trong kinh văn viết từ bộ sàu viết thành chữ khích này là chẳng phải.
-----------------------------------------
Nhiễm hiệt:. Ngược lại âm trên nhi diễm. Sách Chuyên Nhã cho rằng: nhiễm ô, dơ, nước đục. Sách Khảo Thanh cho rằng: nhiễm trước. Sách Thuyết Văn cho rằng: lấy vải tơ lụa nhuộm thành màu sắc đậm, chữ viết từ bộ thủy thanh nhiễm. Ngược lại âm dưới là hiền kiết. Sách
Văn Tự Tập Lược cho rằng: buộc lại, quấn lại rồi đem nhuộm xong mở ra làm đường viền có vân, có sọc. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ mịch thanh hiệt.
Đồng bộc:. Ngược lại âm trên là đồ hồng. Ngược lại âm dưới là bồ bốc. Sách Khảo Thanh cho rằng: đồng là người đầy tớ trai, dùng để sai khiến. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ đồng cũng giống như chữ bộc là người đầy tớ, chữ bộc là theo cũng gọi là đồ đệ. Nghĩa là người làm việc công gọi là thần sĩ làm việc trong nhà gọi là bộc. Chữ viết đều từ bộ nhơn, đều thanh đồng bộc, âm bộc là âm bốc.
Mậu dịch:. Ngược lại âm mạc hậu. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: mua bán. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: là cái chợ Sách Thuyết Văn cho rằng: dịch là trao đổi tài vật cũng gọi là mậu. Chữ viết từ bộ bối thanh mậu. Trong kinh văn viết mậu. Văn thường hay dùng âm mậu là âm khấu.
Lưu thoán:. Ngược lại âm thôn loạn. Cố Dã Vương cho rằng: thoán cũng giống như là bỏ trốn. Sách Thuyết Văn cho rằng: ẩn trốn, ẩn núp. Chữ viết từ bộ thử thanh huyệt.
Khẩn-ca-la:. Ngược lại âm kinh dẫn. Nhị-mạt-la:. Ngược lại âm kinh dẫn.
A-xúc-bà: Âm xúc. Ngược lại âm cát lục. Ba câu trên đây đều là tiếng Phạn. Gọi là pháp số
Tủng lật:. Ngược lại âm trên là lật dũng. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: tủng là sợ hãi. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: lo sợ sợ hãi. Ngược lại âm dưới là lân thất. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: sợ run, lo sợ, hoảng sợ, buồn bã. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: kính cẩn. Sách Thuyết Văn cho rằng: đều từ bộ tâm đều là thanh tủng lật.
*******
Huyền Ứng soạn.
Không dựng: Văn cổ viết dăng, cũng đồng. Ngược lại âm dực chứng. Theo chữ bao hàm thật gọi là dựng. Dựng tức là mang bào thai, đứa con trong bụng.
Cương thạch:. Ngược lại âm cư lương. Đất biến làm đá, giống như màu xanh vậy. Văn thông dụng cho rằng: đất có nhiều đá nhỏ Cũng gọi là đá vụn, sỏi.
Bảo tuyến: Văn cổ viết tiển cũng đồng. Ngược lại âm tư tiện.
Sách Thuyết Văn cho rằng: tuyến là sợi chỉ để may áo.
Vi huệ: Lại viết chữ huệ hai thể hình đều đồng. Ngược lại âm tư duệ. Sách Thuyết Văn cho rằng: ấu trùng tơ tằm trắng nhỏ, vải mịn. Phàm vải mịn mà thưa đó gọi là huệ
Tê ngưu:. Ngược lại âm tiên hề Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: hình như giống con trâu nước, bụng to lớn, chân có ba móng màu đen, hai sừng, thích ăn cỏ non, cũng có một sừng vậy.
Thành hoàng:. Ngược lại âm hồ quang hào bao quanh thành, không có nước gọi là hoàng.
-----------------------------------
Bối đại: Lại viết bối này cũng đồng. Ngược lại âm bồ bối. Cùng nhau làm trái. Ngược lại. Cố Dã Vương cho rằng: bối gọi là xả bỏ tướng làm trái lại phản nghịch. Quảng Nhã cho rằng: bối là phía sau lưng.
-Quyển sau (quyển hạ không có âm để giải thích
*******
Huyền Ứng soạn.
Trừng tề:. Ngược lại âm tổ kế. Sách Thuyết Văn cho rằng: mưa tạnh gọi là tề. Tề cũng giống như bầu trời quang đãng.
Mao đới:. Ngược lại âm như chí. Văn thông dụng cho rằng: sợi lông dùng làm trang sức gọi là mao. Giống như trang sức cán đao.
Bặc kiềm:. Ngược lại âm bồ bắc. Ngược lại âm dưới là cự diêm. Cổ lậu:. Ngược lại âm cư khỉ
Đô địch:. Ngược lại âm trên là đô ngã.
*******
Huyền Ứng soạn.
Tát-bà:. Ngược lại âm bồ-hà bổ-hà hai âm, dựa theo chữ bà gọi trắng phau.
Lưu mâu.
*******
Huệ Lâm soạn.
Kháp tu:. Ngược lại âm trên là khổ giáp. Ngược lại âm dưới dật du.
Quán tẩy:. Ngược lại âm trên quan hoán. Cố Dã Vương cho rằng: tắm rửa giặt giũ đều gọi là quán. Sách Thuyết Văn cho rằng: tắm, rửa tay. Chữ viết từ bộ cửu bộ thủy đến bộ mãnh.
*******
Huệ Lâm soạn.
Khưu-tẫn:. Ngược lại âm tất tấn. Tư Mã Bưu chú giải sách Trang Tử rằng: tẩn là phế bỏ đi. Chánh Tự xưa nay cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh tân. Trong kinh văn viết từ bộ nhơn viết thành chữ tẫn chữ thông dụng.
Thanh xí:. Ngược lại âm trên là thất tinh. Ngược lại âm dưới trắc sự Giải thích tên gọi là xé hoặc gọi là hổn, là nhà vệ sinh, chuồng heo. Sách Thuyết Văn cho rằng: hỗn cũng là nhà xí, mà xí cũng là thanh, hai chữ đều đồng nghĩa là nơi nhơ nhớp, nhà xi. Chữ thanh viết từ bộ vi thanh thanh. Chữ xí viết từ bộ nghiễm thanh tắc, âm vi là âm vi âm hỗn. Ngược lại âm hồn ổn, âm nghiễm là âm nghiêm.
*******
Huệ Lâm soạn.
Tiễn kiết:. Ngược lại âm trên là tiên tiễn. Sách Thuyết Văn cho rằng: tiễn là sợi chỉ khâu, hoặc là viết chữ tuyến. Trong kinh văn viết chữ đình là chẳng phải vậy.
Chủy luyện:. Ngược lại âm trên thị chi. Sách Phương Ngôn cho rằng: chủy là cái thìa cũng gọi là chủy này.
Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ chủy thanh thị. Trong kinh văn viết từ bộ mộc viết thành chữ thị sách Khảo Thanh cho rằng: mài trên đá, là cây thanh cửa ngang, chẳng phải nghĩa của kinh văn. Ngược lại âm dưới là cố Quảng Nhã cho rằng: luyện là tuôn ra, thoát ra. Thiên Thương Hiệt cho rằng: cởi bỏ giữ lấy. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ đẩu thanh luyến. Kinh văn viết từ bộ thủ viết thành chữ quyện, là âm quyền, chẳng phải nghĩa của kinh, âm luyến. Ngược lại âm lực chuyên.
Kết bì:. Ngược lại âm kiên xỉ Sách Thuyết Văn cho rằng: kết cảnh. Loại cỏ thân dùng làm thuốc, tên của loại cỏ thuốc. Chữ viết từ bộ mộc thanh kết âm cảnh. Ngược lại âm cổ hạnh.
Hài ngẫu:. Ngược lại âm trên hộ giai. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: hài hòa, hòa hợp. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: cũng là hòa hợp. Sách Thuyết Văn cho rằng: hợp theo. Chữ viết từ bộ ngôn thanh giai. Ngược lại âm dưới là ngũ khẩu. Bác Nhã cho rằng: ngẫu cũng giống như là một đôi. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: một đôi vợ chồng. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ lỗi, thanh ngẫu, âm lỗi. Ngược lại âm lôi đối.
Đồng hàm:. Ngược lại âm dưới là hạn thâm. Quảng Nhã cho rằng: cây kim châm vào. Cố Dã Vương cho rằng: hàm chỗ gọi là bó buộc ngăn chặn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chỗ gọi là may vá. Chữ viết từ bộ kim thanh hàm, hoặc là viết hàm cũng viết chữ châm thích, âm thích là âm thích, nghĩa là cây kim châm, hoặc là cây kim vá may.
*******
Huyền Ứng soạn.
Thích nhĩ:. Ngược lại âm trên là lô khác. Ngược lại âm dưới là trắc gia. Tiếng Phạn. Tên của vị Thanh văn đệ tử Phật.
Trụ dẫn:. Ngược lại âm trên trù hựu. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: trụ tức là đời sau. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: trụ dẫn là con cháu nối dõi, thừa kế. Sách Thuyết Văn cho rằng: thừa kế Chữ viết từ bộ nhục đến thanh do. Ngược lại âm dưới dần chẫn. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: dẫn cũng giống như chữ tự nghĩa là thừa kế, nối tiếp theo sự nghiệp tổ tiên. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: dẫn là thừa kế Sách Thuyết Văn cho rằng: dẫn đó gọi là con cháu cùng nhau thừa kế, tiếp tục. Chữ viết từ bộ nhục đến bộ bát đó cũng giống như con trưởng, cũng giống như lớp lớp nối theo sau.
----------------------------------
Phân vân:. Ngược lại âm trên nhất lân. Ngược lại âm dưới là vu căn, gọi là nguyên khí, nghĩa là nguyên khí mù mịt, trời đất hòa nhập chưa có phân ra. (T425)
Đình lưu:. Ngược lại âm dịch kinh. Bì Thương cho rằng: nước không chảy gọi là đình.
Phái biệt:. Ngược lại âm phổ mại. Sách Thuyết Văn cho rằng: dòng nước chảy quanh co khác biệt. Quảng Nhã cho rằng: nước tự phân ra mà chảy.
----------------------------------
Phân vệ: Đây nói là sai. Nói cho đúng là tân trà dạ. Đây dịch là đoàn người ăn xin. Gọi là đi khất thực.
Kinh kỳ: hoặc viết chữ tư cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm cự y.
Sách Chu Lễ cho rằng: vuông một ngàn dặm gọi là đất của vua, của quốc gia, vùng đất của vua cai trị vùng gần kinh thành, đất có giới hạn.
Chiếp phục:. Ngược lại âm đồ hiệp sách Nhĩ Nhã cho rằng: chiếp là sợ hãi. Quách Phác cho rằng: tức là lo sợ sợ hãi, kinh phục, âm nhiếp. Ngược lại âm chi thiệp.
----------------------------------
Truy hận:. Ngược lại âm dư loại. Sách Khảo Thanh cho rằng: trụy là oán giận. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: oán. Sách Thuyết Văn cùng với sách Nhĩ Nhã đều cho rằng đồng nghĩa oán giận, chữ viết từ bộ tâm thanh đối.
Đoàn thực:. Ngược lại âm đồ quan. Cố Dã Vương cho rằng: Đoàn đó là khiến cho cùng nhau hòa hợp. Sách Lễ Ký cho rằng: không thể đoàn nhất. Sách văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh chuyên.
----------------------------------
Sang vưu:. Ngược lại âm hữu cầu. Sách Khảo Thanh cho rằng: vưu là bệnh. Gọi là nút ruồi trên da. Chánh Tự xưa nay cũng gọi là bệnh, chữ viết từ bộ tật thanh vưu, hoặc viết từ bộ nhục, viết thành chữ vưu. Âm phúc lại ngày nay không lấy âm này.
Trần buộn:. Ngược lại âm bồn vấn. Sách Khảo Thanh cho rằng: buộn là bụi trần nhơ nhớp bay đến. Sách Giai Uyển Chu Tòng cũng cho rằng: buộn là bụi trần, sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thổ thanh phân.----------------------------------
Dần khoách:. Ngược lại âm du nhuận. Sách Lã Thị Xuân Thu cho rằng: vạn đời cũng giống như một nháy mắt. Sách Thuyết Văn cho rằng: con mắt mở ra nháy mắt nhiều lần. Chữ viết từ bộ mục thanh dần, hoặc là viết thuấn. Trong kinh văn viết huyễn là chẳng phải nghĩa của kinh.
Quật tĩnh:. Ngược lại âm quần vật. Cố Dã Vương cho rằng: quật nghĩa là khai phá đất. Quảng Nhã cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh khuất.
*******
Huệ Lâm soạn.
Mi tranh:. Ngược lại âm mi bi gọi là sà ngang gác trên cửa. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mộc thanh. Ngược lại âm dưới là thác canh. Quách Phác cho rằng: tranh là cột hai bên cổng. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: cây cột gác trên cửa hẹp gần bên ao nước. Sách Thuyết Văn viết từ bộ mộc thanh trường âm khổn. Ngược lại âm bi ổn.
Xu hạp:. Ngược lại âm là xúc chu Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: cánh cửa nhà. Gọi là cái then cửa cái chốt giữ cửa, gài cửa đó để làm chắc chắn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chốt cửa. Chữ viết từ bộ mộc thanh xu. Ngược lại âm dưới là hàm lạp. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: gọi là hạp tức cánh cửa, phân cửa. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: dùng cây gỗ làm cánh cửa gọi là hạp, dùng trúc bện làm cánh cửa gọi là phên. Sách Thuyết Văn cho rằng: hạp là cánh cửa riêng biệt. Chữ viết từ bộ môn thanh hạp.
Xí chơn:. Ngược lại âm đồ kiên. Thiên Thương Hiệt cho rằng: chơn là tắc nghẽn. Sách Thuyết Văn cho rằng: nghĩa cũng đồng Thương Hiệt giải thích. Chữ viết từ bộ huyệt, thanh chơn.
Khôi vĩ: cũng viết chữ khôi. Ngược lại âm cổ hồi. Tư Mã Bưu chú giải sách Trang Tử rằng: quỹ là đẹp, đầy đủ. Ngược lại âm dưới là vi quỹ Bì Thương cho rằng: vĩ đại lớn lao. Sách Thuyết Văn cho rằng: hai chữ rất lạ đều từ bộ nhơn đều thanh quỹ vĩ. Trong kinh văn viết từ bộ ngọc viết thành chữ khôi vĩ cũng thông dụng.
--------------------------------------
Đình truyện:. Ngược lại âm đồ đinh. Ngược lại âm dưới là trực luyến. Đời nhà Hán nhân vì Tần Vương cho thiết lập, mười dặm một cái ngôi đình, gọi là Đình Lưu, nghĩa là quan tuần đi đến trao đổi văn thư nghỉ lại đình này.
Tiêm tẩn:. Ngược lại âm trên là tiếp quán. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: giữa nước Ngô, Sở gọi dập tắt lửa là tiêm. Ngược lại âm dưới là tợ tấn. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: đốt lửa cháy còn dư lại tro tàn gọi là tẩn. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: gọi là đốt gỗ còn dư lại tro. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết đều từ bộ hỏa đều là thanh tiêm duật. Bổn kinh viết từ chữ tiêm, viết thành chữ là chẳng phải. Từ chữ tận viết thành chữ tẩn là văn thông dụng thường hay dùng.
-Quyển thứ ba, trước không có âm.
--------------------------------------
Vô kiển:. Ngược lại âm cư triển. Sách Phương Ngôn cho rằng: kiển là nói thẳng. Sách Sở Từ cho rằng: nói không có thông lợi, gọi là kiển, nghĩa là nói ngọng. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ ngôn đến chữ kiển thanh tĩnh. Cũng viết chữ kiển này.
--------------------------------------
Tê phá: Lại viết chữ tê này cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm tiên hề. Thiên Thương Hiệt cho rằng: tê là bệnh nói giọng yếu ớt. Đông Tề gọi là giọng khàn khàn gọi là. Theo Thanh Loại cho rằng: bệnh đau nhức. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ khẩu, thanh lê. Lại viết tê này nghĩa đều đồng.
--------------------------------------
Môn nghiệt: Lại viết chữ nghiệt này, cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm ngư liệt. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: thanh gỡ cắm thẳng giữa cổng tức là chặn cửa lại. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ môn. Thanh nghiệt, âm nghiệt đồng với âm trên.
Ti dịch:. Ngược lại âm tân di. Sách Tự Thư cho rằng: ti dịch là người đầy tớ nô bộc, cũng gọi là người thấp hèn. Chánh Tự xưa nay cho rằng: là người sinh sống ở vùng đất xa xôi hẻo lánh làm nghề nô bộc, làm người sai khiến. Chữ viết từ bộ nghiễm thanh tư.
-Quyển thứ ba, trước không có âm.
--------------------------------------
Pháp triệu:. Ngược lại âm đồ đao. Trịnh Huyền chú giải sách Nghi Lễ rằng: Triệu cũng giống như chữ cổ nghĩa là cái trống, nhưng mà nhỏ hơn, giữ hai oán đong đưa, lắc lư. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ cách thanh triệu. Viết đúng là triệu, cũng viết ba thể chữ triệu đều đồng nghĩa. Sách trụ văn viết triệu này.
Mạn đà:. Ngược lại âm mạc bàn. Theo Kinh Văn nói rằng: tên cái ao của cõi trời Đao Lợi. Đây là tiếng Phạn. Nhưng theo âm này không cầu chữ nghĩa. Nếu theo chữ tức là nế mạn chữ quái lạ không phải nghĩa kinh.
