BuddhaSasana Home Page THIỀN SƯ DIPA MA
Nguyên tác: Knee Deep in Grace
Phần Một
Chương I DIPA MA SANH TRƯỞNG TRONG PHẬT GIÁO "Chẳng có gì khiến ta chấp thủ trên thế gian này cả" Nani Bala Barua sinh ngày 25 tháng 03 năm
1911, tại một ngôi làng miền Đông
Bangal gần biên giới Miến Điện. Vùng
Chittagong rất nổi tiếng với truyền thống hoà
đồng tôn giáo giữa các tín đồ Ấn giáo, Hồi giáo và Phật giáo chung
sống hòa hợp bên nhau. Nền văn hoá bản xứ Ấn
Độ hiện còn sót trong cộng đồng có lẽ
đã xuất hiện liên tục từ thời Đức Phật
cho đến tận ngày nay.
Là chị cả trong gia đình sáu chị
em, Nani rất gần gũi với các em và cũng là
đứa con cưng nhất trong họ hàng thân tộc. Cả Nani và mẹ
đều rất lùn và có mầu da
đen xậm, cả hai có quan hệ gắn bó mật thiết
với nhau. Nani nhớ lại mẹ là một phụ nữ dịu dàng và rất khả ái, cha
nàng là một người đàn ông rất nguyên
tắc, ông không bao giờ lùi bước trước những gì ông cho là phải lẽ. Cho dù
với tính khí nghiêm khắc, mối quan hệ giữa Nani và cha cũng rất tuyệt vời. Truyền thống bố thí là thói quen thường thấy trong gia
đình Nani, cha mẹ cô bố thí cho các sư
sãi Phật giáo, cho các giáo sĩ Ấn giáo và bất kỳ ai
đến xin họ bố thí. Chính do cha mẹ cô chủ
trương như thế nên Nani đã sớm
học được ý nghĩa bố thí cho người khác là
như thế nào - đó là: khi bạn bố thí,
không nên phân biệt, bạn nên bố thí cho hết mọi người. Khi còn là đứa trẻ, Nani đã quan
tâm đặc biệt đến các nghi thức Phật giáo. Nàng
rất thích đi chùa và phục vụ các vị
sư. Mặc dầu trẻ con thường bị cấm không cho tiếp cận với các vị sư khi các
vị đi rảo quanh khất thực, do quá dễ thương và
rất quyến rũ với các vị sư, nên Nani được
phép dâng tặng đồ ăn và của bố thí, rửa chân cho họ và ngồi kế bên
khi họ dùng bữa. Nani chỉ giữ riêng việc đó cho mình
và không mời gọi các trẻ em khác tham gia vào việc này. Nàng thường chơi
Búp-bê, nhưng nàng đặc biệt thích làm
các tượng Phật nho nhỏ. Đang khi đa số trẻ
gái Ấn Độ thường thích nấu nướng, thế giới tưởng tượng của cô lại tập
trung vào việc tạo ra thực phẩm để bố
thí và thu lượm hoa để trang hoàng
bàn thờ Phật, và thực hiện các lễ nghi tôn giáo. Gia
đình Barua sống gần một hồ có một ngôi
chùa đẹp được xây kế bên bờ hồ; Nani
thường lui tới đó để dâng cúng. Cô nhớ lại lòng
sùng đạo của cô đến rất tự nhiên, cha
mẹ cô không phải thúc dục cô điều gì
cả. Nani không chỉ ít quan tâm đến công việc
bếp núc mà cô cũng không chú ý nhiều
đến việc ăn uống. Rất hiếm khi người mẹ lo lắng dỗ ngọt con gái Nani ngồi
dùng bữa trong gia đình. Thay
vào đó, Nani chỉ ăn một miếng trái cây hay
một cái bánh Bít-qui nho nhỏ. Nàng thường xuyên hỏi cha mẹ, "Cha mẹ
có cảm thấy đói không? Đói là gì vậy?" Mặt khác, niềm khát khao kiến thức của nàng thật bao la. Cho dù theo
phong tục trong làng con gái không được đến
trường, Nani không thể nào bỏ học, ngay cả khi nàng bị bệnh và cho
biết là phải ở nhà một vài ngày, nàng cảm thấy như bị tước mất lớp học.
mỗi buổi tối ta thường thấy nàng ngồi cùng bàn với cha
để cùng thảo luận về những bài học ở
trường, cho dù đa số các trẻ con ít khi học bài
ở nhà. Ở Ấn Độ thời bấy giờ, công việc học hành
của trẻ nữ thường kết thúc rất sớm. Những em nào
đi học thì không
được phép học hết lớp năm. Chiếu theo luật lệ
văn hoá lúc đó, Nani phải lập gia đình trước khi có kinh nguyệt.
Như vậy, ở tuổi mười hai, cô đã phải
bỏ học và lập gia đình với một người
đàn ông hai mươi lăm
tuổi. Người tình của cô tên là Rajani Ranjan Barua, một kỹ sư sống
trong ngôi làng kế bên tên là Silghata. Theo tục lệ, ngay sau khi lễ cưới
kết thúc Nani phải đến sống ngay với người
bạn đời của mình. Nàng nhớ cha mẹ vô cùng. Sự việc còn trầm trọng
thêm, chỉ một tuần sau ngày cưới, chồng nàng
đã sang Miến Điện để làm
ăn kiếm sống. Nani bị bỏ lại một mình
với cha mẹ chồng rất hà khắc, nàng rất sợ hai ông bà. Thỉnh thoảng nàng
cũng được phép về thăm cha mẹ, nhưng rồi cha
mẹ chồng lại buộc nàng về nhà chồng trở lại. Sau hai năm bất hạnh, ở tuổi mười bốn.
Nani bị buộc phải lên tầu sang Rangoon
để sống với người đàn ông nàng chưa quen biết
được một tuần lễ. Bước xuống tầu, người con
gái nhà quê nhút nhát bị sốc trước một môi trường hoàn toàn xa lạ.
Thành phố Rangoon hết sức náo nhiệt ồn ào, một nơi xa lạ một rừng người
với bộ mặt không quen, và ngôn ngữ bất đồng.
Thoạt đầu Nani cảm thấy vô cùng cô
đơn, thường xuyên nàng phải khóc thầm vì nhớ quê hương và gia
đình. Cuộc sống hôn nhân còn bầy ra cho nàng nhiều thách thức. Cho dù mẹ và
các cô em đã căn
dặn hết sức kỹ càng về cách điều hành
công việc gia đình, chẳng có ai nói
cho nàng biết một lời nào về sinh hoạt tình dục cả. Chồng cô là người
đầu tiên nói cho cô biết, và phản ứng
của người con gái cảm thấy bị sốc, căng thẳng
và mắc cỡ khủng khiếp. Trong suốt năm
đầu cuộc sống gia đình, nàng rất sợ chồng. Trong năm
đó Rajani đã tỏ ra hoà nhã và thông cảm với vợ mình. Không bao giờ
chàng áp đặt vợ mình làm bất kỳ
điều gì. Dần dà, khi niềm tin
đã nẩy nở giữa hai người, Nani lại coi
chồng mình như là một con người hiếm có. Chỉ ít năm
sau đó, cả hai người đã cảm thấy có
được tình yêu hết sức sâu đậm. Vào
những năm cuối, Nani thường nói nàng
coi chồng mình như là vị thầy đầu tiên
của nàng vậy. Tuy nhiên mối tương quan hạnh phúc của hai người lại thất bại do một
vấn đề hết sức đau buồn. Mối kỳ vọng truyền
thống nơi một người con gái Ấn Độ là sanh cho chồng một người con,
tốt hơn cả là con trai nội trong năm đầu tiên
cuộc sống gia đình. Nhưng năm
này qua năm khác Nani không có thể
mang thai. Nàng cố gắng đi khám bác sĩ
và đến với các thầy lang nhưng không
ai khám phá ra lý do hiếm muộn của nàng.
Điều này
đã trở thành mầm mống gây hổ thẹn buồn tủi cho nàng. Rất may mắn là
Rajani vẫn chăm sóc, thương yêu và
kiên nhẫn, không thúc dục Nani hay công kích nàng vì
đã không thể sanh cho mình một
đứa con.
Mặc dù Rajani chấp nhận thiếu vắng hậu duệ của mình, nhưng gia
đình và xóm giềng không dễ chấp nhận
như vậy. Quan tâm đến nỗi lo lắng Nani có thể
làm tuyệt tự cho gia đình, họ
đã dỗ dành Rajani trở về lại
Chittagong lấy lý do là có người thân trong gia
đình mắc bệnh nặng. Khi
đã trở về
đến nhà, gia đình thông báo cho
Rajani biết người vợ mới của chàng đang chờ
anh và người ta đã dàn xếp hôn
lễ cho hai người ngay lập tức. Rajani cự tuyệt. Chàng báo lại cho họ hàng
rằng: "Khi con cưới Nani con đã không
qui định là nàng phải sanh con cái cho
con, hay con sẽ bỏ nàng nếu không thực hiện
được như vậy. Đây không phải là điều
kiện cho hôn nhân giữa hai đứa chúng con. Thế nên thật không phải
lẽ nếu con từ bỏ nàng vào lúc này" Rajani trở lại Miến Điện và cho
Nani biết nàng không phải lo lắng gì nữa về việc không sanh con cái cho
chàng. Rajani còn đề nghị vợ mình hãy
cư sử với hết mọi trẻ con nàng bắt gặp như con của mình vậy - lời khuyên
đó đã
được thể hịên một cách hết sức nghiêm túc trong nhiều năm
sau đó.
Năm mười tám tuổi, Nani biết tin mẹ nàng
chết cách đột ngột. Mặc dù
đã có
được điềm báo trước trong giấc mơ về cái chết của mẹ, nàng rất kinh
hoàng trước tin mẹ qua đời. Nàng chỉ
gặp được mẹ có hai lần kể từ khi nàng
theo chồng sang Miến Điện. Cơn đau tim về mất
mát đó vẫn còn lưu lại nơi nàng nhiều năm
tiếp theo. Rồi, tiếp ngay sau cái chết của mẹ mình, Nani mắc phải
chứng bệnh thương hàn. Cơn bệnh đã bị
chẩn đoán sai và
điều trị không đúng cách và thế nên
Nani đã phải nhập viện
điều trị trong vòng nhiều tháng trời. Mẹ Nani chết đi để lại một đứa em trai mới
có 18 tháng tên là Bijoy. Cha cô không thể chăm
sóc cho đứa con nhỏ đã đưa cho hai vợ
chồng Rajani và Nani chăm sóc đứa em
trai nhỏ như con ruột, và như vậy Bijoy
được gửi sang Rangoon sống với hai anh chị.
Nani và Rajani hết sức quan tâm và tham gia vào các sinh hoạt của cộng
đoàn Phật giáo. Thêm vào việc tuân giữ
năm giới luật tức - kiêng không sát
sanh hay không làm hại; không lấy của người không cho; không thực hiện
những việc dâm dục; không dùng tà ngữ và không sử dụng các chất gây hại -
hàng ngày họ đều duy trì các nghi thức
lễ lạy (tụng kinh ) tài trợ cho hai cuộc lễ tổ chức tại cộng
đồng địa phương hàng năm;
và bố thí cho các vị tăng ni tại địa
phương. Họ rất nổi tiếng do lòng từ tâm và quảng
đại của họ. Họ đã chi tiền giúp các em
học sinh thuộc các gia đình khó khăn
được đến trường và nhường chính nhà mình cho những người không nhà
không cửa. Kể từ ngày nàng đến Rangoon. Nani cảm thấy
một ước muốn sâu xa là có dịp hành thiền. Ngay cả khi các cô gái
không bao giờ học thiền. Nàng đã liên
tục xin phép Rajani cho nàng học thiền. Cứ mỗi lần nàng xin phép chồng thì
chàng lại bảo hãy đợi nàng lớn tuổi
thêm một chút nữa. Theo như phong tục truyền thống Ấn
Độ là gác lại công việc tu luyện
thiêng liêng đến khi nào những nhiệm
vụ nội trợ trong gia đình
được hoàn tất. Cho dù nàng không nói được tiếng Miến
Điện, Nani vẫn tìm cách theo đuổi nền
giáo dục Phật giáo nơi quốc gia thứ hai của nàng. Bất kỳ khi nào
nàng bắt gặp một cuốn sách đạo bằng tiếng
Bangal, nàng liền đọc và tự
nghiên cứu lấy. Đối với các sách vở khác, nàng
đã tham khảo sự giúp
đỡ của người anh họ ba mươi tuổi, tên
là Suntil, là người đã dịch các sách
Phật cổ điển từ tiếng Miến sang tiếng Bangal.
