TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG LUẬT

Thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn
Ngài là bậc ỨNG CÚNG
Đấng CHÁNH BIẾN TRI

TRÙNG TRỊ TỲ-NI SỰ NGHĨA TẬP YẾU

QUYỂN THỨ CHÍN

MỤC LỤC

68. GIỚI KHÔNG BỎ ÁC KIẾN

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

CHỨNG MINH:

69. GIỚI BÈ ĐẢNG VỚI NGƯỜI ÁC KIẾN

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

GIẢI THÍCH:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

70. GIỚI NUÔI SA-DI BỊ TẪN XUẤT

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

PHỤ:

71. GIỚI CHỐNG SỰ CAN GIÁN, NẠN VẤN

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

72. GIỚI COI THƯỜNG VIỆC NÓI GIỚI

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

CHỨNG MINH:

73. GIỚI KHÔNG BIẾT GIỚI

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

74. GIỚI CHỐNG LẠI VIỆC ĐÃ YẾT-MA

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

75. GIỚI KHÔNG GỞI DỤC

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

GIẢI THÍCH:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

76. GIỚI DỮ DỤC RỒI SAU LẠI HỐI HẬN

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

77. GIỚI LÉN NGHE VIỆC CÃI CỌ RỒI ĐEM NÓI LẠI

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

GIẢI THÍCH:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

78. GIỚI GIẬN ĐÁNH TỲ-KHEO

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

79. GIỚI GIẬN (NHÁ) ĐÁNH TỲ KHEO

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

80. GIỚI GIẬN KHÔNG CĂN CỨ, HỦY BÁNG NGƯỜI KHÁC PHẠM TĂNG TÀN

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

GIẢI THÍCH:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

81. GIỚI VÀO CỬA CUNG ĐỘT NGỘT

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

GIẢI THÍCH:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

82. GIỚI CẦM VẬT BÁU

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

GIẢI THÍCH:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

CHỨNG MINH:

PHỤ:

83. GIỚI VÀO TỤ LẠC PHI THỜI

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

GIẢI THÍCH:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

GIẢI THÍCH:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

85. GIỚI DÙNG BÔNG ĐÂU-LA-MIÊN LÀM MỀN NỆM

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

GIẢI THÍCH:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

86. GIỚI LÀM ỐNG KIM BẰNG XƯƠNG, SỪNG

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

87. GIỚI LÀM TỌA CỤ QUÁ LƯỢNG

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

GIẢI THÍCH:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

88. GIỚI LÀM Y CHE GHẺ QUÁ LƯỢNG

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

89. GIỚI MAY ÁO TẮM QUÁ LƯỢNG

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

90. GIỚI MAY Y BẰNG VỚI Y PHẬT

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

C. HỎI ĐỂ KẾT THÚC

PHỤ:

VI. BỐN PHÁP HỐI QUÁ

A. NÊU CHUNG

B. KÊ RIÊNG

1. GIỚI NHẬN THỨC ĂN TỪ NGƯỜI KHÔNG PHẢI THÂN QUYẾN

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

GIẢI THÍCH:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

2. GIỚI KHÔNG NGĂN NI THAY MÌNH ĐÒI THỨC ĂN

GIỚI BỔN :

NGUYÊN DO:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

3. GIỚI NHẬN THỨC ĂN NƠI HỌC GIA

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

GIẢI THÍCH:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

4. GIỚI NHẬN THỨC ĂN NƠI CÓ SỰ SỢ SỆT

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

C. NÓI ĐỂ KẾT THÚC

VII. PHÁP CHÚNG HỌC

A. NÊU CHUNG

B. NÊU RIÊNG

GIỚI BỔN:

NGUYÊN DO:

GIẢI THÍCH:

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

BIỆN MINH:

PHỤ:


68. GIỚI KHÔNG BỎ ÁC KIẾN

Phạm giới trọng của Đại thừa, là hủy báng Pháp vậy

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, nói như vầy: “Tôi biết rằng, theo pháp Phật dạy, sự hành dâm dục không phải là pháp chướng đạo”. Các Tỳ-kheo kia nên can gián Tỳ-kheo này rằng: “Đại đức chớ nói như vậy; chớ xuyên tạc Thế Tôn, xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không nói như vậy. Thế Tôn dùng vô số phương tiện nói rằng sự hành dâm là pháp chướng đạo”. Khi được các Tỳ-kheo can gián Tỳkheo này vẫn kiên trì không bỏ. Các Tỳ-kheo can gián đến ba lần cho bỏ sự ấy. Nếu đến ba lần can gián, bỏ thì tốt, nếu không bỏ, Ba-dật-đề.

NGUYÊN DO[1]:

Tỳ-kheo A-lê-tra sanh ác kiến. Các Tỳ-kheo can gián mà không bỏ, bạch Phật, Phật bảo Tăng vì đương sự Bạch tứ yết-ma quở trách can gián, kiết giới này.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Ba lần Yết-ma xong, phạm Ba-dật-đề. Ngăn vị ấy đừng bỏ phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, phạm Badật-đề. Ba chúng dưới, phạm Đột-kiết-la.

Luật Ngũ phần nói:

Một Tỳ-kheo đến chỗ vắng can gián, bỏ, phạm một Đột-kiết-la. Nhiều Tỳ-kheo đến can gián, bỏ, phạm hai Đột-kiết-la. Tăng đến can gián, bỏ, phạm ba Đột-kiết-la. Bạch xong, bỏ, phạm bốn Đột-kiếtla. Một lần Yết-ma xong, bỏ, phạm năm Đột-kiếtla. Hai lần Yết-ma xong, bỏ, hoặc ba lần Yết-ma chưa xong, bỏ, phạm sáu Đột-kiết-la. Ba lần Yết-ma xong, bỏ hay không bỏ, đều phạm Ba-dật-đề.

CHỨNG MINH:

Kinh Đại bát-nhã nói:

Nếu nhiễm sắc dục, đối với vấn đề sanh lên cõi Phạm thiên, còn có thể bị chướng ngại, huống chi đạt được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Cho nên Bồ-tát đoạn dục xuất gia, có thể đạt được Vô thượng Bồ-đề, không phải là không đoạn.

Đại Bồ-tát ở trong ngũ dục rất nhàm chán, lo âu, không để cho tội lỗi của ngũ dục nhiễm hại, dùng vô lượng pháp môn quở trách, hủy báng các dục: Dục là lửa bừng cháy, đốt thân tâm. Dục là bẩn thỉu nhơ nhớp nhiễm mình và người. Dục là tên đầu sỏ, xưa nay, mãi mãi về sau thường tác hại! Dục là oán địch, suốt đêm rình mò làm tổn hại! Dục là cây đuốc bằng cỏ khô. Dục là trái đắng. Dục là lưỡi kiếm bén. Dục là đống lửa. Dục là Chiên-đàla trá hình kẻ thân thích v.v... Xá-lợi-tử! Các Đại Bồ-tát dùng vô lượng vô số ví dụ như vậy để quở trách, hủy báng các dục.

69. GIỚI BÈ ĐẢNG VỚI NGƯỜI ÁC KIẾN

Đại thừa đồng chế cấm.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, biết người nói lời nhứ thế, chưa được tác pháp (giải), tà kiến như thế chưa bỏ, lại cung cấp các nhu yếu, cùng Yết-ma, cùng ngủ nghỉ, cùng nói chuyện, Ba-dật-đề.

NGUYÊN DO[2]:

A-lê-tra không bỏ ác kiến, các Tỳ-kheo bạch

Phật, Phật bảo Tăng vì đương sự, Bạch tứ yết-ma cử tội ác kiến không bỏ. Lục quần lại cung cấp các thứ cần dùng, nên chế.

GIẢI THÍCH:

Chưa tác pháp: tức là bị cử mà chưa giải. Không bỏ: Có nghĩa là Tăng quở trách, can gián mà không bỏ. Vật cần dùng có hai: một là pháp, tức là dạy tu Tăng thượng giới, Tăng thượng ý (định), Tăng thượng trí (tuệ), học vấn tụng kinh. Hai là tài, tức cung cấp tứ sự, đồng Yết-ma, đồng thuyết giới.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. (Nếu tùy thuận Tỳ-kheo bị cử, ba lần can gián không bỏ, phạm Bala-di).

Không phạm: Không biết có người nói như vậy, bị bệnh, ngộ nhận, bị bắt buộc, mạng nạn v.v...

Luật Ngũ phần nói:

Cùng nói, mỗi lời nói phạm một Ba-dật-đề. Cùng ngồi, mỗi lần ngồi phạm một Ba-dật-đề. Cùng ngủ, mỗi đêm phạm một Ba-dật-đề. Cùng làm việc, mỗi việc phạm một Ba-dật-đề. Tuy bỏ ác kiến nhưng Tăng chưa giải Yết-ma, cũng phạm Ba-dậtđề. Nếu khởi tạo ác kiến, Tăng chưa Yết-ma, phạm Đột-kiết-la. Nếu không biết và không Yết-ma như pháp, không phạm.

Luật Thập tụng nói:

Nếu dạy pháp cho người, nếu học pháp nơi người, nếu đem của cho người, nếu nhận của nơi người, nếu cùng ngủ, tất cả phạm Ba-dật-đề.

Luật Căn bản nói:

Nếu người kia bệnh, chăm sóc không phạm. Hoặc cùng chung ở để khiến cho họ bỏ ác kiến cũng không tội.

70. GIỚI NUÔI SA-DI BỊ TẪN XUẤT

Đại thừa đồng học.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, biết Sa-di ấy nói như vầy: “Tôi nghe pháp từ đức Phật nói rằng: ‘Hành dâm dục không phải là pháp chướng đạo’.” Các Tỳ-kheo nên can gián Sa-di ấy như vầy: “Ông chớ xuyên tạc Thế Tôn, xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không nói như vậy. Này Sa-di, Thế Tôn dùng vô số phương tiện nói rằng dâm dục là pháp chướng đạo”. Khi được các Tỳ-kheo can gián như thế mà Sa-di ấy vẫn kiên trì không bỏ. Các Tỳ-kheo nên can gián ba lần cho bỏ sự ấy. Cho đến ba lần can gián bỏ thì tốt, nếu không bỏ, các Tỳ-kheo nên nói với Sa-di ấy rằng: “Ông từ nay trở đi hãy đi khỏi đây; không được nói rằng: “Đức Phật là Thế Tôn của tôi”. Không được đi theo các Tỳ-kheo khác. Các Sa-di được phép ngủ 2, 3 đêm cùng với các Tỳkheo; nhưng ông nay không có sự việc ấy. Ông hãy ra khỏi đây, hãy đi khuất chỗ này, không được sống ở đây nữa”. Nếu Tỳ-kheo biết Sa-di đã bị đuổi giữa chúng như vậy mà dụ đem về nuôi dưỡng cùng ngủ chung, Ba-dật-đề.

NGUYÊN DO[3]:

Bạt-nan-đà có 2 Sa-di khởi ác kiến như vậy. Phật ra lệnh các Tỳ-kheo, vì họ, Bạch tứ yết-ma quở trách can gián, ba phen can gián, không bỏ, bèn bảo Tăng diệt tẫn cùng Bạch tứ yết-ma. Lục quần biết Tăng diệt tẫn, dụ dẫn về nuôi cùng chung ngủ, nên Phật chế cấm.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Nếu mình nuôi, hoặc cho người; hoặc tự dụ hay bảo người dụ, hay cùng ngủ chung, đều phạm Badật-đề, Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề.

