NỀN TẢNG PHẬT GIÁO
(MŪLABUDDHASĀSANA)
QUYỂN V
PHƯỚC THIỆN
(PUÑÑA-KUSALA)
II- PHƯỚC-THIỆN GIỮ-GIỚI (Sīlakusala)
Sīlayati kāyavacīkammāni sammādahatīti sīlaṃ.
Trạng-thái nào giữ gìn cho thân và khẩu trong sạch do thân thiện-nghiệp và khẩu thiện-nghiệp, trạng-thái ấy gọi là giới.
Sīlacetanā: Tác-ý giữ-giới đó là tác-ý tâm-sở (cetanā-cetasika) đồng sinh với dục-giới thiện-tâm tạo thân thiện-nghiệp (kāyakusalakamma) và khẩu thiện-nghiệp (vacīkusalakamma), đồng thời ngăn được thân hành-ác (kāyaduccarita) và khẩu nói-ác (vacīduccarita) không cho phát sinh.
Tác-ý giữ-giới (cetanāsīla) có phận sự giữ gìn thân và khẩu tránh xa thân hành-ác (kāyaduccarita) và khẩu nói-ác (vacīduccarita), thuộc về pháp-hành giới.
Sīlayati kusaladhamme upadhāretīti sīlaṃ.
Trạng-thái nào có khả năng làm nền tảng cho các thiện-pháp phát sinh như định (samādhi), tuệ (paññā), giải-thoát (vimutti), giải-thoát tri-kiến (vimuttiñāṇa-dassana), trạng-thái ấy gọi là giới.
Sīlacetanā: Tác-ý giữ-giới đó là tác-ý tâm-sở (cetanā-cetasika) đồng sinh với dục-giới thiện-tâm giữ gìn các điều-giới của mình được trong sạch và trọn vẹn để làm nền tảng, làm nơi nương nhờ cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ phát sinh, để cho mọi thiện-tâm phát sinh từ 8 dục-giới thiện-tâm, 5 sắc-giới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, cho đến 4 hoặc 20 siêu-tam-giới thiện-tâm đó là 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm phát sinh.
Cũng như vậy, giới của mình trong sạch và trọn vẹn hoàn toàn làm nền tảng, làm nơi nương nhờ cho mọi thiện-tâm phát sinh và tăng trưởng.
“Iti sīlaṃ iti samādhi iti paññā. Sīlaparibhāvito samādhi mahapphalo hoti, mahānisaṃso Samādhi-paribhāvitā paññā mahapphalā hoti, mahānisaṃsā. Paññāparibhāvitaṃ cittaṃ sammadeva āsavehi vimuccati. Seyyathidaṃ kāmāsavā bhavāsavā avijjāsavā[1].”
Giới có như vậy, thiền-định có như vậy, trí-tuệ-thiền-tuệ có như vậy.
* Thiền-định do có giới trong sạch, nên có quả báu tam-giới, có quả báu siêu-tam-giới.
* Trí-tuệ-thiền-tuệ do có thiền-định vững chắc, nên có quả báu tam-giới, có quả báu siêu-tam-giới.
* Thánh-đạo-tâm do có trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, nên giải thoát mọi phiền-não trầm-luân đó là dục-giới trầm-luân, kiếp sắc-giới, vô-sắc-giới trầm-luân, vô-minh trầm-luân.
Các thiện-pháp: dục-giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp thuộc tam-giới thiện-pháp, cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp cũng đều do nương nhờ nơi phước-thiện giữ-giới làm nền tảng, để phát sinh và tăng trưởng.
Phước-thiện giữ-giới là các loại giới nào?
Các loại giới
1- Bhikkhusīla: Tỳ-khưu-giới.
2- Bhikkhunīsīla: Tỳ-khưu-ni-giới.
3- Sāmaṇerasīla: Sa-di-giới.
4- Gahaṭṭhasīla: Tại-gia-giới.
1-Bhikkhusīla: Tỳ-khưu-giới được Đức-Phật chế định được ghi trong bhikkhupātimokkhasīla gồm có 227 điều-giới, và được ghi trong Tạng Luật Pāḷi (Vinayapiṭaka-pāḷi) gồm có 91.805.036.000 điều-giới.
2-Bhikkhunisīla: Tỳ-khưu-ni-giới được Đức-Phật chế định được ghi trong Bhikkhunīpātimokkhasīla gồm có 311 điều-giới.
3- Sāmaṇerasīla: Sa-di-giới được Đức-Phật chế định gồm có 10 điều-giới sa-di, 10 điều-giới hoại phẩm-hạnh sa-di, 10 điều-giới hành phạt sa-di, 75 điều-giới thực-hành của sa-di, tỳ-khưu, 14 pháp-hành của sa-di.
4-Gahaṭṭhasīla: Tại-gia-giới là giới của người tại-gia.
Ngoài 2 loại giới ấy ra, người tại-gia là cận-sự-nam, cận-sự-nữ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, nếu người cận-sự-nam, cận-sự-nữ nào có khả năng thọ-trì bát-giới uposathasīla, cửu-giới uposathasīla, thập-giới của người tại-gia thì người ấy tạo được phước-thiện giữ gìn giới đặc biệt hơn ngũ-giới và bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla.
Giải Thích 4 Loại Giới
Trong buổi lễ upasampadā: nâng đỡ vị sa-di giới-tử lên tỳ-khưu, do chư tỳ-khưu-Tăng có từ 5 vị tỳ-khưu thật trở lên tụ hội tại sīmā hành tăng-sự, có 2 -3 Ngài Trưởng-lão luật-sư tụng ñatticatutthakammavācā, nghĩa là tụng 1 lần ñatti: tuyên-ngôn và 3 lần kammavācā: thành-sự-ngôn, đến lần thứ 3 chấm dứt, ngay khi ấy vị sa-di giới-tử trở thành bhikkhu: tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, và đồng thời có tỳ-khưu-giới gồm có 227 điều-giới hoàn toàn đầy đủ, 14 pháp-hành của vị tỳ-khưu, …
Vị tỳ-khưu mới (navaka bhikkhu) có thể ăn ở chung với chư tỳ-khưu, hành tăng-sự chung với chư tỳ-khưu.
Để trở thành vị tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, người nam giới-tử cần phải hội đầy đủ 5 chi-pháp thành tựu tỳ-khưu (sampatti) là:
1- Vatthusampatti: Sa-di giới-tử hợp với Luật.
2- Ñattisampatti: Tụng ñatti đúng theo văn phạm Pāḷi.
3- Anusāsanasampatti: Tụng kammavācā đúng theo văn phạm Pāḷi.
4- Sīmāsampatti: Chỗ ranh giới sīmā hoàn toàn đúng theo Luật.
5- Purisasampatti: Chư tỳ-khưu-Tăng hội đầy đủ để hành tăng-sự.
Đó là 5 chi-pháp đúng theo Tạng Luật Pāḷi trong bộ Cūḷavaggaṭṭhakathāpāḷi.
Giảng giải 5 chi-pháp trở thành tỳ-khưu
1- Vatthusampatti: Sa-di giới-tử hợp với Luật.
Nếu sa-di giới-tử là người nam chưa đủ 20 tuổi, hoặc có tật nguyền, hoặc thuộc vào 1 trong 13 hạng người có lỗi cấm trở thành tỳ-khưu, thì gọi là vatthuvippatti: sa-di giới-tử không hợp với Luật.
2- Ñattisampatti: Tụng ñatti (tuyên-ngôn) đúng theo văn phạm Pāḷi.
Ngài Trưởng-lão luật sư là vị thông thạo văn phạm Pāḷi, rành rẽ về cách hành tăng-sự, tụng ñatti (tuyên-ngôn) 1 lần từng nguyên âm, từng phụ âm từng chữ đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana và đúng theo 10 byañjanabuddhi.
Nếu Ngài Trưởng-lão luật sư không hiểu biết rõ văn phạm Pāḷi, tụng ñatti (tuyên-ngôn) 1 lần không đúng từng nguyên âm, từng phụ âm, từng chữ không đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana và không đúng theo 10 byañjanabuddhi thì gọi là ñattivippatti: tụng tuyên ngôn không đúng theo văn phạm Pāḷi.
3- Anussāsanasampatti: Tụng kammavācā thành-sự-ngôn đúng theo văn phạm Pāḷi.
Ngài Trưởng-lão luật sư là vị thông thạo văn phạm Pāḷi, rành rẽ về cách hành tăng-sự, tụng kammavācā (thành-sự-ngôn) 3 lần từng nguyên âm, từng phụ âm, từng chữ đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana và đúng theo 10 Byañjanabuddhi.
Nếu Ngài Trưởng-lão luật sư không hiểu biết rõ văn phạm Pāḷi, tụng kammavācā (thành-sự-ngôn) 3 lần từng nguyên âm, từng phụ âm, từng chữ không đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana và không đúng theo 10 byañjanabuddhi, thì gọi là anussāsanavippatti: thành-sự-ngôn không đúng theo văn phạm Pāḷi.
4- Sīmāsampatti: Ranh-giới Sīmā đúng theo Luật. Sīmā là ranh giới có diện tích không lớn quá 3 do-
Sīmā là một nơi riêng biệt để chư tỳ-khưu-Tăng từ 4-5 vị trở lên hội họp hành các loại tăng-sự uposathakamma, tụng ñatti kammavācā, …
Nếu ranh-giới Sīmā không đúng theo Tạng Luật Pāḷi mà Đức-Phật đã chế định và ban hành, nghĩa là ranh-giới Sīmā không làm đúng theo Tạng Luật Pāḷi thì gọi là sīmāvippatti: ranh-giới Sīmā không đúng theo Luật.
5- Purisasampatti: Chư tỳ-khưu-Tăng đủ số lượng hành tăng-sự.
Đức-Phật cho phép làm lễ upasampadā: lễ nâng đỡ vị sa-di giới-tử lên vị tỳ-khưu tại trung Ấn-độ (majjhima-padesa) cần phải có ít nhất 10 vị tỳ-khưu thật, hay nhiều hơn càng tốt.
Ngoài trung Ấn-độ ra, các tỉnh nơi biên địa, kể cả các nước khác, Đức-Phật cho phép làm lễ upasampadā cần phải có ít nhất 5 vị tỳ-khưu thật, hay nhiều hơn càng tốt.
Chư tỳ-khưu-Tăng gồm có đủ số lượng cần thiết hội họp tại sīmā, hành tăng-sự, có 3 hoặc 2 hoặc 1 Ngài Trưởng-lão luật sư tụng ñatticatutthakammavācā, tụng 1 lần ñatti và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā, gọi là ñatticatutthakammavācā để thành tựu lễ nâng đỡ vị nam sa-di giới-tử trở thành vị tỳ-khưu đúng theo Tạng Luật Pāḷi mà Đức-Phật đã ban hành.
Vị tỳ-khưu mới (navakabhikkhu) ấy trở thành 1 trong tứ chúng: tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ của Đức-Phật Gotama.
* Trường hợp tuy có nhiều vị tỳ-khưu hội họp tại sīmā, nhưng trong số tỳ-khưu ấy phần đông là tỳ-khưu không thật, còn lại số tỳ-khưu thật không có đủ số lượng cần thiết 5 vị tỳ-khưu thật, thì cũng gọi là purisavippatti: chư tỳ-khưu-Tăng hội không đủ số lượng hành tăng-sự.
Trong trường hợp lễ upasampadā: nâng đỡ vị nam sa-di giới-tử lên tỳ-khưu ấy hội đủ 5 chi-pháp sampatti là vatthusampatti ñattisampatti, anusāsanasampatti, sīmāsampatti, purisasampatti thì lễ nâng đỡ vị nam sa-di giới-tử lên tỳ-khưu được thành-tựu, nên vị nam sa-di giới-tử trở thành vị tỳ-khưu thật.
Nhưng nếu trong buổi lễ upasampadā nâng đỡ vị nam sa-di giới-tử lên tỳ-khưu ấy, có 1 trong 5 chi-pháp vippatti là vatthuvippatti, ñattivippatti, anusāsanavippatti, sīmāvippatti, purisavippatti thì lễ upasampadā ấy không thành tựu, nên vị nam sa-di giới-tử không trở thành vị tỳ-khưu thật, dù biết hay không biết cũng không phải là vị tỳ-khưu thật trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.
Trở thành tỳ-khưu thật
Nam sa-di giới-tử nào trong cuộc lễ upasampadā nếu có đầy đủ 5 chi-pháp sampatti là vatthusampatti, ñatti-sampatti, anusāsanasampatti, sīmāsampatti, purisa-sampatti, khi Ngài Trưởng-lão luật sư tụng ñatti-catutthakammavācā xong, thì lễ upasampadā ấy được thành tựu, vị nam sa-di giới-tử ấy trở thành tỳ-khưu thật, ngay lúc ấy, vị tỳ-khưu mới (navakabhikkhu) có đầy đủ 227 điều-giới của tỳ-khưu như các tỳ-khưu khác, có 14 pháp hành của tỳ-khưu, …
Không trở thành tỳ-khưu thật
Nam sa-di giới-tử nào trong cuộc lễ upasampadā, nếu có 1 trong 5 chi-pháp vippatti là vatthuvippatti, ñatti-vippatti, anusāsanavippatti, sīmāvippatti, purisavippatti, dù khi Ngài Trưởng-lão luật sư tụng ñatticatuttha-kammavācā xong, cuộc lễ upasampadā ấy vẫn không được thành tựu, vị nam sa-di giới-tử ấy không trở thành tỳ-khưu thật đúng theo Tạng Luật Pāḷi, nên không có 227 điều-giới của tỳ-khưu như các tỳ-khưu khác, không có 14 pháp-hành của tỳ-khưu.
Nếu gọi là tỳ-khưu thì chỉ là tên tỳ-khưu mà thôi, (không phải là tỳ-khưu thật), bởi vì, cuộc lễ nâng đỡ lên tỳ-khưu (upasampadā) ấy không thành tựu.
Vị tỳ-khưu đầu tiên trong Phật-giáo
Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian vào ngày rằm tháng tư (âm-lịch) tại cội Đại-Bồ-đề trong khu rừng Uruvelā (nay gọi là Buddhagayā), đến ngày rằm tháng 6, Đức-Phật Gotama ngự đến khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, nơi ấy có nhóm 5 tỳ-khưu là Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma, Ngài Assaji.
Vào buổi chiều ngày rằm tháng 6, Đức-Phật Gotama lần đầu tiên thuyết bài kinh Dhammacakkappavattana-sutta: Kinh Chuyển-pháp-luân tế độ nhóm 5 tỳ-khưu ấy.
Trong nhóm 5 tỳ-khưu ấy, chỉ có Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña là vị đầu tiên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, nên Ngài có tên mới là “Aññāsikoṇḍañña”.
Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành sa-di, tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.
Đức-Phật có Phật-nhãn thấy rõ, biết rõ phước-duyên của Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña có đầy đủ 8 thứ vật dụng cần thiết của tỳ-khưu được thành-tựu do quả phước như thần-thông, nên Đức-Phật đưa bàn tay phải, chỉ bằng ngón trỏ mà truyền dạy rằng:
“Ehi bhikkhu! Svākkhāto dhammo cara brahmacariyaṃ sammā dukkhassa antakariyāya.”
-“Này Aññāsikoṇḍañña! Con hãy đến với Như-lai, con trở thành tỳ-khưu theo ý nguyện, Chánh-pháp mà Như-lai đã thuyết giảng hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa, phần cuối. Con hãy nên cố gắng tinh-tấn hành phạm-hạnh cao thượng, để chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.”
Đức-Phật truyền dạy vừa chấm dứt, ngay khi ấy, hình tướng cũ của Ngài đại-trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña biến mất, thay vào tăng tướng mới đạo mạo là vị tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng cần thiết của tỳ-khưu được thành-tựu do quả phước như thần thông.
Như vậy, Ngài đại-trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña là vị tỳ-khưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.
Trở thành tỳ-khưu theo cách “Ehi bhikkhūpasampadā” này chỉ có từ Đức-Phật mà thôi.
Về sau, Đức-Phật cho phép chư tỳ-khưu làm lễ xuất gia cho nam giới-tử trở thành tỳ-khưu theo cách tụng “ñatticatutthakammūpasampadā” nghĩa là tụng 1 lần ñatti: tuyên-ngôn và 3 lần kammavācā: thành-sự-ngôn.
Cách ñatticatutthakammūpasampadā này được duy trì từ thời Đức-Phật còn hiện hữu trên thế gian, và sau khi Đức-Phật Gotama đã tịch diệt Niết-bàn vẫn còn được duy trì cho đến ngày nay trong các nước theo truyền thống Phật-giáo nguyên-thuỷ Theravāda như nước Srilankā (Tích-Lan), nước Myanmar (Miến-Điện), nước Thái-Lan, nước Kampuchia, nước Lào, Phật-giáo nguyên-thuỷ Theravāda tại Việt-Nam,…
Bhikkhusīla: Tỳ-khưu-giới
1- Giới Pārājika gồm có 4 điều-giới.
2- Giới Saṃghādisesa gồm có 13 điều-giới.
3- Giới Aniyata gồm có 2 điều-giới.
4- Giới Nissaggiya gồm có 30 điều-giới.
5- Giới Suddha pācittiya gồm có 92 điều-giới.
6- Giới Pāṭidesanīya gồm có 4 điều-giới.
7- Giới Sekhiya gồm có 75 điều-giới.
8- Điều Adhikaraṇasamatha gồm có 7 điều.
1-Pārājika āpatti: Sự phạm điều-giới pārājika.
2-Saṃghādisesa āpatti: Sự phạm điều-giới saṃghādisesa.
3-Thullaccaya āpatti: Sự phạm điều-giới thullaccaya.
4-Pācittiya āpatti: Sự phạm điều-giới pācittiya.
5-Pāṭidesaniya āpatti: Sự phạm điều-giới pāṭidesaniya.
6-Dukkaṭa āpatti: Sự phạm điều-giới dukkaṭa.
-Garuka āpatti là phạm điều-giới nặng gồm có 2 loại là pārājika āpatti và saṃghādisesa āpatti.
Sở dĩ 2 loại āpatti này gọi là āpatti nặng là vì tỳ-khưu nào đã phạm điều-giới này, tỳ-khưu ấy không thể sám hối được.
* Nếu vị tỳ-khưu nào phạm điều-giới pārājika (bại hoại phẩm-hạnh) này thuộc āpatti nặng thì vị tỳ-khưu ấy đã bị bại hoại phẩm-hạnh tỳ-khưu của mình rồi, không còn là tỳ-khưu nữa, phải hoàn tục trở thành cận-sự-nam hoặc xuống trở thành vị sa-di suốt đời, mà không được phép xuất gia trở thành tỳ-khưu được nữa.
Nếu tỳ-khưu nào đã phạm điều-giới pārājika ấy rồi mà không chịu hoàn tục trở thành người cận-sự-nam thì gọi là tỳ-khưu dussīla, tỳ-khưu phá giới, tỳ-khưu không có giới.
* Nếu vị tỳ-khưu nào đã phạm 1 trong 13 điều-giới saṃghādisesa thuộc về āpatti nặng này thì vị tỳ-khưu ấy tuy vẫn còn là tỳ-khưu nhưng là tỳ-khưu phạm điều-giới saṃghādisesa phải chịu hành phạt theo luật của Đức-Phật đã chế định.
- Xin thọ parivāsakamma xong, tiếp theo,
- Xin thọ mānattakamma xong, tiếp theo,
- Xin hành abbhāna.
* Nếu vị tỳ-khưu nào biết mình đã phạm điều-giới saṃghādisesa nào, khi ấy, đến trình với vị tỳ-khưu khác, không có tác-ý che giấu sự phạm điều-giới saṃghā-disesa ấy của mình qua cách đêm, thì vị tỳ-khưu ấy không cần xin thọ parivāsakamma. Vị tỳ-khưu ấy cần phải đến trình với chư tỳ-khưu-Tăng, xin thọ mānatta-kamma, rồi thực-hành mānattakamma suốt 6 đêm.
* Nếu vị tỳ-khưu nào đã phạm điều-giới saṃghādisesa nào, rồi có tác-ý che giấu sự phạm điều-giới saṃghā-disesa ấy của mình qua thời gian cách bao nhiêu đêm, thì vị tỳ-khưu ấy phải xin thọ parivāsakamma, rồi thực-hành parivāsakamma suốt bấy nhiêu đêm đủ xong rồi. Vị tỳ-khưu ấy cần phải đến trình với chư tỳ-khưu-Tăng, xin thọ mānattakamma, rồi thực-hành mānattakamma suốt 6 đêm.
Sau khi thực-hành mānattakamma suốt 6 đêm xong rồi, vị tỳ-khưu ấy kính thỉnh chư tỳ-khưu-Tăng có ít nhất 21 vị tỳ-khưu thật tụ hội tại sīmā, vị tỳ-khưu ấy xin thọ hành abbhānakamma.
Ngài Trưởng-lão luật sư tụng abhānakammavācā xong, khi ấy vị tỳ-khưu ấy mới thoát ra khỏi sự phạm giới saṃghādisesa ấy, và được phép trở lại sinh hoạt chung với chư tỳ-khưu-Tăng, như ăn ở chung, hành tăng-sự chung với chư tỳ-khưu như trước.
- Lahuka āpatti là phạm điều-giới nhẹ gồm có 5 loại āpatti còn lại là thullaccaya āpatti, pācittiya āpatti, pāṭidesaniya āpatti, dukkaṭa āpatti, dubbhāsita āpatti.
Sở dĩ 5 loại āpatti này gọi là āpatti nhẹ là vì tỳ-khưu nào đã phạm các điều-giới nhẹ này, tỳ-khưu ấy có thể sám hối được, để cho giới của tỳ-khưu ấy được trong sạch trở lại.
Sau khi làm lễ sám hối xong, vị tỳ-khưu ấy có giới của vị tỳ-khưu trở lại như trước.
* Nếu tỳ-khưu nào đã có tác-ý phạm āpatti nhẹ nào và 14 pháp-hành của tỳ-khưu, mà không chịu làm lễ sám hối āpatti nhẹ ấy với một vị tỳ-khưu khác thì gọi tỳ-khưu ấy là tỳ-khưu ālajjī: tỳ-khưu không biết hổ-thẹn mình phạm giới.
Bhikkhunīsīla: Tỳ-khưu-ni-giới là giới mà tỳ-khưu-ni không phải thọ trì như giới của người tại-gia, cận-sự-nam (upāsaka) hoặc cận-sự-nữ (upāsikā).
Để trở thành tỳ-khưu-ni, người nữ giới-tử cần phải hội đầy đủ 5 chi-pháp sampatti là vatthusampatti, ñattisampatti, anusāsanasampatti, sīmāsampatti, purisa-sampatti, đúng theo Chú-giải Tạng Luật, bộ Cūḷa-vaggaṭṭhakathāpāḷi cũng như nam giới-tử.
Cách trở thành tỳ-khưu-ni
Trước khi làm lễ upasampadā để trở thành tỳ-khưu-ni, nữ giới-tử là sikkhāmānā có 20 tuổi trở lên đã thực-hành giữ gìn 6 điều-giới hoàn toàn trong sạch và đầy đủ suốt 2 năm (trong thời gian thực-hành 6 điều-giới ấy, nếu phạm giới nào thì phải bắt đầu trở lại).
