BuddhaSasana Home Page (Sống với
Chánh Niệm, Trí Tuệ và Lòng Bi Mẫn) Lòng bi mẫn xóa bỏ
những ngăn cách, mở toang tất cả những cánh cửa để đi
đến bến bờ tự do, giải thoát, làm cho những tâm hồn
nhỏ nhen trở nên rộng mở như thế gian. Lòng bi mẫn mang
lại một trái tim nhân ái, vị tha; nó chắp cánh cho những
ai muốn từ bỏ thế gian muôn vàn phiền não và đầy ích
kỷ nầy. -- Hòa thượng
NYANAPONIKA
-ooOoo- MỤC
LỤC Lời Nói Ðầu Tinh Thần Của
Thiền Ðịnh Phương Pháp
Chuyển Hóa Sống Với Trí
Tuệ Và Lòng Bi Mẫn -ooOoo- Tham sân si là ba thứ
phiền não lớn trên thế gian này, chúng có công năng gây
cho nhân loại chiến tranh, gia đình ly tán, không đoàn kết,
trầm luân trong bể khổ luân hồi. Nhận thấy những phiễn
não nguy hại ấy nên đức Phật khuyên hàng Phật tử không
nên dễ duôi, hãy nổ lực tinh cần tu tâm dưỡng tánh thường
xuyên trong giây phút hiện tại để đoạn trừ chúng. Mặc
dù chưa đoạn trừ hoàn hoàn, nhưng người Phật tử biết
sống trong giấy phút hiện tại với tâm chánh niệm thì có
khả năng tham sân si không phát sanh trong giờ phút hiện
tiền. Lúc nào tham sân si vắng lặng thì thế gian, cuộc
sống, con người tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Quyển Thiền Tâm Từ,
tác giả đã giới thiệu chúng ta bước vào cuộc đời
bằng một tâm tư cỡi mở, bao dung và từ ái. Sống với trái
tim rộng mở, không ít kỷ, không ganh tỵ, không hiềm khích.
Nếu ngược lại, chúng ta tràn ngập khổ đau bởi tâm tham
sân si. Ðồng thời tác giả cũng đề cao phương pháp
nhiệm mầu của tâm chánh niệm. Trong tập sách này, tác
giả viết lại tất những gì qua sự thực chứng, cảm
nhận trong đời sống đời thường của mình bằng tâm chánh
niệm tỉnh thức. Phương pháp ấy được đức Phật dạy cách
đây hơn 25 thế kỷ, nhưng vẫn còn linh nghiệm và hữu
dụng trong xã hội khoa học đương đại. Bản chất của chánh
niệm chính là Thiền quán Tứ Niệm Xứ. Tác giả viết tác
phẩm này bằng một lối văn rất đời thường, nhưng ý đạo
thì tuyệt vời thâm sâu. Mười tám tuổi thơ, Cô Sharon
Salzberg đã bỏ quê hương (Mỹ Quốc) giàu có của mình để
sang Châu Á học đạo và có một thời gian khá dài Cô học
đạo và tu thiền ở các nước như Ấn Ðộ, Miến Ðiện,
Thái Lan v.v... như là một bậc xuất gia. Tuy học nhiều
thầy và nhiều pháp môn khác nhau, nhưng sở trường của Cô
là thiền Tâm Từ. Hiện nay Cô đã và đang truyền đạt pháp
môn này trong đời sống xã hội, nhằm góp phần cho thế
gian, việc làm bao dung, nụ cười bác ái, cử chỉ nhân đạo,
đó là những chất liệu không thể thiếu cho cuộc đời. Nhận thấy tác phẩm
rất cần thiết cho người Phật tử Việt Nam, nên chúng tôi
biên dịch để cống hiến đến quý vị và các bạn. Chắc
chắn không sao tránh khỏi khuyết điểm, kính mong quý vị
hoan hỷ góp ý để kỳ tái bản được hoàn chỉnh hơn. Kỳ Viên
Tự, ngày 23. 01. 2002 -ooOoo- Từ những ngày đầu tiên
bước vào con đường tu tập theo Phật pháp, tôi cảm thấy có
một sức cuốn hút mạnh mẽ để có thể giúp tôi tìm được
