THERAVĀDA - PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
ĐẠI PHẬT SỬ - TẬP 5
Nguyên tác: Mingun Sayadaw
Tỳ khưu Minh Huệ biên dịch
[Phần trước] [Mục lục tập 5] [Tiếp theo]
Bài kinh Hộ trì Āṭānāṭiya được giảng dạy như thế nào
Vào một thuở nọ, Đức Phật đang ngụ ở tịnh xá, trên núi Gijjhakuta gần Rājagaha. Trong thời gian ấy, bốn vị thiên vương Dhataraṭṭha, Virūḷaka, Virūpakkha và Kuvera, tổ chức một hội nghị tại thành phố chư thiên Āṭānāṭiya là chỗ ngụ của Kuvera. Sau khi họ sắp xếp cẩn thận việc bảo vệ cõi Tāvatiṃsa, trú xứ của Sakka, vua của chư thiên (chống lại các Asura) ở bốn hướng, sử dụng những đám yakkha (dạ xoa), gandhabba (càn-thát-bà), kumbhanda (cưu-bàn-trà) và nāga (long vương). Họ soạn ra những bài kệ gọi là Āṭānāṭiya Paritta - Chủ đề bảy vị Phật (trước thời Đức Phật Gotama). “Bất cứ ai coi thường và chống báng Giáo Pháp của Đức Phật sẽ chịu sự trừng phạt đặc biệt”, họ công bố. Họ cũng bố trí ở bốn hướng bốn nhóm lớn yakkha, gandhabba, kumbhanda và nāga để bảo vệ cho chính họ. Lúc nữa đêm, họ đi đến Đức Phật trong tướng mạo rựa rỡ chói sáng, hào quang của họ ngập tràn khắp vùng núi Gijjhakuta. Sau khi đến Đức Phật và đảnh lễ Ngài, họ ngồi ở nơi thích hợp.
(Chú ý: việc chư thiên ngồi trước mặt Đức Phật là điều bất thường, họ thường đứng. Nhưng ở đây họ đang ngồi, do sự tôn kính đối với bài kinh Āṭānāṭiya Paritta - Chú giải).
Hội chúng yakkha mà đến chung với Tứ Thiên vương, họ cư xử theo những cách khác nhau trước sự hiện diện của Đức Phật. Một số đảnh lễ Đức Phật, rồi ngồi ở một nơi hợp lẽ. Một số trao đổi những lời tán dương Đức Phật, rồi ngồi ở một nơi hợp lẽ. Một số chắp tay hướng về Đức Phật, rồi ngồi ở một nơi hợp lẽ. Một số xưng tên họ và ngồi xuống ở nơi thích hợp. Một số lặng lẽ ngồi xuống.
Trong hội chúng chư thiên ấy, Vessavaṇṇa đã bạch với Đức Phật bằng những lời sau đây:
“Bạch Đức Thế Tôn! Trong số những dạ xoa hùng mạnh - một số dạ xoa có lòng tịnh tín nơi Đức Phật, trong khi số khác thì không.
Những dạ xoa có quyền lực bực trung và bực hạ cũng vậy. Bạch Đức Thế Tôn! Phần lớn dạ xoa không có lòng tôn kính Đức Thế Tôn (nghĩa là chúng không thích Đức Thế Tôn) bởi vì Đức Thế Tôn thuyết pháp dạy tránh sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống các chất say. Trong khi các dạ xoa nói chung thì sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống các chất say - đối với những dạ xoa mà không có giới thì ngũ giới là vật cản (anathema).
“Bạch Đức Thế Tôn! Có nhiều vị tỳ khưu, những đệ tử của Đức Thế Tôn sống trong những tịnh xá nơi xa xôi. Những nơi xa xôi ấy là những chỗ thường có những dạ xoa rất hùng mạnh, không tôn kính Đức Thế Tôn. Để làm phương tiện hộ trì cho các vị tỳ khưu, tỳ khưu ni, nam và nữ cư sĩ của Đức Thế Tôn, để làm cho tứ chúng có niềm tin, giúp họ thoát khỏi sự quấy rối của các dạ xoa và có đời sống an lạc, thanh nhàn trong tất cả bốn oai nghi. Cầu xin Đức Thế Tôn hãy dạy cho họ bài kinh Āṭānāṭiya Paritta”.
(Ở đây, Vessavaṇṇa làm người xướng ngôn đại diện cho Tứ Thiên vương bởi vì vị ấy hay gần gũi Đức Phật và cũng là người xướng ngôn hoàn hảo).
Đức Phật chấp nhận lời đề nghị của Vessavaṇṇa bằng cách im lặng.
Khi thấy rằng Đức Phật chấp nhận lời đề nghị của mình, Vessavaṇṇa đọc lên bài kinh Āṭānāṭiya Paritta như vầy:
(1) Vipassissa ca namatthu, cakku mantassa sirīmato, Sikhisspi ca namatthu, sabbabhutānu kampino.
(2) Vessabhussa ca namatthu, nhātakassa tapassino, Namatthu Kakusandhassa, mārasenā pamaddino.
(3) Koṇāgamanassa namatthu, brāhmaṇassa vusīmato. Kassapassa ca namatthu, Vippamutttassa sabbadhi.
(4) Añgīrassasa namatthu, sakyaputtassa sirīmato, Yo imaṇ dhammaṁ desesi, sabbadukkhāpanūdānaṁ.
(5) Ye cāpi nibbutā loke, yathābhutaṁ vipassisuṁ, Te janā apisuṇātha, mahāntā vītasāradā.
(6) Hiraṁ devamanussānaṁ, yam namassanti Gotamaṁ, Vijjācaraṇa sampaññāṁ, mahāntaṁ vītasāradaṁ.
(7) Yato uggacchati sūriyo, ādicco maṇḍalī mahā, Yassasugacchamānassa, saṁvarīpi nirujjhati, Yassa suggati sūriye, divasoti pavuccati.
(8) Rahadopi tattha gambhīro, samuddo saritodako, Evaṁ taṁ tattha jānanti, samuddo saritodako.
(9) Ito sā purimā disā, iti naṁ ācikkhatī jano, Yaṁ disaṁ abhipālehti, mahārajā yassassiso.
(10) Gandhabbānaṁ adhipati, dhataratthoti nāma so, Ramatī nacca gītehi, gandhabbehi purakkhato.
(11) Puttāpi tassa bahavo, ekanāmati me sutaṁ, Asītim dasa eko ca, indanāmā mahābbalā.
(12) Te cāpi Buddhaṁ disvāna, Buddhaṁ ādicca bandhunam, Dūratova namassanti, mahantaṁ vītasāradaṁ,
(13) Namo te purisā jañña, namo te purisuttama. Kusalena samekhasi, amanussāpi taṁ vadanti, Sutam netaṁ abhiṇhaso, tasmā evaṁ vademase
(14) Jinaṁ vandatha Gotamaṁ, jinaṁ vadāma Gotamaṁ. Vijjācaraṇa sampaññāṁ Buddhaṁ vandāma Gotamaṁ.
(15) Yena petā pavuccanti, pisuṇā piṭṭhimaṁsikā, Pāṇātipātino luddā, corā nekatikā janā.
(16) Ito sā dakkhiṇā disā, Iti naṁ ācikkhatī jano. Yaṁ disaṁ abhipāleti, Mahārājā yasassi so.
(17) Kumbhaṇḍānaṁ adhipati, Virūḷho iti nāma so. Ramatī nicca gītehi, kumbhaṇḍehi purakkhato.
(18) Puttāpi tassa bahavo, ekanāmāti me suta, Asītim dasa eko ca, indanāmā mahābbalā.
(19) Te cā pi Buddhaṁ disavāna, Buddhaṁ ādicca bandhunaṁ Dūratova namassanti, mahāntaṁ vītasāradaṁ.
(20) Namo te purisā jañña, namo te purisuttama. Kusalena samekhasi, amanussāpi taṁ vandanti Sutaṁ netaṁ abhiṇhaso, tasmā evaṁ vademase
(21) Jinaṁ vandatha Gotamaṁ, jinaṁ vandāma Gotamaṁ. Vijjācaraṇa sampaññāṁ Buddhaṁ vandāma Gotamaṁ.
(22) Yattha coggacchati suriyo, ādicco maṇḍaḷī mahā, Yassa coggaccha mānassa, divasopi nirujjhati. Yassa coggate sūriye, samavarīti pavuccati.
(23) Rahadopi tatha gambhīro, samuddo saritodako Evaṁ taṁ tattha jānanti, samuddo saritodako.
(24) Ito sā pacchimā disā, iti naṁ acīkkhatījano, Yaṁ disaṁ abhipāleti, mahārājā yasassi so.
(25) Nāgānañ ca adhipati, virūpakkho ti nāma so, Ramatī nacca gītehi, nāgehi purakkhato.
(26) Puttāpi tassa bahavo, ekanāmāti me sutaṁ, Asīti dasa eko ca, indanāmā mahābbalā.
(27) Te cāpi Buddhaṁ disvāna, Buddhaṁ ādicca bhandunaṁ. Dūratova namassanti, mahāntam vītasārādaṁ.
(28) Namo te purisā jañña, namo tr purisuttama. Kusalena samekhasi, amanussāpi tam vandanti Sutaṁ netaṁ abhiṇhaso, tasmā evaṁ vandemase.
(29) Jinaṁ vandatha Gotamaṁ, jinaṁ vandāma Gotamaṁ. Vijjācaraṇ sampaññāṁ, Buddhaṁ vandāma Gotamaṁ.
(30) Yena uttara kurū ramā, mahāneru sudassano, Manussā tattha jāyanti, amamā apariggahā.
(31) Na te bījaṁ pavapanti, napi nīyanti naṅgalā, Akaṭṭhapākimaṁ sāliṁ, paribhuñjanti mānusā.
(32) Akanaṁ athusaṁ suddhaṁ, sugandhaṇ taṇḍulapphalaṁ, Tuṇḍikīre pacitavāna, tato bhunjañti bhojanaṁ.
(33) Gāviṁ ekakhuraṁ katvā, anuyanti disodisaṁ, Pasuṁ ekakhuraṇ katvā, anuyanti disodisaṁ.
(34) Itthiṁ vā vāhanaṁ katvā, anuyanti disodisaṁ, Purisaṁ vāhanaṁ katvā, anuyanti disodisaṁ.
(35) Kumariṁ vāhanaṁ katvā, anuyanti disodisaṁ Kumāraṁ vāhanaṁ katvā, anuyanti disodisaṁ.
(36) Te yāne abhiruhitvā Sabbā disā anupariyāyanti, Pasārā tassa rājino.
(37) Hatthiyānaṁ assayānaṁ, dibbaṁ yānaṁ apaṭṭhitaṁ, Pāsādā sivikā ceva, mahārājassa yasassino.
(38) Tassa ca nagarā ahu, Antakikkhe sumāpitā. Āṭānāṭā kusināṭā parakusināṭā, Nāṭāsuriyā parakusiṭanāṭā,
(39) Uttarena kasivanto, Janoghamaparena ca, Nanavutiyo ambara ambara vatiyo Āḷāka mandā rājadhānī. Kuverassa kho pana māhārājassa visāṇā nāma Rājadhānī, Tasmā kuvero mahārajā vessavaṇṇoti pavuccati.
(40) Paccesanto pakāsenti Tatolā tattalā tatotalā Ojasi tejasi tatojasī Sūro rājā ariṭṭho nemi.
(41) Rahadopi tattha dharaṇī nāma, Yato meghā pavassanti Vassā yato patāyanti, Sabhāpi tattha Bhagālavatī nāma.
(42) Yattha yakkhā payirupāsanti, tattha nicca phalā rukkhā. Nānā dija gaṇā uytā, mayūra koñcābhirudā, Kokilādīhi vagguhi.
(43) Jīvaṁīvaka saddettha, atho oṭṭhava cittakā, Kukuttakā kuḷīraka, vane pokkharasātakā.
(44) Suka sāḷika saddettha, danda māṇvakāni ca Sobhati sabbakāḷaṁ sā, kuveranaḷinī sadā
(45) Ito sā uttarā disā, iti naṁ ācikkhatī jano, Yaṁ disaṁ abhipāleti, mahārāja yasassi so,
(46) Yakkhānañca adhipati, kuvero iti nāma so, Ramatī nacca gītehi, yakkheheva purakkhato.
(47) Puttāpi tassa bahavo, ekanāmāti me sutaṁ, Asītim dasa eko ca, inda nāmā mahābbalā.
(48) Te cāpi Buddhaṁ disvāna, Buddhaṁ ādicca bandhumaṁ, Dūratova namassanti, mahātaṁ vīta sāradaṁ.
(49) Namo te purisājañña, namo te pivrisuttama Kusalena samekhasi, amanussāpi taṁ vandanti Sutaṁ netaṁ abhiṇhaso, tasmā evaṁ vademase.
(50) Jinaṁ vandatha Gotamaṁ, jinaṁ vandāma Gotamaṁ, Vijjācaraṇa sampaññāṁ, Buddhaṁ vandāma Gotamaṁ
· Đây là bài kệ Hộ trì Āṭānāṭiya
Rồi Vessavanna bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Đây là bài kinh Āṭānāṭiya Paritta được dùng để làm phương tiện hộ trì cho các tỳ khưu, tỳ khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ giúp họ thoát khỏi sự quấy rầy của các dạ xoa và có được đời sống an lạc, thảnh thơi trong tất cả bốn oai nghi. Bạch Thế Tôn! Nếu một dạ xoa (yakkha) hay một càn- thát-bà (gandhabba) hay cưu-bàn-trà (kumbhaṇḍa) hay long vương (nāga) nhập vào với ý định quấy rối bất cứ vị tỳ khưu, tỳ khưu ni, nam hay nữ cư sĩ mà đã học thuộc lòng bài kinh Hộ trì (Paritta) này, thì dạ xoa ấy sẽ không được tôn kính ở trong làng mạc hay trong thị trấn thuộc đặc quyền của con (cho phép hoặc không cho phép chúng được tôn kính như vậy). Bạch Đức Thế Tôn! Dạ xoa ấy sẽ không có cung điện riêng hay được con cho phép để thường trú trong thành phố Aḷakamandā của con.” Sau khi nêu ra với Đức Phật việc tước mất quyền lợi đối với dạ xoa ương ngạnh, v.v… Vessavaṇṇa tiếp tục thưa rằn: “Cũng vậy, nếu có những dạ xoa ương ngạnh không tuân theo uy quyền của Tứ Thiên vương, và trong trường hợp có những dạ xoa ngang bướng định nhập vào và quấy rầy bốn hàng đệ tử của Đức Phật; ba mươi tám vị thiên tướng như Inda, Soma, Varuṇa được cầu đến và trình bày, mô tả các chi tiết.” Sau đó Vessavaṇṇa cáo từ Đức Phật bằng những lời sau đây: “Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con có nhiều công việc phải làm. Chúng con sẽ đi đây.”
Đức Thế Tôn nói: “Này các Đại hộ vương, các người biết lúc nào nên đi (nghĩa là các người có thể đi theo ý thích).”
Khi ấy, Tứ Đại thiên vương đứng dậy khỏi chỗ ngồi, đảnh lễ Đức Phật và biến mất ngay nơi đó. Chúng dạ xoa mà đến chung với Tứ Đại thiên vương cũng cáo từ Đức Phật bằng nhiều cách khác nhau như lúc đến. Một số đứng dậy để đảnh lễ Đức Phật và biến mất tại đó; một số trao đổi với Đức Phật bằng những lời đáng nhớ và biến mất tại đó; một số chắp tay hướng về Đức Phật và biến mất tại đó và một số chỉ biến mất mà không nói gì.
Sáng hôm sau, Đức Phật kể lại cho các tỳ khưu nghe cuộc viếng thăm của Tứ Đại Thiên vương và tụng bài Āṭānāṭiya Paritta. Rồi Ngài nói:
“Này chư Tỳ khưu! Hãy học thuộc lòng bài kinh Āṭānāṭiya Paritta này. Hãy học đi học lại nhiều lần, hãy làm cho ghi nhớ. Này chư tỳ khưu! Bài kinh Āṭānāṭiya Paritta có lợi ích cho tất cả. Bài kinh dùng làm phương tiện hộ trì cho các tỳ khưu, tỳ khưu ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ. Bài kinh có thể giúp họ thoát khỏi sự quấy rối của các dạ xoa và dẫn đến đời sống an ổn, thanh thản trong tất cả những oai nghi.”
Người tụng kinh Āṭānāṭiya Paritta phải có kiến thức hoàn toàn về bài Paritta ấy cả lời lẫn nghĩa, vị ấy có khả năng đọc đúng mỗi chữ. Nếu xảy ra lỗi lầm nào trong cách phát âm hay trong việc tụng đọc kinh thì hiệu quả của việc tụng đọc kinh sẽ không cao. Hiệu quả của bài kinh tùy thuộc vào sự tụng đọc.
Nếu người tụng đọc với động cơ kiếm lợi cho bản thân trong việc học và tụng đọc bài kinh Paritta thì sẽ không thành tựu. Người tụng, đầu tiên phải có động cơ là ước muốn thoát khỏi luân hồi và tụng với thái độ mong cầu hạnh phúc đến tất cả (Chú giải về phẩm Pāritta vagga).
Trong việc trục dạ xoa đã nhập vào người khác, trước hết nên tụng các bài kinh Metta Sutta, Dhajagga Sutta, Ratana Sutta. Nếu tụng những bài kinh ấy mà không có kết quả thì mới tụng bài kinh Āṭānāṭiya Paritta.
Vị tỳ khưu đứng ra tụng bài kinh Āṭānāṭiya Paritta này nên kiên tránh các loại bánh làm bằng bột nhào, cá, thịt và những đồ mặn khác. Cũng không trú ở bãi tha ma. Lý do là dạ xoa thích các loại vật thực này và thích đến những bãi tha ma để có cơ hội nhập vào người dễ dàng hơn.
Chỗ mà bài kinh Paritta được tụng nên được phết bằng phân bò tươi. Một chỗ ngồi sẽ được dành cho người tụng và người tụng phải cần lưu ý đến sự sạch sẽ của cơ thể.
Vị tỳ khưu tụng bài kinh Paritta này nên được đưa đến chỗ đã được sắp xếp tại nhà của người bị nhập, xung quanh có những người bảo vệ. Không nên tụng ở ngoài trời. Nên tụng trong phòng có che chắn cẩn thận, có người bảo vệ đứng quanh. Người tụng phải có thái độ mong cầu hạnh phúc đến tất cả (tức là luôn cả dạ xoa ương ngạnh). Sự rải tâm bác ái là sự an toàn bên trong của người tụng, còn những người bảo vệ là sự an toàn ở bên ngoài. Những sự đề phòng này cần thiết để cho việc tụng đọc không bị phiền nhiễu.
Trước hết, người bệnh cần phải được hướng dẫn thọ trì Ngũ giới, sau đó mới tụng bài kinh Paritta cho người ấy. Những biện pháp này sẽ chấm dứt sự quấy rối của dạ xoa.
Nếu dạ xoa không buông tha bệnh nhân sau khi tụng đọc xong bài kinh Paritta, thì bệnh nhân nên được đưa đến tịnh xá ở trong khuôn viên của chùa. Chỗ người bệnh nằm có thờ tượng Phật và những ngọn đèn được đốt lên để cúng dường Đức Phật. Khuôn viên chùa khi ấy phải được quét sạch sẽ. Những bài kệ an lành (của bài kinh Maṅgala Sutta) nên được tụng đọc trước tiên. Rồi một sự công bố vang lên để các vị tỳ khưu khác tụ họp tại khuôn viên chùa. Trong khu vườn ở tịnh xá sẽ có một cây đại thọ nào đó, nơi mà vị thọ thần cư ngụ. Một vị tỳ khưu đại diện đi đến công bố và nói rằng: “Thưa các yakkha! Tăng chúng cần sự có mặt của quý vị.” Các yakkha mà trú ngụ trong khu vực ấy (bao gồm dạ xoa đã nhập vào người bệnh, không thể làm ngơ với lời mời trân trọng của vị tỳ khưu vì không dám xem thường oai lực của Đức Phật và Tứ Đại thiên vương).
Khi ấy, người bệnh cần được hỏi: “Ngươi là ai?” (Việc hỏi bệnh nhân ở đây là hỏi dạ xoa mà đã nhập vào người bệnh nhân). Khi dạ xoa khai ra tên của mình thì các vị tỳ khưu nên nói: “Này bạn! Chúng tôi xin chia phước của chúng tôi bao gồm sự cúng dường hoa, chỗ ngồi và những vật thực đến chư Phật. Chư Tăng đã tụng những bài kinh an lành để đem đến lợi ích cho bạn. Những bài kinh này là món quà thân ái của chư Tăng dành cho bạn. Bây giờ, vì sự tôn kính chúng Tăng, hãy buông thả bệnh nhân.”
Dạ xoa ương ngạnh nên đáp lại lời yêu cầu của chư tỳ khưu Tăng đã được thực hiện bằng tâm từ. Nếu dạ xoa không đáp ứng, thì nên có sự cầu khẩn đến 38 vị thiên tướng như Inda, Soma, Varṇa, và lời cầu khẩn được nói như sau: “Hỡi các vị thiên tướng! Như các vị biết đấy, vị dạ xoa này đã khinh thường lời yêu cầu của chúng tôi đã được thực hiện bằng lòng từ. Bởi vậy, chúng tôi phải sử dụng đến quyền lực của Đức Phật.” Sau khi thông báo cho các vị thiên tướng biết sự cần thiết phải cần đến bài kinh Āṭānāṭiya Paritta bằng những lời như vậy, việc tụng đọc bài kinh Paritta ấy nên được thực hiện. Đây là cách dành cho bệnh nhân là cư sĩ.
Trường hợp vị tỳ khưu bị dạ xoa nhập vào thì chỗ các vị tỳ khưu cu hội phải sạch sẽ. Một sự công bố lớn về sự hội họp của chúng tỳ khưu được thực hiện để chia phước đến dạ xoa ương ngạnh (về những lễ vật cúng dường bằng hoa, v.v… đến Đức Phật) và một lời yêu cầu mát mẻ để vị ấy xuất ra. Chỉ khi nào dạ xoa không đáp ứng yêu cầu thì bài kinh Āṭānāṭiya Paritta mới được tụng lên. (Đây là cách thức dành cho người bệnh là các vị Tỳ khưu).
Vào một thuở nọ, Đức Phật đang trú ngụ ở hang động Indasāla, ở đó có cây đại thọ Odina wodier, trên sườn đồi Vediyaka gần Rājagaha, ở phía bắc của ngôi làng Bà-la-môn Ambasaṇḍa, nằm ở hướng đông của kinh thành Rājagaha, trong xứ Magadha.
(Ngôi làng được gọi là Ambasanda bởi vì nó nằm ở một bên của khu vườn xoài. Đồi Vediyaka, tên của nó lấy từ khu rừng cây thẳng đứng như những cột trụ, và thân cây tròn duyên dáng như những cột trụ bằng ngọc sapphire mọc lên quanh đồi. Động Indasāla, tên của nó lấy từ cây Odina wodier, đứng ở lối vào của nó. Ban sơ, nó là hang động bằng đá thiên nhiên mà về sau có chạm trổ thêm).
Khi Đức Phật đang trú ngụ ở động Indasāla nơi có cây Odina wodier đứng trên sườn đồi Vediyaka gần Rājagaha, thì năm hiện tượng báo hiệu cái chết đến với Sakka. (Những hiện tượng này là: (1) hoa trang điểm trên người của vị ấy héo úa, y phục bị lấm nhơ, (3) mồ hôi toát ra, (4) thân tướng bị suy giảm, (5) tâm buồn bã ). Sakka biết rõ những hiện tượng này và tự nhủ: “Than ôi! Thọ mạng của ta sắp hết rồi!”
Khi năm hiện tượng này báo hiệu cái chết sắp xảy đến với chư thiên mà có phước tích lũy ít từ quá khứ, họ sẽ lo nghĩ về kiếp sau của họ. Chư thiên có nhiều phước tích lũy từ trước thì nhớ đến những thiện nghiệp trong quá khứ của họ như bố thí, giữ giới; nhờ vậy mà họ đạt được trạng thái tâm bất loạn và được đảm bảo sự tái sanh tốt đẹp ở những cõi chư thiên cao hơn.
Đối với Sakka, vị ấy sợ hãi và thối chí. Vì bấy giờ vị ấy sẽ mất tất cả những tánh chất vĩ đại của Sakka, đó là: cõi trời Tāvatiṃsa rộng mười ngàn do tuần, cung điện Vejayantā cao một ngàn do tuần, hội trường Sudhammā rộng ba trăm do tuần dùng để nghe pháp, cây san hô Pariochattaka cao một trăm do tuần và một vũ đài Paṇḍukambalā bằng ngọc dài 60 do tuần, rộng 50 do tuần và cao mười lăm do tuần; hai mươi lăm triệu tiên nữ; chư thiên tùy tùng là cư dân của cõi trời Tāvatiṃsa và Catumahārāja, những khu vườn chư thiên có tên là Nandavana, vườn Cittalatā, vườn Missaka, vườn Phāsuka.
Khi ấy, Sakka suy nghĩ: “Có vị Sa môn hay Bà-la-môn nào ở ngoài Giáo pháp của Đức Phật mà có thể làm nguôi ngoai nỗi lo âu và sợ hãi của ta về cái chết, và giúp ta duy trì vương quyền cai quản các vị chư thiên không?” Vị ấy không thấy có một ai, vị ấy tiếp tục suy xét và nghĩ về Đức Phật. Đức Phật có thể làm nguôi ngoai nỗi lo lắng và sợ hãi vốn đã làm khổ hằng trăm ngàn vị Sakka như ta.” Như vậy, vị ấy có ước muốn mãnh liệt là đi đến yết kiến Đức Phật.
“Hiện bây giờ Đức Phật đang trú ngụ ở đâu?” vị ấy suy xét. Sakka thấy Đức Phật đang trú ngụ ở hang động Indasāla, nơi có cây Odina wodier mọc trên sườn đồi Vediyaka, gần Rājagaha. Sakka nói: “Này các bạn! Lành thay nếu chúng ta đi đến yết kiến Đức Thế Tôn.” Chư thiên đáp lại: “Hay lắm! Thưa thiên chủ!”
(Ở đây, thời gian và các tình huống về chuyến viếng thăm Đức Phật của Sakka cần lưu ý. Trước đó vài ngày Sakka đã viếng thăm Đức Phật tại tịnh xá Jetavana trong hội chúng gồm những người hầu thân tín của vị ấy, như Mātali nhưng không có đông đảo tùy tùng. Vào lúc ấy, Đức Phật thấy rằng Sakka chưa chín muồi để giác ngộ và biết rằng sau hai hoặc ba ngày, vị ấy sẽ bị ám ảnh bởi cái chết sau khi thấy những hiện tượng báo điềm sắp xảy ra. Khi đó vị ấy sẽ đi đến Đức Phật trong hội chúng chư thiên từ cõi Tāvatiṁsa và cõi Catumahārājika để hỏi mười bốn câu hỏi. Vào lúc kết thúc câu hỏi liên quan đến pháp xả, vị ấy sẽ chứng đắc quả thánh Nhập lưu cùng với tám chục ngàn chư thiên của hai cõi Tāvatiṃsa và Catumahārājika). Khi thấy tình huống này, Đức Phật trú trong định của arahatta-phala để Sakka không có cơ hội gặp Ngài.
Về phần Sakka, vị ấy suy nghĩ như vầy: “Ba ngày trước Đức Phật đã không cho ta thính pháp khi ta đến gặp Ngài một mình, có lẽ do ta không có đủ duyên để giác ngộ. Đức Phật có thông lệ là đi đến tận cùng thế giới để thuyết pháp nếu có người nào đó đủ duyên để giác ngộ. Thời gian này nếu ta đi đến gặp Đức Phật cùng với thiên chúng, thì chắc sẽ có tối thiểu một vị thiên nào đó có đủ duyên và Đức Phật sẽ thuyết pháp đến vị ấy. Bằng cách ấy, ta sẽ có cơ hội nghe pháp mà sẽ làm nguôi ngoai tâm phiền não của ta.” Đó là lý do khiến vị ấy kêu gọi chư thiên cõi Tāvatiṃsa đi cùng với vị ấy. (Điều này được giải thích trong bộ Chú giải).
Sau đó Sakka, qua dòng suy nghĩ thứ hai, vị ấy nghĩ rằng thật không thông minh để đi thẳng đến Đức Phật cùng với thiên chúng từ hai cõi Catumahārāja và Tāvatiṃsa: “Xem ra, ta hơi thiếu cung cách, vị thiên Pañcasikha này rất quen với Đức Phật, thường hay đến hầu hạ Ngài. Vị ấy có đặc quyền được gặp Đức Phật và tự do nêu ra các câu hỏi. Lành thay! Nếu ta bảo vị ấy đến trước báo tin có ta đi đến yết kiến Đức Phật và khi được sự cho phép của Ngài - ta mới đặt ra những câu hỏi trước Đức Phật.” Do đó, vị ấy nói với Pañcasikha: “Này Pañcasikha, Đức Phật hiện đang trú ngụ tại hang động Indasāla, ở đó có cây Odina wodier mọc trên sườn đồi Vedayika, gần Rājagaha. Này Pañcasikha! Lành thay nếu chúng ta đi đến gặp Đức Phật ở đó.”
“Thưa vâng! Thiên chủ.” Rồi Pañcasikha mang theo cây đàn Beluvapaṇḍu và gảy nó theo bài ca, nhờ đó chư thiên biết rằng Sakka sắp đến một nơi nào đó, và họ đứng cạnh Sakka.
Khi nghe nhạc hiệu của Pañcasikha, chư thiên Tāvatiṃsa sẵn sàng lên đường. Bằng khoảng thời gian người đàn ông mạnh khỏe vừa duỗi cánh tay đã co lại hay co lại cánh tay đã duỗi ra, họ thình lình xuất hiện trên đồi Vedayika, nằm về hướng bắc của ngôi làng Bà-la- môn Ambasaṇḍa, nằm ở hướng đông của thành phố Rājagaha, trong quốc độ Magadha.
Lúc bấy giờ, ngọn đồi Vediyaka và ngôi làng Bà-la-môn Ambasaṇḍa rực rỡ ánh sáng của chư thiên. Dân chúng sống trong khu vực ấy lấy làm kinh ngạc khi nhìn thấy ánh sáng rực rỡ khác thường. “Hôm nay ngọn đồi Vedayika hình như đang cháy! Có rất nhiều vầng sáng rực cháy trên ngọn đồi Vedayika và trên ngôi làng Bà-la-môn Ambasaṇḍa! Có chuyện gì lạ thế?” Mọi người bàn tán với nhau trong sự kinh ngạc, râu tóc họ dựng đứng.
