BuddhaSasana
Home Page
This document is written in Vietnamese, with
Unicode
Times font
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh " Restoring the Order of Nuns to the Theravaadin Tradition" của Senarat Wijayasundara đăng trong tác phẩm Buddhist Women Across Cultures - Realizations do Karma Lekshe Tsomo biên tập. (Delhi 110007, Sri Satguru Publications, 2000, các trang 79-86).
-oOo-
Những người tu theo giáo pháp của Ðức Phật gồm 4 thành phần: Tăng, Ni, nam cư sĩ, và nữ cư sĩ. Trong hai truyền thống lớn của Phật giáo: Mahaayaana và Theravaada, thì Mahaayaana vẫn còn 4 thành phần này. Vì một số nguyên nhân, kể cả những đợt xâm lăng vào Tích Lan, truyền thống Theravaada đã mất đi Ni đoàn vào khoảng sau thế kỷ thứ X. Ðiều này làm cho phụ nữ trong các xã hội theo Theravaada không phát triển được đời sống tâm linh, mặc dù không phải tội của chính họ gây ra. Người ta có thể đặt một câu hỏi hết sức hợp lý là tại sao không có những bước thực hiện nối tiếp chín trăm năm sau để phục hồi Ni đoàn cho hợp với vị trí đúng đắn của nó.
Nguồn gốc của Ni đoàn đã được chứng minh trong kinh điển Paali [1]. Việc cho phép gia nhập Tăng đoàn của chư Ni đã thành công với rất nhiều khó khăn, nhờ sự khéo léo trình thưa của Tôn giả AAnanda- Người đại diện cho Mahaapajaapatii[2] và đoàn tuỳ tùng của Bàụ để trình bạch lên Ðức Phật. Cương vị của Ðức Phật đòi hỏi Ngài phải xem xét việc này . Trong tác phẩm "Phụ Nữ trong Phật Giáo Nguyên Thuỷ" (Women under Primitive Buddhism) của I. B. Horner, Bà nói rằng, "Tôi hy vọng trình bày (Ðức Phật) không như người ta thường nói về Ngài, là ngay từ đầu thâu nhận phụ nữ vào Tăng đoàn một cách miễn cưỡng, nhưng vì lòng từ bi của Ngài đối với mọi loài, kể cả nam nữ vàụ cho đến thú vật. Ngài nhìn thấy tiềm năng thiện lương và tiềm năng tâm linh trong họ rõ ràng như Ngài đã nhận thấy chúng trong nam giới. Do vậy, dù họ có trải qua đời sống thế tục hay trong cộng đồng tôn giáo, cũng không có trở ngại gì đối với Ngài để chỉ cho họ con đường dẫn đến hạnh phúc, giải thoát - một con đường chính họ có thể tự tu dưỡng bản thân bằng tự làm chủ chính mình."[3]
Tôn giả AAnada sau này bị chỉ trích là đã thuyết phục Ðức Phật thành lập Ni đoàn[4], mặc dù Ni đoàn dường như là đã hoạt động thành công. Kỳ kiết tập kinh điển lần thứ 3 được tổ chức tại Ấn Ðộ vào thế kỷ thứ III trước tây lịch đã có quyết định gửi 9 phái đoàn truyền giáo ra nước ngoài để truyền bá Ðạo phật[5]. Một phái đoàn do Ngài Mahinda hướng dẫn, con trai của Ðại Ðế AỬ oka (A-dục) ở Ấn Ðộ đã đến Tích Lan. Sự thành công rực rỡ của phái đoàn truyền giáo là chỉ trong một thời gian ngắn, một nhóm phụ nữ năm trăm người do Anula hướng dẫn xin được gia nhập Tăng đoàn. Sa.nghamittaa - em gái của Ðại Ðức Mahinda được mời đến Tích Lan để chứng minh cho giáo đoàn Ni giới này. Cả hai giáo đoàn Tăng và Ni đã phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và phổ biến.
