au khi giác ngộ dưới cội bồ đề, đức Phật do dự sứ
mệnh hoằng pháp độ đời. Ngài tự nhủ, ai có thể hiểu được giáo
lý uyên thâm mà Ngài liễu ngộ? Trong thực tế, ai sẽ thính thọ?
Sự quan tâm của Ngài không phải ở chỗ giáo pháp uyên thâm khó cho
chúng sinh giác ngộ, mà ở chỗ giáo pháp thì quá đơn giản đến
nỗi e chúng sinh khó tin tưởng! Với tình thương bao la, đức Phật
quyết định đi hoằng pháp độ đời cho những chúng sinh nào "có ít
bụi phiền não trong mắt".
Trọng tâm của quyển sách này là chuyển tải những lời dạy của
mười hai vị thiền sư nổi tiếng nhất theo truyền thống của Phật
giáo nguyên thủy đến cho độc giả. Ở Ðông Nam Á và Tích Lan,
hiện nay có hàng trăm ngàn tu sĩ xuất gia và hàng vạn ngôi chùa. Xem
những cuộc lễ lớn và những người đang cầu nguyện, chúng ta mới thấy tầm
quan trọng của giáo pháp cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, vì
tất cả chúng sinh nên đức Phật mới khám phá con đường từ bi và trí
tuệ này.
Làm thế nào có thể ghi lại giáo pháp, chơn lý này? Ở một
giới hạn nào đó, không có ghi lại. Giáo pháp thì đã ở mọi nơi. Dù
phương Ðông hay phương Tây, khi đã là chân lý thì giống nhau. Có một
nhà sư phương Tây xin phép thầy của mình hành trình sang Miến Ðiện
để tu tập phương pháp thiền quán với nhiều vị thiền sư nổi
tiếng. Sau nhiều năm, vị sư đó trở về với thầy của mình.
Thầy hỏi: "Con đã học được cái gì?"
Sư đáp: "Không học được cái gì cả".
"Không học được cái gì à?"
"Trước khi con ra đi, chưa từng có cái gì xung quanh đây cả, điều
đó ngay bây giờ cũng chẳng có.
"Và con có chứng nghiệm được cái gì không?"
Sư trả lời: "Nhiều thầy và nhiều phương pháp thiền".
"Tuy nhiên, khi con có thể nhập chánh pháp một cách uyên thâm, thì
con càng nhận ra một điều là không cần phải đi nơi khác nữa để
hành thiền".
Thầy trả lời: "Thế à". Trước khi con ra đi, thầy đã nói với
con điều đó, nhưng có lẽ con không hiểu ý của thầy".
Cuốn sách này là một cuộc hạnh ngộ, ghi lại một cuộc hành trình xuyên qua
nhiều vị thiền sư và nhiều phương pháp thiền Phật giáo. Khách
quan mà nói, người ta có thể thấy giáo pháp khác nhau, thậm chí mâu
thuẫn với nhau. Chúng ta không phải so sánh và phê bình tốt hay xấu. Những
phương pháp và ngôn từ này thì khác nhau nhưng tất cả chỉ biểu lộ một
chân lý đồng nhất. Giáo pháp không bao giờ thay đổi. Cũng vậy ngôn từ
và lời dạy của những vị thiền sư này đều chỉ vào kinh nghiệm và
chân lý giống như nhau.
Cuộc hành trình tâm linh, chúng ta cần phải áp dụng
thực tế. Khi nào chúng ta có thể thực hành được giáo pháp thì
chúng ta mới thấy được lợi ích của sự hiểu biết riêng mình. Ví dụ
nổi tiếng theo kinh điển Trung Hoa là ngón tay chỉ mặt trăng (chân
lý). Mỗi vị thiền sư đều đang có nhiệm vụ đó. . .Hãy
cẩn thận đừng có cố chấp vào ngón tay mà quên đi mặt trăng nhé!
Những vị thiền sư thường nhấn mạnh đến lợi ích của thiền như
một phương tiện hữu hiệu để có trí tuệ và thể nhập
chánh pháp. Thiền phải tu tập như một phương tiện để đưa
đến sự giác ngộ, khi đạt đến giác ngộ rồi thì không cầụn đến
phương tiện nữa. Có người đến hỏi một vị thiền sư Thái Lan,
thiền có giống như thuật thôi miên không?
Ngài trả lời: "Không, thiền không phải là thôi miên".
Thiền là phương pháp rèn luyện tâm cho an tịnh, tập trung và suy
niệm. Phương pháp tu tập này là một sự theo dõi từng bước về
tiến trình thọ, tưởng, hành, thức thường xuyên hoạt động. Thông
thường chúng ta bị tham, thành kiến, định kiến và bản năng lôi kéo
chúng ta. Thiền là tu tập để cho tâm trong sạch, thảnh thơi, tự thoát
khỏi mọi ràng buộc.
Thiền trong Phật giáo đưa đến ý niệm rõ ràng về tam
tướng: vô thường, khổ não, vô ngã. Khi tâm tập trung quan sát vào đối
tượng, chúng ta sẽ thực chứng được tất cả sự thay đổi liên tục của
hiện tượng thân tâm. Ðương nhiên tất cả chúng ta thấy, nghe, cảm giác,
suy nghĩ, ngửi và nếm - thậm chí "mình là người quan sát" tất
cả. Tất cả những sự chú niệm này đang thay đổi từng sát-na. Bởi vì
chúng ta thấy được tiến trình vô thường, nên bất cứ điều phiền
lụy hay chấp thủ nào cũng trở nên rõ rệt. Hành giả thấy tất cả tiến
trình thân tâm này đều rỗng không mà do chính nó diễn tiến. Hành
giả thấy rằng không có cái tôi, hay cái bản ngã ở phía sau mình. Mặc dù
tiến trình này có thứ tự theo luật nhân quả nghiệp báo nhưng ở đó
không có cái tôi thường hằng, bản ngã vĩnh cửu hay linh hồn gì cả. Nói một
cách đơn giản, thân và tâm sinh diệt từng sát-na.
Cảm nhận sâu sắc thực tướng của vô ngã, là chúng ta đã giải thoát hoàn
toàn. Người ta bị ảo tưởng của thường hằng, hạnh phúc đặc biệt là
bản ngã mà nó trói buộc chúng ta trong vòng sanh tử luân hồi và không còn
vướng bận trần ai thế tục.
Cảm nhận sâu sắc về vô thường thôi là chúng ta cắt đứt được tham
ái và tiếp tục hướng tâm vào đề mục hoặc trạng thái tâm như là
suối nguồn hạnh phúc vĩnh cửu. An lạc cuối cùng có được là do nhờ cái tâm
không còn cố chấp, đời sống quân bình, giải thoát mọi đau khổ. Ðó là
tâm an lạc.
Ðiều quan trọng là phải nhận ra cho được thiền như là một
phương thức đặt biệt và hành thiền như một nghệ thuật sống,
chúng ta có thể bắt đầu hành thiền nhiều như trò chơi đàn
dương cầm. Cuối cùng khi thành thạo rồi, chúng ta không cần phải luyện
tập nữa. Ngay lúc làm việc cũng trở nên việc tu tập, mọi việc
chúng ta thực hiện đều bằng chánh niệm cả. Tuy nhiên chúng ta phải
bắt đầu bằng sự thực hành.
