TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 03
PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU NI
ẤN BẢN
2013
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, Sāḷha cháu trai của Migāra[1] có ư định xây dựng trú xá cho hội chúng tỳ khưu ni. Khi ấy, Sāḷha cháu trai của Migāra đă đi đến gặp các tỳ khưu ni và nói điều này: - “Thưa các ni sư, tôi muốn xây dựng trú xá cho hội chúng tỳ khưu ni. Hăy giao cho tôi vị tỳ khưu ni là vị phụ trách công tŕnh mới.” Vào lúc bấy giờ, có bốn chị em đă xuất gia nơi các tỳ khưu ni là: Nandā, Nandavatī, Sundarīnandā, Thullanandā. Trong số các cô ấy, tỳ khưu ni Sundarīnandā đă xuất gia lúc c̣n trẻ, đẹp dáng, đáng nh́n, khả ái, trí tuệ, kinh nghiệm, thông minh, sắc sảo, cần cù, biết cách suy xét tính toán, có khả năng để xây dựng, có khả năng để hoàn thành công việc ấy. Khi ấy, hội chúng tỳ khưu ni đă chỉ định tỳ khưu ni Sundarīnandā làm vị phụ trách công tŕnh mới rồi đă giao cho Sāḷha cháu trai của Migāra. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Sundarīnandā thường xuyên đi đến nhà của Sāḷha cháu trai của Migāra (nói rằng): - “Hăy bố thí ŕu, hăy bố thí búa, hăy bố thí cuốc, hăy bố thí xẻng, hăy bố thí lưỡi đục.” Sāḷha cháu trai của Migāra cũng thường xuyên đi đến chỗ ngụ của các tỳ khưu ni để biết được việc đă làm xong hoặc chưa làm xong. Do sự thường xuyên gặp gỡ, hai người đă sanh tâm quyến luyến. Khi ấy, Sāḷha cháu trai của Migāra trong khi không có được cơ hội để gần gũi thân mật với tỳ khưu ni Sundarīnandā nên đă làm bữa trai phạn dâng hội chúng tỳ khưu ni chính v́ mục đích ấy. Khi ấy, Sāḷha cháu trai của Migāra trong khi xếp đặt chỗ ngồi ở nhà ăn (nghĩ rằng): “Chừng này vị tỳ khưu ni là thâm niên hơn ni sư Sundarīnandā” rồi đă sắp xếp chỗ ngồi phía bên này, “Chừng này vị là trẻ hơn” rồi đă sắp xếp chỗ ngồi ở phía bên kia, và đă sắp xếp chỗ ngồi cho tỳ khưu ni Sundarīnandā ở góc tường là nơi đă được che khuất. Như thế, các tỳ khưu ni trưởng lăo có thể tin rằng: “Cô ta đang ngồi ở chỗ các tỳ khưu ni mới tu,” c̣n các tỳ khưu ni mới tu có thể tin rằng: “Cô ta đang ngồi ở chỗ các tỳ khưu ni trưởng lăo.”
2. Sau đó, Sāḷha cháu trai của Migāra đă cho người thông báo thời giờ đến hội chúng tỳ khưu ni rằng: - “Thưa các ni sư, đă đến giờ, bữa ăn đă chuẩn bị xong.” Tỳ khưu ni Sundarīnandā đă xét đoán rằng: “Sāḷha cháu trai của Migāra đă làm bữa trai phạn dâng hội chúng tỳ khưu ni không phải v́ phước báu, anh ta có ư muốn gần gũi thân mật với ta; nếu ta đi th́ ta sẽ bị mất phẩm giá!” nên đă bảo vị tỳ khưu ni học tṛ rằng: - “Hăy đi và mang thức ăn về cho ta. Và ai hỏi ta th́ cho hay rằng: ‘Cô bị bệnh.’” - “Thưa ni sư, xin vâng,” vị tỳ khưu ni ấy đă trả lời tỳ khưu ni Sundarīnandā.
3. Vào lúc bấy giờ, Sāḷha cháu trai của Migāra đứng ở bên ngoài cánh cổng ra vào hỏi han về tỳ khưu ni Sundarīnandā rằng: - “Thưa ni sư, ni sư Sundarīnandā ở đâu? Thưa ni sư, ni sư Sundarīnandā ở đâu?” Khi được nói như thế, vị tỳ khưu ni học tṛ của tỳ khưu ni Sundarīnandā đă nói với Sāḷha cháu trai của Migāra điều này: - “Này đạo hữu, (ni sư) bị bệnh. Tôi sẽ mang thức ăn về.” Khi ấy, Sāḷha cháu trai của Migāra (nghĩ rằng): “Sở dĩ ta đă làm bữa trai phạn nhằm lợi ích cho hội chúng tỳ khưu ni có nguyên nhân là ni sư Sundarīnandā” nên đă ra lệnh cho mọi người rằng: “Hăy dâng bữa trai phạn đến hội chúng tỳ khưu ni,” nói xong đă đi đến chỗ ngụ của các tỳ khưu ni.
4. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Sundarīnandā đứng ở bên ngoài cổng ra vào tu viện trông ngóng Sāḷha cháu trai của Migāra. Rồi tỳ khưu ni Sundarīnandā đă nh́n thấy Sāḷha cháu trai của Migāra từ đàng xa đang đi lại, sau khi nh́n thấy đă đi vào tu viện trùm y kín đầu rồi nằm xuống ở chiếc giường. Sau đó, Sāḷha cháu trai của Migāra đă đi đến gặp tỳ khưu ni Sundarīnandā, sau khi đến đă nói với tỳ khưu ni Sundarīnandā điều này: - “Thưa ni sư, có phải ni sư không được khoẻ? Sao lại nằm?” - “Này đạo hữu, bởi v́ điều ấy là như vậy! Là khi nàng thích chàng mà chàng lại không thích!” - “Thưa ni sư, sao tôi lại không thích ni sư được? Ngặt là tôi không có được cơ hội để gần gũi thân mật với ni sư.” Rồi Sāḷha cháu trai của Migāra nhiễm dục vọng đă thực hiện việc xúc chạm cơ thể với tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng.
5. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu ni nọ yếu đuối già cả bị bệnh ở bàn chân đang nằm không xa tỳ khưu ni Sundarīnandā. Vị tỳ khưu ni ấy đă nh́n thấy Sāḷha cháu trai của Migāra nhiễm dục vọng đang thực hiện việc xúc chạm cơ thể với tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng, sau khi thấy mới phàn nàn phê phán chê bai rằng: - “V́ sao ni sư Sundarīnandā nhiễm dục vọng lại ưng thuận việc xúc chạm cơ thể của người nam nhiễm dục vọng?”
6. Sau đó, vị tỳ khưu ni ấy đă kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu ni. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, tự biết đủ, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao ni sư Sundarīnandā nhiễm dục vọng lại ưng thuận việc xúc chạm cơ thể của người nam nhiễm dục vọng?” Sau đó, các tỳ khưu ni ấy đă kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các vị tỳ khưu nào ít ham muốn, tự biết đủ, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, các vị ấy phàn nàn phê phán chê bai rằng: - “V́ sao tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng lại ưng thuận việc xúc chạm cơ thể của người nam nhiễm dục vọng?” Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đă tŕnh sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
7. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lư do ấy nhân sự kiện ấy đă triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đă hỏi các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng ưng thuận việc xúc chạm cơ thể của người nam nhiễm dục vọng, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn đối với tỳ khưu ni Sundarīnandā, thật không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp Sa-môn, không được phép, không nên làm! Này các tỳ khưu, v́ sao tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng lại ưng thuận việc xúc chạm cơ thể của người nam nhiễm dục vọng vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đă có đức tin. Này các tỳ khưu, hơn nữa chính sự việc này đem lại sự không có niềm tin ở những kẻ chưa có đức tin và làm thay đổi (niềm tin) của một số người đă có đức tin.” Sau đó, khi đă khiển trách tỳ khưu ni Sundarīnandā bằng nhiều phương thức, đức Thế Tôn đă chê trách về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng, sự khó khăn trong việc ăn uống, sự tầm cầu quá nhiều, sự không biết đủ, sự kết phe nhóm, sự biếng nhác; và bằng nhiều phương thức Ngài đă ngợi khen về sự dễ dàng trong việc cấp dưỡng, sự dễ dàng trong việc ăn uống, sự ít tầm cầu, sự biết đủ, sự từ khước, sự tiết chế, sự ḥa nhă, sự đoạn giảm, sự ra sức nỗ lực. Ngài đă thuyết Pháp thích đáng và phù hợp cho các tỳ khưu rồi đă bảo các tỳ khưu rằng:
8. - “Này các tỳ khưu, như thế th́ ta sẽ quy định điều học cho các tỳ khưu ni v́ mười điều lợi ích: Nhằm đem lại sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm đem lại sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc trấn áp những tỳ khưu ni ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu ni hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đă có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật. Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào nhiễm dục vọng ưng thuận sự sờ vào hoặc sự vuốt ve hoặc sự nắm lấy hoặc sự chạm vào hoặc sự ôm chặt của người nam nhiễm dục vọng từ xương đ̣n (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên, vị ni này cũng là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú, là người nữ có liên quan đến phần trên đầu gối.”
9. Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào có mối quan hệ như vầy, có giai cấp như vầy, có tên như vầy, có họ như vầy, có giới hạnh như vầy, có trú xứ như vầy, có hành xứ như vầy, là vị trưởng lăo ni (trên mười năm ), mới tu (dưới năm năm), hoặc trung niên (trên năm năm); vị ni ấy được gọi là ‘vị ni nào.’
Tỳ khưu ni: ‘Người nữ đi khất thực’ là tỳ khưu ni. ‘Người nữ chấp nhận việc đi khất thực’ là tỳ khưu ni. ‘Người nữ mặc y đă được cắt rời’ là tỳ khưu ni. Là tỳ khưu ni do sự thừa nhận. Là tỳ khưu ni do tự ḿnh xác nhận. Là tỳ khưu ni khi được (đức Phật) nói rằng: ‘Này tỳ khưu ni, hăy đi đến.’ ‘Người nữ đă tu lên bậc trên bằng Tam Quy’ là tỳ khưu ni. ‘Người nữ hiền thiện’ là tỳ khưu ni. ‘Người nữ có thực chất’ là tỳ khưu ni. ‘Người nữ Thánh hữu học’ là tỳ khưu ni. ‘Người nữ Thánh vô học’ là tỳ khưu ni. ‘Người nữ đă được tu lên bậc trên bằng hành sự có lời thông báo đến lần thứ tư không sai sót, đáng được duy tŕ với cả hai hội chúng có sự hợp nhất’ là tỳ khưu ni. Ở đây, vị tỳ khưu ni đă được tu lên bậc trên bằng hành sự có lời thông báo đến lần thứ tư không sai sót, đáng được duy tŕ với cả hai hội chúng có sự hợp nhất, vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ư nghĩa này.
(Nữ) nhiễm dục vọng nghĩa là người nữ có dục vọng, có sự khao khát, có tâm quyến luyến.
(Nam) nhiễm dục vọng nghĩa là người nam có dục vọng, có sự khao khát, có tâm quyến luyến.
Người nam nghĩa là nam nhân loại, không phải Dạ-xoa nam, không phải ma nam, không phải thú đực, có trí suy xét, có khả năng thực hiện việc xúc chạm cơ thể.
Từ xương đ̣n (ở cổ) trở xuống: là phía dưới xương đ̣n (ở cổ).
Từ đầu gối trở lên là phía trên đầu gối.
Sự sờ vào nghĩa là việc được cọ xát vào.
Sự vuốt ve nghĩa là sự di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác.
Sự nắm lấy nghĩa là việc được nắm lấy.
Sự chạm vào nghĩa là việc được đụng vào.
Hoặc ưng thuận sự ôm chặt: sau khi nắm lấy phần thân thể rồi ưng thuận việc ôm chặt vào.
Vị ni này cũng: được đề cập có liên quan đến các vị ni trước đây.[2]
Là vị phạm tội pārājika: cũng giống như người đàn ông bị chặt đứt đầu không thể sống bám víu vào thân thể ấy; tương tợ như thế, vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự sờ vào hoặc sự vuốt ve hoặc sự nắm lấy hoặc sự chạm vào hoặc sự ôm chặt của người nam nhiễm dục vọng từ xương đ̣n (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên th́ không c̣n là nữ Sa-môn, không phải là Thích nữ; v́ thế được gọi ‘là vị phạm tội pārājika.’
Không được cộng trú: Sự cộng trú nghĩa là có chung hành sự, có chung việc đọc tụng (giới bổn Pātimokkha), có sự học tập giống nhau, điều ấy gọi là sự cộng trú. Vị ni ấy không có được điều ấy, v́ thế được gọi là ‘không được cộng trú.’