Tuy nhiên vào thế kỷ thứ X, Phật giáo ở Tích Lan bị tác động nặng nề vì những mâu thuẫn chính trị bên trong và các cuộc xâm lược của nước ngoài; suốt thời gian đó, các giáo đoàn đều bị tiêu diệt. Cuối cùng, một vị vua tên là Vijayabahu đã thành lập pháp luật và trật tự trong nước và đã tha thiết nhiệt tình phục hồi Phật giáo khỏi tình trạng suy sụp đau lòng đó. Nhận thấy không còn một thành viên nào trong Tăng đoàn Tỳ-khưu tồn tại, ông đã nhờ nước Miến Ðiện giúp đỡ để phục hồi giáo đoàn Tăng[6], nhưng không thấy có đề cập gì đến việc khôi phục giáo đoàn ni[7]. Nếu chư Tăng đã bị thương tổn đến nỗi giáo đoàn Tăng không còn hiện hữu thì Ni đoàn làm sao tránh khỏi hoàn cảnh bi đát. Không có một tài liệu nào ghi lại sự kiện vị vua này cố gắng tái thiết Ni đoàn.
Mặc dù giáo đoàn Tỳ-khưu-ni không còn ở Tích Lan, nhưng nhiều tín nữ vẫn tha thiết tầm cầu lý tưởng giác ngộ. Hơn nữa, thường có những bước tiến phi thường do những người phụ nữ Thái Lan[8] và Tích Lan[9] thực hiện. Ở Thái Lan, vài nhóm phụ nữ tiến bộ muốn tu tập, bằng lòng nhiệt thành đã vượt qua những điều phàm tình của phụ nữ . Uy tín của một nhóm người gọi là maejis (me-chi) này khá nổi tiếng. Vào năm 1957, một nhóm phụ nữ khác được biết như là những người silacarini, gồm năm người tự thọ và tuân thủ 10 giới pháp. Họ có một Ni viện ở Bangkok và mặc y màu nâu. Một nhóm khác mặc y màu nâu sậm dưới sự hướng dẫn của một vị Tăng tự thọ giới - Bodhiraksa- người khởi xướng cho dòng truyền giới của riêng ông. Một nhóm khác nữa, đứng đầu là Tỳ-kheo-ni Voramai Kabilsingh - người bắt đầu như là một maeji, nhưng sau này được thọ giới cụ túc ở Ðài Loan. Những người tu theo nhóm này mặc y màu vàng lợt. Tôi tin rằng nhóm này sẽ có cơ duyên tốt nhất để bàn thảo những nhu cầu của phụ nữ Phật giáo - những người đã chọn đời sống xuất gia.
Ở Tích Lan, có một phong trào được biết như là dasasilmaataa, có thể được đánh dấu như là những nỗ lực tiên phong của Ni Sư Sudhammacari (1885-1937). Ðược sinh ra trong một gia đình Thiên Chúa giáo ở Bentota, cô Catherine de Alwis Gunatilaka rất ngưỡng mộ Phật giáo và muốn trở thành một Ni cô. Vì không có chư Ni ở Tích Lan, và không có một vị Tăng nào có thể truyền trao mười giới, cô Catherine de Alwis Gunatilaka đã đi đến Miến Ðiện, trải qua sự tu tập và được thọ giới với Daw Ni Chari. Khi thọ lãnh giới pháp, cô đã nhận pháp danh là Sudhamacari và đã thành lập Ni viện Lady Blake ở Katukele (Kandy). Ni Sư trở về Tích Lan năm 1903. Nhiều phụ nữ từ nhiều miền khác nhau trong nước đã đến xin thọ giớ ivới Ni Sư . Từ đó số lượng nữ tu dasasilmaataa tăng lên. Hiện nay những phụ nữ này đáng được nam nữ cư sĩ tôn kính và đáng nhận sự hỗ trợ từ Hội Giáo Pháp Ðức Phật (Buddha Sasana MiNistry) của chính phủ Tích Lan về những nhu cầu vật chất và giáo dục. Một số trong nhóm nữ tu này lấy làm thoả mãn với mười giới truyền thống này, nhưng nhiều vị khác hy vọng trở thành những vị Ni được thọ giới cụ túc hoặc trong hay ngoài truyền thống Theravaada.