(Cần chú ý rằng cuộc viếng thăm Đức Phật của Sakka và thiên chúng xảy ra rất sớm. Họ có mặt ở đó ngay sau khi trời tối, trẻ con cũng chưa đi ngủ. Chư thiên và Phạm thiên có thông lệ đến yết kiến Đức Phật vào khoảng nửa đêm. Nhưng hiện giờ, Sakka rất lo lắng khi nghĩ về cái chết của mình nên đã đi đến trong canh đầu của đêm).
Rồi Sakka nói với Pañcasikha: “Này Pañcasikha! Chư Phật thường trú trong thiền (jhāna). Nếu đúng lúc Đức Thế Tôn đang trú trong thiền thì thật không thích hợp cho một người như ta là kẻ chưa thoát khỏi tham, sân, si. Này Pañcasikha, bây giờ ngươi hãy đi và xin phép Đức Phật để được yết kiến Ngài. Sau khi được sự cho phép rồi, chúng ta sẽ đến gần Đức Phật.”
“Lành thay! Thưa Thiên chủ.” Rồi mang theo cây đàn Beluvapaṇḍu trong cánh tay trái, vị ấy đến gần hang động Indasāla. Pañcasikha đứng ở vị trí không quá gần, không quá xa với Đức Phật, đứng ở một khoảng cách vừa phải, từ chỗ mà Đức Phật có thể nghe tiếng nhạc của vị ấy.
Từ vị trí thích hợp ấy, vị thiên Pañcasikha vừa đánh đàn vừa ca những bài hát mang chủ đề về Đức Phật, đức Pháp và đức Tăng, bậc A-la-hán và về các dục lạc.
(1) Vande te pitaraṁ bhadde timbaruṁ sūriyavacchase yeṅa jātāsi kalyanī Ānanda jananī mama.
Người yêu cao quý của ta có nước da rực rỡ như mặt trời chói sáng,
Con cháu của chúa Tambaru! Nàng xinh đẹp diệu kỳ,
Có năm mỹ tướng của nữ giới, Nguồn hỉ lạc của ta.
Vì sự yêu dấu của ta đối với nàng.
Ta xin tin kính người cha Timbaru của nàng.
(2) Vātova sedataṁ kanto pānīyaṁ va pipsato
Aṅgīrasi piyāmēsi dhammō arahatāmiva.
(3) Āturasseva bhesajjaṁ bhojanaṃ va jighacchato
Parinibbāpaya maṁ bhadde jalatamiva vārinā. (2-3) “Hỡi người yêu dấu có nước da sáng chói!
Cũng như người đàn ông đổ mồ hôi gặp làn gió mát, Như người khát nước gặp nước uống,
Như bậc A-la-hán nghe Chánh Pháp, Như người đói được ăn vật thực, Như người đau gặp thuốc,
Cũng như nước dập tắt đám lửa ái dục trong ta!
(4) Sītokadaṁ pokkharaniṁ yuttaṃ iñjakkhare eṇunā, Nāgo ghammābhitattova ogāhe te thamīdaraṃ.
Như con voi lớn có ngà gặp cơn nóng nực Muốn lội vào dòng nước mát trong hồ sen, Ta cũng vậy, muốn đi vào lồng ngực mềm mại của nàng.
(5) Accaṅkusova nāgova jitaṃ me tuttatomaraṃ
Kāraṇaṁ nappajānāmi sammatto lakkhanūruyā”.
Hỡi công nương cao quý của ta! Như con voi có ngà lớn, Trong thời kỳ sung mãn, coi thường cọc nhọn khống chế do bị mù quáng bởi dục tình.
Ta cũng vậy, bị say đắm bởi cặp đùi duyên dáng của nàng.
Nên đã mù quáng bởi dục tình.
(6) Tayi gedhitacittosmi cittaṃ viparināmitaṁ
Patigantuṁ na sakkomi vaṁkaghastova ambujo.
Hỡi công nương có nước da sáng chói! Ta muốn sở hữu nàng biết bao.
Như con cá nuốt phải lưỡi câu. Không thể nhổ nó ra được.
Sự mê đắm của ta đối với nàng cũng vậy, không thể đảo ngược được.
Ôi! Tâm của ta quay cuồng biết bao.
(7) Vamūrusaja maṁ bhadde saja maṁ mandalocane
Palissaja maṁ kalyāni etaṁ me abhipattitaṁ.
Hỡi công nương có đôi chân yêu kiều! Mong nàng ôm nhẹ lấy ta.
Ôi nàng công nương hoàn hảo tuyệt vời!
Ta khao khát được cái ôm mềm mại của nàng biết bao!
(8) Appako vata me santo kāmo vellitake siyā,
Anebhahāvo samuppādi arahanteva dakkhiṇā.
Trước kia ta hầu như không biết về ái dục, Nhưng từ khi ta để mắt đến nàng,
Người có mái tóc uốn cong ở ngọn.
Thì dục tham khởi sanh trong ta rất nhanh. Giống như lòng tịnh tín khởi sanh rất nhanh Trong người bố thí cúng dường đến bậc A-la-hán.
(9) Yaṁ me atthi kataṁ punnaṁ Arahantesu tādisu. Taṁ me sabbaṅgakalyāni tayā saddhiṁ vipaccataṁ. Hỡi công nương có năm mỹ tướng!
Trong ta có phước của quá khứ, Do sự phục vụ các bậc A-la-hán, các bậc Như Thị. Cầu mong phước ấy trổ quả bằng sự kết duyên giữa ta và nàng.
(10) Yaṁ me atthi kataṁ punnaṁ asamiṁ pathavima-ṇḍale.
Taṁ me sabbaṅgakalyāni taya saddhiṁ vipaccataṁ.
Hỡi nàng trinh nữ có năm mỹ tướng!
Trong ta có phước quá khứ như bố thí cúng dường, Được làm trên toàn địa cầu này.
Cầu mong phước ấy trổ quả bằng sự kết duyên giữa ta với nàng.
(11) Sakyaputtova jhānena ekodi nipako sato,
Amataṁ muni jigīsāno tamahāṁ sūriyavacchase.
Bậc hiền thánh, con trai của dòng dõi Thích Ca (sanh ra từ vua Suddhodāna và hoàng hậu Mahā Māyā) hằng vui thích thiền định và thường lui tới nơi vắng vẻ. Bậc có chánh niệm và trí tuệ, Mong cầu pháp Bất tử (Niết bàn).
Ôi! Công nương có nước da sáng chói của ta! Ta cũng muốn nàng giống như vậy.
(12) Yathāpi muni nandeyya patvā sambothimuttamaṁ Evaṁ nandeyyaṁ kalyāṇi missībhāvaṁ gato tayā.
Ôi! Hiện thân của sự thanh lịch!
Bậc hiền thánh sau khi chứng đắc Trí tuệ hoàn hảo, tối cao (qua bảy pháp thanh tịnh). Vui thích trong sự giác ngộ.
Cũng vậy, sẽ làm ta vui thích nhiều Nếu ta được kết duyên với nàng.
(13) Sakko ce me varaṃ dajjā tāvatimsā namissaro.
Tā haṁ bhadde vareyyāhe evaṁ kāmo daḷho mama.
Hỡi công nương yêu dấu của ta! Nếu Sakka, chúa của chư thiên, Tāvatimsa cho ta chọn một đặc ân.
Ta sẽ chọn nàng hơn là chúa tể chư thiên. Hỡi công nương yêu quý của ta!
Tình yêu của ta đối nàng rất vững chắc.
(14) Sālaṁ va na ciram phullaṁ pitaraṁ te sumedhase. Vandamāno namassāmi yassācetādisī pajā.
Hỡi công nương của ta, có trí thông minh to lớn! Như cây san hô bỗng nhiên ra hoa, Nàng xuất hiện làm người con gái rực rỡ của chúa Timbaru.
Người mà ta tôn kính do bởi nàng!
Vào lúc kết thúc những bài ca của Pañcasikha, Đức Thế Tôn bèn nói lời khen ngợi: “Này Pañcasikha! Tiếng đàn luýt của ngươi hoàn toàn ăn khớp với tiếng hát của ngươi. Không bên nào trội hơn bên nào.”
(Chú thích: Đức Phật khen ngợi Pañcasikha không phải vì Ngài yêu thích âm nhạc mà chỉ vì mục đích nào đó. Vì Ngài là bậc A-la-hán có tâm bình thản trước tất cả các cảm thọ khổ, lạc. Vì Ngài có sáu cách xả (Vide Koṭhiko Sutta of Saḷāyatana Vagga, Saṃyutta Pāli). Tuy nhiên, Ngài công khai khen ngợi Pañcasikha để khiến vị ấy biết rằng Đức Phật tán thành hành động của chư thiên. Nếu Ngài không bày tỏ sự tán thành thì Pañcasikha rút lui vì hiểu lầm rằng vị ấy không được khen ngợi. Trong trường hợp ấy, Sakka và tùy tùng sẽ không có cơ hội để nêu ra những câu hỏi và nghe những câu trả lời của Đức Phật giúp họ giác ngộ).
Sau khi khen ngợi Pañcasikha, Đức Phật hỏi vị ấy: “Này Pañcasikha, người soạn những bài kệ về Đức Phật, đức Pháp, đức Tăng, các bậc A-la-hán và các dục lạc từ bao giờ vậy?”
Pañcasikha đáp lại rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Vào một thuở nọ, khi Ngài đang ngụ dưới cội cây Ajapāla, gần bờ sông Nerañjarā, trong khu rừng Uruvela (vào tuần thứ tám sau khi Đức Phật thành đạo). Bạch Đức Thế Tôn! Trong thời gian ấy, con đem lòng yêu thương Sūriyavacchasā, con gái của chúa Timbaru. Còn nàng thì yêu Sikhandī, con trai của Mātali là người đánh xe của Sakka. Bạch Đức Thế Tôn! Khi con thấy rằng con sẽ mất Sūriyavacchasā, con bèn đi đến cung điện của chúa Timbaru và đánh đàn luýt đồng thời hát những bài kệ này về Đức Phật, đức Pháp, đức Tăng, bậc A-la-hán và các dục lạc”. (Tác giả lập lại những câu kệ này ở đây).“ Bạch Đức Thế Tôn! Khi nghe con đánh đàn luýt và những bài kệ ấy, thì Sūriyavacchasā nói với con rằng: “Thưa Ngài! Tự thân tôi chưa bao giờ trông thấy Đức Thế Tôn, nhưng khi tôi đang múa ở lễ hội của chư thiên cõi Tāvatimsa tại hội trường Chánh Pháp, tôi đã nghe nói về Đức Thế Tôn. Hôm nay ngài hát lời ca ngợi Đức Thế Tôn và nhờ vậy mà ngài có cơ hội gặp được tôi.” Bạch Đức Thế Tôn! Kể từ hôm ấy đến nay con không có cơ hội gặp được nàng.”
Sakka lấy làm hoan hỉ khi thấy Pañcasikha trò chuyện thân mật với Đức Phật, bèn nói với vị ấy rằng: “Này Pañcasikha! Khanh hãy đi và nhân danh ta bạch với Đức Thế Tôn rằng ‘Sakka chúa của chư thiên và những cận thần của vị ấy cùng với tùy tùng, xin cúi đầu đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn.’ ” “Lành thay ! Thưa thiên chủ” Pañcasikha nói. Sau khi đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn, vị ấy nói: “Bạch Đức Thế Tôn! Các vị quan đại thần của Sakka cùng với tùy tùng của họ xin cúi đầu đảnh lễ dưới chân đức Thế Tôn.”
Nhân đó, Đức Phật đáp lại: “Này Pañcasikha! Lành thay! Cầu chúc cho Sakka, quan đại thần và đoàn tùy tùng được an vui. Quả thật vậy, tất cả chúng sanh, chư thiên, Phạm thiên, nhân loại, atula, rồng, càn-thát-bà đều mong được hạnh phúc.” (đây là cách đáp lại theo thông lệ của Đức Phật, đối với chư thiên có oai lực đến yết kiến Đức Phật).
Khi Đức Phật đã nói như vậy, Sakka bèn đi vào hang động Indasāla và đảnh lễ Ngài rồi đứng ở một nơi hợp lẽ. Pañcasikha và chư thiên Tāvatimsa khác cũng đi theo Sakka vào hang động, đảnh lễ Đức Phật và đứng ở một nơi hợp lẽ.
Động Indasāla không phải là hang động lớn để cung cấp đủ chỗ cho chư thiên. Tuy nhiên, lúc bấy giờ hang động không chỉ thoáng rộng, dưới mặt đất của nó thường không bằng phẳng nay cũng trở nên bằng phẳng. Bóng tối bên trong cũng nhường chỗ cho hào quang rực rỡ của chư thiên, nhưng những vầng hào quang ấy không rực rỡ bằng hào quang của Đức Phật bao quanh thân của Ngài và tỏa rộng tám mươi hắc tay. Trong phạm vi ấy, ánh sáng của chư thiên bị lấn át bởi hào quang của Đức Phật.
Khi ấy, Đức Phật nói với Sakka: “Kỳ diệu thay, Sakka chưa từng thấy chính là Sakka, Sakka của dòng họ Kosiya đã tìm cơ hội để đến đây giữa nhiều phận sự.”
Sakka đáp: “Bạch Đức Thế Tôn! Con đã có ý định gặp Đức Thế Tôn từ lâu rồi, nhưng có nhiều vấn đề liên quan đến chư thiên Tāvatiṃsa đã giữ con lại.”
(Trong đọan văn này “nhiều vấn đề liên quan đến chư thiên Tāvatiṃsa,” có thể giải rõ ở đây là Sakka phải đứng ra làm quan toà phán xử các vụ tranh chấp giữa chư thiên. Chư thiên làm người nam hay nữ ở độ tuổi trưởng thành thì sanh ra ở ngực của chư thiên cha mẹ. Những người bạn đời của họ xuất hiện cùng lúc ở trên giường. Những người hầu của những cặp vợ chồng chư thiên ấy xuất hiện ở quanh giường. Các nô lệ cũng xuất hiện ở bên trong cung điện. Đối với các trường hợp rõ ràng thì không có những tranh chấp khởi sanh về quyền sở hữu. Chư thiên mà xuất hiện giữa hai ranh giới của hai cung điện, tạo nên nguyên nhân của các cuộc tranh chấp liên quan đến vấn đề - ai sở hữu chư thiên ấy?
Những vụ tranh chấp được khởi sanh về vấn đề ấy, được nêu ra trước Sakka để được phán xử. Khi ấy Sakka sẽ phán quyết quyền sở hữu của vị thiên, mà xuất hiện gần hơn giữa hai cung điện của chư thiên có tranh chấp. Nếu vị thiên xuất hiện ở giữa khoảng cách bằng nhau của hai cung điện thì vị thiên sanh ra ấy, quay mặt về hướng cung điện nào thì được Sakka công bố là thuộc về cung điện ấy. Nếu vị thiên ấy sanh ra không quay mặt về hướng cung điện nào thì sẽ được kết luận bằng cuộc công bố rằng, không bên nào thắng kiện và vị thiên ấy thuộc về Sakka. Đây là đặc điểm trong việc phán xử của Sakka trong những vấn đề liên quan đến chư thiên Tāvatiṃsa. Ngoài những phận sự ấy, đời sống thường nhật của chư thiên trong việc thọ hưởng dục lạc cũng choáng mất thời gian của Sakka (Chú giải).
Rồi Sakka tiếp tục: “Bạch Đức Thế Tôn! Trong một dịp khác (tức là cách ba ngày trước), Đức Thế Tôn đang ngụ ở tịnh xá tại Sāvatthi (trong Hương Phòng được xây dựng bằng gỗ chư thiên, do vua Pasenadi của nước Kosala dâng cúng). Bạch Đức Thế Tôn! Con đã đến đó với hy vọng được đảnh lễ Ngài, nhưng vào lúc ấy Ngài đang nhập định. Bhujatī, hoàng hậu của Vessavaṇṇa, Đại hộ thiên vương đang đứng trong tư thế tôn kính bên cạnh Đức Thế Tôn. Con nói rằng “Này hoàng hậu, thay mặt ta trình với Đức Thế Tôn: ‘ Bạch Đức Thế Tôn! Sakka, chúa của chư thiên và các quan thần cùng với tùy tùng của họ xin được cúi đầu đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn.’ Bhūjita bèn đáp lại: ‘Thưa Thiên chủ! Bây giờ không phải là lúc để gặp Đức Thế Tôn. Thế Tôn đang trú trong cảnh vắng lặng.’ Khi ấy con nói với nàng: ‘Này hoàng hậu! Vậy thì khi nào Đức Thế Tôn xả thiền (phala-samapatti) thì hoàng hậu hãy nhân danh ta bạch với Ngài rằng: ‘Bạch Đức Thế Tôn! Sakka, chúa của chư thiên và các đại thần cùng với tùy tùng của họ xin được cúi đầu đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn.’ Bạch Thế Tôn! Nàng Bhūjita có nhắn lại lời của con và Đức Thế Tôn có nhớ lời nhắn ấy không ạ?”
Đức Phật đáp: “Này Sakka! Nàng tiên nữ ấy có nói với Như Lai về lời nhắn của ngươi và Như Lai có nhớ lời nhắn ấy. Thực ra, Như Lai đã xuất khỏi thiền khi nghe tiếng bánh xe của ngươi lăn.”
(Chú thích: Có bốn toà nhà chính mà Đức Phật trú ngụ trong khuôn viên Tịnh Xá Jetavana. Đó là (1) Kareti Kuṭi có những cây dừa xếp thẳng hàng ở lối vào rất đẹp mắt và những nhánh cây tán lá của chúng đan chéo nhau tạo ra những bóng mát khả ái, (2) Kosamba Kuṭi có cây thốt nốt với tán lá của nó che mát ở lối vào cốc, (3) Gandha Kuṭi, toà nhà được xây bằng gỗ thơm được gọi là Hương Phòng, (4) Tịnh thất được xây bằng gỗ chư thiên gọi là Salaḷāgara - mỗi tịnh thất trị giá một trăm ngàn nén bạc, tịnh thất Salaḷāgara do vua Pasenadi nước Kosala dâng cúng; ba tịnh thất kia do trưởng giả Anāthapiṇḍika dâng cúng (Chú giải Trường bộ, tập II).
Trước khi có bài pháp về Đế Thích Sở vấn, Đức Phật đang trú ngụ ở tịnh xá Salaḷāgara, Sakka đã viếng thăm tịnh xá nhưng vì Ngũ quyền của vị này chưa chín muồi nên Đức Phật không tiếp đón mà nhập vào thiền quả trong thời gian đã định trước. Bhūjita là hoàng hậu của Vessavaṇṇa - Đại hộ thiên vương, nàng là bậc thánh Nhất lai và thấy dục lạc của chư thiên là việc không đáng ưa thích đối với nàng. Nàng dành thời gian tôn kính Đức Phật bằng cách chắp hai tay lên trán. Sakka trở về thiên cung sau khi để lại lời nhắn với hoàng hậu Bhūjati và sau khi hướng về tịnh xá Salaḷāgara đảnh lễ Đức Phật. Khi vị ấy đánh xe trở về trời thì âm thanh phát ra khắp khu vực tịnh xá, nghe như tiếng nhạc được tấu lên bởi năm loại nhạc khí. Vào lúc ấy Đức Phật xuất khỏi thiền định. Đúng thế, tâm nhận biết đầu tiên của Đức Phật là âm thanh phát ra từ thiên xa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải vì âm thanh ấy mà Đức Phật xuất định. Đó chỉ là sự trùng hợp đúng vào thời gian xuất định đã được dự định trước. (Chú giải Trường bộ kinh tập II)
Sakka tiếp tục nói: “Bạch Đức Thế Tôn! Con đã nghe được từ các vị chư thiên của cõi Tāvatiṃsa có mặt ở đó trước con, nói rằng - suốt thời gian xuất hiện của chư Phật, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri thì số lượng các vị atula (asura) suy giảm và số lượng chư thiên tăng.
Bạch Đức Thế Tôn! Con đã tự mình quán sát sự thật này, rằng khi Đức Phật, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri xuất hiện trên thế gian thì số lượng atula giảm thiểu và số lượng chư thiên tăng bội.”
Bạch Đức Thế Tôn! Vào một thời nọ, tại thành phố Sāvatthi này, có một công chúa thuộc dòng Thích ca tên Gopika, là người có niềm tin nơi Tam bảo và có thói quen thọ trì Ngũ giới. Nàng ghét thân phận nữ giới của mình. Nàng hành xử với quan điểm được tái sanh làm người nam và sau khi thân hoại mạng chung nàng được tái sanh vào cõi Tāvatimsa, làm con trai của con. Vị ấy được gọi là vị thiên Gopaka ở cõi Tāvatimsa.
Bạch Đức Thế Tôn! Ngược lại, có ba vị Tỳ khưu thực hành pháp hành cao thượng của Đức Phật, nhưng lúc mạng chung họ tái sanh làm càn-thát-bà, là chư thiên thấp hơn vị thiên Gopaka. Chư thiên càn-thát-bà này hưởng dục lạc đầy đủ và họ đến chỗ hội họp của chư thiên trong hội trường, để giúp vui cho chư thiên cõi Tāvatimsa bằng tiếng nhạc của họ. Khi ấy, vị thiên Gopaka nói với họ rằng:
‘Thưa các ngài! Các ngài đã nghe giáo pháp của Đức Thế Tôn bằng cách chú tâm như thế nào? Về phần tôi, tôi chỉ là một người nữ (trong kiếp trước làm người của tôi), chỉ có thể thọ trì Ngũ giới mà thôi. Nhưng vì có tâm chán ghét đối với thân phận người nữ, bản thân cư xử với quan điểm đạt được thân nam trong kiếp tái sanh tiếp theo. Kết quả là giờ đây tôi được sanh làm con trai của Sakka, chúa của chư thiên. Trong cõi trời Tāvatiṁsa này tôi có tên là Gopaka.
Còn các ngài, thưa các đại đức! Các ngài đã từng là những vị tỳ khưu thực hành pháp cao thượng theo Đức Phật, thế mà giờ đây các ngài tái sanh làm chư thiên càn-thát-bà (gandhabba), thấp hơn chư thiên thuộc cõi trời Tāvatiṁsa. Điều ấy đối với chúng tôi xem ra không được vừa ý.’
Những lời chê bai này như lời thức tỉnh đối với ba vị thiên gandhabba. Hai vị trong bọn họ tu tập được niệm, đạt đến Sơ thiền ngay tại đó và được tái sanh về cõi Brahmapurohita (cõi Phạm phụ thiên). Vị thứ ba tiếp tục hưởng dục lạc (lời trình bạch của Sakka vẫn chưa kết thúc).
Trong câu chuyện về vị thiên Gopaka này, số phận của ba vị tỳ khưu trong kiếp trước là đáng lưu ý. Dầu họ đã thực hành phạm hạnh của vị tỳ khưu nhưng họ lại tái sanh làm chư thiên ở cõi gandhabba, và được gọi là samana devas (chư thiên đã từng là những Sa-môn trong kiếp trước).
Sở dĩ như vậy, vì trong những kiếp quá khứ họ đã từng làm chư thiên càn-thát-bà nên trong tâm họ đã có sở thích đối với kiếp sống ấy (bhavanikanti); chư thiên gandhabba thuộc cõi Tứ Đại thiên vương.
Khi vị thiên Gopaka gặp ba vị thiên gandhabba này, vị ấy suy xét họ đã có những loại phước nào trong quá khứ khiến họ có sắc tướng đẹp như vậy. Rồi vị ấy xét thấy rằng trong kiếp trước họ là những vị tỳ khưu. Rồi vị ấy suy xét xem họ có an trú trong giới không? Vị ấy thấy rằng họ có an trú trong giới. Rồi vị ấy suy xét xem họ còn những loại phước nào nữa, vị ấy thấy rằng họ đã chứng đắc thiền (jhāna). Rồi vị ấy suy xét xem những vị tỳ khưu ấy đã từng sống ở đâu, vị ấy thấy rằng họ là những vị tỳ khưu đã từng đến nhà của vị ấy (khi vị ấy là công chúa Gopika dòng Thích Ca) để khất thực mỗi ngày. Vị ấy xem lại trường hợp của họ như vầy: “Những người đã an trú trong giới, có thể nguyện sanh vào bất cứ cõi nào trong sáu cõi trời dục giới. Những vị tỳ khưu này lại không tái sanh trong những cõi trời cao hơn, những người đã đắc thiền thường tái sanh vào cõi Phạm thiên. Còn về phần ta, ta đã thực hành theo sự chỉ dạy của họ và bây giờ được tái sanh làm con của vua trời Sakka. Những vị tỳ khưu này tái sanh làm chư thiên thấp hơn như gandhabba, họ thuộc loại chư thiên Aṭṭhideva.” Đó là lý do khiến vị ấy nói những lời chê trách như vầy: “Thưa chư đại đức! Các ngài đã nghe pháp của Đức Thế Tôn bằng sự chú tâm như thế nào? (v.v...) ”
“Những người Aṭṭhideva cần sự kích thích hết mức,” nằm trong bài kinh Potada Sutta, Kesi vagga thuộc Tatiya Paṇṇāsa Aṅguttara Nikāya (Catukka Nipāta), ở đó bốn loại ngựa được huấn luyện và bốn loại người được huấn luyện được mô tả trong bài kinh này. Nội dung chính của bài kinh ấy là:
(1) Loại ngựa đáp lại mệnh lệnh của chủ, khi thấy một động tác gợi ý của cây gậy (chāyā diṭṭha).
(2) Loại ngựa làm theo ý của chủ, khi nào nó bị đánh nhẹ làm cho lông của nó bị rụng xuống (lomavedha).
(3) Loại ngựa tuân theo lời ông chủ, chỉ khi nào nó bị đánh đến rách da (cammavedha).
(4) Loại ngựa làm theo lời ông chủ, chỉ khi nào nó bị đánh đến nỗi không thể chịu đựng được nữa (aṭṭhivedha).
(1) Khi nghe một người nào đó ở một nơi bị khổ vì bệnh hoặc đã chết, người ấy khởi tâm kinh cảm (saṁvega) và người ấy phấn đấu để thành đạt Tuệ quán và Tuệ đạo (chāyādiṭṭha)
(2) Khi người ta trực tiếp chứng kiến một người nào đó đang chịu khổ bệnh hay khổ chết, người ấy khởi tâm kinh cảm và phấn đấu để thành đạt Tuệ quán và Tuệ đạo (lomavedha).
(3) Khi chứng kiến một người trong gia đình của mình bị khổ bệnh hay khổ chết, người ấy khởi tâm kinh cảm và phấn đấu để thành đạt Tuệ quán và Tuệ đạo (cammavedha).
(4) Chỉ khi nào bản thân gặp một căn bệnh nặng trầm trọng, người ấy mới khởi tâm kinh cảm và phấn đấu để thành đạt Tuệ quán và Tuệ đạo (aṭṭhivedha).
Vị thiên Gopaka liệt ba vị tỳ khưu này vào nhóm thứ tư và suy xét rằng họ cần có sự kích động.
Trong câu chuyện của Sakka có đọan “ Hai trong số ba vị thiên ấy đạt được niệm giúp họ chứng đắc Sơ thiền ngay tại đó và được tái sanh vào cõi Brahmapurohita ” - cần được giải thích thêm. Khi nghe những lời của vị thiên Gopaka, hai trong ba vị gandhabba suy nghĩ: “Thông thường chúng ta phải được khen thưởng vì sự phục vụ của chúng ta trong việc giúp vui cho họ, nhưng bây giờ thay vì không được khen thưởng lại bị la rầy ngay từ đầu, như muối được rải trên cái chảo nóng. Tại sao vậy?” Khi quán xét về kiếp quá khứ của họ, họ thấy một cách sống động rằng họ đã từng là vị tỳ khưu có giới trong sạch, họ đã đắc thiền và họ thường đi đến nhà của công chúa Gopika dòng Thích ca để khất thực mỗi ngày.
Họ suy xét về tình cảnh của họ như vầy: “Những người đã an trú trong giới, có thể nguyện sanh vào bất cứ cõi nào trong sáu cõi trời dục giới. Tuy nhiên, chúng ta không thể sanh vào những cõi trời cao hơn hay các cõi Phạm thiên. Vị công nương trẻ mà thực hành theo lời dạy của chúng ta giờ đây được tái sanh lên cỏi trời cao hơn. Dầu chúng ta đã từng là những vị tỳ khưu thực hành đạo cao thượng dưới sự chỉ dạy của Đức Phật, nhưng chúng ta lại tái sanh làm những vị trời càn-thát-bà, hạng chư thiên thấp hơn. (Do vì chúng ta ưa thích kiếp sống càn-thát-bà nơi mà trong những kiếp trước chúng ta đã tái sanh vào đó). Đó là lý do khiến vị thiên Gopaka nói lời chê trách.” Hai trong số ba vị ấy ghi nhớ lời chê bai này, đạt được niệm và chứng đắc Sơ thiền. Nương vào định ấy, họ quán về vô thường, khổ, vô ngã bản chất của danh sắc và chứng đắc quả thánh A-na-hàm (anāgāmi-phala) gay tại đó.
Bậc A-na-hàm hay Bất lai có loại tâm siêu thế không thích hợp với năm uẩn thuộc kiếp sống gandhabba. Loại tâm ấy cao hơn loại tâm dục giới, cho nên vừa khi đắc A-na-hàm đạo, hai vị thiên ấy mạng chung từ cõi trời càn-thát-bà và tái sanh vào cõi Phạm thiên Sắc giới - cõi giữa ba cõi sắc giới vì họ đắc Sơ thiền thuộc định bậc trung. Dầu họ tái sanh vào cõi Phạm Phụ thiên (Brahma-purohita) nhưng thân của họ không xuất hiện ở đó. Họ chỉ ở lại cõi Tāvatimsa trong hội trường Chánh pháp (trong hình tướng của những vị Phạm thiên, thay vì họ mang thân của chư thiên gandhabba).
Vị thiên thứ ba không thể từ bỏ sự luyến ái của vị ấy đối với kiếp sống càn-thát-bà nên vẫn ở trong kiếp sống hiện tại ấy làm vị thiên gandhabba (Những chi tiết này được giải thích trong Chú giải).