--------------------------------------
Cai nghiệt:. Ngược lại âm khẩu giới. Quảng Nhã cho rằng: lửa cháy hừng hực. Chánh Tự xưa nay nghĩa cũng đồng. Chữ viết từ bộ hỏa thanh khác.--------------------------------------
Niêm ô: Lại viết chữ niêm cũng đồng. Ngược lại âm nữ chiêm. Sách Tự Thư cho rằng: niêm là chất keo dính vào. Sách Thuyết Văn cho rằng: cùng nhau Vương mắc. Chữ viết từ bộ thử thanh chiêm, âm niêm là âm hồ
Thương lẫm: viết đúng là chữ lẫm. Ngược lại âm lực thậm. Sách Thuyết Văn cho rằng: lẫm là cái kho chứa thóc cứu tế Trong Tông miếu có nhiều kho chứa lúa gạo để cứu tế Vua nói rằng: Trẫm lấy thóc từ trong kho ra cứu tế dân nghèo cho nên gọi là lẫm. Chữ viết từ bộ nhập đến hồi. Trông giống như cái nhà có cửa phên gọi là lẫm, hoặc là viết từ bộ hán, bộ hòa viết thành chữ lẫm, cũng đồng với bổn kinh.
Ẩm tỉ:. Ngược lại âm dưới là sư tử. Gọi là ngọc ấn của vua. Tỉ là làm tin cũng gọi là thần khí. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thổ viết thành chữ tỉ. Nay viết từ bộ ngọc viết thành chữ tỉ
*******
Huệ Lâm Tân soạn.
Khả mậu:. Ngược lại âm mạc hậu. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: mậu dịch mua bán trao đổi. Sách Vận Anh cho rằng: trao đổi hàng hóa. sách Thuyết Văn cho rằng: trao đổi tài vật. Chữ viết từ bộ bối thanh mậu. Văn cổ viết chữ mậu. Trong kinh văn viết chữ mậu này là chẳng phải.
Hoa thuyết:. Ngược lại âm trên là hoa. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: hoa là nói ồn ào huyên náo. Sách Khảo Thanh cho rằng: làm ầm ĩ Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngôn thanh hoa. Trong kinh viết từ bộ khẩu là chẳng phải.
Du siểm:. Ngược lại âm trên du chu. Sách Trang Tử cho rằng: không lựa chọn phải quấy mà nói gọi là du. Thiên Thương Hiệt cho rằng: siểm là nịnh hót theo ý của người. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: du cũng giống như siểm. Chữ viết từ bộ ngôn thanh du. Trong kinh viết chữ du này là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là sửu nhiễm. Gọi khác đi là người quân tử giao kết trên không nịnh hót, giao kết dưới không trêu đùa bỡn cợt. Hà Hựu cho rằng: siểm là nịnh hót. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: siễm gọi là nghiêng mình lấy từ dưới. Sách Trang Tử cho rằng: hy vọng ý mong cầu mà nói lời siễm nịnh. Thời nay dùng theo lệ sách viết lược bớt. Triện văn viết đúng thể từ chữ siểm này viết thành chữ siểm. Nay theo viết lược bớt.
Tứ ngưng:. Ngược lại âm ngộ câu. Sách Vận Thuyên cho rằng: trong góc này. Sách Khảo Thanh chẳng thể: bốn góc gọi là ngung. Sách Thuyết Văn cho rằng: gót chân chữ viết từ bộ phụ thanh ngung. Trong kinh văn viết từ bộ sơn viết thành chữ ngung, chỗ hiểm yếu chân núi, cũng gọi là nơi mặt trời mọc. Sách Thượng Thư cho rằng: ngung là cái hóc nơi mặt trời mọc.-------------------------------------
Khinh dị: Lại viết chữ dị nay. Nay viết chữ dị này cũng đồng. Ngược lại âm dĩ cổ. Thiên Thương Hiệt cho rằng: dị khinh thường ngạo mạn, cũng gọi là bình dị, đơn giản.
Hạc áp:. Ngược lại âm hồ khác. Loài chim này giống như chim trĩ, lớn hơn, tính nó thích đánh nhau đến chết mới thôi, cho nên các võ sĩ đội mũ trên đầu có gắn lông chim trĩ này để lấy làm tượng trưng. Kinh Sơn Hải cho rằng: ở núi Huy chư có nhiều chim hạc, người ta lấy cái lông chim này cắm trên đầu cũng xuất ra bộ tộc, đảng phái. Ngược lại âm dưới là áp, là loại gia súc nuôi, con vịt lội dưới nước.
Báng san:. Ngược lại âm sở gian. Thiên Thương Hiệt cho rằng: san là chê bai. Sách Luận ngữ cho rằng: kẻ ác ở hạng thấp hèn mà chê bai người trên. San báng là lời nói chê bai hủy nhục kẻ khác, chữ viết đều từ bộ ngôn.
Giao long: tiếng Phạn gọi là cung Tỳ-la, có con cân gọi là giao long. Bế đứa con gọi là rồng mẹ. Giao long gọi là rồng con, con rồng này hình trạng nó giống như con cái đuôi con rùa, da của nó có hạt châu tròn. Quách Phác chú giải kinh Sơn Hải rằng: giao giống như con rắn mà lại có bốn chân nhỏ, đầu nhỏ cổ có màu trắng anh lớn, mười năm mới đẻ trứng, một cái trứng lớn như một-hai hộc, khi nở con ra có thể có thần lực nuốt cả con người.
Da quặc: Âm trên lại viết hà. Ngược lại âm cổ hà. Ngược lại âm dưới là cư phược. Gọi là con khỉ mẹ to lớn, khéo vồ chụp người thích liếc ngó.
-----------------------------------------
Quyên phi:. Ngược lại âm nhuế duyên. Mao Thi Truyện cho rằng: quyên là loài côn trùng nhỏ nhất, thuộc loại con phù du.
Noãn động:. Ngược lại âm trên là văn doãn. Thống Tự cho rằng: noãn là loài côn trùng bò lúc nhúc, có chân gọi côn trùng, không chân gọi là noãn. Quảng Nhã viết noãn hoặc là viết noãn. Sách Thuyết Văn cho rằng: động là nhung nhúc. Chữ viết từ bộ trùng thanh nhuyễn.
Quĩ vi:. Ngược lại âm trên quỳ vị. Sách Vận Anh cho rằng: dâng thức ăn cho người trên, biếu tặng thức ăn, hoặc là viết từ bộ quỷ viết thành chữ quỹ đều là chữ hình thanh.
Câu-lợi: tiếng Phạn, tức là các kinh đều gọi là câutri, danh pháp số. Đây gọi là hàng trăm hàng vạn.
Na-thuật: cũng là tiếng Phạn, hoặc gọi là na-do-ta, hoặc gọi là na-du-đa. Đây gọi là trăm ngàn vạn.
Du-tuần: cũng là tiếng Phạn hoặc gọi là do-tuần, hoặc gọi là do diên hoặc gọi là du-xà-na. Đúng Phạm âm gọi là du-thiện-na. Từ xưa quân của Thanh Vương đi một ngày lộ trình, lấy toán pháp mà tính tức ba mươi dặm. (T426)
Cơ nhục:. Ngược lại âm trên cư nghi tức là cơ thể bắp thịt.
******
Huệ Lâm soạn.
Hiền lộ: Trong các kinh, hoặc ở trong Phạm ngữ, đều gọi tên là Bạt-đà-bà-la. Tức là vị Phật đương thời trong thành Vương Xá. Có vị trưởng giả tên là Hiền hộ vị Bồ tát trong hàng bạch y. Tức là ở trong hiền kiếp, đương lai ngàn vị Phật, vị Phật thứ nhất thưa hỏi Phật nói kinh này.
Nhất đoàn:. Ngược lại âm đoạn lạc. Sách Bát Nhã cho rằng: tay nắm lấy khiến dẫn dắt nhau đi. sách Khảo Công ký ghi rằng: hoặc là viết đoàn nghĩa là đoàn viên. Táo thích:. Ngược lại âm trên là tao táo. Sách Luận ngữ cho rằng: táo là không yên tịnh. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: táo là lo buồn. Sách Vận Thuyên cho rằng: vội vàng, tính nóng nảy. Sách Tập Huấn cho rằng: động tâm. Chữ viết từ bộ túc thanh táo âm táo. Ngược lại âm tảng đáo. Ngược lại âm dưới là thanh diệc. Quảng Nhã cho rằng: thích là lo buồn ưu tư suy nghĩ hoặc là viết chữ thích. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ thanh thích. Sách Thuyết Văn cho rằng: lại nói chữ thích viết từ bộ việt âm việt là âm việt từ bộ tống thanh tĩnh.
-----------------------------------------
Ngoan ngai:. Ngược lại âm trên là ngũ quan. Tả Truyện cho rằng: tâm không có phép tắc nghĩa đức trong kinh gọi là ngoan. Văn cổ viết chữ ngoan. Quảng Nhã cho rằng: ngoan là đần độn chữ tượng hình. Ngược lại âm dưới là nhai giải. Thiên Thương Hiệt cho rằng: ngu độn không biết gì hết. Sách Phương Ngôn cho rằng: bệnh phong, ngu si, hoặc là viết. Giải thích dùng cũng đồng như trên. Sách Thuyết Văn cho rằng: con ngựa ngu si đần độn, chỉ biết kéo xe, chữ viết từ bộ mã, thanh ai.
"Máu từ chối không trở về tim nữa.
Hãy xin người tha thứ lỗi lầm nhau" (T426)
Ngận tệ:. Ngược lại âm trên ngận khẩn. Sách Khảo Thanh cho rằng: ngận tức là rất hận. Sách Vận Thuyên cho rằng; ngận là đến. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ xích thanh cấn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ cấn viết từ bộ mục đến bộ chủy. Nay theo lệ sách nhân viết bộ thảo viết lược, âm xích. Ngược lại âm sửu xích, âm khẩn. Ngược lại âm khổ bổn. Ngược lại âm dưới là tỳ duệ. Sách Khảo Thanh cho rằng: tệ là hư hoại, xấu tệ, giống như cái áo đã rách nát bại hoại.
Xi tiếu:. Ngược lại âm trên là chủy chi, chữ viết từ bộ trùng thanh xi chữ cổ. Ngược lại âm dưới tiếu diệu, chữ viết từ bộ trúc đến bộ yêu đến bộ khẩu đó văn thường hay dùng.
Khu biệt:. Ngược lại âm khúc câu. Sách Khảo Thanh cho rằng: giới hạn của khu vực. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: năm mươi nhà gọi là một khu. Quách Phác chú giải rằng: 25 là số, số 25 là khu, mà dùng chú giải sách Luận ngữ rằng: giống như cây cỏ các loại khác biệt nhau. Sách Thuyết Văn cho rằng: theo phẩm loại khác biệt nhau. Chữ viết từ bộ phương âm phương là âm ẩn yên. Ngược lại âm trên là hề đệ.
-----------------------------------------
Lô năng: Lại viết bổ bài hai thể hình cũng đồng. Ngược lại âm bạch ung. Gọi là ống thiết trong nhà dùng để thổi lửa khiến cho lửa cháy lên.
Tư tuần:. Ngược lại âm tư tôn. Tuần là hỏi. Tả Truyện cho rằng: hỏi thăm, khéo hay hỏi thăm thân mật là tuần. Khéo hay hỏi thăm đường đạo là tử. Đỗ Dự chú giải rằng: tuần là hỏi thăm bà con thân thích.
Ngập Đa: đây là tên con của người Cư sĩ. Theo chữ. Ngược lại âm ngư cập.
Khiếp tứ:. Ngược lại âm kiêm diệp. Ngược lại âm dưới tư sử Sách Thuyết Văn cho rằng: cái rương đựng quần áo dụng cụ gọi là tử Sách Lễ Ký cho rằng: cái tre nhỏ cũng đồng. Lại Trịnh Huyền chú giải rằng: đều là dụng cụ đựng thức ăn, tròn gọi là đan, vuông gọi là tứ âm đan là âm đan.
-----------------------------------------
Anh thủy:. Ngược lại âm ư canh. Sách Phương Ngôn cho rằng: cái bình miệng nhỏ mà bụng lại to.
Tán trợ:. Ngược lại âm tử đán. Tán trợ giúp, cũng gọi là tôn trọng khen ngợi.
Khanh tương: Lại viết thân. Ngược lại âm khổ canh, âm dưới lại viết thương thương hai chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm thất dương. Quảng Nhã cho rằng: "Kham tương đều là tiếng vàng ngọc khua leng keng, lanh canh, boong boong". Chữ hình hình thanh.
-Quyển 5: Văn không khác, chữ khó âm có giải thích.
*******
Huyền Ứng soạn.
Vĩ vĩ:. Ngược lại âm vi phỉ vĩ vĩ cũng giống như vi vi, nghĩa là gắng sức mà tiến lên.
-----------------------------------
Nhẫm nhược: Lại viết chữ nhẫm ngày cũng đồng. Ngược lại âm nhi thậm. Loại cây cỏ có thân hình mềm mại. Quảng Nhã cho rằng: nhẫm là mềm yếu, cũng gọi là ôn nhu chữ dưới viết đúng nghi là nhược, là mềm yếu.
Huệ Lâm soạn.
Lại đọa:. Ngược lại âm trên lan tổ. Ngược lại âm dưới đồ ngọa. Sách Đông Quán Hán Ký cho rằng: lại đọa đó là riêng không thấy sự lao nhọc. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: đọa là giải đãi, biếng nhác. Sách Thuyết Văn cho rằng: Lại cũng là giải đãi, biếng nhác. Chữ viết từ bộ nữ thanh lại, hoặc là viết chữ lại nay. Chữ đọa là không cung kính chữ viết từ bộ tâm, thanh đọa âm đọa đồng với âm trên hoặc là viết chữ đọa này, lại viết chữ đọa này đồng với quyển hạ.
Khải giáp:. Ngược lại âm khai cải. Sách Văn Tự Tập Lược cho rằng: lấy kim loại làm áo giáp che thân gọi là khải. Sách Thuyết Văn cho rằng: khải cũng là áo giáp. Chữ viết từ bộ kim thanh khải âm khải là âm khởi.
Phiêu tướng:. Ngược lại âm thất phiêu. Cố Dã Vương cho rằng: Phiêu cũng giống như trôi chảy. Sách Thuyết Văn cho rằng: nổi bồng bềnh trên mặt nước, chữ viết từ bộ thủy, thanh phiêu, âm phiêu. Ngược lại âm tất diêu.
--------------------------------
Nhược can đồng:. Ngược lại âm động đông. Sách Thuyết Văn cho rằng: chặt ống tre, chữ viết từ bộ trúc thanh dũng.
Khanh khảm:. Ngược lại âm trên là khác canh. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: là cái hầm, hố sâu. Thiên Thương Hiệt cho rằng: cái hang, hốc, khe, nước sâu, tràn ngập. Ngược lại âm dưới khổ cảm. Sách Chu Dịch cho rằng: khảm là chỗ trũng. Sách Thuyết Văn cho rằng: đều từ bộ thổ thanh khang, khảm âm khang. Ngược lại âm khang lãng.
Khuyết nhai:. Ngược lại âm khuyển duyệt. Thiên Thương Hiệt cho rằng: khuyết là hao tổn, tổn giảm. Ngược lại âm dưới là nhã giai. Sách Khảo Thanh cho rằng: khe vách núi, bên bờ sườn núi. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ khuyết viết từ bộ phữu thanh quyết, chữ nhai, từ bộ ngũ thanh giai.
Cức thúc:. Ngược lại âm trên là căn ức. Sách Phương Ngôn cho rằng: cức là cây cỏ có gai. Người giữa sông Hoài gọi là cỏ gai. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: cức là cây táo chua. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây táo nhỏ mọc sum xuê. Chữ viết từ hai bộ thúc. Trong kinh văn viết đều từ bộ một bộ thúc là sai. Ngược lại âm dưới là thư tứ. Cố Dã Vương cho rằng: da cây bên ngoài có gai nhọn rất bén. Sách Thuyết Văn cho rằng: giống như cây có lá nhọn. Trong bổn kinh viết từ bộ đao viết thành chữ lạt là sai lầm, nghĩa chữ lạt là cắt vỡ vết thương ra, đây chẳng phải nghĩa kinh vậy.
Dục chú:. Ngược lại âm chu thú. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: mưa đúng thời tiết vạn vật nào trên mặt đất mà không sinh trưởng tươi tốt sinh sôi nảy nở. Sách Thuyết Văn cho rằng: mưa đúng thời tiết, cho nên nước mưa rót vào vạn vật xanh tốt. Chữ viết từ bộ thanh chú, âm chú là âm chú.
Cân cốt tủy:. Ngược lại âm trên là cẩn hân. Sách Thuyết Văn cho rằng: cân là sức mạnh của bắp thịt. Chữ viết từ bộ nhục, bộ trúc. Trúc là loại thực vật có nhiều gân xương. Theo bộ lực, lực là giống như nhiều gân xương là có nhiều sức mạnh. Trong kinh viết từ bộ thảo đến bộ giác, viết thành chữ cân là chẳng phải vậy. Ngược lại âm dưới là tuy thúc. Sách Thuyết Văn viết chữ tủy này cho rằng: chất mỡ trong xương. Chữ viết từ bộ cốt đến bộ tùy thanh tĩnh. Chữ viết đúng thể là từ chữ tùy viết thành chữ tủy, âm tủy. Ngược lại âm hứa quy.
Ly ngưu: Lại cũng viết mao, âm. Lại cũng âm mao. Trong kinh Sơn Hải nói rằng: ở núi Phiên hầu có loài thú, hình trạng của nó giống như con trâu, cao bốn thước, có mọc lông gọi là con ly ngưu là loài bò có lông đuôi rất dài. Quách Phác chú giải rằng: trên lưng, đầu gối đều có lông dài. Sách Thuyết Văn cho rằng: ở Tây Nam Di có loại bò có lông dài chữ viết từ bộ ngưu, thanh ly âm ly. Ngược lại âm lực chi, lại cũng viết chữ mao này.
