THERAVĀDA - PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
ĐẠI PHẬT SỬ - TẬP 2
Nguyên tác: Mingun Sayadaw
Tỳ khưu Minh Huệ biên dịch


[Trước] [Mục lục tập 2] [Tiếp theo]


TRÍCH DẪN:

VIỆC THỌ THAI BỒ TÁT

SỰ MANG THAI VÀO THỜI KỲ THỨ HAI CỦA CUỘC ĐỜI

Câu hỏi có thể được đặt ra: Tại sao Hoàng hậu Māyā mang thai Bồ tát chỉ ở giai đoạn thứ ba trong thời kỳ thứ hai của cuộc đời? Câu trả lời là: Dục lạc của người đàn bà trong thời kỳ đầu thường rất mạnh. Vì thế những người đàn bà có thai vào thời kỳ đầu không thể chăm sóc bào thai kỹ lưỡng. Phần đông không thể chăm sóc bào thai. Việc không có khả năng như vậy tạo ra nhiều hình thức tổn thương đến bào thai.

Thời kỳ giữa là thời kỳ thứ hai trong ba thời kỳ của đời người, có thể được phân chia làm ba giai đoạn bằng nhau. Khi người đàn bà đạt đến giai đoạn thứ ba thì bào thai của người ấy được sạch sẽ và tinh khiết. Đứa bé ở trong bào thai sạch sẽ và tinh khiết như vậy sẽ được khỏe mạnh, không bị các bịnh tật.

Mẹ của Bồ tát trong kiếp chót của Ngài thọ hưởng dục lạc trong thời kỳ đầu; và theo thông lệ, bà sẽ mạng chung sau khi hạ sanh Bồ tát trong giai đoạn thứ ba của thời kỳ thứ hai. (Việc bà qua đời bảy ngày sau khi hạ sanh Bồ tát là qui luật. Thực tế là vị thiên Bồ tát chỉ giáng sanh vào lòng mẹ khi vị ấy thấy rằng người mẹ mà Ngài sẽ giáng sanh vào chỉ còn sống thêm mười tháng bảy ngày nữa thôi. Như vậy, rõ ràng là cái chết của bà không phải do sanh con. Nên hiểu rằng mẹ của Bồ tát mạng chung chỉ vì thọ mạng của bà đã hết) (Dīgha Nikāya Aṭṭhakathā, v.v…)


Mục lục chính Tập 1A Tập 1B Tập 2 Tập 3 Tập 4 Tập 5 Tập 6A Tập 6B


[Đầu trang][Mục lục tổng quát][Mục lục]