LUẬT NGHI KHẤT SĨ (RIÊNG GIỚI XUẤT GIA)
TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG
11 ĐỀ MỤC CÓ THẮNG LỰC ĐEM TÂM TỪ SƠ ĐỊNH TỚI NGŨ ĐỊNH
11 ĐỀ MỤC CÓ THẮNG LỰC ĐEM TÂM ĐẾN SƠ ĐỊNH
3 ĐỀ MỤC CÓ THẮNG LỰC ĐEM TÂM TỪ SƠ ĐỊNH TỚI TỨ ĐỊNH
5 ĐỀ MỤC ĐEM TÂM TỪ TỨ ĐỊNH ĐẾN NGŨ ĐỊNH
12 ĐỀ MỤC PHẢI DÙNG PHÁP THỂ LÀM CẢNH GIỚI
6 ĐỀ MỤC LÀM CẢNH GIỚI KHÔNG NHỨT ĐỊNH
8 ĐỀ MỤC HÀNH TỪ TRƯỚC XAO ĐỘNG ĐẾN YÊN TỊNH
12 ĐỀ MỤC KHÔNG THỂ HÀNH Ở CÕI DỤC THIÊN
13 ĐỀ MỤC KHÔNG THỂ DÙNG HÀNH Ở CÕI PHẠM THIÊN
19 ĐỀ MỤC PHẢI HÀNH BẰNG CÁCH XEM TRƯỚC MẶT
11 PHƯƠNG PHÁP QUÁN XÉT TỬ THI
10 PHƯƠNG PHÁP HỌC NẰM LÒNG NƠI VỊ THIỀN SƯ
10 CÁI THỂ CỦA ĐỀ MỤC THIỀN ĐỊNH
5 PHÉP VỀ CHỖ Ở CHO HẠP CHÁNH ĐỊNH
18 CẢNH KHÔNG THUẬN VỚI PHÉP CHÁNH ĐỊNH
7 ĐIỀU NGHỊCH VỚI ẤN CHỨNG THAM THIỀN
Chia ra làm 7 phần:
I. Mười đề trước mặt
II. Mười đề tử thi
III. Mười đề niệm niệm
IV. Bốn đề vô lượng tâm
V. Bốn đề vô sắc
VI. Một đề bất động
VII. Một đề tưởng.
1. Dùng đất làm đề mục
2. Dùng nước làm đề mục
3. Dùng gió làm đề mục
4. Dùng lửa làm đề mục
5. Dùng vật có sắc xanh làm đề mục
6. Dùng vật có sắc vàng làm đề mục
7. Dùng vật có sắc đỏ làm đề mục
8. Dùng vật có sắc trắng làm đề mục
9. Dùng hư không làm đề mục
10. Dùng ánh sáng làm đề mục.
1. Tử thi sình nổi lên
2. Tử thi sình có sắc xanh
3. Tử thi sình có mủ chảy
4. Tử thi đã bị người chặt đứt nửa thân mình
5. Tử thi đã bị thú ăn có dấu nhiều chỗ
6. Tử thi đã bị người cắt đứt rời ra từng đoạn
7. Tử thi đã bị người bằm nhiều chỗ
8. Tử thi đã bị phạm khí giới máu chảy nhiều chỗ
9. Tử thi đã bị dòi đục đủ cả cửu khiếu
10. Tử thi chỉ còn những xương rời ra.
1. Tưởng nhớ luôn luôn đến đức của Phật
2. Tưởng nhớ luôn luôn đến đức của Pháp
3. Tưởng nhớ luôn luôn đến đức của Tăng
4. Tưởng nhớ luôn luôn đến đức của giới
5. Tưởng nhớ luôn luôn đến đức của bố thí
6. Tưởng nhớ luôn luôn đến đức của chư Thiên và đức tin của mình
7. Tưởng nhớ luôn luôn đến sự chết
8. Tưởng nhớ luôn luôn theo thân thể
9. Tưởng nhớ luôn luôn đến hơi thở ra và thở vô
10. Tưởng nhớ luôn luôn đến Niết bàn, là nơi tịch tịnh dứt khỏi các sự thống khổ.
1. Rải tâm đại Từ đến tất cả chúng sanh
2. Rải tâm đại Bi đến tất cả chúng sanh
3. Rải tâm đại Hỷ đến tất cả chúng sanh
4. Rải tâm đại Xả đến tất cả chúng sanh.
1. Lấy hư không, không ranh mé làm cảnh giới
2. Lấy thức, không ngăn mé làm cảnh giới
3. Lấy cái chi dầu nhỏ nhen cũng không có, làm cảnh giới
4. Lấy phi phi tưởng làm cảnh giới.
Chăm chỉ suy xét tứ đại trong thân thể.
