NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
(MŪLABUDDHASĀSANA)

QUYỂN II
QUY-Y TAM-BẢO
(TISARAṆA)


CHƯƠNG III
ÂN-ĐỨC TAM-BẢO
(RATANATTAYAGUṆA)

III- ÂN-ĐỨC TĂNG-BẢO (Saṃghaguṇa)

Trong bài kinh Dhajaggasutta, Đức-Phật dạy chư tỳ- khưu niệm 9 ân-đức Tăng-bảo như sau:
Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Ujuppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Ñāyappaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Sāmīcippaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho,
Yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā esa Bhagavato sāvakasaṃgho, Āhuneyyo, Pāhuneyyo, Dakkhiṇeyyo, Añjalikaraṇīyo, Anuttaraṃ puññak- khettaṃ lokassa.”
Ân-đức Tăng-bảo có 9 ân-đức là Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Ujuppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Ñāyappaṭipanno Bhagavato sāvaka- saṃgho, Sāmīcippaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Āhuneyyo, Pāhuneyyo, Dakkhiṇeyyo, Añjalikaraṇīyo, Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa.


9 ân-đức Tăng-bảo có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, vi-tế, rộng lớn vô lượng vô biên, nên chỉ có chư Thánh-Tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn mới có đầy đủ trọn vẹn 9 ân-đức Tăng-bảo này mà thôi. Còn chư phàm-Tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn có một phần ân-đức Tăng-bảo này, tùy theo khả năng của mỗi Ngài.

Ý Nghĩa 9 Ân-Đức Tăng-Bảo

1- Suppaṭipanno: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc đã thực hành nghiêm chỉnh đúng theo lời giáo huấn của Đức-Thế-Tôn.
2- Ujuppaṭipanno: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc đã thực hành trung thực đúng theo pháp-hành trung-đạo, không quanh co lầm lạc.
3- Ñāyappaṭipanno: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc đã thực hành theo pháp- hành bát-chánh-đạo chứng ngộ Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
4- Sāmīcippaṭipanno: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc đã thực hành pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ đúng đắn xứng đáng để chúng-sinh tôn kính lễ bái cúng dường.
Cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā, esa Bhagavato sāvakasaṃgho: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn có 4 đôi thành 8 bậc Thánh (tính theo tâm Siêu-tam-giới).


Chư Thánh thanh-văn có 4 đôi:
- Nhập-lưu Thánh-đạo --> Nhập-lưu Thánh-quả.
- Nhất-lai Thánh-đạo --> Nhất-lai Thánh-quả.
- Bất-lai Thánh-đạo --> Bất-lai Thánh-quả.
- A-ra-hán Thánh-đạo --> A-ra-hán Thánh-quả.

Chư Thánh thanh-văn có 8 bậc Thánh: 4 Thánh-đạo + 4 Thánh-quả
- Nhập-lưu Thánh-đạo (Sotāpattimagga).
- Nhất-lai Thánh-đạo (Sakadāgāmimagga).
- Bất-lai Thánh-đạo (Anāgāmimagga).
- A-ra-hán Thánh-đạo (Arahattamagga).
- Nhập-lưu Thánh-quả (Sotāpattiphala).
- Nhất-lai Thánh-quả (Sakadāgāmiphala).
- Bất-lai Thánh-quả (Anāgāmiphala).
- A-ra-hán Thánh-quả (Arahattaphala).


5- Āhuneyyo: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức- Thế-Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng mà thí-chủ từ phương xa đem đến cúng dường quý Ngài, để mong được quả báu lớn.
6- Pāhuneyyo: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức- Thế-Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng mà thí-chủ dành cho những vị khách quý như quý Ngài.
7- Dakkhiṇeyyo: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng mà thí-chủ có đức-tin trong sạch nơi Tam- bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, đem dâng cúng đến quý Ngài, để mong được quả báu tốt lành cho mình và những người thân quyến.
8- Añjalikaraṇīyo: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc xứng đáng cho chúng-sinh chắp tay cung kính, lễ bái, cúng dường.
9- Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là phước điền cao thượng của chúng-sinh không đâu sánh được.


9 ân-đức Tăng-bảo này được chia ra làm 2 phần:

1- Ân-đức Tăng-bảo là nhân có 4 ân-đức Tăng-bảo: Suppaṭipanno, Ujuppaṭipanno, Ñāyappaṭipanno, Sāmicip- paṭipanno là nhân đã thực hành đúng theo Thánh-đạo (Ariyamagga) hợp đủ 8 chánh (chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định), trở thành bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn, có 4 đôi thành 8 bậc Thánh.
2- Ân-đức Tăng-bảo là quả có 5 ân-đức Tăng-bảo: Āhuneyyo, Pāhuneyyo, Dakkhiṇeyyo, Añjalikaraṇīyo, Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa này là quả của 4 ân- đức Tăng-bảo nhân.
* Chư Thánh-Tăng Thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế- Tôn đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, nên mới có đủ 9 ân- đức Tăng-bảo này.
* Còn chư phàm-Tăng thanh-văn đệ-tử chưa chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chưa chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào, nên chỉ có giới hạn một phần nào ân- đức Tăng-bảo mà thôi.

Giảng Giải Về 9 Ân-đức Tăng-bảo

Trong bộ Chú-giải giảng giải 9 ân-đức Tăng-bảo được tóm lược sau đây:

1- Ân-Đức Tăng-Bảo thứ nhất:
Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho

(Cách đọc: Xúp-pá-tí păn-nô Phá-gá-vóa-tô xa-vóa-cá-xăng-khô)

Suppaṭipanno: Chư Thánh-tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc đã thực hành nghiêm chỉnh đúng theo lời giáo huấn của Đức-Phật.
Chư Thánh-Tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử
đã thực hành nghiêm chỉnh, đúng đắn hoàn toàn theo lời giáo huấn của Đức-Thế-Tôn, thực hành không tự làm khổ mình, không làm khổ người, không tự làm khổ mình lẫn người, thực hành đúng theo 3 pháp-hành: pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp- hành thiền-tuệ.
- Pháp-hành giới: Chư Thánh-Tăng thanh-văn có đức- tin vững chắc hoàn toàn trong sạch nơi Tam-bảo, tôn trọng các điều-giới, các pháp-hành Tăng-sự mà Đức- Phật đã chế định ban hành, nên quý Ngài nghiêm chỉnh thực hành đúng đắn hoàn toàn theo lời giáo huấn của Đức-Phật. Dù thấy lỗi rất nhỏ, quý Ngài cũng xem như lỗi rất lớn mà tránh xa, thà phải chịu hy sinh sinh-mạng, chứ không để phạm giới.
Như tích vị tỳ-khưu trong bộ Thanh-Tịnh-Đạo (Visuddhimagga), được tóm lược như sau:
Một bọn cướp gặp vị tỳ-khưu ở ven rừng, chúng nghĩ rằng: “Gặp Sa-môn là điều xui xẻo”, nên bọn cướp bắt vị tỳ-khưu ấy trói bằng một sợi dây dài gốc còn dưới đất, rồi để nằm tại đó.
Chẳng may, một đám lửa rừng cháy lan đến, nếu vị tỳ-khưu vùng dậy để tránh ngọn lửa, thì làm đứt sợi dây còn tươi. Như vậy, vị tỳ-khưu sẽ bị phạm giới Pācittiya mà Đức-Phật đã chế định ban hành đến chư tỳ-khưu. Vị tỳ-khưu nghĩ rằng: “Sự chết là điều chắc chắn, nếu ta thoát chết hôm nay thì sau này cũng phải chết, nhưng giới của ta không trong sạch. Thà hôm nay ta chịu chết với giới trong sạch, chứ không để phạm giới.”
Do nhờ pháp-hành giới trong sạch, nên vị tỳ-khưu ấy thực hành pháp-hành thiền-tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán. Khi ấy, ngọn lửa rừng lan đến thiêu cháy Ngài đồng thời Ngài tịch diệt Niết-bàn tại nơi ấy.
* Nếu trường hợp vị tỳ-khưu nào phạm giới nhẹ, thì nên tìm đến một vị tỳ-khưu khác xin sám hối Āpatti. Đó là cách làm cho giới của mình trở lại trong sạch, để làm nền tảng thực hành pháp-hành thiền-định, thực hành pháp-hành thiền-tuệ.
- Pháp-hành thiền-định: Đó là thực hành pháp-hành thiền-định, chư tỳ-khưu thanh-văn đệ-tử thực hành pháp- hành thiền-định để chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới, để nhập bậc thiền hưởng sự an-lạc, hoặc để làm nền tảng cho pháp-hành thiền-tuệ.
- Pháp-hành thiền-tuệ: Đó là thực hành pháp-hành thiền-tuệ, chư tỳ-khưu thanh-văn đệ-tử thực hành pháp- hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, gọi là chư Thánh-tăng.
Nếu chư tỳ-khưu thanh-văn đệ-tử đang thực hành đúng theo lời giáo huấn của Đức-Phật, mà chưa chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chưa chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào thì còn là hạng phàm-thanh-văn, gọi là chư phàm-tăng.

Cho nên, ân-đức Tăng-bảo này gọi là Supaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.

2- Ân-Đức Tăng-Bảo thứ nhì:
Ujuppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho

(Cách đọc: Ú-chúp pá-tí-păn-nô phá-gá-vóa-tô xa-vóa-cá-xăng-khô)

Ujuppaṭipanno: Chư Thánh-tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc đã thực hành trung thực đúng theo pháp-hành Trung-đạo, không quanh co lầm lạc.
Chư Thánh-tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tônbậc Thánh thanh-văn đệ-tử đã thực hành trung thực nghĩa là khi mình đã phạm lỗi, thì không giấu lỗi của mình; không hành lừa dối nghĩa là mình không có đức, không có tài, thì không làm ra vẻ như người có đức, có tài, v.v...
Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn không thực hành theo tâm tham đắm trong ngũ-dục, cũng không thực hành theo pháp-hành khổ-hạnh, tự làm khổ mình, mà Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn đã thực hành theo pháp-hành Trung-đạo đó là pháp- hành bát-chánh-đạo (chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh- ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh- niệm, chánh-định), dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết- bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Nếu đã chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn rồi, thì trở thành 4 bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, gọi là chư Thánh-tăng.
Nếu chưa chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào thì vẫn còn là phàm thanh-văn, gọi là chư phàm-tăng.

Cho nên, ân-đức Tăng-bảo này gọi là Ujuppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.


3- Ân-Đức Tăng-Bảo thứ ba:
Ñāyappaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.

(Cách đọc: Nha-giáp-pá-tí-păn-nô Phá-gá-vóa-tô xa-vóa-cá- xăng-khô)

Ñāyappaṭipanno: Chư Thánh-tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc đã thực hành theo pháp-hành bát-chánh-đạo (chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh- ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh- niệm, chánh-định), chứng ngộ Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Chư Thánh-Tăng là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn đã nhận thức biết rõ rằng:

Tam-giới (dục-giới, sắc-giới và vô-sắc-giới) là ba hầm lửa ngùn ngụt cháy không ngừng thiêu đốt tất cả chúng-sinh.
Trong tam-giới này không có một nơi nào thực sự được mát mẻ an-lạc. Tất cả chúng-sinh phải chịu cảnh nóng nảy do 11 thứ lửa (lửa tham-dục, lửa sân-hận, lửa si-mê, lửa sinh, lửa già, lửa chết, lửa sầu-não, lửa khóc- than, lửa khổ-thân, lửa khổ-tâm, lửa thống-khổ cùng cực, cùng với 1.500 loại phiền-não).
Chỉ có Niết-bàn là pháp dập tắt được mọi thứ lửa, làm vắng lặng mọi phiền-não, giải thoát mọi cảnh khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn đó là pháp-hành bát-chánh-đạo. Hành-giả thực hành pháp-hành bát- chánh-đạo hợp đủ 8 chánh (chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định) dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, diệt tận được mọi phiền-não, đồng thời dập tắt mọi thứ lửa.

Cho nên, chư Thánh thanh-văn đệ-tử đã coi trọng phận sự chứng ngộ Niết-bàn lên ưu tiên hàng đầu.
Dù cho lửa cháy trên đầu cũng xem thường, không quan tâm, bởi vì chư Thánh thanh-văn đệ-tử nghĩ rằng: “Lửa cháy trên đầu chỉ thiêu đốt một kiếp hiện-tại, còn các thứ lửa tham-dục, lửa sân-hận, lửa si-mê, ... không chỉ thiêu đốt, làm nóng nảy trong một kiếp hiện-tại, mà còn thiêu đốt làm nóng nảy vô số kiếp trong vị-lai nữa.”
Vì vậy, chư Thánh-Tăng thanh-văn đệ-tử đã đặt ưu tiên hàng đầu thực hành pháp-hành bát-chánh-đạo để chứng ngộ Niết-bàn.
Cho nên, ân-đức Tăng-bảo này gọi là Ñāyappaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.


4- Ân-Đức Tăng-Bảo thứ tư:
Sāmīcippaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho

(Cách đọc: Xa-mi-chíp-pá-tí-păn-nô Phá-gá-vóa-tô xa-vóa- cá-xăng-khô)

Sāmīcippaṭipanno: Chư Thánh-tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc đã thực hành 3 pháp- hành (pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ) đúng đắn, xứng đáng để cho chúng-sinh tôn kính lễ bái cúng dường.

Chư Thánh-Tăngbậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tônbậc Thánh thanh-văn đệ-tử đã thực hành pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, thực hành pháp-hành bát-chánh-đạo dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái, mọi ác-pháp, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, là bậc xứng đáng được chúng-sinh lễ bái cúng dường.
Những thí-chủ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, cung kính lễ bái cúng dường bốn thứ vật dụng đến chư Thánh-Tăng, để mong được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.
Để đáp ứng lại lòng mong ước của thí-chủ cho được thành tựu như ý, Chư Tăng phải là bậc Thánh-Tăng có đầy đủ 5 đức cao thượng: giới-đức hoàn toàn, định-đức hoàn toàn, tuệ-đức hoàn toàn, giải-thoát-đức hoàn toàn, giải-thoát-tri-kiến-đức hoàn toàn.

* Như tích Ngài Trưởng-lão Ayyamitta (1) hành đạo trong động Kassaka gần một xóm nhà. Hằng ngày, Ngài Trưởng-lão đi khất thực trong xóm nhà ấy, có một gia đình nghèo khổ chỉ có hai mẹ con có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo. Hai mẹ con hằng ngày hộ độ để bát cúng dường đến Ngài Trưởng-lão Ayyamitta và xem Ngài như là người thân trong gia đình.
Một hôm, người mẹ đi vào rừng làm sớm, trước khi đi bà căn dặn con gái rằng:
- Này con gái yêu quý! Gạo ngon, sữa bò, bơ, đường thốt nốt, ... mẹ để ở kia. Khi sư huynh con đến khất thực, con hãy lấy những thứ đó nấu để bát cho sư huynh, phần còn lại, con ăn nhé!
Người con gái hỏi:
- Thưa mẹ! Còn mẹ ăn gì?
- Con à! Mẹ đã ăn cơm nguội ngày hôm qua còn lại với nước canh chua rồi.
- Thưa mẹ! Còn buổi trưa mẹ ăn gì?
- Này con gái yêu quý! Buổi trưa, con nấu cháo hạt tấm trộn với rau, để mẹ về ăn nghe!
Trong khi hai mẹ con bà thí-chủ đang nói chuyện với nhau, khi ấy, Ngài Trưởng-lão Ayyamitta đi khất thực đứng nghe được câu chuyện giữa hai mẹ con.
Ngài Trưởng-lão tự dạy mình rằng: “Này Ayyamitta! Ngươi hãy lắng nghe đấy! Sáng nay, bà thí-chủ ăn cơm nguội còn lại với nước canh chua.
Trưa nay, bà ăn cháo hạt tấm với rau. Còn những thứ gạo ngon, sữa bò, bơ, đường thốt nốt, ... bà lại để giành nấu để bát cúng dường cho ngươi.
Bà làm như vậy, không phải bà mong được những thứ của cải gì nơi ngươi, mà thật ra, bà mong được thành- tựu quả báu an-lạc trong cõi người (manussasampatti), mong được thành-tựu quả báu an-lạc trong cõi trời (devasampatti) và mong được thành-tựu quả báu an-lạc Niết-bàn (Nibbānasampatti). Những quả báu mà bà mong ước, ngươi có thể đáp ứng được hay không?
Vậy, nếu ngươi chưa diệt tận được phiền-não trầm- luân, chưa trở thành bậc Thánh A-ra-hán thì ngươi không xứng đáng thọ nhận vật thực của bà thí-chủ ấy!”

Sau khi tự dạy mình xong, Ngài Trưởng-lão không đi khất thực mà trở về động cất bát, ngồi phát nguyện rằng: “Arahattaṃ apāpuṇitvā na nikkhamissāmi: Chưa chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, Niết-bàn, ta sẽ không rời khỏi nơi này.”

Do nhờ pháp-hành giới trong sạch làm nền tảng, Ngài Trưởng-lão Ayyamitta thực hành pháp-hành thiền-tuệ, trong khoảng thời gian không lâu, Ngài Trưởng-lão đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi phiền- não trầm-luân, mọi tham-ái, mọi ác-pháp không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.
Sau khi trở thành bậc Thánh A-ra-hán xong, thời gian vẫn còn sớm, nên Ngài Trưởng-lão mang bát, đi vào xóm để khất thực.
Khi thấy Ngài Trưởng-lão Ayyamitta đến, đứa em gái cung kính đảnh lễ cúng dường phần vật thực để vào bát của Ngài Trưởng-lão Ayyamitta, rồi Ngài Trưởng-lão đi trở về động.
Nhìn thấy Ngài Trưởng-lão có gương mặt trong sáng lạ thường, người con gái cảm nhận rằng: Hôm nay, sư Huynh thật đáng tôn kính biết dường nào!
Buổi chiều, khi người mẹ vừa về đến nhà, cô gái liền chạy ra đón mừng mẹ và khoe rằng:
- Thưa mẹ! Hôm nay sư Huynh có gương mặt trong sáng lạ thường hơn mọi ngày. Thật là xứng đáng tôn kính lễ bái cúng dường biết dường nào! Mẹ à.
Nghe đứa con gái yêu quý khoe như vậy, bà thí-chủ phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan-hỷ nghĩ rằng:
- Hôm nay, Ngài Trưởng-lão, con trai cao quý của ta chắc đã hoàn thành xong phận sự của bậc xuất-gia tỳ- khưu rồi thì phải!
Qua tích này hiểu được: “Thật ra, hàng phàm-nhân chắc chắn không thể nào biết được tâm của bậc Thánh- nhân, song về sắc diện của bậc Thánh-nhân được biểu hiện trên gương mặt trong sáng lạ thường, hành vi cử chỉ đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, ... trang nghiêm khác thường”. Do đó, hạng phàm-nhân có trí-tuệ nhận thức tinh tế cũng có thể biết được đó là những Bậc đáng được tôn kính.

Tương tự như trường hợp Ngài Đại-Trưởng-Lão Sāriputta khi còn là vị đạo-sĩ Upatissa, đệ-tử của vị Đạo-sư Sañcaya.
Khi nhìn thấy Ngài Trưởng-lão Assaji đang đi vào kinh-thành Rājagaha để khất thực, với dáng đi nghiêm trang, đôi mắt nhìn xuống, … Vị đạo-sĩ Upatissa phát sinh đức-tin trong sạch nơi Ngài Trưởng-lão Assaji, nên thầm nghĩ rằng: “Vị tỳ-khưu này chắc là bậc Thánh A- ra-hán, Bậc xứng đáng được tôn kính trong đời này. Vậy, ta nên đến gần gũi thân cận với Ngài, rồi thỉnh Ngài thuyết pháp tế độ ta.”
Vị đạo sĩ Upatissa đến hầu đảnh lễ Ngài Trưởng-lão Assaji, kính thỉnh Ngài Trưởng-lão thuyết pháp.
Ngài Trưởng-lão Assaji thuyết một bài kệ gồm có 4 câu, vị đạo-sĩ Upatissa vừa mới nghe 2 câu đầu, liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu tại nơi ấy.
Như vậy, hạng thiện-trí phàm-nhân có trí-tuệ tinh tế, có nhận thức sâu sắc cũng có thể suy đoán biết được bậc Thánh-nhân thật xứng đáng được tôn kính, qua phần giới-đức, được biểu hiện nơi thân và khẩu của bậc Thánh.
Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc xứng đáng được tôn kính, để cho chúng-sinh lễ bái cúng dường.

Cho nên, ân-đức Tăng-bảo này gọi là Sāmīcippaṭi- panno Bhagavato sāvakasaṃgho.
“Cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā, esa Bhagavato sāvakasaṃgho.”

- Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn có 4 đôi thành 8 bậc Thánh (tính theo tâm Siêu-tam-giới).

Chư Thánh thanh-văn có 4 đôi:
- Nhập-lưu Thánh-đạo --> Nhập-lưu Thánh-quả.
- Nhất-lai Thánh-đạo --> Nhất-lai Thánh-quả.
- Bất-lai Thánh-đạo --> Bất-lai Thánh-quả.
- A-ra-hán Thánh-đạo --> A-ra-hán Thánh-quả.

Chư Thánh thanh-văn có 8 bậc Thánh: 4 Thánh-đạo + 4 Thánh-quả
- Nhập-lưu Thánh-đạo (Sotāpattimagga).
- Nhất-lai Thánh-đạo (Sakadāgāmimagga).
- Bất-lai Thánh-đạo (Anāgāmimagga).
- A-ra-hán Thánh-đạo (Arahattamagga).
- Nhập-lưu Thánh-quả (Sotāpattiphala).
- Nhất-lai Thánh-quả (Sakadāgāmiphala).
- Bất-lai Thánh-quả (Anāgāmiphala).
- A-ra-hán Thánh-quả (Arahattaphala).

4 Bậc Thánh-nhân
- Bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna).
- Bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī).
- Bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī).
- Bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta).



5- Ân-Đức Tăng-Bảo thứ năm:
Āhuneyyo Bhagavato sāvakasaṃgho.

(Cách đọc: A-hú-nây-dô Phá-gá-vóa-tô Xa-vóa-cá-xăng-khô)

Āhuneyyo: Chư Thánh-tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng mà thí-chủ từ phương xa đem đến cúng dường quý Ngài, để mong được quả báu, sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lớn lao và lâu dài.

Tạo phước-thiện trong Phật-giáo, ngoài Phật-giáo

Cận-sự-nam hoặc cận-sự-nữ nào đã tạo mọi phước-thiện như bố-thí, giữ giới, hành-thiền, v.v… trong thời kỳ có Phật-giáo.
Cận-sự-nam hoặc cận-sự-nữ ấy sau khi chết tại cõi người, dục-giới thiện-nghiệp có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên, có hào quang sáng chói tỏa ra lấn át hào quang của các chư-thiên khác kể cả Đức- vua-trời Sakka trị vì cõi trời Tam-thập-tam-thiên.
Đức-vua-trời Sakka cảm thấy tủi thân phận mình vì hào quang của mình kém thua hào quang của các vị thiên-nam đã tạo phước-thiện trong thời-kỳ Đức-Phật xuất hiện trên thế gian.

* Tích Đức-vua trời Sakka trong tích Mahākassapat- therapiṇḍapātadinnavatthu (2) được tóm lược như sau:
Một hôm, Đức-vua trời Sakka dùng thiên-nhãn theo dõi thấy Ngài Đại-Trưởng-Lão Mahākassapa nhập diệt- thọ-tưởng suốt 7 ngày, đến ngày thứ 7 mới xả, Đức-vua trời Sakka biết Ngài Đại-Trưởng-lão có tâm bi tế độ những người nghèo khổ, nên chờ ngày Ngài Đại- Trưởng-lão xả diệt-thọ-tưởng. Đức-vua trời Sakka truyền gọi bà Chánh-cung Hoàng-hậu Sujā, cả hai cùng hiện xuống cõi người, hóa thành người già nghèo khổ đáng thương, sống trong một cái chòi lá nhỏ ven đường mà Ngài Đại-Trưởng-Lão Mahākassapa đi khất thực ngang qua.
Đức-vua trời Sakka biến hóa thành một cụ già đáng thương và Chánh-cung Hoàng-hậu Sujā cũng biến hóa thành bà già đáng thương sống trong chòi lá, những vật thực đã chuẩn bị sẵn sàng.
Vừa thấy Ngài Đại-Trưởng-Lão Mahākassapa đi khất thực ngang qua trước chòi lá, cụ già (Đức-vua trời Sakka) liền gọi bà già (Hoàng-hậu Sujā) rằng:
- Bà ơi! Ngài Đại-Trưởng-Lão đang đến trước chòi lá của mình, bà có gì đem ra làm phước-thiện bố-thí để bát cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão không?
Bà già (hoàng-hậu Sujā)
tâu lại với ông cụ (Đức-vua trời Sakka) rằng:
- Ông à! Ông kính thỉnh Ngài dừng lại tế độ chúng ta.
Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa đứng lại. Ông già xin nhận cái bát của Ngài Đại-Trưởng-lão đem vào đặt đầy vật thực ngon lành, rồi cả hai ông bà già đáng thương đem cái bát ra thành kính dâng lên Ngài Đại- Trưởng-lão.
Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa vừa nhận cái bát, vật thực tỏa ra mùi hương lạ thường, Ngài Đại-Trưởng-lão suy xét biết hai vợ chồng già này chính là Đức-vua trời SakkaChánh-cung Hoàng-hậu Sujā, Ngài Đại- Trưởng-lão liền quở trách rằng:
- Này Đức-vua-trời Sakka! Lão Tăng tế độ người nghèo khổ, tại sao Đức-vua trời Sakka và Chánh-cung Hoàng- hậu Sujā biến hóa làm người già giành phước-thiện của người nghèo như vậy?
Đức-vua trời Sakka bạch với Ngài Đại-Trưởng-Lão Mahākassapa rằng:
- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-Lão, kính xin Ngài Đại-Trưởng-lão có tâm bi tế độ chúng con. Tiền-kiếp của chúng con làm mọi phước-thiện trong thời-kỳ không có Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng xuất hiện trên thế gian.
Chúng con cảm thấy tủi thân phận nghèo nàn, bởi vì quả báu, hào-quang của con không sánh được với các chư thiên-nam, mà tiền-kiếp của họ đã từng làm phước- thiện bố-thí cúng dường đến Đức-Phật, đến chư Trưởng-lão tỳ-khưu Tăng.
Đức-vua Sakka vô cùng hoan-hỷ tự thốt lên rằng:
- Aho! Dānaṃ paramadānaṃ Kassape suppatiṭṭhitaṃ.(3)
- Ô! Được làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa, thật là phước-thiện bố-thí vô cùng cao thượng!

Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là các bậc có giới-đức, có định-đức, có tuệ-đức, có giải-thoát- đức, có giải-thoát-tri-kiến-đức đầy đủ, là phước điền cao thượng của chúng-sinh không đâu sánh được. Cho nên, chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn xứng đáng thọ nhận những vật dụng mà thí-chủ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, từ phương xa đem đến làm phước- thiện bố-thí cúng dường đến quý Ngài.
Phước-thiện bố-thí cúng dường dù ít dù nhiều đến chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn, cũng được quả báu lớn lao vô lượng không sao kể xiết.
Cho nên, ân-đức Tăng-bảo này gọi là Āhuneyyo Bhagavato sāvakasaṃgho.

6- Ân-Đức Tăng-Bảo thứ sáu:
Pāhuneyyo Bhagavato sāvakasaṃgho.

(Cách đọc: Pa-hú-nây-giô Phá-gá-vóa-tô Xa-vóa-cá-xăng-khô)

Pāhuneyyo: Chư Thánh-tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng mà thí-chủ dành cho những vị khách quý như quý Ngài.

Khách quý có 2 hạng:
- Khách quý hạng thường đó là bà con thân quyến, bạn bè, những người ân nhân, ... của mình trong mỗi kiếp.
- Khách quý hạng đặc biệt đó là chư Thánh-Tăng, chư phàm-tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác rất hiếm có trong thế gian, bởi vì Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian là một điều khó, khi nào có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trên thế gian, khi ấy mới có chư Thánh-Tăng, chư phàm-tăng thanh-văn đệ- tử của Đức-Phật.
Thật vậy, có khi 1 a-tăng-kỳ đại-kiếp trái đất trải qua 4 a-tăng-kỳ thành - trụ - hoại - không, mà không có một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian, thì cũng không có chư Thánh-Tăng, chư phàm-tăng trên thế gian.
Thí-chủ làm phước-thiện bố-thí đến khách hạng thường sẽ được quả báu trong kiếp hiện-tại và trong kiếp vị-lai có giới hạn. Còn thí-chủ làm phước-thiện bố-thí đến khách hạng đặc biệt là chư Thánh-Tăng, chư phàm- tăng sẽ được quả báu lớn lao trong kiếp hiện-tại và trong vô lượng kiếp vị-lai, không có giới hạn.
Hơn nữa, phước-thiện ấy lại còn làm phước duyên cho sự giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Đối với hạng khách quýchư Thánh-Tăng, chư phàm-tăng, người thí-chủ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, nên tôn kính đón rước, lễ bái cúng dường đến chư Thánh-Tăng, chư phàm-tăng, chắc chắn sẽ được nhiều quả báu lớn cao quý.

* Trong bài kinh Kulasutta (4) Đức-Phật dạy:

- Này chư tỳ-khưu! Chư tỳ-khưu có giới đến gia đình, thì những người trong gia đình sẽ được 5 quả báu lớn cao quý như sau:
1- Tỳ-khưu có giới đến gia đình, những người trong gia đình nhìn thấy và phát sinh thiện-tâm trong sạch. Những người trong gia đình ấy đã tạo các phước-thiện để được tái-sinh lên cõi trời dục-giới.
2- Khi họ đón tiếp cung kính lễ bái tỳ-khưu ấy, thỉnh ngồi trên những chỗ cao quý. Những người trong gia đình ấy đã tạo các phước-thiện để được tái-sinh vào trong gia đình thuộc dòng dõi cao quý.
3- Sau khi tỳ-khưu ấy ngồi chỗ cao quý, những người trong gia đình tiếp đãi mọi thứ cần thiết như dâng cơm nước, thuốc trị bệnh, … với thiện-tâm trong sạch, hoan- hỷ, không có tâm keo kiệt bỏn xẻn, ... Những người trong gia đình ấy đã tạo các phước-thiện để được quả báu quyền cao chức trọng.
4- Khi họ làm phước-thiện bố-thí đến tỳ-khưu ấy tùy theo khả năng của mình. Những người trong gia đình ấy đã tạo các phước-thiện để có được nhiều của cải tài sản, giàu sang phú quý.
5- Khi họ lắng nghe vị tỳ-khưu thuyết giảng chánh- pháp, hoặc vấn đạo, ... Những người trong gia đình ấy đã tạo phước-thiện để phát sinh trí-tuệ thấy rõ, biết rõ thật tánh của các pháp, ...
- Này chư tỳ-khưu! Khi tỳ-khưu có giới đến gia đình, thì những người trong gia đình sẽ tạo được 5 phước- thiện, và được 5 quả báu lớn cao quý như vậy.


Khách quý có 2 hạng: Khách quý hạng thường và khách quý hạng đặc biệt.
Khách quý hạng thường là bà con thân bằng quyến thuộc, bạn hữu, … mỗi kiếp tử sinh luân-hồi đều có được, đều gặp được.
Còn khách quý hạng đặc biệt là chư Thánh-Tăng, chư phàm-tăng không phải kiếp nào cũng có thể gặp được, gần gũi, thân cận được. Những chúng-sinh nào có đầy đủ phước duyên mới có được cơ hội tốt, có duyên lành gặp được chư Thánh-Tăng, chư phàm-Tăng là chư khách quý hạng đặc biệt cao thượng.
Những chúng-sinh ấy có đức-tin trong sạch nơi Tam- bảo, đón tiếp, tôn kính, lễ bái cúng dường dù ít hay nhiều, chắc chắn sẽ tạo được nhiều phước-thiện lớn cao quý vô lượng, có được nhiều quả báu cũng lớn cao quý vô lượng đáng hài lòng cả trong kiếp hiện-tại lẫn vô số kiếp vị-lai, và đặc biệt còn tạo được duyên lành để giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
Cho nên, ân-đức Tăng-bảo này gọi là Pāhuneyyo Bhagavato sāvakasaṃgho.

7- Ân-Đức Tăng-Bảo thứ bảy:
Dakkhiṇeyyo Bhagavato sāvakasaṃgho

(Cách đọc: Đắc-khí-nây-giô Phá-gá-vóa-tô Xa-vóa-cá-xăng-khô)

Dakkhiṇeyyo: Chư Thánh-tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng mà thí-chủ có đức-tin trong sạch nơi Tam- bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, đem kính dâng cúng dường đến quý Ngài, để mong được các quả báu tốt lành cho mình và còn hồi hướng các phước-thiện ấy đến những người thân quyến.

Người thí-chủ tin chắc chắn rằng: “Khi làm phước- thiện bố-thí cúng dường đến chư Thánh-Tăng, chư phàm-tăng, thì họ đã tạo được mọi phước-thiện thanh cao, chắc chắn sẽ phát sinh những quả báu tốt lành, lớn lao vô lượng đến cho họ trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai. Và họ còn có thể hồi-hướng phần phước-thiện thanh cao ấy đến cho ông bà, cha mẹ, bà con quyến thuộc, những ân nhân của họ và tất cả chúng-sinh khác đã quá vãng.
Nếu chúng-sinh nào hay biết mà phát sinh thiện-tâm hoan-hỷ “sādhu” phần phước-thiện thanh cao (pattānu- modanā) mà thân quyến đã hồi-hướng, thì chúng-sinh ấy sẽ có được các quả báu an-lạc đến với họ.
Nếu chúng-sinh ấy đang sống trong cảnh khổ thì giải thoát khỏi cảnh khổ ấy, liền tái-sinh trong cõi thiện-giới: cõi người hoặc cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc. Nếu chúng-sinh đang ở trong cảnh an-lạc, thì sự an-lạc càng thêm tăng trưởng.
Và thí-chủ còn có thể kính biếu phần phước-thiện thanh cao ấy đến cho ông bà, cha mẹ, bà con thân quyến, bạn hữu, và tất cả chúng-sinh đang hiện hữu trong cõi người.
Nếu những người ấy phát sinh thiện-tâm hoan-hỷ “sādhu” phần phước-thiện thanh cao (pattānumodanā) thì sẽ có các quả tốt, quả an-lạc trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.”

Muốn thành tựu được những quả báu thật sự, thì thí- chủ nên làm phước-thiện bố-thí cúng dường hướng đến chư Thánh-Tăng, chư phàm-Tăng, bởi vì, chư Thánh- Tăng có ân-đức Dakkhiṇeyyo.

* Như tích Bố-thí cơm cháy.
Trong bộ Vimānavatthu, tích Ācāmadāyikāvimāna, được tóm lược như sau:
Một bà già nghèo khổ ăn mày, sống nhờ đằng sau hiên nhà người khác, người ta nhìn thấy bà đáng thương, nên thường cho nước cơm, cháo, miếng cơm cháy, … để bà ăn sống qua ngày.
Một hôm, Ngài Đại-Trưởng-Lão Mahākassapa vừa xả diệt-thọ-tưởng, rồi xem xét nên đi khất thực tế độ người nào. Với tuệ-nhãn, Ngài Đại-Trưởng-lão nhìn thấy một bà già nghèo khổ, gần chết, nếu bà chết, thì có thể đọa địa-ngục.
Với tâm bi tế độ bà tránh khỏi cõi địa-ngục, do nhờ phước-thiện bố-thí miếng cơm cháy, bà sẽ tái-sinh lên cõi trời Hóa-lạc-thiên.
Xem xét thấy như vậy, buổi sáng hôm ấy, Ngài Đại- Trưởng-lão mặc y mang bát đi khất thực đến chỗ ở của bà. Trong khi đó, Đức-vua trời Sakka biến hóa thành người già đem vật thực đến để cúng dường Ngài Đại-Trưởng-lão. Ngài Đại-Trưởng-lão biết người già đó là Đức-vua trời Sakka, nên bảo rằng:
- Này Đức-vua trời Sakka! Đức-vua không nên giành phước-thiện của người nghèo khổ.
Ngài Đại-Trưởng-lão không chịu mở nắp bát, vẫn đứng yên trước bà già nghèo khổ kia.
Bà nghĩ: “Ngài Đại-Trưởng-Lão là bậc có giới-đức lớn, được phần đông tôn kính, phận ta nghèo khổ không có gì quý giá để làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão.
Hằng ngày, ta chỉ có nước cơm và miếng cơm cháy không ngon lành gì cả. Vả lại, còn đựng trong một đồ dùng không sạch sẽ, ta nào dám làm phước-thiện bố-thí cúng dường để bát đến Ngài được.”
Nên bà bạch rằng:
- Kính thỉnh Ngài đi nơi khác, con không có gì xứng đáng cúng dường đến Ngài cả. Bạch Ngài.
Ngài Đại-Trưởng-lão
vẫn đứng yên không đi nơi khác, những người khác đem vật thực đến để bát dâng cúng, Ngài Đại-Trưởng-lão vẫn không mở nắp bát để nhận.
Bà già nghĩ tiếp rằng: “Chắc chắn Ngài Đại-Trưởng- Lão đứng đây để tế độ ta.”
Nghĩ xong, bà phát sinh đại-thiện-tâm có đức-tin trong sạch muốn làm phước-thiện bố-thí. Bà đem miếng cơm cháy đến, Ngài Đại-Trưởng-lão liền mở nắp bát, bà thành kính cúng dường, đặt miếng cơm cháy vào trong bát của Ngài Đại-Trưởng-lão một cách tôn kính.
Ngài Đại-Trưởng-Lão tỏ vẻ muốn thọ thực để cho bà nhìn thấy, làm cho bà càng phát sinh đại-thiện-tâm trong sạch hoan-hỷ trong việc phước-thiện bố-thí của bà.
Mọi người hiểu được ý Ngài Đại-Trưởng-lão, nên sửa soạn trải chỗ ngồi, rồi kính thỉnh Ngài Đại-Trưởng-lão.
Khi ấy, Ngài Đại-Trưởng-Lão Mahākassapa ngồi thọ thực miếng cơm cháy ấy, uống nước xong, rồi Ngài Đại-Trưởng-lão thuyết pháp tế độ bà già nghèo khổ ăn mày.
Ngài Đại-Trưởng-lão cho bà biết: “Bà đã từng là thân mẫu của Ngài trong tiền-kiếp.”
Nghe Ngài Đại-Trưởng-Lão Mahākassapa cho bà biết như vậy, bà già nghèo khổ phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan-hỷ có cơ hội làm phước-thiện bố-thí cúng-dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão với đức-tin trong sạch.
Về sau, không lâu bà chết, phước-thiện bố-thí thanh cao ấy cho quả tái-sinh làm vị thiên-nam trong cõi Hóa- lạc-thiên (cõi thứ 5 trong 6 cõi trời dục-giới) có nhiều oai lực, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.

* Tích Sāriputtattheramātupeta (5): Ngạ-quỷ thân mẫu của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta được tóm lược như sau:
Nữ ngạ-quỷ mà tiền-kiếp của bà đã từng là thân mẫu của tiền-kiếp thứ 5 của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta (kể từ kiếp hiện-tại).
Tiền-kiếp của nữ ngạ-quỷ là vợ của ông Bà-la-môn giàu có nhiều của cải. Ông Bà-la-môn có đức-tin trong sạch, có tác-ý đại-thiện-tâm, thường làm phước-thiện bố- thí cúng dường vật thực, đồ uống, y phục, … đến Sa- môn, Bà-la-môn; bố-thí, phân phát đến những người nghèo khổ, người qua đường, …
Một hôm, ông Bà-la-môn có công việc phải đi nơi khác, ông dạy bảo vợ ở nhà thay ông gìn giữ truyền thống gia đình, lo công việc làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến Sa-môn, Bà-la-môn, phân phát vật thực, đồ dùng đến những người nghèo khổ đói khát, …
Người vợ ở nhà không làm theo lời dạy bảo của chồng.

Hễ có ai đến nhà thì bà buông lời mắng nhiếc rằng: hãy ăn phẩn, uống nước tiểu, liếm máu mủ, nước miếng, …
Sau khi bà ấy chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh vào hạng ngạ-quỷ đói khát, ăn uống đồ dơ bẩn, ăn phẩn, uống nước tiểu, mủ, nước miếng, … chịu bao nỗi khổ cực đói khát, lạnh lẽo do quả của ác-nghiệp của bà đã tạo trải qua thời gian lâu dài.
Nữ ngạ-quỷ nhớ lại tiền-kiếp đã từng là thân mẫu của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, muốn đến nương nhờ Ngài Đại-Trưởng-lão nhưng chư-thiên giữ cổng ngăn cản không cho nữ ngạ-quỷ vào. Nữ ngạ-quỷ thưa với vị chư-thiên rằng:
- Thưa chư-thiên, tiền-kiếp tôi đã từng là thân-mẫu của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, xin chư-thiên cho tôi được vào nương nhờ nơi Ngài Đại-Trưởng-lão.
Nữ ngạ-quỷ được vào đứng khép nép, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta nhìn thấy nữ ngạ-quỷ, với tâm bi mẫn Ngài hỏi rằng:
- Này ngạ-quỷ! Ngươi có thân hình trần truồng, thân mình run rẩy, ốm yếu da bọc xương thật đáng thương, Ngươi là ai, lão Tăng tế độ ngươi thế nào?
Nghe Ngài Đại-Trưởng-lão hỏi, nữ ngạ-quỷ thưa rằng:
- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, tiền-kiếp của con đã từng là thân mẫu của Ngài Đại-Trưởng-lão, do ác- nghiệp cho quả tái-sinh làm ngạ-quỷ chịu cảnh đói khát, đành phải ăn uống những đồ dơ bẩn như nước miếng, nước mũi, đàm người ta nhổ bỏ, uống nước vàng chảy ra từ xác chết, ăn uống đồ dơ của đàn bà, uống máu mủ của đàn ông bị chặt tay chân, uống máu mủ của các loài động vật, sống không có nơi nương tựa, trong các nghĩa địa, bãi tha ma.
- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, kính xin Ngài Đại-Trưởng-lão làm phước-thiện bố-thí, rồi hồi hướng phần phước-thiện ấy đến cho con. Nhờ phước-thiện ấy, may ra con mới thoát khỏi cảnh khổ ngạ-quỷ như thế này.
Lắng nghe lời than vãn của nữ ngạ-quỷ đã từng là thân mẫu của Ngài Đại-Trưởng-lão trong tiền-kiếp, Ngài Trưởng-Lão Sāriputta phát sinh tâm bi mẫn, tìm cách cứu giúp nữ ngạ-quỷ ấy thoát khỏi cảnh khổ.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta thuật lại cho Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna, Ngài Trưởng-lão Anuruddha, Ngài Trưởng-lão Mahākappina nghe để cứu giúp nữ ngạ-quỷ thoát khỏi cảnh khổ.
Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna đi khất thực vào cung điện gặp Đức-vua Bimbisāra. Đức-vua thỉnh cầu Ngài Đại-Trưởng-lão cần những thứ vật dụng nào để Đức-vua dâng cúng.
Nhân dịp ấy, Ngài Trưởng-Lão Mahāmoggallāna thưa cho Đức-vua biết về chuyện nữ ngạ-quỷ đã từng là thân mẫu của Ngài Trưởng-Lão Sāriputta, sống trong cảnh đói khổ không có nơi nương nhờ.
Nghe như vậy, Đức-vua truyền lệnh xây cất 4 cái cốc chỗ ở của chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng. Khi xây cất xong, Đức-vua làm lễ dâng đặc biệt đến Ngài Trưởng-Lão Sāriputta 4 cái cốc ấy.
Một lần nữa, Ngài Trưởng-Lão Sāriputta làm lễ dâng những cốc này đến chư tỳ-khưu-Tăng từ bốn phương có Đức-Phật chủ trì, rồi xin hồi hướng phần phước-thiện này đến cho nữ ngạ-quỷ đã từng là thân mẫu của Ngài trong tiền-kiếp.
Nữ ngạ-quỷ phát sinh đại-thiện-tâm hoan-hỷ phần phước-thiện bố-thí mà Ngài Trưởng-Lão Sāriputta hồi hướng. Ngay sau khi phát sinh đại-thiện-tâm hoan-hỷ phần phước-thiện bố-thí ấy, liền thoát khỏi kiếp ngạ- quỷ, được tái-sinh làm thiên-nữ có hào-quang sáng ngời, có thân hình xinh đẹp, y phục lộng lẫy, có lâu đài nguy nga tráng lệ, có đầy đủ của cải của chư-thiên, hưởng mọi sự an-lạc cao quý trong cõi trời.
Hôm sau, vị thiên-nữ ấy hiện xuống cõi người cùng lâu đài, đến đảnh-lễ Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna. Ngài Đại-Trưởng-lão hỏi thiên-nữ rằng:
- Này thiên-nữ! Ngươi có sắc đẹp tuyệt trần, nhiều oai lực đặc biệt, có hào quang sáng chói khắp mọi nơi như vầng trăng sáng. Do phước-thiện gì mà ngươi có được quả báu sinh trong lâu đài nguy nga tráng lệ, có đầy đủ mọi thứ trong cõi trời, đáng hài lòng như vậy?
Vị thiên nữ bạch với Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna rằng:
- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, trong tiền-kiếp con từng là thân-mẫu của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, do ác-nghiệp cho quả tái-sinh làm nữ ngạ-quỷ chịu cảnh khổ đói khát đành phải ăn uống đồ dơ bẩn như máu, mủ,
… Vừa qua, con đã đến hầu Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, cầu xin Ngài Đại-Trưởng-lão có lòng bi mẫn cứu giúp con thoát khổ. Ngài Đại-Trưởng-lão đã làm phước-thiện bố-thí xong, rồi hồi-hướng đến cho con. Con đã phát-sinh đại-thiện-tâm hoan-hỷ phần phước- thiện ấy, nên con thoát khỏi kiếp ngạ-quỷ, được hóa sinh làm thiên-nữ, hưởng được tất cả mọi sự an-lạc như Ngài Đại-Trưởng-lão đã thấy.
- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, con hiện xuống đây để đảnh lễ dưới chân Ngài và Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta là bậc Thánh đại-thiện-trí, có tâm bi mẫn cứu khổ chúng-sinh trong đời.


Những tích như trên có rất nhiều trong Tạng-Kinh Pāḷi và trong bộ Peṭavatthu, bộ Vimānavatthu.
Nếu trường hợp chính mình chưa có cơ hội làm phước-thiện, mà mình phát sinh đại-thiện-tâm hoan-hỷ phần phước-thiện của người khác, thì cũng được quả báu không kém.
Như tích Vihāravimāna (6) được tóm lược như sau:

* Tích Vihāravimāna
Một thuở nọ, Ngài Trưởng-lão Anuruddha ngự lên cung trời Tam-thập-tam-thiên nhìn thấy một thiên nữ xinh đẹp có hào quang sáng ngời chiếu tỏa khắp mọi hướng, có một lâu đài nguy nga tráng lệ, ... nên Ngài Trưởng-lão hỏi vị thiên nữ rằng:
- Này thiên nữ! Ngươi đã từng tạo đại-thiện-nghiệp nào mà kiếp hiện-tại hóa-sinh làm thiên-nữ có được các quả báu đáng hài lòng như vậy?
Vị thiên nữ bạch với Ngài Trưởng-lão Anuruddha rằng:

- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, tiền-kiếp của con là người bạn thân của bà đại thí-chủ Visākhā trong kinh- thành Sāvatthī. Bà Visākhā cho người xây cất một ngôi chùa Pubbārāma, sau đó, bà làm lễ kính dâng ngôi chùa ấy đến chư tỳ-khưu-tăng có Đức-Phật chủ trì. Con đã tham dự buổi lễ đó, con phát-sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan-hỷ phước-thiện kính dâng ngôi chùa Pubbārama ấy.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, do nhờ đại-thiện-tâm hoan-hỷ phần phước-thiện bố-thí cúng dường kính dâng ngôi chùa Pubbārama ấy, mà sau khi con chết, đại- thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh lên cõi trời Tam-thập- tam-thiên, trở thành một thiên-nữ có được các quả báu cao quý như vậy. Bạch Ngài.


Chư Thánh-Tăng là phước điền cao thượng của chúng-sinh. Quý Ngài xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng của thí-chủ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo.
Thí-chủ làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến quý Ngài, để được phước-thiện thanh cao, mong được quả- báu tốt đến cho mình và những người thân khác, đặc biệt hồi-hướng phần phước-thiện thanh cao ấy đến những người thân quyến thuộc về nhóm ngạ-quỷ.
Cho nên, ân-đức Tăng-bảo này được gọi là Dakkhiṇeyyo Bhagavato sāvakasaṃgho.

8- Ân-Đức Tăng-Bảo thứ tám:
Añjalikaraṇīyo Bhagavato sāvakasaṃgho

(Cách đọc: Ánh-chá-lí-cá-rá-ni-giô Phá-gá-vóa-tô Xa-vóa-cá- xăng-khô)

Añjalikaraṇīyo: Chư Thánh-tăng thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn
là những bậc xứng đáng cho chúng-sinh chắp tay cung kính lễ bái cúng dường.
Chư Thánh-Tăng là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn, xứng đáng cho chúng-sinh chắp tay lễ bái cúng dường, để cầu mong được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.
Chư Thánh-Tăng là những bậc có giới-đức hoàn toàn trong sạch, có định-đức, tuệ-đức, giải-thoát-đức, giải- thoát-tri-kiến-đức đầy đủ hoàn toàn, đã diệt tận được mọi phiền-não, nên thân, khẩu, ý của quý Ngài hoàn toàn trong sạch, không còn bị ô nhiễm bởi phiền-não. Cho nên, chư Thánh-Tăng xứng đáng cho tất cả chúng- sinh: nhân-loại, chư-thiên, phạm-thiên tôn kính, chắp tay lễ bái cúng dường.

* Tích Đức-vua trời Sakka đảnh lễ chư tỳ-khưu-Tăng kinh Saṃghavandanāsutta (7), được tóm lược như sau:
- Này chư tỳ-khưu! Khi Đức-vua trời Sakka cõi Tam- thập-tam-thiên ngự xuống từ lâu đài Vejayanta, hướng tâm đảnh lễ chư tỳ-khưu-Tăng.
- Này chư tỳ-khưu! Khi ấy, thiên-nam Mātali, người đánh xe của Đức-vua trời Sakka tâu rằng:
- Muôn tâu Đức-Thiên-vương, loài người sinh từ nơi ô trược, có sắc thân ô trược, thường đói khát nghèo hèn, đáng lẽ nên cung kính Đức-thiên-vương. Vì sao Đức- thiên-vương lại đảnh lễ chư tỳ-khưu-Tăng ấy.
Vậy, kính xin Đức-thiên-vương giảng giải cho hạ thần hiểu rõ phạm-hạnh của chư tỳ-khưu-Tăng ấy như thế nào?
Đức-vua trời Sakka giảng giải cho Mātali hiểu rõ rằng:
- Này Mātali! Trẫm thành kính đảnh lễ chư tỳ-khưu- Tăng ấy, bởi vì, quý Ngài sống trong rừng, không có nhà, không cất giữ lúa gạo trong kho. Quý Ngài sống bằng hạnh đi khất thực, thọ dụng những vật thực đã chín và độ trước giờ ngọ. Quý Ngài là bậc thiện-trí, thuyết pháp chân thật đem lại sự lợi ích cho chúng- sinh, quý Ngài sống nơi thanh-tịnh với đời sống phạm- hạnh cao thượng.
- Này Mātali! Nhóm chư-thiên có oan trái với nhóm thiên A-su-ra, và ngược lại nhóm thiên A-su-ra cũng có oan trái với nhóm chư-thiên; nhân-loại có oan trái lẫn nhau, còn chư tỳ-khưu-Tăng sống không oan trái, không thù hận. Chư-thiên, nhân-loại còn chấp thủ, còn chư Thánh-Tăng không còn chấp thủ.
- Này Mātali! Vì vậy, Trẫm cung kính đảnh lễ chư tỳ- khưu-Tăng ấy.

Khi nghe lời giảng giải của Đức-vua Sakka như vậy, Mātali tâu rằng:
- Muôn tâu Đức-thiên-vương, Đức-thiên-vương cung kính lễ bái đến chư tỳ-khưu-Tăng nào, thì kẻ hạ thần cũng cung kính lễ bái đến chư tỳ-khưu-Tăng ấy.
Đức-vua trời Sakka cao cả nhất trong cõi Tam-thập- tam-thiên giảng dạy xong, cung kính đảnh lễ chư tỳ- khưu-Tăng, rồi lên xe ngự đi.
Chư Thánh-Tăng là những bậc xứng đáng cho nhân- loại, chư-thiên, phạm-thiên, cung kính lễ bái cúng dường, và chư phàm-Tăng là những bậc đang thực hành pháp- hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, duy trì chánh-pháp của Đức-Thế-Tôn cũng xứng đáng được cung kính lễ bái cúng dường.
Những chúng-sinh có đức-tin trong sạch nơi Tam- bảo, thường lễ bái cúng dường đến bậc có giới-đức thanh-tịnh sẽ được 4 pháp lành: sống lâu, sắc đẹp, an- lạc, khỏe mạnh. Như Đức-Phật dạy:
“Abhivādānasīlissa, niccaṃ vuḍḍhāpacāyino.
Cattāro dhammā vaḍḍhanti, āyu vaṇṇo sukhaṃ balaṃ” (8)
Đối với người thường lễ bái cúng dường, Tỏ lòng tôn kính đến bậc Trưởng-lão, Người ấy thường tăng trưởng bốn quả báu, Sống lâu, sắc đẹp, an-lạc, sức mạnh.
Hoặc chúng-sinh có đức-tin nơi Tam-bảo, hết lòng thành kính lễ bái cúng dường đến Tam-bảo: Đức-Phật- bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, thì sẽ được 5 quả báu tốt lành là:

- Āyu: Sống lâu trường thọ.
- Vaṇṇa: Có sắc đẹp khả ái.
- Sukha: Thân tâm thường được an-lạc.
- Bala: Có sức mạnh thân tâm.
- Paṭibhāṇa: Có trí-tuệ sắc bén, nhanh trí.

