BuddhaSasana Home Page Đạo đức Phật giáo và Hạnh
phúc con người
Hòa thượng Thích Minh Châu
Phần I [01] Đ
C
Khi Ngài tuyên bố: "Này các tỷ-kheo,
xưa cũng như nay Ta chỉ nói nên sự khổ và diệt khổ" (Trung Bộ I, 140),
lời tuyên bố xác nhận Ngài chỉ dạy cho loài người biết đến khổ và sự diệt
khổ trong suốt 45 năm qua thuyết pháp của Ngài. Chúng ta được biết trong
kinh Chuyển Pháp Luân, bản kinh đầu tiên của Ngài thuyết giảng cho 5 vị
trước kia cùng tu khổ hạnh với Ngài. Ngài đã tuyên bố:
"Ðây là khổ, đây là khổ cần phải được biết,
đây là khổ đã được biết. Ðây là khổ tập, đây là khổ tập cần được đoạn
diệt, đây là khổ tập đã được đoạn diệt. Đây là khổ diệt, đây là khổ diệt
cần phải chứng ngộ, đây là khổ diệt đã được chứng ngộ. Đây là con đường
đưa đến khổ diệt, đây là con đường khổ diệt cần phải hành trì , đây là con
đường khổ diệt đã được hành trì. "
Không những vậy ngài còn khuyên những đệ tử xuất gia của Ngài:
"Này các Tỷ-kheo hãy du hành, vì hạnh phúc
của quần sanh, vì an lạc cho quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì
lợi ích, vì an lạc cho chư thiên và loài người".
(Tương Ưng I, 128). Những lời tuyên bố trên của đức Phật nêu
rõ hoài bão tha thiết của Ngài là cứu khổ độ sanh, diệt khổ ưu, đem lại hỷ
lạc cho tất cả loài hữu tình. Và như vậy chúng ta có thể định nghĩa, đạo
đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc và an lạc cho mọi loài
chúng sinh, đặc biệt là loài người chúng ta. Cần đặc biệt nhấn mạnh đây là
một nếp sống, không phải là những lời dạy luân lý hạnh kiểm cần phải theo
một cách máy móc thụ động. Và nếp sống ấy cần phải đem ra hành trì, thực
hiện, không phải để lễ bái cầu xin. Có thực hiện người hành trì mới hưởng
được hạnh phúc an lạc, thiết thực hiện tại và ngay trong đời này
(sandithiko akàliko), có thể thấy biết được (ehipassiko), không phải là
một cảnh giới thiên đường xa xăm tưởng tượng . Một số lời dạy sau đây của đức Phật càng
chứng minh rõ những lời dạy của Ngài là hướng tới diệt khổ và đem vui cho
chúng sinh: "Thành tựu 5 pháp này,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong hiện tại sống đau khổ, với tổn não với ưu
não, với nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung được chờ đợi là ác thú .
Thế nào là 5? Ở đây này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có lòng tin, không có
lòng xấu hổ, không có lòng sợ hãi, biếng nhác và ác tuệ. Thành tựu 5 pháp
này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong hiện tại sống an lạc, không có tổn
não, không có ưu não, không có nhiệt não và sau khi mạng chung, được chờ
đợi là cõi lành Thế nào là 5? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có
lòng hổ thẹn, có lòng sợ hãi, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ... "
(Tăng Chi II, 11). Một lời dạy tiếp, càng nhấn mạnh thêm:
"Thành tựu 5 pháp này, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đem lại hạnh phúc cho mình và đem lại hạnh phúc cho người
. Thế nào là 5? Ở đây này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ giới hạnh và khuyến
khích người khác đầy đủ giới hạnh. Tự mình đầy đủ thiền định và khuyến
khích người khác đầy đủ thiền định. Tự mình đầy đủ trí tuệ và khuyến khích
người khác đầy đủ trí tuệ. Tự mình đầy đủ giải thoát và khuyến khích người
khác đầy đủ giải thoát. Tự mình đầy đủ giải thoát tri kiến và khuyến khích
người khác đầy đủ giải thoát tri kiến. Đầy đủ 5 pháp này, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo đem lại hạnh phúc cho mình và đem lại hạnh phúc cho người".
(Tăng Chi II, 20). Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem
lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con
người vào một vị trí tối thượng, xác định con người có khả năng đoạn trừ
mọi khổ não, chấm dứt sanh tử luân hồn. Lời của Ngài là cả một hình ảnh
linh động của một người dựa trên sức mạnh con người, tự mình đi tìm đạo,
tự mình tu khổ hạnh, tự mình hành thiền cho đến khi chứng quả, không nhờ
một ai, không ỷ lại một thần lực nào. Khi đến tìm đạo với Ngài
Alarakalama, vị đã chứng thiền vô sở hữu xứ, Ngài suy nghĩ: "Không phải
chỉ Alarakalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin, Không phải chỉ
Alarakalama có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ Alarakalama
có niệm, ta cũng có niệm. Không phải chỉ Alarakalama có định, Ta cũng có
định. Không phải chỉ Alarakalama có tuệ, Ta cũng có tuệ". Với những suy
nghĩ như vậy, và với khả năng tự lực, tự cường, Ngài kiên trì tu tập và
chứng được quả Vô sở hữu xứ như Alarakalama đã chứng. Khi Ngài tự chứng
niệm trên bản thân rằng khổ hạnh không đưa đến giác ngộ, Ngài liền rời bỏ
khổ hạnh, hành trì thiền định, chứng được sơ thiền, thiền thứ hai, thiền
thứ ba, thiền thứ tư, chứng được Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận
minh, giải thoát khỏi các lậu hoặc, thành bậc Chánh đẳng, Chánh giác. Như vậy đời Ngài từ khi tầm đạo đến khi
giác ngộ, chứng minh một cách cụ thể rằng, với thân con người với ý trí nỗ
lực con người, không nhờ vả ỷ lại một ai, Ngài đã được cứu cánh phạm hạnh
tối thượng. Ngài chứng minh rằng: không quá đau khổ trong cảnh giới địa
ngục, không quá sung sướng trong cảnh giới chư Thiên, chỉ với thân con
người, tuệ tri được đau khổ để vượt qua đau khổ, tuệ tri được lạc để giải
thoát khỏi thiên lạc, đạt được giải thoát lạc để thành bậc Chánh giác. Như vậy Đạo đức Phật giáo là một nếp sống
đề cao vị trí con người và chứng minh rằng con người có khả năng đạt đến
giải thoát tối thượng, nếu con người có đủ ý trí và nỗ lực của con người,
nếu con người tăng trưởng được niệm lực, định lực và thiền lựccủa con
người, nếu con người phát huy được tuệ lực giải thoát lực của con người. Bước thêm bước nữa, đạo đức Phật giáo là
một nếp sống thanh tịnh, trong sạch và lành mạnh, vì chỉ có một đời sống
thanh tịnh mới bảo đảm được đời sống hạnh phúc. Trong kinh Ví dụ Tấm vải
(Trung Bộ I, số 7), đức Phật xác nhận một tấm vải cấu uế đem nhuộm sẽ đươc
một màu nhuộm không tốt đẹp. Cũng vậy cõi ác chờ đợi một tâm cấu uế. Trái
lại, một tấm vải thanh tịnh trong sạch đem nhuộm sẽ được một màu nhuộm tốt
đẹp. Cũng vậy cõi thiên chờ đợi một tâm không cấu uế. Như vậy, hạnh phúc
chỉ đến với một tâm trong sạch, không đến với một tâm cấu uế. Rồi Đức Phật kể 16 cấu uế tâm, trong ấy
tham sân si là chính, cần phải tẩy sạch và đoạn trừ, nhờ lòng tịnh tín bất
động đối với ba ngôi báu, nhờ chứng được nghĩa tín thọ và pháp tín thọ.