Nhiều vị lãnh đạo của các bộ phái (Nikaaya) ở Tích Lan phản đối việc thọ giới của chư Ni và bảo thủ cho rằng sự thọ giới này không được chấp nhận trong giới luật của truyền thống Theravaada. Hơn thế nữa, họ còn phản đối chư Ni thọ giới trong các truyền thống Phật giáo khác. Cũng may mắn, có một số thành viên khác lãnh đạo của Tăng đoàn có quan điểm cho rằng phụ nữ Tích Lan có thể thọ giới đúng pháp ở các nước, như Trung Quốc, Triều Tiên hay Ðài Loan - nơi truyền thống Ni đoàn vẫn được duy trì tương tục [10] Một số nam nữ cư sĩ đáng kể cũng tán đồng bước tiến như vậy và ủng hộ cho mục tiêu này.
Việc phản đối phục hồi Ni đoàn Phật giáo dường như đã trái với tinh thần cũng như mục đích của Ðạo Phật. Hai lời phát biểu rất có ý nghĩa được tìm thấy trong hai bài kinh đáng tin cậy, nói rằng sự hiện diện của Ni đoàn trong Phật giáo quan trọng như thế nào và sự mất mát biết bao khi vắng mặt của nó. Lời phát biểu thứ nhất diễn ra khi Ðức Phật và du sĩ Vacchagotta[11] thảo luận. Trong cuộc thảo luận này, Ðức Phật đã khẳng định là sáu hội chúng mà Vacchagotta đưa ra rất được mong đợi là phải nhận ra lý tưởng của mình. Sáu hội chúng này là: Tăng, Ni, nam độc thân, nữ độc thân, nam cư sĩ và nữ cư sĩ. Trong một bài kinh khác, có lần nói chuyện với Ma vương (Maara), Ðức Phật được nhắc lại về lời hứa của Ngài là sẽõ thị tịch (Nibbaana) khi bốn hội chúng Phật giáo tu tập đầy đủ những pháp cần thiết được thành lập, đó là: Tăng, Ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ 12]
Mặc dù trong truyền thống Theravaada, nhiều tín nữ mong muốn trở thành Ni cô lại bị ngăn cản, vì do hoàn cảnh lịch sử không cho họ thọ nhận giới pháp, còn phụ nữ trong truyền thống Mahaayaana may mắn không bị như vậy.
Các sử gia tin rằng Phật giáo đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ I tây lịch[13]. Pao-Chang đưa ra một tài liệu về nguồn gốc đầu tiên của giáo đoàn Ni ở Trung Hoa[14]. Tài liệu ghi lại sự khổ nhọc cùng cực của việc du hành vượt qua dãy Hy-mã-lạp-sơn hoặc phải băng qua sa mạc Trung Á. Thật là khó khăn cho chư Tăng để đi đến thành lập giáo đoàn Tăng ở Trung Hoa, thì còn nhiều khó khăn biết bao cho chư Ni được tồn tạitrên hành trình và thành lập đoàn thể Ni chúng ở đó. Cuối cùng Giáo đoàn Tỳ- kheo-ni từ Tích Lan đến Trung Quốc bằng con đường biển vào thế kỷ thứ V.
Chẳng bao lâu sau, Phật giáo đến Trung Hoa, nhiều phụ nữ Trung Hoa ngưỡng mộ đã trở thành những vị nữ tu sĩ. Có nhiều tranh luận về vấn đề thọ giới của phụ nữ trong giới tu sĩ Phật giáo trước khi thành lập Giáo đoàn Tỳ-kheo-ni. Một số khẳng định là việc thành lập một Giáo Hội không thể không có sự tham dự của chư Ni trong lễ thọ giới. Vị khác có ý kiến rằng có thể chỉ cho nữ giới Trung Quốc thọ giới của sa-di (saama.neri). Người khác lại cho rằng việc thọ giới cụ túc theo trong Luật Tạng cho phép chư Tăng có thể làm lễ truyền giới cho chư Ni nếu không có Ni đoàn[15]. Vấn đề dường như không được giải quyết này đã làm cho các vị chưa có hướng đi này rất lo lắng.
