BuddhaSasana
Home Page
This document is written in Vietnamese, with
Unicode
Times font
Thật sự rất ít người biết đến sự đóng góp của phật giáo cho nền giáo dục. Ngay cả trong các quốc gia phật giáo, nơi mà truyền thống giáo dục nguyên thủy đã và đang hiện hữu trong nhiềụu thế kỷ, các hệ thống giáo dục hiện thời, hoặc là không có sự phát triển trực tiêáp từ truyền thống quá khứ hoặc cũng không có phát triển trong bất cứ phương thức nào liên quan tới nó. Truyền thống giáo dục phật giáo gần như đã bị thay thế tòan bộ nhưng may thay trong qúa khứ còn vài trung tâm tự viện vẫn được duy trì các tổ chức huấn luyện các tỳ kheo, sa di và cư sĩ.
Ðiều quan trọng cho việc xác định đặc tính, phẩm chất của nền giáo dục không chỉ dựa trên nét nổi bật của lịch sử. Từ quan điểm hiểu biết của chúng ta về sự đóng góp đa dạng, phật giáo đã cống hiến nhiều lợi ích của nhân loại , sự nghiên cứu như vậy rõ ràng là vô giá. Vì vậy, tính chất thích ứng và hợp thời hơn vẫn là ngày nay nên thực hiện sự khảo cứu này.
Nhiều người đã thất vọng về kết quả của nền giáo dục hiện đại vì nhiều lý do. Nguồn gốc sai lạc của nền giáo dục hiện đại và kết quả thiếu thích nghi với mẫu mực văn hóa và các giá trị của con người là các nguyên nhân cho mối quan tâm trong các quốc gia này bởi vì vừa bị giới hạn do các năng lực thuộc địa và giới hạn bởi các lực lượng khác của sự hiện đại hóa vay mượn mô hình phương Tây. Sự bành trướng bừa bãi của nền giáo dục này đã gây nên toàn bộ những rắc rối kinh tế xã hội, đã chứng tỏ rằng các chính sách giáo dục hiện thời nhìn chung đã không còn thích hợp và hữu hiệu nữa.
Những quốc gia có sự gián đọan như vậy trong truyền thống hoặc suy sụp giá trị văn hóa đã không xảy ra một cách đột ngột, trong khi đó thật đáng sửng sốt trong nhiều quốc gia có nền giáo dục hiện đại căn bản lại từ bỏ để khao khát tìm cầu một cái mới. Tình trạng bất ổn trong vô số hình thức, được tóm tắt như sự boăn khoăn của giới trẻ hoặc sự khác nhau về tư tưởng giữa thế hệ đi trước và thế hệ tiếp nối, có thể được giải thích trong nhiều cách khác nhau. Nhưng sự thất bại giáo dục không chỉ trong mối liên quan đến giới trẻ khó tính mà còn đối với thế hệ lớn tuổi nghiêm khắc hầu như không thể giải quyết , đó chính là nguyên nhân nổi bật nhất.
Truyền thống giáo dục phật giáo có thể đáp ứng trong việc tìm cầu phương thuốc cho nguyên nhân tệ nạn giáo dục đang lan rộng, 25 thế kỷ của thực nghiệm phật giáo nên được xem xét cho việc vạch ra nguyên tắc chỉ đạo này.
Ngay lúc ban đầu cần nên làm sáng tỏ những gì chúng ta đang tìm kiếm là các khái niệm, thể thức, phương pháp và sự tiếp cận thực tiễn của giáo dục phật giáo, mà có thể được nhấn mạnh vào việc phục vụ trong cuộc giao tranh của thế giới hiện dại. Nói cách khác , chúng ta không bắt đầu với một luận điễm- tuy nhiên chắc chắn rằng điều đó có thể xảy ra- thông điệp tinh thần của Ðức Phật biểu hiện những giải pháp cho các vấn đề kinh tế xã hội ngày nay và do đó các hệ thống giáo dục nên được chuyển hóa để truyền bá thông điệp này. Thay vì vậy, chúng ta sẽ chỉ tập trung chú ý trên phương diện hình thức và trong mô hình dạy-học đã phát triển trong giới phật giáo và yêu cầu chính chúng ta có điều gì xứng đáng trong những kinh nghiệm này cho chúng ta trong 25 năm cuối của thế kỷ XX này không?
Ðây không phải là một tài liệu nghiên cứu rộng rãi về chủ đề này. Muc tiêu nhắm đến là để phát triển những nguyên tăùc chung của một vài chủ đề liên quan mà chủ đề đó sẽ hướng dẫn sự chú ý đến nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu vào lãnh vực đặc biệt này.
