BuddhaSasana Home Page Giáo
lý Phật giáo về sự Tái Sanh Ðại
Ðức Narada Maha Thera (tiếp theo Phần
I) 7. Sự tái-sanh xuất
hiện cách nào? Ví dụ như một người
sắp chết. Giai đoạn nguy biến này chẳng khác nào những
sự giao động chập chờn của một ngọn đèn sắp tắt.
Trong tâm người hấp hối này đã hiện ra một nghiệp tướng
(Kamma nimitta) hoặc một biểu tượng thọ mạng (Gati
nimitta). Những hiện tượng nghiệp này phát sanh do hành
động tốt xấu trong lúc sanh tiền, hoặc tức khắc trước
giờ cuối cùng. Nghiệp tướng (Kamma
nimitta) là những biểu tượng xuất hiện trong tâm thức
của người hấp hối, hoặc bằng sự thấy, bằng tiếng,
bằng vị, bằng tư tưởng, mà trước kia nó là chủ yếu
mạnh nhứt, trong một hành động lành hoặc dữ của người
sắp chết; ví như thấy một con dao và những thú chết
trong trường hợp anh đồ tể; hoặc là thấy bịnh nhân,
nếu là một vị y sĩ dễ thương; hoặc là thấy vật sùng
bái, nếu là một người mộ đạo,... Biểu tượng thọ
mạng (gati nimitta) có nghiã là một dấu hiệu của
cảnh giới sắp tái sanh vào. Những cảnh tượng hạnh phúc
hay khổ não thường hay biểu hiện trên sắc diện của người
hấp hối. Khi triệu chứng của kiếp vị lai phát sanh, nếu
thấy xấu có thể sửa chữa kịp thời, bằng ảnh hưởng
cảm hóa tư tưởng của người sắp chết. Dấu hiệu báo
trước những điều sẽ đến cho thọ mạng thường là
lửa, rừng núi, vú mẹ, thiên cung, v.v... Theo Phật Giáo cái
chết là sự đình chỉ của đời sống tinh thần vật lý
của một cá nhân. Chết phát sanh bởi sự diệt tắt của
tuổi thọ (àyu), mạng căn (Jivitindriya), chất
hỏa (Usma) và tâm thức (Vinnàna). Cái chết chẳng phải
là sự tiêu diệt hoàn toàn của một chúng sanh, bởi mặc
dầu chập sống cuối cùng đã chấm dứt, nhưng năng lực
thúc đảy chập sống ấy vẫn còn nguyên vẹn. Cũng như ánh
sáng đèn điện là cái biểu hiện bề ngoài của điện
lực vô hình . Bóng đèn có thể bể, ánh sáng có thể
tắt, nhưng luồng điện vẫn còn, và ánh sáng có thể
xuất hiện lại trong một bóng đèn khác. Cũng như thế ấy, năng
lực của nghiệp không bị lay chuyển bởi sự tan rã của xác
thân. Cái thức hiện tại khuất đi, để nhường chỗ cho
một thức tươi tắn mới mẻ sanh lên trong một đời sống
khác. Tuy nhiên, không có cái chi gọi là bất di bất dịch,
như một thực thể đơn thuần, trường tồn bất biến
(hiểu như một linh hồn), chuyển tiếp từ kiếp hiện tại
qua kiếp vị lai. Vành tròn bánh xe chấm trên mặt đất
từng điểm một như thế nào, thì đúng vậy, chúng ta
sống cũng từng chập một, như thế ấy. Chúng ta luôn luôn
ở trong hiện tại, và hiện tại ấy luôn luôn nó trợt
về quá khứ, không trở lại nữa. Mỗi chập tâm thức
của triều lưu sinh hóa thay đổi, tiêu tán, chuyển năng
lực và mọi kinh nghiệm một cách không phai lạc cho chập tâm
thức kế tiếp. Vì đó mà mỗi chập tâm thức hiện tại,
chẳng những gồm cả năng lực tiềm tàng của các chập tâm
quá khứ, lại còn thêm những gì khác nữa. Ðến lúc
chết, tâm thức diệt, cũng như nó diệt từng chập, để
cho một tâm thức mới khác sanh lên. Tâm thức đổi mới
ấy thọ hưởng cả một gia tài kinh nghiệm quá khứ.
