TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 37
TẠNG KINH - TIỂU BỘ
PAṬISAMBHIDĀMAGGO
& PHÂN TÍCH ĐẠO
Tập Một
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda
Đối với sự thành tựu cõi tái sanh,[1] khi được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của bao nhiêu nhân? Đối với các gia tộc giàu sang dòng Sát-đế-lỵ, các gia tộc giàu sang dòng Bà-la-môn, các gia tộc giàu sang của gia chủ, và chư thiên dục giới, khi được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của bao nhiêu nhân? Đối với chư thiên sắc giới thì sự sanh lên là do duyên của bao nhiêu nhân? Đối với chư thiên vô sắc giới thì sự sanh lên là do duyên của bao nhiêu nhân?
Đối với sự thành tựu cõi tái sanh, khi được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân. Đối với các gia tộc giàu sang dòng Sát-đế-lỵ, các gia tộc giàu sang dòng Bà-la-môn, các gia tộc giàu sang của gia chủ, và chư thiên dục giới, khi được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân. Đối với chư thiên sắc giới thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân. Đối với chư thiên vô sắc giới thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân.
Đối với sự thành tựu cõi tái sanh, khi được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của 8 nhân nào? Vào sát-na đổng lực của nghiệp thiện, ba nhân thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: ‘Do duyên các căn thiện, các hành (sanh khởi).’ Vào sát-na cận tử, hai nhân bất thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: ‘Do duyên các căn bất thiện, các hành (sanh khởi).’ Vào sát-na tục sinh, ba nhân vô ký là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên danh sắc, thức (sanh khởi), do duyên thức, danh sắc (sanh khởi).”
Vào sát-na tục sinh, năm uẩn là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, bốn đại hiển là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên. Vào sát-na tục sinh, ba sự tạo tác mạng sống[2] là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên. Vào sát-na tục sinh, danh và sắc là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên. Vào sát-na tục sinh, 14 pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên.
Vào sát-na tục sinh, bốn uẩn vô sắc là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, năm quyền các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, ba nhân là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, danh và thức là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, 14 pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên.
Vào sát-na tục sinh, hai mươi tám pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên.
Đối với sự thành tựu cõi tái sanh, khi được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân này. (1)
Đối với các gia tộc giàu sang dòng Sát-đế-lỵ, đối với các gia tộc giàu sang dòng Bà-la-môn, đối với các gia tộc giàu sang của gia chủ, đối với chư thiên dục giới, khi được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân nào? Vào sát-na đổng lực của nghiệp thiện, ba nhân thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên các căn thiện, các hành (sanh khởi).” Vào sát-na cận tử, hai nhân bất thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên các căn bất thiện, các hành (sanh khởi).” Vào sát-na tục sinh, ba nhân vô ký là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên danh sắc, thức (sanh khởi), do duyên thức, danh sắc (sanh khởi).”
Vào sát-na tục sinh, năm uẩn là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên. Vào sát-na tục sinh, bốn đại hiển là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên. Vào sát-na tục sinh, ba sự tạo tác mạng sống là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên. Vào sát-na tục sinh, danh và sắc là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên. Vào sát-na tục sinh, 14 pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên.
Vào sát-na tục sinh, bốn uẩn vô sắc là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, năm quyền các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, ba nhân là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, danh và thức là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, 14 pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên.
Vào sát-na tục sinh, hai mươi tám pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên.
Đối với các gia tộc giàu sang dòng Sát-đế-lỵ, đối với các gia tộc giàu sang dòng Bà-la-môn, đối với các gia tộc giàu sang của gia chủ, đối với chư thiên dục giới, khi được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân này. (2)
Đối với chư thiên sắc giới thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân nào? Vào sát-na đổng lực của nghiệp thiện, ba nhân thiện ...(như trên)... Đối với chư thiên sắc giới thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân này. (3)
Đối với chư thiên vô sắc giới thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân nào? Vào sát-na đổng lực của nghiệp thiện, ba nhân thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên các căn thiện, các hành (sanh khởi).” Vào sát-na cận tử, hai nhân bất thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên các căn bất thiện, các hành (sanh khởi).” Vào sát-na tục sinh, ba nhân vô ký là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên danh sắc, thức (sanh khởi), do duyên thức, danh sắc (sanh khởi).”