Việc chăm chỉ học hành của Nani đã
khiến cho Sunil phải kinh ngạc và nàng đã
nhớ rất rõ mọi sự người cậu đã
đọc cho Nani nghe. (nhiều năm sau, khi nàng
đã hoàn tất một
đợt kiểm tra tâm lý, trí thông minh của nàng
vượt trội hơn hẳn với mức độ như thần động
vậy)
Năm 1941. lúc đó Nani đã ba mươi
tuổi. Quân Phiệt Nhật chiếm đóng Miến Điện.
Đây là một thời gian sợ hãi, thiếu thốn và khó khăn.
Khi chiến tranh kết thúc vào năm 1945
Bijoy, lúc này đã lớn, và quay
trở về Ấn Độ để bắt đầu cuộc sống gia đình
mới. Với một ngôi nhà trống trơn cha mẹ cả hai
đều chết cả, Nani nghĩ, "hiện giờ là
thời gian để luyện thiền."
Thế rồi một phép lạ xẩy ra: sau hơn hai mươi năm
cố gắng thụ thai một đứa con mà không thành. Nani khám phá ra mình
đã có bầu. Bà
đã ba mươi lăm
tuổi đầu khi bà vui mừng sinh hạ một cô con gái. Tuy nhiên sau ba
tháng đứa bé bị bệnh rồi qua đời. Nàng
lại bị tràn ngập đau buồn, rồi Nani mắc chứng
đau tim.
Bốn năm sau, nàng lại
được chúc phước với một lần có thai nữa. Lần
này lại là một bé gái, bà đặt tên
đứa trẻ là Dipa. Cũng vào thời
điểm này tên Dipa Ma
được đặt cho bà "Dipa Ma" có nghĩa là"
Mẹ Dipa" vì Dipa cũng có nghĩa là ánh "sáng". Tên mới
đặt cho Nani cũng có nghĩa là "Bà Mẹ
Ánh Sáng" Dipa là một bé gái mới lẫm chẫm biết đi
khoẻ mạnh trong khi mẹ cô bé lại có thai một lần nữa, lần này là
một bé trai vô cùng quan trọng. Đứa bé này
chết ngay sau khi sanh. Một lần nữa lại khiến cho Nani phiền muộn không
thể nào nguôi. Trong nỗi tuyệt vọng, nàng lại xin chồng cho mình hành
thiền. Một lần nữa, chồng bà lại nói rằng nàng còn quá trẻ
để làm như vậy. Nàng doạ trốn khỏi nhà
và Rajani cùng với nhiều người hàng xóm phải canh chừng nàng. Việc canh phòng nàng chẳng bao lâu sau không còn cần thiết nữa. Bị
chứng cao máu ảnh hưởng trầm trọng, trong vòng nhiều năm
Dipa Ma không thể rời khỏi giường bệnh được nữa. Trong suốt thời gian đó,
nàng thực sự có thể chết bất kỳ lúc nào. Rajani một mình phải nuôi
vợ bệnh và đứa con nhỏ Dipa đang lẫm chẫm
biết đi, đồng thời vẫn phải đi làm nguyên ngày. Nỗi
đau buồn trước tình huống
đó tràn ngập ông ta. Một
đêm nọ vào năm
1957, sau khi làm việc trở về nhà và ông nói với vợ là ông cảm thấy
bị ốm. Chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ sau
đó, ông qua đời do bệnh tim.
-ooOoo- Chương II GIÁC NGỘ "Tôi có thể mang theo được gì khi
phải qua đời"
Trong vòng mười năm, Dipa Ma mất hai đứa
con, ông chồng và sức khoẻ của mình. Khi
đó bà đã
ở tuổi bốn lăm. Một bà goá với
đứa con gái lên bẩy tuổi phải tự chăm
sóc nuôi dạy con gái một mình. Cha mẹ hai bên nội ngoại
đều chết cả, đất nước Ấn Độ thì quá xa
xôi, và còn bà bị tan nát do đau buồn và
hỗn loạn. "Tôi không biết phải làm gì, đi đâu và
sống ra sao," bà cho biết. "Tôi chẳng còn sự gì, và chẳng còn ai
để cầu xin giúp đỡ cứu." Ngày tháng
trôi qua, và chẳng còn biết làm gì hơn là kêu gào than khóc, ôm bức ảnh
ông chồng Rajani vào lòng. Chỉ trong vòng ít năm,
sức khoẻ của bà ngày giảm sút trông thấy. Hoàn cảnh của bà nghiêm
trọng đến nỗi bà cảm thấy chỉ còn hy
vọng sống xót duy nhất là luyện thiền. Bà suy nghĩ về hoàn cảnh thật trớ
trêu. Khi còn khoẻ mạnh và hăm hở muốn hành
thiền, chồng bà đã ngăn
cản bà thực hiện điều đó. Lúc này,
vì trách nhiệm với con gái và hoàn toàn kiệt quệ, trong nỗi thất vọng và
phải đối mặt với cái chết, bà cảm thấy
mình không còn lựa chọn nào khác. đó là
bà sẽ phải chết với tâm hồn tan nát trừ phi bà thực hiện
điều gì
đó để cải thiện hiện trạng tâm linh.
Bà tự hỏi mình. "Tôi mang theo được gì
khi tôi chết?" bà nhìn một ít của hồi môn của mình, chiếc áo Xari bằng lụa
và ít đồ trang sức bằng vàng; bà còn
nhìn cả con gái bà nữa. " Tôi càng yêu con gái tôi bao nhiêu, tôi dư biết
tôi không thể mang theo con tôi xuống mồ
được... Thế rồi tôi liền nói: " hãy gia nhập thiền viện. Có lẽ tôi
có thể tìm thấy được điều gì
đó có thể mang theo với mình khi
chết." Ngay giây phút cùng cực nhất của cuộc sống,
đức Phật hiện ra với bà trong giấc
mộng. Một sự hiện diện sáng láng, ngài nhẹ nhàng tụng một vần thơ trong
Bản Kinh Dhammapada, thực chất dùng để an ủi
một người cha khóc thương khóc con trai mới chết:
Chấp thủ với những gì yêu quí sẽ đem lại
sầu khổ. Khi Dipa Ma tỉnh dậy, bà cảm thấy rõ ràng và bình thản. Bà biết mình
phải luyện hành thiền bất kể tình trạng sức khoẻ của mình như thế nào. Bà
hiểu rõ lời khuyên của Đức Phật : Nếu bà
muốn có bình an đích thực, bà phải tu
luyện thiền cho đến khi được giải thoát khỏi
mọi tham lam và đau buồn.
Mặc dù bà đã thực hiện các nghi
thức Phật giáo trong suốt cuộc sống, Dipa Ma biết rất ít về tập luyện
thiền cần phải thực hiện những gì. Tuy nhiên, qua trực giác bà
đã áp dụng cách thức cổ xưa nay vẫn
dùng để được thoát khỏi đau khổ. Không giống
như tập trung chú ý vào một đối tượng
cố định, thiền minh sát tập trung liên tục vào những thay
đổi nơi kinh nghiệm. "Thiền quán" yêu
cầu nhận ra rõ ràng ba điểm đặc trưng nơi
kinh nghiệm giác quan: đó là vô thường, khổ và vô ngã.
Đức Phật dạy rằng: thông qua hành
thiền, ta có dư khả năng phá bỏ những ảo giác
giới hạn cuộc sống chúng ta. Giải thoát hay giác ngộ, theo những lời dạy
của Đức Phật hệ tại ở việc cảm nhận được bản chất hiện hữu.
Dipa Ma đã thu xếp
để đến thiền viện Kamayut tại Rangoon. Mọi tài
sản chồng bà để lại cho bà - tài sản,
nữ trang và toàn bộ của cải vật chất- bà mang tặng cho người hàng xóm, nói
rằng "Xin vui lòng nhận lấy toàn bộ những gì tôi có, và dùng
để chăm sóc cho Dipa con gái tôi". Bà
ra đi và không hy vọng sẽ trở lại nữa.
Nếu bà chết bất kỳ cách nào, bà lý luận, ít nhất bà sẽ chết tại thiền viện
mà thôi. Bài luyện thiền đầu tiên trong cuộc
tĩnh tâm không diễn ra như ý bà muốn. Vừa đến
thiền viện bà được giao cho một căn phòng
và những chỉ dẫn cơ bản và yêu cầu bà tường trình ngay tại phòng thiền vào
bốn giờ chiều ngày hôm sau. Bà khởi sự luyện tập ngay từ những giờ buổi
sáng tinh sương, thoạt tiên bà tập trung chú ý vào hơi thở, rồi
để ý đến những cảm giác có được, những suy
nghĩ và những cảm súc xuất hiện trong cơ thể và trong tâm trí nữa.
Khi ngày sắp sửa kết thúc, sức chú ý của bà lại càng gia tăng.
Ngay buổi chiều hôm đó bà bắt đầu đi
tới phòng thiền để gặp Thiền sư của bà.
Thình lình bà dừng lại. Không thể tiến thêm
được nữa. Bà không biết chắc tại sao, bà chỉ biết là không thể tiến
thêm được nữa chính xác là không thể
nhắc chân lên được. Bà
đứng đó hơi bối rối nhưng đặc biệt là
không lo lắng chi cả, sau năm phút hay mười
phút gì đó. Cuối cùng, bà nhìn
xuống và thấy một con chó rất to đã
ngoặm nguyên hàm răng vào cẳng chân
bà. Việc tập trung tư tưởng của bà lại càng trở nên sâu
đậm hơn, ngay cả những giờ đầu luyện tập, đến
nỗi bà không còn cảm thấy gì nữa. Bật ra khỏi tình trạng chú ý, Dipa Ma liền kêu cứu và cố gắng lắc mạnh
cẳng chân để cho con chó thôi ngoặm lấy cẳng
của bà. Con chó nhất định không bỏ đi,
nhưng sau cùng có mấy vị sư giúp gỡ hàm răng
sắc bén của con chó ra khỏi chân cho bà. Nhưng dầu sao mấy vị sư
cũng bảo đảm cho bà là con chó phải là
chó dại, Dipa Ma quá sợ hãi phải chết - thật là tức cười, bà
đến thiền viện là
để sửa soạn chết cơ mà. - rồi bà cũng
tìm cách đến bệnh viện, tại đó bà
được tiêm những liều thuốc phòng bệnh
chó dại lần đầu tiên. Trên
đường đi tới đi lui từ thiền viện đến bệnh
viện có nghĩa là bà sẽ không còn cơ hội
để ăn uống gì hết. Theo truyền thống
các tu viện vùng Nam Á, chỉ sửa soạn có một bữa
ăn cho mỗi ngày và phải
được dùng vào buổi trưa. Chẳng bao lâu
Dipa Ma đã trở thành yêu
đuối kiệt sức đến nỗi thiền viện phải khuyên
bà trở về nhà để được phục hồi sức khoẻ.
Về đến nhà, cô con gái trẻ của bà,
buồn vì cuộc ra đi đột ngột của mẹ đã
không bao giờ rời mắt khỏi mẹ nữa. Dipa Ma cảm thấy cơ hội duy nhất của bà
để đạt đến giác ngộ đã qua mất. Thường
xuyên bà bật khóc trước thất bại thê thảm đó.
