BuddhaSasana Home Page Thiền
Tâm Từ Tỳ
kheo THIỆN MINH dịch Phần
Hai (tiếp theo) ÐỐI MẶT VỚI
Lần đầu thăm viếng
Ấn Ðộ vào năm 1970, tôi đã chứng kiến nhiều điều hết
sức sửng sốt. Ðiều làm tôi sửng sờ nhất là khi tôi
đi dọc trên đường phố ở Bombay. Nơi này những phụ nữ
được bày bán như những cô gái điếm ở trong các chuồng
giống như chuồng thú. Nhiều người trong bọn họ là những
trẻ em đã bị thân nhân bán cho những tổ chức tội ác kiểm
soát đường dây mua bán tình dục ở Ấn Ðộ, để cho gia
đình của họ khỏi bị chết đói. Cảnh tượng đó vẫn
còn in đậm nét trong tâm tôi - về một điều kỳ lạ khủng
khiếp của những sự việc đã xảy ra. Bây giờ, đã hơn
hai mươi lăm năm trôi qua, thành phố Bombay đã có khoảng
100.000 ngàn gái điếm và tỷ lệ người nhiễm HIV hơn 52%.
Bệnh HIV đang lan tràn thật nhanh khắp xứ sở này đến nỗi
Liên Hiệp Quốc ước lượng rằng Ấn Ðộ không bao lâu sẽ
dẫn đầu thế giới với số người nhiễm bệnh lớn nhất.
Cơn thủy triều của khổ không thể tưởng tượng nổi, và
nó dường như chắc chắn càng tồi tệ hơn. Sự lan tràn nhanh chóng
của bệnh HIV ở Ấn Ðộ do bởi nhiều yếu tố. Sự nghèo
đói khắp nơi có nghĩa là ngay cả các bệnh viện của nhà
nước cũng thường xuyên thiếu thốn các nguồn cung cấp,
cho nên ống tiêm và kim chích thường được sử dụng lại
với nguy cơ truyền nhiễm hơn. Ở trong một nền văn hóa
mà người phụ nữ không có quyền lực, có nghĩa là những
cô gái giang hồ yêu cầu người đàn ông dùng bao cao su, chắc
hẳn có thể bị chết đói, và những người vợ hành động
như vậy có thể bị đánh đập hoặc bị đẩy ra ngoài
đường phố. Như vậy, đau khổ chỉ ngày thêm chồng chất. Một trong những điều
kiện cơ bản cho sự phát triển đau khổ, ở Ấn Ðộ hoặc
bất cứ nơi nào khác, là sự phủ nhận. Khép tâm chúng ta
lại với cảm nhận đau đớn, dù bản thân của chúng ta hoặc
đối với người khác, chỉ đảm bảo một điều duy nhất
là nó sẽ tiếp tục. Tuy thế khi chúng ta chứng kiến sự
khổ não vô bờ, và không phủ nhận nó hoặc tìm một phương
cách nào đó để loại trừ nó ra khỏi tâm của chúng ta, dường
như nó có thể áp đảo. Tôi nhớ lại lúc bước đi trên
đường phố Bombay, trông thấy những cô gái ấy, trong lòng
mình cảm thấy bất lực, bản thân muốn làm một điều gì
đó nhưng không biết phải làm cách nào. Ðể thực hiện bất cứ
một điều gì cho thế gian này, trước tiên chúng ta phải
có một sức mạnh để đối mặt với nó mà không bỏ chạy.
Chỉ cần đi dọc theo con phố Bombay đó, tôi thật sự đã
đối mặt rất nhiều: nỗi đớn, đau khổ sở của những
người phụ nữ và trẻ em, nỗi khổ đau của nghèo đói
và bệnh tật không thể hình dung ra nổi, sự khổ của mù
quáng dốt nát, sự khổ chỉ có thể giúp đỡ một phần nào
nhỏ nhoi trong khi đó có rất nhiều điều cần phải làm,
và khổ là không biết phải làm điều gì. Ở Ấn Ðộ không có
quá nhiều cánh cửa khép kín che giấu nỗi thống khổ, nhưng
cánh cửa chủ yếu nhất, ở bất cứ nơi nào trên thế giới,
là ở trong tâm. Bằng cách mở rộng nỗi đau đớn chúng ta
sẽ thấy được khắp quanh ta với trí tuệ và lòng bi mẫn.
Chúng ta bắt đầu cảm nhận sợi dây liên kết thân thiết
về mối quan hệ của chúng ta với tất cả chúng sinh (mọi
người). Mục sư Martin Luther King đã từng phát biểu. "Theo một ý nghĩa
chính xác, toàn bộ cuộc sống đều có liên quan với nhau.
Tất cả mọi người chúng ta đều bị dính mắc trong một
mạng lưới tương trợ lẫn nhau không thể thoát ra được,
bị trói buộc trong một định mệnh riêng rẽ. Bất cứ điều
gì tác động trực tiếp đến một người đều có tác động
gián tiếp đến những người khác. Tôi chẳng bao giờ đạt
được điều mình mong muốn cho khi anh chưa đạt được và
ngược lại. Ðây là một cấu trúc quan hệ thực tế". Khi chúng ta nhận ra
chân lý của mối tương quan, ta bị sự thúc đẩy của hành
động để chuyển đổi đau khổ. Tuy thế, bất cứ hành động
nào chúng ta gây nên, dường như cũng không đủ để xem
như là bằng chứng đối với lòng nhiệt tình để tạo sự
khát khao của một ai đó tách rời khỏi một phần nào của
chính bản thân chúng ta. Chân lý mối quan hệ của
chúng ta - về sự khổ và giải thoát của chúng ta xuất
phát từ khổ đế được đan kết mật thiết như thế nào
với những người khác, thì hiện diện ở mọi lúc để chúng
ta nhận biết, nếu chúng ta mở rộng nó ra. Nó hiện diện
ở trong một thế giới rộng lớn của bệnh AIDS, một căn
bệnh được biết là không biên giới. Lần đầu tôi được
biết về bệnh AIDS, nó là một căn bệnh kỳ lạ và hiếm
hoi và không thể tưởng tượng nổi là tôi chưa từng bao
giờ biết một người nào đã chết vì nó. Bây giờ tôi
có một vài người bạn đang đau khổ vì bệnh AIDS và một
số người đã chết vì nó. Chỉ có một số ít người ở
trên hành tinh này mà cuộc sống của họ không bị dính
dáng ở một số hình thức nào bởi chứng bệnh này. Như vậy, ở một số
hình thức vi tế, nhưng lại là một tính cách hết sức thật,
tôi nhận thấy rằng chính sự đau đớn của riêng tôi và
sự giải thoát khỏi đau khổ, rõ ràng rằng được liên kết
với sự sẵn lòng đối mặt nỗi đau đớn của những đứa
bé gái bị nhốt trong chiếc chuồng ở Bombay; cũng như đối
mặt ngay với nỗi bức xúc trong lòng trở thành sự nhận
biết về hoàn cảnh của chúng. Sự thay đổi trong cách
nhìn về thế giới của tôi kể luôn cả những đứa bé
gái đó , đúng hơn là phớt lờ chúng hoặc từ chối chúng
như là không có gì liên quan đến với mình, và cũng là một
sự đổi thay trong nhân sinh quan của tôi. Xua tan cái ảo ảnh
sâu sắc của sự cô lập. Trong ảo tưởng về sự
cách biệt, chúng ta có thể có cảm tưởng về một ốc đảo
của mối liên hệ chính đáng với một số ít người, có
thể đúng với gia đình và bạn bè của chúng ta. Chúng ta
có thể dựng lên một hàng rào bao quanh ốc đảo để bảo
vệ và phòng thủ nó, sau đó là một pháo đài, và cuối
cùng toàn bộ cách sống vĩnh viễn mang đầy ảo tưởng. Chúng
ta bị cuốn hút trong những ý tưởng về sự cách biệt và
một cảm giác phù phiếm ở sự quan tâm, sự việc không chỉ
bởi phủ nhận cái thực tế mà chúng ta tiến đến một sự
hiểu biết về mối tương quan lẫn nhau với toàn bộ cuộc
sống. Khi chúng ta có một quan hệ với trí tuệ và lòng bi
mẫn, ở đó chúng ta tìm được một nơi trú ẩn thật sự
trong một cộng đồng của tất chúng sinh (mọi người). Tháo
gỡ được sự đau khổ của người khác, có thể mang lại
cho chúng ta phiền muộn, nhưng chúng ta được biến đổi bởi
sự tháo gỡ đó và một thế giới đầy tiềm năng. Chúng
ta sẽ có đầy quyền lực để đáp lại sự khổ đau với
một tình thương vô bờ bến hơn là sợ hãi hoặc ác cảm.
Chỉ có tình thương là đủ để bao trùm nỗi đớn đau của
thế gian này.