Những kỷ niệm ghi nhận sâu xa trong tâm thức thay đổi liên
tiếp, những tiềm lực chuyển sang từ chập sống này qua
chập sống khác, không liên hệ đến sự tan rã nhứt thời
của phần vật chất, nên người ta có thể sực nhớ lại
những tiền kiếp hoặc các điều đã xảy ra trong quá
khứ. Nếu sự ghi nhớ chỉ tùy thuộc nơi tế bào của bộ
óc, thì không có sự hồi ức về quá khứ được. Tính chất liên tục
của nguồn sống, đến lúc lâm chung, bị gián đoạn trong
thời gian, nhưng triều lưu của tâm chẳng bao giờ bị ngưng
trệ. Một tư tưởng này chuyển sang một tư tưởng khác,
trong giờ sống cũng như trong lúc chết, vẫn in nhau; có khác
là tại người nhìn vào xác chết mà tưởng tượng rằng
khác đó thôi. Sự tái sanh xuất
hiện tức khắc, bất kể chỗ nào, như một làn sóng điện
được phát ra trong không gian, tức khắc được thâu vào
một máy vô tuyến điện. Triều lưu của tâm cũng
được tái sanh tức khắc khỏi phải trải qua một giai đoạn
trung gian nào khác (Antarabhava). Phật Giáo chính tông
không công nhận rằng tâm thức của người quá vãng phải
tạm trú một nơi nào, để chờ lựa chỗ đi luân hồi. Bác sĩ Evens Wentz,
chiếu theo tài liệu khảo cứu ở Tây Tạng, có viết rằng
có một cảnh trạng trung gian cho chúng sanh tạm trú từ 1,
2, 3, 4, 5, 6, 7 tuần (49 ngày); lập trường tạm trú này trái
hẳn với giáo lý của Ðức Phật. Có một điều đáng
hỏi: Vậy chớ tinh trùng và minh châu có sẵn sàng chờ đợi
để tiếp rước cái tư tưởng đi tái sanh ấy chăng? Theo Phật Giáo, chúng
sanh nhiều vô lượng. Hơn nữa hột minh châu chẳng phải là
con đường duy nhứt đem lại sự tái sanh. Quả Ðịa Cầu,
một điểm vi tế trong sa-bà thế giới, chẳng phải là
chỗ sanh sản duy nhứt, mà loài người cũng không phải là
loài chúng sanh duy nhứt, thì cũng có thể tin rằng không còn
chỗ nào thích hợp để rước những làn sóng dao động
cuối cùng của nguồn tư tưởng. Một điểm nào chẳng
hạn, luôn luôn chực rước một viên đá từ không trung
rớt xuống. 8. Cái gì đi tái sanh? Nếu không phải là
một linh hồn hay cái gì tương tự di chuyển từ kiếp
sống này sang kiếp sống khác, thì cái gì đi tái sanh? Trước hết, học
thuyết Phật Giáo về luân hồi khác biệt với những giáo
thuyết khác về Tái Sanh, hay chuyển di linh hồn, bởi vì
Phật Giáo không chấp nhận sự hiện hữu của một linh
hồn bất biến, bất diệt. Một linh hồn bất diệt nhất
thiết phải không bao giờ thay đổi, cho dù xảy ra như thế
nào. Ðể biện minh cho một đời sống tột độ hạnh phúc
trên một thiên đàng trường cữu, hoặc một khổ hình vô
tận, trong một địa ngục vỉnh viễn, một linh hồn bất
di bất dịch là cần thiết, nếu không như vậy thì cái gì
làm tội trên trần gian để phải chịu đền tội nơi âm
ty? Phật Giáo phủ nhận
