Tạng Luật
Vinayapitaka

Bộ Tập Yếu
Parivāra

Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch
2004

 


PARIVĀRA (TẬP YẾU)

MỤC LỤC

[01a]

I. CHƯƠNG MƯỜI SÁU PHẦN CHÍNH THUỘC PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU:

1. TÁM PHẦN VỀ TỘI VI PHẠM:

Phần Quy Định Tại Đâu là phần thứ nhất:

[1] Các câu hỏi liên quan đến điều pārājika thứ nhất
[2] Hỏi và đáp về điều pārājika thứ nhất
[3] Bài kệ kể tên các vị trưởng lão đã truyền thừa Tạng Luật
[4] Hỏi và đáp về điều pārājika thứ nhì, thứ ba, thứ tư
[7] Bài kệ tóm lược
[8] Các câu hỏi liên quan đến các điều saṅghādisesa thứ nhất
[9] Hỏi và đáp về điều saṅghādisesa thứ nhất, thứ nhì, ..., thứ mười ba
[22] Bài kệ tóm lược
[23] Các câu hỏi liên quan đến điều aniyata thứ nhất
[24] Hỏi và đáp về điều aniyata thứ nhất, thứ nhì
[26] Bài kệ tóm lược
[27] Hỏi và đáp về các điều nissaggiya pācittiya thuộc phần Kaṭhina
[38] Hỏi và đáp về các điều nissaggiya pācittiya thuộc phần Tơ Tằm
[49] Hỏi và đáp về các điều nissaggiya pācittiya thuộc phần Bình Bát
[59] Bài kệ tóm lược

[01b]

[60] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Nói Dối
[71] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Thảo Mộc
[82] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Giáo Giới
[93] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Vật Thực
[104] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Đạo Sĩ Lõa Thể
[115] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Rượu và Chất Say
[126] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Có Sinh Vật
[137] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Theo Pháp
[150] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Đức Vua
[161] Bài kệ tóm lược

[01c]

[162] Hỏi và đáp về bốn điều pāṭidesanīya
[166] Bài kệ tóm lược
[167] Hỏi và đáp về các điều sekhiya thuộc phần Tròn Đều
[177] Hỏi và đáp về các điều sekhiya thuộc phần Cười Vang
[187] Hỏi và đáp về các điều sekhiya thuộc phần Chống Nạnh
[197] Hỏi và đáp về các điều sekhiya thuộc phần Đồ Ăn Khất Thực
[207] Hỏi và đáp về các điều sekhiya thuộc phần Vắt Cơm
[217] Hỏi và đáp về các điều sekhiya thuộc phần Tiếng Sột Sột
[227] Hỏi và đáp về các điều sekhiya thuộc phần Giày Dép
[242] Bài kệ tóm lược

[01d]

Phần Bao Nhiêu Tội là phần thứ nhì:

[244] Hỏi và đáp về các loại tội liên quan bốn điều pārājika
[248] Hỏi và đáp về các loại tội liên quan mười ba điều saṅghādisesa
[261] Hỏi và đáp về các loại tội liên quan ba mươi điều nissaggiya pācittiya
[291] Hỏi và đáp về các loại tội liên quan chín mươi hai điều pācittiya
[383] Hỏi và đáp về các loại tội liên quan bốn điều pāṭidesanīya
[387] Hỏi và đáp về các loại tội liên quan các điều sekhiya

Phần Sự Hư Hỏng là phần thứ ba:

[462] Hỏi và đáp về sự phân chia theo bốn sự hư hỏng của các tội vi phạm

Phần Sự Quy Tụ là phần thứ tư:

[463] Hỏi và đáp về sự quy tụ vào bảy nhóm tội của các tội vi phạm

Phần Nguồn Sanh Tội là phần thứ năm:

[464] Hỏi và đáp về các nguồn sanh tội của các tội vi phạm

Phần Sự Tranh Tụng là phần thứ sáu:

[465] Hỏi và đáp về các sự tranh tụng liên quan đến các tội vi phạm

Phần Dàn Xếp là phần thứ bảy:

[466] Hỏi và đáp về các cách dàn xếp liên quan đến các tội vi phạm

Phần Tổng Hợp là phần thứ tám:

[467] Tổng hợp bảy phần trên
[468] Bài kệ tóm lược

2. TÁM PHẦN VỀ NGUYÊN NHÂN:

Phần Quy Định Tại Đâu là phần thứ nhất:

[469] Hỏi và đáp về nơi quy định vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần Bao Nhiêu Tội là phần thứ nhì:

[487] Hỏi và đáp về bao nhiêu loại tội vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần Sự Hư Hỏng là phần thứ ba:

[505] Hỏi và đáp về sự phân chia theo bốn sự hư hỏng vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần Sự Quy Tụ là phần thứ tư:

[506] Hỏi và đáp về sự quy tụ vào bảy nhóm tội vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần Nguồn Sanh Tội là phần thứ năm:

[507] Hỏi và đáp về các nguồn sanh tội vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần Sự Tranh Tụng là phần thứ sáu:

[508] Hỏi và đáp về các sự tranh tụng vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần Dàn Xếp là phần thứ bảy:

[509] Hỏi và đáp về các cách dàn xếp vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần Tổng Hợp là phần thứ tám:

[510] Tổng hợp bảy phần trên

[02a]

II. CHƯƠNG MƯỜI SÁU PHẦN CHÍNH THUỘC PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU NI:

1. TÁM PHẦN VỀ TỘI VI PHẠM:

Phần Quy Định Tại Đâu là phần thứ nhất:
[511] Các câu hỏi liên quan đến điều pārājika thứ năm
[512] Hỏi và đáp về điều pārājika thứ năm
[513] Hỏi và đáp về điều pārājika thứ sáu, thứ bảy, thứ tám
[516] Bài kệ tóm lược
[517] Hỏi và đáp về điều saṅghādisesa thứ nhất, thứ nhì, ..., thứ mười
[528] Bài kệ tóm lược
[529] Hỏi và đáp về mười hai điều nissaggiya pācittiya
[541] Bài kệ tóm lược
[542] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Tỏi
[552] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Bóng Tối
[562] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Lõa Thể
[572] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Dùng Chung
[582] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Nhà Triển Lãm Tranh
[592] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Tu Viện
[602] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Sản Phụ
[612] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Thiếu Nữ
[625] Hỏi và đáp về các điều pācittiya thuộc phần Dù Dép
[638] Bài kệ tóm lược
[640] Hỏi và đáp về tám điều pāṭidesanīya
[648] Bài kệ tóm lược

[02b]

Phần Bao Nhiêu Tội là phần thứ nhì:

[649] Hỏi và đáp về các loại tội liên quan các điều pārājika
[653] Hỏi và đáp về các loại tội liên quan các điều saṅghādisesa
[663] Hỏi và đáp về các loại tội liên quan các điều nissaggiya pācittiya
[675] Hỏi và đáp về các loại tội liên quan các điều pācittiya
[769] Hỏi và đáp về các loại tội liên quan bốn điều pāṭidesanīya

Phần Sự Hư Hỏng là phần thứ ba:

[777] Hỏi và đáp về sự phân chia theo bốn sự hư hỏng của các tội vi phạm

Phần Sự Quy Tụ là phần thứ tư:

[779] Hỏi và đáp về sự quy tụ vào bảy nhóm tội của các tội vi phạm

Phần Nguồn Sanh Tội là phần thứ năm:

[781] Hỏi và đáp về các nguồn sanh tội của các tội vi phạm

Phần Sự Tranh Tụng là phần thứ sáu:

[783] Hỏi và đáp về các sự tranh tụng liên quan đến các tội vi phạm

Phần Dàn Xếp là phần thứ bảy:

[785] Hỏi và đáp về các cách dàn xếp liên quan đến các tội vi phạm

Phần Tổng Hợp là phần thứ tám:

[787] Tổng hợp bảy phần trên

2. TÁM PHẦN VỀ NGUYÊN NHÂN:

Phần Quy Định Tại Đâu là phần thứ nhất:

[789] Hỏi và đáp về nơi quy định vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần Bao Nhiêu Tội là phần thứ nhì:

[804] Hỏi và đáp về bao nhiêu loại tội vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần Sự Hư Hỏng là phần thứ ba:

[819] Hỏi và đáp về sự phân chia theo bốn sự hư hỏng vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần Sự Quy Tụ là phần thứ tư:

[820] Hỏi và đáp về sự quy tụ vào bảy nhóm tội vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần Nguồn Sanh Tội là phần thứ năm:

[821] Hỏi và đáp về các nguồn sanh tội vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần Sự Tranh Tụng là phần thứ sáu:

[822] Hỏi và đáp về các sự tranh tụng vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần Dàn Xếp là phần thứ bảy:

[823] Hỏi và đáp về các cách dàn xếp vì nguyên nhân tội vi phạm

Phần Tổng Hợp là phần thứ tám:

[824] Tổng hợp bảy phần trên

[03]

III. TÓM LƯỢC VỀ NGUỒN SANH TỘI:
[826] Bài kệ giảng giải về mười ba nhóm tội có chung nguồn sanh tội.
[827] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Pārājika Thứ Nhất
[828] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Pārājika Thứ Nhì
[829] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Làm Mai Mối
[830] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Nói Nhắc Nhở
[831] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Kaṭhina
[832] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Lông Cừu
[833] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Pháp Theo Từng Câu
[834] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Đường Xa
[835] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Đám Người Đạo Tặc
[836] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Thuyết Giảng Pháp
[837] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Thực Chứng
[838] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Tiếp Độ Nữ Đạo Tặc
[839] Các tội có chung nguồn sanh tội với điều Chưa Được Phép