Bà không bỏ qua và tiếp tục thực hiện tập luyện thiền, tuy nhiên sử
dụng những bài học đầu tiên
đã học
được ở cuộc tĩnh tâm đầu tiên ngắn ngủi
đó. Bà đã
kiên trì hành thiền tại nhà như vậy trong nhiều năm
liền, kiếm thời giờ khi nào có thể. bà tin tưởng rằng cuối cùng lẽ
nào cũng có một dịp khác để bà có thể
tham dự tĩnh tâm một lần nữa. Cơ hội đó đã
đến khi Dipa Ma được biết có một gia đình
người bạn và cũng là một Thiền sư Phật giáo. Ngài Anagarika Munindra,
đang cư ngụ gần thiền viện ("Anagarika" có
nghĩa là "không là nội trợ" hay người nào
đó đã bỏ gia
đình để
theo chánh đạo siêu nhiên), bà đã
mời Thiền sư đến nhà chơi và kể lại
kinh nghiệm thiền bà đã có
được vào lúc uống trà. Munindra
động viên bà nên
đến thiền viện Thathana Yeitha. Chính thiền
viện này Thiền sư cũng đã
đào sâu
được việc luyện tập của ông trước đây. Dưới sự hướng dẫn của Ngài
Mahasi Sayadaw, một vị sư nổi tiếng nhất, một học giả, một Thiền sư tại
Miến Điện thời bấy giờ. Như vậy Dipa Ma đã
được đề nghị cho một cơ hội thật hiếm hoi:
được học luyện thiền với một Thiền sư nổi tiếng đến như vậy. Được một
người bạn trong gia đình hướng dẫn bằng tiếng mẹ
đẻ nữa. Vào khoảng thời gian
đó, chị của bà là Herna và gia
đình có
đến Miến Điện để thăm, thế nên con gái Dipa có thể
được sống với bà dì, với chú và các
em, trong khi đó Dipa Ma đến ở trong thiền
viện.
Dipa Ma lại gia nhập một buổi tĩnh tâm thứ nhì với một bối cảnh tâm trí
hoàn toàn khác - ít khẩn trương hơn và không thúc bách ép mấy,
được hoạch định kỹ hơn và thấu
đáo hơn. Tuy nhiên bà
đã bị chứng mất ngủ ngay từ lúc chồng
bà là Rajani qua đời. Hiện giờ bà
không có thể tỉnh giấc được. Tuy nhiên
vào cuối ngày tĩnh tâm thứ ba, bà đã
đạt đến tập trung tư tưởng sâu đậm trở lại và
nhu cầu ngủ cũng tan biến luôn cùng với ước muốn
được ăn. Minindrra rất quan tâm đến hiện
trạng tập trung chú ý của bà không
được quân bình, đã yêu cầu bà
đến tham gia nghe thuyết giảng của Mahasi
Saydaw hàng tuần. Tuy nhiên vì bà không hiểu
được tiếng Miến Điện, và cũng không
muốn đến tham dự, nhưng vì Minindra
quá nhấn mạnh nên để làm vui lòng
Thiền sư bà đã nhận lời và
đến tham dự.
Trên đường đi tham dự buổi thuyết giảng,
Dipa Ma bắt đầu cảm thấy tiếng nhịp tim đập mạnh bà cảm thấy mình
yếu hẳn đi. Bà quị xuống hai bàn tay
và đầu gối chống xuống đất, bà trườn
lên cầu thang dẫn đến phòng hội họp.
Tuy không hiểu bài nói chuyện nhưng bà vấn tiếp tục hành thiền. Sau bài
nói chuyện Dipa Ma cảm thấy mình không còn
đứng lên được nữa, bà cảm thấy
mình như bị dính chặt với tư thế ngồi, thân mình bà cứng nhắc, bất
động vì tập trung chú ý quá
độ.
Ngày hôm sau, bài luyện thiền của Dipa Ma còn thâm sâu hơn nhiều, khi
bà chuyển nhanh chóng từ những giai đoạn
thiền cổ điển để đạt đến thiền quán, được nhắc đến trước khi giác ngộ.
Theo như những lời thuyết pháp của các vị Thiền sư theo trường phái Nam
Tông. Bà cảm thấy một luồng sáng chói chan, tiếp theo là cảm giác
tất cả mọi sự đều tan biến hết, thân xác của
bà, sàn nhà, đủ thứ chung quanh bà
như đã biến thành từng mảnh nhỏ. Tan
vỡ và trống rỗng. Điều đó nhường chỗ cho đau
đớn khủng khiếp nơi thân xác cũng như tâm linh. Với một luồng lửa cháy hành
hạ bà mộc cách khủng khiếp và bám chặt trên thân xác bà. Bà cảm thấy như
bị vỡ tung ra do áp lực cực mạnh. Thế rồi một điều hết sức phi thường đã
xẩy đến. Một khoảng khắc đơn sơ - ngay trong
ban ngày, bà đang ngồi thiền ngay trên
sàn hành thiền với một nhóm các vị Thiền sư - có một sự chuyển
đổi tức thời rất yên tĩnh và tế nhị,
hình như chẳng có gì đã xẩy ra. Nói về
cái khoảng khắc sáng láng đó,sau này
Dipa Ma có dịp đề cập đến, bà chỉ
đơn sơ nói rằng,"Tôi chẳng biết sự gì
sốt" và tuy nhiên trong cuộc đời bà
đã xẩy ra một biến
đổi sâu rộng và toàn diện
đến như vậy.
Sau ba thập kỷ đi tìm tự do, (giải
thoát) ở vào tuổi năm mươi ba, sau sáu ngày
luyện thiền, Dipa Ma đã
đạt đến giai đoạn giác ngộ đầu tiên.
Hầu như ngay lập tức huyết áp của bà đã
trở lại bình thường và nhịp tim của bà cũng chậm lại. Trước
đây bà không thể leo lên mấy bậc thang
vào thiền viện được nữa thế mà bây giờ
việc leo cầu thang này không cần phải cố gắng gì mấy và bà có thể
đi bộ với bất kỳ nhịp điệu nhanh chậm tuỳ ý
thích. Như Đức Phật đã báo trước trong giấc mơ của bà, nỗi buồn khổ
hàng ngày bà phải gánh chịu giờ đây đã
tiêu tan hết. Nỗi sợ hãi liên tục nơi bà giờ
đây đã tan biến luôn, nhường lại cho bà là một sự thanh thản chưa
từng thấy bao giờ và một sự hiểu biết minh bạch
đến nỗi bà có thể giải quyết mọi vấn
đề ngay tức khắc.
Dipa Ma tiếp tục luyện thiền tại thiền viện Thathana Yeiktha thêm hai
tháng nữa, sau đó bà trở về nhà tại
thành phố Rangoon. Sau vài tuần nghỉ ngơi bà lại tham gia những chuyến
đi qua lại thường xuyên với thiền viện
này trong vòng một năm nữa. Trong cuộc tĩnh
tâm tiếp theo, bà lại cảm nghiệm được
hiện tượng khác thường nữa chỉ sau năm ngày hành thiền. Chánh
đạo dẫn đến trực giác này cũng tương
tự như lần đầu tiên vừa
đề cập đến ở trên, trừ một
điều là lần này còn
đánh dấu một sự đau đớn và buồn khổ
đến tột độ. Sau khi đạt đến giai đoạn giác
ngộ thứ hai, toàn bộ điều kiện thể lý
và tâm linh của bà biến đổi hoàn
toàn. Phóng tâm (uddhacca) giảm thiểu rõ rệt trong khi
đó khả năng chịu đựng của bà lại tăng
thêm rất nhiều. Những người quen biết Dipa Ma như bị thôi miên do sự biến
đổi nơi bà. Hầu như suốt
đêm bà đã
biến đổi từ một người hoàn toàn bị lệ
thuộc, bệnh hoạn sang một người khoẻ mạnh, tự chủ, thân thể bà rực sáng
lên, Dipa Ma nói với những người có mặt vây quanh bà. "Các bạn có thấy tôi
không, tôi đã bị chán nản và sụp
đổ do những mất mát chồng, con cái và
bệnh tật. Tôi phải chịu đựng đau khổ quá
nhiều. Tôi không còn bước đi nổi nữa.
Nhưng hiện giờ các bạn thấy tôi ra sao? Toàn bộ bệnh tật
đã biến mất. Tôi
đã khoẻ khoắn trở lại, và chẳng còn
điều gì mắc mớ trong tâm trí nữa.
Không còn buồn chán và đau khổ. Tôi rất hạnh
phúc. Nếu các bạn cũng đến để luyện thiền, các bạn cũng sẽ tìm thấy
được hạnh phúc, chẳng có ma thuật nào
cả đâu. Chỉ cần tuân thủ các điều chỉ dẫn mà
thôi." Bị gương của Dipa Ma thôi thúc, bạn bè và cả gia
đình của bà
đã tham gia luyện thiền tại thiền viện
đó. Người đến đầu tiên là em gái của
bà, Hema, và một người bạn rất thân, Khuki Ma. Cho dù Hema là một bà mẹ có
tám con, năm đứa còn sống tại gia
đình. Bà
đã thu xếp thời gian để đến luyện
thiền cùng với chị trong vòng một năm.
Sau đó, con gái Dipa Ma, là Dipa, và một số con gái của Hema cũng
đến tham gia. Họ là những dấu hiệu
đáng noi theo: hai bà mẹ trung niên và
các con của họ đang ở tuổi thiếu niên
cũng luyện thiền giữa những nhà sư khổ hạnh và mặc áo mầu vàng. Thông
thường thì các thiền viện không cung cấp chỗ
ăn ở cho các phụ nữ đến tĩnh tâm, thế nên các phòng ngủ dành cho họ
thật là mộc mạc và giống như các túp lều ở một góc xa xa thiền viện. Con
gái Hema, Daw Than Myint, nhớ lại họ phải leo qua những lùm cây của một
cánh rừng nhỏ và bò lên triền đồi để đến tiếp
truyện với Thiền sư Munindra .
Vào những ngày nghỉ hè, Dipa Ma và Hema có tới sáu bẩy
đứa con đến tham gia luyện thiền chung với
hai người. Cho dù có bầu khí gia đình
thân thiện, những luật lệ ở thiền viện cũng rất nghiêm ngặt. "Chúng tôi
phải dùng bữa trong im lặng chung với nhau như một gia
đình. Daw Than Myint nhớ lại và chúng
tôi không thể nhìn nhau được đâu. Một điều
thật khác biệt với ở ngoài đời.!"
Trong suốt năm luyện thiền đầy biến cố này có tất cả sáu
đứa con nhà Barua , bốn gái hai trai
đã đạt
đến ít nhất giai đoạn đầu giác ngộ. Việc tận tâm hành thiền của
những đứa nhỏ trong gia đình Dipa
đã làm cho bà sung sướng vô cùng, bà
chỉ muốn để lại cho con cái đôi điều gì
đó có giá trị tồn tại vĩnh cửu, "Một món quà
vô giá" bà luôn nhắc nhở con gái Dipa là hành thiền sẽ
đem lại cho ta phương cách được bình
an tâm linh. Em gái Dipa Ma, bà Hema cũng mang nặng món nợ hành thiền và cũng
đã tiến triển nhanh chóng
đến cùng một mức
độ như Dipa Ma đã
đạt đến. Daw Than Myint nhớ lại hiệu quả mạnh
mẽ công việc hành thiền đã ảnh
hưởng thế nào nơi mẹ của mình. Khi tôi trở về nhà vào kỳ nghỉ hè, mẹ tôi không có mặt
để chào tôi.
Đây là
điều không bình thường, vì bà ít khi xa nhà lâu. Các anh em và chị
tôi báo lại là mẹ đã
đến luyện thiền tại thiền viện. Khi tôi tới
thiền viện, tôi nhận ra mẹ đang ngồi thiền kế bên Thiền sư
Munindra, rất bình thản và yên tĩnh và mẹ không còn cả nhận ra tôi
đến thăm, điều này gây ấn tượng mạnh
nơi tôi. Tôi muốn cũng muốn sống tách biệt giống như mẹ. Tôi quyết
định, nếu luyện thiền có khả năng thay đổi mẹ
đến như vậy, chắc phải là điều gì
đó mạnh mẽ, và như vậy tôi cũng phải
thực hiện như vậy. Tuy nhiên sau này tôi khám phá ra là thiền chẳng có gì
liên quan đến sống lạnh lùng và tách
biệt cả. Một điều đáng tiếc là không phải
tất cả các thành viên trong gia đình
đều nhận ra những biến đổi nơi Hema.