một bản thể trường tồn như thế. Với tất cả sự
thật, người Phật Tử không hình dung được sự hiện
hữu của một linh hồn bất biến hay ngay cả một chúng
sanh bất biến, cho dù chúng sanh này xuất hiện dưới hình
thức trời, người hay thú vật. Những hình thái này chỉ là
thể hiện của nghiệp lực. Quan niệm cá thể chỉ có ích
cho những nhu cầu qui ước, nhưng trên thực tế cùng tột,
nó chỉ là một hợp thể của tinh thần và vật chất. Trong quyển "Tôn Giáo
và Khoa Học", ông Bertrand RUSSEL có viết: Người ta
phải nói rằng sự phân biệt cũ kỹ giữa linh hồn và
thể xác đã tan ra mây khói rồi; vì vật chất đã mất
cả thể tích của nó, cũng như linh hồn đã mất cả tính
linh của nó rồi. Tâm lý học chỉ mới bắt đầu là một
môn khoa học. Trong tình trạng hiện hữu của tâm lý học,
sự tin tưởng về tính cách trường cữu của linh hồn không
thể đòi hỏi cho khoa học tán trợ phần nào được. Tác giả uyên bác của
quyển "The Riddle of the Universe" (Sự bí ẩn của vủ
trụ) có viết: "Biện chứng của thần linh học cho
rằng ngôi tạo hoá đã thổi vào cho con người một linh
hồn bất diệt" là chuyện thần thoại. Vũ trụ học cho rằng:
"Tinh thần giới của thế gian bắt buộc linh hồn con người
phải trường tồn" là một giáo điều vô căn cứ. Ðạo đức học cho
rằng: "Tật xấu và lòng tham nào chưa được toại
nguyện trong đời sống dương thế phải được bù đắp do
một luật công bình của bờ bên kia cảnh giới trường
tồn"; điều ấy chỉ là sự mong ước cuồng nhiệt thôi. Nhân chủng học cho
rằng: "Sự tin tưởng nơi tính chất bất diệt, cũng như
nơi Tạo Hóa, là một chân lý cố hưũ của nhân loại"
là một sự sai lầm hiển nhiên. Bản thể học lý
luận: "Cho rằng linh hồn là một thực thể vô hình và
không phân chia ra được, không bao giờ bị dính mắc trong
sự hư hoại của cái chết"; điều này căn cứ trên
một quan niệm sai lạc về tâm linh, tức là một ảo mộng
của Duy thần luận thôi. Tất cả những biện
chứng trên đây, cũng như tất cả những giả thuyết tương
tự, về bản Ngã đều bị loại bỏ do sự chỉ trích của
khoa học từ mười năm vừa qua. Ông HUME, bằng phương
pháp nội quán tâm linh, thấy rằng ở đây không có cái gì
khác hơn là những trạng thái tâm thoáng qua, và đi đến
kết luận: "Cái Ngã trường cữu lâu nay không có
thật". Trong quyển "Sưu tầm linh hồn", ông
viết: "Có những triết gia quan niệm rằng ở mọi lúc
chúng ta ý thức được cái mà ta gọi là "Ngã", ta
cảm nhận sự hiện hữu và liên tục của nó, và chúng ta
biết chắc tính cách vừa liên tục vừa độc nhất của nó".
"Riêng tôi, khi tôi thâm nhập mật thiết vào cái gọi là
"Bản Ngã" của tôi, tôi đều vấp phải vào một
tri giác (perception) này hoặc một tri giác khác, như nóng hay
lạnh, sáng hay tối, thương hay ghét, đau khổ hoặc sung sướng.