Tưởng vật thực mình dùng là không sạch.
10 đề trước mặt
10 đề tử thi
1 đề thân thể
4 đề vô lượng tâm
1 đề hơi thở
4 đề vô sắc.
10 đề trước mặt + 1 đề hơi thở.
10 đề tử thi + 1 đề niệm theo thân thể.
1 đề Từ + 1 đề Bi + 1 đề Hỷ.
4 đề vô sắc (thiền vô sắc)
1 đề đại Xả (thiền hữu sắc).
1. Tầm sát, hỷ, lạc, tịnh, định
2. Hỷ, lạc, tịnh, định
3. Lạc, tịnh, định
4. Tịnh, định
5. Định.
Phép nhập định bực trên, phải qua khỏi bực dưới “tầm sát”.
a) Cũng như hành phép “đại Xả” phải qua khỏi duyên hỷ của đại Từ.
b) Muốn thành thiền vô sắc, phải qua khỏi 9 đề trước mặt (trừ đề “hư không”).
c) 3 đề vô sắc, phải qua khỏi đề “hư không”.
(Khi đã niệm được 40 đề rồi).
Còn 30 đề kia không nên niệm thêm.
10 đề trước mặt-10 đề tử thi-1 đề hơi thở-1 đề niệm theo thân thể.
8 đề niệm niệm (trừ đề hơi thở, đề niệm thân thể)
1 đề tưởng vật thực
1 đề bất động
1 đề thức không ngăn mé
1 đề phi phi tưởng.
4 đề vô lượng tâm
1 đề hư không, không ngăn mé
1 đề dầu cái chi nhỏ nhen cũng không có.
1 đề tử thi sình có mủ
1 đề tử thi phạm khí giới
1 đề tử thi có dòi-1 đề niệm hơi thở
1 đề nước
1 đề lửa
1 đề gió
1 đề sáng.
10 đề tử thi
1 đề tưởng vật thực
1 đề niệm theo thân thể.
10 đề tử thi
1 đề niệm theo thân thể
1 đề tưởng vật thực
1 đề niệm theo hơi thở.
1) 9 đề trước mặt (trừ đề gió)
2) 10 đề tử thi
3) 1 đề hơi thở: phải hành theo hơi thở ra vô
4) 1 đề gió: phải hành theo sự xem gió thổi bên ngoài
5) 1 đại Xả và 4 đề Vô sắc, thì bậc sơ cơ không nên hành
6) 9 đề trước mặt (trừ 1 đề hư không) là duyên sanh 4 đề vô sắc
7) 10 đề trước mặt là duyên sanh ngũ thông
8) 3 đề: Từ + Bi + Hỷ: là duyên sanh đề đại Xả
9) 3 đề vô sắc bậc dưới, là duyên sanh đề vô sắc bậc trên
10) 1 đề phi phi tưởng, là duyên sanh của diệt tưởng định
11) 40 đề mục thiền định, là duyên sanh các bậc Thánh nhân hiện kiếp, tức là sanh trí huệ
12) 10 đề tử thi và một niệm theo thân thể: hiệp với tính ái tình
13) 4 đề vô lượng tâm + 4 đề sanh, vàng, đỏ, trắng hiệp với tính sân
14) Đề niệm hơi thở, hiệp với tính si mê và tính tầm
15) 6 đề niệm niệm: Phật + Pháp + Tăng + giới + bố thí + đức tin đạo hạnh chư Thiên: hiệp theo tính tinh tấn
16) 4 đề mục: chết + Niết bàn + bất động + vật thực: hiệp theo tính giác
17) 10 đề mục còn lại: đất, nước, lửa, gió, hư không, ánh sáng, và 4 đề vô sắc: hiệp theo đủ các tính con người
18) Những người có tính tầm, phải hành để trước mặt một vòng tròn nhỏ
19) Những người có tính si mê, phải hành để trước mặt một vòng tròn lớn.