Cha tôi buồn rầu vì mẹ tôi không còn cáng
đáng những công việc nội trợ ở nhà nữa; mẹ chỉ có ngồi thiên, ngồi
thiền, và ngồi thiền. Thế nên ông dọa sẽ trình vụ việc với Ngài Mahasi
Sayadaw. Mẹ tôi cho biết, "tốt thôi". Khi nào chú ấy
đến gặp Sayadaw, chắc chắn Ngài
Sayadaw sẽ thuyết phục chú ấy hành thiền cho mà coi. Chẳng bao lâu sau ông
ta đã
được trực giác. Và cha tôi không còn làm phiền mẹ tôi vì
đã ngồi thiền quá nhiều như thế. Năm 1965, Dipa Ma lại bị thu hút vào
một loạt những luyện tập mới có tầm cỡ. Vì biết trước Munindra sẽ quay trở
lại Ấn Độ ngài Mahasi Sayadaw nói với
các thiền sinh của mình là kể từ ngày Munindra quay trở lại với "phương
pháp tất đàn" (sức mạnh tâm tinh).
Thiền sư có biết chút ít phương pháp này. Sayadaw muốn luyện cho Munindra
một ít Siddhis. Nhưng vì Munindra quá bận rộn diễn giảng nghiên cứu
Siddhis. Thay vào đó, Munindra quyết định
luyện cho người khác, một phần để thử chứng minh xem Siddhis có thực hay
không. Vì lý do đó ông đã chọn
một số Thiền sư cốt cán của ông. Dipa Ma và các thành viên trong gia
đình được
ông chọn và huấn luyện họ trực tiếp theo cách chỉ dẫn trong bộ
Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo). Munindra biết
rõ các sức mạnh tâm linh là điều không
bình thường, nhưng lại có tính chất quá quyến rũ. Có quá nhiều nguy
cơ lạm dụng trừ khi thiền sinh có sự phát triển bình thường trong luyện
thiền. Dipa Ma được chọn không phải vì
bà có khả năng tập trung chú ý cao độ, nhưng
mặt khác cũng là vì bà có lòng đạo đức
không chê vào đâu được.
Dipa Ma, Hema, và ba đứa con gái của họ
được giới thiệu để luyện tinh thần hoá, body-doubling, nấu ăn không cần
lửa. Đọc được suy nghĩ, tàng hình đến
níp bàn và hoả ngục, nhìn biết ai tới, biết cuộc sống quá khứ và
nhiều thứ khác nữa. Dipa Ma là người giỏi nhất trong số các thiền sinh kể
trên và cũng là thiền sinh tinh nghịch nhất. Bà
đã tỉnh bơ
đến với Thiền sư Munindra xin phỏng vấn bằng
cách đi xuyên qua tường hay tự động
thu mình nhỏ lại giữa thanh thiên bạch nhật. Bà
đã học một cách dễ dàng những khả năng
tâm linh là thông thạo cả năm khả năng
tâm linh đó. (xem chương 9)
Năm 1966, sau khi Munindra rời khỏi Ấn Độ.
Dipa Ma được giao cho việc hướng dẫn thiền và bắt
đầu thuuyết pháp tại Rangoon. Bà hết
sức vui mừng vì có thể đem lại cho người khác
sự bình yên mà bà đã tìm thấy
được cho chính mình và bà
đã thuyết phục
được biết bao nhiêu bạn bè và anh em
tham gia luyện thiền. Người thiền sinh chính thức của Dipa Ma chính là người hàng xóm Malati
Barua, một bà góa phải nuôi dạy sáu đứa con
nhỏ dại. Malati đã đưa ra một thách
thức lớn rất hấp dẫn: Bà rất thích hành thiền nhưng không thể rời
khỏi gia đình. Dipa Ma thì tin rằng
giác ngộ có thể đạt đến được ở bất kỳ môi
trường nào bà đã thu xếp cho
thiền sinh của bà được thực hiện thiền ngay
tại gia đình. Một trong những việc hành thiền bà dạy cho Malati
đó là hãy lưu ý kiên trì
đến động tác " đứa bé mút sữa" đang khi mẹ
cho con bú, đặt hết chú tâm hoàn toàn vào
đó. Trong suốt khoảng thời gian cho con bú.
Điều này bà có thể phải thực hiện nhiều giờ trong ngày và như Dipa
Ma mong đợi, Malati đã
đạt đến giác ngộ bước một mà không
phải bỏ nhà đến thiền viện
Như vậy Dipa Ma bắt đầu sự nghiệp hướng
dẫn cho các bà nội trợ đến với giác
ngộ giữa những bề bộn của cuộc sống hàng ngày. -ooOoo-
Chương III DIPA MA, AN BÌNH KHÔNG LAY CHUYỂN. "Tất cả các con đều là con
cái Phật Pháp của ta"
Năm 1967, nhà cầm quyền Miến
Điện ra lệnh trục xuất tất cả những người
ngoại quốc, kể cả những người Ấn Độ nhập cư, phải rời khỏi quốc gia này.
Dipa Ma rơi vào tình thế khó xử không biết nên ra
đi hay ở lại. Các vị sư bảo đảm cho bà
là sẽ có phép đặc biệt để cho bà ở laị
Miến Điện, cụ thể là tại Rangoon với
danh nghĩa là một Thiền sư và con gái của bà cũng có thể ở lại tại quốc
gia này. Đó là một vinh dự chưa từng
thấy đối với một người ngoại quốc. Hơn thế
nữa đàng này lại một phụ nữ góa chồng
độc thân.
Bà suy nghĩ về khả năng lưu lại Miến Điện,
nhưng tình hình chính trị, đặc biệt là
tại Rangoonm, ngày càng tồi tệ. Mối quan tâm
đến việc học hành của Dipa cuối cùng đã
thuyết phục bà đã
đến lúc phải rời khỏi Miến Điện. Tại Ấn Độ bà
quyết định, Dipa có thể quan hệ với họ hàng,
và cũng có thể theo đuổi học vấn cao hơn bằng
tiếng bản xứ Bangal. Họ di chuyển đến nhà một người họ hàng vùng
ngoại ô Calcutta (hiện nay là Kolkata). Trong hoàn cảnh mới, Dipa Ma mất
liện lạc với những con người đồng chí hướng.
Bà đã mời một số phụ nữ xóm
giềng tham gia hành thiền, nhưng họ không quan tâm. Sau một năm, mẹ và con gái di
chuyển đến một căn phòng nhỏ tại một căn
hộ cũ trên một tiệm bán máy mài kim khí tại trung tâm một quận cổ ở
Calcutta. Đó là căn
phòng nhỏ có cái bếp (rộng ba bộ dài sáu bộ) với một lò nấu bằng
than ngay trên sàn nhà, không có nước máy (nước phải chuyển lên tới bốn
đợt cầu thang), và một nhà vệ sinh
công cộng cho nhiều gia đình sử dụng
chung. Dipa Ma phải ngủ trên một cái nệm bằng rơm mỏng. Cho dù Dipa phải
đi học đại học do nhà nước bảo trợ, họ
không có thu nhập nào và sống nhờ vào lòng hảo tâm giúp
đỡ những người thân trong gia đình. Cuối cùng, lời đồn khắp cộng đồng Bengal là
có một Thiền sư đã thành
đạt, một Thiền sư có thể đem lại những thành
quả tốt lành cho mọi người, vừa từ Miến Điện
về nước. Tuy có nhiều gia đình vẫn còn giữ những nghi thức Phật
giáo, nhưng hành thiền vẫn còn xa lạ đối với
những người thường dân ở đây. Dipa Ma đem lại cho họ một điều mới mẻ và
rất khác là: một phương cách rèn luyện siêu nhiên. Từng bước một, các bà
nội trợ tại Calcutta tìm đến gặp bà. Trình bầy một số bài học khó nhưng mang lại hiệu quả nhiều cho người
nào muốn hành thiền ngay nơi những công việc bề bộn trong cuộc sống hàng
ngày. "Như thế là các bà nội trợ," bà nói với họ "hãy tận dụng mọi cơ hội
thuận tiện để tập luyện". Bà nói cho
họ là hãy tập trung chú ý có thể được áp dụng
trong mọi sinh hoạt trong ngày: nói chuyện, ủi quần áo, nấu bếp,
đi chợ, chăm sóc con cái. "đó là toàn
bộ con đường chánh niệm" bà nhắc lại
liên tục, "đó là: 'bất kỳ bạn làm gì,
hãy dồn ý thức vào điều đó". Dipa Ma có niềm
tin mạnh mẽ nơi sức mạnh luyện tập giữa những ồn ào của cuộc sống
hàng ngày đến nỗi những người nhưỡng mộ bà
đặt cho bà cái tên" thánh bảo trợ các
bà nội trợ" khi được hỏi về sự khác biệt giữa
luyện thiền mang tính hình thức và cuộc sống hàng ngày, bà nhấn
mạnh cách cứng rắn là "Bạn không thể tách biệt ra
được thiền với cuộc sống"
Tất cả những gì bà yêu cầu các thiền sinh thực hiện, Dipa Ma cũng tự
mình làm hết và bà còn làm hơn thế nữa: gắn kết với năm
luật giới, chỉ ngủ có bốn giờ một ngày và hành thiền nhiều giờ mỗi
ngày. Các thiền sinh được yêu cầu
tường trình về việc luyện tập của mình cho Thiền sư hai lần một tuần và
tham gia những tiết học trong những cuộc tĩnh tâm tự hướng dẫn hàng năm.
Trong khi đa số những người dân Calcutta thích bàn luận và nói
chuyện. Dipa Ma thường giữ im lặng, hay nói chỉ có mấy chữ khi bà thuyết
pháp. Các thiền sinh có thể tìm thấy nguồn trợ giúp nơi chính sự yên lặng
của bà, nơi bình yên không thể lay chuyển nổi bà thể bà
đem lại cho họ. Một thiền sinh cho biết " Bà
là một trong số ít người rất có ý nghĩa trong cuộc sống của tôi, với sự
hiện diện của ba, tôi đã có thể giữ
yên tĩnh nội tâm." Thiền sinh đó còn
nhớ lại. " Tôi có thể yên nghỉ trong tĩnh lặng, như là trú nắng dưới bóng
mát một cây to." Căn phòng một gian của gia
đình phải dùng làm phòng ngủ, phòng
tiếp khách cho Dipa Ma, con gái, và cháu ngoại, Rishi, vừa mới sinh vào
dịp này. Cũng là chỗ để bà giảng
thuyết cho các thiền sinh, cả người Ấn Độ lẫn
người Tây phương đang bắt đầu muốn đến gặp bà.
Đôi khi phòng của Dipa Ma
đầy nhóc các thiền sinh, đến nỗi họ phải đứng
bên ngoài hành lang hay lối đi lên
phòng. Với một lượng khách đến thăm liên
tục từ sáng sớm tinh sương cho đến tối mịt,
Dipa Ma không từ chối bất kỳ ai, cho dù có mệt mỏi
đến chừng nào
đi chăng nữa. Khi con gái dục bà hãy
dành nhiều thời gian cho chính mình, bà nhấn mạnh, "Họ là những người
đói khát Phật Pháp, cứ để cho họ đến thoải
mái."
Ngay cả những nhà sư đã
được thụ phong cũng đến xin bà chỉ
đạo với tư cách là một Thiền sư. Hoà
thượng Rastrapala Mahathere, đến thời điểm này
đã tám mươi tuổi, nhớ lại là có người
phản đối ông về sự lựa chọn Thiền sư cho mình,
hỏi tại sao, sau khi đã hoàn tất học
vị tiến sĩ ông lại tu luyện dưới sự hướng dẫn của một nữ Thiền sư ông nói:
"Tôi không biết đường" ông giải thích " còn
bà ta biết, thế nên tôi muốn bà giúp đỡ tôi,
Tôi không coi bà là một phụ nữ, tôi chỉ nghĩ
đến bà như là Thiền sư của tôi mà
thôi." Ông đã thực hiện một cuộc tĩnh
tâm dưới sự hướng dẫn của bà. Và cảm nghiệm
được cho chính mình điều xưa nay ông đã
học được trong suốt mười tám năm qua. Dipa Ma
chúc phước lành cho ngài để giảng dạy,
và sáu tháng sau tức vào năm 1970 ông
đã thành lập một thiền viện tại Ấn Độ.
