Tương Ưng, SN VI.1

Thỉnh cầu khai Pháp


Sau khi thành đạo, Ðức Phật được Phạm Thiên thỉnh cầu khai giảng Ðạo Pháp để cứu độ những người hữu duyên.

Tương Ưng, SN V1

Thỉnh cầu

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Uruvelà trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Ajapàla Nigrodha, khi Ngài mới thành đạo.

Rồi Thế Tôn, trong khi thiền tịnh độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên:

"Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người có trí mới cảm nhận! Còn quần chúng này ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó thấy định lý này, tức là y duyên tánh duyên khởi pháp. Thật khó thấy định lý này, tức là tất cả hành là tịch tịnh, tất cả sanh y được từ bỏ, ái tận, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, như vậy thật mệt mỏi cho Ta, như vậy thật bực phiền cho Ta."

Rồi những bài kệ vi diệu này, từ trước chưa từng được nghe, được Thế Tôn nói lên:

Pháp Ta chứng khó khăn,
Sao nay Ta nói lên?
Tham, sân chi phối ai,
Khó chứng ngộ pháp này.
Pháp này đi ngược dòng,
Vi diệu và thâm sâu,
Khó thấy, rất vi tế.
Những ai ưa ái dục,
Bị vô minh bao phủ,
Rất khó thấy pháp này.

Thế Tôn với suy tư như vậy, tâm hướng về thụ động, không muốn thuyết pháp.

Rồi Phạm thiên Sahampati biết được tâm tư Thế Tôn nhờ tâm tư của mình, liền suy nghĩ: "Thật sự thế giới bị tiêu diệt, thật sự thế giới bị diệt vong, nếu tâm Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hướng về thụ động, không muốn thuyết pháp".

Rồi Phạm thiên Sahampati, như nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi thẳng; cũng vậy, vị ấy biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn.

Rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y trên một bên vai, quỳ đầu gối bên phải trên mặt đất, chắp tay hướng về Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

-- "Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bị nguy hại, nếu không được nghe Chánh pháp. (Nếu được nghe) những vị này có thể thâm hiểu Chánh pháp."

Phạm thiên Sahampati nói lên như vậy. Nói xong như vậy, vị ấy lại nói thêm như sau:

Tại xứ Magadha,
Thuở trước có hiện ra,
Tà pháp không thanh tịnh,
Do uế tâm suy diễn.
Mở cửa bất tử này,
Ðể họ được nghe pháp,
Do bậc Thánh vô uế,
Ðã chơn chánh giác ngộ.
Như đứng trên tảng đá,
Tại đỉnh một núi cao,
Ðưa mắt nhìn xung quanh,
Quần chúng (dưới chân mình).
Cũng vậy, Ngài Thiện Thệ,
Leo lên lầu Chánh pháp,
Biến nhãn, không sầu muộn,
Nhìn xuống đám quần sanh
Bị ưu tư sầu khổ,
Bị sanh già áp bức.
Anh hùng, hãy đứng lên,
Bậc Chiến thắng chiến trường,
Vị Trưởng đoàn lữ khách,
Ðấng Thoát ly nợ nần,
Thế Tôn hãy thuyết pháp,
Bộ hành khắp thế gian,
Có người nhờ được nghe,
Sẽ thâm hiểu diệu nghĩa.

Rồi Thế Tôn biết được lời thỉnh cầu của Phạm thiên, vì lòng thương xót đối với chúng sanh, nhìn đời với Phật nhãn.

Thế Tôn trong khi nhìn đời với Phật nhãn, thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời; có hạng lợi căn, độn căn; có hạng tánh thuận, tánh nghịch; có hạng dễ dạy, khó dạy; một số thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm của những hành động lỗi lầm.

Ví như trong hồ sen xanh, sen hồng hay sen trắng, có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm đẫm ướt. Cũng vậy, Thế Tôn trong khi với Phật nhãn nhìn quanh thế giới, thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời; có hạng lợi căn, độn căn; có hạng tánh thuận, tánh nghịch; có hạng dễ dạy, khó dạy; một số thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác, và sự nguy hiểm của các hành động lỗi lầm.

Thấy vậy, Ngài trả lời cho Phạm thiên Sahampati với những bài kệ:

Hãy rộng mở cho họ,
Cửa trường sanh bất tử,
Hỡi những ai có tai,
Hãy giải thoát tà tín,
Ý thức sự nguy hại,
Ta sẽ có thuyết giảng
Pháp tốt đẹp vi diệu,
Giữa nhân loại, chúng sanh,
Ôi Phạm thiên Sahampati!