Cho nên, ân-đức Tăng-bảo này gọi là Añjalikaraṇīyo Bhagavato sāvakasaṃgho.

9- Ân-Đức Tăng-Bảo thứ chín:
Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa Bhagavato sāvakasaṃgho

(Cách đọc: Á-nút-tá-răng pun-nhắc-khết-tăng lô-cắt-xá Phá-gá-vóa-tô Xa-vóa-cá-xăng-khô)

Anuttaraṃ puññakkhettaṃ: Chư Thánh-tăng thanh- văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là phước điền cao thượng của chúng-sinh không đâu sánh được.
Chư Thánh-Tăng là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn, có giới-đức (sīla), định-đức (samādhi), tuệ-đức (paññā), giải-thoát-đức (vimutti), giải-thoát-tri- kiến-đức (vimuttiñāṇadassana) đầy đủ, … là phước-điền cao thượng của chúng-sinh không nơi nào sánh được.
Thật vậy, khi gieo giống phước-thiện dù ít dù nhiều, cũng sẽ được quả báu vô lượng trong kiếp hiện-tại và cả nhiều kiếp vị-lai. Một ví dụ để so sánh:
- Chư Thánh Tăng, ví như thửa ruộng màu mỡ.
- Thí-chủ có chánh kiến, ví như nông dân tài giỏi.
- Tác-ý thiện-tâm bố-thí, ví như hạt giống tốt.


Người nông dân tài giỏi biết rõ thời vụ mùa màng, gieo hạt giống tốt trên thửa ruộng màu mỡ, chắc chắn khi thu hoạch sẽ được nhiều gấp bội.
Cũng như vậy, thí-chủ có chánh-kiến sở-nghiệp (kammassakatā sammādiṭṭhi): trí-tuệ chánh-kiến biết đúng nghiệp là của riêng mình, biết gieo giống phước-thiện dù ít dù nhiều nơi chư Thánh-Tăng (hoặc chư phàm-Tăng), phước điền cao thượng của chúng-sinh không nơi nào sánh được, họ chắc chắn được phước- thiện nhiều vô lượng, sẽ được quả báu vô lượng ngay cả trong kiếp hiện-tại lẫn vô số kiếp vị-lai.
Hơn thế nữa, gieo được duyên lành nơi Tam-bảo, để mong chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, mong chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn siêu-tam-giới, để giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

* Tích Thiên Nữ Lajādevadhītā (9)
Tích thiên-nữ Lajādevadhītā được tóm lược như sau: Trong thời-kỳ Đức-Phật còn hiện hữu trên thế gian, một cô bé nghèo được thuê giữ ruộng, cô mang theo một gói bắp rang để ăn trong ngày.
Sáng hôm ấy, Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa xả diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti) xong, xem xét thấy nên tế độ cô bé nghèo, nên Ngài Đại-Trưởng-lão mặc y mang bát đi thẳng đến chỗ cô bé để khất thực.
Nhìn thấy Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa từ xa đến, cô bé vô cùng hoan-hỷ liền ra đón và đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão, rồi lấy phần bắp rang để ăn trong ngày, cô kính xin làm phước-thiện bố-thí để bát cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão.

Trong khi cô đang phát sinh đại-thiện-tâm hoan-hỷ với phước-thiện bố-thí cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão, trên đường trở lại chỗ ở, cô bị một con rắn độc cắn chết. Do nhờ phước-thiện bố-thí cúng dường ấy cho quả tái-sinh làm thiên-nữ có tên là Lajādevadhītā trong cõi trời Tam-thập-tam-thiên.
Sau đó, khi nhớ lại tiền-kiếp của mình, thiên-nữ Lajādevadhītā vô cùng biết ơn Ngài Đại-Trưỡng-Lão, cô hiện xuống chỗ ở của Ngài Đại-Trưởng-lão quét dọn, đem nước dùng, ... cho Ngài Đại-Trưởng-lão, nhưng Ngài Đại-Trưởng-lão không cho phép cô làm những công việc ấy, nên cô buồn tủi khóc.
Đức-Thế-Tôn thấy vậy, liền hiện đến thuyết pháp tế độ thiên-nữ.
Sau khi nghe Đức-Phật thuyết pháp, thiên-nữ Lajādevadhītā chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết- bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu. Cô vô cùng hoan-hỷ đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi xin phép trở về cõi trời.

* Tích Ông Puṇṇa

Tích ông Puṇṇa, người làm thuê của ông phú hộ Sumana, được tóm lược như sau:
Trong thời-kỳ Đức-Phật Gotama còn hiện hữu trên thế gian, có gia đình ông Puṇṇa nghèo khổ, làm ruộng thuê của ông phú hộ Sumana, mọi người trong gia đình đều có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo.
Một buổi sáng ông đi cày ruộng, cũng vào buổi sáng hôm ấy, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta xả diệt-thọ- tưởng (sau 7 ngày đêm), đi khất thực để tế độ gia đình ông Puṇṇa, nên Ngài Đại-Trưởng-lão đi thẳng về hướng ông Puṇṇa đang cày ruộng.
Nhìn thấy Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta từ xa đến, ông Puṇṇa liền bỏ cày, đến hầu đảnh lễ Ngài Đại- Trưởng-lão, dâng cúng cây tăm xỉa răng và nước dùng, nước uống. Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta thọ nhận xong, đi theo đường hướng về nhà ông Puṇṇa, gặp vợ ông Puṇṇa đang đem cơm cho chồng. Bà đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta xong, bạch rằng:
- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, kính xin Ngài Đại-Trưởng-lão có tâm từ thọ nhận phần vật thực nghèo nàn này của gia đình chúng con.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta có tâm từ tế độ thọ nhận tất cả phần vật thực, bà vô cùng hoan-hỷ phát nguyện:
- Do nhờ phước-thiện bố-thí này của chúng con, cầu mong cho gia đình chúng con được một phần nhỏ pháp mà Ngài Đại-Trưởng-lão đã chứng đắc.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta chúc lành rằng:
- Mong cho gia đình các con được như ý nguyện.
Bà vô cùng hoan-hỷ quay trở về nhà, nấu lại phần cơm khác đem cho chồng, rồi vội vàng mang cơm ra đồng ruộng, với tâm hoan-hỷ phước-thiện bố-thí đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, làm cho thân tâm của bà cảm thấy nhẹ nhàng, nhu nhuyến không sao giấu được.
Còn phần ông Puṇṇa, trễ giờ đói bụng, thả bò đi ăn cỏ, ông lên bờ ngồi dưới cây có bóng mát, chờ đợi vợ. Tuy đói bụng, nhưng đại-thiện-tâm vẫn hoan-hỷ, niệm tưởng lại việc làm phước-thiện bố-thí tăm xỉa răng và nước đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta.
Nhìn từ xa, ông thấy vợ mình đang đi đến trễ hơn mọi ngày, nhưng bà có vẻ khác thường, chắc chắn bà có điều hoan-hỷ gì đó. Thật vậy, vừa đến nơi, bà liền thưa với chồng rằng:
- Thưa anh kính yêu! Hôm nay, xin anh phát-sinh đại- thiện-tâm hoan-hỷ thật nhiều. Sáng nay, em đem cơm cho anh, giữa đường gặp Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta đang đi khất thực, em phát sinh đức-tin trong sạch, đem phần cơm của anh làm phước-thiện bố-thí, để bát cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta.
Ngài Đại-Trưởng-lão không chê vật thực nghèo khó của chúng ta. Ngài Đại-Trưởng-lão có tâm từ tế độ thọ nhận tất cả vật thực phần của anh.
Vậy, xin anh nên phát sinh đại-thiện-tâm hoan-hỷ phần phước-thiện bố-thí thanh cao này!

Ông vừa lắng nghe từng tiếng, từng câu làm cho ông phát-sinh đại-thiện-tâm hỷ lạc đến cực độ, nên không thể theo dõi liên tục trọn vẹn lời nói của vợ ông.
Sực tỉnh lại, ông muốn biết chắc chắn chính ông nghe đúng sự thật là như vậy không, nên ông bảo với vợ rằng:
- Này em! Em hãy nói lại cho anh nghe một lần nữa!
Bà vợ thưa lại rõ ràng một lần nữa, lần này ông nghe rõ biết chắc chắn đúng sự thật như vậy rồi, ông cảm thấy vô cùng hoan-hỷ phước-thiện bố-thí của vợ, đã đem phần cơm của mình làm phước-thiện bố-thí, để bát cúng-dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta.
Sau đó, ông nói cho vợ biết, cũng sáng hôm nay, ông đã làm phước-thiện bố-thí cúng dường cây tăm xỉa răng và nước dùng đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta.
Nghe chồng cho biết như vậy, bà cũng cảm thấy vô cùng hoan-hỷ việc phước-thiện bố-thí của chồng.
Hai vợ chồng ông bà Puṇṇa cùng nhau phát sinh đại- thiện-tâm hoan-hỷ phước-thiện bố-thí cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta.
Dùng cơm xong, ông Puṇṇa nằm niệm tưởng đến phước-thiện bố-thí của mình, mới thiu thiu giấc ngủ, ông bừng tỉnh lại, ngồi nhìn thấy phần đất ruộng vừa cày buổi sáng ấy đã hóa thành những thỏi vàng ròng, làm cho ông hoa cả mắt, và vợ của ông cũng cảm thấy như ông vậy.
Ông lấy lại bình tĩnh đi xuống ruộng, lấy lên một thỏi, đúng thật là thỏi vàng ròng, ông đem đến khoe và nói với vợ rằng:
- Này em! Vợ chồng chúng ta đã làm phước-thiện bố- thí cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta. Phước-thiện bố-thí ấy liền cho quả báu đến cho vợ chồng chúng ta ngày hôm nay.
Chúng ta không thể nào giấu một số vàng lớn như thế này được!
Ông Puṇṇa lấy một số thỏi vàng bỏ vào khay, đem trình lên Đức-vua Bimbisāra và tâu rằng:
- Muôn tâu Đức-vua, sáng nay tiện dân đi cày ruộng, tất cả đất cày đều hóa thành những thỏi vàng ròng.
Kính xin Đức-vua truyền lệnh cho binh lính đem xe đến chở số vàng ấy về cất trong kho báu của Đức-vua.
Đức-vua Bimbisāra truyền hỏi rằng:
- Nhà ngươi là ai?
Ông Puṇṇa tâu rằng:
- Tâu Đại-vương, tiện dân là Puṇṇa, một nông dân nghèo khó làm thuê.
- Này Puṇṇa! Sáng nay, nhà ngươi đã làm gì đặc biệt?
- Tâu Đại-vương, tiện dân làm phước-thiện bố-thí cúng dường cây tăm xỉa răng và nước dùng, nước uống đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta. Còn phần vợ tiện dân làm phước-thiện bố-thí cúng dường phần cơm của tiện dân đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta.
Đức-vua Bimbisāra truyền rằng:
- Này Puṇṇa! Vợ chồng ngươi đã làm phước-thiện bố- thí cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, cho nên, quả báu của phước-thiện bố-thí phát sinh ngay trong ngày hôm nay. Vậy, ngươi muốn Trẫm làm gì?
Ông Puṇṇa tâu:
- Tâu Đại-vương, tiện dân kính xin Đại-vương truyền lệnh đem ngàn chiếc xe đến thửa ruộng kia, để khuân tất cả số vàng ấy về cung điện.
Đức-vua Bimbisāra truyền lệnh đem hàng ngàn chiếc xe đến chở vàng ròng, quân lính trong triều nghĩ và nói rằng: “Vàng của Đức-vua”, tức thì những thỏi vàng trở lại thành đất như cũ.
Quân lính trong triều trở về tâu lên Đức-vua sự việc xảy ra như vậy. Đức-vua sáng suốt truyền rằng:
- Các ngươi nghĩ như thế nào, khi nhặt lấy những thỏi vàng ấy?
- Tâu Bệ hạ, chúng hạ thần nghĩ và nói rằng: “Vàng của Đức-vua.”
Đức-vua Bimbisāra truyền rằng:
- Này các ngươi! Số vàng ròng kia không phải là của Trẫm. Các người hãy trở lại nghĩ và nói rằng: “Vàng của ông bà Puṇṇa” rồi khuân số vàng ấy về đây.
Quân lính vâng lệnh Đức-vua trở lại nơi ấy. Thật vậy, lần này quân lính khuân toàn bộ số vàng ấy đem về, chất trước sân rồng thành một đống vàng cao 80 hắc tay.
Ông Puṇṇa trở thành đại phú hộ
Đức-vua Bimbisāra cho truyền bảo dân chúng trong kinh-thành Rājagaha hội họp tại sân rồng, Đức-vua truyền hỏi rằng:
- Này toàn thể dân chúng! Trong kinh-thành này, có người nào có số vàng lớn như thế này không?
Toàn thể dân chúng trong thành tâu:
- Tâu bệ hạ, trong kinh-thành không có người nào có số vàng lớn như thế này cả.
Đức-vua Bimbisāra truyền hỏi tiếp.
- Vậy, Trẫm nên tấn phong ông Puṇṇa như thế nào mới xứng đáng?
- Tâu Hoàng-Thượng, xin Hoàng-Thượng tấn phong ông Puṇṇa địa vị đại phú hộ.
Đức-vua Bimbisāra phán rằng:
- Này Puṇṇa! Từ nay ngươi là đại phú hộ, có tên Bahudhanaseṭṭhi: Đại phú hộ nhiều của cải.
Sau khi trở thành đại phú hộ Puṇṇa, gia đình ông càng có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, làm phước-thiện bố- thí cúng dường đến chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng có Đức-Phật chủ trì suốt 7 ngày.
Đến ngày thứ 7, Đức-Phật thuyết pháp tế độ gia đình ông Puṇṇa, toàn gia đình ông đại phú hộ Puṇṇa, hai vợ chồng và đứa con gái tên Uttarā đều chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, cả 3 đều trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

Vợ chồng ông Puṇṇa làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta sau khi xả diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti), do năng lực phước-thiện bố-thí trong sạch và hội đủ nhân-duyên ấy, nên liền cho quả báu trong ngày hôm ấy, trở thành đại phú hộ nhiều của cải thế gian và đặc biệt hơn nữa, toàn gia đình trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
Như vậy, phước-thiện bố-thí của ông bà Puṇṇa được thành tựu quả báu trong cõi người (manussasampatti) và thành tựu quả báu Niết-bàn (nibbānasampatti).

Những trường hợp trên, có không ít trong Phật-giáo.

Chư Thánh-Tăng là phước điền cao thượng của tất cả chúng-sinh nhân-loại, chư-thiên, phạm-thiên, ... Thí-chủ làm các phước-thiện cúng dường đến chư Thánh-Tăng với đại-thiện-tâm trong sạch, sẽ được thành tựu quả báu cõi người (manussasampatti), thành tựu quả báu cõi trời (devasampatti) và đặc biệt thành tựu quả báu chứng ngộ Niết-bàn (Nibbānasampatti).

Quả báu phước-thiện bố-thí đến chư tỳ-khưu-Tăng


Thí-chủ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, dù làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến chư phàm-tăng vẫn được thành tựu quả báu không kém.
Thật vậy, Đức-Phật dạy Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng:
- Này Ānanda! Trong thời vị-lai, sẽ có hạng người có tên “bhikkhu: tỳ-khưu”, chỉ còn mảnh y quấn cổ (hoặc cột ở cổ tay), là người phạm-giới, hành ác-pháp. Song những thí-chủ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có tác-ý đại- thiện-tâm làm phước-thiện bố-thí cúng dường hướng đến chư tỳ-khưu-tăng, dù trong số tỳ-khưu phạm-giới ấy.
- Này Ānanda! Người thí-chủ làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến chư tỳ-khưu-tăng trong thời vị-lai ấy, Như-Lai dạy rằng: “Thí-chủ vẫn có phước-thiện vô lượng và có quả báu vô lượng không sao kể xiết được.”
Như-lai không hề dạy trực tiếp hoặc gián tiếp rằng: “Thí-chủ làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến cá- nhân thọ-thí, sẽ có phước-thiện nhiều hơn và có quả báu nhiều hơn làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến chư tỳ-khưu-tăng thọ thí bao giờ.” (10)

Cho nên, ân-đức Tăng-bảo này gọi là Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa Bhagavato sāvakasaṃgho.

Đề-mục niệm-niệm 9 Ân-đức Tăng-bảo
(Saṃghānussati)

9 ân-đức Tăng-bảo là đối-tượng của đề-mục thiền-định niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo. Đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo là 1 trong 10 đề-mục anussati: niệm-niệm cũng là 1 trong 40 đề-mục thiền-định.
Muốn thực hành đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng- bảo, trước tiên hành-giả cần phải học hỏi, nghiên cứu cho hiểu rõ ý nghĩa 9 ân-đức Tăng-bảo kỹ càng, từng các chi-pháp cho thật rành rẽ về phần pháp-học.
Về phần pháp-hành, trước khi thực hành đề-mục niệm- niệm 9 ân-đức Tăng-bảo, hành-giả nên có đức-tin nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo.

Phương pháp niệm-niệm 9 Ân-đức Tăng-bảo


9 ân-đức Tăng-bảo này chỉ có hiện hữu đầy đủ trong chư Thánh-Tăng mà thôi. Chư Thánh-Tăng là những bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn, có 4 đôi thành 8 bậc Thánh tính theo tâm siêu-tam-giới.
Nếu kể Thánh-nhân, thì có 4 bậc Thánh.
- Bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna).
- Bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī).
- Bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī).
- Bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta).

Muốn thực hành đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng- bảo, trước tiên hành-giả cần phải học hỏi cho hiểu rõ ý nghĩa 9 ân-đức Tăng-bảo kỹ càng từng các chi-pháp về phần pháp-học.
Phần pháp-hành
, trước khi thực hành đề-mục niệm- niệm 9 ân-đức Tăng-bảo, hành-giả nên có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức- Tăng-bảo.
- Nếu là người cận-sự-nam, cận-sự-nữ, thì nên xin thọ phép quy-y Tam-bảo và ngũ-giới hoặc bát giới, cửu giới, ...
- Nếu là Sa-di, thì nên xin thọ phép quy-y Tam-bảo và Sa- di thập giới với vị Thầy tế độ hoặc với một vị Trưởng-lão.
- Nếu là vị tỳ-khưu, thì nên xin sám hối āpatti với một vị tỳ-khưu khác.
Như vậy, hành-giả là người có giới thuộc về phần pháp-hành giới làm nền tảng cho pháp-hành thiền-định, thực hành đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo.
9 ân-đức Tăng-bảo này chỉ có hiện hữu đầy đủ trong chư Thánh-Tăng mà thôi. Còn ân-đức Tăng-bảo của chư phàm-tăng có phần hạn chế.
Muốn thực hành đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo, hành-giả nên tìm một nơi thanh vắng, để thuận lợi thực hành đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo.

Phương pháp thực hành đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo có nhiều cách như sau:

- Cách thứ nhất (phổ thông):
Niệm trọn vẹn 9 ân-đức Tăng-bảo.
Hành-giả thực hành niệm 9 ân-đức Tăng-bảo như sau:
“Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.
Ujuppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.
Ñāyappaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.
Sāmīcippaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.
Yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā, esa Bhagavato sāvakasaṃgho Āhuneyyo, Pāhuneyyo, Dakkhiṇeyyo, Añjalikaraṇīyo, Anuttaraṃ puññak- khettaṃ lokassa, ...”
làm đối-tượng thiền-định.
Hành-giả tâm niệm đến ân-đức Tăng-bảo nào, nên hiểu rõ ý nghĩa và chi-pháp của ân-đức Tăng-bảo ấy, định-tâm theo dõi mỗi ân-đức Tăng-bảo như vậy hằng trăm lần, hằng ngàn lần, ... trong suốt thời gian thực hành đề-mục niệm niệm 9 ân-đức Tăng-bảo, để làm tăng trưởng đức-tin trong sạch nơi Đức-Tăng-bảo.

- Cách thứ nhì (đặc biệt):
Niệm một ân-đức Tăng-bảo.
Hành-giả có thể chọn một ân-đức Tăng-bảo trong 9 ân-đức Tăng-bảo làm đối-tượng, để thực hành đề-mục niệm-niệm ân-đức Tăng-bảo, nên hiểu rõ ý nghĩa và chi- pháp của ân-đức Tăng-bảo ấy, luôn luôn định-tâm nơi ân-đức Tăng-bảo ấy.

Ví dụ: Niệm ân-đức Tăng-bảo thứ nhất: “Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, ... Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, ..." làm đối-tượng thiền-định.
Hoặc: Niệm ân-đức Tăng-bảo thứ chín: “Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa, ... Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa, …" làm đối-tượng thiền-định.

Hành-giả tâm niệm câu ân-đức Tăng-bảo ấy, đồng thời hiểu rõ ý nghĩa và chi-pháp của ân-đức Tăng-bảo ấy, định-tâm theo dõi ân-đức Tăng-bảo ấy hằng trăm lần, hằng ngàn lần, … trong suốt thời gian thực hành đề- mục niệm-niệm ân-đức Tăng-bảo ấy, để làm tăng trưởng đức-tin trong sạch nơi Đức-Tăng-bảo.
Đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo là một đề-mục thiền-định dễ làm cho phát sinh đức-tin nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, mà đức- tin là nền tảng cho mọi thiện-pháp từ dục-giới thiện- pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp.
Đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo là đề-mục thiền-định vô cùng vi-tế, vô cùng sâu sắc, rộng lớn mênh mông bao la, vô lượng vô biên. Vì vậy, định-tâm không thể an-định vào một pháp nào nhất định làm đối-tượng được. Cho nên, đề-mục niệm 9 ân-đức Tăng-bảo này chỉ có khả năng đạt đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi, không có khả năng chứng đạt đến an-định (appanā- samādhi), nên không thể chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào.
Do đó, tâm cận-định vẫn còn là dục-giới thiện-tâm.

Quả báu trong kiếp hiện-tại


Dục-giới thiện-nghiệp do hành-giả thực hành pháp-hành thiền-định với đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo rất đặc biệt. Do năng lực của dục-giới thiện-nghiệp này, trong kiếp hiện-tại hành-giả có thân tâm thường được an-lạc, tránh khỏi điều rủi ro tai hại một cách phi thường, phần đông mọi người kính mến, chư-thiên kính mến và hộ trì hành-giả.

Quả báu trong những kiếp vị-lai


Dục-giới thiện-nghiệp do hành-giả thực hành pháp-hành thiền-định với đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng- bảo này có phần vững chắc hơn là dục-giới thiện-nghiệp được tạo do bố-thí, giữ-giới, vv…
Cho nên, hành-giả khi gần chết, tâm không mê muội, tâm bình tĩnh sáng suốt. Vì vậy, sau khi hành-giả chết, nếu dục-giới thiện-nghiệp này có cơ hội cho quả tái-sinh làm người thì sẽ là người có trí-tuệ thuộc “hạng người tam-nhân”, hoặc tái-sinh hóa-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ có trí-tuệ ở 1 trong 6 cõi trời dục-giới, vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ ấy ở cõi trời nào cũng có nhiều oai lực, có hào quang sáng ngời đặc biệt.
* Tuy nhiên, đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo không chỉ là đối-tượng của pháp-hành thiền-định có khả năng đạt đến cận-định (upacārasamādhi), mà tâm cận-định còn là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến sự nhàm chán trong ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp tam- giới, diệt tận tham-ái, phiền-não, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn được nữa. Như Đức-Phật dạy:
- Này chư tỳ-khưu! Có một pháp-hành mà hành-giả đã thực hành, đã hành thuần thục, chắc chắn dẫn đến phát sinh sự nhàm chán trong ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh- pháp tam-giới; để diệt tận tham-ái, sân hận, si mê; để làm vắng lặng mọi phiền-não, phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung (trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã) của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.
Pháp-hành ấy là pháp-hành nào?
- Pháp-hành ấy là Saṃghānussati: Pháp-hành niệm- niệm 9 ân-đức Tăng-bảo.
- Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo mà hành-giả đã thực hành, đã hành thuần thục, chắc chắn dẫn đến phát sinh sự nhàm chán trong ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; để diệt tận tham-ái, sân hận, si mê; để làm vắng lặng mọi phiền- não, phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung (trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã) của sắc-pháp, danh-pháp tam- giới; dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.” (11)

Qua lời giáo huấn trên của Đức-Phật, thì đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo không chỉ là đề-mục thiền-định, mà còn làm nền tảng để thực hành pháp-hành thiền-tuệ nữa. Cho nên, đề-mục niệm-niệm 9 ân- đức Tăng-bảo có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo thuộc về pháp-hành thiền-định mà hành-giả thực hành niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo có khả năng dẫn đến cận-định (upacārasamādhi) (phương pháp đã trình bày).
- Giai đoạn sau: Sau khi hành-giả đã thực hành đề- mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo đã đạt đến cận-định, nếu hành-giả tiếp tục thực hành pháp-hành thiền-tuệ, thì phải có ngũ-uẩn hoặc sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, làm đối-tượng thiền-tuệ.

Pháp-Hành Thiền-Tuệ

Hành-giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ cần phải có đối-tượng thân, thọ, tâm, pháp trong pháp-hành tứ niệm-xứ (thân niệm-xứ, thọ niệm-xứ, tâm niệm-xứ, pháp niệm-xứ), hoặc sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, đều thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) làm đối-tượng-thiền-tuệ.

Tâm cận-định
trong đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo làm nền tảng, làm đối-tượng để thực hành pháp-hành thiền-tuệ như thế nào?

Đúng theo thật-tánh của chân-nghĩa-pháp thì không có hành-giả thực hành niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo mà chỉ có đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ làm phận sự thực hành niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo đạt đến cận- định mà thôi.

* Phân tích theo ngũ-uẩn

- Tâm cận-định này đó là dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ, thuộc về thức-uẩn.
- Thọ tâm-sở đồng sinh với dục-giới thiện-tâm ấy, thuộc về thọ-uẩn.
- Tưởng tâm-sở đồng sinh với dục-giới thiện-tâm ấy, thuộc về tưởng-uẩn.
- Các tâm-sở còn lại đồng sinh với dục-giới thiện-tâm ấy, thuộc về hành-uẩn.
- Hadayavatthurūpa: Sắc-pháp là nơi nương nhờ của dục-giới thiện-tâm ấy, thuộc sắc-uẩn.
Ngũ-uẩn này thuộc về phần pháp niệm-xứ trong pháp-hành tứ niệm-xứ.