Vào sát-na tục sinh, bốn uẩn vô sắc là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, năm quyền là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, ba nhân là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, danh và thức là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, 14 pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Đối với chư thiên vô sắc giới thì sự sanh lên là do duyên của tám nhân này.
Đối với sự thành tựu cõi tái sanh, khi không được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của bao nhiêu nhân? Đối với các gia tộc giàu sang dòng Sát-đế-lỵ, đối với các gia tộc giàu sang dòng Bà-la-môn, đối với các gia tộc giàu sang của gia chủ, đối với chư thiên dục giới, khi không được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của bao nhiêu nhân?
Đối với sự thành tựu cõi tái sanh, khi không được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của sáu nhân. Đối với các gia tộc giàu sang dòng Sát-đế-lỵ, đối với các gia tộc giàu sang dòng Bà-la-môn, đối với các gia tộc giàu sang của gia chủ, đối với chư thiên dục giới, khi không được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của sáu nhân.
Đối với sự thành tựu cõi tái sanh, khi không liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của sáu nhân nào? Vào sát-na đổng lực của nghiệp thiện, hai nhân thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên các căn thiện, các hành (sanh khởi).” Vào sát-na cận tử, hai nhân bất thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên các căn bất thiện, các hành (sanh khởi).”
Vào sát-na tục sinh, hai nhân vô ký là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên danh sắc, thức (sanh khởi), do duyên thức, danh sắc (sanh khởi).”
Vào sát-na tục sinh, năm uẩn là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên. Vào sát-na tục sinh, bốn đại hiển là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên. Vào sát-na tục sinh, ba sự tạo tác mạng sống là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên. Vào sát-na tục sinh, danh và sắc là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên. Vào sát-na tục sinh, mười bốn pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên.
Vào sát-na tục sinh, bốn uẩn vô sắc là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, bốn quyền các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, hai nhân là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, danh và thức là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên. Vào sát-na tục sinh, 12 pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các tương ưng duyên.
Vào sát-na tục sinh, 26 pháp này là các đồng sanh duyên, là các hỗ tương duyên, là các y chỉ duyên, là các bất hợp duyên.
Đối với sự thành tựu cõi tái sanh, khi không được liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của sáu nhân này. (1)
Đối với các gia tộc giàu sang dòng Sát-đế-lỵ, đối với các gia tộc giàu sang dòng Bà-la-môn, đối với các gia tộc giàu sang của gia chủ, đối với chư thiên dục giới, khi không liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của sáu nhân nào? Vào sát-na đổng lực của nghiệp thiện, hai nhân thiện là các đồng sanh duyên của sở hữu tư đã được sanh lên vào sát-na ấy; vì thế được gọi là: “Do duyên các căn thiện, các hành (sanh khởi).” ...(nt)... Đối với các gia tộc giàu sang dòng Sát-đế-lỵ, đối với các gia tộc giàu sang dòng Bà-la-môn, đối với các gia tộc giàu sang của gia chủ, đối với chư thiên dục giới, khi không liên kết với trí thì sự sanh lên là do duyên của sáu nhân này.
Phần giảng về Cõi Tái Sanh được đầy đủ.
--ooOoo--
Có nghiệp (qk) có kết quả của nghiệp (qk), có nghiệp (qk) không có kết quả của nghiệp (qk), có nghiệp (qk) có kết quả của nghiệp (ht), có nghiệp (qk) không có kết quả của nghiệp (ht), có nghiệp (qk) có kết quả của nghiệp (vl), có nghiệp (qk) không có kết quả của nghiệp (vl).[3] Có nghiệp (ht) có kết quả của nghiệp (ht), có nghiệp (ht) không có kết quả của nghiệp (ht), có nghiệp (ht) có kết quả của nghiệp (vl), có nghiệp (ht) không có kết quả của nghiệp (vl). Có nghiệp (vl) có kết quả của nghiệp (vl), có nghiệp (vl) không có kết quả của nghiệp (vl).[4]
Có nghiệp thiện (qk) có kết quả của nghiệp thiện (qk), có nghiệp thiện (qk) không có kết quả của nghiệp thiện (qk), có nghiệp thiện (qk) có kết quả của nghiệp thiện (ht), có nghiệp thiện (qk) không có kết quả của nghiệp thiện (ht), có nghiệp thiện (qk) có kết quả của nghiệp thiện (vl), có nghiệp thiện (qk) không có kết quả của nghiệp thiện (vl). Có nghiệp thiện (ht) có kết quả của nghiệp thiện (ht), có nghiệp thiện (ht) không có kết quả của nghiệp thiện (ht), có nghiệp thiện (ht) có kết quả của nghiệp thiện (vl), có nghiệp thiện (ht) không có kết quả của nghiệp thiện (vl). Có nghiệp thiện (vl) có kết quả của nghiệp thiện (vl), có nghiệp thiện (vl) không có kết quả của nghiệp thiện (vl).
