Cho người mới bắt đầu thực tập Thiền, tôi nghĩ rằng việc thực tập Thiền rất cần có một chương trình được sắp đặt với những bước thứ tự.
Trước tiên, cần phải có một chỗ yên tịnh cho việc thực tập hằng ngày để khỏi bị làm phiền trong lúc đang thực tập. Kế đến, rửa mặt, rửa tay và chân; nếu thời gian cho phép, thì nên tắm sạch sẽ và mặt quần áo thích hợp. Nên thực tập theo thời khóa biểu hằng ngày. Tôi thì tập vào lúc 6 giờ sáng và 6 giờ chiều, lúc mà đàn chim bay về tổ. Và khi mà bạn tọa thiền, thì cần phải chú ý đến cách ngồi. Sống lưng phải thẳng, và tinh thần phải sáng suốt, có cảnh giác, không nên căng thẳng. Bây giờ bạn đã sẵn sàng bắt đầu. Nhưng, trước hết, đây là những ý mở đầu.
Như Sujata đã nói trong quyển sách của ông "Bắt đầu thấy" -- "Thiền định là một điều hay nhất mà bạn có thể làm cho chính mình.' Tuy nhiên, đối với thiền sinh sơ cơ nó không dễ dàng chút nào. Việc hành thiền cần có sự tự nguyện, thôi thúc để nhìn vào bên trong của chính mình. Hành thiền cần có kỷ luật và sự tự nguyện để đi xa hơn, không phải chỉ để trốn chạy hoặc bỏ qua những vấn đề mà ta đang gặp phải.
Tại sao hành thiền? Có rất nhiều lý do. Nhưng trội hơn hết là sự suy nghĩ sáng suốt, xóa tan ngu si, ảo tưởng, tham lam, sân hận và ham muốn. Con đường đến Niết Bàn là phải từ bỏ sự bám víu vào ' bản ngã'.
Bản ngã rất là cố chấp và láu cá. Ðôi lần ta có cảm giác là nó đã biến mất, để rồi sau đó lại thấy nó trồi lên. Ðối với vài người con đường có thể còn xa lắm. Chỉ có sự siêng năng, bền chí mới có thể giúp chúng ta đạt được mục đích.
Bây giờ bạn đã ngồi, chân bắt tréo trên sàn, trong một căn phòng yên tịnh. Trong tư thế kiết già, nếu bạn làm được, hoặc là bán kiết già, hoặc vì lý do tật bệnh, bạn có thể ngồi trên ghế . Giữ đầu thẳng và cân bằng trên đôi vai. Ðừng căng thẳng quá; nên thoải mái, thư giản, và chú tâm.
Những bước đầu của việc hành thiền là quan sát hơi thở. Chú ý nơi lỗ mũi, theo hơi thở vào...ra...vào...ra... Chú tâm đến làn hơi khi làn hơi vừa đến lỗ mũi. Hãy chú ý đến tất cả và như là không chú ý gì hết.
Ðiều nầy nghe như là nghịch lý. Nhưng thật sự là vậy. Lúc nầy không phải là lúc mơ mộng, chạy theo những ý nghĩ lăng xăng lộn xộn. Bạn cần chú ý đến tư thế ngồi của mình. Sau đó thì không nghĩ đến nó nữa. Bạn biết rằng quá khứ đã qua, đã chết rồi. Ý thức về những gì bạn đã sống qua, vắng mặt. Tương lai thì chưa đến. Bạn chỉ có 'hiện tại'... hiện tại trước mặt là sự ra vào của hơi thở.
Cốt ý là để làm trống tư tưởng, dẹp hết mọi thứ ' rác rến ' cùng những ý nghĩ lăng xăng. Chỉ thở--vào ra--vào ra, đừng bao giờ ép hơi thở. Bạn cũng không phải là người thở - bạn, - sự thở ra vào, cho đến lúc, cái tôi của bạn cũng từ từ mờ đi và bắt đầu tan rã, biến mất.