Tôi chưa bao giờ bắt gặp được cái 'Tôi' và chưa quan sát
thấy cái gì khác hơn là những tri giác; tôi thấy nhất
thiết không cần có cái gì khác để tạo cái 'Bản Ngã' này
thành một vô thể (non-identité) hoàn toàn. BERGON viết: "Mọi
tâm thức đều hiện hữu trong một thời gian và một
trạng thái tâm không phải tồn tại lâu dài. Nó biến đổi
không ngừng; trạng thái này dứt thì nó chấm dứt, nó chính
là sự biến đ?i không sai". Nghiên cứu về vấn đề
linh hồn, Giáo sư William JAMES có viết: "Lý thuyết về
linh hồn hoàn toàn vô ích, nhất là qua những dự kiện
hiện nay đã được kiểm chứng bởi những thí nghiệm về
tâm thức. Không ai có thể dẫn tới sự thừa nhận linh
hồn bằng những lý lẻ khoa học chân xác. Cái 'Tôi' này là
một vật kết hợp qua chiêm nghiệm của những sự vật đã
được biết một cách khách quan. Cái 'chủ thể' chiêm
nghiệm này không thể là chính nó, cũng không thể là vật
kết hợp trên, cũng không thể được coi như là một thực
thể siêu hình không biến đổi như Linh Hồn hay một nguyên
lý Bản Ngã thuần khiết hiện hữu vượt thời gian. Nó là
một tư tưởng, khác biệt ở mỗi chập với cái tư tưởng
ở trước đó, nhưng vẫn thuộc về cái tư tưởng này, đồng
thời có mặt với tất cả những gì mà tư tưởng này
gọi là cái 'Tôi'. Ðể kết luận cho cái
chương quan trọng này về linh hồn, ông viết: "Trong
quyển sách này, giải đáp tạm thời mà chúng tôi đã tìm
ra, được diễn tả như sau: tư tưởng chính là kẻ tư
duy". Ðức Phật đã thuyết
minh những điều ấy, 2500 năm về trước, trong lúc Ngài châu
du trong lưu vực Sông Hằng. Phật giáo giảng dạy
một loại tâm lý học không có linh hồn, cho rằng con người
được cấu tạo do hai thanh phần: tinh thần và vật chất (Nàma
và Rùpa). Hai thành phần này ở trong trạng thái một
triều lưu thay đổi không ngừng nghỉ: * Thành phần vật
chất (Sắc - Rùpa) là sự thể hiện của năng lực
và các dạng năng lượng không ngừng biến đổi và tác
động lẩn nhau. Sắc được qui định (chi phối) bởi 4
yếu tố: 1) Nghiệp (Kamma),
tức là năng lực của những hành động trong quá khứ; 2) Tâm (Citta),
tức là những phẩm chất và tác động của tinh thần; 3) Nhiệt năng (Utu),
tức là sự biến đổi vật lý của yếu tố nhiệt lượng; 4) Chất dinh dưỡng
(Ahara), là yếu tố dinh dưỡng của thức ăn. * Thành phần tinh
thần (Danh - Nàma) là phần quan trọng nhất của bộ
máy con người, gồm có: 1) Thọ hay cảm giác
(vedanà);
2) Tưởng hay tri giác
(sannà);
3) Hành (Sankhàrà)
là sự phối hợp của 50 tâm trạng, tạo thành những
sinh hoạt tâm có tác ý; 4) Những trạng thái
tinh thần này diễn ra trong ý thức trường, được gọi
là thức (vinnàửa). Bốn loại hiện tượng tinh
thần ấy, phối hợp với hiện tượng vật chất ở trên,
tạo ra năm uẩn (Pancakkhandha). Con người chính là
vật cấu hợp phức tạp ấy. Mỗi đơn vị tâm