Trong quyển sách này, phương pháp thiền được miêu tả là những
phương tiện. Như vậy ai cũng có thể dùng những phương tiện này
để tu tập. Thiền không phải đơn thuần là phương pháp thực hành ích
kỷ hay tu tập có hạnh phúc thôi đâu, mà thiền bao gồm tất cả kinh
nghiệm sống của chúng ta. Thiền là một phương pháp để phát
triển tâm trong sáng, nhận thức và chấp nhận hàng loạt sự kiện với
bất cứ điều gì có thể đến với chúng ta. Cuối cùng phương pháp
thiền phải vượt qua chính bản thân chúng ta. Thế thì ở đó sẽ không
có thiền mà cũng không ngoài thiền. Ðó là điều chúng tôi muốn
nói: Trí tuệ, Sức mạnh, và kiến thức.
Về lãnh vực tâm linh, đa phương pháp và đa giáo lý thì thường
hay nhầm lẫn với nhau. Ðiều này một phần lớn xuất phát từ sự thiếu
phân biệt rõ giữa những danh từ trí tuệ, sức mạnh và kiến thức.
Kiến thức thì bao la. Mỗi năm khoa học hiện đại choán
hết cả thư viện bằng nhiều phát minh mới lạ. Kiến thức tâm
linh thì cũng bao la vô tận. Người ta có thể biết được quá khứ của
con người và sự cấu thành của các hành tinh trên thế gian, sự sống của
con người ngoài hành tinh hoặc trí tuệ tột đỉnh, các kĩ thuật trị
bệnh tâm lý và vô số các chủ đề tinh thần khác. Nhưng kiến
thức đó không phải là trí tuệ.
Một đêm nọ, một nhà sư phương Tây ngồi dưới bầu trời nhiều
trăng sao để bàn luận với nhiều nhà sư người Lào. Nhà sư nhìn lên
trời và nhận ra một vì sao sáng rực nằm ở giữa chùm sao Ðại Hùng Tinh. Sư
ngạc nhiên vì chưa nhìn thấy nó trước đây, sư càng nhìn kỹ hơn thì thấy
nó đang chuyển động. Sư mới nhận ra rằng nó là một vệ tinh đang di
chuyển ngang qua bầu trời và chỉ nó cho chư sư biết.
Chư sư hỏi: "Nó là cái gì?"
Sư trả lời: "Ðó là vệ tinh"
Chư sư chất vấn: "Vệ tinh là cái gì?"
Sư nói: "Chúng ta nên bàn thảo từ đâu? Các vị có biết trái đất
hình tròn không?
"Không, chúng tôi không biết". Sư lấy một đèn pin ra khỏi túi
xách và tìm một cục đá tròn thay cho quả đất, sư bắt đầu giải thích trái
đất theo kiến thức cơ bản là làm thế nào để trái đất xoay xung
quanh mặt trời và tự nó quay trên một trục. Những câu hỏi thông thường
được đặt ra chẳng hạn như "Tại sao chúng ta không cảm nhận trái đất
xoay?" và "Tại sao trái đất xoay mà ta lại không rớt xuống". Mặc
dù chư sư đã lắng nghe một cách kiên nhẫn về các vấn đề hành tinh,
vệ tinh, hỏa tiễn, nhưng nhà sư phương Tây vẫn nghi ngờ chư sư này thật
sự không tin những điều mình vừa mới giải thích.
Trong số chư sư này, có một vị uyên bác và điềm đạm, một vị cố
vấn, một vị có uy tín với quần chúng. Ngài thành thật và đơn giản vì ngài
không vướng bận các pháp và không có định kiến, ngài sống an lạc và
tự tại. Ngài chấp nhận vô thường của cuộc sống và hoà nhập với nó. Ngài
nhún vai, "Như vậy sư biết rằng trái đất hình tròn?". Cuối cùng
sự hiểu biết của sư đó có mang lại lợi ích gì không? Rồi nhà sư
phương Tây hiểu ra rằng nó chỉ là một kiến thức phổ thông. Ðiều
quan trọng để có được sự an lạc và giải thoát là phải tu tập cho
tâm được trong sáng và ly tham.
Khi đức Phật cầm một nắm lá trên tay và hỏi chư tỳ khưu, lá trong tay
của Như Lai và lá trong rừng, lá nào nhiều hơn? Chư sư trả lời là lá
trong rừng nhiều hơn, Ngài tiếp tục nói nắm lá trong tay là giáo
lý giác ngộ mà ta đã dạy cho chư vị, còn lá trong rừng là ám chỉ
đến sự hiểu biết vô biên của Như Lai. Tuy nhiên sự hiểu
biết đó không cần thiết cho sự giác ngộ của chúng ta.
Sự tương quan giữa sức mạnh với trí tuệ cũng tương tự như sức mạnh
với kiến thức. Chẳng hạn như sức mạnh thành tựu bởi khoa học thì rất
là rộng lớn và phát triển liên tục (sức mạnh thiên nhiên, sức mạnh
điện khí, sức mạnh hóa học và sức mạnh nguyên tử), cũng vậy nhờ
luyện tập tinh thần, sức mạnh đó cũng có thể đạt được bao la vô
tận. Qua sự tu tập thiền định người ta có thể phát huy một số sức
mạnh chẳng hạn như du hành vào không gian, khí công hoặc là thần giao cách
cảm. Tuy nhiên việc đi vào không gian nó cũng sẽ không chấm dứt đau khổ
cho quý vị và thậm chí những nhà trị bệnh tâm lý nổi tiếng
nhất cuối cùng cũng phải bệnh và chết. Chính đức Phật, ngài cũng
chỉ sống có tám mươi tuổi. Quả thật cũng là một dịp may cho chúng ta, hãy
hình dung, nếu như đức Phật đã không viên tịch mà sống mãi mãi thì
người ta tham đắm đến sự sống trường sinh bất tử (tâm tham đắm cố
chấp xác thân cũ kĩ này) hơn là đi tìm kiếm trí tuệ để đoạn
tận đau khổ.
Người ta liên tưởng đến sự toàn tri và thậm chí toàn năng của những
bậc thánh và những nhà Yoga vĩ đại và do đó người ta kỳ vọng những
điều này như những kết quả cần thiết để phát triển tâm
linh. Tuy nhiên những sức mạnh đó, người ta có thể tu tập bị giới hạn
bởi nghiệp quá khứ của mình. Một số sức mạnh đột phát sanh lên trong
lúc tu tập thiền định. Một số khác có thể được tăng thêm nhờ thực
tập đích xác. Những sức mạnh tâm linh này không những khác biệt với trí
tuệ mà chúng thường làm trở ngại tuệ giác và sự hiểu biết.
Người ta luôn luôn tuyên bố rằng bất cứ tư tưởng gì đạt được trong
thiền định thì rất mạnh mẽ, còn ảo giác trong thiền định thì chẳng
có chút giá trị nào và chẳng một ai đạt được lợi ích từ những sức mạnh
đó. Càng ảo giác thì càng đau khổ.
Trí tuệ là sự thật. Nó không phải là kiến thức mà cũng không
phải là sức mạnh, nó thuần tuý là một sự hoà điệu khắp mọi
nơi. Có cũng như không, mà không cũng như có. Dòng tâm thức người trí
tuệ không sống với ảo giác, đời sống của họ hoàn toàn thể nhập
với Tứ thánh đế. Hạnh phúc đạt được từ trí tuệ nó vượt xa tất
cả mọi kiến thức về sức mạnh tâm linh. Nó là niềm hạnh phúc
của nội tâm an lạc. Hạnh phúc đó không giao động theo định luật vô thường
của thế gian, sự an lạc này thậm chí vượt ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Nguồn gốc của giáo pháp
Giáo pháp xuất phát từ truyền thống Phật giáo nguyên thủy đương thời
ở Ðông Nam Aù. Trong quá khứ người phương tây chú trọng nhiều
đến đạo Thiên chúa giáo và Phật giáo Tây Tạng, với Phật giáo nguyên
thủy người ta thường đề cập đến lịch sử và kinh điển nguyên
thủy. Trong thực tế, truyền thống Phật giáo đương thời lớn nhất trên
thế giới, người ta thống kê khoảng năm trăm ngàn nhà sư nguyên thủy và
hàng triệu tín đồ ở các nước Ðông Nam Á.