Từ vựng đối với niềm
tin ở trong tiếng Pàli được gọi là "saddha". Trong
khi đó thỉnh thoảng được người ta phiên dịch như là
"sự tin cậy" hoặc "sự tín nhiệm", nghĩa
đen của saddha là "khi chúng ta mang hết tấm lòng cho sự
tu tập tinh thần", nó là dấu hiệu của "sự tin cậy"
hoặc tín nhiệm trên con đường mà chúng ta tu tập. Niềm
tin mở rộng cho chúng ta những gì vượt xa điều quan tâm
bình thường hạn hẹp và tự mãn. Theo tâm lý Phật giáo,
đức tin được gọi là cái cổng dẫn đến với mọi điều
tốt lành, bởi vì nó khuấy động niềm cảm hứng đầu tiên
của chúng ta đến việc tu tập thiền và cũng thể hiện những
nỗ lực liên tục của chúng ta. Ðức tin mang lại sức mạnh
cho chúng ta để đi đến lòng bi mẫn, và giải thoát. Tuy thế khái niệm đức
tin có thể khó khăn đối với một số người. Ðức tin
có thể được liên tưởng với sự tin mù quáng, hoặc nó
có thể bao hàm sự cần thiết để công bố lòng trung
thành đối với một tín điều hoặc một học thuyết. Sau
đó chúng ta lo sợ bị phán xét bởi bản thân hoặc bởi người
khác, đối với mức độ phục tùng của chúng ta. Khi chúng
ta dùng từ "đức tin" theo kinh điển Phật giáo, nó
hoàn toàn khác biệt điều này. Và điều khác biệt này là
cốt yếu. "Ðặt tất cả tấm
lòng" hoàn toàn không có nghĩa là tin tưởng một điều
gì quá cứng nhắc đến nỗi trở nên ngăn chặn tâm rộng
mở đối với những ý tưởng mới. Hoặc nó cũng không có
nghĩa là chúng ta sử dụng những gì chúng ta đặt đức tin
như là một cách nghĩ làm cách biệt và nổi trội hơn những
kẻ khác. Chúng ta không cần phải chinh phục kẻ khác vì đức
tin của chúng ta, hoặc tuyên bố khi chúng ta nói về saddha
là chúng ta đang nói về sự tin tưởng chân thành ở trong
khả năng về sự thức tỉnh của bản thân chúng ta. Ðức tin không cần phải
được xem như là một vấn đề thô cứng và không lay chuyển
mà chúng ta có hoặc không. Chúng ta cảm nhận đức tin qua
nhiều mức độ. Trong một bản kinh đặc trưng của Phật
giáo có tựa đề "Mi Tiên vấn đáp", một nhà sư có
tên là Nagasena dùng ngụ ngôn để diễn tả sự kiện này.
Một nhóm người, tụ tập trên bờ một dòng nước chảy
cuồn cuộn, muốn đi sang bờ bên kia nhưng lại e sợ. Họ
không biết làm cách nào, cho đến khi có một người khôn
ngoan đi cùng, ước định được tình huống, vượt qua bằng
một cú nhảy, rồi nhảy qua bên bờ kia. Thấy được tiền
lệ của người đó, những người khác nói, "Ðúng, việc
này có thể làm được" và rồi họ cũng nhảy. Ở câu chuyện này, bờ
gần tượng trưng cho tình trạng bất ổn thường xuyên của
chúng ta, và bờ xa là tâm có ý thức. Truyền cảm bởi sự
chứng kiến việc người khác làm, chúng ta nói, "Ðúng,
điều đó có thể thực hiện được". Ðây là một mức
độ của đức tin. Nhưng sau đó chính chúng ta nhảy, khi ấy
chúng ta nói, "Ðúng, điều đó có thể thực hiện được",
bởi vì chúng ta biết được nó từ cảm nhận của chính
mình, rồi chúng ta hoàn toàn bước vào một mức độ đức
tin khác. Ðiển hình đầu tiên
là một ví dụ của hình thức được người ta gọi là đức
tin sáng chói. "Ðây là loại đức tin xảy ra khi trái
tim của chúng ta được mở rộng ra bởi sự đối mặt với
một ai đó hoặc một điều nào đó làm kích động chúng
ta. Có lẽ chúng ta bị truyền cảm bởi những phẩm chất của
trí tuệ hoặc tình thân ái. Dù đó là một người mà
chúng ta biết hoặc một nhân vật lịch sử, giống như Ðức
Phật hoặc một con người vĩ đại khác, chúng ta bắt đầu
cảm nhận về khả năng của một phương cách khác lạ, hạnh
phúc hơn để sống. Ðức tin sáng láng là
một cảm giác tuyệt vời và là một sự khởi đầu quan trọng,
nhưng nó cũng không đáng tin cậy. Chúng ta có thể đối mặt
với một vị thầy, vào một ngày nọ và một vị khác vào
một ngày kia, và bị kích động một cách mạnh mẽ với từng
người, nhưng bằng những cách dẫn dắt khác biệt. Nếu
chúng ta tìm kiếm một ai đó ngoài bản thân chúng ta để
thể hiện đức tin của mình, chúng ta có thể dễ dàng bị
xao lãng bởi bất cứ ảnh hưởng nào đi đến những cuộc
sống của mình kế tiếp. Mức độ sâu sắc hơn
của đức tin được gọi là "đức tin được thẩm
tra" có nghĩa là nó được đặt nền tảng nơi sự cảm
nhận của chính bản thân ta. Ðây là một đức tin chín chắn,
bám chặt vào khả năng phán đoán về chân lý của chúng
ta, tập trung vào sự hiểu biết về bản chất của tâm và
thân mà chúng ta đi đến nhờ bởi sự tỉnh giác. Niềm cảm
hứng và lòng tin của chúng ta cảm thấy, phát sinh từ trong
ta nhưng đúng hơn là đến từ một điều gì ngoài bản
thân và kích thích mạnh mẽ những câu hỏi xa hơn trong sự
hiểu biết của bản thân ta. Nó là một điểm ngoặt
lớn lao trong cuộc sống của chúng ta, khi chúng ta đi từ một
sự hiểu biết sâu sắc khôn khéo về con đường tâm linh của
mình cho đến một niềm tin chân thành, nói rằng,
"Ðúng, nó có khả năng để tỉnh giác. Tôi cũng có thể"
một niềm vui vô tận đi cùng niềm tin này. Khi chúng ta đem
hết tấm lòng tu tập, giáo pháp trở nên hiện thực. Bước
ngoặc đó, biến đổi một khái niệm trừu tượng của con
đường tâm linh trở thành một con đường của chính mình,
đó là đức tin. VÔ NGÃ Khi vị thầy Dipa Ma của
tôi đến Hoa Kỳ lần đầu, tôi đưa bà đến tất cả những
nơi mà người ta thường lui tới trong ngày đó là siêu thị,
trạm xăng, ngân hàng. Bà luôn luôn bày tỏ những điều ngạc
nhiên về sự phong phú và hiệu quả của thế giới phương
Tây. Dipa Ma là một trong những vị thiền sư phi thường mà
tôi đã từng gặp gỡ; bà thể hiện một sự hiểu biết
sâu xa về cuộc sống. Tuy thế khi tiếp xúc với những vấn
đề hiện đại, kỹ thuật thế giới, bà thật sự có rất
ít kinh nghiệm; tuy nhiên, tuệ giác trong sáng của bà đã dạy
cho tôi nhiều bài học tuyệt vời. Vào một hôm nọ, một
người bạn cần một ít tiền mặt, vì thế chúng tôi đến
một máy rút tiền ở phía ngoài ngân hàng. Anh ta ấn cái thẻ
tiền của mình vào, bấm mã số, rồi tiền của anh ta chạy
ra. Chúng tôi quay sang Dipa Ma, chờ đợi một phản ứng thán
phục. Thay vào đó, bà ta lắc đầu và nói "thật là
quá buồn, quá buồn". Chúng tôi bối rối và hỏi
"Việc gì mà buồn?", Con người đáng thương đó phải
ngồi sau Bức Tường suốt cả ngày, không có không khí,
không có ánh nắng mặt trời, và phải nhặt lấy thẻ của
mọi người, đếm tiền và giao tiền". Sau đó chúng
tôi giải thích với bà rằng không có ai ở phía sau Bức Tường
đó; nó là một bộ phận có những thành phần liên kết lại
cùng nhau. "À" bà ta nói, Nó giống như giáo lý Vô
ngã - "anatta". Ở Giáo pháp Ðức Phật,
khái niệm về Vô ngã - Anatta, có nghĩa là chẳng có một
con người bé nhỏ trong chúng ta kéo những sợi dây, không
có một thực thể riêng biệt nhận lấy những ấn tượng
cảm xúc, quyết định vào một phản ứng, và rồi diễn tả
nó. Trong thế giới liên tục thay đổi này, không có một
thực thể bền vững nào để chúng ta xác quyết và gọi
" tôi là" hoặc "tôi đây" hoặc của
tôi". Theo định luật tự nhiên, bất cứ điều gì
phát sinh trong tâm và thân cũng giống như kết quả của những
điều kiện khác nhau cùng xảy ra. Cuộc sống của chúng ta
là tiến trình thân tâm liên tục thay đổi trong sự liên kết
với những yếu tố thay đổi không ngừng xung quanh chúng.
Yeats diễn tả sự kiện này khi ông ta hỏi "Làm thế
nào chúng ta có thể nói về người vũ công ở điệu múa?"