[04]

IV. (a) SỰ TRÙNG LẶP LIÊN TỤC:

Phần Câu Hỏi Bao Nhiêu:

[841] Các câu hỏi và đáp về: Bao nhiêu tội vi phạm? Bao nhiêu nhóm tội? v.v...
[854] Sáu nguyên nhân tranh cãi
[855] Sáu pháp cần ghi nhớ
[856] Mười tám sự việc gây ra chia rẽ
[860] Bài kệ tóm lược

Hai Mươi Phần:

[861] Sáu Nguồn Sanh Tội là phần thứ nhất
[867] Bao Nhiêu Tội do Sáu Nguồn Sanh Tội là phần thứ nhì
[873] Bài Kệ về Nguồn Sanh Tội là phần thứ ba
[874] Do Duyên Hư Hỏng là phần thứ tư
[878] Do Duyên Tranh Tụng là phần thứ năm
[883] Bài kệ tóm lược

 

IV. (b) PHÂN TÍCH CÁCH DÀN XẾP:
[884] Phương Thức Trình Bày là phần thứ sáu
[890] Có Liên Quan là phần thứ bảy
[891] Có Cùng Quan Hệ là phần thứ tám
[892] Các Cách Dàn Xếp Có Liên Quan Đối Với Cách Dàn Xếp là phần thứ chín
[893] Các Cách Dàn Xếp Có Cùng Quan Hệ Đối Với Cách Dàn Xếp là phần thứ mười
[894] Cách Dàn Xếp và Hành Xử Luật Với Sự Hiện Diện là phần thứ mười một.
[895] Cách Hành Xử là phần thứ mười hai
[897] Tốt Đẹp là phần thứ mười ba
[899] Nơi Nào là phần thứ mười bốn
[901] Trong Trường Hợp là phần thứ mười lăm
[902] Liên Kết là phần thứ mười sáu
[903] Được Làm Lắng Dịu là phần thứ mười bảy
[904] Được Làm Lắng Dịu - Không Được Làm Lắng Dịu là phần thứ mười tám
[905] Cách Dàn Xếp và Sự Tranh Tụng là phần thứ mười chín
[911] Làm Sanh Khởi là phần thứ hai mươi
[915] Phân tích cách dàn xếp
[917] Bài kệ tóm lược

[05]

V. CÁC CÂU HỎI VỀ BỘ HỢP PHẦN:
[918] Hỏi và đáp về các chương thuộc Đại Phẩm
[928] Hỏi và đáp về các chương thuộc Tiểu Phẩm
[940] Bài kệ tóm lược.

[06]

VI. TĂNG THEO TỪNG BẬC:
[941] Nhóm Một.
[943] Nhóm Hai, Nhóm Ba, .... Nhóm Mười.
[1004] Nhóm Mười Một.
[1006] Bài kệ tóm lược

[07]

VII. CÁC CÂU VẤN ĐÁP VỀ LỄ UPOSATHA:
[1007] Vấn đáp về cách hành sự: Lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, v.v...
[1009] Lời giải thích về điều lợi ích
[1015] Bài kệ tóm lược

[08]

VIII. SƯU TẬP CÁC BÀI KỆ:
[1016] Các điều học đã được quy định ở tám địa điểm
[1018] Các điều học được quy định ở mỗi địa điểm
[1019] Giải thích về tội nặng và tội nhẹ, Bốn sự hư hỏng, v.v...
[1024] Các điều học của tỳ khưu và tỳ khưu ni
[1027] Các điều học được quy định chung và quy định riêng
[1031] Tổng kết và giải thích về các loại tội
[1045] Bài kệ tóm lược

[09]

IX. PHÂN TÍCH SỰ TRANH TỤNG:
[1046] Bốn sự tranh tụng
[1047] Mười hai sự khơi dậy
[1058] Bảy cách dàn xếp
[1068] Bài kệ tóm lược

[10]

X. SƯU TẬP KHÁC VỀ CÁC BÀI KỆ:
[1069] Hỏi đáp về việc kết tội, nhớ lại, v.v... Thái độ vị xét xử
[1070] Hỏi đáp về hạng người vô liêm sỉ
[1072] Hỏi đáp đề hạng cáo tội ngu dốt và thông thái

[11]

XI. CHƯƠNG CÁO TỘI:
[1077] Sự thực hành của vị xét xử
[1078] Bài kệ về hạng người nên hành lễ Uposatha chung
[1079] Giảng giải về các yếu tố cần biết trong việc cáo tội
[1081] Mục đích của lễ Uposatha, v.v... Vị cáo tội sai trái
[1082] Bài kệ tóm lược

[12]