Không phạm: Không biết là bị tẫn, cho đến mạng nạn v.v...

Luật Căn bản nói:

Nếu khiến cho người ấy bỏ ác kiến, tuy phương tiện thu nhận, nhưng không phạm.

PHỤ:

Luật nhiếp nói:

Phàm người không thấy tội, là người bị vất bỏ, mà cùng chung thọ dụng, đều mắc tội ác tác.

Luật Tăng kỳ nói:

Nếu có người (Sa-di) bị hai thầy (Hòa thượng, A-xà-lê) khiển trách, các Tỳ-kheo khác không được dụ dỗ, nói: “Tôi cho ông bốn việc cần dùng, ông đến ở với tôi, học kinh, tụng kinh.” Nếu quan sát biết người kia sẽ xả giới về nhà, được phép bảo họ về ở với mình, và khuyên dạy họ: “Ông nên biết ơn của hai thầy rất nặng khó mà trả được, ông nên trở về ở dưới sự chăm sóc của hai thầy”.

71. GIỚI CHỐNG SỰ CAN GIÁN, NẠN VẤN

Đại thừa đồng chế.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, khi được các Tỳ-kheo như pháp can gián lại nói rằng: “Tôi nay không học điều giới này, trừ khi tôi hỏi rõ Tỳ-kheo trì luật có trí tuệ khác”, Ba-dật-đề. Nếu muốn hiểu biết, muốn học thì mới nên hỏi.

NGUYÊN DO[4]:

Do Tỳ-kheo Xiển-đà, nên Phật chế.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới, phạm Đột-kiết-la.

Không phạm: người can gián là ngu si.

72. GIỚI COI THƯỜNG VIỆC NÓI GIỚI

Đây là tánh tội. Đại thừa đồng chế.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, khi tụng giới, nói như vầy: “Đại đức nói những giới vụn vặt ấy có ích lợi gì? Khi nói giới ấy chỉ làm người ta phiền muộn, xấu hổ, hoài nghi”, vì khinh chê giới, Ba-dật-đề.

NGUYÊN DO[5]:

Chúng Tỳ-kheo tụng Chánh pháp Tỳ-ni, Lục quần sợ vấn đề rành rẽ để rồi cử tội mình, nên nói: “Nếu cần tụng thì tụng 4 việc và 13 việc, còn bao nhiêu không nên tụng...” Các Tỳ-kheo xét biết ý của họ muốn tiêu diệt Chánh pháp, bạch Phật, kiết giới.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Hủy báng A-tỳ-đàm và các kinh khác, phạm Đột- kiết-la. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. (Sa-di hủy báng giới đã thọ... cũng phạm Đột-kiết-la).

Không phạm: Bảo đợi khi lành bệnh sẽ tụng. Bảo vì cầu quả chứng, không vì diệt pháp.

Luật Ngũ phần nói:

Nếu muốn cho người xa lìa Tỳ-ni, không đọc, không tụng, mà hủy báng, phạm Ba-dật-đề. Nếu muốn khiến cho Ba-la-đề-mộc-xoa không được bền lâu mà hủy báng phạm Thâu-lan-giá. Hủy báng kinh, cũng như vậy. Hủy báng bốn chúng khác và giới của hai chúng tại gia, phạm Đột-kiết-la. Tỳkheo-ni hủy báng hai bộ giới, phạm Ba-dật-đề. Hủy báng giới của năm chúng phạm Đột-kiết-la. Nếu sợ người mới thọ giới sanh tâm nghi, phế bỏ tu hành, dạy người chưa có thể tụng giới, không phạm.

CHỨNG MINH:

Luận Tát-bà-đa nói:

Tại sao chê Giới kinh thì tội nặng, các kinh khác thì tội nhẹ? Bởi giới là đất bằng trong pháp của Phật, vạn điều lành do đó mà sanh. Lại nữa, tất cả Phật tử đều nương nơi giới mà an trụ. Nếu không có giới thì không có chỗ nương. Lại nữa, cửa ngõ ban đầu để vào Phật pháp nếu không có giới, không do đâu mà vào trong nê-hoàn. Lại nữa, giới là chuỗi anh lạc của Phật pháp, trang nghiêm Phật pháp. Cho nên chê bai hủy báng thì mắc tội nặng.

Luật Thiện kiến nói:

Nếu học Tỳ-ni thì sẽ có 5 đức:

1) Thân tự hộ giới.

2) Hay đoạn nghi cho người.

3) Vào trong chúng không lo sợ.

4) Hay nhiếp phục oan gia.

5) Khiến Chánh pháp lâu bền.

Cho đến chỉ có 5 Tỳ-kheo hiểu rõ luật, sống tại thế gian có thể khiến cho Chánh pháp cửu trụ. Nếu Trung Thiên Trúc Phật pháp diệt, biên địa có 5 người, nhưng truyền giới phải đủ mười người[6]. Họ đến Trung Thiên Trúc vẫn được phép truyền cho người giới Cụ túc, đó gọi là khiến cho Chánh pháp cửu trụ. Như vậy cho đến 20 người xuất tội, gọi là khiến cho Chánh pháp cửu trụ.

Lại nữa, trì luật sẽ có 6 đức:

1) Thủ lãnh Ba-la-đề-mộc-xoa.

2) Biết Bố-tát.

3) Biết tự tứ.

4) Biết trao giới Cụ túc cho người.

5) Nhận người y chỉ.     6) Được nuôi Sa-di.

Nếu không hiểu luật, chỉ biết Tu-đa-la, A-tỳđàm, không được độ Sa-di, nhận người y chỉ. Do Luật sư trì luật cho nên Phật pháp trụ thế 5.000 năm.

73. GIỚI KHÔNG BIẾT GIỚI

Đại thừa đồng học.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, khi nghe tụng giới, nói như vầy: “Nay tôi mới biết pháp này được ghi trong Giới kinh, mỗi nửa tháng tụng một lần, xuất từ Giới kinh”. Các Tỳ-kheo khác biết Tỳ-kheo này đã từng ngồi dự tụng giới, hoặc hai hoặc ba lần, huống nữa là nhiều lần. Tỳ-kheo ấy không phải do vì không biết mà khỏi tội. Nếu có phạm tội, thì phải được xử trị như pháp, rồi lại chồng thêm tội vô tri, bảo rằng: “Trưởng lão, thật không lợi ích gì cho ngài, không có sở đắc tốt đẹp gì cho ngài, vì trong khi tụng giới ngài không dụng tâm, không nhất niệm, lắng tai nghe pháp”. Vị ấy là vô tri, Ba-dật-đề.

NGUYÊN DO[7]:

Trong lục quần, một người tự biết mình có tội chướng, sợ Tỳ-kheo thanh tịnh cử tội, bèn nói trước rằng: “Tôi nay mới biết...” Các Tỳ-kheo xét biết việc ấy, bạch Phật, kiết giới.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Nếu không nêu tội người kia, phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. (Sa-di... không biết giới mình đã thọ, phạm Đột-kiết-la).

Không phạm: chưa từng nghe thuyết giới, nay mới nghe. Chưa từng nghe nói rộng, nay mới nghe. Cho đến nói nhầm v.v...

Luật Tăng kỳ nói:

Thọ Cụ túc rồi, nên tụng hai bộ Tỳ-ni. Nếu không thể, thì nên tụng một bộ. Cho đến cũng không thể tụng, thì nên tụng thiên đầu của giới và kệ. Khi Bố-tát nên nói rộng 5 thiên. Cho đến không thể tụng, thì nên tụng thiên đầu và kệ. Ngoài ra nên nói: Tăng thường nghe. Không tụng phạm tội Việt tỳ-ni. Tăng nên sai vị nào tụng thuộc lòng thì tụng, bao nhiêu vị khác chuyên tâm nghe, không được tọa thiền và làm các công việc khác. Nếu từ 4 việc cho đến 7 diệt tránh, khoảng giữa, tùy việc không nghe bao nhiêu thì mắc bấy nhiêu tội Việt tỳ-ni. Tất cả không nghe, mắc tội Ba-dậtđề. Tội này không được đến một người sám mà phải ở giữa chúng, đối với vị trì giới có oai nghi, hết sức kính trọng để sám hối. Vị ấy nên quở rằng: “Trưởng lão, ngài đã mất hết mọi lợi ích tốt đẹp, khi nửa tháng nói Ba-la-đề-mộc-xoa, mà ngài không tôn trọng, không một lòng nghĩ đến, không lắng tai nghe pháp”. Quở trách rồi, bắt sám tội Badật-đề.

74. GIỚI CHỐNG LẠI VIỆC ĐÃ YẾT-MA

Đại thừa đồng học.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, sau khi đã cùng chúng Yết-ma, lại nói như vầy: “Các Tỳ-kheo theo chỗ thân hậu[8], mà cho vật của Tăng”, Ba-dật-đề.

NGUYÊN DO[9]:

Đạp-bà-ma-la-tử, trị sự của Tăng; những nơi thí hội không đến dự được vì bận việc, nên y bị hư rách. Chúng Tăng Bạch nhị yết-ma cấp y cho ngài. Lục quần cũng có dự Yết-ma, sau lại nói như trên, nên Phật chế cấm.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. (Sa-di... không được đồng Yết-ma, nếu cơ hiềm riêng, cũng mắc Đột-kiết-la).

Không phạm: Việc này đúng như vậy.

Luận Tát-bà-đa nói:

Người lao động vất vả trong Tăng, hoặc Đại đức nào thiếu thốn, Tăng hòa hợp (nhất trí) trao cho, thì đều được phép cho. Ai nói không nên cho, đều phạm.

75. GIỚI KHÔNG GỞI DỤC

Đại thừa đồng học.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, khi Tăng đoán sự chưa xong, không dữ dục mà đứng dậy đi ra, Ba-dật-đề.

NGUYÊN DO[10]:

Chúng Tỳ-kheo tập hợp một chỗ, luận pháp Tỳni. Lục quần nghi là vì bọn họ tác Yết-ma, nên đứng dậy bỏ đi. Chúng Tăng kêu lại mà vẫn đi, nên Phật chế cấm.

GIẢI THÍCH:

Sự: là 18 việc phá Tăng, từ pháp, phi pháp, cho đến thuyết, bất thuyết.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Ra ngoài cửa, phạm Ba-dật-đề. Một chân ngoài cửa v.v... phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, phạm Badật-đề.

Không phạm: Bận việc của Tăng, của Tháp, nuôi bệnh, dữ dục mà đi. Nếu câm không thể nói để dữ dục và Yết-ma phi pháp v.v...

Luật Tăng kỳ nói:

Nếu đi đại tiểu tiện, giây lát trở vào, không bỏ việc của Tăng, không tội. Nếu muốn nói pháp, nói Tỳ-ni, muốn nghe nhiều Tỳ-kheo tụng kinh, nghe người khác học kinh, nghe người khác tụng kinh, đều nên thưa để đi. Không thưa mà đi, phạm tội Việt tỳ-ni. Nếu đang tụng kinh, mà nghỉ tụng, nói việc khác, người đi không tội.