Sự khan hiếm những thông tin về giáo dục phật giáo là một điều đáng kinh ngạc. Người ta có thể khảo xác danh mục của hàng trăm tác phẩm chuẩn mực về phật giáo, văn hóa, văn minh hay lịch sử phật giáo nhưng hầu như ít có sự liên quan tới giáo dục. Nơi nào sự liên quan tới giáo dục được tìm thấy thì các thông tin như bị giới hạn, không có nêu rõ về giáo dục Aán Ðộ ở các trung tâm họat động của giới trí thức như Tỳ Xá Ly (Taxila ) hoặc Varanasi, Kinh Bổn Sanh hoặc những Ký sự về các trung tâm tu học ở Aán Ðộ hoặc Tích La do các nhà chiêm bái Trung Quốc như Pháp Hiền, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh thăm viếng và tường thuật.
Nếu những tin tức này được mở rộng đến thời gian gần đây hơn thì chúng ta sẽ tìm thấy sự liên quan tới hệ thống giáo dục trong tu viện và các học viện phật giáo mà đã bị lọai bỏ một cách có hệ thống đến tận nền móng hoặc bị lãng quên hòan tòan do sự bắt đầu mạnh mẽ của nền giáo dục hiện đại. Một vài nỗ lực đã được thực hiện để làm sáng tỏ triết lý giáo dục phật giáo nhưng chỉ với kết quả hữu hạn.
Tóm lại một khuyết điểm lớn trong sự hiểu biết của chúng ta về sự đóng góp của phật giáo đối với họat động giáo dục nhân bản vẫn còn bao phủ. Vì vậy, hướng nhắm đến giới hạn của chúng tôi là sẽ nói đến một vài điểm đã thu hút sự khảo cứu của chúng tôi trong lãnh vực giáo dục rộng lớn này .
1. Phép lạ của lời dạy
Mỗi nhà sáng lập hệ thống tôn giáo là một đạo sư. Trong truyền thống tôn giáo Aán Ðộ đạo sư là bậc có nhiều người đồng lòng ủng hộ. Chính Ðức Phật được miêu tả "thiên nhân chi đạo sư" (bậc đạo sư của trời người). Ngài có ảnh hưởng như thế nào mà được xem là bậc đạo sư? Những phương pháp giáo dục nào mà Ngài đã dùng? Những cải cách nào trong sự tuyên thuyết giáo pháp mà chúng ta có thể gán cho Ngài ? Khái niệm về học thuật của Ngài là gì? Những ảnh hưởng nào đã làm cho ý tưởng dạy và học của ngài tác động lên các nỗ lực giáo dục sau này của tăng đòan Phật giáo ?
Ðức Phật tin chắc năng lực thuyết pháp có thể thuyết phục dân chúng thay đổi cách sống, chấp nhận những giá trị mới và tìm cầu các mục tiêu mới. Ôủ thời điểm, khi các bậc đạo sư tôn giáo đối nghịch khác đã sử dụng đến những phép thần thông để chinh phục những người theo đạo của mình, thì Ðức Phật chỉ ủng hộ một loại pháp thuật đó là "phép mầu của lời dạy".
2. Các pháp thoại khai tâm
Các pháp thọai do Ðức Phật tuyên thuyết đều chứa dựng tính cách mạch lạc và trong sáng. Trong những hội chúng dù nhỏ hay lớn ngài đều dùng những pháp thoại đó để dần dần đưa họ đến điểm mà ngài thiết lập. Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappacattana) và kinh Satipatthana là những ví dụ rõ ràng cho những pháp thọai này. Một vài tính chất nổi bật trong những pháp thọai này: Ðức Phật đã bắt đầu với một lời khẳng định rất đáng chú ý là :" Có hai cực đoan mà người tìm cầu chân lý không nên theo" hoặc là "Có một đạo lộ hướng thượng và chắc chắnẨ." Ngài đã phân tích cặn kẻ từ khái niệm cho đến yếu tố cấu thành những khái niệm đó và trình bày chúng với một bảng liệt kê các pháp số nhằm làm một khung sườn tóm gọn cho việc trình bày và giúp cho việc dể nhớ.