Sau khi Sakka đã trình bày bằng văn xuôi đến Đức Thế Tôn về câu chuyện của vị thiên Gopaka, vị ấy nói thêm mười lăm câu kệ về chủ đề ấy. Rồi bằng ba câu kệ khác nữa, vị ấy ngâm lên để tán dương những ân đức của Đức Phật, đức Pháp, và về mục đích của chuyến viếng thăm của vị ấy, là chứng đắc đạo quả Siêu thế như hai vị Phạm thiên kia đã chứng đắc. Rồi vị ấy kết thúc ba câu kệ cuối cùng của mình bằng lời thỉnh cầu rằng, nếu Đức Phật cho phép, vị ấy sẽ nêu ra một số câu hỏi (và nghe những câu trả lời của Đức Phật). Câu kệ cuối cùng trong mười tám câu kệ của Sakka là như sau:
Tassa dhammassa pattiyā āgatamhāsi mārisa.
Katāvakāsā bhagavatā pañhaṃ pucchemu mārisa.
“Ôi! Đức Thế Tôn! Bậc đã thoát khỏi tất cả mọi hình thức đau khổ. Chúng con đến đây vì lợi ích là được chứng đắc đạo quả Siêu thế mà hai vị Phạm thiên kia đã chứng đắc. Ôi! Đức Thế Tôn! Bậc đã thoát khỏi mọi hình thức đau khổ. Xin Đức Thế Tôn vì lòng bi mẫn cho phép chúng con nêu ra một số câu hỏi.”
Khi ấy, Đức Phật suy xét: “Vị Sakka này có giới đức đã lâu rồi. Bất cứ câu hỏi nào vị ấy hỏi đều đem lại lợi ích cho vị ấy, vị ấy sẽ không hỏi những câu hỏi không có lợi ích. Nếu ta trả lời những câu hỏi của vị ấy thì vị ấy sẽ hiểu ngay.”
Chú giải giải thích đọan này như sau: “Vị Sakka này từ lâu đã là người có giới đức” bằng cách kể lại những kiếp sống quá khứ của Sakka. Khi ấy, vị ấy là một chàng trai trẻ có có giới đức mang tên là Magha, sống trong ngôi làng Macala, thuộc tỉnh Magadha. Đó là thời kỳ trước khi Đức Phật xuất hiện.
Vào lúc sáng sớm, Magha đi đến chỗ đất rộng nơi mà dân làng hội họp lại để bàn luận những công việc của cộng đồng. Vị ấy quét dọn sạch sẽ một chỗ đất. Một người khác thấy chỗ đất đó sạch sẽ và họ đi đến ngồi ở đó. Magha vui mừng khi thấy việc làm của mình có lợi ích cho những người khác. Bởi vậy vị ấy chọn một chỗ đất rộng ở trung tâm ngôi làng rồi quét dọn sạch sẽ chỗ đất đó và rải cát sạch lên. Mùa lạnh thì vị ấy gom củi khô và đốt lên những đống lửa nhỏ ở đó. Mọi người từ trẻ đến già đều kéo đến bên đống lửa để sưởi ấm.
Một hôm, Magha nghĩ về đời sống an nhàn của vua quan và các quan chức trong kinh đô. Vị ấy suy nghĩ về thần mặt trời và mặt trăng trên bầu trời, những người vĩ đại trên quả đất này và chư thiên trên bầu trời hưởng được sự nhàn nhã sung sướng như vậy là do những nghiệp quá khứ nào họ đã làm ? Chắc họ đã làm những việc phước thanh tịnh nên đưa họ đến địa vị hiện tại. Khi suy luận đúng đắn như vậy, vị ấy quyết định tiếp tục làm các việc phước noi theo gương những con người vĩ đại.
Vị ấy dậy sớm, điểm tâm bằng món cháo và mang theo những dụng cụ cần thiết đi đến ngã tư đường. Tại đó, vị ấy dọn sạch những cục đá ở ngã tư đường, đốn hạ những cây mọc lên quá gần ở hai bên đường để xe kéo dễ dàng đi qua, và san bằng những chỗ đất lồi lõm trên đường đi. Vị ấy dựng lên một nhà nghỉ ở chỗ gặp nhau của các con đường, đào một cái hồ hình chữ nhật, làm cây cầu và trải qua suốt ngày làm việc phước, vị ấy chỉ về nhà khi trời tối.
Khi thấy việc làm hằng ngày của Magha, một dân làng hỏi vị ấy: “ Này bạn Magha! Bạn rời khỏi làng lúc sáng sớm và trở về nhà lúc trời tối. Bạn đã làm gì vậy? ”
“ Này bạn! Tôi làm các việc phước, tôi đang mở ra con đường đi đến cõi trời. ”
“ Những việc phước thanh tịnh mà bạn nói có ý nghĩa gì? ” “ Bạn không hiểu về những việc phước thanh tịnh à? ”
“ Không, tôi không hiểu! ”
“ Bạn không thấy địa vị vinh quang của đức vua, của các quan thần và của các quan chức khi bạn viếng thăm kinh đô đó sao.”
“ Vâng, tôi thấy! ”
“ Được, đức vua và những người có địa vị ấy thọ hưởng đời sống sung sướng vì kiếp quá khứ họ đã làm những việc phước thanh tịnh. Tôi đang làm những công việc dẫn đến đời sống như vậy. Bạn không nghe nói về thần mặt trời, thần mặt trăng à? ”
“ Vâng, tôi có nghe nói! ”
“ Tôi đang mở ra con đường đi đến chư thiên.”
“ Này bạn Magha! Có phải bạn tự mình làm tất cả những công việc này? Có phải bạn là người duy nhất thích hợp với loại công việc này? Phải chăng những người khác không thích hợp làm những công việc này? ”
“ Này bạn! Không có điều gì cấm đoán bất cứ ai làm công việc này? ”
“ Này bạn Magha! Nếu vậy bạn hãy cho tôi biết, vào ngày mai bạn đi đến những vùng quê nào? ”
Ngày hôm sau, Magha có một người cộng sự làm việc chung với vị ấy. Về sau vị ấy có ba mươi ba người tình nguyện cùng đi theo làm việc phước. Nhóm ba mươi ba người bạn của Magha đều có tâm cầu các việc phước. Họ cùng nhau đi từ chỗ này đến chỗ kia để đắp đường, đào hồ nước, làm cầu và dựng lên những nhà nghỉ. Họ dốc hết sức làm các công trình, thường thì làm xong một công việc đặc biệt trong cùng ngày hôm ấy.
Trưởng làng Macala là kẻ xấu xa. Ông ta không thể chấp nhận được những công việc của Magha. Vì chính ông ta bán rượu trong làng nên khi xảy ra những cuộc gây gỗ ẩu đả thì ông ta có thêm lợi tức về tiền phạt từ những người phạm tội. Việc làm ăn của ông ta suy giảm, khi những chàng trai không đến chỗ ông ta để uống rượu mà đi ra ngoài làm những việc lợi ích xã hội. Do đó ông ta sử dụng quyền lực của mình để hãm hại Magha và những người bạn của vị ấy. Ông ta sàm tấu lên đức vua rằng có một băng nhóm xấu đang quậy phá xóm làng của ông ta. Khi đức vua hỏi những kẻ phạm tội thuộc dòng dõi nào thì ông ta tâu rằng: “ Tâu đại vương! Họ xuất thân từ những gia đình tốt.”
“ Làm sao những người thuộc gia đình tốt lại trở thành người xấu? Tại sao ngươi giữ kín tin xấu này cho đến bây giờ? ”
“ Tâu đại vương! Hạ thần sợ rằng họ có thể chống lại hạ thần. Xin đại vương tha lỗi cho hạ thần về điều này.”
Đức vua tin vào lời của vị trưởng thôn và truyền lệnh ông ta dẫn đường đi bắt Magha và những người bạn của vị ấy.
Magha và những người bạn của vị ấy sau khi làm xong công việc, trở về và dùng bữa cơm tối. Họ đang bàn kế họach cho những việc phước của ngày hôm sau thì ông trưởng thôn dẫn binh lính đến bao vây, bắt trói họ và dẫn đến đức vua.
Những người vợ của những chàng trai nghe tin chồng của mình bị bắt, họ nói: “ Thật đáng đời, những ông chồng này đã bỏ bê phận sự trong gia đình và ngày nào cũng đi về miền quê.”
Khi Magha và những người bạn được dẫn đến đức vua thì đức vua không thẩm tra họ mà truyền lệnh cho voi giẫm chết họ. Khi họ được dẫn đến chỗ hành hình, Magha nói với những người bạn của mình rằng: “ Này các bạn! Các bạn có chịu nghe những lời của tôi không? ”
“ Này bạn Magha thân mến! Chúng tôi ở trong tình cảnh này rất cần lời khuyên của bạn. Lời khuyên ấy là gì? ”
“ Này các bạn! Cái chết đến với tất cả những ai còn trong luân hồi. Nào, các bạn có phải là những kẻ cướp không? ” (Như ông trưởng thôn đã vu khống).
“ Chắc chắn là không!”
“ Này các bạn! Tin tưởng vào sự thật là chỗ tin cậy duy nhất cho tất cả mọi người trong thế gian. Bởi vậy, hãy nói lên lời chân thật như vầy: ‘Nếu chúng tôi là bọn cướp thì hãy để cho voi giẫm lên chúng tôi. Nếu chúng tôi không phải là bọn cướp thì xin voi đừng giẫm lên chúng tôi.’”
Ba mươi ba chàng trai đã thực hiện lời nguyện chân thật như đã được chỉ dạy. Con voi của hoàng gia từ xa đang chuẩn bị giẫm lên họ, nó không dám đến gần họ mà đã rống lên trong sợ hãi và bỏ chạy. Người quản voi lấy cây gậy nhọn và những vật nhọn khác để sai khiến nó nhưng không thành.
Khi hiện tượng lạ này được trình lên đức vua, đức vua bèn ra lệnh: “ Nếu vậy thì hãy giấu tội nhân dưới tấm chiếu và cho voi giẫm lên.” Quân hầu của đức vua đã làm theo mệnh lệnh nhưng con voi lại tỏ ra sợ hãi hơn, nó rống lên và bỏ chạy.
Khi đức vua hay tin lạ lùng này, vị ấy truyền lệnh cho gọi trưởng thôn đến và hỏi rằng: “ Có đúng là con voi của hoàng gia không chịu giẫm lên những người này không? ”
“ Đúng vậy, tâu đại vương! Sở dĩ như vậy là vì tên cầm đầu
(mantra) biết chú thuật khiến cho con voi sợ hãi. ”
Nhân đó, đức vua cho gọi Magha đến và hỏi rằng: “ Này ngươi! Có thật là ngươi biết về mantra (câu chú) làm cho những con voi sợ hãi không? ”
Magha đáp: “ Tâu bệ hạ! Hạ thần không có mantra nào như vậy. Điều mà hạ thần và những người bạn của hạ thần đã làm là nói lên lời nguyện chân thật rằng ‘Nếu chúng tôi là những tên cướp và kẻ thù của đức vua thì hãy cho voi giẫm lên chúng tôi. Nếu chúng tôi không phải là những tên cướp thì xin cho voi đừng giẫm lên chúng tôi.’ ”
Rồi đức vua hỏi: “ Thường ngày các ngươi đã làm gì? ”
“Tâu bệ hạ! Chúng tôi sửa chữa những con đường, dựng lên những nhà nghỉ ở những ngã tư dành cho khách qua đường, đào những cái hồ nước và bắt những cây cầu mới hoặc sửa lại những cây cầu đã cũ. Chúng tôi đi nhiều nơi để làm những công việc này.”
“Tại sao các ngươi cho rằng trưởng thôn vu khống các ngươi .” “ Tâu bệ hạ! Trưởng thôn thường hưởng món lợi lớn từ việc bán rượu khi những chàng trai trong làng dể duôi và muốn vui say. Nhưng từ khi chúng tôi tham gia vào những công việc công ích và không dể duôi như trước thì trưởng thôn bị mất những món lợi lớn thường ngày của ông ta. Đó là lý do khiến ông ta vu khống chúng tôi.”
Khi ấy, đức vua bèn nói: “ Này Magha! Con voi của hoàng gia dầu chỉ là một con vật mà biết được những đức tính của các ngươi. Trong khi đó ta là con người mà không biết được đức tính ấy. Từ nay trở đi, ngươi sẽ là trưởng thôn của ngôi làng Macala. Trẫm tặng cho các ngươi con voi của trẫm. Hãy để kẻ vu khống, trưởng thôn ấy làm nô lệ cho các ngươi. Từ nay trở đi, hãy nhân danh ta làm các việc phước.” Rồi đức vua ban thưởng hậu hỉ cho cả nhóm.
Trên đường trở về nhà trong niềm hoan hỉ, họ thay phiên nhau cỡi trên con voi. Magha nói với các bạn của mình: “Này các bạn! Những việc phước thường cho quả trong kiếp sống tương lai. Nhưng ở đây chúng ta đang hưởng quả từ những việc phước thiện của chúng ta ngay từ kiếp sống hiện tại, như hoa súng màu nâu nở ra trong nước. Do đó, chúng ta nên làm nhiều việc thiện hơn nữa.” Rồi vị ấy nói thêm: “Bây giờ chúng ta nên làm loại việc phước nào?” Rồi sau khi bàn luận, tất cả đều đồng ý rằng họ nên dựng lên một nhà nghỉ lớn tại ngã tư đường cái, như một chỗ ngụ thường xuyên dành cho lữ khách đến con đường ấy. “Nhưng chúng ta hãy quyết định là không cho những người vợ của chúng ta tham gia vào những việc phước của chúng ta. Họ đã không có thiện cảm với chúng ta. Họ không hiểu chúng ta. Thay vì nghĩ cách giải cứu chúng ta, họ lại tỏ ra vui mừng với bất hạnh của chúng ta.”
Ba mươi ba chàng trai do Magha dẫn đầu, mỗi người cho một miếng cơm và một bó cỏ cho con voi ăn trong một ngày. Khi họ đốn cây thì con voi làm công việc là kéo chúng đến chỗ công trình. Nhóm người bắt đầu gọt đẽo những cây gỗ để xây dựng nhà nghỉ lớn.
Magha có bốn người vợ tên là Sūjā, Sudhammā, Cittā và Nandā. Trong bốn người này, nàng Sudhammā hỏi người trưởng thợ mộc về lý do tại sao Magha và nhóm bạn của vị ấy suốt ngày ở trong rừng. Ông trưởng thợ mộc nói cho nàng biết về dự án xây dựng nhà nghỉ lớn. Sudhammā yêu cầu ông trưởng thợ mộc cho phép nàng được góp công vào công trình, nhưng ông ta nói với nàng rằng Magha và những người bạn của vị ấy đã quyết định không cho bất cứ người vợ nào của họ tham gia vào công trình. Nhân đó, Sudhammā mua chuộc ông trưởng thợ mộc để tìm cách đưa nàng góp công vào công trình này.
Ông trưởng thợ mộc đồng ý. Ông ta đi đến trung tâm ngôi làng và tuyên bố với Magha và nhóm bạn rằng đã đến giờ bắt tay vào công việc. Khi ông ta chắc chắn rằng mọi người trong nhóm đang trên đường đi vào rừng thì ông ta nói với họ rằng: “Này các cậu! Các cậu hãy đi trước, ta có việc cần phải ở lại.” Ông đi về hướng khác và chọn một cây thích hợp để làm cái xà nóc. Ông gửi nó đến Sudhammā và nói rằng: “Hãy giữ nó cho đến khi ta cho người đến lấy.”
Công trình xây dựng được tiến hành từng bước như đốn cây, dọn sạch chỗ xây dựng, công việc làm nền móng, sườn nhà và giàn làm sườn nhà. Tất cả đều sẵn sàng và đúng vào vị trí. Nhưng những cái rui ở mái nhà thì chưa. Lúc ấy, ông trưởng thợ mộc báo cáo rằng để gắn những cái rui thì phải cần có cái xà nóc, nhưng ông đã quên không kiếm loại gỗ đặc biệt để làm nó. Nhóm làm việc khiển trách ông ta vì tánh hay quên và hỏi ông phải kiếm nó ở đâu cho kịp thời. “Chúng ta hãy thử đi tìm ở những chỗ những người quyến thuộc của chúng ta xem sao.” Ông trưởng thợ mộc nói Magha và nhóm bạn đi vào làng hỏi xem ai có loại gỗ thích hợp ấy để làm cái xà nóc không.
Sudhammā nói nàng có. Nhóm thợ bèn hỏi nàng giá bao nhiêu, nhưng nàng nói rằng: “Tôi không cần lấy tiền, tôi chỉ muốn góp công thôi.” Magha chế nhạo ý tưởng ấy rằng: “Này các bạn! Hãy đi, người đàn bà này không được tham gia. Chúng ta sẽ kiếm nó trong rừng.” Khi nói vậy, họ rời khỏi ngôi làng.
Khi họ trở lại công trình, ông trưởng thợ mộc lúc đó đang ngồi trên giàn để chờ gác cái xà nóc bèn hỏi: “Cây gỗ để làm cái xà nóc đâu?” Magha và nhóm bạn giải thích hoàn cảnh. Ông nhìn lên trời và nói rằng: “Này các cậu! Hôm nay là ngày rất tốt. Một ngày tốt giống như thế này sẽ không tìm thấy trong năm nay, như vậy tối thiểu là phải chờ đến sang năm. Các cậu đã đi kiếm những cây gỗ cho công trình này thật là vất vả. Nếu chúng ta để như vậy mà không có mái che thì nó sẽ bị mục. Hãy cho Sudhammā tham gia và chia sẽ phần phước ở cõi chư thiên. Hãy lấy cây gỗ từ nhà của nàng để làm xà nóc.”
Trong khi đó, Sudhammā đã cho viết dòng chữ ‘Đây là nhà nghỉ Sudhammā’ ở mặt dưới của cây xà nóc, được che bởi tấm vải lớn. Khi ấy những người bạn của Magha trở lại và nói rằng: “Này Sudhammā! Hãy đem ra cái xà nóc. Hãy để mọi chuyện diễn ra một cách tự nhiên. Bây giờ chúng tôi bằng lòng chia phước cho chị.” Sudhammākhi trao cái xà nóc cho họ đã căn dặn: “Đừng tháo tấm vải cho đến khi mười sáu cái rui được gắn vào cái xà nóc.”
Những người thợ đã nghe theo lời dặn của nàng Sudhammā. Họ tháo tấm vải sau khi mười sáu cái rui được đặt đúng vị trí, chỉ cần đóng đinh nữa thôi. Một người đàn ông trong làng đứng xem, ông nhìn lên thấy dòng chữ trên cái nóc, ông ấy nói: “Có dòng chữ gì được viết trên đó vậy?” Một người đàn ông đọc to lên ‘Đây là nhà nghỉ Sudhammā.’
Magha và nhóm bạn của vị ấy lên tiếng phản đối: “Này các anh! Hãy tháo đi cái xà nóc ấy. Chúng ta là những người làm việc cực nhọc bấy lâu nay mà không ghi lại tên của một ai trong chúng ta trong ngôi nhà này. Trong khi đó Sudhammā chỉ đặt cái xà nóc dài một hắc tay mà lại lấy tên của nàng cho cả nhà nghỉ này.”
Trong khi họ đang phản đối, thì ông trưởng thợ mộc vẫn đóng đinh tất cả những cái rui vào cây xà nóc và hoàn tất công trình.
Sau đó những người thợ xây dựng ngăn nền nhà thành ba phần, một phần dành cho đức vua và các quan, một phần dành cho những người bình thường và một phần dành cho những người bệnh.
Có ba mươi ba tấm ván nền trong nhà nghỉ. Mỗi người trong nhóm ba mươi ba người chịu trách nhiệm trong phạm vi một tấm. Con voi được Magha hướng dẫn là bất cứ khi nào có người nào đến ngồi trên tấm ván của ai (trong số ba mươi ba người), thì con voi phải đưa người khách ấy vào nhà của người đó và người đó có bổn phận tiếp đãi người khách ấy. Con voi hoan hỷ nghe theo lời chỉ dẫn này. Nhờ vậy mọi lữ khách đến nhà nghỉ đều được vật thực, chỗ ngụ và được đấm bóp thư giãn tại nhà của thành viên của nhóm trong ngày ấy.
(1) Magha cho trồng một cây san hô không cách xa nhà nghỉ. Dưới gốc cây vị ấy đặt một tảng đá lớn.
(2) Nandā, một trong những người vợ của Magha, cho đào một cái hồ lớn.
(3) Citta, một người vợ khác của Magha, cho trồng cây cảnh xung quanh nhà nghỉ.
(4) Sūjā, người vợ cả của Magha thì không thích làm việc phước. Nàng bỏ ra hằng giờ ngồi trước tấm gương để trang điểm. Magha thường nói với nàng rằng: “Này Sūjā! Sudhammāđã có được cơ hội đóng góp một phần nhỏ trong việc xây dựng nhà nghỉ. Nandā đã đóng góp một cái hồ nước, và Cittā đã tạo lập một khu vườn. Còn nàng thì chẳng làm được việc phước nào cả. Nàng hãy làm một việc phước nào đó có lợi cho mọi người.” Sūjā đáp: “Thưa lang quân! Chàng làm những việc thiện này cho ai? Chẳng phải những việc phước của chàng cũng là của thiếp sao? ” Nàng ta không thích làm những việc phước. Nàng chỉ thích hằng ngày ngồi trước tấm gương và trang điểm.
Magha đã sống hết cuộc đời và vào lúc mạng chung, vị ấy tái sanh làm Sakka trong cõi Tāvatimsa, vua của chư Thiên. Ba mươi ba người bạn của vị ấy sau khi mạng chung, cũng tái sanh lên cõi Tāvatimsa làm những người phụ tá cho Sakka.
(Trong bốn người vợ của Sakka là Sudhammā, Nandā và Cittā được tái sanh làm ba vị hoàng hậu của Sakka. Còn nàng Sūjā, người vợ cả vào lúc chết tái sanh làm con cò trong một khe núi ).
Cung điện Vejayanta của Sakka cao bảy trăm do tuần, cột cờ trên nóc cung điện cao ba do tuần. Do kết quả của việc trồng cây san hô khi vị ấy còn là Magha, tán một cây san hô cõi trời có đường kính rộng ba trăm do tuần, đường vòng của thân cây rộng ba do tuần, (chiều cao một trăm do tuần) mọc lên tại cõi Tāvatimsa. Do việc phước đặt tảng đá dưới gốc cây để mọi người ngồi nghỉ, kết quả là sanh lên cho vị ấy một bảo tọa bằng đá Paṇḍukambalā có màu ngọc bích dài sáu mươi do tuần (rộng năm mươi do tuần và cao mười lăm do tuần).
Do đã bố thí cây gỗ đến nhà nghỉ, hội trường Sudhammā được dựng lên để bàn luận Chánh Pháp đã sanh lên với nhiều danh tiếng cho hoàng hậu Sudhammā. Tương tự, quả phước bố thí hồ nước công cộng là cái hồ Nandā đã sanh lên tại cõi Tāvatimsa để tôn vinh việc phước đã làm của hoàng hậu Nandā. Do sự bố thí công viên trong kiếp trước, vườn Cittālatā rộng sáu mươi do tuần xuất hiện tại cõi Tāvatimsa để tôn danh hoàng hậu Cittā.
Sakka ngồi trong hội trường Sudhammā trên chiếc ngai vàng dài một do tuần, có cái lọng trắng che rộng ba do tuần và vây quanh bởi ba mươi ba vị thủ lĩnh chư thiên và ba tiên nữ hoàng hậu. Trong khi đó có hai mươi lăm triệu tiên nữ giúp vui cho Sakka và những hoàng hậu của vị ấy. Tuỳ tùng của vị ấy bao gồm chư thiên của cõi Catumahārāja và cõi Tāvatimsa.
Magha lấy làm hoan hỉ khi thấy ba người vợ của mình trong kiếp sống làm người giờ đây là những hoàng hậu chư thiên. Nhưng Sūjā đã tái sanh về đâu? Vị ấy xem lại số phận của người vợ trong kiếp trước của mình và thấy rằng nàng đã sanh làm con cò trong một khe núi. “ Trời ơi! Cô gái này đã xem thường, không nghe lời ta và bây giờ phải chịu một kiếp sống thấp hèn,” Sakka tự nhủ và đi đến chỗ ở của Sūjā tức là nơi con cò đang sống.
Sūjā nhận ra Sakka là Magha của nó trong kiếp trước và cúi mặt vì tủi thân. Sakka nói: “ Này cô gái ngu dốt kia! Nàng đã bỏ hết thời gian để trang điểm cho bản thân, và bây giờ nàng sợ không dám nhìn mặt ta. Sudhammā, Nandā, Cittā giờ đây là những hoàng hậu chư thiên. Hãy đi theo ta và xem đời sống hạnh phúc của ta.”
Sakka đưa con cò đến cõi trời Tāvatimsa và để nàng trong khu vườn Nandā. Rồi vị ấy ngồi trên chiếc ngai vàng của mình trong cung điện Vejayantā.
Các vũ nữ chư thiên hỏi Sakka: “Thưa thiên chủ! Thiên chủ vừa mới đi đâu? ” Sakka miễn cưỡng trả lời. Nhưng khi họ gặng hỏi hoài thì vị ấy bèn kể cho họ nghe sự thật. Vị ấy nói rằng Sūjā sau khi sanh làm con cò trong một khe núi đã được vị ấy đưa đến đây và hiện giờ đang ở tại khu vườn Nandā.
Các vũ nữ chư thiên mà trong kiếp trước là những người hầu của nàng Sūjā bèn đi đến khu vườn để thăm cô chủ trong kiếp trước của họ.
Họ chế nhạo hình dáng ngộ nghĩnh của con cò: “ Hãy nhìn vào cái mỏ của cô chủ Sūjā kìa! Nó giống đồ nghề săn cua biết bao.” Sūjā tội nghiệp bị xúc phạm nặng nề khi những thiên nữ ấy trước kia là những người hầu của nàng nay họ chế giễu nàng. Nàng khẩn cầu Sakka đưa nàng về chỗ cũ của nàng: “Có lợi gì cho thiếp đối với những cung điện lấp lánh vàng và ngọc này? Khu vườn Nandā này không hấp dẫn gì đối với thiếp cả. Tất cả chúng sanh đều muốn ở lại nơi mà họ đã sanh ra. Hãy đưa thiếp trở lại khe núi. Đó là nơi mà thiếp phải trở về.”
Sakka chiều theo ước muốn của nàng. Trước khi để nàng xuống khe núi. Vị ấy hỏi: “Bây giờ nàng có chịu nghe lời ta không.” Sūjā đáp: “Thiếp chịu nghe, thưa lang quân!” “Thế thì nàng hãy thọ trì ngũ giới. Hãy thọ trì một cách nghiêm ngặt đừng có sai phạm dù một chút nhỏ nhặt nào. Rồi ta sẽ giúp nàng trở thành người cầm đầu các tiên nữ ấy trong hai hoặc ba ngày.”
Sūjā thọ trì ngũ giới như vậy thì hai hoặc ba ngày sau, Sakka đến để thử giới đức của nàng. Vị ấy hoá thành một con cá và nổi trên mặt nước trôi đến trước mặt của Sūjā. Khi nghĩ rằng đó là con cá đã chết. Sūjā lấy mỏ gắp vào đầu con cá thì khi đó cái đuôi của con cá vẫy qua vẫy lại. Sūjā nói rằng: “Ồ! Đây là con cá còn sống,” và thả con cá ra. Sakka đứng giữa hư không và nói to: “Tốt! Tốt! nàng đã thọ trì Ngũ giới được trong sạch. Vì giới hạnh này ta sẽ giúp nàng trở thành người dẫn đầu những tiên nữ trong hai hoặc ba ngày nữa.”
Sūjā làm thân cò có thọ mạng là năm trăm năm, nhưng nó không chịu ăn cá còn sống nên hầu như bị đói. Dầu sức khỏe bị suy giảm do nhịn đói, nhưng nó không bao giờ làm hư hoại ngũ giới. Lúc chết thân cò tái sanh làm con gái của người thợ gốm trong kinh thành Bārānasī.
Sakka xem xét số phận của Sūjā và thấy rằng bây giờ nàng là con gái của người thợ gốm, vị ấy nghĩ cách giúp đỡ nàng về cuộc sống. Vì không thích hợp để đưa nàng từ nhà của người thợ gốm trực tiếp đến cõi Tāvatimsa. Bởi vậy, Sakka hoá thành một ông lão đi bán những trái dưa leo bằng vàng. Tuy nhiên, vị ấy không bán chúng với bất cứ giá nào “Ta chỉ bán chúng đến những ai có Giới mà thôi,” vị ấy nói với những người đến mua và họ nói rằng: “Này ông già! Chúng tôi không biết Giới là gì, hãy ra giá cho những trái dưa leo này.” Nhưng ông lão vẫn kiên quyết: “Chúng chỉ đến với những ai có thọ trì Giới.” Dân làng bèn nói với nhau rằng: “Hãy đi thôi, các bạn! Ông già này thật kỳ quặc.” Và thế là họ bỏ đi.
Con gái của người thợ gốm hỏi họ: “Các vị mua dưa leo ở đâu vậy? ”
“Này cô gái! Người bán dưa leo kia là kẻ kỳ quặc. Ông ta nói ông ta chỉ bán chúng cho những ai có Giới. Có lẽ ông ta có những đứa con gái được nuôi bằng Giới. Nhưng đối với chúng ta thì không ai biết Giới là gì cả.”
Khi nghe tin kỳ lạ này, Sūjā đoán những trái dưa leo bằng vàng này chắc chắn để dành cho nàng. Bởi vậy, nàng đi đến ông lão và nói: “ Thưa cha! Hãy cho con những trái dưa leo này.”
“ Này cô bé! Con có thọ trì Giới không? ”
“ Dạ có, thưa cha! Con thọ trì Giới không tỳ vết.”
“ Những trái dưa leo này là khối vàng dành cho con đó,” ông già là Sakka cải trang nói. Sau khi rời đi, để lại chiếc xe chứa đầy những trái dưa leo bằng vàng trước nhà người thợ gốm rồi vị ấy biến mất về cõi Tāvatimsa.
Người con gái của người thợ gốm đã thọ trì Ngũ giới đến trọn đời và vào lúc mạng chung nàng tái sanh làm con gái của thiên vương Asurā Vepacitti. Nhờ phước thọ trì Ngũ giới trong hai kiếp quá khứ là kiếp làm chim cò và kiếp làm người con gái của người thợ gốm, nàng có sắc đẹp và duyên dáng tuyệt vời. Vua Asurā Vepacitta mở ra một đại hội của những vị Asurā chọn một vị Asurā thích hợp để gả con gái.