Luật Ngũ phần nói:

Nếu Yết-ma nơi phòng dưới, tùy theo bao nhiêu lần đi ra, là bấy nhiêu lần phạm Ba-dật-đề. Nếu Yết-ma nơi đất trống, ra đi cách Tăng một tầm, phạm Ba-dật-đề. Nếu người có thần túc, lìa khỏi đất 4 tấc, phạm Ba-dật-đề. Nếu Tăng không Yếtma, đoán sự, ra đi, phạm Đột-kiết-la. Nếu đoán sự nơi phòng riêng, đến rồi đi, phạm Đột-kiết-la. Nếu Tăng không Yết-ma đoán sự và đoán sự nơi phòng riêng, Sa-di được ở trong đó, ra đi, phạm Đột-kiếtla. Thức-xoa-ma-na, Sa-di ni cũng như vậy.

76. GIỚI DỮ DỤC RỒI SAU LẠI HỐI HẬN

Đại thừa, Tỳ-kheo đồng học.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, đã dữ dục, sau lại hối hận, Badật-đề.

NGUYÊN DO[11]:

Trong lục quần có người có việc phạm giới, sợ Tăng cử riêng tội, nên lúc nào 6 người cũng cùng đi với nhau, không xa nhau. Tăng không thể cùng tác Yết-ma được. Sau đó, khi may y, kêu họ, họ nói: “May y không đến được.” Tăng nói: “Không đến hết được có thể sai một, hai Tỳ-kheo đem dục đến.” Họ liền sai một Tỳ-kheo đến. Tăng liền cùng với Tỳkheo này tác Yết-ma. Tỳ-kheo này trở về, Lục quần hối hận nói: “Yết-ma như vậy không phải là Yếtma, Yết-ma không thành, Tôi dữ dục việc kia chứ không phải dữ dục việc này”. Các Tỳ-kheo hiềm trách, bạch Phật, kiết giới.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề.

Không phạm: thật chẳng phải Yết-ma (phi Yếtma).

Luật Ngũ phần nói:

Tăng đã không tác Yết-ma, đoán sự, mà sau đó quở trách, phạm Đột-kiết-la.

77. GIỚI LÉN NGHE VIỆC CÃI CỌ RỒI ĐEM NÓI LẠI

Đây là tánh tội. Đại thừa đồng chế.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, sau khi các Tỳ-kheo tranh cãi nhau, nghe lời người này đem nói với người kia, Ba-dật-đề.

NGUYÊN DO[12]:

Do từ Lục quần Tỳ-kheo cho nên Phật chế.

GIẢI THÍCH:

Nghe đây là nghe lén.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Rình mà có nghe phạm Ba-dật-đề; rình mà không nghe phạm Đột-kiết-la. Muốn rình nghe rồi thôi, và bất cứ ở đâu, hai người đang nói chuyện, không khảy móng tay hay tằng hắng để cảnh giác, đều phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới, phạm Đột- kiết-la.

Không phạm: Vì để phá Yết-ma phi pháp và việc làm không lợi ích.

Luật Ngũ phần nói:

Lặng thinh nghe bốn chúng dưới nói, phạm

Đột-kiết-la.

Luật Thập tụng nói:

Vì việc hòa hiệp, đến nghe không phạm.

Luật Thiện kiến nói:

Đi đến, mỗi bước là một Đột-kiết-la. Đến chỗ có thể nghe được, phạm Ba-dật-đề. Vì muốn tự cải hóa, đến nghe không phạm.

Luật Tăng kỳ nói:

Hai Tỳ-kheo đang nói chuyện riêng trong nhà, nếu Tỳ-kheo khác muốn vào, phải khảy móng tay hay khua chân có tiếng. Nếu họ yên lặng thì nên trở lui. Nếu vẫn nói không thôi, vào không tội. Một Tỳ-kheo ngồi trong nhà trước, hai Tỳ-kheo nói chuyện riêng từ ngoài đến, Tỳ-kheo ngồi trước ấy nên khua động, nếu họ lặng thinh thì Tỳ-kheo ngồi trong nhà nên đi ra. Đi trước đi sau cũng như vậy. Nếu Tỳ-kheo cùng với các Tỳ-kheo khác đấu tranh kết hận, nhiếc mắng: “Tôi cần giết người ác ấy”. Tỳ-kheo nghe rồi, được phép nói với người kia để họ đề phòng. Nếu có khách Tỳ-kheo nói: “Chúng tôi sẽ trộm trong kho... vật trong Tháp... tịnh khố của Tăng... y, bát của... vị tri sự”, nghe rồi, lặng thinh nên về trong Tăng xướng: “Các Đại đức! Kho chứa... vật trong Tháp... tịnh khố của Tăng... y, bát của... cần cảnh giác, tôi nghe có kẻ muốn đoạt”. Nếu Tỳkheo có nhiều đệ tử, cuối ngày nên khéo léo đến xét các phòng, coi nếp sống của họ có như pháp chăng? Nếu nghe họ nói chuyện thế tục, không nên vào quở trách liền, đợi người đó đến, rồi sau khiển trách dạy dỗ. Nếu nghe họ luận kinh, nói nghĩa, vấn đáp, không được vào khen liền, đợi thời gian sau, vậy mới đúng là khen ngợi.

78. GIỚI GIẬN ĐÁNH TỲ-KHEO

Đại thừa đồng chế.

Nếu vì trả báo nhau, phạm tội khinh. Nếu không có cớ mà nổi giận và phẫn hận tăng lên, không chịu sám hối, phạm tội trọng.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, vì giận hờn, không hoan hỷ, đánh Tỳ-kheo khác, Ba-dật-đề.

NGUYÊN DO[13]:

Một vị trong Lục quần, giận đánh một vị trong 17 vị Tỳ-kheo nhỏ. Người bị đánh kêu la lớn: “Đừng làm vậy!” Phòng gần nghe, bạch Phật, kiết giới.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Dùng cây, đá, tay v.v... đánh, đều phạm Ba-dậtđề. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới, phạm Đột- kiết-la.

Không phạm: Bệnh cần đấm bóp... xúc chạm để cho họ nghe mình nói, và xúc chạm nhầm...

Luận Tát-bà-đa nói:

Nếu đánh Sa-di đắc giới (tức là Sa-di dữ học vậy), người lòa, người mù, điếc câm, Ba-lợi-bà-sa, Ma-na-đỏa, Tỳ-kheo, đều phạm Ba-dật-đề. (Mất hai mắt gọi là “manh ”, mất một mắt gọi là “hạt ”, nếu trước đã thọ giới rồi sau mắc phải các bệnh ấy, vẫn là Tỳ-kheo vậy).

Ma-đắc-lặc-già nói:

Đánh ba hạng người sau đây phạm Đột-kiết-la:

- Tặc trụ (không đắc giới).

- Vốn không hòa hợp (người thọ 5 pháp).

- Vốn đã phạm giới (phạm trọng cấm, mất tánh Tỳ-kheo).

Nếu cầm cát, cầm đậu, các vật ném chúng Tỳkheo bao nhiêu người đụng, đụng bao nhiêu hạt, bấy nhiêu Ba-dật-đề; không trúng, phạm Đột-kiếtla.

Luật Ngũ phần nói:

Đánh bốn chúng dưới, cho đến súc sanh, phạm Đột-kiết-la.

Luật Tăng kỳ nói:

Nếu các loài voi, ngựa, trâu dê, heo, chó hung dữ đến, không được đánh. Được cầm gậy, cây, sành, đá v.v... đập dưới đất, khủng bố để nó đi. Nếu súc sanh đến trong Tháp, Chùa, đụng chạm đến hình tượng, phá hư cây trái, cũng được dùng gậy, cây sành, đá đập dưới đất, khủng bố khiến cho nó đi.

79. GIỚI GIẬN (NHÁ) ĐÁNH TỲ KHEO

Đại thừa nhẹ, nặng đồng như trên đã nói.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, vì giận hờn không hoan hỷ, khoa tay dọa đánh Tỳ-kheo khác, Ba-dật-đề.

NGUYÊN DO[14]:

Duyên khởi cũng như giới trước cho nên Phật chế.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Tỳ-kheo-ni v.v... đồng như giới trước.

Không phạm: Người khác muốn đánh, đưa tay lên đỡ. Ngăn tất cả tai nạn. Đưa tay lên kêu[15], nhầm xúc chạm v.v...

Luật Thập tụng nói:

Dùng tay, chân, bàn tay, hướng đến người khác, phạm Ba-dật-đề. Dùng bất cứ bộ phận nào của thân thể đưa đến người, phạm Đột-kiết-la.

Luật Ngũ phần nói:

Tay dọa đến, Ba-dật-đề. Không đến, Đột-kiết-la.

80. GIỚI GIẬN KHÔNG CĂN CỨ, HỦY BÁNG NGƯỜI KHÁC PHẠM TĂNG TÀN

Đại thừa đồng chế. Đến người đồng pháp nói, phạm tội khinh, hướng người ngoài nói, phạm tội trọng.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, vì giận hờn, vu khống Tỳ-kheo khác bằng pháp Tăng-già-bà-thi-sa không căn cứ, Ba-dật-đề.

NGUYÊN DO[16]:

Duyên khởi cũng như giới trước cho nên Phật chế cấm.

GIẢI THÍCH:

Ba căn[17], như trong pháp Tăng tàn nói.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Nói rõ ràng hay không rõ ràng đồng như giới trước. Tỳ-kheo-ni v.v... đồng như giới trước.

Không phạm: Nói đúng sự thật, khiến cho thay đổi v.v...

81. GIỚI VÀO CỬA CUNG ĐỘT NGỘT

Đại thừa đồng chế. Đời mạt pháp nên thận trọng điều này. Dầu được mời cũng không nên vội vào. Nếu có đủ thần lực oai đức thì không phạm.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, khi nhà vua quán đảnh giòng Sát-đế-lỵ chưa ra, bảo vật chưa được thu cất, mà vào cung vua, bước qua khỏi ngạch cửa, Ba-dật-đề.

NGUYÊN DO[18]:

Mạt-lợi-phu-nhơn khuyến hóa vua Ba-tư-nặc, đã thâm tín Phật pháp. Nhà vua cho phép các Tỳ-kheo vào ra trong cung không có gì trở ngại. Ca-lưu-đà-di vào cung, trong lúc vua và phu nhơn đang ngủ ban ngày. Từ xa phu nhơn thấy Tôn giả, liền đứng dậy mặc y, vì vừa mặc y, vừa lau tòa mời ngồi. Phu nhơn bị rớt y lộ hình, hổ thẹn, bèn ngồi xuống, Tôn giả trở về trong Tăng-già-lam kể lại cho các Tỳkheo nghe, Tỳ-kheo hiềm trách, bạch Phật, kiết giới.

GIẢI THÍCH:

Vương vị xuất: tức là vua chưa ra, thế nữ chưa về chỗ cũ.

Luận Tát-bà-đa nói:

Vua là chủ của tụ lạc, ngôi vị trên hết.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới, phạm Đột-kiết-la.

Không phạm: Vua đã ra, đã thu dọn vật báu[19], có việc cần tâu bạch, hoặc được mời thỉnh, hay bị dẫn vào v.v...

Luật nhiếp nói:

Vào cung vua có 10 điều lỗi lầm và mất mát:

1) Người trong cung có mang thai, bèn nghi cho Bí-sô hành bất tịnh hạnh.

2) Bí mật bị lộ.