Ðức Phật cũng thường dùng các ví dụ và phép lọai suy tự do cũng như luôn luôn áp dụng chúng trong đời sống hàng ngày của người dân bình thường ngay cả như là công việc của những người hàng thịt, người bán hoa, người đưa đò, người lính, quan chức. Ðức Phật thường lập đi lập lại những khái niệm quan trọng bất kỳ khi nào nó có liên quan. Sự trình bày các khái niệm như vậy đã phát triển gần như trở thành các cấp độ công thức tiêu chuẩn và rập khuôn mà những công thức này thường được xuất hiện trong những đọan giống hệt nhau bất cứ khi nào khái niệm này có liên quan tới. Các pháp thọai đã hướng dẫn thính giả dần dần đi tới kết luận mà luôn luôn là tâm nguyện tha thiết cho việc theo đuổi con đường gíac ngộ mà các Ngài đã đưa ra.
3. Ðối thọai và tranh luận
Pháp thọai của Ðức Phật thường sống động khi Ngài dùng các từ hình tượng (hình dung từ). Ngài luôn luôn có những cuộc hội đàm để làm sáng tỏ quan điểm của mình và để thừa nhận những quan điểm đúng đắn. Những giả thuyết sáng sủa dể hiểu thường vận dụng bắt đầu ở mỗi cuộc thảo luận. Nếu Ngài không đồng ý thì ngài cũng không nhạo báng ý tưởng của người tranh luận, nhưng ngài sẽ bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi sâu sắc để khéo léo làm cho người tranh luận nhận thấy những sai lầm của mình trong biện luận. Người tranh luận dần dần hướng đến sự nhượng bộ và từ bỏ luận điểm ban đầu của mình. Ðức Phật thường gây ấn tượng khi ngài chuyển hóa dòng tư tưởng của người đối thọai bằng những câu hỏi vô cùng tinh tế thâm thúy. Những phép so sánh và lọai suy đã được dùng trong việc giải thích tỉ mỉ những vấn đề này. Các giai thọai từ truyền thuyết và lịch sử đã tạo hình tượng nổi bật.
Chỉ sau khi người tranh luận từ bỏ luận điểm của mình, Ðức Phật mới bắt đầu trình bày ý kiến của mình về điểm đang bàn bạc đó và dẩn dắt đối tượng từ từ đi vào lộ trình gíac ngộ. Ðó là chủ đích của Ðức Phật.
4. Thực tập mang tánh cách giáo dục tiêu chuẩn
Dù trong các pháp thọai và giải thích hay trong các cuộc đối thọai và tranh luận, Ðức Phật đã khéo léo đưa ra một lọat các phương pháp tu tập có tánh cách giáo dục thực tiễn. Ngài nhắm vào trình độ hiểu biết của "người học trò." Ngài đã trình bày chi tiết lý tưởng tương tự trong nhiều cách khác nhau tùy theo căn cơ người nghe. Ngài bắt đầu với sự biết rõ những điều mà người ta chưa biết và nhấn mạnh nó như là một nguyên lý nền tảng trong tất cả các lời dạy của ngài. Ngài đã không lãng phí thời gian vào những việc hí luận và khuyến khích chúng ta nên cố gắng để "biết các pháp như nó đang là"- điều này nhấn mạnh cả hai mặt lý thuyết và thực tiễn.
Tuy nhiên, Ðức Phật xem bản thân trí thức không có giá trị đáng kể, bởi vì trí thức chỉ có giá trị trên những phạm trù nó ứng dụng. Chỉ có ít kiến thức được vận dụng thích hợp trong đời sống thì được coi như vượt trội hơn hẳn mớ kiến thức mà không có giá trị thực tiễn. Những người tin tưởng những kiến thức không thực tiễn thì bị chỉ trích như người chăn bò cho lợi ích những người khác. Ngài đã không bao giờ thỏa mãn cho đến khi Ngài chắc rằng đệ tử của mình thực sự đã hiểu biết những gì đã được giảng dạy. Ngài đã trắc nghiệm họ khi Ngài đưa ra những câu hỏi tinh tế. Ngài dùng một chuỗi những từ đồng nghĩa cho những từ vựng quan trọng. Lúc thuận duyên Ngài kể chuyện và tóm tắt các bài pháp trong hình thức ngắn gọn thường là có vần điệu.
Lợi ích của thi kệ, đặc biệt được ghi nhận là dể nhớ. Hầu hết các chủ đề phổ thông được trình bày trong các pháp thoại bằng thi kệ. Nhưng Ngài không ủng hộ sự hiện diện của lời ngài giảng Ngài trong kệ Sanskrit - là phương tiện truyền đạt của giới triết gia thượng lưu và những đạo sư khác trong thời của Ngài. Ngài mong những người học hỏi giáo lý phải học bằng ngôn ngữ của chính họ và chính Ðức Phật đã chọn ngôn ngữ phổ biến trong thời đó là ngôn ngữ Ma Kiệt Ðà hơn là Sanskrit.