Sakka xem xét số phận của Sūjā thấy rằng giờ đây nàng sanh làm con gái của thiên vương Asurā và lễ kết hôn của nàng đang được tổ chức. “ Bây giờ là cơ hội của ta để có được Sūjā,” vị ấy suy nghĩ. Và quyết định chiếm lấy nàng, vị ấy đi đến hội chúng Asurā trong hình tướng của một vị Asurā. Khi vị ấy ngồi giữa các vị Asurā thì không ai biết là khách lạ.
Vua Asurā Vepacitti trao cho con gái một tràng hoa và nói rằng: “ Nếu con thích chàng trai nào thì con hãy ném tràng hoa này lên đầu của vị ấy ”. Sūjā nhìn quanh một vòng và khi nhìn thấy Sakka trong hình tướng của một vị Asurā thì nàng khởi sanh tình ái mãnh liệt, là tình yêu đã trói buộc hai người trong nhiều kiếp trước. “Đây là vị hôn phu của ta,” nàng tuyên bố và ném tràng hoa lên đầu của Sakka.
Nhân đó, Sakka nắm tay của nàng Sūjā và bay lên không trung. Khi ấy những vị Asurā mới biết rằng đó là Sakka và la to: “Này các bạn! Hãy giữ vị ấy lại, hãy giữ ông già Sakka lại! Vị ấy là kẻ thù của chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ nhường Sūjā cho ông già Sakka này.”
Vepacitti Asurā hỏi tùy tùng:“Ai đã dẫn con gái của ta đi vậy? ” “ Thưa chúa thượng! Đó là ông già Sakka!”
Rồi nhà vua nói với tùy tùng: “ Ngoài ta ra, vị Sakka này là kẻ thù có nhiều oai lực lớn nhất. Cho nên các người hãy bỏ đi.”
Sakka thành công trong việc mạo hiểm về tình yêu của mình. Sakka tôn Sūjā làm người cầm đầu hai trăm triệu tiên nữ trong cõi Tāvatimsa.
Về sau Sūjā nói với Sakka rằng: “ Thưa lang quân! Thiếp không có quyến thuộc trong cõi Tāvatimsa. Bởi vậy, khi nào chàng đi đâu thì chàng hãy cho thiếp đi theo.” Sakka chấp nhận lời yêu cầu của nàng. (Đây là câu chuyện về Sakka).
Đức Phật biết giới đức của Sakka từ kiếp trước khi còn là chàng trai Magha trong ngôi làng Macala. Đó là lý do khiến Đức Phật đã nghĩ ra rằng: “Bất cứ câu hỏi nào mà Sakka hỏi sẽ đem lại lợi ích cho vị ấy, vị ấy sẽ không hỏi những câu hỏi vô ích. Nếu ta trả lời những câu hỏi của vị ấy thì vị ấy sẽ hiểu ngay”.
Rồi Đức Phật trả lời câu hỏi của Sakka bằng kệ ngôn:
Puccha vāsava maṃ pañhaṁ yam kiñci manasicchasi.
Tassa tasseva pañhassa ahaṁ antaṃ koromi te.
Này Vāsava chúa của chư Thiên, bất cứ câu hỏi nào ngươi thích hỏi Như Lai, Như Lai sẽ làm sáng tỏ mọi hoài nghi liên quan đến những câu hỏi của ngươi.
Như vậy sau khi được sự đồng ý của Đức Phật, Sakka bèn nói lên câu hỏi thứ nhất dưới dạng kệ như sau:
“Bạch Đức Thế Tôn! Tất cả chúng sanh, dầu là nhân loại hay chư thiên (deva), a-tu-la (asurā), rồng (nāga) hay càn-thát-bà (gandhabba) đều có ước muốn tha thiết được thoát khỏi thù hận, tai họa, kẻ thù, sầu khổ và nóng giận. Tuy nhiên, họ lại sống trong thù địch và hiểm nguy giữa những kẻ thù, sầu khổ và nóng giận. Yếu tố nào trói buộc họ như vậy? ”
Đức Phật trả lời câu hỏi ấy như sau:
“Này Sakka! Tất cả chúng sanh dầu là nhân loại hay chư thiên, a-tu-la, rồng, càn-thát-bà đều có ước muốn tha thiết được thoát khỏi thù hận, tai họa, kẻ thù, sầu khổ và nóng giận. Tuy nhiên, họ sống trong thù địch và giữa những kẻ thù, sầu khổ và nóng giận. Điều này là do tật đố (issā) và keo kiệt, bỏn xẻn (macchariya).”
Ở đây ganh tỵ (issā) nghĩa là ganh tỵ với trạng thái hạnh phúc và địa vị của kẻ khác.
(1) Đặc tính là cảm thấy không hài lòng với lợi đắc của kẻ khác, dầu đã đạt được hay sắp đạt được (Khi lưu ý đến dấu hiệu hay trạng thái bất mãn trong một người nào đó đang ganh tỵ với lợi đắc của người khác đã đạt được hay có thể đạt được. Sự sanh khởi của pháp ganh tỵ trong người ấy được biết qua kiến thức về Abhidhammā - sự thật cùng tột về các danh pháp tự nhiên.)
(2) Phận sự là không hài lòng với thành công của kẻ khác. (Phận sự của ganh tỵ là cảm thấy khó chịu khi một người nào đó thấy hay nghe nói về lợi đắc của người khác).
(3) Ganh tỵ được hiện bày trước tuệ quán của vị hành giả là quay mặt với trạng thái hạnh phúc của kẻ khác. (Đối với vị hành giả mà có tuệ quán về danh pháp, thì kết quả của ganh tỵ được hiện bày là sự quay mặt, trạng thái chán ghét với sự thành công và hạnh phúc của kẻ khác. Trong bốn kiểu hiện bày thì đây là kiểu hiện bày về kết quả).
(4) Nguyên nhân gần là sự hạnh phúc hay địa vị của người khác. (Ganh tỵ khởi sanh do thấy sự thịnh đạt của kẻ khác. Nếu một người không có cơ hội để thấy hay nghe nói về tài sản của kẻ khác thì không có nguyên nhân ganh tỵ sanh khởi) (Chú giải của Abhidhamma).
Đặc tánh của ganh tỵ làm cho thấy rõ chính nó là sự ganh tỵ với hạnh phúc và địa vị của kẻ khác, cần được giải thích liên quan đến cả người tại gia cũng như người xuất gia. Nghĩa là một người nào đó qua sự cố gắng hay những đức tính của chính mình có thể đạt được những vật có giá trị như xe cộ, ngựa, gia súc hay vàng ngọc.
Một người khác có tâm ganh tỵ cảm thấy gai mắt khi thấy người thành công kia được thịnh đạt. Người ấy bất mãn đối với thành công của người kia. “Khi nào hắn ta sụp đổ, ta muốn cho nó thành nghèo mạt.” Những ác ý như vậy ngự trị trong tâm của người có tâm ganh tỵ. Và nếu người thành công kia gặp rủi ro thì người ganh tỵ sẽ cảm thấy sung sướng.
Như vậy, đặc tánh của pháp ganh tỵ nên được hiểu là sự ganh tỵ với trình trạng hạnh phúc và thành công của người khác và cảm thấy bất mãn với những lợi đắc của người khác (Chú giải về Abhidhammā).
Chính bản chất của ganh tỵ là cảm thấy bực tức bởi lợi lộc nào đó mà người khác đang hưởng. Dầu người nào đó do họ gặp vận may nhưng cũng không thể được buông tha bởi pháp ganh tỵ. Ganh tỵ hằng mong muốn kẻ khác thất bại hoặc suy sụp.
(Ledi Sayadaw: Paramattha Dīpanī. Chương về các Sở Hữu).
Đây là bài giải thích về pháp ganh tỵ (issā).
Là thái độ keo kiệt liên quan đến những vật sở hữu của chính mình.
(1) Đặc tánh là dấu diếm những lợi lộc hay địa vị của mình mà đã có rồi hay sắp có. (Người có tánh bỏn xẻn thường hay che dấu sự thành công của bản thân).
(2) Bỏn xẻn làm phận sự là thái độ miễn cưỡng về những điều may mắn của mình. Người bỏn xẻn thì không thích chia sẻ lợi lộc hay địa vị của mình cho người khác. Tánh keo kiệt này là phận sự của bỏn xẻn (macchariya).
(3) Bỏn xẻn được hiện bày là sự không mong muốn chia sẻ lợi đắc hay địa vị của mình cho bất cứ ai khác. Nếu gặp phải trường hợp bắt buộc phải chia sẻ nó thì người keo kiệt cảm thấy rất tiếc đối với phần chia sẻ ấy. Hoặc cho nó theo một cách khác, nếu phải chia sớt tài sản của mình hay bố thí cho một người khác, người ấy miễn cưỡng cho ra một phần rất nhỏ. (Đối với người có tuệ quán, bỏn xẻn được hiện bày là sự keo kiệt đối với tài sản hay quyền lợi của mình). Đây là sự hiện bày tự nhiên. Xét theo một khía cạnh khác, bỏn xẻn tự hiện bày bằng sự bực tức khi người ta bị ép buộc phải chia sẻ tài sản hay quyền lợi của mình. Đây là sự hiện bày qua phận sự, tức là cách mà sự hiện bày tự tiến hành. Hay xét theo một cách khác nữa, nó tự hiện bày như chia sớt một phần sở hữu chẳng có ý nghĩa trong một hoàn cảnh mà không thể trốn tránh được, tức là cho bớt vật gần giống mà chẳng phải là vật thí có ý nghĩa thật sự. Đây là sự hiện bày về kết quả.
(4) Nguyên nhân của bỏn xẻn là vật sở hữu hay quyền lợi của mình ( Chú giải Abhidhammā).
(1) Bỏn xẻn về trú xứ: tịnh xá, chỗ trú, vườn cây, chỗ nghỉ mát, liều trại ngụ qua đêm, v.v… (āvāsa-macchariya).
(2) Bỏn xẻn về quyến thuộc, tức là không muốn thấy quyến thuộc hay bạn bè của mình có quan hệ thân thiết với người khác (kula- macchariya)
(3) Bỏn xẻn về lợi lộc, không muốn chia sớt lợi lộc của mình cho kẻ khác ( lābha-macchariya).
(4) Bỏn xẻn về danh tiếng, lấy làm khó chịu khi thấy kẻ khác có tướng mạo hấp dẫn như mình hoặc có được danh tiếng như mình
(vaṇṇa- macchariya).
(5) Bỏn xẻn không muốn san xẻ kiến thức về giáo pháp cho kẻ khác
(dhamma- macchariya ).
Giải rộng:
(1) “Chỗ ngụ” có nghĩa là bất cứ chỗ nào có các vị tỳ khưu đang sống gồm cả tịnh xá hay phòng hay chỗ sinh họat ban ngày hoặc ban đêm. Một vị tỳ khưu có chỗ đặc biệt để trú ngụ, sống thỏai mái và thụ hưởng bốn món vật dụng (tức là vật thực, y phục, chỗ ngụ, thuốc chữa bệnh). Một vị tỳ khưu bỏn xẻn không bằng lòng với ý nghĩ phải san sẻ chỗ ngụ của mình cho vị tỳ khưu khác. Nếu vị tỳ khưu khác tình cờ sống ở đó thì thâm tâm của vị bỏn xẻn là mong muốn vị kia ra đi cho sớm. Ngoại lệ: nếu vị tỳ khưu ở chung mà thường hay sinh sự thì trạng thái tâm không muốn ở chung, không phải là bỏn xẻn.
(2) Bỏn xẻn về bạn bè hay tùy tùng của mình – kula-macchariya
(kula: phe nhóm, người hộ độ cho vị tỳ khưu).
Quyến thuộc hay những người hộ độ của vị tỳ khưu hình thành chủ đề của sự bỏn xẻn. Ở đây, vị tỳ khưu bỏn xẻn muốn độc quyền về họ vì vị ấy không muốn ai trong họ, đi đến tịnh xá của một vị tỳ khưu khác hay có quan hệ với vị tỳ khưu khác. Ngoại lệ: Nếu vị tỳ khưu kia là người phá giới (dussīla) thì trạng thái tâm không muốn thấy điều ấy xảy ra, không thể gọi là bỏn xẻn vì vị tỳ khưu kia có thể ảnh hưởng xấu đến những người hộ độ của mình.
(3) “Lợi lộc” bao gồm bốn món vật dụng của vị tỳ khưu. Khi thấy một vị tỳ khưu có giới đức đang thọ lãnh bốn món vật dụng, vị tỳ khưu kia nuôi dưỡng những ý nghĩ như “Cầu cho vị ấy bị mất hết lợi lộc này.” Đây là sự bỏn xẻn về lợi lộc. Ngoại lệ: ở chỗ trạng thái tâm không muốn thấy vị tỳ khưu khác thọ lãnh bốn món vật dụng là hợp lý, thì không phải là bỏn xẻn. Nó hợp lý ở chỗ, vị tỳ khưu kia có thói quen sử dụng không đúng bốn món vật dụng và như vậy sẽ đốt cháy niềm tin các thí chủ, hay nếu vị tỳ khưu ấy không sử dụng chúng đúng pháp mà cất giữ chúng, không cho đi đúng lúc làm cho chúng không thể dung được (bị cũ hư).
(4) “Vaṇṇa” nghĩa là diện mạo hay những phẩm chất của mỗi người. Sự bỏn xẻn sắc tướng nghĩa là sự khó chịu khi nhìn thấy diện mạo, hay những phẩm chất tốt đẹp của người khác với ý nghĩ là không ai có được khuôn mặt xinh đẹp hay những phẩm chất tốt đẹp như của mình. Người bỏn xẻn (hay vị tỳ khưu) ghét bàn luận về nét hấp dẫn của cá nhân hay danh tiếng của người khác liên quan đến giới, pháp đầu đà hay sự thực hành pháp.
(5) “Dhamma” có hai loại: Pariyatta dhamma (Giáo pháp), việc học Tam Tạng (Piṭaka) và Paṭiveda dhamma (Pháp thông đạt) sự chứng đắc Thánh đạo mà đỉnh cao là Đạo Quả và Niết bàn. Pháp thành tựu là tài sản của bậc Thánh, các ngài không bao giờ bỏn xẻn về Tuệ quán của các ngài. Thực ra, các ngài muốn đem tài sản pháp ấy đến cho nhân loại, chư thiên và Phạm thiên. Các ngài muốn chúng sanh đạt được Pháp thông đạt mà các ngài đã đạt được. Ở đây, sự bỏn xẻn nằm ở chỗ là không muốn người khác biết những điều mà mình đạt được,qua sự học thuộc lòng những đọan kinh khó và cao siêu trong kinh tạng Pāḷi và chú giải. Người ta muốn giữ địa vị độc tôn về pháp học. Ngoại lệ: tâm không muốn san sẻ kiến thức sách vở có thể hợp lý ở hai điểm.
(i) Chỗ mà tánh trung thực của người đang học, đang được cân nhắc trong khi sự thanh tịnh của giáo pháp cần được bảo vệ.
(ii) Chỗ mà giá trị của giáo pháp cần được xem xét cẩn thận, và loại người cần được tiếp độ vì lợi ích của người ấy.
Hai ngoại lệ này cần được hiểu đúng đắn.
(i) Trong trường hợp thứ nhất có một số người trong thế gian này có tâm không kiên định, hay thay đổi từ niềm tin này đến niềm tin khác, từ vị Sa môn này đến vị Sa môn khác rồi đến ngoại đạo sư. Nếu một vị tỳ khưu không đáng tin cậy như vậy, mà được dạy về Piṭaka thì vị ấy có thể xuyên tạc giáo lý vi diệu của Tam Tạng để thỏa mãn mục đích riêng của vị ấy. Vị ấy có thể diễn dịch sai ý nghĩa các thuật ngữ về phước và tội. Vị ấy có thể đặt Giáo Pháp vào miệng của một số ngoại đạo sư và cho rằng những pháp ấy do ngoại đạo sư nói ra, chắn chắn sẽ có sự nhầm lẫn. Do đó phải giữ gìn Tam tạng. Tránh xa những vị tỳ khưu không đáng tin cậy, để bảo vệ sự thanh tịnh của Giáo Pháp là đúng.
(ii) Trong trường hợp thứ hai, vị tỳ khưu Pháp học thuộc loại người tự cho mình đã chứng đắc đạo quả A-la-hán dầu chưa phải là bậc A- la-hán, điều ấy sẽ làm sụp đổ vị tỳ khưu ấy. Giữ gìn Tam tạng không truyền đạt đến vị tỳ khưu không đáng tin cậy như vậy là chính đáng. Chính vì lợi ích mà Giáo Pháp cao siêu không nên được truyền đạt đến vị ấy. Cho nên việc không bố thí pháp trong những trường hợp như vậy không phải là bỏn xẻn.
Bỏn xẻn hiện hữu trong trường hợp ông thầy sợ đệ tử giỏi hơn mình.
(1) Người khởi tâm bỏn xẻn về ‘chỗ ngụ’ (āvāsa-macchariya) thì bị tái sanh làm ngạ quỹ hay phi nhân bị đói khát, và do tâm bỏn xẻn về chỗ ngụ mà người ấy phải đội trên đầu vật ô uế từ chỗ ngụ ấy, bất cứ chỗ nào ngạ quỹ ấy đi đến.
(2) Người bỏn xẻn về quyến thuộc và ‘tùy tùng’ (kula-macchariya), cảm thấy khó chịu khi thấy quyến thuộc hay người hộ độ của mình bố thí cúng dường đến những vị tỳ khưu khác. Càng bỏn xẻn bao nhiêu thì sự khó chịu càng to lớn bấy nhiêu. Trong những trường hợp quá khích khi nghĩ rằng những quyến thuộc và những người hộ độ của mình đã bỏ mình, vị tỳ khưu bỏn xẻn bị ghen tức tới mức có thể ói máu hay đứt ruột.
(3) Bỏn xẻn về bốn món vật dụng của vị tỳ khưu (lobha macchariya) dù những thứ ấy của Tăng hay một nhóm Tăng, mà không chịu đem chia cho các vị tỳ khưu ở chung dẫn đến sự tái sanh làm ngạ quỹ.
(4) Bỏn xẻn về hình tướng cá nhân hay các đức tính (vaṇṇa- macchariya), làm người chỉ biết xem trọng bản thân và phản kháng kẻ khác, dẫn đến sự xấu xí về sắc tướng trong những kiếp sau.
(5) Sự Thông đạt pháp (paṭivedha-dhamma), tức là sự chứng đắc đạo quả Niết bàn, chỉ có trong tâm của bậc thánh nhân đã diệt tận mọi phiền não. (Nếu sự bỏn xẻn không còn khởi sanh trong tâm của vị ấy, vị ấy không bao giờ nắm chặt những gì vị ấy biết được từ sự thực hành pháp). Sự bỏn xẻn pháp chỉ có thể xảy ra liên quan đến pháp học. Sự bỏn xẻn pháp học (pariyatti-dhamma macchariya) dẫn đến sự tái sanh làm người ngu dốt.
Một cách giải thích khác:
(1) Āvāsa-macchariya dẫn đến sự tái sanh trong địa ngục (niraya) ở đó người bỏn xẻn bị đốt cháy trên những tấm sắt nóng đỏ (sở dĩ như vậy vì người ấy đã ngăn cản không cho kẻ khác hưởng được sự thanh thản trong các chỗ ngụ).
(2) Kula-macchariya cho kết quả là thiếu may mắn trong kiếp sau (do phủ nhận quyền của người khác hay ngăn cản sự thọ lãnh vật cúng dường tại nhà của thiện tín).
(3) Lobha-macchariya dẫn đến sự tái sanh trong địa ngục ở đó kẻ bỏn xẻn phải đắm mình trong đống phẩn của loài người (địa ngục này đặc biệt rất hôi thối). Đây là loại kết quả đi theo người bỏn xẻn vì người ấy đã tước mất sự hoan hỷ thọ hưởng của người liên quan đến món vật dụng của vị tỳ khưu.
(4) Vaṇṇa-macchariya cho kết quả là không có diện mạo xinh đẹp và những điểm tốt khác trong kiếp sau. Diện mạo đáng ghét và tiếng xấu là kết quả mà người bỏn xẻn phải nhận lãnh. Dầu người ấy có làm bất cứ điều gì tốt cũng không được ai chú ý đến như cây tên được bắn ra trong đêm tối.
(5) Dhamma-macchariya đưa vị tỳ khưu xuống địa ngục tro nóng.
Ganh tỵ khởi sanh khi xét đến tài sản của người khác. Bỏn xẻn khởi sanh khi xét đến tài sản của mình. Vì đối tượng của tâm khác nhau, nên ganh tỵ và bỏn xẻn không thể khởi lên chung.
Trong thế gian, sự thù địch, sự trừng phạt và sự đối chọi giữa những con người sanh khởi do sự Ganh tỵ và Bỏn xẻn là hai sợi dây bất thiện - những sợi dây này bị chặt đứt bởi Đạo Tuệ Nhập lưu (sotāpatti-magga). Trừ khi Ganh tỵ và Bỏn xẻn bị chặt đứt bởi Đạo Tuệ Nhập lưu, nếu không, ước muốn thoát khỏi thù địch, v.v… sẽ không bao giờ có được, người ta sẽ sống trong đau khổ bởi sự thù địch, v.v… Đây là phần giải thích cho câu trả lời đầu tiên của Đức Phật đối với câu hỏi của Sakka. Tại sao tất cả chúng sanh sống trong thù địch và nguy hiểm giữa những kẻ thù, sầu muộn và sân hận dầu họ có ước muốn tha thiết được thoát khỏi chúng?
Sau khi nghe câu trả lời của Đức Phật, Sakka lấy làm hoan hỷ và bạch rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn! Quả thật đúng như vậy. Thưa bậc Thiện Thuyết! Quả thật đúng như vậy. Sau khi nghe câu trả lời của Đức Thế Tôn. Tất cả hoài nghi của con được loại trừ, tất cả những điểm mù mờ đã biến mất khỏi tâm con.”
Ưa thích và không ưa thích là nhân của Ganh tỵ và Bỏn xẻn
Sau khi hoan hỉ tín thọ câu trả lời của Đức Thế Tôn. Sakka bèn nêu ra câu hỏi thứ hai như sau:
“Bạch Đức Thế Tôn! Nguyên nhân của Ganh tỵ và Bỏn xẻn là gì? Nguồn gốc của chúng là gì? Căn nguyên của chúng là gì? Cội nguồn của chúng là gì? Khi yếu tố nào hiện diện thì Ganh tỵ và Bỏn xẻn khởi sanh? Khi yếu tố nào vắng mặt thì Ganh tỵ và Bỏn xẻn không khởi sanh?”
Đức Phật trả lời câu hỏi này như sau:
“Này Sakka! Ganh tỵ và Bỏn xẻn có những đối tượng mà người ta ưa thích và những đối tượng mà người ta không yêu thích, đấy là nguyên nhân của chúng, là nguồn gốc của chúng. Khi những đối tượng mà người ta ưa thích và những đối tượng mà người ta không ưa thích hiện diện thì Ganh tỵ và Bỏn xẻn khởi sanh. Khi những đối tượng ưa thích và những đối tượng không ưa thích không hiện diện thì Ganh tỵ và Bỏn xẻn không khởi sanh.
(Ở đây, các đối tượng (hữu tri và vô tri) mà người ta muốn sở hữu là đối tượng được ưa thích, bất chấp thực chất không đáng ưa thích của nó. Do các phiền não đánh lừa làm cho tâm ưa thích những cái có bản chất không khả ái. Pháp (hữu tri và vô tri) thuộc về những đối tượng của người khác là đối tượng không ưa thích của người ta. Đây là do người ta nhìn với tâm nóng giận (tức là với tâm có thành kiến) cho rằng vật tốt đẹp trông đáng ghét). (Chú giải và Phụ chú giải về Macchariya, Dīgha Nikāya)
Bỏn xẻn sanh khởi do những đối tượng mà người ta ưa thích. Ganh tỵ sanh khởi do những đối tượng mà người ta không ưa thích. Một cách giải thích khác, cả Ganh tỵ và Bỏn xẻn khởi sanh do những pháp được ưa thích và những pháp không được ưa thích. Điều này sẽ được làm sáng tỏ như sau:
Đối với vị tỳ khưu có một đệ tử ở chung hay một sinh vật cưng của vị ấy có thể là những đối tượng ưa thích của vị ấy. Đối với những người cư sĩ có những đứa con và những con vật của vị ấy như là voi, ngựa, hay gia súc là những đối tượng ưa thích của vị ấy. Khi vị tỳ khưu hay người cư sĩ ở xa chúng trong thời gian ngắn thì vị ấy cảm thấy khó chịu. Khi vị tỳ khưu hay cư sĩ thấy người khác có những vật tương tự, thì tâm của vị tỳ khưu hay cư sĩ khởi sanh tâm ganh tỵ với ngươi kia. Nếu một người nào đó đến mượn đệ tử thân cận (đệ tử của vị tỳ khưu hay đứa con, con voi hay ngựa của cư sĩ) cho một mục đích nào đó, trong thời gian ngắn thì vị tỳ khưu hay cư sĩ từ chối, có thể nói rằng “Tôi không thể cho ông mượn người ấy hay vật ấy được. Người ấy sẽ bị mệt hay vật ấy sẽ bị hỏng.” Bằng cách này đã khởi sanh ganh tỵ và bỏn xẻn đối với vật mà người ta ưa thích.
Lại nữa, đối với vị tỳ khưu có những vật đáng ưa thích như bình bát hoặc y phục. Đối với cư sĩ có nhiều vật sở hữu như là y phục và các vật trang sức, là những thứ mà người ấy ưa thích. Khi vị tỳ khưu hay cư sĩ thấy người khác có những thứ giống như những vật ưa thích của mình, thì vị tỳ khưu hay cư sĩ đó khởi tâm bất thiện như vầy “Mong rằng người kia không có những vật đáng ưa thích ấy!” Đây là ganh tỵ. Nếu người nào đó đi đến vị tỳ khưu hay người cư sĩ để mượn vật sở hữu ưa thích của chủ nhân, thì vị tỳ khưu hay cư sĩ ấy sẽ nói rằng: “Ôi! Không được đâu, tôi quý trọng nó đến nỗi ít khi tôi sử dụng nó”. Đây là cách mà vật ưa thích làm khởi sanh bỏn xẻn.
Hơn nữa, dầu là vị tỳ khưu hay cư sĩ cũng có những người hay vật như là đệ tử, con cái bướng bỉnh, hay vật sở hữu thấp kém. Dầu những người ấy hay những vật ấy thực sự không phải là người hoặc vật đáng ưa thích, tuy nhiên, do tánh mê mờ của phiền não, chính những vật hay người ấy như vậy lại trở thành những vật đáng ưa thích của họ. Vị tỳ khưu hay cư sĩ ấy sẽ cảm thấy tự thỏa mãn đối với người và vật ưa thích ấy “Ai khác có thể có được những thứ quý báu ấy?” họ sẽ nghĩ như vậy. Khi nuôi những ý nghĩ tự mãn do tham (lobha) đối với những vật sở hữu này, ganh tỵ, ước mong người khác đừng có những vật sở hữu này khởi sanh. (Đây là ganh tỵ sanh lên từ sự đề cao chính mình và khởi sanh do thấy người khác, cũng có được những thứ giống như của mình).
Theo một cách khác, như trong những trường hợp nêu ra ở trên, người ta nuôi dưỡng những ý nghĩ tự mãn do tham luyến những vật sở hữu của họ (dầu thấp hèn), người ta ước rằng: “ Người kia không có những thứ ấy! Mong là như vậy.” Như vậy ganh tỵ khởi sanh. (Đây là ganh tỵ sanh khởi lên do cái mà người khác đã có). Lời giải thích này nêu ra không được chi tiết, bởi vì nó đã được giải thích rõ trong bộ Chú giải. Phần giải thích trước được trình bày theo lối suy luận, được định nghĩa một cách thích hợp với Phụ chú giải của nó và phù hợp với Mūlatīkā của bộ Aṭhasālinī. Nếu một người nào đó đến xin mượn những người này hay những vật này trong một thời gian ngắn, thì chủ nhân của nó sẽ không cho mượn. Đây là cách mà người và vật không đáng được ưa thích cũng có thể trở thành nguyên nhân khởi sanh ganh tỵ và bỏn xẻn.
Ái dục là nhân của sự ưa thích và sự không ưa thích
Sakka hoan hỉ tín thọ câu trả lời của Đức Phật và hỏi câu hỏi tiếp theo:
“Kính bạch Đức Thế Tôn! Cái gì là nguyên nhân của sự ưa thích và không ưa thích? Cái gì là nguồn gốc của chúng? Cái gì là căn nguyên của chúng? Cái gì là cội nguồn của chúng? Khi yếu tố nào hiện diện thì sự ưa thích và không ưa thích khởi sanh? Khi yếu tố nào không hiện diện thì sự ưa thích và không ưa thích không khởi sanh?”
Đức Phật trả lời câu hỏi như sau:
“Này Sakka! Sự ưa thích và không ưa thích có ái dục (chandataṇhā) là nguyên nhân của chúng. Khi ái dục hiện diện thì sự ưa thích và không ưa thích khởi sanh. Khi ái dục không hiện diện thì sự ưa thích và không ưa thích không khởi sanh.”
(Ở đây, ‘chanda’ đồng nghĩa với ước muốn hay ao ước. Chanda được dùng theo hai cách: muốn nghe, thấy, ngửi, nếm, đụng chạm hay muốn biết và luyến ái các cảnh dục. Cái muốn trước là yếu tố thiện được gọi là Kattu-kamyatā chanda, là sở hữu ‘chanda’, muốn hành động. Cái muốn sau là Taṇhā, là sở hữu tham, tham muốn các cảnh dục. Cái muốn được ám chỉ ở đây là lobha, taṇhā-chanda).
(1) Taṇhā-chanda được phát triển thành pariyesana-chanda (biến cầu dục), trong khi đang tìm kiếm những loại cảnh của dục lạc.
(2) Taṇhā-chanda được phát triển thành paṭilābha-chanda (hoạch đắc dục), khi đang có các cảnh của dục lạc.
(3) Taṇhā-chanda phát triển thành paribhoga-chanda (thọ dụng dục), khi đang thọ hưởng các cảnh của dục lạc.