Cuộc sống của chúng ta là điệu múa, và người vũ công
tách rời điều đó ở chỗ nào? Ðây là đặc tính của
Vô ngã- vô ngã, mà được phiên dịch từ tiếng Pàli ra nhiều
cách khác nhau như là "không vững chắc" "không
có thực thể" hoặc "mong manh". Một số người hỏi:
Nếu không có "cái tôi", như vậy ai đang đọc? Ai
đang thiền định! Ai đang nổi giận? Ai đang yêu? Nếu
không có ngã, ai có những kỷ niệm! Ai đứng dậy và bước
ra khỏi phòng? Ai chết? Ai tái sanh? Ðể trả lời câu hỏi
này? Chúng ta phải nhận thấy làm cách nào để dùng từ bản
ngã như là một hệ thống khái niệm cơ bản. Suy niệm về
bản ngã theo hình thức này là rất hữu ích, nhưng cuối cùng
"cái ngã" này cho thấy như là một ảo giác về tri
giác - một ảo tưởng được đặt trên cùng của những
thành phần phụ thuộc về sự sống của chúng ta. Ví dụ
như, hãy xem xét về thân. Người ta nói rằng trong cơ thể
con người có khoảng 90% là nước. Lượng nước này được
tạo nên bởi các nguyên tử Oxy và Hydro. Các nguyên tử được
hình thành, cơ bản là khoảng không trống rỗng. Như vậy
thực thể vững chắc nơi mà chúng ta nương tựa được gọi
là cơ thể. Khoa học trình bày rằng những gì chúng ta gọi
là vật chất và năng lượng cả hai đều không thể thay đổi
và tách rời. Và như vậy khái niệm của "vật chất -
năng lượng" để phát sinh, khi chúng ta cố gắng dùng
ngôn ngữ để diễn đạt sự trôi chảy mãi và thay đổi
liên tục của vũ trụ của chúng ta và mối liên hệ phức
tạp. Giữa tất cả vạn vật. Thân của ta cũng như từng
đối tượng chung quanh chúng, chưa bao giờ tỉnh lặng và những
thực thể kín đáo, tách rời từ những điều kiện thay đổi
mà tạo nên chúng. Năm đầu tiên khi tôi
từ Ấn Ðộ trở về xứ sở. Tôi đã gặp một số người
đang nói về sự bất diệt của thân xác và khẳng định rằng
trong tương lai nền y học có thể làm cho điều này trở
thành một khả năng thực sự. Vừa mới từ Ấn Ðộ trở
về nơi mà cái chết ở đó người ta không hề bị che đậy
như ở phương Tây, sự việc dường như quá hiển nhiên đối
với tôi đến nỗi tôi cho rằng điều này không thể thực
hiện được , chết là điều không thể thay đổi được,
vì nó nối liền với sanh. Chúng ta có thể muốn nghĩ rằng
khoa học sẽ có thể làm điều đó cho chúng ta để chế ngự
mọi thứ, rồi vào một ngày nọ, chúng ta sẽ có thể thức
dậy, nhìn vào tấm gương soi, và nói rằng "Bạn sẽ
không phải chết". Nhưng thân xác, giống như mọi điều
khác, là trò chơi phụ thuộc lẫn nhau của mọi tình huống. Giống như vậy, bất cứ
điều gì phát sinh trong tâm thì cũng giống như ở mối liên
hệ với tiến trình thay đổi liên tục của động lực thân
tâm không thể tách rời nhau được. Những ý tưởng và
tình cảm không đến do sự mời mọc của chúng ta. Chúng ta
có thể tạo nên những tình huống cho sự phát sinh của những
trạng thái tâm nào đó, chẳng hạn như tâm bi, nhưng nó
không phải là một vấn dề quyết định tuyệt đối. Chúng
ta sẽ không bao giờ có thể tuyên bố một cách thắng lợi.
"Kể từ thời điểm này tôi sẽ hoàn toàn có tình yêu
thương và lòng bi mẫn". Nếu chúng ta tạo nên những
điều kiện cho sự thay đổi, cuối cùng sự thay đổi sẽ
xảy đến, nếu chúng ta tạo nên những điều kiện căn bản,
cuối cùng điều kiện cơ bản xảy ra, nhưng không phải là
vì chúng ta hoàn toàn đi đến quyết định rằng sự việc
sẽ như vậy, rồi nói "Tôi bây giờ mãi mãi đầy ấp
lòng từ bi". Khi chúng ta hiểu rằng
không có cái ngã bên trong, chúng ta là người đang khống chế
mọi việc, chúng ta sẽ thấy rằng một trạng thái tâm chỉ
là một trạng thái tâm. Nó không phải là trạng thái tâm của
"tôi"; tôi không chọn nó. Hãy suy nghĩ có bao nhiêu
trạng thái tâm khác nhau, mà bạn chắc hẳn đã cảm nhận
được ngày hôm nay thôi. Có thể có những khoảnh khắc vui
thú, nghi ngờ và hy vọng rồi sợ hãi. Cái tâm nào là bạn
thật sự? Bất cứ trạng thái nào - của thân và tâm, hoặc
những tình cảm - phát sinh khi những điều kiện nào đó đến
cùng nhau, và rồi biến mất khi điều kiện qua. Ngay cả những
căn bệnh chính của cơ thể, chẳng hạn như ung thư, những
trạng thái tâm như là sự trầm uất, mà dường như thật
và kéo dài, người ta có thể nhận ra như là sự kết hợp
của vô số nguyên nhân phát sinh. Chúng ta có thể nhận rõ
những trạng thái tinh thần hoặc những yếu tố môi trường
góp phần cho những điều kiện này, và chúng ta có thể
thay đổi một số những điều này để làm cho dễ dàng việc
điều trị, nhưng không kể đến sự quyết định chủ tâm
cuối cùng là sẽ giúp chúng ta khống chế được những
căn bệnh. Nền tảng của giáo
pháp Ðức Phật nêu rõ về chân lý, không có một thực thể
cố hữu và sự phụ thuộc lẫn nhau, việc tìm cách kiểm
soát điều không thể kiểm soát lẫn nhau, việc tìm cách kiểm
soát điều không thể kiểm soát được, nó sẽ không bao giờ
mang lại cho chúng ta sự an toàn mà tất cả mọi người chúng
ta đều ước ao. Nó sẽ không mang lại cho ta hạnh phúc. Khi
chúng từ bỏ việc cố gắng kiểm soát, thay vào đó khi
chúng liên kết đầy đủ với những cảm nhận của mình,
và rồi chúng ta có thể cuốn hút bởi sự mong manh của vạn
vật và đi đến mối liên kết cơ bản của chúng ta. Bằng hình thức này, sự
hiểu biết về Anatta - vô ngã, giúp chúng ta đi vào trạng
thái xả ly giống như ở trong một khoảng không vô tận bao
la, lộng lẫy, sống động và linh hoạt. Nó chứa đựng mọi
điều, nó không đấu tranh với bất cứ điều gì, nó
không bám víu bất cứ điều gì. Nhìn những người khác bằng
trạng thái xả ly này giúp chúng ta yêu thương mọi người
cũng như bản thân. Paul Valéry, nhà thơ,
triết gia người Pháp, nói Chúa tạo nên mọi điều từ cái
không, nhưng cái không cho thấy sự trọn vẹn. Cái không
này không phải là một sự biểu lộ trống rỗng, nhưng chính
xác hơn là một sự tỏa sáng rực rỡ. Dipa Ma là một điển
hình của sự trong suốt đó, có một sự hiểu biết về
vô ngã hết sức sâu sắc và bà là người có đầy tình
yêu thương nhất mà tôi chưa từng có thể tưởng tượng
ra. Bởi vì trong bản thân của bà, vô ngã đã phát triển
thành một sự trầm tỉnh tuyệt vời , tính vô ngã được
thể hiện một cách tuyệt vời. Dipa Ma nói nó tỏa sáng qua
bà bằng tình thương mà bà phổ độ cho tất cả chúng sinh
mà không có chút phân biệt. NHỊP CẦU THÔNG CẢM Những cuộc nghiên cứu
tâm lý học đương thời cho thấy rằng một số người,
khi họ đang ở trong một trạng thái tâm nóng giận cao độ,
không nhận thức được mình đã cảm xúc như thế nào. Tim
của họ đập nhanh, áp suất máu tăng lên, và mồi hôi chảy
ướt đẫm, tuy thế họ không hay biết được là đang giận
dữ, hoặc sợ hãi hoặc lo âu. Theo thống kê, cứ có một
người trong sáu người thì có tính cách này, khi không nhận
biết nỗi đau đớn của bản thân họ thì có khả năng là
họ không thể hiểu hoặc thông cảm với những gì mà người
khác đang cảm nhận? Một khi họ không thể có sự cảm
thông, thì làm thế nào họ có thể sống cho trọn vẹn? Khi chúng ta tu tập tâm
chánh niệm, một trong những phẩm chất mà chúng ta đang phát
triển là sự thông cảm. Khi chúng ta mở rộng tâm cảm nhận
đầy đủ trong bản thân, chúng ta trở nên nhận biết về
những gì chúng ta nhận thức ở từng khoảnh khắc, không
còn phủ nhận một số cảm xúc trong lúc chấp thủ vào những
người khác. Khi biết được nỗi đớn đau của mình.
Chúng ta bắc một nhịp cầu đến với nỗi đớn đau của
người khác, mà cơ thể giúp chúng ta từ bỏ việc say mê bản
thân mình và sẵn lòng giúp đỡ. Và khi chúng ta thật sự
hiểu sự đau đớn là thế nào, ở bản thân chúng ta và những
người khác, chúng ta nên sống theo một lối sống ít tổn
hại cho người khác thì càng tốt. Với sự cảm thông là
nhịp cầu với mọi người chung quanh ta, một phẩm hạnh thật
sự phát sinh trong ta. Khi biết được rằng người khác sẽ
đau khổ, nếu chúng ta gây nên một hành động nguy hại hoặc
một lời nói gây tổn thương và chúng ta phát hiện ra
mình, nên bỏ đi những hành động như thế càng ít càng tốt.
Ðó là một lời đáp lại hết sức chân thành và giản dị.