"Từ nơi đây, hân hoan liên hệ đến
pháp sanh. Từ hân hoan, hỷ khởi lên. Từ hỷ, thân được khinh an. Thân khinh
an, cảm giác được lạc thọ. Với lạc thọ, tâm được thiền định"
(Trung Bộ I, 37A-37B). Muốn chứng được thiền định, phải loại trừ năm triền
cái được xem như là cấu uế của tâm thay thế bằng năm thiền chi tâm tứ hỷ
lạc và nhất tâm. Muốn chứng quả A-la-Hán, phải đoạn trừ ba lậu hoặc: Dục
lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu; phải tẩy sạch mười kiết sử: Thân kiến, giới cấm
thủ, nghi, tham, sân, sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử và vô minh. Cũng
phải đoạn trừ 7 tùy miên: tham tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi
tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên; và các triền
cái, kiết sử, lậu hoặc, tùy miên được xem như cấu uế của tâm. Và như vậy,
một tâm trong sạch chờ đợi là hạnh phúc an lạc, một tâm cấu uế chờ đợi là
đau khổ, sầu muộn. Nói đến cấu uế tức là nói đến bất thiện, nói đến trong
sạch tức là nói đến thiện lành. Như vậy đạo đức Phật giáo cũng là một nếp
sống từ bỏ bất thiện, thực hiện điều lành, như biết bao lời dạy của đức
Phật về vấn đề này. Chúng ta đều nhớ câu: "Không làm mọi điều ác, Số phận chờ đợi kẻ ác và bậc thiện được
phân biệt rõ ràng: "Một số sinh bào thai, Hay câu: "Ác hạnh không nên làm, Sự sai khác giữa người ác và bậc lành cũng
được phân biệt rõ ràng: "Người lành dù ở xa, Khi được du sĩ Vacchagotta yêu cầu giảng
vắn tắt các pháp thiện và các pháp bất thiện, thế tôn phân tích rõ ràng
như sau: "Tham là bất thiện, sân là bất thiện, si là bất thiện; vô tham
là thiện; vô sân là thiên, vô si là thiện. Như vậy ba pháp là bất thiện,
ba pháp là thiện. Sát sanh là bất thiện, từ bỏ sát sanh là thiện. Lấy của
không cho là bất thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện. Tà hạnh trong
các dục là bất thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện. Nói láo là bất
thiện, từ bỏ nói láo là thiện. Nói hai lưỡi là bất thiện, từ bỏ nói hai
lưỡi là thiện. Nói ác khẩu là bất thiện, từ bỏ nói ác khẩu là thiện. Nói
lời phù phiếm là bất thiện, từ bỏ nói lời phù phiếm là thiện. Xan tham là
bất thiện, từ bỏ xan tham là thiện. Sân là bất thiện, từ bỏ sân là thiện.
Tà kiến là bất thiện, từ bỏ tà kiến là thiện. Như vậy này Vacha, mười pháp
là bất thiện, mười pháp là thiện". (Trung Bộ II, 135, bộ mới). Trong kinh Song Tầm, Trung Bộ I, số 19,
đức Phật phân chia các Tầm ra hai loại: - Dục tầm, sân tầm, hại tầm thuộc bất
thiện tầm, vì các tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại
cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn. - Ly dục tầm, vô sân tầm, bất hại tầm
thuộc thiện tầm, vì các tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại
người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào
phiền não, hướng đến Niết-bàn. Vì sao có sự phân biệt này? Đức Phật nêu
rõ: "Ta thấy sự nguy hại, sự hạ liệt, sự uế nhiễm của các pháp bất thiện
và thấy sự viễn ly, sự lợi ích, sự thanh tịnh của các pháp thiện" (Trung
Bộ I, 116). Ở đây chúng ta hiểu vì sao Đức Phật khuyên chúng ta
"Chớ thân với bạn ác, Hay câu: "Ai dùng các hạnh lành, Đức Phật dùng một hình ảnh tuyệt đẹp để diễn tả sự sai khác giữa pháp
của bậc thiện và pháp của kẻ ác: "Thật là xa, thật xa, khoảng cách giữa
mặt đất và bầu trời. Thật là xa, thật xa, khoảng cách bờ biển bên này với
bờ biển bên kia. Thật là xa, thật xa, khoảng cách chỗ mặt trời lặn và chỗ
mặt trời mọc. Nhưng còn cách xa, cách xa hơn nữa là khoảng cách giữa pháp
của bậc thiện và pháp của kẻ ác. " Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đi đôi lạc không đi đôi với khổ, đề
cao một kinh nghiệm bản thân của Đức Phật, là đau khổ không đưa đến giải
thoát. Vương tử bồ đề trong kinh số 85, Trung Bộ II, đã đến bày tỏ cảm
nghĩ của mình: "
Đây cũng là quan điểm của các Ni Kiền Tử, khi các vị này tu khổ hạnh để
thiêu đốt các nghiệp ác quá khứ. Quan điểm Đức Phật khác hẳn, khi Ngài đã
có kinh nghiệm 6 năm khổ hạnh của mình. Và lời dạy hay pháp môn nào của
Ngài cũng đem lại an lạc và hạnh phúc cho người hành trì. Trước hết Ngài
so sánh hai loại lạc: - Lạc được Đức Phật gọi là lạc như phân,
tức là thụy miên lạc, lợi dưỡng lạc, cung kính lạc, danh vọng lạc (Tăng
Chi I, 334-335), mà Đức Phật khuyên các đệ tử của Ngài tránh xa. - Ngài đề cao lạc các bậc Thánh là viễn
ly lạc, an ổn lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc, Niết-bàn lạc. Ngài khuyên các đệ tử Ngài thường đi nghe
pháp để hưởng được pháp lạc, thường ngày hành thiền để hưởng được thiền
lạc, thường giữ gìn 5 giới, tu tập bát quan trai giới để hưởng được thanh
tịnh lạc, an tịnh lạc. Ngài gọi hành thiền là pháp môn hiện tại lạc
trú, tức là đem lại hỷ lạc hiện tại cho những vị hành thiền. Sơ thiền
đem lại hỷ lạc do ly dục sanh. Thiền thứ hai đem lại hỷ do định sanh.
Thiền thứ ba đem lại xả niệm lạc trú. Thiền thứ tư đem lại xả niệm thanh
tịnh. Như vậy người hành thiền làm cho sung mãn tràn đầy hỷ lạc do định
sanh, không có chỗ nào trên toàn thân là không do hỷ lạc ấy thấm nhuần. Một nếp sống đề cao an lạc như vậy, nhưng
không hiểu sao có người lại hiểu lầm Phật giáo là bi quan yếm thế, trong
khi đúng lý, người Phật tử phải là người lạc quan nhất đời, luôn luôn được
thấm nhuần pháp lạc, thiền lạc, viễn ly lạc và an tịnh lạc. Một đặc điểm khác của đạo đức Phật giáo là
đề cao một nếp sống giải thoát mọi ràng buộc. Mở đầu là các ràng buộc đối
với 5 dục trưởng dưỡng tức là sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc
êm dịu. Đức Phật thường hay chỉ rõ sự nguy hiểm của dục:
"Sợ hãi, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với
các dục. Bệnh, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với các dục... Cục bướu...
tham dính... bùn lầy, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với các dục. Và này
các Tỷ-kheo vì sao sợ hãi là đồng nghĩa với các dục? Này các Tỷ-kheo, say
đắm bởi tham dục, bị trói buộc bởi các ham muốn, ngay trong hiện tại không
thoát được sợ hãi. Do vậy sợ hãi là đồng nghĩa với dục..."
(Tăng Chi II, 309). Trong Tiểu kinh Khổ uẩn, Trung Bộ số 14,
Đức Phật dạy cho Mahanàma rõ vì sao tuy vẫn biết tham, sân, si là cấu uế
của tâm, nhưng tham sân si vẫn thỉnh thoảng khởi lên, Ngài dạy: "Này
Mahanàma, vì pháp ấy trong ngươi chưa đựơc đoạn trừ nên ngươi sống trong
gia đình và thọ hưởng các dục". Đức Phật giải thích rõ thêm:
"Này Mahanàma, khi nào các vị thánh đệ tử,
khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ: 'Các dục vị ngọt ít, khổ
nhiều não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn,' và vị này chứng được
hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh, hay một pháp nào cao thượng
hơn, như vậy vị ấy không bị các dục chi phối"
(Trung Bộ I, 92-92B). Ở đây chúng ta thấy trí tuệ đi đôi với thiền định
mới có khả năng giải thoát được lòng dục của con người, và chúng ta mới
hiểu rõ vì sao Đức Phật dùng danh từ tâm giải thoát, tuệ giải thoát để
diễn tả một vị được giải thoát giác ngộ, vì tâm giải thoát là giải thoát
nhờ thiền định và tuệ giải thoát là giải thoát nhờ trí tuệ. Hai giải thoát
này cộng lại với nhau mới là một sự giải thoát toàn diện. Một điểm nổi bật trong Đạo đức Phật giáo
là vai trò trí tuệ trong tất cả các pháp môn đưa đến giải thoát và giác
ngộ. Như vậy cũng dễ hiểu, vì trí tuệ mới có công năng đoạn trừ các ác,
bất thiện pháp, các lậu hoặc, các kiết sử, các tùy miên vv... và vì vậy
trong mọi pháp môn Phật dạy đều có vai trò nổi bật của trí tuệ. Trong ba
vô lậu học giới-định-tuệ, trí tuệ đóng vai trò tuệ tri khổ, khổ tập, khổ
diệt, con đường đưa đến khổ diệt; tuệ tri các lậu hoặc, các lậu hoặc tập
khởi, các lậu hoặc đoạn diệt, con đường đưa đến lậu hoặc đoạn diệt. Nhờ
tuệ tri như vậy nên nhàm chán sanh, do nhàm chán nên ly tham, do ly tham
đưa đến đoạn diệt, đưa đến tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Trí tuệ với
khả năng giúp phân biệt đâu là pháp thiện, đâu là pháp bất thiện, đâu là
pháp đen, đâu là pháp trắng, đâu là thanh tịnh, đâu là cấu uế, đâu là
chánh pháp, đâu là tà pháp. Nhờ sự phân biệt này, chúng ta mới có thể từ
bỏ các pháp ác, thành tựu các pháp lành. Chính nhờ trí tuệ, chúng ta tuệ
tri được vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của các dục. Đức Phật xác định: "Này các Tỷ-kheo, những sa môn Bà-la-môn nào như
thật tuệ tri vị ngọt các dục là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy
hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này sẽ như thật
tuệ tri các dục của chúng, chúng có thể đặt người khác trong địa vị tương
tự, nghĩa là như thật tuệ tri các dục, sự kiện như vậy có xảy ra" (Trung
Bộ I, 87C). Trong 37 pháp trợ đạo, pháp môn nào cũng có trí tuệ. Trong bốn
niệm xứ, có quán pháp trên các pháp đối với 5 triền cái, 5 thủ uẩn, 6 nội
xứ ngoại xứ; trong 5 căn, 5 lực, có tuệ căn, tuệ lực; trong 7 giác tri có
trạnh pháp giác chi; trong 8 chánh đạo, có chánh tri kiến, chánh tư duy
thuộc về trí tuệ .
