THERAVĀDA - PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
ĐẠI PHẬT SỬ - TẬP 6.A
Nguyên tác: Mingun Sayadaw
Tỳ khưu Minh Huệ biên dịch
[Trước] [Mục lục tập 6A] [Tiếp theo]
Trưởng lão Subhūti, vốn là một thiện nam có giới đức, sanh ra trong gia đình của một gia chủ Bà-la-môn trước khi Đức Phật Padumuttara xuất hiện trong thế gian, cách đây một trăm ngàn đại kiếp, tên là Nanda.
Khi chàng trai Nanda đến tuổi trưởng thành, vị ấy được dạy về Tam phệ đà nhưng vị ấy không thể tìm thấy thực chất lợi ích nào trong đó, nên vị ấy đã xuất gia làm đạo sĩ cùng với bốn mươi bốn ngàn tùy tùng, dưới chân ngọn núi tên là Nisabha. Vị ấy chứng đắc bát thiền ngũ thông. Vị ấy cũng giúp cho bốn mươi bốn ngàn đạo sĩ tùy tùng đạt được các thiền và thần thông.
Vào lúc ấy, Đức Phật Padumuttara đã xuất hiện trong thế gian và khi đang lưu trú ở kinh đô Haṃsavatī, Ngài quán xét thế giới hữu tình vào một buổi sáng nọ và trông thấy những tiềm năng của các đệ tử của Nanda, bốn mươi bốn ngàn đạo sĩ tóc búi, tất cả đều đủ duyên để chứng đắc đạo quả A-la-hán. Còn về phần Nanda, Đức Phật cũng thấy rằng vị ấy sẽ phát tâm cầu địa vị của một đại đệ tử có hai danh hiệu. Cho nên Ngài vệ sinh thân thể vào lúc sáng sớm và lên đường đi đến ẩn xá của Nanda, đem theo y và bát, như cách đã được nêu ra trong câu chuyện về trưởng lão Sāriputta. Sự cúng dường nhiều loại trái cây, đồ trải và việc cúng dường những chỗ ngồi bằng hoa và sự nhập thiền Diệt thọ tưởng định (nirodha-samāpatti) xảy ra tại ẩn xá, giống như đã được trình bày trong bài nói về trưởng lão Sāriputta.
Điểm khác biệt ở đây là khi Đức Phật xuất khỏi thiền Diệt thọ tưởng định (nirodha-samāpatti), Ngài đã ban lời chỉ định đến một vị trưởng lão Thanh văn đệ tử có hai danh hiệu là (1) sống không phiền não và an lạc, và (2) xứng đáng thọ lãnh sự cúng dường thù thắng, Ngài nói như sau: “ Này con, hãy thuyết một bài pháp để tán dương sự cúng dường những chỗ ngồi bằng hoa đến Ta của toàn thể các đạo sĩ!” Khi đang ngồi trên chỗ ngồi của mình, trưởng lão đã thuyết pháp, sau khi suy quán về Tam tạng. Vào cuối thời pháp của trưởng lão, Đức Phật Padumuttara đã thuyết pháp. Khi thời pháp của Ngài vừa dứt thì bốn mươi bốn ngàn đạo sĩ đều chứng đắc đạo quả A-la-hán. Về phần vị đạo sư của họ, đạo sĩ Nanda, vị ấy không thể theo dõi bài pháp của Đức Phật, vì tâm của vị ấy chỉ nghĩ đến vị tỳ khưu đang thuyết pháp. Khi đưa bàn tay của Ngài ra về phía bốn mươi bốn ngàn đạo sĩ, Đức Phật gọi: “ Etha bhikkhavo - Hãy đến, này các tỳ khưu!” Ngay lập tức, tất cả râu tóc của họ đều biến mất và họ có đầy đủ các vật dụng do thần thông tạo ra, và trở thành những vị tỳ khưu trang nghiêm với các căn của họ được khéo thu thúc như những vị trưởng lão đã trải qua sáu mươi hạ lạp và tám mươi tuổi thọ.
Sau khi đảnh lễ Đức Phật, đạo sĩ Nanda đứng trước Ngài và thỉnh cầu: “ Bạch Ngài, vị tỳ khưu trong giáo pháp của Ngài mà thuyết pháp tán dương sự cúng dường những chỗ ngồi bằng hoa là ai vậy?” “ Vị tỳ khưu ấy”, Đức Phật trả lời, “ là người đạt được danh hiệu etadagga do vị ấy sống an lạc, thoát khỏi các phiền não và xứng đáng thọ lãnh sự cúng dường thù thắng trong giáo pháp của Ta.” “ Do kết quả của việc làm adhikāra này của con trong bảy ngày, con không mong cầu lạc thú của nhân loại và chư thiên. Con muốn trở thành người đạt được danh hiệu etadagga với hai đức tính trong giáo pháp của Đức Phật tương lai, như vị trưởng lão vừa mới thuyết bài pháp tán dương,” đạo sĩ Nanda nói. Khi thấy rằng ước nguyện của vị ấy sẽ thành hiện thực không có chướng ngại, Đức Phật thọ kí cho vị ấy rồi ra đi. Vì Nanda thường hay nghe Đức Phật thuyết pháp và giữ pháp thiền không bị hoại, nên ngay sau khi chết vị ấy được tái sanh vào cõi Phạm thiên. (Đây là nguyện vọng cua trưởng lão Subhuti và những thiện nghiệp được làm trong quá khứ. Những thiện nghiệp được làm trong thời kỳ trung gian của một trăm ngàn đại kiếp không được nêu ra trong Chú giải).