Khi nữ giới-tử Sikkhāmānā hành 6 điều-giới đủ 2 năm rồi, được phép làm lễ upasampadā nâng đỡ lên tỳ-khưu-ni có 2 giai đoạn:
1- Giai đoạn đầu: Giới-tử Sikkhāmānā đến trình chư tỳ-khưu-ni-Tăng hội họp hành tăng-sự tại nơi sīmā, vị Trưởng-lão tỳ-khưu-ni luật sư tụng 1 lần ñatti (tuyên-ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành-sự-ngôn) gọi là ñatticatutthakammavācā, tiếp theo,
2- Giai đoạn cuối: Giới tử tỳ-khưu-ni ấy đến trình chư tỳ-khưu-Tăng hội họp hành tăng-sự tại sīmā, Ngài Trưởng-lão luật sư tụng 1 lần ñatti (tuyên-ngôn) và tiếp theo tụng 3 lần kammavācā (thành-sự-ngôn) gọi là ñatticatutthakammavācā.
Như vậy, nữ giới-tử sikkhāmānā trở thành tỳ-khưu-ni cần phải được hành tăng-sự giữa chư tỳ-khưu 2 phái: chư tỳ-khưu-ni-Tăng trước và chư tỳ-khưu-Tăng sau, mỗi phái đều tụng ñatticatutthakammavācā gồm đủ 8 lần, nên gọi là aṭṭhavācīkūpasampadā.
Bhikkhunīsīla: Tỳ-khưu-ni-giới
1- Giới Pārājika gồm có 8 điều-giới.
2- Giới Saṃghādisesa gồm có 17 điều-giới.
3- Giới Nissaggiya gồm có 30 điều-giới.
4- Giới Suddha pācittiya gồm có 166 điều-giới.
5- Giới Pāṭidesanīya gồm có 8 điều-giới.
6- Giới Sekhiya gồm có 75 điều-giới.
7-Điều Adhikaraṇasamatha gồm có 7 điều.
Trong 7 loại giới này phân chia có 7 loại āpatti:
1-Pārājika āpatti: Sự phạm điều-giới pārājika.
2- Saṃghādisesa āpatti: Sự phạm điều-giới saṃghādisesa.
3- Thullaccaya āpatti: Sự phạm điều-giới thullacaya.
4- Pācittiya āpatti: Sự phạm điều-giới pācittiya.
5-Pāṭidesaniya āpatti: Sự phạm điều-giới pāṭidesaniya.
6-Dukkaṭa āpatti: Sự phạm điều-giới dukkaṭa.
- Garuka āpatti là phạm điều-giới nặng gồm có 2 loại là pārājika āpatti và saṃghādisesa āpatti.
Sở dĩ 2 loại āpatti này gọi là āpatti nặng là vì tỳ-khưu-ni nào đã phạm điều-giới này, tỳ-khưu-ni ấy không thể sám hối được, …
- Lahuka āpatti là phạm điều-giới nhẹ gồm có 5 loại āpatti còn lại là thullaccaya āpatti, pācittiya āpatti, pāṭidesaniya āpatti, dukkaṭa āpatti, dubbhāsita āpatti.
Sở dĩ 5 loại āpatti này gọi là āpatti nhẹ là vì tỳ-khưu-ni nào đã phạm các điều-giới nhẹ này, tỳ-khưu-ni ấy có thể sám hối được, để cho giới của tỳ-khưu-ni ấy được trong sạch trở lại.
* Tỳ-khưu-ni đầu tiên
Đức-Phật Gotam chỉ có 45 hạ trên cõi người mà thôi.
Khi ấy, bà Mahāpajāpatigotamī cùng với 500 cận-sự-nữ dòng Sakya tự cạo đầu, mặc y giống như bậc xuất gia, đi chân không từ kinh-thành Kapilavatthu đến kinh-thành Vesāli, đứng khóc trước cổng giảng đường Kuṭāgāra bởi vì tủi thân do Đức-Phật chưa cho phép người nữ xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni trong giáo-pháp của Đức-Phật.
Ngài Trưởng-lão Ānanda đi ra cổng gặp bá-mẫu Mahā-pajāpatigotamī mới biết rõ ý nguyện của bá-mẫu, nên trở vào hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, kính xin Đức-Thế-Tôn cho phép người nữ được xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni trong giáo-pháp của Đức-Thế-Tôn.
“Nếu Nhũ-mẫu Mahāpajāpatigotamī chấp thuận 8 trọng pháp (garudhamma) thì đó là sự xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni của Nhũ-mẫu.”
Ngài Trưởng-lão Ānanda trở ra thưa lại cho bá-mẫu biết rõ 8 trọng pháp (garudhamma) ấy[3]. Bá-mẫu Mahā-pajāpatigotamī vô cùng hoan-hỷ chấp thuận 8 trọng pháp (garudhamma) ấy và nghiêm chỉnh thực-hành đầy đủ trọn vẹn cho đến trọn đời.
Đó là sự xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni của bà Mahā-pajāpatigotamī, còn 500 cận-sự-nữ dòng Sakya lần đầu tiên do chư tỳ-khưu-Tăng hành tăng-sự theo cách tụng ñatticatutthakammavācā.
Từ đó về sau, xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni do chư tỳ-khưu 2 phái: chư tỳ-khưu-ni-Tăng tụng ñatticatuttha-kammavācā trước và tiếp theo chư tỳ-khưu-Tăng tụng ñatticatutthakammavācā sau, gồm đủ 8 lần, theo cách aṭṭhavācīkūpasampadā.
Như vậy, tỳ-khưu-ni-Tăng hiện hữu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, bắt đầu từ hạ thứ 5 của Đức-Phật. Theo bản dịch bộ Thera Therīgāthā bằng tiếng Miến Điện (Myanmar) phần lời nói đầu, đoạn “Tỳ-khưu-ni-Tăng bắt đầu và kết thúc”.
Bà Mahāpajāpatigotamī là vị tỳ-khưu-ni đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama và tiếp theo 500 cận-sự-nữ dòng Sakya cũng là 500 vị tỳ-khưu-ni.
Như vậy, tỳ-khưu-ni-Tăng bắt đầu từ hạ thứ 5 của Đức-Phật, và tỳ-khưu-ni-Tăng được tăng trưởng càng ngày càng đông được duy trì sau khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn, về sau còn duy trì cho đến thời-kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ tư tại Đảo quốc Srilankā, Phật-lịch 450 năm sau Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn.
“Vào khoảng thời gian sau 500 năm, Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn, tỳ-khưu-ni-Tăng không còn nữa[4].”
Sa-di-giới được hoàn toàn đầy đủ đó là 10 điều-giới của sa-di, 10 pháp hoại phẩm-hạnh của sa-di, 10 pháp hành-phạt của sa-di, 75 điều-giới thực-hành của sa-di, 14 pháp-hành của sa-di, … được thành-tựu cùng một lúc trong lễ xuất gia khi thọ phép quy-y Tam-bảo xong.
Nghi thức xuất gia trở thành sa-di
Sau khi được Ngài Trưởng-lão Thầy tế độ cho phép, người nam giới-tử ấy thực-hành theo tuần tự:
1- Kesacchedana: Vị tỳ-khưu làm lễ cạo tóc cho giới-tử chuẩn bị sẵn sàng xuất gia.
2- Kāsāyacchādana: Ngài Trưởng-lão Thầy tế độ trao y cà sa đến giới-tử mặc.
3- Saraṇadāna: Ngài Trưởng-lão Thầy tế độ truyền dạy, hướng dẫn phép quy-y Tam-bảo cho giới-tử.
Phép quy-y Tam-bảo
Ngài Trưởng-lão Thầy tế độ là vị thông thạo văn phạm Pāḷi đọc từng nguyên âm, từng phụ âm, từng chữ đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana và đúng theo 10 byañjanabuddhi, truyền dạy, hướng dẫn đúng phép quy-y Tam-bảo.
Đảnh lễ Đức-Phật
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.
(3 lần)
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. (3 lần)
Truyền dạy phép quy-y Tam-bảo
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi,
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi,
Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi,
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi,
Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi,
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi,
Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật,
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp,
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ nhì,
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ nhì,
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng. lần thứ nhì.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ ba,
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ ba,
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ ba.
Phép quy-y Tam-bảo trọn vẹn chỉ có bấy nhiêu!
Buổi lễ thọ phép quy-y Tam-bảo để trở thành vị sa-di cần phải đúng 2 bên là bên Ngài Trưởng-lão Thầy tế độ truyền dạy, hướng dẫn giới-tử thọ phép quy-y Tam-bảo, đọc từng nguyên âm, từng phụ âm, từng chữ, từng câu đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana và đúng theo 10 byañjanabuddhi và bên giới-tử cũng đọc theo từng nguyên âm, từng phụ âm, từng chữ, từng câu đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana và đúng theo 10 byañjana-buddhi, gọi là “ubhato suddhi: cả hai bên đều đúng”.
Khi giới-tử thọ phép quy-y Tam-bảo đến khi chấm dứt lần thứ 3 xong, ngay khi ấy, giới-tử trở thành sa-di thật, đồng thời có 10 điều-giới của sa-di, 10 pháp hoại phẩm-hạnh của sa-di, 10 pháp hành-phạt của sa-di, 75 điều-giới thực-hành của sa-di, 14 pháp-hành của sa-di… được thành-tựu không trước không sau.
Không trở thành sa-di
2- Trường hợp thứ nhì: Ngài Trưởng-lão Thầy tế độ truyền dạy, hướng dẫn đọc phép quy-y Tam-bảo không đúng theo văn phạm Pāḷi, nhưng giới-tử đọc theo phép quy-y Tam-bảo đúng theo văn phạm Pāḷi.
3- Trường hợp thứ ba: Ngài Trưởng-lão Thầy tế độ truyền dạy, hướng dẫn đọc phép quy-y Tam-bảo không đúng theo văn phạm Pāḷi, và giới-tử đọc theo phép quy-y Tam-bảo cũng không đúng theo văn phạm Pāḷi, nghĩa là đọc từng nguyên âm, từng phụ âm, từng chữ, từng câu không đúng theo ṭhāna, karaṇa, payatana và không đúng theo 10 byañjanabuddhi.
Điều-giới và pháp-hành của sa-di
Sau khi thọ phép quy-y Tam-bảo đủ 3 lần “Ubhato suddhi” cả hai bên đều đọc đúng theo văn phạm Pāḷi xong, giới-tử trở thành vị sa-di thật, đồng thời ngay khi ấy, vị sa-di có đầy đủ 10 điều-giới của sa-di, 10 pháp hoại phẩm-hạnh của sa-di, 10 pháp hành-phạt của sa-di, 75 điều-giới thực-hành của sa-di, 14 pháp-hành của sa-di, …
Sa-di-giới có 10 điều-giới
1-Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
2-Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
3-Abrahmacariyā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi
4-Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
5- Surā-meraya-majjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhā-padaṃ samādiyāmi.
6- Vikālabhojanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
7- Nacca-gīta-vādita-visūka-dassanā veramaṇisikkhā-padaṃ samādiyāmi.
8- Mālāgandha-vilepana-dhāraṇa-maṇḍana-vibhūsanaṭ-ṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
9- Uccāsayana-mahāsayanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
10- Jātarūpa-rajata-paṭiggahanā veramaṇisikkhā-padaṃ samādiyāmi.
1-Con xin thọ trì điều-giới có tác-ý tránh xa sự sát-sinh.
2 -Con xin thọ trì điều-giới có tác-ý tránh xa sự trộm-cắp.
3-Con xin thọ trì điều-giới có tác-ý tránh xa sự hành-dâm.
4-Con xin thọ trì điều-giới có tác-ý tránh xa sự nói-dối.
5-Con xin thọ trì điều-giới có tác-ý tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi.
6- Con xin thọ trì điều-giới có tác-ý tránh xa sự thọ thực phi thời (quá 12 giờ trưa).
7- Con xin thọ trì điều-giới có tác-ý tránh xa sự xem múa hát, thổi kèn, đánh đàn, làm chướng ngại cho việc hành hạnh cao thượng.
8- Con xin thọ trì điều-giới có tác-ý tránh xa sự trang điểm thoa vật thơm, dồi phấn, đeo tràng hoa, làm cho phát sinh tâm tham-ái.
9- Con xin thọ trì điều-giới có tác-ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
10- Con xin thọ trì điều-giới có tác-ý tránh xa sự thọ nhận vàng bạc (tiền bạc).
10 pháp hoại phẩm-hạnh của sa-di
1-Sa-di có tác-ý sát-hại chúng-sinh dù nhỏ dù lớn.
2-Sa-di có tác-ý trộm-cắp tiền của người khác.
3-Sa-di có tác-ý hành-dâm với người hoặc súc vật.
4-Sa-di có tác-ý nói-dối, không đúng sự thật.
5-Sa-di có tác-ý uống rượu, bia và các chất say.
6-Sa-di có tác-ý nói xấu, chê trách Đức-Phật.
7-Sa-di có tác-ý nói xấu, chê trách Đức-Pháp.
8-Sa-di có tác-ý nói xấu, chê trách Đức-Tăng.
9-Sa-di có tà-kiến thấy sai chấp lầm trầm trọng.
10-Sa-di có tác-ý hãm hại tỳ-khưu-ni.
10 pháp hành-phạt sa-di
1- Sa-di có tác-ý thọ thực phi thời (quá 12 giờ trưa).
2- Sa-di có tác-ý xem múa hát, thổi kèn, đánh đàn, làm chướng ngại cho việc thực-hành hạnh cao thượng.
3- Sa-di có tác-ý trang điểm thoa vật thơm, dồi phấn, đeo tràng hoa làm phát sinh tâm tham-ái.
4- Sa-di có tác-ý nằm ngồi chỗ quá cao và xinh đẹp.
5- Sa-di có tác-ý thọ nhận vàng bạc (tiền bạc).
6-Sa-di có tác-ý làm mất lợi lộc đến các tỳ-khưu.
7-Sa-di có tác-ý làm mất ích lợi đến các tỳ-khưu.
8-Sa-di có tác-ý làm mất chỗ ở đến các tỳ-khưu.
9-Sa-di có tác-ý mắng nhiếc, hăm dọa các tỳ-khưu.
10-Sa-di có tác-ý nói lời chia rẽ các tỳ-khưu.
Sa-di dussīla
* Nếu vị sa-di nào đã phạm 1 trong 10 pháp hoại phẩm-hạnh của sa-di thì vị sa-di ấy phải hoàn tục trở thành người cận-sự-nam, hoặc muốn tiếp tục duy trì phẩm-hạnh sa-di, vị sa-di ấy đến hầu đảnh lễ Ngài Trưởng-lão Thầy tế độ hoặc Ngài Trưởng-lão khác xin thọ phép quy-y Tam-bảo lại.
Sau khi thọ phép quy-y Tam-bảo xong, vị sa-di ấy trở thành sa-di trở lại như trước.
* Nếu vị sa-di nào đã phạm 1 trong 10 pháp hoại phẩm-hạnh của sa-di mà vị sa-di ấy không chịu hoàn tục trở thành người cận-sự-nam, cũng không chịu xin thọ phép quy-y Tam-bảo lại, thì vị sa-di ấy bị gọi là vị sa-di dussīla: sa-di phá giới, sa-di không có giới.
* Nếu vị sa-di nào đã phạm 1 trong 10 pháp hành-phạt của sa-di, 75 điều-giới thực-hành của sa-di, 14 pháp-hành của sa-di,… thì vị sa-di ấy phải đến hầu đảnh lễ Ngài Trưởng-lão Thầy tế độ hoặc Ngài Trưởng-lão khác xin chịu để cho Ngài Trưởng-lão ấy hành-phạt.
* Nếu vị sa-di nào đã phạm 1 trong 10 pháp hành-phạt của sa-di, 75 điều-giới thực-hành của sa-di, 14 pháp-hành của sa-di, … mà vị sa-di ấy không chịu bị hành-phạt, thì vị sa-di ấy bị gọi là vị sa-di alajjī: sa-di không biết hổ-thẹn phạm điều-giới.
Người tại-gia có ngũ-giới (pañcasīla) là thường-giới (niccasīla) không phân biệt đàn ông, đàn bà, già trẻ, trai gái, dân tộc nào cả. Tất cả mọi người đều phải có bổn phận giữ gìn ngũ-giới của mình cho được trong sạch và đầy đủ trọn vẹn, bất luận người có thọ-trì ngũ-giới hoặc người không thọ-trì ngũ-giới, bởi vì ngũ-giới là thường-giới (niccasīla) của tất cả mọi người trong đời, không ngoại trừ một ai cả.
* Nếu người nào phạm điều-giới nào trong ngũ-giới thì người ấy đã tạo ác-nghiệp điều-giới ấy đem lại sự bất lợi, sự thoái hóa, sự khổ thân, khổ tâm lâu dài trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.
Quả xấu của người phạm giới có 5 điều [6]
- Này các người tại-gia! Có 5 quả xấu của người phạm giới, của người không có giới trong đời. 5 quả xấu ấy là:
1- Này các người tại-gia! Người phạm giới, người không có giới trong đời này, làm tiêu tan nhiều của cải tài sản, do nhân dể duôi (thất niệm, không biết mình).
Đó là quả xấu thứ nhất của người phạm giới, người không có giới.
2- Này các người tại-gia! Người phạm giới, người không có giới có tiếng xấu bị lan truyền khắp mọi nơi.
Đó là quả xấu thứ nhì của người phạm giới, người không có giới.
3- Này các người tại-gia! Người phạm giới, người không có giới có tâm rụt rè, e thẹn, sợ sệt khi vào nơi hội đoàn hoàng gia, hội đoàn gia chủ, hội đoàn Sa-môn, hội đoàn Bà-la-môn.
Đó là quả xấu thứ ba của người phạm giới, người không có giới.
4- Này các người tại-gia! Người phạm giới, người không có giới có ác-tâm mê muội, hoặc tâm sợ hãi lúc lâm chung.
Đó là quả xấu thứ tư của người phạm giới, người không có giới.
5- Này các người tại-gia! Sau khi người phạm giới, người không có giới chết, ác-nghiệp phạm giới cho quả tái-sinh trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh).
Đó là quả xấu thứ năm của người phạm giới, người không có giới.
- Này các người tại-gia! Đó là 5 quả xấu của người phạm giới, của người phá giới.
Quả báu của người giữ giới có 5 điều [7]
-Này các người tại-gia! Có 5 quả báu của người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, của người có giới.
5 quả báu ấy là:
1- Này các người tại-gia! Người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, người có giới trong đời này, tạo được nhiều của cải tài sản, do nhân không dể duôi (có trí nhớ biết mình).
Đó là quả báu thứ nhất của người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, của người có giới.
2- Này các người tại-gia! Người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, người có giới có tiếng tốt lành được lan truyền khắp mọi nơi.
Đó là quả báu thứ nhì của người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, của người có giới.
3- Này các người tại-gia! Người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, người có giới có đại-thiện-tâm tự tin khi vào nơi hội đoàn hoàng gia, hội đoàn gia chủ, hội đoàn Sa-môn, hội đoàn Bà-la-môn.
Đó là quả báu thứ ba của người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, của người có giới.
4- Này các người tại-gia! Người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, người có giới có đại-thiện-tâm tỉnh táo, đại-thiện-tâm sáng suốt lúc lâm chung.
Đó là quả báu thứ tư của người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, của người có giới.
5- Này các người tại-gia! Sau khi người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, người có giới chết, đại-thiện-nghiệp giữ giới cho quả tái-sinh trong cõi thiện-giới: cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới.
Đó là quả báu thứ năm của người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, của người có giới.
- Này các người tại-gia! Đó là 5 quả báu của người giữ gìn giới trong sạch trọn vẹn, của người có giới.
Thật vậy, nếu tiền-kiếp của người nào là người phạm giới, không có giới thì chắc chắn người ấy không thể tái-sinh làm người được.
Kiếp hiện-tại này là con người thì ắt hẳn vốn có ít nhất là ngũ-giới trong sạch trọn vẹn, từ khi đầu thai làm người.
* Nếu người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý trong ác-tâm phạm bất cứ điều-giới nào trong ngũ-giới là thường-giới của con người, tạo ác-nghiệp điều-giới ấy, thì người ấy không biết tự trọng, đã làm mất nhân-phẩm cao quý của mình vốn có từ khi đầu thai làm người. Người ấy bị gọi là người ác trong đời.
Người ác không chỉ làm điều bất lợi, điều thoái hóa, làm khổ tâm, khổ thân cho mình trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai, mà còn làm điều bất lợi, điều thoái hóa, làm khổ thân cho nhiều người, nhiều chúng-sinh khác trong đời.
* Cho nên, mỗi người có đại-thiện-tâm biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết giữ gìn ít nhất là ngũ-giới là thường-giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn, đó là người biết tự trọng, biết giữ gìn nhân-phẩm cao quý của mình vốn có từ khi đầu thai làm người. Người ấy được gọi là người thiện trong đời.
Thật vậy, người thiện biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết tự trọng, tin nghiệp và quả của nghiệp, có tác-ý trong đại-thiện-tâm biết giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho mình, đồng thời đem lại sự lợi ích, sự tiến
hóa, sự an-lạc cho tất cả mọi người, mọi chúng-sinh khác, như trong kinh Abhisandasutta[8] Đức-Phật thuyết giảng 8 dòng phước, 8 dòng thiện đó là 3 phép quy-y Tam-bảo và giữ gìn 5 điều-giới trong sạch trọn vẹn.
* Đoạn kinh đề cập đến ngũ-giới là 5 loại bố-thí gọi là đại-thí cao quý như sau:
- Này chư tỳ-khưu! Năm loại bố-thí gọi là đại-thí cao quý mà chư thiện-trí, sa-môn, bà-la-môn không sao nhãng, trong quá-khứ không sao nhãng, trong hiện-tại không sao nhãng, trong vị-lai cũng sẽ không sao nhãng, nên biết rằng:
Đó là pháp-hành cao quý của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện-trí, trải qua từ ngàn xưa.
Năm loại bố-thí gọi là đại-thí cao quý ấy là thế nào?
- * Này chư tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử từ bỏ sự sát-sinh, hoàn toàn tránh xa sự sát-sinh.
- Này chư tỳ-khưu! Bậc Thánh thanh-văn đệ-tử hoàn toàn tránh xa sự sát-sinh gọi là bố-thí sự vô hại, bố-thí sự an toàn sinh mệnh của tất cả chúng-sinh, bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ đến vô số chúng-sinh trong muôn loài.
Khi đã bố-thí sự vô hại, bố-thí sự an toàn sinh mệnh của tất cả chúng-sinh, bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ đến vô số chúng-sinh trong muôn loài, thì bậc Thánh thanh-văn ấy hưởng được sự vô hại, sự an toàn sinh mệnh, sự không oan trái, và vô số chúng-sinh không làm khổ bậc Thánh thanh-văn ấy.
- Này chư tỳ-khưu! Đó là loại bố-thí thứ nhất gọi là đại-thí cao quý mà chư thiện-trí, sa-môn, bà-la-môn không sao nhãng, trong quá-khứ không sao nhãng, trong hiện-tại không sao nhãng, trong vị-lai cũng sẽ không sao nhãng, nên biết rằng:
Đó là pháp-hành cao quý của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện-trí, trải qua từ ngàn xưa.