Đó là Trung Tâm Thiền quốc tế nổi tiếng tại Bodh Gaya. Con gái Dipa Ma đã chứng kiến nhiều
thay đổi nơi tập thể thiền sinh. Khi các
thiền sinh mới bắt đầu học thiền, thái độ của họ hoàn toàn phóng
tâm (uddhacca) , sân hận (dosa) ăn nói huyên
thuyên và nhảm nhí. Sau nhiều tháng tu luyện, thái
độ đó được khuất phục. Các thiền sinh nam
giới thường phạm phải sát sanh (giết cá và súc vật), dần dà họ
đã từ bỏ săn
bắn và chài lưới, do Dipa Ma gây ảnh hưởng nơi họ. Jack Engler, đến Ấn Độ vào giữa
những năm 70 để xúc tiến công việc luyện
thiền của ông và hoàn tất nghiên cứu lấy tiến sĩ về hành thiền Phật
giáo, ông đã nhận thấy ngay cả những
người đã sống gần với Dipa Ma cũng cảm
thấy bị lôi cuốn do sự hiện diện của bà: Khi bà mới di chuyển đến căn hộ của toà
nhà chung cư này, thật là một nơi ồn ào và cãi nhau liên tục, tối ngày các
người thuê mướn nhà chỉ có cãi lộn, tranh cãi, kêu la inh ỏi tồi tệ hơn
trước cửa là một cái sân tập thể nên mọi sự còn trở nên tồi tệ hơn. Mỗi
người đều biết hết công chuyện của người khác
vì họ cãi cọ qua lại thường xuyên. Chỉ trong vòng sáu tháng, khi bà
dọn đến chung cư này, toàn bộ chỗ ở
đó trở nên yên tĩnh, mọi người
đều lo làm
ăn chung sống hoà thuận với nhau lần
đầu tiên. Sự hiện diện của bà, và cách
bà cư sử với mọi người - tĩnh lặng, bình tĩnh, dịu dàng
đối sử với mọi người với từ tâm và
kính trọng, xác định giới hạn và thách
thức với thái độ khi cần thiết, nhưng phát
xuất từ những quan tâm đến hạnh phúc của mọi người, chứ không vì
sân hận hay chỉ đơn giản vì những tiện
nghi - bà đã làm gương và thực hiện
những gì không thể thực hiện trong cơn tức giận, cãi vã như trước kia.
Chính do sức mạnh đơn giản sự hiện của bà:
"Bạn không thể làm như vậy được có bà
Dipa Ma hiện diện ở đó, bạn không thể đâu".
Joseph Goldstein là thiền sinh người Mỹ
đầu tiên được giới thiệu đến với Dipa
Ma. Năm 1967, ông đã gặp Munindra đang
khi lưu lại thiền viện Miến Điện ở Bodh Gaya, Munindra sau này
đã nói với Joseph là ông có một nhân
vật đặc biệt cần đến gặp và rồi người
ta dẫn ông tới Dipa Ma. Mối liên lạc giữa hai người phát triển thành mối
quan hệ mẫu tử đầy yêu thương. Cho
đến ngày bà chết hai mươi năm
sau. Joseph nhớ lại lần đầu tiên đến
thăm bà tại căn phòng chung cư
bà đang sống.
Để đến được căn ph
Vào đầu những năm 70, Joseph giới thiệu
người bạn Sharon Salzberg với Dipa Ma, một mối quan hệ tương tự kéo dài
cũng được thiết lập, Dipa Ma đã nhận
cả Sharon và Joseph giống như con ruột của bà vậy. Sharon nhớ lại Dipa Ma
đã giữ cuốn Album chụp hình chung họ
với bà. Họ uống trà với bà và xem hình trong Album,
đàm đạo
với nhau về Phật Pháp. Sharon và Joseph cả hai
đều nhớ lại bà Dipa Ma là người "đáng
yêu họ chưa bao giờ gặp được"
Jack Kornfield, gặp Dipa Ma vào cuối những năm
70 đã nhớ lại cuộc gặp gỡ lần đầu tiên
với bà như sau: Tôi đã thụ phong thành một vị sư
được một thời gian, và tôi thường có
thói quen vái lạy các vị Thiền sư. Thế nên tôi bắt
đầu bằng vái lạy bà. Tôi cảm thấy hơi
ngượng một chút. - bà không phải là ni sư, bà chỉ là một bà nội trợ thôi -
nhưng bà đã nâng tôi dậy khi tôi phủ
phục tới tận sàn nhà, và ôm chặt lấy tôi, đó
là cách bà chào mỗi lần tôi gặp bà. Thật tuyệt vời. Như thể bà muốn
nói với tôi: "Không cần phải vái lạy như thế làm gì, tôi chẳng phải là một
Thiền sư gì, không cần phải cực lòng làm như vậy cho phiền. Chỉ cần ôm hôn
thôi là đủ."
Jack, Joseph, và Sharon hiện nay cả ba đều
thuyết pháp tại Hoa Kỳ, đã kể rất nhiều về Dipa Ma cho thiền sinh
của họ nghe. Các thiền sinh lại kể lại cho nhiều người khác,
đến lượt họ cũng lại kể cho nhiều người khác
nữa. Dipa Ma đã trở thành một thực thể kỳ diệu
đối với người Tây phương. Về thể lý mà
nói bà hầu như là vô hình, một bà già mảnh mai lọt thỏm trong bộ
đồ sari, "giống như một con bọ bọc trong tấm
vải sợi" - một số người thường nói về bà như vậy. Ấy vậy mà xét về
khía cạnh siêu nhiên thì quả thực bà là một người khổng lồ. Hiện diện
trước mặt bà ta cảm thấy như mình lạc vào một cánh
đồng sức mạnh, những điều ma thuật có thể
xuất hiện bất kỳ lúc nào: những biến
đổi giác quan, quan hệ lòng kề lòng, và những trạng thái tập trung
tư tưởng cao độ.
Vào năm 1980 và rồi 1984, Joseph,
Sharon, và Jack Kornfield đã mời Dipa
Ma đến thuyết pháp cho khoá tĩnh tâm ba tháng
tại trung tâm thiền IMS. Cho dù Dipa Ma
đã ở vào tuổi bẩy mươi chín, với sức
khoẻ rất tồi, và không mấy thuận lợi cho những chuyến bay dài, bà
đã đồng ý
thực hiện một chuyến sang Hoa Kỳ, mang theo con gái, cháu nhỏ đang lẫm
chẫm biết đi, và một người thông ngôn. Khoảng cách văn hoá giữa người Ấn Độ thật
là to lớn. Họ hoàn toàn không quen biết gì với những chi tiết bình
thường cuộc sống hàng ngày của người Hoa Kỳ. Thí dụ, nước tắm
được phân phối để tắm, chó có thể sống trong
nhà và được cho ăn bằng bát. Cốm bắp và
sữa được dùng mới muỗng, các hộp trên
đường phố có thể khạc ra tiền chỉ cần ta bấm
nút. Sharon Salberg kể lại giai thoại sau:
Dipa Ma sống rất đơn giản và không
hiểu gì các kỹ thuật Tây phương. Lần đầu tiên
chúng tôi đưa bà sang Mỹ, chúng tôi
chỉ cho bà đến các quầy bán tạp hóa và
nhiều thứ khác. chúng tôi dẫn bà đến một
trong những cỗ máy ATM rút tiền mặt đầu tiên, bạn chỉ cần
đút thẻ vào,
đục lỗ mã số của bạn, và bạn sẽ nhận
được tiền . Bà
đứng ngoài bức tường nhà băng,
và chúng tôi thực hiện những điều cần
thiết trong ngân hàng, và bà chỉ đứng
thờ người ra đó lắc đầu nói rằng, "Oi, thật đáng buồn, buồn thật" Chúng
tôi hỏi bà, "Có gì mà buồn?" và bà trả lời, "Con người khốn khổ
phải ngồi tối ngày bên trong căn phòng
đó, không ánh sáng, không có cả khí để thở, và
rồi bạn nhấn vô một cái thẻ và họ phải đọc và
đưa tiền cho bạn."
Chúng tôi nói với bà, "Không đâu, không
đâu chẳng có ai phải ngồi trong đó cả, đây chỉ là một qui trình rút
tiền tự động." bà lại nói thêm "À há,
tương tự như vô ngã (anatta) vậy thôi" và chúng tôi xen vào "hoàn toàn
đúng". Thế rồi bà bắt
đầu giải thích, ngay lúc đó, một bài
giảng về "vô ngã". Vô ngã chẳng phải là thiếu vắng một nhân tố vật thể
cách ngay hay cách khác điều hành qui
trình hoạt động nào
đó. mà yêu cầu là thể xác và tâm linh
phải hành động nhịp nhàng với ý tưởng
hay ước muốn hay ước vọng nào đó, nhưng cũng
còn phải ăn khớp với mối liên
kết, tính trong sáng, nhất quán nổi lên khi chúng ta nhìn vào tận
đáy tâm hồn chúng ta.
Cho dù kinh nghiệm thuyết pháp của Dipa Ma không bao gồm ngồi trước một
kể thuyết trình có gắn máykhuyếch âm trước một phòng hội qui tụ các thiền
sinh đông đảo lắng nghe, bà cũng cố
gắng thích nghi với các vị chủ nhà Hoa Kỳ. Không quen với khí hậu lạnh tại
Hoa Kỳ, bà đến phòng thiền, như một số
thiền sinh nhớ lại "quấn mình trong áo choàng và khăn
quàng cổ khiến cho các bạn không thể nhận ra người nào hay thứ gì
di chyển trong đó". Bà rất thích nói
với cử toạ bằng cách nhắc đi nhắc lại điệp
khúc, "Các bạn con cái Phật Pháp thân mến, tôi không thể thờ ơ với lời mời
gọi tôi đến đây với các bạn."
Trong khi tình hình sức khoẻ không cho phép bà quay trở lại Hoa Kỳ sau
chuyến đi năm 1984, Dipa Ma tiếp tục thuyết
pháp tại căn phòng nhỏ của bà tại Calcutta cho
đến khi viên tịch. Bà qua
đời vào buổi chiều ngày mồng một,
tháng chín năm 1989, ở tuổi bẩy mươi tám. Bà
qua đời thật bất ngờ. Khi cô con gái Dipa đi
làm vừa trở về đến nhà buổi
chiều hôm đó, mẹ cô thấy trong người không
được khoẻ. Dipa hỏi mẹ xem có cần mời bác sĩ không. Dipa Ma ngần ngại đồng
ý, và người hàng xóm Sandip Mutsuddi chạy
đi kiếm bác sĩ ,nhưng không kiếm được bác sĩ
nào cả. Khi Sandip quay trở lại, ông ngồi cạnh bà Dipa Ma và bắt
đầu xoa bóp cánh tay cho bà. Ông vẫn
còn nhớ: Thế rồi Ma đề nghị tôi xoa bóp đầu cho bà,
nên tôi chạm đến đầu của bà, và tôi
bắt đầu tụng kinh bà
đã dạy tôi. Khi nghe tôi tụng kinh, bà
liền vái lạy hai tay chắp lại miệng lâm rân cầu kinh. Bà vái lạy tượng
Phật và không còn ngẩng đầu lên
được nữa. Thế nên hai chúng tôi nâng
bà lên khỏi sàn nhà và thấy hơi thở bà không còn nữa. Bà
đã ra đi
trong tư thế vái lạy Đức Phật. Gương mặt của bà bình thản và an
bình. Có gần bốn trăm người tham dự đám tang
Dipa Ma mấy ngày sau đó. Xác bà
được đặt trong một cái giường cũi không đạy
nắp. Từng người một, các thiền sinh, đi thành hàng bước qua linh
cữu của bà, đặt hoa trên xác Thiền sư
của mình cho đến khi không còn nhìn
thấy xác Thiền sư nữa. -ooOoo- Phần Hai
Chương IV "Bạn có thể thực hiện bất kỳ điều gì
bạn muốn." Theo gương cuộc đời Dipa Ma, chánh đạo là
một cuộc hành trình dẫn đến biến đổi, trong
đó ta ấp ủ những niềm tin cũng như những giới hạn đè nặng lên bản
thân ta và thách thức ta từ mọi phía. Nhiệm vụ của Thiền sư là thúc
đẩy thiền sinh vượt qua ranh giới những gì
họ có thể thực hiện được, để lật ngược tất cả
những ý niệm về cái gọi là "tôi không thể". Vì ai là cái "tôi" lại
"không thể"đó? và
điều gì "không thể
được" ngoài cái kết cấu tâm linh
đây? Dipa Ma đã nhận ra
điều đó, qua tập luyện sức mạnh, bà
thấy rằng không có gì giới hạn được trí tuệ.