Cứ hãy để cho tư tưởng cảm nhận được hơi thở khi vào, khi ra. Những lúc đầu thực tập, đừng nghĩ nhiều. Bạn sẽ thấy hơi thở từ từ mỏng dần và nhẹ hơn cho đến lúc bạn có cảm giác là bạn không còn thở nữa. Lúc nầy là lúc mà hơi thở đã được 'yên tịnh', và trở nên rất dễ chịu.
Tôi đốt một cây đèn cầy trong phòng thiền . Cây đèn có ba mục đích. Thứ nhất, nếu tư tưởng nghĩ vẩn vơ, thì cây đèn là điểm trở về sự chú tâm. Cặp mắt, trước là quan sát cây đèn cầy, kế đó thì cặp mắt từ từ tự nhắm lại. Mặc dù mắt nhắm, bạn vẫn cảm nhận được sự hiện diện của ánh đèn. Bạn có thể thấy được với cặp mắt của tinh thần. Nó sẽ đưa bạn trở lại với hiện tại. Mục đích thứ hai chỉ là tượng trưng : với tôi nó tượng trưng cho Ánh Sáng của Phật pháp. Và cuối cùng là cây đèn giúp cho không khí dễ chịu và đáng yêu hơn. Nhang thơm, hoa, và tượng Phật rất tốt nhưng cũng không cần lắm. Một người có thể thực hành thiền bất cứ ở đâu, nơi nào mà yên tịnh, không bị làm phiền là tốt rồi.
Nếu bạn hành thiền ở nhà, nên tháo dây điện thoại ra, để không bị làm phiền lúc đang thực tập.
Nên nhớ rằng địa điểm hành thiền không cần phải đặc biệt. Nhưng nên có một chỗ nhất định và thời gian thì không được thay đổi, để cho chúng ta có được một thói quen đúng giờ, đúng địa điểm. Như vậy là ta đã có được một bước bắt đầu rất tốt. Bụt đã hành thiền nơi gốc bồ đề và nơi đó Ngài đã giác ngộ. Một thiền sinh cao cấp có thể hành thiền bất cứ nơi nào -- chợ, nghĩa trang, hang động, công viên hoặc nơi đống rác.
Trong lúc hành thiền, thiền sinh quay lại bên trong, nên những cảnh bên ngoài không có tác động chi hết; ngược lại, lúc thiền sinh tiến xa hơn trên bước đường thực tập, thiền sinh có thể dùng những hoàn cảnh chung quanh để làm đề mục cho việc hành thiền. Ðiều quan trọng cần nhớ là những ý nghĩ nầy cần được rèn luyện và chuyển hóa. Chúng cần được kiểm soát. Nhưng bạn, hiện giờ chỉ trong lúc ban đầu. Những ý nghĩ từ bên ngoài sẽ tiếp tục xâm nhập tư tưởng bạn. Ðiều nầy cũng tự nhiên thôi. Bạn sẽ ngạc nhiên thích thú với những lời chỉ dẫn dường như là không quan trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn phải học hỏi để biết đối phó thích ứng với những điều nầy khi chúng xuất hiện. Ðừng hất chúng sang một bên một cách giận dữ. Hãy dịu dàng, tử tế. Cho chúng những tên -- quá khứ, hiện tại, vị lai? Ðáng giá? Không đáng giá? Oán thù? Háo danh? Ham muốn? Ích kỷ? Khi mà bạn bắt đầu cho chúng những nhãn hiệu là lúc mà chúng sẽ dần dần biến mất. Khi chúng không còn hiện diện thì bạn trở lại với hơi thở của mình nơi lỗ mũi. Hơi thở sẽ dần dà trở nên yên tịnh, lặng lẻ.