xuất hiện dưới 3 dạng thái: sinh (uppàda), trụ (thiti),
và diệt (bhaởga). Khi một đơn vị tâm diệt, một
đơn vị khác sanh lên. Ðơn vị tâm sau chắc chắn không
giống với đơn vị tâm trước - vì cấu tạo của nó đã
khác - nhưng cũng không hẳn hoàn toàn khác biệt, bởi vì nó
thể hiện sự liên tục của dòng nghiệp lực. Không nên lầm lẫn nghĩ
rằng tâm thức bị cắt ra từng mảnh ráp nối lại với
nhau như một xe lửa hay một dây xích. Trái lại, nó trôi
chảy một cách liên tục như một giòng sông vừa tiếp
nhận những nhánh suối phụ thuộc của các giác quan, làm tăng
trưởng liên tục giòng nước, đồng thời phân phối ra
thế giới bên ngoài những "chất liệu tư tưởng"
mà nó đã tích tụ được. Nó có sự sanh làm khởi điểm
và chết làm cuối điểm. Sự chớp nhoáng của luồng tâm
thức rất khó mà đo lường xác đáng được, cho dù chỉ
phóng lượng. Các nhà chú giải dám tuyên bố là một chập
tâm ngắn hơn một phần tỉ của sấm chớp. Tóm lại, chúng ta có
sự kế tiếp của nhiều trạng thái tâm thoáng qua, khác
với sự chồng chất những trạng thái tâm này, như nhiều
người vẫn tưởng. Một trạng thái tâm, khi đã qua đi,
sẽ không trở lại và sẽ không bao giờ hoàn toàn giống
với trạng thái tâm trước. những trạng thái tâm này thay
đổi liên tục và không bao giờ giống nhau ở hai thời điểm
kế tiếp. Nhưng đối với chúng ta đang sống trong một
thế giới mà sự nhận thức bị che án bởi màn vô minh, chúng
ta tưởng rằng sự liên tục bề ngoài như là cái gì trường
cữu trong cái tâm thức luôn luôn chuyển dịch này, và chúng
ta suy diễn thành một linh hồn bất diệt, một Bản Ngã
vừa chủ động và vừa thu nhận tất cả những hành động. "Cái mà chúng ta
gọi là 'Bản Ngã', giống như một vật sáng hình thành
bởi nhiều đốm sáng liên tục tiếp nối một cách thật
nhanh, đến nỗi mắt con người không có khả năng phân
biệt thành từng đốm riêng biệt" (Dahlke). Chúng
ta nhìn biển cả như một khối nước khổng lồ, nhưng
khối nước ấy được cấu tạo bởi vô lượng giọt nước.
Bãi biển được hợp thành bởi muôn vàn hạt cát, nhưng nó
xuất hiện như một bãi mênh mông đồng nhất. Các đợt sóng
dâng lên và vỗ tan vào bờ. Nhưng không có một đợt đơn
lẻ nào sanh ra ở đầu ngọn và chết đi ở trên bờ. Trong
phim ảnh hoạt họa, chúng ta thấy những màn họat động,
nhưng nó là kết quả của nhiều hình ảnh bất động xếp
lại với nhau. Cũng như thế ấy, không
có một linh hồn trường cữu nằm bên trong sự vật qui ước
được gọi là "Bản Ngã", mà thực tế chỉ là
sự kết hợp của Ngủ Uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành,
Thức). Chúng ta không thể nói mùi hương của một cái hoa
nằm trong cánh hoa, hoặc trong nhụy hoa, hay trong màu hoa, nó
nằm trong toàn thể cái hoa. Tương tự như thế, một cá
thể được qui định bởi sự phối hợp của năm thành
phần nói trên. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu rõ rằng chữ
