Tạng Luật
Vinaya Pitaka
Tiểu Phẩm
Cullavagga
Tỳ khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch
TẠNG LUẬT -
TIỂU PHẨM
TẬP MỘT
Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri!
I. CHƯƠNG
HÀNH SỰ
(KAMMAKKHANDHAKAṂ)
1. HÀNH SỰ KHIỂN TRÁCH (TAJJANĪYAKAMMAṂ):
[1] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi (Xá Vệ), Jetavana (Kỳ Viên, tu viện của ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc). Chính vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka, [1] bản thân vốn là những vị thường gây nên các sự xung đột, cãi cọ, tranh luận, nói chuyện nhảm nhí, và tranh tụng trong hội chúng, lại còn đi đến gặp các tỳ khưu khác cũng là những vị thường gây nên các sự xung đột, cãi cọ, tranh luận, nói chuyện nhảm nhí, và tranh tụng trong hội chúng, rồi nói như vầy:
- Này các đại đức, các ngài đừng để vị ấy đánh bại. Các ngài hãy mạnh dạn và lớn tiếng phản bác lại. Các ngài trí tuệ hơn, kinh nghiệm hơn, học rộng hơn, và nổi bật hơn vị đó. Chớ có sợ vị đó. Chúng tôi sẽ về phe với các ngài mà.
Chính vì thế mà những sự xung đột chưa sanh đã sanh khởi và những sự xung đột đã sanh càng phát triển nhiều hơn nữa.
Các tỳ khưu ít ham muốn, tự biết đủ, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka, bản thân vốn là những vị thường gây nên các sự xung đột, cãi cọ, tranh luận, nói chuyện nhảm nhí, và tranh tụng trong hội chúng, lại còn đi đến gặp các tỳ khưu khác cũng là những vị thường gây nên các sự xung đột, cãi cọ, tranh luận, nói chuyện nhảm nhí, và tranh tụng trong hội chúng, rồi nói như vầy: “Này các đại đức, các ngài đừng để vị ấy đánh bại. Các ngài hãy mạnh dạn và lớn tiếng phản bác lại. Các ngài trí tuệ hơn, kinh nghiệm hơn, học rộng hơn, và nổi bật hơn vị đó. Chớ có sợ vị đó. Chúng tôi sẽ về phe với các ngài mà;” chính vì thế mà những sự xung đột chưa sanh đã sanh khởi và những sự xung đột đã sanh càng phát triển nhiều hơn nữa?
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
[2] Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và hỏi các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka, bản thân vốn là những vị thường gây nên các sự xung đột, cãi cọ, tranh luận, nói chuyện nhảm nhí, và tranh tụng trong hội chúng, lại còn đi đến gặp các tỳ khưu khác cũng là những vị thường gây nên các sự xung đột, cãi cọ, tranh luận, nói chuyện nhảm nhí, và tranh tụng trong hội chúng, rồi nói như vầy: “Này các đại đức, các ngài đừng để vị ấy đánh bại. Các ngài hãy mạnh dạn và lớn tiếng phản bác lại. Các ngài trí tuệ hơn, kinh nghiệm hơn, học rộng hơn, và nổi bật hơn vị đó. Chớ có sợ vị đó. Chúng tôi sẽ về phe với các ngài mà;” chính vì thế mà những sự xung đột chưa sanh đã sanh khởi và những sự xung đột đã sanh càng phát triển nhiều hơn nữa, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn cho những kẻ rồ dại ấy, thật không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm. Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy bản thân vốn là những kẻ thường gây nên các sự xung đột, …(như trên)..., và tranh tụng trong hội chúng lại còn đi đến gặp các tỳ khưu khác cũng là những kẻ thường gây nên các sự xung đột, …(như trên)..., và tranh tụng trong hội chúng, rồi nói như vầy: “Này các đại đức, các ngài đừng để vị ấy đánh bại. Các ngài hãy mạnh dạn và lớn tiếng phản bác lại. Các ngài trí tuệ hơn, kinh nghiệm hơn, học rộng hơn, và nổi bật hơn vị đó. Chớ có sợ vị đó. Chúng tôi sẽ về phe với các ngài mà;” chính vì thế mà những sự xung đột chưa sanh đã sanh khởi và những sự xung đột đã sanh càng phát triển nhiều hơn nữa? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Này các tỳ khưu, hơn nữa chính sự việc này đem lại sự không có niềm tin ở những kẻ chưa có đức tin và làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin.
[3] Sau đó, đức Thế Tôn đã khiển trách các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka bằng nhiều phương thức. Ngài đã chê trách về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng, sự khó khăn trong việc ăn uống, sự tầm cầu quá nhiều, sự không biết đủ, sự kết phe nhóm, sự biếng nhác; và bằng nhiều phương thức ngài đã ngợi khen về sự dễ dàng trong việc cấp dưỡng, sự dễ dàng trong việc ăn uống, sự ít tầm cầu, sự biết đủ, sự từ khước, sự tiết chế, sự thân thiện, sự không gom góp, sự ra sức nỗ lực. Ngài đã thuyết Pháp thoại thích đáng và phù hợp cho các tỳ khưu rồi bảo các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, chính vì điều ấy hội chúng hãy thực thi hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka. Và này các tỳ khưu, nên thực thi như vầy: Trước hết, các tỳ khưu Paṇḍuka và Lohitaka cần được quở trách; sau khi quở trách cần được nhắc nhở; sau khi nhắc nhở cần xác định tội; sau khi xác định tội, hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:
“Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka này, bản thân vốn là những vị thường gây nên các sự xung đột, cãi cọ, tranh luận, nói chuyện nhảm nhí, và tranh tụng trong hội chúng, lại còn đi đến gặp các tỳ khưu khác cũng là những vị thường gây nên các sự xung đột, cãi cọ, tranh luận, nói chuyện nhảm nhí, và tranh tụng trong hội chúng, rồi nói như vầy: ‘Này các đại đức, các ngài đừng để vị ấy đánh bại. Các ngài hãy mạnh dạn và lớn tiếng phản bác lại. Các ngài trí tuệ hơn, kinh nghiệm hơn, học rộng hơn, và nổi bật hơn vị đó. Chớ có sợ vị đó. Chúng tôi sẽ về phe với các ngài mà;’ chính vì thế mà những sự xung đột chưa sanh đã sanh khởi và những sự xung đột đã sanh càng phát triển nhiều hơn nữa. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên thực thi hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka. Đây là lời đề nghị.
Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka này, bản thân vốn là những vị thường gây nên các sự xung đột, …(như trên)..., và tranh tụng trong hội chúng, lại còn đi đến gặp các tỳ khưu khác cũng là những vị thường gây nên các sự xung đột, …(như trên)..., và tranh tụng trong hội chúng, rồi nói như vầy: ‘Này các đại đức, các ngài đừng để vị ấy đánh bại. Các ngài hãy mạnh dạn và lớn tiếng phản bác lại. Các ngài trí tuệ hơn, kinh nghiệm hơn, học rộng hơn, và nổi bật hơn vị đó. Chớ có sợ vị đó. Chúng tôi sẽ về phe với các ngài mà;’ chính vì thế mà những sự xung đột chưa sanh đã sanh khởi và những sự xung đột đã sanh càng phát triển nhiều hơn nữa. Hội chúng thực thi hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka. Đại đức nào đồng ý việc thực thi hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka này, bản thân vốn là những vị thường gây nên các sự xung đột, …(như trên)..., và tranh tụng trong hội chúng, lại còn đi đến gặp các tỳ khưu khác cũng là những vị thường gây nên các sự xung đột, …(như trên)..., và tranh tụng trong hội chúng, rồi nói như vầy: ‘Này các đại đức, các ngài đừng để vị ấy đánh bại. Các ngài hãy mạnh dạn và lớn tiếng phản bác lại. Các ngài trí tuệ hơn, kinh nghiệm hơn, học rộng hơn, và nổi bật hơn vị đó. Chớ có sợ vị đó. Chúng tôi sẽ về phe với các ngài mà;’ chính vì thế mà những sự xung đột chưa sanh đã sanh khởi và những sự xung đột đã sanh càng phát triển nhiều hơn nữa. Hội chúng thực thi hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka. Đại đức nào đồng ý việc thực thi hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka này, bản thân vốn là những vị thường gây nên các sự xung đột, …(như trên)..., và tranh tụng trong hội chúng, lại còn đi đến gặp các tỳ khưu khác cũng là những vị thường gây nên các sự xung đột, …(như trên)..., và tranh tụng trong hội chúng, rồi nói như vầy: ‘Này các đại đức, các ngài đừng để vị ấy đánh bại. Các ngài hãy mạnh dạn và lớn tiếng phản bác lại. Các ngài trí tuệ hơn, kinh nghiệm hơn, học rộng hơn, và nổi bật hơn vị đó. Chớ có sợ vị đó. Chúng tôi sẽ về phe với các ngài mà;’ chính vì thế mà những sự xung đột chưa sanh đã sanh khởi và những sự xung đột đã sanh càng phát triển nhiều hơn nữa. Hội chúng thực thi hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka. Đại đức nào đồng ý việc thực thi hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka đã được hội chúng thực thi. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
[4] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện: Được thực thi thiếu sự hiện diện,[2] được thực thi thiếu sự tra hỏi, được thực thi với sự không thừa nhận (appaṭiññāya kataṃ). Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[5] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội không vi phạm, được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc không sám hối được,[3] được thực thi với tội đã được sám hối. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[6] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi khi chưa quở trách, được thực thi khi chưa nhắc nhở, được thực thi khi chưa xác định tội. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[7] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi thiếu sự hiện diện, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[8] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi thiếu sự tra hỏi, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[9] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với sự không thừa nhận, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[10] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội không vi phạm, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[11] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc không sám hối được, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[12] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội đã được sám hối, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[13] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi khi chưa quở trách, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[14] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi khi chưa nhắc nhở, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[15] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi khi chưa xác định tội, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
Dứt mười hai trường hợp về hành sự không đúng Pháp.
[16] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện: Được thực thi với sự hiện diện, được thực thi từ sự tra hỏi, được thực thi do sự thừa nhận (paṭiññāya kataṃ). Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[17] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội vi phạm, được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc sám hối được, được thực thi với tội chưa được sám hối. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[18] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi sau khi đã quở trách, được thực thi sau khi đã nhắc nhở, được thực thi sau khi đã xác định tội. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[19] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với sự hiện diện, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[20] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi từ sự tra hỏi, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[21] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi do sự thừa nhận, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[22] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội vi phạm, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[23] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc sám hối được, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[24] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội chưa được sám hối, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[25] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi sau khi đã quở trách, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[26] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi sau khi đã nhắc nhở, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[27] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi sau khi đã xác định tội, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự khiển trách là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
Dứt mười hai trường hợp về hành sự đúng Pháp.
[28] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự khiển trách đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: Vị thường gây nên sự xung đột, thường gây nên sự cãi cọ, thường gây nên sự tranh luận, thường gây nên sự nói chuyện nhảm nhí, thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); vị năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự khiển trách đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính này.
[29] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự khiển trách đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: Vị bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, vị bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, vị bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy.[4] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự khiển trách đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính này.
[30] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự khiển trách đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: Vị chê bai đức Phật, vị chê bai đức Pháp, vị chê bai đức Tăng. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự khiển trách đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính này.
[31] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự khiển trách đối với ba hạng tỳ khưu: Hạng thường gây nên sự xung đột, ...(như trên)..., và tranh tụng trong hội chúng; hạng ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); hạng năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự khiển trách đối với ba hạng tỳ khưu này.
[32] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự khiển trách đối với ba hạng tỳ khưu khác nữa: Hạng bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, hạng bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, hạng bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự khiển trách đối với ba hạng tỳ khưu này.
[33] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự khiển trách đối với đối với ba hạng tỳ khưu khác nữa: Hạng chê bai đức Phật, hạng chê bai đức Pháp, hạng chê bai đức Tăng. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự khiển trách đối với ba hạng tỳ khưu này.
Dứt sáu trường hợp nếu muốn.
[34] Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thực thi hành sự khiển trách nên làm phận sự một cách nghiêm chỉnh. Trong trường hợp này, các phận sự nghiêm chỉnh ấy là: Không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên ban cho phép nương nhờ, không nên bảo sa di phục vụ, không nên chấp nhận sự chỉ định giảng dạy tỳ khưu ni, không nên giảng dạy tỳ khưu ni dầu đã được chỉ định, không nên tái phạm tội đã được hội chúng thực thi hành sự khiển trách, hoặc tội tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, không nên chỉ trích hành sự, không nên chỉ trích các vị thực thi hành sự, đối với vị tỳ khưu trong sạch không nên đình chỉ lễ Uposatha (Bố Tát), không nên đình chỉ lễ Pavāraṇā (Tự Tứ), không nên sai bảo, không nên cáo tội, không nên thỉnh ý (để buộc tội), không nên quở trách, không nên nhắc nhở, (và) không nên cấu kết các tỳ khưu với các tỳ khưu.
Dứt mười tám phận sự thuộc hành sự khiển trách.
[35] Sau đó, hội chúng đã thực thi hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka. Khi được hội chúng thực thi hành sự khiển trách, các Vị ấy làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, rồi đi đến gặp các tỳ khưu và nói như vầy:
- Bạch chư đại đức, được hội chúng thực thi hành sự khiển trách chúng tôi làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ chúng tôi nên thực hành như thế nào?
Các tỳ khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, như vậy hội chúng hãy thu hồi hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka.
[36] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện: Vị ban phép tu lên bậc trên, ban cho phép nương nhờ, bảo sa di phục vụ, chấp nhận sự chỉ định giảng dạy tỳ khưu ni, giảng dạy tỳ khưu ni khi đã được chỉ định. Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.
[37] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa: Vị tái phạm tội đã được hội chúng thực thi hành sự khiển trách, hoặc tội tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, vị chỉ trích hành sự, chỉ trích các vị thực thi hành sự. Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.
[38] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện: Vị đình chỉ lễ Uposatha, đình chỉ lễ Pavāraṇā của vị tỳ khưu trong sạch, vị sai bảo, cáo tội, thỉnh ý (để buộc tội), quở trách, nhắc nhở (vị tỳ khưu trong sạch), vị cấu kết các tỳ khưu với các tỳ khưu. Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện này.
Dứt mười tám trường hợp không nên thu hồi.
[39] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện: Vị không ban phép tu lên bậc trên, không ban cho phép nương nhờ, không bảo sa di phục vụ, không chấp nhận sự chỉ định giảng dạy tỳ khưu ni, không giảng dạy tỳ khưu ni dầu đã được chỉ định. Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.
[40] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa: Vị không tái phạm tội đã được hội chúng thực thi hành sự khiển trách, hoặc tội tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, vị không chỉ trích hành sự, không chỉ trích các vị thực thi hành sự, Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.
[41] Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện: Vị không đình chỉ lễ Uposatha, không đình chỉ lễ Pavāraṇā của vị tỳ khưu trong sạch, vị không sai bảo, không cáo tội, không thỉnh ý (để buộc tội), không quở trách, không nhắc nhở (vị tỳ khưu trong sạch), vị không cấu kết các tỳ khưu với các tỳ khưu. Này các tỳ khưu, hành sự khiển trách nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện này.
Dứt mười tám trường hợp nên thu hồi.
[42] Và này các tỳ khưu, nên thu hồi như vầy: Này các tỳ khưu, các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỳ khưu trưởng thượng, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên nói như vầy:
“Bạch chư đại đức, được hội chúng thực thi hành sự khiển trách, chúng tôi làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi; giờ chúng tôi thỉnh cầu sự thu hồi hành sự khiển trách.”