(4) Taṇhā-chanda biến thành sannidhi-chanda (võ tàng dục) khi đang cất giữ và gìn giữ các cảnh dục lạc.
(5) Trong khi đang ban thưởng hay tặng, là visajjana-chanda (phất tiêu dục), sự cho đi tài sản của mình với ước mong có được lợi lộc đổi lại, như phát lương hay các vị vua ban thưởng đến những người hầu của họ với niềm tin rằng những người này sẽ phục vụ và bảo vệ họ.
Tham muốn là nguyên nhân của sự ưa thích và không ưa thích. Khi người ta có được cái mà người ta ham muốn - họ thích cái đã có được. Khi người ta không có được cái mà họ ham muốn - họ ghét những vật mà họ ham muốn, tức là sự không ưa thích.
Sau khi hoan hỉ tín thọ câu trả lời của Đức Phật, Sakka bèn nêu lên câu hỏi tiếp theo như sau:
“Kính bạch Đức Thế Tôn! Cái gì là nguyên nhân của ái dục (chanda taṇhā )? Cái gì là nguồn gốc của nó? Cái gì là căn nguyên của nó? Cái gì là cội nguồn của nó? Khi yếu tố nào hiện diện thì thì ái dục sanh khởi? Do yếu tố nào không hiện diện thì ái dục không sanh khởi?”
Đức Thế Tôn trả lời?
“Này Sakka! Ái dục có sự quyết định là nguyên nhân của nó, là nguồn gốc của nó. Khi có quyết định (vinicchaya-takka) thì ái dục sanh khởi. Khi không có quyết định thì không có ái dục sanh khởi”.
(Trong vấn đề này, vitakka (tầm) không chỉ nghĩ chung chung về một cái gì đó. Nó làm cho tâm nhận biết một cái gì đó sau khi quyết định hợp lý (vinicchaya-vitakka). Trong việc cấu tạo tâm, Đức Phật đã chỉ rằng quyết định có thể được tạo ra bằng hai cách:
(1) tāṇhā-vinicchaya, quyết định bị ảnh hưởng bởi các loại ái.
(2) diṭṭhi-vinicchaya, quyết định được tạo ra bởi 62 tà kiến.
Một quyết định bị ảnh hưởng bởi ái không thể đi đến sự phán quyết là tốt hay xấu, khả ái hay không khả ái. Sở dĩ như vậy là vì như câu nói “Vật thực của người này là thuốc độc của người kia.” Ví dụ, con giun là món ăn ngon đối với ở những vùng xa xôi. Trong khi đối với những người ở vùng trung tâm thì nó là vật gớm ghiếc. Thịt nai là thức ăn ngon đối với những vị thủ lĩnh ở xứ trung tâm. Trong khi nó là vật không đáng ưa thích đối với những người ở vùng xa xôi. Thực ra, quyết định bị ảnh hưởng bởi ái là quyết định không đúng. Sau khi có được cái gì đó, dù là cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh hương, cảnh vị hay cảnh xúc, người ta suy nghĩ bao nhiêu sẽ đi đến những kẻ khác và bao nhiêu sẽ giữ lại cho chính mình. Các quyết định như vậy là phận sự của vinicchaya-vitakka.
Nói tóm lại, sau khi suy nghĩ cẩn thận người ta quyết định về cái gì đó mà đã sở đắc, và trở nên luyến ái với cái gì đã được quyết định bởi chính mình, do ái dục khởi sanh đối với cảnh ấy. Đó là phần giải thích về câu hỏi của Đức Thế Tôn rằng vinicchaya-vitakka là nguyên nhân của ái.
Sau khi hoan hỉ lời dạy của Đức Phật, Sakka nêu ra câu hỏi tiếp theo: “Bạch đức Thế Tôn! Cái gì là nguyên nhân của quyết định (vinicchaya-vitakka)? Cái gì là nguồn gốc của nó? Khi yếu tố nào hiện diện thì vinicchaya-vitakka xảy ra? Khi yếu tố nào không hiện diện thì thì vinicchaya-vitakka không sanh khởi?”
Đức Phật đáp lại:
“Này Sakka! Vinicchaya-vitakka có vọng tưởng (sañña) kết hợp với pháp chướng ngại (papañca-dhamma) có khuynh hướng kéo dài luân hồi, là nguyên nhân của chúng, là nguồn gốc của chúng. Khi có vọng tưởng thì vinicchaya-vitakka xảy ra. Khi không có vọng tưởng thì vinicchaya-vitakka không xảy ra.”
(Ở đây, có ba loại tưởng có khuynh hướng làm tán loạn tâm, đó là ái dục (taṇhā), mạn (mānā) và tà kiến (diṭṭhi). Chúng được gọi là pháp chướng ngại (papanñca-dhamma) vì chúng có khuynh hướng kéo dài luân hồi và người chịu sự ảnh hưởng của chúng được gọi là “người luyến ái thế gian, người ích kỷ, người si mê.” Nói cách khác, ba yếu tố này là những chướng ngại làm cho người ta trở nên ngã mạn và dể duôi. Trong văn mạch hiện tại của chúng tôi, ái tưởng được ám chỉ ở đây. Có sáu loại vọng tưởng (saññā) tùy thuộc vào sáu cảnh. Đó là: sắc tưởng, thinh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng và ý tưởng. Vinicchaya-vitakka dựa trên những vọng tưởng ấy).
Sau khi hoan hỉ tín thọ câu trả lời của Đức Phật, Sakka bèn nêu ra câu hỏi tiếp theo:
“Kính bạch Đức Thế Tôn! Vị tỳ khưu hành pháp nào để chấm dứt vọng tưởng (nhóm tưởng kết hợp với những chướng pháp), dẫn đến Niết bàn, nơi đó tất cả tưởng đều chấm dứt?”
(a) Này Sakka! Như Lai đã công bố thọ hỉ (somanassa-vedana) có hai loại là: nên dùng và không nên dùng.
(b) Này Sakka! Như Lai tuyên bố thọ ưu (domanassa-vedana) cũng có hai loại là: nên dùng và không nên dùng.
(c) Này Sakka! Như Lai tuyên bố rằng thọ bất khổ, bất lạc (upekkhā-vedanā) có hai loại là: nên dùng và không nên dùng.
(Bài tóm tắt)
(a)(i) Này Sakka! Như Lai đã nói trước rằng: ‘Như Lai tuyên bố rằng thọ hỉ (somanassa-vedanā) có hai loại là: loại nên dùng đến và loại không nên dùng đến - lý do về câu nói ở trên của Như Lai là như thế này: Ngươi nên biết rằng khi dùng đến một lạc thọ nào đó mà tội tăng trưởng và phước bị giảm thì không nên dùng đến loại thọ ấy. Loại thọ nào mà dùng đến làm tăng trưởng phước và giảm tội thì nên dùng đến. Hai loại kia cũng vậy.
(ii) Trong hai loại somanassa-vedanā, ngươi nên biết rằng khi dùng đến một loại thọ hỉ nào đó mà giảm tội và tăng trưởng phước, thì ngươi nên dùng đến loại thọ hỉ ấy. Loại thọ mà làm tăng tội và giảm phước thì không nên dùng đến. Hai loại thọ kia, tức là khổ thọ (domanassa-vedanā) và xả thọ (upekkhā-vedanā) cũng được áp dụng như vậy.
(iii) Trong hai loại somanassa-vedanā mà nên dùng đến, có thọ hỉ khởi sanh có tầm và tứ (savitakka savicāra somanassa) và cũng có thọ hỉ sanh khởi mà không có tầm và tứ (avitakka avicāra somanassa). Trong hai loại thọ hỉ này, loại avitakka avicāra somanassa là thù thắng hơn.
“Này Sakka! Chính vì lý do này mà Như Lai nói rằng: ‘Như Lai tuyên bố rằng hỉ thọ (somanassa vedanā) có hai loại: loại nên dùng đến và loại không nên dùng đến’
(b)(i) Này Sakka! Như Lai đã tuyên bố trước rằng: ‘Như Lai tuyên bố rằng thọ khổ (domanassa-vedanā) có hai loại - loại nên dùng và loại không nên dùng.’ Lý do về câu nói ở trên của Như Lai là như thế này. Nếu người biết rằng khi dùng đến một cảm thọ khổ nào đó mà tội tăng trưởng và phước giảm tổn thì không nên dùng đến loại thọ khổ ấy.
(ii) Trong hai loại domanassa-vedanā ấy, nếu người biết rằng khi dùng đến một thọ khổ nào đó, mà tội suy giảm và phước tăng trưởng thì ngươi nên dùng loại cảm thọ khổ ấy.
(iii)Trong những loại domanassa-vedanā mà nên dùng đến có hai loại khởi sanh chung với tầm và tứ (savitakka savicāra domanassa), và cũng có loại khởi sanh mà không có tầm và tứ (avitakka avicāra domanassa) thì thù thắng hơn.”
“ Này Sakka! Chính vì lý do này mà Như Lai đã nói rằng có hai loại thọ khổ (domanassa-vedanā) - loại nên dùng và loại không nên dùng.”
(c) Này Sakka! Như Lai đã nói ở trước là ‘Như Lai tuyên bố rằng thọ xả (upekkhā vedanā) có hai loại - loại nên dùng và loại không nên dùng.’ Lý do về câu nói ở trên của Như Lai là như thế này: ngươi nên hiểu rằng khi sử sụng một cảm thọ nào đó trung ký, tội tăng và phước giảm, ngươi không nên dùng đến loại xả thọ (upekkhā-vedanā) đó.
(i) Trong hai loại upekkhā-vedanā, nếu ngươi biết rằng trong việc dùng đến một cảm thọ trung ký nào đó mà tội tăng và phước giảm thì ngươi không nên dùng đến cảm thọ trung ký đó.
(ii) Trong hai loại upekkhā-vedanā ấy, nếu ngươi biết rằng trong việc dùng đến một cảm thọ trung ký nào đó mà tội giảm và phước tăng thì ngươi nên dùng cảm thọ đó.
(iii) Trong những loại upekkhā-vedanā mà nên được dùng đến có loại sanh khởi chung với tầm và tứ (savitakka savicāra upekkhā) và cũng có loại không sanh khởi chung với tầm và tứ (avitakka avicāra upekkhā) thì thù thắng hơn.
Này Sakka! Chính vì lý do này mà Như Lai đã nói ‘Như Lai tuyên bố rằng upekkhā-vedanā cũng có hai loại: loại nên dùng và loại không nên dùng.
Này Sakka! Vì tỳ khưu thực hành như vậy là người làm công việc chấm dứt ảo tưởng dẫn đến Niết bàn, ở đó tất cả tưởng đều chấm dứt.
Khi Đức Thế Tôn đã trả lời như vậy bằng cách nêu ra chi tiết pháp thiền về thọ (vedanā) thì Sakka hoan hỷ bạch rằng:
“Kính bạch Đức Thế Tôn! Quả thật đúng như vậy. Thưa bậc Thiện Thuyết! Quả thật đúng như vậy. Sau khi biết được câu trả lời của Đức Thế Tôn con đã loại trừ tất cả hoài nghi về vấn đề này. Tất cả mọi nghi hoặc đều biến mất khỏi con.
(Liên quan đến điều này, Chú giải có bàn vài điều lý thú về những điều vi diệu của Pháp - Dhamma như sau:
Trong câu hỏi hiện tại, Sakka hỏi Đức Phật về pháp hành dẫn đến Niết bàn một cách chủ quan. Đức Phật trả lời một cách khách quan về ba loại thọ (tức là pháp quán về somanassa-vedanā, domanassa-vedanā, upekkha-vedanā). Vì câu trả lời của Đức Phật bao gồm pháp quán về ba loại thọ. Chú giải nói về ba vấn đề này – somanassa-paṇhā, domanassa-paṇhā, upekkhā-paṇhā, mỗi câu vấn đáp nói về một trong ba loại thọ).
Câu hỏi của Sakka là: Bằng lối thực hành nào vị tỳ khưu mở ra con đường đến Niết bàn. Đức Phật không nêu ra câu trả lời trực tiếp như: “Bằng cách này vị tỳ khưu mở ra con đường đến Niết bàn.” Thay vào đó, Ngài trả lời rằng: “Này Sakka! Somanassa-vedanā có hai loại: loại nên dùng và loại không nên dùng.” Điều này có thể khó hiểu đối với những người không quen với nhiều cách giảng giải của Đức Phật. Chú giải làm sáng tỏ vấn đề này theo cách sau đây.
Trong câu hỏi thứ sáu này của Sakka, câu trả lời của Đức Phật có phù hợp với câu hỏi của Sakka không?
Câu trả lời là: “Có thích hợp.”
Và lời giải thích là thế này: Sakka chủ quan hỏi cách thực hành để chứng đắc Niết bàn. Đó là câu hỏi cá nhân. Đức Phật nêu ra câu trả lời thích hợp với căn tánh của Sakka để mở ra con đường đến Niết bàn. Câu trả lời xoay quanh sự quán niệm của tâm thích hợp với tâm tánh của Sakka. Đức Phật đã mở ra chủ đề thiền quán với các danh pháp bằng phép quán ba loại thọ. Do đó, câu trả lời ấy là câu trả lời thích đáng.
(Đây là sự giải thích tóm tắt)
Giải rộng:
Đối với chư thiên, danh pháp là chủ đề thiền quán thích hợp hơn với sắc pháp. Trong các danh pháp thì thọ (vedanā) là pháp sống động nhất để nhận biết.
Sự cấu tạo thân của chư thiên vi tế hơn sự cấu tạo thân của loài người. Do quả của nghiệp (kamma) thù thắng hơn, nên khả năng lãnh hội của họ cũng tốt hơn loài người. Điều này có nghĩa là chế độ ăn uống đều đặn là cần thiết. Khi một vị thiên bỏ qua một bữa ăn thì những cơn đói cồn cào rất gay gắt. Thực tế có thể dẫn đến sự tan rã của thân, như cục bơ được đặt trên cục đá bị nung nóng.
Điều này cho thấy rằng đối với một vị thiên thì sự thật về khổ thọ (dukkha-vedanā) rất dễ nhận biết.Tương tự, lạc thọ do những loại dục thù thắng của chư thiên cao hơn, say đắm ở mức độ càng lúc càng cao hơn cũng có thể nhận biết dễ dàng. Điều này cũng đúng đối với thọ bất khổ bất lạc (upekkhā-vedanā) có tính chất thiện hay an bình. Đó là lý do tại sao Đức Phật chọn ba pháp quán về các Thọ - somanassa-vedanā, domanassa-vedanā, upekkha-vedanā là pháp hành thích hợp dành cho Sakka.
Điều này sẽ được giải thích chi tiết hơn: Có pháp thiền quán về sắc của thân và pháp thiền quán về danh của thân. Trong hai pháp môn chính yếu này, Đức Phật mô tả pháp đầu tiên đến những ai có khả năng nhận biết sắc. Nó có thể được giảng dạy tóm tắt hay chi tiết. Thông thường, bốn đại được giảng dạy chi tiết làm đề mục của thiền (catu dhātu vavatthāna kammaṭhāna) về sắc pháp. Đối với những ai có khả năng nhận biết về danh pháp thì một đề mục thích hợp về danh pháp được giảng dạy. Trong trường hợp như vậy, nền tảng vật chất của tâm phải được quán trước rồi tiếp tục quán đến danh pháp. Trong trường hợp của Sakka cũng vậy, đây là trình tự sắc pháp được bàn đến một cách tóm tắt. Tuy nhiên, trong kinh tạng ghi lại, khía cạnh mở đầu không được nêu ra và chỉ có bài kinh về danh pháp là được ghi lại mà thôi.
Đối với chư thiên, danh pháp được nhận biết rõ hơn. Bởi vậy, ba loại thọ được giảng dạy trước tiên. Khi danh pháp được quán từ đầu thì có ba pháp tiếp cận: xúc (phassa), thọ (vedanā) và tâm (citta). (Ba pháp này chỉ được chọn ở bước đầu hành thiền. Một khi bản chất của danh pháp được thấu hiểu và khi các đặc tánh vô thường (anicca) , khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) của danh pháp được quán chiếu thì tất cả danh pháp đều được tỏ ngộ.
Giải thích thêm:
(1) Đối với một số hành giả sau khi việc quán thân (tức là sắc pháp) đã được thông thạo một cách tóm tắt hay chi tiết thì xúc (phassa), vốn là danh pháp khởi sanh từ sắc được quán, trở nên rõ ràng.
(2) Đối với một số hành giả, thọ được cảm nhận đối với sắc được quán, trở nên rõ ràng.
(3) Đối với một số hành giả, thức nhận biết sắc thân được quán, trở nên rõ ràng.
(Trong ba cách này,vị hành giả thấy rõ được mối quan hệ qua lại giữa danh và sắc).
(1) Xúc, thọ, tưởng, tư và thức là nhóm năm Sở hữu then chốt sanh chung với nhau. Xét về ba loại hành giả, loại nhận biết xúc (phassa) một cách sống động giữa danh và sắc; không phải chỉ biết riêng xúc mà thôi. Hơn nữa, vị ấy còn biết rằng thọ (vedanā) hưởng cảm xúc, cũng có mặt ở đó.
Tưởng (sañña) nhận biết đối tượng của thiền quán, cũng có ở đó. Tư (cetanā) điều hành các sở hữu tương ưng, cũng có ở đó. Thức (viññāna) nhận biết đối tượng của thiền quán, cũng có ở đó. Như vậy, năm sở hữu có liên hệ chặt chẽ do xúc dẫn đầu được thấy rõ.
(2) Vị hành giả biết thọ không phải là chỉ biết riêng thọ. Đúng hơn, vị ấy biết rằng, cùng với sự sanh khởi của thọ có sanh khởi xúc giữa danh và sắc pháp trong lúc thiền quán. Vị ấy cũng biết rằng tưởng nhận biết nó cũng sanh khởi, tư cũng sanh khởi và thức nhận biết đối tượng của thiền quán cũng có mặt ở đó. Như vậy, năm sở hữu tâm do xúc dẫn đầu được thấy rõ.
(3) Vị hành giả biết thức không phải chỉ biết riêng thức. Đúng hơn, vị ấy biết rằng ngoài thức ra còn có xúc nhờ đó tâm gặp đối tượng của thiền quán; cũng có khởi sanh thọ làm công việc hưởng cảm xúc, cũng có khởi sanh tưởng biết đối tượng và cũng có khởi sanh tư điều động các sở hữu tương ưng. Như vậy, năm sở hữu do xúc dẫn đầu được thấy rõ.
Sau khi thấy rõ xúc và bốn sở hữu tương ưng của nó (phassa pañcamaka), hành giả quán về cái làm nền tảng để chúng khởi sanh. Rồi vị ấy tuệ tri năm sở hữu tâm có sắc thân là nền tảng của chúng. Thân trong ý nghĩa cùng tột là sắc đã sanh khởi được cấu tạo bởi tứ đại (bhūta-rūpa) và sở tạo sắc (upādāya-rūpāni). Như vậy, sự thật là xúc và bốn sở hữu tương ưng của nó được thấu hiểu là sanh khởi dựa vào thân. Nền tảng nơi mà các sở hữu tâm sanh khởi được thấy, trong thực tại cùng tột của nó là sắc pháp (rūpa); và năm sở hữu tương ưng do xúc dẫn đầu là danh Pháp (nāma); và đây chỉ là danh sắc (nāma và rūpa) và không có gì khác. Giữa hai pháp có mối tương quan, sắc bao gồm sắc uẩn, danh bao gồm bốn danh uẩn. Như vậy, chỉ có năm uẩn (khandā). Quả thật vậy, không có uẩn nào ngoài danh và sắc, không có danh hay sắc nào ngoài năm uẩn.
Sau đó hành giả quán ‘Cái gì là nguyên nhân khởi sanh ngũ uẩn?’ Vị ấy hiểu biết đúng đắn rằng ngũ uẩn khởi sanh do vô minh (āvijjā), ái dục (taṇhā) và nghiệp (kamma). Như vậy, vị ấy hiểu rằng các pháp được tiếp nối nhau của ngũ uẩn là kết quả của nguyên nhân này - vô minh, ái dục và nghiệp; ngoài nhân và quả không có gì được gọi đúng là người hay chúng sanh và tất cả là những uẩn của các pháp có nhân sanh (pháp hữu vi).
Như vậy, sau khi biết rõ danh và sắc khởi sanh từ nguyên nhân, hành giả tiếp tục quán chiếu về tánh chất vô thường, khổ và vô ngã của danh sắc, nhờ đó đạt được Tuệ quán về danh sắc dần dần theo từng bước. (Sự cố gắng này có phần thưởng của nó biểu lộ Tuệ quán mạnh mẽ - balava vipassanā).
Vị hành giả đã đạt đến mức độ cao của Tuệ quán như vậy thì rất tha thiết muốn chứng đắc Đạo Quả (magga-phala) Vị ấy cố gắng tu tập Tuệ quán, tự sách tấn mình bằng ý nghĩa như vầy: “Ta sẽ chứng đắc Đạo, Quả và Niết bàn ngày hôm nay.” Khi bốn yếu tố thích hợp là thời tiết, bạn lữ, vật thực và pháp tạo điều kiện tốt cho sự giác ngộ cùng có mặt, vị ấy chứng đắc Đạo Tuệ. Và ngay tư thế ngồi, thiền quán cao nhất có thể giác ngộ và đạo quả A-la-hán được chứng đắc.
Bằng cách trên, Đức Phật đã chỉ rõ cách mà một vị hành giả, mà đối với vị ấy, xúc được thấu hiểu hay thọ được thấu hiểu hay thức được thấu hiểu. Do sự tu tập Tuệ quán đúng đắn có thể chứng đắc đạo quả A-la-hán.
Trong bài kinh Sakkapaññha, Đức Phật thuyết về pháp quán các danh pháp liên quan đến thọ (vedanā) là đề mục thiền thích hợp với Sakka. Quả thật đúng như vậy, bởi vì chư thiên bao gồm cả Sakka không thấy xúc hay thức có thể thấu hiểu được như thọ. Do đó, thọ là đề mục thiền quán thích hợp đối với chư thiên để chứng đắc Tuệ Quán về danh pháp.
Giải rộng:
Sự sanh khởi của thọ lạc (sukha-vedanā) và thọ khổ (dukkha- vedanā) là rất rõ ràng. Khi thọ lạc sanh khởi thì toàn thân thấm nhuần cảm thọ ấy. Khi người ta bị kích thích, họ có một cảm giác thích thú tựa như người ta ăn món bơ đã được tinh chế một trăm lần, hay cơn nóng được vơi đi bằng cách xối lên người một ngàn thùng nước mát, nó làm cho người trải qua cảm thọ ấy phải thốt lên ‘Ồ! Thật khoan khoái, thật khoan khoái!’
Khi thọ khổ sanh khởi cũng vậy, nó tràn ngập khắp thân gây ra sự khó chịu, khổ sở. Nó giống như những cục sắt nóng đỏ được đưa vào trong thân, hoặc như sắt nóng chảy đổ xuống trên thân hay như bó củi đang cháy bị ném vào trong rừng cây khô. Nó làm cho người cảm thọ nó phải kêu la đau đớn ‘Ôi! Khổ quá, khổ quá!’
Như vậy, sự sanh khởi thọ lạc và thọ khổ là rất rõ ràng.
Điều này không đúng với thọ xả (upekkhā-vedanā), loại thọ không rõ ràng lắm. Nó tựa như bị che khuất bởi bóng tối. Khi không có thọ lạc hay thọ khổ nào thì hành giả chỉ có thể dùng lý trí để hiểu biết thọ xả là thọ không khổ không lạc. Nó giống như người thợ săn đuổi theo con nai, và con nai biến mất chỗ tảng đá rồi dùng sự suy đoán chỗ dấu chân nai xuất hiện ở cuối tảng đá nghĩa là, nó đã đi qua tảng đá ấy rồi xuất hiện ở bên kia tảng đá, là nó đã đi xuống từ tảng đá ấy, và đi đến kết luận rằng con nai đã đi qua tảng đá ấy. Chỗ mà thọ lạc đã được ghi nhận rõ ràng bằng sự nhận biết của hành giả, và thời gian sau thọ khổ cũng được nhận biết rõ ràng. Vị hành giả có thể dùng lý trí của vị ấy, đoán biết rằng trong những thời điểm khi mà hai loại thọ không được cảm hưởng thời có khởi sanh thọ xả trong vị ấy. Bằng cách như vậy vị hành giả biết được thọ xả.
Như vậy, Đức Phật đã dạy cho Sakka, pháp quán đầu tiên về sắc pháp và dạy tiếp về đề mục ba loại thọ và pháp quán về danh pháp. Qua phương pháp này, bài pháp về quán sắc pháp được theo sau bởi bài pháp về ba loại thọ làm đề mục thiền là phương pháp chung được Đức Phật sử dụng, để thích ứng với người nghe trong mọi trường hợp. Ngoài bài pháp hiện tại được thuyết giảng đến Sakka, nó có thể được tìm thấy trong nhiều bài kinh khác.
Đó là Mahāsatipaṭṭhāna Sutta (Dīgha Nikāya). Satipaṭṭhāna Sutta, Cūḷataṇhāsaṅkhāya Sutta, Mahā Taṇhā Saṅkhāya Sutta, Cūḷa Vedalla Sutta, Mahā Vedalla Sutta, Raṭṭhpāla Sutta, Magaṇḍhiya Sutta, Dhātuvibhaṅga Sutta, Āneñjasappāya Sutta (tất cả đều ở trong Majjhima Nikāya) và toàn thể các bộ Vedanā Saṁyutta.
Chú giải nói rằng: “Trong bài kinh Sakkapañha Sutta, pháp thiền về Sắc thân, đơn giản là đối tượng của thọ, không được nêu ra một cách rõ ràng. Có lẽ đây là lý do khiến nó không được ghi lại trong kinh tạng Pāḷi.” Câu phát biểu này khá ngắn và không rõ ràng. Do đó nội dung của nó được nêu ra ở đây.
Chú giải nói rằng: “ Đức Phật đã thuyết pháp đến Sakka và những chư thiên khác, pháp quán về sắc thân trước tiên và rồi dạy tiếp về pháp quán về danh pháp qua ba loại thọ, là cách có thể giúp họ hiểu Dhamma khi xét đến khả năng hiểu biết của họ.” Câu nói này có thể bị phản bác bởi những người đưa ra sự thật rằng, trong kinh tạng không nêu ra việc Đức Phật giảng pháp quán sắc đến Sakka. Câu trả lời nằm ở sự thật là chư thiên có khả năng nhận biết cao về danh pháp và trong tất cả danh pháp thì thọ được sự nhận biết rõ nhất. Chính phương pháp thuyết giảng của Đức Phật đến những khả năng hiểu biết cao về danh pháp là thuyết bài pháp mở đầu về sắc thân, để làm nền tảng cho sự hiểu biết về danh pháp, mà chủ đề sau Ngài thuyết đầy đủ hơn. Trong trường hợp hiện tại, Sakka và thiên chúng của vị ấy có khả năng hiểu biết sâu sắc về danh pháp và vì vậy Đức Phật đề cập đến sắc thân đơn giản như là đối tượng của thọ, chỉ cho họ thấy cái gì tạo nên sắc thân. Và sau khi nêu nó ra một cách ngắn gọn nhất, Đức Phật thuyết giảng chi tiết về ba loại thọ. Do đó, cần lưu ý rằng, sắc thân chỉ hình thành chủ để mở đầu như là đối tượng của thọ, và vì vậy vấn đề không được ghi lại trong kinh tạng. Đây là nội dung của câu giải thích súc tích được nêu ra ở trên.
Bây giờ chúng ta sẽ bàn đến những bài giải về cách thuyết giảng chi tiết của Đức Phật về đề mục thiền ba loại thọ như đã được nêu rõ ở (a), (b) và (c) ở trên. Bài giải thích về chúng theo Chú giải và Phụ chú giải sẽ được chúng tôi trình bày gọn nhất.
“Thọ hỉ mà có khuynh hướng làm tăng tội và giảm phước (là không nên dùng đến), là somanassa-vedanā. Loại thọ hỉ này được gọi là gehasita somanassa-vedanā (cảnh sắc, thinh, hương, vị, xúc và các ý nghĩ, sáu cảnh dục, cảnh này làm ngôi nhà cho ái dục và do đó được gọi là ‘geha’). Thọ hỉ khởi sanh chung với ái do bởi những cảnh dục này. Nếu người ta để cho loại thọ ấy sanh khởi nhiều lần, thì tội tăng trưởng và phước suy giảm mỗi ngày. Đó là lý do khiến Đức Phật dạy loại thọ gehasita somanassa-vedanā này không nên dùng đến.
“Thọ hỉ có khuynh hướng làm giảm tội và tăng phước (và nên dùng đến)” nghĩa là hoan hỷ nghiêng về sự xuất ly - nekkhammasita somanassa-vedanā. Ở đây, sự đi vào đời sống không nhà của vị tỳ khưu, sự đắc thiền, sự giác ngộ Niết bàn, Tuệ quán và tất cả những việc phước để thoát khỏi các chướng ngại, thì được gọi là nekkhamma (sự xuất ly) - sự từ bỏ hay sự xuất ly khỏi cuộc đời thế tục.
Giải rộng điều này - Người đặt mục tiêu của mình là thoát khỏi vòng luân hồi và rời bỏ gia đình tổ ấm, đi đến tịnh xá, sống cuộc sống của vị tỳ khưu, an trú trong tứ Thanh tịnh giới - catupāri suddhi sīla, thực hành pháp của vị Sa-môn tu thiền định bằng đề mục Kasina, đắc Sơ thiền Sắc giới và dùng pháp định ấy làm nền tảng để trau dồi Tuệ quán. Tất cả những pháp hành được gọi là những hành động xuất ly - nekkhamma. Thọ hỉ bắt nguồn từ những sinh họat ấy được gọi là thọ hỉ nghiêng về xuất ly. Nếu một người tu tập làm cho sanh khởi nhiều lần loại thọ nekkhammasita somanassa-vedanā thì tội giảm và phước tăng. Đó là lý do khiến Đức Phật dạy rằng thọ hỉ vui thích với sự xuất ly nên được dùng đến.
(Chú ý: Thọ hỉ - gehasita somanassa-vedanā không nên dùng đến, sự vui thích của các căn sanh chung với đối tượng, sáu loại cảnh dục khả ái được nhận biết ở sáu môn. Vì có sáu cảnh tạo thành nền tảng cho những thọ hỉ này nên có sáu loại hỉ như vậy).