Một đặc điểm nữa của đạo đức Phật giáo là
xây dựng một nếp sống hài hòa với thiên nhiên và làm cho môi trường sống
vừa lành, vừa đẹp. Chúng ta thấy Đức Phật đản sanh ở ngoài trời, dưới một
gốc cây, thành đạo ở ngoài trời, dưới một gốc cây, thuyết pháp lần đầu
tiên ở ngoài trời, ở tại vườn nai, và thị tịch cũng ở ngoài trời, dưới gốc
cây Ta La Song Thọ. Đời sống của Ngài rất gần gũi với thiên nhiên, thân
cận với núi rừng, hoa viên và rừng lá. Đời sống của các vị xuất gia, đại
đệ tử của Ngài cũng thường là đời sống trong rừng núi, xa chốn thị thành,
và hiện các hang động còn lại như động Ajanta, Ellora, Kanheri đều nằm sâu
trong núi thẳm, xác dịnh đời sống, Đạo đức tu hành bao giờ cũng hài hòa
với thiên nhiên, với núi rừng. Ở Việt Nam chúng ta, chùa Yên tử, chùa
Hương được xây dựng cheo leo trên núi đá, hoặc ẩn sâu trong rừng rậm. Cũng
như phần lớn chùa chiền Việt Nam, chùa nào cũng có vườn cảnh, vườn hoa,
cũng có hòn non bộ, cũng có hồ nước, có các loại cá bơi qua bơi lại. Nhũng
hình ảnh này chứng minh một điều là đời sống của các nhà xuất gia theo Đạo
Phật được sống trong môi trường thiên nhiên trong sạch, hài hòa với những
cảnh xung quanh, tĩnh tâm hài hòa với tĩnh vật, trăng sao soi sáng thiền
tâm. Đạo đức Phật giáo đã là một nếp sống hài hòa với thiên nhiên thời cũng
là một nếp sống hài hòa với con người. Cho nên chúng ta không lấy làm lạ
khi được Dandapàni hỏi Ngài có quan điểm thế nào và giảng dạy những gì,
Đức Phật đã trả lời: "Theo lời dạy của ta, trong thế giới với chư thiên,
ác ma và phạm thiên, với các chúng sa môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài
người, không có tranh luận với một ai ở đời" (Trung Bộ III, 109, 109A).
Một câu tuyên bố nữa nói nên thái độ không tranh chấp của Đức Phật: "Này các Tỷ-kheo, Ta không có tranh chấp
với đời, chỉ có đời tranh chấp với Ta. Này các Tỷ-kheo, Người nói pháp
không tranh chấp với một ai ở đời"
(Tương Ưng III, 165).
Đặc tính cuối cùng của đạo đức Phật giáo là một nếp sống vô ngã, một
triết lý uyên thâm vi diệu, vừa giúp con người tự chủ, thoát ly sự chi
phối của thân người và thế giới, vừa vượt qua được các khổ đau, sầu muộn,
do tánh vô thường của tự ngã và thế giới gây ra, vừa là con đường đưa đến
tâm giải thoát và tuệ giải thoát . Trước hết, Đức Phật nêu lên 6 kiến xứ của
người phàm phu như đã được trình bày trong Kinh Xà Dụ (22, Trung Bộ). Tức
xem sắc, thọ, tưởng, hành, thức là của ta, là ta, là tự ngã của ta, và xem
tự ngã và thế giới sau khi chết, ta sẽ thường hằng, thường tồn mãi mãi.
Trước hết, Đức Phật phân biệt giữa người phàm phu ít nghe và vị thánh đệ
tử nghe nhiều, người phàm phu thời chấp thủ sáu kiến xứ này, còn vị thánh
đệ tử nghe nhiều thời không. Tiếp đến, Đức Phật nói đến sự vô lý của chấp
ngã như đã trình bày trong kinh Sáu Sáu, số 148, Trung Bộ 3: "Nếu mắt là
tự ngã, như vậy không hợp lý. Sự sanh và diệt của mắt đã được thấy nên
phải đưa đến kết luận 'Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi.' Do vậy nếu ai nói:
'Mắt là tự ngã', như vậy không hợp lý" (Trung Bộ III, 474-475). Cũng vậy,
đối với các pháp khác. Kinh Vô ngã tướng lại nói thêm, xem 5 uẩn
là tự ngã không thể chấp nhận được, vì đối với thân của ta, ta không có
quyền lực muốn thân của ta phải như ý muốn ta. Do vậy không thể xem 5 thủ
uẩn là tự ngã. Rồi Đức Phật nói lên những nguy hiểm đau khổ do chấp ngã
gây ra: "Ai khởi nên ý nghĩ, cái gì chắc chắn của ta, nay chắc chắn không
còn là của ta, chắc chắn ta không được cái ấy. Suy nghĩ như vậy, nó sầu
muộn than van khóc lóc, đập ngực đi đến bất tỉnh. Nếu nó không suy nghĩ
như vậy, thời nó đâu có sầu muộn than van" (Trung Bộ I, 136A). Còn những ai tin rằng sau khi chết, ta sẽ
thường hằng, thường tồn mãi mãi, và khi nghe Đức Phật hay đệ tử của Đức
Phật giảng pháp, bạt trừ tất cả kiến xứ, tịnh chỉ các hành, từ bỏ mọi sanh
y, đoạn trừ khát ái, thời vị ấy sầu muộn than van khóc lóc dập ngực đi đến
bất tỉnh, vì nghĩ rằng mình sẽ bị hoại diệt, không còn tồn tại. Cho nên
mọi đau khổ khởi lên đều chính do chấp 5 thủ uẩn này là của ta, là ta, là
tự ngã của ta. Để mọi người ý thức rõ 5 thủ uẩn là vô ngã, Đức Phật đặt một số câu
hỏi: "Sắc là thường hay vô thường? Cái gì vô thường là khổ hay lạc? Cái gì
vô thường, khổ chịu sự biến hoại, liệu có hợp lý chăng nếu xem sắc là của
tôi, là tôi, là tự ngã của tôi?" Các câu trả lời tất nhiên xác nhận sắc là
vô thường, là khổ, là vô ngã, cũng như các thủ uẩn khác. Rồi Đức Phật đi
đến kết luận, khích lệ các vị Tỷ-kheo cần phải quan sát: "Này các Tỷ-kheo,
bất cứ sắc pháp nào ... cảm thọ nào ... tưởng nào... hành nào... thức nào
quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa
hay gần tất cả thức là: 'Cái này không phải của tôi, không phải là tôi,
không phải là tự ngả của tôi' (Trung Bộ I, 138A). Nhờ quán như vậy, vị
Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng ... đối
với hành... đối với thức. Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên được
giải thoát. Trong sự giải thoát có trí biết được đã giải thoát. Vị ấy
biết: "Sanh đã tận, Phạm hành đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở
lại trạng thái này nữa" (Trung Bộ I, 139).