Ðúng hơn là xem phẩm hạnh như là một quy tắc giới luật,
khi chúng ta nhận ra phẩm hạnh là một sự việc không cố
tình gây đau khổ cho người khác. Theo giáo pháp Ðức Phật,
một hình tượng dùng để phản ánh phẩm chất của loại
tâm này: một chiếc lông vũ, khi giữ gần một ngọn lửa,
lập tức co lại né tránh sức nóng. Khi tâm trở nên nhuần
nhuyễn với sự hiểu biết về việc cảm nhận với khổ
đau như thế nào và tràn đầy với lòng bi mẫn thôi thúc
không gây ra nó nhiều thêm nữa, chúng ta tự nhiên lùi lại
trước việc tạo nên điều nguy hại. Ðiều này xảy ra
không có ý thức hoặc tự cho là đứng đắn; sự việc xảy
ra như là một biểu lộ tự nhiên của trái tim. Như lời
Hannah Arendt nói "lương tâm là người chào đón bạn nếu
khi bạn trở về mãi mãi với mái ấm". Theo truyền thống, hai
phẩm chất này được người ta quy cho sự ý thức tốt đẹp
và vi tế của lương tâm đã tạo nên sự vô hại. Trong
danh từ Pàli, chúng ta được biết là hiri và ottappa, theo
truyền thống chúng được dịch là "hổ thẹn có đạo
đức" và ghê sợ có đạo đức. Việc phiên dịch hơi
bị sai lệch, bởi vì hai phẩm chất này không có liên quan
đến việc sợ hãi hoặc hỗ thẹn theo một ý nghĩa tiêu cực.
Ðúng hơn là, chúng có liên hệ với sự từ bỏ hoàn toàn,
tự nhiên khỏi việc gây tai hại hay sự ghê sợ tội lỗi
xuất phát từ một cảm giác áy náy về khả năng của việc
làm tổn thương bản thân hoặc những người khác.
"Hiri" sự hổ thẹn tội lỗi, biểu lộ ở hình thức
miễn cưỡng để tạo nên sự đau đớn cho người khác, bởi
vì bản thân của chúng ta biết rõ cảm giác đó như thế nào. Bằng cảm giác này, việc
thổ lộ ra sự đau đớn của chính bản thân mình có thể
là nguồn gốc của mối liên hệ sâu sắc của chúng ta với
người khác. Chúng ta cởi mở nỗi đau đớn không phải vì
trở nên chán nản, nhưng vì những gì nó đã dạy cho chúng
ta: nhìn mọi vấn đề bằng một tính cách khác, có lòng
can đảm để không gây nguy hại, nhận thức ra được điều
này chúng ta không cảm thấy lẻ loi và chẳng bao giờ cô
đơn. Ðôi khi chúng ta e ngại
phải thổ lộ một điều gì đau đớn, bởi vì nó sẽ
tiêu diệt chúng ta. Tuy thế bản chất của tâm chánh niệm
là nó không bao giờ bị khống chế bởi bất cứ điều gì
là đối tượng hiện tại của sự tỉnh giác. Nếu chúng
ta có chánh niệm của một trạng thái tâm méo mó, thì tâm
chánh niệm không hề bị méo mó. Ngay cả khi có trạng thái
tâm đau khổ nhất hoặc cảm giác khó chịu trong thân cũng
không hủy hoại được tâm chánh niệm. Một sự thổ lộ
chân thành, do bởi tâm chánh niệm, được biểu thị bởi lòng
bao dung và tế nhị. Trong nền văn hóa của
chúng ta, chúng ta được dạy dỗ phải chối bỏ, tránh né
những tình cảm của mình. Hình thức khó chịu này là hành
động của một cái tâm bị dính mắc trong sự phân biệt.
Cho dù ở trong hình thức cay cú, nóng nảy của cơn giận dữ,
hoặc ở trong hình thức lạnh lùng hơn trong thâm tâm giống
như là sự sợ hãi, chức năng cơ bản của những trạng thái
tinh thần này làm cách biệt chúng ta với những gì chúng ta
đang cảm nhận. Nhưng phương cách duy nhất mà chúng ta có
thể thoát khỏi được sự khổ đau của bản thân và
tránh làm hại đến kẻ khác là bởi mối liên kết. Một mối
liên kết đối với sự đau đớn của chính bản thân, và
qua sự nhận biết (tỉnh giác) và lòng bi mẫn, có một mối
liên kết với sự đau đớn của những người khác. Chúng
ta học cách đừng tạo sự xa cách với bất cứ điều gì
hoặc bất cứ ai. Ðây là sự cảm thông. KHÔNG CÓ BÁNH PIZZA Ở
NIẾT BÀN Mục đích cơ bản của
thiền là sự giải thoát hoàn toàn, hoặc Niết bàn. Niết
bàn không phải là trạng thái quen thuộc bình thường của
chúng ta, ở trạng thái này, chúng ta dường như là người
nhận thức đơn độc về các đối tượng "ở đó"
sinh và diệt liên tục. Cảm nhận sâu kín của Niết bàn
là khó hiểu và không thể diễn tả được, và như vậy những
từ vựng theo truyền thống được dùng để mô tả nó bằng
hình thức phủ định: "không sanh", "không được
tạo nên", "không có điều kiện". Có một lần
tôi dự định viết một cuốn sách về Niết bàn, và một
người bạn đã trêu chọc tôi. "Như vậy, chị cố gắng
diễn đạt bằng lời điều không thể diễn đạt được".
Mặc dù dường như không có thể nói về nó, nhưng Niết bàn
thì có thể đạt được, và vì thế chúng ta nỗ lực để
mô tả nó. Khi nói về Niết bàn,
Ðức Phật dạy "này chư Tỳ khưu, có sự không sanh và
không có duyên sinh. Ở đây bốn yếu tố đất, nước, gió,
lửa không có chỗ cho chúng. Những ý niệm về chiều dài,
chiều ngang, vi tế, thô kệch, xấu, tốt, tên họ, hình
dáng tất cả đều bị tiêu diệt. Không có thế giới này,
cũng không có thế giới khác, không có đến, không có đi,
không có đứng, không tử cũng như không sinh, cũng không có
những đối tượng có tính cảm xúc ở nơi đây". Theo
nghĩa đen, "Niết bàn" có nghĩa "bị dập tắt"
như một ngọn nến. Cảm nhận Niết bàn có nghĩa sự cách
biệt và khổ đau của chúng ta được "dập tắt". Niết bàn không phải
là một trạng thái được biết qua những cảm xúc. Với
điều kiện là có một chủ đề đang được biết và một
đối tượng đang được biết, sẽ có sự thay đổi và điều
kiện. Niết bàn thì bất biến. Nó không diệt bởi vì nó
chẳng bao giờ có sự bắt đầu. Nó thật sự không phải
là "một cảm nhận" theo tính cách chúng ta quen sử
dụng từ này. Sự an lạc và hạnh
phúc, chúng ta tìm được ở Niết bàn hoàn toàn khác biệt
và xa cách loại hạnh phúc quen thuộc mà chúng ta tìm kiếm
qua những cảm giác. Thứ hạnh phúc được khám phá ở Niết
bàn thì không phụ thuộc vào bất cứ đối tượng nào
chúng ta có thể cảm nhận hoặc bất cứ ý tưởng chúng ta
có thể suy nghĩ. Bởi vì điều kiện quen thuộc của chúng
ta ở trong nền văn minh vật chất, do đó người ta khó có
thể tưởng tượng một loại hạnh phúc phát sinh một cách
thoải mái từ một cảm nhận đặc biệt hoặc cảm giác. Thầy Munindra của tôi
nói một cách dễ mến, "không có bánh pizza ở Niết
bàn; bạn có còn quan tâm nó không?" Ðó là một câu hỏi
tuyệt vời. Trong xã hội chúng ta đã được dạy dỗ cần
cái này rồi thích cái nọ. Nhưng bất cứ điều gì chúng
ta đạt được, nó chẳng bao giờ đủ bởi vì nó không tồn
tại lâu dài. Vì thế sự tìm kiếm những điều kiện mới
vẫn tiếp tục mãi mãi. Chúng ta đi tìm những cảm nhận
trí tuệ mới, những cảm nhận mới về lạc thú và những
cảm nhận mới về tâm linh. Thậm chí người ta sẵn sàng hủy
hoại thân thể, tâm hồn của họ và những mối quan hệ với
những người họ yêu thương - hủy hoại cuộc sống của họ
- tất cả vì một số cảm xúc. Mặc dù một vài lạc
thú có thể kéo dài, chúng ta không thể hưởng thụ nóù
mãi mãi. Ai có thể ngồi xem một cuốn phim liên tục mà
không cần giải lao? Ai có thể nghe mãi một âm thanh ngọt
ngào mà không bao giờ ngừng lại? Tuy thế khi chúng ta tìm
được chỗ dựa từ một cảm nhận, mỉa mai thay, chúng ta
lại tiếp tục làm như vậy, bằng cách tìm một chỗ dựa
khác. Ðức Phật dạy rằng chỗ dựa duy nhất tách biệt khỏi
áp lực của sự đổi thay và nỗi buồn chán liên tục, đó
là Niết bàn. Ðối với nhiều người
trong chúng ta, cái ý tưởng ham muốn được "dập tắt"
để hòa nhập vào một điều gì đó chỉ được mô tả bằng
hình thức tiêu cực, hoặc nhận ra "vô sanh" thì chắc
hẳn là một điều không được thoải mái lắm. Từ quan
điểm cho rằng hạnh phúc phát sinh từ sự xúc cảm mới mẽ
và hưng phấn, Niết bàn có thể giống như một cái chết
bí mật, một điều gì đó khủng khiếp, một nỗi trống vắng
cô tịch. Rồi chúng ta có thể tin tưởng rằng cái mục đích
của sự tu tập là nắm chắc được cái ngã này. Cái ngã
mà đã theo bên ta suốt cả cuộc đời, chăm sóc chúng ta,
chỉ cho ta những ngày tháng vui vẻ, là niềm tốt lành đối
với chúng ta – và rồi tiêu diệt nó đi! Cái quan niệm hủy diệt
này là viễn tượng đáng ghê sợ, nhưng nó không có liên
quan gì với Níp bàn. Một trong những vấn đề mà tôi đã
luôn luôn đặc biệt đánh giá cao về lời dạy của Ðức
Thế Tôn là Ngài không nói về cái ngôi nhà là một điều
gì đang ẩn mình trong con người chúng ta, cần được tiêu
diệt, xóa nhòa, hoặc cần trục xuất. Những gì Ngài nói về
nó là thế này: không có các ngã để khởi điểm, và chưa
từng có cái ngã. Giáo pháp không truyền đạt ý tưởng rằng
có một điều gì quý giá trong bản thân chúng ta mà chúng
ta sẽ đánh mất, cũng không có ý tưởng rằng có một điều
gì ghê sợ trong bản thân chúng ta mà chúng ta phải vật
ngã xuống đất và tiêu diệt. Sự tu tập của chúng ta,
chính xác hơn là về việc đoạn trừ cái ngã, để khám
phá bản chất thật của chúng ta. Niết bàn là một bước
nhảy vào một nơi xa lạ, vào một nơi mà vượt xa thực tế
quen thuộc của chúng ta, vượt xa những ngôn ngữ của
chúng ta, vượt xa những khát khao tầm thường của chúng
ta, cùng với những ý tưởng về chúng ta là ai. Lần đầu
tiên khi xây dựng căn nhà của tôi, người kiến trúc sư nói
"Bà là người có thể vẽ kiểu căn nhà bằng cách
nhìn vào khu đất và cảm nhận nó không được hoàn chỉnh.
