Buddhasasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with
Unicode
Times font
Vài Trích Dẫn và Suy Tư về Phật Pháp
Some Excerpts and Reflections on Buddha's Teachings
Liễu Pháp trích dịch và suy tư
Excerpted, translated & reflected by Lieu Phap
I. Vài Trích Dẫn
I. Excerpts
* Kinh Pháp Cú (Bài kệ số 2)
* Dhammapada (Verse # 2):
" Tâm dẫn đầu các tâm sở
Nói và làm với tâm trong sạch
Thì hạnh phúc sẽ theo liền ta
Như bóng không bao giờ rời hình."
" The mind leads all the mental factors
Say and do things with a pure mind
Happiness will follow us closely
As the shadow never leave the body."
* Ðại lão Tỳ Kheo NYANAPONIKA:
* NYANAPONIKA MahaThera:
Con Ðường Duy Nhất Tứ Niệm Xứ:
" Phát triễn tâm con người cho được định tĩnh và vững mạnh hơn, cho trí
tuệ hiểu biết xuyên thủng thực tại và cuối cùng cho được giải thoát vững chải
khỏi Tham, Sân và Si "
Ekayano Maggo Satipatthana:
" Develop human mind's potential for greater calm and strength, for a
more penetrative awareness of reality and finally for its unshakebable
deliverance from Greed, Hatred and Delusion."
*Thiền Sư TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG:
* Meditation Master TRAN NHAN TONG
Ở đời vui đạo mặc tùy duyên
Hễ đói thì ăn, khó ngủ liền
Báu sẳn trong mình thôi chạy kiếm
Lặng lòng đối cảnh chẳng tham thiền.
Enjoying Dhamma in all life conditions
Eating when hungry, resting when tired
The pearl is here, why looking for it ?
Just be cool and calm if anything arises
* Thiền Sư AJAHN CHAH:
* Meditation Master AJAHN CHAH:
" Bạn hãy tự xem xét mình, bạn hãy hiểu thân và tâm
mình bằng sự quan sát theo dõi. Trong khi ngồi thiền, trong khi ăn uống, ngủ
nghỉ, đều phải biết làm thế nào để giới hạn, điều hoà, hãy xử dụng tâm trí
của mình. Hành thiền không phải nhằm mục đích để đạt được hay hoàn thành cái
gì cả, chỉ cần chú tâm tĩnh thức. Hãy nhìn thẳng vào tâm mình, sẽ thấy được
sự khổ, nguyên nhân khổ và sự chấm dứt khổ. Nhưng bạn phải kiên nhẫn, chịu
đựng nhiều. Dần dần bạn sẽ thấu hiểu được và học hỏi được nhiều điều. Kiên
nhẫn, giữ giới luật, sống giản dị tự nhiên, theo dõi tâm, đó là hành
thiền."
(Mặt hồ tĩnh lặng)
" You must examine yourself, know your body and mind by simply watching, observing them. In our sitting, eating as well as in our sleeping, resting, know your limits and balance using your mind. The practice of meditation is not trying to achieve anything at all, just be mindful of what is. Our whole meditation is to look directly at the heart/mind. You will see the suffering, its cause and its end. But you must be patient, have much persistence and endurance. Gradually you will learn many things. Be patient, practice morality, live simply and naturally, watch the mind, that's practicing meditation."
* Nina Van Gorkom:
* Nina Van Gorkom:
" Lý thuyết hẳn khuyến khích ta nên thực tập vì sự thực tập thật là cần thiết cho sự nhận thức được chân lý."
" The theory (pariyatti) should encou- rage us to the
practice (patipatti) which is necessary for the realization of the truth
(pativedha)."
(Abhidhamma in Daily Life)
* Ðức Phật dạy:
* Buddha taught:
Bằng đức tin vượt qua cơn lũ,
Bằng thức tĩnh sống trong biển đời
Bằng vững chải tiêu cơn phiền muộn
Bằng trí tuệ, người được thanh lọc
(Milinda Panha:Vua Milinda vấn đạo)
By confidence he crosses over the flood,
By vigilance, the sea of life,
By steadfastness, all grief he stills,
By wisdom he is purified.
