BuddhaSasana Home Page Thiền
Tâm Từ Tỳ
kheo THIỆN MINH dịch Phần
Ba (tiếp theo) GIỚI LUẬT CHO NHỮNG
NGƯỜI KHÔN KHÉO Tôi và một số bạn
bè đang trò chuyện; lúc ấy, một người trong bọn tôi đề
cập đến một loạt những cuốn sách vi tính với các tựa
đề như Microsoft Word for Dummies (Phần mềm Word cho những kẻ
ngốc) và Windows for Dummies (Phần mềm Windows cho những kẻ
ngốc). Anh ta nói rằng có nghe một ai đó cũng sẽ viết một
quyển sách gọi là tình dục dành cho những người ngốc nữa
- Sex for Dummies. Sau đó một người bạn khác nói thêm tình
dục dành cho người ngốc thì quá dễ dàng. Cuốn sách
chúng tôi cần là "Tình dục dành cho người thông
minh" - Sex for Smart People . Hoặc có lẽ một tựa đề chính
xác hơn cho cuốn sách chúng ta thật sự cần đến là
"Tình dục khéo léo dành cho bất cứ ai" -
Smart Sex for Anybody .
Chúng ta có thể nhớ lại
tất cả những hành động mà mình đã thực hiện dẫn đến
khả năng dành cho bất cứ số lượng những tập sách được
viết về hành động không khéo léo và tạo nên đau khổ. Câu
hỏi chúng tôi cần được hỏi là: Làm cách nào chúng ta
có thể tránh xa những hành động này và sống khôn khéo?
Khi chúng ta đã phát triển sự hiểu biết rõ ràng, chúng ta
nhận thấy rằng việc tìm kiếm hạnh phúc thật sự tùy
thuộc vào việc ôn luyện về các tập sách "khôn
khéo" như: Smart Sex for All People, Smart Communication for All
People, The Intelligence Loving Yourself for All People hoặc The
Wisdom of Caring for Others for All People. Thật sự, những giới
luật của Phật giáo có trên 2500 năm có thể được xem
như là nền tảng của những cuốn sách như thế này. Ðối với những người
tại gia, chỉ có 5 giới luật cơ bản (Ngũ giới) được
truyền dạy. Giới thứ nhất là tránh sát sinh bất cứ sinh
vật nào. Dựa trên mối quan tâm của chúng ta đến tất cả
chúng sinh, sự kiện này phát triển một sự tôn kính trong
chúng ta đối với toàn bộ cuộc sống. Giới luật kế tiếp
là tránh xa trộm cắp hoặc lấy những gì mà không được
người ta cho phép. Giới luật thứ ba, tránh xa tội tà dâm,
có nghĩa kiềm chế việc sử dụng năng lực tình dục theo
một cách để gây hại cho bản thân hoặc người khác. Thứ
tư là tránh xa lời nói dối và vọng ngữ, mà được thừa
nhận là có sức mạnh và sự tác động đối với việc chúng
ta giao tiếp. Và giới luật cuối cùng của 5 giới luật căn
bản là tránh xa những chất say, chẳng hạn như ma túy và rượu,
làm cho tâm bị u mê và gây nên sự đãng trí, gây cản trở
chúng ta cảm nhận được sự tỏa sáng tự nhiên của tâm. Cơ bản những giới luật
mang lại một cơ cấu cho đời sống tâm linh. Chúng không
có ý định đưa ra như là những luật lệ khắt khe. Nhờ sự
tồn tại vĩnh cửu của những giới luật giúp cho cuộc sống
của chúng ta chặt chẽ. Giữ tâm chánh niệm về những
thôi thúc và những hành động của mình, chúng ta giữ bản
thân khỏi tạo nên sự căng thẳng không cần thiết thực
hiện điều này, chúng ta phát huy một tinh thần mãn nguyện,
và tâm của chúng ta trở nên vắng lặng (tĩnh) cho sự nhận
thức rõ ràng để sinh khởi. Một cuộc sống không có sự
gìn giữ giới luật, chúng ta thiếu đi thành phần cần thiết
này cho việc tu tập nội tâm. Tuệ giác sâu sắc nhất của
chúng ta biến thành niềm hạnh phúc và lòng từ bi cũng như
sự cảm nhận mà tất chúng ta đều có mối liên hệ lẫn
nhau, tạo nên một khuynh hướng tự nhiên để tin được một
cách hành động phù hợp đối với những giới luật. Có một lần trong một
khóa thiền một người nọ đề nghị tôi nói về những giới
luật cổ điển. Khi tôi trình bày xong, người đặt vấn đề
dường như hết sức bực mình. Anh ta nói với tôi, "Nhưng
tất cả những điều đó chỉ là một cách để tránh xa
đau khổ! Ðiều đó có nghĩa là tất cả chúng ta đều sợ
đau khổ. Và điều đó dường như đi ngược lại với tư
tưởng Phật giáo" - chắc chắn những giới là một
cách để tránh đau khổ - bằng cách là không tạo nên nó.
Thực hiện điều này hoàn toàn không phải là một hành động
hèn nhát. Trong thế gian này nơi mọi người chúng ta đều
phụ thuộc lẫn nhau, những giới luật chỉ là thừa nhận
rằng những hành động của chúng ta có những hậu quả.
Ðây không chỉ là một quan điểm tốt đẹp; nó là một định
luật tự nhiên. Và như thế trong cuộc sống của mình, ta
có lẽ tốt hơn chúng ta nên quyết định làm chiến sĩ đấu
tranh giải thoát nỗi đau khổ còn hơn là một chiến sĩ vì
nỗi đau khổ lớn lao hơn. Và nó thật sự đem lòng
dũng cảm của một chiến sĩ thoát khỏi những hành động
đơn thuần chỉ là thích hợp, quen thuộc, và dễ dàng.
