THERAVĀDA - PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
ĐẠI PHẬT SỬ - TẬP 3
Nguyên tác: Mingun Sayadaw
Tỳ khưu Minh Huệ biên dịch


[Phần trước] [Mục lục tập 3] [Tiếp theo]


CHƯƠNG 16

HAI ĐẠO SĨ UPATISSA VÀ KOLITA ĐẾN DƯỚI CHÂN ĐỨC PHẬT TOÀN GIÁC

(Nghe tin Đức Phật đã đến tại Vương xá thành (Rājagaha), Tịnh Phạn vương (Suddhodāna) cử một số vị quan, mỗi vị dẫn theo một ngàn tùy tùng, để thỉnh Đức Phật về kinh đô của vị ấy. Sự kiện này xảy ra vào hạ huyền tháng Phussa. Điều cần lưu ý là nếu chúng tôi mở đầu chương này bằng đoạn này thì sẽ khó bao gồm được câu chuyện về hai vị Thượng thủ Thinh văn đương lai. Do đó, bài miêu tả tóm tắt về hai vị Thượng thủ Thinh văn đương lai sẽ được nêu ra ở đây như là phần mở đầu của chương này).

Vào khoảng mồng một tháng Māgha, Đức Phật đến Rājagaha và trú ở nơi đây khoảng nửa tháng. Lúc bấy giờ vị đạo sư của các đạo sĩ hành cước là Sañjaya, ông ta sống ở Rājagaha cùng với hai trăm năm mươi đạo sĩ. Suốt thời gian ấy, hai đạo sĩ hành cước Upatissa và Kolita, là hai vị Thượng thủ Thinh văn đương lai - Sāriputta và Moggallāna, đang hành đạo dưới sự hướng dẫn của đại giáo chủ Sañjaya.

Upatissa và Kolita là đôi bạn thân từ lúc thiếu thời, sau khi đã nắm vững toàn bộ giáo lý của Sañjaya trong vòng hai hoặc ba ngày, họ nhận ra rằng giáo lý của giáo chủ Sañjaya không dẫn đến Niết bàn bất tử.

“ Này bạn, giáo lý của vị giáo chủ này không có quả, nó không có thực chất. Chúng ta hãy giao ước rằng: từ nay trở đi, nếu người nào trong chúng ta giác ngộ Niết bàn bất tử trước thì nên báo cho người kia biết.”

Rồi vào một buổi sáng của thượng tuần trăng tháng Phagguna, Đại đức A-xà-Chí (Assaji), vị tỳ khưu của nhóm năm anh em Kiều trần Như (Pancavaggi), sau khi mặc y, mang bát và đắp Tăng-già-lê lên đường đi đến Rājagaha để khất thực. Oai nghi và diện mạo của vị ấy trông thật trang nghiêm, đáng kính trọng, dù đi tới hoặc đi lui, nhìn tới trước hoặc nhìn sang một bên, đôi mắt Ngài nhìn xuống xa không quá bốn hắc tay.

Khi đạo sĩ Upatissa - Sāriputta tương lai trông thấy đại đức Assaji đang đi vào Rājagaha với oai nghi diện mạo trang nghiêm và sáng chói, vị ấy khởi lên ý nghĩ:

“ Ta tin chắc vị tỳ khưu này phải là một trong những người trên thế gian này đã chứng đắc đạo quả A-la-hán (arahatta-magga-phala). Lành thay nếu ta đi đến vị ấy và hỏi rằng: ‘Này hiền giả, hiền giả đã xuất gia theo ai? Ai là đạo sư của hiền giả? Hiền giả đã thực hành giáo pháp của ai?’ Nhưng vị ấy lại tiếp tục suy nghĩ thêm:

“Bây giờ chưa phải lúc để hỏi vị tỳ khưu này, vị đang bận khất thực. Đôi bạn chúng ta đã rất mong mỏi Niết bàn bất tử, sau khi đã luận ra rằng: ‘ Nếu có chết ắt phải có trạng thái bất tử.’ Về phần ta là người đang tầm cầu mục tiêu Niết bàn bất tử, ta nên theo sát vị Sa- môn này.”

Do đó, vị ấy theo sát phía sau đại đức Assaji.

Khi đại đức Assaji đã đi khất thực xong, Upatissa nhận biết ngài muốn ngồi xuống để thọ thực. Do đó, vị ấy bày ra một cái giá có chân ngắn mà vị ấy đã mang theo bên mình rồi cúng dường một ít nước từ cái bình nước khi đại đức đã thọ thực xong. Sau khi đã làm xong những phận sự cần thiết của một người đệ tử đối với ông thầy, Upatissa bắt đầu cuộc đàm đạo thân mật với vị trưởng lão và nói rằng: “ Thưa hiền giả, các căn của hiền giả hoàn toàn trong sáng và

thanh tịnh, nước da của hiền giả tươi sáng thuần khiết. Thưa hiền giả, chẳng hay ngài xuất gia theo ai? Ai là đạo sư của ngài? Hiền giả thọ trì giáo pháp của ai?”

Đại đức Assaji đáp lại rằng: “Này hiền giả, bần Tăng xuất gia theo Đức Phật Chánh biến tri, một hậu duệ của dòng dõi Thích ca, đã từ bỏ thế gian và trở thành Sa-môn. Ngài là đạo sư của bần Tăng. Bần Tăng là người thọ trì giáo pháp của Ngài.” Rồi Upatissa lại hỏi: “

Thưa tôn giả, Đức Phật đạo sư của tôn giả thuyết giảng pháp gì?”

Đại đức Assaji nghiền ngẫm: “ Những vị đạo sĩ hành cước này thường chấp theo tà kiến, và ta phải chỉ cho đạo sĩ hành cước này thấy rõ bản chất thậm thâm và vi diệu của giáo pháp.” Rồi trả lời rằng: “ Này hiền giả, bần Tăng chỉ là một thành viên bậc thấp trong Tăng chúng, mới đi vào giáo pháp đây thôi. Bần Tăng không có khả năng giảng rộng giáo pháp. Bần Tăng sẽ nói tóm tắt ý nghĩa nòng cốt của giáo pháp.”

Đạo sĩ Upatissa định nói với đại đức Assaji rằng: “ Tôi là Upatissa, một đạo sĩ hành cước là người có trí tuệ, hãy giảng giải cho tôi theo hết khả năng của ngài dù ít dù nhiều. Trách nhiệm của tôi là cố gắng hiểu bài pháp của ngài bằng cách giải rộng nó với một trăm hoặc một ngàn cách.” Nhưng Upatissa chỉ nói rằng:

“ Cứ vậy đi, thưa hiền giả. Hãy giảng cho tôi dầu ít dầu nhiều, chỉ cần giảng giải ý nghĩa cốt lõi. Tôi chỉ muốn nghe ý nghĩa cốt lõi của giáo pháp ấy.”

Do đó, đại đức Assaji thuyết một câu pháp cô đọng, hàm chứa ý nghĩa cốt lõi về Tứ Diệu Đế:

Ye dhammā hetuppabhavā Tesaṁ hetuṁ Tathāgato āha Tesañca yo nirodho

Evaṃ vādi Mahāsamano.

“Này hiền giả, năm uẩn nói theo cách khác là Khổ đế (Dukkha saccca), có nguyên nhân của chúng là ái dục hay Khổ tập đế (Samudaya sacca). Đức Phật, bậc đạo sư của bần Tăng đã giảng dạy về Dukkha saccca Samudaya sacca. Ngài cũng giảng dạy về Khổ diệt đế (Nirodha sacca) và Khổ diệt đạo đế (Magga sacca). Đó là giáo pháp của bậc Đại Sa-môn, đạo sư của chúng tôi, bậc thuyết giảng Tứ Thánh Đế này một cách chi tiết.”

Sau khi nghe qua nửa phần đầu của câu pháp trên, đạo sĩ Upatissa chứng đắc quả thánh Nhập lưu (sotāpanna), khi nghe nốt nửa câu pháp còn lại khi vị ấy đã trở thành bậc thánh Nhập lưu (sotāpanna).

Rồi Sāriputta đương lai ứng khẩu câu kệ này:

Eseva dhammo yadi tāvadeva, paccavyyatha padamasokaṁ; adiṭṭhaṁ abbhatītaṁ, bahukehi kappanahutehi.

Đây chính là Giáo pháp, là chân lý mà đôi bạn chúng con đã tầm cầu, dầu Giáo pháp ấy đã giúp con tự thân chứng đắc và giác ngộ chỉ sơ quả thôi (sotāpatti-phala). Kính bạch đại đức, ngài đã chứng đắc và giác ngộ trạng thái nơi không có sầu muộn, đó là Niết bàn. Vì đã không nhận thấy được chân lý này, chúng con đã chịu sự mất mát to lớn trải qua vô số kiếp luân hồi.

Ngay trước khi vị ấy chứng đắc các tầng thánh cao hơn, đạo sĩ Upatissa chợt nghĩ rằng chắc phải có những điều đặc biệt hơn trong pháp siêu thế này. Do đó, vị ấy thỉnh cầu với đại đức Assaji: “Xin cứ để yên các pháp khác như vậy; đừng giảng thêm các tầng cao hơn của giáo pháp. Cầu xin ngài hãy nói cho con biết hiện giờ Đức Phật, đạo sư của chúng ta đang ở đâu?” “Này hiền giả, Đức Như Lai (Tathāgata) hiện đang trú ngụ tại tịnh xá Veḷuvana,” đại đức Assaji đáp lại. Nhân đó, đạo sĩ Upatissa nói rằng: “ Nếu vậy, bạch đại đức xin hãy đi trước. Con có một người bạn mà với người ấy con phải hoàn thành lời cam kết là nói cho vị ấy biết pháp Bất tử mà con đã chứng đắc. Sau khi hoàn thành lời cam kết với vị ấy, con và bạn của con sẽ đến yết kiến Đức Phật.” Rồi đạo sĩ Upatissa đảnh lễ vị Trưởng lão và đi quanh vị ấy ba vòng để bày tỏ lòng biết ơn rồi ra đi đến nơi ngụ của các đạo sĩ hành cước.