XII. XUNG ĐỘT (PHẦN PHỤ):
[1083] Sự thực hành của vị tỳ khưu theo đuổi sự xung đột
[1084] Mục đích của điều học
[1085] Bài kệ về sự thực hành của vị xét xử
[1086] Bài kệ tóm lược

[13]

XIII. XUNG ĐỘT (PHẦN CHÍNH):
[1087] Giảng giải về các điều nên biết: sự việc, sự hư hỏng, tội vi phạm, v.v...
[1098] Giảng giải về việc không nên bị chi phối bởi bốn pháp thiên vị
[1108] Giảng giải về các điều nên thực hành
[1116] Sự thực hành của vị xét xử. Các câu hỏi của việc xét xử
[1117] Bài kệ về hạng người nên hành lễ Pavāraṇā chung

1118] Giải thích về các câu hỏi của việc xét xử
[1123] Bài kệ tóm lược

[14]

XIV. PHÂN TÍCH KAṬHINA:
[1124] Giảng giải về Kaṭhina
[1127] Hai mươi bốn lý do khiến Kaṭhina không được thành tựu
[1129] Mười bảy lý do khiến Kaṭhina được thành tựu
[1130] Mười lăm pháp sanh lên với sự thành tựu Kaṭhina. Giảng về duyên
[1139] Bảy việc làm trước tiên
[1146] Nên biết về Kaṭhina
[1149] Bài kệ về sự hết hiệu lực Kaṭhina.
[1157] Hỏi đáp về sự hết hiệu lực Kaṭhina
[1160] Bài kệ tóm lược

[15]

XV. NHÓM NĂM CỦA UPĀLI:

Phần Không Nương Nhờ:
[1161] Các điều kiện không được sống không nương nhờ
[1162] Không được ban phép tu lên bậc trên, v.v...
[1163] Hành sự nên được thực thi. Bài kệ tóm lược

Phần Không Thâu Hồi:
[1165] Hành sự không nên thâu hồi. Bài kệ tóm lược

Phần Phát Biểu:
[1170] Không nên phát biểu ở hội chúng. Bài kệ tóm lược

Phần Trình Bày Quan Điểm:
[1172] Sự trình bày quan điểm sai pháp, đúng pháp.
[1173] Sự thọ lãnh đúng pháp. Vật không phải là đồ thừa, v.v... Bài kệ tóm lược

Phần Hành Xử:
[1183] Nên quán xét bao nhiêu pháp trước khi khiển trách
[1187] Nên áp dụng sự hành xử, v.v... Bài kệ tóm lược

Phần Đầu Đà:
[1191] Các hạng tỳ khưu (đầu đà). Bài kệ tóm lược

Phần Nói Dối:
[1193] Năm loại tội liên quan đến nói dối, v.v... Bài kệ tóm lược

Phần Giáo Giới Tỳ Khưu Ni:
[1202] Hội chúng tỳ khưu ni nên thực thi hành sự đối với vị tỳ khưu
[1204] Đình chỉ sự giáo giới.
[1205] Nhận lãnh việc giáo giới các tỳ khưu ni. Bài kệ tóm lược

Phần Đại Biểu:
[1208] Chỉ định theo lối đại biểu
[1209] Vị tỳ khưu bị xem là “kẻ ngu dốt.” Bài kệ tóm lược

Phần Giải Quyết sự Tranh Tụng:
[1211] Không đủ khả năng để giải quyết sự tranh tụng
[1212] Hội chúng bị chia rẽ do năm cách. Bài kệ tóm lược

Phần Chia Rẽ Hội Chúng:
[1215] Hậu quả xác định dành cho kẻ chia rẽ hội chúng. Bài kệ tóm lược

Phần Chia Rẽ Hội Chúng thứ nhì:
[1217] Hậu quả không xác định dành cho kẻ chia rẽ hội chúng. Bài kệ tóm lược

Phần Vị Thường Trú:
[1219] Điều kiện bị đọa vào địa ngục của vị tỳ khưu thường trú, v.v... Bài kệ tóm lược

Phần Thành Tựu Kaṭhina:
[1223] Năm điều thuận lợi trong việc thành tựu Kaṭhina
[1225] Các hạng người không nên được đảnh lễ, v.v... Bài kệ tóm lược
[1229] Bài kệ tóm lược mười bốn phần

[16]

XVI. NGUỒN SANH KHỞI:
[1230] Vi phạm tội không có ý thức, thoát tội có ý thức, v.v...
[1231] Nguồn sanh tội của các tội vi phạm: pārājika, v.v... Bài kệ tóm lược

[17]

XVII. SƯU TẬP CÁC BÀI KỆ (PHẦN HAI):
[1242] Các tội do thân, các tội do khẩu, v.v...
[1247] Các tội đưa đến việc sám hối, sửa chữa được, v.v...
[1250] Tội liên quan đến hành động: Tự đánh mình, chia rẽ hội chúng, v.v...
[1263] Các tội vi phạm cho đến lần thứ ba, các tội do phát biểu
[1276] Việc hư hỏng hành sự. Việc thành tựu hành sự, v.v...
[1289] Các loại tội của cả hai hội chúng