Về thọ hỉ nghiêng về sự xuất ly - nekkhammasita somanassa- vedanā cũng có sáu loại cảnh khả ái, tạo ra sự sanh khởi của thọ hỉ bắt đầu bước thứ nhất là từ bỏ đời sống gia đình để đạt đến các tầng thiền hợp thế và siêu thế cho đến tam thiền. Trong các bài kinh thì hai loại hỉ, sáu loại thọ gehasita somanassa-vedanā và sáu loại thọ nekkhammasita somanassa-vedanā xảy ra thường xuyên. Domanassa- vedanā và upekkhā-vedanā sẽ nêu ra sau này, những từ về sáu gehasita và sáu nekkhammasita cũng sẽ xuất hiện thường xuyên. Nên chú ý rằng những từ này cũng được dùng liên quan đến sáu cảnh dục.
Trong đọan 3 của phần (a) về hai loại thọ hỉ tức là nekkhammasita somanassa-vedanā . Đầu tiên là loại thọ sanh khởi chung với tầm (vitakka) và tứ (vicāra) - Điều này chỉ về thọ hỉ sanh khởi từ lúc xuất gia làm tỳ khưu cho đến khi đắc thiền.
Thứ hai là có loại hỉ sanh khởi không có tầm và tứ - đây là loại thọ hỉ sanh khởi vào lúc chứng đắc Nhị thiền và Tam thiền. Loại hỉ thứ hai này thù thắng hơn loại hỉ thứ nhất. Ở đọan thứ 3 này Đức Phật so sánh hai cách mà trong đó hai vị tỳ khưu có thể chứng đắc arahatta-phala.
Giải rộng hơn:
Vị tỳ khưu đầu tiên khi quán thọ hỉ sanh khởi chung với tầm và tứ (tức là thọ hỉ thuộc cõi dục - kāma vacara somanassa-vedanā và thọ hỉ thuộc Sơ thiền sắc giới - rūpa vacara paṭhana-jhāna somanassa-vedanā. Quán rằng “Thọ hỉ nương vào cái gì?” Và vị ấy biết rằng nó nương vào sắc thân. Rồi vị ấy tiếp tục quán ba đặc tánh (vô thường, khổ, vô ngã) của danh pháp (như đã mô tả ở trên).Và nhờ thế, vị ấy chứng đắc A-la-hán quả (arahatta-phala).
Vị tỳ khưu thứ hai khi quán về thọ hỉ khởi sanh không câu hữu với tầm và tứ (tức là Nhị thiền và Tam thiền sắc giới – Rūpa-vacara dutiya tatiya jhāna somanassa-vedanā và tu tập Tuệ quán như đã nêu ra ở trước, chứng đắc arahatta-phala.
Trong hai trường hợp kể trên, đề mục thiền của vị tỳ khưu thứ hai (thọ hỉ không câu hữu với tầm và tứ) thù thắng hơn đề mục thiền của vị tỳ khưu thứ nhất (thọ hỉ câu hữu với tầm và tứ). Sự suy nghĩ của vị tỳ khưu thứ hai quán về danh pháp (thọ) và ba đặc tánh của nó không câu hữu với tầm và tứ thì thù thắng hơn so với vị tỳ khưu thứ nhất, là tâm có câu hữu với tầm và tứ. Về sự chứng đắc tâm Quả, tâm Quả của vị tỳ khưu thứ hai không câu hữu với tầm và tứ là thù thắng hơn tâm Quả của vị tỳ khưu thứ nhất, là tâm có câu hữu với tầm và tứ.
(Đây là một số quan điểm quan trọng về phần (a) Somanassa-vedanā).
Thọ ưu mà có khuynh hướng là tăng tội và giảm phước (do đó không nên dùng đến), chỉ về getasita domanassa-vedanā. Khi một người không có cảnh khả ái như sắc, thinh, hương, vị, xúc hay ý nghĩ được nhận biết bởi tai, mũi, lưỡi, thân và ý người ấy cảm thấy sự sầu khổ. Khi mà sáu loại cảnh dục này người ta thọ hưởng không tồn tại lâu dài, người yêu chuộng chúng bị mất chúng trong đau khổ. Như vậy, thọ ưu – domanassa-vedanā khởi sanh trong người ta do bởi sáu loại cảnh dục. Nếu những thọ ưu này cứ sanh khởi nhiều lần trong một người thì tội tăng và phước giảm. Đó là lý do khiến Đức Phật dạy rằng thọ ưu khởi sanh do sáu cảnh dục thì không nên dùng đến.
Thọ ưu có khuynh hướng giảm tội và tăng phước (và do đó nên dùng đến) nghĩa là nekkhammasita domanassa-vedanā (thọ ưu nghiêng về sự xuất ly). Đối với vị tỳ khưu đã từ bỏ đời sống thế tục và thực hành Tuệ quán qua nhiều phương pháp quán thì sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp được nhận biết là đặc tánh vô thường và chịu sự thay đổi. Hơn nữa, có sự giác ngộ rằng trên thực tế thì sáu cảnh trong quá khứ cũng như trong hiện tại đều có đặc tánh vô thường, chịu sự thay đổi và khổ. Sự giác ngộ này là Tuệ quán. Một khi bản tánh thực của sáu cảnh được hiểu như vậy thì tâm của vị tỳ khưu tha thiết muốn thoát khỏi sáu cảnh sanh lên do duyên của danh sắc. Khi hướng tâm đến Niết bàn, vị ấy có ước muốn tha thiết (pihā - ước muốn tha thiết, hình thức mềm dịu của tham (lobha) trong ý nghĩa cùng tột) được sự chứng đắc pháp Siêu thế.
(Về vấn đề này, từ Pāḷi của chữ pihā cần giải thích. Câu nói ‘Ước muốn tha thiết được chứng đắc pháp siêu thế ’ không có nghĩa rằng pihā lấy arahatta-phala làm mục tiêu của nó. Bởi vì pihā là hình thức nhẹ nhàng của tham (lobha) - ban đầu là yếu tố bất thiện. Chẳng cần nói đến yếu tố bất thiện, ngay cả những yếu tố thiện phước mà không có trí tuệ cũng không lấy Niết bàn làm mục tiêu hướng tới của chúng. Cho nên pihā không lấy Niết bàn làm mục tiêu của nó. Sự thật thì vị hành giả đã có kiến thức về Niết bàn. Những ân đức của Niết bàn không chỉ được học từ những người khác, chúng đã thấm qua tâm của vị hành giả qua sự học tập từ sách vở, thiền quán và Tuệ minh sát và ước muốn tha thiết về Niết bàn được hình thành như vậy. Kiến thức này dĩ nhiên vẫn còn trong phạm vi của khái niệm (paññatti). Tuy nhiên, một ý tưởng khá gần gũi về Niết bàn có được do tư duy. Thực ra, jhāna, magga, phala, nibbāna, thuộc phạm vi của pháp Siêu thế. Do đó, chúng vi diệu và thâm sâu mà ngay cả những hành giả chưa trở thành bậc thánh cũng khó có được ý tưởng đúng đắn. Hay lắm thì vị ấy chỉ có thể hình dung pháp Siêu thế và nguyện chứng đắc nó, pihā ).
Sau khi khởi lên ý muốn chứng đắc pháp Siêu thế, hành giả phấn đấu để thành đạt mục tiêu bằng cách tu tập Tuệ quán. Nếu đã nỗ lực phấn đấu mà vẫn không đạt được mục tiêu thì hành giả trở nên chán nản ‘Than ôi! Sự thành công đã không đến với ta dầu ta đã cố gắng hết sức, suốt một thời gian dài như vậy,’ vị ấy tự nhủ. Giờ đây vị ấy trải qua thọ ưu được gọi là nekkhammasita domanassa-vedanā. Sự sanh khởi nhiều lần loại thọ ưu này dẫn đến thành công.
Sự thất vọng càng nhiều thì quyết tâm thành đạt mục tiêu của vị ấy càng lớn, nó biến thành Cận y duyên (upanissa paccaya) cho sự thành công. Tội giảm thiểu trong vị ấy và phước tăng trưởng. Đó là lý do khiến Đức Phật dạy rằng nekkhammasita domanassa-vedanā nên dùng đến.
Dầu thọ ưu (domanassa-vedanā) là sở hữu tâm có kèm bởi tầm và tứ (savitakka, savicāra), hành giả có thể lấy gehasita domanassa- vedanā làm thọ ưu mà sanh khởi với tầm và tứ (savitakka, savicāra) và nekkhammasita domanassa-vedanā làm thọ ưu sanh lên không đi cùng với tầm và tứ (avitakka, avicāra). Do đó, thọ ưu được nêu ra bằng hai cách này.
Giải rộng:
Trong Giáo pháp này vị tỳ khưu tu tập thiền Minh sát; sau khi đã an trú trong thiền định (jhāna) hoặc cận định (jhāna upacāra) hoặc sơ thiền và nếu vị ấy không chứng đắc magga-phala thì vị ấy cảm thấy thất vọng (domanassa-vedanā). Trong trường hợp như vậy, các jhāna mà được dùng để tu tập magga-phala thì được gọi là domanassa, bằng lối nói hình tượng bởi vì jhāna trong những bước đầu của quá trình đạo hành đối với vị hành giả là pháp mà vị ấy không muốn nếu đã có thất vọng như vậy. Nếu vị ấy kiên trì và cuối cùng đắc được magga-phala, pháp Siêu thế mà vị ấy giác ngộ (cũng) được gọi là domanassa trong ý nghĩa hình tượng. Bởi vì nó là kết quả được gây ra bởi thọ ưu.
Vị hành giả (vị tỳ khưu) khi xem những ý nghĩa của vị ấy kết hợp với tầm và tứ mà tạo ra thọ ưu của vị ấy hoặc xem những ý nghĩa của vị ấy mà không kết hợp với tầm và tứ mà tạo ra thọ ưu của vị ấy, rồi suy xét “Ồ! Còn bao lâu nữa trước khi ta có thể đạt được Tuệ quán về thọ ưu này mà có sanh chung với tầm và tứ? ” hoặc như “sẽ còn bao lâu nữa trước khi ta có thể đạt được Tuệ quán về thọ ưu này mà không sanh chung với tầm và tứ? ”
Hơn nữa, vị ấy xét quả Tuệ mà được tạo ra bởi thọ ưu sanh chung với tầm và tứ là quả định (phala-samapātti), dầu thọ ưu kết hợp với tầm và tứ, và quả Tuệ tạo ra bởi thọ ưu mà không kết hợp với tầm và tứ là quả định, dầu thọ ưu không kết hợp với Tầm và Tứ. Khi nghĩ như vậy, vị ấy suy xét “Sẽ còn bao lâu nữa trước khi ta chứng Quả được tạo nên bởi thọ ưu có kết hợp với tầm và tứ, hoặc đạo Quả mà được tạo nên bởi thọ ưu không kết hợp với tầm và tứ? ” Vị ấy trải qua những khoảng thời gian hành đạo từ ba tháng đến sáu tháng, và rồi đến chín tháng.
Trước hết, vị ấy đặt mình trong một thời khoá biểu hành đạo trong ba tháng. Trong tháng đầu, vị ấy cho phép mình ngủ hai canh trong canh ba của đêm, còn một canh thì hành thiền. Vào tháng thứ hai vị ấy ngủ một canh, hành thiền hai canh. Trong tháng thứ ba suốt đêm vị ấy không ngủ - hết ngồi thiền rồi đi kinh hành. Tốt thay nếu khoá tu này kết thúc bằng arahatta-phala. Nói cách khác, vị ấy không thối chí mà tiếp tục trải qua khoá tu tập khác trong sáu tháng.
Trong khoá tu sáu tháng nó được chia thành ba giai đọan. Thời gian ngủ và thời gian hành thiền trong đêm được áp dụng như khoá ba tháng. Sau khoá tu thiền sáu tháng, nếu vị ấy không chứng đắc arahatta-phala thì vị ấy không nản chí mà bắt đầu lại một khoá tu khác kéo dài chín tháng.
Khoá chín tháng được chia thành ba giai đọan, mỗi giai đọan gồm ba tháng. Trong thời gian ba tháng đầu, vị ấy cho phép bản thân ngủ hai canh trong ba canh của đêm và một canh hành thiền. Trong thời kỳ giữa, vị ấy cho phép mình ngủ một canh trong ba canh của đêm và hành thiền suốt hai canh. Trong thời kỳ thứ ba, vị ấy không ngủ mà chỉ hành thiền suốt đêm luân phiên thay đổi giữa hai oai nghi đi và ngồi. Sau cách thực hành chuyên cần này, nếu vị ấy vẫn không chứng đắc được arahatta-phala thì sự chán nản khởi sanh trong tâm của vị ấy. Vị ấy suy xét: “ Ôi! Ta không phải là một trong những người được mời đến để dự lễ hội họp Tăng hằng năm. Ở đó, sự thanh tịnh được công nhận (visuddhi pavāraṇā).” Vị ấy cảm thấy rất buồn như trưởng lão Mahāsīva ở Gāmantapabbhara, khuôn mặt vị ấy trở nên già đi.
Thuở xưa, ở xứ Srilanka có một vị trưởng lão nọ tên là Mahāsīva, có mười tám nhóm tỳ khưu theo học với vị ấy. Ba mươi ngàn vị đệ tử của trưởng lão đã chứng đắc arahatta dưới sự chỉ dạy của trưởng lão. Có một vị A-la-hán trong số ba chục ngàn vị nghĩ rằng: “Những đức tánh vô tận về Giới, v.v… ta đã đạt được rồi. Còn những ân đức mà thầy Mahāsīva của ta đã đạt được thì sao?” Và vị ấy biết rằng ông thầy của vị ấy vẫn còn là một người phàm phu, vị ấy suy xét như vầy: “Ôi! Ông thầy Mahāsīva của ta đã từng là nơi nương tựa của những người khác, nhưng không phải là chỗ nương tựa của chính vị ấy. Bây giờ ta sẽ sách tấn ông thầy của ta.” Khi nghĩ vậy, vị ấy vận dụng thần thông đi qua hư không và đáp xuống gần tịnh xá của trưởng lão rồi tiến đến gần trưởng lão Mahāsīva. Lúc vị ấy đang ngồi ở chỗ vắng vẻ, vị ấy đảnh lễ thầy và ngồi ở một nơi thích hợp.
Ông thầy nói với người đệ tử này: “Ồ! Kẻ thọ trì pháp đầu đà chỉ ăn trong bát. Điều gì gọi ông đến đây?” (Đây là lời nói thân thiết được các vị trưởng lão sử dụng để nói với các vị tỳ khưu thực hành thiền quán).
Người đệ tử nói: “Kính bạch hòa thượng! Con đến để học Ngài bài kinh Tuỳ hỷ (anumodāna) được dùng trong lễ cúng dường.”
“Này hiền giả! Không thể được.”
“Xin Ngài cho con được học nó ở chỗ mà Ngài thường dừng lại và suy nghĩ hướng nên đi khất thực? ”
“Tại đó sẽ có những vị tỳ khưu khác đặt ra câu hỏi với ta.” “Xin Ngài cho con được học nó trên đường đi khất thực? ”
“Ở đó cũng có những vị tỳ khưu đến nêu ra những câu hỏi của họ.”
“Xin Ngài hãy dạy nó cho con ở chỗ mà Ngài đắp y, hoặc sửa lại y để đi vào làng, hoặc ở chỗ để sẵn bát để đi khất thực, hoặc ở chỗ thọ thực tại nhà nghỉ sau khi đi khất thực? ”
“Ở những chỗ ấy có những vị trưởng lão cũng sẽ hỏi những câu hỏi, để giải những nghi hoặc của họ liên quan đến Chú giải.”
“Xin cho con được hỏi Ngài khi Ngài đi khất thực về? ” “Khi ấy cũng có những vị tỳ khưu đặt ra những câu hỏi.”
“Xin cho con được hỏi trên đường Ngài từ làng trở về tịnh xá?” “Khi ấy cũng có những vị tỳ khưu khác hỏi những câu hỏi.” “Xin cho con được hỏi sau bữa ăn của Ngài tại tịnh xá? Hay tại chỗ Ngài rửa chân hay vào lúc Ngài rửa mặt? ”
“Vào lúc ấy cũng có những vị tỳ khưu khác cũng hỏi những câu hỏi. hiền giả ạ! Từ lúc ấy cho đến rạng sáng hôm sau có những vị tỳ khưu đến với ta không ngừng, chẳng có giây phút rảnh rang nào cả, thưa hiền giả! ”
“Vậy thì con có thể hỏi Ngài vào lúc Ngài đánh răng, rửa mặt được không? ”
“Không thể được! Sẽ có những vị tỳ khưu khác đến hỏi những câu hỏi của họ.”
“Xin cho con được hỏi vào lúc Ngài đi vào tịnh xá và ngồi ở đó? ”
“Lúc ấy cũng vậy, sẽ có những vị tỳ khưu khác đến hỏi những câu hỏi của họ.”
“Bạch hoà thượng! Thực ra phải có một lúc nào đó rảnh rang, để Ngài ngồi thiền trong tịnh xá sau khi Ngài rửa mặt. Trong những lúc thay đổi oai nghi ngồi, ba hoặc bốn lần. Từ những gì mà Ngài nói, thế không có thời gian để chết à? Bạch Ngài! Ngài giống như tấm ván tựa lưng cho những kẻ khác, chứ không phải cho chính Ngài. Mục đích thực sự của con trong việc đến Ngài không phải để học kinh từ Ngài.” Khi nói như vậy vị ấy trở về bằng con đường hư không.
Khi ấy, trưởng lão Mahāsīva thấy được mục đích của cuộc viếng thăm của vị tỳ khưu ấy. “Vị tỳ khưu này không có nhu cầu về pháp học. Vị ấy đến đây để sách tấn ta. Nhưng bây giờ không phải là lúc để ta lên đường đi đến nơi ẩn dật trong rừng. Ta phải đợi cho đến trời sáng,” trưởng lão tự nhủ. Vị ấy chuẩn bị sẳn y bát để ra đi. Vị ấy dạy pháp suốt ngày, thêm canh đầu và canh giữa của đêm. Đến canh ba, một trong những người đệ tử ra đi. Vị ấy lặng lẽ đi cùng với người đệ tử (để mọi người nghĩ rằng vị ấy là một trong những người đệ tử).
Những người đệ tử đang chờ đợi giảng tiếp, nghĩ rằng thầy ra ngoài để đi vệ sinh.
Vị tỳ khưu đệ tử lại nghĩ ông thầy là một tỳ khưu đệ tử như vị ấy.
Mahāsīva có niềm tin rằng chứng đắc arahatta-phala chỉ mất không quá vài ngày. Vị ấy sẽ trở về từ ẩn cư trong rừng sau khi chứng đắc đạo quả A-la-hán. Bởi vậy, Ngài không nói lời từ giả đệ tử khi Ngài ra đi vào ngày mười ba tháng tư (Visakha) để đến một hang động có tên là Gāmanta pabbhāra (tức là hang động nằm trong vùng đất của ngôi làng). Đến ngày rằm vị ấy chưa chứng đắc arahatta-phala, trưởng lão suy nghĩ: “Ta đã nghĩ ta có thể chứng đắc đạo quả A-la-hán trong vài ngày. Nhưng mùa an cư đến rồi, ta sẽ trải qua mùa an cư ở đây và sẽ hoàn thành phận sự của ta vào cuối mùa an cư, vào ngày Pavāraṇā.” Khi nghĩ rằng ba tháng là ba ngày, vị ấy đi vào pháp hành tinh tấn, nhưng đến ngày cuối cùng của mùa an cư vị ấy vẫn chưa chứng đắc đạo quả A-la-hán. Trưởng lão Mahāsīva lại suy quán: “Ta đã đến đây với hy vọng sẽ chứng đắc đạo quả A-la-hán trong ba ngày, nhưng ba tháng đã trôi qua mà ta vẫn chưa chứng đắc gì cả. Những vị tỳ khưu đồng phạm hạnh của ta bây giờ đang tham dự lễ hội thánh Tăng.” Vị ấy cảm thấy đau khổ và nước mắt tuôn trào.
Rồi trưởng lão suy nghĩ rằng: “Có lẽ ta đã thiếu tinh tấn, ta đã thay đổi bốn oai nghi (tức là đi, đứng, nằm, ngồi) trong công việc hành thiền của ta. Bây giờ ta sẽ bỏ oai nghi nằm, và sẽ không rửa chân cho đến khi chứng đắc đạo quả A-la-hán.”
Bởi vậy, vị ấy đem cất chiếc giường ở một góc và lại bắt đầu hành thiền. Một mùa an cư khác trôi qua mà trưởng lão vẫn chưa chứng đắc đạo quả A-la-hán. Mỗi mùa an cư kết thúc mà không đi kèm với sự giác ngộ, chỉ có nước mắt - nước mắt từ ước muốn cao quý chưa được thành tựu. Bằng cách này, hai mươi chín năm được đánh dấu bởi hai mươi chín cuộc hội họp Thánh Tăng A-la-hán (vào cuối mỗi mùa an cư) đã trôi qua.
Vào ngày rằm tháng Thadingyut, vào năm hành đạo thứ ba mươi của trưởng lão. Trưởng lão Mahāsīva ngồi tựa lưng vào tấm ván và suy xét về tình cảnh: “Ta đã hành đạo suốt ba mươi năm thế mà đạo quả A-la-hán vẫn còn xa. Rõ ràng đạo quả A-la-hán không phải dành cho ta trong kiếp sống này. Ôi! Ta đã đánh mất cơ hội tham dự đại hội Thánh Tăng A-la-hán cùng với những vị tỳ khưu đồng phạm hạnh của ta. Cảm thọ ưu (domanassa-vedanā) khởi lên trong vị ấy và nước mắt lăn dài trên má.
Vào lúc đó, một nữ thần đứng trước vị ấy khóc lóc. Trưởng lão hỏi: “Ai đang khóc vậy?”
“Thưa đại đức! Tôi là một nữ thần.”
“Tại sao nàng khóc như vậy?”
“Thưa đại đức! Đối với tôi, khóc là cách để chứng đắc đạo quả và tôi đang khóc (bắt chước theo Ngài) với hy vọng được chứng đắc một đạo quả hoặc hai đạo quả.”.
Trong tình huống như vậy, tánh cao ngạo của vị tỳ khưu bị lung lay một cách đột ngột. Vị ấy tự nhủ: “Nào! Mahāsīva, ngươi đã làm trò cười trước nữ thần trẻ trung này. Có phải nó là ngươi chăng?”. Một sự động tâm mạnh mẽ (saṁvega) sanh lên trong vị ấy. Vị ấykhởi nhiệt tâm gấp đôi và không bao lâu chứng đắc đạo quả A-la-hán cùng với Tứ Tuệ Phân Tích (Paṭisambbhidā-ñāṇa).
Bây giờ vị ấy cảm thấy thanh thản, nghĩ sẽ thư giản thân thể một lát. Vị ấy lau sạch cái giường, đổ đầy các lu nước và ngồi ở đầu của con đường kinh hành, tự nhắc nhở là sẽ rửa chân mà vị ấy đã bỏ qua suốt ba mươi năm.
Những vị đệ tử của trưởng lão Mahāsīva nhớ lại ông thầy của họ vào năm thứ ba mươi kể từ khi vị ấy ra đi (bằng năng lực thần thông đặc biệt của họ) thấy rằng vị thầy đã chứng đắc Đạo quả A-la- hán. Lúc bấy giờ, khi biết được điều gì đã đi qua trong tâm của thầy, họ nói rằng: “Thật là trò cười khi để cho thầy của chúng ta phải nhọc thân để tự rửa chân khi những đệ tử của Ngài như chúng ta vẫn còn sống.” Nghĩ vậy, ba chục ngàn vị đệ tử của trưởng lão Mahāsīva bèn vận dụng thần thông đi về hướng hang động nơi mà trưởng lão đang ngồi. Tất cả họ đều xung phong tình nguyện được rửa chân cho trưởng lão.
Tuy nhiên, trưởng lão kiên quyết rằng vị ấy phải tự mình làm công việc mà vị ấy đã bỏ qua suốt ba mươi năm. Vào lúc ấy, Sakka tự nghĩ rằng: “Trưởng lão Mahāsīva kiên quyết từ chối không cho ba chục ngàn vị đệ tử của Ngài rửa chân cho mình. Thật không thích hợp khi để Ngài tự mình rửa chân trong khi một người cận sự nam như ta vẫn còn sống. Ta sẽ đến đó và làm công việc ấy. Sakka dẫn theo hoàng hậu Sujā và xuất hiện ở đó. Để hoàng hậu đi trước, vị ấy công bố trước ba chục ngàn vị A-la-hán: “Thưa chư đại đức! Xin hãy tránh đường, có người phụ nữ đang đi đến.” Rồi vị ấy đảnh lễ trưởng lão Mahāsīva, ngồi chồm hổm trước mặt trưởng lão và bạch rằng: “Bạch Ngài! Xin Ngài hãy cho con rửa chân cho Ngài.”
“Ồ! Sakka thuộc dòng dõi Kosiya. Ta đã bỏ không rửa chân của ta suốt ba mươi năm. Thân của loài người vốn có mùi hôi thối, mùi của nó hăng đến nỗi một vị thiên đứng cách xa một trăm do tuần cũng ngửi thấy mùi của nó khó chịu như có xác chết được buộc quanh cổ của vị ấy. Vì vậy, cứ để công việc rửa chân cho ta.”
Sakka đáp: “Bạch đại đức! Đối với chúng con, mùi tự nhiên của thân người đã bị lấn áp bởi mùi hương giới đức của Ngài. Mùi hương ấy toả đi hết những cõi trời dục giới (kamā vācara) và thấu đến những cõi Phạm thiên cao nhất. Bạch đại đức! Không mùi hương nào vượt trội hơn mùi hương của giới đức. Giới đức của Ngài đã khiến chúng con đến đây để phục vụ Ngài.” Rồi Sakka tay trái nắm lấy cổ chân của trưởng lão và tay phải rửa hai chân của trưởng lão cho đến khi chúng sạch hồng như đôi bàn chân mềm mại của đứa bé. Sau khi làm công việc phục vụ cá nhân đến trưởng lão, Sakka đảnh lễ trưởng lão rồi trở về cung trời Đạo Lợi.
Đây là câu chuyện về trưởng lão Mahāsīva
Bằng cách này, vị hành giả thấy rằng bản thân không thể chứng đắc đạo quả A-la-hán, cảm thấy (như trường hợp của trưởng lão Mahāsīva). “Ối! Ta đã đánh mất cơ hội tham dự cuộc hội họp với các vị tỳ khưu đồng phạm hạnh đã chứng đắc đạo quả A-la-hán.” Vị hành giả trở nên buồn chán (domanassa-vedanā). Khi vị ấy đắc các tầng thiền hay Tuệ quán hay magga hay phala là kết quả được tạo ra bởi thọ ưu ấy, mà vị ấy xét đến là kết quả có tầm và tứ, hoặc không kết hợp với tầm và tứ. Những pháp chứng ấy được gọi là cách hình dung thọ ưu kết hợp với tầm và tứ hoặc thọ ưu không kết hợp với tầm và tứ. Nên lưu ý rằng Đức Phật gọi các pháp chứng này là những hình tượng của ngôn ngữ lấy ra từ khía cạnh của kết quả hay khía cạnh của nguyên nhân.
Như vậy, theo quan điểm của vị hành giả về thọ ưu, hoặc là có kết hợp với tầm và tứ hoặc là không kết hợp với tầm và tứ. Khi thọ ưu dẫn đến sự chứng đắc thiền hoặc Tuệ quán hoặc magga-phala, những pháp chứng được gọi là cách hình dung là thọ ưu kết hợp với tầm và tứ, hoặc không kết hợp với tầm và tứ.
Trong văn mạch ấy, ở chỗ vị tỳ khưu quán jhāna hoặc là cận định (upacāra-jhāna) được gọi là thọ ưu có tầm có tứ (savitakka savicāra) là vô thường, khổ, vô ngã, và xét rằng: “Thọ ưu này sanh lên từ đâu?” Vị ấy hiểu ra rằng nguồn gốc của nó trong thân là nền tảng của nó. Từ sự hiểu biết này, vị ấy quán tiếp từng bước từng bước cho đến khi vị ấy chứng đắc đạo quả A-la-hán.
Nếu một vị tỳ khưu khác quán Nhị thiền, Tam thiền,v.v… mà được gọi là thọ ưu không tầm, không tứ là vô thường, khổ, vô ngã qua từng bước, vị ấy chứng đắc đạo quả A-la-hán.
Trong cả hai trường hợp kể trên, chúng đều có thọ ưu là đối tượng của thiền quán, nhưng thọ ưu không tầm không tứ thù thắng hơn thọ ưu có tầm có tứ. Khi xét đến Tuệ quán đạt được từ thiền cũng vậy, cái trước thù thắng hơn cái sau. Khi xét về quả của Đạo Tuệ (arahatta-phala) cũng vậy, cái trước thù thắng hơn. Đó là lý do khiến Đức Phật nói rằng trong hai loại thọ ưu, loại không tầm, không tứ thù thắng hơn. Đây là những điểm chú ý liên quan đến phần (b) Domanassa-vedanā.
Thọ xả (upekkhā-vedanā) có khuynh hướng là tăng tội và giảm phước (và do đó không nên dùng đến) nghĩa là gehasita-upekkhā, thọ xả nghiêng về dục lạc - nghĩa là sự luyến ái mạnh mẽ đối với các dục lạc. Khi một đối tượng khả ái nào đó sanh khởi ở sáu môn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; người ta không thể khắc phục các pháp ô nhiễm và dính mắc theo cảnh dục như con ruồi bị dính mắc trong cục đường. Người say mê các loại dục lạc bị trói buộc trong chúng.
Sự lập đi lập lại, thọ xả (gehasita-upekkhā) có khuynh hướng làm tăng tội và giảm phước - đó là lý do khiến Đức Phật dạy rằng gehasita- upekkhā không nên dùng đến.
Thọ xả có khuynh hướng làm giảm tội và tăng phước (do đó nên dùng đến) nghĩa là nekkhammasita-upekkhā, thọ xả nghiêng về xuất ly. Đó là thái độ bình thản đối với những đối tượng khả ái và không khả ái sanh lên ở sáu môn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Những cảnh dục khả ái không làm khởi sanh luyến ái, những cảnh không khả ái không gây ra phật ý. Chẳng có cảnh khả ái nào hay không khả ái nào mà không làm sanh khởi si mê (moha) do bởi thái độ thiên vị. Vị hành giả quán sáu cảnh dục này là vô thường, khổ và chịu sự thay đổi và phân biệt rõ tất cả chúng đúng như thực. Thái độ bình thản này là hình thức của thọ xả khởi sanh với trí tuệ trong quá trình tâm của hành giả. (Nói cách khác, thái độ bình thản này cũng được gọi là thọ xả, bình thản (tatramajjhattatā). Nó có nghĩa là thái độ không dính mắc đối với những cảnh khả ái và không khả ái. Vedanupphekkhā và thái độ quân bình và bình thản (tatramajjhattatā) đều được xem là upekkhā).