1. Đây là tử thi trắng hoặc đen
2. Đây là thi hài của người ấu niên hoặc trung hay lão
3. Đây là phần đầu hoặc chơn
4. Ta đứng trong phần này, tử thi ở phía này
5. Tay ở phía này, chơn ở phía này
6. Phân biệt phía dưới bàn chơn, trên đầu da tóc
7. Phân biệt cho biết trong mình có 180 khớp xương
8. Phân biệt cho biết khoảng trong tay chơn và bụng
9. Phân biệt cho biết các khiếu của tử thi, hoặc nơi cao hay thấp
10. Phân biệt cho biết chỗ cao của tử thi, hoặc nơi thấp hay cao
11. Hoặc đem trí huệ quán xét khắp cả tử thi, cho đều đủ, nếu chỗ nào phát sanh ra rõ rệt, phải ghi nhớ chỗ ấy.
1. Phải nhớ sự chết rõ rệt, như kẻ nghịch cầm dao đưa ngang cổ
2. Phải nhớ vạn vật trong thế giới đều phải tiêu hoại không sao tránh khỏi
3. Phải nhớ đến sự chết của mình, và so sánh sự chết của người
4. Phải nhớ đến thân thể này, hằng bị nhiều tai hại, như là 80 thứ dòi
5. Phải nhớ tuổi thọ không lâu, bởi sự sống chỉ nhờ hơi thở ra vô
6. Phải nhớ sự sống không chừng, không nhứt định
7. Phải nhớ sự sống của chúng sanh, chỉ trên dưới 100 tuổi là cùng
8. Phải nhớ sự sống ngắn ngủi, trong chốc lát không chừng.
1. Phải ghi nhớ theo thứ tự mỗi thể
2. Phải ghi nhớ không nên đọc mau lắm
3. Phải ghi nhớ không nên đọc chậm lắm
4. Khi tâm bỏ đề mục, tìm hoàn cảnh khác, phải kiềm chế đừng để tâm xao lãng
5. Phải ghi nhớ bỏ sự niệm nơi tóc lông răng móng, chỉ phải nhớ đến sự nhơ nhớp, nhơ nhớp thôi
6. Phải ghi nhớ học theo thứ tự của mỗi thể, nếu thể nào phát sanh rõ rệt, thì bỏ ra ghi nhớ thể khác
7. Phải biết thể nào đem đến sự nhập định, là phải biết 32 thể, đều có thắng lực đem tâm hành giả đến bậc nhập định được cả
