BuddhaSasana Home Page
Tìm hiểu PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ - Tỳ
khưu HỘ PHÁP PHẦN II PHÁP
HÀNH (BHĀVANĀ) 3. PHÁP HÀNH TỨ NIỆM XỨ Trong kinh Tứ niệm xứ, Đức Phật bắt đầu rằng: "Ekāyano ayaṃ bhikkhave maggo…". [1]
- "Này chư Tỳ khưu, đạo này là con đường duy nhất, để dẫn đến sự
trong sạch, thanh tịnh hoàn toàn mọi phiền não ô nhiễm trong tâm của
Bậc Chánh Đẳng Giác, Chư Phật Độc Giác, Chư Thánh Thanh Văn Giác; để
diệt sự sầu não, than khóc; để diệt sự khổ thân, khổ tâm; để chứng đắc
4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả; để chứng ngộ Niết Bàn.
Đạo duy nhất này, đó là pháp hành Tứ niệm xứ.
- Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu hay hành giả trong Phật giáo này:
1- Là người có tâm tinh tấn không ngừng, có chánh niệm trực nhận,
có trí tuệ tỉnh giác trực giác thấy rõ biết rõ "thân trong thân"
để diệt tham tâm, hài lòng, và sân tâm, không hài lòng
trong ngũ uẩn chấp thủ này. 2- Là người có tâm tinh tấn không ngừng, có chánh niệm trực nhận,
có trí tuệ tỉnh giác trực giác thấy rõ biết rõ "thọ trong thọ"
để diệt tham tâm, hài lòng, và sân tâm, không hài lòng
trong ngũ uẩn chấp thủ này. 3- Là người có tâm tinh tấn không ngừng, có chánh niệm trực nhận,
có trí tuệ tỉnh giác trực giác thấy rõ biết rõ "tâm trong tâm"
để diệt tham tâm, hài lòng, và sân tâm, không hài lòng
trong ngũ uẩn chấp thủ này. 4- Là người có tâm tinh tấn không ngừng, có chánh niệm trực nhận,
có trí tuệ tỉnh giác trực giác thấy rõ biết rõ "pháp trong pháp"
để diệt tham tâm, hài lòng, và sân tâm, không hài
lòng trong ngũ uẩn chấp thủ này…".
Chi pháp hành Tứ niệm xứ 1- Niệm thân: Thân là đối tượng của chánh niệm, trí
tuệ tỉnh giác. 2- Niệm thọ: Thọ là đối tượng của chánh niệm, trí tuệ
tỉnh giác. 3- Niệm tâm: Tâm là đối tượng của chánh niệm, trí tuệ
tỉnh giác. 4- Niệm pháp: Pháp là đối tượng của chánh niệm, trí
tuệ tỉnh giác. * Thân, thọ, tâm, pháp là đối tượng của pháp hành Tứ niệm xứ. Trong bài kinh có 3 chi pháp quan trọng. "Ātāpī sampajāno satimā…". 1- Satimā: Chánh niệm trực nhận [2] trực tiếp ngay đối tượng
thân, hoặc thọ, hoặc tâm,
hoặc pháp của chính nó (không qua niệm tưởng). Đó
là chánh niệm trong Bát chánh đạo. 2- Sampajāno: trí tuệ tỉnh giác trực giác [3]
trực tiếp ngay đối tượng nào, mà chánh niệm trực nhận; thấy rõ biết rõ
đối tượng ấy đúng theo thực tánh của chính nó (không qua trí tuệ tư
duy). Đó là chánh kiến trong Bát chánh đạo. 3- Ātāpī: Tinh tấn giúp cho chánh niệm và trí tuệ
tỉnh giác liên tục không ngừng, để ngăn mọi phiền não không phát sanh;
để thiêu huỷ phiền não đã sanh, để làm cho thiện pháp phát sanh, và
làm cho tăng trưởng thiện pháp đã sanh. Đó là chánh tinh tấn
trong Bát chánh đạo. Khi hành giả tiến hành Tứ niệm xứ, Đức Phật dạy: - Niệm thân trong thân.