Nên thỉnh cầu đến lần thứ nhì. Nên thỉnh cầu đến lần thứ ba.
Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:
“Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Khi được hội chúng thực thi hành sự khiển trách, các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka này làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ thỉnh cầu sự thu hồi hành sự khiển trách. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên thu hồi hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka. Đây là lời đề nghị.
Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Được hội chúng thực thi hành sự khiển trách, các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka này làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ thỉnh cầu sự thu hồi hành sự khiển trách. Hội chúng thu hồi hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka. Đại đức nào đồng ý việc thu hồi hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. ...(như trên)... Đại đức nào đồng ý việc thu hồi hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Được hội chúng thực thi hành sự khiển trách, các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka này làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ thỉnh cầu sự thu hồi hành sự khiển trách. Hội chúng thu hồi hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka. Đại đức nào đồng ý việc thu hồi hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Hành sự khiển trách đối với các tỳ khưu nhóm Paṇḍuka và Lohitaka đã được hội chúng thu hồi. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
Dứt hành sự khiển trách là phần thứ nhất.
2. HÀNH SỰ CHỈ DẠY (NIYASSAKAMMAṂ):
[43] Vào lúc bấy giờ, đại đức Seyyasaka là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội), là vị năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia; hơn nữa, các tỳ khưu bị mệt mỏi khi cho hành phạt parivāsa,[5] cho trở lại (hành phạt) từ đầu, cho hành phạt mānatta,[6] rồi cho giải tội nữa.[7] Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)..., các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao đại đức Seyyasaka là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội), là vị năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia lại khiến các tỳ khưu bị mệt mỏi khi cho hành phạt parivāsa, cho trở lại (hành phạt) từ đầu, cho hành phạt mānatta, rồi cho giải tội nữa?
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
[44] Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và hỏi các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu Seyyasaka là kẻ ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội), là kẻ năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia khiến các tỳ khưu bị mệt mỏi khi cho hành phạt parivāsa, cho trở lại (hành phạt) từ đầu, cho hành phạt mānatta, rồi cho giải tội nữa, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn cho kẻ rồ dại ấy, thật không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm. Này các tỳ khưu, vì sao kẻ rồ dại ấy là kẻ ngu si, khờ khạo, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội), là kẻ năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia lại khiến các tỳ khưu bị mệt mỏi khi cho hành phạt parivāsa, cho trở lại (hành phạt) từ đầu, cho hành phạt mānatta, rồi cho giải tội nữa? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, …(như trên)...
Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, chính vì điều ấy hội chúng hãy thực thi hành sự chỉ dạy đối với tỳ khưu Seyyasaka rằng: “Ngươi cần phải thực hành sự nương nhờ.” Và này các tỳ khưu, nên thực thi như vầy: Trước hết, tỳ khưu Seyyasaka cần được quở trách; sau khi quở trách cần được nhắc nhở; sau khi nhắc nhở cần xác định tội; sau khi xác định tội, hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:
“Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỳ khưu Seyyasaka này là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội), là vị năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia khiến các tỳ khưu bị mệt mỏi khi cho vị ấy hành phạt parivāsa, cho trở lại (hành phạt) từ đầu, cho hành phạt mānatta, rồi cho giải tội nữa. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên thực thi hành sự chỉ dạy đối với tỳ khưu Seyyasaka rằng: ‘Ngươi cần phải thực hành sự nương nhờ.’ Đây là lời đề nghị.
Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỳ khưu Seyyasaka này là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội), là vị năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia khiến các tỳ khưu bị mệt mỏi khi cho vị ấy hành phạt parivāsa, cho trở lại (hành phạt) từ đầu, cho hành phạt mānatta, rồi cho giải tội nữa. Hội chúng thực thi hành sự chỉ dạy đối với tỳ khưu Seyyasaka rằng: ‘Ngươi cần phải thực hành sự nương nhờ.’ Đại đức nào đồng ý việc thực thi hành sự chỉ dạy đối với đại đức Seyyasaka rằng: ‘Ngươi cần phải thực hành sự nương nhờ’ xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. ...(như trên)... xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỳ khưu Seyyasaka này là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); là vị năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia khiến các tỳ khưu bị mệt mỏi khi cho vị ấy hành phạt parivāsa, cho trở lại (hành phạt) từ đầu, cho hành phạt mānatta, rồi cho giải tội nữa. Hội chúng thực thi hành sự chỉ dạy đối với tỳ khưu Seyyasaka rằng: ‘Ngươi cần phải thực hành sự nương nhờ.’ Đại đức nào đồng ý việc thực thi hành sự chỉ dạy đối với đại đức Seyyasaka rằng: ‘Ngươi cần phải thực hành sự nương nhờ’ xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Hành sự chỉ dạy đối với đại đức Seyyasaka rằng: ‘Ngươi cần phải thực hành sự nương nhờ’ đã được hội chúng thực thi. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
[45] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện: Được thực thi thiếu sự hiện diện, được thực thi thiếu sự tra hỏi, được thực thi với sự không thừa nhận. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[46] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội không vi phạm, được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc không sám hối được, được thực thi với tội đã được sám hối. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[47] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi khi chưa quở trách, được thực thi khi chưa nhắc nhở, được thực thi khi chưa xác định tội. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[48] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi thiếu sự hiện diện, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[49] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi thiếu sự tra hỏi, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[50] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với sự không thừa nhận, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[51] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội không vi phạm, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[52] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc không sám hối được, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[53] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội đã được sám hối, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[54] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi khi chưa quở trách, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[55] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi khi chưa nhắc nhở, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[56] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi khi chưa xác định tội, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
Dứt mười hai trường hợp về hành sự không đúng Pháp.
[57] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện: Được thực thi với sự hiện diện, được thực thi từ sự tra hỏi, được thực thi do sự thừa nhận. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[58] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội vi phạm, được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc sám hối được, được thực thi với tội chưa được sám hối. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[59] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi sau khi đã quở trách, được thực thi sau khi đã nhắc nhở, được thực thi sau khi đã xác định tội. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[60] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với sự hiện diện, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[61] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi từ sự tra hỏi, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[62] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi do sự thừa nhận, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[63] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội vi phạm, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[64] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc sám hối được, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[65] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội chưa được sám hối, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[66] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi sau khi đã quở trách, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[67] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi sau khi đã nhắc nhở, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[68] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi sau khi đã xác định tội, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự chỉ dạy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
Dứt mười hai trường hợp về hành sự đúng Pháp.
[69] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự chỉ dạy đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: Vị thường gây nên sự xung đột, thường gây nên sự cãi cọ, thường gây nên sự tranh luận, thường gây nên sự nói chuyện nhảm nhí, thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); vị năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự chỉ dạy đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính này.
[70] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự chỉ dạy đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: Vị bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, vị bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, vị bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự chỉ dạy đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính này.
[71] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự chỉ dạy đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: là vị chê bai đức Phật, là vị chê bai đức Pháp, là vị chê bai đức Tăng. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự chỉ dạy đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính này.
[72] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự chỉ dạy đối với ba hạng tỳ khưu: Hạng thường gây nên sự xung đột, thường gây nên sự cãi cọ, thường gây nên sự tranh luận, thường gây nên sự nói chuyện nhảm nhí, thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; hạng ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); hạng năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự chỉ dạy đối với ba hạng tỳ khưu này.
[73] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự chỉ dạy đối với ba hạng tỳ khưu khác nữa: Hạng bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, hạng bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, hạng bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự chỉ dạy đối với ba hạng tỳ khưu này.
[74] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự chỉ dạy đối với ba hạng tỳ khưu khác nữa: Hạng chê bai đức Phật, hạng chê bai đức Pháp, hạng chê bai đức Tăng. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự chỉ dạy đối với ba hạng tỳ khưu này.