8. Phải thông hiểu tâm kinh mà đức Phật đã giải rằng: Phải ghi nhớ luôn đến 3 ấn chứng: thiền định, tinh tấn và tâm xả
9. Phải thông hiểu kinh Sitiha, mà đức Phật giải thầy Tỳ kheo có đủ 6 phép, nên tu hành, cho thấy rõ Niết-bàn
10. Phải thông hiểu kinh Sutta, mà đức Phật giải, phải hành theo 7 pháp Bồ đề, trong khi tâm giải đãi.
1. Phải biết thể cách giải về số của đề mục
2. Phải biết đề mục có thắng lực đến gần nhập định và đề mục đem đến nhập định
3. Phải biết những phần của đề mục
4. Phải biết cách hành bỏ bực dưới lên bực trên
5. Phải biết đề mục nên niệm thêm, và đề mục không nên niệm thêm
6. Phải biết cảnh giới của đề mục
7. Phải biết cõi của đề mục
8. Phải biết cách tham thiền của đề mục
9. Phải biết duyên sanh của đề mục
10. Phải biết đề mục hạp với tánh nết của hành giả.
1. Phải xa xóm từ một đến hai ngàn thước
2. Ban ngày không lẫn lộn người thế, ban đêm phải thanh vắng không nghe tiếng người
3. Không thú dữ và muỗi mòng nhiều
4. Dễ bề tìm bốn món vật dụng
5. Có bậc tri thức tiện cho mình học hỏi.
1. Chỗ ở rộng lớn
2. Chỗ ở mới tạo lập
3. Chỗ ở hư sập
4. Chỗ ở gần đường sá
5. Chỗ ở có ao nước
6. Chỗ ở có nhiều lê hoác
7. Chỗ ở có nhiều bông hoa
8. Chỗ ở có nhiều trái cây
9. Chỗ ở có nhiều người tựu hội
10. Chỗ ở trong thị tứ
11. Chỗ ở gần đường núi
12. Chỗ ở gần ruộng rẫy
13. Chỗ ở có người nghịch
14. Chỗ ở gần bến thuyền
15. Chỗ ở giáp biên giới, xa kinh đô
16. Chỗ ở gần trong ranh hai nước
17. Chỗ ở hay có nhiều điều lo sợ
18. Chỗ ở không có bậc thiện tri thức.
1. Chỗ trụ bất hạp ý
2. Chỗ trụ quá xa xóm hoặc quá gần
3. Những lời nói vô ích
4. Những người ham ăn hay nói
5. Vật thực ăn vào không hạp thân tâm
6. Thời khí nóng quá, thân không an trụ
7. Oai nghi không điều, khó cho tâm an trụ.
1. Dọn mình cho thong thả, nhứt là cạo tóc, cắt móng
2. Làm cho ngũ căn đồng nhau, riêng niệm căn phải có lực lượng để quan sát
3. Phải thông thuộc phương pháp niệm và gìn giữ sự thấy biết
4. Phải tùy nghi mà phấn chí, nghĩa là dùng trí huệ mà tinh tấn, hỷ, lạc, tham cứu phép vô thường, khổ não, vô ngã trong khi giải đãi
5. Phải tùy nghi khai hóa tâm, tức là phải dùng an định xả, tham cứu cho thấy rõ vô thường, khổ não, vô ngã trong khi phóng túng
6. Tùy nghi răn đe tâm, là phải suy xét đến pháp động tâm, hoặc đến đức của Phật
7. Tùy tiện để tâm tự do tự tại, là không cần phải phấn chí khai hóa tâm và răn đe tâm, khi tâm đã hành đúng phép Chỉ-Quán
8. Lánh xa kẻ không có lòng an tịnh, là kẻ hay bị thế lực buộc ràng
9. Thân cận cùng người có tâm an định
10. Phẩm hạnh như người đã có tâm nhập định.
1. Nhớ chắc 32 tướng trong thân thể là vô thường, khổ não, vô ngã
2. Ghi nhớ rằng cái thọ vui hay cái thọ khổ là vô thường, khổ não, vô ngã
3. Ghi nhớ những sự lành hay sự ác là vô thường, khổ não, vô ngã
4. Ghi nhớ rằng các danh pháp và sắc pháp trong thế gian đều là vô thường, khổ não, vô ngã.
1. Niệm tâm đại từ
2. Niệm sự tử
3. Niệm sự nhơ nhớp tử thi.
1. Phải học cho hiểu thông đều đủ cách niệm hơi thở
2. Phải tìm học hỏi nơi thiền sư cho rõ rệt chỗ hoài nghi
3. Phải ghi nhớ giữ gìn ấn chứng đã phát sanh ra
4. Phải học cho biết sự nhập định được do đề mục này
5. Phải học cho biết rõ cái thể tướng của đề mục này.
1. Cách đếm hơi thở ra hít vô
2. Cách khắng khít chú ý theo hơi gió thở ra vô
3. Nơi mà hơi gió thổi ra vô tiếp xúc nhằm
4. Cách ghi nhớ chân chánh nhập định
5. Cách ghi nhớ về cái tướng vô thường
6. Cách dứt bỏ luân hồi nương theo 4 đạo
7. Cách trong sạch xa lánh phiền não nương theo 4 quả
8. Trí huệ suy xét thấy rõ thể tướng võ trụ.
Mũi + tim + rún.