- Này chư tỳ-khưu! Đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ tư sẽ cho quả tái-sinh kiếp sau lên cõi trời dục-giới, hưởng quả an-lạc trên cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc đáng mong ước, đáng hài lòng, đáng thỏa thích, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.
- * Này chư tỳ-khưu! Điều tiếp theo, trong Phật-giáo này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử từ bỏ sự trộm-cắp, hoàn toàn tránh xa sự trộm-cắp.
- Này chư tỳ-khưu! Bậc Thánh thanh-văn đệ-tử hoàn toàn tránh xa sự trộm-cắp gọi là bố-thí sự vô hại, bố-thí sự an toàn của cải tài sản của tất cả chúng-sinh, bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ đến mọi người trong đời.
Khi đã bố-thí sự vô hại, bố-thí sự an toàn của cải tài sản của tất cả chúng-sinh, bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ đến mọi người trong đời, thì bậc Thánh thanh-văn ấy hưởng được sự vô hại, sự an toàn của cải tài sản, sự không oan trái, và vô số chúng-sinh không làm khổ bậc Thánh thanh-văn ấy.
- Này chư tỳ-khưu! Đó là loại bố-thí thứ nhì gọi là đại-thí cao quý mà chư thiện-trí, sa-môn, bà-la-môn không sao nhãng, trong quá-khứ không sao nhãng, trong hiện-tại không sao nhãng, trong vị-lai cũng sẽ không sao nhãng, nên biết rằng:
Đó là pháp-hành cao quý của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện-trí, trải qua từ ngàn xưa.
- Này chư tỳ-khưu! Đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ năm sẽ cho quả tái-sinh kiếp sau lên cõi trời dục-giới, hưởng quả an-lạc trên cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc đáng mong ước, đáng hài lòng, đáng thỏa thích, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.
- * Này chư tỳ-khưu! Điều tiếp theo, trong Phật-giáo này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử từ bỏ sự tà-dâm, hoàn toàn tránh xa sự tà-dâm.
- Này chư tỳ-khưu! Bậc Thánh thanh-văn đệ-tử hoàn toàn tránh xa sự tà-dâm gọi là bố-thí sự vô hại, bố-thí sự an toàn vợ chồng con cái của người khác, bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ đến mọi gia đình, vợ chồng con cái của những người khác.
Khi đã bố-thí sự vô hại, sự an toàn hạnh phúc gia đình vợ chồng con cái của người khác, bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ đến mọi gia đình vợ chồng con cái của những người khác, thì bậc Thánh thanh-văn ấy hưởng được sự vô hại, sự an toàn hạnh phúc gia đình, vợ chồng con cái của mình, sự không oan trái, và vô số chúng-sinh không làm khổ bậc Thánh thanh-văn ấy.
- Này chư tỳ-khưu! Đó là loại bố-thí thứ ba gọi là đại-thí cao quý mà chư thiện-trí, sa-môn, bà-la-môn không sao nhãng, trong quá-khứ không sao nhãng, trong hiện-tại không sao nhãng, trong vị-lai cũng sẽ không sao nhãng, nên biết rằng:
Đó là pháp-hành cao quý của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện-trí, trải qua từ ngàn xưa.
- Này chư tỳ-khưu! Đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ sáu sẽ cho quả tái-sinh kiếp sau lên cõi trời dục-giới, hưởng quả an-lạc trên cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc đáng mong ước, đáng hài lòng, đáng thỏa thích, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.
- * Này chư tỳ-khưu! Điều tiếp theo, trong Phật-giáo này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử từ bỏ sự nói-dối, hoàn toàn tránh xa sự nói-dối.
- Này chư tỳ-khưu! Bậc Thánh thanh-văn đệ-tử hoàn toàn tránh xa sự nói-dối gọi là bố-thí sự vô hại, bố-thí sự an toàn không gây thiệt hại đến người khác, bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ, không thiệt hại đến những người khác.
Khi đã bố-thí sự vô hại, bố-thí sự an toàn không thiệt hại đến những người khác, bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ, không gây thiệt hại đến những người khác, thì bậc Thánh thanh-văn ấy hưởng được sự vô hại, sự an toàn, không thiệt hại, sự không oan trái, và vô số chúng-sinh không làm khổ bậc Thánh thanh-văn ấy.
- Này chư tỳ-khưu! Đó là loại bố-thí thứ tư gọi là đại-thí cao quý, mà chư thiện-trí, sa-môn, bà-la-môn không sao nhãng, trong quá-khứ không sao nhãng, trong hiện-tại không sao nhãng, trong vị-lai cũng sẽ không sao nhãng, nên biết rằng:
Đó là pháp-hành cao quý của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện-trí, trải qua từ ngàn xưa.
- Này chư tỳ-khưu! Đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ bảy sẽ cho quả tái-sinh kiếp sau lên cõi trời dục-giới, hưởng quả an-lạc trên cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc đáng mong ước, đáng hài lòng, đáng thỏa thích, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.
- * Này chư tỳ-khưu! Điều tiếp theo, trong Phật-giáo này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử từ bỏ sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, hoàn toàn tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.
- Này chư tỳ-khưu! Bậc Thánh thanh-văn đệ-tử hoàn toàn tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp gọi là bố-thí sự vô hại, bố-thí sự an toàn không gây sự tai hại đến những người khác, bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ, không gây sự tai hại đến những người khác.
Khi đã bố-thí sự vô hại, bố-thí sự an toàn không gây sự tai hại đến những người khác, bố-thí sự không oan trái, bố-thí sự không làm khổ, không gây sự tai hại đến những người khác, thì bậc Thánh thanh-văn ấy hưởng được sự vô hại, sự an toàn, không gây sự tai hại, sự không oan trái, và vô số chúng-sinh không làm khổ bậc Thánh thanh-văn ấy.
- Này chư tỳ-khưu! Đó là loại bố-thí thứ năm gọi là đại-thí cao quý mà chư thiện-trí, sa-môn, bà-la-môn không sao nhãng, trong quá-khứ không sao nhãng, trong hiện-tại không sao nhãng, trong vị-lai cũng sẽ không sao nhãng, nên biết rằng:
Đó là pháp-hành cao quý của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện-trí, trải qua từ ngàn xưa.
- Này chư tỳ-khưu! Đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ tám sẽ cho quả tái-sinh kiếp sau lên cõi trời dục-giới, hưởng quả an-lạc trên cõi trời, đem lại mọi sự an-lạc đáng mong ước, đáng hài lòng, đáng thỏa thích, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.”
(Trong bài kinh Abhisandasutta)
* Người thiện giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn tạo đại-thiện-nghiệp giữ-giới, đó là điều dễ hay khó?
* Người ác phạm mỗi điều-giới nào trong ngũ-giới hợp đủ chi-pháp của điều-giới ấy, tạo ác-nghiệp điều-giới ấy, đó là điều khó hay dễ?
Thật ra, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm tránh xa sự sát-sinh, tránh xa sự trộm-cắp, tránh xa sự tà-dâm, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say bằng tâm, giữ gìn ngũ-giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn, tạo đại-thiện-nghiệp giữ-giới đó là điều rất dễ dàng trong khả năng bình thường của tất cả mọi người ở trong đời.
Còn người ác không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm (ác-tâm) cố gắng bằng thân hoặc bằng khẩu phạm mỗi điều-giới hợp đủ chi-pháp như:
- Phạm điều-giới sát-sinh cần phải hợp đủ 5 chi-pháp.
- Phạm điều-giới trộm-cắp cần phải hợp đủ 5 chi pháp.
- Phạm điều-giới tà-dâm cần phải hợp đủ 4 chi-pháp.
- Phạm điều-giới nói-dối cần phải hợp đủ 4 chi-pháp.
- Phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say cần phải hợp đủ 4 chi-pháp.
Thật vậy, người thiện-trí có trí-tuệ sáng suốt biết suy xét kỹ càng và trung thực, để có nhận thức đúng đắn:
- Người thiện giữ gìn mỗi điều-giới được trong sạch,
đó là điều rất dễ dàng mà mọi người đều thực hiện được.
- Người ác cố gắng phạm mỗi điều-giới nào hợp đủ chi-pháp của điều-giới ấy, đó là điều rất khó khăn mà không phải ai cũng làm được.
* Điều-giới tránh xa sự sát-sinh
- Người thiện có đại-thiện-tâm biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội lỗi, có tác-ý trong đại-thiện tâm tránh xa sự sát-sinh bằng tâm, biết giữ gìn điều-giới tránh xa sự sát-sinh, tạo đại-thiện-nghiệp không sát-sinh.
- Người ác có ác-tâm không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý trong ác-tâm cố gắng bằng thân hoặc bằng khẩu giết hại chúng-sinh ấy chết, hợp đủ 5 chi-pháp của điều-giới sát-sinh, nên phạm điều-giới sát-sinh, tạo ác-nghiệp sát-sinh.
Như vậy, việc tạo đại-thiện-nghiệp không sát-sinh với việc tạo ác-nghiệp sát-sinh. Trong 2 việc này việc nào dễ làm? Việc nào khó làm?
* Điều-giới tránh xa sự trộm-cắp
- Người thiện có đại-thiện-tâm biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội lỗi, có tác-ý trong đại-thiện-tâm tránh xa sự trộm-cắp bằng tâm, biết giữ gìn điều-giới tránh xa sự trộm-cắp, tạo đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp.
- Người ác có ác-tâm không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý trong ác-tâm cố gắng bằng thân hoặc bằng khẩu trộm-cắp của cải tài sản của người khác, hợp đủ 5 chi-pháp của điều-giới trộm-cắp, nên phạm điều-giới trộm-cắp, tạo ác-nghiệp trộm-cắp.
Như vậy, việc tạo đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp với việc tạo ác-nghiệp trộm-cắp. Trong 2 việc này việc nào dễ làm? Việc nào khó làm?
* Điều-giới tránh xa sự tà-dâm
- Người thiện có đại-thiện-tâm biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội lỗi, có tác-ý trong đại-thiện-tâm tránh xa sự tà-dâm bằng tâm, biết giữ gìn điều-giới tránh xa sự tà-dâm, tạo đại-thiện-nghiệp không tà-dâm.
- Người ác có ác-tâm không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý trong ác-tâm cố gắng bằng thân tà-dâm với vợ hoặc chồng, con của người khác, hợp đủ 4 chi-pháp của điều-giới tà-dâm, nên phạm điều-giới tà-dâm, tạo ác-nghiệp tà-dâm.
Như vậy, việc tạo đại-thiện-nghiệp không tà-dâm với việc tạo ác-nghiệp tà-dâm. Trong 2 việc này việc nào dễ làm? Việc nào khó làm?
* Điều-giới tránh xa sự nói-dối
- Người thiện có đại-thiện-tâm biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội lỗi, có tác-ý trong đại-thiện-tâm tránh xa sự nói-dối bằng tâm, biết giữ gìn điều-giới tránh xa sự nói-dối, tạo đại-thiện-nghiệp không nói-dối.
- Người ác có ác-tâm không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý trong ác-tâm cố gắng bằng khẩu lường gạt người khác, hợp đủ 4 chi-pháp của điều-giới nói-dối, nên phạm điều-giới nói-dối, tạo ác-nghiệp nói-dối.
Như vậy, việc tạo đại-thiện-nghiệp không nói dối với việc tạo ác-nghiệp nói dối. Trong 2 việc này việc nào dễ làm? Việc nào khó làm?
* Điều-giới tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say
- Người thiện có đại-thiện-tâm biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý trong đại-thiện-tâm tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say bằng tâm, biết giữ gìn điều-giới tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say, tạo đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say.
- Người ác có ác-tâm không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý trong ác-tâm cố gắng bằng khẩu uống rượu, bia và các chất say, hợp đủ 4 chi-pháp của điều-giới uống rượu, bia và các chất say, nên phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say.
Như vậy, việc tạo đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say với việc tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say. Trong 2 việc này việc nào dễ làm? Việc nào khó làm?
* Không sát-sinh, không trộm-cắp, không tà-dâm, không nói-dối, không uống rượu, bia và các chất say, là việc rất dễ làm, bởi vì người thiện chỉ có đại-thiện-tâm biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý trong đại-thiện-tâm giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn mà thôi, tạo đại-thiện-nghiệp giữ gìn ngũ-giới.
Như vậy, người thiện giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn, là việc rất dễ làm, mà tất cả mọi người đều có thể làm được, bởi vì trong khả năng bình thường của mọi người.
* Sự sát-sinh, sự trộm-cắp, sự tà-dâm, sự nói-dối, sự uống rượu, bia và các chất say, là việc rất khó làm, bởi vì người ác có ác-tâm không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý trong ác-tâm cố gắng bằng thân hoặc bằng khẩu phạm mỗi điều-giới nào trong ngũ-giới hợp đủ chi-pháp của mỗi điều-giới ấy, tạo ác-nghiệp phạm điều-giới ấy.
Như vậy, người ác phạm mỗi điều-giới trong ngũ-giới là việc khó làm mà không phải ai cũng có thể làm được.
Sự thật, vấn đề dễ làm hay khó làm đối với mỗi hạng người, Đức-Phật dạy như sau:
“Sukaraṃ sādhunā sādhu, sādhu pāpena dukkaraṃ. Pāpaṃ pāpena sukaraṃ, pāpamariyehi dukkaraṃ[9]”
- Này chư tỳ-khưu!
“Người thiện-trí dễ dàng tạo thiện-nghiệp. Người ác khó khăn tạo thiện-nghiệp.
Kẻ ác dễ dàng tạo ác-nghiệp.
Bậc Thánh-nhân khó tạo ác-nghiệp được.”
Còn người ác có ác-tâm không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, không biết tự chủ, do năng lực của phiền-não sai khiến, nên dù khó khăn thế nào người ác cũng cố gắng phạm điều-giới ấy hợp đủ chi-pháp của điều-giới ấy bằng thân hoặc bằng khẩu, tạo ác-nghiệp điều-giới ấy, đó là điều rất khó khăn, mà không phải ai cũng có thể làm được.
Sở dĩ người ác dễ dàng tạo ác-nghiệp mà khó khăn tạo đại-thiện-nghiệp là vì người ác không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, không biết tự trọng, do phiền-não sai khiến, nên dám phạm các điều-giới, tạo mọi ác-nghiệp như vậy.
Để phân biệt người ác với người thiện, Đức Phật dạy trong bài kinh Sikkhapadasutta[10].
“-Này chư tỳ-khưu! Như-Lai sẽ thuyết giảng về người ác và người ác hơn người ác, người thiện và người thiện hơn người thiện. Các con hãy lắng nghe, nên chú tâm lắng nghe.”
Vâng lời theo Đức-Thế-Tôn, chư tỳ-khưu chú tâm lắng nghe lời giáo huấn của Đức-Phật.
* Người ác -người ác hơn người ác
Đức-Thế-Tôn dạy rằng:
- Này chư tỳ-khưu! Như thế nào gọi là người ác?
- Này chư tỳ-khưu! Trong đời này, số người nào là người sát-sinh, là người trộm-cắp, là người tà-dâm, là người nói-dối, là người uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.
- Này chư tỳ-khưu! Như-Lai gọi số người ấy là người ác.
- Này chư tỳ-khưu! Như thế nào gọi là người ác hơn người ác?
- Này chư tỳ-khưu! Trong đời này, số người nào tự mình sát-sinh, còn động viên, tác động, khuyến khích, sai khiến người khác cùng sát-sinh.
Số người nào tự mình trộm-cắp, còn động viên, tác động, khuyến khích, sai khiến người khác cùng trộm-cắp.
Số người nào tự mình hành tà-dâm, còn động viên, tác động, khuyến khích, sai khiến người khác cùng hành tà-dâm.
Số người nào tự mình nói-dối, còn động viên, tác động, khuyến khích, sai khiến người khác cùng nói-dối.
Số người nào tự mình uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, còn động viên, tác động, khuyến khích, sai khiến, mời mọc người khác cùng uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.
- Này chư tỳ-khưu! Như-Lai gọi số người ấy là người ác hơn người ác.
* Người thiện -người thiện hơn người thiện
Đức-Thế-Tôn dạy rằng:
- “Này chư tỳ-khưu! Như thế nào gọi là người thiện?
- Này chư tỳ-khưu! Trong đời này, số người nào là người tránh xa sự sát-sinh, là người tránh xa sự trộm-cắp, là người tránh xa sự tà-dâm, là người tránh xa sự nói-dối, là người tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.
- Này chư tỳ-khưu! Như-Lai gọi số người ấy là người thiện.
- Này chư tỳ-khưu! Như thế nào gọi là người thiện hơn người thiện?
- Này chư tỳ-khưu! Trong đời này, số người nào tự mình tránh xa sự sát-sinh, còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cũng tránh xa sự sát-sinh.
Số người nào tự mình tránh xa sự trộm-cắp, còn động viên, tác-động, khuyến khích người khác cũng tránh xa sự trộm-cắp.
Số người nào tự mình tránh xa sự tà-dâm, còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cũng tránh xa sự tà-dâm.
Số người nào tự mình tránh xa sự nói-dối, còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cũng tránh xa sự nói-dối.
Số người nào tự mình tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cũng tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.
-Này chư tỳ-khưu! Như-Lai gọi số người ấy là người thiện hơn người thiện.”
Nếu người ác tự mình phạm điều-giới nào trong ngũ-giới, còn động viên, tác động, khuyến khích, sai khiến người khác cùng phạm điều-giới ấy trong ngũ-giới thì người ác ấy bị gọi là người ác hơn người ác.
* Nếu người nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết tự trọng, có tác-ý trong đại-thiện-tâm giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn thì người ấy được gọi là người thiện.
Nếu người thiện tự mình giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn, còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cũng giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn thì người thiện ấy được gọi là người thiện hơn người thiện.
Ví dụ: Nếu người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, không biết tự trọng, có tác-ý trong ác-tâm tự mình uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, nên tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say thì người ấy bị gọi là người ác.
Nếu người ác nào tự mình uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, nên tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say;; mà còn động viên, tác động, mời mọc, tiếp đãi người khác cũng uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, cũng phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, cũng tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say, thì người ác ấy bị gọi là người ác hơn người ác.
* Nếu người nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết tự trọng, có tác-ý trong đại-thiện-tâm tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, nên tạo đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say thì người ấy được gọi là người thiện.
Nếu người thiện nào tự mình tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, tạo đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say; mà còn động viên, tác động, khuyến khích, khuyên dạy người khác cũng có tác-ý trong đại-thiện-tâm tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, cũng tạo đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say thì người thiện ấy được gọi là người thiện hơn người thiện.
Gahaṭṭhasīla: Giới người tại-gia
- Ngũ-giới (pañcasīla) là thường-giới.
- Ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng.
- Bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla cũng là thường-giới.
- Bát-giới uposathasīla.
- Cửu-giới uposathasīla.
- Thập-giới của người tại-gia.
1-Ngũ-Giới (pañcasīla) là thường-giới
* Ngũ-Giới (pañcasīla) là thường-giới (niccasīla) cho tất cả mọi người trong đời không ngoại trừ một ai cả, dù người có thọ-trì ngũ-giới, dù không thọ-trì ngũ-giới, tất cả mọi người cũng đều phải có bổn phận giữ gìn ngũ-giới của mình được trong sạch và trọn vẹn, bởi vì ngũ-giới là thường giới của mọi người.
Nếu người nào phạm điều-giới nào trong ngũ-giới thì người ấy đã tạo ác-nghiệp điều-giới ấy, đem lại điều bất lợi, điều thoái hóa, sự khổ thân, khổ tâm trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.
* Đối với cận-sự-nam,cận-sự-nữ phàm-nhân có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, tin 5 quả báu của phước-thiện giữ giới, tin 5 quả xấu của ác-nghiệp phạm giới, nên sau khi thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới, rồi giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn, để tạo phước-thiện giữ giới, đó là phước-thiện cao quý hơn phước-thiện bố-thí.
Nghi thức phép thọ quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới
Theo truyền thống Phật-giáo Theravāda, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đến hầu đảnh lễ Ngài Trưởng-lão, kính xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới.
Trước khi thọ phép quy-y Tam-bảo, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ xin làm lễ xin sám hối Tam-bảo: sám hối Đức-Phật-bảo, sám hối Đức-Pháp-bảo, sám hối Đức-Tăng-bảo, v.v…thực-hành theo nghi thức:
* Lễ sám hối Tam-bảo
-Lễ sám hối Đức-Phật-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, pādapaṃsuṃ varuttamaṃ.
Buddhe yo khalito doso, buddho khamatu taṃ mama.
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Bụi trần dưới bàn chân cao thượng Đức-Phật.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Phật-bảo,
Cúi xin Phật-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
-Lễ sám hối Đức-Pháp-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, dhammañca duvidhaṃ varaṃ.
Dhamme yo khalito doso, dhammo khamatu taṃ mama.
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Hai hạng Pháp-bảo: pháp-học và pháp-hành.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Pháp-bảo,
Cúi xin Pháp-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
-Lễ sám hối Đức-Tăng-Bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, saṃghañca duvidhuttamaṃ.
Saṃghe yo khalito doso, saṃgho khamatu taṃ mama.
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Hai bậc Tăng-bảo: Thánh-Tăng và phàm-Tăng.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Tăng-bảo,
Cúi xin Tăng-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
* Bài kệ cầu nguyện
Iminā puññakammena, sabbe bhayā vinassantu.
Nibbānaṃ adhigantuṃ hi, sabbadukkhā pamuccāmi.
Do nhờ năng lực thiện-tâm sám hối này,
Cầu xin mọi tai-hại hãy đều tiêu diệt.
Mong chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn,
Cầu mong giải thoát mọi cảnh khổ tái-sinh.
* Xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới
Ahaṃ[11] Bhante, tisaraṇena saha pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi [12], anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me[13]. Bhante.
Dutiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me, Bhante.
Tatiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me, Bhante.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới cho con. Bạch Ngài.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới cho con, lần thứ nhì. Bạch Ngài.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới cho con, lần thứ ba. Bạch Ngài.
* Thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới
Ngài Trưởng-lão truyền dạy rằng:
- Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadehi [14] (vadetha).
(Sư hướng dẫn từng chữ từng câu như thế nào, con hãy nên lặp lại đúng từng chữ từng câu như thế ấy.)
- Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài.)
* Đảnh lễ Đức-Phật
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. (3 lần)
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. (3 lần)
* Thọ phép quy-y Tam-bảo
- Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật.
- Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp.
- Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng.
- Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ nhì.
- Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ nhì.
- Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ nhì.
- Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ ba.
- Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ ba.
- Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ ba.
NTL[15]: Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ.
(Phép quy-y Tam-bảo trọn vẹn bấy nhiêu!)
CSN : Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng! Kính bạch Ngài.)
* Thọ-trì ngũ-giới
1- Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự sát-sinh.
2- Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự trộm-cắp.
3- Kāmesu micchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự tà-dâm.
4- Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nói-dối.
5- Surā meraya majjap pamādaṭṭhānā veramaṇi-sikkhapadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự uống rượu, bia và các chất-say là nhân sinh sự dể duôi (thất niệm).
NTL: Tisaraṇena saha pañcasīlaṃ dhammaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sampādehi.[16]
(Thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới xong rồi, con (các con) nên cố gắng giữ gìn được trong sạch và trọn vẹn, bằng pháp không dể duôi, để làm nền tảng cho mọi thiện-pháp phát triển.)
CSN: Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài.)