"Bản Ngã" chỉ định cái diễn tiến hiện tượng
tâm vật lý không ngừng sanh diệt ấy, thì không có cái gì
trở ngại khi xử dụng danh từ này. Chính Ðức Phật đôi
khi cũng dùng chữ "Ngã" để chỉ định hợp thể các
"Ngũ Uẩn". Phật Giáo không hoàn
toàn chối bỏ sự hiện hữu của một "Cá Thể",
trong ý nghĩa thuần lý. Phật giáo muốn chứng minh cá thể
này không có trong thực tế. Danh từ triết học Phật Giáo
dùng để chỉ định một cá thể là (santati), có nghĩa
đen là: giòng, luồng, hoặc sự liên tục. Nó bao hàm vừa
những yếu tố tinh thần, những yếu tố vật chất, vừa
nghiệp lực của mỗi cá thể liên kết các yếu tố lại
với nhau. Cái giòng liên tục này, hoặc sự liên tục của
các hiện tượng tâm sinh lý này, bị chi phối bởi cái
Nghiệp, không chỉ giới hạn duy nhất trong kiếp sống này;
nó bắt nguồn từ một quá khứ vô thủy (sans
commencement) và tiếp tục trong một tương lai vô chung
(nếu chưa được giải thoát); cái "giòng liên
tục" này của Phật Giáo, các tôn giáo khác gọi là
"bản ngã trường cữu" hay "linh hồn bất
diệt". Chính cái giáo lý Vô
Ngã, Vô Linh Hồn (Anattà) là đặc thù chính yếu của
Phật Giáo. Làm sao sự tái sanh có
thể xảy ra được nếu không có sự hiện hữu của linh
hồn? Ðối với Phật Giáo,
sanh là sự thể hiện, sự xuất hiện của năm thành phần
(Ngũ Uẩn) tạo thành một "cá thể". Cũng giống như
sự xuất hiện của trạng thái vật lý được chi phối
bởi trạng thái vật lý trước đó, tạo điều kiện cho nó;
thì sự xuất hiện của tiến trình tâm - vật lý của một
cá thể - được điều kiện hóa bởi những nhân duyên
xảy ra trước sự sanh. Tiến trình "hình thành"
hiện tại là kết quả của một ước muốn "hình thành"
trong kiếp quá khứ và ước muốn "hình thành"
hiện tại sẽ tạo điều kiện cho một đời sống trong
kiếp vị lai. Cũng như tiến trình
sống có thể xảy ra, không cần có một cái gì trường
cữu chuyển di từ một chập tư tưởng này sang một chập
tư tưởng khác, thì một loạt liên tiếp những tiến trình
sống có thể xảy ra, không cần có một linh hồn chuyển
sanh từ kiếp này sang kiếp khác. Thí dụ: chúng ta có
một lô hòn bi đặt liền nhau, nếu chúng ta tống một lực
thật mạnh vào hòn bi đầu tiên bất động; nó cũng sẽ
ở bất động, nhưng cái lực mà nó đã nhận được sẽ
được truyền cho những hòn bi khác và hòn bi cuối cùng
sẽ chuyển động. Không phải hòn bi đầu tiên chuyển di vào
những hòn bi khác, nhưng cái sức đẩy đã xuyên thấu và tác
động trên hòn bi cuối cùng. Cũng như thế ấy,
một chúng sanh, khi chết, chuyển giao nghiệp lực của nó
cho một chúng sanh khác, và chúng sanh mới này bị chi phối
bởi nghiệp của kẻ đi trước. 9. Có người nào tạo
tác trong đời này, và một người khác phải gặt quả
trong kiếp sống sau chăng? Nói rằng "người
nào gieo thì người đó gặt" là một điều cực đoan.