Rồi sau đó biết rằng căn nhà sẽ làm cho khu đất hoàn chỉnh".
Cùng một tính cách, như vậy một chỗ nào đó trong bản
thân mỗi người chúng ta có một cảm tưởng rằng "một
"địa hình" của cuộc sống chúng ta không được
hoàn hảo. Bởi vì nó là một cảm giác bất ổn, chúng ta
có thể bị cám dỗ để kết tội nó, hoặc tìm kiếm sự
kích thích mãi mãi lớn lao hơn để quên nó. Thay vào đó,
chúng ta có được cảm giác này trong bản thân chúng ta như
là một điều gì tuyệt vời mà mong muốn có sự hoàn hảo,
mong muốn sự thỏa mãn cho cuộc sống của chúng ta mà ở
đó cảm giác này vượt xa thứ hạnh phúc mỏng manh, tầm
thường, vượt xa cái ngã mơ hồ cách biệt của chúng ta. Trong thiền, chúng ta cảm
nhận không có thực thể và sự vô thường của mọi vật
trong sự hiện hữu - và chúng ta cảm nhận một cách thật
chính xác sự bấp bênh của sự kiện này. Chúng ta cũng biết
được niềm hoan hỉ tuyệt vời hơn và thán phục với điều
kỳ diệu của sự sống hiện hữu này, nhận chân nó thật
kỳ bí biết bao. Cảm nhận được niềm hoan hỉ lẫn sự bấp
bênh, tâm trụ vào một trạng thái xả ly và tự tin. Ở trạng
thái quân bình hoàn hảo này không có nương dựa vào phía
trước bằng sự tiên đoán về tương lai, không bám víu,
không một chút ham muốn bất chợt về một điều gì
"khác nữa". Chỉ là sự hiện hữu. Ở nơi đây Niết
bàn vắng lặng, rộng mở không có ngôn từ xuất hiện. Sự nhận thức Niết
bàn không phải là một điều kỳ lạ hoặc một thành quả
bí ẩn để chúng ta phải "đứng xa kính nhường",
bởi vì Ðức Phật đã thành tựu Niết bàn lâu lắm rồi.
Nó cũng là sự thành tựu của chúng ta một khi nhận thức
được. Sự kiện đáng nói nhất chính Ðức Phật là một
con người đã mở lối cho tất cả chúng ta được giải
thoát. Cơ hội này làm nền tảng cho từng khoảnh khắc của
cuộc sống chúng ta. TU TẬP CHO SỰ CHẾT Tôi vô cùng phấn khởi
tham dự chuyến đi đầu tiên của mình đến Miến Ðiện.
Nhiều vị thầy của tôi xuất thân từ Miến Điện hoặc
thực hiện việc tu tập thiền của họ ở đó; và tôi sắp
sửa được học tập với những vị sư phụ của họ. Ðiều
này làm tôi cảm thấy như thể mình đang trở về gia đình,
bởi vì tôi thường cảm nhận đầy đủ hơn về cội nguồn
của giáo pháp mà bây giờ tôi là một thành phần trong đó. Tuy vậy, sự kiện này
ở vào đầu thập niên 1970, và việc đi lại đến Miến
Điện hết sức bị hạn chế. Tiến trình cấp giấy thông
hành rất khó khăn, và thời gian dài nhất cho bất cứ
khách du lịch nào được phép lưu lại là bảy ngày. Cuối
cùng tôi hiểu rõ để kéo dài thời gian việc ở lại của
tôi bằng cách làm theo cách những người khác quan tâm việc
tu tập thiền đã làm: việc đi vào từ một quốc gia, giống
như Ấn Ðộ, và sau bảy ngày đến một quốc gia khác, như
Thái Lan hoặc Nepal, chỉ để xin giấy thông hành bảy ngày
khác để trở lại Miến điện. Một số thiền sinh đã
liên tục áp dụng sự việc này. Ðó là một quá trình tốn
kém và phiền toái, nhưng nó cho phép chúng tôi đến được
xứ sở cô lập này cùng với những vị thiền sư tuyệt vời
ở đó. Như vậy, với nhiều nỗ
lực, tiền bạc, và kế hoạch, lần đầu tiên tôi đã đến
được Miến Điện. Với sự tiên liệu cao cùng với nhiều
kỳ vọng, tôi đã đến được thành phố Rangoon rồi đến
trung tâm thiền, ở đây tôi đã theo học vị thiền sư đầu
tiên của tôi, S.N.Goenka. Tôi bắt đầu tham dự khóa tu tập
thiền quý báu trong bảy ngày, nhưng không bao lâu tôi đã bị
ho rất nặng. Ðiều hết sức kiên trì để làm dịu cơn ho
của tôi là cố gắng ngủ ngồi, tôi vô cùng khốn khổ.
Tôi cảm thấy cay đắng và buồn rầu. Tôi liên tục suy nghĩ
"Mình đã dành hết tiền bạc đến đây để được thọ
giáo cùng những vị thầy nổi tiếng ở xứ sở kỳ diệu
này, và bây giờ tất cả đều tiêu tan, bởi vì cơn bệnh
của mình. Tôi không thể tu tập tốt, tôi cảm thấy thật
tồi tệ, và không thể dứt cơn ho". Cuối cùng tôi nói ra
điều này bằng một giọng than thân, trách phận với
Sayama, bà là vị sư trưởng ở thiền viện này. Bà ta lặng
lẽ nhìn tôi trong một chốc, và rồi nói rằng, "À,
tôi nghĩ rằng đây là điều thuận lợi cho cô để tu tập
về cái chết của mình". Tôi vô cùng sững sờ.