Cuối cùng việc thọ giới cụ túc của phụ nữ được bà Hui-Kuo chuyển giao cho ông Gunavarman ở Kashmir, Hui- Kuo cũng là phụ nữ trở thành vị Tỳ-kheo-ni đầu tiên ở Trung Hoa và chính bà cúng đã trởủ thành Luật Sư [16]. Có lần bà hỏi Gunavarman, có hợp lý hay không khi phụ nữ được thọ giới mà không có sự chứng minh của Ni đoàn, ông trả lời không có gì sai trái trong việc thọ giới này, khi bà hỏi có gì sai phạm không khi chư Tăng truyền giới Tỳ-kheo cho chư Ni mà không có sự tham dự của Ni đoàn, ông đáp rằng chư Tăng không có sai phạm gì khi làm việc này. Gunavarman giải thích rằng nếu ở một nơi đã có Ni đoàn rồi mà chư Tăng truyền giới Tỳ-kheo-ni cho chư Ni lại không có sự tham dự của Ni đoàn, lúc đó chư Tăng có tội. Vì lúc này không có Ni đoàn ở Trung Hoa, thì không có tội lỗi gì khi làm việc này. Ðây là giải pháp đầy trí tuệ trong phạm vi khuôn khổ của Luật Tạng.
Gunavarman - nhà truyền bá Phật giáo thông minh, nhiệt tình không ngừng lại ở đó. Ông tiến hành tìm đủ số lượng chư Ni để tổ chức thọ giới cụ túc. Vào năm 429, tám vị Ni từ Tích Lan đến Trung Hoa, nhưng vẫn bị cho là không đủ số để tổ chức một lễ truyền giới gồm có nhị bộ Ðại Tăng lý tưởng[17]. Do đó, một nhóm chư Ni khác gồm 11 vị đứng đầu là Ni Sư Devasara từ Tích Lan đến Trung Quốc vào năm 432[18]. Trước khi qua đời ông Gunavarman còn để lại lời di chúc ân cần về vấn đề tổ chức thọ giới với Sa.nghavarman - vị Tăng Tích Lan- người đã hoàn thành những lời di chúc của Gunavarman [19]. Hai nhóm Ni từ Tích Lan đến Trung Hoa đã truyền giới gồm có nhị bộ Ðại Tăng cho Ni giới lần đầu tiên ở Trung Hoa. Sử liệu ghi rằng lúc đó có "hơn 300 vị Ni Trung Hoa được thọ Tỳ-kheo giới với giáo đoàn Tỳ-kheo-ni của Tích Lan."[20] Khá lạ lùng, không có một ký sự niên đại nào ở Tích Lan đề cập đến sự kiện trọng đại này. Sự kiện này được biết đến là nhờ nguồn tài liệu Trung Hoa.
Giáo đoàn Ni đã cắm sâu gốc rễ ở Trung Hoa vàdần dần được truyền bá đến các nước láng giềng như Triều Tiên và Việt Nam. Năm 1992, tại một buổi tiệc thân mật được tổ chức để tạm biệt năm vị Tăng Trung Hoa đã hoàn thành sở học của họ ở Tích Lan, Giáo sư , Hoà Thượng W. Rahula đã đề cập đến sự mất mát đáng tiếc về vấn đề thọ giới cụ túc của chư Ni Theravaada. Hoà Thượng gợi ý rằng những vị dasasilmaataa có thể thọ nhận giới cụ túc ở một trong những nước này[trung Hoa][21].
Hai bài kinh được trình bày trước đây chỉ ra rằng sự vắng mặt hội chúng Ni giới làm cho truyền thống Theravaada không được hoàn hảo. Giáo sư Senarat Paranavitana đã khẳng định, không có Giáo đoàn Tỳ-kheo-ni, thì Giáo Hội hiện tại của Tích Lan không phải là Giáo Hội Lớn [Mahaasa.ngha (Great Order)]. Lại nữa, việc thiếu khả năng đáp ứng những nhu cầu chính đáng của phụ nữ tu tập theo truyền thống Phật giáo Theravaada, làm cho Phật giáo Theravaada bị thương tổn. Vì vậy, đó là việc cấp bách mà truyền thống Theravaada phải đương đầu với thách thức căng thẳng này và phải mở rộng cánh cửa cho chư Ni.