Có nghiệp bất thiện (qk) có kết quả của nghiệp bất thiện (qk), có nghiệp bất thiện (qk) không có kết quả của nghiệp bất thiện (qk), có nghiệp bất thiện (qk) có kết quả của nghiệp bất thiện (ht), có nghiệp bất thiện (qk) không có kết quả của nghiệp bất thiện (ht), có nghiệp bất thiện (qk) có kết quả của nghiệp bất thiện (vl), có nghiệp bất thiện (qk) không có kết quả của nghiệp bất thiện (vl). Có nghiệp bất thiện (ht) có kết quả của nghiệp bất thiện (ht), có nghiệp bất thiện (ht) không có kết quả của nghiệp bất thiện (ht), có nghiệp bất thiện (ht) có kết quả của nghiệp bất thiện (vl), có nghiệp bất thiện (ht) không có kết quả của nghiệp bất thiện (vl). Có nghiệp bất thiện (vl) có kết quả của nghiệp bất thiện (vl), có nghiệp bất thiện (vl) không có kết quả của nghiệp bất thiện (vl).
Có nghiệp sai trái (qk) ... Có nghiệp không sai trái (qk) ... Có nghiệp đen (qk) ... Có nghiệp trắng (qk) ... Có nghiệp tăng trưởng lạc (qk) ... Có nghiệp tăng trưởng khổ (qk) ... Có nghiệp kết quả lạc (qk) ... Có nghiệp kết quả khổ (qk) có kết quả của nghiệp kết quả khổ (qk), có nghiệp kết quả khổ (qk) không có kết quả của nghiệp kết quả khổ (qk), có nghiệp kết quả khổ (qk) có kết quả của nghiệp kết quả khổ (ht), có nghiệp kết quả khổ (qk) không có kết quả của nghiệp kết quả khổ (ht), có nghiệp kết quả khổ (qk) có kết quả của nghiệp kết quả khổ (vl), có nghiệp kết quả khổ (qk) không có kết quả của nghiệp kết quả khổ (vl). Có nghiệp kết quả khổ (ht) có kết quả của nghiệp kết quả khổ (ht), có nghiệp kết quả khổ (ht) không có kết quả của nghiệp kết quả khổ (ht), có nghiệp kết quả khổ (ht) có kết quả của nghiệp kết quả khổ (vl), có nghiệp kết quả khổ (ht) không có kết quả của nghiệp kết quả khổ (vl). Có nghiệp kết quả khổ (vl) có kết quả của nghiệp kết quả khổ (vl), có nghiệp kết quả khổ (vl) không có kết quả của nghiệp kết quả khổ (vl).
Phần Giảng về Nghiệp được đầy đủ.
--ooOoo--
[Duyên khởi ở Sāvatthi]
Này các tỳ khưu, đây là bốn sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến. Bốn là gì? Này các tỳ khưu, về vô thường (quan niệm) là ‘Thường’ là sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến. Này các tỳ khưu, về khổ não (quan niệm) là ‘Lạc’ là sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến. Này các tỳ khưu, về vô ngã (quan niệm) là ‘Ngã’ là sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến. Này các tỳ khưu, về bất tịnh (quan niệm) là ‘Tịnh’ là sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến. Này các tỳ khưu, đây là bốn sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến.