Đạo sĩ Kolita chứng đắc tầng thánh Nhập lưu (Sotāpanna)

Khi đạo sĩ Kolita trông thấy đạo sĩ Upatissa đang đến từ xa, ý nghĩ sau đây chợt khởi lên trong tâm của vị ấy: “ Nét mặt của bạn ta hoàn toàn khác hẳn so với mấy ngày trước đây. Chắc vị ấy đã giác ngộ Niết bàn bất tử.” Thế nên, vị ấy hỏi đạo sĩ Upatissa rằng: “ Này hiền hữu, các căn của hiền hữu hoàn toàn tươi sáng và thanh tịnh. Nước da của hiền hữu trong sáng và thuần khiết. Lý do thế nào? Phải chăng hiền hữu đã chứng đắc trí tuệ thông đạt Niết bàn bất tử?” “ Đúng vậy, hiền hữu, tôi quả thực đã giác ngộ Niết bàn bất tử.” Rồi sau khi được hỏi rằng vị ấy đã chứng ngộ Niết bàn bất tử trong hoàn cảnh nào, Upatissa bèn kể lại đầy đủ chi tiết những điều đã xảy ra suốt cuộc gặp gỡ của vị ấy với đại đức Assaji và đọc lại câu kệ: “ Ye dhammā hetuppabhāva…, v.v…”

Sau khi nghe hết câu kệ, Kolita chứng đắc sotāpatti-phala và hỏi rằng: “ Này bạn Upatissa, Đức Phật, bậc đạo sư của chúng ta hiện giờ đang ở đâu?” Upatissa đáp lại: “ Theo lời của đại đức Assaji, Đức Phật, đạo sư của chúng ta hiện đang trú ở tịnh xá Veḷuvana.” Nhân đó, Kolita (là người nôn nóng) bèn nói rằng: “ Nếu vậy, này bạn, chúng ta hãy đi ngay đến Đức Tathāgata, bậc Chánh đẳng Chánh giác, bậc Giác ngộ, là bậc đạo sư của chúng ta, bậc Ân nhân của chúng ta.”

Upatissa và Kolita đến gặp giáo chủ Sañjaya

Upatissa, đương lai là Sāriputta, bản tánh thích giúp đỡ, hằng quan tâm đến cảm nghĩ của các đồ đệ với tâm nhẫn nại và lo xa, đã đề nghị với Kolita rằng: “ Này bạn, hai trăm năm mươi đạo sĩ hành cước đã sống nương tựa vào chúng ta, luôn luôn kính trọng chúng ta, hằng nhìn vào phẩm hạnh và tánh tình của chúng ta. Chúng ta hãy thông báo cho các vị ấy. Chỉ khi chúng ta thông báo đến họ, họ mới có thể thực hành đúng theo ước muốn của họ,” và là người có lòng tôn kính sâu sắc đối với vị thầy nên vị ấy tiếp tục đề nghị rằng: “ chúng ta cũng nên chỉ cho đạo sư Sañjaya của chúng ta biết về pháp mà chúng ta đã giác ngộ, là Niết bàn bất tử. Nếu vị ấy có trí tuệ, vị ấy sẽ tin chúng ta và chắc chắn sẽ đi với chúng ta đến yết kiến Đức Tathāgata. Nhờ nghe pháp do Đức Phật thuyết giảng, vị ấy có thể chứng ngộ đạo quả nhờ thông đạt tuệ.” Khi nói vậy, hai người bạn trước hết đi đến hai trăm năm mươi môn đệ và nói với họ rằng: “Chúng tôi sẽ đi đến Đức Tathāgata, Đức Phật, bậc Giác ngộ, là đạo sư của chúng tôi, bậc ân nhân của chúng tôi.”

Tất cả hai trăm năm mươi đệ tử đồng thanh đáp lại: “ Tất cả chúng tôi đã từng sống nơi đây chỉ nương nhờ vào hai sư huynh và noi theo phẩm hạnh, tính tình của hai sư huynh. Nếu hai sư huynh quyết định đi đến Đức Tathāgata và thực hành phạm hạnh dưới sự chỉ đạo của Đức Phật thì tất cả chúng tôi sẽ đi theo hai sư huynh.”

Rồi hai người bạn đi đến đại giáo chủ Sañjaya và ba lần ra sức thuyết phục vị ấy đi đến Đức Tathāgata cùng với họ. Cuối cùng vị đại giáo chủ nói rằng: “ Này hai bạn trẻ, trên đời này, kẻ ngu có nhiều hay bậc trí có nhiều?” Khi họ đáp lại rằng: “ Thưa thầy, trên thế gian này, kẻ ngu thì nhiều, còn bậc trí thì ít,” đại giáo chủ Sañjaya bèn kết luận: “ Này các bạn trẻ, nếu thế thì những người có trí sẽ đi đến Sa-môn Gotama, bậc trí tuệ. Còn những người ngu si sẽ đi đến với người ngu si như ta. Các ngươi cứ đi đi, còn ta dù thế nào chăng nữa cũng không thể đi theo các ngươi.” Thế nên đôi bạn cùng với hai trăm năm mươi môn đệ lên đường đi đến tịnh xá Veḷuvana, nơi mà Đức Phật đang trú ngụ.

Vì hai người bạn Upatissa và Kolita đã dẫn đi hai trăm năm mươi đồ đệ đến tịnh xá Veḷuvana nên ẩn xá của đại giáo chủ Sañjaya trở nên hoàn toàn vắng lặng và trống rỗng. Các đệ tử của vị ấy đã ra đi, và khi nhìn thấy cảnh hoang vắng, đạo sư Sañjaya cảm thấy cô đơn, buồn bã khiến cho ngọn lửa phẫn nộ, ưu sầu dồn nén bên trong làm cho máu sôi sục và trào ra khỏi miệng.

Lúc bấy giờ, Đức Tathāgata đang ngồi thuyết pháp giữa chúng Tăng. Khi Ngài trông thấy từ xa đôi bạn đi đến tịnh xá Veḷuvana, Ngài hướng sự chú ý của các vị tỳ khưu đang nghe pháp đến các vị đạo sĩ ấy và nói rằng:

“Này các tỳ khưu, đằng kia là đôi bạn Kolita và Upatissa; hai người này sẽ trở thành hai vị Thượng thủ Thinh văn bên phải và bên trái của Như Lai.”

Hai người bạn và hai trăm năm mươi đồ đệ của họ đi đến trước mặt Đức Phật và thành kính đảnh lễ dưới chân Ngài.

Trở thành những vị Thiện lai tỳ khưu (Ehi-bhikkhu)

Sau khi đã đảnh lễ Đức Phật, tất cả họ thỉnh cầu rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn! Bạch Đức Thế Tôn! Cầu xin Ngài truyền phép xuất gia bậc hạ và bậc thượng cho chúng con.” Đức Phật duỗi cánh tay màu vàng ròng và gọi đến như vầy: “ Etha Bhikkhave v.v… - Này các tỳ khưu, hãy đến! Hãy thọ lãnh phép xuất gia bậc hạ và bậc thượng mà các ngươi đã thỉnh cầu, các con của Như Lai. Pháp đã được Như Lai khéo thuyết giảng, hãy cố gắng thọ trì ba pháp học ngõ hầu chấm dứt luân hồi sanh tử.” Khi Đức Phật vừa nói ra như vậy thì hai người bạn và hai trăm năm mươi đồ đệ của họ tức thì trở thành những vị tỳ khưu cụ túc, như những vị trưởng lão đã trải qua sáu mươi hạ lạp, với y phục đầy đủ và tám món vật dụng do thần thông hóa ra, mỗi thứ ở đúng chỗ của nó, đang thành kính đảnh lễ Đức Phật. Tướng mạo thế tục của họ biến mất một cách kỳ diệu vì họ đã được biến thành những vị bhikkhu.

Hai trăm năm mươi đồ đệ chứng đắc đạo quả A-la-hán

Sau khi họ đã trở thành những vị thiện lai tỳ khưu (ehi- bhikkhu), Đức Phật bèn thuyết pháp thích hợp với trình độ và căn tánh của hai trăm năm mươi đồ đệ của hai người bạn kia (ngoại trừ hai vị Thượng thủ Thinh văn – Agga sāvaka). Kết quả là hai trăm năm mươi vị tỳ khưu này chứng đắc đạo quả A-la-hán trong oai nghi ngồi.

Còn hai vị Thượng thủ Thinh văn, họ chưa thành đạt ba đạo bậc cao, bởi vì trong ba loại Thinh văn trí (sāvaka-ñāṇa), những điều kiện để chứng đắc Tối thắng thinh văn Ba-la-mật trí (Agga-sāvaka pāramī-ñāṇa) sâu rộng hơn, vượt trội hai Thinh văn trí, đó là Đại thinh văn Ba-la-mật trí (Mahā-sāvaka pāramī-ñāṇa) và Phổ thông thinh văn Ba-la-mật trí (Pakati-sāvaka pāramī-ñāṇa).

Đại đức Mahā Moggallāna chứng đắc đạo quả A-la-hán

Sau khi trở thành vị thiện lai tỳ khưu, đại đức Mahā Moggallāna thực hành đời sống phạm hạnh một cách tinh tấn trong một khu rừng, nuôi sống bằng cách khất thực ở một ngôi làng nhỏ có tên là Kalavalaputta, thuộc xứ Magadha. Trong khi tinh tấn đi kinh hành suốt bảy ngày, vị ấy cảm thấy mệt và đuối sức vào ngày thứ bảy và ngồi xuống ở cuối con đường kinh hành ngủ gật, do bị hôn trầm. Đức Phật hướng dẫn vị ấy thoát khỏi cơn hôn trầm và cuối cùng vị ấy vượt qua được. Khi nghe Đức Phật giảng dạy pháp thiền về các nguyên chất (Dhātu-kammaṭṭhāna), vị ấy chứng đắc ba đạo bậc cao và thành đạt Thinh văn Ba-la-mật trí (sāvaka pāramī-ñāṇa).

Đại đức Sāriputta chứng đắc đạo quả A-la-hán

Sau mười lăm ngày kể từ ngày thọ cụ túc giới (vào ngày rằm tháng Magha), Đại đức Sāriputta, khi đang trú ngụ với Đức Phật trong hang động Sukarakhata (do những con heo rừng đào nên) trên núi Gijjhakūta (Linh thứu sơn) thuộc xứ Rājagaha đã nghe Đức Phật thuyết bài kinh Vedānapariggaha, cũng được gọi kinh Dīghanakha (thuộc Phẩm Paribhajaka Vagga, Majjhima Paññāsa, Majjhima Nikāya) bài pháp được thuyết đến người cháu trai của đại đức Sāriputta, là đạo sĩ hành cước Dīghanakha. Trong khi chú tâm theo dõi bài pháp, đại đức Sāriputta thực hành pháp thiền niệm thọ (vedanā kammaṭṭhāna), nhờ đó mà phát triển tuệ quán thông đạt. Kết quả là vị ấy trở thành bậc A-la-hán sau khi chứng đắc giai đoạn cao nhất của Thinh văn Ba-la-mật trí (savaka pāramī-ñāṇa). Vị ấy có thể ví như người thọ hưởng vật thực được dọn sẵn dành cho một người khác. Vị ấy cũng thông đạt 16 loại trí.