NTL: Sīlena sugatiṃ yanti, sīlena bhogasampadā. Sīlena nibbutiṃ yanti, tasmā sīlaṃ visodhaye.
Chúng-sinh tái-sinh cõi trời nhờ giữ giới, Chúng-sinh đầy đủ của cải nhờ giữ giới, Chúng-sinh giải thoát Niết-bàn nhờ giữ giới, Vậy, các con giữ giới cho được trong sạch!
CSN: Sādhu! Sādhu! (Lành thay! Lành thay!)
Bài kệ khẳng định quy-y Tam-bảo
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Buddho me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Dhammo me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Saṃgho me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ[17].
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Phật-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Pháp-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Tăng-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Đó là cách thọ-trì riêng từng mỗi điều-giới của ngũ-giới.
“Pañcasīlaṃ samādiyāmi.”
Con xin thọ trì ngũ-giới. Hoặc
“Pañcasikkhāpadaṃ samādiyāmi.”
Con xin thọ trì năm điều-giới. Hoặc
“Pañcaṅgasamannāgataṃ sīlaṃ samādiyāmi.”
Con xin thọ trì ngũ-giới gồm có 5 điều-giới.
Còn theo cách thọ-trì riêng từng mỗi điều-giới trong ngũ-giới, nếu người cận-sự-nam, cận-sự-nữ nào phạm một điều-giới nào trong ngũ-giới thì các điều-giới còn lại vẫn chưa bị phạm, bởi vì tác-ý thọ-trì riêng mỗi điều-giới, nên người cận-sự-nam, cận-sự-nữ ấy chỉ cần phải thọ-trì điều-giới ấy trở lại.
Vấn: Người cận-sự-nam đã thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới và người bạn không thọ trì ngũ-giới, nếu 2 người ấy cùng nhau phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say, thì ác-nghiệp của 2 người ấy khác nhau như thế nào?
Đáp: Người cận-sự-nam đã thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới và người bạn không thọ-trì ngũ-giới, nếu 2 người ấy cùng nhau phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say, thì người cận-sự-nam có thọ-trì ngũ-giới tạo ác-nghiệp nhẹ, còn người bạn không thọ-trì ngũ-giới, tạo ác-nghiệp nặng hơn nhiều.
Vì sao? Người cận-sự-nam thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới, khi gặp lại người bạn mời vào quán trò chuyện hàn huyên, mời uống rượu, bia; vì cả nể bạn, không thể từ chối được, nên bất đắc dĩ đã phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say ấy, đã tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say.
Sau khi đã lỡ phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say ấy rồi, người cận-sự-nam ấy thọ-trì ngũ-giới có điều-giới tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, nên cận-sự-nam ấy trở thành người có giới như trước.
Còn người bạn tuy không thọ-trì ngũ-giới, sau khi đã phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say ấy, tạo ác-nghiệp vẫn uống rượu, bia và các chất say ấy, rồi không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, không biết phục thiện, nên vẫn là người không có giới.
Vì vậy, người không thọ-trì ngũ-giới tạo ác-nghiệp nặng hơn người cận-sự-nam có thọ-trì ngũ-giới.
Trong bộ Milindapañhā có ví dụ: Một thỏi sắt cháy nóng, một người biết thỏi sắt cháy nóng, bắt buộc phải tiếp xúc với thỏi sắt cháy nóng ấy, người ấy thận trọng đưa tay chạm vào thỏi sắt ấy, nên chỉ bị nóng phỏng nhẹ mà thôi.
Còn một người không biết thỏi sắt cháy nóng ấy mà nắm trọn thỏi sắt ấy trong tay, nên bị cháy phỏng nặng.
Cũng như vậy, người cận-sự-nam đã thọ-trì ngũ-giới, vì cả nể bạn, nên bất đắc dĩ phải phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say ấy rồi, nên tạo ác-nghiệp nhẹ hơn người bạn không thọ trì ngũ-giới.
Còn người bạn cũ không thọ trì ngũ-giới, khi phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say ấy, nên tạo ác-nghiệp nặng hơn nhiều.
2-Ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng
* Ngũ-giới là thường-giới (niccasīla) đối với tất cả mọi người tại-gia ở trong đời gồm có các hạng người phàm-nhân và bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai sống tại-gia có vợ hoặc có chồng.
* Ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng đối với cận-sự-nam, cận-sự-nữ là bậc Thánh Bất-lai sống tại-gia không có vợ hoặc không có chồng, bởi vì bậc Thánh Bất-lai đã diệt tận được tâm tham-ái trong cõi dục-giới rồi, không còn ham muốn trong ngũ-dục nữa, tuyệt đối hoàn toàn tránh xa sự hành-dâm trong kiếp hiện-tại và những kiếp vị-lai nữa.
* Nếu cận-sự-nam, cận-sự-nữ trước khi trở thành bậc Thánh Bất-lai đã có vợ hoặc có chồng rồi thì sau khi trở thành bậc Thánh Bất-lai, chắc chắn không còn quan hệ tình-dục với người vợ cũ hoặc chồng cũ của mình nữa, bởi vì bậc Thánh Bất-lai đã diệt tận được tâm tham-ái trong cõi dục-giới rồi.
Vì vậy, bậc Thánh Bất-lai sống tại-gia thọ-trì ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng đến trọn kiếp.
Nghi thức thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng
Nghi thức thọ phép quy-y Tam-bảo và ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng, phần nhiều giống như nghi thức thọ phép quy-y Tam-bảo và ngũ-giới là thường giới, chỉ có khác nhau về điều-giới thứ ba mà thôi.
* Đảnh Lễ Đức-Thế-Tôn
* Lễ sám hối Tam-bảo
-Lễ sám hối Đức-Phật-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, pādapaṃsuṃ varuttamaṃ.
Buddhe yo khalito doso, buddho khamatu taṃ mama.
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Bụi trần dưới bàn chân cao thượng Đức-Phật.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Phật-bảo,
Cúi xin Phật-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
-Lễ sám hối Đức-Pháp-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, dhammañca duvidhaṃ varaṃ.
Dhamme yo khalito doso, dhammo khamatu taṃ mama.
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Hai hạng Pháp-bảo: pháp-học và pháp-hành.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Pháp-bảo,
Cúi xin Pháp-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
-Lễ sám hối Đức-Tăng-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, saṃghañca duvidhuttamaṃ.
Saṃghe yo khalito doso, saṃgho khamatu taṃ mama.
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Hai bậc Tăng-bảo: Thánh-Tăng và phàm-Tăng.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Tăng-bảo,
Cúi xin Tăng-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
* Bài kệ cầu nguyện
Iminā puññakammena, sabbe bhayā vinassantu.
Nibbānaṃ adhigantuṃ hi, sabbadukkhā pamuccāmi.
Do nhờ năng lực thiện-tâm sám hối này,
Cầu xin mọi tai-hại hãy đều tiêu diệt.
Mong chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn,
Cầu mong giải thoát mọi cảnh khổ tái-sinh.
Xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng
Ahaṃ[18] Bhante, tisaraṇena saha pañca komāra-brahmacariyasīlaṃ[19] dhammaṃ yācāmi [20], anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me.[21]Bhante.
Dutiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha pañca komārabrahmacariyasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me, Bhante.
Tatiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha pañca komārabrahmacariyasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me, Bhante.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng của người cận-sự-nam.[22]
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng của người cận-sự-nam cho con. Bạch Ngài.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng của người cận-sự-nam.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng của người cận-sự-nam cho con, lần thứ nhì. Bạch Ngài.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng của người cận-sự-nam.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng của người cận-sự-nam cho con, lần thứ ba. Bạch Ngài.
Thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng
Ngài Trưởng-lão truyền dạy rằng:
- Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadehi. (vadetha)
(Sư hướng dẫn từng chữ từng câu như thế nào, con hãy nên lặp lại đúng từng chữ từng câu như thế ấy.)
- Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài.)
Đảnh lễ Đức-Thế-Tôn
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. (3 lần)
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. (3 lần)
Thọ phép quy-y Tam-bảo
- Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật.
- Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp.
- Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng.
- Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ nhì.
- Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ nhì.
- Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ nhì.
- Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ ba.
- Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ ba.
- Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ ba.
NTL: Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ.
(Phép quy-y Tam-bảo trọn vẹn bấy nhiêu!)
CSN: Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng! Kính bạch Ngài.)
Thọ-trì ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng
1- Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự sát-sinh.
2- Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự trộm-cắp.
3-Abrahmacariyā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự hành dâm.
4- Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nói-dối.
5- Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhā-padaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự uống rượu, bia và các chất-say là nhân sinh sự dể duôi.
NTL: Tisaraṇena saha pañca komārabrahmacariyaṃ[23] dhammaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sampādehi.
Phép quy-y Tam-bảo và ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng của người cận-sự-nam xong rồi, con nên cố gắng giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn, bằng pháp không dể duôi, để làm nền tảng cho mọi thiện-pháp phát triển.
CSN: Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài.)
NTL: Sīlena sugatiṃ yanti, sīlena bhogasampadā. Sīlena nibbutiṃ yanti, tasmā sīlaṃ visodhaye. Chúng-sinh tái-sinh cõi trời nhờ giữ giới.
Chúng-sinh đầy đủ của cải nhờ giữ giới.
Chúng-sinh giải thoát Niết-bàn nhờ giữ giới. Vậy, các con giữ giới cho được trong sạch!
CSN: Sādhu! Sādhu! (Lành thay! Lành thay!)
Bài kệ khẳng định quy-y Tam-bảo
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Buddho me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Dhammo me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Saṃgho me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Phật-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Pháp-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Tăng-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng không chỉ dành cho bậc Thánh Bất-lai tại-gia, mà còn có những người cận-sự-nam, cận-sự-nữ sống độc thân, hoặc những người cận-sự-nam có vợ chết mà không tục huyền, hoặc những người cận-sự-nữ có chồng chết mà không tái giá.
Tất cả những hạng người này đều có thể xin thọ-trì ngũ-giới hành phạm-hạnh cao thượng này được.
(Bát-giới có điều-giới thứ 8 chánh-mạng)
Giới ājīvaṭṭhamakasīla: Bát-giới có giới thứ 8 chánh-mạng nghĩa là bát-giới này có giới thứ 8 là điều-giới sống chánh-mạng.
Giới ājīvaṭṭhamakasīla: Bát-giới có giới thứ 8 chánh-mạng là giới chung của tất cả mọi người tại-gia và những bậc xuất gia, đặc biệt còn là giới của các hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ nữa.
Như vậy, giới ājīvaṭṭhamakasīla này có một tầm quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của tất cả mọi người.
Nếu người nào phạm đến điều-giới nào thì người ấy đã tạo ác-nghiệp điều-giới ấy, cho nên giới ājīvaṭṭhamaka-sīla này có tầm quan trọng rộng lớn hơn ngũ-giới.
Thật vậy, người nào đã thọ-trì giới ājīvaṭṭhamakasīla, rồi giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn, làm nền tảng cho mọi thiện-pháp được phát triển từ dục-giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp, cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp, đó là 4 Thánh-đạo-tâm.
Giới ājīvaṭṭhamakasīla có 8 điều-giới:
1-Điều-giới tránh xa sự sát-sinh.
2-Điều-giới tránh xa sự trộm-cắp.
3-Điều-giới tránh xa sự tà-dâm.
4- Điều-giới tránh xa sự nói-dối.
5- Điều-giới tránh xa sự nói lời chia rẽ.
6- Điều-giới tránh xa sự nói lời thô tục.
7- Điều-giới tránh xa sự nói lời vô ích.
8-Điều-giới tránh xa cách sống tà-mạng, sống theo chánh-mạng.
Nghi thức thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì giới Ājīvaṭṭhamakasīla
* Đảnh Lễ Đức-Thế-Tôn
* Lễ sám hối Tam-bảo
-Lễ sám hối Đức-Phật-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, pādapaṃsuṃ varuttamaṃ.
Buddhe yo khalito doso, buddho khamatu taṃ mama.
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Bụi trần dưới bàn chân cao thượng Đức-Phật.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Phật-bảo,
Cúi xin Phật-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
-Lễ sám hối Đức-Pháp-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, dhammañca duvidhaṃ varaṃ.
Dhamme yo khalito doso, dhammo khamatu taṃ mama.
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Hai hạng Pháp-bảo: pháp-học và pháp-hành.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Pháp-bảo,
Cúi xin Pháp-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
-Lễ sám hối Đức-Tăng-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, saṃghañca duvidhuttamaṃ.
Saṃghe yo khalito doso, saṃgho khamatu taṃ mama.
\Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Hai bậc Tăng-bảo: Thánh-Tăng và phàm-Tăng.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Tăng-bảo,
Cúi xin Tăng-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
* Bài kệ cầu nguyện
Iminā puññakammena, sabbe bhayā vinassantu.
Nibbānaṃ adhigantuṃ hi, sabbadukkhā pamuccāmi.
Do nhờ năng lực thiện-tâm sám hối này,
Cầu xin mọi tai-hại hãy đều tiêu diệt.
Mong chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn,
Cầu mong giải thoát mọi cảnh khổ tái-sinh.
Xin thọ phép quy-y Tam-Bảo và Bát-giới ājivaṭṭhamakasīla
Mayaṃ Bhante, tisaraṇena saha ājīvaṭṭhamakasīlaṃ dhammaṃ yācāma, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha no Bhante.
Dutiyampi mayaṃ Bhante, tisaraṇena saha ājīvaṭṭha-makasīlaṃ dhammaṃ yācāma, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha no Bhante.
Tatiyampi mayaṃ Bhante, tisaraṇena saha ājīvaṭṭha-makasīlaṃ dhammaṃ yācāma, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha no Bhante.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, chúng con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla cho chúng con.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, chúng con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla cho chúng con, lần thứ nhì.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, chúng con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla cho chúng con, lần thứ ba.
NTL: Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadetha.
(Sư hướng dẫn từng chữ, từng câu như thế nào, các con hãy nên lập lại đúng từng chữ, từng câu như thế ấy.)
CSN: Āma, Bhante. (Dạ, xin vâng! Kính bạch Ngài.)
* Đảnh lễ Đức-Thế-Tôn
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.(3 lần)
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. (3 lần)
Thọ phép quy-y Tam-bảo
- Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật.
- Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp.
- Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng.
- Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ nhì.
- Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ nhì.
- Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ nhì.
- Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ ba.
- Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ ba.
- Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ ba.
NTL: Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ. (Phép quy-y Tam-bảo trọn vẹn bấy nhiêu!)
CSN: Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng! Kính bạch Ngài.)
Thọ-trì Bát-giới Ājīvaṭṭhamakasīla
1-Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự sát-sinh.
2-Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự trộm-cắp.
3- Kāmesu micchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự tà-dâm.
4- Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nói-dối.
5- Pisuṇavācā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nói lời chia rẽ.
6- Pharusavācā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nói lời thô tục.
7- Samphappalāpā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nói lời vô ích.
8- Micchājīvā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa cách sống tà mạng.
NTL:Tisaraṇena saha ājīvaṭṭhamakasīlaṃ dhammaṃ sādhukaṃ katvā, appamādena sampādetha.
Các con đã thọ-trì phép quy-y Tam-bảo cùng thọ-trì bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla xong, các con nên cố gắng giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn, để làm nền tảng cho mọi thiện-pháp phát sinh, bằng pháp không dể duôi, thực-hành tứ niệm-xứ.
CSN: Āma, Bhante. (Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài.)
NTL: Sīlena sugatiṃ yanti, sīlena bhogasampadā. Sīlena nibbutiṃ yanti, tasmā sīlaṃ visodhaye. Chúng-sinh tái-sinh cõi trời nhờ giữ giới, Chúng-sinh đầy đủ của cải nhờ giữ giới, Chúng-sinh giải thoát Niết-bàn nhờ giữ giới, Vậy, các con giữ giới cho được trong sạch!
CSN: Sādhu! Sādhu! (Lành thay! Lành thay!)
* Bài kệ khẳng định quy-y Tam-bảo
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Buddho me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Dhammo me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Saṃgho me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Phật-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Pháp-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Tăng-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Hoàn thành xong lễ thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla của tất cả mọi người.
Bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla này là giới chung của tất cả mọi người tại-gia, mọi bậc xuất gia, đặc biệt còn là giới của hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ nữa.
Bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla này có 8 điều-giới gồm có 3 chánh là chánh-nghiệp, chánh-ngữ, chánh-mạng.
- Điều-giới tránh xa sự sát-sinh.
- Điều-giới tránh xa sự trộm-cắp.
- Điều-giới tránh xa sự tà-dâm.
3 điều-giới này thuộc về chánh-nghiệp.
- Điều-giới tránh xa sự nói-dối.
- Điều-giới tránh xa sự nói lời chia rẽ.
- Điều-giới tránh xa sự nói lời thô tục.
- Điều-giới tránh xa sự nói lời vô ích.
4 điều-giới này thuộc về chánh-ngữ.
- Điều-giới thứ 8, tránh xa cách sống tà-mạng là sống theo chánh-mạng.
Như vậy, bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla có 8 điều-giới gồm có 3 chánh là chánh-nghiệp, chánh-ngữ, chánh-mạng thuộc về phần giới trong bát-chánh-đạo.
Cho nên, trong bộ Visuddhimagga, Sīlaniddesa gọi bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla là ādibrahmacariyakasīla: giới phần đầu thực-hành phạm-hạnh cao thượng.
Người tại-gia dussīla và alajjī
Người tại-gia có ngũ-giới là thường-giới và bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla cũng xem như thường-giới cho tất cả mọi người không ngoại trừ một ai cả, bất luận người có thọ trì ngũ-giới và bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla hoặc không thọ-trì ngũ-giới và bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla.
* Nếu người tại-gia nào phạm điều-giới nào trong 2 loại giới này thì người tại-gia ấy là người tại-gia dussīla đã tạo ác-nghiệp điều-giới ấy, có cơ hội cho quả xấu, đem lại sự bất lợi, sự thoái hóa, sự khổ đau trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai cho mình và đem lại sự bất lợi, sự thoái hóa, sự khổ đau trong kiếp hiện-tại cho mọi người, mọi chúng-sinh khác nữa.
* Nếu người tại-gia nào phạm điều-giới nào trong 2 loại giới này rồi, mà không biết biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, không biết ăn năn sám hối, không biết sửa lại lỗi lầm của mình, vẫn tiếp tục phạm các điều-giới, tạo ác-nghiệp như vậy, thì người tại-gia ấy bị gọi là người tại-gia alajjī: người tại-gia không biết hổ-thẹn tội-lỗi.
Vậy, điều tốt nhất, mỗi đêm trước khi đi ngủ, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ nên thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới, bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla của mình trở lại, để cho mình là người có giới trong sạch và trọn vẹn, tạo đại-thiện-nghiệp giữ-giới làm nền tảng, làm nơi nương nhờ cho mọi thiện-pháp phát sinh, từ dục-giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp, cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp.
Phàm tất cả mọi người tại-gia đều phải giữ gìn ngũ-giới gọi là thường-giới (niccasīla) và giữ gìn bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla cũng là thường-giới cho được trong sạch và trọn vẹn, để giữ gìn nhân phẩm quý báu vốn có của mình từ khi đầu thai làm người.
Ngoài 2 loại giới ấy ra, đối với người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đã thọ phép quy-y Tam-bảo, có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có chánh-kiến sở nghiệp của mình (kammassakatā sammādiṭṭhi).
Bát-giới uposathasīla
Bát-giới uposathasīla gồm có 8 điều-giới thuộc về kālapariyantasīla: bát-giới uposathasīla được chấm dứt, hết hiệu lực theo thời gian hạn định của hành-giả phát nguyện thọ-trì, khi đến thời gian quy định ấy là chấm dứt, không còn hiệu lực nữa, rồi trở lại ngũ-giới, bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla là thường-giới cơ bản của mình.
Bát-giới uposathasīla theo thời gian hạn định
Trong Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi, bát-giới uposathasīla theo thời gian hạn định có nhiều loại:
* Bát-giới uposathasīla mỗi tháng có 4 ngày
Người cận-sự-nam, cận-sự-nữ thọ-trì bát-giới uposatha-sīla trong mỗi tháng có 4 ngày giới, đó là ngày mồng 8, ngày rằm (15), ngày 23, ngày 30 tháng đủ (nếu tháng thiếu thì nhằm ngày 29).
* Bát-giới uposathasīla mỗi tháng có 6 ngày
Người cận-sự-nam, cận-sự-nữ thọ-trì bát-giới uposatha-sīla trong mỗi tháng có 6 ngày giới, đó là ngày mồng 8, ngày 14, ngày rằm (15), ngày 23, ngày 29 và ngày 30 tháng đủ (nếu tháng thiếu thì nhằm ngày 28 và ngày 29).
* Bát-giới uposathasīla mỗi tháng có 8 ngày
Người cận-sự-nam, cận-sự-nữ thọ-trì bát-giới uposatha-sīla trong mỗi tháng có 8 ngày giới, đó là ngày mồng 5, mồng 8, ngày 14, ngày rằm (15), ngày 20, ngày 23, ngày 29 và ngày 30 tháng đủ (nếu tháng thiếu thì nhằm ngày 28 và ngày 29).
* Bát-giới uposathasīla mỗi tháng có 20 ngày hoặc 19 ngày (kể thêm ngày đón rước trước 1 ngày và ngày tiễn đưa sau 1 ngày).
Trong mỗi tháng có 8 ngày bát-giới uposathasīla căn bản, là những ngày 5, 8, 14, 15, 20, 23, 29, 30.
Cho nên, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ thọ-trì bát-giới uposathasīla trong mỗi tháng gồm có 20 ngày như sau: (4) + 5 + (6), (7) + 8 + (9), (13) + 14 + 15 + (16), (19) + 20 + (21), (22) + 23 + (24), (28) + 29 + 30 + (1) tháng đủ (nếu tháng thiếu thì nhằm vào ngày (27) + 28 + 29 + (1).
* Bát-giới uposathasīla suốt 3 tháng an cư nhập hạ
Khi chư tỳ-khưu-Tăng mãn 3 tháng hạ, đồng thời người cận-sự-nam, cận-sự-nữ cũng mãn hạn 3 tháng thọ-trì bát-giới uposathasīla.
* Bát-giới uposathasīla suốt đời
Bát-giới uposathasīla là thuộc về kālapariyantasīla: bát-giới chấm dứt theo thời gian hạn định của hành-giả phát nguyện thọ-trì.
Theo lệ thường, * hành giả phát nguyện thọ-trì bát-giới uposathasīla kể từ lúc bình minh bắt đầu ngày mới, rồi giữ gìn trong ngày giới suốt 1 ngày 1 đêm, cho đến lúc bình minh của ngày hôm sau.
* Trường-hợp hành-giả không có cơ hội thọ-trì bát-giới uposathasīla từ lúc bình minh, khi đến giờ ngọ (12 giờ trưa), hành-giả phát nguyện xin thọ-trì bát-giới uposathasīla, rồi giữ gìn từ thời gian đó cho đến bình minh của ngày hôm sau.
* Trường-hợp hành-giả không có cơ hội thọ-trì bát-giới uposathasīla trong ngày, khi đến lúc ban đêm, hành-giả phát nguyện xin thọ-trì bát-giới uposathasīla, rồi giữ gìn suốt đêm cho đến lúc bình minh của ngày hôm sau.