Đúng vậy, thường xuyên làm khởi sanh sáu loại thọ xả nghiêng về sự xuất ly, sáu nekkhammasita-upekkhā, tức là lúc trở thành vị tỳ khưu, trải qua suốt tất cả những giai đọan hành đạo của vị tỳ khưu bắt đầu bằng mười pháp Tuỳ niệm (anussati), cho đến khi chứng đắc các tầng thiền đến tứ thiền làm giảm tội và tăng phước. Do đó Đức Phật dạy rằng nekkhammasita-upekkhā nên dùng đến.
Trong hai loại nekkhammasita-upekkhā đó là thọ xả có tầm và tứ (savitakka savicāra upekkhā) (thọ xả sanh khởi trong mọi lúc từ khi trở thành vị tỳ khưu, suốt tất cả những giai đọan tu tập tuệ quán qua những pháp khác nhau cho đến khi đắc sơ thiền) và loại thọ xả không tầm không tứ (avitaka avicāra upekkhā) (vào lúc chứng đắc nhị thiền, v.v…). Loại thứ nhất thù thắng hơn loại thứ hai.
Đoạn trên so sánh arahatta-phala được chứng đắc bởi hai vị tỳ khưu, tức là trong hai cách thực hành của vị tỳ khưu - (a) vị tỳ khưu thứ nhất, trong việc quán thọ xả có tầm có tứ, suy xét rằng: “Thọ xả này nương vào cái gì mà sanh khởi?” Và vị ấy biết đúng đắn rằng nó khởi sanh nhờ thân. Từ sự hiểu biết ấy, vị ấy tiếp tục đạt được tuệ quán, từng bước, từng bước cho đến khi vị ấy đạt được đạo quả A-la- hán. (b) vị tỳ khưu thứ hai khi quán về thọ xả không tầm không tứ (sanh khởi lên ở nhị thiền, tam thiền và tứ thiền) đạt được tuệ quán qua từng giai đọan cho đến vị ấy đạt được đạo quả A-la-hán.
Trong hai vị tỳ khưu ấy, thọ xả làm đối tượng thiền quán của vị tỳ khưu thứ hai không tầm, không tứ thì thù thắng hơn thọ xả dùng làm đề mục thiền quán của vị tỳ khưu thứ nhất có tầm có tứ. Khi xét những ý nghĩ sanh lên trong tâm của hai vị tỳ khưu suốt thời gian thiền quán của họ, những ý nghĩ mà sanh lên trong vị tỳ khưu thứ hai không tầm không tứ thì thù thắng hơn những ý nghĩ của vị tỳ khưu thứ nhất có tầm có tứ. Khi xét đến sự chứng đắc Đạo quả A-la-hán đạt được qua phép quán thọ xả - sự chứng đắc của vị tỳ khưu thứ hai không tầm không tứ thì thù thắng hơn sự chứng đắc của vị tỳ khưu thứ nhất có tầm có tứ.
Đây là những điểm cần lưu ý liên quán đến (c) Upekkhā- vedana.
Sau khi thuyết giảng về thọ hỉ, thọ ưu và thọ xả dẫn đến Đạo quả A-la-hán, Đức Thế Tôn kết thúc thời pháp của Ngài bằng những lời sau: “Này Sakka! Vua của chư thiên, vị tỳ khưu hành đạo như vậy là người làm công việc chấm dứt mọi vọng tưởng kết hợp với ái dục (taṇhā), ngã mạn (māna) và tà kiến (diṭṭhi) là những pháp kéo dài đau khổ trong luân hồi (saṁsara), dẫn đến Niết bàn nơi tất cả tưởng đều chấm dứt.”
Vào lúc ấy, Sakka chứng đắc quả thánh Nhập lưu.
Ước muốn đầy bi mẫn của chư Phật - ý định cao quý nhất là ban phát phúc lạc cao nhất là loại tâm tối thắng, không bao giờ thuộc loại thấp hơn. Bất cứ nơi nào chư Phật thuyết pháp đến nhân vật hay một hội chúng, các Ngài luôn luôn chỉ ra những phương pháp chứng đắc đạo quả A-la-hán cao nhất. Trong số những người nghe pháp, có số chứng đắc quả thánh Nhập lưu, có số chứng đắc quả thánh Nhất Lai, có số chứng đắc quả thánh Bất Lai, và có số chứng đắc quả thánh A-la-hán - tùy theo Cận y duyên, tức là sự chín muồi về phước báu trong quá khứ của họ.
Dẫn ra đây một ví dụ so sánh.
Đức Phật ví như vị vua cha, những người nghe pháp của Đức Phật giống như những hoàng tử. Người cha làm những miếng cơm có kích cỡ mà vị ấy thường ăn và đút chúng vào miệng của những hoàng tử. Những hoàng tử ăn nhiều đến mức mà họ có thể. Cũng vậy, Đức Phật ban bố Giáo pháp ở mức độ cao nhất, tức là đạo quả A-la-hán. Trong số những người nghe pháp, một số chứng đắc Sơ quả, một số chứng đắc Nhị quả, một số chứng đắc Tam quả và một số chứng đắc Tứ quả, tức là đạo quả A-la-hán theo khả năng hiểu biết của họ.
Sau khi chứng đắc quả thánh Nhập lưu, Sakka mạng chung trước mặt Đức Phật và tái sanh làm Sakka lần thứ hai.
Có một điểm quan trọng cần lưu ý, liên quan đến điều này. Khi một vị Deva mạng chung thì không bỏ lại xác thân như loài người. Thân không tồn tại mà biến mất như ngọn đèn tắt vậy. Quả đúng như vậy, khi một người chết đi thì sắc (kammaja-rūpa) do nghiệp sanh, trước hết biến mất. Mười bảy sát na tâm sau khi sắc nghiệp sanh biến mất, sắc do tâm sanh (cittaja-rūpa) biến mất. Trong vòng vài sát na, sắc do vật thực sanh (āhāraja-rūpa) biến mất vì không có chất bổ bên ngoài hỗ trợ nó. Sắc do thời tiết sanh (utya-rūpa) vẫn tồn tại trong một thời gian lâu, tiếp tục quá trình họat động của nó. Nhưng với chư thiên thì hoàn toàn khác. Sở dĩ như vậy là vì chư thiên tái sanh hoàn toàn khác với loài người. Họ sanh ra là chư thiên ngay tuổi trưởng thành. Khi sắc do nghiệp sanh của họ tan rã thì những loại còn lại như sắc do tâm sanh, sắc do vật thực sanh, và sắc do thời tiết sanh - tất cả chúng đều hoại cùng một lúc. Kết quả là không có thể xác còn lại khi vị thiên mạng chung. Thân xác biến mất ngay tại chỗ.
Điểm chú ý đặc biệt: Sự khác biệt về sự hiện diện tử thi của loài người và sự vắng mặt thân xác của vị thiên là vấn đề đòi hỏi một kiến thức căn bản về sự sanh khởi các uẩn của loài người và của vị thiên vào lúc tái sanh.
(i) Vào lúc tái sanh (paṭisandhi) của loài người, ba đơn vị sắc (kalapa) mỗi đơn vị chỉ là một hạt cực nhỏ li ti xuất hiện, đó là nhóm mười sắc thân (kayādasaka-kalāpa), nhóm mười sắc giới tính (bhāvadasaka- kalāpa), nhóm mười sắc cơ bản (vatthudasana-kalāpa). Sắc do nghiệp sanh và sắc do tâm sanh, sắc do thời tiết sanh và sắc do dinh dưỡng sanh – tất cả khởi sanh đúng lúc. Bất cứ khi nào bốn loại sắc này tiến đến sát na tĩnh (thīkhaṇa) thì mỗi đơn vị yếu tố lửa (tejo-dhātu) vốn có trong những đơn vị sắc ấy liên tục khởi sanh ra sắc do nhiệt độ sanh, kết quả là sự tăng bội nhóm sắc khí tiết (utuja kalāpa) và sự tăng trưởng của thân người. Sự gia tăng liên tục của sắc khí tiết kết quả là nó đóng góp vào phần lớn của số lượng sắc của thân người nhiều như thế. Có thể nói như vậy, thực tế thì “nó là chủ nhân của ngôi nhà thân xác biến ba loại sắc kia (tức là sắc do nghiệp sanh và sắc do tâm sanh, và sắc do dinh dưỡng sanh) thành ra chỉ là những vị khách trong ngôi nhà.” Đây là tánh chất của sắc trong loài người cũng như trong những loài thuộc thai sanh. Khi họ chết, thì sắc do nghiệp sanh và sắc do tâm sanh, và sắc do dinh dưỡng sanh khởi sanh trong họ đều biến mất, nhưng sắc do nhiệt độ sanh giống như chủ nhân của ngôi nhà, tồn tại trong một thời gian lâu dài.
(ii) Đối với chư thiên, sắc do nghiệp sanh vào lúc sát na sanh tức thì tạo nên toàn thân của vị thiên dài ba gāvartas và ví như chủ nhân của ngôi nhà. Trong khi ba loại sắc khác (tức là sắc tâm, sắc khí tiết và sắc vật thực) thì giống như những vị khách trong ngôi nhà, có mặt trong thân của vị thiên. Do đó, khi chư thiên và Phạm thiên chết thì không còn thân xác, ba loại sắc ngoài sắc nghiệp so nghiệp sanh (giống như những vị khách không thể ở trong ngôi nhà khi ngôi nhà không còn) sẽ biến mất khi sắc do nghiệp sanh tiêu hoại vào lúc chết. Đây là vấn đề sâu sắc, sẽ dễ hiểu hơn đối với những người có kiến thức cơ bản về các quá trình của danh sắc.
Vì Sakka mạng chung và tái sanh làm Sakka ngay trong khi đang nghe pháp nên không ai trong hội chúng chư thiên của vị ấy biết rằng, đó không phải là ông già Sakka. Chỉ có Sakka tự biết điều ấy, ngoài vị ấy ra chỉ có Đức Phật biết điều ấy bằng Nhất thiết trí của Ngài.
Biệt biệt thu thúc giới (Pātimokkhasaṁ vara-sīla)
Sakka bây giờ nghĩ rằng: “Đức Thế Tôn đã giải thích rõ ràng về những câu hỏi của ta về thọ hỉ, thọ ưu và thọ xả giống như bơ được chiết ra từ cục bơ. Nhưng đây rõ ràng là đạo-quả (magga-phala), pháp Siêu thế để đạt được nó chắc phải có nguyên nhân là pháp hành thích hợp. Chắc vậy, đạo quả Siêu thế không có được chỉ do hỏi - như con chim bay lên bầu trời. Chắc phải có pháp hành dẫn đến pháp Siêu thế. Bây giờ ta sẽ hỏi Đức Phật về pháp hành mở đầu mà nhờ đó, giúp chứng đắc đạo quả A-la-hán.” Thế nên, Sakka hỏi Đức Phật.
“Bạch Đức Thế Tôn! Vị tỳ khưu thực hành Biệt biệt thu thúc giới (Pātimokkhasaṁ vara-sīla) bằng cách nào?” Khi được hỏi như vậy, Đức Phật đáp lại:
“Này Sakka! Vua của chư thiên, (i) có hai loại thân hành là: loại nên hành và loại không nên hành.
Này Sakka! Vua của chư thiên, (ii) có hai loại khẩu hành: loại nên thực hành và loại không nên thực hành.
Này Sakka! Vua của chư thiên, (iii) có hai loại tầm cầu: loại nên hành và loại không nên hành’.
(i) Này Sakka! Lý do mà Như Lai nói như vậy là như thế này: ‘Nếu người biết rằng khi thực hành một loại thân hành nào đó mà phước giảm và tội tăng thì ngươi không nên thực hành loại thân hành ấy. (Sự diễn giải tương tự cũng được áp dụng có hai câu tiếp theo).”
Trong hai loại thân hành, nếu ngươi biết rằng khi thực hành một loại thân hành nào đó mà tội giảm và phước tăng thì ngươi nên thực hành loại thân hành ấy.
(Ý nghĩa tương tự nên được áp dụng trong hai câu tiếp theo).
(ii) Này Sakka! Vua của chư thiên, Như Lai đã nói rằng: ‘Có hai loại khẩu hành: loại nên hành và loại không nên hành’. Lý do khiến Như Lai nói như vậy là như thế này: ‘Nếu ngươi biết rằng khi sử dụng loại khẩu hành nào mà tội tăng và phước giảm thì không nên thực hành loại khẩu hành ấy.’
Này Sakka! Vua của chư thiên, đó là lý do khiến Như Lai nói rằng: ‘Này Sakka! Vua của chư thiên, có hai loại khẩu hành: loại nên sử dụng và loại không nên sử dụng.’
(iii) Này Sakka! Vua của chư thiên, Như Lai đã nói rằng: ‘Có hai loại tầm cầu: loại nên áp dụng và loại không nên áp dụng.’ Lý do khiến Như Lai nói như vậy là như thế này, nếu ngươi biết rằng khi áp dụng một loại tầm cầu nào đó mà tội tăng và phước giảm thì loại tầm cầu ấy không nên áp dụng.
Trong hai loại tầm cầu này, nếu ngươi biết rằng khi áp dụng loại tầm cầu nào đó mà tội giảm và phước tăng thì ngươi nên áp dụng loại tầm cầu đó.
“Này Sakka! Vua của chư thiên, vị tỳ khưu mà thực hành như vậy là người thực hành Biệt biệt thu thúc giới (Pātimokkhasaṁ vara- sīla).”
Khi Đức Phật nói như vậy, Sakka lấy làm hoan hỷ và nói lời tán dương như sau: “Kính bạch Đức Thế Tôn! Thật đúng như vậy. Thưa bậc Thiện Thệ, quả đúng như vậy. Sau khi nghe được câu trả lời của Đức Thế Tôn con đã hết tất cả hoài nghi. Tất cả những điều nghi hoặc đã rời khỏi con.”
Chú ý:
Trong câu hỏi 6,7 và 8, Sakka đã hỏi về pháp dẫn đến Niết bàn qua sự chấm dứt ảo tưởng và Đức Phật trả lời bằng một bài pháp về ba loại thọ và những nguyên tắc cơ bản dẫn đến pháp hành. Ngài phân biệt rõ giữa hai loại thọ: loại nên dùng và loại không nên dùng. Trong hai loại thọ ấy, loại không nên dùng thì không phải pháp hành dẫn đến Niết bàn. Chỉ có loại thọ nên dùng mới dẫn đến Niết bàn. Thế thì tại sao Đức Phật bàn về loại thọ mà không dẫn đến Niết bàn? Đây là câu hỏi được hỏi có khả năng xảy ra bởi người mà không thấy chủ ý của Đức Phật. Tuy nhiên, Đức Phật biết thiên hướng của Sakka nếu hiểu được nhu cầu loại trừ loại thọ không nên dùng đến, nhận ra nó là loại thọ không nên dùng đến, nhận ra nó là yếu tố gây ô nhiễm, thì vị ấy sẽ khởi tâm tu tập loại thọ nên dùng đến vì nhận thấy đó là yếu tố thanh lọc. Như vậy, việc bàn đến hai loại thọ dẫn đến sự hiểu biết của Sakka. Phương pháp của Đức Phật giúp Sakka có pháp hành đúng đắn.
Trong câu hỏi hiện tại về Giới thu thúc của vị tỳ khưu - loại thân hành mà không nên dùng đến, loại khẩu hành mà không nên dùng đến và loại tầm cầu mà không nên dùng đến, thì không tạo ra Giới thu thúc. Tuy nhiên, chỉ khi nào người ta có khả năng từ bỏ chúng, thì người ấy mới có thể thực hành viên mãn pháp hành thân hành nên dùng đến, khẩu hành nên dùng đến và tầm cầu nên dùng đến. Bởi vì tất cả chúng là yếu tố thanh lọc tâm. Đó là lí do khiến ba yếu tố gây ô nhiễm được bàn đến cùng với ba yếu tố thanh lọc theo từng cặp. Phương pháp này Đức Phật biết phù hợp với căn tánh của Sakka để áp dụng.
Chỉ khi nào các yếu tố không nên dùng được làm sáng tỏ, khi ấy những yếu tố nên dùng mới trở thành pháp hành. Đó là lí do khiến Đức Phật nêu ra những cặp gồm những yếu tố vô dụng và những yếu tố lợi ích trong phần những câu hỏi về Giới thu thúc của vị tỳ khưu. Cũng như trong phần trước gồm những câu hỏi về thọ.
Trong phần những câu trả lời hiện tại, chỉ thân hành nên sử dụng, khẩu hành nên sử dụng và tầm cầu nên sử dụng để tạo nên Giới thu thúc của vị tỳ khưu. Thân hành, khẩu hành và tầm cầu mà không nên dùng đến là những yếu tố gây ô nhiễm và Sakka đầu tiên thấy chúng.
Xét về loại tầm cầu nên áp dụng, có thể nói nó liên quan đến Nghiệp đạo (kammapatha) hay hình thức đã được mô tả về học giới. Tức là:
(i) Thân hành nên làm là ba thân nghiệp. Đó là kiên tránh sát sanh, kiên tránh trộm cắp và kiên tránh tà dâm. Đây là cách nói về Nghiệp đạo. Sự vi phạm các học giới về thân được Đức Phật cấm chế về thân nghiệp, không nên làm. Đây là cách nói về giới. Thân hành nên làm là kiên tránh sát sanh, kiên tránh trộm cắp, kiên tránh tà dâm. Đây là cách nói về nghiệp đạo. Sự thu thúc về thân không cho phạm vào các giới cấm được Đức Phật ban hành, tạo thành thân hành nên làm. Đây là cách nói về giới.
(Sự phân biệt tương tự nên hiểu như vậy về khẩu hành).
(ii) Sự vi phạm bốn điều khẩu nghiệp như nói dối, v.v… trong khẩu hành không nên làm. Sự kiên tránh bốn bất thiện nghiệp trong lời nói là khẩu hành nên làm.
(iii) Sự tầm cầu (pariyesanā) bao gồm đến thân và khẩu nghiệp. Nó được bao quát bởi thân hành và khẩu hành. Ngoại trừ rằng khi định nghĩa tám giới mà Chánh mạng là giới thứ tám (Ājivaṭhamaka-sīla), từ ngữ đặc biệt ‘tầm cầu” cần được nêu ra bởi vì Tám giới này bao gồm những nghiệp ở thân môn và khẩu môn (tức là các thân nghiệp và ngữ nghiệp) và không có nếu không nỗ lực. Tầm cầu chính là yếu tố nỗ lực được cần đến trong sự tầm cầu.
(iv) Tầm cầu có hai loại: loại thấp hèn và loại cao thượng. Hai loại tầm cầu được mô tả trong bài kinh Pāsarāsi Sutta, Mūlapaṇṇāsa. Nội dung của giáo lý là như thế này: ở đâu có người mà bản thân chịu sự sanh, già, chết và hoại diệt là tầm cầu những thứ hữu tri (tức là vợ con, người hầu, gia súc, gia cầm, v.v… và những thứ vô tri như vàng, bạc, v.v…) mà vốn vẫn chịu sự sanh, già và chết (tức là sự khởi sanh, hư hoại và tan rã). Điều này được xem là tầm cầu thấp hèn (anariya-pariyesanā) là sự tầm cầu không nên làm. Nếu một người nào đó bản thân chịu sự sanh, già và chết. Khi thấy sai lầm trong việc tìm kiếm những vật hữu tri và vô tri, và tầm cầu pháp bất tử (tức là Niết bàn, không còn sự tái sanh), đây được gọi là tầm cầu cao quý (ariya- pariyesanā), sự tầm cầu nên hành theo.
(v) Giải thích theo một cách khác: Có năm cách tầm cầu lợi lộc không đúng pháp dành cho các vị tỳ khưu. Đó là: (i) mưu đồ, tức là tạo ra ấn tượng tốt đẹp hoặc rất đáng hâm mộ về bản thân mình đối với các thí chủ. (ii), tâng bốc hay khen ngợi các thí chủ. (iii) nói lời gợi ý trong trường hợp thích hợp để khiến Phật tử cúng dường, (iv) xem thường các thiện tín để họ cúng dường, (v) dùng lợi câu lợi tức là tặng quà đến Phật tử và mong mỏi nhận được sự cúng dường từ Phật tử.
Cũng có sáu chỗ mà vị tỳ khưu không nên lui tới : đó là (1) nhà của người đàn bà goá, (2) nhà của người lưỡng tính, (3) nhà của người bán rượu, (4) nhà của kỹ nữ, (5) nhà của người đàn bà giá, (6) chỗ ở của chư tỳ khưu ni.
Không nên hành động tầm cầu theo năm cách và sáu chỗ đã được mô tả ở trên và hai mươi mốt cách không được phép tầm cầu (anesanā). Tất cả những điều này tạo nên sự tầm cầu không nên làm (anariya-pariyesanā). Sự kiên tránh tất cả những loại tầm cầu bất chánh này và sống bằng vật thực kiếm được bằng cách đi khất thực là cách tìm kiếm lợi lộc tạo nên sự tầm cầu cao quý (ariya pariyesanā).
Nơi một thân hành nào đó, v.v… không nên làm nếu đó là hành động sát sanh, thân hành bất chánh như tìm kiếm các loại khí giới hay chất độc, hay bất cứ sự cố gắng nào liên quan đến nó. Trong trường hợp thân hành nên thường xuyên làm, tất cả những hành động liên quan đến nó là chân chánh ngay từ đầu. Nếu một người không thể thực hiện điều gì đó mà điều đó phải nên làm, thì tối thiểu cũng nên có ý định, vì ý định ấy rồi sẽ thành tựu nếu hoàn cảnh cho phép.
Giải thích theo cách khác
(i) Thân hành có thể gây chia rẽ Tăng đoàn như trường hợp Devadatta, là hành vi bất chánh không nên làm. Lễ Tam bảo hai lần hoặc ba lần trong một ngày là thói quen của trưởng lão Sāriputta và trưởng lão Mahā Moggallāna là hành vi nên thường xuyên làm.
(ii) Khẩu hành ví như truyền lệnh giết một ai đó như Devadatta sai những thiện xạ đi ám sát Đức Phật là hành vi không nên làm. Sự tán dương những ân đức Tam bảo như thói quen của trưởng lão Sāriputta và trưởng lão Mahā Moggallanā là khẩu hành nên thường xuyên làm.
(iii) Sự tầm cầu thấp hèn như của Devadatta là sự tầm cầu không nên làm. Sự tầm cầu cao quý của trưởng lão Sāriputta và trưởng lão Mahā Moggallāna lả sự tầm cầu nên làm.
Trong khi Sakka chỉ nêu ra một câu hỏi về Giới thu thúc của chư vị tỳ khưu, thì câu trả lời của Đức Phật có ba phần là Thân hành - Khẩu hành - Tầm cầu. Chú giải nói về nó là ba câu hỏi.
Câu nói sau cùng của Đức Phật là: “Vị tỳ khưu mà thực hành như vậy…” nghĩa là vị tỳ khưu mà tránh thân hành, khẩu hành và tầm cầu không nên làm và thực hành thân hành, khẩu hành và tầm cầu nên làm là người thực hành pháp cao quý về Giới, tạo thành điều kiện cần thiết để chứng đắc Đạo Quả A-la-hán.
Sau khi hoan hỷ tín thọ lời pháp của Đức Phật, Sakka bèn nêu ra câu hỏi tiếp theo.
“Kính bạch Đức Thế Tôn! Vị tỳ khưu thực hành như thế nào để giữ cho lục căn được phòng hộ?”
Đức Phật trả lời như sau:
“Này Sakka! Vua của chư thiên, có hai loại cảnh Sắc được biết bởi mắt: loại nên dùng và loại không nên dùng.
“Này Sakka! Vua của chư thiên, có hai loại âm thanh được biết bởi tai: loại nên dùng và loại không nên dùng.
“Này Sakka! Vua của chư thiên, có hai loại mùi được biết bởi mũi: loại nên dùng và loại không nên dùng.
“Này Sakka! Vua của chư thiên, có hai loại vị được biết bởi lưỡi: loại nên dùng và loại không nên dùng.
“Này Sakka! Vua của chư thiên, có hai loại cảnh xúc được biết bởi than: loại nên dùng và loại không nên dùng.
“Này Sakka! Vua của chư thiên, có hai loại cảnh pháp do danh sắc tạo nên được biết bởi ý: loại nên dùng và loại không nên dùng.”
Khi Đức Phật đã giảng giải tóm tắt như vậy, Sakka bèn bạch với Đức Phật:
“Kính bạch Đức Thế Tôn! Những điều mà Đức Thế Tôn nói tóm tắt con đã hiểu tường tận như sau. Bạch Đức Thế Tôn! Nếu một cảnh sắc nào đó được biết bởi mắt mà có khuynh hướng làm tăng tội và giảm phước thì cảnh sắc ấy không nên dùng. Ngược lại, nếu một cảnh sắc nào đó mà được nhận biết bởi mắt mà có khuynh hướng làm giảm tội và tăng phước thì cảnh sắc ấy nên dùng.
Bạch Đức Thế Tôn! Nếu một âm thanh nào đó được biết bởi tai mà có khuynh hướng làm tăng tội và giảm phước thì âm thanh ấy không nên dùng. Ngược lại, nếu một âm thanh nào đó được nhận biết bởi tai mà có khuynh hướng làm giảm tội và tăng phước thì âm thanh ấy nên dùng.
Bạch Đức Thế Tôn! Nếu một mùi nào đó được biết bởi mũi mà có khuynh hướng làm tăng tội và giảm phước thì mùi ấy không nên dùng. Ngược lại, nếu một mùi nào đó được nhận biết bởi mũi mà có khuynh hướng làm giảm tội và tăng phước thì mùi ấy nên dùng.
Bạch Đức Thế Tôn! Nếu một cảnh vị nào đó được biết bởi lưỡi mà có khuynh hướng làm tăng tội và giảm phước thì cảnh vị ấy không nên dùng. Ngược lại, nếu một cảnh vị nào đó được nhận biết bởi lưỡi mà có khuynh hướng làm giảm tội và tăng phước thì cảnh vị ấy nên dùng.
Bạch Đức Thế Tôn! Nếu một cảnh xúc nào đó được biết bởi than mà có khuynh hướng làm tăng tội và giảm phước thì cảnh xúc ấy không nên dùng. Ngược lại, nếu một cảnh xúc nào đó được nhận biết bởi thân mà có khuynh hướng làm giảm tội và tăng phước thì cảnh xúc ấy nên dùng.
Bạch Đức Thế Tôn! Nếu một ý nghĩ nào đó về danh sắc được biết bởi ý mà có khuynh hướng làm tăng tội và giảm phước thì ý nghĩ ấy không nên dùng. Ngược lại, nếu một ý nghĩ nào đó được nhận biết bởi ý mà có khuynh hướng làm giảm tội và tăng phước thì ý nghĩ ấy nên dùng.
Bạch Đức Thế Tôn! Nhờ có thể hiểu ý nghĩa một cách chi tiết về những điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm tắt giờ đây con đã hết hoài nghi, không còn sự phân vân lưỡng lự trong con.
(Chú thích: Sakka đã được những lợi ích từ những bài pháp trước của Đức Phật - những bài pháp về ba loại gồm những thứ nên dùng đến và những thứ không nên dùng đến. Khi câu trả lời tóm tắt hiện tại từ Đức Phật nêu ra, vị ấy có thể hiểu biết đúng đắn dựa trên những bài pháp trước của Đức Phật và do đó vị ấy bắt đầu bạch với Đức Phật về sự hiểu biết của vị ấy.
Đức Phật im lặng cho phép Sakka nói trước những điều mà Ngài nói về ý nghĩa của những câu vắn tắt. Đức Phật có thông lệ cho phép nói ra những câu nói vắn tắt. Đức Phật không có thông lệ nói ra những pháp như vậy nếu người nghe pháp không đủ khả năng để giải thích cái mà vị ấy hiểu, hay cho phép người nghe có đủ khả năng nếu vị ấy không có ý muốn đưa ra lời giải thích điều mà vị ấy hiểu. Ở đây, Sakka vừa đủ khả năng, vừa có ý muốn nên Đức Phật đã cho phép).
Bây giờ giải thích chi tiết các cảnh, về tánh chất có giá trị và không có giá trị của chúng.
(1) Nếu một cảnh sắc nào đó có khuynh hướng làm khởi dậy phiền não như là tham ái trong tâm của vị tỳ khưu – cảnh sắc ấy là cảnh sắc vô giá trị, vị ấy không nên nhìn thấy nó. Nếu một cảnh sắc nào đó làm khơi dậy trong tâm vị ấy bất tịnh tướng (asubha-saññā) hay làm cho vị ấy tăng thêm niềm tin nơi Chánh pháp (dhamma saddhā) hay làm khởi dậy tướng vô thường (anicca-saññā) thì cảnh sắc ấy là cảnh sắc có giá trị, vị ấy nên nhìn thấy nó.
(2) Nếu một vị tỳ khưu nghe một bản nhạc hay nhưng làm khởi dậy phiền não như tham ái trong tâm của vị ấy, thì âm thanh ấy là âm thanh không có giá trị, vị ấy không nên nghe nó. Ngược lại, nếu một bản nhạc nào đó được phát ra bởi một cô gái ở lò gốm, nhưng làm cho vị tỳ khưu khi nghe khởi tâm quán về luật nhân quả, làm cho vị ấy tăng thêm niềm tin nơi chánh pháp, có khuynh hướng làm ly ái đối với kiếp sống hữu tình và làm khởi sanh những ý nghĩ xuất ly, thì âm thanh ấy là âm thanh có giá trị.
(3) Nếu một mùi nào đó làm khởi sanh phiền não như tham ái trong tâm của vị tỳ khưu khi ngửi nó, thì mùi ấy là mùi không có giá trị, vị ấy không nên ngửi nó. Nếu một mùi nào đó khiến cho vị tỳ khưu mà ngửi nó có được tưởng về sự bất tịnh của thân, thì mùi ấy là mùi có giá trị, vị ấy nên ngửi nó.