(Ở đây, một câu hỏi có thể được nêu ra là: Tại sao đại đức Sāriputta có trí tuệ to lớn như thế mà lại chứng đắc đạo quả A-la-hán sau đại đức Mahā Moggallāna? Câu trả lời tóm tắt là: Những bước chuẩn bị để đi vào pháp thiền của đại đức Sāriputta rộng hơn hoặc to lớn hơn những bước thực hành của đại đức Mahā Moggallāna. Đây là một ví dụ minh chứng: Khi những người thường dân thực hiện một chuyến đi xa, thì thời gian chuẩn bị của họ rất ngắn vì họ chỉ cần đem theo chút ít hành trang và tư lương, trong khi các vị vua không thể chuẩn bị ngay được, họ còn phải sắp xếp nào là tượng binh, xa binh, bộ binh, kỵ binh, v.v… với số lượng lớn. Do đó, thời gian chuẩn bị của các vị vua cho một chuyến đi lâu hơn so với những người thường.

Giải rộng: Các vị Sammā-Sambodhisatta hay chư Phật đương lai, các vị Paccekabodhisatta hay chư đương lai Bích chi Phật, và các vị Sāvakabodhisatta hay chư đương lai Thinh văn đệ tử Phật, đều lấy danh sắc uẩn làm đề mục thiền. Loại uẩn này, hình thành đề mục của thiền quán được gọi là Sammāsanacara, có nghĩa là chỗ thực hành để phát triển tuệ quán về vô thường, khổ và vô ngã (anicca, dukkha, anatta). Nó cũng được gọi là Quán Địa (Vipassanā-bhūmi), nghĩa là tập hợp các danh sắc hình thành nền tảng cho sự phát triển quán trí (Vipassanā-ñāṇa).

Trong các loại Bồ-tát:

(1) Các vị đương lai Phật quán các đặc tánh anicca, dukkha, anatta của các nội pháp; tức là các danh sắc đang khởi sanh liên tục trong chúng sanh cũng như những đối tượng vô tri trong một ngàn triệu thế giới.

(2) Các vị Paccekabodhisatta (Bích chi Bồ tát) quán các đặc tánh anicca, dukkha, anatta của các danh sắc pháp xảy ra trong chính mình, trong chúng sanh ở vùng Majjhima cũng như những đối tượng vô tri ở bên ngoài.

(3) Các vị Sāvakabodhisatta (Thinh văn Bồ tát) quán các đặc tánh anicca, dukkha, anatta của các danh sắc pháp mà không có sự phân biệt là đang xảy ra trong chính mình hoặc trong kẻ khác, xem chúng là toàn thể ngoại pháp.

Đại đức Mahā Moggallāna không quán trọn vẹn các đặc tánh anicca, dukkha, anatta của từng pháp hữu vi đang xảy ra trong dòng sanh diệt của chính mình và của kẻ khác, Ngài chỉ chọn một số pháp hữu vi để quán. Tuy nhiên, đại đức Sāriputta khi quán ba đặc tánh của các pháp hữu vi đã phát triển tuệ minh sát một cách toàn diện, khi chú ý vào riêng từng pháp.

Đại đức Mahā Moggallāna có thể ví như người chạm vào đất chỉ bằng đầu của cây gậy khi vị ấy đang đi. Vị ấy chỉ chạm vào một phần nhỏ không đáng kể trên mặt đất. Điều này ám chỉ rằng trong thời gian vị ấy quán đối tượng của thiền quán và chứng đắc đạo quả A-la- hán sau bảy ngày, vị ấy chỉ quán một phần tập hợp các pháp hữu vi. Trái lại, đại đức Sāriputta, suốt mười lăm ngày trước khi chứng đắc arahatta-phala đã thực hành đầy đủ pháp thiền (sammāsana) dành cho các vị Thinh văn bồ tát (không chú ý đến những pháp đạo hành dành cho các vị Đương lai Chánh giác Phật (Samāsambodhisatta) và đương lai Bích chi Phật (Paccekabodhisatta) để không có pháp nào bị bỏ sót trong việc quán các đặc tánh nổi bậc của các pháp hữu vi. Sau khi chứng ngộ arahatta-phala, vị ấy nhận biết với niềm tin vững chắc rằng, ngoài chư Phật Toàn giác và chư Phật độc giác, không ai khác có thể sánh ngang vị ấy về trí tuệ.

Đây là ví dụ so sánh: Có hai người đi kiếm cho họ mỗi người một cây gậy. Người thứ nhất sau khi tìm thấy bụi tre, nghĩ rằng phải mất thời gian để phát những lùm bụi để chặt một cây tre tốt làm gậy. Bởi vậy, anh ta chặt một cây tre tốt ở bụi tre. Dầu người này có được cây gậy, nhưng cây gậy của anh ta không được thẳng và chắc cho lắm. Người thứ hai cũng tìm thấy một bụi tre; anh ta nghĩ rằng sẽ không kiếm được một cây gậy tốt nhất như ý muốn nếu không dọn sạch những đám bụi và những dây leo chằng chịt. Rồi anh ta xắn quần vén áo và với cây rựa bén, phát dọn những đám bụi cây và dây leo chằng chịt, chặt một cây tre thẳng và chắc như ý muốn, rồi ra đi. Tuy người này có được một cây gậy tre với thời gian lâu hơn, nhưng anh ta có được cây gậy tốt, thẳng và chắc. Đại đức Mahā Moggallāna có thể được ví như người thứ nhất làm công việc chặt cây tre và có được cây gậy thứ nhất, là cây gậy không được tốt, thẳng và chắc lắm. Đại đức Moggallāna cũng chứng đắc đạo quả A-la-hán trước nhưng không ở mức cao nhất của Thinh văn Ba-la-mật trí. Đại đức Sāriputta có thể được ví như người thứ hai, phải mất thời gian lâu hơn, chịu nhiều lao nhọc để đốn được cây thẳng và chắc. Đại đức Sāriputta kiên trì, chuyên tâm vào pháp thiền trong mười lăm ngày để chứng đắc đạo quả A-la-hán nhưng vị ấy đạt đến đỉnh cao nhất của Thinh văn Ba-la- mật trí (sāvaka pāramī-ñāṇa).

Những khác biệt về sự hành đạo nhanh chậm và sự chứng đắc giữa hai vị Tối thắng Thinh văn

Pháp đạo hành (paṭipadā) đối với ba đạo bậc thấp của đại đức Mahā Moggallāna thuộc loại Lạc hành đạo trí thông đạt - Sukhapaṭipadādandabhiñña (sau khi đã đoạn trừ năm triền cái (nivarana) một cách dễ dàng, các quán trí (vipassanā-ñāṇa) được tu tập một cách chậm chạp để chứng đắc ba đạo trí bậc thấp – magga- ñāṇa). Sự đạo hạnh (paṭipadā) của vị ấy để chứng đắc arahatta- magga thuộc loại Khổ hành đạo tốc thông đạt (Dukkhapaṭipadākhippabhiñña) (sau khi đã có khả năng đoạn trừ năm triền cái (nivarana) một cách tinh tấn, không chướng ngại, các quán trí (vipassanā-ñāṇa) được tu tập một cách nhanh chóng và sắc bén để chứng đắc A-la-hán đạo – arahatta-magga).

Sự đạo hành (paṭipadā) của đại đức Sāriputta đối với ba đạo bậc thấp là Lạc hành đạo trí thông đạt (sukhapaṭipadādandbhiñña) (giống đại đức Mahā Moggallāna). Nhưng paṭipadā của vị ấy để chứng đắc arahatta-magga là Lạc hành đạo tốc thông đạt (Sukhapaṭipadākhippābhiññāṇa) (sau khi đoạn trừ năm triền cái (nivarana) một cách dễ dàng, không chướng ngại, các quán trí (vipassanā-ñāṇa) được tu tập một cách nhanh chóng và sắc bén để chứng đắc A-la-hán đạo (arahatta-magga).

Đại hội Thánh Tăng (Sannipāta) duy nhất

Sau khi thuyết bài pháp có nhan đề ‘Vedanāpariggha Sutta hay

Dīghanakha Sutta’, Đức Phật bước xuống từ núi Kỳ-xà-quật (Gijjhagutta) trước khi trời tối và đi đến tịnh xá Veluvana. Một sự kiện quan trọng là Đại hội Thánh Tăng - Sannipāta, đại hội này có bốn đặc điểm:

1. Đại hội diễn ra vào đêm rằm tháng Magha,

2. Chư Tăng tự cu hội đến không có lời thỉnh mời, vì đó là quy luật tự nhiên, số lượng 1250 vị tỳ khưu (gồm có một ngàn vị tỳ khưu do ba anh em Kassapa dẫn đầu, và hai trăm năm mươi vị tỳ khưu thuộc nhóm của hai vị Thượng thủ Thinh văn).

3. Tất cả 1250 vị tham dự đều là những vị ehi-bhikkhu.

4. Tất cả những vị tỳ khưu tham dự này đều là những bậc đã chứng đắc Lục thông (Chaḷabinna).

Tại Đại hội Thánh Tăng này, Đức Phật đã ban danh hiệu Tối thắng Thinh văn (Agga-sāvaka) cho hai vị đệ tử dẫn đầu, là đại đức Sāriputta và đại đức Mahā Moggallāna. Vào dịp này, Đức Phật đã ban lời giáo huấn về các phận sự của vị tỳ khưu, Ovāda Pāṭimokkha là truyền thông của tất cả chư Phật.

Ba thắng thời thuyết pháp của Đức Phật (Dhammābhisamaya)

Như đã mô tả ở trước (trong cuốn I), trong Chương nói về hai mươi bốn vị Phật, chư Phật quá khứ có ba thắng thời thuyết pháp. Ba thắng thời này cũng diễn ra trong thời Đức Phật Gotama, đó là:

1. Như đã trình bày ở trước, Đức Phật, sau khi thành đạo, lần đầu tiên đã thuyết giảng bài kinh Dhammacakka-pavattana ở tại rừng Nai, nơi đại đức Koṇḍañña cùng với 180 triệu vị Phạm thiên được an trú trong sotapatti-phala.

(Đây là Thắng thời - Dhammābhisamaya thứ nhất, lúc ấy Tứ diệu đế được thuyết giảng lần đầu tiên đến nhân loại, chư thiên và Phạm thiên) .

2. Vào ngày đại kiết tường, Đức Phật thuyết giảng bài kinh Maṅgala giữa hội chúng nhân loại và chư thiên từ khắp mười ngàn thế giới; vô số nhân loại và chư thiên tỏ ngộ Tứ diệu đế và chứng đắc giải thoát.

(Đây là Thắng thời - Dhammābhisamaya thứ hai, Tứ diệu đế được thuyết giảng đến nhân loại, chư thiên và Phạm thiên).

3. Lần nữa, khi Đức Phật thuyết bài kinh Cūla Rāhulovāda (Majjh-3, 324 và Sam-2, 324) đến đại đức Rāhula, hằng ngàn chư thiên cùng với đại đức Rāhula được tỏ ngộ Tứ Diệu Đế và chứng đắc giải thoát.