Dưới đây là những biện pháp có thể đạt được mục đích này. Ba khả năng đầu được Giáo sư G. P. M. Malalasekara - vị sáng lập ra Hội Phật Tử Thế Giới [World Fellowship of Buddhists (WFB) đưa ra, khi ông kêu gọi phục hồi giáo đoàn Ni. Những đóng góp của ông trong nỗ lực này đã được xuất bản vào năm 1934 trong nhật báo "Những Tin Tức Hằụng Ngày ở Tích Lan"[22] ( Ceylon Daily News ). Ông đề xuất sáu việc sau:
1) Thứ nhất, theo Kinh Niết-bàn (MahaapariNibbaana Sutta), Ðức Phật khi nằm trên giường bệnh, được ghi là đã nói với thị giả AAnanda rằng, Tăng đoàn được phép bỏ những giới nhẹ và nhỏ[23]. Malalasekara nói, "đó là khả năng thứ nhất - một quyết định do hội đồng đại diện Tăng đoàn để châm chước những hình thức lễ lạc truyền thống trong việc truyền thọ giới của chư Ni."[24] Dựa vào việc gia giảm cuối cùng của Ðức Phật thì chính trong Tăng đoàn có quyền thực hiện những sửa đổi cần thiết để phục hồi Ni đoàn bằng cách tổ chức truyền giới không cần có sự tham dự của chư Ni. Nếu bất cứ một vị Tăng nào tin rằng những giới khoản liên quan đến việc thọ nhận giới pháp của chư Ni là vấn đề lớn và không nằm trong "những giới luật nhẹ và nhỏ"ủ, thì vị ấy nên được mời đến để trình bày và biện minh cho quan điểm của mình.
2) Thứ hai, có thể dùng lời huấn thị mà Ðức Phật đã ban hành, "Này các Tỳ-kheo, Ta cho phép các ông truyền giới cụ túc cho chư Ni."[25] Có nhiều dẫn chứng trong các bài kinh, ghi rằng một số giới được chính Ðức Phật hiệu chỉnh, thay đổi, hay huỷ bỏ trong một số trường hợp với những hoàn cảnh đặc biệt khác nhau. Sự vắng bóng Tỳ-kheo-ni trong Theravaada rõ ràng là trường hợp đặc biệt, những tài liệu trong các bản kinh trên có thể đủ lý do để cho phép chư Tăng có thẩm quyền truyền giới cho chư Ni với lương tâm trong sạch, không hề phạm tội theo tinh thần của luật tạng. Những người phản đối lại việc phục hồi giáo đoàn Ni dựa trên nền tảng của những chi tiết giới luật dường như đã phớt lờ đi lời giáo huấn khế lý này.
3) Thứ ba, những cách thức đặc biệt nào đó đã được đặt ra trong lịch sử Phật giáo, như là khi bà Mahaapajaapatii Gotamii và những người tuỳ tùng của bà thọ nhận các giới khoản trước khi Ni đoàn được thành lập. Thọ nhận giới pháp của Tăng Ni Phật giáo bao gồm chủ yếu là những đệ tử mà chính họ tự nguyện tuân giữ theo những giới điều nào đó. Việc truyền thọ giới không phải là một cái gì truyền đạt từ người này sang người khác; hơn nữa, đó là những giới điều mà họ chấp nhận và tuân giữ tuỳ theo động cơ của chính họ. Việc thọ giới của các tu sĩ Phật giáo cơ bản khác nhau với việc thọ giới của tu sĩ của các tôn giáo khác, những vị linh mục được xem là những người trung gian giữa con người và quyền lực thần thánh. Trong trường hợp Phật giáo, không có sự uỷ thác của quyền lực, không có vấn đề diễn tuồng trên trái đất như sự trợ giúp của thần thánh. Những người Phật tử tại gia ở Tích Lan chấp nhận tuân giữ 10 giới hay 8 giới trong những ngày tụng giới (poya) bằng cách tụng đọc lại những giới điều ấy trước bàn thờ. Không có điều gì ngăn cản phụ nữ không gìn giữ những giới luật sa-di hay cụ túc. Không thể có bất cứ một phản đối đúng đắn nào đối với hình thức này trong việc tự thọ giới[26].