Ngài khuyến khích các đệ tử nên thảo luận chánh pháp và Ngài chỉ là bậc "trọng tài." Ngài cũng sắp đặt các đệ tử ưu tú trở thành đạo sư của những người khác. Ðức Phật đánh giá cao những lời dạy các pháp của các bậc có khả năng và đặt họ vào theo khả năng chuyên môn và các phương pháp hướng dẫn của họ. Ðức Phật đã tổ chức tăng đòan là một hội chúng có đầy đủ hiểu biết mà trong đó mỗi thành viên phải sống đời sống tu học và thực tập những gì đã học được, đồng thời hướng dẫn những người khác đưa họ tham dự các buổi hội thảo, ghi nhớ những bài pháp, các khái niệm trong sáng, những lời khuyên của Ðức Phật và trùng tuyên những lời đó cho việc duy trì và phát triển các bộ sớ giải cũng như thuyết phục ngày càng nhiều các thành viên người muốn tiếp tục như vậy trong tiến trình tu tập và hoằng pháp.
5. Tạo những cơ hội thuyết giảng
Là bậc đạo sư, Ðức Phật đã thể hiện nhiều khả năng nổi bật. Ngài có thể giáo hóa bất cứ người nào và rất nhiều trong những dịp thuyết giảng này. Trong những dịp thuyết giảng Ngài nắm bắt được trình độ căn cơ của thính chúng để gíup họ dể thâm nhập vào chánh pháp. Ðiều này khiến cho họ rất ngạc nhiên trước sự khéo léo tài tình của Ðức Phật.
Từ những đứa trẻ chọc giỡn rắn, những người già bị con cháu hất hủi, kẻ cướp của giết người đang bị truy nã, bà la môn thực hành nghi lễ tế thần, chiến tranh giữa những người cùng giòng giống và hàng ngàn những hòan cảnh tương tự như vậy đều có mặt trong số những đối tượng giáo hóa của Ðức Phật. Ðôi khi Ðức Phật có ý định sắp xếp độ người khi ngài biết nhân duyên người đó đã thuần thục như trường hợp Ngài đã độ các cô gái mãi dâm, và Ngài đã thành công trong những dịp này. Ngài sẳn sàng chấp nhận các thách đố của những người khác và luôn luôn sẳn lòng để tham dự các cuộc tranh luận. Là một nhà đại hùng biện với trí tuệ vượt bậc, Ngài đã thông suốt tất cả những cách sử dụng phương pháp giáo dục của những người khác. Phương pháp khám phá của Ngài cho thấy là sớm nhất và có lẽ là hòan hảo nhất. Việc áp dụng đầy hiệu quả cụ thể như có một bà mẹ đau buồn khi mất con thân yêu nhất. Bà đã xin Ðức Phật là đấng siêu xuất cứu con của mình cho sống lại. Ðức Phật dạy hãy đi xin hạt cải ở bất cứ nhà nào mà không có người chết đem về thì ngài sẽ cứu cho. Tìm mãi mà nhà nào cũng có người chết. Từ việc này bà đã nhận thức được cái chết là một quy luật chung của tất cả mọi người, mọi hữu tình trong vũ trụ này.
6. Người mở đường trí tuệ
Theo Divyavadana, Ngài A Nan đã thuật lại cách Ngài Mục Kiền Liên làm sáng tỏ pháp thoại về duyên khởi với biểu đồ bánh xe mà trong đó 12 căm nhân duyên là những biểu tượng được mô tả một cách đặc trưng. Ðức Phật không chỉ bày tỏ sự ngợi khen Ngài Mục Kiền Liên là một đạo sư mà còn đề nghị rằng biểu đồ này nên được trưng bày ở cửa ra vào của tịnh xá Trúc Lâm (Veluvana) ở thành Vương Xá để mọi người có thể chiêm ngưỡng và học hỏi.
Minh họa này được nổi tiếng là nguồn gốc của bánh xe luân hồi, được khắc ở hang đá thuộc hang động Ajanta vào thế kỷ thứ VII. Chính nó cũng là một chủ đề phổ biến cho hội họa Tangka (trên lụa) của Tây Tạng và Nepal.
