Cuộc chiến để xả ly

Suvimalee Karunaratna
Tỳ khưu ni Huyền Châu dịch


Về tác giả:

Suvimalee Karunaratna là một nhà văn viết truyện ngắn hư cấu được ưa chuộng ở Sri-Lanka. Những truyện ngắn của cô đã được xuat hiện trong những đặc san và tuyển tập văn học. Những truyện ngụ ngôn Phật Giáo trước là The Walking Meditation, Prisoners of Karma, và The Healing of the Bull, tất cả đều được Lá Bồ Đề BPS xuất bản.

-ooOoo-

Cô voi Kapuri để ý một con chó mới hay đúng hơn, cô chó, đã vào trong hiên chùa. Dĩ nhiên có hai con chó ở đó rồi, Kalu và Sudu. Khi cô chó bước vào, lúc đầu hơi e dè một chút, Kapuri để ý Sudu trở nên rất bực bội. Ả gầm gừ, càu nhàu và sủa không dứt vào cô mới đến bất chấp thái độ dịu dàng của cô, vàthậm chí muốn tấn công cô nữa. Tên của cô mới đến là Sukhi, nhờ mức trầm tĩnh sâu lắng, cô đã ổn định được và giữ đúng tư cách của mình bên dưới cội Bồ Đề.

"Xin mời đi nơi khác”, Cô bảo Sudu khi Sudu đến gần cô ta, sủa suốt thời gian đó. "Tôi chỉ đến đây để hành thiền."

Sudu cằn nhằn nói "Lúc đầu tất cả bọn họ đều nói như vậy,” “Tôi biết tất cả những mưu mẹo và chiến thuật của chúng. Nhưng một khi chúng đã đặt chân đến đây chúng bắt đầu cư xử như nơi nầy là sở hữu của chúng. Cô đi ra khỏi đây! Không có chỗ cho những ai như cô ở đây.”

"Ai bảo vậy?" Kalu lại gần chúng hỏi.

"Ai nói không có chỗ?"

Sudu giận điên lên.

"Đừng xía vào đây. Chuyện tôi nói đây chỉ liên quan đến tôi vàsinh vật đằng kia. Việc gì anh lại can thiệp vào?"

Kalu nhún vai, "Tao chỉ làngười hòa giải, thế thôi."

"Đây không phải là nhà cho những kẻ tứ cố vô thân đem mọi thứ bệnh tật và dơ dáy lại đây," Sudu tiếp tục. "Và nơi nầy của anh không bị vấy đầy bởi lũ cún.”

Sukhi không để ý đến cô ấy và cuối cùng Sudu để cô yên, mặc dầu sau đó cô ấy luôn giữ ý chống lại Sukhi, găm gút mọi loại vi phạm tưởng tượng. Thậm chí cô đặt ra những nội quy bắt Sukhi phải chấp hành. Chỗ của Sukhi được quy định từ những khu vực cư ngụ của chư tăng và nhà bếp và tự hạn chế cô nơi khu vực cây xanh và phòng thiền mà thôi, Sukhi phải thi hành theo bằng cách nào đó. Tuy nhiên, những người phục vụ trong chùa và các thiền sinh rất tốt và họ thường cho Sukhi thức ăn thừa vì vậy cô không đói.

Đúng thời, không phải Sukhi mà Sudu sinh một bầy chó con. Ả sinh ra bốn con, và vài ngày sau đó Sukhi quyết định đến thăm họ. Cô thận trọng lại gần, không chắc phản ứng của Sudu đối với cô.

"Chị khoẻ không?" Sukhi hỏi từ xa, "còn cún con mới chào đời thì sao?"

"Khoẻ cả, Đừng lại gần hơn nữa, chị có thể làm chúng sợ đấy.” trả lời giọng lạnh lùng

"Đừng lo, tôi sẽ không làm chúng sợ đâu. Sukhi nói hơi bị chạm tự ái Tôi sẽ giữ khoảng cách."

"Tốt"

Cô nhìn chúng một cách khao khát trong một hoặc hai phút. Cô yêu lũ cún và thèm được liếm láp và vuốt ve chúng.

Khi Sukhi trở lại sân cây Bồ đề, cô ngồi và tự hỏi tại sao Sudu không ưa cô có mặt dự dội như thế. Cô phải thích nghi với cách cư xử của Sudu như thế nào đây? Sukhi đã có phần công bằng trong những rắc rối ở đời và bây giờ tất cả những điều cô muốn là một chỗ nhỏ nơi đó cô ta có thể ngồi yên hành thiền.