* Trường hợp người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đến chùa nghe pháp trong ngày giới, khi vị pháp-sư hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới uposathasīla chung mọi người, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ ấy phát nguyện xin thọ-trì bát-giới uposathasīla suốt trong thời gian nghe pháp.
Vì vậy, bát-giới uposathasīla thuộc về kālapariyanta-sīla: bát-giới chấm dứt theo thời gian hạn định của hành-giả phát nguyện thọ-trì.
Để hiểu rõ về tầm quan trọng của bát-giới uposatha-sīla, nên tìm hiểu bài kinh uposathasīlasutta mà Đức-Phật thuyết dạy bà Visākhā Migaramātā.
Kinh Uposathasīlasutta [24]
Đức-Phật thuyết dạy bát-giới uposathasīla trong bài kinh uposathasīlasutta, có 3 loại là:
1- Gopāla uposathasīla là hành-giả giữ gìn bát-giới uposathasīla như người chăn bò.
2- Nigaṇṭha uposathasīla là hành-giả giữ gìn bát-giới uposathasīla như nhóm tu-sĩ ngoại đạo Nigaṇṭha.
3- Ariya uposathasīla là hành-giả giữ gìn bát-giới uposathasīla giống như bậc Thánh-nhân.
Phần bát-giới uposathasīla này, chỉ trình bày Ariya uposathasīla mà thôi, được tóm lược như sau:
Đức-Thế-Tôn thuyết giảng phần Ariya uposathasīla là hành-giả giữ gìn bát-giới uposathasīla giống như bậc Thánh-nhân được tóm lược như sau:
-Ariya uposathasīla
Hành-giả giữ gìn bát-giới uposathasīla giống như bậc Thánh-nhân như thế nào?
Ariya uposathasīla có 6 loại:
- Brahma uposathasīla: Bát-giới uposathasīla niệm-niệm 9 ân-Đức-Phật.
- Dhamma uposathasīla: Bát-giới uposathasīla niệm-niệm 6 ân-Đức-Pháp.
- Saṃgha uposathasīla: Bát-giới uposathasīla niệm-niệm 9 ân-Đức-Tăng.
- Sīla uposathasīla: Bát-giới uposathasīla niệm-niệm giới của mình.
- Devatā uposathasīla: Bát-giới uposathasīla niệm-niệm 5 pháp chư-thiên.
- Uposathasīla: Bát-giới uposathasīla.
1- Brahma uposathasīla: Bát-giới uposathasīla niệm-niệm 9 ân-Đức-Phật như thế nào?
- Này Visākhā! Tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch do nhờ sự tinh-tấn.
Tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch do nhờ sự tinh-tấn như thế nào?
Trong giáo-pháp này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm 9 ân-Đức-Phật rằng:
“Itipi so Bhagavā Arahaṃ, Sammāsambuddho, Vijjā-caraṇasampanno, Sugato, Lokavidū, Anuttaro purisa-dammasāratthi, Satthā devamanussānaṃ, Buddho, Bhagavā.”
- Arahaṃ: Đức-Thế-Tôn có ân-đức A-ra-hán là Bậc có thân khẩu ý hoàn toàn trong sạch và thanh-tịnh, xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường của nhân-loại, chư-thiên, chư phạm-thiên.
- Sammāsambuddho: Đức-Thế-Tôn có ân-đức là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác là Bậc tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đặc biệt diệt được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā), trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị.
- Vijjācaraṇasampanno: Đức-Thế-Tôn có ân-đức là Đức Minh-Hạnh-Túc là Bậc có đầy đủ tam-minh, bát-minh và 15 đức-hạnh cao thượng.
- Sugato: Đức-Thế-Tôn có ân-đức là Đức Thiện-Ngôn là Bậc thuyết pháp sự-thật chân-lý đem lại lợi ích thật sự cho chúng-sinh.
- Lokavidū: Đức-Thế-Tôn có ân-đức là Đức Thông Suốt Tam-tổng-pháp là Bậc thấy rõ, biết rõ tổng các loài chúng-sinh, tổng các cõi chúng-sinh, tổng các pháp-hành.
- Anuttaro purisadammasārathi: Đức-Thế-Tôn có ân-đức là Đức Vô-Thượng-giáo-hóa-chúng-sinh là Bậc giáo huấn chúng-sinh cải tà quy chánh, cải ác làm thiện, từ hạng phàm-nhân lên bậc Thánh-nhân.
- Satthā devamanussānaṃ: Đức-Thế-Tôn có ân-đức là Đức Thiên-Nhân-Sư là Bậc Thầy của chư-thiên, chư phạm-thiên và nhân-loại, ...
- Buddho: Đức-Thế-Tôn có ân-đức là Đức-Phật là Bậc tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đặc biệt diệt được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā) trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi tam-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật.
Đức-Phật thuyết pháp giáo huấn chúng-sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, cũng chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, tùy theo năng lực của pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi chúng-sinh.
- Bhagavā: Đức-Thế-Tôn có ân-đức là Đức-Thế-Tôn là Bậc có 6 ân-đức đặc biệt được thành-tựu do 30 pháp-hạnh ba-la-mật đầy đủ trọn vẹn của Đức-Phật.
Khi bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm 9 ân-Đức-Phật, thì đại-thiện-tâm của bậc ấy trở nên trong sạch phát sinh hỷ lạc. Cho nên, những phiền-não nào phát sinh làm cho tâm bị ô nhiễm, thì những phiền-não ấy bị diệt.
- Này Visākhā! Ví như trên đầu bị dơ bẩn, làm cho cái đầu sạch sẽ do nhờ sự tinh-tấn.
Trên đầu bị dơ bẩn, làm cho cái đầu sạch sẽ do nhờ sự tinh-tấn như thế nào?
Người ta dùng nước trái cây và nước sạch với sự tinh-tấn của người ấy gội sạch cái đầu.
- Này Visākhā! Trên đầu bị dơ bẩn, làm cho cái đầu được sạch sẽ nhờ sự tinh-tấn gội sạch cái đầu.
Cũng như vậy, tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được, cũng do nhờ sự tinh-tấn.
Tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được, cũng do nhờ sự tinh-tấn như thế nào?
- Này Visākhā! Trong giáo-pháp này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm 9 ân-Đức-Phật rằng:
“Itipi so Bhagavā Arahaṃ, Sammāsambuddho, Vijjā-caraṇasampanno, Sugato, Lokavidū, Anuttaro purisa-dammasāratthi, Satthā devamanussānaṃ, Buddho, Bhagavā”
Khi bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm 9 ân-Đức-Phật, thì đại-thiện-tâm của bậc ấy trở nên trong sạch phát sinh hỷ lạc. Cho nên, những phiền-não nào phát sinh làm cho tâm bị ô nhiễm, thì những phiền-não ấy bị diệt.
-Này Visākhā! Bậc Thánh thanh-văn đệ-tử giữ gìn bát-giới uposathasīla niệm-niệm 9 ân-Đức-Phật như vậy, gọi là Brahma uposathasīla, như được sống gần gũi với Đức-Phật, đại-thiện-tâm của bậc ấy hướng đến Đức-Phật, nên đại-thiện-tâm trở nên trong sạch, phát sinh hỷ lạc. Cho nên, những phiền-não nào làm cho tâm ô nhiễm, thì những phiền-não ấy bị diệt.
- Này Visākhā! Tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được, do nhờ sự tinh-tấn như vậy.
2- Dhamma uposathasīla: Bát-giới uposathasīla niệm-niệm 6 ân-Đức-Pháp như thế nào?
- Này Visākhā! Tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch do nhờ sự tinh-tấn.
Tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch do nhờ sự tinh-tấn như thế nào?
Trong giáo-pháp này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm 6 ân-Đức-Pháp rằng:
“Svākkhāto Bhagavatā dhammo, Sandiṭṭhiko, Akāliko, Ehipassiko, Opaneyyiko, Paccattaṃ veditabbo viññūhi.”
- Svākkhāto dhammo: Chánh-pháp gồm có 10 pháp mà Đức-Phật đã thuyết giảng hoàn hảo phần đầu, phần giữa, phần cuối, có ý nghĩa đầy đủ, văn chương trong sáng, rõ ràng và thanh-tịnh.
10 chánh-pháp đó là:
- Pháp-học chánh-pháp.
- 9 Siêu-tam-giới-pháp đó là 4 Thánh-đạo + Thánh-quả + 1 Niết-bàn.
- Sandiṭṭhiko dhammo: Chánh-pháp gồm 9 siêu-tam-giới-pháp mà chư Thánh-nhân đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn nào, rồi tự thấy, tự biết bằng trí-tuệ thiền-tuệ của mình.
- Akāliko dhammo: Chánh-pháp đó là 4 Thánh-đạo cho quả tương xứng 4 Thánh-quả không có thời gian ngăn cách, nghĩa là sau khi chứng đắc Thánh-đạo nào liền cho Thánh-quả ấy sau một sát-na tâm diệt rồi sinh.
- Ehipassiko dhammo: Chánh-pháp đó là 9 siêu-tam-giới-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma) hoàn toàn trong sạch và thanh-tịnh, nên dám mời đến để chứng kiến, để thực chứng, thực đắc.
- Opaneyyiko dhammo: Chánh-pháp đó là 9 siêu-tam-giới-pháp là chánh-pháp nên hướng tâm đến chứng đắc trước tiên, để mong giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.
- Paccattaṃ veditabbo viññūhi dhammo: Chánh-pháp đó là 9 siêu-tam-giới-pháp mà chư bậc thiện-trí Thánh-nhân đã chứng đắc rồi, tự mình biết rõ, tự mình nhập Thánh-quả hưởng sự an lạc Niết-bàn tịch tịnh.
Khi bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm 6 ân-Đức-Pháp, thì đại-thiện-tâm của bậc ấy trở nên trong sạch phát sinh hỷ lạc. Cho nên, những phiền-não nào làm cho tâm ô nhiễm, thì những phiền-não ấy bị diệt.
- Này Visākhā! Ví như thân thể bị dơ bẩn, làm cho thân thể được sạch sẽ do nhờ sự tinh-tấn.
Thân thể bị dơ bẩn, làm cho thân thể được sạch sẽ do nhờ sự tinh-tấn như thế nào?
Người ta dùng bột đá, bột và nước trong với sự tinh-tấn của người ấy tắm rửa thân hình sạch sẽ.
- Này Visākhā! Thân thể bị dơ bẩn, làm cho thân thể được sạch sẽ do nhờ sự tinh-tấn tắm rửa thân thể.
Cũng như vậy, tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được, cũng do nhờ sự tinh-tấn.
Tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được, cũng do nhờ sự tinh-tấn như thế nào?
- Này Visākhā! Trong giáo-pháp này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm 6 ân-Đức-Pháp rằng:
“Svākkhāto Bhagavatā dhammo, Sandiṭṭhiko, Akāliko, Ehipassiko, Opaneyyiko, Paccattaṃ veditabbo viññūhi.”
Khi bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm 6 ân-Đức-Pháp, thì đại-thiện-tâm của bậc ấy trở nên trong sạch phát sinh hỷ lạc. Cho nên, những phiền-não nào làm cho tâm ô nhiễm, thì những phiền-não ấy bị diệt.
- Này Visākhā! Bậc Thánh thanh-văn đệ-tử giữ gìn bát-giới uposathasīla niệm-niệm 6 ân-Đức-Pháp như vậy, gọi là Dhamma uposathasīla, như được sống gần gũi với Đức-Pháp, đại-thiện-tâm của bậc ấy hướng đến Đức-Pháp, nên đại-thiện-tâm trở nên trong sạch, phát sinh hỷ lạc. Cho nên, những phiền-não nào làm cho tâm ô nhiễm, thì những phiền-não ấy bị diệt.
- Này Visākhā! Tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được, do nhờ sự tinh-tấn như vậy.
3- Saṃgha uposathasīla: Bát-giới uposathasīla niệm-niệm 9 ân-Đức-Tăng như thế nào?
- Này Visākhā! Tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được do nhờ sự tinh-tấn.
Tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được do nhờ sự tinh-tấn như thế nào?
Trong giáo-pháp này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm 9 ân-Đức-Tăng rằng:
“Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Ujuppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Ñāyappaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Sāmicippaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭhapurisapuggalā esa Bhagavato sāvakasaṃgho, Āhuneyyo, Pāhuneyyo, Dakkhiṇeyyo, Añjalikaraṇīyo, Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa.”
- Suppaṭipanno: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những Bậc đã thực-hành nghiêm chỉnh đúng theo lời giáo huấn của Đức-Phật.
- Ujuppaṭipanno: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những Bậc đã thực-hành trung thực đúng theo pháp-hành trung-đạo, không quanh co lầm lạc.
- Ñāyappaṭipanno: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những Bậc đã thực-hành đúng theo pháp-hành bát-chánh-đạo chứng ngộ Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
- Sāmicippaṭipanno: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những Bậc đã thực-hành pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ đúng đắn xứng đáng để chúng-sinh tôn kính lễ bái cúng dường đến quý Ngài.
Yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭhapurisapuggalā esa Bhagavato sāvakasaṃgho: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn có 4 đôi thành 8 bậc Thánh (tính theo tâm siêu-tam-giới):
Chư Thánh Thanh-Văn có 4 đôi:
- Nhập-lưu Thánh-đạo → Nhập-lưu Thánh-quả.
- Nhất-lai Thánh-đạo → Nhất-lai Thánh-quả.
- Bất-lai Thánh-đạo → Bất-lai Thánh-quả.
- A-ra-hán Thánh-đạo → A-ra-hán Thánh-quả.
Chư Thánh Thanh-Văn có 8 bậc:
- Nhập-lưu Thánh-đạo (Sotāpattimagga).
- Nhất-lai Thánh-đạo (Sakadāgāmimagga).
- Bất-lai Thánh-đạo (Anāgāmimagga).
- A-ra-hán Thánh-đạo (Arahattamagga).
- Nhập-lưu Thánh-quả (Sotāpattiphala).
- Nhất-lai Thánh-quả (Sakadāgāmiphala).
- Bất-lai Thánh-quả (Anāgāmiphala).
- A-ra-hán Thánh-quả (Arahattaphala).
- Āhuneyyo: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những Bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng quý báu mà thí chủ từ phương xa đem đến cúng dường quý Ngài, để mong được quả báu lớn.
- Pāhuneyyo: Chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những Bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng quý báu mà thí chủ dành cho những vị khách quý như quý Ngài.
- Dakkhiṇeyyo: Chư Thánh Thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những Bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng quý báu mà thí chủ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, đem dâng cúng đến quý Ngài, để mong được phước-thiện lớn và quả báu nhiều cho mình và những người thân quyến.
- Añjalikaraṇīyo: Chư Thánh Thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là những Bậc xứng đáng cho chúng-sinh chắp tay cung-kính, lễ bái cúng dường.
- Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa: Chư Thánh Thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn là phước điền cao thượng của chúng-sinh không đâu sánh được.
Khi bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm 9 ân-Đức-Tăng, thì đại-thiện-tâm của bậc ấy trở nên trong sạch phát sinh hỷ lạc. Cho nên, những phiền-não nào làm cho tâm ô nhiễm, thì những phiền-não ấy bị diệt.
- Này Visākhā! Ví như tấm vải bị dơ bẩn, làm cho tấm vải được sạch sẽ do nhờ sự tinh-tấn.
Tấm vải bị dơ bẩn, làm cho tấm vải được sạch sẽ do nhờ sự tinh-tấn như thế nào?
Người ta dùng đất, tro và nước trong với sự tinh-tấn của người ấy giặt giũ tấm vải cho sạch sẽ.
- Này Visākhā! Tấm vải bị dơ bẩn, làm cho tấm vải được sạch sẽ do nhờ sự tinh-tấn giặt giũ tấm vải.
Cũng như vậy, tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được, cũng do nhờ sự tinh-tấn.
Tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được, cũng do nhờ sự tinh-tấn như thế nào?
-Này Visākhā! Trong giáo-pháp này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm 9 ân-Đức-Tăng rằng:
“Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Ujuppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Ñāyappaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Sāmicippaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, Yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭhapurisapuggalā esa Bhagavato sāvakasaṃgho, Āhuneyyo, Pāhuneyyo, Dakkhiṇeyyo, Añjalikaraṇīyo, Anuttaraṃ puññakkhettaṃ Lokassa.”
Khi bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm 9 ân-Đức-Tăng, thì đại-thiện-tâm của bậc ấy trở nên trong sạch phát sinh hỷ lạc. Cho nên, những phiền-não nào làm cho tâm ô nhiễm, thì những phiền-não ấy bị diệt.
- Này Visākhā! Bậc Thánh thanh-văn đệ-tử giữ gìn bát-giới uposathasīla niệm-niệm 9 ân-Đức-Tăng như vậy, gọi là Saṃgha uposathasīla, như được sống gần gũi với Đức-Tăng, đại-thiện-tâm tâm của bậc ấy hướng đến Đức-Tăng, nên đại-thiện-tâm trở nên trong sạch phát sinh hỷ lạc. Cho nên những phiền-não nào làm cho tâm ô nhiễm, thì những phiền-não ấy bị diệt.
- Này Visākhā, tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được, do nhờ sự tinh-tấn như vậy.
4- Sīla uposathasīla: Bát-giới uposathasīla niệm-niệm giới trong sạch của mình như thế nào?
- Này Visākhā, tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được, do nhờ sự tinh-tấn.
Tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được, do nhờ sự tinh-tấn như thế nào?
Trong giáo-pháp này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm giới trong sạch và trọn vẹn của mình, giới không bị đứt (akhaṇḍasīla)[26], giới không bị thủng (acchiddasīla)[27], giới không bị đốm (asabalasīla)[28], giới không bị đứt lan (akammāsasīla)[29], giới tự chủ (không bị nô lệ bởi phiền-não), được bậc thiện-trí tán dương, giới làm nền tảng cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ.
Khi bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm giới trong sạch và trọn vẹn của mình, thì đại-thiện-tâm của bậc ấy trở nên trong sạch phát sinh hỷ lạc. Cho nên, những phiền-não nào làm cho tâm ô nhiễm, thì những phiền-não ấy bị diệt.
- Này Visākhā! Ví như tấm kính bị lu mờ, làm cho tấm kính được trong suốt do nhờ sự tinh-tấn.
Tấm kính bị lu mờ, làm cho tấm kính được trong suốt do nhờ sự tinh-tấn như thế nào?
Người ta dùng dầu lau kính, tro và nước sạch với sự tinh-tấn của người ấy lau chùi làm cho tấm kính trở nên trong suốt.
- Này Visākhā! Tấm kính bị lu mờ làm cho tấm kính được trong suốt do nhờ sự tinh-tấn lau chùi tấm kính.
Cũng như vậy, tâm bị ô nhiễm do phiền-não làm cho tâm trở nên trong sạch được, do nhờ sự tinh-tấn.
Tâm bị ô nhiễm do phiền-não làm cho tâm trở nên trong sạch được, do nhờ sự tinh-tấn như thế nào?
- Này Visākhā! Trong giáo-pháp này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm giới trong sạch và trọn vẹn của mình, giới không bị đứt, giới không bị thủng, giới không bị đốm, giới không bị đứt lan, giới tự chủ (không bị nô lệ bởi phiền-não), được bậc thiện-trí tán dương, giới làm nền tảng cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ.
Khi bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm giới trong sạch và trọn vẹn của mình, thì đại-thiện-tâm của bậc ấy trở nên trong sạch phát sinh hỷ lạc. Cho nên, những phiền-não nào làm cho tâm ô nhiễm, thì những phiền-não ấy bị diệt.
- Này Visākhā! Bậc Thánh thanh-văn đệ-tử giữ gìn bát-giới uposathasīla niệm giới trong sạch và trọn vẹn của mình như vậy, gọi là Sīla uposathasīla, như sống gần gũi với giới, đại-thiện-tâm của bậc ấy hướng đến giới của mình, nên đại-thiện-tâm trở nên trong sạch phát sinh hỷ lạc. Cho nên những phiền-não nào làm cho tâm ô nhiễm, thì những phiền-não ấy bị diệt.
- Này Visākhā! Tâm bị ô nhiễm do phiền-não làm cho tâm trở nên trong sạch được, do nhờ sự tinh-tấn như vậy.
5- Devatā uposathasīla: Bát-giới uposathasīla niệm-niệm 5 pháp chư-thiên như thế nào?
- Này Visākhā! Tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được do nhờ sự tinh-tấn.
Tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được, do nhờ sự tinh-tấn như thế nào?
- Này Visākhā! Trong giáo-pháp này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm 5 pháp của các hàng chư-thiên rằng:
“Những hàng chư-thiên cõi trời Tứ Đại-thiên-vương, chư-thiên cõi trời Tam-thập-tam-thiên, chư-thiên cõi trời Dạ-ma-thiên, chư-thiên cõi trời Đâu-xuất-đà-thiên, chư-thiên cõi trời Hóa-lạc-thiên, chư-thiên cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên, chư phạm-thiên cõi trời phạm-thiên, mà tiền-kiếp của quý vị ấy vốn có đầy đủ 5 pháp là đức-tin (saddhā), giới (sīla), học nhiều hiểu rộng (suta), bố-thí (cāga), trí-tuệ (paññā).
Sau khi chết, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh lên cõi trời ấy như thế nào, chính trong ta cũng có đầy đủ 5 pháp ấy là đức-tin, giới, học nhiều hiểu rộng, bố-thí, trí-tuệ cũng như thế ấy.”
Khi bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm các pháp là đức-tin, giới, học nhiều hiểu rộng, bố-thí, trí-tuệ, hổ thẹn tội-lỗi, ghê sợ tội-lỗi của mình cũng như các hàng chư-thiên, thì đại-thiện-tâm của bậc ấy trong sạch phát sinh hỷ lạc. Cho nên những phiền-não nào làm cho tâm ô nhiễm, thì những phiền-não ấy bị diệt.
- Này Visākhā! Ví như vàng chưa tinh khiết, làm cho vàng được tinh khiết do nhờ sự tinh-tấn.
Vàng chưa tinh khiết, làm cho vàng được tinh khiết do nhờ sự tinh-tấn như thế nào?
Người ta đem vàng bỏ vào cái vá, đem đốt trên lò với sự tinh-tấn của người ấy làm cho vàng trở nên tinh khiết.
- Này Visākhā! Vàng chưa tinh khiết làm cho vàng được tinh khiết do nhờ sự tinh-tấn làm cho vàng trở nên tinh khiết.
Cũng như vậy, tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được, do nhờ sự tinh-tấn.
Tâm bị ô nhiễm do bởi phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được, do nhờ sự tinh-tấn như thế nào?
- Này Visākhā! Trong giáo-pháp này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm tưởng đến 5 pháp của các hàng chư-thiên rằng:
“Những hàng chư-thiên cõi trời Tứ Đại-thiên-vương, chư-thiên cõi trời Tam-thập-tam-thiên, chư-thiên cõi trời Dạ-ma-thiên, chư-thiên cõi trời Đâu-xuất-đà-thiên, chư-thiên cõi trời Hóa-lạc-thiên, chư-thiên cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên, chư phạm-thiên cõi trời phạm-thiên, mà tiền-kiếp của quý vị ấy vốn có đầy đủ các pháp là đức-tin, giới, học nhiều hiểu rộng, bố-thí, trí-tuệ, hổ thẹn tội-lỗi, ghê sợ tội-lỗi.