Ðông Nam Á là một trong những vùng đầu tiên mà Phật giáo Ấn Ðộ
truyền qua. Ðiều này chứng tỏ rằng ngay cả trong thời đức Phật còn
tại thế và một vài thế kỷ sau đó Phật giáo đã truyền sang
Ðông Nam Á Qua thời gian Phật giáo bị pha trộn với những nền văn hóa cổ
xưa sùng bái linh vật và phong tục tập quán của đạo Bà-la-môn giáo, đạo
Phật thịnh rồi suy. Khi đạo Phật thịnh lại có một nền tảng vững chắc
được xem như một tôn giáo chính trong vùng có lịch sử lâu đời hàng ngàn
năm.
Ở những thiền viện trong rừng cũng như những trung tâm thiền
quán có những phương pháp tu tập được trình bày ở đây đã có một lịch
sử lâu đời ở Lào, Thái Lan và Miến Ðiện. Ở đó các vị
thiền sư là thầy tổ đương thời của giáo pháp nguyên thủy, và các
phương pháp tu tập đã được phát triển lâu đời dựa trên các kinh
điển Pàli và được các vị thầy tổ của chư vị truyền lại. Với sự
truyền dạy này, mỗi vị thầy mới trong truyền thống này được xem
như là người dẫn đường mới, đóng góp tô điểm một dáng vẻ đặc
biệt cho giáo pháp, bao gồm trí tuệ trong sáng.
Trong quyển sách này giáo pháp được trình bày rộng rãi bao dung. Nó
chỉ là một điều tự nhiên mà người ta thưởng thức nó. Hầu như các lời
dạy được thu thập ở đây sẽ không đáp ứng hoàn toàn cho quý vị. Tốt
hơn hết tìm kiếm một vị thầy và tìm một nơi thích hợp để tu
học. Hy vọng rằng những hình thức và phương pháp khác nhau ở đây sẽ
giúp bạn chọn được một phương pháp thích hợp cho mình. Và những sự
khác nhau này sẽ nhắc nhở cho bạn rằng có nhiều con đường dẫn đến
sự giác ngộ. Mỗi người phải tìm cho mình con đường thích hợp nhất.
Quý vị sử dụng phương pháp này như là một cẩm nang tu tập, nhưng đừng
do dự để hỏi, tìm một vị thầy cho chính bạn. Các phương pháp này
được truyền dạy từ những nhà sư nguyên thủy. Có nhiều thầy,
nhiều phương pháp và nhiều truyền thống hơn. Tôi chỉ ao ước rằng
điều này có thể khuyến khích bạn trong việc tu tập, và nó có
thể giúp cho bạn tìm một con đường chính đạo.
Thể nhập vào tư tưởng Ðông và Tây
Người Mỹ có một tầm nhìn về đông phương huyền bí, nơi có những
ngôi chùa được các vị sư Phật giáo uyên thâm tu tập và cư ngụ. Nhưng chỉ
có một thiểu số người Công giáo trong xứ sở này thật sự hiểu và
thực hành Phật pháp, cũng như chỉ có một thiểu số phật tử hiểu và
thực hành giáo pháp của họ. Thậm chí giữa những nhà sư Phật giáo, có
lẽ không đến mười phần trăm người tu tập thiền định. Còn lại toàn
bộ các nhà sư này làm gì? Chư vị đi học, dạy học, và tổ chức các
nghi lễ, và một số ngồi đó để tận hưởng an nhàn. Cuộc đời tu sĩ và
lý tưởng Phật giáo của họ bị dính mắc vào mô hình chính trị, xã
hội, kinh tế của Ðông Nam Á. Do bởi kinh tế và chính trị những người
tại gia muốn sống cuộc đời tu hành thì họ được xã hội hỗ trợ. Các
nhà sư có thể làm tròn vai trò tôn giáo chẳng hạn như nhà nghiên cứu,
nhà giáo dục hoặc nhà cố vấn tinh thần trong việc gánh vác xã hội và
chính trị. Trong số đông những người theo Phật giáo này chỉ có một số nhỏ
thực sự tu tập theo lời dạy của đức Phật, các người tập trung phát
triển và thanh lọc tâm, sự nỗ lực của họ được cổ vũ cả hai
mặt tu viện lẫn tín đồ. Như vậy mặc dù không có những nước Phật giáo
nam truyền mà cũng không có những tu sĩ thì người phương Tây vẫn hướng
về thế giới thần thoại hay thần thánh hóa, nhưng điều quan
trọng nhất một đoàn thể nhỏ mà biết thực hành giáo lý của
đức Phật. Ngược lại đối với chủ nghĩa hoài nghi rỗng tuếch và xã
hội vật chất đang xoay quanh họ, những vị thiền sư vĩ đại ở các tu
viện cùng với những môn đồ là những tấm gương giới hạnh bao dung và
trí tuệ. Chư vị là điểm tựa của trí tuệ để thức tỉnh nhân
loại và sẵn sàng muốn giúp đỡ những ai muốn tu tập. Trong khi những điều
kiện trên còn hạn chế, thì những trung tâm thiền và sự phát
triển tâm linh thì hoàn toàn không bị bó buộc trong sự giảng dạy. Giáo
pháp được mở rộng, hành thiền và các phương pháp tu tập được phổ
biến rộng rãi cho những ai muốn tìm hiểu. Những thiền viện
không còn là những nơi kỳ bí nữa. Việc tu tập được giải thích rõ
ràng, và tất cả những ai muốn đến đều được mời tham gia. Việc
tu tập hầu như chỉ để phát triển các phẩm chất của tâm linh như là:
vô tham, vô sân, vô si; hay là phát triển tập trung, chánh niệm, hành
xả, từ bi. Thiền định là phương tiện hữu ích cho việc tu tập và
đáp ứng mọi đòi hỏi của con người.
Cơ sở những trung tâm thiền và những tu viện có thể xem như là
môi trường giáo dục khá đặc biệt. Trong các nước Phật giáo, người ta
cho rằng tâm thanh tịnh là một điều quý giá, nó tạo nên những môi
trường đáp ứng những nhu cầu cho những ai mới bắt đầu vào con đường tu
tập.
Trước tiên các nhu cầu cơ bản của bản thân cần phải thỏa mãn: thức ăn,
quần áo và trú xứ thì cần được cung cấp, nhưng đừng nhiều quá. Các
nhu cầu tình cảm và xã hội cần được đáp ứng, khi người ta sống cùng chung
một nhóm tương trợ nhau với cùng một đẳng cấp và chí nguyện. Nhu cầu
tâm lý để nhìn vào hoạt động trong đời thường của một người thì
rất có ý nghĩa và quan trọng cũng cần được đáp ứng, bởi vì sự
trong sạch của chư tăng nên người tại gia cư sĩ thành kính và cúng dường.