Những chướng ngại khác sẽ tự bị chèn ép. Những tiếng động sẽ thấm vào ý thức của bạn -- con nít chạy chơi, la hét, xe buýt hoặc máy bay đi ngang. Hãy gán cho chúng những nhãn hiệu như bạn đã làm với những ý nghĩ xuất hiện nơi tư tưởng. Giữ sự chú tâm nơi hơi thở, hơi thở ra vào nhẹ nhàng, chầm chậm. Trong một thời gian, những tiếng động cũng dần dần biến mất. Khi mà bạn thấy mình ở 'ngoài' , hãy đem bạn trở về với 'nơi nầy' và ' ở đây'. Khi mà bạn có thể ngồi khoảng nữa tiếng mà không có ý nghĩ thì hơi thở của bạn đã được nhẹ nhàng và đến độ không cảm thấy có nhịp thở nữa; lúc nầy, bạn sẽ thấy rằng không phải là bạn đang hít thở, mà là vì có hơi thở, thì có bạn.
Tôi thấy rằng trong lúc hành thiền, miệng nên mỉm cười, giống như Bụt vậy. Nụ cười mỉm nầy làm sáng tinh thần và làm cho tinh thần vui tươi hơn.
Lúc nầy trong lúc đầu của việc hành thiền, nếu bạn thực tập trong vòng nữa tiếng hay lâu hơn, bạn nên tiếp tục cho xong hoặc kéo dài thêm thời gian hành thiền. Hoặc giả bạn có thể hướng đến metta -- tâm từ. Thực tập nầy rất tốt vì nó loại bỏ hận thù, ganh ghét, giận dữ và tự ti mặc cảm.
Nó tran trải tình thương đến tất cả, bản ngã bị tiêu diệt, chỉ có niềm vui cảm thông, và cảm giác tốt đẹp cho tất cả mọi loài, hữu tình hoặc vô tình, hữu hình hay vô hình, đang sống hay đã không còn trên đời. Lòng từ của bạn phải chan hòa khắp trái đất và vũ trụ. Sau đó bạn sẽ thấy là không dễ dàng gì khi mà giết chết một sinh vật dù đó là một côn trùng bé nhỏ.
Trong lúc trải rộng lòng từ, điều quan trọng nhất là bạn phải biết thương chính mình, thương một cách đúng nghĩa. Bạn sẽ đạt được điều nầy khi mà những ý nghĩ vẫn đục đã được loại bỏ. Hãy nghĩ như vầy " tôi sẽ dẹp bỏ hết những tư tưởng vẫn đục trong tôi như sân hận, si mê, sợ hãi, tham lam, ham muốn. Tôi sẽ làm cho tinh thần mình sáng suốt, tươi mát và trong trắng. Làm cho tinh thần của tôi như là một cửa sổ trong suốt. Và với tinh thần trong sáng không chút vẫn đục, tôi hướng đến mọi loài với lòng từ -- tình thương và lòng tử tế.
Hãy tưởng tượng hình ảnh của người mà bạn muốn hướng lòng từ đến họ. Hãy trở nên người đó. Cảm nhận được tánh tình của họ nơi bạn, hướng dẫn cảm giác của bạn đến tư tưởng và trái tim người đó. Ðến một lúc bạn sẽ cảm nhận được một sự cảm thông- thần giao cách cảm. Bạn sẽ cảm nhận được một sự ấm áp . Ðừng dừng lại ở đây. Tiếp tục hướng đến người kế tiếp và kế tiếp. Hãy đem sự ấm áp, thương yêu, tử tế của tâm hồn bạn và truyền dẫn chúng vào tâm người hoặc vật mà bạn muốn hướng đến. Nếu bạn làm điều nầy một hay hai lần trong ngày, chân trời của bạn sẽ được rộng mở . Bạn sẽ thấy rằng bạn đang truyền dẫn những rung động vi tế nầy đến tất cả mọi loài, hữu hình và vô hình, không chút phân biệt. Ðây có thể là bước mở đầu cho những sự quen biết mới mà chính bạn cũng không ngờ tới. Tất cả mọi người, dù còn sống nơi đây hay đã chết. Quen cũng như lạ. Thú vật, côn trùng, cây cối. Tất cả mọi thứ hữu cơ hay vô hữu cơ ( organic or unorganic). Và trong dòng chảy vô tận nầy, cái ngã của bạn đang 'trôi', đang hòa nhập vào tất cả mọi thứ.