Này các tỳ khưu, đây là bốn sự không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến. Bốn là gì? Này các tỳ khưu, về vô thường (quan niệm) là ‘Vô thường’ là sự không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến Này các tỳ khưu, về khổ não (quan niệm) là ‘Khổ não’ là sự không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến Này các tỳ khưu, về vô ngã (quan niệm) là ‘Vô ngã’ là sự không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến Này các tỳ khưu, về bất tịnh (quan niệm) là ‘Bất tịnh’ là sự không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến Này các tỳ khưu, bốn điều này không lầm lạc của tưởng, không lầm lạc của tâm, không lầm lạc của kiến.
1. Vô thường tưởng là thường
khổ não tưởng là lạc,
vô ngã cho là ngã,
bất tịnh tưởng là tịnh,
tà kiến đánh bại chúng
tưởng quấy, tâm rối loạn.
2. Bị Ma vương buộc ách,
trói buộc không an ổn,
chúng sanh bị luân hồi
đi đến sanh lão tử.
3. Khi chư Phật quang minh
hiện khởi ở thế gian
giảng giải Giáo Pháp này
đưa đến vắng lặng khổ.
4. Bậc trí nghe theo Phật
thành tựu tâm, thấy được
vô thường là vô thường,
khổ não là khổ não,
Vô ngã là vô ngã,
bất tịnh là bất tịnh,
nắm giữ chánh tri kiến,
xa lìa tất cả khổ.
Đối với người được thành tựu về kiến, bốn sự lầm lạc này được dứt bỏ hay chưa được dứt bỏ? Một số được dứt bỏ, một số chưa được dứt bỏ. Sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến về vô thường (quan niệm) là ‘Thường’ được dứt bỏ. Về khổ não (quan niệm) là ‘Lạc,’ tưởng như thế có sanh lên, tâm như thế có sanh lên, còn sự lầm lạc của kiến được dứt bỏ. Sự lầm lạc của tưởng, lầm lạc của tâm, lầm lạc của kiến về vô ngã (quan niệm) là ‘Ngã’ được dứt bỏ. Về bất tịnh (quan niệm) là ‘Tịnh,’ tưởng như thế có sanh lên, tâm như thế có sanh lên, còn sự lầm lạc của kiến được dứt bỏ.
Về hai sự việc (vô thường, vô ngã), có sáu sự lầm lạc được dứt bỏ. Về hai sự việc (khổ não, bất tịnh), có hai sự lầm lạc được dứt bỏ, bốn sự lầm lạc chưa được dứt bỏ. Về bốn sự việc, có tám sự lầm lạc được dứt bỏ, bốn sự lầm lạc chưa được dứt bỏ.
Phần Giảng về Sự Lầm Lạc được đầy đủ.
--ooOoo--
Đạo: Đạo theo ý nghĩa gì? Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà kiến, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, là đạo vừa là nhân của việc chấm dứt các phiền não, là đạo vừa là nhân của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, là đạo vừa là nhân của việc khẳng định tâm, là đạo vừa là nhân của việc thanh lọc tâm, là đạo vừa là nhân của việc đắc chứng pháp đặc biệt, là đạo vừa là nhân của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.
Chánh tư duy theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh): là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà tư duy, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, là đạo vừa là nhân của việc chấm dứt các phiền não, là đạo vừa là nhân của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, là đạo vừa là nhân của việc khẳng định tâm, là đạo vừa là nhân của việc thanh lọc tâm, là đạo vừa là nhân của việc đắc chứng pháp đặc biệt, là đạo vừa là nhân của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.
Chánh ngữ theo ý nghĩa gìn giữ: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà ngữ, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, là đạo vừa là nhân của việc chấm dứt các phiền não, là đạo vừa là nhân của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, là đạo vừa là nhân của việc khẳng định tâm, là đạo vừa là nhân của việc thanh lọc tâm, là đạo vừa là nhân của việc đắc chứng pháp đặc biệt, là đạo vừa là nhân của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.
Chánh nghiệp theo ý nghĩa nguồn sanh khởi: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà nghiệp, ...(như trên)... Chánh mạng theo ý nghĩa trong sạch: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà mạng, ...(như trên)... Chánh tinh tấn theo ý nghĩa ra sức: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà tinh tấn, ...(như trên)... Chánh niệm theo ý nghĩa thiết lập: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà niệm, ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà định, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, là đạo vừa là nhân của việc chấm dứt các phiền não, là đạo vừa là nhân của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, là đạo vừa là nhân của việc khẳng định tâm, là đạo vừa là nhân của việc thanh lọc tâm, là đạo vừa là nhân của việc đắc chứng pháp đặc biệt, là đạo vừa là nhân của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.