(Đây là Thắng thời - Dhammābhisamaya thứ ba Tứ diệu đế được thuyết giảng đến nhân loại, chư thiên và Phạm thiên).

Kỳ Đại hội Thánh Tăng duy nhất (Sāvaka sannipāta)

Như đã giải thích ở trên, Đức Phật Gotama của chúng ta, bậc Chánh đẳng Chánh giác, chỉ có một lần chủ trì Đại hội Thánh Tăng, một đại hội có bốn đặc điểm.

Chính trong dịp ấy, Đức Phật đã ban lời giáo huấn liên quan đến phận sự của vị tỳ khưu, Ovāda Pāṭimokkha.

Hai loại Pāṭimokkha

Những lời giáo huấn tóm tắt và bộ luật do Đức Phật ban ra được gọi là Pāṭimokkha (Giới bổn). Vì chúng giúp những vị tỳ khưu thọ trì và thực hành theo chúng khỏi bị đọa vào các khổ cảnh, Pāṭimokkha có hai loại: (a) Ovāda pāṭimokkha, (b) Ānā pāṭimokkha.

Trong hai loại pāṭimokkha để giáo giới này, Ovāda pāṭimokkha, đặc biệt do chư Phật Chánh biến tri thuyết giảng. Ovāda pāṭimokkha gồm có ba câu kệ bắt đầu bằng: “ Khanti Paramaṃ tapo titikkhā.” Mỗi vị Phật đều ban lời giáo huấn chỉ trong ba câu kệ ấy; không có sự sai khác. Tuy nhiên, nói về các trường hợp và những lần ban lời giáo huấn thì có những khác biệt như sau:

Đức Phật Vipassī dạy Ovāda Pātimokkha bảy năm một lần. Đức Phật Sikhī và Đức Phật Vessabhū dạy Ovāda Pāṭimokkha sáu năm một lần. Đức Phật Kakusandha và Đức Phật Konāgamana dạy Ovāda Pāṭimokkha hằng năm; còn Đức Phật Kassapa ban lời giáo huấn sáu tháng một lần vì những lời giáo huấn của Ngài kéo dài trong sáu tháng.

Liên quan đến Ovāda Pāṭimokkha, chúng tôi sẽ mô tả những gì được nói đến trong phần giới thiệu chương nói về Verañja ở cuốn I của bộ Chú giải về Vinaya.

Tất cả chư Phật quá khứ chỉ thuyết giảng Ovāda Pāṭimokkha. (Nhưng Ovāda Pāṭimokkha lúc bấy giờ không được dạy một lần trong mỗi nửa tháng) Nói rõ hơn là, Đức Phật Vipassī dạy Ovāda Pāṭimokkha sáu năm một lần và Ngài đích thân tụng lấy. Các vị tỳ khưu đệ tử không tụng pāṭimokkha trong khu vực tịnh xá của họ. Tất cả các vị tỳ khưu trong toàn thể xứ Jambudīpa đều tụ hội để làm lễ Uposatha trong khu vực của tịnh xá, nơi Đức Phật Vipassī đích thân tụng pāṭimokkha. Tịnh xá ấy nằm trong khu vườn Khema, gần nước Bandhumati.

Trong suốt những năm của Đức Phật Vipassī, từng có tám mươi bốn ngàn tịnh xá và trong mỗi tịnh xá có từ mười ngàn đến hai chục ngàn vị tỳ khưu trú ngụ, các ngài sống cuộc đời trong sạch bằng cách tránh xa những nhân vật dị tánh (visabhāga puggala); các ngài cũng thọ trì nhiều pháp đầu đà. Chư thiên làm nhiệm vụ thông báo những ngày Uposatha thường đi quanh các tịnh xá mỗi năm một lần để nói với các vị tỳ khưu rằng: “ Thưa chư đại đức, những bậc có đời sống thanh tịnh, một năm đã qua, hai năm, ba năm, bốn năm, năm năm đã qua. Đây là năm thứ sáu và ngày rằm sắp tới sẽ là ngày mà các vị nên đi đến Đức Phật để đảnh lễ Ngài và làm lễ Uposatha. Đã đến lúc tất cả các ngài quy hội về nơi Đức Phật hiện diện.”

Các vị tỳ khưu có thần thông, bay đến tịnh xá trong vùng đất thiêng nơi Đức Phật Vipassī đang trú ngụ. Những vị tỳ khưu không có thần thông sống ở những tịnh xá gần các bờ biển Đông, Tây, Nam và Bắc; trước khi đi đến đại hội, họ làm các phận sự xếp dọn giường chiếu và chỗ ngụ ngăn nắp, sạch sẽ. Rồi họ đắp y, mang bát và nguyện rằng: “ Xin cho chúng tôi rời khỏi chỗ này,” và tức thì họ thấy mình đang ngồi dưới chân Đức Phật Vipassī trong sảnh đường làm lễ phát lồ, rồi họ đảnh lễ Ngài.

Khi các vị tỳ khưu đã tụ hội đầy đủ thì Đức Phật Vipassī tụng

Ovāda Pāṭimokkha như sau:

(1) Khantī paramaṁ tapo titikkhā Nibbānaṁ paramaṁ vadanti Buddhā Na hi pabbajito parūpaghāti

Na Samano hoti paraṁ viheṭṭhayanto.

Nhẫn nại (Kantī) là pháp thiêu đốt tối thắng nhất. Chư Phật hằng dạy rằng: “Niết bàn thoát khỏi ái dục, là Pháp tối thượng.” Người gây thương tích, giết hại chúng sanh khác thì không phải bậc xuất gia. Kẻ làm hại chúng sanh khác thì không phải là vị tỳ khưu cao quý đã diệt tắt tất cả phiền não.

(2) Sabbapāpassa akāranaṁ Kusalassa Upasampadā Sacitta pariyodapanaṁ

Etaṁ Buddhāna Sāsanaṁ.

Không làm tất cả điều ác, trau dồi tất cả việc thiện, thanh lọc tâm bằng cách loại bỏ năm triền cái. Đây là giáo huấn mà mỗi vị Phật đều giảng dạy. (Người nên cố gắng tránh những điều ác bằng cách thọ trì giới, nên làm các việc thiện bằng pháp thiền Chỉ và Quán thuộc lãnh vực hợp thế lẫn siêu thế, và thanh lọc tâm cho được thanh tịnh hoàn toàn qua sự chứng đắc đạo quả A-la-hán (arahatta-phala). Đây là lời giáo huấn của tất cả chư Phật đã được diễn giải).

(3) Anūpavādo anūpaghāto pāṭimokkhe ca saṅvaro

mattaññutā ca bhattasmiṅ pantañca sayanasanaṁ adhicitte ca āyogo

etaṁ Buddhāna sāsanaṁ.

Không chỉ trích kẻ khác hoặc bảo kẻ khác chỉ trích (nghĩa là thu thúc về khẩu nghiệp); không làm hại kẻ khác hoặc bảo người ta làm hại kẻ khác (nghĩa là thu thúc về thân nghiệp); thọ trì các học giới và phòng hộ không để giới bị lấm nhơ (nghĩa là sự thọ trì Biệt biệt giải thoát giới - Pāṭimokkhasaṅvara-sīla, và Lục căn thu thúc giới - Indriyasaṅvara-sīla).

Biết độ lượng trong vật thực (liên quan đến Chánh mạng thanh tịnh giới - Ājīvaparisuddhi-sīla và Tư cụ y chỉ giới - Paccayasannissita-sīla), trú ngụ ở những nơi vắng vẻ (sappāya senāsana), thường xuyên cố gắng tu tập tám pháp chứng (samāpatti) để làm nền tảng cho Tuệ quán (Vipassanā-ñāṇa). Toàn bộ sáu pháp (dhamma) này tạo thành giáo huấn của tất cả chư Phật.

(Câu kệ này mô tả tóm tắt về ba học pháp, đó là Tăng thượng giới - adhi sīla, Tăng thượng tâm - adhi citta và Tăng thượng tuệ - adhi paññā).

Đức Phật Sikhī và tất cả các vị Phật khác đều giảng dạy và tụng đọc Ovāda Pāṭimokkha, không có sự khác biệt nào khác. Như đã giải rõ ở trên, bộ Chú giải Pháp cú chỉ nêu ra những khác biệt về yếu tố thời gian.

Chỉ ba câu kệ này hình thành Ovāda Pāṭimokkha và được tất cả Chư Phật tụng đọc. Chư Phật có thọ mạng lâu dài thường tụng đọc Ovāda Pāṭimokkha trong suốt cuộc đời. Chư Phật có thọ mạng ngắn hơn thường tụng ở thời kỳ đầu trong cuộc đời của các Ngài (Paṭṭhama Bodhi), từ lúc các Ngài bắt đầu ban hành các học giới thì các Ngài ngưng không tụng Ovāda Pāṭimokkha nữa. Chỉ những đệ tử của các Ngài mới tụng giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa - Ānā Pāṭimokkha, mỗi nửa tháng một lần. (Chư Phật không bao giờ tụng Ānā Pāṭimokkha).

Do đó, Đức Phật Gotama của chúng ta, bậc Chánh đẳng Chánh giác, dạy Ovāda Pāṭimokkha chỉ trong thời gian hai mươi năm đầu sau khi Ngài thành Phật, thời kỳ ấy được gọi là Sơ giác thời - Paṭhama Bodhi. (Chú giải Vinaya, cuốn 1)

Vua Suddhodana sai các quan đi thỉnh Đức Phật về kinh đô

Vào hạ tuần trăng của tháng Phussa, năm thứ 103 của lịch Mahā Era, Đức Phật đang ngụ ở tịnh xá Veḷuvana tại Rājagaha, thuyết pháp Bất tử đến nhân loại, chư thiên và Phạm thiên đang cu hội ở quanh Ngài. Ngài đã tiếp độ cho nhiều chúng sanh: một số được an trú trong Tam quy, số khác chứng đắc các tầng Thánh, trong khi đó nhiều người ở hai nước Aṅga và Magadha thì được xuất gia trở thành Sa- môn và thành tựu các Đạo Quả. Trong khi lễ hội Giải thoát vĩ đại đang diễn ra mỗi ngày, vua Suddhodana nghe tin con trai của vị ấy đã chứng đắc Phật quả sau sáu năm khổ hạnh, thuyết bài pháp đầu tiên là kinh Chuyển pháp luân (Dhammacakka) và hiện Ngài đang trú ngụ ở tịnh xá Veḷuvana, thuộc kinh đô Rājagaha, Ngài rực rỡ sáng chói như trăng rằm xuất hiện giữa các vì sao.