Chính Ðức Phật cũng được quy cho việc dùng hàng lọat các hình tượng trí tuệ, các sáng tạo thần thông để thuyết phục một hoàng hậu trẻ đẹp kiêu căng nhận ra tính chất phù du vô thường của sắc đẹp và cuộc đời.
7. Khái niệm dạy và học
Quan trọng hơn nữa là việc áp dụng thực tiển một số các phương thức giáo dục là quan điểm của Ðức Phật về việc dạy và học cũng như những chủ đề có liên quan. Một đọan thú vị trong kinh Thiện sanh (Sigalovada) đã liệt kê các trách nhiệm và bổn phận của người thầy và đệ tử như sau:
Người thầy nên:
a. Nên bày tỏ lòng yêu mến đối với học trò
b. Dạy hoc trò bằng cách thức tốt đẹp và đức hạnh
c. Hướng dẫn ân cần, truyền đạt mọi kiến thức khoa học và trí tuệ của người
xưa
d. Khen học trò của mình trước bạn bè và người thân
e. Bảo vệ học trò khỏi nguy hiểm
Người đệ tử nên:
a. Chăm sóc thầy của mình
b. Ðến lớp sớm hơn thầy và đợi thầy
c. Lắng nghe những lời thầy dạy với sự chăm chú tôn kính
d. Làm tròn bổn phận cần thiết cho thầy khỏe khoắn
e. Chú ý thực hành lời thầy hướng dẫn
Các điều trên đây có nghĩa là nghĩa vụ cần làm giữa thầy và đệ tử theo quy ước thế gian và trong kinh này cũng đã đưa ra một số nhiệm vụ tương tự giữa các đạo sư với các đệ tử. Ôủ đây nội dung đạo đức được nhấn mạnh hơn. Một bổn phận là một phương tiện để người đệ tử gần gủi học tập nơi thầy của mình.
Trong cả hai cách giáo dục thế tục và tôn giáo, nghĩa vụ quan trọng của người học trò là phần học tập. Học trò mong lắng nghe mọi điều thầy dạy, sự chú tâm kính cẩn. Tương tự, người đệ tử cũng được yêu cầu chăm sóc thầy của mình với tất cả ba nghiệp thân khẩu ý.
Ðức Phật chưa từng thừa nhận một cách vô điều kiện quyền lực của người thầy trên mọi phương diện. Chủ trương như vậy là một trong những nguyên lý căn bản của Ðức Phật về quyền bảo vệ tự do tư tưởng của mỗi người. Sự thân cận để học hỏi Ðức Phật giống như thực tập tự do và không trói buộc khả năng trí thức của chính người đó. Ý tưởng này đã được biểu hiện một cách hùng hồn trong kinh Kalama khi Ðức Phật nói rằng:
"Ðừng tin những gì đã được nghe. Ðừng tin những gì có trong truyền thống bởi vì nó được truyền trao trong nhiều thế hệ. Ðừng tin bất cứ điều gì do nhiều người đồn đại. Ðừng tin chỉ vì nó được ghi nhận trong thánh điển. Ðừng tin vào sự phỏng đóan, chấp nhận bất cứ điều gì chỉ bởi vì suy luận. Ðừng tin bất cứ điều gì chỉ vì dựa vào một vài lý do. Ðừng tin bất cứ điều gì bởi vì điều đó hợp với nhận thức của mình. Ðừng tin bất cứ điều gì bởi vì dường như nó có thể chấp nhận được. Ðừng tin bất cứ điều gì dựa vào uy quyền của bậc đạo sư hoặc những người lớn tuổi chỉ vì nghĩ rằng họ là người đáng kính. Nhưng nếu sau khi tự chính mình đã xem xét và phân tích kỹ lưỡng rằng những điều này là đạo đức, không bị khiển trách, được người trí ngợi khen, nếu thực hiện cũng như áp dụng sẽ dẫn đến an lạc hạnh phúc cho mình và người, mới nên chấp nhận và sống theo nó".
Phương thức mà Ðức Phật đề nghị ở trên cho tiến trình tự thẩm tra mọi kiến giải là phương pháp quán sát và phân tích. Triết học hay tôn giáo của Ðức Phật được mô tả là "đến để mà thấy" (ehi-passika) hoặc là "hãy chứng nghiệm bởi chính mình" (paccattam veditabha). Ôủ giai đọan rất sớm phật giáo được mệnh danh là "triết lý phân tích" (vibhajjavada). Vị trí của Ðức Phật cũng được khẳng định như là bậc thầy chỉ đường và mỗi người phải tự chứng nghiệm con đường đó.