[18]

XVIII. CÁC BÀI KỆ LÀM XUẤT MỒ HÔI:
[1296] Các câu hỏi về: sự không đồng cộng trú, sự không thể phân tán, v.v...
[1301] Các câu hỏi về tội pārājika, saṅghādisesa, v...
[1317] Các câu hỏi về tội liên quan đến hành động. Bài kệ tóm lược

[19]

XIX. NĂM PHẦN:

Phần Hành Sự:
[1340] Bốn loại hành sự. Năm nguyên nhân hư hỏng hành sự. Phần giảng giải
[1346] Nhân sự của hành sự
[1353] Các trường hợp hành xử của bốn loại hành sự

Phần Điều Lợi Ích:
[1359] Lợi ích của việc quy định điều học

Phần Sự Quy Định:
[1360] Lợi ích của việc quy định về giới bổn, về sự đọc tụng giới bổn, v.v...

Phần Đã Được Quy Định:
[1361] Các sự việc về Luật đã được quy định: các điều quy định, cách dàn xếp

Phần Chín Cách Xếp Loại:
[1362] Chín cách xếp loại
[1364] Cần hiểu biết sự việc. Cần hiểu biết sự phân loại, v.v...
[1365] Bài kệ tóm lược. Bài kệ tổng kết.

-ooOoo-

PHẦN GIỚI THIỆU

Parivāra là tập cuối của Vinayapiṭaka (Tạng Luật). Về ý nghĩa của từ parivāra, học giả I. B. Horner phân tích như sau: “... pari là tiếp đầu ngữ có ý nghĩa: đi vòng quanh, bao bọc xung quanh, v.v... và vāra lấy theo từ gốc của Sanskrit là √vṛ có nghĩa là bao phủ...” (√vṛ còn có nghĩa thứ hai là chọn lựa); dựa theo đó, chúng tôi tạm lấy tên là “Tập Yếu” có ý nghĩa nôm na là “Tập hợp lại những điều chính yếu.” Những điều chính yếu ấy đã được chọn lọc từ hai bộ Luật SuttavibhaṅgaKhandhaka rồi được sắp xếp và trình bày qua những góc nhìn khác biệt.

Như vậy, phải chăng bộ Tập YếuParivāra này không đem lại tư liệu gì mới cho người đọc? Suy nghĩ như vậy xét ra cũng có phần đúng. Tuy nhiên, trong số những người đã đọc qua, thậm chí đã học một cách kỹ lưỡng hai bộ Luật trên, người nào có thể khẳng định rằng bản thân có thể hiểu được chính xác và ghi nhớ đầy đủ các điều đức Phật đã dạy, hoặc nghĩ đến việc hệ thống hóa lại kiến thức về Luật? Chúng ta hãy thử trả lời các câu hỏi sau: “Các điều học đã được quy định ở bao nhiêu địa điểm? Mỗi địa điểm như vậy được bao nhiêu điều? Có bao nhiêu điều học đã được quy định chung cho tỳ khưu và tỳ khưu ni? Là các điều học nào? Có bao nhiêu điều học đã được quy định riêng cho tỳ khưu, cho tỳ khưu ni? Là các điều học nào? v.v... Parivāra đã giải quyết các câu hỏi đó giúp cho người đọc khỏi phải mất thì giờ vận dụng ký ức hoặc phải mở sách ra xem lại.

Mười chín chương của bộ Tập YếuParivāra được trình bày theo thứ tự như sau:

I. Chương Mười Sáu Phần Chính thuộc Phân Tích Giới Tỳ khưu: Tóm lược đầy đủ 227 điều học của tỳ khưu.

II. Chương Mười Sáu Phần Chính thuộc Phân Tích Giới Tỳ khưu Ni: là phần tóm lược Bhikkhunīvibhaṅga gồm các điều học được quy định riêng cho tỳ khưu ni, cách trình bày cũng tương tợ như ở chương trên dành cho tỳ khưu.

III. Tóm Lược về Nguồn Sanh Tội: Từ thân khẩu ý được phân chia thành sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân, v.v... Có tội chỉ có một nguồn sanh tội, có tội có hai, có tội có ba, có tội có bốn, có tội có sáu, và tất cả có mười ba nhóm có nguồn sanh tội giống nhau.