Nói rằng "người này gieo mà người khác gặt" là
một cực đoan khác. Vượt khỏi hai cực đoan
ấy, Ðức Phật dạy giáo lý Trung Ðạo, từ nhân đi tới
quả; không phải một người, mà cũng không phải người khác
(Nacasonaca Anno), giống như lời Ðại Ðức BUDDHAGOSA
trong quyển "Thanh Tịnh Ðạo". Sự sanh sản của loài
bướm có thể làm thí dụ rõ rệt: nó sanh ra khởi đầu
từ trong một cái trứng, rồi trở thành con sâu, sau lại thành
con nhộng và cuối cùng, ngẫu nhiên, thành con bướm. Sự
tiến triển của một chúng sanh, trong đời sống, cũng mường
tượng như thế ấy. Con bướm không phải là con nhộng, mà
nó cũng không phải hoàn toàn là con sâu. Kiếp sanh của người
hay của bướm là một sự diễn tiến hay sự liên tục
của một đời sống. 10. Nếu không có linh
hồn, như vậy có một trách nhiệm nào về tinh-thần đạo-đức
chăng? Có, bởi đây là sự
liên tiếp trong một cơ cấu diễn tiến, có thể xem như
một cá thể đồng nhất. Ví dụ như một đứa
trẻ trở nên người trưởng thành. Người này không phải
tuyệt đối là đứa trẻ mà ta muốn nói, trong khi tế bào
của anh đã hoàn toàn thay đổi, mà cũng không thể nói là
người khác, bởi chỉ có một triều lưu sinh tồn duy
nhất. Song le, cá nhân là gì nếu không phải chính người
ấy, thì tất nhiên nó phải chịu trách nhiệm đối vớí hành
vi của nó trong thời kỳ ấu xuân. Dầu nguồn sinh lực có
tắt nơi đây và sanh lại nơi kia, nó cũng vẫn liên tiếp
tồn tại trong đời; cái nguyên tố chủ yếu chính là cái
nối liên tục ấy. Ví như người nọ trước
kia tên A; bây giờ tái sanh lại tên B. Tên A chết thì xác
thân của nó - là biểu hiện bề ngoài của nghiệp lực -
đã mất rồi. Tên B sanh với xác thân mới khác. Dầu có
những sự thay đổi về thể xác bên ngoài, nguồn tâm
thức đi thọ sanh (Citta Santati) vô hình, vẫn liên
tiếp chảy hoài, không gián đoạn bởi cái chết, và đem
theo với nó tất cả những ấn tượng của Ngũ Quan đã
cung cấp cho nó. Thế ấy, muốn nói cho đúng lý, nên xét
coi tên B có phải chịu hoặc không chịu trách nhiệm về hành
vi của tên A chăng? Có người biện hộ rằng không ai nhớ
được dĩ vãng của mình vì do có cái chết xen vào. Hỏi vậy sự liên
tục (đồng nhất), hoặc là trí nhớ, có cần thiết để
bắt buộc phải chịu trách nhiệm về tinh thần không? Nếu người kia gây ra
một trọng tội, và thình lình người ấy mất trí nhớ không
còn nhớ tội ác của nó, hỏi vậy nó có phải gánh chịu
trách nhiệm của nó không? Cái quên có ân xá được tội
lỗi của nó không? Có kẻ nói: "Hành
phạt nó làm chi, bởi nó không nhận biết rằng nó đang đền
tội !". Thế thì đâu là công bình trong trường hợp này? Lẽ dĩ nhiên không có
công bình, nếu chúng ta bị khép dưới quyền thống trị
của một vị trời độc tài thưởng phạt. Trái lại, Ðức
Phật chẳng hề nói đến sự đền tội. Theo Phật Giáo, thế
gian không phải thiết định như vậy. Người Phật Tử tin
nơi luật công bình hợp lý của cái nghiệp, ngấm dẫn tự
nhiên từ nhân ra quả, không có chi gọi là thưởng hay
phạt. Ðại Ðức Silacara có
thuyết rằng: "Nếu có người kia mộng du (hành động
trong giấc ngủ) ra khỏi giường, đi dựa vào lang cang rồi