Vào sát-na Đạo Nhất Lai, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức: ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ đối với sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, đối với ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, ... của việc chấm dứt các phiền não, ... của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, ... của việc khẳng định tâm, ... của việc thanh lọc tâm, ... của việc đắc chứng pháp đặc biệt, ... của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.
Vào sát-na Đạo Bất Lai, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức: ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ đối với sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, đối với ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, ... của việc chấm dứt các phiền não, ... của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, ... của việc khẳng định tâm, ... của việc thanh lọc tâm, ... của việc đắc chứng pháp đặc biệt, ... của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.
Vào sát-na Đạo A-la-hán, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức: ...(như trên)... Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, là đạo vừa là nhân của việc chấm dứt các phiền não, là đạo vừa là nhân của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, là đạo vừa là nhân của việc khẳng định tâm, là đạo vừa là nhân của việc thanh lọc tâm, là đạo vừa là nhân của việc đắc chứng pháp đặc biệt, là đạo vừa là nhân của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.
Đường lối (Đạo) của nhận thức là chánh kiến, đường lối của sự gắn chặt (tâm vào cảnh) là chánh tư duy, đường lối của sự gìn giữ là chánh ngữ, đường lối của nguồn sanh khởi là chánh nghiệp, đường lối của sự trong sạch là chánh mạng, đường lối của sự ra sức là chánh tinh tấn, đường lối của sự thiết lập là chánh niệm, đường lối của sự không tản mạn là chánh định.
Đường lối của sự thiết lập là niệm giác chi, đường lối của sự suy xét là trạch pháp giác chi, đường lối của sự ra sức là cần giác chi, đường lối của sự lan tỏa là hỷ giác chi, đường lối của sự an tịnh là tịnh giác chi, đường lối của sự không tản mạn là định giác chi, đường lối của sự phân biệt rõ là xả giác chi.
Đường lối của tính chất không dao động ở sự không có đức tin là tín lực, đường lối của tính chất không dao động ở sự biếng nhác là tấn lực, đường lối của tính chất không dao động ở sự buông lung là niệm lực, đường lối của tính chất không dao động ở sự phóng dật là định lực, đường lối của tính chất không dao động ở sự không sáng suốt là tuệ lực.
Đường lối của sự cương quyết là tín quyền, đường lối của sự ra sức là tấn quyền, đường lối của sự thiết lập là niệm quyền, đường lối của sự không tản mạn là định quyền, đường lối của sự nhận thức là tuệ quyền.
Theo ý nghĩa pháp chủ đạo, quyền là Đạo; theo ý nghĩa không dao động, lực là Đạo; theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi), giác chi là Đạo; theo ý nghĩa chủng tử, chi phần của Đạo là Đạo; theo ý nghĩa thiết lập, sự thiết lập niệm là Đạo; theo ý nghĩa nỗ lực, chánh cần là Đạo; theo ý nghĩa thành tựu, nền tảng của thần thông là Đạo; theo ý nghĩa của thực thể, các chân lý là Đạo; theo ý nghĩa không tàn mạn, chỉ tịnh là Đạo; theo ý nghĩa quán xét, minh sát là Đạo; theo ý nghĩa nhất vị, chỉ tịnh và minh sát là Đạo; theo ý nghĩa không vượt trội, sự kết hợp chung là Đạo; theo ý nghĩa thu thúc, giới thanh tịnh là Đạo; theo ý nghĩa không tản mạn, tâm thanh tịnh là Đạo; theo ý nghĩa nhận thức, kiến thanh tịnh là Đạo; theo ý nghĩa thấu triệt, minh là Đạo; theo ý nghĩa buông bỏ, sự giải thoát là Đạo; theo ý nghĩa đoạn trừ, trí về sự đoạn tận là Đạo; ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội là Đạo; tác ý theo ý nghĩa nguồn sanh khởi là Đạo; xúc theo ý nghĩa liên kết là Đạo; thọ theo ý nghĩa hội tụ là Đạo; định theo ý nghĩa dẫn đầu là Đạo; niệm theo ý nghĩa là pháp chủ đạo là Đạo; tuệ theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện là Đạo; sự giải thoát theo ý nghĩa cốt lỏi là Đạo; Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là Đạo.