Thiêu nhãn:. Ngược lại âm thiếu diêu. Theo Thanh Loại cho rằng: thiêu là nhặt ra, chọn lựa ra. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh triệu âm quyết, ngược lại âm quyên huyết.
Mạt đoàn: Âm trên là mạt. Cố Dã Vương cho rằng: mạt gọi là bọt nước nổi trên mặt nước. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy thanh mạt. Ngược lại âm dưới là đoàn. Quyển trước kinh Hư Không Tạng Bồ tát vấn Phật-quyển thứ tư đã giải thích rồi.
Thủy bào:. Ngược lại âm phổ bao. Sách Khảo Thanh cho rằng: bào là bong bóng nổi lên mặt nước. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủy thanh bao.
-----------------------------------
Huệ Lâm soạn.
Khai vị:. Ngược lại âm vi bĩ. Sách Quốc ngữ cho rằng: vi là cái cửa, mà cùng với Giả Quỳ giải thích rằng: vi là cửa mở, sự mở mang. Chữ tịch giống như là mở ra.
Chánh Tự xưa nay viết từ bộ môn thanh vi.
Điển trì:. Ngược lại âm thiên điển. Sách Tập Huấn cho rằng: điển là vẩn đục. Lại gọi là dơ uế cấu bẩn nước đục, âm miễn. Ngược lại âm niên điển.
Đình liệu:. Ngược lại âm dưới là lịch điều. Sách Lễ Ký cho rằng: việc lớn của quốc gia, cùng đốt đuốc trước sân cháy sáng cả vùng. Trịnh Chúng cho rằng: liệu là đốt đuốc. Lấy cây, cỏ gai để ngoài cửa làm cây đuốc lớn. Để ở bên trong cửa gọi là cây nến trong sân nhà, đều cho rằng chiếu, giống như là sáng ban ngày. Lại gọi là cây đuốc trước cửa cháy lan ra đất. Trong kinh văn viết từ bộ kim, viết thành chữ đình là chẳng phải. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: đỉnh là thuộc về cây cuốc. Quảng Nhã cho rằng: đỉnh là cái lưỡi cày, tức là nông cụ, nghĩa này rất quái lạ chẳng phải ý nghĩa của kinh văn vậy.
-----------------------------------
Ngộ mị: Âm trên là ngộ. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: ngộ là tỉnh dậy. Thiên Thương Hiệt cho rằng: trong khi ngủ có nói chuyện mà biết gọi là ngộ. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết từ chữ ngộ thanh tĩnh. Ngược lại âm dưới là di tí. Cố Dã Vương cho rằng: nghỉ ngơi, ngủ ngủ rất say. Sách Thuyết Văn cho rằng: nằm nghỉ Chữ mi viết tĩnh lược, thanh vị.
Khôi dị:. Ngược lại âm trên cổ hồi. Bì Thương cho rằng: khôi là viên ngọc đẹp lạ quý hiếm. Sách Khảo Thanh cho rằng: viên ngọc lớn mà đẹp. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ y thanh khôi. Trong kinh văn viết từ bộ quý viết thành chữ hội là chẳng phải.
Ngu tráng:. Ngược lại âm dưới là trác giáng. Sách Huấn Toán cho rằng: tinh thần phiền muộn, buồn bực không thoải mái. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: theo vị quan trung trực nhìn Bá Di là thẳng thắn, cương trực. Sách viết từ bộ tâm đến bộ bối âm tráng. Ngược lại anh giáng, âm mang. Ngược lại âm mang hạng.
Đạm phạ:. Ngược lại âm trên là đạm. Ngược lại âm dưới là phổ bá. Trong kinh nói rằng: lo lắng nơi chơn cảnh, mà sợ sệt nơi điềm tĩnh. Trong kinh viết từ bộ thủy là chẳng phải.
Hà thử: Âm trên là hà, âm dưới từ Cường khái:. Ngược lại âm trên khương lượng. Ngược lại âm dưới khổ cải. Gọi là tiếng khóc lớn, khái là tiếng than thở, viết đúng khương khái. Trong kinh viết cường khái là sách viết sai, không thành chữ.
Chất ngại:. Ngược lại âm trên là trắc lợi. Cố Dã Vương cho rằng: chất là bị vấp ngã. Quảng Nhã cho rằng: hư hoại cũng gọi là vấp té ngã nhào. Chữ viết từ bộ túc thanh chất.
-----------------------------------
Cấp cấp: Âm cập. Sách Lễ Ký cho rằng: cấp cấp nghĩa là giống như có chỗ đuổi theo mà không kịp. Cố Dã Vương đuổi theo mà không kịp. Cố Dã Vương cho rằng: chữ cấp cấp giống như chữ cấp cấp này, nghĩa là tình hình gấp gáp nguy ngập. Sách Thuyết Văn cho rằng: cấp là đi vội vàng, gấp vội. Chữ viết từ bộ xích thanh cập, hoặc là viết từ bộ nhơn viết thành chữ cấp âm cấp. Sách Khảo Thanh cho rằng: bị trói buộc nơi tâm, hứng thú nơi việc. Trong kinh văn viết từ bộ thủy viết thành chữ cấp này là sách viết sai.
Tham san:. Ngược lại âm dưới là thiên kiết. Sách Khảo Thanh cho rằng: tham ăn gọi là san.
Hoảng hốt:. Ngược lại âm trên hoang quảng. Âm dưới là hốt. Trong kinh văn viết từ hoang viết thành chữ hoang này là chẳng phải.
Tích liệt: Âm trên là bách. Lại âm nam mịch. Gọi là vung tay đấm ngực.
-----------------------------------
Noãn liệt:. Ngược lại âm trên là nô loạn. Sách Khảo Thanh cho rằng: noãn là khiếp sợ khiếp nhược. Chữ viết từ bộ tâm thanh noãn, hoặc là viết từ bộ viết thành chữ noãn cũng đồng nghĩa. (T427)
Hằng nhơn:. Ngược lại âm cương đặng. Sách Tập Huấn cho rằng: hằng là quá xa. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: hằng là biến khắp. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mộc viết thành chữ hằng, nghĩa chữ hằng là càng mạnh mẽ Thời nay dùng chữ hằng này, vốn là văn cổ, chữ hằng này theo sách Thuyết Văn cho rằng: trên dưới mỗi mỗi đều là chữ nhất, hằng chữ chỉ ý.
-----------------------------------
Hạo xú: Hai chữ đều đồng. Ngược lại âm hào lão. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: hạo là mặt trời mới mọc sáng. Sách Thuyết Văn cho rằng: mặt trời mới mọc nhô lên, chữ viết từ bộ nhựt thanh cáo, hoặc là viết từ bộ bạch viết thành chữ hạo. Dưới là chữ xú. Sách Khảo Thanh cho rằng: nguyên khí không có màu sắc, không có mùi vị, gọi là ban ngày. Sách Thuyết Văn cho rằng: quay về ngày Đại nhựt. Chữ viết từ bộ đại. Văn cổ viết khứu này. Ngày nay dùng theo gọi là một ngày. Văn thường hay dùng.
Lung lệ:. Ngược lại âm trên cung đồng. Âm dưới là lệ, theo chữ "lung lệ". Đó là cang cường cứng rõi khó giáo hóa.
Cung khác: Âm trên là chữ cung. Từ bộ tâm thanh cung. Âm dưới chữ khác, ngược lại âm khang các. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: khác là cung kính. Văn cổ viết từ bộ khác viết thành chữ khác cũng là chữ tượng hình, cũng là chữ hội ý.
Trùng nghị:. Ngược lại âm dưới là nghi ỷ. Hoặc là viết chữ khải. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: khải là con kiến càng, con kiến càng lớn, chữ này không định thể, trước các nhà Nho tùy ý viết, hoặc từ bộ trùng viết thành chữ nghị. Lại cũng viết chữ ngã.
Lân thương:. Ngược lại âm luyện điền. Sách Tập Huấn cho rằng: lân thương xót. Sách Khảo Thanh cho rằng: ai là đau xót, thương xót.
Văn thường hay dùng viết chữ lân này. Trong kinh văn viết từ bộ mễ viết thành chữ lân này là chẳng phải, sách viết sai, không thành chữ.
-----------------------------------
Phiếm lưu:. Ngược lại âm trên là phù phạm. Sách Khảo Thanh cho rằng: phiếm phạm. Sách Khảo Thanh cho rằng: phiếm là nổi trên mặt nước, hoặc là viết chữ phiếm. Sách Thuyết Văn cho rằng: phiếm này là bọt bong bóng nước. Chữ viết từ bộ thủy thanh thanh phạt.
Xuy sanh:. Ngược lại âm thanh kinh. Tên của loại nhạc khí. Ở đời vốn gọi là viện, viết là sanh nghĩa thân giống như phụng hoàng, đúng là âm điệu cung nguyệt. Sách Thuyết Văn cho rằng: vật sanh cho nên giống loài vật thông suốt được mà sanh, cho nên gọi là sanh, lớn đó là mười chín ống trúc, nhỏ đó là mười ba ống trúc ghép lại. Trong kinh văn viết sanh này là chẳng phải vậy.
Ôn thủ:. Ngược lại âm ôn muộn. Sách Thuyết Văn cho rằng: ôn là chìm xuống. Chữ viết từ bộ thủ đến bộ ôn thanh tĩnh.
Chiêm đường: Âm trên là chiêm. Tên của loại cây thơm hương thọ. Ở vùng Quảng châu có loại cây này đốt lá có mùi rất thơm.
-----------------------------------
Ngu ngai:. Ngược lại âm nhai giải. Trong quyển thứ hai trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Thiêu trá:. Ngược lại âm tri giá. Lửa cháy có tiếng nổ lớn.
Lừ kỳ:. Ngược lại âm lặc chư. Sách Khảo Thanh cho rằng: sừ là bày tỏ thoải mái, khai mở ra. Sách Vận Thuyên cho rằng: phân tán, chữ viết từ bộ thủ thanh lự
Đãi đắc: Thái nại. Sách Tập Huấn cho rằng: đãi là đến kịp lúc.
Trong kinh viết chữ đãi này là chẳng phải nghĩa kinh.-----------------------------------
Bằng các:. Ngược lại âm trên là bạch manh. Sách Khảo Thanh cho rằng: bằng là quán trọ Sách Thuyết Văn cho rằng chữ viết từ bộ mộc thanh bằng. Kinh văn viết từ bộ bình viết thành chữ bình là chẳng phải.
Cường bá:. Ngược lại âm ba mạ. Sách Thuyết Văn cho rằng: mặt trăng bắt đầu mọc, tức là ngày rằm ánh sáng mặt trăng tròn đầy tỏa ra. Sách Tập Huấn cho rằng: Người đứng đầu tức là vua. Thống Tự cho rằng: lâu dài. Chữ viết từ bộ nguyệt thanh bá. Văn cổ viết chữ bà này là chẳng phải.
*******
Huệ Lâm soạn.
A-sai-mạt: Tiếng Phạn. Đây dịch không hết ý, là tên của vị Bồ tát.
Hạo hạo hạo hạo: Kinh này và kinh trước “Đại Ai Đẳng”. Đều là
Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch. Từ nghĩa lý chất phác vụng về, lời không dịu dàng. Hạo hạo là sách viết trùng lắp đó, nghĩa là vô lượng vô biên không ngằn mé, không thể nghĩ lường sự rộng lớn vô biên.
Quặc liệt:. Ngược lại âm oanh hiệu. Âm dưới là liệt. Đây cũng là văn thường hay dùng lời còn bàn bạc nghĩa hủy hoại.
Thánh triết:. Ngược lại âm triển liệt hoặc là viết chữ triết này nghĩa là trí huệ, cũng là chữ cổ
Trích mạc:. Ngược lại âm đinh lịch. Bao quả: Âm quả, từ bộ y thanh quả.
----------------------------------------
Đễ đột:. Ngược lại âm đinh lễ, hoặc là viết từ bộ ngưu viết thành chữ đễ. Ngược lại âm dưới độn nột. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ huyệt đến bộ khuyển, chữ hội ý.
Hào soạn:. Ngược lại âm trên là hiệu giao. Âm dưới là soạn. Văn trước đã giải thích đầy đủ rồi.
Bất tồn cứ:. Ngược lại âm cự ngư, gọi là cấp tốc nhanh chóng.
----------------------------------------
Điềm phạ:. Ngược lại âm đình gian. Ngược lại âm dưới là phổ bá. Thô cử đô bác:. Ngược lại âm trên là thương hồ. Văn thường hay dùng, viết đúng từ ba bộ lộc. Chữ thô cử đó là nói tóm lược. Âm bác. Ngược lại âm bang giác. Quảng Nhã cho rằng: bác là sáng rõ. Trịnh Huyền chú giải sách Khảo Công Ký rằng: bác là thấy, nhìn thấy. Sách
Hán Thư cho rằng: bác là biết một dễ dàng, rõ ràng.----------------------------------------
Ma-ha:. Ngược lại âm mạc khả. Sách Tam Thương cho rằng: Ma là nhỏ bé, cũng gọi là rất nhỏ. Gọi là loài côn trùng nhỏ bé. Trong kinh văn có viết thái thái là chẳng phải.
Hung thụ: Văn cổ viết từ bộ đậu viết thành chữ thục. Ngược lại âm thù chủ. Gọi là thằng nhỏ, cũng gọi là người hèn mọn hung tợn.
Chu trương: viết đúng hợp là chữ trù trương:. Ngược lại âm trương lưu. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: trù trương là nói dối, lừa dối, đánh lừa, cũng gọi là làm cho mê hoặc. Trong kinh viết chu âm chu là chu nhu tức là người lùn, thấp kém. Lại âm dưới viết trương. Ngược lại âm lặc lương, trương này nghĩa là cuồng điên chẳng phải nghĩa của kinh.
Thản nhiên:. Ngược lại âm tha đản. Sách Thuyết Văn cho rằng: thản là an. Quảng Nhã cho rằng: thản là bằng phẳng. Trong kinh văn viết thản là chẳng phải.
Quyến luyến:. Ngược lại âm cư viện. Ngược lại âm dưới là lực quyến. Nghĩa chữ quyến luyến đó là cố nhìn theo không muốn rời xa.
Trong kinh văn viết chữ quyện này là chẳng phải.
Phân ra:. Ngược lại âm phổ hóa. Sách Thuyết Văn cho rằng phân là loại cỏ thơm. Ba là hoa của cây cỏ. Theo Thanh Loại cho rằng: lấy hoa rất nhiều.
Đại du:. Ngược lại âm dư chu. Sách Phương Ngôn cho rằng: nước Đông Tề gọi là du là gần sát bên, cũng gọi là cứng cõi mạnh mẽ, như thế thuận theo mưu tính.-Quyển 5 không có âm để giải thích
----------------------------------------
Nhũ bộ:. Ngược lại âm bổ mộ. Chỗ gọi là nhai thức ăn trong miệng rồi nhổ ra gọi là bộ. Tức là bú, chữ viết từ bộ khẩu thanh bổ.
Thống dưỡng:. Ngược lại âm dương chưởng, hoặc là viết từ bộ trùng viết thành chữ dương tức là bệnh ngứa. Trong kinh văn viết chữ dưỡng này là chẳng phải.
----------------------------------------
Dụ thuật:. Ngược lại âm trên do thủ âm dưới tuần luật. Dụ thuật là lần lần dạy bảo, dẫn dắt, cùng nhau khuyên bảo. Trong kinh văn viết ưu tuất là chẳng phải nghĩa của kinh.
Thôn lạc: văn thường hay dùng viết chữ lạc này cũng đồng. Ngược lại âm lực các. Quảng Nhã cho rằng: chỗ ở yên ổn, người đông chỗ ở gọi là thôn.
*******
Huệ Lâm soạn.
Hầu lương:. Ngược lại âm hồ cấu. Sách Khảo Thanh cho rằng: hầu là cơm khô. Trong kinh văn viết từ bộ mễ viết thành chữ hầu, là không thành chữ, chẳng phải nghĩa.--------------------------------
Thảng tạng:. Ngược lại âm thang lang. Sách Tập Huấn cho rằng: là cái kho chứa của cải.
--------------------------------
Cúc mẫn:. Ngược lại âm cung lục. Cúc là nuôi dưỡng, thương yêu, dạy bảo, âm mẫn. Ngược lại âm mỹ vẫn, mẫn là thương xót, thống khổ.
Dật dật:. Ngược lại âm sở lân. Sách Thuyết Văn cho rằng: dật dật là chạy tới chạy lui, cũng gọi là tề chỉnh.
Hoàn siễm. Ngược lại âm hồ gian. Sách Thuyết Văn cho rằng: nhàn nhã, cũng gọi là yên tịnh. Nay đều viết chữ nhàn này.
*******
Huệ Lâm soạn.
Bất thuấn:. Ngược lại âm thủy nhuận, nghĩa là chớp mắt, nháy mắt. Trong kinh văn viết từ bộ huyễn đến bộ mục viết thành chữ huyễn là chẳng phải.
Liên miên: Âm trên là liên, nghĩa là tương tục không gián đoạn.
------------------------------------
Tỳ diện:. Ngược lại âm phổ mễ. Sách Thuyết Văn cho rằng: bì là nghiêng đầu. Kinh văn viết từ bộ nhơn viết thành chữ tỳ là chẳng phải.
Liệu trịch:. Ngược lại âm liệu điệu, gọi là quăng ném ra xa.
Bất ỷ: Âm y, người xưa dùng chữ quái lạ, đúng với nghĩa của kinh là chuẩn hợp là viết chữ y là nương tựa.
Hải đảo:. Ngược lại âm đạo lão, sóng lớn trong biển gọi là đào.