"Đừng ái ngại về Sudu, Kapuri tử tế nói với Sukhi về tường chắn bao quanh vùng Bồ đề bảo tọa.

"Làm sao chị biết tôi đang nghĩ về cô ta?”

"Tôi có tai và mắt và tôi không phải mới chào đời hôm qua.”

"Thật khó quên được sự thô lỗ,” Sukhi nói.

"Đừng phí thời giờ quý báu, bạn thân ơi," Kapuri khuyên. "Sudu là nạn nhân của papañca thái quá"

"Đó là gì?"

Kapuri nhìn con rùa ở gần mé cây Bồ đề. “Bạn nói với cô ấy đi”

"Được, chị thấy đó, tất cả chúng ta đều phải chịu papañca chi phối," con rùa giải thích, "nhưng vài người trong chúng ta là nạn nhân của nó nhiều hơn kẻ khác. Để tóm tắt, papañca là cách nhìn sự việc một cách sai lầm."

"Nhưng tại sao tất cả chúng ta đều là nạn nhân của nó?"

"Bởi chúng ta nhìn sự việc một cách chủ quan, qua lăng kính nhuốm màu bản ngã, từ quan điểm của ‘ta’và ‘của ta’ và ‘tự ngã của ta’. Cái nhìn của chúng ta bị che mờ bởi mọi loại thành kiến, mặc cảm, lo sợ, giả thuyết sai, phỏng đoán lầm mà tất cả phát xuất từ ý niệm bản ngã."

"Vì vậy, làm sao chúng ta thấy các pháp cho đúng cách?”

"Mục đích của văn hoá tâm linh là làm trong sạch khỏi mọi phiền não trong tâm ta cho nên chúng ta có thể lau sạch lăng kính của chúng ta, hầu chúng ta nói và nhìn sự việc rõ hơn qua lăng kính có nhuốm màu bản ngã."

"Nhưng tôi không làm điều gì sai ở đây. Ít nhất tôi không ý thức rằng tôi làm sai điều gì đó. Tại sao tôi ở đây khiến Sudu bực mình?"

"Có lẽ cô ta thấy khuynh hướng dính mắc của bạn. Bạn thấy, tất cả chúng ta đều có dính mắc, không có từ chối điều đó. Vì vậy, có lẽ cô ta nghĩ bạn có thể dính mắc vào những đối tượng dính mắc của cô ta, hơn thế nữa cô ta muốm lạm quyền. Do đó, bạn gây ra nỗi lo sợ cho cô ta.”

"Nếu đó là cách nghĩ của cô ấy, thì chắc tôi nên rời nơi nầy và mọi thứ ở đây.”

"Chạy trốn những tình huống không hài lòng không phải là giải pháp. Bạn đi bất cứ nơi nào cũng sẽ có người bạn không thích hay người không thích bạn hay hoàn cảnh bạn không thích. Thà luyện tâm bạn trong cách như thế nầy để bạn không còn mong ước thái qua đối với người hay vật bạn thích hay quá bực bội với những người hay vật bạn không thích. Bạn phải luyện tâm không xao động trong mọi lúc.”

"À"

"Bây giờ cố gắng rèn luyện tư tưởng và trau dồi tâm từ hầu bạn không phản ứng với những hành động gây hấn và sân hận của Sudu đối với bạn.”

"Nghe thì khó nhưng tôi sẽ cố gắng."

"Rất tốt. Phương pháp đó thực sự tốt hơn là đi khỏi nơi nầy. Hãy nghĩ bạn có cơ hội tuyệt vời làm sao để ở đây luyện tâm bình thản tự tại."

"Tôi biết"

"Tôi đã từng thấy nhiều người chạy trốn khỏi những tình huống không hài lòng do những người thích Sudu gây ra," Kapuri quan sát, "và tôi cũng có thấy những nạn nhân đó rốt cùng còn tệ hơn những người bị bắt nạt. Do sân hận, họ chửi rủa những người bị bắt nạt quá nhiều đến nỗi họ chỉ tạo thêm nhiều nghiệp bất thiện cho chính họ khi những người bị bắt nạt cũng trả đũa từ chính tâm sân hận đó.”

"Tôi phải thú nhận tôi cũng có khuynh hướng trốn chạy khỏi những tình huống không hài lòng," Sukhi thừa nhận, "nhưng tôi không có thói quen chửi rủa người khác."

"Tốt, nhưng lúc nầy cố gắng đừng chạy trốn, hãy luyện tâm bình thản tự tại (xả). Trau dồi tâm từ sẽ giúp ích rất nhiều."

