Tăng Chi Bộ Kinh (AN X -71)

Ước Nguyện
Akankha Sutta

HT. Thích Minh Châu dịch


Bài kinh giảng về mười lý do, từ thấp đến cao, để toàn thiện các giới luật và để tu tập thiền chỉ và thiền quán. Một điều đáng lưu ý là trong bài kinh, Ðức Phật không tách rời minh sát và tĩnh lặng thành các pháp tu riêng biệt, mà Ngài giảng rằng thiền quán cùng với thiền chỉ là điều tiên quyết để đắc vào bốn tầng thiền na.

-oOo-

1.- Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anathapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-Kheo:

-- Này các Tỷ-Kheo.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-Kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:

2.- Này các Tỷ-Kheo, hãy sống đầy đủ giới, đầy đủ giới bổn Patimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa). Hãy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp.

[1] Này các Tỷ-Kheo, nếu Tỷ-Kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta được đồng Phạm hạnh thường thương mến, yêu quí, cung kính và bắt chước". Tỷ-Kheo ấy là thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.

[2] Này các Tỷ-Kheo, nếu Tỷ-Kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta được các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩ trị bệnh", Tỷ-Kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.

[3] Này các Tỷ-Kheo, nếu Tỷ-Kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta hưởng thọ các vật dụng như y áo, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh. Mong rằng hành động của những vị tạo ra các vật dụng ấy được quả báo lớn, được lợi ích lớn", Tỷ-Kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.

[4] Này các Tỷ-Kheo, nếu Tỷ-Kheo có ước nguyện: "Mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi họ chết và mệnh chung nghĩ (đến ta) với tâm hoan hỷ, (và nhờ vậy) được quả báo lớn, được lợi ích lớn", Tỷ-Kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.

[5] Này các Tỷ-Kheo, nếu Tỷ-Kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta biết đủ với bất cứ vật dụng gì như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh", Tỷ-Kheo ấy phải sống đầy đủ giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.

[6] Này các Tỷ-Kheo, nếu Tỷ-Kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta kham nhẫn với lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, kham nhẫn những cách nói mạ lỵ phỉ báng, kham nhẫn các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, đau nhói, nhức nhối, không sung sướng, không thích thú, chết điếng người", thời Tỷ-Kheo ấy phải sống đầy đủ giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.

[7] Này các Tỷ-Kheo, nếu Tỷ-Kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, chớ không để lạc,bất lạc nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục lạc, bất lạc được khởi lên", Tỷ-Kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.

[8] Này các Tỷ-Kheo, nếu Tỷ-Kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi, chớ không phải khiếp đảm và sợ hãi nhiếp phục ta. Mong rằng ta luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi được khởi lên", Tỷ-Kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.

[9] Này các Tỷ-Kheo, nếu Tỷ-Kheo có ước nguyện: "Mong rằng tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú", Tỷ-Kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.

[10] Này các Tỷ-Kheo, nếu Tỷ-Kheo có ước nguyện: "Với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát", Tỷ-Kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.

Này các Tỷ-Kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp. Như vậy được nói đến, chính do duyên này được nói đến như vậy.

Ðại Tạng Kinh Việt Nam
Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
Chương X - Phẩm VIII - Bài 71 - tr. 412


English version:

Anguttara Nikaya X.71

Akankha Sutta
Wishes

Translated by Bhikkhu Thanissaro

For free distribution only, as a gift of Dhamma


This discourse lists ten reasons, of ascending worth, for perfecting the precepts and being committed to the development of calm (samatha) and insight (vipassana). An interesting feature of this discussion is that the Buddha does not separate insight and jhana into separate paths of practice, and actually cites insight, together with tranquillity, as a prerequisite for mastering the four jhanas.

-oOo-

On one occasion the Blessed One was staying near Savatthi in Jeta's Grove, Anathapindika's monastery. There he addressed the monks, "Monks!"

"Yes, lord," the monks responded.

