NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
(MŪLABUDDHASĀSANA)
QUYỂN IX
PHÁP-HÀNH THIỀN-ĐỊNH
(SAMATHABHĀVANĀ)
1- Đề-mục thiền-định vô-sắc thứ nhất gọi là ākāsa-paññatti chỉ có thể dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsānañcāyatanakusala-citta: Không-vô-biên-xứ thiện-tâm mà thôi.
2- Đề-mục thiền-định vô-sắc thứ nhì gọi là paṭhamāruppaviññāṇa chỉ có thể dẫn đến chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññāṇañcāyatana-kusalacitta: Thức-vô-biên-xứ thiện-tâm mà thôi.
3- Đề-mục thiền-định vô-sắc thứ ba gọi là natthi-bhāvapaññatti chỉ có thể dẫn đến chứng đắc đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcaññāyatanakusala-citta: Vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm mà thôi.
4- Đề-mục thiền-định vô-sắc thứ tư gọi là tatiyāruppa-viññāṇa chỉ có thể dẫn đến chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññānāsaññāyatanakusala-citta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm mà thôi.
Phương pháp thực-hành 4 đề-mục thiền-định vô-sắc
Sau khi đã chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm xong, hành-giả có ý nguyện muốn tiếp tục chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Ví dụ: Hành-giả đã chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm với đề-mục thiền-định hình tròn đất “pathavī-kasiṇa” xong, rồi tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định với 4 đề-mục thiền-định vô-sắc, để chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm. Hành-giả có 2 nhóm, mà mỗi nhóm suy xét khác nhau như sau:
* Nhóm thứ nhất trong thời-kỳ không có Phật-giáo trên thế gian, những hành-giả sau khi đã chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm với đề-mục thiền-định hình tròn đất “pathavīkasiṇa” suy xét rằng:
“Các thứ bệnh hoạn ốm đau đều phát sinh từ sắc-thân này, sự đói khát cũng phát sinh từ sắc-thân này, thậm chí mọi sự tranh giành lẫn nhau cũng phát sinh từ sắc-thân này.
Vả lại, sắc-thân này vốn sinh từ máu huyết của cha mẹ, ô trọc (trược) đáng ghê tởm. Còn cõi trời vô-sắc-giới, chư phạm-thiên không có sắc-thân, chỉ có tâm mà thôi, mọi sự khổ thân là hoàn toàn không có, cho nên, chỉ có tâm an-lạc mà thôi.”
Do suy xét như vậy, nên hành-giả phát sinh tâm nhàm chán sắc-thân này, chỉ mong muốn được tái-sinh kiếp sau trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên, các vị phạm-thiên ấy không có sắc-thân chỉ có tâm mà thôi.
Hành-giả cảm thấy nhàm chán đối-tượng pathavī-paṭibhāganimitta: Quang-ảnh trong-sáng đề-mục thiền-định hình tròn đất của đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả cố gắng tinh-tấn tiếp tục thực-hành 4 đề-mục thiền-định vô-sắc, để chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
* Nhóm thứ nhì trong thời-kỳ có Phật-giáo trên thế gian, những hành-giả nhóm này sau khi đã chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm với đề-mục thiền-định hình tròn đất“pathavīkasiṇa”, không suy xét thấy lỗi nào của sắc-thân cả, mà chỉ suy xét rằng:
“Định-tâm (ekaggatā) trong đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có ít năng lực, còn định-tâm trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm có nhiều năng lực và vô cùng vi-tế, có khả năng luyện các phép thần-thông (abhiññā) được; hoặc nếu là bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī) hoặc bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta) có khả năng nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti) được.”
Do suy xét như vậy, nên hành-giả tiếp tục cố gắng tinh-tấn thực-hành 4 đề-mục thiền-định vô-sắc, để chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Để chứng đắc đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsānañcāyatanakusalacitta: Không-vô-biên-xứ thiện-tâm, hành-giả cả 2 nhóm đều bắt đầu thực-hành 5 pháp thuần-thục (vasībhāva) liên quan đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có đầy đủ năng lực, cho đến giai đoạn chót, nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, nếu thấy đối-tượng pathavī-paṭibhāganimitta: Quang-ảnh trong-sáng đề-mục thiền-định hình tròn đất của đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm nhỏ thì hành-giả nên khai triển rộng lớn bao nhiêu theo năng lực samādhi của mình.
Nếu thấy đối-tượng pathavīpaṭibhāganimitta lớn quá thì thâu nhỏ lại cho vừa cũng được.
Khi ấy, hành-giả thực-hành không quan tâm nhiều đến đối-tượng pathavīpaṭibhāganimitta mà có ý buông bỏ đối-tượng pathavīpaṭibhāganimitta, hướng định-tâm đến đề-mục ākāsapaññatti: Hư-không chế-định để thay thế đối-tượng pathavīpaṭibhāganimitta với tâm nghĩ rằng: “Không có đối-tượng pathavīpaṭibhāganimitta mà chỉ có đề-mục hư-không chế-định ākāsapaññatti” mà thôi, đồng thời parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu với dục-giới thiện-tâm niệm tưởng rằng:
“Ākāso ānanto, Ākāso ānanto, Ākāso ānanto, …” “Hư không vô biên, Hư không vô biên, …”
Ākāso ānanto: Hư-không vô-biên.
-Ākāso nghĩa là hư không không phải chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) mà thuộc về chế-định-pháp (paññattidhamma), nên không có bắt đầu sự sinh, và cũng không có cuối cùng sự diệt.
-Ānanto: Vô-biên.
Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là pari-kammasamādhi: Sơ-định ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-định còn cách xa bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Khi hành-giả (có đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm) thực-hành hướng tâm niệm tưởng “ākāso ānanto” (hư-không vô-biên) như vậy, cho đến khi nào tâm của hành-giả nhàm chán đệ ngũ thiền sắc-giới-thiện-tâm, không còn tham muốn trong đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ấy nữa, khi ấy, tâm-hành của hành-giả tiến triển đến upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền vô sắc-giới thiện-tâm, đạt đến upacārasamādhi: Cận-định gần bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Cũng như vậy, hành-giả buông bỏ đối-tượng pathavī-paṭibhāganimitta ra khỏi tâm, nhưng không giống như tấm vải bị gió thổi bay mất khỏi khung cửa, mà sự thật, hành-giả không còn quan tâm đến đối-tượng pathavī-paṭibhāganimitta nữa, mà chỉ quan tâm thích định-tâm đến đề-mục hư-không chế-định ākāsapaññatti mà thôi.
Nếu khi nào hành-giả có khả năng buông bỏ hẳn đối-tượng pathavīpaṭibhāganimitta khỏi tâm, thì ngay khi ấy đề-mục hư-không chế-định ākāsapaññatti liền phát sinh lên thay thế ngay tức thì tiến triển đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsānañcāyatanakusalacitta: Không-vô-biên-xứ thiện-tâm đầu tiên phát sinh, có appanāsamādhi: An-định vững chắc trong vô-sắc-giới lộ-trình đệ nhất thiền thiện-tâm đầu tiên, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự như sau:
“Bhavaṅgacitta, bhavaṅgacalana, bhavaṅgupaccheda, tiếp theo manodvāravajjana, parikamma, upacāra, anu-loma, gotrabhu, ākāsānañcāyatanakusalacitta (1 sát-na-tâm), bhavaṅgacitta. Chấm dứt vô-sắc-giới lộ-trình đệ nhất thiền thiện-tâm đầu tiên[1].
Đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsā-nañcāyatanakusalacitta có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.
Tiếp theo các lộ-trình-tâm quán-triệt (paccavekkhaṇa-vīthicitta) mỗi chi-thiền là upekkhā, ekaggatā.
Như vậy, hành-giả đã chứng đắc đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsānañcāyatanakusalacitta: Không-vô-biên-xứ thiện-tâm.
Ākāsānañcāyatanakusalacitta có 3 tên là:
-Arūpajjhānacitta: Thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, bởi vì vô-sắc-giới thiền-tâm này không có sắc, do đó gọi là arūpajjhānacitta.
- Ākāsānañcāyatanakusalacitta: Không-vô-biên-xứ thiện-tâm bởi vì, bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này rất vững chắc, không lay chuyển phát sinh do đề-mục ākāsa-paññatti không có bắt đầu sự sinh, và cũng không có cuối cùng sự diệt, do đó gọi là ākāsānañcāyatanakusalacitta.
- Paṭhamāruppajjhāna: Đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, bởi vì, bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này có đề-mục ākāsapaññatti: Hư-không chế-định là bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm phát sinh trước tiên trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, do đó gọi là paṭhamā-ruppajjhānacitta: Đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Sau khi đã chứng đắc đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsānañcāyatanakusalacitta: Không-vô-biên-xứ thiện-tâm xong, hành-giả muốn tiếp tục thực-hành để chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññāṇañcāyatanakusalacitta: Thức-vô-biên-xứ thiện-tâm.