3) Trong cung mất của vật.

4) Vương tử bị tổn.

5) Vương thân bị tổn.

6) Cử đại thần.

7) Quốc tướng bị truất phế.

8) Người trong nước bị khổ, hại.

9) Kéo quân đánh các nước. 10) Tập hợp quân binh.

Những việc như vậy xảy ra đều nghi cho Bí-sô.

82. GIỚI CẦM VẬT BÁU

Đây là giá tội. Đại thừa vì chúng sanh, không hỏi nơi chốn, chỉ châm chước theo cơ duyên.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, tự mình cầm lấy bảo vật hay đồ trang sức bằng bảo vật, hoặc bảo người khác cầm nắm, trừ ở trong Tăng-già-lam, hay chỗ ký túc, Badật-đề. Nếu ở trong Tăng-già-lam, hoặc chỗ ký túc mà tự mình cầm nắm bảo vật hay đồ trang sức bằng bảo vật, hoặc bảo người khác cầm, nên nghĩ như vầy: “Nếu sở hữu chủ nhận ra, sẽ nhận lấy”. Chỉ với nhân duyên ấy chớ không gì khác.

NGUYÊN DO[20]:

Có một người ngoại đạo cư sĩ, trên đường đi, bỏ quên một cái đãy đựng ngàn lượng vàng, chúng Tỳkheo thấy bèn cầm đi, với ý định đợi họ nhận lại. Sau đó, cư sĩ nọ trở lui nhận lại, lại nói là thiếu, kiện đến vua Ba-tư-nặc. Vua vặn hỏi biết họ dối trá, tịch thu hết gia tài, nhập vào nhà quan, cho nên Phật chế cấm.

GIẢI THÍCH:

Trừ Tăng-già-lam: Vì bà Tỳ-xá-khư, cởi chuỗi anh lạc để nơi gốc cây, vào yết kiến đức Thế Tôn, chú tâm nơi pháp nên quên lấy về. Tỳ-kheo bạch Phật, nên Phật cho phép lấy cất.

Chỗ ký túc xá: là chỗ Tỳ-kheo đi đến thôn không có trú xứ ngủ nhờ nơi nhà người thợ. Người thợ để vàng bạc trong nhà mà đi; Tỳ-kheo vì sợ mất, nên phải bảo vệ, suốt đêm không ngủ; sau khi trở về bạch Phật, Phật nói: “Trường hợp như vậy cho phép thu cất”.

Luật Căn bản nói:

Báu vật, chỉ cho bảy báu. Loại báu vật: chỉ cho các binh khí, cung, đao và khí cụ âm nhạc, trống, sáo, các loại.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Bảo vật như trên, tự cầm, dạy người cầm, nên biết rõ hình thức của cái đãy, biết tướng bên trong của cái đãy, biết cách thức cột, nên mở ra xem, biết bao nhiêu cái dính liền, biết bao nhiêu chưa dính liền, bao nhiêu cái vuông, bao nhiêu cái tròn; bao nhiêu cái cũ, bao nhiêu cái mới. Nếu có người đến tìm, nên hỏi: “Vật của người thế nào?” Nếu họ nói đúng thì trả lại cho họ. Nếu họ nói không đúng thì nói: “Tôi không thấy vật như vậy.” Nếu có hai người đều đến hỏi, cũng vấn đáp như vậy. Nếu có hai người đều nói đúng đem vật ấy ra trước hai người và nói: “Đây là vật của các người, tự lấy về.”

Nếu     không làm như vậy, mắc Đột-kiết-la, Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề.

Không phạm: Nếu cúng dường Chùa, Tháp dụng cụ trang nghiêm, để bảo đảm nên thu cất.

Luật Thập tụng nói:

Cầm ngọc của kẻ trộm, phạm Đột-kiết-la. Đất, giường, đồ đạc bằng vàng bạc, châu báu của nhơn gian, Tỳ-kheo không nên ngồi và dùng nó. Còn đất, giường đồ đạc bằng vàng bạc châu báu trên cõi trời, Tỳ-kheo được đi ngồi và dùng nó.

Căn bản tạp sự nói:

Không nên dùng vật báu đựng đồ ăn. Nếu lên trên cõi trời hay đến long cung, không có đồ vật gì khác, thì dầu đồ vật bằng vàng bạc châu báu cũng cho phép dùng để đựng thức ăn.

CHỨNG MINH:

Luật nhiếp ghi:

Đức Phật ở nơi núi Thứu, đến thành khất thực, gặp lúc mưa lớn, nước xối, bờ lở, một khối châu báu bày ra. Phật bảo A-nan-đà: “Ông nên xem đây là đồ độc hại.” A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, thật là rắn độc đáng sợ.” Có một người hái rau trái, gần đó đến xem, thấy một khối châu báu, nghĩ rằng: “Xin con rắn độc này hãy luôn luôn đem nọc độc châm vào cha mẹ vợ con quyến thuộc của tôi, tôi cũng không từ sự đau nhức đó.” Ông bèn lấy đem về, tùy ý sử dụng. Vua “Vị sanh oán”, thấy người này giàu sang đột ngột, nên sai sứ đến, hỏi: “Nhà ngươi lấy được khối châu báu của vua ở chỗ nào?” Người ấy trả lời: “Không, lượm được.” Người ấy bị bắt đem đến vua, vua hỏi, cũng nói “Không, lượm được.” Vua liền căn cứ theo pháp luật, trói cả giòng họ, đem giao cho người giết. Người kia khóc kể, và đi theo kẻ giết, lớn tiếng kêu rằng: “A-nan-đà, đây là rắn độc, đây là rắn độc.” Vị tướng lo việc hình phạt nói: “Pháp luật cần xét lại.” Vua bèn kêu, hỏi lại vấn đề. Người kia thưa đầy đủ sự việc như trước. Khi ấy nhà vua mới tin Phật pháp, xúc động rơi lệ, bảo rằng: “Nhà ngươi vịn theo đức Thế Tôn mới được của báu này.” Tội ngươi đáng chết, nay ta tha cho nguơi và cả quyến thuộc, nên đem vật này cúng dường Phật, Tăng. Người ấy được phóng thích, liền lập trai soạn thượng vị cúng dường phụng thỉnh Phật, Tăng. Đức Phật nhân đó nói pháp cho họ nghe, chứng đặng Sơ quả và cũng nhân đó không cho phép Tỳ-kheo cầm vật báu.

PHỤ:

Luật Tăng kỳ nói:

Tỳ-kheo thấy vật báu lấy cất, nếu không có người biết đến nhận, nên để qua 3 tháng. Nếu lượm được vật ấy trong vườn của Tháp, tức là dùng cho Tháp, trong vườn của Tăng sẽ dùng cho tứ phương Tăng. Trường hợp Tháp viện Tăng phòng hư nát, cần tu bổ lại. Đào đất được của báu mà không có tịnh nhơn đáng tin cậy, nên trình với vua. Nếu vua cần thì nên giao; nếu cho thì nên dùng. Vật dầu đã sử dụng, vua biết đòi lại, nên xin vật của Tháp, vật của Tăng để trả lại. Có tịnh nhơn đáng tin được giữ đến 3 năm, rồi dùng cho việc Tháp, việc Tăng. Trường hợp trên, nếu trên vật báu có khắc danh tánh, cũng nên như thật mà trả lời. Khi làm Tăng phòng mới, mà lượm được vật cũng như vậy.

83. GIỚI VÀO TỤ LẠC PHI THỜI

Đại thừa đồng học.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, phi thời vào tụ lạc mà không báo cáo cho Tỳ-kheo khác biết, Ba-dật-đề.

NGUYÊN DO[21]:

Bạt-nan-đà vào xóm phi thời, cùng cư sĩ đánh cờ, cư sĩ thua, nên ganh tức nói: “Tỳ-kheo sáng vào xóm để khất thực, còn phi thời vào xóm để làm gì?” Cho nên Phật chế.

Hoặc có việc của Tăng, của Tháp, nuôi bệnh v.v... cho phép dặn các Tỳ-kheo khác rồi đi. Nếu ở một phòng riêng, nên dặn người phòng kế cận để đi.

GIẢI THÍCH:

Phi thời: chỉ thời gian từ giữa ngày cho đến tướng mặt trời chưa hiện.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Vào đến cửa ngõ của thôn, phạm Ba-dật-đề. Một chân trong thôn và cùng hẹn mà không đi v.v... phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba Nếu trong 8 nạn, có nạn nào khởi lên, không phạm.

Luật Tăng kỳ nói:

Hai Tỳ-kheo ở nơi A-lan-nhã muốn cùng đi, lần lượt bạch với nhau. Nếu một người nói rồi đi, người sau lại muốn đi, nên bạch các Tỳ-kheo khác. Nếu không có Tỳ-kheo khác, nên nghỉ giữa đường hoặc nơi cửa ngõ hay nơi lề tụ lạc, thấy Tỳ-kheo nào sẽ bạch. Bạch rồi nhiên hậu mới vào.

Ma-đắc-lặc-già nói:

Nếu không có Tỳ-kheo, nên bạch bốn chúng kia.

Không phạm: Trên đường đi phải qua thôn, có khải bạch, được mời, thọ thỉnh, cho đến mạng nạn v.v...

Luật Thập tụng nói:

Tỳ-kheo khác là chỉ cho các vị Tỳ-kheo ở trong tầm mắt thấy của mình. Nếu bạch rồi vào tụ lạc, trở về trú xứ, lại dùng phép bạch trước để đến tụ lạc, phạm Ba-dật-đề. Nếu không bạch, vào tụ lạc tùy theo chỗ kinh qua bao nhiêu đường lớn, lối nhỏ là phạm bấy nhiêu Đột-kiết-la. Tùy theo đã vào bao nhiêu nhà bạch y, thì mỗi nhà phạm một Ba-dậtđề.

Đại thừa đồng học.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo làm giường giây hay giường gỗ, chân phải cao bằng tám ngón tay của Như Lai, đã trừ phần lỗ mộng để ráp thành giường trở lên, nếu quá, Ba-đật-đề, phải hớt bỏ.

NGUYÊN DO[22]:

Ca-lưu-đà-di bày giường cao đẹp đẽ ngồi. Thế Tôn quở trách, kiết giới.

GIẢI THÍCH:

Luật nhiếp nói:

Tám ngón tay của Phật bằng một khuỷu tay người cỡ trung bình.

Luận Tát-bà-đa nói:

Tám ngón tay của Phật, một ngón bằng hai tấc.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Mình làm, dạy người làm, đều phạm Ba-dật-đề; không thành, phạm Đột-kiết-la. Vì người khác mà làm, thành hay không thành đều phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới, phạm Đột-kiết-la.

Không phạm: Người làm thành rồi cho, bỏ bớt rồi dùng.

Phần thứ ba (luật Tứ phần) nói:

Trừ giường báu, bao nhiêu loại giường khác nơi nhà bạch y, nên ngồi.

Luật Thâp tụng nói:

Nên hớt bỏ rồi sám hối tội. Nếu chưa hớt, Tăng nên bảo họ hớt. Không bảo, không nghe theo, đều phạm Đột-kiết-la.

Luật Ngũ phần nói:

Nhận được cái giường cao, nên nghĩ: đây là cái giường không như pháp, tôi sẽ hớt bỏ. Không nghĩ như vậy mà nhận, phạm Ba-dật-đề.