Dứt sáu trường hợp nếu muốn.
[75] Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thực thi hành sự chỉ dạy nên làm phận sự một cách nghiêm chỉnh. Trong trường hợp này, các phận sự nghiêm chỉnh ấy là: Không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên ban cho phép nương nhờ, không nên bảo sa di phục vụ, không nên chấp nhận sự chỉ định giảng dạy tỳ khưu ni, không nên giảng dạy tỳ khưu ni dầu đã được chỉ định, không nên tái phạm tội đã được hội chúng thực thi hành sự chỉ dạy, hoặc tội tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, không nên chỉ trích hành sự, không nên chỉ trích các vị thực thi hành sự, đối với vị tỳ khưu trong sạch không nên đình chỉ lễ Uposatha, không nên đình chỉ lễ Pavāraṇā, không nên sai bảo, không nên cáo tội, không nên thỉnh ý (để buộc tội), không nên quở trách, không nên nhắc nhở, (và) không nên cấu kết các tỳ khưu với các tỳ khưu.
Dứt mười tám phận sự thuộc hành sự chỉ dạy.
[76] Sau đó, hội chúng đã thực thi hành sự chỉ dạy đối với tỳ khưu Seyyasaka rằng: “Ngươi cần phải thực hành sự nương nhờ.” Khi được hội chúng thực thi hành sự chỉ dạy, vị ấy trong khi thân cận, trong khi quan hệ, trong khi gần gũi bạn tốt, trong khi nhờ họ đọc tụng, trong khi đặt câu hỏi, đã trở thành vị nghe nhiều, kinh điển được truyền thừa, rành rẽ về Pháp, rành rẽ về Luật, rành rẽ các đầu đề, là vị có trí tuệ, có khả năng, thông minh, khiêm nhường, có hối hận, ưa thích sự học tập. Vị ấy làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, rồi đi đến gặp các tỳ khưu và nói như vầy:
- Bạch chư đại đức, được hội chúng thực thi hành sự chỉ dạy, tôi làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ tôi nên thực hành như thế nào?
Các vị tỳ khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, như vậy thì hội chúng hãy thu hồi hành sự chỉ dạy đối với tỳ khưu Seyyasaka.
[77] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện: Vị ban phép tu lên bậc trên, ban cho phép nương nhờ, bảo sa di phục vụ, chấp nhận sự chỉ định giảng dạy tỳ khưu ni, giảng dạy tỳ khưu ni khi đã được chỉ định. Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.
[78] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa: Vị tái phạm tội đã được hội chúng thực thi hành sự chỉ dạy, hoặc tội tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, vị chỉ trích hành sự, chỉ trích các vị thực thi hành sự. Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.
[79] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện: Vị đình chỉ lễ Uposatha, đình chỉ lễ Pavāraṇā của vị tỳ khưu trong sạch, vị sai bảo, cáo tội, thỉnh ý (để buộc tội), quở trách, nhắc nhở (vị tỳ khưu trong sạch), vị cấu kết các tỳ khưu với các tỳ khưu. Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện này.
Dứt mười tám trường hợp không nên thu hồi.
[80] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện: Vị không ban phép tu lên bậc trên, không ban cho phép nương nhờ, không bảo sa di phục vụ, không chấp nhận sự chỉ định giảng dạy tỳ khưu ni, không giảng dạy tỳ khưu ni dầu đã được chỉ định. Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.
[81] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa: Vị không tái phạm tội đã được hội chúng thực thi hành sự chỉ dạy, hoặc tội tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, vị không chỉ trích hành sự, không chỉ trích các vị thực thi hành sự, Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.
[82] Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện: Vị không đình chỉ lễ Uposatha, không đình chỉ lễ Pavāraṇā của vị tỳ khưu trong sạch, vị không sai bảo, không cáo tội, không thỉnh ý (để buộc tội), không quở trách, không nhắc nhở (vị tỳ khưu trong sạch), vị không cấu kết các tỳ khưu với các tỳ khưu. Này các tỳ khưu, hành sự chỉ dạy nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện này.
Dứt mười tám trường hợp nên được thu hồi.
[83] Và này các tỳ khưu, nên thu hồi như vầy: Này các tỳ khưu, tỳ khưu Seyyasaka ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỳ khưu trưởng thượng, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên nói như vầy:
“Bạch chư đại đức, được hội chúng thực thi hành sự chỉ dạy, tôi làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi; giờ tôi thỉnh cầu sự thu hồi hành sự chỉ dạy.”
Nên thỉnh cầu đến lần thứ nhì. Nên thỉnh cầu đến lần thứ ba.
Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:
“Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Được hội chúng thực thi hành sự chỉ dạy, tỳ khưu Seyyasaka này làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ thỉnh cầu sự thu hồi hành sự chỉ dạy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên thu hồi hành sự chỉ dạy đối với tỳ khưu Seyyasaka. Đây là lời đề nghị.
Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Được hội chúng thực thi hành sự chỉ dạy, tỳ khưu Seyyasaka này làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ thỉnh cầu sự thu hồi hành sự chỉ dạy. Hội chúng thu hồi hành sự chỉ dạy đối với tỳ khưu Seyyasaka. Đại đức nào đồng ý việc thu hồi hành sự chỉ dạy đối với tỳ khưu Seyyasaka xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Được hội chúng thực thi hành sự chỉ dạy, tỳ khưu Seyyasaka này làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ thỉnh cầu sự thu hồi hành sự chỉ dạy. Hội chúng thu hồi hành sự chỉ dạy đối với tỳ khưu Seyyasaka. Đại đức nào đồng ý việc thu hồi hành sự chỉ dạy đối với tỳ khưu Seyyasaka xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Được hội chúng thực thi hành sự chỉ dạy, tỳ khưu Seyyasaka này làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ thỉnh cầu sự thu hồi hành sự chỉ dạy. Hội chúng thu hồi hành sự chỉ dạy đối với tỳ khưu Seyyasaka. Đại đức nào đồng ý việc thu hồi hành sự chỉ dạy đối với tỳ khưu Seyyasaka xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Hành sự chỉ dạy đối với tỳ khưu Seyyasaka đã được hội chúng thu hồi. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
Dứt hành sự chỉ dạy là phần thứ nhì.
3. HÀNH SỰ XUA ĐUỔI (PABBĀJANĪYAKAMMAṂ):
[84] Vào lúc bấy giờ, các vị nhóm Assaji và Punabbasuka[8] thường trú tại vùng Kiṭāgiri là những tỳ khưu tồi, không biết hổ thẹn. Họ hành xử sai nguyên tắc có hình thức như vầy: Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, họ tưới hoặc bảo kẻ khác tưới, họ hái hoặc bảo kẻ khác hái, họ kết lại hoặc bảo kẻ khác kết lại, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết một mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết hai mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm thảm hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đội đầu, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đeo tai, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa che ngực. Họ đem tặng hoặc bảo kẻ khác đem tặng tràng hoa kết một mặt, tràng hoa kết hai mặt, thảm hoa, vòng hoa, vòng hoa đội đầu, vòng hoa đeo tai, vòng hoa che ngực cho những nữ gia chủ, các cô tiểu thơ, những cô gái trẻ, các cô dâu, những cô tớ gái của các gia đình. Họ cùng với những nữ gia chủ, các cô tiểu thơ, những cô gái trẻ, các cô dâu, những cô tớ gái của các gia đình ăn chung trong một đĩa, uống chung trong một cốc, ngồi chung trên một chỗ ngồi, nằm chung trên một giường, nằm chung một tấm trải, nằm chung một tấm đắp, nằm chung một tấm trải và tấm đắp. Họ ăn sái giờ, họ uống rượu, họ đeo dây chuyền, xức nước hoa và phấn thơm, họ nhảy múa, họ ca hát, họ tấu đàn, họ vui đùa. Họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang nhảy múa; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang ca hát; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang tấu đàn; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang vui đùa. Họ còn tiêu khiển cờ tám ô vuông, cờ mười ô vuông, họ chơi với bàn cờ tưởng tượng ở trên không, họ chơi lối sắp vòng tròn, họ chơi lối rút quân cờ, họ chơi ném xúc xắc, họ chơi đánh gậy, họ chơi trò vẽ bằng tay, họ chơi trò sấp ngữa, họ chơi trò thổi kèn bằng lá cây, họ chơi trò uốn dẻo, họ chơi trò nhào lộn, họ chơi trò dùng lá cọ giả làm cối xay gió, họ chơi trò đo lường, họ chơi trò đua xe, họ thi bắn cung, họ chơi trò đố chữ, họ chơi trò đoán ý, họ chơi trò nhái điệu bộ, họ tập cỡi voi, họ tập cỡi ngựa, họ tập điều khiển xe, họ tập bắn cung, họ tập đao kiếm, họ chạy phía trước voi, họ chạy phía trước ngựa, họ chạy đi chạy lại phía trước xe; họ huýt sáo, họ vỗ tay, họ vật lộn, họ dùng tay đánh nhau. Họ trải y ca-sa hai lớp ở giữa nhà rồi mời cô vũ nữ rằng: “Này cô em, hãy nhảy ở đây này,” họ còn vỗ tay tán thưởng. Họ hành xử sai nguyên tắc theo nhiều cách.