Khi mà bạn tọa thiền xong, hãy đi thiền hành, và trong lúc nầy, nghĩ nhớ về Bốn Chân Lý của Bụt dạy; tất cả mọi loài sanh ra để khổ, v.v... Và ta cần phải tìm lối thoát; tìm ngõ ra khỏi nơi đau khổ. Hãy tìm lấy một con đường an toàn chắc chắn và hãy theo đó mà sống cuộc sống của bạn. Và mục đích là Niết Bàn ngay tại đây, ngay trên trái đất nầy!
Source: Buddhism Today, http://www.buddhism.today/
For the beginning meditator I believe it would be helpful to establish an order in the various steps taken in meditation. First, then, it would be wise to establish a place of quiet to which one may retire daily and not be interrupted in his endeavors. Then wash carefully face, hands and feet. Better yet, if time permits, take a cleansing shower and put on loose, comfortable clothes. It is wise to meditate at the same time daily to establish a habit. I do it at 6 a.m. and 6 p.m. when the birds begin to retire in the evening. Then when you begin to meditate consider your posture. With spine erect and a spirit of awareness be mindful of sitting without strain but with complete alertness. Now you are ready to begin. But, first, some introductory thoughts.
As Sujata states in his little book Beginning to See, "Meditation is the best thing you can do for yourself." However, it is far from the simple thing it may seem to beginners. It takes a strong urge to peer deeply within oneself and beyond it. It takes discipline and willingness to go farther than merely trying to escape or sidestep personal problems one may have.
Why meditate? There are many reasons. But those that stand out most strongly are learning to think clearly, and to dispel ignorance, illusion, greed, hatred and craving. This is the road to Nirvana or Nibbana through which one must lose all clinging to "self." The feeling of having a self is highly resistant to extinguishing. It is persistent and devious. Often one may feel it has vanished only to have it crop up again. Only by diligence and persistence -- and the road for many may be long -- can victory over it be achieved.
You are seated now, cross-legged on the floor, in a quiet chamber. In lotus position, if you can, or in half-lotus, or even on a chair if disability precludes otherwise. Keep your head erect and balanced lightly on your shoulders. Still, do not strain; be comfortable, relaxed and attentive.
The first stages of meditation should be simply observation of breath. Concentrate on the nostrils where the breath flows in... out... in... out. Be aware of the touch of air as it strikes the passage through the nostrils. In fact be aware of everything and nothing. This sounds contradictory. Yet it is really not. For this is no time to daydream, to entertain vagrant and migratory thoughts. You are aware of your physical posture. Then you forget that also. You are aware that the past is dead, that it is gone. Yet specific consciousness of your whole preceding life is absent. The future does not yet exist. All you have is "right now"... the in... out... in... out rhythm of the breath of life.
The idea is to "empty the mind," to get rid of all "garbage," all fleeting and intruding thoughts. Simply to breathe -- in out -- in out, never forcing the breath. You are not even the breather, but the breathing breathing you, the you, which as time goes on, will grow more and more vague as it begins to dissipate, disappear.
Just allow the mind to feel the "touch" of breath as it flows in and flows out. In your first sessions think of nothing more. You will find the breath thinning out as it becomes more subtle and finer until in time you begin to feel you are not breathing at all. This is the calming of the breath flow. It becomes very pleasant and satisfying.
I keep a candle burning in the meditation chamber. It serves two purposes, maybe three. At first, if the mind wanders, it serves as a point of focus. The eyes, at first observing the candle, soon close, lightly, easily, by themselves. But even through closed lids one feels the presence of the light. One can see it in one's mind's eye. It restores the mind's wandering back to the present. The second purpose is symbolic: to me it signifies the Light of the Dhamma, the doctrine on which the meditation is based. And finally, it makes for a pleasant, lovely atmosphere. Incense, flowers, Buddha sculpture are nice but really not necessary. One can, in truth, meditate anywhere, any quiet place where there can be no interruption. Wherever you meditate, if it is at home and you have a telephone, it is wise to remove the receiver to avoid incoming calls.