Trường hợp bị nhiễm dục vọng cả hai, vị[3] dùng thân sờ vào thân (đối tượng) từ xương đ̣n (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên th́ phạm tội pārājika. Vị dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) th́ phạm tội thullaccaya. Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào thân (đối tượng) th́ phạm tội thullaccaya. Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào thân (đối tượng) bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào vật được gắn liền với (đối tượng) bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào vật (đối tượng) ném ra bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng thân sờ vào thân (đối tượng) từ xương đ̣n (ở cổ) trở lên từ đầu gối trở xuống th́ phạm tội thullaccaya. Vị dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào thân (đối tượng) bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào vật (đối tượng) ném ra bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa.
Trường hợp bị nhiễm dục vọng một phía,[4] vị dùng thân sờ vào thân (đối tượng) từ xương đ̣n (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên th́ phạm tội thullaccaya. Vị dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào thân (đối tượng) bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào vật (đối tượng) ném ra bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng thân sờ vào thân (đối tượng) từ xương đ̣n (ở cổ) trở lên từ đầu gối trở xuống th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào thân (đối tượng) bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào vật (đối tượng) ném ra bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa.
Trường hợp bị nhiễm dục vọng cả hai, đối với Dạ-xoa nam hoặc ma nam hoặc thú đực, vị dùng thân sờ vào thân (đối tượng) từ xương đ̣n (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên, th́ phạm tội thullaccaya. Vị dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào thân (đối tượng) bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào vật (đối tượng) ném ra bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng thân sờ vào thân (đối tượng) từ xương đ̣n (ở cổ) trở lên từ đầu gối trở xuống th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào thân (đối tượng) bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào vật (đối tượng) ném ra bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa.
Trường hợp bị nhiễm dục vọng một phía, vị dùng thân sờ vào thân (đối tượng) từ xương đ̣n (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào thân (đối tượng) bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào vật (đối tượng) ném ra bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng thân sờ vào thân (đối tượng) từ xương đ̣n (ở cổ) trở lên từ đầu gối trở xuống th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào thân (đối tượng) bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào vật được gắn liền với thân (đối tượng) bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa. Vị sờ vào vật (đối tượng) ném ra bằng vật ném ra th́ phạm tội dukkaṭa.
Không cố ư, vị ni thất niệm, vị ni không hay biết,[5] vị ni không ưng thuận, vị ni bị điên, vị ni có tâm bị rối loạn, vị ni bị thọ khổ hành hạ, vị ni vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Dứt điều pārājika thứ nhất.
--ooOoo--
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Sundarīnandā đă mang thai do Sāḷha cháu trai của Migāra. Khi bào thai c̣n non tháng, cô ta đă che giấu. Khi bào thai đă được tṛn tháng, cô ta đă hoàn tục và sanh con. Các tỳ khưu ni đă nói với tỳ khưu ni Thullanandā điều này: - “Này ni sư, Sundarīnandā hoàn tục không bao lâu đă sanh con. Không lẽ cô ta đă mang thai ngay khi c̣n là tỳ khưu ni?” - “Này các ni sư, đúng vậy.” - “Này ni sư, v́ sao cô biết vị tỳ khưu ni đă vi phạm tội pārājika lại không tự chính ḿnh khiển trách cũng không thông báo cho nhóm?” - “Điều không đức hạnh nào của cô ấy, điều không đức hạnh ấy là của tôi. Điều ô danh nào của cô ấy, điều ô danh ấy là của tôi. Điều không vinh dự nào của cô ấy, điều không vinh dự ấy là của tôi. Điều thất lợi nào của cô ấy, điều thất lợi ấy là của tôi. Này các ni sư, tại sao tôi lại thông báo cho những người khác về điều không đức hạnh của bản thân, về điều ô danh của bản thân, về điều không vinh dự của bản thân, về điều thất lợi của bản thân?”
2. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao ni sư Thullanandā trong khi biết vị tỳ khưu ni đă vi phạm tội pārājika lại không tự chính ḿnh khiển trách cũng không thông báo cho nhóm?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā trong khi biết vị tỳ khưu ni đă vi phạm tội pārājika vẫn không tự chính ḿnh khiển trách cũng không thông báo cho nhóm, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao tỳ khưu ni Thullanandā trong khi biết vị tỳ khưu ni đă vi phạm tội pārājika vẫn không tự chính ḿnh khiển trách cũng không thông báo cho nhóm vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào trong khi biết vị tỳ khưu ni đă vi phạm tội pārājika vẫn không tự chính ḿnh khiển trách cũng không thông báo cho nhóm trong lúc vị ni kia hăy c̣n tồn tại, hoặc bị chết đi, hoặc bị trục xuất, hoặc bỏ đi. Sau này, vị ni ấy nói như vầy: ‘Này các ni sư, chính trước đây tôi đă biết rơ tỳ khưu ni kia rằng: —Sư tỷ ấy là như thế và như thế—mà tôi không tự chính ḿnh khiển trách cũng không thông báo cho nhóm;’ vị ni này cũng là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú, là người nữ che giấu tội.”
3. Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Biết nghĩa là vị tự ḿnh biết, hoặc các người khác thông báo cho cô ấy, hoặc cô kia thông báo.
Đă vi phạm tội pārājika: đă vi phạm một tội pārājika nào trong tám tội pārājika.
Không tự chính ḿnh khiển trách: là không đích thân khiển trách.
Không thông báo cho nhóm: là không thông báo cho các tỳ khưu ni khác.
Khi vị ni kia hăy c̣n tồn tại: c̣n tồn tại nghĩa là c̣n tồn tại trong hiện tướng (tỳ khưu ni) được đề cập đến. Bị chết đi nghĩa là bị qua đời được đề cập đến. Bị trục xuất nghĩa là tự ḿnh hoàn tục hoặc bị trục xuất bởi các vị khác. Bỏ đi nghĩa là chuyển sang sinh hoạt với tu sĩ ngoại đạo được đề cập đến.
Sau này, vị ni ấy nói như vầy: “Này các ni sư, chính trước đây tôi đă biết rơ tỳ khưu ni kia rằng: ‘Sư tỷ ấy là như thế và như thế.’”
Mà tôi không tự chính ḿnh khiển trách: Tôi không đích thân buộc tội.
(Tôi) không thông báo cho nhóm: Tôi không thông báo cho các tỳ khưu ni khác.
Vị ni này cũng: được đề cập có liên quan đến các vị ni trước đây.
Là vị phạm tội pārājika: cũng giống như chiếc lá vàng đă ĺa khỏi cành không thể xanh trở lại, tương tợ như thế vị tỳ khưu ni biết vị tỳ khưu ni đă vi phạm tội pārājika (nghĩ rằng): “Ta sẽ không tự chính ḿnh khiển trách cũng sẽ không thông báo cho nhóm,” khi vừa buông bỏ trách nhiệm th́ không c̣n là nữ Sa-môn, không phải là Thích nữ; v́ thế được gọi là ‘vị phạm tội pārājika.’
Không được cộng trú: Sự cộng trú nghĩa là có chung hành sự, có chung việc đọc tụng (giới bổn Pātimokkha), có sự học tập giống nhau, điều ấy gọi là sự cộng trú. Vị ni ấy không có được điều ấy, v́ thế được gọi là ‘không được cộng trú.’
Vị ni (nghĩ rằng): ‘Sẽ xảy ra sự xung đột, hoặc sự căi cọ, hoặc sự tranh luận, hoặc sự tranh căi đến hội chúng’ rồi không thông báo, vị ni (nghĩ rằng): ‘Sẽ xảy ra sự chia rẽ hội chúng hoặc sự bất đồng trong hội chúng’ rồi không thông báo, vị ni (nghĩ rằng): ‘Vị ni này hung bạo thô lỗ sẽ gây nguy hiểm đến mạng sống hoặc nguy hiểm đến Phạm hạnh’ rồi không thông báo, trong khi không nh́n thấy các tỳ khưu ni thích hợp khác rồi không thông báo, vị ni không có ư định che giấu rồi không thông báo, vị ni (nghĩ rằng): ‘Cô ta sẽ được nhận biết do hành động của ḿnh’ rồi không thông báo, vị ni bị điên,―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Dứt điều pārājika thứ nh́.
--ooOoo--
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā xu hướng theo tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng (là vị) đă bị hội chúng hợp nhất phạt án treo. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao ni sư Thullanandā lại xu hướng theo tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng (là vị) đă bị hội chúng hợp nhất phạt án treo?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā xu hướng theo tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng (là vị) đă bị hội chúng hợp nhất phạt án treo, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao tỳ khưu ni Thullanandā lại xu hướng theo tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng (là vị) đă bị hội chúng hợp nhất phạt án treo vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào xu hướng theo vị tỳ khưu đă bị hội chúng hợp nhất phạt án treo là vị (tỳ khưu) không tôn trọng, không hối cải, không thể hiện t́nh đồng đạo theo Pháp, theo Luật, theo lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Vị tỳ khưu ni ấy nên được nói bởi các tỳ khưu ni như sau: ‘Này ni sư, vị tỳ khưu ấy đă bị hội chúng hợp nhất phạt án treo là vị (tỳ khưu) không tôn trọng, không hối cải, không thể hiện t́nh đồng đạo theo Pháp, theo Luật, theo lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Này ni sư, chớ có xu hướng theo vị tỳ khưu ấy.’ Và khi được nói như vậy bởi các tỳ khưu ni mà vị tỳ khưu ni ấy vẫn chấp giữ y như thế, th́ vị tỳ khưu ni ấy nên được các tỳ khưu nhắc nhở đến lần thứ ba để từ bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ, vị ni này cũng là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú, là người nữ xu hướng theo kẻ bị phạt án treo.”
2. Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Hội chúng hợp nhất nghĩa là có sự đồng cộng trú được thiết lập trong cùng ranh giới.
Bị phạt án treo nghĩa là bị phạt án treo trong việc không nh́n nhận tội, hoặc trong việc không sửa chữa lỗi, hoặc trong việc không từ bỏ tà kiến ác.
Theo Pháp, theo Luật: theo Pháp nào đó, theo Luật nào đó.
Theo lời giáo huấn của bậc Đạo Sư: theo lời giáo huấn của đấng Chiến Thắng, theo lời giáo huấn của đức Phật.
Không tôn trọng nghĩa là vị không tuân theo hội chúng hoặc (không tuân theo) cá nhân hoặc (không tuân theo) hành sự.
Không hối cải nghĩa là bị phạt án treo chưa được thu hồi.
Không thể hiện t́nh đồng đạo nghĩa là các tỳ khưu có sự đồng cộng trú giống nhau được gọi là các đồng đạo. Vị ấy không có điều ấy với các vị ấy, v́ thế được gọi là ‘không thể hiện t́nh đồng đạo.’
Xu hướng theo vị ấy: vị ấy có quan điểm ǵ, có điều mong mỏi ǵ, có sự thích ư ǵ th́ cô ni ấy cũng có quan điểm ấy, có điều mong mỏi ấy, có sự thích ư ấy.
Vị tỳ khưu ni ấy: là vị tỳ khưu ni xu hướng theo vị bị phạt án treo.
Bởi các tỳ khưu ni: bởi các tỳ khưu ni khác. Các vị ni nào thấy, các vị ni nào nghe, các vị ni ấy nên nói rằng: “Này ni sư, vị tỳ khưu ấy đă bị hội chúng hợp nhất phạt án treo là vị (tỳ khưu) không tôn trọng, không hối cải, không thể hiện t́nh đồng đạo theo Pháp, theo Luật, theo lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Này ni sư, chớ có xu hướng theo vị tỳ khưu ấy.” Nên được nói đến lần thứ nh́. ―(như trên)― Nên được nói đến lần thứ ba. ―(như trên)― Nếu (vị ni ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ th́ phạm tội dukkaṭa. Các vị ni sau khi nghe mà không nói th́ phạm tội dukkaṭa. Vị tỳ khưu ni ấy nên được kéo đến giữa hội chúng rồi nên được nói rằng: “Này ni sư, vị tỳ khưu ấy đă bị hội chúng hợp nhất phạt án treo là vị (tỳ khưu) không tôn trọng, không hối cải, không thể hiện t́nh đồng đạo theo Pháp, theo Luật, theo lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Này ni sư, chớ có xu hướng theo vị tỳ khưu ấy.” Nên được nói đến lần thứ nh́. ―(như trên)― Nên được nói đến lần thứ ba. ―(như trên)― Nếu (vị ni ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu (vị ni ấy) không dứt bỏ th́ phạm tội dukkaṭa. Vị tỳ khưu ni ấy cần được nhắc nhở.
Và này các tỳ khưu, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:
Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hăy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu ni này tên (như vầy) xu hướng theo vị tỳ khưu đă bị hội chúng hợp nhất phạt án treo là vị (tỳ khưu) không tôn trọng, không hối cải, không thể hiện t́nh đồng đạo theo Pháp, theo Luật, theo lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở tỳ khưu ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.
Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hăy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu ni này tên (như vầy) xu hướng theo vị tỳ khưu đă bị hội chúng hợp nhất phạt án treo là vị (tỳ khưu) không tôn trọng, không hối cải, không thể hiện t́nh đồng đạo theo Pháp, theo Luật, theo lời giáo huấn của bậc Đạo Sư. Vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở tỳ khưu ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức ni nào đồng ư việc nhắc nhở tỳ khưu ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị ni nào không đồng ư có thể nói lên.
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nh́: ―(như trên)―
Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: ―(như trên)―
Tỳ khưu ni tên (như vầy) đă được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ư nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
Do lời đề nghị th́ phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự th́ phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự th́ phạm tội pārājika.
Vị ni này cũng: được đề cập có liên quan đến các vị ni trước đây.
Là vị phạm tội pārājika: cũng giống như tảng đá lớn bị bể làm hai không thể gắn liền lại được, tương tợ như thế vị tỳ khưu ni khi đang được nhắc nhở đến lần thứ ba vẫn không chịu từ bỏ th́ không c̣n là nữ Sa-môn, không phải là Thích nữ; v́ thế được gọi là ‘vị phạm tội pārājika.’
Không được cộng trú: Sự cộng trú nghĩa là có chung hành sự, có chung việc đọc tụng (giới bổn Pātimokkha), có sự học tập giống nhau, điều ấy gọi là sự cộng trú. Vị ni ấy không có được điều ấy, v́ thế được gọi là ‘không được cộng trú.’
Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị ni không dứt bỏ th́ phạm tội pārājika. Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị ni không dứt bỏ th́ phạm tội pārājika. Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị ni không dứt bỏ th́ phạm tội pārājika.
Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội dukkaṭa.
Vị ni chưa được nhắc nhở, vị ni dứt bỏ, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Dứt điều pārājika thứ ba.
--ooOoo--
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy cánh tay của người nam nhiễm dục vọng, ưng thuận sự nắm lấy chéo áo choàng (của người nam), đứng chung, tṛ chuyện, đi đến nơi hẹn ḥ, ưng thuận sự viếng thăm của người nam, đi vào nơi che khuất, kề sát cơ thể nhằm mục đích ấy là nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy.[6]
2. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư nhiễm dục vọng lại ưng thuận sự nắm lấy cánh tay của người nam nhiễm dục vọng, ưng thuận sự nắm lấy chéo áo choàng (của người nam), đứng chung, tṛ chuyện, đi đến nơi hẹn ḥ, ưng thuận sự viếng thăm của người nam, đi vào nơi che khuất, kề sát cơ thể nhằm mục đích ấy là nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy cánh tay của người nam nhiễm dục vọng, ưng thuận sự nắm lấy chéo áo choàng (của người nam), đứng chung, tṛ chuyện, đi đến nơi hẹn ḥ, ưng thuận sự viếng thăm của người nam, đi vào nơi che khuất, kề sát cơ thể nhằm mục đích ấy là nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)―
―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư nhiễm dục vọng lại ưng thuận sự nắm lấy cánh tay của người nam nhiễm dục vọng, ưng thuận sự nắm lấy chéo áo choàng (của người nam), đứng chung, tṛ chuyện, đi đến nơi hẹn ḥ, ưng thuận sự viếng thăm của người nam, đi vào nơi che khuất, kề sát cơ thể nhằm mục đích ấy là nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy cánh tay của người nam nhiễm dục vọng, hoặc ưng thuận sự nắm lấy chéo áo choàng (của người nam), hoặc đứng chung, hoặc tṛ chuyện, hoặc đi đến nơi hẹn ḥ, hoặc ưng thuận sự viếng thăm của người nam, hoặc đi vào nơi che khuất, hoặc kề sát cơ thể nhằm mục đích ấy là nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, vị ni này cũng là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú, là người nữ liên quan tám sự việc.”
3. Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ư nghĩa này.
(Nữ) nhiễm dục vọng nghĩa là người nữ có dục vọng, có sự khao khát, có tâm quyến luyến.
(Nam) nhiễm dục vọng nghĩa là người nam có dục vọng, có sự khao khát, có tâm quyến luyến.
Người nam nghĩa là nam nhân loại, không phải Dạ-xoa nam, không phải ma nam, không phải thú đực, có trí suy xét, có khả năng thực hiện việc xúc chạm cơ thể.
Hoặc ưng thuận sự nắm lấy cánh tay: cánh tay nghĩa là tính từ cùi chỏ cho đến đầu móng tay. Nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, vị ni ưng thuận sự nắm lấy từ xương đ̣n (ở cổ) trở lên và đầu gối trở xuống th́ phạm tội thullaccaya.
Hoặc ưng thuận sự nắm lấy chéo áo choàng: Nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, vị ni ưng thuận sự nắm lấy hoặc tấm choàng dưới hoặc tấm choàng trên th́ phạm tội thullaccaya.
Hoặc đứng chung: Nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, vị ni đứng trong tầm tay (1 mét 25) của người nam th́ phạm tội thullaccaya.
Hoặc tṛ chuyện: Nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, vị ni đứng tṛ chuyện trong tầm tay của người nam th́ phạm tội thullaccaya.
Hoặc đi đến nơi hẹn ḥ: Nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, (khi) được người nam nói rằng: “Hăy đi đến địa điểm tên (như vầy),” vị ni đi (đến nơi ấy) th́ phạm tội dukkaṭa theo mỗi bước đi, khi đă vào ở trong tầm tay của người nam th́ phạm tội thullaccaya.
Hoặc ưng thuận sự viếng thăm của người nam: Nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, vị ni ưng thuận sự viếng thăm của người nam th́ phạm tội dukkaṭa, khi đă vào ở trong tầm tay của người nam th́ phạm tội thullaccaya.
Hoặc đi vào nơi che khuất: Nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, khi đă vào trong chỗ được che kín bởi bất cứ vật ǵ th́ phạm tội thullaccaya.
Hoặc kề sát cơ thể nhằm mục đích ấy: Nhằm mục đích của việc thực hiện điều không tốt đẹp ấy, vị ni đứng trong tầm tay của người nam kề sát cơ thể th́ phạm tội thullaccaya.
Vị ni này cũng: được đề cập có liên quan đến các vị ni trước đây.
Là vị phạm tội pārājika: cũng giống như cây thốt nốt bị chặt ở ngọn không thể tăng trưởng được nữa; tương tợ như thế, vị tỳ khưu ni khi làm đủ tám sự việc th́ không c̣n là nữ Sa-môn, không phải là Thích nữ; v́ thế được gọi ‘là vị phạm tội pārājika.’
Không được cộng trú: Sự cộng trú nghĩa là có chung hành sự, có chung việc đọc tụng (giới bổn Pātimokkha), có sự học tập giống nhau, điều ấy gọi là sự cộng trú. Vị ni ấy không có được điều ấy, v́ thế được gọi là ‘không được cộng trú.’
Không cố ư, vị ni thất niệm, vị ni không hay biết, vị ni không ưng thuận, vị ni bị điên, vị ni có tâm bị rối loạn, vị ni bị thọ khổ hành hạ, vị ni vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Dứt điều pārājika thứ tư.
--ooOoo--
4. Bạch chư đại đức ni, tám điều pārājika[7] đă được đọc tụng xong. Vị tỳ khưu ni vi phạm điều nọ hoặc điều kia thuộc về các điều này th́ không có được sự cộng trú cùng với các tỳ khưu ni,[8] trước đây như thế nào th́ sau này là như vậy; (vị ni ấy) là vị ni phạm tội pārājika không được cộng trú. Trong các điều ấy, tôi hỏi các đại đức ni rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Đến lần thứ nh́, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Chư đại đức ni được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.
Dứt Chương Pārājika.
--ooOoo--
Bạch chư đại đức ni, mười bảy điều saṅghādisesa này được đưa ra đọc tụng.
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có nam cư sĩ nọ sau khi dâng kho chứa đồ đạc đến hội chúng tỳ khưu ni rồi từ trần. Người ấy có hai người con trai: một người không có niềm tin và không mộ đạo, một người có niềm tin và mộ đạo. Họ đă phân chia tài sản thuộc về người cha. Khi ấy, người không có niềm tin và không mộ đạo ấy đă nói với người có niềm tin và mộ đạo điều này: - “Cái kho chứa đồ đạc thuộc về chúng ta, hăy chia vật ấy.” Khi được nói như thế, người có niềm tin và mộ đạo ấy đă nói với người không có niềm tin và không mộ đạo ấy điều này: - “Này anh, chớ nói như thế. Cha chúng ta đă dâng đến hội chúng tỳ khưu ni rồi.” Đến lần thứ nh́, người không có niềm tin và không mộ đạo ấy đă nói với người có niềm tin và mộ đạo điều này: - “Cái kho chứa đồ đạc thuộc về chúng ta, hăy chia vật ấy.” Khi được nói như thế, người có niềm tin và mộ đạo ấy đă nói với người không có niềm tin và không mộ đạo ấy điều này: - “Này anh, chớ nói như thế. Cha chúng ta đă dâng đến hội chúng tỳ khưu ni rồi.” Đến lần thứ ba, người không có niềm tin và không mộ đạo ấy đă nói với người có niềm tin và mộ đạo điều này: - “Cái kho chứa đồ đạc thuộc về chúng ta, hăy chia vật ấy.” Khi được nói như thế, người có niềm tin và mộ đạo ấy (nghĩ rằng): “Nếu thuộc về ta, ta cũng sẽ dâng đến hội chúng tỳ khưu ni” rồi đă nói với người không có niềm tin và không mộ đạo ấy điều này: - “Chúng ta hăy chia.”
2. Khi ấy, cái kho chứa đồ đạc ấy, trong lúc được phân chia bởi những người ấy, đă thuộc về người không có niềm tin và không mộ đạo ấy. Sau đó, người không có niềm tin và không mộ đạo ấy đă đi đến gặp hội chúng tỳ khưu ni và đă nói điều này: - “Thưa các ni sư, xin hăy đi ra. Kho chứa đồ đạc là của chúng tôi.” Khi được nói như thế, tỳ khưu ni Thullanandā đă nói với người đàn ông ấy điều này: - “Này ông, chớ nói như thế. Cha các ông đă dâng đến hội chúng tỳ khưu ni rồi.” - “Đă được dâng! Chưa được dâng!” Họ đă hỏi các quan đại thần lo việc xử án. Các quan đại thần đă nói như vầy: - “Thưa ni sư, người nào biết là đă được dâng đến hội chúng tỳ khưu ni.” Khi được nói như thế, tỳ khưu ni Thullanandā đă nói với các quan đại thần ấy điều này: - “Thưa các ngài, ngay cả các ngài cũng đă được thấy hoặc đă được nghe trong khi thành lập nhân chứng và trong khi vật thí đang được dâng cúng mà.” Khi ấy, các quan đại thần ấy (nói rằng): - “Ni sư đă nói đúng sự thật.” Rồi đă xử hội chúng tỳ khưu ni được kho chứa đồ đạc ấy.
3. Khi ấy, người đàn ông ấy bị thua cuộc nên phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Những bà cạo đầu khả ố này không phải là các nữ Sa-môn. Tại sao các bà lại cho (người) cướp đoạt kho chứa đồ đạc của chúng tôi?” Tỳ khưu ni Thullanandā đă kể lại sự việc ấy cho các vị quan đại thần. Các vị quan đại thần đă ra lệnh đánh đ̣n người đàn ông ấy. Sau đó, người đàn ông ấy bị đánh đ̣n nên đă bảo xây dựng chỗ ngủ cho các đạo sĩ lơa thể ở nơi không xa chỗ ngụ của các tỳ khưu ni rồi đă xúi giục các đạo sĩ lơa thể rằng: - “Các ngươi hăy lăng mạ các tỳ khưu ni ấy.” Tỳ khưu ni Thullanandā đă kể lại sự việc ấy cho các vị quan đại thần. Các vị quan đại thần đă ra lệnh giam giữ người đàn ông ấy. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao các tỳ khưu ni lần đầu làm cho (người ta) bị cướp đoạt kho chứa đồ đạc, đến lần thứ nh́ làm cho bị đánh đập, đến lần thứ ba làm cho bị giam giữ, bây giờ sẽ làm cho chết?” Các tỳ khưu ni đă nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai.
4. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao ni sư Thullanandā lại sống làm người thưa kiện?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā sống làm người thưa kiện, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao tỳ khưu ni Thullanandā lại sống làm người thưa kiện vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào sống làm người thưa kiện với nam gia chủ, hoặc với con trai của nam gia chủ, hoặc với người nô tỳ, hoặc với người làm công, hoặc ngay cả với Sa-môn du sĩ, vị tỳ khưu ni này phạm tội saṅghādisesa ngay lúc vừa mới vi phạm, cần được tách riêng.”
5. Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Người thưa kiện nghĩa là người gây ra vụ xử án được đề cập đến.
Nam gia chủ nghĩa là bất cứ người nam nào sống trong căn nhà.
Con trai của nam gia chủ nghĩa là bất cứ những người nào là con trai hoặc anh em trai.
Người nô tỳ nghĩa là được bẩm sanh, được mua bằng của cải, bị bắt đi làm công việc.
Người làm công nghĩa là người làm thuê, người khuân vác.
Sa-môn du sĩ nghĩa là bất cứ người nào thành tựu pháp du sĩ trừ ra tỳ khưu, tỳ khưu ni, cô ni tu tập sự, sa di, và sa di ni.
Ta sẽ thưa kiện: Vị ni (nghĩ vậy rồi) t́m kiếm người thứ hai hoặc (đích thân) đi th́ phạm tội dukkaṭa. Nói với người thứ nhất th́ phạm tội dukkaṭa. Nói với người thứ nh́ th́ phạm tội thullaccaya. Khi kết thúc vụ xử án th́ phạm tội saṅghādisesa.
Ngay lúc vừa mới vi phạm: vị ni vi phạm do thực hiện sự việc, không phải do sự nhắc nhở.
Cần được tách riêng: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội saṅghādisesa: Chỉ có hội chúng–không phải một số tỳ khưu ni, không phải một tỳ khưu ni–ban cho hành phạt mānatta của tội ấy, cho thực hành lại từ đầu, cho giải tội; v́ thế được gọi là ‘tội saṅghādisesa.’ Là việc định danh, tức là việc đặt tên cho cả nhóm tội giống như tội ấy; v́ thế được gọi là ‘tội saṅghādisesa.’
Vị ni đi trong khi bị những người khác lôi kéo đi, vị ni yêu cầu sự bảo vệ, vị ni nói ra không nêu rơ (người nào), vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều saṅghādisesa thứ nhất.
--ooOoo--
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, ở thành Vesālī cô vợ của một người ḍng dơi Licchavi nọ ngoại t́nh. Khi ấy, người Licchavi ấy đă nói với người đàn bà ấy điều này: - “Tốt hơn cô hăy chừa. Tôi sẽ làm điều thất lợi cho cô.” Mặc dầu được nói như thế, cô ta đă không lưu tâm đến. Vào lúc bấy giờ, nhóm người Licchavi tụ họp lại ở Vesālī v́ công việc cần làm nào đó. Khi ấy, người Licchavi ấy đă nói với những người Licchavi ấy điều này: - “Thưa quư vị, quư vị hăy cho phép tôi đối với một người đàn bà.” - “Cô ấy tên là ǵ?” - “Vợ của tôi ngoại t́nh. Tôi sẽ giết cô ta.” - “Ngươi tự biết lấy.”
2. Người đàn bà ấy đă nghe được rằng: “Nghe nói chồng có ư định giết ta” rồi đă lấy đồ đạc quư giá đi đến thành Sāvatthī gặp các tu sĩ ngoại đạo và đă cầu xin sự xuất gia. Các tu sĩ ngoại đạo đă không chịu cho xuất gia. Cô đă đi đến gặp các tỳ khưu ni và cầu xin sự xuất gia. Các tỳ khưu ni cũng đă không chịu cho xuất gia. Cô đă đi đến gặp tỳ khưu ni Thullanandā, đưa cho xem gói đồ đạc rồi cầu xin sự xuất gia. Tỳ khưu ni Thullanandā đă nhận lấy gói đồ đạc rồi đă cho xuất gia.
3. Khi ấy, người Licchavi ấy trong lúc t́m kiếm người đàn bà ấy đă đi đến thành Sāvatthī. Sau khi thấy (cô ấy) đă xuất gia nơi các tỳ khưu ni liền đi đến gặp đức vua Pasenadi xứ Kosala, sau khi đến đă nói với đức vua Pasenadi xứ Kosala điều này: - “Tâu bệ hạ, vợ của thần đă lấy đi đồ đạc quư giá và đă đến thành Sāvatthī. Xin bệ hạ hăy cho phép thần đối với cô ấy.” - “Này khanh, nếu thế th́ hăy t́m kiếm rồi tŕnh báo.” - “Tâu bệ hạ, đă t́m thấy. Cô ta đă xuất gia nơi các tỳ khưu ni.” - “Này khanh, nếu đă được xuất gia nơi các tỳ khưu ni th́ không được phép làm ǵ cô ta cả. Pháp đă được khéo thuyết giảng, hăy để cô ta thực hành Phạm hạnh một cách đúng đắn để chấm dứt khổ đau.”
4. Khi ấy, người Licchavi ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao các tỳ khưu ni lại cho nữ tặc xuất gia?” Các tỳ khưu ni đă nghe được người Licchavi ấy phàn nàn, phê phán, chê bai.
5. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao ni sư Thullanandā lại cho nữ tặc xuất gia?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā cho nữ tặc xuất gia, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao tỳ khưu ni Thullanandā lại cho nữ tặc xuất gia vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào trong khi biết nữ đạo tặc có tội tử h́nh đă được loan báo mà vẫn tiếp độ (cho tu) khi chưa xin phép đức vua, hoặc hội chúng, hoặc nhóm, hoặc phường hội, hoặc cộng đồng, ngoại trừ có sự được phép vị tỳ khưu ni này cũng phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm, là tội saṅghādisesa cần được tách riêng.”
6. Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Biết nghĩa là vị tự ḿnh biết, hoặc các người khác thông báo cho cô ấy, hoặc cô kia thông báo.
Nữ đạo tặc nghĩa là cô nào lấy đi theo lối trộm cắp vật không được cho trị giá năm māsaka hoặc hơn năm māsaka; cô ấy gọi là nữ đạo tặc.
Có tội tử h́nh nghĩa là cô ta đă thực hiện loại hành động khiến cho cô ta đáng tội tử h́nh.
Được loan báo nghĩa là những người khác biết (về cô ta) rằng: “Cô này đáng tội tử h́nh.”
Khi chưa xin phép: khi chưa hỏi ư.
Đức vua nghĩa là nơi nào đức vua cai quản th́ nên xin phép đức vua.
Hội chúng nghĩa là hội chúng tỳ khưu ni được đề cập đến, nên xin phép hội chúng tỳ khưu ni.
Nhóm nghĩa là nơi nào nhóm cai quản th́ nên xin phép nhóm.
Phường hội nghĩa là nơi nào phường hội cai quản th́ nên xin phép phường hội.
Cộng đồng nghĩa là nơi nào cộng đồng cai quản th́ nên xin phép cộng đồng.
Ngoại trừ có sự được phép: trừ ra sự được phép. Sự được phép nghĩa là có hai sự được phép: đă được xuất gia nơi các tu sĩ ngoại đạo hoặc là đă được xuất gia nơi các tỳ khưu ni khác. Ngoại trừ có sự được phép, vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi t́m kiếm nhóm (tỳ khưu ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là b́nh bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới th́ phạm tội dukkaṭa. Do lời đề nghị th́ phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự th́ phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, thầy tế độ phạm tội saṅghādisesa, nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội dukkaṭa.
Vị ni này cũng: được đề cập có liên quan đến vị ni trước đây.
Ngay lúc vừa mới vi phạm: vị ni vi phạm do thực hiện sự việc, không phải do sự nhắc nhở.
Cần được tách riêng: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội saṅghādisesa: Chỉ có hội chúng–không phải một số tỳ khưu ni, không phải một tỳ khưu ni–ban cho hành phạt mānatta của tội ấy, cho thực hành lại từ đầu, cho giải tội; v́ thế được gọi là ‘tội saṅghādisesa.’ Là việc định danh, tức là việc đặt tên cho cả nhóm tội giống như tội ấy; v́ thế được gọi là ‘tội saṅghādisesa.’
Nữ đạo tặc, nhận biết là nữ đạo tặc, vị ni tiếp độ th́ phạm tội saṅghādisesa ngoại trừ có sự được phép. Nữ đạo tặc, có sự hoài nghi, vị ni tiếp độ th́ phạm tội dukkaṭa ngoại trừ có sự được phép. Nữ đạo tặc, (lầm) tưởng không phải là nữ đạo tặc, vị ni tiếp độ th́ vô tội ngoại trừ có sự được phép. Không phải là nữ đạo tặc, (lầm) tưởng là nữ đạo tặc, phạm tội dukkaṭa. Không phải là nữ đạo tặc, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Không phải là nữ đạo tặc, nhận biết không phải là nữ đạo tặc th́ vô tội.
Vị ni không biết rồi tiếp độ, sau khi xin phép rồi tiếp độ, tiếp độ người đă được phép, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều saṅghādisesa thứ nh́.
--ooOoo--
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, vị tỳ khưu ni học tṛ của Bhaddā Kāpilānī[9] sau khi gây gỗ với các tỳ khưu ni đă đi đến gia đ́nh thân quyến ở trong thôn. Bhaddā Kāpilānī không nh́n thấy vị tỳ khưu ni ấy nên đă hỏi các tỳ khưu ni rằng: - “Ni tên (như vầy) đâu rồi, không có thấy?” - “Thưa ni sư, sau khi gây gỗ với các tỳ khưu ni th́ không được thấy.” - “Này các cô, gia đ́nh thân quyến của cô này ở thôn kia, hăy đi đến và t́m kiếm ở nơi đó.” Các tỳ khưu ni sau khi đi đến nơi ấy đă nh́n thấy vị tỳ khưu ni ấy và đă nói điều này: - “Này ni sư, sao cô lại đi mỗi một ḿnh? Chắc hẳn cô không bị xâm phạm?” - “Này các ni sư, tôi không bị xâm phạm.”
2. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao tỳ khưu ni lại đi vào trong làng một ḿnh?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói vị tỳ khưu ni đi vào trong làng một ḿnh, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao tỳ khưu ni lại đi vào trong làng một ḿnh vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào đi vào trong làng một ḿnh, vị tỳ khưu ni này cũng phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm, là tội saṅghādisesa cần được tách riêng.”
Và điều học này đă được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu ni như thế.
3. Vào lúc bấy giờ, có hai tỳ khưu ni đang đi đường xa từ Sāketa đến thành Sāvatthī. Giữa đường đi có con sông cần phải băng qua. Khi ấy, hai tỳ khưu ni ấy đă đi đến gặp các người chèo đ̣ và đă nói điều này: - “Này đạo hữu, tốt thay hăy đưa chúng tôi sang.” - “Thưa các ni sư, không thể đưa sang cả hai người cùng một lần.” Rồi một người (chèo đ̣) đă đưa một (vị tỳ khưu ni) sang. Người đưa sang đă làm nhơ vị ni được đưa sang. Người không đưa sang đă làm nhơ vị ni chưa được đưa sang. Hai cô ni ấy sau khi gặp lại nhau đă hỏi rằng: - “Này ni sư, chắc hẳn cô không bị xâm phạm?” - “Này ni sư, tôi đă bị xâm phạm. Này ni sư, c̣n cô chắc không bị xâm phạm?” - “Này ni sư, tôi đă bị xâm phạm.”
4. Sau đó, hai tỳ khưu ni ấy đă đi đến thành Sāvatthī và đă kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu ni. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao tỳ khưu ni lại đi sang bờ bên kia sông một ḿnh?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói vị tỳ khưu ni đi sang bờ bên kia sông một ḿnh, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao tỳ khưu ni lại đi sang bờ bên kia sông một ḿnh vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào đi vào trong làng một ḿnh hoặc đi sang bờ bên kia sông một ḿnh, vị tỳ khưu ni này cũng phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm, là tội saṅghādisesa cần được tách riêng.”
Và điều học này đă được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu ni như thế.
5. Vào lúc bấy giờ, có nhiều vị tỳ khưu ni trong khi đang đi đến thành Sāvatthī thuộc xứ sở Kosala lúc tối trời đă ghé vào ngôi làng nọ. Trong số đó, có vị tỳ khưu ni đẹp dáng, đáng nh́n, khả ái. Có người đàn ông nọ đă sanh ḷng say đắm với h́nh dáng của vị tỳ khưu ni ấy. Khi ấy, người đàn ông ấy trong khi sắp xếp chỗ ngủ cho các tỳ khưu ni ấy đă sắp xếp chỗ ngủ của vị tỳ khưu ni ấy ở một bên. Khi ấy, vị tỳ khưu ni ấy đă xét đoán ra rằng: “Người đàn ông này đă bị ám ảnh rồi. Nếu trong đêm tối hắn ta đến th́ ta sẽ bị mất phẩm giá” nên đă đi đến gia đ́nh khác rồi nằm ngủ (ở đó), không thông báo cho các tỳ khưu ni. Sau đó trong đêm tối, người đàn ông ấy đă đi đến và trong khi t́m kiếm vị tỳ khưu ni ấy đă chạm vào các tỳ khưu ni. Các tỳ khưu ni trong lúc không nh́n thấy vị tỳ khưu ni ấy đă nói như vầy: - “Chắc chắn là vị tỳ khưu ni ấy đă đi ra ngoài với người đàn ông.” Sau đó, khi trải qua đêm ấy vị tỳ khưu ni ấy đă đi đến gặp các tỳ khưu ni ấy. Các tỳ khưu ni đă nói với vị tỳ khưu ni ấy điều này: - “Này ni sư, v́ sao cô đă đi ra ngoài với người đàn ông?” - “Này các ni sư, tôi đă không đi ra ngoài với người đàn ông.” Và đă kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu ni.
6. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao tỳ khưu ni ban đêm lại trú ngụ riêng một ḿnh?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói vị tỳ khưu ni ban đêm trú ngụ riêng một ḿnh, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao tỳ khưu ni ban đêm lại trú ngụ riêng một ḿnh vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào đi vào trong làng một ḿnh hoặc đi sang bờ bên kia sông một ḿnh, hoặc ban đêm trú ngụ riêng một ḿnh, vị tỳ khưu ni này cũng phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm, là tội saṅghādisesa cần được tách riêng.”
Và điều học này đă được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu ni như thế.
7. Vào lúc bấy giờ, có nhiều tỳ khưu ni đang đi đường xa đến thành Sāvatthī trong xứ Kosala. Tại nơi ấy, có vị tỳ khưu ni nọ bị khó chịu v́ việc đại tiện nên tách rời ra mỗi một ḿnh rồi đă đi ở phía sau. Nhiều người đă nh́n thấy và đă làm nhơ vị tỳ khưu ni ấy. Sau đó, vị tỳ khưu ni ấy đă đi đến gặp các tỳ khưu ni ấy. Các tỳ khưu ni đă nói với tỳ khưu ni ấy điều này: - “Này ni sư, v́ sao cô lại tách rời ra mỗi một ḿnh vậy? Chắc hẳn cô đă không bị xâm phạm?” - “Này các ni sư, tôi đă bị xâm phạm.”
8. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao vị tỳ khưu ni một ḿnh lại tách rời ra khỏi nhóm?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói vị tỳ khưu ni một ḿnh tách rời ra khỏi nhóm, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao vị tỳ khưu ni một ḿnh lại tách rời ra khỏi nhóm vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào đi vào trong làng một ḿnh hoặc đi sang bờ bên kia sông một ḿnh, hoặc ban đêm trú ngụ riêng một ḿnh, hoặc một ḿnh tách rời ra khỏi nhóm, vị tỳ khưu ni này cũng phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm, là tội saṅghādisesa cần được tách riêng.”
9. Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Hoặc đi vào trong làng một ḿnh: vị ni trong khi vượt qua hàng rào của ngôi làng được rào lại bước thứ nhất th́ phạm tội thullaccaya, trong khi vượt qua bước thứ nh́ th́ phạm tội saṅghādisesa. Vị ni trong khi vượt qua vùng phụ cận của ngôi làng không được rào lại bước thứ nhất th́ phạm tội thullaccaya, trong khi vượt qua bước thứ nh́ th́ phạm tội saṅghādisesa.
Hoặc đi sang bờ bên kia sông một ḿnh: Sông nghĩa là bất cứ ở nơi đâu làm ướt y nội của vị tỳ khưu ni (được quấn) che khuất cả ba ṿng[10] trong lúc (vị ni ấy) lội qua nơi ấy. Vị ni trong khi vượt qua bước thứ nhất th́ phạm tội thullaccaya, trong khi vượt qua bước thứ nh́ th́ phạm tội saṅghādisesa.
Hoặc ban đêm trú ngụ riêng một ḿnh: Đến lúc rạng đông, vị ni đang ĺa khỏi tầm tay của vị tỳ khưu ni thứ hai th́ phạm tội thullaccaya, khi đă ĺa khỏi th́ phạm tội saṅghādisesa.
Hoặc một ḿnh tách rời ra khỏi nhóm: không phải ở trong làng, ở trong rừng, vị ni trong khi ĺa khỏi tầm nh́n hoặc tầm nghe của vị tỳ khưu ni thứ nh́ th́ phạm tội thullaccaya, khi đă ĺa khỏi th́ phạm tội saṅghādisesa.
Vị ni này cũng: được đề cập có liên quan đến các vị ni trước đây.
Ngay lúc vừa mới vi phạm: vị ni vi phạm do thực hiện sự việc, không phải do sự nhắc nhở.
Cần được tách riêng: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội saṅghādisesa: ―(như trên)― v́ thế được gọi là ‘tội saṅghādisesa.’
Trong lúc vị tỳ khưu ni thứ nh́ bỏ đi hoặc hoàn tục hoặc qua đời hoặc chuyển sang phe phái khác, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều saṅghādisesa thứ ba.
--ooOoo--
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī là vị ni thường gây nên các sự xung đột, gây nên các sự căi cọ, gây nên các sự tranh luận, gây nên các cuộc nói chuyện nhảm nhí, và gây nên các sự tranh tụng trong hội chúng. Trong lúc hành sự đang được tiến hành cho vị ni ấy, tỳ khưu ni Thullanandā đă phản đối. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā đă đi vào làng v́ công việc cần làm nào đó.
Khi ấy, hội chúng tỳ khưu ni (nghĩ rằng): “Tỳ khưu ni Thullanandā đă đi vắng” nên đă phạt án treo tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī trong việc không nh́n nhận tội. Tỳ khưu ni Thullanandā sau khi hoàn tất công việc cần làm ấy ở trong làng đă quay trở về thành Sāvatthī. Trong khi tỳ khưu ni Thullanandā đi về, tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī đă không sắp xếp chỗ ngồi, đă không đem lại nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân, đă không đi ra tiếp rước y bát, và đă không dâng nước uống. Tỳ khưu ni Thullanandā đă nói với tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī điều này: - “Này cô ni, v́ sao trong khi tôi đi về, cô đă không sắp xếp chỗ ngồi, đă không đem lại nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân, đă không đi ra tiếp rước y bát, và đă không dâng nước uống vậy?” - “Thưa ni sư, bởi v́ sự việc này là như vậy, giống như là việc làm đối với kẻ không người bảo hộ.” - “Này cô ni, v́ sao cô lại là không người bảo hộ?” - “Thưa ni sư, các tỳ khưu ni này (nói rằng): ‘Cô này là không người bảo hộ lại ngu dốt. Không c̣n cô kia th́ ai sẽ lên tiếng phản đối’ rồi đă phạt án treo tôi trong việc không nh́n nhận tội.” Tỳ khưu ni Thullanandā (nói rằng): “Những cô ấy th́ ngu dốt! Những cô ấy không kinh nghiệm! Những cô ấy không biết về hành sự hoặc sự sai trái của hành sự hoặc sự hư hỏng của hành sự hoặc sự thành tựu của hành sự. Chúng ta mới biết về hành sự hoặc sự sai trái của hành sự hoặc sự hư hỏng của hành sự hoặc sự thành tựu của hành sự. Chúng ta có thể thực hiện hành sự chưa được thực hiện hoặc có thể hủy bỏ hành sự đă được thực hiện,” rồi đă mau mau triệu tập hội chúng tỳ khưu ni và đă phục hồi cho tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī.
2. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao ni sư Thullanandā khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm lại phục hồi cho vị tỳ khưu ni đă bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm lại phục hồi cho vị tỳ khưu ni đă bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao tỳ khưu ni Thullanandā khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm lại phục hồi cho vị tỳ khưu ni đă bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm lại phục hồi cho vị tỳ khưu ni đă bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư, vị tỳ khưu ni này cũng phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm, là tội saṅghādisesa cần được tách riêng.”
3. Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Hội chúng hợp nhất nghĩa là có sự đồng cộng trú được thiết lập trong cùng ranh giới.
Bị phạt án treo nghĩa là bị phạt án treo trong việc không nh́n nhận tội, hoặc trong việc không sửa chữa lỗi, hoặc trong việc không từ bỏ tà kiến ác.
Theo Pháp, theo Luật: theo Pháp nào đó, theo Luật nào đó.
Theo lời giáo huấn của bậc Đạo Sư: theo lời giáo huấn của đấng Chiến Thắng, theo lời giáo huấn của đức Phật.
Khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự: khi chưa hỏi ư hội chúng đă làm hành sự.
Không quan tâm đến ước muốn của nhóm: không biết đến ước muốn của nhóm. (Nghĩ rằng): “Ta sẽ phục hồi” rồi t́m kiếm nhóm (tỳ khưu ni) hoặc chỉ định ranh giới th́ phạm tội dukkaṭa. Do lời đề nghị th́ phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự th́ phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự th́ phạm tội saṅghādisesa.
Vị ni này cũng: được đề cập có liên quan đến các vị ni trước đây.
Ngay lúc vừa mới vi phạm: vị ni vi phạm do thực hiện sự việc, không phải do sự nhắc nhở.
Cần được tách riêng: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội saṅghādisesa: ―(như trên)― v́ thế được gọi là ‘tội saṅghādisesa.’
Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị ni phục hồi th́ phạm tội saṅghādisesa. Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị ni phục hồi th́ phạm tội saṅghādisesa. Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị ni phục hồi th́ phạm tội saṅghādisesa. Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội dukkaṭa.
Vị ni phục hồi sau khi đă xin phép hội chúng thực hiện hành sự, phục hồi sau khi đă quan tâm đến ước muốn của nhóm, phục hồi vị ni đang thực hành các phận sự, phục hồi khi hội chúng thực hiện hành sự không c̣n tồn tại, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều saṅghādisesa thứ tư.
--ooOoo--
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Sundarīnandā là đẹp dáng, đáng nh́n, khả ái. Nhiều người, sau khi nh́n thấy tỳ khưu ni Sundarīnandā ở trong nhà ăn, bị nhiễm dục vọng rồi dâng đến tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng các thức ăn thượng hảo hạng. Tỳ khưu ni Sundarīnandā thọ thực được như ư thích. Các tỳ khưu ni khác nhận lănh không được như ư.
2. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao ni sư Sundarīnandā nhiễm dục vọng lại tự tay thọ nhận vật thực loại cứng loại mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng rồi nhai và ăn?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng tự tay thọ nhận vật thực loại cứng loại mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng rồi nhai và ăn, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao tỳ khưu ni Sundarīnandā nhiễm dục vọng lại tự tay thọ nhận vật thực loại cứng loại mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng rồi nhai và ăn vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào nhiễm dục vọng tự tay thọ nhận vật thực loại cứng hoặc loại mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng rồi nhai hoặc ăn, vị tỳ khưu ni này cũng phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm, là tội saṅghādisesa cần được tách riêng.”
3. Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ư nghĩa này.
(Nữ) nhiễm dục vọng nghĩa là người nữ có dục vọng, có sự khao khát, có tâm quyến luyến.
(Nam) nhiễm dục vọng nghĩa là người nam có dục vọng, có sự khao khát, có tâm quyến luyến.
Người nam nghĩa là nam nhân loại, không phải Dạ-xoa nam, không phải ma nam, không phải thú đực, có trí suy xét, có khả năng bị dục chiếm ngự.
Vật thực cứng nghĩa là trừ ra năm loại vật thực (mềm), nước và tăm xỉa răng, phần c̣n lại gọi là vật thực cứng.
Vật thực mềm nghĩa là năm loại vật thực (gồm có) cơm, xúp, bánh, cá, thịt. (Nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận th́ phạm tội thullaccaya. Mỗi lần nuốt xuống th́ phạm tội saṅghādisesa.
Vị ni này cũng: được đề cập có liên quan đến các vị ni trước đây.
Ngay lúc vừa mới vi phạm: vị ni vi phạm do thực hiện sự việc, không phải do sự nhắc nhở.
Cần được tách riêng: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội saṅghādisesa: ―(như trên)― v́ thế được gọi là ‘tội saṅghādisesa.’
Vị ni thọ nhận nước và tăm xỉa răng th́ phạm tội dukkaṭa.
Trường hợp bị nhiễm dục vọng cả hai, vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận th́ phạm tội dukkaṭa. Mỗi lần nuốt xuống th́ phạm tội thullaccaya.
Trường hợp bị nhiễm dục vọng cả hai, vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận từ tay của Dạ-xoa nam hoặc ma nam hoặc người nam vô căn hoặc loài thú đực dạng người th́ phạm tội dukkaṭa. Mỗi lần nuốt xuống th́ phạm tội thullaccaya. Vị ni thọ nhận nước và tăm xỉa răng th́ phạm tội dukkaṭa.