Luật Tăng kỳ nói:

Nếu tự mình làm, suốt ngày ngồi trên đó, phạm một Ba-dật-đề; đứng dậy rồi ngồi xuống, mỗi lần ngồi là một Ba-dật-đề. Giường của người khác mà ngồi trên đó, mắc tội Việt tỳ-ni. Nếu khách Tỳkheo đến, theo thứ tự, nhận được cái giường quá lượng, thì nên nói vị tri sự: “Cho tôi mượn cái cưa.” Hỏi để làm gì thì trả lời: “Cái giường này cao quá lượng, tôi muốn cưa cho đúng pháp.” Nếu bảo: “Đừng cưa, tín đồ thấy họ buồn”; trường hợp ở không lâu thì đào đất chôn chân giường xuống cho đúng lượng định. Nếu ở lâu thì ngang bằng chỗ chôn phải dùng cây hay đồng bao cái chân mà chôn lại, đừng để nó hư. Nếu nhà Đàn-việt có cái giường cao chân, không nên trèo lên để ngồi, cần đòi hỏi cái ghế để bước lên, hoặc đòi hỏi cục gạch để bước lên. Nếu trong nhà phước đức, cái giường cao chân, ngồi không phạm. (Nhà phước đức tức là cái nhà thí một bữa ăn).

85. GIỚI DÙNG BÔNG ĐÂU-LA-MIÊN[23] LÀM MỀN NỆM

Đại thừa đồng học.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào. Dùng bông đâu-la dồn làm nệm lớn, nệm nhỏ, lót giường dây, giường gỗ, đã dồn thành, Ba-dật-đề.

NGUYÊN DO[24]:

Lục quần làm như vậy, cư sĩ cơ hiềm, cho là không biết xấu hổ, không có lòng từ, cho nên Phật chế cấm.

GIẢI THÍCH:

Bông đâu-la là bông cây bạch dương, bông cây dương liễu, bông cây bồ đài (đều dễ sanh sâu). Nệm lớn để nằm; Nệm nhỏ để ngồi.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Phạm nhẹ, nặng đều đồng như giới trước. Tỳkheo-ni v.v... đồng như trên.

Không phạm: Nếu cỏ Cưu-la-da, cỏ văn nhã, cỏ Ta-bà, hoặc dùng lông chim, kiếp-bối hay vật tạp xấu.

Luật Ngũ phần nói:

Nếu ngồi, mỗi lần ngồi, một Ba-dật-đề, nếu nằm, mỗi lần nằm phạm một Ba-dật-đề. Nếu của người khác cho, nhận, phạm Ba-dật-đề, cần phải xả trước, sau mới sám hối. Nếu không, tội càng sâu.

Luật Thập tụng nói:

Phải ném quăng vất bỏ, vậy sau mới sám hối.

Nếu chưa phá thì Tăng nên bắt họ phá.

Luật Tăng kỳ nói:

Nếu dồn làm gối, gối đầu hay kê chân, phạm tội Việt tỳ-ni. Nếu bệnh thì không tội.

86. GIỚI LÀM ỐNG KIM BẰNG XƯƠNG, SỪNG

Đại thừa đồng học.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, dùng xương, răng, sừng làm ống đựng kim, moi khoét và làm thành, Ba-dật-đề.

NGUYÊN DO[25]:

Nơi thành La-duyệt có một thợ thủ công giàu lòng tin, vì các Tỳ-kheo làm ống đựng kim bằng sừng, ngà, răng, phế bỏ việc nhà, đến nỗi không có cơm ăn áo mặc. Người đời nói: Cầu phước lại mắc họa, nên Phật chế cấm.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Phạm nhẹ nặng như giới trước. Bốn chúng dưới, Đột-kiết-la.

Không phạm: Nếu làm bằng thiết, đồng, thạch cao, bạch lạp, cây, tre, cỏ xá-la... thì không sao.

Luật Thập tụng nói:

Nên phá rồi mới sám hối. Nếu chưa phá, Tăng nên bảo họ phá.

87. GIỚI LÀM TỌA CỤ QUÁ LƯỢNG

Đại thừa đồng học.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, làm Ni-sư-đàn, cần phải làm đúng lượng, trong đây đúng lượng là dài hai gang và rộng một gang rưỡi tay Phật, rồi thêm dài và rộng nửa gang nữa làm lề, nếu quá, Ba-dật-đề, phải cắt bỏ.

NGUYÊN DO[26]:

Phật thấy ngọa cụ của Tăng bị nhớp, không sạch, cho phép các Tỳ-kheo, để bảo vệ thân, y, ngọa cụ, nên làm Ni-sư-đàn. Lục quần bèn làm Nisư-đàn rộng lớn, nên chế. Ca-lưu-đà-di thân hình lớn, ngồi không đủ, đến ngồi bên Phật, phải lấy tay kéo cái Ni-sư-đàn ra để đủ ngồi. Do vậy, Phật cho phép mỗi bên thêm nửa gang tay nữa.

GIẢI THÍCH:

Luật Tăng kỳ nói:

Một gang tay của Như Lai là 2 thước 4 tấc (độ 2 thước của loại thước dài, hoặc thước ngắn).

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Phạm nhẹ nặng như giới trước. Bốn chúng dưới, phạm Đột-kiết-la.

Không phạm: Nếu được vật đã thành, cắt bỏ đúng lượng, hoặc may xấp hai lớp.

Luật Thập tụng nói:

Nên cắt bỏ rồi mới sám hối. Nếu chưa cắt, Tăng nên bảo họ cắt.

88. GIỚI LÀM Y CHE GHẺ[27] QUÁ LƯỢNG

Đại thừa đồng học.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, làm y che ghẻ, cần phải làm đúng lượng. Trong đây đúng lượng là dài bốn gang và rộng hai gang tay Phật; nếu quá, Ba-dật-đề, phải cắt bỏ.

NGUYÊN DO[28]:

Tỳ-kheo bị ghẻ lở máu mủ nhớp thân, nhớp y, ngọa cụ, Phật cho phép may y mềm nhuyễn, che trên mụt ghẻ, bận cái Niết-bàn-tăng[29]. Nếu đến nhà bạch y, họ mời ngồi, nên nói: “Tôi bị bệnh.” Nếu họ nói: “Thầy cứ ngồi”, nên vén Niết-bàn-tăng lên, dùng y này trùm lên trên mụt ghẻ mà ngồi. Khi ấy, lục quần may nhiều y che ghẻ dài rộng, cho nên chế.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Phạm, không phạm đồng như giới trước. Bốn chúng dưới, phạm Đột-kiết-la.

Luật Thập tụng nói:

Khi ghẻ lành, sau 10 ngày nếu chứa quá, phạm Ba-dật-đề. (Vì đồng như chứa y dư, phạm Xả đọa), nên cắt bỏ rồi sám hối. Nếu chưa cắt, Tăng nên bảo họ cắt bỏ.

89. GIỚI MAY ÁO TẮM QUÁ LƯỢNG

Đại thừa đồng học.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, làm y tắm mưa, cần phải làm đúng lượng. Trong đây đúng lượng là dài sáu gang và rộng ba gang rưỡi tay Phật; nếu quá, Badật-đề, phải cắt bỏ.

NGUYÊN DO[30]:

Cũng do từ Lục quần nên Phật chế.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Tỳ-kheo-ni, áo tắm quá lượng, phạm Ba-dật-đề.

Luật Thập tụng nói:

Phải cắt bỏ rồi mới sám hối. Nếu chưa cắt bỏ, Tăng nên bảo họ cắt bỏ.

90. GIỚI MAY Y BẰNG VỚI Y PHẬT

Đại thừa đồng học.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, may y bằng lượng y của Như Lai, hoặc may quá lượng ấy, Ba-dật-đề. Trong đây lượng y của Như Lai là dài mười gang và rộng sáu gang tay Phật, đây gọi là lượng y của Như Lai.

NGUYÊN DO[31]:

Tôn giả Nan-đà thấp hơn Phật chỉ có 4 ngón tay, các Tỳ-kheo từ xa thấy đều tưởng là Phật, liền đứng dậy chào khi đến mới biết là Nan-đà; các Tỳkheo đều hổ thẹn, Nan-đà cũng hổ thẹn. Phật chế cho Nan-đà mặc y đen. Khi ấy, Lục quần Tỳ-kheo may y bằng lượng y của Như Lai hoặc dài hơn, cho nên Phật chế cấm.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Phạm, không phạm đồng như giới trước. Bốn chứng dưới, phạm Đột-kiết-la.

Luật Tăng kỳ nói:

Nên tùy theo độ cao của thân hình. Tăng-già-lê có 3 loại: Bậc thượng dài 5 khuỷu, rộng 3 khuỷu tay; bậc trung dài 5 khuỷu tay và một khuỷu không duỗi tay, rộng 3 khuỷu tay và một không duỗi tay; bậc hạ dài 4 khuỷu tay rưỡi, rộng 3 khuỷu tay, một khuỷu không duỗi tay. Uất-đa-la-tăng cũng vậy. Anđà-hội, thượng trung hai loại cũng vậy, bậc hạ dài 4 khuỷu tay rưỡi, rộng hai khuỷu, hai khuỷu không duỗi tay.

Luật nhiếp nói:

Nếu giảm hơn lượng đây, không mắc bổn tội. Nếu quá 5 khuỷu đều mắc tội ác tác.

Luật Thập tụng nói:

Nên cắt bỏ rồi mới sám hối. Nếu chưa cắt, Tăng nên bảo họ cắt.

C. HỎI ĐỂ KẾT THÚC

Thưa các Đại đức, tôi đã tụng xong chín mươi pháp Ba-đật-đề. Nay hỏi các Đại đức trong đây có thanh tịnh không? (3 lần).

Các Đại đức trong đây thanh tịnh, vì im lặng. Việc ấy tôi ghi nhận như vậy.

PHỤ:

Xoay vật của Tăng cho người khác. Đại thừa đồng học.

Luật Ngũ phần nói:

Tỳ-kheo nào, vật của Đàn-việt muốn cúng cho Tăng mà xoay lại cho người khác, phạm Ba-dật-đề. Nan-đà, Bạt-nan-đà, do Phật chế giới không dám xoay vật của Tăng về cho mình, liền cùng xoay cho nhau, nên chế.

(Luật Tăng kỳ cũng có giới này cần nên theo đây mà phê phán tội vậy).

Chín mươi pháp Ba-dật-đề đã xong.

VI. BỐN PHÁP HỐI QUÁ

Chia làm ba: Nêu chung, kê riêng và kiết vấn.

A. NÊU CHUNG

Thưa các Đại đức, đây là bốn pháp Ba-la-đề đề-xá-ni, xuất từ Giới kinh, mỗi nửa tháng tụng một lần.

Luật nhiếp nói:

Trong trú xứ, hiện có bao nhiêu Tỳ-kheo, đều phải mỗi mỗi đối diện trình bày tội lỗi, không đồng với các tội khác, cho nên có cái tên riêng là “hối quá”. Lại nữa, phạm xong liền phải trình bày lại, không được chần chờ, cũng khác với các tội khác.

B. KÊ RIÊNG

Có 4 giới, từ giới thứ nhất nhận thức ăn từ người không phải thân quyến, cho đến giới thứ tư nhận thức ăn nơi chỗ có sự sợ sệt.