1. Như thấy trời chớp hoặc ánh sáng
2. Như sóng tạt vào mình
3. Da thịt đều nổi ốc
4. Rất khoái lạc trong tâm, thân có thể bay bổng
5. Mát lạnh và nhẹ nhàng cả thân tâm.
1. Phải học phép thiền định về vật bất tịnh
2. Phải chăm chỉ tưởng nhớ vật bất tịnh
3. Phải thu thúc lục căn
4. Phải tiết chế sự ăn uống
5. Phải năng thân cận cùng bậc thiện tri thức
6. Phải hằng nói lời dịu ngọt.
1. Phải thông hiểu kinh luật cho nhiều
2. Phải siêng năng học hỏi điều hay lẽ phải
3. Phải thuộc nằm lòng giới luật
4. Phải xu hướng theo bậc lão thành
5. Phải năng thân cận cùng bậc thiện tri thức
6. Phải hằng nói lời dịu ngọt.
1. Lòng sân hận
2. Không tiết lộ
3. Ngang ngạnh
4. Mê tín
5. Gian xảo
6. Tật đố
7. Kiêu căng
8. Chiều lòng theo kẻ ác.
1. Ta không thể tránh sự tàn phá của cái già
2. Ta không thể tránh khỏi sự bịnh được
3. Ta không thể tránh khỏi sự chết được
4. Ta sẽ phải chia lìa nhân vật tríu mến
5. Ta chỉ có cái nghiệp là của cải, nó là người cho ta quả lành hoặc dữ.
1. So sánh sự chết của đại hoàng đế
2. So sánh sự chết của đại phú gia
3. So sánh sự chết của người có sức lực nhiều
4. So sánh sự chết của bậc đại tài biến hóa
5. So sánh sự chết của bậc đại trí huệ
6. So sánh sự nhập diệt của bậc Độc giác
7. So sánh sự nhập Niết bàn của Phật.
1. Nhơ nhớp vì màu sắc
2. Nhơ nhớp vì hình trạng
3. Nhơ nhớp vì mùi vị
4. Nhơ nhớp vì chỗ nương dựa
5. Nhơ nhớp vì không khí chỗ ở.
1. Sự hờn giận
2. Sự bạc ơn
3. Sự ganh gổ
4. Sự bỏn xẻn
5. Làm bộ làm tịch
6. Sự khoe khoang
7. Nói vọng ngữ
8. Tà kiến
9. Sự ưa thích những điều xấu xa tội lỗi.
1. Sự ưa thích trong Dục giới
2. Sự ưa thích trong cảnh trời Sắc giới
3. Sự ưa thích trong cảnh trời Vô sắc giới
4. Ngã mạn
5. Tâm xao lãng
6. Sự tối tăm che lấp pháp Tứ diệu đề
7. Sự chấp rằng ngũ uẩn là thường tồn
8. Sự nghi ngờ về nhơn quả của thiện ác
9. Sự chấp theo pháp mà mình đã quen hành
10. Sự uất ức.
1. Quyến luyến vì săn sóc chỗ ở
2. Quyến luyến vì buộc ràng quyến thuộc
3. Quyến luyến vì thọ lợi
4. Quyến luyến vì sự học
5. Quyến luyến vì công việc
6. Quyến luyến vì đi đường xa
7. Quyến luyến vì nuôi bịnh người thân
8. Quyến luyến vì lo chữa bịnh cho mình
9. Quyến luyến vì lo học tam tạng
10. Quyến luyến vì lo giữ gìn phép thần thông.
1. Phải dứt bỏ ngay
2. Phải làm cho xong.
1. Thỏa mãn trong sự không gian tham
2. Thỏa mãn trong sự không sân hận
3. Thỏa mãn trong sự không si mê
4. Thỏa mãn trong sự xuất gia
5. Thỏa mãn trong sự thanh vắng
6. Thỏa mãn trong sự giải thoát.
1. Tính ái tình
2. Tính sân hận
3. Tính si mê
4. Tính tin
5. Tính giác
6. Tính tầm
1. Thấy sắc mà cho là xinh đẹp
2. Thấy cảnh nghịch mà cố giận
3. Sự không vui, lười biếng, không thay đổi oai nghi, mê ăn và giải đãi
4. Lòng không yên tịnh
5. Sự không xem xét và ghi vào lòng.
1. Không biết được các nguyên nhơn hành trong xác thân
2. Không biết tư cách của người lành và kẻ ác
3. Không ngăn che các tâm thức ác
4. Không giữ chặt lục căn
5. Không thạo cách truyền pháp, giảng kinh
6. Không hay gần gũi với bậc rõ thông kinh luật
7. Không biết rõ nhân và quả của các pháp cao thượng
8. Không biết rõ vô thường, khổ não, vô ngã của ngũ uẩn
9. Không biết rõ Bát chánh đạo
10. Không biết cách thọ lãnh bốn món vật dụng
11. Không biết tôn kính những bậc Tỳ kheo trưởng thượng.
1. Phân biệt sự lành với sự dữ
2. Tinh tấn mà lướt lên
3. An lạc trong vòng đạo đức
4. Thắng phục tâm ý mình đặng làm lành
5. Nhớ tưởng đạo lý
6. Nhứt tâm đại định
7. Vui chịu với mọi cảnh ngộ.
Buồn, Vui, Mừng, Giận, Thương, Ghét, Muốn.