Như vậy chính nhờ quán vô ngã, vị hành giả
chứng được Thánh quả. Và đã chứng Thánh quả thời mọi đau khổ đều được tiêu
diệt hoàn toàn. Như vậy Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh
phúc cho con người, đề cao giá trị con người, một nếp sống trong sạch
thanh tịnh, lành mạnh, loại bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các thiện
pháp, một nếp sống đi đôi với lạc, không đi đôi với khổ, giải thoát các
triền phược, các dục trưởng dưỡng, một nếp sống trong ấy trí tuệ đóng vai
trò then chốt, sống hài hòa với thiên nhiên, với con người, một nếp sống
vô ngã vị tha. * * * [2] ĐẠ
Đ Khi Ngài tuyên bố: "Này các Tỷ-kheo,
xưa cũng như nay ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ", (Trung Bộ I, 140).
Lời tuyên bố xác nhận Ngài chỉ dạy cho loài người biết đến khổ và sự diệt
khổ trong suốt 45 năm thuyết pháp của Ngài. Chúng ta cũng được biết, trong
kinh Chuyển Pháp Luân, bản kinh đầu tiên Ngài thuyết cho 5 vị trước kia
cùng tu khổ hạnh với Ngài, Ngài đã tuyên bố:
"Đây là khổ. Ðây là khổ cần phải được biết.
Ðây là khổ đã được biết. Đây là khổ tập. Ðây là khổ tập cần được đoạn
diệt. Ðây là khổ tập đã được đoạn diệt. Đây là khổ diệt, Đây là khổ diệt
cần phải chứng ngộ. Đây là khổ diệt đã được được chứng ngộ. Ðây là con
đường đưa đến khổ diệt. Đây là con đường đưa đến khổ diệt cần phải hành
trì. Ðây là con đường đưa đến khổ diệt đã được hành trì". Không những vậy Ngài còn khuyên các đệ tử
xuất gia của Ngài: "Này các Tỷ-kheo
hãy du hành, vì hạnh phúc của quần sanh, vì an lạc cho quần sanh, vì lòng
thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và
loài người" (Tương Ưng I, 126).
Những lời tuyên bố trên của đức Phật nêu rõ hoài bão tha thiết của Ngài là
cứu khổ độ sanh, diệt khổ ưu, đem lại hỷ lạc cho tất cả loài hữu tình. Và
như vậy chúng ta có thể định nghĩa, đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem
lại hạnh phúc và an lạc cho mọi loài chúng sinh, đặc biệt là loài người
chúng ta. Cần đặc biệt nhấn mạnh: đây là một nếp sống, không phải
là những lời dạy luân lý hạnh kiểm cần phải theo một cách máy móc thụ
động. Và nếp sống ấy cần phải đem ra hành trì, thực hiện, không phải để lễ
bái cầu xin. Có thực hiện người hành trì mới hưởng được hạnh phúc an lạc,
thiết thực hiện tại và ngay trong đời này (sandithiko akàliko), có thể
thấy biết được (ehipassiko), không phải là một cảnh giới thiên đường xa
xăm tưởng tượng. Một số lời dạy sau đây của đức Phật càng
chứng minh rõ những lời dạy của Ngài là hướng tới diệt khổ và đem vui cho
chúng sinh: "Thành tựu 5 pháp này,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong hiện tại sống đau khổ, với tổn não với ưu
não, với nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung được chờ đợi là ác thú.
Thế nào là 5? Ở đây này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có lòng tin, không có
lòng xấu hổ, không có lòng sợ hãi, biếng nhác và ác tuệ. Thành tựu 5 pháp
này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong hiện tại sống an lạc, không có tổn
não, không có ưu não, không có nhiệt não và sau hki mạng chung, được chờ
đợi là cõi lành Thế nào là 5? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có
lòng hổ thẹn, có lòng sợ hãi, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ... "(Tăng
Chi II, 11). Một lời dạy tiếp, càng nhấn mạnh thêm: "Thành
tựu 5 pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đem lại hạnh phúc cho mình và đem
lại hạnh phúc cho người. Thế nào là 5? Ở đây này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy
đủ giới hạnh và khuyến khích người khác đầy đủ giới hạnh. Tự mình đầy đủ
thiền định và khuyến khích người khác đầy đủ thiền định. Tự mình đầy đủ
trí tuệ và khuyến khích người khác đầy đủ trí tuệ. Tự mình đầy đủ giải
thoát và khuyến khích người khác đầy đủ giải thoát. Tự mình đầy đủ giải
thoát tri kiến và khuyến khích người khác đầy đủ giải thoát tri kiến. Đầy
đủ 5 pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đem lại hạnh phúc cho mình và đem
lại hạnh phúc cho người " (Tăng
Chi II, 20). Đề cập đến nguồn suối công đức, nguồn suối an lạc, Đức Phật chỉ rõ
thêm: "
Nếu đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem
lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con
người vào một vị trí tối thượng, xác định con người có khả năng đoạn trừ
mọi khổ não, chấm dứt sanh tử luân hồi. Lời của Ngài là cả một hình ảnh
linh động của một người dựa trên sức mạnh con người, tự mình đi tìm đạo,
tự mình tu khổ hạnh, tự mình hành thiền cho đến khi chứng quả, không nhờ
một ai, không ỷ lại một thần lực nào. Khi đến tìm đạo với Ngài
Alarakalama, vị đã chứng thiền vô sở hữu xứ, Ngài suy nghĩ: "Không phải
chỉ Alarakalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin, Không phải chỉ
Alarakalama có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ Alarakalama
có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ Alarakalama có định, Ta cũng có
định. Không phải chỉ Alarakalama có tuệ, Ta cũng có tuệ". Với những suy
nghĩ như vậy, và với khả năng tự lực, tự cường, Ngài kiên trì tu tập và
chứng được quả Vô sở hữu xứ như Alarakalama đã chứng. Tiếp đến là tu khổ
hạnh trong 6 năm, Ngài tự mình hành trì trong rừng sâu núi thẳm. Ngài đã
tự diễn tả: "Này Sàriputta, Ta đầy
đủ bốn hạnh: về khổ hạnh, Ta khổ hạnh đệ nhất. Về bần uế, Ta bần uế đệ
nhất. Về yểm ly, ta yểm ly đệ nhất. Về cô độc, Ta cô độc đệ nhất"
(Trung Bộ I, 76). Khi Ngài tự chứng niệm trên bản thân rằng khổ hạnh không
đưa đến giác ngộ, Ngài liền rời bỏ khổ hạnh, hành trì thiền định, chứng
được sơ thiền, thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư, chứng được Túc
mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh, giải thoát khỏi các lậu hoặc,
thành bậc Chánh đẳng, Chánh giác. Như vậy đời Ngài từ khi tầm đạo đến khi
giác ngộ, chứng minh một cách cụ thể rằng, với thân con người với ý trí nỗ
lực con người, không nhờ vả ỷ lại một ai, Ngài đã được cứu cánh phạm hạnh
tối thượng. Ngài chứng minh rằng, không quá đau khổ trong cảnh giới địa
ngục, không quá sung sướng trong cảnh giới chư Thiên, chỉ với thân con
người, tuệ tri được đau khổ để vượt qua đau khổ, tuệ tri được lạc để giải
thoát khỏi thiên lạc, đạt được giải thoát lạc để thành bậc Chánh giác.
Không những Đức Phật với ý trí tự lực của
con người, đạt được mục đích giải thoát và giác ngộ, Ngài còn hướng dẫn
các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni sử dụng tự lực của con người. Trong Ðại kinh
Vacchagotta số 73, Trung Bộ II, khi được vị Bà-la-môn hỏi có đệ tử nào của
Ngài cũng được giác ngộ như Ngài, Đức Phật đã xác nhận như sau: "Này
Vacchagotta, không phải chỉ có một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm
trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni của ta đã được
đoạn trừ các lậu hoặc với thượng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an
trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát ... không
phải chỉ có một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều
hơn thế nữa là những nam cư sĩ, nữ cư sĩ là đệ tử sống tại gia mặc áo
trắng, theo phạm hạnh sau khi đã đoạn trừ 5 hạ phần kiết sử được hóa sanh,
chứng Niết-bàn tại chỗ ấy không còn trở lui lại lời này nữa... không phải
chỉ có một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn
thế nữa là những nam cư sĩ, nữ cư sĩ là đệ tử sống tại gia mặc áo trắng,
hưởng thụ vật dụng nhưng xây dựng Thánh giáo, chấp nhận giáo huấn, chứng
đắc vô sở uý, không dựa vào người khác, sống trong Thánh giáo của bậc Đạo
sư" (Trung Bộ II, 235-238, bộ
mới). Như vậy đạo đức Phật giáo là một nếp sống
đề cao vị trí con người và chứng minh rằng con người có khả năng đạt đến
giải thoát tối thượng, nếu con người có đủ ý trí và nỗ lực của con người,
nếu con người tăng trưởng được niệm lực, định lực và thiền lực của con
người, nếu con người phát huy được tuệ lực giải thoát lực của con người.