Unconsious Sex (Tình Dục vô ý thức), Careless Speech (Lời phát
biểu vô ý thức), Thoughtless Action (Hành động vô ý thức)
tất cả những tựa đề trên có thể làm những cuốn sách
rất dài, và nhiều người trong chúng ta có khả năng để
viết ít nhất vài chương cho mỗi đề tài. Nhưng bất kể
những hành động quá khứ của chúng ta, khởi sự ngay bây
giờ, chúng ta có thể bắt đầu hiểu rõ ràng hơn và như vậy
sống theo một cách khôn ngoan hơn và đầy lòng biết ơn
hơn. Với tâm chánh niệm về cách cư xử của chúng ta, thay
vì bị lôi cuốn bởi những thói quen cũ, chúng ta có thể
quyết tâm chú ý đến những gì thật sự mang lại cho
chúng ta hạnh phúc cũng như cho những người khác. Trong những
lĩnh vực đó chúng ta đã bị đánh lừa, và đã bị đau khổ
và gây nên khổ đau chúng ta có thể quyết định để trở
nên tỉnh giác hơn... Bằng sự tạo lập lại cuộc sống của
chúng ta theo cách này, chúng ta cũng mang lại sự vắng lặng
cho tâm chúng ta và toàn bộ cách sống của chúng ta - để có
những kho báu thật sự của cái tâm giải thoát có thể
được, chúng ta phát hiện, soi sáng bản thân chúng ta. NIỀM HÂN HOAN CỦA
LÒNG BI MẪN Vào mùa hè nọ, tôi
tham dự một hội thảo tại một tu viện Thiên chúa giáo đề
tài Phật giáo. Ở đây Ðức Lạt Lai Lạt Ma là người tham
dự chính yếu. Sự kiện được mở màn với buổi lễ trồng
cây có sự tham dự của toàn bộ huynh đệ của tu viện . Tôi
tình cờ đứng kế bên Ðạt Lai Lạt Ma khi sắp sửa khai mạc
buổi lễ. Bất ngờ, Ngài nhận ra một đồng đạo huynh đệ
hết sức lớn tuổi ngồi trên chiếc xe lăn bên kia sân. ,
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma kêu lên phá tan bầu không khí trang
nghiêm"Ồ, ông ấy thọ quá!" và theo sau là những
người bảo vệ và phóng viên truyền hình, Ngài băng qua sân
và ôm lấy vị sư già. Ðiều làm tôi xao xuyến trong khoảnh
khắc ấy là niềm vui mà Ðức Lai Lạt Ma kêu lên,
"Ông, ông ta thọ quá!" Ðó không phải là sự thương
xót; đó là niềm vui thích hân hoan. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma
đang ca ngợi tuổi thọ của vị sư già, và niềm vui Ngài cảm
thấy có vị sư già tham dự với chúng tôi. Chúng ta thường suy
nghĩ về lòng bi mẫn được tạo nên bởi sự nhận thức nỗi
khổ đau - và chắc chắn là đúng thật. Nhưng cũng có một
phẩm chất của lòng bi mẫn, một cảm giác về mối quan hệ
sâu sắc, phát sinh từ niềm hân hoan vui mừng. Có một lần
một ai đó đã hỏi Munindra tại sao Ngài tu tập thiền. Những
thiền sinh của Ngài tu tập xung quanh, mong đợi một câu trả
lời kiêu kỳ đề cao. Thiền sư Munindra trả lời "Tôi
tu tập thiền để ghi nhận những bông hoa tím nhỏ mọc
bên vệ đường nếu không thì có thể bỏ quên". Khi
chúng ta bắt đầu để ý những bông hoa tím nhỏ, chúng
tôi cũng mong mỏi những người khác thấy chúng, vì niềm
vui và sự khuây khỏa của họ. Tuy vậy điều này không phải
là sự thương hại nhưng là lòng bi mẫn ước mong được
chia xẻ niềm vui hoan lạc. Lòng bi mẫn đầy hân
hoan như thế cũng có thể phát sinh từ sự thích thú của
chúng ta trong những trạng thái tâm nào đó. Sau khi tu tập
lòng cao thượng hoặc từ bi chúng ta có thể nhận thấy
tâm của mình mở rộng và dứt bỏ những tình huống ở đó
chúng ta thường bám víu, lo sợ mất đi một điều gì quý
báu, hoặc tự hỏi liệu chúng ta chừng nào sẽ đạt được
mong ước. Trong khi tu tập thiền, chúng ta thích thú và thậm
chí say mê trong những sự mở rộng này và trong những nhận
thức đó xảy ra với chúng ta. Niềm vui thích này không
tiêu biểu bởi sự chấp thủ, bởi vì chúng ta biết rằng
những cảm nhận này theo bản chất của chúng sẽ thay đổi.
Ðúng hơn, nó được tiêu biểu bằng lòng biết ơn đối với
khả năng của con người được mở rộng, yêu thương,
chăm sóc, nhận thấy chân lý, mối quan hệ. Nhận thức rằng
tất cả mọi người đều có khả năng này, lòng bi mẫn
hân hoan được thức dậy trong chúng ta cũng như sự cầu chúc
cho tất cả những người khác có thể mở rộng trái tim,
quan tâm chăm sóc, và mối quan hệ, hơn là mãi mãi cô đơn
và lo sợ. Một điểm quan trọng
cần ghi nhớ rằng sự mong ước củalòng bi mẫn này không
xuất phát từ một quan điểm tự cho mình là đúng hoặc
lòng ham muốn cải đạo. Nó đến từ sự nhận thức có biết
bao nhiêu con người ham muốn được hạnh phúc và tuy thế
thật sự có được mấy người hạnh phúc. Cảm giác của
lòng bi mẫn phát triển trong chúng ta biết như thế nào về
sức mạnh của tình yêu có sẵn quanh chúng ta. Nhưng tuy vậy
cũng còn có nhiều người cô đơn dường nào. Lòng bi mẫn
phát sinh từ vẻ đẹp của những chiếc hoa tím nhỏ mọc
bên vệ đường và tuy thế nhận ra chúng bị người ta bỏ
quên hoàn toàn. Nó đến từ sự quan sát có bao nhiêu bậc
trưởng thượng khôn ngoan trong chúng ta, và họ đã bị
quên lãng và lụi tàn như thế nào, lòng bi mẫn thú vị đến
từ sự biết được khả năng tuyệt vời của tấm lòng
con người để tạo mối quan hệ, và mong ước nhiều người
hơn trong chúng ta cảm thấy mối quan hệ lẫn nhau.
Ấn Ðộ có nhiều loại
thiền sư, nhà sư và nhiều con đường tu tập khác nhau, đủ
loại và nhiều kiểu . Ðối với một số người, sự kiện
này tạo nên sự bối rối và mâu thuẫn. Còn một số người
khác, đó là điều thú vị. Khi tôi đang tu học với Ngài
Munindra ở Bồ Ðề Ðạo Tràng, những người bạn thiền
sinh của tôi đôi khi thường đến Ngài bày tỏ ý định tu
tập và khám phá truyền thống tôn giáo khác, hoặc là muốn
thọ giáo vài vị thầy khác. Tôi lấy làm ngạc nhiên về
thái độ bao dung của thiền sư Munindra. Ngài thường khuyến
khích cổ vũ họ nên đi. Khi có người ngạc nhiên hỏi tại
sao Ngài lại hành động như thế, Munindra ôn tồn đáp
"Sự so sánh không làm tổn hại gì đến Dhamma - Giáo
pháp hết. Sự thật là sự thật.
