THERAVĀDA - PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
ĐẠI PHẬT SỬ - TẬP 1.B
Nguyên tác: Mingun Sayadaw
Tỳ khưu Minh Huệ biên dịch


[Trước] [Mục lục tập 1B] [Tiếp theo]


2. Tại sao được gọi là Pāramī?

Người ta có lẽ hỏi rằng tại sao mười đức pháp như dāna, sīla, v.v... được gọi là Pāramī.

Câu trả lời là: Tiếng Pāḷi ‘pāramī’ là sự kết hợp của ‘parama’ và ‘ī’. ‘Parama’ nghĩa là ‘tối cao’ và được dùng ở đây để nói đến chư Bồ tát, vì các Ngài là những chúng sanh cao thượng nhất, có những đức tánh siêu việt như dāna, sīla, v.v...

Vì các Ngài thực hành viên mãn và bảo vệ những đức pháp đặc biệt như dāna, sīla, v.v... vì sự xử sự của các Ngài thu hút và chiêu gọi chúng sanh đến bằng những đức pháp như dāna, sīla, v.v... vì các Ngài làm thanh tịnh cho người bằng cách đoạn trừ những pháp ô nhiễm của họ với tấm lòng tận tụy hết mình; vì các Ngài đặc biệt tiến đến Niết bàn tối thượng; vì do biết rõ kiếp hiện tại nên các Ngài biết được kiếp sau của chính mình; vì các Ngài thực hành các pháp như dāna, sīla, v.v... một cách siêu việt, tựa như chúng đã thấm sâu trong dòng tâm thức của các Ngài; vì các Ngài đã loại trừ và tiêu diệt đạo binh phiền não luôn đe dọa các Ngài. Thế nên các vị Bồ tát được gọi là ‘Parama’.

Không thể so sánh được với Bồ tát vì Ngài có những ân đức đặc biệt như dāna, sīla, v.v... Đây là lý do có những câu nói rằng: “Người này là vị Bồ tát; vị ấy là ‘bậc Parama’, một con người siêu việt.” Như vậy những đức pháp đặc biệt như danā, sīla v.v..., được gọi là ‘Parama’.

Lại nữa, chỉ có những vị Bồ tát mới có thể thực hiện các phước lành như dāna, sīla, v.v... một cách phi thường. Cho nên những phước lành này được gọi là Ba-la-mật (Pāramī), nghĩa là những phận sự của các vị Bồ tát (Paramānaṃ kammaṃ Paramī) hay tài sản của các vị Bồ tát (Paramānaṃ ayaṃ Pāramī).

3. Có bao nhiêu pháp Pāramī?

Theo đúng với giáo pháp thì:

Dānaṃ sīlañ ca nekkhammaṃ, Paññā viriyena pañcamaṃ, Khantī saccaṃ’adhiṭṭhānaṃ, Mett’upekkhā ti te dasa.

Có mười pháp Pāramī đó là: Bố thí, Giới, Xuất gia, Trí tuệ, Tinh

tấn, Nhẫn nại, Chân thật, Chí nguyện, Tâm từ và Hành xả.


Mục lục chính Tập 1A Tập 1B Tập 2 Tập 3 Tập 4 Tập 5 Tập 6A Tập 6B


[Đầu trang][Mục lục tổng quát][Mục lục]