Rốt cuộc, tôi là thành viên của một thế hệ tuyệt vời,
nhiệt tình tìm kiếm những trạng thái của tâm thức và những
cảm nhận khác thường. Giống như hầu hết những người
đi tìm đời sống tâm linh mà tôi đã biết, tôi hoàn có ý
định chết một cách tỉnh táo. Tôi tưởng tượng mình sẽ
nằm trên một chiếc giường, xung quanh có nhiều bạn bè đọc
lớn cho tôi nghe cuốn sách của người Tây Tạng nói về
cái chết, "The Tibetan Book of the Dead - Tử thư Tây Tạng"
. Trong khung cảnh đó có những ngọn nến hồng, những nén
hương thơm và nhạc êm dịu. Nhưng vì một lý do nào đó
cái hình ảnh về cái chết tỉnh táo của tôi đã không bao
gồm luôn khả năng về bất cứ sự khó chịu nào của thể
xác! Tôi rồi phải chết; nhưng tôi sẽ cảm thấy nhẹ
nhàng tốt đẹp! Tôi vô cùng xúc động
nhận ra rằng bà Sayama hoàn toàn có lý. Cái cảm nhận đau
đớn về bệnh tật mà tôi đang có là một cơ hội để tu
tập cho khoảng thời gian khi thân xác tôi không được bình
thường ở cái chết. Tôi nhận ra ý thức tâm linh của tôi
bị giới hạn biết dường nào - như thể sự chánh niệm
chỉ được áp dụng đối với những thời điểm "tốt
đẹp", như thể sự tỉnh giác phải bị tan vỡ trong sự
đối mặt với bệnh tật, đau đớn và thất vọng. Thực tế,
tôi đã bị lôi cuốn vào vòng đai bọc quanh những cảm nhận
của tôi, nói thực tế "Bất cứ điều gì rơi ra khỏi
vòng đai này, bất cứ điều gì tôi không thích, không phải
là một phần thực tế của tôi. Như vậy tôi sẽ không
quan tâm đến nó; dù nó đến trong cuộc sống hoặc trong
khi ngồi trên tấm thảm thiền định, tôi sẽ không chấp
nhận nó". Nhưng lời này vẫn còn vang dội trong tâm
tôi, và chúng có vẻ giống như giọng nói của một đứa bé
4 tuổi cáu kỉnh. Sự chết thì không nhất
thiết phải là một cảm nhận dễ chịu. Nhưng, những cảm
nhận này là một số của những cơ hội lợi ích cho sự
tu tập tâm linh thật sự của mình - sự tu tập chuẩn bị
cho toàn bộ những chân lý của cuộc sống. Nếu chúng ta
có khả năng duy trì sự quân bình trong lúc đối mặt với
sự khó chịu, nếu chúng ta có thể giữ tâm chánh niệm khi
chúng ta bị đau khổ, như thế từng khoảnh khắc kể luôn
cả những khoảnh khắc cuối cuộc đời chúng ta có thể
tràn đầy niềm an lạc mà chúng ta mong mỏi. Như thế, ngày
nay, nếu như tôi đây bị đau đớn, hoặc bệnh tật, tôi
nghĩ lại lời của Sayama nói "À, tôi nghĩ rằng sự việc
này sẽ là một phương pháp tu tập tốt khi bạn qua đời". THẾ GIỚI MONG MANH Ðức Phật dạy mọi vật
tồn tại bằng sự phụ thuộc vào những điều kiện, trong
một mối quan hệ liên tục và thay đổi, như vậy cơ bản
là không vững chắc. Tương tự, những đối tượng thuộc
cảm nhận của chúng ta đều phải chịu sự thay đổi,
cũng như những cách nghĩ của chúng ta và những hệ thống
ý niệm của chúng ta. Chúng ta có thể nói về tòa nhà chọc
trời Empire State Building là rất cao, nhưng cho đến nay chúng
ta so sánh nó với Trung Tâm Thương Mại Thế Giới (World
Trade Center), thì trung tâm này cao hơn. Chúng ta có thể tìm một
đối tượng có chiều cao cố hữu, nhưng chúng ta sẽ thất
bại khi tìm kiếm nó, bởi vì tất cả những tính cách hiểu
biết của chúng ta đều có mối quan hệ đối với một vài
sự việc khác nữa. Sự thay đổi về những
cách nghĩ, và những quan niệm của chúng ta thì luôn luôn mới
mẻ. Sự kiện này đã thể hiện nơi bản thân tôi bằng một
tính cách thật mạnh mẽ khi tôi đến viếng thăm viện Lạt
Ma, một cộng đồng tôn giáo ở New Mexico. Tháng Năm, 1996,
đám cháy rừng đã quét ngang qua vùng bắc New Mexico, thiêu rụi
7500 mẫu rừng cũng như toàn bộ 32 căn hộ và hạ tầng cơ
sở của cộng đồng Lama. Nhưng cư dân của Lama Foundation buộc
phải di tản. Khi họ được phép quay trở lại, họ nhận
ra rằng một vùng rừng núi màu mỡ trước đó nay đã biến
thành một vùng sa mạc tro bụi, và những đám cây tàn úa. Chúng tôi lái xe lên
vùng đất cao của viện Lama và một cảnh tượng hoang tàn
ghê sợ diễn ra trước mắt chúng tôi. Phong cảnh đã biến
đổi hoàn toàn; nó thật lạ lùng giống như bước vào một
bức ảnh âm bản, đầy rẫy những bóng cây bị thiêu đốt
cháy đen. Khi cố gắng định hướng được, chúng tôi tìm
thấy những nơi quen thuộc bây giờ đã hoàn toàn bị tiêu
hủy. Khi tôi tiếp chuyện với
những người sống trên núi, họ đã nói những hành động
của họ như thế nào đã luôn luôn chứng tỏ bản thân
mình là một phần tử của cộng đồng, một phần tử của
viện Lama. Bây giờ họ buộc phải hỏi lòng mình: Viện
Lama ở đâu? Có phải nó nằm trong vùng đất và vì thế bị
tiêu hủy hoàn toàn? Ở trong cộng đồng hiện giờ và vì vậy
hoàn toàn được nguyên vẹn phải không? Trong trạng thái
tinh thần mà người ta có thể tìm thấy ở nhiều nơi khác,
ở bất cứ nơi đâu mà người ta thực hành việc tu tập
tâm linh phải không? Có phải nó nằm trong những cảm nhận
mà vô số người đã có được trong nhiều năm khi họ viếng
thăm, và như vậy nó hiện hữu trong lòng họ bất cứ ở nơi
nào? Có phải nó ở trong ảnh hưởng mà tất cả những người
đó tác động đến những người khác, và vì vậy lan rộng
khắp thế giới? Chúng ta có thể tìm thấy một vấn đề
đó là Lama Foundation, phải không? Trong khi những quan niệm
cố hữu về những danh hiệu và những sự phân loại bị
phân rã, chúng ta nhận thấy rằng mình sống trong một thế
giới đổi thay bất thường, phức tạp, tất cả đều không
bền vững, không giới hạn, và tạm bợ. Chúng ta sống
trong một thế giới, không vững chắc mong manh. Những cảm
nhận không tồn tại như là một thực thể vật chất ngoại
trừ những điều kiện tạo nên chúng. Trong mối liên hệ đối
với cuộc sống của chúng ta, chúng ta có một sự lựa chọn
cơ bản: chúng ta có thể nhận thức và chấp nhận cái thế
giới mong manh phù du này, hoặc chúng ta có thể bám víu vào
một khái niệm sai lầm về sự vững chắc, về những
thành phần cố hữu lâu dài. Nhưng nếu chúng ta phủ nhận
sự mong manh của vạn vật, chúng ta không hiểu được bản
chất trôi chảy, sống động của vũ trụ. Chúng ta hoàn
toàn bị kẹt trong những ý niệm hạn hẹp và không nhận
ra chúng ta bị bó buộc biết bao cho đến khi dứt bỏ được.
Chúng ta dứt bỏ được sự chứng thực bản thân và đi đến
sự hiểu biết nơi nào Lama đã không bị tàn phá, và ở chỗ
chúng ta không chết. Từ bỏ một quan điểm cứng nhắc và
không lay chuyển, chúng ta khám phá sự mở rộng của cuộc
đời, khả năng phong phú phi thường của nó. Sau đó, bất
kể cảm nhận nào, chúng ta biết được nó với tấm lòng
rộng mở. TÍNH CAY NỒNG CỦA ỚT Có một dạo, khi tôi
tham dự khóa tu tập thiền ở Miến Điện, tôi đang dùng bữa
ăn trưa một cách thoải mái, lúc ấy tôi không ngờ mình bị
cay xé miệng vì trái ớt. Mồm tôi như nuốt phải lửa, và
tâm của tôi cũng vậy. "Tôi phải từ giã xứ sở này
thôi". Ngay lập tức tôi thầm nghĩ "Thức ăn đầy
gia vị này sẽ làm cho tôi bị bệnh. Tôi sẽ bị loét dạ
dày". Tôi đã sắp xếp một
cuộc đàm đạo với thầy của tôi, Sayadan U Pandita, ngay sau
bữa ăn trưa. Khi tôi đến gặp thầy, tôi hỏi Ngài như một
sự tình cờ "Tại sao người Miến Ðiện thích ăn ớt
nhiều như thế?" Ngài trả lời với tôi, "chúng
tôi không thích hương vị của ớt nhiều lắm". Tôi hỏi
lại Ngài một cách bực bội "như thế tại sao lại bỏ
quá nhiều ớt vào thức ăn như thế?" Ngài bèn trả lời
"Chúng tôi có niềm tin rằng cảm giác cay nóng khi bạn
ăn ớt, nó sẽ làm sạch vòm miệng của bạn và việc làm
sạch vòm miệng của bạn thì rất tốt cho sự tiêu hóa.