Bước thêm bước nữa, đạo đức Phật giáo là
một nếp sống thanh tịnh, trong sạch và lành mạnh, vì chỉ có một đời sống
thanh tịnh mới bảo đảm được đời sống hạnh phúc. Trong kinh Ví dụ Tấm vải
(Trung Bộ I, số 7), đức Phật xác nhận một tấm vải cấu uế đem nhuộm sẽ đươc
một màu nhuộm không tốt đẹp. Cũng vậy cõi ác chờ đợi một tâm cấu uế. Trái
lại một tấm vải thanh tịnh trong sạch đem nhuộm sẽ được một màu nhuộm tốt
đẹp. Cũng vậy cõi thiên chờ đợi một tâm không cấu uế. Như vậy hạnh phúc
chỉ đến với một tâm trong sạch, không đến với một tâm cấu uế. Rồi Đức Phật
kể 16 cấu uế tâm, trong ấy tham sân si là chính, cần phải tẩy sạch và đoạn
trừ, nhờ lòng tịnh tín bất động đối với ba ngôi báu, nhờ chứng được nghĩa
tín thọ và pháp tín thọ. Từ nơi đây, hân hoan liên hệ đến pháp sanh khởi;
từ hân hoan, hỷ khởi lên. Từ hỷ, thân được khinh an. Thân khinh an, cảm
giác được lạc thọ. Với lạc thọ, tâm được thiền định (Trung Bộ I, 37A-37B).
Muốn chứng được thiền định, phải loại trừ
năm triền cái được xem như là cấu uế của tâm, thay thế bằng năm thiền chi:
tầm, tứ, hỷ, lạc, và nhất tâm. Muốn chứng quả A-la-Hán, phải đoạn trừ ba
lậu hoặc: Dục lậu, hữu lậu vô minh lậu; phải tẩy sạch mười kiết sử: Thân
kiến, giới cấm thủ, nghi, tham, sân, sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử và vô
minh. Cũng phải đoạn trừ 7 tùy miên: tham tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy
miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên; và
các triền cái, kiết sử, lậu hoặc, tùy miên được xem như cấu uế của tâm. Và
như vậy, một tâm trong sạch chờ đợi là hạnh phúc an lạc, một tâm cấu uế
chờ đợi là đau khổ, sầu muộn. Nói đến cấu uế tức là nói đến bất thiện, nói
đến trong sạch tức là nói đến thiện lành. Như vậy đạo đức Phật giáo cũng
là một nếp sống từ bỏ bất thiện, thực hiện điều lành, như biết bao lời dạy
của đức Phật về vấn đề này. Chúng ta đều nhớ câu: "Không làm mọi điều ác, Số phận chờ đợi kẻ ác và bậc thiện được
phân biệt rõ ràng: "Một số sinh bào thai, Hay câu: "Ác hạnh không nên làm, Sự sai khác giữa người ác và bậc lành cũng
được phân biệt rõ ràng: "Người lành dù ở xa, Khi được du sĩ Vacchagotta yêu cầu giảng
vắn tắt các pháp thiện và các pháp bất thiện, thế tôn phân tích rõ ràng
như sau: "Tham là bất thiện, sân là bất thiện, si là bất thiện; vô tham
là thiện, vô sân là thiên, vô si là thiện. Như vậy ba pháp là bất thiện,
ba pháp là thiện. Sát sanh là bất thiện, từ bỏ sát sanh là thiện. Lấy của
không cho là bất thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện. Tà hạnh trong
các dục là bất thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện. Nói láo là bất
thiện, từ bảo nói láo là thiện. Nói hai lưỡi là bất thiện, từ bỏ nói hai
lưỡi là thiện. Nói ác khẩu là bất thiện, từ bỏ nói ác khẩu là thiện. Nói
lời phù phiếm là bất thiện, từ bỏ nói lời phù phiếm là thiện. Xan tham là
bất thiện, từ bỏ xan tham là thiện. Sân là bất thiện, từ bỏ Sân là thiện.
Tà kiến là bất thiện, từ bỏ tà kiến là thiện. Như vậy này Vacha, mười pháp
là bất thiện, mười pháp là thiện". (Trung Bộ II, 135 bộ mới).
Trong kinh Song Tầm, Trung Bộ I, số 19,
đức Phật phân chia các Tầm ra hai loại: Dục tầm, sân tầm, hại tầm thuộc
bất thiện tầm, vì các tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến
hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn.
Ly dục tầm, vô sân tầm, bất hại tầm thuộc thiện tầm, vì các tầm này không
đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, tăng
trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, hướng đến Niết-bàn. Vì sao có
sự phân biệt này? Đức Phật nêu rõ: "Ta thấy sự nguy hại, sự hạ liệt, sự
uế nhiễm của các pháp bất thiện và thấy sự viễn ly, sự lợi ích, sự thanh
tịnh của các pháp thiện ". (Trung Bộ I, 116). Ở đây chúng ta hiểu vì
sao Đức Phật khuyên chúng ta: "Chớ thân với bạn ác, Hay câu: "Ai dùng các hạnh lành, Đức Phật dùng một hình ảnh tuyệt đẹp để diễn tả sự sai khác giữa pháp
của bậc thiện và pháp của kẻ ác: "Thật là xa, thật xa, khoảng cách giữa
mặt đất và bầu trời. Thật là xa, thật xa, khoảng cách bờ biển bên này với
bờ biển bên kia. Thật là xa, thật xa, khoảng cách chỗ mặt trời lặn và chỗ
mặt trời mọc. Nhưng còn cách xa, cách xa hơn nữa là khoảng cách giữa pháp
của bậc thiện và pháp của kẻ ác". Đạo đức Phật giáo là một nếp sống trong
sạch và chánh thiện. Vì thế nếp sống ấy phải là nếp sống tôn trọng sự
thật, không có quanh co lừa dối. Trong 16 pháp cấu uế của tâm, những tâm
như hư ngụy, man trá, lường gạt, đều được xem là cấu uế của tâm. Trong 5
tinh cần chi của người thiện nam tử muốn tu tập theo chánh pháp, tinh cần
chi thứ ba xác định vị thiện nam tử không có man trá, không có lường gạt,
xử sự như chơn với một bậc đạo sư, đối với các bậc có trí, đối với các
đồng phạm hạnh. Trong 5 giới tu tại gia, có giới không nói láo, yêu cầu
các Phật tử phải biết tôn trọng sự thật. Đặc biệt trong bài kinh danh
tiếng Giáo giới La Hầu La ở rừng Ambalatthika, số 61, Trung Bộ kinh, Đức
Phật đã nhấn mạnh những tai hại của cố ý nói láo, không có tàm ý. Trước
hết, Đức Phật chỉ cho La Hầu La rõ là sa môn hạnh người nào biết mà nói
láo không có sự xấu hổ sợ hãi, là giống như một ít nước còn lại trong chậu
nước, như một ít nước ấy bị đổ đi, như chậu nước ấy bị lật úp lại, như
chậu nước ấy trống không khi lật ngửa trở lại. Rồi Đức Phật dùng ví dụ con
voi lâm trận. Nếu con voi này dùng hai chân trước, hai chân sau, phần thân
trước, phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi nhưng bảo vệ
cái vòi, thời con voi này là được xem không ném bỏ mạng sống của mình.
Trái lại con voi nào khi lâm trận dùng hai chân trước, hai chân sau, phần
thân trước, phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi và dùng
luôn cái vòi thì con voi này được xem là ném bỏ mạng sống của mình và con
voi ấy không có việc gì mà không làm. Và Đức Phật đưa đến kết luận:
"Cũng vậy, này La Hầu La, đối với ai biết
mà nói láo, không có tàm quý, thời ta nói rằng người ấy không có việc ác
gì mà không làm. Do vậy này La Hầu La, ta quyết không nói láo, dù nói để
mà chơi". (Trung Bộ II, 122-124).
Tánh tôn trọng sự thật cũng được biểu lộ rõ nét, khi người người hành giả
dùng trí tuệ như thật để quan sát sự vật, tiến đến Như thật trí, Lậu tận
trí để được giải phóng giác ngộ. Chúng ta hiểu rõ vì sao Đức Phật dùng đề
tài "4 sự thật", để mở đầu cuộc chuyển pháp luân của Ngài, vì giác ngộ là
gì nếu không phải là liểu tri bốn sự thật "khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo
đế" đang chi phối con người và thế giới? Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đi đôi với lạc, không đi đôi với khổ,
đề cao một kinh nghiệm bản thân của Đức Phật, là đau khổ không đưa đến
giải thoát. Vương tử Bồ Ðề trong kinh số 85, Trung Bộ II, đã đến bày tỏ
cảm nghĩ của mình: "Lạc được chứng đắc không phải do lạc, lạc được chứng
đắc do khổ" (Trung Bộ II, 403). Đây cũng là quan điểm của các Ni Kiền Tử,
khi các vị này tu khổ hạnh để thiêu đốt các nghiệp ác quá khứ và khi các
vị này tuyên bố: "Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ
hạnh phúc. Hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ" (Trung Bộ I, 94A). Quan
điểm Đức Phật khác hẳn, khi Ngài đã có kinh nghiệm 6 năm khổ hạnh của
mình. Và lời dạy hay pháp môn nào của Ngài cũng đem lại an lạc và hạnh
phúc cho người hành trì.