Khứu tương:. Ngược lại âm hương cứu. (T428) Sách Thuyết Văn cho rằng: Dùng mũi chính là để ngửi gọi là khứu. Trong kinh văn viết từ bộ khẩu viết thành chữ khứu là chẳng phải.
Thấp tương:. Ngược lại âm thâm nhập. Sách Thuyết Văn cho rằng: âm u ẩm thấp. Chữ viết từ bộ thủy, một gọi là bị che khuất, vùng đất bị che khuất là lại có nước, cho nên ẩm ướt. Trong kinh văn viết thấp này là chẳng phải.
-Quyển 3: không có âm giải thích.
------------------------------------
Khuyến đốc: Văn thường hay dùng viết đúng là chữ đốc. Ngược lại âm đông lộc. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đốc là giám sát, xem xét là đúng. Cũng gọi là nhiếp chánh. Chức quan nhiếp chánh. Sách Phương Ngôn cho rằng: đốc lý, giám sát.
Khuy năn:. Ngược lại âm trên là quỵ vi. Sách Thuyết Văn cho rằng: hao tổn khí. Sách Khảo Thanh cho rằng: bị rơi xuống, thương tổn. Ngược lại âm dưới là nô giản. Sách Khảo Thanh cho rằng: nản là đỏ mặt vì hỗ thẹn, xấu hổ, mắc cỡ hoặc là viết chữ nãn này, chữ hội ý.
Quyển 5, 6: hai quyển văn âm không khác.
*******
Huyền Ứng soạn.
Quán giáp:. Ngược lại âm trên là cổ loạn. Thiên Thương Hiệt cho rằng: quán là xuyên suốt qua. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ vô âm quan. Âm dưới là giáp. Sách Phương Ngôn cho rằng: xưa gọi là mũi tên nhỏ mà dài. Trong hố có hai lỗ, đó gọi là áo giáp. Quách Phác chú giải rằng: áo giáp có mũi tên đục làm hai lỗ trống. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ kim thanh giáp.
Nhất cúc hoa:. Ngược lại âm cung lục. Sách Thuyết Văn cho rằng: cúc là túm lấy gom lấy. Lại cũng gọi là tay cong lại bưng lấy vật, xưa viết chữ cúc này hoặc là viết cúc, cũng viết chữ cúc. Lại cũng viết chữ cửu đều thông dụng.
Khứu giả:. Ngược lại âm hứa cứu. Sách Thuyết Văn cho rằng: dùng mũi chính là để ngửi gọi là khứu. Chữ viết từ bộ tỵ thanh xú. Văn cổ viết khứu này. Trong kinh văn viết từ bộ khẩu viết chữ khứu văn thường hay dùng.-Quyển hạ – không có chữ có thể giải thích.
*******
Huyền Ứng soạn.
Bố hách:. Ngược lại âm hồ giá. Trịnh Huyền chú giải Mao Thi Truyện rằng: gọi là dọa nạt người ở cách xa. Bì Thương cho rằng: dáng mạo giận dữ Sách Phương Ngôn cho rằng: giận nhau, tranh nhau. Chánh Tự xưa nay từ bộ tiết thanh hách, âm hích. Ngược lại âm hồ kích.
Thỉ niệu: Chánh Tự viết từ bộ thi thanh thỉ Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ niệu từ bộ vỉ đến bộ thủy. Văn thường hay dùng viết niệu này, nghĩa là nước tiểu, đi tiểu.-Quyển hạ – không có chữ để giải thích.
Kinh Âm Bảo Trinh Đà-la-ni – mười quyển – Huệ Lâm soạn.
Kinh Đại Phương quảng Phật Hoa Nghiêm – sáu mươi quyển trước Dịch Kinh – Huyền Ứng.
Huệ Lâm soạn.
Đê dịch:. Ngược lại âm trên là đễ hề. Sách Lễ Ký cho rằng: Người ở Ngũ phương. Lời nói không thông ưa muốn không đồng, để đạt đến lời nói chí muốn ưa thích cho thông, nên phải dịch ra ngôn ngữ cho họ hiểu. Cho nên gọi họ là bộ tộc Đê. Trịnh Huyền chú giải rằng: đều là người thế gian tên của bộ tộc. Dựa theo chủng loại tiếng nói của bộ tộc Nhĩ Đê có thể biết. Quảng Nhã cho rằng: dịch ra tiếng nói ngôn ngữ của bộ tộc Đê. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ cách thanh thị.
Nãi thánh: Âm trên là nãi. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: nãi là lớn. Theo Thanh Loại cho rằng: nãi là đến. Sách Thuyết Văn cho rằng: nãi là văn cổ. Chữ viết từ bộ xước thanh nãi, nãi văn cổ là chữ nãi này.
Yểm đốn:. Ngược lại âm trên là yểm. Sách Thượng Thư cho rằng: là vua che trùm hết tất cả có bốn biển làm thiên hạ. Khổng An Quốc cho rằng: chữ yểm này cũng đồng. Sách Phương Ngôn cho rằng: che giấu, lấy tự mình ẩn nấp mà người phương Đông nói rằng: lấy làm che giấu. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng là giấu kín, chạy trốn. Hoặc là viết chữ yểm này, giải thích nghĩa cũng đồng. Sách Thuyết Văn cho rằng: che giấu. Chữ viết từ bộ thủ thanh yểm, âm yểm đồng với âm trên. Ngược lại âm dưới là đôn khổn. Cố Dã Vương cho rằng: là doanh xá của quân lữ ở. Sách Thuyết Văn cho rằng: thủ hạ là thủ đốn, chữ viết từ chỉ thanh đốn, âm đốn, ngược lại âm đột luận.
Bát thành:. Ngược lại âm hoạch manh. Hứa Thúc Trọng chú giải sách Hoài Nam Tử rằng: hoành là sợi chỉ viền mối, cũng gọi là phép tắc kỷ cương. Cố Dã Vương cho rằng: bát hoành gọi là bát cực. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ mịch thanh hoành, âm hoành đồng với âm trên.
Hàn hải:. Ngược lại âm trên là hàn can. Theo sách Quát Địa Chí cho rằng: tên của biển nhỏ, ở phía Tây Bắc vùng lưu sa Đại tích, đồng với vùng Tây Bắc La Đột Khuất, hơn trăm dặm đi về phía Nam Trường An năm triệu ba trăm ngàn dặm, Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành. Trong kinh nói đây là biển Đông Nam Hải, phía Tây Trường Hằng, có những kẻ thấp hèn, người ăn xin ở đó, cũng có rất nhiều con sông Tất lãng, sông Kim hà v.v... nước chảy vào phía Bắc Đình, có biển Hàn hải trấn thủ. Đây là tên của biển.
Đê phong:. Ngược lại âm đễ nỉ. Như Thuần chú giải sách Hán Thư rằng: một bên gọi là đê; đề bạt lên gọi là phong sách Vi Chiếu cho rằng: chứa nhiều đất đai là phong cho giới hạn. Sách Thuyết Văn cho rằng: là phân chia ranh giới. Chữ viết từ bộ phụ đến bộ thị thanh tĩnh. Dưới là chữ phong. Sách Thuyết Văn cho rằng: đất của chư hầu, công hầu, vuông trăm dặm. Chữ viết từ bộ thổ viết thành chữ phong là chữ cổ. Chữ phong ngày nay viết từ trùng lắp hai bộ thổ đến bộ thổ đến bộ phong, âm phong là âm phong.
Long đình: Sách Huyền Trung Ký ghi rằng: ở phía Bắc Kinh có địa danh Chúc Long gọi là Long Đình.
Phụng huyệt: Sách Huyền Trung Ký ghi rằng: ở trong biển Nam Hải. Có núi Đan huyệt. Chỗ chim phụng hoàng đâu, thuộc đất Như Hải Ô.
Trị chủng: Âm trên là lý. Ngược lại âm dưới là ghi rằng: Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: chủng là gót chân nối tiếp theo. Sách Thuyết Văn cho rằng: chủng là đuổi theo. Một gọi là dáng điệu qua lại, chữ viết từ bộ túc, thanh chủng hoặc là viết từ bộ chỉ viết thành chữ chủng cũng thông dụng.
Huyền hổ:. Ngược lại âm hồ cổ. Tên của nước ngày xưa, cùng sau đời nhà Hạ đồng họ, phong cho giữ gìn phò trì bên phải. Nay thuộc kinh đô huyện Triệu Ngạc. Sách Hán Thư cho rằng: khi sáng lập nhà Hạ cũng có cùng với nước Hổ đánh nhau, vùng hoang dã biên giới thuộc tỉnh Ô cam. Nay vẫn còn thấy hang di tích của nước Hổ, Đình cam, gọi là khai sáng là chỗ tiêu diệt. Gọi là con sông phát xuất từ huyện Tang thực, tỉnh Hồ nam Trung Quốc, chảy vào hồ Động đình. Sách Thuyết Văn giải thích nghĩa cũng đồng, chữ viết từ bộ ấp thanh hộ, hoặc là viết chữ hổ này cũng đồng.
Chuyên hoằng:. Ngược lại âm trên là chưng vô. Sách Khảo Thanh cho rằng: chuyên là bố khắp, khai mở. Chữ chánh thể. Sách Thuyết Văn: tuyên bố khắp chữ viết từ bộ thốn thanh bổ. Ngược lại âm dưới là hồ hoằng. Sách Thuyết Văn cho rằng: hoằng là rộng lớn chữ viết từ bộ cung thanh hoằng âm hoằng là âm hoằng.
Bất đạn:. Ngược lại âm đạt hàn. Theo sách Vận Anh cho rằng: đạn là kiêng sợ, sợ hãi. Sách Thuyết Văn cho rằng: kiêng kỵ, chữ viết từ bộ tâm than đạn.
Ký hồ:. Ngược lại âm trên là kỳ ký. Sách Khảo Thanh cho rằng: đến cho kịp, hết sức, cuối cùng. sách Thuyết Văn cho rằng: ký là cùng với. Chữ viết từ bộ thả thanh ký. Trong kinh văn viết từ bộ thủy, viết thành chữ kỵ nghĩa là nước mồ hôi chảy ra, chẳng phải nghĩa của kinh. Viên mậu:. Ngược lại âm trên là viễn nguyên. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: viên là từ đối với, là, rồi, thì. Sách Thuyết Văn cho rằng: viên là dẫn dắt. Chữ viết từ bộ viên thanh vu, âm viên, ngược lại âm phi viễn. Âm dưới là mộ, Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: mậu là gắng sức. Sách Thuyết Văn cho rằng: mậu là nhiều phong phú.
Chữ viết từ bộ tâm thanh mậu, âm mậu đồng với âm trên, hoặc là viết từ bộ thảo viết thành chữ mậu, giải thích dùng cũng đồng nghĩa.
Sưu dương:. Ngược lại âm trên là tương lưu. Đỗ Dự chú Tả Truyện rằng: sưu là tìm kiếm ẩn náu. Sách Luận ngữ cho rằng: người ấy không biết ở đâu mà tìm kiếm. Khổng An Quốc chú giải rằng: sưu là ẩn trốn. Sách Phương Ngôn cho rằng: tìm cầu, chính là ở trong nhà mà còn tìm cầu ở đâu gọi là sưu. Tự Thư cho rằng: tìm kiếm. Sách Thuyết Văn cho rằng: có quá nhiều ý, chữ viết từ bộ thủ thanh sưu. Cũng viết chữ sưu. Sưu ngược lại âm tảng câu. Nay văn thường hay dùng, phần nhiều viết từ bộ cửu viết thành chữ sưu. Nay theo lệ sách viết biến thể chẳng phải chánh thể. Ngược lại âm dưới là dưỡng chương. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: dương là đưa lên, nhấc lên. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: nước bắn lên. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: khoát lên mình. Sách Thuyết Văn cho rằng: bay lên. Chữ viết từ bộ thủ thanh dương. Chữ dương từ bộ thả đến bộ vật âm dường đồng với âm trên. Trong kinh văn viết từ bộ phộc viết thành chữ dương chữ cổ, âm phộc. Ngược lại âm phổ bốc, nay văn viết tĩnh lược.
-------------------------------------
Di duyệt:. Ngược lại âm trên là dĩ chi. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: di duyệt là vui vẻ vừa lòng. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: di là vui vẻ. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ tâm thanh di. Ngược lại âm dưới là duyên quyết.
Lệ thanh:. Ngược lại âm lực trệ. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: lệ là mạnh mẽ. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: lệ là mạnh mẽ dữ dội. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: lệ là làm, khích lệ. Quảng Nhã cho rằng: chữ viết từ bộ hán thanh vạn âm hán là âm hản. Kinh văn viết từ bộ nghiễm viết thành chữ lệ, là chẳng phải vậy.
Tuấn hiểm:. Ngược lại âm trên là tuẩn tuấn. Khổng An Quốc của giải sách Thượng Thư rằng: tuấn là núi cao lớn. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: tuấn là núi dài. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ tuấn là viết tuấn cho rằng: núi cao hiểm trở, chữ viết bộ sơn thanh tuấn. Sách Thượng Thư viết chữ tuấn này, cũng viết chữ tuấn này cũng viết chữ tuấn. Nay trong kinh văn viết chữ tuấn này. Chánh Tự xưa nay cho rằng: chữ tuấn này, nhưng vì viết lược bớt. Âm tuấn, ngược lại âm thất tuần. Ngược lại âm dưới là hiếp nghiễm. Sách Chu Dịch cho rằng: vùng đất có núi sông hiểm trở đồi núi chập chùng. Cố Dã Vương cho rằng: hiểm cũng giống như là trở. Nghĩa ngăn chướng ngại. Sách Thuyết Văn cho rằng: hiểm là khó khăn chữ viết từ bộ phụ thanh hiểm. Trong kinh viết bộ sơn viết thành chữ hiểm này là chẳng phải.
Xuyên khuyết:. Ngược lại âm khuyển duyệt. Thiên Thương Hiệt cho rằng: khuyết là hao tổn, có chỗ hở, khe hở. Sách Thuyết Văn cho rằng: khuyết là đồ đựng bị vỡ. Chữ viết từ bộ phữu thanh quyết cũng viết chữ khuyết này.
Thông duệ:. Ngược lại âm quan huệ. Đã giải thích nghĩa trong kinh Kim Quang Minh tối thắng vương. Quyển thứ sáu đã giải đầy đủ rồi.
Vấn tấn:. Ngược lại âm tân tấn. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: tấn là hỏi thăm tin tức. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: dùng cánh chim để bay đến lấy tin tức. Lưu Bệ cho rằng: hỏi thăm thành thật gọi là tấn. Sách Thuyết Văn cho rằng: hỏi thăm. Chữ viết từ bộ ngôn thanh tấn.
Ngạo mạn nai:. Ngược lại âm trên ngao cáo. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: ngạo mạn là không thân thiện. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: ngạo là không cung kính. Quảng Nhã cho rằng: ngạo mạn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết bộ nhơn thanh ngạo. Trong bổn kinh viết từ bộ tâm viết thành chữ ngạo là sai lầm ở trong. Ngược lại âm biến biện. Cố Dã Vương cho rằng: mạn là khác hơn khinh thường. Sách Thuyết Văn cho rằng: mạn là tính tình không sợ. Chữ viết từ bộ tâm thanh mạn, âm mạn là âm vạn. Ngược lại âm dưới là nãi đại. Cố Dã Vương cho rằng: nại cũng giống như có thể có khả năng. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ nại là chữ cổ, viết từ bộ sam đến bộ nhi. Lại gọi là hoặc viết từ bộ thốn viết thành chữ nại, cho rằng các pháp đều nhẫn nại chịu đựng có thể vượt qua, cho nên viết từ bộ thốn.
Mặc nhiên:. Ngược lại âm mang bắc. Cố Dã Vương cho rằng: mặc là không nói ra. Sách Ung Chiêu cho rằng: mặc mặc là buồn buồn bất đắc chí. Chí không toại ý, không vừa lòng. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ khẩu thanh mặc, cũng viết chữ mặc này. Sách Khảo Thanh cho rằng: viết chữ mặc này, nghĩa là mặc mặc nghĩa là chí không toại, hoặc là viết chữ mặc này nghĩa cũng đồng.
Kỹ nữ:. Ngược lại âm ký ỹ. Thiên Thương Hiệt cho rằng: kỹ là người phụ nữ đẹp. Sách Khảo Thanh cho rằng: người phụ nữ đi làm trò vui. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ nữ thanh kỹ. Văn sau giải thích kỹ là vui v.v... đều đồng.
Hý lạc:. Ngược lại âm hy ý. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: hý là nhàn nhã vui vẻ đi du hý. Quảng Nhã cho rằng: hý là vui vẻ hả hê, thí cho. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ qua thanh hý. Âm hý là âm hy. Ngược lại âm dưới là âm lang các.
Đảm trong đảm:. Ngược lại âm trên là thiềm lam. Quảng Nhã cho rằng: đảm là gánh vác. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh đảm. Dưới là chữ đảm khứ thanh, cũng từ bộ thủ âm đảm là âm chiêm.
Huyễn thuật:. Ngược lại âm trên là hoàn mạn. Ngược lại âm dưới là thần luật. Sách Trang Tử cho rằng: thần luật. Sách Trang Tử cho rằng: trong tâm thuật ra hình tướng. Trịnh Huyền cho rằng: thuật giống như nghệ, tức là nghệ thuật. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: thuật là phương pháp. Sách Thuyết Văn cho rằng: con đường trong thôn ấp. Chữ viết từ bộ hành thanh thuật, âm thuật ngược lại âm trình luật.
Thụy ứng:. Ngược lại âm trên là thùy loại. Cố Dã Vương cho rằng: là vua có nhiều đức nên cảm ứng đến càn khôn lấy đức tin cảm ứng đến trời đất. Thiên Thương Hiệt cho rằng: thụy ứng là điềm tốt lành. Sách Thuyết Văn cho rằng: thụy là lấy ngọc làm tin, chữ viết từ bộ ngọc thanh đoan, âm đoan là âm đoan. (T429)
Tỳ lam:. Ngược lại âm lãm hàm, tiếng Phạn. Gió thổi mãnh liệt, gió lớn.