Chúng tôi tin ớt rất có ích lợi cho sức khỏe và vì thế
chúng tôi cho ớt nhiều vào thức ăn". Như vậy, hóa ra
là cùng một cảm giác cay nóng làm cho tôi lo lắng về chứng
loét bao tử, người Miến Ðiện lại nghĩ là tốt cho sức
khỏe của con người. Cũng một cảm giác, nhưng hai sự phản
ứng khác nhau. Một trong những khoảnh
khắc mạnh nhất của tuệ giác, chúng ta có thể có được
ở giữa một cảm nhận là khi chúng ta nhận thấy rằng,
có một sự khác biệt rõ ràng giữa sự cảm thụ ngay tức
khắc của chúng ta, và sự đứng vững của tinh thần chúng
ta hỗ trợ cho nó. Rồi chúng ta bắt đầu nhận thấy rằng
những gì chúng ta cho là cảm nhận hiện thực của mình
thì lại có hai khía cạnh đặc biệt khác nhau. Khía cạnh thứ nhất
có liên quan với tính chất tự nhiên của bất cứ cảm nhận
nào và là tổng thể. Nếu bạn cắn một trái ớt, và hương
vị ban đầu đang hoạt động, bất kể bạn là ai hoặc bạn
đang sống ở đâu, bạn sẽ cảm nhận sự cay nóng. Theo tự
nhiên khía cạnh đầu tiên là thật - khoảnh khắc của
chân lý thật tự nhiên, rõ ràng, giản dị. Khía cạnh thứ hai có
liên quan đến những khái niệm của chúng ta - những điều
chúng ta bổ sung thêm cho cảm nhận trực tiếp - Những sự
kiện này dựa trên những khát khao, kỷ niệm, hệ thống
được làm sáng tỏ mà niềm tin, kinh nghiệm quá khứ và những
nỗi sợ hãi. Sức mạnh của điều kiện tâm lý, cá nhân,
và văn hóa hình thành ở khoảnh khắc đó. Chúng ta thêm thắt
sự cảm nhận và rút ra những kết luận về những gì nó
có ý nghĩa đối với cuộc sống của bản thân chúng ta. Sự tu tập chánh niệm
giúp chúng ta giảm bớt hai khía cạnh này. Nhờ có chánh niệm
chúng ta có thể thấy rằng những điều được làm sáng tỏ
nhưng cảm giác về những gì đã và đang phát sinh, những
ý tưởng về nó, không phải là một phần cố hữu của cảm
nhận đặc biệt đó. Không phải là điều chúng ta muốn,
hoặc có thể không bao giờ đạt được. Khía cạnh thực tế
thuộc về ý niệm và trở nên sáng tỏ. Tuy thế, có một sự
tỉnh giác sâu sắc về hai thành phần này giúp chúng ta nhận
biết về sự rộng lớn của những ý niệm mà chúng ta thường
bị cuốn hút vào. Khi chúng ta hiểu được
rằng cảm nhận đó không ủy thác một sự diễn đạt đặc
biệt, chúng tỉnh giác đối với những gì được gọi là
"Nghiệp quả" trong lời dạy của Ðức Phật và cảm
nhận ngay chính sự kiện đó, chúng tùy thuộc vào tất cả
điều kiện nào đang có mặt trong giây phút hiện tại. Theo
như Kalu Rinpoche giải thích, "Nếu như có một trăm người
nằm ngủ và mơ mộng, mỗi một người sẽ cảm nhận một
thế giới khác nhau trong giấc mơ của họ. Giấc mơ của mỗi
người có thể được nói là thật, nhưng nó sẽ vô nghĩa
khi xác định rằng giấc mơ duy nhất của một người là
thế giới đích thật và những giấc mơ khác . Mỗi người
đều có một sự thật riêng, tùy thuộc vào nghiệp quả
nào của mình tạo. Thế giới được tạo
nên bởi nghiệp lực của chúng ta thì hết sức phong phú
và khác nhau khi có chánh niệm, chúng ta có thể nhớ lại biết
bao nhân sinh quan của mình ảnh hưởng đến những gì mà
chúng ta tạo nên ở từng cảm nhận, và cùng cảm nhận đó
có thể được diễn tả khác biệt như thế nào bởi một
người khác. Tôi và Joseph Goldstein
đã từng ở cùng một khách sạn ở Luân Ðôn, vào lúc nửa
đêm, chuông báo động hỏa hoạn vang lên, tôi nhảy ra khỏi
giường và suy nghĩ "Tôi phải làm gì đây?" Tôi
đang ở trên tầng sáu và vừa mới bị trật mắt cá chân.
Tôi biết việc dùng thang máy là hết sức nguy hiểm, vì thế
tôi sẽ đi xuống bằng cầu thang "Tôi tự hỏi
"Mình nên mang gì theo?". Chuông báo động vẫn tiếp
tục vang lên, vì thế tôi chộp lấy giấy thông hành và rời
khỏi phòng. Ở hành lang, tôi gặp Joseph, ở phòng kế bên.
Anh ta mang theo giấy thông hành và bài nói chuyện về giáo
pháp mà anh sẽ trình bày trong khóa tới. Chúng tôi đi xuống cầu
thang và thấy nhiều người đang đứng chật hành lang. Thật
là một cảnh tượng sửng sốt. Một số người dường
như đã mang theo mọi đồ vật sở hữu và mang xuống lầu.
Nhưng người khác thì không mang một thứ gì. Có một ít phụ
nữ mang găng tay trắng, đeo ngọc trai và tô điểm son phấn,
một số người đàn ông mặc quần sọt và một số người
khác ở trần. Và khi tôi đứng ở đó, lúc 3 giờ sáng, một
ý nghĩ xuất hiện trong đầu tôi. "Ðây thật sự là cuộc
đời luôn luôn như thế đó, với tất cả mọi người chúng
ta đều phải đáp lại một cảm nhận theo những tính cách
riêng biệt độc đáo". Quan điểm của mỗi
người về những sự kiện bị lệ thuộc bởi quá nhiều vấn
đề, nhưng khi chúng ta lo sợ hoặc hoang mang, chúng ta có
khuynh hướng bám víu vào những cảm nhận của chúng ta như
thể là chúng hoàn toàn đúng thật. Chúng ta bối rối trước
bản chất rõ ràng của một cảm nhận cùng với phản ứng
đặc biệt của chúng ta, như thể là phản ứng đó được
ủy thác bởi chính cảm nhận đó. Như vậy thế giới bất
ngờ trở nên rất nhỏ bé. Sự kiện này được gọi là sự
cứng nhắc. Khi chúng ta tưởng tượng rằng tất cả những
người khác đang cảm nhận về thế giới giống như chúng
ta vậy, hoặc họ phải là như vậy, chúng ta không chỉ củng
cố những cảm nhận chủ quan nhưng cũng làm mất khả năng
liên kết một cách mật thiết với những người khác, và
chúng phủ nhận sự phong phú về cảm nhận của họ. Bằng cách đi đến việc
hiểu biết sự khác biệt giữa tính chất tự nhiên của bất
cứ sự cảm nhận và diễn giải về nó, chúng ta bắt đầu
nhận ra những sự phản ứng của chúng liên hệ sâu xa dường
nào. Nhận ra loạt những cảm giác lạ thường những cách
diễn giải và những ý tưởng có thể phát sinh để đáp lại
với bất cứ sự kiện nào, chúng ta nhận thấy rằng chúng
ta không cần bám víu thật dữ dội vào những phản ứng của
bản thân mình. Chúng ta không cảm thấy bị vướng mắc vào
thế giới mà chúng ta nhận ra ở từng khoảnh khắc, một
khi chúng ta nhận ra nó phức tạp dường nào do bởi những
cảm nhận của chúng ta tạo thành. BIẾT ÐƯỢC SỰ BẤT
TỬ Ðức Phật thật sự
đã cảm kích mạnh mẻ, lần đầu trông thấy một tử thi
và nhận ra rằng có một định mệnh giống như vậy đang
chờ đợi Ngài, rồi Ngài từ bỏ mái ấm gia đình để tìm
kiếm một sự giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Ngài nói, "Như Lai đây là một chủ thể thay đổi, và
sẽ không tìm được một nơi nương nhờ trong thân ,vì nó
cũng thay đổi". Xuyên qua nhiều thời đại đã từng
có sự mong mỏi về tâm linh, vì rằng nó sẽ không tác động
bởi sự vô thường hoặc cái chết - một sự an lạc đích
thực. Chính Ðức Phật dạy, "Những khả năng tinh thần
đạt đến sự bất tử, hòa vào sự Bất Tử, và kết
thúc trong sự Bất Tử". Mẹ tôi qua đời khi tôi
9 tuổi. Khi tôi 18 tuổi, tôi đến Ấn Ðộ để tìm được
điều bất tử. Tôi suy nghĩ cái chết có ý nghĩa là tự do
đối với tôi; nó là một điều gì có nghĩa chạy trốn hoặc
phẫn uất. Tôi đang tìm một nơi nương náu trong cuộc sống
và đặt niềm tin sự tu tập thiền định, sẽ tiết lộ
điều đó cho tôi. Nhiều người trong chúng
ta cố bám víu vào cuộc sống của chúng ta, như là nơi trú
ẩn cho cái chết. Nói một cách khác, cho tới khi chúng ta nhận
thức rõ ràng cuộc đời là gì. Chúng ta không thể có bất
cứ điều gì mà chúng ta cũng không thể mất. Không có điều
gì để sanh mà cũng sẽ không có điều gì sẽ diệt. Cuộc
sống của chúng ta được hình thành, như Emerson diễn tả
"Bọt nước biển bốc hơi, bóng râm nào rồi cũng sẽ
thay đổi, bất cứ ý tưởng nào cũng đều bay đi mất, biến
cố nào rồi cũng hoại diệt". Một đoạn kinh đức Phật
nói về sự việc này như sau: "Hiểu biết tất cả
mọi điều như thế này - một ảo ảnh, một lâu đài trên
mây, một giấc mộng, một bọt nước, không có thực thể
nhưng ta có thể nhận ra với những đặc tính của nó. Biết
được tất cả mọi điều như thế thì mặt trăng trên bầu
trời kia, nó sẽ phản chiếu bóng mình trong một chiếc hồ
trong xanh nào đó, mặc dù đối với chiếc hồ đó, thì mặt
trăng chưa bao giờ di chuyển. Biết tất cả mọi điều như
vậy, như là một tiếng vang dội lại từ tiếng đàn, những
âm thanh, và tiếng khóc, tuy thế tiếng vang đó không du dương.
Hiểu biết tất cả mọi điều giống như vầy - như một
phù thủy tạo ra nhiều ảo tưởng về ngựa, bò, xe bò, xe
ngựa, và những thứ khác, nhưng chẳng một điều gì là thật
cả. Sau đó câu hỏi đi đến
như vầy: "Có điều gì trong cuộc sống mà giống như cái
ngã vững chắc, riêng biệt mà một ngày nào đó sẽ chết?