[85] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đã trải qua mùa (an cư) mưa ở xứ Kāsi, trong khi đi đến thành Sāvatthi để diện kiến đức Thế Tôn, đã trú tại vùng Kiṭāgiri. Khi ấy vào buổi sáng, vị tỳ khưu ấy đã mặc y, cầm y bát, và đi vào vùng Kiṭāgiri để khất thực. Vị ấy có phong cách chững chạc, mắt nhìn xuống, với vẻ chăm chú khi đi tới bước lui, lúc nhìn ngắm, khi cử động co duổi. Dân chúng sau khi nhìn thấy vị tỳ khưu ấy đã nói như vầy:
- Người này là ai mà trông giống như kẻ ngu trong nhóm người ngu, giống như kẻ khờ trong nhóm người khờ, giống như kẻ ngớ ngẩn trong nhóm người ngớ ngẩn vậy? Khi gã đi đến, ai mà chịu bố thí đồ ăn đây? Trong khi các ngài thuộc nhóm Assaji và Punabbasuka của chúng ta thì lịch thiệp, thân thiện, nói năng hòa nhã, luôn cười xã giao, luôn mời mọc đến thăm viếng, không có hợm hĩnh, khuôn mặt lại rạng rỡ, luôn mở đầu câu chuyện; chính vì thế, đồ ăn khất thực nên được cúng dường đến các ngài.
Có nam cư sĩ nọ đã nhìn thấy vị tỳ khưu ấy đang đi khất thực ở vùng Kiṭāgiri, sau khi thấy đã đi đến gần vị tỳ khưu ấy, sau khi đến đã đảnh lễ vị tỳ khưu ấy và nói điều này:
- Thưa ngài, đồ khất thực có nhận được chưa vậy?
- Này đạo hữu, đồ khất thực chưa có nhận được.
- Thưa ngài, xin thỉnh. Chúng ta sẽ đi về nhà.
Rồi nam cư sĩ ấy đã dẫn vị tỳ khưu ấy về nhà, dâng thức ăn, và nói điều này:
- Thưa ngài, ngài sẽ đi đâu?
- Này đạo hữu, giờ ta sẽ đi Sāvatthi để diện kiến đức Thế Tôn.
- Thưa ngài, như thế thì xin ngài đê đầu đảnh lễ ở chân của đức Thế Tôn với lời thăm hỏi của con và xin ngài hãy thưa như vầy: “Bạch ngài, sự sinh sống ở vùng Kiṭāgiri đã bị hủ hóa. Các vị nhóm Assaji và Punabbasuka thường trú tại vùng Kiṭāgiri là những tỳ khưu tồi, không biết hổ thẹn. Họ hành xử sai nguyên tắc có hình thức như vầy: Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, họ tưới hoặc bảo kẻ khác tưới, họ hái hoặc bảo kẻ khác hái, họ kết lại hoặc bảo kẻ khác kết lại, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết một mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết hai mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm thảm hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đội đầu, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đeo tai, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa che ngực. Họ đem tặng hoặc bảo kẻ khác đem tặng tràng hoa kết một mặt, tràng hoa kết hai mặt, thảm hoa, vòng hoa, vòng hoa đội đầu, vòng hoa đeo tai, vòng hoa che ngực cho những nữ gia chủ, các cô tiểu thơ, những cô gái trẻ, các cô dâu, những cô tớ gái của các gia đình. Họ cùng với những nữ gia chủ, các cô tiểu thơ, những cô gái trẻ, các cô dâu, những cô tớ gái của các gia đình ăn chung trong một đĩa, uống chung trong một cốc, ngồi chung trên một chỗ ngồi, nằm chung trên một giường, nằm chung một tấm trải, nằm chung một tấm đắp, nằm chung một tấm trải và tấm đắp. Họ ăn sái giờ, họ uống rượu, họ đeo dây chuyền, xức nước hoa và phấn thơm, họ nhảy múa, họ ca hát, họ tấu đàn, họ vui đùa. Họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang nhảy múa; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang ca hát; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang tấu đàn; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang vui đùa. Họ còn tiêu khiển cờ tám ô vuông, cờ mười ô vuông, họ chơi với bàn cờ tưởng tượng ở trên không, họ chơi lối sắp vòng tròn, họ chơi lối rút quân cờ, họ chơi ném xúc xắc, họ chơi đánh gậy, họ chơi trò vẽ bằng tay, họ chơi trò sấp ngữa, họ chơi trò thổi kèn bằng lá cây, họ chơi trò uốn dẻo, họ chơi trò nhào lộn, họ chơi trò dùng lá cọ giả làm cối xay gió, họ chơi trò đo lường, họ chơi trò đua xe, họ thi bắn cung, họ chơi trò đố chữ, họ chơi trò đoán ý, họ chơi trò nhái điệu bộ, họ tập cỡi voi, họ tập cỡi ngựa, họ tập điều khiển xe, họ tập bắn cung, họ tập đao kiếm, họ chạy phía trước voi, họ chạy phía trước ngựa, họ chạy đi chạy lại phía trước xe; họ huýt sáo, họ vỗ tay, họ vật lộn, họ dùng tay đánh nhau. Họ trải y ca-sa hai lớp ở giữa nhà rồi mời cô vũ nữ rằng: ‘Này cô em, hãy nhảy ở đây này,’ họ còn vỗ tay tán thưởng. Họ hành xử sai nguyên tắc theo nhiều cách. Bạch ngài, những người trước đây ngưỡng mộ, có niềm tin, bây giờ không còn ngưỡng mộ, mất niềm tin. Những tập quán cúng dường đến hội chúng trước đây giờ cũng đã bị gián đoạn. Các tỳ khưu tốt ra đi, còn các tỳ khưu tồi cư ngụ. Bạch ngài, lành thay nếu đức Thế Tôn có thể phái các tỳ khưu đến vùng Kiṭāgiri, như vậy sự sinh sống ở vùng Kiṭāgiri có thể tồn tại.”
- Này đạo hữu, được rồi.
Vị tỳ khưu ấy sau khi lắng nghe nam cư sĩ ấy đã ra đi về hướng thành Sāvatthi. Tuần tự, vị ấy đã đến thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên.
[86] Điều này đã trở thành thông lệ của chư Phật Thế Tôn là niềm nở đối với các tỳ khưu đi đến. Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với vị tỳ khưu ấy điều này:
- Này tỳ khưu, sức khỏe có khá không? Mọi việc có được tốt đẹp không? Ngươi đi đến đường xa có được ít mệt nhọc không? Và này tỳ khưu, ngươi từ đâu đến vậy?