Phần giảng về Đạo được đầy đủ.
--ooOoo--
X. GIẢNG VỀ TỊNH THỦY NÊN UỐNG
Này các tỳ khưu, tịnh thủy nên uống là Phạm hạnh này, là bậc Đạo Sư khi còn tại tiền. Khi bậc Đạo Sư còn tại tiền, bản chất của tịnh thủy có ba loại là: tịnh thủy về sự thuyết giảng, tịnh thủy về người thọ nhận, tịnh thủy về Phạm hạnh.
Tịnh thủy về sự thuyết giảng là gì? Là sự phát biểu, sự thuyết giảng, sự làm cho nhận biết, sự thiết lập, sự phô bày, sự phân giải, hành động làm rõ về bốn Chân Lý cao thượng ... về bốn sự thiết lập niệm ... về bốn chánh cần ... về bốn nền tảng của thần thông ... về năm quyền ... về năm lực ... về bảy chi phần đưa đến giác ngộ ... về Thánh Đạo tám chi phần; đây là tịnh thủy về sự thuyết giảng. (1)
Tịnh thủy về người thọ nhận là gì? Là các tỳ khưu, các tỳ khưu ni, các nam cư sĩ, các nữ cư sĩ, chư thiên, nhân loại, hoặc bất cứ những ai khác là người hiểu biết; đây là tịnh thủy về người thọ nhận. (2)
Tịnh thủy về Phạm hạnh là gì? Điều này chính là Thánh Đạo tám chi phần tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định; đây là tịnh thủy về Phạm hạnh. (3)
‘Tịnh thủy về cương quyết là tín quyền, không có đức tin là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã không có đức tin, uống tịnh thủy cương quyết của tín quyền’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về ra sức là tấn quyền, biếng nhác là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã biếng nhác, uống tịnh thủy ra sức của tấn quyền’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về thiết lập là niệm quyền, buông lung là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã buông lung, uống tịnh thủy thiết lập của niệm quyền’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về không tản mạn là định quyền, phóng dật là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã phóng dật, uống tịnh thủy không tản mạn của định quyền’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về nhận thức là tuệ quyền, vô minh là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã vô minh, uống tịnh thủy nhận thức của tuệ quyền’ là tịnh thủy nên uống.
‘Tịnh thủy về không dao động ở sự không có đức tin là tín lực, không có đức tin là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã không có đức tin, uống tịnh thủy không dao động ở sự không có đức tin của tín lực’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự biếng nhác là tấn lực, biếng nhác là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã biếng nhác, uống tịnh thủy không dao động ở sự biếng nhác của tấn lực’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự buông lung là niệm lực, buông lung là cặn bã; ‘sau khi loại bỏ cặn bã buông lung, uống tịnh thủy không dao động ở sự buông lung của niệm lực’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự phóng dật là định lực, phóng dật là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã phóng dật, uống tịnh thủy không dao động ở sự phóng dật của định lực’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự không sáng suốt là tuệ lực, vô minh là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã vô minh, uống tịnh thủy không dao động ở sự không sáng suốt của tuệ lực’ là tịnh thủy nên uống.
‘Tịnh thủy về thiết lập là niệm giác chi, sự buông lung là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã buông lung, uống tịnh thủy thiết lập của niệm giác chi’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về suy xét là trạch pháp giác chi, vô minh là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã vô minh, uống tịnh thủy suy xét của trạch pháp giác chi’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về ra sức là cần giác chi, sự biếng nhác là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã biếng nhác, uống tịnh thủy ra sức của cần giác chi’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về lan tỏa là hỷ giác chi, trạng thái bực bội là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã trạng thái bực bội, uống tịnh thủy lan tỏa của hỷ giác chi’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về an tịnh là tịnh giác chi, sự thô xấu là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã thô xấu, uống tịnh thủy an tịnh của tịnh giác chi’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về không tản mạn là định giác chi, sự phóng dật là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã phóng dật, uống tịnh thủy không tản mạn của định giác chi’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về sự phân biệt rõ là xả giác chi, sự không phân biệt rõ là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã không phân biệt rõ, uống tịnh thủy sự phân biệt rõ của xả giác chi’ là tịnh thủy nên uống.