Như vậy, ngũ-uẩn này là 1 trong 5 đối-tượng trong phần pháp niệm-xứ của pháp-hành tứ niệm-xứ, hoặc ngũ-uẩn, hoặc sắc-pháp, danh-pháp tam-giới này cũng là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.

* Phân tích theo danh-pháp, sắc-pháp

- Tâm cận-định này thuộc về phần tâm niệm-xứ trong pháp-hành tứ niệm-xứ, và tâm cận-định là 1 trong 16 loại tâm trong phần tâm niệm-xứ của pháp-hành tứ niệm-xứ.
- Tâm cận-định này đó là dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ thuộc về danh-pháp cũng là đối-tượng của pháp- hành thiền-tuệ.
- Tâm cận-định này nương nhờ nơi hadayavatthu- rūpa thuộc về sắc-pháp cũng là đối-tượng của pháp- hành thiền-tuệ.
Như vậy, tâm cận-định này là 1 trong 16 loại tâm trong phần tâm niệm-xứ, hoặc tâm cận-định này đó là dục-giới thiện-tâm hợp với trí-tuệ thuộc về danh-pháp là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.
Hành-giả thực hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh- niệm, có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của danh-pháp tam-giới, sắc-pháp; thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của ngũ-uẩn hoặc danh-pháp tam-giới, sắc-pháp; thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung (trạng-thái vô- thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã) của ngũ-uẩn, hoặc danh-pháp tam-giới, sắc-pháp; dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả, Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái, mọi ác-pháp, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Cho nên, tâm cận-định trong đề-mục niệm-niệm 9 ân- đức Tăng-bảo làm nền tảng, làm đối-tượng thiền-tuệ, để thực hành pháp-hành thiền-tuệ như Đức-Phật dạy:
- Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo mà hành-giả đã thực hành, đã hành thuần thục, chắc chắn dẫn đến phát sinh sự nhàm chán trong ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; để diệt tận tham-ái, sân hận, si mê; để làm vắng lặng mọi phiền- não, phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng- thái-chung (trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng- thái vô-ngã) của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.”

Quả báu đặc biệt niệm-niệm 9 Ân-đức Tăng-bảo

Hành-giả thực hành niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo, trong kiếp hiện-tại, nếu chưa chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào, chưa trở thành bậc Thánh-nhân thì hành-giả sẽ được hưởng những quả báu đặc biệt ngay trong kiếp hiện-tại và nhiều kiếp vị-lai như sau:
- Được phần đông chúng-sinh kính trọng.
- Có đại-thiện-tâm trong sạch thanh-tịnh.
- Khi sắp chết, tâm bình tĩnh sáng suốt, không mê muội.
- Sau khi chết, đại-thiện-nghiệp này cho quả tái-sinh làm người cao quý hoặc chư-thiên cao quý.
- Tái-sinh kiếp nào cũng thuộc hàng chúng-sinh cao quý.
- Có sắc thân xinh đẹp đáng ngưỡng mộ.
- Các bộ phận trong thân thể đều xinh đẹp đáng quý.
- Thân có mùi thơm tỏa ra.
- Miệng có mùi thơm tỏa ra.
- Có trí-tuệ nhiều.
- Có trí-tuệ sâu sắc.
- Có trí-tuệ sắc bén.
- Có trí-tuệ nhanh nhẹn.
- Có trí-tuệ phong phú.
- Trí-tuệ phi thường.
- Nói lời hay có lợi ích, …
- Kiếp vị-lai có duyên lành gặp Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp dễ dàng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, ...

Đó là những quả báu phát sinh từ thực hành đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo.

Nhận xét về đề-mục niệm-niệm 9 Ân-đức Tăng-bảo

Đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo là một đề-mục thiền-định chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo. Hành-giả thực hành đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo này dễ phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật-bảo, nơi Đức-Pháp-bảo, nơi Đức-Tăng-bảo.
Đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo có tầm quan trọng làm nền tảng cho tất cả mọi thiện-pháp được phát triển từ dục-giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp cho đến Siêu-tam-giới thiện-pháp đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.

(Xong phần 9 Ân-đức Tăng-bảo.)

Sự lợi ích niệm-niệm Ân-đức Tam-bảo

Hành-giả thực hành pháp-hành thiền-định hoặc pháp- hành thiền-tuệ, sống một mình trong khu rừng sâu, hoặc dưới cội cây hoặc nơi thanh vắng, nếu khi nào tâm kinh sợ, run sợ, sởn tóc gáy phát sinh, khi ấy, hành-giả nên niệm-niệm 9 Ân-đức Phật-bảo, hoặc niệm-niệm 6 ân- đức Pháp-bảo, hoặc niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo thì sự kinh sợ, sự run sợ, sự rùng mình sởn tóc gáy sẽ bị diệt mất.
Tâm của hành-giả trở lại ổn định bình thường, hành- giả tiếp tục thực hành pháp-hành thiền-định hoặc pháp- hành thiền-tuệ được tiến triển tốt.
Như Đức-Phật dạy câu kệ tóm tắt trong bài kinh Dhaggasutta rằng:
“Araññe rukkhamūle vā, suññagāre va bhikkhavo.
Anussaretha Sambuddhaṃ, bhayaṃ tumhaka no siyā.
No ce Buddhaṃ sareyyātha, lokaseṭṭhaṃ narāsabhaṃ.
Atha dhammaṃ sareyyātha, niyyānikaṃ sudesitaṃ.
No ce dhammaṃ sareyyātha, niyyānikaṃ sudesitaṃ.
Atha saṃghaṃ sareyyātha, puññakkhettaṃ anuttaraṃ.
Evaṃ Buddhaṃ sarantānaṃ, dhammaṃ saṃghañca bhikkhavo
Bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā, lomahaṃso na hessati.”(12)


Ý nghĩa:

- Này chư tỳ-khưu! Trong khu rừng sâu,
Hoặc dưới cội cây, trong nhà trống vắng,
Các con nên niệm ân-đức Phật-bảo,
Những điều kinh sợ ấy không phát sinh,
Đối với các con niệm ân-đức-Phật.
Nếu các con không niệm ân-đức-Phật,
Bậc cao thượng nhất trong toàn tam-giới,
Không một ai sánh với Đức-Phật được,
Thì các con niệm ân-đức Pháp-bảo,
Mà Như-lai đã thuyết giảng hoàn hảo,
Dẫn dắt giải thoát khổ khỏi tam-giới.
Nếu các con không niệm ân-đức-Pháp,
Mà Như-lai đã thuyết giảng hoàn hảo,
Dẫn dắt giải thoát khổ khỏi tam-giới,
Thì các con niệm ân-đức Tăng-bảo,
Là phước điền cao thượng của chúng-sinh.
- Này chư tỳ-khưu! Như-lai dạy rằng,
Các con thường niệm ân-đức Phật-bảo,
Ân-đức Pháp-bảo, ân-đức Tăng-bảo,
Sự kinh hồn, run sợ, sởn tóc gáy,
Không phát sinh đến với các con vậy.

Hành-giả sống trong rừng sâu, dưới cội cây, nơi thanh vắng, nếu sự kinh hồn, run sợ, rùng mình, sởn tóc gáy phát sinh thì Đức-Phật dạy hành-giả nên thực hành niệm-niệm 9 ân-đức Phật-bảo, hoặc niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo, hoặc niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo, để phát sinh đức-tin trong sạch nơi ân-đức Tam-bảo: ân-đức Phật-bảo, ân-đức Pháp-bảo, ân-đức Tăng-bảo, nên sự kinh hồn, run sợ, sởn tóc gáy sẽ bị diệt mất.
Hành-giả trở lại trạng-thái bình thường thực hành pháp-hành thiền-định hoặc pháp-hành thiền-tuệ phát triển tốt.
Cho nên ân-đức Tam-bảo là pháp dễ làm phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, làm nền tảng, dẫn đầu mọi thiện-pháp từ dục-giới thiện-pháp cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp.

Đề-mục niệm-niệm Ân-đức Tam-bảo

Đề-mục niệm-niệm ân-đức Tam-bảo có 3 đề-mục thiền-định: đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Phật-bảo, đề- mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo, đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo.
Hành-giả thực hành đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Phật-bảo hoặc đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo hoặc đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo, mỗi đề-mục chỉ có khả năng dẫn đạt đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi, 3 đề-mục thiền-định này không có khả năng chứng đạt đến an-định (appanāsamādhi), nên không chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào.
Hành-giả thực hành đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Phật-bảo hoặc đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo hoặc đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo dễ làm tăng trưởng đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, mà đức-tin dẫn đầu trong mọi thiện-pháp, từ dục-giới thiện-pháp, sắc- giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp cho đến siêu- tam-giới thiện-pháp.
Cho nên, sau khi hành-giả đã thực hành đề-mục niệm- niệm 9 ân-đức Phật-bảo hoặc đề-mục niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo hoặc đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo đạt đến cận-định (upacārasamādhi), hành-giả có thể sử dụng tâm cận-định ấy làm nền tảng, làm đối-tượng- thiền-tuệ, để thực hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Oai-lực niệm-niệm Ân-đức Tam-bảo

Tích Ngài Trưởng-lão Mahākappina (13) được tóm lược như sau:
Khi Ngài Trưởng-lão Mahākappina còn là Đức-vua Mahākappina ngự tại kinh-thành Kukkutavatī.
Một hôm, Đức-vua Mahākappina cưỡi ngựa ngự đi du lãm ngoại thành cùng với 1.000 vị quan cận thần, gặp nhóm người lái buôn từ kinh-thành Sāvatthī đi vào kinh- thành Kukkutavatī, Đức-vua truyền hỏi rằng:
- Này các ngươi! Trong kinh-thành Sāvatthī có tin lành gì hay không?
Nhóm người lái buôn tâu với đức-vua rằng:
- Tâu Đức-vua, Buddho deva uppanno! Đức-Phật đã xuất hiện trên thế gian!
Đức-vua Mahākappina vừa nghe đến danh hiệu “Buddho” thì liền phát sinh hỷ lạc chưa từng có. Đức-vua hỏi lại đến lần thứ ba, những người lái buôn đều tâu như lần trước, lần nào cũng phát sinh hỷ lạc như vậy. Đức-vua truyền hỏi tiếp rằng:
- Còn tin lành nào khác nữa không?
- Tâu Đức-vua, Dhammo uppanno! Đức-Pháp đã xuất hiện trên thế gian!

Đức-vua Mahākappina vừa nghe đến danh hiệu “Dhammo”, liền phát sinh hỷ lạc chưa từng có, nên hỏi đến lần thứ ba, nghe tâu đến lần thứ ba, lần nào cũng phát sinh hỷ lạc như vậy. Đức-vua truyền hỏi tiếp rằng:
- Còn tin lành nào khác nữa không?
- Tâu Đức-vua, Saṃgho uppanno! Đức-Tăng đã xuất hiện trên thế gian!

Đức-vua Mahākappina vừa nghe đến danh hiệu “Saṃgho”, liền phát sinh hỷ lạc chưa từng có, nên hỏi đến lần thứ ba, nghe tâu đến lần thứ ba, lần nào cũng phát sinh hỷ lạc như vậy.
Đức-vua Mahākappina liền lấy tấm biển vàng ghi 300 ngàn Kahāpaṇa tiền vàng làm tiền thưởng, rồi trao cho nhóm người lái buôn, truyền lệnh rằng:
- Này các ngươi! Các ngươi hãy đem tấm biển vàng này đến trình lên Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā để lãnh thưởng. Còn Trẫm sẽ ngự đi đến hầu Đức-Phật cùng với các quan, sẽ xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật, ngay bây giờ.
Trong biển vàng, Đức-vua Mahākappina ghi rõ, xin trao ngai vàng lại cho Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā lên ngôi trị vì đất nước.

* Từ đó, Đức-vua Mahākappina ngự đến hầu Đức- Phật cùng với 1.000 vị quan cận thần.
Trên đường đi, gặp con sông Aparacchā sâu và rộng lớn, nơi đây không thuyền bè, với tâm mong muốn sớm hầu Đức-Phật, nên Đức-vua Mahākappina niệm-niệm 9 ân-đức Phật-bảo rằng: “Itipi so Bhagavā Arahaṃ, Sammāsambuddho, Vijjācaraṇasampanno, Sugato,
Lokavidū, Anuttaro purisadammasārathi, Satthā devamanussānaṃ, Buddho, Bhagavā.” (14)
Do oai lực niệm-niệm 9 ân-đức Phật-bảo, Đức-vua Mahākappina cùng với 1.000 vị quan cưỡi ngựa băng qua sông ấy một cách dễ dàng.

* Tiếp đến gặp con sông Nīlavāhinī, cũng sâu và rộng lớn, nơi đây không thuyền bè, như lần trước, Đức-vua Mahākappina niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo rằng: “Svākkhāto Bhagavatā Dhammo, Sandiṭṭhiko, Akāliko, Ehipassiko, Opaneyyiko, Paccattaṃ veditabbo viññūhi.”
Do oai lực niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo, Đức-vua Mahākappina cùng với 1.000 vị quan cưỡi ngựa băng ngang qua sông ấy một cách dễ dàng như lần trước.

* Tiếp đến lại gặp con sông Candabhāgā, cũng sâu và rộng lớn, nơi đây không thuyền bè, như hai lần trước, Đức-vua Mahākappina niệm-niệm 9 Ân-đức Tăng-bảo rằng:
“Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho,
Ujuppaṭipanno Bhagavato Sāvakasaṃgho,
Ñāyappaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho,
Sāmīcippaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho,
Yadidaṃ cattārī purisayugāni aṭṭhapurisapuggalā,
esa Bhagavato sāvakasaṃgho Āhuneyyo, Pāhuneyyo,
Dakkhiṇeyyo, Añjalikaraṇīyo, Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa.” (15)

Do oai lực niệm-niệm 9 ân-đức Tăng-bảo, Đức-vua Mahākappina cùng với 1.000 vị quan cưỡi ngựa băng ngang con sông ấy dễ dàng, như hai lần trước.
Biết Đức-vua Mahākappina cùng với 1.000 vị quan sắp đến, Đức-Thế-Tôn phóng hào quang 6 màu sáng ngời làm hiệu cho Đức-vua Mahākappina cùng với
1.000 vị quan biết.
Đức-vua Mahākappina cùng với 1.000 vị quan đến hầu đảnh lễ Đức-Phật xong, rồi ngồi một nơi hợp lẽ. Khi ấy, Đức-Phật thuyết pháp tế độ Đức-vua Mahākappina cùng với 1.000 vị quan.
Sau khi nghe pháp xong, Đức-vua Mahākappina cùng với 1.000 vị quan đều chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, rồi đảnh lễ Đức-Phật, kính xin xuất gia trở thành tỳ-khưu.
Đức-Phật quán xét thấy rõ tất cả đều có phước duyên trở thành tỳ-khưu theo cách “Ehi bhikkhu”, 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu phát sinh do năng lực quả của phước-thiện trong tiền-kiếp ví như thần-thông, cho nên, Đức- Phật đưa bàn tay phải chỉ bằng ngón trỏ mà truyền dạy rằng:
“Etha bhikkhavo! Caratha brahmacariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.”
- Các con hãy đến với Như-Lai! Các con trở thành tỳ- khưu theo ý nguyện. Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng, hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa, phần cuối. Các con hãy nên cố gắng tinh-tấn thực hành phạm-hạnh cao thượng, để chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, để chấm dứt sự khổ tử sinh luân-hồi.”

Khi Đức-Phật truyền dạy vừa dứt lời, ngay tức thì, Đức-vua Mahākappina cùng với 1.000 vị quan trở thành tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu, được thành tựu do năng lực quả của phước-thiện trong tiền-kiếp ví như thần-thông.
Chư tỳ-khưu ấy có tăng tướng trang nghiêm, lục căn thanh-tịnh như chư vị Đại-Trưởng-lão có 60 hạ.
* Về phần những người lái buôn, khi họ nhận được biển vàng do Đức-vua Mahākappina ban thưởng, đi thẳng vào cung điện xin yết kiến Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā, kính trình biển vàng để xin lãnh thưởng 300 ngàn Kahāpaṇa tiền vàng.
Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā thấy vậy truyền hỏi rằng:
- Này các ngươi! Các ngươi đã làm việc gì mà Đức- vua ban thưởng cho các ngươi số tiền lớn như vậy?
Nhóm người lái buôn tâu với Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā rằng:
- Tâu Chánh-cung Hoàng-hậu, chúng tiện dân không làm công việc gì, chỉ có báo tin lành mà thôi.
- Này các ngươi! Các ngươi có thể nói cho ta nghe tin lành ấy được hay không?
- Tâu Chánh-cung Hoàng-hậu, có thể được, xin tâu rằng: Buddho uppanno! Đức-Phật đã xuất hiện trên thế gian!

Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā vừa nghe đến danh hiệu “Buddho” thì liền phát sinh hỷ lạc chưa từng có, Bà hỏi lại đến lần thứ ba, các người lái buôn tâu lại như lần trước, lần nào cũng phát sinh hỷ lạc. Bà truyền hỏi rằng:
- Còn tin lành nào khác nữa hay không ?
- Tâu Chánh-cung Hoàng-hậu, Dhammo uppanno!
Đức-Pháp đã xuất hiện trên thế gian!
Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā vừa nghe đến danh hiệu “Dhammo” liền phát sinh hỷ lạc chưa từng có, nên hỏi lại lần thứ ba, nghe tâu lần nào cũng phát sinh hỷ lạc như vậy. Bà truyền tiếp:
- Còn tin lành nào khác nữa hay không ?
- Tâu Chánh-cung Hoàng-hậu, Saṃgho uppanno! Đức-Tăng đã xuất hiện trên thế gian!

Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā vừa nghe đến danh hiệu “Saṃgho” liền phát sinh hỷ lạc chưa từng có, nên hỏi lại lần thứ ba, nghe tâu lần nào cũng phát sinh hỷ lạc như vậy. Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā truyền bảo rằng:
- Ba tin lành lớn lao vĩ đại đến dường ấy mà Đức-vua chỉ ban thưởng cho các người có 300 ngàn Kahāpaṇa tiền vàng. Còn ta, mỗi tin lành, ta ban thưởng cho các ngươi 300 ngàn Kahāpaṇa tiền vàng.
Vậy, các ngươi được lãnh thưởng 900 ngàn Kahāpaṇa tiền vàng của ta nữa.
Như vậy, các người lái buôn chỉ báo tin lành Đức- Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng đã xuất hiện trên thế gian, mà được lãnh thưởng 1 triệu 200 ngàn Kahāpaṇa tiền vàng. Chánh-cung Hoàng-hậu truyền hỏi tiếp rằng:
- Đức-vua cùng với 1.000 vị quan cận thần đi đâu?
Các người lái buôn tâu:
- Tâu Chánh-cung Hoàng-hậu, Đức-vua cùng với 1.000 quan cận thần ngự đi đến hầu Đức-Phật và sẽ xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật.
Nghe tâu như vậy, Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā truyền gọi phu nhân của 1.000 vị quan đến báo tin rằng:
- Này các phu nhân! Hoàng-thượng của chúng ta cùng với 1.000 vị quan cận thần hay tin lành Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng đã xuất hiện trên thế gian.
Hoàng-thượng đã từ bỏ ngai vàng để lại cho ta, như nhổ bỏ bãi nước miếng, rồi Hoàng-thượng cùng với 1.000 vị quan cận thần ngự đến hầu Đức-Phật, sẽ xuất gia, để giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Chẳng lẽ ta không có khổ hay sao! Đức-vua Mahākappina từ bỏ ngai vàng như nhổ bỏ bãi nước miếng (chaḍḍitakheḷapiṇḍaṃ), chẳng lẽ ta lại quỳ gối liếm bãi nước miếng ấy hay sao! (jāṇukehi patiṭṭhahitvā mukhena gaṇhissati). Ta không cần ngai vàng, ta cũng sẽ đi đến hầu Đức-Phật, sẽ xuất gia, để giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới. Còn các ngươi nghĩ thế nào?

Nhóm 1.000 vị phu nhân đồng tâm nhất trí xin đi theo Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā đến hầu Đức-Phật.
Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā truyền sửa soạn ngựa quý, cùng 1.000 vị phu nhân mỗi người một ngựa theo sau đến hầu Đức-Phật, đi theo con đường mà Đức-vua Mahākappina đã ngự cùng với 1.000 vị quan cận thần.
* Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā cùng với 1.000 vị phu nhân, trên đường đi, đến con sông Aparacchā, Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā niệm-niệm 9 ân-đức Phật-bảo rằng: “Itipi so Bhagavā Arahaṃ, Sammā- sambuddho, Vijjācaraṇasampanno, Sugato, Lokavidū, Anuttaro purisadammasārathi, Satthā devamanussānaṃ, Buddho, Bhagavā.”
Do oai lực niệm-niệm 9 ân-đức Phật-bảo, Chánh- cung Hoàng-hậu Anojā cùng với 1.000 vị phu nhân cưỡi ngựa băng qua con sông ấy một cách dễ dàng.
* Tiếp đến gặp con sông Nīlavāhinī, cũng sâu và rộng lớn, nơi đây không thuyền bè, như lần trước, Chánh- cung Hoàng-hậu Anojā niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo rằng: “Svākkhāto Bhagavatā Dhammo, Sandiṭṭhiko, Akāliko, Ehipassiko, Opaneyyiko, Paccattaṃ veditabbo viññūhi.”
Do oai lực niệm-niệm 6 ân-đức Pháp-bảo, Chánh- cung Hoàng-hậu Anojā cùng với 1.000 vị phu nhân cưỡi ngựa băng ngang qua sông ấy một cách dễ dàng như lần trước.
* Tiếp đến lại gặp con sông Candabhāgā, cũng sâu và rộng lớn, nơi đây không thuyền bè, như hai lần trước, Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā niệm-niệm 9 Ân-đức Tăng-bảo rằng:
“Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho,
Ujuppaṭipanno Bhagavato Sāvakasaṃgho,
Ñāyappaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho,
Sāmīcippaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho,
Yadidaṃ cattārī purisayugāni aṭṭhapurisapuggalā,
esa Bhagavato sāvakasaṃgho Āhuneyyo, Pāhuneyyo,
Dakkhiṇeyyo, Añjalikaraṇīyo, Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa.” (16)

Do oai lực niệm niệm 9 ân-đức Tăng-bảo, Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā cùng với 1.000 vị phu nhân cưỡi ngựa băng ngang con sông ấy dễ dàng, như hai lần trước.
Biết Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā cùng với 1.000 vị phu nhân sắp đến, Đức-Thế-Tôn phóng hào quang 6 màu sáng ngời làm hiệu cho Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā cùng với 1.000 vị phu nhân biết.
Đức-Phật hóa phép thần-thông che khuất không để Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā cùng với 1.000 vị phu nhân nhìn thấy tỳ-khưu Mahākappina cùng với 1.000 vị tỳ-khưu khác.
Như vậy, Hoàng-hậu Anojā cũng ngự đến hầu Đức- Phật cùng với 1.000 vị phu nhân. Tất cả đều đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi bạch rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Đức-vua Mahākappina cùng với 1.000 vị quan có đến đây không? Bạch Ngài.
Đức-Thế-Tôn dạy rằng:
- Này các con! Các con hãy ngồi nghe Như-Lai thuyết pháp, rồi tại nơi đây các con sẽ nhìn thấy Đức-vua Mahākappina cùng với 1.000 vị quan.
Nghe Đức-Phật dạy như vậy, Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā cùng với 1.000 vị phu nhân an tâm ngồi nghe Đức-Phật thuyết pháp.
Sau khi nghe pháp xong, Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā cùng với 1.000 vị phu nhân đều chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập- lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
Đồng thời ngay khi ấy, tỳ-khưu Mahākappina cùng với 1.000 vị tỳ-khưu khác đều chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc từ Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh- quả, Niết-bàn, A-ra-.hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh- quả, Niết-bàn,. trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với tứ-tuệ-phân-tích, lục-thông.
Khi ấy, Đức-Phật thâu phép thần thông, Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā cùng với 1.000 vị phu nhân nhìn thấy Đức-vua Mahākappina cùng với 1.000 vị quan trong tướng mạo tỳ-khưu trang nghiêm như Ngài Trưởng-lão có 60 tuổi hạ.
Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā cùng với 1.000 vị phu nhân phát sinh đức-tin trong sạch, kính xin Đức-Thế- Tôn xuất gia trở thành tỳ-khưu ni.
Đức-Thế-Tôn chỉ dạy Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā cùng với 1.000 vị phu nhân đến tìm gặp Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā chỉ dẫn cách xuất-gia trở thành tỳ-khưu-ni trong giáo-pháp của Đức-Phật.
Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā cùng với 1.000 vị phu nhân sau khi trở thành tỳ-khưu-ni trong thời gian không lâu, tất cả đều chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc từ Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Niết- bàn, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, cho đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.
Oai lực niệm-niệm 9 ân-đức Phật-bảo, 6 ân-đức- Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo thật là phi thường!

* Kinh Selasutta (17) được tóm lược như sau:
Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn du hành cùng với đoàn
1.250 chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng đến một tỉnh lỵ Aṅguttarāpa, ngự tại vùng āpaṇa của dân chúng Aṅguttarāpa. Vị đạo-sĩ tên Keṇiya (18) nghe tin rằng:
“Ngài Sa-môn Gotama thuộc dòng dõi Sakya du hành cùng với đoàn 1.250 chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng đến tỉnh lỵ Aṅguttarāpa, mà ân-đức của Đức-Phật vang dậy khắp mọi nơi rằng:
“ Đức-Thế-Tôn là
- Đức A-ra-hán có thân, khẩu, ý hoàn toàn thanh- tịnh, xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường của chư- thiên và nhân-loại.
- Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị.
- Đức Minh-Hạnh-Túc có đầy đủ tam-minh, bát- minh và 15 đức-hạnh cao thượng.
- Đức Thiện-Ngôn thuyết-pháp chân-lý đem lại sự lợi ích thật sự cho chúng-sinh.
- Đức Thông-Suốt Tam-Tổng-Pháp là tổng các loài chúng-sinh (sattaloka), tổng các cõi chúng-sinh (okāsaloka), tổng các pháp-hành (saṅkhāraloka).
- Đức Vô-Thượng giáo-hoá chúng-sinh cải tà quy chánh, bỏ ác làm thiện, từ hạng phàm-nhân trở thành bậc Thánh-nhân.
- Đức Thiên-Nhân-Sư là Thầy của nhân-loại và chư- thiên, phạm-thiên.
- Đức-Phật là Bậc tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị, rồi Đức- Phật thuyết-pháp tế độ chúng-sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.
- Đức-Thế-Tôn có 6 đức-hạnh đặc biệt do đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật của Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác.
Đức-Phật thuyết-pháp hay ở đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối, thuyết giảng pháp-hành phạm-hạnh cao thượng với văn chương trong sáng thanh-tịnh.”
Chúng-sinh nào có duyên lành đến hầu Đức-Thế-Tôn, đó là điều hạnh phúc cao thượng.