(4) Nếu một vị nào đó làm khởi sanh phiền não như tham ái trong tâm của vị tỳ khưu khi nếm nó, thì vị ấy là vị không có giá trị, vị tỳ khưu không nên nếm nó. Nếu một mùi nào đó khiến cho vị tỳ khưu mà nếm nó có được tưởng về sự bất tịnh trong vật thực (āhāre paṭikūla-saññā), hoặc nếu có giá trị làm duyên cho vị ấy chứng đắc Thánh Đế, như trong trường hợp của Sāmaṇera Sīva (cháu của trưởng lão Mahā Sīva) đã chứng đắc đạo quả A-la-hán trong khi đang thọ thực thì vị đó là vị có giá trị, vị ấy nên nếm nó. (Liên quan đến điều này chúng tôi tìm kiếm cái tên Sāmaṇera Sīva trong bộ Phụ chú giải và trong bộ Visuddhi-magga có một câu chuyện về Sāmaṇera Bhāgineyya Saṅgharakkhita là người đã chứng đắc Đạo Quả A-la-hán trong khi đang thọ thực (Vis I, chương về Sīla).
(5) Nếu một cảnh xúc nào đó làm khởi sanh phiền não như tham ái trong tâm của vị tỳ khưu khi xúc chạm nó thì cảnh xúc ấy là cảnh xúc không có giá trị, vị ấy không nên xúc chạm nó. Nếu một cảnh xúc nào đó (đúng pháp đối với vị tỳ khưu) khiến cho vị tỳ khưu tự mình tu tập để chứng đắc đạo quả A-la-hán do sự đọan tận các lậu hoặc (āsavas) một cách hoàn toàn như trường hợp của trưởng lão Sāriputta, v.v… hay dẫn đến sự nhiệt tâm thì cảnh xúc ấy là cảnh nên dùng.
Điều đáng lưu ý trong vấn đề này là nhiều vị tỳ khưu trong thời kỳ của Đức Phật, bản thân họ từ chối xa hoa trong việc nằm. Ví dụ tôn giả Sāriputta không bao giờ nằm trên giường suốt ba mươi năm; tôn giả Mahā Moggalāna cũng như thế trong nhiều năm; tôn giả Mahā Kassapa trong một trăm hai mươi năm; tôn giả Anuruddha trong năm mươi năm; tôn giả Sona trong mười tám năm, tôn giả Bhaddiya trong ba mươi năm, tôn giả Raṭhapāla trong mười hai năm, tôn giả Ānandā trong mười lăm năm, tôn giả Rāhula trong mười hai năm, tôn giả Bākula trong tám mươi năm, tôn giả Nālaka (người thực hành pháp đại hạnh Moneya một cách thành công) đã từ chối nằm trên giường trong suốt cuộc đời của vị ấy, tức là cho đến khi nhập Niết Bàn.
(6) Nếu một cảnh nào đó về Danh hoặc Sắc có khuynh hướng làm khởi sanh phiền não như tham ái trong tâm của vị tỳ khưu khi nghĩ về nó, thì cảnh ấy là cảnh không có giá trị, vị ấy không nên nuôi dưỡng ý nghĩ như vậy. Nếu một ý nghĩ nào đó làm gia tăng lòng từ ái đối với những kẻ khác như: “Nguyện cho tất cả chúng sanh được an vui, đừng có khổ, v.v…” như trong trường hợp của ba vị trưởng lão thì ý nghĩ ấy là ý nghĩ có giá trị, vị ấy nên duy trì ý nghĩ như vậy, cảnh pháp ấy như vậy.
Vào một thuở nọ, có ba vị tỳ khưu đã cùng nhau phát nguyện vào một buổi chiều trước mùa an cư kiết hạ. Họ nguyện với nhau là không chìm đắm trong những ý nghĩ dục lạc (trong suốt ba tháng của mùa mưa, và chọn một tịnh xá nọ làm nơi an cư kiết hạ của họ).
Đến cuối mùa an cư, vào ngày Tự Tứ, ngày trăng tròn tháng Thadingyut (tháng 10), trưởng lão Saṅgha nêu ra câu hỏi này với vị trưởng lão nhỏ hạ nhất rằng: “Trong suốt thời gian ba tháng an cư, hiền đệ đã để tâm mình đi xa đến chừng nào?” Vị trưởng lão nhỏ hạ nhất trả lời: “Kính bạch Ngài! Suốt ba tháng này con đã không để tâm mình đi quá khuôn viên của tịnh xá này.” Lời thú nhận của vị tỳ khưu kia ám chỉ rằng, cái tâm thỉnh thỏang phóng đi trong khuôn viên của tịnh xá nghĩa là cái trần cảnh ví như cảnh sắc có mặt trong khuôn viên của tịnh xá, nhưng vì không có nữ giới đến viếng nên tâm của vị ấy không có cơ hội phóng đến những ý nghĩ phóng túng.
Rồi trưởng lão Saṅgha Thera hỏi vị tỳ khưu thứ hai: “Này hiền giả! Suốt ba tháng mùa mưa hiền giả đã để tâm mình đi xa đến chừng nào?” Vị tỳ khưu thứ hai trả lời: “Kính bạch Ngài! Suốt ba tháng mùa mưa, con không để tâm mình đi ra khỏi căn phòng này.”
Sau đó hai vị tỳ khưu nhỏ hạ bèn hỏi trưởng lão Saṅgha Thera: “Thưa Ngài! Suốt ba tháng mùa mưa Ngài đã để tâm mình đi xa đến chừng nào?” Trưởng lão trả lời: “Này các hiền đệ! Suốt ba tháng mùa mưa tôi đã không để tâm mình ra khỏi thân này.” Quả thật đúng như vậy, trưởng lão Saṅgha Thera không làm điều gì về (thân, khẩu và ý) mà không có chánh niệm, không quán xét về hành vi sắp xảy ra, để không có sát na nào dành cho bất cứ ý nghĩ nào ra ngoài thân. Hai vị tỳ khưu nhỏ hạ bèn nói với trưởng lão Saṅgha Thera: “Thưa Ngài! Ngài thật tuyệt vời!”
Loại tâm mà xảy đến với vị tỳ khưu trưởng lão Saṅgha Thera thuộc loại tâm có giá trị, vị tỳ khưu nên nuôi dưỡng những ý nghĩ như vậy.
Sau khi hoan hỷ tín thọ lời dạy của Đức Phật, Sakka bèn nêu ra câu hỏi tiếp theo:
“Bạch Đức Thế Tôn! Phải chăng tất cả Sa-môn và Bà-la-môn đều có giáo lý, pháp hành, quan kiến và mục tiêu tối hậu như nhau?” Với câu hỏi này, Đức Phật trả lời như sau:
“Này Sakka! Vua của chư thiên, không phải tất cả Sa-môn và Bà-la-môn đều có giáo lý, pháp hành, quan kiến và mục tiêu tối hậu như nhau.”
(Ở đây, Sakka đặt ra câu hỏi này trước bởi vì vị ấy đã biết, khi trở thành bậc Thánh rằng các vị Sa-môn và Bà-la-môn có giáo lý, pháp hành, quan kiến và mục tiêu khác nhau).
Sakka hỏi thêm: “Bạch Đức Thế Tôn! Lý do nào khiến có sự khác biệt về giáo lý, pháp hành, quan kiến và mục tiêu giữa các vị Sa- môn và Bà-la-môn?”
Đức Phật trả lời:
“Này Sakka! Vua của chư thiên, tất cả chúng sanh trong thế giới hữu tình này có những sở thích khác nhau. Bất cứ điều gì hấp dẫn thị hiếu của họ thì những chúng sanh này bèn chấp thủ nó, tin chắc nó là chân lý duy nhất và phủ nhận tất cả những quan điểm khác cho là hảo huyền. Đó là lý do khiến cho tất cả Sa môn và Bà-la-môn không có những giáo lý, pháp hành, quan kiến và mục tiêu giống nhau”.
(Trong loài người, mỗi người đều có sở thích khác nhau. Khi người này muốn đi thì người kia muốn đứng. Khi người này muốn đứng thì người kia muốn nằm. Thật khó để tìm ra hai người có sở thích giống nhau. Khi chỉ xét về các oai nghi mà sở thích của mỗi người đều khác nhau, thì làm sao giáo lý, pháp hành và quan điểm trong họ giống nhau được? Đức Phật chỉ ra sự khác biệt này là lý do tạo ra sự khác biệt về giáo lý, pháp hành, quan điểm và mục tiêu giữa các Sa-môn và Bà-la-môn).
Sakka lại hỏi Đức Phật câu hỏi này:
“ Kính bạch Đức Thế Tôn! Phải chăng tất cả Sa-môn và Bà-la- môn đều chứng đắc pháp Bất tử (tức Niết bàn) là nơi mà họ có thể tìm được sự nương tựa và ở đó tất cả ách phược đều bị đọan diệt? Phải chăng tất cả họ đều thực hành Thánh đạo là pháp hành đúng đắn để chứng đắc pháp Bất tử? Phải chăng tất cả họ đều có mục tiêu tối hậu là pháp Bất tử? ”
(Sakka hỏi về Niết bàn là thực tại cùng tột và liệu những kẻ chấp thủ những quan điểm khác nhau có thực hành Thánh đạo để chứng đắc Niết bàn không.)
Đức Phật trả lời:
“Này Sakka! Vua của chư thiên, không phải tất cả Sa-môn và Bà-la-môn đều chứng đắc pháp Bất tử (tức Niết bàn) là nơi mà họ có thể tìm được sự nương tựa và ở đó tất cả ách phược đều bị đọan diệt. Không phải tất cả họ đều thực hành Thánh đạo là pháp hành đúng đắn để chứng đắc pháp Bất tử. Họ cũng không có mục tiêu tối hậu là pháp Bất tử.”
( Vì sở thích của mỗi cá nhân trong giới Sa-môn và Bà-la-môn đều có khác nhau về giáo lý, pháp hành, quan điểm và mục tiêu tối hậu của họ khác nhau, cho nên làm sao mục tiêu chung của họ là chứng đắc Niết bàn - Thực tại cùng tột? Trong câu trả lời này Đức Phật đã giải thích rõ rằng chỉ những ai thực hành Thánh đạo mới có thể chứng đắc Niết bàn).
Sau đó, Sakka đặt ra câu hỏi cuối cùng của vị ấy như vầy: “Bạch Đức Thế Tôn! Lý do gì khiến cho tất cả Sa-môn và Bà-
la-môn không chứng đắc pháp Bất tử (Nibbāna) là nơi mà họ có thể tìm thấy chỗ nương tựa và cũng là nơi mà tất cả những ách phược đều bị đọan diệt? Tại sao không phải tất cả họ đều có mục tiêu cuối cùng là pháp Bất tử?”
Đức Thế Tôn trả lời:
“Này Sakka! Vua của chư thiên, những vị tỳ khưu nào thoát khỏi những phiền não nhờ Thánh đạo làm chấm dứt ái dục (nói cách khác, những vị tỳ khưu nào hướng đến Niết bàn là nơi mà tất cả ái dục đều chấm dứt thì chứng đắc pháp Bất tử - Nibbāna) - nơi mà họ có thể tìm thấy chỗ nương tựa và cũng là nơi mà tất cả ách phược đều bị đọan diệt. Họ là những người thực hành Thánh đạo là pháp hành đúng đắn để chứng đắc Niết bàn, pháp Bất tử. Họ có mục tiêu tối hậu là Niết bàn, pháp Bất tử. Đúng như vậy, không phải tất cả Sa-môn và Bà-la-môn đều chứng đắc Niết bàn, pháp Bất tử là nơi mà họ có thể nương tựa và là nơi mà tất cả những ách phược bị đọan diệt. Không phải tất cả họ đều thực hành Thánh đạo, là pháp hành đúng đắn để đạt đến Niết bàn, pháp Bất tử. Không phải tất cả họ đều có mục tiêu tối hậu là Niết bàn, pháp Bất tử.”
(Như vậy, cuộc đàm đạo giữa bậc thánh Chí tôn và Sakka đã xảy ra về chủ đề Niết bàn, thực tại cùng tột. Họ đã nói bằng ngôn ngữ của chư Thánh rực rỡ như cây sala nở đầy hoa. Đối với những kẻ phàm phu như chúng ta thì những ngôn ngữ và ý nghĩa ấy thật khó liễu ngộ, bởi vì phạm vi hiểu biết của chúng ta không vượt ra ngoài các giác quan. (Nói cách khác, phạm vi tưởng tri của chúng ta bị giới hạn trong các căn của chúng ta. Nội dung mà Đức Phật nêu ra ở đây là chỉ những bậc A-la-hán đã thoát khỏi những phiền não nhờ Thánh đạo đọan diệt ái dục, những bậc Thánh ấy mới chứng đắc Niết Bàn, thực tại cùng tột. Không phải tất cả Sa-môn và Bà-la-môn đều chứng đắc Niết bàn).
Giáo pháp của Đức Phật có Niết bàn, là thực tại cùng tột, là đỉnh cao của Giáo pháp. Nên khi vấn đề Niết bàn được bàn luận đầy đủ thì kết thúc tất cả mọi câu hỏi.
Sau khi nghe qua câu trả lời của Đức Phật, Sakka lấy làm hoan hỷ và bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Quả thật đúng như vậy. Bạch đấng Thiện Thệ! Quả thật đúng như vậy. Sau khi lãnh hội câu trả lời của Đức Phật, con đã hết tất cả hoài nghi về vấn đề này. Bây giờ con không còn nghi hoặc nào nữa.”
Kết thúc câu vấn đáp thứ 14.
Sau khi hoan hỷ tín thọ thời pháp của Đức Phật, Sakka vua của chư thiên bèn bạch với Đức Phật như vầy:
“Bạch Đức Thế Tôn! Ái dục là bệnh hoạn, là mụt nhọt lỡ loét, là cây gai nhọn. Ái dục hấp dẫn tất cả chúng sanh quay cuồng trong những kiếp sống vô tận. Khi thì nó đưa chúng sanh lên đến những cõi cao tột, khi thì nó ném chúng sanh xuống những cõi thấp hèn.
Bạch Đức Thế Tôn! Bất cứ câu hỏi nào mà con không có cơ hội hỏi các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ở bên ngoài giáo lý này thì Thế Tôn cũng đã trả lời cho con hết rồi. Bằng những câu trả lời này Thế Tôn đã dọn tất cả những cây gai hoài nghi mà từ lâu đã ấp ủ trong con.”
Sau đó Đức Phật hỏi Sakka:
“Này Sakka! Vua của chư thiên, ngươi còn nhớ ngươi đã nêu ra những câu hỏi này với những Sa-môn và Bà-la-môn chăng?”
“Bạch Đức Thế Tôn! Con còn nhớ.”
“Họ đã trả lời như thế nào? Nếu không quá phiền phức, Như Lai có thể biết được nó không?”
“Khi Đức Thế Tôn hay một người nào đó vĩ đại như Đức Thế Tôn mà hỏi (nghĩa đen ngồi trước con) thì con sẵn sàng trả lời mà không chút phiền phức gì.”
“Lành thay! Này Sakka, Vua của chư thiên, vậy để Như Lai nghe điều mà ngươi nói ra.”
“Bạch Đức Thế Tôn! Con đã nêu ra những câu hỏi này với những Sa-môn và Bà-la-môn mà con xem là những ẩn sĩ. Họ không những trả lời những câu hỏi của con mà còn hỏi lại: Con là ai? (mà có thể hỏi những câu hỏi thâm sâu như thế). Con nói con là Sakka, vua của chư thiên và rồi họ hoan hỷ hỏi con đã tạo những phước gì để trở thành Sakka. Con kể cho họ nghe về bảy việc phước như con đã học được dẫn đến địa vị Sakka. Khi ấy họ rất vui sướng và nói rằng: “Chúng tôi đã từng đích thân trông thấy Sakka và chúng tôi cũng đã được nghe câu trả lời của Sakka với những câu hỏi của chúng tôi.” Quả thật vậy, bạch Đức Thế Tôn! Những Sa-môn và Bà-la-môn ấy chỉ là những đệ tử của con. Con chưa bao giờ làm đệ tử của họ.
Bạch Đức Thế Tôn! Con bây giờ là Thánh đệ tử của Đức Thế Tôn, một bậc Tư-đà-hườn mãi mãi an ổn không bị rơi vào bốn khổ cảnh và số phận may mắn của con được đảm bảo như vậy, và con cũng là người đang trên đường đi đến ba Thánh Đạo cao hơn.”
Rồi Đức Phật hỏi Sakka trước kia đã từng trải qua sự thỏa thích thuộc loại này hay chưa, Sakka đáp: “Thưa có! Kính bạch Đức Thế Tôn, con nhớ con đã từng trải qua sự thỏa thích như thế này.”
“Ngươi nhớ đã trải qua sự thỏa thích nào?”
“Bạch Thế Tôn! Trong quá khứ khi xảy ra một trận chiến lớn giữa chư thiên Tāvatimsa và các vị Saura. Chư thiên Tāvatimsa là những người chiến thắng, còn những vị Asura là những kẻ bại trận. Khi ấy, là kẻ chiến thắng, con rất vui sướng mà nghĩ về sự kiện rằng chư thiên Tāvatimsa bấy giờ sẽ vinh hạnh được thọ hưởng vật thực đặc biệt cõi Tāvatimsa, lẫn vật thực cõi Asura. Tuy nhiên, bạch đức Thế Tôn! Sự thỏa thích bấy giờ của con là sự thỏa thích do vũ lực. Nó không giúp gì cho sự giải mê khỏi bánh xe sanh hữu, sự đọan diệt tham ái, sự chấm dứt luân hồi, sự đọan trừ ái dục, sự giác trí, sự hiểu biết Tứ Thánh Đế và sự giác ngộ Niết bàn.
Bạch Đức Thế Tôn! Sự thỏa thích hiện nay con có được là nhờ nghe pháp của Đức Thế Tôn, thuộc loại thù thắng hơn mà không cần đến vũ lực. Nó thực sự dẫn đến sự giải mê khỏi bánh xe sanh hữu, sự đọan diệt tham ái, sự chấm dứt luân hồi, sự đọan trừ ái dục, sự giác trí, sự hiểu biết Tứ Thánh Đế và sự giác ngộ Niết bàn.
Khi ấy, Đức Phật hỏi Sakka: “Này Sakka! Vua của chư thiên, ngươi đã thấy lợi ích nào (trong địa vị hiện tại) khiến ngươi nói ra sự hoan hỉ to lớn ấy?”
Bạch Đức Thế Tôn! Con thấy sáu lợi ích to lớn (trong trạng thái bậc Thánh của con) và đó là lí do khiến con tán dương nó rất nhiều. Sáu lợi ích ấy là:
(1) Idheva tithamānassa devabhūtassu me sato Punarāyu ca me laddho evaṇ jānāhi mārisa.
Bạch Đức Thế Tôn! Bậc đã thoát khỏi đau khổ. Ngay khi con đang nghe giáo pháp của Thế Tôn trong hang động Indasāla, con đã tái sanh làm Sakka (mang tên Maghava) và sẽ sống ba mươi sáu triệu năm (theo cách tính của loài người) trong cõi trời Tāvatimsa. Xin Thế Tôn, bậc Giải thoát đau khổ hãy ghi nhận điều đó. Bạch Đức Thế Tôn! Đây là lợi ích đầu tiên trong năm lời tán dương trạng thái chứng đắc quả Thánh của con.
(2) Cutāhaṁ diviyā kāyā āyuṃ hitvā amānusaṁ
Amūḷo gabbhamessāmi yattha me ramatī mano.
Bạch Đức Thế Tôn! Bậc đã giải thoát mọi đau khổ. Khi con mạng chung từ kiếp sống chư thiên và đã từ bỏ đời sống có thọ mạng ba mươi sáu triệu năm của cõi trời Tāvatimsa, con sẽ không bị tán loạn vào lúc chết và sẽ tái sanh vào cõi người thuộc giai cấp hay dòng dõi cao quí theo ước muốn của con. Bạch Đức Thế Tôn! Đây là lợi ích thứ hai nằm trong sự tán dương trạng thái bậc Thánh của con.
(Khi một bậc Thánh mạng chung và đi đến sự tái sanh khác, vị ấy không bao giờ ở trong trạng thái tán loạn. Chánh niệm và tỉnh giác, vị ấy mạng chung từ kiếp sống này đi đến kiếp sống khác mà luôn luôn may mắn ở trong nơi đến. Nếu tái sanh trong cõi người, vị ấy luôn luôn sanh vào dòng Khattiya hoặc giai cấp Bà-la-môn. Sakka có ước muốn được sanh vào dòng dõi cao quý như vậy khi vị ấy sanh vào cõi người).
(3) Svāhaṁ amūḷhapaññassa vihariṃ sāsane rato Ñāyena viharissāmi sampajāno paṭissato.
Bạch Đức Thế Tôn! Bậc thoát khỏi mọi đau khổ. Khi con hoan hỷ trong Giáo pháp của Đấng Toàn Giác, con (được nổi danh là Maghava) sẽ (khi được khỏe mạnh) trú trong chánh niệm và tỉnh giác thích hợp của bậc Thánh.
Bạch Đức Thế Tôn! Đây là lợi ích thứ ba nằm trong sự tán dương trạng thái bậc Thánh của con.
(4) Ñāyena me carato ca sambodhi ce bhavissati. Aññātā viharissāmi sveva anto bhavissati.
Bạch Đức Thế Tôn! Bậc thoát khỏi mọi đau khổ. Trong con (được biết đến qua cái tên Maghava) kẻ đã trú trong pháp hành cao quý của bậc Thánh, nếu Tu-đà-hườn đạo (sakadāgāmi-magga) mà sanh lên, rồi để đạt Tuệ Đạo cao hơn nữa của A-na-hàm đạo (anāgāmi-magga) và A-la-hán đạo (arahatta-magga), thì con sẽ vẫn còn trú trong pháp hành của đạo. Khi Tu-đà-hườn đạo (sakadāgāmi- magga) được chứng đắc thì đó sẽ là kiếp cuối cùng của con.
Bạch Đức Thế Tôn! Đây là lợi ích thứ tư trong sự tán dương trạng thái chứng đắc bậc Thánh của con.
(5) Cutāhaṃ mānusā kāyā ayuṁ hitvāna mānusaṁ Puna deva bhavissāmi devalokamhi uttamo.
Bạch Đức Thế Tôn! Bậc thoát khỏi mọi đau khổ. Khi con (được biết qua cái tên Maghava) mạng chung ở cõi người và bỏ lại xác thân người, từ bỏ đời sống con người, con đã tái sanh vào cõi trời Tāvatimsa làm chúa của chư thiên.
Bạch Đức Thế Tôn! Đây là lợi ích thứ năm nằm trong sự tán dương trạng thái chứng đắc bậc Thánh của con.
(6) Te panītatarā devā akanitthā yassasino.
Ante me vattamānamhi sonivāso bhavissati.
“Bạch Đức Thế Tôn! Bậc thoát khỏi mọi đau khổ. Các vị Phạm thiên bậc thánh ở cõi trời Akaniṭṭhā (cõi Sắc Cứu Cánh) - cõi cao nhất, thù thắng về mọi phương diện như thọ mạng, trí tuệ hơn tất cả những chư thiên và Phạm thiên khác. Họ có đông đảo đồ chúng. Khi con có kiếp sống cuối cùng, con sẽ tái sanh trong cõi Phạm thiên Akaniṭṭhā ấy.
Bạch Đức Thế Tôn! Đây là lợi ích thứ sáu nằm trong sự tán dương trạng thái chứng đắc bậc Thánh của con.
(Sáu lợi ích mà Sakka có được nhờ nghe bài pháp trong hang động Indasāla là:
(i) Chứng đắc quả thánh Nhập lưu và tái sanh tức khắc ngay tại đó làm Sakka như cũ.
(ii) Khi mạng chung từ kiếp Sakka, được tái sanh trong dòng dõi cao quý ở cõi người và tâm không bị tán loạn, sự giác ngộ cuối cùng của vị ấy để trở thành bậc thánh A-la-hán, chỉ giới hạn trong bảy kiếp.
(iii) Tiếp tục pháp hành của Đạo trong những kiếp tương lai của vị ấy mà không bị tán loạn trong tâm.
(iv) Chứng quả Nhất lai (sakadāgāmi-magga) ở kiếp người mà đó cũng là kiếp làm người cuối cùng của vị ấy.
(v) Khi mạng chung từ kiếp sống làm người cuối cùng ấy, vị ấy lại được tái sanh làm Sakka (lần thứ ba).
(vi) Chứng đắc quả Bất lai (anāgāmi-magga) ở địa vị Sakka và được tái sanh trong cõi trời Phạm thiên cao hơn trong Ngũ Tịnh Cư Thiên gồm có các cõi: avihā (cõi Vô phiền), ātappā (cõi Vô Nhiệt), sudassā ( cõi Thiện hiện) , sudassī (cõi Thiện kiến) và cõi akaniṭṭhā (cõi Sắc Cứu cánh), rồi chứng đắc Đạo Quả A-la-hán ngay tại cõi akaniṭṭhā ấy.
Lợi ích thứ sáu của vị ấy là sự tái sanh trong năm cõi Phạm thiên cần được đặc biệt lưu ý vì thọ mạng rất lâu trong những cõi Tịnh cư ấy, là bậc thánh Bất lai (anāgāmi-puggala), Sakka sẽ hưởng trạng thái thiền lạc trong cõi avihā brahma trong thời gian một ngàn đại kiếp (mahā kappa). Rồi mạng chung từ cõi ấy, vị ấy sẽ tái sanh trong cõi ātappā (cõi Vô Nhiệt), sống trải qua hai ngàn đại kiếp; rồi tái sanh trong cõi sudassā (cõi Thiện hiện) với thời gian bốn ngàn đại kiếp tuổi thọ; rồi vị ấy sanh vào cõi sudassī (cõi Thiện kiến) với thời gian tám ngàn đại kiếp tuổi thọ và cuối cùng là tái sanh vào cõi akaniṭṭhā (cõi Sắc Cứu cánh) với tuổi thọ mười sáu ngàn đại kiếp. Như vậy, vị ấy hưởng thiền lạc của Phạm thiên trong ba mươi mốt ngàn đại kiếp.
Về loại kiếp sống lâu dài phi thường đầy hỉ lạc, chỉ có ba vị Thinh văn bậc thánh trong Giáo pháp của Đức Phật Gotama đó là Sakka, Anāthapiṇḍika, và Visākhā. Họ hưởng thọ mạng giống nhau.
Sakka kết luận bằng những lời sau:
“Bạch Đức Thế Tôn! Chính vì con thấy sáu lợi ích này nên con tán dương sự thỏa thích (về sự chứng đắc của con).”
Rồi Sakka lập lại kinh nghiệm trước kia của vị ấy với các vị Sa-môn và Bà-la-môn đã không trả lời được những câu hỏi của vị ấy nhưng ngược lại vị ấy lại dạy cho họ về bảy pháp dẫn đến địa vị Sakka.
Rồi vị ấy ngâm lên những câu kệ sau đây để tán dương Đức Phật:
Taṇhā sallassa hantāraṁ buddhaṁ appaṭipuggalaṁ Ahaṁ vande mahāvīraṁ buddhamādicca bandhunaṁ.
Đức Phật, bậc Vô song, bậc Giác ngộ Tứ Thánh Đế, quyến thuộc của mặt trời (dòng họ Gotama dòng dõi chung) (hay về một ý nghĩa khác, là cha của thần mặt trời về sự truyền bá pháp Siêu thế). Bậc có sự nổ lực lớn đã đọan diệt tất cả mọi ái dục, bậc Chánh Đẳng Giác. Con xin chấp tay đảnh lễ Ngài .
Yam karomasi brahmano samaṁ devehi mārisa. Tadajja tuyhaṁ dassāma handa sāmaṇ karoma te.
Bạch Đức Thế Tôn! Bậc thoát khỏi mọi đau khổ. Trước kia con đã tôn Đại Phạm thiên, nhưng từ này trở đi chúng con sẽ cúng dường đến Ngài. Bây giờ chúng con xin đảnh lễ Ngài.
Tvameva asi Sambuddho tuvaṁ satthā anuttaro. Sadevakasmiṁ lokasmiṁ natthi te patipuggalo.
Bạch Đức Thế Tôn! Bậc thoát khỏi mọi đau khổ, chỉ riêng Ngài mới là bậc Chánh Giác, bậc Thiên Nhân Sư, không có ai bằng Ngài về oai lực cá nhân hay sự truyền bá Chánh Pháp trong tất cả các cõi hữu tình bao gồm chư thiên.
Sau khi ngâm lên ba câu kệ tán dương Đức Phật, Sakka bèn nói với Pañcasikha:
“Này Pañcasikha! Nhờ những sự giúp đỡ của ngươi mà chúng ta được vinh hạnh yết kiến bậc Ứng Cúng, Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Ta đã mang ơn ngươi rất nhiều. Ta phong người vào địa vị của cha ngươi (là vị thủ lĩnh của chư thiên Gandhabba). Ngươi sẽ là thủ lỉnh của những vị Gandhabba. Ta hứa sẽ gả Sūriyavacchasā cho ngươi, đó là nàng tiên nữ có nét thanh tú mà người rất khao khát.”
Sau đó, Sakka rất vui sướng đến nỗi vị ấy vỗ mạnh xuống đất (tựa như một người vỗ vai một người bạn bằng tình cảm thân ái) và ba lần đọc lên những lời biểu lộ hoan hỉ sau:
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa
Xin thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri (Về vấn đề này, Sakka vỗ tay xuống đất bởi vì (vị ấy đã đạt đến pháp Siêu thế) vị ấy vẫn còn ở trên quả đất và cũng vì đại địa này đã tạo ra một nhân vật phi thường như Đức Phật, cho nên vị ấy có sự kính trọng sâu sắc đối với quả đất).
Sau khi nghe những câu trả lời của Đức Phật, Sakka có được pháp nhãn, có khả năng loại trừ một số phiền não và nhờ đó hiểu rằng: “Bất cứ cái gì có sanh ắt có diệt.” Vị ấy chứng đắc Thánh quả Nhập lưu như tám chục ngàn chư thiên tùy tùng của vị ấy cũng vậy.
Bài kinh này là một những câu trả lời cho những câu hỏi của Sakka, được biết trong Tam Tạng là Đế Thích Sở Vấn Kinh - Sakka Pañha.
KẾT THÚC CHƯƠNG 39
KẾT THÚC SAKKA PAÑHA SUTTA
Mục lục chính Tập 1A Tập 1B Tập 2 Tập 3 Tập 4 Tập 5 Tập 6A Tập 6B