Bear in mind that the place of meditation is not of key importance, but it is wise to return to the same place at the same time daily so that the habit of meditating becomes established. The Buddha meditated under a Bodhi tree where he achieved enlightenment. An advanced meditator can choose almost any place and it will serve his purpose -- a crowded market place, a burial ground, a cave, a park or a refuse dump. In his inward turning he becomes totally oblivious of his surroundings; or, contrariwise, makes the very surroundings, as he advances deeper and deeper into meditating, the subject of his thoughts. The important thing to remember is that these thoughts must be schooled and channeled. They must be kept "on center."
But you, now, are still in your beginning stages. Untoward thoughts will persist in entering your mind. This is only natural. You will be amazed at how many and how trivial these intrusions can be. You must learn, however, to treat these intruders with courtesy. Do not shove them away in anger. Be gentle, kindly. Label each one -- past -- present -- future? Worthy? Unworthy? Animosity? Vanity? Desire? Egotism? Your very act of branding them will assist in their cessation. As they begin to disappear, your mind will gently return to your nostrils, your breathing. It will grow quieter and quieter.
Other hindrances will obtrude themselves. Noises will penetrate your consciousness -- children playing and shouting, buses or airplanes passing. Label them as you do other passing thoughts. Keep centering on the breathing, the slowing inflow, outflow. In time the noises, too, will vanish. Whenever you find yourself "out there," bring yourself gently back to "here" and to "right now." When you have been able to accomplish this "no thought" for at least a half hour, your breathing will have slowed to a point of almost indistinguishable rhythm, to "it" breathing "you" and not the other way around.
I find it helps in all of this to keep a semi-smile on my face such as that of the Buddha. It aids in brightening the mind, makes it happier.
At this point in your beginning meditation, if you have been at it a half hour or longer, you may terminate it if you wish or continue as before. Or you can go on to extend metta or loving-kindness. This meditation subject is good because it eliminates hatred, envy, anger and self-pity. It accomplishes love for all, destruction of self, sympathetic joy, and a good feeling for every being or non-being that lives or has left this life. Your extension of loving-kindness should reach out to encompass the earth, the universe. You will find it difficult in time, to snuff out the life of even the smallest insect.
In extending loving-kindness it is of great importance that you first love yourself. In the right way, of course. You accomplish this by ridding your thoughts of all "impurities." Think to yourself "I will rid my mind of every defilement: anger, hatred, ignorance, fear, greed, craving. I will make my mind clear, fresh and pure. Like a transparent window is my mind. Then with my stain-free mind, I pour out thoughts of loving-kindness, of love and of kindness."
Try to get a mental image of each one you are extending this loving-kindness to. Get into that person. Feel his or her personality enter your own being and direct your feeling straight into the mind and heart of that individual. You will find in time, that there is a sort of mental telepathy emerging. You will feel the warmth of response. Do not dwell on this. Go on to the next person and the next and next. Bring forth all the warmth and kindness of your spirit and instill this into the being or non-being it is directed toward. If you do this once or twice daily, your horizon will widen. You will find yourself directing these vibrations to all beings and non-beings who have entered your consciousness, without exceptions. This will include brand-new acquaintances you hardly know. People you do not even know but see pass by regularly or irregularly down the street. All who live. All who have died. Known and unknown. All animals, insects, trees. Everything organic and inorganic. And in this outflowing there will ride your self, vanishing into the all-inclusive.
When you have completed this meditation sitting, later try a walking meditation, and, in this, think of the Four Noble Truths of the Buddha; that all beings are born to suffer, etc. Then go on to find the "way out"; the way out and the "end" of suffering. Find this secure path and incorporate it into your daily life, and, this accomplished, find Nibbana right here on earth!
(Taken from: Buddhist Publication Society, Bodhi Leaves BL 85. Kandy, Sri Lanka)
-ooOoo-
Source: Buddhism Today, http://www.buddhismtoday.com