- Bạch Thế Tôn, sức khỏe khá. Bạch Thế Tôn, mọi việc tốt đẹp. Bạch ngài, con đi đường xa không mệt lắm. Bạch ngài, con đây đã trải qua mùa (an cư) mưa ở xứ Kāsi, trong khi đi đến thành Sāvatthi để diện kiến đức Thế Tôn, đã trú tại vùng Kiṭāgiri. Bạch ngài, khi ấy vào buổi sáng con đã mặc y, cầm y bát, đi vào vùng Kiṭāgiri để khất thực. Bạch ngài, có nam cư sĩ nọ đã nhìn thấy con đang đi khất thực ở vùng Kiṭāgiri, sau khi thấy đã đi đến gần con, sau khi đến đã đảnh lễ con và nói điều này: “Thưa ngài, đồ khất thực có nhận được chưa vậy?” “Này đạo hữu, đồ khất thực chưa có nhận được.” “Thưa ngài, xin thỉnh. Chúng ta sẽ đi về nhà.” Bạch ngài, sau đó nam cư sĩ ấy đã dẫn con về nhà, dâng thức ăn, rồi đã nói điều này: “Thưa ngài, ngài sẽ đi đâu?” “Này đạo hữu, giờ ta sẽ đi Sāvatthi để diện kiến đức Thế Tôn.” “Thưa ngài, như thế thì xin ngài đê đầu đảnh lễ ở chân của đức Thế Tôn với lời thăm hỏi của con và xin ngài hãy thưa như vầy: “Bạch ngài, sự sinh sống ở vùng Kiṭāgiri đã bị hủ hóa. Các vị nhóm Assaji và Punabbasuka thường trú tại vùng Kiṭāgiri là những tỳ khưu tồi, không biết hổ thẹn. Họ hành xử sai nguyên tắc có hình thức như vầy: Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, ...(như trên)... Họ hành xử sai nguyên tắc theo nhiều cách. Bạch ngài, những người trước đây ngưỡng mộ, có niềm tin, bây giờ không còn ngưỡng mộ, mất niềm tin. Những tập quán cúng dường đến hội chúng trước đây giờ cũng đã bị gián đoạn. Các tỳ khưu tốt ra đi, còn các tỳ khưu tồi cư ngụ. Bạch ngài, lành thay nếu đức Thế Tôn có thể phái các tỳ khưu đến vùng Kiṭāgiri, như vậy sự sinh sống ở vùng Kiṭāgiri có thể tồn tại.” Bạch Thế Tôn, con từ xứ đó đi đến.
[87] Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và hỏi các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, nghe nói các vị nhóm Assaji và Punabbasuka thường trú tại vùng Kiṭāgiri là những tỳ khưu tồi, không biết hổ thẹn. Họ hành xử sai nguyên tắc có hình thức như vầy: Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, … (như trên) … . Họ hành xử sai nguyên tắc theo nhiều cách. Những người trước đây ngưỡng mộ, có niềm tin, bây giờ không còn ngưỡng mộ, mất niềm tin. Những tập quán cúng dường đến hội chúng trước đây giờ cũng đã bị gián đoạn. Các tỳ khưu tốt ra đi, còn các tỳ khưu tồi cư ngụ, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn cho những kẻ rồ dại ấy, … (như trên) … Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy lại hành xử sai nguyên tắc có hình thức như thế? Họ trồng bông hoa hoặc bảo kẻ khác trồng, họ tưới hoặc bảo kẻ khác tưới, họ hái hoặc bảo kẻ khác hái, họ kết lại hoặc bảo kẻ khác kết lại, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết một mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm tràng hoa kết hai mặt, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm thảm hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đội đầu, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa đeo tai, họ làm hoặc bảo kẻ khác làm vòng hoa che ngực. Họ đem tặng hoặc bảo kẻ khác đem tặng tràng hoa kết một mặt, tràng hoa kết hai mặt, thảm hoa, vòng hoa, vòng hoa đội đầu, vòng hoa đeo tai, vòng hoa che ngực cho những nữ gia chủ, các cô tiểu thơ, những cô gái trẻ, các cô dâu, những cô tớ gái của các gia đình. Họ cùng với những nữ gia chủ, các cô tiểu thơ, những cô gái trẻ, các cô dâu, những cô tớ gái của các gia đình ăn chung trong một đĩa, uống chung trong một cốc, ngồi chung trên một chỗ ngồi, nằm chung trên một giường, nằm chung một tấm trải, nằm chung một tấm đắp, nằm chung một tấm trải và tấm đắp. Họ ăn sái giờ, họ uống rượu, họ đeo dây chuyền, xức nước hoa và phấn thơm, họ nhảy múa, họ ca hát, họ tấu đàn, họ vui đùa. Họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang nhảy múa; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang ca hát; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang tấu đàn; họ lại còn nhảy múa, ca hát, tấu đàn, vui đùa cùng với người nữ đang vui đùa. Họ còn tiêu khiển cờ tám ô vuông, cờ mười ô vuông, họ chơi với bàn cờ tưởng tượng ở trên không, họ chơi lối sắp vòng tròn, họ chơi lối rút quân cờ, họ chơi ném xúc xắc, họ chơi đánh gậy, họ chơi trò vẽ bằng tay, họ chơi trò sấp ngữa, họ chơi trò thổi kèn bằng lá cây, họ chơi trò uốn dẻo, họ chơi trò nhào lộn, họ chơi trò dùng lá cọ giả làm cối xay gió, họ chơi trò đo lường, họ chơi trò đua xe, họ thi bắn cung, họ chơi trò đố chữ, họ chơi trò đoán ý, họ chơi trò nhái điệu bộ, họ tập cỡi voi, họ tập cỡi ngựa, họ tập điều khiển xe, họ tập bắn cung, họ tập đao kiếm, họ chạy phía trước voi, họ chạy phía trước ngựa, họ chạy đi chạy lại phía trước xe; họ huýt sáo, họ vỗ tay, họ vật lộn, họ dùng tay đánh nhau. Họ trải y ca-sa hai lớp ở giữa nhà rồi mời cô vũ nữ rằng: “Này cô em, hãy nhảy ở đây này,” họ còn vỗ tay tán thưởng. Họ hành xử sai nguyên tắc theo nhiều cách. Những người trước đây ngưỡng mộ, có niềm tin, bây giờ không còn ngưỡng mộ, mất niềm tin. Những tập quán cúng dường đến hội chúng trước đây giờ cũng đã bị gián đoạn. Các tỳ khưu tốt ra đi, còn các tỳ khưu tồi cư ngụ. Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… và làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin.
Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo Sāriputta và Moggallāna rằng:
- Này Sāriputta và Moggallāna, hai ngươi hãy đi đến vùng Kiṭāgiri rồi hãy thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka, các vị này là những đệ tử của hai ngươi.
- Bạch ngài, các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka thì dữ tợn và thô lỗ, làm thế nào chúng con thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu ấy được?
- Này Sāriputta và Moggallāna, chính vì điều ấy hai ngươi hãy đi cùng với nhiều vị tỳ khưu.
- Bạch ngài, xin vâng. Sāriputta và Moggallāna đã trả lời đức Thế Tôn.
[88] - Và này các tỳ khưu, nên thực thi như vầy: Trước hết, các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka cần được quở trách; sau khi quở trách cần được nhắc nhở; sau khi nhắc nhở cần xác định tội; sau khi xác định tội, hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:
“Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka này là những kẻ làm hư hỏng các gia đình và có các hành động sai trái. Những hành động sai trái của họ không những được thấy rõ mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì họ không những được thấy rõ mà còn được nghe đồn nữa. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri.’ Đây là lời đề nghị.
Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka này là những kẻ làm hư hỏng các gia đình và có các hành động sai trái. Những hành động sai trái của họ không những được thấy rõ mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì họ không những được thấy rõ mà còn được nghe đồn nữa. Hội chúng thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri.’ Đại đức nào đồng ý việc thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri’ xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka này là những kẻ làm hư hỏng các gia đình và có các hành động sai trái. Những hành động sai trái của họ không những được thấy rõ mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì họ không những được thấy rõ mà còn được nghe đồn nữa. Hội chúng thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri.’ Đại đức nào đồng ý việc thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri’ xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka này là những kẻ làm hư hỏng các gia đình và có các hành động sai trái. Những hành động sai trái của họ không những được thấy rõ mà còn được nghe đồn nữa. Các gia đình bị hư hỏng vì họ không những được thấy rõ mà còn được nghe đồn nữa. Hội chúng thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri.’ Đại đức nào đồng ý việc thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri’ xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: ‘Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri’ đã được hội chúng thực thi. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
[89] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện: Được thực thi thiếu sự hiện diện, được thực thi thiếu sự tra hỏi, được thực thi với sự không thừa nhận. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự xua đuổi là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[90] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội không vi phạm, được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc không sám hối được, được thực thi với tội đã được sám hối. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự xua đuổi là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
[91] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi khi chưa quở trách, được thực thi khi chưa nhắc nhở, được thực thi khi chưa xác định tội. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này ...(như trên)...
[92] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi ...(như trên)... hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi thiếu sự hiện diện, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự xua đuổi ...(như trên)... Được thực thi thiếu sự tra hỏi, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. ...(như trên)... Được thực thi với sự không thừa nhận, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm ...(như trên)... Được thực thi với tội không vi phạm, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm ...(như trên)... Được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc không sám hối được, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm ...(như trên)... Được thực thi với tội đã được sám hối, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm ...(như trên)... Được thực thi khi chưa quở trách, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm ...(như trên)... Được thực thi khi chưa nhắc nhở, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm ...(như trên)... Được thực thi khi chưa xác định tội, được thực thi không theo Pháp, được thực thi bởi phe nhóm. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự xua đuổi là hành sự không đúng Pháp, là hành sự không đúng Luật, khó được hoàn tất.
Dứt mười hai trường hợp về hành sự không đúng Pháp.
[93] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện: Được thực thi với sự hiện diện, được thực thi từ sự tra hỏi, được thực thi do sự thừa nhận. ...(như trên)...
[94] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội vi phạm, được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc sám hối được, được thực thi với tội chưa được sám hối. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự xua đuổi là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
[95] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi sau khi đã quở trách, được thực thi sau khi đã nhắc nhở, được thực thi sau khi đã xác định tội. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự xua đuổi ...(như trên)...
[96] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp khi hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với sự hiện diện, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự xua đuổi là hành sự đúng Pháp, ...(như trên)...
[97] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi ...(như trên)... hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi từ sự tra hỏi, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự xua đuổi ...(như trên)...
[98] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi do sự thừa nhận, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự xua đuổi là hành sự đúng Pháp, ...(như trên)...
[99] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi ...(như trên)... hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội vi phạm, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự xua đuổi ...(như trên)...
[100] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi ...(như trên)... hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội vi phạm đưa đến việc sám hối được, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự xua đuổi ...(như trên)...
[101] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi ...(như trên)... hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi với tội chưa được sám hối, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự xua đuổi ...(như trên)...
[102] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi ...(như trên)... hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi sau khi đã quở trách, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự xua đuổi ...(như trên)...
[103] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi ...(như trên)... hội đủ ba điều kiện khác nữa: Được thực thi sau khi đã nhắc nhở, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự xua đuổi ...(như trên)...
[104] Này các tỳ khưu, ...(như trên)... ba điều kiện khác nữa: Được thực thi sau khi đã xác định tội, được thực thi đúng theo Pháp, được thực thi với sự hợp nhất. Này các tỳ khưu, hội đủ ba điều kiện này hành sự xua đuổi là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật, được hoàn tất tốt đẹp.
Dứt mười hai trường hợp về hành sự đúng Pháp.
[105] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính: Vị thường gây nên sự xung đột, thường gây nên sự cãi cọ, thường gây nên sự tranh luận, thường gây nên sự nói chuyện nhảm nhí, thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); vị năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính này.
[106] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: Vị bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, vị bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, vị bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính này.
[107] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: Vị chê bai đức Phật, vị chê bai đức Pháp, vị chê bai đức Tăng. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính này.
[108] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: Vị có sự đùa giỡn bằng thân, vị có sự đùa giỡn bằng khẩu, vị có sự đùa giỡn bằng thân và khẩu. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính này.
[109] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: Vị có sở hành sai trái bằng thân, vị có sở hành sai trái bằng khẩu, vị có sở hành sai trái bằng thân và khẩu. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính này.
[110] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: Vị gây sự tổn hại bằng thân (kāyikena upaghātikena samannāgato hoti), vị gây sự tổn hại bằng khẩu, vị gây sự tổn hại bằng thân và khẩu. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính này.
[111] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính khác nữa: Vị có sự nuôi mạng sai trái bằng thân, vị có sự nuôi mạng sai trái bằng khẩu, vị có sự nuôi mạng sai trái bằng thân và khẩu. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu hội đủ ba đặc tính này.
[112] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với ba hạng tỳ khưu: Hạng thường gây nên sự xung đột, thường gây nên sự cãi cọ, thường gây nên sự tranh luận, thường gây nên sự nói chuyện nhảm nhí, thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; hạng ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, chưa được làm cho thoát (tội); hạng năng thân cận người tại gia, sống không nghiêm chỉnh lẫn lộn cùng người tại gia. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với ba hạng tỳ khưu này.
[113] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với ba hạng tỳ khưu khác nữa: Hạng bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, hạng bị bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, hạng bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với ba hạng tỳ khưu này.
[114] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với ba hạng tỳ khưu khác nữa: Hạng chê bai đức Phật, hạng chê bai đức Pháp, hạng chê bai đức Tăng. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với ba hạng tỳ khưu này.
[115] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với ba hạng tỳ khưu khác nữa: Hạng có sự đùa giỡn bằng thân, hạng có sự đùa giỡn bằng khẩu, hạng có sự đùa giỡn bằng thân và khẩu. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với ba hạng tỳ khưu này.
[116] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với ba hạng tỳ khưu khác nữa: Hạng có sở hành sai trái bằng thân, hạng có sở hành sai trái bằng khẩu, hạng có sở hành sai trái bằng thân và khẩu. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với ba hạng tỳ khưu này.
[117] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với ba hạng tỳ khưu khác nữa: Hạng gây sự tổn hại bằng thân, hạng gây sự tổn hại bằng khẩu, hạng gây sự tổn hại bằng thân và khẩu. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với ba hạng tỳ khưu này.
[118] Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với ba hạng tỳ khưu khác nữa: Hạng có sự nuôi mạng sai trái bằng thân, hạng có sự nuôi mạng sai trái bằng khẩu, hạng có sự nuôi mạng sai trái bằng thân và khẩu. Này các tỳ khưu, nếu muốn hội chúng có thể thực thi hành sự xua đuổi đối với ba hạng tỳ khưu này.
Dứt mười bốn trường hợp nếu muốn.
[119] Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thực thi hành sự xua đuổi nên làm phận sự một cách nghiêm chỉnh. Trong trường hợp này, các phận sự nghiêm chỉnh ấy là: Không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên ban cho phép nương nhờ, không nên bảo sa di phục vụ, không nên chấp nhận sự chỉ định giảng dạy tỳ khưu ni, không nên giảng dạy tỳ khưu ni dầu đã được chỉ định, không nên tái phạm tội đã được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi, hoặc tội tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, không nên chỉ trích hành sự, không nên chỉ trích các vị thực thi hành sự, đối với vị tỳ khưu trong sạch không nên đình chỉ lễ Uposatha, không nên đình chỉ lễ Pavāraṇā, không nên sai bảo, không nên cáo tội, không nên thỉnh ý (để buộc tội), không nên quở trách, không nên nhắc nhở, (và) không nên cấu kết các tỳ khưu với các tỳ khưu.