Bậc vũ:. Ngược lại âm bồ mạo. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: gió thổi mây tụ lại thành ra mưa như thác nước đổ. Sách Thuyết Văn cho rằng: mưa quá mau chữ viết từ bộ thủy thanh bộc. Bổn kinh viết bạo, nghĩa khơi phô là bạo.
Qua sàm:. Ngược lại âm trên là trúc qua. Tự Thư cho rằng: qua là đánh gõ. Theo Thanh Loại cho rằng: vật va nhau, chạm, đâm vào đánh nhau. Ngụy Chí cho rằng: chặt đốn gãy chân của người. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ trúc viết thành chữ trúc cho rằng: tận là hết vậy. Ngược lại âm dưới là sĩ hàm. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: khắc vào bắp chân, da cơ bắp, vết thương ngoài da bị chảy máu. Bì Thương cho rằng: cây kim loại châm vào đầu. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây quá nhọn bén, chữ viết từ bộ kim thanh sàm. Âm sàm đồng với âm trên.
Nguyệt sam:. Ngược lại âm sam tạc. Chánh Tự xưa nay cho rằng: sam là cái phảng có lưỡi lớn. Chữ viết từ bộ kim thanh tam, âm sam là âm sam.
Khúc liêu:. Ngược lại âm liễu túc. Quảng Nhã cho rằng: liêu nhận lấy sắp xếp chỉnh lý. Theo nghĩa kinh, chữ khúc liêu hợp nghĩa dụng cụ khiêu chiến, chẳng phải nghĩa thủ lý. Kiểm lại các chữ trong sách đều đồng đều cùng với nghĩa trong kinh ý nghĩa quái lạ. Gọi đây là loại binh khí ngày xưa giống như cây gươm, cây kích, tợ như cây mâu mà lưỡi cong lại như cây thương vậy.
Đoản sóc:. Ngược lại âm song tróc. Quảng Nhã cho rằng: sóc là cây giáo dài. Sách Thuyết Văn cho rằng: Chữ viết từ bộ mâu thanh tiêu. Bổn kinh viết từ bộ một viết thành chữ sóc là tên của loại cây, chẳng phải loại binh khí văn sau quyển thứ tư, giải thích trong bộ cũng đồng.
Ế ám:. Ngược lại âm trên là. Quảng Nhã cho rằng: ế là bị chướng ngại che lấp. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ vũ đến bộ y âm ế đồng với âm trên.
-------------------------------------
Vô khan:. Ngược lại âm lặc nhàn. Bì Thương cho rằng: khan là chọn lực. Chánh Tự xưa nay nghĩa cũng đồng: là yêu tiếc tài của, khó mà cho ra, gọi là keo kiệt, bỏn xẻn. Chữ viết từ bộ cách thanh khan. Bổn kinh viết từ bộ tâm viết thành chữ khan là văn thường hay dùng, âm khan cũng đồng âm lân là âm lận.
Phân tể:. Ngược lại âm trên là phẩn vấn. Cố Dã Vương cho rằng: phân cũng giống như là giới hạn. Sách Thuyết Văn cho rằng: phân biệt. Chữ viết từ bộ bát đến bộ đao. Ngược lại âm dưới là tề cương. Tự Thư cho rằng: tể là phân đoạn ra. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ đao thanh tề. Bổn kinh viết tề là hòa điệu bằng nhau vậy.
Tịch tịnh:. Ngược lại âm trên là tình lịch. Sách Phương Ngôn cho rằng: tịch là an tĩnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: tịch là chỗ không có tiếng người. Chữ viết từ bộ miên thanh lịch. Âm miên là âm miên. Âm tịch là âm tịch. Trong kinh văn viết chữ tịch là văn thông dụng cũng viết chữ tịch này.
Tẩn phân:. Ngược lại âm trên là thất tân. Ngược lại âm dưới là phù văn, chữ và nghĩa. Phần hai bên của chữ Hán đều đã giải thích nơi kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương. Quyển thứ bảy.
Tỷ Ấn:. Ngược lại âm trên là tư thủ. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: tỷ là ấn. Ứng Chiểu chú giải sách Hán Thư rằng: tỷ là ngọc làm tin. Sách Tế Ung Độc đoán cho rằng: ấn của vua, lấy ngọc thời xưa tự làm tôn ty. Vua Tần Thủy Hoàng về sau giữ lại riêng cho vua. Sách Thuyết Văn cho rằng: chỉ có vua dùng ấn này. Chữ viết từ bộ thổ thanh nhĩ. Nay truyền thừa viết từ bộ ngọc viết thành chữ tỷ. Ngược lại âm dưới là nhân tấn. Thiên Thương Hiệt cho rằng: ấn chương. Sách Hán Thư cho rằng: các vua chư hầu dùng ấn hoàng kim. Sách Thuyết Văn cho rằng: ấn là người giữ quyền chấp chính, chỗ giữ làm tin, chữ viết từ bộ trảo đến bộ tiết âm tiết là âm tiết.
Đấu tranh:. Ngược lại âm trên là đẩu đậu. Thiên Thương Hiệt cho rằng: tranh đấu đó là binh tướng chiến đấu công kích. Sách Luận ngữ cho rằng: khí huyết cang cường mới ngăn được tranh đấu. Sách Thuyết Văn cho rằng: đấu là hai bên gặp nhau. Chữ viết từ bộ đấu đến bộ đoạn thanh đoạn. Cũng viết từ bộ đấu đến đậu viết thành chữ đấu, âm đấu đồng với âm trên, âm đoạn là âm trác.
Mẫu chỉ:. Ngược lại âm trên là mâu hậu. Thiên Thương Hiệt cho rằng: mẫu là vị tướng dùng ngón tay để ra lệnh. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: mẫu là ngón tay cái lớn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh mẫu. Bổn kinh viết từ bộ mộc viết thành chữ mẫu là chẳng phải.
Đào thoán:. Ngược lại âm xâm loạn. Cố Dã Vương cho rằng: Thoán cũng giống như chữ đào. Quảng Nhã cho rằng: thoán là che giấu. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: thoán là che đậy. Sách Thuyết Văn cho rằng: thoán là ẩn nấp. Chữ viết từ bộ thử ở trong bộ huyệt âm tích ngược lại âm thô loan.
Manh minh:. Ngược lại âm trên là mạch canh. Sách Thuyết Văn cho rằng: con mắt không có con ngươi. Chữ viết từ bộ mục đến bộ manh manh cũng là thanh. Ngược lại âm dưới là mịch bình. Quách Phác chú giải sách Nhĩ Nhã rằng: minh là mờ tối. Sách Thuyết Văn cho rằng: minh là u tối. Chữ viết từ bộ nhựt đến bộ lục âm mịch. Thanh hậu.
-------------------------------------
Ấp hận:. Ngược lại âm cấp. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: Uất hận nên trên mặt lộ vẻ buồn rầu. Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: ấp là dáng điệu buồn buồn không thoải mái. Sách Thuyết Văn cho rằng: ấp là không an, chữ viết từ bộ tâm thanh ấp. Ngược lại âm dưới là ngận cấn. Thiên Thương Hiệt cho rằng: hận là oán. Cố Dã Vương cho rằng: Ý không sảng khoái gọi là hận, chữ viết từ bộ tâm thanh cấn.
Âm tế:. Ngược lại âm ty duệ. Đã giải thích đầy đủ rồi trong kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương. Trong kinh vốn viết chữ tế này là chẳng phải.
San-nhĩ-nhị-ca: âm nhĩ là âm nĩ-dĩ, âm nhị ngược lại âm di-tỳ, tiếng Phạn. Tên của cõi trời.
Tần thích:. Ngược lại âm trên tẩn tân. Cố Dã Vương cho rằng: Tần thích là cau mày nhăn nhó buồn rầu không vui. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ty thanh tần. Bổn kinh viết từ bộ khẩu viết thành chữ tần đó là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là tửu dục. Sách Phương Ngôn cho rằng: tiếng thở than, thẹn thùng, hổ thẹn. Sách Bát Nhã cho rằng: xấu hổ. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ khẩu thanh thích, cũng viết chữ thích lô. Nghĩa là bày ra, lộ ra. Trong bổn kinh viết từ bộ nhơn viết thành chữ thích này là chẳng phải.
Nhu âm:. Ngược lại âm như chu. Mao Thi Truyện cho rằng: áo da cừu non mềm mại nhu nhuyễn gọi là nhu, cũng gọi là thấm ướt, trơn mịn, theo chuẩn nghĩa của hợp hợp là viết từ bộ nhơn viết thành chữ nhu này. Sách Thuyết Văn cho rằng: nhu là mềm mại, viết từ bộ nhơn âm nhu nhược âm tu.
Đao thảng:. Ngược lại âm thương loạn, văn thường hay dùng và sách Quảng Nhã cho rằng: gọi là ném. Tự Thư cho rằng: ném cây giáo ra xa. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ mâu thanh tán, cũng viết chữ tán. Bổn kinh viết từ bộ thủ đến bộ tán cũng viết thảng này là chẳng phải.
Tức toái:. Ngược lại âm tô hội. Quảng Nhã cho rằng: toái là đập vỡ vụn ra hư hoại, rời rạc tán vụn. Sách Thuyết Văn cho rằng: toái là cháo nhừ, chữ viết từ bộ thạch thanh túy.
Hoàn giáp: Âm trên là hoạn. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: hoàn là xâu xuyên suốt qua. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: hoàn là áo giáp. Sách Thuyết
Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủ đến chữ hoàn thanh tĩnh.
Phân phúc:. Ngược lại âm dưới là bằng mục. Theo Hàn Thi truyện cho rằng: mùi thơm, âm nghĩa giải thích quyển thứ mười bảy đã giải thích rồi.
Lôi bao:. Ngược lại âm lung giác. Bạch Hổ Thông cho rằng: nói là bạo tức là mưa đá. Hợp khí âm chuyên tinh kết đọng lại hợp làm ra mưa đá. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: khí dương làm mưa, khí âm khởi lên áp bức làm ngưng đọng lại mà làm ra mưa đá. Sách Thuyết Văn cho rằng: bạo là mưa đá, chữ viết từ bộ vũ thanh bao.
Nhất trích:. Ngược lại âm đinh lịch. Cố Dã Vương cho rằng: trích là giọt nước nhỏ xuống. Sách Thuyết Văn cho rằng: búng giọt nước bắn ra, chữ viết từ bộ thủy trích.
Bổn kinh viết chữ trích là sai lầm.
Bào viêm:. Ngược lại âm trên là phổ bao. Quảng Nhã cho rằng: bào là nước chảy. Sách Thuyết Văn cho rằng: tên nước. Theo trong kinh văn viết huyễn bào viêm, tức là loại bong bóng nổi trên mặt mưa mà sinh ra, khi gặp gió thì diệt mất, văn thường hay dùng gọi là bong bóng nước, nói là tánh động vô thường, giã huyễn như bọt nước, con người sống ở trên đời có sanh tức phải có diệt, không thể chắc chắn lâu dài giống như loại bong bóng, bọt nước này vậy. Sách Thuyết Văn viết từ bộ thủy thanh bao. Chữ dưới là viêm là khen ngợi cùng với chữ diễm cũng đồng.
Trữu lượng:. Ngược lại âm trên là điếu liễu. Sách Thuyết Văn cho rằng: Trữu là khuỷu tay. Chữ viết từ bộ nhục đến bộ thốn. Thốn nghĩa là tấc tay tấc miệng, âm dưới là lượng.
Hội thị:. Ngược lại âm trên là hoài nội. Sách Thuyết Văn cho rằng: hội là rối loạn. Chữ viết từ bộ tâm thanh hội. Ngược lại âm dưới là minh hiệu. Tự Thư cho rằng: thị cũng là tạp loạn. Văn Tự Điển cho rằng: hỗn tạp, lo buồn, không yên tịnh là người ở chỗ gần chợ, chữ hội ý. Trong bổn kinh viết chữ bính là chẳng phải.
Tường diệp:. Ngược lại âm trên là tương dương.
Ngược lại âm dưới là điềm diệp. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: người con gái đứng bên vách tường. Sách Thuyết Văn cho rằng: người con gái dựa trên vách tường thành. Chữ viết từ bộ thổ thanh diệp, âm viên ngược là âm viên.
Lâu lỗ:. Ngược lại âm dưới là lô cổ. Giải thích tên gọi là lỗ, tức là lộ ra ngoài. Trên nóc nhà không che nên lộ ra ngoài. Cho nên run sợ chống đỡ. Sách Thuyết Văn cho rằng: cây thuẫn dùng để chống đỡ binh khí ngày xưa. Chữ viết từ bộ mộc thanh lỗ, cũng viết chữ lỗ này đồng nghĩa.
Dục trích:. Ngược lại âm trương cách. Thiên Thương Hiệt cho rằng: trích là nắm lấy giữ lại. Sách Thuyết Văn cho rằng: trích là hái quả trên cây xuống. Nghĩa thật một gọi là dùng ngón tay bới móc chỉ gần. Chữ viết từ bộ thủ thanh trích. Trong kinh văn viết chữ trích này, cũng viết chữ trích, ngược lại âm trình kích.
Cao khốc:. Ngược lại âm trên là hiệu cao. Sách Thuyết Văn cho rằng: cao là tiếng gầm rống, tiếng tru. Chữ viết từ bộ thanh cao chữ cao, từ chữ bạch thanh phong âm phong là âm tao. Trong bổn kinh viết cao này là văn thường hay dùng.
Bi áo:. Ngược lại âm ô lão. Sách Khảo Thanh cho rằng: áo là buồn rầu thống khổ, oán hận. Đã giải thích kinh Kim Quang kinh Tối Thắng Vương rồi.
-------------------------------------
Chiến lật: ngược lại âm lân thất Quách Phác cho rằng: chiến lật là lo buồn. Sách Thượng Thư cho rằng: lo sợ nguy hiểm. Sách Trang Tử cho rằng: Chấn động run rẫy. Văn Tự Điển cho rằng: chữ viết từ bộ tâm thanh lật.
Hủy Tử:. Ngược lại âm tứ thử. Hàn Thi truyện cho rằng: tử là dáng mạo không thiện. Quách Phác cho rằng: lăng nhục người hiền, thay thế kẻ gian, trộm cướp đốt cháy hừng hực. Các chữ trong sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ huyên viết thành chữ tử, nghĩa cũng đồng chữ huyên là âm huyên. Bổn kinh viết từ bộ khẩu viết thành chữ tử, văn thông dụng thường hay dùng.
Nguyện thính:. Ngược lại âm thể kinh. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: thính là nghe giám sát phải, trái. Sách Thuyết Văn cho rằng: nghe lời dạy bảo. Chữ viết từ bộ đức, bộ nhĩ thanh nhậm, chữ là chữ đức xưa, âm nhậm là âm nguyện.
Tích cùng:. Ngược lại âm trên là tỳ diệc. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: tích là vỡ tim. Quách Phác cho rằng: tích là đấm ngực. Hiếu Kinh cho rằng: đấm ngực khóc than nước mắt chứa đầy cả thùng. Chánh Tự xưa nay cho rằng: chữ viết từ bộ thủ thanh tích. Bổn kinh viết từ bộ túc viết thành chữ tích này là sai lầm. Ngược lại âm dưới là dung chủng. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: đồ đựng chứa gọi là dũng. Giống như mộ của Nho Tử. Cố Dã Vương cho rằng: dũng là đốn chơn té ngã nhào xuống đất. Sách Thuyết Văn cho rằng: dũng là nhảy vọt lên, chữ viết từ bộ túc thanh dũng âm đồng với âm trên. Đồ đựng chứa, cũng gọi là từ bộ túc xưa, viết cũng thông dụng.
Sô-ma:. Ngược lại âm sở câu, tiếng Phạn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ Khảo Thanh xô. Bổn kinh viết chữ sô này là văn thường hay dùng.
Tăng thái:. Ngược lại âm trên là tường dăng. Sách Thuyết Văn cho rằng: là mảnh lụa thưa màu trắng. Chữ viết từ bộ mịch thanh tằng. Ngược lại âm dưới là thương tể. Sách Thượng Thư cho rằng: lấy năm màu sắc bóng láng hòa trộn với năm màu dệt thành mảnh lụa. Sách Khảo Công Ký ghi rằng: năm màu hòa trộn gọi thái. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ mịch thanh thái.
Y dược:. Ngược lại âm trên là ỷ kỳ. Sách Thuyết Văn cho rằng: y là người thầy thuốc trị bệnh, chữ viết từ bộ dậu thanh y, hoặc là viết từ bộ vu viết thành chữ y cũng thông dụng, văn thường hay dùng âm y là âm y này.
Ỷ cốc:. Ngược lại âm trên là khi ỷ. Sách Thuyết Văn cho rằng: ỷ là tấm vải lụa có vân, có sọc. Chữ viết từ bộ mịch thanh ký. Ngược lại âm dưới là hồng lộc. Sách Chiến Quốc sách ghi rằng: lo sợ mất nước, yêu quí nhơn dân không giống như yêu tiếc mảnh lụa. Sách Thuyết Văn cho rằng: dùng sợi dậy buộc chặt rồi đem nhuộm xong mở ra là mảnh lụa có vân có sọc. Chữ viết từ bộ mượn thanh cố. Ngược lại âm không giác âm phược, ngược lại âm trang quyển.
Nhĩ đang: Âm dưới là đang. Bì Thương cho rằng: đang là lỗ tai đầy đủ. Giải thích tên gọi là xỏ xuyên qua tai cho hạt châu vào gọi là đang, gọi là vật báu trang sức nơi tai gọi là khuyên tai. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngọc thanh đang.