Trước hết, Ngài so sánh hai loại lạc: lạc
được Đức Phật gọi là lạc như phân, tức là thụy miên lạc, lợi dưỡng lạc,
cung kính lạc, danh vọng lạc (Tăng Chi I, 334-335), mà Đức Phật khuyên các
đệ tử của Ngài tránh xa. Ngài đề cao lạc của các bậc Thánh là viễn ly lạc,
an ổn lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc, Niết-bàn lạc. Ngài khuyên các đệ tử Ngài thường đi nghe
pháp để hưởng được pháp lạc, thường ngày hành thiền để hưởng được thiền
lạc, thường giữ gìn 5 giới, tu tập bát quan trai giới để hưởng được thanh
tịnh lạc, an tịnh lạc. Ngài gọi hành thiền là pháp môn hiện tại lạc trú,
tức là đem lại hỷ lạc hiện tại cho những vị hành thiền. Sơ thiền đem lại
hỷ lạc do ly dục sanh. Thiền thứ hai đem lại hỷ do định sanh. Thiền thứ ba
đem lại xả niệm lạc trú. Thiền thứ tư đem lại xả niệm thanh tịnh. Như vậy
người hành thiền làm cho sung mãn tràn đầy hỷ lạc do định sanh, không có
chỗ nào trên toàn thân là không do hỷ lạc ấy thấm nhuần . Một nếp sống đề
cao an lạc như vậy, nhưng không hiểu sao có người lại hiểu lầm Phật giáo
là bi quan. yếm thế, trong khi đúng lý người Phật tử phải là người lạc
quan nhất đời, luôn luôn được thấm nhuần pháp lạc, thiền lạc, viễn ly lạc
và an tịnh lạc. Một đặc điểm khác của đạo đức Phật giáo là
đề cao một nếp sống giải thoát mọi ràng buộc, mở đầu là các ràng buộc đối
với các dục trưởng dưỡng. Đức Phật thường hay chỉ rõ sự nguy hiểm của dục:
"Sợ hãi, này các Tỷ-kheo, là đồng
nghĩa với các dục. Bệnh, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với các dục ...
Cục bướu ... Tham dính . . Bùn lầy, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với các
dục". Và này các Tỷ-kheo vì sao sợ hãi là đồng nghĩa với các dục? Này các
Tỷ-kheo, say đắm bởi tham dục, bị trói buộc bởi các ham muốn, ngay trong
hiện tại không thoát được sợ hãi, đời sau cũng không thoát khỏi sợ hãi. Do
vậy sợ hãi là đồng nghĩa với dục.
(Tăng Chi II, 309). Trong Tiểu kinh Khổ uẩn, Trung Bộ số 14,
Đức Phật dạy cho Mahanàma rõ vì sao tuy vẫn biết tham, sân, si là cấu uế
của tâm, nhưng tham sân si vẫn thỉnh thoảng khởi lên, Ngài dạy: "Này
Mahanàma, vì pháp ấy trong ngươi chưa được đoạn trừ nên ngươi sống trong
gia đình và thọ hưởng các dục".
Đức Phật giải thích rõ thêm: "Này
Mahanàma, khi nào các vị Thánh đệ tử, khéo thấy như vậy với như thật chánh
trí tuệ: 'Các dục vị ngọt ít, khổ nhiều não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại
nhiều hơn, ' và vị này chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp
sanh, hay một pháp nào cao thượng hơn, như vậy vị ấy không bị các dục chi
phối ". (Trung Bộ I, 92-92B). Ở đây chúng ta thấy trí tuệ đi đôi với
thiền định mới có khả năng giải thoát được lòng dục của con người, và
chúng ta mới hiểu rõ vì sao Đức Phật dùng danh từ tâm giải thoát, tuệ giải
thoát để diễn tả một vị được giải thoát giác ngộ, vì tâm giải thoát là
giải thoát nhờ thiền định và tuệ giải thoát là giải thoát nhờ trí tuệ. Hai
giải thoát này cộng lại với nhau mới là một sự giải thoát toàn diện. Một điểm nổi bật trong đạo đức Phật giáo
là vai trò trí tuệ trong tất cả các pháp môn đưa đến giải thoát và giác
ngộ. Như vậy cũng dễ hiểu, vì trí tuệ mới có công năng đoạn trừ các ác bất
thiện pháp, các lậu hoặc các kiết sử, các tùy miên vv... và vì vậy trong
mọi pháp môn Phật dạy đều có vai trò nổi bật của trí tuệ. Trong ba vô lậu
học giới-định-tuệ, trí tuệ đóng vai trò tuệ tri khổ, khổ tập, khổ diệt,
con đường đưa đến khổ diệt; tuệ tri các lậu hoặc, các lậu hoặc tập khởi,
các lậu hoặc đoạn diệt, con đường đưa đến lậu hoặc đoạn diệt. Nhờ tuệ tri
như vậy nên nhàm chán sanh, do nhàm chán nên ly tham, do ly tham đưa đến
đoạn diệt, đưa đến tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Trí tuệ với khả năng
giúp phân biệt đâu là pháp thiện, đâu là pháp bất thiện, đâu là pháp đen,
đâu là pháp trắng, đâu là thanh tịnh, đâu là cấu uế, đâu là chánh pháp,
đâu là tà pháp. Nhờ sự phân biệt này chúng ta mới có thể từ bỏ các pháp
ác, thành tựu các pháp lành. Chính nhờ trí tuệ, chúng ta tuệ tri được vị
ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của các dục. Đức Phật xác định: "Này các
Tỷ-kheo, những sa môn, Bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt các dục là
vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự
xuất ly như vậy, những vị này sẽ như thật tuệ tri các dục của chúng, chúng
có thể đặt người khác trong địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri
cácdục, sự kiện như vậy có xảy ra" (Trung Bộ I, 87C). Trong 37 pháp trợ
đạo, pháp môn nào cũng có trí tuệ. Trong bốn niệm xứ, có quán pháp trên
các pháp đối với 5 triền cái, 5 thủ uẩn, 6 nội xứ ngoại xứ; trong 5 căn, 5
lực, có tuệ căn, tuệ lực; trong 7 giác tri có trạnh pháp giác chi; trong 8
chánh đạo, có chánh tri kiến, chánh tư duy thuộc về trí tuệ. Tác động của trí tuệ trong tiến trình giải
thoát phong phú và đa dạng đến nỗi có nhiều danh từ khác nhau để đặt tên
cho các trí. Như thức tri biết ngang qua thức, tưởng tri
biết ngang qua tưởng, ý tri biết ngang qua ý, thắng tri biết
ngang qua thiền, tuệ tri biết ngang qua trí tuệ, liễu tri là
hiểu biết của một vị đã giải thoát. Trong kinh Canki, số 95, Trung Bộ, Đức
Phật diễn tả quá trình đi tìm chân lý nhờ trí tuệ. Quá trình này gồm có 15
giai đoạn. Trước hết là đi tìm minh sư, tìm một vị không có tham pháp, sân
pháp, si pháp, không có những hành động thân, miệng, ý bị tham sân si chi
phối. Khi vị ấy thuyết pháp, pháp ấy thâm sâu khó thấy, tế nhị, không thể
do một người có tham sân si thuyết giảng. Đến đây vị ấy khởi lên niềm tin,
và tiến trình 14 pháp được diễn tả như sau: "Vị ấy sinh lòng tin đối với
vị minh sư ấy. Với lòng tin sanh, người này đến gần, khi đến gần liền thân
cận giao thiệp. Do thân cận giao thiệp, nên lóng tai. Lòng tai người ấy
nghe pháp. Sau khi nghe liền thọ trì pháp. Rồi tìm hiểu ý nghĩa của pháp
được thọ trì. Trong khi tìm hiểu ý nghĩa, các pháp được hoan hỷ chấp nhận.