"Nhưng đôi khi nếu những hoàn cảnh thực sự không thích hợp, thì không đáng khuyên nên đi sao? Ngay cả Đức Phật cũng phải ra đi khi những hoàn cảnh thực sự không thích hợp."

"Những gì bạn nói đều đúng. Người ta phải phán xét và thấy ra liệu nơi nầy có đưa đến hạnh phúc cho mình và cho người không. Nếu người ấy hết sức tinh cần rèn luyện chánh niệm và định tâm và thực hành để giải thoát khỏi luân hồi tử sanh, thì nơi yên tĩnh vắng lặng tốt hơn những môi trường xung quanh không thích hợp, đầy những căng thẳng. Đó là lý do tại sao sự tiến bộ tâm linh của người chủ nha được dần dần xem như là ẩn sĩ, nếu hết sức tinh cần, họ có thể tiến nhanh hơn. Dĩ nhiên, điều đó vẫn tiếp tục mà không nói, đã từng có những gia chủ đạt đạo quả và ẩn sĩ thì không."

"Tôi sẽ phải suy nghĩ điều nầy kỹ hơn,” Sukhi cau mày lại nói, "Nơi lý tưởng như thế nầy để hành thiền... và tuy nhiên, đó chỉ là sự may mắn của tôi thậm chí ở đây cũng có một con sâu làm rầu nồi canh."

Kapuri mỉm cười. "Luôn luôn là như thế, bạn thân tôi ơi. Đó là dukkha, xa rời người thương, gần người không thương, và không đạt được những điều mong ước.”

Khi lũ cún lớn lên, cứ thử như cô ấy có thể, Sudu không thể giữ tất cả chúng với cô ấy. Chúng sẽ bị lạc mất, cho chúng bộc lộ cho hả về tính hiếu kỳ của chúng đối với môi trường xung quanh. Đôi khi chúng đến ranh giới nơi Sukhi ngồi dưới cội Bồ đề để ngắm nhìn cô đầy hứng thú. Một con cún tinh nghịch đặc biệt , có một đốm đen trên một con mắt đến thẳng với cô.

"Cô đang làm gì đó?” Chú hỏi, ngồi chồm hổm và và để cái bụng đầy sữa lên đất.

"Cô đang hành thiền"

"Thế nghĩa là gì?"

"Cô đang nhìn hơi thở khi nó chạm vào môi trên của cô."

"Con cũng có thể thử chứ?"

"Được, nếu con thích.”

Chú ngồi thịch xuống bên cô và bắt chước thế cô ngồi. Chẳng bao lâu chú ngồi bên cạnh cô thì tiếng Sudu sủa vang lên đằng xa.

"Cô nghĩ, mẹ con đang gọi con đó. Hãy đi đi,” Sukhi nói, nhưng chú cún đang cố gắng theo dõi hơi thở và cố gắng cảm nhận nó ở môi trên của chú. Trong khi đó Sudu sủa lớn hơn và gần hơn. Cuối cùng, bà đến cây Bồ đề và tìm chúng, toàn thân bà run lên vì giận.

"Con không nghe mẹ gọi hả? Lại đây ngay!”

Bà ta mắng con cún. Khi chú đứng lên và đi lon ton theo bà, Bà liếc nhìn Sukhi trước khi nặng nhọc lê chân bước đi.

Sau một thời gian, mặc dầu lũ cún đã được nuôi kỹ, đột nhiên chúng phải bị tiêu chảy rất khủng khiếp. Chúng trở nên bị khử nước và rất yếu. Sukhi không thể chịu được khi thấy chúng ốm và lạnh run. Cô ta lặng lẽ đến gần Sudu.

"Chị phải ăn những loại rau mọc gần cây mít bên hàng rào," Cô ta khuyên, "Sau đó khi chúng bú sữa chị, chúng sẽ lành."

"Cám ơn," Sudu lạnh lùng nói," nhưng qúy sư đang điều trị cho chúng. Dù sao, tôi là mẹ chúng và tôi biết hơn bất cứ ai khác những gì cho con tôi và khi nào cho chúng ăn thứ gì. Ngoài ra, điều quan trọng rằng các con tôi hiểu ai là người có quyền ở quanh đây.”

"Dĩ nhiên" Sukhi mặt đỏ gay, nói. “Không có điều gì tôi có thể làm cả chứ? Tôi sẽ hứa và cầu nguyện cho chúng được chứ?”

"Đừng lo, mỗi phút trong ngày tôi đều cầu nguyện cho các con của tôi. Còn gì có hiệu quả hơn lời nguyện cầu của người mẹ?"