Chúng ta không thể nào chia cắt nó ra thành những miếng nhỏ
để rồi xem đó như là những mảnh chân lý riêng của
mình, hoặc xem nó như một biểu tượng, một thành tựu đặc
biệt của mình. Chúng ta đau khổ vì sự so sánh, chứ Giáo
pháp thì không. Chúng ta đau khổ vì độc quyền về sự thật,
vì cảm nhận chia rẽ và đua tranh. Giáo pháp không phải là
điều gì để chấp thủ, đề phòng, hoặc chứng tỏ cao cả
hơn. Chúng ta không cần phải chấp thủ với chúng, như thế
chúng là một món đồ chúng ta có thể giữ lại một vật
sở hữu của mình. Cuối cùng, duy nhất chỉ có cuộc sống
của chúng ta và sự chọn lựa giáo pháp để đem lại sự
sáng suốt, chứ không phải sự u mê. Ðây là tinh hoa về
giáo pháp của Ðức Phật: lòng ta không còn đau khổ chứ
không phải là việc chọn lựa tông phái. Phần cốt lõi của
giáo pháp, sự tu tập, và tấm gương điển hình sống động
về đức Phật được biết đến "Phật pháp". Con
đường của Ðức Phật, danh xưng "Buddhism" được
xem là một học thuyết hoặc một hệ thống đức tin, là một
sự đổi mới gần đây của người phương Tây và thật sự
điều này không chính xác. Theo Buddhadharma thì không có nghĩa
là chấp nhận "một học thuyết", trung thành với một
giáo điều, hoặc dán lên cho mình một nhãn hiệu nào khiến
ta trở nên khác biệt với người khác. Ðây không phải là
một vấn đề của đức tin. Nó cũng không phải một phương
cách tuyệt đối để đi theo gót chân của Ðức Phật lịch
sử. Nó là một phương tiện cho chúng ta nhận ra được trí
tuệ bẩm sinh của mình và lòng bi mẫn vô hạn. Khi có một sự quyến
luyến vào một hệ thống đức tin thì có nhu cầu để bảo
vệ nó. Chính Ðức Thế Tôn đã từ chối tham dự vào những
cuộc tranh luận về giáo điều: Sự kiện này rất phổ biến
khi Ngài còn đương thời. Ngài phát biểu một cách xác đáng
"Như Lai đây không muốn tranh cãi với mọi người,
nhưng chính là mọi người tranh cãi với Như Lai". Bằng
sự nhận thức phong phú cùng với lòng bi mẫn, Ngài thật sự
cổ vũ những môn đệ của Ngài đoạn trừ tất cả những
sự dính mắc, kể luôn cả điều tinh túy của việc chứng
minh bằng con đường tâm linh riêng rẽ của một người. Ngài
mô tả về giáo pháp của Ngài như là một chiếc bè, chúng
ta dùng để vượt qua dòng sông khổ đau, cho tới khi đến
bến bờ an lạc bên kia. Một khi ta đã đặt chân đến nơi
đó rồi, chúng ta từ bỏ ngay chiếc bè. Chúng ta đừng tiếp
tục kéo nó theo mình. Sự chứng minh cứng nhắc
với hệ thống tín ngưỡng phát sinh do một phần hoang mang
và lo sợ. Khi chúng ta không cảm thấy liên hệ với một ý
tưởng riêng tư về chân lý, chúng ta không thấy thanh thản
và bám víu vào những quan điểm hẹp hòi. Nếu chúng ta cảm
thấy bị lừa dối hoặc bối rối, chúng ta lo sợ và tìm
kiếm một điều gì để bám víu, một hình thức an toàn
ở một nơi nào đó. Ðây là hình ảnh của chủ nghĩa giáo
điều, chủ nghĩa cuồng tín và tính kiêu ngạo. Kiểu tâm linh dạy đời
bắt nguồn từ những quan điểm bè phái gây ra một cảm
giác phân biệt lớn lao, về chúng ta "và" họ là tốt
đẹp hơn" mà cuối cùng cho thấy đó là một chốn ngục
tù do mình tạo dựng lên; một cái hang được trang trí tuyệt
vời. Do bởi bám víu vào những quan điểm tâm linh bằng một
tính cách như thế, chúng ta sử dụng vẻ kỳ bí và cái đẹp
của tâm linh như là một đối tượng để khai thác, thay
vì nó là bí quyết để dẫn đến tình thương vô hạn. Ðể đoạn trừ việc
dính mắc vào những quan điểm, chúng ta phải chấp nhận một
cách chân thành nỗi lo sợ phát sinh ra khuynh hướng này. Khi
chúng ta đối mặt với nỗi sợ hãi của mình, chúng ta có
thể lần tìm trở lại nỗi hoang mang trong tâm của mình. Nhờ
tu tập, khi ấy chúng ta cảm nhận chân lý của sự hiện hữu,
và chúng ta thấy được vô thường, khổ và vô ngã, chúng
ta cảm thấy không cần thiết để bảo vệ hoặc bám víu
thật chắc vào giáo điều. Chúng ta có thanh thản nương tựa
vào chân lý. Lòng của chúng ta xao động vì nỗi khổ của
mình và của những người khác. Chúng ta không muốn gieo trồng
thêm một cảm giác cách biệt với bất cứ ai. Như lời của
thiền sư Munindra dạy "Sự so sánh không làm tổn hại
gì đến giáo pháp hết". Chúng ta không cần phải đau
đớn vì sự so sánh, bởi vì chúng ta không cần đòi hỏi một
sự độc quyền về chân lý. Chân lý sẽ bảo vệ chúng ta,
chúng ta không cần phải bảo vệ chân lý. Giáo pháp của Ðức Thế
Tôn mang lại một tính cách để sống, điều đó chứng tỏ
tính lôgíc của nó, tính hiệu quả của nó, ngay trong sự
tu tập của chúng ta. Như thế, Giáo pháp không phải là một
đức tin để được bảo vệ nhưng là sự hướng dẫn cho
sự biến đổi. Trên chuyến hành trình khám phá riêng rẽ của
mình, chúng ta thấy rằng sự chấp thủ vào tính cách mà
chúng ta đi theo không phải hoàn toàn là điểm mấu chốt;
nhưng chân lý của bản thân, nó là mục đích của việc
theo đuổi con đường chánh đạo. Sự chấm dứt việc chấp
thủ toàn bộ các vấn đề, kể luôn cả con đường tâm
linh này, mới là phần cuối của con đường tâm linh. SẴN SÀNG CHẾT Bà Aung San Suu Kyi đang
đi xuống con đường làng với một ít người của bà. Ngay
khi ấy một số người lính nhảy khỏi xe, khom người xuống,
đặt súng nhắm vào bà, và chuẩn bị nổ súng theo lệnh
viên đại úy của họ. Suu Kyi xua tay bảo những những người
ủng hộ bà tránh xa ra và bà một mình tiến đến trước các
tên lính. Sau đó bà ta kể "Tôi thấy để cho họ chỉ
có một mục tiêu nhắm bắn dễ hơn là kéo những người
khác vào". Vào giây phút cuối một viên sĩ quan cao cấp
hơn đến hiện trường và hủy bỏ lệnh. Sau đó Suu Kyi nói
"Tôi chưa bao giờ nghĩ đến bản thân mình như là một
người đặc biệt gan dạ". Can đảm, bà bình luận
thêm, "xuất phát từ việc tu dưỡng thói quen khắc phục
bằng cách đối mặt với sự sợ hãi trước mệnh lệnh của
một người". Suu Kyi có thể làm điều đó mà bà tin tưởng
sâu sắc những gì cần phải được thực hiện, dù cho bất
cứ sự sợ hãi nào mà chắc hẳn bà phải cảm nhận. Bà Aung San Suu Kyi được
trang bị với sự quyết tâm chấm dứt sự áp bức chính trị
trong đất nước, bà đã chối từ sự tự do và sự an
toàn của mình. Suốt những năm tháng bị giam cầm bà,
chính quyền quân sự đề nghị trả tự do cho bà, nhưng chỉ
khi bà rời khỏi Durma và sống lưu đày. Bà ta đã luôn
luôn từ chối. Nhiều người ủng hộ bà đã khuyên bà ra
đi và tiếp tục công việc của bà vì sự nghiệp dân chủ
ở hải ngoại, nơi đó sẽ an toàn hơn cho bà. Nhưng bà ta
không ra đi. Sau sáu năm giam cầm, Suu Kyi phát biểu trong một
cuộc phỏng vấn, "À, tôi biết rằng mình sẽ không đầu
hàng, nhưng luôn luôn có khả năng là tôi sẽ chết trước
lúc họ trả tự do cho tôi". Có một lần tôi đã
phụ trách hướng dẫn một khóa thiền dành cho những nhà
hoạt động xã hội, trong nhóm này có một số ít người vô
gia cư trước khi tham gia vào công tác xã hội. Một người
tham gia là một kẻ nghiện ngập trước đó đã sống sót
qua nhiều năm làm kẻ trấn lột. Chúng tôi hỏi thăm anh ta
bằng cách nào để anh ta tiếp cận những người anh có ý
định ăn cướp. Ðiều gì ở trong tâm anh ta? Anh ta có một
kỹ thuật? Anh ta trả lời "Không, chẳng có kỹ thuật
nào, nhưng khi tôi đến gần những người ấy, tôi phát hiện
ra rằng một chỗ nào đó trong thân tôi hoàn toàn sẵn sàng
để chết, và tôi không nói một lời, hãy biết rõ điều
đó. Ðó là những gì làm cho người ta hèn nhát. Vũ khí tuyệt
vời nhất của tôi sự thật là tôi không sợ chết". Hai người, Aung San Suu
Kyi và kẻ trấn lột, cả hai đều dành cho những mục đích
của mình, tuy nhiên họ có thể khác biệt nhau, nhưng cả
hai đều sẵn sàng để chết. Kẻ cướp giật trước đây
nói anh ta không sợ chết, và điều này mang lại cho anh ta
khả năng đặt mình vào những vị trí bấp bênh và làm tổn
thương người khác. Bà Aung San Suu Kyi nói rằng trong khi bà
chắc hẳn là hết sức sợ hãi khi đối mặt với kẻ thù
của mình, dù thế nào đi nữa bà đã hành động như vậy,
mặc dù có thể làm bà mất mạng, và nó tạo cho bà cái khả
năng phục vụ cho kẻ khác. Cả hai người này rõ ràng đã
vượt qua sự sợ hãi. Nhưng có một sự khác biệt về cơ
bản trong bản chất về sự không sợ hãi của họ. Chúng ta có thể tưởng
tượng là mình không sợ hãi, sẵn sàng chết bởi vì chúng
ta bị kẹt trong một thế giới u buồn và hoang vắng; tình
cảm của chúng ta bị ngăn trở và giới hạn đối với sự
sống còn riêng tư. Hoặc chúng ta thật sự có thể không lo
sợ và sẵn sàng chết bởi vì chúng ta khám phá được cái
cảm giác sâu kín nhất và những gì mang ý nghĩa là còn sống.