Trước tiên, hành-giả thực-hành 5 pháp thuần-thục (vasībhāva) liên quan đến đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcāyatanakusalacitta có đầy đủ năng lực, cho đến giai đoạn chót, nhập đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ra, suy xét thấy nhược điểm của đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcāyatanakusalacitta rằng:
Đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcā-yatanakusalacitta này là bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gần với đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm. Nếu không thường nhập đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này thì bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này dễ bị mất, trở xuống đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm như trước.
Hơn nữa định-tâm của đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này là còn thô so với định-tâm của đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm viññāṇañcāyatanakusalacitta: Thức-vô-biên-xứ thiện-tâm.
Sau khi suy xét thấy nhược điểm của đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcāyatanakusalacitta như vậy, nên hành-giả thực-hành làm cho đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcāyatanakusalacitta này mất đi khỏi tâm của mình, bằng cách cố gắng buông bỏ đề-mục ākāsapaññatti: Hư-không chế-định ấy đi, rồi trở lại cố gắng hướng tâm đến đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcāyatanakusalacitta làm đề-mục thay thế đề-mục ākāsapaññatti: Hư-không chế-định, đồng thời parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu với dục-giới thiện-tâm niệm tưởng rằng:
“Viññāṇaṃ anantaṃ, ... Viññāṇaṃ anantaṃ, ... Viññāṇaṃ anantaṃ, … Thức-vô-biên, Thức-vô-biên, Thức-vô-biên, …”
- Viññāṇaṃ đó là đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcāyatanakusalacitta.
- Anantaṃ là vô-biên.
Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là pari-kammasamādhi: Sơ-định ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-định còn cách xa bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Khi hành-giả cố gắng tinh-tấn thực-hành với tâm-hành niệm tưởng “viññāṇaṃ anantaṃ: Thức-vô-biên” như vậy, cho đến khi nào tâm của hành-giả nhàm chán đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ākāsānañcāyatanakusalacitta không còn muốn trong đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcāyatanakusalacitta ấy nữa. Khi ấy, tâm-hành của hành-giả tiến triển đến upacārabhāvanā: Tâm-hành cận với đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcāyatana-kusalacitta: Thức-vô-biên-xứ thiện-tâm, đạt đến upacāra-samādhi: Cận-định gần bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Hành-giả tiếp tục thực-hành với tâm-hành niệm tưởng “viññāṇaṃ anantaṃ: Thức-vô-biên” như vậy, thì đề-mục ākāsapaññatti: Hư-không chế-định mất dần đi, rồi mất hẳn trong tâm khi nào, khi ấy, đề-mục ākāsānañcā-yatanakusalacitta hiện rõ thay thế đề-mục ākāsapaññatti ngay tức thì tiến triển đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññānañcāyatanakusalacitta: Thức-vô-biên-xứ thiện-tâm đầu tiên phát sinh, có appanāsamādhi: An-định vững chắc trong vô-sắc-giới lộ-trình đệ nhị thiền thiện-tâm đầu tiên, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự như sau:
“Bhavaṅgacitta, bhavaṅgacalana, bhavaṅgupac-cheda, tiếp theo manodvāravajjana, parikamma[2], upacāra, anuloma, gotrabhū, viññānañcāyatana-kusalacitta (1 sát-na tâm), bhavaṅgacitta. Chấm dứt vô-sắc-giới lộ-trình đệ nhị thiền thiện-tâm đầu tiên.
Đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññānañcā-yatanakusalacitta có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.
Tiếp theo các lộ-trình-tâm quán-triệt (paccavekkhaṇa-vīthicitta) mỗi chi-thiền là upekkhā, ekaggatā.
Như vậy, hành-giả đã chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññānañcāyatanakusalacitta: Thức-vô-biên-xứ thiện-tâm.
Vấn: Tại sao hành-giả suy xét thấy nhược điểm của đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ākāsānañcāyatana-kusalacitta, nhưng lại sử dụng đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Kāsānañcāyatanakusalacitta làm đề-mục thiền-định của đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, viññānañcā-yatanakusalacitta?
Đáp: Bởi vì, để chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññānañcāyatanakusalacitta chỉ có đề-mục đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ākāsānañcā-yatanakusalacitta mà thôi. Vì vậy, dù suy xét thấy nhược điểm của đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ākāsā-nañcāyatanakusalacitta, mà vẫn phải sử dụng làm đề-mục thiền vô-sắc-giới, để chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcāyatanakusalacitta.
Sau khi đã chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññānañcāyatanakusalacitta: Thức-vô-biên-xứ thiện-tâm xong, hành-giả muốn tiếp tục thực-hành để chứng đắc đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcaññāyatanakusalacitta: Vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm.
Trước tiên, hành-giả thực-hành 5 pháp thuần-thục (vasībhāva) liên quan đến đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcāyatanakusalacitta có đầy đủ năng lực, cho đến giai đoạn chót, nhập đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ra, suy xét thấy nhược điểm của đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcāyatanakusalacitta rằng:
Đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcāyatana-kusalacitta này là bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gần với đệ nhất thiền vô-sắc-giới ākāsānañcāyatanakusala-citta. Nếu không thường nhập đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này thì bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này dễ bị mất, trở xuống đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcāyatanakusalacitta như trước.
Hơn nữa định-tâm của đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này là còn thô so với định-tâm của đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākiñcaññāyatanakusalacitta: Vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm.”
Sau khi suy xét thấy nhược điểm của đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcāyatanakusalacitta như vậy, nên hành-giả thực-hành hướng tâm đến ākāsānañcā-yatanakusalacitta đã diệt khỏi tâm của hành-giả một cách không còn dư sót nữa. Dù tối thiểu chỉ sát-na diệt của thiền-tâm ấy cũng không còn sót lại.
Hành-giả cố gắng tinh-tấn hướng tâm ra khỏi đề-mục ākāsānañcāyatanakusalacitta ấy, rồi cố gắng tinh-tấn hướng tâm đến đề-mục natthibhāvapaññatti xuất hiện thay thế đề-mục ākāsānañcāyatanakusalacitta ấy, đồng thời parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu với dục-giới thiện-tâm niệm tưởng rằng:
“Natthi kiñci, Natthi kiñci, Natthi kiñci, … Không còn gì cả, Không còn gì cả, ...”
-Natthi kiñci: Đó là ākāsānañcāyatanakusalacitta dù ít nhất 1 sát-na-tâm cũng không còn dư sót lại nữa, nghĩa là không nói đến upādakhaṇa: Sát-na-sinh, ṭhīti-khaṇa: Sát-na-trụ của ākāsānañcāyatanakusalacitta mà chỉ nói đến bhaṅgakhaṇa: Sát-na-diệt của ākāsānañcā-yatanakusalacitta cũng không còn dư sót lại nữa. Cho nên gọi là “Natthi kiñci: Không còn gì cả”.
Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là parikammasamādhi: Sơ-định ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-định còn cách xa bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Khi hành-giả cố gắng tinh-tấn thực-hành với tâm-hành niệm tưởng “natthi kiñci” (không còn gì cả) như vậy, cho đến khi nào tâm của hành-giả nhàm chán đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm viññānañcāyatanakusala-citta, không còn muốn trong đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcāyatanakusalacitta ấy nữa, khi ấy, tâm của hành-giả tiến triển đến upacārabhāvanā: Tâm-hành cận với đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākiñcaññāyatanakusalacitta: Vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm đạt đến upacārasamādhi: Cận-định gần bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Hành-giả tiếp tục thực-hành với tâm-hành niệm tưởng “natthi kiñci” (không còn gì cả) như vậy, thì đề-mục ākāsānañcāyatanakusalacitta mất dần đi, rồi mất hẳn trong tâm khi nào, khi ấy, đề-mục natthibhāvapaññatti hiện rõ thay thế đề-mục ākāsānañcāyatanakusalacitta ngay tức thì tiến triển đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc đệ tam thiền vô-sắc-giới-thiện-tâm gọi là ākiñcaññāyatanakusalacitta: Vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm đầu tiên phát sinh, có appanāsamādhi: An-định vững chắc trong vô-sắc-giới lộ-trình đệ tam thiền thiện-tâm đầu tiên, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự như sau:
“Bhavaṅgacitta, bhavaṅgacalana, bhavaṅgupaccheda, tiếp theo manodvāravajjana, parikamma[3], upacāra, anuloma, gotrabhū, ākiñcaññāyatanakusalacitta (1 sát-na tâm), bhavaṅgacitta. Chấm dứt vô-sắc-giới lộ-trình đệ nhị thiền thiện-tâm đầu tiên.
Đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcañ-ñāyatanakusalacitta có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.
Tiếp theo các lộ-trình-tâm quán-triệt (paccavekkhaṇa-vīthicitta) mỗi chi-thiền là upekkhā, ekaggatā.
Như vậy, hành-giả đã chứng đắc đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcaññāyatanakusalacitta: Vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm.
Sau khi đã chứng đắc đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcaññāyatanakusalacitta: Vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm rồi, hành-giả muốn tiếp tục thực-hành để chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññānāsaññā-yatanakusalacitta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện tâm.
Trước tiên, hành-giả thực-hành 5 pháp thuần-thục (vasībhāva) liên quan đến đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākiñcaññāyatanakusalacitta có đầy đủ năng lực, cho đến giai đoạn chót, nhập đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ra, suy xét thấy nhược điểm rằng:
“Đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ākiñcaññā-yatanakusalacitta này là bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gần với đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcā-yatanakusalacitta. Nếu không thường nhập đệ nhị thiền vô-sắc-giới này thì bậc thiền vô-sắc-giới này dễ bị mất, trở xuống đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcā-yatanakusalacitta như trước.
Hơn nữa định-tâm của đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này là không thanh-tịnh, không vi-tế như định-tâm của đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Nevasaññānāsaññā-yatanakusalacitta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm.
Xét về saññā: Tưởng, v.v… trong bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Nevasaññānāsaññāyatanakusalacitta thật là vô cùng thanh-tịnh, vô cùng vi-tế, cho nên đệ tứ thiền vô-sắc-giới này là bậc thiền vô-sắc-giới vô cùng thanh-tịnh, vô cùng vi-tế bậc nhất.”
Khi suy xét thấy nhược điểm của đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākiñcaññāyatanakusalacitta như vậy, để phát sinh tâm nhàm chán ākiñcaññāyatanakusalacitta. Thật ra, đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cũng có vi-tế, có vắng lặng, tuy không bằng đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, nhưng đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākiñcaññāyatanakusalacitta có khả năng nhận biết được đề-mục natthibhāvapaññatti.
Khi suy xét như vậy, hành-giả tưởng đến ākiñcaññā-yatanakusalacitta đã diệt rồi không còn trong tâm của mình, bằng cách buông bỏ đề-mục natthibhāvapaññatti ấy, cố gắng tinh-tấn hướng tâm trở lại ākiñcaññāyatana-kusalacitta hiện rõ thay thế đề-mục natthibhāvapaññatti ấy, đồng thời parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu với dục-giới thiện-tâm niệm tưởng rằng:
“Santametaṃ paṇītametaṃ, Santametaṃ paṇīta-metaṃ, Santametaṃ paṇītametaṃ, …”: “Bậc thiền ấy vô cùng thanh-tịnh, vô cùng vi-tế. Bậc thiền ấy vô cùng thanh-tịnh, vô cùng vi-tế, …”
Santametaṃ paṇītametaṃ
- Santametaṃ đó là ākiñcaññāyatanakusalacitta có định-tâm vô cùng thanh-tịnh.
- Paṇītametaṃ: Ākiñcaññāyatanakusalacitta có định-tâm vô cùng vi-tế.
Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là pari-kammasamādhi: Sơ-định ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-định còn cách xa bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Khi hành-giả cố gắng tinh-tấn thực-hành với tâm-hành niệm tưởng “santametaṃ paṇītametaṃ”“bậc thiền ấy vô cùng thanh-tịnh, vô cùng vi-tế, ...” như vậy, cho đến khi nào tâm của hành-giả nhàm chán đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākiñcaññāyatanakusalacitta, không còn tham muốn trong đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākiñcaññāyatana-kusalacitta ấy nữa, khi ấy, tâm của hành-giả tiến triển đến upacārabhāvanā: Tâm-hành cận với đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm nevasaññānāsaññāyatanakusalacitta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm, đạt đến upacāra-samādhi: Cận-định gần bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Hành-giả tiếp tục thực-hành với tâm-hành niệm tưởng “santametaṃ paṇītametaṃ”“bậc thiền ấy vô cùng thanh-tịnh, vô cùng vi-tế,…” như vậy, thì đề-mục natthi-bhāvapaññatti mất dần đi, rồi mất hẳn trong tâm khi nào, khi ấy, đề-mục ākiñcaññāyatanakusalacitta hiện rõ thay thế đề-mục natthibhāvapaññatti ngay tức thì tiến triển đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññānāsaññāyatana-kusalacitta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm đầu tiên phát sinh, có appanāsamādhi: An-định vững chắc trong vô-sắc-giới lộ-trình đệ tứ thiền thiện-tâm đầu tiên, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự như sau:
“Bhavaṅgacitta, bhavaṅgacalana, bhavaṅgupaccheda, tiếp theo manodvāravajjana, parikamma[4], upacāra, anuloma, gotrabhū, nevasaññānāsaññāyatanakusalacitta (1 sát-na-tâm), bhavaṅgacitta. Chấm dứt vô-sắc-giới lộ-trình đệ tứ thiền thiện-tâm đầu tiên.
Đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññā-nāsaññāyatanakusalacitta có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.
Tiếp theo các lộ-trình-tâm quán-triệt (paccavekkhaṇa-vīthicitta) mỗi chi-thiền là upekkhā, ekaggatā.
Như vậy, hành-giả đã chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññānāsaññāyatanakusala-citta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm.
Vấn: Hành-giả suy xét thấy nhược điểm của đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākiñcaññāyatanakusalacitta khi bắt đầu thực-hành để chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Nevasaññānāsaññāyatanakusalacitta, thì hành-giả lại thấy ưu-điểm của đề-mục ākiñcaññāyatana-kusalacitta, nên tán dương ca tụng với tâm-hành niệm tưởng rằng:
“Santametaṃ paṇītametaṃ, Bậc thiền ấy vô cùng thanh-tịnh, vô cùng vi-tế, … Bậc thiền ấy rất vắng lặng, rất vi-tế, ...”
Tại sao hành-giả thực-hành như vậy?
Đáp: Để chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Nevasaññānāsaññāyatanakusalacitta, thì chỉ có đề-mục ākiñcaññāyatanakusalacitta mà thôi. Cho nên, hành-giả dù cho thấy nhược điểm của đề-mục ākiñcaññāyatanakusalacitta, khi thực-hành để chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm nevasaññānā-saññāyatanakusalacitta, thì hành-giả cũng phải thấy ưu-điểm của đề-mục ākiñcaññāyatanakusalacitta, nên tán dương ca tụng với tâm-hành niệm tưởng rằng: “Santametaṃ paṇītametaṃ, ...” không phải muốn nhập trở lại đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ấy, mà sự thật, hành-giả chỉ muốn vượt lên trên đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ấy mà thôi, để chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññānāsaññāyatanakusala-citta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm.
Thật vậy, ngoài đề-mục đệ tam thiền vô sắc thiện-tâm: Ākiñcaññāyatanakusalacitta ra, không có đề-mục nào khác có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Nevasaññānāsaññāyatanakusalacitta được.
* 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm có thể trong cùng một đề-mục thiền-định, còn bậc thiền sắc-giới thiện-tâm thấp hoặc cao căn cứ theo chi-thiền như sau:
1- Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā.
2- Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 chi-thiền là vicāra, pīti, sukha, ekaggatā.
3- Đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā.
4- Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha và ekaggatā.
5- Đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.
* 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm mỗi bậc thiền có mỗi đối-tượng thiền-định vô-sắc riêng biệt khác nhau, và mỗi bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm đều có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā giống nhau như sau:
1- Đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsā-nañcāyatanakusalacitta có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.
2- Đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññā-nañcāyatanakusalacitta có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.
3- Đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcaññā-yatanakusalacitta có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.
4- Đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññā-nāsaññāyatanakusalacitta có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.
Trong 40 đề-mục thiền-định, một số đề-mục thiền-định có trong Phật-giáo và có ngoài Phật-giáo. Song đề-mục niệm-niệm 9 ân-Đức-Phật, đề-mục niệm-niệm 6 ân-Đức-Pháp, đề-mục niệm-niệm 9 ân-Đức-Tăng, đề-mục niệm-niệm về trạng-thái tịch tịnh an-lạc Niết-bàn (upasamānussati), đề-mục kāyagatāsati, đề-mục catudhātu-vavatthāna là những đề-mục thiền-định chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo.
(Xong 40 đề-mục thiền-định.)