Đôi khi bà chỉ dẫn và đề nghị rất mãnh
liệt, lúc khác bà kiên định cách thanh thản và
không khoan nhượng. Bà đã dẫn dắt
thiền sinh đến tận bờ vực, và rồi còn
thôi thúc họ tiến xa hơn nữa, bà cũng diễn giải là phải "vượt xa hơn nữa"
có nghĩa là đơn giản tự phát hiện ra chính mình
và những gì chưa khám phá ra, rồi phá bỏ và từ
đó mà tiếp tục tiến lên. Tuy nhiên, cuộc hành trình biến đổi còn
dính líu nhiều hơn là chỉ cố gắng dũng cảm vượt qua những giới hạn của
chính mình. Cuộc hành trình này còn đòi
hỏi chúng ta lượng định lại cố gắng của mình,
cân bằng ý định cũng như nghị lực của ta nữa.
Dipa Ma thường nói, "Nếu bạn luyện thiền mà chỉ
để nhắm đạt đến một kết quả nào
đó, thì việc luyện thiền sẽ trở thành
trở ngại". Ước muốn được giải thoát dù
sao cũng chẳng phải là ước muốn suông đâu -
do vậy ước muốn là một trở ngại chính
đối với chánh đạo vậy. Đến một giai đoạn nào
đó, lòng nhiệt tình rất hữu ích giúp
ta tiến tới trên chánh đạo, và lôi kéo
chúng ta tiến tới; ở giai đoạn khác, chính
điều hữu ích đó lại trở thành vật cản. Chúng ta cần nhận ra khi nào
cố gắng lại biến thành vật cản. Để kiên
định với điều đang diễn ra mà không
phải bỏ qua - đôi khi vật cản đó trở thành
tất cả tiềm năng để thực hiện mọi sự.
Có một nhà sư rất hăng hái người Miến
Điện, tên là U Pandita, thường khuyên các thiền sinh Phương Tây của
ông, kể cả tôi (tác giả) hãy "luyện tập bất chấp thân xác hay cuộc sống."
Thiền sư Howard Cohn nhận định tư thế của
Dipa Ma có hơi yếu, nhưng việc "luyện tập bất chấp thân xác và cuộc
sống thì hoàn toàn khác - cộng với tình yêu trong trái tim bạn." Dipa Ma
rất chuộng một hình thức cố gắng trưởng thành nào
đó, hơn là gộp cả sức mạnh cộng với
tính dễ dãi và thoải mái; kể cả ở nam giới lẫn nữ giới. Việc rèn luyện
đòi hỏi nhiệt huyết hơn là thái
độ chiến binh - Samurai, việc rèn
luyện đó cũng đòi hỏi chúng ta phải
khám phá ra từ tâm và tình yêu trong chính chúng ta. Giống như Dipa Ma
chúng ta có thể tham gia luyện tập, từ một nơi
đầy thần kỳ trẻ thơ vô địch trong chính chân
lý chân thật.
Thiền sư Steven Smith nhận xét "Nơi Dipa Ma... có một
đặc tính cố gắng kỳ lạ, mọi sự đều là
phiêu lưu cả. Luyện thiền suốt đêm
cũng là một cuộc phiêu lưu. Bà được biểu hiện
nơi việc thể hiện động lực thúc đẩy cho việc luyện thiền đạt đến được điều
kỳ diệu nơi từng khoảng khắc một."
"Bà đã dạy tôi 'Chánh niệm không
phải là điều ta có thể phấn đấu đạt đến
được'", thiền sinh Sharon Kreider nhắc lại, "Chánh niệm luôn xuất hiện và
di chuyển tới lui. Đúng hơn là
điều gì
đó tôi phải chiếm hữu lấy, chánh niệm chỉ xuất hiện với những gì
đã hiện hữu, chỉ có vậy thôi" Đối với nhiều Thiền sư Tây phương, thách thức lớn nhất l Hãy luyện tập liên tiếp Khi Dipa Ma hỏi tôi về việc luyện tập, tôi cho bà biết là tôi luyện
thiền vào buổi sáng và buổi chiều mỗi ngày, còn những lúc khác tôi làm
công việc. Thế rồi bà còn hỏi thêm. "Tốt lắm. Thế bạn làm gì vào những
ngày cuối tuần.?" Tôi không nhớ đã trả
lời bà như thế nào, nhưng câu trả lời của bà là, "Có hai ngày bạn phải
luyện thiền cả ngày: đó thứ bẩy và chủ
nhật." Thế rồi bà cho tôi một bài học thật nghiêm khắc làm thể nào
để tận dụng thời gian một cách hiệu quả nhất.
Tôi không bao giờ quên bài học này, đó
là ý tưởng tôi nên luyện tập mọi nơi mọi lúc. -- Bob Ray
Đừng có chây lười. Lần cuối cùng gặp Dipa Ma trước khi bà qua
đời, bà đã khuyên tôi nên ngồi
thiền trong vòng hai ngày. Ý bà muốn nói không phải là tôi phải tham gia
khoá huấn luyện hai ngày nhưng bà muốn đề cập
đến cuộc hành thiền kéo dài hai ngày! Tôi cười toáng lên; hình như
đối với tôi đây là
điều không thể thực hiện được. Nhưng với tâm
bi không khoan nhượng, bà chỉ đơn giản
nói với tôi. "Đừng có chây lười." -- Joseph Goldstein
Đâu l
Khi Dipa Ma đến thăm thiền viện IMS để
thuyết pháp một khoá huấn luyện thinh lặng ba tháng vào năm
1984, Joseph và Sharon là một cặp thuyết pháp, còn tôi thì cùng với
bà Dipa Ma làm thành một cặp khác. Chúng tôi phải chủ trì "phỏng vấn"
thiền sinh suốt cả buổi sáng, dùng bữa trưa xong, Dipa Ma về nhà riêng
ngay bên kia đường để nghỉ ngơi đôi chút, còn
tôi trở về phòng riêng nghỉ ngơi trước khi tiếp tục công việc vào buổi
chiều. Ngay trước khi tôi ngả lưng nằm nghỉ. Tôi nhìn qua cửa sổ và thấy Dipa
Ma đang thực hiện một cuộc hành thiền
"bách bộ" bên ngoài. Năm đó bà
đang bị bệnh, còn thời tiết lại quá
lạnh; tuyết rơi trắng xoá. Bà chỉ mặc một chiếc Xari trắng, bách bộ qua
lại dưới tuyết rơi. Đây là cảnh một bà
già đang bị bệnh tim, hành thiền bách
bộ. Tôi nhìn qua cửa sổ, rồi lại hướng mắt theo dõi Dipa Ma, nhìn vào chiếc
giường đầy tiện nghi rồi lại nhìn Dipa
Ma... tôi cảm thấy mình phải chấp nhận những giới hạn của bản thân. Tôi
biết mình không thể ra ngoài là thực hiện hành thiền "bách bộ" vào lúc này
được, nhưng tôi ngưỡng mộ và nhận ra
sự khác biệt đó. Sự cống hiến vô tận của bà
không bao giờ chấm dứt, giải thoát hoàn toàn
đã khiến bà mạnh mẽ đến thế, tuy nhiên
sức mạnh đó lại cực kỳ ngọt ngào. Bà
không bao giờ dừng lại. Tôi có thể nhận ra rằng những hành
động khác thường của bà lại không phản
ánh mục tiêu do ác cảm hay tham lam thôi thúc. Tôi nhận ra toàn bộ
điều đó, thế rồi đành phải lên giường
nghỉ ngơi đôi chút. -- Michele
McDonald Smith
Chỉ có ý tưởng mới ngăn bạn lại được.
Vào năm 1974, tôi dừng chân tại Calcutta
để chào tạm biệt Dipa Ma. Tôi nói với bà, "Tôi về lại Hoa Kỳ một
thời gian ngắn để dưỡng sức đôi chút và
kiếm thêm chút tiền, và tôi sẽ quay trở lại." Bà gãi đầu và quả quyết. "Không
đâu, khi Cô về đến Hoa Kỳ Cô sẽ dạy thiền
chung với Joseph."
Tôi nói, "Không đâu, tôi sẽ không làm
điều đó," và bà
đáp lại. "Đúng vậy, Cô sẽ làm như thế
đó," tôi cãi lại, "Không, nhất
định không."
Cuối cùng bà nhìn thẳng vào mắt tôi và tuyên bố. "Cô có thể làm bất kỳ
điều gì Cô muốn. Chỉ có ý tưởng mới có
thể ngăn Cô lại được mà thôi." Bà còn
nói thêm. "Cô nên dạy thiền vì Cô thực sự hiểu khổ (dukkha) là gì." Đây chính l
Bạn có đủ thời gian.
"Nếu bạn là một bà nội trợ, bạn có đủ thời
gian" Bà Dipa Ma nói với tôi như vậy. "Ngay buổi sáng sớm bạn có
thể hành thiền trong vòng hai tiếng đồng hồ.
Sau đó vào buổi tối bạn lại hành thiền thêm hai giờ nữa. Hãy tập
chỉ ngủ bốn giờ một ngày thôi. Không nhất thiết phải ngủ hơn bốn tiếng
đâu."
Kể từ ngày đó. Tôi cắt bớt giờ ngủ. Đôi
khi tôi có thể ngồi thiền đến tận nửa đêm hay dậy sớm vào hai ba
giờ khuya để ngồi thiền. Ma khuyên
chúng tôi phải có sức khoẻ để luyện thiền. Bà
cho biết hàng ngày ta chỉ cần nắm giữ trọn vẹn năm
luật giới, điều này sẽ làm cho bạn mạnh khoẻ luôn." --
Pritimoyee Barua
Làm bất kỳ điều gì bạn có thể. Tôi hỏi Nani (Dipa Ma). "Tôi có nghe bà
đang diễn giảng thiền quán (vipassana). Xin bà giải thích cho biết
Thiền quán là gì vậy?" Bà giải thích cho tôi về Thiền quán (vipassana), rồi bà nói thêm,"Cũng
đã có lần tôi rơi vào tình huống giống
hệt như ông bạn, phải chịu đựng đau khổ quá
nhiều. Tôi tin là bạn có thể tiếp tục cách nào
đó để được giải thoát khỏi những đau khổ đó."
Tôi nói với bà, "Tôi quá quan tâm đến mẹ và
con trai tôi, và tôi còn phải điều hành
một công việc kinh doanh làm bánh của cả gia
đình. Tôi không thể thực hiện thiền quán
được đâu."