1. GIỚI NHẬN THỨC ĂN TỪ NGƯỜI KHÔNG PHẢI THÂN QUYẾN

Đại thừa chỉ quan sát nên nhận hay không nên nhận, chớ không đề cập đến thân quyến hay không thân quyến. Song thời mạt pháp, đặc biệt đối với Ni không nên vậy.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, vào thôn xóm. Nếu không bệnh mà tự tay nhận thức ăn từ Tỳ-kheo-ni không phải thân quyến, mà ăn; Tỳ-kheo ấy cần phải đối trước Tỳ-kheo khác phát lồ rằng: “Bạch Đại đức, tôi phạm pháp đáng khiển trách, làm điều không đáng làm. Nay đối trước Đại đức xin phát lồ sám hối”. Đây là pháp hối quá.

NGUYÊN DO[32]:

Thành Xá-vệ khi ấy mất mùa, khất thực khó được. Tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc vừa khất thực được, liền đem cúng cho Tỳ-kheo. Sau đó, một vị Trưởng giả đi xe đến yết kiến nhà vua, Vì tránh đường nên Ni cô bị sụp xuống vũng bùn sâu, nằm vùi dưới đất. Truởng giả thương xót, cho người đỡ dậy, hỏi ra biết sự việc, cơ hiềm, quở trách: “Tỳ-kheo không biết nhường vì nghĩa”, cho nên Phật chế cấm.

GIẢI THÍCH:

Luật Tăng kỳ nói:

Bệnh là không phải bệnh sơ sơ mà là bệnh nặng, như bệnh ghẻ lở, hủi, ung thư, lở loét, u nhọt... người đều nhờm gớm.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Không bệnh mà tự tay nhận thức ăn, mỗi miếng phạm một Ba-la-đề đề-xá-ni. Sa-di, phạm Đột-kiết-la.

Không phạm: Nếu thân quyến, có bệnh, hoặc để dưới đất mà cho, hay khiến người cho, hoặc trong Tăng-già-lam cho, hoặc ở người thân cho, hoặc tại chùa Ni cho.

Luật Ngũ phần nói:

Nếu Tỳ-kheo ở ngoài thôn, Ni ở trong thôn, hoặc Tỳ-kheo ở trong thôn, Ni ở ngoài thôn, hoặc Tỳ-kheo ở không trung, Ni ở dưới đất, hoặc Tỳkheo ở dưới đất, Ni ở không trung. Ở những nơi như vậy mà nhận thức ăn, phạm Đột-kiết-la.

2. GIỚI KHÔNG NGĂN NI THAY MÌNH ĐÒI THỨC ĂN

Đại thừa đồng học.

GIỚI BỔN :

Tỳ-kheo nào, khi ăn trong nhà bạch y, trong đó có một Tỳ-kheo-ni bảo rằng: “Mang canh cho vị này, dâng cơm cho vị kia”. Các Tỳ-kheo nên nói với Tỳ-kheo-ni ấy rằng: “Này sư cô, hãy thôi, hãy để yên các Tỳ-kheo thọ thực”. Nếu không có một vị Tỳ-kheo nào nói với Tỳ-kheo-ni kia rằng: “Này cô, hãy thôi, hãy để yên các Tỳ-kheo thọ thực”, thì các Tỳ-kheo này cần đối trước một Tỳ-kheo khác mà phát lồ rằng: “Bạch Đại đức, tôi phạm pháp đáng khiển trách, làm điều không đáng làm. Nay đối trước Đại đức xin phát lồ sám hối”. Đây gọi là pháp hối quá.

NGUYÊN DO[33]:

Lục quần cùng với chúng Tỳ-kheo thọ thực tại nhà bạch y. Lục quần Ni vì Lục quần Tăng đòi canh cơm, không theo thứ lớp mà trao (sớt) thức ăn, khiến cho Tỳ-kheo ngồi giữa không nhận được thức ăn, cho nên Phật chế.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Sa-di, phạm Đột-kiết-la.

Không phạm: Ni là Đàn-việt. Đàn-việt nhờ Ni phân chia, không có ý thiên vị sự trao phần.

Luật Ngũ phần nói:

Hai chúng nữ (Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni) kia bảo thêm thức ăn mà Tỳ-kheo không bảo “đừng”, phạm Đột-kiết-la. Tỳ-kheo bảo thêm thức ăn không bình đẳng, phạm Đột-kiết-la.

3. GIỚI NHẬN THỨC ĂN NƠI HỌC GIA[34]

Đại thừa, Tỳ-kheo đồng học.

GIỚI BỔN:

Nếu có gia đình mà Tăng đã tác pháp Yết-ma học gia; Tỳ-kheo nào, biết đó là học gia, trước không được thỉnh, lại không bệnh, tự tay nhận thức ăn và ăn; Tỳ-kheo ấy cần đối trước Tỳ-kheo khác phát lồ rằng: “Tôi phạm pháp đáng khiển trách, làm điều không đáng làm. Nay đối trước Đại đức, xin phát lồ sám hối”. Đây gọi là pháp hối quá.

NGUYÊN DO[35]:

Thành La-duyệt có nhà cư sĩ cả vợ lẫn chồng đều giàu lòng tin, đối với các Tỳ-kheo không tiếc một thứ gì, thường cúng dường thức ăn và các thứ khác; đến nỗi bị nghèo thiếu, không đủ cơm ăn áo mặc, các nhà ở gần cơ hiềm. Phật bảo các Tỳ-kheo tác Yết-ma học gia mà kiết giới này.

GIẢI THÍCH:

Luật nhiếp nói:

Học gia là Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất hoàn quả.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Tỳ-kheo-ni, phạm Đột-kiết-la.

Sau khi gia đình ấy tài vật nhiều trở lại, họ đến xin Tăng giải Yết-ma học gia, Phật cho phép Tăng vì họ giải Yết-ma ấy.

Không phạm: Trước có thọ thỉnh, có bệnh, để dưới đất mà cho, bảo người cho, đã giải Yết-ma.

Luật Ngũ phần nói:

Nếu vợ là Thánh, chồng là phàm; hay vợ là phàm, chồng là Thánh, đều không nên tác Yết-ma học gia. Nếu cả vợ lẫn chồng đều là Thánh, không còn tâm xan tham, tài vật hết sạch, mới tác pháp Yết-ma học gia. Nếu Tăng có ruộng vườn, nên cho họ làm, chùa thu như thường lệ, còn thừa ra cho họ sống. Nếu Tăng không có ruộng vườn, Tăng phường có món cúng dường nào, khiến họ làm, để họ được nhờ. Nếu phương tiện ấy vẫn không có, khi khất thực được rồi, đến nhà họ ăn, còn dư cho họ. Nếu không thể được, nên đem họ về trong Tăng phường, cung cấp phòng xá, ngọa cụ, cho thức ăn theo thứ tự, và thức uống phi thời cho họ, có chia y, cũng nên chia cho họ. Học gia phụ nữ các Ni cũng nên liệu lý như vậy.

Luật Thập tụng nói:

Nếu cư sĩ tài của tổn giảm không tăng thêm, xin, không xin, không nên xả Yết-ma học gia. Nếu tài vật tăng thêm xin, không xin đều nên xả. Nếu không tăng không giảm, xin thì nên xả, không xin không nên xả.

4. GIỚI NHẬN THỨC ĂN NƠI CÓ SỰ SỢ SỆT

Đại thừa đồng học.

GIỚI BỔN:

Tỳ-kheo nào, sống tại A-lan-nhã xa xôi hẻo lánh, chỗ đáng nghi ngờ, có sợ hãi. Tỳ-kheo sống tại trú xứ A-lan-nhã như vậy, trước không nói cho Đàn-việt biết, không thọ nhận thức ăn bên ngoài Tăng-già-lam, trái lại, không bệnh mà ở bên trong Tăng-già-lam tự tay nhận thức ăn, Tỳ-kheo ấy cần đối trước Tỳ-kheo khác mà phát lồ rằng: “Bạch Đại đức tôi phạm pháp đáng khiển trách, làm điều không đáng làm. Nay đối trước Đại đức xin phát lồ sám hối. Đây gọi là pháp hối quá.

NGUYÊN DO[36]:

Các phụ nữ mang đồ ăn thức uống đến Tănggià-lam cúng dường, bọn giặc trộm nghe biết được việc này, nên trên đường các cô bị nhiễu hại. Các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật nói: “Từ nay nên nói các phụ nữ đừng ra đường, vì trên đường có giặc khủng bố. Nếu đã ra khỏi thành, bảo đừng đến Tăng-giàlam, vì trên đường có bọn giặc khủng bố”, bèn kiết giới này.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Sa-di, phạm Đột-kiết-la.

Không phạm: Nếu trước đã nói với Đàn-việt, nếu có bệnh, để dưới đất cho, hoặc dạy người cho.

Luật Ngũ phần nói:

Nếu đoàn quân đi qua cho thức ăn, hay bọn giặc tự mang thức ăn đến cho, không phạm.

C. NÓI ĐỂ KẾT THÚC

Thưa các Đại đức, tôi đã tụng xong bốn pháp Ba-la-đề đề-xá-ni. Nay hỏi các Đại đức trong đây có thanh tịnh không? (3 lần).

Các Đại đức trong đây thanh tịnh. Vì im lặng. Việc ấy tôi ghi nhận như vậy.

Bốn pháp hối quá đã xong.

VII. PHÁP CHÚNG HỌC

Chia làm ba: Nêu chung, nêu riêng và kết vấn.

A. NÊU CHUNG

Trong đây mỗi giới đều nói: Thức-xoa-ca-la-ni (cần phải học).

Thưa các Đại đức, đây là một trăm pháp chúng học xuất từ Giới kinh, mỗi nửa tháng tụng một lần.

Luật nhiếp nói:

Pháp chúng học này, xếp chung có 8 loại:

1) Vấn đề mặc y phục.

2) Vấn đề vào thôn.

3) Vấn đề đứng ngồi.   

4) Vấn đề ăn.

5) Vấn đề hộ (bảo vệ) bát.

6) Vấn đề đại tiểu.

7) Vấn đề thuyết pháp.

8) Vấn đề trông nhìn.

(Phật, Tháp các điều, các bộ đều thiếu nên không liệt vào).

B. NÊU RIÊNG

Pháp chúng học này, các bộ khai, hiệp, quảng, lược, không đồng. (Mở ra, hiệp lại, rộng, hẹp không đồng). Hoặc ngoài 110, hoặc dưới 50, đều là việc làm giữ gìn oai nghi, không đồng với bốn thiên trên, cho nên không định số. Chỉ luật Tứ phần, có 100 điều làm tiêu chuẩn.

Nay dưới mỗi giới chỉ ghi số mục, chứ không kê riêng thành khoa mục. Chỉ có điều ban đầu ghi rõ nhân duyên, còn bao nhiêu giới sau đều lược qua. Cho đến việc giải thích nghĩa, tội tướng v.v... cũng không nêu lại, tất cả đều có thể suy nghĩ hiểu được. Song 100 điều này, Đại thừa đồng học để hộ chúng sanh, nên càng nghiêm tịnh. Trừ người đã trụ vào Lăng nghiêm tam-muội, thị hiện nghịch hạnh, ở đây không dám luận đến. Nếu chưa phải như vậy, không nên bỏ qua những tế hạnh, để rồi phải lụy đến đức lớn, luôn luôn nên suy nghĩ đến những may mắn sâu xa này.