1. Tóc-2. Lông-3. Răng-4. Móng-5. Da-6. Thịt-7. Gân-8. Xương-9. Tủy-10. Thận-11. Tim-12. Gan-13. Màng bao ruột-14. Dạ dày-15. Phổi-16. Ruột già-17. Ruột non-18. Đồ ăn mới-19. Phẩn-20. Óc.
1. Mật-2. Đàm-3. Mủ-4. Máu-5. Mồ hôi-6. Mỡ-7. Nước mắt-8. Trỉn da-9. Nước miếng-10. Nước mũi-11. Nhớt-12. Nước tiểu.
1. Gió quạt từ chơn lên tới óc
2. Gió quạt từ óc tới bàn chơn
3. Gió hằng có trong mình, ở ngoài ruột
4. Gió quạt trong gân
5. Gió ở cùng trong thịt từ chơn đến đầu
6. Hơi thở ra và thở vô.
1. Lửa làm cho thân người ấm áp
2. Lửa làm cho thân người gầy ốm
3. Lửa làm cho thân người nóng nảy
4. Lửa làm cho vật thực tiêu tan.
1. Thị giác, đầu dây thần kinh nơi mắt, như đầu con chí
2. Thính giác, đầu dây thần kinh nơi tai, như chiếc cà rá
3. Khứu giác, đầu dây thần kinh nơi mũi, như móng con dê
4. Vị giác, đầu dây thần kinh nơi cái lưỡi, như cái bông
5. Sắc trần chạm vào thị giác và xúc giác
6. Thinh trần chạm vào thính giác
7. Hương trần chạm vào khứu giác
8. Vị trần chạm vào vị giác
9. Những đầu dây ở khắp mặt da, gọi là xúc giác
10. Nữ căn là căn nguyên phân biệt nữ nam
11. Nam căn là căn nguyên phân biệt nam nữ
12. Sự sống là sức bảo thủ cái thân tứ đại
13. Máu hằng giữ trái tim, cho khỏi khô héo
14. Tướng làm cho lời nói phát khởi
15. Tướng cử động của thân thể
16. Cửu khiếu, tướng trống rỗng trong thân, kêu là lỗ
17. Tướng nhẹ nhàng và nhậm lẹ của thân thể
18. Tướng mềm mại của thân thể
19. Tướng hữu dụng của thân thể
20. Tướng thay đổi của thân thể, lúc mới đầu thai
21. Tướng thay đổi của thân thể, từ sanh đến lớn
22. Tướng thay đổi của thân thể, từ lớn đến chết
23. Tướng vô thường của thân thể, trong ba thời kỳ
24. Cái tinh ba của vật thực, để dưỡng thân thể.
1. Nhãn căn-2. Nhĩ căn-3. Tỷ căn-4. Thiệt căn- 5. Thân căn-6. Ý căn-7. Nam căn-8. Nữ căn-9. Mạng căn-10. Khổ căn-11. Lạc căn-12. Ưu căn-13. Hỷ căn-14. Xả căn-15. Tinh tấn căn-16. Tín căn-17. Niệm căn-18. Định căn-19. Huệ căn-20. Vị trí đương tri căn-21. Dĩ tri căn-22. Cu tri căn.
1. Tóc, lông, răng, móng, da
2. Thịt, thần kinh, xương, tủy, tinh ba
3. Tim, gan, màng bao ruột, bao tử, phổi
4. Ruột già, ruột non, vật thực mới, vật thực cũ, tủy trong óc
5. Nước mắt, mỡ lỏng, nước miếng, nước mũi, nhớt, nước tiểu
6. Mật, đàm, mủ, máu, mỡ đặc, mồ hôi.
[Chương trước][Đầu trang][Mục lục tổng quát][Mục lục][Chương tiếp theo]