"Ai nói vậy? Khi bạn nghĩ về mẹ và con trai, hãy tập trung ý thức ngay
vào suy nghĩ đó. Khi bạn kinh doanh cho gia đình,
hãy ý thức điều bạn đang thực hiện. Là
thân phận con người chúng ta không bao giờ có thể giải quyết
được toàn bộ mọi vấn
đề đâu. Những gì bạn phải
đối mặt và
đang gây ra đau khổ cho bạn, hãy ý
thức vào điều đó"
"Nhưng giữa công việc nướng bánh và gia đình,
tôi không tìm đâu lấy được năm phút để hành
thiền." "Nếu bạn thu xếp được chỉ có năm phút mỗi
ngày thôi. hãy làm như vậy thôi. Điều
quan trọng là bạn làm bất kỳ điều gì
bạn có thể, ít hay nhiều không quan trọng." "Tôi biết mình không thể kiếm đâu ra được
năm phút rảnh rỗi"
Nani đề nghị tôi hành thiền chung
với bà trong năm phút ngay lúc này và
tại đây xem có được không, Thế là tôi
đã ngồi thiền với bà trong năm
phút. Bà hướng dẫn tôi cách hành thiền như thế nào. Ngay cả như vậy
tôi vẫn nói là mình không có thì giờ. Tuy vậy tôi cũng đã
để ra một ngày năm
phút, và làm theo những gì bà đã
chỉ giáo cho và phát xuất từ năm phút đó tôi
đã được cảm hứng. Tôi đã hành
thiền mỗi ngày năm phút, và rồi nhiều
hơn nữa. Thiền đã trở thành ưu tiên số
một đối với tôi. Tôi hành thiền bất kỳ
lúc nào tôi có điều kiện. Tôi đã kiếm
ra thời giờ hành thiền lâu hơn và dài hơn. Hiện giờ tôi
đang thiền nhiều giờ trong ngày, có
đôi khi tôi hành thiền suốt
đêm sau khi
đã làm xong công việc. Tôi
đã tìm thấy nghị lực và thời gian mà
tôi không biết. -- Sudipti Barua
Hãy dấn tới mức tiếp theo. Hầu như bất cứ khi nào tôi rời khỏi Dipa Ma khoảng
độ vài giờ, bà lại khích lệ tôi nên
cần mẫn luyện thiền. Bà cố gắng thôi thúc tôi tôi tiến liên tục tới mức
tiếp theo: "Tôi hy vọng ông sẽ nhớ hành thiền từng này giờ nhé." hay "Tôi
hy vọng ông sẽ làm điều đó nhé." Có đôi ba
lần bà đã sử dụng những từ như,
"Tôi kỳ vọng ở ông... " bà luôn nói với một giọng
điệu hết sức dịu dàng, không bao giờ căng
thẳng quá, nhưng bên dưới những lời dịu dàng
đó là cả một quyết tâm thực sự. --
Sharon Schwartz.
Thoải mái liên tục. Trong một khoá huấn luyện ba tháng tôi thực hiện chung với Dipa Ma.
Điểm tập trung chú ý trong các cuộc tiếp xúc
bình thường với chúng tôi bà luôn xoáy vào những lãnh vực việc tập
luyện cần phải tiến hành. Thí dụ như, những cảm giác
đặc biệt nào vẫn còn nổi lên mạnh hơn?
Trong buổi ngồi thiền nào hay vào đoạn nào
trong buổi ngồi thiền tập trung chú ý (ekeggata) bạn thấy còn yếu? Tôi
đối phó với tình trạng uể oải vào cuối
ngày ra sao? Bà không gây mất hứng đối với
những gì đang tiến triển tốt, nhưng bà
luôn muốn thảo luận về những gì cản trở ta có thể luyện tập liên tục. Điều quyến rũ hay m
Tôi nhớ lại cách tiếp cận phương cách luyện tập của Dipa Ma mới
đây thôi, khi có người mang tặng cho thiền
viện một con rùa sa - mạc để làm
vật cảnh. Hàng rào nhỏ bé hình như không thể ngăn
cản được con vật chậm chạp và kiên trì này tìm
đường tẩu thoát. Để có thể theo dõi
con rùa đi đâu. Chúng tôi dán một băng keo trên
mu nó và ghi trên đó số điện thoại thiền
viẹn, để lúc nào con vật biến mất, và chuông
điện thoại sẽ báo chúng tôi, và ai
cũng phải ngạc nhiên khi biết được con vật
chậm chạp đó đã đi được bao xa và
đến nơi mang con vật trở về lại thiền viện.
Khi chúng tôi thả con rùa trở lại sân thiền viện, ngay khi
đụng chân xuống sân, nó lại bắt đầu ngay một
cuộc hành trình mới. Tương tự như vậy đối với trường hợp Dipa
Ma - chúng ta có thể nhận thấy một sự kiên
định liên tục và cố gắng không mỏi
mệt, bà dạy tôi biết ân sủng (grace) thực sự chính là tiết kiệm thời giờ
và tiền của. Không thái quá và cũng không quá ít. -- Katrina Schneider
Bạn có thực sự đang thực hiện điều đó
không?
Bà luôn hỏi xem. "Bạn đã ngồi thiền
được trong bao lâu. Bạn tập trung vào
chánh niệm đến đâu rồi? Trong cuộc sống bạn ý
thức công việc ra sao?" Chung qui lại về cơ bản câu hỏi đó được tóm lại
như sau, "Bạn có thực sự đang thực hiện điều đó không? hay bạn chỉ liên
tưởng đến thôi? " Thật là một ý tưởng
vĩ đại nếu ta sống theo chánh niệm, nhưng bạn
đã thực sự sống cuộc đời bạn theo kiểu
đó chưa? -- Jack Kornfield
Pháp ở khắp mọi nơi Vào cuối một khoá huấn luyện nọ, tôi đã
nói với Dipa Ma, thật sự không dễ gì có thể quay về với cuộc sống của mình
vì lý do tôi đang sống ở một phần xa nhất trên
đất nước này, nơi
đó không có bất kỳ một cộng đoàn tu
trì Tăng-già [ hay cộng
đoàn Phật tử ] nào cả. Tôi hỏi bà xem
phải làm thế nào trong trường hợp như vậy và bà nói, "Pháp ở khắp mọi nơi,
bất kỳ bạn sống ở phương trời nào đi chăng
nữa đâu có thành vấn đề." --
Michele McDonald-Smith
Cố gắng không chê vào đâu được.
Món quà vĩ đại nhất Dipa Ma tặng tôi chính
là chỉ cho tôi thấy điều những gì
có thể thực hiện được - và sống những
điều đó. Sức cố gắng của bà không chê
vào đâu được. Những con người có khả năng này
không bao giờ nản lòng vì công việc kéo dài và khó khăn
gặp phải lại quá to lớn. Cho dù có kéo dài hàng tháng, hàng năm
cũng không thành vấn đề, vì can
đảm trong tâm hồn vẫn còn
đó. Bà chứng tỏ cho thấy với chánh
tinh tiến, chúng ta có thể thực hiện bất cứ
điều gì. -- Joseph Goldstein
-ooOoo- Chương V
"Hãy buông bỏ ý tưởng và niềm tin sẽ xuất hiện bên trong nội tâm." Dipa Ma dạy rằng tâm trí chúng ta chứa
đựng đầy nhóc những câu chuyện, mỗi câu chuyện như vậy lại nối tiếp câu
chuyện khác. Giống như những ngăn đựng Búp-bê. Bạn mở một ngăn,
ngăn khác lại xuất hiện bên trong đó.
Khơi mở ra một câu chuyện rồi câu chuyện khác lại tiếp nối theo. Khi đến
ngăn xép Búp-bê cuối cùng, ngăn nhỏ
nhất, bạn cũng mở ra. Bên trong có gì vậy ? Trống không, chẳng có
gì trong đó cả, và tất cả những gì
chung quanh bạn chỉ là những vỏ trống rỗng những câu chuyện cuộc
đời bạn.
Vì Dipa Ma nhìn thấu suốt những câu chuyện tâm linh
đúng nghĩa. Bà không chấp nhận bất kỳ
một loại thảm kịch cuộc đời nào. Bà
muốn các thiền sinh của mình sống bằng chân lý tâm linh sâu hơn là căn
cứ vào những diễn giải, những phát hiện nào về những biến cố bên
ngoài cuộc sống. Dipa Ma biết rõ toàn bộ những thảm kịch cuộc
đời. Ngay chính bản thân bà
đã phải chịu bệnh tật kinh niên;
đau buồn do những cái chết của cha mẹ, của
chồng và hai con; và chịu thất vọng ê chề. Chỉ khi nào bà
đã vượt qua khỏi những xác
định với các chuyện kể và với những
thảm kịch cuộc sống của, lúc đó bà mới
bắt đầu sống như một người được giải thoát.
Không có vấn đề gì cả. Đôi khi, có người đến gặp b
Đừng có nghĩ l
Khi mới tám tuổi, tôi đã
được thụ phong làm sư tại Chùa Bodh
Gaya theo lời đề nghị của bà ngoại
tôi. Tôi mới làm sư được có ba ngày.
Ngay sau khi tôi được thụ phong, người ta bắt
đầu vái lạy tôi. Tôi nghĩ, "Ôi ! thành công lớn rồi!" Tôi cảm thấy
rất đặc biệt. Nhưng bà ngoại tôi lại
cảnh cáo tôi phải cẩn thận, "Đừng có nghĩ là
họ vái con đâu nhé. Họ chỉ vái lạy áo Ca-sa
của thôi đó." -- Rushi Barua, cháu ngoại của Dipa Ma
Chẳng có gì đặc biệt.
Chúng tôi ngồi trên xe ở ghế hậu đi quanh
thành phố Calcutta vào một buổi trưa,
đến thăm Thiền sư Munindra. Dipa Ma ngồi kế bên tôi và cầm lấy tay
tôi. Qua bàn tay của bà tôi cảm thấy một sức ấm tình yêu không thể tưởng
tượng nổi đang chạy ran khắp người tôi. Tôi
đang sưởi ấm trong đó. điều đó kéo dài khoảng một vài phút, và khi
tôi cảm thấy thú vị , tâm trí tôi nhẩy lên. "Ôi bà thật là
đặc biệt". Ngay lúc tôi thoáng có ý nghĩ đó,
lập tức nhưng từ tốn bà rút tay của bà ra khỏi tay tôi và không
để tôi chạm vào tay bà nữa trong suốt
cuộc hành trình còn lại. -- Matthew Daniell
Ý định của bạn là gì vậy? Vào một buổi tối nọ, có một thiền sinh muốn tỏ ra xem ai là người bắt
đầu hỏi Dipa Biết nhiều nhất. Cậu ta hơi ra
vẻ thách thức, đối chất và như muốn tỏ ra mình xuất thân từ một tư
thế trừu tượng tâm linh, và muốn lôi kéo bà vào chỗ phải tranh luận. Bà
ngừng lại ở một điểm và nói với giọng
hết súc từ tốn."Bạn tới đây làm chi
vậy? Ý định của bạn là gì vậy?" Tính
chân tình của câu hỏi bà đưa ra lập tức câm
họng ông bạn trẻ đó. -- Ajah Thanasanti
Gỡ ra manh mối. [Vừa tới Ấn Độ] tôi muốn đến gặp Dipa Ma
ngay tức khắc, Jack, Joseph và Sharon nói, "Cứ
đi bừa đi!" Thế là tôi
đến vào buổi tối hôm
đó, đó là cơ hội
đầu tiên tôi
được gặp bà. Tôi có
địa chỉ của bà, nhưng không biết làm
sao biết đường đến đó. Trời đã bắt
đầu nhá nhem tối, tôi chỉ nhớ khi ra khỏi
taxi tại một khu vực nghèo của thành phố, và nhìn xuống con
đường tối mù ẩm ướt
đầy rác rến, và tôi nghĩ, "Tôi không
thể tin vào mắt mình được đó là chỗ
đúng."
Tôi đi dọc xuống theo con đường và
đến một cầu thang mở sang bên phải.
Tôi được nói cho biết bà ở trên lầu
bốn, nhưng trời tối rất khó nhìn, và tôi bắt
đầu ái ngại. Tôi nghĩ mình đang lạc
hướng đến chỗ bà ở lần đầu tiên.