Khi ấy, đạo-sĩ Keṇiya đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, vấn an Ngài, rồi ngồi một nơi hợp lẽ. Đức-Thế-Tôn thuyết pháp chỉ dạy đạo-sĩ Keṇiya làm cho đạo-sĩ vô cùng hoan-hỷ, phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Thế- Tôn, nên kính bạch với Đức-Thế-Tôn rằng:
- Kính bạch Đức-Phật Gotama, con xin kính thỉnh Ngài cùng với chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng thọ nhận vật thực tại tu viện của con vào ngày mai. Bạch Ngài.
Khi nghe đạo-sĩ Keṇiya thỉnh mời như vậy, Đức-Thế- Tôn truyền dạy rằng:
- Này Keṇiya! Chư tỳ-khưu-Tăng đông gồm có 1.250 vị, còn con là người có đức-tin hộ độ các Bà-la-môn.
Lần thứ nhì, đạo-sĩ Keṇiya kính bạch với Đức-Thế- Tôn rằng:
- Kính bạch Đức-Phật Gotama, sự thật con có đức-tin hộ độ các Bà-la-môn, mặc dù vậy, con vẫn xin kính thỉnh Đức-Thế-Tôn cùng với chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng gồm có 1.250 vị thọ nhận vật thực tại tu viện của con vào ngày mai. Bạch Ngài.
Đức-Thế-Tôn truyền dạy như lần trước như vậy.
Cho đến lần thứ ba, đạo-sĩ Keṇiya kính bạch với Đức- Thế-Tôn như 2 lần trước như vậy. Đức-Thế-Tôn chấp thuận bằng cách làm thinh.
Khi ấy, đạo-sĩ Keṇiya biết Đức-Thế-Tôn nhận lời thỉnh mời, nên đứng dậy đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi xin phép trở về tu viện của mình.
Đến tu viện, đạo-sĩ Keṇiya thông báo cho các bạn hữu, bà con thân quyến, các quan rằng:
- Này các bạn hữu, bà con thân quyến, các quan! Xin quý vị nghe rõ. Tôi đã thỉnh mời Đức-Phật Gotama cùng với chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng gồm có 1.250 vị thọ nhận vật thực tại tu viện của tôi vào ngày mai.
Vậy, xin quý vị cùng với tôi, chúng ta cùng nhau làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến Đức-Phật Gotama cùng với chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng gồm có 1.250 vị thọ nhận vật thực tại tu viện của tôi vào ngày mai.
Tất cả mọi người đều đồng tâm nhất trí hoan-hỷ cùng nhau làm phước-thiện bố-thí cúng dường vào ngày hôm sau.
Họ chia ra từng nhóm, mỗi nhóm mỗi công việc. Riêng đạo-sĩ Keṇiya trưởng nhóm lo dựng trại lớn rất trang trọng, để đón tiếp Đức-Phật Gotama cùng với chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng gồm có 1.250 vị đến thọ nhận vật thực vào ngày hôm sau.
Trong vùng Āpaṇa có vị Bà-la-môn tên Sela là vị thầy thông hiểu các bộ sách xưa của giai cấp Bà-la-môn, đặc biệt bộ Lokāyata xem 32 tướng tốt của bậc đại-nhân (mahāpurisalakkhaṇa). Vị Bà-la-môn Sela dạy 300 học trò, mà đạo-sĩ Keṇiya có đức-tin hộ độ vị Bà-la-môn Sela.
Khi ấy, vị Bà-la-môn Sela cùng với nhóm 300 học trò đi dạo, ghé vào tu viện của đạo-sĩ Keṇiya, nhìn thấy nhiều người chia ra từng nhóm, mỗi nhóm cặm cụi lo mỗi công việc làm các món đồ ăn ngon lành, còn đạo-sĩ Keṇiya cùng với các người thân đang lo dựng trại rất trang trọng.
Nhìn thấy mọi người cặm cụi làm việc như vậy, nên vị Bà-la-môn Sela nghĩ rằng: Vị đạo-sĩ Keṇiya mở tiệc thiết đãi các khách quý nào đây, bình thường những lần trước, mỗi khi thấy ta đến đây, đạo-sĩ Keṇiya ra đón tiếp niềm nở, nhưng lần này, ông cặm cụi làm việc không để ý đến ta, ta nên đi đến hỏi đạo-sĩ Keṇiya để biết cuộc đại lễ gì đây.
- Này đạo-sĩ Keṇiya! Ông mở tiệc thiết đãi Đức-vua Bimbisāra cùng với các đoàn quân, hoặc tổ chức đại lễ cúng dường mahāyañña vào ngày mai có phải không?
Nghe vị Bà-la-môn Sela hỏi như vậy, đạo-sĩ Keṇiya kính thưa rằng:
- Kính thưa Bà-la-môn Sela, tôi không phải thỉnh mời Đức-vua Bimbisāra ngự cùng với các đoàn quân đến thiết đãi vào ngày mai, cũng không phải là tổ chức đại lễ cúng dường mahāyañña, mà sự-thật, tôi kính thỉnh Đức-Phật Gotama ngự cùng với chư Trưởng-lão tỳ- khưu-Tăng gồm có 1.250 vị thọ nhận vật thực tại tu viện của tôi vào ngày mai.
Nghe đạo-sĩ Keṇiya nói đến danh hiệu “Buddho”, vị Bà-la-môn Sela liền phát sinh hỷ lạc, không biết có phải tai mình nghe lầm hay không, nên hỏi lại rằng:
- Này đạo-sĩ Keṇiya! Ông vừa nói đến danh hiệu “Buddho” có phải vậy không?
Đạo-sĩ Keṇiya khẳng định lại rằng:
- Kính thưa Ngài Bà-la-môn Sela, tôi vừa nói đến danh hiệu “Buddho”. Thưa Ngài.
Mặc dù nghe lại lần thứ nhì, nhưng vị Bà-la-môn Sela cũng vẫn phát sinh hỷ lạc như lần trước, nên hỏi lại một lần nữa cho chắc chắn rằng:
- Này đạo-sĩ Keṇiya! Có phải ông vừa nói đến danh hiệu “Buddho” lần thứ nhì có phải vậy không?
Đạo-sĩ Keṇiya khẳng định đúng sự-thật như vậy.
Khi ấy, vị Bà-la-môn Sela suy nghĩ rằng: Danh hiệu “Buddho” là một danh hiệu mà chúng-sinh khó mà được nghe đến trong đời.
Trong bộ sách xưa dạy về mahāpurisalakkhaṇa có 32 tướng tốt của bậc đại-nhân mà ta đã học, nếu bậc nào có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân thì cuộc đời chỉ có 2 con đường mà thôi là:


* Nếu bậc ấy sống tại gia thì chắc chắn sẽ trở thành Đức chuyển-luân-Thánh-vương hành thiện-pháp, có đầy đủ 7 báu: long xa báu, voi báu, ngựa báu, ngọc ma-ni báu, Chánh-cung hoàng-hậu báu, thừa tướng báu, phú hộ báu. Đức chuyển-luân-Thánh-vương có trên 1.000 hoàng-tử anh hùng dũng cảm, chiến thắng mọi kẻ thù bằng thiện-pháp, không sử dụng khí giới, trị vì toàn cõi đất nước có 4 biển làm ranh giới được thanh bình thịnh vượng, trong toàn đất nước không có điều xấu xảy ra, toàn thể dân chúng sống an-lạc.
* Nếu vị ấy từ bỏ nhà đi xuất gia thì chắc chắn sẽ trở thành Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác (Sammāsambuddha) độc nhất vô nhị, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, cao thượng nhất trong toàn cõi-giới chúng-sinh.

Sau khi suy nghĩ xong, vị Bà-la-môn Sela hỏi đạo-sĩ
Keṇiya rằng:
- Này đạo-sĩ Keṇiya! Đức-Phật Gotama hiện giờ đang ngự tại nơi nào?
Đạo-sĩ Keṇiya đưa tay chỉ về khu rừng mà thưa rằng:
- Kính thưa Ngài Bà-la-môn Sela, Đức-Phật Gotama hiện giờ đang ngự tại bìa rừng đằng kia.
Nghe Đạo-sĩ Keṇiya chỉ về bìa rừng như vậy, vị Bà- la-môn Sela xin từ giã rồi dẫn nhóm 300 học trò đi thẳng về bìa rừng nơi Đức-Phật Gotama đang ngự.
Khi đi gần đến bìa rừng, vị Bà-la-môn Sela truyền dạy rằng:
- Này các đệ-tử! Các con nên im lặng đi một cách nhẹ nhàng, có khoảng cách nhau. Khi thầy đang hầu chuyện với Ngài Sa-môn Gotama, các con nên ngồi im lặng nghiêm trang, giữ gìn thanh-tịnh.

Vị Bà-la-môn Sela đi vào hầu đảnh lễ vấn an Đức- Phật Gotama xong, ngồi một nơi hợp lẽ. Khi ấy, chăm chú xem xét 32 tướng tốt của bậc đại-nhân của Đức-Phật Gotama, vị Bà-la-môn Sela thấy rõ, biết rõ được 30 tướng của bậc đại-nhân trong kim thân của Đức-Phật, còn lại 2 tướng tốt của bậc đại-nhân là ngọc-hành giấu kín trong bao da và cái lưỡi lớn và dài, mềm mại, lưỡi lớn có thể bao phủ toàn mặt lên đến chân tóc, lưỡi dài có thể le đến tận 2 lỗ tai, 2 lỗ mũi, vị Bà-la-môn Sela còn chút hoài-nghi, nên chưa hoàn toàn có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật Gotama.
Khi ấy, Đức-Thế-Tôn biết rằng: “Vị Bà-la-môn Sela này chăm chú xem xét 32 tướng tốt của bậc đại-nhân trong kim thân của Như-lai, mới thấy rõ, biết rõ được 30 tướng tốt của bậc đại-nhân, còn lại 2 tướng tốt của bậc đại-nhân chưa thấy rõ là ngọc-hành giấu kín trong bao da và cái lưỡi lớn và dài của Như-lai, nên còn chút hoài- nghi, chưa hoàn toàn có đức-tin nơi Như-lai.”
Vì vậy, Đức-Thế-Tôn dùng phép thần-thông hóa ra cái bóng như thật để cho vị Bà-la-môn Sela thấy rõ, biết rõ ngọc- hành giấu kín trong bao da và Đức-Phật le lưỡi đến 2 lỗ tai, 2 lỗ mũi, rồi bao phủ toàn mặt lên đến tận chân tóc.
Khi ấy, vị Bà-la-môn Sela suy xét rằng: Ta không chỉ muốn thấy rõ, biết rõ Ngài Sa-môn Gotama có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân, mà ta còn muốn biết Ngài Sa-môn Gotama là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thật sự nữa. Ta đã từng nghe từ các bậc Thầy theo truyền thống nghe từ các bậc Thầy tiền bối truyền bảo rằng: “Bậc nào là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thì chính Bậc ấy tự khẳng định mình là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.
Vậy, ta nên tán dương ca tụng Ngài Sa-môn Gotama ngay bây giờ bằng những câu kệ rằng:

Kính bạch Ngài Sa-môn Gotama cao thượng,
Ngài có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại nhân,
Ngài có hào quang sáng ngời mát dịu,
Người đến hầu Ngài bao nhiêu lần không biết đủ,
Ngài có màu da như vàng sáng ngời,
Ngài có đôi hàm răng trắng và sạch sẽ,
Ngài có đôi mắt trong sáng thấu suốt,
Ngài có thân hình như thân hình phạm-thiên,
Ngài có ân đức cao thượng hơn mọi người,
Ngài cần gì với phạm hạnh Sa-môn này,
Ngài xứng đáng là đức-vua Chuyển-luân-thánh-vương,
trị vì toàn cõi đất nước có 4 biển làm ranh giới,
trong toàn cõi Nam-thiện-bộ-châu này.
Kính bạch Ngài Sa-môn Gotama cao thượng,
Kính xin Ngài trở thành đức-vua hơn cả đức-vua.


Nghe vị Bà-la-môn Sela tán dương ca tụng như vậy,
Đức-Thế-Tôn truyền dạy bằng câu kệ rằng:
- Này Bà-la-môn Sela! Như-lai là đức-vua, là Đức Pháp-vương (Dhammarājā), không có đức-vua nào hơn Như-lai. Như-lai đã thuyết giảng pháp-luân mà không có sa-môn hoặc bà-la-môn nào thuyết giảng được.
Nghe Đức-Thế-Tôn truyền dạy như vậy, vị Bà-la-môn Sela bạch rằng:
Kính bạch Ngài Sa-môn Gotama cao thượng,
Ngài khẳng định là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác,
Ngài là Đức Pháp-vương, không có đức-vua nào hơn,
Đức Pháp-vương thuyết giảng pháp-luân mà không
có sa-môn hoặc bà-la-môn nào thuyết giảng được.
Vậy, vị nào là thống-lĩnh-pháp của Ngài ?
Là bậc tối-thượng thanh-văn đệ-tử của Ngài.
thuyết giảng pháp-luân mà Ngài đã thuyết giảng.

Nghe vị Bà-la-môn Sela hỏi như vậy, Đức-Thế-Tôn truyền dạy rằng:
- Này Bà-la-môn Sela! Pháp-luân mà Như-lai đã thuyết giảng rồi, Sāriputta là bậc tối-thượng thanh-văn đệ-tử của Như-lai, là vị thống-lĩnh-pháp của Như-lai, có khả năng thuyết giảng pháp-luân của Như-lai được.
- Này Bà-la-môn Sela! Con nên tin rằng:
* Pháp-luân nên biết thì Như-lai đã biết xong rồi,
* Pháp-luân nên tiến hành thì Như-lai đã tiến hành xong rồi,
* Pháp-luân nên diệt thì Như-lai đã diệt xong rồi.
Như-lai là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.
- Này Bà-la-môn Sela! Con nên diệt sự hoài-nghi mà nên có đức-tin nơi Như-lai.
Đức-Phật xuất hiện trên thế gian, đó là điều khó.
Được gần gũi với Đức-Phật, đó là điều khó.
- Này Bà-la-môn Sela! Như-lai là Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác đã diệt tận được mọi tham-ái, không có chúng- sinh nào hơn, Như-lai là bậc cao thượng nhất trong các cõi-giới, không có chúng-sinh nào sánh được, Như-lai đã toàn thắng được 5 loại māra, diệt tận được mọi kẻ thù là phiền-não không còn dư sót, không còn khổ tâm nữa.

Nghe Đức-Phật Gotama khẳng định truyền dạy như vậy, vị Bà-la-môn Sela hoàn toàn có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật Gotama, và khuyên bảo các đệ-tử rằng:
- Này các con! Các con hãy nên suy xét kỹ những pháp mà Đức-Phật Gotama đã truyền dạy.
Đức-Phật Gotama đã toàn thắng 5 loại māra và đội quân māra, là Bậc cao thượng nhất trong tam-giới, không có nhân-loại, chư-thiên, phạm-thiên nào sánh với Ngài được. Nay, Thầy chắc chắn sẽ xuất gia theo Đức-Phật Gotama, còn các con, nếu người nào hài lòng thì cùng với Thầy xuất gia theo Đức-Phật Gotama, nếu người nào không hài lòng thì trở về nhà.

Nghe vị Thầy khuyên bảo như vậy, tất cả các đệ-tử đều bạch rằng:
- Kính bạch Thầy, Thầy chắc chắn sẽ xuất gia theo Đức-Phật Gotama, thì tất cả chúng con cũng theo Thầy xuất gia trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.
Vị Bà-la-môn Sela dẫn nhóm 300 đệ-tử vào hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi bạch rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, tất cả chúng con kính xin Đức-Thế-Tôn có tâm từ tế độ cho phép xuất gia trong giáo-pháp của Ngài.
Đức-Phật thấy rõ, biết rõ nhóm thầy và các học trò của vị Bà-la-môn Sela đều có duyên lành từ thời-kỳ Đức-Phật Padumuttara, có đầy đủ các pháp-hạnh ba-la- mật, đã phát nguyện muốn trở thành tỳ-khưu theo cách “Ehi bhikkhu” trong kiếp quá-khứ.
Cho nên Đức-Phật đưa bàn tay phải ra, chỉ bằng ngón tay trỏ mà truyền gọi rằng: “Etha bhikkhavo: Các con hãy đến đây! Các con trở thành bhikkhu (tỳ-khưu) theo ý nguyện.”
Ngay khi ấy, vị Bà-la-môn Sela cùng với 300 đệ-tử trở thành tỳ-khưu, có đầy đủ 8 món vật dụng của tỳ- khưu phát sinh như phép-thần-thông, có tăng tướng trang nghiêm, lục căn thanh-tịnh như chư vị Đại- Trưởng-lão có 60 hạ.

Khi ấy, Đức-Phật thuyết dạy câu kệ rằng:
“Pháp-hành phạm-hạnh mà Như-lai đã thuyết dạy hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa, phần cuối. Các con thực hành để chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, không có thời gian khoảng cách, là chánh-pháp mà bậc xuất gia nên chứng đắc.”
Sáng ngày hôm sau, trong tu viện, các món vật thực ngon lành đã được sửa soạn xong, vị đạo-sĩ Keṇiya truyền bảo người thân tín đi đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Gotama, rồi kính bạch rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, vị đạo-sĩ Keṇiya truyền bảo con đến kính thỉnh Đức-Thế-Tôn ngự cùng với nhóm chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng đến tu viện của ông để thọ nhận vật thực vào sáng hôm nay. Bạch Ngài.
Sáng hôm ấy, Đức-Phật ngự cùng với chư Trưởng- lão tỳ-khưu-Tăng đến tu viện của vị đạo-sĩ Keṇiya. Đức- Phật ngồi trên chỗ cao quý nhất, chư Trưởng-lão tỳ-khưu- Tăng ngồi chỗ ngồi theo thứ tự cao thấp xong, vị đạo-sĩ Keṇiya tự tay cúng dường vật thực ngon lành đến Đức- Phật Gotama cùng với chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng.
Khi Đức-Phật cùng với chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng độ vật thực xong, vị đạo-sĩ Keṇiya ngồi một nơi hợp lẽ, Đức-Phật thuyết-pháp tế độ đạo-sĩ Keṇiya cùng với nhóm thuộc hạ đông đảo của ông.
Mọi người đều phát sinh đức-tin trong sạch hoan-hỷ trong lời giáo huấn của Đức-Phật Gotama.
Sau đó, Đức-Phật cùng với chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng trở về chỗ ở. Khi ấy, tỳ-khưu Sela cùng với nhóm 300 đệ-tử lánh xa chỗ đông, mỗi vị mỗi nơi riêng rẽ thực hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết- bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán trong kiếp hiện-tại, trí-tuệ thấy rõ, biết rõ phạm-hạnh cao thượng đã hoàn thành, phận sự tứ Thánh-đế nên hành thì đã hành xong, biết rõ kiếp này là kiếp chót, không còn tái-sinh kiếp sau nữa.
Như vậy, sau khi xuất gia trở thành tỳ-khưu được 7 ngày đêm, thì ngài Trưởng-lão Sela cùng với nhóm 300 đệ-tử đều trở thành bậc Thánh A-ra-hán cả thảy.
Đức-Phật xuất hiện trên thế gian thật là điều rất hiếm có, kiếp tử sinh luân-hồi của mỗi chúng-sinh gặp được Đức-Phật hoặc chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Ngài cũng là một điều rất hy hữu.
Thật vậy, trong lịch sử tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, từ thời kỳ Đức-Phật Dīpaṅkara cho đến Đức-Phật Koṇḍañña, trải qua khoảng thời gian lâu dài 1 a-tăng-kỳ kiếp trái đất thành-trụ-hoại-không, mà không có một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nào xuất hiện trên thế gian gọi là Suññakappa: Kiếp trái đất không có Đức-Phật.
Thật diễm phúc biết dường nào! Kiếp trái đất hiện-tại mà chúng ta đang sống gọi là Bhaddakappa có 5 Đức- Phật tuần tự xuất hiện.
Trong thời-kỳ quá khứ đã có 3 Đức-Phật: Đức-Phật Kakusandha, Đức-Phật Koṇāgamana và Đức-Phật Kassapa đã xuất hiện trên thế gian.
Trong thời hiện-tại: Đức-Phật Gotama đã xuất hiện trên thế gian, rồi Ngài đã tịch diệt Niết-bàn cách đây 2.566 năm, giáo-pháp của Ngài còn lưu truyền lại trên thế gian cho đến 5.000 năm, rồi cũng sẽ bị mai một, bị tiêu hoại hoàn toàn.
Trong thời vị-lai sẽ có Đức-Phật Metteyya xuất hiện trên thế gian trong cùng kiếp trái đất Bhaddakappa này.

Tuy trong kiếp trái đất này có 5 Đức-Phật tuần tự xuất hiện trên thế gian, nhưng khoảng cách thời gian từ Đức- Phật này đến Đức-Phật khác trải qua thời gian lâu dài không thể tính bằng số được.
Đối với những bậc đã có đầy đủ pháp-hạnh ba-la-mật, kiếp này là kiếp chót, như trường hợp của Đức-vua Mahākappina Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā, khi nghe đến danh hiệu Buddho: Đức-Phật, Dhammo: Đức- Pháp, Saṃgho: Đức-Tăng, liền phát sinh đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng, mặc dù họ chưa đến hầu Đức-Phật, chưa được lắng nghe chánh- pháp của Đức-Phật, nhưng khi gặp phải trở ngại, họ có khả năng đặc biệt niệm tưởng đến 9 Ân-đức Phật-bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo, bởi vì những ân- đức ấy đã được tích lũy trong tâm của họ từ nhiều đời nhiều kiếp, từ Chư Phật quá-khứ và đã tạo được đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật xong, nhất là đầy đủ 5 pháp-chủ (indriya): tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ.
Nay kiếp hiện-tại này, khi đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp, họ dễ dàng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết- bàn, diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái, mọi ác-pháp, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

* Người trí lựa chọn nơi quy-y


Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự đến vùng Kosala cùng với 500 chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng trú tại vườn xoài gần bờ sông Aciravatī phía Bắc làng Manasākaṭa, thuyết dạy bài kinh Tevijjasutta (19) được tóm lược như sau:

Thời ấy, có nhóm bà-la-môn khá giả trí-thức nổi tiếng như Bà-la-môn Vaṅkī, Bà-la-môn Tārukkha, Bà-la-môn Pokkharasāti, Bà-la-môn Jāṇusoṇī, Bà-la-môn Todeyya và các Bà-la-môn trí-thức khác.
Khi ấy, cậu Vāseṭṭha cậu Bhāradvāja cùng nhau đi dạo vừa bàn luận về vấn đề “maggāmagga: đạo và không phải đạo.”
* Cậu Vāseṭṭha nói rằng: “Chỉ có đạo mà Bà-la-môn Pokkharasāti chỉ dạy là đúng đạo mà thôi, người thực hành theo đạo này dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên.
* Cậu Bhāradvāja nói rằng: “Chỉ có đạo mà Bà-la- môn Tārukkha chỉ dạy là đúng đạo mà thôi, người thực hành theo đạo này dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên.
Cậu Vāseṭṭha không thể thuyết phục cậu Bhāradvāja nghe theo mình và cậu Bhāradvāja cũng không thể thuyết phục cậu Vāseṭṭha nghe theo mình được.
Khi ấy, cậu Vāseṭṭha đề nghị với cậu Bhāradvāja rằng:
- Này Bhāradvāja! Đức Sa-môn Gotama xuất thân từ dòng Sakya đang ngự tại vườn xoài gần bờ sông Aciravatī phía Bắc làng Manasākaṭa, danh tiếng của Sa-môn Gotama vang khắp mọi nơi rằng:
“1- Arahaṃ: Đức A-ra-hán là Bậc cao thượng có thân, khẩu, ý hoàn toàn trong sạch và thanh-tịnh, xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường của nhân-loại, chư- thiên và phạm-thiên.
2- Sammāsambuddho: Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác là Bậc tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái, mọi ác- pháp không còn dư sót, đặc biệt diệt được mọi tiền- khiên-tật (vāsanā), trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi-giới chúng-sinh. Do đó, gọi là Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị.
3- Vijjācaraṇasampano: Đức Minh-Hạnh-Túc là Bậc có đầy đủ Tam-minh, Bát-minh và 15 Đức-hạnh cao thượng.
4- Sugato: Đức Thiện-Ngôn là Bậc thuyết pháp chân- lý đem lại sự lợi ích thật sự cho chúng-sinh.
5- Lokavidū: Đức Thông-Suốt Tam-Tổng-Pháp là Bậc thấy rõ, biết rõ tổng các loài chúng-sinh (sattaloka), tổng các cõi chúng-sinh (okāsaloka), tổng các pháp- hành (saṅkhāraloka).
6- Anuttaro purisadammasārathi: Đức Vô-Thượng Giáo-Hóa chúng-sinh là Bậc giáo huấn chúng-sinh cải tà quy chánh, cải ác làm thiện, từ hạng phàm-nhân lên bậc Thánh-nhân.
7- Satthā devamanussānaṃ: Đức Thiên-Nhân-Sư là Bậc Thầy của nhân-loại, chư-thiên, chư phạm-thiên, ...
8- Buddho: Đức-Phật là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra- hán đầu tiên trong toàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị, rồi Đức-Phật thuyết pháp giáo huấn chúng-sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, cũng chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn tùy theo năng lực các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ) của mỗi chúng-sinh.
9- Bhagavā: Đức-Thế-Tôn là Bậc có 6 ân-đức đặc biệt do thực hành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh Ba-la- mật của Đức-Phật.”
- Này Bhāradvāja! Chúng ta nên đi đến hầu Sa-môn Gotama, rồi bạch hỏi vấn đề này với Sa-môn Gotama. Ngài Sa-môn Gotama truyền dạy như thế nào thì chúng ta vâng lời theo như thế ấy.

Nghe cậu Vāseṭṭha đề nghị như vậy, cậu Bhāradvāja đồng ý ngay, 2 cậiu cùng nhau đi đến hầu Đức-Thế-Tôn. Khi ấy, cậu Vāseṭṭha cậu Bhāradvāja vấn an Đức-Thế-Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ, rồi cậu Vāseṭṭha bạch Đức-Thế-Tôn rằng:
- Kính bạch Sa-môn Gotama, hai con đi dạo, vừa bàn luận với nhau về vấn đề “maggāmagga: đạo và không phải đạo.
* Con nói rằng:“ Chỉ có đạo mà Bà-la-môn Pokkha- rasāti chỉ dạy là đúng đạo mà thôi, người thực hành theo đạo này dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên.”
* Còn Bhāradvāja nói rằng:“Chỉ có đạo mà Bà-la-môn Tārukkha chỉ dạy là đúng đạo mà thôi, người thực hành theo đạo này dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên.”
- Kính bạch Sa-môn Gotama, hai con không nhất trí với nhau về vấn đề ‘đạo và không phải đạo’ này, nên đến hầu Ngài Sa-môn Gotama truyền dạy đúng đạo và không đúng đạo. Bạch Ngài.