IV. Tuy được phân ra làm hai phần: (a) Sự Trùng Lặp Liên Tục và (b) Phân Tích Cách Dàn Xếp, nhưng phần (b) chỉ là phần tiếp theo của phần (a) chưa được hoàn tất. Sở dĩ nhận ra được hai phần riêng biệt do việc các nhà kết tập vẫn lưu lại câu văn báo hiệu sự kết thúc của phần đầu: “antarapeyyālaṃ niṭṭhitaṃ” có nghĩa là “Sự Trùng Lặp Liên Tục được chấm dứt.” Về phương diện hình thức, cả hai phần này là các câu hỏi và đáp mở đầu bằng dạng tiêu đề (mātikā).

V. Các Câu Hỏi về bộ Hợp Phần – Khandhaka: Chỉ là một chương ngắn gọn giới thiệu qua các chương của bộ này gồm có Đại PhẩmMahāvaggaTiểu PhẩmCullavagga dưới dạng câu hỏi và đáp về bao nhiêu loại tội cho mỗi chương và chấm dứt khi liệt kê đầy đủ 22 chương của bộ Luật này.

VI. Tăng Theo Từng Bậc: được trình bày dưới dạng pháp số từ nhóm một đến nhóm mười một có nội dung liên quan đến Luật và hình thức được trình bày tương tợ như ở Kinh Tăng Chi BộAṅguttaranikāya thuộc Tạng Kinh.

VII. Các Câu Vấn Đáp về Lễ Uposatha, v.v...: Chỉ là một chương ngắn đề cập đến các hành sự từ lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, ... hành phạt mānatta, và sự giải tội. Phần thứ nhì nói về lợi ích của việc quy định điều học. Điều đáng lưu ý là chương này được kết thúc với câu “Mahāvaggo niṭṭhito” nghĩa là “Đại Phẩm được chấm dứt,” trong khi đó các phần đã được trình bày trong chương này được tìm thấy rải rác trong toàn bộ Tạng Luật chứ không phải chỉ riêng ở Đại PhẩmMahāvaggo.

VIII. Sưu Tập Các Bài Kệ: Phần lớn được trình bày dưới thể kệ có xen vào một số đoạn văn xuôi. Nội dung liệt kê tên của tám địa điểm đã xảy ra việc quy định của các điều học, mỗi nơi là bao nhiêu điều học, v.v... ngoài ra còn phân các điều học thành nhóm theo nhiều khía cạnh khác nhau như quy định chung, quy định riêng, v.v...

IX. Phân Tích Sự Tranh Tụng: Phân tích chi tiết về bốn sự tranh tụng và bảy cách dàn xếp. Chủ đề được trình bày cô đọng nhưng không kém phần súc tích cần được tham khảo.

X. Sưu Tập Khác về Các Bài Kệ: Chỉ là một chương ngắn thuần túy ở thể kệ thuộc đề tài có liên quan đến vị cáo tội: ý nghĩa và mục đích của việc cáo tội, các điểm sai trái chủ yếu mà vị cáo tội cần phải quán xét trong quá trình cáo tội vị khác.

XI. Chương Cáo Tội: là phần trình bày tiếp theo của chương trên có liên quan đến vị cáo tội và vị xét xử.

XII. Xung Đột (Phần Phụ): Chỉ là một chương ngắn có liên quan đến vị xét xử, tuy nhiên các chi tiết được trình bày là hoàn toàn mới lạ, không tìm thấy trong các phần Luật đã được đọc qua.

XIII. Xung Đột (Phần Chính): Sự thực hành của vị xét xử được giảng giải chi tiết. Cách thức được trình bày tương tợ như ở bộ Phân Tích Giới Bổn, trước tiên giới thiệu một đoạn văn sau đó là phần giải thích ý nghĩa của từng câu.

XIV. Phân Tích Kaṭhina: Các điều cần biết về Kaṭhina được gom tụ lại dưới dạng hỏi đáp có tính cách tổng quát nhưng không kém phần súc tích, ngoài ra còn có những chi tiết chưa được trình bày ở chương Kaṭhina thuộc Đại Phẩm – Mahāvagga.

XV. Nhóm Năm của Upāli: là các câu hỏi của ngài Upāli và câu trả lời của đức Phật như đã được thấy trong Đại Phẩm – MahāvaggaTiểu Phẩm – Cullavagga.

XVI. Nguồn Sanh Khởi: Trình bày về nguồn sanh tội như đã được đề cập ở chương I, II, III. Trong chương này, nguồn sanh tội là chủ đề chính và được trình bày cô đọng theo từng điều học một.

XVII. Sưu Tập Các Bài Kệ (Phần Hai): Là các câu hỏi đáp liên quan đến tội vi phạm. Tuy nhiên, câu trả lời chỉ có tính cách gợi ý. Có câu có thể dễ dàng liên hệ được vấn đề, nhưng nhiều câu trả lời khác đã chiếm mất nhiều thời gian của chúng tôi trong việc tìm hiểu ý nghĩa từ lời giải thích của ngài Buddhaghosa cũng như xem xét và kiểm tra các phần trích dẫn của Cô I. B. Horner trong bản dịch tiếng Anh.