Sau khi chết, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh lên cõi trời ấy như thế nào, chính trong ta cũng có đầy đủ 5 pháp ấy là đức-tin, giới, học nhiều hiểu rộng, bố-thí, trí-tuệ cũng như thế ấy.”
Khi bậc Thánh thanh-văn đệ-tử niệm-niệm các pháp ấy là đức-tin, giới, học nhiều hiểu rộng, bố-thí, trí-tuệ, hổ-thẹn tội-lỗi, ghê-sợ tội-lỗi của mình cũng như các hàng chư-thiên, thì đại-thiện-tâm của bậc ấy trong sạch phát sinh hỷ lạc. Cho nên, những phiền-não nào làm cho tâm ô nhiễm, thì những phiền-não ấy bị diệt.
- Này Visākhā! Bậc Thánh thanh-văn đệ-tử giữ gìn bát-giới uposathasīla niệm-niệm các pháp ấy là đức-tin, giới, học nhiều hiểu rộng, bố-thí, trí-tuệ, hổ-thẹn tội-lỗi, ghê-sợ tội-lỗi như vậy, gọi là: Devatā uposathasīla như được sống gần gũi với chư-thiên, đại-thiện-tâm của bậc ấy hướng đến chư-thiên, nên đại-thiện-tâm trở nên trong sạch phát sinh hỷ lạc. Cho nên, những phiền-não nào làm cho tâm ô nhiễm, thì những phiền-não ấy bị diệt.
- Này Visākhā! Tâm bị ô nhiễm do phiền-não, làm cho tâm trở nên trong sạch được, do nhờ sự tinh-tấn như vậy.
6- Uposathasīla: Bát-giới uposathasīla.
- Này Visākhā! Bậc Thánh thanh-văn đệ-tử có trí-tuệ sáng suốt suy xét rằng:
* Chư bậc Thánh A-ra-hán suốt cuộc đời đã từ bỏ sự sát-sinh, tuyệt đối tránh xa sự sát-sinh, đã bỏ gậy gộc, đã bỏ khí giới, có đại-duy-tác-tâm biết hổ-thẹn mọi tội-lỗi, có tâm bi thương xót cứu khổ tất cả mọi chúng-sinh.
Hôm nay, ta cũng từ bỏ sự sát-sinh, tránh xa sự sát-sinh, bỏ gậy gộc, bỏ khí giới, có đại-thiện-tâm biết hổ-thẹn mọi tội-lỗi, có tâm bi thương xót cứu khổ tất cả mọi chúng-sinh suốt 1 ngày nay và 1 đêm nay.
Ta được gọi là người thực-hành theo gương của chư bậc Thánh A-ra-hán về điều-giới này. Và ta đã thọ-trì uposathasīla giữ gìn điều-giới tránh xa sự sát-sinh được trong sạch.
* Chư bậc Thánh A-ra-hán suốt cuộc đời đã từ bỏ sự trộm-cắp, tuyệt đối tránh xa sự trộm-cắp, chỉ thọ nhận thứ vật dụng mà người ta dâng lễ cúng dường mà thôi, không bao giờ trộm-cắp, là Bậc sống hoàn toàn trong sạch thanh cao.
Hôm nay, ta cũng từ bỏ sự trộm-cắp, tránh xa sự trộm-cắp, chỉ thọ nhận thứ vật dụng mà người ta cho, không trộm-cắp, là người sống hoàn toàn trong sạch thanh cao suốt 1 ngày nay và 1 đêm nay.
Ta được gọi là người thực-hành theo gương của chư bậc Thánh A-ra-hán về điều-giới này. Và ta đã thọ-trì uposathasīla, giữ gìn điều-giới tránh xa sự trộm-cắp, được trong sạch.
* Chư bậc Thánh A-ra-hán suốt cuộc đời đã từ bỏ sự hành-dâm, chỉ hành phạm-hạnh cao thượng mà thôi, tuyệt đối tránh xa việc hành-dâm thấp hèn của người tại-gia.
Hôm nay, ta cũng tránh xa sự hành-dâm, chỉ hành phạm-hạnh cao thượng mà thôi, tránh xa việc hành-dâm thấp hèn của người tại-gia suốt 1 ngày nay và 1 đêm nay.
Ta được gọi là người thực-hành theo gương của chư bậc Thánh A-ra-hán về điều-giới này. Và ta đã thọ-trì uposathasīla giữ gìn điều-giới tránh xa sự hành-dâm được trong sạch.
* Chư bậc Thánh A-ra-hán suốt cuộc đời đã từ bỏ sự nói-dối, tuyệt đối tránh xa sự nói-dối, chỉ nói lời chân thật mà thôi, lúc nào cũng nói lời chân thật, lời nói có chứng cứ rõ ràng, lời nói đáng tin, không lừa dối.
Hôm nay, ta cũng từ bỏ sự nói-dối, tránh xa sự nói-dối, chỉ nói lời chân thật mà thôi, lúc nào cũng nói lời chân thật, lời nói có chứng cứ rõ ràng, lời nói đáng tin, không lừa dối suốt 1 ngày nay và 1 đêm nay.
Ta được gọi là người thực-hành theo gương của chư bậc Thánh A-ra-hán về điều-giới này. Và ta đã thọ-trì uposathasīla, giữ gìn điều-giới tránh xa sự nói-dối được trong sạch.
* Chư bậc Thánh A-ra-hán suốt cuộc đời đã từ bỏ sự uống rượu và các chất-say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, đã tuyệt đối tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.
Hôm nay, ta cũng từ bỏ sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, tránh xa sự uống rượu, bia và các chất-say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp suốt 1 ngày nay và 1 đêm nay.
Ta được gọi là người thực-hành theo gương của chư bậc Thánh A-ra-hán về điều-giới này. Và ta đã thọ-trì uposathasīla, giữ gìn điều-giới tránh xa sự uống rượu, bia và các chất-say là nhân sinh sự dể duôi được trong sạch.
* Chư bậc Thánh A-ra-hán suốt cuộc đời chỉ độ vật thực một bữa ngọ (trong ngày), không dùng vật thực ban đêm, tránh xa sự độ vật thực phi thời (quá ngọ, quá 12 giờ trưa).
Hôm nay, ta cũng chỉ dùng vật thực một bữa (trong ngày) mà thôi, không dùng vật thực ban đêm, tránh xa sự dùng vật thực phi thời (quá ngọ, quá 12 giờ trưa) suốt 1 ngày nay và 1 đêm nay.
Ta được gọi là người thực-hành theo gương của chư bậc Thánh A-ra-hán về điều-giới này. Và ta đã thọ-trì uposathasīla, giữ gìn điều-giới tránh xa sự dùng vật thực phi thời được trong sạch.
* Chư bậc Thánh A-ra-hán suốt cuộc đời đã từ bỏ sự nhảy múa ca hát, thổi kèn, tuyệt đối tránh xa xem nhảy múa, ca hát, đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tâm tham-ái.
Hôm nay, ta cũng từ bỏ sự nhảy múa ca hát, thổi kèn, tránh xa xem nhảy múa, ca hát, đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tâm tham-ái suốt 1 ngày nay và 1 đêm nay.
Ta được gọi là người thực-hành theo gương của chư bậc Thánh A-ra-hán về điều-giới này. Và ta đã thọ-trì uposathasīla, giữ gìn điều-giới từ bỏ sự nhảy múa ca hát thổi kèn, tránh xa xem nhảy múa, ca hát, đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tâm tham-ái, được trong sạch.
* Chư bậc Thánh A-ra-hán suốt cuộc đời từ bỏ chỗ nằm ngồi nơi quá cao quý và xinh đẹp, tuyệt đối tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao quý và xinh đẹp, chỉ nằm ngồi chỗ thấp, trên cái giường nhỏ, hoặc trên chỗ nằm được làm bằng cỏ khô.
Hôm nay, ta cũng từ bỏ chỗ nằm ngồi nơi quá cao-quý và xinh đẹp, tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao quý và xinh đẹp, chỉ nằm ngồi chỗ thấp, trên cái giường nhỏ, hoặc trên chỗ nằm được làm bằng cỏ khô suốt 1 ngày nay và 1 đêm nay.
Ta được gọi là người thực-hành theo gương của chư bậc Thánh A-ra-hán về điều-giới này. Và ta đã thọ-trì uposathasīla, giữ gìn điều-giới từ bỏ chỗ nằm ngồi nơi quá cao quý và xinh đẹp, chỉ nằm ngồi chỗ thấp, trên cái giường nhỏ, hoặc trên chỗ nằm được làm bằng cỏ khô, được trong sạch.
Quả báu của bát-giới ariya uposathasīla
- Này Visākhā! Người cận-sự-nam, cận-sự-nữ thọ-trì bát-giới uposathasīla như vậy, gọi là Ariya uposathasīla: giữ gìn bát-giới uposathasīla như bậc Thánh-nhân.
Người thọ-trì bát-giới uposathasīla như bậc Thánh-nhân có quả báu lớn trong cõi dục-giới, có quả báu lớn làm duyên Niết-bàn, có kiếp sống xán lạn nhiều, có nhiều năng lực lớn.
Có quả báu lớn trong cõi dục-giới thế nào? Có quả báu lớn làm duyên Niết-bàn thế nào? Có kiếp sống xán lạn nhiều thế nào? Có nhiều năng lực lớn thế nào?
- Này Visākhā! Ví như người nào được suy tôn lên làm Vua trị vì 16 nước rộng lớn như nước Aṅga, nước Magadha, nước Kāsī, nước Kosala, nước Vajjī, nước Malla, nước Cetī, nước Vaṅga, nước Kuru, nước Pañcāla, nước Maccha, nước Sūrasena, nước Assaka, nước Avantī, nước Gandhāra, nước Kamboja có đầy đủ 7 báu vật quý giá ấy cũng chưa bằng 1 phần 16 của người thọ-trì bát-giới uposathasīla có 8 điều-giới trong sạch và trọn vẹn.
Điều ấy vì sao vậy?
Bởi vì, sự nghiệp đế vương cao quý trong cõi người so sánh với sự an-lạc trên cõi trời chỉ là một phần nhỏ chút đỉnh mà thôi.
- * Này Visākhā! Cứ 50 năm ở cõi người bằng 1 ngày 1 đêm ở cõi trời Tứ Đại-thiên-vương, 30 ngày đêm là 1 tháng, 12 tháng là 1 năm. Chư-thiên trên cõi trời Tứ Đại-thiên-vương có tuổi thọ khoảng 500 năm cõi trời (Nếu so với số năm ở cõi người thì bằng 500 x 12 x 30 x 50 = 9.000.000 năm ở cõi người).
- Này Visākhā! Trong đời này, số người đàn ông hoặc đàn bà thọ-trì, giữ gìn bát-giới uposathasīla có 8 điều-giới trong sạch và trọn vẹn.
Sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp giữ gìn giới ấy có cơ hội cho quả tái-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ hưởng sự an-lạc trên cõi trời Tứ Đại-thiên-vương, làm bạn chư-thiên trong cõi trời ấy.
- Này Visākhā! Như-Lai căn cứ vào điều ấy mà nói rằng: Đức-vua an hưởng sự an-lạc trên ngôi báu với những thứ cao quý trong cõi người so sánh với sự an-lạc trên cõi trời chỉ là một phần nhỏ chút đỉnh mà thôi.
- * Này Visākhā! Cứ 100 năm ở cõi người bằng 1 ngày 1 đêm ở cõi trời Tam-thập-tam-thiên, 30 ngày đêm là 1 tháng, 12 tháng là 1 năm. Chư-thiên trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên có tuổi thọ khoảng 1.000 năm cõi trời (Nếu so với số năm ở cõi người thì bằng 1.000 x 12 x 30 x 100 = 36.000.000 năm ở của cõi người).
- Này Visākhā! Trong đời này, số người đàn ông hoặc đàn bà thọ-trì, giữ gìn bát-giới uposathasīla có 8 điều-giới trong sạch và trọn vẹn.
Sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp giữ gìn giới ấy có cơ hội cho quả tái-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ hưởng sự an-lạc trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên, làm bạn chư-thiên trong cõi trời ấy.
- Này Visākhā! Như-Lai căn cứ vào điều ấy mà nói rằng: Đức-vua an hưởng sự an-lạc trên ngôi báu với những thứ quý giá trong cõi người so sánh với sự an-lạc trên cõi trời chỉ là một phần nhỏ chút đỉnh mà thôi.
- * Này Visākhā! Cứ 200 năm ở cõi người bằng 1 ngày 1 đêm ở cõi trời Dạ-ma-thiên, 30 ngày đêm là 1 tháng, 12 tháng là 1 năm. Chư-thiên trên cõi trời Dạ-ma-thiên có tuổi thọ khoảng 2.000 năm cõi trời (Nếu so với số năm ở cõi người thì bằng 2.000 x 12 x 30 x 200 = 144.000.000 năm ở cõi người).
- Này Visākhā! Trong đời này, số người đàn ông hoặc đàn bà thọ-trì, giữ gìn bát-giới uposathasīla có 8 điều-giới trong sạch và trọn vẹn.
Sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp giữ gìn giới ấy có cơ hội cho quả tái-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ hưởng sự an-lạc trên cõi trời Dạ-ma-thiên, làm bạn chư-thiên trong cõi trời ấy.
- Này Visākhā! Như-Lai căn cứ vào điều ấy mà nói rằng: Đức-vua an hưởng sự an-lạc trên ngôi báu với những thứ cao quý trong cõi người so sánh với sự an-lạc trên cõi trời chỉ là một phần nhỏ chút đỉnh mà thôi.
- * Này Visākhā! Cứ 400 năm ở cõi người bằng 1 ngày 1 đêm ở cõi trời Đâu-xuất-đà-thiên, 30 ngày đêm là 1 tháng, 12 tháng là 1 năm. Chư-thiên trên cõi trời Đâu-xuất-đà-thiên có tuổi thọ khoảng 4.000 năm cõi trời (Nếu so với số năm ở cõi người thì bằng 4.000 x 12 x 30 x 400 = 576.000.000 năm ở cõi người).
- Này Visākhā! Trong đời này, số người đàn ông hoặc đàn bà thọ-trì, giữ gìn bát-giới uposathasīla có 8 điều-giới trong sạch và trọn vẹn.
Sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp giữ gìn giới ấy có cơ hội cho quả tái-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ hưởng sự an-lạc trên cõi trời Đâu-xuất-đà-thiên, làm bạn chư-thiên trong cõi trời ấy.
- Này Visākhā! Như-Lai căn cứ vào điều ấy mà nói rằng: Đức-vua an hưởng sự an-lạc trên ngôi báu với những thứ cao quý trong cõi người so sánh với sự an-lạc trên cõi trời chỉ là một phần nhỏ chút đỉnh mà thôi.
- * Này Visākhā! Cứ 800 năm ở cõi người bằng 1 ngày 1 đêm ở cõi trời Hóa-lạc-thiên, 30 ngày đêm là 1 tháng, 12 tháng là 1 năm. Chư-thiên trên cõi trời Hóa-lạc-thiên có tuổi thọ khoảng 8.000 năm cõi trời (Nếu so với số năm ở cõi người thì bằng 8.000 x 12 x 30 x 800 = 2.304.000.000 năm ở cõi người).
- Này Visākhā! Trong đời này, số người đàn ông hoặc đàn bà thọ-trì, giữ gìn bát-giới uposathasīla có 8 điều-giới trong sạch và trọn vẹn.
Sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp giữ gìn giới ấy có cơ hội cho quả tái-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ hưởng sự an-lạc trên cõi trời Hóa-lạc-thiên, làm bạn chư-thiên trong cõi trời ấy.
- Này Visākhā! Như-Lai căn cứ vào điều ấy mà nói rằng: Đức-vua an hưởng sự an-lạc trên ngôi báu với những thứ cao quý trong cõi người so sánh với sự an-lạc trên cõi trời chỉ là một phần nhỏ chút đỉnh mà thôi.
- * Này Visākhā! Cứ 1.600 năm ở cõi người bằng 1 ngày 1 đêm ở cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên, 30 ngày đêm là 1 tháng, 12 tháng là 1 năm. Chư-thiên trên cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên có tuổi thọ khoảng 16.000 năm cõi trời (Nếu so với số năm ở cõi người thì bằng 16.000x 12 x 30 x 1.600= 9.216.000.000 năm ở cõi người).
- Này Visākhā! Trong đời này, số người đàn ông hoặc đàn bà thọ-trì, giữ gìn bát-giới uposathasīla có 8 điều-giới trong sạch và trọn vẹn.
Sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp giữ gìn giới ấy có cơ hội cho quả tái-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ hưởng sự an-lạc trên cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên, làm bạn chư-thiên trong cõi trời ấy.
- Này Visākhā! Như-Lai căn cứ vào điều ấy mà nói rằng: Đức-vua an hưởng sự an-lạc trên ngôi báu với những thứ cao quý trong cõi người so sánh với sự an-lạc trên cõi trời chỉ là một phần nhỏ chút đỉnh mà thôi.
Người thọ-trì bát-giới, giữ gìn tám điều-giới:
Không sát-sinh, không trộm-cắp, không hành-dâm.
Không nói-dối, không uống rượu và chất-say.
Không dùng vật thực phi thời quá giờ ngọ.
Không múa hát, thổi kèn, đàn, xem múa hát.
Không đeo tràng hoa, thoa vật thơm, xức nước hoa.
Không nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
Đức-Phật là Bậc Thông Suốt tam-tổng-pháp.[30]
Truyền dạy uposathasīla tám điều-giới.
Và quả báu cao quý lớn lao của bát-giới.
Mặt trăng, mặt trời cả hai đều có oai lực.
Phát ra ánh sáng có diện tích rộng bao nhiêu.
Ánh sáng này tiêu diệt bóng tối trong hư không.
Làm sáng tỏ lan rộng khắp mọi phương hướng.
Khi ánh sáng chiếu sáng đến một nơi nào.
Tại nơi ấy tràn đầy những báu vật vô giá.
Như các thứ ngọc maṇi, ngọc muttā, ...
Đủ các loại vàng tinh khiết quý giá.
Dù gồm tất cả các thứ báu vật vô giá ấy.
Cũng chưa bằng một phần mười sáu so với
Quả báu của bát-giới uposathasīla này.
Ví như ánh sáng của các ngôi sao trên hư không.
Không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng.
Vì vậy người cận-sự-nam, cận-sự-nữ.
Nên thọ-trì bát-giới uposathasīla này.
Giữ gìn tám giới cho được trong sạch và trọn vẹn.
Tạo được nhiều phước-thiện cao thượng đặc biệt.
Là người không bị chê trách mà được tán dương,
Có được quả báu cao quý đặc biệt.
Trong kiếp hiện-tại được nhiều sự an-lạc.
Sau khi chết, đại-thiện-nghiệp giữ gìn giới.
Cho quả tái-sinh lên cõi trời như ý.
Hưởng mọi sự an-lạc cao quý đặc biệt. (Xong bài kinh Uposathasīla)
Chuẩn bị thọ-trì bát-giới uposathasīla
* Biết ngày hôm sau là ngày bát-giới uposathasīla, cho nên ngày hôm ấy, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ cần phải sắp đặt mọi công việc cho xong.
* Chuẩn bị đồ ăn uống thanh đạm cho ngày hôm sau.
* Biết thu xếp công việc. Nếu biết công việc nào không cần thiết thì người cận-sự-nam, cận-sự-nữ không nên làm công việc ấy trong ngày bát-giới uposathasīla.
* Ngày giới lúc bình minh, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ thức dậy sớm xong, có đại-thiện-tâm trong sạch.
* Nếu nhà ở gần chùa, thì người cận-sự-.am, cận-sự-nữ nên đến chùa xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới uposathasīla theo nghi thức với Ngài Trưởng-lão hướng dẫn, rồi ở lại chùa suốt ngày và đêm cho đến sáng ngày hôm sau.
* Nếu không có cơ hội đến chùa thì người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đến trước bàn thờ Tam-bảo, đem hoa, trầm lễ bái cúng dường Tam-bảo xong, làm lễ thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới uposathasīla, đọc 3 bài sám hối Tam-bảo, rồi tự mình nguyện xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới uposathasīla, rồi giữ gìn bát-giới uposathasīla cho được trong sạch và trọn vẹn suốt ngày và đêm cho đến rạng sáng ngày hôm sau.
* Sau khi thọ-trì bát-giới uposathasīla xong, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ ở một mình chỗ thanh vắng để thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục niệm-niệm 9 ân-Đức-Phật, v.v… hoặc ngồi nghe chánh-pháp hoặc đàm đạo chánh-pháp, hoặc xem kinh đọc sách pháp (không đọc sách báo đời, không nói chuyện đời), hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng thiền-tuệ tứ oai-nghi: oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm, suốt ngày và đêm ấy cho đến rạng sáng ngày hôm sau.
* Đến giờ dùng vật thực chỉ dùng món ăn giản dị, khi dùng nên suy xét rằng: “Dùng vật thực để duy trì mạng sống, để thực-hành pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, hoặc pháp-hành thiền-tuệ, …”
Nếu người cận-sự-nam, cận-sự-nữ cảm thấy bụng đói, khó chịu thì được phép dùng các thứ nước trái cây nhỏ ép bỏ xác lấy nước để dùng, dùng mật ong, thuốc bổ, thuốc trị bệnh, … (không được phép dùng sữa).
* Ban đêm người cận-sự-nam, cận-sự-nữ nên ngủ ít (ngủ khoảng từ 22 giờ đến 2 giờ khuya) dành nhiều thời giờ để thực-hành pháp-hành thiền-định, hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.
Khi thức dậy sớm, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ nên quán triệt lại bát-giới uposathasīla của mình rằng: “Chư bậc Thánh A-ra-hán tuyệt đối tránh xa sự sát-sinh, tránh xa sự trộm-cắp, tránh xa sự hành-dâm, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự uống rượu và các chất-say, tránh xa sự ăn phi thời, tránh xa sự xem nhảy múa, ca hát, đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tâm tham-ái, tránh xa chỗ nằm ngồi quá cao và xinh đẹp suốt trọn đời.
Về phần ta, noi gương theo chư bậc Thánh A-ra-hán, ta cũng thọ-trì bát-giới uposathasīla tránh xa sự sát-sinh, tránh xa sự trộm-cắp, tránh xa sự hành-dâm, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự uống rượu, bia và các chất-say, tránh xa sự ăn phi thời, tránh xa sự xem nhảy múa, ca hát, đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tâm tham-ái, tránh xa chỗ nằm ngồi quá cao và xinh đẹp suốt 1 ngày và 1 đêm nay.”
* Người cận-sự-nam, cận-sự-nữ không cần xả bát-giới uposathasīla. Thật ra, hành-giả đã phát nguyện thọ-trì bát-giới uposathasīla 1 ngày 1 đêm, khi trải qua 1 ngày 1 đêm, ngay khi ấy bát-giới uposathasīla hoàn mãn, không còn hiệu lực nữa, trở lại ngũ-giới là thường giới, bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla của người tại-gia.
Nghi thức lễ thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới Uposathasīla
Nghi thức theo tuần tự
* Đảnh lễ Đức-Thế-Tôn
* Lễ sám hối Tam-bảo
-Lễ sám hối Đức-Phật-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, pādapaṃsuṃ varuttamaṃ.
Buddhe yo khalito doso, buddho khamatu taṃ mama.