Dứt mười tám phận sự thuộc hành sự xua đuổi.
[120] Sau đó, hội chúng tỳ khưu dẫn đầu là Sāriputta và Moggallāna đã đi đến vùng Kiṭāgiri và đã thực thi hành sự xua đuổi ra khỏi vùng Kiṭāgiri đối với các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka rằng: : “Các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không được cư ngụ tại vùng Kiṭāgiri.” Khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi, các vị ấy không làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, không trở nên thu thúc, không làm bổn phận để sửa đổi, không làm cho các tỳ khưu hài lòng, họ mắng chửi, họ nói xấu, họ bị sa đọa do có sự thiên vị vì thương, do có sự thiên vị vì ghét, do có sự thiên vị vì si mê, do có sự thiên vị vì sợ hãi, họ còn bỏ đi, họ còn hoàn tục nữa. Các tỳ khưu ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi lại không làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, không trở nên thu thúc, không làm bổn phận để sửa đổi, không làm cho các tỳ khưu hài lòng, họ lại mắng chửi, họ lại nói xấu, họ bị sa đọa do có sự thiên vị vì thương, do có sự thiên vị vì ghét, do có sự thiên vị vì si mê, do có sự thiên vị vì sợ hãi, họ lại còn bỏ đi, họ lại còn hoàn tục nữa?
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
[121] Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỷ kheo lại và hỏi các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, nghe nói khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi, các tỳ khưu nhóm Assaji và Punabbasuka không làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, không trở nên thu thúc, không làm bổn phận để sửa đổi, không làm cho các tỳ khưu hài lòng, họ mắng chửi, họ nói xấu, họ bị sa đọa do có sự thiên vị vì thương, do có sự thiên vị vì ghét, do có sự thiên vị vì si mê, do có sự thiên vị vì sợ hãi, họ còn bỏ đi, họ còn hoàn tục nữa, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn cho những kẻ rồ dại ấy, ...(như trên)... Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy khi được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi, lại không làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, không trở nên thu thúc, không làm bổn phận để sửa đổi, không làm cho các tỳ khưu hài lòng, họ lại mắng chửi, họ lại nói xấu, họ bị sa đọa do có sự thiên vị vì thương, do có sự thiên vị vì ghét, do có sự thiên vị vì si mê, do có sự thiên vị vì sợ hãi, họ lại còn bỏ đi, họ lại còn hoàn tục nữa? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)...
Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, như vậy thì hội chúng hãy thu hồi hành sự xua đuổi.
[122] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện: Vị ban phép tu lên bậc trên, ban cho phép nương nhờ, bảo sa di phục vụ, chấp nhận sự chỉ định giảng dạy tỳ khưu ni, giảng dạy tỳ khưu ni khi đã được chỉ định. Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.
[123] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa: Vị tái phạm tội đã được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi, hoặc tội tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, vị chỉ trích hành sự, chỉ trích các vị thực thi hành sự. Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.
[124] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện: Vị đình chỉ lễ Uposatha, đình chỉ lễ Pavāraṇā của vị tỳ khưu trong sạch, vị sai bảo, cáo tội, thỉnh ý (để buộc tội), quở trách, nhắc nhở (vị tỳ khưu trong sạch), vị cấu kết các tỳ khưu với các tỳ khưu. Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi không nên thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện này.
Dứt mười tám trường hợp không nên thu hồi thuộc hành sự xua đuổi.
[125] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện: Vị không ban phép tu lên bậc trên, không ban cho phép nương nhờ, không bảo sa di phục vụ, không chấp nhận sự chỉ định giảng dạy tỳ khưu ni, không giảng dạy tỳ khưu ni dầu đã được chỉ định. Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.
[126] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa: Vị không tái phạm tội đã được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi, hoặc tội tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, vị không chỉ trích hành sự, không chỉ trích các vị thực thi hành sự, Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này.
[127] Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện: Vị không đình chỉ lễ Uposatha, không đình chỉ lễ Pavāraṇā của vị tỳ khưu trong sạch, vị không sai bảo, không cáo tội, không thỉnh ý (để buộc tội), không quở trách, không nhắc nhở (vị tỳ khưu trong sạch), vị không cấu kết các tỳ khưu với các tỳ khưu. Này các tỳ khưu, hành sự xua đuổi nên được thu hồi đối với vị tỳ khưu hội đủ tám điều kiện này.
Dứt mười tám trường hợp nên thu hồi thuộc hành sự xua đuổi.
[128] Và này các tỳ khưu, nên thu hồi như vầy: Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu đã được thực thi hành sự xua đuổi ấy nên đi đến hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các vị tỳ khưu trưởng thượng, rồi ngồi chồm hổm, chắp tay lại, và nên nói như vầy:
“Bạch các ngài, được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi, tôi làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi; giờ tôi thỉnh cầu sự thu hồi hành sự xua đuổi.”
Nên thỉnh cầu đến lần thứ nhì. Nên thỉnh cầu đến lần thứ ba.
Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:
“Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi, vị tỳ khưu này tên (như vầy) làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ thỉnh cầu sự thu hồi hành sự xua đuổi. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên thu hồi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.
Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi, vị tỳ khưu này tên (như vầy) làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ thỉnh cầu sự thu hồi hành sự xua đuổi. Hội chúng thu hồi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý việc thu hồi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Được hội chúng thực thi hành sự xua đuổi, vị tỳ khưu này tên (như vầy) làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, giờ thỉnh cầu sự thu hồi hành sự xua đuổi. Hội chúng thu hồi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý việc thu hồi hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
Hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu tên (như vầy) đã được hội chúng thu hồi. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
Dứt hành sự xua đuổi là phần thứ ba.
[1] Hai vị này là các vị đứng đầu trong nhóm Lục Sư. Thứ tự được ngài Buddhaghosa trình bày là hai vị Paṇḍuka và Lohitaka ở thành Sāvatthi, hai vị Mettiya và Bhummajaka ở thành Rājagaha, hai vị Assaji và Punabbasuka ở vùng Kiṭāgiri.
[2] Chú giải giải thích: “Được thực hiện không có đủ sự hiện diện của hội chúng, của Pháp, của Luậṭ, và vị bị khiển trách.” Xem phần giải thích ở chương IV, [672].
[3] Là tội pārājika (bất cộng trụ) hoặc saṅghādisesa (tăng tàng).
[4] Adhisīla (tăng thượng giới) gồm bốn tội pārājika và mười ba tội saṅghādisesa, ajjhācāra (tăng thượng hạnh) là tội thuộc năm nhóm tội còn lại của giới bổn Pātimokkha, atidiṭṭhi là không theo chánh kiến và chấp thủ tà kiến (ghi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[5] Parivāsa đã được các vị tiền bối dịch là: phép sống riêng, biệt trú, v.v... Theo thiển ý, chúng tôi muốn giữ nguyên vì đây là từ có tính cách chuyên môn, khó tìm được từ tương đương. Hơn nữa, nhớ được các từ chuyên môn này sẽ có ích lợi khi giao tiếp với các vị học giả học Phật người nước ngoài.
[6] Từ mānatta đã được dịch là: phép hoan hỷ, hoặc tự hối, v.v...
[7] Khi đề cập đến việc làm cho thoát tội saṅghādisesa, ba từ chuyên môn cần ghi nhớ: parivāsa, mānatta, abbhāna (đã được dịch là giải tội, hoặc phục vị, v.v... Chúng tôi tạm sử dụng từ giải tội để ghi nhận sự kết thúc việc làm cho thoát tội).
[8] Hai vị này là các vị đứng đầu trong nhóm Lục Sư. Xem thêm cước chú 1 ở trên.
-ooOoo-
Ðầu trang | Mục lục | 01a | 01b | 02 | 03a | 03b | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12
Chân thành cám ơn Tỳ khưu Indacanda Nguyệt-Thiên đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 06-2005)
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 06-06-2005