Nếu bất cứ một trong những kiến nghị trên của Giáo sư Malalasekera được chấp nhận, thì có thể khôi phục được Ni đoàn trong truyền thống Theravaada. Yêu cầu cách lý giải ở đây là phải theo nghĩa lý hơn là dựa vào văn tự của những điều khoản trong giới luật. Có ba phương án để phục hồi Ni đoàn đã được sáng tỏ nhờ những cuộc bàn thảo và tranh luận công cộng đã diễn ra tại Tích Lan về vấn đề này, đặc biệt trong mười năm trước[27].
4) Thứ tư, nhờ những mối quan hệ tốt đẹp và trao đổi gần gũi hơn với Trung Hoa, Triều Tiên, Ðài Loan trong những năm gần đây, và được biết chư Ni của Tích Lan đã truyền bá đến Trung Hoa và Ni đoàn được kế thừa liên tục trong những nước này. Vì vậy, một trong những nước này (hoặc là Việt Nam) có thảo tuyền sang lại giáo đoàn Ni đến Tích lan, hoặc gửi một số chư Ni đến nước đó hoặc Tích Lan gởi các giới tử đến các nước đó để thọ giới. Gửi giới tử đi đến một trong những nước đó là một phương pháp tốt hơn, vì họ sẽ có cơ hội trải qua sự đào luyện ở đó. Bước hoạch định này không có tác động mạnh bằng truyền thống chư Ni không được thọ giới cụ túc của Theravaada đã được định hình từ lâu rồi. Ðó chỉ là việc nhận trở lại Giáo đoàn Ni mà trước kia Tích Lan đã gửi đến Trung Hoa. Ðiều đó giống như là nhận lại một món quà lớn mà trước kia món quà đó đã biếu ra.
Có nhiều phương án cho chương trình phục hồi dự định này. Vào hậu bán thế kỷ XVIII, một đoàn đại biểu Thái Lan được mời đến Tích Lan để tái lập Giáo Ðoàn Tăng và mở đầu cho giáo hội Thái Lan[28] (Siam Nikaaya). Vào thế kỷ XIX, có hai nhóm Tăng riêng biệt đã đi đến Miến Ðiện và thọ giới cụ túc tại các tu viện ở Amarapura và Ramanna. Khi trở về, họ đã thành lập hệ phái Amarapura vào năm 1803[29] và hệ phái Ramanna năm 1864.[30] Một sự kiện cũng khá nổi tiếng, đó là, đôi lúc Phật giáo Tích Lan là cũng có công cứu vãn và tái tổ chức Phật giáo ở Thái Lan và Miến Ðiện. Do đó không có sự phản đối nào hợp lý khi phải nhờ sự giúp đỡ của chư Ni ở Trung Hoa hay Triều Tiên để khôi phục Ni đoàn ở Tích Lan.
5) Thứ năm, nếu các vị trưởng lão (Mahaanayakas) - các vị Tỳ-kheo lãnh đạo của truyền thống Theravaada ở Tích Lan không chuẩn bị tư tưởng để chấp nhận sự thực của những cộng đồng Tỳ-kheo-ni ở Trung Hoa hay ở các nước Mahaayaana khác, thì phụ nữ Phật giáo ở Tích Lan sẽ được tự do tìm cách thọ giới ở bất cứ một truyền thống Phật giáo mà họ thích.[31] Chư Ni đã thọ giới cụ túc trong những truyền thống khác nên được xác nhận như những Bhikkhunii, không nên có thái độ phân biệt nào. Những vị lãnh đạo Theravaada ở Tích Lan không được thiếu suy nghĩ phản đối lại những hoạt động như vậy.