"Ừ, Tôi không thích người khác đến xía vào và làm suy yếu cái quyền của chúng tôi," Kalu, đã đến đó, nhận xét. “Hãy nhớ, chúng tôi đang điều hành ở đây.”

"Tại sao bạn chạy đi xem lũ cún kia hoài?" Kapuri hỏi cô ta qua bức tường có lỗ châu mai. "Có phải chúng tôi không khuyên bạn để Sudu một mình và tiếp tục việc hành thiền của bạn không hả?"

"Nhưng chúng ta không nên giúp người khác khi họ đang rắc rối sao?”

"Chỉ khi nào họ cần thì chúng ta giúp."

‘Nhưng tại sao họ không thích tôi giúp? Trên đời nầy tôi đã làm hay nói điều gì khiến họ có ấn tượng tôi đang phá hủy uy quyền của họ? Tất cả những điều họ nghĩ là ai điều hành ở đây- đẳng cấp.”

"Cho dù bạn nói hay làm gì, bất cứ với động cơ gì, họ sẽ diễn giải lời nói và hành động của bạn thích hợp với cấu trúc tâm lý của chính họ, vì thế cứ để mặc họ và tiếp tục pháp hành của bạn."

Điều làm Sukhi đau lòng là làm sao Kalu cũng thay đổi thái độ đối với cô. Trước đây anh thường trao đổi vài câu chào hỏi thân mật với cô, nhưng bây giờ không còn nữa. Bây giờ, khi anh đi ngang qua cây Bồ đề, anh quắc mắt và nhìn trừng vào cô. Dường như có sự giận dữ đang sục sôi trong lòng anh và Sukhi không hiểu tại sao. Anh càng gây hấn thêm khi có các chú chó và cô chó đến nói chuyện đạo với Sukhi. Một lần khi Sukhi đi về phía sân sau chùa, cô tình cờ nghe Sudu rỏ vào tai Kadu lời đả kích không biết xấu hổ.

"Anh phải tự hổ thẹn với chính anh! Anh cho anh là chó hay chuột? Tại sao anh không khẳng định chính mình và đuổi tất cảbọn tiện dân kia đã đến đây?”

"Tại sao tôi nên?"

"Bộ anh không thấy chúng đang mang đến mọi loại bệnh tật hả? Thảo nào lũ trẻ bị đau hoài. Tất cả đều do cái sinh vật ngồi dưới cây bồ đề đó giả vờ làm thánh nữ vĩ đại kia!”

Sau đó, Kalu trở nên công kích hơn đối với nhóm bạn đạo của Sukhi. Anh sủa không dứt vào những kẻ mới đến và thậm chí ẩu đả với chúng. Một lần anh đánh một trận kịch liệt với một con cho lực lưỡng và cả hai chúng đều ngất ngư gần chết nếu các vị sư và những người phục vụ không chạy ra và dội mấy xô nước vào chúng. Kalu bị rách tai và bị thương nhiều chỗ. Sukhi rất hoảng sợ nhưng Sudu thì tự hào về Kalu.

"Chừ các thính giả trung thành với cô ta sẽ suy nghĩ hai lần về việc đến đây,” Sudu bảo Kalu liếm vết thương và sục mũi vào anh, "Tôi quá tự hào về anh. Ngay cả lũ cún mừng rơn lòng tràn đầy khâm phục anh đó.”

Sukhi rất thất vọng, hơn thế nữa trong khi bọn chó đánh nhau cô tình cờ nghe một người phụ giúp đổ tội lên cô."

"Cô ấy là nguyên nhân gây ra tất cả những điều nầy! Chúng ta không nên để cô ta ở đây. Chó cái nghĩa là rắc rối và nhiều chó con. Chúng ta sẽ đuổi cô ấy đi không?”

May mắn thay cho cô, vị sư cả không để họ đuổi cô đi:

"Đúng, chó cái nghĩa là nhiều cún, nhưng chúng ta không phải không tử tế và đặt thêm vào sự bất hạnh của cô ta vì là giống cái. Để cô ta yên. Kalu sẽ thấy không có con chó lạc loài nào vào đây cả. Hơn nữa, cô ta rất ngoan ngoãn và cư xử tốt. Chúng ta không nên hại một con vật vô hại."

"Chúng ta hãy hy vọng kiếp sau cô ta sẽ được sanh ra là chó đực,” Người phụ giúp nói.

Tai Sukhi nóng hừng hực khi nghe những lời nầy nhưng Kapuri chỉ tặc lưỡi,

"Mấy ông nầy" cô thì thầm vào tai Sukhi. "Họ nghĩ họ thật tuyệt diệu, phải không?" Họ nghĩ họ là ria mép của con mèo nhưng hãy coi Sudu lôi kéo Kalu như thế nào!"