Trong bộ Visuddhimagga, bậc Tiền-bối phân chia tính của hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định có 6 loại tính gốc căn bản như sau:
Tính của hành-giả có 6 tính gốc căn bản:
1- Tính-tham (rāgacarita).
2- Tính-sân (dosacarita).
3- Tính-si (mohacarita).
4- Tính-tín (saddhācarita).
5- Tính-giác (buddhicarita).
6- Tính-suy-diễn (vitakkacarita).
Ví dụ: Nếu người nào thường hay phát sinh tâm tham, dễ phát sinh tâm tham trong các đối-tượng tốt đẹp đáng hài lòng thì xem người ấy có tính-tham (rāgacarita).
- Nếu hành-giả nào chọn đề-mục thiền-định nào phù hợp với tính của mình thì hành-giả ấy thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy rất thuận lợi, để cho pháp-hành thiền-định dễ dàng phát triển tốt.
- Nếu hành-giả nào chọn đề-mục thiền-định nào không phù hợp với tính của mình thì hành-giả ấy thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy không được thuận lợi, pháp-hành thiền-định khó phát triển được.
Tính gốc căn bản có 6 loại tính, nếu phân loại tính chi tiết thì có 2 nhóm tính:
1- Suddhacarita: Tính thuần là tính xấu hợp với tính xấu, tính tốt hợp với tính tốt có 14 loại tính là rāgacarita, dosacarita, mohacarita, rāgadosacarita, rāgamoha-carita, dosamohacarita, rāgadosamohacarita, saddhā-carita, buddhicarita, vitakkacarita, saddhābuddhicarita, saddhāvitakkacarita, buddhivitakkacarita, saddhābuddhi-vitakkacarita.
2- Missakacarita: Tính tạp là tính xấu và tính tốt lẫn lộn với nhau có 49 loại tính là rāgasaddhācarita, rāga-buddhicarita, rāgavitakkacarita, rāgasaddhābuddhi-carita, rāgasaddhāvitakkacarita, v.v…
Tuy nhiên, trong bộ Visuddhimagga, chư bậc Tiền-bối dạy căn cứ vào 5 điều để phân biệt bản tính của hành-giả thuộc loại bản tính nào trong 6 bản tính gốc căn bản bằng câu kệ rằng:
Iriyāpathato kiccā, bhojnā dassanādito. Dhammappavattito ceva, cariyāyo vibhāvaye[5].
Chư bậc thiện-trí biết phân biệt hành-giả có bản tính nào do căn cứ vào 5 điều là:
1-Iriyāpatha các oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm, v.v…
2-Kicca công việc làm.
3- Bhojana các món ăn uống.
4- Dassanādi thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc giác, v.v…
5- Dhammappavatti các pháp thường ngày.
1-Người có tính-tham (rāgacarita)
Người có tính-tham (rāgacarita) là người dễ phát sinh tâm tham hơn các tâm khác, thường hay phát sinh tâm tham trở thành thói quen, nên gọi là người có tính-tham.
1- Các oai nghi: Người có tính-tham (rāgacarita) trong 4 oai nghi như khi đi, bước đi khoan thai nhẹ nhàng; khi đứng, khi ngồi nghiêm chỉnh đàng hoàng; khi nằm, nằm trên chỗ sạch sẽ, sang trọng, thân hình nằm đàng hoàng.
Các oai nghi phụ khác cử động cũng đàng hoàng.
- Người có tính-tham nhón bàn chân đi nhẹ nhàng,
- Người có tính-sân đi kéo bàn chân.
- Người có tính-si đi nhấn gót bàn chân.
- Bậc không còn mọi phiền-não đi đạp bàn chân bằng phẳng.
2- Các công việc: Người có tính-tham khi làm công việc nào đều cố gắng tận tụy trong công việc ấy cho được hoàn thành tốt đẹp, có tính mỹ thuật cao.
4- Khi thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc giác, … Người có tính-tham, mắt thích nhìn thấy những hình ảnh, cảnh vật xinh đẹp; tai thích nghe những âm thanh, tiếng hát hay; mũi thích ngửi những mùi hương thơm tho ngào ngạt; lưỡi thích nếm những vị ngon bổ; thân thích xúc giác chỗ êm ấm sang trọng, ...
Người có tính-tham say mê trong các đối-tượng tốt, khi đối-tượng tốt ấy không còn nữa, cảm thấy tiếc.
5- Các pháp thường ngày: Người có tính-tham thường phát sinh tâm tham được thể hiện là người xảo trá, người khoe khoang, người có ác tâm muốn làm ác, người muốn được người khác khen ngợi, tán dương ca tụng mình, người không hài lòng những gì mà mình đã có, … là người thích điểm trang những đồ trang sức quý giá, vv...
2-Người có tính-tín (Saddhācarita)
Người có tính-tín (saddhācarita) là người dễ phát sinh đức-tin hơn các tính khác, thường hay phát sinh đức-tin trở thành thói quen, nên gọi là là người có tính-tín.
1-Các oai nghi,
2-các công việc,
3-các món ăn uống,
4-khi thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc giác,… Người có tính-tín gần giống như người có tính-tham, nhưng chỉ có điều thứ 5 là các pháp thường ngày hoàn toàn khác hẳn với người có tính-tham như sau:
5-Các pháp thường ngày: Người có tính-tín hoàn toàn khác hẳn với người có tính tham.
Người có tính-tín là người trung thực, không xảo trá, không khoe khoang, v.v…
Người có tính-tín là người có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, thích tạo mọi phước-thiện, hoan hỷ tạo phước-thiện bố-thí, có giới đức trong sạch, mong gần gũi thân cận với bậc thiện-trí, mong nghe chánh-pháp của bậc thiện trí, có đại-thiện-tâm cung kính, lễ bái cúng dường cha mẹ, thầy tổ, tôn kính những bậc đáng tôn kính.
3-Người có tính-sân (dosacarita)
Người có tính-sân (dosacarita) là người dễ phát sinh tâm sân hơn các tâm khác, thường phát sinh tâm sân trở thành thói quen, nên gọi là người có tính-sân.
Người có tính-sân thường thể hiện ra 5 điều:
1- Các oai nghi: Người có tính-sân (dosacarita) trong 4 oai nghi như khi đi, bước đi nặng nề, dở bàn chân lên, rồi đạp bàn chân xuống mau lẹ, dáng đi vội vã; khi đứng, khi ngồi không nghiêm chỉnh; khi nằm, nằm trên chỗ không sắp đặt gọn gàng, thân hình nằm không đàng hoàng.
Các oai nghi phụ cử động không đàng hoàng.
2- Các công việc: Người có tính-sân khi làm công việc đều vội vàng, dù có hoàn thành cũng không tốt đẹp.
4- Khi thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc giác,… Người có tính sân mắt nhìn thấy những hình ảnh xấu, cảnh vật xấu; tai nghe những âm thanh, tiếng hát không hay; mũi ngửi những mùi hôi hám; lưỡi nếm vị dở, thân xúc giác chỗ thô cứng, dù những đối-tượng ấy có xấu chút đỉnh, cũng phát sinh tâm sân bực bội.
Dù những đối-tượng ấy có phần tốt, cũng không quan tâm đến phần tốt ấy. Những đối-tượng ấy bị mất, cũng không luyến tiếc.
5- Các pháp thường ngày: Người có tính-sân thường phát sinh tâm sân được thể hiện là người hay giận hờn, người hay thù hận, hay quên ơn người khác, người có tính ganh tị tài đức của người khác.
4-Người có tính-giác (buddhicarita)
Người có tính-giác (buddhicarita) là người dễ phát sinh trí-tuệ hơn các tính khác, thường phát sinh trí-tuệ trở thành thói quen, nên gọi là người có tính-giác.
1-Các oai nghi,
2-các công việc,
3-các món ăn uống,
4-khi thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc giác, … Người có tính-giác gần giống như người có tính-sân, nhưng chỉ có điều thứ 5 là các pháp thường ngày hoàn toàn khác hẳn với người có tính sân như sau:
5-Các pháp thường ngày: Người có tính-giác hoàn toàn khác hẳn với người có tính-sân.
Người có tính-giác là người có đức-tính nhẫn-nại, không hay giận-hờn, không hay thù-hận, v.v…
Người có tính-giác là người dễ dạy, khi nghe người nào chỉ dạy đúng theo chánh-pháp, dù người ấy không phải là thầy, cha mẹ, thân quyến, bạn hữu,… cũng biết cung kính nghe và thực-hành theo lời dạy của người ấy.
Người có tính-giác là người biết tìm đến bậc thiện-trí làm bạn, mà không phân biệt dòng dõi, giai cấp, già trẻ, là người có trí-tuệ thấy rõ sự khổ sinh, lão, bệnh, tử, là người có sự tinh-tấn trong mọi thiện-pháp, để làm duyên lành cho sự giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
5-Người có tính-si (mohacarita)
Người có tính-si (mohacarita) là người dễ phát sinh tâm si hơn các tâm khác, thường phát sinh tâm si trở thành thói quen, nên gọi là người có tính-si.