(The debate of King Milinda)
* Ðức Phật dạy:
* Buddha taught:
Ðể trả lời thầy Xu Bạt Ða về chủ thuyết nào hay vị đạo sư
nào là chính đáng, Ðức Phật đưa ra hai nguyên tắc (đêm Ngài nhập diệt):
- Nguyên tắc thứ nhất: Nếu chủ thuyết không dạy Bát chánh đạo thì sẽ không
thể dập tắt được phiền não, đau khổ.
- Nguyên tắc thứ hai: Nếu một chủ thuyết dạy Bát chánh đạo, thì người thực
hành sẽ đạt được Thánh quả.
(Pháp thoại 6/94, Thiền sư U Pandita)
To answer Suppada in his question on what doctrine or what
teacher is authentic, Buddha laid out two principles (in the evening he
passed away):
- First principle: If a doctrine does not teach The Eightfold Path, there
will be no extinguishing of grief, suffering.
- Second principle: If a doctrine teaches The Eightfold Path, the practi-
tioners will reach enlightenment.
(6/94 Dhamma talk, Venerable U Pandita)
* Thiền Sư U PANDITA Sayadaw:
* Meditation Master U PANDITA Sayadaw:
" Không phải chỉ nhìn trời mà đắc đạo. Không phải đọc sách hay nghiên cứu kinh điển mà thành đạo, lại cũng chẳng phải suy nghĩ hay cầu mong mà sự giác ngộ bùng vỡ trong tâm. Có những điều kiện cần thiết để đưa đến giác ngộ, thường được gọi là Thất giác chi hay Bảy yếu tố giác ngộ:
a. Chánh niệm (sati)
b. Trạch pháp (dhamma vicaya)
c. Tinh tấn (viriya)
d. Hỷ (pìti)
e. Thư thái (passaddhi)
f. Ðịnh (samàdhi)
g. Xả hay Quân bình (upekkhà)"
("Ngay trong kiếp sống này", U PANDITA)
" One does not become enlightened by merely gazing into the sky. One does not become enlightened by reading or studying the scriptures, nor by thinking nor by wishing for the enlightened state to burst into one's mind. There are certain necessary conditions which cause enlightenment to arise, known as the Seven factors of enlightenment:
a. Mindfulness
b. Investigation or Insight (spontaneous)
c. (Courageous) Effort
d. Rapture or satisfaction
e. Tranquility or cool calmness
f. Concentration
g. Equanimity or balance."
("In this very life" by U PANDITA)
* Thiền Sư MAHASI Sayadaw:
* Meditation Master MAHASI Sayadaw:
" Nếu bạn không quán ngay khi hiện tượng khởi sinh và vì vậy sẽ không biết được bản chất thực sự của Vô thường, Khổ và Vô ngã thì có thể bạn sẽ sống lại các hiện tượng đó và như vậy sẽ để y nguyên các ô nhiễm trong tâm."
" If you fail to meditate on the rising phenomena and
so do not know their real nature of Impermanence, Suffering and Not-Self, you
may relive them and thus let defilements be."
(Fundamentals of Vipassana Meditation)
II. Vài Suy Tư
II. Some Reflections
Với cốt tủy Phật giáo chứa đựng ở các câu kệ, lời pháp thoại trích trên, chúng ta có thể suy ngẫm và rút tỉa từ đó những gì người tu Phật phải làm và phải cư xử theo trong nếp sống thường ngày.
With the essence of Buddhism in the verses, dhamma talks excerpted above, we may reflect on the meaning of each one and derive from it what a Buddhist practitioner has to do and how to behave in the daily life.
* Tu Phật là tập theo một nếp sống đơn giản, giữ giới, học hiểu Phật pháp, phản quang tự kỷ, thực tập chánh niệm để phát triễn trí tuệ đưa đến an lạc cho thân và tâm.