Trường hợp bị nhiễm dục vọng một phía, vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận th́ phạm tội dukkaṭa. Mỗi lần nuốt xuống th́ phạm tội dukkaṭa. Vị ni thọ nhận nước và tăm xỉa răng th́ phạm tội dukkaṭa.
Cả hai không nhiễm dục vọng, trong khi biết rằng: ‘Là người nam không nhiễm dục vọng’ rồi thọ nhận, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều saṅghādisesa thứ năm.
--ooOoo--
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Sundarīnandā là đẹp dáng, đáng nh́n, khả ái. Nhiều người, sau khi nh́n thấy tỳ khưu ni Sundarīnandā ở trong nhà ăn, bị nhiễm dục vọng rồi dâng đến tỳ khưu ni Sundarīnandā các thức ăn thượng hảo hạng. Tỳ khưu ni Sundarīnandā trong lúc ngần ngại nên không thọ nhận. Vị tỳ khưu ni đứng kế đă nói với tỳ khưu ni Sundarīnandā điều này: - “Này ni sư, v́ sao ni sư lại không thọ nhận?” - “Này ni sư, là những người nam nhiễm dục vọng.” - “Này ni sư, ni sư mới nhiễm dục vọng.” - “Này ni sư, tôi không nhiễm dục vọng.” - “Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng th́ sẽ làm ǵ ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy dâng vật thực loại cứng hoặc loại mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi hăy nhai hoặc ăn đi.”
2. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao vị tỳ khưu ni lại nói như vầy: ‘Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng th́ sẽ làm ǵ ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy dâng vật thực loại cứng hoặc loại mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi hăy nhai hoặc ăn đi’?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói vị tỳ khưu ni nói như vầy: ‘Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng th́ sẽ làm ǵ ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy dâng vật thực loại cứng hoặc loại mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi hăy nhai hoặc ăn đi,’ có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao vị tỳ khưu ni lại nói như vầy: ‘Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng th́ sẽ làm ǵ ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy dâng vật thực loại cứng hoặc loại mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi hăy nhai hoặc ăn đi’? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào nói như vầy: ‘Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng th́ sẽ làm ǵ ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy dâng vật thực loại cứng hoặc loại mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi hăy nhai hoặc ăn đi;’ vị tỳ khưu ni này cũng phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm, là tội saṅghādisesa cần được tách riêng.”
3. Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Nói như vầy: Vị ni xúi giục rằng: “Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng th́ sẽ làm ǵ ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, cá nhân người đàn ông ấy dâng vật thực loại cứng hoặc loại mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi hăy nhai hoặc ăn đi” th́ phạm tội dukkaṭa. Do lời nói của vị ni ấy, vị ni kia (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận th́ (vị ni xúi giục) phạm tội dukkaṭa. Mỗi lần (vị ni kia) nuốt xuống th́ (vị ni xúi giục) phạm tội thullaccaya. Khi chấm dứt bữa ăn th́ (vị ni xúi giục) phạm tội saṅghādisesa.
Vị ni này cũng: được đề cập có liên quan đến các vị ni trước đây.
Ngay lúc vừa mới vi phạm: vị ni vi phạm do thực hiện sự việc, không phải do sự nhắc nhở.
Cần được tách riêng: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội saṅghādisesa: ―(như trên)― v́ thế được gọi là ‘tội saṅghādisesa.’
Vị ni xúi giục rằng: “Hăy thọ nhận nước và tăm xỉa răng” th́ phạm tội dukkaṭa. Do lời nói của vị ni ấy, vị ni kia (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận th́ (vị ni xúi giục) phạm tội dukkaṭa.
Trường hợp bị nhiễm dục vọng một phía, đối với vật thực loại cứng hoặc loại mềm từ tay của Dạ-xoa nam hoặc ma nam hoặc người nam vô căn hoặc loài thú đực dạng người, vị ni xúi giục rằng: “Hăy nhai hoặc ăn đi” th́ phạm tội dukkaṭa. Do lời nói của vị ni ấy, vị ni kia (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận th́ (vị ni xúi giục) phạm tội dukkaṭa. Mỗi lần (vị ni kia) nuốt xuống th́ (vị ni xúi giục) phạm tội dukkaṭa. Khi chấm dứt bữa ăn th́ (vị ni xúi giục) phạm tội thullaccaya. Vị ni xúi giục rằng: “Hăy thọ nhận nước và tăm xỉa răng” th́ phạm tội dukkaṭa. Do lời nói của vị ni ấy, vị ni kia (nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ nhận th́ (vị ni xúi giục) phạm tội dukkaṭa.
Vị ni trong khi biết rằng: ‘Là người nam không nhiễm dục vọng’ rồi xúi giục, vị ni (nghĩ rằng): ‘Cô ta (sẽ) nổi giận và không thọ nhận’ rồi xúi giục, vị ni (nghĩ rằng): ‘Cô ta (sẽ) không thọ nhận v́ ḷng thương hại đến gia đ́nh’ rồi xúi giục, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều saṅghādisesa thứ sáu.
--ooOoo--
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī sau khi gây gỗ với các tỳ khưu ni đă nổi giận, bất b́nh rồi nói như vầy: - “Tôi ĺa bỏ đức Phật, tôi ĺa bỏ Giáo Pháp, tôi ĺa bỏ Hội Chúng, tôi ĺa bỏ sự học tập. Các nữ Sa-môn Thích nữ này là các nữ Sa-môn hạng ǵ? Cũng có những nữ Sa-môn khác khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ Sa-môn ấy.”
2. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao ni sư Caṇḍakāḷī khi nổi giận, bất b́nh lại nói như vầy: ‘Tôi ĺa bỏ đức Phật, tôi ĺa bỏ Giáo Pháp, tôi ĺa bỏ Hội Chúng, tôi ĺa bỏ sự học tập. Các nữ Sa-môn Thích nữ này là các nữ Sa-môn hạng ǵ? Cũng có những nữ Sa-môn khác khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ Sa-môn ấy’?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī khi nổi giận, bất b́nh rồi nói như vầy: ‘Tôi ĺa bỏ đức Phật, ―(như trên)― Các nữ Sa-môn Thích nữ này là các nữ Sa-môn hạng ǵ? Cũng có những nữ Sa-môn khác khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ Sa-môn ấy,’ có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī khi nổi giận, bất b́nh lại nói như vầy: ‘Tôi ĺa bỏ đức Phật, tôi ĺa bỏ Giáo Pháp, tôi ĺa bỏ Hội Chúng, tôi ĺa bỏ sự học tập. Các nữ Sa-môn Thích nữ này là các nữ Sa-môn hạng ǵ? Cũng có những nữ Sa-môn khác khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ Sa-môn ấy’? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào nổi giận, bất b́nh rồi nói như vầy: ‘Tôi ĺa bỏ đức Phật, tôi ĺa bỏ Giáo Pháp, tôi ĺa bỏ Hội Chúng, tôi ĺa bỏ sự học tập. Các nữ Sa-môn Thích nữ này là các nữ Sa-môn hạng ǵ? Cũng có những nữ Sa-môn khác khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ Sa-môn ấy.’ Vị tỳ khưu ni ấy nên được nói bởi các tỳ khưu ni như sau: ‘Này ni sư, khi nổi giận, bất b́nh chớ nói như vầy: Tôi ĺa bỏ đức Phật, tôi ĺa bỏ Giáo Pháp, tôi ĺa bỏ Hội Chúng, tôi ĺa bỏ sự học tập. Các nữ Sa-môn Thích nữ này là các nữ Sa-môn hạng ǵ? Cũng có những nữ Sa-môn khác khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ Sa-môn ấy. Này ni sư, hăy hoan hỷ, Pháp đă được khéo thuyết giảng, hăy thực hành Phạm hạnh một cách đúng đắn để chấm dứt khổ đau.’ Và khi được nói như vậy bởi các tỳ khưu ni mà vị tỳ khưu ni ấy vẫn chấp giữ y như thế, vị tỳ khưu ni ấy nên được các tỳ khưu ni nhắc nhở đến lần thứ ba để từ bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ, vị tỳ khưu ni này cũng phạm tội (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba, là tội saṅghādisesa cần được tách riêng.”
3. Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Nổi giận, bất b́nh: không được hài ḷng, có tâm bực bội, nảy sanh ḷng cay cú.
Nói như vầy: “Tôi ĺa bỏ đức Phật, tôi ĺa bỏ Giáo Pháp, tôi ĺa bỏ Hội Chúng, tôi ĺa bỏ sự học tập. Các nữ Sa-môn Thích nữ này là các nữ Sa-môn hạng ǵ? Cũng có những nữ Sa-môn khác khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ Sa-môn ấy.”
4. Vị tỳ khưu ni ấy: vị tỳ khưu ni nào nói như thế ấy.
4. Bởi các tỳ khưu ni: bởi các tỳ khưu ni khác. Các vị ni nào thấy, các vị ni nào nghe, các vị ni ấy nên nói rằng: “Này ni sư, khi nổi giận, bất b́nh chớ nói như vầy: ‘Tôi ĺa bỏ đức Phật, tôi ĺa bỏ Giáo Pháp, tôi ĺa bỏ Hội Chúng, tôi ĺa bỏ sự học tập. Các nữ Sa-môn Thích nữ này là các nữ Sa-môn hạng ǵ? Cũng có những nữ Sa-môn khác khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ Sa-môn ấy.’ Này ni sư, hăy hoan hỷ, Pháp đă được khéo thuyết giảng, hăy thực hành Phạm hạnh một cách đúng đắn để chấm dứt khổ đau.” Nên được nói đến lần thứ nh́. ―(như trên)― Nên được nói đến lần thứ ba. ―(như trên)― Nếu (vị ni ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ th́ phạm tội dukkaṭa. Các vị ni sau khi nghe mà không nói th́ phạm tội dukkaṭa. Vị tỳ khưu ni ấy nên được kéo đến giữa hội chúng rồi nên được nói rằng: “Này ni sư, khi nổi giận, bất b́nh chớ nói như vầy: ‘Tôi ĺa bỏ đức Phật, tôi ĺa bỏ Giáo Pháp, tôi ĺa bỏ Hội Chúng, tôi ĺa bỏ sự học tập. Các nữ Sa-môn Thích nữ này là các nữ Sa-môn hạng ǵ? Cũng có những nữ Sa-môn khác khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ Sa-môn ấy.’ Này ni sư, hăy hoan hỷ, Pháp đă được khéo thuyết giảng, hăy thực hành Phạm hạnh một cách đúng đắn để chấm dứt khổ đau.” Nên được nói đến lần thứ nh́. ―(như trên)― Nên được nói đến lần thứ ba. ―(như trên)― Nếu (vị ni ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ th́ phạm tội dukkaṭa. Vị tỳ khưu ni ấy cần được nhắc nhở. Và này các tỳ khưu, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:
5. Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hăy lắng nghe tôi. Tỳ khưu ni này tên (như vầy) khi nổi giận, bất b́nh rồi nói như vầy: ‘Tôi ĺa bỏ đức Phật, tôi ĺa bỏ Giáo Pháp, tôi ĺa bỏ Hội Chúng, tôi ĺa bỏ sự học tập. Các nữ Sa-môn Thích nữ này là các nữ Sa-môn hạng ǵ? Cũng có những nữ Sa-môn khác khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ Sa-môn ấy.’ Vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở tỳ khưu ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.
6. Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hăy lắng nghe tôi. Tỳ khưu ni này tên (như vầy) khi nổi giận, bất b́nh rồi nói như vầy: ‘Tôi ĺa bỏ đức Phật, tôi ĺa bỏ Giáo Pháp, tôi ĺa bỏ Hội Chúng, tôi ĺa bỏ sự học tập. Các nữ Sa-môn Thích nữ này là các nữ Sa-môn hạng ǵ? Cũng có những nữ Sa-môn khác khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, tôi sẽ thực hành Phạm hạnh trong sự hiện diện của các nữ Sa-môn ấy.’ Vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở tỳ khưu ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức ni nào đồng ư việc nhắc nhở tỳ khưu ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị ni nào không đồng ư có thể nói lên. Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nh́: ―(như trên)―Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: ―(như trên)― Tỳ khưu ni tên (như vầy) đă được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ư nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
7. Do lời đề nghị th́ phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự th́ phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự th́ phạm tội saṅghādisesa. Đối với vị ni vi phạm tội saṅghādisesa th́ tội dukkaṭa do lời đề nghị và các tội thullaccaya do hai lời thông báo của hành sự hết hiệu lực.
8. Vị ni này cũng: được đề cập có liên quan đến các vị ni trước đây.
(Khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba: vị ni vi phạm tội do sự nhắc nhở đến lần thứ ba, không phải do thực hiện sự việc.
Cần được tách riêng: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội saṅghādisesa: ―(như trên)― v́ thế được gọi là ‘tội saṅghādisesa.’
Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị ni không dứt bỏ th́ phạm tội saṅghādisesa. Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị ni không dứt bỏ th́ phạm tội saṅghādisesa. Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị ni không dứt bỏ th́ phạm tội saṅghādisesa.
Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội dukkaṭa.
Vị ni chưa được nhắc nhở, vị ni dứt bỏ, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều saṅghādisesa thứ bảy.
--ooOoo--
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất b́nh rồi nói như vầy: - “Các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ thương, các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ ghét, các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ si mê, các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ sợ hăi.”
2. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao ni sư Caṇḍakāḷī bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất b́nh rồi nói như vầy: ‘Các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ thương, ―(như trên)― các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ sợ hăi’?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất b́nh rồi nói như vầy: ‘Các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ thương, ―(như trên)― các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ sợ hăi,’có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao tỳ khưu ni Caṇḍakāḷī bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất b́nh rồi nói như vầy: ‘Các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ thương, ―(như trên)― các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ sợ hăi’? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất b́nh rồi nói như vầy: ‘Các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ thương, các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ ghét, các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ si mê, các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ sợ hăi.’ Vị tỳ khưu ni ấy nên được nói bởi các tỳ khưu ni như sau: ‘Này ni sư, khi bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó rồi nổi giận, bất b́nh chớ nên nói như vầy: Các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ thương, các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ ghét, các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ si mê, các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ sợ hăi. Chính ni sư mới thiên vị v́ thương, mới thiên vị v́ ghét, mới thiên vị v́ si mê, mới thiên vị v́ sợ hăi.’ Và khi được nói như vậy bởi các tỳ khưu ni mà vị tỳ khưu ni ấy vẫn chấp giữ y như thế, vị tỳ khưu ni ấy nên được các tỳ khưu ni nhắc nhở đến lần thứ ba để từ bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ, vị tỳ khưu ni này cũng phạm tội (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba, là tội saṅghādisesa cần được tách riêng.”
3. Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Trong cuộc tranh tụng nào đó: Tranh tụng nghĩa là có bốn sự tranh tụng: sự tranh tụng liên quan đến tranh căi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.
Bị xử thua nghĩa là bị thất bại được đề cập đến.
Nổi giận, bất b́nh: không được hài ḷng, có tâm bực bội, nảy sanh ḷng cay cú.
Nói như vầy: “Các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ thương, các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ ghét, các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ si mê, các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ sợ hăi.”
Vị tỳ khưu ni ấy: là vị tỳ khưu ni nói như thế ấy.
Bởi các tỳ khưu ni: bởi các tỳ khưu ni khác. Các vị ni nào thấy, các vị ni nào nghe, các vị ni ấy nên nói rằng: “Này ni sư, khi bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó rồi nổi giận, bất b́nh chớ nên nói như vầy: ‘Các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ thương, ―(như trên)― các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ sợ hăi.’ Chính ni sư mới thiên vị v́ thương, mới thiên vị v́ ghét, mới thiên vị v́ si mê, mới thiên vị v́ sợ hăi.” Nên được nói đến lần thứ nh́. ―(như trên)― Nên được nói đến lần thứ ba. ―(như trên)― Nếu (vị ni ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ th́ phạm tội dukkaṭa. Các vị ni sau khi nghe mà không nói th́ phạm tội dukkaṭa. Vị tỳ khưu ni ấy nên được kéo đến giữa hội chúng rồi nên được nói rằng: “Này ni sư, khi bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó rồi nổi giận, bất b́nh chớ nên nói như vầy: ‘Các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ thương, ―(như trên)― các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ sợ hăi.’ Chính ni sư mới thiên vị v́ thương, ―(như trên)― mới thiên vị v́ sợ hăi.” Nên được nói đến lần thứ nh́. ―(như trên)― Nên được nói đến lần thứ ba. ―(như trên)― Nếu (vị ni ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ th́ phạm tội dukkaṭa. Vị tỳ khưu ni ấy cần được nhắc nhở. Và này các tỳ khưu, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:
Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hăy lắng nghe tôi. Tỳ khưu ni này tên (như vầy) bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất b́nh rồi nói như vầy: ‘Các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ thương, ―(như trên)― các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ sợ hăi.’ Vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở tỳ khưu ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.
Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hăy lắng nghe tôi. Tỳ khưu ni này tên (như vầy) bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất b́nh rồi nói như vầy: ‘Các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ thương, ―(như trên)― các tỳ khưu ni có sự thiên vị v́ sợ hăi.’ Vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở tỳ khưu ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức ni nào đồng ư việc nhắc nhở tỳ khưu ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị ni nào không đồng ư có thể nói lên. Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nh́: ―(như trên)― Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: ―(như trên)― Tỳ khưu ni tên (như vầy) đă được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ư nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
Do lời đề nghị th́ phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự th́ phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự th́ phạm tội saṅghādisesa. Đối với vị ni vi phạm tội saṅghādisesa, th́ tội dukkaṭa do lời đề nghị và các tội thullaccaya do hai lời thông báo của hành sự hết hiệu lực.
Vị ni này cũng: được đề cập có liên quan đến các vị ni trước đây.
(Khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba: vị ni vi phạm tội do sự nhắc nhở đến lần thứ ba, không phải do thực hiện sự việc.
Cần được tách riêng: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội saṅghādisesa: ―(như trên)― v́ thế được gọi là ‘tội saṅghādisesa.’
Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị ni không dứt bỏ th́ phạm tội saṅghādisesa. Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị ni không dứt bỏ th́ phạm tội saṅghādisesa. Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị ni không dứt bỏ th́ phạm tội saṅghādisesa.
Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội dukkaṭa.
Vị ni chưa được nhắc nhở, vị ni dứt bỏ, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều saṅghādisesa thứ tám.
--ooOoo--
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni học tṛ của tỳ khưu ni Thullanandā sống thân cận (với thế tục), có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau.
2. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu ni lại sống thân cận (với thế tục), có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni sống thân cận (với thế tục), có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao các tỳ khưu ni lại sống thân cận (với thế tục), có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Hơn nữa, các tỳ khưu ni sống thân cận (với thế tục), có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau. Các tỳ khưu ni ấy nên được nói bởi các tỳ khưu ni như sau: ‘Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hăy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các sư tỷ.’ Và khi được nói như vậy bởi các tỳ khưu ni mà các tỳ khưu ni ấy vẫn chấp giữ y như thế, các tỳ khưu ni ấy nên được các tỳ khưu ni nhắc nhở đến lần thứ ba để từ bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ các vị tỳ khưu ni này cũng phạm tội (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba, là tội saṅghādisesa cần được tách riêng.”
3. Hơn nữa, các tỳ khưu ni: là các người nữ đă tu lên bậc trên được đề cập đến.
Sống thân cận (với thế tục): sống thân cận bằng (hành động thuộc về) thân và khẩu không đúng đắn.
Có hạnh kiểm xấu xa: được hội đủ sở hành xấu xa.
Có tiếng đồn xấu xa: được lan rộng bởi lời đồn đăi về tiếng tăm xấu xa.
Có sự nuôi mạng xấu xa: các vị duy tŕ sự sống bằng việc nuôi mạng sai trái xấu xa.
Là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni: các vị phản đối trong khi hành sự đang được thực hiện cho từng vị.
Là những người che giấu tội lẫn nhau: các vị là những người che giấu tội qua lại cho nhau.
4. Các tỳ khưu ni ấy: là các vị tỳ khưu ni sống thân cận (với thế tục).
Bởi các tỳ khưu ni: bởi các tỳ khưu ni khác. Các vị ni nào thấy, các vị ni nào nghe, các vị ni ấy nên nói rằng: “Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hăy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các sư tỷ.” Nên được nói đến lần thứ nh́. ―(như trên)― Nên được nói đến lần thứ ba. ―(như trên)― Nếu (các vị ni ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ th́ phạm tội dukkaṭa. Các vị ni sau khi nghe mà không nói th́ phạm tội dukkaṭa. Các tỳ khưu ni ấy nên được kéo đến giữa hội chúng rồi nên được nói rằng: “Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hăy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các sư tỷ.” Nên được nói đến lần thứ nh́. ―(như trên)― Nên được nói đến lần thứ ba. ―(như trên)― Nếu (các vị ni ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ th́ phạm tội dukkaṭa. Các tỳ khưu ni ấy cần được nhắc nhở. Và này các tỳ khưu, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:
5. Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hăy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu ni tên (như vầy) và tên (như vầy) sống thân cận (với thế tục), có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau. Các vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở các tỳ khưu ni tên (như vầy) và tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.
6. Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hăy lắng nghe tôi. Các tỳ khưu ni tên (như vầy) và tên (như vầy) sống thân cận (với thế tục), có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau. Các vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở các tỳ khưu ni tên (như vầy) và tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức ni nào đồng ư việc nhắc nhở các tỳ khưu ni tên (như vầy) và tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị ni nào không đồng ư có thể nói lên. Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nh́: ―(như trên)― Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: ―(như trên)― Các tỳ khưu ni tên (như vầy) và tên (như vầy) đă được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ư nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
7. Do lời đề nghị th́ phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự th́ phạm các tội thullaccaya . Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự th́ phạm tội saṅghādisesa. Đối với vị ni vi phạm tội saṅghādisesa, th́ tội dukkaṭa do lời đề nghị và các tội thullaccaya do hai lời thông báo của hành sự hết hiệu lực. Hai ba vị ni nên được nhắc nhở chung (một lượt), không nên nhắc nhở nhiều hơn số lượng ấy.
8. Các tỳ khưu ni này cũng: được đề cập có liên quan đến các vị ni trước đây.
(Khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba: các vị ni vi phạm tội do sự nhắc nhở đến lần thứ ba, không phải do thực hiện sự việc.
Cần được tách riêng: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội saṅghādisesa: ―(như trên)― v́ thế được gọi là ‘tội saṅghādisesa.’
Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, các vị ni không dứt bỏ th́ phạm tội saṅghādisesa. Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, các vị ni không dứt bỏ th́ phạm tội saṅghādisesa. Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, các vị ni không dứt bỏ th́ phạm tội saṅghādisesa.
Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội dukkaṭa.
Các vị ni chưa được nhắc nhở, các vị ni dứt bỏ, các vị ni bị điên, các vị ni có tâm bị rối loạn, các vị ni bị thọ khổ hành hạ, các vị ni vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều saṅghādisesa thứ chín.
--ooOoo--
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā bị hội chúng nhắc nhở nên nói với các tỳ khưu ni như vầy: - “Này các ni sư, các vị hăy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỳ khưu ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đă không nói các cô ấy bất cứ điều ǵ. Nhưng với chính các cô, hội chúng đă nói với sự không tôn trọng, với sự xem thường, không ḷng nhẫn nại, theo lối nói tầm phào, có tính chất yếu nhược như vầy: ‘Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hăy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các sư tỷ.’”
2. Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao ni sư Thullanandā khi được hội chúng nhắc nhở lại nói với các tỳ khưu ni như vầy: ‘Này các ni sư, các vị hăy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỳ khưu ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, ―(như trên)― Này các ni sư, hăy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các sư tỷ?’” Sau đó, các tỳ khưu ni ấy đă kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các vị tỳ khưu phàn nàn phê phán chê bai rằng: - “V́ sao tỳ khưu ni Thullanandā khi được hội chúng nhắc nhở lại nói với các tỳ khưu ni như vầy: ‘Này các ni sư, các vị hăy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỳ khưu ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, ―(như trên)― Này các ni sư, hăy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các sư tỷ?’” Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đă tŕnh sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
3. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lư do ấy nhân sự kiện ấy đă triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đă hỏi các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā bị hội chúng nhắc nhở nên nói với các tỳ khưu ni như vầy: ‘Này các ni sư, các vị hăy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỳ khưu ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, ―(như trên)― Này các ni sư, hăy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các sư tỷ,’ có đúng không vậy?”
- “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao tỳ khưu ni Thullanandā khi được hội chúng nhắc nhở lại nói với các tỳ khưu ni như vầy: ‘Này các ni sư, các vị hăy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. ―(như trên)― Này các ni sư, hăy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các sư tỷ’? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hăy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu ni nào nói như vầy: ‘Này các ni sư, các vị hăy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỳ khưu ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đă không nói các cô ấy bất cứ điều ǵ. Nhưng với chính các cô, hội chúng đă nói với sự không tôn trọng, với sự xem thường, không ḷng nhẫn nại, theo lối nói tầm phào, có tính chất yếu nhược như vầy: Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hăy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các sư tỷ.’