"Đó vẫn còn là ngôn ngữ của thế giới đàn ông, phải thế không? Sukhi trả lời.

"Chẳng phải thế giới đàn ông cũng chẳng phải thế giới đàn bà. Dù sao đi nữa là cách chúng ta sống thuận theo Pháp. Đó là lời Phật dạy."

"Nhưng tôi từng đau khổ nhiều như là hậu quả phải làm con gái," Sukhi quán tưởng.

"Phải bạn không?" Kapuri hướng tai cảm thông về phía cô.

"Trước tiên, Tôi đã từng là con cún rất ốm yếu. Hình như tôi bị đi chảy không dứt được. Mẹ tôi nghĩ tôi chắc phải chết và vì vậy từ bỏ tôi."

"Nhưng bà ta chắc phải làm vậy thậm chí nếu bạn là con trai," Kapuri chỉ ra.

"Tốt, dù sao, có một bà tốt bụng thấy tôi trong rãnh, vẫn còn sống, và đem tôi về nhà bà và nuôi nấng chăm sóc yêu thương tôi cho đến khi tôi mạnh khoẻ lại. Nhưng sau đó chồng bà đuổi tôi đi. Ông ấy đuổi tôi vì tôi là con gái."

"Ồ bạn thân ơi! Đàn bà chúng ta phải trải qua những gì thế hả? Vậy, sau đó điều gì xảy ra?"

"Tôi phải kéo dài cuộc sống khốn khổ trên đường. Người đàn bà hiền lành đó thường đến và cho tôi chút thức ăn nhưng thực may nếu tôi có thể ăn một mình được. Bạn biết đó sống giữa bầy chó lạc loài trên đường phố là giống như gì rồi. Tôi thường sống một cuộc sống rất cách ly, lặng lẽ lẻn vào các ngôi chùa và, khi bị đuổi ra, thì đi đến chùa khác."

"Vậy đó là cách bạn hành thiền và sống đời có đạo há?” Con rùa hỏi. Cậu đã lén bò tới họ trong lúc họ đang nói và đang lặng lẽ lắng nghe câu chuyện của họ.

"Đúng vậy”

"Và bạn không bao giờ có chó con hả?"

"Có, Tôi đã có. Chồng tôi là chó trưởng của bầy chó săn và rất tốt với tôi, nhưng một hôm ông bị xe thành phố hốt và đưa về nơi nhốt chó cùng với những con chó khác. Chúng tôi đều cài then cửa khi chúng tôi thấy xe đến rồi những người lao công nhảy ra để bắt chúng tôi, chúng tôi chạy bán mạng, nhưng chồng tôi đứng gần chiếc xe nhất và chúng bắt ông, mấy đứa con tôi, và vài con chó khác. Khi nghĩ về sự mất mát to lớn đó lòng tôi quặn đau.”

"Và vì thế cuối cùng bạn đến đây há?”

"Ừ, ai đó kể tôi về nơi yên tĩnh nầy, nhờ cảnh chùa. Thật là nơi ẩn náu cho những ai như tôi."

"Nầy bạn thân, chùa nầy và con đường đạo của chúng ta dành cho mọi người, không chỉ những người như bạn. Đường chúng ta đem lại an vui và tĩnh lặng cho tất cả mọi người."

"Thế thì, đặc biệt cho những ai như chính tôi đã sống những cuộc đời bất hạnh như thế. Bạn thấy, dầu tôi đã sống trên đường phố suốt đời, tôi vẫn là sinh vật rất nhạy cảm."

"Tôi không bị cảm động bởi những sinh vật nhạy cảm,” Kapuri vặn mình nói,"trừ phi họ cũng nhạy cảm với những tình cảm và nỗi khổ của người khác. Rất thường, nhạy cảm không có nghĩa gì hơn là có ý niệm đề cao bản ngã."

"Bản ngã thật khó trừ diệt," Sukhi thì thầm. "Làm sao người ta có thể làm được?”