The Blessed One said: "Monks, dwell consummate in virtue, consummate in terms of the Patimokkha. Dwell restrained in accordance with the Patimokkha, consummate in your behavior and sphere of activity. Train yourselves, having undertaken the training rules, seeing danger in the slightest faults.

[1] "If a monk would wish, 'May I be dear and pleasing to my fellows in the holy life, respected by and inspiring to them,' then he should be one who brings the precepts to perfection, who is committed to mental calm, who does not neglect jhana, who is endowed with insight, and who frequents empty dwellings.

[2] "If a monk would wish, 'May I be someone who receives robes, almsfood, lodgings, and medical requisites for curing the sick,' then he should be one who brings the precepts to perfection, who is committed to mental calm, who does not neglect jhana, who is endowed with insight, and who frequents empty dwellings.

[3] "If a monk would wish, 'Whatever I use or consume in terms of robes, almsfood, lodgings, and medical requisites for curing the sick, may that be of great fruit, of great benefit to those who provided them,' then he should be one who brings the precepts to perfection, who is committed to mental calm, who does not neglect jhana, who is endowed with insight, and who frequents empty dwellings.

[4] "If a monk would wish, 'May it also be of great fruit, of great benefit, to whatever dead relatives they [the donors] recollect with brightened minds,' then he should be one who brings the precepts to perfection, who is committed to mental calm, who does not neglect jhana, who is endowed with insight, and who frequents empty dwellings.

[5] "If a monk would wish, 'May I be content with whatever robes, almsfood, lodgings, and medical requisites for curing the sick are available,' then he should be one who brings the precepts to perfection, who is committed to mental calm, who does not neglect jhana, who is endowed with insight, and who frequents empty dwellings.

[6] "If a monk would wish, 'May I be resistant to cold, heat, hunger, and thirst; to the touch of gadflies and mosquitoes, wind and sun and creeping things; to abusive, hurtful language; to bodily feelings that, when they arise, are painful, sharp, stabbing, fierce, distasteful, deadly,' then he should be one who brings the precepts to perfection, who is committed to mental calm, who does not neglect jhana, who is endowed with insight, and who frequents empty dwellings.

[7] "If a monk would wish, 'May I overcome displeasure, and not be overcome by displeasure. May I dwell having conquered any displeasure that has arisen,' then he should be one who brings the precepts to perfection, who is committed to mental calm, who does not neglect jhana, who is endowed with insight, and who frequents empty dwellings.

[8] "If a monk would wish, 'May I overcome fear and dread, and not be overcome by fear and dread. May I dwell having conquered any fear and dread that have arisen,' then he should be one who brings the precepts to perfection, who is committed to mental calm, who does not neglect jhana, who is endowed with insight, and who frequents empty dwellings.

[9] "If a monk would wish, 'May I attain -- whenever I want, without strain, without difficulty -- the four jhanas that are heightened mental states, pleasant abidings in the here-and-now,' then he should be one who brings the precepts to perfection, who is committed to mental calm, who does not neglect jhana, who is endowed with insight, and who frequents empty dwellings.

[10] "If a monk would wish, 'May I -- with the ending of mental fermentations -- remain in the fermentation-free release of awareness and release of discernment, having directly known and realized them for myself in the here-and-now,' then he should be one who brings the precepts to perfection, who is committed to mental calm, who does not neglect jhana, who is endowed with insight, and who frequents empty dwellings.

"'Monks, dwell consummate in virtue, consummate in terms of the Patimokkha. Dwell restrained in accordance with the Patimokkha, consummate in your behavior and sphere of activity. Train yourselves, having undertaken the training rules, seeing danger in the slightest faults.' Thus was it said. And in reference to this was it said."


Source: Access-to-Insight, http://world.std.com/~metta/canon/anguttara/an10-71.html
(Wed 10 June 1998)

[Trở về trang Thư Mục]