Khi các pháp được hoan hỷ chấp nhận, ước muốn sanh. Khi ước muốn sanh liền
có cố gắng. Sau khi cố gắng liền cân nhắc. Sau khi cố cân nhắc, người ấy
tinh cần. Trong khi tinh cần người ấy tự thân chứng ngộ tối thượng chân
lý. Và sau khi thể nhập chân lý ấy, với trí tuệ, vị ấy thấy. Cho đến mức
độ này là sự giác ngộ chân lý". (Trung Bộ II, 519, bộ mới) như vậy trí tuệ
trong tiến trình giác ngộ chân lý là yếu tố căn bản để được giác ngộ và
giải thoát. Một đặc điểm nữa của Đạo đức Phật giáo là
xây dựng một nếp sống hài hòa với thiên nhiên và làm cho môi trường sống
vừa lành, vừa đẹp. Chúng ta thấy Đức Phật sản sanh ở ngoài trời, dưới một
gốc cây, thành đạo ở ngoài trời, dưới một gốc cây, thuyết pháp lần đầu
tiên ở ngoài trời, ở tại vườn nai, và thị tịch cũng ở ngoài trời, dưới gốc
cây Ta La Song Thọ. Đời sống của các vị xuất gia, đại đệ tử của Ngài cũng
thường là đời sống trong rừng núi, xa chốn thị thành, và hiện các hang
động còn lại như động Ajanta, Ellora, Kanheri đều nằm sâu trong núi thẳm,
xác định đời sống đạo đức tu hành bao giờ cũng hài hòa với thiên nhiên,
với núi rừng. Ở Việt Nam chúng ta, chùa Yên tử, chùa Hương được xây dựng
cheo leo trên núi đá, hoặc ẩn sâu trong rừng rậm. Cũng như phần lớn chùa
chiền Việt Nam, chùa nào cũng có vườn cảnh, vườn hoa cũng có hòn non bộ,
cũng có hồ nước, có các loại cá bơi qua bơi lại. Những hình ảnh này chứng
minh một điều là đời sống của các nhà xuất gia theo Đạo Phật được sống
trong môi trường thiên nhiên trong sạch, hài hòa với những cảnh xung
quanh, tĩnh tâm hài hòa với tĩnh vật, trăng sao soi sáng thiền tâm. Có một
hình ảnh được diễn tả trong kinh Tăng Chi II, tr 336, nói nên cảm hứng của
Đức Phật, khi ngài cảm thấy một mình sống giữa vũ trụ bao la:
"Những khi ta đang bước trên con đường, trước mặt ta không thấy ai, sau
lưng ta không thấy ai, cho đến khi ấy ta cảm thấy yên ổn". Trong bài kinh sau đây, chúng ta thấy Đức
Phật an tâm và hoan hỷ khi thấy vị Tỷ-kheo sống ở trong rừng, dù đang ngủ
gục hoặc không thiền định. Trái lại Ngài không an tâm khi thấy vị Tỷ-kheo
ngồi thiền định ở trong một ngôi chùa gần làng xóm, vì vị này ở gần xóm
làng có thể bị các sa di hay các cư sĩ đến quấy rầy không cho tu thiền
định. Còn vị Tỷ-kheo có ngủ gục ở trong rừng, hết ngủ gục rồi ngồi thiền
lại, không có ai phá phách: "Ở đây, này Nàgita, ta thấy một Tỷ-kheo
ngồi thiền định tại trú xứ ở cuối làng. Này Nàgita, về vị ấy, ta suy nghĩ
như sau: Này có người coi khu vườn hay người sa di phá phách vị Tôn giả
ấy, làm cho vị ấy xuất khỏi thiền định. Do vậy, này Nàgita, ta không có
hoan hỷ với trú xứ của vị ấy. "Ở đây, này Nàgita, ta thấy một Tỷ-kheo
đang ngồi ngủ gục ở trong rừng. Này Nàgita. Ta suy nghĩ về vị ấy như sau:
Nay vị Tôn giả này, sau khi đoạn trừ ngủ nghỉ về mệt nhọc, sẽ tác ý tưởng
rừng hoặc đạt được nhất tâm'. Do vậy này Nagita, ta hoan hỷ với trú xứ tại
rừng của vị Tỷ-kheo ấy". (Tăng Chi II, 335-336). Đạo đức Phật giáo đã là một nếp sống hài hòa với thiên nhiên thời cũng
là một nếp sống hài hòa với con người. Cho nên chúng ta không lấy làm lạ
khi được Dandapàni hỏi Ngài có quan điểm thế nào và giảng dạy những gì,
Đức Phật đã trả lời: "Theo lời dạy của ta, trong thế giới với chư thiên,
ác ma và phạm thiên, với các chúng sa môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài
người, không có tranh luận với một ai ở đời (Trung Bộ III, 109, 109A). Một
câu tuyên bố nữa nói nên thái độ không tranh chấp của Đức Phật: "Này các Tỷ-kheo, Ta không có tranh chấp
với đời, chỉ có đời tranh chấp với Ta. Này các Tỷ-kheo, Người nói pháp
không tranh chấp với một ai ở đời".
(Tương Ưng III, 165).
Đức Phật nêu rõ các dục là nguồn gốc của xung đột và chiến tranh, và do
vậy Ngài dạy các đệ tử phải dùng trí tuệ và thiền định để chế ngự các dục:
"Này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên
nhân, do chính dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua... mẹ tranh đoạt với
con, con tranh đoạt với mẹ, cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với
cha... " (Trung Bộ I, 87). Một nguyên nhân nữa của đấu tranh và xung đột
là sự so sánh giữa mình và người, xem các người khác là bằng mình hay hơn
mình, hay thua mình. Do vậy Đức Phật dạy: "Bằng, thắng hay thua ta, Phương pháp hay nhất để tránh xa tranh
luận và xung đột là không cho khởi lên các hý luận, vọng tưởng, các tà
kiến. Và trong trường hợp chúng khởi lên, thời thái độ tốt nhất là chớ có
hoan hỷ, đón mừng và chấp thủ chúng. Đức Phật dạy:
"Này các Tỷ-kheo, do bất cứ nguyên nhân gì,
một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người. Nếu ở đây không có gì đáng
hoan hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham
tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu
tham tùy miên, vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu
tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính
ở đây những ác bất thiện pháp này đều được tiêu diệt không có dư tàn".
(Trung Bộ I, 110). Chiến tranh xảy
ra đem đến đau khổ vô lựơng vô biên cho mọi người. Chiến thắng sanh thù
oán, bại trận chịu khổ đau cho nên phương pháp hay nhất là đừng nên dùng
chiến tranh dể giải quyết các xung đột, phải dùng các phương pháp hòa bình
để chấm dứt các bất đồng ý kiến và các xung đột. Do vậy các bậc Thánh đã
từ bỏ gia đình, chấm dứt mọi tranh luận với bất cứ một ai. Lời Đức Phật
nhắn nhủ: "Thắng trận sinh thù oán, "Bậc Thánh bỏ gia đình, Khi Đức Phật thành lập Tăng đoàn đầu tiên,
Ngài chú tâm chế đặt một số giới luật căn bản để bảo đảm một đời sống hòa
hợp nhất trí giữa chư Tăng. Do vậy, Ngài dạy 6 pháp cần phải ghi nhớ hay 6
pháp hòa kỉnh, để xây dựng tình tương thân tương ái giữa chúng sanh, sống
với nhau hòa hợp như nước với sữa, nhìn nhau với cặp mắt ái kính:
"Có 6 pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành
tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh
luận, hòa hợp nhất trí. Ở đây này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ thân
hành... từ khẩu hành... từ ý hành đối với các vị phạm hạnh, cả trước mặt
lẫn sau lưng. Lại nữa này các Tỷ-kheo, đối với các tài vật nhận được đúng
pháp, hợp pháp cho đến các tài vật thâu nhận trong bình bát, Tỷ-kheo không
phải là người không san sẻ các tài vật thu nhận được như vậy, phải là
người san sẻ dùng chung với các vị đồng phạm hạnh có giới đức ... Lại nữa
này các Tỷ-kheo, đối với các giới luật không vi phạm, không có tỳ vết,
không có vẩn đục, không có uế tạp, giải thoát, được người trí tán thán,
không bị chấp trước, đưa đến thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu trong các
giới luật ấy với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng... Lại
nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các tri kiến thuộc bậc thánh, có khả năng
hướng thượng, khiến người thực hành chấm dứt khổ đau, Tỷ-kheo thành tựu
tri kiến như vậy cùng với các vị đồng phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau
lưng... " (Trung Bộ I, 321B). Khi chúng Tăng tranh cãi, đấu tranh nhau,
Đức Phật đã có lời khiển trách thẳng thắn và quyết liệt:
"Này các Tỷ-kheo, các ngươi nghĩ thế nào?