Khi một trăm ngàn đại kiếp trôi qua và thời kỳ giáo pháp của Đức Phật hiện tại xuất hiện, vị thiện nam mà sẽ trở thành trưởng lão Subhūti đã tái sanh làm con trai của trưởng giả Sumana (em trai của ngài Anāthapiṇḍika) trong kinh thành Sāvatthi, tên là Subhūti. Đức Phật của chúng ta xuất hiện, Ngài đang ngụ ở kinh thành Rājagaha, nơi Ngài khất thực. Thương nhân Anāthapiṇḍika đến nhà người bạn trưởng giả (đồng thời cũng là anh em rễ) ở kinh thành Rājagaha, mang theo hàng hóa được sản xuất ở kinh thành Sāvatthi. Khi đến nơi, trưởng giả Anāthapiṇḍika nghe tin Đức Phật đã xuất hiện. Sau khi đi đến yết kiến Đức Phật tại khu rừng Sātavana, trưởng giả được an trú trong quả thánh Nhập lưu (sotāpanna) ngay trong lần yết kiến đầu tiên. (Sau khi trở thành bậc thánh Nhập lưu) ông ta thỉnh Đức Phật đến viếng Sāvatthi và cho dựng lên những chỗ ngụ, mỗi chỗ cách nhau một do tuần, dọc theo tuyến đường dài bốn mươi lăm do tuần giữa Sāvatthi và Rājgaha, với số tiền là một trăm ngàn đồng. Ông ta cũng mua khu vườn của Thái tử Jeta, giá của nó được tính bằng cách rải những đồng tiền vàng kín khu vườn. Rồi ông ta cho xây dựng tịnh xá Jetavana trong khu vườn ấy và dâng cúng đến Đức Phật. (Bài mô tả chi tiết về biến cố này có thể tra tìm ở chương 20 của cuốn III từ câu chuyện Anāthapiṇḍika).
Vào ngày dâng cúng tịnh xá, Subhūti đi theo người anh nghe pháp và niềm tin của vị ấy khởi lên rất mạnh mẽ đến nỗi vị ấy đã xin xuất gia. Sau khi trở thành Sa-môn, vị ấy học pháp và được thành tựu trong Dve Mātikā, sau đó vị ấy học thiền và tinh tấn thực hành các phận sự của Sa-môn. Tất cả điều này dẫn vị ấy đến đạo quả A-la-hán qua sự tu tập thiền Minh sát dựa trên đề mục tâm từ (mettā-jhāna).
Khi thuyết pháp, trưởng lão Subhūti thuyết pháp một cách khách quan (dhammā-diṭṭhāna), tức là tập trung vào Chánh pháp (mà không nhắc đến bất cứ một cá nhân nào - puggalā-diṭṭhāna) như Đức Phật đã thuyết. (Điều này đưa vị ấy đạt được danh hiệu etadagga về đời sống an lạc, thoát khỏi các phiền não - bậc Vô tranh trú (araṇa- vihārī).
Khi trưởng lão đi khất thực, nghĩ rằng “ Nếu ta thực hành phương pháp này, lợi ích lớn sẽ phát sanh cho các thí chủ.” Tại mỗi nhà, vị ấy có thói quen nhập vào định của đề mục mettā trước khi vị ấy thọ lãnh vật thực cúng dường. Điều này khiến cho vị ấy đạt được danh hiệu etadagga, xứng đáng thọ lãnh vật thí thù thắng (dakkhineyya).
Sau đó, Đức Phật tổ chức đại hội chúng Tăng, Ngài nói lời tán dương Đại đức Subhūti như sau và ban cho vị ấy cặp đôi danh hiệu:
Etadaggaṃ bhikkhave mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ araṇavihārīnaṃ yadidaṃ Subhūti (1), dakkhiṇeyyānaṃ yadidaṃ Subhūti (2).
Này các tỳ khưu, trong số những tỳ khưu đệ tử của Như Lai mà sống an lạc, thoát ly phiền não, thì Subhūti là Đệ nhất (1), và vị ấy cũng Đệ nhất trong số những tỳ khưu xứng đáng thọ lãnh vật cúng dường thù thắng nhất (2).