Mỗi đối tượng được Đức Phật nhắc lại 2 lần nghĩa là chánh
niệm đối tượng nào riêng biệt đối tượng ấy, không nên chánh
niệm đối tượng này, lẫn lộn trong đối tượng kia. Chú giải niệm thân trong thân... Chú giải trong bài kinh Tứ niệm xứ dạy: "Kāyānupassī’ti kāye anupassanasīlo kāyaṃ vā anupassamāno.
Kāye’ti ca vatvā puna kāyānupassī’ti dutiyakāyaggahaṃ asammissato
vavatthānaghanavinib-bhogādidassanatthaṃ katanti veditabbaṃ. Tena na
kāye vedanānupassī vā, cittadhammānupassī vā, attha kho
kāyānupassīyeva’ti kāyasaṅkhāte vatthusmiṃ kāyānupas-sanākārasseva
dassanena asammissato vavatthānaṃ dassitaṃ hoti…". [4] Lược giải: Kāyānupassī nghĩa là trí tuệ thiền tuệ thường theo dõi thấy rõ
biết rõ toàn thân, hoặc trí tuệ thiền tuệ đang thấy rõ biết rõ toàn
thân. Kāye nhắc lại một lần nữa trong câu "kāye kāyānupassī";
danh từ kāya lần thứ nhì, nên hiểu rằng: để giải thích phân biệt rõ
mỗi đối tượng riêng biệt không nên lẫn lộn với đối tượng khác. Như: "kāye kāyānupassī": trí tuệ thiền tuệ thường theo dõi
thấy rõ biết rõ toàn thân trong thân;
không phải trí tuệ thấy rõ, biết rõ thọ
(vedanānupassī) trong thân; hoặc trí tuệ thấy rõ biết rõ
tâm, pháp (cittadhammānupassī) trong thân. Thật ra, trí tuệ
thiền tuệ chỉ thấy rõ biết rõ toàn thân trong thân mà thôi. Trong phần đối tượng thân, trí tuệ thiền tuệ chỉ thấy rõ, biết rõ
toàn thân trong thân mà thôi, được chỉ dẫn rõ ràng, phân biệt, không
lẫn lộn với các đối tượng khác. Như vậy, - Trong phần niệm thân, không nên niệm thọ, niệm
tâm, niệm pháp, mà chỉ có chánh niệm = niệm thân
trong thân mà thôi. - Trong phần niệm thọ, không nên niệm thân, niệm
tâm, niệm pháp, mà chỉ có chánh niệm = niệm thọ
trong thọ mà thôi. - Trong phần niệm tâm, không nên niệm thân, niệm
thọ, niệm pháp, mà chỉ có chánh niệm = niệm tâm
trong tâm mà thôi. - Trong phần niệm pháp, không nên niệm thân, niệm
thọ, niệm tâm, mà chỉ có chánh niệm = niệm pháp
trong pháp mà thôi. Có ví dụ rằng: "Một nước có kinh thành, cung điện của Đức vua ở chính giữa, có 4
con đường từ 4 hướng, đều có thể đi đến kinh thành, cung điện của Đức
vua. - Dân chúng ở hướng Đông, đi đến cung điện của Đức vua, bằng con
đường từ hướng Đông. - Dân chúng ở hướng Nam, đi đến cung điện của Đức vua, bằng con
đường từ hướng Nam. - Dân chúng ở hướng Tây, đi đến cung điện của Đức vua, bằng con
đường từ hướng Tây. - Dân chúng ở hướng Bắc, đi đến cung điện của Đức vua, bằng con
đường từ hướng Bắc. Cung điện của Đức vua ở giữa, ví như Niết Bàn. Bốn con đường từ 4 hướng, ví như Tứ niệm xứ: niệm thân, niệm thọ,
niệm tâm, niệm pháp. Dân chúng ở 4 hướng đi đến chầu Đức Vua, bằng con đường riêng biệt
của hướng mình ở như thế nào, việc tiến hành Tứ niệm xứ
cũng như thế ấy. Niệm thân, hay niệm thọ,
hay niệm tâm, hay niệm pháp cũng
đều có thể dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh
Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được tham ái, phiền não
như nhau cả thảy". Tứ niệm xứ 1- Thân niệm xứ