1- Các oai nghi: Người có tính-si (mohacarita) trong 4 oai nghi như khi đi, bước đi dáng đi thẫn thờ như người mất trí, dở bàn chân lên, rồi đạp bàn chân xuống nặng gót chân; khi đứng, khi ngồi nghĩ lung tung như người mất trí; khi nằm, nằm trên chỗ không sắp đặt gọn gàng, thân hình nằm co quắp, phần đông thích nằm sấp.
Các oai nghi phụ khác cử động chậm chạp.
3- Các món ăn uống: Người có tính-si dùng món ăn có vị không chắc chắn. Khi ngồi ăn không đàng hoàng, ăn miếng đồ ăn nhỏ, đồ ăn rơi rớt ra ngoài, vừa ăn vừa phóng-tâm chuyện này chuyện kia.
4- Khi thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc giác, … Người có tính-si mắt nhìn thấy những hình ảnh đẹp hoặc xấu, cảnh vật đẹp hoặc xấu thế nào, cũng không biết. Nếu nghe người ta khen đẹp thì cũng khen đẹp theo, nếu nghe người ta chê xấu thì cũng chê xấu theo.
5- Các pháp thường ngày: Người có tính-si là người thường hay phát sinh tâm hoài-nghi các pháp, hoài-nghi nơi Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng, hoài-nghi nơi nghiệp và quả của nghiệp, là người thường hay nghĩ lung tung, phóng-tâm chuyện này, chuyện khác; là người thường hay buồn-chán, buồn-ngủ, hay có tính hối hận, đặc biệt là người khó dạy.
6-Người có tính-suy-diễn (vitakkacarita)
Người có tính-suy-diễn (vitakkacarita) là người dễ phát sinh tâm suy-diễn hơn các tính khác, thường suy-diễn trở thành thói quen, nên gọi là người có tính-suy-diễn.
1-Các oai nghi,
2-Các công việc,
3-ác món ăn uống,
4-Khi thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc giác, … Người có tính-suy-diễn gần giống như người có tính-si, nhưng chỉ có điều thứ 5 là các pháp thường ngày hoàn toàn khác hẳn với người có tính si như sau:
5-Các pháp thường ngày: Người có tính-suy-diễn hoàn toàn khác hẳn với người có tính-si.
Người có tính-suy-diễn là người hay nghĩ lung tung không có cơ sở.
Hành-giả với tính
Bộ Visuddhimagga: Thanh-tịnh-đạo cũng dạy rằng:
“Sự phân biệt hành-giả có tính nào do căn cứ vào 5 điều đã trình bày không có trong Tam-tạng Pāḷi, cũng không có trong các bộ Chú-giải Pāḷi (neva Pāḷiyaṃ na Aṭṭhakathāyaṃ āgataṃ), mà đó chỉ là 5 điều dạy của bậc Tiền-bối phân biệt hành-giả thuộc tính nào, rồi truyền dạy đề-mục thiền-định cho phù hợp với tính của hành-giả mà thôi.”
Hơn nữa, nếu hành-giả vốn là bậc thiện-trí, dù có tính xấu cũng có thể chế ngự tính xấu ấy không cho phát sinh do trí-tuệ sắc bén của vị ấy.
Cho nên, để biết rõ tính của hành-giả không phải việc dễ dàng. Vậy, chỉ có bậc chứng-đắc tha-tâm-thông (cetopariyañāṇa) mới có khả năng biết chính xác được tính của hành-giả mà thôi.
Nguyên nhân của mỗi tính
Vấn: Do nguyên nhân nào mà mỗi người có tính khác nhau như vậy?
Đáp: Theo Phật-giáo, mỗi chúng-sinh đều do nghiệp riêng của họ (sabbe sattā kammassakā), thì mỗi người cũng có nghiệp riêng của mỗi người, cũng có quả của nghiệp riêng mỗi người, cho nên mỗi người có mỗi tính khác nhau.
Vấn: Do nguyên nhân nào mà mỗi người có tính khác nhau vậy?
Đáp: -Người nào khi tạo phước-thiện bố-thí, phước-thiện giữ-giới, phước-thiện thực-hành pháp-hành thiền-định, v.v… rồi phát sinh tâm tham-ái mong ước được giàu sang phú quý, danh thơm tiếng tốt, chức trọng quyền cao, quả báu cõi người, quả báu cõi trời, …
- Phát sinh tâm ngã-mạn tự cho mình cao thượng hơn người, hoặc bằng người, hoặc thấp hơn người, …
- Phát sinh tâm tà-kiến chấp ngã, …
Khi người ấy đã tạo phước-thiện ấy, rồi tâm tham-ái, tâm ngã-mạn, tâm tà-kiến nương nhờ nơi phước-thiện ấy phát sinh.
Đó là nguyên nhân mà người ấy trở thành người có tính-tham (rāgacarita).
- Người nào khi tạo phước-thiện bố-thí, phước-thiện giữ giới, phước-thiện thực-hành pháp-hành thiền-định, rồi phát sinh tâm sân, hối tiếc, ganh tị, keo kiệt, bỏn xỉn, bực bội một điều nào đó, nên làm cho phước-thiện ấy bị ô nhiễm bởi phiền-não tâm sân, hối tiếc, ganh tị, keo kiệt, bực bội, …
Đó là nguyên nhân mà người ấy trở thành người có tính-sân (dosacarita).
- Người nào khi tạo phước-thiện bố-thí, phước-thiện giữ-giới mà không hiểu biết về phước-thiện của mình đã tạo, chỉ làm theo phong tục, theo người khác, hoặc phát sinh tâm hoài-nghi trong sự bố-thí, sự giữ-giới, hoặc phát sinh phóng-tâm chuyện khác, không quan tâm hoan hỷ đến phước-thiện của mình đã tạo.
Đó là nguyên nhân mà người ấy trở thành người có tính-si (mohacarita).
- Người nào khi tạo phước-thiện bố-thí, phước-thiện giữ-giới, phước-thiện thực-hành pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, rồi phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp.
Đó là nguyên nhân mà người ấy trở thành người có tính-tín (saddhācarita).
- Người nào khi tạo phước-thiện bố-thí, phước-thiện giữ-giới, phước-thiện thực-hành pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, rồi phát sinh trí-tuệ biết rõ nghiệp là của riêng mình (kammassakatāñāṇa), trí-tuệ thiền-tuệ (vipassanāñāṇa) thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp, sắc-pháp, thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp, …
Đó là nguyên nhân mà người ấy trở thành người có tính-giác (buddhicarita).
- Người nào khi tạo phước-thiện bố-thí, phước-thiện giữ-giới, phước-thiện thực-hành pháp-hành thiền-định, rồi phát sinh tâm tham nghĩ trong ngũ-dục (kāma-vitakka) hoặc nghĩ đến làm khổ chúng-sinh khác (byāpādavitakka) hoặc nghĩ đến làm hại chúng-sinh khác (vihiṃsāvitakka).
Đó là nguyên nhân mà người ấy trở thành người có tính-suy-diễn (vitakkacarita).
Tóm lại, mọi người có tính (carita) khác nhau: Tính tốt, tính xấu đều do từ đại-thiện-nghiệp đã tạo trong kiếp quá-khứ của họ, có liên quan đến đại-thiện-tâm hoặc ác-tâm của họ suy nghĩ làm ảnh hưởng trực tiếp đến đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người trong kiếp hiện-tại.
Như vậy, nếu mỗi người muốn cho mình có tính-giác buddhicarita trong kiếp vị-lai, thì ngay trong kiếp hiện-tại khi tạo phước-thiện bố-thí, phước-thiện giữ-giới, phước-thiện thực-hành pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, nên có trí-tuệ thấy rõ, biết rõ nghiệp là của riêng mình, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp, sắc-pháp; thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, …
Đó là nguyên nhân mà người ấy trở thành người có tính-giác (buddhicarita) trong kiếp vị-lai.
Vậy, chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hội tốt, nên cố gắng tinh-tấn tạo mọi thiện-pháp nhất là pháp-hành thiền-tuệ, cố gắng tinh-tấn tạo các pháp-hạnh ba-la-mật cho sớm được đầy đủ, để mong giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
Tính của hành-giả với đề-mục thiền-định
Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định có 6 loại tính là: Tính-tham, tính-sân, tính-si, tính-tín, tính-giác, tính-suy-diễn. Trong 6 loại tính này chia ra làm 2 loại:
2-Tính-tín, tính-giác, 2 loại tính này thuộc loại tính tốt. Hành-giả có loại tính tốt này cần phải biết sử dụng đề-mục thiền-định phù hợp với tính của mình, để cho pháp-hành thiền-định được phát triển tốt dẫn đến chứng đắc các bậc thiền sắc-giới.