Hoàn xuyến:. Ngược lại âm trên là hoạt loan. Trịnh Huyền chú giải sách Đồng Lễ rằng: Hoàn là cái vòng tròn. Quảng Nhã cho rằng: đoàn thể. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngọc đến chữ hoàn, thanh tĩnh. Ngược lại âm dưới là xuyên luyến. Sách Vận Anh cho rằng: xuyến là cái vòng đeo tay. Tục truyền sách Hán Thư ghi rằng: Tôn Trình Đẳng lập Thuận làm vua, vua mới ban tặng cho Trình Đẳng xe, ngựa, vàng, xuyến vậy. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ kim thanh xuyên. Bổn kinh viết từ bộ ngọc viết thành chữ xuyến này là sai.
Bố hoạch:. Ngược lại âm hồ cố. Sách Khảo Thanh cho rằng: bố hạch là ban rải ra rất nhiều. Sách Thuyết Văn cho rằng: nước chảy từ mái nhà xuống. Chữ viết từ bộ thủy thanh hoạch, âm hoạch ngược lại âm ô nhược.
Lăng nghiêm:. Ngược lại âm trên là lặc hằng, tiếng Phạn. Đường Huyền Trang cho rằng: rất sâu xa.
Hữu yểm:. Ngược lại âm y diễm, tục tự dùng sai chữ. Chữ viết đúng thể từ bộ hắc viết thành chữ yểm. Sách Tập Huấn cho rằng: phàm nốt ruồi đen đó có màu sắc như hạt châu, có màu đỏ đó trên là có tướng phước đức kiết tường. Có màu đen đó là tướng thấp hèn chỗ che giấu trong áo thì tốt hiển lộ hoặc là không tốt.
Quyền hạ:. Ngược lại âm quỳ viên. Chẳng phải bổn chữ dùng sai. Chữ đúng thể từ bộ hiệt, viết thành chữ quyền. Sách Khảo Thanh cho rằng: quyền trên mặt xương gò má, dưới con mắt, phía trước tai vậy. Chánh Tự xưa nay cho rằng: quyền là xương gò má, chữ viết từ bộ hiệt thanh quyền âm quyền là âm quỳ cũng đều tên khác của âm quyền vậy. (T430)
Hữu tỳ:. Ngược lại âm tự từ. Lưu Hoàn cho rằng: viên ngọc có tỳ vết nhỏ. Sách Thuyết Văn cho rằng: tỳ bệnh tật nhỏ. Chữ viết từ bộ tật thanh thử âm tật. Ngược lại âm nữ cách. Văn sau giải thích nốt ruồi đen trên mặt v.v... chữ cũng đồng nghĩa.
Chủy tinh:. Ngược lại âm trên là túy duy. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: cái mỏ con chim non. Cũng gọi là doanh thất đông bích. Quách Phác cho rằng: doanh thất và đông bích là bốn chòm sao giống như mỏ con chim non. Bởi vậy cho rằng cái tên. Chánh Tự xưa nay cho rằng: chữ viết từ bộ giác thanh thử.
Nhất trách thủ:. Ngược lại âm trang cách. Quảng Nhã cho rằng: trách là trương ra, mở ra. Chánh Tự xưa nay cho rằng: chữ viết từ bộ thạch thanh trách. Bổn kinh viết từ bộ túc viết thành chữ trách này là chẳng phải.
Tiểu vưu:. Ngược lại âm hữu cầu. Bì Thương cho rằng: vưu là bệnh trên da kết lại giống như là nốt ruồi. Sách Trang Tử cho rằng: gần trên mặt thịt dư thừa. Trong kinh Sơn Hải cho rằng: các thứ trợ giúp có loại cá hoạt có thể ăn được gọi là vưu, hoặc là viết ưu. Nay văn thường hay dùng gọi là hầu. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ vưu gọi là thịt dư thừa. Chữ viết từ bộ nhục thanh vưu. Cũng viết từ bộ tật viết thành chữ vưu này. Trong bổn kinh viết vưu này là chẳng phải.
Khoả dĩ hạ:. Ngược lại âm trên là khoa hóa. Sách Thuyết Văn cho rằng: khỏa là xương đùi trên, chữ viết từ bộ cốt thanh quả. Bổn kinh viết từ túc viết thành chữ khoa này nghĩa là chân bước qua nhảy vượt qua. Chẳng phải nghĩa chữ khỏa là xương đùi, âm bể. Ngược lại âm tỳ mễ. Am thuyên ngược lại âm tiết hoa, hoặc là viết chữ khỏa này.
Thệ sắc trá:. Ngược lại âm chiết giá. Tiếng Phạn. Tên của ngôi sao. Đường Huyền Trang gọi là sao tâm tinh.
Bể nội:. Ngược lại âm trên là chuế mễ. Sách Lễ Ký cho rằng: Ở dưới không có ép xương đùi. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ bể gọi là đùi ngoài chữ viết từ bộ cốt thanh tỳ. Bổn kinh viết chữ bể văn thường hay dùng, âm bể ngược lại âm bệ mê.
Đoan thượng:. Ngược lại âm là đoan nhuyễn. Sách Thuyết Văn cho rằng: đoan là bắp chân, ruột già. Chữ viết từ bộ nhục thanh đoan. Bổn kinh viết từ bộ tỳ viết thành chữ tỳ này chẳng phải, hoặc là viết đoan thỉ cũng thông âm đoan là âm đoan.
A-thấp-tỳ-nhị:. Ngược lại âm trên là thi thập. Ngược lại âm dưới là ni thực, tiếng Phạn.
Ngư miết:. Ngược lại âm tiên diệt. Sách Chu Lễ cho rằng: miết là con ba ba xương ngoài mà thịt bên trong. Sách Lã Thị Xuân Thu cho rằng: con ba ba nó tròn mà có sáu ngón chân có hạt châu. Sách Thuyết Văn cho rằng: con ba ba ăn loại côn trùng, hoặc là ăn cá, sống vùng nước cạn. Chữ viết từ bộ mãnh thanh miết. Sách Tự Thư viết chữ miết này. Bổn kinh viết từ bộ ngư viết thành chữ miết này. Bổn kinh viết từ bộ ngư viết thành chữ miết, cũng là văn thường hay dùng âm tệ là âm tệ am mãnh, ngược lại âm manh cảnh.
Lưu phiêu:. Ngược lại âm thất diêu. Cố Dã Vương cho rằng: phiêu cũng giống như lưu. Sách Thuyết Văn viết chữ phiêu, nghĩa là nổi trên mặt nước. Chữ viết từ bộ phiêu viết thành chữ phiêu này là chẳng phải.
Khô hạc: Âm hạc, nghĩa đã giải thích. Trong kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương phẩm trường lưu thủy.
-------------------------------------
Môn quắc:. Ngược lại âm vu hức. Khổng An Quốc chú giải Quốc ngữ rằng: quắc là giới hạn của ngưỡng cửa. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ môn thanh hoặc.
Mạc-hồ-luật-đa: Âm trên là mộ, âm giữa là hồ cố. Tiếng Phạn gọi là phân thời gian.
Hoặc thụ:. Ngược lại âm thù nhũ. Cố Dã Vương cho rằng: chữ thụ viết đúng là từ bộ dậu. Sách Thuyết Văn cho rằng: thụ là đứng thẳng, chữ viết bộ khan thanh đậu. Bổn kinh viết từ bộ lập, viết thành chữ thụ, văn thường hay dùng, âm khan ngược lại âm khẩu gian.
Sái nhuận:. Ngược lại âm trên là thúc hạ. Sách Sở Từ cho rằng: phủi sạch bụi phơi cho khô nước mưa. Sách Khảo Thanh cho rằng: phơi khô rãi nước. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ sái cũng giống như can. Nghĩa là phơi hong cho khô, chữ viết từ bộ thủy thanh lệ, âm tấn là âm tín.
Văn trụ:. Ngược lại âm trên là vãn. Theo Thanh Loại cho rằng: vãn là lôi kéo dẫn dắt. Sách Thuyết Văn cho rằng: vãn là kéo chiếc xe. Chữ viết từ bộ xa thanh văn. Bổn kinh viết từ bộ thủ viết thành chữ vãn cũng thông dụng. Văn sau giải thích chữ vãn động đều đồng như đây giải thích.
Cấu khanh:. Ngược lại âm trên cẩu hậu. Sách Khảo Công Lý cho rằng: giữa cái giếng rộng bốn thước, sâu bốn thước, gọi là cấu. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: thửa ruộng mười phu hai lân có cái rảnh nước, chỗ làm cho thông ra sông. Sách Thuyết Văn cho rằng: rãnh nước làm thông ra. Chữ viết từ bộ thủy thanh cấu. Bổn kinh viết từ bộ thổ viết thành chữ cấu là chẳng phải âm cấu cũng đồng. Ngược lại âm dưới là khách canh. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: khanh là cái hầm lớn. Thiên Thương Hiệt cho rằng: khanh là cái hang, bị rơi vào trong cái hang. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ phu thanh khanh. Bổn kinh viết từ bộ thổ viết thành chữ khanh, cũng thông dụng, âm khanh là âm khanh.
Bạo lưu:. Ngược lại âm trên là bao báo. Sách Khảo
Thanh cho rằng: bạo là đột nhiên mưa. Sách Văn Tự Điển nói rằng: nước các con sông lớn nhỏ đều dâng cao chảy xiết. Chữ viết từ bộ thủy thanh bao. Chữ bạo sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ nhựt đến bộ xuất đến bộ phong đến chữ nô. Bổn kinh viết chữ bạo này là văn thường hay dùng, âm nô. Ngược lại âm câu bệ, âm thảo, ngược lại âm đao.
Kiên ngạch:. Ngược lại âm ngạch hạnh. Quảng Nhã cho rằng: ngạch kiên là bền chắc. Tự Thư cho rằng: nhà lao. Chữ viết từ bộ cánh thanh cánh. Khảo Thanh cho rằng viết chữ ngạch này cũng đồng bổn kinh viết từ bộ ngang viết chữ ngạch đúng chữ cổ.
-------------------------------------
Quỹ ngôn:. Ngược lại âm trên là qui hủy. Cố Dã Vương cho rằng: quỹ là dối trá, quỹ quyệt, mưu gạt, giống như là kỳ quái. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: Tô Tần lấy một năm quỹ kế để tạo một niềm tin. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ ngôn thanh nguy.
Thô quáng:. Ngược lại âm trên là Thương ô. Cố Dã Vương cho rằng: thô là không tốt. Trịnh Huyền chú giải sách Lễ Ký rằng: thô cũng giống như sơ, sơ sài, thô sơ. Quảng Nhã cho rằng: lớn. Sách Thuyết Văn cho rằng viết chữ thô, gọi là vượt đi quá xa, từ ba bộ lộc là chữ đúng. Ngược lại âm dưới là quang mãnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: quáng là thóc lúa, có gai nhọn lúa mì, chữ viết từ bộ hòa thanh quảng.
Việt phủ:. Ngược lại âm trên là viên nguyệt. Cố Dã Vương cho rằng: người xưa lấy dùng cái búa lớn để giết người. Tư pháp đời nhà Hạ dùng cái búa đen, nhà Ân dùng cái trắng, nhà Chu dùng cây gậy vàng, nói cái búa đó. Sách Thuyết Văn cho rằng viết từ bộ mâu. Lại cho rằng cái búa lớn, cũng viết từ bộ quyết thanh qua. Bổn kinh viết từ bộ kim viết thành chữ việt, chữ thời nay cũng thông dụng.
Hôn muộn:. Ngược lại âm trên là hốt ôn. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: hôn loạn, lẫn lộn. Trịnh Tiển chú giải Mao Thi Truyện rằng: hôn là người không biết chi hết. Sách Thuyết Văn cho rằng: hôn là không hiểu rõ, chữ viết từ bộ tâm thanh hôn, âm liệu là âm liễu.
Xú lạn:. Ngược lại âm trên là xương chú. Sách Thuyết Văn cho rằng: loài cầm thú chạy đi xa ngửi dấu chân mà biết đường trở về nhà đó là loài chó. Chữ viết từ bộ đến bộ tự, tự là chữ cổ. Nay viết chữ tỵ, chữ tượng hình. Nay văn thường dùng viết từ bộ tử viết thành chữ tỵ là chẳng phải. Ngược lại âm dưới là lan hạn. Sách Phương Ngôn cho rằng: lửa nấu chín nhừ gọi là lạn. Sách Thuyết Văn cho rằng: lạn là chín nát nhừ, chữ viết từ bộ hỏa thanh lan. Bổn kinh viết từ bộ nhục viết thành chữ lạn là sách viết sai.
Buộn thân:. Ngược lại âm trên là phân muộn. Trong kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương, đã giải thích nghĩa xong rồi.
Chu dương:. Ngược lại âm chưởng hạnh. Sách Khảo Thanh cho rằng: dáng diệu sợ hãi, cũng gọi là lo sợ. Sách Thuyết Văn nói là không có chữ chứng này.
Khuyến lệ:. Ngược lại âm lực chế. Sách Quốc ngữ cho rằng: vua khuyến khích các Nho sĩ. Cố Dã Vương cho rằng: chữ cũng giống như chữ miễn nghĩa cố gắng hết sức. Chánh Tự xưa nay từ bộ lực thanh lệ.
-------------------------------------
Kháng hạn:. Ngược lại âm trên là khang lắng. Sách Chu Dịch cho rằng: kháng là con rồng có chữ hối là không may, Vương Bổ Dung chú giải rằng: kháng gọi là rất quá. Sách Thuyết Văn cho rằng: từ bộ đại nay lược chữ còn lại phần đầu, chữ tượng hình. Bổn kinh viết kháng văn thường hay dùng.
Thủy lạo:. Ngược lại âm lão hiệu. Bì Thương cho rằng: lão là chìm xuống. Sách Khảo Thanh cho rằng: nước ngập ruộng lúa non. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy thanh lao.
Tạm thuấn:. Ngược lại âm trên là tạm lam. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: tạm là hoàn tất, tạm xong. Sách Thuyết Văn cho rằng: tạm là không lâu chữ viết từ bộ nhựt thanh trảm. Ngược lại âm dưới là luân nhuận. Sách Trang Tử cho rằng: suốt ngày nhìn mà con mắt không có nháy. Sách Lã Thị Xuân Thu cho rằng: muôn đời cũng như một cái nháy mắt. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết chữ thuấn gọi là mở mắt nháy. Chữ viết từ bộ mục thanh dần. Bổn kinh viết chữ thuấn này cũng thông dụng văn thường hay dùng.
Cù lao:. Ngược lại âm kỳ vu. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: cù lao là bệnh. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: cù vất vả nhọc nhằn nhiều lần. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ lực thanh cú. Ngược lại âm dưới là lão đao. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: là mệt mỏi. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: là bệnh, làm việc siêng năng lao động vất vả. Sách Thuyết Văn cho rằng: lao là quá mệt mỏi, bệnh nặng. Chữ viết từ bộ lực đến bộ dinh lược bớt chữ dinh từ chữ diễm âm diêm, âm mịch, ngược lại âm quí dinh, là người dùng sức lực để làm lao động.
Thương giác:. Ngược lại âm giao hiếu. Sách Lễ Ký Nguyệt Lịnh cho rằng: trọng thu có đào cái hầm cất chứa vật báu. Sách Thuyết Văn cho rằng: cáo là cái hầm đào sâu dưới đất để cất chứa đồ vật, chữ viết từ bộ huyệt thanh cát.
Can giá:. Ngược lại âm giá xá. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: giá là cây mỏ quạ. Ở kinh đô nước Thục gọi là giặc cướp, có chỗ gọi là cây mía. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ Khảo Thanh giá.
Thương lẫm:. Ngược lại âm lập cẩm. Sách Chu Lễ cho rằng: lẫm là vị quan trông coi chính kho thóc lúa. Trịnh Huyền chú giải rằng: kho chứa gạo gọi là lẫm. Sách Chu Lễ cho rằng: triều đại vua Thuấn có lẫm kho gạo, cũng có trường học ở làng của Ngu Thị. Vua Ngu Thuấn rất hiếu thuận nên khiến cho mùa màng thạnh mãn. Lúa thóc đầy kho. Sách Thuyết Văn cho rằng: viết đúng là chữ lẫm là kho chứa lúa có chỗ để trợ giúp, hoặc là tông miếu kho gạo chứa đầy, làm cái kho rất rộng chất chứa lúa đầy tới mặt lẫm. Gọi là lẫm, chữ viết từ bộ nhập đến chữ hồi, giống như trong cái nhà lớn có nhiều cửa sổ chữ viết từ bộ nghiễm viết thành chữ lẫm. Bổn kinh viết lẫm này là chẳng phải.
Thuần nùng:. Ngược lại âm trên là thuận luận. Sách Chu Dịch cho rằng: thuần là chất tinh túy. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: thuần là loại rượu mạnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: thuần là rượu không có pha nhạc. Chữ viết từ bộ dậu thanh thuần. Bổn kinh viết từ bộ thủy, viết chữ thuần này là sạch, chẳng phải nghĩa chữ thuần nùng. Ngược lại âm dưới là nữ long. Sách Hoài Nam Tử cho rằng: là chất cam thúy béo đậm đặc. Sách Thuyết Văn cho rằng: nùng là rất dày đặc, nùng hậu. Chữ viết từ bộ dậu thanh nông. Bổn kinh viết từ bộ thủy viết thành chữ nùng là nghĩa lộ ra ngoài rất nhiều, cũng chẳng phải nghĩa chữ thuần nùng vậy.
-------------------------------------
Yểm đố:. Ngược lại là âm cô ngữ. Trong kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương đã giải thích nghĩa rồi.