Thân, thọ, tâm, pháp là 4 đối tượng của chánh niệm trí
tuệ tỉnh giác. Đối Tượng Của Tứ Niệm Xứ 1- Phần thân niệm xứ có 14 đối tượng 1- Niệm hơi thở vô, hơi thở ra. 2- Niệm tứ oai nghi chính: đi, đứng, ngồi, nằm. 3- Niệm tất cả các oai nghi phụ như: đi tới trước, đi lui sau,
quay phải, quay trái, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi
chân ra,…. 4- Niệm 32 thể trược trong thân: tóc, lông, móng, răng, da,…. 5- Niệm tứ đại: đất, nước, lửa, gió. 6- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ ở nghĩa địa, đã trải
qua 1-2-3 ngày. 7- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ ở nghĩa địa, bị quạ,
diều, chó rừng… cắn xé ăn thịt. 8- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn
là bộ xương dính thịt và máu, có gân ràng rịt. 9- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn
xương dính máu thịt rã rời…. 10- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn
bộ xương khô, không có máu và thịt nữa. 11- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn
bộ xương rời rã, rải rác mọi nơi. 12- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn
bộ xương màu trắng. 13- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn
một đống xương. 14- Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn
là bột xương trắng. Đó là 14 đối tượng của phần thân niệm xứ thuộc về
sắc pháp.
2- Phần thọ niệm xứ có 1 đối tượng, chia 9 loại thọ 1- Thọ khổ. 2- Thọ lạc. 3- Thọ không khổ, không lạc (thọ xả). 4- Thọ khổ hợp với ngũ dục.[5] 5- Thọ lạc hợp với ngũ dục. 6- Thọ không khổ không lạc hợp với ngũ dục. 7- Thọ khổ không hợp với ngũ dục. 8- Thọ lạc không hợp với ngũ dục. 9- Thọ không khổ không lạc không hợp với ngũ dục. Đó là 1 đối tượng của phần thọ niệm xứ, thuộc về
danh pháp.
3- Phần tâm niệm xứ có 1 đối tượng, chia 16 loại tâm 1- Tâm tham. 2- Tâm không tham. 3- Tâm sân. 4- Tân không sân. 5- Tâm si. 6- Tâm không si. 7- Tâm buồn ngủ. 8- Tâm phóng tâm. 9- Đại hành tâm (sắc giới thiền tâm, vô sắc giới thiền tâm). 10- Tâm không phải đại hành tâm (dục giới tâm). 11- Tâm bậc thấp (dục giới tâm). 12- Tâm bậc cao (sắc giới tâm, vô sắc giới tâm). 13- Tâm định (tâm cận định, tâm an định). 14- Tâm không định. 15- Tâm thoát khỏi phiền não từng thời (dục giới thiện tâm). 16- Tâm không thoát khỏi phiền não. Đó là 1 đối tượng của phần tâm niệm xứ, thuộc về
danh pháp.
4- Phần pháp niệm xứ có 5 đối tượng 1- Năm pháp chướng ngại: tham dục, sân hận, buồn
chán-buồn ngủ, phóng tâm-hối hận, hoài nghi.
Năm pháp chướng ngại thuộc về danh pháp.
2- Ngũ uẩn chấp thủ: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn,
hành uẩn, và thức uẩn chấp thủ.
Ngũ uẩn thuộc về sắc pháp, danh pháp.
3- 12 xứ:
- 6 xứ bên ngoài: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
12 xứ thuộc về sắc pháp, danh pháp. 4- Thất giác chi: niệm giác chi, trạch pháp giác
chi, tinh tấn giác chi, hỉ giác chi, tịnh giác chi, định giác chi, xả
giác chi. Thất giác chi thuộc về danh pháp.