Chúng ta có thể thật sự không sợ hãi chỉ khi có một tấm
lòng bi mẫn bao dung, chúng ta nhận ra nỗi sợ hãi sâu kín
trong lòng hết sức vi tế, khi chúng ta giữ chánh niệm về
nó; không thù ghét bản thân vì sợ hãi, và không bị nó khống
chế. Ðây là sức mạnh đặc biệt của tâm chánh niệm. Những
quyết định của chúng ta không bị sai nhiễm bởi cảm
giác mà chúng ta không có ý thức - những cảm giác đó làm
trở ngại khả năng nhìn vào sự thật của chúng ta. Dâng hiến hết tấm
lòng để chấm dứt nỗi khổ đau trên thế giới. Phương
hướng hành động của Suu Kyi được thực hiện rõ ràng.
Ðược củng cố bằng tâm chánh niệm, bà ta có thể nói
"Nỗi sợ hãi chính là nhà tù và sự giải thoát thật
sự là thoát khỏi nỗi sợ hãi". TỪNG BƯỚC Vào thập niên 80,
Joseph Goldstein cùng tôi đến Zimbabwe, châu Phi, để dạy. Những
người học trò của chúng tôi tổ chức một chuyến đi cùng
chúng tôi đến Thác nước Victoria và khu vực chung quanh nó.
Vào một buổi hoàng hôn, Joseph và tôi khởi hành lên một
con thuyền nhỏ cùng với một người hướng dẫn, thả theo
dòng sông Zambezi, ngắm cảnh hoàng hôn, nghe những âm thanh lạ
thường của những con thú bản xứ bên bờ. Nó là một cảnh
đẹp kỳ lạ. Tôi cảm thấy như thể tôi tình cờ gặp
được thời kỳ nguyên thủy, tôi thấy rõ mình ở giữa một
tạo vật kỳ bí. Toàn bộ thế giới và tất cả những rắc
rối của nó hoàn toàn biến mất. Một lát sau đó Joseph
đề nghị với người dẫn đường có thể cho thuyền cập
bờ và đi bộ trong một khoảng thời gian cho tới khi rạng
đông. Câu trả lời của người hướng dẫn cắt ngay những
cảnh tưởng nên thơ của chúng tôi. Anh ta nói rằng
"Toàn bộ bờ biển bị gài mìn trong thời nội chiến.
Thú vật thường bị mìn nổ tan xác. Nhiều trẻ em đi lang
thang bị mất mạng ở đó hoặc mất chân tay. Tốt hơn đừng
nên". Ðúng vậy, tốt hơn đừng nên. Thả trôi xuồng hạ
lưu sông Zambezi, những cảm nhận của tôi bắt đầu chuyển
sang sự khủng khiếp của những sự hiểm nghèo ẩn núp ở
đó, ở giữa cảnh "thiên đàng". Tôi đã từng biết rằng
có hơn 100 triệu mìn bẫy nằm rải rác khoảng 60 quốc gia
trên thế giới. Một thời gian dài sau đó, những đội quân
đã bỏ trống chiến trường và những chiến trường chính
trị đã thay đổi, những bãi biển mìn nằm bất động dưới
mặt đất vẫn tiếp tục hủy hoại mạng sống con người,
sống trên một quy mô rộng lớn. Mìn bẫy không phân biệt
giữa một quân thù đang tiến đến gần và một đứa bé
chơi đùa vui vẻ, giữa một kẻ xâm lấn nguy hiểm và một
khách du lịch vô tư đi tản bộ. Có hơn một ngàn người bị
chết bởi mìn bẫy mỗi tháng, nhiều người bị thương
hơn hoặc bị tàn tật suốt đời. Về vấn đề tài chính,
việc dọn một bãi mìn tốn kém gấp một trăm lần khi đặt
nó xuống đất, và sự việc này hiển nhiên là một công
việc rất nguy hiểm. Kết quả phần nhiều các bãi mìn vẫn
chưa được tháo gỡ. Có một bản thỉnh
nguyện của những người dân khắp mọi nơi để xin chữ ký,
yêu cầu tất cả các quốc gia ngưng sản xuất và sử dụng
mìn bẫy. Hằng năm nhà sư người Kampuchia, Đại Trưởng lão
Maha Ghosananda, ngài được đề cử giải Nobel hòa bình dẫn
một đoàn hòa bình đi khắp Kampuchia thu thập chữ ký cho lệnh
nghiêm cấm. Sau nhiều thập niên tàn sát đẫm máu và nội
chiến. Kampuchia là một trong những quốc gia có nhiều mìn
nhất trên thế giới. Bãi mìn nằm trên hơn phân nửa lãnh
thổ Kampuchia không an toàn cho nông nghiệp hoặc bất cứ hoạt
động nào của con người và đây là một xứ sở có tỷ lệ
phần trăm người cao nhất thế giới bị tàn tật vì các vụ
nổ mìn. Kampuchia cũng đã đóng góp nhiều chữ ký cho bản
thỉnh nguyện hơn bất cứ quốc gia nào. Thông thường một
chữ ký là một dấu tay bằng mực đỏ, bởi vì có quá nhiều
người mù chữ. Ở mỗi nơi dừng chân
của đoàn biểu dương hòa bình, Ngài Maha Ghosananda thuyết
giảng một bài Pháp đơn giản về "sự cần thiết của
việc tháo gỡ những bãi mìn trong tim của chúng ta: tham,
sân, ảo tưởng, chúng như là nguồn gốc các bãi mìn ở dưới
đất". Những lực lượng này nằm ẩn trong thâm tâm
chúng ta, có lẽ nằm phía sau của một vẻ bề ngoài thanh
thản. Nhưng khi một ai đó gây một điều gì cho chúng ta
mà chúng ta không thích, hoặc những tình huống nào phát
sinh, rồi chúng sẽ nổ tung, thật thảm thương gây nguy hại
cho người khác và bản thân mình. Sự việc giống như gài
mìn thì dễ dàng nhiều hơn là tháo gỡ, cũng giống như những
thói quen được tạo ra một cách vô ý thức. Giống như mìn
bẫy ở dưới đất là kết quả của những hành động vô
ý thức, được thực hiện mà không nghĩ đến những hậu
quả lâu dài. Chúng ta cũng vậy, trong cuộc sống hàng ngày
của chúng ta, tham dự vào những hành động tham, sân, hoặc