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Bụi trần dưới bàn chân cao thượng Đức-Phật.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Phật-bảo,
Cúi xin Phật-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
-Lễ sám hối Đức-Pháp-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, dhammañca duvidhaṃ varaṃ.
Dhamme yo khalito doso, dhammo khamatu taṃ mama.
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Hai hạng Pháp-bảo: pháp học và pháp hành.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Pháp-bảo,
Cúi xin Pháp-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
-Lễ sám hối Đức-Tăng-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, saṃghañca duvidhuttamaṃ.
Saṃghe yo khalito doso, saṃgho khamatu taṃ mama.
\Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Hai bậc Tăng-bảo: Thánh-Tăng và phàm-Tăng.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Tăng-bảo,
Cúi xin Tăng-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
* Bài kệ cầu nguyện
Iminā puññakammena, sabbe bhayā vinassantu.
Nibbānaṃ adhigantuṃ hi, sabbadukkhā pamuccāmi.
Do nhờ năng lực thiện-tâm sám hối này,
Cầu xin mọi tai hại hãy đều tiêu diệt.
Mong chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn,
Cầu mong giải thoát mọi cảnh khổ tái-sinh.
* Xin thọ phép quy-y Tam-bảo và bát-giới uposathasīla
Ahaṃ[31] Bhante, tisaraṇena saha aṭṭhaṅga-samannāgataṃ uposathasīlaṃ dhammaṃ yācāmi[32], anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me(3). Bhante.
Dutiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha aṭṭhaṅga-samannāgataṃ uposathasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me. Bhante.
Tatiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha aṭṭhaṅga-samannāgataṃ uposathasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me. Bhante.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới uposathasīla có 8 điều-giới.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới uposathasīla có 8 điều-giới cho con. Bạch Ngài.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới uposathasīla có 8 điều-giới.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới uposathasīla có 8 điều-giới cho con, lần thứ nhì. Bạch Ngài.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới uposathasīla có 8 điều-giới.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới uposathasīla có 8 điều-giới cho con, lần thứ ba. Bạch Ngài.
* Phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì bát-giới uposathasīla
Ngài Trưởng-lão truyền dạy rằng:
NTL: Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadehi.
(Sư hướng dẫn từng chữ, từng câu như thế nào, con hãy nên lập lại đúng từng chữ, từng câu như thế ấy.)
CSN: Āma, Bhante. (Dạ, xin vâng! Kính bạch Ngài.)
* Đảnh lễ Đức-Thế-Tôn
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. (3 lần)
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. (3 lần)
* Thọ phép quy-y Tam-bảo
- Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật.
- Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp.
- Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng.
- Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ nhì.
- Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ nhì.
- Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ nhì.
- Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ ba.
- Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ ba.
- Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ ba.
NTL: Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ.
(Phép quy-y Tam-bảo trọn vẹn bấy nhiêu!)
CSN: Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng! Kính bạch Ngài.)
* Thọ-trì bát-giới uposathasīla
1- Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự sát-sinh.
2- Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự trộm-cắp.
3-Abrahmacariyā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự hành-dâm.
4- Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nói-dối.
5- Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhā-padaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự uống rượu, bia và các chất-say là nhân sinh sự dể duôi.
6- Vikālabhojanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự dùng vật thực phi thời.
7- Nacca-gīta-vādita-visūkadassana-mālāgandha-vilepana-dhāraṇa-maṇḍana-vibhūsanaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn, xem nhảy múa, nghe ca hát, đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham-ái.
8- Uccāsayana-mahāsayanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
NTL: Tisaraṇena saha aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposathasīlaṃ dhammaṃ sādhutaṃ katvā appamādena sampādehi.
Phép quy-y Tam-bảo và bát-giới uposathasīla có 8 điều-giới xong rồi, con nên cố gắng giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn, bằng pháp không dể duôi, để làm nền tảng cho mọi thiện-pháp phát sinh.
CSN: Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài.)
NTL: Sīlena sugatiṃ yanti, sīlena bhogasampadā. Sīlena nibbutiṃ yanti, tasmā sīlaṃ visodhaye.
Chúng-sinh tái-sinh cõi trời, nhờ giữ giới, Chúng-sinh đầy đủ của cải, nhờ giữ giới,
Chúng-sinh giải thoát Niết-bàn, nhờ giữ giới, Vậy, các con giữ giới, cho được trong sạch!
CSN: Sādhu! Sādhu! (Lành thay! Lành thay!)
* Bài kệ khẳng định quy-y Tam-bảo
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ, Buddho me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,Dhammo me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ, Saṃgho me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Phật-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Pháp-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Tăng-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Đó là cách thọ-trì riêng từng mỗi điều-giới trong bát-giới uposathasīla.
* Cách thọ-trì chung 8 điều-giới trong bát-giới uposathasīla cùng một lần như sau:
“Aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposathasīlaṃ samādiyāmi.”
Con xin thọ trì bát-giới uposathasīla gồm có 8 điều-giới.
Còn theo cách thọ-trì riêng từng mỗi điều-giới trong bát-giới uposathasīla, nếu người nào phạm một điều-giới nào trong bát-giới uposathasīla thì các điều-giới còn lại vẫn chưa phạm, bởi vì tác-ý thọ-trì riêng mỗi điều-giới. Cho nên, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ nên thọ-trì điều-giới ấy trở lại.
Bát-giới uposathasīla không phải là thường-giới của tất cả mọi người tại-gia. Cho nên, nếu người cận-sự-nam, cận-sự-nữ nào có khả năng thọ-trì bát-giới uposathasīla, rồi giữ gìn cho được trong sạch trọn vẹn thì người cận-sự-nam, cận-sự-nữ ấy có được phước-thiện giữ-giới đặc biệt hơn phước-thiện giữ ngũ-giới, có quả báu đặc biệt hơn phước-thiện giữ ngũ-giới.
Nếu người cận-sự-nam, cận-sự-nữ sau khi đã thọ-trì bát-giới uposathasīla ấy rồi, mà không thể giữ gìn cho được trong sạch đầy đủ trọn vẹn, thì không có được phước-thiện giữ-giới đặc biệt ấy.
- Vāritasīla: Giới-cấm là điều-giới không được phạm.
- Cārittasīla: Giới-hành là điều-giới nên thực-hành.
1-Vāritasīla: Giới-cấm trong bát-giới uposathasīla có 4 điều-giới mà tất cả mọi người không được phạm, đó là:
1-Điều-giới tránh xa sự sát-sinh.
2-Điều-giới tránh xa sự trộm-cắp.
3-Điều-giới tránh xa sự nói-dối.
4-Điều-giới tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say.
Đó là 4 điều-giới-cấm có trong ngũ-giới là thường-giới mà tất cả mọi người có bổn phận giữ gìn cho được trong sạch trọn vẹn, thì được phước-thiện giữ-giới, có quả báu an-lạc trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai. Nhưng nếu người nào phạm điều-giới cấm nào thì người ấy đã tạo ác-nghiệp điều-giới ấy, rồi phải chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.
2-Cārittasīla: Giới-hành trong bát-giới uposathasīla có 4 điều-giới mà người nên thực-hành đó là:
1- Điều-giới tránh xa sự hành-dâm.
2- Điều-giới tránh xa sự dùng vật thực phi thời.
3- Điều-giới tránh xa sự xem múa hát, thổi kèn, ….
4- Điều-giới tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
Thật vậy, 4 điều-giới-hành:
Bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai tại-gia có giới hoàn toàn trong sạch trọn vẹn, vẫn lập gia đình có con được. Như bà Visākhā khi còn nhỏ lúc 7 tuổi đã trở thành bậc Thánh Nhập-lưu. Khi trưởng thành bà Visākhā có chồng, có 20 đứa con: 10 đứa con trai và 10 đứa con gái, v.v…
-Hành-giả là người cận-sự-nam nào hoặc cận-sự-nữ nào sau khi đã thọ-trì bát-giới uposathasīla rồi, đến chiều tối, nếu bị đói không chịu nổi, nên người cận-sự-nam ấy hoặc cận-sự-nữ ấy đã uống sữa, ăn trái cây, ăn bánh ngọt,… của mình, thì phạm điều-giới dùng vật thực phi thời, nên không được phước-thiện đặc biệt giữ gìn bát-giới uposathasīla mà thôi, không có tội, bởi vì không làm khổ mình, không làm khổ người khác.
- Hành-giả là người cận-sự-nam nào hoặc cận-sự-nữ nào sau khi đã thọ-trì bát-giới uposathasīla rồi, nếu ngồi xem múa hát,… thì cận-sự-nam ấy hoặc cận-sự-nữ ấy phạm điều-giới xem múa hát,…nên không được phước-thiện đặc biệt giữ gìn bát-giới uposathasīla mà thôi, không có tội, bởi vì không làm khổ mình, không làm khổ người khác.
- Hành-giả là người cận-sự-nam nào hoặc cận-sự-nữ nào sau khi đã thọ-trì bát-giới uposathasīla rồi, nếu nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp, thì cận-sự-nam ấy hoặc cận-sự-nữ ấy phạm điều-giới nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp, nên không được phước-thiện đặc biệt giữ gìn bát-giới uposathasīla mà thôi, không có tội, bởi vì không làm khổ mình, không làm khổ người khác.
Khi có bát-giới uposathasīla trong sạch và trọn vẹn làm nền tảng, hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục niệm rải tâm-từ đến tất cả chúng-sinh vô lượng trong 10 phương hướng, thêm vào một điều nữa, cho nên, uposathasīla này gọi là cửu-giới uposathasīla.
Cửu-giới uposathasīla này có 9 điều, như Đức-Phật thuyết dạy trong bài kinh Navaṅguposathasutta[33], được dịch nghĩa như sau:
- Này chư tỳ-khưu! Hành-giả thọ-trì uposathasīla có 9 điều, rồi giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn, có quả báu lớn trong cõi dục-giới, có quả báu lớn làm duyên Niết-bàn, có kiếp sống xán lạn nhiều, có nhiều năng lực rộng lớn.
Hành-giả thọ-trì uposathasīla có 9 điều, rồi giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn như thế nào để có quả báu lớn trong cõi dục-giới? Có quả báu lớn làm duyên Niết-bàn như thế nào? Có kiếp sống xán lạn nhiều như thế nào? Có nhiều năng lực rộng lớn như thế nào?
- Này chư tỳ-khưu! Trong giáo-pháp này, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử có trí-tuệ sáng suốt suy xét rằng:
* Chư bậc Thánh A-ra-hán suốt cuộc đời đã từ bỏ sự sát-sinh, tuyệt đối tránh xa sự sát-sinh, đã bỏ gậy gộc, đã bỏ khí giới, có tâm biết hổ-thẹn mọi tội-lỗi, có tâm bi cứu khổ tất cả mọi chúng-sinh.
Hôm nay, chính ta cũng từ bỏ sự sát-sinh, tránh xa sự sát-sinh, bỏ gậy gộc, bỏ khí giới, có tâm biết hổ-thẹn mọi tội-lỗi, có tâm bi thương xót cứu khổ tất cả mọi chúng-sinh trong suốt 1 ngày nay và 1 đêm nay.
Ta cũng được gọi là người thực-hành theo gương của chư bậc Thánh A-ra-hán về điều-giới này. Và ta đã thọ-trì uposathasīla, giữ gìn điều-giới tránh xa sự sát-sinh được trong sạch.
Đó là uposathasīla điều thứ nhất.
* Chư bậc Thánh A-ra-hán suốt cuộc đời đã từ bỏ sự trộm-cắp, tuyệt đối tránh xa sự trộm-cắp, chỉ thọ nhận vật dụng mà người ta cúng dường, không bao giờ trộm-cắp, bậc Thánh A-ra-hán sống hoàn toàn trong sạch thanh cao.
Hôm nay, chính ta cũng từ bỏ sự trộm-cắp, tránh xa sự trộm-cắp, chỉ thọ nhận vật dụng mà người ta cho, không trộm-cắp, sống hoàn toàn trong sạch thanh cao trong suốt 1 ngày nay và 1 đêm nay.
Ta cũng được gọi là người thực-hành theo gương của chư bậc Thánh A-ra-hán về điều-giới này. Và ta đã thọ-trì uposathasīla, giữ gìn điều-giới tránh xa sự trộm-cắp được trong sạch.
Đó là uposathasīla điều thứ nhì.
* Chư bậc Thánh A-ra-hán suốt cuộc đời đã từ bỏ sự hành-dâm, mà hành phạm-hạnh cao thượng, tránh xa việc hành-dâm thấp hèn của người tại-gia, tuyệt đối tránh xa sự hành-dâm.
Hôm nay, chính ta cũng từ bỏ sự hành-dâm, mà hành phạm-hạnh cao thượng, tránh xa việc hành-dâm thấp hèn, tuyệt đối tránh xa sự hành-dâm trong suốt 1 ngày nay và 1 đêm nay.
Ta cũng được gọi là người thực-hành theo gương của chư bậc Thánh A-ra-hán về điều-giới này. Và ta đã thọ-trì uposathasīla, giữ gìn điều-giới tránh xa sự hành-dâm được trong sạch.
Đó là uposathasīla điều thứ ba.
* Chư bậc Thánh A-ra-hán suốt cuộc đời đã từ bỏ sự nói-dối, tuyệt đối tránh xa sự nói-dối, chỉ nói lời chân-thật, lúc nào cũng nói lời chân-thật, lời nói có chứng cứ rõ ràng, lời nói đáng tin, không lừa dối.
Hôm nay, chính ta cũng từ bỏ sự nói-dối, tránh xa sự nói-dối, chỉ nói lời chân-thật, lúc nào cũng nói lời chân-thật, lời nói có chứng cứ rõ ràng, lời nói đáng tin, không lừa dối trong suốt 1 ngày nay và 1 đêm nay.
Ta cũng được gọi là người thực-hành theo gương của chư bậc Thánh A-ra-hán về điều-giới này. Và ta đã thọ-trì uposathasīla, giữ gìn điều-giới tránh xa sự nói-dối được trong sạch.
Đó là uposathasīla điều thứ tư.
* Chư bậc Thánh A-ra-hán suốt cuộc đời đã từ bỏ sự uống rượu và các chất-say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, tuyệt đối tránh xa sự uống rượu và các chất-say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.
Hôm nay, chính ta cũng từ bỏ sự uống rượu, bia và các chất-say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, tránh xa sự uống rượu, bia và các chất-say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp trong suốt 1 ngày nay và 1 đêm nay.
Ta cũng được gọi là người thực-hành theo gương của chư bậc Thánh A-ra-hán về điều-giới này. Và ta đã thọ-trì uposathasīla, giữ gìn điều-giới tránh xa sự uống rượu, bia và các chất-say là nhân sinh sự dể duôi được trong sạch.
Đó là uposathasīla điều thứ năm.
* Chư bậc Thánh A-ra-hán suốt cuộc đời chỉ độ vật-thực một bữa (trong ngày), không dùng vật thực ban đêm, tránh xa sự độ vật thực phi thời ( quá 12 giờ trưa).
Hôm nay, chính ta cũng chỉ dùng vật thực một bữa (trong ngày), không dùng vật thực ban đêm, tránh xa sự dùng vật thực phi thời (quá ngọ, quá 12 giờ trưa) trong suốt 1 ngày nay và 1 đêm nay.
Ta cũng được gọi là người thực-hành theo gương của chư bậc Thánh A-ra-hán về điều-giới này. Và ta đã thọ-trì uposathasīla, giữ gìn điều-giới tránh xa sự dùng vật thực phi thời được trong sạch.
Đó là uposathasīla điều thứ sáu.
* Chư bậc Thánh A-ra-hán suốt cuộc đời đã từ bỏ sự nhảy múa ca hát, thổi kèn, tuyệt đối tránh xa xem nhảy múa, ca hát, đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tâm tham-ái.
Hôm nay, chính ta cũng từ bỏ sự nhảy múa ca hát, thổi kèn, tránh xa xem nhảy múa, ca hát, đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tâm tham-ái trong suốt 1 ngày nay và 1 đêm nay.
Ta cũng được gọi là người thực-hành theo gương của chư bậc Thánh A-ra-hán về điều-giới này. Và ta đã thọ-trì uposathasīla, giữ gìn điều-giới tránh xa sự nhảy múa ca hát thổi kèn, tránh xa xem nhảy múa, ca hát, đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tâm tham-ái được trong sạch.
Đó là uposathasīla điều thứ bảy.
* Chư bậc Thánh A-ra-hán suốt cuộc đời từ bỏ chỗ nằm ngồi nơi quá cao quý và xinh đẹp, tuyệt đối tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao quý và xinh đẹp, chỉ nằm ngồi chỗ thấp, trên cái giường nhỏ, hoặc trên chỗ nằm được làm bằng cỏ khô.
Hôm nay, chính ta cũng từ bỏ chỗ nằm ngồi nơi quá cao quý và xinh đẹp, tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao quý và xinh đẹp, chỉ nằm ngồi chỗ thấp, trên cái giường nhỏ, hoặc trên chỗ nằm được làm bằng cỏ khô trong suốt 1 ngày nay và 1 đêm nay.
Ta cũng được gọi là người thực-hành theo gương của chư bậc Thánh A-ra-hán về điều-giới này. Và ta đã thọ-trì uposathasīla, giữ gìn điều-giới tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao quý và xinh đẹp, chỉ nằm ngồi chỗ thấp, trên cái giường nhỏ, hoặc trên chỗ nằm được làm bằng cỏ khô được trong sạch.
Đó là uposathasīla điều thứ tám.
* Hành-giả có đại-thiện-tâm với tâm từ rải khắp hướng Đông đến tất cả mọi chúng-sinh trong muôn loài, trong khắp mọi nơi, với tâm từ vô lượng rải khắp mọi chúng-sinh vô lượng, không oan trái lẫn nhau, giữ gìn thân tâm được an lạc.
Cũng như vậy, tâm từ rải khắp hướng Nam...; tâm từ rải khắp hướng Tây...; tâm từ rải khắp hướng Bắc...;tâm từ rải khắp phía dưới…; tâm từ rải khắp phía trên đến tất cả mọi chúng-sinh trong muôn loài, trong khắp mọi nơi, với tâm từ vô lượng rải khắp mọi chúng-sinh vô lượng, không oan trái lẫn nhau, giữ gìn thân tâm được an-lạc.
Đó là uposathasīla điều thứ chín.
- Này chư tỳ-khưu! Hành-giả thọ-trì uposathasīla có 9 điều, rồi giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn, để có quả báu lớn trong cõi dục-giới, trong cõi sắc-giới, có quả báu lớn làm duyên Niết-bàn, có kiếp sống xán lạn nhiều, có nhiều năng lực rộng lớn.
(Xong bài kinh Navaṅguposathasutta)
* Nghi thức thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì cửu giới uposathasīla
Nghi thức theo tuần tự
* Đảnh lễ Đức-Thế-Tôn
* Lễ sám hối Tam-bảo
-Lễ sám hối Đức-Phật-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, pādapaṃsuṃ varuttamaṃ.
Buddhe yo khalito doso, buddho khamatu taṃ mama.
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Bụi trần dưới bàn chân cao thượng Đức-Phật.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Phật-bảo,
Cúi xin Phật-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
-Lễ sám hối Đức-Pháp-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, dhammañca duvidhaṃ varaṃ.
Dhamme yo khalito doso, dhammo khamatu taṃ mama.
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Hai hạng Pháp-bảo: pháp-học và pháp-hành.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Pháp-bảo,
Cúi xin Pháp-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
-Lễ sám hối Đức-Tăng-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, saṃghañca duvidhuttamaṃ.
Saṃghe yo khalito doso, saṃgho khamatu taṃ mama.
\Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Hai bậc Tăng-bảo: Thánh-Tăng và phàm-Tăng.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Tăng-bảo,
Cúi xin Tăng-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
* Bài kệ cầu nguyện
Iminā puññakammena, sabbe bhayā vinassantu.
Nibbānaṃ adhigantuṃ hi, sabbadukkhā pamuccāmi.
Do nhờ năng lực thiện-tâm sám hối này,
Cầu xin mọi tai-hại hãy đều tiêu diệt.
Mong chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn,
Cầu mong giải thoát mọi cảnh khổ tái-sinh.
*Xin thọ phép quy-y Tam-bảo và cửu-giới uposathasīla
Ahaṃ[34] Bhante, tisaraṇena saha navaṅga-samannāgataṃ uposathasīlaṃ dhammaṃ yācāmi [35], anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me [36]. Bhante.
Dutiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha navaṅga-samannāgataṃ uposathasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me. Bhante.
Tatiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha navaṅga-samannāgataṃ uposathasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me. Bhante.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì cửu-giới uposathasīla có 9 điều.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì cửu-giới uposathasīla có 9 điều cho con. Bạch Ngài.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì cửu-giới uposathasīla có 9 điều.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì cửu-giới uposathasīla có 9 điều cho con, lần thứ nhì. Bạch Ngài.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì cửu-giới uposathasīla có 9 điều.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì cửu-giới uposathasīla có 9 điều cho con, lần thứ ba. Bạch Ngài.
Phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì cửu-giới uposathasīla
Ngài Trưởng-lão truyền dạy rằng:
- Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadehi (vadetha).
(Sư hướng dẫn từng chữ từng câu như thế nào, con hãy nên lặp lại đúng từng chữ từng câu như thế ấy.)
- Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài.)
Đảnh lễ Đức-Thế-Tôn
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. (3 lần)
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. (3 lần)
Thọ phép quy-y Tam-bảo
- Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật.
- Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp.
- Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng.
- Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ nhì.
- Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ nhì.
- Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ nhì.
- Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ ba.
- Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ ba.
- Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ ba.
NTL: Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ. (Phép quy-y Tam-bảo trọn vẹn bấy nhiêu!)
CSN: Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng! Kính bạch Ngài.)
Thọ-trì cửu-giới uposathasīla
1-Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự sát-sinh.
2-Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự trộm-cắp.
3-Abrahmacariyā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự hành-dâm.
4- Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nói-dối.1
5- Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhā-padaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự uống rượu, bia và các chất-say là nhân sinh sự dể duôi.
6- Vikālabhojanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự dùng vật thực phi thời.
7- Nacca-gīta-vādita-visūkadassana-mālāgandha-vilepana-dhāraṇa-maṇḍana-vibhūsanaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn, xem nhảy múa, nghe ca hát, đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham ái.
8- Uccāsayana-mahāsayanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
9- Mettāsahagatena cetasā sabbapāṇabhūtesu pharitvā viharaṇaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì pháp-hành niệm rải tâm-từ đến tất cả mọi chúng-sinh muôn loài với đại-thiện-tâm hợp với tâm-từ.
NTL: Tisaraṇena saha navaṅgasamannāgataṃ uposathasīlaṃ dhammaṃ sādhutaṃ katvā appamādena sampādehi.
Phép quy-y Tam-bảo và cửu-giới uposathasīla có 9 điều xong rồi, con nên cố gắng giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn, bằng pháp không dể duôi, để làm nền tảng cho mọi thiện-pháp phát sinh.
CSN: Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài.)
NTL: Sīlena sugatiṃ yanti, sīlena bhogasampadā. Sīlena nibbutiṃ yanti, tasmā sīlaṃ visodhaye.
Chúng-sinh tái-sinh cõi trời nhờ giữ giới, Chúng-sinh đầy đủ của cải nhờ giữ giới, Chúng-sinh giải thoát Niết-bàn nhờ giữ giới, Vậy, các con giữ giới cho được trong sạch!