GIỚI BỔN:

1. Phải bận Niết-bàn-tăng[37] cho tề chỉnh, cần phải học.

NGUYÊN DO[38]:

Do bởi Lục quần Tỳ-kheo, cư sĩ cơ hiềm về cách phục sức (ăn mặc) giống như quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ hay giống như ngày hội, phường chèo múa hát giỡn chơi, cho nên Phật chế.

(Duyên khởi các giới sau này, đại để cũng đồng).

GIẢI THÍCH:

Không tề chỉnh, tức là cột giây lưng (Niết-bàntăng) quá thấp hay quá cao, phía trước thòng một góc như mũi con voi, hay thòng hai góc như cây Đala, xung quanh nhăn nhó không thẳng.

TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI

Nếu cố ý làm như vậy phạm Đột-kiết-la nên sám hối (Tùy cơ yết-ma[39] nói: nên thỉnh một vị Sám chủ). Nếu không cố ý làm chỉ phạm Đột-kiếtla. (Tùy cơ yết-ma nói: chỉ tự trách lòng mình).

Bốn chúng dưới phạm Đột-kiết-la.

(Dưới đây phần nhiều đồng. Nếu không đồng thì tùy theo việc mà biện minh).

Không phạm: Trong rún có ghẻ nên phải mặc thấp xuống dưới, hoặc dưới chân có ghẻ nên phải mặc cao lên. Hoặc trong Tăng-già-lam, hay ngoài thôn xóm, khi làm việc, khi đi.

Luật Ngũ phần nói:

Nếu không hiểu mà không hỏi, mặc như vậy, mắc Đột-kiết-la. Nếu hiểu mà không cẩn thận mặc như vậy, mắc Đột-kiết-la. Nếu hiểu mà khinh giới, khinh người nên mặc như vậy, mắc Ba-dật-đề. Tỳkheo-ni cũng vậy.

BIỆN MINH:

Hỏi: Những giới mặc y không tề chỉnh đều nói rằng: Trong Tăng-già-lam, hay ngoài thôn, không phạm. Song, người nghiêm trang cẩn thận thì lúc nào cũng vậy. Trong Tăng phường đã thành nếp sống cẩu thả, khi vào trong thôn, đâu không khỏi cái tướng xấu. Nay cho phép như vậy thì nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Trong chùa (Tăng-già-lam), ngoài thôn chẳng cho làm việc cẩu thả. Nhưng, hoặc ở trong chùa hoặc vì có nhân duyên, mà không tề chỉnh được, thì việc này khả dĩ có thể tha thứ. Còn vào thôn, thì cần phải phòng hộ sự cơ hiềm, vì khiến cho người ta sanh lòng tin vui, cho nên kết tội vậy.

PHỤ:

Căn bản tạp sự nói:

Khi trời nóng, Bí-sô ở trong phòng riêng, chỉ mặc quần dưới và Tăng-cước-kỳ[40] tùy ý đọc tụng, thuyết pháp, may y ... đi, đứng, nằm, ngồi đều không phạm.

2. Phải khoát ba y cho tề chỉnh, cần phải học.

Không tề chỉnh bên dưới thòng xuống quá khuỷu tay, trống ngực, cao quá trên ống chân. Thòng xuống dưới một góc, thòng trước hai góc. Sau vén lên cao, xếp nhỏ rồi nắm lại.

Không phạm: Nơi vai, cánh tay có ghẻ nên mặc thấp xuống. Các việc đồng như giới trước.

Kinh Xá-lợi-phất vấn nói:

Khi tu, cúng dường, nên trống vai, để tiện làm việc. Khi làm phước điền, nên trùm hai vai để hiện rõ tướng của ruộng phước.

Thế nào gọi là Tu, cúng dường”? Như khi thấy Phật, khi hỏi chào sư Tăng, giũ giường, quét đất: Cuốn y quần cho đến di chuyển mọi vật cúng dường.

Thế nào gọi là khi “làm phước điền”? Khi ứng thỉnh, khất thực, tọa thiền, tụng kinh, kinh hành dưới gốc cây, người thấy trang nghiêm khả quan vậy.

3. Không được vắt ngược y khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

Hoặc vắt ngược y sang phải hay trái, mang lên trên vai.

Không phạm: Bên hông xương sườn có ghẻ.

4. Không được vắt ngược y khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

5. Không được quấn y nơi cổ khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

Nắm hai góc y, quấn trên vai mặt và trái. Không phạm: Nơi vai, cánh tay có ghẻ.

6. Không nên quấn y nơi cổ khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

7. Không nên trùm đầu khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

Nếu dùng lá cây hay vật tạp, hoặc y trùm đầu.

Không phạm: Hoặc sợ lạnh, hoặc đầu có ghẻ, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn.

8. Không nên trùm đầu khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

9. Không nên nhảy nhót khi đi vào nhà bạch y, cần phải học

Hai chân nhảy.

Không phạm: Nếu bị người đánh. Hoặc có ác thú, nếu có gai. Hoặc lội qua vũng nước, hầm nước hay chỗ bùn.

10. Không nên nhảy nhót khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

11. Không nên ngồi chồm hổm trong nhà bạch y, cần phải học.

Ngồi chồm hổm trên đất, trên giường, đít không đụng đất.

Không phạm: Hoặc bên khu có ghẻ. Hoặc có việc cần trao, hoặc lễ bái, hoặc sám hối, hoặc thọ giáo giới.

Luật Tăng kỳ nói:

Không được ôm đầu gối ngồi, tréo chân ngồi.

12. Không nên chống nạnh khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

Không phạm: Dưới lưng có ghẻ, hoặc ở trong Tăng-già-lam v.v...

13. Không nên chống nạnh khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

Tay chống nạnh trở ngại người ngồi gần.

Luật Thập tụng nói:

Không được ngồi chống cằm hay má.

14. Không nên uốn éo thân hình khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

Uốn éo thân hình tức là nghiêng bên tả bên hữu, rảo bước. Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề.

Không phạm: Hoặc có bệnh như thế, hoặc bị người đánh, nghiêng mình lại để tránh. Hoặc bị voi dữ, sư tử v.v... xúc hại. Hoặc gặp người gánh gai đi qua, gặp những việc như vậy, nghiêng mình để tránh. Hoặc lội qua hầm, bùn chỗ có nước, những chỗ như vậy nghiêng mình để đi qua. Hoặc khi mặc y, xoay thân hình để xem coi có ngay thẳng chưa.

15. Không nên uốn éo thân hình khi đi vào ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

16. Không nên đánh đằng xa khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

Đưa tay ra đằng trước theo nhịp bước.

Không phạm: Bạn đi không kịp dùng tay ngoắc kêu. Bao nhiêu việc khác đồng như trước.

Luật Tăng kỳ nói:

Nếu muốn kêu người, không được dùng hai tay ngoắc kêu, nên dùng một tay thôi.

17. Không nên đánh đằng xa khi đi vào ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

Luật Tăng kỳ nói:

Không được lay động tay chân khi ngồi trong nhà.

18. Phải trùm kín thân thể khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

Không trùm kín tức là trống hở mọi chỗ.

Không phạm: Bị trói, hay gió thổi y bị bay.

Luật Tăng kỳ nói:

An-đà-hội (y 5 điều) nên dùng vải chắc và dày để may, nếu thưa, nên may 2, 3 lớp. Nếu An-đà-hội thưa thì Uất-đa-la-tăng (y 7 điều) nên dùng vải dày và chắc để may. Nếu Uất-đa-la-tăng thưa thì Tănggià-lê (y 9 điều) phải dùng vải chắc và dầy để may. Nếu Tăng-già-lê thưa thì phải dùng vải dầy và chắc để may Uất-đa-la-tăng.

Hỏi: Hiện nay tương truyền rằng: Phật chế 3 y đều dùng vải gai, thưa to, phải vậy chăng?

Đáp: Ba y của Tỳ-kheo là để chống rét lạnh. Theo luật trình bày đầy đủ, có 10 loại y: y Kiếp-bối, y Sô-ma[41]... Đâu phải chỉ dùng vải gai thưa to như đã nói. Chỉ vì nhân khi đức Thế Tôn mới xuất gia, khi đã cởi chiếc áo trân bảo của con vua, Thọ thần hiến một chiếc áo bằng vải gai. Chiếc áo vải gai này 100 năm trước, do một vị Bích-chi Phật lưu lại, hết sức tinh vi mịn màng, cũng chẳng phải là thô sơ. Đời sau lần lượt truyền như vậy. Nay, tuy ở phương này riêng có cách thường phục, không những hai, ba lớp cũng có thể được. Song, nếu bảo chỉ cho phép mặc vải gai thô, chứ không cho phép mặc bông, thật không phải là văn của luật vậy.

19. Phải trùm kín thân thể khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học[42].

20. Không nên nhìn ngắm hai bên khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

Không phạm: Ngửa mặt nhìn xem mặt trời, mạng nạn, phạm hạnh nạn, ngó mọi chỗ hai bên để tìm đường tiện mà đi, hay muốn chạy trốn.

Luật Tăng kỳ nói:

Khi nhìn kỹ đường để đi, không nên như con ngựa cúi đầu mà đi, nên ngó một cách bình thường mà đi, đề phòng voi, bò, ngựa dữ, nên đi như người kéo xe, không nên ngó Đông, ngó Tây. Khi muốn xem nên quay thân hình lại để xem chỗ cần xem.

Luật nhiếp nói:

Không nhìn lên cao mà đi, nhìn phía trước để đi, nhìn chừng một Du-già-địa. Một Du-già-địa bằng 4 khuỷu tay vậy.

21. Không nên nhìn ngắm hai bên khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

Luật Căn bản nói:

Chưa mời ngồi không nên vội ngồi. Không nên không khéo quán sát mà ngồi.

22. Phải im lặng khi vào nhà bạch y, cần phải học.

Không im lặng tức lớn tiếng kêu la.

Không phạm: Người kia điếc, không nghe tiếng kêu thường.

23. Phải khẽ tiếng khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

24. Không được cười cợt khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

Cười cợt là nhe răng cười.

Không phạm: Hoặc môi bị đau không che được răng, hoặc suy nghĩ đến pháp gì hoan hỷ mà cười.

Luật Tăng kỳ nói:

Nếu có điều gì đáng cười, không được trề môi, nhe răng cười lớn, nên nhẫn nhịn cái cười bằng cách khởi ý nghĩ vô thường, khổ, không, vô ngã, và tưởng về sự chết. Nếu vẫn không dằn được, nên dùng chéo y che miệng lại.

Ma-đắc-lặc-già nói:

Khi ngáp không ngậm miệng lại, phạm Độtkiết-la.

25. Không được cười cợt khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

26. Phải dụng ý khi thọ nhận thức ăn, cần phải học

Không dụng ý thì cơm canh rơi trên ghế bàn ăn.

Luật Ngũ phần nói:

Một lòng thọ thực, tay tả nhất tâm trì bát, tay hữu cầm duyên (miệng bát).

27. Thọ nhận thức ăn vừa ngang bát, cần phải học.

Không ngang bát là quá đầy.

Không phạm: Hoặc bị bát nhỏ, rơi rớt trên bàn.