ảo tưởng, những hậu quả lâu dài vô ý thức. Trong chuyến hành trình
của chúng ta để từ bỏ những khuynh hướng quen thuộc của
tham, sân và ảo tưởng, chúng ta thường tìm được sức mạnh
trong sự đoàn kết. Chúng ta có thể giúp nhau để cùng nhau
thực hiện những gì mà một người nào đó cảm thấy rằng
chúng ta không thể tự lực. Trong những kinh điển Phật giáo
"có những người bạn tốt" được nhấn mạnh như
là một sức lực đóng góp mạnh mẽ để duy trì những phẩm
chất lạc quan, chẳng hạn như tình yêu hoặc trí tuệ. Có
những người bằng hữu tốt đẹp, các vị thầy, những người
cố vấn và cộng đồng giúp đỡ chúng ta bằng cách mang lại
một ý thức đoàn kết, chia sẻ những giá trị, hỗ trợ lẫn
nhau, tạo phấn khởi và nhắc nhở lẫn nhau. Ngài Maha Ghosanada đã
nói "Chuyến hành trình của chúng ta vì hòa bình bắt đầu
từ hôm nay và mỗi ngày. Chúng ta sẽ không bao giờ hèn
nhát. Chúng ta sẽ đi từ từ, từ từ, từng bước, từng
bước. Mỗi bước sẽ là một lời cầu nguyện". Chúng
ta chỉ có thể thực hiện chuyến này để tháo gỡ bãi
mìn; những điều trong tâm hoặc ngoại cảnh, từng bước,
từng bước. Mỗi bước tạo nên một phần nhỏ của tấm
thảm của chuyến hành trình. Ði cùng nhau, chúng ta có thể
làm nhiều điều để giảm bớt đau khổ của bản thân và
không ngừng giảm bớt sự khổ đau ở thế gian này. PHONG THÁI CỦA LÒNG KIÊN
NHẪN Trong mấy tuần đầu
sau khi khánh thành Hiệp hội Thiền Minh Sát Tuệ (IMS), chúng
tôi nhận được nhiều sự yêu cầu cung cấp thông tin.
Trong những lá thư này có hai lá đặc biệt đáng ghi nhớ về
cách họ viết. Một, được viết cho "Hiệp Hội Thiền
Ðịnh Muộn Màng", dường như đề nghị rằng cách
nhìn của chúng tôi thật tuyệt vời, 20/20, hoặc là chúng
tôi đã khởi xướng IMS như là một điều được nghĩ đến
sau này. Mặt khác, mà tôi nhận ra thậm chí gây thích thú hơn
nhiều, nó được gởi cho "Hiệp Hội Thiền Ðịnh Cấp
Tốc". Tuyệt vời biết bao! Tôi tưởng tượng đến một
gói thiền hút nước mà người ta chỉ cần cho thêm một
ít nước xong rồi trộn lẫn với nhau để có được cái
tâm an lạc cấp tốc. Ðương nhiên, thật buồn cười về
điều này, có phải đó là phần thiền cấp tốc là phần
cấp tốc này - và rồi phần tiếp theo nữa. Và thành phần
quan trọng nhất trong "thiền cấp tốc" ở ý tưởng
này là sự kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn thật sự
là tính không thay đổi - Sự nhiệt tình kiên định để sử
dụng khoảnh khắc thực tại này như là một phương tiện
diễn đạt trí tuệ và lòng bi mẫn. Sự kiên nhẫn không phải
là việc nghiến răng lại và nói "Tôi sẽ chịu đựng
vấn đề này thêm 5 phút nữa bởi vì tôi chắc chắn nó sẽ
chấm dứt và rồi một điều gì đó tốt đẹp hơn sẽ xảy
ra". Kiên nhẫn không phải không hoài nghi, và nó dễ chịu.
Nó là một mối liên kết chân thật với bất cứ việc gì
đang xảy ra ngay lúc này. Kiên nhẫn là một sức mạnh tuyệt
vời; nó như là một sự nghiêm khắc cao cả và cũng là một
hình thức hiến dâng cao thượng. Kiên nhẫn là một sức
mạnh vững chắc mà chúng ta áp dụng từng khoảnh khắc.
Nó không bao hàm một ý tưởng khuất phục, tính tự mãn dứt
bỏ, hoặc ngày cả một lòng nhiệt tình kiên định. Kiên
nhẫn không có nghĩa là bị kìm kẹp trong chốc lát, nó cũng
không có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận bất cứ điều
gì xảy đến mà không bao giờ đưa ra một hành động để
thay đổi những sự việc. Nếu trong khoảnh khắc đòi hỏi
đưa ra một loại hành động thích hợp nào đó, chúng ta phải
làm như vậy. Ðiều quan trọng nhất là tính cách mà chúng
ta hành động. Tính kiên nhẫn thực tế hết sức đơn giản.
Nó có nghĩa là một mối liên kết rộng mở và trọn vẹn
với khoảnh khắc - một mối liên kết đòi hỏi tính chính
trực độc đáo. Sự ý thức về văn hóa
là được tập trung tức khắc vào những sự việc xảy ra;
đó là một nỗ lực có ý nghĩa đối với chúng ta để nuôi
dưỡng cái hình thức tận tâm tận lực này ở mỗi khoảnh
khắc. Dường như chúng ta luôn luôn nghĩ đến những điều
sẽ xảy ra tiếp theo. Một người bạn của tôi đã từng kể
cho tôi nghe một câu chuyện về một vườn rau mà anh ta lúc
còn bé. Anh ta trồng cà rốt trong mảnh vườn, nhưng anh ta
thường cảm thấy hết sức nôn nao khi thấy những chiếc mầm
non nhỏ bé trong lúc anh ta nhổ những cây cà rốt khỏi mặt
đất để xem chúng phát triển như thế nào. Sự tu tập
lòng kiên nhẫn là đang học hỏi sống trong khoảnh khắc hiện
tại, trong lúc những sự kiện khác tiến triển theo giờ giấc
của chúng. Ðây là hình thức
kiên nhẫn, chúng ta đưa vào việc tu tập thiền. Thầy
Munindra của tôi thường nói "Trong việc tu tập thiền,
thời gian không phải là một yếu tố. Nó không phải là một
điều ảnh hưởng đến tiến trình này. Tu tập là bất tận.