một cách sống an lạc và vững chắc. Vào thời điểm ấy
cuộc sống của tôi đầy nỗi sợ hãi và hoang mang. Tôi cảm
thấy xa cách mọi người và thế giới xung quanh, thậm chí có
sự lẫn lộn ở sự cảm nhận của mình. Thế giới mà tôi
cảm nhận hết sức đối nghịch: bản thân và người khác,
chúng tôi và họ. Quan điểm này càng làm tăng thêm nỗi sợ
hãi của mình, lẽ dĩ nhiên nó cũng gia tăng sự phiền não
trong lòng tôi. Bước vào con đường
Phật pháp, tôi cảm thấy nó có thể giúp tôi thoát khỏi
những cảm giác xa cách và phòng thủ. Chính điều này có
thể giúp mọi người sống với một trái tim rộng mở và không
còn sự phân biệt hoặc ranh giới. Cuộc đời của Ðức
Phật hàm ý những điều: trí tuệ và lòng bi mẫn là kim
chỉ nam cho những hành động của Ngài. Dù khi Ngài đang ở
một mình, hoặc cùng với mọi người, trong lúc hoằng dương
thuyết pháp độ đời khắp xứ Ấn Ðộ hoặc lúc dừng chân,
hoặc khi giảng giáo pháp hoặc khi thiền định trong sự
vắng lặng, hoặc cùng với những người ngưỡng mộ hoặc
phỉ báng Ngài. Dường như không có một tình huống nào ngăn
trở được lòng bi mẫn của Ngài, Ngài thật sự có một
tấm lòng bao la rộng mở như thế gian. Tinh hoa của giáo pháp Ðức
Phật, đó là điều mà tất cả chúng ta đều có chung một
tấm lòng bi mẫn vì hòa bình và an lạc. Tiềm năng này không
phải là một điều trừu tượng hoặc quá xa xôi, cũng không
phải là một điều chỉ dành cho những người sống một vùng
đất xa lạ cách đây lâu lắm rồi. Một cuộc đời có mối
tương quan và xác thực có thể đến với chúng ta ngay cả
cuộc sống ở thời đại này. Chúng ta có thể tạo nó thành
vật sở hữu riêng cho bản thân. Rồi khám phá ra rằng
những trái tim của chúng ta thật sự rộng lớn đủ để bao
trùm sự thử thách hoặc cảm nhận toàn cõi thế gian - cả
niềm hoan lạc lẫn đau đớn - là cơ bản của con đường tâm
linh, và nó đến với sự giải thoát cùng nỗi hạnh phúc
lạ thường. Cách sống này được nhà thơ Rilke mô tả một
cách đẹp đẽ: Ta sống trong cuộc
đời với vòng tay rộng mở trải khắp thế gian. Như chúng ta hết lòng tu
tập trí tuệ, Chánh niệm và lòng bi mẫn, để chúng ta nhận
chân rằng thói quen chấp thủ và sự phân biệt của chúng ta
về những lầm lỗi không cần thiết sẽ dẫn đến đau
khổ. Sự nhận thức này dứt bỏ được gánh nặng trong trái
tim của chúng ta, để chúng ta có thể đối phó với bất
cứ điều gì mà không sa đà trong nỗi sợ hãi, oán thù
hoặc chấp thủ. Chúng ta có thể đối mặt với bất cứ ai
mà không bị những cảm giác lạnh nhạt, xa cách bủa vây. Chúng
ta có thể bắt đầu với một lối sống khiến cho những trái
tim của chúng ta hòa hợp hơn là ngăn cách, mở rộng hơn là
thu hẹp, tiến bước với sức mạnh của lòng từ bi hơn là
bị lôi kéo lại với ảo tưởng xa cách phân biệt. Chúng ta
có thể bắt đầu sống với một cách sống xứng đáng với
tiềm năng phi thường của chúng ta - tiềm năng của sự
tỉnh giác đích thật. Tiềm năng này là chân lý nằm trong
cốt lõi của cuộc đời đức Phật và Giáo Pháp của Ngài.