Sự chọn lựa đời sống từ bỏ thế tục để thực hành "đời sống phạm hạnh" là quyền không thể nhượng bộ của tất cả phụ nữ Phật giáo. Không có người Phật tử nào có thể phủ nhận quyền lợi hợp lý này của phụ nữ. Người ta có thể phản đối lại quyền thọ giới của phụ nữ trong truyền thống Theravaada, chứ họ không thể nào chống đối được quyền mà người nữ được trở thành những Tỳ-kheo-ni trong truyền thống khác. Gunapala Dharmasiri nói rằng, vì truyền thống luật thọ giới của Mahaayaana và Theravaada căn bản là giống nhau, nếu dòng truyền thừa giới pháp của một truyền thống bị mất, thì truyền thống kia có thể phục hồi bằng cách vay mượn từ những nước khác - nơi mà dòng truyền thừa giới pháp còn được bảo tồn.[32] Một học giả đáng tôn kính - Ðại Ðức AAnanda Wellewatte cũng giữ vững quan điểm như vậy.[33] Ðặt lại vấn đề giá trị thọ nhận giới pháp do truyền thống khác trao truyền, thì vấn đề đó không có đúng đắn và không cần phải biện minh nữa.
6) Thứ sáu, triệu tập một hội đồng đặc biệt bao gồm những thành viên lãnh đạo của cộng đồng Tăng-già thế giới, đại diện cho những truyền thống Phật giáo khác nhau trên khắp thế giới. Các giới tử của Tích Lan có thể được hội đồng đại diện này trao truyền giới pháp Sa-di-ni (saama.nerii), và cụ túc giới Tỳ-kheo-ni (Bhikkhunii). Hiện nay, có nhiều hiệp hội Phật giáo thế giới trong hình thức này, bao gồm tổ chức vừa mới thành lập gần đây ở Colombo. Do đó việc triệu tập hội đồng Tăng Ni thế giới sẽ không phải là điều khó khăn.
Những người dasasilmaataa ở Tích Lan đã cống hiến đời mình như những nữ tu theo con đường Phật giáo, trong khi thời đại hiện nay chỉ có một vài người hết lòng đeo đuổi giá trị tâm linh. Việc hỗ trợ để nâng đỡ nguyện vọng của những nữ tu này sẽ động viên họ và xúc tiến các thiện sự của Phật giáo. Như Giáo sư Jotiya Dhirasekera đã phát biểu, Phật giáo đã đóng góp nhiều đối với việc giải phóng phụ nữ.[34] Sự đóng góp để phục hồi Giáo đoàn Ni này đã bị tổn thương vì sự phản đối của các vị lãnh đạo của Theravaada ở Tích Lan. Một số vị lãnh đạo của Phật giáo xác nhận một cách hãnh diện rằng ngay từ buổi đầu Phật giáo đã đấu tranh vì sự giải phóng nữ giới. Những lời nói của họ chỉ là sự khoe khoang vu vơ trong bộ mặt phản đối việc khôi phục Giáo Ðoàn Tỳ-kheo-ni. Việc phục hồi giáo đoàn truyền thống của Ni giới không thể chậm trễ nữa, vì nó tạo ra sự huỷ diệt những nguyên tắc căn bản của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Nhân Loại (UNiversal Decleration of Human Rights).
Chú Thích
[1] Cullavagga, part 2, Buddha Jayanti Tripitaka Granthamala (BJE), (Colombo: Janarajaya, 1977), p. 472.
[2] Tương đương với Sanskrit là Mahaaprajaatii
[3] I.B. Horner, Women under Primitive Buddhism (Delhi: Motilal Banarsidass, 1975), p. XXIV,
[4] Cullavagga, part 2, p. 289.
[5] Mahaava"msa, XII.1ff.
[6] UNiversity History of Ceylon, vol. 1, part 2, p. 563.
[7] R. A. L. H. Gunawardana đã đưa ra chứng cứ để chứng minh rằng sự tồn tại Ni đoàn Phật giáo ở Miến Ðiện vào thời gian vua Tích Lan tìm sự trợ giúp của chư Tăng Miến Ðiện để khôi phục Giáo đoàn Tăng ở Tích Lan. Ông nói rằng, "Vì không đầy đủ thông tin cho vấn đề này, nó không thể cung cấp một sự giải thích thoả đáng đối với sự vắng mặt Tăng lữ đáng ngạc nhiên hay là sự quan tâm của người cư sĩ đối với việc phục hồi Ni đoàn" Role and Plough: Monasticism and Economic Interest in Early Medieval Sri Lanka (Tucson: UNiversity Arizona Press, 1979), p. 39.