CSN: Sādhu! Sādhu! (Lành thay! Lành thay!)
Bài kệ khẳng định quy-y Tam-bảo
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Buddho me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Dhammo me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Saṃgho me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.[37]
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Phật-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Pháp-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Tăng-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con,
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Phần Giảng Giải
“Mettāsahagatena cetasā sabbapāṇabhūtesu pharitvā viharaṇaṃ samādiyāmi”.
Con xin thọ-trì pháp-hành niệm rải tâm từ đến tất cả mọi chúng-sinh muôn loài với đại-thiện-tâm hợp với tâm từ.
“Yathābalaṃ mettāsahagatena cetasā sabbavantaṃ lokaṃ pharitvā viharāmi.”
Con xin thực-hành niệm rải tâm từ đến tất cả chúng-sinh trong đời theo năng lực đại-thiện-tâm hợp với tâm từ.
Trong cửu-giới uposathasīla có 9 điều, điều thứ 9 là pháp-hành thiền-định niệm rải tâm-từ đến tất cả mọi chúng-sinh muôn loài vô lượng trong 10 phương hướng.
Như vậy, trong cửu-giới uposathasīla có 9 điều này, 8 điều-giới đầu thuộc về pháp-hành giới, hỗ trợ cho điều thứ 9 thuộc về pháp-hành thiền-định với đề-mục niệm rải tâm từ đến tất cả mọi chúng-sinh muôn loài vô lượng trong 10 phương hướng.
Phước-thiện và quả báu đặc biệt của cửu-giới uposathasīla có 9 điều
Nếu hành-giả nào thọ-trì cửu-giới uposathasīla có 9 điều rồi giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn thì hành-giả ấy không chỉ được phước-thiện giữ-giới, mà còn có được phước-thiện hành-thiền nữa.
Phước-thiện hành-thiền niệm rải tâm từ có được 11 quả báu trong kiếp hiện-tại và những kiếp vị-lai như sau:
1- Ngủ được an-lạc.
2- Thức dậy được an-lạc.
3- Không thấy các ác mộng.
4- Được mọi người thương yêu, quý mến.
5- Được các hàng phi nhân thương yêu, quý mến.
6- Được chư-thiên hộ trì.
7- Lửa hoặc chất độc hoặc các loại vũ khí, ... không thể làm hại được.
8- Tâm dễ dàng an tịnh.
9- Gương mặt sáng sủa.
10-Lúc lâm chung tâm không mê muội, tâm trí tỉnh táo.
11-Đề-mục niệm rải tâm từ có khả năng chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm (trừ đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm), nếu chưa trở thành bậc Thánh A-ra-hán thì sau khi hành-giả chết, bậc thiền sắc-giới thiện-nghiệp bậc cao trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm bậc cao ấy cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có bậc thiền sắc-giới quả-tâm bậc cao gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với sắc-giới quả-tâm ấy.
Hành giả thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục niệm rải tâm từ đến cho chính mình trước, rồi hành-giả niệm rải tâm từ đến tất cả mọi chúng-sinh vô lượng trong 10 phương hướng khép kín từ hướng Đông, hướng Đông-Nam, hướng Nam, hướng Tây-Nam, hướng Tây, hướng Tây-Bắc, hướng Bắc, hướng Đông-Bắc, hướng Đông, hướng Dưới, hướng Trên.[38]
Thập-giới vốn là thường-giới của bậc xuất-gia sa-di. Bậc sa-di có thập-giới là thường-giới và các loại giới khác, 14 pháp-hành, v.v ... cần phải giữ gìn suốt ngày đêm cho được trong sạch và trọn vẹn trong phẩm-hạnh của vị sa-di.
“Ta chưa có đủ duyên từ bỏ nhà đi xuất gia như các bậc xuất-gia trở thành sa-di, tỳ-khưu, vì ta còn bị ràng buộc bởi gia đình, xã hội.
Nay, ta được rảnh rỗi nghỉ ngơi một thời gian ngắn, ta nên vào chùa xin thọ-trì thập-giới như giới của vị sa-di suốt thời gian ngắn ngủi ở trong chùa, để có cơ hội tốt thực-hành pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ. Bởi vì, đời sống của người tại-gia có nhiều ràng buộc, khó thực-hành phạm-hạnh được trong sạch và trọn vẹn hoàn toàn.”
Người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đến đảnh lễ Ngài Trưởng lão trong chùa, bạch với Ngài Trưởng-lão biết rõ ý nguyện của mình xin ở trong chùa, kính xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia suốt thời gian ngắn ngủi ở trong chùa.
Nghi thức thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia
Nghi thức theo tuần tự
* Đảnh lễ Đức-Thế-Tôn
* Lễ sám hối Tam-bảo
-Lễ sám hối Đức-Phật-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, pādapaṃsuṃ varuttamaṃ.
Buddhe yo khalito doso, buddho khamatu taṃ mama.
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Bụi trần dưới bàn chân cao thượng Đức-Phật.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Phật-bảo,
Cúi xin Phật-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
-Lễ sám hối Đức-Pháp-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, dhammañca duvidhaṃ varaṃ.
Dhamme yo khalito doso, dhammo khamatu taṃ mama.
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Hai hạng Pháp-bảo: pháp-học và pháp-hành.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Pháp-bảo,
Cúi xin Pháp-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
-Lễ sám hối Đức-Tăng-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ, saṃghañca duvidhuttamaṃ.
Saṃghe yo khalito doso, saṃgho khamatu taṃ mama.
\Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Hai bậc Tăng-bảo: Thánh-Tăng và phàm-Tăng.
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Tăng-bảo,
Cúi xin Tăng-bảo xá tội ấy cho con. (đảnh lễ một lạy)
Bài kệ cầu nguyện
Iminā puññakammena, sabbe bhayā vinassantu.
Nibbānaṃ adhigantuṃ hi, sabbadukkhā pamuccāmi.
Do nhờ năng lực thiện-tâm sám hối này,
Cầu xin mọi tai-hại hãy đều tiêu diệt.
Mong chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn,
Cầu mong giải thoát mọi cảnh khổ tái-sinh.
Xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia
Ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha dasagahaṭṭhasīlaṃ dhammaṃ yācāmi anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me. Bhante.
Dutiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha dasa-gahaṭṭhasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me. Bhante.
Tatiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha dasa-gahaṭṭhasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me. Bhante.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia cho con. Bạch Ngài.
-Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia cho con, lần thứ nhì. Bạch Ngài.
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia.
Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia cho con, lần thứ ba. Bạch Ngài.
Phép quy-y Tam-bảo và thập-giới của người tại-gia
Ngài Trưởng-lão truyền dạy rằng:
- Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadehi (vadetha).
(Sư hướng dẫn từng chữ từng câu như thế nào, con hãy nên lặp lại đúng từng chữ từng câu như thế ấy.)
- Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài.)
Đảnh lễ Đức-Thế-Tôn
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. (3 lần)
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. (3 lần)
Thọ phép quy-y Tam-bảo
- Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật.
- Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp.
- Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng.
- Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ nhì.
- Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ nhì.
- Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ nhì.
- Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ ba.
- Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ ba.
- Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ ba.
NTL: Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ.
(Phép quy-y Tam-bảo trọn vẹn bấy nhiêu!)
CSN: Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng! Kính bạch Ngài.)
Thọ-trì thập-giới của người tại-gia
1- Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự sát-sinh.
2- Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự trộm-cắp.
3-Abrahmacariyā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự hành-dâm.
4- Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nói-dối.
5- Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhā-padaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự uống rượu, bia và các chất-say là nhân sinh sự dể duôi.
6- Vikālabhojanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự dùng vật thực phi thời.
7- Nacca-gīta-vādita-visūkadassanā veramaṇisikkhā-padaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn, xem nhảy múa, nghe ca hát là pháp nghịch với pháp-hành giới-định-tuệ.
8- Mālāgandha-vilepana-dhāraṇa-maṇḍana-vibhū-sanaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham-ái.
9- Uccāsayana-mahāsayanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
10- Jātarūpa-rajata-paṭiggahanā veramaṇisikkhā-padaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự thọ nhận vàng bạc, châu báu.
NTL: Tisaraṇena saha dasagahaṭṭhasīlaṃ dhammaṃ sādhutaṃ katvā appamādena sampādehi.
Phép quy-y Tam-bảo và thập-giới của người tại-gia xong rồi, con nên cố gắng giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn, bằng pháp không dể duôi, để làm nền tảng cho mọi thiện-pháp phát sinh.
CSN: Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài.)
NTL: Sīlena sugatiṃ yanti, sīlena bhogasampadā. Sīlena nibbutiṃ yanti, tasmā sīlaṃ visodhaye.
Chúng-sinh tái-sinh cõi trời nhờ giữ giới, Chúng-sinh đầy đủ của cải nhờ giữ giới, Chúng-sinh giải thoát Niết-bàn nhờ giữ giới, Vậy, các con giữ giới cho được trong sạch!
CSN: Sādhu! Sādhu! (Lành thay! Lành thay!)
Bài kệ khẳng định quy-y Tam-bảo
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Buddho me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Dhammo me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Saṃgho me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena, hotu me jayamaṅgalaṃ.[39]
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ.
Phật-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con.
Do nhờ năng lực của lời chân thật này.
Cầu mong cho con được hạnh phúc ca othượng.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ.
Pháp-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con.
Do nhờ năng lực của lời chân thật này.
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ.
Tăng-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con.
Do nhờ năng lực của lời chân thật này.
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Phần Giảng Giải
Thập-giới gồm có 10 điều-giới, từ điều-giới thứ nhất đến điều-giới thứ 6 và điều-giới 9 đã được giải thích trong phần ngũ-giới và bát-giới uposathasīla.
Trong phần này sẽ giải thích 3 điều-giới còn lại là điều-giới thứ 7, điều-giới thứ 8, và điều-giới thứ 10.
-Điều-giới thứ 7: Nacca-gīta-vādita-visūkadassanā veramaṇisikkhā padaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn, xem nhảy múa, nghe ca hát là pháp nghịch với pháp-hành giới-định-tuệ.
- Điều-giới thứ 8: Mālāgandha-vilepana-dhāraṇa-maṇḍana-vibhūsanaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ-trì điều-giới, có tác-ý tránh xa sự đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham-ái.
Hai điều-giới này được tách ra từ điều-giới thứ 7 trong bát-giới uposathasīla thành 2 điều-giới riêng biệt trong thập-giới.
Trong thập-giới, *điều-giới thứ 7:“Nacca-gīta-vādita-visūkadassanā,…” tự mình nhảy múa, ca hát, thổi kèn,… và sai bảo người khác nhảy múa, ca hát, thổi kèn, … để xem, để nghe do tâm tham-ái, đó là ác-pháp nghịch với pháp-hành giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, mà hành-giả nên tránh xa.
Điều-giới thứ 8:“Mālāgandha-vilepana-dhāraṇa-maṇḍana-vibhūsanaṭṭhānā, …” tự mình đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham-ái, đó là ác-pháp mà hành-giả nên tránh xa.
* Điều-giới thứ 10: “Jātarūpa-rajata-paṭiggahanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.”
- Jātarūpa: Vàng ròng, gồm tất cả những đồ trang sức làm bằng vàng như dây chuyền vàng, nhẫn vàng, ...
- Paṭiggahanā: Nhận lấy, đụng chạm đến vàng bạc, tiền bạc, châu báu, ... bằng 5 cách:
2- Uggahāpana: sai bảo người khác thọ nhận vàng, bạc, tiền bạc, ngân phiếu, ... cất giữ cho mình.
3- Upanikkhittasādayana: thí-chủ đem vàng, tiền bạc, ngân phiếu, ... dâng cúng dường đến vị tỳ-khưu để mua sắm y mặc, mua dép mang, mua vé xe, vé tàu,... vị tỳ-khưu ấy không thọ nhận bằng thân hoặc bằng khẩu mà thọ nhận bằng tâm hoan-hỷ số vàng, tiền bạc, ngân phiếu, ... ấy dành cho mình.
Trước tiên, người thí-chủ đem số tài chánh ấy gửi cho người hộ-Tăng, nhờ người hộ-Tăng ấy mua những thứ vật dụng cần thiết dâng đến vị tỳ-khưu ấy.
Vị sa-di cũng phải nên thực-hành theo điều-giới này. Sau đó, người thí-chủ tìm đến vị tỳ-khưu ấy bạch rằng:
- Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con có gởi một số tài chánh cho người hộ-Tăng, nhờ người ấy mua sắm những thứ vật dụng mà Ngài cần dùng.
Khi Ngài cần thứ vật dụng nào, kính thỉnh Ngài đến gặp người hộ-Tăng ấy, nhờ người ấy đi tìm kiếm thứ vật dụng ấy, để dâng đến Ngài.
Đó là 5 cách mà hành-giả thọ-trì điều-giới thứ 10 cần phải tránh xa để giữ gìn điều-giới ấy được trong sạch.
Hành-giả là người cận-sự-nam, cận-sự-nữ có đức-tin trong sạch đặc biệt nơi Tam-bảo, thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia.
Để giữ gìn điều-giới thứ 10: “Tránh xa thọ nhận vàng bạc, châu báu, tiền bạc, ngân phiếu...” trong suốt thời gian ngắn phát nguyện thọ-trì thập-giới, thì người cận-sự-nam hoặc người cận-sự-nữ nếu có mang theo vàng bạc, tiền bạc, ngân phiếu, châu báu, ... thì trước tiên, người cận-sự-nam hoặc cận-sự-nữ ấy nên đem số vàng bạc, tiền bạc, ngân phiếu, châu báu, ... gửi người hộ-Tăng đáng tin cậy trong chùa, rồi mới xin làm lễ thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia.
Sau khi người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đã thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia xong, hành-giả ấy nên thực-hành giống như bậc xuất-gia sa-di, tỳ-khưu, tránh xa sự thọ nhận vàng bạc, tiền bạc, ngân phiếu, châu báu, từ một người nào khác, kể cả người thân trong gia đình, để giữ gìn điều-giới thứ 10 cho được trong sạch trong thời gian ngắn ở trong chùa.
Thập-giới của người tại-gia với thập-giới của bậc xuất-gia sa-di khác nhau như thế nào?
Khi đi đến chùa, nếu người cận-sự-nam, cận-sự-nữ có mang theo vàng bạc, tiền bạc, châu báu, thì cần phải gửi người hộ-Tăng tin cậy trong chùa, mới xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì thập-giới của người tại-gia.
Sau khi hành-giả đã thọ-trì thập-giới của người tại-gia xong, hành-giả ấy không thọ nhận vàng bạc, tiền bạc, ngân phiếu, châu báu, ... từ người khác, dù người ấy là người thân trong gia đình, để giữ gìn thập-giới cho được trong sạch làm nền tảng cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ được phát triển.
Khi hành-giả mãn thời hạn phát nguyện thọ-trì thập giới của người tại-gia xong, hành-giả là cận-sự-nam, cận-sự-nữ xả thập-giới ra, rồi xin thọ-trì ngũ-giới là thường-giới trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường của người tại-gia.
* Đối với bậc xuất-gia là sa-di, tỳ-khưu, trước khi đi vào chùa để làm lễ xuất-gia trở thành sa-di, tỳ-khưu trong Phật-giáo, người cận-sự-nam từ bỏ tất cả của cải, vàng bạc, tiền bạc, châu báu, ... của mình.
Khi đi vào chùa, người cận-sự-nam giới tử xin cạo tóc, làm lễ xuất-gia trở thành sa-di trong Phật-giáo.
* Vị sa-di có nhiều loại giới, trong đó có thập-giới là thường-giới của bậc xuất-gia là sa-di.
Trong thập-giới có điều-giới thứ 10 là điều-giới tránh xa sự thọ nhận vàng, bạc, châu báu,… mà vị sa-di phải giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn suốt cuộc đời phạm-hạnh sa-di của mình.
Như vậy, thập-giới của người tại-gia với thập-giới của bậc xuất-gia là vị sa-di (tỳ-khưu) khác nhau như vậy.
Nhận xét điều-giới thứ 10 trong thập giới của người tại-gia
Thập-giới vốn là thường-giới của bậc xuất-gia là vị sa-di, trong thập-giới có điều-giới thứ 10: “Tránh xa thọ nhận vàng bạc, tiền bạc, ngân phiếu, châu báu, v.v ...” mà vị sa-di, vị tỳ-khưu không được phép đụng chạm đến vàng bạc, tiền bạc, ngân phiếu, châu báu, ... trong suốt cuộc đời thực-hành phạm-hạnh của mình.
Khi người cận-sự-nam hoặc người cận-sự-nữ nào có đức-tin đặc biệt trong sạch nơi Tam-bảo, có ý nguyện muốn thọ-trì thập-giới của người tại-gia trong khoảng thời gian ngắn theo ý nguyện của mình.
Về hình thức bên ngoài, hành-giả ấy là cận-sự-nam, cận-sự-nữ không phải là bậc xuất-gia, nhưng nội tâm bên trong, hành-giả ấy thực-hành điều-giới thứ 10: “ tránh xa sự thọ nhận vàng bạc, tiền bạc, ngân phiếu, châu báu, v.v...” giống như vị sa-di, vị tỳ-khưu, trong suốt khoảng thời gian phát nguyện thọ-trì thập-giới của người tại-gia.
Cho nên, quả báu của thập-giới của người tại-gia ấy chắc chắn cao quý hơn bát-giới uposathasīla có 8 điều-giới và cửu-giới uposathasīla có 9 điều.
Những tính chất của phước-thiện giữ-giới
- Dussīlaviddhaṃsanarasa: Phước-thiện giữ-giới có phận sự tiêu diệt sự phạm giới.
- Soceyyapaccuppaṭṭhāna: Phước-thiện giữ-giới làm cho trong sạch thanh-tịnh thân và khẩu là quả hiện hữu.
- Hiri ottappapadaṭṭhāna: Hổ-thẹn tội-lỗi, ghê-sợ tội-lỗi là nguyên nhân gần phát sinh phước-thiện giữ-giới.
- Paṭikkhepadhamma: Pháp nghịch với phước-thiện giữ-giới đó là tâm sân (dosa) phá hoại đối tượng.
- Anuññātadhamma: Pháp giúp tạo cơ hội phước-thiện giữ-giới đó là tâm vô-sân (adosa).
(Tìm hiểu trong bộ “Nền-Tảng-Phật-Giáo” quyển III “Pháp-Hành Giới” cùng soạn giả.)
[1] Dī, Mahāvagga, Mahāparinibbānasutta, Ariyasaccakathāsutta.
[2] Tìm hiểu trong quyển “Gương Bậc Xuất-Gia”, cùng soạn giả.
[3] Xem đầy đủ trong quyển “Gương Bậc Xuất-Gia”, cùng soạn giả.
[4] Bộ Thera Therīgāthā tiếng Myanmar, phần nói đầu, đoạn “Tỳ-khưu-ni-Tăng bắt đầu và kết thúc” trang 10.
[5] Tìm hiểu cách thọ tỳ-khưu và sa-di, trong quyển “Gương Bậc Xuất Gia”, cùng soạn giả.
[6] Dī, Mahāvaggapāḷi, Mahāparinibbānasutta, đoạn Dussīla ādinava.
[7] Dī, Mahāvaggapāḷi, Mahāparinibbānasutta, đoạn Sīlavanta ānisaṃsa.
[8] Aṅg. Aṭṭhakanipāta, kinh Abhisandasutta.
[9] Dha. aṭṭhakathā, Attavagga, Samghabhedaparisakkanavatthu.
[10] Aṅguttaranikāya Catukanipāta, kinh Sikkhapadasutta.
[11] Nếu có nhiều người thì thay chữ “ahaṃ” bằng chữ “mayaṃ”.
[12] Nếu có nhiều người thì thay chữ “yācāmi” bằng chữ “yācāma”.
[13] Nếu có nhiều người thì thay chữ “me” bằng chữ “no”.
[14] Nếu có 2 người trở lên thì dùng chữ “vadetha”.
[15] NTL: Ngài Trưởng-lão. CSN: Cận-sự-nam.
[16] Nếu có 2 người trở lên thì dùng chữ sampādetha.
[17] Ba bài kệ này trích trong quyển Nhật Hành Cư Sĩ của Sư Tổ Hộ-Tông.
[18] Nếu có nhiều người thì thay chữ “ahaṃ” bằng chữ “mayaṃ”.
[19] Nếu là người cận-sự-nữ thì đọc “komārībrahmacariyasīlaṃ”.
[20] Nếu có nhiều người thì thay chữ “yācāmi” bằng chữ “yācāma”.
[21] Nếu có nhiều người thì thay chữ “me” bằng chữ “no”.
[22] Nếu là người cận-sự-nữ thì đọc “của người cận-sự-nữ”.
[23] Nếu người cận-sự-nữ thì đọc: “komārībrahmacariyasīlaṃ”.
[24] Aṅguttaranikayā, phần Tikanipāta, Uposathasīlasutta.
[25] Migāramātā: Mẹ của ông phú hộ Migāra. Thật ra, bà Visākhā là người con dâu của ông phú hộ Migāra, nhưng ông suy tôn người con dâu lên địa vị như người mẹ của ông, nên gọi là Migāramātā.
[26] Giới không bị đứt nghĩa là điều-giới đầu (thứ nhất) và điều-giới cuối (thứ 8) được giữ gìn trong sạch nguyên vẹn.
[27] Giới không bị thủng nghĩa là ngoại trừ điều-giới đầu và điều-giới cuối ra, còn lại 6 điều-giới giữa được giữ gìn trong sạch nguyên vẹn.
[28] Giới không bị đốm nghĩa là trong 8 điều-giới ấy, điều-giới thứ 2, điều-giới thứ 4, điều-giới thứ 6 được giữ gìn trong sạch nguyên vẹn.
[29] Giới không bị đứt lan nghĩa là trong 8 điều-giới ấy, điều-giới thứ 2 với điều-giới thứ 3, hoặc điều-giới thứ 3 với điều-giới thứ 4, hoặc điều-giới thứ 4 với điều-giới thứ 5, hoặc điều-giới thứ 5 với điều-giới thứ 6 với điều-giới thứ 7 được giữ gìn nguyên vẹn, không bị đứt.
[30] Tam-tổng-pháp là tổng các loài chúng-sinh, cõi chúng-sinh, các pháp-hành.
[31] Nếu có nhiều người thì thay chữ “ahaṃ” bằng chữ “mayaṃ”.
[32] Nếu có nhiều người thì thay chữ “yācāmi” bằng chữ “yācāma”.
[33] Aṅguttaranikāya, phần Navakanipāta, Navaṅguposathasutta.
[34] Nếu có nhiều người thì thay chữ “ahaṃ” bằng chữ “mayaṃ”.
[35] Nếu có nhiều người thì thay chữ “yācāmi” bằng chữ “yācāma”.
[36] Nếu có nhiều người thì thay chữ “me” bằng chữ “no”.
[37] Ba bài kệ này trích trong quyển Nhật Hành Cư Sĩ của Sư Tổ Hộ-Tông.
[38] Phương pháp thực-hành niệm rải tâm từ, nên xem bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo, quyển IX “Pháp-Hành Thiền-Định” cùng soạn giả.
[39] Ba bài kệ này trích trong quyển Nhật Hành Cư Sĩ của Sư Tổ Hộ-Tông.
Mục lục quyển 5 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07
Mục lục chính | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 | Quyển 9 | Quyển 10