XVIII. Các Bài Kệ Làm Xuất Mồ Hôi: là các câu hỏi khó khiến người đọc phải lúng túng và đổ mồ hôi khi suy nghĩ. Về chương này, phần cước chú là điều không thể thiếu sót và cũng đã tạo ra nhiều khó khăn cho chúng tôi trong việc xác định vấn đề. Có một vài câu hỏi, chúng tôi chỉ ghi lời dịch và không thực hiện phần giải thích vì không xác định được nguồn trích dẫn.

XIX. Năm Phần: Trình bày theo năm đề tài: Hành sự, điều lợi ích, sự quy định các loại hành sự, bảy cách dàn xếp đã được quy định, và sự tổng hợp theo chín vấn đề khác nhau.

*

Về phần tác giả, nói đúng hơn là vị đã biên tập tài liệu này, chúng ta chỉ biết được tên vị ấy là Dīpa qua lời tổng kết ở phần cuối của tập sách. Vị ấy được giới thiệu là “bậc trí tuệ đã học hỏi từ các vị thầy và thực hiện Parivāra nhằm làm sáng tỏ Chánh Pháp, giúp cho người học Phật giải quyết những hoài nghi đã sanh khởi.” Có ý kiến cho rằng Dīpa là một vị xuất gia người ở đảo Tích Lan.[1]

Về thời điểm, cũng không thể xác định chắc chắn. Dựa vào bài kệ liệt kê tên các vị trưởng lão kế thừa Tạng Luật được đề cập ở đoạn [3] nêu tên năm vị thuộc Jambudīpa (Ấn Độ), kế tiếp là nhóm năm vị dẫn đầu là ngài Mahinda có trách nhiệm đi hoằng Pháp ở Tambapaṇṇi, và vị trưởng lão cuối cùng trong danh sách ấy có tên là Sīva. Có tài liệu phỏng đoán rằng vị Sīva đã sống vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch;[2] như vậy, có thể suy luận rằng tập Parivāra được thực hiện vào khoảng thời gian đó. Địa điểm đã thực hiện Parivāra được mặc nhiên chấp nhận là ở trên hòn đảo Tambapaṇṇi ấy (tức là nước Sri Lanka ngày nay).

Về nội dung, có các vấn đề đáng được lưu ý như sau:

1/- Parivāra tuy được xếp vào Tipiṭaka (Tam Tạng), nhưng phần lớn của Parivāra không phải là những điều đã được nghe trực tiếp từ chính kim khẩu của đức Phật và được ghi lại nguyên văn như hai bộ Luật kia hoặc các bộ thuộc tạng Kinh; điều này được dễ dàng xác định qua văn bản. Parivāra tuy không khẳng định là Phật ngôn nhưng các vấn đề thảo luận không đi ra ngoài những lời dạy của đức Phật.

2/- Parivāra hiện đang sử dụng gồm có 19 chương; tuy nhiên cuối chương XIV có dòng chữ “Parivāraṃ niṭṭhitaṃ” báo hiệu sự kết thúc của Parivāra. Dịch giả I. B. Horner dẫn chứng rằng các bản Chú Giải về Luật và Kinh Trường Bộ của ngài Buddhaghosa đề cập đến “soḷasaparivāra” nghĩa là Parivāra gồm có 16 chương và lưu ý chúng ta về chương IV gồm có 2 phần riêng biệt là Anantarapeyyāla (Sự trùng lặp liên tục) và Samathabheda (Phân tích cách dàn xếp) và chương VII gồm có Uposathādipucchāvissajjanā (Các câu vấn đáp về lễ Uposatha, v.v...) và Atthavasapakaraṇa (Lời giải thích về điều lợi ích) đã được thu gọn lại; theo cách giải thích này chúng ta có được Parivāra với mười sáu chương theo như các Chú Giải đã đề cập. Như vậy, phải chăng các chương XV-XIX ở phần Chánh Tạng và Chú Giải đã được thêm vào sau thời kỳ của ngài Buddhaghosa?[3] Điều này cần phải chờ đợi câu trả lời từ các công trình nghiên cứu nghiêm túc hoặc từ sự tìm ra các di tích từ những công cuộc khảo cổ để có được câu trả lời thích đáng.

3/- Có điều cần nói thêm rằng: Parivāra không phải là sách để đọc thông thường mà được xem là tài liệu học tập, là học cụ giúp cho người nghiên cứu Luật hiểu rõ và nắm vững các vấn đề thuộc về Luật. Sự trình bày vấn đề dưới nhiều góc cạnh, theo từng chủ đề có thể giúp cho người đọc xác định lại kiến thức và góp phần vào việc củng cố sự ghi nhớ. Tuy nhiên, người đọc phổ thông cũng có thể học hỏi được những nét đa dạng trong nghệ thuật phân tích vấn đề.