* Tính-tham (rāgacarita):
- Hành-giả có tính-tham hài lòng trong các đối-tượng đáng hài lòng, nên tránh 8 đề-mục thiền-định này:
- 4 đề-mục thiền-định tứ vô-lượng-tâm.
- 4 đề-mục thiền-định màu sắc kasiṇa (màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng).
Nếu hành-giả có tính-tham mà sử dụng 8 đề-mục thiền-định này làm đối-tượng để thực-hành pháp-hành thiền-định thì tâm tham càng tăng trưởng, pháp-hành thiền-định không thể phát triển.
Vì vậy, 8 đề-mục thiền-định này không phù hợp đối với hành-giả có tính-tham.
- Hành-giả có tính-tham nên sử dụng 11 đề-mục thiền-định này:
- 10 đề-mục thiền-định bất tịnh.
- 1 đề-mục thiền-định niệm 32 thể trọc trong thân.
Nếu hành-giả có tính-tham sử dụng 11 đề-mục thiền-định này làm đối-tượng để thực-hành pháp-hành thiền-định thì chế ngự được tâm tham không cho phát sinh, pháp-hành thiền-định được phát triển.
Vì vậy, 11 đề-mục thiền-định này phù hợp đối với hành-giả có tính-tham.
* Tính-sân (Dosacarita):
- 10 đề-mục thiền-định bất tịnh.
- 1 đề-mục thiền-định niệm 32 thể trọc trong thân.
Nếu hành-giả có tính-sân sử dụng 11 đề-mục thiền-định này làm đối-tượng để thực-hành pháp-hành thiền-định thì tâm sân càng tăng trưởng, pháp-hành thiền-định không thể phát triển.
Vì vậy, 11 đề-mục thiền-định này không phù hợp đối với hành-giả có tính-sân.
- Hành-giả có tính-sân nên sử dụng 8 đề-mục thiền-định này:
- 4 đề-mục thiền-định tứ vô-lượng-tâm.
- 4 đề-mục thiền-định màu sắc kasiṇa (màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng).
Vì vậy, 8 đề-mục thiền-định này phù hợp đối với hành-giả có tính sân.
* Tính-si (mohacarita) và tính-suy-diễn (vitakkacarita)
- Hành-giả có tính-si thường phát sinh tâm si không hiểu biết rõ các thật-tánh của các pháp, tâm hoài-nghi trong chánh-pháp, hay phóng-tâm nghĩ chuyện này chuyện kia, và hành-giả có tính-suy-diễn đủ điều, nói năng lung tung đủ chuyện, nên tránh 4 đề-mục thiền-định này:
- Đề-mục thiền-định niệm về sự chết.
- Đề-mục thiền-định niệm trạng-thái tịch tịnh an-lạc Niết-bàn.
- Đề-mục thiền-định vật thực đáng ghê tởm.
- Đề-mục thiền-định phân tích tứ-đại.
Nếu hành-giả có tính-si và hành-giả có tính-suy-diễn mà sử dụng 4 đề-mục thiền-định này làm đối-tượng để thực-hành pháp-hành thiền-định thì tâm si càng thêm tối tăm, và tâm suy-diễn càng thêm phóng-tâm nhiều, pháp-hành thiền-định không thể phát triển.
Vì vậy, 4 đề-mục thiền-định này không phù hợp đối với hành-giả có tính-si và hành-giả có tính-suy-diễn.
- Hành-giả có tính-si và hành-giả có tính-suy-diễn nên sử dụng đề-mục niệm hơi thở vào, hơi thở ra rõ ràng không có gì đáng hoài-nghi.
Nếu hành-giả có tính-si và hành-giả có tính-suy-diễn sử dụng đề-mục thiền-định niệm hơi thở vào, hơi thở ra này làm đối-tượng để thực-hành pháp-hành thiền-định thì chế ngự được tâm-si hoặc tâm suy-diễn không phát sinh, pháp-hành thiền-định được phát triển.
Vì vậy, đề-mục thiền-định niệm hơi thở vào, hơi thở ra này phù hợp đối với hành-giả có tính-si và hành-giả có tính-suy-diễn.
* Tính-tín (saddhācarita):
- Hành-giả có tính-tín thường có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật-Bảo, Đức-Pháp-Bảo, Đức-Tăng-Bảo, có giới trong sạch, tin nghiệp và quả của nghiệp, nên phù hợp với 6 đề-mục thiền-định này:
1- Đề-mục thiền-định niệm-niệm 9 Ân-Đức-Phật.
2- Đề-mục thiền-định niệm-niệm 6 Ân-Đức-Pháp.
3- Đề-mục thiền-định niệm-niệm 9 Ân-Đức-Tăng.
4- Đề-mục thiền-định niệm-niệm về giới trong sạch của mình.
5-Đề-mục thiền-định niệm-niệm về sự bố-thí của mình.
6-Đề-mục thiền-định niệm-niệm về 5 pháp chư-thiên có nơi mình.
Vì vậy, 6 đề-mục thiền-định này phù hợp đối với hành-giả có tính-tín.
* Tính giác (Buddhicarita):
- Đề-mục thiền-định niệm về sự chết.
- Đề-mục thiền-định niệm về trạng-thái tịch tịnh an-lạc Niết-bàn.
- Đề-mục thiền-định vật thực đáng ghê tởm.
- Đề-mục thiền-định phân tích tứ-đại.
Nếu hành-giả có tính-giác sử dụng 4 đề-mục thiền-định này làm đối-tượng để thực-hành pháp-hành thiền-định thì trí-tuệ càng thêm tăng trưởng, nên pháp-hành thiền-định được phát triển.
Vì vậy, 4 đề-mục thiền-định này phù hợp đối với hành-giả có tính-giác.
6 tính đều phù hợp các đề-mục thiền-định
Hành-giả có bất cứ tính nào trong 6 tính cũng đều phù hợp với 10 đề-mục thiền-định này là:
-4 đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa đất, nước, lửa, gió.
- Đề-mục thiền-định hư-không ākāsakasiṇa.
- Đề-mục thiền-định ánh-sáng ālokakasiṇa.
- 4 đề-mục thiền-định vô-sắc.
Hành-giả có bất cứ tính nào đều có thể sử dụng 10 đề-mục thiền-định này làm đối-tượng, để thực-hành pháp-hành thiền-định, đều có thể chế ngự được mọi phiền-não bậc trung là 5 pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa), chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Đặc biệt, đối với hành-giả có tính-si, nếu sử dụng đề-mục thiền-định hình tròn đất (pathavīkasiṇa)… làm đối-tượng, để thực-hành pháp-hành thiền-định thì nên làm đề-mục thiền-định hình tròn đất có đường kính lớn rộng hơn bình thường, làm cho tâm trí hành-giả không cảm thấy khó chịu, để cho định-tâm an trú trong đề-mục thiền-định hình tròn đất được dễ dàng.
Và đối với hành-giả có tính-suy-diễn, nếu sử dụng đề-mục thiền-định hình tròn đất (pathavīkasiṇa)… làm đối-tượng, để thực-hành pháp-hành thiền-định thì nên làm đề-mục thiền-định hình tròn đất có đường kính nhỏ hẹp hơn bình thường, làm cho tâm trí hành-giả không phóng-tâm nghĩ ngợi, để cho định-tâm an trú trong đề-mục thiền-định hình tròn đất dễ dàng.
Đối với hành-giả có tính-tham, tính-sân, tính-tín, tính-giác, nếu sử dụng đề-mục thiền-định hình tròn đất làm đối-tượng, để thực-hành pháp-hành thiền-định thì nên làm đề-mục thiền-định hình tròn đất, … có đường kính trung bình 1 gang và 4 lóng tay nằm ngang để cho định-tâm an trú trong đề-mục thiền-định hình tròn đất được dễ dàng.
Nếu hành-giả có tính xấu nào thì nên sử dụng đề-mục thiền-định chế ngự được tính xấu ấy của mình, để cho pháp-hành thiền-định được dễ dàng phát triển.
Nếu hành-giả có tính tốt nào thì nên sử dụng đề-mục thiền-định phù hợp với tính tốt ấy của mình, để cho pháp-hành thiền-định được dễ dàng tăng trưởng.
Thật ra, trong 40 đề-mục thiền-định, đề-mục nào cũng có khả năng chế ngự được tính xấu là tính-tham, tính-sân, tính-si, tính-suy-diễn được, và hỗ trợ tính tốt là tính-tín, tính-giác thực-hành pháp-hành thiền-định được phát triển và thêm tăng trưởng.