* Practicing Buddhism is to live simply, to observe precepts, to study Dhamma, to reflect on oneself, to practice mindfulness for developing the mind leading to peace and happiness.
* Học hỏi về Ngũ Kinh (Nikayas) Tam Tạng Pali (Kinh, Luật, Vi diệu pháp) rất có ích để tìm con đường tu đưa đến sự hiểu biết liên hệ Thân Tâm. Tuy nhiên cần phải thực tập Thiền quán thì mới thực sự chứng ngộ được Danh, Sắc (Nama, rupa), Nhân Quả...
* The study of the Five Collections of Discourses (Nikayas), the Pali Canon (Tipitaka) is very beneficial in finding the way of practice leading to the understanding of Body and Mind. However it is necessary to practice Meditation for reaching the insight of Mind and Matter, Cause and Effect...
* Thực tập chánh niệm là một trong những phần quan trọng nhất trong đời sống người tu Phật. Chánh niệm là phương cách hay kỹ thuật dùng để theo rõi, quan sát những hiện tượng đang diễn tiến trong thân và tâm của ta. Ðang có chánh niệm có nghĩa là đang biết những gì đang diễn tiến trong thân và tâm, những hiện tượng tâm và vật lý đang diễn ra. Kinh Tứ niệm xứ, một kinh rất là quan trọng, chỉ rõ bốn lãnh vực quán niệm: thân, thọ, tâm và pháp.
* Practicing mindfulness is one of the most important parts in the life of a Buddhist practitioner. Mindfulness is the technique used to observe the mental and physical processes going on in our body and mind. Being mindful means being aware of our physical and mental activities or any phenomena which are taking place. A very important scripture, the Satipatthana sutta, denotes four foundations of mindfulness: body, sensations, mind and mind's objects.
* Giữ giới và thiền tập là phương cách chấm dứt khổ đau cho người và cho ta. Thiền quán là kỹ thuật thanh lọc tâm để ta có thể sống trong đời ô trược một for us. Insight Meditation is a cách an lạc. Một khi mà tâm đã bớt ô nhiễm thì ta sẽ thấy ít đi những hành động bất thiện trong xã hội và nhiều hơn những hành động từ bi, lợi mình lợi người. Vì thế tu Phật tạo một nếp sống nâng cao đức hạnh con người và từ đó có những đóng góp tích cực vào xã hội.
* Observing precepts and practicing meditation is the way that will eradicate suffering for others and a method of mental purification which enables us to live peacefully. Once the defilements in one's mind are reduced, one can expext less bad activities and more good deeds in the society. This practice is really an art of living which brings about good conduct and from it, positive contributions to society.
* Cốt tủy của Phật pháp có thể tóm lược như là sự giải
thoát đau khổ bằng cách dứt bỏ dính mắc. Sự dứt bỏ tham ái, không dính mắc,
thiền tập phát triễn trí tuệ cho thấy được Khổ, Vô thường, Vô ngã là điểm cao
tột đỉnh của Phật pháp.
Nếu hiểu được nguyên nhân của hành nghiệp thì hành giả phải thường quán tâm
từ, quán thân bất tịnh, tinh tấn thiền tập và biết "sống một mình":
* The essence of the Buddha Teaching can be summed up as
freedom from suffering through non-attachment. The non-grasping and
non-clinging, the meditation practice developing the mind for revealing the
Suffering, Impermanence, Not-self are the culmination of the teaching.
Realizing the causes of all formations, a "yogi" has to often
contemplate on compassion and body impurities, to meditate with diligence, to
know how to"live alone":
"Một mình ngồi, một mình nằm
Một mình đi không ngại tháng năm
Một mình não phiền chế ngự
An lạc thấm nhuần thân tâm."
" Alone sitting, lying, going
No concern on time passing by
Alone ending all suffering,
One is filled with happiness."