Cậu rùa đến gần Sukhi hơn để cố vấn cho cô:

"Tiếp tục thanh lọc tâm bạn -- tiếp tục quán sát và chỉ đạo tư tưởng bạn, phân tích những động cơ của bạn. Tự nhìn ngắm khi bạn bị thương tổn. Tự nâng cao kiến thức và tự hiểu chính bạn sẽ giúp bạn rất nhiều. Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng không có gì ở mãi trong ta. Chúng ta chỉ là một tiến trình, một giòng chảy của các hiện tượng tâm vật lý, các cảm xúc, khái niệm, tư tưởng, kỷ niệm... chúng ta không phải cố gắn cái "ta" hay tác nhân vào tất cả cái đó. Đôi khi tâm phản ứng với tham ái và quá dính mắc vào người và vật. Đôi khi nó chuyển từ một loại khoái cảm nầy sang một loại khác trong vòng xoáy, cúi luồn chỉ để thoả mãn các cảm giác, và khi không được thoả mãn thì chuyển sang nơi nào khác. Những hấp lực và khuynh hướng nầy giữ chúng ta ở mãi trong vòng luân hồi, bám víu vào ái dục và ý niệm bản ngã. Một khi có kinh trải bị thương tổn cảm xúc, bạn trở nên biết rõ ý niệm bản ngã khi nhận một cú sốc, như nó đang là. Tập trung tâm vào cảm giác đó. Hãy tự hỏi tại sao bạn phản ứng theo cách đó.

"Tự kiểm điểm như giọt nước trên đá làm công việc xói mòn từng chút từng chút. Đó là lý do tại sao tỉnh giác và chánh niệm được nhấn mạnh quá nhiều trên con đường giải phóng khỏi ‘cái ngã’-- khổ nầy đầy dẫy, khổ tạo nên tính ích kỷ chỉ nghĩ đến mình. Bạn thấy, khi bạn ngờ ngợ rằng bạn đang bị lừa hay bị phớt lờ, hoặc khi ai đó có nhận xét làm giảm giá trị của bạn, sự phản ứng có thể đoán trước được. Bạn phản ứng với tâm sân hận. Vài người rất nhạy với những đe dọa tấn công bản nga như thế, nhưng có tính nhạy cảm thái quá thì chẳng có gì quá quan trọng.

"Nhưng chắc phải có mức tự trọng nào đó.”

"Dĩ nhiên, nhưng loại tự trọng tốt nhất đến từ sự tỉnh giác mà người đó đang thực hành Pháp. Không phải thực tập thuật giành và giữ lợi thế đối với người khác. Thực hành Pháp đem lại cho người đó một lượng đáng kể về lòng tự tin và kiên định. Nhưng, dĩ nhiên, tôi không có ý nói tự cho mình là đúng. Bạn phải nhận ra rằng bạn không bao giờ hoàn hảo cho tới khi đạt đến cuối con đường. Nếu bạn đi quanh sẵn sàng phản ứng lại mọi lúc, ai đó nhận xét có hại và bạn giận sôi lên, đó giống như chạy điền kinh xa trăm dặm. Rồi nếu từ chỗ bạn đứng xa trăm dặm đó lại có chuyện nói hay làm hoặc không nói hay không làm, khiến bạn mếch lòng, thì giống như bạn chạy xa trăm dặm khác. Hay bạn có thể thoái lui tổng số dặm trước kia bằng những động cơ quyến luyến hay bám níu. Lúc ấy bạn không thấy lố bịch sao? Lúc nầy tâm đang sân thì nhảy lui, lúc khác tâm tham đắm lại nhảy tới.

"Vậy làm sao có thể dừng tình trạng nhảy tới nhảy lui nầy?"

"Bằng thực hành chánh niệm và định tâm. Nó giúp tâm điềm tĩnh và làm cho người đó có thể suy nghĩ một cách bình tĩnh và sáng suốt. Bạn có nghe bài kệ sau đây không?

Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động không sầu
Tự tại và vô nhiễm
Là phúc lành cao thượng.

"Nhưng tại sao người ấybị thương tổn vào nơi đầu tiên?"

"Tôi thấy bạn không hiểu. Để tôi nói theo cách nầy: Chúng ta nắm giữ những hiện tượng tâm vật lý đang thay đổi nầy chúng ta cho là "ta" quá vững chắc đến nỗi chúng ta làm cho chính ta tin rằng chúng ta là một thực tại thường hằng. Nếu ai đó phơi bày lỗi nào đó trong chúng ta, phản ứng đầu tiên của chúng ta là từ chối hay tự bảo vệ mình- tất cả chỉ vì sự dính mắc nầy vào cấu trúc tâm lý của chính chúng ta. Nếu chúng ta không bám níu quá chặt và duy trì tính khách quan của chúng ta, chúng ta có thể đương đầu với những thay đổi ngày càng nhiều một cách bình tĩnh hơn và hợp lý hơn. Điều đó cũng tương tự như những quan điểm và niềm tin mà chúng ta có. Chúng ta không phải nắm giữ thiết tha vào bất cứ vật gì. Đó là nếu chúng ta thực sự có khuynh hướng xả ly."