(Ở đây (1) liên quan đến araṇa-vihārī etadagga, các phiền não như tham (rāga), v.v… được gọi là raṇa (vì chúng dẫn dến ta thán). Các vị La hán sống thọ hưởng sự an lạc vì các ngài đã xa lìa các phiền não, được cho là những bậc araṇa-vihārī. Ngoài trưởng lão Subhūti, tất cả những vị A-la-hán khác đều sống cuộc đời như vậy. Nhưng khi các ngài thuyết pháp, các ngài ứng dụng phương pháp mà được xét đến có liên quan đến một người nào đó ( puggalā-diṭṭhāna dhamma- desanā) người mà các ngài khen ngợi hay chỉ trích người. Còn Trưởng lão Subhūti thì theo phương pháp mà yêu cầu ngài phải nói về Chánh pháp, là mục đích của ngài (dhammā-diṭṭhāna - pháp được thuyết giảng bởi Đức Phật). Đó là lý do khiến vị ấy đạt được danh hiệu etadagga trong số những vị tỳ khưu araṇa-vihārī.
(Bộ Upari-paṇṇāsa Pāḷi chứa bài kinh Araṇa-vibhaṅga kể ra sáu yếu tố của araṇa-vihāra - sống an lạc, như sau:
(1) Thực hành theo Trung đạo (Majjhima-paṭipadā) tránh xa hai cực đoan.
(2) Thực hành theo phương pháp dhammā-diṭṭhāna, người ta nói “ Đây là điều được tán dương. Đây là điều đáng phê bình”. Nếu thực hành theo phương pháp puggalā-diṭṭhāna, người ta nói rằng “ Anh ta là người đáng được tán dương,” và nó dẫn đến sự nịnh bợ; nếu người ta nói “ Anh ta là người đáng chê trách,” và nó dẫn đến sự xúc phạm, sĩ nhục.
(3) Tu tập lạc bên trong (ajjhatta-sukha) sau khi phân biệt giữa hai loại lạc; lạc bên trong bắt nguồn từ thiền chỉ (samatha) và thiền quán (vipassanā) và lạc bên ngoài (bahiddha-sukha) bắt nguồn từ năm căn.
(4) Khi nói về bất cứ người nào dù có mặt hay vắng mặt chỉ nói với điều đúng sự thật và có lợi ích.
(5) Nói hoặc thuyết giảng không vội vàng và suôn sẻ.
(6) Không tranh luận ở xứ người về ngôn ngữ của xứ người (dù nó có
thể khác biệt với ngôn ngữ địa phương của mình).
(Về (2) dakkhiṇeyya etadagga, những vị A-la-hán khác cũng xứng đáng thọ lãnh vật thí thù thắng. Nhưng khi thọ lãnh vật thực ở mỗi nhà, trưởng lão Subhūti biết rõ rằng ‘Nếu ta làm theo cách này thì những lợi ích đặc biệt sẽ phát sanh cho các thí chủ.” Đầu tiên Ngài nhập thiền đề mục mettā rồi xuất khỏi định và thọ lãnh vật thực. Thế nên điều này giúp vị ấy đạt được danh hiệu etadagga về dakkhiṇeyya.
(Liên quan đến điều này (cũng nên đề cập đến việc) Tướng quân của Chánh pháp, trưởng lão Sāriputta, đã làm công việc thanh lọc đồ vật. ‘Thanh lọc đồ vật có nghĩa là ‘thanh lọc chính bản thân mình’ để xứng đáng thọ lãnh vật thí và làm gia Tăng quả của sự bố thí qua sự nhập thiền diệt thọ tưởng định – nirodha-samāpatti).Tuy nhiên, trưởng lão Subhūti làm thanh tịnh hành động bố thí ( ý nghĩa là: khi trưởng lão nhập thiền đề mục mettā thì tâm của thí chủ tiếp xúc sự nhập định của trưởng lão, tâm của họ nhu nhuyến hơn và sự tôn kính của họ mạnh mẽ hơn trước khi họ cúng dường. Cho nên sự thanh tịnh của hành động bố thí và sự phát triển quả của nó cũng diễn ra qua người thí chủ, vì người thí chủ được dẫn dắt bởi trạng thái mềm mỏng và sự tịnh tín được phát triển cao độ.)
Giải thích: Khi trưởng lão Sāriputta đi khất thực, ngài đứng ở cửa nhà và nhập thiền mettā một lúc cho đến khi thí chủ đi ra mang theo vật thực. Chỉ khi thí chủ đến gần ngài thì ngài mới xuất khỏi thiền và thọ lãnh vật thực. Trưởng lão Subhūti nhập thiền mettā và chỉ khi nào thí chủ đi đến vị ấy thì vị ấy mới xuất khỏi thiền và thọ lãnh vật thực. Bài trình bày về bài kinh Araṇavibhaṅga trong bộ Chú giải Uparipaṇṇāsa nên xem kỹ).
Những bài kinh liên quan đến Trưởng giả Subhūti nên cần lưu ý trong bộ kinh Apadāna và Chú giải, v.v...
Mục lục chính Tập 1A Tập 1B Tập 2 Tập 3 Tập 4 Tập 5 Tập 6A Tập 6B