Vị tỳ khưu ni ấy nên được nói bởi các tỳ khưu ni như sau: ‘Này ni sư, chớ nói như vầy: ‘Này các ni sư, các vị hăy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỳ khưu ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đă không nói các cô ấy bất cứ điều ǵ. Nhưng với chính các cô, hội chúng đă nói với sự không tôn trọng, với sự xem thường, không ḷng nhẫn nại, theo lối nói tầm phào, có tính chất yếu nhược như vầy: Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hăy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các sư tỷ.’ Và khi được nói như vậy bởi các tỳ khưu ni mà vị tỳ khưu ni ấy vẫn chấp giữ y như thế, vị tỳ khưu ni ấy nên được các tỳ khưu ni nhắc nhở đến lần thứ ba để từ bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ vị tỳ khưu ni này cũng phạm tội (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba, là tội saṅghādisesa cần được tách riêng.”
4. Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―
Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Nói như vầy: “Này các ni sư, các vị hăy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỳ khưu ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đă không nói các cô ấy bất cứ điều ǵ. Nhưng với chính các cô, hội chúng với sự không tôn trọng: với sự khinh khi. Với sự xem thường: với sự chê bai. Không ḷng nhẫn nại: với sự nóng giận. Theo lối nói tầm phào: việc nói tầm phào đă được thực hiện. Có tính chất yếu nhược: có tính chất không phe nhóm. Đă nói như vầy: “Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hăy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các sư tỷ.”
Vị tỳ khưu ni ấy: là vị tỳ khưu ni nói như thế ấy.
Bởi các tỳ khưu ni: bởi các tỳ khưu ni khác. Các vị ni nào thấy, các vị ni nào nghe, các vị ni ấy nên nói rằng: “Này ni sư, chớ nói như vầy: ‘Này các ni sư, các vị hăy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỳ khưu ni khác ―(như trên)― Này các ni sư, hăy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các sư tỷ.’” Nên được nói đến lần thứ nh́. ―(như trên)― Nên được nói đến lần thứ ba. ―(như trên)― Nếu (vị ni ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ th́ phạm tội dukkaṭa. Các vị ni sau khi nghe mà không nói th́ phạm tội dukkaṭa. Tỳ khưu ni ấy nên được kéo đến giữa hội chúng rồi nên được nói rằng: “Này ni sư, chớ nói như vầy: ‘Này các ni sư, các vị hăy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỳ khưu ni khác ―(như trên)― Này các ni sư, hăy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các sư tỷ.’” Nên được nói đến lần thứ nh́. ―(như trên)― Nên được nói đến lần thứ ba. ―(như trên)― Nếu (vị ni ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ th́ phạm tội dukkaṭa. Tỳ khưu ni ấy cần được nhắc nhở. Và này các tỳ khưu, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:
5. Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hăy lắng nghe tôi. Tỳ khưu ni này tên (như vầy) khi được hội chúng nhắc nhở lại nói với các tỳ khưu ni như vầy: ‘Này các ni sư, các vị hăy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỳ khưu ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đă không nói các cô ấy bất cứ điều ǵ. Nhưng với chính các cô, hội chúng đă nói với sự không tôn trọng, với sự xem thường, không ḷng nhẫn nại, theo lối nói tầm phào, có tính chất yếu nhược như vầy: ‘Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hăy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các sư tỷ.’ Vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở tỳ khưu ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.
6. Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hăy lắng nghe tôi. Tỳ khưu ni này tên (như vầy) khi được hội chúng nhắc nhở lại nói với các tỳ khưu ni như vầy: ‘Này các ni sư, các vị hăy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những tỳ khưu ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đă không nói các cô ấy bất cứ điều ǵ. Nhưng với chính các cô, hội chúng đă nói với sự không tôn trọng, với sự xem thường, không ḷng nhẫn nại, theo lối nói tầm phào, có tính chất yếu nhược như vầy: Các sư tỷ sống thân cận (với thế tục), có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng tỳ khưu ni, và là những người che giấu tội lẫn nhau. Này các ni sư, hăy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các sư tỷ.’ Vị ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở tỳ khưu ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức ni nào đồng ư việc nhắc nhở tỳ khưu ni tên (như vầy) để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị ni nào không đồng ư có thể nói lên. Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nh́: ―(như trên)― Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: ―(như trên)― Tỳ khưu ni tên (như vầy) đă được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ư nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
7. Do lời đề nghị th́ phạm tội dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự th́ phạm các tội thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự th́ phạm tội saṅghādisesa. Đối với vị ni vi phạm tội saṅghādisesa, th́ tội dukkaṭa do lời đề nghị và các tội thullaccaya do hai lời thông báo của hành sự hết hiệu lực.
8. Vị ni này cũng: được đề cập có liên quan đến các vị ni trước đây.
(Khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba: vị ni vi phạm tội do sự nhắc nhở đến lần thứ ba, không phải do thực hiện sự việc.
Cần được tách riêng: bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội saṅghādisesa: Chỉ có hội chúng–không phải một số vị, không phải một cá nhân–ban cho hành phạt mānatta của tội ấy, cho thực hành lại từ đầu, cho giải tội; v́ thế được gọi là ‘tội saṅghādisesa.’ Là việc định danh, tức là việc đặt tên cho cả nhóm tội giống như tội ấy; v́ thế được gọi là ‘tội saṅghādisesa.’
Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị ni không dứt bỏ th́ phạm tội saṅghādisesa. Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị ni không dứt bỏ th́ phạm tội saṅghādisesa. Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị ni không dứt bỏ th́ phạm tội saṅghādisesa.
Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội dukkaṭa.
Vị ni chưa được nhắc nhở, vị ni dứt bỏ, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều saṅghādisesa thứ mười.
--ooOoo--
9. Bạch chư đại đức ni, mười bảy điều saṅghādisesa[11] đă được đọc tụng xong, chín điều bị phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm, tám điều (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba. Vị tỳ khưu ni vi phạm điều nọ hoặc điều kia thuộc về các điều này th́ vị tỳ khưu ni ấy nên thực hành nửa tháng mānatta nơi có cả hai hội chúng. Vị tỳ khưu ni có hành phạt mānatta đă được hoàn tất th́ vị tỳ khưu ni ấy nên được giải tội tại nơi nào có hội chúng tỳ khưu ni nhóm hai mươi vị. Nếu hội chúng tỳ khưu ni nhóm hai mươi vị chỉ thiếu đi một mà giải tội cho vị tỳ khưu ni ấy th́ vị tỳ khưu ni ấy chưa được giải tội và các tỳ khưu ni ấy bị khiển trách. Đây là điều đúng đắn trong trường hợp ấy. Trong các điều ấy, tôi hỏi các đại đức ni rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Đến lần thứ nh́, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Chư đại đức ni được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.
--ooOoo--
Việc kiện tụng, nữ đạo tặc, trong làng, bị án treo, và bởi việc nhai, việc ǵ với ni sư, bị nổi giận, ở sự việc nào đó, (sống) thân cận, và với sự khinh khi; các điều ấy là mười.
Dứt Mười Bảy Pháp.
--ooOoo--
[1] Migāranattā: Dịch theo từ sẽ là “cháu trai của Migāra,” và bà Visākhā là mẹ của Migāra (Migāramātā), nên Sāḷha sẽ là cháu cố của bà Visākhā. Tuy nhiên, ngài Buddhaghosa giải thích rằng chữ ở giữa (mātā) đă bị bỏ bớt nên cần phải hiểu rằng: “Migāramātuyā pana nattā hoti” nghĩa là cháu trai (nội hoặc ngoại) của Migāramātā tức là bā Visākhā (VinA. iv, 900).
[2] Tính luôn các tỳ khưu ni đă vi phạm bốn điều pārājika đă được quy định chung với tỳ khưu nên gọi là các vị ni trước đây (VinA. iv, 901).
[3] Trường hợp bị nhiễm dục vọng cả hai: Vấn đề vị tỳ khưu ni hay đối tượng nam là người thực hiện hành động thật sự làm chúng tôi bối rối. Bản dịch của Cô I.B. Horner ghi rơ chính vị tỳ khưu ni là người thực hiện các hành động sờ vào, vuốt ve, v.v... ở trên cơ thể của phái nam. Trái lại, chúng tôi đă xem xét kỹ các đoạn văn Pāḷi về nhiều phương diện: văn phạm, ngữ cảnh, thành ngữ, và xác định rằng các hành động trên là của phái nam. Như ở trong câu chuyện mở đầu, tỳ khưu ni Sundarīnandā chỉ tiếp nhận và ưng thuận (sādiyati) hành động từ phía đối tượng người nam thay v́ thực hiện (samāpajjati): chú ư so sánh sự khác biệt của hai nhóm từ “purisapuggalassa kāyasaṃsaggaṃ” và “mātugāmena saddhiṃ kāyasaṃsaggaṃ.” Hơn nữa ở phần quy định điều học, từ sādiyeyya (đồng ư, chấp thuận, thích thú, ...) cũng đă được sử dụng; nếu vị tỳ khưu ni là người tạo tác, các động từ được dùng phải là āmaseyya, parāmaseyya, ... Vấn đề ở đây là căn cứ vào văn phạm th́ không thể xác định được giới tính nam hay nữ trong câu văn; điều này hiếm khi xảy ra đối với loại ngôn ngữ này. Ngài Buddhaghosa giải thích rằng vị tỳ khưu ni sờ vào thân người nam hay ưng thuận việc người nam sờ vào thân (của ḿnh) cũng bị phạm tội tương đương tùy theo vị trí sờ vào ở trên thân thể (VinA. iv, 901). Như vậy, câu văn ở trên có thể hiểu theo hai cách, và điều quy định này cần hiểu luôn cả hai khía cạnh: vị tỳ khưu ni ưng thuận hành động của phái nam hoặc chính vị ni thực hiện các hành động trên. Chúng tôi ghi nghĩa theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa nên dùng chữ “vị” và “(đối tượng) không xác định giới tính,” quư độc giả nên hiểu cả hai cách.
[4] Trường hợp bị nhiễm dục vọng một phía: Cô I.B. Horner dịch rằng người thực hiện hành động là vị tỳ khưu ni. Về điểm này, văn phạm cũng không xác định rơ giới tính. Ngài Buddhaghosa giải thích là cả hai trường hợp như đă được ghi ở trên. Chúng tôi xin phân tích thêm như sau: Trường hợp vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng và chủ động th́ phạm tội theo quy định; trường hợp người nam nhiễm dục vọng sờ vào cơ thể của vị tỳ khưu ni, nếu vị tỳ khưu ni không ưng thuận th́ không phạm tội như đă được xác định ở phần ‘không phạm tội’ ở đoạn kết. Từ avassute được hiểu là danh tĩnh từ, trung tánh, định sở cách, số ít. Qua hai đoạn văn đầu có thể nghĩ rằng vị tỳ khưu ni đóng vai tṛ thụ động, nhưng từ đoạn văn thứ ba trở đi tuy không thể xác định rơ ràng được giới tính qua văn phạm nhưng việc vị tỳ khưu ni đóng vai tṛ chủ động được thể hiện qua ngữ cảnh; có lẽ đây là điểm để cô I.B. Horner xác định lối dịch của cô. Trái lại, chúng tôi ghi nghĩa theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa v́ nó bao quát được mọi t́nh huống có thể xảy ra trong trường hợp này, nghĩa là dầu cho vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng, có sự ưng thuận, dầu là chủ động hay thụ động trong khi tiếp xúc thân thể với người nam ở phần thân từ xương đ̣n (ở cổ) trở xuống và từ đầu gối trở lên đều phạm tội pārājika.
[5] asatiyā: vị ni thất niệm nghĩa là tâm đang bận suy nghĩ việc khác, ajānantiyā: vị ni không biết đây là người nam hay người nữ (VinA. iv, 902).
[6] Theo ngài Buddhaghosa, điều không tốt đẹp là nói đến sự xúc chạm cơ thể chứ không phải sự thực hiện việc đôi lứa (VinA. iv, 904).
[7] Gồm bốn điều pārājika đă được quy định cho tỳ khưu được gọi là điều quy định chung và bốn điều quy định riêng được tŕnh bày ở đây; như thế tổng cộng là 8 điều pārājika cho tỳ khưu ni (VinA. iv, 906).
[8] Xem lời giải thích về việc này ở chương pārājika của tỳ khưu (TTPV tập 01, tr. 255).
[9] Không rơ lư do v́ vị ni Bhaddā Kāpilānī này không có danh xưng ‘tỳ khưu ni’ (ND).
[10] Timaṇḍalaṃ: ba ṿng nghĩa là ṿng bụng ở rốn và hai ṿng ở đầu gối.
[11] Ngài Buddhaghosa giải thích về 17 điều saṅghādisesa của tỳ khưu ni như sau: Phần phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm gồm có điều 5 (mai mối), 8 và 9 (hai điều về vu cáo) ở giới bổn của tỳ khưu và 6 điều ở đây. Phần phạm tội (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba gồm 4 điều từ 10-13 ở giới bổn của tỳ khưu và 4 điều ở đây. Tổng cộng là 17 điều (VinA. iv, 916).