Trong bản tiếng Việt này, chúng tôi đã giữ nguyên từ Pāli đối với tên gọi của các tội vi phạm và một vài thuật ngữ có tính cách chuyên môn, hy vọng sẽ không gây trở ngại cho việc nghiên cứu của quý vị. Về phần cước chú, bản Chú Giải của ngài Buddhaghosa tương đối rõ ràng giúp cho chúng ta có thể hiểu được vấn đề, nhưng muốn có được trích dẫn chính xác cần phải sử dụng bản dịch tiếng Anh của Cô I. B. Horner do có phần cước chú đã được thực hiện rất công phu nhưng thiếu phần tóm lược sự việc nên không giúp cho người đọc liên tưởng ra được vấn đề. Chúng tôi đã tốn nhiều công sức để sử dụng cả hai nguồn tư liệu trên cho phần cước chú của bản dịch này; tuy nhiên, chúng tôi chỉ thực hiện một số cước chú cho những vấn đề cần thiết, một số chúng tôi đã bỏ qua do ngài Buddhaghosa không giải thích, hoặc do chúng tôi không hiểu được ý của ngài, một số vấn đề liên quan đến tạng Kinh chúng tôi không có tài liệu để đối chiếu, và một số khác chúng tôi nghĩ rằng quý độc giả có thể biết được vấn đề đang được trình bày ở phần nào trong hai bộ Luật kia.

*

Cũng như các bản dịch trước, bản dịch Tập YếuParivāra của chúng tôi được thực hiện và trình bày theo văn bản Pali La tinh từ Compact Disk BUDSIR IV của trường đại học Mahidol ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Phần mục lục chúng tôi thực hiện theo các chữ số đánh dấu ở đầu mỗi vấn đề; trình bày theo cách này sẽ giúp quý vị tiết kiệm được thời gian trong việc xác định vấn đề cần tham khảo. Tuy đã nỗ lực tối đa nhưng chúng tôi biết rằng bản dịch này vẫn còn nhiều sai sót, rất mong nhận được những sự chỉ dạy và ý kiến đóng góp của quý vị. Xin email về: dinda@u.washington.edu

Xin chân thành ghi nhận công đức của Thượng Tọa Tiến Sĩ Bửu Chánh về CD Tam Tạng BUDSIR IV. Chúng tôi vô cùng hoan hỷ khi nhận được từ Ven. Chánh Kiến bản dịch Parivāra có tên là Tạp Sự Bộ do chính vị ấy đã thực hiện từ bản tiếng Thái vào thời gian trước đây, và cũng không quên tán dương công đức của Đại Đức Giác Hạnh về CD Tam Tạng Chat,t,ha Saṅgāyana, đồng thời đã cho mượn dài hạn các bản dịch tiếng Anh của Cô I. B. Horner. CD Buddhasāsanā, quà biếu của Dr. Bình Anson, đã đóng góp phần công đức không nhỏ với các tài liệu về Luật bằng tiếng Việt của quý ngài HT Hộ Tông, HT Bửu Chơn, v.v...

Chúng tôi cũng xin ghi nhận sự ủng hộ nhiệt tình của Đại Đức Hộ Phạm đã hy sinh nhiều thời gian cùng chúng tôi suy nghĩ để tìm ra phương thức giải quyết cho những điểm khó về văn phạm cũng như từ ngữ. Cũng cần nhắc đến các sự ủng hộ và lời động viên thăm hỏi của các vị: Ven. Chánh Minh, Dr. Bình Anson, anh Phạm Trọng Độ, chú Nguyễn Hữu Danh, gia đình Nguyễn Ngọc Vivian, gia đình Lê Thị Tích, bà Diệu Đài, Phật tử Ngọc Ngân. Không có sự khích lệ của quý vị, bản dịch này không thể hoàn thành. Mong sao mọi ước nguyện của quý vị đều được thành tựu như ý.

Công đức này xin dâng đến Hòa Thượng trụ trì và chư Tỳ khưu chùa Sri Jayawardhanaramaya, Colombo, Tích Lan đã bảo bọc và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công việc học tập và nghiên cứu Phật Pháp trong thời gian qua.

Mong sao hết thảy chúng sanh đều được tiến hóa trong ánh hào quang của Chánh Pháp.

Colombo, ngày 15 tháng 05 năm 2004
Kính bút,
Bhikkhu Indacanda
(Trương đình Dũng)

(Hiệu đính lần thứ nhất hoàn tất ngày 30/10/2004)


[1] Dịch giả I. B. Horner ghi lại theo Winternitz, A History of Indian Literature, Volume ii, p. 33.

[2] Oskar Von Hinüber, A Handbook of Pāli Literature, xem phần giải thích về Parivāra.

[3] Vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây Lịch.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01a | 01b | 01c | 01d | 02a | 02b | 03 | 04 | 05 |
06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 05-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 02-12-2005