"Còn về quan điểm rằng chúng ta chỉ là một tiến trình thì sao? Chúng ta không nắm giữ niềm tin đó hả.”

"Đừng nắm giữ nó. Hãy nghiệm ra sự thật của nó bằng cách quán bản chất các hiện tượng đang thay đổi nầy chúng ta gọi ‘ta’ và’của ta’. Tính tỉnh giác đó sẽ nới lỏng tính chấp thủ vào các uẩn, vào ý niệm về thực tại của cái bản ngã thường hằng."

Sukhi thực hành thanh lọc tâm rất tinh cần theo cách mà Kapuri và cậu rùa hướng dẫn cho cô. Chẳng bao lâu mọi người đều thấy rõ Sukhi có tiến bộ đáng kể. Sự tiến bộ trong thiền và lòng tốt của cô với người khác đã kéo nhiều người đến với cô. Từ khi những loài chó bị từ chối kịch liệt không được đến gần những sân chùa bởi Kalu, những loài khác như chim và sóc bắt đầu đến với Sukhi để được hướng dẫn hành thiền và được khuây khoả. Nhưng không may khi thời gian trôi qua cô trở nên quá mãi mê trong việc tập trung tâm trí vào những vấn đề của người khác và những phiền não của họ, đến nỗi cô lơ là việc tiếp tục thực hành kiểm tâm và thanh lọc chính những tư tưởng của cô. Dần dần cô bắt đầu có sự thay đổi chầm chậm trong nhân cách .

Sudu là người đầu tiên chú ý sự thay đổi nầy trong Sukhi vàtính bảnh choẹ ngày càng tăng bọc ngoài vẻ tự đắc của cô. Sukhi chế nhạo om sòm đã ảnh hưởng đến Kalu, khi tình cờ đi ngang qua anh gầm gừ làu bàu Sukhi thậm chí nhiều hơn trước. Có lần Kalu ung dung đến gần cô và vồ lấy cục xương gần cái vuốt cô. Sukhi không phản kháng nhưng quay lại và nhìn lên Kapuri, đang đứng gần bức tường có lỗ châu mai quanh cây Bồ đề, nhai trệu trạo vài nhánh cây ở dưới chân.

"Bạn có thấy anh ấy làm gì không?" Cô hỏi Kapuri.

"Có. Tôi thấy."

"Tại sao người ta quá đố kỵ và ganh ghét tôi?"

"Phải họ không?" Kapuri cười mỉm.

"Bộ anh không thấy Kalu làm gì sao?"

"Có, nhưng có phải anh ấy bị thúc đẩy bởi đố kỵ và ghen ghét không?"

"Rồi sao?"

"Bạn ơi, Bạn cũng biết Đạo như tôi. Có phải bạn vẫn quán sát những động cơ và tư tưởng của chính bạn với cường độ như bạn thường làm không?"

"Tại sao bạn lại hỏi vậy?"

"Được, tất cả chúng ta đều có những mức độ phiền não khác nhau- phải không? Tất cả đều phát xuất từ asmi-māna, tự ngã của ta. Có phải tôi đúng không?”

"Đúng, nhưng bạn đang hướng đến điều gì?"

"Chúng ta phải thường xuyên tự quán sát chính mình- không những chỉ quán cho người. Thật ra, hãy để người khác là tấm gương của chúng ta nhờ đó ta có thể khám phá ra phiền não của chính chúng ta."

Sukhi cúi đầu xuống và bắt đầu cắn móng vuốt của cô qua lớp lông ngắn nhanh gọn như lưỡi dao của người thợ cạo. Không có tiếng tíc tắc nào trên thân cô nhưng cô cảm thấy xấu hổ và muốn giấu mặt đi. Kapuri rất tế nhị quay đi. Vài ngày sau đó, Sukhi nghe rằng con cún có đốm đen trên một mắt bị đau lại. Kapuri bảo cô ta rằng sư cả đã dạy một người phụ giúp đưa con cún đi đến một bác sĩ thú y trong thành phố. Sau đó, nó được mang về sau khi đã tiêm và giọt thuốc cần thiết cho nó. Sukhi không để mất thời gian để đi thăm Sudu và các con cún của ả.

"Tôi rất buồn khi nghe về con của chị. Cháu sao rồi?" Cô ta hỏi.

"Khá hơn", lời đáp lại lạnh lùng.

"Cháu thường đến và hành thiền ở cây Bồ đề với tôi,” Sukhi nói

Sudu cứng rắn. "Nó không thích cô đâu,” Ả đáp lại, "Nó thích Kapuri. Nó kính mến cô ấy."