[8] Chatsumarn Kabilsingh, "The Role of Woman in Buddhism," trong Sakiyadhita: Daughter of the Buddha (Ithaca, N.Y: Snow Lion Publications, 1989), pp. 225- 235; "The Future of the BhikkhuNii Saơgha in Thailand," in Diana Eck, ed., Speaking of Faith: Global Perspectives on Women, Religion, and Social Change (Philadelphia, Pa: New Society Publishers, 1987), pp. 139-148., "Mae-Ji: A Religious Minority in Contemporary Thailand," Sri Lanka journal of Buddhist Studies, 11 (1988): 141-147.
[9] Hema Goonatilake "The Dasa Sil- Mata Movement in Sri Lanka," Sri Lanka Journal of Buddhist Studies, 11(1988): 124-40; Paanadure Vajiraa Silmaathaa, BhikkhuNii Vamsaya (in Sinhala, Colombo 1992), pp. 370-376.
[10] Ceylon Daily News, February 6,1992.
[11] Mahaavacchagotta Sutta, Majjhima Nikaaya, part 2 (Colombo: BJE, 1973), pp. 270-274
[12] MahaapariNibbaana Sutta, Diigha Nikaaya, part 2 (PeradeNiya, Sri Lanka: BJE, 1967), pp. 162-166.
[13] K. W. Morgan, The Path of the Buddha (Delhi: Motilal Banarsidass, 1986), pp. 184-185.
[14] Pao-chang, Biographies of Buddhist Nuns, trans. Li Jung-his (Osaka: Tohokai, 1981).
[15] Morgan, Path of the Buddha, p. 63.
[16] Pao-Chang, Biographies, pp.36-38.
[17] Cùng tác phẩm trên, p. 53-54.
[18] Cùng tác phẩm trên, p. 54.
[19] Cùng tác phẩm trên, pp. 62-63.
[20] Cùng tác phẩm trên, p. 54.
[21] Ceylon Daily News, February 6, 1992.
[22] Sao chép lại trong The Buddhist Vesak Annual, Colombo, 1989, pp.24-28.
[23] MahaapariNibbaana Sutta, Diigha Nikaaya, part 2, (Oxford: Paali Text Society[PTS], p. 154.
[24] The Buddhist Vesak Annual. [không thấy tác giả đề cập đến tác giả của tác phẩm, nơi, nhà và năm xuất bản].
[25] MahaapariNibbaana Sutta, Diigha Nikaaya, part 2, p. 257.
[26] The Buddhist Vesak Annual.
[27] "Ven. Sanghamitta and the Order of Nuns," Daham Ama Mahinda Commenterative Volume (in Sinhala) (Colombo; Department of Buddhist Cultural Affairs, 1993), pp. 21-26.
[28] K. L. Hazar, History of Theravaada Buddhism in Southeast Asia (New Delhi: Munshiram Manoharlal Publishers, 1982), pp. 166-174.
[29] Cùng tác phẩm trên, pp. 86-87.
[30] "On Restoration of the BhikkhuNii Order" (ở Tích Lan), bài tham luận được trình bày ở buổi hội thảo Tăng-già lần thứ 2, Maharagama, Tích Lan, 1988.
[31] Cùng trong bài tham luận trên.
[32] " Buddhist Monks in the 20th Century," Vimutti Symposium of the Ramana Sect Annual Ordination Ceremony (Kalutara, Sri lanka:1991).
[33] Anada Wellawatte, "The Life of the Mahaayaana Bhik.su," Prajnasara Felicitation Volume (in Sinhala), pp. 250-257.
[34] Jotiya Dhirasekera, Buddhist Monastic Discipline (Colombo: MiNistry of Higher Education Research Publication Series, 1982), p. 141.
-ooOoo-
Source: Buddhism Today, http://www.buddhismtoday.com