Phân loại 40 đề-mục thiền-định theo cõi-giới (bhūmi)
* Trong cõi người, có đủ 40 đề-mục thiền-định.
* Trong 6 cõi trời dục-giới, có 28 đề-mục thiền-định (trừ 12 đề-mục thiền-định là 10 đề-mục thiền-định asubha + 1 đề-mục thiền-định kāyagatāsati + 1 đề-mục thiền-định āhārepaṭikūlasaññā), bởi vì, chư-thiên chết rồi, sắc-thân tiêu mất ví như ngọn đèn tắt; sắc-thân của chư-thiên có tóc, lông, móng, v.v… thật là xinh đẹp, nên không thấy đáng ghê tởm gì cả; vật thực của chư-thiên phát sinh do phước-thiện, không vất vả tìm kiếm, khi hưởng xong, không có thải ra chất dơ.
Vì vậy, 12 đề-mục thiền-định này không có trong cõi trời dục-giới.
Tuy nhiên, một số chư-thiên trong cõi trời tứ-Đại-thiên-vương bậc thấp (bhūmadevatā) sống cùng chung trong cõi người, hạng chư-thiên này sau khi chết cũng để lại tử-thi; sắc-thân, vật-thực cũng là đáng ghê tởm như loài người.
* Trong 15 tầng trời sắc-giới phạm-thiên, có 27 đề-mục thiền-định (trừ 13 đề-mục thiền-định là 10 đề-mục thiền-định asubha + 1 đề-mục thiền-định kāyagatāsati + 1 đề-mục thiền-định āhārepaṭikūlasaññā + 1 đề-mục thiền-định anāpānassati), bởi vì, 12 đề-mục thiền-định là 10 đề-mục thiền-định asubha + 1 đề-mục thiền-định kāyagatāsati + 1 đề-mục thiền-định āhārepaṭikūlasaññā giống như 5 cõi trời dục-giới tầng cao; và 1 đề-mục thiền-định anāpānassati, bởi vì chư phạm-thiên trong các tầng trời sắc-giới phạm-thiên không có hơi thở vào-hơi thở ra.
Vì vậy, 13 đề-mục thiền-định này không có trong 15 tầng trời sắc-giới Phạm-thiên.
* Trong 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên, mỗi tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên chỉ có đề-mục thiền-vô-sắc cũ và đề-mục thiền-vô-sắc của bậc thiền vô-sắc-giới bậc cao hơn bậc thiền vô-sắc-giới cũ mà thôi, không có đề-mục thiền-vô-sắc của bậc thiền vô-sắc-giới bậc thấp hơn bậc thiền vô-sắc-giới cũ như sau:
- Tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên thứ ba chỉ có 2 đề-mục thiền-vô-sắc là đề-mục thiền-vô-sắc natthibhāva-paññatti và đề-mục thiền-vô-sắc tatiyāruppaviññāṇa.
- Tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên thứ tư chỉ có 1 đề-mục thiền-vô-sắc tatiyāruppaviññāṇa mà thôi.
40 Đề-mục thiền-định phân loại theo paññattidhamma và paramatthadhamma
40 đề-mục thiền-định này phân loại theo chế-định-pháp (paññattidhamma) và chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma) như sau:
* Paññattidhamma (chế-định-pháp) có 28 đề-mục:
- 10 đề-mục kasiṇa.
- 10 đề-mục asubha.
- 1 đề-mục koṭṭhāsapaññatti là đối-tượng của đề-mục kāyagatāsati.
- 1 đề-mục assāsapassāsapaññatti là đối-tượng của đề-mục ānāpānassati.
- 4 đề-mục sattapaññatti là 4 đối-tượng của đề-mục appamaññā.
- 1 đề-mục ākāsapaññatti là đối-tượng của đệ nhất thiền vô-sắc-giới ākāsānañcāyatanakusalacitta.
- 1 đề-mục natthibhāvapaññatti là đối-tượng của đệ tam thiền vô-sắc-giới ākiñcaññāyatanakusalacitta.
* Paramatthadhamma có 12 đề-mục:
-8 đề-mục anussati (trừ đề-mục kāyagatāsati + đề-mục ānāpānassati).
- 1 đề-mục āhārepaṭikūlasaññā.
- 1 đề-mục catudhātuvavatthāna.
- 1 đề-mục paṭhamāruppaviññāṇa là đối-tượng của đệ nhị thiền vô-sắc-giới viññānañcāyatanakusalacitta.
- 1 Đề-mục thiền-vô-sắc tatiyāruppaviññāṇa là đối-tượng của đệ tứ thiền vô-sắc-giới nevasaññānāsaññā-yatanakusalacitta.
40 đề-mục thiền-định phân loại theo 3 nimitta
1- Parikammanimitta: Đối-tượng đề-mục thiền-định ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-định.
2- Uggahanimitta: Đối-tượng thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định phát sinh rõ ràng trong tâm.
3- Paṭibhāganimitta: Đối-tượng quang-ảnh trong-sáng phát sinh rõ ràng trong tâm.
* Parikammanimitta và uggahanimitta trực tiếp có 22 đề-mục thiền-định:
- 4 đề-mục thiền-định tứ-đại kasiṇa.
- 4 đề-mục thiền-định màu sắc vaṇṇakasiṇa.
- 1 đề-mục thiền-định ākāsakasiṇa.
- 1 đề-mục thiền-định ālokakasiṇa.
- 10 đề-mục thiền-định asubha.
- 1 đề-mục thiền-định kāyagatāsati.
- 1 đề-mục thiền-định ānāpānassati.
* Parikammanimitta và uggahanimitta gián tiếp có 18 đề-mục thiền-định:
- 6 đề-mục thiền-định anussati.
- 1 đề-mục thiền-định upasamānussati.
- 1 đề-mục thiền-định maraṇānussati.
- 4 đề-mục thiền-định tứ vô-lượng-tâm.
- 1 đề-mục thiền-định āhārepaṭikkūlasaññā.
- 1 đề-mục thiền-định catudhātuvavatthāna.
- 4 đề-mục thiền-định vô-sắc.
* Paṭibhāganimitta trực tiếp có 22 đề-mục thiền-định như parikammanimitta và uggahanimitta.
* Paṭibhāganimitta gián tiếp có 8 đề-mục thiền-định:
- 4 đề-mục thiền-định tứ vô-lượng-tâm.
- 4 đề-mục thiền-định vô-sắc.
* Paṭibhāganimitta gồm có 30 đề-mục thiền-định.
40 đề-mục thiền-định phân loại theo 3 bhāvanā, 3 samādhi
Bhāvanā có 3 loại:
1- Parikammabhāvanā: Tâm sơ-hành giai đoạn đầu với dục-giới thiện-tâm có đối-tượng parikammanimitta, có parikammasamādhi: Tâm sơ-định trong dục-giới thiện-tâm ấy.
2- Upacārabhāvanā: Tâm cận-hành giai đoạn giữa với dục-giới thiện-tâm có đối-tượng uggahanimitta gần bậc thiền, đạt đến upacārasamādhi: Tâm cận-định trong dục-giới thiện-tâm ấy.
3- Appanābhāvanā: Tâm an-hành giai đoạn cuối với sắc-giới-tâm hoặc vô-sắc-giới-tâm có đối-tượng paṭi-bhāganimitta, chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm hoặc vô-sắc-giới thiện-tâm, đạt đến appanāsamādhi: Tâm an-định trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm hoặc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ấy.
1- Parikammabhāvanā, Parikammasamādhi
* Tất cả 40 đề-mục thiền-định đều có parikamma-bhāvanā: Tâm sơ-hành giai đoạn đầu với dục-giới thiện-tâm có 40 đối-tượng parikammanimitta, có parikamma-samādhi: Tâm sơ-định.
Nếu không có parikammabhāvanā thì không có upacārabhāvanā và appanābhāvanā.
2- Upacārabhāvanā, Upacārasamādhi
Trong 40 đề-mục thiền-định, có 10 đề-mục thiền-định tiến triển đến upacārabhāvanā: Tâm cận-hành giai đoạn giữa với dục-giới thiện-tâm có 10 đối-tượng uggaha-nimitta gián tiếp, đạt đến upacārasamādhi: Tâm cận-định, có 10 đề-mục thiền-định là:
1- Đề-mục thiền-định niệm-niệm 9 ân-Đức-Phật (Buddhānussati).
2- Đề-mục thiền-định niệm-niệm 6 ân-Đức-Pháp (Dhammānussati).
3- Đề-mục thiền-định niệm-niệm 9 ân-Đức-Tăng (Saṃghānussati).
4- Đề-mục thiền-định niệm-niệm về giới trong sạch của mình (Sīlānussati).