Sukhi không thể tin vào tai mình nữa. Thái độ thô lỗ của Sudu như con dao cắt cô ta ra. Trong giây lát cô choáng váng vì những lời Sudu nói và sau đó cô lặng lẽ đứng lên. "Được”, cô nói, “Tôi sẽ đi theo bây giờ. Tôi hy vọng cháu sẽ mau khá hơn.”

Khi cô đi đến nơi thường lệ của cô dưới cây Bồ đề, cô tìm thấy Kapuri ở bên bức tường.

"Sudu nói cún rất kính yêu bạn," Sukhi nói, mắt ứa lệ. "Tôi sẽ không bao giờ quên làm cách nào nó thường lao đi khỏi những người khác và đến đây hành thiền để trao đổi vài lời với tôi."

"Bạn vẫn chưa học để xả ly, phải không?" Kapuri lầm bầm, lắc đầu u buồn

Sukhi hoảng hốt ngẩng lên.

"Đó chính là ‘ta’; và ‘của ta’ và ‘tự ngã của ta’ lặp lại hoài, phải không?

Thằng nhóc con ấy thích bạn chừng nào hay nó thích ai khác nữa bao nhiêu hoặc bạn cảm thấy trống trải khi vắng mặt nó bao nhiêu…"

Sukhi suy sụp. "Có phải bạn đã chỉ tôi cách để tôi có thể diệt trừ sự dính mắc chính mình không?" Cô thổn thức nói. "Điều đó cũng làm tôi khổ."

"Hãy thường kiểm tra chính bạn với tính chân thật tự soát xét. Thiền sẽ giúp bạn. Sau đó chỉ mình bạn có thể xả ly toàn bộ sự bám níu vào cái ngũ uẩn gọi là ‘ chúng sanh’nầy!

"Tôi không thể chịu được khi thấy nó quá ốm yếu. Nó giống như một nhúm lông ngo ngoe, đi thất thểu rồi ngã nhào xuống những kẻ khác. Tất cả đều là trò chơi khi thấy."

‘Bạn đang đặt ý niệm bản ngã của bạn vào trong điều bạn quan tâm đến lũ trẻ, phải không?”

"Ý niệm bản ngã? Có phải bạn không công bằng không?"

"Ý niệm bản ngã là một điều rất nguy hiểm,” Kapuri tiếp tục nói với giọng khiển trách nhẹ nhàng. "Nó hoạt động trong cách rất tinh tế, xâm nhập vào trong mọi ý nghĩ và hành động của chúng ta. Đôi khi, gần như không biết chính mình, những tua cảm được đặt nhằm mục đích bám níu vào chúng sanh hay mọi vật- bám níu vào cái ’ta’, ‘tôi’ và ‘sở hữu của tôi’. Hãy cố gắng chặn đứng tính bám níu đó.”

"Làm cách nào?"

"Bằng cách thường kiên trì và có ý thức chánh niệm, bằng cách kiểm tra tư tưởng và hành động của bạn một cách chân thật không thương xót.”

Sukhi ngồi xuống và tâm trạng hổ thẹn thẳm sâu choàng lên vai cô. Chẳng mấy chốc, cô ra khỏi tâm trạng hổ thẹn đó và tự khiển trách rồi sau đó mãi mê chú ý vào cảnh thật an bình và tinh tươm sạch sẽ của khu vực trang nghiêm. Có vài cây bơ, những cây ăn trái khác và mấy cây có hoa trong sân chùa được chăm sóc cẩn thận. Chúng bao quanh cây Bồ đề giống như các vị đệ tử quây quanh thầy. Cây Bồ đề được trang hoàng với những lá cờ có nhiều màu. Những cây ‘đệ tử’ dường như đang làm dáng trong bộ điệu như những pho tượng khác nhau, đang đội vương miện lộng lẫy, vài cây có trái tô điểm. Chúng đứng lặng yên nhưng vẫn diễn cảm được vẻ bình an, thanh nhàn và tôn kính. Tiếng gù của các loài bồ câu, tiếng hót líu lo của chim muông và tiếng kêu chiêm chiếp của dế mèn, không quên nhắc đến tiếng kêu khàn khàn của bầy quạ, lọt vào tai Sukhi từ những khoảng cách khác nhau. Nghe tiếng chim hót và ngửi mùi hương của các loài hoa trong sân chùa, cô bắt đầu dần dần đào sâu hơn, kiếm tìm sự an bình đến khi tâm hướng vào bên trong, trí tuệ sẽ phát sanh nhờ nhận thức rõ tính chất vô ngã của tất cả các pháp.

-ooOoo-


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 15-07-2006