Sau khi nghe được những tin này, vua Suddhodana cho gọi một vị quan đến và nói với ông ta rằng: “Này khanh ! Hãy dẫn theo một ngàn tùy tùng đến Rājagaha và nói với con trai của ta, bậc Chánh đẳng giác, bằng những lời như vầy: ‘Bạch Đức Thế Tôn, phụ vương Suddhodana của Ngài muốn đảnh lễ Ngài,’ sau đó hãy thỉnh Đức Phật về đây.”

“Thưa vâng, tâu bệ hạ,” vị quan đáp lại rồi ra đi không chậm trễ, dẫn theo một ngàn tùy tùng và bức thông điệp của đức vua, trải qua quãng đường dài sáu mươi do tuần từ Kapilavatthu đến Rājagaha. Vị ấy đến tại tịnh xá Veḷuvana trong khi Đức Phật đang thuyết pháp giữa hội chúng.

Vị quan tự nghĩ: “Ta nên nghe pháp trước khi chuyển giao bức thông điệp của đức vua.” Khi đứng và thính pháp từ xa, ở cuối hội chúng, vị quan cùng với một ngàn tùy tùng được chứng đắc đạo quả A-la-hán ngay tại đó. Do vậy, họ đến trước Đức Phật, và thỉnh cầu : “Bạch Đức Thế Tôn, xin cho phép chúng con được xuất gia trước mặt Ngài.” Nhân đó Đức Phật đưa cánh tay của Ngài ra và nói rằng: ‘Etha bhikkhu’, v.v... Ngay khi Đức Phật vừa gọi ‘Etha bhikkhu’ thì vị quan kia cùng với một ngàn tùy tùng đều trở thành những vị tỳ khưu cụ túc, như những vị trưởng lão đã trải qua sáu mươi hạ, có đầy đủ tám món vật dụng do thần thông tạo ra, mỗi thứ ở đúng vị trí của nó, và những vị tỳ khưu ấy đang ở tư thế đảnh lễ Đức Phật. Tướng mạo thế tục của vị quan và các tùy tùng đã biến mất vì họ đã trở thành những vị tỳ khưu.

(Chú thích: Từ lúc chứng đắc đạo quả A-la-hán, các bậc thánh nhân thường không quan tâm đến các vấn đề thế tục, vì thế, vị quan này đã không chuyển lời nhắn của đức vua đến Đức Phật khi sống thọ hưởng hạnh phúc của đạo arahatta-phala).

Nhận thấy vị quan được phái đi đã không trở về đúng thời và không có tin gì được nhắn lại, đức vua nóng lòng muốn biết lý do về sự im lặng của họ. Thế nên, đức vua lại sai một vị quan khác ra đi với sứ mạng như trước. Vị quan này cũng vậy, sau khi đến Trúc Lâm tịnh xá (Veḷuvana) ở Rājagaha cùng với một ngàn tùy tùng, đã chứng đắc đạo quả A-la-hán sau khi nghe thời pháp do Đức Tathāgata thuyết giảng, và trở thành những vị thiện lai tỳ khưu (ehi-bhikkhu). Họ không chuyển lời nhắn của đức vua đến Đức Phật, cũng không nhắn về hoàng cung để đức vua hay tin. Họ ở lại đó thọ hưởng hạnh phúc của đạo quả A-la-hán.

Vua Suddhodana đã phái đi chín vị quan, mỗi vị có một ngàn tùy tùng đi theo. Tất cả chín vị quan ấy và những tùy tùng của họ đều chứng đắc đạo quả A-la-hán sau khi nghe Đức Phật thuyết giảng diệu pháp và tất cả họ đều trở thành những vị ehi-bhikkhu. Tất cả những vị tỳ khưu ấy đã ở lại với Đức Phật, thọ hưởng an lạc của đạo quả A-la- hán, mà không chuyển bức thông điệp của đức vua đến Đức Phật, cũng không nhắn tin về hoàng cung để đức vua hay tin. Họ ở lại đó thọ hưởng hạnh phúc của đạo quả A-la-hán.

Kāludāyi, người bạn sanh cùng ngày với Thái tử Siddhattha

Khi vua Suddhodana nhận ra chẳng có vị quan và tùy tùng nào của họ trở về để báo tin, đức vua bèn suy nghĩ: “Quá nhiều, đến chín vị quan và chín ngàn tùy tùng không trở về bẩm báo với ta về điều gì vì họ không quan tâm và gắn bó tình cảm với ta một chút nào cả.” Vị ấy tự hỏi: “Ai sẽ thực hiện mệnh lệnh của ta một cách mau lẹ và

không chậm trễ.” Tâm vị ấy bắt đầu xem xét một cách kỹ lưỡng, cuối cùng vị ấy thấy vị quan Kāludāyi - một vị quan giữ trọng trách sắp xếp mọi công việc triều chính, là người rất gần gũi với hoàng gia, một người đang tin cậy, một người bạn sinh cùng ngày và cũng là bạn thời thơ ấu của Thái tử Siddhattha.

Do đó, vua Suddhodana bảo với Kāludāyi rằng: “Này Kāludāyi, ta rất muốn tỏ sự tôn kính đến người con trai thân yêu của ta, Đức Tathāgata, nên đã phái đi chín vị quan, mỗi vị có một ngàn tùy tùng đi theo, nhưng chẳng có một người nào trong bọn họ đem tin về cho ta. Không ai có thể chắc chắn những nguy hiểm gì xảy đến cho cuộc sống của mình. Ta muốn được gặp và làm lễ đứa con trai của ta khi ta vẫn còn sống. Này con thân Kāludāyi, con có thể nào cố gắng hết mình nhận lãnh trọng trách này để ta có thể gặp được con trai của ta chăng?” Kāludāyi đáp lại: “Tâu bệ hạ, điều ấy có thể được nếu thần được bệ hạ cho phép xuất gia Sa-môn.”

Đức vua nói rằng: “Này con thân Kāludāyi, dù con xuất gia hay không, hãy cố gắng hết sức để làm tròn sứ mạng ta giao phó để ta có thể gặp được con trai của ta” “Thưa vâng.” Kāludāyi nhận nhiệm vụ rồi lên đường cùng với một ngàn tùy tùng, mang theo bức thông điệp của đức vua đi đến Đức Tathāgata. Khi Kāludāyi cùng tùy tùng đến tại tịnh xá Veḷuvana thì Đức Phật đang thuyết pháp. Họ đứng ở cuối hội chúng và lắng nghe Đức Phật thuyết pháp, kết quả là Kāludāyi cùng với một ngàn tùy tùng của vị ấy được chứng đắc đạo quả A-la-hán và trở thành những vị ehi-bhikkhu.

Kāludāyi đọc lên 60 câu kệ để thỉnh Đức Phật về thăm kinh đô Kapilavatthu

(Sau khi thành đạo, Đức Phật trải qua mùa an cư kiết hạ đầu tiên tại Isipatana, Migadāya. Cuối mùa an cư, Ngài làm lễ Tự tứ - Pavāranā rồi lên đường đi đến khu rừng trúc Veḷuvana nơi Ngài đã ngụ suốt ba tháng và thuyết pháp tế độ cho ba huynh đệ đạo sĩ cùng với một ngàn đệ tử của họ, cho đến khi tất cả họ đều chứng đắc đạo quả A-la-hán. Sau đó, cùng với một ngàn vị A-la-hán này, Đức Phật lên đường đi đến Vương xá thành (Rājagaha) và đến đó vào ngày rằm tháng Phussa, rồi ngụ ở đó trong hai tháng. Đức Phật đã thuyết pháp tế độ cho trên mười ngàn thiện nam tử đến từ hai nước Aṅga và Magadha, khiến tất cả họ đều trở thành những bậc A-la-hán và xuất gia tỳ khưu. Như vậy, năm tháng đã trôi qua từ khi Đức Phật rời khỏi xứ Bāraṇāsi. Những tháng mùa đông đã trôi qua và lúc bấy giờ trời đã vào tiết Xuân, đúng ngày rằm tháng Phagguna. Và cũng được một tuần lễ sau khi trưởng lão Kaludayi đến yết kiến Đức Phật).

Vào ngày rằm hôm ấy, Trưởng lão Kaludayi tự nghĩ rằng: “Mùa lạnh đã qua, mùa xuân đến, nhà nông đã thu hoạch xong các vụ mùa và họ đã khai mở và trùng tu những nẽo đường đi đến các nơi. Mặt đất xanh tươi màu cỏ non, cây đâm chồi nảy lộc với muôn vàng kỳ hoa dị thảo đua nhau khoe sắc. Thời tiết không quá lạnh cũng không quá nóng, là thời điểm thích hợp để đi đây đó, nên đáng để Đức Phật về thăm lại xứ Kapilavatthu và ban phúc lạc cho những quyến thuộc của Ngài.” Sau khi đã suy nghĩ như vậy, Trưởng lão Kapilavatthu đi đến Đức Phật và nói lên sáu mươi câu kệ để thỉnh Ngài về thăm kinh đô Kapilavatthu.

(1) Angārino dāni dunā bhadante phalesino chadānam vippahāya ta acchimantova pabhāsayanti samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, mùa đông đã qua và mùa xuân đã đến. Lá vàng trên cây đã rụng và chuẩn bị ra trái. Tất cả cây cối đều đâm chồi non và ra những nụ hoa đỏ rực. Do tiết trời thay đổi, tất cả cây cối đều khoe sắc thắm tươi.

Bạch Đức Thế Tôn có thân sắc sáng chói rực rỡ, đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm Kaplavatthu, nơi chôn nhau cắt rốn của Ngài.

(2) Dumā vicittā dāni dumā bhadante rattañkureheva ca pallavehi

ratanujjalamaṇḍapasannibhāsā samayo Mahavīra aṅgīrasānaṁ

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, tất cả cây cối đang ra những chồi non màu san hô đỏ và lá mềm màu xanh lục bảo, xinh đẹp diệu kỳ và khả ái giống như những lâu đài chiếu sáng lấp lánh những loại ngọc và bảo trân.

Bạch Đức Thế Tôn có thân sắc sáng chói rực rỡ, đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kalipavatthu, nơi chôn nhau cắt rốn của Ngài.

(3) Supupphitaggā kusumehi bhūsita manuññabhuta sucisādhu gandhā rukkhu virocanti ubhosu passesu samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, ở hai bên đường cây cỏ san sát rậm rạp, hoa nở đầy tới ngọn, cảnh vật thật vui tươi khả ái, không khí, trong lành, thoang thoảng hương thơm, mọi thứ trông thật xinh đẹp lạ thường.

Bạch Đức Thế Tôn có thân sắc sáng chói rực rỡ, đây là dịp để về thăm xứ Kalipavatthu, nơi mà Ngài đã sanh ra.

(4) Phalehi nekehi samiddhibhūtā

vicittarukkhaa ubhatovakāse.

khuddaṁ pipāsampi vinodayanti

samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, ở hai bên đường, tất cả cây cối đều ra đủ loại quả, khách bộ hành, cả chư tỳ khưu lẫn cư sĩ đều được thoải mái về đồ ăn và thức uống.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói rực rỡ, đây là dịp để về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã sanh ra.