té xuống đuờng, có thể gãy tay, gãy chân hoặc bị thương
nặng hơn nữa. Tai nạn này xảy ra chẳng phải vì một sự
đền tội của người đi trong giấc ngủ, mà chỉ là kết
quả của người đi trong giấc ngủ thôi. Lý do không nhớ
đã có đi trên lang cang, không sửa đổi được kết quả
của sự té xuống đất. Bởi thế, người
Phật Tử cần phải chuẩn bị để tránh, đừng đi ra ngoài
hành lang hoặc nơi nào nguy hiểm khác, dầu ngủ hay thức. Có
vậy mới khỏi gây thương tích cho mình và cho kẻ khác. Lý do của người không
nhớ đến dĩ vãng của mình không phải là một trở ngại
cho sự hiểu biết sáng suốt của chúng ta về sự tiến
triển của nghiệp lực. Nhờ nhận thức được
rằng không thể trốn tránh kết quả của cái Nghiệp trong
triều lưu sanh tử luân hồi, nên người Phật Tử biết
trau giồi ít nhiều tâm tánh của họ. 11. Có thể nào một người
kia sẽ tái-sanh lại làm thú vật không? Mọi người có thể không
thừa nhận câu trả lời của Phật Giáo. Nhưng chẳng ai
bị ép buộc phải mù quáng tin theo. Phật Giáo quả quyết
có sự thoái hóa của nghiệp. Hình thức vật chất làm
trung gian cho nguồn sinh lực liên tiếp tiến triển, chỉ là
những biểu hiện tạm thời của Nghiệp lực mà ai ai cũng
thấy được. Xác thân hiện tại chẳng phải trực tiếp do
nơi thể xác vật chất quá khứ mà sanh ra, nhưng chắc
chắn nó liên quan đến một nguồn sinh lực của cái
Nghiệp. Cũng như năng lực điện
khí có thể phát hiện liên tiếp dưới hình thức ánh sáng,
sức nóng hoặc vận chuyển; hình thức này không cần phải
phát sanh do hình thức kia. Năng lực của Nghiệp, cũng như
thế ấy, có thể biểu hiện dưới hình thức của một
vị Trời, một con người, một thú vật v.v; hình thức này
không có liên quan với hình thức khác về mặt vật chất.
Nghiệp của mọi người tạo ra hình thể vật chất, tùy
theo hành vi khôn khéo, cùng không khôn khéo, đó thôi. Rồi
từ đó, nó tùy thuộc hoàn toàn nơi sự tiến hoá theo trình
độ hiểu biết của mỗi người về thực tế của sự
vật. Thay vì nói người kia
trở thành con thú, hay trái lại thú kia trở thành người,
đúng hơn là nói rằng nghiệp lực thể hiện dưới hình
thức một con người hay dưới hình thức một con thú. Thủơ nọ, có hai
thầy đạo sĩ tên Punna và Seniya, một thầy thì
tu khổ hạnh theo lối lọaì bò, thầy kia tu khổ hạnh như
chó, đến hỏi Ðức Phật về kiếp vị lai của họ, Ðức
Phật trả lời: "Trong đời này, một gã kia thực hành
trọn vẹn không thối chuyển những thói quen, những tâm
trạng, những tư cách của chó. Gã ấy đã sống theo thói
thường của chó, sau khi chết nó sẽ tái sanh lại trong loài
chó". Ðức Phật cũng giải
thích như trên, rằng kẻ nào khổ hạnh theo bò, cũng sẽ tái
sanh trong loài bò. Câu chuyện tình cờ này
giải rõ ràng cách nào một con người có thể sanh lại làm
thú, y theo luật thân thuộc. Theo Phật Giáo, Nghiệp
tiến hoá lên, cùng Nghiệp thoái hóa xuống, đều có thể có
cả. Ðây là nội dung của
giáo lý về cái Nghiệp và sự Tái Sanh. -Hết- -ooOoo- [Trở
về trang Thư Mục]
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Bác sĩ Nguyễn Trạch Thiện dịch
PL 2546 - TL 2002
updated: 06-06-2002