‘Tịnh thủy về nhận thức là chánh kiến, tà kiến là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã tà kiến, uống tịnh thủy nhận thức của chánh kiến’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về gắn chặt (tâm vào cảnh) là chánh tư duy, tà tư duy là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã tà tư duy, uống tịnh thủy gắn chặt (tâm vào cảnh) của chánh tư duy’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về gìn giữ là chánh ngữ, tà ngữ là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã tà ngữ, uống tịnh thủy gìn giữ của chánh ngữ’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về nguồn sanh khởi là chánh nghiệp, tà nghiệp là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã tà nghiệp, uống tịnh thủy nguồn sanh khởi của chánh nghiệp’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về trong sạch là chánh mạng, tà mạng là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã tà mạng, uống tịnh thủy trong sạch của chánh mạng’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về ra sức là chánh tinh tấn, tà tinh tấn là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã tà tinh tấn, uống tịnh thủy ra sức của chánh tinh tấn’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về thiết lập là chánh niệm, tà niệm là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã tà niệm, uống tịnh thủy thiết lập của chánh niệm’ là tịnh thủy nên uống. ‘Tịnh thủy về không tản mạn là chánh định, tà định là cặn bã; sau khi loại bỏ cặn bã tà định, uống tịnh thủy không tản mạn của chánh định’ là tịnh thủy nên uống.
Có tịnh thủy, có vật nên uống, có cặn bã.
Tịnh thủy về cương quyết là tín quyền, không có đức tin là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về ra sức là tấn quyền, biếng nhác là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về thiết lập là niệm quyền, buông lung là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về không tản mạn là định quyền, phóng dật là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về nhận thức là tuệ quyền, vô minh là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống.
Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự không có đức tin là tín lực, sự không có đức tin là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự biếng nhác là tấn lực, sự biếng nhác là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự buông lung là niệm lực, sự buông lung là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự phóng dật là định lực, sự phóng dật là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự không sáng suốt là tuệ lực, vô minh là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống.
Tịnh thủy về thiết lập là niệm giác chi, buông lung là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về suy xét là trạch pháp giác chi, vô minh là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về ra sức là cần giác chi, sự biếng nhác là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về lan tỏa là hỷ giác chi, trạng thái bực bội là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về an tịnh là tịnh giác chi, sự thô xấu là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về không tản mạn là định giác chi, sự phóng dật là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về sự phân biệt rõ là xả giác chi, sự không phân biệt rõ là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống.
Tịnh thủy về nhận thức là chánh kiến, tà kiến là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về gắn chặt (tâm vào cảnh) là chánh tư duy, tà tư duy là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về gìn giữ là chánh ngữ, tà ngữ là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về nguồn sanh khởi là chánh nghiệp, tà nghiệp là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về trong sạch là chánh mạng, tà mạng là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về ra sức là chánh tinh tấn, tà tinh tấn là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về thiết lập là chánh niệm, tà niệm là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống. Tịnh thủy về không tản mạn là chánh định, tà định là cặn bã. Ở đây, điều gì là cốt lõi của ý nghĩa, cốt lõi của Pháp, cốt lõi của giải thoát, điều ấy là nên uống.
Tịnh thủy về nhận thức là chánh kiến, tịnh thủy về gắn chặt (tâm vào cảnh) là chánh tư duy, tịnh thủy về gìn giữ là chánh ngữ, tịnh thủy về nguồn sanh khởi là chánh nghiệp, tịnh thủy về trong sạch là chánh mạng, tịnh thủy về ra sức là chánh tinh tấn, tịnh thủy về thiết lập là chánh niệm, tịnh thủy về không tản mạn là chánh định.
Tịnh thủy về thiết lập là niệm giác chi, tịnh thủy về suy xét là trạch pháp giác chi, tịnh thủy về nỗ lực là cần giác chi, tịnh thủy về lan tỏa là hỷ giác chi, tịnh thủy về an tịnh là tịnh giác chi, tịnh thủy về không tản mạn là định giác chi, tịnh thủy về sự phân biệt rõ là xả giác chi.
Tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự không có đức tin là tín lực, tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự biếng nhác là tấn lực, tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự buông lung là niệm lực, tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự phóng dật là định lực, tịnh thủy về tính chất không dao động ở sự không sáng suốt là tuệ lực.