5- Đề-mục thiền-định niệm-niệm về sự bố-thí của mình (Cāgānussati).
6- Đề-mục thiền-định niệm-niệm về 5 pháp chư-thiên có nơi mình (Devatānussati).
7- Đề-mục thiền-định niệm-niệm về trạng-thái tịch tịnh an-lạc Niết-bàn (Upasamānussati).
8- Đề-mục thiền-định niệm-niệm về sự chết (Maraṇānussati).
9- Đề-mục thiền-định vật thực đáng ghê tởm (Āhārepaṭikkūlasaññā).
10- Đề-mục thiền-định phân tích tứ-đại (Catudhātuvavatthāna).
Bởi vì 10 đề-mục thiền-định này là những đề-mục thiền-định vô cùng vi-tế, vô cùng sâu sắc, rộng lớn mênh mông bao la, nên định-tâm không thể an-trú trong một đối-tượng nào nhất định. Cho nên, 10 đề-mục thiền-định này chỉ có khả năng tiến triển đến upacārabhāvanā: Tâm cận-hành giai đoạn giữa với dục-giới thiện-tâm, đạt đến upcārasamādhi: Tâm cận-định mà thôi.
3-Appanābhāvanā, Appanāsamādhi
* 30 đề-mục thiền-định còn lại là 10 đề-mục thiền-định (kasiṇa), 10 đề-mục thiền-định tử-thi (asubha), 1 đề-mục thiền-định niệm 32 thể trọc trong thân (kāya-gatāsati), 1 đề-mục thiền-định hơi thở vào, hơi thở ra (ānāpānassati), 4 đề-mục thiền-định tứ vô-lượng-tâm (appamaññā), 4 đề-mục thiền-định vô-sắc (āruppa) gồm có 30 đề-mục thiền-định này đều có khả năng tiến triển đến appanābhāvanā: Tâm an-hành giai đoạn cuối với sắc-giới thiện-tâm, hoặc vô-sắc-giới thiện-tâm, có 30 đối-tượng paṭibhāganimitta, đạt đến appanāsamādhi: Tâm an-định chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, hoặc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào hoặc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm nào, tùy theo mỗi đề-mục thiền-định ấy.
Trong 30 đề-mục thiền-định này là 10 đề-mục thiền-định hình tròn (kasiṇa), 10 đề-mục thiền-định tử-thi (asubha), 1 đề-mục thiền-định niệm 32 thể trọc (trược) trong thân (kāyagatāsati), 1 đề-mục thiền-định hơi thở vào, hơi thở ra (ānāpānassati), 4 đề-mục thiền-định tứ vô-lượng-tâm (appamaññā), 4 đề-mục thiền-định vô-sắc (āruppa) mà mỗi đề-mục thiền-định này có khả năng dẫn đến chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm khác nhau như sau:
Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm
* 11 đề-mục thiền-định là 10 đề-mục thiền-định thiền-định tử-thi (asubha), 1 đề-mục thiền-định niệm 32 thể trọc trong thân (kāyagatāsati) chỉ có khả năng chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm mà thôi.
Nếu hành-giả chọn 1 trong 11 đề-mục thiền-định này làm đối-tượng để thực-hành pháp-hành thiền-định thì đề-mục thiền-định ấy chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm mà thôi, bởi vì 11 đề-mục thiền-định này là đối-tượng thô, nên luôn luôn cần phải nương nhờ chi-thiền hướng-tâm (vitakka) đến đề-mục thiền-định ấy mới có thể chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm được. Còn từ đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm trở lên không có chi-thiền hướng-tâm (vitakka) nữa.
4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm bậc thấp
* 3 đề-mục thiền-định là đề-mục thiền-định niệm rải tâm-từ (mettā), đề-mục thiền-định niệm rải tâm-bi (karuṇā), đề-mục thiền-định niệm rải tâm-hỷ (muditā) đến chúng-sinh vô lượng có khả năng dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm mà thôi.
Nếu hành-giả chọn 1 trong 3 đề-mục thiền-định vô-lượng-tâm này làm đối-tượng để thực-hành pháp-hành thiền-định thì đề-mục thiền-định vô-lượng-tâm ấy chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm mà thôi, không thể chứng đắc đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm được, bởi vì 3 đề-mục thiền-định vô-lượng-tâm này luôn luôn cần phải có chi-thiền lạc (sukha), mà đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm cần phải có chi-thiền xả (upekkhā) thay thế cho chi-thiền lạc.
Cho nên, muốn chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện- tâm, hành-giả cần phải thay đổi sang đề-mục thiền-định niệm rải tâm-xả (upekkhā) đến chúng-sinh vô lượng mà thôi, không thể có đề-mục thiền-định nào khác.
Đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm
Đề-mục thiền-định niệm rải tâm-xả đến chúng-sinh vô lượng majjhattasattapaññatti không thương không ghét này chỉ có khả năng chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm mà thôi, nên đề-mục thiền-định này hành-giả không thể sử dụng bắt đầu thực-hành, mà chỉ sử dụng sau khi đã chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm của 1 trong 3 đề-mục thiền-định là niệm rải tâm-từ (mettā), hoặc niệm rải tâm-bi (karuṇā), hoặc niệm rải tâm-hỷ (muditā) đến chúng-sinh vô lượng, bởi vì 4 đề-mục thiền-định tứ vô-lượng-tâm này cùng có đối-tượng chúng-sinh (satta-paññatti) giống nhau, chỉ có khác loại chúng-sinh mà thôi.
5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm
* 11 đề-mục thiền-định là 10 đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa và đề-mục thiền-định hơi thở vào, hơi thở ra (ānāpānassati) có khả năng dẫn đến chứng đắc đầy đủ 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm.
Nếu hành-giả chọn 1 trong 11 đề-mục thiền-định này làm đối-tượng để thực-hành pháp-hành thiền-định thì đề-mục thiền-định ấy đều có khả năng dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm mà không cần phải thay đổi đề-mục thiền-định nào khác.
4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm
Sau khi đã chứng đắc đủ 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả muốn tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, để chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
1- Đề-mục thiền-định vô-sắc thứ nhất gọi là đề-mục ākāsapaññatti chỉ dấn đến chứng đắc đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsānañcāyatanakusalacitta: Không-vô-biên-xứ thiện-tâm mà thôi.
2- Đề-mục thiền-định vô-sắc thứ nhì gọi là đề-mục paṭhamāruppaviññāṇa đó là ākāsānañcāyatanakusala-citta chỉ dẫn đến chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññāṇañcāyatanakusalacitta: Thức-vô-biên-xứ thiện-tâm mà thôi.
3- Đề-mục thiền-định vô-sắc thứ ba là đề-mục natthi-bhāvapaññatti chỉ dẫn đến chứng đắc đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcaññāyatanakusalacitta: Vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm mà thôi.
4- Đề-mục thiền-định vô-sắc thứ tư là đề-mục tatiyā-ruppavinññāṇa đó là ākiñcaññāyatanakusalacitta chỉ dẫn đến chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññānāsaññāyatanakusalacitta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng xứ thiện-tâm mà thôi.
Như vậy, pháp-hành thiền-định có 40 đề-mục thiền-định chia ra làm 3 loại:
1- Đề-mục thiền-định dẫn đến cận-định (upacāra-samādhi) có 10 đề-mục, vẫn còn dục-giới thiện-tâm.
2- Đề-mục thiền-định dẫn đến an-định (appanā-samādhi) có 26 đề-mục thiền-định dẫn đến chứng đắc các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm.
3- Đề-mục thiền-định vô-sắc dẫn đến an-định (appanā-samādhi) có 4 đề-mục thiền-định vô-sắc chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Kiếp hiện-tại hành-giả là hạng người tam-nhân (tihetukapuggala), nếu tiền-kiếp của hành-giả đã từng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, chứng đắc 5 phép thần-thông tam-giới (lokiya abhiññā), thì nay kiếp hiện-tại hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, có khả năng dễ dàng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.
Sau khi đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, hành-giả có khả năng tập luyện 5 phép thần-thông tam-giới (lokiya abhiññā) tùy theo năng lực của hành-giả.
[1] Nếu là tikkhapuggala thì không có parikamma, chỉ còn lại 3 phận sự.
[2] Nếu là tikkhapuggala thì không có parikamma, chỉ còn lại 3 phận sự .
[3] Nếu là tikkhapuggala thì không có parikamma, chỉ còn lại 3 phận sự.
[4] Nếu là tikkhapuggala thì không có parikamma, chỉ còn lại 3 phận sự.
[5] Visuddhimagga, Kammaṭṭhānaggahaṇanidesa, Cariyāvaṇṇanā.
Mục lục quyển 9 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08
Mục lục chính | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 | Quyển 9 | Quyển 10