5- Tứ đế:
- Khổ thánh đế: Đó là danh pháp, sắc pháp trong tam giới. - Tập thánh đế: Đó là tham ái, nhân sanh Khổ thánh đế. - Diệt thánh đế: Đó là Niết Bàn, pháp diệt Khổ thánh đế. - Đạo thánh đế: Đó là Bát chánh đạo, là pháp hành dẫn đến sự
chứng ngộ Niết Bàn. Tứ thánh đế thuộc về danh pháp, sắc pháp, chia làm
2 loại: - Khổ thánh đế và Tập thánh đế thuộc danh pháp, sắc pháp trong
tam giới. - Diệt thánh đế và Đạo thánh đế thuộc danh pháp trong siêu tam
giới. Trên đây là 5 đối tượng của phần pháp niệm xứ,
thuộc về danh pháp và sắc pháp.
Trong Tứ niệm xứ gồm có 21 đối tượng của pháp hành Tứ niệm xứ và
cũng là đối tượng của pháp hành thiền tuệ. Trong 21 đối
tượng này, đối tượng nào cũng có khả năng dẫn đến sự chứng ngộ chân lý
Tứ thánh đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo, Nhập Lưu Thánh Quả; Nhất
Lai Thánh Đạo, Nhất Lai Thánh Quả; Bất Lai Thánh Đạo, Bất Lai Thánh
Quả; Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả tùy theo 5 pháp chủ và trí tuệ
ba la mật của hành giả. Ajjhattaṃ – Bahiddhā: bên trong – bên ngoài Trong 21 đối tượng của 4 pháp tứ niệm xứ, mỗi đối tượng Đức Phật
đều kết luận: Trong phần niệm thân rằng: 1- "Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, Trong phần niệm thọ rằng: 2- "Iti ajjhattaṃ vā vedanāsu vedanānupassī viharati, Trong phần niệm tâm rằng: 3- "Iti ajjhattaṃ vā citte cittānupassī viharati, Trong phần niệm pháp rằng: 4- Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati, Nghĩa: 1- Trong phần niệm thân: Như vậy, hành giả có trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ biết rõ
thân trong phần thân bên trong của mình; hoặc hành giả có trí tuệ
thiền tuệ theo dõi thấy rõ biết rõ thân trong phần thân bên ngoài của
người khác…. 2- Trong phần niệm thọ: Như vậy, hành giả có trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ biết rõ thọ
trong những phần thọ bên trong của mình; hoặc hành giả có trí tuệ
thiền tuệ theo dõi thấy rõ biết rõ thọ trong những phần thọ bên ngoài
của người khác…. 3- Trong phần niệm tâm: Như vậy, hành giả có trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ biết rõ tâm
trong phần tâm bên trong của mình; hoặc hành giả có trí tuệ thiền tuệ
theo dõi thấy rõ biết rõ tâm trong phần tâm bên ngoài của người khác…. 4- Trong phần niệm pháp: Như vậy, hành giả có trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ biết rõ
pháp trong những phần pháp bên trong của mình; hoặc hành giả có trí
tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ biết rõ pháp trong những phần pháp bên
ngoài của người khác…. Trong chú giải kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta, phần Kāyānu-passanā, đối
tượng Anāpāna pabbavaṇṇanā rằng: Iti ajjhattaṃ vā’’ti evaṃ attano vā assāsapassāsakāye kāyānupassī
viharati. Nghĩa: Iti ajjhattaṃ vā: có nghĩa là: Hoặc hành giả có trí tuệ
thiền tuệ theo dõi thấy rõ biết rõ hơi thở vô – hơi thở ra bên trong
của mình.
Bahiddhā vā: có nghĩa là: Hoặc hành giả có trí tuệ thiền tuệ
theo dõi thấy rõ biết rõ hơi thở vô – hơi thở ra bên ngoài của người
khác.
