Bát Chánh Ðạo

Tương Ưng Bộ, SN XLV.8


Trong bài kinh này Ðức Phật giảng về các yếu tố của Con Ðường Tám Chánh đưa đến giác ngộ.

SN XLV.8

Phân tích

Nhân duyên ở Sàvatthi.

-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng và phân tích Thánh đạo Tám ngành này. Hãy lắng nghe và khéo tác ý. Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường Thánh đạo Tám ngành? Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tri kiến? Này các Tỷ-kheo, chính là trí về khổ, trí về khổ tập, trí về khổ diệt, trí về con đường đưa đến khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tri kiến.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy? Này các Tỷ-kheo, chính là xuất ly tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tư duy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh ngữ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ phi Phạm hạnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh nghiệp.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh mạng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh mạng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tinh tấn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tinh tấn.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh định? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh, nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh định.

SN XLV.8

Analysis

Setting at Savatthi.

"Bhikkhus, I will teach you the noble eightfold path and I will analyse it for you. Listen to that and attend carefully, I will speak."

"Yes, venerable sir," those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

"And what, bhikkhus, is the noble eightfold path? Right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration.

"And what, bhikkhus, is right view? Knowledge of suffering, knowledge of the origin of suffering, knowledge of the cessation of suffering, knowledge of the way leading to the cessation of suffering: this is called right view.

"And what, bhikkhus, is right intention? Intention of renunciation, intention of non-ill will, intention of harmlessness: this is called right intention.

"And what, bhikkhus, is right speech? Abstinence from false speech, abstinence from divisive speech, abstinence from harsh speech, abstinence from idle chatter: this is called right speech.

"And what, bhikkhus, is right action? Abstinence from the destruction of life, abstinence from taking what is not given, abstinence from sexual misconduct: this is called right action.

"And what, bhikkhus, is right livelihood? Here a noble disciple, having abandoned a wrong mode of livelihood, earns his living by a right livelihood: this is called right livelihood.

"And what, bhikkhus, is right effort? Here, bhikkhus, a bhikkhu generates desire for the non-arising of unarisen evil unwholesome states; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. He generates desire for the abandoning of arisen evil unwholesome states.... He generates desire for the arising of unarisen wholesome states.... He generates desire for the maintenance of arisen wholesome states, for their non-decline, increase, expansion, and fulfilment by development; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. This is called right effort.

"And what, bhikkhus is right mindfulness? Here, bhikkhus, a bhikkhu dwells contemplating the body in the body, ardent, clearly comprehending, mindful, having put away covetousness and displeasure in regard to the world. He dwells contemplating feelings in feelings, ardent, clearly comprehending, mindful, having put away covetousness and displeasure in regard to the world. He dwells contemplating mind in mind, ardent, clearly comprehending, mindful, having put away covetousness and displeasure in regard to the world. He dwells contemplating mental phenomena in mental phenomena, ardent, clearly comprehending, mindful, having put away covetousness and displeasure in regard to the world. This is called right mindfulness.

"And what, bhikkhus, is right concentration? Here, bhikkhus, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhana, which is accompanied by thought and examination, with rapture and happiness born of seclusion. With the subsiding of thought and examination, he enters and dwells in the second jhana, which has internal confidence and unification of mind, is without thought and examination, and has rapture and happiness born of concentration. With the fading away as well of rapture, he dwells equanimous and, mindful and clearly comprehending, he experiences happiness with the body; he enters and dwells in the third jhana of which the noble ones declare: 'He is equanimous, mindful, one who dwells happily.' With the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and displeasure, he enters and dwells in the fourth jhana, which is neither painful nor pleasant and includes the purification of mindfulness by equanimity. This is called right concentration."

HT Minh Châu dịch Việt

English translation by Bhikkhu Bodhi


Chân thành cám ơn nhóm chủ trương trang nhà LotusNet, http://www.lotuspro.net , đã có thiện tâm gửi tặng toàn bộ Tương Ưng Kinh dạng điện tử.


[Trở về trang Thư Mục]