Có điều gì thường hằng? Có điều gì chúng ta có thể
bám víu vào bằng bất cứ cách nào?" Khi chúng ta mở rộng
sự tỉnh giác của mình đối với những vấn đề này,
chúng ta có một sự nhận thức rõ ràng về bản chất, về
sự hiện hữu của chúng ta. Trong lúc nêu lên câu hỏi
"Ai chết đó?", chúng ta có cái nhìn thoáng ban đầu
về những gì có thể trở nên bất tử. Quan sát kỹ, chúng ta
nhận thấy rằng cái ngã riêng biệt mà chúng ta đã ấp ủ,
đã chiến đấu và khóc vì nó thì đơn thuần là một sự
đồng nhất. Tất cả những nhận thức, những khát khao,
và những lo sợ đã được phát sinh từ sự chuyên chế đã
được bịa đặt ra của một số điều nào đó mà chẳng
bao giờ tồn tại ở nơi đầu tiên. Khi chúng ta khám phá
được ảo tưởng về cái ngã riêng biệt, một sự hiểu
biết trực tiếp về sự mong manh và sự phụ thuộc lẫn
nhau của toàn bộ cuộc sống đã được phơi bày cho chúng
ta. Khi chúng ta nhận thấy rằng chưa bao giờ có cái tôi
riêng biệt bị chết, chúng ta nhận ra rằng Bất Tử không
phải là "cái khác", và chúng ta được giải thoát
bởi chân lý của sự nhận thức này: sự chết không tách
rời khỏi cuộc sống . Bi MẪN LÀ MỘT ÐỘNG
TỪ
Lòng bi mẫn được phát
sinh ở nơi Từ Bi Hỉ Xả. Nó phát sinh từ sự hiểu biết
trọn vẹn, chứ không phải bằng suy tư hay lý thuyết
suông. Nó được phát sinh từ trí tuệ về sự nhận thức
chính xác bản chất của vạn vật là thế. Nhưng lòng bi mẫn
cũng phát sinh từ sự tu tập hướng về tâm, thanh lọc mục
đích tâm ý cao cả của chúng ta. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã
từng phát biểu, "Tôi không biết tại sao có nhiều người
hết sức yêu mến tôi, chắc hẳn vì tôi cố gắng tỏ ra
lòng bi mẫn, có tâm Bồ Tát (bodhicitta, bồ đề tâm), nguyện
vọng vì lòng bi mẫn". Ngài không cho đó là sự thắng
lợi, Ngài cho đó là hạnh nguyện, phải thật lòng gìn giữ. Có một sự khác biệt
về số lượng hoặc chất lượng, giữa lòng bi mẫn của
ta và lòng bi mẫn của đức Ðạt Lai Lạt Ma không? Có phải
Ngài kinh nghiệm nhiều khoảnh khắc bi mẫn hơn phải không?
Hoặc phẩm chất thật sự của lòng bi mẫn có sự khác biệt
nhau? Trong lúc đó, người ta có thể nhận ra điều này từ
nhiều cảm nhận khác nhau từ một quan điểm truyền thống,
họ cho rằng một khoảnh khắc của lòng bi mẫn của ta đều
cảm thấy thật là thuần khiết, sâu sắc như bất cứ lòng
bi mẫn của người khác. Vấn đề là chúng ta có tiếp xúc
được với nó không. Thường, chúng ta sống lơ là, bỏ
quên, bị lôi cuốn vào một vài điều khác nữa, hoặc
chúng ta nhầm lẫn cảm giác khác đối với trạng thái bi mẫn. Ðôi khi chúng ta có thể
nghĩ rằng, mình đang cảm nhận những thực tế khi ấy, những
gì chúng ta đang cảm nhận là nỗi sợ hãi. Chúng ta có thể
lo sợ tạo ra một hành động, đương đầu với một người
hoặc một tình huống, hoặc bị bắt buộc hoặc quá phóng
đại. Dưới chiêu bài của việc tin tưởng rằng chúng ta
đang tử tế và thương xót, chúng ta do dự. Từ quan điểm
Phật giáo, sự việc thiếu nỗ lực này để làm vơi bớt
nỗi đau đớn của bản thân, hoặc của người khác, được
xem là thiếu đi lòng can đảm. Bởi vì rất khó để nhận
ra được sự thiếu can đảm ở trong bản thân của một người,
chúng ta thích nghĩ rằng, chúng ta đang thương xót hơn là lo
sợ. Một trạng thái tâm
khác là người ta thường bị nhầm lẫn với lòng bi mẫn
là cảm thấy có tội. Khi chúng ta trông thấy ai đang đau khổ,
trong lúc đó, chúng ta khá hạnh phúc, hoặc nếu như chúng
ta hạnh phúc bằng một cách mà người khác không có, chúng
ta có thể cảm thấy trong thâm tâm rằng chúng ta không xứng
đáng với hạnh phúc đó, hoặc là chúng ta nên đè nén hạnh
phúc của chúng ta ,vì thương xót kẻ khác. Nhưng cảm thấy
tội lỗi, trong tâm lý Phật giáo được định nghĩa là một
hình thức than thân trách phận và cũng là hình thức sân hận. Chắc chắn có nhiều
lúc khi chúng ta nhận ra rằng mình đã hành động không được
khéo léo, và chúng cảm thấy lo lắng và ân hận. Hình thức
ân hận này có thể là quan trọng và làm dịu bớt? Ðiều
này thì tương phản với tội lỗi, chúng ta cảm thấy như
là một trạng thái thu nhỏ lại, ở trạng thái này chúng
ta liên tục ôn lại những gì chúng ta đã làm hoặc đã
nói ở trong quá khứ. Trong trạng thái tội lỗi này, chúng
ta trở thành sân khấu trung tâm; chính xác hơn diễn xuất
chính là phục vụ người khác, chúng diễn xuất để từ bỏ
tội lỗi và như vậy chỉ phục vụ cho bản thân chúng ta.
Tội lỗi làm cạn khô năng lượng của chúng ta, trái lại
lòng bi mẫn mang lại cho chúng ta sức mạnh để giúp đỡ
người khác. Ðể từ bỏ những cảm
giác lo sợ và tội lỗi, và dẫn đến lòng bi mẫn thật sự,
chúng ta cần nhận thức mà không có chút do dự với bất cứ
điều gì, chúng ta có thể cảm thấy hoặc thực hiện. Một
trong những hiệu quả của sự tỉnh giác là chúng ta hoàn
toàn có thể nhận thức mà không có sự phán xét về những
gì chúng ta đang thật sự cảm nhận. Không e ngại với nỗi
sợ hãi hoặc tội lỗi của chúng ta, chúng ta có thể nói
"Ồ, vâng, đó là nỗi sợ hãi, đó là tội lỗi, đó
là những gì đang xảy ra ngay lúc này "và sau đó chúng
ta có thể tái lập ý định của chúng là lòng bi mẫn. Khi tu tập lòng bi mẫn,
chúng ta có thể mắc phải lỗi lầm là thường trưng bày một
lớp vỏ giả tạo bên ngoài về sự quan tâm những gì
chúng ta thật sự đang cảm nhận: " Ðừng cảm thấy lo
sợ, đừng cảm thấy mặc cảm, chúng ta chỉ cảm thấy
lòng bi mẫn, bởi vì đó là sự hiến dâng của chúng ta. Mặc
dù thế, điều quan trọng phải nhớ là sự trong sáng ở
trái tim bi mẫn đến từ trí tuệ. Chúng ta không cần phải
phấn đấu để trở thành một ai đó, không phải chính là
chúng ta, thù ghét bản thân chúng ta, vì những cảm giác nhầm
lẫn của mình. Nhận thức rõ ràng những gì đang xảy ra là
nền tảng cho lòng bi mẫn phát sinh. Ðiều quan trọng nhất
là mục đích không bị lay chuyển của tâm để nhận thức
rõ ràng nguồn gốc của khổ đau. Chúng ta cần sức mạnh
lòng can đảm, và trí tuệ để có thể mở rộng tấm lòng
thật sâu sắc. Và rồi lòng bi mẫn có thể sẵn sàng đến. Trạng thái bi mẫn là
trọn vẹn và bền bỉ, tâm bi mẫn không bị đổ vỡ hoặc
tan tác bởi sự đối mặt với sự khổ đau. Nó bao la và
phục hồi nhanh. Lòng bi mẫn được nuôi dưỡng bằng trí
tuệ của mối tương trợ của chúng ta. Sự hiểu biết này
vượt qua sự thống khổ và ở đây chúng ta thường có
thói quen chỉ nghĩ về người khác, chẳng bao giờ quan tâm
cho bản thân. Trí tuệ về mối tương trợ của chúng ta
phát sinh gắn bó với sự học hỏi để thật sự yêu thương
bản thân chúng ta. Ðức Phật dạy rằng nếu chúng ta thật
sự yêu thương bản thân mình thì chúng ta chẳng bao giờ
làm hại đến người khác. Bởi vì khi làm hại người khác,
chúng ta làm giảm bớt uy tín của mình. Khi chúng ta có thể
yêu thương bản thân, chúng ta từ bỏ cái ý tưởng rằng
chúng ta không xứng đáng với tình yêu thương và sự quan
tâm đặc biệt. Theo lý thuyết, chúng ta sẵn lòng hiến
dâng cho người khác. Bằng cách đem lại sự
tỉnh giác đối với sự thật của những khoảnh khắc hiện
tại, và cũng có một cách nhìn của sự mong ước sâu sắc
nhất của trái tim chúng ta là đem tình thương đến với tất
cả mọi người, chúng ta chứng tỏ sự hiến dâng của
mình cho lòng bi mẫn. Có lẽ biểu tượng sáng chói về
lòng bi mẫn nơi bản thân Ðạt Lai Lạt Ma là một phản
ánh không chỉ ở số lượng những khoảnh khắc. Ngài tỏ
lòng bi mẫn hoặc về những khoảnh khắc chuyển đổi phẩm
chất sự hiện hữu của Ngài là thế nào, nhưng cũng phản
ánh sự tự tin hết mực của Ngài trong khả năng và sự
quan trọng là một người yêu thương thật sự. -ooOoo- Chân thành cám ơn Tỳ kheo
Thiện Minh đã gửi tặng phiên bản vi tính (Bình Anson, 01-2002) [Trở
về trang Thư Mục]
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
PL 2545 - TL 2002
updated: 01-02-2002