Ðưa việc tu tập tâm linh vào trong một điều kiện thời
gian, có nghĩa là một sự tiên liệu, thất vọng, mong đợi
và phản bội. Giống như việc trồng một mảnh vườn và cố
làm cho cây cà rốt lớn nhanh hơn chúng thật sự có thể
phát triển. Chúng phát triển theo giờ giấc và theo tính
cách của chúng. Chúng ta gieo hạt, chăm bón, tưới nước,
chúng ta để nó sống tự nhiên. Trong cuộc sống hàng
ngày của chúng ta, lòng kiên nhẫn có thể biểu thị như là
một sự quyết tâm để thực hiện việc cần phải làm.
Tôi có một người bạn, có đứa con gái nhỏ của họ được
chẩn đoán là bướu não. Cái bướu lành tính nhưng nằm
ở một chỗ được cho là có thể nguy hiểm chết người.
Sự kiện đòi hỏi đến hai cuộc giải phẫu, mỗi lần 11
giờ, không tìm cách để cắt bỏ cái bướu. Người bạn tôi
đưa con của chị đến một nhà thần kinh học nổi tiếng,
ông này bảo bệnh của đứa bé vô vọng. Ông ta phỏng đoán
- đứa bé gái ngây thơ xinh đẹp sẽ chết trong vòng hai năm
nữa. Người bạn của tôi
không chịu đầu hàng nhưng tiếp tục nhẫn nại, cương quyết
tìm những phương cách chữa trị. Bà tìm đến một nhà thần
kinh học khác, ông ta gợi ý dùng một phương pháp phóng xạ
trị đặc biệt. Sự chữa trị này được kết hợp với một
số phương pháp khác đã bắt đầu làm teo bớt cục bướu.
Khi cuộc thử nghiệm đầu tiên cho thấy rằng bướu đang
teo nhỏ lại, vị bác sĩ cùng với mọi người trong phòng
đều cảm động. Cuối cùng không còn chút nào vết tích của
cục bướu. Khi tôi ca ngợi sự kiện không chịu đầu hàng
của chị, lạc quan tìm một phương pháp điều trị mới
cho con gái mình, chị nói mình chỉ làm những gì cần phải
làm, đúng ngay vào thời điểm. Ðây là lòng kiên nhẫn. Bất cứ hoàn cảnh
nào của chúng ta cũng có thể xảy ra khả năng để sống từng
khoảnh khắc, làm những gì cần phải làm, và để cho tiến
trình mở rộng. Ðiều này đích thật là một trong những sức
mạnh lớn lao nhất của chúng ta. Dù trong cuộc sống hoặc
trong lúc tu tập thiền của chúng ta, chúng ta được hỗ trợ
bởi một sự dâng hiến can đảm cho lòng kiên nhẫn và
lòng nhiệt tình hiện diện ở trong khoảnh khắc này của
cuộc sống chúng ta. NIỀM VUI CỦA SỰ HIẾN
TẶNG Một người bạn của
tôi có người ông di trú đến Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ.
Người đàn ông này cũng giống như nhiều người khác từ
Ðông Âu đến NewYork bằng tàu thuyền và dừng chân ở
Ellis Island. Ông đã cùng với một người bạn thân của
mình đi trong chuyến hành trình, nơi đến của người bạn
ông là một nơi khác ở Hoa Kỳ. Họ rất yêu mến nhau, và
trước khi chia tay họ muốn tặng nhau một vật gì để làm
vật kỷ niệm. Tuy thế, cả hai chẳng còn trên mình một thứ
gì ngoại trừ quần áo họ đang mặc; cả hai người không
ai có vật sở hữu nào để trao cho nhau - cho tới khi họ tìm
được một vật. Mỗi người xé cái thẻ tên của mình,
và viết cái tên Mỹ mới của mình trên tấm thẻ đó, rồi
trao cho nhau. Bằng cách trao đổi tên của họ, họ đang ở
trong một hình thức chia xẻ cái tương lai chưa biết đến
của họ; họ muốn giữ lại mối liên hệ bằng tất cả
những những viễn cảnh được mở ra cho những thế hệ
tương lai. Tôi thích câu chuyện
này bởi vì nó diễn tả thật tuyệt vời cái sự kiện là
chúng ta luôn luôn có một điều gì để dâng hiến, và món
quà cao quý nhất là lòng nhiệt tình của chúng ta để kết
nối với cuộc đời của ai đó - để quan tâm về họ.
Lòng cao thượng được xuất phát từ tinh thần của chúng
ta và có một chút quan hệ dù chúng ta có những món quà tốt
để trao tặng hoặc không. Ở Ấn Ðộ và Miến Điện, tôi
là người nhận được những tấm lòng bao dung không thể tưởng
tượng được của nhiều người mà họ có rất ít vật chất
để trao tặng. Về một phương diện khác, một số nền văn
hóa rất phong phú về vật chất thì lại càng ít cho. Một
cuộc nghiên cứu vừa mới đây cho thấy rằng Los Angeles, với
một phần trăm những người giàu có nhất, nằm ở mức gần
cuối trong việc thẩm định lòng bác ái. Mineapolis, một
thành phố có mức dân trung lưu, là ở hàng đầu danh sách.
Lòng bao dung độ lượng mà tất cả mọi người chúng ta
là vấn đề của trái tim. Ðức Phật dạy rằng
không có đời sống tâm linh thật sự mà không thể có tấm
lòng bao dung độ lượng. Ðức Thế Tôn dạy, tấm lòng
khoan dung độ lượng là phẩm chất chủ yếu của một cái
tâm tỉnh giác. Sự tu tập lòng khoan dung độ lượng giải
thoát, chúng ta khởi ý tưởng cô lập phát sinh từ sự
dính mắc và chấp thủ. Khi chúng ta nghĩ rằng mình cô
đơn, tấm lòng của chúng ta khép lại. Tiếp theo đó chúng
ta thật khó khăn để cảm thấy điều tốt lành cho bản
thân và nghĩ rằng mình chẳng có điều gì để hiến dâng.
Ngoài ra do bởi chúng ta tìm kiếm một điều gì đó hoặc bởi
một ai đó ngoài bản thân để mang lại cho chúng ta một ý
tưởng trọn vẹn, chúng ta không thấy được cái mức độ
tuyệt đối mà chúng ta cho là trọn vẹn và đầy đủ. Khi ý định phát sinh
trong chúng ta, thì thường thường cũng có một cảm giác sợ
hãi xuất hiện. Có thể là sợ món quà không đủ sang trọng
hoặc bị từ chối. Chúng ta có thể nghĩ rằng: "Tôi
không có cái gì xứng đáng để tặng ai" hoặc "khi
nào tôi trúng số tôi có thể dâng tặng, nhưng ngay lúc này
tôi không thể cho được cái gì". Tuy thế, với tâm
chánh niệm, chúng ta có thể nhận thấy rằng những nỗi sợ
hãi của chúng ta thật mơ hồ, chúng không có sự kiên quyết,
chúng ta không cần phải do dự vì chúng. Khi chúng ta nhận
thức rằng những nỗi lo sợ này là những ý nghĩ quen thuộc,
mà không thể quyết định được những hành động của chúng
ta, chúng ta bắt đầu thấy khả năng phi thường của lòng
bi mẫn nằm trong bản thân chúng ta. Sự hiến dâng, sự cho
thật lòng là một niềm vui thích để chúng ta nên làm.