Đức-Thế-Tôn truyền hỏi rằng:
- Này Vāseṭṭha! Con nói rằng: “ Đạo ấy dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên” có phải không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con nói đúng như vậy. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Tất cả Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda
(20), có 1 vị Bà-la-môn nào đã thấy Đức Phạm-thiên, rồi làm chứng hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có vị nào. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Có vị thầy nào của Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda đã thấy Đức Phạm-thiên, rồi làm chứng hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có vị nào. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Có vị thầy nào của vị thầy của Bà-la- môn thông thuộc 3 bộ Veda đã thấy Đức Phạm-thiên, rồi làm chứng hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có vị nào. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Có vị thầy nào của vị thầy tiền bối kế tiếp nhau của Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda đã thấy Đức Phạm-thiên, rồi làm chứng hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có vị nào. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Đạo-sĩ là vị thầy tiền bối xa xưa kia như vị đạo-sĩ Aṭṭhaka, Vāmaka, Vesāmitta, Yamataggī, Aṅgīrasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, Bhagu, những vị này viết ra 3 bộ Veda, truyền tụng mà ngày nay nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda, rồi truyền tụng, truyền dạy 3 bộ Veda xa xưa ấy kế tiếp đến thế hệ sau.
Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy nói rằng: “Chúng tôi không thấy, không biết Đức Phạm-thiên ở cõi nào, nhưng chúng tôi truyền dạy đạo dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên ấy rằng: “Đạo này là đúng, người thực hành theo đạo này sẽ dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên.”
- Này Vāseṭṭha! Con nhận thức điều ấy như thế nào?
Như vậy, lời dạy của nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy không đem lại sự lợi ích, đúng vậy không?

- Kính bạch Ngài Sa-môn Gotama, lời truyền dạy của nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy không đem lại sự lợi ích, đúng vậy. Bạch Ngài.

- Này Vāseṭṭha! Đúng vậy, nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda không thấy Đức Phạm-thiên, không biết Đức Phạm-thiên, nhưng truyền dạy đạo dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên rằng: “Đạo này là đúng, người thực hành theo đạo này sẽ dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên.” Đó là điều không thể có được.
- Này Vāseṭṭha! Giống như một đàn người đui mù, nắm vai với nhau đi, người đi đầu không thấy, những người đi giữa cũng không thấy cho đến người cuối cũng không thấy. Cũng như lời truyền dạy của nhóm Bà-la- môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy là lời dạy không đem lại sự lợi ích gì cả, chỉ là lời rỗng không mà thôi.
- Này Vāseṭṭha! Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda không thấy, không biết Đức Phạm-thiên, không có vị nào làm chứng. Dù vị thầy của nhóm Bà-la-môn cũng không thấy, không biết Đức Phạm-thiên; dù vị thầy của thầy kế tiếp của nhóm Bà-la-môn cũng không thấy, không biết Đức Phạm-thiên; dù các vị đạo-sĩ là vị thầy tiền bối xa xưa kia như vị đạo-sĩ Aṭṭhaka, Vāmaka, Vesāmitta, Yamataggī, Aṅgīrasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, Bhagu, những vị này viết ra 3 bộ Veda, mà nay hiện-tại các nhóm Bà-la-môn thông thuộc truyền tụng, truyền dạy các Bà-la-môn, cũng không thấy, không biết Đức Phạm-thiên, các vị đều nói rằng:
“Chúng tôi không thấy, không biết Đức Phạm-thiên ngự cõi-giới nào, có tính chất thế nào, chúng tôi đều không biết.”
Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda đều nói rằng: “Chúng tôi truyền dạy đạo mà người thực hành theo đạo này sẽ sống chung với Đức Phạm-thiên, mà chúng tôi không thấy, không biết.”
- Này Vāseṭṭha! Con nhận thức điều ấy như thế nào? Lời dạy của nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda là vô giá trị, có đúng hay không?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, lời dạy của nhóm Bà-la- môn thông thuộc 3 bộ Veda là vô giá trị, thật đúng như vậy. Bạch Ngài.

- Này Vāseṭṭha! Đúng vậy, nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda không thấy, không biết Đức Phạm- thiên, nhưng truyền dạy đạo dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên rằng: “Đạo này là đúng, người thực hành theo đạo này sẽ dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên.” Đó là điều không thể có được.
- Này Vāseṭṭha! Ví như cậu con trai nói như vầy: Tôi rất thương yêu cô gái xinh đẹp tuyệt trần ấy.

Người ta hỏi cậu con trai rằng:
- Này cậu con trai! Cậu có biết cô gái xinh đẹp tuyệt trần ấy hay không? Cô gái ấy thuộc dòng dõi Vua chúa hoặc dòng dõi Bà-la-môn, hoặc Cô gái ấy là kỹ nữ?
Khi cậu con trai bị hỏi như vậy, cậu trả lời rằng:
- Thưa quý vị! Tôi hoàn toàn không biết.
Người ta hỏi cậu con trai rằng:
- Này cậu con trai! Cô gái xinh đẹp tuyệt trần ấy có tên là gì? Hiện ở nơi nào? Có hình dáng như thế nào?
Khi cậu con trai bị hỏi như vậy, cậu trả lời rằng:
- Thưa quý vị! Tôi không biết tên cô gái ấy, cũng không biết cô ở nơi nào, cũng không biết hình dáng cô ấy ra sao nữa.

Người ta hỏi cậu con trai rằng:
- Này cậu con trai! Cậu thương yêu cô gái xinh đẹp tuyệt trần mà cậu không từng thấy, không từng biết bao giờ đúng không?
Khi cậu con trai bị hỏi như vậy, cậu trả lời rằng:
- Thưa quý vị! Đúng vậy.
- Này Vāseṭṭha! Con nhận thức điều ấy như thế nào? Lời nói của cậu con trai ấy là vô giá trị, có đúng hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, lời nói của cậu con trai ấy là vô giá trị, thật đúng như vậy. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Đúng vậy, nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda không thấy Đức Phạm-thiên, không biết Đức Phạm-thiên, nhưng truyền dạy đạo dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên rằng: “Đạo này là đúng, người thực hành theo đạo này sẽ dẫn đến sống chung với Đức Phạm-thiên.” Đó là điều không thể có được.

- Này Vāseṭṭha! Ví như con sông Aciravatī có nước đầy tràn bờ, con quạ uống nước được. Khi ấy, một người muốn qua bờ sông bên kia, người ấy đứng bên bờ sông bên này gọi bờ sông bên kia rằng: “Này bờ sông bên kia hãy qua bờ sông bên này!”
- Này Vāseṭṭha! Con nhận thức điều ấy như thế nào?
Bờ sông Aciravatī bên kia có qua bờ sông bên này do tiếng gọi, do sự cầu khẩn van lơn, do sự mong muốn, hoặc do sự hài lòng của người ấy hay không?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không thể như vậy được. Bạch Ngài.

- Này Vāseṭṭha! Cũng như vậy, nhóm Bà-la-môn từ bỏ pháp-hành trở thành phạm-thiên, chấp thủ pháp-hành không trở thành phạm-thiên, thường thực hành thế này:
“Chúng ta cầu khẩn Đức-vua-trời Sakka, các vị thần linh, Đức Phạm-thiên, v.v…”
- Này Vāseṭṭha! nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy từ bỏ pháp-hành trở thành phạm-thiên, chấp thủ pháp-hành không trở thành phạm-thiên, thường thực hành như thế.
Nhóm Bà-la-môn ấy sau khi chết, sẽ được sống chung với Đức Phạm-thiên do tiếng gọi, do sự cầu khẩn van lơn, do sự mong muốn, hoặc do sự hài lòng. Đó là điều không thể có được.
- Này Vāseṭṭha! Ví như con sông Aciravatī có nước đầy tràn bờ, con quạ uống nước được. Khi ấy, một người muốn qua bờ sông bên kia, người ấy trói hai tay lại đằng sau lưng bằng sợi dây rất bền đứng ở bờ sông bên này.
- Này Vāseṭṭha! Con nhận thức điều ấy như thế nào? Người ấy qua bờ sông Aciravatī bên kia được hay không?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không thể nào được. Bạch Ngài.

- Này Vāseṭṭha! Cũng như vậy, 5 đối-tượng kāmaguṇa trong giáo-pháp của bậc Thánh-nhân gọi là “sợi dây bền chắc, vật trói buộc bền chắc”.
Năm đối-tượng trói-buộc (kāmaguṇa) đó là:
- Đối-tượng sắc đẹp được nhìn thấy bằng mắt (nhãn- thức-tâm).
- Đối-tượng thanh hay được nghe bằng tai (nhĩ-thức-tâm).
- Đối-tượng hương thơm được ngửi bằng mũi (tỷ-thức- tâm).
- Đối-tượng vị ngon được nếm bằng lưỡi (thiệt-thức-tâm).
- Đối-tượng xúc êm ái được xúc giác bằng thân (thân- thức-tâm).
Đó là 5 đối-tượng kāmaguṇa đáng ưa thích, đáng vừa
lòng, đáng say mê mà giáo-pháp của bậc Thánh-nhân gọi là “sợi dây bền chắc, vật trói buộc bền chắc”. Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda say đắm trong 5 đối- tượng trói-buộc (kāmaguṇa) ấy, nên không thấy tội lỗi, không có trí-tuệ nghĩ thoát ra khỏi 5 đối-tượng trói-buộc (kāmaguṇa) ấy.
- Này Vāseṭṭha! Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda từ bỏ pháp-hành trở thành phạm-thiên, chấp thủ pháp-hành không trở thành phạm-thiên, thường say đắm hưởng dục lạc trong 5 đối-tượng trói-buộc (kāmaguṇa) đáng ưa thích, đáng vừa lòng, đáng say mê ấy. Nhóm Bà-la-môn ấy sau khi chết, sẽ được sống chung với Đức Phạm-thiên. Đó là điều không thể có được.
- Này Vāseṭṭha! Ví như con sông Aciravatī có nước đầy tràn bờ, con quạ uống nước được. Khi ấy, một người muốn qua bờ sông bên kia, người ấy trùm đầu nằm ở bờ sông bên này.
- Này Vāseṭṭha! Con nhận thức điều này như thế nào? Người ấy qua bờ sông Aciravatī bên kia có được hay không?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không thể nào được. Bạch Ngài.

- Này Vāseṭṭha! Cũng như vậy, 5 pháp nivaraṇa trong giáo-pháp của bậc Thánh-nhân gọi là “pháp-chướng ngại”.
Năm nivaraṇa (pháp-chướng-ngại) đó là:
- Kāmacchanda nivaraṇa: Tham-dục là pháp-chướng- ngại
- Byāpāda nivaraṇa: Sân-hận là pháp-chướng-ngại.
- Thinamiddha nivaraṇa: Buồn-chán, buồn ngủ là pháp-chướng-ngại.
- Uddhaccakukkucca nivaraṇa: Phóng-tâm, hối-hận là pháp-chướng-ngại.
- Vichikicchā nivaraṇa:Hoài-nghi là pháp-hướng-ngại.

Đó là 5 pháp-chướng-ngại cho mọi thiện-pháp, nhất là pháp-hành thiền-định mà giáo-pháp của bậc Thánh- nhân gọi là “pháp ràng buộc, pháp-chướng-ngại”.
- Này Vāseṭṭha! Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda bị 5 pháp-chướng-ngại này bao trùm, ràng buộc, trói chặt rồi. Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda từ bỏ pháp-hành trở thành phạm-thiên, chấp thủ pháp-hành không trở thành phạm-thiên, bị 5 pháp-chướng- ngại này bao trùm, ràng buộc, trói chặt rồi.
Nhóm Bà-la-môn ấy sau khi chết, sẽ được sống chung với Đức Phạm-thiên. Đó là điều không thể có được.

- Này Vāseṭṭha! Con nhận thức điều này như thế nào? Con có từng nghe Bà-la-môn già lớn tuổi là bậc thầy, và bậc thầy của bậc thầy nói rằng:
- Đức Phạm-thiên có tham-dục nơi đối-tượng người nữ hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có. Bạch Ngài.
- Đức Phạm-thiên có oan-trái hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có. Bạch Ngài.
- Đức Phạm-thiên có làm khổ chúng-sinh hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có. Bạch Ngài.
- Đức Phạm-thiên có tâm ô-nhiễm hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có. Bạch Ngài.
- Đức Phạm-thiên giữ gìn tâm trong sạch được hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, được. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Con nhận thức điều này như thế nào? Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda có tham-dục nơi đối tượng người nữ hay không?

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, có. Bạch Ngài.
- Có oan-trái hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, có. Bạch Ngài.
- Có làm khổ chúng-sinh hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, có. Bạch Ngài.
- Có tâm ô-nhiễm hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, có. Bạch Ngài.
- Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda giữ gìn tâm trong sạch được hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không được. Bạch Ngài.

- Này Vāseṭṭha! Với những điều như vậy, nhóm Bà-la- môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy có tham-dục nơi người nữ, nhưng Đức Phạm-thiên không có. Đem so sánh nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda có tham-dục nơi người nữ với Đức Phạm-thiên không có tham-dục nơi người nữ được hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không được. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Đúng vậy, nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda có tham-dục nơi người nữ, sau khi chết, sẽ sống chung với Đức Phạm-thiên không có tham-dục nơi người nữ. Đó là điều không thể có được.
- Này Vāseṭṭha! Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy có oan-trái, nhưng Đức Phạm-thiên không có. Đem so sánh nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda có oan-trái với Đức Phạm-thiên không có oan-trái được hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không được. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy có làm khổ chúng-sinh, nhưng Đức Phạm-thiên không có. Đem so sánh nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda có làm khổ chúng-sinh với Đức Phạm-thiên không làm khổ chúng-sinh được hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không được. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy có tâm ô-nhiễm, nhưng Đức Phạm-thiên không có. Đem so sánh nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda có tâm ô-nhiễm với Đức Phạm-thiên không có tâm ô-nhiễm được hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không được. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy có tâm không trong sạch, nhưng Đức Phạm- thiên có tâm trong sạch. Đem so sánh nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda có tâm không trong sạch với Đức Phạm-thiên giữ gìn tâm trong sạch được hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không được. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Đúng vậy, nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda có tâm không trong sạch, sau khi chết, sẽ sống chung với Đức Phạm-thiên giữ gìn tâm trong sạch. Đó là điều không thể có được.
- Này Vāseṭṭha! Trong đời này, nhóm Bà-la-môn thông thuộc 3 bộ Veda ấy đang bị đắm chìm, bị sa lầy, dẫn đến tai hại mà tưởng dễ đạt đến nơi cao quý. Vì vậy, 3 bộ Veda này gọi là tevijjā iriṇa (3 bộ Veda như khu rừng lớn không có xóm nhà), tevijjā vivana (3 bộ Veda như khu rừng lớn không có nước).

Khi Đức-Thế-Tôn truyền dạy như vậy, cậu Vāseṭṭha kính bạch với Đức-Thế-Tôn rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con nghe nói rằng: Đức Sa-môn Gotama biết đạo (con đường) để đến sống chung với Đức Phạm-thiên.
- Này Vāseṭṭha! Như-lai biết các phạm-thiên và cõi phạm-thiên, pháp-hành để trở thành phạm-thiên, sẽ hóa- sinh làm phạm-thiên sống chung với các phạm-thiên trên cõi sắc-giới phạm-thiên.
Nghe Đức-Thế-Tôn truyền dạy như vậy, cậu Vāseṭṭha kính bạch với Đức-Thế-Tôn rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con xin kính thỉnh Đức- Thế-Tôn có tâm đại bi tế độ thuyết dạy chúng con pháp- hành để trở thành phạm-thiên sống chung với các phạm- thiên, và những người khác cũng trở thành phạm-thiên nữa.
Đức-Thế-Tôn truyền dạy rằng:
- Này Vāseṭṭha! Nếu như vậy thì các con hãy lắng nghe, Như-lai sẽ thuyết đây.
- Này Vāseṭṭha! Trong Phật-giáo này, tỳ-khưu là người có giới hạnh đầy đủ …
Khi tỳ-khưu hành-giả dõi theo 5 pháp-chướng-ngại và diệt được 5 pháp ấy trong tâm, nên tâm hoan-hỷ phát sinh.
Khi có tâm hoan-hỷ, nên tâm hỷ lạc phát sinh. Khi có tâm hỷ lạc, nên thân an tịnh phát sinh. Khi có thân an-tịnh, nên tâm an-lạc phát sinh.
Khi có tâm an-lạc, nên định-tâm vững vàng phát sinh.
* Tỳ-khưu hành-giả thực hành niệm rải tâm từ khắp hướng Đông, Đông-Nam, Nam, Tây-Nam, Tây, Tây-Bắc, Bắc, Đông-Bắc, hướng dưới, hướng trên. Tâm từ rải khắp chúng-sinh muôn loài vô lượng không có oan trái lẫn nhau, không làm khổ lẫn nhau.
Ví như người khỏe mạnh thổi tù và, tiếng tù và lan tỏa rộng ra khắp mọi nơi như thế nào. Cũng như tỳ-khưu hành-giả niệm rải tâm từ khắp chúng-sinh muôn loài vô lượng dẫn đến chứng đắc mettācetovimutti là chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm.


- Này Vāseṭṭha! Đó là pháp-hành để trở thành phạm- thiên, sẽ hóa-sinh làm phạm-thiên sống chung với các phạm-thiên trên cõi sắc-giới phạm-thiên.
- Này Vāseṭṭha! Còn có pháp-hành khác nữa là:
* Tỳ-khưu hành-giả thực hành niệm rải tâm bi khắp hướng Đông, Đông-Nam, Nam, Tây-Nam, Tây, Tây-Bắc, Bắc, Đông-Bắc, hướng dưới, hướng trên. Tâm bi rải khắp chúng-sinh muôn loài vô lượng.
* Tỳ-khưu hành-giả thực hành niệm rải tâm hỷ khắp hướng Đông, Đông-Nam, Nam, Tây-Nam, Tây, Tây-Bắc, Bắc, Đông-Bắc, hướng dưới, hướng trên. Tâm hỷ rải khắp chúng-sinh muôn loài vô lượng.
* Tỳ-khưu hành-giả thực hành niệm rải tâm xả khắp hướng Đông, Đông-Nam, Nam, Tây-Nam, Tây, Tây-Bắc, Bắc, Đông-Bắc, hướng dưới, hướng trên. Tâm xả rải khắp chúng-sinh muôn loài vô lượng.
Ví như người khỏe mạnh thổi tù và, tiếng tù và lan tỏa rộng ra khắp mọi nơi như thế nào. Cũng như tỳ-khưu hành-giả niệm rải tâm xả khắp chúng-sinh muôn loài vô lượng dẫn đến chứng đắc upekkhācetovimutti là chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm.
- Này Vāseṭṭha! Đó là pháp-hành để trở thành phạm- thiên, sẽ hóa-sinh làm phạm-thiên sống chung với các phạm-thiên trên cõi sắc-giới phạm-thiên.
- Này Vāseṭṭha! Con nhận thức thế nào về điều này?
- Tỳ-khưu hành-giả thường thực hành như vậy có tham- dục nơi đối tượng người nữ hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có. Bạch Ngài.
- Tỳ-khưu có oan-trái hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có. Bạch Ngài.


- Tỳ-khưu có làm khổ chúng-sinh hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có. Bạch Ngài.
- Tỳ-khưu có tâm ô-nhiễm hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, không có. Bạch Ngài.
- Tỳ-khưu giữ gìn tâm trong sạch được hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, được. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Với những điều như vậy, tỳ-khưu không có tham-dục nơi người nữ, phạm-thiên cũng không có. Đem so sánh tỳ-khưu không có tham-dục nơi người nữ với phạm-thiên không có tham-dục nơi người nữ được hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, được. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Đúng vậy, tỳ-khưu ấy không có tham-dục nơi người nữ, sau khi chết, sẽ sống chung với phạm-thiên không có tham-dục trong người nữ. Đó là điều có thể được.
- Này Vāseṭṭha! Tỳ-khưu không có oan-trái, phạm- thiên cũng không có. Đem so sánh tỳ-khưu không có oan- trái với phạm-thiên không có oan-trái được hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, được. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Tỳ-khưu không có làm khổ chúng- sinh, phạm-thiên cũng không có. Đem so sánh tỳ-khưu không có làm khổ chúng-sinh với phạm-thiên không làm khổ chúng-sinh được hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, được. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Tỳ-khưu không có tâm ô-nhiễm, phạm-thiên cũng không có. Đem so sánh tỳ-khưu không có tâm ô-nhiễm với phạm-thiên không có tâm ô-nhiễm được hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, được. Bạch Ngài.

- Này Vāseṭṭha! Tỳ-khưu ấy giữ gìn tâm trong sạch, phạm-thiên cũng giữ gìn tâm trong sạch. Đem so sánh tỳ-khưu giữ gìn tâm trong sạch với phạm-thiên giữ gìn tâm trong sạch được hay không?
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, được. Bạch Ngài.
- Này Vāseṭṭha! Đúng vậy, tỳ-khưu giữ gìn tâm trong sạch, sau khi chết, sẽ sống chung với phạm-thiên giữ gìn tâm trong sạch. Đó là điều có thể được.

Khi Đức-Thế-Tôn truyền dạy như vậy, cậu Vāseṭṭha và cậu Bhāradvāja bạch rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, lời giáo huấn của Ngài thật rõ ràng quá!
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, lời giáo huấn của Ngài thật hay tuyệt vời quá! Ví như người lật ngửa vật bị úp xuống, mở ra vật bị đóng kín, chỉ đường cho người lạc đường, rọi đèn vào chỗ tăm tối để cho người có đôi mắt sáng được nhìn thấy mọi vật như thế nào, Đức-Thế-Tôn thuyết pháp, giảng dạy với nhiều cách cũng như thế ấy.

Hai chúng con thành kính xin quy y nương nhờ nơi Đức-Thế-Tôn, xin quy y nương nhờ nơi Đức-Pháp, xin quy y nương nhờ nơi chư tỳ-khưu Tăng.
Kính xin Đức-Thế-Tôn công nhận hai con là người cận-sự-nam (upāsaka), đã quy-y Tam-bảo kể từ nay cho đến trọn đời, trọn kiếp.

Sau khi cậu Vāseṭṭha và cậu Bhāradvāja đã trở thành người cận-sự-nam (upāsaka) được 2-3 ngày, cậu Vāseṭṭha và cậu Bhāradvāja dẫn nhau đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi xin phép xuất gia trở thành tỳ-khưu.
Đức-Thế-Tôn cho phép hai người xuất gia trở thành tỳ-khưu, sau khi trở thành tỳ-khưu không lâu, tỳ-khưu Vāseṭṭha và tỳ-khưu Bhāradvāja thực hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

(Tóm lược xong bài kinh Tevijjasutta)

Quả báu đặc biệt niệm-niệm Ân-đức Tam-bảo

Hành-giả thực hành đề-mục niệm-niệm ân-đức Tam-bảo, trong kiếp hiện-tại chưa chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào, hành-giả vẫn còn là hạng phàm-nhân sẽ hưởng những quả báu đặc biệt ngay trong kiếp hiện-tại và nhiều kiếp vị-lai như sau:
- Được phần đông chúng-sinh kính trọng.
- Đại-thiện-tâm trong sạch thanh-tịnh.
- Lúc lâm chung, sắp chết, tâm bình tĩnh sáng suốt, không mê muội.
- Sau khi chết, do đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người cao quý hoặc chư-thiên cao quý.
- Tái-sinh kiếp nào cũng thuộc hàng chúng-sinh cao quý.
- Có sắc thân xinh đẹp đáng ngưỡng mộ.
- Các bộ phận trong thân thể đều xinh đẹp đáng quý.
- Thân có mùi thơm tỏa ra.
- Miệng có mùi thơm tỏa ra.
- Có trí-tuệ nhiều.
- Có trí-tuệ sâu sắc.
- Có trí-tuệ sắc bén.
- Có trí-tuệ nhanh nhẹn.
- Có trí-tuệ phi thường, …
- Nói lời hay có lợi ích, …

- Kiếp vị-lai có duyên lành gặp Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp dễ dàng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn,…
Đó là những quả báu phát sinh do niệm-niệm Ân-đức Tam-bảo.


* Tích Ngài Trưởng-lão Sugandhatthera

Trong bộ Therāpadāna, Ngài Trưởng-lão Sugandha (21) thuật lại tiền-kiếp của Ngài, được tóm lược như sau:
Trong thời-kỳ Đức-Phật Kassapa, Bậc độc nhất vô nhị xuất hiện trên thế gian, là Bậc cao thượng nhất trong tất cả chúng-sinh muôn loài trong các cõi-giới. Đức-Phật có đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ, có hào quang sáng ngời tỏa ra từ kim thân, trong sáng huyền diệu như mặt trăng, ánh sáng hào quang cũng chói lọi như mặt trời, làm cho tất cả chúng-sinh muôn loài cùng cảnh vật mát mẻ như được tắm qua một trận mưa lớn, giúp cho tất cả chúng-sinh có duyên lành phát triển mọi thiện-pháp.
Đức-Phật có giới-đức hoàn toàn trong sạch thanh- tịnh làm nền tảng như mặt đất, có định-đức không hề lay chuyển như dãy núi Himavanta, có tuệ-đức sáng suốt, mênh mông như hư không, …
Đức-Phật là Bậc không còn dính mắc, không còn ràng buộc, như gió thổi.
Đức-Phật có tâm đại-bi rải khắp đến tất cả chúng- sinh muôn loài. Đức-Phật thuyết pháp giáo huấn, tế độ những chúng-sinh có duyên lành nên tế độ trong cõi người hoặc các cõi khác.
Vào thời-kỳ Đức-Phật Kassapa ấy, tôi là con trai của nhà phú hộ danh tiếng giàu sang phú quý, trong kinh- thành Bāraṇasī. Một hôm, đang đi dạo chơi trong rừng, tôi nhìn thấy Đức-Phật Kassapa đang thuyết pháp chỉ dạy chúng-sinh con đường bất tử Niết-bàn.
Đức-Phật là một Vị Thiên-nam cao thượng hơn tất cả chư-thiên, là một Bậc Phạm-thiên cao thượng hơn tất cả chư phạm-thiên. Giáo-pháp của Ngài hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa, phần cuối, đầy đủ ý nghĩa, văn chương trong sáng, phạm âm của Đức-Phật vô cùng thanh tao huyền diệu, khi lắng nghe làm cho tâm an tịnh lạ thường, làm vắng lặng mọi phiền-não.
Khi lắng nghe giáo-pháp của Đức-Phật Kassapa, tôi liền phát sinh đức-tin trong sạch, quyết định từ bỏ nhà cửa, tài sản, kính xin Đức-Phật Kassapa cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Ngài.
Sau khi trở thành tỳ-khưu, tôi đã học nhiều hiểu rộng, là vị tỳ-khưu đa văn túc trí, là một Pháp-sư có tài đối đáp lỗi lạc trong mọi trường hợp, tôi thường tán dương ân-đức Tam-bảo: ân-đức Phật-bảo, ân-đức Pháp-bảo, ân-đức Tăng-bảo giữa các hàng thanh-văn.