Rồi Phạm thiên Sahampati biết được: "Ta đã tạo ra cơ hội cho Thế Tôn thuyết pháp", nên đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài và biến mất tại chỗ ấy.

Samyutta Nikaya, SN VI.1

Ayacana Sutta
The Request

I have heard that on one occasion, when the Blessed One was newly Self-awakened, he was staying at Uruvela on the bank of the Neranjara River, at the foot of the Goatherd's Banyan Tree.

Then, while he was alone and in seclusion, this line of thinking arose in his awareness:

"This Dhamma that I have attained is deep, hard to see, hard to realize, peaceful, refined, beyond the scope of conjecture, subtle, to-be-experienced by the wise. But this generation delights in attachment, is excited by attachment, enjoys attachment. For a generation delighting in attachment, excited by attachment, enjoying attachment, this/that conditionality and dependent co-arising are hard to see. This state, too, is hard to see: the resolution of all fabrications, the relinquishment of all acquisitions, the ending of craving; dispassion; cessation; Unbinding. And if I were to teach the Dhamma and if others would not understand me, that would be tiresome for me, troublesome for me."

Just then these verses, unspoken in the past, unheard before, occurred to the Blessed One:

Enough now with teaching
what only with difficulty I reached.
This Dhamma is not easily realized
by those overcome
with aversion & passion.
What is abstruse, subtle, deep, hard to see,
going against the flow --
those delighting in passion,
cloaked in the mass of darkness, won't see.

As the Blessed One reflected thus, his mind inclined to dwelling at ease, not to teaching the Dhamma.

Then Brahma Sahampati, having known with his own awareness the line of thinking in the Blessed One's awareness, thought: "The world is lost! The world is destroyed! The mind of the Tathagata, the Arahant, the Rightly Self-awakened One inclines to dwelling at ease, not to teaching the Dhamma!"

Then, just as a strong man might extend his flexed arm or flex his extended arm, Brahma Sahampati disappeared from the Brahma-world and reappeared in front the Blessed One.

Arranging his upper robe over one shoulder, he knelt down with his right knee on the ground, saluted the Blessed One with his hands before his heart, and said to him:

"Lord, let the Blessed One teach the Dhamma! Let the One-Well-Gone teach the Dhamma! There are beings with little dust in their eyes who are falling away because they do not hear the Dhamma. There will be those who will understand the Dhamma."

That is what Brahma Sahampati said. Having said that, he further said this:

In the past
there appeared among the Magadhans
an impure Dhamma
devised by the stained.
Throw open the door to the Deathless!
Let them hear the Dhamma
realized by the Stainless One!
Just as one standing on a rocky crag
might see people
all around below,
So, O wise one, with all-around vision,
ascend the palace
fashioned of the Dhamma.
Free from sorrow, behold the people
submerged in sorrow,
oppressed by birth & aging.
Rise up, hero, victor in battle!
O Teacher, wander without debt in the world.
Teach the Dhamma, O Blessed One:
There will be those who will understand.

Then the Blessed One, having understood Brahma's invitation, out of compassion for beings, surveyed the world with the eye of an Awakened One.

As he did so, he saw beings with little dust in their eyes and those with much, those with keen faculties and those with dull, those with good attributes and those with bad, those easy to teach and those hard, some of them seeing disgrace and danger in the other world.

Just as in a pond of blue or red or white lotuses, some lotuses -- born and growing in the water -- might flourish while immersed in the water, without rising up from the water; some might stand at an even level with the water; while some might rise up from the water and stand without being smeared by the water -- so too, surveying the world with the eye of an Awakened One, the Blessed One saw beings with little dust in their eyes and those with much, those with keen faculties and those with dull, those with good attributes and those with bad, those easy to teach and those hard, some of them seeing disgrace and danger in the other world.

Having seen this, he answered Brahma Sahampati in verse:

Open are the doors to the Deathless
to those with ears.
Let them show their conviction.
Perceiving trouble, O Brahma,
I did not tell people the refined,
sublime Dhamma.

Then Brahma Sahampati, thinking, "The Blessed One has given his consent to teach of Dhamma," bowed down to the Blessed One and, circling him on the right, disappeared right there.

HT Minh Châu dịch Việt

English translation by Bhikkhu Thanissaro


[Trở về trang Thư Mục]