Ngoài những nhu cầu cơ bản được thỏa mãn, bối cảnh của các trung tâm
thiền và thiền viện cũng phải tạo những điều kiện đặc
biệt cho việc tu tập kiểm soát tâm và phát triển định và
tuệ. Không nên nói nhiều và giữ tâm yên lặng. Các giác quan cần phải
thanh tịnh cũng như thức ăn phải đơn giản không màu mè, các cốc thiền
phải vắng vẻ, xa cách mọi người, các yếu tố này đều hỗ trợ
cho tâm thanh tịnh.
Các khuynh hướng xã hội của cộng đồng cũng hỗ trợ trong tiến
trình thanh lọc tâm. Người có bạn bè tốt xung quanh, người khôn ngoan là
người quý trọng sự trong sạch và chân thật. Tiêu chuẩn của tăng
đoàn là những người không tham, sân, si. Tình thương, bác ái và quan tâm
đến người khác thì được người ta học tập theo, kính trọng,
yểm trợ và lấy đó làm gương. Tỉnh giác là điều tâm niệm. Sự
an lạc và nhẫn nại bên trong và bên ngoài của một người thì được tán
dương và tạo nên một mẫu mực cho xã hội.
Các sinh hoạt hàng ngày thì đơn giản và không rườm rà. Cơ cấu và
kỷ luật của tăng đoàn về đời sống thì càng giản dị hơn. Không cần
suy nghĩ điều sắp đến hay sống như thế nào. Ðiều này làm cho
tâm không vướng mắc để chúng ta tập trung vào các chương trình
thiền định khác.
Ðối với những người phương Tây, môi trường xung quanh đòi hỏi có
kỷ luật và hệ thống cao, điều này dường như đối lập với sự
giải thoát. Ðiển hình nhà sư phương Tây trong câu chuyện: "Chỉ
hai tuần trong một tu viện ở Lào nhà sư này bị khủng hoảng. Ðối với nhà
sư này, cách ăn mặc, cư xử tất cả đều giống nhau đã làm cho vị này
khó chịu vì được lớn lên trong một nền văn hóa mà đã chú trọng
đến cá thể và tự tôn. Vị sư này bị vướng mắc vì bộ áo cà sa và
bình bát được tô điểm với nhiều bông hoa. Mọi thứ điều
khác lạ". Một thời gian sau đó nhà sư phương Tây nhận ra điều này
thật rõ ràng, sự giải thoát thật sự thì không thể hiện bởi hình
thức bên ngoài mà chỉ tìm thấy được trong nội tâm. Trong một môi trường
dường như bị bó buộc bởi hệ thống và kỷ luật như vậy lại tìm thấy
được một số người an nhiên tự tại trên thế gian.
Một điều quan trọng chúng ta nên nhớ rằng đây không phải là cộng
đồng khép kín, mà là một nơi giáo dục, nơi đây những người bên ngoài
được tiếp đón. Các du khách được hoan hỉ tiếp nhận, tu tập và cảm
nhận những khả năng hòa hợp của cộng đồng con người, nơi đó không có sự
ích kỷ.
Giới luật và đạo đức là những phương tiện cơ bản trên con đường
thanh lọc tâm. Ðây là một điểm cực kỳ quan trọng. Mặc dù người
phương Tây chối bỏ các quy tắc đạo đức và giới luật và xem đó như là
một sự cản trở tự do của họ, đây là những phương tiện cần
thiết để đạt đến sự tự do thật sự.
Thiền định là một kỷ luật. Một vị tổ sư Ấn Ðộ giáo, Ramana
Maharshi - người được kính trọng nhứt trong một vài thế kỷ vừa
qua - ngài nói rằng: "Không có sự thành công nào mà không có nỗ
lực". "Sự kiểm soát tâm không phải tự nhiên mà có. Những ai
đạt được sự giải thoát là do sự bền chí của họ". Chỉ cần
thực hành liên tục bằng sự nỗ lực và nhận biết, sẽ thành công.
Nhẫn nại, bền chí. Theo giới luật truyền thống, một vị tỳ kheo phải
theo ở với vị thầy tế độ ít nhứt là 5 năm. Luôn luôn giữ giới luật tu
tập là một điều rất quan trọng. Từ nền tảng tu tập thường xuyên,
chúng ta có thể quan sát những thay đổi trong đời sống của chúng ta và
chính trong sự tu tập không có phản ứng và không tạo nên những khó khăn
mới. Người ta cần có những kết quả của sự nỗ lực quân bình thường
xuyên, năng lực vững chắc riêng biệt. Vì trong thực tế không có gì
đạt được trong thiền cả, không có kết quả để bám víu, chúng ta
chỉ đơn thuần là khám phá giáo pháp.
Vào một đêm trăng nọ, bạn một nhà sư phương Tây đến tu viện
Lào, lúc đó chư sư đang hành lễ phát lồ (Uposattha) hàng tháng. Ðối với
vị sư này, đêm đó là đêm đặc biệt không những do lễ phát lồ mà còn
nghe thuyết pháp. Sau buổi lễ, phật tử cúng dường cà phê nóng cho chư
sư. Sau nhiều ngày chỉ dùng một buổi cơm thanh đạm vào giờ ngọ và
không ăn gì nữa ngoại trừ uống nước vào buổi chiều, cà phê này đối
với sư xem như là một buổi chiêu đãi đặc biệt. Uống xong có thể
ngồi thiền thoải mái suốt cả đêm.
Ðêm trăng tròn đặc biệt này, có một vị đại sư của vị này đến
thăm. Chư sư ngồi sau chánh điện chờ nghe bài giảng xong và được cúng
dường cà phê trong một tòa nhà chính cách đó năm mươi mét. Ðêm đó chư
vị ngồi yên lặng và không được phép đi nơi khác. Chư vị vẫn tiếp tục
ngồi yên lặng. Hãy tưởng tượng là cà phê của vị này nguội lạnh như
thế nào, sự bồn chồn của vị này lên đến mức độ nào. Chư vị vẫn
ngồi đó. Hai giờ trôi qua. Vị sư trở nên bực dọc và lẩm bẩm: Tại sao
mình không được uống cà phê để tiếp tục hành thiền, mình đã
lạnh và đã đói bụng rồi, tại sao thầy mình không nhận ra điều tốt
đẹp hơn nếu mình được dùng cà phê và tiếp tục hành thiền thay
vì ngồi đó phí thì giờ? Thấm thoát thời gian trôi qua. Vị thầy nhìn quanh
và mĩm cười với vị sư này. Vị sư gượng cười đáp trả vì giận thầy đã
thiếu quan tâm đến lợi ích của mình và sự vô ích trong tình huống
này. Vị này không làm được một điều gì tốt hơn, nhà sư càng nghĩ
thì cơn giận càng dâng lên cho đến khi sự suy nghĩ của vị này bị cạn
kiệt sau nhiều giờ. Cuối cùng vị sư không còn giận dữ và chờ đợi
nữa. Vị sư ngước lên và cười bao dung với vị thầy. Vị thầy cười đáp
lại. Bình minh ló dạng vị sư đi khất thực với tâm trong sáng, thiền trong
từng bước đi.
Thiền định tu tập ở mọi nơi. Ðơn giản là quý vị tu tập ngay
tại nơi bạn sống với sự kiên nhẫn và có giới luật.
Trong sự tu tập, giới luật bao gồm cả chánh niệm và chánh tinh tấn.