Chúng ta cảm nhận niềm hạnh phúc khi chúng ta có một ý định
cho, trong cái hành động cho thật sự, và khi nhìn lại sự
kiện mà chúng ta đã thực hiện. Lòng bao dung độ lượng là
một điều đáng ca ngợi. Khi chúng ta cho ai một vật gì,
chúng ta cảm thấy mình liên hệ với chúng, và sự tinh tấn
của chúng ta đi đến con đường an lạc và tỉnh giác sâu
sắc hơn. Sự rung động của trái tim khi chúng ta thực hành
lòng khoan dung độ lượng với thế giới bên ngoài phản
ánh lại sự rung động của trái tim khi chúng ta dứt bỏ những
quan điểm gò bó bản thân về chuyến hành trình trở về nội
tâm của mình. Sự dứt bỏ tạo nên một cảm giác thanh thản
thú vị trong tâm của chúng ta. Bằng cách này công việc nội
và ngoại tâm kết hợp với nhau tạo nên một tinh thần bao
dung độ lượng đó là một hình thức biểu lộ về sự giải
thoát. THÁI ÐỘ BAO DUNG Tôi đến Ấn Ðộ lần
đầu vào năm 1970, tôi đã đi bằng đường bộ qua châu
Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Afghanistan và Pakistan trước khi đặt
chân đến Ấn Ðộ . Lúc ấy tôi mới18 tuổi, vẫn chưa bao
giờ đi khỏi thành phố New York, quê nhà của tôi hơn một
trăm (100) dặm đường. Tôi nhớ lại khi ở trên những bờ
sông Bosporus Srait nơi chia cắt châu Âu và châu Á. Ðứng
nhìn dòng nước chảy về hướng châu Á, tôi tự hỏi rồi
đây sẽ như thế nào, và cảm thấy trong lòng trào dâng một
nỗi niềm phiêu lưu kỳ thu và đầy sợ hải. Khi ở bên bờ
sông đó, tôi không biết rằng chính những con người xa lạ,
những nền văn hóa nơi ấy, cùng với những truyền thống
tâm linh châu Á sẽ trở thành mục đích của cuộc đời tôi.
Tôi chỉ biết rằng mình đang tìm kiếm một thứ hạnh
phúc cao cả hơn, và tôi sẵn lòng mở rộng tấm lòng với
bất cứ điều gì có thể xảy đến. Ý tưởng mở rộng này
thì hết sức giống như phương pháp chúng ta, cần để
nương tựa trong lúc tu tập thiền. Sự bao dung mang lại cho
chúng ta lòng can đảm để tiến đến cuộc hành trình, dứt
bỏ những gì chúng ta biết và đi vào nơi xa lạ. Thế giới
vắng lặng và sự hiểu biết bằng trực giác để chúng ta
đi vào thiền định, mà có lẽ nó không giống như bất cứ
nơi nào chúng ta đã biết trước đây. Với một chút kiến
thức đổi thay, chúng ta bám víu hoặc sử dụng để bảo vệ
bản thân tránh khỏi thử thách từ cuộc sống chúng ta thì
vẫn chưa được thỏa mãn. Và tương tự như nhiều
cuộc hành trình, thiền không phải là một tiến trình dài
và hạn hẹp từng bước một; chúng ta luôn luôn không biết
chính xác nơi nào mình sẽ đến hoặc thậm chí những gì
chúng ta sẽ đi tiếp theo sau đó. Có một câu chuyện ngụ
ngôn tôi nghe người ta kể ở Burma về một người thợ
săn đi vào rừng để tìm bắt một con chim. Anh ta đi khắp
nơi trong rừng trong nhiều ngày, nhưng kết cuộc chẳng bao
giờ bắt được con chim. Nhưng điều đó cũng tốt thôi, bởi
vì suốt quá trình đi lang thang đó, anh ta đã nắm rõ tất
cả những đường đi nước bước trong khu rừng. Sự việc
này giống chúng ta tu tập thiền. Chúng ta có thể có ý nghĩ
rằng có một điều gì mình cần nắm bắt, hoặc có thể
phô trương một điều gì. Vấn đề là chúng mở rộng sự
hiểu biết về những tính cách của thân tâm. Vấn đề là
chúng ta hiểu được cách khám phá như thế nào, và làm
cách nào để thực hiện chuyến hành trình khám phá này
hài hòa với mối quan hệ của chúng ta đối với tất cả
chúng sinh. Khi chúng ta hiểu được
cách nhìn rõ ràng những quy ước của những chiều hướng
bình thường khi nhìn vào các sự kiện, vào một lúc nào đó
chúng ta có thể nhận thức nhiều về những gì chúng ta đã
mất đi hơn là đã tìm thấy. Có một lần khi tôi đi từ
New Mexico trở về East Coast cùng với những người bạn và
một đứa bé con bốn tuổi của họ. Ở phi trường St
Louis, đứa bé đi lang thang và lạc đường. Tất cả mọi
người chúng tôi điên cuồng chạy đi tìm kiếm con bé. Cuối
cùng, loa phát thanh thông báo "Xin quý vị hành khách vui
lòng đến cổng số hai nhận lại con gái của mình".
Khi chúng tôi đến đó, nhận thấy đứa bé hết sức rối
loạn và sợ hãi. Cô bé nói với mẹ mình "Mẹ không
ở lại nơi mà con nghĩ đến". Thực tế, mẹ cô ta chẳng
bao giờ rời khỏi nơi cô ta nghĩ đến, và chính đứa bé bỏ
đi lang thang. Sự việc xảy ra làm chúng tôi nhớ lại sự
khiếp đảm và nỗi sợ hãi, đôi khi chúng ta cảm thấy
trong cuộc sống của mình , chúng ta khám phá ra rằng hạnh
phúc đã không ở nơi chúng ta mong đợi nó như vậy. Chúng
ta đã được bảo rằng hạnh phúc chắc chắn sẽ được tìm
thấy ở trong những vấn đề nào đó như là: ở mối quan
hệ tiền bạc, công việc, và một nơi đặc biệt. Và như
thế, khi chúng ta bất hạnh, chúng ta nghĩ rằng mình phải bị
mất mát. Chúng ta cho rằng có một điều gì không ổn trong
bản thân chúng ta chính xác hơn là một vấn đề nào đó.