8. Vai trò của bậc đạo sư
Ôủ đây dĩ nhiên có một vấn đề nêu ra là liệu vai trò của người thầy theo quan điểm của Ðức Phật có phải thụ động không? Nét phác thảo tóm tắt của chúng ta về Ðức Phật giống như một bậc đạo sư đã cho thấy rằng Ngài là tất cả trừ việc thụ động. Ðức Phật đã mô tả vai trò của mình chỉ là một bậc đạo sư. Trong Trung bộ kinh khi nói với Dhaddali, ngài đã so sánh chính mình giống như bậc điều ngự sư. Ngài đã đưa ra phương pháp tu tập của Ngài giống như người huấn luyện ngựa luyện tập một con ngựa mới. Trong cách này kinh đã nói rằng "Ðức Phật đã cống hiến cho mọi người một phương pháp thiền định, do đó đã thanh tịnh tâm, giải thóat khỏi tham và an trú trong cõi thanh tịnh " (Trung Bộ, p. 445, PTS)
Lại nữa, một đọan khác trong Trung bộ kinh (vol. II, p. 256 và vol. III, p. 1 PTS) nói phương pháp tiệm tu của Ðức Phật, tiến trình tu tập và thăng tiến từ bước thấp nhất dần dần lên cao, được so sánh giống như qúa trình luyện bắn cung tên và kế tóan như "Khi chúng ta nhận đệ tử, đầu tiên chúng ta đếm một là nhất thể, hai là nhị nguyên, ba là tam bảo, và như vậy chúng ta đếm cho đến 100".
Trong một bài kệ của Udana (vol. V, p. 5), Ðức Phật đã giải thích tiến trình này rõ ràng hơn: "Giống như một đại dương rộng lớn, dần dần ăn sâu vào đất liền mà không có sự sụp đổ đột ngột. Cũng giống như vậy, trong pháp và luật này, giáo dục là tiệm tiến, việc tu tập là tiệm tiến, lộ trình tu tập là tiệm tiến và không có sự thăng tiến đột ngột nào trong trí tuệ viên mãn".
Một đọan khác trong Trung bộ kinh (vol. I, p. 179 PTS) Ðức Phật đã so sánh Ngài như người luyện voi, mà người đó dùng con voi đã thuần hóa để dụ dỗ con voi hoang vào trong rừng trống và luyện nó khỏi tính hoang dã ngang qua tiến trình huấn luyện có phương pháp để làm cho nó "trở nên quen với môi trường làng xóm xung quanh và chấp nhận cách sống chung với con người".
Ðể tóm lại những điều nói trên, có thể nói rằng Ðức Phật được coi là bậc điều ngự trượng phu có phương pháp tu tập thực tiển. Một điều quan trọng nữa nên chú ý ở đây là tất cả sự nhấn mạnh tiến trình tu tập tâm linh của Ðức Phật là một trong những sự rèn luyện tâm lý một cách tiệm tiến và khó khăn, cần nhiều sự nỗ lực và quyết tâm. Giới luật (sila) là một sự nền tảng căn bản. Rồi bắt đầu bằng sự chú tâm đơn thuần vào phép quán sổ tức, hoặc thiền định trên nhiều đề mục thiền khác nhau để đạt đến các trạng thái tâm cao hơn. Ðây gọi là tiến trình thiền định (dhayanas).
Ôủ đây Ðức Phật nhận thức tầm quan trọng của từng căn cơ và phát triển phương pháp thiền định thích hợp cho các đệ tử tùy theo bản chất tâm lý của mỗi vị. Chú tâm và thực hiện những điều đã được hướng dẫn là phương tiện để đi đến mục đích của tiến trình tu tập là trí tuệ tối thượng (panna). Với trí tuệ này, hành giả sẽ đạt được trạng thái cao nhất của cảnh giới vô sanh. Ôủ đó hành giả đã để lại mọi thứ sau lưng kể cả những lời dạy của Ðức Phật chỉ là phương tiện chuyên chở giống như chiếc thuyền, như một phương tiện để qua bờ kia. Khi đến bờ bên kia thì không cần giữ thuyền lại.
(Trích dịch từ nguyên tác tiếng Anh "The Contribution of Buddhism to Education" của Ananda W. P. Guruge, trong Dharmadoot, Maha Bodhi Society of India, Sarnath, 2000, pp. 20-25)
-ooOoo-
Source: Buddhism Today, http://www.buddhismtoday.com