28. Thọ nhận canh vừa ngang bát, cần phải học.

Lục quần nhận cơm quá nhiều không còn chỗ chứa canh, nên chế.

29. Ăn cơm và canh đồng đều, cần phải học.

Không đồng đều tức là canh chưa đến, cơm đã hết, cơm chưa đến, canh đã hết.

Không phạm: Hoặc cần canh, không cần cơm. Hoặc cần cơm, không cần canh. Hoặc gần quá giờ ngọ. Hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, cần ăn mau mau.

30. Theo thứ tự mà ăn, cần phải học.

Không thứ tự là trong bát chỗ nào cũng moi ăn.

Không phạm: Hoặc cơm nóng, moi cho nó nguội, hoặc gần quá giữa ngày.

Luật Thập tụng nói:

Không được trong bát, lựa chỗ ngon ăn truớc.

31. Không nên moi giữa bát mà ăn, cần phải học.

Bốn phía để lại, moi chính giữa cho đến đáy của bát.

Không phạm: Sợ thức ăn nóng, moi cho nguội.

Hoặc gần quá ngọ.

Luật Ngũ phần nói:

Không được cong ngón tay vét bát mà ăn, không ngưởi thức ăn mà ăn.

32. Tỳ-kheo không bệnh, không được vì mình yêu sách cơm canh, cần phải học.

Như khi đói khát.

Không phạm: Nếu bệnh, đòi cho mình, hoặc vì người, hay người vì mình.

33. Không nên dùng cơm che lấp canh để mong được thêm, cần phải học.

34. Không nên liếc nhìn vào trong bát người ngồi cạnh sanh tâm tỵ hiềm, cần phải học.

Nhìn là xem ai nhiều ai ít.

Không phạm: Vị ngồi gần mắt mờ, nhìn xem được thức ăn hay chưa, tịnh, không tịnh v.v...

35. Phải chú tâm vào bát mà ăn, cần phải học.

Không chú ý tâm vào tức là ngó bên này bên kia.

Không phạm: Hoặc vị Tỳ-kheo ngồi gần mắt mờ, nên xem, hoặc xem thời giờ.

36. Không nên ăn vắt cơm lớn, cần phải học.

Lớn là mức của miệng không dung chứa được.

Không phạm: Gần quá ngọ, mạng nạn v.v... ăn mau.

Luật Tăng kỳ nói:

Không được lớn, hay không được nhỏ, như dâm nữ hai, ba hột mà ăn. Nên ăn vừa chừng của miệng.

37. Không nên hả miệng lớn đợi cơm mà ăn, cần phải học.

Trường hợp không phạm đồng như giới trước.

38. Không nên ngậm cơm mà nói, cần phải học.

Không phạm: Nghẹn mà đòi nước, mạng nạn v.v... tạo ra tiếng khi ăn.

Luật Tăng kỳ nói:

Hai thầy (Hòa thượng, A-xà-lê), Thượng tọa kêu, nếu nuốt chưa xong, có thể khiến cho âm thanh không khác thì nên trả lời, nếu không thể, thì nuốt rồi mới trả lời. Nếu vị ấy có trách thì nói: “Trong miệng tôi đang có thức ăn nên không trả lời liền được.”

Luật Ngũ phần nói:

Khi đem thêm thức ăn, cho phép nói: Cần, không cần. Không hiềm chê thức ăn.

39. Không nên vắt cơm thảy vào miệng, cần phải học.

Không phạm: bị trói buộc.

40. Không nên để cơm rơi rớt khi ăn, cần phải học.

Nửa ngoài tay, nửa vào miệng.

Không phạm: Ăn bánh mỏng, cơm khô, dưa, mía.

41. Không nên phồng má mà ăn, cần phải học.

Cố ngậm cho đầy miệng, làm cho hai má phồng ra.

Không phạm: Vì quá ngọ.

42. Không nên nhai cơm có tiếng khi ăn, cần phải học.

Không phạm: Nhai bánh không, cơm khô, dưa, trái v.v...

Luật Thập tụng nói:

Húp cháo không nên làm cho có tiếng, ăn cọng hay gốc v.v.. đừng làm cho có tiếng lớn.

Luật Tăng kỳ nói:

Không được nuốt trọn thức ăn, khiến cho có tiếng kêu ót ót. Nếu cổ họng bệnh thì không tội.

43. Không nên hớp cơm có tiếng mà ăn, cần phải học.

Trương miệng hớp vào.

Không phạm: Nếu miệng bị đau, hoặc ăn canh, hay uống lạc tương (nước sữa)...

44. Không nên lấy lưỡi liếm khi ăn, cần phải học.

Không phạm: Hoặc bị trói, hay tay nhớp.

Luật Tăng kỳ nói:

Không được liếm tay khi ăn, nếu tô (váng sữa), du (dầu)... dính nơi tay, nên dồn nơi bát, gom lại một chỗ sau đó lấy dùng. Không được mút ngón tay khi ăn. Nếu mật và muối... dính nơi đầu ngón tay, được mút không có tội.

45. Không nên rảy tay khi ăn, cần phải học.

Không phạm: Hoặc trong thức ăn có cỏ, có trùng. Hoặc tay không sạch, muốn rảy.

46. Không nên dùng tay lượm cơm rời mà ăn, cần phải học.

Cơm rời là cơm rơi rớt ra vậy.

Không phạm: như giới trước đã nói.

Luật Thập tụng nói:

Thức ăn rớt trên cỏ, trên lá, nên ăn. Nếu có đất dính, thổi đất mà ăn. Nếu có dính nhiều đất, dùng nước rửa rồi được ăn.

47. Tay dơ không nên cầm đồ đựng nước uống, cần phải học.

Có đất dính nơi tay mà cầm thức ăn.

Không phạm: Nhận trên cỏ, trên lá, tay được rửa sạch.

48. Không nên đổ nước rửa bát trong nhà bạch y, cần phải học.

Không phạm: Nước rửa (mâm), bàn, hứng đem đổ ra ngoài.

Luật Căn bản nói:

Không được dùng thức ăn dư để trong bát có nước.

Luật Tăng kỳ nói:

Khi ăn nên lường theo bụng mà nhận thức ăn, không nên nhận nhiều. Nếu tịnh nhơn đem đến nhiều, khi chưa dùng nên sớt cho Tỳ-kheo ngồi gần. Nếu vị ngồi gần không nhận, nên cho Sa-di và người giữ vườn. Khi rửa bát, không được để cơm rớt dưới đất. Nếu có, nên gom lại để trên ván, trên lá. Nếu nhỏ quá như sợi bún không thể gom được, không tội.


[1] Tứ phần luật 17, tr. 682a, Đại 22n1428.

[2] Tứ phần luật 17, tr. 683a, Đại 22n1428.

[3] Tứ phần luật 17, tr. 683c, Đại 22n1428.

[4] Tứ phần luật 18, tr. 685b, Đại 22n1428.

[5] Tứ phần luật 18, tr. 685c, Đại 22n1428.

[6] Nguyên tắc thọ giới Cụ túc phải hội đủ Tam sư Thất chứng (mười người) đối với người thủ đô và thành thị thì mới thành tựu giới, nhưng đối với các vùng biên địa thì cần Tam sư và Nhị chứng là đủ (tức năm người). (theo Hành sự sao quyển thượng).

[7] Tứ phần luật 18, tr. 686a, Đại 22n1428.

[8] Tứ phần luật 18, tr. 687a04, Đại 22n1428: Thân hậu 親厚, là đồng Hòa thượng, đồng A-xà-lê, cùng ăn, ở, chuyện trò, gần gũi với nhau. 

[9] Tứ phần luật 18, tr. 686c, Đại 22n1428.

[10] Tứ phần luật 18, tr. 687a, Đại 22n1428.

[11] Tứ phần luật 18, tr. 687b, Đại 22n1428.

[12] Tứ phần luật 18, tr. 688a, Đại 22n1428.

[13] Tứ phần luật 18, tr. 688b, Đại 22n1428.

[14] Tứ phần luật 18, tr. 688c, Đại 22n1428.

[15] Tứ phần luật 18, tr. 689a01, Đại 22n1428: Hoặc muốn qua sông, hoặc muốn vượt qua chỗ bùn lầy, nước đọng, gần nhau đưa tay ngoắt kêu Tỳ-kheo khác đến, chạm trúng họ thì không phạm.

[16] Tứ phần luật 18, tr. 689a, Đại 22n1428.

[17] Tứ phần luật 18, tr. 689a22, Đại 22n1428: Căn cứ có ba, chứng cứ do thấy, do nghe, do nghi.

[18] Tứ phần luật 18, tr. 689b, Đại 22n1428.

[19] Ngũ phần 9, tr. 63b15, Đại 22n1421: vật quí trọng và nữ sắc, đều được gọi là bảo vật. 

[20] Tứ phần luật 18, tr. 691b, Đại 22n1428.

[21] Tứ phần luật 19, tr. 692c, Đại 22n1428.

[22] Tứ phần luật 19, tr. 693a, Đại 22n1428.

[23] Đâu-la-miên 兜羅綿: Pli. tla, bông gòn.

[24] Tứ phần luật 19, tr. 963b, Đại 22n1428.

[25] Tứ phần luật 19, tr. 693c, Đại 22n1428.

[26] Tứ phần luật 19, tr. 694a, Đại 22n1428.

[27] Hán: Phú sang y 覆瘡衣. Pli. kaṇḍ upaṭ icchdi.

[28] Tứ phần luật 19, tr. 694c, Đại 22n1428.

[29] Niết-bàn-tăng 涅槃僧: Pli. nivsana, nội y.

[30] Tứ phần luật 19, tr. 695a, Đại 22n1428.

[31] Tứ phần luật 19, tr. 695b, Đại 22n1428.

[32] Tứ phần luật 19, tr. 695c, Đại 22n1428.

[33] Tứ phần luật 19, tr. 696b, Đại 22n1428.

[34] Học gia 學家: Thập tụng, chỉ gia đình đắc sơ quả. Pli. sekkhasammatni kulni, những gia đình đã được xác nhận là hữu học; giải thích: đó là gia đình tăng trưởng với tín, nhưng tổn giảm với tài sản. (cht. Tứ phần luật, HT Thích Đỗng Minh dịch).

[35] Tứ phần luật 19, tr. 696c, Đại 22n1428.

[36] Tứ phần luật 19, tr. 697c, Đại 22n1428.

[37] Xem cht. 29, Ba-dật-đề 88.  

[38] Tứ phần luật 19, tr. 698a, Đại 22n1428.

[39] Tứ phần luật san bổ tuỳ cơ yết-ma, q. Hạ, tr. 508b14, Đại 40n1808: Pháp sám hối Đột-kiết-la. 

[40] Tăng-cước-kỳ 僧脚崎: Skt. saṃkakṣ ik, phiên âm cũ là Tăngkỳ-chi là loại y dùng để che đùi, che nách, che vai... của Tỳkheo.

[41] Y Kiếp-bối, y Sô-ma: Xem cht. 11, Trùng trị q. 5, Ba-dật-đề 11 (bản Việt).

[42] Giới này và giới 21, 23, 25, bốn giới, trước chữ  “bạch y” đều không có chữ “nhập” (vào).


[Đầu trang][MỤC LỤC CHÍNH][1][2][3][4][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17][18][19]


[Mục lục tổng quát]