Trữ khí:. Ngược lại âm trên là chữ lữ. Cố Dã Vương cho rằng: trữ là đồ đựng chứa. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: trữ là dụng cụ để chứa. Sách Thuyết Văn cho rằng: chứa. Chữ viết từ bộ bối thanh trữ.
Đỉnh đái:. Ngược lại âm đương ái. Sách Tự Thư cho rằng: ở trên đầu gọi là đội, mang, cũng gọi là đưa lên đầu. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: hân hoan vâng mệnh đội tràng hoa trên đầu. Lưu Hy cho rằng: người đội tràng hoa ngẩng lên đầu mà nhìn. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ dị thanh tai, âm tai là âm tai.
Tán hịch:. Ngược lại âm hình kích. Cố Dã Vương cho rằng: hịch là lời văn kêu gọi ngày xưa, có tội là trách phạt, hoặc là làm môi giới, mà viết ra cho người ta hiểu. Thí dụ như xưa sách viết lời hịch của trăm họ. Hán Thư cho rằng: có thể truyền lời hịch ra ngàn dặm, định là như vậy. Giải thích tên gọi là hịch đó gọi khuyến khích các vị quan cấp dưới, nghinh tiếp văn thư lời hịch của cấp trên. Hoặc là viết vào cây trượng hoặc viết vào thẻ tre dài chừng một thước hai tấc. Chỗ viết nhỏ hơn, gọi là văn thư kêu gọi để truyền đi. sách Thuyết Văn cho rằng: thẻ tre viết hịch dài hai thước. Chữ viết từ bộ hòa thanh kích. Trong bổn kinh viết chữ hịch này là văn thường hay dùng âm kích là âm kích.
-------------------------------------
Gian giảo:. Ngược lại âm trên là giản nhan. Trong kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương đã giải thích nghĩa đầy đủ rồi. Ngược lại âm dưới là giao giảo. Đỗ Dự chú giải Tả Truyện rằng: giảo hoạt, dối trá, xảo trá. Sách Thuyết Văn viết từ bộ khuyển, thanh giao.
Tứ cầu:. Ngược lại âm ty thứ. Trịnh Huyền chú giải sách Chu Lễ rằng: đồng cũng giống như theo dõi xem xét, nhìn ngó. Cố Dã Vương cho rằng: tứ cũng giống như hầu hạ phục dịch. Sách Phương Ngôn cho rằng: nhìn ngó từ sông ở phía bắc giám sát đến tận cùng gọi là tứ, Thế Tôn cho rằng: hai người cùng nhau hầu hạ, phục dịch cho nhau. Chánh
Tự xưa nay viết từ bộ nhơn thanh tư.
Não súc:. Ngược lại âm sở lục. Theo sách Hàn Thi Truyện cho rằng: súc liễm, co rút lại, thu lại. Giả Quỳ chú giải sách Quốc ngữ rằng: súc là thối lui. Tống Trung chú giải kinh Đại Huyền rằng: súc là dừng lại. Sách Thuyết Văn cho rằng: súc là loạn, chữ viết từ bộ mịch thanh túc.
Quyện súc:. Ngược lại âm trên là quỳ viên. Bì Thương cho rằng: quyện là chân cong lại không có thẳng. Chánh Tự xưa nay cho rằng: chữ viết từ bộ túc thanh quyển. Trong bổn kinh viết từ bộ thủ viết thành chữ quyện, nghĩa lấy thế dùng sức mạnh chẳng phải nghĩa của chữ quyện súc vậy.
Dũng phất:. Ngược lại âm trên là dung tủng. Lưu Triệu cho rằng: dũng là trào ra. Cố Dã Vương cho rằng: sóng nước trào dâng lên. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ thủy thanh dũng, âm đồng với âm trên. Ngược lại âm dưới là phi vị. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: nước trăm sông dâng trào lên. Cố Dã Vương cho rằng: phất là sóng nước dâng trào, giống như nước sôi. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết tâm bộ thủy thanh phất.-------------------------------------
Nhĩ hầu:. Ngược lại âm trên là nhị ty. Ngược lại âm dưới là hậu câu. Sách Hán Thư gọi là con khỉ chịu ơn. Sách Thuyết Văn cho rằng: loài vượn. Loại cầm thú này rất có nhiều nghĩa. Trong kinh Kim Quang Minh đã giải thích rồi, âm ưu ngược lại âm nô đao. (1431)
Tiên giới:. Ngược lại âm trên là tiên tiển. Theo Tả Truyện cho rằng: trên da không có lông gọi là tiên giới. Tự Thư cho rằng: tiên là loại bệnh phong ngứa. Sách Thuyết Văn cho rằng: mụt ghẻ khô. Chữ viết từ bộ tật thanh tiên. Ngược lại âm dưới giai mãi. Sách Chu Lễ cho rằng: vào mùa hè có chứng bệnh ghẻ lở. Sách Thuyết Văn cho rằng: bệnh ghẻ hoành hành. Chữ viết từ bộ tật thanh giới, âm giới cùng với âm giới này cũng đồng.
Khái thấu:. Ngược lại âm trên là khai ái. Sách Nguyệt Lịnh cho rằng: trong nước có nhiều bệnh phong ho. Cố Dã Vương cho rằng: khái cũng giống như chữ thấu, nghĩa là bệnh ho. Sách Thuyết Văn cho rằng: khái là cái hơi đi ngược, chữ viết từ bộ khiếm thanh khái. Ngược lại âm dưới là tô tấu. Sách Chu Lễ cho rằng: mùa đông có chứng bệnh ho. Sách Khảo Thanh cho rằng: hơi đi ngược lên hết hầu. Chánh Tự xưa nay viết từ bộ khẩu, thanh thấu âm thấu đồng với âm trên.
Hy di:. Ngược lại âm trên là hỷ kỳ. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: là ánh lửa chiếu sáng rõ ràng. Theo Hàn Thi truyện cho rằng: hy là cung kính. Khổng An Quốc chú giải sách Thượng Thư rằng: hy là tốt đẹp. Sách Thuyết Văn cho rằng: chữ viết từ bộ hỏa thanh hy, âm hy đồng với âm trên. Ngược lại âm dưới là dĩ chi. Trong quyển thứ nhất đã giải thích nghĩa rồi.
*******
Huyền Ứng soạn âm.
(Trước đã dịch sáu mươi quyển)
Ma-kiệt-đề: hoặc là gọi ma-kiệt-đà, cũng nói là mặckệ-đà. Lại cũng viết là ma-già-đà, đều là Phạn âm chuyển đọc sai. Nói cho đúng là ma-yết-đà. Đây dịch là nước Thiện Thắng, hoặc gọi là nước không não hại, hoặc nói là tên ma-già-tinh. Đây nói là không có xấu ác, trụ mười hai ngày. Đà đó là chỗ nơi ở. Tên là nước, chỗ ở không có việc xấu ác. Cũng tên là "Tinh xứ quốc" âm yết ngược lại âm cự yết.
Hoa mạn: tiếng Phạn nói ma-la. Đây dịch là mạn âm. theo nước Tây Thiên Trúc kết hoa làm mạn sư, phần nhiều dùng hoa tô mạn na, kết làm tràng hoa làm trang sức, không cần phải nói dù cho nam nữ sang hèn đều lấy hoa này dùng làm trang nghiêm đội trên đầu, hoặc mang trên người, cho rằng làm trang sức đẹp. Trong các kinh có nói đến hoa mạn xứ thiên, hoa báu mạn v.v... cũng đồng như đây đã nói. Thể chữ từ âm tiêu, ngược lại là âm sở vi, âm biên, là âm biên ngược lại âm di nhiên. Trong kinh văn viết biên là chẳng phải thế chữ.
Du-ma: Tự Thư cho rằng: viết chữ du này cũng đồng:. Ngược lại âm du-câu. Lâm Tự cho rằng: du là vượt qua. Quảng Nhã cho rằng: đo lường. Nói rằng: mani đó là sai. Nói cho đúng là mạc-ni. Gọi là tên chung của hạt châu báu vậy.
Quái ngại: sách Văn Tự Tập Lược viết: chữ quái cũng đồng, ngược lại âm hồ quái. Gọi là lưới võng làm trở ngại. Dưới văn cổ viết chu ngại này cũng đồng, ngược lại âm ngữ đại. Sách Thuyết Văn cho rằng: ngại là dừng lại. Lại cũng viết chữ ngại này. Quách Phác cho rằng: chữ ngại này là văn cổ. Sách Thuyết Văn cho rằng: ngại này là bên ngoài đóng cửa. Trong kinh văn ngại ngược lại âm đô lặc. Theo sách Vệ Hoằng, Định Chiểu là văn cổ. Tự Thư cho rằng: chữ ngại được hai thể chữ đồng thể. Sách Thuyết Văn cho rằng: lấy được cả hai thể chữ. Sách Thượng Thư ghi rằng: Ngài Cao Tông nằm mộng nó là chẳng phải nghĩa này.
Lô-xá-na: hoặc gọi là lô-giá-na, hoặc gọi là lô chiết. Đây dịch là chiếu sáng, cũng gọi là biến chiếu, chiếu khắp nơi. Lấy Phật Báo Thân tịnh sắc mà biến khắp pháp giới, cho nên gọi là đèn nhật nguyệt chiếu sáng khắp tất cả chỗ nên gọi là lô-xá-na là nghĩa này vậy.
Hồi phục: Lại cũng viết hồi phục nay hai chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm hồ hoài phò phúc, hai âm. Thiên Thương Hiệt cho rằng: hồi là nước chảy xiết, phúc là nơi nước sâu.
Si cổ:. Ngược lại âm công hộ. Tam Thương cho rằng: không có con mắt gọi là cổ. Giải thích tên gọi là cổ đó con mắt nhắm lại như ngủ. Nhưng mà con mắt bằng phẳng như da trống nên gọi người mù.
Đao sát: Lại viết chữ sát này cũng đồng âm sát. Tiếng Phạn nói là thiện-đa-la. Đây dịch là điền thổ. Trong kinh hoặc nói là quốc, hoặc gọi là thổ đó đều đồng một nghĩa hoặc viết là sát độ đó còn giữ lại hai âm. Tức là Sát-đế-lợi, lợi tên người chủ giữ điền ruộng, cũng vậy. Theo chữ sát trong sách không có chữ này. Tức là chữ lợi viết lược âm lợi ngược lại âm nhất tên là phù đồ. Sát đó là sai, nên nói lặc sắc để âm lặc ngược lại âm lực hạt. Đây dịch là can nhơn. Lấy tên là chư đại là sát chữ. Lấy nghĩa là an Phật tháp đồng nghĩa thổ điền, cho nên gọi sát. Lấy theo tên nước Tây Trúc kia tháp can đầu an xá lợi vậy.
Thư hoại:. Ngược lại âm tài dữ. Tam Thương cho rằng: thư là từ hư hoại. Trong kinh văn viết trở ngược lại âm trắc lữ. Gọi là dụng cụ đồ chứa đựng. Một gọi là sắp bày nhục cơ, chữ trở chẳng phải nghĩa đây dùng.
----------------------------------------
An trĩ: Chữ cổ. Văn cổ viết trĩ, nay viết chữ trĩ cũng đồng. Ngược lại âm trực nhĩ. Quảng Nhã cho rằng: trĩ là dừng lại. Cũng gọi là bình, đình tức nhiên là riêng đứng sừng sững, cao sừng sững.
----------------------------------------
Lan thuẫn: Lại cũng viết chữ lan này cũng đồng ngược lại âm lực hàn. Ngược lại âm dưới là thực duẫn. Sách Thuyết Văn cho rằng: lan can song cửa. Văn thông dụng gọi là chuồng nuôi thú, gọi là thuẫn đó. Vương Dật chú giải sách Sở Từ rằng: thanh gác dọc gọi là hạm. Thanh gác ngang gọi là thuẫn. Sách Gian Tử cho rằng: thành lan can an trí trên cung điện dùng để trang sức cũng gọi là ngăn ngừa trên cao rơi xuống. Nay nói là câu lan, móc lan can nối nhau vậy.
Quần nhau: Văn cổ viết chữ manh này cũng đồng. Ngược lại âm mạch canh, gọi là manh nha, nảy mầm. Quảng Nhã cho rằng: bắt đầu nảy mầm. Theo chữ manh đó có nghĩa là mờ tối, nói rộng ra là người không biết gì.----------------------------------------
Hoán Minh: Tự Thư cho rằng: cũng viết chữ hoán này cũng đồng. Ngược lại âm hô hoán. Chữ hoán gọi là sáng suốt cũng gọi là quang minh.
Kỳ phan:. Ngược lại âm cực kỳ. Giải thích tên gọi là: hùng hổ kéo đến gọi là kỳ, là quân tướng kéo cờ rầm rộ đến. Giống như là con mãnh hổ. Cùng với các chữ kỳ kỳ văn sau giải thích.
Hài nhã:. Ngược lại âm hồ giai. Gọi là hài hòa, cũng gọi là nhàn nhã, chứa âm thanh hòa nhã.
Liêu quán:. Ngược lại âm lực nhiêu. Lại viết chữ hai thể chữ cũng đồng. Thiên Thương Hiệt cho rằng: liêu là cửa sổ nhỏ để nhìn ra. Trong kinh văn viết từ bộ thủ viết thành chữ liêu, hoặc viết từ bộ mộc viết thành chữ liêu hai thể chữ tượng hình này chẳng phải nghĩa đây dùng vậy.
----------------------------------------
Chúng hữu:. Ngược lại âm vu cứu. Trong kinh xưa phần nhiều nói là chúng hữu đó nghĩa là có nhiều phúc. Nay phần nhiều nói là Thế Tôn, đó là chỗ tôn kính của đời. Đây phải tùy theo nghĩa mà gọi vậy.
Cừu đối:. Ngược lại âm cự ngưu, cừu là oán. Sách Tam Thương cho rằng: oán cừu gặp nhau gọi là cừu, cũng gọi là vợ chồng. Quảng Nhã cho rằng: cừu là ác.
Phẫn độc:. Ngược lại âm phò phân. Sách Phương Ngôn cho rằng: phẫn giận tràn ngập, cũng gọi là khí giận bốc lên tràn ngập, cũng gọi là tình cảm dâng cao.
----------------------------------------
Kinh hãi:. Ngược lại âm hồ giới. Thiên Thương Hiệt cho rằng: hãi cũng giống như chữ kinh. Quảng Nhã cho rằng: là sợ hãi nhảy chồm lên.
Danh át: Văn cổ viết chữ át này cũng đồng. Ngược lại âm an khác. Thiên Thương Hiệt giải thích rằng: át là che lấp, dừng lại, lấn át.
Ế mục: Sách Vận Anh tập viết chữ ế này cũng đồng. Ngược lại âm ư kế. Gọi là con mắt bị bệnh. Sách Thuyết Văn cho rằng: con mắt bị bệnh nên sanh ra che mờ. Trong kinh văn viết có viết chữ này nghĩa là bóng râm, mà có gió gọi là ế chưng, chẳng phải nghĩa đây dùng vậy. Cô quỳnh: văn cổ viết chữ quỳnh lão, hai thể hình đều đồng. Ngược lại âm cự doanh. Không cha gọi là cô, không con gọi là độc, không anh em gọi là quỳnh. Quỳnh là đơn độc, quỳnh quỳnh là có chỗ nương nhờ, chữ viết từ bộ tấn đến quỳnh. Thanh tĩnh âm tấn ngược lại âm tuy nhuận.
Tỳ-lam:. Ngược lại âm lực hàm, hoặc là viết tỳ-lam, hoặc gọi là phệ-lam, hoặc viết là tùy-lam, hoặc nói là toàn lam, đều là tiếng Phạn, chuyển đọc. Đây dịch là gió dữ dội, cuồng phong nổi dậy.
Lung hội: Văn cổ viết chữ hai chữ hội tượng hình cũng đồng. Nay lại viết chữ hội này lại cũng viết chữ hội cũng đồng. Ngược lại âm ngưu khoái. Sách Quốc ngữ cho rằng: hội là không có thể nghe được tiếng. Giả Quỳ cho rằng: khi sinh ra đã là không nghe được gọi là hội tức là điếc. Cũng gọi là người ngu muội không biết gì gọi là hội. Trong kinh văn viết từ bộ nhục viết thành chữ hội, ngược lại âm hồ đối, chữ hội nghĩa là mập béo phì, chẳng phải nghĩa của kinh vậy.
Phệ chư:. Ngược lại âm thời chế. Tam Thương cho rằng: phệ là cắn. Tự Lâm cho rằng: phệ là ăn, âm đạm ngược lại là âm đồ cảm.
Địch uế:. Ngược lại âm đồ đích. Sách Thuyết Văn cho rằng: địch là rượu, cũng gọi là trừ bỏ, gọi là dùng rượu tẩy trừ đi cấu uế.
Quán chưởng:. Ngược lại âm công viện. Sách Thuyết Văn cho rằng: quán là rửa tay. Cũng gọi là tắm rửa, giặt gủi đồ vật đều gọi là quán. Thể chữ từ bộ thủ, bộ cửu, bộ thủy đến bộ mãnh. Âm cửu ngược lại âm cư lục. Trong kinh văn lại viết từ bộ thủy viết thành chữ quán này là chẳng phải.
Phát chỉ: Âm chỉ. Tự Lâm cho rằng: chỉ là ngón chân.
Giải thích tên gọi là: bước tới một bước dừng một bước. Vậy nên gọi là tên vậy.
Viên phố:. Ngược lại âm bổ bố hai âm. Thiên Thương Hiệt giải thích văn cổ cho rằng: vườn trồng cây gọi là viên, vườn trồng rau quả gọi là phố.
Ai mạo: Thể chữ viết ai này cũng đồng. Ngược lại âm sở quy. Sách Thuyết Văn cho rằng: suy giảm, cũng gọi là hao tổn. Sách Lễ Ký cho rằng: bắt đầu năm mươi tuổi là suy giảm, giải đãi, trì trệ. Dưới là văn cổ, chữ hào mạo hai chữ tượng hình. Nay viết chữ hao cũng đồng, ngược lại âm mạc báo. Tám mươi tuổi gọi là hào mạo, là mê muội lẩm cẩm hay quên, cũng gọi là loạn.