Tịnh thủy về cương quyết là tín lực, tịnh thủy về ra sức là tấn lực, tịnh thủy về thiết lập là niệm lực, tịnh thủy về không tản mạn là định lực, tịnh thủy về nhận thức là tuệ lực.
Theo ý nghĩa pháp chủ đạo, quyền là tịnh thủy; theo ý nghĩa không dao động, lực là tịnh thủy; theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi), giác chi là tịnh thủy; theo ý nghĩa chủng tử, Đạo là tịnh thủy; theo ý nghĩa thiết lập, sự thiết lập niệm là tịnh thủy; theo ý nghĩa nỗ lực, chánh tinh tấn là tịnh thủy; theo ý nghĩa thành tựu, nền tảng của thần thông là tịnh thủy; theo ý nghĩa của thực thể, các chân lý là tịnh thủy; theo ý nghĩa không tàn mạn, chỉ tịnh là tịnh thủy, theo ý nghĩa quán xét, minh sát là tịnh thủy; theo ý nghĩa nhất vị, chỉ tịnh và minh sát là tịnh thủy; theo ý nghĩa không vượt trội, sự kết hợp chung là tịnh thủy; theo ý nghĩa thu thúc, giới thanh tịnh là tịnh thủy; theo ý nghĩa không tản mạn, tâm thanh tịnh là tịnh thủy; theo ý nghĩa nhận thức, kiến thanh tịnh là tịnh thủy; theo ý nghĩa thấu triệt, minh là tịnh thủy; theo ý nghĩa buông bỏ, sự giải thoát là tịnh thủy; theo ý nghĩa đoạn trừ, trí về sự đoạn tận là tịnh thủy; theo ý nghĩa tịnh lặng, trí không chấp thủ là tịnh thủy.
Ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội là tịnh thủy, tác ý theo ý nghĩa nguồn sanh khởi là tịnh thủy, xúc theo ý nghĩa liên kết là tịnh thủy, thọ theo ý nghĩa hội tụ là tịnh thủy, định theo ý nghĩa dẫn đầu là tịnh thủy, niệm theo ý nghĩa pháp chủ đạo là tịnh thủy, tuệ theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện là tịnh thủy, sự giải thoát theo ý nghĩa cốt lỏi là tịnh thủy, Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là tịnh thủy.
Phần giảng về Tịnh Thủy Nên Uống được đầy đủ.
Tụng phẩm thứ tư.
Phẩm Chính Yếu là phẩm thứ nhất.
--ooOoo--
Phần tóm lược của phẩm này là:
Trí, kiến, hơi thở vào,
quyền, giải thoát thứ năm,
cõi, nghiệp, lầm lạc, Đạo,
tịnh thủy, thảy là mười.
Phẩm thứ nhất, cao quý, tuyệt vời, không gì sánh được này đã được xác lập do các vị chuyên trì tụng về các Bộ Kinh.
--ooOoo--
[1] Sự thành tựu cõi tái sanh (gatisampatti) nói về sự tái sanh làm người, trời. Sự hư hỏng về cõi tái sanh (gativipatti) nói về sự tái sanh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh (PṭsA. 3, 570).
[2] Ba sự tạo tác mạng sống (jīvitasaṅkhārā) là tuổi thọ, hơi nóng, và thức (PṭsA. 3, 572).
[3] Các chữ viết tắt qk (quá khứ), ht (hiện tại), vl (vị lai) căn cứ theo các động từ ahosi, atthi, bhavissati ở ba thời khác nhau với ý nghĩa: là, thì, có, v.v... (ND).
[4] Ý nghĩa của đoạn văn này có thể hiểu như sau: Nghiệp được tạo tác ở thời quá khứ có thể có quả báu hoặc không có quả báu ở một trong ba thời: quá khứ, hiện tại, hoặc vị lai. Nghiệp được tạo tác ở thời hiện tại có thể có quả báu hoặc không có quả báu ở một trong hai thời: quá khứ hoặc vị lai. Nghiệp được tạo tác ở thời vị lai có thể có quả báu hoặc không có quả báu ở thời vị lai. Các đoạn kế tiếp được giải thích tương tợ (ND).
| 00 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 |
<Mục Lục Chung><Phân Tích Đạo I><Phân Tích Đạo II><Đầu Trang>