Cuối cùng tôi ra đến hành lang lầu bốn
và nói tên bà ta với người đầu tiên
tôi bắt gặp. Họ chỉ vòng quanh hành lang sang phía bên kia chiếc sân. Vào
lúc này đã là sáu giờ tối. Các thiền
sinh của bà đang lục đục kéo nhau ra về, và
không còn nghi ngờ gì đã
đến giờ sinh hoạt gia đình riêng tư
của bà bắt đầu. Tôi phải công nhận là
mình hơi bối rối đôi chút và không
nghĩ đến điều đó. Tôi vừa mới kết thúc sáu
tháng luyện thiền căng thẳng, công việc của tôi là muốn nghiên cứu
Phật Pháp và tôi nghĩ còn phải bận rộn nhiều hơn chút xíu nữa trong tương
lai. Tôi thấy một người phụ nữ nhỏ xíu đang
đứng ngoài cửa và nói điều gì
đó, và bà tiến lại gần tôi và
đợi. Bà nhờ con gái Dipa dịch cho bà,
tôi tự giới thiệu và cho biêt: tôi là một thiền sinh
đang học Phật Pháp và bạn tôi là
Joseph Goldstein và Sharon Salzberg. Bà mời tôi vào một căn
phòng nhỏ xíu. Tôi vẫn còn nhớ mình ngồi trên chiếc giường gỗ của Dipa Ma và bắt
đầu giải thích lý do tại sao tôi tới đây và
kể cho bà biết về những bài học rất căng
thẳng tôi vừa thực hiện và điều gì
tôi đã trải qua. Bà không thể tỏ ra
đáng yêu và hồ hởi chào
đón chúng tôi hơn được nữa. Bà nghe
rất chăm chú và kiên nhẫn những gì con
gái dịch cho bà nghe, như thể chẳng có gì tốt hơn
để để làm lúc này là chú ý lắng nghe
một cậu trai trẻ vừa đột nhập vào
phòng của bà mà lại như có cảm giác rất quen với cậu ta. Vì tôi tiếp tục
nói, có điều gì
đó được tỏ lộ ra trong tôi.
Chưa hề có điều gì tương tự như vậy
đã xẩy
đến với tôi trước đó và ngay buổi tối hôm
đó. Tôi thực sự hơi sửng sốt gặp được một con
người như vậy; tôi đã gặp rất nhiều người trong
đời và nhiều năm
qua. Nhưng chẳng có gì giống như vậy đã
xẩy ra. Tôi càng nói, thì càng cảm thấy hoang mang và bối rối dâng trào và
tôi hoàn toàn bị choáng ngợp. Tôi nghĩ mình đã
làm điều gì
đó vô nghĩa. Tôi cảm thấy bối rối hoàn
toàn. Toàn bộ niềm kiêu hãnh trong tôi, tầm quan trọng nơi tôi, toàn bộ
kinh nghiệm và cảm nghĩ mình đã là một
hạng người nào đó đặc biệt và
đang tham dự cuộc hành hương
đặc biệt này như thể xụp
đổ và tan vỡ hoàn toàn chỉ nội trong
vòng mấy phút. Và Ma chẳng làm bất kỳ điều gì
khác hơn là ngồi đó và nhìn tôi một
cách dịu dàng và chú ý đến tôi. --
Jack Enghler
Tất cả đều là vô thường. Khi con trai tôi qua đời vào năm
1984, Dipa Ma đã làm cho tôi bị sốc với những lời của bà.
Đó là một bài học khó tôi không bao
giờ quên: "Hôm nay con trai bạn từ giã cõi
đời này, chị đau khổ phiền não
làm chi, tất cả đều là vô thường mà
thôi, con trai chị cũng là vô thường, con gái chị cũng vậy, cuộc sống chị
cũng thế nốt, chồng chị con gái chị cũng là vô thường mà thôi, tiền của
tài sản của chị cũng thế, nhà cửa cũng vậy, chẳng có gì không là vô thường
đâu, khi bạn còn sống, bạn có thể suy
nghĩ, "Đây con gái tôi, đây chồng tôi, tài
sản của tôi, nhà cửa của tôi, chiếc xe này thuộc về tôi. Nhưng khi chết
chẳng có gì thuộc về bạn cả. Đồ ngu ngốc! Bạn
nghĩ bạn là một thiền sinh nghiêm túc phải không, nhưng bạn phải
nghĩ tất cả chỉ toàn là vô thường mà thôi. -- Sudipti Barua
Không nên lo lắng làm gì. Tất cả những gì khiến tôi lo lắng - mất chồng, mất con cái -
đã xẩy
đến với Dipa Ma, và vậy mà bà vẫn thanh thản, vẫn tĩnh lặng và thản
nhiên vui vẻ. Chiêm ngưỡng bà dưới góc độ như
vậy tạo ra nơi tôi mối quan tâm vì tôi có quan tâm, nhưng không lo
lắng gì laị là điều đầy sáng tạo. --
Sylvia Boorstein
Buông bỏ. Một số người Mỹ quan tâm đến điều kiện
sống nghèo khổ tại vùng lân cận, nơi Dipa Ma
đang sống, đã quyên góp một số tiền
giúp cho bà chuyển ra khỏi nội ô thành phố. Một thiền sinh nhớ lại những
gì đã xẩy ra khi giao số tiền quyên
được giúp bà xây căn
nhà mới. Tôi mang đến cho bà tất cả hai ngàn
ruởi đô-la, một ngân khoản quyên góp
được, tôi nghĩ là ở Ấn
Độ với số tiền đó bà sẽ
đủ xây được một nửa căn nhà. Số tiền
này đủ cho cả gia đình Dipa Ma sống
trong hơn một năm. Vì tôi quá yêu mến
bà - và có thể cũng vì vậy mà tôi cảm thấy mình hơi quan trọng - tôi lãnh
trách nhiệm mang số tiền đó đến cho bà
một cách hết sức nghiêm túc nhưng cũng kèm theo nhiều sung sướng. Tôi nghĩ, "Hãy đợi khi nào bà nhận
ra tôi mang lại cho bà những gì, một số tiền trị giá
đến một nửa căn nhà của bà
định xây!"
Khi tôi vào trong nhà, tôi nói với bà tôi mang
đây một ít tiền bằng đô-la Mỹ. "Chúng tôi
không được phép dùng đô-la. Anh phải
đổi sang tiền Rupees" tỷ số hối đoái vào thời
điểm đó là vào khoảng: 2500
đô la đổi được bốn mươi lăm nghìn
rupees. Tôi đến ngân hàng American
Express và tờ giấy bạc cao nhất họ có là tờ một trăm
rupees. Tôi bước ra khỏi ngân hàng với một giỏ sách
đầy nhóc giấy bạc rupees. Tôi đã bị
mất cắp hai lần ở Ấn Độ - một lần với một ngàn
đô-la và lần này là 2500
đô. Vì thế tôi rất hồi hộp phải mang
số tiền mặt đi qua phố phường Calcutta. Tôi
cảm thấy như cõng chính tương lai Dipa Ma trên lưng: xây một căn
nhà cho bà, toàn bộ tài sản của bà có và cơ hội cho cuộc sống an
nhàn của bà sau này. Tôi đi thẳng từ ngân hàng
đến căn phòng của bà. Tôi phải
đi mất khoảng một tiếng đồng hồ và
từng bước trên đường đi tôi cảm thấy lo lắng
vô cùng. Nhưng tôi vội vàng không thể không thể
đừng gặp mặt bà. Chúng tôi nghĩ ít
nhất cũng phải cần đến năm năm mới có thể quyên
góp được món tiền lớn như vậy, nhưng giờ đây,
chỉ trong vòng có ba tháng tôi đã
có thể giao cho bà được một nửa căn nhà.
Tôi nghĩ chắc là bà sẽrất sung sướng. Khi tôi bước vào căn phòng của bà,
tôi thực sự thấy toát mồ hôi, khi vừa vào đến
cửa, Dipa Ma lấy tay xoa đầu tôi và tặng cho tôi một cái hôn như
thường lệ. Bà nói," Xem kìa, anh quẩn trí mất rồi." Tôi không muốn nói là
tôi thực sự rất sợ người dân nước bà. Tôi nghĩ tôi sẽ mất cắp một lần nữa.
Thay vào đó chỉ nói. "Vâng, tôi phải đi đổi
tiền, có quá nhiều tiền, tôi rất lo vì mang theo mình quá nhiều
tiền mặt trong người." Tôi rỡ ba lô xuống, mở ra, và đổ trên
sàn nhà. Căn nhà tự dưng giống như một
cảnh trong phim với hàng cọc tiền rupees khắp trong phòng. Dipa Ma không
nháy mắt trước số tiền nhiều như vậy. Bà không cả cử
động hay tỏ ra hào hứng hay sung sướng
gì cả. Bà cầm lấy số tiền, đẩy nhẹ vào
gầm giường và phủ lên một tấm vải. Tôi suy nghĩ, "Dưới gầm giường? bốn mươi lăm
ngàn rupees - bà không muốn cất số tiền
đó vào nơi nào an toàn hơn hay sao mà
lại để dưới gầm giường. Hãy
để tiền chỗ nào chắc chắn hơn kẻo trộm
lấy mất. Và còn ngôi nhà mới thì sao. Hãy thử bàn
đến ngôi nhà mới xem sao." Bà chẳng đả động một lời nào
đến số tiền đó gì cả, thay vào
đó, bà chỉ quan tâm
đến tôi mà thôi. Bà nói "anh hãy bình
tĩnh lại đi, đừng quá căng thẳng như vậy" Rồi
bà quay sang con gái Dipa và nói, "Chúng ta
đưa anh ấy đi ăn."
Trên đường đi tôi suy nghĩ có thể tốt hơn
là nói số tiền đó cho Dipa biết. Tôi
nói, "Mẹ của em để tất cả số tiền đó dưới gầm giường, tôi rất áy náy có lẽ
không an toàn mấy, em phải đưa đến gửi
ở nhà ngân hàng cho chắc ăn."
Dipa cười. " Ôi, để ở ngân hàng
không an toàn đâu. Nhưng để ở nhà mới
an toàn hơn," Tôi bắt đầu phản đối, nhưng rồi
tôi nhận ra: vấn đề là tại ở tôi cả, tôi không phải là "chiếc xe"
chyển tiền hộ những tấm lòng thành của người khác. Tôi
đã coi số tiền
đó là "của tôi." Tôi
đã biến số tiền lớn
đó để tự "quan trọng hoá" chính mình.
trong tình huống này. Ngay cả sau khi tôi đã
đưa tiền đó cho họ. Tôi đã không sẵn
lòng "Buông bỏ"… nhưng khi Dipa nói, "Đừng lo
gì cả, ở đây an toàn hơn." Tôi
Mới có thể an tâm nói, "Ôkê, tiền đó là
của em đó."
Tôi chẳng bao giờ hỏi một câu nào nữa hay nghĩ
đến số tiền đó lần thứ hai, khi tôi bước ra
khỏi căn phòng, tôi cảm thấy tự do thoải mái. Thực chất, tôi chẳng
biết họ có xây nhà hay không và đây là
lần đầu tiên tôi
đã nghĩ về số tiền
đó sau mười lăm năm. -- Steven
Schwartz
-ooOoo- Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thiện Minh
đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson,
12-2003). [Trở
về trang Thư Mục]
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Một Thời
Để Nhớ
Tác giả: Amy Schmidt
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh
Gia
đình Nani thuộc bộ tộc Bangali Barua,
hậu duệ các Phật tử chính tông tại Ấn Độ. Mặc
dù thói quen hành thiền đã mai
một đi rất nhiều qua dòng thời gian,
bộ tộc Nani vẫn sinh trưởng trong Phật giáo chính thống, một số gia
đình vẫn còn nắm giữ những nghi thức
và phong tục Phật giáo, trong số họ có cha của nàng Nani Bala Barua, ông
Purnachandra Barua, và mẹ là bà Parsanna Kumari.
Chấp thủ với những gì yêu quí sẽ đem
lại sợ hãi.
Đối với người nào hoàn toàn thoát
khỏi những điều mình mến chuộng
Chẳng còn phải phiền muộn sầu khổ hay lo sợ nữa.
BÊN BỜ VỰC VÀ XA HƠN NỮA
last updated: 21-12-2003