(5)Vicittamāla sucipallavehi

susajjitā morakalāpasannibha

rukkhā virocanti Ubhosu passesu samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, xét thấy rằng ở mỗi bên đường, các bụi cây và dị thảo được tô thắm bởi những cành non mơn mởn với lá mềm óng ánh không dính bụi đất, trông như những chùm lông đuôi của con chim công, cảnh vật càng tươi đẹp hơn.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói rực rỡ, đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, quê hương của Ngài.

(6)Virocamānā phalapallevehi susajjitavāsanivāsabhuta tosenti addhānakilanasatte

samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, cây cối trong mùa xuân này đầy trái non và lá xanh tươi, mọi thứ không chỉ làm đẹp mắt người xem mà giống như những ngôi nhà nghỉ và những chỗ đón khách. Chúng làm cho các vị tỳ khưu và những người cư sĩ đi đường được dễ chịu và khỏe khoắn.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói rực rỡ, đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi chôn nhau cắt rốn của Ngài.

(7) Suphullitaggā vanaguṁ banissitā

latā anekā suvirajamāna tosenti satte manimandhapāva samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, nhiều loại cây leo nở đầy hoa đan chéo trên những bụi cây tạo ra một cảnh quang thật tươi đẹp. Mang hình thù những lâu đài tráng lệ với nhiều loại châu ngọc, chúng làm đẹp lòng khách vãng lai, chư tỳ khưu cũng như hàng cư sĩ.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói rực rỡ, đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kalipavatthu, quê hương thời thơ ấu của Ngài.

(8) Latā anekā dumanissattāva piyehi saddhiṁ sahitā vadhuva palobhayantī hi sugandhagandhā samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, giống như những đứa con gái và những nàng dâu đài cát gia phong đang ôm lấy những người chồng của họ, cũng vậy nhiều loại cây leo xinh đẹp đang quấn các bụi cây và những cây cổ thụ, tỏa ra những mùi hương thơm ngát tạo ra sự dễ chịu cho các vị tỳ khưu và hàng cư sĩ.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói, đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kalipavatthu, quê hương thời thơ ấu của Ngài.

(9)Vicittanīladimamiñña vaṇṇa Dija sarnantā abhikūjamānā, tosenti mañjussaratāratīhi samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, từ khắp mọi hướng nhiều loại chim lạ xinh đẹp với bộ lông màu xanh sẩm óng ánh, đang múa hát líu lo với giọng du dương, từng cặp từng cặp đang vui nhộn với nhau, đem lại nhiều hân hoan cho các vị tỳ khưu và hàng cư sĩ đang đi xa.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, quê hương thời ấu thơ của Ngài.

(10) Miga ca nānā suvirājamānā uttuṅgakaṇṇa ca manuññanetta disa samantā mabhidhavayanti samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, người ta có thể trông thấy nhiều loại thú đang chạy nhảy và tụ lại thành từng đàn hoặc từng cặp với đôi tai vênh lên và đôi mắt mở rộng duyên dáng.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi chôn nhau cắt rốn của Ngài.

(11) Manuññabhūta ca mahī somantā virājamānā haritāva saddalā supupphirukkhā molinivalañkata samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, trên đất mẹ, khắp mọi nơi, đâu đâu cũng được phủ đầy cỏ xanh tươi tốt làm cho cảnh vật trở nên đáng yêu. Cây cối nở rộ, những bông hoa khả ái giống như tóc của nàng trinh nữ mà đầu ngọn của chúng tự xoắn lên.

Mỗi dãi đất là một khung cảnh khả ái. Những dãi đất này được phủ kín loại cỏ Bermuda. Những cây có hoa nở đầy tới ngọn, giống như nàng trinh nữ duyên dáng có mái tóc xoắn được khéo trang điểm.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi mà Ngài đã từng sanh ra.

(12) Susajjitā muttamayāva vālukā susaṇḍita cārusuphassadātā vitocayanteva disā samantā

samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, những hạt cát mịn màu trắng bạc, giống như những viên ngọc trai màu sắc rực rỡ tròn nhẵn đều đặn, tạo vẻ đẹp cho môi trường được sắp xếp một cách trật tự bởi những người thợ khéo léo để du khách bước đi một cách dễ dàng và thoải mái.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi mà Ngài đã từng sanh ra.

(13) Samaṁ supassaṁ sucibhūmi bhāvaṁ manuññapupphodayagandhavātsitaṃ virājamānaṁ sucimañja sobhaṁ

samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, đất mẹ giờ đây đã được sạch sẽ không bụi bậm, trên đường đi không có gò, hào, đất bằng phẳng và liền lạc, đường sá bằng phẳng và tươm tất. Không khí trong lành, thoang thoảng hương thơm của các loài hoa. Quang cảnh thật xinh xắn, khắp nơi đều sạch sẽ và dễ chịu khiến khác bộ hành cảm thấy khoan khoái, hân hoan.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi chôn nhau cắt rốn của Ngài.

(14) Susajjitaṁ nandanakānanaṁ va

vicittanānādumasaṇḍamaṇḍitaṃ sugandhabhūtaṁ pavanaṁ surammaṁ samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, do sự hiện diện của cây cối bạt ngàn đầy quyến rũ và không khí tràn ngập hương thơm của các loài hoa, miền sơn cước nằm giữa hai nước Rājagaha và Kapilavatthu có dáng vẻ của khu vườn Nandana tựa như được chư thiên hóa ra để tổ chức lễ hội chư thiên.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi mà Ngài đã từng sanh ra.

(15) Sarā vicittā vividhā manoramā susajjitā pañkajapaṇḍarika pasannasitodakacarupuṇṇā samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, những cái hồ nằm dọc hai bên đường sạch sẽ, trong và mát, và được tô điểm bởi năm loại sen mọc lên từ đất bùn phù sa, trông xinh đẹp diệu kỳ và đầy thỏa thích.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi mà Ngài đã từng sanh ra.

(16) Saphullanānāvidhapenkajehi virājamānā sucigandhagandhā pamodayanteva narāmara naṁ samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, những loại hoa súng nở rộ nhởn nhơ trên mặt hồ làm cho cảnh vật thêm xinh tươi, lại thơm dịu do mùi hương tỏa ra từ hoa. Những chiếc hồ khả ái khiến cho chư thiên và loài người đến đó cảm thấy vui thích.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi mà Ngài đã từng sanh ra.

(17) Suphallapaṅkeruhasannisinnā dijā samantā abhinādayantā modanti bhariyahi samaṅgino te samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, những con chim có nhiều sắc màu rực rỡ, say sưa hút mật trên những bông hoa súng đang nở rộ, hót líu lo vang khắp, cùng với uyên ương chúng tung tăng bay nhảy vui nhộn.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(18) Suphullapupphehi rajaṁ gahetvā

alī vidhavanti vikūjamānā maduhami gandho vidisaṁ pavāyati samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, các loài ong đủ loại vo ve inh ỏi liên hồi khi chúng xúm quanh để hút mật của những bông hoa. Những con ong này, lớn có nhỏ có, bay quanh khắp vùng tỏa ra mùi hương của mật hoa.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi chôn nhau cắt rốn của Ngài.

(19) Abhiññanādā madavārana ca

girīhi dhavanti ca vāridhārā vavanti najjo suvirājitāva samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, những con voi lớn với cái vòi to của chúng, ré lên lanh lảnh như tiếng hót của con chim sến. Tiếng thác đổ ào ào và những con sông chảy xiết. Quang cảnh thật hùng vĩ, xinh tươi.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(20) Girī samantāva padissamānā

mayūragīva iva nīlavaṇṇā

disarajindāva virocayanti

samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, trong tất cả tám hướng mà chúng ta nhìn thấy những rặng núi cao chót vót, xanh rì và hiển hiện như vòng tạp sắc quanh cổ con chim công, trông như những con voi chúa Disagaja.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(21) Mayūrasaṅghā girimuddhanasamim naccanti nārihi samaṅgibhūtā kujanti nānamadhurassarehi samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, ở trên tất cả ngọn đồi nằm dọc hai bên đường, nhiều chim công có đôi có cặp, đi tới lui với đôi cánh xòe ra như cái quạt, đầu ngẫng lên, nhảy múa để góp vui với loài người bằng những giọng hót du dương, tại xứ Magadha chúng reo mừng hót ‘Oway, Oway’.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(22) Suvadikānekadī jā manuñña vicittapattehi virajamānā garihmi thatvā abhiñadayanti samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, nhiều loại chim khả ái với những bộ lông sặc sỡ, đang đậu trên các đỉnh đồi dọc hai bên con đường và trỗi lên những tiếng hót du dương.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(23) Suphullapupphakaramābhikkiñña sugandhanānadalakatā ca girīvirocanti disā samantā samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, ở hai bên con đường có những rặng núi, với những cây đầy hoa thuộc loại quý hiếm tỏa ra các loại hương thơm ngát và tạo nên khung cảnh khả ái.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(24) Jalāsayānekasugandhagandhā surindauyyānajalāsayava savanti najjo suvirā jamānā samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, tất cả những hồ nước, giống như những hồ trong các khu vườn của thiên vương Đế Thích, tràn ngập những mùi hương dịu dàng và những con sông chảy xiết tạo nên quang cảnh thật tuyệt vời.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kalipavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(25) Vicittatitthehi alankatā ca manuñanānanāmigapakkhipāsā najjo virocanti susandamānā samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, những phố chợ nằm ở ven sông làm tăng thêm vẻ đẹp của nó và giống như những chiếc bẫy, chúng hấp dẫn nhiều loại chim bay ngang qua đó. Nước chảy xiết, miên trường, trông thật xinh đẹp.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, quê hương thời thơ ấu của Ngài.

(26) Ubasu passesu jalāsayesu supupphitā cārusugandharukkhā vibhūsitaggā surasundavīra samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, cây cối trên các bờ hồ và hai bên đường đều ra hoa, khắp nơi tràn ngập các loại hương thơm cộng thêm chồi non và lá xanh tươi, chúng trông duyên dáng như các tiên nữ ở cõi chư thiên.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, quê hương thời thơ ấu của Ngài.

(27) Sugandhanānādumajalakiṅṅaṃ vanaṁ vicittaṁ suranandanaṁva manobhirāmaṁ satataṁ gatīnaṁ samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, những mảnh đất thuộc vùng rừng ở hai bên đường tràn ngập hương thơm từ những cây dạ hương, kỳ diệu như vườn Nandana ở cõi chư thiên. Đó là nguồn hỉ lạc bất tận, là chốn an lành và thanh tịnh dành cho các vị tỳ khưu và hàng cư sĩ đi qua đó.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, quê hương thời thơ ấu của Ngài.