Chánh tinh tấn là gì? Ðơn giản là nỗ lực tập trung vào giây phút
hiện tại những gì đang xảy ra mà không cần phán đoán. Ở thiền
đạo được gọi là nỗ lực tinh cần. Nỗ lực tinh cần không phải là
nỗ lực để đạt đến cái gì, nhưng đơn thuần chỉ là kỷ luật
để nhận biết trong hiện tại. Khi sự tu tập liên tục, chánh
niệm được xem như là năng lực của tâm đã được phát triển. Cuộc
sống trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn, chánh niệm được xem như là một
cách sống. Tâm trở nên tỉnh lặng và tấm lòng rộng mở. Kỷ luật, nỗ
lực, nhẫn nại đều rất quan trọng.
Ở phương Tây, danh từ kỷ luật và đạo đức đã có một tiếng
tăm không tốt. Người ta xem nó như là một mưu đồ khủng khiếp của xã
hội thời nữ hoàng Victoria để khống chế và hạn chế tư tưởng và
sự tự do theo bản năng của con người.
Trong thực tế, giới luật hay đạo đức có giá trị rất to lớn trong
việc tu tập. Trong đạo Phật truyền thống, giới hạnh là nền tảng
cho định và tuệ. Bên phương Tây người ta thường cảm nhận điều đó
ngược lại. Nhiều người phương Tây bắt đầu bằng sự hiểu biết
không thỏa mãn về bản chất đời sống hiện tại và xã hội của mình,
một số hiểu xuyên qua tin tức hàng ngày, số khác có lẽ hiểu xuyên qua
những thứ bệnh hàng ngày. Nhận thức của họ thường đi kèm theo sự
phóng túng hoàn toàn tất cả điều luật đạo đức. Vậy thì đến
để khám phá tâm an lạc xuyên qua kĩ thuật thiền khác nhau. Cuối cùng,
điều quan trọng là phải thiết lập phong cách đời sống đạo đức
như người ta hiểu là căn bản của sự tu tập. Ðiều đó giúp cho tâm
chúng ta thoát khỏi lo âu, xao lãng bởi tham và sân.
Giới luật là gì? Nó từ đâu đến? Giới luật là sự kiềm chế
đơn thuần chỉ là lời nói đạo đức hoặc trí tuệ và là phương pháp
căn bản liên quan đến việc làm giảm bớt hành động ích kỉ, bảo
vệ xã hội hòa bình và an lạc. Những hành động như sát sanh, nói dối và
trộm cắp xuất phát từ tâm dính mắc bởi tham và ích kỉ. Những giới luật
chính thường làm giảm bớt tính ích kỉ và chế ngự các giác quan, và
thường sử dụng để đoạn trừ lòng ham muốn của chúng ta.
Hành động giới hạnh thì mạnh mẽ vô cùng. Một người luôn luôn chơn thật
và tu tập không sát sanh thì sẽ trở thành một người hướng dẫn một số
đông người hiền nhân đạo đức khác trên thế gian. Trong các tu
viện Phật giáo, một số người tu tập giới hạnh hầu hết dựa trên
nền tảng chánh niệm, đặc biệt là gìn giữ hai trăm hai mươi bảy
giới của tỳ kheo. Tu tập giới luật nghiêm khắc là đạt đến sự từ bỏ
nhanh chóng lòng tham muốn và tâm ích kỉ. Ðối với cái tâm được huấn
luyện trở nên lương thiện và trung thực hoàn toàn thì trí tuệ dễ
dàng phát sinh.
Chúng ta thực hiện hình thức giới luật cho đến khi nào giới luật
trở nên tự nhiên. Rồi từ sự hiểu biết của tâm thật sự yên bình thì
giới tự động phát sanh. Tâm yên tĩnh nên nó trụ vào hư vô, tâm định
không phán đoán thì tự động có giới hạnh và đầy ắp tình thương. Ðây
là trạng thái tâm tự nhiên. Bởi vì khi trí tuệ phát sanh, người ta thấy
được sự rỗng không của bản ngã. Không có cái tôi, không còn chấp thủ.
Ngay khi chúng ta thấy được điều đó thì không còn phân biệt, không
còn ích kỷ. Chúng ta thực hiện giới luật để thành tựu các pháp
nhờ các pháp chúng ta có thể vượt ra ngoài hình thức và vượt ra ngoài
kỷ luật để tâm an lạc thuần nhứt vô biên.
Thiền Chỉ và Thiền Quán
Sự hiểu biết hình thức tu tập khác nhau với tinh thần thì rất hữu
ích để giúp cho chúng ta phân biệt giữa thiền chỉ và thiền
quán. Về cơ bản, thiền chỉ là tập trung tâm vào một đối tượng sâu
sắc và giúp cho tâm tỉnh lặng. Ðây là sự thực hành trong sự tập trung tâm
vào bất kỳ đề mục duy nhất nào và phát huy khả năng để gom tâm ngay
đề mục đó. Thiền quán cũng được gọi là thiền tiến
trình, không tập trung tâm vào một đề mục cố định. Thay vào đó phát
huy khả năng định tâm trên những đề mục thay đổi như là một phương
tiện để kiểm chứng bản chất tiến trình thân tâm. Người ta tu
tập thiền quán để phát huy tâm từ bỏ, thấy mà coi như là không thấy
đối với tất cả những gì đang diễn biến xung quanh ta, đối với tâm thức
và đối tượng tâm thức. Ðáng lẽ ra, tập trung vào một đề mục nào đó
thì người ta lại tập trung vào sự thay đổi liên tục của thân tâm lấy nó
làm đề mục, và qua sự quan sát rõ ràng và thăng bằng củ húng ta thực
sự đạt đến tuệ giác và trí tuệ.
Ðề mục thiền định theo truyền thống thì rất nhiều. Ðức
Phật dạy có bốn mươi đề mục; tuy nhiên bất cứ vật nào dùng để
tâm tập trung đều có thể thực hiện cho việc thiền định.
Sự tập trung này bao gồm việc tập trung vào một đề mục quán tưởng
chẳng hạn như đèn cầy hoặc một biểu tượng về đạo giáo hay ánh
sáng; tập trung vào âm thanh như tiếng nhạc, câu thần chú, nước chảy,
chim kêu. . .tập trung vào cảm giác như tình thương, từ bi, hỉ xả, hoặc tập
trung bất cứ nơi nào trong cơ thể, chẳng hạn như hơi thở ở mũi hoặc ở
tim hoặc bất cứ đề mục khác nơi mà tâm trụ vào một cách vững chắc.
Thiền định phát huy được những trạng thái tâm vắng lặng vô biên, và
thường thường có những sức mạnh nào đó. Thiền định có thể dẫn
đến những sự nhận biết về vũ trụ và các lãnh vực tinh tú và
rồi tâm cũng lại phát sanh tham, sân, si trong chốc lát. Kết quả đạt
được đã trình bày nhiều trong những phương pháp tu tập lớn về
việc sử dụng các hình thức thục hành thiền định và cùng những lợi
ích tinh thần.
Ðịnh cũng là một yếu to ần thiết cho thiền quán, nếu không
có định đó thì phải được áp dụng tu tập nhiều đề mục khác.