Trong khi các ngươi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau
bằng binh khí miệng lưỡi, trong khi ấy các ngươi có an trú từ thân hành...
từ khẩu hành... từ ý hành đối với các vị đồng phạm hạnh, cả trước mặt lẫn
sau lưng không? Bạch Thế Tôn, không.... Như vậy này các người ngu kia, do
biết gì, do thấy gì các ngươi sống cạnh tranh, đấu tranh, đả thương nhau
bằng binh khí miệng lưỡi, và các ngươi không thông cảm nhau, không chấp
nhận thông cảm, không tự hòa giải nhau, không chấp nhận hòa giải. Như vậy
này các người ngu kia, các ngươi sẽ phải chịu bất hạnh đau khổ trong một
thời gian dài" (Trung Bộ I,
321A-321B). Một pháp môn Đức Phật thường hay dạy để
nuôi dưỡng lòng thương người thương vật cho người Phật tử là pháp môn bốn
vô lượng tâm (4 phạm trú) được diễn tả như sau:
"Vị ấy an trú, biến mãn một phương với lòng
từ... lòng bi... lòng hỷ... lòng xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy
phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên,
dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú
biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân.
"(Trung Bộ I, 38). Chính bấn vô lượng tâm này đoạn được hiềm
hận, nhờ lòng từ đoạn được lòng sân, nhờ lòng bi đoạn được hại tâm, nhờ hỷ
đoạn được tâm không lạc, nhờ tâm xả đoạn được hận thù:
"Có 5 trừ khử niềm hận này, ở đây vị Tỷ-kheo có hiềm hận khởi lên, cần
phải trừ khử một cách hoàn toàn... trong người nào hiềm hận được sanh,
trong người ấy, từ cần phải tu tập... bi cần phải tu tập... xả cần phải tu
tập... vô niệm vô pháp ý cần phải tu tập... trong người ấy, kiện nghiệp ấy
do mình tạo ra cần phải được an lập"
(Tăng Chi II, 194-195). Như vậy tâm từ của đạo Phật mở rộng đến tất cả
chúng sinh, kể cả các loài côn trùng nhỏ bé, các loài cây cỏ hữu tình. Đặc tính cuối cùng của Đạo đức Phật giáo là một nếp sống vô ngã, một
triết lý uyên thâm vi diệu, vừa giúp con người tự chủ, thoát ly sự chi
phối của thân người và thế giới, vừa vượt qua được các khổ đau, sầu muộn,
do tánh vô thường của tự ngã và thế giới gây ra, vừa là con đường đưa đến
tâm giải thoát và tuệ giải thoát.
Trước hết Đức Phật nêu lên 6 kiến xứ của
con người như đã được trình bày trong Kinh Xà Dụ (22, Trung Bộ). Tức xem
sắc, thọ, tưởng, hành thức là của ta, là ta, là tự ngã của ta, và xem tự
ngã và thế giới sau khi chết, ta sẽ thường hằng, thường tồn mãi mãi. Trước
hết, Đức Phật phân biệt giữa người phàm phu ít nghe và vị thánh đệ tử nghe
nhiều, người phàm phu thời chấp thủ sáu kiến xứ này, còn vị thánh đệ tử
nghe nhiều thời không. Tiếp đến Đức Phật nói đến sự vô lý của chấp ngã như
đã trình bày trong kinh 66, số 148, Trung Bộ 3:
"Nếu mắt là tự ngã, như vậy không hợp lý. Sự
sanh và diệt của mắt đã được thấy nên phải đưa đến kết luận 'Tự ngã sanh
và diệt ở nơi tôi'. Do vậy nếu ai nói: 'Mắt là tự ngã', như vậy không hợp
lý" (Trung Bộ III, 474-475). Cũng
vậy đối với các pháp khác. Kinh Vô ngã tướng lại nói thêm, xem 5 uẩn là tự
ngã không thể chấp nhận được, vì đối với thân của ta, ta không có quyền
lực muốn thân của ta phải như ý muốn ta. Do vậy không thể xem 5 thủ uẩn là
tự ngã. Rồi Đức Phật nói lên những nguy hiểm đau khổ do chấp ngã gây ra:
"Ai khởi nên ý nghĩ, cái gì chắc
chắn của ta, nay chắc chắn không còn là của ta, chắc chắn ta không được
cái ấy. Suy nghĩ như vậy, nó sầu muộn than van khóc lóc, đập ngực đi đến
bất tỉnh" (Trung Bộ I, 136A). Nếu
nó không suy nghĩ như vậy, thời nó đâu có sầu muộn than van. Còn những ai
tin rằng sau khi chết, ta sẽ thường hằng, thường tồn mãi mãi, và khi nghe
đức Phật hay đệ tử của đức Phật giảng pháp, bạt trừ tất cả kiến xứ, tịnh
chỉ các hành, từ bỏ mọi sanh y, đoạn trừ khát ái, thời vị ấy sầu muộn than
van khóc lóc dập ngực đi đến bất tỉnh, vì nghĩ rằng mình sẽ bị hoại diệt,
không còn tồn tại. Cho nên mọi đau khổ khởi lên đều chính do chấp 5 thủ
uẩn này là của ta, là ta, là tự ngã của ta. Để mọi người ý thức rõ 5 thủ uẩn là vô ngã, Đức Phật đặt một số câu
hỏi: Đến đây chúng ta có thể xác nhận đạo đức Phật giáo là một nếp sống vô
ngã, có vô ngã, mới đem lại hạnh phúc và an lạc cho mọi loài chúng sinh.
Có vô ngả mới đề cao vị trí tối thượng của con người hướng đến đời sống
trong sạch, không uế nhiễm. Có vô ngã mới thành tựu được một nếp sống hiền
thiện tránh ác làm lành. Có vô ngã đời sống mới thực sự an lạc, bình an
thoải mái. Có vô ngã mới đi đôi với giải thoát khỏi đau khổ, khỏi sanh não
bệnh chết. Có vô ngã mới giúp trí tuệ phát triển khả năng đoạn tận các lậu
hoặc, các kiết sử. Có vô ngã mới thực hiện được nếp sống hài hòa với thiên
nhiên, với cảnh giới bên ngoài. Có vô ngã mới thực hiện được một đời sống
hòa hợp, thông cảm, tương thân tương ái. Có vô ngã mới xât dựng một nếp
sống từ bi hỷ xả. Có vô ngã mới thực hiện được một nếp sống đạo đức mà đức
Phật muốn thực hiện ngay trong đời này, cho tất cả mọi loài chúng sinh.
* * *
Ðầu trang |
Mục lục | Phần I | Phần
II | Phần III | Phần
IV | Phần V Chân thành cám ơn
Tỳ kheo Minh Tịnh đã hỗ trợ công tác vi tính
(Bình Anson, 04-2003) [Trở
về trang Thư Mục]
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Phật lịch 2546, TL. 2002
Thành tựu các hạnh lành,
Tâm ý giữ trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy.
(Pháp Cú 183)
Kẻ ác sinh địa ngục;
Người thiện lên cõi trời
Vô lậu chứng Niết-bàn.
(Pháp cú 126)
Làm xong chịu khổ lụy;
Thiện hạnh ắt nên làm,
Làm xong không ăn năn".
(Pháp cú 319)
Sáng tỏ như núi tuyết;
Kẻ ác dù ở đây,
Cũng không hề được thấy,
Như tên bắn đêm đen.
(Pháp cú 309)
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thiện nhân.
(Pháp cú 78)
Làm xóa mờ nghiệp ác,
Sẽ chói sáng đời này,
Như chăng thoát mây che"
(Pháp cú 73)
Thành tựu các hạnh lành,
Tâm ý giữ trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy".
(Pháp Cú 183)
Kẻ ác sinh địa ngục;
Người thiện lên cõi trời
Vô lậu chứng Niết-bàn.
(Pháp cú 126)
Làm xong chịu khổ lụy;
Thiện hạnh ắt nên làm,
Làm xong không ăn năn".
(Pháp cú 319)
Sáng tỏ như núi tuyết;
Kẻ ác dù ở đây,
Cũng không hề được thấy,
Như tên bắn đêm đen".
(Pháp cú 309)
Chớ thân kẻ tiểu nhân,
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thiện nhân.
(Pháp cú 78)
Làm xóa mờ nghiệp ác,
Sẽ chói sáng đời này,
Như chăng thoát mây che"
(Pháp cú 73)
Như vậy đấu tranh khởi;
Cả ba không giao động,
Bằng, thắng không khởi lên".
(Tương Ưng I, 15)
Bại trận nếm khổ đau.
Ai bỏ thắng bỏ bại,
Tịch tịnh hưởng an lạc".
(Tương Ưng, 102)
Du hành không trú xứ,
Đối với dân trong làng,
Không tác thành hệ lụy,
Tuyệt không các dục vọng,
Không ước vọng hão huyền,
Chấm dứt mọi tranh luận,
Bất cứ với một ai".
(Tương Ưng III, 14)
last updated: 01-05-2003