(28) Sampañña nanāsuciannapānā savyaṅjanā sādurasena yuttā pathesu gāme sulabha mannunñña samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, đoạn đường nằm giữa Rājagaha và Kapilavatthu có những dãy làng mạc nơi đó nhiều loại thực phẩm hợp vệ sinh, những món đồ ngọt, những đặc sản quý của mùa đều dễ dàng kiếm được trong mùa thu hoạch này.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, quê hương thời thơ ấu của Ngài.

(29) Virājita āsi mahī samantā vicittavaṇṇā kusumāsanassa rattindagopehi alaṅkatāva samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, vùng đất trên khu rừng quả thật xinh đẹp. Vào lúc lúc đêm thâu, tựa như có bàn tay phụ giúp của Indra, cảnh vật tráng lệ, tuyệt vời được tạo ra, dãi đất rực ánh sáng hồng do những côn trùng màu đỏ đang bay trong không trung phát ra.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, quê hương thời thơ ấu của Ngài.

(30) Visuddhasaddhadigunehi yuttā sambuddharajaṃ abhipatthayantā bahūhi tattheva janā samantā samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, dọc theo con đường từ Rājagaha đến Kapilavatthu, ở những nhà nghỉ nằm giữa các chặn đường, tất cả những người giới đức từ các vùng lân cận, với tâm tịnh tín, đang chờ đợi với tâm mong ước rằng: “Đức Thế Tôn của ba cõi, Bậc Chánh biến tri, Đấng Pháp vương, chắc chắn sẽ đi qua khu vực của chúng ta, dọc theo chính con đường này.”

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, quê hương thời thơ ấu của Ngài.

(31) Vicittrārāmasupokkharañño vicittranānāpadumehi channā bhisehi khīraṁ va rasaṁ pavāyā ti samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, những hồ nước trong và sạch bên trong những khu vườn xinh xắn được phủ đầy bởi những loại hoa súng đẹp nhất, nước thơm ngon từ thân và củ của những cây súng này, tuyệt diệu như sữa và khắp vùng đều tràn ngập hương thơm của chúng.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, quê hương thời thơ ấu của Ngài.

(32) Vicittranilaticcha menalaṅkata manuññarukkhā ubhatovakāse samuggatā sattasamuhabhūtā samayo Mahāvira aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, ở hai bên đường tất cả cây cối được che phủ, dày đặc bởi những tán lá màu xanh mướt um tùm và xinh đẹp lạ thường, vươn cao chót vót trông giống như con người.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, quê hương thời thơ ấu của Ngài.

(33) Vicittaranilabbhanaivayātaṃ vanaṁ surindaloke iva nandānaṁ vanaṁ sabbotukaṁ sadhusugandhapupphaṁ samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, giống như một vệt dài của những đám mây màu nâu thẩm, con đường rừng dài và hẹp từ Rājagaha đến Kapilavatthu xanh tươi giống như một đoạn đường đầy ngọc lục bảo, giống như vườn Nandavana trong cõi chư thiên của Sakka. Khí hậu ôn hòa trong tất cả các mùa và rừng hoa tỏa ra hương thơm ngào ngạt.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, quê hương thời thơ ấu của Ngài.

(34) Subhaṅjasaṁ yojanayojanesu subhikkhagāmā sulabha manuñña janabhikinnā sulabhannapānā samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, mỗi do tuần của con đường đều xinh đẹp và khả ái, có những ngôi làng dồi dào vật thí để các vị tỳ khưu đến khất thực. Ở đầu mỗi ngôi làng này, dân chúng đứng sẵn với đồ ăn và thức uống để cúng dường các vị tỳ khưu đi qua. Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức

Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, quê hương thời thơ ấu của Ngài.

(35) Pahūtachayūdakarammabhūtā nivasīnaṃ sabhasukhappadātā visālasālā ca sabhā ca bahū samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, suốt cả con đường, có những nhà nghỉ thông thoáng, và những hội trường cung cấp chỗ nghỉ mát và nước cho các vị tỳ khưu và những cư sĩ vào nghỉ chân, khiến họ cảm thấy thoải mái và dễ chịu thân tâm.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, quê hương thời thơ ấu của Ngài.

(36) Vicittanānāduma saṇḍamanditā manuññayyanasupakkharanno sumāpitā sādhusnugandhagandha samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, dọc theo con đường từ Rājagaha đến Kapilavatthu, những người có thiện tâm đã đào hồ, lập vườn và trồng những loại cây quí, khắp vùng đều tràn ngập các loại hương thơm ngát.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, quê hương thời thơ ấu của Ngài.

(37) Vātomudusitalasādhurupo nabhā ca abbhā vigatā samantā disā ca sabbātve virocayanti samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, làn gió nhẹ thổi hiu hiu thật mát mẻ, trời cao không có những đám mây đen sẩm tối muốn đổ mưa mà cảnh vật đâu đâu cũng quang rạng, tươi đẹp.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(38) Pathe rajonuggamanatthameva rattiṅ pavassanti ca mandavuthī nabhe ca suro mudukava tāpo samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, dọc theo con đường giữa Rājagaha và Kapilavatthu, có những làn gió nhẹ thoảng đưa, chỉ vào ban đêm mới có những cơn mưa rào, vừa đủ để ngăn ngừa bụi bậm ; và ban ngày trời chiếu ánh nắng nhạt ấm áp và sáng sủa.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, quê hương của Ngài.

(39) Madappabāhā madahatthisaṅgha karenusaṅghehi sukilayanti

disā vidhāvanti ca gajjavantā

samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, những con voi đực trưởng thành đang cùng bạn tình của chúng chạy tung tăng và ré vang trong vui sướng như tiếng của những con chim sếu đang vui vẻ.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, quê hương của Ngài.

(40) Vanaṁ sunilaṁ abhidassaniyaṁ nilabbhakūtaṁ iva rammabhutaṁ vilokitānaṁ ativimhaniyaṁ. samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, con đường rừng có cây cối sum suê, một màu xanh đậm, nằm giữa Rājagaha và Kapilavatthu thật sự là một cảnh hấp dẫn tuyệt đẹp, như tập hợp những đám mây màu nâu nhạt trên bầu trời. Đối với những vị tỳ khưu và hàng cư sĩ đi qua đó, vẻ đẹp và nét duyên dáng của nó, đem lại sự ngạc nhiên và thỏa thích.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(41) Vissuddhamabbhaṁ gaganaṁ surammaṁ maṇimayehi samalaṅkatāva

disā ca sabbā atirocayanti

samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, bầu trời đầy những đám mây bạc tươi sáng, trông thật tươi vui. Như được tô điểm bởi những chùm ngọc lục bảo, cảnh vật trông cực kỳ xinh đẹp.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi mà Ngài đã từng sanh ra.

(42) Gandhabbavijjadharakinnara ca sugītiyantā madhurassarena caranti tasmiṃ pavane suramme samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, khu rừng khả ái này có con đường chạy dài từ Rājagaha đến Kapilavatthu thường có nhiều vị càn-thát-bà (gandhabba), những chúng sanh có thần thông (vijadhara) và những chúng sanh có đôi cánh thần, loài Kinnara (có thân chim nhưng mặt người) trổi lên tiếng hát du dương khi chúng di chuyển hoặc bay nhảy.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi mà Ngài đã từng sanh ra.

(43) Kilesasaṁghassa bhitāsaktehi tapassisaṅghehi visevitaṃ vanaṁ vihāra ārāmasamiddhibhutaṁ samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, con đường rừng giữa Rājagaha và Kapilavatthu có nhiều chỗ trú ngụ thích hợp cho những vị ẩn sĩ và Sa-môn đã ghê sợ sự bức bách của phiền não.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi mà Ngài đã từng sanh ra.

(44) Samiddhinānāphalino vanantā anākulā niccamanobhirammā samadhipītiṁ abhivaḍḍhayanti samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, những rừng cây ra trái bụ bẫm, không gian tĩnh lặng, đầy thỏa thích. Sự an tịnh của lục căn làm phát sanh hỉ lạc (pīti) và sự định tâm (samādhi) dành cho những vị tỳ khưu và hàng cư sĩ đến đó.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(45) Nisevitaṁ nekadijehi niccaṁ gamena gāmaṁ satataṃ vasantā pure pure gāmavarā ca santi samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, nhiều loại chim đủ màu sắc tìm về nương trú trong vùng núi rừng giữa Rājagaha và Kapilavatthu. Mỗi thị trấn đều có thôn xóm riêng với dân làng đi lại rộn rịp theo sở thích của họ, nơi đó các vị tỳ khưu có thể đến khất thực.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(46) Vatthannapānaṁ sayanāsanaṅca gandhaṅca malaṅca vilepanaṅca tahiṃ samiddhā janatā bhahu ca samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, suốt con đường ấy có nhiều ngôi làng mà nơi đó những hàng hóa như vật thực và y phục, cũng như nơi ở và vật thơm, nước hoa các loại, thơm dịu hoặc thơm nồng đều có sẵn. Toàn vùng có nhiều thương nhân giàu có nhất nước.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi mà Ngài đã từng sanh ra.

(47) Puññiddhiya sabbayasaggapattā janā ca tasmiṅ sukhitā samiddhā pahūtabbogā vividhā vasanti samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, dọc con đường miền sơn cước, nhiều ngôi làng có những người giới đức đang thọ hưởng quả báu từ phước quá khứ của họ với tài sản và danh vọng to lớn, sống cuộc đời thoải mái và sung sướng. Nhờ có nhiều tài sản và đầy đủ tiện nghi, họ có cuộc sống cao sang và phong phú.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu nơi Ngài đã từng sanh ra.

(48) Nabe ca abbhū suvisuddhavaṇṇā disā ca cando suvirājitova rattiñca vāto mudusītalo ca samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, mây trên bầu trời trong xanh, mặt trăng sáng dịu soi tỏ khắp vạn vật, ban đêm gió thổi qua nhẹ và mát dịu khác hẳn với ngọn gió đông lạnh lẽo.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(49) Canduggame sabba janā pahathā sakaṅgane cittarakata vandantā piyehi saddhim abhimodayanti samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, khi trăng lên, mọi người vui vẻ ngồi trước cửa nhà chuyện trò thân mật trong thanh bình và hoan lạc.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(50) Candassa raṃsīhi nabhaṁ viroci mahī ca saṁsuddhamanuññavaṇṇā disā ca sabbā parisuddharupā samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, những tia sáng ánh bạc của mặt trăng làm cho bầu trời quang rạng. Mặt đất cũng sạch sẽ khả ái, và khắp nơi đều trong lành, mát mẻ.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(51) Dure ca disvā varacandaraṁsiṁ pupphiṁsu puphāni mahūtalasmiṁ samanto gandhagunatthikānaṃ samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, vì lợi ích của những người yêu thích các loại hương thơm, nhiều loại hoa trên khắp mặt đất

đều nở rộ do tiếp xúc với những chùm tia sáng của mặt trăng đang chiếu rọi trên trời cao.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(52) Candassa raṃsīhi vilimpitāva mahī samantā kusumen’laṅkatā viroci sabbaṅgasumālinīva samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, khắp mặt đất đều rực rỡ như được tưới lên bởi những chùm tia sáng bạc, trong mát của mặt trăng, lại được tô điểm xinh đẹp bởi những loài hoa nở vào ban đêm, giống như nàng tiên nữ trang điểm trên người những bông hoa xinh xắn.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi mà Ngài đã từng sanh ra.