Thiền quán tập trung chánh niệm tỉnh giác vào thân, thọ, tâm, pháp
bởi vì chúng cảm nhận qua từng sát-na. Khi sự tập trung và chú ý tăng
dần tâm trở nên trong sáng và quân bình. Tâm càng tập trung sâu sắc thì
chúng ta nhận biết các sự vật đang thay đổi từng sát-na ra sau, những sự
việc này cuối cùng không còn là suối nguồn hạnh phúc vĩnh cửu, và toàn
bộ thân tâm trải qua một tiến trình theo định luật nhân quả (kamma), vô
thường hay không có linh hồn. Từ khi chánh niệm gia tăng, thể nhập,
nhận thức qua việc tu thiền của bản thân nên các tuệ giác sâu sắc
này trở nên hoàn toàn trong sáng. Với trí tuệ phát sanh đã mang lại công
bằng, bác ái, từ bi, do cảm nhận vô ngã chúng ta thấy được sự đồng nhất
củ húng sinh. Khi tâm được hoàn toàn quân bình, vắng lặng và tỉnh giác,
người t ó thể cảm nhận được sự đoạn diệt của toàn bộ tiến
trình đang hoạt động này, đây là an lạc của Níp-bàn. Với sự an lạc này
phát sanh tuệ giác cảm nhận sâu sắc lý vô thường, và tâm không còn
chấp thủ nữa, điều đó là tình thương, hạnh phúc, một trạng thái tâm
tươi sáng thoát khỏi phiền não.
Người ta có thể bắt đầu thực hành bằng một bài tập thiền định
và sau đó thay đổi để nhận thức theo tiến trình. Lúc ban đầu một
số thiền sư thích sử dụng kĩ thuật tập trung để giúp các hành giả
giữ tâm khỏi phóng dật. Sau đó chư vị dạy trực tiếp sự tập trung này
vào tiến trình thân tâm để phát huy trí tuệ. Các vị thiền sư
khác cố hướng dẫn hành giả trực tiếp theo dõi tiến trình bằng cách
tập trung vào sự thay đổi các cảm giác như tình cảm, tư tưởng. Phương
pháp này phải liên hệ với sự phát huy khả năng vắng lặng và tập trung
tâm trước khi bất cứ tuệ giác nào phát sanh. Ðức Phật dạy hai phương
pháp khác nhau tùy theo nhu cầu của đệ tử.
Mặc dù người ta không đồng ý về những lý lẽ của những
phương pháp khác nhau này, chúng ta phải nhớ rằng đây chỉ là những phương
tiện tu tập khi thành tựu rồi xả bỏ đi. Trong thực tế hầu hết các
phương pháp thiền có giá trị là khi tu tập có giới luật, có chơn thật
và có kiên nhẫn. Co hấp vào bất cứ phương pháp nào hay so sánh cái này với
cái ki hỉ là chấp thủ thêm, điều đó sẽ dẫn đến đau khổ.
Chánh Niệm
Nhờ phát huy trí tuệ, phẩm chất tâm vượt trội hơn tất cả những thứ
khác đó là chìa khóa để tu tập. Phẩm chất này là chánh niệm và
tỉnh giác. Phương pháp hay nhất để hiểu hoàn cảnh sống củ húng ta
là quan sát bằng cái tâm bình đẳng. Thái độ quan sát bình đẳng, giúp
chúng ta nhận xét một cách trung thực những diễn biến xảy ra trong ta và
quanh ta một cách tự nhiên. Bằng sự tỉnh giác trong giây phút hiện tại,
chúng t àng thấy rõ ràng hơn những đặc tính thật sự của tiến trình
thân tâm.
Ðạo Phật xuất phát từ sự hiểu biết. Thế giới là gì? Thế
giới là những vật trông thấy được, như nghe, nếm, ngửi và sờ mó; các
đối tượng của tâm và sự nhận biết củ ác đối tượng này. Qua sự nhận
thức không phân biệt, chúng t ó thể thể nhập và hiểu rõ ràng
nhất về bản chất của thế gian. Ví dụ khi một người đang giữ chánh
niệm về sự nhìn, thì không đánh giá vào đối tượng cảnh vật, tạo
thành những ý niệm tốt xấu, đẹp tồi, quen thuộc hay không quen thuộc
về những thứ đó. Chính xác hơn sự chú ý trở thành tiến trình
nhận biết sự thấy, hơn những sự việc đi theo cùng với sự thấy. Những
ý niệm này đi theo với cảm nhận. Chánh niệm tập trung vào sát-n
ủa tiến trình hơn là sự suy tưởng của nó về những ý niệm.
Nhận thức thì trực tiếp vào ngay trong giây phút hiện tại, cho đến
tiến trình này, đó là nơi duy nhất chúng t ó thể hiểu được bản
chất thực sự của nó. Sự nhận thức này đem lại một sự hiểu biết mà
kết quả là có trí tuệ, có giải thoát và chấm dứt đau khổ. Không
những tu tập chánh niệm để giúp cho chúng ta thể nhập pháp giới
mà còn hiểu được nguyên nhân đau khổ; khi đã tu tập, chánh niệm có
sức mạnh lạ thường. Chánh niệm giúp cho tâm chúng ta trong sạch từng giây
phút. Mỗi giây phút chúng ta đều có ghi nhớ, tâm trong sạch thoát
khỏi sân hận và si mê. Do giây phút trong sạch đó, tâm mới mát mẻ vì nó
có đầy đủ sự chú tâm vào những gì không có hình thức màu mè. Tu tập
chánh niệm cũng làm thăng bằng các yếu tố khác của tâm như năng lực
và tập trung là nhu cầu cho sự phát huy tinh thần củ húng ta. Trong thực
tế, làm cho tâm quân bình hoàn hảo thì chính là phát triển toàn bộ
con đường tu tập. Khi chánh niệm khéo tu tập có thể làm vơi đi
mọi điều sợ hãi, vì khi đó tâm đã đoạn trừ mọi chấp thủ nên
không còn bị sanh tử luân hồi, không còn cầu mong, không còn sợ hãi nữa.
"Không có ca tụng, không có khiển trách". Cuối cùng, chúng ta
thấy rằng không còn gì để mưu cầu nữa. Ðó chỉ là định luật vô ngã.
Di huấn tối hậu của đức Phật trước khi ngài viên tịch là "Hãy tinh
tấn có chánh niệm". Tinh tấn không có nghĩa là nỗ lực để
hoán chuyển các sự vật, mà nỗ lực để cho tâm trong sạch ở
mọi thời điểm. Chánh niệm.
Tâm Từ và tâm Bi
Giáo lý cơ bản của đức Phật được diễn tả bởi hai từ: Trí tuệ
và Từ bi. Về mặt khách quan, trí tuệ là thể nhập tuệ giác vào
bản chất của đời sống và làm quân bình tâm. Về mặt chủ quan, từ bi là
trí tuệ, đó là thể hiện sự hiểu biết sâu sắc giáo pháp,
nên còn gọi là luật nhân quả.
Thực hành thiền định trong cuốn sách này nhấn mạnh việc tu tập
tuệ giác, từ sự hiểu biết này giúp cho tâm từ bi phát sanh tự
nhiên. Hầu hết những vị thiền sư trực tiếp dạy cho các hành giả
sự hiểu biết các đặc tính của tiến trình thân tâm, cảm nhận
được sự thật vô thường, khổ và vô ngã sẽ mang lại kết quả là tình
thương và trí tuệ. Thấy rõ đau khổ của bản thân mình, người ấy không
ngừng quan tâm đến sự đau khổ của kẻ khác. Cảm nhận được giải thoát
là khám phá ra bản chất thế giới vô ngã, người đó tự nhiên chia sẻ
tình thương cho tất cả chúng sinh. Tình thương nhân loại xuất phát từ tâm
không ích kỉ, mục đích tu tập của người phật tử nhằm đoạn trừ tham, sân,
si và đoạn trừ tâm ích kỉ. Tu tập chánh niệm là nền tảng của
thiền quán, là thật sự ghi nhận những sự việc theo đúng bản chất của
nó. Thấy rõ mà không đánh giá, không phản ứng, không ích kỉ. Tất cả những
cảm nhận này đều là trí tuệ và từ bi.