Quả báu tán dương Ân-đức Tam-bảo

Khi mãn kiếp tỳ-khưu, sau khi chết, đại-thiện-nghiệp tán dương ân-đức Tam-bảo cho quả tái-sinh làm vị thiên-nam trong cõi Đâu-suất-đà-thiên (Tusitā), an hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.
Đến khi mãn kiếp thiên-nam, sau khi chết, cũng do đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh làm người nam có những mùi thơm lạ thường:
- Hơi thở có mùi thơm tỏa ra.
- Miệng có mùi thơm tỏa ra.
- Toàn thân đều có mùi thơm tỏa ra suốt ngày đêm, ...
Những mùi thơm này, thơm ngát hơn cả mùi thơm của hoa sen, hoa lài, các loài hoa thơm khác, hơn tất cả mùi thơm của các loại trầm, ... mùi thơm tho huyền diệu này chính là quả báu của sự tán dương ân-đức Phật-bảo, ân- đức Pháp-bảo, ân-đức Tăng-bảo, ân-đức Tam-bảo cao thượng trong tiền-kiếp của tôi.
Nay, kiếp hiện-tại này, nhờ duyên lành, tôi đã đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Gotama, kính xin Ngài cho phép tôi được xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Ngài. Tôi cũng thường tán dương ân-đức Phật-bảo, ân- đức Pháp-bảo, ân-đức Tăng-bảo cao thượng.
Những chúng-sinh lắng nghe tôi tán dương ân-đức Tam-bảo cao thượng, làm cho họ phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, thân tâm của họ được an-lạc.
Do năng-lực tán dương ân-đức Tam-bảo cao thượng, tôi thực hành đề-mục niệm-niệm ân-đức Tam-bảo làm nền tảng, rồi thực hành pháp-hành thiền-tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, đã diệt tận mọi phiền-não trầm-luân, đã nhổ tận gốc vô-minh, tham-ái không còn dư sót nữa, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, không còn tái-sinh kiếp sau nữa, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
Tôi có duyên lành được xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, đó là điều tốt lành nhất. Tôi đã trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với tam-minh, tứ-tuệ-phân-tích, lục-thông, v.v…
Tôi đã hoàn thành xong phận sự của bậc tỳ-khưu, đã thực hành đúng theo lời giáo huấn của Đức-Phật Gotama cao thượng
(22).

Người nào có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, thường tán dương ân-đức Tam-bảo cao thượng, chắc chắn người ấy sẽ được những quả báu tốt lành. Ngược lại, nếu người nào chê trách, xúc phạm, nói xấu đến ngôi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo mà không biết sám hối tội lỗi của mình, thì người ấy sẽ có hậu quả không tốt trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp vị-lai.

Đức-tin trong sạch nơi ngôi cao cả

Đức-tin
là pháp dẫn đầu trong mọi thiện-pháp, từ dục-giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp. Người nào có đức-tin trong sạch nơi ngôi cao cả, người ấy có được phước-thiện cao cả và có được quả báu của phước-thiện ấy cũng cao cả.
Đức-Phật dạy trong bài kinh Aggappasādasutta (23) ý nghĩa như sau:
- Này chư tỳ-khưu! Các con nên có đức-tin trong sạch trong bốn ngôi cao cả nhất. Bốn ngôi cao cả nhất ấy như thế nào?

1- Tất cả mọi loài chúng-sinh là chúng-sinh không có chân (rắn, cá, ...), chúng-sinh có hai chân (con người, gà, vịt, ...), chúng-sinh có bốn chân (voi, ngựa, trâu, bò,
...), chúng-sinh có nhiều chân (con rít, con cuốn chiếu,
...), chúng-sinh có sắc-uẩn (cõi sắc-giới Vô-tưởng- thiên), chúng-sinh có 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn, không có sắc-uẩn) trong 4 cõi vô- sắc-giới, chúng-sinh có tưởng (tâm) (cõi dục-giới, cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới), chúng-sinh không có tưởng (cõi sắc-giới Vô-tưởng-thiên), chúng-sinh không phải có tưởng, cũng không phải không có tưởng (trong cõi vô- sắc-giới phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên).
Trong toàn thể mọi loài chúng-sinh ấy, chư thiện-trí tán dương, ca tụng Như-Lai, Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác rằng: “Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác là Bậc cao cả nhất trong toàn thể mọi loài chúng-sinh ấy.”
Những chúng-sinh nào có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, những chúng-sinh ấy được gọi là người có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật-bảo ngôi cao cả nhất. Họ có đức-tin trong sạch nơi Đức- Phật-bảo ngôi cao cả nhất ấy, chắc chắn họ có được quả báu cao cả nhất.

2- Tất cả các thiện-pháp là pháp hữu-vi do nhân duyên cấu tạo. Trong tất cả các thiện-pháp ấy, Thánh- đạo hợp đủ 8 chánh mà chư thiện-trí tán dương, ca tụng rằng: “Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh là thiện-pháp cao cả nhất trong tất cả mọi thiện-pháp.”
Những chúng-sinh nào có đức-tin trong sạch trong Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh ấy, những chúng-sinh ấy được gọi là người có đức-tin trong sạch nơi Đức-Pháp- bảo ngôi cao cả nhất. Họ có đức-tin trong sạch nơi Đức- Pháp-bảo ngôi cao cả nhất ấy, chắc chắn họ sẽ được quả báu cao cả nhất.

3- Tất cả các pháp là pháp hữu-vi và pháp vô-vi. Trong tất cả các pháp ấy, Niết-bàn là pháp ly-ái (virāga), mà chư thiện-trí tán dương, ca tụng rằng: “Niết-bàn pháp ly-ái là pháp cao cả nhất trong tất cả các pháp ấy.”
Niết-bàn là pháp ly-ái như thế nào?
- Niết-bàn là pháp không còn say mê trong ngũ-dục.
- Niết-bàn là pháp diệt tâm tham-ái khao khát trong ngũ-dục.
- Niết-bàn là pháp nhổ tận gốc rễ vô-minh, tham-ái.
- Niết-bàn là pháp cắt đứt tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
- Niết-bàn là pháp diệt tận tâm tham-ái.
- Niết-bàn là pháp dứt bỏ tâm tham-dục.
- Niết-bàn là pháp diệt mọi cảnh khổ.
Những chúng-sinh nào có đức-tin trong sạch nơi Niết- bàn pháp ly-ái, những chúng-sinh ấy được gọi là người có đức-tin trong sạch nơi Niết-bàn pháp ly-ái ngôi cao cả nhất. Họ có đức-tin trong sạch nơi Niết-bàn pháp ly- ái ngôi cao cả nhất ấy, chắc chắn họ sẽ được quả báu cao cả nhất.

4- Trong tất cả các nhóm, các đoàn thể, chư Thánh- Tăng là những bậc Thánh-Tăng thanh-văn đệ-tử của Như-Lai, mà chư thiện-trí tán dương, ca tụng rằng: “Chư Thánh-Tăng là những bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật là cao cả nhất trong các nhóm, các đoàn thể ấy.”
Chư Thánh-Tăng thanh-văn đệ-tử của Như-Lai có 4 đôi, thành 8 bậc Thánh là những Bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng cúng dường, là những Bậc xứng đáng được đón tiếp như vị khách quý, là những Bậc xứng đáng cho chúng-sinh cúng dường, là những Bậc xứng đáng được lễ bái, chư Thánh-Tăng là phước-điền cao thượng của chúng-sinh không nơi nào sánh được.
Những chúng-sinh nào có đức-tin trong sạch nơi chư Thánh-Tăng, những chúng-sinh ấy được gọi là người có đức-tin trong sạch nơi Đức-Tăng-bảo ngôi cao cả nhất.
Họ có đức-tin trong sạch nơi Đức-Tăng-bảo ngôi cao cả nhất ấy, chắc chắn họ sẽ được quả báu cao cả nhất.
- Này chư tỳ-khưu! Các con nên có đức-tin trong sạch trong bốn ngôi cao cả nhất như vậy.


Đức-Phật thuyết bài kệ ý nghĩa rằng:

Đức-tin trong sạch nơi ngôi cao cả,
Trí-tuệ hiểu biết nơi ngôi cao cả.
Đức-tin trong sạch Đức-Phật cao cả,
Là Bậc Vô-Thượng xứng đáng cúng dường.
Đức-tin trong sạch Đức-Pháp cao cả,
Là Niết-bàn pháp ly-ái tịch tịnh.
Đức-tin trong sạch Đức-Tăng cao cả,
Là phước điền cao thượng của chúng-sinh.
Người cúng dường đến chư Tăng cao cả,
Phước-thiện cao cả được tăng trưởng nhiều,
Được quả báu cao cả là sống lâu,
Sắc đẹp, danh vọng, tiếng tốt, an-lạc,
Và sức mạnh thể xác lẫn tinh thần.
Bậc thiện-trí cúng dường ngôi cao cả,
Có định-tâm vững trong pháp cao cả,
Bậc ấy sẽ là chư-thiên, nhân-loại,
Đạt đến nơi cao cả, tâm hoan-hỷ.

Đức-tin nơi Tam-bảo và quả báu

Đức-tin nơi Tam-bảo đó là đức-tin nơi Đức-Phật-bảo, đức-tin nơi Đức-Pháp-bảo, đức-tin nơi Đức-Tăng-bảo trong bài kinh Cundīsutta (24) được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn đang ngự tại ngôi chùa Veḷuvana, gần kinh-thành Rājagaha. Khi ấy, Công chúa Cundī cùng với 500 cỗ xe chở 500 công nương đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ, bạch với Đức-Thế-Tôn rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Hoàng huynh của con là Cunda dạy con rằng: “Người cận-sự-nam, cận-sự-nữ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, đã đến quy-y nương nhờ nơi Đức-Phật-bảo, quy-y nương nhờ nơi Đức-Pháp- bảo, quy-y nương nhờ nơi Đức-Tăng-bảo; và có tác-ý trong đại-thiện-tâm tránh xa sự sát-sinh, tránh xa sự trộm-cắp, tránh xa sự tà-dâm, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi.
Sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh trong cõi thiện-giới
(25) mà thôi, không tái-sinh trong cõi ác-giới (26).”
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con xin phép hỏi rằng:
* Người có đức-tin nơi Đức-Phật-bảo như thế nào, sau khi chết, chỉ tái-sinh trong cõi thiện-giới mà thôi, không tái-sinh trong cõi ác-giới?
* Người có đức-tin nơi Đức-Pháp-bảo như thế nào, sau khi chết, chỉ tái-sinh trong cõi thiện-giới mà thôi, không tái-sinh trong cõi ác-giới?
* Người có đức-tin nơi Đức-Tăng-bảo như thế nào, sau khi chết, chỉ tái-sinh trong cõi thiện-giới mà thôi, không tái-sinh trong cõi ác-giới?
* Người giữ gìn giới đầy đủ trọn vẹn như thế nào, sau khi chết, chỉ tái-sinh trong cõi thiện-giới mà thôi, không tái-sinh trong cõi ác-giới?


Đức-Thế-Tôn truyền dạy rằng:

- Này Cundī! Tất cả các loài chúng-sinh là chúng- sinh không chân, chúng-sinh có hai chân, chúng-sinh có bốn chân, chúng-sinh có nhiều chân, chúng-sinh có sắc- uẩn, chúng-sinh không có sắc-uẩn, chúng-sinh có tưởng, chúng-sinh không có tưởng, chúng-sinh không phải có tưởng cũng không phải không có tưởng.
Trong tất cả mọi loài chúng-sinh ấy, chư thiện-trí tán dương, ca tụng rằng: “Như-Lai, Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác là Bậc cao cả nhất trong các loài chúng-sinh ấy.”
Những người nào có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật cao cả nhất, những người ấy được gọi là người có đức- tin trong sạch nơi Đức-Phật cao cả nhất, và có được quả báu cao cả nhất.
- Này Cundī! Các pháp hữu-vi do nhân duyên cấu tạo, và các pháp vô-vi không do nhân duyên cấu tạo.
Trong tất cả các pháp ấy, Niết-bàn pháp ly-ái (virāga) là pháp không còn say mê, diệt tâm tham-ái khao khát, nhổ tận gốc vô-minh, tham-ái không dính mắc, cắt đứt tử sinh luân-hồi. Pháp ấy gọi là Niết-bàn mà chư thiện-trí tán dương, ca tụng rằng: “Niết-bàn pháp ly-ái là pháp cao cả nhất trong tất cả các pháp ấy.”
Những người nào có đức-tin trong sạch nơi Niết-bàn pháp ly-ái cao cả nhất, những người ấy được gọi là người có đức-tin trong sạch nơi Đức-Pháp cao cả nhất, và có được quả báu cao cả nhất.
- Này Cundī! Trong tất cả các nhóm, các đoàn thể ấy, chư Thánh-Tăng thanh-văn đệ-tử của Như-Lai có 4 đôi thành 8 bậc Thánh là những Bậc xứng đáng thọ nhận các thứ vật dụng cúng dường, là những Bậc xứng đáng được đón tiếp như vị khách quý, là những Bậc xứng đáng cho chúng-sinh lễ bái cúng dường, chư Thánh- Tăng là phước-điền cao thượng của chúng-sinh không nơi nào sánh được, mà chư thiện-trí tán dương, ca tụng rằng: “Chư Thánh-Tăng ấy là Bậc cao cả nhất trong các nhóm, các đoàn thể ấy.”
Những người nào có đức-tin trong sạch nơi chư Thánh-Tăng cao cả nhất ấy, những người ấy được gọi là người có đức-tin trong sạch nơi Đức-Tăng cao cả nhất, và có được quả báu cao cả nhất.
- Này Cundī! Trong tất cả các loại giới ấy, giới mà chư Thánh-nhân kính yêu, là giới không bị đứt
(27), giới không bị thủng (28), giới không bị đốm (29), giới không bị đứt lan (30), giới tự chủ mà chư bậc thiện-trí tán dương ca tụng, tà-kiến và tham-ái không thể nương nhờ nơi giới ấy. Nương nhờ giới trong sạch và trọn vẹn làm nền tảng cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành
nên, chư thiện-trí tán dương, ca tụng rằngth:i“ềnGitớuiệ.trCohngo Thánh-đạo của các bậc Thánh là giới cao cả nhất trong các loại giới.”
Những người nào có đức-tin trong sạch trong giới của bậc Thánh-nhân, những người ấy được gọi là người có đức-tin trong sạch trong giới cao cả nhất và được quả báu cao cả nhất.

Đức-Phật thuyết dạy bài kệ ý nghĩa rằng:

Đức-tin trong sạch nơi ngôi cao cả, Trí-tuệ hiểu biết nơi ngôi cao cả.
Đức-tin trong sạch Đức-Phật cao cả,
Là Bậc Vô-Thượng xứng đáng cúng dường.
Đức-tin trong sạch Đức-Pháp cao cả,
Là Niết-bàn pháp ly-ái tịch tịnh.
Đức-tin trong sạch Đức-Tăng cao cả,
Là phước điền cao thượng của chúng-sinh.
Người cúng dường đến chư Tăng cao cả,
Phước-thiện cao cả được tăng trưởng nhiều,
Được quả báu cao cả là sống lâu,
Sắc đẹp, danh vọng, tiếng tốt, an-lạc,
Và sức mạnh thể xác lẫn tinh thần.
Bậc thiện-trí cúng dường ngôi cao cả,
Có định-tâm vững trong pháp cao cả,
Bậc ấy sẽ là chư-thiên, nhân-loại,
Đạt đến nơi cao cả, tâm hoan-hỷ.

Đức-tin
là nền tảng mọi thiện-pháp, đó là đức-tin đồng sinh với trí-tuệ. Người có trí-tuệ chắc chắn có đức- tin, còn người có đức-tin không chắc có trí-tuệ, bởi vì trong 8 đại-thiện-tâm có 2 loại, 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ và 4 đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ.

* Ngài Trưởng-lão Subhūtitthera (31) là bậc Thánh A-ra-hán thuật lại tiền-kiếp của Ngài được tóm lược như sau:

Tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão Subhūti tên là Nanda, thuộc dòng tộc Bā-la-môn. Ngài sinh vào thời-kỳ trước khi Ðức-Phật Padumuttara (32) xuất hiện trên thế gian.
Công tử Nanda khi trưởng thành theo học các bộ môn theo truyền thống Bà-la-môn, sau khi thành tài, công tử đi xuất gia trở thành đạo-sĩ, là một đạo-sư có nhóm đệ-tử đạo-sĩ gồm có 44.000 vị trú tại chân dãy núi Himavanta. Vị Ðạo-sư Nanda cùng với 44.000 đệ-tử đều chứng đắc bát thiền: 4 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới, đặc biệt chứng đắc đầy đủ ngũ-thông.
Khi Ðức-Phật Padumuttara xuất hiện trên thế gian, Đức-Phật ngự đến tỉnh thành Haṃsavatī cùng với chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng.
Một hôm, Ðức-Phật Padumuttara xả đại-bi định, xem xét các chúng-sinh có duyên lành nên tế độ, thì thấy rõ vị đạo-sĩ Nanda sẽ có ý nguyện trở thành vị Thánh Đại- thanh-văn của Đức-Phật trong thời vị-lai, còn nhóm 44.000 đệ-tử sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, nên Đức- Phật mặc y, mang bát một mình bay theo đường hư không đáp xuống chân dãy núi Himavanta, với tác-ý cho đạo-sĩ Nanda nhận biết Ngài là Đức-Phật.
Thật vậy, nhìn thấy tướng của Ngài từ xa đến, vị đạo-sư Nanda biết chắc chắn là Đức-Phật, nên hết lòng cung kính đón rước, thỉnh Đức-Phật ngự vào trong cốc, thỉnh Đức-Phật ngự trên chỗ cao quý, còn mình ngồi chỗ thấp, thành kính đảnh lễ Đức-Phật.
Khi ấy, nhóm đệ-tử hái trái cây từ rừng trở về nhìn thấy tôn-sư của mình ngồi chỗ thấp, nhìn thấy Đức-Phật có đầy đủ tướng tốt ngồi chỗ cao quý, không biết bậc ấy cao thượng như thế nào nên thưa rằng:
- Kính thưa tôn sư, chúng con tưởng tôn sư là bậc cao cả trong đời, không ngờ nay có Bậc ấy còn cao thượng hơn tôn sư nữa.
- Kính thưa tôn sư, Bậc ấy cao thượng như thế nào?

Đạo-sư Nanda dạy bảo rằng:
- Này các con! Các con không nên đem hột cát so sánh với núi cao Sineru. Bậc ấy là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị trong toàn cõi-giới chúng- sinh. Các con hãy nên cung kính đảnh lễ Đức-Phật.
Nghe lời khuyên dạy của thầy, nhóm đệ-tử cùng nhau cung kính đảnh lễ Đức-Phật.
Đạo-sư Nanda dạy bảo đệ-tử chọn lựa trái cây ngon lành, sạch sẽ đem đến cúng dường lên Đức-Phật.
Sau khi độ trái cây và uống nước xong, Đức-Phật nghĩ rằng: “Chư tỳ-khưu-Tăng hãy đến đây.” Chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng hiểu biết ý nghĩ của Đức-Thế- Tôn, nên 100 ngàn chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng bay đến hầu Đức-Phật.
Đạo-sư Nanda gọi nhóm đệ-tử dạy bảo rằng:
- Này các con! Chỗ ngồi của Đức-Phật chưa xứng đáng và 100 ngàn chỗ ngồi của chư Trưởng-lão tỳ-khưu- Tăng chưa có. Vậy, các con hãy nên vận dụng phép thần thông bay đi tìm các đóa hoa xinh đẹp và thơm tho đem về làm chỗ ngồi, để cúng dường lên Đức-Phật và chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng, bằng phép thần thông của mình.
Vâng lời đạo-sư, nhóm đệ-tử mỗi người bay đi mỗi ngả tìm các đóa hoa xinh đẹp và thơm tho đem về kết làm pháp tòa đặc biệt nguy nga lộng lẫy, để cúng dường lên Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác và 100 ngàn chỗ ngồi khác, đặc biệt có 2 chỗ ngồi dành cho 2 vị Thánh Tối- thượng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.
Công việc trang hoàng chẳng mấy chốc đã hoàn thành tốt đẹp, bằng phép thần thông của nhóm đệ-tử.
Đạo-sư Nanda cung kính đảnh lễ Đức-Phật bạch rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, kính thỉnh Ngài ngự đến ngồi trên pháp tòa được kết bằng các loài hoa mà chúng con đã trang hoàng xong, để cho chúng con được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.
Đức-Thế-Tôn ngự lên ngồi trên pháp tòa xong, rồi chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng theo thứ tự bậc cao thấp lên ngồi chỗ của mình.

Khi ấy, Đức-Thế-Tôn nghĩ rằng: “Như-Lai nên nhập- diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti) suốt 7 ngày đêm, để cho nhóm đạo-sĩ này có được nhiều phước-thiện cao quý.”
Biết Đức-Thế-Tôn đã nhập-diệt-thọ-tưởng, nên chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng cũng đều nhập-diệt-thọ-tưởng theo Đức-Phật.
Đạo-sĩ Nanda cầm chiếc lọng kết bằng các loại hoa xinh đẹp thơm tho, đứng hầu Đức-Phật cũng suốt 7 ngày đêm.

Sau khi xả diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti), Đức-Thế-Tôn truyền dạy vị tỳ-khưu có 2 đức-hạnh: araṇa- vihārīnañca dakkhiṇeyyānañca xuất sắc nhất trong hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, thuyết pháp tán dương lễ cúng dường chỗ ngồi kết bằng các loại hoa của nhóm đạo-sĩ.
Tiếp theo Đức-Thế-Tôn thuyết pháp tế độ nhóm đạo- sĩ gồm có 44.000 vị đều chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán ngay khi ấy.
Riêng đạo-sư Nanda có ước nguyện muốn trở thành vị tỳ-khưu có 2 đức-hạnh: araṇavihārīnañca dakkhiṇeyyā- nañca xuất sắc nhất trong hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật trong thời vị-lai như vị tỳ-khưu này, nên không chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào cả.
Đức-Phật cho phép 44.000 đạo-sĩ xuất gia tỳ-khưu theo cách gọi “Etha Bhikkhavo.” Tất cả đạo-sĩ đều trở thành tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu, trang nghiêm, lục căn thanh-tịnh như chư vị Đại-Trưởng-lão có 60 hạ.

Khi ấy, đạo-sĩ Nanda cung kính đảnh lễ Đức-Phật Padumuttara, bạch rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, những phước-thiện nào mà con đã thành kính cúng dường, cầm chiếc lọng hoa đứng hầu Ngài suốt 7 ngày đêm,… Những phước-thiện ấy, con không mong muốn gì khác, con chỉ có ước nguyện muốn trở thành vị tỳ-khưu có 2 đức-hạnh: araṇavihārīnañca dakkhiṇeyyānañca xuất sắc nhất trong hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật trong thời vị-lai, như vị tỳ-khưu ấy của Ngài mà thôi.
Đức-Phật Padumuttara biết rõ nguyện vọng của đạo- sĩ Nanda sẽ được thành tựu như ý, nên Đức-Phật khuyên dạy và thọ ký rằng:
“Bhāvehi Buddhānussatiṃ.
Bhāvanānamanuttaraṃ.
Imaṃ satiṃ bhāvayitvā,
Pūrayissasi mānasaṃ …”
(33)
- Này Nanda! Con nên thực hành niệm-niệm 9 ân-Đức- Phật là đề-mục thiền-định cao thượng hơn tất cả đề-mục.
Sau khi đã thực hành đề-mục niệm 9 ân-Đức-Phật rồi, con sẽ được thành tựu đầy đủ ý nguyện của con như là:
* Con sẽ hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời suốt
30.1 đại-kiếp trái đất.
* Con sẽ làm Đức-vua trời 80 kiếp.
* Con sẽ làm Đức-Chuyển-luân-Thánh-vương trong cõi người 1.000 kiếp.
* Con sẽ làm Đức-vua trong nước lớn không sao kể xiết.

Đó là quả báu của pháp niệm 9 ân-Đức-Phật.
* Những kiếp tử sinh luân-hồi của con không sinh trong cõi ác-giới, chỉ sinh trong cõi thiện-giới mà thôi.
Đó là quả báu của pháp niệm 9 ân-Đức-Phật.
* Từ nay, còn 100.000 đại-kiếp trái đất nữa, Đức-Phật Gotama sẽ xuất hiện trên thế-gian. Khi ấy, con sinh trong gia đình phú hộ Sumana, tên con là Subhūti. Khi trưởng thành, con từ bỏ nhà, của cải tài sản 800 triệu, đi xuất gia theo Đức-Phật Gotama.
Sau khi xuất gia trở thành tỳ-khưu không lâu, con thực hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, cùng với tứ- tuệ-phân-tích, lục-thông.
Đức-Phật Gotama ấy sẽ tuyên dương con là vị Thánh thanh-văn đệ-tử có 2 đức-hạnh xuất sắc nhất trong hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Ngài, đó là araṇavihārīnaṃ: thường trú trong đức-hạnh không phiền não và dakkhiṇey- yānaṃ: đức-hạnh thọ nhận thứ vật dụng của thí chủ.
Đó là quả báu của pháp niệm-niệm 9 ân-Đức-Phật.

Thật vậy, từ đó những tiền-kiếp tử sinh luân-hồi cho đến kiếp chót là Ngài Trưởng-lão Subhūti được diễn tiến đúng như lời thọ ký của Đức-Phật Padumuttara.