Ajjhattabahiddhā vā: có nghĩa là: Hoặc, hành giả có trí tuệ
thiền tuệ theo dõi thấy rõ biết rõ khi thì hơi thở vô – hơi thở ra bên
trong của mình; khi thì hơi thở vô – hơi thở ra bên ngoài của người
khác.... Nhưng cùng một lúc không thể biết hơi thở vô – hơi thở ra
bên trong của mình và bên ngoài của người khác. Phần Chú giải này, trường hợp hành giả trước tiên tiến hành
thiền định đề mục "ānāpānassati: niệm hơi thở vô –
hơi thở ra" đã chứng đắc 4 bậc thiền sắc giới xong rồi; thoát ra
khỏi bậc thiền ấy, hành giả tiếp theo sau tiến hành thiền tuệ
có hai phương pháp: - Sử dụng hơi thở vô – hơi thở ra là đối tượng thiền tuệ. Hoặc: Hơi thở vô – hơi thở ra làm đối tượng thiền tuệ như thế nào? Hơi thở vô – hơi thở ra làm đối tượng của thiền tuệ có nghĩa là
hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trực giác biết rõ hơi thở
tiếp xúc nơi thân; không phải biết hơi thở vô – hơi thở ra dài hoặc
ngắn, v.v…. Thật vậy, hơi thở nương nhờ nơi thân, tiếp xúc với thân (kāya)
thuộc sắc pháp làm đối tượng của thiền tuệ, và chánh
niệm, trí tuệ tỉnh giác đồng sanh với thiện tâm biết rõ sự tiếp xúc
của hơi thở thuộc danh pháp. Sắc pháp, danh pháp là pháp
vô ngã, không phải ta, người, chúng sinh nào….
Hành giả tiến hành thiền tuệ, trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ sự
sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp ấy, thấy rõ biết
rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của
danh pháp, sắc pháp ấy dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh
đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn. Chi thiền của bậc thiền ấy làm đối tượng thiền tuệ như thế nào? Chi thiền "sukha" của bậc thiền thuộc phần vedanā:
thọ, hoặc bậc thiền tâm thuộc phần citta: tâm, thuộc về
danh pháp. Và thọ hoặc tâm nương
nhờ hadayavatthurūpa: sắc ý căn mà phát sanh; sắc ý căn
thuộc về sắc pháp. Danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã,
không phải ta, người, chúng sinh nào….
Hành giả tiến hành thiền tuệ, trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ sự
sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp ấy, thấy rõ biết
rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của
danh pháp, sắc pháp ấy dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh
đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn. Tất cả 21 đối tượng của 4 pháp niệm xứ: niệm thân, niệm thọ, niệm
tâm, niệm pháp; mỗi đối tượng Đức Phật đều kết luận giống nhau:
"Iti ajjhattaṃ vā…", và mỗi đối tượng đều có khả năng dẫn đến
chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc từ Nhập Lưu Thánh Đạo – Nhập
Lưu Thánh Quả; Nhất Lai Thánh Đạo – Nhất Lai Thánh Quả; Bất Lai Thánh
Đạo – Bất Lai Thánh Quả; đến Arahán Thánh Đạo – Arahán Thánh Quả tùy
theo trí tuệ ba la mật của hành giả. Như vậy, từ hạng thiện trí phàm nhân để chứng đắc thành bậc Thánh
nhân, hành giả tiến hành thiền tuệ, cần phải trải qua 16 trí tuệ của
thiền tuệ, bắt đầu từ trí tuệ thứ nhất gọi là
Nāmarūpapariccheda-ñāṇa: Trí tuệ thấy rõ biết rõ, phân biệt rõ
từng mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp đúng theo thực tánh của chúng.
Trí tuệ thứ nhất này đạt đến Diṭṭhivisuddhi:
Chánh kiến thanh tịnh, thấy đúng biết đúng danh pháp, sắc pháp
là pháp vô ngã, không phải ta, không phải người, không phải đàn ông,
không phải đàn bà, không phải chúng sinh nào…. Tiếp đến trí tuệ thứ nhì gọi là Nāmarūpapaccayapariggaha-ñāṇa:
Trí tuệ thấy rõ biết rõ nhân duyên phát sanh mỗi danh pháp, sắc
pháp.
Trí tuệ thứ nhì này: với paccakkhañāṇa: trí tuệ trực
tiếp thấy rõ biết rõ nhân duyên phát sanh mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp
bên trong (ajjhatta) của mình như thế nào; và với
anumānañāṇa: trí tuệ gián tiếp thấy rõ biết rõ nhân duyên phát
sanh mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp bên ngoài (bahiddhā) của
người khác, chúng sinh khác phát sanh cũng do nhân duyên như thế ấy.