Mặc dù những lời dạy được trình bày trong quyển sách này nhằm nhấn
mạnh pháp môn thiền quán, theo truyền thống Phật giáo chú trọng
nhiều đến thiền quán và niệm tâm từ thì xem như là pháp môn
tu tập phụ... Một số thiền sư dạy thiền quán, còn số khác dạy
thiền tâm từ. Thiền tâm từ thường rất hữu ích để tu tập trực
tiếp tình thương và tâm luôn phát ra sự mát mẻ. Tu tập trí tuệ mà
không có từ bi có thể trở nên khô khan và máy móc, trong khi đó tu tập
tâm từ mà không có trí tuệ thì trở nên thiển cận hay không trực chỉ
giải thoát giác ngộ. Mặc dù đôi khi thiền quán và thiền tâm từ là
hai chứ không phải là một, nhưng hai pháp môn này biết dung hoà để tu
tập thì trở nên hoàn hảo.
Chánh kiến là nền tảng giáo pháp của đức Phật và những gì ngài
đã dạy cho hàng tứ chúng. Ðó là con đường đưa đến giác ngộ cho
chúng sinh. Những lời dạy của ngài nhằm mục đích đoạn trừ lòng ích kỉ;
lòng bác ái, tấm lòng bao dung trên thế gian, thiền tâm từ (đây là
những hình thức đặt nặng trong các chù hiền Phật giáo) hoặc thiền
quán đưa đến trí tuệ cao siêu, hai phương pháp trên là vai trò chủ
yếu của giáo pháp. Khi thực hành liên tục, sự việc cho thấy rõ rằng
người ta không thể x ách tất cả chúng sinh bởi vì làm như vậy người
đó còn ích kỉ x ách mọi người. Ðến để hiểu biết bản
chất tốt xấu và lý vô ngã, trí tuệ cao siêu nhất đem người đó
đến với tình thương cao cả và biểu lộ lòng từ bi rộng lớn trên
thế gian.
Hai phương pháp tu tập
Có hai thái độ tu tập khác nhau được trình bày trong cuốn sách này. Hầu
hết các phương pháp thiền được truyền đạt từ người này sang
người nọ.
Hãy chuyên cần nỗ lực để đạt đến định tâm và sự giác ngộ,
quý vị thật may mắn được sanh làm người và được nghe chánh pháp.
Ðừng bỏ phí cơ hội này, hãy hành động, hãy tu tập thiền liên tục.
Ðây là phương pháp thứ nhất.
Ở phương pháp thứ hai, quý vị không nên tìm một cái gì đó cho
bản thân mình. Nổ lực chính là quý vị thực hiện để đạt được
sự giác ngộ, nỗ lực này giúp quý vị phát huy tuệ giác, bởi vì
tuệ giác không bao giờ được sinh ra từ lòng tham. Ðơn giản là hãy
tiếp tục và theo dõi. Nói một cách đơn giản, ngay ở đây và bây giờ.
Ðó là sự giác ngộ.
Khi hiểu biết về thiền định càng thêm sâu sắc, chúng ta bắt
đầu cảm nhận được sự đồng nhất mà đặt nền tảng cho mọi hình
thức khác nhau trong vòng sanh tử luân hồi. Sự nghịch lý trở nên dễ dàng
chấp nhận khi tâm trở nên vắng lặng, và trái tim rộng mở.
Con đường tu tập để đạt đến sự giác ngộ và phương pháp tu tập
ngay trong kiếp này đều cùng đến một điểm. Mỗi con đường
đều có hình thức bên ngoài, một sự biểu hiện của sự tu tập. Từ
một cảm nhận này, chúng t ó thể nói rằng trí tuệ được phát huy từ
thiền chỉ và thiền quán. Tương tự, chúng t ó thể nói rằng trí
tuệ là trạng thái tự nhiên của tâm. Khi chúng ta từ bỏ các thói quen, ham
muốn, phóng dật, những điều mà làm cho tâm ta mờ ám, thì trí tuệ tự
nhiên phát sanh.
Chọn một phương pháp tu tập tùy thuộc vào nhân duyên và bản chất của
một người. Có một số người cần có một vị thầy nghiêm khắc, một giới luật
nghiêm minh và một phương pháp để hướng tới. Thông thường phương pháp
này giúp họ làm quân bình tâm. Còn một số khác có
xu hướng đặc biệt và tài năng tu tập rất dễ dàng, chỉ cần ngồi theo
dõi là làm quân bình tâm.
Giữ cho tâm quân bình là cốt yếu của thiền định. Khi tâm quân
bình thì dù có nỗ lực hay không nỗ lực không thành vấn đề: cả
hai điều trên đều có thể đem lại sự quân bình. Cuối cùng bất
cứ những phương pháp nào mà hành giả tu tập phải được đoạn trừ, thậm
chí ngay cả sự tu tập cũng vậy.
Tu tập tích cực và không tích cực
Có hai phương pháp tương phản nhau để hành thiền là phương pháp
tu tập tích cực và phương pháp tu tập không tích cực. Các phương pháp này
có thể tách rời hoặc kết hợp để phù hợp các nhu cầu của
thiền sinh và lối sống của họ.
Phương pháp không tích cực nhắm vào việc tu tập hoà nhập vào trong
cuộc sống hàng ngày để phát sinh trí tuệ trong những sinh hoạt bình
thường ở nơi thiên nhiên. Nó nhấn mạnh đến việc hành thiền là
một phương pháp sống và không đòi hỏi một tổ chức tập trung hay cách ly.
Phương pháp tu tập không tích cực giúp phát huy trí tuệ sâu sắc dần dần
qua việc ngồi hàng ngày và chánh niệm tự nhiên. Nó là một hướng tu
tập không có hình thức mà an lạc cực kỳ và tập trung cao độ. Ðây là một
con đường khó khăn đeo đuổi mà không có phương pháp tu tập tích cực. Bởi
vì tuệ giác phát triển dần dần chúng t ó thể ngã lòng. Thật là
khó duy trì sự nhận thức trong cuộc sống bận rộn này. Thỉnh thoảng, những ham
muốn, phiền muộn và những sự lo lắng hàng ngày củ húng ta làm cho ta khó
tu tập. Sự vắng lặng và tập trung cao độ thì đến chậm chạp. Nhưng
phương pháp tu tập không tích cực đòi hỏi phải nỗ lực cao. Trí tuệ
phát triển bền vững và mạnh mẽ. Người ta xa lánh sự co hấp vào hạnh
phúc hay tập trung quá độ. Và bởi vì mục đích tối thượng là không tìm gì
cho bản thân và không bị thời gian bó buộc nhưng ngay bây giờ tu tập liên
tục hàng ngày chính là đưa đến tuệ giác.
Phương pháp tu tập tích cực nhiều giờ trong ngày ở những khóa
thiền đặc biệt có thể phát huy tập trung cao và tuệ giác một
cách nhanh chóng. Trong khóa tu tích cực này, các hành giả phải trải qua
nhiều ngày, nhiều giờ mỗi ngày để thiền hành và thiền
tọa. Tâm trở nên vắng lặng và có sức mạnh của sự tập trung và sự nhận
thức sâu sắc hơn, thì tuệ giác phát sanh. Thường hành giả ở nơi ẩn dật
sẽ cảm nhận được sự đau khổ hay hạnh phúc và nhiều hiện tượng
khác nhau. Ví dụ như họ có thể nhìn được ánh sáng hoặc có thể
cảm nhận được sự chuyển động cơ thể một cách tự nhiên. Sự tập
trung và hạnh phúc cao thường đạt được từ việc tu tập tích cực liên
tục phối hợp với tuệ giác vào trong giáo pháp (bản chất của sự vật)
để đi đến sự tu tập chuyên cần và có đức tin. Bản chất của sự
cảm nhận này là một điều hết sức quan trọng. Nó hỗ trợ một
nền tảng vững chắc trong việc hành thiền hàng ngày sau những khóa
tu ở đời. Thật vậy, có một số thiền sư nhấn mạnh rằng chỉ trải qua
những khoá tu tích cực người đó có thể hy vọng thể nhập và cảm
nhận giáo pháp và đạt được hạnh phúc cuối cùng là Níp-bàn [l].