Tuy thế, nhờ thiền định chúng ta có thể thấy rằng có
những nơi khác mà chắc hẳn chúng ta chưa được nói đến,
ở đó cũng có niềm vui và sự mãn nguyện. Và vì thế
chúng ta thanh thản từ giã những khuôn mẫu quen thuộc và sự
dối trá, để bước vào một phong cảnh mới lạ. Khi chúng ta tiếp cận
cuộc sống với nỗi thắc mắc, nó tạo cho chúng ta lòng
can đảm để mở rộng tấm lòng của mình càng ngày càng
nhiều hơn nữa, như vậy chúng ta có thể tìm thấy một thứ
hạnh phúc cao cả hơn mà chúng ta chưa hề biết đến trước
đây. Có một điều kỳ ảo trong sự thắc mắc, khi làm bạn
với sự vắng lặng trong khoảng không giữa hai hơi thở,
trong sự tìm thấy món quà đẹp đẽ của mối quan hệ. Nhờ
tu tập thiền chúng ta có sự hiểu biết những vấn đề bí
mật, đòi lại những món quà tặng bỏ quên. Chúng ta ít khi diễn tả
bằng lời nói về những gì xảy đến với chúng ta trong
lúc thiền. Ðiều này hợp lý thôi, bởi vì đôi khi ngôn từ
chỉ dùng để lập điều lệ những gì đang thay đổi và sống
động. Nhà Vũ sư Isadona Duncan có lần nói, "Nếu tôi
có thể nói cho anh biết ý nghĩa của nó, thì tôi đâu có vũ
múa làm gì nữa". Chúng ta không thể cầm giữ sự tự
do (giải thoát) như là một vật sở hữu cá nhân; chúng ta
chỉ có thể giải thoát: chúng ta không thể, chúng ta chỉ
có thể múa với nó. Khi chúng ta bận tâm về ý nghĩa những
cảm nhận là gì, khi chúng ta cố gắng tính toán và giải
thích chúng, chúng ta chấm dứt việc tạo một ý tưởng xa
cách và sử dụng sự hiểu biết của mình như là một phương
cách ngăn chặn lòng bao dung độ lượng. Ðem cái ý nghĩa bao
dung đối với cuộc sống của mình qua thiền định có thể
giúp chúng ta thỏa thích với bất cứ điều gì mà chúng ta
cảm nhận, khi chúng ta bước vào một nơi xa lạ và không
quen thuộc Ðạo Lão có một câu châm ngôn: "Tiến gần đến
nó và không có sự khởi đầu, TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC Tôi đã khóc nhiều khi
Dipa Ma qua đời, rồi tôi nghĩ rằng "Chẳng còn ai sẽ
yêu thương tôi giống như bà nữa". Thay vào đó điều
mà tôi đã tìm được là tình yêu thương bà để lại, nó
được xem như là một phần đời của tôi. Nguồn cảm hứng
từ những lời nói và hành động của bà vẫn là kim chỉ
nam trong cuộc sống của tôi, thúc đẩy sự tu tập của tôi,
chỉ dạy tôi như tôi dạy người khác. Một trong những kỷ niệm
đáng yêu của tôi về Dipa Ma là từ đầu thập kỷ 70 khi tôi
cùng nhiều bè bạn đang sống ở Ấn Ðộ, tu tập thiền hết
sức tích cực. Một người bạn của tôi nhận được thư
của mẹ mình, bà ta vô cùng giận dữ khi biết con mình
đang tu tập theo Phật giáo ở Ấn Ðộ. Bà mẹ nói "Chẳng
thà mẹ thấy con chết đi còn hơn trông thấy con như bây giờ".
Anh ta hơi lấy làm sửng sốt và không thể biết cách nào
để viết thư hồi âm. Anh trình bày với Dipa Ma về hoàn cảnh
của mình, về sau, bất cứ khi nào anh ta gặp Dipa Ma, bà ta
cũng thường hỏi "Mẹ anh có khỏe không? Bà ấy có cảm
thấy đỡ hơn không? Khi tu tập thiền, con có gởi tâm từ
đến cho bà ấy không?" Sau đó, Dipa Ma trao cho bạn tôi
tờ bạc 100 đồng rupi (tiền Ấn), mà một thiền sinh đã gởi
cho bà như là vật cúng dường. Vào lúc ấy tờ bạc này tương
đương 20 đôla, đối với Dipa Ma là một số tiền lớn.
Bà đưa số tiền này cho anh ta và nói "Hãy đi mua một
món quà và gởi tặng cho mẹ con". Một trong những lời
dạy của đức Phật là nếu bạn giận hờn ai, bạn nên gởi
tặng họ một món quà. Lời dạy đó cách đây 2500 năm
nhưng vẫn sống động đối với bạn tôi bởi tính cách của
người phụ nữ này, chỉ có một chút cho bản thân, đưa
tiền cho người học trò mình để tỏ thiện chí làm hòa. Tôi nhớ lại Dipa Ma
không chỉ là thầy của tôi mà còn là một người phụ nữ,
một người mẹ, một bà ngoại. Một khi, người nào đó hỏi
bà có phải bà nhận thấy những mối quan tâm tầm thường
là một điều trở ngại. Bà trả lời "Chúng không phải
là một trở ngại bởi vì bất cứ điều gì tôi hành động
đều có thiền ở đó. Nó thật sự chẳng bao giờ rời khỏi
tôi. Thậm chí khi tôi đang trò chuyện, tôi đang thiền. Khi
tôi đang ăn uống hoặc nghĩ về đứa con gái của tôi - sự
kiện này không làm trở ngại việc hành thiền" khi bà
thăm viếng Hoa Kỳ cùng với gia đình mình, tôi nhớ lại
khi theo dõi bà cùng chơi đùa với đứa cháu trai, Rishi, cười
nói vui vẻ, xong rồi đứng dậy hướng dẫn cho một ai đó
hành thiền. Có lẽ sau đó bà đi giặt quần áo bằng tay
và đem phơi cho khô. Có lẽ bà đang thực hành thiền hành rồi
quay trở lại ngồi thiền. Rishi thường chạy nhảy vui đùa
chung quanh phòng, trong lúc người con gái của Dipa Ma nấu nướng
trong bếp hoặc xem truyền hình để cho máy mở hết âm
thanh. Và Dipa Ma vẫn thường hành thiền ngay giữa những
khung cảnh đó. Bất cứ khi nào có ai ngồi xuống phía trước
mặt bà, bà thường mở mắt ra và tắm cho người ấy những
trận mưa hạnh phúc. Mặc dù bà chỉ cao bốn
bộ anh và trong tình trạng sức khỏe rất yếu, nhưng năng
lực của bà hết sức mạnh mẽ. Tôi nhớ lại bà như là một
chiến sĩ năng động trong sự tu tập và một vị thầy đòi
hỏi cao nơi các môn sinh. Không lâu trước khi bà qua đời,
Joseph Goldstein và tôi đã gặp bà ở Ấn Ðộ, bà đề nghị
rằng chúng tôi gắng ngồi hành thiền trong hai ngày. Bà
không có ý nói đến khóa thiền hai ngày, nhưng hành thiền
liên tục hai ngày. Cả hai chúng tôi đều có ý nghĩ sai lầm
là không thể có khả năng để thực hiện một việc như
thế. (Và tôi thắc mắc có phải bà ta thực sự nghĩ chúng
tôi là như vậy). Nhưng khi chúng tôi bắt đầu phản đối,
bà chỉ nói "Ðừng lười biếng". Tôi vẫn còn nghe giọng
nói của bà thì thầm bên tai, thách thức tôi mở rộng bản
thân để khám phá những gì mà tôi thật sự có khả năng
thực hiện, nhất là khi tôi cảm thấy bị giới hạn trong
những từ ngữ về thực chất của tình thương và lòng bi
mẫn mà tôi có thể đánh thức. Theo như tất cả mọi người
chúng tôi, khả năng của tôi dành cho lòng từ bi hỷ xả đã
vượt qua những ý tưởng về khả năng của mình. Khi tôi
nhận ra mình do dự, không tiến bước về phía trước và
thể hiện mối quan hệ mà tôi có thể thực hiện được,
tôi trông thấy hình ảnh đôi mắt bà mở to và ban phúc
lành cho một ai đó, hoặc cho người bạn của tôi tiền để
mua quà cho mẹ anh ta, hoặc tôi nghe giọng nói của bà bảo
tôi "Ðừng lười biếng". Như vậy là tôi tiến bước
về phía trước. -ooOoo- Chân thành cám ơn Tỳ kheo
Thiện Minh đã gửi tặng phiên bản vi tính (Bình Anson, 01-2002) [Trở
về trang Thư Mục]
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
PL 2545 - TL 2002
đi theo nó, và không có sự kết thúc.
Bạn không thể biết nó, nhưng rồi bạn có thể là nó,
cuộc sống của bạn thật là thanh thản".
updated: 01-02-2002