Giáp trụ: Văn cổ viết chữ trụ cũng đồng. Ngược lại âm trừ cứu. Quảng Nhã cho rằng: là mũ trụ dùng khi ra trận đánh giặc. Trung Quốc gọi đây là đê mâu, người Giang nam dùng. Đây là âm đê, đê mâu, ngược lại âm mạc hậu.
----------------------------------------
Bát phạm: Tám loại Phạn âm. Trong kinh An Thập
Trụ đoạn kết nói rằng: một là âm bất nam, hai là âm bất nữ, ba là âm bất cường, bốn là âm bất huyển, năm là âm bất thanh, sáu là âm bất trọc, bảy là âm bất hùng, tám là âm bất thư.
Bác tổng:. Ngược lại âm tử tinh. Tổng là thói quen. Tam Thương giải thích rằng: tổng là sửa chữa lỗi sai, sợi chỉ ngang cũng gọi là sợi chỉ viền mối, đầu mối của sợi chỉ.
----------------------------------------
Cẩn bán: Văn cổ viết hai chữ cẩn tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm cự ẩn. Cẩn là liệt kém, cẩn cũng giống chữ tiện là thấp hèn.
Đỉnh quang:. Ngược lại âm đình kính. Lại cũng là âm điện, tức đốt đèn cho Phật.
----------------------------------------
Hổn trọc:. Ngược lại âm hậu côn, hậu cổn, hỗn nghĩa là loạn. Một gọi là ao nước bẩn, âm ô ngược lại âm nhất hồ.
Cố miến:. Ngược lại âm miên kiến. Sách Thuyết Văn cho rằng: liếc nhìn nghiêng. Sách Phương Ngôn cho rằng: giữa Tần và Tấn ngó liếc với nhau gọi là miến.
-Quyển 10, 11, hai quyển trên đều không có âm để giải thích.
----------------------------------------
Huệ thí:. Ngược lại âm hồ giai. Sách Chu Lễ cho rằng: thí là người chịu ơn. Trịnh Huyền cho rằng: được ban cho y thực vật báu gọi là chịu ơn huệ. Sách Mạnh Tử cho rằng: phân chia cho người tài vật gọi là ơn huệ.
Bần lũ:. Ngược lại âm huyên cú. Thiên Thương Hiệt cho rằng: không có tài vật gọi là bần, không có tài vật không có dự bị lễ nghi gọi là lũ. Theo Mao Thi Truyện cho rằng: lũ là không có lễ nghi. Tự Thư cho rằng: lũ là không tất cả, nghèo nàn, lam lũ.
Phước già: Trong kinh luận hoặc viết là phu-già-la, hoặc viết phú-trì-già-da. Xưa nên dịch là bổ-trì-già-la. Đây dịch là số thủ thú.
Thị hộ: Văn cổ viết là hy cũng đồng. Ngược lại âm thời chỉ. Ngược lại âm dưới là hồ cỗ. Gọi là cậy thế mạnh. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: là chỗ nương nhờ.
Yêu diễm: lại viết chữ yêu này cũng đồng. Ngược lại âm ư kiêu. Tam Thương cho rằng: là yêu tinh. Dưới lại viết chữ diễm này cũng đồng nghĩa. Ngược lại âm dư thiềm, diễm là đẹp. Sách Phương Ngôn cho rằng: giữa Tần và Tấn gọi là đẹp, sắc đẹp là diễm. (T432).
----------------------------------------
Ma-thố:. Ngược lại âm nô hầu. Đúng Phạn âm gọi là ma-nô-mạt-da. Đây dịch là ý sanh thân. Nói rằng các chư thiên từ ma hóa sanh ra.
Bất tuẫn:. Ngược lại âm tuần tuấn. Sách Thượng Thư cho rằng: tuẩn là mưu đồ tài sắc chẳng kể mạng sống. Lại chú giải rằng: tuẫn là mong cầu, cũng gọi là ham danh, không kể đến mạng sống.
----------------------------------------
Lục thân: Sách Hán Thư cho rằng: tôn thờ lục thân. Ứng Triệu cho rằng: lục thân đó là cha mẹ, anh em, vợ con, Thiên Thương Hiệt cho rằng: thân là chỗ nương nhờ, tương thân, tương ái cùng nhau.
Vũ mạn:. Ngược lại âm vong bổ: Quảng Nhã cho rằng: vũ là khinh thường. Sách Thuyết Văn cho rằng: vũ là làm cho thương tổn.
Đệ tương:. Ngược lại âm đồ lễ. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đệ là thay phiên nhau cũng gọi là trao đổi qua lại với nhau, âm điệt, ngược lại âm đồ kiết.
Chân soạn: lại viết soạn này cũng đồng. Ngược lại âm sĩ truyền.
Sách Thuyết Văn cho rằng: soạn là thức ăn uống đầy đủ.
Lão mại:. Ngược lại âm mạc giới. Sách Thuyết Văn cho rằng: mại là đi xa. Quảng Nhã cho rằng: mại là đi xa trở về.
- Quyển 15 không có chữ cần phải giải thích.
----------------------------------------
Ốc tiều:. Ngược lại âm ô mộc. Ca Diên cho rằng: ốc tiều đó là sự sống chết không có giới hạn. Theo Quách Phác chú giải sách Giang Phú rằng: ngoài biển Đông lớn có nguồn nước là chỗ phún nước trào dâng lên không ngừng nghỉ.
- Quyển 17 không có âm chữ giải thích.
----------------------------------------
Tương thấu:. Ngược lại âm khóc hậu. Sách Luận Ngữ cho rằng: dùng gậy mà đánh trên cẳng của người. Lại chú giải rằng: khấu là đánh gõ.
Lục lưu:. Ngược lại âm lực chu. Văn thông dụng cho rằng: có một khối u gọi là lưu. Tam Thương cho rằng: lưu là mạt sưng nhỏ, cái đuôi tức là không có khối u. Trong kinh văn viết chữ lưu là chẳng phải, âm điệt ngược lại âm đồ kiết.
Hoặc di:. Ngược lại âm dư quý. Quảng Nhã cho rằng: di là giao cho, cũng gọi là dâng thức ăn, tặng cho của cải. Trong kinh văn viết từ bộ bối, viết thành chữ di.
Quan văn:. Ngược lại âm mi biện. Thế Bổn cho rằng:
Hoàng đế viết chữ vãn này gọi là đại phu, dùng đội trên mũ.
Tiêu nha:. Ngược lại âm tiều ế. Thiên Thương Hiệt cho rằng: tiêu là nhai trong miệng. Sách Thuyết Văn cho rằng: tiêu là nhai, chữ viết từ bộ khẩu thanh tiêu.
-Quyển thứ mười chín, không có âm để giải thích.----------------------------------------
Thất nhẫn:. Ngược lại âm như chấn. Sách Thuyết Văn cho rằng: nhẫn gọi là cánh tay duỗi ra là một thước. Sách Luận ngữ cho rằng: trên vách tường của Phu tử có khắc nhiều chữ nhẫn. Bao hàm chú giải rằng: bảy thước gọi là một nhẫn. Nay đều viết chữ nhẫn này.
----------------------------------------
Thiền đầu:. Ngược lại âm thị chiến. Âm Phạn gọi là thiền đâu, hoặc gọi là thiện đô. Đây dịch là chúng sanh.
-Quyển 22, 23, 24, 25 bốn quyển trước đều không có chữ khó nên không dùng âm giải thích.
----------------------------------------
Lung hạm:. Ngược lại âm lực đông. Ngược lại âm dưới hồ cảm.
Tam Thương cho rằng: lang là cái chuồng nuôi gia súc.
Môn mạc:. Ngược lại âm mạc bôn, mạc bổn. Chữ môn cũng giống như chữ mạc, gọi là cầm lấy nắm giữ.
Thiêm giai:. Ngược lại âm thả liêm. Thiêm là bao hàm. Sách Tiểu Nhĩ Thất cho rằng: thiêm là đồng đều, đồng ý.
Thuẫn thân: Văn cổ viết chữ thuẫn này cũng đồng. Ngược lại âm tợ tuân. Tam Thương cho rằng: thuẩn là biến khắp, thuẫn cũng gọi là tuần, trải qua tuần tra.
----------------------------------------
Cổ độc:. Ngược lại âm công hộ. Sách Thuyết Văn cho rằng: cổ là trong bụng có chất độc, gọi là loài côn trùng có chất độc. Trong kinh văn viết từ bộ trùng viết chữ cổ này, âm cổ. Ngược lại âm hồ cổ gọi là lâu cổ con dế mèn. Huệ cổ một loại côn trùng có hại, giống như con ve. Chữ cổ này chẳng phải nghĩa trong kinh vậy.
Ký quán: Âm trên là ký, âm dưới là quán. Sách Thuyết Văn cho rằng: ký quán là tưới nước.
Nê lạo: Âm lão. Sách Thuyết Văn cho rằng: nước mưa, gọi là nước mưa đọng lại làm cho tràn ngập dơ uế.
----------------------------------------
Mật tích: Nên biết ba đời chư Phật đều chứa công đức sâu dày. Theo bổn tiếng Phạn thì không có nghĩa chữ tích này, nên dùng chữ thị tích nghĩa là thần thông. Người dịch nghĩa kinh đều gọi là tên vậy.
Nhuyễn trung:. Ngược lại âm nhi sung, tiếng Phạn gọi là vượt sự chìm đắm. Đây gọi là nhuyễn. Tam Thương cho rằng: nhuyễn là mềm mại dịu dàng, mềm yếu.
----------------------------------------
Bào thai:. Ngược lại âm bổ giao. Sách Thuyết Văn cho rằng: bào là đứa con ở trong bào thai. Sách Nhĩ Nhã cho rằng: đang nuôi dưỡng bào thai.
Khả lê:. Ngược lại âm thi tả. Ứng Triệu cho rằng: khả địa la. Đây dịch là khả là chỗ đất trống. Địa là phá thai, gọi là phá núi hư không.
Do càn:. Ngược lại âm cự yên. Kinh Hỏa Luận viết kiền đà la sơn.
Đây dịch là do kiền, đó là song đà la ni, gọi là núi Song trì.
-Quyển 30, 31, 32 ba quyển trước đều không có chữ khó và âm tương đối có thể giải thích.
----------------------------------------
Huyễn hoặc: văn cổ viết hai chữ huyễn tượng hình đều đồng nghĩa. Ngược lại âm hậu biến. Tư Lâm cho rằng: huyễn là loạn. Sách Hán Thư cho rằng: chỉ thấy một màu đen, âm lê ngược lại âm điều chi. Sách Thiện Quốc cho rằng: huyễn là theo, cũng gọi là huyễn hóa âm can, ngược lại âm cư ngôn.
----------------------------------------
Ngân ngược:. Ngược lại âm ngưu cân. Sách Thuyết Văn cho rằng: cái lợi răng. Chữ ngược lại cũng viết nghịch hai chữ tượng hình cũng đồng. Ngược lại âm ngũ các, gọi là nướu răng, lợi răng, trên dưới đều thịt. Tóm lại hai chữ ngân ngược là tranh cãi nhau nên để lộ lợi răng ra ngoài.
Y-ni-diên: Hoặc gọi là yên-ni-diên đều sai. Nói cho đúng là lệ-ni-diện. Đây tên là lộc vương, âm yên, ngược lại âm ô hiền, âm lệ ngược lại âm ô hề.
- Quyển 35, 36 hai quyển trên đều không có chữ khó và không có âm có thể giải thích.
----------------------------------------
Lưỡng tịch:. Ngược lại âm bể diệc. Sách Thuyết Văn cho rằng: tịch mở cánh cửa. Trong kinh văn có viết chữ tích. Ngược lại âm thất xích. Chữ tích này nghĩa trốn tránh nơi hẻo lánh. Lại cũng viết chữ tích này, ngược lại âm tỳ diệc. Chữ tích này là phương pháp, sửa chữa. Chữ tích này chẳng phải nghĩa của kinh.
- Quyển 38, 39 hai quyển đều không có âm khó, có thể giải thích.
----------------------------------------
Tịch thảo: ngược lai âm thứ dạ. Theo chữ tịch cũng giống như chữ tiến. Giải thích tên gọi là tiến tịch đó là loại cỏ cho thú vật ăn, cũng gọi là ruộng tự thân cày cấy. Hoặc cấp:. Ngược lại âm ký cấp. Sách Lễ Ký cho rằng: cấp là thứ bậc, thềm sách Tả Truyện cho rằng: chém đầu hai mươi hai cấp bậc quan. Theo sách Sư đoàn cho rằng: chém đầu một người để ban tặng chức tước thăng lên một cấp bậc. Bởi vậy cho rằng: chém đầu một tên cướp để được thăng lên một cấp vậy.
- Quyển 41, 42 hai quyển đều không có âm khó, có thể giải thích.
----------------------------------------
Tội hấn:. Ngược lại âm hy chấn. Gọi là hấn tức gây tội, cũng là hiềm khích tranh chấp, cũng gọi là viên ngọc có tỳ vết. Chữ viết từ bộ dậu thanh phân.
----------------------------------------
Chú pháp:. Ngược lại âm chu thú. Lại cũng là âm chỉ cú, gọi là mưa thuận mùa, đúng thời tiết, nên trăm loại ngũ cốc đều đượm nhuần, sanh trưởng tươi tốt.
Bái thự:. Ngược lại âm thời dự. Gọi là chức vị, cũng gọi là sắp bày cung kính ngôi vị.
----------------------------------------
Đạt sấn:. Ngược lại âm sai cẩn. Theo luận Tôn Bà Tu Mật cũng viết chữ thiện sấn. Đây dịch là tài thí. Lại giải thích rằng pháp bố thí, tên gọi là đạt sấn, là con đường dẫn đến phúc đức, cũng gọi là đạt. Lại nước Tây Vức ghi rằng: nói cho đúng là đạt sấn nã. Hoặc nói là "Đà khí ni" nghĩa dùng tay mặt để thọ nhận vật thí của người khác là ý nói sanh ra phước đức cho nên theo đây mà gọi tên vậy.
- Quyển 46, 47 hai quyển trên đều không có âm để giải thích.
----------------------------------------
Trì chiểu:. Ngược lại âm chi nhiễu. Sách Thuyết Văn cho rằng: chiểu là cái ao. Tiếng Phạn gọi là hạ-la-đà-niếp, nói là cái ao nước.
- Quyển 49 không có âm để giải thích.
----------------------------------------
Thuyền bạch: Âm bạch. Bì Thương cho rằng: bạch là chiếc thuyền lớn, dài hai mươi trượng có thể chở sáubảy trăm người vậy.
Môn khổn: Lại viết khổn này cũng đồng. Ngược lại âm bổn. Tam Thương cho rằng: khổ là cái cửa có giới hạn.
Tây-a:. Ngược lại âm ư-hà. Theo Hàn Thi Truyện cho rằng: khúc kinh gọi là A, gọi là khe núi, chỗ ranh giới, giới hạn, chỗ hẹp.
Chu-la: tiếng Phạn. Đây dịch là vật báu nhỏ, gọi là kiết-do-la. Ứng Triệu gọi là: chi do hoàn bảo. Đây dịch là anh-lạc-di-kha-la. Ứng Triệu gọi là di-kha-la. Đây gọi là sợi dây thắt lưng bằng vàng.
Chu tiếp: Dịch nói: Cây có đầu nhọn của Hoàng đế gọi là tiếp, chữ thông tục. Văn nói mái chèo. Thích Danh nói tiếp là tiệp, rẽ nước để tàu chạy nhanh.
Nghi tự: Nhĩ Nhã nói nghỉ là biến khắp. Thuyết Văn nói tự là thứ lớp.
-Quyển 51-52, 53 ba quyển trên không có chữ khó.
----------------------------------------
Bang hạ: Sách cổ hoặc viết là, Nhĩ Nhã nói bang là biến phú.
Nham ngạc: Thuyết Văn nói nham là ngọn núi, cũng gọi là hiểm yếu. Ngạc nghĩa là núi trùng trùng điệp điệp, hình núi xếp như mái ngói.
----------------------------------------
Linh ngữ: là tên nhà tù, Chu Lễ Tam Vương mới có nhà ngục. Quảng Nhã, Hạ nói là Hạ Đài Ân là Dạng. Chu nói Linh Ngữ đều là tên khác của tù ngục.
Bảng si: Tự Thư nói bảng là chèo thuyền. Si là đánh bằng roi.
Lưu di: Cũng gọi là các linh phong Tỳ-ni, hoặc gọi là lam. Ở đây gọi là giải thoát xứ, cũng gọi là đoạn, diệt, chánh gọi là lanh phản vị. Hán gọi lam tức là tên Thủ Tỵ thời Thượng cổ nhân đó gọi là Viên-phạn-na, đây gọi là rừng.
Cù-di: hoặc gọi là Kiều-đàm-di chính gọi là Kiềuđạp-di, Hán gọi là Minh nữ.----------------------------------------
Vẫn diệt: Thanh Loại nói: vẫn là chìm hết, tiêu sạch.
Tăng khoáng: Thuyết Văn gọi hội là lụa thêu.
Uyên đính: Nước lặng đứng gọi là đính.-Quyển 57 Không có từ khó.
----------------------------------------
Tuyên sanh: Tuyên là bô bày, văn kinh viết âm hoàn là dây thao đỏ, chẳng phải ý kinh.
Ma-già-la-ngư: Cũng gọi là ma-kiệt-ngư, chính là nói Ma-già-la-ngư. Hán gọi là cá kình.
Vô ách:
-Quyển 59-60 Không có âm khó.