(53) Kucanti hatthīpi madena mattā vicittapiñcha ca aijā samantā karonti nādaṁ pavane suramme samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, suốt con đường từ Rājagaha đến Kapilavatthu, những con voi đang thời kỳ động đực cất lên tiếng rống nghe như tiếng kêu ngọt ngào của những con chim sếu. Có rất nhiều loại chim mang những bộ lông kỳ diệu của chúng đang hót líu lo với giọng ngọt ngào, du dương.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(54) Pathañcha sabbaṁ patipajjanakkhamaṁ iddhaṁ ca rathaṁ sadhanaṁ sabhogaṁ sabbathutaṁ sabbasukhappadānaṁ samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, mùa đông đã đi qua và mùa xuân mới bắt đầu. Đây là thời gian tốt đẹp nhất để khởi hành đi xa. Miền quê trở nên giàu có và thịnh vượng, đầy đủ bảy đặc tính, có khả năng đem lại an lạc cho cả thân lẫn tâm.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(55) Vanañca sabbaṁ suvicittarūpaṁ sumāpitaṁ nandānakānānanva yatīna pītiṁ satataṁ jeneti samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, đoạn đường ở đằng trước thật là xinh đẹp lạ thường giống như khu vườn Nandana được tạo ra do oai lực của chư thiên. Đối với các vị tỳ khưu đi qua miền rừng núi này, nó mãi là nguồn hỉ lạc trong sạch trong vẻ đẹp của núi rừng và cây cối, trái ngược với những người say đắm ngũ trần.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(56) Alaṅkataṃ devapuraṁ va rammaṁ Kapilavatthum iti namameyyaṁ kulangagaram idha sassirikaṁ samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, kinh đô Kapilavatthu, trú quán của phụ vương Ngài, quyến thuộc và con cháu, sở dĩ có tên như vậy là vì nó được tạo dựng trên mảnh đất có ẩn xá của đạo sĩ Kapila, mảnh đất khả ái như Đạo lợi thiên (Tāvatiṁsa), chỗ ở xinh đẹp của chư thiên.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi mà Ngài đã từng sanh ra.

(57) Manuñña attavicittarūpaṁ suphullapañkeruhasaṇḍamaṇḍitaṁ

vicittaparikhāhi puraṁ surammaṁ samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, kinh đô Kapilavatthu rất huy hoàng tráng lệ với những tháp nhọn cao chót vót, những thành lũy và những dãy cung điện. Những hồ nước có hoa súng nở đầy và những hào rãnh tô điểm cho cung điện thêm uy nghi, diễm lệ.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(58) Vicittapākārañca toraṇañca subaṅganaṁ devanivāsabūtaṁ manunnavīthi suralokasannitaṁ samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, kinh đô Kapilavatthu có tường thành uy nghi bao quanh, có cổng ra vào kiên cố, và mặt đất bằng phẳng như mặt cái trống. Nơi của con cháu những vị hoàng đế với đường sá rộng rãi và sạch sẽ, giống như thành phố chư thiên ở cõi Tāvatiṁsa.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(59) Alaṅkata sākiyara japuttā virajamānā varabhūsanehi suriṅdaloke iva devaputtā

samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṁ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, các thái tử là con cháu dòng dõi đế vương không bị gián đoạn của kinh thành Kapilavatthu, ăn mặc lễ phục quý báu rực sáng, oai nghi giống như các vị thái tử ở cõi Tāvatiṁsa, nơi mà Đế Thích Thiên vương đang ngự trị.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra

(60) Suddhodano munivaraṁ abhidassanāya

amaccaputte dasadhā apesayi balenaṁ saddhiṁ mahātā muninda samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, đấng chúa tể tôn kính của các bậc Muni. Phụ vương của Ngài, vua Suddhodana đang mong mỏi được gặp để bày tỏ sự tôn kính đến Ngài, chúa tể của các bậc thánh Muni, vì sự chia ly đã lâu và do tuổi tác của đức vua cũng đã già, đã phái đi mười đoàn quan binh trong mười lượt, mỗi vị quan dẫn theo một ngàn tùy tùng nhận trách nhiệm đi thỉnh Ngài về hoàng cung.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(61) Nevāgataṁ passati neva vacaṁ sokābhibhūtaṁ naravīrasetthaṁ tosetumicchāmi narādhipattaṁ samayo Mahāvira aṅgīrasānaṃ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng, dầu cố gắng hết sức nhưng vua Suddhodana, người cha già nua của Ngài, vẫn không gặp được Ngài, thậm chí cũng không được tin rằng liệu Ngài sẽ về thăm hay không.

Phụ vương của Ngài, vị hoàng đế cao cả anh dũng, rất sầu muộn vì mong nhớ. Lời thỉnh cầu tha thiết của con là ước muốn của đức vua được trông thấy Ngài sẽ sớm được thành tựu.

Bạch Đức Thế Tôn có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(62) Taṃdassanenabbhutapītirāsi udikkhamānaṃ dvipadānamindaṁ tosehi tam muniṅda gunasethaṃ samayo Mahāvīra aṅgīrasānaṃ.

Bạch đức Chúa tể Muni tôn kính, điều chắc chắn là phụ vương của Ngài, vua Suddhodana, sẽ vô cùng vui sướng vì sự hiện diện của Ngài. Mong rằng ước muốn tha thiết của đấng trị vì nhân đức, vua Suddhodana, đấng bảo hộ của muôn dân, đang mong mỏi chờ gặp Ngài, sớm được thành tựu bằng sự viếng thăm của Ngài.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(63) Āsāya kassate khettaṃ bijaṁ āsāya vappati āsāya vāṇija yanti samuddaṁ dhanahārakā yāya āsāya tiṭṭhami sā me āsā samijjhatu.

Bạch Chúa tể Muni tôn kính, người nông dân cày ruộng nhiều lần với mong mỏi thâu hoạch hoa màu và ngũ cốc. Sau nhiều lần cày xới, ông ta tiếp tục gieo hạt với mong mỏi trúng được vụ mùa. Những người trong giới buôn bán lên đường, chở theo hàng hóa trong những chiếc thuyền lớn đi xuyên qua đại dương bất chấp mọi nguy hiểm về cá dữ, rùa khổng lồ, bạch tuột v.v… có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của họ với mong mỏi kiếm được của cải. Cũng thế con, là Kāludāyi, người sanh ra cùng lúc với Ngài, đã đến và quì dưới chân Ngài (trong tịnh xá Veḷuvana) với ước nguyện tốt lành là Đức Thế Tôn sẽ viếng thăm kinh đô và ban phước cho hoàng gia để họ tôn kính đảnh lễ. Mong rằng ước nguyện chân thành của con sớm được thành tựu không chậm trễ.

Bạch Đức Thế Tôn, Đấng Đại Hùng có sắc thân sáng chói. Đây là dịp để Đức Thế Tôn về thăm xứ Kapilavatthu, nơi Ngài đã từng sanh ra.

(64) Nātisītaṃ natidhnaṁ nātidubbhikkhachātakaṁ saddalā harita bhūmi esa kalo Mahāmuni.

Thưa bậc Đại Muni tôn kính, vào thời kỳ quá độ này từ mùa đông sang hạ, thời tiết không quá lạnh cũng không quá nóng. Trong thời kỳ thu hoạch và thời tiết tốt đẹp này, vật thực sung mãn và không có cảnh thiếu thốn hay nạn đói. Khắp mặt đất đều tươi thắm màu lục bảo với cỏ bermuda mềm mại và thời kỳ đặc biệt sau đông trước hạ này là thời gian thuận tiện nhất để lên đường về thăm Kapilavatthu, nơi Ngài đã sanh ra.

Đây là sáu mươi câu kệ do Trưởng lão Kāludāyi sáng tác rất hoa mỹ để tán dương và thuyết phục Đức Phật về thăm kinh đô Kapilavatthu.

(Chú thích: đặc biệt lưu ý rằng số câu kệ thực sự là sáu mươi bốn, các bộ Chú giải và Phụ chú giải tính là sáu mươi. Như vậy có chút khác biệt về bốn câu kệ như trong trường hợp của bộ Atthasalini Mula Tika, ở đó những phiền não (kilesa) được tính theo cách như vậy, cho phép bỏ qua những con số không đáng kể dựa vào câu Pāḷi trong Tam tạng “appakaṁ hi unam adhikaṃ va gananupagaṁ na hoti - sự thiếu sót nhỏ như vậy hoặc con số trội hơn chút ít nên được bỏ qua”).

Qua sự trình bày như vậy của đại trưởng lão Kāludāyi, Đức Đức Thế Tôn đáp lại: “Này con Kāludāyi, tại sao con thúc dục Như lai về thăm kinh đô Kapilavatthu bằng những lời tán dương với giọng nói ngọt ngào như vậy?” Trưởng lão Kāludāyi trả lời : “Bạch Đức Thế Tôn, người cha già nua của Ngài, vua Suddhodāna, rất mong mỏi được đảnh lễ Ngài và chúng Tăng.” Đức Phật chấp nhận lời thỉnh cầu của trưởng lão bằng những lời sau: “Này con Kāludāyi, lời thỉnh cầu của con đã được chấp thuận. Con có thể thông báo với chúng Tăng rằng Như lai sẽ lên đường viếng thăm kinh đô Kapilavatthu để đem vinh quang đến các hoàng thân quốc thích, và họ sẽ tổ chức những nghi lễ trang trọng để đón tiếp Như lai.” “Lành thay, bạch Đức Thế Tôn,” Trưởng lão Kāludāyi đáp, rồi thông báo đến 2000 vị tỳ khưu.

KẾT THÚC CHƯƠNG 16

HAI ĐẠO SĨ UPATISSA VÀ KOLITA ĐẾN DƯỚI CHÂN ĐỨC PHẬT TOÀN GIÁC


Mục lục chính Tập 1A Tập 1B Tập 2 Tập 3 Tập 4 Tập 5 Tập 6A Tập 6B


[Đầu trang][Mục lục tổng quát][Mục lục]