Hai phương pháp trên đều do đức Phật giảng dạy, hiện nay ở
phương Tây người t ó cơ hội để tiếp xúc hai pháp môn tối ưu này.
Chúng t ó thể trải qua những khóa tu tích cực và phối hợp với sự tu tập
chánh niệm hàng ngày. Cả hai đều làm quân bình cuộc sống, làm gia
tăng trí tuệ và giúp chúng ta sống an nhiên tự tại. Những khóa tu
thiền rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là bất cứ ở nơi nào,
ngay lúc này, nơi mà chúng ta bắt đầu và tiếp tục việc tu tập.
Thất giác chi
Một trong những phương pháp hữu ích và trong sáng nhứt để mô tả
việc tu tập là thất giác chi. Ðây là bản chất tự nhiên của tâm mà đức
Phật đã giảng như nền tảng của sự tu tập thích đáng. Một trong bảy
yếu tố giác ngộ này người ta tu tập đầy đủ thì làm quân bình con
đường giác ngộ.
Ðịnh, Khinh an và Xả giác chi, là ba yếu tố mang đặc tính thụ động
tiêu cực, ba giác chi sau có những đặc tính tích cực, linh hoạt và sống
động, đó là Tinh tấn giác chi, Trạch pháp giác chi, và Hỷ giác chi.
Yếu tố thứ bảy là Niệm giác chi, đây là chìa khóa tu tập Thất
Giác Chi. Tu tập niệm giác chi là tự động tu tập các giác chi khác. Chánh
niệm là tập trung tâm vào đề mục trong giây phút hiện tại, chánh
niệm cũng có chức năng đem lại sự quân bình hoàn toàn cho các giác chi
còn lại.
Thực hiện được những yếu tố giác ngộ, người t ó thể định
đoạt được toàn bộ phạm vi thiền định và con đường tu tập. Tất cả
các lối tu tập được đề cập trong quyển sách này có thể được
xem như ngọn đèn để phát huy bảy phẩm chất của tâm. Có một số
người sẽ tu tập Tinh tấn, Trạch pháp và Hỷ giác chi tiến bộ và mạnh
mẽ hơn. Còn một số khác phát triển Ðịnh và Xả giác chi mau chóng hơn.
Không cần dính mắc đến hình thức tu tập hay ngôn từ và văn phong của
giáo lý. Ðơn giản là hãy quan sát nếu nó đưa đến sự tu tập
những yếu tố giác ngộ.
Tất cả đều quay trở về tâm. Tâm là bắt đầu và là cuối cùng củ
ông việc tu hành. Người t ó thể suy niệm sự tu tập để thấy
được phẩm chất của tâm đã phát huy và nếu thấy được sự tu tập đó
thì sẽ giúp cho chúng ta làm quân bình những yếu tố giác ngộ. Nếu
được như vậy, thì hãy bắt đầu,nên nhớ rằng càng co hấp tư tưởng của
mình và càng so sánh những sự tu tập khác nhau chỉ là một chướng ngại vật
cho con đường giác ngộ. Hãy thư giãn nó đi. Sự tu tập và đức hạnh của
bạn sẽ theo bạn như hình với bóng.
Tại sao phải đọc, viết những sách Phật
giáo
Trong giai đoạn hành thiền, tôi nguyện rằng tôi sẽ không bao giờ
viết sách. Phung phí thời gian làm sao! Làm như vậy là dối chính mình và
dối mọi người! Vì hiện có đầy đủ sách về Phật giáo, thiền
định, phương pháp thực hành tâm linh rồi. Và không phải ai giảng giáo pháp
thế nào cũng được, bởi vì giáo pháp không thể nào diễn đạt bằng
lời nói.
Tôi dám nói rằng những quyển sách viết về thiền xem như là
lời nói phóng đại thuộc về tinh thần. Tuy nhiên hình thức bên ngoài muốn
chứng tỏ rằng ở đâu đây có ấp ủ một hoài bảo. Giáo pháp của đức Phật
giảng cho một thiền sinh chỉ là hình thức thôi. Nếu thiền sinh
hiểu thì thiền sinh đã có được túc duyên. Tinh hoa không phải là
những thứ ngôn từ mà nó là sự chứng nghiệm.
Dù sao đi nữ uốn sách này đã đến tay quý vị rồi: Một sự ghi
chép, một mục đích. Ðây là một sự cố gắng ghi lại những lời dạy thời
nguyên thủy có thể giúp cho những người đi tìm giáo pháp tu tập. Trong
quá khứ, nhiều tư tưởng Phật giáo được phổ biến qua bản dịch thuật
từ những bản kinh nguyên thủy có tính cách phóng đại. Nhưng những lời dạy
này vẫn còn hiện hữu và được trình bày ở đây qua những ngôn từ của
những vị thiền sư danh tiếng của Phật giáo nguyên thủy. Tôi hy
vọng rằng quyển sách này giúp cho quý độc giả đạt được chánh
pháp riêng của mình.
Giáo pháp trong quyển sách này có lẽ hình như mơ hồ và mâu thuẫn.
Mỗi vị thiền sư sẽ dạy một pháp môn tu tập, chỉ mâu thuẫn trong vấn
đề người đi theo tu tập khác pháp môn. Vấn đề nghịch lý này là
để chỉ cho thấy rằng có nhiều phương pháp để đi đến cùng
một chân lý. Nếu quý vị có được sự hiểu biết đó thì
người ta không thể nhìn Phật giáo dưới hình thức mâu thuẫn mà chỉ dựa
vào sự chứng thực, rồi vị ấy sẵn sàng để tu tập thật sự. Ðừng suy
nghĩ nhiều cái nào tốt hơn, trong sạch hơn, và nhanh chóng hơn. Hãy
chọn một phương pháp, một vị thầy và tu tập đi.
Một hôm nọ, một nữ hùng biện nổi tiếng về lý luận Phật
giáo đến thăm vị thiền sư người Lào của tôi. Người phụ nữ này
đã dạy môn Vi diệu pháp (Abhidhamma) ở Bankok. Trong lúc đàm đạo với vị
thiền sư, bà giảng cho mọi người để hiểu môn tâm lý Phật
giáo nó quan trọng như thế nào và cho các sinh viên của bà thấy lợi
ích của việc học môn Vi diệu pháp có giá trị làm sao. Bà hỏi
thầy của tôi không biết Ngài đồng ý với con về tầm quan trọng
của việc học môn Vi diệu pháp không. Vâng à, rất quan trọng,
ngài nói. Bà ta hoan hỉ và hỏi thêm không biết ngài có học trò
học Vi diệu pháp không. à, dĩ nhiên là có. Và ở đâu, bà hỏi:
"Ngài dạy họ bắt đầu từ quyển sách nào và học tốt
không?" "Ngay đây", thiền sư nói và chỉ vào trái tim của
mình.
[l] Tiếng Pàli: Nibbàna (Níp ba ná)