BuddhaSasana Home Page Vấn đề ăn
chay, ăn mặn trong đạo Phật Ăn chay Tỳ kheo S. Dhammika Giới thiệu: Tỳ kheo
S. Dhammika là một tu sĩ người Úc. Khi còn là cư sĩ, ông
là một thành viên hoạt động tích cực cho Hội Phật Giáo
bang New South Wales, Úc châu. Hiện nay, ông đang hoằng pháp
tại Sri Lanka, Âu châu, Singapore, và là một cố vấn chương
trình tôn giáo của Bộ Giáo dục. -ooOoo- C
Kinh Tập, thuộc Tiểu
Bộ, đã nhấn mạnh điểm này, cho rằng chính sự phóng đãng
đã khiến cho người ta trở nên ô uế (cả về đạo đức
lẫn tinh thần), chứ không phải là việc ăn thịt. Ðức
Phật thường mô tả là người sử dụng thịt. Ngài đã
giới thiệu nước sốt thịt như là một phương thuốc
chữa được một số bệnh tật và khuyên các vị tăng ni dùng
thịt vì những lý do thực tiển, tránh một số loại
thịt, hiểu ngầm là những loại thịt khác được chấp
nhận cho sử dụng. Tuy nhiên về sau này,
một số Phật tử dần dà cảm thấy khó chịu về việc ăn
thịt. Vào năm 257 trước Tây lịch, vua Asoka (A-dục) phán
rằng trái với trước đây, từ nay chỉ có hai con công và
một con nai được giết thịt để cung cấp thực phẩm
trong nhà bếp của hoàng gia và cuối cùng ngay cả việc này
cũng đã được bãi bỏ. Vào thời kỳ bắt đầu kỷ nguyên
Ky-tô Giáo, ăn thịt đã trở thành điều không thể chấp
nhận được, đặc biệt là đối với những người theo phái
Bắc Tông mặc dù những cuộc bút chiến chống lại điều
này trong các tác phẩm như Kinh Lăng Già cho thấy ăn thịt
vẫn còn rất phổ biến hay ít nhất cũng vào thời điểm
của những tranh luận đó. Các bản văn phái Mật tông có
niên đại từ thế kỷ thứ 7 và 8 Tây lịch trở đi, thường
khuyến khích cả việc uống rượu lẫn ăn thịt, và cả
hai đều thích hợp để dâng cúng các vị thần. Rất có
thể đây là để bầy tỏ sự tự do không ràng buộc vào
quy ước mà phái Mật tông đã dạy, để chống đối lại
các người Bắc tông vốn thực hành việc kiêng uống rượu
và ăn thịt như là để thay thế cho sự thay đổi tâm linh
thật sự. Ngày nay, người ta thường
cho rằng những người theo Bắc tông thì "ăn chay trường"
còn những người theo Nam tông thì không. Tuy nhiên, thực
tế lại có phần phức tạp hơn. Thường thì các Phật tử
Nam tông không có bất kỳ hạn chế nào trong chế độ ăn
uống, mặc dù chúng ta vẫn thường thấy nhiều vị tăng ni
hay cư sĩ ở Sri Lanka ăn toàn rau đậu. Một số khác kiêng
thịt nhưng lại ăn cá. Các vị tăng ni Trung Hoa và Việt Nam
thì "ăn chay trường" rất nghiêm khắc và cộng đồng
cư sĩ tại đó noi gương họ, mặc dù cũng có nhiều người
không làm như thế. Tuy nhiên, trong số các Phật tử Tây
Tạng và Nhật Bản, rất ít khi thấy họ ăn chay. Những nguời tu ăn chay
chỉ dựa trên lý luận đơn giản, đầy thuyết phục là để
hỗ trợ cho lý tưởng tu hành của họ. Vì theo họ, ăn
thịt khuyến khích một công nghiệp tạo ra những hành động
tàn ác và gây ra cái chết cho hàng triệu súc vật. Một người
có lòng từ bi nhân hậu muốn làm dịu đi tất cả những
đau khổ đó. Bằng cách từ chối ăn thịt, chúng ta sẽ làm
được điều đó. Những người tin rằng
việc ăn chay là không cần thiết đối với Phật tử cũng
có các lý luận không kém phần thuyết phục, mặc dù phức
tạp hơn, để hỗ trợ cho quan điểm của họ: (1) Nếu như
Ðức Phật cảm thấy các thức ăn không thịt là hợp với
các Giới Luật thì ắt hẳn Ngài đã tuyên bố và ít ra cũng
đã được ghi chép trong Tam tạng Pali, nhưng đàng này lại
không thấy Ngài đề cập đến. (2) Trừ phi chính chúng ta
thực sự giết con vật (ngày nay điều này ít khi xảy ra)
để lấy thịt sử dụng, thì chúng ta không có trách nhiệm
trực tiếp về cái chết của con vật đó; và hiểu như
vậy thì người ăn chay và không ăn chay cũng không khác
biệt gì cả. Những người ăn chay chỉ có thể ăn rau quả
vì có người nông dân cày cấy ruộng (như vậy họ cũng đã
sát hại biết bao nhiêu sinh vật) và phun thuốc trừ sâu
(lại giết thêm nhiều sinh vật nữa) (3) Cho dù những người
ăn chay không ăn thịt, họ cũng phải dùng rất nhiều sản
phẩm khác dẫn đến việc sát hại thú vật (như sà-phòng,
đồ da thuộc, huyết thanh, tơ tằm, v.v...). Tại sao chúng ta
kiêng không dùng một thứ sản phẩm này, song lại sử
dụng các thứ khác? (4) Các đức tính tốt như cảm thông,
nhẫn nại, quảng đại, và trung thực, và các tính xấu như
ngu dốt, kiêu hãnh, đạo đức giả, ganh tị và lãnh đạm
thờ ơ không tùy thuộc vào những gì chúng ta ăn vào
miệng, và như vậy thì thức ăn không phải là nhân tố
quan trọng để phát triển tâm linh. Một số người sẽ
chấp nhận quan điểm này, nhưng số người khác thì lại
chấp nhận quan điểm kia. Như vậy, mỗi người phải tự
quyết định lấy cho mình. Tài liệu tham khảo: 1) Ruegg, D.S.,
"Ahimsa and Vegetarianism in the History of Buddhism",
Buddhist Studies in Honour of Walpola Rahula, S. Balasooriya et. al.,
London, 1980. 2) P. Kapleau, "To
Cherish All Life", London, 1982 Nguyên tác:
"Vegetarianism", Venerable S. Dhammika, -ooOoo- Ðầu
trang | Mục
lục | 01 | 02
| 03 | 04 | 05 | 06
| 07 | 08 | 09
| 10 [Trở
về trang Thư Mục]
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
BhuddhaNet. Tỳ kheo Thiện Minh dịch.
updated: 06-04-2002