Cho nên, trí tuệ thứ nhì này đạt đến thanh tịnh
Kaṅkhāvitaraṇavisuddhi: Trí tuệ thoát ly hoài nghi thanh
tịnh.
Nhờ trí tuệ thứ nhì này, hành giả không còn hoài nghi nơi danh
pháp, sắc pháp nữa; không còn tin có một Đấng Tạo Hóa nào tạo nên danh
pháp, sắc pháp bên trong, của mình; hoặc bên ngoài, của người khác. Bản tánh và trí tuệ của hành giả, thích hợp đối tượng Tứ niệm xứ - Về thiền định, hành giả được phân loại có 6 bản
tánh: tánh tham, tánh sân, tánh si, tánh suy diễn, tánh tín,
tánh giác.
- Về thiền tuệ, hành giả được phân loại có 2 bản
tánh, gồm có 4 hạng người: 1- Hạng hành giả có tánh tham ái, trí tuệ kém. 2- Hạng hành giả có tánh tham ái, trí tuệ nhiều. 3- Hạng hành giả có tánh tà kiến, trí tuệ kém. 4- Hạng hành giả có tánh tà kiến, trí tuệ nhiều. Nếu hành giả biết chọn đúng đối tượng thiền tuệ thích hợp với tánh
và trí tuệ của mình, thì việc tiến hành thiền tuệ, ở giai đoạn ban
đầu, rất thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ thiền tuệ. Đến giai đoạn
giữa và giai đoạn cuối còn tùy thuộc vào căn duyên của mỗi hành giả
trong kiếp quá khứ. Trong Chú giải kinh Đại Tứ niệm xứ dạy rằng: - Hành giả có tánh tham ái, trí tuệ kém, thì thích
hợp với đối tượng "niệm thân" thuộc về sắc pháp.
Hành giả tiến hành niệm thân (sắc pháp) để
thấy rõ, biết rõ thân này "bất tịnh" nên diệt được
tâm tham ái nương nhờ nơi thân cho rằng:
"tịnh, xinh đẹp".
- Hành giả có tánh tham ái, có trí tuệ nhiều, thì
thích hợp với đối tượng "niệm thọ" thuộc danh
pháp.
Hành giả tiến hành niệm thọ (danh pháp) để
thấy rõ, biết rõ thọ này "khổ", mới diệt được tâm
tham ái nương nhờ nơi thọ cho rằng: "lạc".
- Hành giả có tánh tà kiến, trí tuệ kém, thì thích
hợp với đối tượng "niệm tâm" thuộc danh pháp.
Hành giả tiến hành niệm tâm (danh pháp) để
thấy rõ, biết rõ tâm này "vô thường", nên diệt được
tâm tà kiến nương nhờ nơi tâm cho rằng:
"thường".
- Hành giả có tánh tà kiến, trí tuệ nhiều, thì thích
hợp với đối tượng "niệm pháp" thuộc danh pháp, sắc
pháp.
Hành giả tiến hành niệm pháp (danh pháp, sắc pháp)
sẽ thấy rõ, biết rõ pháp này "vô ngã", nên diệt được
tâm tà kiến nương nhờ nơi pháp cho rằng: "ngã".
Tuy bốn đối tượng: "thân là bất tịnh, thọ là khổ, tâm là vô
thường, pháp là vô ngã" chỉ đề cập đến tính chất đặc
biệt của mỗi đối tượng. Nhưng thực ra, tất cả 4 đối tượng "thân,
thọ, tâm, pháp" đều có trạng thái vô thường, trạng thái
khổ, trạng thái vô ngã, trạng thái bất tịnh.
Nếu hành giả biết chọn đúng đối tượng thích hợp với tánh và
trí tuệ của mình, thì việc tiến hành thiền tuệ rất thuận lợi
cho sự phát triển trí tuệ thiền tuệ, để thấy rõ, biết rõ trạng
thái riêng của danh pháp, sắc pháp; sự sanh, sự diệt
của danh pháp, sắc pháp; 3 trạng thái chung:
trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh
pháp, sắc pháp, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4
Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn. Nhận xét 21 đối tượng Xét về 21 đối tượng trong Tứ niệm xứ, thì đối tượng
tứ oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm, trong phần thân
niệm xứ, là một đối tượng tương đối rõ ràng và thường có
ở hiện tại hơn so với các đối tượng khác. Đối tượng tứ oai nghi này, rất thích hợp với hạng
hành giả có tánh tham ái, trí tuệ kém.