Chân lý này cũng là chân lý của chúng ta. Trái tim vô lượng
hải hà của Ðức Phật cũng có thể là của chính bản thân
ta. Tôi hy vọng rằng cuốn
sách này có thể là nguồn cổ vũ để quý vị mang lại sự
chánh niệm, trí tuệ và lòng bi mẫn cho cuộc sống qua sự tu
tập, để quý vị có thể biết được là tấm lòng (tâm)
của quý vị có thể trở nên bao la như thế giới. Ðể
diễn đạt bài thơ của Rilke cho dễ hiểu hơn, quý vị chỉ
cần hiến dâng bản thân mình cho nó. -ooOoo- Chân thành cám ơn Tỳ kheo
Thiện Minh đã gửi tặng phiên bản vi tính (Bình Anson, 01-2002) [Trở
về trang Thư Mục]
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Thiền Tâm
Từ
Nguyên tác: "A HEART AS WIDE AS THE WORLD"
Tác giả: SHARON SALZBERGTỳ kheo
THIỆN MINH dịch
PL 2545 - TL 2002
Lời Tác Giả
Tôi Có Những Gì Các Bạn Cần
Sự Sống Ðang Ði Ðến
Tình Thương Của Một Vị Phật
Biến Ðổi Sự Khổ Ðau trong Cuộc Ðời
Sự Quan Tâm Tự Nhiên
Phúc Lành Của Chánh Tinh Tấn
Lúc Ban Ðầu
Năng Lực Của Chúng Ta
Hạnh Phúc Nhờ Tâm Ðịnh
Cảm Nhận Về Hơi Thở
Tứ Vô Lượng Tâm
Thực Tướng Chỉ Là Như Thế
Trở Về Mái Ấm
Ðiều Cơ Bản Của Sự Tu Tập
Từng Bước
Ðối Tượng Lòng Ham Muốn
Giận Dữ
Chờ Ðợi Ðể Sống
Bất An (Trạo Cử)
Tự Tha Thứ Bản Thân
Nhìn Thấy Tính Cách Của Chúng Ta Qua Sự Hoài Nghi
Hãy Cho Tâm Mệt Mỏi Nghỉ Ngơi
Nỗi Day Dứt Khôn Nguôi
Giải Thoát Hàng Ngày
Giống Như Sự Hiện Diện Của Bầu Trời
Không Bao Giờ Cô Ðộc
Nhận Thức Nỗi Ðau Ðớn
Sự Ðánh Giá
Những Loại Nhân Cách
Triều Cường
Năng Lực Thần Thông
Trái Táo Cuối Cùng Của Bạn
Những Khoảnh Khắc Giải Thoát
Mạng Lưới Trời Ðế Thích
Sự Ðổi Thay Các Mùa
Một Ðiều Duy Nhất
Ðối Mặt Với Ðau Khổ
Ðức Tin
Vô Ngã
Nhịp Cầu Thông Cảm
Không Có Bánh Pizza Ở Niết Bàn
Tu Tập Cho Sự Chết
Thế Giới Mong Manh
Tính Cay Nồng Của Ớt
Biết Ðược Sự Bất Tử
Bi Mẫn Là Một Ðộng Từ
Cuộc Cách Mạng Của Ðức Phật
Cố Chấp
Lỗi Lầm
Năm Triền Cái
Ở Giữa Con Ðường Trung Ðạo
Những Lời Cầu Nguyện Ở Bức Tường Phía Tây
Một Cái Gì Ðó Hoặc Không
Giới Luật Cho Những Người Khôn Khéo
Niềm Hân Hoan Của Lòng Bi Mẫn
Kết Thúc Con Ðường Tâm Linh
Sẵn Sàng Chết
Từng Bước
Phong Thái Của Lòng Kiên Nhẫn
Niềm Vui Của Sự Hiến Tặng
Thái Ðộ Bao Dung
Tiến Về Phía Trước
Lời
nói đầu
Tỳ Kheo Thiện MinhLời tác giả
Ta có thể chẳng bao giờ đạt được điều mơ ước cuối
cùng.
Nhưng ta sẵn lòng dâng hiến bản thân mình cho nó.
updated: 01-02-2002