* Siṅgālamātutherī
(34)Đại-đức tỳ-khưu-ni bậc Thánh A-ra-hán thuật lại tiền-kiếp của Ngài được tóm lược như sau:

* Trong thời-kỳ Đức-Phật Padumuttara xuất hiện trên thế gian, khi ấy, tiền-kiếp của Đại-đức tỳ-khưu-ni là tiểu thư sinh trong gia đình của vị quan lớn của triều đình có chức trọng quyền cao giàu sang phú quý.
Một hôm, tiểu thư đi với thân phụ cùng nhóm thuộc hạ đến nghe Đức-Phật Padumuttara thuyết pháp, cô phát sinh đức-tin trong sạch, nên xin thân phụ cho phép cô xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni trong giáo-pháp của Đức-Phật Padumuttara.
Tỳ-khưu-ni Siṅgālamātu có đức-tin đặc biệt nơi Tam-Bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, thích nghe pháp, thích chiêm ngưỡng Đức-Phật.
Một thuở nọ, tỳ-khưu-ni nhìn thấy Đức-Phật Padumuttara tuyên dương vị Đại-đức tỳ-khưu-nibậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng đức-tin trong sạch (saddhāvimutta) xuất sắc nhất trong hàng chư tỳ-khưu-ni đệ-tử của Ngài, nên tỳ-khưu-ni có ý nguyện muốn được ngôi vị ấy.
Khi ấy, Đức-Thế-Tôn có tâm đại-bi tế độ truyền dạy tỳ-khưu-ni rằng:
- Này con! Con nên là người có đức-tin trong sạch, vững chắc không lay chuyển nơi Như-Lai, nơi Đức-Pháp-bảo, nơi chư tỳ-khưu-Tăng-bảo, có giới hạnh trong sạch mà chư Thánh-nhân ca tụng, có chánh-kiến đúng đắn.
Lắng nghe lời khuyên dạy của Đức-Phật Padumuttara, tỳ-khưu-ni phát sinh thiện-tâm vô cùng hoan-hỷ bạch hỏi Đức-Phật về ý nguyện muốn được ngôi vị Đại-đức tỳ- khưu-nibậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng đức-tin trong sạch (saddhāvimutta) xuất sắc nhất trong hàng chư tỳ-khưu-ni của Đức-Phật vị-lai cũng như vị Đại-đức tỳ- khưu-ni đệ-tử của Ngài hiện-tại, có được thành tựu như ý nguyện hay không.
Khi ấy, Đức-Phật Padumuttara có tâm đại-bi tế độ thọ ký rằng:
- Này con! Nguyện vọng của con sẽ được thành tựu như ý nguyện.
- Này con! Từ nay, còn 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama sẽ xuất hiện trên thế gian. Khi ấy, con là mẹ của Siṅgāla gọi là Siṅgālamātu sẽ xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, rồi Ngài sẽ tuyên dương con trong ngôi vị Đại-đức tỳ-khưu-ni là bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng đức-tin trong sạch (saddhāvimutta) xuất sắc nhất trong hàng chư tỳ- khưu-ni đệ-tử của Đức-Phật.
Lắng nghe lời thọ ký của Đức-Phật Padumuttara, tỳ-khưu-ni phát sinh thiện-tâm vô cùng hoan-hỷ cố gắng tinh-tấn không ngừng tạo cho đầy đủ 10 pháp-hạnh Ba-la-mật.
Do nhờ thiện-pháp các pháp-hạnh Ba-la-mật, nên trong vòng tử sinh luân-hồi suốt 100 ngàn đại-kiếp trái đất, những hậu-kiếp của tỳ-khưu-ni không hề bị sa vào 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), và do nhờ thiện-nghiệp ấy mà những hậu-kiếp chỉ có tái-sinh trong các cõi thiện-giới: cõi người và các cõi trời mà thôi.

* Thời-kỳ Ðức-Phật Gotaṃa xuất hiện trên thế gian, hậu-kiếp chót của tỳ-khưu-ni sinh làm con gái của phú hộ ở kinh-thành Rājagaha. Khi cô trưởng thành kết hôn cùng với người con trai của phú hộ, sinh được một người con trai đặt tên là Siṅgāla. Vì vậy, bà có tên gọi là Siṅgālamātu: Mẹ của cậu Siṅgāla.
Một hôm, bà Siṅgālamātu đến nghe Đức-Phật Gotama thuyết pháp, bà chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu. Bà kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.
Tỳ-khưu-ni Siṅgālamātu có đức-tin trong sạch đặc biệt thực hành đề-mục niệm-niệm 9 ân-Đức-Phật (Buddhānussati), đạt đến tâm cận-định (upacāra- samādhi), dùng tâm cận định này làm nền tảng, làm đối- tượng thiền-tuệ, rồi thực hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả cho đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, cùng với tứ-tuệ-phân-tích, lục-thông, hoàn thành xong phận sự của bậc xuất-gia trong giáo- pháp của Đức-Phật Gotama.
Ðức-Phật ngự tại ngôi chùa Jetavana tuyên dương Đại-đức tỳ-khưu-ni Singālamātu là bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng đức-tin trong sạch (saddhāvimutta) xuất sắc nhất trong hàng chư tỳ-khưu-ni đệ-tử của Ngài.
Tất cả đều đúng như Đức-Phật Padumuttara quá-khứ đã thọ ký đối với Đại-đức tỳ-khưu-ni Singālamātu.

* Tích Ngài Trưởng-lão Phussadeva (35)

Ngài Trưởng-lão Phussadeva
ở tại nước Srilanka, sau khi Đức-Phật Gotama đã tịch diệt Niết-bàn, được tóm lược như sau:
Thời-kỳ sau khi Đức-Phật Gotama đã tịch diệt Niết- bàn, tại đất nước Srilanka có ngôi Bảo-tháp tôn thờ Xá- lợi của Đức-Phật Gotama.

Hằng ngày, Ngài Trưởng-lão Phussadeva làm phận sự quét dọn, lau chùi, làm sạch sẽ xung quanh nền ngôi Bảo-tháp xong, rồi Ngài ngồi thực hành đề-mục niệm- niệm 9 ân-Đức-Phật.
Một hôm, Ác-Ma-thiên hiện xuống biến thành người kỳ dị làm dơ bẩn nền ngôi Bảo-tháp. Ngài Trưởng-lão phải đứng dậy lau chùi cho sạch sẽ.
Cũng như vậy, ngày thứ hai, ngày thứ ba Ác-Ma-thiên hiện xuống biến thành người kỳ dị xấu xí chưa từng thấy trong vùng này bao giờ, nên Ngài Trưởng-lão suy xét rằng:
“Người già kỳ dị xấu xí này ta chưa từng thấy lần nào.
Vậy người ấy có phải là Ác-Ma-thiên hiện xuống làm quấy rầy ta chăng, thử hỏi xem sao.”
- Này ngươi! Ngươi là Ác-Ma-thiên phải không?

Ác-Ma-thiên không còn giấu giếm được nữa, nên thừa nhận, rồi hiện nguyên hình Ác-Ma-thiên.
Ngài Trưởng-lão Phussadeva tha thiết khẩn khoản Ác-Ma-thiên rằng:
- Này Ác-Ma-thiên! Ngươi có nhiều oai lực phi thường, ngươi đã từng gặp Đức-Phật Gotama. Nay, lão tăng tha thiết khẩn khoản ngươi biến hóa lại kim thân của Đức-Phật Gotama cho lão tăng chiêm ngưỡng có được hay không?
Theo lời tha thiết khẩn khoản của Ngài Trưởng-lão Phussadeva, Ác-Ma-thiên biến hóa ra kim thân của Đức-Phật Gotama.
Nhìn thấy Ác-Ma-thiên biến hóa ra kim thân của Đức-Phật Gotama như vậy, nên Ngài Trưởng-lão Phussadeva nghĩ rằng: “Ác-Ma-thiên còn có tâm ác, phiền-não mà biến hóa ra kim thân của Đức-Phật Gotama thật đáng tôn kính như thế ấy. Sự thật, Đức-Thế-Tôn không còn phiền-não, hoàn toàn trong sạch thanh-tịnh thì kim thân của Đức-Phật thật đáng tôn kính biết dường nào!”
Sau khi tư duy đúng đắn như vậy, Ngài Trưởng-lão Phussadeva thực hành đề-mục niệm 9 ân-Đức-Phật, phát sinh hỷ lạc đồng sinh với đại-thiện-tâm chưa từng có, đạt đến cận-định trong đề-mục niệm-niệm 9 ân-Đức-Phật.
Thọ lạc đồng sinh với đại-thiện-tâm này trong thọ niệm-xứ thuộc về danh-pháp là đối-tượng thiền-tuệ, Ngài Trưởng-lão Phussadeva chuyển sang thực hành pháp-hành thiền-tuệ phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của thọ lạc là danh-pháp là pháp-vô-ngã, tiếp tục phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh., sự diệt của danh-pháp, sắc-pháp, hiện rõ 3 trạng-thái-chung (trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng- thái vô-ngã), dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 .Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái, trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại ngôi Bảo-tháp ấy.

Đức-tin vững chắc nơi Tam-bảo

Chỉ có chư Thánh-nhân mới có đức-tin vững chắc nơi Tam-bảo mà thôi, bởi vì chư Thánh-nhân là bậc đã diệt tận được phiền-não hoài-nghi nơi Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, cho nên, không có một ai hoặc một sự việc gì có thể làm cho bậc Thánh-nhân mất đức-tin nơi Tam-bảo, mà sự thật chỉ có đức-tin trong sạch vững chắc hoàn toàn nơi Tam-bảo cho đến kiếp chót mà thôi.
Đối với các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật là cận- sự-nam, cận-sự-nữ, tỳ-khưu, sa-di còn là hạng phàm-nhân, có đức-tin luôn luôn trong sạch nơi Tam-bảo không phải điều dễ dàng, bởi vì các hạng phàm-nhân còn có nhiều phiền-não chi phối, nhất là phiền-não hoài-nghi nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, chưa có đủ tin hoàn toàn nơi nghiệp và quả của nghiệp.

Như vậy, để dễ dàng phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, cần phải có đối-tượng cao cả và rõ ràng. Như Đức-Phật dạy trong kinh Cundīsutta:
- Đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật-bảo là đức-tin nơi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Ngài có 9 ân-Đức, là Bậc cao cả nhất trong tất cả các loài chúng-sinh trong toàn cõi-giới.
- Đức-tin trong sạch nơi Đức-Pháp-bảo là đức-tin nơi 10 chánh-pháp nhất là Niết-bàn pháp ly-ái diệt tận được mọi cảnh khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
- Đức-tin trong sạch nơi Đức-Tăng-bảo là đức-tin nơi chư Thánh-Tăng, có 4 bậc là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán, là phước điền cao thượng của chúng-sinh không nơi nào sánh được.

Khi có đối-tượng Tam-bảo cao cả và rõ ràng, thì người cận-sự-nam, cận-sự-nữ mới dễ dàng phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo và giữ gìn duy trì được đức-tin ấy, chắc chắn sẽ có được quả báu cao cả nhất trong các quả báu trong đời.
Đức-tin nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp- bảo, Đức-Tăng-bảo làm nền tảng cho mọi thiện-pháp đó là đức-tin có trí-tuệ dẫn đầu trong tất cả mọi thiện- pháp từ dục-giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô- sắc-giới thiện-pháp cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp.

Bậc Thánh-nhân có đức-tin vững chắc nơi Tam-bảo

Người nào muốn có đức-tin vững chắc không lay chuyển, người ấy không chỉ học hiểu biết rõ pháp-học chánh-pháp (pariyatti saddhamma) mà còn phải thực hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền- tuệ tam-giới thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới; thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái- chung (trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã) của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; dẫn đến trí- tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng ngộ chân-lý tứ Thánh- đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh- quả, Niết-bàn, diệt tận được diṭṭhi (tà-kiến thấy sai chấp lầm), vicikicchā (hoài-nghi), trở thành bậc Thánh Nhập-lưu có đức-tin vững chắc không lay chuyển nơi Tam- bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo.

Thật vậy, tích cận-sự-nam Sūrambaṭṭhavatthu (36) được tóm lược như sau:

Trong thời-kỳ Đức-Phật Padumuttara xuất hiện trên thế gian, tiền-kiếp của cận-sự-nam Sūrambaṭṭha là người cận-sự-nam trong kinh-thành Haṃsavatī, đến nghe Đức-Phật Padumuttara thuyết-pháp. Khi ấy, Đức-Phật tuyên dương một cận-sự-nam có đức-tin nơi Tam-bảo đệ nhất, vững chắc không lay chuyển, trong hàng cận-sự-nam.
Tiền-kiếp của cận-sự-nam Sūrambaṭṭha có ý nguyện muốn trở thành cận-sự-nam có đức-tin đệ nhất vững chắc không lay chuyển nơi Tam-bảo, trong hàng cận-sự- nam của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.
Tiền-kiếp của cận-sự-nam Sūrambaṭṭha đã thỉnh Đức- Phật Padumuttara cùng với chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng đến tư gia, để làm phước-thiện bố-thí cúng dường lên Đức-Phật cùng với chư Trưởng-lão tỳ-khưu-Tăng.
Đến ngày cuối, tiền-kiếp của cận-sự-nam Sūrambaṭṭha kính bạch với Đức-Phật về ý nguyện muốn trở thành cận-sự-nam có đức-tin đệ nhất vững chắc không lay chuyển nơi Tam-bảo, trong hàng cận-sự-nam của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.
Đức-Phật Padumuttara thọ ký từ kiếp trái đất ấy còn 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, đến thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, cận-sự-nam này sẽ được thành-tựu như ý nguyện.
Tiền-kiếp của cận-sự-nam Sūrambaṭṭha tiếp tục cố gắng tinh-tấn bồi bổ các pháp-hạnh ba-la-mật, trải qua tử sinh luân-hồi trong cõi người và cõi trời dục-giới suốt 100 ngàn đại-kiếp trái đất.
Thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, hậu kiếp của cận-sự-nam ấy sinh trưởng trong gia đình phú hộ trong kinh-thành Sāvatthī, được đặt tên là công-tử Sūrambaṭṭha.
Khi công-tử Sūrambaṭṭha trưởng thành lập gia đình trở thành phú hộ thường hộ độ nhóm tu-sĩ ngoại đạo.
Vào canh chót đêm, Đức-Thế-Tôn sau khi xả đại bi định, suy xét chúng-sinh nào có duyên lành nên tế độ thì thấy rõ, biết rõ phú hộ Sūrambaṭṭha có phước duyên trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
Sáng hôm ấy, Đức-Thế-Tôn mang bát ngự đi khất thực đến đứng cổng tư gia của phú hộ Sūrambaṭṭha. Nhìn thấy Đức-Thế-Tôn, phú hộ Sūrambaṭṭha nghĩ rằng: “Sa-môn Gotama xuất thân từ dòng vua Sakya cao quý, danh tiếng của Ngài được lan truyền khắp mọi nơi trong thế gian. Vì vậy, nếu ta không đón rước Sa-môn Gotama thì đó là điều không nên đối với ta.”

Sau khi suy nghĩ như vậy, nên phú hộ Sūrambaṭṭha đi ra tận ngoài cổng, cung-kính đảnh lễ dưới đôi bàn chân của Đức-Thế-Tôn, rồi xin nhận cái bát, kính thỉnh Đức-Thế-Tôn vào trong nhà, thỉnh Đức-Thế-Tôn ngự trên chỗ cao quý nhất, kính dâng vật thực lên Đức-Thế-Tôn.
Sau khi Đức-Thế-Tôn thọ thực xong, phú hộ cung kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi ngồi một nơi hợp lẽ. Khi ấy, Đức-Thế-Tôn thuyết-pháp tế độ phú hộ Sūrambaṭṭha.
Sau khi nghe Đức-Thế-Tôn thuyết-pháp xong, phú hộ Sūrambaṭṭha thực hành pháp-hành thiền-tuệ liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh- đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được diṭṭhi (tà-kiến thấy sai chấp lầm), vicikicchā (hoài-nghi) nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama. Sau khi tế độ phú hộ Sūrambaṭṭha xong, Đức-Thế-Tôn ngự trở về ngôi chùa Jetavana.
Ngay khi ấy, Ác-ma-thiên nghĩ rằng:
“Phú hộ Sūrambaṭṭha vốn là người nằm trong quyền năng của ta, nhưng sáng nay Đức-Thế-Tôn ngự đến ngôi nhà của phú hộ, thuyết-pháp tế độ phú hộ.
Sau khi nghe pháp, phú hộ Sūrambaṭṭha có chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào không? Vậy ta nên thử xem phú hộ ấy đã thoát ra khỏi quyền năng của ta hay là chưa thoát khỏi?”

Ác-ma-thiên liền biến hóa ra giống như kim thân Đức-Phật Gotama có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân, 80 tướng tốt phụ, mang bát đến đứng trước cổng nhà của phú hộ Sūrambaṭṭha.
Nhìn thấy Đức-Thế-Tôn ngự đến đứng trước cổng nhà, phú hộ Sūrambaṭṭha nghĩ rằng: “Đức-Thế-Tôn vừa mới ngự đi về rồi liền ngự trở lại, đó là điều bất thường.”

Tuy vậy, nhưng vì cung-kính Đức-Thế-Tôn nên phú hộ Sūrambaṭṭha liền vội vã đi ra tận cổng cung-kính đảnh lễ dưới 2 bàn chân của Đức-Thế-Tôn, rồi đứng một nơi hợp lẽ, kính bạch với Đức-Thế-Tôn rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Đức-Thế-Tôn đã ngự trở về rồi, do nhân nào, duyên nào Đức-Thế-Tôn ngự trở lại? Bạch Ngài.
Ác-ma-thiên truyền bảo rằng:
- Này Sūrambaṭṭha! Như-lai không suy xét kỹ nên dạy rằng:“Tất cả mọi ngũ-uẩn (sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn) đều là vô-thường, là khổ, là vô-ngã.” Nhưng thật ra, không phải là tất cả mọi ngũ-uẩn, mà có một số ngũ-uẩn là thường, là bền vững, là trường tồn, vĩnh cửu.
Nghe như vậy, cận-sự-nam Sūrambaṭṭhabậc Thánh-Nhập-lưu đã có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sau sự sinh, sự diệt của ngũ-uẩn (sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn) hoặc sắc-pháp, danh-pháp tam-giới đều có 3 trạng-thái-chung (trạng-thái vô-thường, trạng- thái khổ, trạng-thái vô-ngã), nên suy xét rằng:
“Ác-ma-thiên thường đối nghịch với Đức-Phật. Vậy, người này chắc chắn là Ác-ma-thiên.”
Cận-sự-nam Sūrambaṭṭha khẳng khái nói rằng:
“Ngươi chính là Ác-ma-thiên!”
Với lời đanh thép của cận-sự-nam Sūrambaṭṭha, bậc Thánh Nhập-lưu, nên Ác-ma-thiên không thể chối được, đành phải thú thật rằng:
- Này phú hộ Sūrambaṭṭha! Tôi chính là Ác-ma-thiên.
Khi ấy, cận-sự-nam Sūrambaṭṭha chỉ ngón tay về phía Ác-ma-thiên mà khẳng khái nói rằng:
- Này Ác-ma-thiên! Hằng trăm Ác-ma-thiên, hằng ngàn Ác-ma-thiên đến đây cũng không thể làm cho đức- tin của ta lay chuyển được.
Đức-Phật Gotama thuyết-pháp tế độ ta thấy rõ, biết rõ tất cả các pháp hữu-vi là ngũ-uẩn (sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn), sắc-pháp, danh-pháp đều vô-thường, không bền vững, không vĩnh cửu.
Ngươi hãy biến đi, không được đứng trước cổng nhà của ta nữa!

Nghe lời chỉ trích một cách thậm tệ của cận-sự-nam Sūrambaṭṭha, Ác-ma-thiên không thể nói được lời nào, nên biến mất tại nơi ấy.
Vào buổi chiều, cận-sự-nam Sūrambaṭṭha đi đến ngôi chùa Jetavana vào hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi thuật lại chuyện Ác-ma-thiên đến đứng trước cổng nhà rằng:
- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Ác-ma-thiên đã cố gắng, nhưng không thể làm cho đức-tin nơi Tam-bảo: Đức- Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo của con lay chuyển được như vậy. Bạch Ngài.
Nhân chuyện cận-sự-nam Sūrambaṭṭha như vậy, tại ngôi chùa Jetavana, giữa tứ chúng thanh-văn đệ-tử, Đức- Thế-Tôn tuyên dương cận-sự-nam Sūrambaṭṭha rằng:
“Etadaggaṃ bhikkhave, mama sāvakānaṃ upāsakānaṃ aveccappasannānaṃ yadidaṃ Sūro ambaṭṭho.”
- Này chư tỳ-khưu! Cận-sự-nam Sūrambaṭṭha là cận- sự-nam có đức-tin nơi Tam-bảo đệ nhất vững chắc không lay chuyển, trong các hàng cận-sự-nam thanh-văn đệ-tử của Như-lai.
Kiếp hiện-tại này, cận-sự-nam Sūrambaṭṭha được thành-tựu danh hiệu là cận-sự-nam có đức-tin nơi Tam- bảo đệ nhất vững chắc không lay chuyển, trong các hàng cận-sự-nam thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama, đó là quả của vô số kiếp quá-khứ từ khi tiền-kiếp của cận-sự-nam Sūrambaṭṭha gặp Đức-Phật Padumuttara trong thời quá-khứ đã phát nguyện và được Đức-Phật thọ ký.


Đức-tin nơi Tam-bảo

Để có đức-tin vững chắc nơi Tam-bảo, các hàng thanh-văn đệ-tử không chỉ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo mà còn phải có trí-tuệ trong 3 pháp như sau:
- Pháp-học Phật-giáo (Pariyatti sāsana).
- Pháp-hành Phật-giáo (Paṭipatti sāsana).
- Pháp-thành Phật-giáo (Pativedha sāsana).

1- Pháp-học Phật-giáo (Pariyatti sāsana) đó là học hỏi, ghi nhớ thuộc lòng thấu suốt Tam-tạng Pāḷi và Chú- giải Pāḷi, lời giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, để làm nền tảng căn bản cho pháp-hành Phật-giáo.
2- Pháp-hành Phật-giáo (Paṭipatti sāsana) đó là thực hành pháp-hành giới cho trong sạch và trọn vẹn, làm nền tảng cho thực hành pháp-hành thiền-định được phát triển dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện- tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, làm nền tảng cho thực hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền- não, trở thành 4 bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.
3- Pháp-thành Phật-giáo (Pativedha sāsana) đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, gọi là 9 pháp siêu- tam-giới (navalokuttaradhamma).

4 Thánh-đạo (Magga)

1- Nhập-lưu Thánh-đạo (Sotāpattimagga).
2- Nhất-lai Thánh-đạo (Sakadāgāmimagga).
3- Bất-lai Thánh-đạo (Anāgāmimagga).
4- A-ra-hán Thánh-đạo (Arahattamagga).

4 Thánh-quả (Phala)

1- Nhập-lưu Thánh-quả (Sotāpattiphala).
2- Nhất-lai Thánh-quả (Sakadāgāmiphala).
3- Bất-lai Thánh-quả (Anāgāmiphala).
4- A-ra-hán Thánh-quả (Arahattaphala).

4 bậc Thánh-nhân (Ariyapuggala)

1- Bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna).
2- Bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī).
3- Bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī).
4- Bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta).

Thật ra, chỉ có bậc Thánh-nhân mới thật sự có đức-tin nơi Tam-bảo vững chắc không lay chuyển mà thôi, bởi vì mỗi bậc Thánh-nhân đã diệt tận được phiền-não như sau:
* Bậc Thánh Nhập-lưu đã diệt tận được 2 loại phiền- não là tà-kiến hoài-nghi.
* Bậc Thánh Nhất-lai đã diệt tận được 1 loại phiền- não là sân loại thô.
* Bậc Thánh Bất-lai đã diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại vi-tế.
* Bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được 7 loại phiền- não còn lại là tham, si, ngã-mạn, buồn-chán, phóng- tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi không còn dư sót nữa.
Cho nên, chỉ có 4 bậc Thánh-nhân chắc chắn có đức-tin nơi Tam-bảo vững chắc không lay chuyển mà thôi.

(Xong chương III Ân-đức Tam-bảo.)


(1) Bộ Chú-giải Dīghanikāya, Mahāvagga, kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta.
(2) Dhammapadaṭṭhakathā, Mahākassapattherapiṇḍapātadinnavatthu.
(3) Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, tích Mahākassapattherapiṇḍapātadinnavatthu.
(4) Aṅguttaranikāya, kinh Kulasutta.
(5) Bộ Petavatthu, tích Sāriputtattheramātupeta.
(6) Bộ Vimānavatthu, tích Vihāravimāna.
(7) Samyuttanikāya, Sagāthavagga, kinh Saṃghavandanāsutta.
(8) Dhammapadagāthā câu kệ thứ 109.
(9) Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, tích Lajādevadhītā.
(10) Majjhimanikāya, Uparipaṇṇāsa, kinh Dakkhiṇavibhaṅgasutta.
(11) Aṅguttaranikāya, phần Ekadhammapāḷi.
(12) Saṃyuttanikāya, Sagāthavagga, Kinh Dhajaggasutta.
(13) Dhammapadaṭṭhakathā, tích Mahākappinattheravatthu.
(14) Xem ý nghĩa tại đây
(15) Xem ý nghĩa tại đây
(16) Tiền-kiếp của Đức-vua Mahākappina và Chánh-cung Hoàng-hậu Anojā đã từng lưu trữ ở trong tâm từ nhiều kiếp trong quá-khứ 9 ân-đức Phật- bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo. Nay kiếp hiện-tại nghe đến danh hiệu “Buddho, Dhammo, Saṃgho” nên có khả năng đặc biệt ghi nhớ lại được, rồi niệm 9 ân-đức Phật-bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo, một cách dễ dàng như vậy.
(17) Maj. Majjhimapaṇṇāsa, Kinh Selasutta.
(18) Đạo-sĩ Keṇiya vốn là người có nhiều của cải tài-sản lớn hộ độ các Bà-la- môn có uy tín trong dân chúng, các quan trong triều đình, …
(19) Dīghanikāya, Sīlakkhandhavagga, Kinh Tevijjasutta.
(20) 3 bộ sách của đạo Bà-la-môn là Iruveda, Yajuveda, Sāmaveda.
(21) Bộ Therāpadāna, Tích Sugandhattherāpadāna.
(22) Bộ Therāpadāna, tóm lược tích Ngài Sugandhattherāpadāna.
(23) Aṅguttaranikāya, Catukanipāta, kinh Aggappasādasutta.
(24) Aṅguttaranikāya, Catukanipāta, kinh Cundīsutta.
(25) Cõi thiện-giới đó là cõi người, 6 cõi trời dục-giới.
(26) Cõi ác-giới đó là cõi địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh.
(27) Giới đứt: Phạm điều-giới đầu hoặc điều-giới cuối bị đứt rời ra.
(28) Giới thủng: Phạm điều-giới ở phần giữa.
(29) Giới đốm: Phạm điều-giới xen kẽ nhau.
(30) Giới đứt lan: Phạm điều-giới đi liền với nhau.
(31) Bộ Therāpadāna, Ngài Trưởng-lão Subhūtitthera apadānavaṇṇanā.
(32) Từ thời-kỳ Đức-Phật Padumuttara đến Đức-Phật Gotama có khoảng cách thời gian là 100 ngàn đại-kiếp trái đất.
(33) Bộ Therāpadānapāḷi, Tiểu sử Ngài Trưởng-lão Subhūtitthera apadāna.
(34) Bộ Therī apadāna Siṅgalamātutherī apadāna.
(35) Bộ Chú-giải Tạng-luật, bộ Parivāra aṭṭhakathā.
(36) Bộ Aṅg, Ekanipātaṭṭhakathā, Etadaggavagga, Sūrambaṭṭhavatthu.


Mục lục quyển 2 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07


Mục lục chính | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 | Quyển 9 | Quyển 10


[Đầu trang][Mục lục tổng quát]