Hành giả nào có tánh tham ái, trí tuệ kém thì nên chọn
tứ oai nghi: sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm
làm đối tượng thiền tuệ căn bản ban đầu, để tiến hành thiền tuệ. Nếu hành giả, những tiền kiếp trong quá khứ đã từng tiến hành những
đối tượng thiền tuệ khác, thích hợp với căn duyên hơn, thì sự thay đổi
đối tượng thiền tuệ là việc đương nhiên trong pháp hành thiền
tuệ. Vì đối tượng của thiền tuệ gồm tất cả mọi danh pháp, mọi
sắc pháp (khác với đối tượng thiền định, chỉ có giới hạn một số đề
mục làm đối tượng).
Chú thích: [1] Dīghanikāya, Mahāvagga, Kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta. [2] Trực nhận: có nghĩa là nhận biết trực tiếp ngay 1 trong 4 đối
tượng thân, thọ, tâm, pháp. trong mỗi đối tượng lớn ấy, có nhiều đối
tượng nhỏ; chánh niệm trực nhận đối tượng nhỏ nào, thì biết rõ đối
tượng nhỏ ấy. Sở dĩ không dùng chữ "niệm" là vì để tránh sự hiểu lầm
với niệm tưởng như: niệm Ân Ðức Phật, niệm đề mục đất, đất, v.v...
thuộc đề mục làm đối tượng của thiền định. [3] Trực giác: có nghĩa biết trực tiếp ngay thực tánh của đối tượng
nào thì thấy rõ, biết rõ thực tánh của đối tượng ấy; không qua trí tuệ
tư duy. Sở dĩ không dùng chữ "quán" là vì để tránh sự hiểu lầm với
quán xét bằng trí tuệ tư duy không đúng với thực tánh của các pháp.
Biết rõ đúng thực tánh của các pháp chỉ bằng trí tuệ hành
(bhavanāmayapaññā) mà thôi. [4] Chú giải Dīghanikāya, Mahāvaggaṭṭhakathā, Kinh
Mahāsatipaṭṭhānasutta-vaṇṇnā. [5] Ngũ dục: sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục và xúc dục. -ooOoo- Ðầu trang
| Mục lục
| 1.1
| 1.2
| 1.3
| 1.4
| 1.5
| 2.1
| 2.2
| 2.3
| 2.4
| 2.5
| 3.1
| 3.2
| 3.3
| 3.4
| 3.5
| Chân thành cám ơn Tỳ
khưu Hộ Pháp đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 05-2003). [Trở
về trang Thư Mục]
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
* Chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác, tinh tấn là chủ thể, hành giả tiến
hành Tứ niệm xứ.
- Niệm thọ trong thọ.
- Niệm tâm trong tâm.
- Niệm pháp trong pháp.
(Kāyānupassanāsatipaṭṭhāna).
2- Thọ niệm xứ (Vedanānupassanāsatipaṭṭhāna).
3- Tâm niệm xứ (Cittānupassanāsatipaṭṭhāna).
4- Pháp niệm xứ (Dhammānupassanāsatipaṭṭhāna).
- 6 xứ bên trong: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
Bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati…".
Bahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati…".
Bahiddhā vā citte cittānupassī viharati…".
Bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati…".
Bahiddhā vā’ti parassa vā assāsapassāsakāye.
Ajjhattabahiddhā vā’ti kālena attano, kālena parassa
assāsapassāsakāye….
- Chi thiền của bậc thiền ấy làm đối tượng của thiền tuệ.
4.1
| 4.2
| 4.3
| 4.4
| 4.5
| 4.6
| 5.1
| 5.2
| 5.3
| 5.4
| 5.5
last updated: 30-05-2003