Tiếng Việt:
Thật vậy, Ðức Thế Tôn có hiệu
Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng
Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn
Tiếng Pali:
Itipi so Bhagava
Araham, Sammasambuddho, Vijjacaranasampanno, Sugato, Lokavidu, Anuttaro,
Purisadhammasarathi, Satthadevamanussanam, Buddho, Bhagavati
Phiên âm:
Í-tị-pi số Bá-ga-va
Á-ra-hẳng, Sảm-ma sảm-bút-thô, Vi-cha-chá-ra-na Sảm-pan-nhô, Su-gá-tô,
Lô-ka-ví-đu, A-nút-ta-rô, Pu-ri-sá thăm-ma sá-rá-ti, Sát-tha đê-va ma-nút-sạ-năng,
Bút-thô, Bá-ga-va ti
Tiếng Anh:
Indeed, the Blessed One is
the Worthy One, Perfectly Enlightened by Himself, Impeccable in Conduct and
Understanding, the Serene One, the Knower of the Worlds, the Unexcelled Being,
Perfect Trainer of Good Men, Teacher of Gods and Men, the Awaken One, the Holy
One.
Ghi chú:
Niệm 10 danh hiệu Phật bằng tiếng Pali là một phần của việc tụng ân đức Tam Bảo hằng ngày, thường nghe trong các cộng đồng Phật tử Nam Tông (chẳng hạn như trong Kinh Nhựt Hành do Ngài Hộ Tông soạn). Mười danh hiệu đó là:
Ứng Cúng (A-la-hán), Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Mười danh hiệu nầy thường thấy trong nhiều kinh điển nguyên thủy, chẳng hạn như trong:
-- Trường Bộ, quyển 1, Kinh Ðại Bát Niết Bàn, trang 573-574 (HT Minh Châu dịch,
1991)
-- Tăng Chi Bộ, quyển 4, trang 252 và trang 489 (HT Minh Châu dịch, 1994)
Tuy nhiên, trong kinh sách Bắc Tông, danh hiệu "Như Lai" được thêm vào, thành ra 11 danh hiệu (Từ Ðiển Phật Học Hán Việt, 1994). Do đó, để có 10 danh hiệu thì có sách gộp Vô Thượng Sĩ và Ðiều Ngự Trượng Phu thành một danh hiệu (Ðoàn Trung Còn, Tự Ðiển Phật Học), có sách gộp Phật và Thế Tôn thành một danh hiệu, chẳng hạn như trong bộ kinh "Ðại Bát Niết Bàn (Hán tạng)", tập 1, trang 585 (Phẩm Phạm Hạnh), HT Trí Tịnh dịch (1996).
Binh
Anson
Perth, Western Australia
08-1997
Lời giảng của HT Thích Thanh Từ (trích từ "Những cánh hoa đàm"):
(...) thường thường mỗi đức Phật có đủ 10 hiệu:
1. Như Lai: Như là Như Như hay Chơn Như, là thể bất sanh bất diệt, không động nên gọi là "Như". Tuy thể không sanh không diệt nhưng mà tùy lợi ích chúng sanh, các Ngài hằng tùy duyên ứng hiện giáo hóa chúng sanh nên là "Lai".
2. Ứng Cúng: Phật là một đấng đáng cho Nhơn Thiên ứng cúng dường nên gọi là Ứng Cúng.
3. Chánh Biến Tri: Chánh là chơn chánh. Biến là khắp hết. Tri là hiểu biết. Hiểu biết đúng đắn mà trùm khắp chớ không phải chỉ giới hạn nào, nên gọi là Chánh Biến Tri.
4. Minh Hạnh Túc: Tức hạnh Tam Minh đầy đủ. Một là Thiên nhãn minh, hai là Túc mạng minh, ba là Lậu tận minh.
5. Thiện Thệ: là Ngài khéo vượt qua các cõi ở thế giới và các cõi Trời nên gọi là Thiện Thệ. Thiện là khéo, Thệ là vượt qua.
6. Thế gian giải: Ngài là người hiểu thấu thất cả pháp ở thế gian.
7. Ðiều Ngự Trượng Phu: Ngài là đấng Ðiều Ngự hay chinh phục được những kẻ trí thức, những người ngoại đạo trong hiện thời.
8. Thiên Nhơn Sư: Ngài là Thầy của Trời và Người.
9. Phật: Ngài là đấng giác ngộ (Phật-đà là phiên âm của Buddha).
10. Thế Tôn: Cả Trời và Người đều tôn quý Ngài.
Ðó là 10 hiệu của Phật. Ðọc câu đó là tán thán đức Phật có đầy đủ 10 công đức mà mỗi công đức là một hiệu nên gọi là 10 hiệu.
Ghi chú: Theo cách giảng nầy, HT Thanh Từ đã
không đề cập đến danh hiệu "Vô Thượng Sĩ",
đấng vô thượng không ai sánh bằng.
(Bình Anson, tháng 10/98).